mÔ Đun: quẢn lÝ bỘ phẬn mÁy mà sỐ:...

96
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH ĐUN: QUN LÝ BPHN MÁY MÃ S: MĐ05 NGH: Máy Trưởng Tàu Cá Hng 4 Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN:

QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY

MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: Máy Trưởng Tàu Cá Hạng 4

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,
Page 3: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ05

Page 4: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

1

LỜI GIỚI THIỆU

Nước ta với chiều dài hơn 2.000 Km bờ biển trải dài từ bắc tới nam. Nghề

khai thác thủy sản của nước ta hình thành từ rất sớm và ngày càng phát triển với rất nhiều loại nghề khai thác khác nhau. Mỗi loại nghề có một đặt thù riêng và có những trang thiết bị riêng. Với sự phát triển chung của xã hội , trang thiết bị phục vụ cho nghề cá ngày một cải tiến và hiện đại hơn. Chính vì lẽ đó mà người máy trưởng trên tàu cá phải được trang bị kiến thức ngày càng nhiều hơn, nắm vững được các cấu tạo, vận hành và sửa chữa được các loại trang thiết bị hiện đại và phức tạp.

Đáp ứng yêu cầu thực tế đó, giáo trình mô đun môn học : “Vận hành các thiết bị cớ khí” được biên soạn để cung cấp một số kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý và cách vận hành cũng như cách xử lý, sửa chữa các sự cố của một số máy móc, thiết bị thường gặp trên tàu cá, giúp cho người máy trưởng sử dụng các thiết bị đó có hiệu quả cao hơn, tạo cơ sở để nâng cao tính hiệu quả của từng chuyến biển, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho tàu.

Giáo trình này là phần tiếp theo của các giáo trình mô đun : “Vận hành máy chính”, “vận hành hệ thống điện”, ”Vận hành hệ thống lạnh”, “Chuẩn bị vật tư thiết bị”.

Các nội dung sẽ đề cập trong giáo trình mô đun này gồm : - Kiểm tra hệ trục chân vịt - Kiểm tra hệ thống lái - Vận hành máy tời, cẩu - Vận hành máy nén khí - Vận hành máy bơm nước ly tâm - Vận hành máy khai thác - Khắc phục các sự cố trên các thiết bị cơ khí Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều

đóng góp và tài liệu của các đồng nghiệp, của các máy trưởng, thợ máy đang làm việc ở xi nghiệp đóng sửa tàu và dưới tàu cá. Nhóm biên soạn chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp quý báu đó và sẽ cố gắng hơn nữa trong những giáo trình sau.

Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2……….

Page 5: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

2

MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

MÔ ĐUN VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ 5

Bài 1 : KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT 6

1. Cấu tạo hệ trục chân vịt 6

2. Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu 8

3. Kiểm tra hệ trục chân vịt 8

3.1. Kiểm tra chân vịt 8

3.2. Kiểm tra trục chân vịt 10

3.3. Kiểm tra bạc trục chân vịt 14

Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI 16

1. Cấu tạo hệ thống lái cơ (hình 2.1) 16

2. Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9) 17

3. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái cơ 20

4. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực 21

4.1. Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực 21

4.2. Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu 22

4.3 Kiểm tra, vệ sinh bơm thủy lực 22

4.4. Kiểm tra vệ sinh bộ điều khiển 23

4.5. Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực 23

Bài 3 : VẬN HÀNH TỜI, CẨU 25

1. Tời neo 25

1.1. Cấu tạo 25

1.2. Vận hành 28

2. Tời kéo lưới. 29

2.1. Cấu tạo 29

2.2. Vận hành 31

3. Cần cẩu 32

Page 6: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

3

3.1. Cấu tạo 32

3.2 Vận hành cần cẩu 34

4. Bảo dưỡng tời, cẩu 35

4.1. Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní 35

4.2. Bảo dưỡng tời neo 40

4.3. Bảo dưỡng tời kéo lưới 40

4.4. Bảo dưỡng cẩu 41

Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ 42

1. Cấu tạo máy nén khí 42

2. Vận hành máy nén khí 45

3. Lập lịch bảo dưỡng máy nén khí 46

4. Bảo dưỡng và vệ sinh máy nén khí 48

Bài 5 : VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM 50

1. Cấu tạo bơm ly tâm 50

2. Vận hành bơm ly tâm. 52

3. Lập lịch bảo dưỡng máy bơm nước 53

4. Vệ sinh, bảo dưỡng bơm nước 55

Bài 6 : VẬN HÀNH MÁY KHAI THÁC 57

1. Thiết bị khai thác trên tàu lưới Vây : 57

1.1. Cấu tạo 58

1.2. Vận hành 62

2. Thiết bị khai thác trên tàu lưới Rê. 63

2.1. Cấu tạo 63

2.2. Vận hành 66

3. Thiết bị khai thác trên tàu Câu Vàng 67

3.1. Cấu tạo 67

3.2 Vận hành thiết bị cơ khí trên tàu câu vàng 72

Bài 7 : XỬ LÝ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ 74

1. Khắc phục sự cố về Hệ thống thủy lực 74

1.1. Sự cố hết dầu thủy lực : 74

1.2. Sự cố mất áp lực dầu 75

Page 7: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

4

2. Khắc phục sự cố về tời 76

3. Khắc phục sự cố về cần cẩu 76

4. Khắc phục sự cố về máy nén khí 77

4.1. Mất áp lực khí nén 77

4.2. Khí ra có nước 78

5. Khắc phục sự cố về máy bơm ly tâm 78

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 81

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 92

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH 92

Page 8: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

5

MÔ ĐUN VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ Mã mô đun: MĐ05

Giới thiệu mô đun:

- Mô đun này nhằm cung cấp cho học viên một số kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách kiểm tra một số thiết bị cơ khí thường gặp trên tàu cá.

- Mô đun cũng cung cấp các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc vận hành các thiết bị trên tàu như : máy tời, máy cẩu, máy nén khí, máy bơm nước,… Cũng như cách sửa chữa, khắc phục một số hư hỏng thường gặp trên các thiết bị đó

- Trong quá trình học, các học viên sẽ được trang bị thêm các kiến thức và rèn luyện ý thức an toàn lao động, ý thức bảo vệ môi trường.

- Trong mô đun, phần lý thuyết được trình bày sơ lược và minh họa hình ảnh, chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thực hành của các học viên trên máy.

- Phần đánh giá kết quả dựa vào kết quả đạt được khi thực hiện các bài thực hành.

Page 9: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

6

Bài 1 : KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến các tính năng của tàu - Trình bày được cấu tạo của hệ trục chân vịt. - Kiểm tra được chân vịt - Kiểm tra được trục chân vịt - Thực hiện được một số công việc bảo dưỡng hệ trục chân vịt. - Có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường.

A. NỘI DUNG Hệ trục chân vịt là một trong ba bộ phận có ảnh hưởng lớn đến tính năng

hoạt động của tàu. Hư hỏng của hệ trục sẽ kéo theo các sai lệch chế độ làm việc và hiệu suất của tàu.

Kiểm tra hệ trục hệ trục chân vịt thường xuyên là công việc rất quan trọng, nó đảm bảo tàu hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả khai thác.

1. Cấu tạo hệ trục chân vịt

Hình 1.1 – Bố trí chung của hệ trục chân vịt

Page 10: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

7

Hình 1.2 – Cấu tạo của hệ trục chân vịt Cấu tạo của hệ trục chân vịt (hình 1.1 và 1.2) gồm các phần tử chính bắt đầu từ mặt bích hộp số như sau :

- Bích nối vào hộp số (mặt Túc tô) : Mặt này có nhiệm vụ kết nối trục chân vịt vào hộp số, truyền lực từ hộp số đến hệ trục chân vịt.

- Trục trung gian : Với một tàu khi máy chính nằm cách xa đuôi tàu, hệ trục chân vịt có thêm trục trung gian để nối thêm vào trục chân vịt. Tùy chiều dài của trục trung gian mà trên trục có thể có thêm gối đỡ trục.

- Trục chân vịt : Là trục nối với chân vịt phía đuôi tàu - Bạc trục chân vịt : là phần tử quan trọng trong hệ trục nó nằm trên vỏ

tàu, làm nhiệm vụ giảm ma sát cho trục chân vịt đồng thời ngăn cản nước biển thâm nhập vào tàu.

- Chân vịt : Là thiết bị biến đổi lực quay của máy truyền dẫn qua hệ trục thành lực đẩy để dẩy tàu. Các thông số quan trọng nhất của chân vịt là số cánh, bước xoắn và đường kính cánh.

Hình 1.3 – Chân vịt tàu

Page 11: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

8

2. Ảnh hưởng của hệ trục chân vịt đến tính năng của tàu (Sự đồng bộ của hệ Máy – Vỏ – Chân vịt).

Trong quá trình hoạt động chạy tàu thì các thông số của hệ trục chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng chạy tàu. Trong hệ trục chân vịt thì ảnh hưởng của chân vịt đến tính năng của tàu là lớn nhất. Khi một trong các thông số chính của chân vịt như : số cánh chân vịt , bước xoắn, đường kính cánh thay đổi thì sẽ làm cho lực đẩy của chân vịt thay đổi. Sự thay đổi này tác động lên máy tàu làm cho máy chính hoạt động không đạt.

- Khi lực đẩy của chân vịt giảm, tàu sẽ bị chạy chậm hơn dù tốc độ quay của chân vịt không giảm, hiện tượng này ta gọi là hiện tượng nhẹ tải.

- Khi lực đẩy của chân vịt tăng , lực đạp của chân vịt vào nước tăng làm tăng lực cấp của máy chính dù tốc độ máy không đổi, hiện tượng này gọi là hiện tượng nặng tải.

Cả hai hiện tượng nhẹ tải và nặng tải đều không tốt cho máy, nó làm tăng chi phí nhiên liệu, giảm tuổi thọ máy. Do vậy nên chọn lựa hệ thống chân vịt phù hợp với máy và vỏ tàu, đây chính là sự đồng bộ của máy – vỏ - chân vịt.

3. Kiểm tra hệ trục chân vịt 3.1. Kiểm tra chân vịt

- Do chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hiệu quả của tàu. Trong quá trình hoạt động chân vịt thường bị rỗ, xâm thực bề mặt hoặc bị biến đổi hình dạng cánh, độ nghiệng cánh thay đổi do va đập vật cứng. Định kỳ sau mỗi chuyến biển phải kiểm tra chân vịt.

Hình 1.4 – Chân vịt bị rổ mặt

Các công việc cần khi kiểm tra chân vịt là:

3.1.1. Kiểm tra bề mặt chân vịt

Page 12: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

9

- Khi bề mặt cánh bị rổ làm cho khả năng đẩy của chân vịt giảm tàu không đạt lên vận tốc thiết kế ban đầu.

- Xoay chân vịt kiểm tra kỹ bề mặt cánh chân vịt xem có bị xâm thực hay tỳ vết hay không. Nếu cánh chân vịt bị rổ, xâm thực ta phải tháo chân vịt ra và đánh bóng lại bề mặt cánh chân vịt. (hình 1.4)

3.1.2. Kiểm tra hình dạng cánh : - Khi hình dạng các cánh chân vịt bị thay đổi khiến cho lực đạp nước của

các cánh không đều nhau, đuôi tàu rung lắc rất mạnh gây hư hỏng hệ trục cũng như thân tàu.

- Nếu cánh chân vịt bị gãy, mẻ nặng ta phải thay mới, trong trường hợp bị nhẹ ta có thể đấp hàn và gò lại. (hình 1.5)

Hình 1.5 – Cánh chân vịt bị cong, biến dạng

3.1.3. Kiểm tra độ nghiêng của các cánh chân vịt: Đây chính là kiểm tra bước xoắn của từng cánh chân vịt , tránh hiện tượng độ nghiêng của các cánh khác nhau khi chạy trong nước sẽ tạo lực đạp của từng cánh khác nhau làm cho tàu rung lắc.

Cách thức kiểm tra như sau : - Mở ốc hãm phía sau chân vịt, tháo cánh chân vịt ra khỏi hệ trục. - Đặt cánh lên mặt phẳng. - Vẽ vòng tròn có bán kính bằng 2/3 bán kính chân vịt. - Đánh ký hiệu A1 vào mép thấp chổ tiếp giáp vòng tròn với mép thấp

cánh thứ nhất và B1 vào mép cao chổ tiếp giáp vòng tròn với mép cao cánh thứ nhất.

- Làm tương tự cho các cánh còn lại - Dùng thước đo khoản cách của các điểm A1, A2, A3,… với mặt phẳng

đặt cánh chân vịt và kiểm tra độ đồng đều các kích thước đó - Làm tương tự cho các điểm B1, B2, B3,…

Page 13: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

10

- Nếu có kích thước của cánh nào không giống các kích thước của các cánh khác, chứng tỏ độ xoắn của cánh đó bị thay đổi, ta phải nắn lại cánh đó.

Hình 1.6 – Kiểm tra bước xoắn cánh chân vịt

3.2. Kiểm tra trục chân vịt Trong quá trình vận hành tàu trục chân vịt có thể bị lệch khỏi vịt trí ban đầu, do đó sau một thời gian hoạt động ta phải tiến hành kiểm tra lại trục chân vịt. Các thông số cần kiểm tra là

3.2.1. Đường kính trục chân vịt - Sau một thời gian hoạt động, do có tiếp xúc ma sát nên giữa bạc và trục

chân vịt sẽ bị mòn. - Sau một thời gian hoạt động ta phải tiến hành kiểm tra đường kính trục

chân vịt đoạn nằm trong gối đỡ hoặc bạc trục chân vịt. - Nếu nhận thấy chân vịt bị mòn, ta có thể hàn đấp và mài lại trục chân vịt

hoặc ta tiện trục nhỏ lại và thay bạc trục mới. 3.2.2. Độ thẳng trục chân vịt

- Do trục chân vịt là nơi truyền lực quay của động cơ ra chân vịt và truyền lực đẩy từ chân vịt lên vỏ tàu, nên các ngoại lực tác động vào trục là rất lớn. Chính vì thế trục chân vịt rất dễ bị cong vênh sau một thời gian làm việc.

Để kiểm tra độ thẳng của trục chân vịt ta làm theo cách sau : + Cách 1 : Đặt thước thẳng có độ dài từ 1,5 – 2m lên trục, tiến hành xoay trục và quan sát độ hở giữa thước và trục (hình 1.7a). Nếu có khe hở giữa thước và trục thì ta xác định trục bị cong.

Page 14: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

11

Hình 1.7a – Kiểm tra độ cong trục chân vịt bằng thước thẳng

Hình 1.7b – Kiểm tra trục chân vịt bằng thước góc + Cách 2 : Trong nhiều trường hợp, trục chân vịt ngắn và nằm trong đáy tàu

nên không thể đặt thước và kiểm tra theo cách trên. Lúc này ta có thể kiểm tra như sau :

- Tháo bulon mặt bích nối trục và hộp số máy - Đặt thước đo góc vào vành bích nối sao cho tâm thước trùng với đường

tâm trục (hình 1.7b) - Xoay nhẹ trục và quan sát đầu thước. Nếu đầu thước không chạm vào

đường tâm trục ta có thể khẳng định trục bị cong. 3.2.3. Độ ngáp trục, độ lệch trục

Độ ngáp trục và độ lệch trục là hai yếu tố rất dễ xảy ra với hệ trục đặc biệt là khi lắp máy mới hoặc đại tu máy.

- Độ ngáp trục là trường hợp khi trục chân vịt và tấm trục chính máy (hộp số) không thẳng với nhau mà lếch nhau một góc. (hình 1.8a)

Page 15: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

12

- Độ lệch trục là khi đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục máy (hộp số) có độ cao thấp khác nhau. (hình 1.8b)

Hình 1.8a – Ngáp trục Hình 1.8b – Lệch tâm trục Để kiểm tra độ ngáp trục ta làm như sau :

Tháo bulon mặt bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô) Dùng thước lá đo 4 điểm xung quang mặt bích, So sánh độ hở của 4 điểm xác định độ ngáp của trục. Nếu khe hở 4

điểm sai khác hơn 0.05 mm ta phải căn chỉnh lại hệ trục (hình 1.9a)

Hình 1.9a – Kiểm tra ngáp trục Hình 1.9b – Kiểm tra lệch trục

Hình 1.10 – Đồng hồ so và thước lá

Page 16: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

13

Để xác định độ lệch trục ta làm như sau : - Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô) - Gắn đồng hồ so vào mặt bích của trục, kim đồng hồ tỳ lên mặt bích hộp

số - Chình cho kim đồng hồ về “0” - Xoay nhẹ trục chân vịt 3600 và quan sát kim của đồng hồ so. Nếu kim

đồng hồ so bị lệch khỏi giá trị “0” ta xác định độ lệch của trục chân vịt và trục máy (hộp số).

Khi hệ trục bị ngáp hơn 0.05mm hoặc bị lệch trên 0.05mm Ta phải căn chỉnh lại chân máy. Cách thức tiến hành như sau ;

- Tháo bulon bích nối trục chân vịt và hộp số (mặt túc tô) - Kiểm tra xem trục chân vịt bị ngáp dương hay ngáp âm. Nếu ngáp dương

nghĩa là đầu máy cao hơn tâm trục, lúc đó ta phải hạ bớt chiều cao chân máy phía trước. nếu ngáp âm nghĩa là đầu máy thấp hơn tâm trục ta phải căn thêm chiều cao chân máy phía trước

- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch dương, tức là tâm trục máy cao hơm tâm trục chân vịt, khi đó ta phài hạ bớt cao độ chân máy (giảm miếng shim căn chân máy)

- Khi kiểm tra phát hiện trục bị lệch âm, tức là tâm trục máy thấp hơm tâm trục chân vịt, khi đó ta phài nâng cao độ chân máy (tăng miếng shim căn chân máy)

Thao tác căn chân máy như sau : - Tháo bulon chân máy - Dùng bulon căn vặn vào lỗ căn chân máy - Vặn chặt bulon căn cho đến khi chân máy hở lên khỏi tấm chân máy

Page 17: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

14

Hình 1.11 – Căn chân máy - Rút miếng shim căn trong chân máy ra, trong trường hợp muốn giảm cao

độ chân máy. Nếu muốn tắng cao độ chân máy ta thêm miếng shim vào. Lưu ý có nhiều cở shim với độ dày khác nhau , tùy theo cao độ chân máy muốn tăng hay giảm mà ta thêm hay bớt miếng shim có độ dày phù hợp.

3.3. Kiểm tra bạc trục chân vịt - Do phải làm việc liên tục trong môi trường ma sát và tải trọng lớn, nên

bạc trục chân vịt rất đễ bị hư mòn. - Để kiểm tra độ mòn của bạc trục ta dùng thước kẹp đo đường kính trục

và đường kính lỗ bạc trục.

Hình 1.12 – thước kẹp

Page 18: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

15

Hình 1.13 – Bạc trục chân vịt

Khi bạc trục bị mòn quá giới hạn cho phép ta phải thay bạc trục mới.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chính trong hệ trục? Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra và căn chỉnh khi trục chân vịt bị ngáp, lệch tâm.

C. Ghi nhớ:

- Hệ trục chân vịt có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng của con tàu. Phải kiểm tra cánh chân vịt, trục chân vịt, bạc trục chân vịt định kỳ sau mỗi chuyến biển.

- Phải đảm bảo đường tâm trục chân vịt và đường tâm trục ra của máy luôn nằm trong giới hạn cho phép (0.05 mm). Nêu lớn hơn giới hạn phải căn chỉnh lại chân máy và trục chân vịt.

- Trong quá trình kiểm tra phải tuân thủ đúng các quy tắc an toàn - Nên kiểm tra độ chính xác của thiết bị đo trước khi sử dụng.

Page 19: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

16

Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được cấu tạo của hệ thống lái cơ - Biết được hệ thống lái thủy lực - Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái cơ - Kiểm tra được các chi tiết trong hệ thống lái thủy lực - Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái cơ - Thực hiện bảo dưỡng một số thiết bị trong hệ thống lái thủy lực - Có ý thúc vệ sinh môi trường - Có tinh thần trách nhiệm và ý thức an toàn lao động

A. Nội dung: Hệ thống lái tàu là thiết bị dùng để điều khiển hướng di chuyển của tàu.

Hệ thống lái phải thực thi chính xác các điều khiển của người lái tàu, các hành động sai với mong muốn của người điều khiển có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng.

Kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng nếu có của hệ thống lái là công việc hết sức quan trọng trong quá trình vận hành tàu.

1. Cấu tạo hệ thống lái cơ (hình 2.1)

Hình 2.1 – Hệ thống lái cơ

Page 20: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

17

Hệ thống lái cơ gồm : - Tay quay (vô lăng) : Là thiết bị mà người lái tàu điều khiển bánh lái

Hình 2.2 – Tay quay Hình 2.3 – Puly (ròng rọc)

- Hộp giảm tốc (hộp số) : Hộp này gồm bộ bánh răng và trục xoay cáp, thông qua bộ này làm tăng lực quay của bánh lái. Việc quay vô lăng nhẹ nhàng hơn

- Pully chuyển hướng : Dùng để chuyển dây cáp lái đi theo đúng hướng - Dây cáp truyền động : Dây này dùng để truyền chuyển động từ tay lái

đến bánh lái - Bánh lái : Dùng đế lái hướng chạy tàu - Trục bánh lái : Dùng để đỡ bánh lái Nguyên lý hoạt động của hệ thống : - Khi người lái tàu quay vô lăng, thông qua bộ bánh răng sẽ làm quay trục

cuốn cáp điều khiển. - Trục cáp quay sẽ cuốn cáp bên thuận chiều quay và thả dây cáp theo

chiều ngược lại. Nhờ lực căng của dây cáp tác động lên trục bánh lái làm bánh lái xoay theo.

Hệ thống lái này rất đơn giản và được gắn lên hầu hết các tàu cở nhỏ.

2. Cấu tạo hệ thống lái thủy lực (hình 2.9) Hệ thống lái thủy lực trên tàu gồm các bộ phận chính sau: - Vô lăng: dùng để người lái tàu điều khiển bánh lái. - Két dầu thủy lực: Là két dùng để chứa dầu thủy lực

Page 21: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

18

- Bơm thủy lực: là thiết bị cung cấp dầu có áp lực cho hệ thống thi hành. Bơm thủy lực có rất nhiều dạng, nhưng trong thực tế có các dạng sau: Bơm Piston: là loại bơm gồm nhiều piston lắp tròn quanh trục

Hình 2.4 – Cấu tạo bơm piston chuyển động xoay

Bơm cánh gạt : là loại bơm cao tốc, nhờ sự thay đổi độ lệch tâm của các cánh gạt mà thể tích bên trong bơm thay đổi, nhờ đó thay đổi áp lực dầu trong bơm.

Hình 2.5 – Bơm piston hướng kính Hình 2.6 – Bơm cánh gạt

Bơm bánh răng : là loại bơm thấp tốc, có hành trình không thay đổi, bơm có bánh răng chủ động và một bánh răng bên trong bơm, sự thay đổi thể tích của buồng hút và buồng nén do sự vào khớp và ra khớp của các bánh răng.

Page 22: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

19

Hình 2.7 – Bơm bánh răng Hình 2.8 – Bơm trục vít

Bơm trục vít : cấu tạo của bơm này gần giống với bơm bánh răng, nó gồm 2 trục vít ăn khớp với nhau, nhờ chiều dài của trục vít nên áp lực nén của loại bơm này là rất lớn.

- Ống dầu thủy lực : Là đường ống dẫn dầu áp lực từ bơm đến các bộ phận thi hành và đưa dầu về. Nó gồm 1 ống dầu từ bơm đến bộ điều khiển, 2 ống từ bộ điều khiển đến cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh thủy lực, 1 ống dầu hồi từ bộ điều khiển trở về két.

- Bộ điều khiển van : Đây là bộ phận điều khiển đóng mở đường ống điều khiển cơ cấu thi hành như motor thủy lực hoặc xilanh thủy lực.

- Xilanh thủy lực : Đây là cơ cấu thi hành, tùy theo cở tàu mà nó có thể gồm 1 hoặc 2 xilanh bắt vào trụ quay bánh lái.

- Bánh lái : Là thiết bị dùng để điều khiển tàu. - Trụ bánh lái : dùng để đở bánh lái và trục để xoay bánh lái.

Hệ thống lái này được lắp đặt nhiều trên các tàu cở trung trở lên. Nó có ưu điểm là dễ vận hành, lực quay tay lái nhẹ, ít hỏng hoc và kết hợp được với nhiều thiết bị khác như tời, cầu,…

Page 23: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

20

Hình 2.9 – Hệ thống lái thủy lực

3. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái cơ

Do cấu tạo đơn giản của hệ thống lái cơ nên công việc kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống này chủ yếu tập trung vào kiểm tra và bôi trơn dây cáp điều khiển nhằm giảm ma sát trên dây, làm giảm lực quay của vô lăng lái.

Page 24: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

21

4. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực - Vì cơ cấu thủy lực là cơ cấu có độ chính xác cao, nên việc sửa chữa các

thiết bị thủy lực phải do người am hiểu về thủy lực và có tay nghề cao thực hiện. Trong khuôn khổ của giáo trình này chỉ trình bày việc kiểm tra và bảo dưỡng bên ngoài của hệ thống.

4.1. Kiểm tra và vệ sinh két dầu thủy lực - Dầu thủy lực dùng trong hệ thống thủy lực thường loại dầu có độ nhớt

thấp (độ nhớt 10) và có khả năng chịu nén rất cao. Cũng như các loại dầu nhớt khác, dầu thủy lực sẽ bị hư nếu có lẫn nước. Khi nước lẫn vào dầu, dầu sẽ có màu tắng đục như màu cà phê sữa và phải bỏ toàn bộ dầu và thay dầu mới. Chuẩn bị dụng cụ : + Bộ cờ lê + Bơm dầu tay + Thùng đựng dầu + Giẻ lau + Vòi hơi

Kiểm tra mức dầu trong két : Trên mỗi két dầu thường được bố trí mắt thăm dầu, hằng ngày trước khi vận hành thiết bị ta phải kiểm tra xem mức dầu trên mắt dầu (hình 2.3). Nếu thiếu phải châm thêm.

Hình 2.10 – Cấu tạo bơm và két dầu

Page 25: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

22

Kiểm tra lọc dầu : Định kỳ sau khoảng 1000 giờ chạy phải kiểm tra và vệ sinh lọc dầu. Các bước tiến hành như sau :

+ Bước 1 : Mở nắp bộ lọc dầu + Bước 2 : Lấy lọc dầu ra ngoài. + Bước 3 : Để lọc vào khay đựng, vệ sinh lọc dầu bằng dầu mới + Bước 4 : Dùng vòi hơi xịt lại lọc. Lặp lại bước trên cho đến khi

sạch cặn bẩn trên lọc. + Bước 5 : Lắp lọc vào + Bước 6 : Lắp nắp đậy bộ lọc + Bước 7 : Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ

Thay dầu trong két: Khi kiểm tra thấy dầu trong két bị lẫn nước hoặc quá dơ ta phải thay mới toàn bộ dầu thủy lực trong két và trên đường ống.

4.2. Kiểm tra mối nối và vệ sinh đường ống dầu - Sau một thời gian hoạt động khoảng 1500 giờ đến 2000 giờ ta phải tiến

hành kiểm tra các mối nối trên đường ống dẫn dầu. Nếu mối nối nào bị xì dầu ta tháo ra dùng cao su non quấn vào và nối lại.

- Khi dầu bị quá dơ hoặc bị lẫn nước, tháo toàn bộ ống dầu và vệ sinh toàn bộ đường ống.

4.3 Kiểm tra, vệ sinh bơm thủy lực Bơm thủy lực thừơng là loại bơm cánh gạt hoặc bơm piston dọc trục. Bơm thường được dẫn động bởi motor điện hoặc trích lực từ máy chính thông qua hệ thống ly hợp và dây curroa. Bơm thủy lực có độ bền rất cao và yêu cầu người sửa chữa phải am hiểu thiết bị thủy lực và có tay nghề cao. Khi vận hành ta chú ý áp lực của bơm qua đồng hồ áp lực đặt sau bơm để xác định tình trạng của bơm.

- Định kỳ kiểm tra và căn chỉnh lại độ căn dây curroa trích lực cho máy bơm.

- Hằng ngày khi kiểm tra trước và trong khi vận hành, ta nên kiểm tra xem các mối nối giữa bơm và ống dầu ra xem có bị hở và chảy dầu hay không. Nếu bị chảy dầu ta phải thay lại khớp nối.

Page 26: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

23

4.4. Kiểm tra vệ sinh bộ điều khiển

Hình 2.12 – Bộ điều khiển

- Tương tự như bơm thủy lực, bộ điều khiển cũng có độ bền rất cao, hoạt động ổn định trong thời gian dài. Việc sửa chữa bộ điều khiển phải do thợ có tay nghề và am hiểu bơm thủy lực thực hiện. Định kỳ ta kiểm tra co nối các ống dầu vào và ra xem có bị xì dầu hay không. Nếu có ta vặn lại các co nối và vệ sinh bên ngoài.

4.5. Kiểm tra, vệ sinh xilanh thủy lực

Hình 2.13 – Xilanh điều khiển bánh lái Xilanh thủy lực là cơ cấu chấp hành cuối, nó điều khiển bánh lái nhờ vào hoạt động vào, ra của ty xilanh. Sau một thời gian hoạt động xi lanh có thể bị :

- Hư, mòn phốt và chảy dẩu ra ngoài. - Ty ben bị rổ mặt

Page 27: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

24 Hằng ngày phải kiểm tra và vệ sinh ty ben của xi lanh. Định kì sau khoảng 1500 giờ hoạt động ta nên kiểm tra lại tình trạng của xi lanh, vệ sinh thân xi lanh, kiểm tra các co nối ống dầu vào ra xi lanh.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của chi tiết trong hệ thống lái thủy lực ? Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra vệ sinh lọc dầu thủy lực ?

C. Ghi nhớ:

- Hệ thống lái đảm bảo tàu di chuyển đúng theo ý muốn của người lái tàu. Phài luôn kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lái tàu nhằm thực hiện đúng các yêu cầu từ người điều khiển.

- Luôn kiểm tra lượng dầu trong két trước khi vận hành tàu với các tàu dùng hệ thống lái thủy lực.

- Trong quá trình vệ sinh lọc dầu, lọc nhớt tuyệt đối không được đổ dầu hoặc nhớt dơ ra ngoài môi trường.

- Giẻ lau phải được thu gom về một chổ để xử lý theo quy trình xử lý rác công nghiệp độc hại.

Page 28: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

25

Bài 3 : VẬN HÀNH TỜI, CẨU

Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của tời trên tàu cá. - Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của cẩu. - Nắm được cách vận hành của tời. - Nắm được cách vận hành của cầu - Biết được cách kiểm tra, xác dịnh các loại dây cáp, xích, ma ní - Thực hiện được việc bảo dưỡng tời - Thực hiện được các công biệc bảo dưỡng cẩu - Có ý thức an toàn lao động.

A. Nội dung 1. Tời neo

Tời neo là thiết bị thu và thả neo tàu, có hai loại tời neo, tời phía trước mũi tàu là tời neo chính hay còn gọi là tời neo mũi. Ngoài ra còn có tời neo phía sau đuôi tàu, đây là tời neo phụ. Thông thường trên tàu cá người ta trang bị tời mũi, còn phía đuôi là các trụ neo.

1.1. Cấu tạo Sơ đồ cấu tạo chung của tời neo như hình 3.1 Trong đó nguồn dẫn động tời neo thường từ 3 nguồn chính là : - Dẫn động từ trích lực nguồn máy chính (hình 3.2) . - Dẫn động bằng motor điện. (hình 3.3) . - Dẫn động bằng motor thủy lực (hình 3.4) .

Tời neo thường gồm một tang trống dùng chứa cáp, 1 hoặc 2 tang ma sát hai bên và có 1 hoặc 2 tang thu xích neo. Trên trống tang được lắp phanh hãm dùng điều khiển tốc độ thả hoặc thu neo. Ngoài ra tời còn lắp thêm cá hãm hoặc cóc hãm để khóa cáp hoặc xích khi thả neo. Phía trên đôi khi còn được lắp trục tay quay dùng để thu cáp/ xích neo khi nguồn dẫn động chính bị mất.

Page 29: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

26

Hình 3.1 – Tời neo mũi

Page 30: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

27

Hình 3.2 – Tời neo dẫn động cơ khí

Hình 3.3 Tời neo dẫn động điện Hình 3.4 – Tời neo dẫn động thủy lực .

Page 31: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

28

1.2. Vận hành Chuẩn bị tời: Trước khi cho tời hoạt động phải kiểm tra tời, đảm bảo tời

đã sẳn sàng hoạt động. - Kiểm tra xung quanh tời dẹp bỏ các vật, thiết bị cản trở hay đè lên tời - Kiểm tra phanh hãm, đảm bảo phanh hãm làm việc tốt - Kiểm tra xích, cáp xem xích, cáp có bị kẹt hoặc bị gỉ sét. - Kiểm tra neo đảm bảo neo được gắn chặt vào xích, cáp - Kiểm tra đường dẫn động cho tời : Trục các đăng, khớp nối ly hợp, dây

điện, ống dẫn dầu thủy lực, … Thả neo:

- Bước 1: Đóng nguồn dẫn động cho tời + Đóng cần gạt ly hợp dẫn động trục tời với tời dẫn động cơ khí

+ Đóng cần gạt cho bơm thủy lực với tời dần động bằng thủy lực + Đóng cầu dao điện với tời dẫn động điện - Bước 2: Mở phanh trục tời đối với các tời dùng phanh cơ - Bước 3: Đóng ly hợp cho hộp số đối với tời dẫn động cơ khí - Bước 4: Thả neo

+ Gạt cần số hộp số, mở tời thả neo đối với tời dẫn động bằng cơ khí + Gạt tay gạt cần điều khiển motor bơm thủy lực để thả neo đối với tời dẫn động bằng thủy lực + Ấn nút thả neo đối với tời dẫn động điện.

Trong quá trình thả neo có thể dùng phanh để điều chỉnh tốc độ thả neo. - Bước 5 : Khi kết thúc thả neo. Ngắt ly hợp hộp số với tời dẫn động cơ;

gạt cần gạt motor thủy lực về vị trí dừng với tời dẫn động thủy lực và ấn nút dừng motor điện với tời dẫn động điện

- Bước 6 : Đóng phanh khóa neo. - Bước 7 : Tắt nguồn dẫn động cho tời neo.

Thu neo : - Quá trình thu neo tiền hành tương tự như quá trình thả neo.

Page 32: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

29

2. Tời kéo lưới. 2.1. Cấu tạo

Hình 3.5 – Hệ trích lực cho tời kéo lưới

Hình 3.6 – Tời kéo lưới tang đôi dẫn động bằng trích lực máy chính

Page 33: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

30

Hình 3.7 – Tời kéo lưới tang đôi dẫn động bằng thủy lực

Hình 3.8 – Tời kéo lưới tang đơn dẫn động bằng thủy lực

- Tời kéo lưới thường được dẫn động bằng hệ trích lực từ máy chính qua

hệ thống trục các đăng và ly hợp ma sát (hình 3.5) truyền đến bộ bánh răng côn nối vào tời thông qua hộp số, loại dẫn động này còn gọi là dẫn động cơ khí và loại dẫn động này được dùng rất nhiều trên tàu cá trước đây nhờ giá thành hạ, dễ chế tạo, dễ dàng kiểm tra và sửa chữa. Tuy

Page 34: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

31

nhiên với sự phát triển của công nghệ, ngày nay loại hình dẫn động bằng thủy lực ngày càng được dùng nhiều nhờ khả nay chịu quá tải cao, dễ dàng điều khiển, kết cấu gọn và an toàn. Loại dẫn động bằng thủy lực gồm 1 bơm thủy lực được kéo từ máy chính thông qua hệ thống ly hợp và dây đai (dây curroa) , dầu thủy từ két được bơm cấp đến các bộ điều khiển như bộ điều khiển motor tời kéo, bộ điều khiển motor tời neo, bộ điều khiển hệ thống lái, … Khi người vận hành điều hiển cần , tùy theo vị trí điều khiển mà dầu cấp vào motor nhiều hay ít và do đó làm cho tời quay nhanh hay chậm, mạnh hay yếu.

- Tùy theo mục đích và nghành nghề khai thác mà tời có 1 hoặc 2 tang chứa và tang ma sát, các tang này liên kết với trục tời qua bộ ly hợp thủy lực hoặc ly hợp vấu. Đề điều khiển tốc độ thả lưới trên mỗi tang có bộ phanh bố và có thể có thêm cá hãm

Hình 3.9 – Cơ cấu cá hãm Hình 3.10 – Cơ cấu cóc hãm

2.2. Vận hành Chuẩn bị vận hành : Trước khi cho tời hoạt động phải kiểm tra tời, đảm

bảo tời đã sẳn sàng hoạt động. - Kiểm tra xung quanh tời dẹp bỏ các vật, thiết bị cản trở hay đè lên tời - Kiểm tra phanh hãm, đảm bảo phanh hãm làm việc tốt - Kiểm tra cáp xem cáp có bị kẹt hoặc bị đứt. - Kiểm tra trục các đăng, khớp nối ly hợp đảm bảo chúng hoạt động trơn

tru, không có vật cản. - Kiểm tra cầu dao, dây điện đối với các tời dẫn động điện, đảm bảo dây

điện, cầu dao không bị chập, chạm, hở mạch, … - Kiểm tra ống dầu thủy lực, bơm thủy lực đối với các tời dẫn động bằng

bơm thủy lực, đảm bảo ống dầu không bể, gãy, … Thả lưới : tùy theo yêu cầu đánh bắt mà công việc thả lưới có thể khác

nhau, như cách vận hành chung như sau :

Page 35: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

32

- Mở ly hợp, đề tang chạy tự do trên trục. - Mở phanh cá hãm - Mở phanh hãm cho tời thả lưới, dưới sức cản của lưới và tốc độ chạy tàu,

lưới được thả ra. Trong quá trình thả người vận hành có thể điều chình cần điều khiền phanh để có tốc độ thả lưới hợp lý.

- Khi kết thúc quá trình thả lưới, đóng phanh lại, đóng ly hợp tời và chuyển sang chế độ dắt lưới. Thu lưới :

Khi bắt đầu chuyển sang chế độ thu lưới - Đóng cần gạt ly hợp – trục các đăng hoạt động quay trục tời đối với tời

dẫn động cơ khí. Đóng cần điều khiển thủy lực , motor thủy lực quay đối với các tời dẫn động thủy lực.

- Đóng tay gạt ly hợp của tang kéo cáp - Mở từ từ phanh cho tời hoạt động. Trong quá trình kéo lưới người điều

khiển dùng cần điều khiển motor bơm để điều khiển tốc độ kéo lưới. - Khi kết thúc quá trình kéo lưới, đóng phanh hãm, ngắt ly hợp truyền

động cho tời đối với các tời truyền động cơ khí, và tắt cần điều khiền thủy lực đối với các tời dẫn động thủy lực.

- Dọn dẹp dụng cụ, đồ nghề và vệ sinh môi trường. 3. Cần cẩu

3.1. Cấu tạo - Cần cẩu dưới tàu dùng đề nâng chuyển hàng hóa và nâng, hạ lưới trong

qua trình khai thác. - Trên tàu thường dùng cẩu nâng thủy lực (hình 3.11) và cẩu treo dùng tời

điện hoặc tời thủy lực (hình 3.12). - Do cẩu là thiết bị nâng hạ nằm trong nhóm thiết bị an toàn, nên người

vận hành phải có chứng chỉ về vận hành thiết bị nâng hạ và phải có tay nghề mới được tham gia thao tác vận hành cẩu. Khi vận hành cẩn phải tuân thủ đầy đủ theo quy định an toàn lao động, những người chưa được trang bị kiến thức an toàn lao động không được phép vận hành cẩu.

Page 36: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

33

Hình 3.11. Cần cẩu nâng thủy lực

Hình 3.12. Cẩu neo dùng tời

Page 37: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

34

Cấu tạo của cẩu thủy lực : cẩu nâng đẩy thủy lực có cấu tạo như hình 3.11, gồm đế cẩu, bệ cẩu xoay quay trên đế cẩu nhờ hai xilanh thủy lực đặt hai bên bệ. cần được nâng , hạ nhờ xilanh nâng đặt trên trụ cần, trên cần có thể có các dot cẩu cho phép cẩu dài ra hay thu ngắn lại nhờ 02 xilanh thủy lực đặt trên cần. Ngoài cuối cần có móc cáp. Móc cáp có thể được nâng lên hay hạ xuống nhờ hệ dây cáp thu trên tang chứa cáp. Tang này mở ra hay thu vào nhờ motor thủy lực đặt trên nó.

Với loại cần này, bộ điều khiển cẩu có có cần điều khiển sau : - Cần 1 : điều khiển xoay cẩu - Cần 2 : điều khiển nâng cần lên hay hạ xuống - Cần 3 : điều khiển ra dot cần hay thu cần - Cần 4 : điều khiển thu cáp hay thả cáp

Cấu tạo cẩu treo : Cẩu treo cũng có đế cẩu và bệ cầu quay quay nhờ motor điện hoặc xilanh thủy lực. Cần cẩu được giữ nhờ dây cáp tren và việc nâng hay hạ cần nhờ vào việc thu hay thả dây cáp treo cần. Cuối cần có móc cáp và điệc điều khiển bởi cáp cẩu.

Bộ điều khiển cầu cẩu này có : - Cần 1 : điều khiển xoay cẩu - Cần 2 : điều khiển nâng cần lên hay hạ xuống - Cần 3 : điều khiển thu cáp hay thả cáp kéo hàng

3.2 Vận hành cần cẩu Chuẩn bị cẩu :

- Chuẩn bị dụng cụ cẩu : cáp thép, xích, cáp mềm, ma ní, móc cẩu. Việc chuẩn bị dụng cụ cẩu phụ thuộc vào hàng hóa sẽ cẩu. Như đã trình bày ở trên, cẩu là thiết bị đòi hỏi an toàn cao, người vận hành cẩu phải nắm rõ các quy định về an toàn lao động cũng như phải ước lượng được khối lượng hàng hóa cần cẩu để từ đó chọn được cáp, xích cho phù hợp, tránh chọn sai gây ra tai nạn lao động.

- Chuẩn bị bơm thủy lực và đường ống : Bật bơm thủy lực, nếu bơm chỉ dùng riêng cho cẩu. Kiểm tra toàn bộ đường ống thủy lực lên bơm. Vận hành cẩu nâng thủy lực :

- Đẩy cần điều khiển số 1 để xoay cần đến vị trí cần cẩu - Điều khiển cần số 2 và số 3 để đưa móc cáp đến đúng vị trí đặt để hàng - Điều khiển cần số 4 để thả cáp đưa móc cẩu đến gần kiện hàng.

Page 38: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

35

- Móc cáp vào kiện hàng. Người móc cáp phải ước lượng được trọng tâm của kiện hàng để móc cáp, xích không bị lệch, nghiêng

- Điều khiển cần số 4 để thu dây cáp. Lưu ý quá trình thu cáp phải thận cẩn thận, kiểm tra hàng có bị lệch, hay còn vật cản, người nào nằm trên hoặc cản trở kiện hàng.

- Điều khiển cần số 1, 2, 3 để đưa kiện hàng đến vị trí đặt để an toàn - Thả cáp, để tháo cáp ra khỏi kiện hàng - Thu móc cáp - Thu cần và xoay cần về vị trí an toàn - Khóa cần điều khiển - Thu dẹp dụng cụ và vệ sinh môi trường

4. Bảo dưỡng tời, cẩu 4.1. Chọn và kiểm tra xích, cáp, ma ní

Tùy theo mục đích sử dụng và tải trọng làm việc mà chọn cáp đúng loại : cáp 17 tao, 19 tao, 36 tao, … Cáp thép có lõi hoặc cáp không lõi … Tương tự phải chọn xích, ma ní theo tải trọng làm việc. tranh chọn sai loại hoặc thiếu tải sẽ làm đứt cáp, xích … gây ra tai nạn không thể lường trước được.

Hình 3.13 – Cấu tạo của cáp, xích

Hình 3.14 – Cấu tạo của móc cáp, móc xích, ma ní

Page 39: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

36

Chọn xích, cáp, maní, móc Việc lựa chọn cáp, xích, ma ní, móc phù hợp vớt vật là hết sức quan trọng, người vật hành phải nắm được trọng lượng của vật cần treo, cẩu, kéo và biết được tải trọng tối đa của từng loại cáp, xích, móc, … để chọn cho phù hợp tránh các tai nạn đáng tiếc xãy ra. Dưới đây là bảng lực kéo cho pháp của một số cáp, xích móc thường dùng

Bảng 3.1 – Thông số kỹ thuật của dây cáp bạt

Bảng 3.2 - Thông số kỹ thuật của móc

Kích thước D

Số CAL. Số UPC

Trọng lượng (kg)

Lực tối đa (tấn)

In mm

3/8 10 5664615 182464 1.8 4.00

½ 13 5664815 182471 3.0 6.8

5/8 16 5665015 182488 4.9 10.3

3/4 20 5665215 182495 7.1 16.0

7/8 22 5665415 152948 10.9 19.4

1 26 5661615 078965 15.3 21.6

1¼ 32 5662015 078972 23.6 32.8 Bảng 3.3 - Bảng chi tiết kỹ thuật của ma ní

Page 40: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

37

Loại Kích thước (mm) Tải trọng

(tấn)

Trọng lượng (kg) B D L P R W

1/2" 34 13 48 16 30 21 2.0 0.3

5/8" 43 16 60 19 40 27 3.25 0.6

3/4" 51 19 73 22 48 32 4.75 1.1

7/8" 58 22 85 25 54 37 6.5 1.6

1" 68 25 95 28 60 43 8.5 2.3

1-1/8" 74 28 109 32 67 46 9.5 3.4

1-1/4" 83 32 119 35 76 51 12.0 5

1-3/8" 92 35 134 38 84 57 13.5 6.8

1-1/2" 98 38 146 42 92 60 17.0 8.4

1-3/4" 127 45 177 50 109 73 25.0 14.9

2" 146 51 197 58 127 83 35.0 22.6

2-1/2” 184 69 267 70 150 15 55.0 46.4

3” 200 79 330 83 168 127 85.0 79

Bảng 3.4 – Thông số kỹ thuật của cáp thép

Page 41: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

38

Đường kính D (mm)

Tải trọng an toàn (Tấn)

W (mm) P (mm) Trọng lượng (Kg/m)

6 1.2 21.5 19 0.87

8 2.0 28 24 1.4

10 3.2 35 30 2.2

13 5.4 45.5 39 3.8

16 8.2 56 48 5.7

20 12.8 70 60 9.0

22 16.0 77 66 10.9

26 21.2 91 78 15.2

32 31.5 112 96 23.0

Kiểm tra xích, cáp, maní, móc Định kỳ sau 1000 lần phải kiểm tra cáp, xích, ma ní và móc cáp. - Kiểm tra cáp xem có bị đứt các tao cáp nhỏ bên trong hay không (hình

3.15a) - Kiểm tra cáp có bị gãy hay không ? (hình 3.15 b)

Hình 3.15a – Cáp bị đứt Hình 3.15b – cáp bị gãy

Page 42: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

39

+ Kiểm tra dây cáp có bị thẳng hay không, khi cáp có các hiện tượng trên phải bỏ ngay cáp và thay bằng cáp mới (hình 3.16b)

Hình 3.16 – Cáp bị thẳng - Đối với xích: trước khi sử dụng phải kiểm tra cóc xích, bầm các mắc

xích. Khi có hiện tượng trên phải thay xích mới. - Việc kiểm tra ma ní và móc cáp là xem các chốt có bị cong, nứt hay biến

dạng hay không, nếu có phải thay mới. Bảo dưỡng cáp, xích

- Trong quá trình sản xuất, cáp đã được tẩm dầu mỡ. Loại và số lượng mỡ tuỳ thuộc vào kích cỡ, loại cáp và ứng dụng cáp. Việc xử lý này giúp cho cáp thành phẩm có đủ mỡ để bảo vệ trong một khoảng thời gian hợp lý nếu nó được lưu trữ trong kho với các điều kiện thích hợp, và trong giai đoạn đầu của tuổi thọ làm việc của nó. Tuy nhiên nó cần phải được bổ sung định kỳ.

- Tẩm lại dầu mỡ cho cáp không phải là một việc đơn giản. Việc tẩm dầu mỡ tự nó đã là vấn đề gây bẩn thỉu, dầu mỡ cũ, bụi bẩn và các mẩu mảnh nhỏ có thể bám vào phần ngoài của cáp cản trở không cho phần mỡ mới tẩm thâm nhập được vào bên trong sợi cáp. Trong trường hợp này, hoặc là phải lau sạch cáp đi, hoặc là phải dùng dụng cụ tẩm dầu có áp lực mạnh hơn ép lớp dầu mới ngấm vào sâu trong cáp.

- Nếu bề mặt cáp sạch, việc tẩm lại dầu mỡ cũng có thể làm bằng bình xịt với công thức dầu đặc biệt để làm dầu ngấm vào bên trong.

Page 43: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

40

- Chu trình tẩm lại dầu rất phụ thuộc vào độ dài và kích cỡ của cáp cũng như thiết bị mà cáp sẽ được lắp đặt vào. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tẩm dầu không được tiến hành định kỳ, sợi cáp sẽ nhanh bị hỏng.

4.2. Bảo dưỡng tời neo

- Tời neo làm việc trong môi trường nước biển , nắng và gió nên rất nhanh bị gỉ sét. Để hạn chế hư hỏng tời, hằng tuần phải kiểm tra và tra dầu, mỡ vào các khớp nối, bánh răng, bạc đạn, các chốt, các bộ phận chuyển động tránh làm gỉ sét.

- Kiểm tra và thay mới thiết bị hãm nếu lá bố bị mòn 4.3. Bảo dưỡng tời kéo lưới

- Cũng giống như tời neo, tời kéo lưới hoạt động ngoài mô trường gió biển, năng, mưa, … nên rất dễ bị hư hao, gỉ sét. Sau mỗi chuyến biển phải kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng lại toàn bộ các bộ phận của tời.

- Tra dầu, mỡ vào các vú mỡ của hộp số, ly hợp, khớp nối trục các đăng, các bạc đạn, chốt và các bộ phận chuyển động.

Page 44: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

41

- Kiểm tra và thay mới bố phanh hãm - Kiểm tra, căn chỉnh lại dây curroa lai bơm thủy lực - Vệ sinh lọc dầu của két dầu thủy lực (các bước công việc như đã trình

bày ở phần bảo dưỡng hệ thống lái thủy lực) - Kiểm tra và thay mới dầu thủy lực trong két dầu

4.4. Bảo dưỡng cẩu - Việc bảo dưỡng cẩu, ngoài việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng các bộ

phận thủy lực như trong hệ thống tời, lái thủy lực, định kỳ sau mỗi chuyến biển người vận hành phải kiểm tra các thiết bị nâng hạ như cáp thép, cáp mềm, móc cẩu, ma ní nhằm đảm bảo các thiết bị này luôn trong trạng thái sử dụng tốt, tránh các trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Khi phát hiện thấy, cáp, móc cẩu, ma ní có hình dạng thay đổi phải loại bỏ và thay mới.

- Không được sử dụng cáp bị tơi mất xoắn, bị đứt một số tao cáp bên trong - Khi móc cáp, ma ní bị biến dạng phải lập tức loại bỏ và không được sử

dụng lại

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện vận hành tời neo Bài tập 2: Thực hiện vận hành tời kéo lưới Bài tập 3: Thực hiện vận hành cẩu

C. Ghi nhớ:

- Chỉ những người đã được học qua an toàn lao động và vận hành cẩu mới được phép sử dụng cẩu.

- Các thiết bị: cáp, xích, móc cẩu, ma ní phải sử dụng loại hàng có chứng nhận chất lượng. Không được sử dụng các thiết bị chưa kiểm định và không rõ nguồn gốc.

Page 45: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

42

Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được cấu tạo của máy nén khí. - Biết được nguyên lý hoạt động của máy nén khí. - Vận hành được máy nén khí - Lập được lịch kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí. - Có ý thức an toàn lao động và thái độ cẩn thận.

A. Nội dung 1. Cấu tạo máy nén khí

Máy nén khí là thiết bị tạo ra khí nén cung cấp cho bình chứa khí nén. máy nén thường được dẫn động bằng motor điện (hình 4.1), bằng động cơ phụ (hình 4.2) hoặc đôi khi còn được dẫn động bằng trích lực máy chính.

Hình 4.1- Máy nén dẫn động motor Hình 4.2- Máy nén dẫn động cơ

Máy nén khí gồm các loại sau : - Máy nén ly tâm (hình 4.3) : là loại máy dùng cánh quạt quay quanh trục

để nén khí, loại máy náy có ưu điểm là lượng khí tạo ra lớn nhưng áp suất khí nén nhỏ.

- Máy nén piston (hình 4.4) : là loại máy dùng chuyển động lên, xuống của piston trong xilanh để nén khí loại này tạo ra áp lực nén lớn nhưng lưu lượng khí nhỏ và áp lực khí trog đường ống không ổn định, phải có bình tích khí.

Page 46: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

43

- Máy nén trục vít (hình 4.5) : Đây là loại máy nén dùng sự chuyển động của trục vít để nén khí. Loại máy nén này tạo được khí có áp lực cao và có khả năng cho lưu lượng khí lớn.

Tùy vào nhu cầu thực tế mà sử dụng loại máy nén cho phù hợp.

Hình 4.3 - Máy nén ly tâm Hình 4.4 - Máy nén piston

Hình 4.5 – Máy nén trục vít

Trong thực tế, đi kèm với máy nén khí còn có các thiết bị sau : - Motor điện: đối với máy nén dẫn động bằng motor điện (hình 4.1)

Page 47: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

44

- Động cơ Diesel: đối với các máy nén dẫn động bằng động cơ (hình 4.2) - Bình tích hơi: là thiết bị dùng để giữ cho áp lực hơi trên đường ống ổn

định, giúp cho động cơ không phải làm việc liên tục (hình 4.6) - Ống hơi và vòi hơi: là thiết bị chuyên dùng, cung cấp hơi áp lực cho

người dùng (hình 4.7)

Hình 4.6 – Bình chứa khí nén Hình 4.7 – Súng hơi - Van : Là thiết bị giúp đóng, mở hơi trên đường ống (hình 4.8) - Đồng hồ áp lực : dùng để hiển thị áp lực khí trong bình hoặc trên đường

ống giúp cho việc vận hành an toàn hơn (hình 4.9)

Hình 4.8 – Các loại van thông dụng

- Van an toàn (hình 4.10) : Van an toàn nằm trên đường ống ra và gắn trên bình tích hơi, khi áp suất trong bình tích vượt quá áp suất cho phép nó tự động mở van và xả bớt khí trong bình đồng thời ngắt điện cho motor dẫn động bơm khí nén hoặc ngắt nhiên liệu cung cấp cho động cơ dẫn động giúp cho bình hơi không bị vược áp suất định mức, bình hơi làm việc an

Page 48: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

45

toàn. Ngoài ra khi áp suất trong bình nhỏ hơn áp suất làm việc cho phép nó tự động đóng điện cho Motor hoặc khởi động động cơ Diesel dẫn động bơm để bơm khí vào bình. Như vậy van an toàn là thiết bị giúp cho áp lực khí trong bình luôn nằm trong phạm vi an toàn đồng thời tránh cho bơm khí làm việc liên tục gây lãng phí và hư hỏng bơm.

Hình 4.9 - Đồng hồ đo áp Hình 4.10 – các loại van an toàn

2. Vận hành máy nén khí Chuẩn bị trước khi vận hành :

- Kiểm tra dây đai (dây curroa) lai máy nén khí , dây đai phải có độ căng vừa phải, khi độ căng dây đai quá cứng hoặc quá chùng thì phải căn lại độ căng dây đai. Thay đổi lực căng bằng cách nới lỏng bu lông siết của động cơ và trượt động cơ trên đế. Nếu cần thiết có thể sử dụng đòn bẩy hoặc điều chỉnh trên đế motor.

- Kiểm tra dây điện, đối với bơm sử dụng motor điện, nếu dây điện bị hở hoặc bị đứt phải nối lại.

- Kiểm tra nhiên liệu, nhớt cho động cơ Diesel dẫn động, đối với các bơm sử dụng động cơ Diesel dẫn động (xem thêm mô đun vận hành máy chính để biết thêm các bước chuẩn bị vận hành động cơ Diesel)

- Kiểm tra dầu bôi trơn máy nén khí, đối với các máy nén khí loại piston bảo đảm dầu bôi trơn luôn nằm trong giới hạn cho phép.

- Mở van xả nước cặn cho bình tích, do trong quá trình làm việc không khí có hơi nước nên khi nén ở áp suất cao hơi nước sẽ tích tụ thành nước và đọng lại trong bình tích, nếu không được xả lượng nước này đi vào đường ống khí gây ra tác hại không mong muốn trong quá trình xịt khí làm khô chi tiết.

Page 49: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

46

- Kiểm tra van an toàn của máy nén. Van an toàn được cài đặt sẳn khi lắp đặt máy, người vận hành không được tự ý thay đổi giá trị áp lực của van an toàn. Việc điều chỉnh áp lực của van an toàn phải do người có chuyên môn thực hiện theo số liệu của nhà cung cấp. Khởi động máy nén :

- Bật cầu dao chính để cấp điện cho hệ thống, lúc này motor điện hoặc động cơ Diesel đã trong tình trạng sẳn sàng làm việc. Nếu áp lực khí trong bình tích đưới mức cho phép, rơ le an toàn sẽ bật và máy nén sẽ hoạt động.

- Quan sát chiều quay của máy nén, đối với các máy nén dẫn động bằng motor điện ba pha, khi máy nén quay ngược chiều ta phải dừng máy, ngắt cầu dao điện và đổi vị trí của 2 trong 3 đầu dây nối vào motor điện, khi đó motor sẽ đảo chiều.

- Quan sát giá trị của đồng hồ áp lực, nếu sau một thời gian hoạt động, áp lực báo trên đồng hồ quá cao hoặc quá thấp, ta phải điều chỉnh lại van an toàn.

- Mở van cấp khí cho đường ống để sử dụng, lúc này đường ống hơi đã sẳn sàng làm việc.

- Mở van xả đáy của bình tích hơi sau 4 hoặc 8 tiếng hoạt động. - Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ

Tắt máy nén khí : - Khi áp lực khí trong bình tích đạt giá trị cho phép, van an toàn sẽ làm

việc và tắt motor hoặc động cơ Diesel dẫn động máy nén. Tuy nhiên nấu không sử dụng khí nén nữa người vận hành phải tắt cầu dao điện để tắt hoàn toàn máy nén tránh trường hợp máy nén hoạt động ngoài ý muốn.

- Vệ sinh môi trường và dọn dẹp dụng cụ 3. Lập lịch bảo dưỡng máy nén khí

- Việc kiểm tra và bảo dưỡng có mội vai trò rất quan trọng giúp máy hoạt động ổn định, an toàn và bền. Vì vậy người máy trưởng trên tàu phải nắm được các công việc cần bảo trì, bảo dưỡng máy từ đó lập được lịch để cho người vận hành máy hoặc người có trách nhiệm thực hiện công việc bảo dưỡng máy đúng.

- Dưới đây là lịch bảo dưỡng mẫu dùng cho máy nén khí công suất 5KW, bình tích 500 lít, áp suất khí 10 Kg/Cm2 ,dùng motor điện dẫn động và dùng động cơ Diesel dẫn động

Page 50: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

47

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ Model : ……………... Hiệu : …………… Công suất : 5 KW

Hạng mục Hằng ngày

50 giờ

250 giờ

500 giờ

1000 giờ

1500 giờ

MOTOR DẪN ĐỘNG

Tụ kích Dây đai (dây curoa) Bao che dây đai

MÁY NÉN

Rơ le tự động Lọc khí Lượng nhớt bôi trơn Thay nhớt bôi trơn

BÌNH TÍCH KHÍ

Áp lực khí nén Van an toàn Van xả đáy

ĐƯỜNG ỐNG

Vỏ bình Van khí Mối nối, co nối

Chú thích : Thay mới Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm : Thay cho lần đầu

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ Model : ……………... Hiệu : …………… Công suất : 5 KW

Hạng mục Hằng ngày

50 giờ

250 giờ

500 giờ

1000 giờ

1500 giờ

ĐỘNG CƠ

DIESEL DẪN ĐỘNG

Nước làm mát Bình đề Nhớt bôi trơn Nhiên liệu (dầu D.O) Dây đai (dây curoa) Bao che dây đai

Page 51: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

48

MÁY NÉN

Rơ le tự động Lọc khí Lượng nhớt bôi trơn Thay nhớt bôi trơn

BÌNH TÍCH KHÍ

Áp lực khí nén Van an toàn Van xả đáy

ĐƯỜNG ỐNG

Vỏ bình Van khí Mối nối, co nối

Chú thích : Thay mới Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm : Thay cho lần đầu

4. Bảo dưỡng và vệ sinh máy nén khí Bảo dưỡng hằng ngày

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn cho máy nén và động cơ Diesel dẫn động - Mở van xả đáy cho bình tích.

Bảo dưỡng dịnh kỳ - Định kỳ hằng tuần :

+ Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.

+ Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.

+ Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần. - Định kỳ hằng tháng

+ Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí. + Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết. + Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

- Định kỳ hằng quý (3 tháng) + Thay dầu cho máy nén và nhớt bôi trơn cho động cơ diesel dẫn động.

Dầu bôi trơn của máy nén là loại SAE 20 hoặc SAE 30 tùy theo nhiệt độ môi trường. Dầu bôi trơn của động cơ Diesel là loại SAE 40

Page 52: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

49

+ Kiểm tra các van. Làm sạch muội than ở các van và đầu máy. + Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết. + Kiểm tra thay mới dây đai (dây curoa).

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Cho biết cấu tạo và chức năng của một số thiết bị chính trong máy nén. Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành máy nén khí

C. Ghi nhớ:

- Máy nén khí được dẫn động bằng motor điện, bằng động cơ Diesel - Có 3 loại máy nén thông dụng là máy nén ly tâm, máy nén piston và máy

nén trục vít. - Dây điện sử dụng cho motor phải phù hợp, tránh dùng dây quá nhỏ gây

cháy nổ dây, hoặc dây quá lớn làm tổn thất điện áp cao lãng phí điện - Dây đai (Curroa) lai máy nén phải được che chắn kỹ. - Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi thực hiện việc bảo trì, sửa

chữa đề đảm bảo an toàn. - Khi lắp điện không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.

Page 53: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

50

Bài 5 : VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được cấu tạo của bơm nước dưới tàu cá. - Biết được cách vận hành của bơm nước - Lập được lịch bảo trì bơm nước. - Vệ sinh, bảo dưỡng được bơm nước. - Tuân thủ quy định về an toàn lao động

A. Nội dung 1. Cấu tạo bơm ly tâm

- Bơm ly tâm dưới tàu thường được dùng để : Bơm nước hầm tàu; bơm nước cứu hỏa; bơm nước chống chìm; bơm nước rửa sàn tàu.

- Nguồn dẫn động cho bơm thường là : + Trích lực máy chính (hình 5.1) thông qua dây curoa, loại bơm này thường

dùng hút khô hầm tàu (bơm nước lá canh hay bơm nước lườn)

Hình 5.1 – Bố trí chung hầm máy dùng trích lực lai bơm nước

Page 54: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

51

+ Gắn trực tiếp với Motor điện (hình 5.2), loại bơm này thường dùng bơm hút khô hầm tàu, bơm cứu hỏa, bơm chống chìm, bơm rửa sàn tàu

Hình 5.2 – Bơm dẫn động điện + Dùng động cơ Diesel dẫn động (hình 5.3), loại bơm này thường dùng để

cứu hỏa, chống chìm, rửa sàn tàu

Hình 5.3 – Bơm dẫn động động cơ Hình 5.4 – Bơm chìm điện + Ngoài ra còn có bơm chìm (hình 5.4) : là bơm dẫn động bằng motor điện

nhưng có thể đặt chìm trong nước, bơm này thướng dùng để hút nước dưới các hầm tàu.

Page 55: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

52

2. Vận hành bơm ly tâm. Chuẩn bị :

- Đối với bơm dẫn động trích lực : kiểm tra độ căn của dây đai (dây curoa) lai bơm, độ căng của dây đai phải đảm bảo, nếu dây đai quá căng hoặc quá nhùng thì phải căn chỉnh lại độ căng cho phù hợp.

- Đối với bơm dẫn động bằng động cơ : kiểm tra dầu bôi trơn cho động cơ diesel (Xem thêm mô đun Vận hành máy chính hoặc mô đun Khắc phục sự cố máy chính để biết thêm)

- Đối với bơm dẫn động bằng motor điện : kiểm tra dây điện, dây điện phải không bị đứt, tróc, hở mạch. Khi dây điện bị đứt hoặc hở phải nối lại và làm kín tránh bị điện giật

Kiểm tra lượng nước trong ống hút vào bơm, nếu nước cạn phải mồi thêm nước, vì bơm ly tâm là loại bơm không tự hút do đó khi vận hành phải mồi đầy nước trong ống hút của bơm, nếu không bơm sẽ hoạt động mà không có nước khi đó sẽ làm hư phốt và cháy motor bơm. Trong thường trong miệng hút của bơm có gắn một van một chiều có tác dụng giữ nước trong ống hút của bơm, tránh phải mồi nước khi bơm lần sau. Tuy nhiên khi không hoạt động một thời gian lượng nước này có thể bị hụt mất. Kiểm tra miệng hút của bơm, với các bơm đặt cố định, sau một thời gian có thể cặn bẩn bám vào miệng hút và làm kẹt miệng hút.

Hình 5.5 – Miệng hút Kiểm tra đường ống ra của bơm, bảo đảm ống ra không bị gãy, bể, kẹt

Khởi động bơm - Đóng cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện - Đóng ly hợp lai bơm đối với các bơm dẫn động bằng trính lực máy chính - Khởi động động cơ diesel với các bơm dẫn động bằng động cơ Diesel - Kiểm tra nước ra, nếu không thấy nước ra, phải dừng bơm và kiểm tra lại

lượng nước trong ống hút hoặc đường ống hút có thể bị bể, xì không kín.

Page 56: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

53

Nếu nước ra yếu phải kiểm tra lại miệng hút nước xem có bị kẹt do cặn bẩn hoặc miệng hút không ngập hết trong nước.

- Kiểm tra chiều quay của motor bơm, đối với các bơm điện 3 pha, khi đấu nối thứ thự các pha không đúng sẽ làm cho motor quay ngược chiều. Để đảo chiều quay của motor ta đổi thứ tự của hai trong ba đầu dây điện nối vào motor. Không nên để motor chạy lâu mà không có nước, khi đó các phốt của bơm không được làm mát sẽ sinh nhiệt làm làm hư phốt bơm gây ra kẹt trục bơm và làm cháy motor bơm. Dừng bơm

- Khi bơm xong, cắt cầu dao điện, đối với các bơm dẫn động bằng motor điện.

- Cắt ly hợp lai bơm, đối với các bơm dẫn động bằng trích lực máy chính. - Dừng động cơ lai đối với những bơm sử dụng động cơ Diesel dẫn động. - Thu dây bơm, đối với các bơm không đặt cố định - Thu dây điện - Đưa bơm về vị trí cất giữ với nhưng bơm di động - Vệ sinh khu vực

3. Lập lịch bảo dưỡng máy bơm nước - Cũng giống như các thiết bị khác, việc lập lịch và thực hiện bảo trì, bảo

dưỡng cho máy đúng lịch sẽ làm cho máy hoạt động hiệu quả và bền hơn.

- Dưới dây là lịch bảo dưỡng mẫu cho máy bơm nước hút khô hầm tàu đặt cố định, công suất 1.5KW được dẫn động bằng motor điện, động cơ diesel, trích lực từ máy chính

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY BƠM NƯỚC Model : ……………... Hiệu : …………… Công suất : 1.5 KW

Hạng mục Hằng ngày

50 giờ

250 giờ

500 giờ

1000 giờ

1500 giờ

MOTOR DẪN ĐỘNG

Tụ kích Dây đai (dây curoa) Bao che dây đai

MÁY BƠM

Van một chiều hút Lọc miệng hút

Page 57: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

54

Co ống vào ra Ống vào, ra

Chú thích : Thay mới Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm : Thay cho lần đầu

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY BƠM NƯỚC Model : ……………... Hiệu : …………… Công suất : 1.5 KW

Hạng mục Hằng ngày

50 giờ

250 giờ

500 giờ

1000 giờ

1500 giờ

ĐỘNG CƠ

DIESEL DẪN ĐỘNG

Nước làm mát Bình đề Nhớt bôi trơn Nhiên liệu (dầu D.O) Dây đai (dây curoa) Bao che dây đai

MÁY BƠM

Van một chiều hút Lọc miệng hút Co ống vào ra Ống vào, ra

Chú thích : Thay mới Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm : Thay cho lần đầu

LỊCH BẢO DƯỠNG MÁY BƠM NƯỚC Model : ……………... Hiệu : …………… Công suất : 1.5 KW

Hạng mục Hằng ngày

50 giờ

250 giờ

500 giờ

1000 giờ

1500 giờ

BỘ TRÍCH LỰC

Gối đỡ Bộ ly hợp Dây đai (dây curoa) Bao che dây đai

MÁY Van một chiều hút

Page 58: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

55

BƠM Lọc miệng hút Co ống vào ra Ống vào, ra

Chú thích : Thay mới Kiểm tra, vệ sinh, châm thêm : Thay cho lần đầu

4. Vệ sinh, bảo dưỡng bơm nước Bảo dưỡng hằng ngày

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn cho động cơ Diesel dẫn động Bảo dưỡng dịnh kỳ

- Định kỳ hằng tuần : + Làm sạch bộ lọc miệng hút của bơm. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ bơm. + Làm sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các rãnh

giải nhiệt ở hai đầu motor nén sạch sẽ. Motor bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường làm nhanh hư các linh kiện bên trong.

- Định kỳ hằng tháng

+ Kiểm tra rò rỉ của hệ thống ống hút và ống xả. + Kiểm tra nhớt của động cơ lai, thay nếu cần thiết. + Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

- Định kỳ hằng quý (3 tháng) + Thay dầu cho động cơ diesel dẫn động. Dầu bôi trơn của động cơ

Diesel là loại SAE 40

+ Kiểm tra van một chiều. Làm sạch cặn bẩn bám xung quanh van. + Kiểm tra và siết tất cả các bu lông, đai ốc,… nếu thấy cần thiết. + Kiểm tra chế độ không tải của máy.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Cho biết các dạng dẫn động chính cho bơm nước ?. Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành máy bơm nước hút khô hầm tàu

Page 59: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

56 C. Ghi nhớ:

- Bơm ly tâm dùng dưới tàu cá thướng được dẫn động từ 3 nguồn : Trích lực máy chính, từ motor điện và từ động cơ Diesel phụ

- Không được để bơm làm việc mà không có nước vì như vậy sẽ làm hư phốt bơm và làm cháy motor bơm.

Page 60: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

57

Bài 6 : VẬN HÀNH MÁY KHAI THÁC Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khai thác trên tàu lưới

Vây. - Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khai thác trên tàu lưới

Rê. - Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy khai thác trên tàu Câu. - Nắm được cách vận hành của tời lưới Vây. - Nắm được cách vận hành của tời lưới Rê. - Nắm được cách vận hành của tời Câu Vàng. - Có ý thức an toàn lao động.

A. Nội dung: 1. Thiết bị khai thác trên tàu lưới Vây :

- Nghề lưới vây (còn gọi là nghề vây rút chì) là một trong những nghề quan trọng hiện nay, chiếm khoảng 17% tổng số tàu thuyền, chuyên đánh bắt các loài cá tầng nổi hoặc tầng giữa như các loài cá nục, cá ngừ, cá cơm, cá ngân.

- Nguyên tắc đánh bắt của nghề lưới vây là khi phát hiện đàn cá, người ta dùng tàu thả lưới vây thành vòng tròn xung quanh đàn cá rồi kéo dây rút gọn giềng chì để thắt kín đáy không cho đàn cá thoát xuống dưới, sau đó thu dần vàng lưới, dồn cá vào tùng lưới(2) rồi dùng vợt xúc cá lên tàu. Tàu thuyền lưới vây ngày nay hầu hết đã được lắp máy công suất tới 155CV, chiều dài lưới (chu vi vòng vây đàn cá) khoảng 400m, chiều cao lưới có thể tới 80 - 100m có thể đánh bắt ở vùng nước xa bờ có hiệu quả.

- Nghề lưới vây đánh bắt đàn cá ban ngày gọi là lưới vây ngày. Nghề lưới vây dùng ánh sáng đánh bắt cá ban đêm gọi là nghề lưới vây ánh sáng. Ngư trường hoạt động từ vùng nước ven bờ ra đến vùng lộng, nơi có các đàn cá thường tập trung trú ngụ quanh vùng gò rạn hoặc gốc chà rạo. Mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, lưới vây cá cơm có thể đánh bắt đến tháng 9

Page 61: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

58

1.1. Cấu tạo - Lưới vây là hình thức đánh bắt cá cho năng suất và sản lượng cao. Có hai

hình thức lưới vây là vây đơn và vây đôi. Tuy nhiên dù vây đơn hay vây đôi thì trang bị máy khai thác trên tàu vẫn tương tự nhau, bao gồm các máy sau :

Hình 6.1 – Tàu lưới vây đơn Máy tời lưới vây : Là thiết bị dùng để thu dây rút chì lưới vây. Dây là

thiết bị chính trong nghề lưới vây. - Cấu tạo cơ bản của tời gồm 2 tang ma sát đơn gắn trên trục tải, một bộ

truyền động có khả năng biến đổi vận tốc nhiều chế độ khác nhau phục vụ cho các chế độ khai thác.

- Ở một số tàu người ta thường kết hợp tời lưới kéo làm tời lưới vây vì nó có một số ưu điểm như : rất an toàn trong quá trình thu dây rút, Thuận tiện trong việc xếp cáp, cho phép giảm số lượng người tham gia rút dây chì.

Page 62: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

59

- Trong thực tế có 3 hình thức dẫn động cho tời, phổ biến nhất là dẫn động bằng trích lực máy chính (hình 6.2), tuy nhiên ngày nay rất nhiều tàu đã sử dụng thủy lực để dẫn động tời (hình 6.3), ngoài ra đôi khi người ta cũng dùng motor điện để dẫn động tời và hình thức này rất ít gặp trong thực tế chi phí cao cũng như chế độ bảo dưỡng khó khăn.

Hình 6.2 – Tời kéo lưới vây dẫn động cơ khí

Hình 6.3 – Tời kéo lưới vây dẫn động thủy lực

Page 63: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

60

Máy thu lưới vây : Là thiết bị dùng đề thu cánh lưới từ dưới nước đưa lên tàu, có nhiều dạng máy thu lưới vây như phổ biến nhất có hai dạng là :

- Máy thu lưới vây Octapenco (hình 6.4): Cơ chế hoạt động của máy này là khi thu toàn bộ cánh lưới được túm lại

thành bó, bó lưới ôm qua tang thứ nhất rồi luồn qua tang thứ hai theo hình chử S, nhờ có lực ma sát phát sinh trên bề mặt giữa tang và bó lưới cũng như lực căng do bó lưới cuốn chéo qua hai tang. Người thao tác dễ dàng thu cánh lưới lên. Với loại máy này sức người bỏ ra là khá lớn và số lượng người tham gia thu lưới là đông.

Loại tời này sử dụng lực dẫn động từ động cơ điện truyền qua bộ hộp giảm tốc qua hệ thống trụ các đăng đến hai trục của tang thu lưới, hai tang thu lưới này chuyển động ngược chiều nhau nhờ hệ bánh răng trung gian.

Trong một số trường hợp khác, tời này cũng được dẫn động bằng motor thủy lực thay cho motor điện như số lượng không nhiều

Hình 6.4 - Máy thu lưới vây Octapenco

Page 64: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

61

- Máy thu lưới vây treo (hình 6.5) : Khác với máy thu Octapenco, máy thu lưới vây treo cao có kết cấu giống

như một ròng rọc, lưới được treo trên đầu cần cẩu, việc thu lưới diễn ra hoàn toàn nhờ trọng lượng bản thân bó lưới.

Loại tời này thường được dẫn động bằng motor thủy lực được đặt phía dưới trục tang, chuyển động của motor thủy lực truyền qua bộ bánh răng và làm quay tang và nhờ đó thực hiện quá trình thu lưới.

Hình 6.5 – máy thu lưới vây treo, Nguyên lý và thực tế

Page 65: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

62

Hình 6.6 – Thu lưới vây thực tế trên tàu 1.2. Vận hành Chuẩn bị tời, máy :

- Kiểm tra bộ ly hợp trích lực cho tời, máy thu, bơm thủy lực, đảm bảo bộ ly hợp vận hành an toàn, không bị vật cản, kẹt

- Kiểm tra dây đai (dây curoa) lai bơm thủy lực (nếu có), đảm bảo bơm thủy lực hoạt động đúng áp lực.

- Kiểm tra bình dầu thủy lực, nếu thiếu phải châm thêm - Kiểm tra cầu dao, dây điện đối với các tời, thiết bị sử dụng motor điện,

đảm bảo dây điện không bị hỏng, đứt, hở mạch - Chuẩn bị ngư lưới cụ

Vận hành tời : - Khi tàu bắt đầu chuyển sang chế độ thu dây rút, đóng ly hợp truyền động

cho tời với các tời dùng trích lực máy chính, đóng cầu dao điện co motor với các tời dùng motor điện hoặc đóng tay gạt điều khiển motor thủy lực với các tời dùng motor thủy lực.

- Mở phanh tời - Quấn dây rút vào tang - Đóng ly hợp của tang và tiến hành thu dây, trong quá trình thu dây có thể

dùng phanh, tay ga hoặc tay điều khiển để điều khiển tốc độ thu dây của tời.

- Khi kết thúc quá trình thu dây, mở tay gạt bộ ly hợp của tang

Page 66: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

63

- Đóng phanh cho tang - Ngắt ly hợp bộ truyền động, cầu dao motor điện hoăc cần điều khiển

motor bơm thủy lực để dừng tời Vận hành máy thu lưới

- Khi chuyển sang chế độ thu lưới, đóng ly hợp cho máy thu lưới với các máy dẫn động bằng trích lực máy chính hoặc đóng cần điều khiển motor thủy lực với các máy dẫn động bằng motor thủy lực.

- Quấn bó lưới qua tang - Kéo thu lưới - Khi kết thúc quá trình thu lưới, ngắt cần điều khiển motor thủy lực hoặc

ngắt ly hợp truyền động máy thu - Thu dọn ngư lưới cụ - Dọn dẹp dụng cụ và vệ sinh môi trường

2. Thiết bị khai thác trên tàu lưới Rê. Nghề lưới rê (còn gọi là nghề lưới cản) là một trong những nghề đánh bắt

quan trọng. Nghề lưới rê là khái niệm chung chỉ loại nghề đánh bắt dựa trên nguyên tắc dùng lưới thả trôi chắn ngang hướng di chuyển của đàn cá để cá mắc dính vào lưới (thân cá đóng vào mắt lưới). Trên nguyên tắc đánh bắt của lưới rê, có các nghề lưới cản (lưới rê nilông), lưới rê cước, rê đáy, lưới chuồn. Trong đó nghề lưới cản là nghề quan trọng nhất. Ngư trường đánh bắt khá rộng, từ vùng biển ven bờ ra đến vùng khơi. Hiện nay, tàu thuyền lưới cản được lắp máy công suất lên tới 155CV. Lưới rê các loại hiện nay được làm bằng lưới sợi tổng hợp dệt sẵn, kích thước mắt lưới cỡ 50mm đối với nghề lưới cản khơi, cỡ 30mm đối với nghề cản ven bờ (còn gọi là lưới thanh ba).

Chiều dài lưới cản khơi có thể tới hàng chục nghìn mét, chiều cao lưới từ 15 - 20m. Mùa vụ đánh bắt từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm

Đánh cá lưới rê (hình 6.7) có tính chủ động, năng suất và sản lượng thấp hơn các nghề khai thác lưới vây, lưới kéo.

2.1. Cấu tạo Trong nghề khai thác bằng lưới rê thường trang bị các thiết bị sau :

Trục lăn thu lưới : đây là thiết bị đặt ở mạn tàu, được truyền động từ máy tời thu lưới, nó có nhiệm vụ dẫn hướng và kéo lưới rê lên tàu trong quá trình thu lưới

Page 67: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

64

Hình 6.7 – Bố trí chung thiết bị khai thác lưới Rê 1 – Dây giềng phụ; 2 – Vàng lưới rê; 3 – Trục lăn thu lưới

4 – May thu lưới; 5 – Máy giũ lưới

Hình 6.8 – Máy thu giềng phụ

1 – Đế máy; 2 – Trục dẫn động; 3 – bánh răng giảm tốc; 4 – Tang ma sát Máy thu giềng phụ (hình 6.8) : Là thiết bị dùng để thu dây giềng, nó gồm

tang ma sát đặt trên trục thẳng đứng, bộ dẫn động truyền chuyển động qua bộ bánh răng giảm tốc gắn chặt với trục

Page 68: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

65

Hình 6.9 – Máy thu lưới rê

1 – Tang thu lưới; 2 – máy thu lưới; 3 – Đĩa lệch tâm Máy thu lưới (hình 6.9): Đây là thiết bị chính trong quá trình thu lưới, nó

gồm đầu máy và hộp số Máy giũ lưới (hình 6.10) : là thiết bị gở cá ra khỏi lưới, nó gồm cơ cấu

tạo ra dao động tuần hoàn và khung giũ đặt trên hai trục máy.

Hình 6.10 – Máy giũ cá

1 – Đế máy; 2 – Vàng lưới; 3 – Cơ cấu tạo chuyển động; 4 – Cần gạt

Page 69: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

66

2.2. Vận hành Chuẩn bị vận hành máy

Hệ thống máy khai thác trên tàu lưới rê vận hành đồng bộ nhịp nhàng đồng với nhau từ lúc thu dây giềng, thu lưới, giũ cá, xếp lưới. Khi chuẩn bị và vận hành người thao tác phải thực hiện gần như cùng lúc các máy.

- Đối với hệ thống máy dẫn động bằng máy thủy lực : + Kiểm tra bình nhớt thủy lực, phải đảm bảo dầu thủy lực còn đủ trong

két. + Kiểm tra dây đai căn chỉnh dây đai, bộ ly hợp truyền động cho bơm

thủy lực + Kiểm tra đường ống thủy lực, bảo đảm các co, van không bị xì, chảy. + Đóng ly hợp cho bơm hoạt động (nếu hệ thống chỉ dùng để chạy thiết

bị khai thác) - Đối với các máy dẫn động bằng motor điện

+ Kiểm tra cầu dao điện + Kiểm tra dây điện, nối lại dây điện nếu bị đứt, chập, hở + Kiểm tra chiều quay của motor, đối với motor điện 3 pha, nếu chiều

quay không phù hợp phải đảo lại đầu dây của hai trong ba đầu dây - Đối với hệ thống dẫn động trích lực máy chính

+ Kiểm tra ly hộp trích lực + Kiểm tra bộ truyền động + Kiểm tra bộ tay gạt

- Chuẩn bị dụng cụ cho việc khai thác và thu giữ cá Vận hành máy thu dây giềng

- Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các hệ thống truyền động cơ.

- Đóng ly hợp cho tời - Quấn dây giềng vào tang ma sát, thu dây - Điều chỉnh tốc độ tời cho phù hợp quá trình thu lưới.

Vận hành máy thu lưới - Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu

dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các hệ thống truyền động cơ.

- Đóng ly hợp cho máy - Gắn dầu lưới vào đĩa máy, thu lưới

Page 70: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

67

- Dùng cần điều khiển, điều khiển tốc độ thu lưới cho phù hợp Vận hành máy giũ cá

- Đóng cần điều khiển motor thủy lực đối với hệ thống thủy lực. Đóng cầu dao điện với hệ thống dùng motor điện, đóng cần gạt ly hợp trích lực đối với các hệ thống truyền động cơ.

- Đóng ly hợp cho máy - Gắn dầu lưới vào trục lăn của máy, tiến hành xếp lưới và cá sau khi giũ - Dùng cần điều khiển, điều khiển tốc độ giũ lưới cho phù hợp

Kết thúc quá trình khai thác - Ngắt ly hợp cho các máy - Ngắt cần điều khiền motor thủy lực, cầu dao điện, tay gạt bộ ly hợp trích

lực - Ngắt ly hợp cho bơm dầu, nếu bơm thủy lực chỉ phục vụ cho các máy

khai thác. - Thu dọn ngư lưới cụ và sản phẩm - Vệ sinh khu vực làm việc

3. Thiết bị khai thác trên tàu Câu Vàng 3.1. Cấu tạo Nghề Câu vàng là nghề mới du nhập vào Việt Nam nước ta từ khoảng đầu

những năm 90. Tuy nhiên do loại hải sản khai thác là cá Ngừ đại dương là loại có giá trị kinh tế cao, nên đây là nghề có tốc độ phát triển nhanh nhất đặc biệt là khu vực Miền Trung.

Hiện nay với các tàu câu quy mô nhỏ, thiết bị khai thác cơ khí trên tàu câu vàng là rất ít chỉ gồm một tời thu câu và tời quấn dây câu, các công đoạn còn lại từ thả dây câu, thẻo câu, thu theo câu, … đều thực hiện thủ công bằng sức người. hệ dẫn động cho tời thu dây câu thường trích lực từ máy chính hoặc bằng motor thủy lực. Ngày nay cùng với sự phát triển của các máy móc thiết bị và yêu cầu khai thác ngày một cao hơn nên có nhiều tàu trang bị nhiều thiết bị cơ khí chuyên dùng phục vụ cho nghề câu vàng.

Các thiết bị cơ khí chủ yếu cho tàu câu : - Bộ 3 con lăn - Tời thu câu - Tời thả câu - Tời quấn dây câu

Page 71: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

68

- Tời quấn thẻo câu Ngoài ra còn có các puly dẫn hướng, mâm dẫn hướng dây câu, máng

trượt, ống luồn dâu câu, … Hầu hết các thiết bị khai thác cơ khí trên tàu câu công nghiệp đều được

dẫn động bằng motor thủy lực. Sơ đồ bố trí các thiết bị cơ khí trên tàu câu công nghiệp như hình 6.10

Hình 6.10 – Bố trí máy trên tàu câu vàng công nghiệp

Page 72: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

69

Bộ 3 con lăn (hình 6.11) : là thiết bị dùng để dẫn hướng dây câu vào tàu, nó gồm 01 con lăn nằm ngang và 02 con lăn đứng. Bộ con lăn này được đặt ở mạn phải của tàu.

Hình 6.11 – Bộ 3 con lăn

Page 73: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

70

Hình 6.12 – Tời thu dây câu

Tời thu dây câu (hình 6.12) : Đây là thiết bị chính của hệ thống máy khai thác nghề câu vàng. Cấu tạo cơ bản của nó gồm bánh cước và bộ đế cước là cặp bánh xe có bọc cao su, dây câu được đặt trên bánh cước và được bộ đế cước ép chặt vào bánh cước nhờ lực của lò xo, khi motor thủy lực quay làm quay bánh cước, nhờ lực ma sát của các bánh có bọc cao su nên dây câu được thu lên. Tời thu dây câu thường được đặt phía boong trước gần mạn phải.

Hình 6.13 – Tời thẻo

Page 74: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

71

Hình 6.14 – Tời quấn dây câu

Tời thẻo (hình 6.14) : Tời thẻo được đặt gần giữa boong tàu về phía mạn phải. Tời thẻo là thiết bị dùng để thu thẻo câu, nó gồm một motor thủy lực và đẩu thu thẻo, khi motor quay làm quay đầu thu, trên đầu thu là bánh tròn có gắn các thanh đứng, khoảng cách giữa cách thanh phải nhỏ hơn đầu móc thẻo do đó khi đầu thu quay các móc thẻo được móc vào các thanh và thu thẻo câu

Hình 6.15 – Tời thả câu

Tời quấn dây câu (hình 6.14) : Đây là thiết bị dùng để quấn dây câu sau khi dây câu được tời thu kéo lên. Cấu tạo chính của tời gần giống như các tời thu lưới, gồm tang chứa lắp trên trục được dẫn động bằng motor thủy lực, Dây

Page 75: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

72 câu được xếp vào tang nhờ hệ thống xếp cáp phía trước tời. Tời quấn dây câu được đặt phía sau tàu trong buồng tang câu.

Tời thả câu (hình 6.15) : Tời thả câu được đặt phía sau đuôi tàu, nó dùng để thả dây câu trong quá trình thả câu, cấu tạo chính của tời gồm bánh cước được dẫn động bằng motor thủy lực, bộ đế cước dùng để ép dây câu vào bánh cước.

3.2 Vận hành thiết bị cơ khí trên tàu câu vàng Chuẩn bị :

- Kiểm tra lượng dầu trong két dầu thủy lực, đảm bảo dầu luôn đủ và đúng chất lượng

- Kiểm tra đường ống dầu thủy lực, các van, co nối để không bị xì dầu trong quá trình hoạt động

- Kiểm tra tời thu, bộ đế cước có được ép chặt vào bánh cước, căn lại lò xo ép

- Kiểm tra tời thẻo, xem có vật lạ kẹt, đính vào trong tời không. - Kiểm tra hệ thống xếp dây của tời quấn dây - Bật bơm thủy lực (đóng ly hợp truyền động hoặc đóng cầu dao điện cho

motor bơm) - Chạy thử không tải cho tất cả các tời, đảm bảo các tời đều hoạt động tốt.

Vận hành tời thu dây câu : - Máng đầu dây câu vào bánh cước, kẹt đế cước lên - Đóng cần gạt điều khiển motor tời, motor tời quay - Theo dõi áp lực dầu thủy lực - Điều khiển tốc độ thu dây bằng cần điều khiển motor

Vận hành tời thẻo - Khi đến đầu móc thẻo, tháo đầu móc thẻo trên dây câu, móc vào đầu tời

thẻo - Gạt cần điều khiển motor tời thẻo để tời hoạt động. - Điều chỉnh cần gạt để điều khiển tốc độ thu thẻo cho phù hợp.

Vận hành tời quấn dây - Móc đầu dây câu vào tời - Đóng cần điều khiển để motor tời quay thu dây - Kiểm tra dây khi xếp vào tang - Điều khiển tốc độ quấn dây bằng tay gạt điều khiển motor thủy lực

Page 76: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

73

Vận hành tời thả dây câu - Máng dây câu vào bánh cước - Mở phanh cho tời chứa dây câu, để cho tang chứa dây quay tự do - Đóng tay gạt điều khiển motor tời để thả dây - Điều khiển tay gạt để điều chỉnh tốc độ thả dây cho phù hợp

Dừng tời : - Khi kết thúc quá trình thu, thả câu, đóng tay gạt điều khiển motor tời - Tháo đầu dây ra khởi tời. - Tắt ly hợp dẫn động bơm dầu thủy lực - Dọn dẹp đồ nghề, vệ sinh môi trường

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng loại tời trên tàu câu vàng Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành hệ thống tời

C. Ghi nhớ:

- Thiết bị khai thác trên tàu lưới vây gồm : Máy tời thu dây rút, Máy thu lưới.

- Nguồn dẫn động cho các máy khai thác chủ yếu bằng trích lực máy chính hoặc bằng motor thủy lực

- Trước khi vận hành máy tời, máy thu lưới phải kiểm tra và cho vận hành không tải trước vài phút để kiểm tra .

- Trong quá trình vận hành nên điều khiển tay gạt chậm rãi tránh hiện tượng motor giật làm đứt dây câu.

Page 77: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

74

Bài 7 : XỬ LÝ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ CƠ KHÍ Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng: - Biết được hiện tượng sắp xảy ra hư hỏng của một số thiết bị cơ khí - Biết được nguyên nhân gây ra hư hỏng của các thiết bị - Khắc phục được một số hư hỏng thường gặp của các thiết bị cơ khí . - Có ý thức an toàn lao động và phòng ngừa rủi ro

A. Nội dung: 1. Khắc phục sự cố về Hệ thống thủy lực

1.1. Sự cố hết dầu thủy lực : Hiện tượng : Khi dầu bôi trơn trong két hết hoặc thiếu các thiết bị thủy

lực không thể vận hành được, nếu để lâu sẽ dẫn đến cháy bơm. Hiện tượng của sự cố này là khi đang vận hành, thiết bị không vận hành được, cần điều khiển mất tác dụng.

Nguyên nhân : Dầu thủy lực trong két chứa thiếu hoặc hết có thể do bị rò rỉ lâu ngày không châm thêm hoặc vỡ đường ống dẫn

Chuẩn bị dụng cụ : - Bộ cờ lê (khóa) - Bộ tuốc nơ vít - Ống dầu mềm - Dầu thủy lực mới - Bơm dầu - Giẻ lau

Khắc phục - Dừng thiết bị - Kiểm tra đường ống, nối lại đường ống nếu bị vỡ. Vì đường ống dầu

thủy lực thường bằng ống mềm chịu áp lức lớn cho những đoạn đòi hỏi sự co giãn và đường ống bằng thép, đồng với những đoạn ống xa ít co giãn hoặc những đoạn có sự co giật thủy lực trong ống lớn. Nên khi các ống này bị vỡ ta không thể nối ống theo cách thông thường mà phải dùng ống dầu loại mềm để nối các đoạn ống thép, đồng và ngược lại (Hình 7.1)

Page 78: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

75

- Kiểm tra lượng dầu trong bình, châm thêm nếu thiếu - Bật lại hệ thống và kiểm tra lai mối nối

Hình 7.1

- Vệ sinh vết dầu, dọn dẹp dụng cụ 1.2. Sự cố mất áp lực dầu

Hiện tượng : - Áp lực dầu sau máy bơm giảm - Thiết bị không làm việc được, không điều khiển được

Nguyên nhân : Hết dầu trong két chứa hoặc lọc dầu quá dơ, bơm hỏng, hở mối nối trên đường ống.

Chuẩn bị dụng cụ : - Bộ cờ lê (khóa) - Bộ tuốc nơ vít - Ống dầu mềm - Dầu thủy lực mới - Bơm dầu - Giẻ lau

Khắc phục : - Vì bơm dầu thủy lực là thiết bị có độ bền rất lớn và rất khó sửa chữa.

Nên sự cố hư bơm rất ít xảy ra và kéo dài, khi xảy ra sự cố này người vận hành khó khắc phục được mà phải đem đến nơi có đủ điều kiện trang thiết bị và tay nghề để sửa chữa.

Page 79: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

76

Các bước tiến hành xử lý sự cố này : - Bước 1 : Kiểm tra két chứa dầu, nếu thiếu châm thêm. - Bước 2 : nếu dầu còn đủ thì Dừng máy - Bước 3 : Tháo đầu ống vào của bơm - Bước 4 : Vệ sinh đầu lọc - Bước 5 : Gắn ống vào - Bước 6 : Kiểm tra các đầu nối các ống xem cò bị rò rỉ hay không?, nếu

có phải xiết lại các đầu nối - Bước 7 : Vận hành lại máy, kiểm tra áp lực dầu - Bước 8 :Vệ sinh khu vực và dọn dẹp dụng cụ

2. Khắc phục sự cố về tời

Các sự cố về tời thường xảy ra là : - Kẹt bộ ly hợp vấu

Hiện tượng : Không đóng được ly hợp vấu của tời Nguyên nhân : Do tốc độ của trục dẫn động quá lớn Khắc phục : Giảm tốc độ của máy chính, của motor dẫn động xuống thấp

nhất có thể, khi đó việc đóng và mở ly hợp sẽ dễ dàng hơn - Dây đai trích lực bị chùng

Hiện tượng : Máy tời không làm việc hết tải, không kéo được hoặc kéo yếu

Nguyên nhân : Một trong những nguyên nhân chính làm giảm công suất kéo của tời là do dây đai quá lõng.

Khắc phục : Căng lại dây đai trich lực cho motor bơm, …

3. Khắc phục sự cố về cần cẩu Trong vận hành cẩu, sự cố thường gặp nhất là : - Tính sai vị trí trọng tâm vật nên khi cẩu vật lên làm nghiêng và rơi vật.

Khi xảy ra sự cố này, người vận hành phải lặp tức dùng cẩu, hạ vật xuống nơi an toàn và móc lại xích cáp.

- Điều khiển sự di chuyển của cẩu không hợp lý làm vật lắc gây va chạm. Khi có sự cố này dừng cẩu và tìm cách khử dao động của vật bằng cách điều khiển cẩu theo vật.

Page 80: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

77

- Ước lượng hoặc tính sai khối lượng của vật, chọn sai xích, cáp, maní, móc treo dẫn đến đứt xích, cáp hoặc gãy maní, móc, ... . Đây là sự cố rất nguy hiểm có thể gây ra tai nạn thảm khốc, người vận hành các thiết bị này phải được trang bị đ26y đủ các kiến thức về an toàn lao động và có tay nghề nhất định. Phải nắm được trong lượng của vật cần cẩu và chọn xích, cáp và các dụng cụ treo cho phù hợp.

4. Khắc phục sự cố về máy nén khí Khi vận hành máy nén khí có thể gặp các sự cố sau :

4.1. Mất áp lực khí nén Hiện tượng : bơm hoạt động như áp lực khí ra giảm Nguyên nhân : do lọc khí bẩn hoặc dây đai (dây curroa) lai máy nén bị

nhùng quá. Chuẩn bị dụng cụ :

- Bộ cờ lê - Bộ tuýp - Bộ tuốt nơ vít - Giẻ lau - Vòi hơi

Khắc phục : Khắc phục lọc khí bẩn - Mở nắp capo - Tháo lấy lọc khí - Vệ sinh lọc khí bằng nước xà phòng - Xịt khô lọc - Lắp lọc vào - Dọn dẹp dụng cụ Khắc phục dây đai nhùng - Kiểm tra dây đai - Mở ốc căng dây đai - Căng dây đai đến độ căng thích hợp - Xiết ốc khóa - Thu dọn dụng cụ

Page 81: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

78

Hình 7.2 – Kiểm tra dây đai 4.2. Khí ra có nước

Hiện tượng : Khí áp lực ở dầu vòi ra có nước, hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng khí để xịt khô các thiết bị

Nguyên nhân : do khí nạp có nhiều hơi ẩm hoặc bình tích lâu ngày không xả đáy để giảm lượng nước tích tụ trong bình

Khắc phục : - Chuyển máy nén đến nơi khô ráo - Mở van đáy bình tích để xả nước trong bình

5. Khắc phục sự cố về máy bơm ly tâm

Các sự cố thường gặp về máy bơm nước ly tâm - Bơm quay ngược chiều (Với các bơm dùng motor 3 pha)

Hiện tượng : Bơm quay ngược, không ra nước Nguyên nhân : Do đấu điện sai thứ tự pha Chuẩn bị dụng cụ

- Găng tay cách điện - Bộ tuốt nơ vít

Page 82: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

79

Hình 7.3 – Đảo vị trí hai pha đến motor Khắc phục :

+ Ngắt cầu dao điện + Mở nắp che ổ điện trên motor + Đổi hai đầu dây điện nối vào đầu motor. + Đóng nắp che + Đóng cầu dao điện + Dọn dẹp dụng cụ - Bơm không ra nước

Hiện tượng : Bơm quay nhưng nước không ra Nguyên nhân : Do bơm quay ngược chiều (đối với bơm dùng motor

điện 3 pha) hoặc do không có nước ở ống vào. Chuẩn bị dụng cụ :

+ Bộ cờ lê + Thùng đựng nước + Giẻ lau

Page 83: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

80

Khắc phục + Dừng máy. Khi bơm chạy không có nước một thời gian sẽ làm cháy

phốt chắn trục motor và làm hư bơm. + Kiểm tra miệng hút nước, nếu miệng hút bị ngẹt, vệ sinh miệng hút + Mở nắp châm nước phía trên bơm, châm nước mồi cho bơm + Đóng nắp mời nước của bơm. + Vận hành lại bơm + Dọn dẹp dụng cụ

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành khắc phục sự cố mất áp lực dầu thủy lực Bài tập 2: Thực hành khắc phục sự cố máy nén khí mất áp lực C. Ghi nhớ:

- Khi xảy ra sự cố, trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại người vận hành phải dừng máy an toàn và báo cáo và tìm nguyên nhân. Tránh để xảy ra các hư hỏng tiếp theo.

- Các máy thủy lực có độ bền và độ chính xác cao, không nên tự ý sửa chữa các thiết bị thủy lực khi chưa có đủ dụng cụ cũng như có tay nghề.

Page 84: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

81

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

- Vị trí: Mô đun Vận hành các thiết bị cơ khí là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Máy trưởng tàu cá hạng 4”; Được giảng dạy sau mô đun: Vận hành máy chính, Vận hành hệ thông điện, vận hành hệ thống lạnh. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun Vận hành các thiết bị cơ khí là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng. Mô đun này cung cấp cho người người học những kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ làm việc cần thiết nhằm phục vụ công việc vận hành, bảo dưỡng, các thiết bị cơ khí trên boong tàu cá.

II. MỤC TIÊU:

- Hiểu được nguyên lý hoạt động của các thiết bị cơ khí có trên tàu cá. - Biết được cách vận hành các thiết bị cơ khí trên tàu như :

+ Thiết bị tời neo. + Thiết bị tời trên tàu lưới kéo + Thiết bị tời trên tàu lưới Vây + Thiết bị tời trên tàu lưới Rê + Thiết bị tời trên tàu Câu vàng

+ Thiết bị bơm nước lườn tàu. + Thiết bị bơm chống chìm tàu. + Thiết bị đẩy tàu (Hệ trục chân vịt) + Thiết bị máy nén khí. + Thiết bị thủy lực, ...

- Thực hiện được các công việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị cơ khí trên tàu.

- Lập được lịch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí. - Tuân thủ các quy định về vận hành , bảo dưỡng của thiết bị . - Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Page 85: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

82 III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ05-01 Bài 1. Kiểm tra hệ trục chân vịt

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 04 06

MĐ05-02 Bài 2. Kiểm tra hệ thống lái

Tích hợp

Phòng, Xưởng 08 04 04

MĐ05-03 Bài 3. Vận hành tời, cẩu

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 02 07 01

MĐ05-04 Bài 4. Vận hành máy nén khí

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 02 07 01

MĐ05-05 Bài 5. Vận hành bơm nước ly tâm

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 03 07

MĐ05-06 Bài 6. Vận hành thiết bị tàu cá

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 02 07 01

MĐ05-07 Bài 7. Khắc phục sự cố thiệt bị cơ khí

Tích hợp

Phòng, Xưởng 10 02 07 01

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 72 19 45 8

* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính trong tổng số giờ thực hành

IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH Bài 1. KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT Bài tập 1: Biết cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chính trong hệ trục

- Nguồn lực : Bảng câu hỏi - Cách thức : Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng, cấu tạo của các phần tử chính trong hệ trục chân vịt…Yêu

Page 86: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

83 cầu học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng của các bộ phận. Người dạy nên viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các chức năng và cấu tạo

của các bộ phận trong hệ trục chân vịt.

Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra và căn chỉnh khi trục chân vịt bị ngáp - Nguồn lực : hệ trục chân vịt, máy chính, các dụng cụ cần thiết (Bộ cờ lê, bộ

tuýp, thước lá, shim căn chân máy, đồng hồ so, ...) - Cách thức : Cho một hệ trục chân vịt bị ngáp, học viên chọn dụng cụ và

thực hiệm kiểm tra, căn chỉnh lại hệ trục. - Thời gian hoàn thành: 7 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Chọn đúng dụng cụ cần kiểm tra và căn chỉnh + Thực hiện đúng các thao tác kiểm tra + Thực hiện đúng thao tác căn chỉnh + Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí + Vệ sinh khu vực làm việc

Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của chi tiết trong hệ thống lái thủy lực ?

- Nguồn lực : bảng câu hỏi - Cách thức: Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng các phần tử trên hệ thống lái…Yêu cầu học viên chọn các chức năng đúng. Người dạy nên viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

- Thời gian hoàn thành: 20 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả sản phẩm cần đạt được: mô tả đúng tất cả các chức năng của các

phần tử trong hệ thống lái.

Page 87: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

84 Bài tập 2: Thực hiện công việc kiểm tra hệ thống lái thủy lực ?

- Nguồn lực : hệ thống lái thủy lực, bộ cờ lê, súng hơi, khay đựng, dầu thủy lực sạch, giẽ lau, ...

- Cách thức: Giao cho học viên một hệ thống lái thủy lực và các dụng cụ cần thiết, thực hiện công việc kiểm tra hệ thống lái

- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 30 phút - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Kiểm tra và vệ sinh được các bộ phận trong hệ thống lái thủy lực + Không để dầu nhớt chảy ra ngoài môi trường + Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí + Vệ sinh khu vực làm việc + Rác thải nguy hại được thu gom vào nơi an toàn

Bài 3 : VẬN HÀNH TỜI, CẨU Bài tập 1: Thực hiện vận hành tời neo

- Nguồn lực: máy chính, hệ trích lực, máy tời neo (có đủ 3 dạng dẫn động bằng trích lực, bằng motor điện và băng motor thủy lực), các dụng cụ cần thiết : Bộ cờ lê, bộ tuýp, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi nhóm học viên một hệ thống tời neo dẫn động cơ, điện, dẫn động thủy lực …Yêu cầu nhóm học viên thực hiện công việc thả neo và thu neo.

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị đầy đủ các hạng mục; Vận hành

thu, thả neo đúng quy trình; Dọn dẹp và vệ sinh sau khi hoàn thành. Bài tập 2: Thực hiện vận hành tời kéo lưới

- Nguồn lực : máy chính, hệ trích lực, máy tời kéo lưới (có đủ 2 dạng dẫn động bằng trích lực và băng motor thủy lực), các dụng cụ cần thiết : Bộ cờ lê, bộ tuýp, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi nhóm học viên một hệ thống tời kéo lưới dẫn động cơ, thủy lực …Yêu cầu nhóm học viên thực hiện công việc thả lưới và thu lưới kéo.

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ

Page 88: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

85

- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị đầy đủ các hạng mục; Vận hành

thu, thả tời đúng quy trình; Dọn dẹp và vệ sinh sau khi hoàn thành. Bài tập 3: Thực hiện vận hành cẩu

- Nguồn lực : Máy cần cẩu dạng cần và dạng treo dẫn động thủy lực, các thiết bị cần thiết khác : Ma ní, móc cáp, móc xích, xích, cáp các loại, tải , ...

- Cách thức: Giao cho mỗi nhóm học viên một hệ thống tời cẩu cần dẫn động thủy lực …Yêu cầu nhóm học viên thực hiện công việc bốc dỡ một khối hàng từ điểm A đến điểm B (Hai nơi phài cách xa nhau và không nằm ngoài tầmvới của cẩu).

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ. - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chuẩn bị đầy đủ các hạng mục, đúng cáp,

xích, ma ní; Vận hành cẩu hàng đúng quy trình, an toàn; Dọn dẹp và vệ sinh sau khi hoàn thành.

Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ Bài tập 1: Cho biết cấu tạo và chức năng của một số thiết bị chính trong máy nén.

- Nguồn lực : bảng câu hỏi. - Cách thức: Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trên máy nén khí…Yêu cầu học viên chọn các chức năng đúng cho từng bộ phận. Người dạy nên viết thêm một số bộ phận và chức năng không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các bộ phận cũng như

tính các tính năng của nó.

Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành máy nén khí - Nguồn lực : Máy chính, hệ trích lực máy chính, máy nén khí (có đủ dạng

dẫn động bằng motor điện và động cơ Diesel phụ), bộ cờ lê, bộ tuýp, các thiết bị cần thiết khác, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi học viên máy nén khí dẫn động motor điện hoặc động cơ Diesel. Yêu cầu học viện tiến hành các bước cần thiết để vận hành và

Page 89: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

86 tắt máy và bảo dưỡng máy nén khí.

- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 30 phút - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện đầy đủ đủ các bước trước khi vận hành máy + Vận hành máy và dừng máy an toàn + Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí + Vệ sinh khu vực làm việc

Bài 5. VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM Bài tập 1: Cho biết các dạng dẫn động chính cho bơm nước ?.

- Nguồn lực : bảng câu hỏi - Cách thức: Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số loại dẫn động cho máy bơm ly tâm. Yêu cầu học viên chọn các loại dẫn động đúng. Người dạy nên viết thêm một số bộ phận và chức năng không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả hình thức dẫn động cho

máy bơm ly tâm dưới tàu.

Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành máy bơm nước hút khô hầm tàu - Nguồn lực : buồng máy tàu cá, máy bơm nước ly tâm (có đủ các dạng dẫn

động bằng motor điện và bằng động cơ diesel phụ), các thiết bị khác : bộ cờ lê, bộ tuýp, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi học viên máy bơm ly tâm có thể được dẫn động motor điện hoặc động cơ Diesel. Yêu cầu học viện tiến hành các bước cần thiết để vận hành và tắt máy bơm hút khô hầm tàu.

- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 30 phút - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Thực hiện đầy đủ đủ các bước trước khi vận hành máy + Vận hành máy và dừng máy an toàn + Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí

Page 90: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

87

+ Vệ sinh khu vực làm việc

Bài 6. VẬN HÀNH THIẾT BỊ TÀU CÁ Bài tập 1: Mô tả cấu tạo và chức năng của từng loại tời trên tàu câu vàng

- Nguồn lực : bảng câu hỏi - Cách thức: Giao cho mỗi học viên một phiếu kiểm tra bài, trên phiếu ghi

một số chức năng, cấu tạo chính của các loại tời…Yêu cầu học viên chọn các chức năng và cấu tạo đúng. Người dạy nên viết thêm một số nội dung không đúng vào phiếu kiểm tra bài.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả sản phẩm cần đạt được: chọn đúng tất cả các cấu tạo và tính năng

của các loại tời trên tàu câu vàng . Bài tập 2: Thực hiện công việc vận hành hệ thống máy khai thác

- Nguồn lực : Máy chính tàu cá, hệ trích lực, hệ thống máy khai thác trên tàu câu vàng, máy khai thác trên tàu lưới vây, hệ thống máy khai thác trên tàu lưới rê (các máy này có đủ 2 dạng dẫn động bằng motor thủy lực và bằng trích lực máy chính), các thiết bị cần thiết khác : bộ cờ lê, bộ tuýp, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi nhóm (gồm 3-5 học viên) một hệ thống tời câu vàng, tời lưới vây, hoặc tời lưới rê và các trang thiết bị cần thiết. Yêu cầu vận hành hệ thống tời để thu và thả vàng câu , lưới

- Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Vận hành được các loại tời trên tàu câu, tàu lưới vây hoặc tàu lưới rê + Thực hiện đúng thao tác và đúng quy trình kỹ thuật + Dụng cụ thực hiện xong được vệ sinh và sắp xếp đúng vị trí + Vệ sinh khu vực làm việc

Bài 7. KHẮC PHỤC SỰ CỐ THIẾT BỊ CƠ KHÍ Bài tập 1: Thực hành khắc phục sự cố mất áp lực dầu thủy lực

- Nguồn lực : máy chính táu cá, hệ trích lực, hệ thống bơm thủy lực (có đủ 2 dạng dẫn động bằng motor điện và trích lực máy chính), các thiết bị cần thiết khác : bộ cờ lê, bộ tuýp, khay đựng, giẻ lau, ống dầu cao áp, ...

Page 91: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

88

- Cách thức: Giao cho mỗi học viên một hệ thống bơm thủy lực có đầy đủ các thiết bị. Yêu cầu học viên khắc phục sự cố mất áp lực dầu do đường ống dầu bị bể

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Xác định chính xác, nguyên nhân của sự cố + Thực hiện đúng các bước khắc phục + Khắc phục xong sự cố một cách nhanh chóng + Dụng cụ , môi trường được vệ sinh sạch sẽ

Bài tập 2: Thực hành khắc phục sự cố máy nén khí mất áp lực

- Nguồn lực : máy chính, máy nén khí (có đủ 2 dạng dẫn động bằng motor điện và bằng động cơ diesel phụ), các thiết bị khác : bộ cờ lê, bộ tuýp, khay đựng, giẻ lau, ...

- Cách thức: Giao cho mỗi học viên một hệ thống máy nén khí có đầy đủ các thiết bị. Yêu cầu học viên khắc phục sự cố mất áp lực khí sau máy nén

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở thực hành - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Xác định chính xác, nguyên nhân của sự cố + Thực hiện đúng các bước khắc phục + Khắc phục xong sự cố một cách nhanh chóng + Dụng cụ , môi trường được vệ sinh sạch sẽ

V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 5.1. Bài 1. KIỂM TRA HỆ TRỤC CHÂN VỊT

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của hệ trục chân vịt

Dựa vào bảng câu hỏi

Kiểm tra được các bộ phận trong hệ trục chân vịt

Căn cứ vào thao tác thực hiện và kết quả đo, kiểm được trong quá trình thực hành và kiểm tra

Page 92: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

89

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Thực hiện công việc bảo dưỡng các bộ phận trong hệ trục chân vịt

Căn cứ vào thao tác và kết quả thực hiện trong quá trình thực hành và kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện công việc trong các bài thực hành

5.2. Bài 2 : KIỂM TRA HỆ THỐNG LÁI

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của hệ thống lái cơ và thủy lực

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện công việc kiểm tra các bộ phận của hệ thống lái

Dựa vào quá trình thực hiện và kết quả kiểm tra trong các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện công việc bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống lái

Dựa vào quá trình thực hiện và kết quả kiểm tra trong các bài thực hành, kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

5.3. Bài 3 : VẬN HÀNH TỜI, CẨU

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của hệ thống tời dẫn động cơ khí, dẫn động điện và thủy lực

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện công việc vận hành tời neo Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện công việc vận hành tời kéo lưới Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện công việc vận hành tời kéo lưới Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Page 93: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

90

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Dựa vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

5.4. Bài 4 : VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của hệ thống máy nén khí , các loại dẫn động

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện công việc vận hành máy nén khí

Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

5.5. Bài 5: VẬN HÀNH BƠM NƯỚC LY TÂM

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của máy bơm nước kiểu ly tâm

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện công việc vận hành bơm nước Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

5.6. Bài 6: VẬN HÀNH THIẾT BỊ TÀU CÁ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày được cấu tạo của các máy khai thác

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện công việc vận hành máy khai thác cá lưới vây

Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện công việc vận hành máy khai Dựa vào quá trình thực hiện trong

Page 94: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

91

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá thác cá lưới rê các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện công việc vận hành máy khai thác cá câu vàng

Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

5.7. Bài 7. KHẮC PHỤC SỰ CỐ THIẾT BỊ CƠ KHÍ

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Thực hiện khắc phục sự cố mất áp lực dầu thủy lực

Dựa vào bảng câu hỏi

Thực hiện khắc phục sự cố mất áp lực khí nén

Dựa vào quá trình thực hiện và kết quả kiểm tra trong các bài thực hành, kiểm tra

Thực hiện khắc phục sự cố không có nước ra của bơm ly tâm

Dựa vào quá trình thực hiện trong các bài thực hành, kiểm tra

Ý thức vệ sinh môi trường và an toàn lao động

Căn cứ vào quá trình thực hiện các bài thực hành và kiểm tra

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Văn Xứng; Thiết bị khai thác cá; Trường ĐH Nha Trang – NXB Nông Nghiệp – 1991. 2. Nguyễn Đăng Cường; Tuyển tập mẫu tàu cá Việt Nam; Phân viện Thiết kế Cơ Khí và tàu Thuyền Bộ Thủy Sản – NXB Nông Nghiệp - 1984

Page 95: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

92

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: MÁY TRƯỞNG TÀU CÁ HẠNG 4 (Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Huỳnh Hữu Lịnh – Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

2. Phó chủ nhiệm: Ông Hoàng Ngọc Thịnh – Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Thư ký: Ông Trần Năng Cường – Trưởng phòng Trường Trung hcọ Thủy sản.

4. Các ủy viên: - Ông Trần Văn Tám, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản. - Ông Lê Đức Hưởng, Giáo viên Trường Trung học Thủy sản. - Ông Hồ Đình Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản

Miền Bắc. - Ông Vũ Đức Thắng, Kỹ sư Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai

thác và dịch vụ Biển Đông.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 5 tháng 8 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc

2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng phòng Trường Trung học Thủy sản - Ông Chu Văn Hùng, Giám đốc trung tâm Trường cao đẳng nghề

Thủy sản Miền Bắc. - Ông Hồ Minh Triều Vũ, Kỹ sư Xí nghiệp khai thác chế biến dịch vụ

thủy sản.

Page 96: MÔ ĐUN: QUẢN LÝ BỘ PHẬN MÁY MÃ SỐ: MĐ05dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-ky-thuat/co-khi-che-tao-may/... · hành các thiết bị trên tàu như : máy tời,

93