lỜi phÁt biỂu trong phiÊn hỌp hỘi ĐỒng chÍnh phỦ,...

8
Ngày 10/7, Cục Thuế Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tuyên dương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2016. Đây là Hội nghị thường niên, nhằm biểu dương, tôn vinh doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã tích cực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước. Năm 2016, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá một số nông sản chủ yếu không ổn định, thu hút đầu tư chững lại...; nhưng từ sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự quyết tâm của ngành thuế trong tỉnh; đặc biệt là sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế, nên công tác thuế năm 2016 đã đạt được những kết quả khả quan. Qua thống kê, tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động đến 31/12/2016 là 38.168 mã số thuế (MST);... Ka Đô, Đơn Dương, yên bình đến lạ. Những vườn rau, cà chua vào mùa thu hoạch “ôm” lấy cung đường bê tông chạy dọc giữa buôn làng. Bí thư Chi bộ thôn Taly 2 Klong Ba thổ lộ: “Bà con người Cil mình đã biết sản xuất rau thương phẩm. Vui lắm. Để được bà con tin và làm theo, cán bộ, đảng viên phải làm gương trước…”. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Làng nghề nâng cao chất lượng kén tằm TRANG 6 Chiều loang nắng. Những nếp nhà ở buôn làng người Cil, thôn Taly 2, xã VỈA HÈ ĐÀ LẠT SAU 3 THÁNG RA QUÂN: “Hè” thông nhưng đường chưa “thoáng” KINH TẾ Liên kết với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra sữa ong chúa TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4829 - THỨ BA NGÀY 11/7/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Giáo xứ chung tay sẻ chia bác ái TRANG 5 TRANG 4 TRANG 7 Toàn cảnh Khu Trung tâm Hòa Bình. Ảnh: Trần Đức Nam Tất cả vì Lang Biang TRANG 5 TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Niềm tin của buôn làng người Cil TRANG 2 Khu Trung tâm Hòa Bình - điểm nhấn đô thị Đà Lạt XEM TIẾP TRANG 6 Tuyên dương 83 tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình. LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, 11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH. 6 tháng đầu năm có 530 doanh nghiệp thành lập mới Tin từ Tỉnh ủy Lâm Đồng, 6 tháng đầu năm 2017, tỉnh có 530 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.200 tỷ đồng, tăng 13,4% về số doanh nghiệp và giảm 3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, bình quân đạt 6 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động 6 tháng đầu năm là 194 đơn vị, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh cũng có 172 doanh nghiệp đăng ký với các cơ quan chức năng xin tạm dừng hoạt động, tăng 14% so với cùng kỳ và 65 doanh nghiệp giải thể, tăng 51% so với cùng kỳ. NGUYỄN NGHĨA Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện I - Cty Thủy điện Đại Ninh và Cty CP Rượu Bia Đà Lạt nhận Bằng khen của Bộ Tài chính.

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

Ngày 10/7, Cục Thuế Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tuyên dương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2016. Đây là Hội nghị thường niên, nhằm biểu dương, tôn vinh doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã tích cực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Năm 2016, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá một số nông sản chủ yếu không ổn định,

thu hút đầu tư chững lại...; nhưng từ sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp; sự quyết tâm của ngành thuế trong tỉnh; đặc biệt là sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nộp thuế thuộc mọi thành phần kinh tế, nên công tác thuế năm 2016 đã đạt được những kết quả khả quan.

Qua thống kê, tổng số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động đến 31/12/2016 là 38.168 mã số thuế (MST);...

Ka Đô, Đơn Dương, yên bình đến lạ. Những vườn rau, cà chua vào mùa thu hoạch “ôm” lấy cung đường bê tông chạy dọc giữa buôn làng. Bí thư Chi bộ thôn Taly 2 Klong Ba thổ lộ: “Bà con người Cil mình đã biết sản xuất rau thương phẩm. Vui lắm. Để được bà con tin và làm theo, cán bộ, đảng viên phải làm gương trước…”.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTLàng nghề nâng cao chất lượng kén tằm

TRANG 6

Chiều loang nắng. Những nếp nhà ở buôn làng người Cil, thôn Taly 2, xã

VỈA HÈ ĐÀ LẠT SAU 3 THÁNG RA QUÂN: “Hè” thông nhưng đường chưa “thoáng”

KINH TẾLiên kết với doanh nghiệp

đảm bảo đầu ra sữa ong chúa TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4829 - THỨ BA NGÀY 11/7/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIGiáo xứ chung tay sẻ chia

bác áiTRANG 5

TRANG 4

TRANG 7

Toàn cảnh Khu Trung tâm Hòa Bình. Ảnh: Trần Đức Nam

Tất cả vì Lang BiangTRANG 5

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Niềm tin của buôn làng người Cil

TRANG 2

Khu Trung tâm Hòa Bình - điểm nhấn đô thị Đà Lạt

XEM TIẾP TRANG 6

Tuyên dương 83 tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế

Chúng ta hay nể nả. Mình chỉ biết mình thanh liêm là đủ - Quan niệm: Thanh cao tự thủ không đủ. Tất cả chúng ta phụ trách trước nhân dân trong anh em phải có phê bình và tự phê bình... phải mở cửa khuyến khích lãnh đạo phê bình và tự phê bình.

LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ,11/1950. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.

6 tháng đầu năm có 530 doanh nghiệp thành lập mới

Tin từ Tỉnh ủy Lâm Đồng, 6 tháng đầu năm 2017, tỉnh có 530 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.200 tỷ đồng, tăng 13,4% về số doanh nghiệp và giảm 3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, bình quân đạt 6 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động 6 tháng đầu năm là 194 đơn vị, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh cũng có 172 doanh nghiệp đăng ký với các cơ quan chức năng xin tạm dừng hoạt động, tăng 14% so với cùng kỳ và 65 doanh nghiệp giải thể, tăng 51% so với cùng kỳ.

NGUYỄN NGHĨA

Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện I - Cty Thủy điện Đại Ninh và Cty CP Rượu Bia Đà Lạt nhận Bằng khen của Bộ Tài chính.

Page 2: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

2 THỨ BA 11 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thông qua nắm bắt dư luận xã hội

Không rượu cần đãi khách, ngược dòng ký ức, Bí thư Klong Ba kể: Năm 1985,

nằm trong chương trình giãn dân, thôn Taly được tách thành hai thôn Taly 1, 2 và ông được bầu làm trưởng thôn Taly 2. Năm 2002, Klong Ba vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, hai năm sau làm Bí thư Chi bộ 5 thôn (Ka Đô cũ, Ka Đô mới 1, 2; Taly 1, 2 và được bầu vào BCH Đảng ủy xã Ka Đô). Nay, Klong Ba là Bí thư Chi bộ thôn Taly 2. Hiện thôn có 113 hộ dân, hơn 500 nhân khẩu, trong đó đồng bào người Cil chiếm khoảng 90%.

“Trước đây, bà con người Cil sống du canh, du cư, cuộc sống cứ lầm lũi qua các sườn đồi, cái đói, cái nghèo cứ đeo bám mãi… Đến năm 1992, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, bà con bắt đầu an cư tại đây để làm cho “cây lúa trổ bông”, trồng cây rau thương phẩm”, Klong Ba nhớ lại.

Đến những năm 2004, 2005, khi bà con nơi đây đã học hỏi được kinh nghiệm, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện về sản xuất nông nghiệp an toàn, nghề trồng rau ở Ka Đô bắt đầu phát triển mạnh. Cây rau trở thành hàng hóa, giúp nhiều người thoát nghèo và nghĩ đến chuyện của ăn, của để.

Với vai trò Bí thư Chi bộ thôn, Klong Ba trăn trở, đề xuất với Đảng ủy, UBND xã tìm nguồn hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật để người dân của

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Niềm tin của buôn làng người CilChiều loang nắng. Những nếp nhà ở buôn làng người Cil, thôn Taly 2, xã Ka Đô, Đơn Dương, yên bình đến lạ. Những vườn rau, cà chua vào mùa thu hoạch “ôm” lấy cung đường bê tông chạy dọc giữa buôn làng. Bí thư Chi bộ thôn Taly 2 Klong Ba thổ lộ: “Bà con người Cil mình đã biết sản xuất rau thương phẩm. Vui lắm. Để được bà con tin và làm theo, cán bộ, đảng viên phải làm gương trước…”.

thôn sớm thay đổi tập tục canh tác dựa vào “nước trời” và người dân thôn Taly 2 bắt đầu thay đổi tư duy, từ bỏ tập quán du canh, du cư, từng bước ổn định cuộc sống, tập trung sản xuất rau thương phẩm.

“Nói thì dễ, nhưng để bà con tin tưởng, làm theo mình phải làm trước. Tất cả những việc cần triển khai cho người dân thì bí thư, trưởng thôn, mặt trận… đều phải vào cuộc, phải làm trước và phải truyền đạt kiến thức cho bà con ngay tại vườn, mới mong thành công”, Bí thư Chi bộ thôn Taly 2 thổ lộ.

Klong Ba cho biết, gia đình có hai mẫu đất, ông hướng cho gia đình luân canh các loại cây trồng như

ớt sừng, cà chua, đậu leo, cải bắp. Trong đó, ông “cắt” riêng bốn sào để đầu tư nhà lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Và đã thành “hình mẫu” để bà con buôn làng học hỏi, triển khai. “Ớt trồng ngoài trời chỉ cho thu hoạch được hai đến ba tháng, còn trong nhà lưới thì thu hoạch cả năm, năng suất gấp 3-4 lần, chất lượng tốt hơn, nên dễ bán. Từ đó, nhiều hộ dân trong thôn đã đến tham quan, học tập để chuyển sang đầu tư sản xuất theo hướng công nghệ cao”, Klong Ba bộc bạch.

Dẫn chúng tôi thăm một số mô hình sản xuất hiệu quả trong thôn, Bí thư Chi bộ thôn Taly 2 cho biết: Để đạt được những kết quả như

Chiều muộn. Những nếp nhà của buôn làng người Cil đã bập bùng bếp lửa. Và câu chuyện về sự đổi thay vẫn kéo dài theo cung đường của buôn làng. Klong Ba bảo: Nếu như 10 năm trước, bà con người Cil chỉ biết sống dựa vào rừng, nay đời sống đã thay đổi, đường sá được trải bê tông, nhà cửa khang trang. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 15-20 triệu đồng/năm, toàn thôn chỉ còn hai hộ nghèo. “Thành công lớn nhất là bà con đã nắm bắt được khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế, biết thay đổi việc chi tiêu để đầu tư tái sản xuất và dành dụm. Họ ý thức trong sản xuất rau sạch, đơn giản vì cái bụng của bà con nghĩ người ta ăn cũng như mình ăn. Nhưng, vấn đề khó là ở đầu ra”, Klong Ba thổ lộ.

Theo Bí thư Chi bộ thôn Taly 2, dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con đồng bào người Cil nơi đây luôn đoàn kết, đồng thuận cao với chính quyền. Ngoài việc chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cũng như các quy định địa phương; quy ước thôn, quy ước bảo vệ rừng… hàng năm, người dân còn đóng góp hàng chục triệu đồng để tu sửa đường liên thôn, vệ sinh môi trường, giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Mặt trời đã vắt về phía núi. Rời buôn làng người Cil ở thôn Taly 2 giữa mênh mang rừng chiều, lòng chợt thổn thức câu nói của bà Lyđia, K’Dông… những người đang học tập, làm theo Bí thư Chi bộ thôn về sản xuất rau nhà lưới: “Klong Ba à, niềm tin của buôn làng mình đó…”. THỤY TRANG

Klong Ba khoe mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao của bà con người Cil. Ảnh: T.Trang

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy

Đà Lạt Đặng Thế Hải cho biết: Điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội là công việc quan trọng và cần thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế giới. Từ đó, giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm ý kiến tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tại thành phố Đà Lạt, công tác nắm bắt thông tin dư luận xã hội thông qua việc thành lập đội ngũ cộng tác viên được Thành ủy đặc biệt quan tâm, chú trọng và thực hiện. Nhiệm vụ này đã được phát huy thông qua việc chính thức thành lập đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội.

Dư luận xã hội được xem là một trong những kênh thông tin quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần nắm bắt tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng, cũng như những bức xúc, nổi cộm trong nhân dân; qua đó kịp thời đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề.

kịp thời lắng nghe ý kiến nhân dân, có khả năng tổng hợp, phân tích phản ánh các luồng ý kiến dư luận xã hội cũng như tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các sự việc, sự kiện, các vấn đề chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh nổi cộm, bức xúc tại địa bàn dân cư...

Nhiệm vụ cụ thể, đó là vào thứ sáu hàng tuần có điểm tin dư luận, những thông tin nổi bật trong dư luận xã hội, người dân quan tâm gì về các vấn đề thuộc tỉnh, thành phố cũng như thế giới. Ban Tuyên giáo Thành ủy là cơ quan thường trực, được coi như “Tổng đài” luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi thời điểm. Hàng tháng sẽ tổ chức họp giao ban để nghe phản ánh thông tin trong tháng hoặc những vấn đề phát sinh mà cộng tác viên chưa kịp báo cáo.

Thực tế, nhiều vấn đề nổi cộm thời gian gần đây mà nhân dân phản ánh đã được đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội của Thành ủy Đà Lạt nắm bắt có chọn lọc và kịp thời tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, chính quyền tăng cường điều hành, điều chỉnh quản lý, bước đầu tạo được sự tín nhiệm, đồng thuận trong nhân dân.

NGUYỆT THU

Hiện nay, đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội của Thành ủy Đà Lạt đã và đang phát huy vai trò, qua đó giúp Ban Tuyên giáo, Thường trực Thành ủy kịp thời nắm bắt và có chỉ đạo đúng hướng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng,

thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Lạt cho biết thêm, việc thành lập đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội nhằm tăng cường công tác tư tưởng, định hướng dư luận xã hội làm sao để

những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được với cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, sẽ định hướng đúng thông tin trong khi xã hội đang phát triển với sự bùng nổ của thông tin đa chiều, từ rất nhiều các trang mạng xã hội, thậm chí cả những luồng thông tin tiêu cực, phản động từ các phần tử xấu, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, tuyên truyền ảnh hưởng đến tư tưởng quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, định hướng dư luận trong việc thăm nắm thông tin này sẽ góp phần tác động ngược trở lại, tức là chính đội ngũ cộng tác viên này sẽ giúp tuyên truyền định hướng tư tưởng cho quần chúng nhân dân về những thông tin sai lệch, không chính thống, qua đó nhanh chóng giải tỏa những bức xúc, điểm nóng tại cơ sở.

“Chúng tôi coi đây là một kênh thông tin hết sức quan trọng để trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo có cái điều chỉnh, định hướng làm sao đó để khẳng định vai trò lãnh đạo của

Đảng đối với việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Lạt cho hay.

Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Lạt Nguyễn Thị Minh Hiếu trao đổi kỹ hơn với phóng viên về vấn đề này: Công tác nắm bắt dư luận xã hội sẽ giúp hoạch định những chính sách, chủ trương, nhất là khi có điểm nóng phát sinh trên địa bàn thì có đội ngũ cộng tác viên này sẽ nắm tình hình nhanh nhất. Tỉnh đã triển khai rồi, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai sâu rộng tới cơ sở, càng gần dân, sát dân thì càng tốt. Đa phần đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội của Thành ủy đều là những cán bộ, đảng viên có uy tín tại cơ quan, đơn vị làm việc, có trình độ đại học, trình độ lý luận chính trị, có tính chiến đấu, kỷ luật phát ngôn. Đặc biệt, có kỹ năng phỏng vấn, luôn tôn trọng, kiên nhẫn,

hôm nay là có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân. Riêng mình, trước hết phải gương mẫu, rồi chăm lo đời sống của bà con buôn làng. Khi bà con nhờ gì, cần gì mình làm ngay, nên được bà con tin tưởng. “Khi đã có uy tín, việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân dễ dàng hơn”, Klong Ba nói.

Có nhiều phương pháp để đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Song, căn cứ tình hình thực tế địa phương, Klong Ba chọn ba “kênh” để thực hiện, hợp lòng dân, đó là các buổi họp dân, trong các buổi thánh lễ và họp dòng họ. “Ở đây quản lý theo họ tộc (cả thôn có 11 họ tộc), theo văn hóa người Cil mà. Tộc trưởng quan trọng lắm, khi được các tộc trưởng ủng hộ là đã thành công. Cùng với đó, trong các buổi chào cờ đầu tháng, chi bộ, cán bộ thôn phải cùng ngồi bàn bạc, giải quyết vướng mắc và triển khai công việc tiếp theo của buôn làng…”, Bí thư Chi bộ thôn Taly 2, Klong Ba cho hay.

Trong câu chuyện với Bí thư Đảng ủy xã Ka Đô Nguyễn Khánh Chỉnh, ông cho biết, Taly 2 là một trong hai thôn còn khó khăn của xã, tuy nhiên với tinh thần trách nhiệm cao, Klong Ba luôn thể hiện sự trong sáng của một cán bộ đảng viên, biết làm kinh tế giỏi và là người có uy tín trong cộng đồng người Cil.

Page 3: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

3 THỨ BA 11 - 7 - 2017KINH TẾ

Cách đây khoảng một năm, chị Nguyễn Thị Búp bắt đầu nuôi gà thả vườn với

quy mô vài trăm con. Chị tự ấp trứng để chủ động nguồn giống, tăng dần quy mô đàn và nuôi thả vườn với thức ăn “đặc chế”. Hiện tại, đàn gà trong vườn của chị Búp dao động từ 800 đến 1.000 con. Chị Búp chia sẻ: “Khi gà còn nhỏ thì mình vẫn cho ăn cám viên công nghiệp. Khi gà đã cứng cáp hơn thì chuyển sang thức ăn do mình tự làm. Thức ăn này là hỗn hợp gồm bắp xay, chuối băm và hèm ủ lại với nhau. Với loại thức ăn này kèm với cách nuôi hoàn toàn thả vườn trong 6 tháng nên chất lượng thịt rất cao”. Khi hỏi về lợi nhuận,

Hợp tác nuôi gà sạch10 hội viên phụ nữ ở xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh) đã đứng ra thành lập tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn. Cách làm này vừa tạo ra sản phẩm gà sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa nâng cao thu nhập cho các thành viên.

chị Búp cho biết do nuôi gối nhiều lứa nên khó có thể tính lợi nhuận. Nhưng, từ đầu năm đến nay, chị đã xuất bán với số tiền thu về được 30 triệu đồng. So với nguồn vốn đầu tư đã bỏ ra thì còn vài triệu nữa là chị đủ vốn. Đàn gà còn lại khoảng 600 con lớn nhỏ là lợi nhuận ròng mà chị sẽ thu được trong thời gian tới.

Ngoài chị Búp, từ đầu năm 2017, trên địa bàn xã Đạ Lây cũng có nhiều hộ bắt đầu chăn nuôi gà thả vườn

theo hướng an toàn. Các hộ tuân thủ quy trình chăn nuôi gà sạch đó là không sử dụng chất cấm, không sử dụng cám công nghiệp quá 1/3 tuổi đời của gà, không sử dụng vắc xin khi gà từ 16 ngày tuổi trở lên, phòng bệnh bằng các biện pháp tự nhiên và tăng cường các loại thức ăn tự nhiên như rau, bắp, chuối và ủ men thức ăn để đảm bảo thịt gà săn chắc và có vị thơm ngon khi thưởng thức. Bà Nguyễn Thị Lợi, Chủ tịch Hội Phụ

nữ xã Đạ Lây cho biết, đây là mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả và để nâng cao tính liên kết thì Hội đã tham mưu cho UBND xã thành lập THT. Từ khi thành lập vào đầu năm 2017 đến nay, THT đã phát huy được vai trò của mình, nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng thành viên. “Với cách chăn nuôi như thế này thì chi phí đầu tư thấp nhưng chất lượng thịt gà lại cao hơn. Điều này giúp người chăn nuôi có lợi nhuận cao hơn. Qua một lứa xuất bán, bình quân mỗi con gà có trọng lượng 2 kg thì người chăn nuôi lời khoảng 35.000 đồng.

Hiện tại, tổng đàn gà trong THT có khoảng 6.000 con nhưng vẫn chưa đủ cung ứng cho thị trường. Nhiều quán ăn, nhà hàng trên địa bàn huyện và một số đầu mối tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh, Bình Phước đã đặt vấn đề mua gà của THT.

Từ hiệu quả ban đầu, nhiều hộ dân cũng muốn tham gia vào THT nhưng

hiện Hội đang đề nghị THT tiếp tục nuôi thêm vài lứa để theo dõi. Khi chất lượng đàn gà đã ổn định thì mới kết nạp thêm tổ viên, không kết nạp ồ ạt” - bà Lợi cho biết.

Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đàn gà, Hội Phụ nữ xã đã phối hợp khuyến nông xã và Trung tâm Nông nghiệp huyện mở các lớp tập huấn theo đúng quy trình chăn nuôi sạch. Lớp tập huấn này đã thu hút không chỉ tổ viên hợp tác xã mà nhiều hộ dân khác cũng tham gia. Về nguồn giống, hiện chị Búp với vai trò là tổ trưởng THT nuôi gà sạch cũng là người cung ứng gà giống cho các tổ viên. Để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, chị Búp đã lai tạo một số giống giữa gà ta với gà Đông Tảo, gà chọi nhằm nâng cao chất lượng con giống. Với giá cả ổn định khoảng 70.000 đồng/kg trở lên như hiện tại thì việc nuôi gà theo mô hình gà sạch có lợi nhuận cao hơn hẳn so với nuôi công nghiệp. Vừa tạo ra sản phẩm an toàn, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế là cách làm cần được nhân rộng trong thời gian tới.

ĐÔNG ANH

Chị Búp cho đàn gà thả vườn ăn thức ăn chủ yếu từ thành phần tự nhiên. Ảnh: Đ.Anh

Lừa ong... lấy sữaVới lợi thế đặc biệt về điều kiện

tự nhiên, nghề nuôi ong mật để lấy sữa ở Lâm Đồng đang phát triển mạnh, tập trung nhiều nhất là huyện Đức Trọng, Lâm Hà, hiện nay đang mở rộng ra Di Linh và TP Bảo Lộc.

Để chiết xuất được sữa ong chúa, người nuôi phải trải qua nhiều quy trình tương đối kỳ công. Trước tiên, họ phải làm rất nhiều tổ giả, chính những tổ giả này sẽ đánh lừa đàn ong để lấy sữa. Trước khi xếp đầy vào những thùng ong, người chăn nuôi sẽ cấy ấu trùng ong chúa vào từng tổ giả, đàn ong nhầm tưởng ong chúa sinh sản sẽ tập trung tiết sữa vào các tổ giả nuôi ấu trùng ong chúa. Sau 3 ngày, những con ong thợ cần mẫn đã tiết đầy sữa vào các tổ để nuôi ấu trùng ong chúa cũng là lúc người chăn nuôi được khai thác sữa.

Anh Trần Văn Phùng, một hộ chăn nuôi ong lấy sữa ở xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng cho biết, cách đây ít năm, thấy một số gia đình trong xã chăn nuôi ong lấy sữa cho thu nhập cao, gia đình anh đã đầu tư 300 triệu đồng mua hơn 100 thùng ong giống về lập trang trại nuôi ong lấy sữa. Theo anh Phùng, kỹ thuật chăn nuôi ong lấy sữa không phức tạp, so với nghề trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề nuôi ong lấy sữa ít vất vả hơn. Đàn ong cho sữa quanh năm. Theo chị Trần Thị Thu Vân, ngụ xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, thực tế chi phí đầu tư để chăn nuôi ong lấy sữa không cao, trung bình mỗi bọng ong giống có giá khoảng 2,5 triệu đồng. Lâm

Liên kết với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra sữa ong chúa Để tránh bị tiểu thương ép giá, sản phẩm làm ra đảm bảo được tiêu thụ với giá cao, nhiều gia đình nuôi ong lấy sữa tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng đã liên kết với nhau thành tổ hợp tác, sản xuất sữa ong chúa cung cấp ổn định cho doanh nghiệp.

Đồng với điều kiện tự nhiên ưu đãi nên nguồn thức ăn của ong ngoài tự nhiên gần như quanh năm nên tốn rất ít chi phí mua thức ăn cho ong. Nuôi ong lấy sữa cũng ít khi bị dịch bệnh, người chăn nuôi không phải sử dụng các loại hóa chất (như thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) giống như nghề trồng trọt nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mỗi bọng ong chỉ sau vài tháng cho lấy sữa là có thể thu hồi được vốn. Đó là chưa kể tiền thu về từ việc nhân giống đàn ong để bán.

Tuy nhiên, ít năm gần đây, chỉ tính riêng huyện Lâm Hà và Đức Trọng, theo thống kê sơ bộ đã có hàng trăm hộ nuôi ong lấy sữa, khi nguồn cung dồi dào thì sản phẩm lại bị thương lái ép giá, đó là chưa kể sữa ong chúa có xuất xứ từ Trung Quốc cũng trà trộn vào với

mác “sữa ong chúa Đà Lạt” khiến cho sản phẩm này có thời điểm rớt giá thê thảm. Ông Nguyễn Thế Toàn, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cho biết, vào thời điểm giá sữa ong chúa xuống thấp, có khi chỉ 400.000 đồng/lít gia đình ông đã mua tới 2 tủ lạnh để cất trữ sữa ong chờ cho giá sữa ong lên hoặc thương lái tới mua. “Khi sữa ong xuống thấp, chúng tôi phải cầu cứu thương lái mua với giá rẻ. Dù giá rẻ những vẫn phải bán tháo vì để lâu sợ sữa ong sẽ bị giảm chất lượng!..” - ông Toàn chia sẻ.

Liên kết với doanh nghiệpTừ năm 2014, hàng chục gia đình

nuôi ong lấy sữa tại xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng đã liên kết lại với nhau thành tổ hợp tác sản xuất. Bên

cạnh việc giữ ổn định giá cả sản phẩm, chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao chất lượng sữa ong chúa, tổ hợp tác này còn ký kết cung cấp sản phẩm sữa ong chúa lâu dài cho Công ty TNHH Lộc Phát Đà Lạt với giá cao, ổn định.

Điều kiện để được vào tổ hợp tác phải là những gia đình có kỹ thuật chăn nuôi ong tốt, sữa đạt chất lượng do đơn vị nhận bao tiêu sản phẩm đặt ra. Trước khi vào tổ hợp tác, sữa ong của gia đình xin vào sẽ phải đem mẫu sản phẩm đến Trung tâm Y tế Dự phòng thuộc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng kiểm tra chất lượng.

Anh Trần Văn Phùng cho biết: “Từ ngày chúng tôi thành lập tổ hợp tác, liên kết cung cấp ổn định sản phẩm cho Công ty TNHH Lộc Phát Đà Lạt tuy kỹ thuật chăn nuôi ong có phần khắt khe hơn nhưng đổi lại, sản phẩm sữa ong của tổ hợp tác lại bán được với giá cao gần gấp đôi so với trước đây. Bây giờ, các hộ trong tổ hợp tác không còn phải lo lắng đầu ra. Thu nhập cũng cao hơn nhiều so với trồng cà phê!..”. Ông Nguyễn Hữu Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Lộc Phát Đà Lạt cho biết, do công ty chuyên cung cấp những sản phẩm làm đẹp và sức khỏe từ sữa ong chúa nên rất cần sữa ong nguyên liệu có chất lượng cao. Muốn có được sữa ong chúa tốt, doanh nghiệp này đặt ra những yêu cầu về kỹ thuật khắt khe đối với người chăn nuôi hợp tác với công ty. Ngược lại, công ty cam kết thu mua sữa ong chúa cao hơn với giá trên thị trường, đảm bảo người nuôi ong luôn có lãi.

Nói về sự liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho rằng, nghề nuôi ong lấy sữa ở Lâm Đồng phát triển mạnh và có Công ty TNHH Lộc Phát Đà Lạt hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân là hướng đi tích cực, tạo đà cho việc phát triển bền vững, lâu dài của nghề nuôi ong. Theo ông Sơn, đây là mô hình tốt, cần phải nhân rộng, không chỉ trong nghề nuôi ong lấy sữa mà cần phải mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo sản phẩm người nông dân làm ra không bị tiểu thương ép giá, hoặc ế ẩm dẫn đến phải đổ bỏ như nhiều sản phẩm trong những năm qua.

VĂN BÁU - KHẮC LỊCH

Người chăn nuôi ong lấy sữa lập tổ hợp tác cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp.

Page 4: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

4 THỨ BA 11 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Khu chức năngquan trọng Xây dựng quy hoạch TTHB do

Sở Xây dựng Lâm Đồng làm chủ đầu tư, đơn vị lập quy hoạch là Chi nhánh Công ty TNHH Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự; cơ quan thẩm định là Sở Xây dựng Lâm Đồng, cơ quan phê duyệt là UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngày 9/7, Trưởng phòng Kiến trúc Quy hoạch, Sở Xây dựng Lâm Đồng Phan Văn Trung trao đổi với PV Báo Lâm Đồng về tiến độ xây dựng quy hoạch TTHB như sau: Sở vừa kết thúc lấy ý kiến công khai của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong 30 ngày về dự thảo nhiệm vụ quy hoạch. Hiện nay, Sở Xây dựng đã xúc tiến giai đoạn phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và sau đó các bước tiếp theo từ nay đến tháng 11/2017 là tổ chức lập đồ án quy hoạch; lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan để hoàn thiện phương án quy hoạch; thông qua đồ án quy hoạch; trình phê duyệt đồ án quy hoạch để làm cơ sở đầu tư dự án.

Căn cứ định hướng quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014), Khu TTHB bao gồm: khu Rạp Hòa Bình, khu Chợ Đà Lạt, khu đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ và khu biệt thự đường Trần Quốc Toản - giáp hồ Xuân Hương.

Khu TTHB được xác định là một trong các khu chức năng quan trọng thuộc khu đô thị lịch sử của TP Đà Lạt, mang tính chất trung tâm thương mại - dịch vụ phức hợp tập trung của TP. Với mục tiêu phát triển TP Đà Lạt trở thành trung tâm dịch vụ-du lịch vùng, mang tính quốc gia và có ý nghĩa quốc tế, là điểm đến của du khách trong nước và quốc

tế…, TP Đà Lạt cần thực hiện đồng bộ mọi giải pháp để cải thiện các hoạt động du lịch và dịch vụ. Trong đó, nhu cầu cấp thiết là chỉnh trang, nâng cấp cảnh quan kiến trúc đô thị, cải thiện chất lượng sống, nâng cao quy mô và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ công cộng cao cấp tại khu trung tâm. Mục đích hướng đến là nhằm nâng cao khả năng phục vụ tốt nhất cho du khách, tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống của người dân địa phương và tạo được hình ảnh kiến trúc đăc trưng cho TP Đà Lạt.

TTHB có quy mô về diện tích quy hoạch khoảng 30 ha. Phạm vi quy hoạch được giới hạn bởi các đường Trần Quốc Toản, Bùi Thị Xuân, Lý Tự trọng, hẻm Nhà thờ Tin Lành, đường Nguyễn Văn Trỗi ra đầu đường 3 tháng 2, Nguyễn Chí Thanh (đến trước Khách sạn TTC), có đường dẫn xuống đường Lê Đại Hành, qua bồn phun nước.

Khu Trung tâm Hòa Bình - điểm nhấn đô thị Đà Lạt

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ và Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung cho biết: “Ngành Xây dựng đã chọn quản lý quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ”. Nhiều quy hoạch đã được tích cực triển khai, từ quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đến triển khai các đồ án xây dựng...; đặc biệt, đó là quy hoạch khu vực trung tâm Hòa Bình (TTHB) thành phố (TP) Đà Lạt đang được tích cực xúc tiến.

Trong 5 ngày qua, từ ngày 3 - 8/7, tại Trường Chính trị Lâm Đồng, Tỉnh Đoàn đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác Đoàn cho 160 cán bộ Đoàn là bí thư, phó bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Tham gia lớp tập huấn, các học viên được học tập, nghiên cứu các chuyên đề liên quan đến một số nội dung về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn.

Lớp bồi dưỡng đã giúp đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở có những kiến thức bổ ích về hoạt động công tác Đoàn, để từ đó áp dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị mình, góp phần đưa phong trào thanh niên ngày càng phát triển bền vững trên toàn tỉnh. Q.U

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 160 cán bộ Đoàn cơ sở

Việc tổ chức phố đi bộ đang giới hạn bằng giải pháp cấm xe cơ giới lưu hành, chưa gắn với các hoạt động văn hóa - xã hội; chưa thuận tiện cho các cơ sở kinh doanh - dịch vụ và du khách trong khu vực. Tuy có chỉnh trang, cải tạo xây dựng một vài công trình công cộng, khách sạn, dịch vụ... nhưng vẫn chưa tạo được nét đăc trưng cho diện mạo kiến trúc đô thị. Vị trí của khối Rạp Hòa Bình với chức năng chiếu phim,...

XEM TIẾP TRANG 8

Trong 2 ngày 6 - 7/7, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Lâm Đồng (PCCC) đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2017 - 2022 với sự tham dự của 120 đoàn viên ưu tú đại diện cho 425 chiến sĩ trẻ là ĐVTN trong toàn lực lượng.

Mới thành lập từ năm 2015 trên cơ sở tách ra từ Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Lâm Đồng, 2 năm qua Đoàn Thanh niên Cảnh sát PCCC tỉnh đã có nhiều hoạt động sôi nổi đi vào chiều sâu. Gắn phong trào “Tuổi trẻ làm theo lời Bác” với “Công an nhân dân thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, Đoàn Thanh niên Cảnh sát PCCC đã xây dựng 9 tủ sách về cuộc đời và

ĐẠI HỘI ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2017 - 2022:

Xung kích, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân

nến tri ân, Hoa hồng đồng đội; phát hơn 6.000 tờ rơi tuyên truyền cho nhân dân về PCCC; thực tiếp tham gia tuyên truyền cho hơn 40 ngàn

miễn phí cho 200 hộ dân, làm 2 km đường điện chiếu sáng; phối hợp cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tổ chức thành công chương trình “Sống mạnh mẽ”, hướng dẫn hơn 200 em kỹ năng PCCC, cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm từ đám cháy;… Trong 2 năm, đã giới thiệu cho Đảng 214 đoàn viên ưu tú, trong đó 49 đoàn viên đã vinh dự được kết nạp Đảng.

Đại hội đã bầu 15 ủy viên BCH nhiệm kỳ mới, Thiếu tá Đỗ Bách Tùng được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên Cảnh sát PCCC tỉnh, Trung úy Vũ Kiều Anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó bí thư.

QUỲNH UYỂN

sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác tại 9 chi đoàn trực thuộc; đã tổ chức 4 đợt thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, tham gia các hoạt động Thắp

Anh Phan Đức Thái - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tặng hoa chúc mừng đại hội.

Cấu trúc TTHB dự kiến quy hoạch chi tiếtthành 5 phân khu chức năng: - Phân khu I (Khu vực Chợ Đà Lạt - đường Nguyễn Thị Minh Khai) có quy mô diện tích khoảng 6,95 ha. Chức năng là chợ truyền thống kết hợp với quảng trường trung tâm, phố đi bộ kết nối với trung tâm thương mại và khu đậu xe ngầm. - Phân khu II (Khu TTHB) diện tích khoảng 3,37 ha; là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí. - Phân khu III (Khu vực đồi Dinh) quy mô diện tích khoảng 4,43 ha; là khu thương mại, dịch vụ cao cấp. - Phân khu IV (Khu vực chỉnh trang đô thị) diện tích khoảng 9,19 ha; là khu vực đề xuất chỉnh trang kiến trúc công trình và cảnh quan các tuyến đường đi bộ hướng đến hình thành khu ở kết hợp thương mại phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ và giải trí. - Phân khu V (Khu vực ven hồ) quy mô diện tích khoảng 6,06 ha; là các biệt thự và công trình dịch vụ - du lịch, lưu trú - khách sạn.

Hiện trạngnhiều bất cậpHiện, khu vực quy hoạch TTHB

đã quá tải về mật độ xây dựng; mức độ tập trung dân cư và du khách khá cao. Kiểu dáng kiến trúc của nhiều công trình dịch vụ, công cộng và nhà ở tư nhân chưa tương xứng với giá trị vị trí quỹ đất... Măt khác, đây là khu vực tập trung đầu mối giao thông nhưng quy hoạch phân luồng tuyến giao thông chưa thuận tiện, thiếu diện tích sân bãi đậu xe.

người dân tại 601 cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho 14.269 người dân; trực tiếp tham gia chữa 92 vụ cháy và 34 vụ cháy nổ cứu hỏa;…

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động vì cộng đồng đã được thực hiện như: thực hiện 2 công trình thanh niên “Phần mềm cấp giấy chứng nhận huấn luyện về PCCC; tham gia chương trình chống xâm nhập măn tại Cà Mau, nhân dịp này Đoàn đã tăng 1 bộ lọc nước sạch và 5 bình chứa nước cho Trường THCS Khánh Bình Tây Bắc trị giá 250 triệu đồng; xây nhà tình nghĩa cho đồng đội ở Cần Thơ 55 triệu đồng; tham gia “Kỳ nghỉ hồng” tại xã Phước Cát I (Cát Tiên), qua đó đã tuyên truyền Luật PCCC, khám và phát thuốc

Toàn cảnhquy hoạchKhu Trung tâm Hòa Bình.Ảnh: Minh Đạo

CÔNG ĐOÀN VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNGĐại hội đại biểunhiệm kỳ 2017-2022

Vừa qua, Công đoàn Viễn thông Lâm Đồng tổ chức Đại hội đại biểu Công đoàn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017-2022.

5 năm qua, măc dù có những khó khăn, thách thức nhất định, song, đoàn viên công đoàn, công nhân lao động Viễn thông Lâm Đồng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội lần thứ III đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và kế hoạch SXKD của đơn vị nói riêng và của ngành nói chung. Đại hội cũng đã lắng nghe các ý kiến tham luận của các công đoàn cơ sở và đã thống nhất các chỉ tiêu cơ bản và các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.

Với tinh thần làm việc “Đổi mới - Đoàn kết - Dân chủ - Trách nhiệm”, Đại hội đề ra mục tiêu của nhiệm kỳ 2017-2022, là kiện toàn và xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ, tham gia đổi mới tổ chức quản lý, SXKD, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và kế hoạch SXKD của Viễn thông Lâm Đồng.

ĐAN PHƯƠNG

Page 5: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

5 THỨ BA 11 - 7 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ trước đến nay, Giáo xứ An Hòa (Liên Hiệp) vẫn thường trích từ Quỹ Bác Ái để thăm hỏi, tăng quà, giúp đỡ những

người bệnh tật và cô đơn; hàng tháng trợ cấp cho 107 hộ là các gia đình khó khăn, thăm hỏi và giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Ngoài ra, giáo xứ cũng tổ chức phát quà nhân dịp Quốc tế thiếu nhi; vui tết trung thu cho các em thiếu nhi trên địa bàn, không phân biệt tôn giáo.

Theo ông Đinh Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng giáo xứ An Hòa, do Giáo xứ An Hòa nằm gần thôn Gần Reo, một trong những địa bàn còn nhiều khó khăn của xã Liên Hiệp nên Giáo xứ An Hòa cùng với nữ tu thuộc Tu viện mến Thánh giá An Hòa cũng đã tích cực giúp đỡ người dân đang sinh sống tại đây thông qua các hoạt động như: Trợ giúp học sinh nghèo, tăng quà bà con dân tộc thiểu số… Ngoài ra, các soeur thuộc Tu viện mến Thánh giá An Hòa còn trực tiếp giúp cho các em học sinh là con em các gia đình thiểu số thuộc các xã, các huyện lân cận, có cơ hội cắp sách đến trường, bằng cách tạo điều kiện cho các em ăn, ở, đi học và trang bị các đồ dùng học tập.

Theo ông Lê Minh Tùng - Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Đà Loan, Giáo xứ Đà Loan có 7.422 giáo dân, trong đó, giáo dân đồng bào dân tộc là hơn 5 ngàn người, cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, canh tác, sản xuất theo lối cũ kỹ, lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân và nhân dân trong vùng

còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc chăm lo đời sống của giáo dân trên địa bàn luôn được linh mục và giáo xứ quan tâm thông qua nhiều hoạt động thiết thực.

Đó là các hoạt động như: Duy trì phòng khám và phát thuốc miễn phí hoạt động vào sáng chủ nhật hàng tuần, từ nguồn thuốc do “Cộng đoàn gia đình Chúa cung cấp”; hàng năm tổ chức 2 đợt vận động mạnh thường quân hỗ trợ cứu đói khi giáp hạt cho bà con; hỗ trợ một số em học sinh khó khăn sau khi học xong PTTH gửi vào TP Hồ Chí Minh học nghề, học làm cửa Inox. Ngoài ra, đối với một số cháu học cao đẳng, đại học, Giáo xứ cũng hỗ trợ mỗi cháu 2 triệu đồng, tạo điều kiện cho ăn, học, ở miễn phí hoăc với giá thấp qua Tu đoàn ICM Đà Lạt và cộng đoàn Gia đình Chúa ở TP Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ thực tế giáo dân thuộc Giáo xứ Liên Khương (Hiệp Thạnh) sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, có hộ không có đất canh tác, quanh năm đi làm thuê, làm mướn, Giáo xứ Liên Khương đã chia 4 mẫu đất của giáo xứ nằm trên phần đất của thôn An Hiệp (xã Liên Hiệp) cho những hộ này thuê mướn với mức thuê 2 triệu đồng/sào/năm (Giáo xứ sẽ bình xét miễn giảm tùy vào mức độ khó khăn của từng hộ).

Với cách làm này, quỹ đất trên đã giải quyết cho 12 hộ khó khăn thuê, với trung bình 3 sào/hộ, chủ yếu là để sản xuất rau màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng cỏ nuôi bò…, giúp

các hộ trên yên tâm làm ăn, từng bước cải thiện cuộc sống.

Cùng đó, vào các dịp tết và những ngày lễ có tính chất ghi nhớ trong xứ Đạo như Mùa phục sinh, lễ Noel, giáo xứ cũng tổ chức nhiều hoạt động sẻ chia thiết thực, ý nghĩa như: Tăng quà các hoàn cảnh khó khăn; thăm các cơ sở nhân đạo trong tỉnh; trợ cấp thường xuyên cho các trường hợp già yếu, cô đơn. Giáo xứ cũng thành lập ban trợ tang để phục vụ miễn phí từ đầu đến khi hoàn tất cho gia đình giáo dân khi có người qua đời, không phân biệt giàu, nghèo.

Theo Ủy ban Đoàn kết Công giáo huyện Đức Trọng, trong những năm qua, từ giáo hạt đến giáo xứ, giáo họ, tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân công giáo đã cùng nhân dân các dân tộc trong huyện tham gia tất cả các hoạt động từ thiện - nhân đạo do UBMTTQVN huyện Đức Trọng phát động. Đó là các hoạt động như xây dựng nhà tình thương, ủng hộ quỹ tình thương; tham gia phong trào xóa nghèo bền vững; giúp đỡ người neo đơn tàn tật, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ; tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa… Ngoài ra, còn tham gia đóng góp xây dựng, tu sửa đường sá, cầu cống, thủy lợi để phục vụ đời sống của nhân dân… Tổng giá trị các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội 5 năm vừa qua của các giáo xứ họ đạo là khoảng 20 tỷ đồng.

T.VŨ

Giáo xứ chung tay sẻ chia bác áiVới tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, nhiều năm qua, các giáo xứ trên địa bàn huyện Đức Trọng đã tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, chung tay sẻ chia cùng nhiều mảnh đời khó khăn trong cuộc sống.

Bà Saly đưa ánh mắt về những cái máy đang hì hục đào bới và lu ủi để vài tháng nữa con đường sẽ liền thành một mối dẫn đến Lang Biang.

Bà bảo: “Lang Biang đẹp lắm, du khách khi đến tham quan Đà Lạt rồi chỉ cần ngồi một tí trên xe hơi hay mất chừng mươi mười phút bằng xe máy là có thể thăm thú nơi này. Cả một con đường đẹp, phẳng lỳ như vậy nhưng có một đoạn vẫn còn đất đá lổn nhổn chính là điều mà tôi đây trăn trở, trăn trở là vì du khách, bạn bè bốn phương sẽ nghĩ sao về người dân vùng này”.

Xuất phát từ lý do này, bà đã hiến phần đất chạy dọc theo con lộ của gia đình để làm đường dẫn đến Lang Biang. Bà tự nguyện hiến đất, nhưng một mình bà thì vẫn chưa đủ để con đường thông suốt. Nghĩ là làm, bà Saly gõ cửa từng nhà để vận động người dân xung quanh. Ban đầu nhiều người không đồng ý vì chuyện đất cát trong cái thời đại này đâu phải dễ nói chuyện, phải có nhiều tiền mới nói đến chuyện đất cát.

Tình hình ngày càng khó khăn nhưng bà đã quyết tâm phải làm ngay và lý do chính đáng nhất để bà đứng ra vận động là “chúng ta làm mọi việc không phải cho chúng ta mà cho cả cái vùng Lang Biang này, cho con cháu của chúng ta và cho mọi du khách khi đến đây”. Những mẩu chuyện dở khóc, dở cười của bà khi đi vận động các hộ dân hiến đất làm đường cứ như trong phim “Người thổi tù và hàng tổng” vậy. Nhiều người có đất nằm trong vùng cần phải giải phóng măt bằng thì bảo rằng bà phải có cái lợi lộc gì mới “hăng say”

như vậy, nhưng dần dà họ mới hiểu ra rằng, điều bà làm là xuất phát từ tấm lòng, không trục lợi cá nhân. Thấu hiểu được điều đó, năm hộ dân là hàng xóm láng giềng của bà Saly ngay tại Tổ dân phố Bon - Đơng 2, thị trấn Lạc Dương đã tự nguyện hiến đất của mình để con đường được thi công một cách nhanh nhất, đẹp nhất.

Việc làm của bà không chỉ gói gọn trong việc tự mình hiến đất, vận động người dân hiến đất mà bà tham gia tổ chức, biểu diễn để giới thiệu văn hóa cồng chiêng tới đông đảo người dân bốn phương và qua đó góp phần lưu giữ văn hóa cồng chiêng, điệu múa dân gian, dân vũ của người dân tộc bản địa.

Bà giải thích về công việc làm “nghệ thuật”

của mình khá đơn giản nhưng đầy triết lý nhân sinh: Nếu sinh ra ở vùng đất có điều kiện trồng rau thì nhiều người nhất định sẽ canh tác rau để mang về lợi nhuận, còn sinh ra ở vùng đất có điều kiện trồng cây cà phê thì nhất định mình không thể để triền đất cho cỏ dại mọc được, còn mình sinh ra ở vùng đất truyền thống cồng chiêng thì tại sao không lấy cồng chiêng làm việc sinh lợi, lợi ở đây có hai thứ, một là kiếm tiền bạc để sinh sống, hai là văn hóa cồng chiêng truyền thống được lưu giữ. Mà giá trị lợi nhuận thứ hai này không phải dễ gì thực hiện được, phải có một tấm lòng thực sự, còn chỉ vì cái lợi tiền bạc thì ắt sẽ không tồn tại được lâu dài đâu!

ĐỨC TÚ

Tất cả vì Lang BiangNgôi nhà của bà Păng Ting Saly nằm cách chân đồi Lang Biang (Lạc Dương) không xa lắm, nếu một người khỏe mạnh có thể ném hòn cuội bằng nắm tay từ đầu này đến đầu kia. Bao tháng ngày qua, con đường nhựa đã dần hoàn thành nhưng vẫn còn một đoạn ngắn chưa thực hiện được do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng. Không thể để tình hình đó kéo dài mãi, bà đã tự nguyện hiến đất làm đường và tích cực vận động các hộ dân khác làm theo.

DI LINH: Cuối 2017, sẽ có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

Trong số 21 xã vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận đạt chuẩn quốc gia

về y tế giai đoạn 2016 - 2020, huyện Di Linh là đơn vị nhiều nhất, có tới 7 xã đạt chuẩn là Đinh Lạc, Đinh Trang Thượng,

Gung Ré, Tân Nghĩa, Hòa Ninh, Sơn Điền và Hòa Trung.

Như vậy, tính đến nay, toàn huyện Di Linh đã có 16 trong tổng số 19 xã, thị trấn

đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện tại, huyện Di Linh chỉ còn 3 xã là

Liên Đầm, Hòa Nam và Tam Bố đang được tiếp tục đầu tư để hoàn thiện một số tiêu chí còn lại nhằm phấn đấu đến cuối năm 2017

này sẽ đề nghị Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng kiểm tra, thẩm định và UBND tỉnh xét công nhận

xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. X.L

Bà Saly kể câu chuyện hiến đất vàvận động hiến đấtdưới chân LangBiang. Ảnh: Đ.Tú

Từ ngày 7 đến ngày 9/7, tại Đà Lạt, đã diễn ra giải Nghĩa Dũng Karatedo Lâm

Đồng lần thứ I năm 2017. Giải đấu đã quy tụ gần 200 võ sĩ đến từ 24 câu lạc bộ Nghĩa

Dũng Karatedo trong toàn tỉnh tham gia.Giải đấu lần này được tổ chức với các

nội dung thi đấu quyền (Kata) và đối kháng (Kumite) ở các lứa tuổi từ 12 đến trên 18

tuổi với các hạng cân 35 kg - 40 kg - 45 kg - 50 kg - 55 kg - 60 kg và trên 60 kg.

Được biết, giải Nghĩa Dũng Karatedo lần này do Phân đường Nghĩa Dũng Karatedo

Lâm Đồng tổ chức. Võ sư Nguyễn Quốc Túy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Karate Lâm Đồng,

Trưởng Phân đường Nghĩa Dũng Karatedo Lâm Đồng, Trưởng Ban tổ chức giải cho biết, giải đấu được tổ chức nhằm đẩy mạnh phong

trào rèn luyện sức khỏe cho các tầng lớp nhân dân; phát hiện và đào tạo các vận động viên thi đấu đỉnh cao cho ngành thể dục thể thao tỉnh nhà; góp phần giáo dục nhân cách,

kỹ năng sống, lý tưởng sống cho các tầng lớp thanh thiếu niên trong tỉnh…

Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức đã trao 30 bộ huy chương vàng, bạc, đồng cho các vận

động viên đạt thành tích cao tại giải đấu. DUY DANH

Gần 200 võ sĩ tham gia giải Nghĩa Dũng Karatedo lần thứ I

Trao giải cho các võ sĩ.

Di Linh có 10 xã, thị trấnđạt chuẩn văn hóa

Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở

huyện Di Linh đã phát triển sâu rộng và có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo thống kê, toàn huyện Di Linh hiện có 34.297/38.533 hộ được công nhận là gia đình

văn hóa, đạt trên 89%; 100% thôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa

và đã có 186/207 thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa.

Đến nay, huyện Di Linh cũng đã có 10/19 xã, thị trấn gồm: thị trấn Di Linh, xã Tân Châu, Gia Hiệp, Gung Ré, Hòa Bắc, Tân

Nghĩa… đã được công nhận là xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa.

LAM PHƯƠNG

Page 6: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

6 THỨ BA 11 - 7 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTTăng 163 ha khoán quản lý, bảo vệ rừng

Thông tin từ Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT Lâm Đồng - Hoàng Tất Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã tăng thêm 163 ha so với năm 2016 về giao khoán bảo vệ rừng. Cụ thể, hiện đã có 395.709 ha/418.500 ha kế hoạch, chiếm 74,3% so với diện tích đất có rừng của tỉnh; trong đó, khoán theo dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) 358.492 ha và khoán theo ngân sách tỉnh 37.217 ha. Hình thức khoán rừng hiện vẫn là giải pháp chủ lực và thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên, việc chậm phê duyệt kế hoạch thu chi DVMTR năm 2017 đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động chi trả DVMTR nói chung và công tác khoán quản lý, bảo vệ rừng nói riêng.

M.ĐẠO

Hội Nông dân tỉnh vận động dân Hang Hớt chuyển đổi cây trồng

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mắc ca cho bà con.

Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa thực hiện buổi sinh hoạt về phát huy vai trò nòng cốt của nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Trong buổi sinh hoạt, Hội chia sẻ với bà con thông tin về công cuộc đổi mới của đất nước, sự phát triển của Lâm Đồng và chú trọng của Nhà nước về vai trò của nông nghiệp, nông dân. Hội cũng chia sẻ với bà con về tình hình thực tế tại thôn Hang Hớt, động viên bà con cố gắng chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, đưa những tiến bộ KHKT áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Nhân dân thôn Hang Hớt cũng thông tin với Hội về các nguyện vọng của bà con như cần hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, đất sản xuất cũng như mong mỏi Nhà nước tập trung phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương với sự tham gia của bà con.

Cùng với sự tài trợ của Công ty cổ phần Bình Điền và Công ty Him Lam Lâm Đồng, Hội Nông dân tỉnh đã tặng 5 hộ khó khăn trong thôn mỗi hộ 100 cây mắc ca giống và trên 5 tạ phân bón sử dụng cho cà phê. Cán bộ kỹ thuật của hai công ty cũng hướng dẫn trực quan cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc mắc ca cũng như bón phân đúng kỹ thuật.

Được biết, Hang Hớt có 145 hộ dân trong đó có 108 hộ dân tộc thiểu số ít người, 51 hộ nghèo, 31 hộ cận nghèo, là thôn vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Lâm Hà.

D.QUỲNH

Thị trấn Nam Ban có tới 60% dân số trồng dâu nuôi tằm và với hai làng

nghề đã được công nhận nghề truyền thống. Không thể mở rộng diện tích đất trồng dâu nuôi tằm nên các hộ phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng kén nhằm đạt thu nhập cao nhất trên một diện tích trồng dâu. Bà Nguyễn Thị Xuyến, ở Đông Anh 5, người đã có hàng chục năm gắn bó với cây dâu con tằm cho biết, hiện kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm ngày càng phát triển, chất lượng kén cũng ngày nâng cao. Bà cung cấp: “Trước chúng tôi thường nuôi tằm trên từng nong, việc dọn phân khiến con tằm bơ sơ sứt sát, bệnh, kén nhỏ. Khi kén đủ tuổi cũng thường phơi kén nhanh rồi gỡ nên kén khá mềm, nhiều khi gỡ hay vận chuyển qua lại kén bị dập, chất lượng tơ giảm, giá thấp. Hiện giờ tằm nuôi trên sàn, trên lưới nên không cần dọn phân, bà con đã rút kinh nghiệm, phơi né thật kỹ, kén cứng cáp, khô ráo, không dập, thu mua có giá cao hơn từ 3-4 ngàn đồng/kg”.

Bà Dương Thị Tuyên, làng nghề Đông Anh 5, thường xuyên nuôi 2 “ổ” trứng/đợt tằm chia sẻ, muốn kén đạt chất lượng là cả một quá trình, từ chất lượng tằm con, cách chăm sóc, giữ vệ sinh cho tằm, lượng thức ăn cũng như kỹ thuật lên né của từng người nuôi. Bà cũng đánh giá nông dân rất tinh mắt, công ty nào cung cấp tằm con tốt, ít bệnh tật sẽ được bà con đặt hàng. Bà cho biết: “Chất lượng tằm con tốt thì nói chung

Làng nghề nâng cao chất lượng kén tằmHai làng nghề trồng dâu nuôi tằm Đông Anh 3 và Đông Anh 5 của thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà những ngày này vui mừng bởi giá kén ổn định ở mức khá. Và đi cùng với giá kén tăng, người trồng dâu nuôi tằm cũng chủ động đảm bảo kỹ thuật, nâng cao chất lượng kén, gia tăng thu nhập.

lứa tằm sẽ khá. Ngoài ra còn là chuyện cho ăn, nhà nào cho tằm ăn đủ 4 bữa/ngày, ăn đẫy thì tằm nhanh lớn, con tằm mập và kén sẽ to”. Bà Tuyên đánh giá rất cao chuyện giữ vệ sinh sạch sẽ cho nhà tằm. Bà nhận xét ,nhà nào cẩn thận, đầu tư riêng một nhà tằm sẽ mang lại hiệu quả cao. Nhà nào chưa có điều kiện thì cần mắc mùng cho tằm, tránh bị ruồi đục thân vì đó là bệnh chủ yếu ở tằm. Bà Tuyên cũng cung cấp thêm, người thu mua cũng “kị” kén ngả vàng hay có các vết ố, kén trắng, già được giá hơn rất nhiều. Đây là “mẹo” của người nuôi tằm. Khi

tằm chín, “bắt né” thì phải để né nằm ngang, tránh để phân, nước tiểu của con tằm này rơi vào con tằm khác, kén sẽ trắng sạch. Nếu diện tích hẹp, người nuôi lười, để né đứng dọc, chất thải tằm sẽ rơi lẫn vào nhau, kén bị ngả vàng và khi bán, giá thấp xuống nhiều so với kén trắng.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Nam Ban Nguyễn Văn Đông đánh giá, hầu hết dân cư Nam Ban đều đã và đang trồng dâu, nuôi tằm. Bà con đang hàng ngày rút kinh nghiệm từ, trồng dâu, chăm sóc tằm và lên né, bóc kén, đến tìm kiếm những cải tiến mới nâng cao

chất lượng kén tằm và luôn chia sẻ thông tin với nhau. Vì vậy, sản lượng và chất lượng kén tằm của Nam Ban và những xã xung quanh càng ngày càng ổn định, ngoài những nhà máy se tơ có sẵn thì đã có nhà máy se tơ hiện đại, quy mô lớn tìm tới, đặt cơ sở sản xuất ngay khu vực 5 xã vùng kinh tế mới Hà Nội. Ông nói: “Người dân vùng tằm không chỉ chạy theo số lượng mà còn nâng cao và giữ vững chất lượng kén tằm, góp phần để các nhà máy có nguồn kén tốt, tơ đẹp, giữ vùng dâu tằm phát triển bền vững”.

DIỆP QUỲNH

Gỡ kén tằm tại Đông Anh 5, Nam Ban, Lâm Hà. Ảnh: D.Q

Dự án đầu tư bố trí, sắp xếp dân cư ở vùng đặc biệt khó khăn Thôn 3 và Thôn 4, xã Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên) được triển khai thực hiện theo các quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, với tổng số vốn đầu tư hơn 41,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, hơn 40,8 tỷ đồng được đầu tư xây dựng 17 công trình như đường giao thông, hệ thống thoát nước, mương thoát nước, phòng học, trạm y tế, công trình nước tự chảy... Số vốn còn lại dùng để hỗ trợ người dân khai hoang, phát triển sản xuất với 6 hạng mục. Mục tiêu của Dự án là nhằm bố trí, sắp xếp cho 53 hộ đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn thuộc Thôn 3 và Thôn 4 (xã Phước Cát 2).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, các tổ chức, cá nhân huyện Cát Tiên đã để xảy ra nhiều sai sót gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn và không đảm bảo chất

lượng công trình. Theo kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh,cho thấy: Tại thời điểm thanh tra, có 15/17 công trình đã đầu tư xây dựng hoàn thành, được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công do chênh lệch khối lượng và định mức. Qua đó, Thanh tra tỉnh đã phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng, trong đó sai phạm do giá trị xây lắp, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công là 2,499 tỷ đồng; giá trị chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn không đúng thực tế thi công là 139,73 triệu đồng và số tiền sai phạm phải thu hồi là hơn 2,3 tỷ đồng.

Đồng thời Thanh tra tỉnh cũng kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Cát Tiên nhanh chóng tiến hành kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.

HẢI ĐƯỜNG

CÁT TIÊN: 15/17 công trình xây dựng có sai phạm

... trong đó doanh nghiệp và tổ chức là 7.658 MST, tăng 631 MST, bằng 109% và hộ cá thể 30.510 MST, giảm 965 MST, bằng 97% so cùng kỳ năm 2015. Tổng số thuế lập bộ năm 2016 là 3.512,7 tỷ đồng, tăng 30%; trong đó, tổ chức 3.309,8 tỷ đồng, tăng 31% và hộ kinh doanh 202,9 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.

Tổng thu ngân sách nhà nước 7.252,3 tỷ đồng, đạt 106% dự toán địa phương, bằng 122% so cùng kỳ; đạt 100,5% dự toán TW (4.627,5/4.613 tỷ đồng), bằng 111,3% so cùng kỳ (4.627,5/4.613 tỷ đồng); thu nội địa 4.540 tỷ đồng, đạt 100,4% dự toán TW (4.540/4.520 tỷ đồng), tăng 8% (4.540/4.187,8 tỷ đồng) so cùng kỳ. Nổi bật là các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động sản xuất chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, với số nộp ngân sách 117,1 tỷ đồng, đạt 163% dự toán TW, đạt 117% dự toán ĐP,

bằng 152% so cùng kỳ.Trong số 83 tổ chức, cá nhân

được tuyên dương, có 76 doanh nghiệp - tổ chức kinh tế, 3 hộ kinh doanh và 4 cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho 2 doanh nghiệp là Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện 1 - Công ty Thủy điện Đại Ninh và Công ty Cổ phần Rượu Bia Đà Lạt; UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 2 cá nhân. Tổng cục Thuế tặng Giấy khen cho 12 tập thể và 3 cá nhân. Cục Thuế tặng Giấy khen cho 57 tập thể và 2 hộ cá thể.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Thoan - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, mong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh tiếp tục đồng hành cùng ngành thuế, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

PHẠM LÊ

Tuyên dương 83 tổ chức, cá nhân... TIẾP TRANG 1

Page 7: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

SỔ TAY

Nên xem xét cấp thêm 1 năm thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng mới thoát nghèo

ỐNG KÍNH PHÓNG VIÊN

7 THỨ BA 11 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

VỈA HÈ ĐÀ LẠT SAU 3 THÁNG RA QUÂN:

“Hè” thông nhưng đường chưa “thoáng”Cùng với cả nước thực hiện chiến dịch lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông cho người đi bộ trên vỉa hè, TP Đà Lạt đã có nhiều chuyển biển tích cực sau 3 tháng ra quân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là “hè” đã thông, nhưng đường lại chưa “thoáng”.

Xe ô tô không đậu đỗ trên vỉa hè mà đậu xuống lề đường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tham gia giao thông chạy xe máy và xe ô tô trên đường tại đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: D.Thương

ĐÀ LẠT: Thông cổ thụ gãy cành gây cản trở giao thông

Cành thông ngã đổ gây cản trở giao thông.

Chiều tối ngày 9/7, trên đường Khe Sanh - Phường 10 (đoạn gần Khu du lịch nghỉ dưỡng Minh Tâm), một cây

thông cổ thụ có đường kính khoảng 80 cm đã gãy cành, ngã đổ sau một trận

mưa to, gió lớn. Cành cây đè lên mạng lưới điện, làm nhiều đường dây điện bị đứt, cành lá

vương vãi chiếm nửa lòng đường phần xe chạy, làm nhiều phương tiện giao thông đến đây phải né tránh chướng

ngại vật, chạy sai làn đường rất nguy hiểm. Sau khi nghe tin báo, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc, khắc phục lại mạng lưới điện, đốn hạ cành cây xanh ngã đổ làm

thông thoáng tuyến đường. Rất may, cành thông gãy đổ không gây thiệt hại

về người.Tương tự, trên đường Hùng Vương, Phường 9 (đoạn gần Công ty TNHH

MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng, số 50 Hùng Vương), một cây thông cổ thụ có đường kính khoảng 65 cm, cao trên 15 m, đứng bên lề đường đã chết khô lâu ngày, có thể ngã đổ bất cứ lúc nào khi gặp mưa to, gió lớn. Đây là những nơi

đông dân cư, hàng ngày có rất nhiều phương tiện lưu thông qua lại và rất

nguy hiểm cho người đi đường.Qua thông tin trên, thiết nghĩ các

cơ quan chức năng cần kiểm tra các cây xanh đứng bên lề đường; cần đốn

hạ những cành cây xanh vướng vào các đường dây điện và những cây khô

lâu ngày, nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên những tuyến

đường này.HUỲNH NGỌC MINH

Xử lý xe máy còn “bỏ ngỏ”Với sự quyết liệt của các lực lượng chức

năng, chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ đã đem lại những chuyển biến lớn tại TP Đà Lạt. Tại các tuyến đường trung tâm hầu như không còn xuất hiện tình trạng đậu đỗ xe lên vỉa hè, các hoạt động lấn chiềm vỉa hè để kinh doanh giảm đáng kể so với trước đây. Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Đà Lạt cho biết: “Sau 3 tháng ra quân và xử lý mạnh tay, ý thức của người dân và người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt. Nếu như trong 2 tháng đầu khi bắt đầu ra quân lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp cùng công an các phường, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động xử lý trên 100 trường hợp vi phạm, thì thời gian gần đây, số trường hợp vi phạm đã giảm đi rất nhiều. Điều này chứng tỏ người dân đã bắt đầu ý thức và không đậu xe lên vỉa hè nữa”.

Theo khảo sát thực tế của phóng viên, tình trạng xe ô tô đậu lên vỉa hè hầu như không còn xảy ra. Tuy nhiên, việc xe máy dựng tràn lan trên các vỉa hè vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, các lực lượng chức năng chỉ đa phần tập trung xử lý các phương tiện ô tô, còn xe máy vẫn chưa giải quyết triệt để.

Tại các trục đường có vỉa hè hẹp như đường Ba tháng Hai, đường Bùi Thị Xuân, khu Hòa Bình, Hải Thượng Lãn Ông, Hai Bà Trưng… tình trạng xe máy dựng trên vỉa hè vẫn xảy ra rất nhiều, người đi bộ phải đi xuống đường khi qua các đoạn đường bị xe máy lấn chiếm.

Anh P.T.H.Viên (người dân ở đường Hai Bà Trưng, Phường 6, TP Đà Lạt) chia sẻ: Các đoạn đường có vỉa hè nhỏ, nhà cửa của người dân xây dựng sát lộ giới quy định nên khoảng sân nhỏ hoặc không có, đa phần các hộ đều tận dụng diện tích để kinh doanh như đường Hai Bà Trưng này chẳng hạn. Gần đây, việc các lực lượng chức năng xử lý nghiêm để lập lại trật tự vỉa hè thì người dân đều hoan nghênh, nhưng tôi thấy chỉ mới tập trung xử lý xe ô tô, còn xe máy

trước nay vẫn xử lý nếu vi phạm nhưng chưa quyết liệt.

Hè “thông” đường chưa “thoáng”Một vấn đề đặt ra trong việc lập lại trật tự văn

minh đô thị, an toàn giao thông cho người đi bộ mà phóng viên ghi nhận được nữa đó là trình trạng: Khi vỉa hè đã không còn bị lấn chiếm thì xe ô tô lại đậu đỗ bên dưới lòng đường. Với đặc thù nhiều tuyến đường nhỏ, xe ô tô đậu dưới cả hai bên lòng đường thì người dân vẫn khổ sở với câu chuyện “hè thông đường chưa thoáng”.

Một ví dụ điển hình đó là đoạn đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 1, TP Đà Lạt) với đặc thù hai bên đường là các quán cà phê và khách sạn, cơ sở lưu trú, từ khi lực lượng chức năng xử lý quyết liệt, các xe ô tô không còn đậu trên vỉa hè mà đậu đỗ hai bên lòng đường, đoạn đường nhỏ, xe đậu hai bên đường thành dãy dài, chỉ còn vừa đủ cho một chiếc xe ô tô “lọt” qua, còn người đi xe máy thì chen lấn không biết đi đường nào mới đúng phần đường của mình. Bà L.T. Nga (đường Nguyễn Chí Thanh, Phường1) cho biết: Từ khi cấm đậu vỉa hè, xe đoàn 50 chỗ,

xe du lịch, xe 5 chỗ… đậu hết xuống đường, trong khi đường thì nhỏ, xe đậu hai bên gây mất trật tự. Ngày nào vào giờ cao điểm đoạn trước các quán cà phê (Nghệ Sỹ, Phố Hoa, Len…) đều kẹt xe nghiêm trọng, chuyện va quẹt giữa hai xe hơi hay xe máy và xe hơi vì “lách đường” để đi thường xuyên xảy ra”.

Tại các tuyến đường Phan Bội Châu, Ba Tháng Hai… cũng xảy ra tình trạng tương tự, các xe lớn đậu xuống lòng đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông.

Vẫn biết, xử lý mạnh tay, quyết tâm lập lại an toàn giao thông cho người đi bộ là câu chuyện dài hơi, cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Và, không chỉ ngành chức năng mà ý thức của người dân, người tham gia giao thông mới là điều quan trọng để duy trì thành thói quen, xây dựng một “nề nếp” văn minh ở thành phố du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề nổi lên cần có sự quan tâm của các ngành, chính quyền thành phố trong việc quy định, quy hoạch bãi đậu xe một cách hợp lý, đảm bảo đường thông hè thoáng, trật tự an toàn giao thông cho người đi bộ và tất cả các phương tiện tham gia giao thông.

DIỄM THƯƠNG

Cách đây chưa lâu, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri các huyện, thành phía Nam tỉnh Lâm Đồng với Đoàn ĐBQH khóa XIV, ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XIV đơn vị tỉnh Lâm Đồng thông tin: từ tháng 12 năm 2017, địa phương Lâm Đồng sẽ bắt đầu áp giá viện phí mới theo Thông tư số 02/2017/TT - BYT của Bộ Y tế.

Theo quy định tại thông tư này, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ bảo hiểm y tế được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe; giá dịch vụ ngày giường điều trị và giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm. Trong 3 nhóm dịch vụ trên, nhóm dịch vụ khám bệnh và nhóm dịch vụ ngày giường điều trị

có mức tăng giá rất mạnh, cao gấp 2 - 4 lần so với giá hiện hành. Cụ thể, ở phòng khám đa khoa khu vực hoặc trạm y tế, tiền khám bệnh tăng 4 lần. Số tiền này tăng 2 lần nếu khám bệnh ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2. Tuy nhiên, tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ bảo hiểm y tế là ở nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm.

Đặc biệt, Thông tư số 02 của Bộ Y tế còn quy định có những dịch vụ y tế có chi phí rất cao, ví như: dịch vụ chụp PET CT chi phí tối đa lên đến trên 20 triệu đồng, dịch vụ chụp PET CT mô phỏng xạ trị có chi phí gần 21 triệu đồng... Do vậy, với việc áp giá viện phí mới, nếu người bệnh không có bảo hiểm y tế, lại chẳng may gặp phải bệnh nặng cần điều trị dài ngày, thì áp lực về mặt

tài chính là rất lớn. Trước thông tin địa phương Lâm Đồng áp

dụng khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư số 02 của Bộ Y tế, nhiều cử tri tỏ rõ lo lắng, nhất là các hộ dân vừa thoát nghèo. Cử tri Nguyễn Thị Tuân (ngụ Tổ dân phố 3, thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên) bày tỏ: “Với việc điều chỉnh viện phí này, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế là người bị ảnh hưởng nhiều nhất”.

Cử tri K’Lú (ngụ tổ dân phố 2A, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) chia sẻ: “Nếu không có những điều chỉnh từ phía chính sách, các hộ dân mới thoát nghèo sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì trước nay họ vẫn thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Song, giờ thoát nghèo rồi, đồng nghĩa với

việc “ra” khỏi diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, trong khi việc tham gia bảo hiểm y tế đối với các gia đình này quả là vấn đề nan giải”.

Có cùng quan điểm với cử tri K’Lú, cử tri Nguyễn Thị Ngọ (ngụ Thôn 7, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh) kiến nghị: “ĐBQH nên xem xét, cân nhắc để đề xuất với ngành chức năng cấp thêm 1 năm thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng vừa thoát nghèo”.

Theo cử tri Ngọ, việc cấp thêm 1 năm thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng trên là cần thiết. Bởi, họ vừa thoát nghèo, cần có thời gian để phát triển kinh tế. Một khi kinh tế ổn định thì việc các gia đình này tham gia bảo hiểm y tế là chuyện hoàn toàn khả thi.

TRỊNH CHU

Page 8: LỜI PHÁT BIỂU TRONG PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ, …baolamdong.vn/upload/others/201707/24873_BLD_ngay_11.7.2017.pdf · Những nếp nhà ở buôn làng người

8 THỨ BA 11 - 7 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)

ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Hồng Xương Tùng được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSD đất mang số

hiệu B 584098 cấp ngày 25/10/1995, tại thửa đất số: 97, tờ bản đồ 52C, diện tích: 5.690 m2 đất CLN và thửa đất số 106, tờ bản đồ 52A, diện tích: 4.550 m2 đất CLN, tại xã Tân Châu.

Ngày 31/5/1999, ông Hồng Xương Tùng chuyển nhượng một phần đất thuộc thửa đất số 97, tờ bản đồ 52C, diện tích: 4.450 m2 đất CLN và thửa đất số 106, tờ bản đồ 52A, diện tích: 4.550 m2 đất CLN tại xã Tân Châu cho ông Mai Đức Thiện.

Ngày 8/6/2012, ông Hồng Xương Tùng chuyển nhượng phần diện tích còn lại thuộc một phần thửa đất số 97, tờ bản đồ 52C, diện tích: 1.240 m2 đất CLN cho bà Trần Thị Kim Tuyết, thường trú tại tổ dân phố 20, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Hồng Xương Tùng đã giao giấy chứng nhận QSD đất cho bà Trần Thị Kim Tuyết.

Hiện nay, ông Hồng Xương Tùng ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Châu hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho bà Trần Thị Kim Tuyết theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt có nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ, địa chỉ thửa đất tại thửa đất số 43, 45, tờ bản đồ số 18, Phường 7, Đà Lạt.

Thành phần hồ sơ gồm:- Sổ hộ khẩu gia đình.- Đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G875980 (bản sao, không có bản chính).Ông, bà Phan Hồng Châu - Đoàn Thị Thanh lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

nông nghiệp cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ bằng đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại thửa đất số 43, 45, tờ bản đồ số 18 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp số G875980 cấp ngày 26/5/1997. Hiện nay ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ đang giữ bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp số G875980 cấp ngày 26/5/1997.

Căn cứ khoản 2 - điều 82 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013”:

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo đề nghị ông, bà liên hệ UBND Phường 7 để được niêm yết hồ sơ tại trụ sở UBND Phường 7, đồng thời liên hệ đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp theo quy định với nội dung như sau:

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ, nguồn gốc sang nhượng của ông, bà Phan Hồng Châu - Đoàn Thị Thanh. Ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ nhận sang nhượng của ông, bà Phan Hồng Châu - Đoàn Thị Thanh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G875980 cấp ngày 26/5/1997. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau,

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt có nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ, địa chỉ thửa đất tại thửa đất số 43, 45, tờ bản đồ số 18, Phường 7, Đà Lạt.

Thành phần hồ sơ gồm:- Sổ hộ khẩu gia đình.- Đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.Ông, bà Nguyễn Bình - Lê Thị Nga lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông

nghiệp cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ bằng đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tại thửa đất số 130, tờ bản đồ số 18 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp số G975984. Hiện nay ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ đang giữ bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Căn cứ khoản 2 - điều 82 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013”:

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo đề nghị ông, bà liên hệ UBND Phường 7 để được niêm yết hồ sơ tại trụ sở UBND Phường 7, đồng thời liên hệ đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp theo quy định với nội dung như sau:

Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt đang lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ, nguồn gốc sang nhượng của ông, bà Nguyễn Bình - Lê Thị Nga. Ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ nhận sang nhượng của ông, bà Nguyễn Bình - Lê Thị Nga theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G975984. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt thông báo sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo và đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho ông, bà Bùi Tấn Sơn - Nguyễn Thị Thọ. Mọi thắc mắc khiếu nại về sau, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt không chịu trách nhiệm giải quyết.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo.Ông Quán Quốc Chánh được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số hiệu L

154475 ngày 1/6/1998, vào sổ theo dõi số 498/QSDĐ, chi tiết như sau:Thửa đất số 72, tờ bản đồ số 52, xã Tân Thượng, diện tích 15.706 m2 (400 m2 ONT + 15.306

m2 CLN);Thời hạn sử dụng đất: Lâu dài (ONT); đến 15/10/2043 đối với đất CLN.Năm 2009, ông Quán Quốc Chánh chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Phạm Quốc Cẩn - Đoàn

Thị Ngọc thường trú tổ 2, thị trấn Di Linh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Quán Quốc Chánh đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Phạm Quốc Cẩn - Đoàn Thị Ngọc.

Hiện nay, ông Quán Quốc Chánh ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Thượng hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại GCNQSD đất cho ông (bà) Phạm Quốc Cẩn - Đoàn Thị Ngọc theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

Thông báo thay đổi địa điểm phòng giao dịch

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI THÂN

Khu Trung tâm Hòa Bình... TIẾP TRANG 4

... kết hợp bố trí nhiều cửa hàng buôn bán, khu triển lãm; đồng thời lại giữ vai trò là một “đảo giao thông” không đảm bảo an toàn giao thông...

Khu vực Chợ Đà Lạt là một thung lũng, được bao bọc bởi 3 sườn đồi. Tuyến đường phụ dành cho xe ô tô đi vào khu chợ xây dựng từ trước năm 1975 nay đã bị ngăn chặn do việc xây dựng cơi nới và lấn chiếm. Đó còn là thiếu lối đi bộ; rất trở ngại lưu thông khi nếu gặp sự cố như hỏa hoạn. Khu chợ còn cho thấy công tác quản lý, vận hành các hoạt động chưa tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh, môi trường và an toàn về PCCC…

Đối với Khu đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ, hiện đang xuống cấp do nhiều lần thay đổi công năng và chuyển qua nhiều đơn vị quản lý sử dụng. Khuôn viên đã bị người dân xây dựng, lấn chiếm. Công trình có vị trí trên đồi cao, nhưng chưa được khai thác yếu tố tầm nhìn cảnh quan… Khu vực dọc đường Trần Quốc Toản - giáp hồ Xuân Hương, các công trình biệt thự nghỉ dưỡng, nhà hàng... mặc dù đã có thiết kế theo cảnh quan quanh hồ Xuân Hương, nhưng nhiều công trình chưa được đầu tư, nâng cấp đúng tầm vị trí...

Định hướng quy hoạch Rất nhiều nội dung được các nhà khoa

học, nhà quản lý kỳ công đưa ra, chúng tôi chỉ nêu khái lược một vài nội dung. Khu TTHB sẽ được chuyển đổi chức năng Rạp Hòa Bình cũ thành Quảng trường hoa, phát triển không gian ngầm, xây dựng khối công trình phức hợp theo hướng văn minh, hiện đại, kết nối không gian với cảnh quan đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ… Khu đồi Dinh Tỉnh trưởng cũ sẽ được bảo tồn công trình chính và xây dựng thêm các công trình dịch vụ hỗn hợp phục vụ khu trung tâm...

Theo đó, các tuyến đường nội bộ đấu nối từ các đường giao thông đối ngoại đến các khu chức năng và kết nối các khu chức năng với nhau... Các giải pháp thiết kế đô thị phù hợp theo từng khu, vừa hợp lý của từng khu chức năng, vừa đạt được tính tổng thể cảnh quan.

Với phương án quy hoạch theo hướng “không gian mở”, khu vực TTHB sẽ mang đậm tính chất đặc thù của thành phố Đà Lạt về khí hậu, địa hình, bản sắc văn hóa vùng núi với nhiều loại cây, hoa đặc trưng. Đây sẽ là ”trái tim” của đô thị, điểm nhấn đặc biệt của thành phố du lịch nổi tiếng, đáp ứng được nhiều dịch vụ tiện ích và lý thú của một Đà Lạt phát triển và hội nhập.

MINH ĐẠO

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Lâm Đồng trân trọng thông báo V/v thay đổi tên và địa điểm hoạt động Phòng giao dịch như sau:

Tên gọi cũ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng - Phòng Giao dịch Tự Phước.

Địa điểm cũ: 127 Tự Phước, Phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.Tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng - Phòng

Giao dịch Đơn Dương.Địa điểm mới: 227 đường 2 Tháng 4, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm

Đồng.Ngày hiệu lực: Từ 15/7/2017.

Trân trọng thông báo!

Tôi tên là: Nguyễn Sơn ngụ tại Tổ 20, TT Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tìm em Nguyễn Thanh Phong sinh năm 1992 (26 tuổi), quê quán Ấp Phú Bình, xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Em Phong cao 1m65, lông mày rậm hay cười, bị thần kinh phân liệt, bỏ nhà đi từ ngày 6/7/2016, khi đi mặc áo ca rô sọc, quần rin xanh, mang dép da màu gụ, thất lạc ở ngã ba Dầu Giây đường về thành phố Hồ Chí Minh.

Ai biết hoặc nhìn thấy em Phong ở đâu xin liên hệ số điện thoại 01692498783 hoặc số điện thoại 01679651957. Gia đình xin cảm ơn và hậu tạ!