mỞ ĐẦu ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn...

24
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi CSXH l à một bphận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là động lực to lớn thúc đẩy, phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thực hiện CSXH, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với thực tiễn đất nước trước yêu cầu mới, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN. Chính sách xã hội làvấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ như xã hội học, dân tộc học… Tuy nhiên, dưới góc độ Lịch sử Đảng, việc nghiên cứu CSXH chưa nhiều, nhất là nghiên cứu sự lãnh đạo của các đảng bộ địa phương. Vì vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện CSXH ở các địa phương để thấy được sự vận dụng sáng tạo của các đảng bộ, góp phần làm sáng rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng về CSXH trong sự nghiệp đổi mới. Các huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, có trình độ phát triển không đồng đều. Do vậy, Đảng vàNhà nước đã có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội đưa các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thoát khỏi t ình trạng kém phát triển. Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnh và cả nước. Việc thực hiện CSXH vẫn còn nhiều hạn chế. Một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục như vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa miền núi với miền xuôi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập; hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế cho nhân dân miền núi còn thiếu thốn; phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyết các vấn đề xã hội... Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các vấn đề dân tộc, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tuyên truyền, lôi kéo đồng bào di cư tự do, gây mất ổn định t ình hình chính trị, xã hội ở một số xã vùng cao, biên giới của các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong,

Upload: others

Post on 27-Oct-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

1

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam coi CSXH là một bộphận quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước, một bộ phậncấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là động lực to lớn thúc đẩy,phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thực hiện CSXH,Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hộiphù hợp với thực tiễn đất nước trước yêu cầu mới, góp phần thực hiện mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN.

Chính sách xã hội là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,tiếp cận ở nhiều góc độ như xã hội học, dân tộc học… Tuy nhiên, dưới góc độLịch sử Đảng, việc nghiên cứu CSXH chưa nhiều, nhất là nghiên cứu sự lãnh đạocủa các đảng bộ địa phương. Vì vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện CSXH ở cácđịa phương để thấy được sự vận dụng sáng tạo của các đảng bộ, góp phần làmsáng rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng về CSXH trong sự nghiệp đổi mới.

Các huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An là địa bàn chiếnlược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môitrường sinh thái của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn cư trúcủa nhiều dân tộc, có trình độ phát triển không đồng đều. Do vậy, Đảng vàNhànước đã có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh tế- xã hội đưa các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém pháttriển.

Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, được sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đạt được những thành tựuđáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Tuy nhiên, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnhvà cả nước. Việc thực hiện CSXH vẫn còn nhiều hạn chế. Một số mặt yếu kémkéo dài, chậm được khắc phục như vấn đề giải quyết việc làm cho người laođộng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệhộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữamiền núi với miền xuôi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; công tác đào tạonghề còn nhiều bất cập; hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế cho nhândân miền núi còn thiếu thốn; phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyếtcác vấn đề xã hội... Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các vấn đềdân tộc, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,tuyên truyền, lôi kéo đồng bào di cư tự do, gây mất ổn định tình hình chính trị,xã hội ở một số xã vùng cao, biên giới của các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong,

Page 2: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

2

Tương Dương, tạo ra những điểm nóng ở khu vực miền núi của tỉnh Nghệ An.Điều đó ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển toàn diện của các huyện miền núinói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

Vì vậy, đi sâu nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng đối với miền núinói chung và quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi của tỉnh nói riêng từ năm 2001 đến năm 2010, tổng kết kinhnghiệm để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới là rất cần thiết. Do đó, nghiêncứu sinh lựa chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chínhsách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010" làm đề tàiluận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu: luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An

lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, nêu lên những thành tựu chủyếu, chỉ ra những hạn chế và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnhđạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010.

Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước về CSXH nói chung và CSXH đối với miền núi trong thời kỳ đổimới; khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng miền núi Nghệ An tácđộng đến quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn; làm rõ Đảng bộ tỉnh Nghệ Anvận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để lãnh đạo thực hiệnmột số CSXH ở các huyện miền núi của tỉnh trong 10 năm (2001-2010); nhậnxét quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An; từ đó tổngkết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn CSXH ở cáchuyện miền núi tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo

của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của tỉnh.Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của

Đảng bộ tỉnh Nghệ An, quá trình chỉ đạo thực hiện một số CSXH ở các huyệnmiền núi của tỉnh như: chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách giải quyếtviệc làm, chính sách giáo dục và đào tạo, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻnhân dân.

- Về không gian: nghiên cứu việc thực hiện CSXH ở 10 huyện và 1 thị xã miềnnúi tỉnh Nghệ An (Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, ConCuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn và Thị xã Thái Hòa).

Page 3: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

3

- Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010, qua 02 nhiệm kỳ Đại hội củaĐảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XV (2001- 2005) và khóa XVI (2006 - 2010).

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệuCơ sở lý luận: luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXH.Phương pháp nghiên cứu: luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử,

phương pháp lôgic. Ngoài ra, nghiên cứu sinh sử dụng một số phương phápkhác như: phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát...

Nguồn tài liệu: chủ yếu là các văn kiện của BCH Trung ương Đảng, cácvăn bản của Nhà nước, các nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, UBNDtỉnh Nghệ An và của 11 huyện, thị xã miền núi, số liệu khảo sát ở một số huyệnmiền núi. Một số sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, bài nghiên cứu...

5. Đóng góp của luận án- Làm rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của các huyện miền núi tỉnh

Nghệ An tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh.- Phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện

một số CSXH ở các huyện miền núi (2001 - 2010).- Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo thực

hiện một số CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh.- Khẳng định thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các

huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2010, từ đóđúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn.

- Hệ thống hoá nguồn tư liệu về CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để Đảng bộ tỉnh Nghệ

An có những điều chỉnh, bổ sung về chủ trương, giải pháp thực hiện hiệu quảhơn CSXH ở địa phương; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nướcđối với CSXH trong thời kỳ đổi mới.

6. Kết cấu của luận án: ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiêncứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3chương, 7 tiết.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách xã hội nói chungCông trình Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

KHXH, 1993 do Bùi Đình Thanh làm chủ biên; Một số vấn đề về chính sách xã

Page 4: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

4

hội ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, H,1993 của tác giả Hoàng Chí Bảo; Chínhsách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện, NXb CTQG, H, 1996 doTrần Đình Hoan làm chủ biên; tác giả Phạm Xuân Nam với công trình Đổi mớichính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp, Nxb CTQG, H, 1997; tác giả BrunoPalier và Louis Charles Viossat với Chính sách xã hội và quá trình toàn cầuhóa, Nxb CTQG, H, 2003; Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở ViệtNam hiện nay, Nxb CTQG, H, 2013, do Mai Ngọc Cường làm chủ biên; côngtrình Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới củaNguyễn Thị Thanh, Nxb CTQG, H, 2011; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạothực hiện chính sách xã hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011) của Đinh XuânLý, Nxb ĐHQG, H, 2011; Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách xãhội nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,H, 2001; Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đứcvà thực tiễn Việt Nam do Mai Ngọc Cường làm chủ biên, Nxb Lý luận Chínhtrị, H, 2006; công trình Những vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xãhội hiện nay vận dụng cho Việt Nam, Nxb CTQG, H, 2012 do Hoàng Chí Bảo,Đoàn Minh Huấn làm đồng chủ biên…

Bên cạnh những công trình đã xuất bản, một số luận án tiến sĩ nghiên cứuvề CSXH đã bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minhnhư: luận án tiến sĩ Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiệnchính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006, năm 2011 của Phạm Đức Kiên;Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở Tây Nguyêntừ năm 1996 đến năm 2006 của Phạm Văn Hồ, năm 2012.

Các công trình trên đã luận bàn về CSXH trên cả phương diện lý luận vàthực tiễn; sự lãnh đạo của Đảng đối với CSXH và quá trình tổ chức thực hiện ởmột số địa phương; vị trí, vai trò của CSXH trong sự phát triển kinh tế - xã hội;sự kết hợp, tác động giữa chính sách kinh tế và CSXH, giữa CSXH với cácchính sách khác trong sự phát triển toàn diện đất nước. Đây là những công trìnhcó giá trị để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án.

1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền núiLuận án đã phân loại sách chuyên khảo, các bài tạp chí của các tác giả

trong nước và nước ngoài về phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói chung vàmột số lĩnh vực cụ thể của CSXH ở địa bàn miền núi, dân tộc nói riêng nhưchính sách xóa đói, giảm nghèo; giải quyết việc làm; giáo dục và đào tạo vàcông tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; một số công trình CSXH ở những khu vực,địa phương miền núi cụ thể: Tây Nguyên, Tây Bắc... như công trình Phát triểnbền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, NxbNông nghiệp, H, 2002; Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Page 5: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

5

Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2007, do Phan Văn Hùng làm chủ biên;Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb KHXH, H,2003 của tập thể tác giả Bùi Minh Đạo, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Đình Chiến,Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Thái Đồng...

Các công trình đã nêu bật những thành tựu, hạn chế về phát triển kinh tế -xã hội của miền núi, dân tộc; thời cơ, thách thức và đề xuất một số giải phápnhằm thực hiện có hiệu quả CSXH trên địa bàn miền núi. Các công trình là tàiliệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có được cái nhìn khái quát, đối chiếu, sosánh để thấy được đặc thù, đặc trưng riêng có của mỗi vùng miền trong quátrình thực hiện CSXH của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách xã hội ởmiền núi tỉnh Nghệ An

Công trình Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núiTây Nam Nghệ An của các tác giả Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, NXb Nôngnghiệp, H, 1997; Phát triển bền vững miền núi Nghệ An, NXb Nông nghiệp, H,2002 là công trình phối hợp giữa UBND tỉnh Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứuTài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá nghèo có sựtham gia của cộng đồng tại Nghệ An, Nxb Lao động xã hội, H, 2003 của NhómHành động chống đói nghèo (PTF); Kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết cácvấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá của tác giả Đoàn Minh Duệ và Đinh Thế Định, Nxb Nghệ An, 2003;Cuốn sách Nghệ An - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb CTQG, H, 2005.

Nhiều đề tài khoa học, bài viết đăng trên tạp chí đã phản ánh về việc thựchiện CSXH trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Nghệ An: Đề tài khoa họcNghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình vượt đói nghèo cho đồng bàoKhơ Mú ở Nghệ An do Hoàng Xuân Lương làm chủ nhiệm, 2004; Kỷ yếu hộithảo khoa học Những giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế -xã hội miền Tây Nghệ An của UBND tỉnh Nghệ An, 2008; Kỷ yếu Đại hội cácdân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ nhất, Nxb Nghệ An, 2009; Tác giả TrầnVăn Hằng với bài viết "Nghệ An tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng caođời sống các dân tộc ở miền Tây", Tạp chí Cộng sản, số 807, 2010; Bài "Lýthuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An"của Hồ Thị Thanh Vân, Tạp chí Thông tin Khoa học - Công nghệ Nghệ An, số12, 2011; "Sáu giải pháp đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ An" củaQuang Hưng, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 288, 2006; bài viết của đồng tácgiả Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Diệp "Đào tạo nghề cho người lao độngtrên địa bàn các huyện thuộc Chương trình 30a ở Nghệ An trong thời kỳ hộinhập", Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 316, 2010...

Page 6: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

6

Nhiều bài viết đăng tải trên Tạp chí Thông tin Khoa học - Công nghệNghệ An: "Mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Ải, huyệnKỳ Sơn" của Lầu Bá Tềnh, số 1, 2010; "Một số kết quả ứng dụng khoa học -công nghệ tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên đại bàn Nghệ An", số2, 2010 của Nguyễn Quý Hiếu; "Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng vàchuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nôngthôn và miền núi giai đoạn 2004 - 2010 ở Nghệ An", số 6, 2010 của Trần XuânBí...

Nhiều luận văn thạc sĩ đã tiếp cận giải quyết các CSXH trên địa bàn miềnnúi tỉnh Nghệ An ở các lĩnh vực kinh tế học, xã hội học, bảo vệ tại Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhìn một cách tổng thể, các công trình trên được nghiên cứu dưới nhiều giácđộ khác nhau, đều hướng đến luận giải những vấn đề về CSXH, đối tượng,nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương về CSXH; việc thực hiện các CSXH cụ thể củaĐảng trong thời kỳ đổi mới. Các công trình cũng đã làm rõ mối quan hệ giữaCSXH với CSKT; các hướng tiếp cận, trong đó đáng chú ý cách tiếp cận theophương pháp xã hội học khi nghiên cứu CSXH… Đây là những tư liệu quý đểtác giả kế thừa, sử dụng vào luận án dưới giác độ lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam trên một địa bàn cụ thể - các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên,chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vềquá trình lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh NghệAn từ năm 2001 đến năm 2010.

Chương 1CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚICỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN (2001-2005)

1.1. Khái niệm chính sách xã hội và những yếu tố tác động tới thựchiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An

1.1.1. Khái niệm chính sách xã hộiTrên cơ sở trình bày một số quan điểm về CSXH, luận án khẳng định:

CSXH là chính sách nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết những vấnđề xã hội đang đặt ra để thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, phát triểntoàn diện con người; tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, hưởng thụ tốt nhất những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước.

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh NghệAn tác động tới thực hiện chính sách xã hội

* Đặc điểm tự nhiên: Miền núi tỉnh Nghệ An gồm 10 huyện và 1 thị xã(Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương. Quế Phong,

Page 7: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

7

Qùy Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa), với 217 đơn vịhành chính cấp xã; diện tích tự nhiên 13.747,69 km2, chiếm 83,36% tổng diệntích tự nhiên toàn tỉnh. Về địa giới hành chính, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Đông giáp 4 huyện đồng bằng của tỉnh; phíaTây giáp 3 tỉnh của nước Cộng hòa DCND Lào với đường biên giới dài 419km. Địa hình chia cắt, tạo thành nhiều tiểu khu vực, khí hậu khắc nghiệt. NghệAn là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng. Các huyện miền núi Nghệ Anlà địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là về quốcphòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ.

* Đặc điểm kinh tế - xã hộiCác huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là vùng kém phát triển nhất trong

tỉnh và cả nước và đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tếchuyển đổi chậm, lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 86,4%. Văn hoá, giáodục, y tế, xã hội còn nhiều bất cập và yếu kém, tỷ lệ hộ đói nghèo cao; tìnhtrạng du canh, du cư lớn; tỷ lệ mù chữ ở một số dân tộc còn cao, như dân tộcMông là 43%, dân tộc Khơ Mú là 32,01%.

Dân cư, tộc người: với hơn 1 triệu người, chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh, trongđó có khoảng 41 vạn đồng bào DTTS, chủ yếu sinh sống ở các huyện miền núicao. Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú về sắc thái văn hóa dân tộc,trong đó nổi trội là văn hoá Thái. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hoá tốtđẹp, trong đời sống đồng bào DTTS các huyện miền núi tỉnh Nghệ An còn tồntại một số phong tục tập quán lạc hậu. Đây là những trở lực trong quá trình thựchiện CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh.

1.1.3. Thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ Annhững năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh trước thiên niên kỷ mới

Từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới, Đảngbộ tỉnh Nghệ An đã lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn các huyện miền núitrong 10 năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) đạt được những kết quả đáng ghinhận. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, các huyện miền núi vẫn là vùngchậm phát triển, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộđói nghèo cao. Giáo dục và đào tạo không theo kịp yêu cầu mới, chất lượng đàotạo thấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ chuyên môn khoa học - kỹ thuật vừathiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực chuyên môn.

Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải kịp thời có chủ trương, chính sách phùhợp với các địa phương ở miền núi Nghệ An; tăng cường công tác chỉ đạo,giám sát việc thực hiện CSXH vào thực tiễn vùng miền núi. Đảng bộ, chínhquyền ở các huyện miền núi phải vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của

Page 8: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

8

Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào điều kiện cụ thể của các địaphương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, giải quyết cóhiệu quả các vấn đề xã hội.

1.2. Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương của Đảng về chínhsách xã hội ở các huyện miền núi (2001-2005)

1.2.1. Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội ở khu vực miền núinói chung, miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng

Luận án khái quát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXHtrong thời kỳ đổi mới (1986-2000). Xuất phát từ tình hình của đất nước khibước vào thế kỷ XXI, Đại hội IX và các Hội nghị Trung ương khoá IX đã bổsung, cụ thể hoá thêm chủ trương của Đảng về CSXH với những nội dung mới,khẳng định tính thống nhất biện chứng giữa CSXH với chính sách kinh tế; tăngtrưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và tiến bộ xã hội ngay trong từngbước phát triển; thu hẹp khoảng cách vùng miền, thực hiện công bằng xã hộigiữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi theo phương châm “bình đẳng,đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng nhau phát triển”.

Từ chủ trương chung, luận án nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước về thực hiện CSXH ở địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An như Kết luậnsố 20-KL/TW, ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị về Kết quả sau hơn 2 năm thựchiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh NghệAn lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ Anđến năm 2005 và 2010; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 01/7/2004 của BộChính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốcphòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004, về Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòngan ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Quyếtđịnh số 147/2005/QĐ-TTg, ngày 15/6/2005 về Phát triển kinh tế - xã hội miềnTây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 với mục tiêu: “Đưa miền Tây tỉnh Nghệ Anthoát khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bàocác dân tộc được nâng cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng biêngiới; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; bảo vệ tốt quốc phòng, an ninh biên giới và môitrường sinh thái bền vững".

1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về chính sách xã hội ở cáchuyện miền núi (2001 - 2005)

Từ năm 2001 đến năm 2005, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Nghệ An đã cónhiều văn bản chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi như: Kết luận số13-KL/TU, ngày 12/12/2002 về Kết quả thực hiện Nghị quyết 14-NQ/TU củaBCH Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về phát triển kinh tế - xã hội miền núi và dân tộc

Page 9: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

9

và định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng ở cáchuyện vùng núi cao và các xã biên giới; Kết luận số 02-KL/TU ngày 17/7/2001về Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn miền núi và dân tộcgắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc; Nghị quyết số 18-NQ/TUngày 15/1/2004 về Củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộcthiểu số, vùng giáo; đề án về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã,phường, thị trấn trọng tâm là cán bộ chủ chốt và cán bộ các xã 10 huyện miềnnúi giai đoạn 2001-2005; đề án Bổ sung, sửa đổi một số chính sách về dân tộcvà miền núi... trong đó nhấn mạnh kết hợp phát triển kinh tế với chăm lo giảiquyết tốt các CSXH thông qua việc lồng ghép các dự án của tỉnh và các chươngtrình quốc gia; giải quyết việc làm cho lao động; nâng cao chất lượng giáo dụcvà đào tạo và công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ cho các huyện miền núi, trước hết tập trung vào công tác XĐGN,xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo các huyện miền núi.

Cùng với việc ban hành các nghị quyết, kết luận riêng về vùng miền núi,Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị trên từng lĩnh vực cụthể của CSXH như: XĐGN; xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo; phát triểnđào tạo nghề; nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn miền núi và dân tộcgắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc; củng cố, tăng cường côngtác y tế ở các huyện miền núi.

1.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện chính sách xãhội ở các huyện miền núi (2001 – 2005)

Luận án làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núicủa Đảng bộ tỉnh Nghệ An, đồng thời hệ thống các văn bản chỉ đạo của UBNDtỉnh, sở, ban, ngành, các huyện ủy, chính quyền các huyện miền núi thực hiệnCSXH trên các lĩnh vực cụ thể:

1.3.1. Thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dâncác huyện miền núi. Nét nổi bật là sự chung sức của cả cộng đồng trong côngtác chỉ đạo thực hiện xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo ở các huyện miềnnúi. Đến cuối năm 2005, 7/10 huyện miền núi đã cơ bản xóa xong nhà dột nát,tạm bợ; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 26,46% (năm 2000) xuống còn 11% (năm2005). Tuy nhiên, công tác XĐGN chưa vững chắc. Bộ phận hộ cận nghèo và

tái nghèo còn lớn, nhất là ở vùng đồng bào DTTS.

1.3.2. Từng bước giải quyết việc làm cho lao động ở các huyện miền núi.Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Quyết định 4949/QĐ-

UB.VX tỉnh, ngày 30/12/2005 về Phát triển đào tạo nghề cho lao động miền

Page 10: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

10

núi Nghệ An giai đoạn 2005-2010 với nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng caochất lượng lao động ở các huyện miền núi, trong đó chú trọng công tác xuấtkhẩu lao động - xem đây là kênh đột phá cho giải quyết việc làm, XĐGN ở cáchuyện miền núi của tỉnh.

1.3.3. Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộcho các huyện miền núi. Chính quyền tỉnh và các huyện miền núi ban hànhnhiều quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, trong đó tậptrung giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở các huyện núi cao với nhiều chínhsách ưu đãi; đồng thời, triển khai đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho 10huyện miền núi. Vì vậy, hệ thống trường lớp được mở rộng; cuối năm 2005,trên địa bàn miền núi Nghệ An cơ bản hoàn thành xoá phòng học tranh tre nứalá; khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở vùng núi cao; công tác cử tuyểnđược tăng cường; trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độlý luận chính trị, quản lý nhà nước của cán bộ các xã miền núi được nâng lênđáng kể. Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng từ 4,23% lên 8,85% và trunghọc chuyên nghiệp từ 8% lên 53,3%; trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấptừ 0,74% lên 1,2% và trung cấp lý luận chính trị từ 45,9% lên 53,3%.

1.3.4. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các huyện miềnnúi. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên sâu bằng nhiều hình thức,đề ra cơ chế, chính sách thu hút cán bộ y tế về công tác tại các huyện miền núi.Công tác y tế ở các huyện miền núi có sự chuyển biến rõ rệt ; mạng lưới y tế cơbản được đầu tư và phân bố đều đến các vùng dân cư; các ổ dịch bệnh lớn đượckhống chế; các chương trình quốc gia y tế hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là tỷ lệtrẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm mạnh, từ 60% (năm 2000) xuống còn30,4% (năm 2005), góp phần đưa Nghệ An có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấpnhất trong cả nước.

Tiểu kết chương: Trong 5 năm (2001-2005), dưới sự lãnh đạo của Đảng và

các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đã

đặc biệt quan tâm đến các huyện miền núi Nghệ An bằng việc đã ban hành nhiềunghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành và các

huyện miền núi thực hiện CSXH góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về giải quyết các vấn đề xã hội được

nhân dân các huyện miền núi hưởng ứng sâu rộng và thực hiện có hiệu quả vớinhững cách làm chủ động, sáng tạo, huy động được sức mạnh tổng hợp củatoàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, như Nghị quyết số 10về xóa đói giảm nghèo; Chỉ thị số 21 về xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo;Kết luận số 02 về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn miền núi

Page 11: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

11

và dân tộc gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ người dân tộc; Nghị quyết số 18về củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số; Chỉ thị số17 về củng cố, tăng cường công tác y tế… Điều đó phản ánh sự lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện CSXH ở các huyện miền núi từ năm 2001đến năm 2005 đã xuất phát từ thực tiễn của địa phương miền núi để Đảng bộtỉnh Nghệ An đề ra các chủ trương và biện pháp thích hợp.

Xác định vấn đề quan trọng để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế -xã hội nói riêng và thực hiện các CSXH nói riêng trên địa bàn các huyện miềnnúi là nguồn nhân lực. Đảng bộ, chính quyền tỉnh, các huyện miền núi Nghệ Anđã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên nhằm huy động, tăng cường đội ngũcán bộ, nhất là đội ngũ giáo viên và y sĩ, bác sĩ lên công tác tại các huyện miềnnúi để đáp ứng nhu cầu học tập và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi,dân tộc, góp phần thực hiện bình đẳng về giáo dục và y tế trên địa bàn.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH tại các huyện miền núi, Đảng bộtập trung thực hiện chính sách XĐGN. Tỉnh ủy Nghệ An đã chọn vấn đề trọngtâm là xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo, chủ yếu ở các huyện miền núi đểgiải quyết bằng Chỉ thị số 21, huy động sức mạnh của các đoàn thể, cộng đồng,phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, do vậy, chỉ trong 1 năm đã xóa được84% nhà dột nát, tạm bợ trong toàn tỉnh. Đó là minh chứng rõ nhất cho sự vậndụng chủ trương của Đảng trong chỉ đạo thực hiện CSXH tại địa phương.

Từ quá trình chỉ đạo thực hiện, nhận thức về giải quyết các CSXH của cáccấp ủy đảng, chính quyền các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển biếnrõ rệt trong phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, một sốhuyện miền núi tỉnh Nghệ An đã vận dụng chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy mộtcách linh hoạt để đưa lại những kết quả thiết thực và hiệu quả như Huyện ủy KỳSơn sớm ban hành Nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo để khắc phục tình trạng tỷlệ nghèo trên địa bàn; huyện Thanh Chương huy động được sức mạnh của cộngđồng, đặc biệt là con em quê hương đang sinh sống, công tác ngoài huyện để gópsức xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Dù có những cố gắng trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miềnnúi, nhưng Đảng bộ tỉnh Nghệ An vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề xã hội cầngiải quyết như tỷ lệ nghèo còn cao, chất lượng giáo dục thấp, còn khoảng cáchvới các huyện miền xuôi, công tác chăm sóc sức khỏe còn bất cập, đội ngũ cánbộ yếu về chuyên môn, một số chỉ tiêu và giải pháp đề ra chưa phù hợp với thựctế… Điều đó đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Nghệ An và các huyệnmiền núi tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hơn nhằm sớm đưacác huyện miền núi thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hướng tới phát triểnbền vững.

Page 12: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

12

Chương 2ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI ĐÁP ỨNG YÊUCẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC (2006-2010)

2.1. Chủ trương của Đảng bộ Nghệ An về chính sách xã hội ở cáchuyện miền núi trong tình hình mới

2.1.1. Chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước trước yêu cầu đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trên cơ sở phân tích những tác động của tình hình thế giới tới đất nước,luận án khẳng định tiếp tục quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXHtại Đại hội X, đặc biệt là giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng miền núi, đồngbào DTTS. Điểm mới trong các văn bản của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2006 -2010 là đã xác định rõ hơn vị trí của CSXH trong sự phát triển tổng thể kinh tế -xã hội của đất nước, trong đó đã cụ thể hóa sự phát triển của vùng, địa phương,đặc biệt là địa bàn miền núi và vai trò của CSXH đối với sự phát triển toàn diệncủa miền núi, dân tộc. Từ đó, Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữachính sách kinh tế với CSXH trong điều kiện kinh tế thị trường ở các địaphương miền núi. Đồng thời, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách huyđộng các nguồn lực đóng góp cho giải quyết các vấn đề xã hội và tổ chức thựcthi các CSXH với khả năng tham gia của các tổ chức, đoàn thể và mỗi mộtngười dân trên địa bàn miền núi. Thực hiện CSXH ở vùng miền núi không chỉcó ý nghĩa hỗ trợ, giải quyết những khó khăn của người dân miền núi mà còntạo cơ hội bình đẳng để người dân tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởngthụ dịch vụ, phúc lợi xã hội.

2.1.2. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về chínhsách xã hội ở các huyện miền núi (2006-2010)

Luận án làm rõ những thuận lợi và khó khăn tác động đến việc hoạch địnhchủ trương của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về CSXH trên địa bàn miền núi. Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XVI (2006 - 2010), quán triệt chủ trươngcủa Đảng phát triển kinh tế gắn với chăm lo tốt các vấn đề xã hội, thực hiệncông bằng xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Huyđộng tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, ưu tiên cho đầu tư khai tháctiềm năng miền Tây của tỉnh; xây dựng kế hoạch cụ thể với bước đi thích hợpđể triển khai thực hiện Quyết định số 147 của Chính phủ về Phát triển kinh tế -xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010.

Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận nhằmlãnh đạo CSXH ở các huyện miền núi như Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày16/10/2006 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 147 của Thủ tướng

Page 13: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

13

Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010; Kếtluận số 24-KL/TU nhằm Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả việc thực hiệnQuyết định số 147 của Thủ tướng Chính phủ; Kết luận số 10-KL/TU ngày5/12/2006 về Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số; đề ánChính sách hỗ trợ đặc biệt về kinh tế nhằm thực hiện xóa đói, giảm nghèo vàtiến tới xóa bỏ tình trạng du canh, du cư tự do của người Mông (ngày7/10/2008); Kết luận số 20-KL/TU ngày 13/3/2009 nhằm triển khai có hiệu quảchương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương,Quế Phong và tiếp tục thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứXVI đề ra; đề án số 02-ĐA/TU về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số,cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng; Nghị quyết 08-NQ/TU vềNâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm2010 và những năm tiếp theo...

Như vậy, trong những năm 2006-2010, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hànhnhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận nhằm tăng cường lãnh đạo các CSXH đốivới các huyện miền núi; đặc biệt là chỉ đạo thực hiện Quyết định số 147 củaThủ tướng Chính phủ.Tiếp tục quan điểm đầu tư cho các huyện miền núi, Tỉnhủy tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện cho các huyện miền núi nghèo, đồngthời quan tâm đến các tộc người khó khăn như dân tộc Mông, người Đan Lai,người Ơ Đu bằng các đề án, chương trình cụ thể.

2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi củaĐảng bộ tỉnh Nghệ An (2006 - 2010)

Quán triệt các nghị quyết của Tỉnh ủy, thực hiện các quyết định của Thủtướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, UBND tỉnhNghệ An ban hành Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 và Kế hoạchsố 309/2006/KH-UBND-TH ngày 5/10/2006 với 22 đề án, dự án phát triển trênđịa bàn miền núi thuộc nhiều lĩnh vực, của các ban, ngành gắn với các giải phápđồng bộ. Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển kinh tế gắn với giải quyết cácvấn đề xã hội.

Với sự chỉ đạo sát sao, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ Anđã tích cực chỉ đạo lồng ghép, phối hợp các đề án, chương trình phát triển kinhtế - xã hội trên địa bàn miền núi, tổ chức chỉ đạo thực hiện các CSXH một cáchhiệu quả trên các mặt chủ yếu sau:

2.2.1. Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững ở các huyệnmiền núi. Tập trung chỉ đạo xóa xong nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo; triểnkhai có hiệu quả XĐGN ở 3 huyện miền núi cao theo Quyết định 30a; thực hiệncác CSXH đối với các đồng bào DTTS như Đan Lai, Mông, Ơ Đu... Công tácXĐGN thu hút được sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể

Page 14: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

14

và ý chí vươn lên thoát nghèo của các hộ nghèo với nhiều phong trào, mô hìnhXĐGN hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37,35% (năm 2006) xuốngcòn 25% (năm 2010), đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, số hộ nghèo ở các huyệnmiền núi cao còn nhiều, chưa triển khai hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ theo kếhoạch thực hiện Chương trình 134...

2.2.2. Nâng cao chất lượng lao động, góp phần giải quyết việc làm ở cáchuyện miền núi. Thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình giảiquyết việc làm giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết,quyết định và cơ chế, chính sách thu hút việc làm, tập trung xây dựng các trungtâm dạy nghề ở các huyện miền núi; mở rộng các loại hình đào tạo... So với giaiđoạn 2001 - 2005, số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp giảm25,2% (còn 61,19%), số lao động ở các ngành công nghiệp, xây dựng tăng14,45% (đạt 19,05%) và ngành dịch vụ tăng 10,76% (đạt 19,76%); tạo thêm

việc làm mới cho khoảng 30.400 lao động, bình quân mỗi năm hơn 6000 laođộng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 13% tăng lên 23%, trong đó lao động đượcđào tạo nghề từ 6,38% tăng lên 15%, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Tuy

nhiên, số lao động được đào tạo nghề ở các huyện miền núi còn thấp, chỉ đạt15%; chất lượng đào tạo nghề, nhất là dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề ở các cơ sởdạy nghề ngoài công lập còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thịtrường lao động.

2.2.3. Chú trọng đầu tư giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộđáp ứng yêu cầu phát triển của các huyện miền núi. Triển khai Nghị quyết số04 của Tỉnh ủy về Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-

2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3524/QĐ-UBND.VX, ngày

12//9/2007 về Kiên cố hoá trường, lớp học, xây dựng nhà ở cho giáo viên, nâng

cao chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông miền Tây Nghệ Angiai đoạn 2007-2015...

Nghệ An là một trong những tỉnh có kế hoạch sớm về xây dựng xã hội họctập, do vậy đã khơi dậy tinh thần học tập của mọi người dân, thực hiện bìnhđẳng về cơ hội học tập và các CSXH trong giáo dục, nhất là đối với các huyệnmiền núi. Nhiều trường dân lập, tư thục được xây dựng thể hiện sự chung taygóp sức của các đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong sự nghiệp giáodục và đào tạo con em miền núi, dân tộc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cơ sở được chú trọng.Thực hiện đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở miền Tây Nghệ An giai đoạn

Page 15: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

15

2008-2010 (ngày 1/8/2008) có hiệu quả, góp phần nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn, trình độ văn hóa cho cán bộ, nhất là những cán bộ cơ sở vùng sâu, vùngxa, vùng DTTS.

2.2.4. Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cáchuyện miền núi, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định, tiêu biểu Quyếtđịnh số 3413/QĐ-UBND-VX ngày 31/8/2007 về Phát triển mạng lưới y tế vùng

miền Tây Nghệ An đến năm 2010 với nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ cho cánbộ y tế, tăng cường đội ngũ bác sĩ, xây dựng trạm xá đạt chuẩn quốc gia về ytế...vì vậy, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế trên địa bàn miền núi Nghệ Antừng bước được mở rộng và cải tạo khang trang, trang bị đầy đủ hơn, góp phầnnâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốcgia về y tế tăng gấp 5 lần so với năm 2005, đạt 63,42%, vượt mục tiêu đề ra; độingũ bác sĩ được kịp thời bổ sung, nâng tỷ lệ từ 2,3 bác sĩ/vạn dân (năm 2005)

tăng lên 4 bác sĩ/vạn dân; nâng tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ gấp 2,4 lần so vớinăm 2005, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở. Mặcdù vậy, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và số giường bệnh/vạn dân trên địabàn miền núi còn thấp, nhất là các huyện miền núi cao.

Tiểu kết chương: Trong 5 năm (2006-2010), bám sát chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi, Đảngbộ, chính quyền tỉnh và các huyện miền núi Nghệ An lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện có hiệu quả các chính sách XĐGN, giải quyết việc làm cho lao động, nângcao chất lượng GD-ĐT, tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe chonhân dân.

Từ thực trạng thực hiện các CSXH ở các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnhNghệ An đã lãnh đạo sát sao, kịp thời và đề ra nhiều chủ trương để giải quyếtnhững khó khăn, bất cập. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo các huyện nghèo, có cácchủ trương, chính sách cụ thể đối với đồng bào DTTS khó khăn (dân tộc Mông,Ơ Đu, Đan Lai). Từ chủ trương chung của Trung ương về XĐGN, Đảng bộ tỉnhNghệ An đã vận dụng sáng tạo, đề ra chủ trương hỗ trợ cho các xã nghèo có tỷlệ đói nghèo trên 25% ngoài Quyết định 30a. Do vậy, đã mở rộng đối tượng cầnđầu tư của tỉnh góp phần đưa nhanh các xã hoàn thành mục tiêu XĐGN.

Nhiều vấn đề cần giải quyết cho các hộ nghèo, Đảng bộ, chính quyền tỉnhNghệ An đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trước mắt cần hỗ trợ xóanhà dột nát, tạm bợ cho các hộ nghèo để người dân ổn định cuộc sống và đưa raquyết tâm hoàn thành trước 2/9/2007. Chứng tỏ sự lãnh đạo của các cấp ủy,chính quyền tỉnh và các huyện miền núi đã bám sát tình hình thực tế của địa

Page 16: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

16

phương các huyện miền núi, có chủ trương sát hợp với nguyện vọng của quầnchúng nhân dân. Với sự quyết tâm trên, đến năm 2010, Nghệ An là một trongnhững tỉnh hoàn thành việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo Nghị quyết số 37của Bộ Chính trị.

Điểm mới trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh NghệAn là đã huy động được sức mạnh tổng hợp, sự chung sức của các tổ chứcchính trị - xã hội, doanh nghiệp trong việc xã hội hóa giáo dục và đào tạo, từngbước cải thiện cơ sở vật chất, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bànmiền núi. Hệ thống trường dân lập ở cấp phổ thông và dạy nghề được thành lậpvà ngày càng mở rộng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cáchuyện miền núi tỉnh Nghệ An.

Với Nghị quyết số 08 về y tế, Tỉnh ủy Nghệ An đã tăng cường sự lãnh đạođối với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân các huyện miền núi,chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, tăng cường bác sĩcho tuyến huyện, xã, đầu tư cơ sở hạ tầng cho trạm y tế, do vậy, tỷ lệ xã,phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đều vượtmục tiêu đề ra, vượt mức bình quân chung của các tỉnh miền núi phía Bắc, gópphần làm tăng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI).

Sự chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với việc thực hiện CSXH trên địabàn miền núi ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần phát triển địaphương trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước và quê hương.

Chương 3NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét chung về lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở cáchuyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2001 – 2010)

3.1.1. Thành tựu cơ bảnTrong 10 năm (2001-2010) lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền

núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.Một là, thống nhất cao trong nhận thức về tầm quan trọng, nội dung, các

nguyên tắc trong thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ AnTừ thực tiễn lãnh đạo thực hiện CSXH ở các các huyện miền núi, Đảng

bộ tỉnh Nghệ An đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò quan trọng củaCSXH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương thời kỳ đổi mới.

Thông qua tuyên truyền, giáo dục, tạo nhận thức chung, đồng thuận caotrong Đảng và ngoài xã hội, đưa chủ trương vào cuộc sống; phát động toàn dân

Page 17: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

17

khơi dậy tinh thần tiến công, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hẹp hòi, ỷ lại,quyết đưa miền núi tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hạn chếkhoảng cách giữa miền núi và miền xuôi trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Lãnh đạo thực hiện CSXH ở miền núi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã có nhữngđổi mới trong nhận thức về thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các vùng miền,các dân tộc. Đó không chỉ đơn giản là sự công bằng bình đẳng trong phân phốithu nhập, lợi ích kinh tế mà còn là công bằng, bình đẳng về cơ hội phát triểnkinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế đối với cá nhân, cộng đồng, tạo cơ hội chongười dân miền núi bình đẳng trong tiêu dùng sản phẩm xã hội. Thực hiệnCSXH ở các huyện miền núi Nghệ An không chỉ là sự trợ giúp mang tính baocấp mà phải phát huy được nội lực của từng địa phương. Sự giúp đỡ cho miềnnúi đồng nghĩa với việc tạo điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực,phát huy nội lực sẵn có, đảm bảo cho phát triển bền vững, tạo điều kiện để nhândân các huyện miền núi thực hiện quyền bình đẳng về cơ hội phát triển vàhưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội.

Hai là, quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miềnnúi, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đạt được một số kết qủa cụ thể:

Việc lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An ở các huyệnmiền núi đã tạo cơ hội bình đẳng để người dân tiếp cận các nguồn lực phát triểnvà hưởng thụ dịch vụ, phúc lợi xã hội trên các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo;giải quyết việc làm; giáo dục - đào tạo và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Những thành tựu bước đầu đạt được trong quá trình thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi với sự quán triệt và vận dụng phù hợp với đặc điểm, tình hìnhcủa địa bàn miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001-2010 đã gópphần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Nông thôn,miền núi nhất là vùng đồng bào các DTTS đang từng ngày đổi mới. Đó là sựkiểm nghiệm tính đúng đắn của CSXH trên thực tế, đồng thời khẳng địnhnhững nỗ lực và định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc pháttriển bền vững miền núi.

* Nguyên nhân của những thành tựu- Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của

CSXH trên địa bàn miền núi nói chung và các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nóiriêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính phủ cóquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An với những địnhhướng, nhiệm vụ rõ ràng.

- Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cấp ủy, chínhquyền các huyện miền núi của tỉnh luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng linh hoạtcác chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CSXH trong tình hình mới,

Page 18: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

18

phù hợp với thực tiễn của địa phương. Một số cấp ủy, chính quyền ở các huyệnmiền núi tỉnh Nghệ An còn sớm có chủ trương trong chỉ đạo thực hiện CSXHtrước yêu cầu của tình hình cụ thể, điều đó phản ánh tính chủ động và sự sángtạo của các cấp cơ sở từ chủ trương chung, và đồng thời thể hiện sự đúng đắncủa chủ trương chung được hiện thức hóa trong thực tiễn.

- Sự đồng thuận của hệ thống chính trị, các doanh, các tổ chức quốc tế và

nhân dân trong việc thực hiện CSXH. Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong hệthống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thể hiện rõ sự thống nhất giữa vai trò lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng với vai trò quản lý và tổ chức thực hiện củachính quyền, đoàn thể xã hội ở các cấp, từ đó tạo nên sự chuyển biến sâu rộngtrong nhận thức cũng như trong thực hiện CSXH ở mỗi địa phương.

- Được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân các huyện miền núi tỉnh Nghệ An,

nhất là đồng bào các DTTS trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dựán của Đảng và Nhà nước về CSXH trên địa bàn. Người dân không chỉ là đốitượng thụ hưởng thành quả của CSXH do Nhà nước "bao cấp", mà là chủ thể củacác quá trình thực hiện CSXH với vai trò chủ động, tích cực. Đây là một trongnhững nguyên nhân quan trọng thực hiện có hiệu quả các CSXH trên địa bàn các

huyện miền núi.3.1.2. Một số hạn chếMột là, trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộ

tỉnh Nghệ An, một số nội dung CSXH được triển khai chưa thật phù hợp vớivùng miền núi của tỉnh; đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng tâm, chưa xác địnhđược vùng nào cần đầu tư trọng điểm nhằm tạo nên điểm kích cầu, một "cựcphát triển" cho toàn vùng miền núi của tỉnh; chưa phát huy tốt hiệu quả tính liênvùng giữa các huyện miền núi với các địa phương trong tỉnh, tỉnh láng giềngtrong thực hiện CSXH; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở và ngành chưa nhậnthức và quán triệt đầy đủ việc gắn kết công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vớiquốc phòng, an ninh với giải quyết các vấn đề xã hội một cách nhuần nhuyễn.

Hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình các cấp chưa đều. Công tác tuyêntruyền phổ biến các chủ trương chính sách, hướng dẫn thực hiện các chính sáchcủa các địa phương tới cấp cơ sở còn yếu và chưa thật sự được chú trọng.

Hai là, trong chỉ đạo thực hiện CSXH, còn một số tồn tại trên các lĩnh vựccụ thể:

Số hộ nghèo trên địa bàn các huyện miền núi so với tỉnh và cả nước còncao; mức độ giảm nghèo trong một vùng, một huyện không đồng đều. Một sốCSXH chậm được tổng kết, sửa đổi, bổ sung, áp dụng chính sách còn nguyên

Page 19: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

19

tắc, không phát huy được hết ý nghĩa tích cực của chính sách, mà còn tạo ra tâmlý ỷ lại, trông chờ của người dân vào chính sách của Nhà nước.

Lao động chủ yếu còn làm việc trong khu vực nông nghiệp (chiếm61,19%). Chính sách việc làm chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm theochiều rộng, chưa chú trọng đến chất lượng việc làm. Tỷ trọng lao động qua đàotạo, lao động kỹ thuật còn thấp trong cơ cấu trình độ lao động.

Chất lượng GD-ĐT chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồnnhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi. Hệ thốngcác trung tâm khám, chữa bệnh phát triển chậm, tập trung nhiều ở vùng núithấp, ở vùng cao còn nhiều bất cập. Về bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chấtlượng đào tạo cán bộ còn hạn chế, nhất là đối với đối tượng cử tuyển và loạihình đào tạo không chính quy.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện CSXH tại các địa phương chưađược quan tâm đúng mức. Chưa làm tốt công tác tổng kết, rút kinh nghiệm vàxây dựng các mô hình điểm để nhân rộng. Công tác chỉ đạo chưa thường xuyên,chưa sâu sát cơ sở.

* Nguyên nhân của những hạn chế- Điểm xuất phát của các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thấp so với trình độ

phát triển chung của toàn tỉnh.- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức các cấp, các

ngành về CSXH và thực hiện CSXH của Đảng, Nhà nước chưa đầy đủ. Quátrình lãnh đạo, chỉ đạo có lúc thiếu kiểm tra, đôn đốc tích cực, nên có nhữngnghị quyết, chương trình chưa đi vào cuộc sống, hiệu quả thực tế chưa cao.

- Một bộ phận người dân miền núi, đồng bào DTTS, kể cả cán bộ còn có tưtưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của tỉnh, ý thứcvươn lên chưa cao.

- Trình độ năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ còn chưa đápứng được yêu cầu nhiệm vụ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiệnCSXH trên địa bàn miền núi.

3.2. Một số kinh nghiệm3.2.1. Nhận thức đúng vị trí của chính sách xã hội trong quá trình xây

dựng và phát triển các huyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nướcnói chung

Thực tiễn việc thực hiện CSXH của Đảng ở tỉnh Nghệ An trong nhữngnăm 2001 - 2010 cho thấy, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí CSXH củaĐảng, Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các DTTS là nhân tố hàngđầu quyết định hiệu quả thực hiện CSXH của Đảng trên địa bàn miền núi.

Page 20: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

20

Nhận thức về vị trí, vai trò của CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh NghệAn, chính là làm cho đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và củatỉnh, thấy rõ tính ưu việt của đường lối, chính sách. Hơn nữa, làm cho ngườidân các huyện miền núi thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiệnCSXH trên địa bàn, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ vào các nguồn viện trợ củaTrung ương và các cấp. Đồng thời, cần làm cho mọi thành viên trong cộng đồnghiểu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của CSXH với phát triển miền núi toàn

diện. Ưu tiên trong đầu tư phát triển vùng dân tộc và miền núi, cũng như ưutiên, ưu đãi cần thiết cho đồng bào DTTS là một đòi hỏi tự nhiên - tất yếu, tạora điều kiện và cơ hội để đồng bào DTTS trên địa bàn miền núi thụ hưởng côngbằng, bình đẳng và tiến tới tự phát triển trong sự phát triển chung của tỉnh.

3.2.2. Chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội phù hợp với thựctiễn các huyện miền núi

Xuất phát từ tình hình thực tiễn của các huyện miền núi, Đảng bộ tỉnhNghệ An đã xác định rõ định hướng phát triển của vùng, miền. Đồng thời, tậptrung nguồn lực để đầu tư cho phát triển các huyện miền núi, đặc biệt là cáchuyện miền núi cao trong việc thực hiện CSXH. Nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủykhông dừng lại ở việc xác định tư tưởng, quan điểm của mỗi vấn đề mà đã cụthể hóa, vận dụng một cách chủ động, sáng tạo nghị quyết của Trung ươngthành mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp lớn của địa phương sát hợp với tình hìnhthực tế của các huyện miền núi của tỉnh. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh còn ban hànhnhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các huyện miền núi phát huy nộilực, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện CSXH.

Từ chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng bộ các huyện miền núi đã chủ động banhành các nghị quyết nhằm lãnh đạo thực hiện CSXH của địa phương có hiệuquả.

3.2.3. Lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trong mối quan hệ tươngtác giữa kinh tế - xã hội - chính trị - quốc phòng, an ninh đảm bảo sự ổnđịnh và phát triển bền vững các huyện miền núi

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Nghệ An nắm vững quan điểmthống nhất CSXH với chính sách kinh tế, xem trình độ và khả năng phát triểnkinh tế là điều kiện để thực hiện CSXH, thực hiện tốt CSXH là động lực quantrọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, với vị trí là phên dậu của tỉnh, giápvới nước Cộng hòa DCND Lào, lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miềnnúi tỉnh Nghệ An cũng chính là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc

Page 21: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

21

phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ, chăm lo phát huy tinh thần đoànkết của đồng bào các dân tộc vùng biên. Đấu tranh chống sự chia rẽ dân tộc củacác thế lực thù địch, đòi hỏi Đảng bộ phải nhìn nhận vấn đề xã hội gắn chặt vớitình hình chính trị, liên quan đến sự tồn tại, ổn định của quốc gia. Sự ổn địnhchính trị chính là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện cácCSXH trên địa bàn miền núi.

3.2.4. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị gắn với xã hội hóatrong thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi

Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan, ban ngành của địa phương trong thực hiện CSXH của Đảng ởcác huyện miền núi tỉnh Nghệ An là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng,ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện CSXH. Thực tiễn lãnh đạo CSXH củaĐảng từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Nghệ An luôn coi trọng, quantâm chỉ đạo phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sự phối hợpgiữa các cơ quan, ban, ngành của tỉnh trong thực hiện CSXH.

Chú trọng phương châm xã hội hóa trong thực hiện CSXH, “Nhà nước vànhân dân cùng làm” để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, sự giúpđỡ của các tổ chức quốc tế và huy động được nguồn lực từ cộng đồng để đápứng tốt hơn các nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phát huy vaitrò của các đoàn thể, hội quần chúng trong việc tổ chức thực hiện CSXH củaĐảng. Xã hội hóa còn là phát huy nội lực chính bản thân những người đượchưởng thụ CSXH, khơi dậy những tiềm năng của các cá nhân, tự vươn lên vớisự hỗ trợ của cộng đồng trong quá trình thực hiện CSXH, nhất là chính sáchXĐGN, GD-ĐT, y tế.

3.2.5. Xây dựng đội ngũ cán bộ trên địa bàn các huyện miền núi bảođảm thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội

Thực tiễn ở tỉnh Nghệ An cho thấy, khi nào, ở đâu đội ngũ cán bộ cấp cơsở được quan tâm, chăm lo xây dựng, củng cố thì ở đó hiệu quả thực hiệnCSXH của Đảng đạt kết quả tốt, các chính sách đến được với người dân. Độingũ cán bộ, đảng viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các tổ chức làmtốt công tác tổ chức các phong trào, hành động sẽ góp phần trực tiếp nâng caođời sống vật chất của người dân, nhất là đồng bào các DTTS.

Tiểu kết chương: Trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo củaĐảng bộ tỉnh Nghệ An, thực hiện CSXH của Đảng đã đạt nhiều thành tựu quantrọng. Nhận thức của nhân dân các huyện miền núi về chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước được nâng lên rõ rệt, tạo được sự đồng thuận trong nhândân; kinh tế - xã hội phát triển, công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được nhữngchuyển biến tích cực; công tác giáo dục và đào tạo đạt được nhữn kết quả đáng

Page 22: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

22

ghi nhận; hệ thống y tế được cải thiện, đội ngũ y, bác sĩ tăng cả về số lượng vàchất lượng, góp phần nâng cao sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe chonhân dân các huyện miền núi; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố; quốcphòng, an ninh được giữ vững và tăng cường.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ Anlãnh đạo thực hiện CXH của Đảng ở các huyện miền núi vẫn còn một số hạnchế. Trên cơ sở đó, Đảng bộ nhận thức rõ những nguyên nhân khách quan vàchủ quan của những thành tựu và hạn chế, đồng thời đúc rút những kinh nghiệmbước đầu làm cơ sở để Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục lãnh đạo có hiệu quảCSXH của Đảng trong thời gian tới.

Thực tiễn đó cũng là quá trình giúp Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục rènluyện phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng kiện toàn tổchức đảng các cấp, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chứcđảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Những chuyển biến tích cực ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đãkhẳng định năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnhtrong 10 năm (2001-2010), là nền tảng để Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tục pháthuy và phấn đấu xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá trong cả nước.

KẾT LUẬN1. Chính sách xã hội là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách của

Đảng, Nhà nước Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sốngxã hội. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng không chỉ nhận thức đúng đắn về tầm quantrọng của CSXH mà còn khẳng định rõ tính thống nhất biện chứng giữa CSXHvới chính sách kinh tế; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từngbước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt CSXH trên cơ sở phát triểnkinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnhmẽ và bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện CSXH trên địa bàn miền núi, dân tộc không chỉ nhằm mục tiêuđưa miền núi tiến kịp miền xuôi mà còn phải đảm bảo quyền bình đẳng thực sựtrong cả Hiến pháp, pháp luật và trong thực tế, nhất là bình đẳng về cơ hội pháttriển, bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực và hưởng thụ các phúc lợi xã hội,đảm bảo đưa miền núi hướng tới tăng trưởng bền vững. Vì vậy, thực hiệnCSXH ở vùng miền núi, dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừamang tính cấp bách trong tình hình mới.

Với tầm quan trọng của CSXH trên địa bàn miền núi, Đảng và Nhà nướcđã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách phát triển vùng miền núi, trong đó cócác huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Để tiếp tục đưa các huyện miền núi nói riêng

Page 23: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

23

và tỉnh Nghệ An nói chung phát triển toàn diện, với vai trò là trung tâm kinh tế- văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyếtsố 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 nhằm huy động nguồn lực đưa Nghệ An thoátkhỏi là tỉnh nghèo.

2. Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An có vị trí quan trọng trong phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung. Địa bànhiểm trở, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm 2001- 2010, Đảng bộ tỉnh Nghệ An trăn trở, lựa chọn các mũi đột phá, điều chỉnhtrong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện CSXH. Phát huy truyềnthống yêu nước, cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường, không ngừng vươn lên vượtqua khó khăn, thử thách của đồng bào miền núi, thực hiện CSXH ở các huyệnmiền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần xứng đáng vàothành tựu chung của sự nghiệp đổi mới tỉnh nhà.

Luận án đã chọn 2 bước để phản ánh quá trình thực hiện CSXH: Giai đoạn1 (2001-2005), nội dung của CSXH là tập trung mọi nguồn lực để giải quyếtcác vấn đề khó khăn trên địa bàn các huyện miền núi, đó phát triển kinh tế từngbước xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựngđội ngũ giáo viên, y tế, cán bộ cơ sở cho các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn2 92006 - 2010), CSXH ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới vấn đề xoá đóigiảm nghèo bền vững, tập trung đầu tư cho giáo dục, đào tạo cán bộ, nhất là cánbộ người DTTS; phát triển hệ thống y tế, tăng cường công tác bảo vệ và chămsóc sức khỏe cho nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội. Từng bước thực hiện bình đẳng về cơ hội phát triển và cơ hội tiếpcận nguồn lực, hưởng thụ phúc lợi xã hội cho đồng bào miền núi, dân tộc, gópphần ổn định xã hội ở các huyện miền núi của tỉnh.

3. Quá trình thực hiện CSXH ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đã gópphần phát triển kinh tế, văn hóa và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn. Đờisống của nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện,nâng cao. Những kết quả đạt được trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhưgiải quyết việc làm, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và đàotạo, y tế,… đã làm thay đổi diện mạo vùng miền núi của tỉnh.

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh củavùng. Các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnh với nhiềukhó khăn, kinh tế chậm phát triển nhất so với toàn tỉnh; kết cấu hạ tầng chưađồng bộ; đói nghèo và phân hóa giàu nghèo chưa được rút ngắn; chất lượng,hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao, khoảng cách còn lớn giữa miền núi vàmiền xuôi; tình trạng thiếu việc làm khá phổ biến; công tác chăm sóc sức khỏecho đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn khó khăn; một số

Page 24: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề t à một bộ ội và là động lực to lớn ...hcma.vn/Uploads/2014/6/4/NGUYEN THI MAI CHI_vi.pdftiếp cận ở nhiều góc độ như

24

nơi, đồng bào bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động gâychia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá chính quyền Nhà nước. Trong khiđó, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước tình hìnhmới.

Điều đó đòi hỏi CSXH của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An tiếp tục cónhững định hướng quan trọng, có bước đột phá, sáng tạo để giải quyết cácCSXH trên địa bàn miền núi, khơi dậy, phát huy tiềm năng, tạo động lực nộisinh để các huyện miền núi hòa nhập vào sự phát triển chung của tỉnh và đấtnước.

4. Qua nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH củaĐảng từ năm 2001 đến năm 2010, luận án rút ra năm kinh nghiệm chủ yếu là:nhận thức đúng vị trí của CSXH trong quá trình xây dựng và phát triển cáchuyện miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung; chủ động, sángtạo trong lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vềCSXH phù hợp với thực tiễn các huyện miền núi; lãnh đạo thực hiện CSXHtrong mối quan hệ tương tác giữa kinh tế - xã hội - chính trị - quốc phòng, anninh đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững các huyện miền núi; phát huysức mạnh của hệ thống chính trị gắn với xã hội hóa trong thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi; xây dựng đội ngũ cán bộ trên địa bàn các huyện miền núi bảođảm thực hiện có hiệu quả CSXH.

5. Những thành công, hạn chế và kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnhNghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng (2001 - 2010) là biểu hiện sinhđộng, cụ thể hóa chủ trương về CSXH của Đảng, Nhà nước ở tỉnh Nghệ An.Đồng thời, góp thêm cứ liệu thực tiễn khẳng định sự đúng đắn của Đảng vềCSXH trong thời kỳ mới. Trong thời gian tới, Đảng bộ tỉnh Nghệ An tiếp tụcquán triệt chủ trương về CSXH của Đảng, vận dụng linh hoạt vào tình hình cụthể, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế -xãhội các huyện miền núi của tỉnh theo hướng bền vững, thực hiện thắng lợi mụctiêu đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá như Bác Hồ hằng mong muốn.