lâm Đồng coi trọng bảo vệ môi trường tÁc phẨm dỰ thi giẢi...

8
“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế” nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”, nhiều năm qua, Lâm Đồng đã thực hiện tốt nguồn quỹ, đảm bảo công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng. Thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ quy định về “vận động, tiếp TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tiếp tục kiểm tra, giám sát xây dựng nhà ở có bờ kè không đảm bảo an toàn TRANG 7 VĂN HÓA - XÃ HỘI Học theo Bác từ những điều nhỏ nhất TRANG 4 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4803 - THỨ HAI NGÀY 5/6/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 6 Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi. (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI BỘ ĐỘI, CÔNG AN VÀ CÁN BỘ TRƯỚC KHI VÀO TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ, 5/9/1954, T. 7, TR. 346, 347) Các đồng chí lãnh đạo tỉnh (thứ nhất đến thứ ba từ trái qua) tham gia trồng cây phân tán năm 2017 tại Bệnh viện Nhi (Đà Lạt). Ảnh: Minh Đạo KINH TẾ Không để khó khăn ngăn cản phát triển kinh tế - xã hội TRANG 3 TRANG 5 TRANG 6 Đau đầu với tiếng ồn khu dân cư TRANG 7 Lâm Đồng coi trọng bảo vệ môi trường Sử dụng nguồn quỹ cứu trợ công khai, đúng mục đích Thủ tướng kết thúc thăm Hoa Kỳ với chuỗi 45 hoạt động TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG” Chào cờ, một việc rất có ý nghĩa “Mỗi lần Quốc ca vang lên, không riêng gì tôi mà mọi người đều có cùng tâm trạng là trỗi dậy lòng tự hào dân tộc và càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam” - ông Nguyễn Hữu Thái, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Lạc 4 (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) chia sẻ với mọi người như vậy, khi ông phát biểu tại một cuộc họp ở thôn. TRANG 2 Biểu đồ chi nguồn quỹ cấp tỉnh - Tổng chi nguồn quỹ cấp tỉnh là 17.539.409.800 đồng. Tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 7.966.916.786 đồng. - Quỹ cấp huyện có tổng chi: 17.814.202.383 đồng. Còn tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 2.583.048.993 đồng. 500.000.000 đồng 9.905.080.000 đồng 7.134.329.800 đồng Chuyển về Quỹ Trung ương. Chuyển trực tiếp cho các tỉnh bị thiên tai. Thực hiện cứu trợ tại địa phương. Sáng 2/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc với 45 hoạt động trong 3 ngày (từ 29 - 31/5). Đây là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. Tại Thủ đô Washington, Thủ tướng đã cùng Tổng thống Donald Trump gặp hẹp, hội đàm với sự tham gia của Phó Tổng thống M.Pence, các Bộ trưởng, thành viên chủ chốt quan trọng nhất của chính quyền Hoa Kỳ, gặp gỡ báo chí; tiếp, làm việc với Bộ trưởng, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Thương mại, điện đàm với 4 nghị sĩ lãnh đạo của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, các Ủy ban của Quốc hội; dự tiệc chiêu đãi của Chính quyền Hoa Kỳ do Ngoại trưởng chủ trì. Tại New York, Thủ tướng đã hội đàm với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và cùng dự lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc; gặp gỡ các tri thức Việt kiều, doanh nhân Việt kiều thành đạt và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ; thăm hỏi, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington… Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và trên thế giới. Theo Chinhphu.vn

Upload: others

Post on 13-Oct-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”

nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”, nhiều năm qua, Lâm Đồng đã thực hiện tốt nguồn quỹ, đảm bảo công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng.

Thực hiện Nghị định 64 của Chính phủ quy định về “vận động, tiếp

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Tiếp tục kiểm tra, giám sát xây dựng nhà ở có bờ kè không đảm bảo an toàn

TRANG 7

VĂN HÓA - XÃ HỘIHọc theo Bác từ những điều

nhỏ nhất TRANG 4

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4803 - THỨ HAI NGÀY 5/6/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 6

Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi.

(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI BỘ ĐỘI, CÔNG AN VÀ CÁN BỘ TRƯỚC KHI VÀO TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ, 5/9/1954, T. 7, TR. 346, 347)

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh (thứ nhất đến thứ ba từ trái qua) tham gia trồng cây phân tán năm 2017 tại Bệnh viện Nhi (Đà Lạt). Ảnh: Minh Đạo

KINH TẾKhông để khó khăn ngăn cản

phát triển kinh tế - xã hộiTRANG 3

TRANG 5

TRANG 6

Đau đầu với tiếng ồn khu dân cư

TRANG 7

Lâm Đồng coi trọng bảo vệ môi trường

Sử dụng nguồn quỹ cứu trợ công khai, đúng mục đích

Thủ tướng kết thúc thăm Hoa Kỳ với chuỗi 45 hoạt động

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Chào cờ, một việc rất có ý nghĩa“Mỗi lần Quốc ca vang lên, không riêng gì tôi mà mọi người đều có cùng tâm trạng là trỗi dậy lòng tự hào dân tộc và càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam” - ông Nguyễn Hữu Thái, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Lạc 4 (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) chia sẻ với mọi người như vậy, khi ông phát biểu tại một cuộc họp ở thôn.

TRANG 2

Biểu đồ chi nguồn quỹ cấp tỉnh- Tổng chi nguồn quỹ cấp

tỉnh là 17.539.409.800 đồng. Tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 7.966.916.786 đồng.

- Quỹ cấp huyện có tổng chi: 17.814.202.383 đồng. Còn tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 2.583.048.993 đồng.

500.000.000 đồng

9.905.080.000 đồng

7.134.329.800 đồng

Chuyển về Quỹ Trung ương.Chuyển trực tiếp cho các tỉnh bị thiên tai.Thực hiện cứu trợ tại địa phương.

Sáng 2/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc với 45 hoạt động trong 3 ngày (từ 29 - 31/5).

Đây là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

Tại Thủ đô Washington, Thủ tướng đã cùng Tổng thống Donald Trump gặp hẹp, hội đàm với sự tham gia của Phó Tổng thống M.Pence,

các Bộ trưởng, thành viên chủ chốt quan trọng nhất của chính quyền Hoa Kỳ, gặp gỡ báo chí; tiếp, làm việc với Bộ trưởng, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Thương mại, điện đàm với 4 nghị sĩ lãnh đạo của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, các Ủy ban của Quốc hội; dự tiệc chiêu đãi của Chính quyền Hoa Kỳ do Ngoại trưởng chủ trì.

Tại New York, Thủ tướng đã hội đàm với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và cùng dự lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc; gặp gỡ các tri thức Việt kiều,

doanh nhân Việt kiều thành đạt và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ; thăm hỏi, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington…

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Theo Chinhphu.vn

2 THỨ HAI 5 - 6 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Cũng theo ông Thái, chính từ ý nghĩa nói trên, nên từ khi thôn Đồng Lạc 4 triển khai

chào cờ tại hội trường thôn vào sáng thứ hai đầu tháng, việc duy trì rất đều đặn vì cán bộ, đảng viên và nhân dân ai ai cũng đồng thuận. Và cũng theo ông, việc tổ chức chào cờ cần phải thực hiện trang nghiêm, đúng giờ. Để thu hút ngày càng đông, thì trước hết cán bộ, đảng viên phải gương mẫu tham gia; nội dung sinh hoạt dưới cờ phải thiết thực và được chuẩn bị chu đáo.

Còn ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Di Linh, cho chúng tôi biết: “Thị trấn Di Linh có 37 chi bộ; trong đó, có 23 chi bộ tổ dân phố. Kể từ khi triển khai đồng loạt chào cờ vào sáng thứ hai đầu tháng, tất cả 23 tổ dân phố duy trì đều đặn và trở thành ý thức tự giác của mỗi người. Điều này chứng tỏ, việc tổ chức chào cờ và tham gia chào cờ là thiêng liêng, cao đẹp, rất có ý nghĩa”…

Huyện Di Linh có tất cả 207 thôn, tổ dân phố. Đến nay, toàn huyện đã có 175 thôn, tổ dân phố triển khai và duy trì đều đặn việc chào cờ vào sáng thứ hai đầu tháng. Ông Hà Văn Duyên, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Di Linh, cho chúng tôi biết: “Việc tổ chức các buổi lễ chào cờ, các thôn và tổ dân phố thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Huyện ủy; tạo nên không khí và tinh thần làm việc phấn chấn vào mỗi sáng thứ hai đầu tháng. Nội dung sinh hoạt sau lễ chào cờ cũng được Đảng ủy các xã, thị trấn triển khai theo hướng dẫn”.

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Chào cờ, một việc rất có ý nghĩa“Mỗi lần Quốc ca vang lên, không riêng gì tôi mà mọi người đều có cùng tâm trạng là trỗi dậy lòng tự hào dân tộc và càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam” - ông Nguyễn Hữu Thái, Bí thư Chi bộ thôn Đồng Lạc 4 (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh) chia sẻ với mọi người như vậy, khi ông phát biểu tại một cuộc họp ở thôn.

Sau phần nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca, mỗi thôn, tổ dân phố lựa chọn một cán bộ, đảng viên trình bày một câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác. Sau mỗi câu chuyện kể về Bác, các thôn và tổ dân phố liên hệ tình hình thực tế ở địa phương để học tập, nâng cao nhận thức; đồng thời, rút kinh nghiệm để phát huy những mặt tốt và khắc phục những yếu kém, tồn tại. Một số chi bộ, ban nhân dân thôn và các đoàn thể quần chúng, sau khi chào cờ, còn lồng ghép việc hội ý hoặc triển khai nhanh công việc cần thiết hoặc phổ biến ngắn gọn những thông tin có liên quan trực tiếp đến địa phương hoặc bàn bạc, giải quyết nhanh, kịp thời vấn đề “nổi cộm” mới phát sinh… Ngoài ra, một số chi bộ thôn, tổ dân phố còn chọn ngày thứ hai đầu tháng để chào cờ; sau đó, tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Việc kết hợp “hai trong một” này là điều rất tiện lợi để đảng viên tham gia

chào cờ và dự sinh hoạt chi bộ định kỳ đầy đủ hơn.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước đó, Huyện ủy Di Linh đã triển khai tốt việc chào cờ và sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tuần và đầu tháng tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã, thị trấn. Còn đối với cấp thôn, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh bắt đầu tổ chức triển khai từ khi có Hướng dẫn số 04 - HD/TG, ngày 9/11/2015, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Tổ chức chào cờ và sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai hàng tháng tại các thôn, tổ dân phố”.

Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã giao cho Ban Tuyên giáo Huyện ủy triển khai hướng dẫn các thôn, tổ dân phố về cách thức, nội dung, các bước triển khai chào cờ và sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tháng. Xác định đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 - CT/TW, nay là Chỉ thị 05

- CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nên huyện Di Linh đã tập trung triển khai một cách tích cực, đồng bộ.

Từ quý 1 năm 2016, Huyện ủy đã chọn Đảng ủy thị trấn Di Linh và Đảng ủy xã Hòa Ninh làm thí điểm triển khai chào cờ đồng loạt tại tất cả các thôn, tổ dân phố. Đối với Đảng ủy các xã còn lại, mỗi xã chọn từ 1 đến 2 thôn để triển khai thí điểm. Đến quý 2 năm 2016, tất cả các thôn đều triển khai đồng loạt.

Để việc chào cờ và sinh hoạt dưới cờ tại các thôn, tổ dân phố triển khai có hiệu quả, hàng tháng, Ban Tuyên

giáo Huyện ủy xây dựng kế hoạch để hướng dẫn và định hướng nội dung sinh hoạt dưới cờ là những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác, các bản tổng hợp thông tin về tình hình địa phương, dư luận xã hội để cung cấp cho Đảng ủy các xã, thị trấn làm tài liệu sinh hoạt dưới cờ tại các thôn, tổ dân phố.

Để việc chào cờ và sinh hoạt dưới cờ duy trì thường xuyên, đi vào nền nếp và tránh hình thức, Ban Thường vụ Huyện ủy Di Linh đã phân công các Huyện ủy viên phụ trách địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, giám sát và trực tiếp tham gia cùng với các thôn, tổ dân phố. Vào sáng thứ hai đầu tháng, Thường trực Huyện ủy Di Linh còn thành lập các Tổ kiểm tra, trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, giám sát và tham gia chào cờ cùng với các thôn, tổ dân phố. Qua đó, Thường trực Huyện ủy theo dõi, nắm bắt tình hình để đôn đốc, chỉ đạo việc chào cờ và sinh hoạt dưới cờ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong quá trình tổ chức thí điểm và nhân rộng, việc chào cờ và sinh hoạt dưới cờ ở các thôn và tổ dân phố tại huyện Di Linh đã được đông đảo đảng viên, cán bộ thôn, các già làng và nhân dân đồng tình, số lượng tham gia ngày càng đông dần. “Từ thực tế cho thấy, việc tổ chức chào cờ và sinh hoạt dưới cờ vào sáng thứ hai đầu tháng ở cấp thôn là hết sức cần thiết; qua đó, tạo sức lan tỏa trong xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Việc chào cờ còn có ý nghĩa thiêng liêng là giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; đồng thời, nhắc nhở mọi người tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” - ông K’Kẩu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc, khẳng định và chia sẻ với chúng tôi.

XUÂN LONG

Chào cờ ở thôn Đồng Lạc 4 (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh).

Ảnh: X.Long

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, với diện tích

tự nhiên 9.773 km, toàn tỉnh hiện nay có 43 dân tộc anh em sinh sống. Với những đặc điểm trên thì việc phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và chức sắc tôn giáo trên địa bàn trở thành lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là việc đảm bảo an ninh trật tự.

Người có uy tín trong đồng bào DTTS và các chức sắc tôn giáo đã và đang phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền

Phát huy người có uy tín, chức sắc trong việc bảo vệ an ninh trật tựTrong những năm qua, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh được giữ vững là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của những người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và các chức sắc tôn giáo.

Linh, Trưởng ban Đoàn kết công giáo huyện Di Linh đã tích cực tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo”; Hòa thượng Thích Pháp Chiếu, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh có nhiều đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua, chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Đồng chí Lê Hồng Trân - Trưởng Ban Phong trào - Tuyên giáo, UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Bằng những việc làm thiết thực và cụ thể, người có uy tín, các chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã thể hiện tinh thần chung sức trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương trong thời gian qua”.

ĐỨC TÚ

và Mặt trận Tổ quốc các cấp. Trong những năm qua, công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc làm lực lượng nòng cốt ở vùng trọng điểm, vùng đồng bào DTTS, tôn giáo luôn được lực lượng Công an tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Tổ quốc Mặt trận Việt Nam các cấp quan tâm, đổi mới.

Toàn tỉnh hiện có 60 mô hình tự quản về ANTT trên các lĩnh vực, địa bàn các xã, phường, thị trấn đang hoạt động rất hiệu quả. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rất nhiều mô hình được xây dựng và áp dụng có hiệu quả.

Điển hình như: mô hình “Hội đồng bào tự quản về an ninh trật tự” ở xã Tu Tra (Đơn Dương), “Chi hội phụ nữ không phát nương làm rẫy

trái phép”, “Phụ nữ DTTS chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”, mô hình “Đội dân phòng dân cử, dân nuôi” tại xã Đạ Đờn (Lâm Hà), “Nhóm nòng cốt” tại xã Tu Tra…

Điều đáng ghi nhận là trong những mô hình tự quản về an ninh trật tự thì vai trò của người có uy tín luôn được tận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) là một vùng tập trung đông đồng bào DTTS; toàn xã có 1.205 hộ thì có đến 1.082 hộ dân là đồng bào DTTS. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn biết phát huy và nêu cao vai trò của người có uy tín trong cộng đồng để hoàn thành nhiệm vụ trên các mặt. Đặc biệt, trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, mô hình tổ tự quản thôn 4 được hình thành vào năm 2012 với 20 thành viên, chia thành 2 tổ hoạt động trên cơ sở tự nguyện của các tổ viên.

Ông Kră Jăn Ha Viên - Trưởng thôn, kiêm Tổ trưởng Tổ tự quản cho

hay: “Ngoài lực lượng nòng cốt là thanh niên, thì tổ tự quản cũng tranh thủ hoạt động của người có uy tín tại địa phương. Phần lớn người có uy tín tại thôn đều ra sức nhắc nhở con cháu của mình không được vi phạm pháp luật, thực hiện lối sống văn minh, lịch sự, chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Ngoài ra, với vai trò nòng cốt, Công an tỉnh đã phối hợp Ủy ban MTTQ tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể tham mưu cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Điển hình như mô hình “Các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng đồng hành thực hiện an toàn giao thông”, “Giáo xứ, giáo họ đảm bảo an toàn giao thông” tại huyện Di Linh, mô hình “Giáo họ không có tội phạm, tệ nạn xã hội” ở xã Lộc Thanh (TP Bảo Lộc), “Xóm đạo bình yên” tại TP Bảo Lộc…

Qua các mô hình đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình như: Linh mục Trần Thả, Quản hạt Di

3 THỨ HAI 5 - 6 - 2017KINH TẾ Lạc Dương tăng các chỉ tiêu sản xuất

Thống kê đến hết tháng 5/2017, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện

Lạc Dương đạt hơn 7.200 ha, bằng 107% so với cùng kỳ.

Trong đó, gồm diện tích gieo trồng cây lúa hơn 70 ha, cây bắp 215 ha,

tăng lần lượt so với cùng kỳ là 24% và 40,5%.

Các diện tích cây chủ lực khác đã thu hoạch ở huyện Lạc Dương như rau ước đạt gần 988 ha, năng suất gần 36,5 tấn/ha; hoa gần 330 ha, tổng sản lượng hơn

117 triệu cành; dâu tây 46,5 ha, tổng sản lượng gần 1.700 tấn. So với cùng kỳ

năm ngoái, sản lượng thu hoạch của 3 cây này tăng từ 4,4% đến 12,3%.

Diện tích cây lâu năm ở huyện Lạc Dương như cây cà phê kinh doanh hơn

3.400 ha, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Ngoài ra, diện tích ao hồ cá nước

lạnh hơn 16 ha, đạt sản lượng hơn 130 tấn; cá nước ngọt hơn 12 ha, thu hoạch 22 tấn, đều tăng so với cùng kỳ từ 5%

đến 10%.VŨ VĂN

Di Linh phát hiện 64 vụ vi phạm lâm luật

Mặc dù đã tích cực thường xuyên tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn phá rừng

và lấn chiếm đất lâm nghiệp, nhưng trên địa bàn huyện Di Linh, tình trạng

vi phạm lâm luật vẫn còn xảy ra với những diễn biến rất phức tạp. Trong

5 tháng đầu năm 2017, toàn huyện đã phát hiện 64 vụ vi phạm lâm luật. Trong

đó, 21 vụ khai thác rừng trái phép; 21 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái

phép… Tất cả những vụ vi phạm đều được xử lý hành chính; tịch thu trên 55

m3 gỗ tròn, 25,6 m3 gỗ xẻ; thu nộp ngân sách Nhà nước 578 triệu đồng.

Điều đáng nói, trong số những vụ vi phạm nói trên, nhiều vụ vi phạm xảy

ra trên lâm phần đã giao cho các doanh nghiệp thuê. Do vậy, mới đây, UBND

huyện Di Linh đã họp với các chủ doanh nghiệp đã được cấp phép thuê

rừng để nhằm chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời, nhắc nhở

việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thuê rừng.

XL

Doanh nghiệp tư nhân Khanh Cát đang hoàn chỉnh, trình thẩm định về quản lý đồ án quy hoạch được duyệt trên 11.600 m² khu dân cư mới, thuộc đường Vòng Lâm Viên, Phường 8, Đà Lạt.

Theo đó, quy hoạch mới 18 lô

đất ở, mỗi lô đất có diện tích xây dựng 96 m² (8 m x 12 m), thiết kế dạng công trình biệt lập, mái lợp ngói; chiều cao không quá 3 tầng với 13,6 m. Mật độ xây dựng trên từng diện tích lô đất ở với tỷ lệ bình quân từ 35,7%

đến 38,3%. Và tính chung tổng diện tích

lô đất ở chiếm gần 40% tổng diện tích đất quy hoạch khu dân cư mới nêu trên. Các tỷ lệ diện tích còn lại gần 35% đất cây xanh, công viên và 25%

đất giao thông, vỉa hè và sân bãi đậu xe… Trong đó, xây dựng tuyến giao thông dài 300 m (mặt đường rộng 3,5 m, lề đường mỗi bên rộng 1,5 m) nối từ đường Vòng Lâm Viên đến từng lô đất ở. MẠC KHẢI

Từ nguồn ngân sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa

quyết định phân bổ 10 tỷ đồng phát triển ao, hồ nhỏ trên địa bàn 12 huyện,

thành phố. Theo đó, 4 huyện được phân bổ hơn 1 tỷ đồng trở lên là Bảo Lâm (1,1 tỷ đồng), Đam Rông (gần 1,5 tỷ đồng),

Lâm Hà (gần 1,5 tỷ đồng) và Di Linh (hơn 1,7 tỷ đồng).

Tiếp theo gồm 5 huyện, thành được phân bổ hơn 400 triệu đồng trở lên: Đạ Huoai (gần 420 triệu đồng), Đạ

Tẻh (hơn 670 triệu đồng), thành phố Bảo Lộc (740 triệu đồng), Cát Tiên

(750 triệu đồng) và Đức Trọng (830 triệu đồng).

3 huyện, thành còn lại, mỗi địa phương đều phân bổ dưới 400 triệu

đồng là: thành phố Đà Lạt (gần 390 triệu đồng), Lạc Dương (220 triệu đồng) và

Đơn Dương (hơn 190 triệu đồng).VĂN VIỆT

10 tỷ đồng phát triển ao, hồ nhỏ

Trong phiên họp đánh giá tình hình tháng 5/2017 của UBND tỉnh diễn ra

ngày 2/6, nhiều con số về kinh tế, văn hóa, xã hội được đưa ra cho thấy kết quả khả quan của kinh tế, xã hội Lâm Đồng sau năm 2016 đầy khó khăn. Riêng nông nghiệp, ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Lâm Đồng, toàn tỉnh tập trung thu hoạch vụ đông xuân, gieo trồng, xuống giống vụ hè thu, tiếp tục triển khai công tác phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ổn định, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm sâu với mức giảm 23% số vụ; diện tích thiệt hại do phá rừng 13,36 ha, giảm 32% so cùng kỳ 2016. Thiệt hại do thiên tai, bão lũ ở mức 6 tỷ đồng so với 102 tỷ đồng năm 2016. Trong tháng 5/2017, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 5/2017 tăng 6,34% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng ước đạt 3.056,4 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 42,9 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu tháng ước đạt 11 triệu USD và được đánh giá là ngành tăng trưởng khá trong các nhóm ngành kinh tế.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách đến Lâm Đồng ước 2.454 nghìn lượt khách, tăng 14%; trong đó, khách qua đăng ký lưu trú đạt 1.683,9 nghìn lượt khách, tăng 22% so với cùng kỳ. Riêng khách quốc tế đạt 175,95 nghìn lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ, một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 5/2017 đạt 419,4 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Đã cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho 457 doanh nghiệp và 155 đơn vị trực thuộc với số vốn đăng ký 2.663 tỷ đồng. Do hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên từ đầu năm 2017 đến nay có 60 doanh nghiệp và 40 đơn vị trực thuộc giải thể; có 175 doanh nghiệp

Không để khó khăn ngăn cản phát triển kinh tế - xã hội

và 78 đơn vị trực thuộc tạm ngừng hoạt động. Hoạt động tín dụng ổn định với vốn huy động ước đến 31/5/2017 đạt 41.800 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 57.700 tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm.

Đặc biệt, tổng thu NSNN đến ngày 31/5/2017 đạt 2.513 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán trung ương, bằng 43,4% dự toán địa phương, tăng 42,5% so với cùng kỳ và Lâm Đồng hy vọng năm 2017 sẽ đảm bảo thu nộp ngân sách đạt kế hoạch đề ra.

Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục cũng được đảm bảo. Trong 5 tháng đầu năm, Lâm Đồng có thêm 21 xã đạt chuẩn NTM về y tế, nâng số đã đạt chuẩn y tế lên 155 xã. Công tác bảo trợ xã hội, giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm cũng được thực hiện có kết quả. Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá, 5 tháng đầu năm đã cho thấy kinh tế, xã hội Lâm Đồng

Năm tháng đầu năm 2017, dù gặp nhiều khó khăn từ điều kiện chủ quan và khách quan nhưng tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Lâm Đồng vẫn có những “điểm sáng” một tín hiệu đáng mừng. Kinh tế tiếp tục phát triển, thu ngân sách đạt kế hoạch, an ninh trật tự được đảm bảo… Lâm Đồng đang có bước chạy đà mạnh mẽ để hoàn thành kế hoạch năm.

Vùng rau Lâm Đồng đang đối phó với bệnh trên cây rau. Ảnh: V. Quỳnh

Lâm Đồng: 150 ngàn con heo đang tìm mối tiêu thụ

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng cho hay, Lâm Đồng còn 120 ngàn con heo có trọng lượng 70-120 kg và xấp xỉ 32 ngàn con heo trọng lượng trên 120 kg chưa tiêu thụ được. Số heo chưa tiêu thụ được khiến nông dân thiệt hại hàng ngày và do đó, quy mô đàn heo của tỉnh đang thu hẹp. Ông Sơn cho hay, ngành nông nghiệp đang đề nghị UBND tỉnh cấp vắc xin ngừa bệnh lở mồm long móng cho số lượng heo trên nhằm đảm bảo dịch bệnh không xảy ra, gây thiệt hại kép cho ngành chăn nuôi.

có bước khởi sắc. Tuy nhiên, không phải không

có nhiều điều khiến các ngành chức năng đang phải đối mặt. Với ngành nông nghiệp, đó là chuyện hàng trăm ngàn con heo chưa tìm được đầu ra, là dịch bệnh trên cây điều, cây rau và đàn heo, đàn bò sữa. Tai nạn giao thông 5 tháng đầu năm 2017 của Lâm Đồng tăng cả ba mặt với 84 vụ, làm 68 người chết, 49 người bị thương; tăng 8 vụ, tăng 16 người chết, tăng 1 người bị thương người so với cùng kỳ năm 2016. Việc triển khai xây dựng các công trình cơ bản trên địa bàn tỉnh còn quá chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Ngành tài nguyên môi trường đang tìm hướng trong giải quyết nạn hút cát trên hệ thống sông suối để vừa đảm bảo giữ môi

trường, vừa đảm bảo thị trường không thiếu nguồn cát phục vụ xây dựng. Các vụ phạm tội trộm cắp tăng do tệ nạn nghiện hút khiến lực lượng an ninh phải tăng cường hoạt động sát sao hơn.

Xác định nhiệm vụ tháng 6 và 6 tháng cuối năm 2017, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên yêu cầu các ngành chủ động trong hoạt động của ngành mình, đảm bảo thúc đẩy hoạt động, không để khó khăn cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, phải xác định vai trò cá nhân người đứng đầu, chủ động thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm đứng đầu, đảm bảo công việc thông suốt và sự năng động trong hoàn thành nhiệm vụ được giao.

VIỆT QUỲNH

Hơn 1,1 ha quy hoạch khu dân cư Phường 8, Đà Lạt

4 THỨ HAI 5 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Trồng cây nhớ ơn BácVề Trường THCS Thạnh Mỹ

hôm nay, đâu đâu cũng xanh mát những tán cây, rực rỡ vườn hoa khoe sắc. Có được môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp như thế là một phần rất lớn công sức của nguyên Hiệu trưởng nhà trường - cô Đặng Thị Hòa.

Thực hiện lời dạy của Bác về tầm quan trọng của cây xanh, cô Hòa trăn trở và tìm cách để cải thiện cảnh quan nhà trường trước đây không có một bóng cây. Cô tham mưu với Đảng ủy thị trấn Thạnh Mỹ và Phòng GDĐT huyện Đơn Dương về vấn đề trồng cây xanh và quy hoạch đất trồng. Đồng thời, kêu gọi tập thể nhà trường và Hội Phụ huynh học sinh cùng tham gia trồng cây.

Được sự ủng hộ của cấp trên, sự đồng thuận của đồng nghiệp và sự chung tay của phụ huynh học sinh, việc trồng cây xanh của trường bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên, do đất không phù hợp khiến cây không thể sinh trưởng, cô chỉ đạo mua đất về đổ. Khi những cây xanh bắt đầu đâm chồi, thì thường xuyên bị trâu bò vào giẫm nát. Cô lại tham mưu với cấp trên hỗ trợ kinh phí để xây thành các bồn bao quanh cây. Để cảnh quan trường thêm đẹp, cô cùng đồng nghiệp suy nghĩ nhiều mô hình trồng cây, hoa. Từ đó, cây xanh dần rợp mát cả sân trường và những giàn hoa giấy tô điểm thêm cho trường xanh - sạch - đẹp, tạo thêm niềm hứng khởi cho cả cô và trò trong công tác dạy - học cũng như góp phần trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Không những vậy, cô Hòa tiếp tục duy trì và phát động phong trào trồng cây, hoa, công trình thanh niên trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường nhân ngày sinh nhật Bác để cảnh quan ngày càng xanh, đẹp. Đồng thời, chỉ đạo Liên đội thực

Học theo Bác từ những điều nhỏ nhấtHơn 33 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, điều mà cô Đặng Thị Hòa - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương) tâm đắc nhất trong Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là “học theo Bác suốt đời, học từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống, và quan trọng nhất là phải biến tư tưởng thành hành động, phải “làm theo””…

hiện công trình Măng non mang lại bầu không khí trong lành, góp phần bảo vệ môi trường…

“Từ khi về trường công tác, hình ảnh của cô hiệu trưởng đã in dấu ấn trong tôi bởi một phong cách nhẹ nhàng, điềm đạm, đĩnh đạc, sự thân thiện, gần gũi nhưng đúng mực của một cán bộ quản lý. Với sự gần gũi, hòa đồng của cô, tôi và đồng nghiệp luôn có những cơ hội chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ của mình trong bầu không khí thoải mái”, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Minh Quyên chia sẻ.

Học và làm theo Bác hàng ngàyĐể việc học tập và làm theo Bác

đi vào thực tế, cô Hòa chỉ đạo từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tùy vào nhiệm vụ được giao, mỗi người đều đăng ký những việc làm cụ thể, thiết thực.

Trong các buổi họp chi bộ, cô đều phân công đảng viên kể câu chuyện về Bác, rút ra ý nghĩa giáo dục qua nội dung câu chuyện và liên hệ vào thực tiễn cho cá nhân

và đơn vị học tập, có nhận xét rút kinh nghiệm hàng tháng việc làm được và chưa được. Song song với việc làm đó, chi bộ phối hợp với Công đoàn trường phát động phong trào đăng ký dạy tốt, chỉ đạo Liên đội lồng ghép nội dung giáo dục học sinh học tập đạo đức Bác Hồ qua bài thơ, câu chuyện, bài hát về Người. Đặc biệt, chi bộ nhà trường đã có cách làm sáng tạo là sử dụng nguồn kinh phí có được từ quỹ khen thưởng của Đảng bộ, cấp trên đối với chi bộ trong những năm qua để hỗ trợ Liên đội, phối hợp tổ chức hội thi kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với học sinh. Đây là cách làm nhằm thu hút sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sự tự giác của học sinh về việc học tập tư tưởng đạo đức, tấm gương của Bác.

Đồng thời, cô Hòa triển khai cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh kể chuyện về Bác trong các giờ sinh hoạt lớp, góp phần giáo dục học sinh đức tính giản dị, trung thực, có lòng yêu thương con

người, kính trên nhường dưới, đoàn kết với bạn. Bên cạnh đó, cô phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, vận động cán bộ, giáo viên tiết kiệm trong công tác, sinh hoạt. Ngoài ra, từ việc xây dựng tủ sách Hồ Chí Minh, chi bộ nhà trường đã xây dựng chuyên mục đối với cán bộ, giáo viên trên cơ sở chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sát với nhiệm vụ của đơn vị.

Với những chương trình và hành động nỗ lực trên, dưới sự lãnh đạo của cô Hòa, Chi bộ Trường THCS Thạnh Mỹ nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu, nhà trường đạt tập thể lao động xuất sắc, phong trào dạy - học của trường ngày càng đi lên.

Bản thân cô Hòa đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT, UBND tỉnh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nói về cô, Hiệu trưởng Trường THCS Thạnh Mỹ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa không khỏi tự hào: “Cùng với sự vận dụng đổi mới phương thức lãnh đạo, cô Hòa đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường vững vàng “chèo lái” để trường trở thành trường chất lượng cao. Cô không những rất gương mẫu mà còn là một cán bộ có tâm, toàn ý cho công việc và đồng nghiệp. Chúng tôi đã học tập ở cô nhiều điều, trong cô toát lên phong cách một cán bộ quản lý năng lực, trách nhiệm. Cô đã tạo nên một phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ sôi nổi trong toàn trường. Cô là tấm gương sáng cho toàn thể đồng nghiệp noi theo”.

TUẤN HƯƠNG

Cô Hòa (phải) tặng sách về Bác Hồ cho Liên đội để giáo dục học sinh học tập đạo đức Bác Hồ.Ảnh: T.Hương

Sáng ngày 2/6, tại Đà Lạt, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với công ty TNHH MTV DV Quảng cáo và triển lãm Minh Vi đã tổ chức hội nghị giới thiệu triển lãm thương mại quốc tế lần thứ nhất chuyên ngành sản xuất và chế biến rau, hoa “Hortex Vietnam”, sẽ diễn ra từ ngày 14 - 16/3/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh. Có 27 doanh nghiệp Lâm Đồng đã tham dự hội nghị.

Hội nghị đã cập nhật thông tin tới các doanh nghiệp về thị trường rau, hoa, quả hiện nay và trong thời gian tới, các chính sách của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài

và xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp, các vấn đề nông nghiệp công nghệ cao đang được quan tâm.

“Hortex Vietnam 2018” dự kiến sẽ thu hút 120 doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, thiết bị, công nghệ rau, hoa như: Công nghệ nhà kính, công nghệ bảo quản và làm mát, phân loại và đóng gói, làm vườn... đồng thời kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, trao đổi kinh nghiệm. Phía ban tổ chức còn đưa ra nhiều chương trình để các doanh nghiệp Lâm Đồng cùng tham gia hội nghị triển lãm sẽ tổ chức năm 2018.

DIỄM THƯƠNG

Giới thiệu triển lãm thương mại quốc tế sản xuấtvà chế biến rau, hoa Ngày 2/6, Ban Đại diện Hội

Người Cao tuổi tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2017). Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các hội cơ sở trong toàn tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, ông Đàm Xuân Đêu - Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh và các cấp trong tỉnh thường xuyên được kiện toàn và tạo điều kiện hoạt động. Đến

nay, toàn tỉnh có 12 Ban đại diện Hội Người cao tuổi cấp huyện, 147 tổ chức hội cơ sở với 1.564 chi hội và hơn 88 ngàn hội viên. Trong những năm qua, các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi, gắn với phong trào thi đua “Tuổi cao - gương sáng” được các cấp hội quan tâm phối hợp triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn tỉnh có 730 tập thể đạt danh hiệu “Tuổi cao - gương sáng”; trên 90% gia đình người cao tuổi đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”. Hơn 65% người cao tuổi trong toàn tỉnh hiện còn tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giảng dạy… Trong đó, hơn 4 ngàn người cao

tuổi làm kinh tế giỏi, 190 người cao tuổi làm chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, gần 6 ngàn người cao tuổi tham gia công tác xã hội tại địa bàn khu dân cư…

Tại buổi gặp mặt, Ban Tổ chức cũng đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam” của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho 7 cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tỉnh nhà. Dịp này, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Lâm Đồng cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Đại hội V Hội Người cao tuổi Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.

DUY DANH

Gặp mặt kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam

Giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm

Chiều 2/6, Ban Tuyên giáo (BTG) Tỉnh ủy phối hợp với Huyện ủy Đơn Dương tổ chức Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng đầu năm 2017. Tham dự có đại diện lãnh đạo BTG, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành trong toàn tỉnh.

Theo báo cáo của BTG Tỉnh ủy, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham mưu tổ chức trên 600 lớp với gần 72 ngàn cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X với hơn 25 ngàn bài dự thi. Ngành Tuyên giáo (NTG) đã tuyên truyền đồng bộ, hiệu quả các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, địa phương, đặc biệt là hoạt động của lãnh đạo các cấp trong việc điều hành, triển khai cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân...

Tuy vậy, thời gian qua, công tác tham mưu triển khai thực hiện một số nhiệm vụ còn chậm. Việc tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng có khi còn chưa đạt yêu cầu. Công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở còn hạn chế. Công tác phản bác đấu tranh trực diện với các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch chưa đồng bộ…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận để đưa ra các giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tuyên giáo trong 6 tháng cuối năm. Theo đó, thời gian tới, toàn NTG cần bám sát phương hướng, nhiệm vụ công tác để chủ động tham mưu, triển khai thực hiện. Trọng tâm là triển khai tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 5, thứ 6 (khóa XII) của Đảng, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII). N. NGÀ

5 THỨ HAI 5 - 6 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để đảm bảo nguồn quỹ hoạt động đúng mục đích, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ)

tỉnh, qua kiểm tra, giám sát công tác quản lý và sử dụng quỹ cho thấy, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban cứu trợ Trung ương. Toàn bộ số tiền vận động, tiếp nhận đều chuyển vào tài khoản quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Ban vận động Quỹ Cứu trợ các cấp thực hiện theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban cứu trợ Trung ương, bảo đảm nguyên tắc thu, nộp công khai, số tiền vận động, tiếp nhận được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Hàng năm, từng cấp tổ chức tự kiểm tra và kiểm tra Quỹ Cứu trợ cấp mình và cấp dưới trực tiếp. Hồ sơ, sổ sách thu - chi và các lưu trữ chứng từ liên quan đến công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn quỹ và chứng từ quyết toán đầy đủ, đúng quy định. Qua kiểm tra chưa phát hiện trường hợp nào để thất thoát, hoặc sử dụng quỹ trái mục đích, không đúng đối tượng.

Hàng năm, khi có thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ - Ban cứu trợ tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ phát động, kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo và các tầng lớp nhân dân tham gia quyên góp quỹ để kịp thời hỗ trợ nhân dân nhanh chóng khắc phục thiệt hại. Ban hành công văn, thư ngỏ, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng và Báo Lâm Đồng, tổ chức tuyên truyền, vận động, xây dựng nhiều phóng sự, tin, bài; mở các chuyên trang, chuyên mục và nêu những tập thể, cá nhân điển hình, gương người tốt việc tốt, ghi nhận những cơ quan, đơn vị, những tấm lòng vàng quyên góp ủng hộ quỹ để kịp thời giúp đỡ nạn nhân khắc phục thiệt hại.

Theo báo cáo của UBMTTQ tỉnh, kết quả nguồn Quỹ cứu trợ các cấp từ năm 2009 - 31/3/2017 là

Sử dụng nguồn quỹ cứu trợ công khai, đúng mục đíchThực hiện Nghị định 64 của Chính phủ quy định về “vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”, nhiều năm qua, Lâm Đồng đã thực hiện tốt nguồn quỹ, đảm bảo công khai, đúng mục đích, đúng đối tượng.

Toàn bộ số kinh phí vận động được đều được quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp chưa sử dụng hết thì được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn của những đợt sau.

Quỹ Cứu trợ đã đóng góp tích cực vào hoạt động chung của Đảng - Nhà nước trong công tác đối ngoại và chương trình an sinh xã hội, tạo được niềm tin của các nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khơi dậy tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, “tương thân tương ái”, nhất là tạo môi trường để các tôn giáo, các vị chức sắc tôn giáo thực hiện giá trị của lòng “từ bi, bác ái” chia sẻ nỗi đau của con người. Cũng qua hoạt động công tác vận động, tiếp nhận, phân bổ cứu trợ của Quỹ đã góp phần quan trọng khẳng định vai trò của tổ chức Mặt trận trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.

NGUYỆT THU

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng luôn kịp thời hỗ trợ những gia đìnhgặp khó khăn, hoạn nạn. Ảnh:N.Thu

29.780.230.084 đồng. Nguồn quỹ vận động trên đã được kịp thời giải ngân hỗ trợ giúp đỡ nhân dân trong và ngoài tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn gây ra. Việc bình xét hỗ trợ đảm bảo theo quy trình, đúng mục đích, đúng đối tượng. Nội dung hỗ trợ chủ yếu hỗ trợ sửa chữa nhà ở bị hư hỏng do bão, lũ, hỏa hoạn, chữa bệnh hiểm nghèo,…

Trước khi có quyết định phân bổ, sử dụng quỹ, Thường trực Ban cứu trợ căn cứ vào tình hình, mức độ thiệt hại, thống nhất với thành viên Ban cứu trợ tỉnh để chuyển tiền cứu trợ đến đối tượng. Nếu trường hợp sử dụng Quỹ cứu trợ để ủng hộ các tỉnh bạn, nước bạn bị thiên tai thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam - Ban cứu trợ tỉnh có văn bản đề xuất, xin chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy để thống nhất phân bổ và hỗ trợ.

Ban Cứu trợ các cấp đã thực hiện vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo đúng quy định, kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng có thêm điều kiện vượt qua khó khăn trong cuộc sống khi gặp thiên tai, hoạn

nạn, mắc bệnh hiểm nghèo. Nguồn kinh phí vận động được

qua từng đợt huy động được sử dụng đúng mục đích, đối tượng.

Biểu đồ kết quả nguồn Quỹ cứu trợ các cấptừ năm 2009 - 31/3/2017- Tổng thu trên địa bàn tỉnh là 29.780.230.084 đồng

900.000.000 đồng3.940.000.000 đồng 24.940.230.084 đồng

9.778.664.314 đồng

15.161.565.770 đồng

Thu trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị ngoài tỉnh hỗ trợ.Trung ương chuyển về.

Cấp tỉnh vận động được.Cấp huyện vận động được.

Biểu đồ chi nguồn quỹ cấp tỉnh- Tổng chi nguồn quỹ cấp tỉnh là

17.539.409.800 đồng. Tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 7.966.916.786 đồng.

- Quỹ cấp huyện có tổng chi: 17.814.202.383 đồng. Còn tồn quỹ đến ngày 31/3/2017 là 2.583.048.993 đồng.

500.000.000 đồng

9.905.080.000 đồng

7.134.329.800 đồngChuyển về Quỹ Trung ương.Chuyển trực tiếp cho các tỉnh bị thiên tai.Thực hiện cứu trợ tại địa phương.

Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, tại Nhà thiếu nhi Lâm Đồng, UBND TP Đà Lạt đã phối hợp cùng Thành Đoàn Đà Lạt tổ chức khai mạc hoạt động hè và phát động tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Ngày hội tuổi thơ - Mầm non đất nước”. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, Sở GD-ĐT, Hội đồng Đội tỉnh, đại diện các phòng, ban, đoàn thể của thành

phố cùng hàng ngàn trẻ em. Phát biểu khai mạc, ông Võ Ngọc

Trình - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt nhấn mạnh: Tình trạng trẻ em bị bạo hành, xâm hại đang là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, Tháng Hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Triển khai Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” nhằm nhanh chóng đưa Luật Bảo vệ trẻ em vào cuộc sống. Các

cấp, các ngành cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền thông, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, nhà trường và trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường trách nhiệm tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, cùng nhau xây dựng môi trường an toàn để trẻ em không bị bạo lực, không bị xâm hại. Thường xuyên tổ chức các hoạt

động vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho trẻ em trong 3 tháng hè. Đoàn thanh niên tổ chức nhiều phần việc thanh niên tham gia bảo vệ môi trường hướng dẫn và thu hút thiếu nhi cùng tham gia; đồng thời xây dựng các mô hình trang bị kỹ năng sống cho trẻ em tại khu dân cư giúp các em có kiến thức nhận biết, đề phòng, tự bảo vệ, tránh xa nguy cơ bị xâm hại... Q.U

Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em

Nhà sách FAHASABảo Lộc triển khai đợt phát hành sách hè 2017

Nhà sách FAHASA Bảo Lộc (thuộc Công ty Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh) vừa khai mạc

đợt phát hành sách và các hoạt động phục vụ hè năm

2017. Đây là hoạt động thường kỳ hàng năm để

phục vụ học sinh vào dịp nghỉ hè.

Trong đợt triển khai Chương trình phát hành sách “Vui hè cùng bạn”

năm nay, Nhà sách FAHASA Bảo Lộc giảm

giá bán từ 10 - 50%; đồng thời, trao 100 phần quà

giúp học sinh nghèo vượt khó, đạt thành tích cao

trong học tập. Được biết, trong dịp hè năm nay, Công ty Phát

hành sách triển khai đợt phát hành sách và các hoạt động phục vụ hè tại 19 địa phương. Tổng số quà tặng

gồm 1.500 phần, trị giá gần 500 triệu đồng. Đồng thời, Công ty cũng chuẩn bị Chương trình giảm giá

sách giáo khoa và sách tham khảo để phục vụ cho

mùa khai giảng năm học 2017 - 2018.

XL

Bế mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái, Đồng Tháptại Đà Lạt

Từ ngày 19/5 - 2/6/2017, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã diễn ra trại sáng

tác văn học nghệ thuật của 30 văn nghệ sĩ đến từ

2 tỉnh Yên Bái và Đồng Tháp. Sau 15 ngày miệt

mài lao động sáng tạo, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu

văn hóa dân gian, nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ miền núi

phía Bắc và đồng bằng Nam Bộ cho ra đời gần

98 tác phẩm văn học nghệ thuật. Bên cạnh các sáng tác về con người và vùng đất Yên Bái, Đồng Tháp đang đổi thay phát triển

từng ngày, vẻ đẹp của Đà Lạt cũng đi vào thơ, vào nhạc của các văn nghệ sĩ

của 2 tỉnh.Lễ bế mạc trại viết diễn

ra trong không khí giao lưu thi ca giữa các văn nghệ

sĩ đến từ 2 miền đất khác nhau, 14 tác phẩm vừa ra đời đã được trình bày, đó

là những vần thơ, nốt nhạc mang giá trị tư tưởng và

nghệ thuật đã khẳng định chất lượng của các tác

phẩm sáng tác từ trại viết. QUỲNH UYỂN

6 THỨ HAI 5 - 6 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Triển khai chuỗi hoạt động vì môi trườngNăm 2017, Chủ đề Ngày MT thế giới là

“Sống hài hòa với thiên nhiên” nhằm kêu gọi, khuyến khích cộng đồng gắn bó hữu cơ với thiên nhiên, từ đó cảm nhận vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng đối với cuộc sống; đồng thời chia sẻ, tiếp nối lời kêu gọi bảo vệ Trái đất, bảo vệ mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa con người và thiên nhiên. Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết tháng 7/2017, các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đoàn thể và tổ chức chính trị-xã hội... tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày MT thế giới tạo thành chuỗi hoạt động trong “Tháng hành động vì MT” trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung các hoạt động cụ thể theo tinh thần Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về MT; giải quyết những vấn đề MT cấp bách.

Xác định các nhiệm vụ trọng tâmĐối với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường (MT) thế giới 5/6 do Chương trình MT Liên hợp quốc (UNEP) phát động được Việt Nam tổ chức từ năm 1982, đến nay đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ MT, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ưu tiên kiểm tra giám sát nhiều cơ sở Qua phân loại về lưu lượng xả nước thải

(NT) trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng (tính đến 12/2016) có 21 cơ sở. Bao gồm: 4 nguồn thải có lưu lượng NT trên 1.000 m3/ ngày đêm (dự án (DA) thoát nước, thu gom và xử lý NT thành phố Đà Lạt; DA Tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng; 2 DA Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội); 3 nguồn thải có lưu lượng NT từ 500 -1.000 m3/ ngày đêm (DA Nhà máy nhuộm sợi len, chỉ vải, sản xuất tất, áo len, ống nhựa cuộn chỉ của Công ty (Cty) TNHH Dệt may và vớ Apex); DA Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Sacom-Tuyền Lâm và DA Nhà máy chế biến cà phê Arabica (Chi nhánh Cty TNHH Olam Việt Nam tại Lâm Đồng).

Ngoài ra còn là 14 nguồn thải có lưu lượng NT từ 300-500 m3/ngày đêm. Gồm: Bệnh viện II Lâm Đồng; Cty TNHH Hồ Phượng; Cty CP Tổng Cty Dâu tằm tơ Việt Nam; Cty TNHH XNK Thủy Thuận Đà Lạt; Chi nhánh Cty TNHH Lê Đức Tiến; Cty CP Thực phẩm Lâm Đồng; Cty TNHH Duy Ngọc Đạ Huoai; Cty TNHH MTV Nghiêm Phát; Cty TNHH Agrivina; Cty CP Sữa Đà Lạt; Chi nhánh Cty CP Bất động sản Việt - Nhật tại Đà Lạt; Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt; Cty CP Bốn Mùa Tuyền Lâm và Cty CP Tư vấn và Đầu tư Tâm Anh.

Về chất thải nguy hại, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, hầu hết các đơn vị thuộc đối tượng phải đăng ký chủ nguồn thải đã đăng ký và được thẩm định cấp sổ lần đầu, số lượng số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại được cấp đến tháng 12/2016 là 74 đơn vị. Bao gồm, lĩnh vực y tế 19; xăng dầu, điện lực 18; bán, bảo trì, bảo dưỡng xe 13; dược 1; dịch vụ 4 và các ngành khác 19 đơn vị.

Tổng số lượng chất thải nguy hại trong năm

Lâm Đồng coi trọng bảo vệ môi trườngChung tay bảo vệ môi trường (MT) không chỉ có ngày 5/6 hàng năm mà đây còn là “Tháng hành động vì MT”. “Mục tiêu tối trọng là quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và tích trữ nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Lâm Đồng Lương Văn Ngự nhấn mạnh.

2016 ước tính khoảng 350.000 kg; trong đó khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nhiều nhất tại dự án Tổ hợp Bauxit-nhôm Lâm Đồng với khối lượng phát sinh ước tính từ 110.000 - 150.000 kg/năm, chiếm khoảng từ 32 - 42% tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh theo sổ chủ nguồn thải được đăng ký.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 25Thay mặt UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó

Chủ tịch Phạm S ký ban hành Công văn số 5993/UBND-MT gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

Khẩn trương tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành kế hoạch xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo lộ trình trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô xả thải lớn yêu cầu lắp đặt các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT.

Cùng đó, UBND tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện việc hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của DA xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung về hệ thống thu gom nước thải Khu Công nghiệp Phú Hội. Các Sở: Công thương, Tài chính, Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp và UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp thực hiện các nội dung như: kiểm tra, rà soát, có kế hoạch đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải

tập trung tại các cụm công nghiệp; kiểm tra, rà soát và quy hoạch quản lý chất thải rắn; đánh giá khoanh vùng và có kế hoạch xử lý các khu vực ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn...

Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trườngChiều ngày 1/6, trao đổi với Phó Giám đốc

Sở TN&MT Lâm Đồng Lương Văn Ngự cho biết: Với chủ đề năm nay - “Sống hài hòa với thiên nhiên”, con người cần có cách nhìn nhận là phải làm sao sống gần gũi, hài hòa và gắn bó hữu cơ với thiên nhiên. Con người được ưu đãi từ thiên nhiên ban phát, vì vậy, nếu không tôn trọng thiên nhiên thì tất yếu sự ưu đãi đó sẽ mất đi. Con người ứng xử với thiên nhiên thế nào thì thiên nhiên sẽ ứng xử trở lại với con người như thế, nếu tàn nhẫn với thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ tàn nhẫn trở lại, như là một quy luật và quan hệ hữu cơ tất yếu.

Lâm Đồng là một tỉnh đầu nguồn của lưu vực sông Đồng Nai, do đó, ngoài hoạt động hàng năm, còn có hoạt động từng ngày, từng giờ để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước; góp phần vào bảo vệ trái đất, bảo vệ MT sống, không phải thế hệ bây giờ mà cho thế hệ muôn đời sau. Lâm Đồng thuận lợi là có 2 vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và Cát Tiên đầu và cuối tỉnh, ngoài ra, UNESCO công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới LangBiang vào năm 2015 với tổng diện tích khoảng 235.000 ha. Chúng ta kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân chung tay bảo vệ từng ngày, từng giờ màu xanh trên cao nguyên này.

Năm nay, hưởng ứng thiết thực Ngày MT thế giới và “Tháng hành động vì MT”, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức Lễ phát động bảo vệ MT tại huyện Bảo Lâm vào ngày 5/6. Những hoạt động chính trong Lễ phát động bao gồm ra quân bảo vệ MT tại địa bàn Nhà máy Bauxit-nhôm; trồng cây tại các khu vực lân cận như Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh,... một số vùng hạ nguồn như Đạ Tẻh, Cát Tiên; đặt hệ thống pa-nô, quảng cáo cùng 24 bể chứa rác tại 10 điểm dọc tỉnh lộ 725 qua các xã Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Ngãi... MINH ĐẠO

Trồng rừng góp phần quan trọng bảo vệ môi trường (trong ảnh: Lễ ra quân trồng rừng, trồng cây phân tán tại Đà Lạt năm 2017). Ảnh: Minh Đạo

phố xác định và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm giải quyết tốt các vấn đề MT; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm MT cao; rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư phát triển đảm bảo thực hiện nghiêm túc mục tiêu “Không đánh đổi MT lấy phát triển kinh tế”.

Mặt khác, tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm MT đang ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân; khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình bảo vệ MT phục vụ lợi ích của cộng đồng như: công trình xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị và nông thôn; trồng cây xanh chắn cát, chống xói lở và ngăn ngừa xâm nhập mặn - thực hiện các tiêu chí MT trong xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ người dân thích ứng với biến đổi khí hậu...

Lịch sử Ngày Môi trường thế giới 5/6

Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trường (MT) thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị

Stockholm về MT và Con người (5/6/1972). Đây cũng là ngày Chương trình MT Liên

hợp quốc (UNEP) ra đời. Hàng năm, vào Ngày MT thế giới 5/6, Đại Hội đồng Liên hợp quốc chọn một

thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm chính thức với mục đích tập trung sự chú ý của toàn thế giới vào tầm quan trọng của MT,

khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ MT. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP để tổ

chức trọng thể các hoạt động quốc tế về bảo vệ MT. Chủ đề, khẩu hiệu và logo của Ngày

MT thế giới sẽ được chuyển tải thông qua các tài liệu tuyên truyền cũng như các hoạt

động hưởng ứng sự kiện trên toàn cầu.Các hoạt động tổ chức Ngày MT thế giới

rất đa dạng, phong phú. Ngày MT thế giới chính là “sự kiện của người dân” tham gia

các hoạt động như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hòa nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về MT; phát động

chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch

MT; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của MT vì lợi

ích của các thế hệ mai sau... M.Đ tổng hợp

Dự án Bauxite - nhôm Lâm Đồng là trọng điểm tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để về MT. Ảnh: M.Đ

XEM TIẾP TRANG 7

7 THỨ HAI 5 - 6 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Ông Trần Văn Xuân (47 tuổi, ngụ Tổ dân phố 3, đường Phan Chu Trinh, Phường 9, TP Đà Lạt) ca thán, ông và nhiều hộ

dân tại đây từng nhiều lần bị “tra tấn” bởi tiếng nhạc mở lớn phát ra từ căn nhà của ông T., nằm gần nhà sinh hoạt Tổ dân phố 3. “Cứ có hứng thú ông lại mở nhạc lớn, con cháu mình học hành cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ban ngày còn đỡ, ban đêm yên tĩnh thì nghe rất khó chịu. Họp tổ dân phố bà con cũng góp ý nhiều lần, ông T. cũng lắng nghe nhưng những lúc uống rượu vô thì đâu lại vào đấy” - ông Xuân kể và cho biết thêm việc này đã kéo dài nhiều năm và may mắn thời gian gần đây tần suất mở nhạc của ông T. đã giảm chút ít.

Theo một số hộ dân Tổ dân phố 3, một gia đình mới chuyển tới khu vực này ở trọ cũng thường xuyên mở nhạc thất thường ảnh hưởng tới các gia đình sống kế bên. “Họ thường mở nhạc từ 22 tới 23 giờ đêm, sáng 5 giờ sáng đã mở lại. Tôi quen yên tĩnh nên về đêm khuya nghe tiếng nhạc là không tài nào chợp mắt nổi” - ông H., một người dân sống cạnh căn hộ có người ở trọ ngao ngán kể.

Tương tự như một số hộ dân ở Phường 9, bà P. (68 tuổi), ngụ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 8 cũng khổ với một hộ dân sống gần nhà thường xuyên tổ chức ăn nhậu và hát karaoke tới 9, 10 giờ khuya. “Sống ngoài đường lớn xe cộ chạy qua lại cũng ồn nên hàng xóm được thể tha hồ ăn nhậu hát karaoke tới khuya làm con cháu mình học hành cũng bị ảnh hưởng dữ lắm. Là hàng xóm không lẽ lại đi làm đơn lên phường gây căng thẳng với họ”- bà P. chia sẻ. Ngoài ra, theo một số người dân trên tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng có hai quán cà phê hát cho nhau nghe, gây khó chịu về đêm cho những hộ dân sống xung quanh.

Còn tại đường Nhà Chung, Phường 4, trước đó vài tháng có một hộ gia đình thường xuyên mở loa đài hát hò gây ồn ào trong khu

Đau đầu với tiếng ồn khu dân cưNhiều hộ dân tại TP Đà Lạt cho biết bị căng thẳng, mệt mỏi bởi tiếng ồn phát ra từ dàn karaoke, tiệm hàn xì,... nằm trong khu dân cư, nhưng những góp ý, kiến nghị về vấn đề này lại không hề dễ dàng.

phố. Mặc dù bị nhiều hộ dân xung quanh phản ánh, góp ý nhiều nhưng hộ này vẫn “cứng đầu”. Người dân khu vực này cho biết, may mắn là mới đây, qua nhiều lần thuyết phục, hộ này đã bỏ thói quen mở nhạc lớn, không còn “chọc tức” bà con.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay phổ biến nhất là một số hộ trong hẻm nhỏ tại hầu hết các Phường 1, Phường 2, Phường 7…trên địa bàn TP Đà Lạt thi thoảng vẫn tổ chức hát hò vào các dịp tổng kết, tất niên, cưới hỏi... hay thông thường nhất là tổ chức ăn nhậu kèm hát hò giải trí nhưng mở nhạc lớn khiến người dân gần đó bị ảnh hưởng. Mặc dù tình trạng này không quá phổ biến nhưng gây không ít phiền toái cho người dân sống xung quanh và cả cán bộ xử lý.

Theo UBND Phường 9, khi nhận phản ảnh về việc các hộ kinh doanh mở nhạc, hay hát karaoke, hàn xì… gây ồn ào ảnh hưởng đến đời sống dân cư, đầu tiên lực lượng của phường sẽ có trách nhiệm xuống nhắc nhở và hòa giải kịp thời, trường hợp nếu tái phạm sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng thành phố xem xét xử phạt.

“Thực tế là tiếng ồn karaoke tự phát trên địa bàn không mang tính phổ biến, từ đầu năm tới nay chúng tôi mới ghi nhận phản ánh một quán cà phê hát cho nhau nghe mở lớn vào ngày 30/4 và đã xử lý ổn thỏa. Hiện trên

địa bàn Phường 9 có 3 quán cà phê hát cho nhau nghe và 6 quán karaoke. Tất cả đều có giấy phép kinh doanh và hoạt động có chừng mực cho phép. Riêng một số hộ dân ý thức kém, mở nhạc lớn thường xuyên, người dân góp ý chưa có kết quả, chúng tôi sẽ có hình thức xử lý trong thời gian tới” - một lãnh đạo Phường 9 thông tin.

Theo ông Trương Văn Hùng, Chủ tịch UBND Phường 1, mặc dù là khu vực trung tâm, nơi tập trung đông đúc khách sạn, nhà hàng, quán ăn… nhưng từ đầu năm tới giờ đơn vị chưa ghi nhận trường hợp nào người dân có đơn phản ánh về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trong khu dân cư. “Hằng tháng, lực lượng phường, công an khu vực, tổ trưởng khu phố luôn chú trọng công tác tuyên truyền, chủ động nhắc nhở các trường hợp hộ mở nhạc, karaoke âm lượng lớn và hầu hết người dân nghiêm túc chấp hành. Trường hợp cá biệt người dân nhiều lần góp ý chưa có kết quả có thể viết đơn đề nghị phường giải quyết. Sau khi nhắc nhở, vận động không thành, tùy các loại hình kinh doanh hay hộ gia đình chúng tôi sẽ đề nghị Phòng Tài nguyên môi trường và Phòng Văn hóa thông tin thành phố có công cụ hỗ trợ kỹ thuật để có căn cứ xử phạt hành chính” - ông Hùng chia sẻ.

CHÍNH THÀNH

Thông tư 39/2010 của Bộ Tài nguyên - Môi trường có ban hành kèm theo QCVN 26:2010/BTNMT quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Theo đó, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính là 70 dBA (từ 6h-21h) và 55 dBA (21h-6h). Hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, tại Nghị định 179/2013 của Chính phủ (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) quy định hành vi gây tiếng ồn tùy mức độ có thể bị xử lý phạt tiền từ 1-160 triệu đồng. Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3-6 tháng hoặc từ 6-12 tháng, tùy mức ồn vượt bao nhiêu so với quy định.

Ông, bà Trần Nhược Uyên - Trần Thị Băng thường trú tại số nhà 33 hẻm Đa Minh, Phường 5, Đà Lạt phản

ánh: Phía sau nhà của ông bà là bờ ta luy và thửa đất số 204, tờ bản đồ số 30 của ông, bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến có độ cao so với nhà của vợ chồng bà trên 5 m. Trước đây, khi lô đất số 204, tờ bản đồ số 30 chưa đưa vào xây dựng, thì bờ taluy ngăn cách giữa gia đình bà Trần Nhược Uyên - Trần Thị Băng dù được xây dựng không đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn chịu lực được, không gây nguy hiểm sạt lở. Nhưng từ đầu tháng 3/2017 đến nay, khi vợ chồng ông, bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến khởi công xây dựng nhà cao tầng, thì bờ taluy có dấu hiệu không chịu nổi áp lực của công trình, có nguy cơ sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của gia đình bà.

Trước thực tế đó, bà Băng đã có đơn kêu cứu khẩn cấp đến chính quyền Phường 5 và các ngành chức năng của TP Đà Lạt. Nhận được đơn kêu cứu của vợ chồng bà Băng, ông Uyên, UBND Phường 5 đã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt tiến hành kiểm tra hiện trường. Qua kiểm tra, xác định bờ taluy đã xuất hiện khe hở lớn chạy dài gần

Tiếp tục kiểm tra, giám sát xây dựng nhà ở có bờ kè không đảm bảo an toàn

15 m gây nguy cơ sụp đổ ngôi nhà của ông, bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến đang thi công và các nhà lân cận phía dưới, trong đó có nhà của ông, bà Trần Nhược Uyên - Trần Thị Băng.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra nói trên, ngày 26/4/2017, UBND TP Đà Lạt có Văn bản số 2679/UBND gửi UBND Phường 5 và ông, bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến yêu cầu tạm dừng thi công công trình nhà cao tầng

Bà Trần Thị Băng đang chỉ những vết nứt, khe nứt nguy hiểm tại bờ tường taluy giữa công trình

nhà cao tầng thửa đất 204, tờ bản đồ số 30 giáp với ngôi nhà của gia đình bà.

tại thửa đất số 204, tờ bản đồ số 30 để có biện pháp gia cố bờ ta luy, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. Giao UBND Phường 5 giám sát việc tạm dừng thi công công trình nhà cao tầng và việc triển khai gia cố bờ taluy của ông, bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến tại thửa đất số 204, tờ bản đồ số 30. Tuy nhiên, UBND Phường 5 không giám sát chặt chẽ, dẫn đến hộ ông Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến vẫn tiếp tục thi công công trình, đe dọa đến an toàn tính mạng, tài sản của gia đình bà Băng.

Sau khi thực địa tại hiện trường, xác nhận những phản ánh của vợ chồng ông bà Trần Nhược Uyên - Trần Thị Băng là có cơ sở, chúng tôi đã trực tiếp làm việc với bà Trần Thị Vũ Loan - Chủ tịch UBND Phường 5, TP Đà Lạt và được bà Loan cho biết: Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt, UBND Phường 5 đã cử cán bộ phụ trách địa chính - xây dựng giám sát việc tạm dừng thi công công trình của vợ chồng ông bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến. Tuy nhiên, ông bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến thiếu ý thức chấp hành quy định của Nhà nước, thậm chí còn đến phường to tiếng, thách thức và tìm cách chống đối bằng việc chờ lúc sơ hở vào ban đêm để đổ

sàn nhà. Do vậy, UBND phường tiếp tục đề nghị Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt tiếp tục lập văn bản vi phạm đề nghị UBND TP Đà Lạt có biện pháp xử lý.

Theo đó, ngày 30/5/2017, Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt đã phối hợp với UBND phường tiến hành lập biên bản và cùng với ngành chức năng tiến hành đo đạc, khảo sát, lên kế hoạch gia cố bờ ta luy. Trong lúc chờ việc gia cố bờ ta luy được tiến hành, UBND Phường 5 vẫn tiếp tục cử cán bộ phụ trách địa chính - xây dựng giám sát việc tạm dừng thi công công trình của vợ chồng ông bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến, nếu phát hiện thi công, thì tiến hành tịch thu dụng cụ, phương tiện thi công và lập biên bản xử lý. Tuy vậy, việc giám sát này cũng gặp khó khăn vì ông bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến thiếu ý thức chấp hành, lén lút thi công. Do vậy, bất luận thời điểm nào, đặc biệt là vào ngày nghỉ và ban đêm, nếu gia đình bà Trần Nhược Uyên - Trần Thị Băng và các hộ lân cận phát hiện gia đình ông bà Bùi Văn Lượng - Dương Thị Yến có hành vi vi phạm thi công, thì điện báo ngay cho UBND phường, để UBND phường có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

... Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, trong năm 2017, Bộ có 11 hoạt động chính để hưởng ứng “Tháng hành động vì MT”, trong đó đáng chú ý vào tháng 7/2017, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tập huấn “Quản lý nhà nước về bảo vệ MT khu vực miền Trung và Tây Nguyên”.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng cùng hành động bảo vệ MT; tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ MT bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phát hiện biểu dương và khen thưởng để động viên kịp thời những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều thành tích trong bảo vệ MT.

Tăng cường vai trò của khối Mặt trậnTăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các

đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo vệ MT. Cụ thể, đồng loạt phát động và tổ chức chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày MT thế giới một cách thiết thực, hiệu quả, có tính lan tỏa cao, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và huy động sự tham gia trực tiếp của cộng đồng; đặc biệt là nâng cao vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư đối với các hoạt động bảo vệ MT. Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng như: phổ biến pháp luật nhằm nâng cao năng lực giám sát, phản biện và tham vấn của cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ MT; phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ MT”; huy động các tổ chức tôn giáo tham gia bảo vệ MT và thích ứng với biến đổi khí hậu; ra quân làm vệ sinh MT, thu gom xử lý chất thải, rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao, hồ, hệ thống thoát nước; tổ chức các lớp học phổ biến kiến thức về MT, lối sống xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng bền vững hệ sinh thái và tài nguyên đa dạng sinh học; trồng rừng, trồng cây xanh đô thị; trao đổi sản phẩm tái chế; ngày hội sống xanh;...

Đồng thời, tổ chức Mặt trận và các đoàn thể... tổ chức hoạt động phổ biến, giới thiệu các mô hình tiên tiến về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ MT do người dân và cộng đồng tự khởi xướng; lên án các hành động khai thác bừa bãi, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, tạo dư luận và áp lực xã hội lên án những hành vi gây ô nhiễm MT. ĐẠO PHAN

“Không đánh đổi... TIẾP TRANG 6

8 THỨ HAI 5 - 6 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo

Ông Lương Thanh Hiền được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số K 345918 ngày 20/8/1997 vào sổ theo dõi số 1206/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 72 tờ bản đồ số 09, xã Liên Đầm, diện tích 4.246 m2 (400 m2 ONT + 3.846 m2 CLN).

Năm 2008, ông Lương Thanh Hiền chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Phạm Công Nhất thường trú tại thôn 6, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Lương Thanh Hiền đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Phạm Công Nhất.

Hiện nay, ông Lương Thanh Hiền ở đâu liên hệ với UBND xã Liên Đầm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Phạm Công Nhất theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoHộ ông Ngô Văn Bảy được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số S 374430 cấp ngày

22/3/2001, vào sổ theo dõi số 3171/QSDĐ có tên trong sổ địa chính trang 9 quyển sang nhượng tại xã Đinh Lạc, cụ thể như sau:

- Thửa 711, tờ bản đồ 56B, diện tích: 10.034 m2 đất trồng cây lâu năm.- Thửa 712, tờ bản đồ 56B, diện tích: 1.128 m2 đất trồng cây lâu năm.Năm 2004, hộ ông Ngô Văn Bảy chuyển nhượng thửa số 712, tờ bản đồ 56B, diện tích: 1.128 m2 đất trồng

cây lâu năm tại xã Đinh Lạc cho ông (bà) Đoàn Văn Hoàng - Võ Thị Liên thường trú tại thôn Tân Phú, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (nay thay đổi địa chỉ thường trú thành tổ dân phố 17, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh), trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Năm 2006, hộ ông Ngô Văn Bảy chuyển nhượng thửa số 711, tờ bản đồ 56B, diện tích: 10.034 m2 đất trồng cây lâu năm (năm 2014 đo đạc lại có diện tích là: 9.710 m2), tại xã Đinh Lạc cho bà Nguyễn Thị Toàn, thường trú tại thôn Đồng Lạc III, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật. Hộ ông Ngô Văn Bảy đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Toàn.

Hiện nay, hộ ông Ngô Văn Bảy ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Đoàn Văn Hoàng - Võ Thị Liên và bà Nguyễn Thị Toàn theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤTCông ty TNHH Hoàng ĐìnhGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5800741687 do Phòng Đăng

ký kinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 5/6/2009.Địa chỉ trụ sở chính: 26 đường 28/3 - P 1 - TP Bảo Lộc - tỉnh Lâm

Đồng.Kính trình báo với quí cơ quan rằng, Công ty TNHH Hoàng Đình đã

làm mất 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:1. AD 265115, thửa đất số 591, diện tích 452 m2, tờ bản đồ số 13.Địa chỉ thửa đất: xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.2. AD 278893, thửa đất số 1968, diện tích 890 m2, tờ bản đồ số F.135.I.Địa chỉ thửa đất: khu phố 4, P.II, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.Lý do mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: do trong quá trình

lưu trữ và sửa chữa văn phòng thì Công ty chúng tôi đã làm thất lạc 2 Giấy CNQSD đất nói trên.

Nay Công ty TNHH Hoàng Đình xin được trình báo với Công an Phường I - TP Bảo Lộc sự việc như trên.

Trân trọng.

QUỐC TẾ SỨC KHỎE

Malaysia trục xuất hàng chục nghìn người nhập cư bất hợp pháp

Nga cảnh báo sẽ đáp trả hành động quân sự leo thang của NATO

Nga sẽ đáp trả lại động thái của phía Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) triển khai hàng nghìn binh lính Mỹ và châu Âu tập trận trên đất liền, trên biển và trên không ở cả Trung và Đông Âu. Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), phát biểu ngày 1/6, Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko cảnh báo NATO đang tạo nên một tình huống mới đe dọa về an ninh quân sự mà phía Nga không

thể bỏ qua và sẽ phải đáp trả bằng cách sử dụng các công cụ quân sự của riêng mình.

Ông Grushko từ chối nói rõ những biện pháp mà Nga có thể áp dụng, khẳng định rằng cuộc tập trận của NATO sẽ không thể không bị nước này đáp trả về mặt quân sự.

Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Nga được đưa ra khi NATO đang triển khai 4.600 binh lính đến các nước Estonia,

Từ đầu năm đến nay, Cục Nhập cư Malaysia đã trục xuất 23.000 người nhập cư bất hợp pháp do phạm các tội khác nhau. Đứng đầu danh sách bị trục xuất là Indonesia với 6.849 người, tiếp theo là Bangladesh với 4.220 người.

Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia ngày 2/6, phát biểu với các phóng viên sau buổi đối

thoại với Tổ chức Phòng chống tội phạm Malaysia (MCPF), Tổng Giám đốc Cục Nhập cư Malaysia ông Mustafar Ali cho biết, những người bị trục xuất đã phạm các tội như mại dâm, rửa tiền, giết người, trộm cắp, bắt cóc. Ông nhấn mạnh, Malaysia cần công nhân nước ngoài, nhưng Malaysia sẽ không tha thứ cho

các hành vi phạm tội của họ. Cũng theo ông Mustafar, hiện Malaysia có 13 trung tâm giam giữ trên toàn quốc và trong khoảng thời gian từ 2014-2016, Cục Nhập cư Malaysia đã bắt giữ tổng cộng 146.876 người nhập cư bất hợp pháp trong nhiều chiến dịch khác nhau.

TTXVN

Nước nào đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người hút thuốc lá?

Theo số liệu của OECD, Indonesia đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người dân hút thuốc lá, tính những người từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá một điếu/ngày trong giai đoạn 2012 - 2014.

Mỗi năm trên toàn cầu có trên 7 triệu ca tử vong vì các căn bệnh do thuốc lá gây ra, trong đó có 600.000 người tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.

Bảy triệu ca tử vong là quá nhiều,

thế nhưng con số đó vẫn tiếp tục tăng. Mỗi cái chết do thuốc lá đều là một bi kịch có thể ngăn chặn được.

Những cái chết đó, cùng những đau đớn do các bệnh liên quan đến thuốc lá gây ra, có tác động sâu rộng đến sức khỏe của các cá nhân và gia đình họ, đến sự thịnh vượng của cộng đồng và sự phát triển của các quốc gia.

Theo TTXVN

Latvia, Lithuania và Ba Lan và chia làm bốn nhóm chiến dịch sẽ tiến hành tập trận trong vòng hai tuần tới. NATO cho biết đó là một động thái răn đe và khẳng định liên minh phòng vệ này không muốn đối đầu với nước Nga. Trong một diễn biến khác, cùng ngày, trong cuộc gặp với những người đứng đầu các cơ quan báo chí toàn cầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc Thụy Điển gia nhập NATO sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ giữa Stockholm và Moskva. Theo ông, Nga sẽ phải bổ sung thêm những biện pháp an ninh. Tổng thống Putin nói: «Nếu Thụy Điển gia nhập NATO thì sẽ ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa hai nước vì điều này đồng nghĩa với việc NATO sẽ triển khai các cơ sở tại Thụy Điển và chúng tôi sẽ phải nghĩ cách đối phó với nguy cơ này đồng thời, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh Nga sẽ coi việc Thụy Điển tham gia liên minh quân sự của phương Tây là một mối đe dọa.

TTXVN