luẬn Án tiẾn sĨ xà hỘi hỌc - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi...

189
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TI PHM VTHÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hp Qun Cu Giy Hà Ni) LUN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HC HÀ NI - 2019

Upload: others

Post on 08-Oct-2019

24 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN NĂM

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG

NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN

(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN NĂM

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG

NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN

(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 9.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh

HÀ NỘI - 2019

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu

trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

HOÀNG VĂN NĂM

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

ii

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16

1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư

trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài .............................. 16

1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 33

1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó .............................................................. 37

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG

DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH

NIÊN ................................................................................................................................ 39

2.1. Các khái niệm công cụ ................................................................................ 39

2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài ................................ 48

2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN ...... 58

2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số

nước trên thế giới ............................................................................................... 62

2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68

2.6. Tiểu kết chương 2: ...................................................................................... 70

Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ

PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72

3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy .............................................. 72

3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay ................................. 83

3.3. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 95

Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI

PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96

4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng

ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy ....................................... 96

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm

VTN của cộng đồng dân cư ............................................................................. 123

4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân,

quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131

4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137

4.5. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 144

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VTN : Vị thành niên

ANTT : An ninh trật tự

CSND : Cảnh sát nhân dân

CSKV : Cảnh sát khu vực

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004

đến 2016 ........................................................................................................... 72

Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73

Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ

2011 đến tháng 06/2015 ................................................................................... 74

Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%) ............. 83

Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%) ............................ 84

Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%) ........................... 86

Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%) ............ 88

Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89

Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90

Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã

thực hiện (%) .................................................................................................... 92

Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%) ............. 93

Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96

Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của

VTN (Kiểm định Gamma) ............................................................................... 99

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100

Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%) ....................................... 101

Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%) ..................................................... 102

Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành

niên (Tương quan gamma G) ......................................................................... 104

Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106

Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành

vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................ 109

Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng

ngừa tái phạm (%) .......................................................................................... 111

Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

v

Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị

thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 114

Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân

trong cộng đồng ............................................................................................. 116

Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117

Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị

thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 118

Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%) ............ 120

Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121

Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm

của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

vi

DANH MỤC HỘP

Trang

Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN ...... 98

Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội

phạm …………………………………………………………………………128

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................ 75

Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016 ........ 76

Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%) ....... 77

Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%) .................. 77

Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) .......................... 78

Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội

phạm vị thành niên (%) ................................................................................ 79

Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu

niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây ............................................ 85

Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện

nay (%) ......................................................................................................... 85

Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%) ................... 88

Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định

riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) ......................................... 97

Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN ........................... 102

Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở ....................................... 130

Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân ................... 132

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương

lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn

dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,

mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì

vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN)

là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là

giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước

xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng,

hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế

hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một

thế hệ người chủ đất nước vững mạnh.

Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở

nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và

chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể

chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên

cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được

nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý.

Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội

ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự

đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức

của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và

hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta

hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững

của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện

trên cả bốn cấp độ:

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

2

Một là, số vụ phạm tội của VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN

trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra

59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600

vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình sự [149]. Tính trung bình mỗi năm nước ta có

khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối

tượng).

Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng

hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN

chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày

nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người… ngày

càng tăng, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức

xúc trong dư luận xã hội.

Ba là, địa bàn ngày càng mở rộng. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra

ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ

thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh.

Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở

trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm

dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng

ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn

đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của

cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để

VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn loại tội

phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi

VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện

nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng

ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản,

Trung Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình

thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công.

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

3

Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội

mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ

chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển

cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.

Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền

thống bị giảm sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng

đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được

quan tâm nghiên cứu.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò

của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành

niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có

ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là

điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng

chống tội phạm VTN nói riêng.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn

tội phạm VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy,

Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp

nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm

vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng

ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.

- Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội

mà VTN đang phải đối mặt hiện nay.

- Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của

cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa

và ngăn chặn tội phạm VTN

- Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ,

cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng

đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền,

đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của

các tiểu hệ thống của cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng,

nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm

liên kết khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố

kết giữa VTN với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa VTN đi vào con

đường phạm tội. Hành vi phạm tội của VTN trong luận án này là các hành vi tội

phạm truyền thống, không bao gồm các hành vi phạm tội phi truyền thống như tội

phạm công nghệ cao.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa

trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở

lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.

Hướng tiếp cận Xã hội học đã giúp cho đề tài thâm nhập thực tế, nắm bắt

được những biểu hiện và diễn biến phức tạp xung quanh chủ đề tội phạm VTN.

Hướng tiếp cận tội phạm học và tâm lý học giúp hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc

trưng nhận thức tư tưởng, tâm lý tội của lứa tuổi VTN.

Là một đề tài xã hội học, nghiên cứu vận dụng các lý thuyết sai lệch xã hội,

lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội làm cơ sở lý luận cho

việc xem xét, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

5

4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu

* VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào?

* Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như

thế nào?

* Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của

cộng đồng.

4.3. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội

như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối

sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các

tệ nạn xã hội.

Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể

nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng

lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.

Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường

kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng

cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng

ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.

4.4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu,

nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thu thập thông tin phục vụ mục

tiêu nghiên cứu.

4.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu

- Tác giả luận án đã thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu,

bao gồm những bài viết, công trình khoa học, các ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu…

về chủ đề tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng

đối với tội phạm VTN ở nước ngoài và trong nước, đặc biệt là các nghiên cứu của

Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân, Viện Xã hội học (Viện

Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các báo cáo về tội phạm của Bộ Công an,

Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, Công an Thành phố Hà Nội, Công an Quận

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

6

Cầu Giấy, Cục thống kê – Viện kiểm sát nhân dân... Trên cơ sở phân tích nội dung

các tài liệu, tác giả luận án xác định những khoảng trống, những vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu làm rõ liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà những nhà nghiên cứu đi

trước chưa đề cập đến hoặc giải quyết chưa triệt để nhằm lựa chọn vấn đề nghiên

cứu, xác định các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn các tiếp cận lý thuyết cũng như

phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Luận án sử dụng số liệu kết quả điều tra xã hội học của Đề tài “Tội phạm

vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát

triển xã hội ở nước ta hiện nay” (KX02.24/11-16) do GS – TS Đặng Cảnh Khanh

làm chủ nhiệm. Đề tài này được tiến hành từ năm 2011 – 2016, với cách tiếp cận đa

ngành, đề tài trước hết đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận, hệ

thống hóa các quan điểm lý thuyết về VTN và phòng chống tội phạm VTN làm cơ

sở cho việc nghiên cứu về tội phạm VTN ở nước ta hiện nay. Thứ hai, đề tài đã

nghiên cứu, kết hợp điều tra khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra trực tiếp bằng

bảng hỏi đối với 2.400 VTN trong cả nước, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 450

người, phân tích số liệu thống kê có liên quan 35.654 bị can VTN của Cơ quan

Cảnh sát Điều tra trong 5,5 năm từ 2009 đến tháng 6/2014 để làm rõ thực trạng,

nguy cơ và xu hướng của tội phạm VTN trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.

- Đồng thời đề tài đã phân tích thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh

với tội phạm VTN của các các chủ thể khác nhau như các cấp bộ Đảng, Chính

quyền, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình, nhà trường… Trên cơ sở những nghiên

cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra những khuyến nghị về quan điểm và giải

pháp phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN từ phía gia đình, nhà trường, cơ

quan chức năng trong quản lý, đấu tranh với tội phạm.

4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Phương pháp xây dựng bảng hỏi:

Trên cơ sở phân tích các tài liệu sẵn có, tham khảo các bộ công cụ đo lường

về điều tra tội phạm của một số quốc gia, tổ chức nghiên cứu về tội phạm VTN, tác

giả luận án tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho khảo sát thực địa về vai trò

của cộng đồng và các hành vi sai phạm của VTN. Vai trò của cộng đồng dân cư

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

7

được thao tác thành các chỉ báo về các hoạt động của các chủ thể, có khả năng đo

lường với mức độ chính xác cao trong khi đó đo lường hành vi phạm tội, sai phạm

là một việc làm khó khăn, liên quan đến thông tin bí mật của cá nhân và bí mật của

các cơ quan phòng chống tội phạm, khó có thể thu thập tài liệu một cách đầy đủ và

đo đạc một cách chính xác hoàn toàn, mặt khác phương pháp xã hội học cũng chưa

thực sự là công cụ mạnh để đo mức độ tội phạm. Qua quá trình đọc, phân tích tài

liệu mà tác giả luận án đã hiểu rõ hơn về tác động của cộng đồng dân cư đối với tội

phạm VTN, trên cơ sở đó tác giả luận án lựa chọn, cân nhắc, quyết định những tiêu

chí, chỉ báo cần khảo sát cụ thể để có thể thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Bảng hỏi được thiết kế gồm 24 câu hỏi, bao gồm các nội dung: Thông tin

chung; thông tin về người trả lời; hiểu biết của VTN về tình hình đất nước và lứa tuổi

VTN hiện nay; tình hình địa bàn; mức độ tương tác trong quan hệ láng giềng, quan hệ

họ hàng, các nhóm liên kết, các hoạt động của VTN tại cộng đồng; các hoạt động vi

phạm VTN đã từng tham gia. Bảng hỏi đã được đưa vào điều tra thử và có chỉnh sửa,

hoàn thiện trước khi tiến hành khảo sát diện rộng.

* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:

- Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi độc lập đối với 300 VTN đang

sinh sống tại quận Cầu Giấy. Lý do chọn địa bàn Quận Cầu Giấy: thứ nhất đây là

địa bàn có quá trình đô thị hóa cao, biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng; thứ hai địa

bàn cũng là khu vực tập trung nhiều số học sinh, sinh viên; thứ ba có sự ủng hộ của

các cơ quan liên quan như Công an, Viện kiểm sát để thực hiện quá trình nghiên cứu.

Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn quận Cầu Giấy để thực hiện khảo sát thực địa cho

đề tài luận án.

Số lượng bảng hỏi được phân bổ tất cả 8 phường của Quận Cầu giấy, cụ thể

như sau: Các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa

Tân, Quan Hoa, Yên Hòa 40 phiếu, riêng phường Trung Hòa, là 20 phiếu. Mẫu

tham gia phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là những

VTN đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn trên cơ sở dữ liệu đăng ký hộ

khẩu, tạm trú, tạm vắng của công an các phường của quận Cầu Giấy.

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

8

* Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng:

- Giới tính: nam: 158 người (52,7%); nữ: 142 người (47,3%).

- Độ tuổi: Số người trả lời có độ tuổi từ 13 – 18 tuổi, 13 tuổi chiếm 1,3%, 14

tuổi chiếm 6,3%, 15 tuổi chiếm 34,7%, 16 tuổi chiếm 31,0%, 17 tuổi chiếm 24,7%,

18 tuổi chiếm 2,%. Số tuổi trung bình là 15.77 tuổi. Số người trong độ tuổi 13 là 04

người chiếm 1,3%, độ tuổi chủ yếu là từ 15-17 tuổi. Số người chiếm tỷ lệ lớn nhất

là 15 tuổi. Cơ cấu mẫu điều tra đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ và các độ tuổi

khác nhau, tỷ lệ độ tuổi 15 – 17 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây là nhóm tuổi có tỷ lệ phạm

tội cao nhất, mục đích nghiên cứu của đề tài chú trọng công tác phòng ngừa sớm,

tập trung vào nhóm tuổi này, vì vậy cơ cấu theo nhóm tuổi của mẫu điều tra phù

hợp với mục đích nghiên cứu của Đề tài.

- Về trình độ học vấn: Có 01 người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 0,3%), 20

người đang học THCS chiếm 6,7%, số đang học THPT là 260 người (chiếm

87,0%), số đang học nghề, bổ túc văn hóa là 15 người (chiếm 5,0%), có 03 người

trả lời khác (chiếm 1,0%).

Học lực và hạnh kiểm của mẫu tại thời điểm khảo sát (người)

Học lực kỳ vừa qua

Giỏi Khá

Trung

bình Yếu

Số

người

Số

người Số người Số người

Hạnh kiểm kỳ vừa

qua

Tốt 139 78 8 0

khá 8 31 15 0

trung

bình 1 4 4 0

Yếu 0 0 0 3

Số liệu VTN cung cấp như trên cho thấy tỷ lệ lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt,

khá chiếm đa số. Chỉ có 09 người hạnh kiểm trung bình và 03 người hạnh kiểm, học

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

9

lực yếu. Điều này cho thấy thành tích học tập và rèn luyện của VTN được nhà

trường đánh giá tốt.

- Kỹ thuật xử lý thông tin:

Cuộc điều tra thực địa được tiến hành vào đầu tháng 10 năm 2016. Sau điều

tra, các phiếu hỏi được làm sạch, mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Khi hoàn

thành việc nhập phiếu, dữ liệu được làm sạch một lần nữa, sau đó tác giả sử dụng

chương trình SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu.

* Hạn chế của dữ liệu

Việc xác định cỡ mẫu và chọn mẫu được tiến hành bằng phương pháp chọn

mẫu thuận tiện do luận án không có điều kiện để thu thập danh sách toàn bộ số

VTN đang sinh sống trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vì vậy những phân tích tương

quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đã không thật đầy đủ, tối ưu.

4.4.3. Phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn sâu 40 người, bao gồm: VTN đang sinh sống tại cộng đồng, VTN

đang cải tạo tại cộng đồng, VTN tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ UNND phường,

Tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực, cán bộ các đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn

thanh niên; phụ huynh, thầy cô giáo tại quận Cầu Giấy. Mẫu phỏng vấn chọn mẫu

chủ đích. Phỏng vấn sâu được tiến hành vào tháng 12/2016 sau khi có kết quả khảo

sát bằng bảng hỏi.

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

10

Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:

STT Đối tượng Số lượng Cơ cấu mẫu

1 Vị thành niên đang sinh

sống tại cộng đồng

10 - - 05 học sinh đang học THPT

- - 03 học sinh đang học THCS

- - 02 người đã đi làm

2 Vị thành niên đang cải

tạo tại cộng đồng

05 05 vị thành niên vi phạm pháp luật

đang cải tạo tại cộng đồng

3 Vị thành niên tái hòa

nhập cộng đồng

03 03 vị thành niên đã chấp hành xong

án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

4 Gia đình có trẻ vị thành

niên vi phạm pháp luật

06 - 03 gia đình có con đã phạm tội

- 03 gia đình có con bị xử phạt

hành chính

5 Giáo viên 06 - 04 giáo viên THPT

- 02 giáo viên THCS

6 Cán bộ 08 - 01 Lãnh đạo UBND phường

- 01 Lãnh đạo công an phường

- 02 Cán bộ tổ dân phố

- 01 Cán bộ phụ trách đoàn

- 01 Cán bộ Hội phụ nữ

- 01 Cảnh sát khu vực

- 01 Cán bộ hội hưu trí

7 Chức sắc tôn giáo 02 02: Trụ trì và sư chùa Thánh

Chúa

4.5. Địa bàn nghiên cứu

Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định 74-CP ngày 22 tháng 11 năm

1996 của Chính phủ, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, giáp ranh với các quận Ba

Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, được chia làm

8 phường (Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa

Tân, Mai Dịch, Yên Hòa), diện tích tự nhiên là 1204,5 ha, dân số là 266,800 người,

mật độ dân số 21,656 người/km2 [144].

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

11

Cầu Giấy trước đây là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn

Tây, từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm

1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội thay đổi địa giới hành chính, lập lại

quận Từ Liêm, quận VI (Cầu Giấy) được sáp nhập vào Từ Liêm. Ngày 22 tháng 11

năm 1996, quận Cầu Giấy thành lập theo Nghị định 74-CP của Chính Phủ, trên cơ

sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa

Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm.

Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Trước đây, dân

cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng

Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót - Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng

Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).

Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bắt đầu từ khoảng

năm 2005, chỉ trong khoảng hơn 10 năm, Cầu Giấy từ một khu vực ven đô, sản xuất

nông nghiệp là chính trở thành khu vực đô thị phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển hẳn

sang dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng của dịch vụ và công

nghiệp, xây dựng của quận là 61,3% và 38,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm

2017 là 5,3 triệu đồng/người. Đáng chú ý, đến năm 2017 Cầu Giấy đã thực hiện thành

công xóa đói giảm nghèo, toàn quận không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

Dân số có sự biến động lớn. Đặc trưng của dân số ở Cầu Giấy không những

tăng nhanh về số lượng mà thành phần dân cư phức tạp, số người trẻ, số người

ngoại tỉnh chiếm số lượng lớn. Đến hiện nay toàn bộ là dân số đô thị. Dân số quận

Cầu Giấy tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Năm 2000 dân số của toàn quận là

121,992 người đến 2017 đã tăng lên 266,800 người, mật độ dân số cũng tăng nhanh,

năm 2000 là 10,132 người/ km² đến năm 2017 đã tăng lên 21,656 người/ km² [151].

Tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn cộng với số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4

nhiều, lưu lượng người qua lại lớn và sự biến động lớn khó khăn cho công tác hoạch

định và quản lý xã hội.

Địa bàn tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Trên địa bàn hiện có

có 50 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có 12 trường THCS và

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

12

07 trường THPT. Như vậy Cầu Giấy là nơi tập trung đông nhất các trường đại học,

tập trung lượng lớn học sinh, sinh viên. Sinh viên, học sinh là nhóm tuổi nhạy cảm

với sáng tạo cái mới, dễ học hỏi, du nhập các văn hóa mới cả tích cực và tiêu cực,

về cái mà các nhà xã hội học gọi là “tiểu văn hóa thanh niên”, cổ xúy cho các trải

nghiệm mới, nhiều khi đi ngược lại với truyền thống, điều này ảnh hưởng đến lối

sống của VTN tại địa bàn. Mặt khác việc giàu lên nhanh chóng của các gia đình

cũng tạo nên tâm lý hưởng thụ trong giới trẻ.

Cấu trúc không gian cư trú có sự đan xen giữa các cộng đồng truyền thống

và các cộng đồng chức năng hiện đại. Hiện nay bên cạnh các khô đô thị mới được

xây dựng, tại quận Cầu Giấy vẫn tồn tại những khu tập thể cũ, những khu làng mới

được chuyển đổi thành đô thị, vẫn còn đan xen những phong tục, tập quán của làng

xã cũ như làng Vòng, làng Cót…

Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Các điểm sinh hoạt công

cộng, khu vực vui chơi giải trí, thể thao lành mạnh cho trẻ em ngày càng thu hẹp trong

khi các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, tiệm cầm đồ, đặc biệt các điểm

dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh... rất phổ biến đặt ra nhiều vấn

đề trong công tác quản lý đô thị nói chung và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

nói riêng.

Tóm lại Cầu Giấy là một địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế

phát triển nhanh, cơ cấu dân số biến động lớn, tập trung đông đảo một lượng lớn thanh

thiếu niên sinh sống và học tập, là địa bàn tiêu biểu của những khu vực đang trong quá

trình đô thị hóa.

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

13

4.6. Khung phân tích luận án

4.4. Phương pháp nghiên cứu

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt tội phạm VTN đang là một vấn

đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu và cách

tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với

loại tội phạm này. Các nghiên cứu trước đây thường không đánh giá cao vai trò

cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư đô thị trong phòng ngừa tội phạm nói

chung và tội phạm VTN nói riêng. Qua nghiên cứu luận án nhận thấy:

Môi trường xã hội vĩ mô

Phòng

ngừa,

ngăn

chặn

tội

phạm

vị

thành

niên

Cộng đồng dân cư

Môi

trường

Láng

giềng

Bạn bè

Tổ chức

cộng đồng

Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên dựa vào cộng đồng

Họ hàng

Hoạt

động

trong thời

gian rỗi

Nguy cơ

phạm tội

Tình huống

phạm tội

Phòng

ngừa

Ngăn

chặn

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

14

- Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là môi trường chủ yếu tác động đến quá trình

xã hội hóa của VTN. Cộng đồng có vai trò đặc thù, là một chỉnh thể gắn kết giữa

các bộ phận của cộng đồng tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng và các bộ

phận cấu thành của nó nhằm cố kết, tăng cường mối liên kết giữa VTN và cộng

đồng. Mặt khác cộng đồng tăng cường sự kiểm soát tập thể với ưu điểm kiểm soát

thường xuyên, liên tục trên không gian rộng, nhằm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn

kịp thời hành vi sai phạm của VTN, từ đó ngăn ngừa VTN phạm tội. Trong giai

đoạn hiện nay khi hiệu quả kiểm soát chính thức ngày càng giảm sút thì kiểm soát

của cộng đồng cần phải được chú trọng và tăng cường. Đây có thể là một đóng góp

vào lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội

phạm VTN nói riêng.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa về mặt khoa học:

- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến

vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm VTN, góp phần làm rõ cơ sở lý

luận về vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội

phạm VTN ở Việt Nam hiện nay.

- Chỉ ra các đặc trưng của cộng đồng đô thị của Việt Nam và ảnh hưởng đối

với hành vi phạm tội của VTN. Nhận diện các yếu tố làm tăng khả năng tội phạm

của VTN và các yếu tố giảm thiểu khả năng phạm tội. Bên cạnh các đặc điểm chung

của cộng đồng đô thị như sự đa dạng và biến động của dân cư, sự giảm sút quan hệ

láng giềng thì cộng đồng đô thị Việt Nam vẫn duy trì các mối liên hệ gắn kết giữa

cá nhân và cộng đồng bởi các thiết chế quan hệ họ hàng, các tổ chức xã hội, tôn

giáo và các tổ chức tự quản của cộng đồng, đây là các lực lượng kiểm soát phi chính

thức giúp VTN không đi vào con đường phạm tội.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết luận đưa ra của luận án là rõ ràng, đồng

thời các biện pháp đưa ra là cụ thể mang tính thao tác cao, có thể tham khảo, áp

dụng ngay vào đấu tranh phòng chống tội phạm VTN trong thực tế địa bàn nghiên

cứu và các địa phương có môi trường kinh tế - xã hội tương tự. Mặt khác kết quả

nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy.

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

15

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phòng ngừa và ngăn chặn

tội phạm vị thành niên của cộng đồng dân cư.

Chương 3: Tình hình tội phạm vị thành niên và những nguy cơ phạm

tội của vị thành niên ở quận Cầu Giấy.

Chương 4: Thực trạng vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN

tại quận Cầu Giấy của cộng đồng dân cư.

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

16

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư

trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài

1.1.1. Cơ sở triết học về hành vi tội phạm

Mỗi cách giải thích về hành vi, cho dù đó là hành vi truyền thống hay lệch

chuẩn, đều dựa trên một số giả định ngầm về liên hệ giữa cá nhân và thế giới mà họ

hoạt động. Có nhiều tranh cãi về các nguyên nhân của tội phạm và làm thế nào để

đối phó với người phạm tội. Mỗi khoa học đều có trường phái tư tưởng của mình.

Trong xã hội học tội phạm có hai trường phái tư tưởng chủ yếu là Cổ Điển và Thực chứng.

Trường phái cổ điển (Classical School) có nguồn gốc từ quan điểm của các

học giả như Cesare Bonesana (1738 - 1794), Jeremy Bentham (1748 - 1832)…

Quan điểm trường phái cổ điển đặt niềm tin về con người và các chức năng của xã

hội trong việc đối phó với sự lệch lạc, cho rằng con người có được ý chí tự do, việc

lựa chọn hành động là kết quả của việc tính toán được mất của hành vi, cá nhân

thực hiện một quyết định có ý thức để thực hiện tội phạm dựa trên những mong đợi

của một kết quả lợi ích. Trường phái cổ điển tìm cách ngăn chặn và răn đe tội phạm

bởi sự trừng phạt người phạm tội vì hành vi phạm tội. Cá nhân nên tránh phạm tội

bằng cách biết nỗi đau, hậu quả của việc bị bắt và trừng phạt.

Trái ngược với trường phái cổ điển, trường phái thực chứng (Positivistic

School) cho rằng hành vi cá nhân được xác định bởi các yếu tố kiểm soát bên ngoài

cá nhân. Do đó, việc thay đổi hành vi cá nhân không thể chỉ thông qua việc nâng

cao mức độ trừng phạt, thay vào đó, việc thay đổi hành vi có thể được thực hiện

bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố bên ngoài đang gây ảnh hưởng đến những

hành động của cá nhân. Trường phái thực chứng từ thế kỷ 18 đã trở thành một trào

lưu tư tưởng chủ đạo, là cơ sở của phương pháp luận và những tiến bộ khoa học

trong tâm lý học và xã hội học.

Cả hai trường phái này đều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tội phạm

hiện nay. Trong khi chế độ tư pháp VTN hiện nay chú trọng đến các nhân tố bên

ngoài gây ra tội phạm đồng thời tìm kiếm phương pháp để điều chỉnh các sai lệch

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

17

dẫn đến hành vi phạm tội của VTN thì hệ thống hình sự vẫn chú trọng đến các biện

pháp trừng phạt.

1.1.2. Các nghiên cứu về tội phạm VTN ở cấp độ cá nhân

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến VTN phạm tội thông thường được phân

thành 03 cấp độ khác nhau: cá nhân, xã hội vi mô và xã hội vĩ mô. Giải thích về sự

lệch lạc ở cấp độ cá nhân chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ sinh học và tâm lý học.

1.1.2.1. Các nghiên cứu sinh học

Cách giải thích theo quan điểm sinh học là một trong những lý thuyết sớm

nhất về tội phạm. Những tiến bộ về y tế, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII đã hỗ trợ cho

việc giải thích nguyên nhân hành vi lệch chuẩn cá nhân dựa trên đặc điểm sinh học.

Giả định cơ bản được thực hiện bởi các nhà lý thuyết sinh học là nếu đặc điểm sinh

học của cá nhân chi phối khả năng thể chất của họ thì những đặc điểm này cũng có

thể góp phần chi phối vào việc thực hiện các loại hành vi ở con người, trong đó có

các hành vi phạm tội. Người phạm tội có các đặc điểm sinh học đặc trưng mà có thể

quan sát được. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu thừa nhận rằng, các nhà tội

phạm học trường phái này chưa làm rõ được cơ chế tác động của các nhân tố sinh

học dẫn tới hành vi phạm tội.

* Các đặc điểm hình thể có thể quan sát được của người phạm tội.

Cesare Lombroso, người được coi là cha đẻ của tội phạm học hiện đại, đã

dựa trên quan điểm của Charles Darwin về sự tiến hóa, cho rằng tội phạm là do sự

lệch lạc về tiến hóa, những cá nhân này mang các đặc điểm của tổ tiên, gọi là hiện

tượng “lại giống” và không có được thể chất hoặc tinh thần tiến hóa như phần còn

lại của xã hội, từ đó ông nhận định rằng nguồn gốc của nhiều tội ác là bẩm sinh và

nhiều cá nhân được sinh ra với những khuynh hướng sai lệch, bất kể nỗ lực giáo

dục của cha mẹ để cải tạo chúng [92].

Nhà tội phạm học Gina Lombroso Ferrero (1911) khi quan sát hành vi phạm

tội ở trẻ em cũng cho rằng hành vi này là do những sai lệch của tâm lý và thể chất

kém phát triển con người. Theo tác giả bản năng nguyên thủy phổ biến trong hầu

hết mọi trẻ em, bên cạnh đó, Lombroso Ferrero nhấn mạnh hậu quả của các chấn

thương do tai nạn và bị bỏ rơi mà trẻ trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể tổn hại

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

18

tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bà kết luận

số trẻ em có các biểu hiện như: dễ tức giận, mong muốn báo thù, sự biếng nhác,

người tăng động và thiếu sự đồng cảm… dễ dẫn đến tội phạm [77].

Nhà tội phạm học Garofalo cũng cho rằng một tên tội phạm sinh ra đã có

thiên hướng "bạo lực và đổ máu", thiên hướng này được biểu hiện ở các đặc điểm

vật lý, hình thể và sinh lý khác của trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của

các mô tả về "bộ mặt điển hình" với đặc trưng như trán dô, mày cao, cằm chìa… [75].

Kretschmer và Sheldon (1921) cũng tin rằng đặc điểm sinh học – vật lý của

một người là đủ để quan sát về đặc điểm tâm lý của họ (đặc điểm tính cách, tính khí,

khả năng, cá tính của một người), ví dụ đặc điểm cao gầy là phổ biến nhất ở tội

phạm, các cá nhân cao gầy có nhiều khả năng để thực hiện hành vi phạm tội hơn là

thanh niên khác [122]… Hỗ trợ cho các mối quan hệ giữa hình thể và phạm pháp cũng

được tìm thấy trong các nghiên cứu của Sheldon Glueck và Eleanor Glueck (1956) và

Juan Cortes (1972).

Tuy nhiên vấn đề cơ chế sinh học tác động ra sao tới việc dẫn tới hành vi

phạm pháp vẫn chưa được các nhà tội phạm học theo quan điểm sinh học làm rõ,

các cơ chế hoạt động cụ thể của các đặc tính di truyền (như nguyên nhân của hành

vi lệch lạc) vẫn chưa được giải đáp.

* Các nghiên cứu về Gen và di truyền

Giải thích sinh học thường nhấn mạnh vai trò yếu tố di truyền (gen) đến hành

vi. Hai phương pháp cơ bản để kiểm tra giả thuyết này là so sánh hành vi của các

cặp song sinh (cả các cặp song sinh cùng trứng – MZ và song sinh khác trứng DZ)

và so sánh hành vi của con cái với cha mẹ sinh học của họ. Các nghiên cứu thấy

rằng hành vi tương tự giữa những người song sinh cùng trứng cao hơn những người

song sinh khác trứng. Nghiên cứu của Newman và các cộng sự (1937), cho thấy sự

tương tự về mặt hành vi giữa các cặp MZ cao gấp đôi DZ. Tương tự như vậy,

nghiên cứu của Christiansen (1974) sử dụng đăng ký của 6.000 cặp song sinh ở Đan

Mạch, phát hiện ra hành vi phạm tội của các cặp song sinh MZ cao gấp 3 lần các

đôi DZ khi hồ sơ tội phạm đã được kiểm tra. Nghiên cứu của Hutchings và Mednick

(1977) sử dụng một mẫu lớn về tội phạm và bố mẹ, cho thấy có 49% thanh niên tội

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

19

phạm có cha là tội phạm hình sự, trong khi chỉ có 31% có người cha không phải là

tội phạm [97]… Một ví dụ thứ hai là vấn đề hội chứng thiếu chú ý/rối loạn tăng

động (ADHD), trẻ em mắc chứng rối loạn này là liên tục gây rối, hành động bốc

đồng, có thể dễ dàng thất vọng, dễ thay đổi tâm trạng và hành động không thích hợp

(Ward, 2000). Anderson (1997) ghi nhận có một cơ sở di truyền mạnh mẽ cho

ADHD như đã chứng minh trong một số nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy rằng

yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới hành động của các cá nhân.

Tiến xa hơn Han Brunnen (1993) còn cho rằng hành vi sai lệch là do nhiễm

sắc thể, cụ thể do những lỗi cấu trúc ở nhiễm sắc thể X, đàn ông thường phạm tội

nhiều hơn đàn bà là do chỉ có một nhiễm sắc thể X.

* Các nghiên cứu về các yếu tố sinh học khác

Các yếu tố sinh học như hormone, hệ thần kinh hay trao đổi chất cũng đã

được nghiên cứu để tìm kiếm những mối liên hệ với các hành vi tội phạm ở VTN.

Ví dụ nghiên cứu về testosterone cho thấy nó làm con người trờ nên hung hăng

hơn. Tuổi VTN có thể do lượng tiết tố tăng đột biến là nguyên nhân gây ra sự

mất kiểm soát hành vi nên dễ bột phát các hành vi phạm pháp. Nghiên cứu về

trao đổi chất cho thấy các chất kích thích như bia rượu, ma túy… gây ảnh hưởng

đến hệ thần kinh và gây mất kiểm soát dẫn đến hành vi phạm tội.

Xu hướng gần đây trong việc tìm kiếm những giải thích sinh học của các

hành vi là phương pháp tiếp cận sinh học xã hội – biosociology, đề cập đến ý tưởng

rằng đặc điểm sinh học của sinh vật và môi trường xung quanh là liên quan mật

thiết. Các môi trường đóng một vai trò trong việc hình thành các sinh vật và sinh vật

thông qua các hoạt động hàng ngày của mình để thích ứng môi trường. Trong điều

kiện của hành vi lệch lạc, quan điểm cũ cho rằng lệch lạc là một kết quả trực tiếp

của tình trạng sinh học là không còn đứng vững được. Thay vào đó, sinh học xã hội

cho thấy lệch lạc xảy ra khi điều kiện sinh học trùng hợp với các yếu tố xã hội hay

môi trường thích hợp. Những lời giải thích hành vi của sinh học - xã hội học hiện

đại chứa cả yếu tố sinh học và xã hội học.

Tuy có ý nghĩa về mặt nhận thức nhưng cách giải thích sinh học vẫn còn gây

ra nhiều tranh cãi, và bị chỉ trích nặng nề. Những người nhấn mạnh vai trò của môi

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

20

trường xã hội chỉ ra rằng tội phạm là một phản ứng xã hội xảy ra ở tất cả mọi người,

là phản ứng với những khó khăn, trở ngại đối với các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức.

Hành vi phạm tội cần phải được quan sát trong khuôn khổ các biện pháp khuyến

khích xã hội mà ngụ ý đề xuất các hành động có thể góp phần cải cách xã hội và

phục hồi chức năng cá nhân. Trong khi đó, các nhà tội phạm học đi theo hướng

nghiên cứu này cho rằng chúng ta đang “cố tình” quên đi sự thật là tội phạm có

nguyên nhân sinh học, chúng ta không muốn động chạm tới vấn đề này bởi nó gây

tranh cãi dù đó là một sự thật hiển nhiên mà bất cứ ai trong nghề đều không thể phủ

nhận [112]…

Quan điểm của luận án cho rằng vai trò của các yếu tố sinh học (như là một

phần của một tập hợp các tác động nhân quả) không thể được giải thích đơn giản

cho các nguyên nhân của tội phạm. Trong những trường hợp khác nhau của hành vi

phạm tội ở VTN, tầm quan trọng của các yếu tố sinh học có thể được xác định chỉ

nên xem xét trong một tập hợp các tác động khác làm phát sinh tội phạm (như môi

trường hoạt động cá nhân), có những vấn đề thuộc về đặc điểm sinh học ảnh hưởng

đến hành vi tội phạm mà hiện nay chúng ta vẫn phải thừa nhận trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm như khác biệt về giới tính, hay tác động của việc lạm dụng bia

rượu, chất kích thích.

1.1.2.2. Các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học

Các nghiên cứu hướng này có các điểm nổi bật sau: Đầu tiên, và quan trọng

nhất, hướng tiếp cận này thường xem xét và nhấn mạnh tác động của các trải

nghiệm đầu đời đối với hành vi phạm pháp. Phạm tội được xem như là một kết quả

của các vấn đề và các sai lệch đã không được điều chỉnh trong giai đoạn VTN. Thứ

hai, giải thích tâm lý mang tính cá nhân cao, thay vì tập trung vào những người sẽ trở

thành lệch chuẩn, trọng tâm là làm việc với các cá nhân đã có vấn đề và giúp họ vượt

qua.

Một trong những tên tuổi được công nhận rộng rãi nhất trong tâm lý học tội

phạm là Sigmund Freud (1856-1939). Freud đi tiên phong trong phương pháp phân

tâm học để hiểu được hành vi của con người. Những tiền đề quan trọng của phân

tâm học là ảnh hưởng của yếu tố vô thức, bản năng đến hành vi của cá nhân, nhấn

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

21

mạnh lệch lạc là kết quả của những ham muốn vô thức và bản năng được thể hiện

trong hành vi. Nghiên cứu của Freud trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau

này ví dụ như August Aichorn. Aichorn thấy rằng tiếp xúc với môi trường xã hội

căng thẳng không tự động tạo ra tội phạm hoặc bạo lực. Xét cho cùng, hầu hết mọi

người đều bị stress và không phải ai cũng trở thành tội phạm. Theo quan điểm của

ông, căng thẳng chỉ gây ra các hành vi tội phạm ở những người có một trạng thái

tinh thần đặc biệt được biết đến như là phạm pháp tiềm ẩn. Theo Aichorn, tình trạng

phạm pháp tiềm ẩn là kết quả từ quá trình xã hội hoá thời thơ ấu không đầy đủ và

biểu hiện thành các đặc điểm tâm lý như yêu cầu phải thỏa mãn ngay lập tức

(impulsivity), thiếu sự đồng cảm với người khác và không có khả năng cảm thấy tội

lỗi [39; tr.258].

Cũng trên cơ sở quan điểm của Freud, các tác giả W.Healy & A.F.Bronner

đã đưa ra “Thuyết rối loạn tâm trạng” (còn gọi là lý thuyết căng thẳng) cho rằng

hành vi phạm pháp ở VTN có nguyên nhân từ trạng thái rối loạn tâm trạng mà

nguyên nhân dẫn đến trạng thái này là do tác động từ các yếu tố bản thân, gia đình

và môi trường, tội phạm là biểu hiện của việc không được thỏa mãn ước muốn và

dục vọng của mỗi người. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm trạng có rất nhiều

nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hụt tình thương, các cú sốc trong giai đoạn trẻ

thơ, sự sai lầm trong giáo dục của gia đình, nhà trường [85].

Trong hướng nghiên cứu này không thể không nhắc tới Trường phái Tội

phạm học Ý với thuyết “sự lựa chọn hợp lý” được khởi nguồn từ rất lâu với tên

tuổi của nhà triết học Cesare Beccaria sau đó được các nhà Xã hội học James Q.

Wilson và Gary Becker, George Stigler phát triển. James Q. Wilson và Gary Becker

trong tác phẩm tiêu biểu “Tội phạm và hình phạt” và George Stigler (1974) trong

tác phẩm “Việc thực thi pháp luật tối ưu” đã phân tích các yếu tố tác động hành vi

phạm tội và những nhu cầu lợi ích và định hướng giá trị của kẻ phạm tội. Quan

điểm của lý thuyết này khẳng định, người phạm tội cũng như nhiều người bình

thường khác đều có những nhu cầu và lợi ích nhất định. Hành vi phạm tội của họ là

một sự lựa chọn hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình [73].

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

22

Ở hướng nghiên cứu này, các nhà tội phạm học đã cố gắng làm rõ các đặc

điểm về mặt tâm lý - nhân cách có liên quan đến hành vi tội phạm như sự quyết

đoán, chống đối, ngỗ ngược, tính tự ái, đa nghi và cố gắng tìm ra các phương pháp

trắc nghiệm để lo lường tính cách cá nhân nhằm tìm ra các đặc điểm tâm lý có liên

quan đến phạm tội như phương pháp Kiểm kê nhân cách đa chiều (Multiphasic

Personality Inventory - MMPI) hay Trắc nghiệm nhân cách đa chiều

(Multidimensional Personality Question - MPQ). Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu

đã liên kết những hành vi bạo lực với các đặc điểm như tính thù địch, tự trọng cao,

xấu hổ, ghen tuông, thờ ơ hoặc thiếu đồng cảm với người khác hoặc thiếu kỳ vọng

và sự kiên trì… Hendricks và Mac Kean đã tổng hợp các đặc điểm tâm lý của cá

nhân có liên quan đến phạm pháp thường được nhắc tới như: không hài lòng về vị

trí hiện tại của bản thân, lo âu căng thẳng, rối loạn cảm xúc, thiếu kiểm soát [81].

Giải thích hành vi lệch chuẩn dưới góc độ tâm lý thường bị chỉ trích bởi nó

không có tác dụng lớn cho việc dự đoán hành vi. Các nghiên cứu chủ yếu để giải

thích các hành vi quan sát được hồi tố đối với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ, nghĩa

là nó chưa được kiểm chứng nghiêm ngặt về mặt khoa học. Ngoài ra trọng tâm của

nó là giải thích tại sao cái gì đã xảy ra mà không dự đoán những gì sẽ xảy ra trong

tương lai. Một mối quan tâm thứ hai với các nghiên cứu về tâm lý là sự phụ thuộc

vào cách giải thích chủ quan. Hầu hết các nỗ lực nghiên cứu hướng này dựa vào ý

kiến của những người đã được đào tạo tâm lý học.

Tuy nhiên luận án cho rằng, VTN là giai đoạn quá độ của mỗi cá nhân có

nhiều khủng hoảng và mâu thuẫn tâm lý, là nguyên nhân dẫn đến các hành vi lệch

chuẩn và phạm tội của cá nhân. Vì vậy, chúng ta có thể thông qua trạng thái tâm lý

cá nhân để đánh giá về khả năng (nguy cơ) phạm tội của VTN. Trạng thái tâm lý

tiêu cực hoặc tâm lý của con người khi rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng

có khả năng dẫn đến hành vi phạm pháp mà có thể gọi là tâm lý nguy cơ phạm tội.

Tuy không đồng nhất nguy cơ phạm tội và nguy cơ tâm lý phạm tội nhưng rõ ràng

nguy cơ tâm lý phạm tội là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ phạm tội.

Hiểu rõ tâm lý VTN trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có cơ sở để sớm có các

biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý, phòng ngừa VTN phạm tội. Ngoài ra những

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

23

nghiên cứu hướng này là cơ sở trong việc thay đổi hệ thống tư pháp VTN, nhấn

mạnh vào việc xác định nguyên nhân tâm lý của hành vi cá nhân và tầm quan trọng

về tư vấn, giáo dục, và các phương pháp phục hồi chức năng khác trong việc điều

chỉnh hành vi lệch chuẩn ở VTN.

1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng đồng và tội phạm vị thành niên

Hướng nghiên cứu sinh vật học và tâm lý học về tội phạm cho dù có những

đóng góp về phương pháp luận nhưng đã bỏ qua cái mặt xã hội, là đặc trưng nổi bật

của hành vi lệch chuẩn, đó là nó mang bản chất xã hội. Các lý thuyết xã hội học tội

phạm đều nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa xã hội và tội phạm nói chung và tội

phạm VTN nói riêng, đối tượng nghiên cứu là các yếu tố bên ngoài dẫn đến hành vi

tội phạm. Đây là một trong các trường phái ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu về tội

phạm VTN hiện nay trên thế giới. Các nghiên cứu về quan hệ giữa cộng đồng và tội

phạm VTN cũng đã được chú ý và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

1.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với tội phạm vị thành niên

Các nghiên cứu về vấn đề này nổi bật nhất là trường phái Chicago, hay còn

gọi là “lý thuyết sinh thái học xã hội”. Lý thuyết sinh thái học xã hội (ecology

theory) được bắt nguồn từ trường phái địa lý học tội phạm ở Pháp và Anh trong giai

đoạn 1830 – 1880, các nghiên cứu này tập trung vào phân tích tương quan giữa

phân bố địa lý và một số nhân tố khác như học vấn, đô thị hóa, nghề nghiệp, nghèo

đói và tội phạm. Lý thuyết sinh thái học xã hội coi sự thay đổi dân số và sự mở rộng

của các khu vực dân cư là quá trình “cạnh tranh”, “xung đột”, “thích ứng” và “đồng

hóa”, điều này có thể được quan sát giống như sự xâm thực của một loài thực vật

chiếm lĩnh môi trường vốn thuộc về loài khác. Các tác giả nghiên cứu về tội phạm

khu vực thành thị và thấy rằng đô thị phát triển theo mô hình các đường tròn đồng

tâm, có một số khu vực (vùng chuyển tiếp – translational zone) có tỷ lệ tội phạm và

phạm pháp rất cao, đưa ra mô hình không gian về tội phạm như sau: thứ nhất, tỷ lệ

phạm pháp ở đô thị phân bố theo mô hình không gian, cao nhất ở trong nội thành và

giảm dần theo khoảng cách (giả thiết dốc). Thứ hai, mô hình không gian này cũng

được thể hiện qua nhiều chỉ số khác của các vấn đề xã hội. Thứ ba, tỷ lệ này

mang tính tương đối tuy rằng dân số thành thị thay đổi qua thời gian. Từ đó dẫn

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

24

đến giả thiết bản chất của môi trường mới là nguyên nhân phát sinh tội phạm chứ

không phải những đặc tính dân cư làm nảy sinh tội phạm, theo đó các khu vực vô

tổ chức là nơi sản sinh ra tội phạm.

Mô hình của lý thuyết sinh thái học xã hội

Giải thích nguyên nhân này, Clifford Shaw và Henry khi nghiên cứu trường

hợp khu vực Chicago đã phát hiện tỷ lệ tội phạm cao tập trung ở một số khu vực,

quan trọng hơn tỷ lệ này vẫn ổn định mặc dù có sự thay đổi liên tục về dân cư của

khu vực, và nhóm có tỷ lệ tội phạm cao khi di chuyển đến khu vực có tỷ lệ tội phạm

thấp hơn thì hành động tội phạm của họ lại giảm đi tương ứng, từ đó tác giả cho

rằng, tội phạm thường bắt nguồn từ xu hướng của môi trường sống, và không nhất

thiết bắt nguồn từ chính những cá nhân thuộc môi trường đó. Các tác giả này cũng

cho rằng ở đô thị, các giá trị văn hóa bị đổ vỡ, mọi người không có những sự trông

chờ như nhau về ứng xử nên thiếu hụt chuẩn mực. Mặt khác, khi xã hội có những

hiện tượng như sự pha trộn giữa các nhóm tôn giáo, tộc người vốn mang theo các hệ

giá trị văn hóa khác nhau gây ra tình trạng xáo trộn xã hội hoặc mức độ nhập cư cao

làm mất đi tính đồng đều của xã hội, trong khu vực này, hoạt động của các lực

lượng kiểm soát xã hội (như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn giáo, tổ chức tự

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

25

nguyện của cộng đồng, láng giềng) yếu, dẫn tới các quan hệ xã hội, liên kết xã hội

bị phá vỡ không thể điều chỉnh hành vi của VTN làm tăng khả năng xuất hiện tội

phạm đặc biệt là tội phạm VTN [114].

Liên quan đến ảnh hưởng của môi trường đối với phạm pháp VTN, Bandura

và Walters (1977) trong “Lý thuyết mô phỏng hành vi” của mình nhấn mạnh đến

việc học tập và các nhân tố tác động đến việc thúc đẩy cá nhân học tập. Các tác giả

này cho rằng trẻ em, VTN học bằng cách sao chép các hành vi của người khác, bao

gồm cha mẹ, anh chị em, đồng nghiệp và các cá nhân khác xung quanh trẻ nhỏ và

trẻ em như láng giềng mà không phân biệt được tốt xấu. VTN cũng có thể học hỏi

từ các nhân vật, cả thực và ảo. Hành vi lệch chuẩn là kết quả của 04 yếu tố sau: Một

là, một sự kiện căng thẳng hoặc kích thích - như một mối đe dọa, thách thức hoặc

hành hung - làm tăng sự phản kháng; hai là, hành vi hung hăng được học theo thông

qua việc quan sát người khác; ba là, niềm tin rằng sự hung hăng hoặc bạo lực sẽ

được xã hội cho phép (như nâng cao lòng tự trọng, mang lại lợi ích hoặc thu hút

người khác); bốn là, một hệ thống giá trị bao gồm hành vi bạo lực trong một số bối

cảnh xã hội nhất định [43].

1.1.3.2. Ảnh hưởng của gia đình đối với tội phạm vị thành niên

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và xã hội hóa trẻ

em. Các gia đình là nơi mà các thành viên thương yêu, chăm sóc lẫn nhau, và cung

cấp một môi trường tương tác lành mạnh cho sự phát triển của VTN. Tuy nhiên các

vấn đề trong cấu trúc, quan hệ trong gia đình và những vấn đề như xung đột, sự

thiếu quan tâm hay bạo lực gia đình… cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi phạm tội của VTN. Nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình là chủ đề trọng tâm

trong các nghiên cứu về tội phạm VTN.

* Cấu trúc gia đình và tội phạm VTN

Cấu trúc gia đình đề cập đến cách thức mà các gia đình được thành lập ví dụ

đầy đủ cả hai cha mẹ tự nhiên, là cha mẹ kế hay là gia đình cha mẹ đơn thân. Mối

quan hệ giữa các gia đình cha mẹ đơn thân, đôi khi được gọi là “cửa sổ vỡ” và hành

vi phạm pháp của VTN trở thành trọng tâm của cuộc tranh luận đáng kể trong lĩnh

vực tội phạm học. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ có ý nghĩa thống

kê giữa gia đình cha mẹ đơn thân và hành vi phạm pháp của VTN [59], [76]. Tuy

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

26

nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những tác động đến từ một gia đình cha mẹ

đơn thân có thể không giống nhau cho tất cả VTN.

Mặc dù xuất hiện một mối quan hệ giữa gia đình cha mẹ đơn thân các hành vi

phạm pháp, các mối quan hệ không phải là rất mạnh mẽ. Hơn nữa, Johnson (1986) chỉ

ra các nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ như vậy thường được dựa trên số liệu

chính thức dẫn đến hậu quả là chính quyền có thể phân biệt đối xử với trẻ trong các gia

đình cha mẹ đơn thân so với số trẻ trong các gia đình đầy đủ, trên thực tế các nghiên

cứu này không tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa gia đình cha mẹ đơn thân và

VTN phạm tội [87]. Các nghiên cứu gợi ý rằng những gì là quan trọng nhất không phải

là liệu VTN đến từ một gia đình cha mẹ đơn thân hoặc gia đình hai cha mẹ đầy đủ mà

chất lượng của mối quan hệ giữa các phụ huynh và con cái của họ mới là nguyên nhân

[60].

* Quy mô gia đình và tội phạm VTN

Một khía cạnh khác của cấu trúc gia đình mà có thể ảnh hưởng đến phạm

pháp là quy mô gia đình. Trong nghiên cứu kinh điển của mình về tội phạm VTN,

Travis Hirschi thấy rằng, ngay cả khi kiểm soát kết quả học tập, sự giám sát của cha

mẹ, và sự gắn bó giữa thanh niên và cha mẹ của họ, quy mô gia đình có liên quan

đến hành vi phạm pháp (Hirschi, 1969). Phát hiện này được hỗ trợ bằng cách kiểm

định lại ở Anh, mặc dù mối quan hệ phát hiện là yếu hơn nhiều cho các gia đình

thuộc tầng lớp trung lưu hơn ở các gia đình tầng lớp thấp [113], trong đó cho thấy

rằng nó có thể là nguồn lực kinh tế chứ không phải là quy mô gia đình là quan trọng

nhất. Một số nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa quy mô gia đình và

phạm pháp, cho rằng một biến quan trọng hơn là trong gia đình có một người phạm

tội trong dòng họ, cho rằng người phạm tội trong gia đình là có liên quan đến hành

vi phạm pháp của VTN.

* Quan hệ trong gia đình và tội phạm VTN

Các mối quan hệ gia đình đề cập đến số lượng và chất lượng tương tác và các

mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Giống như cấu trúc gia đình, quan

hệ gia đình cũng chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lớn hơn là nơi cư trú cũng như

các điều kiện kinh tế của gia đình mình. Các nghiên cứu đã kiểm tra những thay đổi

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

27

về mặt xã hội của gia đình và các khía cạnh xã hội khác nhau của gia đình có liên

quan đến phạm pháp ở VTN.

Đầu tiên là các nghiên cứu về vấn đề việc làm của người phụ nữ và tội phạm

VTN. Các nghiên cứu của Loeber.R và Stouthammer- Loeber (1986), Curran.D.J và

Renzetti (2000)… cho thấy rằng, tuy mối quan hệ giữa công việc của người mẹ và

tội phạm VTN là không rõ ràng nhưng việc làm của các bà mẹ (để cải thiện kinh tế

gia đình) nó cũng có nghĩa là người mẹ có ít thời gian dành cho việc tương tác với

các con [96]. Nghiên cứu của Thomas Vander Ven (2001) và các đồng nghiệp của

ông cũng cho thấy rằng việc làm của các bà mẹ có rất ít ảnh hưởng đến hành vi

phạm pháp của trẻ em khi họ được giám sát đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét các cách thức trong đó vai trò và kinh

nghiệm của cha mẹ tại nơi làm việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con cái

của họ. Mark Colvin và John Pauly (1983) cho rằng cha mẹ có xu hướng áp dụng

các trải nghiệm tại nơi làm việc của họ tại gia đình. Những kinh nghiệm này gây ra

mối quan hệ cưỡng chế và độc tài trong nhiều gia đình, các mối quan hệ mà không

có lợi cho việc thành lập mối quan hệ thân mật giữa các thành viên gia đình và tăng

khả năng phạm pháp [98].

Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và gia đình cũng là trọng tâm của

nghiên cứu của John Hagan (1984). Theo Hagan, các mối quan hệ trong công việc

ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, như quan hệ bố - mẹ, bố mẹ - con cái,

đặc biệt giữa mẹ - con gái. Hagan lập luận rằng khi cả hai cha mẹ đều ở vị trí quyền

lực ở nơi làm việc, các bậc cha mẹ chia sẻ quyền lực và cấu trúc gia đình là bình

đẳng. Trong gia đình như vậy, trẻ em nam và nữ được xã hội hóa theo những cách

tương tự, mà kết quả là tỷ lệ tội phạm ở nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, trong

gia đình gia trưởng truyền thống, trong đó người mẹ vẫn còn ở nhà, con gái ít phạm

tội hơn [79].

* Xã hội hóa ở gia đình và tội phạm VTN

Xã hội hóa là quá trình biến đứa trẻ sinh học thành một thành viên của xã hội

được bắt đầu thông qua các mối quan hệ gia đình. Xã hội hóa đề cập đến những

cách thức mà một đứa trẻ được dạy về chuẩn mực văn hóa và trách nhiệm của người

trưởng thành, và nó liên quan đến một loạt các tương tác, chẳng hạn như cảm xúc,

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

28

nắm, ôm nhau, hôn nhau, và nói chuyện với trẻ em, lắng nghe các con, chăm sóc

nhu cầu của trẻ về an toàn, an ninh, và tình yêu…

Một khía cạnh quan trọng của xã hội hóa từ gia đình, đó là quá trình mà kiểm

soát xã hội được phát triển và thực hiện tại gia đình. Một hình thức kiểm soát xã hội

bao gồm các liên kết được hình thành giữa trẻ em và các thành viên gia đình.

Hanson chỉ ra rằng trẻ thiếu sự gần gũi với cha mẹ hoặc người chăm sóc, hoặc

những người cảm thấy có rất ít sự gắn kết gia đình, có nhiều khả năng tham gia vào

các hành vi phạm tội [80]. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một mối

quan hệ giữa xung đột gia đình, sự thù địch, thiếu sự ấm áp và tình cảm giữa các

thành viên gia đình và tội phạm VTN [130], [131]… Những nghiên cứu khác đã tìm

thấy một mối quan hệ giữa cha mẹ phạm tội và phạm pháp, con cái của các bậc cha

mẹ có liên quan đến hành vi phạm tội có nhiều khả năng tham gia vào phạm pháp

hơn trẻ có cha mẹ không liên quan đến tội phạm (Laub và Sampson, 1998).

Cũng đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về khủng hoảng gia đình như di

chuyển đến một nơi ở mới, ly thân hoặc ly hôn của cha mẹ, các xung đột gia đình và

ảnh hưởng đến phạm pháp ở VTN, có một số bằng chứng cho thấy các vấn đề này

có thể tạo ra áp lực mà đẩy VTN theo xu hướng phạm pháp [124]. Hoặc như các

nghiên cứu của Agnew (1983) cho thấy rằng khi có sự gián đoạn đáng kể trong đời

sống gia đình, phạm pháp ở VTN có nhiều khả năng xảy ra. Ngoài ra, có bằng

chứng đáng kể rằng kỷ luật đối với con cái không phù hợp (quá khắc nghiệt hoặc

lỏng lẻo) có liên quan đến hành vi phạm pháp [42].

Vấn đề ngược đãi và bỏ rơi trẻ cũng là một vấn đề được quan tâm. Trong một

nghiên cứu toàn diện nhất được thực hiện trên các mối quan hệ giữa ngược đãi trẻ

em, bỏ bê, và tội phạm, Cathy Spatz Widom và Michael Maxfield (2001) thấy rằng

VTN từng bị ngược đãi, nạn nhân bạo lực gia đình có nhiều khả năng tham gia vào

các hành vi phạm pháp khi trưởng thành so với thanh niên không bị đối xử như vậy.

Những phát hiện này ủng hộ lập luận về “chu kỳ bạo lực” (một chu kỳ, trong đó

những người bị bạo lực như trẻ em có nhiều khả năng lại trở thành người sử dụng

bạo lực khi trưởng thành) [127].

1.1.3.3. Mối quan hệ giữa nhà trường và tội phạm vị thành niên

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

29

Trường học là một tổ chức quan trọng bởi vì nó mang lại cho giới trẻ những

kỹ năng học thuật và nghề nghiệp đối với sự tham gia có hiệu quả trong xã hội ngày

nay. Tuy nhiên, trường học có vai trò còn quan trọng hơn, đó là nó là tổ chức xã hội

hóa chính mà qua đó cộng đồng và người lớn ảnh hưởng tới cuộc sống của thanh

thiếu niên. Trong trường học, VTN được học về các giá trị, thái độ và kỹ năng, đó là

những tri thức cần thiết để tham gia vào đời sống kinh tế và xã hội. Đó cũng là nơi

mà VTN nhận thức về bản thân mình và địa vị của họ trong mối quan hệ với những

người khác, cả bạn bè và người trưởng thành.

Tuy nhiên, như các nghiên cứu cho thấy, có bằng chứng đáng kể rằng thất bại

trong trường học và các yếu tố khác của trường học có liên quan đến hành vi phạm

pháp của VTN.

* Thành tích học tập tại trường học và tội phạm VTN

Gary Jensen và Dean Rojek (1998) chỉ ra, một trong những phát hiện giống

nhau nhất liên quan đến các thất bại của VTN ở trường học và phạm pháp, là học

sinh có thành tích kém thì có tỷ lệ phạm pháp cao hơn so với học sinh có thành tích

tốt hơn [88]. John Phillips và Delos Kelly (1979) trong nghiên cứu của mình cũng

tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thất bại trong trường học và phạm pháp

[104]. Điều này cũng được khẳng định bởi Eugene Maguin và Rolf Loeber (1996),

các tác giả thấy rằng VTN có thành tích không tốt trong học tập có tỷ lệ phạm pháp

cao hơn hai lần so với VTN có thành tích học tập tốt [95].

Các nghiên cứu cho thấy rằng VTN ít cam kết đến trường, những người ít

gắn bó với giáo viên và trường học của họ, và những người khó thích nghi với môi

trường nhà trường có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi gây rối hoặc lệch

chuẩn ở trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các liên kết và cam kết

với nhà trường không nên được xem xét một cách đơn giản qua thành tích học tập,

mà đó là vị thế của học sinh trong mối quan hệ với những người khác trong trường

và sự khác biệt trong cơ hội dành cho học sinh trong nhà trường.

* Thành phần giai cấp, kết quả học tập và tội phạm VTN

Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và phạm pháp lần đầu

tiên được nghiên cứu bởi Albert Cohen trong cuốn sách “Trẻ phạm pháp”

(Delinquent boys, 1955) của mình [62]. Theo Cohen, trường học là nơi thanh thiếu

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

30

niên của tất cả các tầng lớp xã hội đến và cạnh tranh vị thế. Tuy nhiên, VTN tầng

lớp lao động ở thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh này bởi vì họ thiếu các kỹ năng cần

thiết để thành công và mặt khác thành công được định nghĩa bởi giá trị của tầng lớp

trung lưu. Thanh thiếu niên tầng lớp lao động phản ứng bằng cách tạo ra một nền

văn hóa phụ (Subculture) với hệ thống giá trị riêng của nó mà khuyến khích các

hành động nổi loạn và phạm pháp.

* Việc phân loại học sinh, Các thất bại trong quản lý của nhà trường và tội

phạm VTN

Nghiên cứu của Schafer. W.E, Olexa.C và Polk (1972) cho thấy việc phân

loại học sinh theo khả năng hoặc thành tích học tập là một trong những cách quản lý

làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các học sinh và điều này đã được chứng minh có

liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN [123].

* Hiệu quả của chương trình học và tội phạm VTN

Ngày nay, chương trình học được thiết kế chủ yếu cho những sinh viên đang

có kế hoạch để đi học đại học, trong khi các chương trình không học đại học và kỹ

thuật thường ít được chú ý. Nghiên cứu của Polk và Schafer (1972) cho thấy, nhiều

học sinh thấy rằng những gì họ được dạy ít liên quan đến vai trò tương lai họ sẽ

theo đuổi. Đặc biệt đối học sinh không có kế hoạch học lên đại học, họ cảm thấy

rằng trường học là một sự lãng phí thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi học sinh

cảm thấy rằng trường học là không liên quan đến triển vọng nghề nghiệp tương lai

của họ, thì hành vi nổi loạn, bạo lực học đường, phạm pháp có xu hướng tăng [103].

* Học sinh bỏ học và tội phạm VTN

Học sinh bỏ học thường để lại hậu quả tiêu cực cho cá nhân, họ thiếu đi các

kỹ năng, thậm chí là các kỹ năng cơ bản để cạnh tranh và duy trì vị trí trong công

việc. Kết quả là, họ phải đối mặt với triển vọng công việc giảm sút và thường gặp

khó khăn đáp ứng nhu cầu thu nhập đủ sống.

Bỏ học rõ ràng làm cho cá nhân khó khăn hơn trong cạnh tranh để có được

một công việc được trả lương trong một nền kinh tế đòi hỏi kỹ năng ngày càng cao

của người lao động. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp

giữa bỏ học và tham gia các hành vi phạm tội. Nghiên cứu của Terrence Thornberry

(1985) đã phát hiện ra bằng chứng rằng khi thanh niên bỏ học, sự tham gia của họ vào

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

31

các hoạt động tội phạm có xu hướng gia tăng ngay lập tức [124]. Lý giải cho vấn đề

này tác giả cho rằng ngay sau khi học sinh bỏ học thì đã cắt đứt quan hệ với một tổ

chức xã hội hóa truyền thống quan trọng, cụ thể là trường học.

Các nghiên cứu của Peng và Takai (1983) cho thấy rằng học sinh bỏ học

thường hối tiếc quyết định bỏ học của mình và việc bỏ học có liên quan đến sự bất

mãn đối với bản thân và môi trường học tập vì vậy thường phản ứng lại bằng các

hành vi lệch chuẩn [105]. Ngoài ra, học sinh bỏ học thường có nguyện vọng nghề

nghiệp thấp hơn so với những người tốt nghiệp, và họ cũng có nguyện vọng học vấn

thấp hơn cho con cái của họ sau này.

1.1.3.4. Nhóm liên kết cùng tuổi, bang nhóm và tội phạm VTN

Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi tội phạm của VTN,

Edwin Sutherlan đưa ra “Lý thuyết sự kết hợp khác biệt” (Differential association

theory) [121], theo đó, việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi (behavioral patterns) có

tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một

nhóm, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc

vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối

những hành vi chuẩn mực. Ví dụ, khi trẻ em đường phố khi bị bắt và được đưa vào

trại cải tạo các em được tiếp xúc với các tay anh chị và học được nhiều “chiêu trò”

từ những người này, đến khi ra khỏi trại, các em lại trở nên lọc lõi và “chuyên

nghiệp” hơn trong các hoạt động phạm pháp.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “lý thuyết tiểu văn hóa”

(subcultural theory) như Sellin (1938), Miller (1958), Albert K. Cohen (1951), và

các nghiên cứu sau này như Raymond D. Gastil (1960), Richard Cloward và Loyd

Ohlin (1980), Herman và Julia Schwendinger (1985) … cho rằng, các nhóm xã

hội có các chuẩn mực khác nhau, sự xung đột về chuẩn mực của các nhóm trong xã

hội là do họ không quan tâm hoặc không thấy được lợi ích của mình trong việc tuân

thủ các chuẩn mực của đa số. W.Miller cho rằng, có một thứ tiểu văn hóa rất khác

biệt của giai cấp thấp, mà tình trạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là biểu hiện

[100], tiểu văn hóa này lại coi trọng các hành động gây rối, phá phách. R.S.

Cloward và L.E. Ohlin (1980) cũng cho rằng, các hành vi phạm pháp xảy ra nhiều

trong các khu ổ chuột, và tội phạm xảy ra không chỉ do thiếu vắng các liên kết xã

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

32

hội mà còn do những lợi ích có được bằng phạm tội như VTN học tập đàn anh có

ứng xử sai lệch để đạt được uy tín, địa vị trong cộng đồng. Raymond D. Gastil cho

rằng nếu không coi hành vi tội phạm như là một nhận thức trong “tiểu văn hóa

thanh niên” thì sẽ không thể lý giải được tại sao nhiều tội phạm VTN đã không coi

hành vi của mình là phạm tội, thậm chí còn cho rằng nó là những chuẩn mực mới

mẻ... Trong trường hợp này, những tội phạm do VTN gây ra lại được chính VTN

coi là sự phản ứng lại những gì cũ kỹ, những thứ đạo đức và chuẩn mực cổ hủ,

“phong trào phản kháng” gắn liền với nhận thức văn hóa của thanh niên được nảy

sinh từ chính những nghiên cứu nói trên [106].

Các nghiên cứu này cho thấy nhóm cùng tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến

hành vi của VTN, và ảnh hưởng như vậy rõ ràng khi cá nhân tham gia vào các

nhóm phạm pháp. Hơn nữa, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhóm và hành

vi phạm pháp chỉ ra rằng nhiều VTN, mặc dù không phải tất cả, trải qua tiến trình từ

không phạm pháp đến phạm pháp bằng các bước sau đây:

Các nghiên cứu của Curry & Spergel (1992), Jackson (1991)… cũng chỉ ra

một loạt các yếu tố dẫn đến VTN tham gia các nhóm tội phạm. Một loạt các yếu tố có

liên quan với sự tham gia của thanh thiếu niên trong băng nhóm đó là sự nghèo đói,

bất bình đẳng, vô tổ chức xã hội, dễ dàng tiếp cận với các chất kích thích và thiếu

công ăn việc làm. Nhiều bạn trẻ tham gia các băng nhóm bị tách biệt trong cộng đồng

của họ. Các thanh thiếu niên này phải đối mặt với một loạt các áp lực: Thiếu cơ hội

kiếm tiền hợp pháp, họ có ít liên kết mạnh với các tổ chức truyền thống như trường

học và gia đình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng học tập, thành tích học tập

kém, có những người bạn phạm pháp như sử dụng ma túy, có hành vi bạo lực là các

yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự tham gia băng đảng tội phạm. Đối với nhiều VTN việc

tham gia băng đảng vì các cam kết về các lợi ích kinh tế mà các băng đảng mang lại.

Đôi khi việc tham gia các băng nhóm là để bảo vệ lợi ích khỏi các băng nhóm khác

trong một môi trường kinh tế xã hội xáo xộn và bạo lực [64], [129].

Quan hệ với những

đối tượng có hành vi

phạm pháp ở mức độ

nhẹ

Tham gia vào các

hành vi phạm pháp

của nhóm này

Kết nối nhiều hơn

với các đối tượng

tương tự

Mối quan hệ này

dẫn tới hành vi

phạm tội nghiêm

trọng hơn

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

33

Sơ đồ về quá trình diễn tiến của xã hội tác động đến

hành vi phạm tội của VTN

1.2. Những nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, vấn đề tội phạm và tội phạm VTN, từ lâu đã trở thành mối quan

tâm của Nhà nước, cộng đồng xã hội và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ trong

những năm gần đây, khi chúng ta chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường vấn đề

trên mới trở nên khẩn thiết và cấp bách hơn, được xã hội và giới nghiên cứu quan

tâm nhiều. Những nghiên cứu về phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm VTN

và vai trò phòng ngừa tội phạm của cộng đồng có thể được tập hợp lại trong ba

hướng nghiên cứu chính: (1) hướng nghiên cứu về lý luận và lịch sử công tác phòng

chống tội phạm và tội phạm VTN; (2) hướng nghiên cứu phân tích thực trạng tội

phạm VTN và công tác phòng chống tội phạm VTN; (3) hướng nghiên cứu can

thiệp, kết hợp các nghiên cứu với hoạt động thực tiễn phòng chống tội phạm VTN.

Đô thị hóa

Nghèo đói, thất nghiệp

Giảm sút các liên kết và sự

giám sát của cộng đồng

Xu hướng phạm tội

Tham gia vào các băng

đảng tội phạm

Tội phạm vị thành niên

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

34

1.2.1 Những nghiên cứu về lý luận công tác phòng chống tội phạm và tội

phạm VTN

Đây chủ yếu là các tài liệu được dịch thuật và biên soạn, giới thiệu các lý

thuyết cơ bản trong phòng chống tội phạm nói chung và các lý thuyết liên quan về vai

trò của cộng đồng nói riêng. Có thể kể đến các cuốn sách như “Tội phạm học” của

Trần Đức Châm, “Xã hội học tội phạm” của Trần Đức Châm và Tống Chung (2011),

“Xã hội học thanh niên” của GS.TS Đặng Cảnh Khanh (2006). Đặc biệt các tác phẩm

“Khoa học hình sự Việt Nam” gồm 05 tập và “Tội phạm học Việt Nam” (2015) do

GS.TS Nguyễn Xuân Yêm làm chủ biên. Các cuốn sách này không đề cập trực tiếp

đến vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN nhưng

đã đề cập trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những lý thuyết, phương pháp luận, phương

pháp và kỹ năng phòng chống tội phạm. Những nội dung mà các tác phẩm này đề cập

là cơ sở lý luận để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề về phòng ngừa, ngăn chặn

tội phạm tại cộng đồng.

1.2.2 Những nghiên cứu về thực trạng tội phạm VTN và công tác phòng

chống tội phạm VTN

Nội dung nghiên cứu của hướng này tập trung nghiên cứu về tình hình diễn

biến tội phạm VTN, thực trạng cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm

VTN, đặc biệt là nhóm tội phạm VTN, các chính sách xã hội trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN. Đây là nội dung lớn trong nghiên cứu về VTN ở nước ta.

Đề tài cấp Nhà nước về “Chính sách xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn

chặn các tệ nạn xã hội” do Tổng Cục cảnh sát nhân dân tiến hành thuộc chương

trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do Tiến sĩ Lê Thế Tiệm

làm chủ nhiệm là một trong những đề tài nghiên cứu quy mô đầu tiên có liên quan

đến tội phạm trong đó cón tội phạm VTN. Coi tệ nạn xã hội là xuất phát từ những

sai lệch trong nhận thức và hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết,

đồng thời cũng tiến hành khảo sát quy mô về những nhận thức và hành vi của nhóm

tội phạm trong đó có tội phạm VTN.

Thứ hai là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước KX 02.24/11-17 của Viện

Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển do GS Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

35

hiện về “Tội phạm vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu

tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” được tiến hành năm từ

2011 - 2017. Ban chủ nhiệm đề tài trên đã triển khai tương đối rộng rãi các đối

tượng VTN, tiến hành điều tra 2.400 VTN thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau,

sinh sống tại nhiều vùng trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế,

một số địa bàn nông thôn thuộc đồng bằng sông Hồng và một vùng miền núi, và

phân tích số liệu thống kê liên quan đến 35.654 bị can VTN từ 2009 – 6/2014,

Đề tài đã phân tích về thực trạng tội phạm VTN và công tác ngăn chặn tội phạm

VTN. Luận án này là sản phẩm đào tạo của Đề tài này nên sẽ kế thừa một số kết

quả nghiên cứu của Đề tài trên.

Thứ ba, một số Luận án tiến sĩ như “Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm

pháp luật của người chưa thành niên hiện nay ở Việt Nam” của tác giả Hồ Diệu Thúy

(2002), “Người chưa thành niên vi phạm pháp luật: tiếp cận cấu trúc xã hội – nghiên

cứu trường hợp trường giáo dưỡng số 2 Bộ Công an” của Đặng Thị Lệ Thu (2017) đã

chỉ ra các nhân tố xã hội tác động đến hành vi tội phạm trong lứa tuổi VTN.

Một số nghiên cứu tiếp theo như “Vị thành niên ở Việt Nam - từ đặc điểm

đến chính sách” của Đặng Nguyên Anh và nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học

(2004) tuy không trực tiếp nghiên cứu về tội phạm VTN nhưng bằng tiếp cận liên

ngành, nghiên cứu đã phân tích đặc điểm về nhóm tuổi VTN, chỉ ra những yếu tố

nguy cơ từ môi trường xã hội có khả năng làm gia tăng tỷ lệ tội phạm trong lứa tuổi

VTN. Nghiên cứu của Phạm Hồng Tung (2010) về lối sống của thanh thiếu niên

Việt Nam cũng đã chỉ ra những nhân tố xã hội tác động đến lối sống của thanh thiếu

niên, chỉ rõ xu hướng lối sống tiêu cực của thanh niên Việt Nam là nguyên nhân dẫn

đến VTN phạm tội

Ngoài ra, hai cuộc điều tra SAVY I và SAVY II có thể được coi là những

cuộc điều tra nghiên cứu quy mô và toàn diện nhất về VTN và thanh niên được tiến

hành ở nước ta đã mô tả được tương đối đầy đủ và chính xác về những đặc điểm

của VTN và thanh niên Việt nam ở lứa tuổi từ 14 đên 24, thực trạng đời sống, tâm

lý, tư tưởng, tình cảm, lối sống và các nguy cơ đối với đời sống của họ. Không trực

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

36

tiếp nghiên cứu sâu vào đối tượng VTN phạm tội, nhưng SAVY đã phân tích khá rõ

những nguy cơ lớn có thể dẫn tới các hành vi phạm tội của VTN.

1.2.3. Những nghiên cứu can thiệp, kết hợp các nghiên cứu với hoạt động

thực tiễn phòng chống tội phạm VTN.

Nội dung nghiên cứu của hướng này tập trung nghiên cứu về thực trạng

cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm tội phạm VTN, các chính sách

xã hội trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, về một số biện pháp can

thiệp tại cộng đồng.

Đi tiên phong trong những nghiên cứu này là những nghiên cứu can thiệp,

nghiên cứu kết hợp với phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của học viện an ninh

nhân dân, Học viện Cảnh sát, Cục đào tạo Bộ Công an, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh. Năm 1997-1998, Học viện An ninh đã triển khai dự án nghiên cứu can

thiệp về “Tư pháp Vị thành niên” do thiếu tướng, giám đốc Học viện Nguyễn Hữu

Chất làm chủ nhiệm. Bên cạnh việc nghiên cứu tại nhiều cơ sở giáo dưỡng VTN, đề

án đã tiến hành hàng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn về kỹ năng can thiệp

cho các cán bộ làm công tác phòng chống tội phạm VTN, vận dụng các kỹ năng về

giáo dục với việc thử nghiệm các hoạt động đào tạo nghề cho VTN.

Năm 2000, tác giả Trần Đức Châm, Học viện an ninh nhân dân cũng đã triển

khai các nghiên cứu can thiệp với nhóm thanh thiếu niên làm trái pháp luật. Dự án

này kết hợp các biện pháp mang tính tâm lý học và công tác xã hội, các nhà nghiên

cứu đã tạo dựng niềm tin với các đối tượng VTN phạm tội và tiến hành các hoạt động

tham vấn, trợ giúp pháp lý cho đối tượng này, giúp các đối tượng VTN phạm tội hoàn

lương. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu này, Trần Đức Châm đã biên soạn cuốn

sách “Thanh thiếu niên làm trái pháp luật- Thực trạng và giải pháp”.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng tiến hành nghiên cứu thử

nghiệm về phòng chống tội phạm VTN thông qua việc triển khai nghiên cứu về việc

“Xây dựng và triển khai các hoạt động cai nghiện mà túy trên đảo”. Đề tài được

triển khai vào năm 2003 do thạc sỹ Lê Xuân Hoàn và nhóm nghiên cứu của Viện

nghiên cứu thanh niên tiến hành. Đây là một đề tài khoa học theo hướng kết hợp

nghiên cứu với hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở xây dựng mô hình can thiệp, cai

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

37

nghiện ngoài đảo xa, tạm thời ngăn cách với xã hội, kết hợp cai nghiện với việc học

tập, lao động và tự rèn luyện bản thân, đề tài đã thu được những kết quả khả quan,

trong công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy và đấu tranh chống tội phạm.

Trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan và nhà nghiên cứu đã kết hợp với các

cơ quan quản lý và nhà hoạt động thực tiễn xây dựng những đề án nghiên cứu can

thiệp nhằm ngăn ngừa và phòng chống tội phạm VTN có hiệu quả hơn như dự án

“Phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm từ nhóm trẻ em nhặt rác tại bãi rác Nam Sơn-

Hà Nội” (Phạm Bằng, 2006). Dự án xây dựng mô hình tập hợp trẻ em bới rác, vận

động, giáo dục, tổ chức lớp học tập văn hóa, học nghề, giáo dục các chuẩn mực

trong ứng xử xã hội, phòng ngừa các nguy cơ cấu thành tội phạm từ nhóm trẻ em

đặc biệt này. Tuy nhiên những nghiên cứu hướng này không nhiều.

1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó

Tổng quan các nghiên cứu đã có, tác giả nhận thấy:

Đối với các nghiên cứu ở nước ngoài, cả về mặt lý luận và thực tiễn, các

nghiên cứu của thế giới về tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa tội phạm VTN của

cộng đồng dân cư là tương đối đa dạng, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau,

đây là hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú để chúng ta tham chiếu

vào thực tiễn Việt Nam.

Các nghiên cứu đã làm rõ ảnh hưởng của cộng đồng và tội phạm VTN ở

nhiều chiều cạnh khác nhau, trong đó đã nghiên cứu chỉ ra đặc trưng của nhóm

VTN trong xã hội và quan hệ giữa tội phạm VTN và các yếu tố tác động ở các cấp

độ khác nhau của cộng đồng như môi trường kinh tế, văn hóa, gia đình, nhà trường,

quan hệ xóm giềng, ảnh hưởng của các bang hội… Tuy nhiên các nghiên cứu này

chủ yếu tập trung làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố riêng lẻ với hành vi phạm tội

của VTN mà chưa có nhiều nghiên cứu về tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng và

hành vi phạm tội của VTN, ví dụ các nghiên cứu về gia đình thì bỏ qua ảnh hưởng

của nhà trường và cộng đồng và ngược lại. Thứ hai là các kết quả nghiên cứu vẫn

còn nhiều tranh cãi về việc làm rõ các yếu tố tác động và các yếu tố là nguyên nhân

dẫn tới hành vi phạm pháp của VTN.

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

38

Đối với các nghiên cứu ở trong nước, các nghiên cứu về tội phạm VTN trước

đây chủ yếu chú trọng đến vai trò của gia đình và nhà trường mà chưa quan tâm đến

các yếu tố của cộng đồng, vì vậy về mặt nghiên cứu khoa học đối với vấn đề này

còn ít, chủ yếu là giới thiệu, vận dụng các lý thuyết nghiên cứu trước đó, cũng chưa

có nghiên cứu thực nghiệm nào về tác động giữa các nhân tố của cộng đồng như các

hình thức tổ chức tự quản, các tổ chức chính trị xã hội, quan hệ hàng xóm, quan hệ

họ hàng… với hành vi phạm pháp của VTN.

1.4. Tiểu kết

Đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm VTN đang là một vấn

đề được các nước trên thế giới cũng như Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã

có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và

giải pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước chúng ta thấy,

hướng nghiên cứu tiếp cận cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN

ít nhất còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như sau: (i) nghiên

cứu lý luận làm cơ sở khoa học cho các chính sách phòng ngừa tội phạm VTN dựa

vào cộng đồng; (ii) tiếp cận vấn đề từ góc độ xã hội học để làm rõ ảnh hưởng của

cộng đồng đối với tội phạm VTN, từ đó làm rõ vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm VTN của cộng đồng dân cư, đây là một nội dung cần được bổ khuyết và cũng

là nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này.

.

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

39

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN

TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN

2.1. Các khái niệm công cụ

* Khái niệm Vị thành niên

Khái niệm về vị thành niên đã được bàn luận nhiều, nhưng giới nghiên cứu

vẫn chưa thống nhất về khái niệm này, tùy vào góc độ nghiên cứu nó được định

nghĩa khác nhau.

Dưới góc độ sinh học: VTN là khái niệm chỉ giai đoạn phát dục mạnh mẽ

của cá thể, trong giai đoạn này các cơ năng sinh lý của cá thể có những biến đổi

mạnh mẽ về cấu trúc cơ thể như chiều cao, cân nặng, hệ cơ xương...

Dưới góc độ tâm lý học: VTN là một giai đoạn quá độ sang giai đoạn

trưởng thành của mỗi cá thể, là giai đoạn phát triển và định hình về năng lực

nhận thức, tình cảm, cảm xúc chưa ổn định. “Giai đoạn VTN là giai đoạn chuyển

tiếp giữa giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành; tâm lý học coi VTN là

một giai đoạn kết nối, chuyển tiếp và đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những thay đổi

mới để thích nghi” [30].

Dưới góc độ luật học:

Theo quy định của Liên hiệp Quốc: VTN là những trẻ em tuổi từ 10 – 18 và

hoàn toàn trùng lặp với khái niêm trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, còn người

chưa thành niên (Juvenile) có lứa tuổi từ 15 đến 18; thanh niên (Youth) là người từ

15 đến 24 tuổi. Theo đó, pháp luật quốc tế cũng có những quy định cụ thể về quyền

và nghĩa vụ của đối tượng người trẻ tuổi này [16].

Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định trong Hiến Pháp

năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 2009, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật

Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm Hành chính và một số văn bản quy

phạm pháp luật khác. Tuy nhiên quy định của hệ thống pháp luật của Việt Nam về

khái niệm VTN cũng không thống nhất. Ví dụ: Hiến pháp 2013 quy định: “Công

dân,... đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên

đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp

luật”, Bộ luật Hình sự 2009 (Điều 68), quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

40

tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự...”; Bộ luật Dân sự

2005 (Điều 18), quy định: “Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”; Luật

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 (Điều 1), quy định: “Trẻ em quy định

trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”; Luật Thanh niên 2005 (Điều

1), quy định: “Thanh niên trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi

đến ba mươi tuổi”; Bộ luật lao động 2012 (Điều 3), quy định: “Người lao động là

người từ đủ 15 tuổi trở lên, ...”.

Như vậy, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, đối với VTN

có các độ tuổi: “đủ 14 tuổi”; “đủ 15 tuổi”; “dưới 16 tuổi”; “đủ 16 tuổi”; “dưới 18

tuổi”.

Quan điểm của luận án về khái niệm VTN: là người từ 10 tuổi đến chưa

đủ 18 tuổi.

* Đặc điểm của VTN:

Thứ nhất, năng lực nhận thức phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, năng lực

học tập và phương pháp học tập được nâng cao về chất, thêm vào đó phạm vi hoạt

động được mở rộng làm cho năng lực nhận thức, tư duy và năng lực ngôn ngữ của

cá thể có sự phát triển mới.

Thứ hai, cá thể bước vào thời kỳ quá độ, giai đoạn 10 – 18 là giai đoạn nửa

trưởng thành nửa ấu trĩ, là giai đoạn xung đột giữa tính độc lập và tính ỷ lại trẻ con,

giữa tính tự giác và thụ động. Giai đoạn quá độ này biểu hiện ở sự phát triển về cảm

giác trưởng thành, tính độc lập, lòng tự tôn.

Thứ ba, tình cảm, cảm xúc dần ổn định. Giai đoạn này tình cảm và cảm xúc

của cá thể dần đi vào ổn định, nội dung tình cảm ngày càng phong phú và sâu sắc,

năng lực điều tiết cảm xúc được nâng cao. Tuy nhiên tình cảm, cảm xúc của các em

vẫn còn dễ thay đổi, biểu hiện như nhiệt tình nhưng dễ bị kích động.

Cần phải nhấn mạnh rằng, xã hội hóa là quá trình liên tục, diễn ra suốt đời

người. Tuy nhiên, bản chất và sức ảnh hưởng của các hoạt động xã hội hóa đối với

phát triển cá nhân có thể phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển khác nhau. Một số

yếu tố của cá nhân có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những giai đoạn nhất định.

VTN là giai đoạn có những đặc thù về mặt tâm lý lứa tuổi, đây là giai đoạn mà các

em đang định hình về mặt tính cách, nhận thức và học hỏi về mô thức hành vi, vì

vậy những gì các em tiếp xúc, tương tác nhiều sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

41

hình thành thế giới quan và hành vi của các em sau này, chính vì vậy nếu so sánh

với người trưởng thành, môi trường cộng đồng sẽ ảnh hưởng lớn hơn trong việc

định hình lối sống và hành vi của VTN.

* Khái niệm tội phạm vị thành niên

Theo nghĩa hẹp thì khái niệm tội phạm được hiểu theo quan điểm của Luật

hình sự và được quy định trong Bộ luật hình sự của các nước. Ví dụ, theo quy định

của bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tội phạm là hành

vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực

trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ

kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp

pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài

sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác

của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [23].

Trong luận án này, do số tội phạm VTN hiện tại tại địa bàn quận Cầu Giấy

không đảm bảo về mặt định lượng để làm mẫu khảo sát, mặt khác mục tiêu nghiên

cứu của đề tài là phòng ngừa, ngăn chặn sớm VTN phạm tội, can dự, điều chỉnh

ngay khi VTN có các hành vi sai phạm và vi phạm pháp luật mà không phải là

trừng phạt tội phạm, vì vậy khái niệm phạm tội trong luận án này được thao tác theo

nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các hành vi cấu thành tội phạm theo Luật Hình sự

mà còn bao gồm các hành vi phạm pháp, hành vi lệch chuẩn. Khi khảo sát, luận án

khảo sát ở 03 cấp độ: hành vi phạm tội (quy định tại Luật Hình sự), hành vi vi phạm

pháp luật (Luật giao thông, Luật xử lý vi phạm hành chính…) và hành vi lệch chuẩn

(hành vi vi phạm đạo đức). Khi phân tích tương quan giữa các yếu tố của cộng đồng

với hành vi phạm tội của VTN, ngoài các hành vi phạm tội (sử dụng chất ma túy,

đua xe và cổ vũ đua xe, lấy trộm tài sản), luận án lựa chọn 02 hành vi vi phạm pháp

luật (phản ứng lại chính quyền, công an và hành vi đi theo nhóm bạn gây mất trật tự

xã hội) và hành vi rủi ro có khả năng dẫn đến phạm tội (uống rượu, bia). Đây là

những hành vi sai phạm phổ biến nhất của VTN hiện nay. Thực chất hành vi phản

ứng lại chính quyền, công an và hành vi đi theo nhóm bạn gây mất trật tự xã hội tùy

mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố theo tội chống

người thi hành công vụ và tội gây rối trật tự công cộng... như vậy khái niệm phạm

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

42

tội trong luận án này được khảo sát theo nghĩa rộng, không chỉ bao gồm các hành vi

cấu thành tội phạm theo Luật Hình sự mà còn bao gồm các hành vi phạm pháp,

hành vi lệch chuẩn của chủ thể là VTN từ 10 – dưới 18 tuổi. Đối tượng phòng ngừa

bao gồm VTN chưa vi phạm pháp luật, VTN vi phạm pháp luật nhưng chưa đến

mức truy tố theo Bộ luật Tố tụng hình sự và VTN đã bị truy tố (phòng ngừa tái

phạm).

* Khái niệm cộng đồng dân cư

Khái niệm cộng đồng có nguồn gốc từ tiếng Anh - community. Khái niệm

này được nhà xã hội học Ferdinand Tonnies vận dụng vào xã hội học đầu tiên, trong

tác phẩm “Cộng đồng và hiệp hội” (năm 1887) ông đã phân chia hình thức biểu

hiện của đời sống của nhân loại thành hai loại là cộng đồng và các hiệp hội, ông

định nghĩa về cộng đồng dưới góc độ khuynh hướng giá trị của tập thể chung, theo

đó cộng đồng là do một nhóm người có chung tính chất và khuynh hướng giá trị

chung tổ chức nên, là một đoàn thể xã hội có quan hệ tương đối mật thiết, tương trợ

lẫn nhau.

Còn theo H.Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: một là, tương quan cá

nhân mật thiết với nhau trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá

nhân; hai là, có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực

hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; ba là, có sự tự nguyện về mặt tinh

thần hoặc tham gia thực hiện các giá trị xã hội được cả cộng đồng ngưỡng mộ; bốn

là, có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ

giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu. Cộng đồng có sự liên kết

cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu

hơn, được coi như là một hằng số văn hóa [148].

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà Xã hội học đưa ra khái niệm về cộng

đồng, theo Trịnh Duy Luân thì “Cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên

cùng một lãnh thổ, và do vậy họ thường có ý thức, tình cảm về sự thống nhất trong

một địa phương và một khả năng tham gia những hoạt động mang tính tập thể vì

quyền lợi của địa phương đó” [17]. Còn theo Tô Duy Hợp: “Cộng đồng là một thực

thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không tổ chức) là một nhóm người cùng

chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông

qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.” [10]

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

43

Có thể thấy tùy vào cách tiếp cận mà có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau

về cộng đồng, theo Phạm Hồng Tung, chỉ riêng trong xã hội học đã có 94 định

nghĩa khác nhau về cộng đồng (Phạm Hồng Tung, 2009). Quan điểm truyền thống

sử dụng thuật ngữ cộng đồng như là một cảm nghĩ, khi con người có ý thức cộng

đồng, là cảm giác chung của cộng đồng được xác nhận thông qua việc tôn trọng các

biểu tượng, các đặc điểm riêng có của cộng đồng. Quan điểm hiện đại cho rằng

cộng đồng là một thuật ngữ dùng để mô tả một tổ chức xã hội đạt trình độ cao trong

tổ chức và hoạt động, được xác định là những người sống và làm việc trong một

khu vực địa lý, không gian nhất định.

Trong luận án này, cộng đồng dân cư được hiểu là tập hợp người, nhóm cư

dân cùng sinh sống và hoạt động trong một không gian, khu vực lãnh thổ hoặc

đơn vị hành chính nhất định, có chung các đặc điểm tâm lý, tình cảm, hệ giá trị,

gắn bó, liên kết cùng nhau thực hiện lợi ích, nghĩa vụ chung.

Cộng đồng trong nghiên cứu này được giới hạn bao gồm các tổ chức chính

trị - xã hội (như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Hội nông dân,

Hội cựu chiến binh) và các tổ chức, các hình thức liên kết khác của quần chúng

(như các hiệp hội kinh tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các hình thức tổ chức

tự quản, liên kết xã hội khác ở các mức độ khác nhau của người dân). Nó tồn tại với

tư cách là một lực lượng phối hợp, hỗ trợ cho Đảng, chính quyền trong việc thực

hiện các nhiệm vụ quản lý, phát triển xã hội nói chung và phòng ngừa tội phạm

VTN nói riêng.

Cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam nói chung và của cộng

đồng hiện nay được hình thành trên cơ sở gắn kết giữa hai hệ thống thiết chế xã hội

là hệ thống chính trị (hệ thống thiết chế trực tiếp thực hiện quyền lực chính trị: hệ

thống các thiết chế chính trị (Đảng, Nhà nước), chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam) và hệ thống xã hội là các tổ chức quần chúng rộng lớn của nhân dân, đặc

biệt là các hội đoàn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các tổ chức hiệp hội nghề

nghiệp, kinh doanh, dịch vụ xã hội… Cơ chế vận hành các thiết chế này đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó các tổ chức chính trị - xã hội vừa

mang tính chính trị vừa mang tính xã hội, nó giữ vai trò là người tổ chức, vận động,

tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Tuy

phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này khác với tổ chức Đảng và

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

44

các cơ quan nhà nước nhưng đều gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm

vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Các tổ chức quần chúng và các hình thức liên

kết khác được hình thành và hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình

đẳng, bảo vệ và phát triển lợi ích chung của các thành viên như hội liên gia, hội

đồng niên… hoặc mang tính huyết thống như họ tộc. Các tổ chức và hình thức liên

kết này mang tính phi chính trị, về bản chất sinh ra không phải để trực tiếp thực

hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước nhưng nó đều đóng góp vào sự phát triển

cá nhân, gia đình, xã hội.

Ở nước ta, nếu xét theo địa lý – hành chính, cộng đồng dân cư thông thường

được hiểu là cộng đồng cơ sở, theo sự phân chia cấp hành chính chính là làng, thôn,

bản ở nông thôn và các tổ dân phố, khu dân cư ở khu vực thành thị.

* Khái niệm vai trò xã hội của cộng đồng

Khái niệm vai trò xã hội hoặc vai xã hội có liên quan đến khái niệm vị thế xã

hội. Theo quan điểm của của lý thuyết vị thế - vai xã hội thì vị thế là “vị trí đối cực

trong khuôn mẫu của hành vi tương tác” [21, tr 107], nó là tập hợp các quyền và

trách nhiệm mà người nắm giữ vị thế đó phải thực hiện. Khi một người, nhóm thực

hiện quyền và trách nhiệm của vị thế thì người đó, nhóm thực hiện vai xã hội. Theo

Lê Ngọc Hùng: “Vai xã hội với tư cách là kiểu hành vi, hoạt động luôn gắn liền với

vị thế xã hội mà một người nắm giữ vị thế đó cần phải thể hiện trong mối liên hệ,

quan hệ với người khác, với xã hội trên sân khấu cuộc đời” [21, tr 104]. Theo lý

thuyết tập hợp – vai của Merton thì mỗi vị thế đòi hỏi một tập hợp vai đa dạng, vì

vậy nghiên cứu về vai xã hội cần phải nghiên cứu sự tác động cấu trúc xã hội đối

với việc hình thành tập hợp vai và xem xét cách thức thực hiện tập hợp vai để đảm

bảo tính cân bằng và ổn định cũng như để giải quyết những mâu thuẫn xung đột có

thể xảy ra giữa các vai [21, tr 127], [99].

Như vậy hiểu một cách chung nhất vai trò xã hội (hay vai xã hội) đó là kiểu

hành vi, hoạt động mà xã hội mong đợi cá nhân hay nhóm người cần phải thực hiện

tương ứng với vị thế của họ. Vai trò của cộng đồng là kiểu hoạt động tương ứng với

vị thế xã hội đáp ứng sự mong đợi của xã hội, góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Vai trò của cộng đồng rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô và kết cấu của cộng đồng.

Mặt khác tập hợp vai trò có quan hệ trực tiếp đến chức năng, chức năng

chính là vai trò mà hành vi hay cá nhân, thiết chế xã hội đảm nhận thực hiện. Nên

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

45

khi xem xét cộng đồng với tư cách chủ thể với nhiều bộ phận cấu thành thì các bộ

phận này quan hệ với nhau và mỗi bộ phận có chức năng nhất định. Các nhân tố của

cộng đồng có vai trò cụ thể của mình đồng thời được gắn kết với nhau trong một

chỉnh thể chung để thực hiện hiệu quả vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm

của toàn cộng đồng, giúp tăng cường liên kết và duy trì các quy tắc ở các khu vực

mà vượt quá khả năng giám sát của chính quyền, gia đình và nhà trường và phản

ứng hiệu quả với các vi phạm quy tắc của VTN.

* Khái niệm vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng

Từ điển Luật học định nghĩa: “Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm

và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên

quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành” [37].

Nguyễn Xuân Yêm trong tác phẩm “xã hội học tội phạm” cho rằng: “phòng

ngừa là toàn bộ những hoạt động xã hội trên thực tế nhằm xóa bỏ, làm tê liệt hoặc

làm mất tác dụng của những nguyên nhân gây ra tội phạm và điều kiện gây ra hành

động tội phạm riêng lẻ trong cơ cấu và sự phát triển của tội phạm” [34; tr. 114].

Đỗ Ngọc Quang chỉ ra “phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy

ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, mặt khác bằng mọi cách để ngăn

chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp

phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những

công dân có ích cho xã hội” [27]. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: “phòng ngừa tội

phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các

biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát,

hạn chế tác dụng và loại trừ dần những nhóm nguyên nhân này…” [9]. Hay như

Nguyễn Chí Dũng định nghĩa “Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp,

chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực

lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh,

phát triển” [9].

Kế thừa các quan điểm trên, khái niệm vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm VTN của cộng đồng dân cư trong luận án này được hiểu là: “Hoạt động của

tất cả các tổ chức, liên kết, quan hệ xã hội trong phạm vi cộng đồng áp dụng các

biện pháp khác nhau nhằm xóa bỏ những yếu tố nguy cơ và tác động vào các

tình huống cụ thể không để VTN đi vào con đường phạm tội”.

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

46

Đối tượng phòng ngừa bao gồm: VTN chưa vi phạm pháp luật, VTN vi

phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy tố theo Bộ luật Tố tụng hình sự và VTN

đã bị truy tố (phòng ngừa tái phạm). Vì vậy việc phòng ngừa được hiểu trên 03 cấp

độ: phòng ngừa sớm, phòng ngừa phạm tội và phòng ngừa tái phạm. Thời điểm

phòng ngừa bắt đầu từ khi các em bước vào lứa tuổi vị thành niên.

Phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN được tiếp cận theo hai hướng là

phòng ngừa và ngăn chặn. Phòng ngừa là những hoạt động tham gia với mức độ

khác nhau của các lực lượng, tổ chức, thiết chế tại cộng đồng nhằm tăng cường có

kết giữa VTN và cộng đồng, từ đó hạn chế và dần xóa bỏ những yếu tố nguy cơ dẫn

tới việc VTN phạm pháp, giảm bớt và xóa bỏ những hành vi này của họ, vai trò này

được thực hiện bằng các giải pháp như tổ chức đầu tư cải tạo môi trường sống,

tuyên truyền, giáo dục tăng cường xã hội hóa, đảm bảo phúc lợi xã hội... Ngăn chặn

là các hoạt động tác động trực tiếp vào các hoàn cảnh cụ thể, tình huống cụ thể và đối

tượng cụ thể nhằm phát hiện, khống chế, xử lý không để VTN thực hiện được hành vi

sai phạm, không cho hành vi phạm tội được thực hiện đến cùng, được thể hiện bằng

các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, tố giác, can thiệp, đấu tranh với các hành

vi sai phạm. Cụ thể:

Một là, các hoạt động tổ chức: Cộng đồng là nơi diễn ra các hoạt động trao

đổi, cũng là nơi để các thành viên trực tiếp tham gia các hoạt động xã hội. Cộng

đồng thông qua các tổ chức cơ sở, chủ động huy động nguồn lực cộng đồng, đầu tư

triển khai các hoạt động xã hội khác nhau như vui chơi giải trí, thể dục thể thao…

nhằm tạo cơ hội thúc đẩy sự tương tác qua lại và giao lưu giữa mọi người, nâng cao

ý thức tham gia của người dân, làm cho các thành viên có ý thức quy tụ và sự đầu tư

cho cộng đồng từ đó nâng cao sự thống nhất giá trị của cộng đồng. Hoạt động huy

động nguồn lực cộng đồng là nền tảng để triển khai các hoạt động khác, nguồn lực

cộng đồng không chỉ là tài chính, mà còn là nguồn lực về con người… Trong quá

trình tham gia các hoạt động, cộng đồng sẽ phát huy được tiềm lực của các bộ phận

để thúc đẩy cộng đồng gắn kết và phát triển. Cộng đồng càng lôi kéo được sự tham

gia của các thành viên vào các hoạt động xã hội sẽ càng có lợi cho việc thúc đẩy

việc xây dựng và phát triển cộng đồng nói chung và hoạt động phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm VTN nói riêng.

Hai là, các hoạt động phối hợp tăng cường xã hội hóa: Đây là các hoạt động

giáo dục như tuyên truyền, giáo dục đạo đức, pháp luật, huy động VTN tham gia

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

47

các hoạt văn thể mỹ tại cộng đồng, các hoạt động hướng về biên giới, tổ quốc,

hoạt động từ thiện… nhằm tăng cường cơ hội và mức độ tương tác, tăng cường

liên kết giữa VTN và tổ chức cộng đồng, qua đó để VTN dần học tập cách nhận

biết xã hội, các kỹ năng và quy phạm xã hội, hình thành nên sự tự giác tuân thủ và

duy trì trật tự xã hội và các giá trị quan cũng như mô thức hành vi, đạt được nhân

cách của con người xã hội. Các yếu tố trong cộng đồng như gia đình, nhà trường

và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức cộng đồng có tác dụng

cực kỳ quan trọng đối với quá trình xã hội hóa đối với tất cả mọi người đặc biệt là

nhóm tuổi vị thành niên. Cộng đồng có hệ thống xã hội hóa đặc thù, đảm bảo chức

năng xã hội hóa đối với thành viên. Xã hội hóa tại cộng đồng có đặc điểm chính là

có thể kết hợp mật thiết các hoạt động của các loại tổ chức để hình thành nên một

chỉnh thể hoạt động xã hội hóa từ đó đạt được hiệu quả lớn nhất. Các hoạt động

giáo dục văn hóa của cộng đồng đều có ảnh hưởng lớn đến VTN và người trưởng

thành, tuy nhiên ảnh hưởng đối với VTN lớn hơn rất nhiều.

Ba là, các hoạt động đảm bảo phúc lợi xã hội: Cộng đồng không chỉ cung

cấp các cơ hội làm việc và mưu sinh cho các thành viên trong cộng đồng mà còn

thông qua các tổ chức phúc lợi xã hội và các quan hệ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết

các khó khăn cho thành viên và cung cấp các dịch vụ phúc lợi khách nhau. Sự giúp

đỡ từ cộng đồng mang tính tại chỗ, trực tiếp và kịp thời. Chức năng này biểu hiện là

các hoạt động giúp đỡ, chia sẻ của các tổ chức phúc lợi xã hội, tổ chức từ thiện, các

hoạt động giúp đỡ người khó khăn từ chính quyền và giữa các cư dân với nhau từ

đó giảm bớt áp lực về kinh tế giảm bớt nguy cơ phạm tội.

Bốn là, các hoạt động giám sát: Giám sát là hoạt động quan sát, theo dõi,

phát hiện các tình huống phạm tội và xử lý, can thiệp không cho hành vi phạm pháp

xảy ra hoặc hạn chế hậu quả của nó. Chức năng giám sát chính là việc thực hiện

nhiệm vụ đảm bảo trật tự xã hội thực hiện tại cộng đồng cơ sở, thông qua các tổ

chức và các chế độ quy chuẩn để thực hiện việc khống chế, kiểm soát đối với các

thành viên nhằm duy trì trật tự xã hội. Các tổ chức và đoàn thể trong cộng đồng

bằng việc yêu cầu các thành viên cam kết thực hiện các quy định liên quan và giám

sát lẫn nhau để duy trì trật tự xã hội, đảm bảo an ninh cho cộng đồng. Thông thường

cộng đồng có hệ thống kiểm soát xã hội, một mặt phát huy vai trò giáo dục, cổ vũ

mọi người tuân thủ quy phạm xã hội, duy trì trật tự xã hội, mặt khác có chế tài, hình

phạt đối người vi phạm các quy phạm xã hội. Các phong tục tập quán và quy phạm

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

48

chính thức của cộng đồng sẽ kiểm soát hành vi của cư dân trong cộng đồng, thông

qua việc tán thành hoặc lên án từ dư luận để tác động làm cư dân tuân thủ tập quán

và quy phạm của mình. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện

vai trò phòng ngừa tội phạm.

2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài

2.2.1. Lý thuyết sai lệch xã hội

Durkheim - người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa

cơ cấu, với việc xây dựng khái niệm và các mối quan hệ căn bản về hội nhập xã hội

và vai trò của đoàn thể như là tác nhân của kiểm soát xã hội đã đặt nền tảng cho

những nghiên cứu về cộng đồng và tội phạm sau này.

Hội nhập xã hội chỉ sự cố kết của nhóm, sức mạnh của tình cảm tập thể, và

cường độ của nó (Durkheim, 1951), chính hội nhập xã hội tạo nên sự thống nhất và

cố kết của một xã hội. Ông cho rằng trong một xã hội bình thường thì mọi cái đều

được điều hòa, tuân thủ các chuẩn mực, còn trong một xã hội không bình thường cố

kết xã hội bị phá vỡ, các chuẩn mực bị lệch lạc, xã hội sẽ đầy những tệ nạn. Trong

trường hợp này, tội phạm là một trong những sự sai lệch có thể làm cho xã hội bị

bệnh (anomie). Khái niệm “Anomie” đã được Durkheim giải thích trong tác phẩm

nổi tiếng “Tự sát” (Suicide) công bố năm 1897 là lệch chuẩn, phi chuẩn mực, bệnh

hoạn xã hội. Durkheim đã dùng khái niệm này để chỉ tình trạng bất thường trong

các hành động xã hội và sự rối loạn trong các mối liên kết xã hội. Lệch chuẩn cũng

còn là sự thiếu vắng các chuẩn mực, thiếu điều tiết và thiếu sự quản lý hoặc kiểm

soát của xã hội và nó bắt nguồn từ sự rối loạn các chức năng của xã hội [69].

Trên cơ sở lý thuyết về sai lệch chức năng và sai lệch chuẩn mực xã hội của

E. Durkheim, các nhà tội phạm học sau này đã đi sâu theo xu hướng tìm ra lược đồ

tổng quát về những quan hệ tương hỗ cơ bản của các mối quan hệ xã hội, trên cơ sở

đó xác định vị trí và ảnh hưởng của các hành vi tội phạm và sai lệch xã hội trong

tương quan chung.

Sau đó nhà xã hội học người Mỹ R. Merton trong tác phẩm “Cấu trúc xã

hội và tệ nạn xã hội” [99] cho rằng để tìm hiểu bản chất của những sự bệnh hoạn

xã hội (anomie), cần phải phân định rõ được những chiều tác động lẫn nhau giữa ba

khu vực hết sức cơ bản: thứ nhất là cơ sở kinh tế của xã hội, thứ hai là hệ giá trị và

chuẩn mực xã hội và thứ ba là chính những căn bệnh xã hội đã làm nảy sinh tội

phạm.

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

49

Tội phạm, tệ nạn xã hội và sự sai lệch xã hội ở đây có quan hệ trực tiếp và

gián tiếp (thông qua hệ giá trị và chuẩn mực xã hội) với cơ sở kinh tế - xã hội mà cụ

thể là với cơ chế thị trường và sự cạnh tranh lợi nhuận. Theo quan điểm của R.

Merton, cần phải vạch rõ được những mối quan hệ nội sinh, những thành phần kết

cấu cơ bản tạo nên tội phạm và các hành vi sai lệch xã hội. Từ quan điểm này của

Merton, GS.TS. Đặng Cảnh Khanh đã xây dựng lược đồ lược đồ khái quát về những

hành vi sai lệch xã hội trong các mối tương quan với tổng thể xã hội. Chiều ngang

của lược đồ chỉ rõ các cấp độ phức tạp của tệ nạn xã hội bắt đầu từ hành vi của mỗi

cá nhân tới hoạt động của các băng nhóm và lớn hơn nữa trong các cấu trúc của

thiết chế xã hội. Chiều dọc của bản lược đồ phân định các lĩnh vực cơ bản của hoạt

động xã hội làm nảy sinh và tồn tại những sai lệch xã hội. Mỗi lĩnh vực hoạt động

cơ bản này lại có thể được phân tích sâu hơn và chi tiết hơn.

Lược đồ cơ cấu của các hành vi sai lệch trong xã hội của Đặng Cảnh Khanh

Các cấp độ của

sự sai lệch

Các lĩnh vực

cơ bản của sự sai lệch

Cá nhân Nhóm xã hội Các thiết chế xã hội

Lĩnh vực kinh tế Các sai lệch hành vi

cá nhân trong lĩnh

vực kinh tế

Sai lệch của các

nhóm xã hội trong

lĩnh vực kinh tế

Những sai lệch

trong thiết chế kinh

tế

Lĩnh vực chính trị Các sai lệch hành vi

cá nhân trong lĩnh

vực chính trị

Sai lệch của các

nhóm xã hội trong

lĩnh vực chính trị

Những sai lệch

trong thiết chế

chính trị

Lĩnh vực văn hoá Các sai lệch hành vi

cá nhân trong lĩnh

vực văn hoá

Sai lệch của các

nhóm xã hội trong

lĩnh vực văn hoá

Những sai lệch

trong thiết chế văn

hoá

Lĩnh vực xã hội

(xã hội nghĩa hẹp)

Các sai lệch hành vi

cá nhân trong lĩnh

vực xã hội

Sai lệch của các

nhóm xã hội trong

lĩnh vực xã hội

Những sai lệch

trong thiết chế xã

hội

(Nguồn: Đặng Cảnh Khanh: Tệ nạn xã hội từ một sự tiếp cận lý thuyết, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học, Tổng cục Cảnh sát nhân dân – Bộ Nội vụ, 1992, tr.10)

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

50

Từ những định hướng phân tích của E. Durkheim và R. Merton và lược đồ

cơ cấu của các hành vi sai lệch trong xã hội, chúng ta có thể thấy, những chính sách

có tính khả thi đối với việc phòng ngừa và loại trừ các tật bệnh xã hội trong đó có

tội phạm VTN, không thể được đặt ra một cách chủ quan phiến diện và duy ý chí.

Nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận diện đúng đắn những tật bệnh này trong một

tổng thể những quan hệ xã hội và thiết chế xã hội.

Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng, sai lệch của một cá nhân bắt nguồn từ

sai lệch của cộng đồng và thiết chế xã hội rộng lớn hơn, vì vậy một cộng đồng

muốn phòng ngừa, ngăn chặn được VTN phạm tội nó phải là cộng đồng lành mạnh,

cộng đồng đó phải cố kết, gắn bó giữa các bộ phận và có sự gắn kết giữa VTN và

cộng đồng. Nếu cộng đồng không có sự gắn kết, đã bị anomie – bệnh thì không có

khả năng phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội. Do đó cộng đồng phải tạo ra một

chỉnh thể với sự phối hợp đồng bộ, gắn kết mạng lưới các yếu tố bảo vệ của nó. Sự

phối hợp này sẽ tạo tạo nên mạng lưới rộng khắp và phát huy được vai trò của từng

bộ phận và của cả cộng đồng. Mỗi một bộ phận có vị trí, vai trò khác nhau trong

việc tham gia phòng ngừa tội phạm, như vai trò của Đảng bộ là lãnh đạo, vai trò của

chính quyền là quản lý, vai trò của công an là người tổ chức, điều phối, các tổ chức

đoàn thể là phối hợp, triển khai, vai trò người dân là tham gia, giám sát... Mỗi một

bộ phận phải làm tốt vị trí, vai trò của nó trong chỉnh thể chung, các bộ phận này

lành mạnh thì cộng đồng lành mạnh và ngược lại. Nếu một bộ phận nào đó không

làm tốt vai trò của nó đặc biệt là các yếu tố bảo vệ như thiếu sự giám sát của người

dân, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể thấp... thì

chỉnh thể bị phá vỡ, cộng đồng bị anomie. Khi một cộng đồng đã bị anomie thì

trước hết phải có biện pháp chữa trị cho cộng đồng thì các giải pháp phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN mới có hiệu quả. Bởi vậy, lược đồ khái quát về sai lệch xã

hội và về mối quan hệ giữa sai lệch xã hội với tổng thể xã hội là những gợi ý quan

trọng và là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức của cộng đồng, từ đó có chính sách và

giải pháp tương ứng nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội và tội phạm trong đó có tội

phạm VTN.

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

51

2.2.2. Lý thuyết sinh thái học xã hội

Trên nền tảng quan điểm của Dukheim, các nhà xã hội học Trường phái

Chicago làm rõ hơn ảnh hưởng của cộng đồng đối với tội phạm thông qua việc bổ

sung kích thước môi trường xã hội đối với hội nhập xã hội. Trong khi Durkheim tập

trung vào các nguyên nhân của hội nhập trong đời sống xã hội, Trường phái

Chicago (Park, Shaw, McKay và các nghiên cứu sau này) đi tìm kiếm các nhân tố

phá vỡ sự ổn định xã hội – các nguyên nhân gây ra sự phân hủy (vô tổ chức) xã hội.

Các nhà xã hội học trường phái này như Shaw và McKay nhìn sự thay đổi xã hội và

mở rộng đô thị là nguyên nhân tình trạng vô tổ chức, chính điều này làm cho các

quan hệ xã hội, liên kết xã hội bị đứt gãy, sụp đổ.

Clifford Shaw và Henry Mackay (1942), trên cơ sở nghiên cứu tình hình

phân bố tội phạm VTN ở Chicago và một số thành phố khác đã phát hiện tỷ lệ tội

phạm cao tập trung ở một số khu vực, từ đó tác giả cho rằng, tội phạm thường bắt

nguồn từ xu hướng của môi trường sống, và không nhất thiết bắt nguồn từ đặc điểm

cá nhân thuộc môi trường đó. Nguyên nhân là ở đô thị, các giá trị văn hóa bị đổ vỡ,

mọi người không có những sự trông chờ như nhau về ứng xử nên thiếu hụt chuẩn

mực, vì vậy “tỷ lệ cao về các tội phạm, ma túy, nghiện rượu, mại dâm và bệnh tâm

thần ở những khu vực này chỉ là những phản ứng bình thường của người bình

thường đối với các điều kiện xã hội bất thường” (Kornhauser, 1978). Mặt khác, khi

xã hội có những hiện tượng như sự pha trộn giữa các nhóm tôn giáo, tộc người vốn

mang theo các hệ giá trị văn hóa khác nhau gây ra tình trạng vô tổ chức xã hội hoặc

mức độ nhập cư cao làm mất đi tính đồng đều của xã hội, trong khu vực này, hoạt

động của các lực lượng kiểm soát xã hội (như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn

giáo, tổ chức tự nguyện của cộng đồng) yếu, dẫn tới các quan hệ xã hội, liên kết xã

hội bị phá vỡ không thể điều chỉnh hành vi của cá nhân, làm tăng khả năng xuất

hiện tội phạm đặc biệt là tội phạm VTN – nhóm nhạy cảm đối với sự thay đổi của

môi trường xã hội (Wirth, 1938).

Những nghiên cứu sau này, như của Kornhauser (1978), Sampson &

Groves (1989), Wikstrom, Loeber (1991)… tiếp tục chỉ ra kích thước môi trường

và các nhân tố tác động đến tổ chức cộng đồng như phân tầng xã hội, di chuyển cư

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

52

trú và các vấn đề trong gia đình... Các nghiên cứu này cho thấy, vô tổ chức xã hội

làm giảm sút sự giám sát cộng đồng đối với VTN, các mạng lưới hữu nghị phi

chính thức, sự tham gia vào các tổ chức chính thức và thiếu hiệu quả tập thể, vì

vậy tăng khả năng tội phạm và các hành vi lệch chuẩn ở VTN [90], [94], [118].

Wikstrom và Sampson (1993) đã làm rõ cơ chế ảnh hưởng môi trường cộng

đồng đến sự phát triển và hành động của các nhân bằng ba “Rs” đó là Recsources

(các nguồn lực), Rules (các nguyên tắc) và Routines (các thói quen). Tài nguyên

cộng đồng, được xem như tất cả các hỗ trợ kinh tế và xã hội mà cư dân trong cộng

đồng có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tài nguyên cộng đồng sẽ

ảnh hưởng đến lối sống của cư dân, tác động đến tiềm năng phát triển cá nhân, điều

này sẽ ảnh hưởng đến cách cá nhân nhận thức được các lựa chọn và quá trình hành

động của họ. Quy tắc cộng đồng là tất cả những quy tắc và quy ước (chính thức và

không chính thức), các quy tắc cộng đồng ảnh hưởng chung đến hành vi thường

ngày của cư dân trong cộng đồng, nó ảnh hưởng đến cách cá nhân đánh giá các lựa

chọn mà họ cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày và kết quả hành động mà họ

có thể thực hiện. Thói quen của cộng đồng là mô hình hoạt động xảy ra trong cộng

đồng, nó được xem là “bất kỳ hoạt động thường xuyên và phổ biến nào nhằm cung

cấp các nhu cầu cơ bản của xã hội và cá nhân” [120; tr.593]. Nó bao gồm các hoạt

động liên quan đến cuộc sống gia đình, giáo dục, công việc, giải trí… Cấu trúc cộng

đồng cung cấp các nguồn lực và quy tắc mà người dân có thể hành xử trong cuộc

sống hàng ngày, nó tạo ra các thói quen (hoạt động chủ yếu) của cộng đồng, đến

lượt nó, hoạt động chủ yếu của cộng đồng tác động đến hành vi cá nhân. Bối cảnh

cộng đồng ảnh hưởng đối với hành động của con người là do nó hạn chế hoặc tạo

điều kiện và hướng dẫn hành động của cá nhân thông qua việc thiết lập hành vi

được tạo ra bởi các thói quen cộng đồng, các tài nguyên và quy tắc cụ thể. Nói cách

khác, nguồn lực, quy tắc và thói quen sinh hoạt của cộng đồng tác động đến quá

trình xã hội hóa của VTN, có thể thúc đẩy sự phát triển về đạo đức và tự kiểm soát

của VTN, cộng đồng tạo nên hiệu quả tập thể để hỗ trợ gia đình, nhà trường bằng

cách duy trì các quy tắc ở không gian ngoài gia đình, nhà trường.

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

53

Cộng đồng bao gồm rất nhiều cấu trúc đan xen, vì vậy phát triển cá nhân

trong bối cảnh cộng đồng phải được hiểu là một tập hợp các cấu trúc đan xen, lồng

ghép vào nhau như quan điểm của “Lý thuyết sinh thái tác động tới sự phát triển của

con người” (Ecology theory of development) của Urie Bronfenbrenner (1979). Theo

Bronfenbrenner “Các đối tượng mà anh ta phản ứng và những người mà anh ta

tương tác trên cơ sở mặt đối mặt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của anh

ta” [55, tr. 117], ông mô tả sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến trẻ VTN

bằng một khung phân tích bao gồm các hệ thống xã hội ở các cấp độ (kích thước)

khác nhau là hệ thống vi mô, trung mô và vĩ mô (microsystem, exosystem and

macrosystem). Ông đưa ra nhận định rằng ở mỗi cấp đều có môi trường ở đó, mỗi

cấp độ đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo nên cuộc sống tổng hợp và phức tạp của

con người.

Hệ thống vi mô đề cập tới các hệ thống nhỏ chung quanh cá nhân, đây là môi

trường cá nhân sống như: gia đình, láng giềng, trường học, tôn giáo, nhóm cùng địa

vị (peergroup) … Hệ thống trung mô dùng để mô tả những hệ thống nằm ngoài môi

trường vi mô của cá nhân như truyền thông đại chúng, dịch vụ xã hội, dịch vụ luật

pháp… Hệ thống vĩ mô bao gồm các yếu tố xã hội rộng lớn hơn, ví dụ như các thái

độ và ý thức hệ của văn hóa.

Hệ thống xã hội của Urie Bronfenbrenner

Vĩ mô

Trung mô

Vi mô

Thái độ, ý thức hệ

Truyền thông,

dịch vụ xã hội

Gia đình, nhà trường,

hội nhóm

Niên đại

Ngoại vi

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

54

Lý thuyết này cũng mô tả hai cấp độ khác, đó là các hệ thống ngoại vi

(mesosystem) và hệ thống niên đại (chronosystem). Hệ thống ngoại vi mô tả cách

thức mà các yếu tố trong một hoặc hai hệ thống vi mô tương tác với nhau. Ví dụ: hệ

thống ngoại vi về sự tương tác giữa gia đình và trường học nơi một cá nhân sinh

sống. Hệ thống niên đại mô tả sự ảnh hưởng của sự phát triển của cá nhân về mặt

thời gian. Hệ thống niên đại cho thấy tiến trình phát triển của cả cuộc đời cá nhân

qua các sự kiện, các giai đoạn chuyển tiếp cũng như bối cảnh lịch sử xã hội, dấu ấn

quan trọng mà họ đã trải qua.

Lý thuyết sinh thái học xã hội trước hết cung cấp cho chúng ta phương pháp

phân tích để đo lường tình trạng “sức khỏe” của một cộng đồng, một cộng đồng mà

tồn tại nhiều vấn đề xã hội, vô tổ chức, rõ ràng nó đã bị bệnh - anomie, đây là các

yếu tố làm tăng khả năng tội phạm. Biến động cộng đồng, hay tình trạng vô tổ chức

xã hội có nghĩa là cộng đồng không còn có thể cung cấp hiệu quả tập thể để có thể

giám sát và duy trì các nguyên tắc. Mặt khác lý thuyết này có thể giải thích về hành

vi con người được sinh ra cũng như được điều chỉnh trong tương tác và tương thuộc

với các hệ thống khác và với môi trường của mình, cho thấy xã hội cần có cái nhìn

toàn diện và đầy đủ về con người: đó là con người trong lịch sử cuộc sống và trong

bối cảnh sống. Môi trường cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, các

phán đoán và lựa chọn dẫn đến hành động, thói quen sinh hoạt của cá nhân, nó là

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phạm tội của VTN, một môi trường tồn

tại nhiều vấn đề tệ nạn xã hội là yếu tố làm tăng tội phạm. Vì vậy muốn điều chỉnh

hành vi của cá nhân, cần thiết phải điều chỉnh môi trường nơi cá nhân sinh sống.

2.2.3. Lý thuyết kiểm soát xã hội

Lý thuyết kiểm soát xã hội (được phát triển qua những nghiên cứu của Alber

Reiss (1951), Jackson Toby (1975), Reckless (1961), David Hirschi (1969) tập

trung vào việc đo lường mức độ hội nhập xã hội và sự đảo lộn môi trường ảnh

hưởng đến hành vi phạm tội. Lý thuyết kiểm soát xã hội thừa nhận tầm quan trọng

của các liên kết xã hội giữa các cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng.

Trong lý luận về xã hội học tội phạm truyền thống, khi nghiên cứu về

nguyên nhân của tội phạm thường chú ý đến vấn đề “con người vì sao phạm tội”,

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

55

tìm kiếm các nhân tố dẫn đến hành vi phạm tội của con người trong đó có những

nguyên nhân bản thân người phạm tội, và có cả những nguyên nhân bên ngoài.

Khác với những lý luận này, lý luận kiểm soát xã hội về tội phạm vượt ra câu hỏi

con người vì sao phạm tội mà là tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người vì sao

không phạm tội”. Theo các tác giả này, con người sở dĩ không phạm tội, là do

nguyên nhân có sự tồn tại của lực lượng kiểm soát và kiềm chế con người không

phạm tội, con người phạm tội là do lực lượng kiểm soát, khống chế này yếu chứ

không phải là do có sự tồn tại lực lượng thúc đẩy con người ta phạm tội.

Quan điểm cơ bản của lý luận này cho rằng, bất kỳ người nào cũng đều là tội

phạm tiềm ẩn, mối liên hệ (cố kết) giữa cá nhân và xã hội có thể ngăn chặn cá nhân

tiến hành các hành vi lệch chuẩn và hành vi phạm tội.

Khái niệm trung tâm trong lý thuyết kiểm soát xã hội là “Liên kết xã hội”

(social bond) đó là mức độ hội nhập giữa cá nhân vào cộng đồng, xã hội. Tác giả

cho rằng, sự sản sinh tội phạm có quan hệ với sự giảm sút của các liên kết xã hội:

“Khi liên kết giữa cá nhân và xã hội giảm sút hoặc bị cắt đứt, thì sẽ sản sinh ra hành

vi phạm tội của vị thành niên” [82; tr. 130]. Điều này được giải thích như sau: hành

vi phạm tội sẽ dẫn đến việc phá hủy các liên kết giữa người phạm tội với các quan

hệ xã hội như bạn bè, bố mẹ, láng giềng và các tổ chức xã hội quan trọng như

trường học, đơn vị công tác... do vậy, sự lo lắng mất đi các liên kết này sẽ kiểm soát

cá nhân không tiến hành hành vi phạm tội. Không có liên kết xã hội, thiếu khuyết sự

nhạy cảm về lợi ích của người khác sẽ làm cho con người dễ dàng tiến hành những

hành vi phạm tội. Lý luận của Hirschi chủ yếu giải thích hành vi phạm tội của VTN,

nhưng nó cũng có thể áp dụng cho người trưởng thành, nó trở thành một trong các

lý luận cơ bản của tội phạm học và xã hội học tội phạm của phương Tây.

Theo Hirschi liên kết xã hội bao gồm bốn thành phần (hay bốn phương diện)

là: sự gắn bó (attachment), sự cam kết (commitment), sự ràng buộc (involvement),

niềm tin (belief).

(1) Sự gắn bó (attachment): là mối liên hệ tình cảm giữa cá nhân với một

nhóm, hoặc nói cách khác đó là cá nhân cảm nhận liên hệ về mặt tình cảm và tâm lý

đối với người khác hoặc với một nhóm, là sự chú ý và suy xét của cá nhân đối với ý

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

56

kiến và tình cảm của họ. Nếu cá nhân có sự gắn bó với người khác hoặc với một

nhóm, người ta sẽ suy xét đến ý kiến và tình cảm của nhóm hoặc người khác khi

đưa ra một quyết định hoặc một hoạt động. Đối với người bình thường, thì liên kết

tình cảm này là nhân tố kiềm chế tội phạm quan trọng, mối liên kết này càng mạnh

thì sự ràng buộc càng lớn, càng có tác dụng khống chế VTN phạm tội. Theo

Hirschi, sự gắn bó này có 03 loại, gắn bó với cha mẹ, nhà trường và các hội nhóm.

* Sự gắn bó đối với cha mẹ: Không có sự gắn bó với cha mẹ, sẽ không hình

thành được tình cảm và sự tôn trọng với người khác, cá nhân không cảm nhận được

sự ấm áp của gia đình, gia đình đánh mất đi vai trò kiểm soát đối với VTN, nguy cơ

dẫn đến thực hiện các hành vi tội phạm.

* Sự gắn bó với nhà trường: Nhà trường là nơi VTN tiếp nhận giá trị quan

truyền thống, do vậy sự gắn bó với nhà trường có thể làm cho cá nhân quá độ

thuận lợi từ VTN sang giai đoạn trưởng thành, từ đó kiểm soát hoạt động phạm tội

của VTN.

Nghiên cứu của Hirschi cho rằng, mức độ gắn kết giữa VTN và nhà trường

quyết định bởi năng lực học tập và thành tích học tập: “Học sinh có năng lực học

tập yếu hoặc thành tích học tập kém có khả năng thực hiện hành vi phạm tội lớn

hơn” [82; tr. 132]. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa sự gắn kết với nhà trường và

VTN phạm tội, Hirschi đã đưa ra chuỗi nguyên nhân như sau:

Năng lực học tập kém --> Thành tích học tập kém --> Không thích trường

học --> Chống đối nhà trường --> Thực hiện hành vi phạm tội.

Hirschi đặc biệt nhấn mạnh, thiếu kỹ năng trí tuệ (intellectual skill) thường

dẫn tới phạm tội.

* Gắn bó với nhóm bạn (peer): “Những VTN đã từng thực hiện hành vi phạm

tội có khả năng kết giao với bạn bè là tội phạm VTN lớn hơn số VTN chưa thực

hiện hành vi phạm tội” [82; tr. 132]. Theo Hirschi, sự gắn kết với người khác có tác

dụng khuyến khích tuân thủ các chuẩn tắc hành vi, và thiếu đi sự gắn kết với người

khác sẽ thiếu đi sự tuân thủ giá trị đối với cá nhân, từ đó dẫn đến kết giao với tội

phạm VTN, do khi so sánh với VTN không phải tội phạm, VTN phạm tội càng

không có khả năng có sự gắn kết mạnh mẽ với những người trưởng thành.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

57

(2) Cam kết (commitment): Hirschi cho rằng, nếu con người đầu tư nguồn

lực cho đời sống truyền thống, nỗ lực tuân theo hoạt động sinh hoạt, kinh tế, giáo

dục và địa vị theo truyền thống thì sẽ không có khả năng cao tiến hành các hoạt

động nguy hiểm cho mục tiêu và địa vị truyền thống, do đó cũng không có khả năng

cao tiến hành các hành vi phạm tội. Ngược lại, nếu thiếu đi sự cam kết đối với các

giá trị truyền thống, thì có sự chuẩn bị điều kiện cho việc thực hiện các hành vi

nguy hiểm và hành vi phạm tội, từ đó dùng phạm tội hoặc các hoạt động khác để

thay thế hoạt động truyền thống, cá nhân trở thành tội phạm.

(3) Sự ràng buộc: Sự ràng buộc (involvement) hay còn gọi là sự tham gia, là

chỉ việc sử dụng thời gian và sức lực vào các hoạt động truyền thống. Hirschi cho

rằng, tham gia nhiều vào các hoạt động truyền thống, thì sẽ giảm bớt thời gian và

sức lực để thực hiện các hành vi lệch chuẩn. Những người tham gia vào các hoạt

động truyền thống, thì sẽ làm việc có kế hoạch, hoàn thành các công việc và hoạt

động theo thời gian từ đó giảm bớt cơ hội để thực hiện các hành vi lệch chuẩn. Cho

nên, tham gia vào các hoạt động truyền thống, có thể ngăn cách khả năng phạm tội

với các cám dỗ, làm cho cá nhân ít có thời gian và sức lực cảm nhận sự cám dỗ, suy

tính và thực hiện các hành vi phạm tội.

(4) Niềm tin: Niềm tin (belief) chính là sự tán đồng với quan niệm đạo đức

và hệ giá trị, sự công nhận và tin tưởng. Hirschi cho rằng, trong xã hội hoặc trong

các cộng đồng tồn tại các quan niệm đạo đức và hệ giá trị chung, những người sống

trong xã hội và các cộng đồng này thông thường tin tưởng và tuân thủ các quan

niệm đạo đức và hệ giá trị chung này. Nếu thiếu đi niềm tin hoặc niềm tin bị giảm

sút, cá nhân có khả năng tiến hành các hành vi lệch chuẩn và phạm tội.

Lý thuyết này cho thấy, để phòng ngừa tội phạm VTN dựa vào cộng đồng

cần phải đạt được hai mục tiêu: tăng cường liên kết giữa VTN và cộng đồng và tăng

cường sự giám sát của cộng đồng đối với VTN. Để tăng cường cố kết giữa VTN và

cộng đồng trước hết cộng đồng phải được tổ chức, gắn kết các bộ phận cấu thành

của nó. Tăng cường cố kết giữa VTN và cộng đồng thông qua gia đình, nhà trường,

các tổ chức đoàn thể, tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức các hoạt động tại cộng đồng

như hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, sinh hoạt vui chơi thể thao,

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

58

văn nghệ, hoạt động tình nguyện, … Tăng cường giám sát là các hoạt động kiểm

soát, phát hiện, tố giác, đấu tranh ngăn chặn của người dân trong cộng đồng đối với

hành vi phạm pháp và tệ nạn xã hội tại cộng đồng.

2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN

Hiện nay Việt Nam chưa có chính sách riêng quy định về vai trò phòng ngừa

tội phạm VTN nói chung và phòng ngừa tại cộng đồng nói riêng mà những quy

định này nằm trong chính sách phòng ngừa và ngăn chặn và xử lý tội phạm nói

chung. Việt Nam cũng chưa có cơ quan chuyên trách về công tác phòng ngừa tội

phạm VTN, hiện cơ quan đầu mối phụ trách công tác phòng chống tội phạm nói

chung là Ban Chỉ đạo 138/CP do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. 3 Phó

Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Công an (Phó Trưởng ban thường

trực); Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thứ trưởng

Bộ Công an phụ trách công tác Cảnh sát phòng, chống tội phạm. Ủy viên là đại diện

một số bộ, ngành. Giúp việc Ban Chỉ đạo 138/CP có Văn phòng Thường trực

phòng, chống tội phạm và ma túy đặt tại Bộ Công an và tổ chuyên viên liên ngành

gồm lãnh đạo cấp vụ, cục thuộc Bộ, ngành tham gia kiêm nhiệm.

Đối với công tác phòng chống tội phạm, Đảng và Nhà nước ta đã xác định

lấy phòng ngừa làm chính, quan điểm này của Đảng, Nhà nước ta được hình thành

từ rất sớm. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập

chính quyền cách mạng non trẻ, trong Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946

của Chính phủ về việc hợp nhất Sở cảnh sát, Sở liêm phóng thành Việt Nam công

an vụ, Hồ Chí Minh đã xác định: “Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng

những sự hành động làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước…”. Qua nhiều giai

đoạn lịch sử, việc đấu tranh chống tội phạm vẫn lấy phòng ngừa làm chính. Với

quan điểm phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ hàng đầu, Đảng Nhà nước và Ngành

công an đã ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm

nói chung và phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng nói riêng. Ngoài ra, các biện

pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng được lồng ghép

vào các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, triển khai hàng

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

59

loạt các biện pháp chính trị, pháp luật, kinh tế, giáo dục, tổ chức…nhằm xóa bỏ

nguyên nhân phạm tội từ xã hội.

2.3.1. Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước:

Để tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng đối với vấn đề phòng chống tội

phạm Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình

hình mới, Ban Bí thư cũng ban hành Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

trong tình hình mới.

Về phía Nhà nước, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm đấu

tranh với tội phạm VTN như: Nghị quyết số 09/NQ-CP và chương trình quốc gia

phòng, chống tội phạm trong đó có Đề án IV là: “Đấu tranh phòng, chống các loại

tội xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”; Quyết định số

1.217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương

trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; “Kế hoạch

tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe VTN và thanh niên

Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020”.

2.3.2. Về cơ sở pháp lý:

Trong luật quốc tế: Văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất làm cơ sở để xử

lý các vấn đề liên quan đến trẻ em và VTN là Công ước về Quyền trẻ em 1989 (Việt

Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước).

Công ước này thể hiện đầy đủ và tập trung những quy định chung nhất về VTN,

trong đó điều 37 và điều 40 của công ước đã quy định về việc bảo vệ quyền lợi của

VTN khi bị bắt giữ, xét xử, kết án và áp dụng hình phạt. Điều 40 Công ước này quy

định: “Mọi trẻ em bị cáo buộc, buộc tội hoặc bị coi là vi phạm pháp luật hình sự đều

có quyền được đối xử phù hợp với sự phát triển ý thức về nhân phẩm và phẩm chất

của trẻ. Sự phát triển ý thức đó giúp tăng thêm ý thức tôn trọng các quyền con

người và quyền tự do cơ bản của người khác; giúp xem xét khía cạnh lứa tuổi của

trẻ và mong muốn của chúng về tái hòa nhập cộng đồng”.

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

60

Tiếp theo “Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư

pháp đối với vị thành niên” đã hướng dẫn một cách rõ ràng và cụ thể cho các quốc gia

thành viên những điều cần phải thực hiện khi xây dựng hệ thống pháp luật cho VTN

theo nghĩa vụ được quy định tại điều 40 của Công ước về quyền trẻ em, quy định việc

xử lý VTN phải phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất, mức độ của hành

vi phạm tội mà các em đã thực hiện.

Cụ thể hơn “Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở

người chưa thành niên” (Hướng dẫn Ryah, 1980) đã định rõ nguyên nhân xã hội căn

bản dẫn đến hành vi phạm tội của VTN và xác định hướng giải quyết các vấn đề tội

phạm VTN thông qua vai trò của cộng đồng, xã hội, các cơ quan chức năng và các

cơ chế kiểm soát xã hội. Văn bản này khẳng định phải xác định rõ trách nhiệm của

các cơ quan, chính quyền, các tổ chức xã hội dân sự và cồng đồng nhằm tạo ra sức

mạnh tổng hợp trong phòng ngừa tội phạm VTN.

Luật quốc gia: Hiến pháp 2013 ghi nhận tại điều 12: “Các cơ quan Nhà nước,

tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp

hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi

phạm Hiến pháp và pháp luật”; điều 40 Hiến pháp cũng ghi rõ: “Nhà nước, xã hội,

gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em…”

- Bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2012) quy định tại điều 68 về tuổi chịu trách

nhiệm hình sự, Điều 69 những nguyên tắc cơ bản về xử lý hành vi phạm tội của

người chưa thành niên, điều 70 quy định các biện pháp tư pháp áp dụng với người

chưa thành niên phạm tội và Điều 71 quy định các hình phạt đối với người chưa

thành niên phạm tội, trong đó có biện pháp giáo dục tại cộng đồng.

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngoài việc quy định trách nhiệm

của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và công dân.. trong việc bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quy định các hành vi nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ

em vào các tệ nạn xã hội (Điều 7).

- Luật xử lý vi phạm hành chính tại điều 22 quy định người chưa thành niên

từ 14 đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo; điều 90 quy định

đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau: Người đủ 12

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

61

đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng

do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện

hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật

hình sự, người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi

trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu

trách nhiệm hình sự.

- Luật Công an nhân dân quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSND

là chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật

về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện

phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục, tham

gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

- Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 (sửa đổi năm 2016) quy

định rõ chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn,

quy định rõ đối tượng, trình tự, thủ tục, thời gian, trách nhiệm của các cơ quan hữu

quan… trong việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng đối với VTN vi phạm.

- Ngoài ra Bộ Công an cũng đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật

nhằm tăng cường quản lý xã hội, đẩy lùi tội phạm. Thông tư số 23/2012/TT-BCA

ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định xây dựng khu dân cư xã, phường, thị trấn,

cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự" gắn

với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở

khu dân cư”.

Điều 5 Điều lệnh Cảnh sát khu vực năm 1994 đã quy định rõ nhiệm vụ của

CSKV là: trực tiếp quản lý giáo dục trẻ em hư, phạm pháp. Trong quá trình quản lý,

giáo dục, CSKV, Công an phụ trách xã về an ninh trật tự áp dụng nhiều biện pháp

khác nhau như: điều tra nắm bắt tình hình về trẻ em hư, phạm pháp trên địa bàn;

tiến hành phân loại để đưa vào diện quản lý, áp dụng các biện pháp kiểm danh,

kiểm diện việc chấp hành chính sách pháp luật, trực tiếp gặp gỡ, động viên các em

rèn luyện; phối hợp với gia đình, nhà trường, các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội

để quản lý, giáo dục các em. Ngoài ra, CSKV, CAPTX về ANTT còn phối hợp với

các lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

62

phạm về ma túy để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa và đấu tranh

chống tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra.

Như vậy, liên quan đến chế định pháp luật về vai trò của cộng đồng trong

phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của nước ta chúng ta thấy: Trước hết, vai trò

của cộng đồng được quy định ở nhiều văn bản luật và dưới luật khác nhau và chưa

có một văn bản luật chuyên ngành nào về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN.

Thứ hai, vai trò của cộng đồng, tổ chức đoàn thể trong các văn bản luật trên vẫn còn

mờ nhạt và chưa có cơ chế rõ ràng trong việc phối hợp giữa gia đình, người giám

sát, cộng đồng và chính quyền sở tại trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm VTN. Thứ ba, các quy định liên quan đến vấn đề ngân sách dành cho cộng

đồng trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN còn chưa rõ ràng, thực

tế nhiều nơi cộng đồng không đủ cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện được chức

năng của mình. Thứ tư, quy định về quyền lợi được hưởng của người có uy tín tham

gia công tác phòng ngừa tội phạm VTN chưa tạo được động lực cho họ (kinh phí

dành cho người được cử giúp đỡ VTN vi phạm là hỗ trợ 01 tháng tối thiểu 25%

mức lương cở sở đối với mỗi người được giáo dục).

2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số

nước trên thế giới

2.4.1. Xu hướng chuyển từ các biện pháp mang tính chính trị, pháp luật chú

trọng đến việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng

Trong những năm gần đây, các tổ chức quốc tế lớn cũng như chính phủ của

nhiều nước đã tổ chức các cuộc nghiên cứu sâu rộng về hiện tượng VTN phạm tội.

Những nghiên cứu này (tương tự như các cuộc điều tra về VTN ở nước ta được tiến

hành bởi sự hỗ trợ của tổ chức y tế thế giới - SAVY) đã chú ý tới việc “xây dựng

một bộ công cụ chuẩn” có thể ứng dụng chung cho việc đo lường chính xác hiện

tượng tội phạm VTN ở nhiều địa điểm và khu vực. Chính điều đó đã góp phần quan

trọng vào việc làm hình thành những chỉ báo thống nhất, những thang đo, kỹ thuật

phân tích và xử lý thông tin khá chính xác về hiện tượng VTN phạm tội, tạo cơ sở

so sánh và phối hợp các hoạt động chung nhằm xử lý thống nhất vấn đề này ở phạm

vi toàn cầu. Nhiều nước đã có các chính sách nhằm hạn chế loại tội phạm này. Trên

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

63

cơ sở làm rõ các mối tương quan giữa cộng đồng và tội phạm, các nghiên cứu đã

tìm kiếm các giải pháp tương ứng của cộng đồng nhằm kiểm soát và giảm thiểu tội

phạm vị thành niên. Có nhiều cách tiếp cận, mô hình khác nhau, nhưng tựu chung

lại có thể phân thành 04 hướng sau:

* Kiểm soát tình huống phạm tội.

Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến việc phòng ngừa tội phạm thông qua việc

can thiệp môi trường không gian của cộng đồng được bắt nguồn từ ý tưởng về

“không gian phòng ngự”. Cách tiếp cận này xuất phát từ ý tưởng rằng tội phạm có

thể được nhìn nhận như là kết quả của: (a) các cá nhân có động cơ làm cho họ có

khả năng theo đuổi tội phạm; (b) các cơ hội sẵn có để thực hiện hành vi phạm tội;

và (c) sự vắng mặt của người giám hộ có khả năng ngăn ngừa được hành vi này.

Bản chất của phương pháp tiếp cận phòng ngừa tình huống cộng đồng nhằm tăng

cường ý thức về chủ quyền lãnh thổ để tăng cường phòng ngừa tội phạm: khắc phục

sở sở, tăng cường bảo vệ mục tiêu; tăng cường mức độ rủi ro của hành vi tội phạm;

giảm thiểu lợi ích có được từ hành vi phạm tội (ngăn ngừa việc di chuyển mục tiêu,

chứng nhận tài sản, sở hữu…).

* Tăng cường giám sát của Cộng đồng

Việc quy hoạch cộng đồng đôi khi làm chia tách cá nhân trong cộng đồng,

ngăn cản việc giám sát tự nhiên trong cộng đồng, vì vậy các nhà hoạch định cần

phải có hình thức tổ chức huy động sự tự giác của cộng đồng tăng cường sự giám

sát của xóm giềng trong trong cộng đồng.

Tổ chức giám sát trong khu phố được thực hiện bởi xóm giềng nhằm mục

đích huy động sức mạnh tập thể trong phòng chống tội phạm. Tuy nhiên có những

đánh giá khác nhau về hiệu quả của cách tiếp cận này ví dụ mô hình láng giềng

giám sát ở Úc được đánh giá là có hiệu quả nhưng ở Anh không được đánh giá là có

hiệu quả tích cực.

Vấn đề trung tâm của biện pháp này đó là sự phụ thuộc vào mức độ tự giác

của người dân và vai trò pháp lý hạn chế của họ.

* Phòng chống tội phạm thông qua huy động cộng đồng

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

64

Cách tiếp cận thứ ba đối với việc tổ chức phòng chống tội phạm tại cộng

đồng đòi hỏi vai trò mở rộng hơn cho người dân hơn. Các mô hình sớm nhất, như

trong “Dự án Khu vực Chicago” ở Mỹ [114], đã tập trung vào việc cố gắng huy

động và tổ chức của người dân địa phương để đạt được sự phối hợp tốt hơn của các

tổ chức cộng đồng trong một chương trình thống nhất nhằm giảm thiểu tội phạm.

Tổ chức cộng đồng này nhằm mục đích đưa ra các chương trình giải trí tốt hơn cho

trẻ em, các chiến dịch cải thiện điều kiện trong khu phố, và các hoạt động tiếp cận

với các cá nhân và các nhóm.

* Tăng cường hội nhập cộng đồng

Cách tiếp cận thứ tư để phòng chống tội phạm cộng đồng theo cách tương tự

như huy động cộng đồng. Nó giả định rằng nguồn lực quan trọng để giảm tội phạm

nằm trong cơ cấu của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cùng một lúc, có một sự

thừa nhận rằng ở một mức độ nào đó những cấu trúc này là nguyên nhân gây ra sự

phân biệt và cách ly một bộ phận cư dân, đặc biệt là một số thanh thiếu niên, ra khỏi

các hoạt động chính của cộng đồng.

Mục đích của phương pháp này là tăng cường cố kết giữa người trẻ đặc biệt

nhóm VTN có nguy cơ tội phạm cao và cộng đồng để họ: (a) tăng cường cảm giác

về năng lực, để họ bắt đầu cảm thấy rằng có những điều họ có thể làm tốt; (b) cảm

giác hữu ích, để họ thấy mình có đóng góp một cái gì đó có giá trị cho cộng đồng;

(c) cảm giác thuộc về, nhờ đó họ tự coi mình như một phần ý nghĩa của cộng đồng;

và (d) cảm giác về hiệu quả, những người trẻ tuổi có hoàn cảnh khó khăn có thể

thấy rằng những gì họ làm có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của chính

mình và người khác.

2.4.2. Một số kinh nghiệm cụ thể của một số quốc gia trên thế giới

Thứ nhất, thành lập cơ quan chuyên trách để phối hợp với cộng đồng. Tại

Anh Quốc, trong “Luật về tội phạm và quấy rối trật tự”, nước này đã thành lập “Ban

nghiên cứu tội phạm VTN - YOTs”, với sự tham gia của rất nhiều cơ quan như cảnh

sát, tổ chức phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, địa chính, tổ chức tình nguyện

[132]…đây là cơ quan chuyên trách về can thiệp phòng ngừa tội phạm VTN, có

kinh phí, trụ sở, điều lệ hoạt động. Hiện nay ở Anh các chính quyền địa phương đều

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

65

thành lập cơ quan này, cơ chế hoạt động là thông qua sự tham dự của nhiều cơ

quan, vận dụng nghiệp vụ các chuyên ngành khác nhau, hình thành hệ thống hoàn

chỉnh về dịch vụ xã hội để phòng ngừa và xử lý tội phạm VTN. Hoặc tại Nhật, nước

này đã thành lập “Trung tâm hỗ trợ vị thành niên” - cơ quan đầu mối chỉ đạo và

điều phối công tác phòng ngừa tội phạm VTN trong cả nước, Trung tâm này có sự

tham gia của các cơ quan nhà nước liên quan như cảnh sát, tòa án, dân chính và các

tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội, tôn giáo [132]…

Thứ hai, chú trọng công tác phòng ngừa, can thiệp sớm. Các nước trên thế

giới đều rất chú trọng công tác phòng ngừa sớm tội phạm VTN. Ngay từ khi VTN

có các hành vi lệch chuẩn đều được phát hiện sớm và tiến hành can dự, điều chỉnh.

Các nước này đều quan niệm phòng ngừa tội phạm VTN không chỉ bao gồm các

hành vi phạm tội hình sự mà phòng ngừa cả các hành vi phạm pháp và ngay cả các

hành vi sai lệch, lệch chuẩn. Luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường

và cộng đồng nhằm phát hiện sớm và sửa chữa kịp thời các hành vi lệch chuẩn của

VTN, không để VTN đi vào con đường phạm tội.

Tại Anh, nước này đã ban hành “Pháp lệnh về an toàn trẻ em” nhằm xử lý

các hành vi lệch chuẩn của trẻ em chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó

xã hội sẽ nhanh chóng can dự, ngăn chặn sự manh nha của các hành vi phạm tội.

Năm 2006, Thủ tướng Anh Tony Blair đã ban hành “Kế hoạch hành động”, mục

đích là “xóa bỏ các hành vi lệch lạc từ gốc, bồi dưỡng các hành vi chuẩn mực”.

Trong kế hoạch này, Anh đã thành lập Học viện giáo dục quốc gia để giáo dục trẻ

em và cung cấp sự giúp đỡ, hướng dẫn giáo dục cho cha mẹ, đồng thời giải quyết

các gia đình có vấn đề như bạo lực, cha mẹ có hành vi phạm pháp [133].

Tại Mỹ, Mỹ đã xây dựng chương trình phòng ngừa VTN phạm tội từ rất

sớm, trẻ em được chăm sóc và theo dõi từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành

thông qua một loạt các chương trình như: Chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ

sinh, phòng ngừa bạo lực học đường, thay đổi tư duy (Promoting Alternative

Thinking Strategies), giáo dục kỹ năng sống (life skills training), chữa trị đặc thù

(The Incredible Years Series),…Các chương trình này nhằm mục đích trang bị các

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

66

kỹ năng sống, các kỹ năng xử lý tình huống cũng như kịp thời can thiệp sửa chữa,

điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn của VTN [133].

Tại Nhật, các chuyên gia về tâm lý và giáo dục thông qua các kênh khác

nhau như đối thoại trực tiếp, điện thoại, thư từ… nhằm kịp thời tìm hiểu về những

khó khăn và vướng mắc của VTN, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề này của

VTN, hạn chế việc các em bỏ nhà đi hoặc ngăn chặn các hành vi như tự sát.

Tại Trung Quốc, trong “Luật phòng ngừa tội phạm vị thành niên”, Trung

Quốc quy định khi trẻ VTN có các hành vi lệch chuẩn như đánh nhau, bỏ học hoặc

các hành vi lệch chuẩn nghiêm trọng nhưng chưa cấu thành tội phạm như đánh

nhau, trộm cắp… thì cơ quan nhà nước sẽ tiến hành phối hợp với gia đình để nhắc

nhở, phê bình, kiểm điểm, cải tạo [136].

Thứ ba, phát huy vai trò của các tổ chức dân sự. Trong công tác phòng ngừa

tội phạm VTN Chính phủ đương nhiên đảm nhận vai trò chủ đạo, tuy nhiên chỉ dựa

vào nhà nước là không đủ, vì vậy các nước đã rất chú trọng đến việc huy động toàn

bộ sức mạnh của xã hội đặc biệt là cộng đồng, các tổ chức dân sự, tổ chức từ thiện,

tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, tôn giáo… để thực hiện phòng ngừa

tội phạm VTN, cộng đồng không chỉ đảm nhiệm công tác tuyên truyền về phòng

ngừa tội phạm VTN mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, nắm bắt

tình hình tội phạm VTN tại địa bàn sinh sống.

Anh đã thành lập “Qũy cứu trợ nhi đồng” với sự tham dự của các tổ chức từ

thiện, cung cấp sự giúp đỡ đối với “các học sinh có vấn đề”, ngoài việc nâng cao

năng lực học tập, quy phạm các hành vi còn giúp các học sinh này kỹ năng thích

ứng cuộc sống và xã hội, chủ yếu hướng dẫn học sinh cách xử lý các mâu thuẫn và

xung đột trong cuộc sống xã hội, có thể tìm kiếm giải pháp giải quyết hợp lý, năng

lực quan hệ với người khác, năng lực đối mặt với những khó khăn…

Ở Mỹ, các tổ chức từ thiện, tổ chức dân sự đóng vai trò rất quan trọng trong

công tác phòng ngừa tội phạm VTN. Các chương trình phúc lợi xã hội và phòng

ngừa tội phạm VTN như chăm sóc bà mẹ và trẻ em, đào tạo kỹ năng sống, chương

trình phục hồi chức năng gia đình, chương trình chống bạo lực học đường, chương

trình học sinh lớn giúp đỡ học sinh nhỏ… đều do các tổ chức dân sự phụ trách.

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

67

Ở Nhật, hoạt động tuyên truyền phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng rất

được chú trọng, tại những nơi công cộng thu hút nhiều VTN như các khu mua sắm,

xung quanh trường học, công viên đều có các pano, áp phích tuyên truyền về việc

ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn và các hành vi phạm tội. Nhật Bản quy định các

nhà sản xuất, kinh doanh đặc biệt là truyền thông không được phát và tiêu thụ các

sản phẩm mang tính bạo lực, kích dục… đối với trẻ em. Nhật còn thành lập cơ chế

họp giao ban giữa chính quyền (cảnh sát) nhà trường và cộng đồng dân cư định kỳ

thông báo về tình hình tội phạm VTN, những thông tin liên quan đến tình hình tội

phạm, nguyên nhân và biện pháp xử lý, đối phó. Ở Nhật hiện tại có hơn trên 150 tổ

chức dân sự tham gia vào công tác phòng chống tội phạm VTN trong đó nổi bật là

tổ chức “Hội anh chị em – BBS”.

Ở Trung Quốc, Chính phủ nước này rất chú trọng đến việc làm sạch môi

trường sống và môi trường học tập của trẻ VTN, quy định các điểm vui chơi giải trí

của người lớn không được hoạt động ở gần khu vực trường học, trẻ em dưới 14 tuổi

không được vào các điểm dịch vụ internet và các điểm vui chơi của người lớn…

Thứ tư, giảm hình phạt tù, chú trọng cải tạo tại cộng đồng. Do lo ngại hình

phạt tù sẽ cách ly và làm mất liên kết giữa trẻ VTN và cộng đồng, sau này khi mãn

hạn tù trẻ VTN sẽ bị cộng đồng xa lánh và trẻ VTN khó khăn trong việc tái hòa

nhập cộng đồng, chính vì vậy các nước Âu, Mỹ, Nhật… đã luật hóa quy định về

việc phạt cải tạo tại cộng đồng đối với những hành vi không đặc biệt nghiêm trọng.

Việc giáo dục tại cộng đồng có sự tham gia của nhiều lực lượng bao gồm người

phạm tội, người bị hại, bạn bè và các thành viên trong cộng đồng, qua đó hình thành

nên sự liên kết và tin tưởng giữa các thành viên trong cộng đồng, làm cho việc giải

quyết vấn đề tội phạm trở thành nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng.

Tại Anh, nước này đã thành lập “Ban công tác đặc biệt” để xử lý vấn đề tội

phạm thanh thiếu niên, phụ trách việc giáo dục thanh thiếu niên phạm pháp, đặc biệt

nhấn mạnh đến vai trò can dự và phục vụ cộng đồng đối với VTN. Anh quy định

nhiều hình thức phạt cải tạo tại cồng đồng thay thế cho phạt tù như phục vụ cộng

đồng (Community Service) áp dụng cho các tội phạm ở mức độ chưa nghiêm trọng,

nội dung chủ yếu là tội phạm phải tham gia lao động công ích trong một thời gian,

hoặc tham gia lao động có trả phí để bồi thường lợi ích công cộng hoặc lợi ích tư

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

68

nhân bị xâm phạm. Thông qua việc kiểm điểm, bồi thường, phục vụ cộng đồng, xin

lỗi người bị hại… làm cho người bị hại được bồi thường tổn thương tinh thần và vật

chất, đồng thời cũng làm cho người có hành vi phạm pháp trong quá trình lao động

phục vụ cộng đồng thấy được trách nhiệm của mình, thấy được tổn hại của mình

gây ra cho cộng đồng và người khác. Đồng thời, cộng đồng thông qua việc giúp đỡ

đào tạo nghề và giáo dục văn hóa nâng cao năng lực kiểm soát bản thân và năng lực

giao tiếp hình thành cho người phạm tội thái độ sống tích cực và có trách nhiệm.

Tại Mỹ, việc cải tạo tại cộng đồng đã được thực hiện từ rất sớm từ những

năm 70, 80 của thế kỷ trước với nhiều hình thức và chương trình khác nhau. Theo

đó các tội phạm VTN nếu hành vi phạm tội không quá nghiêm trọng thì không áp

dụng hình phạt phạt tù, nếu gia đình có thể phối hợp với tòa án thì có thể cho sinh

sống tại gia đình. VTN sẽ tham gia một số hoạt động thi đua tích cực, các lớp bồi

dưỡng kỹ năng lao động và học tập để rèn luyện các kỹ năng hòa nhập xã hội. Một

số bang của Mỹ còn quy định cộng đồng phải có trách nhiệm giúp đỡ tội phạm

VTN tái hòa nhập cộng đồng, cung cấp nơi ở tạm thời cho các trẻ VTN lang thang,

không gia đình, hoặc sẽ bố trí trẻ VTN phạm tội cho một nhóm gia đình giáo dục,

cải tạo, hoặc hình thức ban ngày phải tham gia các hoạt động cải tạo nhưng tối được

về ở cùng gia đình. Đặc biệt tổ chức “Đội quân cứu thế” của đạo Tin Lành đóng vai

trò rất tích cực, tổ chức từ thiện của tôn giáo này sẽ cung cấp nơi ở, tư vấn và giúp

đỡ tìm kiếm việc làm cho người VTN lầm lỡ.

2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN

Quận Cầu Giấy là địa bàn có sự đan xen giữa các cộng đồng truyền thống và

các cộng đồng chức năng. Các cộng đồng truyền thống này vẫn còn mang tính cộng

đồng ở các mức độ khác nhau. Tính cộng đồng là một đặc trưng của xã hội Việt

Nam truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng để duy trì sự thống nhất chung, là linh

hồn cho sự đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Người Việt ngay từ khi ra đời chịu sự ràng buộc của vô vàn các quan hệ

phức tạp trong cộng đồng, cá nhân không chỉ là thành viên của một gia đình, mà

còn là thành viên của dòng họ, xóm ngõ, làng, quê hương..., được cố kết trong nhiều

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

69

mối quan hệ, nhiều tổ chức, thiết chế, tạo nên nếp sống, và cũng là giá trị đạo đức

cao cả của người Việt đó là vì cộng đồng, cho cái chung. “Tinh thần hòa đồng giữa

dân làng rất bền chặt và nảy nở, đến độ đối với nhau luôn có sự thân ái khoan dung

và do đó trong những tổ chức chung, người dân quê sẵn sàng gánh vác phần mình

được làng giao phó, dù đôi khi có nhận thấy phần gánh vác hơi quá nặng” [2; tr.

186]. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều phải có trách nhiệm chung trong việc bảo

vệ đường xá, cầu cống, đê điều, quản lý an ninh trật tự, tuần tra canh gác, ngăn chặn

tệ nạn xã hội, đóng góp xây dựng đình chùa, trường học, công trình văn hóa...

Ngược lại, cộng đồng cũng có trách nhiệm lo lắng, quan tâm tới cá nhân, không bỏ

rơi họ trong lúc “tối lửa tắt đèn”, luôn có sự cảm thông, chia sẻ “một con ngựa đau

cả tàu bỏ cỏ”. Ngày từ khi cất tiếng khóc chào đời, họ đã sống trong sự quan tâm

của gia đình, dòng họ, làng xóm, khi trưởng thành các bước phát triển của cá nhân

đều có sự động viên theo dõi của cộng đồng, khi về già được con cháu và cộng đồng

thăm hỏi, chăm sóc.

Tính cố kết cộng đồng thường được cụ thể hóa trong các hương ước, khế ước

của các làng, xóm, tổ dân phố... Hương ước, quy định bao gồm những nội dung

chính như: Liên quan đến sản xuất và môi trường sinh thái; cơ cấu tổ chức và các

quan hệ xã hội trong làng xã, cộng đồng; giữ gìn an ninh - trật tự xã hội trong cộng

đồng; văn hoá, giáo dục, tổ chức thờ cúng; bảo đảm các nghĩa vụ thuế phí; khen

thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã, cộng đồng. Hương

ước có vai trò quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng, đồng thời điều

tiết các trách nhiệm và các quyền lợi của mọi thành viên trong làng. Rõ ràng cộng

đồng truyền thống có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục và phòng ngừa

VTN có những hành vi sai lệch.

Xu thế chính trị thế giới và Việt Nam hiện nay đang xây dựng mô hình quản

lý “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”, đưa một số chức năng quản lý và phát triển kinh tế

xã hội cho thị trường và xã hội tự vận hành, tự quản lý. Hơn nữa, sự tự chủ, tự quản

của người dân ở các cộng đồng ngày càng cao, việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã,

phường, thị trấn theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 về "Thực hiện dân chủ ở

xã, phường, thị trấn" trong thời gian qua đã phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

70

của người dân, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận

động, các phong trào thi đua yêu nước và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy,

việc khôi phục và phát huy giá trị truyền thống của cộng đồng trong việc tăng

cường cố kết cộng đồng nhằm mục đích phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm

VTN nói riêng cần phải được quan tâm.

2.6. Tiểu kết chương 2:

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cộng đồng đối với

hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật của VTN, có thể phân thành hai hướng tiếp

cận chủ yếu là tiếp cận cấu trúc và tiếp cận quá trình xã hội (xã hội hóa). Tiếp cận

cấu trúc (R. Merton (1938), Shaw và cộng sự (1942), Bronfenbrenner (1979),

Samspon (1989),… ) nhấn mạnh mối quan hệ giữa cấu trúc cộng đồng và tội phạm,

cho rằng cộng đồng là một đơn vị thu nhỏ của cấu trúc xã hội, loại hình và kết cấu

bên trong cộng đồng trong một mức độ nhất định có thể phản ánh kết cấu của toàn

bộ xã hội và do vậy, từ loại hình và kết cấu của cộng đồng có thể tìm thấy nguyên

nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm. Trong khi đó các lý thuyết về xã hội hóa,

đại diện như “Lý thuyết kiểm soát xã hội” (Hirschi, 1969) cho rằng tội phạm và

phạm pháp là sự thất bại của quá trình xã hội hóa cá nhân, cộng đồng là một trong

những môi trường quan trọng nhất để VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy

môi trường và các mối quan hệ trong cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp tới việc VTN

có đi vào con đường phạm pháp hay không. Các lý thuyết cho thấy, để phòng ngừa

tội phạm, cộng đồng đó phải có ít nhất hai điều kiện: một là, cộng đồng gắn kết về

mặt cấu trúc, hai là cá nhân và cộng đồng gắn kết. Việc phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm VTN phải vừa khôi phục về mặt tổ chức cộng đồng vừa có giải pháp tăng

cường sự gắn kết chặt chẽ giữa VTN và cộng đồng thông qua tăng cường gắn kết

giữa VTN với gia đình, nhà trường, tổ chức cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục để

VTN có niềm tin đối với xã hội, cộng đồng và con người, cam kết không tham gia

các hoạt động vi phạm pháp luật…

Kinh nghiệm các nước cho thấy, có nhiều hướng đi trong việc tìm kiếm giải

pháp phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng, việc huy động và phối hợp toàn bộ

cộng đồng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Như vậy, song song với việc huy động sự

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

71

tham gia của cộng đồng vào việc cải thiện môi trường cộng đồng, cải thiện trường

học, nhà ở và các khu vui chơi giải trí…, cộng đồng còn tập trung các hoạt động

tăng cường hội nhập, cải tạo môi trường hoặc tăng hiệu quả giám sát tại cộng đồng.

Vấn đề huy động cộng đồng vào công tác phòng ngừa tội phạm đã sớm được

Đảng và Nhà nước ta quan tâm và cụ thể hóa thành các quy định pháp luật liên

quan. Tuy đã xuất hiện một số mô hình điển hình nhưng hiệu quả của các phong

trào này trên diện rộng chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

72

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG

NGUY CƠ PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN

Ở QUẬN CẦU GIẤY

3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy

3.1.1. Cơ cấu tội phạm

Luận án phân tích các số liệu thống kê thu thập được từ công an quận Cầu

giấy, công an thành phố Hà Nội và số liệu về 35.654 bị can là VTN của Đề tài cấp

nhà nước “Tội phạm vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh

trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” do GS.TS. Đặng Cảnh Khanh

chủ trì để phân tích thực trạng tội phạm VTN của quận Cầu Giấy và so sánh với tình

hình tội phạm VTN của thành phố Hà Nội và cả nước.

Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ

2004 đến 2016

Năm Số vụ Số đối tượng

2004 05 07

2005 11 18

2006 18 40

2007 18 32

2008 04 10

2009 04 05

2010 31 60

2011 29 53

2012 17 20

2013 14 22

2015 06 06

2016 03 03

Tổng 160 283

(Nguồn: Công an Quận Cầu Giấy).

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

73

Số liệu cho thấy, số tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy tăng giảm theo các

năm khác nhau, tuy nhiên số vụ và số đối tượng tăng đột biến trong giai đoạn 2010 -

2012 đây là giai đoạn mà mức tăng dân số của Cầu Giấy tăng lên rất nhanh, tăng đột

ngột. Những năm gần đây, tỷ lệ phạm tội đã được khống chế, số vụ việc và số đối

tượng giảm đi nhanh chóng. Nếu tính trong khoảng 5 năm gần đây (2011 - 2015) số

vụ án do VTN gây ra tại Cầu Giấy chiếm 8% tổng số vụ do VTN gây ra của thành

phố Hà Nội.

Về cơ cấu tội danh:

Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016)

STT Tội danh Số vụ Tỷ lệ Số đối

tượng

Tỷ lệ

1 Cướp tài sản 21 13,10 % 56 19,80%

2 Cưỡng đoạt tài sản 32 20,00 % 71 25,00%

3 Cướp giật 08 5,00 % 15 5,30%

4 Hiếp dâm, cưỡng dâm 04 2,50% 04 1,40%

5 Cố ý gây thương tích 14 8,75% 37 13,00%

6 Trộm cắp tài sản 67 41,87% 82 28,97%

7 Lừa đảo lạm dụng 04 2,5 % 04 1,40%

8 Tội danh khác 10 6,28% 14 5,13%

Tổng 160 100% 283 100%

(Nguồn: Công an quận Cầu Giấy)

Số liệu cho thấy: thứ nhất, về tội danh, nếu so với cơ cấu tội danh do VTN

gây ra của Hà Nội và của cả nước, tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy liên quan đến

nhiều tội danh khác nhau, tuy nhiên chủ yếu vẫn tập trung là tội liên quan đến tài

sản và thân thể, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản (67 vụ, 82 đối

tượng, chiếm 41,87% số vụ và 28,97% số đối tượng). Số vụ phạm tội liên quan đến

tài sản (trộm cắp, cướp giật, cướp, cưỡng đoạt) chiếm tới 79,87 % số vụ án và

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

74

79,07% số đối tượng, tỷ lệ này của Hà Nội là 61,4% và số đối tượng phạm tội liên

quan đến tài sản của cả nước là 49,38%.

Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ

2011 đến tháng 06/2015

STT Tội danh Số vụ Tỷ lệ

1 Cướp tài sản 124 15,2%

2 Cướp giật tài sản 45 5,5%

3 Hiếp dâm, cưỡng dâm 15 1,8%

4 Cố ý gây thương tích 86 10,5%

5 Trộm cắp tài sản 328 40,1%

6 Giết người 20 2,4%

7 Tội danh khác 200 24,5%

Tổng 818 100%

(Nguồn: PC45-Công an Thành phố Hà Nội)

Về cơ cấu tội danh do người VTN gây ra của cả nước: Trong số 35.654

bị can là VTN đã được cơ quan điều tra các cấp phát hiện, khởi tố điều tra (đây

là số liệu VTN phạm tội chính thức mới được lập hồ sơ xử lý từ năm 2009 đến

hết tháng 6/2014 trong cả nước) tội trộm cắp tài sản là 11.085/35.654 đối tượng

(chiếm 31,09% giảm 3%); Gây rối trật tự công cộng: 6230/35.654 đối tượng

(chiếm 17,48% giảm gần 6%), Cố ý gây thương tích: 6.087/35.654 đối tượng

(chiếm 17.07% tăng trên 8%); Cướp giật tài sản: 3.366/35.654 đối tượng

(chiếm 9,44% tổng số tăng 5%); Cướp tài sản: 4.898/35.654 đối tượng (chiếm

13,74% tăng gần 10%); Hiếp dâm, cưỡng dâm: 1.097/35.654 đối tượng (chiếm

3,06% tăng 1,7%); Giết người: 1.682/35.654 đối tượng (chiếm 4,72% tăng 3%);

Mua bán vận chuyển ma túy trái phép: 1.162/35.654 đối tượng (chiếm 3,4%

tăng so với trước 1,2%).

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

75

31.09%

9.44%

13.74%

17.07%

3.06%4.72%

3.4%

17.48%%

Cơ cấu tội danhTrộm cắp cướp giậtcướp gây rối trật tựHiếp, cưỡng dâm giết ngườiMua bán vận chuyển trái phép ma túy cố ý gây thương tích

Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước

(Nguồn: Số liệu đề tài KX02.24/11-16)

Thứ hai, tội phạm VTN phạm vào các tội liên quan đến tài sản (cướp tài sản,

cưỡng đoạt tài sản) và xâm phạm thân thể người khác (cố ý gây thương tích) thường

diễn ra dưới hình thức đồng phạm: cướp tài sản 21 vụ, 56 đối tượng; cưỡng đoạt tài

sản: 32 vụ, 71 đối tượng; cố ý gây thương tích: 14 vụ, 37 đối tượng. Số VTN thực

hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm của cả nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao là

8.805/35.654 chiếm 26,9% tổng số đối tượng.

Thứ ba, tại địa bàn Cầu Giấy chưa xuất hiện các tội nghiêm trọng như giết

người và các vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng khác do VTN gây ra.

Tuy nhiên tại Hà Nội và cả nước, một số tội danh nguy hiểm như giết người, cướp

của, hiện tượng sử dụng bạo lực có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội lại diễn ra

gay gắt và phức tạp hơn. Tỷ lệ các tội danh này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng

kể trong cơ cấu tội phạm do VTN gây ra. Tội phạm nguy hiểm như giết người

chiếm tỷ lệ đáng lo ngại: số vụ giết người tại Hà Nội là 2,4%, số vụ giết người trong

cả nước là 4.72% và đang có xu hướng tăng lên.

Thực tế trong thời gian vừa qua, một số vụ giết người, giết nhiều người bằng

thủ đoạn man rợ trong độ tuổi VTN gây ra sự bàng hoàng trong dư luận xã hội.

Điển hình như vụ Lê Ngọc Chung, Lê Văn Luyện.

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

76

Phạm nhân Lê Ngọc Chung (sinh ngày 31/5/1991), trú tại Thanh Văn, Thanh

Oai, Hà Nội là thủ phạm vụ án giết người một cách man rợ vào ngày 2/5/2007 tại số

nhà 888 phố Minh Khai, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chung đã

giết chết 5 người trong gia đình anh Đỗ Quốc Hùng. Khi gây án Chung mới 15 tuổi.

Trong vụ án Lê Văn Luyện, sát thủ này đã giết chết cả vợ chồng chủ tiệm

vàng (tiệm vàng Ngọc Bích tại Phương Sơn, Lục Nam vào ngày 24 tháng

8 năm 2011) cùng con 18 tháng tuổi, con gái lớn 8 tuổi bị chém đứt tay. Đây là vụ

án rất nghiêm trọng gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng đến trật tự an ninh tại

địa phương cũng như những ý kiến về cần sửa đổi luật phòng chống tội phạm. Lê

Văn Luyện khét tiếng vì phạm tội khi chưa đến 18 tuổi. Do vậy khi bị kết án Luyện

chỉ bị mức án nặng nhất là 18 năm tù theo luật pháp của Việt Nam tại thời điểm đó.

3.1.2. Đặc điểm nhân thân tội phạm vị thành niên

Để làm rõ hơn về tình hình tội phạm, luận án đi sâu phân tích một số đặc

điểm nhân thân của nhóm tội phạm VTN trong hồ sơ thống kê.

Về cơ cấu tội phạm phân theo giới tính: Chủ thể tội phạm VTN tại địa bàn

chủ yếu vẫn là nam giới (261 đối tượng, chiếm 93.9%) tỷ lệ tội phạm nữ chỉ chiếm

6.1%. Tỷ lệ này của của cả nước là 96,26% và 3,74%.

Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016

(Nguồn: Công an Quận Cầu Giấy)

Về độ tuổi phạm tội: Số liệu cho thấy, tội phạm VTN tập trung ở nhóm tuổi

từ 16 – dưới 18 tuổi (194 đối tượng, chiếm 67,63%), nhóm 14 - 16 tuổi chiếm

nam 93.9 %

nữ 6.1 %

Cơ cấu tội phạm theo giới tính

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

77

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

nhóm dưới 14 tuổi

nhóm dưới 16 tuổi

nhóm dưới 18 tuổi

cơ cấu tội phạm theo nhóm tuổi

cơ cấu tội phạm theo nhóm tuổi

28,36% (78 đối tượng) xuất hiện nhóm tội phạm dưới 14 tuổi (11 đối tượng, 4%).

So với tỷ lệ của cả nước, số tội phạm VTN dưới 14 tuổi thấp hơn (4%/13%).

Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%)

(Nguồn: công an quận Cầu Giấy)

Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm

xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm 2007 - 6/2013,

toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ. Độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, trong đó

dưới 14 tuổi chiếm 13%; từ 14 - 16 tuổi chiếm 34,7%, từ 16 - 18 tuổi chiếm 52%.

[149].

Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%)

(Nguồn: Đề tài KX02.24/11-16)

0

10

20

30

40

50

60

Tỷ lệ tội phạm VTN theo nhóm tuổi

nhóm từ 16 - dưới 18

Nhóm từ 14 - 16

nhóm dưới 14

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

78

Về trình độ văn hoá: Phân tích cơ cấu về học vấn của tội phạm VTN tại Cầu

Giấy và cả nước chúng ta thấy các em có trình độ học vấn tương đối thấp. Phần lớn

các em mới tốt nghiệp THCS, đáng chú ý, trong số bị can VTN vẫn có 5% các em

không biết chữ. Tuy nhiên đây chủ yếu là số VTN từ các địa phương khác tạm trú,

lao động tại địa bàn.

Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%)

(Nguồn: Công an quận Cầu Giấy)

Phân tích cơ cấu về học vấn của 35.654 tội phạm trong cả nước chúng ta thấy:

số em không biết chữ chiếm tới tỷ lệ là 9,7%. Số các em có trình độ tiểu học chiếm

2,8%, trung học cơ sở chiếm 41%, trung học phổ thông chiếm 21%. Đặc biệt, trong

số 35.654 VTN phạm tội có tới 16.334 số em đã bỏ học (chiếm 45.8%), số em có học

lực yếu, kém chiếm 60,7%.

Trong số những em trước khi gây án vẫn đang là học sinh thì nhìn chung học

lực của các em thường là yếu, kém. Trong số tội phạm VTN của cả nước có tới

60,7% các em đã bị lưu ban từ một lần trở lên. Các em cũng thuộc diện nhiều lần vi

phạm kỷ luật nhà trường phổ thông. Đặc biệt có tới 40,7% số em đã từng bị nhà

trường thi hành kỷ luật cảnh cáo hoặc đã bị đuổi học.

Phần lớn trong số tội phạm ở tuổi VTN trước khi gây án đã bỏ học, nhưng chỉ

có 40% trong số họ là có đi làm thuê để có tiền sinh sống và các nghề chủ yếu là bán

báo, phụ xây, phụ xe, phụ bán hàng...

Số liệu tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy và trong cả nước đã chứng minh

rằng bỏ học, không có việc làm và gây án, đó là con đường mà rất đông tội phạm

không biết chữ

5%

tốt nghiệp tiểu học20%

tốt nghiệp THCS51%

tốt nghiệp THPT24%

cơ cấu trình độ học vấn của nhóm tội phạm vị thành niên

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

79

VTN đã đi qua. Điều này đặt ra rất nhiều suy nghĩ đối với các nhà giáo dục và cộng

đồng xã hội.

Việc sớm rời xa nhà trường cũng làm cho các em mất các cơ hội về thụ hưởng

giáo dục trong đó có giáo dục pháp luật. Kết quả điều tra, nghiên cứu của đề tài KX

– 02/11-17 đã cho thấy phần đông VTN ở nước ta vẫn chưa có được những kiến

thức pháp luật cần thiết để vào đời. Nhiều người trong số họ chỉ khi bị kết án mới

vỡ lẽ rằng mình đã phạm vào những tội đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Rất nhiều

người khác, chỉ thực sự bắt tay vào nghiên cứu pháp luật khi đã ở trong cảnh tù đày.

Về đặc điểm tâm lý - xã hội: Phân tích sâu hơn về những đặc trưng về nhận

thức, tâm lý của nhóm tội phạm VTN của cả nước, chúng ta cũng có thể phát hiện được

rất nhiều con số đáng chú ý. Chẳng hạn như, trong số 35.654 VTN phạm tội, có tới

85,4% là nghiện thuốc lá, thuốc lào. Tỷ lệ các em nghiện hoặc thích uống rượu, bia

33%. Có tới 1,5% tội phạm VTN là người nghiện ma túy.

Tỷ lệ VTN phạm tội thích xem video đen các loại phim chưởng, kiếm hiệp

nhiều tập là 58,6%. Có tới 20% đối tượng thích xem phim kích động tình dục. Các đối

tượng tội phạm VTN không đọc bất kỳ một loại sách báo nào cũng như không hề xem

truyền hình là 19,2%).

Vấn đề đáng chú ý là cảm giác tội lỗi sau khi gây án ngày càng ít, ngày càng

nhiều tội phạm VTN không có cảm giác tội lỗi, ăn năn khi phạm tội, trái lại cho rằng

hành vi của mình là hành động anh hùng phản ứng lại xã hội thối nát. Điều này ảnh

hưởng lớn đến việc cải tạo số tội phạm này.

Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh

trong tội phạm vị thành niên (%)

(Nguồn: đề tài KX02.24/11-16)

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

nghiện thuốc lá, thuốc lào

nghiện rượu, bia

nghiện ma túy

thích xem phim bạo lực

xem phim kích dục

không đọc sách báo

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

80

Đặc biệt có tới 70% đối tượng tội phạm VTN được hỏi cho biết các em đã

không bao giờ tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội. Đây là con số rất đáng suy nghĩ đối với

những người làm công tác thanh niên, đặc biệt là những cán bộ Đoàn. Đoàn thanh niên,

với tư cách là người đại diện cho thanh thiếu niên đã dường như vắng bóng trong các

nhóm đối tượng đặc thù này. Khi đối tượng VTN trở thành kẻ vi phạm và bị xử lý pháp

luật thì dường như Đoàn thanh niên đã có phần gạt chúng khỏi tầm kiểm soát và giáo

dục của mình.

3.1.3. Nguyên nhân phạm tội của VTN

Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Tội phạm vị thành niên – thực trạng,

giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện

nay”, trong những nguyên nhân dẫn tới tội phạm ở VTN có những nguyên nhân đến

từ bản thân các em, có những nguyên nhân thuộc về gia đình và xã hội. Tuy nhiên

việc phạm tội ở VTN thường bắt nguồn từ gia đình, sau đó mở rộng tới cộng đồng

và trường học, từ xung đột với cha mẹ, bạn bè phát triển thành sự xâm hại đối với

người lạ.

Về bản thân trẻ VTN phạm tội: Mặc dù, do nhiều nguyên nhân điều kiện

khác nhau như đã phân tích, song phải thừa nhận rằng phần lớn tội phạm VTN thiếu

tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, bản lĩnh và ý chí phấn đấu kém.

Trong 35.654 trẻ VTN phạm tội có đến trên 80% các em thiếu sự tu dưỡng,

rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, nhất là những học sinh cá biệt đua đòi các thói

hư tật xấu, bị bạn bè lôi kéo vào con đường phạm pháp, phạm tội.

Khi phân tích số liệu thống kê về tội phạm VTN cho thấy tỷ lệ số em sử dụng

Internet là khá cao. Cứ 10 VTN vi phạm pháp luật hình sự thì có 7 người đã biết sử

dụng Internet trước khi vi phạm pháp luật và khoảng 5 trong số đó sử dụng Internet

hơn 2 giờ/ngày. Tỷ lệ sử dụng Internet từ 2 đến 5 giờ/ngày ở mỗi khu vực nghiên cứu

là trên dưới 20%. Tỷ lệ trẻ VTN sử dụng trên 5 giờ/ngày cao nhất ở khu vực Miền Bắc

với 38,4% (cao hơn gấp hai lần khu vực Miền Tây Nam bộ); tỷ lệ thấp nhất là ở Miền

Tây Nam bộ với 15%. Đáng chú ý là, gần 90% số trẻ VTN vi phạm pháp luật hình sự

được hỏi đều cho rằng, sử dụng Internet chỉ để chơi game, trong số đó có tới 70% số

em chơi game có nội dung bạo lực [36 ; tr. 1470-1471].

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

81

Trong số tội phạm VTN cũng có đến trên 20% các em ngay từ khi mới cắp

sách đến trường đã có các biểu hiện ương bướng, cãi lại bố mẹ, thầy cô giáo; xấc

láo với người lớn tuổi; thiếu trung thực, gian dối; thích gây gổ đánh nhau. Do vậy,

khi hoàn cảnh gia đình hay trong môi trường học tập của các em phát sinh những

vấn đề không thuận lợi rất dễ làm cho các em bị sa ngã đi vào con đường phạm

pháp, phạm tội.

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp

(Bộ Công an), từ năm 2002 đến tháng 6/2013, tại 4 trường giáo dưỡng gồm Trường

giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình; số 3 - Đà Nẵng; số 4 - Đồng Nai và số 5 - Long An đã

tiếp nhận 21.836 người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trong đó có 21.335

nam, chiếm 97,93%; nữ có 501 em, chiếm 2,07%. Tính đến hết tháng 6/2013, 4

trường giáo dưỡng quản lý 2.834 học sinh, trong đó có 70 em là nữ. Trong đó có

40,7% các em đã từng bị nhà trường thi hành kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học, hơn

85% số em nghiện thuốc lá, thuốc lào, gần 60% thích xem phim đồi trụy, phim đen,

33% em thích uống rượu, bia [150].

Về hoàn cảnh gia đình: Phân tích hoàn cảnh và điều kiện sống của nhóm đối

tượng tội phạm VTN chúng ta cũng có thể thấy có khá nhiều nét đặc biệt, có đến gần

50% rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu

chè, cờ bạc, trong gia đình thường xảy ra bạo lực, bố mẹ ly dị, ly thân… Có tới 34,4%

các em sống trong hoàn cảnh thiếu hẳn sự chăm sóc của bố mẹ đẻ, trong đó số phải

sống với ông bà (nội, ngoại) là 4,8%; với anh chị em ruột: 2,4%; với cô, chú, dì, bác,

cậu: 0,9%; với bố mẹ nuôi: 9,1%; với bố dượng, mẹ kế: 0,9%; sống một mình: 1,0%.

Các số liệu thống kê cũng cho thấy có tới 14,5% số đối tượng tội phạm VTN là những

người “đi bụi” sống lang thang.

Số còn lại cũng là do người lớn trong gia đình không quan tâm hoặc không nắm

được các tri thức cần thiết về giáo dục con cháu. Nhiều gia đình đã không hiểu biết về

đặc điểm diễn biến tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn, nên việc quản lý, giáo dục trẻ em

chưa phù hợp, thiếu quan tâm tới trẻ em, để các trẻ em tự do quan hệ tiếp xúc với bạn

bè xấu, bỏ nhà lang thang bụi đời. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế lại quá nuông

chiều con cái, tạo điều kiện cho chúng được đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi phi lý, dung

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

82

túng cho chúng lối sống ích kỷ, hẹp hòi hoặc để chúng tự do tiếp xúc với văn hóa phẩm

độc hại, phim ảnh đồi trụy, bạo lực mà không có biện pháp giáo dục, lên án, ngăn chặn

kịp thời.

Về phía nhà trường, công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành

pháp luật ở một số trường học còn hạn chế, việc giảng dạy môn giáo dục công dân

chưa đạt kết quả như mong muốn. Việc chăm lo cải thiện đời sống tinh thần, tạo ra sân

chơi bổ ích thu hút học sinh còn nhiều bất cập.

Một số biểu hiện tiêu cực của các nhà trường, của đội ngũ thầy giáo, cô giáo,

cán bộ quản lý chậm được phát hiện xử lý. Các hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội chưa

đáp ứng được nhu cầu của học sinh trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, vui chơi và cách

ứng sử có văn hóa khi phát sinh mâu thuẫn.

Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và lực lượng Công an cơ

sở trong quản lý, giáo dục học sinh hư, học sinh cá biệt còn chưa được quan tâm thực

hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng nhiều em trong số này đã tham gia vào các hoạt

động tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

Về phía môi trường cộng đồng: Mặc dù đã có nhiều cố gắng của toàn xã hội,

nhưng môi trường xã hội ở nước ta vẫn còn tồn tại quá nhiều các vấn đề chưa thật sự

bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và nhất là an toàn cho sự phát triển lành mạnh

và toàn diện cả về tâm hồn, đạo đức và trí tuệ của trẻ.

Các điểm vui chơi giải trí, thể thao lành mạnh cho trẻ em ngày càng thu hẹp;

công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức xã hội cho các em ở trong trường

học, ở từng địa bàn cơ sở và nhất là việc quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật tại

cộng đồng dân cư của các lực lượng chức năng chưa được quan tâm thực hiện thường

xuyên và thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể xã hội.

Điều đáng báo động, là gần đây nhiều băng, nhóm tội phạm nguy hiểm đã

khống chế, thu nạp trẻ VTN thành các nhóm Bán báo, đánh giầy, ăn mày, ăn xin…

thực chất là tổ chức “chăn dắt” để bóc lột các em. Ở mức cao hơn, bọn chúng còn bắt

các em thực hiện các hành vi trộm cắp, móc túi; cướp giật, mua bán ma túy… hàng

ngày nộp tiền cho chúng trước sự bất lực, yếu kém của một số cơ quan chức năng và sự

bàng quang, vô tình của xã hội.

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

83

3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay

3.2.1. Về những thay đổi trong nhận thức, thái độ, nhu cầu và định hướng

giá trị của vị thành niên về cuộc sống hiện nay

Đất nước ta đã và đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sự du nhập của nhiều

nội dung và dạng thức văn hóa từ nước ngoài đang làm hình thành những chuẩn

mực, những thói quen mới ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, lối sống của tất cả các

tầng lớp nhân dân, đặc biệt VTN, lứa tuổi có nhiều biến đổi quan trọng trong cuộc

đời, nó có ý nghĩa trong quá trình phát triển nhân cách sau này của cá nhân. Kết quả

khảo sát tại quận Cầu Giấy cho thấy:

Trước hết về định hướng giá trị sống của VTN: Với 10 tiêu chí về giá trị

sống được đưa ra có 5 tiêu chí được các em lựa chọn với tỷ lệ cao hơn 50%, lần lượt

là: Học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt (81,3%); tránh xa các tệ nạn xã

hội (76,6%); Năng động, sáng tạo (75,0%); quan tâm đến mọi người xung quanh

(69,3%) và cần cù, chăm chỉ (71,6%).

Ngoài ra các tiêu chí khác cũng được các em lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao

trên 40% như: Biết làm giàu và hưởng thụ thành quả của mình; cần quan tâm đến

mình và gia đình trước hết và hy sinh quyền lợi cá nhân cho tập thể. Hai tiêu chí có

tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là: Mọi người phải vì mình (16,7%) và hưởng thụ cho bằng

chị, bằng em (11,6%).

Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay

tại quận Cầu Giấy (%)

1. Học tập, rèn luyện nâng cao

trình độ về mọi mặt 81,3

6. Biết làm giàu và biết hưởng thụ

thành quả của mình 46,6

2. Tránh xa các tệ nạn xã hội 76,6

7. Hy sinh quyền lợi cá nhân cho

tập thể 42,6

3. Năng động, sáng tạo 74,9

8. Cần quan tâm đến mình và gia

đình trước hết 38,3

4. Quan tâm đến mọi người xung

quanh 69,3

9. Mọi người vì mình (xã hội phải

quan tâm đến mình) 16,6

5. Cần cù, chăm chỉ 71,6

10. Hưởng thụ cho bằng chị, bằng

em 11,6

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

84

Về nhu cầu cấp bách của VTN hiện nay có tới 85,8% VTN cho biết nhu cầu

học tập, nâng cao trình độ học vấn là nhu cầu cấp thiết. Kết quả này là một điều

đáng mừng, khi chúng ta thấy được các em đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm ở

độ tuổi của mình là học tập, nâng cao trình độ học vấn. Các em xác định được học

vấn là nền tảng cho sự phát triển của tương lai.

Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%)

1. Học tập, nâng cao trình độ học vấn 85,8

2. Nhu cầu được đi học tập, lao động nước ngoài 40,7

3. Học tập tin học, công nghệ thông tin 31,9

4. Nhu cầu được đối xử công bằng 34,7

5. Học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp 27,3

6. Nhu cầu được hoạt động tình nguyện, từ thiện 23,8

7. Nhu cầu được biết nhiều thông tin 22,7

8. Nhu cầu được vào Đảng, vào Đoàn 12,6

9. Nhu cầu việc làm thêm 11,7

10. Nhu cầu được tự do tín ngưỡng 6,7

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Tuy nhiên, trong nhận thức, đánh giá của các em về cuộc sống, xã hội... cũng

tồn tại những nhân tố tiêu cực. Khi được hỏi “Thanh thiếu niên hiện nay đã sống

lành mạnh chưa” để VTN tự đánh giá về lối sống của thế hệ mình, các em có đánh

giá chưa tốt về sự lành mạnh trong cuộc sống xung quanh mình: Có 68,7% VTN trả

lời chỉ một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay sống lành mạnh, 18,0% người trả lời

đa số thanh thiếu niên thể hiện lối sống lành mạnh và 13,3% người trả lời rất ít

thanh thiếu niên thể hiện được lối sống lành mạnh.

Đánh giá về chất lượng đời sống của bản thân mình so với thế hệ trước, một

bộ phận VTN cũng không có đánh giá lạc quan. Có tới 48,7% VTN được hỏi cho

rằng lối sống của của họ là kém hơn trước; 8,3% là tỷ lệ lựa chọn ở mức tốt hơn rất

nhiều và 7,8% lựa chọn kém hơn rất nhiều; 5,5% lựa chọn không có gì thay đổi và

29,7% cho biết có tốt hơn nhưng chưa nhiều.

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

85

8,3

29,7

48,7

7,8

5,5

0 10 20 30 40 50

Tốt hơn rất nhiều

Có tốt hơn nhưng chưa nhiều

Kém hơn trước

Kém hơn trước rất nhiều

Không có gì thay đổi

Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu

niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Đánh giá về ý thức học tập của tuổi VTN nói chung hiện nay cho thấy: Có

tới 38,5% các em lựa chọn đa số VTN hiện nay học tập cầm chừng; 37,9% đa số có

tiêu cực trong thi cử; 27,3% đa số không có ý thức học tập. Những tỷ lệ này đã phần

nào phản ánh thực tế đáng buồn hiện nay, dù đa số các em xác định được nhiệm vụ

trọng tâm ở độ tuổi của mình là học tập nâng cao trình độ, nhưng cũng có một số

không ít các em chưa dành thời gian đúng mức cho việc học tập và còn có những

hành vi không trung thực trong học tập.

Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước

hiện nay (%)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

West

0

20

40

60

Rất tin tưởng, vui

mừng, phấn

khởi

Băn khoan, lo lắng

Không quan

tâm

29.5

58.9

11.7

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

86

Đáng chú ý, một bộ phận không nhỏ VTN hiện nay có thái độ thờ ơ, không

quan tâm đến hoàn cảnh đất nước. Khi hỏi về tâm trạng của VTN đối với hoàn cảnh

đất nước hiện nay, có 29,5% VTN cảm thấy tin tưởng, vui mừng, phấn khởi. Tuy

nhiên cũng có tới 58,9% các em thấy băn khoăn, lo lắng và 11,6% cho biết không

quan tâm đến hoàn cảnh đất nước ta hiện nay. Những con số này đã cắt nghĩa được

phần nào về thái độ, hành vi và phản ứng lại xã hội, thậm chí có phần bất mãn của

VTN phạm tội.

Nhận thức, thái độ của các em sẽ ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng lại xã

hội, nó cũng được thể hiện ở cách mà các em hành xử với bạo lực. Phân tích về cảm

nhận của các em khi đã chứng kiến tận mắt cảnh đánh nhau, bạo lực từ kết quả khảo

sát cho thấy: mặc dù có khoảng 43,3% các em cảm thấy ghê sợ, căm ghét bạo lực,

quyết tâm ngăn chặn bạo lực và 39,6% cảm thấy cần tránh xa bạo lực tránh xảy đến

với mình, thì cũng có tới 12,3% sẵn sàng rèn luyện để đáp trả bạo lực. Khi được hỏi

nếu bị người khác gây gổ, bắt nạt các em sẽ làm gì, kết quả khảo sát cho thấy:

59,3% các em dùng việc giải thích để cùng hiểu và thông cảm với nhau; 24,3%

tránh xa dù bất kể đúng sai; 8,8% đánh lại đến cùng dù mình có thể yếu hơn; 7,7%

lượng sức mình để đánh lại.

Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%)

- Ghê sợ, phản đối các hình ảnh bạo lực 43,3

- Phải cấm chiếu phim bạo lực 15,8

- Cần tránh xa khi bạo lực đến với mình 39,6

- Phải dùng bạo lực chống lại cách hành xử bạo lực chứ 11,8

- Xã hội còn bất công thì chúng ta còn cần đến bạo lực 15,7

- Sẵn sàng rèn luyện đáp trả mọi bạo lực 12,3

- Bạo lực là cần thiết để bảo vệ danh dự của mình 9,6

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Tỷ lệ các em VTN muốn dùng bạo lực để chống lại bạo lực khá cao như

trên, khiến chúng ta không khỏi không lo ngại. Điều này nếu không được quan

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

87

tâm ngăn chặn rất có thể trở thành mầm mống của những hành vi bạo lực và sai

lệch ở tuổi VTN.

Kết quả trên đã cho thấy, một bộ phận VTN hiện nay đang băn khoăn, lo

lắng trước những biến đổi to lớn của đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa của đất

nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ VTN thiếu lòng tin vào xã hội và chính thế hệ mình, không

quan tâm tới hoàn cảnh đất nước, xao nhãng học tập, có xu hướng hành xử bạo lực

cũng là những con số đáng để chúng ta quan tâm. Tuy tỷ lệ này không lớn nhưng

cũng rất đáng lo ngại bởi đây là một trong những nguyên nhân hình thành nên một

lối sống bàng quang, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước cuộc sống làm ảnh hưởng trước

hết đến sự phát triển của chính bản thân các em sau đó là ảnh hưởng đến sự phát

triển của đất nước, nó cũng giải thích được phần nào về thái độ, hành vi và phản

ứng lại xã hội, thậm chí có phần bất mãn, phản kháng lại xã hội của VTN dẫn tới

những hành vi phạm tội trong lứa tuổi này.

3.2.2. Hiểu biết về pháp luật và tội phạm của VTN

Vấn đề bản thân VTN nhận thức về pháp luật và hiệu quả của pháp luật trong

việc điều chỉnh hành vi như thế nào có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa và

ngăn chặn VTN phạm tội.

Tìm hiểu về hiểu biết của các em về tội phạm VTN, kết quả khảo sát tại quận

Cầu Giấy cho thấy: 64,3% các em đã nghe và biết về tội phạm VTN; 33,4% các em

đã được nghe nói vài lần và có 2,3% chưa nghe bao giờ.

Khi hỏi về việc biết các thông tin về tội phạm VTN từ đâu thì kết quả cho biết

tỷ lệ người biết về tội phạm VTN từ internet lại cao nhất 83%, thứ hai là tivi 77,7%, số

người trả lời từ hoạt động của Đoàn, hội là thấp chỉ có 27,3%. Điều này phù hợp với

phương thức thông tin trong xã hội hiện nay. Số liệu trên cho thấy, đối với VTN, các

em chịu ảnh hưởng của các kênh thông tin thời đại hơn là các kênh truyền thống.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

88

Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%)

Kết quả khảo sát các chỉ báo này trong cả nước cũng cho kết quả tương tự. Nguồn

thông tin để các em biết được về tội phạm VTN đa số là thông qua tivi chiếm tỷ lệ

82,1%, thông qua mạng internet chiếm tỷ lệ 74,5%. Tỷ lệ các em biết được thông tin về

tội phạm VTN qua gia đình, nhà trường, tổ chức Đoàn, đội có nhưng tỷ lệ rất thấp.

Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%)

- Xem Tivi 82,1 - Tổ chức Đoàn, đội 11,2

- Đọc báo, tạp chí 57,1 - Thông qua nhà trường, thầy cô 36,1

- Đọc trên Internet 74,5 - Thông qua bố mẹ 36,2

- Dư luận xã hội 41,4 - Thông qua bạn bè 36,1

(Nguồn: Đề tài KX02.24/11-16)

Kết quả này phản ánh đúng thực tế đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay với sự

phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật hiện nay và sự bùng nổ về thông tin trên

các phương tiện truyền thông, các em trong độ tuổi VTN được tiếp xúc với phương tiện

truyền thông đại chúng nhiều hơn, nguồn thông tin đa dạng nhiều chiều hơn giúp các em

biết được nhiều thông tin hơn.

Tuy nhiên một phần lớn thông tin trên internet, trên các mạng xã hội là không

được kiểm soát, thiếu tính chính xác. Mặt khác truyền thông hiện nay để thu hút chú ý

của công chúng nên nhiều khi đưa tin phiến diện, nhạy cảm, giật gân, mang tính bạo lực,

Qua tiviqua báo

chíqua

internet

tổ chức xã hội, NGO

qua Đoàn,

hội

qua nhà trường

qua bố mẹ

qua bạn bè

qua kênhkhác

Kênh thông tin 77.7 61.7 83 12 27.3 47.7 50 48.7 1.7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

89

tiêu cực. Các nghiên cứu (Anderson và Bushman (2002); Anderson, Gentile và Buckley

(2007)…,) chỉ ra bạo lực truyền thông làm tăng khả năng bạo lực. Việc sớm tiếp xúc với

các thông tin đa chiều và các thông tin liên quan đến mặt trái xã hội trong khi các em

chưa sàng lọc hết được những nguồn thông tin nào là chính xác, thông tin nào là có ích,

các em dễ bị nhiễu loạn thông tin, tác động tiêu cực đến tư tưởng và niềm tin của giới trẻ

đối với xã hội, dẫn đến những cách hiểu, nhìn nhận sai lệch về xã hội từ đó dẫn đến phản

ứng, hành động sai lệch.

3.2.3. Các hoạt động hàng ngày nghèo nàn và không mang nhiều yếu tố

tích cực

Việc sử dụng thời gian rỗi, thói quen sinh hoạt hàng ngày mang tính tích cực hay

tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến khả năng các em có phạm tội và vi phạm pháp luật hay không

do việc tham gia các hoạt động này sẽ làm giảm cơ hội phạm tội và tham gia các

hoạt động phạm pháp khác (việc đầu tư thời gian và sự tập trung).

Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%)

Những việc làm trong giờ rỗi

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không bao

giờ

- Tìm kiếm trên mạng Internet 48,6 44,5 6,9

- Tán gẫu với bạn bè 46,8 43,9 9,3

- Đi chơi thể dục, thể thao 40,2 49,8 10,0

- Chơi Game, chat 36,5 49,0 14,5

- Đi thăm cha mẹ, ông bà, họ hàng 34,8 58,1 7,1

- Học tập văn hoá 30,3 59,2 10,5

- Học vi tính (CNTT) 23,1 53,3 23,6

- Đọc báo, đọc sách truyện 20,3 56,7 23,0

- Học ngoại ngữ 20,3 56,7 23,0

- Học thêm chuyên môn, học nghề 13,3 45,8 40,9

- Bàn chuyện làm ăn với gia đình, bạn bè 9,5 33,3 57,2

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

90

Kết quả điều tra đã cho thấy trong 11 chỉ báo về các việc các em thường làm

trong thời gian rỗi không mang nhiều yếu tố tích cực. Trong khi việc học tập thêm về văn

hóa chỉ chiếm 30,3%, học thêm chuyên môn, học nghề chỉ chiếm 13,3%, đọc báo, đọc

sách, đọc truyện chiếm 20,3%, bàn chuyện về công việc làm ăn với gia đình và bạn bè

chỉ chiếm 9,5%, thì những công việc thường xuyên nhất lại là tìm kiếm thông tin trên

mạng internet chiếm tỷ lệ 48,6%, tán gẫu với bạn bè 46,8%, chơi game, chát 36,5%.

Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%)

Hoạt động trong thời

gian rỗi

Giới tính

Nam Nữ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa bao

giờ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa bao

giờ

Chơi game, chat, tìm

kiếm trên internet 57,9 40,1 2,0 68,1 28,4 3,5

Tán gẫu với bạn bè 48,4 46,4 5,2 60,0 37,1 2,9

Học ngoại ngữ, vi

tính 43,2 44,4 12,4 37,7 52,9 9,4

Đi chơi thể dục, thể

thao 41,6 53,2 5,2 23,2 59,4 17,4

Đọc sách báo, truyện 35,9 55,6 8,5 43,3 51,7 5,0

Học tập văn hóa,

năng khiếu 34,7 50,7 14,6 33,8 54,7 11,5

Học thêm chuyên

môn, học nghề 21,6 45,9 32,5 11,8 45,6 42,6

Đi thăm ông bà, họ

hàng 19,2 69,5 11,3 13,6 78,6 7,8

Tham gia hoạt động

liên quan tôn giáo 10,6 52,3 37,1 5,7 50,7 43,6

Tham gia hoạt động

công ích, tình nguyện 12,3 46,9 40,8 6,3 64,6 29,1

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát tại quận Cầu Giấy như Bảng 3.13 cho thấy, thói quen sinh

hoạt của các em cũng tương tự như kết quả khảo sát trong cả nước: hoạt động phổ

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

91

biến nhất trong thời gian rỗi của các em chơi game, chat, tìm kiếm trên internet, tán

gẫu với bạn bè, các hoạt động học tập bổ sung về văn hóa, năng khiếu, thăm ông bà,

họ hàng, hoạt động liên quan đến tôn giáo hay công ích, tình nguyện chiếm có tỷ lệ

thấp hơn. Phân theo giới tính thì các em nam có xu hướng tham gia các hoạt động

xã hội cao hơn các em nữ như hoạt động thể dục thể thao, tham gia các hoạt động

công ích tình nguyện, học thêm văn hóa, ngoại ngữ…trong khi các em nữ có mức

độ tham gia các hoạt động tình cảm cao hơn như tâm sự với bạn bè, đọc sách báo,

internet (có 41,6% các em nam thường xuyên tham gia hoạt động thể dục thể thao

và chỉ có 23,2% các em nữ thường xuyên tham gia thể thao, 60,0% các em nữ

thường xuyên tâm sự với bạn bè, tỷ lệ này ở nam là 48,4%).

Đây là những chỉ báo rất đáng lo ngại. Nó cho thấy đời sống sinh hoạt của

VTN là khá nghèo nàn. Đây là giai đoạn các em chuẩn bị để bước vào cấu trúc xã

hội – nghề nghiệp của hệ thống xã hội, sự chuẩn bị về mặt kiến thức và kỹ năng sẽ

quyết định đến cơ hội nghề nghiệp và thành công của các em sau này, tuy nhiên kết

quả điều tra cho thấy các em thiếu sự đầu tư thời gian và nguồn lực cho việc tu

dưỡng, rèn luyện, trang bị các kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Việc chơi game, chát

và lang thang trên mạng là một trong những nguy cơ dễ dẫn các em đến các hành vi

tội phạm. Thực tế cho thấy nhiều bị can trong lứa tuổi VTN đều có nguyên nhân từ

mạng internet, game online.

3.2.4. Một bộ phận vị thành niên đã tham gia vào các tệ nạn xã hội và vi

phạm pháp luật

Để làm rõ hơn về sự hiện diện của các nguy cơ về tội phạm từ cuộc sống hàng

ngày của vị thành niên, đề tài nghiên cứu đã đưa ra 12 hoạt động có liên quan đến các tệ

nạn xã hội và vi phạm pháp luật (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) để tìm

hiểu về mức độ tham gia của các em đối với những hoạt động này trên cả nước và riêng

quận Cầu Giấy. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3 cho thấy những con số rất

đáng lo ngại.

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

92

Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã

thực hiện (%)

Hoạt động Nhiều lần Một lần Chưa

bao giờ

1 Vi phạm luật lệ giao thông 5,4 16,3 78,3

2 Các hình thức đánh bạc 4,4 16,8 78,8

3 Xem và đọc văn hoá phẩm đồi truỵ 3,5 6,4 90,1

4 Uống rượu, bia, hút thuốc lá 3,1 10,6 86,3

5 Đánh nhau trong trường 2,8 13,5 83,7

6 Cãi lại thầy cô 2,7 14,1 83,2

7 Quan hệ tình dục 2,7 2,6 94,7

8 Đi theo một nhóm bạn vi phạm trật tự xã

hội

2,6 4,7 92,7

9 Đua xe và cổ vũ đua xe 2,3 4,0 93,7

10 Phản ứng lại với chính quyền, công an 2,0 4,8 93,2

11 Lấy trộm tài sản khi có cơ hội 1,4 4,6 94,0

12 Sử dụng chất ma tuý 1,2 2,5 96,3

(Nguồn: Đề tài KX02.24/11-16)

Hoạt động có tỷ lệ các em đã từng tham gia và từng vi phạm nhiều lần nhất là vi

phạm luật giao thông. Có tới 21,7% VTN được hỏi nói rằng đã từng vi phạm luật giao

thông trong đó 5,4% VTN vi phạm nhiều lần, 16,3% vi phạm một lần.

Hoạt động có tỷ lệ VTN tham gia nhiều thứ hai là các hình thức đánh bạc. Có tới

21,2% VTN nói rằng họ đã từng tham gia đánh bạc, trong đó 4,4% nói rằng đã đánh bạc

ở mức nhiều lần, 16,8% ở mức độ 1 lần.

Hoạt động cao tỷ lệ tham gia cao thứ ba là xem và đọc văn hóa phẩm đồi trụy. Có

khoảng 9, 9% nói rằng mình đã tham gia đánh bạc, trong đo 3,5% VTN nói rằng đã đánh

bạc nhiều lần và 6,4% đã tham gia đánh bạc một lần. Ngoài ra các hành động như cãi lại

thầy cô, đánh nhau trong trường học, uống rượu bia, hút thuốc lá … có tỷ lệ các em đã

tham gia ở mức độ một lần là trên 10,0%. Cụ thể là:

Tỷ lệ VTN được hỏi đã sử dụng chất ma túy là 3,7%, trong đó nhiều lần là 1,2%,

sử dụng một lần là 2,5%. Thực ra nếu coi sử dụng ma túy là một thứ tệ nạn xã hội thì tỷ

lệ nói trên cũng là rất đáng lo ngại.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

93

Trong bối cảnh bạo lực học đường trong thời gian gần đây đã tăng lên đáng kể,

chúng ta lại thấy, có tới 16,3% số VTN nói rằng mình đã tham gia đánh nhau trong

trường trong đó đánh nhau một lần là 13,5%, đánh nhau nhiều lần là 2,8%.

Số VTN nói rằng mình đã có quan hệ tình dục là 5.3%, trong đó quan hệ tình dục

nhiều lần 2,7%, một lần là 2,6%. Tỷ lệ VTN cãi lại thầy cô cũng khá cao là 16,8%, trong

đó cãi thầy cô nhiều lần là 2,7%, một lần là 14,1%.

Tỷ lệ VTN nói rằng họ đã phản ứng lại với chính quyền và công an cũng chiếm

tới 6,8%, uống rượu bia là là 13,7% trong đó uống thường xuyên là 3,6%.

Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%)

Hoạt động sai phạm

từng thực hiện

Giới tính

Nam Nữ

Nhiều

lần Một lần

Chưa bao

giờ Nhiều lần Một lần

Chưa bao

giờ

Xem và đọc truyện

sex 34,7 10,0 55,3 20,4 9,9 69,7

Vi phạm giao thông 24,8 19,6 55,6 26,8 23,2 5,0

Uống rượu, bia,

thuốc lá 24,1 17,5 58,4 10,2 16,2 73,6

Các hình thức đánh

bạc 19,9 13,2 66,9 20,0 10,0 70,0

Cãi lại thầy cô 18,3 24,8 56,9 11,3 14,9 73,8

Quan hệ tình dục 13,7 6,5 79,8 7,0 4,3 88,7

Đi theo một nhóm

bạn vi phạm trật tự

xã hội

12,6 8,6 78,8 7,1 6,3 86,6

Phản ứng lại chính

quyền, công an 9,3 11,8 78,9 2,8 6,4 90,8

Đánh nhau trong

trường 7,2 23,7 69,1 4,3 10,6 85,1

Lấy trộm tài sản khi

có cơ hội 7,1 9,2 83,7 0,7 8,5 90,8

Đua xe và cổ vũ đua

xe 5,3 10,6 84,1 1,4 9,9 88,7

Sử dụng ma túy 3,7 11,8 84,5 2,1 5,7 92,2

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

94

Kết quả khảo sát tại quận Cầu Giấy cho thấy, tất cả 12 chỉ báo đều có tỷ lệ

VTN lựa chọn, cho thấy VTN đã có nhiều hành vi sai phạm với mức độ rất cao, khi

so sánh với tỷ lệ của cả nước thì cao hơn rất nhiều, từ các hành vi lệch chuẩn về đạo

đức, lối sông như xem và đọc truyện sex, quan hệ tình dục, cãi lại thầy cô giáo,

đánh nhau trong trường đến việc vi phạm pháp luật (vi phạm giao thông, đua xe,

trộm cắp, phản ứng lại chính quyền, công an, vi phạm trật tự xã hội), nghiêm trọng

hơn là sử dụng chất ma túy. Số liệu cũng cho thấy số các em nam có tỷ lệ vi phạm

cao hơn các em nữ. Xem xét một số hành vi sai phạm chúng ta thấy có tới 44,7%

các em nam và 30,3% các em nữ đã từng xem và đọc truyện sex, 19,3% số nam và

11,3% số em nữ đã từng quan hệ tình dục ở tuổi VTN, có tới 15,5% số em nam và

7,8% số nữ đã từng sử dụng mà túy, 44,4% các em nam và 50,0% số nữ đã từng vi

phạm giao thông, 31,9% số nam và 14,9% số nữ đã từng đánh nhau trong trường.

So với tỷ lệ tham gia các hoạt động này của cả nước thì hoạt động của VTN tại quận

Cầu Giấy cao hơn rất nhiều và có thể nói ở mức báo động. Tất cả các chỉ báo đều

cao hơn rất nhiều so với tình hình chung của cả nước: ví dụ tỷ lệ sử dụng chất ma

túy nhiều lần: 3,7%/1,2%, vi phạm luật lệ giao thông nhiều lần: 24,8%/ 5,4%, xem

và đọc văn hóa phẩm đồi trụy: 22,5%/3,5%, quan hệ tình dục nhiều lần

10,35%/2,7%. Đây thực sự là những con số đáng báo động về lối sống của VTN

hiện nay, nếu không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời thì có khả năng nhiều

VTN sẽ rơi vào con đường phạm tội.

Con đường đi vào phạm tội của VTN thường bắt đầu bằng những hành vi sai

phạm nhỏ. Không phải tất cả VTN có vi phạm nhỏ đều diễn tiến tới phạm tội nhưng

những VTN phạm tội đều đã từng có các hành vi sai lệch trước đó. Vì vậy các hành

vi sai lệch là thông tin có thể dự đoán về khả năng phạm tội của VTN. Một tỷ lệ các

em có các hoạt động như trên là đáng lo ngại, các em có nguy cơ cao đi vào con đường

phạm tội nghiêm trọng nếu không được phát hiện, ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời.

Đáng quan tâm là nhiều trong số các hành vi sai phạm này ví dụ như uống rượu bia, hút

thuốc lá, vi phạm luật lệ giao thông, xem và đọc văn hóa phẩm đồi trụy, sử dụng chất

kích thích, quan hệ tình dục các em lại xem nó là điều bình thường trong lối sống của

thanh niên thời nay. Điều này cũng lý giải vì sao các tỷ lệ các có hiểu biết về pháp luật

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

95

nhưng vẫn vi phạm pháp luật, cho thấy ảnh hưởng của luật pháp đối với việc điều chỉnh

hành vi của các em đang sụt giảm.

3.3. Tiểu kết chương 3

Thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, có vai trò quan

trọng, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một thế hệ VTN

lành mạnh hiện nay sẽ đảm bảo tương lai vững chắc cho đất nước trong tương lai.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực trạng tội phạm VTN ở Việt Nam

có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Hành vi tội

phạm của VTN không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng trực tiếp đến khách thể, chủ thể

mà còn gây ra những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội. Số lượng các vụ án tăng

nhanh, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, ngày càng nguy hiểm và để lại

những hậu quả nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm xôn xao

dư luận xã hội. Việc gia tăng các vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phạm tội

không chỉ tăng về số lượng các bị cáo, mà tuổi đời phạm tội của các bị cáo là người

chưa thành niên cũng đang ngày càng trẻ hoá. Nguy hiểm hơn, thủ đoạn phạm tội

hiện nay của nhiều đối tượng VTN không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ,

mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các

băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao.

VTN của nước ta hiện nay nói chung và tại địa bàn Cầu Giấy nói riêng

đang đối mặt nhiều nguy cơ phạm tội ở các mức độ khác nhau: sai lệch trong nhận

thức, thái độ sống, lối sống có các yếu tố tiêu cực và nghiêm trọng hơn đã diễn

tiến thành các hành vi vi phạm pháp luật. Việc nhận diện những nguy cơ này là cơ

sở để tìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu khả năng VTN phạm tội và hơn nữa

phòng ngừa phạm tội khi VTN bước vào tuổi trưởng thành, hun đúc các em thành

những công dân tốt, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

96

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN

CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA

CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng

ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy

4.1.1. Đặc điểm tình hình địa bàn

Tình hình địa bàn sẽ cho thấy mức độ lành mạnh hay “anomie” của cộng

đồng nơi các e sinh sống. Nếu một cộng đồng có mức độ tổ chức thấp, tồn tại nhiều

vấn đề xã hội và tệ nạn xã hội, cộng đồng đó đã “bị bệnh”, bị phân rã về mặt tổ chức,

khi đó cố kết cộng đồng, ý thức về cộng đồng của mọi người giảm sút, trong môi

trường như thế sẽ làm tăng khả năng phạm tội của VTN. Khi được hỏi về thực trạng

tình hình địa bàn nơi VTN sinh sống, kết quả như sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%)

Số người trả

lời có Tỷ lệ Không Tỷ lệ

Thiếu địa điểm vui chơi công

cộng, thể dục thể thao 288 183 63,5 105 36,5

Ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh 294 164 55,8 130 44,2

Nhiều cơ sở kinh doanh như quán

net, cầm đồ, bar 289 137 47,4 152 52,6

Giao thông không thuận tiện 290 131 45,2 159 54,8

Thành phần dân cư phức tạp, trị

an hỗn loạn 293 115 39,2 178 60,8

Xung quanh không có bạn bè cùng

trang lứa 284 105 37,0 179 63,0

Thiếu cơ sở khám chữa bệnh, học

tập 289 107 35,7 182 64,3

Có nhiều người vi phạm pháp luật 274 70 25,5 204 74,5

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Số liệu cho thấy, tình hình địa bàn nơi các em sinh sống tồn tại rất nhiều vấn

đề về kinh tế - xã hội, trật tự trị an. Trong 08 chỉ báo khảo sát đều có tỷ lệ lựa chọn

lớn. Một số vấn đề phổ biến nhất là: thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

97

thể thao (63,05%), ô nhiễm môi trường (55,08%), nhiều các cơ sở kinh doanh nhạy

cảm như karaoke, nhà nghỉ, cầm đồ, quán nét (47,4%), giao thông không thuận tiện

(42,5%), các vấn đề còn lại cũng khá phổ biến như thành phần dân cư phức tạp, trị

an hỗn loạn (39,2%), có nhiều người vi phạm pháp luật (25,5%).

Kết quả khảo trên cho thấy, cộng đồng không chỉ thiếu đi các điều kiện vật

chất cơ bản để cung cấp cho việc phát triển về mặt thể chất và tinh thần cho VTN

như các cơ sở học tập, khám chữa bệnh, các khu vực vui chơi công cộng, rèn luyện

thể dục thể thao mà còn tồn tại nhiều vấn đề về quản lý ảnh hưởng xấu đến sự phát

triển lành mạnh của các em trong đó phải kể đến như mất trật tự trị an, nhiều người

vi phạm pháp luật, nhiều cơ sở kinh doanh nhạy cảm như bar, nhà nghỉ, quán

karaoke, cầm đồ… rõ ràng môi trường như trên sẽ khó giáo dục để VTN tuân thủ

pháp luật.

Trong những năm qua, để phát huy sức mạnh của quần chúng trong việc

tham gia quản lý xã hội, Nhà nước đã phát động nhiều phong trào khuyến khích tự

quản trong nhân dân. Các khu phố, tổ dân phố được khuyến khích xây dựng và tự tổ

chức, quản lý trật tự trị an. Việc xây dựng và thực hiện các quy định về đảm bảo an

ninh trật tự khu phố, tổ dân phố là hình thức hữu hiệu để thực hiện chức năng điều

chỉnh hành vi và chức năng giám sát của cộng đồng đối với hoạt động của tất cả cá

nhân sinh sống trong cộng đồng.

Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định

riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%)

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

không có25.5%

có nhưng không thực hiện

8.3%

không thực hiện thường xuyên

40.7%

thực hiện thường xuyên

25.5%

Việc xây dựng và thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

98

Kết quả khảo sát về đánh giá của VTN về việc xây dựng và thực hiện các

quy định về đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng như Hình 4.1. cho thấy, tuy có tới

74.5% VTN cho biết tổ dân phố nơi các em sinh sống có các quy chế, quy định về

đảm bảo trật tự an ninh nhưng chỉ có 25.5% VTN cho biết địa phương thực hiện

thường xuyên. Kết quả này cho thấy, khi mọi người không còn tuân thủ quy tắc

chung của cộng đồng đồng nghĩa với việc ý thức cộng đồng đang suy yếu, việc

người lớn không thực hiện những quy định do mình đặt ra thì sẽ rất khó để giáo

dục, thuyết phục VTN tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực của cộng đồng.

Thông tin về tình hình địa bàn này phù hợp với tình hình thực tế mà chúng ta

có thể quan sát được. Đây là các chỉ báo đặc trưng của đô thị có quá trình đô thị hóa

diễn ra nhanh chóng. Môi trường cộng đồng với những vấn đề như trên thực sự là

đáng lo ngại, nó liên quan đến các công tác của các ban ngành khác nhau từ việc

quản lý, quy hoạch đô thị đến việc đảm bảo trật tự trị an. Như Sampson đã chỉ ra:

“Môi trường cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến lối sống và việc thiết lập hành vi của

VTN tạo nên lối sống đó, tần suất VTN tiếp xúc với các hành vi tội phạm sẽ định

hình lối sống có khả năng cao thực hiện các hành vi phạm tội” [101; tr. 779].

Hộp 1: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của môi trường cộng đồng

đối với hành vi phạm tội của VTN

“Môi trường cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đối với lối sống của VTN, mặc dù gia đình quản lý

thời gian của con cái rất chặt nhưng không thể biết con cái làm gì sau lưng mình” (nữ, 40 tuổi,

công chức)

“xung quanh khu nhà tôi toàn nhà nghỉ, karaoke, những vấn đề nhạy cảm này con cái chứng

kiến hàng ngày không thể không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, gia đình chúng tôi dự định đi

mua chung cư để ở” (nữ, 43 tuổi, nhân viên ngân hàng)

“Môi trường xung quanh mà lành mạnh thì chúng tôi yên tâm hơn” (Nam, 50 tuổi, kinh

doanh)

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, môi trường dân cư có lành mạnh hay không sẽ ảnh hưởng

đến tâm lý và suy nghĩ của trẻ” (Nữ, 63 tuổi, giáo viên về hưu)

“Chúng tôi rất bất bình về việc chính quyền để cho các nhà nghỉ, quán karaoke nằm xen kẽ

khu dân cư thế này, nửa đêm vẫn còn hát hò ầm ĩ, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và học hành

của con cái chúng tôi” (Nam, 45 tuổi, Công chức)

“Vấn đề quản lý khu dân cư cần sự hợp tác rất lớn từ phía người dân. Cơ quan công an cũng

đã lập hồ sơ các đối tượng cần quản lý, tuy nhiên cảnh sát khu vực cũng không thể kiểm soát

hết được các hoạt động trên địa bàn nếu người dân không phản ảnh” (nam, 27 tuổi, cảnh sát

khu vực)

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

99

Rõ ràng khi môi trường cộng đồng có nhiều vấn đề về mặt quản lý và xã hội

thì điều kiện phạm tội (cơ hội phạm tội) sẽ tăng lên và kiểm soát phạm tội sẽ giảm

đi, vì vậy khả năng VTN rơi vào con đường phạm tội tăng cao và ngược lại.

Để làm rõ hơn ảnh hưởng của môi trường đối với hành vi phạm tội của VTN,

nghiên cứu kiểm định tương quan giữa 07 chỉ báo về môi trường cộng đồng, bao

gồm: Ô nhiễm môi trường; thiếu các cơ sở khám chữa bệnh và học tập; thành phần

dân cư phức tạp, trị an hỗn loạn; giao thông không thuận lợi; có nhiều người vi

phạm pháp luật; Thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục thể thao; Nhiều các

địa điểm giải trí như bar, sàn nhảy, karaoke và 06 hành vi phạm tội phổ biến của

VTN hiện nay, bao gồm: sử dụng chất ma túy, đua xe và cổ vũ đua xe, phản ứng lại

chính quyền, công an, lấy trộm tài sản, đi theo nhóm bạn gây mất trật tự xã hội và

uống rượu, bia. Kết quả cho thấy các chỉ báo về tình hình địa bàn nơi VTN sinh

sống đều có mối tương quan mạnh với các hành vi sai phạm của VTN

Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của

VTN (Kiểm định Gamma)

Đặc điểm tình hình

địa bàn

Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe

và cổ vũ

đua xe

Phản ứng

lại chính

quyền,

công an

Lấy trộm

tài sản

Uống

rượu bia,

hút thuốc

Đi theo

nhóm

bạn gây

mất trật

tự xã hội

Ô nhiễm môi trường --- 0,468** 0,364* --- --- 0,397**

Thiếu các cơ sở

khám chữa bệnh và

học tập

0,376* --- 0,345* --- --- 0,490***

Thành phần dân cư

phức tạp, trị an hỗn

lọan

0,616*** 0,388** 0,465*** 0,369* 0,251** 0,581***

Giao thông không

thuận lợi

--- --- --- --- --- ---

Nhiều cơ sở kinh

doanh như quán nét,

cầm đồ, bar, nhà

nghỉ

0,584*** 0,399* 0,348* 0,421* 0,469*** 0,651***

Có nhiều người vi

phạm pháp luật

0,519** 0,479* 0,380* --- 0,271** 0,514***

Thiếu các địa điểm

vui chơi công cộng,

thể dục thể thao

0,665*** --- --- --- 0,467** 0,464*

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

100

Các vấn đề như ô nhiễm môi trường, giao thông không thuận lợi, thiếu các

các cơ sở khám chữa bệnh, học tập, vui chơi, thể dục thể thao cũng là nhân tố môi

trường liên quan hành vi sai lệch của VTN. Tuổi VTN là tuổi đang phát triển mạnh

mẽ về thể chất, cần hoạt động, việc thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục

thể thao thiếu đi các sân chơi lành mạnh để các em giải trí, giải tỏa căng thẳng trong

học tập sẽ dẫn đến việc các em tìm đến các hoạt động mang tính tiêu cực để thay thế.

Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ làm gia tăng căng thẳng về mặt tâm lý, việc phổ biến

các cơ sở kinh doanh nhạy cảm làm các em sớm dễ dàng tiếp cận được với các dịch

vụ chỉ dành cho người lớn, có điều kiện dễ dàng để thực hiện những hành vi sai lệch

của mình; vấn đề tình hình phức tạp, có nhiều người vi phạm pháp luật sẽ làm cho

các e dễ bị những đối tượng này dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp.

Kết quả phân tích tương quan này tiếp tục củng cố quan điểm của lý thuyết

sinh thái học xã hội về ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với tội phạm VTN.

Khi cộng đồng có nhiều vấn đề xã hội, nó phản ánh mức độ tổ chức của cộng đồng

yếu và hiệu quả tập thể của các lực lượng giám sát phi chính thức đã giảm sút, hậu

quả nó sẽ tạo điều kiện cho phạm pháp phát triển.

4.1.2. Vai trò của nhóm đồng đẳng

Đối với VTN, bạn bè – nhóm đồng đẳng là nhóm xã hội mà các em có tương

tác mạnh. Theo kết quả khảo sát khi được hỏi người mà VTN thường xuyên tâm sự

nhất thì bạn thân chiếm tỷ lệ cao nhất, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ lựa chọn là

người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột hay ông bà: có tới 70,3%

VTN cho biết thường xuyên tâm sự với bạn thân trong khi đó chỉ có 30% cho biết

hay tâm sự với mẹ, 20,7% cho biết hay tâm sự với anh chị em ruột.

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%)

Ông bà Bố Mẹ

Thầy cô

giáo

Anh chị em

ruột

Anh chị em

họ

Bạn

thân

Người

khác

10,0 12,6 30,0 3,9 20,7 13,0 70,3 11,4

Như vậy bạn bè là đối tượng mà VTN tương tác nhiều nhất, là đối tượng ảnh

hưởng nhiều đến tâm tư, tình cảm, cảm xúc của VTN, vì vậy việc kết giao với loại

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

101

bạn bè nào sẽ ảnh hưởng đến khả năng VTN có các hành vi sai lệch và phạm tội hay

không. Nếu tương tác với bạn bè tốt, chăm chỉ học tập, rèn luyện, VTN sẽ học hỏi

được các đức tính tốt đẹp và ngược lại.

Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%)

Nhóm bạn

Giới tính

Nam Nữ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

Bạn học 72,7 25,4 1,9 74,3 24,3 1,4

Bạn quen nhau ở các

nơi vui chơi 27,7 31,1 41,2 9,5 24,3 66,2

Bạn trong các câu lạc

bộ, nhóm cùng sở

thích

24,9 53,0 22,1 17,4 58,7 23,9

Bạn cùng khu phố 18,5 44,5 37,0 8,8 41,2 50,0

Con cái của bạn bè

của bố mẹ 12,5 49,3 38,2 10,4 46,3 43,3

Bạn quen nhau qua

giới thiệu 13,8 57,2 29,0 7,4 46,3 46,3

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát tại Bảng 4.4. cho thấy, thành phần bạn bè của VTN khá

phong phú, bao gồm bạn học, bạn trong khu phố, bạn bè là con cái của bạn bè bố

mẹ, bạn bè qua giới thiệu và cả bạn bè quen nhau ở các nơi vui chơi. Ba nhóm bạn

mà VTN tương tác nhiều nhất lần lượt là bạn học, bạn quen nhau ở các nơi vui chơi

và bạn trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích. Bạn học vẫn là nhóm tương tác

cao nhất của VTN và không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ (72.7% ở nam và

74.3% ở nữ thường xuyên đi chơi với bạn học), tiếp theo là bạn bè quen nhau ở các

nơi vui chơi và bạn bè trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích. Tuy nhiên việc kết

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

102

13.1%

20.1%

66.8%

mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội

không tham gia tham gia một nhóm tham gia nhiều nhóm

giao bạn bè qua giới thiệu và quen nhau ở các điểm vui chơi của nam cao hơn nữ

cho thấy các em nữ thận trọng hơn trong việc kết giao với người lạ (ở nam là 27.7%

thường xuyên đi chơi với bạn quen nhau ở các nơi vui chơi trong khi nữ chỉ có

9.6%).

Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%)

Địa điểm

vui chơi

Quán

internet

Cửa hàng

ăn uống

Nơi công

cộng, công

viên, siêu thị

Điểm giải trí

như bar, sàn

nhảy,

karaoke

Đến nhà

nhau chơi

Địa điểm

khác

Tỷ lệ lựa

chọn

86,0 83,0 56,6 28,3 63,0 8,0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Về địa điểm vui chơi cùng bạn bè, được lựa chọn nhiều nhất là quán internet,

cửa hàng ăn uống, đến nhà nhau chơi và các địa điểm công cộng công viên, siêu thị.

Đáng chú ý có tới 28,3% VTN cho biết hay lui tới các địa điểm giải trí như bar, sàn

nhảy, karaoke. Đây là các địa điểm chỉ dành riêng cho người lớn, cấm VTN. VTN

hay lui tới các địa điểm này dễ tiếp cận với các tệ nạn xã hội. Việc VTN hay lui tới

những nơi có độ rủi ro phạm tội cao là một vấn đề cần chú ý trong việc quản lý các

nơi giải trí dành cho người lớn này.

Trong thời đại internet và mạng xã hội phát triển như hiện nay, việc VTN sử

dụng mạng xã hội và tham gia các nhóm (group) trên mạng xã hội làm phương tiện

liên lạc là phổ biến .

Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

103

Số liệu cho thấy có tới 86,9% các em có tham gia mạng xã hội với các mức

độ khác nhau, trong đó có tới 66,8% VTN cho biết tham gia nhiều nhóm trên mạng

xã hội. Điều này phù hợp với thực tế về tương tác truyền thông trong xã hội hiện

nay. Đáng chú ý là việc sử dụng internet của VTN không được kiểm soát chặt chẽ.

Khi được hỏi việc lên mạng internet của các em có bị cha mẹ kiểm soát không thì

chỉ có 11,4% VTN cho biết việc lên mạng của mình bị kiểm soát thường xuyên

trong khi có tới 43,0% cho biết không bao giờ bị kiểm tra, kiểm soát. Việc chia sẻ

thông tin trong các nhóm trên mạng xã hội cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Khi được

hỏi các em hay chia sẻ những thông tin gì thì có 44,0% số người trả lời cho biết chia

sẻ các thông tin về chính trị, xã hội, tài liệu học tập, có 64,7% chia sẻ thông tin liên

quan đến âm nhạc, giải trí, đáng chú ý có 19,0% các em cho biết thường xuyên chia

sẻ các thông tin liên quan đến bạo lực, tội phạm, tình dục.

Hiện nay, các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát được việc chia sẻ thông

tin thông qua các trang mạng xã hội. Ở lứa tuổi các em khó có thể phân biệt được

các thông tin thật, giả. Trong một môi trường thông tin đa chiều và nhiễu loạn như

hiện nay, việc tiếp cận các thông tin không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến cách

nhìn nhận và đánh giá của các em về cuộc sống xã hội. Mặt khác VTN là lứa tuổi tò

mò, thích khám phá những cái mới trong khi internet hiện nay đầy rẫy các loại sản

phẩm phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy, bạo lực ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em

từ đó dễ dẫn tới những hành vi sai lệch.

Qua khảo sát về tương tác với bạn bè có ba vấn đề nổi lên: Thứ nhất, một bộ

phận VTN kết giao với những bạn bè có nguy cơ phạm tội cao; thứ hai, VTN đến

những khu vực nhạy cảm chỉ dành riêng cho người lớn và thứ ba, là vấn đề kiểm

soát việc sử dụng mạng xã hội.

Kết quả kiểm định tương quan tại Bảng 4.6. cho thấy liên kết bạn bè có

tương quan chặt đối với các hành vi sai phạm của VTN, đặc biệt là nhóm bạn có

rủi ro phạm tội cao như bạn bè quen nhau ở các điểm vui chơi, bạn bè qua giới

thiệu và bạn trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích. Các nhóm bạn này đều có

tương quan thuận đối với tất cả các hành vi vi phạm pháp luật của VTN, trong đó

hệ số tương quan giữa nhóm bạn quen ở các địa điểm vui chơi và hành vi vi phạm

pháp luật cao hơn nhóm bạn trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở thích và bạn qua

bạn bè giới thiệu cho thấy việc tương tác với nhóm bạn có nguy cơ phạm tội càng

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

104

cao thì khả năng đi vào con đường phạm tội càng lớn, càng dễ bị bạn bè lôi kéo, rủ

rê vào các hoạt động sai phạm.

Đáng chú ý, chỉ báo về việc VTN đi đến các địa điểm giải trí như bar, sàn

nhảy, karaoke có tương quan mạnh nhất với hành vi phạm pháp của VTN. Đây là

các địa điểm vui chơi chỉ dành riêng cho người lớn, các nước trên thế giới quy định

và quản lý rất nghiêm ngặt việc VTN đi vào những địa điểm này. Việc buông lỏng

quản lý, để VTN đi tới những địa điểm nhạy cảm này thể hiện thiếu sót của chính

quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội trong công tác phòng

ngừa tội phạm, chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của

mình trong công tác quản lý, phòng ngừa đối với hoạt động kinh doanh giải trí tại

các quán karaoke, bar, sản nhảy… đã khiến cho các cơ sở này thành nơi tụ tập của

các em có điều kiện, hư hỏng. Vị thành niên là lứa tuổi khao khát thể hiện và trải

nghiệm cuộc sống của người trưởng thành, vì vậy môi trường cộng đồng tồn tại

nhiều vấn đề tệ nạn xã hội tất sẽ dẫn đến việc VTN thực hiện các hành vi sai phạm

nếu không được kiểm soát.

Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị

thành niên (Tương quan gamma G)

Liên kết nhóm bạn Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe

và cổ vũ

đua xe

Phản

ứng lại

chính

quyền,

công an

Lấy trộm

tài sản

Uống

rượu bia,

hút thuốc

Đi theo

nhóm bạn

gây mất

trật tự xã

hội

Bạn trong các câu

lạc bộ, nhóm cùng

sở thích

0,581*** 0,615*** 0,339** 0,486** 0,234** 0,308**

Bạn qua bạn bè giới

thiệu

0,541** 0,321* 0,418** 0,497** 0,342** 0,470**

Bạn quen ở các

điểm vui chơi (quán

net, bar, khu vui

chơi)

0,797*** 0,593*** 0,487** 0,562*** 0,363** 0,638***

Đi đến các địa

điểm giải trí như

bar, sàn nhảy,

karaoke

0.840*** 0.442** 0.578*** 0.453*** 0.423*** 0.581**

Quán internet 0,652*** 0,535** 0,433** 0,445**

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

105

“Em trước đây cũng không biết hút cần. Trong nhóm của bọn em có bạn hút cần, dần dần

chúng em thử hút rồi đều trở thành các “thanh niên chuyên cần”, thích tham gia hoạt động

“cuốn, hút”. Em thấy rất nhiều học sinh bây giờ đều hút cần, điều đó là bình thường, các

nước còn cho phép mà”

(PVS, nam, 17 tuổi, học sinh)

“Các đối tượng tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên hầu hết đều do hoàn cảnh gia đình,

bạn bè lôi kéo, đua đòi ăn chơi, tiếp xúc với các đối tượng xấu và đều bỏ học, không có sự

quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội, la cà ở quán net và những nơi công cộng,

nhiều đối tượng đã từng có tiền án, tiền sự”.

(PVS, nam, 30 tuổi, cảnh sát khu vực)

Kết quả của nghiên cứu này đồng nhất với các nghiên cứu trước đó về ảnh

hưởng của nhóm bạn có hành vi phạm pháp đối với VTN, tương tác với nhóm này

VTN dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo vào các hoạt động phạm pháp, như A. Cohen đã chỉ

ra: “việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi (Behavioral patterns) có tính chuẩn mực

hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một nhóm, khuynh

hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và

cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi

chuẩn mực” [62].

Kết quả phân tích tương quan giữa việc tham gia các nhóm trên mạng xã hội

và hành vi phạm tội của VTN trong nghiên cứu này cũng cho thấy, không có căn cứ

để khẳng định có mối liên hệ giữa việc tham gia các nhóm trên mạng xã hội và các

hành vi sai phạm của VTN. Cho thấy việc sử dụng mạng xã hội đối với VTN hiện

nay là phổ biến, không có sự khác biệt nhiều giữa các em.

4.1. 3. Vai trò của các tổ chức đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể tại cộng đồng đóng vai trò là cầu nối giữa người dân và

chính quyền, phối hợp và hỗ trợ với chính quyền trong việc tuyên truyền và thực

hiện các chủ chương chính sách về kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Mặt

khác, tổ chức đoàn thể cũng là nơi quy tụ và gắn kết người dân nói chung và VTN

nói riêng thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể chung, tạo cơ hội cho VTN

tham gia các hoạt động chung và tương tác với mọi người. Việc là thành viên hoặc

tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng đồng sẽ giúp VTN ý thức được trách

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

106

nhiệm cá nhân, tăng cường mối liên kết giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá nhân

trong cùng tổ chức, việc kiểm soát nội bộ trong tổ chức cũng giảm khả năng phạm

tội và các hành vi phạm pháp khác của VTN. Các tổ chức đoàn thể là thành tố quan

trọng để thực hiện vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN.

Để khảo sát hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể, nghiên cứu đã

khảo sát về 07 hoạt động đoàn thể mà VTN đã tham gia. Kết quả từ bảng 4.7 cho

thấy, các đoàn thể trong cộng đồng đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau:

Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%)

Tham gia hoạt động đoàn thể tại

cộng đồng

Giới tính

Nam Nữ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

bao giờ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

bao giờ

Các hoạt động giao lưu văn nghệ 21,8 22,4 55,8 29,6 28,2 42,2

Hoạt động giao lưu thể dục thể

thao 20,0 23,2 56,8 19,1 18,4 62,5

Tham gia hoạt động vệ sinh môi

trường 14,7 26,3 59,0 22,9 33,6 43,5

Tham gia hoạt động tình nguyện,

chia sẻ với người khó khăn 13,1 24,2 62,7 23,4 19,9 56,7

Tham gia hoạt động tuyên truyền

giáo dục pháp luật 12,9 16,8 70,3 10,7 17,1 72,2

Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống

nước nhớ nguồn 9,0 27,1 63,9 17,6 19,0 63,4

Hoạt động hướng về biển đảo,

biên giới, tổ quốc 7,2 23,5 69,3 12,7 22,5 64,8

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

107

* Về hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức,

chuyển đổi hành vi trong VTN

Đây là hoạt động có tác động trực tiếp và rất quan trọng trong phòng ngừa

và ngăn chặn tội phạm nói chung và VTN nói riêng, nó trang bị cho VTN những

quy định về quyền, trách nhiệm của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã

hội và các chế tài, hình phạt đối với các hành vi phạm pháp. Tuy nhiên chỉ có

29,7% số em nam và 27,8% số em nữ cho biết đã từng tham gia các hoạt động

tuyên truyền pháp luật. Kết quả phỏng vấn sâu cho biết các đoàn thể tại các

phường của quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật

khác nhau như thông qua hệ thống loa truyền thanh, phát tài liệu, bằng pa nô, áp

phích tuyên truyền, thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, qua các mô hình

hoạt động cụ thể của từng đoàn thể:

- Hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh: lồng ghép nội

dung tuyên truyền về phòng chống tội phạm VTN vào các chương trình phát thanh

của các phường phát vào các khung giờ 6h sáng và 18h chiều, hình thức này có lợi

thế là mang tính cưỡng bức, thường xuyên, mức độ phổ quát rộng rãi, tuyên truyền

tới được tất cả các tầng lớp người dân.

- Tuyên truyền bằng pano, áp phích trong các trường học, công viên để nhắm

trực tiếp tới lứa tuổi VTN. Hình thức này thường do Đoàn thanh niên chủ trì, hình

thức này có nhược điểm là không gian để treo pano áp phích không phổ biến, chỉ có

thể tiến hành ở trường học và các nơi công cộng.

- In ấn, phát tài liệu đến từng hộ gia đình, đối tượng. Đoàn thanh niên và Hội

phụ nữ các phường tổ chức biên tập, phát tài liệu về phòng chống tệ nạn xã hội, bạo

lực gia định, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi VTN đến tất cả các

hội viên và các gia đình.

- Tuyên truyền qua các trung tâm giáo dục cộng đồng: Đoàn Thanh niên, Hội

Phụ nữ, Hội Khuyến học phối hợp thực hiện chương trình giáo dục pháp luật tại

trung tâm học tập cộng đồng, cung cấp sách, báo, tài liệu liên quan về lứa tuổi VTN

cho các chi hội các điểm đọc báo nhằm sưu tầm, trao đổi và học tập về kinh nghiệm

giáo dục lứa tuổi VTN.

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

108

- Tuyên truyền, giáo dục thông qua các mô hình của các đoàn thể: Mô hình

“Đội kỹ năng sống”, “Trí thức trẻ tình nguyện” của Đoàn Thanh niên phường Nghĩa

Tân, Nghĩa Đô, Trung Hòa, Yên Hòa, trong mô hình này, Đoàn thanh niên phối hợp

với các nhà trường mời các chuyên gia tâm lý đến để tuyên truyền về kiến thức

pháp luật, phổ biến, trợ giúp các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống xã hội

cho học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên, các đoàn viên ưu tú được giao trách

nhiệm theo dõi, tư vấn cho các học sinh cá biệt, các em có vấn đề về tâm lý, tình

cảm. Mô hình các Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật do Chủ tịch Hội Cựu chiến

binh phường làm chủ nhiệm của Hội Cựu chiến binh các phường Nghĩa Tân, Nghĩa

Đô, Dịch vọng phối hợp với ban Tư pháp, Hội Phụ nữ phường tổ chức các buổi học

tập, toạ đàm về các Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Hình sự.

* Các hoạt động tăng cường liên kết giữa VTN và cộng đồng:

Các hoạt động như tổ chức các chương trình văn nghệ, thi đấu thể thao, hoạt

động tình nguyện, chia sẻ với người khó khăn trong cộng đồng, hoạt động đền ơn

đáp nghĩa, hướng về biên giới, hải đảo… sẽ có hiệu quả trong việc tạo cơ hội tăng

cường sự tương tác giữa VTN và các tập thể và cá nhân khác. Kết quả cho thấy hoạt

động phổ biến nhất mà VTN tham gia là văn nghệ và thể thao, nhưng cũng chỉ có

21,8% nam và 29,6% nữ cho biết thường xuyên tham gia hoạt động văn nghệ và

20,0% nam và 19,1% nữ thường xuyên tham gia hoạt động thể thao. Các hoạt động

vệ sinh môi trường, hoạt động tình nguyện chia sẻ với người khó khăn, hoạt động

đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, hoạt động hướng về biển đảo, biên giới, tổ

quốc thì lại có mức độ tham gia thấp. Điều này cho thấy các hoạt động của các đoàn

thể tại cộng đồng chủ yếu tập trung ở các hoạt động mang tính hình thức không thu

hút được VTN tham gia. Các hoạt động nhằm tăng cường ý thức cộng đồng và các

hoạt động mang tính thiết thực đối với đời sống người dân tại cộng đồng lại chưa

thu hút được sự tham gia đông đảo của VTN.

Kết quả phỏng vấn sâu còn cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động này của

các đoàn thể là rất ít và hiệu quả của các hoạt động này không được đánh giá cao.

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

109

“Các hoạt động văn nghệ hay thi đấu chúng tôi cũng chỉ tổ chức được vài ba lần

trong năm, chủ yếu là dịp Tết, hè, trung thu” (PVS, nữ, 50 tuổi, Cán bộ Tổ dân

phố)

“Các hoạt động của đoàn thể tại cơ sở chủ yếu mang tính hình thức, ít có hiệu quả

giáo dục thiết thực” (PSV, nam, 45 tuổi, giáo viên)

Để đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm

VTN, đề tài phân tích tương quan giữa các hoạt động của tổ chức đoàn thể và hành

vi sai phạm của VTN, kết quả cho thấy trong các chỉ báo thì hoạt động tuyên truyền,

giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước

nhớ nguồn có mối tương quan nghịch với các hành vi phạm pháp của VTN, trong

đó hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tương quan với hầu hết các hành

vi phạm pháp.

Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các

hành vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G)

Tham gia các hoạt

động đoàn thể

Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe

và cổ

vũ đua

xe

Phản ứng

lại chính

quyền,

công an

Lấy

trộm tài

sản

Uống

rượu

bia, hút

thuốc lá

Đi theo

nhóm

bạn gây

mất trật

tự xã hội

Tuyên truyền giáo

dục pháp luật cho

thanh thiếu niên

- 0,455** - 0,288* - 0,583*** --- --- - 0,352**

Hoạt động đền ơn

đáp nghĩa, uống

nước nhớ nguồn

--- --- --- - 0,350* - 0,182* - 0,358**

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Điều này cho thấy, các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục

đạo đức, nâng cao lòng yêu nước của các tổ chức đoàn thể có hiệu quả trong hệ

thống phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của cả cộng đồng.

“VTN là lứa tuổi học sinh và đang còn ngồi trên ghế nhà trường, phần lớn các em còn

thiếu kiến thức về pháp luật, vì vậy nhiều trường hợp các em phạm tội mà không nhận thức

được mức độ nghiêm trọng của hành vi của mình. Do đó, giáo dục pháp luật cho VTN,

giúp các em nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm của một công dân đối với đất nước và

các quy định pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội là quan

trọng và hết sức cần thiết”. (PVS, nam, 30 tuổi, cảnh sát khu vực)

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

110

“Việc giáo dục pháp luật trước hết sẽ trang bị cho VTN kiến thức về pháp luật, về quyền

lợi và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân mình cũng như mức độ nguy hại, ảnh hưởng, hậu

quả và hình phạt của các hành vi phạm pháp đối với tương lai bản thân và gia đình, xã

hội. Giáo dục pháp luật còn tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho VTN, việc có kiến

thức về pháp luật là chưa đủ, mà quan trọng hơn là giáo dục cho các em có ý thức tuân thủ

pháp luật, là lối sống người công dân mới nhờ đó làm lành mạnh hóa xã hội, bảo đảm trật

tự trị an, kỷ cương trong nhà trường và an toàn xã hội, đáp ứng một phần yêu cầu của việc

quản lý xã hội bằng pháp luật”.

(PVS, nữ, 45 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ)

* Hoạt động ngăn chặn VTN phạm tội và phòng ngừa tái phạm

Về công tác giúp đỡ VTN phạm tội tái hòa nhập cộng đồng và ngăn ngừa tái

phạm. Theo quy định của Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013

về biện pháp xử lý hành chính áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể: có trách nhiệm phân công người

trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục khi được yêu cầu và giám sát việc thực hiện;

tạo điều kiện để người được phân công giúp đỡ thuộc tổ chức mình hoàn thành

nhiệm vụ đồng thời giúp đỡ và tạo điều kiện cho người bị áp dụng biện pháp giáo

dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp quản lý tại gia đình được tham gia các

chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng (Điều 46).

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy Đoàn thanh niên các phường đã xây dựng

các mô hình can thiệp tại cộng đồng nhằm phối hợp với các đơn vị chức năng tổ

chức nhiều các hoạt động thăm hỏi, tư vấn, giúp đỡ thanh niên chậm tiến, vi phạm

pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội, cai nghiện và tham gia giải quyết việc làm sau

cai, động viên các đối tượng tham gia các hoạt động đoàn thể, tái hòa nhập cộng

đồng như mô hình “Bạn giúp bạn”, “Không xa lánh và phân biệt đối xử với những

người nhiễm HIV/AIDS” của phường Yên Hòa, “Tuổi trẻ nói không với ma túy”

của phường Nghĩa Tân; mô hình “Thể thao không ma túy” của phường Dịch Vọng,

“Hòm thư giúp bạn”, “hòm thư tố giác tội phạm” của phường Dịch Vọng Hậu, “đội

xung kích an ninh” của phường Quan Hoa; “đội thanh niên tình nguyện phòng,

chống các tệ nạn ma túy” phường Trung Hòa. Trong các mô hình này, Đoàn thanh

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

111

niên đã phối hợp với các trường học tổ chức tư vấn kỹ năng sống cho các học sinh,

kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho nhóm trẻ em lang thang.

Hội phụ nữ như tổ chức mô hình các Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” của

phường Nghĩa Tân; mô hình “Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em”, “Phụ nữ và

gia đình thực hiện An toàn giao thông” của phường Dịch Vọng Hậu, “Câu lạc bộ

phụ nữ phòng chống mại dâm” của phường Trung Hòa; mô hình “Chi hội phụ nữ

không có hội viên, chồng con nghiện ma túy và vi phạm pháp luật” của phường

Quan Hoa. Hội phụ nữ cũng tham gia công tác quản lý, giáo dục trẻ em hư, trẻ em

vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư.

Tuy vậy khi được hỏi về hiệu quả công tác giúp VTN tái hòa nhập cộng đồng

và giáo dục tại cộng đồng của các đoàn thể VTN có đánh giá không tốt:

Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng

ngừa tái phạm (%)

Hoạt động Hiệu quả

Hiệu quả

tốt

Ít có

hiệu quả

Không có

hiệu quả

Chưa có

biện pháp

này

Không biết

Cử đại diện đến thăm hỏi,

động viên 16,7 19,8 10,1

26,8

26,6

Tư vấn, hỗ trợ tâm lý kỹ năng

tái hòa nhập cộng đồng 16,5 14,7 10,4

32,3

26,1

Giúp đỡ tiếp tục học tập văn

hóa, học nghề 15,2 28,5 9,7

20,2

26,4

Giúp đỡ tìm kiếm việc làm 13,6 24,2 11,6

24,2

26,4

Giúp đỡ về vật chất, tiền bạc 11,2 20,9 10,1 31,4 26,4

Cho vay vốn làm ăn 4,4 19,1 10,8 39,5 26,2

Kết quả khảo sát trên cho thấy, theo đánh giá của VTN, hoạt động giúp đỡ,

cảm hoá thanh thiếu niên phạm pháp tái hoà nhập cộng đồng mới chỉ dừng lại ở các

hoạt động mang tính hình thức như cử đại diện thăm hỏi, động viên, trong khi vấn

đề tái hòa nhập cộng đồng của VTN phạm pháp cần có các biện pháp căn bản như

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

112

vấn đề giúp đỡ để có việc làm, tạo điều kiện để làm ăn, tạo thu nhập thì chưa có, vì

vậy công tác này của các đoàn thể chưa đạt hiệu quả bền vững.

Công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh niên sau cai nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng

đồng sau cải tạo gặp rất nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong đợi. Tỷ lệ

tái nghiện luôn cao. Trong những khó khăn của công tác giúp đỡ thanh niên sau

cai nghiện ma túy trở về với cộng đồng phải kể đến các mối quan hệ bạn bè của họ.

Việc quản lý, giám sát thanh niên sau cai nghiện ma túy để tách họ khỏi các bạn

nghiện hoặc những người bán ma túy là rất khó.

(PVS, nam, 45 tuổi, Cảnh sát khu vực)

Thực tế, việc tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho người đang cai và đặc

biệt là sau cai nghiện gặp rất nhiều khó khăn, đó là trình độ học vấn của họ rất

thấp, do phạm tội trong lứa tuổi vừa lớn lên nên không có tay nghề chuyên môn,

sức khỏe kém và ý thức rất kém, lười lao động.

(PVS, nữ, 56 tuổi, cán bộ)

Mặc dù các tổ chức đoàn thể nhận thức được trách nhiệm của mình trong

công tác này, nhưng hiệu quả công tác giúp đỡ VTN tái hòa nhập cộng đồng, phòng

ngừa tái phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần sự bao dung và chung tay giúp đỡ

của rất nhiều phía, cả gia đình, đoàn thể, hàng xóm, chính quyền, chỉ riêng các đoàn

thể không thể giải quyết được. Các em VTN phạm pháp còn bị xa lánh bởi ngay cả

chính những bạn bè đồng lứa của mình. Có tới 46,7% VTN cho biết sẽ xa lánh,

không tiếp xúc với những người VTN, 30% các e cho biết có tiếp xúc nhưng giữ

khoảng cách, chỉ có 10% các em cho biết động viên, giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm.

4. 1.4. Vai trò của xóm giềng

Để khảo sát về các hoạt động của xóm giềng trong việc tham gia phòng ngừa

và ngăn chặn tội phạm VTN, đề tài đã đưa ra 07 chỉ báo để tìm hiểu những hoạt

động khác nhau của xóm giềng. Kết quả khảo sát cho thấy, quan hệ xóm giềng nơi

đô thị vẫn có các hoạt động tương tác với các mức độ khác nhau. Các hoạt động

thăm hỏi nhau khi ốm đau, giúp nhau khi hàng xóm có việc, tự tổ chức xây dựng

các khu sinh hoạt công cộng chung sẽ giúp tăng cường liên kết xóm giềng và các

hoạt động tố giác tội phạm, giúp nhau giám sát con cái sẽ có tác dụng trực tiếp ngăn

chặn VTN phạm tội.

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

113

Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%)

Hoạt động Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không có

Thăm hỏi nhau khi ốm đau 19,6 45,9 34,5

Giúp nhau khi hàng xóm có việc (cưới hỏi,

ma chay…) 15,0 42,7 42,3

Giúp nhau trông coi nhà cửa, tài sản 9,9 44,9 45,2

Tố giác sai phạm của các cơ sở kinh doanh

nhạy cảm 9,7 28,2 62,1

Tự tổ chức, xây dựng bảo dưỡng các khu vui

chơi, thể thao cho thanh thiếu niên 6,7 44,1 49,2

Giúp nhau giám sát con cái 5,7 34,0 60,3

Tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội 4,5 30,1 65,4

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Theo kết quả tại bảng trên, hoạt động phổ biến nhất theo đánh giá của VTN

là thăm hỏi nhau khi ốm đau và giúp nhau khi hàng xóm có việc cưới hỏi, ma chay.

Các hoạt động trực tiếp nhằm giám sát và phòng chống tội phạm có tỷ lệ khá thấp,

chỉ có 6,7% VTN cho biết cộng đồng nơi sinh sống thường xuyên có hoạt động giúp

nhau giám sát con cái, trong khi hoạt động tố giác tội phạm lại có tỷ lệ lựa chọn rất

thấp, là 4,5%. Giúp nhau giám sát con cái là hoạt động quan trọng trong việc phòng

ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Xóm giềng với “trăm tay, nghìn mắt” sẽ phát hiện

kịp thời các tình huống để ngăn chặn VTN thực hiện hành vi sai phạm và ngăn ngừa

VTN diễn tiến vào các hành vi sai phạm nghiêm trọng hơn. Kết quả này cho thấy

quan hệ xóm giềng ở cộng đồng mới chỉ dừng lại ở mức xã giao thông thường. Các

hoạt động trực tiếp can thiệp nhằm phát hiện ngăn chặn và xóa bỏ các nguy cơ tội

phạm tại cộng đồng ở mức thấp.

Khi phân tích tương quan giữa hoạt động của xóm giềng và hành vi sai phạm

của VTN, kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa hoạt động

giám sát của láng giềng đối với hành vi sai phạm của VTN, đặc biệt đối với hành vi

sử dụng ma túy, điều này cho thấy cộng đồng đã ý thức được tính chất nguy hiểm

của ma túy đối với giới trẻ, rất chú ý và chăm lo cho tương lai của thế hệ trẻ. Tuy

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

114

nhiên ngoài đấu tranh với hoạt động sử dụng ma túy, chất gây nghiên của giới trẻ,

cộng đồng chưa tích cực tham gia công tác đấu tranh với tội phạm và các tai tệ nạn

xã hội nói chung.

Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị

thành niên (Tương quan gamma G)

Liên kết xóm giềng

Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe và

cổ vũ đua

xe

Phản

ứng lại

chính

quyền,

công an

Lấy trộm

tài sản

Uống rượu

bia, hút

thuốc lá

Đi theo

nhóm bạn

gây mất

trật tự xã

hội

Giúp nhau giám sát

con cái

-

0,875***

-0,506*** -0,397** -0,396** -0,322*** -0,355**

Tố giác tội phạm và

các tệ nạn xã hội

-0,467** --- --- --- --- ---

Giúp nhau trông coi

nhà cửa, tài sản

-0,401** --- --- --- --- ---

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Quan hệ xóm giềng tại cộng đồng có vai trò tăng cường ý thức cộng đồng

của VTN. Cá nhân không chỉ có trách nhiệm đối với quốc gia thông qua việc chấp

hành pháp luật mà con người còn có trách nhiệm trong các mối quan hệ với những

người xung quanh như xóm giềng. Đặc biệt quan hệ xóm giềng trong cộng đồng

truyền thống rất gắn kết “tối lửa, tắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng

giềng gần”, trong xã hội đô thị hóa, sự gắn kết này tuy có giảm sát nhưng còn duy

trì ở mức độ nhất định. Mặt khác, đối với các hành vi phạm pháp của VTN, sự kiểm

soát, giám sát không chính thức của xóm giềng có ưu điểm mang tính thường xuyên,

liên tục và phố biến trên không gian rộng sẽ có tác dụng kiểm soát hành vi, ngăn

ngừa VTN phạm tội hoặc kịp thời phát hiện tình huống, ngăn chặn hành vi phạm tội

của VTN, giảm thiểu tác hại hoặc không để hành vi này được thực hiện đến cùng.

Sự giám sát của cộng đồng thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động giám sát của xóm

giềng. Sự giám sát của xóm giềng là sự bổ sung cho giám sát của gia đình và nhà

trường. Sự giám sát này mạnh, hiệu quả tập thể được phát huy, tạo nên một mạng

lưới giám sát hoàn chỉnh đối với VTN, nó sẽ làm giảm ý chí phạm tội của VTN do

VTN nhận thức và lo sợ hành vi của mình sẽ bị phát hiện và trừng phạt, trừng trị vì

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

115

vậy sẽ từ bỏ ý định phạm tội, phạm pháp. Nếu sự giám sát này yếu, thì nó sẽ tạo nên

một không gian “tự do”, tạo cơ hội cho VTN có thể dễ dàng thực hiện các hành vi

lệch chuẩn. Vì vậy đối với VTN sự giám sát trong khoảng thời gian sinh hoạt “phía

sau cha mẹ và thầy cô” là rất quan trọng.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng hiệu quả của sự giám sát của xóm giềng

đối với phòng ngừa tội phạm là thấp (Hope, 1995; Bursik 1993). Tuy nhiên, kết

quả khảo sát cho thấy, sự giám sát của cộng đồng lại là biện pháp hữu hiệu để giảm

thiểu tội phạm VTN. Tổ chức giám sát trong cộng đồng được thực hiện bởi xóm

giềng sẽ đạt được hai mục đích: Thứ nhất, việc tổ chức cộng đồng vào các dự án

phòng chống tội phạm tập thể sẽ có tác động phòng ngừa trực tiếp đến tội phạm

(bằng cách tăng giám sát tự nhiên) và sự tự kiểm soát (thông qua sự hiểu biết của

việc tham gia chung); và thứ hai, sự tham gia này gián tiếp làm giảm tội phạm thông

qua việc tăng cường các tương tác xã hội, tăng cường ý thức về tình đoàn kết cộng

đồng, và do đó có hiệu quả hơn trong việc kiểm soát không chính thức trong cộng

đồng. Vấn đề trung tâm của việc giám sát cộng đồng là sự phụ thuộc vào mức độ tự

giác của người dân.

Kiểm định tương quan giữa các chỉ báo của các hoạt động xóm giềng trong

cộng đồng với môi trường cộng đồng, kết quả cho thấy các chỉ báo: thành phần dân

cư phức tạp, trị an hỗn loạn; nhiều cơ sở kinh doanh như quán net, cầm đồ, quán

bar; thiếu địa điểm vui chơi công cộng, thể dục thể thao có tương quan nghịch với

các hoạt động khác nhau của xóm giềng, cho thấy tình trạng môi trường cộng đồng

sẽ làm giảm mức độ tương tác của người dân nói chung và các hoạt động đấu tranh

với tội phạm nói riêng.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

116

Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người

dân trong cộng đồng

Tự tổ

chức xây

dựng các

khu vui

chơi cho

VTN

Giúp

nhau

giám sát

con cái

Tố giác tội

phạm và

các tệ nạn

xã hội

Giúp nhau

khi hàng

xóm có

việc

Giúp nhau

trông coi

nhà cửa,

tài sản

Thăm hỏi

nhau khi

ốm đau

Thành phần

dân cư phức

tạp, trị an

hỗn loạn

- 0,214* - 0,315** - 0,305** - 0,250** --- - 0,210*

Nhiều cơ sở

kinh doanh

như quán net,

cầm đồ, quán

bar

--- - 0,256** - 0,411*** --- - 0,280** - 0,268**

Thiếu địa

điểm vui

chơi công

cộng, thể dục

thể thao

- 0,524*** - 0,205** - 0,251** - 0,241** --- - 0,265**

Thành phần dân cư phức tạp sẽ làm mất đi tính đồng nhất của cộng đồng, khi

đó mọi người khó có thể tương tác với nhau (thăm hỏi, giúp đỡ nhau nhau khi có

việc, giúp nhau trông coi nhà cửa, giúp nhau giám sát con cái) vì thế sẽ khó huy

động mọi người đoàn kết trong các hoạt động tập thể chung (cùng nhau tổ chức xây

dựng các khu vui chơi cho VTN, tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội).

Việc thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục thể thao cũng có tương

quan nghịch với các hoạt động thăm hỏi lẫn nhau, giúp nhau khi hàng xóm có việc,

giúp nhau giám sát con cái, tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội cho thấy khi quy

hoạch của cộng đồng thiếu đi các không gian sinh hoạt chung nó sẽ làm giảm các cơ

hội tương tác giữa những cư dân với nhau, vì vậy nó làm giảm sút các liên kết giữa

mọi người và giảm hiệu quả tập thể. Mọi người không cố kết để có thể giải cùng

nhau giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng.

Tương quan giữa hoạt động của xóm giềng và môi trường cộng đồng cho

thấy, khi hiệu quả giám sát của cộng đồng thấp thì môi trường cộng đồng sẽ nảy

sinh nhiều vấn đề và tệ nạn xã hội. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, khi cộng

đồng không huy động được sức mạnh tập thể thì không thể duy trì được các quy tắc

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

117

của mình. Vì vậy hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN chỉ có thể đạt

hiệu quả nếu huy động được sự tham gia của đông đảo người dân.

4.1. 5. Vai trò của của họ hàng

Đối với người Việt Nam, họ hàng vẫn là một thiết chế quan trọng trong việc

cố kết cá nhân, việc giáo dục, chia sẻ các giá trị và định hướng giữa các thế hệ và sự

giúp đỡ gắn bó trong quan hệ họ hàng sẽ giúp cho VTN cảm nhận được sự gắn bó

với gia đình, dòng tộc, quê hương và tăng cường giáo dục, đạo đức lối sống cho

VTN vì vậy sẽ làm giảm khả năng phạm tội ở VTN. Liên kết đối với họ hàng vừa

tăng cường sự cố kết giữa VTN với mọi người vừa thực hiện chức năng giám sát,

phòng ngừa VTN phạm tội.

06 chỉ báo khảo sát tại Bảng 6.13 cho thấy, tương tác giữa những người trong

cùng họ hàng tương đối mạnh. Có trên 80% số VTN được hỏi cho biết họ hàng có

các hoạt động (thường xuyên và thỉnh thoảng) thăm hỏi khi ốm đau (90,7%), giúp

nhau khi gia đình trong họ gặp khó khăn (86,6%), giúp nhau khi trong họ có việc

(89,5%), giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống (81,3%). Hoạt động định kỳ gặp gỡ

và giúp nhau tìm kiếm việc làm có tỷ lệ thấp hơn nhưng vẫn trên 70% (có 78,0% số

người được hỏi cho biết họ hàng có giúp nhau tìm kiếm việc làm và 76% cho biết

họ hàng có hoạt động định kỳ gặp gỡ).

Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%)

Hoạt động Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không có

Giúp nhau khi gia đình trong họ có việc

(cưới hỏi, ma chay) 51,5 37,0 11,5

Thăm hỏi khi người trong họ ốm đau 48,7 42,0 9,3

Giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống 44,0 36,3 19,7

Giúp nhau khi gia đình trong họ gặp

khó khăn 42,8 43,8 13,4

Giúp nhau tìm kiếm việc làm 35,3 42,7 22,0

Đình kỳ gặp gỡ 32,0 44,0 24,0

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Đáng chú ý, khi so sánh một số quan sát trong quan hệ họ hàng và quan hệ

láng giềng như giúp nhau khi ốm đau, khi có việc và khi có khó khăn thì mức độ

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

118

tương tác của quan hệ họ hàng cao hơn rất nhiều so với quan hệ láng giềng. Ví dụ

có tới 48,7% số VTN được hỏi cho biết họ hàng thường xuyên thăm hỏi khi trong

họ có người ốm đau trong khi chỉ có 24,3% cho biết xóm giềng thường xuyên có

hoạt động này, có tới 51,0% cho biết họ hàng giúp đỡ nhau khi trong họ có việc ma

chay, cưới hỏi trong khi đó tỷ lệ này của xóm giềng chỉ là 19,8%. Như vậy trong

đời sống đô thị, quan hệ dòng tộc vẫn là chỗ dựa tinh thần và vật chất của cá nhân,

không chỉ giúp đỡ khó khăn về mặt kinh tế, họ tộc còn là nơi quy tụ về mặt tâm lý,

tình cảm, giúp cá nhân củng cố nghị lực và niềm tin trong cuộc sống từ đó giảm bớt

khả năng tính toán dùng các biện pháp phi truyền thống như phạm tội để thỏa mãn

các nhu cầu của cá nhân.

Phân tích tương quan giữa các hoạt động của dòng họ và hành vi vi phạm

pháp luật của VTN chúng ta thấy, bất kể là hoạt động tăng cường trao đổi về mặt

tâm tư, tình cảm như định kỳ gặp gỡ, định hướng, chia sẻ giá trị giữa các thế hệ hay

cao hơn là các hoạt động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, tìm kiếm việc làm

đều có tác dụng trong việc phòng ngừa VTN phạm tội (tương quan âm). Việc giáo

dục, chia sẻ các giá trị, định hướng giữa các thế hệ và sự giúp đỡ gắn bó trong quan

hệ họ hàng giúp cho VTN cảm nhận được sự gắn bó với gia đình, dòng tộc, quê

hương từ đó làm giảm khả năng phạm tội ở VTN.

Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị

thành niên (Tương quan gamma G)

Liên kết họ hàng

Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe

và cổ

vũ đua

xe

Phản ứng

lại chính

quyền,

công an

Lấy

trộm tài

sản

Uống

rượu

bia, hút

thuốc lá

Đi theo

nhóm

bạn gây

mất trật

tự xã hội

Giúp nhau khi gia

đình trong họ gặp khó

khăn

-0,581*** -0,283* -0,504*** -0,428** --- -0,420***

Giáo dục con cháu về

đạo đức, lối sống

-0,421** --- -0,351** -0,370** -0,154* -0,415**

Giúp nhau tìm kiếm

việc làm

-0,488*** --- -0,271* -0,282* --- -0,314 **

Định kỳ gặp gỡ -0,469** --- --- -0,252* --- -0,312**

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

119

Hoạt động giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống có tương quan nghịch với

hầu hết các hành vi phạm tội (05/06), cho thấy vai trò quan trọng của dòng họ trong

việc xây dựng đời sống tinh thần, đạo đức mang tính truyền thống của dòng tộc,

giáo dục đạo đức và văn hóa cho con cháu, từ đó làm cho VTN tuân thủ những giá

trị truyền thống, xây dựng hệ thống giá trị quan lành mạnh cho VTN. Rõ ràng, sau

gia đình, dòng họ là thiết chế gắn kết tình cảm quan trọng của VTN, các dòng họ

luôn có các hoạt động tương tác giao lưu tình cảm trong nội bộ họ tộc, giáo dục

VTN các giá trị của dòng họ, kể cả truyền thống tín ngưỡng, thờ phụng, tri ân tổ

tiên...

Hoạt động giúp đỡ nhau khi gia đình trong họ gặp khó khăn cũng có tương

quan mạnh với 05/06 hành vi phạm tội được khảo sát (tương quan nghịch). Khó

khăn về kinh tế thường kéo theo phạm pháp và phạm tội, tinh thần đoàn kết, tương

thân tương ái, chia sẻ khó khăn trong dòng họ sẽ giúp đỡ cá nhân vượt qua được

khó khăn, giảm thiểu khả năng tính toán đến những biện pháp phi truyền thống

trong đó có phạm tội để đạt được mục đích của mình.

Hoạt động giúp nhau tìm kiếm việc làm cũng có tương quan nghịch với hầu

hết các hành vi phạm tội. Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề quan

trọng nhất của cá nhân trong xã hội ngày càng chuyên môn hóa như hiện nay. Thiếu

việc làm nghĩa là không có thu nhập để duy trì cuộc sống và phát triển năng lực cá

nhân, có việc làm là có cơ hội để thay đổi vị thế, vai trò của cá nhân trong xã hội.

Thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra phạm tội. Vì vậy

việc giúp đỡ nhau của họ hàng trong việc tìm kiếm việc làm tạo cơ hội cá nhân

tham gia hệ thống nghề nghiệp của xã hội, từ đó giảm thiểu khả năng phạm tội.

Như vậy họ hàng là một thiết chế có vai trò quan trọng trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN.

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

120

4.1.6. Tương quan giữa hoạt động thường xuyên trong thời gian rỗi và các

đặc điểm giới tính, dân tộc, tôn giáo, học lực, hạnh kiểm, trình độ học vấn với

hành vi phạm pháp của VTN

Trong phần kiểm định tương quan này, luận án sử dụng kiểm định

Chi_square. Kết quả kiểm định chỉ có giới tính và độ tuổi có tương quan với hành vi

phạm tội của VTN. Điều này cho thấy việc phân loại hạnh kiểm và học lực ở nhà

trường chưa thật sự phân loại học sinh hoặc thông tin các em cung cấp không có sự

phân loại.

Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%)

Hoạt động sai phạm

từng có

Giới tính

Nam Nữ

Nhiều

lần Một lần

Chưa bao

giờ Nhiều lần Một lần

Chưa bao

giờ

Phản ứng lại chính

quyền, công an** 9,2 11,9 78,9 2,8 9,4 90,8

Lấy trộm tài sản khi

có cơ hội* 7,2 9,2 83,6 0,7 8,5 90,8

(*P<0.05; **P<0.01)

Phân tích tương quan giữa giới tính với các hành vi phạm tội của VTN, kết

quả số liệu so sánh cho thấy: tỷ lệ VTN là nữ giới chưa bao giờ tham gia vào các

hoạt động này cao hơn nam giới. Kết quả này cho thấy yếu tố giới có tác động đến

hành vi vi phạm pháp luật. Kết quả này phản ánh đúng về đặc điểm tâm sinh lý giữa

hai nhóm nam và nữ. Điều này được giải thích về sự khác biệt trong tâm sinh lý

giữa nam và nữ, trong khi đặc tính các em nam luôn muốn tìm hiểu, khám phá

những cái mới, cái có tính chất nguy hiểm thì các em nữ luôn nhu mì, rụt rè hơn.

Chính vì vậy mà các em nam dễ bị cuốn vào các hành vi của tệ nạn xã hội và vi

phạm pháp luật nhiều hơn các em nữ.

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

121

Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%)

Hành vi sai phạm Nhóm tuổi

13-14 15-16 17-18

Nhiều

lần

Một

lần

Chưa

bao

giờ

Nhiều

lần

Một

lần

Chưa

bao

giờ

Nhiều

lần

Một

lần

Chưa

bao

giờ

Phản ứng lại chính

quyền, công an*

0,3 5,9 94,1 2,2 15,4 82,4 10,4 22,1 67,5

Uống rượu bia, hút

thuốc*

0,6 11,1 88,9 19,8 20,3 59,9 27,8 22,8 49,4

Đi theo nhóm bạn

gây mất trật tự xã

hội*

1,0 5,9 94,1 8,8 8,3 82,9 15,2 16,5 68,4

(*P<0.05).

Yếu tố tuổi cũng có tương quan với các hành vi sai phạm. Theo đó mức độ

sai phạm tăng dần theo độ tuổi. Điều này được giải thích là do thời gian phơi nhiễm

càng nhiều thì khả năng sai phạm càng lớn, mặt khác VTN có nhu cầu khám phá

mạnh mẽ, cùng với quá trình phát dục, tâm sinh lý của VTN cũng ngày càng thay

đổi, các em ngày càng muốn khẳng định sự trưởng thành của mình, mong muốn

được hành động như người như uống rượu bia và vi phản ứng với sự kiểm soát như

phản ứng với chính quyền, công an, gây mất trật tự.

Ở mức độ tham gia một lần và nhiều lần tập trung chủ yếu là các em ở độ

tuổi 15, 16 và 17 tuổi. Một bộ phận nhỏ các em độ tuổi 13, 14 cũng đã từng có các

hoạt động này.

Các hoạt động thường xuyên trong thời gian rỗi tại cộng đồng sẽ làm giảm

cơ hội phạm tội và tham gia các hoạt động phạm pháp khác (do việc đầu tư thời

gian và sự tập trung). Phân tích tương quan giữa 06 chỉ báo về các hoạt động trong

thời gian rỗi: học tập văn hóa, năng khiếu; đọc báo, đọc sách truyện; chơi game,

chat, tìm kiếm trên internet; đi thơi thể dục thể thao; tham gia vào các hoạt động của

chùa, nhà thờ; tham gia vào hoạt động công ích, tình nguyện (với 03 mức độ thường

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

122

xuyên, thỉnh thoảng, chưa bao giờ) của VTN với các hành vi sai phạm. Kết quả như

sau:

Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên trong thời gian rỗi

và các hành vi sai phạm của VTN (Kiểm định gamma G)

Mức độ tham gia

hoạt động truyền

thống

Hành vi sai phạm

Sử dụng

chất ma

túy

Đua xe

và cổ vũ

đua xe

Phản

ứng lại

chính

quyền,

công an

Lấy

trộm

tài sản

Uống

rượu bia,

hút thuốc

Đi theo

nhóm bạn

gây mất

trật tự xã

hội

Học tập văn hóa,

năng khiếu

--- --- --- --- -0,277** -0,373**

Chơi game, chat,

tìm kiếm trên

internet

--- --- --- --- 0,325** 0,286**

Đi chơi thể dục thể

thao

0,326* --- 0,248* --- 0,250** 0,279**

Tham gia vào các

hoạt động ở chùa,

nhà thờ

-0,462** -0,364** --- --- -0,390*** -0,386***

Ý nghĩa thống kê (*P<0,1; **P<0,05; ***P<0,001).

Trong 06 chỉ báo đưa ra thì chỉ có 04 chỉ báo có sự khác biệt rõ ràng về

tương quan giữa hoạt động thường ngày của VTN và hành vi sai phạm. Trong đó

việc dành thời gian cho học tập văn hóa năng khiếu có mối tương quan nghịch với

các hành vi uống rượu bia, hút thuốc, đi theo nhóm bạn gây mất trật tự xã hội, điều

đó có nghĩa là VTN dành thời gian rỗi vào việc học tập văn hóa, năng khiếu sẽ

không có thời gian cho việc tụ tập bạn bè, từ đó giảm thiểu khả năng có các hành vi

vi phạm pháp luật. Trong khi đó việc thường xuyên chơi game, chat, tìm kiếm trên

internet lại là nhân tố làm tăng khả năng phạm tội.

Hoạt động ở chùa, nhà thờ là nhân tố giảm thiểu tội phạm. Các tôn giáo (Đạo

Phật, Thiên Chúa giáo,…) đều có mục đích chăm lo đời sống tinh thần cho con

người, hướng thiện con người và khuyên răn con người tránh xa điều ác, tuân thủ

các giá trị đạo đức của xã hội. Chỉ báo này cho thấy tác dụng của thiết chế tôn giáo

trong việc giáo dục đạo đức và định hướng hành vi, lối sống cho VTN hiện nay, từ

đó góp phần vào việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

123

Đáng chú ý việc đi chơi thể dục thể thao lại là nhân tố làm tăng khả năng có

các hành vi như sử dụng chất ma túy; hút thuốc, uống bia rượu và đi theo nhóm bạn

gây mất trật tự xã hội. Qua phỏng vấn sâu nhiều em cho biết các em thường tham

gia các câu lạc bộ, nhóm thể thao, các câu lạc bộ này thường tổ chức các hoạt động

liên hoan, giao lưu nên các em thường được khuyến khích uống rượu bia trong các

hoạt động giao lưu này.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm

VTN của cộng đồng dân cư

4.2.1. Thiếu cơ chế, chính sách:

Các quy định liên quan đến vấn đề phòng ngừa tội phạm VTN nói chung và

vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng đã được đề

cập đến trong một số văn bản pháp luật liên quan như Luật Hình sự, Luật bảo vệ,

chăm sóc và giáo dục trẻ em… Chính phủ cũng đã ban hành một số Chương trình,

Nghị định liên quan đến một số khía cạnh trong việc phát huy vai trò của cộng đồng

dân cư trong phòng ngừa tội phạm VTN như Nghị quyết 09/CP về chương trình

quốc gia phòng chống tội phạm, Đề án số 04 về đấu tranh chống tội phạm xâm hại

trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi VTN. Đặc biệt Nghị định số 111/2013/NĐ-CP

ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính

giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ

quan liên quan đối với vấn đề quản lý, giáo dục VTN bị áp dụng biện pháp xử lý tại

xã, phường. Tuy nhiên các văn bản pháp luật đã có mới chỉ tập trung giải quyết vấn

đề trừng phạt, xử lý mà chưa chú trọng vấn đề phòng ngừa. Các văn bản đã có chưa

quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các đoàn thể của cộng đồng trong phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN.

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy việc ngăn chặn tội phạm VTN trong thời

gian qua do thiếu cơ chế tổng thể giữa các đơn vị liên quan nên việc triển khai còn

manh mún, phiến diện, cục bộ không giải quyết được những sai lệch chung trong

chính cơ sở xã hội của nó. Điều này làm cho những nỗ lực của các chủ thể tham gia

công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN chưa đạt hiệu quả cao.

Thiếu cơ chế phối hợp, giao trách nhiệm giữa các Tổ chức chính trị xã hội

trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã ban

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

124

hành quy chế phối hợp giữa các tổ chức thành viên, nhưng mối quan hệ này là tự

nguyện, chưa có quy định về trách nhiệm và chế tài bởi vậy mối quan hệ giữa các

thành viên trong MTTQ còn lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất, việc chủ trì phối hợp

thống nhất hoạt động giữa các tổ chức thành viên trong MTTQ Việt Nam còn hạn

chế. Trong hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN, các tổ chức triển

khai hoạt động theo chương trình, kế hoạch riêng của mình.

Chưa có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các ban ngành. Đặc biệt là

cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên giữa ngành công an với các tổ chức thuộc

khối mặt trận, vì vậy các Tổ chức này không nắm được tình hình địa bàn và các

hành vi sai phạm của VTN tại địa bàn, Đoàn thanh niên không thực hiện được chức

năng giám sát thành viên, Hội phụ nữ không can thiệp kịp thời.

Chưa có cơ chế hoạt động của các tổ chức tự quản. Hiện chưa có cơ chế để

huy động sự tham gia của các tổ chức tự quản không phải là thành viên của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Đây là

những tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, đại diện cho quyền và

lợi ích của các tầng lớp, thành phần, bộ phận nhân dân tương ứng, nhưng chưa có

cơ chế cụ thể để huy động các tổ chức này tham gia. Các tổ chức tự quản này tuy

không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có vai trò rất lớn

trong việc tập hợp, đoàn kết thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân liên quan

đến tổ chức mình hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, nhưng chưa được

phát huy vì chưa có cơ chế phối hợp cụ thể.

Thiếu cơ chế người dân tham gia vào phong trào đấu tranh phòng, chống tội

phạm, đặc biệt là cơ chế bảo vệ người dân khi tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm

và các tệ nạn xã hội. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có sự khác biệt về thái độ

của người dân trong việc tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm VTN và các loại

tội phạm do người trưởng thành gây ra. Người dân cho biết sẵn sàng tham gia kiểm

soát, thông báo với gia đình về hành vi sai phạm của VTN nếu xóm giềng có nhiều

tương tác.

Tuy nhiên người dân rất thận trọng trong việc tố giác tội phạm và hoạt động

sai phạm của các đối tượng khác, có hai vấn đề chủ yếu dẫn tới việc người dân

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

125

không tích cực tham gia công tác phòng ngừa tội phạm và các tệ nạn xã hội, một là

hiệu quả quản lý của chính quyền, nếu chính quyền, công an không làm tốt công tác

quản lý, nắm tình hình và giải quyết các vấn đề mà cộng đồng phản ánh hoặc người

dân nhận thấy chính quyền buông lỏng, có những vấn đề tiêu cực trong công tác

quản lý thì sẽ không hoặc rất ít tham gia công tác phát hiện, tố cáo các hành vi

phạm pháp trừ khi các hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và an toàn của

họ. Thứ hai là sợ bị trả thù, lo ngại việc phát hiện, tố cáo các hành vi phạm pháp sẽ

bị các đối tượng trả thù hoặc có các hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần gia đình và

người thân.

“Chính quyền không giải quyết triệt để. Ngay khu nhà tôi có hai người đi tù về, bây giờ

chúng tôi biết rõ họ làm nghề cho vay nặng lãi và ghi số đề, nhiều lần do va chạm làm ăn

có rất nhiều thanh niên xăm trổ đến đe dọa, nhiều lần còn đánh nhau lúc nửa đêm. Chúng

tôi có báo chính quyền nhưng không thấy giải quyết. Chúng tôi không muốn dây dưa với

những đối tượng như thế” (nam, 50 tuổi, xe ôm)

“Chính quyền buông lỏng quản lý. Nhiều lần họp tổ dân phố chúng tôi đã phản ánh vấn đề

này nhưng không được giải quyết. Chúng tôi thấy chính quyền đang buông lỏng quản lý

hoạt động của các cơ sở này” (nữ, 68 tuổi, giáo viên về hưu)

“Sợ bị trả thù. Đối với những đối tượng giang hồ như thế chúng tôi không muốn dính dáng,

nếu bị trả thù ai sẽ bảo vệ chúng tôi.” ( nữ, 50 tuổi, nội trợ)

Chưa có cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường, đoàn thể và chính quyền

trong việc nắm tình hình và tuyên truyền, giáo dục VTN. Nếu gia đình, nhà trường

và chính quyền địa phương không kết nối với nhau để thực hiện một nhiệm vụ

chung là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người chưa

thành niên thì hiệu quả của công tác này chỉ mang tính hình thức và rời rạc.

Do vậy, các bên cần thiết phải hỗ trợ, giúp đỡ nhau và cùng tham gia trong

các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho trẻ vị thành niên. Chính quyền địa

phương nên chủ động mời đại diện gia đình, nhà trường cùng vị thành niên ở địa

bàn dân cư tham gia vào các chương trình đối thoại giáo dục pháp luật tại địa

phương, tổ chức các cuộc thi, phong trào thi đua tới từng gia đình, từng nhà

trường... Gia đình và nhà trường cần chủ động thông báo và kết hợp với chính

quyền địa phương giáo dục pháp luật cho những đối tượng trẻ em có nguy cơ nhằm

tránh được những hậu quả đáng tiếc do các em gây ra.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

126

Hiện nay chúng ta cũng chưa có cơ chế quy trách nhiệm và chế tài đối với

các chính quyền, đoàn thể để xảy ra tình trạng phạm pháp trong lứa tuổi VTN tăng

cao. Với ý nghĩa quan trọng của VTN đối với tương lai đất nước, cần phải tiếp tục

hoàn thiện các quy định về phòng ngừa tội phạm VTN, trong đó cần quy định rõ vai

trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và chế tài cụ thể của cơ quan chủ quản và các cơ quan

liên quan, hình thức, biện pháp cần thiết cho các chủ thể tiến hành quản lý, giáo dục

đối với VTN:

Cộng đồng dân cư là là nơi các em sinh hoạt chủ yếu sau gia đình và nhà

trường, là môi trường đệm để các em bước ra xã hội, cộng đồng phải đảm bảo tạo

dựng được môi trường cộng đồng, xã hội lành mạnh để trẻ em, VTN phát triển.

Do vậy cần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm các chế định pháp luật,

pháp quy chuyên ngành liên quan đến môi trường xã hội như các quy định về về

quản lý mạng internet, mạng xã hội, các quy định quản lý nội dung trong lĩnh vực

văn hóa, truyền thông, các quy định quản lý các ngành nghề kinh doanh đặc biệt

như rượu, thuốc lá, dịch vụ masage, kinh doanh vũ trường, quán bar… nhằm đảm

bảo tính thống nhất trong việc ra một môi trường cộng đồng lành mạnh, trong

sáng, giảm thiểu việc VTN tiếp xúc với những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực, giảm

thiểu việc lây nhiễm các thói quen xấu, từ đó hướng tới mục đích phòng ngừa tội

phạm vị thành niên.

4.2.2. Thiếu nguồn lực:

Tội phạm vị thành niên là một hiện tượng xã hội. Nó tồn tại do những yếu tố

khách quan và chủ quan của một xã hội gắn liền với những điều kiện kinh tế, xã hội,

lịch sử, văn hóa, giáo dục… nhất định của xã hội. Nó là sản phẩm của chính xã hội,

phản ánh những thay đổi về giá trị, chuẩn mực và cung cách quản lý của xã hội.

Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần phải có một cái nhìn rộng rãi và toàn diện

hơn về hiện tương tội phạm vị thành niên, hướng tới một kế hoạch tổng thể, ngăn

chặn tội phạm từ chính cơ sở xã hội, kết hợp được mọi nguồn lực xã hội cho công

việc này. Việc ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm vị thành niên chỉ có thể thu được

hiệu quả khi chúng ta có được sự thống nhất chung trong việc xử lý đầy đủ, sâu sắc

và toàn diện hơn về rất nhiều mặt của xã hội, cần huy động được toàn bộ nguồn lực

của kinh tế và con người của xã hội.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

127

* Nguồn lực kinh tế:

Các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn VTN phạm tội tại cộng đồng từ

công tác tuyên truyền, giáo dục cho đến công tác can thiệp, giáo dục phòng ngừa tái

phạm là một vấn đề phức tạp, cần sự tham gia và phối hợp của rất nhiều cơ quan, tổ

chức và người dân, cần phải đầu tư lượng kinh phí phù hợp mới có thể triển khai

thực hiện.

Đối với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, kinh phí hoạt động là vấn đề

ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nói chung và công tác phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN nói riêng. Trong khi đó kinh phí dành cho các hoạt động

này của các tổ chức đoàn thể là rất ít. Hiện nay, trong thực hiện các chương trình,

cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổ chức thành viên nào hoạt động dưới

sự bảo trợ của ngân sách Nhà nước thì hoạt động mạnh, còn những tổ chức tự

nguyện tự quản, tự trang trải kinh phí thì tham gia các chương trình, phong trào,

cuộc vận động có phần hạn chế, còn có xu hướng “chờ phân bổ kinh phí thực hiện

hỗ trợ”.

Kết quả phỏng vấn sâu cho biết, các nguyên nhân chủ yếu mà các tổ chức

đoàn thể không tổ chức hiệu quả các hoạt động đoàn thể tại cộng đồng đến từ nhiều

nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là thiếu kinh phí tổ chức dẫn đến hình thức

và chất lượng của các hoạt động này không thu hút và thiếu sự nhiệt tình tham gia

của người dân.

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

128

* Nguồn lực con người:

- Việc xây dựng cá nhân và các tổ chức quần chúng nòng cốt làm hạt nhân

thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn cơ sở là một nội

dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác phòng chống tội

phạm, đảm bảo an ninh trật tự. Lực lượng quần chúng nòng cốt vừa là hạt nhân lãnh

đạo phong trào, vừa là cầu nối giữa lực lượng công an với nhân dân, là người đi

đầu, trực tiếp hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về an ninh trật tự. Tuy

Hộp 2: Nguyên nhân hoạt động đoàn thể tại cộng đồng không thu hút VTN

“Công tác phòng ngừa tội phạm VTN và giúp đỡ người vi phạm pháp luật tái hòa nhập

cộng đồng đòi hỏi một hệ thống giải pháp khác nhau, trong đó có trách nhiệm của phía

chính quyền, trách nhiệm đoàn thể được giao giúp đỡ, trách nhiệm của người trực tiếp

giúp đỡ, trách nhiệm gia đình và bản thân các em. Công tác này cần có sự tham gia của

cộng đồng, đặc biệt sự nhiệt tình của những người có uy tín trong cộng đồng” (Nữ, 56

tuổi, Chủ tịch phường)

“Thiếu kinh phí, nguồn nhân lực tham gia. Kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa thể

thao hay tuyên truyền pháp luật từ phường, quận rất eo hẹp, không thể tổ chức thường

xuyên, nhiều lúc chúng tôi phải kêu gọi sự ủng hộ từ phía các hộ gia đình và các doanh

nghiệp” (nam, 68 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố).

“Quan trọng là không có kinh phí để duy trì hoạt động. Thứ hai là mọi người cũng

không thực sự nhiệt tình trong các hoạt động chung” (nữ, 50 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ).

“Ngay hoạt động tổ chức Tết thiếu nhi cho các cháu một năm một lần nhưng chúng tôi

vẫn phải kêu gọi sự đóng góp của các gia đình trong khu dân cư. Hiện nay theo chủ

trương chung của Nhà nước đang cắt giảm kinh phí dành cho các đoàn thể chính trị xã

hội, như vậy kinh phí tổ chức các hoạt động ngày càng thiếu trong khi cũng chưa có cơ

chế để huy động nguồn lực xã hội vào các hoạt động này”. (nữ, 43 tuổi, Tổ trưởng Tổ

dân phố).

“Đầu tư cho công tác này chưa tương xứng. Việc giúp đỡ các em mới chỉ dừng lại ở

việc động viên, tư vấn là chưa đủ trong khi đó các em cần có công ăn, việc làm, việc

này chính quyền cần làm việc với các doanh nghiệp, chúng tôi chưa giúp được” (Nam,

63 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố).

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

129

nhiên trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, việc huy động sự tham gia của

người dân trong công tác phòng chống tội phạm gặp nhiều khó khăn.

“Cơ quan công an cũng đã chủ trì cùng với các tổ chức đoàn thể phát triển khai

phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tuy

nhiên kết quả đạt được còn hạn chế, cơ quan công an không thể quán xuyến hết

được toàn bộ địa bàn 24/24h, thông thường khi xảy ra sự việc chúng tôi mới có căn

cứ để đấu tranh, công tác phòng ngừa cần phải có sự tham gia nhiệt tình của người

dân và cộng đồng”

(nam, 52 tuổi, cán bộ công an phường)

“Công tác phòng ngừa VTN phạm tội và can thiệp, giáo dục trẻ VTN sai phạm rất

cần sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, trong đó có các cán

bộ lãnh đạo về hưu. Tuy nhiên không ít các lãnh đạo, cán bộ sau khi nghỉ hưu có

tâm lý nghỉ ngơi, không mặn mà tham gia các công tác tại nơi cư trú”

(nữ, 56 tuổi, cán bộ UBND phường)

“Chính sách hỗ trợ cho những người tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội

phạm, ví dụ như vai trò người giám hộ, giúp đỡ VTN cải tạo tại cộng đồng không

thể tạo động lực cho người dân nhiệt tình tham gia”

(Nữ, 50 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ)

- Lực lượng tham gia thiếu kỹ năng chuyên môn: Hoạt động phòng ngừa,

ngăn chặn VTN phạm tội, đặc biệt là hoạt động giúp đỡ VTN cải tạo tại cộng đồng

và tái hòa nhập cộng đồng cần những hiểu biết, kỹ năng chuyên sâu về nhiều các

lĩnh vực tâm lý, giao tiếp, thuyết phục... trong khi đó cán bộ được giao nhiệm vụ

giúp đỡ số VTN vi phạm và cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng phần lớn không được

bồi dưỡng những kỹ năng này. Việc giúp đỡ số VTN được triển khai bằng nhiệt

tình, trong những trường hợp gặp những vấn đề khó giải quyết dễ dẫn đến kết quả

“khó quá bỏ qua”.

“Phần lớn chúng tôi chỉ được tuyên truyền về các chủ trương chính sách và các

quy định pháp luật liên quan đến phòng chống tội phạm mà không được bồi dưỡng

về các kỹ năng chuyên môn về phòng chống tội phạm và kiến thức tâm lý, các kỹ

năng xã hội để làm việc với nhóm VTN”

(Nam, 63 tuổi, cán bộ Tổ dân phố)

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

130

4.2.3. Thiếu phương tiện, hệ thống cơ sở vật chất

Trong công tác tuyên truyền, vận động, mặc dù, đã có nhiều cố gắng, nhưng

hiệu quả chưa cao. Thời lượng tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng còn

ít, nội dung chưa phong phú, hấp dẫn. Hiện nay hệ thống thông tin nội bộ như loa

truyền thanh của phường không còn hoạt động trong khi đó chưa xây dựng được hệ

thống truyền thông phù hợp với tình hình mới, vì vậy các hoạt động truyền thông

vẫn phải duy trì các hình thức tuyên truyền cũ như phát tài liệu, tờ rơi, pano, áp

phích… những hình thức này không phát huy hiệu quả trong thời kỳ bùng nổ mạng

xã hội gắn với cuộc cách mạng 4.0.

Khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao VTN không tham gia các hoạt động này,

ngoài nguyên nhân chủ quan (có 43,3 % các em cho biết sợ ảnh hưởng đến học tập,

21 % cho biết các hoạt động này không mang lại lợi ích cá nhân) còn có các nguyên

nhân khách quan như các hoạt động này không thu hút (57%) hoặc gia đình không

cho phép (37,6%) .

Tổ chức đoàn thể quan trọng nhất đối với VTN là Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh, đây là tổ chức có chức năng quy tụ và phát huy năng lực của thanh

niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động của

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì chỉ có 10,8% số VTN được hỏi đánh

giá hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở cơ sở là tích cực và thu hút, tỷ lệ cho

đánh giá hoạt động Đoàn cơ sở không nổi bật, không cuốn hút và yếu kém chiếm

tới 69,5%. Đây là thông tin đáng báo động về chất lượng hoạt động của Đoàn thanh

niên cơ sở.

Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở

10.8%

29.5%

22.4%17.6%

19.7%

Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn cơ sở

hoạt động tích cực, thu hút

bình thường không nổi bật

hoạt động tích cực nhưng không cuốn hút

hoạt động yếu kém

không biết

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

131

“Em có kết nạp vào Đoàn nhưng ngoài đóng đoàn phí ra thì cũng không tham gia các hoạt

động Đoàn. Từ ngày em nghỉ học đi làm thì bạn bè cũng xa lánh, cán bộ Đoàn cũng có đến

một vài lần hỏi thăm rồi thôi” (PVS, nam, 18 tuổi, lao động phổ thông)

“Em thấy hoạt động Đoàn hiện nay rất hình thức và đơn điệu. Các hoạt động của Đoàn

xoay quanh tổ chức vài chương trình văn nghệ vào các dịp lễ kỷ niệm” (PVS, nữ, 17 tuổi,

học sinh)

“Các hoạt động ở Đoàn trường còn thu hút được lượng đoàn viên tham gia, còn hoạt động

Đoàn của Phường hiện nay rất khó thu hút được thanh niên, hoạt động Đoàn là tình

nguyện, trong thời kỳ hiện nay nếu người ta không thấy được lợi ích khi tham gia sinh hoạt

động Đoàn thì cũng không có chế tài nào yêu cầu thanh niên bắt buộc phải tham gia cả”

(PVS, nam, 25 tuổi, cán bộ Đoàn)

Điều này đặt ra yêu cầu về việc đổi mới phương pháp hoạt động mới có thể

thu hút được thanh thiếu niên, phát huy vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa của

thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp họ rèn luyện và

phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã

hội hiện nay.

4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân,

quận Cầu Giấy

Nghĩa Tân là phường giáp ranh với nhiều phường, xã của quận Cầu Giấy và

Quận Bắc Từ Liêm. Hiện trên địa bàn phường có 5.363 hộ với 22.508 nhân khẩu,

trong đó trên 80% hộ đang cư trú tại 91 khu chung cư cao tầng và nhà tập thể. Tình

hình trộm cắp, cướp giật và sử dụng ma túy tại các khu nhà chung cư cao tầng cũ diễn

ra rất phổ biến. Từ năm 2013 theo quyết định số 147/KH-UBND của Ủy ban Nhân

dân Thành phố Hà Nội ngày 19/11/2012 về đấu tranh phòng chống các loại tội phạm

xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, Phường Nghĩa Tân được

chọn là một trong 05 mô hình điểm ở cấp phường về công tác phòng, chống tội phạm

xâm hại trẻ em, quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng.

Căn cứ theo quyết định này, phường Nghĩa Tân đã xây dựng, triển khai kế

hoạch tổng thể về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Trong mô hình này các

đơn vị tham gia đều được phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể và có cơ chế phối hợp

rõ ràng giữa các đơn vị, bộ phận liên quan, trong đó Đảng ủy phường giữ vai trò

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

132

lãnh đạo, công an phường là đơn vị chủ trì thực hiện và phối hợp với các tổ chức

đoàn thể, gia đình, nhà trường. Các tổ chức đoàn thể, khu phố được giao các chỉ tiêu

cụ thể trong từng giải pháp. Mô hình này được thể hiện bằng sơ đồ dưới đây:

Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân

Xây dựng cơ chế phối hợp nắm tình hình về nhóm VTN: Cơ quan công an

phối hợp với trường học trên địa bàn và các trường có con em của phường đang

theo học và các Tổ dân phố lên danh sách 24 VTN cần chú ý, quản lý bao gồm: số

học sinh cá biệt (12 VTN), học sinh có dấu hiệu vi phạm pháp luật (07 VTN), học

sinh có biểu hiện nghiện ma túy (3VTN), số người vi phạm pháp luật đang cải tạo

tại cộng đồng (2 VTN) để theo dõi, tư vấn, hỗ trợ tâm lý và áp dụng các biện pháp

can thiệp khác như định kỳ trình diện, báo cáo cảnh sát khu vực và công an phường

đối với các đối tượng nghiện ma túy, số đang cải tạo tại cộng đồng. Ngoài ra, các

đối tượng này được giao trách nhiệm cho Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ tổ chức

theo dõi, giáo dục, can thiệp.

Đảng ủy, Ủy ban nhân dân

Cộng đồng Công an

phường

Đoàn

thanh

niên

Hội

phụ

nữ

Hội

cựu

chiến

binh

Gia

đình Nhà

trường

Giải pháp

Cá nhân Nhóm Toàn cộng đồng

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

133

Xây dựng cơ chế giao ban, trao đổi thông tin hàng tháng, quý giữa nhà

trường, gia đình, tổ dân phố và Công an về tình hình thanh niên, học sinh và số có

tên trong danh sách cần chú ý, quản lý này.

Tổ chức họp dân theo định kỳ hàng tháng để phổ biến thủ đoạn hoạt động

của các loại tội phạm và tình hình tệ nạn xã hội, công an phường đã lập 10 hộp thư

góp ý và tố giác tội phạm, xây dựng hệ thống sổ phản ánh tình hình ANTT giữa các

tổ dân phố, chi bộ với chính quyền và CAP.

Phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Ngoài việc thông

qua hệ thống loa truyền thanh của phường vào khung giờ 7h sáng và 5h chiều vào

thứ ba, thứ năm và cuối tuần để phổ biến các quy định về pháp luật, luật hình sự, về

phòng ngừa tội phạm, tình hình tội phạm vị thành niên. Trên cơ sở kế hoạch chung,

chính quyền và các cơ quan chuyên trách của phường Nghĩa Tân kết hợp với Đoàn

thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội cựu chiến binh triển khai hoạt động tuyên

truyền và vận động tuân thủ pháp luật và phát tài liệu đến các hội viên của từng hội,

các gia đình về các quy định pháp luật liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm vị thành niên như Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc

và giáo dục trẻ em, Luật giao thông, Luật hình sự, Luật xử phạt vi phạm hành chính.

- Đoàn thanh niên phường xây dựng mô hình can thiệp “Bạn giúp bạn” với

03 hoạt động chính: (1) trang bị kiến thức về kỹ năng sống cho VTN đang sinh sống

tại phường. Hoạt động này được tổ chức thành các nhóm đi tư vấn kỹ năng sống và

kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho nhóm trẻ em lang thang, giúp đỡ cai nghiện cho 6

đối tượng, trong đó có 3 đối tượng đã hoàn toàn cự tuyệt đối với ma túy, 3 đối

tượng có chuyển biến tốt, đã tìm kiếm việc làm sau cai cho 02 đối tượng, động viên

các đối tượng tham gia các hoạt động đoàn thể, tái hòa nhập cộng đồng; (2) tổ chức

cho thanh, thiếu niên ký cam kết không vi phạm pháp luật và không tham gia các tệ

nạn xã hội; (3) Tham gia với các lực lượng truy quét, giải tỏa các tụ điểm buôn bán,

sử dụng ma túy, tiến tới xây dựng cơ sở, địa bàn khối xóm trong sạch về ma túy và

các tệ nạn xã hội.

- Hội Cựu chiến binh: Tổ chức Hội Cựu chiến binh được giao tiến hành tổ

chức khảo sát, điều tra về thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân tại

phường. Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật do Hội Cựu chiến binh phường tổ chức

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

134

đã phối hợp với ban Tư pháp, Hội Phụ nữ phường tổ chức các buổi học tập, toạ đàm

về các luật, pháp lệnh với 1.450 lượt người tham dự; in và phát hành được 1.500 tập

tài liệu về 18 bộ luật;

Hội Liên hiệp phụ nữ xây dựng các câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” tổ

chức tuyên truyền phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi

VTN, Ngoài ra Hội phụ nữ của phường chủ trì, tổ chức cho các chi hội xây dựng

các mô hình nhỏ như “Phụ nữ phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực

trong gia đình” của Chi hội phụ nữ Tổ dân phố số 3 để giúp đỡ lẫn nhau trong việc

hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình và can thiệp, thuyết phục những người có hành

vi bạo lực, “Phụ nữ và gia đình thực hiện An toàn giao thông” của Chi hội phụ nữ

Tổ dân phố số 11 góp phần giải quyết ách tắc giao thông trước cổng trường Nghĩa

Tân, “Câu lạc bộ phụ nữ phòng chống mại dâm” của chi hội Tổ dân phố số 1 để

phát hiện hoạt động mại dâm tại khu vực đường Phạm Tấn Tài, “Chi hội phụ nữ

không có hội viên, chồng con nghiện ma túy và vi phạm pháp luật”, “Chi hội phụ

nữ vận đồng chồng con cai nghiện và không tái nghiện” của chi hội phụ nữ Tổ dân

phố số 7, số 15.

Công an phường phối hợp với Tổ trưởng tổ dân phố chỉ đạo các hộ gia đình

kiểm tra Tổ chức làm và treo 216 biển nhắc nhở về ANTT - tệ nạn xã hội tại các

tuyến đường và cầu thang các khu nhà.

Triển khai mô hình “Cầu thang văn hóa” tại các khu tập thể, nhà chung cư

hướng dẫn các tổ, khu dân cư tự quản xây dựng bản nội quy nhằm để về an ninh trật

tự và đảm bảo môi trường chung, ví dụ: tất cả các hộ gia đình luân phiên đảm nhiệm

việc quét dọn cầu thang sạch sẽ, hàng ngày có tổ phụ trách mua sách báo, mọi việc

đi lại trên cầu thang phải nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn, không tận dụng cầu thang

để kinh doanh, tập kết vật liệu, sử dụng cho mục đích cá nhân. Đọc xong sách báo,

tạp chí phải gấp lại gọn gàng, đưa vào tủ đúng quy định. Ngoài ra, tại đây còn đặt

một bảng tin để thông báo cho người dân trong tổ những công việc của tổ, của

phường và những thông tin cần thiết trong cuộc sống.

“Cầu thang văn hóa” là một hình thức trung tâm học tập, sinh hoạt cộng

đồng, vào mỗi buổi sáng và buổi chiều hằng ngày có mọi người đến “Cầu thang văn

hóa” để đọc sách báo, cùng giao lưu, trao đổi tâm tư. Những sự bất hòa nhỏ, những

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

135

kinh nghiệm hay trong việc giải quyết các mâu thuẫn gia đình được mọi người chia

sẻ để cùng giải quyết và học tập.

Phối hợp đấu tranh, phòng chống tai, tệ nạn xã hội:

Phường chủ trì tổ chức các đợt cao điểm làm sạch môi trường bằng việc tổ

chức truy quét, giải tỏa các tụ điểm buôn bán, sử dụng ma túy, phát động phong trào

xây dựng cơ sở, địa bàn khối xóm trong sạch về ma túy và các tệ nạn xã hội. Qua đó

xóa bỏ được 03 tụ điểm nghi vấn hoạt động buôn bán ma túy theo phản ánh của

người dân.

Ngoài ra, công an phường còn thường xuyên phối hợp với lực lượng dân

phòng, lực lượng tuần tra nhân dân tổ chức tuần tra kiểm soát tổ chức tuần tra tại

các khu vực trọng điểm thường xuyên xảy ra trộm cắp như khu tập thể Nghĩa Tân,

kiểm tra hành chính trên các địa bàn trọng điểm, các tụ điểm phức tạp; tăng cường

quản lý nhân khẩu, quản lý các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm về an ninh trật tự

như các quán ăn đêm, quán Karaoke, nhà nghỉ, quán bar, vũ trường, quán internet

khu vực Phạm Tuấn Tài không để tội phạm lợi dụng hoạt động phạm tội.

Tổ chức cho các gia đình ký cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội và

không phạm pháp tới 100% hộ gia đình.

Phường đã tổ chức “nhóm tình nguyện viên” 40 người thành viên bao gồm

đại diện các ban ngành của chính quyền và đội ngũ các tình nguyện viên, bao gồm

các cán bộ nghỉ hưu và các thành viên nhiệt huyết tình nguyện của cộng đồng,

nhóm này sẽ chịu trách nhiệm kết nối với các cơ quan của chính quyền trong việc

triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm VTN và giúp đỡ các gia đình có con

cái trong lứa tuổi VTN có các sai phạm.

Các cha mẹ gia đình có con cái là học sinh hư, nghiện ma túy, vi phạm pháp

luật được tham gia các lớp học ngắn hạn để đào tạo, hỗ trợ bố mẹ về kỹ năng nắm

bắt tâm lý, kỹ năng giao tiếp và giáo dục các em trong đối tượng này.

4.3.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ mô hình Nghĩa Tân

* Công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm vị thành niên tại cộng

đồng cần phải có sự phối hợp của tất cả các lực lượng, được đặt trong những

chương trình, kế hoạch tổng thể, có mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương thức

hoạt động và cơ chế cụ thể, rõ ràng

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

136

Từ mô hình của Nghĩa Tân cho thấy, ý thức cộng đồng của các thành viên

trong cộng đồng đô thị hiện nay vẫn mạnh mẽ, mọi người vẫn tích cực tham gia

các hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt các hoạt động hướng tới thế hệ trẻ

nếu có cơ chế, cách tổ chức hợp lý để huy động nguồn lực từ cộng đồng.

Công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN tại cộng đồng chỉ có

thể thu được hiệu quả khi chúng ta thống nhất được một chương trình hoạt động

chung mang tính tổng thể bắt đầu từ khâu hoạch định chính sách đến việc hoàn

thiện một cơ chế phát huy được sức mạnh chung của toàn xã hội, từ chính quyền,

đoàn thể, nhà trường, gia đình đến bản thân nhóm thanh thiếu niên trong xã hội, tức

là tạo ra điều kiện và phương thức để toàn xã hội tham gia tích cực và có trách

nhiệm vào công việc này.

Chúng ta cũng phải có kế hoạch thực hiện chương trình một cách cụ thể,

nêu rõ các chỉ tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn và các bước đi cụ thể. Cần

đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục để các chương trình hành động

này đi vào từng cộng đồng, địa phương cơ sở để tạo ra những chuyển biến tích cực

và cơ bản.

* Xây dựng và kiện toàn các tổ chức tự quản của cộng đồng

Các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng quan hệ trực tiếp với đời sống của

người dân tại cộng đồng, vì vậy tác dụng của các tổ chức này đối với phòng ngừa

tội phạm VTN là rất lớn. Các tổ chức quần chúng đang làm rất tốt công tác bảo vệ

và chăm sóc trẻ em, VTN đặc biệt nhóm trẻ lang thang – dễ có nguy cơ phạm tội.

Vì vậy cần thiết phải thay đổi tư duy về quản lý để huy động và phát huy được

nguồn lực của cộng đồng tham gia vào bảo vệ và chăm sóc và phòng ngừa tội phạm

VTN.

* Tăng cường đầu tư cho cộng đồng

Cần có kế hoạch đầu tư thỏa đáng về kinh phí vật chất, tăng cường các nguồn

lực về con người cho cộng đồng. Vai trò phòng ngừa đối với tội phạm VTN của

cộng đồng ngày càng quan trọng, vì vậy chính phủ cần huy động sự tham gia của

cộng đồng, chuyển giao một số chức năng quản lý xã hội trong công tác giữ gìn trật

tự trị an và phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng cho cộng

đồng bằng việc tăng cường đầu tư cho cộng đồng, đầu tư kinh phí hoạt động cho

các tổ chức quần chúng, các tổ chức dịch vụ đào tạo, chăm sóc và tư vấn cho VTN.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

137

4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn

chặn tội phạm VTN.

Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng để phòng ngừa,

ngăn chặn VTN phạm tội, cần thiết phải có các giải pháp để huy động được sự tham

gia của cộng đồng. Việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm

VTN dựa vào cộng đồng cần phải đảm bảo một hệ thống các giải pháp ở các cấp độ

khác nhau, bao gồm những giải pháp trực tiếp và những giải pháp cơ bản, lâu dài:

* Nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cộng đồng.

Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng:

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội cần đưa vào nội dung ưu tiên, quan tâm, giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho

gia đình và bản thân số VTN có hoàn cảnh khó khăn từ đó ngăn chặn và xử lý kịp

thời các vụ việc vi phạm pháp luật tại địa phương. Đây có thể được xem là biện

pháp chiến lược, mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Để thực hiện được yêu cầu

trên, chính quyền các cấp tập trung đầu tư và có các chính sách kinh tế, xã hội thỏa

đáng nhằm khai thác mọi nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của các cơ quan, doanh

nghiệp, tổ chức xã hội... Trong đó, cần đặc biệt ưu tiên giải quyết công ăn việc làm

cho những người đủ tuổi lao động, không còn đi học hoặc những gia đình có nhiều

khó khăn về kinh tế, đang phải nuôi nhiều con nhỏ hoặc người khuyết tật.

Thứ hai, xây dựng các tổ chức cộng đồng:

Như đã nhấn mạnh, một cộng đồng không thể thực hiện vai trò phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN nếu cộng đồng đó không lành mạnh. Một cộng đồng vô tổ

chức thì trước hết phải có giải pháp để cố kết cộng đồng.

Trước hết, cần chú trọng việc xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy ước,

quy định của các cộng đồng (tổ dân phố, khu phố...) đây là công cụ quan trọng để

quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng.

Cần xây dựng cơ chế giao ban định kỳ giữa công an cơ sở với các Tổ dân

phố, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội, nhà trường và gia đình. Điều này một mặt

giúp tăng cường hơn nữa sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan công an và các

tổ chức quần chúng ở từng địa bàn cơ sở, để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa ba

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

138

môi trường (gia đình, nhà trường và cộng đồng) trong việc đảm bảo nắm bắt tình

hình trật tự trị an và tình hình quản lý giáo dục thanh thiếu niên và phòng chống

tội phạm VTN, mặt khác tăng cường sự giám sát và hiệu quả tiếng nói tập thể của

cộng đồng đối với cơ quan chức năng; giúp cộng đồng theo dõi, giám sát việc giải

quyết các vấn đề đã được phản ánh của cơ quan chức năng. Để thực hiện được yêu

cầu nhiệm vụ trên, lực lượng cảnh sát khu vực cần thường xuyên phối hợp chặt

chẽ với các tổ chức quần chúng: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ các địa phương và

các nhà trường ở từng địa bàn cơ sở trong việc nắm bắt, trao đổi tình hình học tập

rèn luyện, sinh hoạt vui chơi giải trí của VTN, phát hiện kịp thời các biểu hiện sai

trái, lệch lạc của VTN để có các biện pháp can thiệp, giáo dục kịp thời.

Cần luật hóa hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức dân sự, tổ chức tôn

giáo, tổ chức NGOs tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để các tổ chức này triển khai

hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN vừa là căn cứ để Nhà nước quản

lý, điều hành hoạt động của các tổ chức này, cũng như loại trừ việc lạm quyền, lộng

quyền, lợi dụng để tiến hành các hoạt động trái luật.

Huy động toàn bộ nguồn lực xã hội vào công tác bảo vệ và chăm sóc thanh

thiếu niên, trong đó cần khuyến khích các cộng đồng tự đầu tư xây dựng các công

trình công cộng, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho người chưa thành niên có

các sân chơi, bãi tập, các hình thức sinh hoạt bổ ích, lành mạnh nhằm thu hút học

sinh và người chưa thành niên tham gia học tập, rèn luyện, sử dụng thời gian nhàn

rỗi có ích và thiết thực… dành các em những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển.

Chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cần có kế hoạch đầu tư thích đáng cả về vật chất kỹ thuật và nhân lực, sự định

hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn và cụ thể trong đầu tư, xây dựng các trung tâm

trợ giúp pháp lý, tư vấn và dịch vụ pháp luật, tâm lý cho thanh thiếu niên. Những

trung tâm này là nơi tư vấn, trợ giúp VTN có được những nhận thức và phương

thức ứng xử đúng đắn khi đối mặt với những vấn đề tâm lý, pháp luật. Các trung

tâm này cần kết hợp với nhà trường, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng để có thể trở

thành những người bạn, người trợ thủ pháp lý cần thiết cho mọi đối tượng thanh

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

139

thiếu niên. Đây cũng là phải pháp để đưa hoạt động của Đoàn thanh niên đi vào

thực chất, mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, thanh niên.

Cần thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ đầu mối,

phối hợp quản lý, điều hành hoạt động kiểm soát tội phạm của các lực lượng xã hội

và cộng đồng, xây dựng các “nhóm phòng ngừa tội phạm VTN của cộng đồng”

thành viên bao gồm đại diện các ban ngành của chính quyền và đội ngũ các tình

nguyện viên là những người có uy tín, nhiệt huyết trong cộng đồng, bao gồm các

cán bộ nghỉ hưu và các thành viên nhiệt huyết tình nguyện của cộng đồng, nhóm

này sẽ chịu trách nhiệm kết nối với các cơ quan của chính quyền trong việc triển

khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng. Hình thức tổ chức này

vừa mang tính tương quan lợi ích sát sườn của cộng đồng, vừa mang tính đa dạng

hóa chủ thể, đan xen các mối quan hệ, làm cho hoạt động phòng ngừa tội phạm đi

vào thực chất.

* Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối

sống và pháp luật cho vị thành niên tại cộng đồng.

Đây là các giải pháp trị lý những sai lệch về nhận thức, thái độ, nhu cầu

và định hướng giá trị của VTN. Chúng ta phải có những giải pháp lồng ghép các

hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm VTN với công tác giáo dục nâng

cao đạo đức lối sống tốt đẹp trong thanh thiếu niên. Ngoài nhà trường, chúng ta

nên lồng ghép và đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống và pháp luật cho

VTN vào những hoạt động của các đoàn thể tại cộng đồng trong đó quan trọng

nhất là hoạt động của Đoàn thanh niên. Đây cũng chính là trách nhiệm, nghĩa vụ

của tổ chức Đoàn.

Thứ nhất, về nội dung cần giáo dục VTN những giá trị cơ bản nhất trong ba

nội dung lớn là giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức và giáo dục pháp

luật:

Về giáo dục lý tưởng cách mạng: Trong thời kỳ đất nước hội nhập sâu rộng

với thế giới, các thế lực thù địch không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tuyên

truyền, xuyên tạc vào thế hệ trẻ. Vì vậy giáo dục lý tưởng cách mạng, định hướng

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

140

chính trị tư tưởng cho thanh niên cần phải trở thành một trong những nội dung cơ

bản và cần thiết nhất trong công tác giáo dục của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, trang bị cho đoàn viên, thanh niên những kiến thức đúng đắn về con đường

xây dựng đất nước của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Cần phải làm cho mọi cho đoàn viên, thanh niên trong đó có nhóm VTN

nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững những

nhiệm vụ lịch sử của thế hệ mình, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao ý thức đạo đức, xa

lánh các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hộ, giáo dục truyền thống yêu nước,

truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh quên mình vì tổ quốc cho

thanh thiếu niên, xây dựng niềm tin và lòng nhiệt tình cách mạng. Đây là nền tảng

nhận thức quan trong cho việc ngăn chặn các hành vi sai lệch.

Về giáo dục đạo đức, lối sống: Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay,

các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp, trước những biến động về giá trị và chuẩn

mực xã hội gắn liền với những lợi ích về tiền bạc và lợi nhuận, với chủ nghĩa cá

nhân, chúng ta cần giáo dục về đạo đức và lối sống văn hoá mới cho thanh thiếu

niên. Về phương diện này, theo tác giả luận án, những nội dung cơ bản cần được

trang bị cho thanh thiếu niên hiện nay là:

Chúng ta cũng cần phải giáo dục cho VTN kế thừa những giá trị văn hoá tinh

thần nhân đạo của truyền thống Việt Nam. Đó là những phẩm chất tốt đẹp của

người Việt Nam trong các mối quan hệ cộng đồng, đoàn kết, gắn bó, tương trợ giúp

đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn, vì tổ quốc và cộng đồng, quê hương, làng xóm.

Chúng ta cũng cần phải giáo dục những truyền thống tốt đẹp của Đoàn thanh

niên trong các phong trào đấu tranh cách mạng bảo vệ và xây dựng đất nước, những

tấm gương tốt hy sinh bản thân vì cộng đồng, quê hương.

Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức và lối sống văn hoá là xây

dựng cho thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh, nhân ái, trung thực, sống vì cộng đồng,

vì tập thể, đất nước; xoá bỏ lối sống vị kỷ, hẹp hòi, coi đồng tiền làm mục đích

của cuộc sống, xa lánh các tệ nạn xã hội, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo

đức mới.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

141

Về giáo dục pháp luật và ý thức công dân: Giáo dục pháp luật và ý thức chấp

hành luật pháp cho VTN là giúp cho VTN thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân

của mình, có đủ kiến thức để xây dựng Nhà nước pháp quyền, trang bị cho VTN

chuẩn mực về thông tin và ứng xử, giúp VTN xa lánh tội phạm, không vi phạm

pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật cho VTN là: Hiến pháp, Bộ luật hình sự năm

2015. Ngoài ra, giáo dục cho VTN ý thức chấp hành và thực hiện những quy tắc

sống, lao động, học tập, sinh hoạt, những quy định của các cơ quan, chính quyền,

đoàn thể, cộng đồng, trường học tại địa phương, nhất là các chuẩn mực đạo đức

truyền thống tốt đẹp của các địa phương, cơ sở (không trái với luật của Nhà nước).

Thứ hai, cần đổi mới hình thức tuyên truyền. Trong thời kỳ truyền thông xã

hội phát triển như hiện nay, việc sử dụng các kênh truyền thông cũ là không hiệu

quả. Vì vậy cần phải nghiên cứu sử dụng các phương tiện truyền thông mới như các

thông qua internet, mạng xã hội. Các hoạt động của đoàn thể, đặc biệt là hoạt động

của Đoàn TNCS phải thu hút được VTN, họ phải thấy những việc họ tham gia là bổ

ích, thiết thực với bản thân. Muốn vậy công tác phong trào cần phải tránh hình thức,

sáo rỗng, phải xây dựng các hoạt động theo đúng tâm tư, nguyện vọng của giới trẻ

hiện nay. Cần lưu ý đến tính sáng tạo trong việc tổ chức, làm sao để một công việc

mang tính thường xuyên lại không bị nhàm chán. Cần định kỳ tổ chức các hoạt

động định hướng nghề nghiệp, giới thiệu ngành nghề, thăm quan thực tế, các CLB

học thuật chuyên ngành, các chương trình phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên,

chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các cuộc thi về chuyên môn, khuyến khích sinh

viên nghiên cứu khoa học... Cũng như mở rộng quan hệ với các nhà tuyển dụng,

liên kết với các công ty tư vấn việc làm để giúp sinh viên có định hướng tốt về nghề

nghiệp cho bản thân, và có điều kiện trang bị kỹ năng mềm cho công việc sau này.

* Nhóm các giải pháp can thiệp, xử lý kịp thời hiện tượng tội phạm vị thành

niên.

Thứ nhất, xây dựng một mạng lưới xã hội rộng lớn, phát hiện, xử lý kịp thời

các hiện tượng vi phạm pháp luật của VTN tại cộng đồng:

Đây là các giải pháp tấn công trực tiếp vào các tình huống phạm tội, phát

hiện kịp thời các hành vi sai phạm và phạm pháp của VTN để ngăn chặn không để

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

142

VTN thực hiện các hành vi sai lệch và phạm tội. Để thực hiện được mục tiêu này,

chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện được một mạng lưới xã hội rộng lớn với sự

tham gia của các lực lượng chuyên trách và cộng đồng:

Chính quyền địa phương chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở làm tốt công tác

điều tra nắm tình hình, chủ động đấu tranh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã

hội do VTN gây ra ở từng địa bàn cơ sở. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch của Ban

chỉ đạo 138 (Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm) về việc tiếp tục thực

hiện Đề án IV “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm do

NCTN gây ra” có kế hoạch chỉ đạo Công an các địa phương tiếp tục thực hiện tốt

các công tác nghiệp vụ: Điều tra cơ bản; sưu tra; xây dựng, sử dụng mạng lưới cộng

tác viên… để nắm chắc tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của tội phạm trẻ

VTN; đặc điểm nhân thân của VTN phạm tội, cũng như nguyên nhân điều kiện làm

phát sinh, tồn tại và phát triển tội phạm và tệ nạn xã hội của trẻ VTN...

Cơ quan Công an đặc biệt lực lượng Phòng chống tệ nạn xã hội các cấp cần làm

tốt công tác nắm tình hình địa bàn và tình hình về nhóm tuổi VTN tại cộng đồng, tham

mưu cho chính quyền xây dựng các tiêu chí thực hiện việc nắm bắt tình hình cụ thể của

từng nhóm VTN, qua đó, xác định chính xác số VTN cần được giáo dục đặc biệt ở

từng địa phương để làm tham mưu cho chính quyền trong việc đầu tư xây dựng và tổ

chức quản lý điều hành hoạt động của các trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện, cơ

sở chữa bệnh bắt buộc… nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc, giáo

dục số trẻ VTN lang thang cơ nhỡ, vi phạm pháp luật hoặc tổ chức cai nghiện, chữa

bệnh bắt buộc cho những trẻ VTN nghiện ma túy hoặc mắc các bệnh xã hội. Đồng thời

đề nghị chính quyền địa phương có các quy định rõ hơn về việc can thiệp đối với

những ông bố, bà mẹ không gương mẫu, đầy đọa, đẩy con cái vào con đường phạm

pháp, phạm tội hoặc bạo hành, ngược đãi con cái…

Công an địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan

truyền thông, các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tiếp tục

tổ chức, vận động quần chúng tham gia Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự

xã hội; đổi mới, xây dựng các mô hình toàn dân tham gia tố giác, đấu tranh với

các loại tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng, yêu cầu các gia đình ký

cam kết không vi phạm pháp luật, đồng thời cần có quy định cụ thể công tác bảo

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

143

vệ, khen thưởng, động viên công dân dám lên án, tố giác, đấu tranh với các loại tội

phạm đặc biệt là tội phạm có tổ chức hoặc chính sách khắc phục rủi ro, bồi thường

tinh thần, vật chất khi có thiệt hại.

Xây dựng mô hình các dòng họ tự quản, dòng họ không có tội phạm và tệ

nạn xã hội, khuyến khích các dòng họ ký kết, cam kết không có tội phạm. Dòng họ

là thiết chế gần gũi của con người được gắn kết trên cơ sở hôn nhân và huyết thống

“một giọt máu đào hơn ao nước lã”, bản thân các giá trị trong các quy định của các

dòng họ cũng luôn mang giá trị tiến bộ, có mục đích giáo dục nhân cách, kiểm soát

hành vi, mong muốn dưỡng giục nên những công dân tốt cho xã hội, vì vậy thiết

chế dòng họ với các quy định trong họ tộc có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm

soát hành vi của các thành viên, phòng ngừa VTN phạm tội.

Thứ hai, tăng cường công tác xã hội đối với nhóm vị thành niên vi phạm

pháp luật:

Đẩy mạnh các hoạt động can thiệp với chính quyền, đoàn thể, láng giềng để

theo dõi giúp đỡ, chăm sóc và quản lý VTN làm trái pháp luật khi trở về với cộng

đồng.

Đối với chính quyền, chúng ta nên can thiệp để họ hỗ trợ về chủ trương,

chính sách, đầu tư vốn và công sức, tổ chức tốt các hoạt động quản lý, theo dõi, đặc

biệt là hỗ trợ về học tập, việc làm và phúc lợi xã hội cho các em.

Đối với đoàn thể cũng như các tổ chức xã hội, chúng ta cần có các hoạt động

vận động, tuyên truyền nhằm mục đích huy động sự giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh

thần của toàn xã hội cho các đối tượng VTN trở về. Thực tế cho thấy, chính những

định kiến kéo dài của các tầng lớp xã hội, cộng đồng, xóm giềng đã là một trong

những nguyên nhân khiến các em khó trở lại thành những người tốt được.

Chúng ta cũng cần liên hệ với các tổ chức nhân đạo, từ thiện để giúp các đối

tượng VTN trở về có được những điều kiện cần thiết được học tập văn hoá, học

nghề, có được những việc làm phù hợp, đủ thu nhập, tránh phải sa vào con đường

lầm lỗi cũ, tạo cơ sở đảm bảo cho sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của

chúng.

Tóm lại, những can thiệp của chúng ta với chính quyền, đoàn thể, các tổ

chức xã hội cũng như tư vấn cho cha mẹ, người thân của các đối tượng VTN trở về

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

144

là nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để các em vươn tới một cuộc sống tốt

đẹp hơn.

4.5. Tiểu kết chương 4

Qua điều tra xã hội học tại quận Cầu Giấy cho thấy, địa bàn là nơi tập trung

đông đảo số lượng thanh thiếu niên đang sinh sống và học tập. Đây cũng là địa bàn

có quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng,

kinh tế dẫn tới sự đa dạng và biến động lớn về mặt dân số. Môi trường kinh tế - xã

hội mang đặc trưng của quá trình đô thị hóa nhanh tạo nên nhiều vấn đề xã hội ảnh

hưởng không tốt cho quá trình phát triển lành mạnh của VTN. Trong khi đó liên kết

của VTN đối với cộng đồng ngày một sụt giảm.

Cộng đồng có cả các nhân tố kiểm soát tội phạm và cũng có cả các nhân tố

làm tăng tỷ lệ tội phạm. Khi phân tích tương quan giữa hành vi sai phạm của VTN

và các yếu tố: đặc điểm môi trường cộng đồng, mức độ liên kết nhóm bạn, mức độ

tham gia các hoạt động trong thời gian rỗi, mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể,

mức độ tương tác quan hệ họ hàng, quan hệ láng giềng cho thấy:

Môi trường cộng đồng là nhân tố gia tăng khả năng phạm tội của VTN. Một

môi trường cộng đồng có nhiều vấn đề xã hội, tệ nạn xã hội thì điều kiện thực hiện

những hành vi vi phạm pháp luật gia tăng, làm tăng khả năng xuất hiện tội phạm

đặc biệt là tội phạm VTN - nhóm nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường xã

hội.

Liên kết với nhóm bạn có nguy cơ phạm tội cao là nhân tố làm gia tăng phạm

tội của VTN.

Việc tham gia các hoạt động truyền thống như học thêm về văn hóa, năng

khiếu và các hoạt động ở chùa, nhà thờ sẽ làm giảm khả năng phạm tội, các hoạt

động chơi game, chát, lướt web và đáng chú ý hoạt động tham gia thể dục thể thao

cũng làm tăng khả năng các hành vi sai phạm (kết quả này cần phải được tiếp tục

nghiên cứu sâu hơn…).

Các đoàn thể của cộng đồng trong đó quan trọng nhất là Đoàn Thanh niên và

Hội Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật và

đạo đức lối sống từ đó giáo dục, phòng ngừa VTN tham gia vào phạm tội và các

hành vi sai phạm.

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

145

Quan hệ xóm giềng là nhân tố chính thực hiện vai trò giám sát, theo dõi và

phát hiện các hoạt động sai lệch và phạm pháp của VTN, từ đó góp phần phòng

ngừa và ngăn chặn VTN phạm tội.

Gắn kết họ hàng là nhân tố có tác dụng mạnh trong cả vai trò phòng ngừa và

ngăn chặn VTN phạm tội.

Kết quả trên cho thấy sự phù hợp của việc áp dụng quan điểm các lý thuyết

sai lệch xã hội, lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội vào phân

tích ảnh hưởng của cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN. Trong một cộng

đồng gắn kết, liên kết xã hội giữa VTN và cộng đồng bền chặt và có sự giám sát của

cộng đồng đối với VTN sẽ giảm thiểu khả năng phạm tội của VTN và ngược lại.

Điều này hàm ý rằng các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội cần

đạt được hai yêu cầu: tăng cường gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường

sự giám sát của cộng đồng đối với VTN.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

146

KẾT LUẬN

Tội phạm VTN hiện đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, diễn ra ở tất cả

các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm

VTN thời gian qua không chỉ gây ra nỗi đau cho rất nhiều gia đình mà còn là một

vấn đề nhức nhối của xã hội, đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý và giới nghiên

cứu về việc tìm kiếm các giải pháp khác nhau để kiểm soát, hạn chế và tiến tới

phòng ngừa loại tội phạm này.

Công tác phòng ngừa muốn đạt hiệu quả trước hết phải nhận diện được các

nguy cơ phạm tội mà VTN đang đối mặt hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy,

VTN hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ phạm tội ở các mức độ khác

nhau, ngoài các nguy cơ đến từ gia đình, nhà trường, cộng đồng có các nguy cơ ở

ngay trong chính bản thân các em như sai lệch trong nhận thức, thái độ sống, lối

sống có nhiều yếu tố tiêu cực và nghiêm trọng hơn nhiều em đã có tiền sử về các

hành vi vi phạm pháp luật. Việc nhận diện những nguy cơ này là cơ sở để tìm kiếm

giải pháp nhằm định hướng, xây dựng lối sống tích cực, hiện đại, lành mạnh cho vị

thành niên, giảm thiểu khả năng VTN phạm tội và hơn nữa phòng ngừa phạm tội

khi VTN bước vào tuổi trưởng thành, tiếp cận cộng đồng trong việc phòng ngừa,

ngăn chặn tội phạm VTN là một hướng nghiên cứu mới, ngày càng được giới

nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.

Quan điểm của các lý thuyết sai lệch xã hội, lý thuyết sinh thái học xã hội và

lý thuyết kiểm soát xã hội cho thấy cộng đồng có ảnh hưởng đến hành vi phạm tội

của VTN. Tội phạm VTN được xem là hệ quả của sự suy giảm các liên kết xã hội

và sự giám sát của cộng đồng đối với VTN. Cấu trúc của cộng đồng có cả các nhân

tố bảo vệ, giảm thiểu tội phạm và cả những nhân tố làm gia tăng tội phạm VTN.

Nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy cho thấy, môi trường cộng đồng đặc

trưng của quá trình đô thị hóa nhanh cộng với những thiếu sót trong công tác quản

lý của cơ quan chức năng đã gây ra nhiều vấn đề xã hội, làm sai lệch chức năng của

các yếu tố cộng đồng gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển lành mạnh của

VTN. Đây chính là môi trường để phạm pháp phát triển trong đó có tội phạm VTN.

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

147

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cộng đồng thông qua các tổ chức chính trị xã

hội, tổ chức quần chúng, các dòng họ, tổ chức tôn giáo và các hình thức tổ chức tự

quản khác của cộng đồng để triển khai nhiều hoạt động nhằm thực hiện vai trò của

mình trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN trên hai phương diện chính là

tăng cường cố kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường sự giám sát của cộng

đồng đối với VTN. Việc tăng cường cố kết được thể hiện qua các hoạt động: giáo

dục pháp luật, văn hóa, đạo đức; thứ hai là các hoạt động huy động nguồn lực của

các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức từ thiện và giữa các cư dân với nhau trong

cộng đồng nhằm giúp đỡ, chia sẻ với gia đình, cá nhân gặp khó khăn trong đời

sống; thứ ba là hoạt động tổ chức đầu tư cải tạo môi trường cộng đồng như cùng

nhau xây dựng các khu vui chơi cho VTN, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao

nhằm thúc đẩy sự tương tác và giao lưu giữa mọi người, nâng cao ý thức tham gia

của người dân làm cho các thành viên có ý thức quy tụ và đoàn kết; tăng cường

giám sát được thể hiện thông qua các hoạt động xây dựng và thực hiện các quy định

về đảm bảo trật tự trị an, xây dựng nếp sống văn hóa của khu dân cư… nhằm duy trì

trật tự xã hội, đảm bảo an ninh, đồng thời huy động sự tham gia của mọi người trong

việc giám sát, tố giác đấu tranh với tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội.

Các đoàn thể, bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ

nữ, Hội Cựu chiến binh… đã tổ chức các hình thức hoạt động khác nhau như tuyên

truyền giáo dục pháp luật, các hoạt động sinh hoạt văn thể mỹ, các hoạt động hướng

về biên giới, tổ quốc hay các hoạt động từ thiện, chia sẻ với người khó khăn và các

hoạt động biểu dương, khen thưởng những VTN có thành tích học tập tốt… giúp

VTN gắn kết hơn với mọi người, thấy được ý nghĩa của bản thân với mọi người,

giúp VTN dần có được các kiến thức và kỹ năng nhận biết xã hội, từ đó hình thành

nên sự tự giác tuân thủ và duy trì trật tự xã hội, tuân thủ pháp luật, các giá trị quan

cũng như mô thức hành vi của cộng đồng.

Các tổ chức đoàn thể và xóm giềng và đặc biệt trong các dòng họ trong cộng

đồng cũng đã triển khai các hoạt động nhằm chia sẻ với người khó khăn thông qua

việc giúp nhau tìm kiếm việc làm, giúp đỡ nhau về kinh tế… đã làm giảm bớt áp lực

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

148

về kinh tế của các gia đình khó khăn, mặt khác làm cho mọi người thấy được sự gắn

kết, tin tưởng vào cộng đồng từ đó giảm thiểu nguy cơ phạm tội.

Cộng đồng cũng đã tổ chức các hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng, tự

xây dựng và duy trì các khu vui chơi, thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho

VTN sinh hoạt trong thời gian rỗi.

Các hoạt động giám sát của cộng đồng, đặc biệt là sự giám sát của xóm giềng

đã góp phần ngăn ngừa tội phạm VTN. Trong thời kỳ hiện nay, dưới ảnh hưởng của

mặt trái kinh tế thị trường, sự giảm sút hiệu quả của các lực lượng kiểm soát chính

thức gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng. Nếu

sự kiểm soát chính thức và phi chính thức đều sụt giảm là mảnh đất lý tưởng cho tội

phạm phát triển. Vì vậy kiểm soát của cộng đồng sẽ hỗ trợ, bổ xung cho hoạt động

kiểm soát chính thức của các cơ quan nhà nước, kiểm soát chính thức không thể đạt

hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ từ cộng đồng, trong nhiều trường hợp nó có tác

dụng thay thế cho kiểm soát chính thức và để bảo vệ lợi ích cho chính bản thân

cộng đồng. Hơn nữa sự tham gia của cộng đồng đối với các hoạt động chung này sẽ

giáo dục ý thức và nâng cao trách nhiệm xã hội của tất cả mọi người trong việc xây

dựng cộng đồng văn minh và nhân văn.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế về vai trò cộng

đồng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Cộng đồng vẫn chưa xây

dựng được một quy chế để huy động sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của tất cả các

lực lượng trong cộng đồng. Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của

cộng đồng vừa chưa được tiến hành thường xuyên, nhiều hoạt động còn mang tính

hình thức, phong trào vừa chưa có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với

nhau. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tiến hành thường xuyên,

quy chuẩn; các hoạt động văn thể mỹ tại cộng đồng không thu hút được VTN tham

gia; hoạt động phát hiện, tố giác các loại tội phạm và tai tệ nạn xã hội chưa huy

động được sự tham gia rộng rãi của người dân.

Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng để phòng ngừa,

ngăn chặn VTN phạm tội, cần thiết phải có các giải pháp để huy động được sự tham

gia của cộng đồng. Việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm vị

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

149

thành niên dựa vào cộng đồng cần phải đảm bảo một hệ thống các giải pháp ở các

cấp độ khác nhau, bao gồm những giải pháp trực tiếp và những giải pháp cơ bản,

lâu dài:

Thứ nhất, nhóm giải pháp hướng vào việc trị lý sai lệch từ cơ sở kinh tế - xã

hội nhằm ngăn chặn tận gốc rễ các sai lệch xã hội, đảm bảo tạo dựng môi tường

cộng đồng lành mạnh để VTN phát triển. Hoàn thiện các chế định pháp luật, pháp

quy chuyên ngành liên quan đến môi trường xã hội như các quy định về quản lý nhà

nước đối với xã hội, quản lý nội dung trong các lĩnh vực văn hóa, truyền thông, các

loại ngành nghề kinh doanh đặc biệt nhằm tạo ra môi trường cộng đồng trong sáng,

giảm thiểu việc VTN lây nhiễm các thói quen xấu, từ đó hướng tới mục đích phòng

ngừa tội phạm VTN.

Thứ hai, nhóm giải pháp trị lý các sai lệch xã hội thông qua việc xây dựng

các chuẩn mực xã hội và sự định hướng giá trị xã hội lành mạnh, phát huy và kế

thừa các phẩm chất đạo đức truyền thống, những giá trị cao đẹp của nhân loại để

xây dựng những nguyên tắc mới trong mối quan hệ giữa con người và con người,

củng cố vai trò của pháp luật, tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng, nâng cao

ý thức tự giác của thanh thiếu niên trong việc tuân thủ các chuẩn mực mới, phê

phán, lên án các hành vi sai lệch.

Thứ ba là nhóm giải pháp trị lý xã hội tấn công trực tiếp vào các sai lệch xã

hội, xây dựng một hệ thống tổ chức điều hành và quản lý có hiệu lực để kiểm tra,

phát hiện và loại trừ các hành vi phạm tội, tăng cường hoạt động giám sát, ngăn

chặn vị thành niên tham gia vào các hoạt động tệ nạn và vi phạm pháp luật ngay tại

cộng đồng.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Hoàng Văn Năm (2018), Nguy cơ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên

hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông. Số tháng 6/2018.

2. Hoàng Văn Năm (2018), Xã hội hóa hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội

phạm vị thành niên của cộng đồng trên địa bàn quận Cầu Giấy. Tạp chí Quản lý nhà

nước, số 268, tr. 109-111.

3. Hoàng Văn Năm (2018), Ảnh hưởng của cộng đồng đối với hành vi vi

phạm pháp luật của vị thành niên. Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 4,

2018.

4. Hoàng Văn Năm (2017), Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Tạp chí Cộng

sản điện tử. Ngày 13/7/2017.

5. Hoàng Văn Năm (2017), Tội phạm vị thành niên và những phân tích xã

hội học. Đặng Cảnh Khanh, chủ biên. Nhà xuất bản Dân trí. Hà Nội, 2017.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt:

1. Đặng Nguyên Anh (2004), Vị thành niên ở Việt Nam- từ đặc điểm đến định

hướng chính sách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Toan Ánh (1992), Nếp cũ làng xóm Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31-7-1998 của Chính

phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

4. Chính phủ (1998), Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Hà

Nội.

5. Trần Đức Châm (2002), Thanh thiếu niên làm trái pháp luật, thực trạng và giải

pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Đức Châm (2012), Xã hội học tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Bá Dương (2006), “Tính cộng đồng tự quản và vai trò của nó đối với

hoạt động của các tổ chức cộng đồng tự quản tại các khu dân cư ở nước ta hiện

nay”. Tạp chí Tâm lý học, số 6 (87).

8. Cao Anh Đô (2004), “Hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư trong việc thực

thi quyền lực nhà nước ở cơ sở”, Tạp chí thông tin cải cách hành chính nhà

nước, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Hòa (2009), “Khái niêm tội phạm trong tội phạm học”, Tạp chí

Luật học, số 07.

10. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng: lý thuyết và

vận dụng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Đặng Cảnh Khanh (1992), Tệ nạn xã hội từ một sự tiếp cận lý thuyết, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học, Tổng cục Cảnh sát nhân dân – Bộ Nội vụ.

12. Đặng Cảnh Khanh & Lê Thị Qúy (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

152

13. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên. NXB Chính trị Quốc gia. Hà

Nội.

14. Đặng Cảnh Khanh (2004), Nghiên cứu vị thành niên, tội phạm vị thành niên và

chính sách với vị thành niên, Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Hà Nội.

15. Liên hợp quốc (2004), Công ước về Quyền trẻ em , Hà Nội.

16. Liên hợp quốc (1990), Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm

pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of

Juvenile delinquency/Riyadh Guidelines), Hà Nội.

17. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội.

18. Đặng Vũ Cảnh Linh (2004), Vị thành niên và chính sách với vị thành niên, Nxb

lao động xã hội, Hà Nội.

19. Nguyễn Y Na (1998), “Tệ nạn xã hội, căn nguyên, biểu hiện, phương thức khắc

phục”, tạp chí Thông tin khoa học xã hội,

20. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nxb Lao động, Hà

Nội.

21. Lê Ngọc Hùng (2013), Lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

22. Quốc hội (2012), Bộ luật tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Lao

động, Hà Nội.

23. Quốc hội (2012), Bộ luật hình sự nước CHXNCN Việt Nam, sửa đổi năm 2012,

Nxb Lao động, Hà Nội.

24. Quốc hội (2012), Luật Xử phạt vi phạm hành chính. Nxb Lao động, Hà Nội.

25. Quốc hội (2012), Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Lê Thị Qúy (2014), "Về vấn đề vị thành niên và tội phạm vị thành niên". Tạp

chí Truyền thống & Phát triển, số 15.

27. Đỗ Ngọc Quang (2009), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

28. Phạm Hồng Tung (2011), Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh

niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Báo cáo tổng hợp

đề tài khoa học cấp Nhà nước, thuộc Chương trình: KX.03/06-10 “Xây dựng

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

153

con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập

quốc tế”, Hà Nội.

29. Phạm Hồng Tung (2009), “Cộng đồng: khái niệm, cách tiếp cận và phân loại

trong nghiên cứu”, Thông tin Khoa học xã hội, 12 (324).

30. Mai Thị Việt Thắng (2003), "Vị thành niên dưới cái nhìn của Tâm lý học", Tạp

chí Dân số và phát triển, số 2.

31. Trịnh Tiến Việt (2008), “Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc nhìn tội

phạm học”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 24.

32. Trịnh Tiến Việt (2014), “Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội

trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm và thực tiễn ở Việt Nam”, Tạp

chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, số 2.

33. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng, chống tội phạm,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Nguyễn Xuận Yêm (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội, Nxb. Công

an nhân dân.

35. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - Trách

nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, Nxb Công an Nhân dân, Hà

Nội.

36. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Minh Đức (2013), Tội phạm học chuyên ngành,

Chương 27 “Đặc điểm tội phạm học và phòng ngừa tội phạm do người chưa

thành niên gây ra”, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội.

37. Nguyễn Như Ý (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội.

B. Tiếng nước ngoài và bản dịch

38. Asendorpf J (1990), The expression of shyness and embarrassment, Cambridge

University Press, UK.

39. Aichorn, August. (1935), Wayward Youth. New York: Viking

40. Award.R. (1951), Delinquency: as the fail of personal and social Controls .

American Sociology Review, 1951(16): 196—207.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

154

41. Artz, S. (2001), Community Based Approach for Dealing with Chronically

Violent Under Twelve Year Old Children. Ottawa: Canada Department of

Justice.

42. Agnew, R. (1983). Physical punishment and delinquency: A research note.

Youth and Society, 15, 225-236.

43. Bandura, Albert. (1977). Social Learning Theory. Englewood Cliffs, NJ:

Prentice-Hall.

44. Beau Abar, Kermit L. Carter, Adam Winder (2009), “The effects of maternal

parenting style and religious commitment on self-regulation, academic

achievement, and risk behavior among Africa-American parochial college

students”, Journal of Adolescence.

45. Byongoolc Moon, John D. McCluslcey, et al (2010, “A general theory of crime

and computer crime: An empirical test”, Journal of Criminal Justice.

46. Brenda Sims Blackwell, Alex R. Piquero (2005), “On the relationships between

gender, power control, self-control, and crime”. Journal of Criminal Justice.

47. Baron, S. W. (2003). Self-control, social consequences, and criminal behavior:

Street youth and the general theory of crime. Journal of Research in Crime and

Delinquency, 40(4), 403. 23.

48. Bursik, R.J. (1988), Social disorganization and theories of crime and

delinquency: Problems and prospects. Criminology, 26, 519−551.

49. Bursik, R.J. and H.G. Grasmick. (1992), Longitudinal neighbourhood profiles

in delinquency: The decomposition of change. Journal of Quantitative

Criminology, 8, 247−263.

50. Bursik, R.J. and H.G. Grasmick. (1993), Neighbourhoods and Crime. New

York: Lexington.

51. Bursik, R.J. and H.G. Grasmick. (1996), Neighbourhood-based networks and

the control of crime and delinquency. In H. Barlow (Ed.) Crime and Public

Policy (pp. 107−130). Boulder: Westview Press.

52. Bellair P. (1997), Social interaction and community crime: Examining the

importance of neighborhood networks. Criminology. 1997;35:677–703.

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

155

53. Beyers JM, Bates JE, Petit GS, Dodge KA (2003), Neighborhood structure,

parenting processes, and the development of youths’ externalizing behaviors: A

multilevel analysis. American Journal of Community Psychology. 2003;31:33–

53.

54. Brody GH, Ge X, Conger R, Gibbons FX, Murry VM, Gerrard M, Simons RL.

(2001), The influence of neighborhood disadvantage, collective socialization,

and parenting on African American children’s affiliation with deviant

peers. Child Development. 2001;72:1231– 1246.

55. Bronfenbrenner U. (1979), The ecology of human development: Experiments by

nature and design.Cambridge, MA: Harvard University Press; 1979.

56. Andres-Hyman, R. C., A. Forrester, I. Achara-Abrahams, M. L. Lauricella and

M. Rowe. (2007), Oppression and empowerment: Perceptions of violence

among urban youth. Journal of Community and Applied Social Psychology, 17,

147–158.

57. Bowen, L. K., V. Gwiasda and M. M. Brown. (2004), Engaging community

residents to prevent violence. Journal of Interpersonal Violence, 19(3), 356–67.

58. Bursik RJ, Jr, Grasmick HG. (1993), Neighborhoods and crime: The

dimensions of effective community control. New York: Lexington Books; 1993.

59. Canter, R. (1982). Family correlates of male and female delinquency.

Criminology, 20, 149-167.

60. Carnkovich, S.A. & Giordano, P.C. (1987). Family relationships and

delinquency. Criminology, 25, 295-321.

61. Choi, S. E., S. F. Grossman, A. P. Jacob, A. M. Spergel, E. M. Barrios, R. V.

Sosa, et al. (2000), Combating gang violence in Chicago’s Little Village

Neighborhood. On Good Authority, 4(2), 1–4.

62. Cohen, Albert K. (1995). Delinquent Boys: The Culture of the Gang. Glencoe,

Illinois: Free Press.

63. Cullen, F. T. and R. Agnew. (2006), Criminological Theory: Past to Present.

New York: Oxford University Press.

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

156

64. Curry, G.D. & Spergel, I.A. (1992). Gang involvement and delinquency among

Hispanic and African-American adolescent males. Journal of Research in

Crime and Delinquency, 29, 273-291.

65. Cohen, L., M. Felon. (1979), Social change and crime rate trends: a routine

activity approach. American Sociological Review, 1979.

66. Decker, S. H., G. D. Curry, S. Catalano, A. Watkins and L. Green. (2005),

Strategic Approaches to Community Safety Initiative (SACSI) in St. Louis.

Rockville, MD: National Institute of Justice.

67. Dishion TJ, Andrews DW, Crosby L. (1995), Antisocial boys and their friends

in early adolescence: Relationship characteristics, quality, and interactional

process. Child Development. 1995;66:139–151.

68. Deborah J L, Elena B (2003), Teaching your child self control. Scholastic

Parent and child, 2003.

69. Durkheim, Emile (1897) [1951]. Suicide : a study in sociology. The Free Press.

70. E. Volkhart (1951), Social Behavior and Personality contribution of W.I.

Thomas to Theory and Social Research. New York Social Science Research

Council, 1951, page 12 -14.

71. Farrington, D.P. (2000), Explaining and preventing crime: The globalization of

knowledge—The American Society of Criminology, presidential address.

Criminology 38(1):1–24.

72. Gottfredson, M.R, Hirsch. (1979), A general theory of Crime. Stanford, CA.

Stanford American Sociological Review, 1979. 17.

73. George J. Stigler: The Optimum Enforcement of Laws.

http://www.nber.org/chapters/c3626.pdf

74. Gibbons, D.C. (1994), Talking About Crime and Criminals: Problems and

Issues in Theory Development in Criminology. Englewood Cliffs: Prentice-Hall

Inc.

75. Garofalo. R. (1968), Criminology. Montclair: Patterson Smith. pp 201.

76. Glueck, S. & Glueck, E. (1950). Unraveling juvenile delinquency. Cambridge,

MA: Harvard University Press.

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

157

77. Gina Lombroso Ferrero. (1911). Criminal man, according to the classification

of Cesare Lombroso. New York, NY, US: G P Putnam's Sons.

78. Felson, M. and L.E. Cohen. (1980), Human ecology and crime: A routine

activity approach. Human Ecology, 8(4), 389−405.

79. Hagan, J. Gillis, A.R., & Simpson, J. (1985). The class structure of gender and

delinquency: Toward a power – control theory of common delinquent behavior.

American Journal of Sociology, 90, 1151-1178.

80. Hanson, C. (1984). Demographic, individual, and familial relationship

correlates of serious and repeated crime among adolescents and their sibling,

Journal of Counseling and Clinical Psychology, 52, 528-538. Hirschi, 1969.

81. Hendricks, J. E., McKean, J. B. (2010), Crisis intervention: Contemporary

isues for on site interveners (4th ed.). Springfield, IL: Charles C Thomas. Pp.5.

82. Hirschi Travis (1969), Cause of Delinquency, Berkeley.Calif: University of

Califonia Press, 1969.

83. Hirschi.T & Gottfredson, M. G Commentary (1993), Testing the general theory

of crime. Journal Research in Crime and Delinquency, 1993 (30): 47-54.

84. Howell, J.C. (2000), Youth Gang Programs and Strategies: Summary.

Washington: Office of Juvenile Justice and Delinquency Prevention: National

Youth Gang Center.

85. Healy, W. and A. Bronner. (1926). Delinquency and Criminals: Their Making

and Unmaking. New York: Macmillan.

86. John. J. Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội.

87. Johnson, R.E. (1986). Family structure and delinquency: General patterns and

gender differences. Criminology, 24.

88. Jensen, G. & Rojek, D. (1998). Delinquency and youth crime (3rd ed). Prospect

Heights, IL: Waveland.

89. Kaplan, H.B. (1982), self—attitudes and deviant behavior: New directions for

theoryand research. Youth and Society, 1982 (14): 185-211.

90. Kornnhauser, R. R. (1978). Social Sources of Delinquency: An appraisal of

analytical models. Chicago/London: University of Chicago Press.

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

158

91. Krohn, M.T., Thornberry, T., Collins-Hall, L. & Lizorre, A. (1995). School

dropout, delinquency behavior, and drug use. In Kaplan (Ed.), Drugs, crime,

and other deviant adaptations: Longitudinal studies. New York: Plenum Press.

92. Lombroso, Cesare. (1876), The Criminal Man. Turin: Bocca.

93. Lombroso-Ferero, G. (1972), Criminal Man (According to the Clasification of

Cesere Lombroso), Montclair, N.J: Patterson Smith

94. Loeber R, Farrington DP (1998), Serious and violent juvenile offenders: Risk

factors and successful interventions. Thousand Oaks, CA: Sage; 1998.

95. Loeber R, Farrington DP (2000). Young children who commit crime:

Epidemiology, developmental origins, risk factors, early interventions, and

policy implications. Development and Psychopathology. 2000;12:737– 762.

96. Loeber, R. & Stouthammer-Loeber, M. (1986). Family factors as correlates and

predictors of juvenile conduct problems and delinquency. In M. Tonry & N.

Morris (Eds). Crime and justice: An annual review of research (Vol.7). Chicago:

University of Chicago Press.

97. Larry J. Siegel (2000), Criminology, 7th ed. (Belmont, CA: Wadsworth/thomas

learning, 2000), 237 – 238.

98. Mark Colvin, JohnPauly. (1983). A Critique of Criminalogy: Toward an

Intergrated Struetural-Marxist Theory of Delinquency Production. American

Journal of Sociology 89:513-51

99. Merton, Robert K. (1938). Social Struture and Anomie. American Sociological

Review 3: 672-682

100. Miller, W.B. (1958). Lower class culture as a generating milieu of gang

delinquency. Journal of Social Issue, 14, 4-19.

101. Mednick, Sarnoff and Karl Christiansen. (1977). Biosocial Bases in Criminal

Behaviour. New York: Gardner Press.

102. Polk K. (1957), Juvenile Delinquency and Social Areas. Social Problems, 5,

214−224.

103. Polk, K. & Schafer, W.E. (Eds). (1972). Schools and delinquency.

Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

159

104. Phillips, C. & Kelly, D.H. (1979). School failure and delinquency: Which

causes which? Criminology, 17, 194-207.

105. Peng, S.S. & Takai, R.T. (1983). High school dropouts: Descriptive

information from high school and beyond. Washington, DC: National Center

for Education Statistics.

106. Raymond D. Gastil (1971), "Homicide and a Regional Culture of

Violence", American Sociological Review, Vol. 36, No. 3 (Jun., 1971), pp. 412-

427.

107. Rosenbaum, D. P. (1988), Community crime prevention: A review and

synthesis of the literature. Justice Quarterly, 5(3), 323–395.

108. Roelh, J., D. P. Rosenbaum, S. K. Costello, J. R. Coldren, A. M. Schuck, L.

Kurnard, et al. (2006), Strategic Approaches to Community Safety Initiative

(SACSI) in 10 U.S. Cities: The Building Blocks for Project Safe

Neighborhoods. Rockville, MD: National Institute of Justice.

109. Rosenbaum, D. P. (1988), Community crime prevention: A review and

synthesis of the literature. Justice Quarterly, 5(3), 323–395.

110. Romano, A.T. (1990), Taking charge: Crisis intervention in criminal justice.

New York: Greenwood, Press.

111. Rowe, David. (2001). Biology and Crime. Los Angeles: Roxbury Press.

112. Raine, A. (2013). The anatomy of violence: The biological roots of

crime. Peguin UK.

113. Rutter, M. & Giller, H. (1984). Juvenile delinquency: Trends and perspectives.

New York: Gilford Press.

114. Shaw, C. R. and H.D. McKay. (1942), Juvenile delinquency and urban areas;

A study of rates of delinquents in relation to differential characteristics of

local communities in American cities. Chicago: University of Chicago Press.

115. Sprott, J.B. (2004), The development of early delinquency: Can classroom and

school climates make a difference? Canadian Journal of Criminology and

Criminal Justice, 46(5), 553−572.

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

160

116. Sprott, J.B., J.M. Jenkins and A.N. Doob. (2005), The importance of school:

Protecting at-risk youth from early offending. Youth Violence and Juvenile

Justice, 3(1), 59−77.

117. Scotte Briar, Irving Piliavin (1966), Delinquency: Situational inducements and

Commitment to conformity. Social problems, 1966 (13): 35~45. 16.

118. Sampson RJ, Groves WB. (1989), Community structure and crime: Testing

social-disorganization theory. American Journal of Sociology. 1989;94:774–

802.

119. Sampson RJ, Morenoff JD, Gannon-Rowley T. (2002), Assessing

“neighborhood effects”: Social processes and new directions in

research. Annual Review of Sociology. 2002;28:443–478.

120. Sampson, R. J., Farrington, D. P., & Wikstrom, P-0-H. (Eds). (1993).

Intergrating individual and ecological aspects of crime. Stockholm: National

Council for Crime Prevention.

121. Sutherland, Edwin H. (1924) Principles of Criminology, Chicago: University

of Chicago Press.

122. Sheldon Gluec. (1960). Ten Years of "Unraveling Juvenile Delinquency". An

Examination of Criticisms. The Journal of Criminal Law, Criminology, and

Police Science. Vol. 51, No. 3 (Sep. - Oct., 1960), pp. 283-308.

123. Schafer, W.E., Olexa, C., & Polk, K. (1972). Programmed for social class

tracking in high school. In K. Polk & W.E. Schafer (Eds.), School and

delinquency. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

124. Thornberry, T.P., Moore, M., & Christenson, R.L. (1985) The effect of

dropping out of high school on subsequent criminal behavior. Criminology,

23,3-8.

125. Welsh, B. C. and A. Hoshi. (2002), Communities and crime prevention. In L.

W. Sherman, D. P. Farrington, B. C. Welsh and D. L. MacKenzie

(Eds.), Evidence-Based Crime Prevention (pp.165–197). New York:

Routledge.

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

161

126. Wilson JQ, Kelling G. (1982), The police and neighborhood safety: Broken

windows. Atlantic Monthly. 1982 March;127:29–38.

127. Widom, C.S. & Maxfield, M.G. (2001). An update on the cycle of violence.

National Insstitute of Justice Research in Brief. Washington, DC: US.

Department of Justice.

C. Tài liệu tiếng Trung Quốc

128. 张远煌:中国未成年犯罪的犯罪学研究。北京师范大学出版社。1993 年

129. 孟芳宾:青少年犯罪预警管理研究。博士论文,2013 年。武汉理工大

学。

130. 罗大华:少年犯罪的成因与预防对策研究。政法论坛,1996(6)

131. 罗峰:家庭与未成年人违法犯罪。学习与探索, 1981 (3)

132. 康树华:预防未成年人犯罪与法制教育全书。1999 (3)

133. 陈正良。论社区环境对青少年的德育效应。宁波大学学报。2001 (4)

134. 陈镐,谢振林。社区对未成年人违法犯罪行为的影响分析。法制与社

会。2009 (11).

135. 何显宾。建立预防未成年人违法犯罪的社区防控系统。理论与改革。

2012(4).

136. 陈晓宏。青少年犯罪的社区控制。中共福建省委党校学报。2003(12).

137. 周长军,温登平。青少年犯罪的社区控制模式之提倡。山东公共政策。

2009(3).

D. Các tài liệu trên internet:

138. Báo An ninh nhân dân, Gia tăng tội phạm trẻ em - trách nhiệm thuộc về ai?

http://thamtuhoangnhan.com/index.php?/Cong-an-nhan-dan/gia-tng-ti-phm-

v-thanh-nien-trach-nhim-thuc- v-ai.html [ngày truy cập ].

139. Báo An ninh thủ đô, “Báo động tình trạng trẻ em phạm tội”.

http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/www.anninhthudo.vn/Baodongtinhtr

angtreemphamtoi/2040067.epi

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

162

140. Báo Gia đình và Trẻ em, “Đừng quay mặt lại với trẻ em phạm

tội.”, http://giadinh.net.vn/1630p0c1017/dung-quay-lung-lai-voi-tre-em-

pham-toi.htm

141. Báo Pháp luật Việt Nam (2011), “Cần tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm

VTN”, ngày 25/12/2011.

142. Báo Pháp luật Việt Nam (2013), “Cần hoàn thiện chính sách pháp luật về tội

phạm chưa thành niên”, ngày 04/9/2013.

143. Ngo Hoang Oanh (2010), “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho việc

khắc phục thực trạng VTN”, Bài giảng tại Đại học Luật Việt

Nam. http://baoquangnam.com.vn/quoc-phong-an-ninh/37/21153-bao-dong-

ve-toi-pham-tre-em.html.

144. Hòa thượng Thich Chon Thien, “Cha mẹ và thầy cô có trách nhiệm trong

việc trẻ CTN phạm tội”, http://vietnamnews.vn/opinion/215283/parents-and-

schools-share-blame-for-juvenile-crime.html

145. UNCEF, Báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2011: Tuổi VTN tuổi của

những cơ hội, Unissons-nous pour les enfants, 2012..

146. Project, Plan in Vietnam (2011), “Final Review and Developmental

Assessment of the Juvenile Crime Prevention and Reintegration”, February

2011.

147. http://congan.hanoi.gov.vn/THUTUCHANHCHINH/Thu%2520muc%2520t

ai%2520lieu/5.

148. http://wikipedia.org/wiki/Cộng_đồng (đăng nhập ngày 10/8/2015).

149. http://dantri.com.vn/phap-luat/nhung-con-so-giat-minh-ve-toi-pham-vi-

thanh-nien-1392598056.htm [Truy cập ngày 10/8/2016] .

150. http://congly.vn/an-ninh-hinh-su/toi-pham-vi-thanh-nien-nhung-con-so-

dang-lo-ngai-42931.html Truy cập ngày 12/6/2016.

151. Số liệu của Cục thống kê Hà Nội, năm 2017. Công bố trên trang mạng

www.thongkehanoi.gov.vnhttp://thongkehanoi.gov.vn/uploads/files/source/NG

TK%202013%20-Dan%20so%20lao%20dong.pdf. Đăng nhập ngày 10/9/2018.

Niên giám thống kê Hà Nội 2017.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

163

PHỤ LỤC

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

164

Viện hàn lâm Khoa học xã hội

Viện xã hội học

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

VỀ VỊ THÀNH NIÊN

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm ở tuổi vị

thành niên tại cộng đồng, chúng tôi mời bạn tham gia vào cuộc trưng cầu ý kiến dưới đây.

Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam kết rằng nó chỉ phục

vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí mật.

Cách tham gia: Bạn điền thông tin hoặc vào những câu trả lời mà bạn đồng

ý hoặc cho là phù hợp và để trống các ô với thông tin mà bạn không đồng ý hoặc cho là

không phù hợp.

Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của bạn!

Câu 1. Trình độ học vấn của bạn hiện tại:

Tốt nghiệp tiểu học 1 Đang học Trung học phổ thông 3

Đang học THCS 2 Đang học trường nghề, bổ túc văn hóa 4

Khác: (mời viết rõ)

Câu 2. Theo bạn, hiện nay thanh thiếu niên Việt Nam đã sống lành mạnh chưa ?

(đánh dấu 1 ô)

- Đa số thanh thiếu niên đã thể hiện lối sống lành mạnh 1

- Chỉ 1 bộ phận thanh thiếu niên thể hiện lối sống lành mạnh 2

- Rất ít thanh thiếu niên thể hiện được lối sống lành mạnh 3

Câu 3. Theo bạn, lối sống của thanh thiếu niên hiện nay so với cha, anh ta trước đây

như thế nào?

Tốt hơn rất nhiều 1 Kém hơn trước 4

Có tốt hơn nhưng chưa nhiều 2 Kém hơn rất nhiều 5

Không có gì thay đổi 3 Khác:……………………………

Câu 4. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay tâm trạng bạn thế nào ? (chọn 1 ý)

Rất tin tưởng, vui mừng, phấn khởi 1

Băn khoăn, lo lắng 2

Không quan tâm 3

Câu 5. Theo bạn, chúng ta nên sống như thế nào hiện nay (Có thể đánh dấu nhiều ô)

- Hưởng thụ cho bằng chị, bằng em 1 - Năng động, sáng tạo 7

- Cần cù, chăm chỉ 2 - Hy sinh quyền lợi cá nhân cho

tập thể

8

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

165

-Biết làm giàu và biết hưởng thụ thành

quả của mình

3 - Cần quan tâm đến mình và gia

đình trước hết

9

- Học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về

mọi mặt

4 - Mọi người vì mình (xã hội phải

quan tâm đến mình)

10

- Quan tâm đến mọi người xung quanh 5 - Tránh xa các tệ nạn xã hội 11

Ý kiến khác (tự viết)……………………………………………

Câu 6. Trong các nhu cầu dưới đây, nhu cầu nào là cấp bách nhất đối với bạn hiện

nay? (chọn 3 tiêu chí quan trọng nhất đối với bạn)

- Học tập, nâng cao trình độ học vấn

- Học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp

- Học tập tin học, công nghệ thông tin

- Nhu cầu việc làm thêm

- Nhu cầu được đối xử công bằng

- Nhu cầu được biết nhiều thông tin

- Nhu cầu được vào Đảng, vào Đoàn

- Nhu cầu được tự do tín ngưỡng

- Nhu cầu được đi học tập lao động nước ngoài

- Nhu cầu được hoạt động tình nguyện, từ thiện

Câu 7. Bạn đánh giá thế nào về ý thức học tập của tuổi vị thành niên hiện nay ?

Ý thức học tập Đa số Gần một nửa Rất ít

1 Tích cực, chăm chỉ học tập 1 2 3

2 Học tập cầm chừng 1 2 3

3 Không có ý thức học tập 1 2 3

4 Tiêu cực trong thi cử 1 2 3

5 Khác (tự viết)……………………………………………………………….

Câu 8: Trong những thời gian rỗi, bạn thường làm gì? (mỗi hàng ngang đánh dấu 1 ô )

Những việc làm trong giờ rỗi

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao

giờ

- Học tập văn hoá, năng khiếu 1 2 3

- Học ngoại ngữ, vi tính 1 2 3

- Học thêm chuyên môn, học nghề 1 2 3

- Đọc báo, đọc sách truyện 1 2 3

- Chơi Game, chat, tìm kiếm trên internet 1 2 3

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

166

- Đi chơi thể dục, thể thao 1 2 3

- Tán gẫu với bạn bè 1 2 3

- Đi thăm cha mẹ, ông bà, họ hàng 1 2 3

- Tham gia vào hoạt động ở chùa, nhà thờ 1 2 3

- Tham gia vào hoạt động công ích, tình

nguyện

1 2 3

- Hoạt động khác:

Câu 9: Bạn cho biết, ai là người mà bạn tâm sự nhiều nhất?

- Ông bà 1 - Anh chị em ruột 5

- Bố 2 - Anh/chị/em họ 6

- Mẹ 3 - Bạn thân 7

- Thầy cô giáo 4 - Người khác (ghi rõ): 8

Câu 10: a/ Bạn thường đi chơi với nhóm bạn nào dưới đây?

Nhóm bạn

Mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao

giờ

- Bạn học 1 2 3

- Bạn cùng khu phố 1 2 3

- Bạn trong các câu lạc bộ, nhóm cùng sở

thích

1 2 3

- Con cái của bạn bè của bố mẹ 1 2 3

- Bạn quen nhau qua bạn bè giới thiệu 1 2 3

- Ban quen nhau ở các điểm vui chơi (quán

net, bar, khu vui chơi)

1 2 3

- Nhóm khác (đề nghị ghi rõ):

1 2 3

b/ Bạn và bạn bè thường chơi ở những nơi nào?

- Các cửa hàng ăn uống 1

- Các nơi công cộng đông người như công viên, siêu thị 2

- Vào các địa điểm giải trí như bar, sàn nhảy, karaoke 3

- Quán net 4

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

167

- Đến nhà nhau chơi 5

- Nơi khác (ghi rõ): 6

Câu 11. a/ Bạn đã bao giờ tham gia vào các hoạt động nào dưới đây chưa?

Hoạt động Chưa bao

giờ Một lần Nhiều lần

1 Các hình thức đánh bạc 1 2 3

2 Sử dụng chất ma tuý 1 2 3

3 Vi phạm luật lệ giao thông 1 2 3

4 Đua xe và cổ vũ đua xe 1 2 3

5 Đánh nhau trong trường 1 2 3

6 Cãi lại thầy cô 1 2 3

7 Phản ứng lại với chính quyền, công an 1 2 3

8 Quan hệ tình dục 1 2 3

9 Lấy trộm tài sản khi có cơ hội 1 2 3

10 Xem và đọc truyện về sex 1 2 3

11 Uống rượu, bia, hút thuốc lá 1 2 3

12 Đi theo một nhóm bạn vi phạm trật tự xã hội 1 2 3

13 Hoạt động khác (ghi rõ):

1 2 3

Câu 12: a/ Hành vi trên của bạn có bao giờ bị người khác phát hiện, nhắc nhở hoặc thông

báo cho bố mẹ bạn không?

Chưa bao giờ 1 Thi thoảng 3

Một lần 2 Nhiều lần 4

b/ Người phát hiện đó là ai?

Người hàng xóm 1 Người quen của bố

mẹ

3

Bạn bè 2 Anh em trong họ

hàng

4

Người khác (ghi rõ):

5

c/ theo bạn việc làm trên của mọi người là đúng hay sai?

- Đúng 1

- Sai 2

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

168

- Không biết 3

Câu 13: a/ Bạn có tham gia các nhóm (group) trên mạng xã hội không?

- Không tham gia 1

- Tham gia một nhóm 2

- Tham gia nhiều nhóm 3

b/ Các bạn thường chia sẻ những thông tin gì trên các nhóm này?

- Tài liệu học tập, thông tin chính trị - xã hội 1

- Các thông tin giải trí, âm nhạc 2

- Các thông tin về bạo lực, tội phạm, tình dục 3

- Các thông tin khác 4

- Không chia sẻ gì 5

c/ Việc lên mạng xã hội, vào các trang web của bạn có bị bố mẹ quản lý, kiểm tra

không?

Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng 2 Không bao giờ 3

d/ Theo bạn việc kiểm soát này là đúng hay sai?

Đúng 1 Sai 2 Không biết 3

Câu 14. Khu bạn sinh sống có các vấn đề sau không? (có thể lựa chọn nhiều đáp án)

1 Ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh Có 1 - Không 2

2 Thiếu các cơ sở khám chữa bệnh và học tập Có 1 - Không 2

3 Thành phần dân cư phức tạp, trị an hỗn loạn Có 1 - Không 2

4 Giao thông không thuận tiện Có 1 - Không 2

5 Xung quanh không có bạn bè cùng trang lứa Có 1 - Không 2

6 Nhiều các cơ sở kinh doanh như quán nét, cầm đồ,

bar, cơ sở massage, nhà nghỉ…

Có 1 - Không 2

7 Có nhiều người vi phạm pháp luật Có 1 - Không 2

8 Thiếu các địa điểm vui chơi công cộng, thể dục, thể

thao

Có 1 - Không 2

9 Vấn đề khác (ghi rõ):

Câu 15: Bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến cảnh đánh nhau, bạo lực trong xã hội ?

- Ghê sợ, căm ghét bạo lực, quyết tâm ngăn chặn 1

- Đây là chuyện bình thường trong xã hội, chúng ta phải quen với nó 2

- Cần tránh xa khi bạo lực đến với mình 3

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

169

- Phải dùng bạo lực chống lại cách hành xử bạo lực chứ 4

- Xã hội còn bất công thì chúng ta còn cần đến bạo lực 5

- Sẵn sàng rèn luyện để đáp trả mọi bạo lực 6

- Bạo lực là cần thiết để bảo vệ danh dự của mình 7

Câu 16: Hàng xóm láng giềng nơi bạn ở có các hoạt động sau không?

Hoạt động Không có Thỉnh thoảng Thường

xuyên

1 Tự tổ chức xây dựng, bảo dưỡng các khu vui

chơi, thể thao cho thanh thiếu niên

1 2 3

2 Giúp nhau giám sát con cái 1 2 3

3 Tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội với chính

quyền

1 2 3

4 Giúp nhau khi hàng xóm có việc (cưới hỏi, ma

chay…)

1 2 3

5 giúp nhau trông coi nhà cửa, tài sản 1 2 3

6 Thăm hỏi nhau khi ốm đau 1 2 3

7 giúp nhau giới thiệu việc làm cho con cái 1 2 3

8 Các hoạt động khác (ghi rõ):

Câu 17: Bạn có tham gia các hoạt động cộng đồng do Tổ dân phố/ phường nơi bạn sinh

sống tổ chức không?

Hoạt động

Tham

gia

nhiều

lần

tham gia

một lần

Không

tham gia

Tổ dân phố/

phường

không tổ

chức hoạt

động này

1 Các hoạt động giao lưu văn nghệ 1 2 3 4

2 Các hoạt động giao lưu, thi đấu thể

dục thể thao

1 2 3 4

3 Các hoạt động vệ sinh môi trường 1 2 3 4

4 Các hoạt động tình nguyện, chia sẻ

với người khó khăn 1 2 3 4

5 Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho

thanh thiếu niên

1 2 3 4

6 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống

nước nhớ nguồn

1 2 3 4

7 Các hoạt động hướng về biển đảo, 1 2 3 4

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

170

biên giới tổ quốc

8 Các hoạt động khác (ghi rõ)

1 2 3 4

b/ Nếu không tham gia, vì lý do gì?

- Cha mẹ không cho phép 1

- Mât thời gian, ảnh hưởng đến học tập 2

- Các hoạt động trên không thu hút 3

- Không mang lại lợi ích cụ thể cho cá nhân bạn 4

- Lý do khác (mời viết rõ): 5

Câu 18: Nơi bạn sinh sống có các quy định riêng về đảm bảo trật tự an ninh khu phố

không?

- Không có 1 - Có thực hiện nhưng không

thực hiện thường xuyên

3

- Có nhưng không thực hiện 2 - Thực hiện thường xuyên 4

Câu 19: Họ hàng nội ngoại gia đình bạn có các hoạt động sau không?

Nội dung Không

Thi thoảng Thường

xuyên

1 - Thăm hỏi khi có người trong họ ốm đau 1 2 3

2 - Giúp nhau khi gia đình trong họ gặp

khó khăn kinh tế

1 2 3

3 - Giúp nhau khi gia đình trong họ có việc

(cưới hỏi, ma chay…)

1 2 3

4 - Giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống 1 2 3

5 - Giúp nhau tìm kiếm việc làm 1 2 3

6 - Định kỳ gặp gỡ 1 2 3

7 - Hoạt động khác (ghi rõ):

1 2 3

Câu 20. a/ Bạn đã nghe nói về tội phạm vị thành niên chưa?

- Nghe nhiều 1 - Đã nghe vài lần

2

- Chưa bao

giờ nghe

3

b/ Bạn biết những thông tin về tội phạm vị thành niên từ đâu?

- Xem Tivi 1 - Tổ chức Đoàn, đội 5

- Đọc báo, tạp chí 2 - Thông qua nhà 6

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

171

trường, thầy cô

- Đọc trên Internet 3 - Thông qua bố mẹ 7

- Thông qua hoạt động của các tổ

chức thiện nguyện, NGO,

4 - Thông qua bạn bè 8

- Khác (ghi rõ)…………………………………………………………… 9

Câu 21: a/ Ở khu bạn sinh sống đã có trường hợp vị thành niên nào vi phạm pháp luật bị

xử lý chưa?

- Chưa có ai

1

- Có một vài

người

2

- Có rất nhiều

người

3

b/ Bạn có thái độ như thế nào với những người có hành vi vi phạm pháp luật này?

- Không tiếp xúc, quan hệ 1

- Có tiếp xúc nhưng giữ khoảng cách 2

- Quan hệ như những người bạn bình thường khác 3

- Động viên, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm 4

c/ Các hội đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), người dân xung quanh có

biện pháp gì giúp họ tái hòa nhập cộng đồng không?

Biện pháp

Hiệu quả

tốt Ít có hiệu

quả

Không phát

huy hiệu quả

Chưa có

biện

pháp

này

1 - Cử đại diện đến thăm hỏi, động

viên

1 2 3 4

2 - Tư vấn, trợ giúp tâm lý hướng dẫn

kỹ năng tái hòa nhập cộng đồng

1 2 3 4

3 - Giúp đỡ họ tiếp tục học văn hóa,

học nghề

1 2 3 4

4 - Giúp đỡ về vật chất, tiền bạc 1 2 3 4

5 - Giúp đỡ tìm kiếm việc làm 1 2 3 4

6 - Giúp đỡ, cho vay vốn làm ăn 1 2 3 4

7 - Biện pháp khác (ghi rõ):

1 2 3 4

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

172

Câu 22: Bạn đánh giá thế nào về các phong trào đoàn ở cơ sở và địa phương nơi bạn

sinh sống

- Hoạt động tích cực và thu hút sự tham

gia của thanh thiếu niên

1 - Hoạt động tích cực nhưng

thiếu sự cuốn hut

3

- Bình thường không có gì nổi bật 2 - Hoạt động yếu kém 4

- Bạn không biết 5

Câu 23: Theo đánh giá của bạn, hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên có bị

ảnh hưởng từ môi trường sống khu dân cư không?

- Ảnh hưởng lớn 1 - Không bị ảnh hưởng 3

- Ảnh hưởng không lớn 2 - Không biết

4

Câu 24. Mời bạn chia sẻ đôi điều về bản thân:

- Giới tính : Nam 1 Nữ 2

- Dân tộc : Kinh 1 Khác:......................... 2

- Tôn giáo: : Không 1 Tôn giáo khác............. 2

- Hiện nay là : Đoàn viên 1 Thanh niên 2

- Năm sinh:………………………………….

- Học lực và hạnh kiểm kỳ học vừa qua:

Hạnh kiểm Học lực

- Tốt 1 Giỏi 1

- - Khá 2 Khá 2

- Trung bình 3 Trung bình 3

- Yếu 4 Yếu 4

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

173

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI VỊ THÀNH NIÊN

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm pháp

luật ở tuổi vị thành niên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành

mạnh của thanh thiếu niên, chúng tôi mời bạn tham gia vào cuộc trưng cầu ý kiến

dưới đây. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam kết

rằng nó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí

mật. Để thuận lợi cho việc biên tập chúng tôi sẽ ghi âm các cuộc phỏng vấn nếu

được sự đồng ý của bạn.

A. Đặc trưng nhân khẩu xã hội:

1. Tuổi:

2. Trình độ học vấn:

3. Hiện nay bạn đang ở đâu (tổ dân phố nào)

4. Điều kiện kinh tế gia đình:

B. 1. Bạn đã ở khu phố này bao lâu?

2. Bạn cảm thấy sống ở khu phố này an toàn không (hỏi tiếp vì sao)

3. Khu dân cư, tổ dân phố có hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng

cho các bạn không (nếu trả lời có, hỏi tiếp cụ thể về các hoạt động nào, nếu không,

hỏi bạn hy vọng cộng đồng nên có những hoạt động nào, dẫn dắt việc hỏi về việc

tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng)

4. Quan hệ làng xóm trong khu dân cư thế nào?

5. Cùng lớp hoặc trong khu bạn có các học sinh cá biệt không (ví dụ trốn

học, hút thuốc đánh nhau, trường bạn nhìn nhận thế nào đối với số này)?

6. Trường học và khu dân cư có phối hợp triển khai các hoạt động cho học

sinh không?

7. Bạn cho rằng trách nhiệm đối với vấn đề tội phạm VTN hiện nay trách

nhiệm chủ yếu thuộc về trường học, gia đình hay khu dân cư?

8. Với tư cách VTN, bạn cho rằng để phòng ngừa tội phạm VTN, nhà trường

và cộng đồng dân cư cần làm gì?

9. Trong khu dân cư của bạn có các quán nét, nhà hàng, karaoke, quán bar,

nhà nghỉ không?

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

174

- Nếu trả lời có, hỏi tiếp bạn bè của bạn đã từng vào những khu vực này

chưa, nhà trường hay người dân khu dân cư có nhắc nhở các bạn về việc này

không?

- Trả lời không, hỏi tiếp có phải nguyên nhân từ việc quản lý khu dân cư

không

- Ví dụ người trong khu dân cư phát hiện VTN ngồi nét xuyên đêm thì những

cán bộ tổ dân phố sẽ xử lý thế nào

- Bạn có cho rằng những hành vi lệch lạc ở vị thành niên có liên quan đến

việc ảnh hưởng từ bạn bè và việc thường xuyên ngồi nét và đến các nơi không lành

mạnh hay không?

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

175

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI VỊ THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm pháp

luật ở tuổi vị thành niên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành

mạnh của thanh thiếu niên, chúng tôi mời bạn tham gia vào cuộc trưng cầu ý kiến

dưới đây. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam kết

rằng nó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ bí

mật. Để thuận lợi cho việc biên tập chúng tôi sẽ ghi âm các cuộc phỏng vấn nếu

được sự đồng ý của bạn.

A. Đặc trưng nhân khẩu

1. Tuổi (khi bị bắt)

2. Học lực (khi bị bắt)

3. Trước khi bị bắt ở đâu (tổ dân phố nào)

4. Bị bắt vì lý do gì

B. 1. Bạn đã ở khu phố nhà bạn trong bao lâu?

2. Bạn cảm thấy sống ở khu phố đó an toàn không (hỏi tiếp vì sao)

3. Điều kiện kinh tế gia đình bạn thế nào

3. Trong nhóm bạn thân của bạn có ai đã từng phạm pháp chưa?

4. Quan hệ làng xóm trong khu dân cư bạn ở thế nào?

5. Trước khi phạm tội các bạn đã từng trốn học hoặc tham gia các

hoạt động khác như đua xe hay sử dụng chất kích thích…không?

6. Những hành vi trên của bạn đã từng bị mọi người xung quanh phát

hiện nhắc nhở hoặc thông báo cho gia đình không?

7. Trước thời gian xảy ra hành vi phạm tội, cá nhân và cuộc sống của

bạn có những vấn đề gì khó khăn?

8. Trong nhóm của các bạn có hay lui tới các quán nét, nhà hàng,

karaoke, quán bar, nhà nghỉ không?

- Nếu trả lời có, hỏi tiếp bạn bè của bạn đã từng vào những khu vực

này chưa, nhà trường hay người dân khu dân cư có nhắc nhở các bạn về việc

này không?

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

176

- Trả lời không, hỏi tiếp có phải nguyên nhân từ việc quản lý khu dân

cư không

- Bạn có cho rằng những hành vi lệch lạc có liên quan đến việc

thường xuyên ngồi nét và đến các nơi không lành mạnh hay không?

8. Với tư cách VTN, bạn cho rằng để phòng ngừa tội phạm VTN,

cộng đồng dân cư cần làm gì?

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

177

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI CÁN BỘ UBND

PHƯỜNG, TỔ DÂN PHỐ, CẢNH SÁT KHU VỰC, CÁN BỘ HỘI PHỤ

NỮ, ĐOÀN THANH NIÊN, HỘI CỰU CHIẾN BINH

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm pháp

luật ở tuổi vị thành niên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành

mạnh của thanh thiếu niên, chúng tôi mời ông/bà tham gia vào cuộc trưng cầu ý

kiến dưới đây. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam

kết rằng nó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ

bí mật. Để thuận lợi cho việc biên tập chúng tôi sẽ ghi âm các cuộc phỏng vấn nếu

được sự đồng ý của bạn.

A. Đặc trưng thống kê nhân khẩu xã hội

1. Tuổi

2. Tình hình công việc (việc làm hiện nay, trước kia)

3. Tình hình sinh sống (ở cùng ai)

4. Tình hình kinh tế gia đình

B. 1. Có bao nhiêu VTN trong khu dân cư?

2. Ông/bà cho rằng để xảy ra tội phạm VTN trách nhiệm thuộc về gia đình,

nhà trường hay cộng đồng?

3. Việc triển khai đảm bảo trật tự an ninh và phòng ngừa tội phạm VTN ở

cộng đồng nơi ông bà như thế nào?

- Có hay không đội ngũ cán bộ đảm bảo trật tự của tổ dân phố?

- Có hay không các quy định riêng quản lý tổ dân phố? (nếu không, hỏi tiếp

ông bà có nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng các quy định này?)

- Các tổ chức chính trị - xã hội có triển khai các chương trình hành động để

giáo dục, chăm sóc và bảo vệ vị thành niên không?

- Có tổ chức các hoạt động sinh hoạt chung cho VTN không? Cụ thể hoạt

động nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động trên ?

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

178

4. Đối với các gia đình có các vấn đề như kinh tế khó khăn, gia đình có

phương pháp giáo dục không tốt, quan hệ trong gia đình rạn nứt, bạo lực gia đình,

ngược đãi VTN thì tổ dân phố sẽ can thiệp và giúp đỡ như thế nào?

5. Cộng đồng nơi ông bà có tổ chức các hoạt động hỗ trợ các phụ huynh về

việc nuôi dạy con cái không?

5. Ông bà cho rằng việc quy hoạch các khu vui chơi, nhà nghỉ, karaoke

quanh khu trường học có tác động đến các hành vi không chuẩn mực của học sinh

không, và cộng đồng có cách nào để làm trong sạch địa bàn không?

6. Cộng đồng có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ban ngành như Ban văn

hóa, Công an, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên để quản lý môi trường văn hóa và trị an

của khu phố, khu dân cư không?

6. Khu dân cư đã từng phát hiện ra hiện tượng phạm tội và các hành vi không

chuẩn mực của VTN không?

- Nếu nói có, hỏi phát hiện như thế nào, làm cách nào để giúp đỡ?

- Có theo dõi quá trình tiến bộ không?

7. Cộng đồng có các biện pháp phối hợp với các quán nét hay quán karaoke

để hạn chế VTN vào những nơi này k?

8. Quan hệ láng giềng của khu dân cư như thế nào?

9. Cộng đồng có sáng kiến đặc sắc nào về đảm bảo trật tự trị an không?

10. Cộng đồng có các biện pháp nào dành riêng cho việc phòng ngừa tội

phạm VTN không?

11. Việc người dân tham gia tố giác tội phạm và các tệ nạn xã hội tại nơi ở

của ông/bà có thường xuyên không?

+ Theo ông bà đâu là lý do người dân không dám tố giác tội phạm?

+ Giải pháp nào để huy động người dân tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm

và các tai tệ nạn xã hội?

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

179

CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm pháp

luật ở tuổi vị thành niên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành

mạnh của thanh thiếu niên, chúng tôi mời thầy/cô tham gia vào cuộc trưng cầu ý

kiến dưới đây. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam

kết rằng nó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ

bí mật. Để thuận lợi cho việc biên tập chúng tôi sẽ ghi âm các cuộc phỏng vấn nếu

được sự đồng ý của bạn.

A. Đặc trưng thống kê nhân khẩu – xã hội

1. Tuổi:

2. Đã làm công tác giảng dạy bảo lâu:

B. 1. Là giáo viên, thầy/cô nhìn nhận vấn đề tội phạm VTN ngày càng

tăng này như thế nào?

2. Các hành vi phạm pháp hiện nay của VTN có liên quan đến nhà trường không?

- Hiện nay giáo dục nhà trường tồn tại những vấn đề gì?

- Cần cải tiến như thế nào?

3. Thầy cô thấy rằng học sinh bây giờ khác học sinh trước kia thế nào (hỏi tiếp

về vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh thế nào? Cộng đồng có liên quan không,

cộng đồng cần làm gì để cùng góp sức trong việc giáo dục nhân cách cho VTN?

4. Thời gian sinh sống chủ yếu khác của học sinh là tại không gian cộng

đồng, thầy cô cho rằng hành vi phạm pháp của VTN có liên quan đến cộng đồng nơi

họ sinh sống không?

- Nếu trả lời có, hỏi tại sao, lý giải lý do

- Theo thầy cô cộng đồng cần làm gì để phòng ngừa VTN phạm tội?

5. Gia đình, nhà trường, cộng đồng là ba không gian sinh hoạt chủ yếu của

VTN , để phòng ngừa tốt hơn thì cộng đồng và gia đình cần làm gì, gia đình và nhà

trường cần làm gì, nhà trường và cộng đồng cần làm gì? Nhà trường đã triển khai

các hoạt động nào chưa?

6. Thầy cô có cho rằng việc thường xuyên ngồi net và tới các khu vực dành cho

người lớn sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành nhân cách lành mạnh của VTN?

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC - gass.edu.vn · xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, Đối với

180

CÂU HỎI SÂU ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH

Để có căn cứ thực tiễn phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi sai phạm pháp

luật ở tuổi vị thành niên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng lối sống lành

mạnh của thanh thiếu niên, chúng tôi mời ông/bà tham gia vào cuộc trưng cầu ý

kiến dưới đây. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của bạn và xin cam

kết rằng nó chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và hoàn toàn được giữ

bí mật. Để thuận lợi cho việc biên tập chúng tôi sẽ ghi âm các cuộc phỏng vấn nếu

được sự đồng ý của bạn.

A. Đặc trưng dân số

1. Tuổi

2. Trình độ văn hóa

3. Tình hình kinh tế gia đình

B. 1. Việc tội phạm VTN ngày càng gia tăng, ngoài bản thân VTN ra thì

có các nguyên nhân khác, theo ông bà thì có các nguyên nhân nào?

2. Hiện tại các gia đình chủ yếu là sinh ít, VTN cá tính mạnh, việc giáo dục

con cái ông bà thường chú ý vấn đề gì?

3. Ông bà có cho rằng môi trường cộng đồng có vai trò quan trọng đối với

việc phát triển lành mạnh của VTN không? Cộng đồng nơi ông bà sinh sống có triển

khai các hoạt động can dự đặc biệt đối với các học sinh cá biệt không? – Can thiệp

như thế nào?

4. Nếu phát hiện con cái hàng xóm có các hành vi lệch lạc, ông bà có sẵn

sáng trao đổi với cha mẹ những em này không?

5. Họ hàng có tham dự vào việc giáo dục con cháu trong họ không?

6. Việc vị thành niên hay vào các quán nét, khu dành cho người lớn có thể

dẫn đến các hành vi lệch lạc không?

7. Đối với các học sinh có các hành vi lệch lạc này, ông bà cho rằng cộng

đồng nên làm gì?

8. Các tổ chức chính trị - xã hội có tổ chức các chương trình hành động nhằm

giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em và vị thành niên không?

9. Gia đình, nhà trường, cộng đồng là ba không gian sinh hoạt chủ yếu của

VTN , để phòng ngừa tốt hơn thì cộng đồng và gia đình cần làm gì, gia đình và nhà

trường cần làm gì, nhà trường và cộng đồng cần làm gì? Cộng đồng đã triển khai

các hoạt động nào chưa?

10. Ông/bà đã từng tố giác tội phạm chưa? Nếu chưa hỏi tiếp vì sao?