m mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › admin... · giao dịch, bốc xếp...

20
Mc lc SOÁ 13 T7-2015 m m m m m m m Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Thoâng tin du lòch Doanh nghieäp caàn bieát Hoäi chôï trieån laõm Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 05-09 : Xuất nhập khẩu Trang 10-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-17 : Tin thế giới Trang 17 : Thông tin du lịch Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết Trang 20 : Hội chợ triển lãm

Upload: others

Post on 26-Jun-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Muc luc

SOÁ 13T7-2015

m

m

m

m

m

m

m

Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiThoâng tin du lòchDoanh nghieäp caàn bieátHoäi chôï trieån laõm

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-04 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 05-09 : Xuất nhập khẩuTrang 10-15 : Sản xuất kinh doanh Trang 16-17 : Tin thế giớiTrang 17 : Thông tin du lịchTrang 18-20 : Doanh nghiệp cần biếtTrang 20 : Hội chợ triển lãm

Page 2: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Thị trường hàng hóa trong nước tuần qua: Giá gạo giảm nhẹ tại các tỉnh ĐBSCLTại các tỉnh ĐBSCL, giá giảm nhẹ, dù doanh nghiệp trong nước mới giành được hợp đồng

cung cấp 150.000 tấn gạo cho Philippin. Cà phê trong tuần biến động tăng cùng với xu hướng cà phê thế giới…

Lúa gạoNgày 22/6, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tại Kiên Giang ổn định. Miền Tây mưa nhiều,

giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn.Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc, giá lúa tẻ thường phổ biến ở mức 6.500 – 8.500 đ/

kg, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000 – 14.000 đ/kg.Tại các tỉnh ĐBSCL, giá giảm nhẹ, dù doanh nghiệp trong nước mới giành được hợp đồng

cung cấp 150.000 tấn gạo cho Philippin. Nguyên nhân khiến giá lúa giảm không có gì mới, do xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường chính gặp khó khăn trong khi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng không cải thiện hơn do phía bạn cấm biên. Hiện gạo nguyên liệu giống IR50404 có giá chỉ 6.050 – 6.150 đ/kg, giảm khoảng 50 đ/kg so với mức giá sau tín trúng thầu hôm 5/6 và giảm khoảng 100-150 đ/kg so với mức giá cách đây khoảng 10 ngày.

Thị trường xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa có công ty nhập khẩu nào của Philippin trở lại Việt Nam, cũng như khách hàng từ các nước khác.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1/6 đến 11/6/2015, khối lượng xuất khẩu gạo đạt 41,8 nghìn tấn, trị giá FOB đạt trên 18 triệu USD, trị giá CIF đạt 18,1 triệu USD. Tính từ ngày 1/1 đến 11/6/2015, khối lượng xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, trị giá FOB đạt 893,1 triệu USD, trị giá CIF đạt 918,6 triệu USD.

Cà phêThị trường cà phê trong tuần biến động tăng cùng với xu hướng cà phê thế giới. So với cuối

tuần trước, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 1.000 – 1.100 đ/kg lên 37.500 – 37.900 đ/kg. Giá cà phê Robusta giao tại cảng Tp.HCM giá FOB tăng 39 USD/tấn lên 1.800 USD/tấn. Giá robusta tăng trong tuần qua đã khuyến khích các nhà đầu cơ Việt Nam và một số nông dân bán đi một phần kho dự trữ của mình.

Việt Nam đang đối mặt với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và dự kiến thời tiết sẽ nóng hơn trong tháng 6 và tháng 7 tại khu vực miền Trung. Theo cơ quan dự báo thời tiết, các khu vực miền Trung có thể sẽ trong tình trạng lượng mưa dưới trung bình cho đến tận tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè năm nay sẽ cao hơn khoảng 0,5-1 độ C so với mức trung bình, và mức nước ở các sông có thể giảm xuống thấp hơn 60% so với mức trung bình ở khu vực Tây Nguyên. Tình trạng thiếu mưa có thể làm chậm sự tăng trưởng của quả cà phê và có thể làm sản lượng thấp hơn.

ĐiềuThị trường Điều tại Đắc Lắc ổn định, giá điều khô ngày 22/6 không đổi so với ngày

hôm trước.Tuần qua, tại Bình Phước, giá thu mua hạt điều khô đang theo xu hướng giảm do lượng điều

nhập khẩu tăng nhẹ. Điều hạt khô tại Bình Phước hiện đang được các thương lái thu mua với mức giá 37.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg so với tuần trước.

Về nhập khẩu, mặc dù lượng điều nhập khẩu kể từ cuối tháng 5 đầu tháng 6 tăng nhẹ nhưng chất lượng điều nhập khẩu lại giảm dần, từ 50-48 xuống còn 46-44.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Page 3: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Giá dầu giảm, giá xăng tăng 275 đồng/lítLiên bộ Tài Chính – Công Thương vừa quyết định thay đổi giá xăng dầu. Cụ thể, tăng giá

xăng 275 đồng/lít và đồng loạt giảm giá dầu các loại.

Bảng giá xăngCụ thể, giá xăng Ron 92, E5 sẽ tăng 275 đồng/lít, giá dầu diesel 0.05S giảm 287 đồng/lít,

dầu hỏa giảm 275 đồng/lít và giá dầu mazut 180CST 3.5S giảm 423 đồng/kg.Sau quyết định của liên bộ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) công bố tăng giá

xăng Ron 92 lên 20.710 đồng/lít và giá xăng E5 tăng lên 20.380 đồng/lít.Trong khi đó, giá dầu diesel 0,05S giảm xuống 16.070 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm về 15.090

đồng/lít và dầu mazut 3.5S giảm xuống 12.730 đồng/kg.Theo Bộ Công Thương, giá thành phẩm xăng dầu thế giới thời gian gần đây vẫn ở mức cao.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày kể từ ngày 04/6/2015 đến hết ngày 18/6/2015 là 82,426 USD/thùng xăng RON 92; 74,970 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 74,658 USD/thùng dầu hỏa; 364,664 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.

Bộ này cũng cho biết, giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu thành phẩm kỳ tính giá ngày 19. 6 chênh lệch so với giá bán trong nước như sau: Xăng RON 92: cao hơn 1.322 đồng/lít; Xăng E5: cao hơn 1.157 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: thấp hơn 287 đồng/lít; Dầu hỏa: thấp hơn 275 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: thấp hơn 423 đồng/kg.

Thị trường hàng hóa trong nước tuần quaGiá ớt đầu vụ tăng; Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa lúa Hè Thu; trái cây giảm giá mạnhGiá ớt đầu vụ tăng, nông dân thu lãi cao Hiện giá ớt đầu vụ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang tăng mạnh và khan hiếm hàng, nhiều

hộ nông dân trồng ớt rất phấn khởi do thu được lãi cao. Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo (địa phương có

vùng chuyên canh ớt lớn nhất tỉnh Tiền Giang), hiện nông dân trồng ớt ở địa phương đang bước vào vụ thu hoạch đầu vụ với niềm vui trúng giá. Hiện thương lái thu mua ớt với giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với thời điểm này năm trước.

Tại Tiền Giang, từ mô hình trồng ớt ở xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo), hiện cây ớt đang phát triển mạnh tại các xã lân cận trên địa bàn huyện Chợ Gạo và Gò Công Tây... với diện tích gần 1.000 ha. Diện tích này tập trung ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, thị xã Gò và một số hộ trồng xen canh rải rác tại các huyện Cai Lậy, Cái Bè. Nhờ vào cây ớt mà nhiều hộ nông dân trong tỉnh thu nhập khá.

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Page 4: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa lúa Hè Thu Theo Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, hiện toàn vùng đã thu hoạch trên 300.000 ha lúa

Hè Thu sớm, chiếm trên 18% tổng diện tích gieo sạ (1,659 triệu ha); năng suất bình quân 5,45 tấn/ha. Riêng tại Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, năng suất đạt từ 6,3 – 6,5 tấn/ha. Diện tích các trà lúa còn lại phát triển tốt tương đương các trà lúa vừa thu hoạch. Ước tổng sản lượng cả vụ đạt trên 9 triệu tấn, tăng 120 nghìn tấn so vụ Hè Thu 2014 do năng suất tăng, mặc dù diện tích gieo sạ giảm trên 8.300 ha.

Hiện giá lúa khô bán tại kho (loại thường) từ 5.000 – 5.100 đồng/kg, lúa dài từ 5.300 – 5.400 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành sản xuất là 3.917 đồng/kg, tính ra, nông dân thu lãi từ 27% - 38%.

Đạt được kết quả trên là nhờ các tỉnh thực hiện nghiêm túc lịch xuống giống nhằm né rầy, né hạn, úng; chia làm 3 đợt cho phù hợp với tình hình thủy văn từng khu vực. Cụ thể: Đợt 1 gieo sạ trong tháng 4 thu hoạch trong tháng 7 (800.000 ha); đợt 2 gieo sạ trong tháng 5 thu hoạch trong tháng 8 (600.000 ha); đợt 3 gieo sạ trong tháng 6 thu hoạch trong tháng 9 (259.000 ha).

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật canh tác theo phương pháp mới như gieo sạ đồng loạt né rầy, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, bón phân cân đối được các tỉnh phổ biến rộng rãi đến nông dân. Việc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện tốt nên không bùng phát dịch bệnh. Mỗi tỉnh bố trí cơ cấu giống hợp lý ( từ 4 – 5 giống chủ lực) , tỷ lệ giống lúa chất lượng thấp không vượt quá 15% diện tích, lúa thơm cũng không vượt quá 15% diện tích. Diện tích còn lại được trồng các giống lúa chất lượng cao, phục vụ chế biến xuất khẩu. Các tỉnh thuộc khu vực bị ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập kịp thời thực hiện phương án phòng, chống hạn, vận hành tốt hệ thống thủy lợi, thực hiện các biện pháp tích nước, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý nguồn nước đồng thời tăng khả năng cấp nước, bảo đảm canh tác hết diện tích. Các tỉnh còn kịp thời hỗ trợ nông dân bơm tưới, cho bà con vay vốn mua vật tư nông nghiệp chăm sóc lúa. Nhờ đó, dù xuống giống vụ lúa Hè Thu trong thời điểm nước mặn xâm nhập sâu, khô hạn gây hại khó khăn cho 600.000 ha nhưng lúa Hè Thu vẫn phát triển tốt.

ĐBSCL: Trái cây giảm giá mạnhThường từ tháng 4 đến tháng 7, ở miền Tây trái cây vào mùa thu hoạch. Cùng thời gian này,

trái cây miền Đông cũng chín, “đụng độ” với trái cây miền Tây. Rồi vải thiều miền Bắc rục rịch Nam tiến. Tất cả khiến trái cây đồng loạt rớt giá.

Trái cây dội chợNhững ngày qua trái cây ở các tỉnh ĐBSCL cùng lúc thu hoạch nhiều nên giá bán giảm mạnh. Hơn

một tháng trước, sầu riêng đầu mùa loại trái ngon cơm vàng, hạt lép có giá trên 70.000đ/kg, nay ngoài chợ giảm xuống 30.000-35.000đ/kg. Còn thương lái về tận vườn thu mua hạ xuống dưới 25.000đ/kg.

Chôm chôm giống Thái rớt giá còn 17.000-22.000đ/kg, trong khi cách đây nửa tháng có giá 30.000đ/kg; mãng cầu ta (quả na) từ 60.000đ/kg giảm còn 40.000đ/kg.

Rớt giá mạnh nhất là thanh long, hàng nhiều bày bán khắp nẻo đường miền Tây. Trên quốc lộ 91 Cần Thơ về Ô Môn, nhà vườn bán thanh long bên lề đường 3kg giá chỉ có 10.000đ.

Loại xoài ngon giống Hòa Lộc nổi tiếng của Cao Lãnh thương lái mua loại 1 giá 25.000-30.0000đ/kg; xoài cát Chu Cao Lãnh 14.000đ/kg. Các giống xoài ghép lai như xoài Đài Loan 5.000-7.000đ/kg, xoài thanh ca, xoài hòn...giá 3.000- 4000đ/kg”...

Ở Kế Sách (Sóc Trăng) và Phong Điền (Cần Thơ) nhà vườn bán măng cụt hiện còn 35.000đ/kg, giảm 20.000-25.000đ/kg so đầu vụ cách đây hơn một tháng. Cách Cao Lãnh (Đồng Tháp) hai con sông Tiền, sông Hậu, nhưng ở Cần Thơ thương lái về vườn mua xoài Hòa Lộc, lựa trái đẹp mua 17.000đ/kg, rẻ hơn 8.000 đ/kg.

Hơn hai năm qua, các nhà vườn miền Tây bắt đầu XK chôm chôm, nhãn, nhưng số lượng chưa nhiều, vì trái cây đạt tiêu chuẩn an toàn còn ít, trồng không tập trung.

Theo Trung tâm khuyến nông các tỉnh trong vùng, mô hình vườn chuyên canh cây đặc sản sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP được nông dân thực hành thành công. Song khi khuyến khích nhân rộng mô hình lại gặp trở ngại.

Trung tâm TTCN&TM

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Page 5: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Việt Nam là nước xuất khẩu nghêu nhiều thứ 3 sang MỹTheo số liệu của Cục Nghề cá Biển Mỹ 3 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 5.176 tấn nghêu trị

giá 14,57 triệu USD, tăng 8,24% về khối lượng và tăng 4,24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ NK nghêu từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong 3 tháng đầu năm nay. Trong đó, Mỹ NK nghêu nhiều nhất là từ Trung Quốc với khối lượng đạt 3.548 tấn, trị giá 7,22 triệu USD, tăng 19,51% về khối lượng và tăng 18,45% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Canada là nước XK nghêu nhiều thứ 2 vào Mỹ và Việt Nam là nước XK nghêu nhiều thứ 3 vào thị trường này. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị XK của 2 nước này vào Mỹ đều sụt giảm mạnh.

Trong 3 tháng đầu năm, Mỹ NK nghêu từ Canada với khối lượng đạt 364 tấn, trị giá 3,24 triệu USD, giảm 12,53% về khối lượng và giảm 3,54% về giá trị. Mỹ NK nghêu từ Việt Nam với khối lượng 426 tấn, trị giá 1,08 triệu USD, giảm 19,98% về khối lượng và giảm 18,52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Tuy nhiên, giá trung bình mặt hàng nghêu của Trung Quốc XK sang thị trường Mỹ lại giảm trong khi giá trung bình của mặt hàng này của Canada và Việt Nam lại tăng. Giá XK trung bình của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm nay đạt 2,04 USD/kg giảm 0,49% so với cùng kỳ năm 2014. Giá XK trung bình của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,55 USD/kg, tăng 1,59% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu nghêu của Mỹ 3 tháng đầu năm (KL: kg; GT: USD)Nước 2014 KL 2014 GT 2015 KL 2015 GT % KL % GTCanada 416.494 3.364.606 364.290 3.245.338 -12,53 -3,54Chile 179.577 742.782 234.257 868.255 30,45 16,89Trung Quốc 2.968.941 6.100.805 3.548.294 7.226.590 19,51 18,45Đài Loan 36.244 101.478 17.982 50.348 -50,39 -50,39Ecuador 9.417 15.765 0 0 -100,00 -100,00Indonesia 127.587 417.506 148.327 503.839 16,26 20,68Italy 1.693 13.742 0 0 -100,00 -100,00Nhật Bản 3.963 37.312 4.287 43.757 8,18 17,27Mexico 75.454 307.575 37.189 138.236 -50,71 -55,06Netherlands 56.808 145.588 68.135 160.721 19,94 10,39New zealand 104.536 545.770 88.243 307.199 -15,59 -43,71Panama 0 0 2.718 3.479 Peru 17.446 53.793 3.347 23.299 -80,82 -56,69Philippines 16.733 84.429 0 0 -100,00 -100,00Hàn Quốc 900 3.718 472 5.789 -47,56 55,70Tây Ban Nha 600 7.639 663 7.217 10,50 -5,52Thái Lan 233.575 708.795 232.211 906.953 -0,58 27,96Việt Nam 532.534 1.335.250 426.110 1.087.985 -19,98 -18,52Tổng 4.782.502 13.986.553 5.176.525 14.579.005 8,24

XUẤT NHẬP KHẨU

Page 6: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu dệt may vẫn có thể cán mốc 27,5 tỷ USDCho dù xuất khẩu từ nay đến cuối năm không được cải thiện nhiều thì xuất khẩu dệt may

năm 2015 vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra là 27-27,5 tỷ USD.Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 6 tháng năm 2015 tiếp tục tăng trưởng 2

con số, đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2014.Thông tin về tình hình xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, ông Trần Việt, Trưởng Ban

Tổng hợp pháp chế (Vinatex) cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 2 con số, đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, thị trường xuất khẩu sang Mỹ lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, ước đạt 5,18 tỷ USD (tăng 11,01% so với cùng kỳ năm 2014). Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU ước đạt 1,45 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Đối với 2 thị trường châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, theo ông Trần Việt, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt lần lượt là 1,3 tỷ USD và 948 triệu USD. Tại 2 thị trường này, Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai sau Trung Quốc và Việt Nam vẫn đang tiếp tục mở rộng thị trường.

Riêng Vinatex, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,7 tỷ USD – tăng 10,7% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 612,6 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 24.241 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Với kết quả đó, lợi nhuận của Vinatex tăng 6% và thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 6 triệu đồng/tháng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Chia sẻ thêm về tình hình xuất khẩu của ngành, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho hay, mức tăng trưởng trên 10% của 6 tháng đầu năm chậm hơn so với cùng kỳ năm 2014 nhưng so với quý I thì kết quả vẫn khả quan hơn.

Do vậy, dù xuất khẩu từ nay đến cuối năm không được cải thiện nhiều thì xuất khẩu dệt may năm 2015 vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra là 27-27,5 tỷ USD.

Nói về những cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU-FTA), ông Lê Tiến Trường cho biết, Việt Nam hiện đang đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu dệt may vào EEU với kim ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD (chỉ chiếm trên 2% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này).

Tuy nhiên, điểm xuất phát tại Liên minh Kinh tế Á - Âu của ngành dệt may hoàn toàn giống với thị trường Mỹ khi chưa có Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA).

“Bài học kinh nghiệm rút ra là nếu có hướng xử lý tốt thì dệt may Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng kim ngạch tại thị trường này. Trong vòng 3 - 5 năm tới, dệt may Việt Nam có thể vươn lên đạt mức kim ngạch xuất khẩu tương đương với các đối thủ cạnh tranh như Bangladesh, Ấn Độ và nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may vào EEU,” ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.

Một số đơn vị thuộc Vinatex có kết quả sản xuất kinh doanh tốt trong 6 tháng qua là Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, Tổng công ty CP May Việt Tiến, Tổng công ty CP Phong Phú, Tổng công ty May 10 - CTCP, Tổng công ty Đức Giang – CTCP, Tổng công ty May Hưng Yên – CTCP, Tổng CTCP Dệt may Hà Nội, Công ty TNH MTV Dệt kim Đông Xuân, CTCP Dệt may Huế…

Từ cuối tháng 1-2015, Vinatex chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa. Hiện Tập đoàn chỉ còn 53% vốn nhà nước và Vinatex đang nộp hồ sơ lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để tiến hành niêm yết. Đến thời điểm này Vinatex đã thoái xong hơn 90% lượng vốn cần thoái và có lãi trên 100 tỷ đồng.

Page 7: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Những nhóm hàng nhập khẩu chính 5 tháng năm 2015Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố,

trong 5 tháng/2015, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 66,5 tỷ USD, tăng 16,4%, tương ứng tăng 9,36 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Những nhóm hàng nhập khẩu chính gồm:

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 là gần 2,48 tỷ USD, tăng 15,4% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 5 tháng/2015 lên 11,46 tỷ USD, tăng mạnh 35,6% so với 5 tháng/2014; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 7,53 tỷ USD, tăng mạnh 50,6% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 3,93 tỷ USD, tăng 13,9%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 5 tháng/2015 với trị giá là 3,72 tỷ USD, tăng 29,4%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc 2,2 tỷ USD, tăng mạnh 75,8%; Nhật Bản 2,16 tỷ USD, tăng mạnh 57,7%; Đài Loan 595 triệu USD, tăng 37%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5 là 2,04 tỷ USD, tăng 14,7% so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 9,39 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 37,4%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 8,68 tỷ USD, tăng 38,8% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là gần 710 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là gần 2,79 tỷ USD, tăng 34,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 1,95 tỷ USD, tăng 18,4%; Nhật Bản 933 triệu USD, tăng 70%; Singapore 914 triệu USD, giảm nhẹ 1,6%;... so với cùng kỳ năm 2014.

Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 747 nghìn tấn, giảm mạnh 30,5% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là 468 triệu USD, giảm 23,6%. Tính đến hết 5 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 4,29 triệu tấn, tăng 16,6%.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 5 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với gần 2,07 triệu tấn, tăng mạnh 67,1%; Trung Quốc 673 nghìn tấn, tăng 2,9%; Thái Lan 497 nghìn tấn, tăng gấp 3 lần so với 5 tháng/2014.

Phân bón các loại: Lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 5 là hơn 373 nghìn tấn, trị giá là 118 triệu USD, giảm 4,6% về lượng và giảm 7,2% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết 5 tháng/2015, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 1,62 triệu tấn, tăng 11,9%. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 5 tháng/2015 với 794 nghìn tấn, tăng 14,1% và chiếm 49,1% tổng lượng phân bón cả nước nhập về; tiếp theo là Nga: 183 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng 5-2015, cả nước nhập khẩu 263 triệu USD nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm 12,8% so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng/2015, cả nước nhập khẩu hơn 1,43 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 18,5% so với 5 tháng/2014.

Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong 5 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Achentina 522 triệu USD, tăng 48,1%; Hoa Kỳ 275 triệu USD, tăng 28,2%; Brazil 106 triệu USD, tăng gấp 5 lần và Trung Quốc 96 triệu USD, giảm 32,7% so với 5 tháng/2014.

Nhóm nguyên vật liệu dệt may, da, giày: Trị giá nhập khẩu trong tháng là 1,93 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 7,46 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 8,7%. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 4,06 tỷ USD, tăng 8,8%;

Page 8: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

nguyên phụ liệu 2,06 tỷ USD, tăng 11,4%; bông là 704 triệu USD, tăng 7,6% và xơ sợi 621 triệu USD, tăng 0,9%.

Trong 5 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 3,02 tỷ USD, tăng 12,9% và chiếm 40% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là Hàn Quốc 1,1 tỷ USD, giảm 2,5%; Hoa Kỳ 411 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc: Lượng xe nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 5 là hơn 10,7 nghìn chiếc, trị giá là 327 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và tăng 11,2% về trị giá, nâng tổng lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về trong 5 tháng/2015 là 45,7 nghìn chiếc, trị giá là 1,2 tỷ USD, tăng mạnh 128,8% về lượng và 183,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng qua, lượng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về là 15,8 nghìn chiếc, tăng 74,6%; ô tô tải là 17,2 nghìn chiếc, tăng 97,7%; ô tô loại khác: 12,7 nghìn chiếc, gấp 5,7 lần.

Trong 5 tháng/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc tăng đáng kể với 13,4 nghìn chiếc, tăng mạnh 295%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc 9,78 nghìn chiếc, tăng 51,4%; Thái Lan 8,3 nghìn chiếc, tăng mạnh 133%, Ấn Độ 6,6 nghìn chiếc, tăng mạnh 134%; Nhật Bản 2,7 nghìn chiếc, tăng mạnh 117%...

Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng là gần 1,3 triệu tấn, trị giá 672 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 12,1% về trị giá so với tháng trước. Tính trong 5 tháng/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 5,27 triệu tấn, trị giá là 2,97 tỷ USD, tăng 17,5% về lượng và giảm 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép cho Việt Nam trong 5 tháng/2015 với 3,05 triệu tấn và có tốc độ tăng khá cao 41,9%. Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản 967 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,1%; Hàn Quốc 673 nghìn tấn, tăng 24,8%; Đài Loan 406 nghìn tấn, giảm 15,3%... so với 5 tháng/2014.

Những nhóm hàng xuất khẩu chính 5 tháng năm 2015Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5-2015, tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 129,94 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch gần 63,45 tỷ USD, tăng 7,7%, tương ứng tăng 4,55 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014. Các nhóm hàng xuất khẩu chính gồm:

Gạo: Lượng gạo xuất khẩu tháng 5-2015 đạt 569 nghìn tấn, giảm 22,6% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 5 tháng/2015 lên 2,41 triệu tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân trong 5 tháng/2015 của mặt hàng này cũng giảm 3,8% dẫn đến trị giá xuất khẩu đạt 1,05 tỷ USD, giảm 14,6% so với 5 tháng/2014.

Xuất khẩu gạo trong 5 tháng/2015 sang 2 thị trường chính là Trung Quốc đạt 935 nghìn tấn, giảm 19,4% và sang Philippines đạt 360 nghìn tấn, giảm 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang Malaysia đạt tới 194 nghìn tấn, tăng gấp gần 3 lần.

Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 5-2015 tăng nhẹ 1% đạt 105 nghìn tấn nâng tổng lượng xuất khẩu cà phê của nước ta trong 5 tháng qua đạt 580 nghìn tấn, giảm 39,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cao su: Tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng/2015 đạt 330 nghìn tấn, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân 5 tháng/2015 là 1.442 USD/tấn, giảm 25,2% (tương ứng giảm 485 USD/tấn). Do đó, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2015 đạt 476 triệu USD, giảm 2,7%.

Page 9: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt nam trong 5 tháng đầu năm 2015 với lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh 56,9% so với 5 tháng/2014, đạt hơn 160 nghìn tấn và chiếm gần 48,6% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Hàng thuỷ sản: Trong tháng 5-2015, xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước đạt 568 triệu USD, tăng 6,1% nâng tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong 5 tháng/2015 đạt 2,45 tỷ USD, giảm 16% (tương ứng giảm 467 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu sang một số thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU đều giảm mạnh, cụ thể xuất sang Hoa Kỳ đạt 473 triệu USD, giảm 29%; sang EU đạt 443 triệu USD, giảm 13,1%; sang Nhật Bản đạt 366 triệu USD, giảm 11,8%.

Dầu thô: Lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 700 nghìn tấn, giảm 11,1% với trị giá đạt 345 triệu USD, chỉ giảm 2,9% so với tháng trước do đơn giá bình quân dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5-2015 đạt khoảng 65 USD/thùng, tăng 9,2% so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 5-2015, lượng xuất khẩu dầu thô đạt 3,97 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Do đơn giá bình quân giảm tới 48,2% nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 1,79 tỷ USD, giảm 45,7% (tương ứng giảm 1,51 tỷ USD).

Than đá: Tháng 5-2015, cả nước xuất khẩu 155 nghìn tấn than đá, giảm 37,7% so với tháng trước. Tính chung, 5 tháng/2015, lượng than đá của Việt Nam xuất khẩu chỉ là 898 nghìn tấn, giảm 77,1% so với cùng kỳ năm 2014 và trị giá xuất khẩu nhóm hàng này là 96 triệu USD, giảm 66,7%.

Tính đến hết tháng 5-2015 xuất khẩu than đá giảm sâu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc với mức giảm lần lượt là 56% và 64%; tăng cao ở thị trường Inđônêxia và Philippines với tốc độ tăng là 198% và 193%.

Điện thoại các loại và linh kiện: Tháng 5-2015, cả nước xuất khẩu 2,71 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện, tăng 4,6% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2015 lên 11,98 tỷ USD, tăng 20,2%, tương đương tăng hơn 2 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2014.

Những đối tác chính nhập khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm 2015 là: EU với 4,01 tỷ USD, tăng 13,6%; Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất 1,71 tỷ USD, tăng 4,8%; Hoa Kỳ 1,09 tỷ USD, tăng 64,4%...

Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 5-2015 đạt 1,71 tỷ USD, tặng nhẹ 4,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong 5 tháng/2015 lên 8,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,05 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong 5 tháng qua sang EU đạt 1,16 tỷ USD, tăng nhẹ 4,9%; Nhật Bản đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 4,6% và Hàn Quốc gần 662 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Hàng giày dép: Tháng 5-2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,17 tỷ USD, tăng 18,5% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất sang thị trường EU và Nhật Bản đều đạt con số tăng trưởng trên 30%. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2015 đạt 4,69 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch và tốc độ tăng xuất khẩu hàng giày dép sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU trong 5 tháng/2015 lần lượt là: 1,63 tỷ USD (tăng 30,6%) và 1,55 tỷ USD (tăng 16,2%).

Trung tâm TTCN&TM

Page 10: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Thanh long Việt Nam có cơ hội xuất khẩu trở lại thị trường Đài LoanMới đây, Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan(COA) đã có văn bản thông báo cho Văn phòng Kinh

tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (VECO) về việc Đài Loan sửa đổi một số điểm tại “Quy định kiểm dịch đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật nhập khẩu”, trong đó nêu rõ “Điều kiện kiểm dịch nhập khẩu trái thanh long tươi ruột trắng (Hylocereus undatus) xuất xứ Việt Nam”.

Theo quy định mới được sửa đổi này, trái thanh long ruột trắng xuất xứ từ Việt Nam phải qua khâu xử lý nhiệt ở nhiệt độ 46,8 độ C liên tục trong vòng 40 phút để diệt khuẩn Bactrocera correcta (Bezzi) mới được nhập khẩu vào Đài Loan.

Thông báo trên của phía Đài Loan là kết quả kiên trì trao đổi song phương trong thời gian dài giữa hai Bên và có thể coi là quyết định mở đường cho trái thanh long tươi Việt Nam xuất khẩu trở lại Đài Loan sau nhiều năm bị phía Đài Loan tạm dừng nhập khẩu.

Sắp xếp lại sản xuất và xuất khẩu thủy sảnXuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2014, kim

ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, gấp gần ba lần kim ngạch xuất khẩu gạo, gấp hơn hai lần kim ngạch xuất khẩu cà-phê. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang đối mặt nhiều thách thức trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thiếu quy hoạchTheo Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển

bền vững đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22-11-2013, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ phát triển theo định hướng: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường. Khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai đề án, qua khảo sát tại đồng bằng sông Cửu Long, việc thực hiện các tiêu chí vẫn còn nhiều bất cập. Theo Đề án, sẽ thay đổi cơ cấu đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên cơ sở ổn định diện tích tôm sú và tăng diện tích tôm thẻ chân trắng thâm canh và bán thâm canh. Nhưng thực tế người dân lại có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ tôm thẻ chân trắng sang tôm sú do thị trường tiêu thụ tôm thẻ chân trắng gặp nhiều khó khăn và giá thấp. Mặt khác, diện tích nuôi tôm tăng nhanh tại nhiều địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, chiếm đến hơn 70. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên tôm trong những năm gần đây. Tính đến thời điểm này, dịch bệnh tôm đang xảy ra trên diện rộng, khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là bệnh đốm trắng và hội chứng gan tụy bùng phát. Giá tôm nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh cũng đang giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Trạm trưởng Khuyến ngư huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau Nguyễn Thanh Lâm cho biết: Hiện toàn huyện có gần 2.000 ha tôm công nghiệp, tập trung nhiều nhất ở các xã: Lương Thế Trân, Hưng Mỹ,

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 11: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Hòa Mỹ, Tân Hưng, Tân Hưng Đông và Đông Hưng. Mấy năm gần đây, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, rất khó ngăn chặn. Mặc dù Trung tâm Khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật xuống từng hộ dân nhưng do diện tích nuôi nhỏ lẻ nên công tác tuyên truyền và quản lý gặp nhiều khó khăn. Các hộ nuôi vẫn chưa thực hiện đúng quy trình xử lý ao nuôi, chưa sử dụng phù hợp các lượng thuốc phòng trị bệnh... khiến nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh càng có cơ hội bùng phát. Số hộ thiệt hại tăng lên đồng nghĩa với việc gặp khó về vốn tái đầu tư sản xuất.

Cá tra - một trong những mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản - cũng đang đối mặt nhiều khó khăn trong phát triển bền vững. Diện tích nuôi cá tra trên cả nước hiện nay khoảng 5.500 ha, sản lượng 1,1 triệu tấn/năm. Nhiều năm trở lại đây, giá thu mua cá tra nguyên liệu luôn bấp bênh, không ổn định, ảnh hưởng người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Thời điểm này, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn dưới 21 nghìn đồng/kg. Theo anh Phạm Văn Thanh (thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp), với giá thu mua này, chỉ những vùng nuôi theo quy trình khép kín từ khâu giống, kỹ thuật, thức ăn... may ra có lãi. Còn các hộ nuôi thường thì cầm chắc thua lỗ. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng lao đao vì thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá xuất khẩu giảm, kéo theo giá cá nguyên liệu cũng teo tóp. Điều đáng nói là cái vòng luẩn quẩn này đã tái diễn trong nhiều năm nhưng vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì quý 3 và quý 4-2015, lượng cá tra nguyên liệu sẽ thiếu trầm trọng, do đó cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu năm 2015 sẽ khó đạt mục tiêu.

Thực hiện nghiêm quy hoạch, đẩy mạnh tái cơ cấuĐể thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, thời gian qua, một số quy hoạch đã được

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung. Theo đó, dần hoàn thiện Quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Từ năm 2014, đã ban hành Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, đồng thời trình ban hành Quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Văn bản đã có nhưng vẫn chưa ngăn chặn được sự phát triển nóng và tự phát, do các địa phương triển khai rà soát quy hoạch cá tra theo Nghị định 36/NĐ-CP còn quá chậm.

Là tỉnh chủ lực trong nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, tỉnh Đồng Tháp hiện có 1.400 ha nuôi nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý. Chi cục trưởng Thủy sản tỉnh Đồng Tháp Lê Hoàng Vũ cho biết: Đối với các vùng nuôi thuộc quyền sở hữu của các công ty chế biến thì việc thực hiện nuôi theo quy trình khép kín hay theo tiêu chí VietGAP sẽ thuận tiện hơn. Hiện nay toàn tỉnh có 490 ha đã được chứng nhận VietGAP đều thuộc vùng nguyên liệu của các công ty. Còn đối với các diện tích thuộc sở hữu nông hộ, rất khó quản lý từ con giống, kỹ thuật nuôi đến vệ sinh môi trường. Chính vì vậy, quy hoạch diện tích là điều vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng cá tra nguyên liệu.

Rõ ràng, tái cơ cấu ngành thủy sản, cụ thể trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu buộc phải hướng đến hai đối tượng chính là người nuôi và doanh nghiệp. Người nuôi phải nâng cao nhận thức và kỹ thuật nuôi nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, trong đó, phải lưu ý các khuyến cáo của cơ quan chức năng chứ không chỉ nuôi, phòng bệnh, trị bệnh tôm, cá theo kinh nghiệm. Về phía doanh nghiệp, cần chú trọng hơn nữa đến thị trường xuất khẩu, giữ thị phần ở những thị trường truyền thống và tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Để làm được những điều này, cần sự hỗ trợ, chung tay của các ngành chức năng trong triển khai hiệu quả các chính sách phát triển thủy sản đã ban hành, nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng trên cơ sở thúc đẩy xúc tiến thương mại, triển khai các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước đối tác.

Theo Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, trong lĩnh vực nuôi trồng, ngành đặt mục tiêu đạt

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 12: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

4,5 triệu tấn vào năm 2020, trong đó tôm khoảng 700 nghìn tấn, cá tra khoảng 1,8 đến hai triệu tấn. Chủ động sản xuất giống thủy sản chất lượng, phấn đấu đến năm 2020 sản xuất 100 giống có chất lượng và 100 giống tôm sú, tôm chân trắng sạch bệnh. Phát triển và hình thành các kênh phân phối trực tiếp sản phẩm thủy sản đến người tiêu dùng tại các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Đến năm 2020, cơ cấu thị trường EU khoảng 21, Nhật Bản 20, Mỹ 19 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC)Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các nước GCC không sản xuất được lúa gạo và phải

nhập khẩu hoàn toàn. Các nước GCC áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung, theo đó, mức thuế nhập khẩu gạo là 0%. Tại các nước GCC, thương nhân được tự do kinh doanh gạo. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của các nước GCC năm 2014 đạt khoảng 3,27 tỷ USD, tương đương với khoảng 2,9 triệu tấn.

Với khối lượng này, mức giá nhập khẩu trung bình của mặt hàng gạo tại các nước GCC khoảng 1.120 USD/tấn, cho thấy GCC chủ yếu tiêu dùng gạo basmati, gạo đồ, gạo thơm cao cấp. Xét về giá trị, kim ngạch nhập khẩu gạo của 6 nước GCC chiếm khoảng 13,4% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thế giới.

Ả-rập Xê-út là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong số các nước GCC với giá trị nhập khẩu năm 2014 đạt 1,67 tỷ USD, tương đương 1,4 triệu tấn. Tiếp theo là UAE với 678 triệu USD (tương đương 767 ngàn tấn), Cô-oét 318 triệu USD (205 ngàn tấn), Ca-ta 270 triệu USD (237 ngàn tấn), Ô-man 258 triệu USD (216 ngàn tấn), Ba-ranh 77 triệu USD (72 ngàn tấn).

Trong số các nước GCC thì giá nhập khẩu gạo trung bình tại UAE có mức giá thấp nhất, cho thấy, ngoài gạo basmati, UAE còn nhập khẩu nhiều loại gạo khác có giá thấp hơn, do UAE là thị trường tái xuất gạo sang các nước khu vực Trung Đông và Châu Phi, đồng thời do tại UAE, các chủng loại gạo thông thường được tiêu thụ bởi cộng đồng khá lớn người nước ngoài từ châu Á sang sinh sống, làm việc, và khách du lịch đến UAE. Năm 2014, giá trị tái xuất gạo của UAE đạt khoảng 91,6 triệu USD, chủ yếu sang các nước: Bê-nanh (39 triệu USD); Ô-man (30 triệu USD); Mozambique (11 triệu USD); Zimbabwe (6 triệu USD); Nam Phi, Uganda, Ba-ranh, v.v…

Các thị trường cung cấp gạo lớn nhất cho các nước GCC là Ấn Độ, Pakistan (chủ yếu là gạo basmati, mức giá dao động từ 900 đến 1700 USD/tấn). Ả-rập Xê-út và UAE là hai nước nhập khẩu gạo lớn nhất trong số các nước GCC. Giá trị nhập khẩu gạo của Ả-rập Xê-út từ Ấn Độ và Pakistan chiếm tới 90% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả-rập Xê-út. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu gạo của UAE từ hai nước này cũng chiếm tới 92% tổng giá trị nhập khẩu gạo của UAE.

Ngoài ra, GCC nhập khẩu gạo cao cấp từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp, Italy (mức giá dao động từ hơn 2000 USD đến hơn 4.000 USD/tấn). Gạo thường mới mức giá thấp hơn (dao động từ 500 USD đến 700 USD/tấn) được nhập khẩu vào GCC từ các nước như Hoa Kỳ, Urugoay, Brazil, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka …

Bảng: Kim ngạch nhập khẩu gạo của các nước GCC năm 2014

Thị trường nhập khẩu

Giá trị NK 2014 (ngàn USD)

Khối lượng NK 2014 (tấn)

G i á (USD/tấn)

T ă n g t r ư ở n g trung bình về giá trị 2010-2014 (%)

T ă n g trưởng về khối lượng 2010-2014 (%)

T ă n g t r ư ở n g về giá trị 2013-2014 (%)

Tỷ trọng (%) trên tổng KN NK của thế giới

Thế giới 24.500.775 40.070.713 611 6 16 5 100

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 13: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

GCC 3.274.245 2.923.891 1.120 13,4Ảrâp Xê út 1.671.421 1.424.063 1.174 14 5 17 6,8UAE 678.589 767.612 884 -14 -15 13 2,8Cô-oét 318.429 205.593 1.549 4 3 45 1,3Ca-ta 270.328 237.727 1.137 15 7 131 1,1Ô-man 258.260 216.587 1.192 18 10 13 1,1Ba-ranh 77.218 72.309 1.068 7 8 17 0,3

Nguồn: Trademap, ITCNăm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang GCC khoảng 29,7 triệu USD mặt hàng gạo. Các thị

trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại khu vực GCC là UAE (17 triệu USD) và Ả-rập Xê-út (7,9 triệu USD). Hai thị trường này chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang 6 nước GCC. Bảng: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang GCC năm 2014

Tên thị trường nhập khẩu KN NK từ Việt Nam (USD) Tỷ trọngGCC 29.721.953 100%UAE 17.023.462 57%

Ả-rập Xê-út 7.960.938 27%Ca-ta 3.455.259 12%

Ba-ranh 661.075 2%Cô-oét 471.835 2%Ô-man 149.384 1%

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng hoa quả vào thị trường khó tínhBộ Công Thương đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam

cho Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ tuy nhiên đến nay mới chỉ có thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), vải, nhãn được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp một số khó khăn về thị trường, giá cả, khiến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nhóm giảm 9,5% so với cùng kỳ (đạt 8,14 tỷ USD).

Để đẩy mạnh lưu thông, tiêu thụ nhóm hàng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tìm cách đưa các mặt hàng nông sản xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là những thị trường kỳ vọng giá trị cao nhưng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hiện tại, một số loại trái cây của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long đã bước đầu thâm nhập các thị trường mới.

Theo ông Vũ Huy Hoàng, đối với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cho Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ. Đến nay, thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), vải và nhãn của Việt Nam đã được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Các sản phẩm xoài, vú sữa … đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để cấp phép nhập khẩu.

Thị trường Hàn Quốc hiện đã cho phép nhập khẩu thanh long (ruột đỏ và ruột trắng) của Việt Nam; hiện đang hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng xoài và tiến hành mở cửa cho mặt hàng vú sữa.

Thị trường Australia đã cho phép nhập khẩu quả vải và nhãn. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xúc tiến làm việc với các đối tác để sớm được cấp phép nhập khẩu quả xoài

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 14: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

và thanh long tại thị trường này.Thị trường New Zealand đã mở cửa cho mặt hàng xoài và thanh long (cả ruột đỏ và

ruột trắng) của Việt Nam và đang tiến hành các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng chôm chôm…

Theo lý giải của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên nhân chính của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua là do lượng xuất khẩu giảm. Tính chung 5 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu cả nhóm 516 triệu USD.

Ngoài ra, nguồn cung thế giới tăng trong khi cầu chưa tăng tương ứng tạo sức ép cạnh tranh đối với xuất khẩu (đối với mặt hàng thủy sản, mặt hàng gạo).

Thêm vào đó, các quốc gia tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đây là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh việc quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng, sản xuất và chế biến chưa được chặt chẽ và đồng bộ.

Cá tra Việt Nam đã xuất khẩu tới 150 quốc giaTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu

cá tra nước ta năm 2014 đạt gần 1,8 tỷ USD, với thị trường 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh, thiếu quy hoạch, tăng sản lượng và vấn đề chất

lượng, giá giảm... là nhũng thách thức của ngành cá tra trong hội nhập kinh tế thế giới.Qua nghiên cứu các khung chính sách hiện hành và các tác động đến ngành cá tra, trong

đó có Nghị định 36 của Chính phủ, sau 1 năm thực hiện đã bộc lộ những vấn đề trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm, thủ tục đăng ký xuất khẩu, nâng cao khả năng tự kiểm soát và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp...

Theo Vasep, công cụ tốt hơn để quản lý sản lượng, chất lượng cho ngành cá tra là đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, cấp mã số ao nuôi...; Chấn chỉnh ngành hàng, chấm dứt cạnh tranh giảm giá bằng giảm chất lượng, sửa quy định tỷ lệ ẩm không vượt quá 86% phi lê cá so với cũ là 83% hoặc ghi nhãn trọng lượng thực tế phi lê; Thay thế tỷ lệ mạ băng sản phẩm cá tra bằng quy định ghi nhãn bắt buộc trọng lượng tịnh trên bao bì...

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 14 tỷ USDTrong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,93 tỷ USD, giảm 5,7%,

giảm mạnh nhất ở các mặt hàng cà phê và gạo.Cụ thể, cà phê là mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất cả về

khối lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm đạt 687.000 tấn, giảm 35,8% về khối lượng và 35,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với mặt hàng gạo, khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm ước đạt 3,055 triệu tấn và 1,318 tỷ USD, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia lại có sự tăng trưởng đột biến trong 5 tháng đầu năm 2015, tăng gấp 2,84 lần về lượng và gấp 2,33 lần về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Chè cũng là mặt hàng có sự sụt giảm cả về khối lượng và giá trị nhưng mức giảm ít hơn. 6 tháng đầu năm khối lượng xuất khẩu chè ước đạt 54.000 tấn với giá trị đạt 90 triệu USD, giảm 6,7% về khối lượng và 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu chè sang Pakistan- thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 49,95% về khối lượng và 49,19% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 15: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

Trong các mặt hàng nông sản, hạt điều và sắn là hai ngành hàng duy nhất có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.

Theo đó, 6 tháng đầu năm, khối lượng điều xuất khẩu đạt 150.000 tấn với giá trị ước đạt 1,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và 28,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2015 đạt 7.080 USD/tấn, tăng 11,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, lần lượt là 39,98%, 13,12% và 10,89% tổng giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 2,83 triệu tấn, với giá trị 844 triệu USD, tăng 50,5% về khối lượng và tăng 42,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. 5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm 88,71% thị phần, tăng 52,08% về khối lượng và tăng 46,28% về giá trị.

Theo tính toán của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm 2015 đã bị giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.

6 tháng: Giá trị xuất khẩu gạo giảm 10,5%Tính tới hết tháng 6, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,055 triệu tấn và 1,318

tỷ USD, giảm 6,2% về khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT: Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm

đạt 435,18 USD/tấn, giảm 3,78% so với cùng kỳ năm 2014.Xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường chính tiếp tục gặp khó khăn, trong khi xuất

khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng không khá hơn do phía “bạn” cấm biên.Năm tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với

cùng kỳ năm 2014 (giảm 19,61% về khối lượng và giảm 22,61% về giá trị). Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất với 36% thị phần.

Đáng chú ý nhất là thị trường Malaixia có sự tăng trưởng đột biến trong 5 tháng đầu năm, tăng gấp 2,84 lần về lượng và gấp 2,33 lần về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 7,7% thị phần.

Tại thị trường trong nước, nếu chỉ tính riêng trong tháng 6, thị trường lúa, gạo tại các tỉnh ĐBSCL rất ít giao dịch, và có chiều hướng giảm. Việc Việt Nam trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo cho Philippines trong cuộc đấu thầu ngày 16-6 không đủ tác động đến diễn biến giá do khối lượng quá nhỏ.

Giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL giữ ở mức ổn định hoặc giảm nhẹ. Cụ thể, tại An Giang, lúa IR 50404 giảm từ 4.250 đ/kg xuống còn 4.150 đ/kg; lúa OM 2514, OM 1490, OM 2717 giảm từ 4.500 đ/kg xuống còn 4.400 đ/kg; lúa jasmine ổn định ở mức 5.700 – 5.800 đ/kg.

Tại Bạc Liêu, lúa chất lượng cao ổn định ở mức 5.200 – 5.300 đ/kg đối với lúa khô. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường ở mức 5.300 đ/kg, lúa dài ở mức 5.600 đ/kg.

Nhìn tổng thể “bức tranh” chung nửa đầu năm, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL cũng không khả quan hơn khi diễn biến giảm. Tính từ đầu năm đến nay, giá lúa tại An Giang đã giảm 400 – 500 đ/kg, tại Bạc Liêu đã giảm 600 – 700 đ/kg, tại Kiên Giang giảm 300 – 400 đ/kg.

Thiếu vắng các hợp đồng xuất khẩu mới và nhu cầu nhập khẩu với khối lượng thấp của các khách hàng là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp xuất khẩu chỉ thu mua cầm chừng bởi lượng hàng tồn trong kho vẫn còn.

Trong thời gian diễn ra thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo theo chủ trương của Chính phủ (từ 1-3 đến 15-4), giá lúa trên thị trường nội địa có tăng nhẹ, song xu hướng này không giữ được lâu do nguồn cung từ thu hoạch vụ Đông Xuân dồi dào.

SẢN XUẤT KINH DOANH

Page 16: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Tiêu thụ gạo thế giới sẽ vượt sản lượng 7,2 triệu tấn trong vụ 2015/16

Trong báo cáo tháng 6, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2015/16 sẽ đạt 481,7 triệu tấn, tăng khoảng 1,2% so với 476,1 triệu tấn năm 201/15 do diện tích trồng lúa tăng.

Theo USDA, sản lượng gạo toàn cầu năm 2014/15 sẽ giảm nhẹ so với 2013/14 bởi sự sụt giảm ở Ấn Độ và Thái Lan.

Diện tích trồng lúa trung bình toàn cầu năm 2015/16 sẽ đạt kỷ lục 161,8 triệu ha, tăng khoảng 1% so với khoàng 160,3 triệu ha năm 2014/15 và hầu hết diện tích tăng tập trung ở Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan. USDA dự báo năng suất trung bình toàn cầu sẽ đạt 4,44 tấn/ha (quy gạo thô), cao hơn chút ít so với 2014/15.

Dự báo Đông Á và Đông Nam Á sẽ thu hoạch kỷ lục cao trong năm 2015/16. Nam Á cũng sẽ có sản lượng tăng, song ở Nam Mỹ sẽ giảm nhẹ. 4 khu vực này chiếm khoảng 95% tổng sản lượng gạo toàn cầu.

USDA hạ dự báo về sản lượng gạo ở Brazil và Bắc Mỹ trong năm 2015/16 do diện tích trồng lúa giảm, trong

khi nâng dự báo về sản lượng của của Guyana sau khi nhận số liệu của Chính phủ về vụ thu hoạch đầu tiên năm 2015/16.

Dự báo tiêu thụ gạo thế giới năm 2015/16 sẽ đạt khoảng 489 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với 484 triệu tấn năm trước. Trung Quốc sẽ chiếm phần lớn mức tăng dự báo. Tiêu thụ sẽ cao kỷ lục ở Bangladesh, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tiêu thụ của Mỹ dự báo sẽ tăng khoảng 1%. Tiêu thụ trên toàn cầu sẽ vượt 7,2 triệu tấn so với sản lượng.

Tồn trữ gạo cuối niên vụ 2015/16 dự báo sẽ giảm khoảng 7% so với năm trước, xuống khoảng 91,4 triệu tấn. USDA đã hạ dự báo về tồn trữ ở Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, song nâng dự báo về Mỹ. Tỷ lệ tồn trữ - sử dụng của thế giới sẽ ở mức 18,7%, giảm so với 20,4% năm ngoái.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tháng 6 của Nhật Bản giảm do các đơn hàng mới ít hơn

Hoạt động sản xuất của Nhật Bản thu hẹp nhẹ trong tháng 6 do các đơn hàng mới giảm và tăng trưởng sản

lượng chậm lại, trong một dấu hiệu nền kinh tế này có thể mất đà tăng.

Chỉ số quản lý sức mua PMI của Nhật Bản đã giảm xuống 49,9 điểm trong tháng 6 từ mức chính thức 50,9 điểm trong tháng 5.

Chỉ số này giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm cho thấy sự thu hẹp sản xuất từ mở rộng lần đầu tiên trong một tháng.

Chỉ số sản lượng trong tháng 6 giảm xuống 50,5 điểm, giảm từ 51,9 điểm trong tháng trước. Các đơn hàng mới giảm xuống sơ bộ 49,4 điểm từ 50,9 điểm trong tháng 5, cũng cho thấy sự sụt giảm lần đầu tiên trong một tháng.

Nhưng đơn hàng xuất khẩu mới tăng lên 53,6 điểm từ 50,6 điểm trong tháng trước. Điều đó đánh dấu sự mở rộng nhanh nhất trong 4 tháng, cho thấy nhu cầu nước ngoài đang bắt đầu tăng mạnh.

Chỉ số PMI chính thức của tháng 6 sẽ phát hành vào 1/7.

Sự sụt giảm trong chỉ số PMI tổng thể và chỉ số sản lượng sẽ phù hợp với dự đoán của các nhà kinh tế là tăng trưởng GDP đã chậm lại trong quý II.

Các nhà kinh tế Nhật Bản dự đoán tăng trưởng kinh tế

TIN THẾ GIỚI

Page 17: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

là 1,3% trong quý 1, thấp hơn nhiều tăng trưởng 3,9% trong quý trước đó, do các công ty cắt giảm sản lượng tập trung vào giảm tồn kho.

Nhiều nhà kinh tế cho biết

việc suy giảm này là tạm thời do chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu và chi phí vốn đang cho thấy những dấu hiệu thúc đẩy tăng trưởng tương lai. Ngân hàng trung ương Nhật

Bản sẽ nới lỏng chính sách một lần nữa cuối năm nay để thúc đẩy hoạt động kinh tế và đẩy lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.

THÔNG TIN DU LỊCHHà Nội là điểm du lịch

có giá cả phải chăng nhất thế giới

Chi phí bao gồm khách sạn, điểm tham quan, chuyến đi vòng quanh thành phố bằng taxi, ăn trưa và ăn tối.

Báo cáo cho biết, ăn tối của một cặp vợ chồng ở Việt Nam trung bình tốn 45 USD, trong khi một đêm nghỉ ở khách sạn 4 sao là 87 USD.

Theo TripAdvisor, năm nay khu vực Đông Nam Á nổi lên là khu vực có giá cả phải chăng nhất thế giới, với Hà Nội, Bangkok, Kuala Lumpur và Manila là bốn điểm đến trong danh sách top 10.

Nhìn chung, chi phí đi du lịch khắp nơi trong khu vực rẻ hơn trung bình khoảng 28% (hoặc 320 USD) so với Dallas, thành phố rẻ nhất của Mỹ theo TripIndex.

Những điểm đến khác nằm trong danh sách top 10 của TripAdvisor gồm Warsaw (Ba Lan), Sharm el Sheikh (Ai Cập), Mumbai (Ấn Độ), Lisbon (Bồ Đào Nha), Marrakech (Morocco) và Berlin (Đức).

Trong khi đó, một danh sách top 10 khác về các điểm đến tại Mỹ có giá cả phải

chăng xếp thành phố Dallas và Texas ở vị trí đứng đầu, với mức trung bình 1.170 USD cho mỗi cặp vợ chồng đi du lịch.

Danh sách của TripAdvisor cũng cho thấy rằng những người có ngân sách eo hẹp có thể tránh đi du lịch đến các thành phố như Seattle (Mỹ) và Cancun (Mexico), là những thành phố đắt đỏ nhất ở Mỹ và trên thế giới./.

Ấn Độ đầu tư hơn 100 triệu USD làm du lịch tại Quảng Bình

Vừa qua, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Bombay Finance cùng đoàn làm việc đã có chuyến khảo sát thực tế tại Quảng Bình.

Đánh giá cao tiềm năng du lịch hang động ở Quảng Bình, tập đoàn mong muốn đầu tư dự án Trung tâm du lịch hang động thế giới tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, với tổng mức vốn 120 triệu USD.

Dự án thứ nhất có quy mô 900 - 1.000 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3 đến 5 sao, khám phá hang động, công viên bán hoang dã, sân golf,

khu vui chơi giải trí...Tỉnh Quảng Bình chấp

thuận chủ trương đầu tư hai dự án này và cam kết tạo mọi thuận lợi để dự án sớm đi vào triển khai. Để tiếp tục thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả, UBND tỉnh đề nghị Công ty Bombay Finance Ấn Độ phối hợp với Sở Kế hoạch-Đầu tư Quảng Bình, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai tiến hành khảo sát, lập dự án tiền khả thi báo cáo UBND tỉnh quyết định. Về phía tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để Công ty khảo sát kỹ càng các dự án mời gọi đầu tư thuận lợi, nhanh chóng.

Phong Nha - Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Với cảnh quan hùng vĩ, tráng lệ một cách lạ thường, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng như một bức tranh thủy mạc hùng vĩ đầy bí ẩn, hút hồn du khách bởi giá trị địa chất mang tầm quốc tế và độc nhất vô nhị trên toàn thế giới.

Trung tâm TTCN&TM

Trung tâm TTCN&TM

THÔNG TIN DU LỊCH

Page 18: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng hoa quả vào thị trường khó tính

Bộ Công Thương đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cho Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ tuy nhiên đến nay mới chỉ có thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), vải, nhãn được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp một số khó khăn về thị trường, giá cả, khiến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nhóm giảm 9,5% so với cùng kỳ (đạt 8,14 tỷ USD).

Để đẩy mạnh lưu thông, tiêu thụ nhóm hàng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ NN&PTNT tìm cách đưa các mặt hàng nông sản xuất khẩu thâm nhập vào các thị trường mới, đặc biệt là những thị trường kỳ vọng giá trị cao nhưng có yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hiện tại, một số loại trái cây của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long đã bước

đầu thâm nhập các thị trường mới.

Theo ông Vũ Huy Hoàng, đối với thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đã gửi danh sách 11 loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam cho Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ. Đến nay, thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), vải và nhãn của Việt Nam đã được cấp phép nhập khẩu vào thị trường này. Các sản phẩm xoài, vú sữa … đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục để cấp phép nhập khẩu.

Thị trường Hàn Quốc hiện đã cho phép nhập khẩu thanh long (ruột đỏ và ruột trắng) của Việt Nam; hiện đang hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng xoài và tiến hành mở cửa cho mặt hàng vú sữa.

Thị trường Australia đã cho phép nhập khẩu quả vải và nhãn. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xúc tiến làm việc với các đối tác để sớm được cấp phép nhập khẩu quả xoài và thanh long tại thị trường này.

Thị trường New Zealand đã mở cửa cho mặt hàng xoài và thanh long (cả ruột đỏ và ruột trắng) của Việt Nam và đang tiến hành các

thủ tục cấp phép nhập khẩu cho mặt hàng chôm chôm…

Theo lý giải của ông Vũ Huy Hoàng, nguyên nhân chính của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua là do lượng xuất khẩu giảm. Tính chung 5 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu cả nhóm 516 triệu USD.

Ngoài ra, nguồn cung thế giới tăng trong khi cầu chưa tăng tương ứng tạo sức ép cạnh tranh đối với xuất khẩu (đối với mặt hàng thủy sản, mặt hàng gạo).

Thêm vào đó, các quốc gia tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đây là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh việc quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi trồng, sản xuất và chế biến chưa được chặt chẽ và đồng bộ.

Một số điều chỉnh chính sách quản lý nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong thời gian gần đây,

Page 19: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Thổ Nhĩ Kỳ đã có một số thay đổi quan trọng về quy định đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu. Trong đó, nổi bật nhất là việc giảm thuế “Quỹ hỗ trợ tối ưu hóa tài nguyên” (RUSF) và việc yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc đối với nhiều loại vải dệt và đồ thêu.

Giảm mức phí đặc biệt với nhiều mặt hàng nhập khẩu xuống còn 0%

Vào năm 1988, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập “Quỹ hỗ trợ tối ưu hóa tài nguyên” nhằm định hướng các khoản đầu tư và làm giảm chi phí với các khoản vay đặc biệt dành cho những kế hoạch phát triển. RUSF được áp dụng cho nhiều khoản tín dụng, trong đó có cả khoản nhập khẩu được thực hiện bằng phương thức tín dụng. Với các mặt hàng nhập khẩu được trả bằng tín dụng (khi mà đến trước khi hàng được nhập khẩu mà khoản tiền hàng vẫn chưa được trả) thì nhà nhập khẩu sẽ phải trả thêm một khoản đặc biệt có giá trị tương đương 6% tổng giá trị lượng hàng được nhập.

Tuy nhiên theo quyết định số 2015/7511 của Hội đồng Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ được đăng trên “Công báo chính thức” ngày 10 tháng 4 năm 2015 thì RUSF sẽ không còn hiệu lực đối với nhiều loại hàng hóa trung gian. Danh

sách các mặt hàng được có mức RUSF bằng 0% kể trên được nằm trong tập tin đính kèm ở cuối bài viết. Với quyết định mới này, các nhà xuất khẩu của Việt Nam có thể sử dụng phương thức tín dụng L/C mà không phải e ngại về khoản phụ phí 6% của RUSF.

Đưa ra thuế bổ sung với các mặt hàng vải, đèn, máy hút bụi ...

Theo phán quyết bổ sung thuộc “Phán quyết cơ chế nhập khẩu” và được áp dụng thông qua sắc lệnh số 2015/7606 của Hội đồng Bộ trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi mức thuế áp dụng đối với nhiều loại vải dệt và đồ thêu. Quyết định này được đăng trên Công báo ngày 30 tháng 5 và bao gồm cả các loại thuế đã được áp dụng sau cuộc điều tra tự vệ không thuộc WTO vào năm 2011. Danh sách các mặt hàng bị áp dụng mức thuế mới này được nằm trong file đính kèm ở cuối bài viết.

Gần đây nhất là Công báo đăng ngày 7 tháng 6 tháng 2015 về phán quyết Bổ sung được áp dụng thông qua sắc lệnh số 2015/7712 và 2015/7713 của Hội đồng Bộ trưởng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra mức thuế bổ sung với các mặt hàng đèn chiếu sáng, máy hút bụi và ấm đun nước. Danh sách các mặt hàng bị áp dụng mức thuế mới này được nằm trong tập tin đính

kèm ở cuối bài viết.Yêu cầu chứng minh

nguồn gốc xuất xứBên cạnh đó, Bộ Hải quan

và Thương mại đã quyết định rằng các mặt hàng ở dưới đây khi được nhập khẩu với chứng từ ATR (theo liên minh thuế quan giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU) cần phải có xác nhận nguồn gốc.

Danh sách các mặt hàng hiện tại:

54.07 (Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.04)

55.13 (Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170 g/m2.)

55.14 (Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170 g/m2.)

55.15 (Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp.)

55.16 (Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo.)

Danh sách các mặt hàng bổ sung:

58.10 (Hàng thêu dạng chiếc, dạng dải hoặc dạng theo mẫu hoa văn.)

61.01 (Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo

Page 20: m Mục lục - ninhthuan.gov.vn › chinhquyen › soct › Admin... · giao dịch, bốc xếp hàng và thu hoạch khó khăn. Trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc,

Soá 13 thaùng 07 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03.)

61.04 (Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ

quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc .)

61.05 (Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.)

61.06 (Áo khoác ngắn (blouses), áo sơ mi và áo sơ mi phỏng kiểu nam dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.)

Mời tham dự Hội chợ Expo Colon 2015Thương vụ Panama xin trân trọng mời các doanh

nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Thương mại và Hậu cần EXPOCOLON 2015 do Phòng Thương mại, Nông nghiệp và Công nghiệp Colon tổ chức từ 16 đến 19 tháng 9 năm 2015

Tham gia sự kiện lần này có rất nhiều các công ty nằm trong Khu thương mại tự do Colon với nhiều lĩnh vực và mặt hàng khác nhau. Nhân dịp này Ban tổ chức sẽ tổ chức các sự kiện giao lưu doanh nghiệp và một khu để trưng bầy sản phẩm.

Chúng tôi xin báo giá thuê gian hàng hàng:

Kích cỡ Giá Tổng

2m x 2m USD 1,149.00 + 7%(vat.) USD 1,230.00

3m x 2m USD 1,394.00 + 7%(vat.) USD 1,492.00

Doanh nghiệp muốn tham gia vào các sự kiện giao lưu doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia như người mua, khách tham quan thì không phải trả bấy kỳ một khoản phí nào

Để biết thêm thông tin chi tiết Quý Doanh nghiệp có thể vào trang web ww.expocolon2015.com hoặc gửi email [email protected]

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Trung tâm TTCN&TM

Trung tâm TTCN&TM

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM