lý thuyết Âm nhạc 21-10

62

Upload: bo-smart

Post on 18-Jan-2016

42 views

Category:

Documents


5 download

DESCRIPTION

for everyone

TRANSCRIPT

Page 1: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 2: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

CHƯƠNG I:Cao độ của âm thanh

Độ cao của âm thanh là một thuộc tính rất quan trọng của âm nhạc. Mối tương quan về cao độ của các âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hình thành nên giai

điệu.

Page 3: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.1 Khái niệm về âm nhạc và âm thanh* Âm nhạc : Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng và tình cảm của con người. Từ khái niệm trên cho thấy tất cả những gì có tính nhạc đều xuất phát từ âm thanh, nhưng ngược lại, cũng có rất nhiều âm thanh không có tính nhạc. Vì vậy, giữa âm thanh có tính nhạc và âm thanh không có tính nhạc là khác nhau.* Âm thanh: Âm thanh là một hiện tượng vật lý đồng thời nó còn là một cảm giác. Các thuộc tính cơ bản của âm nhạc:

- Cao độ: là độ cao thấp của âm thanh- Trường độ: là độ dài ngắn của âm thanh- Cường độ: là độ mạnh nhẹ của âm thanh- Âm sắc: mỗi giọng người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm sắc khác

nhau.

Page 4: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.2 Hệ thống âm thanh trong âm nhạc - Tên gọi của các bậc-quãng 81.2.1.Hệ thống âm thanh trong âm nhạc - Tên gọi của các bậc

Page 5: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.2.2. Các quãng 8

Nhạc cổ điển Ký hiệu

Nhạc Jazz, Rock, Pop

Ký hiệu

Quãng 8 cực trầm (thiếu)

C2 Quãng 8 cực trầm (thiếu)

C1

Quãng 8 trầm C1 Quãng 8 trầm CoQuãng 8 lớn C Quãng 8 thứ nhất C1Quãng 8 nhỏ c Quãng 8 thứ hai C2Quãng 8 thứ nhất c1 Quãng 8 thứ ba C3Quãng 8 thứ hai c2 Quãng 8 thứ tư C4Quãng 8 thứ ba c3 Quãng 8 thứ năm C5Quãng 8 thứ tư c4 Quãng 8 thứ sáu C6Quãng 8 thứ năm (thiếu)

c5 Quãng 8 thứ bảy (thiếu)

C7

Page 6: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 7: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.3 Cách ký hiệu âm1.3.1 Ký hiệu âm bằng nốt nhạc

- Để ký hiệu các bậc (âm) trong âm nhạc người ta dùng nốt nhạc. Nốt nhạc là một hình bầu dục đặc hoặc rỗng có đuôi hoặc không có đuôi. Hình bầu dục đặc hoặc rỗng để xác định trường độ của âm thanh. - Đuôi của nốt nhạc là một vạch thẳng đứng bám vào mép phải của hình bầu dục (đặc hoặc rỗng) nếu nốt nhạc có đuôi quay lên, bám vào mép trái của hình bầu dục (đặc hoặc rỗng) nếu nốt nhạc có đuôi quay xuống.

- Ngoài ra còn có những nét móc ở đuôi nốt nhạc (bao giờ cũng đặt ở bên phải đuôi nốt nhạc) để phân nhỏ trường độ của nốt nhạc.

Page 8: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.3.2 Khuông nhạc và dòng kẻ nhac - Khuông nhạc gồm có năm dòng kẻ song song cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai dòng kẻ liền nhau được gọi là khe. Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ và 4 khe được đánh số từ dưới lên. Các nốt nhạc có thể nằm ở dòng kẻ hoặc ở khe. - Để ghi cao độ, nằm ngoài 5 dòng kẻ chính, người ta còn dùng các dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ là những đường kẻ ngắn được đặt ở trên hoặc ở dưới khuông nhạc. Dòng kẻ phụ để ghi các âm thanh cao hơn hoặc thấp hơn các âm thanh nằm trên khuông.

Page 9: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.4 Khóa nhạc - Đó là ký hiệu đặt ở đầu khuông nhạc để xác định tên những nốt nhạc trên khuông. Có 3 loại khoá thường dùng là khóa Sol, khoá Fa và khoá Do. * Khóa Sol- Khoá Sol được bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Khoá Sol xác định độ cao của nốt Sol ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai.

* Khóa FaKhoá Fa được bắt đầu từ dòng kẻ thứ tư trên khuông nhạc. Khoá Fa xác định độ cao của nốt Fa ở tầng quãng tám nhỏ nằm trên dòng kẻ thứ tư.

Page 10: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

* Khóa Đô - Có nhiều loại khoá Do. Hay dùng nhất là khoá Do Alto. Khoá Do Alto được bắt đầu từ dòng kẻ thứ ba trên khuông nhạc. Khoá Do Alto xác định độ cao của nốt Do ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ ba.

- Ngoài ra còn có khoá Do Tenor cũng hay được dùng. Khoá Do Tenor được bắt đầu từ dòng kẻ thứ tư trên khuông nhạc. Khoá Do Tenor xác định độ cao của nốt Do ở tầng quãng tám thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ tư.

Page 11: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.4.4 Ký hiệu âm bằng hệ thống bảng chữ cái

- Trong âm nhạc, người ta còn dùng phương thức kí hiệu âm thanh

bằng chữ cái dựa trên bảng chữ cái Latin. Các âm thanh được ký hiệu

bằng chữ cái như sau ( theo hệ thống của Anh và Mỹ):

La Si Do Re Mi Fa Sol

A B C D E F G

Page 12: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.5. Nửa cung và nguyên cung - Bậc chuyển hóa - Dấu hóa -Trùng âm - Trong hệ thống âm hiện nay, mỗi quãng tám chia thành 12 phần bằng nhau, gọi là 12 nửa cung. Luật âm như vậy được gọi là luật bình quân (hay còn gọi là hệ âm điều hòa). Vì quãng tám được chia thành 12 nửa cung bằng nhau nên nửa cung là khoảng cách hẹp nhất giữa hai bậc của thang âm cơ bản. Khoảng cách do hai nửa cung tạo thành gọi là một cung (còn gọi là nguyên cung hay toàn cung).

Page 13: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

Từ mỗi bậc cơ bản trong âm nhạc đều có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung hoặc một cung.- Khi một âm được nâng cao lên ½ cung (hay nửa cung) gọi là thăng : ký hiệu #- Khi một âm được nâng cao lên 1 cung gọi là thăng kép: ký hiệu x- Khi một âm được hạ thấp xuống ½ cung (hay nửa cung) gọi là giáng:ký hiệu b- Khi một âm được hạ thấp xuongs 1 cung gọi là giáng kép: ký hiệu là bb

- Nếu một nốt đang thăng hoặc đang giáng muốn trở lại độ cao cơ bản ta dùng dấu bình (hay còn gọi là dấu hoàn): ký hiệu

Page 14: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.5.2. Dấu hóa và cách sử dụng- Có hai cách sử dụng dấu hóa đó là : dấu hóa theo khóa và dấu hóa bất thường. a. Dấu hóa theo khóa là dấu hóa cố định được đặt ở đầu mỗi khuông nhạc, vị trí là nằm sau khóa nhạc và trước số chỉ nhịp. Nó có hiệu lực với tất cả các nốt nhạc cùng tên trong tác phẩm.

Page 15: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

b. Dấu hóa bất thường: là những dấu hóa không có vụ trí xuất hiện cố định , xuất hiện rải rác trong tác phẩm. Dấu hóa bất thường nằm trước nốt nhạc được hóa và chỉ có hiệu lực đối với nốt nhạc đó (những nốt cùng tên trong một quãng 8 và cùng bè) trong một ô nhịp.

• Trong hệ thống ký hiệu bằng chữ cái Latinh, để kí hiệu các bậc chuyển hóa người ta thêm chữ is - thăng; isis - thăng kép; es - giáng ; eses - giáng kép.

Page 16: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 17: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.5.3. Nửa cung và một cung diatonic - Nửa cung và một cung cromatic• Nửa cung diatonic là nửa cung được tạo nên giữa hai bậc cơ bản kiền kề, khác tên gọi.

• Một cung diatonic: là một cung được tạo bởi hai cậc liền kề khác tên gọi.

Page 18: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

• Nửa cung chromatic: là nửa cung tạo bởi hai bậc có cùng tên gọi.

• Một cung chromatic: là một cung được tạo bởi hai bậc có cùng tên gọi.

Page 19: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.6 Trùng âm- Là hai âm có cùng cao độ nhưng tên gọi và cách ký hiệu khác nhau; VD:

1.7 Dấu chuyển quãng 8- Dấu chuyển quãng tám được dùng để nâng lên hay hạ xuống một quãng tám cho bản ghi nhạc. Dấu này có tác dụng giúp cho người ghi nhạc tránh được cách viết phải sử dụng nhiều dòng kẻ phụ trên bản ghi nhạc.

Page 20: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 21: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.8 Cách ghi nhạc 2 bè và nhạc nhiều bè

1.8.1. Cách ghi nhạc hai bè.- Người ta có thể ghi hai bè độc lập trên cùng một khuông nhạc. Để phân biệt từng bè, cách ghi như sau: - Với bè bên trên: các nốt nhạc có đuôi cùng hướng lên trên.- Với bè bên dưới: các nốt nhạc có đuôi cùng hướng xuống dưới.

Page 22: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Người ta có thể ghi hai bè độc lập trên hai khuông nhạc (cùng khóa nhạc hoặc khác khóa nhạc) như cách ghi nhạc cho đàn piano.

Page 23: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

1.8.2. Nhạc nhiều bè

Sonatina cho violin và piano của Nguyễn Đức Toàn (trích chương 2)

Page 24: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

Tứ tấu dây

Page 25: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

CHƯƠNG II:Trường độ của âm thanh

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh. Nó là một trong những thuộc tính rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát

triển của một tác phẩm âm nhạc.

Page 26: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.1. Ký hiệu trường độĐể ghi trường độ của các âm thanh, người ta dùng các ký hiệu trường độ với các hình nốt nhạc như sau:

Page 27: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Trên thực tế trong âm nhạc còn có các nốt với trường độ lớn hơn nốt tròn và nhỏ hơn nốt móc tứ (bốn), tuy nhiên đây là các trường hợp hiếm gặp.- Bảng tổng hợp biểu thị sự tương quan giữa trường độ các nốt nhạc như sau:

Page 28: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.2. Dấu lặng và dấu tăng trường độ: 2.2.1. Dấu lặng.Là dấu nghỉ, chỉ sự ngưng nghỉ của âm thanh.Bảng ghi các dấu lặng tương đương với trường độ:

Page 29: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.2.2. Các ký hiệu bổ sung để tăng trường độ- Dấu nối : là một hình vòng cung nối liền hai nốt nằm cạnh nhau có cùng cao độ. Khi diễn tấu, ta chỉ chơi 1 nốt những ngân độ dài bằng tổng trường độ của các nốt nằm trong nhóm. Dấu nối thường được đặt ngược hướng với đuôi nốt nhạc.

Page 30: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Dấu chấm dôi: là dấu chấm đặt ở bên phải của nốt nhạc. Dấu chấm dôi có tác dụng làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của chính nốt đó.

Page 31: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

Dấu chấm dôi và dấu chấm dôi kép còn được dùng với các dấu lặng- Dấu miễn nhịp: là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa ( ) đặt trên hoặc dưới nốt nhạc. Dấu này có tác dụng tăng trường độ của nốt nhạc một cách tự do tuỳ theo tính chất của tác phẩm hay của người biểu diễn.

Page 32: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.3. Trường độ cơ bản và trường độ tự do.2.3.1. Trường độ cơ bản.- Trong âm nhạc, các độ dài (trường độ) chia chẵn được gọi là trường độ cơ bản như: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.... Nói cách khác, đó là độ dài (trường độ) được tạo nên bởi cách chia 2.

Page 33: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.3.2 Trường độ tự do. Các độ dài (trường độ) được tạo nên do sự phân chia các trường độ cơ bản thành những phần bằng nhau với bất cứ số lượng nào (khác 2) thì gọi là trường độ tự do. Những cách phân chia tự do thường gặp là:Chùm ba: được tạo nên do sự phân chia trường độ cơ bản làm ba phần thay cho chia làm hai phần.

Page 34: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

Những cách phân chia trường độ tự do ít gặp hơn như: chùm sáu, chùm bảy, chùm tám... Trường độ có chấm dôi phân chia tự do thành chùm hai, chùm bốn... Chùm sáu được tạo nên do sự phân chia trường độ làm sáu phần thay cho cho chia làm bốn phần. Với chùm sáu, ta có thể coi đó là hai chùm ba liên kết.

Page 35: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.4. Nhịp.2.4.1. Trọng âm, tiết nhịp, loại nhịp, nhịp lấy đà, đảo phách và nghịch phách.- Âm nhạc là sự nối tiếp các âm thanh có tính tổ chức về thời gian. Trong sựchuyển động đều đặn đó có một số âm thanh được vang lên mạnh hơn nên được nổi bật theo chu kỳ. Những âm thanh này gọi là trọng âm (accent hay accentuted beat -còn gọi là âm nhấn hay phách nhấn), thường được ký hiệu là: > đặt ở trên hoặc dưới nốt nhạc. - Sự nối tiếp đều đặn những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm được gọi là tiết nhịp (measure - có sách gọi là luật nhịp hay nhịp). - Những trường độ thời gian bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm trong tiết nhịp gọi là phách (beat). Phách có trọng âm gọi là phách mạnh (strong-beat). Phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ (off-beat).

Page 36: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Phách trong tiết nhịp được thể hiện bằng các độ dài khác nhau. Sự thể hiệncác

phách của tiết nhịp bằng một độ dài nhất định gọi là loại nhịp.

- Loại nhịp được ký hiệu bằng số chỉ nhịp (time signature). Số chỉ nhịp là một phân

số được đặt ở sau khóa nhạc và hóa biểu (nếu có).

- Khoảng cách thời gian từ phách mạnh này đến phách mạnh kế tiếp được gọi là ô

nhịp (measure). Trong lối viết nhạc, các ô nhịp được phân cách bằng vạch thẳng

đứng cắt ngang khuông nhạc. Vạch đó được gọi là vạch nhịp.

Page 37: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 38: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Nhịp lấy đà (up-beat): Bản nhạc bắt đầu với ô nhịp không đủ số phách theo yêu cầu của số chỉ nhịp gọi là nhịp lấy đà. Nói cách khác, nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên của bản nhạc không đầy đủ. Khi tác phẩm có nhịp lấy đà thì lối ghi nhạc của ô nhịp cuối cùng cũng không đầy đủ. Tổng số phách của ô nhịp lấy đà và ô nhịp cuối cùng cộng lại bằng đúng số phách qui định của số chỉ nhịp.

Page 39: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.5. Các loại nhịp (time signatures)2.5.1. Loại nhịp đơn và cách phân nhóm trường độ. * Loại nhịp đơn là những loại nhịp có một, hai hoặc ba phách trong một ô nhịp nhịp và chỉ có một trọng âm. Một số loai nhịp đơn hay dùng+ Nhịp 2/4: là loại nhịp đơn. Trong mỗi ô nhịp gồm có hai phách, mỗi phách tương ững bằng một nốt đen.

Page 40: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

+ Nhịp 3/4 là một loại nhịp đơn. Trong mỗi ô nhịp gồm có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen.

Page 41: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

* Trường độ của các nốt nhạc trong mỗi nhịp được liên kết với nhau tạo thành nhóm, gọi là phân nhóm trường độ (hay kết nhóm trường độ). Phân nhóm trường độ là sự phân chia các nốt trong nhịp thành từng nhóm phù hợp với cơ cấu của loại nhịp. Nó được thể hiện bằng việc liên kết đuôi nốt nhạc. Phân nhóm trường độ có tác dụng giúp cho người biểu diễn dễ dàng thể hiện tác phẩm. Với loại nhịp đơn, các nốt thuộc từng phách của tiết nhịp được tập hợp thành từng nhóm và tách rời nhau. Do đó, trong một nhịp có bao nhiêu phách sẽ có từng đấy nhóm trường độ.

Page 42: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.5.2 Loại nhịp kép- Nhịp kép được hình thành nhờ sự kết hợp từ hai hay nhiều nhịp đơn giống nhau. Vì vậy, trong loại nhịp phức có số lượng phách mạnh tương ứng với số lượng loại nhịp đơn có trong thành phần của nó. Tuy nhiên, trọng âm ở nhịp đơn thứ nhất trong tiết nhịp phức mạnh hơn cả nên là phách mạnh, còn trọng âm ở các nhịp đơn tiếp theo trong tiết nhịp phức không mạnh bằng nên gọi là phách mạnh vừa (hơi mạnh). Các loại nhịp phức thường gặp là:* Nhịp 4/4 là loại nhịp có 4 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ.  

Page 43: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 44: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.6. Đảo phách-Nghịch phách- Đảo phách và nghịch được hiểu có nghĩa là nhấn lệch (hay là ngược trọng âm). 2.6.1. Đảo phách - Đảo phách là hiện tượng một âm được vang lên ở phách nhẹ hay phần nhẹ của phách và ngân sang phách mạnh hay phần mạnh của phách tiếp theo.

Page 45: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.6.2. Nghịch phách

- Khi phách mạnh hoặc phần mạnh của phách được thay bằng dấu lặng (tức là trọng

âm được tạo nên bất thường rơi vào phách yếu hoặc phần yếu của phách). Khi đó ta

gọi là nghịch phách.

Page 46: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.7. Các dấu nhắc lại2.7.1.Dấu nhắc lại.- Dấu nhắc lại được dùng đề nhắc lại một phần (có thể là một đoạn nhạc, một câu nhạc...) hoặc toàn bộ bản nhạc. Nó thường được ký hiệu bằng vạch nhịp đôi có 2 dấu chấm, được đặt ở đầu và cuối đoạn nhạc cần nhắc lại.

- Trường hợp đoạn nhạc ở lần nhắc lại sau có thay đổi so với lần trước, người ta dùng dấu ngoặc vuông và viết số 1 cho lần diễn đầu; khi nhắc lại lần 2 sẽ bỏ đoạn nhạc trong ngoặc vuông có số 1 để vào đoạn nhạc có ngoặc vuông viết số 2.

Page 47: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Khi cần nhắc lại một hoặc vài ô nhịp nhiều lần, ta có thể dùng ký hiệu đặt ở giữa ô nhịp cần nhắc lại.

Page 48: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.7.2. Dấu Segno (hay còn gọi là dấu hồi)

- Dấu Segno còn gọi là dấu hồi, ký hiệu là:

- Để nhắc lại một đoạn nhạc hay một bản nhạc người ta còn dùng dấu hồi đặt ở

hai đầu của đoạn nhạc cần nhắc lại. Khi gặp dấu hồi thứ 2 ta quay trở lại chỗ có

ghi dấu hồi thứ nhất để diễn lại và tiếp tục cho đến chỗ có ghi chứ “Hết” hoặc

“Fine”. Nếu không có chữ hết thì có nghĩa là diễn đến cuối bài.

Page 49: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Khi bản nhạc viết ở hình thức ba đoạn, trong đó có đoạn (hay phần) thứ ba nhắc lại nguyên xi đoạn thứ nhất, để tránh phải viết lại toàn bộ đoạn thứ nhất người ta viết ở dưới ô nhịp cuối của đoạn thứ nhất chữ Fine (nghĩa là: Hết) và dưới ô nhịp cuối đoạn thứ hai các chữ sau: Da capo al fine (viết tắt là: D.C. al Fine). Có nghĩa là: trình bày từ đầu cho đến chữ Fine.

Page 50: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.7.3 Dấu coda- Dấu Coda chỉ sự kết thúc, thường được ký hiệu là: - Dấu Coda thường được đặt ở cuối hoặc gần cuối tác phẩm để chỉ sự kết thúc tác phẩm.

.

Page 51: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

* Dấu lắc (tremolo): chỉ sự chuyển đổi hai âm hoặc hai chồng âm với tốc độ nhanh, đều và nhiều lần. Dấu lắc thường được ký hiệu bằng 2 vạch ngang giữa hai âm hay hai chồng âm.

Page 52: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

2.8 Nhịp độ- Nhịp độ là tốc độ chuyển động của âm nhạc (cụ thể là chỉ sự chuyển động của tiết tấu).- Nhịp độ được ký hiệu bằng chữ, thường được viết trên khuông nhạc ở đầu bản nhạc hay đoạn nhạc, chương nhạc. Những ký hiệu chỉ nhịp đ ộ thông dụng thường là tiếng Italia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, người ta có thể dùng cả ngôn ngữ riêng của đất nước mình để ký hiệu nhịp độ.

Page 53: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 54: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Ngoài ra, trên nhiều bản nhạc còn sử dụng ký hiệu nhịp độ theo cách đếm của máy đếm nhịp. Ví dụ như: = 72, có nghĩa là tốc độ chuyển động của tác phẩm bằng 72 phách/1 phút; mỗi phách có giá trị trường độ bằng 01 nốt đen.

Page 55: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 56: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10
Page 57: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

CHƯƠNG III:Quãng

Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai

Page 58: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

3.1. Quãng hòa thanh-quãng giai điệu- Khi hai âm phát ra cùng một lúc gọi là quãng hòa thanh

- Khi hài âm phát ra nối tiếp nhau gọi là quãng giai điệu

Page 59: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Trong một quãng, âm bên dưới gọi là âm gốc, âm ở trên gọi là âm ngọn. Với quãng hòa thanh, đọc âm gốc trước sau đó là âm ngọn

- Với quãng giai điệu, đọc âm phát ra trước rồi đến âm phát ra sau kèm với hướng chuyển động của quãng. Ví dụ:

Page 60: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

3.2 Quãng cơ bản-quãng diatonic

Page 61: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

- Quãng Diatonic hình thành từ các bậc chuyển hóa với nhau. Ví dụ

Page 62: Lý Thuyết Âm Nhạc 21-10

* Tên quãng: tên quãng là số bậc taojt hành quãng, tính từ âm gốc đến âm ngọn.

* Loại quãng: là số lượng cung chứa trong quãng. Số lượng cung chứa trong quãng được gọi bằng các từ trưởng (ký hiệu T), thứ (ký hiệu t), đúng (ký hiệu Đ), tăng (ký hiệu +), giảm (ký hiệu-). Như vậy,quãng được xác định bởi tên quãng và loại quãng. Khi đọc mọt quãng cần đọc tên quãng rồi đến các từ trưởng, thứ, tăng, giảm.

Ví dụ: quãng 2 trưởng, quãng 3 thứ…