m tin trong tænh m thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch,...

20
Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-07: Tin trong tỉnh Trang 08: Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-12: Xuất nhập khẩu Trang 13-15: Sản xuất kinh doanh Trang 16-17: Tin thế giới Trang 18-20: Doanh nghiệp cần biết Muïc luïc Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Tin theá giôùi Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát m m m m m m SOÁ 15 T8-2013

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Trang 1: Bìa, Mục lục Trang 02-07: Tin trong tỉnhTrang 08: Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 09-12: Xuất nhập khẩuTrang 13-15: Sản xuất kinh doanhTrang 16-17: Tin thế giới Trang 18-20: Doanh nghiệp cần biết

Muïc luïc

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuTin theá giôùiSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieát

m

m

m

m

m

m

SOÁ 15T8-2013

Page 2: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHTình hình giá cả thị

trường, lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh ninh thuận tháng 7/2013

Trong tháng 7/2013 tình hình giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận không có nhiều biến động so với tháng trước, chỉ tăng nhẹ ở một số nhóm hàng, trong đó nhóm giao thông, và nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất.

Do các doanh nghiệp đang tiến hành mua tạm trữ lúa gạo ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã ảnh hưởng làm cho giá gạo trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ (từ 300-500đ/kg) so với tháng 6/2013. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng thịt, thủy sản tươi sống và rau củ quả có xu hướng tăng; giá gas điều chỉnh tăng vào đầu tháng 7 (tăng 13.000đ/bình 12 kg) và 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 6 và giữa tháng 7 (tổng cộng mức tăng 2 đợt là khoảng 840 đồng/lít xăng, 860 đồng/lít dầu DO, và 710 đồng/lít dầu hỏa) đã góp phần tác động làm cho giá cả một số nhóm hàng hóa trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng. Tuy nhiên, giá vật liệu xây dựng (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao.

So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2013 tăng 0,37% (khu vực thành thị tăng 0,37% và khu vực nông thôn tăng 0,36%), tăng 1,95% so với tháng 12/2012, và tăng 12,93% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá một số nhóm hàng

so với tháng trước như sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,59% do ảnh hưởng của giá lương thực-thực phẩm tăng; đồ uống và thuốc lá tăng 0,02% chủ yếu do rượu ngoại tăng; nhóm giao thông tăng 1,09% do ảnh hưởng của 2 đợt tăng giá xăng dầu, ngoài ra giá phụ tùng xe tăng 2,71% đã tác động làm cho nhóm này tăng cao nhất; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,35%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,21%.

Nhằm kích cầu tiêu dùng, các chương trình khuyến mại tiếp tục được các doanh nghiệp tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Giá cả hàng hóa thuận lợi. Ngoài ra, doanh thu từ các dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn-nhà hàng… phục vụ du khách tăng cũng đã tác động làm cho tổng mức bán ra trong tháng 7/2013 của các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng.

Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7/2013 đạt 909.760 triệu đồng, tăng 0,64% so với tháng trước và tăng 18% so cùng kỳ 2012. Trong đó, khu vực kinh tế Tư nhân đạt 378.135 triệu đồng, tăng 17,42%; khu vực kinh tế Cá thể đạt 493.880 triệu đồng, tăng 20,19%; khu vực kinh tế Nhà nước đạt 33.515 triệu đồng, giảm 4,29%; và khu vực kinh tế Tập thể đạt 4.230 triệu đồng, tăng 40,35% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2013

ước đạt 6.167.425 triệu đồng, tăng 16,94% so cùng kỳ và đạt 54,31% kế hoạch.

TTP

Khai giảng 7 lớp đào tạo nghề may công nghiệp

Thực hiện Quyết định số 7768/QĐ-BCT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2013; Trong đó, tỉnh Ninh Thuận được hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đào tạo 7 lớp nghề may công nghiệp.

Sáng ngày 14/7/2013, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Ninh Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH May Tiến Thuận tổ chức khai giảng 7 lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho 210 lao động tại đơn vị. Đến dự buổi khai giảng có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, UBND Phường Mỹ Hải, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại và toàn thể học viên tham gia khóa học cùng tham dự.

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, ông Phạm Đăng Thành - Phó giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh đây là đề án nằm trong chương trình đào tạo nghề từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia năm 2013. Khóa đào tạo nghề may công nghiệp sẽ tổ chức trong thời gian 3 tháng và học viên được học miễn phí hoàn toàn. Vì vậy, hy vọng các học viên

Page 3: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

tham gia đầy đủ, đúng giờ và rèn luyện kỹ năng nghề đạt hiệu quả, vì được đào tạo ngay tại Công ty nên việc chấp hành nội quy, quy chế, giờ giấc của học viên cũng giống như công nhân đang làm việc nên yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt.

Thông qua Chương trình đào tạo các học viên sẽ được học những kỹ năng cơ bản về may công nghiệp, được đào tạo trực tiếp trên dây chuyền may của nhà máy nên các học viên sẽ tiếp cận và sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị chuyên dùng của dây chuyền sản xuất may công nghiệp. Cuối khóa học các học viên sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo quy định và Công ty may Tiến Thuận cam kết sẽ tuyển dụng 210 học viên được đào tạo có chứng chỉ nghề vào làm việc tại Công ty.

Phòng QLCN

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào điện gió

Theo nguồn trang thông tin điện tử báo Công Thương đưa tin vào ngày 11/7/2013,

Quảng cảnh Lễ khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp

để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào điện gió, chính phủ cần có những đột phá về chính sách giá năng lượng và ưu đãi đầu tư.

Việt Nam có tiềm năng điện gió khá dồi dào, lĩnh vực này cũng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất quan tâm. Tuy nhiên, để khai thác được tối đa nguồn tiềm năng này, cùng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ, nếu giải quyết được vấn đề giá thành sản phẩm hay cơ chế mua bán điện sẽ khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn khi “rót” vốn làm điện gió.

Theo đánh giá của Ủy ban Năng lượng quốc tế (IEA) và Ngân hàng Thế giới (WB) về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì con số này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9% và ở Thái Lan là 0,2%.

Còn theo Bộ Công Thương, Việt Nam có thuận lợi cơ bản để phát triển điện gió, ở đất liền với tổng công suất lên đến 513.000 MW (tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020); ở vùng ven biển và hải đảo lên đến 200.000 MW.

Ngay trong Quy hoạch Điện VII, điện gió cũng là lĩnh vực được ưu tiên phát triển với mục tiêu: “Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này lên mức 4,5% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030.” Trong đó, đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng

Page 4: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

kể hiện nay lên 1.000 MW vào năm 2020, khoảng 6.200 MW vào năm 2030.

Mặc dù tiềm năng và quy hoạch là vậy, nhưng do suất đầu tư cao và giá phát điện chưa hợp lý nên đến nay cả nước mới có hơn 20 dự án đang triển khai tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Lâm Đồng…

Là tỉnh đi đầu trong phát triển điện gió, năm 2012, nhà máy điện gió I tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã khánh thành 20 turbin với công suất 30 MW, đánh dấu sự khởi sắc của điện tái tạo.

Ngày 29/5, Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại du lịch Công Lý (Bạc Liêu) cũng hòa điện lên lưới quốc gia từ 10 tuabin điện gió công suất 16MW, điện năng sản xuất 56 triệu kWh/năm, đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn 1của dự án.

Gần đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cũng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện lực Việt Nam (EVNIC) thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện gió Công Hải gồm 15 tổ máy với công suất 37,5 MW tại địa bàn xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng.

Không chỉ nhà đầu tư trong nước mà các đầu tư nước ngoài cũng tìm đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào đầu tư. Mới đây, Công ty Valorem của Pháp đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đồng thời cam kết sẽ tìm nguồn vốn với lãi suất phù hợp để có thể hợp tác với EVN ở bất kỳ dự

án điện gió nào…Tuy nhiên, theo tính toán

của các chuyên gia, nếu sử dụng công nghệ châu Âu, thì suất đầu tư cho điện gió tính theo công suất đã lên tới 2.250 USD/kW, còn nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc, thì suất đầu tư cũng là 1.700 USD/kW.

Với suất đầu tư này, giá điện gió bình quân tối thiểu cũng ở mức 10,68 cent/kW với thiết bị châu Âu và Mỹ. Còn với thiết bị Trung Quốc, giá bán điện cũng phải 8,6 cent/kW. Giá bán này cũng được tính tới thời gian hoàn vốn lên tới xấp xỉ 20 năm, thời gian khấu hao thiết bị là 12 năm.

Với suất đầu tư lớn, giá thành sản xuất khá cao, thời gian thu hồi vốn lâu, giá phát điện chưa hợp lý cũng khiến nguồn năng lượng này rất khó cạnh tranh với các nguồn điện khác.

Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại du lịch Công Lý, nhà máy điện gió sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới với giá nhập khẩu tương đối cao nên giá thành sản xuất lên tới 10-12 cent/kWh. Trong khi đó Chính phủ đã quy định EVN mua điện gió với giá 7,8 cent/kWh (trong đó EVN mua 6,8 cent và 1 cent trích quỹ môi trường) sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư.

Do đó, nhà đầu tư này và tỉnh Bạc Liêu đã có văn bản kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần xem xét có chính sách trợ giá và nâng mức mua điện lên tương đương 9 cent/kWh.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi,

dù suất đầu tư cao, nhưng để có lãi, các nhà đầu tư cần chủ động hơn trong việc nội địa hóa các thiết bị.

Chẳng hạn như như trụ đỡ turbin bằng ống bê tông nhà đầu tư có thể tự xây dựng, cánh gió cũng có thể tự chế tạo để giảm giá thành; nhà đầu tư chỉ cần mua tua bin và thiết bị điều khiển điện, đồng thời tự đào tạo công nhân lắp ráp thay cho phải thuê chuyên gia nước ngoài… thì khi ấy giá bán điện 7,8 cent/kWh là nhàđầu tư có thể có lãi.

Ngoài việc nội địa hóa thiết bị sản phẩm, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng cho rằng để phát triển nguồn năng lượng từ điện gió Chính phủ cần cho phép dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước; được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án; thuế suất và chính sách miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió áp dụng như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Thêm vào đó, chính phủ phải có những đột phá về chính sách giá năng lượng để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Với mặt bằng giá năng lượng thấp như hiện nay thì khả năng huy động nguồn vốn rất khó khăn, cũng như không khuyến khích được các nhà đầu tư.

Đó là chưa nói đến việc đơn vị mua điện duy nhất hiện nay vẫn là EVN nên các nhà đầu tư càng khó đàm phán được giá điện hợp lý.

Phòng QLĐN

Page 5: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN TRONG TỈNH

1. Biểu giá bán lẻ điện. Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất.

STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đ/kWh)1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

a) Giờ bình thường 1.277b) Giờ thấp điểm 792c) Giờ cao điểm 2.284

2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 1.305b) Giờ thấp điểm 822c) Giờ cao điểm 2.376

3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 KV a) Giờ bình thường 1.350b) Giờ thấp điểm 852c) Giờ cao điểm 2.449

4 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.406b) Giờ thấp điểm 897

c) Giờ cao điểm 2.542

Biểu giá bán điện qua các thời kỳ (Nguồn: EVN)

Điều chỉnh giá bán điện có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2013

Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó :

Kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013, giá bán điện bình quân sẽ được điều chỉnh từ 1.437 đ/kWh lên 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đ/kWh (tương ứng 5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng tại Thông tư số 38/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012. Việc điều chỉnh giá bán điện lần này để bù đắp một phần chi phí phát điện tăng lên do tăng giá than và tăng giá khí.

Với biểu giá bán điện ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/

tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.

Biểu giá bán lẻ điện và giá bán buôn điện nông thôn được áp dụng từ ngày 01/8/2013 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Page 6: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Giá bán lẻ điện bơm nước tưới tiêu.

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Từ 6 kV trở lên

a) Giờ bình thường 1.199

b) Giờ thấp điểm 626

c) Giờ cao điểm 1.741

2 Dưới 6 kV

a) Giờ bình thường 1.259

b) Giờ thấp điểm 656

c) Giờ cao điểm 1.803

Giá bán lẻ điện hành chính, sự nghiệp.

STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông

a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.379

b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.471

2 Chiếu sáng công cộng

a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.500

b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.590

3 Đơn vị hành chính, sự nghiệp

a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.531

b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.590

Giá bán lẻ điện cho điện cho kinh doanh.

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Từ 22 kV trở lên

a) Giờ bình thường 2.104

b) Giờ thấp điểm 1.199

c) Giờ cao điểm 3.607

2 Từ 6 kV đến dưới 22 kV

a) Giờ bình thường 2.255

b) Giờ thấp điểm 1.350

c) Giờ cao điểm 3.731

Page 7: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh)

3 Dưới 6 kV

a) Giờ bình thường 2.285

b) Giờ thấp điểm 1.410

c) Giờ cao điểm 3.900

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt.

STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Cho 50kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 993

2 Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1.418

3 Cho kWh từ 101 - 150 1.622

4 Cho kWh từ 151 - 200 2.044

5 Cho kWh từ 201 - 300 2.210

6 Cho kWh từ 301 – 400 2.361

7 Cho kWh từ 401 trở lên 2.420

2. Giá bán buôn điện nông thôn.

Giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn

STT Mức sử dụng bình quân của một hộ gia đình nông thôn trong tháng sau công tơ tổng

Giá bán điện (đồng/kWh)

1 Cho 50 kWh (chỉ cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 807

2 Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1.120

3 Cho kWh từ 101 - 150 1.249

4 Cho kWh từ 151 - 200 1.574

5 Cho kWh từ 201 - 300 1.713

6 Cho kWh từ 301 - 400 1.830

7 Cho kWh từ 401 trở lên 1.888

Giá bán buôn điện sử dụng cho mục đích khác nông thôn: 1.230 đồng/kWh.Chi tiết cụ thể của Thông tư số 19/2013/TT-BCT xem tại đây.(Nguồn: Theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương) Phòng QLĐN

Page 8: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

NHNN sẽ can thiệp mạnh thị trường ngoại hối

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết NHNN thấy các cân đối thu chi ngoại tệ chủ yếu trong nền kinh tế vẫn diễn biến khá bình thường.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, cán cân thanh toán quốc tế diễn biến thuận lợi, nhập siêu chỉ ở mức 1,4 tỉ USD, bằng 2,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, chỉ riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân đã ở mức 5,7 tỉ USD, các nguồn thu ngoại tệ khác như kiều hối, đầu tư gián tiếp vẫn tiếp tục ở mức cao và dự kiến cán cân thanh toán tổng thể năm 2013 thặng dư khoảng 5 tỉ USD.

Theo dự báo của NHNN, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2013 sẽ tiếp tục thặng dư. Khảo sát nhu cầu ngoại tệ trong quý 3/2013 do NHNN tiến hành đối với một số tổ chức tín dụng có doanh số hoạt động ngoại hối lớn cũng cho thấy nhu cầu từ phía khách hàng có tăng nhưng không đáng kể, ít có khả năng gây áp lực cho tỷ giá.

NHNN khẳng định không điều chỉnh tỷ giá và sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết để ổn định tỷ giá, trong đó có cả việc bán ngoại tệ can thiệp mạnh để hỗ trợ

thanh khoản cho thị trường. Bên cạnh đó sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của NHNN về giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.

Tiền đồng tăng giá trở lại Theo một lãnh đạo của

Ngân hàng Nhà nước (NHNN), việc bán ra ngoại tệ đã được thực hiện từ cuối ngày thứ Sáu tuần trước.

Đến thời điểm này đa phần các ngân hàng đã hạ giá mua đô la Mỹ, và giá ngoại tệ này ngoài thị trường tự do cũng giảm xuống

Tại Vietcombank, một trong những ngân hàng có thế mạnh về ngoại tệ, hôm nay, 15-7, giá mua vào chỉ còn 21.195 đồng/đô la, bán ra là 21.240 đồng/đô la, giá mua giảm 15 đồng/đô la, trong khi giá bán giảm 6 đồng/đô la.

Còn ở nhiều ngân hàng khác, giá mua vào cũng đã xuống dưới 21.200 đồng/đô la nhưng giá bán ra vẫn ở mức trần 21.246 đồng/đô la như Sacombank, BIDV, Vietin-Bank.

Trong khi đó, giá đô la Mỹ tại các điểm thu đổi xung quanh chợ Bến Thành, TPH-CM cũng giảm mạnh, về mức 21.450 đồng/đô la mua vào và bán ra là 21.500 đồng/đô la, tức cao hơn 254 đồng (1,2%) so với giá bán tại ngân hàng, trong khi tuần trước mức chênh lệch này có khi lên đến

hơn 2,7%. Mức giá trên cũng đã giảm đến 400 đồng/đô la so với mức 21.900 đồng/đô la vào đầu tuần trước.

Theo một đại diện NHNN, trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đang tương đối cân bằng. Việc tăng tỷ giá do nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố tâm lý vẫn đóng vai trò lớn. Đồng thời việc các ngân hàng nắm giữ quá nhiều ngoại tệ cũng gây ảnh hưởng. Việc này đã được NHNN nhắc nhở, vì mục tiêu lớn nhất vẫn là ổn định hệ thống và thị trường. Song vấn đề lớn nhất vẫn là làm sao để tăng được tín dụng, tránh hiện tượng tiền đồng bị ứ đọng trong hệ thống khiến ngân hàng thương mại chuyển sang nắm giữ ngoại tệ.

Theo vị này, việc nhập vàng về có ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ nhưng không nhiều (đến nay khoảng 2,2 tỉ đô la Mỹ) và trong giai đoạn tới việc nhập sẽ giảm bớt sau khi các ngân hàng đã tất toán xong trạng thái.

Còn về quản lý thị trường ngoại tệ tự do, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết đã tiến hành liên tục trong 2 tuần nay. Đến nay, hoạt động mua bán ngoại tệ tự do tại TPHCM đã lắng xuống.

Trung tâm TTCN&TM

Page 9: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Hồng Kông thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng

Trong những năm gần đây, Hồng Kông được đánh giá là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hồng Kông luôn tăng trưởng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang Hồng Kông khoảng trên 1 tỷ USD mỗi năm, với các mặt hàng chính như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, gạo, hàng thủy sản, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, hàng dệt may, giày dép các loại, dây điện và dây cáp điện, xơ, sợi dệt các loại, gỗ và sản phẩm gỗ,...

Bao bì, mẫu mã sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng Hồng Kông. Cùng với đó, việc giới thiệu hàng hóa thông qua các hội chợ triển lãm thường niên là cách quảng bá hữu hiệu nhất tại thị trường này.

Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hồng Kông đạt 1,32 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.

Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã vươn lên vị trí dẫn đầu xuất khẩu sang thị trường

Hồng Kông, trị giá 341.318.368 USD, tăng 97,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đứng ở vị trí thứ hai, trị giá 337.779.298 USD, giảm 33%. Đứng thứ ba là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 145.516.631 USD, tăng 17,7%. Ba mặt hàng trên chiếm 62,2% tổng trị giá xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2013

Những khó khăn về vốn, chi phí sản xuất tăng… đang khiến các DN xuất khẩu thủy sản gặp khó.

Thống kê của Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt tổng kim ngạch 2,861 tỷ USD, con số này chỉ tăng 0.3% so với cùng kỳ 2012. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 có thể đạt 6,5 tỉ USD. Dù vậy, những khó khăn về vốn, chi phí sản xuất tăng… đang khiến các DN xuất khẩu thủy sản gặp khó.

Xuất khẩu và mở rộng diện tích trái cây đặc sản xuất khẩu

Số liệu từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5 năm 2013 xuất khẩu rau hoa quả đạt kim ngạch 381,5 triệu USD, tăng 44,47% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất khẩu rau, hoa quả sang 22 thị trường trên

thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, đạt 101 triệu USD, chiếm 26,4% thị phần, tăng 58,39% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Nhật Bản với 5,6 triệu USD trong tháng 5, giảm 10,2% so với tháng liền kề trước đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Nhật Bản đạt 25,8 triệu USD, tăng 28,13% so với cùng kỳ năm 2012.

Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 20,3 triệu USD, tăng 42,34% so với 5 tháng năm 2012. Đối với trái thanh long, trong những năm đầu tiên (2008) xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ chỉ bán được 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt 1.200 tấn. Năm 2013, nhiều khả năng xuất khẩu thanh long vào Hoa Kỳ sẽ đạt 2.000 tấn vì đến cuối tháng 6-2013 xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất vào Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hai địa phương trồng chuyên canh thanh long lớn là Tiền Giang và Long An, trong đó riêng tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích trồng thanh long lên gần 3.000ha, tập trung tại huyện Chợ Gạo. Hàng năm, huyện Chợ Gạo cung ứng không dưới 50.000 tấn quả thanh long cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Page 10: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

XUẤT NHẬP KHẨU

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 22,7%.

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.

Khắc phục tình trạng thiếu giống, hàng chục cơ sở tư nhân giàu kinh nghiệm tại Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang đã được đặt hàng sản xuất giống đạt chuẩn sạch bệnh.

Hàng trăm nông dân tại 8 tỉnh thành trên được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn.

Các tỉnh nêu trên vận động nông dân liên kết sản xuất trong hàng trăm tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác, truyền thụ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhau.

Một bộ phận nông dân còn được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP nhằm bảo đảm

năng suất, hạ giá thành, bảo vệ môi trường.

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả.

Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỷ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong hai tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản.

Dệt may hướng xuất khẩu 19,5 tỷ USD 6 tháng cuối năm

Ngay từ đầu năm, tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành tương đối ổn định.

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm hoàn thành đúng dự kiến, đạt trên 9 tỷ USD, tăng 15-16% so với cùng kỳ. 6 tháng cuối năm, ngành dệt may đề ra mục tiêu xuất khẩu khoảng 19,5 tỷ USD. Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vi-tas) cho biết, từ nay đến cuối năm còn có nhiều tín hiệu tốt cho ngành dệt may.

Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, ngành dệt may đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu tốt là do ngay từ đầu năm tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành tương đối ổn định.

Các doanh nghiệp cũng có sự chuẩn bị khá tốt về nhân lực, nguyên phụ liệu cho sản xuất. Hiện, các đơn hàng xuất khẩu đã được ký đến hết quý 3, thậm chí đã ký đến cuối năm.

Nhiều doanh nghiệp tích cực tận dụng cơ hội mở rộng thị trường mới sang các nước như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, khu vực châu Phi, Trung Đông, trong khi vẫn duy trì được các bạn hàng cũ trước đây là Nga, Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản, EU…

Ngoài ra, do được đánh giá cao về thực hiện trách nhiệm xã hội, nên nhiều nhà nhập khẩu lớn, nhất là các nhà nhập khẩu Nhật Bản tìm đến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

“Năm nay, thị trường xuất khẩu thuận lợi. Các nước cùng cung ứng dệt may có khó khăn, các đơn hàng chuyển dịch sang Việt Nam. 6 tháng cuối năm thị trường có tín hiệu tốt về đơn hàng. Phấn đấu đạt 19-19,5 tỷ USD. Bên cạnh các điều kiện về mặt thị trường, nguồn lực, Chính phủ cần có chính sách giữ lạm phát thấp, giảm chi đầu vào giúp doanh nghiệp có thêm lợi thế cạnh tranh”, bà Đặng Phương Dung nói.

Tuy nhiên, theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong khi xuất khẩu tăng trưởng tốt thì thị trường nội địa 6 tháng đầu năm 2013 lại có mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, chỉ tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, doanh thu tăng nhưng hiệu quả của hệ thống tiêu thụ nội địa kém hơn so với năm trước.

Dệt may xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hàn Quốc đã đạt 660 triệu

Page 11: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

USD trong sáu tháng đầu năm 2013, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 8,9 tỉ USD của toàn ngành.

Theo Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), thị trường Hàn Quốc tiếp tục là thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong cơ cấu xuất khẩu hiện nay của ngành dệt may VN, dù vẫn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.

Mục tiêu của ngành dệt may VN sẽ phát triển thị trường Nhật có quy mô tăng trưởng xấp xỉ bằng thị trường EU (hiện chiếm gần 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu). Và thị trường Hàn Quốc sẽ trở thành thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 4 của VN (sau Mỹ, EU, Nhật) với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD từ năm 2014 trở đi.

Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu

Hôm qua 17.7, Tổng cục Hải quan công bố tình hình xuất nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xuất khẩu đạt 37,16 tỉ USD, tăng mạnh 27,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu gần 35,13 tỉ USD (tăng 25,7%). Khối doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu đạt gần 24,38 tỉ USD (tăng 0,3%); nhập khẩu 27,34 tỉ USD (tăng 4,9%).

Việc gia tăng mạnh cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI chủ yếu ở nhóm hàng điện thoại và linh kiện khi giá trị xuất khẩu của nhóm này lên 9,98 tỉ USD, tăng 98,4% so với cùng kỳ năm 2012. Đây chủ yếu là doanh thu

xuất khẩu của nhà máy thiết bị di động tại Bắc Ninh của Công ty Samsung Electronics Việt Nam. Theo dự kiến, nhà máy này cả năm 2013 sẽ đạt doanh thu xuất khẩu là 18 tỉ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật sụt giảm

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản đang ngày càng khó khăn do những rào cản về kỹ thuật và yêu cầu chất lượng ở mức cao; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật 6 tháng đầu năm bị sụt giảm 3,15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 10,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, riêng tháng 6 xuất sang Nhật đạt 1,03 tỷ USD, giảm 8,21% so với cùng tháng năm ngoái.

Dầu thô và dệt may là 2 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, dầu thô đạt 1,08 tỷ USD, chiếm 17,09% tổng kim ngạch, giảm 26,52% so cùng kỳ; Hàng dệt may đạt 1,03 tỷ USD, chiếm 16,31%, tăng 16,53%.

Đáng chú ý là xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm. Thậm chí, một số mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cũng chưa tận dụng được lợi thế tại thị trường này. Cụ thể là: Sắn và sản phẩm từ sắn giảm mạnh 70,95%, chỉ đạt 756.818 USD; xuất khẩu thủy sản sang Nhật bị giảm 4,29% so cùng kỳ, chỉ đạt 480,92 triệu USD; Cà phê giảm 8,39%, đạt 93,67triệu USD; Cao su giảm 23,15%, đạt 12,15 triệu USD.

Nguyên nhân do các rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng của Nhật Bản ở mức cao. Việc đồng Yen giảm giá gần 20% trong vòng 6 tháng qua cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Nhật đã phải đàm phán lại với nhà nhập khẩu về mức giá hoặc phải giảm đơn hàng xuất khẩu nhằm giảm bớt thiệt hại do chênh lệch giá.

VASEP cho biết hiện thị trường Nhật Bản là thị trường đơn lẻ lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản chiếm tỷ trọng bình quân 26% giá trị XK thủy sản của Việt Nam, là nguồn tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là thị trường nhập khẩu mực bạch tuộc lớn thứ 2 và đứng thứ 3 về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam chiếm 9% thị phần tại thị trường thủy sản Nhật Bản.

Tuy nhiên, trước khó khăn chung của thị trường thế giới và những rào cản tại thị trường Nhật Bản, từ cuối năm 2012 đến nay, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm. 6 tháng đầu năm 2013, XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giảm 4,29% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 2 mặt hàng chính là cá ngừ và mực bạch tuộc giảm mạnh. XK tôm mặc dù đang có dấu hiệu phục hồi trong vài tháng gần đây nhưng chưa phải là tín hiệu tích cực trước những khó khăn về giá thành sản xuất cao do tôm bị dịch bệnh, chi phí thức ăn và thuốc thú y, giá nhiên liệu tăng cao.

Page 12: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trên 40.000 ha cây điều ở Đồng Nai được trồng theo tiêu chuẩn GAP

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tich Hiệp hội điều Đồng Nai, Phó chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: trong giai đoạn 2013-2018 và hướng đến năm 2020, tỉnh Đồng Nai cố gắng duy trì ổn định diện tích, năng suất và sản lượng cây điều từ 45-50 ngàn ha, trong đó có trên 80% diện tích được trồng giống mới năng suất cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng được dư chí địa lý điều Đồng Nai, tiến tới sản xuất điều theo hướng GAP (thực hành nông nghiệp tốt).

Tỉnh Đồng Nai hiện có diện tích trồng điều khoảng 50.366 hécta; trong đó, diện tích đã cho thu hoạch là 49.731 ha, diện tích trồng mới là 635 ha. Sản lượng điều toàn tỉnh đạt khoảng 50.294 tấn; có trên 40% diện tích điều toàn tỉnh được trồng bằng giống ghép cao sản.

Theo ông Nguyễn Thái Học, mới đây Vinacas đã có tờ trình gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Chiến lược phát triển bền vững ngành điều Việt Nam từ nay đến năm 2020. Vinacas đặt mục tiêu giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều; đến năm 2015, chế biến được 190.000 tấn nhân điều thô, trong đó có 40.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 150.000 tấn nhân thô và 30.000 tấn chế biến sâu. Đến năm 2020 chế biến được 220.000 tấn nhân thô, trong đó có 100.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 120.000 tấn nhân thô, tiêu dùng trong nước 35.000 tấn.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Vinacas sẽ giữ vững quy hoạch 3 vùng trồng điều Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ. Riêng vùng điều Đông Nam bộ được coi là quan trong nhất vì là vùng thâm canh năng suất cao, nên quy hoạch ổn định khoảng 200.000 ha; hai vùng còn lại đề nghị quy hoạch ổn định khoảng 100.000 – 150.000 ha.

Điều chỉnh biện pháp kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh đối với thủy sản xuất khẩu vào Canada và Nhật Bản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa điều chỉnh một số biện pháp kiểm tra về dư lượng hóa chất, kháng sinh đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Can-ada và Nhật Bản. Theo đó, từ ngày 12/6/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ bãi bỏ biện pháp kiểm tra tăng cường về chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Cana-da nhưng lại áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản được sản xuất tại cơ sở bị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh.

Theo đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản được sản xuất tại cơ sở; trình tự, thủ tục kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận lô hàng; cơ sở sẽ được dỡ bỏ chế độ kiểm tra chặt nếu đáp ứng quy định được nêu tại Thông tư 55 quy định việc kiểm tra,

chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu tổ chức kiểm tra, chứng nhận đối với các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu vào Nhật Bản; đồng thời, phối hợp với Tổng cục Hải quan kiểm soát đối với các lô hàng thủy sản của cơ sở xuất khẩu vào Nhật Bản thuộc đối tượng phải kiểm tra theo quy định.

Hiện nay, hai quốc gia là Nhật Bản và Canada không có yêu cầu chứng nhận an toàn thực phẩm từ cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu. Luật lệ và cách tiếp cận của hai nước này nhấn mạnh đến trách nhiệm và các biện pháp kiểm soát của nhà xuất khẩu và công ty nhập khẩu tại nước họ.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, việc quy định gia tăng kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm trước khi cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trong khi cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu không yêu cầu đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Điều này cũng trái với quy định tại Điều 42 của Luật An toàn thực phẩm: “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc giấy chứng nhận khác có liên quan đối với thực phẩm xuất khẩu trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu”.

Trung tâm TTCN&TM

Page 13: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Khánh thành nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam

Ngày 9/7, tại Khu công nghiệp Amata (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), công ty Ttrách nhiệm hữu hạn Nestlé Việt Nam đã làm lễ khánh thành nhà máy Nestlé Trị An.

Đây là nhà máy sản xuất càphê có công suất 32.500 tấn/năm, gấp 20 lần công suất nhà máy tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 trước đây và là nhà máy sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, tạo trên 200 việc làm cho người lao động.

Nhà máy có công nghệ chế biến cà phê hiện đại, tiết kiệm việc sử dụng năng lượng và nguồn nước và sản xuất các sản phẩm Nescafé chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngoài ra, Nestlé đang thực hiện dự án hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để nâng cao năng suất cây cà phê thông qua nhiều chương trình, như hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân trồng cà phê; phân phối giống cây cà phê kháng bệnh, cho năng suất cao; tăng cường thu mua trực tiếp...

Tập đoàn Nestlé hiện có 500 nhà máy tại 86 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Nestlé có năm nhà máy, trong đó có nhà máy tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 được đầu tư từ năm 1995.

Qua hơn 15 năm hoạt động, tập đoàn đã mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất cho dự án tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2. Đồng thời, tập đoàn thành lập thêm hai nhà máy mới tại Khu công nghiệp Amata là dự án nhà máy sản xuất càphê với tổng vốn đầu tư 270 triệu USD và nhà máy sản xuất, đóng gói có tổng vốn đầu tư 56 triệu USD.

Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trong đó, 6 ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên tập trung phát triển thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế gồm: Điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Các ngành công nghiệp này được xác định là giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bất cập khi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Sau hơn 3 năm điều hành giá xăng dầu theo Nghị định số 84/NĐ-CP của Chính phủ về

kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính vừa công bố công khai việc trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Theo Bộ Tài chính, việc công khai Quỹ sẽ tạo tạo điều kiện để các doanh nghiệp và người dân giám sát việc quản lý, sử dụng quỹ này cũng như giám sát việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường mà Chính phủ và các bộ ngành đang kiên trì thực hiện.

Tuy nhiên, cùng với những bất cập của Nghị định 84 buộc phải sửa đổi, thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là một trong những điều được đề cập nhiều nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế điều hành giá xăng dầu thời gian qua. Nên hay không nên tồn tại quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Rất nhiều lần sau quyết định điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu tại thị trường nội địa, Tổ điều hành giá xăng dầu - Liên Bộ Tài chính - Công thương đều khẳng định tính ưu việt của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, rằng: “nếu không có Quỹ bình ổn, chắc chắn giá xăng dầu đã tăng cao hơn”.

Thế nhưng, đa số các quan điểm đều cho rằng, Quỹ bình ổn tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Hoạt động chủ yếu chỉ là trì hoãn thời điểm tăng giá, để rồi cuối cùng vẫn phải tăng do Quỹ bình ổn giá có hạn. Thậm chí giá xăng dầu đã phải tăng cao hơn do phải vừa trích vừa xả!

Page 14: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

TIN THẾ GIỚI

Đó là chưa kể, một Quỹ bình ổn được xây dựng, hình thành từ tiền của người sử dụng xăng dầu, nằm trong giá cơ sở của giá xăng dầu. Vì thế, nếu giá xăng dầu thế giới ít biến động, lượng tiền trong Quỹ sẽ không ngừng tăng lên theo từng lít xăng dầu được bán ra, khi chưa cần huy động vào mục đích bình ổn giá, nếu không được huy động cho nền kinh tế thì một lượng lớn tiền mặt nằm im một chỗ, không lưu thông sẽ gây thiệt hại lớn.

Việc yêu cầu “Quỹ bình ổn giá được hạch toán vào tài khoản riêng và chỉ được sử dụng vào mục đích bình ổn giá, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích khác” trong điều kiện nguồn thu lớn cũng cần được xem xét lại. Bộ Tài chính vừa qua mới công khai cách trích nộp và sử dụng Quỹ này trong điều hành giá mà chưa công khai nguồn Quỹ bị âm ở nhiều doanh nghiệp, nhiều thời điểm… được tạm tính từ đâu, thu - chi như thế nào để bù đắp?

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu tiếp tục tồn tại Quỹ bình ổn giá xăng dầu, mà nguồn thu chỉ được trích từ giá bán lẻ xăng dầu, nghĩa là chỉ thu của người tiêu dùng là chưa phù hợp. Doanh nghiệp đầu mối có nên tham gia đóng góp hay không? Trách nhiệm của các cơ quan đầu mối nhập khẩu xăng dầu như thế nào đối với việc hình thành Quỹ bình ổn giá khi họ được toàn quyền “giữ” quỹ này để hạch toán, trích, xả?

Ngoài ra, Quỹ để bình ổn giá xăng dầu cũng cần được tính tới các nguồn thu khác, trong đó cần tính tới cả nguồn trích từ xuất khẩu dầu thô, kể cả nguồn tiền từ ngân sách, bởi nếu coi xăng dầu là mặt hàng

thuộc diện bắt buộc phải bình ổn, thì Pháp lệnh Giá đã quy định rất rõ về nguồn thu của các Quỹ bình ổn này!

Hiện nay, mỗi lít xăng dầu được nhập khẩu về bán ra thị trường nội địa người dân phải “gánh” hơn 8.000 đồng do rất nhiều khoản thuế, phí; từ thuế giá trị gia tăng, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, môi trường và chi phí kinh doanh xăng dầu. Việc thu thêm một khoản tiền vào giá bán xăng dầu để xây dựng Quỹ bình ổn làm công cụ quản lý, điều hành lại đặt tại doanh nghiệp đầu mối là khó chấp nhận. Những nghi ngờ việc hình thành và duy trì Quỹ tạo thêm cơ chế xin - cho là hoàn toàn có cơ sở!

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu. Nên hay không tồn tại Quỹ bình ổn giá với quá nhiều bất cập sau hơn 3 năm vận hành cũng cần được phân tích một cách thấu đáo. Chỉ khi những công cụ điều hành được minh bạch, thị trường xăng dầu mới có thể minh bạch. Nếu công tác điều hành thiếu quyết tâm, nhất quán và sự công khai nửa vời - thì rất khó để có được một thị trường xăng dầu đúng nghĩa, cho dù sẽ có một Nghị định mới hoàn toàn thay thế Nghị định 84 từ tháng 9/2013!.

Kinh tế Việt Nam lớn thứ 42 thế giới

Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) công bố xếp hạng các nền kinh tế thế giới dựa trên GDP tính theo ngang bằng sức mua năm 2012.

Theo bảng xếp hạng này, Mỹ tiếp tục là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 15.684

tỷ USD, tiếp đến là Trung Quốc với 12.674 tỷ USD. Hai quốc gia châu Á khác là Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt xếp thứ ba và thứ tư với GDP tương ứng là 4.793 tỷ USD và 4.490 tỷ USD. Nga chiếm vị trí thứ 5 với GDP năm 2012 là 3.380 tỷ USD, nhiều hơn của Đức (3.307 tỷ USD, xếp vị trí thứ 6).

Việt Nam xếp thứ 42 thế giới với GDP tính theo ngang bằng sức mua là 322,7 tỷ USD và đứng thứ 56 theo cách tính GDP thông thường là gần 141,7 tỷ USD năm 2012, so với các nước trong khu vực Thái Lan đứng thứ 21, Malaysia (26), Philip-pines (29), Singapore (thứ 39).

Đàm phán TPP bế tắc về vấn đề dỡ bỏ thuế quan

Theo các nguồn tin ngày 16/7, vòng đàm phán lần thứ 18 về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến hành tại Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah ở miền Đông Malaysia vẫn bị bế tắc về 5 chủ đề, trong đó có vấn đề quan trọng nhất là tiếp cận thị trường hay dỡ bỏ thuế quan.

Ngoài vấn đề này, các cuộc đàm phán cũng bế tắc về các vấn đề quyền sở hữu trí tệ, môi trường, lao động và thương mại điện tử.

11 quốc gia tham gia đàm phán TPP, gồm Australia, Bru-nei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam dự kiến đạt sự thống nhất rộng rãi về TPP vào tháng 10 tới và ký hiệp định này vào cuối năm nay. Tuy nhiên, bế tắc về 5 vấn đề trên và việc Nhật Bản dự kiến tham gia vào các cuộc đàm phán từ ngày 23/7 sẽ gây khó khăn cho các bên tham gia đạt được kế hoạch đề ra.

Page 15: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trong số 29 vấn đề đàm phán, hiện các bên đã kết thúc thương lượng về 5 vấn đề mà cụ thể là tạo thuận lợi thương mại, thống nhất tiêu chuẩn, viễn thông, phát triển và doanh nghiệp vừa-và-nhỏ, đồng thời thống nhất được về 9 vấn đề khác.

Nếu được thành lập, TPP sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất thế giới với hơn 792 triệu người, đóng góp gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới và khoảng 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu.

Sau khi được thành lập, TPP sẽ được mở rộng theo từng giai đoạn để thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, hướng tới việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam – Nhật Bản rà soát hợp tác phát triển đất hiếm

Theo tin từ Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thương, sáng ngày 12/7 tại trụ sở Bộ Kinh tế - Thương mại Nhật Bản, thứ trưởng Lê Dương Quang đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại Nhật Bản, ông Akaba Kazuyoshi. Đây là cuộc gặp trong khuôn khổ Cuộc họp định kỳ rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển đất hiếm giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản.

Tại buổi làm việc, hai Bên đã trao đổi các vấn đề liên quan đến Thỏa thuận phát triển đất hiếm, mặc dù thị trường đất hiếm trên thế giới đang có nhiều biến động, tuy nhiên cả hai Thứ trưởng đều bày tỏ sự cần thiết phải có tầm nhìn chung và dài hạn đối với chiến lược phát triển đất hiếm

và quyết tâm thúc đẩy việc triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển đất hiếm giữa hai nước nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.

Đối với dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, hai Bên nhất trí cùng nhau nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc đang có để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo đúng cam kết đã đề ra.

Hơn 40.500 doanh nghiệp thành lập mới

Theo số liệu thống kê của ngành Thuế, tính đến ngày 30/6/2013, toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó 249 doanh nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 24.931 doanh nghiệp (trong đó 202 doanh nghiệp nhà nước, 269 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 24.460 doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Như vậy, đến thời điểm 30/6/2013, toàn quốc hiện có 457.343 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 39.700 doanh nghiệp, tương ứng tăng 9,5% so với cùng kỳ 2012 và tăng 4,9% so với thời điểm 31/12/2012. So với tháng 5/2013, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng 5.381 doanh nghiệp, tương ứng 1,2%.

Mua bán, sáp nhập DN tăng trưởng mạnh mẽ

“Sau năm năm phát triển, giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, đạt 5 tỉ USD vào năm 2012.

Hàng loạt thương vụ có quy mô lớn đã diễn ra, nhiều doanh

nghiệp (DN) Việt Nam và quốc tế thực hiện M&A tạo đột phá như Vingroup, Masan, Kinh Đô, Viet-tel…” - ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo Đầu Tư, cho biết tại buổi họp báo sáng 16-7 giới thiệu diễn đàn thường niên M&A DN Việt Nam 2013.

Diễn đàn sẽ diễn ra ngày 8-8 tại TP.HCM với chủ đề Cơ hội trong một thị trường 5 tỉ USD, tập trung phân tích một số thương vụ lớn đã thực hiện. Đồng thời, diễn đàn cũng đánh giá tổng quan các số liệu và xu hướng của thị trường M&A, sự tác động đến chiến lược và phát triển của các DN và nền kinh tế. Tính từ năm 2009, tổng giá trị các thương vụ M&A ước đạt 14,8 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 65%/năm. Dự báo, giá trị M&A năm 2013 chỉ ở mức 4 tỉ USD. Đến nay, M&A của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm 66% giá trị các giao dịch, trong đó đáng chú ý là làn sóng đầu tư từ Nhật Bản.

Trả lời lo ngại của báo chí trước sự tham gia ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài dễ dẫn đến tình trạng thâu tóm, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng tình hình chưa đến mức phải lo ngại. “Tỉ lệ M&A của Việt Nam còn rất thấp so với tỉ lệ trung bình của các nước trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam có nhiều quy định chặt chẽ, nhất là đối với những lĩnh vực “nhạy cảm” như tài chính ngân hàng, hàng không…, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ một tỉ lệ nhất định. Bên cạnh đó, cũng có những thương vụ do DN Việt Nam mua lại của nước ngoài chứ không chỉ có DN nước ngoài mua lại DN Việt Nam” - ông nói rõ.

Page 16: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tốc độ phát triển của các nền kinh tế mới nổi chậm lại và nguy cơ khủng hoảng kéo dài ở châu Âu là nguyên nhấn chính khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ năm liên tiếp.

Báo cáo giữa năm của IMF cảnh báo tốc độ tăng của kinh tế thế giới sẽ còn thấp hơn nếu chính phủ Mỹ rút gói kích thích tiền tệ QE3 khiến dòng vốn chảy vào các nước đang phát triển đảo chiều, kìm hãm tăng trưởng kinh tế tại đây.

IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng ở mức 3,1% trong năm 2013, ngang với tốc độ tăng trưởng của năm ngoái và thấp hơn mức 3,3% được đưa ra vào tháng 4. Tốc độ tăng của năm 2014 cũng được điều chỉnh từ 4% xuống 3,8%.

Tổ chức này đã liên tục hạ dự báo tăng trưởng năm 2013 kể từ tháng 4/2012. Con số dự báo ban đầu là 4,1%. Điều này cho thấy quá trình hồi phục của kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính là không dễ dàng và còn kéo dài.

Nhập khẩu ngũ cốc của Trung Quốc tăng do giá toàn cầu suy giảm

Nhập khẩu ngũ cốc Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất,

sẽ vượt so với mức năm ngoái do giá toàn cầu suy giảm đã khuyến khích hoạt động mua vào, ngay cả khi những người nông dân của nước này chuẩn bị tăng thu hoạch cho năm thứ 10 liên tiếp.

Nhập khẩu lúa mì, ngô và gạo được dự kiến sẽ tăng, trong khi sản lượng ngô và gạo nội địa tăng và lúa mì vẫn duy trì mức năm ngoái hoặc giảm, theo ước tính từ dự báo tư nhân và nhà nước tại Trung Quốc và Mỹ cho biết.

Người mua hàng Trung Quốc được hưởng lợi từ người trồng ngô và lúa mì Mỹ, Ar-gentina và Ukraine, trong khi đó Thái Lan cung cấp gạo cao cấp Á. Giá lúa mì và ngô kỳ hạn giảm hơn 20% tại Chicago trong 12 tháng qua, trong khi gạo trắng Thái Lan, giá bench-mark khu vực giảm 14%.

Trung Quốc sẽ mua 4 triệu tấn lúa mì trong năm bắt đầu từ ngày 1/6, mức cao nhất trong 9 năm, trong khi đó nhập khẩu ngô sẽ tăng 67%, lên 5 triệu tấn, Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết hôm 3/7. Hoạt động mua vào ngô trong 12 tháng bắt đầu từ ngày 1/10 có thể tăng lên mức cao kỷ lục 7 triệu tấn.

Chi phí lao động gia tăng và chính sách thúc đẩy giá nội địa nhằm hậu thuẫn thu nhập nông nghiệp đã làm cho cây trồng Trung Quốc ít cạnh tra-nh, Li cho biết.

Sản lượng lúa mìSản lượng lúa mì sẽ tăng

năm thứ 10 liên tiếp, báo cáo hôm 28/6 bởi Bộ nông nghiệp tại Bắc Kinh cho biết. Vụ thu hoạch có thể đạt mức năm ngoái 120,6 triệu tấn, Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 13/6, trong khi đó nhà nghiên cứu tư nhân Ma Wen-feng tại Orient Agribusiness Consultant Ltd. Bắc Kinh dự kiến suy giảm.

Lúa mì được nhập khẩu theo chính phủ cấp hạn ngạch thuế quan thấp có mức chi phí khoảng 2.100 NDT (tương đương 343 USD)/tấn, so với mức giá nội địa khoảng 2.400 NDT/tấn, JC Thượng Hải cho biết.

Giá lúa mì giao kỳ hạn tháng 9 tại Chicago lúc đóng cửa đạt 6,65 USD/bushel hôm 3/7 sau khi USDA báo cáo rằng, Trung Quốc đã mua 360.000 tấn ngũ cốc từ Mỹ. Giá ngô kỳ hạn ở mức 5,0275 USD/bushel và giá gạo trắng Thái Lan lúc đóng cửa đạt 524 USD/tấn.

Lợi nhuận từ nhập khẩu ngô theo hạn ngạch chính thức đạt khoảng 400 NDT/tấn, nhà nghiên cứu Grain.gov.cn cho biết hôm 3/7. Các doanh nghiệp tư nhân đã mua 3 lô hàng vụ ngô mới của Mỹ trong 2 tuần trước đó, đưa số lượng nhập khẩu trong năm bắt đầu từ 1/10 lên 4,5 triệu tấn.

Page 17: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

Trung tâm TTCN&TM

Argentina, nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai thế giới , đã xuất khẩu 60.000 tấn ngô sang Trung Quốc vào tháng trước, Norberto Yauhar, Bộ trưởng nông nghiệp cho biết hôm 12/6. Đây là lần đầu tiên sau khi hai nước ký thỏa thuận kiểm dịch vào năm ngoái.

Nhập khẩu gạo có thể vượt so với mức kỷ lục năm ngoái, ông Ma tại Orient Bắc Kinh cho biết. Gạo đã mua từ Việt Nam, bao gồm cả chi phí nhập khẩu, rẻ hơn 25% so với nguồn cung nội địa.

Sản lượng ngũ cốc toàn cầu, ngoại trừ gạo có thể tăng lên 1,92 tỉ tấn so với ước tính 1,78 tỉ tấn năm 2012/13, Hội đồng ngũ cốc quốc tế cho biết hôm 1/7. Sản lượng gạo được xem tăng lên 476 triệu tấn so với 470 triệu tấn Hội đồng dự báo.

Ba loại sữa bột Trung Quốc chứa chất gây bệnh tim

Sữa bột dành cho trẻ em của ba hãng sữa đang bán chạy ở Trung Quốc, Baby Club của Beingmate, Super của Sy-nutra và Gold của Yili, chứa chất béo chuyển hóa (trans-fat) mà các chuyên gia cho rằng có thể gây bệnh tim, nhưng không được thông báo trên bao bì, báo South China Morning Post của Hong Kong đưa tin hôm qua.

Mỗi 100 gram sữa của ba nhãn hiệu trên chứa 0,4-0,6 gram axít béo chuyển hóa, South China Morning Post thông báo kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm do báo này ủy quyền.

Bao bì của ba loại sữa bột không có thông tin về chất béo chuyển hóa, dù hàm lượng nằm trong giới hạn an toàn của Trung Quốc và quốc tế. Giới chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tránh cho con mình ăn thực phẩm chứa loại axit béo có hại này.

“Sữa bột là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ, nên việc uống sữa mỗi ngày nghĩa là lượng chất có hại được đưa vào cơ thể trẻ có thể rất cao. Tốt hơn là nên tiêu thụ càng ít trans-fat càng tốt, đặc biệt đối với trẻ nhỏ”, ông Wil-liam Chui Chun-ming, Chủ tịch Hội Dược sĩ Hong Kong, khuyến cáo.

Theo giáo sư nhi khoa Ellis Hon Kam-lun ở Trung Quốc, nếu chất béo chuyển hóa chiếm phần nhiều trong lượng chất béo được đưa vào cơ thể trẻ thì sẽ ảnh hưởng sự phát triển của não và mắt. Tiêu thụ chất béo trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm tự nhiên, hoặc xuất hiện trong quá trình chế biến.

Sau vụ bê bối sữa nhiễm chất melamine khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng năm 2008, nhiều người dân Trung Quốc đang quay lưng với sữa nội để chuyển sang dùng sữa ngoại. Tình trạng người đại lục đổ sang Hong Kong vơ vét sữa ngoại khiến chính quyền đặc khu gần đây phải đặt hạn mức số lon sữa mà mỗi khách hàng được phép mua, nhằm tránh tình trạng khủng hoảng thiếu ở thị trường này.

Codex, cơ quan quốc tế đặt ra giới hạn an toàn trong thực phẩm, quy định hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sữa bột trẻ em không được vượt quá 3%. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, hàm lượng chất béo chuyển hóa không được vượt quá 0,5 gram cho mỗi bữa ăn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người lớn không nên tiêu thụ quá 2 gram trans-fat mỗi ngày.

Châu Âu điều trần vụ áp thuế đối với pin mặt trời Trung Quốc

BBC ngày 17-7 đưa tin, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Châu Âu đã đến Brussels (Bỉ) để tham gia cuộc điều trần tại Ủy ban Châu Âu (EC) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc.

Cuộc điều trần do Hiệp hội Năng lượng mặt trời Châu Âu (AFASE), với hơn 740 công ty quang điện Châu Âu, tổ chức. Các lãnh đạo của hơn 30 công ty quang điện của Châu Âu đã trình bày cụ thể tác động của việc áp thuế nói trên đối với ngành này, dẫn tới tình trạng cắt giảm việc làm ồ ạt.

Ngày 5-6 vừa qua, EC công bố kết quả điều tra, theo đó quyết định sẽ phải áp mức thuế trừng phạt 47,6%. Quyết định trên đã gây ra làn sóng phản đối từ các công ty năng lượng mặt trời Châu Âu, đặc biệt là các công ty triển khai dự án và lắp đặt thiết bị quang điện.

Page 18: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm khi phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế và chỉ được rút vốn theo mục đích đã được phê duyệt.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 17 có hiệu lực từ 1/9/2013 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế không được Chính phủ bảo lãnh.

Theo đó, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn từ đợt phát hành trái phiếu hiệu quả và phù hợp với mục đích của phương án đã được phê duyệt. Đồng thời, khi phát hành trái phiếu, tổ chức phải mở tài khoản vốn vay và trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Doanh nghiệp chỉ được rút vốn từ khoản trên để sử dụng cho các mục đích đã được thông qua trong phương án phát hành.

Thông tư cũng nêu rõ doanh nghiệp được quyền mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thanh toán nợ gốc, lãi của trái phiếu và các loại phí liên quan, trên cơ sở xuất trình được các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước sẽ giám sát, thống kê các giao dịch rút vốn,

trả nợ và số dư của khoản vay thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan này sẽ phải báo cáo kịp thời cho Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, Pháp luật Ngoại hối cũng quy định tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài và thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan này sau đó sẽ xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng phê duyệt hàng năm.

Nông, thủy sản phải cạnh tranh bằng công khai xuất xứ

“Nông, thủy sản Việt phải cạnh tranh bằng công khai xuất xứ” là ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tại hội thảo tại Hà Nội sáng 17-7.

Hội thảo do Tổ chức Hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) và Dự án truy xuất nguồn gốc điện tử (ET&T) phối hợp tổ chức.

Các ý kiến cho rằng việc minh bạch hóa sẽ giúp hàng nông, thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Hiện người tiêu dùng, các nhà phân phối gặp trở ngại khi

muốn tìm hiểu nguồn gốc của hàng nông, thủy sản Việt do hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam hoạt động phần lớn dựa vào giấy tờ lưu trữ. Từ năm 2012, Dự án truy xuất nguồn gốc điện tử Traceveri-fied (do Đan Mạch tài trợ) đã được triển khai nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu minh bạch hóa xuất xứ sản phẩm trên website. Tuy nhiên, theo ông Lý Hoàng Hải, Phó Giám đốc dự án, sau gần một năm hoạt động, dự án mới chỉ thu hút được 14 doanh nghiệp.

Mexico cấm nhập sản phẩm giáp xác của Việt Nam

Mexico cấm nhập các sản phẩm giáp xác tươi, sống, khô, đông lạnh của Việt Nam.

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ NN&PTNT ngày 8/7 đã có văn bản số 1127/QLCL-CL1 thông báo tới các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng về việc Mexico cấm nhập khẩu sản phẩm giáp xác tươi, sống, khô, đông lạnh của Việt Nam.

Theo đó, Nafiqad yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu kể từ ngày 15-5-2013 tạm thời ngừng xuất khẩu sản phẩm giáp xác tươi sống, khô, đông lạnh vào thị trường Mexico đến khi có thông báo dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu của cơ quan thẩm quyền Mexico.

Page 19: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Nafiqad cũng lưu ý doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang Mex-ico các lô sản phẩm giáp xác đã được nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C và tối thiểu trong 90 giây, có kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trực thuộc Nafiqad cấp.

Trước đó, ngày 2/5/2013, Nafiqad cũng đã có văn bản gửi tới các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng về việc Mexico cấm nhập khẩu tôm sú, tôm chân trắng từ Việt Nam.

Một số ngân hàng tiếp tục được giữ hộ vàng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhong Bank) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, bao gồm cả dịch vụ giữ hộ vàng.

TienPhong Bank được NHNN cho phép kinh doanh vàng miếng. Loại vàng giao dịch bao gồm vàng miếng SJC, nhẫn ép vỉ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 10 chỉ.

Cùng với TienPhong Bank, trước đó, NHNN chỉ đạo một số ngân hàng thương mại thực hiện nhận giữ hộ vàng của khách hàng theo quy định. Khi chưa được NHNN cấp phép nhưng ngân hàng còn số dư các khoản giữ hộ vàng tại thời điểm ngày 5-7-2013 thì được tiếp tục giữ các khoản vàng giữ hộ đó tới khi đến hạn thanh toán và được xem xét gia hạn các khoản vàng giữ hộ này theo đề nghị của khách hàng.

Trường hợp ngân hàng không còn các khoản vàng giữ hộ của khách hàng tại thời điểm ngày 5-7 thì không được phép nhận mới các khoản vàng giữ hộ của khách hàng cho tới khi được NHNN cấp phép.

Nhiều ngân hàng ngừng giữ hộ vàng

Nhân viên Ngân hàng Á Châu, Eximbank, Sacombank, Đông Á, SCB đều khẳng định tạm ngừng dịch vụ giữ hộ vàng.

Động thái trên của các ngân hàng diễn ra một ngày sau thông tin Ngân hàng Nhà nước yêu cầu một số tổ chức tín dụng ngừng giữ hộ vàng trong thời gian chờ thông tư hướng dẫn.

Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) thông báo việc tạm dừng dịch vụ giữ hộ vàng trên webstie chính thức của mình. Đại diện Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho biết tạm thời ngưng dịch vụ này theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng cho biết tạm thời dừng dịch vụ này. Ngoài thông báo dừng nghiệp vụ, các nhân viên giao dịch cũng không quên chào mời và thuyết phục khách bán vàng cho ngân hàng để gửi tiết kiệm tiền đồng.

Nhân viên tại một phòng giao dịch của SCB cho biết, ngân hàng đang có chương trình ưu đãi và số tiền được “tặng” sẽ tỷ lệ thuận với số chỉ vàng khách chuyển đổi. “Với nhiều người, giữ vàng ở nhà thì không an toàn, thay vì thế nếu họ chủ động bán cho ngân hàng để gửi bằng VND thì sẽ

có lợi hơn vì được ưu đãi”, một giao dịch viên giải thích.

Dịch vụ giữ hộ vàng đã được các ngân hàng triển khai một thời gian. Cũng trong một giai đoạn dài, các nhà băng nhận “giữ hộ” vàng nhưng lại trả phí cho người gửi - hiện tượng hoàn toàn ngược với các nước khác. Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngừng toàn bộ việc huy động và cho vay vàng, những hiện tượng này dần biến mất.

Hiện vẫn có một số ngân hàng nhận giữ hộ vàng cho khách nhưng không thu phí. Trước đây khi còn triển khai nghiệp vụ này, phí gửi vàng tại một số nhà băng khoảng 0,05% một tháng, tùy từng kỳ hạn.

Điều tra vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên tại Việt Nam

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4460/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indone-sia và Đài Loan (Trung Quốc).

Theo đó, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các thủ tục điều tra tiếp theo căn cứ các quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Page 20: m Tin trong tænh m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm ... 15.pdf · (thép, gạch, ngói) giảm do nhu cầu về xây dựng chưa cao. So với tháng trước,

Soá 15 thaùng 08 naêm 2013

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.* Thành viên:Trần Văn Tỵ

Nguyễn Bá ĐoánNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn LuôngQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

01/GP-XBBTNgày cấp 03\12\2012

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

Trung tâm TTCN&TM

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trước đó, ngày 5/6/2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng có các mã HS này của Công ty TNHH POSCO VST và Công ty CP Inox Hòa Bình, yêu cầu áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 20 - 40% đối với sản phẩm trên.

Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam.

3 đối tượng doanh nghiệp được ưu tiên về hải quan từ ngày 11/8

Đây là quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện có hiệu lực từ ngày 11/8/2013.

Theo đó, doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại 1; Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và nhập khẩu hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là loại 2;

Doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (loại 3).

Điều kiện về kim ngạch, đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 1, kim ngạch xuất khẩu,

nhập khẩu tối thiểu đạt 200 triệu USD/năm.

Đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 2, kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định trên là kim ngạch bình quân trong 2 (hai) năm xem xét.

Đối với doanh nghiệp được ưu tiên loại 3, không quy định kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư quy định, điều kiện doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tuân thủ pháp luật, điều kiện về thanh toán, điều kiện về kim ngạch…

Đối với điều kiện về tuân thủ pháp luật, thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 24 tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Trong thời hạn quy định, doanh nghiệp không vi phạm háp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý.

Điều kiện về kế toán, tài chính, doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính chấp nhận. Mọi hoạt động kinh tế phải được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán. Báo cáo tài chính hằng năm được công ty kiểm toán đủ điều kiện chấp nhận các nội dung trọng yếu và đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không có khoản nợ thuế quá hạn trong 2 năm liền kề năm xem xét.