lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

47
1 I. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP 1. Nội dung thực tập Trước khi đi thực tập tại cơ quan, phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu đã đưa ra kế hoạch thực tập và một số đề tài để sinh viên tự lựa chọn làm báo cáo thực tập như: - Tham dự, tìm hiểu về cách thức tổ chức và giúp lễ hội truyền thống: Lễ hội đình làng Hòa Mỹ, Hòa Phú, Trung Nghĩa, Phước Lý, Đà Sơn, Thanh Vinh, Lễ hội cầu ngư Nam Ô 2 trên địa bàn quận. - Tham gia và tổ chức giải đua thuyền truyền thống Mừng Đảng – Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012. * Các đề tài mà Phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu giao cho viết báo cáo thực tập như: - Tìm hiểu lễ hội cầu ngư; Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên (Hòa Hiệp Bắc) - Tìm hiểu lễ hội cầu ngư làng cá Nam Ô - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của 5 phường (gồm: Phong trào xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa, phường văn hóa, tổ dân phố văn hóa…) - Các thức tổ chức lễ hội truyền thống (tổ chức phần lễ, phần hội…) như:

Upload: ttkhhanam

Post on 27-May-2015

5.734 views

Category:

Education


5 download

DESCRIPTION

Duc Chinh

TRANSCRIPT

Page 1: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

1

I. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP

1. Nội dung thực tập

Trước khi đi thực tập tại cơ quan, phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên

Chiểu đã đưa ra kế hoạch thực tập và một số đề tài để sinh viên tự lựa chọn

làm báo cáo thực tập như:

- Tham dự, tìm hiểu về cách thức tổ chức và giúp lễ hội truyền thống: Lễ

hội đình làng Hòa Mỹ, Hòa Phú, Trung Nghĩa, Phước Lý, Đà Sơn, Thanh

Vinh, Lễ hội cầu ngư Nam Ô 2 trên địa bàn quận.

- Tham gia và tổ chức giải đua thuyền truyền thống Mừng Đảng – Mừng

Xuân Nhâm Thìn 2012.

* Các đề tài mà Phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu giao cho

viết báo cáo thực tập như:

- Tìm hiểu lễ hội cầu ngư; Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên (Hòa Hiệp

Bắc)

- Tìm hiểu lễ hội cầu ngư làng cá Nam Ô

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của 5

phường (gồm: Phong trào xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, tộc họ văn

hóa, phường văn hóa, tổ dân phố văn hóa…)

- Các thức tổ chức lễ hội truyền thống (tổ chức phần lễ, phần hội…) như:

+ Lễ hội đình làng Hòa Mỹ, lễ hội đình làng Hòa Phú, lễ hội đình làng

Trung Nghĩa, lễ hội đình làng Phước Lý (Thuộc phường Hòa Minh)

+ Lễ hội đình làng Xuân Dương (Phường Hòa Hiệp Nam)

2. Tiến độ thực tập

Thời gian Nội dung công việc

Từ ngày 30/01/2012

đến ngày 2/2/2012

- Đến cơ quan gặp mặt và làm quen với mọi người,

tạo mối quan hệ thân thiện ban đầu.

Ngày 3/2/2012 đến - Tham dự lễ hội đình làng Hòa Mỹ

Page 2: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

2

ngày 4/2/2012 - Tham dự lễ hội đình làng Hòa Phú

Từ ngày 6/2/2012

đến ngày 9/2/2012- Dự lễ tế Âm Linh của làng Nam Ô

Ngày 14/2/2012

Đến 15/2/2012

- Tham dự lễ vía Miếu Bà Nam Ô1

- Tham dự lễ tế Miếu Bà Ngũ Hành ở Hòa Mỹ

Ngày 17/2/ 2012

- Lên cơ quan họp, nghe bác Trần Công Khuê

(Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin) phổ biến công

tác của phòng trong thời gian sắp tới

- Báo cáo tên đề tài thực tập đã chọn với các chuyên

viên văn hóa của phòng

Từ ngày 22/2/2012

đến ngày 23/2/2012

- Tham dự một số lễ tế ở miếu ở Hòa Phú: miếu xóm

Phú Ca, Miếu xóm Hòa Nam, Phú Trung

Từ ngày 1/3/2012

đến ngày 6/3/2012

- Bước đầu tập hợp tài liệu và viết báo cáo thực tập

tốt nghiệp

Từ ngày 7/3/2012

đến ngày 8/3/2012

- Tham dự lễ hội Cầu Ngư ở Nam Ô

- Tham dự lễ hội đình làng Xuân Dương

Từ ngày 17/3/2012

đến ngày 18/3/2012- Tham dự lễ hội văn hóa biển Kim Liên

Ngày 12/3/2012 - Tham dự lễ vía Miếu Bà Nam Ô2

Từ ngày 12/3/2012

đến ngày 19/3/2012

- Đi xin tài liệu ở phường Hòa Minh và đi điền dã

thực tế, gặp một số các cụ trong Ban tổ chức lễ hội

đình làng phỏng vấn và xin các tư liệu liên quan.

- Viết hoàn chỉnh Báo các thực tập tốt nghiệp

Ngày 20/3/2012

- Nộp báo các thực tập tốt nghiệp lên Phòng Văn hóa

– thông tin để các bộ hướng dẫn chỉnh sửa và góp ý

kiến

Page 3: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

3

Từ ngày 23/3/2012

đến ngày 25/3/2012

- Lên cơ quan nhận lại bản Báo cáo và điều chỉnh lại

theo sự góp ý của cán bộ hướng dẫn

- Tổ chức liên hoan chia tay cơ quan

II. CÁC KẾT QUẢ CỤ THỂ

MỞ ĐẦU

Trong buổi bình minh của lịch sử, Việt Nam là một trong những quê

hương của loài người. Nước Việt Nam có một quá trình lịch sử trên bốn ngàn

năm, trong đó thì hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng đóng vai trò tích cực

và có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển văn hoá của dân tộc,

qua các thời đại từ thời nguyên thuỷ cho đến ngày nay dân tộc Việt Nam

chúng ta có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn

năm nay, trải suốt chiều dài lịch sử đó dân tộc ta đã tạo nên nhiều sinh hoạt

văn hóa vật chất và tinh thần khá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân

tộc, mặc dù mỗi lần đất nước bị xâm lăng là một lần nền văn hoá dân tộc bị

thử thách, bị tàn phá. Kẻ thù muốn đồng hoá nền văn hóa của chúng ta, cho

đến ngày nay nền văn hoá của chúng ta không những không bị đồng hoá mà

bản sắc dân tộc càng được khẳng định hơn. Để có được thành quả như vậy thì

chúng ta cần phải tìm hiểu về cội nguồn văn hoá của dân tộc “đó chính là văn

hóa làng xã”.

Làng Việt xã là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và

tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết

quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Làng là mô hình để người xưa theo đó mà mở

rộng ra xây dựng tổ chức quốc gia, đô thị. Làng còn là pháo đài để chống giặc

ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất

nước. Văn hóa làng chính là hệ thống những giá trị hình thành qua bao đời

trong toàn bộ các hoạt động đó, và đến lượt mình, nó cũng chính là công cụ,

Page 4: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

4

là phương tiện tổ chức và duy trì toàn bộ các hoạt động này. Nó đi vào ký ức

người Việt Nam bằng hàng loạt những giá trị vật chất và tinh thần rất gần gũi

và thân thương.

Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc

kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Tất cả

chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính cộng đồng làng và

tính tự trị của làng là những giá trị nổi trội nhất.

Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt đã chứng tỏ

sức sống mãnh liệt của mình. Sau lũy tre làng, bên giếng làng, dưới mái đình

làng, trong bầu khí thân thương của những ngày hội làng, mọi người sống với

nhau nặng tình nặng nghĩa, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn. Tình làng nghĩa

xóm, quan hệ láng giềng ràng buộc con người trong nếp sống làng, xã có kỷ

cương, trong sáng và thanh cao.

Trong làng thì ngôi Đình có vị trí tâm linh đặc biệt. Đình làng không chỉ

là nơi thờ Thành hoàng làng, mà còn là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã từng cho rằng, nếu như làng là xã hội Việt Nam thu

nhỏ thời phong kiến, thì Đình là hình ảnh của làng. Nơi đây diễn ra những

cuộc họp của bô lão trong làng, trong họ tộc, từ chuyện làm lễ lên lão cho nhà

này, phạt vạ nhà kia có con gái không chồng mà chửa… cho đến những việc

đại sự như đón sắc phong của vua ban, hội đình, tất tật đều được diễn ra ở sân

Đình và theo lệ của làng.

Hàng năm mỗi độ xuân về từ Bắc chí Nam nơi nơi đều tổ chức các lễ hội

truyền thống để tưởng nhớ đến công đức của các bậc tiền nhân có công với

làng với nước, đồng thời đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi giải trí sau cả

một năm làm lụng vất vả. Hòa cùng trong không khí đó lễ hội đình làng

Trung Nghĩa cũng được tổ chức đây là dịp mọi nhà thể hiện đạo lý “Uống

nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nhớ ơn các vị tiền nhân đã có

Page 5: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

5

công xây dựng làng, và cũng qua lễ hội này đã góp phần thể hiện rõ nét đẹp

trong sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây đó chính là tinh thần tương

thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau…. Cũng chính vì vậy nên tôi đã

chọn đề tài: “Lễ hội đình làng Trung Nghĩa – nét đẹp trong sinh hoạt văn

hóa cộng đồng”.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Đôi nét khái quát về quận Liên Chiểu

Quận Liên Chiểu là một đơn vị trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng,

được thành lập theo quyết định số: 07/CP ngày 23 /11/1997 của chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở 3 xã Hòa Minh, Hòa Khánh và Hòa

Hiệp thuộc huyện Hòa Vang cũ.

Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành quận cũng đã đạt được nhiều

thành tích đáng kể về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội và an ninh quốc

phòng đã làm thay đổi và nâng cao bộ mặt cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - kỹ

thuật và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Hiện nay quận Liên Chiểu có 5 phường là: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam,

Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc. Quận có diện tích tự nhiên

là 7.513,5 ha chiếm 61% diện tích so với toàn thành phố Đà Nẵng.

Quận Liên Chiểu có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn

hóa xã hội, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua, gần sân bay quốc tế

Đà Nẵng, phía Đông và Đông Nam giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm Lệ,

phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía Bắc giáp Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), có

cảng nước sâu Liên Chiểu và trên địa bàn quận còn có 8 trường đại học, cao

đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Quận được xác định là quận

công nghiệp với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – thương mại – nông nghiệp và

dịch vụ du lịch. Trên địa bàn quận hiện có trên 300 nhà máy, xí nghiệp, doanh

Page 6: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

6

nghiệp và các cơ quan Trung ương, thành phố và địa phương khác đóng trên

địa bàn quận thu hút hàng trục ngàn kỹ sư, công nhân, học sinh sinh viên đến

sinh sống, lao động công tác và học tập.

Ngày nay toàn quận hiện có 283 tổ dân phố, gần 100.000 dân, 11 cơ sở

tôn giáo như: Công giáo, Cao đài, Phật giáo, Tin lành… với hàng ngàn tăng

ni, phật tử.

Về thiết chế văn hóa: trên địa bàn quận hiện có 03 khu văn hóa, 04 khu

văn hóa ngoài trời, 03 khu vui chơi giải trí văn hóa cơ sở ở các phường, 35

câu lạc bộ văn hóa – thể thao, 26 sân bóng đá, bóng truyền lớn nhỏ, 06 sân

tennis, 25 sân cầu lông và hàng trục điểm billard, bóng bàn. Phong trào văn

hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển khá mạnh hiện có trên 50 tổ, đội

nghệ thuật quần chúng, trên 100 đội bóng đá, bóng truyền, cầu lông… với

hàng ngàn hội viên, diễn viên, vận động viên. Quận có 12 di tích lịch sử văn

hóa, cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, 03 chiến tích lịch sử, 01 danh

thắng thiên nhiên cấp quốc gia.

Có thể thấy rằng trong những năm qua công tác xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật và đời sống văn hóa – văn nghệ trên địa bàn đã, đang được đẩy mạnh

và cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể góp phần làm thay đổi bộ mặt

cơ sở vật chất và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa

bàn quận.

1.2. Đôi nét giới thiệu về phòng văn hóa và thông tin quận Liên Chiểu

1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Phòng văn hóa và thông tin quận Liên Chiểu được thành lập theo Quyết

định số: 03/QĐ – UB ngày 14 tháng 02 năm 1997 của UBND quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Page 7: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

7

Hiện nay phòng văn hóa và thông tin quận có 13 cán bộ viên chức – công

chức, trong đó có 01 trưởng phòng, 03 phó trưởng phòng và 09 cán bộ viên

chức chuyên môn.

* Sơ đồ tổ chức bộ máy Phòng Văn hóa và Thông tin quận Liên Chiểu:

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

1.2.2.1. Chức năng

Phòng Văn hóa thông tin quận Liên Chiểu là cơ quan chuyên môn trực

thuộc Ủy Ban nhân dân quận, giúp UBND thực hiện chức năng tham mưu,

quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, gia đình, thể dục, thể thao, di tích và

du lịch trên địa bàn.

Phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các hoạt động

tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội

của địa phương

Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa,

thể thao và du lịch ở các phường trên địa bàn quận, đồng thời phòng còn có

TRƯỞNG PHÒNG( Trần Công Khuê)

PHÓ TRƯỞNG PHÒNGMẢNG VĂN HÓA( Thi Lý Phước)

PHÓ TRƯỞNG PHÒNGMẢNG CNTT

( Hoàng Hải Quang)

PHÓ TRƯỞNG PHÒNGMẢNG TDTT

( Hoàng Hải Quang)

NguyễnThị

Huỳnh

NguyễnMinhToàn

LêThịHoa Lan

(KếToán)

HoàngThịThuHà

MaiNgọcQuý

ĐặngAnhTuấn

HoàngVănSỹ

PhanThanhBảy

Mai PhướcTuấn

Page 8: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

8

chức năng quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, khen

thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ

công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng về lĩnh vực được giao theo quy

định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân quận.

Tổ chức, cung ứng dịch vụ công; đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa,

văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân

trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

1.2.2.2. Nhiệm vụ

Căn cứ những định hướng và quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển

văn hóa – Thông tin, thể dục – thể thao, du lịch, gia đình… của thành phố,

căn cứ nhiệm vụ chính trị, các định hướng về phát triển kinh tế - xã hội, văn

hóa của quận, phòng văn hóa và thông tin xây dựng quy hoạch, kế hoạch (dài

hạn và ngắn hạn) trình UBND quận và Sở Văn hóa thể thao và du lịch thành

phố phê duyệt, đồng thời xây dựng phương án tổ chức thực hiện các quy

hoạch đã được phê duyệt.

Phòng văn hóa và thông tin quận còn có nhiệm vụ hướng dẫn các tổ

chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tham gia phong trào “ Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa,

phường văn hóa…

Phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ, khai thác,

sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, điểm du lịch trên địa

bàn quận.

Bên cạnh đó thì phòng văn hóa và thông tin quận còn chủ trì, phối hợp

với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt

động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn quận, giải

quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực của ngành theo quy

định của pháp luật.

Page 9: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

9

1.3. Một số đặc điểm và tình hình của phường Hòa Minh

Hòa Minh là một trong năm phường thuộc quận Liên Chiểu, đây là một

trong 3 phường được thành lập sớm nhất của quận Liên Chiểu, phường được

thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1997 theo quyết định của chính phủ nước

cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hòa Minh là vùng đất cửa ngõ phía Tây

Bắc của Đà Nẵng, phía Bắc của phường tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng, phía

Nam giáp núi Cẩm Khê của xã Hòa Nhơn (Hòa Vang), phía Đông giáp

phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê), phía Tây giáp với phường Hòa

Khánh và phường còn có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt bác Nam chạy qua.

Từ xưa đến nay Hòa Minh được xem là một địa bàn trọng yếu về quân sự,

chính trị và có quan hệ mật thiết với thành phố hải cảng Đà Nẵng.

Trước kia , khi tốc độ đô thị hóa chưa đáng kể thì cư dân Hòa Minh còn

thưa thớt, là một xã nông nghiệp thuộc huyện Hòa Vang có địa hình bán sơn

địa, nhiều đồi đất, núi, trảng cát, …. Vườn ở, đất thô chiếm hơn 90 % đất tự

nhiên, ruộng lúa chỉ chiếm khoảng hơn 10 %, đất sản xuất ít và cằn cỗi đời

sống nhân dân khó khăn.

Hòa Minh hiện nay đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân cũng được

cải thiện hiên nay phường Hòa Minh có 4 khu phố chính (trên cơ sở các thôn

cũ trước đây) gồm: Hòa Phú, Hòa Mỹ, Phước Lý và Trung Nghĩa. Hiện nay

trên địa bàn phường có khoảng trên 40 cơ quan doanh nghiệp, 13 trường học

từ mẫu giáo đến cao đẳng, trên địa bàn phường còn có bệnh viện đa khoa và

bệnh viện lao, có 5 chùa, thiền viện và nhà thờ đạo tin lành.

Có thể nói rằng Hòa Minh là phường có nhiều biến động phức tạp, thêm

vào đó là sự giao thoa văn hóa đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình

quản lý, lãnh đạo của các phòng ban và các bộ phận chức năng trong phường.

Hiện nay phường đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ đã góp phần

làm thay đổi bộ mặt và nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần của nhân

Page 10: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

10

dân, thông qua cuộc vân động thực hiện mô hình đời sống văn hóa mới được

tiến hành và thực hiện phù hợp đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo

nhân dân.

Về văn hóa: Hòa Minh là một bộ phận gắn liền với nền văn hóa cổ

truyền của dân tộc Việt Nam. Việc thờ tổ tiên, thờ thần cứu nước là một đặc

điểm lớn của văn hóa Đại Việt, nhằm nhắc nhở con cháu nhớ đến công ơn của

những người khai khẩn đất đai, những vị anh hùng đã hy sinh vì nước, vì dân.

Đó là gốc rễ sâu sắc, bền vững từ ngàn xưa của dân tộc ta. Hiện nay Hòa

Minh còn nhiều di tích đình, chùa miếu, lễ hội… phản ánh đời sống tâm linh

phong phú của nhân dân nơi đây. Điển hình phải kể đến đó là lễ hội đình làng

truyền thống ở 4 làng: Hòa Mỹ, Hòa Phú, Trung Nghĩa và Phước Lý. Việc tổ

chức các mô hình hoạt động lễ hội truyền thống đã trở thành đời sống tinh

thần không thể thiếu được đối với người dân, mang tâm linh vun đắp, tô bồi

đạo lý “uống nước nhớ nguồn” một phong tục truyền thống của dân tộc. Lễ

hội đã có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục nhân dân, con cháu trong

làng về đạo đức, lối sống văn minh và những truyền thống tốt đẹp của cha

ông từ ngàn xưa, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách

của Đảng và nhà nước.

CHƯƠNG 2: LỄ HỘI ĐÌNH LÀNG TRUNG NGHĨA – NÉT ĐẸP

TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG

2.1. Khái quát về làng Trung Nghĩa

2.1.1. Đôi nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Đình làng Trung Nghĩa tọa lạc trên một vùng đất cao của làng (tại tổ 10

khu dân cư Trung Nghĩa, Phường Hòa Minh) cách trung tâm thành phố

khoảng 7km về hướng đông bắc.

Có thể nói rằng Trung Nghĩa là địa bàn tiếp giáp nhiều địa phương trong

và ngoài phường như: Phía Đông giáp với phường Thanh Khê Đông, phía Tây

Page 11: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

11

giáp làng Hòa Mỹ, phía Nam giáp quốc lộ 1A và phường Hòa An, Phía Bắc

giáp làng Hòa Phú.

Nơi đây đất đai phì nhiêu màu mỡ có điều kiện thuận lợi để phát triển

nông nghiệp

2.1.2. Đôi nét về lịch sử văn hóa xã hội

Làng Trung Nghĩa hình thành và phát triển khá lâu, vào năm 1643 trên

bản đồ Quảng Nam Dinh có thêm một địa danh mà sau này được mang tên

Trung Nghĩa.

Trung Nghĩa là tên làng mà các đấng tiền nhân đã đặt cách đây gần 400

năm về trước, gồm có hai xóm Bồng Lai – Tiên Cảnh và hai xứ đồng “Bàu

Lác và Bàu Năng”, Trung Nghĩa xưa kia vốn là một nơi thôn dã đầy cỏ dại

nhưng nó cũng mang một vẻ đẹp rất mộc mạc, bình dị bởi vậy mà xưa kia nơi

đây có tên gọi là “Trung Nghĩa, Tiên Cảnh, Bồng Lai”.

Tiền hiền làng Trung Nghĩa là người dòng họ Văn, khi còn sinh tiền ngài

tên là Văn Đức, khi qua đời là Văn Quý Công. Ngài là người con của quê

hương làng gốm thuộc xã Hải Hưng, huyện Hải Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vào

Năm quý mùi (1643) thời vua Lê Trung Hưng, Ngài rời làng gốm nơi chôn

nhau cắt rốn đi theo dòng người di dân vào phương Nam lập nghiệp. Ngài đã

dừng chân tại đây cùng con cháu khai hoang và lập nên bản làng có tên gọi là

“ Bình An Trung Xã, trực thuộc phủ Điện Bàn, Quảng Nam Dinh”.

Sau 173 năm, tức vào năm Bính tý (1816) năm Gia Long thứ 14, người

cháu đời thứ 4 của vị Tiền hiền là ông Văn Đức Thông đã lập lại địa bộ.

Trong thời điểm này tại đây chỉ có 10 gia tộc với 40 mẫu Tư điền và 80 mẫu

công điền phân ra 2 xứ đồng Bàu Lác và Bàu Năng.

Đến năm Tân Sửu (1841) dưới thời vua Thiệu Trị nguyên niên tên bản

làng được đổi danh là Trùng Nghĩa xã, trực thuộc Tổng Hòa An, huyện Hòa

Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Với tổng diện tích tự nhiên 85 ha

Page 12: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

12

được phân ra 4 xứ đồng là Thượng Bàu Lác, Hạ Bàu Lác, Thượng Bàu Năng,

Hạ Bàu Năng.

Xưa kia Trung Nghĩa có hai điểm sinh hoạt văn hóa là “ Bồng Lai và

Tiên Cảnh” tưởng chừng như ngăn cách bởi hai cánh đồng Bàu Lác, Bàu

Năng nhưng ngược lại con dân trong làng không vì cách trở, không phân biệt

họ tộc, sống thủy chung thương mến đùm bọc lẫn nhau, cày sâu cuốc bẫm,

giết thù đuổi giặc, bảo vệ quê hương bờ cõi.

Từ sau năm 1997 thôn Trung Nghĩa được chuyển thành khối phố thuộc

phường, đã thành lập 10 tổ dân phố, có hai xóm Bồng Lai, Tiên Cảnh. Có một

ban cán sự khối phố thuộc chị bộ lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các hoạt

động trên địa bàn.

Ngày nay con cháu dân làng tiếp nhận di hậu Tổ tiên đoàn kết một lòng,

ra sức xây dựng Trung Nghĩa trở thành Làng văn hóa, văn minh, giàu đẹp.

2.2. Đôi nét về lễ hội Đình làng Trung Nghĩa

Có thể nói rằng lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần không

thể thiếu trong đời sống của cha ông ta từ xa xưa cho đến nay, lễ hội không

chỉ là dịp để con người vui chơi giải trí mà qua đó còn thể hiện một truyền

thống tốt đẹp đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây,

tưởng nhớ những người có công với làng với nước….. Lễ hội đình làng trung

nghĩa cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó.

Đình làng Trung Nghĩa được xây dựng trên một vùng đất cao của làng,

mặt trước đình nhìn ra là cánh đồng lúa, ở ngay cạnh cổng đình làng là một

cây đa trăm tuổi tỏa bóng mát tạo cho ngôi đình dáng vẻ cổ kính, tôn nghiêm

và mang đậm nét dấu ấn đặc trưng của đình làng Việt Nam.

Có thể thấy rằng mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ cha ông, qua nhiều lần

tu sửa nhưng ngôi đình Trung Nghĩa vẫn giữ được cốt cách cổ xưa. Cũng

giống như bao ngôi đình khác, đình làng Trung Nghĩa cũng thuộc loại di tích

Page 13: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

13

tín ngưỡng thờ tiền hiền làng. Một vài tài liệu cho biết đình là nơi thờ tự một

vị họ Văn, khi còn sống ngài có tên là Văn Đức, khi qua đời người ta gọi ngài

là Văn Quý Công. Theo sử sách ghi lại thì ngài là người quê Thanh Hóa, vào

năm 1643 thời vua Lê Trung Hưng ngài đã rời làng quê của mình theo dòng

người đi vào phương Nam để lập nghiệp, đến vùng đất hoang vu toang đồi

cồn và sông suối Trung Nghĩa này, ngài và gia đình đã dừng lại để khai hoang

và lập nên làng với tên gọi là Bình An Trung Xã, Điện Bàn Phủ, Quảng Nam

Dinh.

Sau khi Ngài mất, con cháu trong làng với ý thức tôn trọng cội nguồn và

để tưởng nhớ đến công ơn những người đã khai phá, mở đất để hình thành

nên làng cho nên đã lập ngôi đình Trung Nghĩa ngày nay.Theo một số tài liệu

còn đến ngày nay cho biết lúc đầu ngôi đình được xây dựng bằng tre, nứa lá

tại vườn Gò Lăng vào năm kỷ sửu(1889) thời vua Thành Thái hiệu tức “Bửu

Lân”. Trải qua thời gian ngôi đình có nhiều biến đổi và một vài chỗ đã có dấu

hiệu hư hỏng. Đến thời Thành Thái thứ 12 tức năm Canh Tý (1900) dân làng

Trung Nghĩa đã đóng góp xây dựng, trùng tu và sửa chữa. Vào năm 1913 khi

giặc pháp đô hộ nước ta và chúng đã đến nơi đây để đào hố mở đường cho xe

lửa chạy ngang qua nên đình buộc phải rời về tại vườn Gò Dư (thời kỳ

Nguyễn Hoàng có tên hiệu là “Bửu Đảo”, niên hiệu Khải Định, năm Bính

Thìn). Từ đó về sau đình Trung Nghĩa tọa lạc ở đây, trải qua bao biến cố,

thăng trầm của thời gian nhưng ngôi đình vẫn trường tồn cùng năm tháng.

Tuy nhiên ngôi đình có được tu bổ lại vài lần là vào các năm 1954, lợp lại

những chỗ ngói bị bể nát, năm 1969 thay lại mái ngói đình bằng ngói âm

dương. Đến năm 1989 do cơn bão số 2 nên ngôi đình bị hư hỏng mái ngói và

phải lợp lại.

Từ xa xưa cho đến nay đình làng Trung Nghĩa là nơi thờ phụng tiền hiền,

hậu hiền những người có công khai khẩn và lập nên làng Trung Nghĩa như

Page 14: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

14

ngày nay.

Hẳn trong mỗi chúng ai cũng rất đỗi quen thuộc với câu tục ngữ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”

Lễ hội đình làng Trung Nghĩa cũng được tổ chức cùng với ngày giỗ tổ

Hùng Vương. Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” hàng năm vào

các ngày mồng 8, mồng 9 và mồng 10 tháng 3 âm lịch nhân dân trong làng lại

tề tựu về tại ngôi đình của làng để dâng lên các bậc tiền bối hữu công những

nén nhang thơm nhất, những bó hoa tươi thắm cùng nhau nguyện cầu cho

quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân ấm no hạnh phúc và thành đạt

về mọi mặt.

Trước đây thì lễ cúng do đại diện các chư phái tộc trong làng chăm lo và

thành phần tham dự là những người trung niên và các cụ phụ lão còn phụ nữ

và các cháu thiếu niên, nhi đồng hầu như không biết gì và cũng không được

tham dự lễ cúng trừ 10 học trò lễ ở độ tuổi thanh niên trai tráng chưa lập gia

đình, chỉ có một số người phụ nữ phục vụ công tác hậu cần thì mới có mặt ở

buổi lễ nhưng không được bước chân vào trong đình đi khi đang làm lễ cúng.

Đình làng Trung Nghĩa hiện nay được chia làm 3 gian ở gian giữa thờ

thành hoàng bổn xứ, phía trước có bàn hội đồng, tả ban là nơi thờ tiền hiền

của làng, hữu ban là nơi thờ hậu hiền của làng. Ngoài gia thì trong khuôn viên

của đình làng còn có mộ tiền hiền, hậu hiền và miếu Bà Thiên Y – A – Na

diễn phi chúa ngọc.

Trong hơn mười năm năm qua kể từ lễ hội đầu tiên năm 1998 cho đến

nay Hội đồng các chư phái tộc và nhân dân làng Trung Nghĩa tổ chức thành lễ

hội truyền thống tạo nên không khí ấm áp, lành mạnh với hương sắc mới để

cho các thế hệ kế tiếp hướng về cội nguồn nhằm phát huy truyền thống giá trị

nhân văn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hàng năm coi đây là

Page 15: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

15

ngày lễ hội truyền thống của nhân dân làng Trung Nghĩa và việc làng đã trở

thành việc chung của mọi người dân trong làng.

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cư”. Trong 13 năm qua lễ hội đình làng Trung Nghĩa đã không

ngừng lớn mạnh về mọi mặt cả nội dung lẫn hình thức, đoàn kết xóa bỏ

những hủ tục lạc hậu, xây dựng cái mới, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây

dựng tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách, yêu thương đùm bọc lấn nhau

như nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của BCH Trung ương Đảng về xây dựng và

phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Về việc tổ chức lễ hội đình làng: Do 5 ban phụ trách đó là Ban tổ chức,

ban nghi lễ, ban trần thiết và ban đời sống. Trong đó Ban tổ chức lễ hội do tổ

dân phố, hội đồng các chư phái tộc và nhân dân bầu ra.

Lễ hội đình làng Trung Nghĩa gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ

chức trong vòng 3 ngày 08,09,10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong phần lễ

bao gồm 3 lễ đó là lễ cầu an sở cô bác và lễ chánh kỵ tiền hiền và các bậc tiền

bối hữu công trong làng Trung Nghĩa và cuối cùng là lễ cầu quốc thái dân an.

Phần hội bao gồm các nội dung: sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao (giải việt

dã, ẩm thực làng quê, thi xe đạp chậm, nhảy bao bố, thi giã gạo, giao hữu

bóng đá và một số tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội như đồng diễn dưỡng

sinh của câu lạc bộ người cao tuổi phường Hòa Minh…, có năm thì đoàn

tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh còn còn đến biểu diễn để phục vụ bà con).

Có thể nói rằng lễ hội đình làng Trung Nghĩa cũng như bất cứ một lễ hội

truyền thống nào khác đó là lễ hội đình làng nơi đây là một thể thống nhất,

một hệ thống bao gồm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức

thờ cúng mang màu sắc tâm linh, các lễ vật và quy trình cúng tế gắn liền với

đặc thù của đối tượng thờ cúng. Chữ lễ ở đây mang hai ý nghĩa cơ bản là tế lễ

và lễ giáo (lề thói ứng xử theo truyền thống, theo các quy phạm đạo đức đã

Page 16: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

16

được cộng đồng thừa nhận dựa trên lời dạy của thánh nhân). Nội dung của lễ

là nhằm tưởng nhớ, tôn vinh những vị tiền hiền có công khai phá mở mang

ruộng đất cho làng và cầu sự bảo trợ về thần quyền cho sự thịnh vượng, yên

bình cho cộng đồng dân cư của làng.

Phần lễ trong lễ hội đình làng Trung Nghĩa bao gồm các lễ:

Lễ cầu an sở cô bác thực chất đây là lễ cúng những người chết đường

chết chợ, những người chết vô gia cư, không nơi lương tựa. Đây là một phong

tục đẹp thể hiện cho tấm lòng nhân đạo, yêu thương chia sẻ của người sống

với người đã chết những đồ cúng bao gồm gạo, muối hột, cháo , áo giấy, tiền

vàng….

Lễ chánh kỵ tiền hiền và các bậc tiền bối hữu công làng Trung Nghĩa là

một trong những nghi lễ chính của lễ hội đình làng Trung Nghĩa được diễn ra

từ sáng sớm (05h đến 06h30 ngày 10 tháng 03 âm lịch). Lễ vật được sắm sửa

đầy đủ, thịnh soạn kèm theo văn tế hội kỵ

Lễ cầu quốc thái dân an đây là một nghi lễ quan trọng trong lễ hội đình

làng Trung Nghĩa diễn ra lúc 10h sáng ngày 10 tháng 03 âm lịch. Trong

không khí nghiêm trang. Nghi lễ này nhằm cầu cho đất nước thái bình, nhân

dân an lạc, no ấm, hạnh phúc; mưa thuận gió hòa.

Phần hội là phần mang tính sinh hoạt giải trí, làm sống lại các truyền

thống sinh hoạt vui chơi đã từng ăn sâu vào lối sống của người dân. Có thể

nói rằng phần hội thực sự là điểm thu hút khách và dân làng. Thông qua các

trò chơi dân gian, văn nghệ, thể thao do ban tổ chức lễ hội đình làng tổ chức

ra cho khách và người dân thi đấu kèm theo các thể thức của cuộc chơi, thi

khác nhau. Giải thưởng thường mang tính ước lệ, không nặng lề về vật chất

mà đề cao danh dự, đề cao lòng nhiệt tình của những người tham dự cũng như

cổ vũ trò chơi, phần hội mang tính cộng đồng và hiếu khách.

Page 17: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

17

2.3. Lễ hội đình làng Trung Nghĩa – nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng

đồng

2.3.1. Lễ hội đình làng Trung Nghĩa – một sinh hoạt văn hóa tinh thần

không thể thiếu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay mặc dù các hình thức sinh hoạt văn

hóa rất đa dạng và phong phú nhưng ngày hội làng vẫn có một vị trí đặc biệt

quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần nhân dân. Từ xa xưa,

hội làng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh

thần không thể thiếu của nhân dân ở mọi vùng quê. Qua lễ hội đình làng

cũng là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh,

mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với

ngày mai tươi sáng hơn. Với một tấm lòng thành kính, tôn nghiêm, mỗi

người dân đều gửi gắm những tâm sự và mong ước của mình. Đó là mong

ước về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, sức khỏe và

trong công việc thì được thuận buồm xuôi gió.

Có thể nói rằng ngày nay thì lễ hội đình làng Trung Nghĩa đã trở thành

một sinh hoạt văn hóa đều đặn đối với mỗi người dân làng Trung Nghĩa, vào

ngày lễ hội của đình làng thì con cháu dù có làm ăn ở đâu, dù có bận thế nào

thì mỗi người dân trong làng cũng bố chí thời gian để đến tham dự. Đã thành

thông lệ sau một năm làm lụng vất vả, mùa xuân đến, ngày hội làng là dịp để

cho mọi người được nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình, gặp gỡ vui chơi giao lưu

với bà con làng xóm. Từ những người con được sinh ra ở làng quê thân yêu

đã trưởng thành đi công tác trên khắp mọi miền đất nước, đến những người

đang sống xa xôi nơi đất khách quê người… ngày hội làng cũng khát khao

được về cội nguồn, đứng giữa đình làng, thành kính thắp một nén hương

tưởng niệm đến công ơn của các bậc tiền nhân.

Page 18: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

18

Qua lễ hội đình làng mỗi người dân đều rất thoải mái, vui vẻ, mọi người

sẵn sàng đóng góp công sức, tài năng của mình tham gia vào các cuộc thi thố

với nhau. Nhưng dù thắng hay thua thì mọi người cũng đều rất vui vẻ,

giường như trong lễ hội đình làng thì bao gian lao vất vả trong cuộc sống

thường ngày đều tan biến hết chỉ còn lại niềm vui, sự lạc quan trong mỗi

người dân nơi đây.

2.3.2. Lễ hội đình làng Trung Nghĩa – vẻ đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh

thần và cố kết cộng đồng

Có thể nói rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, sự đô thị hóa đã diễn ra

một cách nhanh chóng cùng với những ảnh hưởng, sự tác động từ bên ngoài

đã làm cho con người có xu hướng định vị ngày càng rõ hơn về cái tôi của

mình, những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng phai mờ dần.

Nhưng trong một vài năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đã

coi văn hóa là nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì nhiều

hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có điều kiện để phục dựng, khôi phục

và phát triển trong đó có lễ hội nói chung và lễ hội ở đình làng nói riêng.

Lễ hội thực chất là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người,

gắn với con người như một điều tất yếu. Lễ hội cũng đáp ứng những nhu cầu

tinh thần, tâm linh không thể thiếu của con người như trở về với tự nhiên, cội

nguồn, là môi trường để người dân thể hiện sức mạnh cố kết cộng động. Nó

mang giá trị bảo tồn văn hóa và truyền thống, là “bảo tàng sống” về văn hóa

truyền thống của dân tộc.

Xưa kia tổ chức đời sống ở mỗi làng của người Việt đều lấy cái đình

làm trung tâm, làm nơi bàn bạc chia xuất ruộng cho các đinh tráng, nơi ban bố

thuế khóa, nộp cho nhà nước của mỗi gia đình trong làng. Cái đình còn là trụ

sở hành chính của làng, nơi diễn ra các cuộc họp bầu bán hội đồng bô lão, kỳ

mục, bầu bán các chức sắc…… Ngày nay mặc dù đình làng Trung Nghĩa

Page 19: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

19

không còn là trụ sở hành chính của làng nữa nhưng vai trò và ý nghĩa của

ngôi đình đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân, ngôi đình làng

chính là biểu tượng cho quê hương, ngôi nhà sinh hoạt chung của cả làng.

Hàng năm cứ đến dịp lễ hội làng thì nhân dân làng Trung Nghĩa lại cùng nhau

tụ họp lại để cùng nhau chuẩn bị cho lễ hội của làng, đây cũng là dịp để người

dân quây quần bên nhau, cùng nhau hợp tác phối hợp với nhau thi thố tài

năng qua các hoạt động văn nghệ, thể thao…, cùng nhau chia sẻ khó khăn và

những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

ở khu dân cư”. Trải qua 13 năm lễ hội đình làng Trung Nghĩa đã không ngừng

lớn mạnh về mọi mặt cả về nội dung lẫn hình thức, đoàn kết để xóa bỏ những

hủ tục lạc hậu, xây dựng cái mới, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng

tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Có thể nói rằng lễ hội đình làng Trung Nghĩa đã góp một phần quan

trọng trong việc xóa bỏ những định kiến hẹp hòi, ích kỷ, khơi dậy tinh thần

đồng tâm hiệp lực cùng nhau chung tay xây dựng xóm làng giàu mạnh, thân

thiện, xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa các tộc họ trong làng, xóm và tổ

dân phố.

Người Việt từ hàng ngàn đời nay nói chung và dân làng Trung Nghĩa nói

riêng có truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” và lễ hội truyền thống của

làng là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh

những hình tượng thiêng liêng được định danh là những vị “ thần” những

người có công đối với làng, nước.

Có thể nói rằng hình tượng các vị thần linh, các bậc tiền hiền, hậu hiền

đã tụ hội những phẩm chất cao đẹp của con người đó là những anh hùng

chống giặc ngoại xâm, những người có công với làng đều có ý nghĩa thiêng

liêng trong tâm trí của mỗi người dân nơi đây.

Page 20: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

20

Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ

có thể phù hộ cho họ trong những mặt trong làm ăn, sức khỏe mà còn có thể

giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.

Chính tính “Thiêng” ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong

những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt

đẹp sẽ đến.

Chúng ta có thể khẳng định rằng lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát

triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn

thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng,

một huyện, một vùng hoặc cả nước và các lễ hội truyền thống như lễ hội đình

làng là sự tưởng nhớ, bày tỏ lòng chi ân công đức của các vị thần đối với cộng

đồng dân tộc. Đây cũng là dịp để con người trở về nguồn cội tự nhiên và

hướng con người ta tới cái đẹp – cái chân thiện mỹ.

2.3.3. Lễ hội đình làng Trung Nghĩa thể hiện truyền thống và đạo lý tốt

đẹp của dân tộc

Có thể nói rằng mỗi quốc gia, dân tộc đều có những đặc điểm riêng về

lối sống, cách ứng xử và xu hướng hoạt động đặc trưng, chỉ có thể tìm thấy ở

dân tộc này mà không thể tìm thấy ở dân tộc kia. Cái đó thuộc về bản sắc văn

hóa dân tộc.

Bản sắc văn hóa đó được hình thành trong lịch sử tồn tại và phát triển lâu

đời, nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống, bằng những truyền thống nhất

định, được lưu giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ, cái đó được coi như một

hằng số nhất định trong bề dày lịch sử của một dân tộc.

Mỗi con người dù có đi đâu, dù có làm gì đi chăng nữa thì họ vẫn giữ,

vẫn thể hiện ra trong từng hoạt động, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói của mình.

Mặc dù người ta không nói ra rằng bản sắc văn hóa của dân tộc tôi là thế này,

là thế kia, nhưng qua cử chỉ, hành động, lối sống và cách ứng xử của mỗi

Page 21: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

21

người ta dễ dàng nhận ra được cái bản sắc đấy. Có thể thấy rằng lễ hội đình

làng Trung Nghĩa cũng đã phần nào thể hiện một cách rõ nét truyền thống,

bản sắc của con người Việt Nam nói chung và Trung Nghĩa nói tiêng.

Trước hết lễ hội đình làng Trung Nghĩa được tổ chức đã thể hiện rõ đạo

lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tưởng nhớ các bậc tiền

bối hữu công đã có công lao khai hoang cỡ hóa lập nên làng Trung Nghĩa lưu

lại đến ngày hôm nay. Đồng thời bên cạnh đó qua một số sinh hoạt văn hóa

thể thao trong lễ hội cũng đã thể hiện rõ quan điểm của người dân nơi đây

rằng dù xã hội có phát triển thế nào đi nữa, thì nhân dân làng Trung Nghĩa

vẫn không quên được nguồn gốc, truyền thống của mình là xuất phát từ nền

nông nghiệp lúa nước do vậy trong lễ hội đình làng ngày nay vẫn tổ chức

cuộc thi giã gạo thể hiện rõ những công việc mà cha ông ta vẫn phải làm

trong cuộc sống thường ngày để mới có được những hạt gạo, bát cơm dẻo

thơm trắng ngần.

Qua lễ hội đình làng cũng đã phần nào thể hiện rõ đạo lý, quan niệm về

cái đẹp, cái chân thiện mỹ của người dân nơi đây cụ thể như:

Các phong trào người tốt việc tốt, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo,

uống nước nhớ nguồn, phong trào tương thân tương ái, phong trào thể dục thể

thao, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm văn hóa, phường văn

hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, Tộc họ

văn hóa, ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, xóa bỏ và loại trừ các tệ nạn xã

hội…

Bên cạnh đó để tăng cường tinh thần đoàn kết trong làng thì hội đồng các

chư phái tộc đã gắn kết cùng với tộc họ thông qua cấp ủy, chính quyền nhằm

không ngừng xây dựng họ tộc đoàn kết, lành mạnh trong sáng bằng những

hành động thiết thực, họ tộc gắn liền với tổ dân phố, phối hợp chặt chẽ trong

việc cưới, việc tang, lễ hội…. nhờ đó mà các hủ tục lạc hậu đã dần được bãi

Page 22: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

22

bỏ mà thay vào đó là thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, tang lễ

và lễ hội.

Ban tổ chức lễ hội đình làng Trung Nghĩa cũng đã có những biện pháp

động viên khích lệ tinh thần hiếu học của con cháu trong làng. Cụ thể như

trong mỗi dịp lễ hội hàng năm thì hội đồng các chư phái tộc và Ban tổ chức

đều phát thưởng cho các em học sinh giỏi, con nhà nghèo hiếu học, học sinh

giỏi đạt giải cấp thành phố, quốc gia… mặc dù những phần thưởng của các

em không lớn về giá trị vật chất nhưng nó lại là một món quà tinh thần có ý

nghĩa vô cùng to lớn đối với các em, qua đó phần nào thể hiện sự quan tâm,

động viên khích lệ tinh thần hiếu học của người dân trong làng đến thế hệ trẻ,

thế hệ tương lai của đất nước.

Lễ hội đình làng Trung Nghĩa là một thực tiễn mang tính giáo dục các

thế hệ đi sau về những giá trị văn hóa truyền thống, mang tính nhân văn về

lịch sử dựng nước và giữ nước, về cội nguồn của làng nói riêng, cả dân tộc

nói chung. Thông qua khía cạnh tâm linh, lễ hội có tính giáo dục rất lớn với

mọi thế hệ, không phân biệt già trẻ, đó là những lời răn, những lời khuyên

ngăn cản những hành vi phi đạo đức, đi ngược với lợi ích cộng đồng và lợi

ích của dân tộc. Lễ hội còn là sự chứng thực về cội nguồn dân làng có ý nghĩa

đoàn kết, gắn bó cộng đồng, làm cho mọi thành viên trong làng xích lại gần

nhau hơn.

Có thể nói rằng qua lễ hội, qua các nghi thức tế lễ, vui chơi, hát hò…. Đã

góp phần gắn kết tình cảm giữa các gia đình, họ tộc bà con làng xóm với

nhau. Lễ hội cũng như một lời dăn dạy, giáo dục tình yêu quê hương đất

nước, tình cảm xóm làng, tình thương yêu trong gia đình, yêu những truyền

thống, đạo lý tốt đẹp của cha ông nhằm góp phần xây dựng nên một làng

Trung Nghĩa giàu đẹp, văn minh nhưng mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Toàn bộ các phong trào, các hoạt động trong lễ hội đều hướng vào tinh thần

Page 23: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

23

thi đua yêu nước “Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ văn minh.

2.4. Một số biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đình làng Trung

Nghĩa

Có thể nói rằng lễ hội đình làng Trung Nghĩa là một loại hình sinh hoạt

văn hóa cộng đồng phổ biến và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của

người dân Trung nghĩa nói riêng và của cả dân tộc ta nói chung, lễ hội đình

làng Trung Nghĩa cũng đã góp phần làm giàu và phát huy giá trị văn hóa dân

tộc, nên chúng ta cần phải có những biện phát để bảo tồn và phát huy những

giá trị tốt đẹp của loại hình sinh hoạt văn hóa này.

Qua quá trình điền dã và tìm hiểu thực tế tôi xin nêu ra một số biện

pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đình làng Trung

Nghĩa như:

Thứ nhất: Phải đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông

những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội truyền thống. Đổi mới

công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt

là phương thức giới thiệu, quảng bá trên hệ thống truyền thanh tại các lễ hội,

các phương tiện thông tin đại chúng; cần nâng cao nhận thức của người dân

về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá tinh

thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp

sống văn minh trong lễ hội, làm cho lễ hội làng Trung Nghĩa ngày càng văn

minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào

sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Thứ hai: Quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động, vui

chơi giải trí hợp lý. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong

tổ chức lễ hội, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia dịch vụ, có

thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hoá trong giao tiếp ứng xử, không

Page 24: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

24

vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung, đánh mất

bản sắc văn hoá và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.

Thứ ba: Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần tăng

cường công tác nghiên cứu, sưu tầm và tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và

có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị

văn hóa truyền thống đặc sắc của lễ hội đình làng Trung Nghĩa nói tiêng và

các lễ hội trên địa bàn Hòa Minh nói chung, đồng thời, loại bỏ dần các yếu tố

lạc hậu, phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, những lễ hội truyền

thống phải dựa trên các tiêu chí khoa học để đảm bảo không làm sai lệch lễ

hội. Xây dựng thêm các tiêu chí văn hóa trên nền truyền thống, phù hợp đặc

điểm văn hóa dân tộc, xu hướng phát triển và nhịp sống văn hoá của thời đại,

làm cho lễ hội thêm sức sống mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân

dân.

Thứ tư: việc tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định

của Nhà nước, ngành và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng

thời, phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Chủ đề của lễ

hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và

súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí. Kịch bản tổ

chức lễ hội phù hợp, định hình các nghi thức lễ và hoạt động hội gắn với chủ

đề riêng của lễ hội truyền thống. Các chương trình phục vụ lễ hội phải có sự

tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang

trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến

khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa,

văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.

Thứ năm: Để lễ hội đình làng Trung Nghĩa thực sự trở thành “ngày hội

của toàn dân làng Trung Nghĩa” tôi thiết nghĩ nên đẩy mạnh công tác xã hội

hóa các hoạt động trong lễ hội nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ

Page 25: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

25

động, sáng tạo của đông đảo nhân dân theo sự hướng dẫn, quản lý chung của

cơ quan chức năng; khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt

đẹp, kiến thức về tổ chức lễ hội còn tiềm ẩn trong dân gian, góp phần giữ gìn

và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, huy động nguồn lực của

toàn dân và du khách.

Bên cạnh đó nên kêu gọi, huy động sự chung tay đóng góp của các tổ

chức, cá nhân và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thêm nguồn kinh

phí để phục vụ các hoạt động của lễ hội sẽ được tốt hơn.

KẾT LUẬN

Lễ hội là một nét đặc sắc trong đời sống cộng dồng của các dân tộc Việt

Nam từ rất lâu đời và trường tồn cùng năm tháng, là dịp ca ngợi và tôn vinh

Page 26: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

26

các giá trị văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, thông qua đó bồi đắp thêm

bản lĩnh con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam. Lễ hội đình làng

Trung Nghĩa còn là dịp để nhân dân bày tỏ những ước nguyện khát vọng của

người dân nơi đây, đồng thời đây cũng là dịp để nhân dân quây quần bên nhau

cùng tưởng nhớ về công ơn của các bậc tiền nhân đã khai phá, gây dựng nên

nơi đây. Đứng trước những thành quả to lớn mà cha ông ta đã giày công xây

dựng và giữ gìn, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần nhận rõ trách nhiệm và xứ

mệnh cao cảo của mình, đó là tiếp tục bảo tồn đồng thời cũng phải biết gạn

lọc, dung hợp các yếu tố văn hóa mới góp phần xây dựng Trung Nghĩa thành

làng văn hóa ngày càng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

III. ĐỀ XUẤT

Qua những gì đã được học tại trường lớp và thực tập thực tế tại cơ quan

tôi thấy mình đã trưởng thành nên rất nhiều, có thể nói rằng thực tập là một

Page 27: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

27

điều kiện rất tốt cho mỗi sinh viên tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kiến

thức cần thiết để khi ra trường bắt tay vào công việc mới khỏi bị bỡ ngỡ và

hụt hẫng. Qua 4 năm học tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng tôi nhận thấy

rằng: Đây là một ngôi trường có đội ngũ giảng viên giỏi, có nhiều kinh

nghiệm trong giảng dạy, tuy nhiên với chuyên ngành văn hóa học đây là một

chuyên ngành mới đòi hỏi sinh viên khi ra trường phải có tầm hiểu biết rộng

và phải nắm thật chắc các kiến thức chuyên môn, nhưng thực tế phải nói rằng

nhà trường vẫn chưa chú trọng lắm đến chuyên ngành mới mẻ này, đội ngũ

giáo viên giảng dạy thì lại thiếu dẫn đến tình trạng không ổn định trong công

tác học tập của sinh viên, bên cạnh đó thì các tài liệu phục vụ công tác học tập

cho chuyên ngành thì lại rất ít. Vì vậy kính mong Ban chủ nhiệm khoa phòng

đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến ngành học

mới này và cũng nên trang bị thêm một số đầu sách cho chuyên ngành này

trên thư viện để sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn. Tôi thiết nghĩ rằng có

một số học phần nhà trường, phòng đào tạo cũng như Ban chủ nhiệm khoa

nên tạo điều kiện để sinh viên vừa học tập trên lớp kết hợp với thực tế, thực

địa môn học đó có như vậy thì mới mang lại hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó

nhà trường , phòng đào tạo và Ban chủ nhiệm khoa cũng cần phải xác định rõ

hơn kế hoạch, khung chương trình đào tạo để sinh viên nắm rõ hơn, hiểu hơn

về lĩnh vực, chuyên ngành mình theo học và công việc mình sẽ phải làm khi

ra trường để từ đó sinh viên sẽ không bị động trong công tác học tập và có

những định hướng cụ thể trong công tác học tập của mình có như vậy thì việc

học tập mới đạt được kết quả tốt hơn. Đặc biệt Ban chủ nhiệm khoa cũng nên

phối hợp với các cơ quan tổ chức trong và ngoài trường mở các câu lạc bộ

chẳng hạn như câu lạc bộ văn hóa để sinh viên tham gia như vậy sẽ tạo điều

kiện tốt hơn cho sinh viên tự hoàn thiện và phát triển đam mê, cũng như khả

năng của bản thân mình.

Page 28: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

28

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Page 29: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

29

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày……… Tháng …… năm 2012

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Page 30: Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng

30

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày……… Tháng …… năm 2012

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN