luẬn Án tiẾn sĨ giÁo dỤc hỌc...2015/11/08  · 3.2.1. tổ chức rèn luyện kỹ năng...

240
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ VĂN NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ Mã số : 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM HUẾ - NĂM 2015

Upload: others

Post on 15-Jul-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ VĂN NĂNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC”

VẬT LÍ 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành : LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ

Mã số : 62 14 01 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM

HUẾ - NĂM 2015

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận án là

trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công

trình nào khác.

Tác giả luận án

Đỗ Văn Năng

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

ii

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án này, trƣớc hết tôi thành kính và cảm ơn sâu sắc Thầy

PGS.TS. Lê Công Triêm đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận án.

Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Giám hiệu Trƣờng

Đại học Sƣ Phạm - Đại học Huế; Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế, Phòng

Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Vật lý Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại

học Huế; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, Ban Giám hiệu và Tổ chuyên môn

Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong, Trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn - Quảng Ngãi.

Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo thuộc Khoa Vật lý, Trƣờng

ĐHSP - Đại học Huế, đã giảng dạy, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu.

Đồng cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh đã giúp tôi thực

nghiệm đề tài, đặc biệt tại Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong và Trƣờng THPT Số 1 Bình

Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tôi rất hạnh phúc, biết ơn và sẽ nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với tình yêu

thƣơng, tin tƣởng, động viên, hết lòng hỗ trợ của tất cả thành viên trong gia đình,

ngƣời thân để tôi hoàn thành luận án!

Huế, năm 2015

Tác giả luận án

Đỗ Văn Năng

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTGD Chƣơng trình giáo dục

ĐC Đối chứng

GD Giáo dục

GDPT Giáo dục phổ thông

GV Giáo viên

HS Học sinh

KN Kỹ năng

KNLV Kỹ năng làm việc

NC Nâng cao

NL Năng lực

NLLV Năng lực làm việc

PP Phƣơng pháp

PPDH Phƣơng pháp dạy học

PTDH Phƣơng tiện dạy học

SGK Sách giáo khoa

SGK VL Sách giáo khoa Vật lí

TNg Thực nghiệm

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

VL Vật lí

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh chữ ................................ 54

Bảng 2.2. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình ............................... 59

Bảng 3.1. Thống ê ênh thông tin phần Điện học” ............................................... 81

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả quan sát các bài giảng ................................................ 129

Bảng 4.2. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu vào .......................... 141

Bảng 4.3. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu ra ............................. 141

Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất điểm Xi ............................................................ 142

Bảng 4.5. Bảng phân phối tần suất % HS đạt điểm Xi kiểm tra ............................. 143

Bảng 4.6. Bảng phân phối tần suất lũy tích các bài iểm tra .................................. 143

Bảng 4.7. Kết quả các thông số thống kê ................................................................ 144

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

v

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ

HÌNH VẼ

Hình 2.1. Cân xoắn Cu - lông ................................................................................... 36

Hình 2.2. Nội dung định luật Cu - lông .................................................................... 57

Hình 3.1. Hai loại điện tích ....................................................................................... 89

Hình 3.2. Thí nghiệm định luật Ôm ........................................................................ 113

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Kết quả quan sát hoạt động viết ra ý chính từ kênh chữ .................... 132

Biểu đồ 4.2. Kết quả quan sát hoạt động sơ đồ hóa kênh chữ ................................ 133

Biểu đồ 4.3. Kết quả quan sát hoạt động hình ảnh hóa kênh chữ ........................... 134

Biểu đồ 4.4. Kết quả quan sát hoạt động toán học hóa kênh chữ ........................... 135

Biểu đồ 4.5. Kết quả quan sát hoạt động đọc các kênh hình .................................. 135

Biểu đồ 4.6. Kết quả quan sát hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị từ đồ thị,

bảng biểu ................................................................................................................. 136

Biểu đồ 4.7. Kết quả quan sát hoạt động viết phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại

lƣợng trên đồ thị, bảng biểu .................................................................................... 137

Biểu đồ 4.8. Kết quả quan sát hoạt động khái quát hóa liên hệ giữa các đại lƣợng

cho trên đồ thị, bảng biểu ........................................................................................ 138

Biểu đồ 4.9. Kết quả quan sát hoạt động diễn đạt kênh hình .................................. 139

Biểu đồ 4.10. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu vào ..................................... 143

Biểu đồ 4.11. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu ra ....................................... 143

ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu vào............................................ 144

Đồ thị 4.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu ra .............................................. 144

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa vật lí .................................................................. 37

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổng quát .................................................................................. 67

Sơ đồ 2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK ..................................... 71

Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK VL ................... 72

Sơ đồ 3.1. Hai loại tƣơng tác .................................................................................... 85

Sơ đồ 3.2. Tính chất của đƣờng sức điện trƣờng ...................................................... 86

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iv

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ .................................. v

MỤC LỤC ................................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 4

3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 5

6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5

7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5

8. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 6

9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG ............................................................................................................. 8

1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc .................................................................................. 8

1.1.1. Nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa ............................................. 8

1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học............................................ 9

1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến làm việc với sách .................................................. 11

1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................ 13

1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của sách giáo khoa ....................... 13

1.2.2. Nghiên cứu liên quan về làm việc với sách .................................................... 14

1.3. Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 22

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

vii

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ .............................. 23

2.1. Khái quát về sách giáo khoa............................................................................... 23

2.1.1. Quan niệm về sách giáo khoa ......................................................................... 23

2.1.2. Chức năng sách giáo hoa Vật lí ..................................................................... 26

2.1.3. Cấu trúc của sách giáo khoa Vật lí .................................................................. 29

2.2. Phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho học sinh trong dạy học................. 37

2.2.1. Năng lực làm việc với sách giáo khoa ............................................................ 38

2.2.2. Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh ....................... 40

2.2.3. Hệ thống kỹ năng làm việc với sách giáo khoa Vật lí .................................... 41

2.2.4. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS ......................... 52

2.2.5. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK .............................................. 53

2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa trong dạy học vật lí .... 65

2.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình ......................................................................... 65

2.3.2. Quy trình tổng quát ........................................................................................... 67

2.3.3. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh

trong dạy học vật lí trung học phổ thông .................................................................. 71

2.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS ............................. 72

2.4. Thực trạng làm việc với sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT ............. 73

2.4.1. Thực trạng việc sử dụng sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT .......... 73

2.4.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa Vật lí trong dạy học ở trƣờng trung học phổ thông .................................. 75

2.4.3. Một số thuận lợi và hó hăn của việc sử dụng SGK VL trong dạy học ... 77

2.5. Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 78

CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG

CAO THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH

GIÁO KHOA ........................................................................................................... 80

3.1. Đặc điểm phần Điện học” Vật lí 11 nâng cao trung học phổ thông theo hƣớng

nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 80

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

viii

3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa .......... 82

3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp .. 82

3.2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp . 83

3.2.3. Phƣơng pháp tổ chức làm việc với kênh chữ ................................................ 85

3.2.4. Phƣơng pháp tổ chức làm việc với kênh hình ................................................ 86

3.3. Vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho

học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao ..................................... 87

3.3.1. Các mức độ vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao ............. 88

3.3.2. Vận dụng quy trình trong các kiểu bài lên lớp ................................................ 95

3.4. Thiết kế bài học theo quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

cho học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao ........................... 104

3.4.1. Thiết kế bài dạy: Điện tích. Định luật Cu-lông” theo hƣớng sử dụng quy

trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh ........... 104

3.4.2. Thiết kế bài học: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn

điện thành bộ” theo hƣớng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc

với sách giáo khoa cho học sinh.............................................................................. 112

3.5. Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................ 119

CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 121

4.1. Mục tiêu thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 121

4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm vòng một ................................................................... 121

4.1.2. Mục tiêu thực nghiệm sƣ phạm vòng hai ...................................................... 121

4.2. Phạm vi, đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ...................................................... 121

4.2.1. Phạm vi thực nghiệm .................................................................................... 121

4.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................. 122

4.3. Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................... 122

4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................................. 122

4.3.2. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................... 123

4.4. Phƣơng pháp đánh giá năng lực làm việc với sách giáo khoa ......................... 125

4.4.1. Phƣơng pháp định tính .................................................................................. 125

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

ix

4.4.2. Phƣơng pháp định lƣợng ............................................................................... 127

4.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 128

4.5.1. Kết quả thực nghiệm vòng một ..................................................................... 128

4.5.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai ..................................................................... 129

4.5.3. Đánh giá ết quả thực nghiệm vòng hai........................................................ 142

4.6. Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................ 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148

A. Kết luận .............................................................................................................. 148

B. Hƣớng phát triển của đề tài ................................................................................... 150

C. Kiến nghị ............................................................................................................ 150

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152

PHỤ LỤC

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển nhƣ vũ bão của hoa học công

nghệ, công nghệ thông tin, các phát minh,…đã tạo ra một ho tàng iến thức đồ sộ.

So với vài thập niên trƣớc, lƣợng iến thức mà ngày nay con ngƣời đang có là rất

lớn và tăng vọt một cách đáng inh ngạc. Trong tƣơng lai hông xa, lƣợng iến

thức của nhân loại sẽ còn tăng nhanh và nhiều hơn thế nữa. Song song với đó, sự

phát triển nhanh chóng và đa dạng các phƣơng tiện thông tin đại chúng toàn cầu,

sách và tài liệu hác,… đã tạo sự bùng nổ về thông tin. Nhân loại ngày càng tiếp thu

nhiều nguồn thông tin đa chiều; iến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong

phú. Con đƣờng dẫn đến iến thức, cách thức tiếp cận iến thức, các phƣơng tiện

học tập của nhân loại ngày càng đa dạng, hiệu quả và phức tạp.

Nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực,

tiến bộ đáng ể và có xu hƣớng hội nhập. Yêu cầu về nguồn nhân lực của mỗi quốc

gia ngày một cao hơn, hắc nghiệt hơn, đòi hỏi nguồn nhân lực đủ năng lực tự giải

quyết các vấn đề mới và sáng tạo trong công việc. Đặc biệt, các vấn đề nhạy cảm và

phức tạp về chính trị, địa chính trị đang diễn ra trong nƣớc và quốc tế ngày càng

phức tạp, đòi hỏi mỗi ngƣời cần có cái nhìn tổng quát thông qua tự tìm tòi, giao lƣu,

đàm phán, cập nhật chọn lọc và nghiên cứu từ tài liệu học tập, tài liệu lịch sử, tài

liệu, từ các đa phƣơng tiện,…để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách phù hợp

cao nhất. Các vấn đề trên đã tác động hông nhỏ đến nền giáo dục của mỗi một

quốc gia.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ƣơng hoá XI về đổi mới căn

bản, toàn diện về giáo dục chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học

theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng iến thức,

ỹ năng của ngƣời học; hắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.

Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, huyến hích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập

nhật và đổi mới tri thức, ỹ năng, phát triển năng lực.” [31]. Nghị quyết cũng xác định,

để tạo con ngƣời Việt Nam có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho Công nghiệp hoá

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

2

- Hiện đại hoá, ngành Giáo dục và Đạo tạo cần quan tâm giải quyết đồng thời nhiều

vấn đề chiến lƣợc. Một trong những vấn đề đó là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng

bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất,

năng lực của ngƣời học.” [31].

Khoản 2, điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: Phƣơng pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng

cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí

vƣơn lên” [66].

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo

đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các ỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính

năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa,

xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS học lên hoặc đi vào cuộc

sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc [66]. Điều này cũng đƣợc nhấn

mạnh trong Dự thảo chiến lƣợc giáo dục 2009 - 2020 lần thứ 13. Theo đó, mục tiêu

giáo dục giai đoạn 2009 - 2020 là: Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới

phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

của ngƣời học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hƣớng dẫn và quản

lý của giáo viên” [11].

Hiện nay, giáo dục của các nƣớc đều chú ý hình thành, phát triển năng lực

cần cho việc học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó chú trọng

năng lực chung nhƣ: Năng lực tự học, học cách học, năng lực cá nhân, năng lực

công nghệ thông tin và truyền thông,…[71], [13].

Nhƣ vậy, từ các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chỉ

thị của Ngành Giáo dục Việt Nam và xu thế quốc tế hoá của thời đại, cho thấy:

trong quá trình dạy học, GV phải đề cao việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; GV cần bồi dƣỡng cho HS năng lực tự học.

Năng lực học tập trở thành một trong những năng lực cơ bản của con ngƣời trong

xã hội tri thức”. Việc dạy cho thế hệ trẻ cách học, rèn ỹ năng học tập, đặc biệt là

hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học là một trong những nhiệm vụ cấp

thiết [3], [13].

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

3

Để thực hiện đƣợc điều đó, trong nhiều năm qua có hông ít công trình nghiên

cứu, vận dụng tri thức mới vào thực tiễn dạy học. Thực tế cho biết, dù sử dụng

phƣơng pháp dạy học nào thì trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

cũng có sự tƣơng tác của cả ngƣời dạy và ngƣời học với tài liệu học tập. Vì thế, trong

quá trình dạy học, GV phải thƣờng xuyên tổ chức cho HS làm việc với các tài liệu

học tập một cách có hiệu quả. Trong đó, nguồn tài liệu học tập chính thống mang tính

hoa học, tính sƣ phạm chuẩn mực và quan trọng nhất là SGK.

Đã có hông ít Hội thảo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã đặc biệt

quan tâm bàn về đổi mới chƣơng trình và SGK, dự kiến sẽ thực hiện sau 2015. Theo

đó, chƣơng trình và SGK sau 2015 phải hƣớng đến mục tiêu rèn luyện và phát huy

năng lực tự học, tự nghiên cứu của ngƣời học; giáo dục nhân cách và các kỹ năng cần

thiết cho ngƣời học [3], [12], [13]. Đặc biệt, với xu hƣớng kiểm tra, đánh giá theo

hƣớng mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu ngƣời học phải có kiến thức tổng hợp

và khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin, tài liệu mới

có thể đáp ứng đƣợc xu hƣớng kiểm tra, đánh giá hiện nay và sắp tới. Các nguồn thông

tin, tài liệu này có thể là tài liệu điện tử, sách,…, nhất là SGK.

Trong quá trình dạy học, tất cả HS và GV đều sử dụng SGK, nhƣng vấn đề

đáng quan tâm hiện nay là cả GV và HS đều chƣa có phƣơng pháp sử dụng SGK một

cách hoa học, chƣa mang lại hiệu quả dạy học mà SGK có thể mang lại. GV chƣa có

và chƣa đƣợc hƣớng dẫn cách tổ chức cho HS làm việc với SGK, nên HS cũng chƣa

biết cách hai thác tối ƣu SGK vào quá trình học tập và tự học của mình. Đặc biệt,

trong quá trình dạy học, GV chƣa chú ý đến việc hình thành và phát triển cho HS năng

lực làm việc với SGK. Do đó, chức năng của SGK chƣa đƣợc phát huy tối đa trong quá

trình dạy học, HS chƣa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc học tập từ SGK. Đặc biệt,

gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho ra đời và đang dần phổ biến SGK điện tử. Nếu trong

dạy học, hông chú trọng rèn luyện cho HS các ỹ năng làm việc với SGK sẽ gây lãng

phí hông nhỏ về vật chất cũng nhƣ sự hỗ trợ quý giá của loại phƣơng tiện học tập này.

Vật lí là môn hoa học thực nghiệm, quá trình hình thành và lĩnh hội iến

thức VL gắn liền với các thí nghiệm, các hiện tƣợng tự nhiên,...Tuy vậy, nhiều thí

nghiệm VL và hiện tƣợng tự nhiên HS hông thể tiếp cận trực tiếp. Thông qua kênh

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

4

hình và ênh chữ, SGK VL hông những cung cấp iến thức cơ bản mà còn cung

cấp các thông tin nhằm hỗ trợ cho ngƣời học tiếp thu các iến thức một cách hiệu

quả và đầy đủ nhất. Ngoài ra, việc iểm tra, đánh giá ết quả học tập của HS cũng

có nhiều thay đổi thể hiện rõ ở các ì thi đại học các năm gần đây. Các đề thi bắt

đầu chú trọng đến năng lực làm việc với các ênh thông tin hỗ trợ nội dung iến

thức trong SGK nhƣ đồ thị, hình vẽ dụng cụ thí nghiệm,….cũng gây hông ít hó

hăn cho HS học tập theo cách học truyên thống. Do vậy, việc hình thành và phát

triển cho HS năng lực làm việc với SGK trong dạy học nói chung và dạy học VL

nói riêng là rất cần thiết.

Phần ‘Điện học” VL lớp 11 nâng cao trình bày các iến thức VL cơ bản về

điện tích, môi trƣờng tồn tại xung quanh điện tích, tƣơng tác giữa các điện tích, tƣơng

tác giữa môi trƣờng xung quanh điện tích lên điện tích đặt trong nó…; trình bày về

dòng điện hông đổi, các định luật về dòng điện hông đổi, dòng điện trong các môi

trƣờng, ứng dụng của dòng điện hông đổi vào thực tế cuộc sống,…. Song, hầu hết

các hiện tƣợng, định luật VL, bản chất của dòng điện trong phần này, HS khó hình

dung, hó tiếp cận trực tiếp. Do đó, trong phần Điện học”, SGK VL 11 NC trình bày

nhiều thông tin hỗ trợ thông qua ênh chữ và ênh hình, hoặc ênh chữ ết hợp với

ênh hình. Nếu ngƣời học có năng lực làm việc với SGK VL thì sẽ lĩnh hội tốt hơn

iến thức cần có đƣợc trình bày ở SGK VL 11 NC THPT và dần hình thành và phát

triển đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Chính những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng

lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” Vật

lí 11 nâng cao THPT”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Xác định đƣợc hệ thống ỹ năng làm việc với SGK VL theo hƣớng phát

triển năng lực làm việc với SGK VL, từ đó đề xuất đƣợc quy trình tổ chức rèn

luyện cho HS các ỹ năng làm việc với SGK VL và sử dụng quy trình này thiết

ế các tiến trình dạy học thuộc phần Điện học” VL lớp 11 NC.

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

5

3. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định đƣợc hệ thống ỹ năng làm việc với SGK VL, xây dựng đƣợc quy

trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL và vận dụng quy trình này để thiết ế và

sử dụng tiến trình dạy học đó vào dạy học phần Điện học” thì sẽ phát triển đƣợc năng

lực làm việc với SGK VL cho HS và góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học VL.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc

với SGK VL cho HS THPT

+ Xác định hệ thống ỹ năng, cách rèn luyện ỹ năng và cách đánh giá năng

lực làm việc với SGK VL cho HS THPT

+ Xây dựng và vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện ỹ năng làm việc với

SGK VL cho HS để thiết ế bài giảng thuộc phần Điện học” theo hƣớng phát triển

năng lực làm việc với SGK VL

+ Thực nghiệm sƣ phạm để iểm tra giả thuyết hoa học và tính hả thi của

đề tài

5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

+ Khách thể: quá trình dạy học vật lí lớp 11 THPT

+ Đối tƣợng: Hoạt động dạy học phần Điện học” VL lớp 11 nâng cao theo

hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS.

6. Phạm vi nghiên cứu

+ Địa bàn nghiên cứu: một số trƣờng THPT ở tỉnh Quảng Ngãi

+ Nội dung chƣơng trình vật lí: phần Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao THPT

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

+ Nghiên cứu các văn iện của Đảng, Nghị định, Thông tƣ, Pháp lệnh của

Chính phủ; nghiên cứu Luật Giáo dục, chính sách, chiến lƣợc, chỉ thị, … của

Ngành giáo dục về đổi mới PPDH, chiến lƣợc dạy học hiện nay và định hƣớng

trong nhiều năm tới

+ Nghiên cứu cơ sở tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học theo hƣớng

phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học VL

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

6

+ Nghiên cứu quy định về chƣơng trình và SGK VL lớp 11 NC THPT

+ Nghiên cứu các sách, tạp chí, luận án, các bài viết, … những ết quả của

các đề tài đã có có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Thực hiện các điều tra, thu thập ý kiến thực tế của giáo viên đang giảng

dạy bằng phiếu thăm dò ý iến để có thông tin cơ bản về tổ chức cho HS làm việc

với SGK VL trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

+ Thực hiện điều tra, thu thập thông tin thực tế về làm việc với SGK VL của

HS và việc tổ chức cho HS làm việc với SGK VL của GV thông qua phiếu điều tra

7.3. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp học cùng chƣơng trình, có mức độ năng

lực làm việc với SGK VL tƣơng đƣơng nhau,… để iểm tra tính hợp lí của quy

trình, tính hiệu quả và mức độ hả thi của đề tài

7.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí,

thống kê toán học các kết quả thực nghiệm sƣ phạm. Từ đó, iểm định giả thuyết

khoa học mà đề tài đã nêu ra để khẳng định tính khả thi của đề tài.

8. Những đóng góp mới của luận án

8.1. Về lí luận

+ Đề tài đã phân tích rõ đƣợc chức năng, cấu trúc của SGK VL trong dạy học

VL ở THPT

+ Xác định đƣợc hệ thống kỹ năng, các biện pháp, mức độ sử dụng quy trình

làm việc với SGK VL cần tổ chức rèn luyện và phƣơng pháp để rèn luyện đƣợc các

KN đó

+ Xây dựng đƣợc quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong

dạy học và quy trình tổ chức rèn luyện các KN làm việc với SGK VL trong dạy

học THPT

+ Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL và

đánh giá đƣợc năng lực làm việc với SGK VL của HS

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

7

8.2. Về thực tiễn

+ Đánh giá đƣợc thực trạng về năng lực làm việc với SGK VL của HS và

mức độ chú trọng rèn luyện các KN làm việc với SGK VL cho HS trong dạy học

VL của GV

+ Thiết kế đƣợc hệ thống các bài giảng thuộc phần Điện học” VL 11 nâng

cao theo hƣớng rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL

+ Rèn luyện đƣợc một số KNLV với SGK VL cơ bản cho HS và bƣớc đầu

phát triển đƣợc NLLV với SGK VL cho HS trong dạy học VL ở THPT.

9. Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm các phần theo cấu trúc dƣới đây:

MỞ ĐẦU

NỘI ĐUNG

Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực làm việc với sách

giáo hoa trong dạy học ở trung học phổ thông

Chƣơng 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc

với sách giáo hoa cho HS trong dạy học vật lí

Chƣơng 3. Tổ chức dạy học phần Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao theo

hƣớng phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa

Chƣơng 4. Thực nghiệm sƣ phạm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

8

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI

SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Sách và tài liệu học tập, các vấn đề về làm việc với sách và tài liệu học tập mà

đặc biệt là SGK đã đƣợc nhiều tác giả, nhà lí luận dạy học quan tâm nghiên cứu từ

há lâu. Đến nay, hông ít công trình liên quan đến sách và tài liệu học tập, các vấn

đề về làm việc với sách đã tiếp nối đƣợc công bố. Mỗi công trình nghiên cứu tƣơng

ứng với một giai đoạn lịch sử và phạm vi nhất định. Tuy có những quan điểm há

phong phú và chƣa thật sự thống nhất, hoàn hảo nhƣng hầu hết các công trình đều

mang ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời đọc, ngƣời học, ngƣời dạy và phù hợp với

từng thời điểm lịch sử, lĩnh vực và đối tƣợng ứng dụng, góp phần làm phong phú ho

tàng iến thức lí luận dạy học.

Dƣới đây đề cập đến các nghiên cứu về vai trò của SGK và phƣơng pháp làm

việc với sách, SGK đã đƣợc công bố cả ngoài nƣớc và trong nƣớc.

1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc

Các nghiên cứu về vai trò của SGK và phƣơng pháp làm việc với sách, SGK

đã đƣợc các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục ngoài nƣớc quan tâm từ khá lâu.

1.1.1. Nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa

Các tác giả nghiên cứu về SGK đều khẳng định vai trò, chức năng quan trọng

của SGK đối với hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV. Theo Đ.Đ. Zuep,

sách giáo hoa là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với HS, là loại sách học tập phổ

biến” là phƣơng tiện mang nội dung học vấn và là phƣơng tiện dạy học giúp HS lĩnh

hội tài liệu học tập” [137]. X.G. Sapôvalencô khẳng định: Trong hệ thống các

phƣơng tiện dạy học mỗi bộ môn thì SGK là phƣơng tiện dạy học quan trọng nhất, vì

nó đóng vai trò chủ yếu trong dạy học, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các

phƣơng tiện dạy học hác, đặc biệt nó chi phối nội dung và chế tạo các phƣơng tiện

dạy học này” [138]. N.A. lôs areva cho rằng, SGK có vai trò to lớn trong việc rèn

luyện các KN và hình thành năng lực học tập cho HS [136]. Các tác giả Allan C.

Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003) đã xác định: SGK là một nguồn lực chứ không

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

9

phải là một giấy ủy quyền về nội dung” [ 96].

+ Fuller và Clar e (1993) đã làm nghiên cứu ở 8 nƣớc đang phát triển và kết

luận SGK có tác dụng tích cực trong việc làm tăng thành tích học tập của HS tiểu

học. Các nghiên cứu cho thấy, HS làm bài kiểm tra tốt hơn hi SGK đƣợc sử dụng

trong dạy học [106], [108], [110].

+ Heyneman và Jamison (1980) đã nghiên cứu một mẫu gồm 61 trƣờng ở

Uganda. Các tác giả đã thiết lập một thang đo chất lƣợng trƣờng học, so sánh thành

tích học tập của học sinh và đối chiếu kết quả này với số lƣợng tài liệu học tập mà

nhà trƣờng sẵn có. Các tác giả xác định chất lƣợng trƣờng học, trong đó có SGK là

một trong các yếu tố quyết định mạnh mẽ thành tích học tập của HS [111].

+ Nghiên cứu của Jamison và các cộng sự (1981) đƣợc tiến hành ở

Nicaragua với 20 lớp học có khuyến khích sử dụng SGK cho thấy, cách sử dụng

SGK của GV và HS có ảnh hƣởng đến thành tích học tập của HS [113].

+ Heyneman và Jamison (1983) báo cáo về một thử nghiệm đƣợc tiến hành ở

Philippines, trong thời gian một năm và đƣợc tiến hành với quy mô 52 trƣờng điểm. Ở

thử nghiệm này, HS đƣợc học tập với SGK có hƣớng dẫn của GV. Kết quả cho thấy,

thành tích học tập môn Khoa học và Toán học với SGK đƣợc nâng lên đáng ể [112].

+ Lockheed và các cộng sự (1986) nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng

SGK ở Thái Lan, bằng cách cho HS làm kiểm tra đầu vào và đầu ra. Các nhà nghiên

cứu nhận thấy, HS đƣợc GV hƣớng dẫn sử dụng SGK có kết quả học tập khác nhau

đáng ể ở hai bài kiểm tra [116].

Nhƣ vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngoài nƣớc, SGK có vai trò

to lớn trong hoạt động học tập của HS và hoạt động dạy của GV.

1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học

+ Điều tra về thực trạng sử dụng SGK trong dạy và học của GV và HS, các tác

giả Sepulveda-Stuardo và Farrell (1983) tiến hành nghiên cứu việc sử dụng SGK ở

Chile. Kết quả cho thấy, 23% GV luôn yêu cầu HS sử dụng SGK, 60% thỉnh thoảng

có sử dụng SGK và 17% GV không bao giờ sử dụng. Đối với HS, SGK tỏ ra hữu

dụng hơn đối với GV, hơn 50% HS sử dụng SGK khi không hiểu điều GV giảng. Tuy

nhiên hơn 30% HS không sử dụng SGK. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy, GV sử

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

10

dụng SGK cho môn Văn nhiều hơn môn Toán và môn Khoa học [125], [104].

+ Fuller and Snyder (1991) tiến hành nghiên cứu ở Botswana với 127 trƣờng

tiểu học và 154 trƣờng THCS trong 3 tháng, bằng cách quan sát các giờ học. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 12% thời gian trong giờ học, HS làm việc với

SGK và 1% thời gian HS làm việc với phƣơng tiện đọc hác. Đối với trƣờng THCS

tỉ lệ này là 11% và 5%, và HS đƣợc yêu cầu làm việc với SGK ở môn Ngôn ngữ

nhiều hơn môn học khác [107].

+ Các nghiên cứu về việc sử dụng SGK trong dạy học ở Mỹ từ 1966 đến 1993

cho thấy: Hầu hết GV sử dụng SGK một cách thƣờng xuyên, nhiều GV yêu cầu HS sử

dụng SGK hằng ngày. GV xem SGK nhƣ một phƣơng tiện dạy học không thể thiếu, và

GV sử dụng SGK dựa theo kinh nghiệm của bản thân và có sự khác nhau giữa các GV

[97], [100], [102], [131], [134], [135], [119], [11], [105, [126], [128], [129].

+ Nghiên cứu của Sharita Bharuthram (2012) cho thấy, trình độ đọc của HS ở

cấp THPT ở Australia là rất hác nhau. Do đó, hi học đại học, một số HS có thể

thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng nhờ năng lực đọc hiểu tốt, ngƣợc

lại nhiều HS lại gặp hông ít hó hăn về vấn đề này. Nghiên cứu cũng chỉ ra, cần

phải rèn luyện cho HS các KN đọc và cần phải từ bỏ quan niệm cho rằng KN đọc là

một KN mà HS có thể phát triển một cách tự nhiên không cần phải rèn luyện. Cần có

một chiến lƣợc phát triển đội ngũ GV có hả năng tốt trong việc phát triển năng lực

đọc cho HS [127].

+ Nghiên cứu của các tác giả Abdul Razaq Ahmad, Mohd Mahzan Awang,

Ahmad Ali Seman & Ramle bin Abdullah (2013) về kỹ năng sử dụng SGK Lịch sử

của GV và HS ở trƣờng THCS tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV

không phải hoàn toàn thành thạo trong việc sử dụng SGK, đặc biệt trong sáng tạo và

tích hợp các nội dung của SGK với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Kết

quả cũng cho thấy, không có khác biệt đáng ể về giới tính trong việc sử dụng

SGK. Nghiên cứu này khuyến cáo Bộ Giáo dục Malaysia cần tổ chức huấn luyện

đặc biệt để nâng cao các KN sử dụng SGK cho cả GV và HS. Điều này sẽ đảm bảo

rằng các SGK đƣợc sử dụng một cách hiệu quả [95].

Nhƣ vậy, các nhà giáo dục ở nhiều nƣớc trên thế giới đã tìm hiểu thực trạng

của việc sử dụng SGK trong dạy học, và vẫn coi SGK là phƣơng tiện dạy học cần

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

11

thiết và khuyến cáo nên chú ý hơn nữa việc sử dụng SGK trong dạy học.

1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến làm việc với sách

Các nghiên cứu về làm việc với sách đƣợc các tác giả, nhà nghiên cứu quan

tâm và đề cập đến theo hai hƣớng cơ bản: làm việc với sách theo hƣớng đọc sách

phổ biến, làm việc với sách theo hƣớng nhƣ một phƣơng pháp dạy học.

Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hƣớng đọc sách phổ biến đã đƣợc

các tác giả, nhà nghiên cứu ngoài nƣớc quan tâm từ há lâu. Trong đó, tiêu biểu là

các công trình nghiên cứu của một số tác giả thuộc Liên Xô đƣợc công bố từ những

năm 1950 – 1960. Chẳng hạn: X.I. Povarlin với nhận định: "Phƣơng pháp đọc tuỳ

thuộc vào mục đích, và hoàn toàn do mục đích quy định", Phƣơng pháp đọc sách”

của A.P. Primacôvx i,…[4], N.A. Ruba in với tác phẩm Tự học nhƣ thế nào” đã chỉ

ra cách đọc sách thông qua các định hƣớng cụ thể: cần phải đọc sách nhƣ thế nào,

chọn sách nhƣ thế nào, nghệ thuật đọc sách, vấn đề đọc sách văn học [50], …. Các

tác giả hác nhƣ: Bobbi Deporter & Mi e Herna i với tác phẩm Phƣơng pháp học

tập siêu tốc hơi dậy năng lực tiềm ẩn trong bạn”, đã nghiên cứu khả năng đọc hiểu

hi đọc sách và xác định việc đọc hàng ngày đòi hỏi phải đọc lƣớt để lấy thông tin

đáng chú ý nhất, hiểu rõ, sắp xếp và lƣu thông tin,…[9], Mortimer J. Adler và Charles

Van Doren với tác phẩm How to read a boo ” đã hƣớng dẫn ngƣời đọc các cấp độ

đọc khác nhau: từ PP đọc sơ cấp, qua việc đọc lƣớt có hệ thống và đọc kỹ lƣỡng, đến

đẩy nhanh tốc độ đọc [57]. Tào Phƣợng với tác phẩm Bàn với thanh niên về vấn đề

đọc sách”, xác định mục đích của việc đọc sách với thanh niên và tinh thần ham đọc

sách của các vị lãnh tụ cách mạng Trung Quốc [73].

Có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc và tầm

quan trọng của việc dạy cho HS các chiến lƣợc đọc hác nhau để phát triển KN đọc

hiểu của HS. Các nghiên cứu cho thấy, HS có vấn đề về đọc văn bản sẽ gặp khó

hăn trong việc thu thập thông tin từ các văn bản, và do đó, HS gặp hó hăn trong

học tập. Các nghiên cứu về KN đọc cũng đã chỉ ra rằng, chiến lƣợc đọc có thể đƣợc

giảng dạy cho sinh viên, và khi giảng dạy, họ có thể nâng cao thành tích học tập

trong các bài kiểm tra đọc hiểu [98], [101], [103], [122], [123], [132], [114], [115].

Các nghiên cứu về làm việc với sách theo hƣớng nhƣ một PPDH, tiêu biểu

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

12

nhƣ: X.I. Ar hanghenx i, M.G. Trilinx i, M.I. Liubinxƣna, F.A. Iox i, A.A.

Gorxepx i, X.G. Gruzinx i,… [1], [92], [94] đều quan điểm làm việc với sách nhƣ là

một PPDH. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh, sinh viên muốn nâng cao hiệu quả học tập

của mình cần phải làm việc với sách và cũng đƣa ra các chỉ dẫn giúp sinh viên nâng

cao hiệu quả làm việc với sách của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa đi sâu

mô tả các KNLV với sách.

Một số tác giả đã xác định các KNLV với SGK nhƣ: A.V.Uxôva xác định

các KNLV với SGK cần rèn luyện cho HS gồm: hiểu lời trình bày trong văn bản,

tìm trong văn bản câu trả lời cho câu hỏi cho trƣớc, làm việc với hình vẽ, làm việc

với đồ thị và các bảng giá trị của các đại lƣợng VL, rút ra nội dung chủ yếu của văn

bản. Một số nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động đọc sách của sinh viên của các

nhà giáo dục Mỹ. Tiêu biểu nhƣ: Francis, Robinson,…Các tác giả này đã đề cao

hoạt động đọc sách của sinh viên, chú trọng việc rèn luyện ĩ thuật đọc sách của

sinh viên và chỉ cho họ PP làm việc với sách hiệu quả. Harold W. Bernard trong

cuốn Psychology of learning and teaching”, đã chỉ dẫn cho sinh viên các PP làm

việc với sách, PP hình thành thói quen, kỹ năng, ĩ xảo đọc sách cho sinh viên [96] .

T.A. Ilina (1979) nhận định, PP làm việc với SGK là PPDH mang nhiều ƣu việt, tác

giả xác định các PP làm việc với sách bao gồm: đọc, ghi chép tài liệu, ứng dụng

thông tin phù hợp với từng cấp học ở một số môn học. Đồng thời, tác giả cũng yêu

cầu tăng cƣờng các hoạt động học tập phát huy tính tích cực, tính độc lập làm việc

với SGK và sách một cách hiệu quả nhất [68].

Cũng vào năm 1979, Kharlamov đã xác định con đƣờng tốt nhất để phát huy

tính tích cực của HS trong học tập là việc tổ chức cho HS làm việc với SGK trong

giờ lên lớp. Kharamov cho rằng, bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK là

ở chỗ nắm vững kiến thức mới, đƣợc thực hiện độc lập với từng HS thông qua đọc

sách có suy nghĩ ĩ về tài liệu nghiên cứu, thông qua hiểu biết các sự kiện, các ví dụ

đƣợc nêu ra trong sách và các kết luận khái quát từ các sự kiện và ví dụ đó. Ông

cũng đề xuất các yêu cầu và các biện pháp thực hiện tốt PP làm việc vớ SGK trong

dạy học [42]. Trong tài liệu nghiên cứu lí luận dạy học đại cƣơng và lí luận dạy học

bộ môn của V.G. Razumôpxki, các tác giả đã xác định KNLV với SGK gồm có các

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

13

KN: đọc, ghi chép, xử lí nội dung đọc, phân tích hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ, đồ thị,…

Các tác giả Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003) đã nhận định: một cuốn

SGK trở thành một nguồn lực tuyệt diệu nếu một GV có tƣ duy sử dụng nó để giúp

HS hám phá các ý tƣởng. Tác giả cũng cung cấp các chỉ dẫn giúp sử dụng SGK để

nâng cao hiệu quả đọc sách [95].

Nhƣ vậy, các nghiên cứu ngoài nƣớc về làm việc với sách, SGK đã hẳng định

và đề cao vai trò của các ấn phẩm này, đề cao tầm quan trọng của việc làm việc với

sách, đặc biệt là SGK. Các nghiên cứu cũng hẳng định, trong dạy và học cần sử

dụng SGK một cách hợp lí, có PP và luôn chú trọng sử dụng loại phƣơng tiện này để

nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu và tự học. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đƣợc

áp dụng với các nƣớc có nền văn hóa, điều iện inh tế, tƣ duy giáo dục, cách thức

iểm tra đánh giá giáo dục hác nhiều so với nƣớc ta.

1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Các nghiên cứu về vai trò của SGK và PP làm việc với sách, SGK cũng đƣợc

các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nƣớc quan tâm từ khá sớm.

1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của sách giáo khoa

Khi đề cập về tầm quan trọng của SGK, nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học

trong nƣớc đã hẳng định tầm quan trọng của SGK trong việc dạy học của GV và

trong việc tự học và hoàn thành nhiệm vụ, nội dung học tập của HS.

Thái Duy Tuyên khẳng định: SGK là phƣơng tiện quan trọng nhất và giữ vị

trí trung tâm trong hệ thống các phƣơng tiện dạy học. Nó là nguồn tri thức cơ bản của

HS, gắn bó với các em suốt thời gian học.”. Đồng thời, tác giả cũng lƣu ý, cần kết

hợp SGK với các phƣơng tiện dạy học khác [83], [85]. Vũ Trọng Rỹ: SGK có mối

liên hệ chặt chẽ với PPDH. Sách giáo khoa thể hiện những định hƣớng về PPDH do

chƣơng trình quy định.” [67]. Đinh Quang Báo chỉ ra rằng: SGK là nguồn tri thức

quan trọng của HS, là phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực cho thầy khi dạy học trên lớp” [6].

Phạm Thế Dân xác định rằng: Trong dạy học VL, SGK VL có mối liên hệ mật thiết

với các phƣơng tiện dạy học VL hác, đặc biệt là với các thiết bị thí nghiệm VL. Giáo

viên có thể tổ chức phối hợp công việc của HS với thí nghiệm VL nhằm nâng cao tỉ

trọng công việc tự lực của HS, đồng thời duy trì đƣợc cƣờng độ lao động học tập cao

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

14

của HS trong tiết học nhằm đạt mục đích cuối cùng là nâng cao chất lƣợng kiến thức

VL ở HS.” [26]. Nguyễn Duân, Nguyễn Thị Hà cũng hẳng định: SGK có vai trò

quan trọng cho cả GV và HS, có tính chất đa năng.” [28], [33]….

Khá nhiều đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục học, các bài báo về khoa học giáo dục

trong nƣớc cũng quan niệm rằng, trong hoạt động dạy học, SGK đƣợc xem là một

trong những phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực nhất khi dạy học trên lớp. Việc sử dụng SGK

giữ vai trò đáng ể trong việc nắm vững kiến thức nói chung và phát huy tính tích cực

hoạt động của HS [18], [27], [29], [39], [49], [52], [53], [54], [69], [88], [121].

Nhƣ vậy, các nhà lí luận dạy học trong nƣớc đều nhấn mạnh trong dạy học,

SGK có ảnh hƣởng to lớn và là phƣơng tiện dạy học hông thể thiếu trong các nhà

trƣờng của nƣớc ta hiện nay. Việc cần có các phƣơng pháp làm việc với SGK cũng

đƣợc chú trọng và đã có nhiều nghiên cứu đƣợc công bố.

1.2.2. Nghiên cứu liên quan về làm việc với sách

Làm việc với sách đƣợc các tác giả trong nƣớc hai thác theo hai hƣớng: làm

việc với sách theo hƣớng đọc sách phổ biến và làm việc với sách nhƣ một PPDH.

1.2.2.1. Vấn đề làm việc với sách theo hƣớng đọc sách phổ biến

Vấn đề làm việc với sách theo hƣớng đọc sách phổ biến đƣợc các tác giả

trong nƣớc để tâm và đề cập đến. Tiêu biểu nhƣ: Thái Duy Tuyên, trong cuốn

Phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới” đã hẳng định: Đọc sách - một

dạng tự học quan trọng và phổ biến”. Ở đây, tác giả đã định nghĩa đọc sách là một

trong những dạng hoạt động nhận thức cơ bản của con ngƣời, một loại hình tự học

quan trọng và phổ biến. Tác giả đã chỉ ra những ƣu điểm của đọc sách so với các

hình thức học tập khác, chức năng của đọc sách, và đặc biệt tác giả đã đƣa ra quy

trình đọc sách cho ngƣời đọc tham khảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ quan niệm đọc

sách nhƣ là một khâu kéo dài của hoạt động học tập trên lớp”, nếu nhƣ yêu cầu,

nhiệm vụ học tập đã đƣợc giải quyết trọn vẹn ở trên lớp thì không nhất thiết phải

đọc sách thêm” [85]. Do đó, tác giả chƣa đƣa ra hƣớng dẫn cho GV cách thức và

quy trình tổ chức cho HS làm việc với sách trong quá trình tổ chức dạy học tại lớp.

Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, trong cuốn Tôi tự học” đã chia sẻ cho độc

giả cách đọc sách với các nội dung cơ bản là giúp ngƣời đọc biết cách chọn cuốn

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

15

sách hay để đọc, và phải biết cách đọc các cuốn sách đó [18]. Tác giả Nguyễn Hiến

Lê cũng đề cập đến việc đọc sách qua tác phẩm Tự học - Một nhu cầu của thời

đại”, tác giả đã chỉ ra cách đọc sách nhƣ thế nào, đọc những loại sách gì và ích lợi

của việc đọc sách. Một số tác giả giới thiệu cho HS một số sách tham khảo và

hƣớng dẫn HS khi nghiên cứu môn Lịch sử…[22], [23], [48].

Nhƣ vậy, việc đọc sách theo hƣớng phổ biến đƣợc các tác giả dành sự quan

tâm không nhỏ, và tất cả đều nhấn mạnh vai trò của đọc sách trong đời sống văn hóa,

tinh thần là không thể thiếu của con ngƣời. Các tác giả đều mong muốn mang đến

cho ngƣời đọc cách thức đọc sách hữu ích và hiệu quả nhất, mà mục tiêu là giúp cho

con ngƣời ngày càng hiểu biết nhau hơn, hiểu biết và làm chủ mọi lĩnh vực trong

cuộc sống của mình. Trong đó hông ngoại trừ các nghiên cứu ứng dụng việc làm

việc với sách và các tài liệu học tập vào dạy học.

1.2.2.2. Làm việc với sách theo hƣớng là một phƣơng pháp dạy học

Làm việc với sách mà chủ yếu là SGK theo hƣớng là một PPDH đƣợc các

nhà lí luận dạy học trong nƣớc quan tâm và dành há nhiều công trình nghiên cứu

cho vấn đề này. Hầu hết các tác giả nghiên cứu về SGK, làm việc với SGK đều xác

định làm việc với SGK nhƣ là một PPDH. Ở hía cạnh này, các tác giả xác định cần

sử dụng SGK một cách có PP, thông qua tổ chức rèn luyện cho SH các KN học tập

cần thiết. Trong đó nhấn mạnh các KN làm việc với SGK. Các tác giả xác định, các

KN cần thiết cho HS hi học tập với SGK, các yêu cầu về việc GV cần rèn luyện

cho HS các KNLV với SGK.

Các tác giả nhƣ Lê Khánh Bằng, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức đều quan điểm

làm việc với sách nhƣ là một PPDH, tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa đi sâu mô

tả các kỹ năng làm việc với sách [8], [38].

Tác giả Phạm Thế Dân xác định các KN cần thiết để hình thành KN học tập

môn VL cho HS THCS. Trong đó, làm việc với SGK VL là một KN cần thiết đƣợc

tác giả đi sâu nghiên cứu. Kỹ năng làm việc với SGK VL cho học sinh THCS đƣợc

tác giả xác định gồm các thành phần: kỹ năng làm việc với văn bản, với hình vẽ, với

đồ thị và với bảng giá trị. Tác giả cũng đƣa ra các PP hình thành KNLV với SGK

VL gồm: PP hình thành KN làm việc với văn bản, PP hình thành KNLV với hình vẽ

[26]. Tuy vậy, nghiên cứu của tác giả đƣợc áp dụng cho HS cấp THCS nên nhận

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

16

thức và tính tự giác làm việc với SGK chƣa thật sự thuận lợi nhƣ ở học sinh THPT.

Hơn nữa, trong nghiên cứu của mình, tác giả phân chia đặc điểm trình bày tri thức

trong SGK VL theo các dàn bài khái quát, bao gồm: hiện tƣợng VL, đại lƣợng VL,

định luật VL, dụng cụ đo VL, thiết bị ĩ thuật và thuyết VL. Đồng thời, tác giả xác

định: có thể sử dụng các dàn bài hái quát đối với các loại yếu tố cấu trúc của tri

thức VL để định hƣớng cho hoạt động học tập của HS với SGK VL nhằm nâng cao

chất lƣợng kiến thức VL và hình thành KNLV với SGK VL cho học sinh”. Ở đây,

nếu tác giả tiếp cận cấu trúc trình bày của SGK VL theo các kênh thông tin (kênh

hình và kênh chữ) và vận dụng các PP hình thành KNLV với SGK cho HS đã xây

dựng thì sẽ thuận lợi hơn cho GV tổ chức rèn luyện cho HS, mà không phải rèn

luyện theo dàn bài khái quát. Tác giả xác định việc hình thành KNLV với SGK VL

cho HS thông qua PP làm việc với văn bản, tìm câu hỏi cho trƣớc hi đọc văn bản,

rút ra nội dung chủ yếu của văn bản, làm việc với hình vẽ, bảng giá trị của các đại

lƣợng VL. Mỗi PP làm việc với SGK VL tác giả đƣa ra các bƣớc rèn luyện cần

thiết. Các PP làm việc với SGK mà tác giả đƣa ra, nếu kết hợp với việc đƣa ra một

quy trình rèn luyện phù hợp thì sẽ giúp GV dễ dàng tham khảo và sử dụng.

Tác giả Nguyễn Văn Hoan xác định bốn nhóm KN làm việc với SGK gồm: kỹ

năng làm việc với văn bản, làm việc với hình vẽ, làm việc với bảng biểu cung cấp

thông tin và KN rút ra nội dung chủ yếu của bài. Tác giả nhấn mạnh: làm việc với

SGK là con đƣờng để HS độc lập thu nhận tri thức trong nhà trƣờng và chuẩn bị cho

HS tự học sau này. Rèn luyện KNLV với SGK là điều kiện để đảm bảo hoạt động

học tập của HS với sách có hiệu quả, nhờ đó các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ,

phát triển tƣ duy, ngôn ngữ, hình thành nhu cầu, hứng thú học tập, thói quen sử dụng

sách. Do đặc thù của đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là môn VL và môn Sinh học

lớp 6 và lớp 7 THCS, với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ kiến thức nền của HS lớp 6

và lớp 7 nên tác giả chƣa đề cập đến KN làm việc với đồ thị, tranh ảnh, sơ đồ. Ở lớp

7, tác giả xác định cần rèn luyện thêm cho HS KN rút ra nội dung chủ yếu của bài.

Song việc rèn luyện KN này cần phải thông qua phân tích các dàn bài khái quát [35].

Do đó, cách rèn luyện này mang lại sự lúng túng cho cả GV và HS vì phải nhận ra

đƣợc các dàn bài khái quát (có quy trình nhận biết), sau đó mới nhận biết thuộc loại

kênh thông tin nào, rồi mới áp dụng đƣợc quy trình rèn luyện KN làm việc với sách.

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

17

Thực chất thì dù nội dung bài học có trình bày kiểu dàn bài nào đi chăng nữa cũng

phải thông qua kênh chữ hoặc kênh hình hoặc kết hợp cả chữ với hình. Ở đây, cũng

cần nhìn nhận rằng, môn VL và môn Sinh học có các đặc thù khác nhau. Do đó, tác

giả chỉ lựa chọn những điểm tƣơng đồng giữa hai bộ SGK VL và SGK Sinh học để

rèn luyện KNLV với SGK cho HS. Có lẽ vì vậy mà đối với môn VL, tác giả không

yêu cầu rèn luyện cho HS kỹ năng rút ra ý chính từ kênh chữ, đối với HS lớp 6 tác giả

không yêu cầu rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với đồ thị. Tức là, tác giả chƣa thể

đi sâu chuyên biệt cho một loại SGK đặc thù [35].

Tác giả Trần Văn Hiếu đƣa ra năm giai đoạn học tập tƣơng ứng với năm

nhóm KN học tập bao gồm: định hƣớng, thu thập thông tin, xử lí thông tin, ứng

dụng thông tin và KN kiểm tra và đánh giá ết quả tổng hợp. Trong năm giai đoạn

học tập đó, tác giả chia làm 12 khâu chứa tổng cộng 51 bƣớc tiến hành một cách tỉ

mỉ, mỗi khâu là tên của một KN làm việc độc lập với sách [34]. Nhƣ vậy, có 12 KN

làm việc độc lập với sách thuộc năm nhóm KN học tập. Sinh viên nhớ đƣợc quy

trình này để vận dụng vào việc làm việc với SGK và tài liệu học tập sẽ mang lại

thuận lợi không nhỏ trong học tập và nghiên cứu. Thực sự, việc đặt tên cho các KN

học tập nhƣ trên tạo cho ngƣời đọc có cảm giác nhầm lẫn giữa các KN học tập với

các nhóm KN làm việc độc lập với sách. Chẳng hạn: thu thập thông tin, xử lí thông

tin, ứng dụng thông tin từ sách thực chất là các KN làm việc với sách để có đƣợc

thông tin ban đầu, thông tin tinh lọc qua xử lí và vận dụng thông tin đó giải quyết

nhiệm vụ học tập. Hơn nữa, quy trình mà tác giả xây dựng là để chuyển giao cho

sinh viên tự nghiên cứu, tự rèn luyện các KN làm việc độc lập với sách nên không

thể áp dụng phù hợp cho đối tƣợng là học sinh THPT. Sở dĩ nhƣ vậy vì có ba yếu

tố: Một là, đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của HS THPT còn thấp so với sinh

viên đại học nên sẽ khó tiếp thu đƣợc quy trình. Hai là: quy trình làm việc độc lập

với sách mà tác giả xây dựng dƣờng nhƣ nhấn mạnh đối với sách mà nội dung trình

bày đƣợc mặc định là văn bản (kênh chữ) mà chƣa đề cập đến ênh hình. Điều này

khác rất xa so với cách trình bày SGK Vật lí THPT hiện nay. Ba là: đối với sinh

viên đại học, việc nghiên cứu thƣờng theo một chủ đề xuyên suốt có thể đƣợc trình

bày trên nhiều trang sách hoặc cả một cuốn sách, còn đối với chƣơng trình vật lí

THPT, thƣờng HS đƣợc nghiên cứu nội dung học tập theo từng liều” nhỏ trong

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

18

từng tiết học cụ thể [34].

Tác giả Nguyễn Duân (2010) xác định bốn KN làm việc với SGK Sinh học

gồm: KNLV với kênh chữ, KNLV với kênh hình, KN khai thác thông tin từ bảng và

KN vận dụng thông tin [28]. Mỗi KN, tác giả đƣa ra các hoạt động tƣơng ứng để

HS thực hiện rèn luyện các KN đó. Thực chất, các bảng biểu thuộc về kênh hình.

Các KN này đƣợc thiết lập và xác định dựa vào đặc điểm đặc thù của môn Sinh học.

Đối với các môn học khác có thể phải xác định lại cho phù hợp hơn với đặc thù của

các môn học đó [28].

Trong luận án của mình, tác giả Nguyễn Thị Hà (2013) đã xác định 10 KN tự

lực làm việc với SGK Sinh học ở THPT èm theo hƣớng dẫn KN tổ chức hình

thành các KN cụ thể. Các KN đó bao gồm: KN tổ chức HS tìm ý chính của đoạn

văn bản, KN tổ chức HS tóm tắt nội dung đoạn văn bản, … Các KN này thực chất

là để rèn luyện KN tổ chức hoạt động rèn luyện KNLV với SGK cho GV mà chƣa

phải là tài liệu chuyên biệt về tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS. Nội dung

các bƣớc đƣợc trình bày ở các KN này thực chất là các thao tác HS cần tiến hành để

rèn các KN tƣơng ứng mà chƣa thấy đƣợc vai trò tổ chức rèn luyện của GV. [33].

Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy rằng các đề tài nghiên cứu SGK và các

vấn đề về làm việc với SGK đều đƣa ra các KN chung hi làm việc với SGK là thu

thập thông tin từ văn bản, xử lí thông tin, rút ra nội dung chủ yếu từ văn bản và ứng

dụng thông tin.

1.2.2.3. Nghiên cứu liên quan quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách

Kỹ năng học tập nào cũng đòi hỏi phải có quá trình rèn luyện lặp lại một cách

hợp lí, với quy trình rèn luyện phù hợp mới có thể trở thành KN. Nhiều nghiên cứu

đề cập và đƣa ra quy trình làm việc với SGK trong dạy học theo nhiều hƣớng khác

nhau. Dƣới đây trình bày quy trình rèn luyện các KN làm việc với SGK của một số

tác giả tiêu biểu.

Trần Văn Hiếu đƣa ra quy trình làm việc độc lập với sách gồm năm giai đoạn

theo thứ tự: định hƣớng hoạt động, làm việc trực tiếp với sách để thu thông tin, xử lí

thông tin đã thu đƣợc từ sách, ứng dụng tri thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập

và kiểm tra đánh giá ết quả tổng hợp, với 12 khâu gồm 51 bƣớc tƣơng ứng. Tác giả

cũng cụ thể hoá bằng sơ đồ mỗi giai đoạn trong quy trình và phân tích các khâu

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

19

trong quy trình [34]. Nhƣ đã nói ở phần trên, quy trình này đƣợc xây dựng để

chuyển giao cho SV tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập với sách.

SV nhớ và thực hiện theo quy trình mà tác giả đề xuất đã mang lại hiệu quả học tập,

nghiên cứu cao. Do đối tƣợng nghiên cứu của tác giả là sinh viên đại học nên quy

trình này khó có thể áp dụng cho đối tƣợng là HS THPT. Bởi lẽ, quy trình có quá

nhiều các giai đoạn, các hâu và các bƣớc gây khó thông thuộc đối với GV. Đặc

biệt trong thời gian của một tiết học, GV còn phải tổ chức cho HS thực hiện nhiều

hoạt động nhận thức khác [34].

Tác giả Nguyễn Văn Hoan xác định, quá trình rèn luyện KN làm việc với

SGK với hai giai đoạn là lớp 6 và lớp 7. Ở lớp 6, tác giả chú trọng rèn luyện cho HS

ba KN: làm việc với văn bản, làm việc với hình vẽ, làm việc với bảng biểu. Ở lớp 7,

rèn luyện thêm cho HS KN rút ra nội dung chủ yếu của bài. Các KN trên đƣợc thực

hiện theo quy trình gồm ba bƣớc: giới thiệu cho HS biết cấu trúc và trình tự các thao

tác của KN, lấy ví dụ minh hoạ, tổ chức cho HS luyện tập KN trong quá trình học

[35]. Tuy nhiên, việc làm này sẽ có hiệu quả cao hơn nếu tác giả cung cấp cho GV

một quy trình chung nhất để GV tổ chức rèn luyện cho HS các KN cần thiết trong

tiết học. Bởi muốn tổ chức rèn luyện có hiệu quả một KN nào đó, GV phải có trƣớc

một bản thiết ế tốt mà hông phải tổ chức theo ngẫu hứng. Mặt hác, để có thể

nâng dần KNLV với SGK của HS, giáo viên cần tổ chức cho HS làm việc theo cách

nâng dần tính độc lập làm việc của cá nhân. Nghĩa là rất cần có các mức độ tổ chức

rèn luyện một KN nào đó cho HS. Việc tổ chức nâng dần tính độc lập làm việc của

HS nhƣ vậy sẽ giúp HS nâng dần tính thích ứng với các yêu cầu, các tình huống

mới làm cho việc vận dụng ỹ năng HS đƣợc rèn luyện đƣợc linh hoạt hơn, mang

lại hiệu quả công việc cao hơn [35].

Tƣơng tự với quy trình của tác giả Nguyễn Văn Hoan, tác giả Nguyễn Duân bổ

sung thêm một hâu: GV iểm tra và điều chỉnh việc thực hiện KN của HS” vào quy

trình rèn luyện KNLV với SGK cho HS trong dạy học Sinh học ở THPT. Đồng thời,

đƣa ra quy trình tổ chức HS làm việc với SGK trong dạy học Sinh học ở THPT với hai

giai đoạn: xác định hoạt động làm việc với SGK, tổ chức hoạt động làm việc với

SGK” tƣơng ứng với mƣời bƣớc thực hiện, và bƣớc cuối cùng của quy trình, tác giả

nhấn mạnh việc vận dụng quy trình. Tác giả yêu cầu, ngay sau hi HS đƣợc rèn luyện

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

20

một KN nào đó, GV tiếp tục đề ra một tình huống tƣơng tự để yêu cầu HS vận dụng

KN vừa rèn luyện để đảm bảo hai mục tiêu: khắc sâu kiến thức vừa học, và khắc sâu

KN vừa rèn luyện. Nói nhƣ vậy, việc vận dụng KN vừa rèn luyện sẽ hông có điểm

dừng, vì luôn phải nối tiếp nhau để vận dụng. Thực tế dạy học ở THPT hiện nay, điều

này thật không dễ để GV có thể có đủ thời gian thực hiện trong một tiết học ngắn ngủi.

Bởi trong một tiết học, GV phải tổ chức nhiều hoạt động nhận thức cho HS để đạt mục

tiêu dạy học đƣợc quy định mà không thể ƣu tiên quá nhiều cho việc rèn luyện KNLV

với SGK [28], [35].

Hầu hết các tác giả nhận định cần phải có quy trình làm việc với SGK để GV

có thể sử dụng và hƣớng dẫn HS rèn luyện. Quy trình mà mỗi tác giả đƣa ra tƣơng

đối phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài của mỗi tác giả. Song, chƣa có một

quy trình làm việc với SGK một cách chung nhất, chƣa có quy trình chung nhất cho

việc phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học VL ở THPT. Việc tổ chức

rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK cũng chƣa có đƣợc một hƣớng dẫn thật

sự rõ ràng, dễ dàng cho GV áp dụng. Một số tác giả chƣa quan tâm đến quy trình tổ

chức rèn luyện KN và phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS để GV có thể

vận dụng.

1.2.2.4. Nghiên cứu về đánh giá kỹ năng làm việc với sách

Kỹ năng làm việc với SGK, năng lực làm việc với SGK cần có thời gian và

quá trình rèn luyện lâu dài, iên trì. Do đó, việc iểm tra, đánh giá năng lực làm

việc với SGK đƣợc đánh giá theo quá trình và sự tiến bộ của HS, do đó hông dễ

iểm soát ết quả của quá trình rèn luyện. Vì vậy, cần có các nghiên cứu về đánh

giá năng lực làm việc với SGK trong dạy học sao cho có thể iểm soát tính hiệu quả

của hoạt động làm việc với SGK trong dạy học. Các tác giả nghiên cứu về SGK,

làm việc với SGK đều xác định, KN làm việc với SGK phải đƣợc đánh giá bởi một

số mức độ dựa trên một số tiêu chí đƣa ra.

Tác giả Trần Văn Hiếu đánh giá ết quả hoạt động học tập của sinh viên theo

hai tiêu chuẩn là tri thức và KN với thang điểm 10, trong đó KN làm việc độc lập

với sách (LVĐLVS) chiếm tỉ lệ 5/10 và xếp thành năm loại: Giỏi, Khá, Trung bình,

Yếu và Rất yếu. Tuy vậy, các tiêu chí và điểm số tƣơng ứng của các kỹ năng

LVĐLVS nghiêng về làm việc với văn bản và không dễ để có thể cho điểm cho

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

21

từng KN. Đặc biệt, có sự chồng lấn hoặc bỏ trống về điểm số giữa các KN khi SV

đạt gần đủ chuẩn của mỗi tiêu chí. Tác giả Nguyễn Duân xác định chuẩn đánh giá

các KN với ba mức độ: MĐ1, MĐ2, MĐ3 tƣơng ứng cho từng KN. Chẳng hạn: kỹ

năng lập sơ đồ, tác giả xác định: chƣa lập đƣợc sơ đồ chính xác (MĐ1), lập đƣợc sơ

đồ nhƣng cách diễn đạt chƣa rõ ràng (MĐ2), lập đƣợc sơ đồ với cung, đỉnh rõ ràng

(MĐ3). Cách đánh giá, xếp loại KN nhƣ trên của tác giả, một lần nữa gặp bất lợi vì

có sự chồng lấn hoặc bỏ trống về điểm số giữa các KN hi HS đạt gần đủ chuẩn của

mỗi tiêu chí, mỗi mức độ, đồng thời chỉ đánh giá một cách định tính. Chẳng hạn:

HS lập đƣợc sơ đồ với cung, đỉnh rõ ràng đạt MĐ3, nhƣng có thể HS diễn đạt chƣa

rõ ràng hoặc chƣa chính xác (MĐ2). Đồng thời, hi TNg đề tài, việc chọn mẫu TNg

đầu vào của tác giả chƣa thể đánh giá đƣợc năng lực hay KN làm việc với SGK mà

HS hai nhóm đang có. Bởi lẽ, tác giả chọn các lớp TNg và đối chứng tƣơng đƣơng

nhau về sĩ số, học lực,….Với phƣơng án TNg nhƣ vậy, tác giả chƣa cho ngƣời đọc

thấy đƣợc sự đánh giá đƣợc về sự tiến bộ trong KNLV với SGK, chƣa đủ cơ sở để

kết luận qua rèn luyện KNLV với SGK, KNLV với SGK của HS đã tiến bộ sau quá

trình tác động [28], [34].

Tác giả Phạm Thế Dân xác định KNLV với SGK VL với 2 mức độ (Mức độ I,

Mức độ II). Chẳng hạn: kỹ năng làm việc với văn bản, tác giả xác định: hiểu lời trình

bày trong văn bản (Mức độ I ), tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đã cho (Mức độ I ), rút

ra nội dung chủ yếu của văn bản (Mức độ II ). Cách đánh giá KN nhƣ vậy của tác giả

hoàn toàn mang tính định tính…Một số tác giả hác đã bỏ qua vấn đề đánh giá KN

làm việc với SGK đã đƣợc rèn luyện trong công trình nghiên cứu của mình [26].

Có thể nhận thấy, hầu hết các tác giả đã xác định và cố gắng xây dựng chuẩn

đánh giá KN làm việc với sách cho HS, sinh viên. Mỗi cách đánh giá của từng tác giả

dựa trên cở sở lí luận của mình và phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu của mỗi

tác giả. Tuy nhiên, các chuẩn, các tiêu chí, các mức độ, cách đánh giá, tổ chức đánh

giá chƣa thật sự thống nhất và thuyết phục để có thể áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực

tƣơng tự [26].

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

22

1.3. Kết luận chƣơng 1

Vấn đề làm việc với sách nói chung và SGK nói riêng đã đƣợc nhiều tác giả, nhà

nghiên cứu lí luận và PPDH đã tiếp nối nghiên cứu và dành cho lĩnh vực liên quan đến

SGK và làm việc với SGK sự quan tâm đáng ể, mặc dầu mỗi tác giả có một góc trời

riêng” của mình. Tuy nhiên, tất cả cho biết vấn đề về SGK và làm việc với SGK có vai

trò hông nhỏ trong quá trình dạy của GV, quá trình học tập cuả HS, và gắn với việc phát

triển năng lực học tập suốt đời”. Việc tiếp tục có những nghiên cứu và tiếp tục hẳng

định vai trò của SGK trong việc dạy, học và tự học để bổ sung thêm vào hệ thống cơ sở lí

luận của việc làm việc với SGK thật sự vẫn rất cần thiết và vẫn còn nhiều ngã rẽ” cần

nghiên cứu nhằm phù hợp với xu hƣớng học tập, nghiên cứu của thời đại, đáp ứng định

hƣớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên biệt về

phát triển năng lực làm việc với SGK VL ở bậc THPT và các vấn đề liên quan đến năng

lực làm việc với SGK VL ở trƣờng THPT chƣa thật sự nhiều và đầy đủ.

Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu đã có, cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu,

bổ sung về cơ sở lí luận của việc làm việc với SGK Vật lí THPT trong dạy học một

số điểm” cơ bản sau:

+ Làm rõ chức năng, cấu trúc SGK Vật lí THPT theo hƣớng dạy học phát

triển năng lực làm việc với SGK

+ Nghiên cứu và bổ sung cơ sở lí luận về phát triển năng lực làm việc với

SGK, qui trình phát triển năng lực, hệ thống kỹ năng, tổ chức rèn luyện (phát triển)

các kỹ năng

+ Thiết kế và sử dụng các tiến trình dạy học theo hƣớng dạy học phát triển

năng lực làm việc với SGK trong dạy học phần “Điện học” VL 11 nâng cao THPT

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

23

CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

2.1. Khái quát về sách giáo khoa

SGK là loại tài liệu đƣợc sử dụng phổ biến trong dạy học. Trong dạy học, sách

giáo hoa có nhiều chức năng hác nhau đối với hoạt động nhận thức của HS và tổ

chức hoạt động nhận thức của GV, quan niệm về SGK cũng há phong phú.

2.1.1. Quan niệm về sách giáo khoa

Đã có nhiều quan niệm hác nhau về SGK, dƣới đây trình bày quan niệm

chung về SGK và quan niệm về SGK VL.

2.1.1.1. Quan niệm chung về sách giáo khoa

Theo Đại Bách hoa toàn thƣ Xô Viết, tập 27, in lần thứ 3, 1977, trang 439:

SGK trình bày có hệ thống những iến thức cơ sở của một lĩnh vực hoa học nhất

định, ở mức độ hiện đại những thành tựu hoa học và văn hóa [30], [5].

Sách giáo khoa là quyển sách chứa đựng các khái niệm, các kiến thức chủ

yếu của một khoa học, quyển sách cung cấp những kiến thức của một khoa học,

đƣợc dùng làm cơ sở hay một phần cơ sở của một khóa học [133].

Theo Đ.Đ. Zuep, SGK là nguồn tri thức quan trọng nhất đới với HS, là loại

sách học tập phổ biến” là phƣơng tiện mang nội dung học vấn và là phƣơng tiện

dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu học tập” [137].

Theo "Sách hƣớng dẫn của UNESCO về nghiên cứu và đánh giá SGK,

UNESCO, 1999": SGK là một trong những đầu vào quan trọng nhất của giáo dục, nội

dung của SGK phản ánh các tƣ tƣởng cơ bản về văn hóa của các dân tộc và thƣờng là

điểm khởi đầu cho các cuộc tranh luận và bàn cãi về văn hóa. SGK là một trong ba

yếu tố quyết định nhất đến chất lƣợng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu tố GV

và hệ thống tổ chức giáo dục, hệ thống chƣơng trình [41], [70]. SGK ngày càng đáp

ứng tốt hơn những yêu cầu của xã hội xét cả về số lƣợng và chất lƣợng [63].

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

24

Khoản 2, điều 29 của Luật Giáo dục Việt Nam 2005 quy định: SGK cụ thể

hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và KN quy định trong chƣơng trình GD của

các môn học ở mỗi lớp của GDPT, đáp ứng yêu cầu về PP GDPT” [66].

Nhƣ thế, sách giáo khoa là cụ thể hóa chƣơng trình. Tức là cụ thể hóa chuẩn

về mục tiêu, phạm vi, số lƣợng và mức độ của kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Cũng theo Luật Giáo dục Việt Nam 2005, SGK trƣớc hết là sách do Bộ Giáo

dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và đƣợc ban hành trên cơ sở thẩm định của Hội

đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong

giảng dạy, học tập và đánh giá HS ở nhà trƣờng và các cơ sở GDPT khác [66].

Theo Tài liệu bồi dƣỡng GV môn VL lớp 10, SGK là tài liệu định hƣớng và

hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành

theo năng lực của ngƣời học [11].

Trong quá trình dạy học, cả GV và HS đều tƣơng tác trực tiếp với SGK. Căn

cứ vào tác dụng của các công cụ giúp HS nhận thức trực tiếp thế giới hiện thực thì

SGK là phƣơng tiện dạy học quan trọng nhất. SGK cung cấp cho HS hệ thống tri

thức và những tình cảm lành mạnh, những phong cách và PP làm việc hiện đại [85].

Nhìn chung, các nội dung học tập của mỗi bậc học đƣợc trình bày trong

SGK một cách có hệ thống, phù hợp với chƣơng trình quốc gia về bộ môn, phù

hợp với các yêu cầu chung đối với SGK nhƣ: đảm bảo tính khoa học của nội dung,

tính hiện đại, tính cập nhật, tính trực quan, tính dễ hiểu, tính logic của việc trình

bày. SGK phải phù hợp với nhận thức của HS và có mối liên hệ hữu cơ với các

môn học khác [46], [70], [85].

Theo Dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông, tổng thể trong chƣơng trình

giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 07/2015): Sách giáo

khoa là tài liệu chính để dạy và học trong nhà trƣờng, đáp ứng đƣợc những tiêu chí

do Nhà nƣớc quy định, có tác dụng hƣớng dẫn hoạt động dạy và hoạt động học, chủ

yếu về nội dung và phƣơng pháp dạy học.” [14].

Nhƣ vậy, các quan niệm trên đều cho rằng SGK là cuốn sách trình bày hệ

thống iến thức cơ sở của một hoa học, phản ánh các tƣ tƣởng văn hoá của mỗi

dân tộc, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung iến thức và ỹ năng quy định trong

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

25

chƣơng trình GD của quốc gia. SGK là một trong ba yếu tố quyết định nhất đến chất

lƣợng dạy học, là tài liệu sử dụng chính thức trong giảng dạy và học tập. SGK là

PTDH rất cần thiết cho quá trình tổ chức nhận thức cho HS của GV, giúp định

hƣớng quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo

NL của ngƣời học, góp phần giáo dục nhân cách và bồi dƣỡng tâm hồn cho HS.

2.1.1.2. Quan niệm về sách giáo khoa vật lí

- SGK VL là một PTDH có đầy đủ các đặc điểm, chức năng của SGK nói

chung. Vật lí là môn học có đặc điểm riêng, vừa phải nêu bật bản chất hiện tƣợng tự

nhiên, vừa phải thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng, khảo sát, vừa phải áp dụng

công cụ toán học để biện luận và thống ê. Do đó, SGK VL vừa phải cung cấp nội

dung kiến thức, vừa phải bổ sung các thông tin cần thiết hỗ trợ mô tả, thiết kế cách

thực hiện thí nghiệm, định hƣớng các hoạt động dạy học. Ngoài ra, SGK VL có sử

dụng các công cụ toán học giúp HS hiểu và lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ nhất.

SGK VL cũng nêu ra các ứng dụng điển hình của VL vào đời sống và kỹ thuật.

- Nội dung SGK VL là đối tƣợng của việc dạy và học VL trong nhà trƣờng.

SGK VL vừa cung cấp thông tin khoa học, vừa có tác dụng bồi dƣỡng thế giới quan

khoa học và nhân sinh quan tiến bộ cho HS [70], [85], …Nội dung SGK VL đƣợc

chọn lọc từ tri thức phong phú của khoa học VL, đƣợc sắp xếp theo một cấu trúc

phù hợp với quy luật nhận thức của HS và đảm bảo tính khoa học cần thiết. Vì vậy,

SGK VL là một PTDH VL quan trọng ở trƣờng phổ thông. SGK VL cung cấp hệ

thống kiến thức VL phù hợp với chuẩn kiến thức, chuẩn KN theo quy định của

chƣơng trình. Việc trình bày ở SGK VL đảm bảo tính khoa học, hiện đại, cập nhật,

trực quan, dễ hiểu, lo-gíc và liên hệ với các hiện tƣợng, các quy luật thực tế và với

các môn học khác. SGK VL thực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là phƣơng tiện

học tập của HS, vừa hỗ trợ GV hiểu và thực hiện chƣơng trình dạy học theo quy

định [58], [70].

Nhƣ vậy, SGK VL là sách dùng riêng cho giảng dạy VL. SGK VL trình bày hệ

thống kiến thức cơ sở của bộ môn VL, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và

KN quy định trong chƣơng trình VL. Nó là phƣơng tiện rất cần thiết cho quá trình tổ

chức các hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học VL. SGK VL giúp định hƣớng

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

26

quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của

ngƣời học, góp phần bồi dƣỡng các PP nhận thức khoa học cho HS.

2.1.2. Chức năng sách giáo khoa vật lí

Một cuốn SGK VL phổ thông có thể có nhiều chức năng hác nhau, các chức

năng này phụ thuộc vào ngƣời sử dụng và hoàn cảnh biên soạn [58]. SGK VL là

PTDH nên nó có mang đầy đủ các chức năng cơ bản của một PTDH. Cùng với một

chức năng chung nhất cho mọi loại xuất bản phẩm là chức năng GD nhân văn theo

các chuẩn mực giá trị đạo đức đã đƣợc chấp nhận trong xã hội đƣơng đại, SGK VL

còn có các chức năng chủ yếu: cung cấp kiến thức VL cho HS, chức năng dạy học

và phát triển, tức là hƣớng dẫn PP học tập, nghiên cứu, trên cơ sở củng cố và phát

triển năng lực tƣ duy của các em, dẫn dắt HS nghiên cứu kiến thức, rèn luyện kỹ

năng, kích thích hứng thú học tập,…[58], [70].

Nhƣ vậy, SGK VL có chức năng quan trọng đối với ngƣời học, và ngƣời dạy.

SGK VL mang đầy đủ các chức năng cơ bản của SGK nói chung. Dƣới đây trình

bày các chức năng cơ bản của SGK VL đối với hoạt động dạy và hoạt động học.

2.1.2.1. Chức năng của SGK VL đối với hoạt động dạy của GV

- SGK VL cung cấp các kiến thức VL phù hợp với yêu cầu về chuẩn kiến thức

và chuẩn KN theo quy định của chƣơng trình GD bộ môn. Từ đó, GV xác định mục

tiêu bài học, lựa chọn phƣơng án, PPDH để tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức và rèn

luyện các KN cần thiết. SGK VL giúp GV đƣợc định hƣớng tham khảo các tài liệu

cần thiết, đặt câu hỏi, bài tập, gợi ý nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ nghiên cứu cho

HS. Khi xác định rõ mục tiêu kiến thức, GV sẽ tổ chức tốt cho mỗi HS, mỗi nhóm HS

tƣơng tác với kiến thức. Đây cũng chính là bƣớc quan trọng của việc rèn luyện và

phát triển cho HS những KNLV với SGK VL cần thiết. Đồng thời, SGK VL có thể

giúp GV hơi gợi và phát huy khả năng tự học VL của HS [58], [85].

- Dựa vào SGK VL, GV xác định đƣợc yêu cầu về nội dung kiểm tra, đánh giá

HS phù hợp mục tiêu và CTGD. SGK VL cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức và

chuẩn KN của CTGD của quốc gia, giúp GV tham khảo để hiểu và xác định kiến

thức của mỗi phần, mỗi chƣơng, mỗi bài học cụ thể. Do vậy, GV có thể biết đƣợc yêu

cầu về kiến thức và KN cần có của mỗi bậc học, cấp học, lớp học, phần học, bài học.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

27

Từ yêu cầu về kiến thức và KN, GV có thể định hƣớng việc kiểm tra, đánh giá HS

theo chuẩn thống nhất tƣơng đối so với các trƣờng trong toàn quốc cũng nhƣ yêu cầu

của việc thi cử, giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn, hình thành năng lực,....cho

HS, đáp ứng đƣợc yêu cầu về nguồn nhân lực cho quốc gia [11], [58], [85].

- Đối với quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS của GV, SGK VL là

phƣơng tiện trung gian cho tƣơng tác của thầy và trò với kiến thức có hiệu quả và quan

trọng nhất trong dạy học VL. Thông qua SGK VL, GV định hƣớng và tổ chức các hoạt

động nhận thức cho HS với nội dung kiến thức sẵn có, còn HS tiến hành các hoạt động

cần thiết để chiếm lĩnh iến thức, rèn luyện KN, phát huy tính sáng tạo, kích thích hứng

thú học tập, tăng chú ý và tạo động cơ học tập tốt. Đặc biệt, SGK VL còn giúp GV phát

triển tối ƣu nhân cách của HS - một mục tiêu quan trọng của GDPT. Tức là hình thành,

phát triển ở HS khả năng ứng xử, có hành vi văn minh, giúp họ ý thức đƣợc vị trí của

mình trong phạm vi gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Hơn nữa, dựa vào quá trình làm

việc với SGK VL, GV có phƣơng án phân hóa HS rõ ràng, giúp ịp thời điều chỉnh và

giáo dục toàn diện cho HS [58], [85].

2.1.2.2. Chức năng của SGK VL đối với hoạt động học tập của HS

- SGK là nguồn tri thức cơ bản đối với HS, là phƣơng tiện có vị trí quan trọng

trong học tập. SGK VL giúp HS lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp, củng cố

điều đã học, đánh giá iến thức, chức năng tham hảo và chức năng tích hợp các điều

đã học, chức năng GD văn hóa - xã hội [58]. SGK VL cung cấp cho HS những kiến

thức, KN cơ bản, hiện đại, thiết thực và có hệ thống theo những quy định trong

chƣơng trình của môn học. SGK VL cung cấp thông tin, bao gồm những sự kiện, hiện

tƣợng cụ thể, những khái niệm, định luật,… của môn học [6], [42], [55], [82].

- SGK VL góp phần hình thành và phát triển cho HS phƣơng pháp học tập

tích cực, khả năng tự học, tự nghiên cứu môn học. SGK VL là tài liệu quan trọng

nhất có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho HS tự học, tự tiếp thu tri thức VL cần

thiết cho bản thân. SGK VL giúp HS tìm hiểu kiến thức mới, nghiên cứu và nghiền

ngẫm những điều chƣa hiểu biết hoặc hiểu chƣa thấu đáo về kiến thức vật lí. SGK

VL giúp phát triển những KN làm bài tập, thực hành thí nghiệm, KN lao

động,....hình thành và phát triển ở HS phƣơng pháp học tập, nghiên cứu khoa học,

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

28

thu thập thông tin và xử lí thông tin...[70], [85].

- SGK VL tạo điều kiện cho HS có thể tự kiểm tra, tự đánh giá iến thức, kỹ

năng, tự khẳng định khả năng của mình đối với môn học. Từ đó, HS sẽ có đƣợc biện

pháp cụ thể để bổ sung kiến thức và KN học tập VL cho bản thân. Nhờ đó, HS tự

điều chỉnh để hoàn thiện về đức, trí, thể, mỹ. Điều này còn có ý nghĩa quan trọng là

góp phần đáp ứng yêu cầu về lực lƣợng lao động của quốc gia trong quá trình hội

nhập và phát triển [85].

- SGK VL giúp HS liên kết những kiến thức, kỹ năng đã học với hành động của

HS trong đời sống và sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Chuẩn bị và tạo

điều kiện cho HS tiếp tục học lên, hoặc vào các trƣờng học nghề, tham gia các hoạt

động của đời sống [85]. Đây là chức năng quan trọng giúp HS tiếp cận cuộc sống

thƣờng ngày với nghề nghiệp, vì HS có điều kiện học tập không thuận lợi thƣờng

không có khả năng ứng dụng điều đã học vào các tình huống đã gặp ở trƣờng [58].

- SGK VL giúp HS tham hảo, tra cứu thông tin về VL. Nó đƣợc coi là một

công cụ tin cậy, có tính thuyết phục cao đối với HS. SGK VL giúp cho HS tìm iếm

đƣợc những thông tin chính xác, phù hợp với lứa tuổi, với trình độ hiện tại của

ngƣời học. Về mặt văn hoá, xã hội: SGK VL góp phần hình thành, phát triển ở HS

hả năng ứng xử, có hành vi văn minh, giúp họ ý thức đƣợc vị trí của mình trong

phạm vi gia đình, nhà trƣờng và xã hội [85].

- SGK VL còn là đối tƣợng tƣơng tác tốt tạo môi trƣờng cho HS tranh luận trí

tuệ với chính mình, và với ý đồ” của tác giả. Đây là môi trƣờng rất thuận lợi phát

huy hết sức cao độ năng lực của cá nhân. Vì ở đây HS làm việc theo ý thích, khả

năng, hông gian, lịch trình, thời gian, …của riêng mình; những yếu tố này làm HS tự

tin bộc lộ khả năng, tính sáng tạo, tình cảm và cảm xúc tiềm tàng của bản thân [85].

Quá trình tự làm việc với SGK tức là tự tƣơng tác giữa HS với SGK sẽ phát huy tối

đa các phẩm chất vốn có của cá nhân. Tự làm việc với SGK sẽ tạo điều kiện cho HS

tự do sáng tạo, tự kiểm tra năng lực của mình về bài học, môn học từ đó ích thích

HS hứng thú học tập, cũng nhƣ bồi dƣỡng vốn sống cho bản thân. Điều này sẽ tạo ra

ở HS động cơ học tập đúng đắn và sẽ dẫn đến kết quả tốt trong học tập [32].

Nhƣ vậy, đối với HS, SGK VL có chức năng cơ bản là PTDH cung cấp kiến

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

29

thức VL, thông tin khoa học bộ môn cho HS. SGK VL giúp HS tự tìm kiến thức

mới, tự kiểm tra, đánh giá kiến thức VL của bản thân, tra cứu thông tin, tạo điều

kiện cho HS hiểu chính xác kiến thức VL. Từ đó, hình thành ở các em NL tự học, tự

làm chủ kiến thức, thông tin. Đồng thời, SGK VL giúp phát triển NL nhận thức và

hình thành nhân cách cho HS.

Học sinh có NLLV với SGK VL sẽ góp phần xây dựng một xã hội học tập, học

tập suốt đời. Cần chú ý rằng, các hoạt động của HS sẽ đạt đƣợc những điều trên khi GV

bao quát đƣợc các đặc điểm cơ bản của SGK VL và biết cách tổ chức cho các em các

hoạt động tƣơng tác với SGK một cách thích hợp. Điều đáng quan tâm nữa là trong

mỗi một lớp học, trình độ và năng lực (NL về sức khỏe, NL tƣ duy, NL tâm - sinh lí,

NL cảm nhận, cảm giác, …) của HS hoàn toàn hông đồng đều. Do vậy, GV càng phải

quan tâm, đánh giá đƣợc tƣơng đối trình độ, và khả năng chiếm lĩnh cũng nhƣ nhu cầu

học tập của mỗi em. GV phải trang bị cho HS năng lực cần thiết để các em tự học theo

góc của mình”. Những yêu cầu kể trên là vô cùng hó hăn cho GV THPT hiện nay.

Tuy vậy, hó hăn này hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc, nếu GV nhận đƣợc sự hỗ trợ

phù hợp để bao quát đặc điểm của SGK VL, và có đƣợc quy trình hƣớng dẫn để phát

triển cho HS năng lực làm việc với SGK VL một cách phù hợp nhất.

2.1.3. Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí

Dựa trên những điểm đặc thù của môn học và theo yêu cầu đổi mới PPDH

theo hƣớng phát triển NLLV với SGK cho HS, SGK VL đƣợc thiết kế và trình bày

với cấu trúc có thể tiếp cận theo các hƣớng: theo nội dung, theo kênh thông tin [54].

2.1.3.1. Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí theo nội dung kiến thức

Theo nội dung iến thức, SGK Vật lí THPT bao gồm nhiều phần nội dung và

phần phụ lục.

- Mỗi phần nội dung trình bày một cách tƣơng đối đầy đủ và hoàn chỉnh một

lĩnh vực kiến thức VL nhất định. Phần này gồm có: phần giới thiệu sơ lƣợc nội dung

cơ bản của phần đó, trong mỗi phần có thể chứa nhiều chƣơng [44], [54].

- Mỗi chƣơng thƣờng trình bày một lƣợng kiến thức tƣơng đối độc lập, cấu

thành hệ thống nội dung kiến thức của một phần. Mỗi chƣơng gồm: phần giới thiệu

sơ lƣợc nội dung cơ bản của chƣơng, nhiều bài học, bài đọc thêm, các bài thực hành

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

30

và tóm tắt chƣơng [54].

- Mỗi bài học là một đơn vị iến thức cấu thành hệ thống iến thức của một

chƣơng. Việc lựa chọn, phân chia nội dung iến thức của các bài học, và sắp xếp

trình tự xuất hiện của các bài học, vừa phải đảm bảo tính hoa học của bộ môn, vừa

thể hiện ý đồ sƣ phạm của các tác giả nhằm đảm bảo các yêu cầu của quá trình dạy

học, và PPDH bộ môn. Mỗi bài học thƣờng có: phần mở đầu (phần vào bài), phần

nội dung iến thức của bài học, phần tóm tắt iến thức cơ bản của bài học, phần câu

hỏi và bài tập củng cố cuối bài, phần thông tin bổ sung [54], [64].

- Bài thực hành, thí nghiệm có thể đƣợc trình bày bằng ênh chữ hoặc ênh

hình [45]. Bài thực hành thƣờng trình bày về thiết ế phƣơng án thực hành: định

hƣớng quá trình lắp ráp thiết bị, các bƣớc tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lí

số liệu, thống ê ết quả, iểm chứng thực tế. Các định hƣớng này nhằm hỗ trợ việc

rèn luyện cho HS ỹ năng thực hành, vận dụng iến thức lĩnh hội đƣợc vào thực tế,

tạo niềm tin và yêu hoa học, góp phần giáo dục ĩ thuật tổng hợp. Đây là loại bài

há đặc trƣng của bộ môn VL nên các tác giả trình bày há chi tiết, dễ hiểu, dễ thực

hiện và có sự gắn ết với inh nghiệm sẵn có của HS với nội dung đã học. Làm việc

với loại bài học này, HS đƣợc hơi dậy sự sáng tạo, trí thông minh, sự linh hoạt và

rèn luyện đƣợc các đức tính cần thiết cho sự phát triển nhân cách nhƣ tính cẩn thận,

hợp tác, iên nhẫn,…[54].

- Bài đọc thêm thƣờng là phần bổ sung thêm một số thông tin đặc sắc, liên

quan của phần iến thức của chƣơng với đời sống và ỹ thuật. Bài này cũng có thể

cung cấp về lịch sử của một vấn đề iến thức VL, hoặc lịch sử các nhà VL với các

công trình của họ,…Các tác giả đã lựa chọn các thông tin mang tính hai phá sự tò

mò, bất ngờ của HS, đem lại niềm vui trong học tập cho các em, cũng nhƣ ích thích

nhu cầu hiểu biết của các em [54].

- Phần phụ lục thƣờng trình bày về thứ nguyên của các đại lƣợng VL, í hiệu

các đại lƣợng, hằng số, thuật ngữ chuyên ngành, giới thiệu thiết bị thí nghiệm, bảng tra

cứu, đặc biệt có cả phần đáp án và đáp số của các bài tập để HS tham hảo trong khi tự

học. Khi tự học, HS rất cần có phần này nhằm có thể tự đánh giá ết quả học tập của

mình, giúp HS tự tin hơn trong việc tự nghiên cứu, tự học tập. Lâu dần sẽ hình thành ở

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

31

HS thói quen tự nghiên cứu, tự học hỏi và ích thích HS học tập suốt đời [54].

Cấu trúc SGK VL theo nội dung iến thức đƣợc trình bày nhƣ sơ đồ P5.1 (Phụ

lục 5). Ngoài ra, cấu trúc của SGK VL có thể đƣợc tiếp cận theo ênh thông tin.

2.1.3.2. Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí theo các kênh thông tin

Theo các ênh thông tin, SGK VL bao gồm: ênh chữ và ênh hình.

a) Kênh chữ

- Kênh chữ là một hệ thống các từ, ngữ, câu văn, nhiều câu văn, đoạn văn có

tác dụng mô tả, giải thích, trình bày, cung cấp các thông tin, iến thức, các thông

điệp cần thiết đƣợc in ra ở SGK đến ngƣời đọc. Kênh chữ là những thông tin chủ

yếu đƣợc dùng trong SGK để trình bày nội dung tri thức của môn học, chỉ dẫn về

phƣơng pháp học tập và iểm tra đánh giá ết quả học tập” [45], [54].

- Kênh chữ trong SGK VL đƣợc chính xác hoá đến từng từ, từng câu, và rất

cô đọng. Hiểu đƣợc ênh chữ sẽ giúp ngƣời đọc lĩnh hội đƣợc các thông tin đƣợc

chứa đựng trong SGK VL một cách thuận lợi và chính xác nhất. Đây là yêu cầu cần

thiết và tối thiểu nhất đối với ngƣời đọc, ngƣời học trong một xã hội văn minh, xã

hội thông tin nhƣ hiện nay, trong tất cả các lĩnh vực iến thức. Kênh chữ ở SGK VL

bao gồm: phần giới thiệu, phần nội dung chính, phần thông tin dẫn dắt, câu hỏi và

bài tập cuối bài học, các thông tin bổ sung cuối bài học [54].

- Phần giới thiệu tóm lƣợc và định hƣớng nghiên cứu bài học: Phần này đƣợc

trình bày ngay sau tên bài học có tác dụng định hƣớng vấn đề cốt lõi cần giải quyết,

nghiên cứu chứa đựng trong bài học, giúp GV định hƣớng các mục tiêu của bài học

về iến thức, ỹ năng, thái độ. Phần này hƣớng sự chú ý của HS đến vấn đề cần giải

quyết của bài học, thông qua việc nêu ra các vấn đề liên quan đến hiện tƣợng VL,

định luật VL, nội dung iến thức cần thiết, các tình huống có vấn đề nhằm hơi gợi

ở HS sự tò mò, tìm cách giải quyết vấn đề đƣợc nêu ra. Đặc biệt là các câu hỏi, các

tình huống gần gũi với các hiện tƣợng thƣờng gặp trong đời sống của HS. Đọc và

hiểu phần này, HS đã nhận biết đƣợc các thông điệp, thông tin cơ bản của bài học

và xác định đƣợc nhiệm vụ của mình đối với bài học. Trong dạy học, GV có thể sử

dụng phần tóm lƣợt làm các tình huống vào bài rất hấp dẫn và có trọng tâm [54].

- Phần nội dung chính của bài học: Phần này trình bày các nội dung iến

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

32

thức cơ bản, trọng tâm và cô đọng nhất của bài học thông qua các đề mục, cũng nhƣ

cách lập luận và con đƣờng dẫn đến iến thức trọng tâm của bài học. Phần nội dung

chính đƣợc viết bằng chữ viết lớn giúp ngƣời đọc nhận biết đƣợc vị trí của phần nội

dung chính ở đâu trên một trang SGK. Kiến thức hoa học bộ môn đƣợc trình bày ở

phần nội dung thông qua những từ có vai trò quan trọng (từ hoá) trong việc giúp

ngƣời đọc hiểu đƣợc ý nghĩa của đoạn văn bản đang đọc một cách rõ ràng nhất. Các

nội dung chính cần đƣợc nhấn mạnh còn đƣợc in nghiêng, in màu hoặc đóng hung

thu hút sự chú ý của ngƣời đọc. Phần lớn nội dung của phần này đƣợc trình bày

bằng ênh chữ, hoặc ết hợp giữa chữ với hình minh họa tƣơng ứng [54].

- Phần thông tin dẫn dắt: Phần này đƣợc viết bằng chữ viết nhỏ trình bày các

thông tin hỗ trợ dẫn dắt ngƣời đọc làm rõ, hắc sâu hơn iến thức đƣợc trình bày ở

phần chữ viết lớn tƣơng ứng, hoặc chú thích nội dung của hình ảnh, biểu bảng,…

tƣơng ứng. Phần thông tin dẫn dắt bao gồm các câu hỏi Ci, bài tập ví dụ có thể ết hợp

với ênh hình. Câu hỏi Ci có tác dụng để nêu vấn đề và nêu ý gợi mở trong giờ học.

Loại câu hỏi này vừa nâng cao và hắc sâu mức độ hiểu nội dung iến thức của HS,

vừa giúp GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS - nhất là làm việc theo nhóm nhỏ,

hoặc có thể giao nhiệm vụ học tập ở nhà cho HS. Thông qua các câu hỏi Ci , bài tập ví

dụ phù hợp, phần thông tin dẫn dắt giúp HS tiếp cận nội dung chính một cách nhanh

hơn, chính xác hơn và dễ hắc sâu hơn [54].

- Phần bài tập và câu hỏi củng cố sau mỗi bài học: Câu hỏi và bài tập cuối

bài học đƣợc trình bày rất phong phú về thể loại: trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi và

bài tập định tính, câu hỏi và bài tập định lƣợng. Các bài tập và câu hỏi của phần này

giúp HS và GV củng cố iến thức cơ bản của bài học, giao nhiệm vụ học tập, giúp

iểm tra hả năng vận dụng và sáng tạo của HS đối với iến thức HS lĩnh hội đƣợc.

Câu hỏi và bài tập cuối mỗi bài học đều có đáp án hoặc hƣớng dẫn giải quyết (ở

phần phụ lục cuối sách) là công cụ giúp HS tự học, tự iểm tra, đánh giá ết quả

học tập của mình. Đây cũng là loại công cụ hỗ trợ GV tổ chức các hoạt động nhận

thức có hiệu quả [54].

- Phần thông tin bổ sung cuối bài học: Phần này thƣờng đƣợc nhận biết thông

qua cụm từ quen thuộc nhất là Em có biết?” hoặc Có thể em chƣa biết?”. Với các

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

33

câu hỏi nhƣ vậy, HS sẽ bị ích thích trí tò mò, hơi gợi cái tôi” của bản thân làm

nảy sinh mạnh mẽ nhu cầu nhận thức cần giải quyết ngay. Đây cũng là một ênh

thông tin thú vị đối với nhiều HS có óc tò mò, ham học hỏi [54].

- Cùng với việc thông tin iến thức, ênh chữ của SGK VL thể hiện đƣợc các

quá trình dẫn đến iến thức, các con đƣờng, cách thức làm việc để tìm ra iến thức.

Ví dụ: Để đƣa hái niệm về điện thế, hiệu điện thế, SGK VL đã trình bày quá

trình hình thành iến thức này thông qua việc xét dịch chuyển của điện tích điểm trong

điện trƣờng đều, sử dụng iến thức về đặc điểm công của trọng lực đã trình bày ở lớp

10 để chứng tỏ trƣờng tĩnh điện là một trƣờng thế. Từ đó, sử dụng PP tƣơng tự giữa thế

năng hấp dẫn và thế năng điện trƣờng để đƣa ra đƣợc hái niệm điện thế, hiệu điện thế.

- Bài viết trong SGK VL không trình bày tất cả các yêu cầu nhận thức, mà chỉ

thiết kế nhƣ một bộ phận của một quá trình nhận thức. Các kiến thức cơ bản đƣợc trình

bày bởi kênh chữ, hoặc kết hợp cả chữ và hình. Bên cạnh đọc bài viết, HS cần phải làm

việc với kênh hình mới nhận thức đầy đủ và đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã quy định [54].

- Câu hỏi giữa bài và câu hỏi, bài tập cuối bài đƣợc biên soạn rõ ràng, vừa

sức HS, nhiều câu hỏi gắn với ênh hình ở bài học. Bên cạnh những câu hỏi và bài

tập vừa sức, bắt buộc đối với tất cả HS hi tiếp thu iến thức, còn có câu hỏi yêu

cầu mở rộng sự hiểu biết, phát triển trí thông minh, sáng tạo của HS. Một số câu hỏi

yêu cầu HS phải liên hệ thực tế vào bài học hoặc sử dụng iến thức bài học để giải

quyết các vấn đề thực tiễn; câu hỏi có tính định hƣớng, gợi mở, huyến hích HS

tìm tòi, khám phá.

- Phần chữ trong SGK VL đƣợc viết ngắn, gọn, rõ, lô-gíc, vừa sức, dễ hiểu,

có tính đến thời gian hoạt động trên lớp học của HS. Các câu hỏi và bài tập đa dạng,

phong phú đáp ứng đƣợc tiến trình và mức độ nhận thức của HS. Thông thƣờng các

câu hỏi và bài tập trong SGK VL đƣợc sắp xếp theo trình tự từ dễ đến hó, từ mức

thấp đến mức cao hơn: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, ….

Nhƣ vậy, ênh chữ ở SGK VL đƣợc trình bày đa dạng, phong phú thông qua các

từ, câu, đoạn văn phù hợp cung cấp các nội dung cần thiết của bài học một cách chính

xác, rõ ràng và tƣơng đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu nhận thức của HS. Đồng thời, ênh

chữ cũng là công cụ hữu hiệu giúp GV tổ chức tốt các hoạt động nhận thức cần thiết cho

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

34

HS. Kênh thông tin này giúp HS hứng thú tìm hiểu, sáng tạo trong học tập và có thể tự

kiểm tra, đánh giá NL học tập của mình. Tuy vậy, SGK VL thƣờng hông chỉ trình bày,

cung cấp các thông tin thông qua ênh chữ mà thƣờng ết hợp với ênh hình đễ hỗ trợ

cho ênh chữ. Kênh hình chiếm một vị trí quan trọng với một tỉ lệ tƣơng đối đáng ể.

Dƣới đây sẽ làm rõ những đặc điểm và các loại ênh hình trong SGK VL hiện hành.

b) Kênh hình

Kênh hình trong SGK VL là tập hợp các hình có tác dụng cung cấp, chứa

đựng các thông tin cần thiết hỗ trợ cho kênh chữ, hỗ trợ quá trình nhận thức của HS

và giúp GV tổ chức tốt các hoạt động nhận thức. Kênh hình trong SGK VL là một bộ

phận quan trọng trong bài VL với chức năng chủ yếu là nguồn tri thức. Kênh hình

trong SGK Vật lí THPT há phong phú, ý nghĩa của mỗi loại kênh hình ở SGK VL

cũng có những đặc điểm riêng. Kênh hình bao gồm những ảnh chụp, tranh vẽ, hình

vẽ, sơ đồ, đồ thị,... [45], [54], kênh thông tin này chiếm một tỉ lệ đáng ể trong SGK

Vật lí THPT. Trung bình mỗi bài học ở SGK Vật lí THPT có từ 2 - 8 hình (xem Bảng

P5.1, Phụ lục 5) [64]. Với tỉ lệ hình nhƣ trên, cho thấy kênh hình trong SGK VL có

ý nghĩa nhất định trong việc hỗ trợ tìm hiểu kiến thức VL đƣợc trình bày ở SGK

VL. Dƣới đây trình bày về đặc điểm và ý nghĩa của kênh hình trong SGK VL.

+ Đặc điểm của kênh hình

Kênh hình trong SGK Vật lí THPT khá phong phú bao gồm: hình vẽ, hình

ảnh, các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ,….Mỗi loại kênh hình có tác dụng khá

rõ nét trong việc giúp HS nhận thức về đối tƣợng đƣợc đề cập và giúp GV tổ chức

tốt các hoạt động nhận thức cho HS [54].

- Hình vẽ trong SGK VL giúp ngƣời đọc dễ hình dung các tƣơng tác, ết cấu và

hình dạng của vật thể, cụ thể hóa (hình dạng hóa) các diễn đạt cấu trúc vật thể bằng

ngôn ngữ, hoặc mối tƣơng quan giữa các đại lƣợng, định hƣớng sắp xếp trình tự các

thiết bị của một bộ thí nghiệm. Ví dụ: hình 4.2, SGK VL 11 nâng cao mô tả cấu tạo của

tĩnh điện ế, có ết hợp mô tả bằng ênh chữ giúp chú thích các bộ phận của tĩnh điện

ế. Sự ết hợp giữa hình 4.2 ở SGK và mô tả bằng ênh chữ giúp HS dễ hình dung về

cấu tạo và hoạt động của tĩnh điện ế.

- Hình ảnh trong SGK VL giúp ngƣời đọc hình dung vật thể, con ngƣời, các

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

35

hiện tƣợng tự nhiên, các mô hình hoặc các công trình xây dựng,… một cách gần với

thực tế nhất và sống động nhất. Cùng với hình vẽ, hình ảnh là thông tin giúp HS

nhận thức hiện thực hách quan rất hiệu quả và đầy đủ, là cầu nối giữa vật lí và đời

sống. Hình ảnh giúp HS phát triển hả năng tƣ duy hình ảnh và sáng tạo từ hình

ảnh, hình ảnh có tính tƣơng tác cao, tính giáo dục cao [54].

- Bảng số liệu trong SGK VL cung cấp các thông tin về số liệu, các hằng số,

hệ số hoặc tóm tắt việc so sánh sự phụ thuộc của các đại lƣợng VL nào đó vào các

đại lƣợng, yếu tố hác. Thông tin từ loại ênh hình này giúp HS tra cứu một số đại

lƣợng, số liệu VL,… một cách nhanh chóng, chính xác. Từ đó, giúp HS giải quyết

một số nhiệm vụ học tập một cách chính xác, nhanh chóng [54].

- Sơ đồ trong SGK VL giúp tóm lƣợc iến thức một cách hệ thống, hoặc mô

tả ngắn gọn và sơ lƣợc một đặc trƣng nào đó của bài học theo ý đồ sƣ phạm của tác

giả, của phần học hay của iến thức VL. Thông qua sơ đồ, SGK thể hiện các nội dung

iến thức một cách cô đọng, súc tích nhất và dễ hình dung, dễ nhớ nhất cho HS. Làm

việc với sơ đồ trong SGK VL giúp HS phát triển tƣ duy tổng hợp cao, giúp hoạt động

ghi nhớ của não bộ trở nên hiệu quả và bền bỉ hơn. Khai thác sơ đồ trong quá trình tổ

chức hoạt động nhận thức cho HS, GV dễ dàng giúp HS bao quát iến thức tốt [54].

- Đồ thị trong SGK VL là loại kênh hình sử dụng các trục toạ độ, các đƣờng

biểu diễn cho biết sự phụ thuộc của đại lƣợng hay thông số VL này vào đại lƣợng

hay yếu tố khác. Có nhiều dạng đồ thị khác nhau trong SGK VL là những đƣờng có

giới hạn hoặc không giới hạn, tuần hoàn hoặc không tuần hoàn, khép kín hoặc

hông hép ín. Đồ thị có thể mô tả đặc trƣng về sự biến thiên của các đại lƣợng

VL. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng đồ thị để biện luận đầy đủ về một hiện

tƣợng, quy luật VL. Đồ thị còn dùng để xây dựng một số quy luật mô tả hiện tƣợng

VL. Làm việc với đồ thị, HS có thể phát triển tốt tƣ duy toán học, khả năng quan

sát, phán đoán, nhận định mối quan hệ giữa các thông tin, các đại lƣợng VL.

- Với cách biên soạn theo hƣớng "mở", SGK VL đã trình bày một số kiến thức

"ẩn" vào trong hình, kèm theo câu hỏi hƣớng dẫn HS tìm tòi, khám phá các tri thức từ

đó. Kênh hình hông chỉ dừng lại ở chức năng minh họa cho kênh chữ mà còn làm tăng

tính trực quan về đối tƣợng nhận thức. Kiến thức cơ bản không phải chỉ có ở phần kênh

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

36

chữ, mà còn nằm ở kênh hình, ẩn chứa trong các sơ đồ, ảnh, bảng số liệu,... Điều đó, đòi

hỏi, khi học với SGK VL, HS phải khai thác tri thức từ kênh hình. Khi dạy, GV phải tổ

chức, hƣớng dẫn cho HS làm việc với ênh hình để thu nhận những kiến thức từ đó [52].

- Hệ thống các hình ở SGK VL đƣợc chọn lọc ĩ, công phu, có tính thẩm mĩ

cao, nên có tính đại diện cao, chứa đựng đƣợc các kiến thức cơ bản rất rõ ràng.

Đồng thời, các hình đƣợc biên tập công phu và sắp xếp một cách hợp lí trong bài,

thể hiện đƣợc những kiến thức hó tƣờng minh bằng chữ ngắn gọn [52].

- Hầu hết các hình ở SGK VL đều kèm theo câu hỏi hoặc nhiệm vụ đối với

HS. Các câu hỏi hay nhiệm vụ này vừa có tính hỏi, vừa có tính hƣớng dẫn, gợi ý

cho HS chú trọng vào khía cạnh của hình cần quan sát, rút ra nhận xét... Nhờ vào hệ

thống câu hỏi hoặc nhiệm vụ kèm theo hình, HS có thuận lợi hơn trong định hƣớng

vào các nội dung cần khai thác, tìm kiếm. Nhìn chung, các câu hỏi rõ ràng, ngắn

gọn, tập trung vào ý cần hỏi và cho phép hiểu nghĩa rõ ràng ý cần hỏi.

- Kênh hình kết hợp hợp lí với kênh chữ, thể hiện đủ những kiến thức và KN

cần thiết đƣợc quy định trong chƣơng trình. Thực chất, kênh hình và kênh chữ

thƣờng không tách rời nhau, chúng bổ sung cho nhau để diễn đạt đầy đủ nhất nội

dung kiến thức cần truyền đạt, định hƣớng tổ chức hoạt động nhận thức cho HS.

+ Ý nghĩa của kênh hình SGK VL

Kênh hình vừa là nguồn tri thức, vừa là công

cụ giúp GV tổ chức hoạt động nhận thức của HS.

- Kênh hình là một nguồn tri thức quan

trọng: nhiều iến thức vật lí đƣợc thể hiện bằng

ênh hình. Cùng với ênh chữ, ênh hình là

phƣơng tiện trình bày iến thức VL [52]. Ví dụ:

Để giới thiệu cho HS dụng cụ thí nghiệm dùng để

xác định lực tƣơng tác giữa hai điện tích, SGK VL

11 nâng cao bổ sung hình vẽ cân xoắn Cu -

lông”. Dụng cụ này, nếu chỉ mô tả bằng lời, HS sẽ

rất hó hình dung. Do đó, SGK VL 11 nâng cao đã đƣa vào hình ảnh cân xoắn giúp

cho HS thuận lợi trong việc hình dung nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của cân

Hình 2.1. Cân xoắn Cu - lông

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

37

xoắn (Hình 2.1).

- Kênh hình là công cụ hỗ trợ việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS: cùng

với hình (hình vẽ, hình ảnh, lƣợc đồ, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị...) là các câu hỏi, chỉ

thị,... yêu cầu HS tìm tòi, hám phá iến thức đƣợc trình bày ở hình. GV yêu cầu

HS thực hiện các "lệnh" này hoặc thêm những "lệnh" hác, hƣớng dẫn các em làm

việc cá nhân, nhóm để tìm iếm những tri thức cần thiết, rèn luyện KN học tập VL

[52]. Ví dụ: GV giao cho HS nhiệm vụ học tập ở nhà: tìm hiểu cấu tạo, hoạt động

của tụ xoay trong máy thu vô tuyến (radio). Khi đó, hình 7.4 trang 34 SGK VL 11

NC sẽ giúp HS định hƣớng để tìm iếm tụ xoay trong radio.

Cấu trúc của SGK VL theo ênh thông tin đƣợc tóm tắt nhƣ Sơ đồ P5.2

Nhƣ vậy, có thể tóm tắt cấu trúc của SGK VL nhƣ Sơ đồ 2.1 dƣới đây [52].

Sơ đồ 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa vật lí

2.2. Phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho học sinh trong dạy học

Khái niệm năng lực rất phong phú, năng lực làm việc với SGK đƣợc quan

niệm theo nhiều hƣớng hác nhau. Trong dạy học VL, cần có quan niệm thống nhất

Kênh

hình

Đồ thị

Sơ đồ

CẤU

TRÚC

SGK

VẬT LÍ

NỘI

DUNG

KÊNH

THÔNG

TIN

Các

phần

Giới thiệu nội dung

chính của phần

Các phụ lục

Nội dung kiến thức

Tóm tắt

Bài tập

Tình huống học tập

Kênh

chữ

Phần

chữ

lớn

Câu

hỏi,

bài tập

Phần

chữ

nhỏ

Các chƣơng

Bài

đọc

thêm

Bài

thực

hành

Tổng

kết

chƣơng

Các

bài

học

Giới thiệu

nội dung

chính của

chƣơng

Hình ảnh

Bảng số liệu

Hình vẽ Tham khảo

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

38

về năng lực làm việc với SGK VL để tạo thuận lợi cho việc phát triển cho HS năng

lực làm việc với SGK VL.

2.2.1. Năng lực làm việc với sách giáo khoa

Để làm rõ hái niệm NLLV với SGK, trƣớc hết, cần hiểu về năng lực.

a)Khái niệm năng lực

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Năng lực là phẩm chất tâm sinh lí

và trình độ chuyên môn tạo cho con ngƣời hả năng hoàn thành một loại hoạt động

nào đó với chất lƣợng cao” [62].

Ngày nay, hái niệm năng lực đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa:

- Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố

nhƣ tri thức, kỹ năng, ỹ xảo, inh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm

đạo đức.

- Năng lực gồm những ỹ năng và ỹ xảo học đƣợc hoặc sẵn có của cá thể

nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng về động cơ, xã

hội,….và hả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và

hiệu quả trong những tình huống linh hoạt (Weinert 2001).

- Năng lực là biết sử dụng các iến thức và các kỹ năng trong một tình

huống có ý nghĩa (Rogiers, 1996).

- Năng lực là một tập hợp các iến thức, ỹ năng và thái độ phù hợp với một

hoạt động thực tiễn (Barnett, 1992).

- Năng lực là hả năng đáp ứng thích hợp và đầy đủ các yêu cầu của một

lĩnh vực hoạt động (Từ Điển Webster’s New 20th

Century, 1965) .

Nhƣ vậy, năng lực hông phải là một thuộc tính đơn nhất. Đó là một tổng thể

của nhiều yếu tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm phân biệt cơ bản NL là:

tính vận dụng, tính có thể chuyển đổi và phát triển. Đó cũng chính là các mục tiêu mà

dạy và học tích cực hƣớng tới. Có nhiều loại NL hác nhau, trong đó NL hành động

là loại NL có ý nghĩa tích cực nhất. Năng lực này bao gồm: NL tìm tòi, hám phá;

NL xử lí thông tin, NL vận dụng và giải quyết vấn đề,…[15].

- Theo tâm lí học, NL là những thuộc tính tâm lí riêng của mỗi cá nhân, nhờ

những thuộc tính này mà con ngƣời có thể hoàn thành một loại hoạt động nào đó với

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

39

thành công cao. Ngƣời có NL về lĩnh vực nào sẽ giải quyết công việc của lĩnh vực đó

nhanh chóng, hiệu quả hơn ngƣời hác. Đồng thời có thể vƣợt qua những hó hăn,

thách thức mới một cách dễ dàng hơn những ngƣời hác [85]. Khi con ngƣời hoạt động

liên tục và lặp lại một loại hoạt động nào đó chuyên biệt một cách thành thạo sẽ hình

thành KN, ỹ xảo đối với công việc đó. Nếu ngƣời có KN thành thạo mà còn có thể

thực hiện linh hoạt và có thể xử lí các yếu tố liên quan đến công việc với ết quả cao, ta

nói ngƣời đó có NL làm việc với công việc hay lĩnh vực công việc đó [85].

- Theo Dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chƣơng trình

giáo dục phổ thông mới (tháng 7/2015) của Bộ giáo dục và Đào tạo: Năng lực là

khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy

động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân hác nhƣ hứng thú,

niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân đƣợc đánh giá qua phƣơng thức và kết quả

hoạt động của cá nhân đó hi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [14] .

- Theo Nguyễn Quang Uẩn: NL là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân

phù hợp với những yêu cầu của một loại hình hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động

đó có ết quả tốt. NL là mức độ nhất định của khả năng con ngƣời, biểu thị hoàn thành

có kết quả một hoạt động cụ thể. NL vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động.” [86].

Nhƣ vậy, có thể quan niệm, NL là hả năng mà mỗi con ngƣời có thể thực

hiện một loại công việc nào đó với hả năng xử lí công việc tốt, linh hoạt mang lại

thành công cao trong lĩnh vực công việc tƣơng ứng. Ngƣời có NL về lĩnh vực nào đó

sẽ có động cơ, hứng thú, niềm tin, trách nhiệm và tính sẵn sàng thực hiện các công

việc thuộc lĩnh vực đó. Năng lực gắn liền với KN trong lĩnh vực hoạt động tƣơng

ứng. Rèn luyện đƣợc KN đối với một lĩnh vực công việc nào đó tức là đã phát triển

đƣợc NL làm việc với lĩnh vực đó.

b) Năng lực làm việc với SGK

SGK VL là sách dùng riêng cho giảng dạy VL, trình bày hệ thống kiến thức cơ

sở của bộ môn VL, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức và KN quy định trong

chƣơng trình VL. SGK VL giúp định hƣớng quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm

lĩnh tri thức mới và thực hành theo NL của ngƣời học, góp phần bồi dƣỡng các PP

nhận thức khoa học cho HS. Học sinh học tập, nghiên cứu VL cần làm việc với SGK

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

40

VL, thông qua việc tìm kiếm, xử lí và ứng dụng các thông tin cần thiết từ các kênh

thông tin ở SGK VL để giải quyết thấu đáo nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình.

Khi làm việc với SGK VL, học sinh phải khai thác, xử lí và ứng dụng các thông tin từ

các kênh hình, kênh chữ. Mỗi loại kênh thông tin yêu cầu một chuỗi các thao tác phù

hợp, các thao tác này cần đƣợc rèn luyện bền bỉ, nâng dần và sử dụng thành thạo trong

mọi tình huống. Học sinh biết khai thác và sử dụng linh hoạt các thông tin từ kênh

hình, kênh chữ trong SGK VL một cách linh hoạt để giải quyết đƣợc các nhiệm vụ học

tập sẽ có NL làm việc với SGK VL, và sẽ góp phần nâng cao khả năng tự học tập bộ

môn nói riêng và tự học nói chung.

Nhƣ vậy, NLLV với SGK VL là khả năng mà mỗi HS có thể khai thác, xử lí,

sử dụng linh hoạt các thông tin từ các kênh thông tin của SGK VL một cách có chủ

đích, linh hoạt trong các tình huống học tập, nghiên cứu mang lại hiệu quả nghiên

cứu, học tập bộ môn Vật lí cho bản thân. Năng lực làm việc với SGK VL cần đƣợc

rèn luyện thông qua rèn luyện các hoạt động làm việc với SGK VL mà cụ thể là các

hoạt động làm việc với các kênh thông tin của SGK VL. Học sinh có NLLV với

SGK VL sẽ có động cơ học tập bộ môn VL rõ ràng hơn, góp phần kích thích hứng

thú học tập, nghiên cứu bộ môn. Từ đó tạo niềm tin vào khoa học và góp phần giải

quyết đƣợc các tình huống liên quan đến bộ môn VL trong cuộc sống.

Năng lực làm việc với SGK VL cần đƣợc phát triển trong suốt quá trình học tập

và tƣơng tác với SGK VL. Dƣới đây trình bày cơ sở của việc phát triển NLLV với

SGK VL.

2.2.2. Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh

Phát triển NL là một quá trình phức tạp, lâu dài, bao gồm trong đó cả việc

lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng [86].

- Con ngƣời khi vừa mới sinh ra chƣa có NL và chƣa có nhân cách. Trong quá

trình sống, lao động, học tập, giao lƣu con ngƣời đã đƣợc hình thành và phát triển nhân

cách, và NL của mình. Quá trình hình thành và phát triển NL của con ngƣời chịu sự tác

động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó có yếu tố sinh học, yếu tố

hoạt động của chủ thể, và yếu tố giao lƣu xã hội. Trong các yếu tố này, yếu tố hoạt

động của chủ thể có ý nghĩa quyết định việc hình thành và phát triển các NL của chủ

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

41

thể. Khi chủ thể thực hiện lặp lại có chủ đích, có PP nhiều lần một công việc, hành

động, thao tác nào đó, thì sẽ phát triển đƣợc ở chủ thể NL thực hiện công việc đó [85].

- Năng lực của mỗi ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở những tƣ

chất. Nhƣng điều chủ yếu là NL đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt động tích

cực của con ngƣời dƣới tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục [87].

Nhƣ vậy, muốn phát triển NL nào đó phải thông qua rèn luyện các KN cần

thiết tƣơng ứng với loại NL đó. Việc phát triển NL làm việc với SGK VL cho HS

đƣợc thực hiện thông qua việc rèn luyện có chủ đích, có PP cho HS hệ thống các KN

làm việc với SGK VL. Cụ thể, muốn phát triển NL làm việc với SGK VL phải thông

qua rèn luyện các KN làm việc với kênh hình, kênh chữ, kênh hình kết hợp với kênh

chữ. HS có KNLV với SGK VL thành thạo và vận dụng tốt vào các tình huống mới

thì HS đã có NLLV với SGK VL.

2.2.3. Hệ thống kỹ năng làm việc với sách giáo khoa vật lí

KNLV với sách, KNLV với SGK trong dạy học đã đƣợc nhiều nhà lí luận

dạy học trong và ngoài nƣớc quan tâm, nghiên cứu. Mỗi tác giả, trong nghiên cứu

của mình đã phân chia các KN theo cách riêng và há phong phú.

- Các tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [6], Nguyễn Ngọc Quang

[65], Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân [56], Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức [7],

Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao [36], [37], Thái Duy Tuyên [84], T.A. Ilina [68],

N.V. Savin [60]…đã xác định các KN làm việc với SGK gồm: KN đọc (đọc lƣớt, đọc

chậm, đọc ĩ, đọc nghiên cứu), KN ghi chép (ghi trích dẫn theo đề cƣơng, ghi dàn ý,

ghi tóm tắt, lập sơ đồ), KN xử lí nội dung đọc (trả lời câu hỏi, lập đề cƣơng, lập dàn

ý, tóm tắt nội dung đọc), KN phân tích hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị….

- Theo A.V. Uxova và một số nhà PP giảng dạy VL của Liên Xô, xác định

các KN làm việc với SGK cần rèn luyện cho HS bao gồm các KN: hiểu lời trình bày

trong văn bản, tìm trong văn bản câu trả lời cho câu hỏi cho trƣớc, làm việc với hình

vẽ, làm việc với đồ thị và các bảng giá trị của các đại lƣợng VL, rút ra nội dung chủ

yếu (tìm ý chính) của văn bản [dẫn theo Phạm Thế Dân].

- Tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành cũng xác định các KN làm

việc với SGK cho HS trong dạy học môn Sinh học bao gồm: KN tách ra nội dung

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

42

bản chất từ tài liệu đọc đƣợc, KN phân loại tài liệu đọc đƣợc, KN trả lời câu hỏi dựa

trên tài liệu đọc đƣợc, KN lập dàn bài hi đọc, KN soạn đề cƣơng, KN tóm tắt tài

liệu đọc đƣợc, KN đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ [6].

- Trong nghiên cứu về hình thành cho học sinh THCS ỹ năng học tập môn

VL, tác giả Phạm Thế Dân đã xác định các KN cần rèn luyện cho HS bao gồm: KN

làm việc với văn bản, KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với đồ thị, KN làm

việc với bảng giá trị của các đại lƣợng vật lí [26].

- Trong luận án của mình, tác giả Trần Văn Hiếu đã xác định hệ thống KN

làm việc độc lập với sách của sinh viên bao gồm năm nhóm KN: nhóm định hƣớng,

nhóm thu thông tin, nhóm xử lí thông tin, nhóm ứng dụng thông tin, nhóm iểm tra

và đánh giá ết quả tổng hợp ( ỹ năng iểm tra, kỹ năng đánh giá) [34].

- Tác giả Nguyễn Văn Hoan cho rằng: trong dạy học VL và Sinh học THCS,

cần rèn luyện cho học sinh THCS các KN chủ yếu bao gồm: KN làm việc với văn

bản, KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với bảng biểu cung cấp thông tin, KN

rút ra nội dung chủ yếu của bài [35].

- Tiếp thu các quan niệm về KN làm việc với SGK và từ đặc trƣng của SGK

Sinh học và quá trình dạy học ở trƣờng THPT, Nguyễn Duân đã xác định các KN

cần rèn luyện cho HS trong dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT gồm các KN: các

KNLV với ênh chữ, các KNLV với ênh hình, KN hai thác thông tin từ bảng

trong SGK và KN vận dụng thông tin đọc đƣợc từ SGK [28].

- Khi nghiên cứu về mô hình dạy học truyền thống tích cực hƣớng tới mục

tiêu GD môn VL hiện nay ở Việt Nam, tác giả Đỗ Hƣơng Trà cũng xác định mục

tiêu GD của môn VL cấp THPT là HS cần đạt đƣợc các KN cần thiết để giải quyết

vấn đề trong học tập và nghiên cứu VL gồm: thu thập, xử lí, lƣu giữ thông tin [74].

- Trong luận án của mình, Nguyễn Thị Hà (2013) đã xác định 10 KN tự lực

làm việc với SGK Sinh học ở THPT èm theo hƣớng dẫn KN tổ chức hình thành các

KN cụ thể, bao gồm: KN tổ chức HS tìm ý chính của đoạn văn bản, KN tổ chức HS

tóm tắt nội dung đoạn văn bản, KN hƣớng dẫn HS lập dàn ý, KN hƣớng dẫn HS lập

bảng, KN hƣớng dẫn HS lập sơ đồ, KN tổ chức HS khai thác tranh ảnh trong SGK,

KN tổ chức HS khai thác thông tin từ sơ đồ, KN tổ chức HS khai thác thông tin từ đồ

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

43

thị, KN tổ chức HS khai thác thông tin từ bảng, KN tổ chức HS vận dụng thông tin

đọc đƣợc từ sách [33].

Mặc dù chƣa thống nhất về các KN cần rèn luyện hi làm việc với sách và tài

liệu học tập, nhƣng hầu hết các nghiên cứu ể trên đều xác định các KNLV với SGK

và sách phù hợp với phạm vi nghiên cứu của mỗi tác giả. Các KNLV với sách và tài

liệu học tập đã đƣợc xác định phần lớn có sự giao nhau mặc dù hông hoàn toàn.

Phân tích các KN làm việc với sách, cho thấy các KN, nhóm KN có sự giao

nhau. Kết hợp với đặc điểm cấu trúc, chức năng của SGK VL trong hoạt động dạy và

học nhƣ đã trình bày ở phần trƣớc của đề tài, nghiên cứu này xác định hệ thống KNLV

với SGK VL cần rèn luyện nhằm phát triển NLLV với SGK VL cho học sinh THPT

gồm: hệ thống KNLV với ênh chữ, hệ thống KNLV với ênh hình, ỹ năng làm việc

phối hợp giữa ênh chữ với ênh hình.

2.2.3.1. Hệ thống kỹ năng làm việc với kênh chữ

Căn cứ vào đặc điểm đặc thù của kênh chữ ở SGK VL, có thể chia hệ thống

KNLV với kênh chữ gồm các nhóm KN sau.

a) Nhóm kỹ năng thu thập thông tin

Thu thập thông tin từ ênh chữ là hoạt động tìm iếm, xác định các thông tin

quan trọng, cần thiết phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, chọn lọc những thông tin

cần thiết phục vụ mục tiêu nhận thức của cá nhân ngƣời đọc từ ênh chữ đƣợc trình

bày ở SGK. Kết quả của hoạt động thu thập thông tin là ngƣời đọc phải có đƣợc đầy

đủ thông tin cần thiết cho hoạt động học tập, nhận thức, nghiên cứu của bản thân.

Nhóm KN thu thập thông tin bao gồm các KN cơ bản sau: KN đọc để tìm

iếm thông tin, KN đọc để tập hợp thông tin, KN tìm ý chính.

Kỹ năng đọc để tìm kiếm thông tin

Kỹ năng đọc để tìm kiếm thông tin là khả năng ngƣời đọc sử dụng thành thạo

các thao tác đọc để xác định đƣợc vị trí của các thông tin cần thiết nhằm đạt đƣợc

yêu cầu tìm kiếm thông tin. Các thao tác đọc bao gồm: đọc thông tin cần tìm kiếm,

đọc đề mục có chứa các từ trọng tâm của thông tin yêu cầu tìm kiếm, đọc toàn bộ

đoạn văn bản, đọc lƣớt đoạn văn bản, đọc lƣớt nhanh đoạn văn bản.

Mức độ thành thạo của KN đọc để tìm kiếm thông tin có thể chia làm ba mức

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

44

độ lần lƣợc từ thấp đến cao là: đọc toàn bộ đoạn văn bản và xác định đƣợc vị trí của

thông tin cần tìm kiếm, đọc lƣớt đoạn văn bản và xác định đƣợc vị trí của thông tin

cần tìm kiếm, đọc lƣớt đoạn văn bản và xác định đƣợc vị trí của thông tin cần tìm

kiếm trong thời gian ngắn.

Kỹ năng đọc để tập hợp (thu nhận) thông tin

Kỹ năng đọc để tập hợp thông tin là khả năng ngƣời đọc sử dụng thành thạo

các thao tác tìm kiếm thông tin, và sắp xếp các thông tin tìm kiếm đƣợc để đáp ứng

đƣợc các yêu cầu tập hợp thông tin. Tùy thuộc vào yêu cầu tập hợp thông tin mà các

kết quả của việc tập hợp thông tin từ cùng một đoạn văn bản có thể khác nhau, các

kết quả tập hợp thông tin từ đoạn văn bản có thể không phải là ý chính của đoạn văn

bản đó. Các thao tác đọc để tập hợp thông tin bao gồm: các thao tác tìm kiếm thông

tin và thao tác tổng hợp thông tin. Thao tác tổng hợp thông tin bao gồm: nhận ra nội

dung của các thông tin tìm đƣợc, liên kết các thông tin tìm đƣợc thành một tập hợp

thống nhất các thông tin theo yêu cầu tập hợp thông tin.

Mức độ của KN đọc để tập hợp thông tin có thể chia ra làm ba mức độ lần

lƣợc từ thấp đến cao là: tìm đƣợc nhƣng chƣa tập hợp đủ các thông tin có liên quan

theo yêu cầu, tìm đủ và tập hợp đƣợc thông tin theo yêu cầu, tìm đủ và tập hợp đƣợc

các thông tin đáp ứng yêu cầu trong thời gian ngắn.

Kỹ năng tìm ý chính

Kỹ năng tìm ý chính từ đoạn văn bản của ênh chữ là hả năng ngƣời đọc sử

dụng thành thạo các thao tác đọc để tìm iếm thông tin ết hợp với phân tích, tổng

hợp các thông tin quan trọng của đoạn văn bản. Từ đó, rút ra nội dung cốt lõi của

đoạn văn bản và diễn đạt lại một cách ngắn gọn, súc tích nhƣng mang ý nghĩa trọn

vẹn nhất. Để tìm đƣợc ý chính của đoạn văn bản, thông thƣờng ngƣời đọc phải đọc

hết toàn bộ đoạn văn bản, hoặc ết hợp đề mục với nội dung đoạn văn bản. Các thao

tác đọc để tìm ý chính bao gồm: đọc đề mục và toàn bộ đoạn văn bản, xác định nội

dung liên quan gần nhất với đề mục từ đoạn văn bản bằng cách đánh dấu, phân tích

mối liên hệ giữa các nội dung đã đƣợc đánh dấu, xâu chuỗi các nội dung liên quan

mật thiết với nhau để có đƣợc ý chính của đoạn văn bản.

Mức độ của KN tìm ý chính có thể chia ra làm các mức độ lần lƣợc từ thấp

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

45

đến cao là: tìm đƣợc ý chính nhƣng chƣa trọn vẹn, tìm đƣợc ý chính trọn vẹn nhƣng

mất nhiều thời gian, tìm đƣợc ý chính trọn vẹn trong thời gian ngắn.

Nhƣ vậy, các KN thuộc nhóm KN thu thập thông tin có phần lớn các thao tác

giao nhau. Dó đó, có thể thực hiện các bƣớc rèn luyện tƣơng tự nhau, chỉ hác nhau

chút ít tùy vào từng KN.

b) Nhóm kỹ năng xử lí thông tin

Xử lí thông tin từ ênh chữ là hoạt động chế biến” các thông tin có đƣợc từ

ênh chữ theo hƣớng giải quyết nhiệm vụ nhận thức, lĩnh hội iến thức của cá nhân.

Đây là nhóm KN rất quan trọng đối với mọi quá trình nghiên cứu. Mọi sáng tạo,

phát minh thƣờng xảy ra trong quá trình này [85]. Tuỳ thuộc vào mục tiêu học tập,

lĩnh hội iến thức mà các thông tin từ ênh chữ đƣợc hai thác, xử lí theo hƣớng

phù hợp nhất. Kết quả của hoạt động xử lí thông tin là ngƣời đọc phải có đƣợc iến

thức (tri thức) từ các thông tin vừa xử lí.

Nhóm KN xử lí thông tin từ ênh chữ gồm: ỹ năng lập dàn ý, ỹ năng lập

bảng, ỹ năng lập sơ đồ, ỹ năng đánh giá thông tin.

Kỹ năng lập dàn ý

Kỹ năng lập dàn ý là khả năng mà ngƣời đọc thông tin sử dụng các thao tác tái

hiện trên giấy các thông tin đã đƣợc tổng hợp thành hệ thống các ý chính, ý bổ sung

theo cách của riêng mình để dễ dàng lƣu trữ kiến thức theo trình tự lô-gíc của thông

tin dƣới dạng một dàn bài hay một đề cƣơng. Các dàn bài hay đề cƣơng đƣợc xây

dựng từ những từ, ngữ mang nội dung cốt lõi của nội dung kiến thức đã đọc và tổng

hợp. Các từ, ngữ mang nội dung tổng quát đƣợc trình bày dƣới dạng đề mục ngắn

gọn và nổi bật, tiếp đến là các ý chính có vai trò tƣơng đƣơng đƣợc trình bày mở đầu

bằng các kí hiệu giống nhau, hoặc bằng kí tự theo thứ tự bảng các chữ cái. Cuối cùng

của mỗi ý chính là các ý bổ sung, các dẫn chứng nhằm làm rõ nội dung ý chính.

Kỹ năng lập dàn ý mà ngƣời đọc đạt đƣợc có thể phân làm các mức độ từ

thấp đến cao lần lƣợt nhƣ sau: lập đƣợc dàn ý nhƣng sắp xếp không lô-gíc, lập đƣợc

dàn ý logic nhƣng các minh chứng chƣa rõ ràng, lập đƣợc dàn ý logic với các minh

chứng rõ ràng dễ nhớ.

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

46

Kỹ năng lập bảng

Kỹ năng lập bảng hi xử lí thông tin có đƣợc từ ênh chữ là hả năng mà

ngƣời đọc sử dụng các thao tác nhƣ: đặt tên cho bảng, đặt tên cho các cột, các dòng

và điền đƣợc các thông tin chính xác vào các cột và dòng tƣơng ứng. Việc đặt tên cho

bảng dựa trên nội dung tập trung nhất của thông tin cần lập bảng. Các cột và dòng

đƣợc đặt tên dựa vào các ý chính của thông tin cần xử lí, nội dung điền vào các cột và

dòng tƣơng ứng là các thông tin chi tiết ứng với các cột các dòng đó, và mang tính

liệt ê bằng những từ, ngữ ngắn gọn, súc tích nhƣng đảm bảo hiểu đúng thông tin.

Các mức độ của KN lập bảng hi xử lí thông tin đƣợc chia làm các mức độ

từ thấp đến cao lần lƣợt là: đặt đƣợc tên cột và dòng nhƣng chƣa đặt đƣợc tên bảng

và chƣa điền đƣợc thông tin vào các cột và dòng tƣơng ứng; đặt đƣợc tên cột, dòng

và điền đƣợc thông tin vào các cột và dòng tƣơng ứng nhƣng chƣa đặt đƣợc tên

bảng; đặt đƣợc tên bảng, tên dòng, tên cột và điền đầy đủ thông tin vào các dòng và

cột tƣơng ứng một cách chính xác, ngắn gọn.

Kỹ năng lập sơ đồ

Kỹ năng lập sơ đồ hi xử lí thông tin có đƣợc từ ênh chữ là hả năng mà

ngƣời đọc chuyển nội dung iến thức đƣợc trình bày từ ênh chữ sang ênh hình,

tức là sơ đồ hóa ênh chữ. HS thực hiện thành thạo các thao tác nhƣ: xác định thông

tin cốt lõi (thông tin chính), thông tin thứ cấp, đặt tên sơ đồ, sắp xếp các thông tin

có mối liên hệ mật thiết với nhau và sơ đồ hóa đƣợc các thông tin đó dƣới dạng đơn

giản, dễ nhớ, dễ hiểu và lƣu trữ” đƣợc lâu. Việc sơ đồ hóa có thể sử dụng nhiều

dạng sơ đồ thƣờng gặp hác nhau nhƣ sơ đồ hối, sơ đồ hình cây, đặc biệt nên dùng

sơ đồ tƣ duy (Mindmap). Ở đây, HS thỏa mái sáng tạo theo ý và trí tƣởng tƣợng của

mình và chọn những màu sắc, những hình ảnh minh họa phù hợp nhất [79]. Dạy cho

HS sơ đồ hóa ênh chữ cũng đáp ứng đƣợc nguyên tắc trực quan trong dạy học.

Mức thấp nhất của lập sơ đồ là: xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện

bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ

hợp lí mà chƣa có hình ảnh, thông tin minh họa, chƣa đặt đƣợc tên sơ đồ. Mức cao

hơn của lập sơ đồ là xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện bằng từ hóa đắc

nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ hợp lí và đặt đƣợc

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

47

tên sơ đồ. Mức cao nhất của lập sơ đồ là xác định đƣợc thông tin chính và thể hiện

bằng từ hóa đắc nhất, xác định các thông tin thứ cấp và biểu diễn đƣợc bằng sơ đồ

hợp lí với hình ảnh, thông tin minh họa hợp lí, và đặt đƣợc tên sơ đồ.

Kỹ năng đánh giá thông tin

Kỹ năng đánh giá thông tin từ kênh chữ là khả năng HS nhận ra đƣợc tính

giá trị của thông tin có đƣợc vào việc giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để

nhận ra đƣợc tính giá trị của thông tin, HS phải nhanh chóng thu thập, xử lí thông

tin chính xác theo hƣớng giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. KN này yêu cầu

HS có khả năng phân tích, tổng hợp và tƣ duy trực giác cao để nhận ra tính chính

xác hay tính nhiễu của thông tin, số lƣợng và chất lƣợng thông tin, mục tiêu mà

thông tin cung cấp, và cung cấp cho đối tƣợng nào và vào giải quyết nhiệm vụ gì.

Đây là KN bậc cao trong các KN xử lí thông tin từ kênh chữ trong SGK. Rèn cho

HS có đƣợc KN này có tác dụng đặc biệt quan trọng trong thời đại loạn” thông tin

về cùng một sự vật, hiện tƣợng, cùng một chủ đề thực tế xác định, hông đổi. Qua

đó giúp cho HS có bản lĩnh nhận thức vững vàng trong mọi tình huống, góp phần

tạo ra thế hệ con ngƣời Việt Nam vững vàng về tƣ tƣởng đạo đức, chính trị,…phục

vụ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nƣớc một cách bền vững, đúng định hƣớng.

Khi đánh giá thông tin, HS có thể đánh giá đƣợc giá trị áp dụng của thông tin

nhƣng hông giải quyết đƣợc nhiệm vụ nhận thức, hoặc đánh giá đƣợc và áp dụng

giải quyết đƣợc một phần nhiệm vụ nhận thức, hoặc ở mức cao hơn HS đánh giá

đƣợc giá trị của thông tin và giải quyết thấu đáo nhiệm vụ nhận thức. Đó cũng chính

là các mức độ KN đánh giá thông tin của học sinh THPT.

Nhƣ vậy, nhìn chung các ỹ năng xử lí thông tin từ ênh chữ bao gồm một

số thao tác tƣơng tự nhau.

c)Nhóm kỹ năng vận dụng thông tin

Vận dụng thông tin là hoạt động sử dụng thông tin đã có để giải quyết bài

toán nhận thức hay nhiệm vụ học tập mà HS đã tiếp nhận hoặc đặt ra. Kết quả của

hoạt động này là nâng cao đƣợc hệ thống tri thức của HS. Kết quả này đƣợc thể

hiện qua việc HS giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, nhận thức mà mình nhận đƣợc

hoặc do chính bản thân mình đặt ra nhờ vào ứng dụng các thông tin một cách hợp lí

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

48

nhất. Trong học tập vật lí THPT, học sinh thƣờng giải quyết nhiệm vụ học tập thông

qua giải quyết các bài tập định tính và các bài tập định lƣợng. Bài tập VL trong dạy

học THPT có nhiều tác dụng, trong số đó có tác dụng ôn tập đào sâu, mở rộng iến

thức, rèn KN tự học cao, phát triển tƣ duy sáng tạo của HS [70]. Do đó, việc rèn

luyện cho HS các KN vận dụng thông tin để giải các bài tập có ý nghĩa thiết thực để

các em tự lực học tập, tự hám phá iến thức và năng lực của bản thân.

Nhóm KN vận dụng thông tin gồm các ỹ năng cơ bản sau: KN vận dụng thông

tin để trả lời câu hỏi định tính, KN vận dụng thông tin để giải bài tập định lƣợng.

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc trả lời câu hỏi định tính

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc trả lời các câu hỏi định tính là khả năng

HS lựa chọn, sử dụng các thông tin có đƣợc vào việc trả lời câu hỏi định tính hay giải

quyết vấn đề đƣợc đặt ra ở câu hỏi định tính. Các câu hỏi này có thể do GV hoặc do

chính HS đặt ra khi tri giác một hiện tƣợng liên quan đến khoa học VL. Ở đây, HS

phải nhận ra đƣợc hiện tƣợng VL đƣợc đề cập trong câu hỏi định tính là gì. Từ đó,

xác định mối liên hệ bản chất giữa hiện tƣợng VL nêu ra ở câu hỏi với các quy luật,

các định luật, các thuyết VL đã đƣợc học hoặc tự tìm hiểu và lập luận logic mối quan

hệ đó theo nhiều hƣớng, cuối cùng chọn ra hƣớng vận dụng chính xác và tối ƣu nhất.

Có thể chia KN vận dụng thông tin vào việc trả lời câu hỏi định tính với các mức

độ: lựa chọn đúng nội dung kiến thức cần vận dụng nhƣng trả lời chƣa đầy đủ, lựa chọn

đúng nội dung kiến thức cần vận dụng trả lời đầy đủ nhƣng chƣa súc tích, lựa chọn đúng

nội dung kiến thức cần vận dụng trả lời chính xác, ngắn gọn, đúng bản chất VL.

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc giải bài tập định lƣợng

Kỹ năng vận dụng thông tin vào việc giải quyết bài tập định lƣợng là hả năng

HS lựa chọn, sử dụng các thông tin có đƣợc vào việc tìm lời giải các bài tập định

lƣợng. Ở đây, HS cần nhận ra đƣợc bản chất VL của các vấn đề mà bài toán đề cập

đến, xác định đƣợc mối liên hệ giữa chúng với các hiện tƣợng, quy luật, thuyết VL,

định luật VL và các phƣơng trình VL mô tả mối liên hệ đó. Từ đó phân tích mối liên hệ

theo các hƣớng hác nhau và chọn lựa, sử dụng mối liên hệ quan trọng nhất để giải

quyết nhiệm vụ do bài tập đề ra. HS có đƣợc KN này sẽ tự tin trong học tập, tự tin nắm

iến thức của mình và dễ dàng có các ý tƣởng mới, sẵn sàng cho các hoạt động học tập

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

49

sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và lao động sau này.

Các mức độ của KN vận dụng thông tin vào việc giải quyết bài tập định lƣợng

bao gồm: lựa chọn đúng iến thức cần thiết vào bài toán nhƣng giải quyết chƣa triệt để;

lựa chọn đúng iến thức cần thiết vào bài toán và giải quyết triệt để nhƣng chƣa sáng tạo;

lựa chọn đúng iến thức cần thiết và giải quyết bài toán một cách triệt để, sáng tạo.

Nhƣ vậy, các ỹ năng thuộc nhóm ỹ năng vận dụng thông tin bao gồm các

thao tác tƣơng tự nhau.

2.2.3.2. Hệ thống kỹ năng làm việc với kênh hình

Kênh hình ở SGK VL có những điểm đặc thù, do đó, cần phải có các KN

tƣơng ứng để làm việc với kênh hình. Kênh hình ở SGK VL rất đa dạng và phong

phú. Mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng nên các KNLV với ênh hình cũng

rất đa dạng và phức tạp. Tùy vào loại hình cụ thể mà yêu cầu HS làm việc với hình

có các thao tác riêng. Nghiên cứu của đề tài xác định hệ thống KNLV với kênh hình

gồm: KN làm việc với hình vẽ, KN làm việc với hình ảnh (ảnh chụp), KN làm việc

với đồ thị, KN làm việc với bảng biểu và KN làm việc với sơ đồ.

a) Kỹ năng làm việc với hình vẽ

Kỹ năng làm việc với hình vẽ là khả năng mà HS dựa vào quan sát hình vẽ,

bằng trực giác và suy luận logic với các thông tin có thể có từ hình vẽ để giải quyết

nhiệm vụ học tập, nghiên cứu có liên quan đến hình vẽ đó. Kết quả của việc làm

này là HS có đƣợc đầy đủ các thông tin từ hình và giải quyết đƣợc nhiệm vụ học

tập, nghiên cứu. Để thực hiện làm việc với hình vẽ có hiệu quả, HS phải thực hiện

một số thao tác cơ bản nhƣ: quan sát toàn diện hình vẽ, đọc ghi chú về hình vẽ,

phân tích ý nghĩa các thông tin chứa đựng trong hình vẽ và nhận định các thông tin

đó mang nội dung kiến thức VL nào, nội dung kiến thức đó có liên quan thế nào với

nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Từ đó lựa chọn nội dung phù hợp nhất để giải quyết

nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Kết quả HS làm việc với hình vẽ có thể đạt các mức độ: xác định đƣợc nội

dung chính ẩn trong hình nhƣng chƣa giải quyết đƣợc nhiệm vụ, xác định đƣợc nội

dung chính ẩn trong hình và giải quyết đƣợc một phần nhiệm vụ, xác định đƣợc nội

dung chính ẩn trong hình và giải quyết đƣợc trọn vẹn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

50

b) Kỹ năng làm việc với hình ảnh (ảnh chụp)

Kỹ năng làm việc với hình ảnh là khả năng mà HS dựa vào quan sát hình

ảnh, bằng trực giác và suy luận logic với các thông tin có thể có từ hình ảnh để giải

quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu có liên quan đến hình ảnh đó. Kết quả của việc

làm này là HS có đƣợc đầy đủ các thông tin từ hình ảnh và giải quyết đƣợc nhiệm

vụ học tập, nghiên cứu. Để thực hiện làm việc với hình ảnh có hiệu quả, HS phải

thực hiện một số thao tác cơ bản nhƣ: đọc ghi chú về hình ảnh, quan sát toàn diện

hình, phân tích ý nghĩa các thông tin chứa đựng trong hình và nhận định các thông

tin đó mang nội dung kiến thức VL nào, nội dung kiến thức đó có liên quan thế nào

với nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Từ đó, lựa chọn nội dung phù hợp nhất để giải

quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu.

Các mức độ KNLV với hình ảnh mà HS có thể đạt đƣợc, có thể là: xác định

đƣợc nội dung chính ẩn trong hình nhƣng chƣa giải quyết đƣợc nhiệm vụ, xác định

đƣợc nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết đƣợc nhiệm vụ nhƣng chƣa trọn

vẹn, xác định đƣợc nội dung chính ẩn trong hình và giải quyết đƣợc trọn vẹn nhiệm

vụ học tập, nghiên cứu.

c) Kỹ năng làm việc với đồ thị

Kỹ năng làm việc với đồ thị là khả năng mà HS thực hiện một số thao tác

phù hợp để có đƣợc đầy đủ các nội dung kiến thức VL chứa trong đồ thị và giải

quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, nhận thức. Các thao tác cơ bản làm việc với đồ thị

theo trình tự là: đọc ghi chú tên đồ thị, quan sát và gọi tên các trục của đồ thị và đơn

vị tính tƣơng ứng trên mỗi trục, nhận ra tính chất biến thiên của các đại lƣợng cho

trên đồ thị dựa vào dạng của đồ thị. Từ đó lập ra các biểu thức biểu diễn mối quan

hệ giữa các đại lƣợng cho trong đồ thị và với nhiệm vụ học tập, sau đó hái quát

hóa quan hệ giữa các đại lƣợng đó. Cuối cùng, vận dụng các kiến thức có đƣợc từ

đồ thị để giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức.

Các mức độ làm việc với đồ thị mà HS có thể đạt đƣợc: xác định đƣợc tính

chất biến thiên nhƣng chƣa viết đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng; xác định đƣợc

tính chất biến thiên và viết đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng nhƣng chƣa giải

quyết đƣợc nhiệm vụ nhận thức; xác định đƣợc tính chất biến thiên, viết đƣợc mối

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

51

liên hệ giữa các đại lƣợng và giải quyết đƣợc nhiệm vụ nhận thức.

d) Kỹ năng làm việc với bảng biểu

KNLV với bảng biểu là khả năng mà HS hai thác và vận dụng đƣợc các thông

tin có đƣợc từ bảng biểu để giải quyết nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. HS cần thực hiện

một số thao tác sau để làm việc với bảng biểu: đọc ghi chú về bảng đang quan sát, đọc

các thông tin tổng quát về các dòng và cột kể cả các đơn vị tính nếu có ở các dòng, cột

ấy, phân tích mối liên hệ giữa các thông tin từ các dòng và cột với nhiệm vụ học tập. Từ

đó, thiết lập mối liên hệ giữa thông tin ở các dòng và cột với nội dung đang cần giải

quyết. Cuối cùng, chọn ra mối liên hệ phù hợp nhất để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Các mức độ đạt đƣợc của KNLV với bảng biểu mà HS có thể đạt đƣợc: xác

định đƣợc tên các cột và dòng; xác định đƣợc ý nghĩa của bảng và viết ra đƣợc mối

liên hệ giữa các đại lƣợng chứa trong các dòng và cột; viết ra đƣợc mối liên hệ giữa

các đại lƣợng ở dòng và cột và giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập.

e) Kỹ năng làm việc với sơ đồ

Kỹ năng làm việc với sơ đồ là khả năng mà HS thu thập, xử lí và sử dụng

thông tin ẩn chứa trong sơ đồ để giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, nhận thức. Các

thao tác cần thực hiện khi làm việc với sơ đồ trong SGK VL bao gồm: đọc ghi chú

sơ đồ để biết sơ đồ tóm tắt cái” gì, xác định đối tƣợng trung tâm của sơ đồ để biết

đƣợc nội dung thông tin chính mà sơ đồ đề cập đến, đọc các nhánh chính, các nhánh

bổ sung và hình ảnh, biểu thức minh họa để có đầy đủ các thông tin mà sơ đồ muốn

cung cấp, phân tích mối liên hệ giữa thông tin ở các nhánh với thông tin trung tâm,

tổng hợp các mối liên hệ và diễn đạt khái quát hóa nội dung của sơ đồ, cuối cùng

lựa chọn và vận dụng các thông tin từ sơ đồ giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức.

Các mức độ làm việc với sơ đồ HS có thể đạt đƣợc bao gồm: xác định đƣợc

nội dung chính của sơ đồ; xác định đƣợc nội dung chính của sơ đồ và diễn đạt khái

quát đƣợc nội dung chính; xác định đƣợc nội dung chính của sơ đồ, khái quát hóa

đƣợc sơ đồ và vận dụng giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập.

2.2.3.3. Kỹ năng làm việc với kênh chữ phối hợp kênh hình

Nhƣ trình bày ở phần trƣớc, ênh hình hông phải chỉ là tập hợp tất cả các í

hiệu, đƣờng nét,… lập nên hình ảnh mà thƣờng đƣợc dẫn giải, chú thích bởi ênh

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

52

chữ đi èm. Kênh chữ đi èm các hình giúp mô tả rõ ràng hơn ý nghĩa của hình và

các thông tin từ hình. Nhiều nội dung iến thức đƣợc trình bày ở SGK VL, ênh

chữ đƣợc minh họa thêm bởi hình để giúp HS dễ hình dung, tƣởng tƣợng,…về sự

vật, hiện tƣợng đƣợc ênh chữ đề cập đến. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp việc làm

việc với ênh chữ hoặc làm việc với ênh hình có sự ết hợp giữa chữ với hình. Vì

vậy, HS có ỹ năng làm việc với ênh chữ và ênh hình thì sẽ làm việc đƣợc với

các tình huống ết hợp cả chữ và hình.

2.2.4. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS

Việc xác định và lựa chọn biện pháp hoặc những biện pháp nào để rèn luyện

KNLV với SGK cho HS thƣờng dựa trên mức độ các KN mà HS đang có và yêu

cầu của mục tiêu dạy học ở từng bài học, từng phần và của bộ môn. Các biện pháp

rèn luyện KNLV với SGK cho HS bao gồm: biện pháp làm mẫu, hƣớng dẫn giải

thích, tổ chức luyện tập, iểm tra điều chỉnh.

2.2.4.1. Biện pháp làm mẫu

Biện pháp này có thể sử dụng hi HS chƣa biết hoặc chƣa hình dung đƣợc

các công việc mình phải làm, chƣa có KN cần rèn luyện. Lúc này, GV phải làm

mẫu các thao tác, các bƣớc của KN đó để HS quan sát. Trong quá trình làm mẫu,

GV cần phải giải thích rõ các thao tác, các bƣớc mình đang làm và ý nghĩa của

chúng. Có nhƣ vậy, HS mới có thể hiểu và làm theo. Khi sử dụng biện pháp làm

mẫu, GV cần lƣu ý, phải đảm bảo cả lớp đều quan sát và nghe đƣợc rõ ràng, các

thao tác phải đƣợc tiến hành chậm, chính xác, đủ để HS có thể quan sát và theo dõi.

Sau khi làm mẫu chậm, GV có thể làm mẫu lại với tốc độ nhanh hơn và cho HS làm

theo các thao tác của mình để đảm bảo sau khi làm mẫu, HS có thể thực hiện đƣợc

các thao tác trong KN cần luyện tập trong thời gian mà GV đã dự kiến.

2.2.4.2. Biện pháp hướng dẫn giải thích

Biện pháp hƣớng dẫn giải thích có thể sử dụng khi HS chủ động và có thể làm

việc với SGK ở mức độ thấp. Ở biện pháp này, GV dùng lời nói để hƣớng dẫn, điều

khiển và tổ chức cho HS rèn luyện KN cần thiết. Lời hƣớng dẫn phải rõ ràng, tỉ mỉ, câu

văn dễ hiểu, và giải thích rõ để HS hiểu tại sao phải làm nhƣ vậy, ý nghĩa của các hoạt

động đó. Lƣu ý, việc hƣớng dẫn giải thích không chỉ dừng lại ở giải thích các hoạt động

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

53

mà còn giải thích cả các đối tƣợng (hình ảnh, sơ đồ, bảng số liệu,..) đang tƣơng tác. Quá

trình này cũng phải đảm bảo là tất cả HS quan sát thấy, nghe và hiểu rõ ràng để HS có

thể tự thực hiện theo ngay sau hi đƣợc hƣớng dẫn trong quỹ thời gian cho phép. GV

cũng có thể dùng các câu hỏi gợi ý để HS xác định các hoạt động cần thiết.

2.2.4.3. Biện pháp tổ chức luyện tập

Việc HS nhìn thấy, nghe thấy, và hiểu sơ bộ sẽ dễ dàng bị lãng quên trong

thời gian ngắn nếu chủ thể không tái hiện và thực hiện lặp lại nhiều lần với chính

tình huống đó hoặc các tình huống tƣơng tự. Do vậy, cần phải tổ chức để HS đƣợc

tự luyện tập các KN đã đƣợc rèn luyện. Việc tổ chức luyện tập này có thể tiến hành

đối với từng HS hoặc nhóm HS; tổ chức trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp.

Cần chú ý, mỗi HS hoặc nhóm HS đã chắc chắn có SGK tƣơng ứng với yêu cầu của

GV. Đồng thời, trong quá trình HS thực hiện, GV đảm bảo quán xuyến đầy đủ hoạt

động hoặc sản phẩm của mỗi HS hoặc nhóm HS để tiện cho việc điều chỉnh và trợ

giúp. Trƣờng hợp các em phải luyện tập ngoài giờ lên lớp, GV phải hƣớng dẫn và

giao nhiệm vụ thật rõ ràng giúp các em nắm bắt đƣợc yêu cầu cụ thể và mục tiêu

cần đạt tới. Dù thực hiện tại lớp hay giao nhiệm vụ thực hiện ngoài giờ lên lớp thì

GV cũng nên lƣu ý đến thời gian cho các em thực hiện một cách hợp lí nhất.

2.2.4.4. Biện pháp kiểm tra, điều chỉnh hành vi của HS

Biện pháp này đƣợc tiến hành sau một quá trình luyện tập với một hay một

số KNLV với SGK VL. Hình thức, nội dung và thời điểm kiểm tra tùy vào sự lựa

chọn thích hợp của GV. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi, các bài tập,…để kiểm

tra, hoặc yêu cầu HS tóm tắt nội dung một đoạn trình bày của SGK, hoặc diễn đạt

bằng lời các bảng, các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ,... . GV phải có cách thức để sau khi

kiểm tra, GV có thể đánh giá và có các biện pháp điều chỉnh hợp lí.

2.2.5. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK

2.2.5.1. Các bước rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh chữ

Khi đã xác định đƣợc KNLV với ênh chữ cần rèn luyện cho HS, GV áp dụng

các bƣớc thực hiện rèn luyện KN đã xác định tƣơng ứng theo Bảng 2.1 dƣới đây để

tiến hành tổ chức rèn luyện cho HS.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

54

Bảng 2.1. Các bƣớc rèn luyện kỹ nănglàm việc với kênh chữ

Nhóm KN Các bƣớc tiến hành rèn luyện ỹ năng

Thu thập

thông tin

Bƣớc 1: Xác định vị trí của thông tin cần thu thập qua đề mục

Bƣớc 2: Đọc lƣớt nội dung, gạch chân từ hoá, số liệu, công thức

Bƣớc 3: Đọc ĩ các thông tin cần thiết

Bƣớc 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt các thông tin cần thiết

Xử lí

thông tin

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin

Bƣớc 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết

Bƣớc 3: Chế biến thông tin

Vận dụng

thông tin

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

Bƣớc 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với yêu cầu nhận thức

Bƣớc 3: Giải quyết bài toán nhận thức

Trong quá trình thực hiện rèn luyện các KNLV với kênh chữ có thể không

nhất thiết phải thực hiện tất cả các bƣớc nhƣ đã trình bày, hoạt động (bƣớc) nào HS

đã thành thạo có thể bỏ qua.

Dƣới đây làm rõ các thao tác cần thiết khi thực hiện các bƣớc phát triển và

rèn luyện KN làm việc với kênh chữ với các KN tƣơng ứng.

a) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ

Hoạt động thu thập thông tin từ kênh chữ đƣợc tiến hành thông qua các bƣớc

với các thao tác cụ thể dƣới đây:

Bƣớc1: Xác định vị trí của thông tin cần thu thập qua đề mục

Khi HS nhận đƣợc nhiệm vụ học tập từ GV, học sinh tiến hành xác định

nhiệm vụ chính cần giải quyết đƣợc trình bày ở đoạn nào trong bài học thông qua

việc xác định vị trí của đề mục có chứa ý chính của nhiệm vụ đƣợc giao. SGK VL

trình bày các đề mục bằng chữ cỡ lớn và màu sắc khác biệt với các phần chữ khác,

đầu các đề mục thƣờng đƣợc đánh số thứ tự hoặc chữ cái rất thuận lợi cho việc xác

định các đề mục. Do vậy, để thực hiện bƣớc này, HS cần nhận ra đề mục bằng cách

đọc đoạn chữ màu cỡ lớn, bắt đầu bằng số thứ tự hoặc một chữ cái.

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

55

Bƣớc 2: Đọc lƣớt nội dung, gạch chân từ khoá, số liệu, công thức

Sau hi xác định đƣợc vị trí của thông tin cần thu thập, HS tiến hành đọc lƣớt

nhanh đoạn kênh chữ chứa thông tin cần thiết với tốc độ đọc cao (từ 5 đến 6 từ/ một lần

lƣớt mắt) [2]. Trong hi đọc lƣớt nhanh, HS nên chú ý đến những từ mang nội dung và

ý nghĩa quan trọng đối với nhiệm vụ cần giải quyết, các từ này đƣợc gọi là các từ

hóa”. HS cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nhƣ bút chì, bút màu,… để gạch chân, đánh

dấu những từ, số liệu, công thức, biểu thức mà HS cho là quan trọng với nhiệm vụ

nhận thức.

Bƣớc 3: Đọc kỹ các thông tin cần thiết

Khi đã xác định đƣợc những từ khoá cần thiết, HS cần đọc lại đoạn văn bản

một cách tỉ mĩ, tốc độ đọc trong bƣớc này không nên quá nhanh. Việc làm này

giúp HS hiểu sâu hơn về nội dung đoạn kênh chữ đang đọc và tìm thêm thông tin

để củng cố tính chính xác của thông tin quan trọng đã xác định.

Bƣớc 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt các thông tin cần thiết

Khi HS đã hiểu rõ nội dung thông tin cần thu thập sau hi đã đọc ĩ đoạn văn

bản, HS tiến hành viết ra các ý chính của cả đoạn văn bản trên giấy nháp hoặc vở,

thậm chí viết ngay trên trang sách cá nhân theo cách hiểu của mình. Từ đó, thực hiện

tóm tắt các thông tin đã thu thập đƣợc theo cách riêng của mình để thuận tiện cho

việc lƣu trữ các thông tin thu thập đƣợc vào bộ nhớ (não bộ) của mình. Việc tóm tắt

thông tin có thể thực hiện bằng nhiều cách, với sự hỗ trợ của nhiều phƣơng tiện,

chẳng hạn: vẽ sơ đồ khối, liệt kê bằng dàn ý, sử dụng bản đồ tƣ duy (Mindmap),…tùy

vào khả năng sáng tạo của HS.

b) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm kỹ năng xử lí thông tin từ kênh chữ

Tuỳ thuộc vào mục tiêu nhận thức, các thông tin từ kênh chữ đƣợc khai thác,

xử lí theo hƣớng phù hợp nhất. Chẳng hạn: phân tích thông tin, tổng hợp thông tin,

thống kê, hệ thống hoá thông tin, sơ đồ hoá, toán học hoá thông tin, hái quát hoá,….

Những hoạt động này có thể đƣợc thể hiện bằng các thao tác nhƣ: lập sơ đồ tóm tắt,

lập bảng, vẽ đồ thị, lập biểu thức toán học,… Ví dụ: HS tiếp nhận thông tin là một

trang văn bản và đƣợc yêu cầu tóm tắt đoạn văn bản đó. Khi đó, HS cần tiến hành thu

thập các nội dung chính của đoạn văn bản, xác định các từ khoá, các số liệu, các mối

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

56

quan hệ mật thiết nhất để làm cơ sở cho việc tóm tắt thông tin. Ở đây, việc xử lí thông

tin theo yêu cầu là tóm tắt đoạn văn bản. Kỹ năng xử lí thông tin có mức độ cao hơn

so với KN thu thập thông tin, nó có thể đã bao hàm các thao tác thu thập thông tin.

Các bƣớc cụ thể:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin

Sau hi tiếp nhận đƣợc đoạn thông tin bằng ênh chữ cần xử lí, HS tiến hành

xác định mục tiêu xử lí thông tin theo yêu cầu. Thông qua các từ hoá của yêu cầu

xử lí thông tin đặt ra, HS gạch chân hoặc đánh dấu các nhiệm vụ, mục tiêu xử lí

thông tin một cách dễ nhận biết nhất. Các nhiệm vụ, mục tiêu này sẽ đƣợc HS bám

sát trong suốt các hoạt động xử lí thông tin tiếp theo.

Bƣớc 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết

Khi đã xác định đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ xử lí thông tin, HS tiến hành thu

thập nhanh và phân tích nội dung thông tin đã tiếp nhận theo hƣớng yêu cầu cần xử

lí. Ở đây, HS cần sử dụng mối liên quan giữa nội dung thông tin với yêu cầu xử lí

để làm rõ nội dung thông tin cần thiết. Phân tích nội dung thông tin nói về gì, cách

tiếp cận nào là phù hợp nhất với yêu cầu xử lí thông tin đã xác định. Việc làm này

đòi hỏi HS phải làm rõ ý nghĩa và nội hàm của thông tin có đƣợc. Từ đó, lựa chọn

các thông tin quan trọng và cần thiết nhất.

Bƣớc 3: Chế biến thông tin

Khi đã phân tích và xác định đƣợc nội dung thông tin cần xử lí theo hƣớng

phù hợp nhất, HS cần chế biến các thông tin đã đƣợc chọn lọc. Trong nhiều trƣờng

hợp, các thông tin từ kênh chữ ở SGK VL thƣờng mang các nội dung liên quan giữa

các thông số, các đại lƣợng, các định luật VL có thể biểu diễn ngắn gọn bằng một

hoặc một vài biểu thức toán học mà vẫn diễn đạt đầy đủ nội dung của đoạn thông

tin. Ngƣợc lại, một số định luật VL có thể đƣợc mô tả bằng một hoặc một vài biểu

thức dƣới dạng toán học có thể diễn đạt lại thành kênh chữ để có thể dễ hiểu đầy đủ

nhất. Trong các trƣờng hợp này, việc nhận ra, viết ra biểu thức biểu diễn mối liên hệ

của các thông tin theo hƣớng cần xử lí là rất cần thiết, thể hiện khả năng phân tích,

tổng hợp cao của ngƣời đọc. Đồng thời, việc viết ra mối liên quan giữa các thông

tin, diễn đạt lại thông tin góp phần trau dồi ngôn ngữ cho HS. Ở bƣớc này, HS cần

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

57

ghi lại các thông số, đại lƣợng VL bằng hệ thống các kí hiệu thƣờng gặp và phổ

biến. Việc chế biến các thông tin đã đƣợc chọn lọc có thể tiến hành bằng cách sơ đồ

hoá, hình ảnh hoá các thông tin thông qua vẽ sơ đồ tóm tắt, vẽ đồ thị, lập bảng số

liệu, toán học hóa, …thể hiện rõ nhất và chính xác các thông tin cần xử lí. Tức là sơ

đồ hóa, hình ảnh hóa hoặc toán học hóa các thông tin cần xử lí. Hoạt động này giúp

HS phát triển tƣ duy tổng hợp, khái quát hoá cao.

* Ví dụ: Khi nghiên cứu bài

1, SGK VL 11 nâng cao: Điện tích.

Định luật Cu-lông”, GV tổ chức cho

HS xử lí thông tin từ kênh chữ về

định luật Cu - lông để viết ra dạng

biểu thức toán học mô tả định luật

nhƣ dƣới đây.

+ Bƣớc 1: Xác định mục tiêu cần xử lí thông tin

HS xác định đƣợc mục tiêu xử lí thông tin là toán học hóa nội dung định luật

Cu-lông cho từ kênh chữ

+ Bƣớc 2: Phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết

Thông tin từ kênh chữ đã cho nói về liên hệ giữa độ lớn của lực với độ lớn các

điện tích tƣơng tác và hoảng cách giữa chúng. Liên hệ này có thể đƣợc mô tả theo một

biểu thức có dạng phân số. Trong đó, tử số là tích độ lớn hai điện tích, mẫu số là bình

phƣơng hoảng cách giữa hai điện tích. Do đó, nên gọi k là một hệ số tỉ lệ (k = hằng số).

+ Bƣớc 3: Chế biến thông tin

Dựa vào việc phân tích nội dung thông tin và mục tiêu xử lí thông tin, việc

chế biến thông tin cần tiến hành gọi các kí hiệu tƣơng ứng cho các mối liên hệ: gọi

F (N) là độ lớn của lực tƣơng tác giữa hai điện tích, q1(C) và q2 (C) là độ lớn của hai

điện tích tƣơng tác, r (m) là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, k là hệ số tỉ lệ. Khi

đó, HS có thể viết ngay đƣợc biểu thức liên hệ mô tả định luật Cu-lông đƣợc trình

bày ở đoạn kênh chữ đã tiếp nhận:

1 2

2

q qF k

r

Hình 2.2. Nội dung định luật Cu - lông

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

58

Nhƣ vậy, HS đã chế biến đƣợc thông tin từ ênh chữ sang dạng biểu thức toán

học cô đọng nội dung của ênh chữ. Việc HS hiểu rõ các đại lƣợng trong biểu thức và

đơn vị đo, điều iện áp dụng của định luật là tùy thuộc vào ý đồ sƣ phạm của GV.

c) Các thao tác cần rèn luyện ở nhóm KN vận dụng thông tin từ kênh chữ

Vận dụng thông tin là hoạt động sử dụng thông tin đã có để giải quyết bài

toán nhận thức hay nhiệm vụ học tập mà HS đã tiếp nhận hoặc đặt ra. Các thông tin

đã có này là những thông tin đã đƣợc thu thập, xử lí vào thời điểm vận dụng hoặc đã

có sẵn trong tri thức của HS. Hoạt động này có thể đƣợc tiến hành theo trình tự các

bƣớc với các thao tác sau đây.

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

Khi HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập và nội dung thông tin đƣợc cung cấp, HS

tiến hành xác định bài toán nhận thức là gì, xác định mục tiêu sử dụng thông tin là gì để

có thể giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập. Học sinh cần xác định rõ nhiệm vụ cần giải

quyết là giải thích các hiện tƣợng VL, trả lời các câu hỏi định tính hay định lƣợng, lập

sơ đồ tóm tắt hay lập bảng biểu, vẽ đồ thị hay toán học hoá thông tin,…Từ đó, HS xác

định sẽ sử dụng thông tin có đƣợc để làm gì. Hoạt động này giúp HS định hƣớng đúng

nhiệm vụ nhận thức của mình đối với bài toán nhận thức đã nhận đƣợc, nhờ đó HS sẽ

tìm ra con đƣờng đi thuận lợi và chính xác nhất. Việc chọn ra con đƣờng giải quyết bài

toán nhận thức thuận lợi và chính xác nhất đòi hỏi HS phải chỉ ra đƣợc liên hệ giữa

thông tin đã có với nhiệm vụ nhận thức.

Bƣớc 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với bài toán nhận thức

Căn cứ vào nhiệm vụ và mục tiêu đã xác định, HS hai thác thông tin theo

hƣớng cần giải quyết, chỉ ra đƣợc liên hệ giữa thông tin đầu vào” và thông tin đầu

ra” theo yêu cầu. Trong đó, thông tin đầu vào” là nội dung phần ênh chữ cần làm

việc, thông tin đầu ra” là nhiệm vụ cần giải quyết.

Bƣớc 3: Giải quyết bài toán nhận thức

Sau hi đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu vận dụng thông tin vào việc giải

quyết bài toán nhận thức và chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin đã có với bài toán nhận

thức, HS tiến hành các hoạt động để giải quyết rốt ráo bài toán nhận thức. Các hoạt

động này có thể là: giải thích đƣợc các hiện tƣợng VL, trả lời đƣợc các câu hỏi định

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

59

tính hay định lƣợng, lập đƣợc sơ đồ tóm tắt hay lập đƣợc bảng biểu, vẽ đƣợc đồ thị

hay toán học hoá đƣợc thông tin.

2.2.5.2. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình

Khi đã xác định đƣợc KNLV với ênh hình cần rèn luyện cho HS, GV áp

dụng các bƣớc thực hiện rèn luyện KN đã xác định tƣơng ứng theo Bảng 2.2 dƣới

đây để tiến hành rèn luyện cho HS.

Bảng 2.2. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình

ênh hình Các bƣớc tiến hành làm việc với ênh hình

Hình vẽ

Bƣớc 1: Quan sát toàn diện hình vẽ, đọc ghi chú hình vẽ

Bƣớc 2: Phân tích, nhận định nội dung ẩn trong hình vẽ

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung cần thiết, giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Hình ảnh

Bƣớc 1: Quan sát toàn diện hình ảnh, đọc ghi chú, tìm điểm nhấn

Bƣớc 2: Phân tích, nhận định nội dung iến thức ẩn trong hình ảnh

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung cần thiết, giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Bảng

biểu

Bƣớc 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát

Bƣớc 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các dòng

Bƣớc 3: Thiết lập quan hệ giữa dòng, cột với nội dung đang cần giải quyết

Bƣớc 4: Vận dụng thông tin từ bảng giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Đồ thị

Bƣớc 1: Quan sát số lƣợng, tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính

Bƣớc 2: Nhận xét hình dạng đồ thị, tính chất biến thiên của các đại

lƣợng là gì

Bƣớc 3: Viết ra biểu thức thể hiện rõ quan hệ giữa các đại lƣợng

Bƣớc 4: Phát biểu hái quát hóa quan hệ giữa các đại lƣợng trong đồ thị

Bƣớc 5: Vận dụng thông tin và giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Sơ đồ

Bƣớc 1: Đọc ghi chú sơ đồ

Bƣớc 2: Xác định từ khóa trung tâm chứa nội dung chính

Bƣớc 3: Xác định các thông tin bổ sung, minh họa

Bƣớc 4: Phân tích mối liên hệ, rút ra nội dung tổng quát nhất của sơ đồ

Bƣớc 5: Vận dụng giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

60

Trong quá trình thực hiện rèn luyện các KNLV với kênh hình có thể không

nhất thiết phải thực hiện tất cả các bƣớc nhƣ đã trình bày, hoạt động (bƣớc) nào HS

đã thành thạo có thể bỏ qua.

Các thao tác làm việc với ênh hình đƣợc trình bày nhƣ sau.

a) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với hình vẽ

Làm việc với hình vẽ là hoạt động mà HS quan sát, phân tích, đánh giá, tổng

hợp hình vẽ và sử dụng tri giác của mình để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức. Làm

việc với hình vẽ cần tiến hành theo các bƣớc với thao tác dƣới đây.

Bƣớc 1: uan sát toàn diện hình vẽ

Khi cần làm việc với hình vẽ, thao tác quan trọng trƣớc nhất là quan sát hình

vẽ, quan sát ghi chú về hình vẽ. Quan sát hình vẽ đƣợc thực hiện từ việc quan sát

ghi chú đi èm hình vẽ, quan sát toàn diện hình vẽ, nhận ra đƣợc các phần của hình

vẽ, nhận biết đƣợc bố cục của các phần của hình vẽ đó, tìm xem trên hình vẽ chứa

các vật, các thiết bị, hoặc hiện tƣợng gì và tìm ra điểm nhấn của hình vẽ.

Bƣớc 2: Phân tích, nhận định nội dung ẩn trong hình vẽ

Dựa vào kết quả quan sát hình vẽ, HS phân tích ý nghĩa của từng phần của

hình vẽ và bố cục của hình, tìm ra mối liên hệ giữa các phần. Từ đó, tổng hợp ý

nghĩa của cả hình vẽ để nhận ra nội dung kiến thức ẩn trong hình vẽ đó. Việc phân

tích ý nghĩa của hình đòi hỏi kinh nghiệm sống của cá nhân cũng nhƣ hiểu biết về

các kiến thức liên quan đến hình, thậm chí còn phải đoán đƣợc ý đồ của tác giả.

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung cần thiết và giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Sau hi xác định đƣợc các thông tin ẩn trong hình và phân tích nội dung

thông tin, HS cần chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin từ hình với nhiệm vụ cần giải

quyết thông qua sự tƣơng đồng giữa các kí hiệu, giữa các phần của hình vẽ với các

vật thật, các đại lƣợng, hoặc cách lắp ghép. Ở bƣớc này, HS cần chọn ra thông tin

cần thiết để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Chẳng hạn, chỉ ra các bộ phận tƣơng

đồng giữa hình vẽ sơ đồ mạch điện với các thiết bị thực tế của mạch điện. Vận dụng

hình vẽ để giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

61

b) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với hình ảnh

Hình ảnh đƣợc trình bày ở SGK VL thƣờng là các hình chụp các vật thật, các

hiện tƣợng thực tế trong tự nhiên hoặc đƣợc thực hiện theo hình thức phối cảnh các

vật thật, các hiện tƣợng thực tế. Làm việc với hình ảnh là hoạt động mà HS quan

sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin từ hình ảnh và sử dụng tri giác của mình

để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức. Hoạt động này góp phần phát triển tƣ duy hình

ảnh, tƣ duy logic và sự sáng tạo của HS. Đồng thời hơi gợi vốn sống thực tế của

HS với các sự vật, hiện tƣợng VL xung quanh. Làm việc với hình ảnh đƣợc thực

hiện theo các bƣớc và thao tác sau đây.

Bƣớc 1: uan sát toàn diện hình, tìm điểm nhấn

Khi cần làm việc với hình ảnh, thao tác quan trọng trƣớc nhất là quan sát. Quan

sát hình ảnh đƣợc thực hiện từ việc quan sát ghi chú tên hình ảnh, quan sát toàn diện

hình ảnh, nhận ra đƣợc các phần của hình ảnh, nhận biết đƣợc bố cục của các phần của

hình ảnh đó, tìm xem trên hình chứa các vật, các thiết bị, hoặc hiện tƣợng gì và tìm ra

điểm nhấn của hình ảnh. Khi cung cấp hình ảnh hỗ trợ nghiên cứu kiến thức, tác giả đã

đƣa vào SGK các hình ảnh đƣợc khai thác rõ nhất cho đoạn thông tin đó. Thông tin

chính của hình thƣờng đƣợc bố trí ở trung tâm của hình (phần rõ nhất của hình), đồng

thời ghi chú tên của hình ảnh. Do đó, HS đọc tên của hình ảnh từ đoạn ghi chú đã có

thể biết đƣợc thông tin cơ bản của hình, xác định điểm nhấn thông tin quan trọng của

hình từ trung tâm của hình.

Bƣớc 2: Phân tích, nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình

Dựa vào kết quả quan sát hình ảnh, HS phân tích ý nghĩa của từng phần của

hình ảnh và bố cục của hình, xác định mối liên hệ giữa các phần của hình. Từ đó,

tổng hợp ý nghĩa của cả hình để nhận ra nội dung kiến thức ẩn trong hình ảnh đó.

Việc phân tích ý nghĩa của hình đòi hỏi kinh nghiệm sống của cá nhân cũng nhƣ hiểu

biết về các kiến thức liên quan đến hình. Học sinh cần liên tƣởng các phần, bố cục

của hỉnh ảnh với các vật, các hiện tƣợng gặp trong thực tế thông qua nhận biết hình

dạng, màu sắc, kích cỡ, tỉ lệ. Từ đó, nhận ra đƣợc nội dung chính ẩn trong hình.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

62

Bƣớc 3: Lựa chọn nội dung cần thiết và giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Sau hi xác định đƣợc các thông tin ẩn trong hình và phân tích nội dung

thông tin, HS cần chỉ ra mối liên hệ giữa thông tin từ hình với nhiệm vụ cần giải

quyết thông qua sự tƣơng đồng giữa các kí hiệu, giữa các phần của hình ảnh với các

vật thật, các đại lƣợng, hoặc cách lắp ghép. Từ đó, vận dụng mối liên hệ giữa thông

tin từ hình với nhiệm vụ cần giải quyết để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Vận dụng

hình ảnh để giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra.

c) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với bảng biểu

Bảng biểu trong SGK VL mang thông tin thƣờng đƣợc trình bày theo các

cột, các hàng. Thông thƣờng, bảng biểu trình bày các thông tin dƣới dạng các số

liệu tƣơng ứng giữa các đại lƣợng, các đặc điểm, các tính chất VL và đƣợc ngăn

cách bởi các dòng kẻ. Khi làm việc với bảng biểu, HS dựa vào các đặc điểm trình

bày nhƣ trên để nhận ra bảng biểu. Hoạt động làm việc với bảng biểu đƣợc thực

hiện theo các bƣớc, các thao tác sau đây.

Bƣớc 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát

Khi cần làm việc với bảng biểu, HS cần đọc ghi chú về tên của bảng để biết

bảng này mang thông tin, mô tả, thống kê nội dung gì. Xác định xem bảng gồm

những cột, dòng nào, cách trình bày các thông tin trong bảng nhƣ thế nào.

Bƣớc 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các d ng

HS cần đọc tên của các cột, dòng để nhận ra các cột dòng này sẽ chứa đựng

thông tin gì, các thông tin đƣợc mô tả dƣới dạng gì: các câu văn, các í hiệu, các đại

lƣợng,…để dễ dàng thiết lập mối liên hệ giữa chúng.

Bƣớc 3: Thiết lập quan hệ giữa thông tin ở các d ng và cột với nội dung

đang cần giải quyết

Ở bƣớc này, HS cần phân tích xem nội dung thông tin giữa các cột, các dòng

có đặc điểm chung nào, thuộc loại quan hệ so sánh hay quan hệ nhân quả,... nhận ra

đƣợc mối liên hệ của chúng với nhiệm vụ nhận thức. Từ đó, thiết lập các mối quan

hệ giữa các thông tin ở bảng với nhiệm vụ nhận thức. Các liên hệ này có thể đƣợc

biểu diễn lại dƣới dạng đồ thị hay phƣơng trình.

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

63

Bƣớc 4: Vận dụng thông tin từ bảng giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Sau khi làm rõ đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng, các thông tin trong bảng

với nhau, giữa thông tin từ bảng với nhiệm vụ nhận thức, HS tiến hành vận dụng

thông tin để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Việc HS vận dụng đƣợc các thông tin

từ bảng vào giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nhận thức sẽ giúp các em nhớ lâu hơn,

hiểu rõ hơn và hứng thú hơn trong học tập và nghiên cứu.

d) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với đồ thị

Làm việc với đồ thị là hoạt động quan sát, sử dụng tƣ duy trực giác, phân tích,

tổng hợp để khai thác và vận dụng thông tin từ đồ thị vào việc giải quyết bài toán nhận

thức. KNLV với đồ thị đƣợc rèn luyện theo các bƣớc và thao tác trình bày dƣới đây.

Bƣớc 1: uan sát số lƣợng và tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính

Khi làm việc với đồ thị, HS cần quan sát đoạn ghi chú tên đồ thị, xác định xem

đồ thị gồm những trục toạ độ nào để biết đồ thị chứa các đại lƣợng, thông số VL nào.

Quan sát đơn vị đo tƣơng ứng của các đại lƣợng, các thông số VL đi èm ở các trục

toạ độ. Nhận biết đồ thị thuộc loại định tính hay định lƣợng thông qua đơn vị và giá

trị chia trên đồ thị. Nếu hông có đơn vị và không có giá trị chia trên đồ thị thì thuộc

loại định tính, nếu có đơn vị và có giá trị chia trên đồ thị thì thuộc loại định lƣợng.

Bƣớc 2: Nhận x t dạng, tính chất biến thiên của đồ thị

Ở bƣớc này, HS quan sát dạng của đồ thị là đƣờng thẳng, đoạn thẳng, đƣờng

parabol, đƣờng hypebol, đƣờng hình sin,….và xác định các giá trị cực đại, cực tiểu,

các giá trị khác của các đại lƣợng tƣơng ứng trên cả hai trục toạ độ (nếu có) là bao

nhiêu. Từ việc nhận ra đƣợc dạng đƣờng của đồ thị, HS biết đƣợc tính chất biến thiên

của các đại lƣợng, sự phụ thuộc giữa các đại lƣợng. Chẳng hạn, nếu đồ thị là đƣờng

thẳng thì các đại lƣợng biến thiên tuyến tính và đƣợc mô tả bằng một hàm số bậc nhất.

Đồ thị là đƣờng parabol thì sự biến thiên các đại lƣợng đƣợc mô tả bằng một phƣơng

trình bậc 2, đồ thị là đƣờng hình sin thì các đại lƣợng biến thiên tuần hoàn và đƣợc biểu

diễn bởi hàm số dạng Côsin hoặc Sin,…

Bƣớc 3: Viết ra biểu thức thể hiện r quan hệ giữa các đại lƣợng

Sau khi nhận biết đƣợc dạng của đồ thị, HS đã biết các đại lƣợng cho bởi đồ thị

có thể biểu diễn bằng loại hàm số, phƣơng trình nào. Do đó, HS có thể viết ra đƣợc

phƣơng trình mô tả mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị.

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

64

Bƣớc 4: Phát biểu khái quát hóa quan hệ giữa các đại lƣợng trong đồ thị

Khi đã biết đƣợc dạng đồ thị và viết ra đƣợc phƣơng trình biểu diễn sự phụ

thuộc của các đại lƣợng, HS khái quát hoá mối liên hệ giữa các đại lƣợng cho trên đồ

thị, phát biểu thành lời mối quan hệ đó.

Bƣớc 5: Vận dụng thông tin và giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Sau hi đã làm rõ mối quan hệ giữa các đại lƣợng cho trong đồ thị, HS vận

dụng thông tin có đƣợc từ đồ thị để giải quyết đƣợc nhiệm vụ học tập, nhận thức.

e) Các thao tác cần rèn luyện ở kỹ năng làm việc với sơ đồ

Sơ đồ trong SGK VL thƣờng tóm lƣợc nội dung của một bài học, một chƣơng

hoặc một phần kiến thức VL một cách cô đọng nhất, thông qua các từ hóa mang đầy

đủ thông tin cần thiết. Ở nhiều sơ đồ, các từ hóa trong sơ đồ thƣờng đƣợc kết hợp với

hình minh họa giúp ngƣời đọc dễ nhớ, dễ khắc sâu nội dung tóm tắt. Mỗi sơ đồ trong

SGK VL thƣờng đƣợc trình bày bao gồm từ khóa trung tâm sơ đồ, chứa đựng nội dung

chính đƣợc sơ đồ đề cập đến, từ từ khóa trung tâm phát triển ra nhiều nhánh, mỗi nhánh

là một nội dung con gần nhất của nội dung chính. Các nhánh này cũng đƣợc biểu thị

bằng từ khóa của nhánh và có thể đƣợc minh họa bằng hình, biểu thức. Do vậy, khi làm

việc với sơ đồ trong SGK VL, cần thực hiện các bƣớc, các thao tác sau đây.

Bƣớc 1: Đọc ghi chú sơ đồ

Khi làm việc với sơ đồ, HS cần đọc ghi chú sơ đồ để biết sơ đồ này muốn tóm

tắt vấn đề gì, kiến thức thức thuộc bài, chƣơng hay phần nào trong SGK VL. Đọc ghi

chú sơ đồ giúp HS liên hệ và khoanh vùng kiến thức đã học có liên quan đến sơ đồ.

Việc làm này phát đi thông điệp cho não bộ quy tụ các từ, các hình, các lời giảng,..đã

đƣợc học, tạo thuận lợi bƣớc đầu cho việc làm việc với sơ đồ.

Bƣớc 2: Xác định từ khóa trung tâm chứa nội dung chính

HS quan sát để nhận ra từ khóa trung tâm chứa nội dung chính bằng cách nhận

ra đƣợc vị trí trung tâm của sơ đồ mà từ đó phân ra các nhánh. Từ khóa trung tâm có

thể đƣợc trình bày trong một khung hoặc trên nền của một hình đại diện.

Bƣớc 3: Xác định các thông tin bổ sung, minh họa

Sau hi đã xác định đƣợc từ khóa trung tâm, HS tiếp tục nhận ra các thông tin

bổ sung ngay trên các nhánh trực tiếp từ khung chứa từ hóa trung tâm. Đồng thời, HS

cũng xác định đƣợc các minh họa (nếu có) cho thông tin bổ sung. Việc làm này giúp

HS định hƣớng chính xác cách hiểu về thông tin bổ sung.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

65

Bƣớc 4: Phân tích mối liên hệ và rút ra nội dung tổng quát của sơ đồ

Trên cơ sở nhận ra từ khóa trung tâm chứa nội dung chính và các thông tin bổ

sung, HS phân tích xem các thông tin bổ sung và nội dung chính có liên quan thế nào

với nhau. Từ đó rút ra nội dung tổng quát nhất của sơ đồ.

Bƣớc 5: Vận dụng giải quyết nhiệm vụ học tập

Khi đã hiểu rõ về nội dung mà sơ đồ đề cập đến, HS kết hợp với yêu cầu học

tập, nhận thức để giải quyết nhiệm vụ học tập, nhận thức. Việc làm này giúp HS nhớ

kiến thức lâu hơn, lƣu trữ dễ dàng và cô đọng, súc tích hơn.

Nhƣ vậy, hi đã xác định đƣợc các KNLV với SGK VL cần rèn luyện cho HS,

GV sử dụng các bảng hƣớng dẫn các bƣớc thực hiện nhƣ đã trình bày ở trên sẽ tiến

hành một cách thuận lợi.

Việc tổ chức rèn luyện nhƣ thế nào còn tùy vào tình hình thực tế của lớp học,

mục tiêu của GV. Tức là, tùy thuộc vào KNLV với GSK ở mức độ nào, thực hiện trên

lớp hay ngoài giờ lên lớp đều do GV quyết định. Có thể tiến hành tổ chức rèn luyện

KN làm việc với SGK VL cho HS nhƣ trình bày sau đây.

2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa trong dạy học

vật lí

Để xây dựng đƣợc quy trình tổ chức rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với

SGK trong dạy học VL, cần thiết lập các nguyên tắc xây dựng quy trình. Căn cứ vào

các nguyên tắc đó để xây dựng quy trình.

2.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình

Xây dựng quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học

phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản trong dạy học. Theo đó, việc xây dựng quy trình

phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học phải đảm bảo tuân thủ các nguyên

tắc sau đây.

Đảm bảo mục tiêu dạy học

Việc xây dựng quy trình phải đảm bảo tuân theo mục tiêu dạy học. Tất cả các

hoạt động diễn ra trong quá trình dạy học đều phải đảm bảo mục tiêu dạy học. Trƣớc

tiên là đảm bảo mục tiêu dạy học của bài học, sau đó là mục tiêu dạy học của cả

chƣơng. Mục tiêu giáo dục của một chƣơng trong chƣơng trình VL phổ thông đƣợc cụ

thể hoá bởi chuẩn kiến thức, chuẩn KN của chƣơng đó. Do vậy, khi xây dựng quy trình

tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK VL trong dạy, cần đảm bảo các

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

66

chuẩn về kiến thức và KN cần đạt đƣợc.

Đảm bảo tính sƣ phạm

Quy trình phải đảm bảo phù hợp ý đồ sƣ phạm của tác giả SGK VL và ý đồ sƣ

phạm trong hung chƣơng trình. Việc lựa chọn, cân nhắc để trình bày, sắp xếp các

kênh thông tin trong một chƣơng, trong mỗi bài học đƣợc các tác giả SGK VL tiến

hành rất công phu với tính hợp lí cao nhất. Do đó, cần hiểu và nhận ra các đặc điểm

này khi xây dựng quy trình.

Các mức độ phát triển và rèn luyện KN đƣợc chọn lựa trong quy trình phải

mang tính vừa sức để HS còn nỗ lực thì có thể thực hiện đƣợc và đảm bảo hứng thú với

các hoạt động tiếp theo. Các yêu cầu của GV trong mỗi mức độ rèn luyện một KN nào

đó của quy trình phải phù hợp với loại thông tin và KN mà HS đã đƣợc rèn luyện. Quy

trình phải đảm bảo ích thích đƣợc hứng thú làm việc với SGK của HS, phát huy đƣợc

tính tích cực, sáng tạo của HS, phát huy năng lực tiềm tàng của cá nhân mỗi HS và tạo

môi trƣờng để HS hợp tác làm việc theo nhóm có hiệu quả. Hoạt động theo nhóm và

hoạt động độc lập là hai hoạt động không thể thiếu của HS trong giờ học. Do đó, quy

trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS phải đảm bảo tạo điều kiện để HS có

cả hai hoạt động này. Quy trình phải đảm bảo HS hứng thú làm việc với SGK trên cơ

sở các KN vốn có đã đƣợc rèn luyện một cách hợp lí trƣớc đó.

Số lƣợng và loại KNLV với SGK VL trong mỗi bài của một chƣơng phải phù

hợp với các hình thức tổ chức dạy học, các PPDH đặc thù cho từng bài đó. GV cần

phối hợp việc sử dụng SGK VL với các PPDH, phƣơng tiện hỗ trợ một cách linh hoạt

để hiệu quả làm việc với SGK VL cao nhất. GV không nên lạm dụng việc sử dụng

SGK. Mỗi tiết học chỉ diễn ra trong thời gian xác định và phải đảm bảo thực hiện đầy

đủ tiến trình dạy học, yêu cầu về chuẩn kiến thức, KN của một bài học xác định. Do

vậy, GV nên lựa chọn số lƣợng và KNLV với SGK VL cho phù hợp. Việc lựa chọn

này, nên định hƣớng sao cho số lƣợng KN rèn luyện tăng dần và mức độ của một loại

KN cũng tăng dần. Đặc biệt là các KN yêu cầu HS làm việc ngoài giờ lên lớp. Đồng

thời, GV cũng nên xem xét đến các phƣơng tiện và điều kiện dạy học phục vụ cho bài

đó hoặc nội dung mà HS làm việc với SGK.

Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn

Bộ môn VL có đặc điểm rất riêng, quy định về chƣơng trình của môn học cũng

không giống các môn học hác. Do đó, nội dung kiến thức trình bày ở SGK VL cũng

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

67

mang đặc thù của bộ môn. Các phần, các chƣơng trình bày trong chƣơng trình VL có

những đặc điểm riêng về kiến thức, số lƣợng các kênh thông tin, cách trình bày và sắp

xếp thông tin, thời gian dạy học, các kiến thức liên quan của chƣơng với các chƣơng

khác hoặc với các kiến thức HS đã học,… Đặc biệt, môn VL là môn khoa học thực

nghiệm nên khi học bộ môn này, HS cần đƣợc rèn luyện các KN thực hành, tự nghiên

cứu. Do đó, hi xây dựng quy trình tổ chức cho HS làm việc với SGK trong dạy học

VL, cần đảm bảo tính đặc thù của bộ môn.

Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS trong dạy học đƣợc

trình bày ở mục dƣới đây.

2.3.2. Quy trình tổng quát

Trong thực tế, bất ì hoạt động có mục đích nào, để đạt đƣợc mục đích của hoạt

động đó ngƣời thực hiện phải hình dung đƣợc các hành động cụ thể, chi tiết hợp thành

hoạt động tổng quát. Muốn vậy, ngƣời thực hiện hoạt động có chủ đích cần phải xác

lập cho mình một chuỗi logic các hành động đơn lẻ trên cơ sở xem xét tác động qua lại

của các hành động đơn lẻ với nhau và với hoạt động tổng quát. Tức là cần phải có các

giai đoạn thực hiện cụ thể hoạt động tổng quát, mỗi giai đoạn đó thực hiện những

hành động đơn lẻ nào, mỗi hành động đơn lẻ đó đƣợc thực hiện thông qua các thao

tác cụ thể nào. Logic các hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu này đƣợc gọi là quy

trình. Trong dạy học, để phát triển năng lực làm việc với SGK, GV hông thể hông

hình dung đƣợc quy trình phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK. Ở quy trình

đó, GV phải trải qua các giai đoạn hành động đơn lẻ. Trong đó, GV phải có sự chuẩn

bị chu đáo, hợp lí trƣớc hi thực hiện giai đoạn tiếp theo là tổ chức các hành động rèn

luyện trực tiếp cho HS làm việc với SGK, và cuối cùng phải iểm tra, đánh giá ết

quả hoạt động làm việc với SGK đã đảm

bảo đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay chƣa. Nhƣ

vậy, quy trình phát triển năng lực làm việc

với SGK trong dạy học VL phải đảm bảo

các nguyên tắc đã trình bày trên đây và bao

gồm ba giai đoạn sau.

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

Sơ đồ 2.2. Quy trình tổng

quát

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

68

+ Giai đoạn 3: Đánh giá

Thuyết minh quy trình:

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Giai đoạn này gồm bốn bƣớc theo thứ tự: xác định mục tiêu, phân tích nội

dung ( iến thức, ỹ năng) của bài học, xác định KN làm việc với SGK và lập ế

hoạch tổ chức làm việc với SGK. Có thể tóm tắt hoạt động của giai đoạn này theo Sơ

đồ P5.4 ( Phụ lục 5). Cụ thể:

+ Xác định mục tiêu (Bƣớc C1): Ở bƣớc này, GV cần dựa vào chuẩn iến

thức, KN của chƣơng trình để xác định mục tiêu của bài dạy.

+ Phân tích nội dung và yêu cầu của bài học (Bƣớc C2): Trên cơ sở bám sát

mục tiêu bài dạy đã xác định ở bƣớc C1. Ở bƣớc C2 này, GV cần nghiên cứu ỹ

lƣỡng nội dung bày học về cách xây dựng iến thức bài học, các thiết bị có thể hỗ

trợ lĩnh hội iến thức và chú ý đến các ênh thông tin của từng đơn vị iến thức, nhất là

những chỗ” thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK, từ đó

chọn ra nội dung cần tổ chức HS làm việc với SGK.

+ Xác định KN làm việc với SGK (Bƣớc C3): Căn cứ vào mục tiêu bài học và

việc phân tích nội dung bài học, GV xác định KNLV với SGK cần rèn luyện cho HS. Ở

bƣớc này, GV cần xác định rõ các mục tiêu làm việc với SGK về

- Kiến thức: HS phải làm việc với SGK để đạt iến thức VL nào, giải quyết

nhiệm vụ học tập gì.

- Kỹ năng: HS làm việc với nội dung đã chọn trong SGK sẽ rèn luyện đƣợc KN

gì, ở mức độ nào.

Việc xác định KN cần rèn luyện cho HS phải phù hợp với mục tiêu và nội dung

dạy học. Mức độ rèn luyện KN đã chọn phải phù hợp với độ ẩn” của iến thức ở ênh

thông tin đƣợc lựa chọn, mức độ phức tạp của nhiệm vụ nhận thức và mức độ đã đƣợc

rèn luyện trƣớc đó của KN cùng loại.

+ Lập ế hoạch tổ chức làm việc với SGK ( Bƣớc C4): Lập ế hoạch tổ chức cho

HS làm việc với SGK là việc làm của GV trƣớc hi lên lớp. Việc tổ chức cho HS làm

việc với SGK đƣợc tiến hành ngay ở lớp học. Ở bƣớc này, GV cần xác định thời lƣợng,

thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS; thiết ế các nhiệm vụ mà HS phải thực

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

69

hiện làm việc với SGK; thiết ế, xây dựng, sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động

định hƣớng, hỗ trợ HS làm việc với SGK. Chẳng hạn, hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu

học tập, bảng ghi quan sát hoạt động làm việc với SGK của HS tại lớp,…

* Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

Giai đoạn tổ chức rèn luyện đƣợc GV thực hiện ngay trên lớp học cho HS. Giai

đoạn này gồm bốn bƣớc theo thứ tự: GV định hƣớng, HS làm việc với SGK, GV tổ chức

cho HS thảo luận và cuối cùng GV tổng ết hoạt động làm việc với SGK. Tuy nhiên,

trong quá trình thực hiện, GV cần sử dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với hông hí

học tập, trạng thái tâm lí, … của HS trong lớp. Cụ thể:

+ Định hƣớng ( Bƣớc T1): Ở bƣớc này, GV giao nhiệm vụ học tập và làm việc

với SGK cho HS, nhóm HS. Tuỳ vào mức độ cần rèn luyện KN, GV có thể hƣớng dẫn,

làm mẫu, yêu cầu HS thực hiện theo hoặc tự thực hiện. Nếu KN cần rèn luyện thuộc

nhóm KN làm việc với ênh chữ thì GV giới thiệu, hƣớng dẫn HS sử dụng các bƣớc

thực hiện trình tự theo bảng tóm tắt các bƣớc rèn luyện KN làm việc với ênh chữ. Nếu

KN cần rèn luyện thuộc nhóm KN làm việc với ênh hình thì GV giới thiệu, hƣớng dẫn

HS sử dụng các bƣớc thực hiện trình tự theo bảng tóm tắt các bƣớc rèn luyện KN làm

việc với ênh hình. GV cần sử dụng biện pháp tổ chức phù hợp với nhiệm vụ đặt ra và

đặc điểm của KN cần rèn luyện.

+ HS làm việc với SGK (Bƣớc T2): Ngay sau hi HS hoặc nhóm HS nhận đƣợc

nhiệm vụ và định hƣớng của GV, các em thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo trình tự đã

đƣợc định hƣớng, với điều iện là tất cả HS, hoặc nhóm HS phải có SGK và các dụng cụ

cần thiết theo yêu cầu của GV. Trong hi HS, nhóm HS làm việc với SGK, GV nên bao

quát lớp học, hông hí lớp học, quan sát những HS, nhóm HS cần trợ giúp để giúp đỡ,

điều chỉnh ịp thời, ghi nhanh vào bảng ghi hoạt động làm việc với SGK của HS tại lớp

hông hí làm việc với SGK của HS. Cần đảm bảo là HS làm việc với thái độ tích cực,

hứng thú và đúng trình tự đã hƣớng dẫn.

+ Thảo luận (Bƣớc T3): Sau hi HS hoặc nhóm HS làm việc với SGK theo thời

gian dự iến, GV tổ chức cho HS thảo luận. Việc làm này đƣợc thực hiện dƣới sự điều

hiển của GV, sao cho tất cả HS có thể tập trung, nghe thấy, quan sát thấy một cách rõ

ràng nhất và tham gia hào hứng, sôi nỗi nhất. Đây cũng là một hoạt động thể hiện nghệ

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

70

thuật dạy học và tổ chức dạy học của GV, sao cho qua việc thảo luận các em có thể tự

định hƣớng tới cái đích của nhiệm vụ đƣợc giao. Muốn đạt đƣợc ết quả cao của hoạt

động này GV phải chuẩn bị công phu, tỉ mĩ.

+ Tổng ết (Bƣớc T4): Ở bƣớc này, GV tiếp tục ế thừa các ết quả thảo luận và

định hƣớng HS tổng ết theo nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời GV nhận xét, ết luận về nội

dung iến thức hoa học, hẳng định lại các bƣớc làm việc với SGK của KN vừa rèn

luyện, nhắc lại các nhƣợc điểm trong quá trình thực hiện của HS, hen ngợi, biểu dƣơng

những HS, nhóm HS thực hiện tốt nhất, động viên những HS thực hiện còn chƣa tốt. GV

chú ý, tránh gây cho HS những cảm xúc tiêu cực hi nhận xét.

* Giai đoạn 3: Đánh giá

Giai đoạn đánh giá bao gồm hai mục tiêu cơ bản: đánh giá quá trình, cách thức

và ết quả tổ chức rèn luyện KN; đánh giá ết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Giai đoạn

này đƣợc tiến hành qua hai bƣớc nhƣ Sơ đồ P5.6 (Phụ lục 5). Cụ thể:

+ Tổ chức iểm tra (Bƣớc Đ1): Việc tổ chức iểm tra đƣợc thực hiện tại lớp học

sau một thời gian rèn luyện các KN làm việc với SGK cho HS. Để việc tổ chức iểm tra

có ết quả tốt nhất, GV cần chuẩn bị thật chu đáo các yêu cầu và mục tiêu iểm tra ( iểm

tra KN gì, ở mức độ nào, hình thức tổ chức ra sao, thời lƣợng bao nhiêu, trong tình

huống nào, phần iến thức nào,…) để tiện cho công việc đánh giá tiếp theo.

+ Đánh giá ết quả (Bƣớc Đ2): Công tác đánh giá đƣợc GV tự thực hiện ở nhà và

theo dõi ết quả dựa vào bảng thống ê ết quả sau mỗi lần iểm tra ết hợp với bảng

ghi quan sát hoạt động làm việc với SGK của HS tại lớp. Việc đánh giá nên đƣợc thực

hiện một cách thƣờng xuyên, hoảng thời gian giữa hai lần iểm tra đánh giá gần nhau

nhất hông quá lâu để ịp điều chỉnh, điều tiết. Căn cứ vào quá trình thực hiện, ết quả

quan sát các hoạt động làm việc với SGK của HS, ết quả iểm tra thƣờng xuyên GV tự

đánh giá mức độ mà HS đạt đƣợc về KN đã đƣợc rèn luyện. Căn cứ vào mức độ đạt

đƣợc của HS về các KN đã rèn luyện, GV dựa vào bảng tiêu chí xếp loại KN, năng lực

làm việc với SGK của HS để xếp loại năng lực làm việc với SGK của HS. Từ đó, GV tự

tổng ết, phân tích và lập ế hoạch tiếp theo cho phù hợp.

Nhƣ vậy, quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS trong dạy

học THPT đƣợc tóm tắt nhƣ Sơ đồ 2.3 dƣới đây.

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

71

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tổ chức

rèn luyện

Xác định mục tiêu dạy học

Phân tích nội dung, yêu cầu của bài học

Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Lập kế hoạch làm việcvới SGK

Định hƣớng

HS làm việc với SGK

Thảo luận

Tổng kết

Chuẩn

bị

Giai đoạn 3 Đánh giá Tổ chức kiểm tra

Đánh giá ết quả

Sơ đồ 2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK

2.3.3. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học

sinh trong dạy học vật lí trung học phổ thông

Quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK cho HS trong dạy học VL

THPT là một phần của quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS

trong dạy học vật lí THPT bao gồm hai giai đoạn nhƣ Sơ đồ 2.4 dƣới đây. Việc diễn

giải và vận dụng quy trình hoàn toàn giống nhƣ đã diễn giải ở quy trình trình phát

triển năng lực làm việc với SGK cho HS trong dạy học THPT ở phần trƣớc. Đây là

quy trình định hƣớng GV tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng làm việc với

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

72

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tổ

chức

rèn

luyện

Xác định mục tiêu

Phân tích nội dung, yêu cầu của bài học

Xác định kỹ năng làm việc với

SGK

Lập kế hoạch rèn luyện

Định hƣớng

HS làm việc với SGK

Thảo luận

Tổng kết

Chuẩn

bị

Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK

VL

SGK VL, đƣợc thực hiện tại lớp học và vào các hoạt động rèn luyện KNLV với

SGK VL cụ thể. Do đó, quy trình hông bao gồm giai đoạn đánh giá năgn lực làm

việc với SGK VL của HS.

Để phát huy hiệu quả của việc sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS

kỹ năng làm việc với SGK, trong quá trình thực hiện, GV cần xác định và lựa chọn

sử dụng quy trình ở mức độ nào, trong khâu nào, kiểu bài học nào cho phù hợp. Các

mức độ sử dụng quy trình trong các khâu, các kiểu bài học sẽ đƣợc làm sáng tỏ ở

chƣơng 3.

2.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS

Căn cứ vào các hoạt động rèn luyện KN làm việc với các kênh thông tin của

SGK, đề tài xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK nhƣ bảng

ngay dƣới đây. Dựa vào các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS để

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

73

thiết kế phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK và xây dựng đề kiểm tra năng lực

làm việc với SGK của HS.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SGK

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ

Toán học hóa đƣợc kênh chữ

Đọc đƣợc các kênh hình

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị, bảng biểu

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng biểu, diễn

đạt đƣợc kênh hình

2.4. Thực trạng làm việc với sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT

Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng SGK VL và việc hình thành NLLV với

SGK VL cho HS trong dạy học VL ở trƣờng phổ thông hiện nay, chúng tôi phát phiếu

thăm dò 68 GV giảng dạy VL thuộc các trƣờng: THPT Trần Kỳ Phong, THPT Số 1 Bình

Sơn - huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, THPT Chu Văn An - huyện Đại Lộc - tỉnh

Quảng Nam, THPT Tôn Thất Tùng - Thành phố Đà Nẵng, và 628 HS thuộc hai trƣờng

THPT Trần Kỳ Phong và THPT Số 1 Bình Sơn - huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng Ngãi.

Nội dung và ết quả thăm dò ý iến GV và HS đƣợc trình bày ở Phụ lục 3.

2.4.1. Thực trạng việc sử dụng sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn đƣợc thực hiện để tìm hiểu thực trạng của

việc phát triển NLLV với SGK. Việc điều tra đƣợc thực hiện bằng cách phát phiếu

thăm dò ý iến của GV và HS ở một số trƣờng đƣợc nêu trên. Nội dung các phiếu thăm

dò ý iến đƣợc trình bày ở các Bảng P3.1 và P3.2 (Phụ lục 3). Kết quả thăm dò cho

thấy một số vấn đề dƣới đây.

2.4.1.1. Việc sử dụng sách giáo khoa Vật lí trong dạy học của giáo viên

Phần nhiều GV cho rằng việc sử dụng SGK trong giờ lên lớp là quan trọng

(58,2%). Tuy nhiên, có đến 36,2% GV đƣợc hỏi cho rằng, sử dụng SGK trong giờ lên

lớp là hông cần thiết và 5,6% GV hông quan tâm đến việc sử dụng SGK trong giờ lên

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

74

lớp. Mục đích của việc sử dụng SGK trong giờ lên lớp của GV cũng rất hác nhau. Có

đến 44,8% GV sử dụng SGK hi cần tham hảo điều gì đó mà họ hông nhớ, 24,5% GV

sử dụng SGK để đọc bài tập cho HS, 39,2% GV sử dụng SGK để đọc cho HS chép

những nội dung cần ghi vở, chỉ có 32,8% GV sử dụng SGK để hƣớng dẫn HS tìm hiểu

bài mới. Điều này cho thấy, GV chƣa đánh giá đúng vai trò của SGK đối với quá trình

dạy học và đa số GV chƣa hai thác hết các chức năng của SGK trong dạy học.

Phần lớn GV chỉ yêu cầu HS đọc SGK để củng cố bài học và làm bài tập

(82,5%), đọc SGK để tìm hiểu các iến thức hó hiểu (68,8%). Ngoài ra 36,1% GV yêu

cầu HS sử dụng SGK để chuẩn bị bài học mới. Chỉ có 25,5% GV yêu cầu HS sử dụng

SGK hi tìm hiểu iến thức tại lớp và có đến 8,7% hông yêu cầu HS sử dụng SGK.

Điều này cho thấy, việc GV định hƣớng cho HS sử dụng SGK trong học tập còn mang

tính tự phát, tùy hứng và hông có mục tiêu cụ thể. Đồng thời GV cũng hông giúp cho

HS thấy đƣợc hết các chức năng và vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập.

Theo các GV đƣợc hỏi, việc GV hông dành thời gian để HS làm việc với SGK

thƣờng xuyên và hông quan tâm đến việc tổ chức cho HS làm việc với SGK là do các

nguyên nhân sau: 58,6% GV cho rằng chuẩn iến thức, chuẩn KN hông yêu cầu;

69,8% GV hông quan tâm vì thời gian tiết học hông đủ để tổ chức cho HS làm việc

với SGK; 70,1% GV cho rằng bài iểm tra đánh giá hông yêu cầu iểm tra KN làm

việc với SGK; 47,8% GV hẳng định HS ít tích cực làm việc với SGK mà chỉ ghi lại

những gì GV cho ghi; 72,9% GV lo lắng việc tổ chức cho HS làm việc với SGK rất

mất thời gian và HS có thể làm mất trật tự; 34,6% GV cho rằng nội dung SGK trình

bày rất hó hai thác để tổ chức cho HS làm việc với SGK. Bên cạnh đó, có 52,6% GV

hẳng định HS chỉ cần giải quyết đƣợc các dạng bài tập theo đề cƣơng ôn tập thống

nhất của tổ chuyên môn.

2.4.1.2. Việc sử dụng sách giáo khoa Vật lí trong học tập của học sinh

Phần lớn HS đƣợc hỏi có sử dụng SGK một cách thƣờng xuyên (65,1%) và

hông có em nào hông sử dụng SGK. Điều này cho thấy, HS cho rằng SGK là một tài

liệu học tập quan trọng và hông thể hông sử dụng.

Tuy vậy, mục tiêu sử dụng SGK của HS cũng rất phong phú: 60,5% HS sử dụng

SGK để đọc và tìm hiểu bài học trƣớc hi đến lớp; 26,5% HS đọc sách hi GV đặt câu

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

75

hỏi tại lớp; 46,3% HS sử dụng SGK hi hông hiểu vấn đề GV đang giảng trên lớp;

33,5% HS đọc sách sau hi học xong bài học để trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà;

18,7% HS đọc SGK một cách ngẫu hứng. Trong hi đó, GV nhận định rằng HS ít quan

tâm đến việc làm việc với SGK, cụ thể: 70,9% GV cho rằng HS mang SGK đến lớp

nhƣng hông làm gì với SGK; 73,5% GV cho rằng HS hông cần mang SGK đến lớp;

69,5% GV cho rằng HS mang SGK để đọc các câu hỏi và bài tập trong SGK. Ở đây,

giữa câu trả lời của HS và nhận xét của GV hông thống nhất với nhau. Điều này có thể

là do HS có ý thức tốt về việc sử dụng SGK nhƣng các em chƣa sử dụng SGK đúng nhƣ

những gì các em trả lời. Chính vì vậy GV có nhận xét hác với câu trả lời của HS.

Trong hi làm việc với SGK, 60,8% HS làm việc với cả hình vẽ và các phần

chữ viết; 34,2% HS quan tâm đến phần chữ in đậm hoặc hác màu; 6,7% HS thƣờng

quan tâm đến hình vẽ; 5,1% HS quan tâm đến phần chữ viết lớn; 10,4% HS thƣờng

làm việc với phần chữ viết nhỏ. Điều này cho thấy đa số HS đánh giá đúng tầm quan

trọng của các ênh thông tin trong SGK. Các em nhận thức đƣợc rằng để hai thác

SGK hiệu quả cần làm việc với cả ênh hình và ênh chữ. Đây là một yếu tố thuận lợi

cho GV khi phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS.

Nhƣ vậy, phần lớn HS nhận thức tốt vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập

VL, hầu nhƣ hông có HS nào hông sử dụng SGK trong học tập VL. Tuy nhiên, hầu

hết HS hông có KN làm việc với SGK VL để hai thác tốt SGK VL. Việc sử dụng

SGK trong học tập VL của HS thƣờng theo xu hƣớng hắc phục việc HS hông hiểu

nội dung iến thức GV giảng hoặc giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV giao về nhà.

Hầu hết HS quan tâm cả hình vẽ, các phần chữ viết, phần chữ in đậm hoặc hác màu.

2.4.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa Vật lí trong dạy học ở trường trung học phổ thông

Phần lớn GV đƣợc hỏi đều hẳng định: việc rèn luyện cho HS các KLV với

SGK là quan trọng (72,9%). Chỉ có 21,4% GV cho rằng hông cần thiết và 5,7% GV

còn lại hông quan tâm đến việc rèn luyện cho HS các KNLV với SGK. Trong hi đó

57,1% GV coi trọng việc sử dụng SGK nhƣng hông hƣớng dẫn cho HS cách sử dụng.

Theo ý iến của các HS đƣợc hỏi, có đến 38,9% HS cho rằng GV chƣa bao giờ hƣớng

dẫn cho HS làm việc với SGK, đồng thời 34,3% HS cho rằng GV hƣớng dẫn cách sử

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

76

dụng SGK một cách ngẫu hứng. Kết quả điều tra cho thấy, GV đánh giá cao việc phát

triển năng lực làm việc với SGK cho HS nhƣng rất nhiều GV còn lúng túng trong hâu

tổ chức rèn luyện cho HS các KN cần thiết để làm việc với SGK.

Đa số HS đều mong muốn và rất muốn đƣợc hƣớng dẫn các KNLV với SGK

(95,7%), chỉ có 4,3% cho rằng hông cần thiết phải rèn luyện các KNLV với SGK,

chứng tỏ: đa số HS đánh giá cao vai trò của SGK nhƣng các em còn rất lúng túng trong

việc sử dụng SGK trong học tập.

Khi thiết ế bài học, 93,1% GV làm việc với SGK để xác định mục tiêu bài học;

82,5% GV làm việc với SGK để hiểu iến thức mà SGK cung cấp; 61,5% GV làm việc

với SGK để trả lời các câu hỏi và bài tập đƣợc trình bày trong bài học; 46,4% GV làm

việc với SGK để chuẩn bị những thí nghiệm và đồ dùng cần thiết. Trong hi đó, chỉ có:

33,8% GV làm việc với SGK để hai thác nội dung phần chữ cho việc tổ chức cho HS

làm việc với phần chữ đó; 21,8% GV làm việc với SGK để hai thác nội dung phần hình

cho việc tổ chức cho HS làm việc với phần hình đó; 17,6% GV làm việc với SGK để tổ

chức cho HS tranh luận với hình hoặc nội dung iến thức nào đó; và chỉ có 9,8% GV

làm việc với SGK để tổ chức cho HS các hoạt động làm việc với SGK. Điều này cho

thấy, phần lớn GV sử dụng SGK để phục vụ cho chính GV mà chƣa chú trọng đúng mức

việc hai thác SGK trong dạy học với chức năng nhƣ một thiết bị dạy học. Nghĩa là, GV

chƣa dùng SGK để tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS trong giờ lên lớp.

Khi tổ chức cho HS làm việc với SGK, đa số GV yêu cầu HS làm việc với

SGK để củng cố bài học và làm bài tập (68,9%) hoặc giao nhiệm vụ cho HS chuẩn

bị bài mới (59,4%). Chỉ có 22,6% GV thƣờng yêu cầu HS làm việc với SGK hi tìm

hiểu iến thức mới tại lớp. Trong số đó, 67,1% GV tổ chức cho HS đọc SGK và trả

lời các câu hỏi GV đặt ra; 38,6% GV tổ chức cho HS đọc SGK để hai thác thông

tin từ biểu đồ và bảng số liệu; 34,3% GV tổ chức cho HS đọc SGK để hai thác các

thông tin từ hình vẽ và hình ảnh minh họa; 12,8% GV tổ chức cho HS làm việc với

SGK để đọc các câu hỏi Ci và trả lời các câu hỏi đó.

Nhƣ vậy, phần lớn GV nhận định việc rèn luyện cho HS các KNLV với SGK

trong dạy học là quan trọng, HS cũng rất mong muốn đƣợc hƣớng dẫn các KNLV với

SGK. Thực tế, GV đã có hƣớng dẫn cho HS các KNLV với SGK nhƣng mang tính

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

77

ngẫu hứng. Một lƣợng hông nhỏ GV chƣa bao giờ hƣớng dẫn cho HS các KNLV với

SGK. Phần lớn các GV có tổ chức các hoạt động cho HS làm việc với SGK chỉ hƣớng

dẫn HS làm việc với SGK để phục vụ một mục tiêu nhất thời mà chƣa chú trọng phát

triển thói quen làm việc với SGK cho HS. Thậm chí, nhiều GV chƣa biết cách tổ chức

rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK.

2.4.3. Một số thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng SGK trong dạy học

Kết quả thăm dò làm bộc lộ một số thuận lợi và hó hăn của việc rèn luyện

cho HS các KN cần thiết để phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học VL ở

trƣờng THPT nhƣ sau.

+ Thuận lợi

Hiện nay, SGK VL là một tài liệu rất phổ biến và đƣợc HS sử dụng thƣờng

xuyên ở các trƣờng học, ở tất cả các lớp học có môn VL. Nội dung iến thức của tất cả

các bài iểm tra, đánh giá trong các ỳ thi đƣợc giới hạn phần lớn ở iến thức đã đƣợc

cụ thể ở SGK VL. SGK VL hiện nay đƣợc các tác giả biên soạn và đƣa vào các ênh

thông tin giúp HS dễ hai thác iến thức VL hi làm việc với SGK VL, sách cũng

đƣợc biên tập phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS.

Hầu hết GV đều nhận thức tốt việc cần thiết phải rèn luyện cho HS các KNLV

với SGK nhằm phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS. Học sinh có suy nghĩ rất

tích cực về việc cần thiết phải sử dụng SGK và rất mong muốn đƣợc GV hƣớng dẫn

cách làm việc với SGK, loại tài liệu quan trọng mà HS nào cũng có trong học tập.

+ Khó khăn:

Hầu hết các bài iểm tra, bài thi VL, đề thi VL hiện nay hông yêu cầu iểm tra

các KNLV với SGK của HS mà chỉ iểm tra về mặt iến thức VL. Điều này dẫn đến

HS ít quan tâm đến việc làm việc với SGK VL.

HS đã hình thành thói quen sử dụng SGK một cách tùy tiện, hông có định

hƣớng. KNLV với SGK VL của HS còn rất thấp, thậm chí chƣa có KNLV với SGK

VL. Học sinh thƣờng chỉ cần nhớ những nội dung iến thức mà GV cho ghi lại, HS chỉ

cần giải quyết đƣợc các dạng bài tập theo đề cƣơng ôn tập thống nhất của tổ chuyên

môn đã phổ biến cho HS từ đầu mỗi học ỳ. Đặc biệt, nhiều HS chỉ dành nhiều thời

gian cho việc học thêm” theo chƣơng trình mà GV tổ chức dạy tại nhà.

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

78

2.5. Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc

với SGK trong dạy học VL ở trƣờng THPT, sách giáo hoa và chƣơng trình VL phổ

thông hiện nay, và khảo sát thực trạng của việc phát triển NLLV với SGK cho HS

trong dạy học VL, đề tài đã làm rõ và nhận định một số nội dung sau.

SGK VL là cuốn sách dùng riêng trong dạy học VL, trình bày hệ thống kiến

thức cơ sở của bộ môn VL. Kiến thức ở SGK VL đƣợc trình bày thông qua hai kênh

thông tin cơ bản là kênh chữ và ênh hình. SGK VL là phƣơng tiện có chức năng, vai

trò quyết định quan trọng đối với việc học tập của HS và việc giảng dạy của GV.

Năng lực làm việc với SGK VL là hả năng mà mỗi ngƣời học có thể hai

thác, xử lí, sử dụng linh hoạt các thông tin từ các ênh hình, ênh chữ của SGK VL một

cách có chủ đích, linh hoạt trong các tình huống học tập, nghiên cứu mang lại hiệu quả

nghiên cứu, học tập cao nhất cho bản thân. Học sinh có NLLV với SGK VL sẽ có

động cơ học tập bộ môn VL rõ ràng hơn, góp phần ích thích hứng thú học tập,

nghiên cứu bộ môn. Từ đó tạo niềm tin vào hoa học và góp phần giải quyết đƣợc

các tình huống liên quan đến bộ môn VL trong cuộc sống. Năng lực làm việc với

SGK cần đƣợc rèn luyện thông qua rèn luyện các hoạt động làm việc với SGK, các

KNLV với các ênh thông tin của SGK VL. Việc đánh giá năng lực làm việc với SGK

VL phải thông qua các tiêu chí đánh giá NLLV với SGK.

Hệ thống KNLV với SGK VL gồm: hệ thống KNLV với ênh chữ và hệ

thống KNLV với ênh hình, KNLV với ênh chữ ết hợp với ênh hình. Trong đó,

hệ thống KNLV với ênh chữ bao gồm ba nhóm KN cơ bản: thu thập thông tin, xử

lí thông tin, vận dụng thông tin từ ênh chữ; hệ thống KN làm việc với ênh hình

gồm các KNLV với: hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ. Mỗi nhóm KNLV

với ênh hình, ênh chữ đƣợc tiến hành theo các bƣớc cụ thể đã đƣợc đề tài đề xuất.

Việc rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL đƣợc thực hiện bởi

các biện pháp nhƣ: làm mẫu, hƣớng dẫn giải thích, tổ chức luyện tập và iểm tra

điều chỉnh. Quá trình rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL có thể sử

dụng một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn: phiếu học tập, bản đồ tƣ duy, bài

tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình,… trong điều iện thực tiễn thích hợp.

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

79

Quy trình phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK VL trong dạy

học đƣợc thực hiện theo quy trình xác định gồm ba giai đoạn: xác định KN, tổ

chức rèn luyện và đánh giá. Giai đoạn xác định KN bao gồm: xác định mục tiêu,

phân tích nội dung và yêu cầu bài học, xác định KN cần làm việc với SGK, lập ế

hoạch tổ chức rèn luyện. Giai đoạn tổ chức rèn luyện bao gồm: định hƣớng, HS

làm việc với SGK, thảo luận, tổng ết. Giai đoạn đánh giá bao gồm: tổ chức iểm

tra, đánh giá ết quả. Quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS

trong dạy học đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: Chuẩn bị, Tổ chức rèn luyện. Giai

đoạn Chuẩn bị bao gồm: xác định mục tiêu, phân tích bài dạy, xác định KN cần

rèn luyện, lập ế hoạch tổ chức rèn luyện. Giai đoạn Tổ chức rèn luyện bao gồm:

định hƣớng, HS làm việc với SGK, thảo luận, tổng ết.

Khảo sát thực trạng sử dụng SGK VL trong dạy học ở một số trƣờng THPT

cho thấy: phần lớn HS nhận thức tốt vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập, đa

số HS sử dụng SGK trong học tập VL. Tuy nhiên, hầu hết HS hông có KNLV với

SGK để hai thác tốt SGK trong học tập môn VL. Việc GV định hƣớng cho HS sử

dụng SGK trong học tập còn mang tính tự phát, tùy hứng, hông có PP và mục tiêu

cụ thể. Đồng thời GV cũng hông giúp cho HS thấy đƣợc các chức năng và vai trò

của việc sử dụng SGK trong học tập bộ môn. GV chƣa chú ý đến việc tổ chức cho HS

sử dụng SGK và chƣa chú trọng việc rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL. Đặc

biệt, việc iểm tra đánh giá ết quả học tập của HS ở các trƣờng THPT chƣa hƣớng

đến iểm tra, đánh giá năng lực tự học của HS. Do đó, hiệu quả sử dụng SGK VL

trong dạy học còn rất hạn chế.

Vì vậy, nghiên cứu về phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học

ở THPT có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển

năng lực tự học của HS.

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

80

CHƢƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ LỚP 11 NÂNG CAO

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC

VỚI SÁCH GIÁO KHOA

3.1. Đặc điểm phần “Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao trung học phổ

thông theo hƣớng nghiên cứu của đề tài

Phần Điện học” VL lớp 11 nâng cao THPT là phần đầu tiên trong chƣơng

trình VL 11chƣơng trình nâng cao đƣợc chia thành 03 chƣơng. Phần này đƣợc quy

định giảng dạy trong 43 tiết. Trong đó, có 30 tiết nghiên cứu iến thức mới, 07 tiết

bài tập, 04 tiết thực hành, 02 tiết iểm tra định ì (01 bài iểm tra hệ số 2, 01 bài

iểm tra cuối học ì). Phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT còn có 02 bài đọc

thêm, và đều có phần tóm tắt iến thức cuối mỗi chƣơng. Nhƣ vậy, các iểu bài học

thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT há phong phú.

Nội dung iến thức cơ bản thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT

phần lớn đã đƣợc đề cập ở chƣơng trình vật lí THCS. Mặt hác, SGK VL 11 NC

đƣợc các tác giả chọn lọc đƣa vào các ênh thông tin phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho

HS dễ lĩnh hội iến thức, phát huy tính sáng tạo và hả năng tự học,….Đây là một

trong những thuận lợi lớn cho HS hi học và thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động

nhận thức để nghiên cứu iến thức bài học của phần này. Tuy nhiên, so với chƣơng

trình vật lí THCS, iến thức cơ bản thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT

đƣợc mở rộng, đào sâu hơn, có nhiều công cụ toán học đƣợc hai thác, vận dụng vào

bài học VL. Nếu ở bậc THCS, SGK VL chỉ trình bày các hiện tƣợng, quy luật VL ở

mức độ định tính thì ở VL lớp 11 NC trình bày ết hợp giữa định tính và định lƣợng.

Điều này đòi hỏi HS có mức tƣ duy cao hơn và cần các công cụ toán học phức tạp

hơn để hỗ trợ nghiên cứu iến thức sâu hơn. Có những nội dung iến thức VL dễ

dàng đƣợc hái quát hoá thông qua sử dụng công cụ toán học, mang lại sự tin tƣởng

vào tính hoa học của bộ môn. Chẳng hạn: hi cần nêu lên đặc điểm của công của lực

điện tác dụng lên điện tích điểm dịch chuyển theo quỹ đạo bất ì trong điện trƣờng

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

81

đều, SGK VL 11 nâng cao đã sử dụng việc chia nhỏ quỹ đạo chuyển động của điện

tích điểm thành những đoạn rất nhỏ xem nhƣ đoạn thẳng. Sau đó, tính công của lực

điện trên từng đoạn nhỏ đó và sử dụng tính chất cộng để hái quát hoá về đặc điểm

của công của lực điện. Ở chƣơng trình vật lí THCS, một số thí nghiệm sử dụng ở mức

độ minh hoạ thì ở VL 11 THPT lại yêu cầu sử dụng thí nghiệm hảo sát, chứng minh

thông qua các thông tin hỗ trợ đƣợc cung cấp ở ênh hình, ênh chữ.

Mặc dù nhiều iến thức há trừu tƣợng, hó trực quan hóa trong hầu hết các nội

dung bài học, nhƣng các tác giả SGK VL 11 nâng cao đã đƣa vào các loại thông tin hỗ

trợ há đa dạng và phong phú nhƣ: hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, câu hỏi

nêu vấn đề và gợi mở, câu hỏi củng cố, bài tập áp dụng, bài đọc thêm, những thông tin

ứng dụng thực tế của bài học. Những ênh thông tin này có ý nghĩa quan trọng để HS

tìm hiểu iến thức, dễ tƣ duy, và tạo cơ hội cho HS tự học tập, nghiên cứu. Các ênh

thông tin này chiếm một lƣợng đáng ể trong bài VL nhƣ thống ê ở Bảng 3.1.

Các nội dung iến thức của các bài học, tiết học của phần Điện học” đƣợc

phân phối thuận lợi cho GV tổ chức cho HS làm việc với các ênh thông tin trong SGK

VL để đạt đƣợc mục tiêu dạy học. Mỗi modul” iến thức phức tạp đều đƣợc hỗ trợ

bởi các ênh thông tin đƣợc chọn lọc đắt nhất”, và mỗi nội dung iến thức đều đƣợc

trình bày một cách có ý đồ”, tạo thuận lợi cho GV hai thác, phát huy năng lực HS

một cách cao nhất có thể, tuỳ vào tài nghệ dạy học của GV và PP hai thác.

Bảng 3.1. Thống kê kênh thông tin phần “Điện học”

STT Loại thông tin SL

1 Hình vẽ 129

2 Hình ảnh 38

3 Bảng biểu 13

4 Đồ thị 18

5 Câu hỏi nêu vấn đề và gợi mở Ci 64

6 Câu hỏi củng cố 64

7 Bài tập áp dụng 75

8 Bài đọc thêm 02

9 Thông tin ứng dụng thực tế (Em có biết?) 14

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

82

Từ thống ê các loại thông tin hỗ trợ tìm hiểu nội dung iến thức, có thể

nhận thấy rằng làm việc và biết cách làm việc với các ênh thông tin trong SGK

VL 11 nâng cao là rất cần thiết. Việc HS làm việc với các ênh thông tin của SGK

VL một cách thƣờng xuyên và có PP sẽ giúp HS lĩnh hội iến thức với chất lƣợng

cao, mang lại ết quả học tập cao hơn. Từ đó sẽ ích thích đƣợc tinh thần tự lực,

chủ động học tập, nghiên cứu của HS. Đây là các mục tiêu quan trọng mà giáo dục

hiện đại hƣớng tới. Do vậy, trong dạy học VL, GV cần chú ý tổ chức rèn luyện

cho HS các KN cần thiết một cách hoa học, có phƣơng pháp, có quy trình phù

hợp. Dƣới đây, trình bày quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS

trong dạy học.

3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Tùy thuộc kỹ năng hiện có của HS và điều kiện dạy học, GV lựa chọn hình

thức và mức độ tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK VL. Việc này cần

đƣợc tiến hành có kế hoạch sao cho các em vừa đƣợc rèn luyện ở lớp học vừa tự

rèn luyện ở nhà, vừa làm việc với kênh chữ vừa làm việc với ênh hình. Có nhƣ

vậy, việc rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK sẽ đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Do đó, đề tài xác định việc tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK

đƣợc thực hiện ở cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp, tổ chức làm việc với

kênh chữ và với ênh hình. Trong đó, GV chú trọng việc tổ chức rèn luyện cho HS

làm việc với SGK ngay tại lớp. HS vừa thực hiện theo hƣớng dẫn của GV trên lớp,

vừa chú trọng làm rèn luyện ở nhà vào các tình huống tƣơng tự.

3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp

Việc rèn luyện KNLV với SGK trong giờ lên lớp có thể đƣợc thực hiện ở

tất cả các kiểu bài học, các giai đoạn, các khâu trong tiến trình dạy học. Tuy nhiên,

cần lƣu ý rằng trong một giờ lên lớp chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạt động

nhằm rèn luyện KNLV với SGK cho HS, không nên sử dụng trong tất cả các khâu,

các bài hay các giai đoạn [85]. Các hoạt động mà GV chọn lựa phải có tác dụng cụ

thể, có ý đồ sƣ phạm rõ ràng và đƣợc cân nhắc một cách cẩn thận để có thể rèn

cho HS KN đã xác định. GV cần đảm bảo dành thời gian hợp lí cho hoạt động rèn

luyện KNLV với SGK VL. Bởi lẽ, thời gian của một tiết học là có hạn nhƣng phải

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

83

đảm bảo tất cả các hoạt động cần thiết, hai thác đầy đủ nhất kiến thức cơ bản của

bài học đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, KN, thái độ.

Hơn nữa, trình độ, năng lực của HS là không giống nhau, do đó, để có hiệu

quả trong việc tổ chức, GV cần phải theo dõi, giúp đỡ HS và điều chỉnh kịp thời.

Quá trình tổ chức này có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn:

phiếu học tập, bản đồ tƣ duy, bài tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình,… Đồng

thời, GV có thể tổ chức rèn luyện cho từng HS, hoặc nhóm HS, hoặc vừa theo

nhóm vừa theo cá nhân HS trong điều kiện thực tiễn thích hợp. Cần quan tâm tới

các đối tƣợng HS cá biệt về năng lực học tập. Trong quá trình này, GV nên có

biện pháp kích thích hứng thú làm việc của các em bằng các hình thức khen ngợi,

hen thƣởng. Chẳng hạn: cho điểm số tốt, tuyên dƣơng và đề nghị tuyên dƣơng

ghi vào sổ ghi đầu bài,… GV cần đảm bảo không khí học tập thoải mái, linh hoạt,

phát huy và tôn trọng khả năng sáng tạo của các em. Việc đƣa ra lời khen hoặc lời

tuyên dƣơng cần phải thực tế, chính xác, không nên quá cầu kì, sai thực tế có thể

sẽ gây hiểu nhầm, tổn thƣơng tâm lí của các em và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục

không cao.

3.2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp

Hoạt động học tập trong giờ lên lớp của HS cho dù HS và GV có nỗ lực

đến mấy thì cũng hông thể giải quyết triệt để mục tiêu học tập, rèn luyện KN do

nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, việc tiếp tục tổ chức cho HS rèn luyện KN làm

việc với SGK ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết [85].

HS tự học tập ngoài giờ lên lớp nói chung và làm việc với SGK ngoài giờ

học có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, các em không bị giới hạn thời gian luyện tập,

các em tự làm việc theo ý thích, năng lực cá nhân, có không gian riêng, thời gian

riêng do các em lựa chọn và sắp xếp. Bên cạnh đó, làm việc với SGK ngoài giờ

lên lớp cũng có một số hó hăn nhất định nhƣ hông có sự hƣớng dẫn, giám sát,

điều chỉnh trực tiếp và kịp thời của GV. Do đó, đòi hỏi HS phải có ý thức tự giác

cao và HS chắc chắn phải tiếp tục giải quyết nhiệm vụ học tập chƣa thật sự hoàn

chỉnh trên lớp [85]..

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

84

Để có thể tổ chức tốt hoạt động rèn luyện KNLV với SGK cho HS ngoài

giờ lên lớp, GV cần phải xác định các KN cụ thể cần rèn luyện, phƣơng pháp tổ

chức rèn luyện, các yêu cầu HS cần đạt đƣợc trong quá trình rèn luyện.

Chẳng hạn, GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà đọc để tìm ý chính của một

đoạn trong bài học đƣợc trình bày trong SGK, tóm tắt kiến thức cơ bản của bài

học đã học bằng cách vẽ bản đồ tƣ duy, thuyết trình trƣớc lớp về bản đồ tóm tắt

của mình, trình bày bằng lời nội dung của một hình vẽ, một đồ thị,… Từ đó đƣa ra

các yêu cầu cụ thể để HS làm việc ở nhà, hƣớng dẫn một cách chi tiết các bƣớc mà

HS cần thực hiện để đảm bảo HS có thể thực hiện đƣợc và có biện pháp kiểm tra

kết quả làm việc của HS.

GV nên có các phƣơng án yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà

một cách vừa sức, có tính ích thích đƣợc hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực, tò

mò tìm kiếm kiến thức của các em. Đồng thời, GV định hƣớng hoạt động tự lực

của HS, sao cho nếu các em thực sự nỗ lực thì sẽ giải quyết đƣợc nhiệm vụ học

tập, tiếp thu tốt bài học hôm sau, củng cố tốt bài đã học. Nếu HS giải quyết đƣợc

nhiệm vụ HS sẽ gặp yếu tố bất ngờ thú vị, và mang tính có liên quan giữa những

nhiệm vụ đƣợc giao về nhà với việc giải quyết tốt nhiệm vụ học tập mới. Bởi lẽ,

hoạt động ngoài giờ lên lớp các em không chịu bất kì sự giám sát trực tiếp nào của

GV. Kết quả này sẽ tạo cho các em hứng thú hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu,

và là nền tảng cho việc học tập suốt đời, góp phần xây dựng một xã hội văn minh,

xã hội học tập phù hợp xu thế của thời đại.

Quá trình rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS ngoài giờ lên lớp sẽ góp

phần hình thành và phát triển năng lực tự học nói chung và năng lực làm việc với

SGK VL của HS một cách rất thuận lợi. Năng lực làm việc với SGK VL thực sự

rất cần thiết đối với HS khi học tập môn VL, và HS không phải ngẫu nhiên, tùy

hứng mà có. NLLV với SGK VL cần đƣợc rèn luyện lâu dài, bền bỉ trong quá

trình học tập ngay cả trong giờ học và ngoài giờ học. Ngoài ra, cần tổ chức cho

HS làm việc cả kênh hình và kênh chữ để giúp HS khai thác triệt để phƣơng tiện

dạy học này.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

85

Hai loại

tƣơng tác

Gần

Xa

không tiếp xúc, có thể tƣơng tác

Tốc độ truyền vô hạn (trái thực tế)

không tiếp xúc, tƣơng tác nhờ một thực thể truyền lực

Tốc độ truyền tƣơng tác hữu hạn

3.2.3. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh chữ

Tùy thuộc vào KN cần rèn luyện, PP tổ chức rèn luyện KNLV với ênh chữ

đƣợc xác định với hai PP cơ bản: tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ,

tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ.

Tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ: có nhiều hoạt động có

thể tổ chức để HS thu thập thông tin từ ênh chữ của SGK VL. Trong quá trình

dạy học, GV cần tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động nhằm giúp HS rèn

luyện KN thu thập thông tin từ ênh chữ nhƣ: tổ chức cho HS đọc đoạn văn, xác

định các từ hóa, trình bày tóm tắt ênh chữ trƣớc lớp, viết báo cáo ngắn, tóm tắt

nội dung của đoạn văn dƣới dạng một đề cƣơng hái quát…

Ví dụ: Cho HS đọc và trình bày tóm tắt đoạn thông tin về tƣơng tác gần và

tƣơng tác xa, trang 18, SGK VL 11 nâng cao. HS có thể tóm tắt nhƣ Sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Hai loại tƣơng tác

Tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ: Đây là hoạt động

chuyển các thông tin của ênh chữ thành các dạng ênh hình. Việc làm này sẽ

giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng các iến thức vừa đƣợc học, đồng thời nó

cũng tạo đƣợc sự hƣng phấn trong học tập và góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Tùy thuộc vào đặc điểm của iến thức đƣợc trình bày trong ênh chữ, GV có thể

tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ bằng lƣợc đồ, sơ đồ, bảng iến

thức hoặc bản đồ tƣ duy.

Ví dụ: Cho HS đọc và lập sơ đồ tóm tắt nội dung cơ bản về tính chất của

đƣờng sức điện trƣờng, HS có thể tóm tắt nhƣ Sơ đồ 3.2 dƣới đây.

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

86

Sơ đồ 3.2. Tính chất của đƣờng sức điện trƣờng

3.2.4. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh hình

Phƣơng pháp tổ chức rèn luyện KNLV với kênh hình rất đa dạng và phong

phú, tùy vào khả năng sáng tạo của GV. Để rèn luyện KNLV với kênh hình cho

HS, giáo viên chỉ đóng vai trò làm mẫu, hƣớng dẫn chứ không làm thay HS việc

phân tích, giải nghĩa hình để rút ra các kiến thức cần nắm. Trong quá trình dạy

học, giáo viên có thể sử dụng các cách nhƣ: đàm thoại gợi mở với hình, tổ chức

HS thảo luận với hình, tổ chức HS tranh luận với hình, tổ chức trò chơi học tập

với hình để tổ chức rèn luyện KNLV với hình cho HS [85].

- Đàm thoại gợi mở với hình: Nhìn chung các câu hỏi gắn với hình trong

SGK VL có thể chia thành hai loại: loại thứ nhất là yêu cầu HS quan sát và nhận

xét (hoặc phát hiện) sự vật, hiện tƣợng ở trên hình. Loại thứ hai thƣờng gồm hai

yêu cầu đó là quan sát, nhận xét và sau đó là giải thích. Tùy thuộc vào từng hình

cụ thể, từng đối tƣợng HS, giáo viên có thể chọn mức độ hƣớng dẫn khác nhau

bằng một hệ thống câu hỏi đàm thoại gợi mở, trên cơ sở câu hỏi của SGK. Việc

đàm thoại gợi mở với hình có thể diễn ra giữa HS với GV, hoặc HS với HS [85].

- Tổ chức HS thảo luận với hình: PP này đƣợc thực hiện khi nội dung bài

học dễ gây ra những ý kiến khác nhau ở HS, các hình trong SGK VL dễ có các ý

kiến không nhất quán. Hình thức thực hiện PP này có thể đƣợc tổ chức thảo luận

trong toàn lớp, trong nhóm nhỏ hoặc thảo luận cặp đôi. Các câu hỏi, nhiệm vụ

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

87

thảo luận có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng thảo luận. Vì

vậy, GV cần hết sức cân nhắc hi đƣa ra câu hỏi, nhiệm vụ cho HS, và việc phân

công nhiệm vụ cho các nhóm HS [85].

- Tổ chức HS tranh luận với hình: Đối với các hình tƣơng đối phức tạp thì

GV có thể nâng lên mức độ tranh luận toàn lớp để qua đó, HS rút ra đƣợc kiến

thức. Ở trƣờng hợp này, GV có thể tổ chức cho các nhóm trình bày quan điểm của

nhóm mình, sau đó cho các nhóm còn lại đặt ra các câu hỏi cho nhóm trình bày để

nhóm trình bày trả lời, giải đáp. Trong quá trình tranh luận, GV hết sức chú ý đến

không khí tranh luận, thái độ hợp tác cũng nhƣ các trạng thái tâm lí của HS, nhất

là các HS đang trực tiếp tranh luận. Đây cũng là việc làm có tác dụng bồi dƣỡng

cho HS kỹ năng trình bày trƣớc tập thể, tinh thần học hỏi, tự nhận thức bản thân,

nhận thức khoa học [85].

- Tổ chức trò chơi học tập với hình: Trò chơi trong học tập có tác dụng kích

thích hứng thú, kích thích sự sáng tạo và điều chỉnh nhận thức của HS với hiệu

quả cao. Khi tổ chức cho HS chơi với các hình liên quan đến một kiến thức VL

nào đó, GV đã cho HS tự khám phá kiến thức ẩn chứa trong hình đó một cách tự

nhiên nhất, sáng tạo nhất. Trò chơi học tập với hình là một hình thức học tập yêu

cầu HS thể hiện các hoạt động nhận thức khá toàn diện. GV cần lựa chọn các hình

để tổ chức chơi một cách phù hợp với định hƣớng dạy học phần kiến thức đó. GV

cũng cần thiết kế luật chơi” rõ ràng, có thể có sự tham gia của GV vào hoạt động

chơi của các em, thậm chí có thể có các giải thƣởng khích lệ hiệu quả, kịp thời.

Điều này mang lại cảm giác gần gũi trong quan hệ đúng mực của thầy và trò, tạo

niềm tin vào bản thân cho các em, kích thích hứng thú học tập và khai thác các

hình trong SGK hoặc các tài liệu khác một cách hiệu quả và bền bỉ [85].

Khi đã quyết định tổ chức cho HS làm việc với kênh hình, GV thiết kế các

hoạt động tƣơng ứng với từng loại ênh hình theo hƣớng dẫn ở mục tiếp theo.

3.3. Vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo

khoa cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” vật lí 11 nâng cao

Quá trình phát triển năng lực cần phải thực hiện một cách bền bỉ, lâu dài, từ

thấp đến cao. Việc chọn lựa sử dụng quy trình vào từng kiểu bài nào, mức độ nào

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

88

cần phải cân nhắc sao cho hợp lí. Dƣới đây hƣớng dẫn sử dụng quy trình vào tình

huống, kiểu bài và các mức độ sử dụng quy trình.

3.3.1. Các mức độ vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với

sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” vật lí 11 nâng cao

Tùy thuộc vào KNLV với SGK hiện có của HS vào từng thời điểm dạy học,

GV chọn lựa sử dụng quy trình ở mức độ phù hợp. Ở đây, đề tài xác định ba mức độ

cho việc sử dụng quy trình.

3.3.1.1. Mức độ 1

Mức độ 1 đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp HS chƣa có KN làm việc với SGK

VL hoặc có nhƣng ở mức thấp. Trƣờng hợp này GV phải làm mẫu, hƣớng dẫn tỉ mỉ,

rõ ràng cho các em theo trình tự các bƣớc làm việc với kênh hình, kênh chữ. Phải

đảm bảo HS phải nhìn thấy, nghe thấy rõ ràng và hiểu đƣợc các bƣớc tiến hành. Sau

đó, GV thực hiện lại và yêu cầu HS thực hiện theo. GV chú ý quan sát, bao quát HS

để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

Có thể tóm tắt việc sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với

SGK VL cho HS THPT trong dạy học VL ở mức độ 1 nhƣ sau:

Ví dụ: Sử dụng quy trình tổ chức làm việc với SGK để rèn luyện cho HS kỹ

năng thu thập thông tin khi làm việc với mục 1 trang 6 SGK VL 11 nâng cao nhƣ

Hình 3.1 dƣới đây.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bƣớc C1: Xác định mục tiêu

+ Kiến thức:

- Nhớ đƣợc 2 loại điện tích, 3 cách nhiễm điện cho vật

GV hƣớng dẫn

HS làm việc, GV

quan sát, điều chỉnh

GV và HS

cùng thực hiện

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

89

- Nêu đƣợc các cách làm nhiễm điện

một vật (cọ xát, tiếp xúc, hƣởng ứng)

- Phát biểu định luật Cu-lông và chỉ

ra đặc điểm của lực tƣơng tác điện giữa hai

điện tích điểm

+ Kỹ năng: Vận dụng đƣợc định luật

Cu-lông, giải đƣợc các bài tập đối với hai

điện tích điểm, thu thập thông tin từ kênh

chữ mức độ 1

Bƣớc C2: Phân tích nội dung, yêu

cầu bài học

Bài Điện tích. Định luật Cu-lông” là

bài đầu tiên trong SGK VL 11 nâng cao

THPT. Bài này đƣợc dạy trong 1 tiết, gồm ba

nội dung cơ bản: Hai loại điện tích-sự nhiễm

điện của các vật, định luật Cu-lông và tƣơng tác của các điện tích trong môi trƣờng

điện môi. Kiến thức của bài học đƣợc trình bày ngắn gọn ở phần nội dung kết hợp với

sự hỗ trợ của kênh hình gồm: 02 hình ảnh, 06 hình vẽ và 01 bảng số liệu. Việc trình

bày nhƣ vậy, cho thấy, để tìm hiểu đƣợc nội dung bài học, HS phải khai thác các thông

tin chính đƣợc trình bày ở phần nội dung từ những kênh thông tin hỗ trợ, tức là phải

làm việc với SGK.

Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ ở mức độ 1

Bƣớc C4: Lập kế hoạch rèn luyện

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc: 10 phút, tại lớp, làm việc

theo nhóm

+ Yêu cầu làm việc với SGK: HS làm việc với SGK VL 11 nâng cao và

hoàn thành phiếu học tập 1HT1; làm việc theo nhóm, các nhóm chọn nhóm

trƣởng đại diện nhóm

+ Thiết kế phiếu học tập số 1HT1, chuẩn bị nội dung trình chiếu nội dung

Hình 3.1. Hai loại điện tích

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

90

Trƣờng:………..……………………………lớp……..…….nhóm…………………

Họ và tên nhóm trƣởng:…………………………… PHIẾU HỌC TẬP 1HT1:

Đọc mục 1 trang 6 SGK và điền những thông tin còn thiếu vào những chỗ trống dƣới đây

* Điện tích:

Có………..loại điện tích: ,

điện tích cùng dấu………… nhau, …………..hút nhau

electron mang điện ……., độ lớn ………………C

để iểm tra một vật có tích điện hông ta dùng…………………………

* Sự nhiễm điện của các vật:

Có …….. cách làm vật nhiễm điện:…………….,………………,…………..

Vật nhiễm điện do………………. hi đƣa ra xa quả cầu vật vẫn nhiễm điện.

Vật nhiễm điện do……………….. hi đƣa ra xa quả cầu vật sẽ hông nhiễm điện.

Vật nhiễm điện còn gọi là …………………………….

mục 1 trang 6 SGK và phiếu học tập 1HT1 (nếu đƣợc) hoặc dán phiếu học tập

1HT1 phóng to lên bảng

Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Sử dụng quy trình ở mức độ 1, cụ thể:

- Giao nhiệm vụ: chia mỗi nhóm gồm 04 HS, đọc mục 1 trang 6 và hoàn thành

phiếu học tập 1HT1

- Hƣớng dẫn: xác định mục tiêu đọc mục này để làm gì, cần biết đề mục

của đoạn đang đọc là gì, đọc lƣớt các đề mục và nội dung, gạch chân những từ

quan trọng (từ hóa), đọc kỹ để viết ra ý chính và thông tin cần thiết, hoàn thành

phiếu học tập 1HT1

+ Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

- GV và HS cùng thực hiện công việc: lần lƣợt trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên

- HS thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh: HS đọc lại mục 1 trang 6 nhƣ

Hình 3.1. và tự hoàn thành phiếu học tập 1HT1

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

91

+ Bƣớc T3: Thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm theo phiếu học tập,

các HS khác góp ý kiến thảo luận, GV quan sát và ghi lại kết quả thảo luận, ghi các

thông tin cần quan sát vào phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK.

+ Bƣớc T4: Tổng kết

GV tổng kết các kết quả làm việc theo yêu cầu đề ra, chính xác hóa nội dung.

Khi HS có thể làm việc đƣợc với SGK ở mức độ 1 một cách tƣơng đối, GV

tiếp tục rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK ở mức độ cao hơn.

3.3.1.2. Mức độ 2

Mức độ 2 đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp HS có KN làm việc với SGK nhƣng

còn lúng túng chƣa thành thạo hoặc thụ động. Trƣờng hợp này, GV phải định hƣớng

cho các em các hoạt động cần thiết. Phải đảm bảo HS phải quan sát thấy, nghe thấy rõ

ràng và hông nên làm mẫu. Trong quá trình HS thực hiện, GV chú ý quan sát, bao

quát HS để ịp thời hỗ trợ, điều chỉnh, hoặc tán thƣởng, động viên. Việc định hƣớng

cho HS trong trƣờng hợp này có thể thực hiện bằng hệ thống các câu hỏi, bài

tập,…phù hợp với đối tƣợng HS và năng lực của các em. Sau hi HS hoặc nhóm HS

tự làm việc với SGK, thảo luận, báo cáo ết quả thảo luận, GV tiến hành iểm tra,

điều chỉnh cho phù hợp.

Có thể tóm tắt việc sử dụng quy trình rèn luyện KN làm việc với SGK VL

cho HS THPT trong dạy học VL ở mức độ 2 nhƣ sau:

Ví dụ: Sử dụng quy trình tổ chức làm việc với SGK để rèn luyện cho HS kỹ

năng thu thập thông tin khi làm việc với mục 1 trang 6 SGK VL 11 nâng cao nhƣ

Hình 3.1.

GV thực hiện việc tổ chức cho HS rèn luyện KN thu thập thông tin từ kênh

chữ ở mức độ 2, về cơ bản giống với ví dụ ở mức độ 1 ở trên:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bƣớc C1: Xác định mục tiêu

+ Kiến thức:

GV định hƣớng GV kiểm tra, điều chỉnh HS tự thực hiện

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

92

- Nhớ đƣợc 2 loại điện tích, 3 cách nhiễm điện cho vật

- Nêu đƣợc các cách làm nhiễm điện một vật (cọ sát, tiếp xúc, hƣởng ứng)

- Phát biểu định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tƣơng tác điện giữa

hai điện tích điểm

+ Kỹ năng: Vận dụng đƣợc định luật Cu-lông giải đƣợc các bài tập đối với

hai điện tích điểm, thu thập đƣợc thông tin từ kênh chữ mức độ 2

Bƣớc C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

Bài này là bài đầu tiên trong SGK VL 11 nâng cao THPT. Bài này đƣợc

dạy trong 1 tiết học, gồm ba nội dung cơ bản: Hai loại điện tích-sự nhiễm điện của

các vật, định luật Cu-lông và tƣơng tác của các điện tích trong môi trƣờng điện

môi. Kiến thức của bài học đƣợc trình bày ngắn gọn ở phần nội dung kết hợp với

sự hỗ trợ của kênh hình gồm: 02 hình ảnh, 06 hình vẽ và 01 bảng số liệu. Việc

trình bày nhƣ vậy, cho thấy để tìm hiểu đƣợc nội dung bài học, HS phải khai thác

các thông tin chính đƣợc trình bày ở phần nội dung và thông tin từ những kênh

thông tin hỗ trợ, tức là phải làm việc với SGK.

Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ ở mức độ 2

Bƣớc C4: Lập kế hoạch rèn luyện

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc: 10 phút, tại lớp, HS làm việc

theo nhóm

+ Yêu cầu làm việc với SGK: HS làm việc với SGK VL 11 nâng cao và hoàn

thành phiếu học tập 1HT1; làm việc theo nhóm, các nhóm chọn nhóm trƣởng đại

diện nhóm

+ Thiết kế phiếu học tập số 1HT1, chuẩn bị nội dung trình chiếu nội dung mục 1

trang 6 SGK nhƣ Hình 3.1. và phiếu học tập 1HT1 (nếu đƣợc) hoặc dán phiếu học tập

1HT1 phóng to lên bảng

Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

+ Bƣớc T1: Định hƣớng

Sử dụng quy trình ở mức độ 2, cụ thể:

- Giao nhiệm vụ: Hãy đọc mục1 trang 6 SGK nhƣ Hình 3.1. và hoàn thành

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

93

phiếu học tập 1HT1

- Định hƣớng: HS cần chú ý hai nội dung cần thiết là hai loại điện tích, các

cách làm vật nhiễm điện và hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

HS tự thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh: HS đọc mục 1 trang 6 nhƣ

Hình 3.1. và tự hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bƣớc T3: Thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm theo phiếu học tập,

các HS khác góp ý kiến thảo luận, GV quan sát và ghi lại kết quả thảo luận, ghi các

thông tin cần quan sát vào phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK.

+ Bƣớc T4: Tổng kết

GV tổng kết các kết quả làm việc theo yêu cầu đề ra, chính xác hóa nội dung.

Khi HS có thể thành thạo các KNLV với SGK ở mức độ 2, GV tiếp tục rèn

luyện cho các em các KNLV với SGK VL ở mức độ cao hơn.

3.3.1.3. Mức độ 3

Mức độ 3 đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp HS có KNLV với SGK VL tƣơng

đối thành thạo, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để giải quyết các yêu

cầu của GV. Trƣờng hợp này, GV không cần hƣớng dẫn mà chỉ giao nhiệm vụ, HS

tự động làm việc với SGK để đạt đƣợc mục tiêu cần nghiên cứu, và giải quyết

nhiệm vụ mà GV đã giao cho. Mức độ này sử dụng có hiệu quả cao đối với việc tự

học, tự nghiên cứu của HS ngoài giờ lên lớp.

Có thể tóm tắt việc sử dụng quy trình rèn luyện KN làm việc với SGK VL

cho HS THPT trong dạy học VL ở mức độ 3 nhƣ sau:

Ví dụ: Sử dụng quy trình tổ chức làm việc với SGK để rèn luyện cho HS kỹ

năng thu thập thông tin khi làm việc với mục 1 trang 6 SGK VL 11 nâng cao nhƣ

Hình 3.1. ở mức độ 3 nhƣ sau.

GV thực hiện việc tổ chức cho HS rèn luyện KN thu thập thông tin từ kênh

GV giao

nhiệm vụ

GV kiểm tra,

điều chỉnh

HS tự định hƣớng

và thực hiện

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

94

chữ ở mức độ 3, về cơ bản giống với ví dụ ở mức độ 2 ở trên:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Bƣớc C1: Xác định mục tiêu

+ Kiến thức:

- Nhớ đƣợc 2 loại điện tích, 3 cách nhiễm điện cho vật

- Nêu đƣợc các cách làm nhiễm điện một vật (cọ sát, tiếp xúc, hƣởng ứng)

- Phát biểu định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực tƣơng tác điện

giữa hai điện tích điểm

+ Kỹ năng: Vận dụng đƣợc định luật Cu-lông giải đƣợc các bài tập đối với

hai điện tích điểm, Kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ ở mức độ 3

Bƣớc C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

Bài học này là bài đầu tiên trong SGK VL 11 nâng cao THPT. Bài học này

đƣợc dạy trong 1 tiết học, gồm ba nội dung cơ bản: Hai loại điện tích-sự nhiễm điện

của các vật, định luật Cu-lông và tƣơng tác của các điện tích trong môi trƣờng điện

môi. Kiến thức của bài học đƣợc trình bày ngắn gọn ở phần nội dung kết hợp với sự

hỗ trợ của kênh hình gồm: 02 hình ảnh, 06 hình vẽ và 01 bảng số liệu. Việc trình bày

nhƣ vậy, cho thấy để tìm hiểu đƣợc nội dung bài học, HS phải khai thác các thông tin

chính đƣợc trình bày ở phần nội dung và thông tin từ những kênh thông tin hỗ trợ, tức

là phải làm việc với SGK VL.

Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Kỹ năng thu thập thông tin từ kênh chữ ở mức độ 3

Bƣớc C4: Lập kế hoạch rèn luyện

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc: 10 phút, tại lớp, theo nhóm

+ Yêu cầu làm việc với SGK: HS làm việc với SGK VL 11 nâng cao và hoàn

thành phiếu học tập 1HT1; làm việc theo nhóm, các nhóm chọn nhóm trƣởng đại

diện nhóm

+ Thiết kế phiếu học tập số 1HT1, chuẩn bị nội dung trình chiếu nội dung mục 1

trang 6 SGK nhƣ Hình 3.1. và phiếu học tập 1HT1 (nếu đƣợc) hoặc dán phiếu học tập

1HT1 phóng to lên bảng

Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

95

+ Bƣớc T1: Định hƣớng

Sử dụng quy trình ở mức độ 3, cụ thể:

Giao nhiệm vụ: Hãy hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

HS tự thực hiện, GV quan sát và điều chỉnh: HS đọc mục 1 trang 6 nhƣ

Hình 3.1. và tự hoàn thành phiếu học tập 1HT1

+ Bƣớc T3: Thảo luận

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm theo phiếu học tập,

các HS khác góp ý kiến thảo luận, GV quan sát và ghi lại kết quả thảo luận, ghi các

thông tin cần quan sát vào phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK.

+ Bƣớc T4: Tổng kết

GV tổng kết các kết quả làm việc theo yêu cầu đề ra, chính xác hóa nội dung.

3.3.2. Vận dụng quy trình trong các kiểu bài lên lớp

Trong dạy học VL, thƣờng gặp một số kiểu bài nhƣ: bài nghiên cứu kiến

thức mới, bài ôn tập, bài thực hành, bài kiểm tra đánh giá.

3.3.2.1. Bài nghiên cứu kiến thức mới

Đối với kiểu bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, thông tin kíến thức cần

giải quyết đƣợc trình bày trong SGK ẩn dƣới nhiều ý đồ của tác giả, các thông tin

này thƣờng hoàn toàn mới đối với HS. Sách giáo khoa trình bày nội dung kiến

thức dƣới hai ênh cơ bản và hỗ trợ lẫn nhau. Nếu HS biết cách làm việc và kết

hợp thông tin từ hai kênh này thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức sẽ đƣợc nâng cao. Để

lĩnh hội đƣợc nội dung kiến thức mới, có thể phải trải qua các giai đoạn, các khâu

khác nhau của tiến trình dạy học. Do đó, giáo viên có thể sử dụng quy trình tổ

chức rèn luyện KNLV với SGK để thực hiện việc tổ chức cho HS làm việc với

SGK với nhiều KN khác nhau ứng với nhiều giai đoạn, nhiều khâu khác nhau của

tiến trình dạy học đã định hƣớng. Học sinh có thể tiến hành làm việc với SGK để

tự tìm ra nội dung kiến thức cần thiết và các vấn đề cần giải quyết.

Khâu củng cố kiến thức và kỹ năng đã có của HS

Thông thƣờng, khâu kiểm tra bài cũ trong dạy học VL ở các trƣờng THPT

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

96

là hình thức GV yêu cầu HS trình bày, mô tả để tái hiện kiến thức HS đã học bằng

năng lực trí nhớ của HS, hoặc HS vận dụng hiểu biết về bài đã học để giải bài tập

hay trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. Tuy nhiên, ở khâu này GV hầu nhƣ ít chú

trọng đến việc kiểm tra các KNLV với các kênh thông tin trong SGK VL của HS.

Việc đặt câu hỏi, hoặc ra bài tập sao cho có thể vừa kiểm tra đƣợc kiến thức

VL, vừa kiểm tra đƣợc các KNLV với các kênh thông tin của SGK VL là không

đơn giản, đòi hỏi GV phải có năng lực và phải gia công” tỉ mỉ.

Tuy vậy, nếu GV biết khai thác và sử dụng quy trình rèn luyện KN làm việc

với SGK VL cho HS để giải quyết các yêu cầu do GV đƣa ra trong hâu iểm tra

bài cũ sẽ tạo cơ hội phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS. Chẳng hạn:

yêu cầu HS làm việc với SGK VL để tìm thông tin còn thiếu trong khi giải một bài

tập, hai thác đồ thị, lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học, lập bảng kiến thức, bảng

so sánh,… ở khâu kiểm tra bài cũ. Việc làm này làm bộc lộ trực tiếp năng lực học

tập của từng HS để GV kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ. Tổ chức cho HS làm việc với

SGK trong khâu này sẽ thuận lợi cho việc rèn luyện cho HS kỹ năng tự làm việc

với SGK ngoài giờ lên lớp. Chẳng hạn, GV giao nhiệm vụ học tập về nhà cho HS

làm việc với SGK, tiết học tiếp theo sẽ kiểm tra bài cũ có phần nội dung đã giao.

Khâu nghiên cứu kiến thức mới

Sử dụng quy trình làm việc với SGK VL hợp lí trong khâu nghiên cứu kiến

thức mới có nhiều thuận lợi. GV tổ chức cho HS làm việc với SGK theo quy trình

đã đƣợc xây dựng thì việc tìm thông tin cơ bản ban đầu của phần kiến thức cần

nghiên cứu sẽ đƣợc HS thực hiện một cách đồng loạt. Trong giai đoạn này, mỗi

HS sẽ thu thập đƣợc một số thông tin cần thiết về kiến thức, cũng nhƣ bƣớc đầu

định hình đƣợc phần kiến thức nghiên cứu, hoặc nảy sinh, phát hiện những vấn đề

cần giải quyết ở HS.

Đây là bƣớc thuận lợi để GV tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận theo

nhóm, đƣa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết, hoặc đƣa ra giả thuyết làm cho

tiết học thêm sôi nổi có không khí học tập tốt. Ở khâu này, cần chú ý đến vấn đề

về thời gian cho hoạt động làm việc với SGK VL của HS.

Ví dụ: Khi dạy kiến thức mới ở bài 17: Dòng điện trong kim loại” thuộc

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

97

chƣơng trình VL lớp 11 nâng cao THPT, GV có thể sử dụng quy trình tổ chức rèn

luyện KN làm việc với SGK cho HS nhƣ sau.

*Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Bƣớc C1: Xác định mục tiêu bài học. Qua bài học này, HS phải

- Phát biểu đƣợc định nghĩa dòng điện trong kim loại,

- Nêu đƣợc các nội dung cơ bản của thuyết electron về tính dẫn điện của

kim loại,

- Viết đƣợc công thức về sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ

và vận dụng công thức này để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tƣơng tự,

- Giải thích đƣợc nguyên nhân làm cho điện trở suất của kim loại phụ thuộc

vào nhiệt độ.

+Bƣớc C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

- Bài này đƣợc quy định dạy trong một tiết. Nội dung cụ thể là vận dụng thuyết

electron để tìm ra bản chất của dòng điện trong kim loại và giải thích nguyên nhân

tạo ra điện trở, điện trở suất của vật dẫn kim loại. Thực hiện thí nghiệm (nếu

đƣợc) hoặc sử dụng thông tin cung cấp ở bài học để rút ra biểu thức biểu diễn sự

phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ. Nội dung bài học đƣợc cung cấp bởi cả

kênh hình và kênh chữ.

- Bài học đƣợc mở đầu với một câu hỏi gợi mở há bao quát và định hƣớng

mở rộng nội dung bài học: Khi bật công tắt đèn, ta thấy đèn sáng ngay lập tức.

Chắc là đã có những electron chuyển động từ nguồn điện tới đèn với tốc độ rất

lớn. Có phải nhƣ vậy hông?”.

- Rõ ràng, để đạt đƣợc mục tiêu bài học về bản chất dòng điện trong kim

loại, HS phải vận dụng thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại để chỉ ra

đƣợc bản chất dòng điện trong kim loại. Thông thƣờng, HS căn cứ vào định nghĩa

dòng điện nên các em sẽ hình dung trong đầu là sẽ có một dòng electron chuyển

động có hƣớng trong kim loại với tốc độ rất cao mới có thể có dòng điện tức khắc

khi bật đèn. Và nhƣ vậy, ở đây tác giả SGK VL đã hiến các em phải suy luận và

tò mò về vấn đề đặt ra ở đầu bài, cần tìm cách trả lời. Đồng thời, các tác giả SGK

VL cũng đã cung cấp câu trả lời cho tình huống đặt ra ở đầu bài ngay ở phần

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

98

thông tin bổ sung bằng cột chữ nhỏ cuối bài học.

Nhƣ vậy, sau khi thực hiện tìm hiểu các nội dung của bài học, nếu GV yêu

cầu HS sử dụng SGK VL để trả lời câu hỏi tình huống ở đầu bài, thì sẽ giúp các

em tự tìm đƣợc câu trả lời và dần hình thành thói quen tìm kiếm thông tin từ SGK

cho những câu hỏi mà HS chƣa biết, hoặc biết chƣa chắc chắn câu trả lời. Đồng

thời, thông tin mà HS tìm đƣợc để trả lời cũng giúp GV mở rộng bài học theo ý đồ

của tác giả và vận dụng vào thực tế để giải thích cho những ai đặt ra câu hỏi nhƣ

vậy. Việc làm này giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống

thƣờng ngày. Đây là một thuận lợi cho việc sử dụng quy trình rèn luyện KNLV

với SGK VL cho HS trong dạy học.

+ Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Với cách phân tích đặc điểm bài dạy nhƣ trên, GV có thể xác định kỹ năng

cần rèn luyện cho HS làm việc với SGK VL.

- về iến thức: Tốc độ dòng điện là tốc độ truyền tƣơng tác giữa các điện

tích trong vật dẫn.

- về ỹ năng: Kỹ năng vận dụng thông tin từ ênh chữ ở mức độ 3.

Bƣớc C4: Lập kế hoạch rèn luyện

Kỹ năng này đƣợc thực hiện rèn luyện tại lớp, thời lƣợng thực hiện là 7 phút

vào khoảng cuối tiết học kết hợp với củng cố nội dung bài học.

Khi tìm hiểu xong nội dung chính của bài học, GV yêu cầu HS thực hiện

nhiệm vụ: Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài! (mức độ 3)

* Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

+ Bƣớc T1: Định hƣớng

GV yêu cầu HS thực hiện hiệm vụ: Hãy trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài!

(mức độ 3)

Ở mức độ 3 nên GV chỉ giao nhiệm vụ học tập cho HS mà không cần

hƣớng dẫn gì thêm.

+ Bƣớc T2: Học sinh làm việc với SGK

- HS làm việc với SGK

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

99

- GV bao quát lớp học, hông hí lớp học, quan sát những HS hoặc nhóm

HS cần có sự trợ giúp để giúp đỡ, điều chỉnh ịp thời, ghi nhanh vào bảng ghi hoạt

động làm việc với SGK của HS tại lớp.

+ Bƣớc T3: Thảo luận

Sau khi HS làm việc với SGK theo dự kiến, GV tổ chức cho HS thảo luận.

GV yêu cầu HS trình bày câu trả lời mà các em đã nghiên cứu đƣợc, có thể để các

em tự giác ( xung phong”) trả lời, sau đó cho HS hác nhận xét, thống nhất.

Các định hƣớng để HS thảo luận:

ĐH1: Hãy so sánh tốc độ chuyển động có hƣớng của các electron tự do

trong kim loại và tốc độ truyền tƣơng tác điện giữa các electron tự do?

ĐH2: Tốc độ của dòng điện thực chất là gì?

+ Bƣớc T4: Tổng kết

GV chốt lại nội dung làm việc với SGK ở phần này, nhắc lại các nhƣợc

điểm trong quá trình thực hiện của HS, hen ngợi, biểu dƣơng những HS thực

hiện tốt nhất, động viên những HS thực hiện còn chƣa tốt. GV chú ý, tránh gây

cho HS những cảm xúc tiêu cực hi nhận xét.

Khâu vận dụng, củng cố

Tác giả biên soạn SGK VL đã rất chú ý đến việc vận dụng, củng cố kiến

thức HS lĩnh hội đƣợc của mỗi bài học bằng việc đƣa ra các câu hỏi, bài tập và

những điều Em có biết ?”. Do vậy, trong khâu vận dụng, củng cố, việc sử dụng

quy trình rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK sẽ hình thành, phát triển tốt

năng lực làm việc với SGK cho HS. Trong khâu này, GV có thể yêu cầu HS đọc,

tóm tắt các câu hỏi, bài tập, bảng kiến thức,… và làm việc với SGK để giải quyết

các yêu cầu về vận dụng, củng cố bài học của GV, và giao nhiệm vụ làm việc với

SGK, tài liệu học tập ở nhà cho HS.

Có thể sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL trong khâu

vận dụng, củng cố một đơn vị kiến thức, hay một bài học, một chƣơng hoặc một

phần, nhất là các nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

100

3.3.2.2. Bài ôn tập

Kiểu bài ôn tập là kiểu bài mang ý nghĩa hái quát hóa, hệ thống hóa và

tổng kết một nội dung học tập xác định theo quy định về thực hiện chƣơng trình.

Chính đặc điểm này đã mang lại ƣu thế lớn cho việc phát triển và rèn luyện cho

HS các KNLV với SGK. Ở đây, GV có thể yêu cầu HS lập sơ đồ, bảng kiến thức,

đồ thị, tóm tắt kiến thức của từng bài hoặc của cả chƣơng, báo cáo thuyết minh,…

Bài ôn tập thƣờng đƣợc GV tổ chức vào các tiết tự chọn, tiết phụ đạo hoặc

tiết bài tập cuối chƣơng. Trong đó, nhiều trƣờng THPT hiện nay đang thực hiện tự

chọn môn VL ít nhất 1 tiết/tuần. Đây là cơ hội thuận lợi cho GV tổ chức cho HS

rèn luyện KNLV với SGK VL trong giờ ôn tập.

3.3.2.3. Kiểu bài thực hành

Bộ môn VL có đặc thù là môn khoa học gắn liền với thực nghiệm. Các bài

thực hành, thí nghiệm của VL cũng có những đặc điểm riêng. Dó đó, hi xây dựng

nội dung kiến thức trong bài thực hành, tác giả đã giúp mô tả tƣơng đối tỉ mỉ và

đầy đủ để tiến hành một bài thực hành hoàn chỉnh. Trong mỗi bài thực hành VL

thƣờng chứa các thông tin giúp HS hình dung và tiến hành các hoạt động thực

hành. Chẳng hạn: mục đích thực hành thí nghiệm, cơ sở lí thuyết của thí nghiệm,

phƣơng án thực hành, báo cáo kết quả thí nghiệm,…Các nội dung thí nghiệm VL

thƣờng đƣợc trình bày kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ để hỗ trợ HS có thể dễ

hình dung và tiến hành.

Việc GV yêu cầu HS làm việc với SGK theo quy trình rèn luyện KNLV với

SGK trong kiểu bài lên lớp này sẽ phát triển đƣợc nhiều KNLV với SGK VL và

góp phần nâng cao hiệu quả học tập của các em, cũng nhƣ bồi dƣỡng cho các em

KN thực hành thí nghiệm, lòng say mê nghiên cứu khoa học. Học sinh có thể

chuyển từ tƣ duy hình ảnh sang tƣ duy trên mô hình thực tế của thí nghiệm.

Trong kiểu bài thực hành, GV có thể yêu cầu HS làm việc với SGK để thu

thập thông tin cần thiết cho quá trình thí nghiệm, lập bảng tóm tắt, vẽ sơ đồ, quy

trình tiến hành thí nghiệm, lập bảng ghi số liệu thu thập từ kết quả thí nghiệm, vẽ

đồ thị, xử lí kết quả, báo cáo thuyết minh và đánh giá kết quả thí nghiệm,…

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

101

Ví dụ: Khi dạy bài 16 SGK VL 11 nâng cao: Thực hành: Đo suất điện

động và điện trở trong của nguồn điện”, GV có thể tổ chức cho HS làm việc với

SGK để tiến hành thí nghiệm. Việc sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với

SGK cho HS trong kiểu bài thí nghiệm đƣợc thực hiện nhƣ sau.

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Bƣớc C1: Xác định mục tiêu bài học

Qua bài thực hành này HS phải:

- Viết đƣợc biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

với suất điện động của nguồn điện và cƣờng độ dòng điện chạy trong đoạn mạch

chứa nguồn

- Nêu đƣợc cấu tạo và hoạt động của pin

- Biết sử dụng đồng hồ đa năng hiện số với tính năng đo cƣờng độ dòng điện

và hiệu điện thế một chiều (hoặc biết cách sử dụng vôn kế và ampe kế)

- Biết lắp ráp đƣợc thí nghiệm theo sơ đồ

- Đảm bảo đƣợc an toàn điện và an toàn cho thiết bị đo

- Biết cách đọc kết quả đo nếu sử dụng vôn kế và ampe kế khung quay

- Đo đƣợc các cặp giá trị (U, I) nhiều lần ứng với các giá trị R khác nhau

- Vẽ đƣợc đồ thị (U, I) trên giấy

- Tính đƣợc suất điện động E và và điện trở trong r của nguồn

- Nhận xét đƣợc kết quả bài thực hành

+ Bƣớc C2: Phân tích nội dung và yêu cầu bài học

Bài này đƣợc quy định dạy trong hai tiết, sau khi học xong các bài thuộc

chƣơng Dòng điện hông đổi”, HS đã biết về các định luật Ôm cho các loại đoạn

mạch và định luật Ôm cho toàn mạch. Các tác giả SGK VL 11 nâng cao đã trình

bày bài này bởi kênh chữ kết hợp với ênh hình để giúp HS xác định mục tiêu,

phƣơng án thực hành, cách lắp ghép và sơ đồ cách ghép thí nghiệm, quy trình tiến

hành thí nghiệm, bảng ghi kết quả thí nghiệm cần thiết. Với cách trình bày nhƣ vậy,

việc tổ chức cho HS làm việc với SGK để hoàn thành thí nghiệm là rất cần thiết.

+ Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Kỹ năng vận dụng thông tin từ kênh chữ và các KN làm việc với kênh hình

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

102

+ Bƣớc C4: Lập kế hoạch rèn luyện

Bài này đƣợc thực hiện trong hai tiết liên tục, tại phòng thực hành bộ môn

VL của nhà trƣờng, HS thực hành theo nhóm gồm 6HS/nhóm.

GV chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm nhƣ mô tả ở SGK

GV chuẩn bị giấy A4 có vẽ bảng ghi kết quả 16.1, hệ trục tọa độ (U, I) có

kẻ ô li vuông nhỏ, có khoảng trống cho HS ghi kết quả tính suất điện động và điện

trở trong của hai pin, sai số của phép đo.

* Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện

+ Bƣớc T1: Định hƣớng

GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS làm việc với SGK ở mức độ 3.

+ Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

Học sinh tự động đọc SGK và lắp ráp thí nghiệm, thực hiện các bƣớc thực

hành theo chỉ dẫn của SGK và ghi kết quả thí nghiệm, xử lí, tính toán và hoàn

thành phiếu học tập. Trong khi HS làm việc với SGK và tiến hành thí nghiệm, GV

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

103

chú ý quan sát cách lắp ghép mạch điện, sử dụng thang đo, cách đọc kết quả của

HS để kịp trợ giúp.

+ Bƣớc T3: Thảo luận

GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả từ phiếu học tập của nhóm mình

và cho các nhóm hác đƣa ra ý iến nhận xét, so sánh với kết quả của nhóm mình.

Từ đó, rút ra kết luận chung nhất về các giá trị đo đƣợc, sự phụ thuộc của U, I và

các sai số, nguyên nhân sai số.

+ Bƣớc T4: Tổng kết

Trên cơ sở thảo luận, quan sát, GV tổng kết các hoạt động làm việc với

SGK qua việc chọn các dụng cụ, lắp ráp thí nghiệm, tiến hành,…Nếu HS thực

hiện đƣợc các yêu cầu học tập từ phiếu học tập, điều này cho thấy HS đã làm việc

với SGK ở mức tốt. GV nhận xét các ƣu điểm, hạn chế của hoạt động làm việc với

SGK của HS và hƣớng phát huy hoặc khắc phục.

3.3.2.4. Kiểu bài kiểm tra, đánh giá

Nhƣ đã đề cập ở phần sử dụng quy trình làm việc với SGK ở khâu kiểm tra

bài cũ thì việc sử dụng quy trình làm việc với SGK trong kiểu bài kiểm tra, đánh

giá sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao đối với GV và HS.

Để tổ chức sử dụng đƣợc quy trình rèn luyện KNLV với SGK trong kiểu

bài này, GV phải có phƣơng án ra các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá HS sao cho

HS dùng SGK không thể trả lời ngay mà HS phải làm việc với SGK hoặc sử dụng

các KNLV với SGK kết hợp với sự nỗ lực tƣ duy mới có thể giải quyết yêu cầu

mà GV đã đặt ra.

Tuy vậy, khi sử dụng quy trình rèn luyện KN làm việc với SGK trong kiểu

bài này, GV phải lƣu ý đến việc làm việc độc lập của HS mà không sử dụng các

bƣớc nhƣ: thảo luận, báo cáo.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

104

3.4. Thiết kế bài học theo quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách

giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” vật lí 11 nâng cao

Các bài học trong phần Điện học” đƣợc thiết ế có sử dụng quy trình rèn

luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL. Tức là, mỗi nội dung đƣợc chọn trong

bài để rèn luyện ỹ năng làm việc với SGK cho HS sẽ tuân thủ theo các bƣớc đã

xây dựng trong quy trình tổ chức rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL.

Các bài học đƣợc thiết ế theo hƣớng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 3: Điện trƣờng

Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế

Bài 10: Dòng điện hông đổi. Nguồn điện

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ

Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện

thành bộ (tiết 1)

Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

Dƣới đây trình bày bài học giảng Điện tích. Định luật Cu-lông”, Định luật

Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ”, các bài còn lại đƣợc

đƣợc trình bày ở phần phụ lục.

3.4.1. Thiết kế bài dạy: “Điện tích. Định luật Cu-lông” theo hướng sử dụng quy

trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 01

Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Nhắc lại đƣợc một số hái niệm đã học và bổ sung một số hái niệm mới

nhƣ: có hai loại điện tích; lực tƣơng tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, lực tƣơng

tác giữa hai điện tích điểm trái dấu

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

105

+ Trình bày đƣợc hái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm, điểm

đặt, phƣơng, chiều và độ lớn của lực tƣơng tác giữa hai điện tích điểm trong chân

hông (lực Cu-lông). Vận dụng đƣợc công thức xác định độ lớn của lực Cu-lông

+ Biết đƣợc cách biểu diễn lực tƣơng tác giữa các điện tích điểm bằng các véctơ

+ Tìm đƣợc lực điện tổng hợp tác dụng lên một điện tích điểm

I.2. Kỹ năng

+ Biểu diễn đƣợc véctơ lực tƣơng tác giữa các điện tích điểm

+ Xác định đƣợc hợp lực tác dụng lên một điện tích điểm bằng phép cộng

các véctơ

+ Thu thập đƣợc thông tin từ ênh chữ, hai thác đƣợc bảng số liệu, và hình

vẽ ở mức độ 1

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông” là bài đầu tiên trong chƣơng trình

VL lớp 11 nâng cao THPT, bài này đƣợc giảng dạy trong thời gian một tiết. Nội

dung cơ bản của bài học này trình bày về điện tích và định luật Cu-lông về tƣơng

tác giữa hai điện tích điểm. Phần điện tích, SGK cung cấp kiến thức về các loại

điện tích và sự nhiễm điện của các vật, phần này kế thừa kiến thức mà HS đã học

ở THCS. Phần định luật Cu-lông, SGK cung cấp nội dung kiến thức về đặc điểm

của lực tƣơng tác giữa hai điện tích điểm về: điểm đặt, giá, chiều, và độ lớn.

Phần kiến thức về tƣơng tác giữa hai điện tích điểm đƣợc trình bày trên cơ sở: HS

đã biết đƣợc tƣơng tác giữa các điện tích học ở lớp 9 THCS, biết đƣợc tƣơng tác

phải thông qua lực là một đại lƣợng véc tơ học ở lớp 10 THPT. Nội dung cả bài

học đƣợc trình bày bằng kênh chữ kết hợp với kênh hình gồm 03 hình ảnh, 07

hình vẽ và 01 bảng số liệu. Việc trình bày nhƣ vậy đòi hỏi khi nghiên cứu bài này,

HS phải biết cách làm việc với kênh chữ, kênh hình của SGK để lĩnh hội đầy đủ

nội dung bài học.

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

106

PHIẾU HỌC TẬP 1HT2 Bài1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Trƣờng:………..…………………lớp:……..nhóm:…… trƣởng nhóm:………………

Tóm tắt và giải bài tập sau đây (có sử dụng SGK):

Hai điện tích điểm mang điện dƣơng q1 = 2.10-8

C, q2 = q1 đƣợc đặt tại hai điểm

A, B cách nhau 2cm. Hãy biểu diễn lực tƣơng tác giữa chúng và so sánh độ lớn

của lực đó trong trƣờng hợp A, B trong hông hí và trong dầu hỏa?

Bài giải:

PHIẾU HỌC TẬP 1HT1 Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Trƣờng:………..………………lớp:……..nhóm:…… trƣởng nhóm:…………………

Đọc mục 1 trang 6 SGK và điền những thông tin còn thiếu vào những chỗ trống

dƣới đây

*Điện tích: Có………..loại điện tích: ,

điện tích cùng dấu………… nhau, điện tích ……………….hút nhau

electron mang điện ……., độ lớn điện tích của electron………………C

để iểm tra một vật có tích điện hông ta dùng…………………………

*Sự nhiễm điện của các vật:

Có ……..cách làm vật nhiễm điện:…………….,………………,…………..

Vật nhiễm điện do………………….. hi đƣa ra xa quả cầu sẽ vẫn nhiễm điện.

Vật nhiễm điện do………………….. hi đƣa ra xa quả cầu sẽ hông nhiễm điện.

Vật nhiễm điện còn gọi là …………………………….

III. Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Thu thập đƣợc thông tin từ ênh chữ, hai thác đƣợc bảng số liệu, và hình vẽ

ở mức độ 1

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Về thời lƣợng làm việc với SGK dự iến 25 phút, tổ chức tại lớp, HS làm

việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm. Các nhiệm vụ HS phải thực hiện: Làm việc với

SGK và hoàn thành các phiếu học tập 1HT1, 1HT2, 1HT3, trình bày ết quả của

nhóm; thảo luận, nhận xét và ết luận.

+ Xây dựng hệ thống các phiếu học tập 1HT1, 1HT2, 1HT3

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

107

+ Các dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện (do cọ xát, do tiếp xúc, do hƣởng ứng)

và tiến hành thí nghiệm trƣớc hi lên lớp. Các thí nghiệm này phải đƣợc bố trí thuận lợi

hi mang lên lớp để thực hiện và phải lƣu ý đến điều iện tiến hành thành công.

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Ôn lại kiến thức về điện tích đã học ở THCS

+ SGK VL lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 (2 phút): Tìm hiểu sơ lƣợc về SGK VL lớp 11 nâng cao

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Giới thiệu qua về SGK VL lớp 11 nâng cao:

các thông tin về trang bìa, tác giả, nhà xuất bản,

năm xuất bản, mục lục, phụ lục, ….

+ HS lắng nghe và quan sát

PHIẾU HỌC TẬP 1HT3 Bài 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Trƣờng:…………………………….lớp…….nhóm……..nhóm trƣởng:……………

Dựa vào hình vẽ 1.6 SGK hãy viết ra các đặc điểm của lực tƣơng tác giữa hai

điện tích điểm vào đoạn dƣới đây:

q1>0 q2>0

q1>0 q2<0

r Lực tƣơng tác giữa hai điện tích cùng dấu

có:

+ điểm đặt:

+ phƣơng:

+ chiều:

Lực tƣơng tác giữa hai điện tích trái dấu có:

+ điểm đặt:

+ phƣơng:

+ chiều:

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

108

Hoạt động 2 (5 phút): Tạo tình huống vào bài

Hoạt động 3 (13 phút): Làm việc với SGK để tìm hiểu nội dung về hai

loại điện tích, sự nhiễm điện của các vật

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 HS

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ học tập và phát phiếu 1HT1

cho HS: đọc mục 1. Hai loại điện tích. Sự

nhiễm điện của các vật” và hoàn thành phiếu

1HT1

+ Hƣớng dẫn HS trả lời các câu hỏi: xác định

mục tiêu đọc mục này để làm gì? cần biết đề

+ Lập nhóm và nhóm trƣởng

+ Nhận phiếu 1HT1

+ Nghe hƣớng dẫn, quan sát và

làm theo

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+Hỏi: Nếu cọ xát thanh nhựa vào len, dạ rồi

đƣa đến gần các mẩu giấy nhẹ thì sẽ có hiện

tƣợng gì xảy ra?

+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra và

nhận xét kết quả

+ Làm thí nghiệm: đƣa một thanh kim loại

tay cầm bằng nhựa đến chạm vào quả cầu

của máy phát tĩnh điện đã đƣợc tích điện

+ Hỏi: Thanh kim loại có thể hút đƣợc các

mẩu giấy nhẹ không?

+Tiếp tục thí nghiệm, đƣa thanh im loại đến

gần các mẩu giấy nhẹ thì thấy các mẩu giấy

bị thanh kim loại hút

+Hỏi: tại sao không bị cọ xát mà thanh kim

loại có thể hút đƣợc các mẩu giấy nhẹ.

+ GV vào bài mới

+Trả lời: sau khi cọ xát, thanh

nhựa có thể hút các mẩu giấy nhẹ

+Tiến hành làm thí nghiệm, các

nhóm nhận xét

+ Tập trung quan sát các hoạt

động của GV

+Trả lời: Không, vì thanh kim loại

hông đƣợc cọ xát

+ Tiếp tục quan sát, ngạc nhiên vì

kết quả thí nghiệm trái với dự

đoán của mình. (Tình huống có

vấn đề xuất hiện)

+ Suy nghĩ nhƣng hông thể trả lời

đƣợc câu hỏi của GV

+ HS ghi đề bài

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

109

mục của đoạn đang đọc là gì? và hƣớng dẫn HS

đọc lƣớt các đề mục và nội dung, gạch chân

những từ quan trọng (từ hóa), đọc kỹ để viết ra

ý chính và thông tin cần thiết, hoàn thành phiếu

học tập 1HT1

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Yêu cầu các nhóm thực hiện lại và hoàn thành

phiếu 1HT1; quan sát, giúp đỡ, điều chỉnh HS

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu ba nhóm trình bày nội dung phiếu

1HT1 đã hoàn thành và cả lớp cho ý iến thảo

luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Tổng ết nội dung thảo luận và phiếu 1HT1

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1

+ Đọc mục 1 trang 6 SGK và

hoàn thành phiếu 1HT1

+ 3 nhóm trƣởng trình bày và

cả lớp thảo luận

+ Ghi nội dung mục 1 trang 6

SGK

+ Trả lời câu hỏi C1

Hoạt động 4 (15 phút): Làm việc với SGK để tìm hiểu nội dung định luật

Cu-lông

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Giới thiệu cân xoắn và con đƣờng đi đến định

luật Cu-lông

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Chia nhóm nhƣ cũ

+ Phát mỗi nhóm HS một phiếu 1HT3, yêu cầu

các nhóm HS đọc hình 1.6 ở SGK và ghi ra

nhận xét về điểm đặt, phƣơng, chiều của lực

tƣơng tác giữa hai điện tích vào phiếu 1HT3

+ Hƣớng dẫn HS làm việc với hình: quan sát

toàn diện hình vẽ 1.6 trang 7 SGK; phân tích,

+ Lắng nghe và đặt câu hỏi

(nếu có)

+ Chia nhóm

+ Nhận phiếu 1HT3

+ Lắng nghe

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

110

nhận định nội dung của hình; nhận định nội

dung iến thức ẩn trong hình; lựa chọn nội

dung cần thiết phục vụ yêu cầu đặt ra

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Yêu cầu các nhóm HS làm việc với hình 1.6

trang 7 SGK và hoàn thành phiếu 1HT3

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu hai nhóm HS trình bày kết quả ghi

lại đƣợc trong phiếu 1HT3 của nhóm mình và

cả lớp cho ý kiến thảo luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Tổng kết nội dung thảo luận và phiếu 1HT3

+ Vẽ lại và hƣớng dẫn thật nhanh hình 1.6 trang 7

SGK lên bảng

+ Yêu cầu HS ghi định luật Cu-lông, biểu thức

tính độ lớn của lực Cu-lông cho hai điện tích

điểm đặt trong chân hông

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2

+ Làm việc với hình 1.6 trang

7 SGK và phiếu 1HT3

+ Trình bày nội dung hoàn

thành ở phiếu 1HT3 và thảo

luận

+ Lắng nghe

+ Ghi nội dung định luật Cu-

lông

+ Trả lời câu hỏi C2

Hoạt động 5 (3 phút): Tìm hiểu về lực tƣơng tác giữa các điện tích trong

điện môi (chất cách điện)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Chuyển mục: Trƣờng hợp các điện tích

đƣợc đặt trong môi trƣờng hông hí hoặc

các môi trƣờng cách điện hác thì độ lớn của

lực tƣơng tác giữa chúng sẽ thay đổi thế nào?

+ Thông báo nội dung mục 3. Lực tƣơng tác

của các điện tích trong điện môi”, ghi công

thức (1.2) và nêu rõ chú thích các đại lƣợng

trong công thức, bảng 1.1

+ Lắng nghe và suy nghĩ

+ HS ghi nội dung mục 3. Lực

tƣơng tác của các điện tích trong

điện môi”

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

111

Cọ xát

Tiếp xúc (vật sau khi tách khỏi vật tiếp xúc với nó vẫn

nhiễm điện)

Hƣởng ứng (vật sau khi đƣa ra xa vật nhiễm điện sẽ

không còn nhiễm điện nữa)

3 cách

nhiễm

điện

Hoạt động 6 (6 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Phát phiếu học tập 1HT2 và yêu cầu HS làm

việc với phiếu 1HT2

+ Hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao

+ Tóm tắt và giải

+ Tiếp thu và điều chỉnh

VI. NỘI DUNG GHI BẢNG

Bài 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

1. Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật

a. Hai loại điện tích: Điện tích , đơn vị: Cu-lông (C)

Điện tích cùng dấu đẩy nhau

Điện tích trái dấu hút nhau

Electron (e) mang điện âm, độ lớn: e = 1,6. 10-19

C. Kiểm tra vật nhiễm điện bằng

điện nghiệm.

b. Sự nhiễm điện của các vật. Định luật Cu-lông

* Nội dung: ( HS ghi nhƣ SGK)

* Công thức độ lớn của lực tƣơng tác giữa hai điện tích điểm trong chân hông:

(1) Trong đó: r là hoảng cách giữa q1 và q2.

Trong hệ SI, hệ số tỉ lệ = 9.109 N.m

2/C

2

* Hình vẽ biểu diễn lực tƣơng tác giữa các điện tích điểm:

F21 r F12

q1>0 q2>0

F21 F12

q1>0 r q2<0

2

21

r

qqkF

âm

dƣơng

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

112

2. Lực tƣơng tác của các điện tích trong điện môi (2)

3. Ví dụ: Hai điện tích điểm mang điện dƣơng q1 = 2.10-8

C, q2 = q1 đƣợc đặt tại

hai điểm A, B cách nhau 2cm. Hãy biểu diễn lực tƣơng tác giữa chúng và so sánh

độ lớn của lực đó trong trƣờng hợp A, B trong hông hí và trong dầu hỏa?

Bài giải: (HS trình bày bài giải)

VII. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VII.1. Giao nhiệm vụ học tập và hƣớng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau bài học,

- Tóm tắt bằng sơ đồ hoạt động của máy lọc bụi,

- Suy nghĩ cách tạo ra một điện nghiệm từ các vật dụng thực tế hằng ngày,

- Xem lại hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện,

- Chuẩn bị 01 thanh thủy tinh, 01 mảnh lụa, giấy vụn.

VII.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

3.4.2. Thiết kế bài học: “Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các

nguồn điện thành bộ” theo hướng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng

làm việc với sách giáo khoa cho học sinh

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết theo PPCT: 20

Bài 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN

MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Thiết lập và vận dụng đƣợc các công thức biểu thị định luật Ôm đối với

đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.

2

21

r

qqkF

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

113

+ Biết cách vận dụng định luật Ôm trong việc giải các bài tập về đoạn mạch có

chứa nguồn điện và máy thu điện.

I.2. Kỹ năng

+ Vận dụng đƣợc định luật Ôm đối với các loại mạch điện

+ Khai thác và sử dụng đƣợc thông tin từ hình vẽ, bảng số liệu, đồ thị từ SGK

VL ở mức độ 3

I.3. Thái độ

Củng cố đƣợc tinh thần tự học, tự giác nghiên cứu bài học

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân tích

nội dung và yêu cầu bài học)

Bài học này đƣợc giảng dạy trong hai tiết.

Để đƣa ra đƣợc nội dung định luật Ôm tổng quát đối với các loại mạch điện,

các tác giả đƣa ra thí nghiệm mở đầu đối với đoạn mạch chứa nguồn điện, sau đó sử

dụng định luật bảo toàn năng lƣợng để đƣa ra biểu thức định luật Ôm cho đoạn

mạch chứa máy thu điện. Từ đó, sử dụng các ết quả đƣợc đƣa ra để hái quát thành

định luật Ôm tổng quát đối với

các loại mạch điện với quy ƣớc

èm theo. Khi sử dụng định

luật Ôm tổng quát đối với các

loại mạch điện, ngƣời sử dụng

phải nhận biết đƣợc nguồn

điện, máy thu điện. Đồng thời,

các tác giả cũng đƣa ra các

trƣờng hợp tạo thành bộ nguồn

điện và các biểu thức tính suất điện động, điện trở trong tƣơng đƣơng của bộ nguồn.

Bài học đƣợc trình bày ết hợp giữa ênh chữ và ênh hình.

Mở đầu bài học, để tìm hiểu về định luật Ôm đối với đoạn mạch điện có

chứa nguồn điện, SGK VL 11 nâng cao trình bày sơ đồ thí nghiệm hảo sát đoạn

Hình 3.2. Thí nghiệm định luật Ôm

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

114

mạch chứa nguồn điện èm theo hƣớng dẫn tiến hành thí nghiệm, bảng ết quả thí

nghiệm và đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của U vào I nhƣ trên Hình 3.2. Những

ênh hình này thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với

SGK VL, trong điều iện hông thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp.

III. Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Căn cứ vào mục tiêu bài dạy và việc phân tích nội dung bài học trên đây, có

thể xác định KN làm việc với SGK VL cần rèn luyện cho HS là làm việc với hình

vẽ sơ đồ, bảng số liệu và đồ thị ở mức độ 3.

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Về thời lƣợng dự iến 15 phút, tổ chức tại lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4 -

6 HS/nhóm.

+ Bản scan các hình 14.1, 14.2 và bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao, máy chiếu,

màn hứng ảnh, bút laser

+ Các nhiệm vụ HS phải thực hiện:

Dựa vào hình 14.1 SGK VL 11 chỉ ra các phần tử của mạch điện và nêu tác dụng

của các phần tử mạch điện đó; dựa vào bảng 14.1 SGK VL 11 và đồ thị 14.2 SGK VL

11 nêu mối liên hệ giữa cƣờng độ dòng điện I và hiệu điện thế UAB; trình bày ết quả

của nhóm; thảo luận, nhận xét và ết luận.

+ Hệ thống câu hỏi hỗ trợ làm việc với SGK:

- Nhìn vào sơ đồ 14.1 SGK VL 11 nâng cao, các phần tử mạch điện trong hình

có chức năng gì?

- Khi hoá K mở, vôn ế V cho biết thông số gì?

- Từ bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao, có nhận xét gì về liên hệ giữa I và UAB?

- Từ hình 14.2 SGK VL 11 nâng cao, có nhận xét gì về quy luật biến thiên của

I và UAB?

+ PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SGK VL

GVgiảng dạy:………………………………………………(Nam/Nữ………..)

Trƣờng THPT………………………………, tỉnh…………………………………..

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

115

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MẠCH ĐIỆN. MẮC CÁC

NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

Trƣờng:……………………..Lớp:……..Nhóm:……Trƣởng nhóm: ……………

1)Từ hình 14.1 SGK VL 11 nâng cao, các phần tử của mạch điện gồm:

+……………có tác dụng………………………………………………………

+……………có tác dụng………………………………………………………

+……………có tác dụng………………………………………………………

1)Từ bảng 14.1 SGK VL 11 nâng cao và hình 14.2 SGK VL 11 nâng cao, nhận xét

mối liên hệ giữa I và UAB:

………………………………………………………………………………………

2)Từ đồ thị 14.2 SGK VL 11 nâng cao, viết biểu thức liên hệ giữa I và UAB:

………………………………………………………………………………………

Tên bài học:…………………………………………………………………………..

Tiết theo PPCT:………….(Nâng cao/ Chuẩn: ….), Ngày ………….…………

Lớp 11………….., Sĩ số lớp:…………….(………..Nam; ………Nữ)

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn Hoàn

thành

Không

hoàn

thành

Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ

Toán học hóa đƣợc kênh chữ

Đọc đƣợc các kênh hình

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị đo, giá trị

cực đại, cực tiểu từ đồ thị, bảng biểu

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả mối liên hệ giữa

các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa các đại lƣợng

cho trên đồ thị, bảng biểu

Diễn đạt đƣợc kênh hình

Nhận xét

+ Phiếu hỗ trợ học tập nhóm:

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

116

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Đọc lại và hiểu rõ định luật Ôm đối với toàn mạch

+ Các loại bút đánh dấu: bút chì, bút dạ,…và giấy nháp

+ SGK VL 11 nâng cao

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(5 phút): Tạo tình huống vào bài

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS viết biểu thức định luật Ôm đối

với toàn mạch

+ Hỏi: trƣờng hợp cần tính hiệu điện thế giữa hai

đầu một đoạn mạch bất kì: chứa điện trở, chứa

nguồn điện, chứa máy thu điện, chứa cả máy thu

điện và nguồn điện…cần sử dụng công thức nào?

* Nếu HS trả lời đƣợc thì yêu cầu HS chứng minh,

nếu không trả lời đƣợc thì định hƣớng vào bài mới

+ Viết biểu thức định luật

Ôm đối với toàn mạch

+ Tìm câu trả lời

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa

nguồn điện thông qua làm việc với SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS chia nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: hoàn thành phiếu học tập sau đây

+ Phát phiếu học tập cho HS

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Yêu cầu các nhóm hoàn thành PHT

+ Quan sát và trợ giúp

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu từng nhóm trình bày phiếu học tập và

thảo luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét kết quả qua các phiếu học tập và thảo

luận

+ Tổng kết nội dung phiếu học tập

+ Chia nhóm và cử trƣởng nhóm

+ Nhận phiếu học tập

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành phiếu học tập

+ Trình bày phiếu học tập và thảo

luận

+ Lắng nghe

+ Ghi lại kết quả phiếu học tập đã

đƣợc GV chính xác hóa

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

117

Hoạt động 3 (10phút): Tìm biểu thức định luật Ôm đối với đoạn mạch

chứa máy thu điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS quan sát hình 14.4 SGK VL 11

nâng cao, tính toán và so sánh công của dòng

điện sinh ra ở đoạn mạch và điện năng máy

thu tiêu thụ trong thời gian t

+ Yêu cầu HS viết ra biểu thức liên hệ giữa

cƣờng độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai

đầu đoạn mạch

+ Yêu cầu HS phát biểu định luật Ôm đối với

đoạn mạch chứa máy thu điện

+ Yêu cầu HS viết ra biểu thức định luật Ôm

cho đoạn mạch ở hình 14.5

+ Quan sát và tính để so sánh

+ Viết ra biểu thức (14.5) và (14.6)

+ Diễn đạt thành lời biểu thức (14.6)

+ Viết ra biểu thức (14.8)

Hoạt động 4 (7 phút): Thiết lập công thức tổng quát của định luật Ôm

đối với các loại đoạn mạch

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Chiếu các hình 14.6a và 14.6b SGK VL 11

nâng cao và yêu cầu HS cho biết điểm khác

nhau giữa hai hình

+ Yêu cầu HS viết biểu thức định luật Ôm

tƣơng ứng cho các đoạn mạch trên hình

14.6a và 14.6b SGK VL 11 nâng cao

+ Yêu cầu HS viết ra công thức tổng quát của

định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch

+ Hỏi: Có lƣu ý gì hi sử dụng công thức

tổng quát của định luật Ôm đối với các loại

đoạn mạch?

+ Quan sát hình vẽ 14.6a và 14.6b và

nhận ra nguồn điện và máy thu điện

+ Viết biểu thức định luật Ôm tƣơng

ứng với hai đoạn mạch ở hình 14.6a

và 14.6b SGK VL 11 nâng cao

+ Viết ra công thức tổng quát của định

luật Ôm đối với các loại đoạn mạch

+ Nhận xét điều kiện sử dụng: phải

xác định rõ nguồn điện và máy thu

thông qua chọn chiều dòng điện

Hoạt động 5 (8 phút): Củng cố nội dung học tập

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nhắc lại công thức tổng quát của định luật Ôm

đối với các loại đoạn mạch và lƣu ý hi sử dụng

công thức

+ Lắng nghe

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

118

Bài 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC LOẠI ĐOẠN MẠCH.

MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ

1. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện

+ Nguồn điện: ; máy thu điện:

+ Độ giảm thế trên đoạn mạch chứa nguồn và điện trở R:

UAB = VA - VB = E - (r +R)I

+ Biểu thức định luật:

2. Định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa máy thu điện

+ Biểu thức: ; + Mở rộng :

3. Công thức tổng quát của định luật Ôm đối với cácl oại đoạn mạch

, trong đó: nguồn điện thì E > 0, máy thu điện thì E < 0

*Ví dụ: Giải bài tập 3 trang 73 SGK VL 11 nâng cao

a) Giả sử dòng điện có chiều từ A đến B, áp dụng định luật Ôm ta có:

UAB = UAC + UCB → UAB = - E1 + E2 + I(r1+r2 + R) → I = > 0. Vậy chiều

dòng điện đã chọn là phù hợp

b) E1 là nguồn điện, E2 là máy thu điện

c) UAC = - E1 + Ir1 = -7,6V, UCB = E2 + I(R+r2)=UAB –UCB = 13,6V.

I I

+ Nhắc lại cách nhận biết nguồn điện và máy thu

+ Chiếu bài tập 3 trang 73 SGK VL 11 nâng cao

và yêu cầu HS giải theo nhóm từ 4- 6 HS/nhóm

+ Quan sát và hƣớng dẫn HS thực hiện

+ Yêu cầu các nhóm trình bày bài giải của nhóm

và tổ chức cho HS thảo luận

+ Tổng kết kết quả bài giải và thảo luận

+ Lắng nghe

+ Chia nhóm và giải bài tập

+ Trình bày kết quả, thảo luận

+ Lắng nghe

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG & GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ về nhà

+ Yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi C2 và C4

+ Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: 01 pin 1,5V mới, 01 pin 1,5V đã sử dụng gần

hết điện, 05 đoạn dây đồng 10cm/đoạn có vỏ cách điện

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

VII. NỘI DUNG GHI BẢNG

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

119

3.5. Kết luận chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học theo hƣớng phát triển năng

lực làm việc với SGK trong dạy học phần Điện học” VL 11 nâng cao, cho phép rút

ra một số kết luận nhƣ sau.

+ Phần Điện học” ở SGK VL 11 nâng cao đƣợc trình bày bằng kênh chữ kết

hợp với kênh hình một cách logic và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động làm

việc với SGK cho HS trong quá trình dạy học. Giáo viên nghiên cứu và chú trọng

việc tổ chức cho HS làm việc với các kênh thông tin trình bày ở SGK thuộc phần

này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK

và KN tự học.

+ Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học

VL THPT đƣợc vận dụng trong các kiểu bài lên lớp nhƣ: bài nghiên cứu tài liệu

mới, bài ôn tập, bài thực hành và bài kiểm tra - đánh giá. Quy trình này cũng đƣợc

sử dụng trong các khâu của bài lên lớp nhƣ: iểm tra bài cũ, nghiên cứu kiến thức

mới, củng cố vận dụng. Mỗi khâu, mỗi kiểu bài lên lớp đều có các ví dụ tham khảo

để dễ dàng tiếp cận việc sử dụng quy trình.

+ Việc sử dụng Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS

trong dạy học vật lí THPT” cần lƣu ý đến các mức độ KN hiện có của HS vào

từng thời điểm dạy học sao cho phù hợp nhất. Các mức độ sử dụng quy trình đƣợc

chia thành ba mức độ: Mức độ1: áp dụng cho trƣờng hợp HS chƣa có KN làm việc

với SGK VL hoặc có nhƣng ở mức thấp. Mức độ 2: áp dụng cho trƣờng hợp HS

có KN làm việc với SGK nhƣng còn lúng túng chƣa thành thạo hoặc thụ động.

Mức độ 3: áp dụng cho trƣờng hợp HS có KN làm việc với SGK tƣơng đối thành

thạo, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để giải quyết các yêu cầu

nhận thức. Ứng với mỗi mức độ rèn luyện KN làm việc với SGK, đề tài đã cung

cấp các ví dụ minh họa cho mức độ đó, do đó sẽ thuận tiện cho việc tham khảo.

+ Đề tài giới thiệu một số bài giảng (08 bài) trong phần Điện học” đƣợc

thiết kế theo hƣớng rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK trong dạy học VL.

+ Trong quá trình dạy học theo hƣớng sử dụng Quy trình tổ chức rèn luyện

KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT”, GV cần linh hoạt với các

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

120

tình huống cụ thể, không nên lạm dụng quy trình trong suốt cả tiết dạy mà cần kết

hợp với các biện pháp dạy học phù hợp. Mỗi tiết dạy không nên tổ chức quá nhiều

hoạt động làm việc với SGK, có thể giới hạn nhiều nhất đến vài hoạt động, với thời

gian phù hợp. Các bài giảng đề tài đã giới thiệu mang tính chất minh họa cho việc sử

dụng Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí

THPT”, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào các bài giảng khác, các nội dung

khác hoặc các khối lớp khác.

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

121

CHƢƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

4.1. Mục tiêu thực nghiệm sƣ phạm

Kiểm tra, đánh giá tính hả thi của đề tài và tính đúng đắn của giả thuyết

khoa học đề tài đã đề xuất. Quá trình TNg sƣ phạm đƣợc chia thành hai vòng, mỗi

vòng đáp ứng các mục tiêu khác nhau.

4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm vòng một

Thực nghiệm vòng một đƣợc tiến hành để kiểm tra, đánh giá một số vấn đề sau:

+ Tính hợp lí của quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK

trong dạy học vật lí THPT

+ Tính khả thi và hiệu quả sử dụng các bài giảng theo hƣớng rèn luyện cho HS

các KN làm việc với SGK trong dạy học VL có sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện

cho HS kỹ năng làm việc với SGK trong dạy học vật lí THPT

+ Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL của HS đƣợc đề

tài đề xuất

+ Điều chỉnh, bổ sung các vấn đề cần thiết của quy trình, bài giảng, tiêu chí

đánh giá năng lực làm việc với SGK VL chuẩn bị cho vòng thực nghiệm tiếp theo

4.1.2. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm vòng hai

Thực nghiệm sƣ phạm vòng hai đƣợc tiến hành để kiểm tra, đánh giá một số

vấn đề sau:

+ Năng lực làm việc với SGK VL của HS

+ Tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài

4.2. Phạm vi, đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Căn cứ vào thực tiễn và mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã xác định phạm vi và

đối tƣợng nghiên cứu một cách hợp lí nhất để đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra.

4.2.1. Phạm vi thực nghiệm

+ Về địa bàn thực nghiệm: tại hai trƣờng THPT trên địa bàn huyện Bình Sơn:

Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong và Trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

122

+ Về nội dung dạy học: Phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT gồm các bài học:

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 3: Điện trƣờng

Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế

Bài 10: Dòng điện hông đổi. Nguồn điện

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ

Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện

thành bộ (tiết 1)

Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

4.2.2. Đối tượng thực nghiệm

+ Ngƣời học: HS lớp 11 THPT thuộc các trƣờng trên cùng địa bàn huyện

Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong và Trƣờng THPT Số 1

Bình Sơn.

+ Ngƣời dạy: GV đang dạy môn Vật lí tại các trƣờng: THPT Trần Kỳ Phong (với

02 giáo viên), và trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn với (04 giáo viên), tỉnh Quảng Ngãi.

4.3. Tiến trình thực nghiệm

Để đảm bảo thực hiện đƣợc quá trình thực nghiệm sƣ phạm của đề tài, chúng tôi

đã lấy giấy giới thiệu thực nghiệm sƣ phạm của cơ sở đào tạo và liên hệ với Hiệu

trƣởng các trƣờng THPT Trần Kỳ Phong, THPT Số 1 Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sau

hi đƣợc các Hiệu trƣởng các trƣờng này chấp thuận bằng văn bản, chúng tôi liên hệ và

làm việc với Tổ Vật lí của các trƣờng theo văn bản giới thiệu của Hiệu trƣởng các

trƣờng này để chọn mẫu thực nghiệm cho đề tài và tiến hành thực nghiệm hai vòng.

4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng một

Thực nghiệm sƣ phạm vòng một đƣợc thực hiện vào năm học 2013 - 2014.

Mẫu thực nghiệm vòng một đƣợc chọn gồm 12 lớp 11 năm học 2013-2014 với 540

HS, trong đó có 08 lớp 11 thuộc trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn và 04 lớp còn lại

thuộc trƣờng THPT Trần Kỳ Phong.

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng hai

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

123

Mẫu thực nghiệm vòng hai đƣợc chọn gồm 12 lớp 11 năm học 2014-2015

với 551 HS, trong đó có 08 lớp 11 thuộc trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn và 04 lớp còn

lại thuộc trƣờng THPT Trần Kỳ Phong. Để chọn mẫu thực nghiệm vòng hai, HS các

lớp đƣợc chọn đƣợc làm một bài kiểm tra đầu vào ngay trƣớc khi bắt đầu quá trình

thực nghiệm vòng hai. Đề kiểm tra đầu vào đƣợc xây dựng trên cơ sở các tiêu chí

năng lực làm việc với SGK, và thiết kế theo hình thức tự luận. Sau khi có kết quả

kiểm tra đầu vào và tiến hành so sánh giữa hai nhóm là tƣơng đƣơng nhau, chúng

tôi tiến hành chia các lớp trên thành hai nhóm: Nhóm Thực nghiệm (TNg) và Nhóm

Đối chứng (ĐC) nhƣ ở (phụ lục 1. Kết quả khảo sát đầu vào ngay trƣớc khi tiến

hành quá trình thực nghiệm). Các lớp đƣợc chọn thực nghiệm vòng hai có KN làm

việc với SGK của cả hai nhóm là tƣơng đƣơng nhau.

4.3.2. Tổ chức thực nghiệm

+ Lựa chọn GV giảng dạy

GV đƣợc lựa chọn ở cả hai vòng TNg là các GV có kinh nghiệm giảng dạy,

có uy tín đối với HS, có PP sƣ phạm tốt và nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác thực hiện đề

tài. Riêng đối với TNg vòng hai, ƣu tiên chọn các GV đã tham gia giảng dạy thực

nghiệm ở vòng một.

+ Chuẩn bị tài liệu cho GV giảng dạy thực nghiệm

Tài liệu giảng dạy TNg đƣợc phát đến GV trƣớc khi tổ chức gặp gỡ tất cả

GV đƣợc chọn giảng dạy TNg. Các tài liệu này bao gồm quy trình tổ chức rèn luyện

KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí, các bài giảng thuộc phần Điện

học” theo hƣớng rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS nhƣ đã xác định ở trên,

các mức độ sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK VL cho HS.

Việc phổ biến trƣớc các tài liệu thực nghiệm giúp cho GV có thời gian đọc và tham

khảo để tiện cho việc trao đổi tiếp theo.

+ Hƣớng dẫn GV thực hiện

Các GV giảng dạy thực nghiệm đƣợc mời tập trung để nghe hƣớng dẫn và

thống nhất các công việc của quá trình TNg. Cụ thể: GV đƣợc nghe mục tiêu của

quá trình TNg, nghe hƣớng dẫn về: cách sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN

làm việc với SGK trong dạy học VL, các giáo án đã nhận đƣợc trƣớc khi tập trung.

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

124

+ Thống nhất thực hiện

Ở vòng một, các lớp TNg đƣợc GV giảng dạy theo hƣớng sử dụng các bài giảng

đƣợc thiết ế theo hƣớng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc

với SGK VL 11 nâng cao đã đƣợc hƣớng dẫn. Sau mỗi tiết dạy, tác giả đề tài và GV

giảng dạy trao đổi, thống nhất, rút inh nghiệm cho các tiết dạy tiếp theo.

Ở vòng hai, các lớp đƣợc chọn TNg thuộc nhóm TNg đƣợc giảng dạy theo

các bài giảng đƣợc soạn theo hƣớng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS

ỹ năng làm việc với SGK, các lớp thuộc nhóm ĐC đƣợc GV giảng dạy theo cách

thông thƣờng.

+ Các bài học của cả hai vòng bao gồm

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 3: Điện trƣờng

Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế

Bài 10: Dòng điện hông đổi. Nguồn điện

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ

Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện

thành bộ (tiết 1)

Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

+ Khảo sát đầu vào ngay trƣớc thực nghiệm

Ngay trƣớc khi tiến hành TNg vòng hai, tất cả các lớp 11 của cả hai trƣờng

đƣợc thực hiện cùng một bài kiểm tra đầu vào, bài này có nội dung kiến thức thuộc

chƣơng trình VL lớp 10 và các câu hỏi đƣợc ra theo hƣớng kiểm tra KN làm việc

với SGK VL của HS (Phụ lục 1). Sau khi có kết quả kiểm tra đầu vào, có 12 lớp có

kết quả kiểm tra đầu vào về KN làm việc với SGK tƣơng đƣơng nhau, 12 lớp trên

đƣợc chia thành hai nhóm: Nhóm Thực nghiệm (TNg) gồm các lớp 11A1, 11A3,

11A5, 11A7, 11B1, 11B3; và Nhóm Đối chứng (ĐC) gồm các lớp 11A2, 11A4,

11A6, 11A8, 11B2, 11B4 nhƣ Bảng P1.1 (Phụ lục 1).

+ Quan sát quá trình dạy thực nghiệm

Ở mỗi tiết dạy của giáo viên đều đƣợc tác giả luận án quan sát, ghi chép cẩn

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

125

thận về cảm xúc, thái độ, sự hƣng phấn làm việc với SGK của HS thể hiện qua sự

hăng say, chủ động, tích cực làm việc với SGK, tích cực tranh luận, thảo luận và tốc

độ làm việc với SGK của HS. Đồng thời, quan sát công việc tổ chức hoạt động nhận

thức cho HS của GV. Đặc biệt quan sát theo phiếu quan sát hoạt động làm việc với

SGK. Mỗi hoạt động làm việc với SGK của HS đƣợc lặp lại tối thiểu ba lần. Sự lặp

lại nhƣ vậy đảm bảo loại trừ tính ngẫu nhiên về kết quả thực hiện các hoạt động

cũng nhƣ sự tiến bộ hoặc chƣa tiến bộ của HS về hoạt động làm việc với SGK.

+ Khảo sát đầu ra ngay trƣớc khi kết thúc thực nghiệm

Để kiểm tra và so sánh sự tiến bộ về KN làm việc với SGK của nhóm TNg

và nhóm ĐC, của chính nhóm TNg trƣớc và sau thực nghiệm, ngay sau khi kết thúc

TNg vòng hai, chúng tôi tiến hành cho cả hai nhóm thực hiện cùng một bài kiểm tra

đầu ra. Bài kiểm tra đầu ra có nội dung kiến thức thuộc phần Điện học” VL lớp 11

nâng cao, các câu hỏi trong bài kiểm tra đƣợc ra theo hƣớng kiểm tra năng lực làm

việc với SGK của học sinh (Phụ lục 2), đề đƣợc ra theo hình thức tự luận. Kết quả

bài kiểm tra đầu ra đƣợc trình bày ở Bảng P2.1 (Phụ lục 2).

4.4. Phƣơng pháp đánh giá năng lực làm việc với sách giáo khoa

Năng lực làm việc với SGK của HS đƣợc hình thành và phát triển thông qua

một quá trình rèn luyện lâu dài và bền bỉ. Trong quá trình phát triển năng lực làm việc

với SGK cho HS, GV phải kiểm tra, đánh giá, tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp.

Đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS đƣợc thực hiện thông qua kết hợp đánh

giá định tính bằng quan sát và đánh giá định lƣợng thông qua các kết quả làm bài kiểm

tra năng lực làm việc với SGK.

4.4.1. Phương pháp định tính

Để đánh giá định tính năng lực làm việc với SGK, cần tiến hành quan sát

diễn biến của các hoạt động làm việc với SGK của HS trong tất cả các tiết học có sử

dụng bài giảng đƣợc thiết kế có sử dụng quy trình tổ chức các hoạt động làm việc

với SGK. Các diễn biến này đƣợc ghi lại một cách chi tiết và đƣợc tổng hợp sau khi

tất cả các lớp TNg hoàn thành xong việc rèn luyện cùng một KN làm việc với SGK.

Việc ghi lại kết quả quan sát đƣợc thực hiện bởi GV quan sát kết hợp với các thiết

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

126

bị ghi âm, ghi hình.

Kết quả quan sát các hoạt động làm việc với SGK của HS đƣợc ghi lại theo

phiếu quan sát các hoạt động làm việc với SGK ngay dƣới đây.

PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SGK VL

GV giảng dạy:………………………………(Nam/Nữ………..)

Trƣờng THPT……………………………, tỉnh…………………………………..

Tên bài học:…………………………………………………………………………..

Hoạt động làm việc với SGK:………………………………………………………..

Tiết theo PPCT:………….(Nâng cao/ Chuẩn: ….), Ngày:………….…………

Lớp 11………….., Sĩ số lớp:…………….(………..Nam; ………Nữ)

Thao tác làm việc SGK HS cần hƣớng dẫn Hoàn

thành

Không

h.thành Tgian

Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ

Toán học hóa đƣợc kênh chữ

Đọc đƣợc các kênh hình

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị đo,

giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị, bảng biểu

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả mối liên

hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa các

đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng biểu

Diễn đạt đƣợc kênh hình

Nhận xét:

Kết quả quan sát định tính cho phép đánh giá sự tiến bộ của các em trong các

hoạt động làm việc với SGK diễn ra ngay tại mỗi tiết học. Phần nhận xét ở phiếu

quan sát hoạt động làm việc với SGK VL đƣợc ƣu tiên để ghi chép về: tiến trình

thực hiện bài giảng, kỹ năng tổ chức các hoạt động làm việc với SGK VL của GV,

tình trạng công việc của GV trong giờ dạy, tính tích cực, hƣng phấn và tự tin của

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

127

HS khi tham gia làm việc với SGK, tính chủ động, mức độ linh hoạt, làm việc

nhóm, khả năng thuyết trình trƣớc tập thể, tính sáng tạo trong cách học và tiếp cận

nhiệm vụ mới của HS khi tham gia làm việc với SGK.

Để đánh giá năng lực làm việc với SGK với hiệu quả dạy học sau một quá trình

rèn luyện các KN làm việc với SGK, cần kết hợp đánh giá định tính và định lƣợng.

4.4.2. Phương pháp định lượng

Trên cơ sở của việc phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS phải thông

qua rèn luyện các KN làm việc với kênh chữ, kênh hình, dựa theo bảng các tiêu chí

và chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đã quy định, GV tiến hành ra đề kiểm tra năng

lực làm việc với SGK và hiệu quả dạy học theo hƣớng làm việc với SGK của HS. Đề

kiểm tra đƣợc ra sao cho đảm bảo kiểm tra và đánh giá định lƣợng đƣợc các KN làm

việc với SGK trên cơ sở của các tiêu chí, mỗi câu hỏi tƣơng ứng với một tiêu chí ở

một mức độ xác định. Tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra có cùng điểm số. Tổng

điểm X của bài kiểm tra đƣợc quy về điểm 10. Để đánh giá định lƣợng năng lực làm

việc với SGK của HS, cần thực hiện kiểm tra năng lực đầu vào và năng lực đầu ra của

HS. Từ đó, so sánh điểm số năng lực đầu vào và điểm số năng lực đầu ra của HS để

đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS. Nếu điểm kiểm tra đầu ra cao hơn điểm

kiểm tra đầu vào của cùng một HS của nhóm TNg, thì có thể kết luận năng lực làm

việc với SGK của HS đó đã đƣợc phát triển.

Hiệu quả của việc dạy học theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với

SGK VL cho HS đƣợc đánh giá định lƣợng thông qua đánh giá thống ê các ết quả

thu đƣợc từ bài iểm tra.

Việc so sánh hiệu quả của phƣơng pháp dạy học theo hƣớng đề xuất của

đề tài và PP dạy thông thƣờng cần so sánh các thông số sau đây:

+ Giá trị trung bình cộng X : Giá trị trung bình cộng X là tham số đặc trƣng

của số liệu đƣợc tính bởi công thức: i in x

Xn

(1)

+ Phƣơng sai S2:

2

i i2n (x x)

Sn 1

(2)

+ Độ lệch chuẩn S: Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị trung

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

128

bình và đƣợc tính theo công thức:

2

i in (x x)S

n 1

(3)

Nếu độ lệch chuẩn S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán

+ Hệ số biến thiên V: Hệ số biến thiên V cho phép so sánh mức độ phân tán

của các số liệu và đƣợc tính bởi công thức:

sV 100%

x (4)

+ Sai số tiêu chuẩn m: s

mn

(5)

4.5. Kết quả thực nghiệm

4.5.1. Kết quả thực nghiệm vòng một

Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm vòng một, thu đƣợc các kết quả cơ

bản nhƣ sau:

+ Các bài giảng thuộc phần Điện học” có sử dụng quy trình tổ chức rèn

luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL 11 nâng cao theo hƣớng đề xuất của

đề tài đƣợc thực hiện một cách trôi chảy, thuận lợi, đảm bảo mục tiêu dạy học và

phân bố thời gian, phù hợp với điều iện dạy học của nhà trƣờng và với đối tƣợng

HS. Các bài dạy theo hƣớng đề xuất của đề tài hoàn toàn hả thi và đáp ứng đƣợc

mục tiêu dạy học, đảm bảo cho thực nghiệm vòng hai.

+ Các tiết học đƣợc tiến hành một cách nhẹ nhàng, thoải mái, HS hứng thú

làm việc với SGK, mạnh dạn thảo luận, tranh luận, tự tin trong giờ học. Học sinh

tích cực và chủ động làm việc với SGK cả trong giờ và ngoài giờ lên lớp.

+ Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK trong dạy

học vật lí THPT là hợp lí thể hiện qua việc vận dụng để thiết kế các bài giảng TNg.

+ Một số GV dạy TNg đề nghị tăng thêm các hoạt động làm việc với SGK ở

một số bài giảng, chẳng hạn: tổ chức cho HS làm việc với các hình 2.4 và hình 2.5

thuộc bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích” SGK VL 11 nâng cao.

+ Học sinh làm việc với SGK có hông hí học tập sôi nổi, thái độ hợp tác,

chủ động trong học tập ngày càng đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, sự tự tin trong trình

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

129

bày ý iến trƣớc tập thể của HS cũng đƣợc thể hiện ngày một rõ nét hơn.

Nhƣ vậy, ết quả thực nghiệm vòng một đã đáp ứng đƣợc mục tiêu thực

nghiệm của vòng này và đảm bảo cho vòng thực nghiệm tiếp theo.

4.5.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai

Sau khi kết thúc quá trình TNg vòng hai, chúng tôi thu đƣợc các kết quả chủ

yếu sau đây.

a) Kết quả quan sát

Việc quan sát giờ dạy đƣợc tiến hành ở tất cả các lớp TNg. Mỗi hoạt động làm

việc với SGK của HS ở một lớp TNg đƣợc ghi lại vào một phiếu quan sát. Kết thúc

mỗi hoạt động làm việc với SGK của một bài giảng cho tất cả các lớp TNg, kết quả

quan sát đƣợc tổng hợp lại thành một bảng kết quả. Kết quả quan sát của một hoạt

động làm việc với SGK trong bảng tổng hợp đƣợc thực hiện bằng cách tổng hợp tất

cả số lƣợng HS của cả nhóm TNg tham gia hoạt động đó theo cùng một tiêu chí quan

sát và đƣợc tính tỉ lệ phần trăm so với tổng số HS của nhóm TNg. Kết quả quan sát

các hoạt động làm việc với SGK của HS trong cả quá trình thực nghiệm đƣợc trình

bày cụ thể ở Bảng 4.1 dƣới đây. Ngoài ra, ết quả quan sát mỗi hoạt động làm việc

với SGK của HS còn đƣợc biểu diễn cụ thể bằng một biểu đồ để tiện so sánh, phân

tích và theo dõi.

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả quan sát các bài giảng

Thao tác làm việc SGK

Lần

quan

sát thứ

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành

(SL: %)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ

kênh chữ

1 87: 32,0 124: 45,1 64: 23,3 215: 78,2 60: 21,8

2 82: 29,8 130: 47,3 63: 22,9 230: 83,6 45: 16,4

3 68: 24,7 151: 54,9 56: 20,4 241: 87,6 34: 12,4

4 60: 21,8 164: 59,6 51: 18,5 239: 86,9 36: 13,1

5 52: 18,9 177: 64,4 46: 16,7 243: 88,4 32: 11,6

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ

1 86: 31,3 124: 45,1 65: 23,6 223: 81,1 52: 18,9

2 75: 27,3 140: 50,1 60: 21,8 230: 83,6 45: 16,4

3 56: 20,4 170: 61,8 49: 17,8 241: 87,6 34: 12,4

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

130

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ

1 98: 35,6 121: 44,0 56: 20,4 216: 78,5 59: 21,5

2 83: 30,2 132: 48,0 60: 21,8 225: 81,8 50: 18,2

3 72: 26,2 145: 52,7 58: 21,1 231: 84,0 44: 16,0

Toán học hóa đƣợc kênh chữ

1 91: 33,1 106: 38,5 78: 28,4 220: 80,0 55: 20,0

2 79: 28,7 122: 44,4 74: 26,9 227: 82,5 48: 17,5

3 62: 22,5 153: 55,6 60: 21,8 237: 86,2 38: 13,8

Đọc đƣợc các kênh hình

1 92: 33,5 112: 40,7 71: 25,8 209: 76,0 66: 24,0

2 82: 29,8 127: 46,2 66: 24,0 225: 81,8 50: 18,2

3 72: 26,2 141: 51,3 62: 22,5 231: 84,0 44: 16,0

4 64: 23,3 153: 55,6 60: 21,8 238: 86,5 37: 13,5

5 53: 19,3 171: 62,2 51: 18,5 243: 88,4 32: 11,6

6 38: 13,8 201: 73,1 36: 13,1 252: 91,6 23: 8,4

Xác định đƣợc các đại lƣợng,

đơn vị đo, giá trị cực đại, cực

tiểu từ đồ thị, bảng biểu

1 104: 37,8 99: 36,0 72: 26,2 200: 72,7 75: 27,3

2 91: 33,1 122: 44,4 62: 22,5 220: 80,0 55: 20,0

3 71: 25,8 145: 52,7 59: 21,5 232: 84,4 43: 15,6

4 51: 18,5 182: 66,2 42: 15,3 244: 88,7 31: 11,3

5 40: 14,5 199: 72,4 36: 13,1 251: 91,3 24: 8,7

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô

tả mối liên hệ giữa các đại

lƣợng trên đồ thị, bảng biểu

1 112: 40,7 74: 26,9 89: 32,4 207: 75,3 68: 24,7

2 92: 33,5 114: 41,5 69: 25,1 219: 79,6 56:20,4

3 78: 28,4 137: 49,8 60: 21,8 228: 82,9 47: 17,1

4 48: 17,5 181: 65,8 46: 16,7 246: 89,5 29: 10,5

5 41: 14,9 196: 71,3 38: 13,8 250: 90,1 25: 9,9

Khái quát hoá đƣợc mối liên

hệ giữa các đại lƣợng cho trên

đồ thị, bảng biểu

1 128: 46,5 42: 15,3 105: 38,2 198: 72,0 77: 28,0

2 84: 30,5 106: 38,5 85: 30,9 224: 81,5 51: 18,5

3 72: 26,2 123: 44,7 80: 29,1 231: 84,0 44: 16,0

4 52: 18,9 162: 58,9 61: 22,1 243: 88,4 32: 11,6

5 40: 14,5 193: 70,2 42: 15,3 251: 91,3 24: 8,7

Diễn đạt đƣợc kênh hình

1 130: 47,3 36: 13,1 109: 39,6 197: 71,6 78: 28,4

2 91: 33,1 103: 37,5 81: 29,5 220: 80,0 55: 20,0

3 81: 29,5 123: 44,7 71: 25,8 226: 82,2 49: 17,8

4 61: 22,2 150: 54,5 64: 23,3 238: 86,5 37: 13,5

5 50: 18,2 171: 62,2 54: 19,6 245: 89,1 30:10,9

6 39: 14,2 192: 69,8 44: 16,0 251: 91,3 24: 8,7

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

131

Tổng hợp nhận xét: GV làm việc ngày càng thoải mái, nhẹ nhàng, HS ngày càng chủ

động làm việc với SGK hơn, thời gian hoàn thành càng về sau càng hợp lí, ỹ năng trình

bày, thảo luận tốt dần sau mỗi hoạt động làm việc với SGK, HS ngày càng tự tin, tính

hợp tác trong tập thể dần dần đƣợc phát huy rõ rệt, hả năng thuyết trình và trình bày ý

iến trƣớc tập thể thể hiện ngày càng rõ nét và hiệu quả hơn.

b) Phân tích kết quả quan sát

Căn cứ vào số liệu từ Bảng 4.1. và các biểu đồ từ Biểu đồ 4.1. đến Biểu đồ

4.9. cho thấy: trong tất cả các hoạt động làm việc với SGK của HS, số lƣợng HS cần

hƣớng dẫn hoặc cần hƣớng dẫn chút ít để thực hiện các hoạt động làm việc với SGK

ngày càng giảm dần, lần rèn luyện KN tƣơng tự càng về sau số lƣợng HS cần hỏi

càng giảm. Trong hi đó, số lƣợng HS không cần hƣớng dẫn ngày càng tăng, lần

rèn luyện KN tƣơng tự càng về sau số lƣợng HS không cần hƣớng dẫn càng nhiều.

Kết quả làm việc với SGK VL của HS để giải quyết đƣợc hay hoàn thành đƣợc

nhiệm vụ học tập ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Trong hi đó, số lƣợng HS làm

việc với SGK VL hông hoàn thành đƣợc nhiệm vụ học tập giảm mạnh sau mỗi lần

rèn luyện một KN xác định.

Đối với hoạt động viết ra ý chính từ ênh chữ: Hoạt động viết ra ý chính

từ hênh chữ đƣợc tiến hành ngay từ bài học đầu tiên trong SGK VL và đƣợc lặp lại

năm lần với mức độ tăng dần ở các hoạt động sau so với hoạt động trƣớc đó. Từ

Biểu đồ 4.1. cho thấy, số HS cần hƣớng dẫn để viết ra đƣợc ý chính từ ênh chữ ở

lần đầu tiên há cao (32%) và giảm dần các lần tiếp theo sau đó với tỉ lệ theo thứ tự

lần 2 (29,8% ),lần 3 (24,7%), lần 4 (21,8%), lần 5 (18,9%). Số HS cần hƣớng dẫn

để viết ra đƣợc ý chính từ ênh chữ cùng giảm từ lần 1 (23,3%) đến lần 5 (16,7%).

Lƣợng HS hông hoàn thành đƣợc công việc viết ra ý chính từ ênh chữ cũng giàm

dần từ lần 1 (21,8%) đến lần 5 (11,6%). Trong hi đó, HS hông cần hƣớng dẫn

tăng từ lần 1 (45,1%) đến lần 5 (64,4%) và lƣợng HS hoàn thành đƣợc nhiệm vụ

viết ra ý chính từ ênh chữ cũng tăng đáng ể theo thời gian rèn luyện từ lần 1

(78,2%) đến lần 5 (88,4). Chứng tỏ: sau hi đƣợc hƣớng dẫn, HS càng ngày càng

nắm đƣợc các thao tác cần thiết để viết ra ý chính từ ênh chữ và mức độ hoàn

thành nhiệm vụ đƣợc cải thiện rõ nét theo thƣời gian. Điều này cho phép hẳng

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

132

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần

cần ít hoànthành

khôngh.thành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

định: nếu tiếp tục rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK VL để viết ra ý chính từ

ênh chữ thì KN này của HS sẽ ngày càng thành thạo hơn và nâng cao đƣợc chất

lƣợng làm việc với ênh chữ trong SGK VL.

Biểu đồ 4.1. Kết quả quan sát hoạt động viết ra ý chính từ kênh chữ

Đối với hoạt động sơ đồ hóa ênh chữ: Hoạt động sơ đồ hóa ênh chữ

đƣợc tổ chức và quan sát ngay từ bài học thứ hai của chƣơng trình VL 11 nâng cao

và tiếp tục quan sát thêm hai lần sau đó. Nhƣ vậy hoạt động này đƣợc quan sát ba

lần trên một lớp học của nhóm TNg. Kết quả quan sát biểu diễn trên Biểu đồ 4.2.

cho thấy: số lƣợng HS cần hƣớng dẫn giảm dần từ lần 1 (31,3%) đến lần 3 (20,4%),

số lƣợng HS cần hƣớng dẫn chút ít cũng giảm từ lần 1 (23,6%) đến lần 3 (17,8%),

số lƣợng HS hông cần hƣớng dẫn tăng từ lần 1 (45,1%) đến lần 3 (61,8%). Phần

trăm HS hoàn thành nhiệm vụ sơ đồ hóa ênh chữ tăng từ lần 1 (81,1%) đến lần 3

(87,6%) và phần trăm HS hông hoàn thành nhiệm vụ sơ đồ hóa ênh chữ giảm từ

lần 1 (18,9%) đến lần 3 (12,4%). Sự thay đổi trên cho thấy, nếu HS đƣợc rèn luyện

KN sơ đồ hóa ênh chữ càng nhiều lần có chủ đích và PP phù hợp thì KN sơ đồ hóa

ênh chữ của các em sẽ đƣợc nâng cao. Điều này giúp các em xử lí tốt các thông tin

từ các sách và tài liệu trong học tập, nghiên cứu sau này.

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

133

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành không h thành

lần 1

lần 2

lần 3

Biểu đồ 4.2. Kết quả quan sát hoạt động sơ đồ hóa kênh chữ

Đối với hoạt động hình ảnh hóa ênh chữ: Hoạt động hình ảnh hóa ênh

chữ đƣợc tổ chức rèn luyện lần đầu tiên ngay từ bài học đầu tiên của VL lớp 11 và

đƣợc tổ chức lặp lại và quan sát tổng cộng ba lần ở các bài học sau đó. Hoạt động

này HS thƣờng sử dụng trong học tập VL, và thƣờng gặp nhất hi HS giải các bài

tập VL. Tuy nhiên, ngay từ lần tổ chức hình ảnh hóa ênh chữ đầu tiên số lƣợng HS

cần hƣớng dẫn để hình ảnh hóa ênh chữ chiếm tỉ lệ há cao (35,6%) và giảm đến

lần 3 còn 26,2%. Nhƣng do hoạt động này cũng há thƣờng gặp nên số lƣợng HS

cần hƣớng dẫn chút ít là hiểu đƣợc và thực hiện đƣợc. Quan sát ết quả sau ba lần

tổ chức hoạt động hình ảnh hóa ênh chữ ở Biểu đồ 4.3. cho thấy: HS hoàn thành

nhiệm vụ hình ảnh hóa ênh chữ tăng lên rõ rệt từ lần 1 (78,5%) đến lần 3 (84,0%)

và số HS hông hoàn thành nhiệm vụ giảm từ lần 1 (21,5%) đến lần 3 (16,0%).

Chứng tỏ: trong dạy học, nếu tổ chức cho HS nhiều hoạt động hình ảnh hóa ênh

chữ thì HS sẽ nâng cao hả năng chuyển từ ênh chữ sang hình ảnh. Điều này rất

thuận lợi cho HS trong học tập nhất là học tập bộ môn đặc thù nhƣ môn VL.

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

134

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

cần không cần cần ít hoàn thành không h.thành

lần 1

lần 2

lần 3

Biểu đồ 4.3. Kết quả quan sát hoạt động hình ảnh hóa kênh chữ

Đối với hoạt động toán học hóa ênh chữ: Hoạt động này đƣợc tổ chức

và quan sát lặp lại ba lần và đƣợc biểu đồ hóa ết quả quan sát ở Biểu đồ 4.4. Từ

biểu đồ này cho thấy: phần trăm HS hoàn thành nhiệm vụ toán học hóa ênh chữ

hi làm việc với SGK đƣợc nâng lên từ lần 1 (80,0%) đến lần 3 (82,5%), trong hi

phần trăm HS hông hoàn thành giảm từ 20,0% xuống còn 13,8%. So sánh tổng

phần trăm tăng số HS hoàn thành và số giảm HS hông hoàn thành toán học hóa

ênh chữ cho thấy: số lƣợng hoàn thành tăng hông nhiều (2,5%) so với số lƣợng

giảm HS hông hoàn thành (6,2%). Điều đó có thể nhận định, trong số HS cần

hƣớng dẫn, cần hƣớng dẫn chút ít và hông cần hƣớng dẫn đã hông đủ thời gian để

hoàn thành, hoặc do hoảng thời gian giữa hai lần tổ chức hoạt động quá lâu làm

HS thực hiện thao tác hông nhanh, hoặc các em chƣa hiểu hết sự hƣớng dẫn của

GV, hoặc có thể do tính ẩn của các thông số toán học trong ênh chữ ở các lần sau

gây hó hăn cho các em. Tuy vậy, ết quả quan sát cũng cho phép hẳng định,

hoạt động toán học hóa ênh chữ đƣợc tổ chức càng thƣờng xuyên thì ết quả càng

cao. Do đó, ở hoạt động này GV cần tổ chức thực hiện hoạt động toán học hóa ênh

chữ nhiều hơn nữa.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

135

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành khôngh.thành

lần 1

lần 2

lần 3

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành không h.thành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

lần 6

Biểu đồ 4.4. Kết quả quan sát hoạt động toán học hóa kênh chữ

Đối với hoạt động đọc các ênh hình: Hoạt động này đƣợc tổ chức thực

hiện lặp lại sáu lần. Từ ết quả quan sát đƣợc biểu diễn ở Biểu đồ 4.5. cho thấy: đến

lần tổ chức hoạt động thứ sáu, số lƣợng HS hông cần hƣớng dẫn tăng vọt, số phần

trăm HS cần và cần hƣớng dẫn chút ít cũng giảm mạnh còn hoảng 13%. Trong hi

lƣợng HS hoàn thành nhiệm vụ đọc các hình ở lần thứ sáu lên đến 91,6% và lƣợng

HS hông hoàn thành nhiệm vụ đọc các hình giảm xuống chỉ còn 8,4%. Điều đó

chứng tỏ: ỹ năng đọc các ênh hình của các em gần nhƣ thành thạo sau sáu lần tác

động PP làm việc với các ênh hình để đọc các loại hình.

Biểu đồ 4.5. Kết quả quan sát hoạt động đọc các kênh hình

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

136

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành khôngh.thành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

Đối với hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị từ đồ thị, bảng

biểu: Hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị từ đồ thị, bảng biểu đƣợc tổ

chức lặp lai năm lần. Kết quả quan sát đƣợc biểu đồ hóa nhƣ ở Biểu đồ 4.6. Sau

năm lần tổ chức hoạt động này, đến lần thứ năm HS chỉ cần hƣớng dẫn chút ít

giảm chỉ còn 13,1% từ lần 1 (26,2%), HS cần hƣớng dẫn cũng giảm mạnh từ lần

1 (37,8%) xuống còn 14,5% (lần 5), HS hông cần hƣớng dẫn tăng vọt từ lần 1

(36%) đến lần 5 (72,4%). Phần trăm HS hoàn thành nhiệm vụ tăng (18,6%) bằng

phần trăm giảm HS hông hoàn thành nhiệm vụ (18,6%) ể từ lần tổ chức đầu

tiên đến lần tổ chức thứ năm. Chứng tỏ: hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị,

giá trị từ đồ thị, bảng biểu của HS có tiến bộ rõ rệt sau quá trình tổ chức rèn

luyện. Việc tổ chức các hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị từ đồ thị,

bảng biểu của GV có hiệu quả đáng phát huy.

Biểu đồ 4.6. Kết quả quan sát hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị

từ đồ thị, bảng biểu

Đối với hoạt động viết phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu: Hoạt động viết phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu đƣợc tổ chức ngay từ bài đầu tiên trong SGK VL lớp 11 nâng cao

và hoạt động này lặp lại năm lần. Từ Biểu đồ 4.7. biểu diễn ết quả quan sát hoạt

động viết phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu cho

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

137

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành khôngh.thành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

thấy: số lƣợng HS cần hƣớng dẫn, cần hƣớng dẫn chút ít và hông hoàn thành

nhiệm vụ giảm đáng ể đến mức há thấp. Cụ thể: lƣợng HS cần hƣớng dẫn giảm

25,8% (từ 40,7% còn 14,9%), cần hƣớng dẫn chút ít giảm 18,6% (từ 32,4% còn

13,8%), HS hông hoàn thành giảm 14,8% (từ 24,7% còn 9,9%). Trong hi đó,

lƣợng HS hoàn thành nhiệm vụ và HS hông cần hƣớng dẫn viết phƣơng trình mô

tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu tăng đáng ể sau các lần tổ chức

hoạt động này. Cụ thể: lƣợng HS hông cần hƣớng dẫn tăng 44,4% (từ 26,9% đến

71,3%), lƣợng HS hoàn thành nhiệm vụ tăng 14,8% (từ 75,3% đến 90,1%). Do đó,

có thể hẳng định đƣợc: trong dạy học, nếu GV tổ chức cho HS các hoạt động viết

phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu thì ết quả làm

việc với bảng biểu, đồ thị đƣợc nâng cao và tính chủ động trong học tập của HS

cũng đƣợc nâng lên và chuyển biến từ thụ động sang chủ động.

Biểu đồ 4.7. Kết quả quan sát hoạt động viết phƣơng trình mô tả liên hệ

giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu

Đối với hoạt động hái quát hóa liên hệ giữa các đại lƣợng cho trên đồ

thị, bảng biểu: Hoạt động hái quát hóa liên hệ giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị,

bảng biểu là hoạt động há phức tạp và hông dễ để rèn luyện. Tuy vậy, sau năm

lần tổ chức hoạt động này đã đem lại ết quả đáng ghi nhận và phát huy. Kết quả

quan sát hoạt động này đƣợc biểu đồ hóa ở Biểu đồ 4.8. Nhìn vào biểu đồ có thể

nhận thấy: lƣợng HS cần hƣớng dẫn và hƣớng dẫn chút ít, HS hông hoàn thành

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

138

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành không hoànthành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

nhiệm vụ giảm mạnh, lƣợng HS hông cần hƣớng dẫn và hoàn thành nhiệm vụ tăng

mạnh sau năm lần tổ chức hoạt động này. Cụ thể: HS cần hƣớng dẫn giảm 32% (từ

46,5% còn 14,5%), HS cần hƣớng dẫn chút ít giảm 22,9% (từ 38,2% còn 15,3%),

HS hông hoàn thành giảm 19,3% (từ 28% còn 8,7%), HS hông cần hƣớng dẫn

tăng 54,9% (từ 15,3% lên 70,2%), HS hoàn thành nhiệm vụ tăng 19,3% (từ 72% lên

91,3%). Chứng tỏ, tính chủ động của HS trong hoạt động hái quát hóa liên hệ giữa

các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng biểu đƣợc cải thiện và nâng cao, hiệu quả của

việc tổ chức hoạt động này cần đƣợc nhân rộng hơn nữa.

Biểu đồ 4.8. Kết quả quan sát hoạt động khái quát hóa liên hệ

giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng biểu

Đối với hoạt động diễn đạt ênh hình: Kết quả quan sát hoạt động diễn

đạt ênh hình sau sáu lần tổ chức đƣợc ghi lại và biểu đồ hóa nhƣ ở Biểu đồ 4.9.

Có lẽ đây là hoạt động vừa phức tạp nhƣng cũng vừa thu hút HS bởi hi diễn đạt

ênh hình, HS dễ dàng bày tỏ ý iến, sự sáng tạo của bản thân nên tính chủ động

và hiệu quả hoạt động này đƣợc nâng cao rõ rệt sau sáu lần tổ chức. Cụ thể: lƣợng

HS cần hƣớng dẫn giảm mạnh rõ rệt từ lần 1 (47,3%) đến lần 6 (14,2%), HS cần

hƣớng dẫn chút ít giảm từ 39,6% (lần 1) đến còn 16% (lần 6), HS hông hoàn

thành giảm từ 28,4 (lần 1) đến còn 8,7% (lần 6). Đặc biệt, biên độ giảm của các

đối tƣợng HS này từ lần đầu tiên đến lần thứ hai há lớn, trong hi biên độ giảm

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

139

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

cần không cần cần ít hoàn thành không h.thành

lần 1

lần 2

lần 3

lần 4

lần 5

lần 6

của các lần sau đó hông nhiều. Điều này cho thấy, sau lần tổ chức hoạt động diễn

đạt ênh hình đầu tiên HS đã tiếp thu và hứng thú với hoạt động này. Kết quả

quan sát cũng cho biết: lƣợng HS hoàn thành nhiệm vụ và lƣợng HS hông cần

hƣớng dẫn ở hoạt động này tăng cao rõ rệt. Cụ thể: lƣợng HS hông cần hƣớng

dẫn tăng 56,7%, HS hoàn thành nhiệm vụ tăng từ 71,6% lên đến 91,3%. Các thay

đổi trên, chứng tỏ: KN diễn đạt ênh hình của HS ngày càng hoàn thiện và thành

thạo, hiệu quả làm việc với ênh hình cũng đƣợc nâng cao, nhất là KN diễn đạt

của HS đƣợc cải thiện rất tốt. Điều này giúp mang lại cho các em sự tự tin trong

sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp trƣớc tập thể.

Biểu đồ 4.9. Kết quả quan sát hoạt động diễn đạt kênh hình

Nhƣ vậy, qua phân tích kết quả quan sát và các ghi chú khi quan sát có thể tóm

lƣợc một số vấn đề cơ bản sau đây.

- Việc tổ chức các hoạt động làm việc với SGK VL đảm bảo theo yêu cầu đề

xuất của đề tài. GV giảng dạy TNg thực hiện đúng quy trình và các bài giảng theo

hƣớng đề xuất của đề tài. Kỹ năng tổ chức các hoạt động làm việc với SGK VL của

GV giảng dạy TNg ngày càng đƣợc thuần thục, chuyên nghiệp và linh hoạt. Công

việc của GV trong giờ dạy ngày càng nhẹ nhàng, chủ động hơn.

- Trong vài hoạt động làm việc với SGK đầu tiên, học sinh còn lúng túng, cần

hƣớng dẫn nhiều. Các hoạt động làm việc với SGK đƣợc GV tổ chức sau đó, HS

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

140

tham gia tích cực, hƣng phấn và tự tin, càng về sau tính chủ động và mức độ linh hoạt

trong làm việc với SGK VL càng đƣợc nâng cao. HS cho rằng học theo phƣơng án

nhƣ vậy rất thoải mái và thấy hiệu quả hơn năm học trƣớc.

- Các thao tác làm việc với SGK VL của HS đƣợc ghi lại theo phiếu quan sát

hoạt động tổ chức làm việc với SGK VL cho HS của GV cho thấy: số lƣợng HS cần

hƣớng dẫn và cần hƣớng dẫn chút ít ngày càng giảm, số lƣợng HS hông cần hƣớng

dẫn ngày càng tăng cao, số lƣợng HS hoàn thành các nhiệm vụ làm việc với SGK VL

ngày càng tăng, thời lƣợng hoàn thành các thao tác đƣợc rút ngắn, ết quả làm việc

với SGK VL có tính chính xác ngày càng cao. Đồng thời, các hoạt động làm việc với

các ênh thông tin của SGK nếu đƣợc tổ chức càng thƣờng xuyên thì ết quả của hoạt

động này càng tăng cao, đem lại hiệu quả học tập tốt cho HS trong học tập môn VL.

Do đó, trong dạy học VL, GV nên tổ chức các hoạt động làm việc với SGK VL cho

HS để rèn luyện cho các em các KN làm việc với SGK VL cần thiết phục vụ tốt hoạt

động học tập của HS trong dạy học VL nói riêng và dạy học nói chung. Kết quả số

phần trăm giảm của số HS cần hƣớng dẫn, cần hƣớng dẫn chút ít giảm đáng ể, và

phần trăm HS hông cần hƣớng dẫn tăng là minh chứng cho tính chủ động làm việc

với các ênh thông tin của SGK VL tăng dần. Tức là, thông qua việc tổ chức rèn

luyện các KN làm việc với SGK VL, HS đã chuyển từ thụ động sang chủ động học

tập. Điều này đáp ứng định hƣớng các phƣơng pháp dạy học hiện nay.

- Các thao làm việc nhóm, KN thuyết trình trƣớc tập thể và tính sáng tạo

trong cách học và tiếp cận nhiệm vụ mới của các em đƣợc nâng cao rõ rệt. Điều này

góp phần hình thành ở các em các đức tính tốt nhƣ: tính hợp tác, tính biết lắng nghe,

sửa chữa và cầu tiến, tính chủ động trong học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, làm việc

với SGK trong dạy học thông qua thảo luận đã tạo cho các em sự tự tin về bản thân,

thấy mình có vị trí” trong tập thể, đƣợc tôn trọng và tôn trọng ngƣời hác. Từ đó,

các em nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của mình trong tập thể, trong cộng

đồng. Đây là những yêu cầu cơ bản của xã hội tiến bộ hiện đại và trong tƣơng lai

mà bất ì cộng đồng nào, quốc gia nào cũng hƣớng đến và thực hiện.

c) Kết quả kiểm tra đầu vào năng lực làm việc với SGK

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

141

Bài kiểm tra đầu vào năng lực làm việc với SGK của HS đƣợc thực hiện

ngay đầu quá trình TNg vòng hai, cho cả hai nhóm TNg và ĐC, với cùng một

đề kiểm tra. Nội dung kiến thức VL của đề kiểm tra thuộc chƣơng trình VL 10

nâng cao THPT, đề kiểm tra đƣợc thiết kế để kiểm tra năng lực làm việc với

kênh hình và kênh chữ của HS ngay trƣớc thực nghiệm (Phụ lục 1). Kết quả

điểm số bài kiểm tra đầu vào về năng lực làm việc với SGK của HS đƣợc thống

ê nhƣ Bảng 4.2. dƣới đây.

Bảng 4.2. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu vào

Nhóm

Tổng

Số

HS

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg 275 0 0 0 21 66 91 56 27 11 3 0

ĐC 276 0 0 7 28 62 82 47 35 13 2 0

d) Kết quả bài kiểm tra đầu ra năng lực làm việc với SGK

Bài kiểm tra kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK VL của

HS cuối đợt TNg đƣợc thực hiện một lần với nội dung kiến thức thuộc phần Điện

học” VL 11 nâng cao, mỗi câu đáp ứng cho việc đánh giá một KN hoặc nhóm KN ở

một mức độ xác định. Điểm của toàn bộ bài kiểm tra đƣợc quy về thang điểm 10.

Bài kiểm tra này đƣợc thực hiện cho cả hai nhóm TNg và ĐC, có cùng đáp án,

thang điểm và cách đánh giá (Phụ lục 2). Kết quả của bài kiểm tra đầu ra năng lực

làm việc với SGK của HS đƣợc trình bày ở Bảng 4.3. sau đây.

Bảng 4.3. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu ra

Nhóm Tổng

Số HS

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg 275 0 0 0 9 59 87 60 32 16 8 4

ĐC 276 0 0 7 18 55 95 61 26 11 3 0

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

142

4.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm vòng hai

4.5.3.1. Đánh giá định tính

Kết quả quan sát các hoạt động tổ chức dạy học theo hƣớng sử dụng quy

trình tổ chức cho rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK VL, cho thấy.

+ Việc dạy học của GV ở các lớp TNg thuận lợi hơn, công việc của GV bớt

vất vả và tăng cƣờng tính hiệu quả giảng dạy hơn so với GV dạy ở các lớp ĐC.

Giáo viên gần gũi với HS hơn và tạo đƣợc nhiều cơ hội hỗ trợ các em trong việc tìm

kiếm, xử lí, và vận dụng kiến thức VL. Điều này có tác dụng kích thích tốt để GV

chủ động hơn trong việc tạo cơ hội tổ chức các hoạt động rèn luyện KN làm việc

với SGK, gắn kết hoạt động học của HS với hoạt động dạy học của GV. Từ đó, làm

sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thầy và trò trong dạy học, nghiên cứu khoa học, giúp

khích lệ tinh thần tự học của các em và các em cảm nhận đƣợc niềm vui từ sự tự nỗ

lực của bản thân trong học tập.

+ Học sinh đƣợc học theo phƣơng án đề xuất của đề tài có tinh thần, thái độ

học tập chủ động hơn, có tính mục đích hơn và có cảm giác thoải mái trong học tập

hơn. Học sinh có đƣợc nhiều cơ hội tìm tòi, khám phá và sáng tạo kiến thức VL

hơn, các em luôn chủ động hợp tác, cầu tiến. Đặc biệt, các KN làm việc với SGK

VL của HS ở các lớp TNg ngày càng tiến bộ rõ rệt. HS tự tin hơn, có hả năng vƣợt

khó, từ đó ích thích các em tự giác nghiên cứu, khám phá tri thức VL nói riêng,

các khoa học khác nói chung.

4.5.3.2. Đánh giá định lƣợng

+ Các số liệu thu thập đƣợc từ ết quả các bài iểm tra năng lực làm việc với

SGK ở đầu vào và đầu ra đƣợc thống ê ở các Bảng 4.4, 4.5, 4.6. dƣới đây.

Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất điểm Xi

Nhóm Số

HS

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đầu

vào

TNg 275 0 0 0 21 66 91 56 27 11 3 0

ĐC 276 0 0 7 28 62 82 47 35 13 2 0

Đầu

ra

TNg 275 0 0 0 9 59 87 60 32 16 8 4

ĐC 276 0 0 7 18 55 95 61 26 11 3 0

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

143

Bảng 4.5. Bảng phân phối tần suất % HS đạt điểm Xi kiểm tra

Nhóm Số

HS

Số % HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đầu

vào

TNg 275 0 0 0 7,6 24,0 33,1 20,4 9,8 4,0 1,1 0

ĐC 276 0 0 2,5 10,1 22,5 29,7 17,0 12,7 4,7 0,7 0

Đầu

ra

TNg 275 0 0 0 3,3 21,5 31,6 21,8 11,6 5,8 2,9 1,4

ĐC 276 0 0 2,5 6,5 19,9 34,4 22,1 9,4 4,0 1,1 0

Bảng 4.6. Bảng phân phối tần suất lũy tích các bài kiểm tra

Nhóm Số

HS

Số % HS đạt điểm Xi trở xuống

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đầu

vào

TNg 275 0 0 0 7,6 31,6 64,7 85,1 94,9 98,9 100 100

ĐC 276 0 0 2,5 12,6 35,1 64,8 81,8 94,5 99,2 100 100

Đầu

ra

TNg 275 0 0 0 3,3 24,8 56,4 78,2 89,8 95,6 98,6 100

ĐC 276 0 0 2,5 9,0 28,9 63,3 85,4 94,8 98,9 100 100

Biểu đồ 4.10. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu vào

Biểu đồ 4.11. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu ra

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

144

Đồ thị 4.1. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu vào

Đồ thị 4.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu ra

+ Kết quả các tính toán thống ê nhƣ sau:

Bảng 4.7. Kết quả các thông số thống kê

Nhóm Số

HS X S V% m sp t X X m

Đầu vào TNg 275 5,17 1,3 25,15 0,08

1,37 0,7 5,17 ± 0,08

ĐC 276 5,10 1,4 27,45 0,08 5,10 ± 0,08

Đầu ra TNg 275 5,54 1,45 26,17 0,09

1,4 3,09 5,54 ± 0,09

ĐC 276 5,17 1,34 25,92 0,08 5,17 ± 0,08

4.5.3.3. Nhận xét

Từ bảng các thông số thống kê (Bảng 4.7) các biểu đồ (Biểu đồ 4.10., 4.11.) và

đồ thị (Đồ thị 4.1., 4.2.), có thể nhận xét nhƣ sau.

Ở bài iểm tra đầu vào, ết quả điểm trung bình của nhóm TNg (5,17) và của

nhóm ĐC (5,10) hác nhau hông nhiều, đồ thị phân phối tần suất lũy tích của cả hai

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

145

nhóm gần nhƣ trùng khít lên nhau. Chứng tỏ, số HS đạt điểm số Xi của nhóm TNg và

nhóm ĐC chênh lệch hông nhiều. Tức là, mẫu TNg đƣợc chọn hác nhau hông nhiều.

Ở bài iểm tra đầu ra

- Từ bảng thống kê kết quả HS đạt điểm Xi cho thấy, số HS đạt điểm từ 7 trở lên

của nhóm TNg (21,7) cao hơn so với nhóm ĐC (14,5), số HS đạt điểm từ 6 trở xuống

của nhóm TNg (78,3) thấp hơn so với nhóm ĐC (85,5). Điểm trung bình của bài kiểm

tra ở nhóm TNg (5,54) cao hơn so với nhóm ĐC (5,17). Điểm trung bình của nhóm

TNg ở đầu ra (5,54) cao hơn so với đầu vào (5,17).

- Từ biểu đồ và đồ thị phân phối tần suất lũy tích cho thấy: đƣờng lũy tích ứng

với nhóm TNg nằm phía dƣới so với đƣờng lũy tích ứng với nhóm ĐC, chứng tỏ số

lƣợng HS đạt điểm cao của nhóm TNg nhiều hơn của nhóm ĐC. So sánh ết quả kiểm

tra đầu ra và đầu vào, cho thấy, KN làm việc với SGK VL của nhóm TNg có nhiều tiến

bộ hơn so với nhóm ĐC, và ết quả học tập của nhóm TNg cũng đƣợc nâng cao hơn so

với nhóm ĐC. Chứng tỏ, quá trình dạy học đƣợc tổ chức theo quy trình tổ chức rèn

luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK VL đã phát triển đƣợc năng lực làm việc với

SGK VL cho HS và nâng cao đƣợc kết quả và chất lƣợng học tập của HS. Điều này

giúp khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề xuất là đúng đắn, PP tổ chức dạy

học theo hƣớng rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK trong dạy học VL ở

THPT mà đề tài đề xuất là hoàn toàn khả thi.

Kiểm định giả thiết thống ê

+ Giả thiết H0: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TNg ( TNgX ) và

nhóm ĐC ( ÑCX ) là hông có ý nghĩa thống kê.

+ Giả thiết H1: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của TNg ( TNgX ) và nhóm

ĐC ( ÑCX ) là có ý nghĩa thống kê.

+ Tính đại lƣợng kiểm định t theo công thức :

TNg ÑC TNg ÑC

TNg ÑC

n .nX Xt

S n n

(6)

Trong (6),

2 2

TNg TNg ÑC ÑC

p

TNg ÑC

(n 1)S (n 1)S

s

n n 2

(7)

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

146

Sau hi tính đƣợc t, so sánh t với giá trị tới hạn tα từ bảng Student ứng với mức

ý nghĩa α và bậc tự do f : f = nTNg +nĐC - 2, nếu:

- t t thì bác bỏ giả thiết H0, nhận giả thiết H1.

- t t thì bác bỏ giả thiết t H1, nhận giả thiết H0

Vận dụng các công thức (6) và (7) tính đƣợc các kết quả sau:

Ở đầu vào:

Tính đƣợc: S = 1,37 và t = 0,7. Tra bảng Students với mức ý nghĩa α = 0,05 và

bậc tự do f = nTNg +nĐC - 2 = 549, ta có tα = 1,96. So sánh t với tα cho thấy, t < tα nên sự

hác nhau giữa TNgX và ÑCX ) là hông có ý nghĩa. Do đó, chấp nhận giả thiết H0 và

bác bỏ giả thiết H1. Điều đó cho phép ết luận năng lực làm việc với SGK VL của cả

hai nhóm TNg và ĐC ngay trƣớc thực nghiệm là tƣơng đƣơng nhau.

Ở đầu ra:

Tính đƣợc: S = 1,40 và t = 3,09. Tra bảng Students với mức ý nghĩa α = 0,05 và

bậc tự do f = nTNg + nĐC - 2 = 549, ta có tα = 1,96.

Kết quả tính toán t và so sánh t với tα, cho thấy: t t nên sự hác nhau giữa

TNgX và ÑCX ) là có ý nghĩa. Do đó, chấp nhận giả thiết H1 và bác bỏ giả thiết H0.

Chứng tỏ, năng lực làm việc với SGKVL của HS nhóm TNg cao hơn so với nhóm

ĐC.

Nhƣ vậy, quá trình dạy học theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK

VL cho HS, kỹ năng làm việc với SGK VL của HS ở nhóm TNg có tiến bộ rõ rệt so

với ngay trƣớc hi TNg. Điều đó, cho phép hẳng định quá trình dạy học VL theo quy

trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL đã phát triển đƣợc năng lực làm việc

với SGK VL cho HS. Do đó, giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra là đúng đắn.

4.6. Kết luận chƣơng 4

Kết quả thực nghiệm và kiểm định thống kê cho phép kết luận:

+ Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK VL trong

dạy học THPT, các bài giảng đƣợc thiết kế của đề tài là phù hợp và có tính khả thi

cao, đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học và góp phần đổi mới PPDH theo hƣớng tập

trung vào ngƣời học, tạo thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

147

trong dạy học vật lí THPT. Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL

của HS đảm bảo tính hợp lí và kiểm tra đƣợc.

+ Học sinh đƣợc rèn luyện các KN làm việc với SGK VL trong học tập có tinh

thần, thái độ học tập tốt, có tính sáng tạo, chủ động, tự giác cao. Các KN làm việc với

SGK VL của HS ngày càng tiến bộ, hiệu quả và bƣớc đầu phát triển đƣợc năng lực

làm việc với SGK, khả năng tự học tập, nghiên cứu. Việc học tập theo hƣớng rèn

luyện các KN làm việc với SGK VL mang lại sự hứng thú trong học tập cho HS và

tạo cơ hội phát huy tinh thần tập thể, tính hợp tác trong công việc, lòng tự tin và biết

lắng nghe, kích thích khả năng thuyết trình trƣớc đám đông và giúp HS nhận thức

đƣợc vai trò, trách nhiệm của bản thân với tập thể, với cộng đồng. Từ đó hình thành

nên ở các em một nhân cách tốt, các đức tính cần thiết đáp ứng yêu cầu về nguồn

nhân lực của quốc gia đảm bảo thực hiện thành công định hƣớng Công nghiệp hóa -

Hiện đại hóa đất nƣớc.

+ Kết quả học tập bộ môn VL của HS các lớp đƣợc giảng dạy theo hƣớng chú

trọng phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học đƣợc cải thiện và nâng cao

rõ rệt so với các PPDH ít chú trọng rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK VL.

+ Từ kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho phép kết luận giả thuyết khoa học mà

đề tài đề ra là đúng đắn. Phƣơng pháp tổ chức dạy học theo hƣớng rèn luyện cho HS

các KN làm việc với SGK trong dạy học VL ở THPT là hoàn toàn khả thi.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

148

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. Kết luận

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và kết quả thực nghiệm

đề tài : Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học

phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT” đã đạt đƣợc, có thể kết luận một số vấn đề

cơ bản sau.

1) Đề tài đã làm rõ đƣợc các vấn đề sau:

+ SGK là cuốn sách trình bày hệ thống kiến thức cơ sở của một khoa học, phản

ánh các tƣ tƣởng văn hoá của mỗi dân tộc, cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức

và KN quy định trong chƣơng trình giáo dục của quốc gia. SGK là một trong ba yếu tố

quyết định chất lƣợng dạy học, là tài liệu sử dụng chính thức trong giảng dạy và học tập.

+ Chức năng của SGK đối với việc tổ chức dạy học của GV và việc học tập của

HS. Trong đó, chức năng quan trọng của SGK là phƣơng tiện hỗ trợ GV lựa chọn PPDH

và hình thức tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Phƣơng tiện này cung cấp kiến

thức, thông tin khoa học cho HS. SGK giúp HS tự tìm kiến thức mới, tự kiểm tra, tra cứu

thông tin, góp phần phát triển ở các em năng lực tự học, tự làm chủ kiến thức, thông tin

cần thiết.

+ Các khái niệm: năng lực, năng lực làm việc với SGK.

Năng lực là khả năng mà mỗi con ngƣời có thể thực hiện một loại công việc nào

đó với khả năng xử lí công việc tốt, linh hoạt mang lại thành công cao trong lĩnh vực

công việc tƣơng ứng. Ngƣời có NL về lĩnh vực nào đó sẽ có động cơ, hứng thú, niềm

tin, trách nhiệm và tính sẵn sàng thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực đó. Năng lực

gắn liền với KN, ĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động tƣơng ứng. Rèn luyện đƣợc KN, ĩ xảo

đối với một lĩnh vực công việc nào đó nghĩa là đã phát triển đƣợc năng lực làm việc với

lĩnh vực đó.

Năng lực làm việc với SGK là khả năng mà mỗi ngƣời học, ngƣời dạy có thể khai

thác, xử lí, sử dụng linh hoạt các thông tin có trong SGK một cách có chủ đích mang lại

hiệu quả nghiên cứu, học tập cao nhất cho bản thân. Học sinh có năng lực làm việc với

SGK VL sẽ có động cơ học tập rõ ràng hơn, có hứng thú, niềm tin, có trách nhiệm và

tính sẵn sàng hơn trong các tình huống bất ì liên quan đến môn VL mang lại. Từ đó

nâng cao chất lƣợng học tập, giảng dạy, chất lƣợng sống cho bản thân và cộng đồng.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

149

2) Đề tài đã xác định rõ:

Việc phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK VL phải đƣợc cụ thể hóa bằng

việc phải rèn luyện các KN tƣơng ứng cho HS. Hệ thống các KN làm việc với SGK VL

cơ bản đƣợc đề tài xác định gồm: hệ thống KN làm việc với kênh hình và KN làm việc

với kênh chữ. Trong đó, hệ thống KN làm việc với kênh chữ bao gồm các nhóm KN: thu

thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng thông tin từ chữ. Kỹ năng làm việc với kênh

hình bao gồm các KN: làm việc với hình vẽ, làm việc với hình ảnh, làm việc với bảng

biểu, làm việc với đồ thị, làm việc với sơ đồ. Mỗi KN đƣợc rèn luyện thông qua các

bƣớc xác định tƣơng ứng cho loại KN đó.

3) Đề tài đã đề xuất đƣợc các quy trình: quy trình phát triển năng lực làm việc với

SGK VL cho HS gồm 3 giai đoạn, và quy trình tổ chức rèn luyện cho HS các KN làm

việc với SGK VL cho HS gồm 2 giai đoạn, cụ thể:

Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Xác định KN, giai đoạn này gồm bốn bƣớc: xác định

mục tiêu bài dạy, phân tích bài dạy, xác định KN làm việc với SGK, lập kế hoạch tổ

chức làm việc với SGK.

+ Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện gồm các bƣớc: Định hƣớng, HS làm việc với

SGK, thảo luận, tổng kết.

+ Giai đoạn 3: Đánh giá gồm hai bƣớc: Tổ chức kiểm tra, đánh giá ết quả.

Quy trình tổ chức rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK VL cho HS

gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị: giai đoạn này gồm bốn bƣớc: xác định mục tiêu bài

dạy, phân tích bài dạy, xác định KN làm việc với SGK, lập kế hoạch tổ chức làm việc

với SGK.

+ Giai đoạn 2: Tổ chức rèn luyện gồm các bƣớc: Định hƣớng, HS làm việc với

SGK, thảo luận, tổng kết.

Các quy trình trên đƣợc sử dụng linh hoạt với ba mức độ phù hợp với đối tƣợng

HS và có thể đƣợc sử dụng trong các khâu của bài lên lớp; trong các kiểu bài lên lớp; sử

dụng quy trình trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp. Từ đó, vận dụng quy trình này

vào tiến trình giảng dạy một số bài thuộc phần Điện học” vật lí 11 nâng cao.

4) Đề tài đã tìm hiểu chƣơng trình VL lớp 11 nâng cao, đặc biệt làm rõ đặc điểm

của phần Điện học” theo hƣớng nghiên cứu của đề tài bao gồm hai ênh thông tin cơ

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

150

bản: ênh chữ và ênh hình. Trong đó: Kênh chữ gồm: phần mở đầu, phần nội dung

chính của bài học, phần thông tin dẫn dắt, phần bài tập và câu hỏi, phần thông tin bổ

sung cuối bài học. Kênh hình gồm: hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ và đồ thị.

5) Kết hợp đặc điểm của phần Điện học” với quy trình rèn luyện cho học sinh

KNLV với SGK VL, đề tài đã đề xuất phƣơng án dạy cho 08 bài dạy thuộc phần Điện

học” VL 11 nâng cao.

6) Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm nhƣ đã dự kiến để kiểm nghiệm tính đúng

đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả TNg cho thấy giả

thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra hoàn toàn đúng đắn. Cụ thể là trong các giờ học

VL có sử dụng tiến trình dạy học theo định hƣớng của đề tài thì HS học tập hứng

thú hơn, chủ động và tích cực hơn, KNLV việc với SGK VL của HS ngày càng

thành thạo, tiến bộ và hoàn thiện hơn. Từ đó, ết quả học tập môn VL của HS đƣợc

nâng cao, việc dạy học của GV ngày càng nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn. Kết quả

TNg còn cho thấy, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể phổ biến để sử dụng rộng rãi

trong dạy học VL ở các trƣờng THPT hiện nay.

B. Hƣớng phát triển của đề tài

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hơn nữa về cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực

làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT.

Có thể kết hợp làm việc với SGK VL với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện dạy học

hiện đại, dạy học trực tuyến.

C. Kiến nghị

Cần có các nghiên cứu theo hƣớng chú trọng đến phát triển năng lực làm việc với

SGK VL kết hợp sử dụng các tài liệu điện tử trong dạy học. SGK Vật lí THPT cần xem

xét việc cân đối giữa kênh chữ và kênh hình.

Cần sự quan tâm nghiên cứu các PPDH có chú trọng đến việc phát triển năng lực

làm việc với SGK VL cho HS. Đồng thời, cần định hƣớng việc kiểm tra đánh giá sao cho

HS phát huy đƣợc các năng lực làm việc với SGK VL.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

151

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2011), Rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh

hình trong dạy học vật lý cho học sinh THPT, Tạp chí Khoa học Đại học

Huế, số 5, tập 68, Huế.

2. Đỗ Văn Năng (2013), uy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm

việc với SGK vật lí trong dạy học THPT, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau

Đại học lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, Huế.

3. Do Van Nang (2014), Training the skill to work with textbooks for students

in teaching Physics at High School, ICER 2014, Huế, Việt Nam.

4. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2014), Cấu trúc của sách giáo khoa vật lí ở

THPT hiện hành và xu hƣớng đổi mới, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng

4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2015), Rèn luyện cho học sinh ỹ năng làm

việc với sách giáo hoa và việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trung

học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

6. Lê Công Triêm, Đỗ Văn Năng (2014), Sử dụng kênh hình trong dạy học vật

lí, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 101, Hà Nội.

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

152

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. A.A. Gorxevxki, M.I. Liubinxƣna (1971), Tổ chức tự học của học sinh Đại học -

Bản dịch của Tổ Tƣ liệu - ĐHSP Hà Nội I.

2. Adam Khoo, Dịch giả Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy (2009), Tôi tài giỏi, bạn

cũng thế, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

3. Alvin Toffler (1992), “Làn sóng thứ ba” và “Cú sốc tƣơng lai”, Nxb Thông tin-lí

luận, Hà Nội.

4. A.P. Primacôvxki (1978), “Phƣơng pháp đọc sách”, (do Phan Tất Đắc dịch), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

5. Ban chỉ đạo xây dựng chƣơng trình và biên soạn sách giáo khoa THPT (2002), Cấu

trúc, nội dung và hình thức SGK THPT, Hà Nội.

6. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lí luận dạy học Sinh học, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trƣờng THCS, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học đại học, Viện nghiên cứu ĐH và

GDCN, Hà Nội.

9. Bobbi Deporter & Mike Hernaki (2012), “Phƣơng pháp học tập siêu tốc” (do

Nguyễn Thị Yến và Hiền Thu dịch), Nxb Tri Thức.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban

hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ Đ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của

Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Dự thảo chiến lƣợc phát triển giáo dục 2009 -

2020, Hà Nội.

12. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Dự thảo Đề án Đổi mới chƣơng trình và sách giáo

khoa giáo dục phổ thông sau 2015, Hà Nội.

13. Bộ GD & ĐT (2013), Dự thảo Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

153

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể

trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo - dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số

phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dƣỡng GV thực hiện chƣơng trình,

SGK lớp 10 THPT môn Vật lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dƣỡng GV thực hiện chƣơng trình,

SGK lớp 11 THPT môn Vật lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2011), Tôi tự học, Nxb Trẻ, TP HCM.

19. Vũ Đình Chiến (2004), Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng kênh hình trong SGK

Địa lý lớp 7 THCS, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP - Đại học Huế.

20. Hoàng Chúng (1983), Phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Colin J. Marsh (Trƣờng Đại học Curtin), George Willis (Trƣờng Đại học đảo

Rhode), (2005), Chƣơng trình - Các phƣơng pháp tiếp cận, các vấn đề đang tiếp

diễn, Merrill Prentice Upper Saddle River, New Jersey Columbus, Ohio (Tài liệu

dịch lƣu hành nội bộ), Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng (2009), Hƣớng dẫn sử

dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Trung học phổ thông, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng, Nguyễn Thị

Thế Bình (2009), Hƣớng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp

11 THPT, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

24. Phạm Thế Dân (1996), Hình thành cho học sinh trƣờng trung học cơ sở kỹ năng

học tập môn Vật lí, Luận án Tiến sĩ Khoa học Sƣ phạm - Tâm lí, Hà Nội.

25. Phạm Thế Dân (1994), “Thực nghiệm hình thành kỹ năng làm việc với sách giáo

khoa Vật lý cho học sinh cấp II”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 4, Hà Nội.

26. Phạm Thế Dân (1996), “Tổ chức học sinh làm việc với sách giáo khoa Vật lý trong

tiết học ở trƣờng phổ thông Trung học cơ sở”, Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo

dục, Số 55, tháng 5- 6/1996, Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.

27. Lƣơng Thị Ngọc Diệp (2008), Sử dụng câu nhiễu trong câu MC để tổ chức HS tự

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

154

lực nghiên cứu SGK phần sinh học tế bào, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng

ĐHSP- Đại học Huế.

28. Nguyễn Duân (2010), Sử dụng phƣơng pháp làm việc với SGK để tổ chức hoạt

động học tập của HS trong dạy học Sinh học ở THPT, Luận án Tiến sĩ Giáo dục

học, Hà Nội.

29. Võ Lê Phƣơng Dung (2005), Hình thành năng lực tự học vật lý cho HS THPT

thông qua việc sử dụng SGK, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP- Đại

học Huế.

30. Đại Bách khoa toàn thƣ Xô Viết (1977), tập 27, in lần thứ 3.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TW

Đảng khóa XI, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

32. Lê Văn Giáo (2002), Bài giảng Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong

dạy học vật lý ở trƣờng phổ thông, Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế.

33. Nguyễn thị Hà (2013), Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức học sinh tự lực

nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học sinh học ở trung học phổ thông, Luận án

Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Văn Hiếu (1999), Xây dựng quy trình làm việc độc lập với sách và tài liệu học

tập cho sinh viên, Luận án Tiến sĩ giáo dục, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Hoan (2004), Rèn luyện kỹ năng học tập (làm việc với sách giáo khoa,

thảo luận nhóm) cho học sinh lớp 6,7 trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục

học, Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo dục, Hà Nội.

36. Trần Bá Hoành (Chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phƣơng

pháp học tập tích cực trong bộ môn Sinh học (Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên

chu kì 1997 - 2000 cho giáo viên THCS), Nxb GD, Hà Nội.

37. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phƣơng pháp dạy học, chƣơng trình và sách giáo

khoa, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

38. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1994), Lí luận dạy học đại học, Nxb ĐHSP Hà Nội 1,

Hà Nội.

39. Hoàng Phồn Hƣng (2003), Sử dụng câu hỏi để tổ chức HS làm việc với SGK Sinh

học 11 khi dạy các quy luật di truyền, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

155

ĐHSP - Đại học Huế.

40. Ian Macpherson (Trƣờng Đại học Công nghệ Queensland), Suy nghĩ về chƣơng

trình và giảng dạy chƣơng trình, Tài liệu khóa tập huấn về chƣơng trình, Đại học

Công nghệ Queensland, 2006.

41. Kỉ yếu hội thảo quốc tế Sách giáo khoa trong xã hội hiện đại, Trƣờng Đại học Sƣ

phạm Hà Nội (2004), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện Nghiên cứu sách

giáo khoa quốc tế Georg Ec ert (Đức), Hà Nội.

42. L.F. Kharlamov (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh nhƣ thế nào, Tập 2,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), Vật lý 11 nâng cao (Sách giáo khoa), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

44. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), Vật lí 11 nâng cao (Sách giáo viên),

NXB Giáo dục, Hà Nội.

45. Trần Kiều, Lê Xuân Trọng (1999), Mô hình cấu trúc SGK sau năm 2000, Thông tin

SGD, tập III, Viện Khoa học Giáo Dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Quang Lạc (2002), Chƣơng trình và sách giáo khoa vật lí theo hƣớng tăng

cƣờng hoạt động nhận thức của học sinh, Tạp chí giáo dục số 31, Hà Nội.

47. Trần Tiểu Lâm (1998), Mĩ thuật trong SGK và vai trò của ngƣời biên tập mĩ thuật,

Kỉ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về mĩ thuật SGK, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Hiến Lê (1954), Tự học - Một nhu cầu của thời đại, Nxb Văn hóa

Thông tin.

49. Lê Đình Lỹ (2003), Sử dụng SGK Văn học với vấn đề phát triển năng lực tự học

của HS THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP - Đại học Huế.

50. NA. Rubakin (1982), Tự học nhƣ thế nào, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

51. Nhà xuất bản Giáo dục (2002), Các vấn đề sách giáo dục, Hà Nội.

52. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2011), “Rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh

hình trong dạy học vật lí cho học sinh THPT”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,

số 5, tập 68, Huế.

53. Đỗ Văn Năng (2013), “ uy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc

với SGK Vật lí trong dạy học THPT”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

156

thứ nhất, Nxb Đại học Huế, Huế.

54. Đỗ Văn Năng, Lê Công Triêm (2014), “Cấu trúc của sách giáo khoa Vật lí ở

THPT hiện hành và xu hƣớng đổi mới”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4, Hà

Nội.

55. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân (1985), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

57. Hải Nhi (2013, dịch), Phƣơng pháp đọc sách hiệu quả, Nxb Lao động - Xã hội.

58. Nguyễn Ngọc Nhị (1994), Các chức năng của SGK phổ thông, (tài liệu dịch của

Francois Marie Gerard - Xavier Roegiers (Belgique), Các vấn đề SGK, tập IV,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

59. Nguyễn Ngọc Nhị (1998), Những tiêu chí chất lƣợng của ngôn ngữ bản văn sách

giáo khoa, Các vấn đề SGD, tập XIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

60. N.V. Savin (1983), Giáo dục học, Tập 1, NXB GD, Hà Nội.

61. Palema Bolotin Joseph (Antioch University Seattle) (2006), Khái niệm hóa chƣơng

trình giảng dạy, Tài liệu khóa tập huấn về chƣơng trình, Đại học Công nghệ

Queensland.

62. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lƣơng, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị

Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

63. Nguyễn Khắc Phi, Vũ Dƣơng Thụy (2000), Sách giáo khoa - thực trạng và giải

pháp, Các vấn đề Sách Giáo Dục tập III, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

64. Phạm Thị Phú (2009), “Sách giáo khoa Vật lí 11 phân ban với việc hiện thực hóa

các chức năng của sách giáo khoa hiện đại”, Tạp chí giáo dục, số 210, Hà Nội.

65. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cƣơng, Dƣơng Xuân Trinh (1990), Lí luận dạy học

hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

66. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

67. Vũ Trọng Rỹ (1994), Phƣơng pháp hình thành kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

cho học sinh cấp I và II, Đề tài B91 - 37 - 16, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

68. T.A. Ilina (1978), Giáo dục học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

69. Hoàng Thị Nguyệt Thắm (2005), Phƣơng pháp sử dụng kênh hình trong SGK Địa

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

157

lí lớp 11 Ban KHXH và NV theo hƣớng dạy học tích cực ở trƣờng THPT, Luận văn

Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP - Đại học Huế.

70. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002),

Phƣơng pháp dạy học vật lí ở trƣờng phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

71. Đỗ Ngọc Thống (2013), Định hƣớng đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo

dục phổ thông sau năm 2015, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chƣơng

trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hà Nội.

72. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy

cách học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

73. Nguyễn Đức Toản (1958, dịch), Bàn với thanh niên về vấn đề đọc sách, Nxb

Thanh niên.

74. Đỗ Hƣơng Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở

trƣờng phổ thông, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

75. Lê Công Triêm (2009), Phân tích chƣơng trình vật lí phổ thông, ĐHSP Huế, Huế.

76. Lê Công Triêm, Lê Văn Giáo, Lê Thúc Tuấn (2006), Thiết kế bài dạy học và trắc

nghiệm khách quan môn Vật lí trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

77. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo

dục, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

78. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn (2007), Đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí ở

trƣờng phổ thông, Dự án phát triển giáo dục THPT, Trƣờng ĐHSP Huế, Huế.

79. Lê Công Triêm, Lƣơng Thị Lệ Hằng (2010), “Hệ thống hóa bài học vật lí với sơ đồ

tƣ duy“, Tạp chí Giáo dục, số 233, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

80. Lê Công Triêm, Đỗ Văn Năng (2014), “Sử dụng kênh hình trong dạy học vật lí”,

Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 101, Hà Nội.

81. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Viện Nghiên cứu sách

giáo khoa quốc tế Georg Ec ert (Đức) (2004), “Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Sách

giáo khoa trong xã hội hiện đại”, Hà Nội.

82. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

83. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

158

Nội, Hà Nội.

84. Thái Duy Tuyên (2003), “Bồi dƣỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí Khoa

học, Trƣờng ĐHSP HN, Hà Nội.

85. Thái Duy Tuyên (2010), Phƣơng pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo

dục Việt Nam, Hà Nội.

86. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai (2005), Tâm

lí học (Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng và đại học sƣ phạm),

Nxb ĐHSP, Hà Nội.

87. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007), Tâm lý

học đại cƣơng, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

88. Hoàng Nguyên Văn (2007), Các biện pháp hƣớng dẫn nghiên cứu SGK trong dạy

học Sinh học 10 phân ban để rèn luyện một số kỹ năng đọc sách cho HS, Luận văn

Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSP - Đại học Huế.

89. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong

dạy học vật lí ở trƣờng trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

90. Nguyễn Nhƣ Ý (2002), Nội dung bản thảo và đặc trƣng sƣ phạm-Nguồn cảm hứng

của mĩ thuật sách giáo khoa, Các vấn đề sách giáo dục, Tuyển tập chào mừng 45

năm ngày thành lập nhà xuất bản giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

91. Ngô Thị Hải Yến (2009), “Một số kỹ năng sử dụng kênh hình trong giảng dạy

môn Địa lí ở trƣờng phổ thông”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số chuyên đề năm

2009, Hà Nội.

92. X.I. Arkhangenxki (1981), Tập bài giảng về tổ chức quá trình dạy học theo khoa

học ở Đại học, M.1970-Bản dịch của Tổ Tƣ liệu - ĐHSP HN1, Nxb Đại học.

93. X.I. Babanxki (1981), Tập bài giảng về tổ chức quá trình dạy học theo khoa học ở

đại học, (M.1970 - Bản dịch của tổ tƣ liệu DDHSP HN1), Nxb Đại học.

94. X.G. Gruzinxki, F.A. Ioxki, M.G. Trilinxki (1979), Những lời khuyên học sinh đại

học, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

159

Tiếng nƣớc ngoài

TIẾNG ANH

95. Abdul Razaq Ahmad , Mohd Mahzan Awang, Ahmad Ali Seman & Ramle bin

Abdullah (2013), The Skills of Using History Textbooks in Secondary School,

Asian Social Science; Vol. 9, No. 12.

96. Allan C, Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003), Strategies for Effective Teaching (4th

edition), Paperback (Subsequent), McGraw-Hill Humanities Social, New York,

USA.

97. Alvermann, D. (1987), The Role of Textbooks on Teachers’ Interaction

Decision-Making, Reading Research and Instruction, 26 (2).

98. Alvermann D. Phelps SF & Gillis VR (2010), Content reading and literacy:

succeeding in today’s diverse classrooms (6th ed), Boston: Allyn and Bacon.

99. Anita Harnadek (1978), Critical Reading Improvement, McGraw - Hill Inc, US.

100. Barton, Allen H. and David E. Wilder (1966), Research and Practice in the

Teaching of Reading: A Progress Report, in Innovation in Education, ed.

Matthew B. Miles. New York: Teachers College, Columbia.

101. Caskey MM (2008), Comprehension strategies that make a difference for

struggling readers. In S Lenski & J Lewis (eds), Reading success for struggling

adolescent learners. New York: The Guilford Press.

102. Duffy, Gerald G., Laura R. Roehler, and Joyce Putnam (1987), Putting the

Teacher in Control: Basal Reading Textbooks and Instructional Decision-

Making, Elementary School Journal, 87 (3).

103. Falk-Ross F (2002), Toward the new literacy: changes in college students’

reading comprehension strategies following reading/writing projects, Journal of

Adolescent and Adult Literacy, 45.

104. J.P. Farrell, and M. Sepulveda-Stuardo (1981), The Influence of School

Resources in Chile: Their Effect on Educational Achievement and

Occupational Attainment, (Staff Working Paper No 530) Washington, D.C:

The World Bank.

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

160

105. Freeman, D.J. & A. C. Porter (1988), Do Textbooks Dictate the Content of

Mathematics Instruction I Elementary Schools?, American Educational Research

Journal 26 (3).

106. Fuller, Bruce (1987), What School Factors Raise Achievement in the Third

World?, Review of Education Research, 57 (3).

107. Fuller, Bruce and Conrad W. Snyder, Jr. (1991), Vocal Teachers, Silent

Pupils? Life in Botswana Classrooms, Comparative Education Review, 35 (2).

108. Fuller, Bruce and Prema Clarke (1993), Raising School Effects While

Ignoring Culture? Local Conditions and the Influence of Classroom Tools,

Rules, and Pedagogy, Review of Education Research.

109. Harold W. , Bernard (1954), Psychology of learning and Teaching, Mc Graw

Hill book company, Inc.

110. Heyneman, S.P., J.P. Farrell and M.A. SepulvedaStuardo (1978), Textbooks

and Achievement:What We Know (Staff Working Paper) Washington, D.C: The

World Bank.

111. Heyneman, S. & D. Jamison (1980), Student Learning in Uganda: Textbook

Availability and Other Factors, Comparative Education Review, 24 (2).

112. Heyneman, S.P., D. Jamison and X. Montenegro (1983), Textbooks in the

Philippines: Evaluation of the Pedagogical Impact of a Nationwide Investment,

Educational Evaluation and Policy Analysis, 6 (2).

113. Jamison, D., B. Searle, K. Galda, & S. Heyneman (1981), Improving Elementary

Mathematics Education in Nicaragua: An Experimental Study of the Impact of

Textbooks and Radio on Achievement, Journal of Educational Psychology, 73 (4).

114. Le Cordeur M (2010), From 0 to 100% - How Raithby Primary turned their

literacy performance around, Journal of Education, 49.

115. Le Cordeur M (2010), The struggling reader: identifying and addressing reading

problems successfully at an early stage, Per Linguam, 26.

116. Lockheed, M.E., Fuller, B. and S.C. Bail (1986), How Textbooks Affect

Achievement in Developing Countries: Evidence from Thailand, Educational

Evaluation and Policy Analysis, 8 (4).

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

161

117. Lunzez E. and Gardner K. (1979), The Effective Use of Reading, Oxford:

Heinemann Educational Books.

118. McCutcheon, Gail (1981), How Do Elementary School Teachers Plan?,

Elementary School Journal, 81.

119. McCutcheon, Gail (1982), Textbook Use in a Central Ohio Elementary

School, Paper presented at the American Educational Research Association.

120. Morrow L.M. & Others (1993), “Promoting Independent Reading and Writing

through Self - Drited literacy Activities in a Collaborative setting”, Reading

Reseach Report, No. 2.

121. Do Van Nang (2014), Training the skill to work with textbooks for students in

teaching Physics at High School, ICER 2014, Hue, Vietnam.

122. Nel C, Dreyer C & Kopper M (2004), An analysis of the reading profiles of first-

year students at Portchefstroom University: a cross-sectional study and a case

study, South African Journal of Education, 24.

123. Ngwenya T (2010), Correlating first-year law students’ profile with the language

demands of their content subjects, Per Linguam, 26.

124. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2005), Classroom

Intruction That Works Reseach - Based Strategies For Increasing Student

Achievement, ASCD, Alexandria, Virginia, USA.

125. Sepulveda Stuardo, Manuel A., and Joseph P.Farrell (1983), The Use of

Textbooks by Teachers and Students in Learning and Teaching, in E. Schiefelbein.

126. Shannon, Patrick (1987), Commercial Reading Materials, a Technological

Ideology, and the Deskilling of Teachers, Elementary School Journal, 87 (3).

127. Sharita Bharuthram (2012), “Making a case for the teaching of reading across the

curriculum in higher education”, South African Journal of Education, Vol 32.

128. Sosniak, Lauren A. (1993), Teachers and Textbooks: Materials Use in

Four FourthGrade Classrooms, Elementary School Journal 93 (3).

129. Stodolsky, S.S. (1989), Is Teaching Really by the Book? In P.W. Jackson

& S. Haroutunian-Gordon (eds), From Socrates to Software (88th Yearbook

of the National Society for the Study of Education).

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

162

130. Tony Buzan (2006), The Buzan Study Skills Handbook, Pearson Education

Publisher, ISBN: 9781406612073, ISBN - 10: 1406612037.

131. Turner, Rebecca, R. (1988), How the Basals Stack Up, Learning, 17.

132. Vacca RT, Vacca JAL & Mraz ME (2011), Content area reading: literacy and

learning across the curriculum, Columbus, OH: Allyn and Bacon.

133. Webster (1996), New World College Dictionary, Macmillan USA.

134. Weiss, Iris R. (1987), Report of the 1985-86 National Survey of Science

and Mathematics Education, Research Triangle Park, NC: National Science

Foundation.

135. Woodward, Arthur & David L. Elliott (1990), Textbook Use and Teacher

Professionalism, Textbooks and Schooling in the United States (89th Yearbook

of the National Society for the Study of Education).

TIẾNG NGA

136. Лошкарева H. A. (1981), Функҵии учебников в Формировании учебных

умений и навыков учащихся. Советская педагогика. No3.

137. Зyев Д. Д. (1983), Школьный учебник. Πедагогика. Ϻосква.

138. Шаповаленко С. Г. (1976) Учебник в системе средств обучения. В. кн.

Проблемы школьного учебника. Вып. 4. Просвещение. Ϻосква.

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Đề kiểm tra đầu vào P1

PHỤ LỤC 2: Đề kiểm tra đầu ra P6

PHỤ LỤC 3: Nội dung và kết quả thăm dò ý iến GV và HS P11

PHỤ LỤC 4: Một số bài học thiết kế theo hƣớng rèn luyện cho HS kỹ

năng làm việc với SGK VL 11 nâng cao P18

PHỤ LỤC 5: Các sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ, bảng biểu P57

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P1

PHỤ LỤC 1

ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO

BÀI KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 10

Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và Tên: ……………………………Lớp:.…….Trƣờng THPT…………………

Câu 1.

Một lƣợng hí lí tƣởng xác định, biến đổi

trạng thái qua các quá trình đƣợc cho bởi đồ thị

hình bên. Biết P1 = 3P3.

a) Hãy gọi tên các quá trình biến đổi trạng

thái của lƣợng hí trên.

b) So sánh áp suất, nhiệt độ, thể tích của hí

ở trạng thái (3) với các trạng thái còn lại.

c) Vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (V,T).

Câu 2.

Một quả cầu nhỏ, khối lƣợng m = 300g, buộc vào một đầu dây treo vào trần

của toa tàu đang chuyển động. Ngƣời ta ghi lại những vị trí ổn định của quả cầu

trong một số trƣờng hợp nhƣ hình dƣới đây.

a) Nhận xét về tính chất của chuyển động của toa tàu trong mỗi trƣờng hợp.

b) Tính gia tốc của toa tàu và lực căng của dây treo trong mỗi trƣờng hợp.

(a)

α=80

(b)

β=40

(c)

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P2

Câu 3.

Một vật đƣợc ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu vo = 10m/s và góc ném α.

Lấy g = 10m/s2.

a) Tính và điền các ết quả vào bảng sau đây.

b) Nhận xét ết quả từ bảng trên.

c) Vẽ quỹ đạo chuyển động của vật trong trƣờng hợp α = 450.

α 00 15

0 30

0 45

0 60

0 75

0 90

0

Tầm bay xa

L(m)

Tầm bay

cao H(m)

Câu 4.

Một vật thực hiện các chuyển động có quỹ đạo thẳng, vận tốc ban đầu 0v

uur,

vận tốc tại thời điểm t là tvr

đƣợc trình bày nhƣ bảng dƣới đây. Biết vận tốc biến

thiên đều theo thời gian t, s là quãng đƣờng vật đi đƣợc trong thời gian t đó. Lấy g =

10m/s2.

a) Tính toán và điền vào các ô trống.

b) Cho biết tính chất chuyển động của mỗi vật.

Chuyển động 1 Chuyển động 2 Chuyển động 3 Chuyển động 4

v0 (m/s) 10 0 2 10

vt (m/s) 10 5

a (m/s2) g -2

s (m) 10 16

t (s) 5 10

Câu 5.

Vẽ sơ đồ tóm tắt ba định luật về chất khí của một lƣợng hí lí tƣởng xác định.

Page 176: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P3

Câu 6.

Hãy cho biết các thiết bị sau đƣợc dùng để đo đại lƣợng vật lí nào? Đọc số

đo và đơn vị đo mà các thiết bị này đang chỉ?

Câu 7.

Hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi dƣới đây:

“Để tên lửa có thể đạt đƣợc vận tốc rất lớn, cần có hai điều kiện. Một là

khối lƣợng và vận tốc của khí phụt ra cần phải lớn. Hai là, cần chọn tỉ lệ thích hợp

giữa khối lƣợng của vỏ tên lửa và khối lƣợng nhiên liệu chứa trong nó. Từ đó ngƣời

ta đã tìm ra giải pháp chế tạo tên lửa nhiều tầng. Khi nhiên liệu của tầng một đã

cháy hết thì tầng một tự tách ra và bốc cháy trong khí quyển. Tầng hai bắt đầu hoạt

động và tên lửa tiếp tục tăng tốc từ vận tốc đã đạt đƣợc trƣớc đó. Do khối lƣợng

Đồng hồ (a)

Đồng hồ (b)

Page 177: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P4

toàn bộ tên lửa giảm đáng kể, nên vận tốc sẽ tăng nhanh. uá trình lặp lại: khi

nhiên liệu tầng hai cháy hết, tầng này lại tự động tách ra và tầng ba bắt đầu hoạt

động,… Tuy nhiên, theo tính toán, ngƣời ta thấy kết cấu của tên lửa ba tằng là hợp

lí hơn cả và hiệu suất đạt cao nhất.

Ngày nay, tên lửa có vận tốc lớn hơn máy bay phản lực rất nhiều lần. Nó có

thể đạt đến các tốc độ vũ trụ và do đó đảm nhiệm đƣợc vai trò vận chuyển các

phƣơng tiện khác nhau vào vũ trụ nhƣ phóng vệ tinh nhân tạo, phóng các trạm

thăm d lên các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và đƣa con ngƣời vƣợt khỏi sức

hút của Trái Đất để bay vào vũ trụ.”

a) Tên lửa nên có mấy tầng là hiệu suất cao nhất.

b) Giải pháp hiện nay để tên lửa đạt vận tốc cao là gì?

c) So sánh tốc độ v1, v2, v3 của các tầng 1, 2 và 3 của tên lửa.

Câu 8.

Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu theo chiều dƣơng

của trục Ox. Ngƣời ta đo đƣợc tọa độ của vật trên Ox tại các thời điểm vật đi đƣợc

1s, 2s, 3s, 4s, 5s lần lƣợt là 5,5m, 7m, 9,5m, 13m, 17,5m. Biết tại thời điểm ban đầu

(t = 0) vật cách gốc toạ độ O một đoạn 5m.

Hãy lập bảng số liệu biểu diễn tọa độ của vật tƣơng ứng với các thời điểm,và

vận tốc, quãng đƣờng vật đi đƣợc đến các thời điểm đó.

Kết quả bài kiểm tra đầu vào đƣợc trình bày ở bảng ngay dƣới đây:

Bảng P1.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra đầu vào

Nhóm Lớp Sĩ số Điểm (vào)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg

11A1 47 0 0 0 2 7 14 12 9 2 1 0

11A3 45 0 0 0 5 13 14 7 5 1 0 0

11A5 46 0 0 0 6 11 16 9 2 2 0 0

11A7 46 0 0 0 2 16 16 6 4 1 1 0

11B1 45 0 0 0 4 8 13 12 4 3 1 0

Page 178: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P5

11B3 46 0 0 0 2 11 18 10 3 2 0 0

Tổng 275 0 0 0 21 66 91 56 27 11 3 0

ĐC

11A2 46 0 0 0 2 8 16 9 8 2 1 0

11A4 46 0 0 0 6 11 14 9 4 2 0 0

11A6 45 0 0 1 5 8 14 9 6 2 0 0

11A8 45 0 0 2 9 9 10 5 6 3 1 0

11B2 47 0 0 2 4 10 13 9 6 3 0 0

11B4 47 0 0 2 2 16 15 6 5 1 0 0

Tổng 276 0 0 7 28 62 82 47 35 13 2 0

Page 179: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P6

PHỤ LỤC 2

ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA

BÀI KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 11 - PHẦN ĐIỆN HỌC

Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và Tên: ………………………………Lớp:.…….Trƣờng

THPT…………………

Câu 1.

Cho đồ thị nhƣ hình vẽ, α1 = 600,

α2 = 300.

a) So sánh U1 với U2, I1 với I2.

b) Tính I2, biết I1 = 2 A.

c) Đƣờng thẳng ON quay đi một góc 150

so với vị trí trên đồ thị. Hãy so sánh

điện trở của hai vật dẫn (1) và (2).

Câu 2:

Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động E = 5V, điện trở trong r

= 0,5Ω và các điện trở R1, R2, R3 đƣợc ghép thành một mạch điện kín, sao cho giá

trị của các điện trở R1, R2, R3 và điện trở

tƣơng đƣơng RN của mạch ngoài thỏa

mãn bảng dƣới đây.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện.

b) Điền số thích hợp vào các ô còn trống.

Câu 3:

Có 60 nguồn điện giống hệt nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 1,5V và

điện trở trong r = 0,6Ω đƣợc ghép thành bộ nguồn gồm m dãy song song, mỗi dãy

gồm n nguồn ghép nối tiếp. Mạch ngoài là điện trở R = 1Ω. Biết (m, n Z+) và

công suất tiêu thụ của mạch ngoài hông nhỏ hơn 36W. Hãy cho biết có bao nhiêu

cách mắc bộ nguồn điện trên? Tính suất điện động và điện trở tƣơng đƣơng của bộ

nguồn tƣơng ứng.

(1)

(2)

α2 α1

U(V)

I(A) O

Uo

I1 I2

N M

Page 180: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P7

Câu 4:

Hai điện tích điểm giống nhau chuyển động đều cùng tốc độ trên hai trục

tọa độ Ox, Oy của hệ trục tọa độ xOy và hƣớng theo chiều của các trục tọa độ. Ban

đầu, mỗi điện tích cách gốc tọa độ O một đoạn a = 10cm. Vẽ đồ thị biểu diễn tập

hợp các điểm mà tại đó điện trƣờng tổng hợp bằng không.

Câu 5:

Cho mạch điện nhƣ

hình vẽ, biết R1 = 1,5R3 =

3Ω, R2 = 5Ω, R4 = 2Ω. Bỏ

qua điện trở của Am-pe kế,

dây nối và các khóa K1, K2.

Xác định số chỉ của Am-pe

kế, nếu:

a) K1, K2 đều mở.

b) K1 mở, K2 đóng.

c) K1, K2 đều đóng.

Câu 6:

Đồng hồ đếm điện năng tiêu thụ của một hộ gia

đình sử dụng điện vào thời điểm quan sát đƣợc ghi lại

nhƣ hình bên. Xác định số điện năng đã tiêu thụ tính theo

đơn vị Jun.

Câu 7:

Đọc và tóm tắt nội dung của đoạn thông tin sau:

“TƢƠNG TÁC GẦN VÀ TƢƠNG TÁC XA

Tƣơng tác giữa hai vật không tiếp xúc với nhau đƣợc thực hiện bằng cách nào?

Có hai cách giải đáp câu hỏi đó. Cách giải đáp thứ nhất cho rằng hai vật không tiếp

xúc với nhau vẫn có thể tƣơng tác với nhau. uan điểm này gọi là quan điểm tƣơng tác

xa. Định luật vạn vật hấp dẫn và định luật Cu-lông thể hiện quan điểm đó.

Cách giải đáp thứ hai cho rằng, có tƣơng tác hấp dẫn giữa hai vật không

A M

N

P B

K1

E; r

K2

R1 R2

R3 R4

A

Page 181: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P8

tiếp xúc với nhau là vì vật này đƣợc đặt trong trƣờng hấp dẫn của vật kia, lực hấp

dẫn tác dụng lên vật B là do trƣờng hấp dẫn của vật A tại điểm đặt vật B gây ra.

Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu có hai điện tích A và B, thì lực điện tác dụng lên điện tích B

là vì B đƣợc đặt trong điện trƣờng của điện tích A. Điện trƣờng của điện tích A là

thực thể vật lí truyền lực điện từ điện tích A đến điện tích B. uan điểm này gọi là

quan điểm tƣơng tác gần. Theo quan điểm tƣơng tác xa thì tốc độ truyền tƣơng tác

là vô hạn. Điều đó trái với thực tế. C n theo quan điểm tƣơng tác gần thì tốc độ

truyền tƣơng tác là hữu hạn. Nhiều sự kiện thực nghiệm đã chứng tỏ quan điểm

tƣơng tác gần là phù hợp với thực tế.”

Câu 8:

Đọc đoạn thông tin sau và cho biết chai Lây-đen là gì và cấu tạo của nó.

“Chai Lây-đen là tụ điện cổ nhất. Hai bản của nó là hai lá thiếc dán sát vào

thành chai thủy tinh, một lá dán vào thành trong, lá kia dán vào thành ngoài. Vì vậy

có thể coi đó là loại tụ điện thủy tinh. Chai Lây-đen có kích thƣớc lớn, đồng thời khi

hiệu điện thế cao, thủy tinh không còn là chất điện môi tốt. Do đó, ngày nay trong

kỹ thuật, ngƣời ta không dùng chai Lây-đen và nói chung ngƣời ta cũng không dùng

tụ điện thủy tinh. Hiện nay chai Lây-đen chỉ đƣợc dùng trong các máy phát tĩnh

điện trong nhà trƣờng.”

Câu 9:

Đọc đoạn thông tin dƣới đây và so sánh hiệu suất sử dụng điện phát sáng

của đèn dây tóc và hiệu suất sử dụng điện của động cơ đồ chơi.

“Khi hoạt động, dây điện trở

của bếp điện, bàn là, dây tóc bóng đèn

có nhiệt độ cao (từ 600oC - 2500

oC). Ở

nhiệt độ đó, điện năng tiêu thụ đƣợc

chuyển hóa, tỏa ra ngoài dƣới dạng

nhiệt (bằng đối lƣu, dẫn nhiệt và dƣới

dạng bức xạ). Đối với bóng đèn 100W

thì có một phần công suất, khoảng 30W, bị tiêu hao (do dẫn nhiệt ở thủy tinh, do

hiện tƣợng đối lƣu của khí trong bóng đèn). Phần công suất còn lại, 70W, chủ yếu

Page 182: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P9

chuyển thành bức xạ hồng ngoại, chỉ có khoảng 5W trong đó đƣợc phát xạ dƣới

dạng ánh sáng nhìn thấy. Nhƣ vậy, hiệu suất phát sáng của loại đèn này chỉ khoảng

5%. Đối với động cơ điện một chiều, thì suất phản điện phụ thuộc vào tốc độ quay

(số vòng quay n trong 1 phút), ví dụ nhƣ ở trong bảng bên cạnh (với một động cơ

công suất lớn). Hiệu suất của động cơ điện trong các đồ chơi vào khoảng 10%, còn

đối với động cơ kĩ thuật có chất lƣợng cao thì vào khoảng 90%.”.

Câu 10:

Đọc đoạn thông tin dƣới đây và

a) Vẽ sơ đồ hối mô tả cấu tạo của ống phóng điện tử.

b) Cho biết màn hình ống phóng điện tử phát sáng khi nào?

c) Cho biết vì sao có thể làm phát sáng mọi điểm trên màn huỳnh quang của

ống phóng điện tử?

“Một ứng dụng quan trọng của tia catôt là trong ống phóng điện tử (còn

gọi là ống catôt). Đó là một bộ phận thiết yếu của máy thu hình, dao động kí điện

tử, máy tính điện tử…Ống phóng điện tử là một ống chân không mà mặt trƣớc của

nó là màn huỳnh quang, đƣợc phủ bằng chất huỳnh quang (nhƣ kẽm sunfua ZnS

chẳng hạn) phát ra ánh sáng khi bị electron đập vào. Trong phần cổ ống (phần

hẹp), có nguồn phát electron, gồm dây đốt, catôt, các cực điều khiển và anôt. Ngƣời

ta đặt giữa anot và catot một hiệu điện thế từ vài trăm vôn đến vài nghìn vôn. Trên

đƣờng đi đến màn huỳnh quang, chùm electron đi qua hai cặp bản cực làm lệch,

giống nhƣ hai tụ điện: một cặp bản nằm ngang, một cặp bản thẳng đứng. Khi đặt

một hiệu điện thế giữa hai bản nằm ngang, do tác dụng của điện trƣờng, chùm

electron bị lệch theo phƣơng thẳng đứng. C n khi đặt một hiệu điện thế giữa hai

bản thẳng đứng, chùm electron bị lệch theo phƣơng nằm ngang. Khi đặt các hiệu

điện thế thích hợp vào hai cặp bản đó, ta có thể điều khiển chùm electron đập vào

vị trí xác định trên màn hình huỳnh quang. Các cực đƣợc cấu tạo, xếp đặt và có các

điện thế sao cho chùm electron, một mặt đƣợc tăng tốc, mặt khác đƣợc hội tụ lại để

chỉ gây một điểm sáng nhỏ trên màn huỳnh quang. Vì các electron có khối lƣợng rất

bé, quán tính rất nhỏ, cho nên chúng hầu nhƣ phản ứng tức thời khi hiệu điện thế

giữa các cặp bản thay đổi. Vì vậy, ống phóng điện tử trong các dao động kí điện tử

Page 183: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P10

đƣợc dùng để nghiên cứu những quá trình biến thiên nhanh. Trong các máy thu

hình, chùm tia electron trong đèn hình đƣợc làm lệch nhờ từ trƣờng.”.

Kết quả bài kiểm tra đầu ra đƣợc trình bày ở bảng ngay dƣới đây:

Bảng P2.1. Thống kê điểm số bài kiểm tra đầu ra

Nhóm Lớp Sĩ số Điểm (ra)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TNg

11A1 47 0 0 0 0 9 13 10 7 4 2 2

11A3 45 0 0 0 1 9 15 9 6 3 1 1

11A5 46 0 0 0 2 11 15 9 6 2 1 0

11A7 46 0 0 0 3 11 15 10 4 2 1 0

11B1 45 0 0 0 1 10 12 12 4 3 2 1

11B3 46 0 0 0 2 9 17 10 5 2 1 0

Tổng 275 0 0 0 9 59 87 60 32 16 8 4

ĐC

11A2 46 0 0 0 2 8 16 13 4 2 1 0

11A4 46 0 0 0 3 9 16 12 4 2 0 0

11A6 45 0 0 1 5 8 17 9 3 2 0 0

11A8 45 0 0 2 5 9 16 7 4 1 1 0

11B2 47 0 0 2 1 8 15 11 6 3 1

11B4 47 0 0 2 2 13 15 9 5 1 0 0

Tổng 276 0 0 7 18 55 95 61 26 11 3 0

Page 184: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P11

PHỤ LỤC 3

Nội dung và kết quả thăm dò ý kiến GV và HS

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Quý Thầy (Cô) vui lòng lựa chọn những ý kiến trong các câu dƣới đây mà

quý Thầy (Cô) đã thực hiện hoặc có cùng quan điểm!

Chân thành cảm quý Thầy (Cô) đã giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng tôi thu thập

được những thông tin khách quan nhất!

Quý Thầy (Cô) đánh dấu X vào lựa chọn mà quý Thầy (Cô) đã thực hiện hoặc có

cùng quan điểm!

Câu 1: Trong mỗi tiết dạy, Thầy (Cô) sử dụng SGK

A. thƣờng xuyên. B. hi cần thiết.

C. không sử dụng. D. thỉnh thoảng.

Câu 2: Việc sử dụng SGK trong giờ lên lớp là

A. rất quan trọng. B. quan trọng.

C. không cần thiết. D. không quan tâm.

Câu 3: Nhận định của Thầy (Cô) về việc sử dụng SGK đối với việc góp phần nâng

cao hiệu quả dạy học là

A. rất lớn. B. lớn. C. nhỏ.

D. hông đáng ể. E. không quan tâm.

Câu 4: Trong tiết lên lớp của Thầy (Cô), Thầy (Cô) thƣờng yêu cầu HS sử dụng SGK

A. hi phần iến thức đó hó hiểu .

B. hi yêu cầu HS đọc để củng cố bài học và làm bài tập.

C. hông yêu cầu.

D. khi giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học mới.

E. hi tìm hiểu iến thức mới tại lớp.

Câu 5: Theo Thầy (Cô), việc rèn luyện cho HS các kỹ năng làm việc với SGK là

A. rất cần thiết. B. cần thiết.

C. không cần thiết. D. không quan tâm.

Page 185: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P12

Câu 6: Thầy (Cô) không thể dành thời gian cho HS làm việc với SGK một cách

thƣờng xuyên là vì

A. không liên quan nhiều đến thi cử, kiểm tra.

B. kiến thức ở SGK trình bày khó hiểu cho HS.

C. HS chỉ cần nhớ những nội dung mà Thầy (Cô) cho ghi lại.

D. HS chỉ cần giải quyết đƣợc các dạng bài tập theo đề cƣơng ôn tập thống

nhất của tổ chuyên môn.

E. HS hông quan tâm đến việc tìm hiểu môn học từ SGK.

Câu 7: Khi tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức từ SGK, Thầy (Cô) thƣờng tổ chức

cho HS

A. đọc SGK và trả lời các câu hỏi mà Thầy (Cô) đặt ra.

B. khai thác các thông tin từ hình vẽ, hình ảnh minh hoạ.

C. khai thác các thông tin từ đồ thị, bảng số liệu.

D. đọc các câu hỏi Ci và trả lời các câu hỏi đó.

E. đọc và ghi nhớ phần tóm tắt nội dung cơ bản của bài học.

Câu 8: Theo Thầy (Cô), hình vẽ, hình ảnh trong SGK có tác dụng

A. mô tả những sự vật, hiện tƣợng thực tế.

B. minh hoạ các sơ đồ thí nghiệm.

C. minh họa cho nội dung đƣợc trình bày bằng chữ.

D. trực quan hoá những điều HS khó thấy, ít gặp trong thực tế.

E. giúp GV tổ chức cho HS học tập hứng thú hơn.

Câu 9: Theo Thầy (Cô), đồ thị, bảng số liệu trong SGK có tác dụng

A. ghi lại các kết quả thí nghiệm.

B. mô tả mối liên hệ giữa các đại lƣợng vật lý.

C. giúp phát triển khả năng thu thập và xử lí thông tin của HS.

D. giúp HS tra cứu các số liệu cần khi giải bài tập.

Câu 10: Thầy (Cô) hó quan tâm đến việc tổ chức cho HS sử dụng SGK là do

A. chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng hông yêu cầu.

B. thời gian tiết học hông đủ để tổ chức cho HS làm việc với SGK.

C. bài kiểm tra đánh giá hông yêu cầu kiểm tra kỹ năng làm việc với SGK.

Page 186: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P13

D. HS ít tích cực làm việc với SGK mà chỉ ghi lại những gì giáo viên cho ghi.

E. tổ chức cho HS làm việc với SGK rất mất thời gian và HS có thể làm mất trật tự.

F. nội dung SGK trình bày rất hó hai thác để tổ chức cho HS làm việc với SGK.

Câu 11: Nhận định của Thầy (Cô) về kỹ năng làm việc với SGK của HS trƣờng

Thầy (Cô) đang dạy hiện nay đang ở mức độ

A. đọc và tóm tắt đƣợc phần chữ viết ở SGK.

B. đọc, hiểu, tóm tắt đƣợc văn bản và tự trình bày lại ở mức độ tốt.

C. đọc và tóm tắt đƣợc nhƣng hông hiểu.

D. đọc hiểu cả phần chữ và hình minh họa.

E. đọc và hiểu đƣợc phần chữ nhƣng không hiểu hình minh họa.

F. đọc phần chữ nhƣng hông hiểu và không tóm tắt đƣợc.

Câu 12: Theo Thầy (Cô), HS thƣờng ít quan tâm đến việc làm việc với SGK là do HS

A. chỉ cần nhớ những gì thầy cô cho ghi vở.

B. ít có cơ hội đƣợc làm việc với SGK.

C. không biết cách làm việc với SGK.

D. không hứng thú khi làm việc với SGK.

E. không tự học từ SGK mà chỉ dành thời gian đi học thêm”.

Câu 13: Khi soạn giáo án, Thầy (Cô) thƣờng đọc SGK và sách giáo viên để

A. xác định mục tiêu bài học.

B. hiểu đƣợc nội dung kiến thức SGK cung cấp.

C. khai thác nội dung phần chữ để tổ chức cho HS làm việc với phần chữ đó.

D. khai thác nội dung phần hình để tổ chức cho HS làm việc với phần hình đó.

E. tổ chức cho HS tranh luận với hình hoặc nội dung kiến thức nào đó.

F. trả lời các câu hỏi và bài tập đƣợc trình bày trong bài học.

G. chuẩn bị những thí nghiệm và đồ dùng dạy học cần thiết.

H. tổ chức cho HS các hoạt động làm việc với SGK.

Câu 14: Trong tiết học mà Thầy (Cô) dạy, HS thƣờng

A. mang SGK đầy đủ để ghi nội dung mà giáo viên giao.

B. mang SGK đầy đủ để đọc các câu hỏi và bài tập trong SGK.

C. mang SGK đầy đủ để làm việc với SGK khi giáo viên yêu cầu.

Page 187: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P14

D. không cần mang SGK, để dành thời gian ghi những gì giáo viên cung cấp.

E. chỉ một số em mang theo SGK để đối chiếu nội dung giáo viên cho ghi với SGK.

F. mang theo GSK nhƣng hông làm gì với SGK cả.

Câu 15: Việc sử dụng SGK trong giờ lên lớp là quan trọng vì

A. SGK chứa nhiều thông tin chính của bài học.

B. SGK thể hiện cụ thể quy định của chƣơng trình.

C. SGK là nguồn cung cấp iến thức mang tính pháp lý.

D. SGK giúp tổ chức tốt cho HS tự tìm hiểu iến thức.

E. làm việc với SGK sẽ giúp HS tự giác học tập và hình thành nhân cách.

F. ngoài iến thức cơ bản, SGK còn cung cấp các thông tin hỗ trợ bổ ích.

G. SGK giúp tổ chức tốt cho HS hợp tác trong học tập, làm thí nghiệm.

Page 188: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P15

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

Chú ý! + Phiếu này chỉ có giá trị tham khảo thực tế khách quan mà không

có tính chất pháp lí nào với học sinh.

+ Chúng tôi tin tưởng bạn bày tỏ cảm nhận thực của bạn, điều đó

cho thấy sự cầu tiến và hợp tác cao của bạn. Chân thành cảm ơn bạn!

Bạn vui lòng đánh dấu X vào lựa chọn bạn cho là phù hợp với cảm nhận

của bạn!

Câu1: Bạn thƣờng sử dụng SGK trong học tập không?

A. Thƣờng xuyên B. Thỉnh thoảng

C. Hiếm khi D. Không bao giờ

Câu 2: Từ trƣớc đến nay, việc sử dụng SGK trong học tập đối với bạn là

A. rất quan trọng. B. quan trọng.

C. không ảnh hƣởng đến kết quả học tập. D. không cần thiết.

E. không nhiều. F. không hiệu quả.

Câu 3: Bạn thƣờng sử dụng SGK để nghiên cứu bài học trong giai đoạn

A. tìm hiểu bài học trƣớc hi đến lớp.

B. khi Thầy (Cô) đặt câu hỏi tại lớp.

C. hi bạn hông hiểu vấn đề Thầy (Cô) giáo đang giảng trên lớp.

D. hi nào thích thì đọc.

E. sau hi học để trả lời câu hỏi và làm bài tập về nhà.

Câu 4. Khi đọc SGK bạn thƣờng quan tâm đến

A. hình vẽ. B. phần chữ viết lớn. C. phần chữ viết nhỏ.

D. cả hình vẽ và các phần chữ viết. E. phần in đậm hoặc khác màu.

F. hông để ý.

Câu 5: Bạn đã đƣợc Thầy (Cô) giáo hƣớng dẫn (tập cho bạn) cách sử dụng SGK

A. ngay từ đầu năm học. B. ngay từ đầu mỗi chƣơng. C. từ đầu bài học.

A. chƣa bao giờ. E. trong các tình huống ngẫu hứng.

Câu 6. Thầy (Cô) giáo của bạn thƣờng yêu cầu các bạn sử dụng SGK

A. khi phần kiến thức đó hó hiểu. B. đọc để củng cố bài và làm bài tập.

C. không yêu cầu. D. giao nhiệm vụ chuẩn bị bài học mới.

Page 189: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P16

E. trong tất cả các tiết học. F. khi tìm hiểu kiến thức mới tại lớp.

Câu 7: Bạn đƣợc Thầy (Cô) khen bạn biết sử dụng SGK

A. Thƣờng xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Chƣa bao giờ.

Câu 8: Thầy (Cô) của bạn thƣờng sử dụng SGK tại lớp khi

A. cần tham khảo điều gì đó mà họ không nhớ. B. đọc bài tập cho các bạn.

C. hƣớng dẫn các bạn tìm hiểu bài mới. D. không bao giờ.

E. đọc để các bạn chép những nội dung cần ghi vở.

Câu 9: Bạn có mong muốn đƣợc hƣớng dẫn cách khai thác tốt SGK?

A. Rất muốn. B. Muốn. C. Không cần thiết.

Câu 10: Thầy (Cô) giáo của bạn có coi trọng việc sử dụng SGK của các bạn không?

A. Rất coi trọng. B. Coi trọng và có hƣớng dẫn bạn cách sử dụng .

C. Coi trọng mà hông hƣớng dẫn bạn cách sử dụng.

D. Không quan tâm.

Bảng P3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát HS

Câu

Chọn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

A 278

65,1%

111

26,0%

250

58,5%

31

7,3%

131

30,7%

69

16,2%

5

1,2%

153

35,8%

294

68,9%

21

4,9%

B 146

34,2%

251

58,8%

123

28,8%

20

4,7%

18

4,2%

241

56,4%

54

12,6%

91

21,3%

126

29,5%

146

31,2%

C 3

0,7%

6

1,4%

147

34,4%

53

12,4%

31

7,3%

16

3,7%

353

82,7%

130

30,4%

15

3,5%

200

46,8%

D 0

0,0%

3

0,7%

16

3,7%

267

62,5%

136

31,9%

208

48,7% X

13

3,0% X

46

10,8%

E X 40

9,4%

160

37,5%

142

33,3%

120

28,1%

82

19,2% X

131

30,7% X X

F X 2

0,5% X

5

1,2% X

79

18,5% X X X X

Page 190: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P17

Bảng P3.2 Tổng hợp kết quả khảo sát GV

Chọn

Câu

SL

Tỉ lệ A B C D E F G H

1 SL

Tỉ lệ

15

21,0%

34

48,5%

10

14,3%

11

15,7% X X X X

2 SL

Tỉ lệ

13

18,6%

21

30,0%

31

42,3%

5

7,1% X X X X

3 SL

Tỉ lệ

15

21,4%

36

51,4%

16

22,9%

3

4,3% X X X X

4 SL

Tỉ lệ

51

72,8%

57

81,4%

5

7,1%

24

34,3%

19

27,1% X X X

5 SL

Tỉ lệ

13

18,6%

38

54,3%

15

21,4%

4

5,7% X X X X

6 SL

Tỉ lệ

53

75,7%

41

58,6%

37

52,9%

39

55,7%

31

44,3% X X X

7 SL

Tỉ lệ

11

15,7%

24

34,3%

27

38,6%

9

12,8%

47

67,1% X X X

8 SL

Tỉ lệ

25

35,7%

23

32,9%

13

18,6%

39

55,7%

4

5,7% X X X

9 SL

Tỉ lệ

39

55,7%

41

58,6%

17

24,3%

13

18,6% X X X X

10 SL

Tỉ lệ

17

24,3%

39

55,7%

36

51,4%

41

58,6%

26

37,1%

16

22,9% X X

11 SL

Tỉ lệ

11

15,7%

7

10,0%

21

30,0%

5

7,1%

13

18,6%

14

20,0% X X

12 SL

Tỉ lệ

43

61,4%

47

67,1%

54

77,1%

39

55,7%

37

52,9% X X X

13 SL

Tỉ lệ

65

92,9%

57

81,4%

25

35,7%

16

22,9%

11

15,7%

44

62,9%

30

42,9%

7

10,0%

14 SL

Tỉ lệ

36

51,4%

48

68,6%

41

58,6%

53

75,7%

36

51,4%

50

71,4% X X

Page 191: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P18

PHỤ LỤC 4

MỘT SỐ BÀI HỌC THIẾT KẾ THEO HƢỚNG

RÈN LUYỆN CHO HS KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI SGK VL 11 NÂNG CAO

BÀI HỌC SỐ 2

Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 02

Bài 2: THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Trình bày đƣợc những nội dung chính của thuyết electron. Từ đó trình bày

đƣợc ý nghĩa của các hái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện.

+ Giải thích đƣợc tính dẫn điện, tính cách điện của một chất, ba hiện tƣợng

nhiễm điện của các vật.

+ Phát biểu đƣợc nội dung của định luật bảo toàn điện tích.

I.2. Kỹ năng

+ Vận dụng nội dung thuyết electron giải thích đƣợc ba hiện tƣợng nhiễm điện của

các vật.

+ Lập luận và trình bày một vấn đề trƣớc tập thể.

+ Sơ đồ hóa đƣợc thông tin từ kênh chữ mức độ 2, làm việc với hình vẽ mức độ 2

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích” là bài học thứ hai của

chƣơng trình vật lí lớp 11 nâng cao THPT. Bài này đƣợc quy định giảng dạy trong

một tiết học. Nội dung bài học bao gồm bốn mục: Thuyết electron, vật dẫn điện và

vật cách điện, giải thích ba hiện tƣợng nhiễm điện, định luật bảo toàn điện tích.

Page 192: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P19

Nội dung bài học này đề cập đến một thuyết vật lí là thuyết electron và vận

dụng nó vào giải thích một số hiện tƣợng điện của các vật, đề cập đến một định luật

vật lí là định luật bảo toàn điện tích. Về thuyết electron, một số nội dung cơ bản HS

đã đƣợc biết ở môn Vật lí THCS và môn Hóa học, chẳng hạn: electron tự do trong

kim loại, hai loại điện tích, ion dƣơng, ion âm, cấu tạo của nguyên tử, biết đƣợc

hiện tƣợng nhiễm điện của các vật,…Tuy nhiên, HS chƣa hiểu rõ về tính linh động

của electron tự do trong nguyên tử so với hạt nhân của nguyên tử đó, chƣa phân biệt

đƣợc sự khác nhau giữa hạt mang điện và vật mang điện, chƣa giải thích đầy đủ ba

hiện tƣợng nhiễm điện của các vật. Về nội dung định luật bảo toàn điện tích, hầu

nhƣ HS hoàn toàn chƣa đƣợc học nội dung này.

Nội dung bài học đƣợc trình bày thành bốn mục nhƣ đã giới thiệu ở trên chủ

yếu bằng kênh chữ và đƣợc hỗ trợ bằng kênh hình gồm 06 hình vẽ và 03 câu hỏi

định hƣớng. Mỗi một hình vẽ có tác dụng hỗ trợ làm rõ hơn một nội dung đƣợc đề

cập ở phần kênh chữ tƣơng ứng. Do đó, cần tổ chức cho HS khai thác nội dung bài

học thông qua khai thác nội dung kênh chữ và kênh hình một cách có chủ đích để

nâng cao hiệu quả học tập của HS.

III. Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Sơ đồ hóa thông tin từ kênh chữ mức độ 2, làm việc với hình vẽ mức độ 2

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Các dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát bao gồm: thanh thủy tinh,

mảnh lụa, giấy vụn, máy phát tĩnh điện, quả cầu bằng kim loại

+ Về thời lƣợng làm việc với SGK dự iến 15 phút, tổ chức tại lớp, HS làm

việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm. Các nhiệm vụ HS phải thực hiện: Đọc và sơ đồ

hóa mục 1. Thuyết electron”, dựa vào hình vẽ 2.5 trang 11 giải thích bản chất của

hiện tƣợng nhiễm điện do hƣởng ứng của thanh im loại; trình bày ết quả của

nhóm; thảo luận, nhận xét và ết luận.

+ Phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK Vật lí theo mẫu để ghi lại các

hoạt động làm việc với SGK của HS tại lớp.

IV.2. Chuẩn bị của trò

Page 193: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P20

+ Xem lại hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện,

chuẩn bị 01 thƣớc nhựa, 01 mảnh dạ, giấy vụn

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(7 phút): iểm tra bài cũ và vào bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS:

Hãy trình bày và giải thích hiện tƣợng

nhiễm điện do cọ xát hi cọ xát thanh nhựa

vào dạ. Cho biết, trong cọ xát giữa hai vật

nói trên, điện tích của hai vật có quan hệ

nhƣ thế nào?

+ Vào bài mới

+ trình bày và giải thích

HS sẽ giải thích hông triệt để và

hông nêu rõ mối quan hệ về tổng

độ lớn điện tích của hệ hai vật cọ xát

nhau

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu nội dung thuyết electron (sơ đồ hóa

kênh chữ nội dung thuyết electron)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4- 6 HS

+ Yêu cầu HS làm việc với SGK

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1.

Thuyết electron” và vẽ sơ đồ tóm tắt nội

dung chính của mục này vào một trang giấy

của mỗi nhóm

+ Hƣớng dẫn HS các bƣớc làm việc với

ênh chữ để xử lí thông tin

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, giúp đỡ các nhóm HS

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Lập nhóm

+ Tiến hành làm việc với SGK

+ Lắng nghe hƣớng dẫn

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành sơ đồ tóm tắt

Page 194: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P21

+ Chiếu sơ đồ tóm tắt của các nhóm

+ Yêu cầu hai nhóm HS trình bày nội dung

tóm tắt của nhóm mình

+ Yêu cầu các nhóm HS, cá nhân HS cho

ý iến thảo luận

+ Quan sát, ghi lại ết quả thảo luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét cách HS trình bày, lập luận, và

góp ý iến thảo luận của HS

+ Tổng ết nội dung thảo luận và chiếu nội

dung tóm tắt mục 1. Thuyết electron”

+ Chuyển mục

+ quan sát các sơ đồ tóm tắt

+ trình bày nội dung sơ đồ tóm

tắt

+ trình bày quan điểm của mình

về sơ đồ tóm tắt

+ ghi lại nội dung mục 1.

Thuyết electron”

+ Lắng nghe

Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về vật dẫn điện và vật cách điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS cho ví dụ về vật dẫn điện, vật

cách điện và so sánh tính chất về điện giữa

chúng

+ Yêu cầu HS hác cho ý iến, bổ sung

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2 trang 10

SGK

+ Chuyển mục

+ Cho ví dụ, so sánh

+ Cho ý iến, bổ sung

+ Trả lời câu hỏi C2 trang 10

SGK

+ Lắng nghe

Hoạt động 4 (15 phút): Giải thích ba hiện tƣợng nhiễm điện (làm việc với

hình vẽ giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng của thanh kim loại trung

hòa điện)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm nhiễm

điện do cọ xát

+ Làm thí nghiệm nhiễm điện do tiếp xúc và

do hƣởng ứng

+ Làm thí nghiệm

+ Quan sát, theo dõi

Page 195: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P22

+ Yêu cầu HS vận dụng thuyết electron giải

thích hiện tƣợng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp

xúc

+ Yêu cầu HS so sánh sự giống và hác

nhau giữa nhiễm điện do cọ xát và do tiếp xúc

+ Chiếu hình 2.5 trang 10 SGK

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Yêu cầu HS làm việc với hình 2.5 trang 10

SGK để giải thích hiện tƣợng nhiễm điện do

hƣởng ứng

+ Hƣớng dẫn HS thực hiện các bƣớc làm việc

với hình vẽ

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS làm việc

với hình vẽ

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu một đến vài HS trình bày bằng lời

hình vẽ và giải thích hiện tƣợng nhiễm điện

của thanh im loại trong hình

+ Yêu cầu một số HS hác cho ý iến, thảo

luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét cách HS trình bày, lập luận, giải

thích và góp ý iến thảo luận của HS

+ Tóm tắt nội dung thảo luận và chiếu nội

dung mục 3. Giải thích ba hiện tƣợng nhiễm

điện”

+ Trình bày và giải thích hiện

tƣợng nhiễm điện do cọ xát, do

tiếp xúc

+ So sánh sự giống và hác

nhau giữa nhiễm điện do cọ xát

và do tiếp xúc

+ Quan sát hình 2.5 trang 10

SGK trên bảng

+ Lắng nghe yêu cầu của GV

+ Lắng nghe GV hƣớng dẫn

+ Làm việc với hình 2.5 trang

10 SGK

+ Thuyết minh hình vẽ và giải

thích hiện tƣợng nhiễm điện của

thanh im loại

+Thảo luận, góp ý

+Lắng nghe

+ Lắng nghe và ghi tóm tắt

mục 3. Giải thích ba hiện tƣợng

nhiễm điện”

Page 196: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P23

+ Chuyển mục + Lắng nghe

Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Giới thiệu về hệ vật cô lập về điện

+ Yêu cầu HS giải bài tập 1 trang 12 SGK

+ Thông báo nội dung định luật bảo toàn

điện tích

+ Lắng nghe

+ Giải bài tập 1 trang 12 SGK

+ Lắng nghe và ghi nội dung

định luật bảo toàn điện tích

Hoạt động 6 (2 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS giải bài tập 2 trang 12 SGK

+ Nhận xét và ết luận

+ Giải bài tập 2 trang 12 SGK

+ Tiếp thu và điều chỉnh

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau bài học,

- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung cả bài học (bài 2: Thuyết electron. Định luật

bảo toàn điện tích”),

- Chuẩn bị mỗi bàn một ly thủy tinh nhỏ trong suốt, bên trong chứa 50 ml dầu

ăn và một ít tóc đã đƣợc cắt ra thật nhỏ trộn vào dầu,

- Xem lại hình ảnh của từ phổ và đƣờng sức từ đã học ở THCS.

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 197: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P24

BÀI HỌC SỐ 3

Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 03

Bài 3: ĐIỆN TRƢỜNG

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Trả lời đƣợc câu hỏi điện trƣờng là gì và tính chất cơ bản của điện trƣờng

là tính chất gì?

+ Phát biểu đƣợc định nghĩa cƣờng độ điện trƣờng. Vận dụng đƣợc biểu thức

xác định cƣờng độ điện trƣờng của một điện tích điểm.

+ Trình bày đƣợc khái niệm đƣờng sức điện và ý nghĩa của đƣờng sức điện,

các tính chất của đƣờng sức điện.

+ Trả lời đƣợc câu hỏi điện trƣờng đều là gì và nêu lên đƣợc một ví dụ về

điện trƣờng đều.

+ Phát biểu đƣợc nội dung nguyên lí chồng chất điện trƣờng.

I.2. Kỹ năng

+ Xác định đƣợc cƣờng độ điện trƣờng tại một điểm do một, hai hoặc ba điện

tích điểm gây ra

+ Tìm đƣợc ý chính từ ênh chữ mức độ 3, làm việc với hình ảnh và hình vẽ

mức độ 3

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài 3: Điện trƣờng” chƣơng trình Vật lí lớp 11 nâng cao đƣợc quy định dạy

trong 1 tiết, với sáu mục đƣợc trình bày theo trình tự: điện trƣờng, cƣờng độ điện

trƣờng, đƣờng sức điện, điện trƣờng đều, điện trƣờng của một điện tích điểm và

nguyên lí chồng chất điện trƣờng. Phần lớn các nội dung đƣợc trình bày tƣơng đối

tƣờng minh bởi kênh chữ với sự hỗ trợ của kênh hình gồm 05 hình ảnh, 09 hình vẽ.

Trong đó, SGK Vật lí 11 nâng cao đang sử dụng đã thêm vào mục Điện phổ” để hỗ

trợ việc làm rõ khái niệm đƣờng sức điện và các tính chất của đƣờng sức điện. Để

hỗ trợ tìm hiểu mục 3: Đƣờng sức điện”, các tác giả đã đƣa vào SGK 05 hình vẽ và

Page 198: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P25

PHIẾU HỌC TẬP 3HT1

BÀI 3: ĐIỆN TRƢỜNG

Nhóm:………………………………….lớp:………………………

Hoàn thành sơ đồ tóm tắt sau:

Vẽ đƣờng sức của hệ hai điện tích điểm dƣới đây:

03 hình ảnh chụp điện phổ của các điện tích. Do đó, để giúp HS hiểu rõ hơn và dễ

hình dung hơn về đƣờng sức điện, trong quá trình dạy học, GV nên tổ chức cho HS

làm việc với các hình ảnh điện phổ và hình vẽ mô tả đƣờng sức điện của các điện

tích có điện phổ tƣơng ứng. Khi nghiên cứu mục Các tính chất của đƣờng sức điện

trƣờng” GV nên cho HS tìm ý chính của mục này để giúp các em nhớ lâu hơn các

tính chất của đƣờng sức điện.

III. Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Tìm đƣợc ý chính từ ênh chữ mức độ 3, làm việc với hình ảnh và hình vẽ

mức độ 2

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 8 phút, tại

lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4- 6 HS/nhóm

+ HS đọc phần Các tính chất của đƣờng sức điện” và nêu các ý chính của

phần này, quan sát hình vẽ 3.4a, 3.4b và 3.6a, 3.6b và vẽ đƣờng sức của hệ hai điện

tích âm. Rèn luyện kỹ năng tìm ý chính từ kênh chữ mức độ 3, kỹ năng làm việc với

kênh hình ở mức độ.

+ Các phƣơng tiện hỗ trợ làm việc với SGK: Phiếu học tập theo mẫu sau đây.

Page 199: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P26

+ Một ly thủy tinh nhỏ trong suốt, bên trong chứa 50 ml dầu ăn và một ít tóc

đã đƣợc cắt ra thật nhỏ trộn vào dầu, một máy phát tĩnh điện và một số quả cầu im

loại có cán cầm cách điện.

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Chuẩn bị mỗi bàn một ly thủy tinh nhỏ trong suốt, bên trong chứa 50 ml

dầu ăn và một ít tóc đã đƣợc cắt ra thật nhỏ trộn vào dầu.

+ Xem lại hình ảnh của từ phổ và đƣờng sức từ đã học ở THCS

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(3 phút): Kiểm tra bài cũ và vào bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nộp sơ đồ tóm tắt bài 2:

Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện

tích” và trình bày nội dung tóm tắt

+ Nhận xét, cho điểm, tuyên dƣơng,…

+ Vào bài mới (nhƣ SGK)

+ Nộp sơ đồ tóm tắt và trình bày

nội dung

+ Lắng nghe

Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu điện trƣờng

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS cho biết một vật ở gần mặt

đất và Trái đất tác dụng lên nhau thông qua

trƣờng lực nào? Lực tác dụng đó có đặc

điểm gì?

+ Yêu cầu HS hình dung: nếu đặt gần một

điện tích Q một vật nhỏ hông mang điện và

một vật nhỏ mang điện tích q thì hiện tƣợng

xảy ra nhƣ thế nào? Điều đó chứng tỏ gì?

+ Nêu ra khái niệm điện trƣờng, tính chất

cơ bản của điện trƣờng và điện tích thử

+ Trình bày câu trả lời

+ Trình bày câu trả lời

+ Nêu khái niệm, tính chất cơ

bản của điện trƣờng và khái niệm

điện tích thử

Page 200: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P27

Hoạt động 3 (7 phút): Tìm hiểu về cƣờng độ điện trƣờng

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nêu vấn đề: Nếu đặt tại một điểm cố định

M trong điện trƣờng của điện tích Q các điện

tích thử hác nhau lần lƣợt q1, q2, q3,… Hãy

nhận xét về lực mà điện trƣờng do Q gây ra tác

dụng lên các điện tích thử tại điểm M.

+ Thông báo ết quả thí nghiệm về các lực

, thƣơng số

và hái niệm cƣờng

độ điện trƣờng tại một điểm, đơn vị đo

+ Yêu cầu HS cho biết quan hệ về hƣớng của

và , vẽ hình minh họa

+ Yêu cầu HS cho biết cách nhận biết sự tồn

tại của điện trƣờng tại một điểm

+ Chuyển mục: Trong thực tế có thể nhận

biết bằng hình ảnh sự tồn tại của điện trƣờng

không?

+ Lắng nghe

+Lắng nghe và nêu ý iến

+ Vẽ hình minh họa trên

bảng và trình bày

+ Trình bày câu trả lời

+ Lắng nghe

Hoạt động 4 (12 phút): Tìm hiểu khái niệm đƣờng sức điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu lập nhóm HS từ 4 - 6 HS/nhóm

+ Trao cho các nhóm các quả cầu tích điện

và yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm

xác định điện phổ của quả cầu tích điện đặt

trong dầu có vụn tóc, cho nhận xét và so sánh

với hình 3.5 SGK

+ Nêu vấn đề: Nếu đặt điện tích q hông đổi

trên một đƣờng điện phổ tại các điểm hác

nhau thì có phƣơng chiều thế nào?

+ Lập nhóm

+ Nhận các quả cầu và làm thí

nghiệm

+ Trình bày câu trả lời

Page 201: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P28

+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm xác định

điện phổ của hệ hai quả cầu giống nhau đặt tại

hai điểm cố định trong dầu có vụn tóc, cho

nhận xét và so sánh với hình 3.6a SGK

+ Yêu cầu HS vẽ phác véctơ tại một số

điểm trên một đƣờng điện phổ và cho biết cách

vẽ véctơ

+ Thông báo cho HS biết: đƣờng điện phổ

trên đó đã có chiều tại một điểm xác định đƣợc

vẽ cùng chiều véctơ tại điểm đó gọi là

đƣờng sức điện

+ Yêu cầu HS phát biểu hái niệm đƣờng

sức điện và vẽ hình minh họa

+ Làm thí nghiệm và cho nhận

xét, so sánh

+ Vẽ phác véctơ tại một số

điểm trên một đƣờng điện phổ

và trình bày cách vẽ véctơ

+ Lắng nghe

+ Vẽ hình và phát biểu hái

niệm đƣờng sức điện

Hoạt động 5 (8 phút): Tìm hiểu tính chất của đƣờng sức điện (kỹ năng

tìm ý chính mức độ 3 và làm việc với hình ảnh kết hợp hình vẽ mức độ 2)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nêu sơ bộ tính chất của

đƣờng sức điện

+ Yêu cầu HS lập mỗi nhóm gồm 4 - 6 HS

+ Phát và chiếu phiếu 3HT1

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc mục

3b. Các tính chất của đƣờng sức điện”, quan

sát hình vẽ 3.4a, 3.4b và 3.6a, 3.6b và hoàn

thành phiếu 3HT1

+ Không hƣớng dẫn và hông làm mẫu hi

HS làm việc với ênh chữ, chỉ hƣớng dẫn

chút ít hi HS làm việc với hình vẽ, hình ảnh

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Nêu sơ bộ tính chất của đƣờng

sức điện

+ Lập nhóm

+ Nhận và xem phiếu 3HT1

+ Đọc, quan sát và hoàn thành

phiếu 3HT1

+ Lắng nghe

Page 202: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P29

+ Quan sát, giúp đỡ các nhóm HS

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Chiếu phiếu 3HT1 của các nhóm

+ Yêu cầu hai nhóm HS trình bày phiếu

3HT1 của nhóm mình

+ Yêu cầu các nhóm HS, cá nhân HS cho ý

iến thảo luận

+ Quan sát, ghi lại ết quả thảo luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét cách HS trình bày, lập luận, giải

thích và góp ý iến thảo luận của HS

+ Tóm tắt nội dung thảo luận và chiếu nội

dung mục 3b. Các tính chất của đƣờng sức

điện” bằng sơ đồ tóm tắt

+ Chuyển mục

+ Đọc, quan sát và hoàn thành

phiếu 3HT1

+ Quan sát phiếu 3HT1đang

chiếu

+ Trình bày nội dung theo phiếu

3HT1

+ Lắng nghe và cho ý iến thảo

luận

+ Lắng nghe và phản hồi

+ Lắng nghe và ghi chép

+ Lắng nghe

Hoạt động 6 (3 phút): Tìm hiểu điện trƣờng đều

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS căn cứ vào tính chất của

đƣờng sức điện nêu hái niệm điện trƣờng

đều

+ Thông báo hái niệm điện trƣờng đều

+ Yêu cầu HS chỉ ra phần điện trƣờng đều

giữa hai tấm im loại ở hình 3.8 trang 16

SGK và quan sát điện phổ ở hình 3.7 trang

16 SGK

+ Chuyển mục

+ Suy nghĩ và nêu hái niệm

điện trƣờng đều theo ý hiểu của

mình

+ Lắng nghe và ghi chép

+ Chỉ ra nội dung yêu cầu

+ Lắng nghe

Page 203: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P30

Hoạt động 7 (3 phút): Tìm hiểu điện trƣờng của một điện tích điểm

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nêu vấn đề: Có hai điện tích điểm Q và

q đặt trong chân không cách nhau một

khoảng r. Hãy viết biểu thức tính cƣờng độ

điện trƣờng của Q tại điểm đặt q.

+ Yêu cầu HS nhận xét mối liên hệ giữa

dấu của Q với hƣớng của cƣờng độ điện

trƣờng, vẽ hình minh họa

+ Yêu cầu HS giải bài tập 4 trang 18 SGK

+ Lắng nghe và viết biểu thức

tính cƣờng độ điện trƣờng tại một

điểm do Q gây ra

+ Vẽ hình và nêu nhận xét

+ Giải bài tập 4 trang 18 SGK

Hoạt động 8 (2 phút): Tìm hiểu nguyên lí chồng chất điện trƣờng

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nêu vấn đề: Giả sử xung quanh một điểm cố

định có đặt nhiều điện tích, thì điện trƣờng tại

điểm cố định đó đƣợc xác định bằng cách nào?

+ Thông báo nội dung nguyên lí chồng chất

điện trƣờng

+ Lắng nghe và trả lời

+ Lắng nghe và ghi chép

Hoạt động 8 (2 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS giải bài tập 1 trang 17 SGK,

bài tập 7 trang 18 SGK

+ Nhận xét, tổng ết

+ Tóm tắt và giải

+ Tiếp thu và điều chỉnh

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

+ Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập còn lại sau bài học,

+ Đọc và tóm tắt nội dung thông tin Tƣơng tác gần và tƣơng tác xa”,

+ Xem lại công thức tính công cơ học, đặc điểm công của trọng lực và công

thức tính, trọng trƣờng và thế năng trọng trƣờng.

Page 204: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P31

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

BÀI HỌC SỐ 4

Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 04

Bài 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. HIỆU ĐIỆN THẾ

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Nêu đƣợc đặc điểm của công của lực điện và hiểu đƣợc công thức tính

công của lực điện

+ Hiểu đƣợc trƣờng tĩnh điện là một trƣờng thế

+ Trình bày đƣợc hái niệm về hiệu điện thế và công thức tính hiệu điện thế

+ Nêu đƣợc mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cƣờng độ điện trƣờng

I.2. Kỹ năng

+ Vận dụng đƣợc công thức tính công của lực điện và công thức tính hiệu

điện thế

+ Vận dụng đƣợc công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cƣờng độ điện trƣờng

+ Vận dụng đƣợc thông tin từ ênh chữ mức độ 2

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài 4 Công của lực điện. Hiệu điện thế” là bài lý thuyết thứ tƣ của chƣơng

trình Vật lí lớp 11 nâng cao. Đây là bài học đƣợc trình bày liền sau bài Điện

trƣờng”, tức là HS đã biết về điện trƣờng, điện trƣờng đều. Bài này đƣợc quy định

dạy trong một tiết học. Kiến thức đề cập đến trong bài Công của lực điện. Hiệu điện

thế” đƣợc trình bày thành ba mục theo trình tự: Công của lực điện, Khái niệm hiệu

điện thế, Liên hệ giữa điện trƣờng và hiệu điện thế. Phần lớn nội dung bài học đƣợc

trình bày bằng kênh chữ với sự hỗ trợ của 06 hình vẽ, 10 câu hỏi và 08 bài tập, chiếm

06 trang SGK. Nội dung bài học đƣợc trình bày theo quan điểm kế thừa kiến thức HS

đã đƣợc học ở chƣơng trình Vật lí 10 nâng cao. Chẳng hạn: khi trình bày nội dung về

công của lực điện và đặc điểm công của lực điện, các tác giả SGK VL 11 nâng cao đã

Page 205: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P32

vận dụng sự tƣơng tự giữa công của lực điện và công của trọng lực, từ đó hẳng định

đặc điểm của trƣờng tĩnh điện là trƣờng thế nhƣ trƣờng hấp dẫn. Sau khi có kết luận

về đặc điểm của trƣờng tĩnh điện, các tác giả vận dụng sự tƣơng tự về mối liên hệ

giữa công của trọng lực với hiệu thế năng trọng lực để đƣa ra hái niệm hiệu điện thế,

từ đó đƣa ra hái niệm về hiệu điện thế và điện thế. Do đó, hi dạy bài này, GV nên

tận dụng sự tƣơng tự giữa trƣờng hấp dẫn và trƣờng tĩnh điện để tổ chức HS học tập

nội dung bài học, và có thể khai thác thêm sự tƣơng tự trong tính toán các đại lƣợng

đƣợc nhắc đến trong bài học, chẳng hạn viết biểu thức tính điện thế tại một điểm

trong điện trƣờng khi chọn gốc tính thế năng điện trƣờng ở vô cực.

III. BƢỚC C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Vận dụng thông tin từ kênh chữ mức độ 2

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 10 phút, tại

lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm

+ HS đọc phần Hiệu điện thế, điện thế” và viết biểu thức tính điện thế tại

điểm M trong điện trƣờng khi chọn gốc tính điện thế ở vô cùng, GV sử dụng quy

trình rèn luyện kỹ năng ở mức độ 2

+ Trình chiếu các bƣớc rèn luyện kỹ năng vận dụng thông tin từ kênh chữ

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Xem lại công thức tính công cơ học, đặc điểm công của trọng lực và công

thức tính, trọng trƣờng và thế năng trọng trƣờng.

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(10 phút): Nhắc lại kiến thức cũ và vào bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nhắc lại iến thức sau:

Công thức tính công cơ học

Đặc điểm công của trọng lực

Đặc điểm của trƣờng trọng lực (trƣờng hấp

dẫn)

+ Nhắc lại các iến thức theo yêu

cầu của GV

Page 206: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P33

hN

hM

M

Đất

N

x

O

N

M

d

+ Yêu cầu HS dựa vào hình vẽ dƣới đây,

viết biểu thức tính công của trọng lực hi vật

dịch chuyển từ M đến N và biểu thức tính

hiệu thế năng trọng lực tại M và N. Cho biết

hi tính thế năng cần lƣu ý điều gì?

+ Nhận xét và nhấn mạnh nội dung trả lời

của HS

+ Vào bài mới

+ Viết các biểu thức theo yêu cầu

của GV

+ Lắng nghe và tiếp thu

+ Lắng nghe

Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu công của lực điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS quan sát hai hình vẽ dƣới

đây và tính công của lực điện khi q > 0 dịch

chuyển từ M đến N trong điện trƣờng đều

giữa hai tấm kim loại tích điện bằng nhau,

trái dấu

+ Tính công của lực điện theo

hình vẽ

hN

hM

M

Đất

N

Page 207: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P34

+ Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm công

của lực điện, từ đó hẳng định tính chất của

trƣờng tĩnh điện

+ Nhận xét và kết luận mục 1.Công của

lực điện”, nhấn mạnh một số lƣu ý hi tính

công của lực điện

+ Chuyển mục

+ Nhận xét và nêu tính chất của

trƣờng tĩnh điện

+ Lắng nghe và ghi chép

Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu khái niệm hiệu điện thế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Dẫn dắt để HS đƣa ra biểu thức liên hệ giữa

công của lực điện và hiệu thế năng của điện

tích, các biểu thức (4.2), (4.3)

+ Yêu cầu HS nêu hái niệm hiệu điện thế,

định nghĩa và đơn vị đo hiệu điện thế

+ Kết luận và nhấn mạnh các lƣu ý về các

biểu thức (4.2), (4.3)

+ Yêu cầu HS làm việc với mục 2b. Hiệu

điện thế, điện thế” để viết ra giấy biểu thức tính

điện thế tại điểm M trong điện trƣờng hi chọn

gốc điện thế ở vô cực

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: đọc mục 2b. Hiệu điện

thế, điện thế” và viết ra biểu thức tính điện thế

tại điểm M trong điện trƣờng hi chọn gốc điện

thế ở vô cực

+ Hƣớng dẫn HS vận dụng thông tin từ ênh

chữ để HS thực hiện các bƣớc chung nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin

+ Lắng nghe và theo dõi

+ Nêu hái niệm hiệu điện

thế, định nghĩa 1 Vôn là gì

+ Lắng nghe và ghi chép

+ Làm việc với mục 2b và

viết ra biểu thức điện thế tại M

+ Tiếp nhận nhiệm vụ

+ Lắng nghe hƣớng dẫn và

thức mắc nếu có

Page 208: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P35

Bƣớc 2: Chỉ ra liên hệ giữa thông tin với yêu

cầu nhận thức

Bƣớc 3: Giải quyết bài toán nhận thức

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, giúp đỡ HS

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu một vài HS lên bảng viết ra biểu

thức đƣợc giao, các HS hác quan sát, đối chiếu

với biểu thức của mình

+ Yêu cầu HS cho nhận xét và sửa chữa các

biểu thức đƣợc viết trên bảng

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét, ết luận biểu thức đúng, nhận xét

cách làm việc, cách trình bày và thảo luận của

HS trong lớp

+ Tuyên dƣơng, phê bình (nếu có)

+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4 trang 21 SGK

+ Chuyển mục

+ Làm việc với SGK

+ Viết biểu thức lên bảng và

trình bày

+ Nhận xét và bô sung ý iến

+ Lắng nghe và ghi chép

Hoạt động 4 (7 phút): Tìm hiểu liên hệ giữa cƣờng độ điện trƣờng và

hiệu điện thế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS sử dụng công thức (4.1) và

(4.2) viết ra mối liên hệ giữa cƣờng độ điện

trƣờng và hiệu điện thế

+ Yêu cầu vài HS viết biểu thức lên bảng,

các HS hác theo dõi, nhận xét

+ Nhận xét, xác nhận biểu thức và nhấn

mạnh về đơn vị đo cƣờng độ điện trƣờng đã

học ở bài trƣớc

+ Viết ra biểu thức thể hiện

mối liên hệ giữa cƣờng độ điện

trƣờng và hiệu điện thế

+ Viết biểu thức lên bảng, nhận

xét

+ Lắng nghe, ghi chép và phản

hồi nếu có

Page 209: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P36

+ Yêu cầu HS giải các bài tập 4 và 6 trang

23 SGK, 02 HS lên bảng giải mỗi HS 01 bài

+ Hƣớng dẫn HS yếu

+ Yêu cầu HS nhận xét, sửa chữa

+ Nhận xét, sửa chữa và xác nhận bài giải

đúng

+ Giải bài tập 4 và 6 trang 23

SGK

+ Lắng nghe, làm theo

+ Nhận xét, sửa chữa

+ Lắng nghe, ghi chép

Hoạt động 5 (4 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS trình bày các lƣu ý hi dùng

các công thức trong bài học và nêu đặc điểm

của công của lực điện và tính chất của trƣờng

tĩnh điện

+ Yêu cầu HS giải các bài tập 1, 2, 3 trang

22, 23 SGK

+ Nhận xét, xác nhận ết quả đúng

+ Trình bày các lƣu ý hi dùng

các công thức, nêu đặc điểm của

công của lực điện, tính chất của

trƣờng tĩnh điện

+ Giải các bài tập 1, 2, 3 trang

22, 23 SGK

+ Lắng nghe, ghi chép

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau bài học,

- Đọc nội dung về thí nghiệm Mi-li-Kan, xem lại các bài tập thuộc các bài

học từ 1 đến 4, xem lại phƣơng pháp tọa độ đã học ở lớp 10.

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 210: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P37

BÀI HỌC SỐ 05

Ngày soạn: Tiết theo PPCT:

Bài 10: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Trình bày đƣợc định nghĩa dòng điện, quy ƣớc về chiều của dòng điện, các

tác dụng của dòng điện

+ Nêu đƣợc định nghĩa, viết đƣợc biểu thức cƣờng độ dòng điện và ý nghĩa

của cƣờng độ dòng điện

+ Phát biểu đƣợc định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R

+ Nêu đƣợc vai trò của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện là gì

I.2. Kỹ năng

+ Vận dụng đƣợc công thức tính cƣờng độ dòng điện (10.1), (10.2) và công

thức tính suất điện động của nguồn điện (10.6)

+ Phân biệt đƣợc lực lạ bên trong nguồn điện và lực điện

+ Nhận biết và vẽ đƣợc đặc tuyến Vôn - Ampe của một vật dẫn có điện trở R

ở nhiệt độ hông đổi

+ Rút ra đƣợc bản chất của lực lạ qua làm việc với hình vẽ mức độ 3, vẽ đồ

thị đặc tuyến Vôn - Ampe mức độ 2

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài 10 Dòng điện hông đổi. Nguồn điện” là bài học đầu chƣơng thứ 2 của

chƣơng trình Vật lí 11 nâng cao THPT. Bài này đƣợc quy định dạy trong một tiết

học, bao gồm bốn mục theo thứ tự: Dòng điện. Các tác dụng của dòng điện”,

Cƣờng độ dòng điện. Định luật Ôm”, nguồn điện, suất điện động của nguồn điện.

Toàn bài, các tác giả đã đƣa vào các ênh thông tin hỗ trợ bao gồm: 02 bảng biểu,

Page 211: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P38

PHIẾU HỌC TẬP 5HT1 Bài 10:

Trƣờng:……..…………………lớp:……..nhóm:…… trƣởng nhóm:…………………

Từ công thức (10.4), biết R hông đổi. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa

hiệu điện thế đặt vào hai đầu R (U) và cƣờng độ dòng điện chạy trong R (I) vào

hoảng trống dƣới đây.

08 hình vẽ, 05 câu hỏi định hƣớng, 03 câu hỏi và 03 bài tập củng cố, ngoài ra còn

có thêm mục Em có biết”. Nội dung của hai mục đầu tiên của bài HS đã đƣợc học

ở THCS. Ở đây, các tác giả cung cấp nội dung nhằm hắc sâu thêm, đồng thời mở

rộng thêm hai nội dung mới là: độ giảm điện thế và đặc tuyến Vôn - Ampe. Các

mục thứ ba và thứ tƣ, SGK cung cấp và là rõ hai hái niệm là nguồn điện và suất

điện động của nguồn điện, đồng thời bao hàm giới thiệu một loại lực mới có bản

chất hông phải lực điện là lực lạ. Để giúp HS dễ hình dung và hiểu hơn về lực lạ

bên trong nguồn điện, các tác giả đƣa vào SGK 02 hình vẽ minh họa rất chi tiết là

hình 10.3a, 10.3b. Đồng thời, để phân biệt giữa vật dẫn tuân theo hoặc hông tuân

theo định luật Ôm, các tác giả đã chủ ý đƣa ra và nhấn mạnh đặc tuyến Vôn -

Ampe, sau đó sử dụng bài tập 1 trang 51 SGK để củng cố điều này.

Nhƣ vậy, khi dạy bài này, GV nên tổ chức cho HS làm việc với SGK để tìm

hiểu, khắc sâu các khái niệm, các thuật ngữ mới làm cơ sở để các em tiếp thu các

kiến thức về sau có liên quan.

III. BƢỚC C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Rút ra đƣợc bản chất của lực lạ qua làm việc với hình vẽ mức độ 3, vẽ đồ thị

đặc tuyến Vôn - Ampe mức độ 2

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 15 phút, tại

lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4- 6 HS/nhóm

+ HS đọc các hình 10.3a, 10.3b để rút ra bản chất của lực lạ bên trong nguồn

điện và vẽ đồ thị đặc tuyến Vôn - Ampe của một vật dẫn ở nhiệt độ hông đổi

+ Xây dựng phiếu học tập 5HT1

Page 212: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P39

+ Thƣớc kẻ, phấn màu, hình ảnh scan hình 10.3a, 10.3b.

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Ôn lại kiến thức về dòng điện, các tác dụng của dòng điện, quy ƣớc chiều

dòng điện, cƣờng độ dòng điện, định luật Ôm đã học ở THCS

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp,

thƣớc kẻ thẳng

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(5 phút): Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Tóm lƣợc nội dung cốt lõi của chƣơng 1

và nhấn mạnh chƣơng 1 nghiên cứu về các

điện tích đứng yên

+ Giới thiệu chƣơng 2 sẽ nghiên cứu về

các điện tích chuyển động

+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh ngay

dƣới tiêu đề chƣơng 2 và cho biết ảnh chụp

muốn giới thiệu thiết bị gì

+ Yêu cầu HS cho biết acquy có tác dụng

+ Giới thiệu bài mới

+ Lắng nghe

+ Lắng nghe

+ Quan sát hình và trả lời câu hỏi

của GV

+ Trả lời câu hỏi của GV

+ Lắng nghe

Hoạt động 2 (7 phút): Tìm hiểu về dòng điện và các tác dụng của dòng điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa dòng

điện, các tác dụng của dòng điện và cho ví

dụ

+ Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung

và cho biết trong các tác dụng của dòng điện,

tác dụng nào là đặc trƣng nhất

+ Xác nhận nội dung đúng và thông tin

+ Nhắc lại định nghĩa dòng

điện, các tác dụng của dòng điện,

ví dụ

+ Nhận xét, bổ sung, và trả lời

câu hỏi của GV

+ Lắng nghe và ghi chép

Page 213: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P40

thêm về tác dụng từ của dòng điện, ghi bảng

+ Yêu cầu HS cho biết chiều quy ƣớc của

dòng điện và lấy ví dụ về chiều dòng điện

chạy trong vật dẫn kim loại

+ Yêu cầu HS nhận xét, xác nhận chiều

dòng điện đúng theo quy ƣớc, ghi bảng

+ Trả lời yêu cầu của GV

+ Nhận xét, lắng nghe và ghi

bảng

Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về cƣờng độ dòng điện và định luật Ôm

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa cƣờng độ

dòng điện, đơn vị đo và cách đo cƣờng độ

dòng điện

+ Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung

+ Xác nhận các nội dung đúng, ghi bảng

+ Yêu cầu HS so sánh hái niệm dòng điện

hông đổi” và dòng điện một chiều”

+ Yêu cầu các HS hác nhận xét, bổ sung

+ Chính xác hóa câu trả lời của HS

+ Yêu cầu HS cho biết, ngoài cách đo cƣờng

độ dòng điện bằng Ampe ế, còn có thể dùng

cách nào hác nữa hông

+ Chuyển sang mục 2b) và yêu cầu HS phát

biểu lại định luật Ôm đã học và viết biểu thức

(biểu thức (10.3))

+ Yêu cầu HS vẽ một đoạn mạch AB chỉ

chứa điện trở R và suy ra U, R từ (10.3)

+ Yêu cầu lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 -

6 HS

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: phát phiếu 5HT1 và yêu

+ Trả lời yêu cầu của GV

+ Nhận xét, bổ sung

+ Lắng nghe, ghi chép

+ So sánh

+ Nhận xét, bổ sung

+ Trả lời câu hỏi của GV

+ Lắng nghe và phát biểu lại

định luật Ôm, viết biểu thức

+ vẽ hình đoạn mạch chỉ chứa

R, và viết biểu thức R, U

+ Lập nhóm

+ Nhận phiếu học tập

Page 214: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P41

cầu HS hoàn thành phiếu

+ Hƣớng dẫn HS cách vẽ đồ thị theo yêu cầu

trong phiếu 5HT1 theo trình tự các bƣớc làm

việc với đồ thị

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, giúp đỡ và hƣớng dẫn thêm cho

HS

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu các nhóm HS nộp phiếu 5HT1

+ Chiếu ết quả làm việc của các nhóm và

tiến hành cho HS ý iến, thảo luận

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét, chính xác hóa nội dung

+ Nhấn mạnh ba cách xác định điện trở của

một vật dẫn

+ Cho HS ghi nội dung

+ Lắng nghe và trình bày thắc

mắc nếu có

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành phiếu học tập

+ Nộp phiếu học tập

+ Quan sát ết quả các nhóm

và cho ý iến

+ Lắng nghe và ghi chép

Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu về nguồn điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nhớ lại phát biểu từ đầu tiết học

nêu định nghĩa về nguồn điện, mô tả cấu tạo của

nguồn điện

+ Nêu vấn đề: Giả sử

có hai vật dẫn A, B tích

điện nối với một bóng

đèn nhạy sáng và đóng

ngắt bởi hóa nhƣ hình

vẽ. Cho biết hiện tƣợng xảy ra thế nào hi đóng ,

và lực điện có vai trò gì, giải thích?

+ Yêu cầu HS suy đoán xem đèn sáng éo dài

thời gian nhƣ thế nào? Muốn duy trì dòng điện

+ Trả lời yêu cầu của GV

+ Lắng nghe, quan sát và trình

bày hiện tƣợng, giải thích

+ Trả lời các câu hỏi GV yêu

cầu

Đ k

B A

Page 215: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P42

qua đèn, cần phải đảm bảo điều gì? Lực nào thực

hiện nhiệm vụ đó?

+ Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 - 6 HS

+ Yêu cầu các nhóm làm việc với hình 10.3

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: Hãy làm việc với hình 10.3 và

rút ra bản chất của lực lạ

+ Không hƣớng dẫn, hông làm mẫu

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, hỗ trợ HS yếu và HS có thắc mắc

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Chiếu hình 10.3 phóng to

+ Yêu cầu hai các nhóm trình bày ết luận của

nhóm mình

+ Yêu cầu các nhóm hác, các HS hác cho ý

iến thảo luận

+ Lắng nghe, ghi chép nhanh nội dung các

nhóm và HS trình bày

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét, chính xác hóa nội dung về lực lạ và

bổ sung thêm lực lạ ở một số nguồn điện hác

nhau

+ Ghi bảng

+ Chuyển mục

+Lập nhóm

+ Nhận nhiệm vụ và thực hiện

+ Làm việc với SGK

+ Quan sát

+ Trình bày ết luận của nhóm

mình

+ Góp ý iến thảo luận

+ Lắng nghe, ghi chép

Page 216: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P43

Hoạt động 5 (7 phút): Tìm hiểu về suất điện động của nguồn điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hiệu điện thế

giữa hai điểm trong điện trƣờng, đơn vị đo

+ Nhận xét và chính xác hóa câu trả lời của HS

+ Yêu cầu HS cho biết đơn vị của đại lƣợng

đặc trƣng cho hả năng lực hiện công của lực lạ

trong nguồn điện. Từ đó định nghĩa đại lƣợng

này

+ Chính xác hóa tên gọi của đại lƣợng đặc

trƣng và định nghĩa suất điện động của nguồn

điện, viết công thức định nghĩa

+ Nêu sự tƣơng tự giữa chuyển động của điện

tich trong vật dẫn dƣới tác dụng của lực điện và

chuyển động của điện tích bên trong nguồn điện

dƣới tác dụng của lực lạ

+ Thông báo hái niệm điện trở trong của

nguồn điện và lƣu ý cho HS các số ghi trên các

nguồn điện

+ Nhắc lại theo yêu cầu của GV

+ Lắng nghe

+ Trả lời yêu cầu của GV

+ Lắng nghe và ghi chép

+ Lắng nghe

+ Lắng nghe

Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS giải các bài tập 1 và 2 trang

51, 52 SGK

+ Nhận xét và chính xác hóa bài giải

+ Tóm tắt và giải

+ Tiếp thu và điều chỉnh

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau bài học,

- Tóm tắt bằng sơ đồ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập

còn lại sau bài học,

- Đọc mục Em có biết” cuối bài học.

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 217: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P44

BÀI HỌC SỐ 06

Ngày soạn: Tiết theo PPCT:

Bài 12: ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT JUN - LENXƠ

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

+ Nêu đƣợc công của nguồn điện là công của lực lạ bên trong nguồn điện và

bằng công của dòng điện trong toàn mạch

+ Viết đƣợc công thức tính công của nguồn điện

+ Nêu đƣợc định nghĩa công suất của nguồn điện và viết đƣợc công thức tính

+ Nêu đƣợc định nghĩa máy thu điện và ý nghĩa của suất phản điện của máy thu

+ Hiểu đƣợc sự chuyển hóa năng lƣợng bên trong nguồn điện và mạch ngoài

I.2. Kỹ năng

+ Vận dụng đƣợc các công thức tính công, công suất của dòng điện, nguồn

điện, của máy thu điện

+ Đổi đƣợc W.h ra J (1 W.h = 3,6.106 J)

+ Xử lí đƣợc thông tin của mục 1.Công và công suất của dòng điện chạy

trong một đoạn mạch” mức độ 3, và làm việc với bảng biểu mức độ 2

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

Bài 12 Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Lenxơ” là bài học thứ

ba của chƣơng Dòng điện hông đổi”. Bài này đƣợc quy định giảng dạy trong

thời gian một tiết học với nội dung bài học đƣợc trình bày thành bốn mục theo thứ

tự: Công và công suất của dòng điện chạy trong một đoạn mạch, Công và công

suất của nguồn điện, Công và công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện, Đo công

suất và điện năng tiêu thụ. Nội dung bài học đƣợc trình bày chủ yếu bằng ênh

chữ, và đƣợc hỗ trợ bởi 04 ảnh chụp, 02 bảng biểu, 02 hình vẽ, 04 câu hỏi dẫn dắt

Page 218: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P45

Ci, 04 câu hỏi và 05 bài tập củng cố sau bài học. Ngoài ra còn có mục Em có

biết?” có chứa 01 bảng số liệu.

Hầu hết các khái niệm, kiến thức trong bài này HS đã đƣợc học ở cấp THCS,

lớp 10 THPT và các bài trƣớc của chƣơng trình Vật lí 11 nâng cao. Trong đó, toàn

bộ nội dung mục thứ nhất HS đã đƣợc học ở THCS một cách đầy đủ, không có gì

mới lạ. Do đó, đây là thuận lợi để HS tự làm việc với SGK để tiếp thu nội dung kiến

thức mục này. Ở mục thứ hai, sau khi GV dẫn dắt để HS hiểu đƣợc sự chyển hóa

năng lƣợng và công cả lực lạ bên trong nguồn điện, HS có thể tự lĩnh hội kiến thức

mục này qua làm việc với SGK. Mục thứ ba đề cập đến khái niệm tƣơng đối mới

mẽ là máy thu điện. Do đó, GV cần làm rõ và giúp HS phân biệt đƣợc máy thu điện

và nguồn điện (máy phát điện), đồng thời dẫn dắt HS đƣa ra các biểu thức về công,

công suất của máy thu điện. Nói chung cả ba mục đầu của bài học xoay quanh việc

tính công và công suất, các khái niệm và công thức tính này khá quen thuộc với HS.

GV cần cho HS nhận ra và phân biệt công, công suất cần tính thuộc về dòng điện,

máy phát hay máy thu.

Việc các tác giả SGK đƣa ra các bảng 12.1, 12.2 ở bài học này nhằm cung cấp

cho HS các thông tin về công suất tiêu thụ điện của một số nguồn điện, vật dụng quen

thuộc và gần gũi với cuộc sống thƣờng nhật của các em. Điều này giúp các em gắn kết

kiến thức khoa học bộ môn với thực tế. Do đó, GV cũng nên tổ chức cho HS làm việc

với các bảng này để các em có đƣợc các thông tin so sánh một cách lâu bền nhất.

III. BƢỚC C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Xử lí đƣợc thông tin của mục 1 từ kênh chữ mức độ 3, làm việc với bảng

biểu mức độ 2

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 08 phút, tại

lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm

+ Xác định nhiệm vụ của HS: HS đọc các mục 1 và 2 để hoàn thành phiếu

6HT1 ở mức độ 3, và làm việc với các bảng 12.1, 12.2 để so sánh công suất của các

nguồn điện, của các thiết bị tiêu thụ điện

Page 219: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P46

PHIẾU HỌC TẬP 6HT1 Bài 12:

Trƣờng:………..………………lớp:……..nhóm:…… trƣởng nhóm:…………………

Đọc mục 1. Công và công suất của dòng điện”, tóm tắt nội dung chính và trả lời

các câu hỏi dƣới đây:

CH1: Khi đặt vào hai đầu một điện trở hay một vật tiêu thụ điện một hiệu điện

thế, lực nào đã gây ra chuyển động có hƣớng của các điện tích tạo thành dòng

điện?

CH2: Vì sao công của lực đƣợc chỉ ra ở CH1 thực hiện công cơ học?

CH3: Vì sao nói, công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là điện năng

mà đoạn mạch đó tiêu thụ?

Phần tóm tắt:

+ Xây dựng phiếu học tập 6HT1, thiết bị trình chiếu phiếu 6HT1 của các

nhóm và chiếu các bảng 12.1, 12.2

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Ôn lại kiến thức công, công suất, dòng điện, nguồn điện, định luật Jun -

Lenxơ đã học ở THCS và THPT

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(5 phút): Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS trình bày: định nghĩa nguồn

điện, dòng điện, cho biết lực làm điện tích di

chuyển bên ngoài, bên trong nguồn điện, viết

các công thức tính công cơ học, công suất và

biểu thức định luật Jun - Lenxơ

+ Yêu cầu HS cho biết sự chuyển hóa năng

+ Trả lời các vấn đề GV yêu cầu

và viết các biểu thức lên bảng

+ Phân tích sự chuyển hóa năng

Page 220: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P47

lƣợng bên trong nguồn điện và bên ngoài

nguồn điện, cho ví dụ

+ Nhận xét, chính xác hóa câu trả lời của

HS, cho điểm HS

+ Vào bài mới

lƣợng và lấy ví dụ minh họa

+ Lắng nghe

Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu về công và công suất của dòng điện chạy

trong một đoạn mạch điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Lập nhóm từ 4 - 6 HS

+ Phát phiếu 6HT1

+ Yêu cầu HS làm việc với mục 1 SGK

mức độ 3

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Yêu cầu HS làm việc với SGK và hoàn

thành theo phiếu 6HT1

+ Không hƣớng dẫn, hông làm mẫu

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát HS thực hiện, trợ giúp, ghi

chép các nhận xét cần thiết

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu HS nộp phiếu 6HT1 của các

nhóm và chiếu lên bảng

+ Yêu cầu đại diện hai nhóm trình bày nội

dung, các nhóm và cá nhân HS còn lại lắng

nghe, cho ý iến thảo luận

+ Ghi chép các vấn đề cần thiết và nội

dung trình bày cả HS

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét, chính xác hóa nội dung trình

bày và phiếu học tập của HS

+ Tuyên dƣơng, cho điểm, động viên

+ Cho HS ghi bảng nội dung mục 1

+ Lập nhóm theo yêu cầu

+ Nhận phiếu 6HT1

+ Lắng nghe và thực hiện

+ Nhận nhiệm vụ học tập

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành phiếu 6HT1

+ Nộp phiếu 6HT1

+ Trình bày nội dung theo phiếu

6HT1, thảo luận

+ Lắng nghe và ghi nội dung

Page 221: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P48

Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu về công và công suất của nguồn điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu HS cho biết, hi có dòng điện

chạy trong mạch ín, những lực nào đã thực

hiện công làm dịch chuyển có hƣớng các điện

tích tạo thành dòng điện, tính công các lực đó

+ Yêu cầu HS làm việc với mục 2 SGK

+ Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 HS

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Yêu cầu HS đọc mục 2 và tính công của

các lực đã thực hiện công làm dịch chuyển có

hƣớng các điện tích tạo thành dòng điện trong

mạch ín

+ Không hƣớng dẫn, hông làm mẫu

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, hỗ trợ những HS còn yếu, ghi

chép những điều cần thiết

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu ba HS viết lên bảng ết quả tính

toán của mình, các HS hác theo dõi, đối chiếu

+ Yêu cầu HS cho ý iến, chỉnh sửa

+ Ghi lại các vấn đề cần thiết

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét, chính xác hóa ết quả làm việc

của HS, hẳng định công của lực lạ chính là

công của nguồn điện

+ Cho HS ghi nội dung mục 2

+ Chuyển mục

+ Trả lời các vấn đề GV yêu

cầu

+ Lập nhóm

+ Nhận nhiệm vụ học tập

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành nhiệm vụ

+ Viết lên bảng ết quả làm

việc của nhóm mình

+ Góp ý, chỉnh sửa

+ Lắng nghe, ghi nội dung

Page 222: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P49

Hoạt động 4 (15 phút): Tìm hiểu về công và công suất của các dụng cụ

tiêu thụ điện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Thông báo và phân biệt cho HS hai loại

dụng cụ tiêu thụ điện và cho HS lấy ví dụ

+ Yêu cầu HS cho biết, năng lƣợng điện mà

mỗi loại dụng cụ tiêu thụ điện nhận đƣợc đƣợc

sử dụng vào những biểu hiện gì

+ Yêu cầu HS tính công và công suất tỏa

nhiệt của dụng cụ tỏa nhiệt

+ Dẫn dắt để HS hiểu về suất phản điện của

máy thu điện và yêu cầu HS tính điện năng và

công suất tiêu thụ điện của máy thu

+ Nhận xét, chính xác hóa ết quả tính toán

của HS, giúp HS phân biệt công suất toàn phần

và công suất có ích của máy thu điện

+ Yêu cầu HS viết biểu thức tính hiệu suất

của máy thu điện

+ Yêu cầu HS làm việc với các bảng 12.1,

12.2

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: Dựa vào các bảng 12.1,

12.2 hãy so sánh: công suất của bộ acquy ô tô

hi hởi động và pin của đồng hồ điện tử,

công suất của bình đun nƣớc với đèn dây tóc

+ Hƣớng dẫn HS làm việc với bảng biểu

mức độ 2

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Lắng nghe và cho ví dụ

+ Trình bày câu trả lời

+ Viết công thức tính công và

công suất tỏa nhiệt của dụng cụ

tỏa nhiệt

+ Lắng nghe, đặt câu hỏi nếu

cần và tính điện năng và công

suất tiêu thụ điện của máy thu

+ Lắng nghe và ghi chép

+ Viết công thức theo yêu cầu

của GV

+ Nhận nhiệm vụ

+ Lắng nghe

Page 223: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P50

+ Quan sát, hỗ trợ, điều chỉnh những HS cần

sự trợ giúp

+ Ghi lại những điều cần thiết

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu 04 HS lên bảng viết ra so sánh

của mình cùng lúc, các HS hác theo dõi

+ Yêu cầu các HS còn lại cho ý iến và điều

chỉnh ết quả

+ Ghi chép các vấn đề cần thiết

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét ết quả làm việc của HS và chính

xác hóa ết quả

+ Thông tin thêm về sử dụng các thiết bị tiêu

thụ điện một cách tiết iệm và hữu ích nhất

+ Cho HS ghi nội dung bài học

+ Làm việc với SGK và hoàn

thành nhiệm vụ

+ Viết ết quả lập tỉ số của

mình

+ Góp ý iến, chỉnh sửa

+ Lắng nghe và ghi chép nếu

cần

+ Lắng nghe, đặt câu hỏi nếu

Hoạt động 5 (11 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Yêu cầu 02 HS lên bảng lập bảng tóm tắt

các công thức tính công, công suất của dòng

điện, nguồn điện, máy thu điện và hiệu suất

của máy thu điện, viết công thức định nghĩa

hiệu điện thế, suất điện động và suất phản điện

+ Yêu cầu HS giải các bài tập 4 và 5 trang

63 SGK

+ Yêu cầu HS nhận xét các bảng và bài

giải, góp ý, chỉnh sửa

+ Nhận xét và chính xác hóa các bảng và

bài giải của HS

+ Lên bảng và thực hiện theo

yêu cầu của GV

+ Giải các bài tập 4 và 5 trang

63 SGK lên bảng

+ Nhận xét, góp ý, chỉnh sửa

+ Lắng nghe, ghi chép

Page 224: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P51

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập còn lại sau bài học,

- Tóm tắt các công thức đã học trong bài theo ý của riêng mình,

- Đọc mục Em có biết?” cuối bài học,

- Ôn lại nội dung định luật bảo toàn năng lƣợng.

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 225: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P52

BÀI HỌC SỐ 08

Ngày soạn: Tiết theo PPCT:

Bài 16: THỰC HÀNH

ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA NGUỒN ĐIỆN

I. MỤC TIÊU (Bƣớc C1: Xác định mục tiêu)

I.1. Kiến thức

Hiểu đƣợc vai trò của điện trở trong và mối liên hệ của nó với mạch ngoài

trong thực tế

I.2. Kỹ năng

+ Làm đƣợc thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của một pin

+ Sử dụng đƣợc các dụng cụ đo thƣờng gặp nhƣ: Vôn ế, Ampe ế; tính toán

đƣợc sai số và sử dụng đồ thị

+ Làm việc với hình vẽ mức độ 3, làm việc với bảng biểu và đồ thị mức độ 3

I.3. Thái độ

Bƣớc đầu hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác và hợp tác trong tập thể

Có ý thức rèn luyện KNLV với SGK VL trong học tập

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC (Bƣớc C2: Phân

tích nội dung và yêu cầu của bài học)

+ Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện”

là bài thực hành đầu tiên trong chƣơng trình Vật lí 11 nâng cao. Nội dung chủ yếu

của bài là cung cấp thông tin và hƣớng dẫn để GV và HS có thể thực hành đo hai

thông số quan trọng của một nguồn điện là suất điện động và điện trở trong. Bài này

cung cấp cho GV và HS hai phƣơng án thí nghiệm để đo hai thông số của nguồn

điện nói trên. Trong đó, phƣơng án hai mang tính đặc thù hơn và thƣờng sử dụng

trong thí nghiệm vật lí. Sách giáo hoa cũng cung cấp các thông tin hỗ trợ kênh chữ

bao gồm 01 hình ảnh, 02 hình vẽ, 01 đồ thị và 01 bảng số liệu. Đây là loại bài học

xuất hiện không nhiều trong chƣơng trình, nhƣng là loại bài học mang ý nghĩa đặc

thù của bộ môn Vật lí, yêu cầu HS phải sử dụng nhiều kỹ năng, kiến thức. Do đó, tổ

chức cho HS có thể đo đƣợc các đại lƣợng thực nghiệm là rất quan trọng. Muốn

Page 226: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P53

vậy, HS phải biết dựa vào sơ đồ để lắp ráp thí nghiệm, đo và lập đƣợc bảng số liệu,

tính toán các số liệu và sai số, vẽ đƣợc đồ thị và khái quát hóa kết quả thí nghiệm.

Do đó, tổ chức tốt cho HS thực hành ở bài này sẽ rèn luyện cho HS đƣợc nhiều kỹ

năng làm việc với các kênh thông tin của SGK và kỹ năng thí nghiệm.

III. Bƣớc C3: Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Làm việc với hình vẽ mức độ 3, làm việc với bảng biểu và đồ thị mức độ 3

IV. CHUẨN BỊ (Bƣớc C4: Lập kế hoạch tổ chức HS làm việc với SGK)

IV.1. Chuẩn bị của thầy

+ Thời lƣợng, thời điểm, hình thức làm việc với SGK của HS: 15 phút, tại

lớp, HS làm việc theo nhóm từ 4 - 6 HS/nhóm

+ Xác định nhiệm vụ của HS: Đọc hình vẽ 16.3 và lắp ráp thí nghiệm, tính

toán và điền đầy đủ thông tin vào bảng số liệu, vẽ đồ thị biểu diễn liên hệ (U, I) và

xác định suất điện động của pin

+ Phiếu học tập 7HT1 là một tờ giấy Rô- i” hổ A3 có kẻ sẵn hai trục tọa

độ và có chia ô li vuông, nhỏ, bên dƣới có bảng ghi số liệu và khoảng trống để HS

ghi các kết quả cuối cùng của suất điện động và điện trở trong của pin.

Page 227: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P54

+ Các dụng cụ nhƣ liệt kê ở phƣơng án 2 trong SGK, và máy chiếu kết quả

làm việc của HS

IV.2. Chuẩn bị của trò

+ Ôn lại kiến thức về đồ thị hàm bậc nhất

+ SGK Vật lí lớp 11 nâng cao THPT và các dụng cụ ghi chép, giấy nháp, bút

chì và bút màu, thƣớc kẻ thẳng dài tối thiểu 40cm

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1(10 phút): Nhắc nhỡ, dặn dò HS trƣớc hi tổ chức thực hành

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nhắc nhỡ, dặn dò HS về công tác an

toàn, giữ vệ sinh phòng thí nghiệm

+ Nhắc lại tính năng tác dụng của các

dụng cụ thí nghiệm và dụng cụ đo

+ Chiếu các yêu cầu HS cần thực hiện

+ Lắng nghe và thực hiện

+ Lắng nghe và đặt câu hỏi nếu cần

+ Đọc ĩ các yêu cầu

Hoạt động 2 (5 phút): Công tác chuẩn bị

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Phát các dụng dụ thí nghiệm

+ Yêu cầu các nhóm kiểm tra tính an toàn

và dùng đƣợc của các dụng cụ vừa nhận

+ Phát phiếu 7HT1

+ Nhận dụng cụ thí nghiệm

+ Kiểm tra dụng cụ

+ Nhận phiếu 7HT1

Hoạt động 3 (25 phút): Tiến hành thí nghiệm và tổng ết

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Lập nhóm HS, mỗi nhóm gồm 4 HS

Bƣớc T1: Định hƣớng

+ Giao nhiệm vụ: Lắp ráp thí nghiệm theo sơ

đồ hình 16.3 và iểm tra lại mạch điện, chƣa

đóng hóa K, điều chỉnh R có giá trị lớn nhất

+ Yêu cầu HS đóng hóa K, ghi cặp giá trị

+ Lập nhóm

+ Lắng nghe

Page 228: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P55

(U, I) vào bảng, điều chỉnh R đến vị trí hác và

ghi lại cặp giá trị (U, I) tiếp theo đủ ba lần đo

+ Tính toán và lập bảng số liệu sau đó vẽ đồ

thị U = f(I)

+ Xem hình 16.4 để xác định suất điện động

của pin

+ Tính điện trở trong r của pin

+ Không hƣớng dẫn, hông làm mẫu hi làm

việc với hình vẽ, bảng số liệu và đồ thị

Bƣớc T2: HS làm việc với SGK

+ Quan sát, giúp đỡ những nhóm còn lúng

túng

+ Ghi chép các thông tin cần thiết

Bƣớc T3: Thảo luận

+ Yêu cầu các nhóm nộp phiếu 7HT1 và

chiếu các phiếu này lên bảng

+ Yêu cầu HS trình bày cách xử lí các ết

quả thí nghiệm và ết luận cuối cùng

+ Yêu cầu các nhóm còn lại cho ý iến đóng

góp và giải đáp các thắc mắc

+ Ghi lại các thông tin cần thiết

Bƣớc T4: Tổng kết

+ Nhận xét ết quả lắp ráp, tiến hành thí

+ Làm việc với SGK để thực

hiện:

+ Lắp ráp mạch điện

+ Đóng K, đọc và ghi giá trị

U, I vào bảng

+ Xử lí số liệu và vẽ đồ thị

+ Quan sát hình 16.4 để xác

định suất điện động của pin

+ Tính điện trở trong r của

pin và ghi vào phiếu 7HT1

+ Nộp phiếu 7HT1, quan sát

ết quả của các nhóm hác

+ Trình bày theo yêu cầu của

GV

+ Góp ý iến, bổ sung, sửa

chữa

+ Lắng nghe, ghi chép và đặt

Page 229: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P56

nghiệm, tính hợp tác của thành viên các nhóm,

thời lƣợng, ết quả thí nghiệm cà chính xác hóa

các ết quả hoạt động của HS

+ Tuyên dƣơng, cho điểm các nhóm và yêu

cầu rút inh nghiệm về những vấn đề còn hạn

chế

câu hỏi nếu cần

+ Lắng nghe và ghi lại cách

hắc phục các hạn chế

Hoạt động 4 (4 phút): Củng cố bài học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

+ Nhắc lại iến thức chung của cả hai phƣơng

án và phân tích vì sao chọn phƣơng án 2

+ Lắng nghe

VI. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG, GIAO NHIỆM VỤ

VI.1. Giao nhiệm vụ học tập và hướng dẫn HS thực hiện (1 phút)

Về nhà các em thực hiện các công việc sau:

- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau bài học,

- Viết bào cáo thí nghiệm theo mẫu đƣợc trình bày ở SGK theo nhóm, có ghi

rõ họ tên các thành viên của nhóm, nhóm trƣởng, và tự cho điểm các thành viên của

nhóm. Báo cáo thí nghiệm đƣợc nộp vào tiết học tiếp theo sau hôm nay.

VI.2. Rút kinh nghiệm và bổ sung

Page 230: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P57

Các phụ lục

Tham khảo

Cấu trúc theo nội dung kiến thức

Các

phần

Giới thiệu nội dung

chính của phần

Nội dung kiến thức Tóm tắt Bài tập Tình huống học tập

Các chƣơng

Bài

đọc

thêm

Bài

thực

hành

Tổng

kết

chƣơng

Các

bài

học

Giới thiệu

nội dung

chính của

chƣơng

PHỤ LỤC 5

CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Bảng P5.1. Thống kê các kênh hình trong SGK Vật lí 11 nâng cao

TT Các ênh hình trong toàn SGK Vật lí 11 NC Số lƣợng

Số bài

học

1 Hình vẽ

Số hình, ảnh trung bình trên 01 trang

270

1,2

2 Ảnh chụp 87

3 Bảng số liệu 22

4 Đồ thị 19

Tổng 398 56

Sơ đồ P5.1. Cấu trúc SGK VL tiếp cận theo nội dung

Page 231: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P58

Sơ đồ P5.2. Cấu trúc SGK VL tiếp cận theo kênh thông tin

Sơ đồ P5.3. Giai đoạn chuẩn bị

Sơ đồ P5.4. Giai đoạn tổ chức rèn luyện

Cấu trúc theo kênh thông tin

Kênh

chữ

Kênh

hình

Phần

mở

đầu

Phần

cung cấp

thông tin

Phần

dẫn dắt

Hình ảnh

Bảng số liệu

Đồ thị

Hình vẽ

Sơ đồ

Biểu đồ

Phần câu

hỏi, bài

tập

Thông

tin bổ

sung

Tổ chức

rèn luyện

Định hƣớng

HS làm việc với SGK

Thảo luận

Tổng kết

Xác định mục tiêu

Phân tích bài dạy nội dung, yêu cầu của bài học

Xác định kỹ năng làm việc với SGK

Lập kế hoạch tổ chức làm việcvới SGK

Chuẩn bị

Page 232: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P59

Sơ đồ P5.5. Giai đoạn đánh giá

Bảng P5.2. Kết quả quan sát bài giảng “Điện tích. Định luật Cu - lông”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh

chữ 87: 32,0 124: 45,1 64: 23,3 215: 78,2 60: 21,8

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình X X X X X

Xác định đƣợc các đại lƣợng,

đơn vị đo, giá trị cực đại, cực

tiểu từ đồ thị, bảng biểu

104: 37,8 99: 36,0 72: 26,2 200: 72,7 75: 27,3

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng

trên đồ thị, bảng biểu

112: 40,7 74: 26,9 89: 32,4 207: 75,3 68: 24,7

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ

giữa các đại lƣợng cho trên đồ

thị, bảng biểu

128: 46,5 42: 15,3 105: 38,2 198: 72,0 77: 28,0

Diễn đạt đƣợc kênh hình 130: 47,3 36: 13,1 109: 39,6 197: 71,6 78: 28,4

Nhận xét: GV quá vất vả hƣớng dẫn HS, HS quá thụ động làm việc, thời gian hoàn thành

vƣợt thời gian dự iến một ít, ỹ năng trình bày, thảo luận còn yếu, chƣa tự tin

Đánh giá Tổ chức kiểm tra

Đánh giá ết quả

Page 233: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P60

Bảng P5.3. Kết quả quan sát bài giảng Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ 82: 29,8 130: 47,3 63: 22,9 230: 83,6 45: 16,4

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ 86: 31,3 124: 45,1 65: 23,6 223: 81,1 52: 18,9

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình 92: 33,5 112: 40,7 71: 25,8 209: 76,0 66: 24,0

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn

vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ

thị, bảng biểu

X X X X X

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu

X X X X X

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ

giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị,

bảng biểu

X X X X X

Diễn đạt đƣợc kênh hình 91: 33,1 103: 37,5 81: 29,5 220: 80,0 55: 20,0

Nhận xét: GV quá vất vả hƣớng dẫn HS, HS quá thụ động làm việc, thời gian hoàn thành

vƣợt thời gian dự iến một ít, ỹ năng trình bày, thảo luận còn yếu, chƣa tự tin

Page 234: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P61

Bảng P5.4. Kết quả quan sát bài giảng Điện trƣờng”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ 68: 24,7 151: 54,9 56: 20,4 241: 87,6 34: 12,4

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ 75: 27,3 140: 50,1 60: 21,8 230: 83,6 45: 16,4

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình 82: 29,8 127: 46,2 66: 24,0 225: 81,8 50: 18,2

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị

đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị,

bảng biểu

X X X X X

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả mối

liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ

thị, bảng biểu

X X X X X

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa

các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng

biểu

X X X X X

Diễn đạt đƣợc kênh hình 81: 29,5 123: 44,7 71: 25,8 226: 82,2 49: 17,8

Nhận xét: GV ít vất vả hơn hƣớng dẫn HS, HS còn thụ động làm việc, thời gian hoàn

thành hợp lí, ỹ năng trình bày, thảo luận còn yếu, chƣa tự tin

Page 235: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P62

Bảng P5.5. Kết quả quan sát bài giảng Công của lực điện. Hiệu điện thế”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ 60: 21,8 164: 59,6 51: 18,5 239: 86,9 36: 13,1

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ 91: 33,1 106: 38,5 78: 28,4 220: 80,0 55: 20,0

Đọc đƣợc các kênh hình X X X X X

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn

vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ

thị, bảng biểu

X X X X X

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu

X X X X X

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ

giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị,

bảng biểu

X X X X X

Diễn đạt đƣợc kênh hình X X X X X

Nhận xét: GV đỡ vất vả hơn, HS còn thụ động làm việc, thời gian hoàn thành hợp lí, ỹ

năng trình bày, thảo luận còn yếu, chƣa tự tin

Page 236: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P63

Bảng P5.6. Kết quả quan sát bài giảng Dòng điện hông đổi. Nguồn điện”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ X X X X X

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ 98: 35,6 121: 44,0 56: 20,4 216: 78,5 59: 21,5

Toán học hóa đƣợc kênh chữ 79: 28,7 122: 44,4 74: 26,9 227: 82,5 48: 17,5

Đọc đƣợc các kênh hình 72: 26,2 141: 51,3 62: 22,5 231: 84,0 44: 16,0

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị

đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị,

bảng biểu

91: 33,1 122: 44,4 62: 22,5 220: 80,0 55: 20,0

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu

92: 33,5 114: 41,5 69: 25,1 219: 79,6 56:20,4

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa

các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng

biểu

84: 30,5 106: 38,5 85: 30,9 224: 81,5 51: 18,5

Diễn đạt đƣợc kênh hình 61: 22,2 150: 54,5 64: 23,3 238: 86,5 37: 13,5

Nhận xét: GV làm việc nhẹ nhàng hơn, HS bắt đầu chủ động làm việc, thời gian hoàn

thành hợp lí, ỹ năng trình bày, thảo luận đƣợc cải thiện, HS bắt đầu tự tin

Page 237: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P64

Bảng P5.7. Kết quả quan sát bài giảng Điện năng và công suất điện.

Định luật Jun - Len-xơ”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ 52: 18,9 177: 64,4 46: 16,7 243: 88,4 32: 11,6

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ 56: 20,4 170: 61,8 49: 17,8 241: 87,6 34: 12,4

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình 64: 23,3 153: 55,6 60: 21,8 238: 86,5 37: 13,5

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị

đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị,

bảng biểu

71: 25,8 145: 52,7 59: 21,5 232: 84,4 43: 15,6

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu

78: 28,4 137: 49,8 60: 21,8 228: 82,9 47: 17,1

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa

các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng

biểu

72: 26,2 123: 44,7 80: 29,1 231: 84,0 44: 16,0

Diễn đạt đƣợc kênh hình 50: 18,2 171: 62,2 54: 19,6 245: 89,1 30:10,9

Nhận xét: GV làm việc nhẹ nhàng, HS chủ động làm việc, thời gian hoàn thành howpl lít,

ỹ năng trình bày, thảo luận có tiến bộ, HS tự tin trình bày trƣớc tập thể

Page 238: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P65

Bảng P5.8. Kết quả quan sát bài giảng Định luật Ôm đối với các loại mạch điện.

Mắc các nguồn điện thành bộ”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ X X X X X

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình 53: 19,3 171: 62,2 51: 18,5 243: 88,4 32: 11,6

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn vị

đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị,

bảng biểu

51: 18,5 182: 66,2 42: 15,3 244: 88,7 31: 11,3

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả mối

liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị,

bảng biểu

48: 17,5 181: 65,8 46: 16,7 246: 89,5 29: 10,5

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ giữa

các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng

biểu

52: 18,9 162: 58,9 61: 22,1 243: 88,4 32: 11,6

Diễn đạt đƣợc kênh hình 39: 14,2 192: 69,8 44: 16,0 251: 91,3 24: 8,7

Nhận xét: GV làm việc thoải mái, HS chủ động làm việc, thời gian hoàn thành hợp lí, ỹ

năng trình bày, thảo luận tƣơng đối tốt, HS tự tin, hăng hái trình bày ết quả

Page 239: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P66

Bảng P5.9. Kết quả quan sát bài giảng Thực hành: Đo suất điện động

và điện trở trong của nguồn điện”

Thao tác làm việc SGK

Học sinh cần hƣớng dẫn

(SL: %) Hoàn

thành (SL:

%)

Không

hoàn

thành

(SL: %) Cần Không Cần ít

Viết ra đƣợc các ý chính từ kênh chữ X X X X X

Sơ đồ hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Hình ảnh hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Toán học hóa đƣợc kênh chữ X X X X X

Đọc đƣợc các kênh hình 38: 13,8 201: 73,1 36: 13,1 252: 91,6 23: 8,4

Xác định đƣợc các đại lƣợng, đơn

vị đo, giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ

thị, bảng biểu

40: 14,5 199: 72,4 36: 13,1 251: 91,3 24: 8,7

Viết ra đƣợc phƣơng trình mô tả

mối liên hệ giữa các đại lƣợng trên

đồ thị, bảng biểu

41: 14,9 196: 71,3 38: 13,8 250: 90,1 25: 9,9

Khái quát hoá đƣợc mối liên hệ

giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị,

bảng biểu

40: 14,5 193: 70,2 42: 15,3 251: 91,3 24: 8,7

Diễn đạt đƣợc kênh hình 32: 11,6 207: 75,3 36: 13,1 255: 92,7 10: 7,3

Nhận xét: GV làm việc rất thoải mái, nhẹ nhàng, HS chủ động làm việc, thời gian hoàn

thành hợp lí, ỹ năng trình bày, thảo luận tƣơng đối tốt, HS há tự tin

Page 240: LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC...2015/11/08  · 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp..82 3.2.2. Tổ chức

P67

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM