kim văn chinh tÍch tỤ tẬp trung vÀ hiỆu quẢ sỬ dỤng ĐẤt

91
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012

Upload: doanlien

Post on 11-Jan-2017

232 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN---------------------

Kim Văn Chinh

TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012

Page 2: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN---------------------

Kim Văn Chinh

TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Trọng Cúc

Hà Nội - 2012

Page 3: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

Lời cảm ơnSau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt

nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành được khóa học của mình và luận văn nàykhẳng định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua.

Để đạt được những thành công này, với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xingửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường đại học Khoahọc Tự nhiên Hà Nội. Với lòng nhiệt tình yêu nghề và yêu học trò các Thầy, cácCô đã cho tôi những tri thức mới, vươn tới những tầm cao mới, đã động viênkhích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vươn lên đạt đượcnhư ngày hôm nay. Với lòng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Côluôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, cácCô có những lớp học trò giỏi, chăm ngoan và thành đạt.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Trọng Cúc, người đãkhông thấy nản trí khi tôi gặp những khó khăn trong cuộc sống, có lúc tưởngchừng phải dừng lại, Thầy đã giúp tôi lấy lại nghị lực của cuộc sống và vươn lênđể đạt được như hôm nay. Trong quá trình hướng dẫn tôi, Thầy luôn tạo cơ hộiđể tôi tiếp thu những kiến thức, tạo động lực để tôi hoàn thành công việc nghiêncứu của mình, Thầy cũng đã giúp tôi có những định hướng và cái nhìn tươi sánghơn về cuộc sống. Em xin gửi lời cám ơn tới Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khỏe,hạnh phúc và thành công, chúc thấy sẽ mãi dẻo dai để chèo lái con thuyền đưahọc trò của mình tới những chân trời tri thức mới.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp tạiTrung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi có thểhoàn thiện luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố Mẹ, các anh chị em và ngườithân của mình, những người luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ haybuồn phiền, giúp tôi có động lực vươn lên trong thời gian qua cũng như trong cảthời cuộc đời tôi sau này.

Xin chân thành cám ơnKim Văn Chinh

Page 4: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

1

Mục lục

Danh mục bảng ...........................................................................................................3

Danh mục hình ............................................................................................................3

Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................4

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................8

1.1. Các định nghĩa ..................................................................................................8

1.2. Quy mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ....................................10

1.3. Tích tụ và tập trung đất đai.............................................................................14

1.4. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới ..................................................16

1.4.1. Nhật Bản ..................................................................................................17

1.4.2. Hàn Quốc .................................................................................................21

1.4.3. Trung Quốc ..............................................................................................23

1.4.4. Thái Lan ...................................................................................................27

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....30

2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................30

2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................31

2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................31

2.3.1. Cách tiếp cận ...........................................................................................31

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................32

2.3.3. Phương pháp phân tích............................................................................35

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................39

3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam.....................................................................39

3.1.1. Tổng quan chính sách đất đai và đất nông nghiệp..................................39

Page 5: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

2

3.1.2. Các chính sách về tích tụ, tập trung đất đai ............................................44

3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp...................46

3.2.1. Thực trạng quỹ đất và phân bổ đất nông nghiệp.....................................46

3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ở khu vực nông thôn ......................49

3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam ............................51

3.3.1. Tình hình dồn điền đổi thửa.....................................................................51

3.3.2. Xu hướng tích tụ và tập trung đất............................................................53

3.3. Thực trạng thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam.....................................56

3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy mô ..............61

3.4.1. Thực trạng manh mún đất đai tại một số địa phương của Việt Nam ......61

3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa ...........................................62

3.4.3. Quy mô và hiệu quả sử dụng đất theo quy mô.........................................67

3.5. Tác động của tập tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông

thôn ........................................................................................................................70

3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất nông

nghiệp ở Việt Nam hiện nay..................................................................................75

3.6.1. Tạo môi trường pháp lý để khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất76

3.6.2. Tạo môi trường kinh tế ổn định, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông

thôn ....................................................................................................................78

3.6.3. Tạo môi trường xã hội ổn định để thực hiện công bằng xã hội và giảm

thiểu tác động tiêu cực do quá trình tích tụ gây ra ...........................................79

KẾT LUẬN ...........................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................83

Page 6: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

3

Danh mục bảng

Bảng 1.1. Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985 .............18

Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tính đến đầu năm 2010 ...................................47

Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 (ha) ..............48

Bảng 3.3. Tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình.............................50

Bảng 3.4. Sự thay đổi của chỉ số Simson trong giai đoạn 2008-2010 ......................55

Bảng 3.5. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)............................56

Bảng 3.6. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn: Đi thuê đất......57

Bảng 3.7. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn: Cho thuê đất ...58

Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ tham gia thị trường đất đai năm 2008 ........................................60

Bảng 3.9. Thực trạng manh mún đất đai, 2010........................................................61

Bảng 3.10. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo quy mô trang trại..........................63

Bảng 3.11. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo số mảnh đất ..................................64

Bảng 3.12. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, theo quy mô và vùng......65

Bảng 3.13 . Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, chia theo số mảnh đất và

vùng...........................................................................................................................66

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu bình quân của 1 trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản

năm 2010 ...................................................................................................................68

Bảng 3.15. Chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập..................................................70

Bảng 3.16. Diện tích và số mảnh đất phân theo các nhóm thu nhập ........................71

Bảng 3.17: Tỷ lệ các hộ có hiệu suất không đổi, tăng hay giảm theo quy mô .........75

Danh mục hình

Hình 1.1. Quy mô hộ nông nghiệp ở Hàn Quốc .......................................................22

Hình 1.2. Quy mô hộ nông nghiệp ở Trung Quốc ....................................................24

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất và thu nhập của hộ gia đình, 2008

...................................................................................................................................72

Hình 3.2. Quan hệ giữa năng suất lao động và diện tích đất ....................................73

Page 7: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

4

Danh mục từ viết tắt

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

ARD Phát triển nông thôn

BSPS Chương trình hỗ trợ thương mại

CRS Lợi tức theo quy mô không đổi

DANIDA Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch

DEA Phương pháp Bao Dữ liệu

GDP Tổng sản phẩm nội địa

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SE Hiệu quả quy mô

SFA Phương pháp phân tích Biên Ngẫu nhiên

TE Hiệu quả kỹ thuật

TEVRS Mức độ hiệu quả kỹ thuật

VARHS Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam

VHLSS Điều tra Mức sống hộ gia đình

VRS Lợi tức theo quy mô biến đổi

Page 8: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

5

MỞ ĐẦU

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách nông nghiệp, đặc biệt từ

khi phát động đổi mới vào năm 1986. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương

Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải

cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ,

có quyền bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được

giao ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993

đã đánh d ấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ

sung năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã được quyền chuyển nhượng, trao đổi và

thừa kế, cho thuê và thế chấp đất. Các cải cách đất đai được thực hiện gắn liền với

hàng loạt các cải cách khác như về giá, thủy lợi, và khoa học công nghệ, tất cả đã

góp phần tạo ra động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. heo số liệu thống kê

của Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính từ

năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần

5,36%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Tuy nhiên, về cơ bản nông nghiệp vẫn chưa có

sự thay đổi về chất, tăng trưởng kém bền vững và khả năng cạnh tranh thấp. Điều

đáng lo ngại là tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, từ

4%/năm trong giai đoạn 1995-2000 xuống còn 3,83%/năm giai đoạn 2001-2005 và

3,3%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất

nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010

(theo giá thực tế). Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang đặt

ra nhiều thách thức đối với nỗ lực của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo và duy

trì ổn định an ninh lương thực.

Cùng với đà suy giảm của nông nghiệp trong thời gian gần đây, cuộc khủng

hoảng lương thực vào đầu năm 2008 đã gây ra nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế và

xã hội cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác động của

khủng hoảng lương thực và hậu quả của nó đã cho thấy được tầm quan trọng của

việc đảm bảo an ninh lương thực của các quốc gia. Đây vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu

trong chính sách của chính phủ. Với hơn 80 triệu dân, trong khi diện tích đất lúa chỉ

Page 9: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

6

là 4,1 triệu ha và số hộ có quy mô diện tích dưới 0,5 ha còn chiếm trên 70%1, lời

giải cho bài toán tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam đang là một thách thức lớn

cho các nhà lập chính sách. Trong giai đoạn 2001-2010, hàng năm Việt Nam mất đi

khoảng hơn 70 nghìn ha do nhu cầu của công nghiệp hóa, đô thị hóa và tốc độ mất

đất nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Như vậy, sản xuất nông nghiệp của

Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong việc thỏa mãn nhu cầu

lương thực và nguyên liệu thô cho công nghiệp và quy mô dân số ngày một lớn.

Việc đảm bảo cung cấp đủ lương thực và thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển

bền vững đang và sẽ là thách thức mà chính phủ và các nhà nghiên cứu phải đối mặt

trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày một sâu rộng.

Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại kỳ họp thứ 7 khóa X về

vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của

việc tăng năng suất nông nghiệp như là một trong những yêu cầu cấp bách để đối

phó với các vấn đề thời đại khi nguy cơ bùng phát khủng hoảng lương thực xảy ra.

Với áp lực dân số gia tăng trong khi đất đai ngày một khan hiếm thì việc đẩy mạnh

năng suất nông nghiệp được xem là một cách hiệu quả trong việc đảm bảo sản xuất

đủ lương thực trong dài hạn của Việt Nam. Một trong những trở ngại cho việc cải

thiện năng suất đó chính là tình trạng manh mún đất đai và sản xuất nông nghiệp ở

quy mô nhỏ. Theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, bình quân diện tích đất

nông nghiệp của hộ là 0,65ha được chia cho 3,8 mảnh. Trong khi đó diện tích đất

trồng cây hàng năm trung bình chỉ có 0,37ha một hộ gia đình ở khu vực nông thôn.

Câu chuyện về thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ

qua có được là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự

đổi mới về thể chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản

lượng. Tuy nhiên, sự sụt giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại

chỉ ra rằng vai trò của các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang

dần giảm tác dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần

1 Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, 2010. Tổng cục thống kê

Page 10: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

7

đây, đã làm cho quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế trong việc

áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng bền vững diện tích đất

nông nghiệp và thúc đẩy tích tụ ruộng đất đang và sẽ trở thành hướng đột phá nhằm

tiến tới một nền nông nghiệp quy mô lớn và năng suất cao.

Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tích tụ tập trung và hiệu

quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sĩ Khoa học Môi trường với các mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng phân mảnh và xu thế của

tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp Việt Nam, những tác động của quá trình tích

tụ tập trung đất đai và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy

tích tụ, tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất trong sản xuất

nông nghiệp.

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tôi tập trung vào phân các cụ thể mục

tiêu các như sau:

- Làm rõ thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông

thôn ở Việt Nam, qua đó thấy được một bức tranh tổng thể về hiện trạng phân

mảnh cũng như xu hướng tích tụ tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là trong đất trồng lúa.

- Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình tích tụ tập trung đất

nông nghiệp và ảnh hưởng của quá trình này đến phân phối thu nhập ở khu vực

nông thôn Việt Nam.

- Đánh giá tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai tới hiệu quả kinh tế

của việc sử dụng đất, năng suất lao động, khả năng cơ giới hóa cũng như bất

bình đẳng nông thôn.

Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc xây dựng chính sách nhằm đẩy

nhanh hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất, từng bước tạo dựng một nền nông

nghiệp có quy mô hiện đại, tập trung, phát triển một cách bền vững và nâng cao

hiệu quả sử dụng đất đai.

Page 11: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

8

1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

Đất đai đã trở thành vấn đề trung tâm trong lịch sử và phát triển của Việt Nam

cũng như của nhiều quốc gia khác. Với đặc trưng là một nước đang phát triển có

dân số đông, lại phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục

thống kê năm 2007, dân cư nông thôn ở Việt Nam chiếm tới 72,6% dân số cả nước,

trong đó phần lớn là hộ thuần nông. Trong khi đó số hộ có diện tích đất dưới 0,5 ha

vẫn chiếm trên 70% tổng số hộ. Chính vì vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với

nhiều thách thức trong quá trình cải cách đất đai để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng

nông nghiệp. Mặc dù Việt Nam đã đạt đươc nhiều thành công của cải cách kinh tế

và mở cửa nhưng nông nghiệp những năm vừa qua đang có xu hướng giảm. Sự sụt

giảm này có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó yếu tố đất đai đang trở thành

một trong những vấn đề chính trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng nông

nghiệp của Việt Nam.

Một trong những thách thức mà nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phải

đối mặt đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua đẩy nhanh

quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong bối cảnh có nhiều điều kiện mới được

đặt ra như tác động của hội nhập ngày một sâu rộng, sự phát triển công nghiệp, dịch

vụ và đô thị hóa làm cho diện tích đất có xu hướng giảm và thay đổi mục đích sử

dụng, trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn và có trình độ thấp. Nâng cao hiệu

quả sử dụng đất là một trong những tiền đề quan trong cho sự thành công trong cải

cách nông nghiệp của Việt Nam. Quá trình cải cách đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề

mới đòi hỏi phải được làm sáng tỏ.

1.1. Các định nghĩa

Tích tụ và tập trung ruộng đất được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. FAO

(2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ và sắp xếp

lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai. Manh mún

ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tán quy mô ruộng đất

nông hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phương thức được thực hiện

phổ biến là dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất. Dồn điền đổi thửa là phương thức

Page 12: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

9

mang nặng tính kỹ thuật hơn là xã hội. Các ô thửa phải được xây dựng và quy

hoạch lại phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý đất đai ở mỗi vùng. Trong khi đó,

tích tụ và tập trung ruộng đất cũng góp phần vào giảm thiểu tình trạng manh mún

đất nhưng tính chất phức tạp hơn vì nó liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân

hóa kinh tế nông hộ.

Vũ Trọng Khải (2008) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình

tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy

được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất được

thực hiện trên thị trường đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh

doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữu hay thuê quyền sử dụng đất theo

nguyên tắc "thuận mua, vừa bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tô cho người cho thuê

đất. Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trường đất, khác

với dồn điền đổi thửa. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui mô của 1 thửa

đất, và giảm số thửa đất của nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất thuận lợi và có hiệu

quả cao hơn, mà không làm tăng qui mô ruộng đất của nông hộ. Tương tự như cách

tiếp cận của Vũ Trọng Khải (2008), Agarwal (1972) và McPherson (1982) khẳng

định rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ làm tăng quy mô diện tích trung bình của

nông hộ và giảm tình trạng phân tán đất đai. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát

triển của thị trường đất đai, hoạt động phi nông nghiệp phát triển và môi trường thể

chế được hoàn thiện là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tích tụ và tập

trung ruộng đất.

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập

trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i)

tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi

làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động

tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường

chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung

đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ

và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở

Page 13: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

10

khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản

xuất hàng hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong

quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27].

1.2. Quy mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Hầu hết các lý thuyết nghiên cứu về đất nông nghiệp đều sử dụng cách tiếp cận

hàm sản xuất khi coi đất là một trong bốn đầu vào quan trọng trong quá trình tăng

trưởng của nông nghiệp. Các lý thuyết này đều chỉ ra rằng chất lượng của đất có

ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất nông nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình

phát triển. Tăng năng suất nông nghiệp cho phép giải phóng lao động từ khu vực

nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, tiếp đó dẫn tới lợi tức gia tăng và tăng thu

nhập đầu người và đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn. Đối với các nước đang phát

triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thì các yếu tố liên quan đến đất đai như thời

hạn sử dụng đất, tỷ lệ lao động trên đơn vị diện tích đất, quy mô ruộng đất có ảnh

hưởng nhiều đến tốc độ phát triển. Bên cạnh đó, các yếu tố về địa lý liên quan đến

tự nhiên của đất và yếu tố thời tiết đều có thể cung cấp cơ sở cho trả lời câu hỏi tại

sao quốc gia này phát triển nhanh hơn quốc gia khác và tại sao nhiều nước vẫn nằm

trong tình trạng trì trệ kém phát triển.

Nếu sản lượng nông nghiệp tăng hơn hai lần khi các đầu vào tăng gấp đôi, ta

có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Điều này xảy ra do quy mô lớn, hộ nông dân hay

các trang trại cho phép chuyên môn hóa các công đoạn của quá trình sản xuất và

ứng dụng máy móc, công nghệ. Nếu sản lượng có thể tăng gấp đôi khi các đầu vào

tăng gấp đôi, ta có hiệu suất không đổi theo quy mô. Với hiệu suất không đổi theo

quy mô, quy mô sản xuất không ảnh hưởng đến năng suất của các yếu tố đầu vào.

Năng suất trung bình và năng suất biên của các đầu vào là không thay đổi. Một vấn

đề nữa là hiệu suất giảm dần theo quy mô.

Cùng với áp lực dân số ngày một gia tăng, sự phát triển của công nghiệp và

dịch vụ cũng như đô thị hóa đã làm quỹ đất ngày một giảm. Sự sụt giảm diện tích

đất canh tác, đặc biệt ở các nước đang phát triển đã trở thành nhân tố cản trở sự tăng

trưởng nông nghiệp một cách bền vững ở các quốc gia này. Điều này chính là khởi

Page 14: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

11

đầu cho nghiên cứu về đất đai, David Ricardo trong tác phẩm “Các nguyên tắc của

kinh tế chính trị và thuế khóa” năm 1817 đã chỉ ra quy luật lợi tức giảm dần trong

nông nghiệp do đất đai là yếu tố sản xuất cố định. Theo Ricardo, để tăng quy mô

sản xuất cần phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất ngày

một gia tăng. Những dự báo về giới hạn của tăng trưởng nông nghiệp của Ricardo

và cách giải quyết lao động dư thừa ở khu vực nông thôn của nhiều nhà kinh tế cổ

điển khác đã không thấy được vai trò của khoa học công nghệ tạo ra cuộc cách

mạng về năng suất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy được tầm quan

trọng trong việc duy trì ổn định quỹ đất sản xuất nông nghiệp nếu như muốn duy trì

mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực.

Các lý thuyết về đất đai phần lớn tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa quy

mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp hay năng suất trong sản xuất nông

nghiệp. Thirlwall (2006) đã khẳng định rằng năng suất trong nông nghiệp chịu ảnh

hưởng nhiều của tỷ lệ giữa đất đai và lao động. Năng suất thấp gắn liền với mật độ

dân số cao và tỷ lệ lao động trên đất đai cao. Trong trường hợp này, năng suất có

thể cải thiện khi có sự bổ sung vốn phù hợp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp năng

suất thấp do tỷ lệ đất đai trên lao động cao, giải pháp cho trường hợp này là bổ sung

tỷ lệ lao động phù hợp.

Như vậy có thể thấy, hệ thống tổ chức và canh tác đất là những nhân tố quan

trọng trong việc cải thiện năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu nông nghiệp

nông thôn có sự khác biệt giữa các nước, phần lớn là lý do lịch sử, nhưng cơ cấu

này có đặc điểm chung là cản trở sự tăng trưởng của năng suất. Ở nhiều nước, quy

mô ruộng lại quá nhỏ và manh mún. Điều này có thể thấy rõ ở khu vực Châu Á, với

mật độ dân số cao, diện tích đất được chia nhỏ, khi quy mô gia đình tăng lên, đất đai

tiếp tục được phân chia và dẫn tới một cơ cấu đất không hiệu quả. Ngược lại với

Châu Á, các nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh đất đai lại quá tập trung. Các trang

trại lớn được sở hữu bởi một nhóm nhỏ các gia đình giàu có. Ở Braxin, 90% diện

tích đất được sở hữu bởi 15% dân số. Trong trường hợp này, đất đai cũng được sử

dụng kém hiệu quả và lãng phí.

Page 15: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

12

Hiện nay, mối quan hệ giữa tập trung ruộng đất và năng suất đang còn nhiều

trang cãi. Tập trung ruộng đất thành các trang trại lớn sẽ tạo ra hiệu suất nhờ quy

mô và thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp. Quy mô lớn sẽ tạo điều kiện để áp

dụng cơ giới hóa vào trong nông nghiệp và tăng hiệu quả [44, 47]. Các nghiên cứu

này chỉ ra rằng khi tiền lương ở khu vực phi nông nghiệp tăng lên, lao động sẽ

chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, quá trình này cũng

tác động làm tăng tiền lương ở khu vực nông nghiệp và tạo ra động lực cũng như cơ

hội để các trang trại còn lại mở rộng diện tích đất canh tác. Hayami (1988) khi

nghiên cứu về nông nghiệp qua ba thập kỷ đã cho thấy lợi tức tăng dần trong nông

nghiệp sẽ xảy ra khi phát triển kinh tế đạt đến một giai đoạn mà tỷ lệ tiền lương

thực tế tăng mạnh. Nghiên cứu cho thấy các tác động của hiệu suất nhờ quy mô là

có ý nghĩa ngay cả khi ảnh hưởng của thị trường lao động liên ngành lớn hơn so với

ảnh hưởng của tập trung ruộng đất. Kết quả này cho thấy các nước đang phát triển

không cần phải phải lo ngại về cơ chế gây ra phân phối đất đai một cách thiếu công

bằng nếu như thị trường không bị bóp méo một cách quá mức.

Theo báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (2008), năng suất trên

một diện tích đất phân bổ theo mùa có thể cao hơn đối với các nông trại lớn có xu

hướng sử dụng phân bón và các nguyên liệu đầu vào nhiều hơn. Khoảng cách về

năng suất của các nông trại lớn so với các nông trại nhỏ có thể tăng do thị trường

bảo hiểm và tín dụng không hoàn thiện cản trở các tiểu nông áp dụng kỹ thuật sản

xuất cần nhiều vốn hay các sản phẩm có giá trị cao. Các nước Châu Âu đã có chủ

trương hình thành các trang trại sản xuất lớn để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp

trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Người nông dân bị đẩy ra khỏi khu vực

nông thôn và trở thành công nhân. Ở đây, vai trò của khu vực phi nông nghiệp là rất

lớn trong việc thu hút lượng lớn lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Hà Lan là

một nước có nền nông nghiệp phát triển. Chính phủ luôn khuyến khích mở rộng các

trang trại và do một gia đình làm chủ. Các trang trại được tạo điều kiện để tập trung

đất đai, lao động dôi ra được chính phủ trợ cấp để chuyển sang các lĩnh vực khác.

Giới hạn hợp lý cho việc mở rộng quy mô là mức độ lao động toàn thời gian trong

Page 16: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

13

các trang trại. Thêm vào đó, quá trình tập trung đất sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều vào

khả năng tạo cơ hội giải phóng lao động khỏi khu vực nông nghiệp và sự phát triển

của thị trường đất đai cũng như các thể chế liên quan đến đất.

Về mối quan hệ giữa quy mô ruộng đất và năng suất ở các nước đang phát triển,

đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về sự tác động của quy mô trang trại lớn đối

với năng suất nông nghiệp. Kawagoe, Hayami và Ruttan (1985) khi ước lượng hàm

sản xuất nông nghiệp dựa trên số liệu của các nước đang phát triển đã cho thấy hiệu

suất không đổi theo quy mô là phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong khi đó,

có rất nhiều nghiên cứu lại chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ruộng đất

và năng suất, tức là sản lượng trung bình sẽ giảm khi quy mô đất tăng [31, 24, 25].

Các nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do yếu tố chất

lượng đất không được quan sát trong quá trình ước lượng. Lamb (2003) cũng đã bổ

sung nghiên cứu khi cho rằng mối quan hệ nghịch đảo này là do sự kết hợp giữa yếu

tố chất lượng đất, sự không hoàn hảo của thị trường và sai số đo lường về biến quy

mô đất. Tương tự như vậy, Ellis (1993) lại cho rằng tập trung ruộng đất sẽ dẫn đến

năng suất đất giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân nhỏ phải chịu chi

phí cơ hội lao động thấp hơn và giá đất cao hơn. Do vậy họ sử dụng đất một cách

tối ưu và tạo ra năng suất cao. Ngược lại, các trang trại lớn do đất sử dụng lớn nên

năng suất đất có xu hướng thấp. Bên cạnh đó, các trang trại lớn đòi hỏi tiếp cận với

nguồn tín dụng và nguồn cung cấp đầu vào lớn hơn, cộng với việc quản lý và giám

sát khó khăn hơn. Vì vậy, những thị trường không hoàn hảo thường đem lại cho các

trang trại lớn sự thay thế vốn tư bản cho lao động. Đối với các nước đang phát triển,

đất đai và vốn thường khan hiếm trong khi lao động lại dồi dào, do đó một mô hình

phân phối nguồn lực như vậy thường dẫn đến không hiệu quả về mặt xã hội.

Như vậy, một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải bài toán tăng

trưởng nông nghiệp của các nước mà tình trạng manh mún đất đang diễn ra đó

chính là đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất. Vấn đề này đang vấp

phải một nền nông nghiệp mà sản xuất bởi "đám đông" chứ không phải là sản xuất

hàng loạt. Nếu nông nghiệp muốn theo kịp sự tăng trưởng của các ngành khác, nó

Page 17: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

14

sẽ phải tác động tới phần còn lại của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là, nếu muốn có

quy mô ruộng đất lớn hơn, cần phải đẩy lao động thoát khỏi khu vực nông nghiệp.

Xét về mặt chính trị thì đây là bài toán khó và chưa có lời giải.

1.3. Tích tụ và tập trung đất đai

Với tư cách là một tư liệu sản xuất, đất đai thường có sự vận động về mặt sở hữu

và qua nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Sự khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu

đất đai là các quan hệ sở hữu về đất đai. Từ những đặc thù mang tính khách quan,

nó đặt ra yêu cầu mở rộng phương thức xử lý các quan hệ đất đai như mua bán, cho

thuê, thừa kế hay thế chấp. Thực hiện các yêu cầu đó sẽ làm cho quá trình tập trung

đất đai được đẩy nhanh, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện

để phát triển. Quá trình tập trung đất đai như vậy về cơ bản sẽ không dựa trên cơ sở

tước đoạt và bần cùng hóa người nông dân, mà trên cơ sở phân hóa kinh tế, phân

công lao động xã hội của các hộ nông dân. Như vậy, những đặc thù mang tính quy

luật là cơ sở khách quan để thực hiện các điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động

nhằm tạo hành lang pháp lý cho chế độ sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu

quả với mục tiêu đưa đất đai tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đối với nông nghiệp,

quá trình tập trung đất đai hay tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp

là vấn đề có tính quy luật. Nó diễn ra với quy mô và tốc độ khác nhau tùy vào từng

nước. Quá trình này làm thay đổi tương quan giữa lao động và đất đai trong sản

xuất nông nghiệp theo các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử.

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung

ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích

tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm

giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích

tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển

nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng

với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập

trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực

nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng

Page 18: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

15

hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình

phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27].

Tập trung ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình

phát triển nông nghiệp của các quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á, nơi

mà sản xuất nông nghiệp tồn tại dưới hình thức quy mô nhỏ là phổ biến. Với chủ

trương phân chia ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu

vực nông thôn tăng nhanh đã khiến cho ruộng đất canh tác ngày càng manh mún.

Bentley (1987) và Blarel (1992) chỉ ra rằng tình trạng manh mún đất đai sẽ làm phát

sinh nhiều chi phí và gây ra tình trạng mất đất, lãng phí đất do có nhiều bờ vùng và

bờ thửa gây ra. Chính vì vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất được xem là một trong

những công cụ hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo FAO

(2003), tích tụ và tập trung đất đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông

nghiệp cạnh tranh trên cơ sở phát huy được lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế

do tình trạng manh mún gây ra. Kết quả này có được trên cơ sở khả năng tăng

cường cơ giới hóa trong nông nghiệp, mở rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình

trạng lãng phí đất, qua đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các sản

phẩm nông nghiệp.

Trên phạm vi toàn xã hội, thì tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ góp phần làm

giảm chi phí xã hội. Nó sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu

vực nông thôn như đường và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ và tập trung

ruộng đất sẽ thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính thương

mại, đồng thời các chính sách nông nghiệp của vùng cũng được thực hiện một cách

dễ dàng hơn. Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo

vệ diện tích đất nông nghiệp được tốt hơn trước sự bùng nổ của công nghiệp và đô

thị hóa. Sự mở rộng của tích tụ đất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng phân công lại lao động trong nông nghiệp.

Ngoài ra, FAO (2003) và Bentley (1987) còn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng

đất còn góp phần cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói mòn và suy thoái

đất đai.

Page 19: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

16

Mặc dù tích tụ và tập trung ruộng đất có vai trò mà không thể phủ nhận, nhưng

việc thực hiện lại có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Đó chính là việc đảm

bảo ổn định và công bằng xã hội ở khu vực nông thôn khi nó đòi hỏi giải phóng một

lượng lớn lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xu hướng phân tầng ở khu vực

nông thôn chắc chắn là không tránh khỏi với tình trạng bất bình đẳng về đất ngày

một lớn, nhất là ở các nước mà thị trường đất đai phát triển. Vấn đề này ngày càng

lộ rõ đối với các nước mà sản xuất nông nghiệp được thực hiện bởi "đám đông" chứ

không phải bởi sản xuất hàng loạt. Chính vì vậy, vấn đề tích tụ sẽ trở thành vấn đề

chính trị và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả đang là

thách thức lớn mà nhiều nước phải đối mặt.

1.4. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới

Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa

cho thấy, sự thay đổi về quyền tài sản đất kết hợp với di cư khỏi nông thôn có quy

mô lớn sẽ tạo ra một làn sóng thay đổi và tái cơ cấu nông thôn như nhiều nước công

nghiệp đã trải qua [18]. Khu vực nông thôn trở thành nơi cung cấp lao động cho khu

vực công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đô thị hóa nhanh đã thu hút một lượng lớn

lao động nhập cư vào thành phố và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm nông

nghiệp tích tụ được nhiều đất, hình thành các trang trại lớn, qua đó có thể áp dụng

cơ giới hóa vào sản xuất và tăng năng suất nông nghiệp.

Khu vực Châu Á vào những năm 1960 được đặc trưng bởi quy mô sản xuất nhỏ.

Quy mô này khá hiệu quả do sử dụng được lao động gia đình và kiểm soát được sản

xuất. Tuy nhiên, quy mô nhỏ đã hạn chế phát triển của cơ giới hóa và áp dụng công

nghệ mới. Vào những năm 1970 và 1980, một số nước có tốc độ công nghiệp hóa

và đô thị hóa nhanh đã thúc đ ẩy việc tăng quy mô trang trại thông qua thu hút một

lượng lớn lao động ở khu vực nông thôn. Giá đất ở nông thôn ngày càng có xu

hướng tăng cao và nông dân dần dần sống chủ yếu bằng thu nhập phi nông nghiệp,

khả năng tiếp cận đến đất nông nghiệp là hạn chế. Đây chính là cái "bẫy quy mô sản

xuất nhỏ" mà một số nước ở Châu Á phải đối mặt. Công nghiệp sử dụng nhiều lao

động đã xung đột với phương thức sản xuất sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông

Page 20: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

17

thôn. Sự cải thiện năng suất trong công nghiệp đã hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông

nghiệp và công nghiệp hóa đã làm gia tăng đáng kể quy mô trang trại thông qua nới

lỏng các ràng buộc về lao động [36].

Ngược lại với khu vực Châu Á, hệ thống đồn điền sản xuất hàng hóa lớn phát

triển mạnh ở khu vực Châu Mỹ La tinh. Hệ thống này tồn tại và được tiếp quản từ

thời kỳ thực dân. Với quy mô sản xuất lớn, các quốc gia trong vùng đã có điều kiện

áp dụng máy móc và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra các vùng sản xuất hàng

hóa có quy mô lớn và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đất nông nghiệp bị tập trung quá

mức đã gây ra tình trạng phân hóa xã hội một cách sâu sắc và bất ổn ở khu vực

nông thôn.

Luận văn sẽ giới thiệu kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á trong việc giải

bài toán quy mô đất đai, qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

trong thực hiện các chính sách liên quan đến tập trung ruộng đất.

1.4.1. Nhật Bản

Nông dân Nhật Bản thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như ở các

nước trồng lúa nước khác, chủ yếu đi làm thuê cho địa chủ vì không có hoặc có rất

ít đất. Là nước đi tiên phong trong nhóm ba nước có điều kiện tự nhiên khá giống

nhau trong khu vực gió mùa là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.

Từ năm 1946 đến năm 1950, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó

các địa chủ có nhiều hơn 1 ha đất và các địa chủ vắng mặt/địa chủ bỏ đất trống bị

bắt buộc phải bán đất cho nhà nước, đất này lại được bán lại cho nông dân. Nhà

nước trao quyền sở hữu cho chủ đất, đặt ra giá thuê đất ở mức rất thấp, bảo vệ nông

dân không bị chủ đất đòi lại đất, và đặt ra mức hạn điền là 3 ha cho mỗi hộ. Các

biện pháp này đẩy mạnh sản xuất nhưng lại tạo ra tình trạng manh mún đất đai. Ở

thời điểm năm 1956, một hộ nông trung bình có từ 0,8 đến 1 ha2 đất bao gồm từ 10

đến 20 mảnh nhỏ, mỗi mảnh rộng khoảng 0,06 ha, và khoảng cách trung bình giữa

2 Các số liệu về diện tích quy mô đất của Nhật Bản không tính đến Hokkaido do đảo này không thuộc khuvực gió mùa và các trang trại vùng này có diện tích lớn hơn nhiều và ít manh mún hơn.

Page 21: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

18

các mảnh là 4 km. Đồng thời các hợp tác xã nông thôn được thành lập để cung cấp

chủ yếu là dịch vụ và tài chính cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập. Tiếp

sau đó là các chính sách trợ giúp sản xuất lúa gạo, phát triển nông thôn; xây dựng

cơ sở hạ tầng như là thuỷ lợi, giao thông, và thông tin truyền thông; tạo ra các giống

lúa năng xuất cao và kỹ thuật thâm canh; phát triển các loại hoa màu và cây trồng

khác ngoài lúa, và các ngành khác như chăn nuôi, thuỷ sản, và lâm nghiệp; phát

triển các ngành phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị; người dân nông thôn

ra thành thị làm việc, đồng thời nông dân mùa nông nhàn cũng kiếm được việc làm

ở khu vực phi nông nghiệp; cơ giới hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng

các máy móc nhỏ.

Bảng 1.1. Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985

Năm

Sốtrangtrại

(triệu)

Phân phối theo quy mô của cáctrang trại (%) Tổng

Quy môtrung

bình/trangtrại (ha)

<0,5ha

0,5 -1 ha

1 - 2ha

2 - 3ha

>3ha

1955 6,0 38,5 32,7 22,9 3,4 2,5 100 0,991960 6,1 38,3 31,7 23,6 3,8 2,5 100 1,001970 5,3 38,0 30,2 24,1 4,8 3,0 100 1,091980 4,7 41,6 28,1 21,2 5,3 3,7 100 1,171985 4,4 42,7 27,1 20,4 5,5 4,2 100 1,22

[Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, Điều tra nông, lâm nghiệp]

Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển, đặc biệt là công nghiệp, tỷ trọng tiêu thụ

lúa gạo giảm, dù vẫn là lương thực chính, dẫn đến thu nhập từ sản xuất lúa thấp hơn

nhiều lần so với sản xuất hoa màu, hay là các ngành phi nông nghiệp. Điều này tạo

ra xu hướng nông dân từ bỏ sản xuất lúa gạo dẫn đến nguy cơ Nhật Bản mất khả

năng tự cung cấp lúa gạo. Chính vì thế, cần phải tăng năng xuất, tức là tăng thu

nhập cho nông dân, bằng cách xoá bỏ tình trạng manh mún đất, mở rộng kích thước

thửa ruộng để có thể đưa máy móc thiết bị lớn vào sản xuất lúa gạo thay thế sức

người.

Từ năm 1961, biện pháp khuyến khích tích tụ đất đai đầu tiên được Nhật Bản áp

dụng là trợ cấp cho nông dân mua đất. Mức hạn điền 3 ha đã được bãi bỏ vào năm

Page 22: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

19

1962. Tuy nhiên biện pháp này không mấy thành công trong việc khuyến khích

nông dân mua đất. Lý do xuất phát từ cả bên cung và bên cầu. Hình thức làm nông

bán thời gian trở nên phổ biến khi rất nhiều lao động nam chính hàng ngày đi vào

thành phố làm việc trong khi người già và phụ nữ trong gia đình tiếp tục làm nông

nghiệp nên không có nhu cầu bán đất. Nhiều hộ gia đình ngừng hẳn nghề nông và

bỏ không ruộng đất nhưng không muốn bán đất vì thu nhập phi nông nghiệp của họ

là đủ sống và họ vẫn muốn giữ nhà ở quê để sống khi về hưu. Khi giá đất tăng cao

do công nghiệp hoá thì lại trở nên quá đắt đối với các hộ thuần nông muốn mở rộng

sản xuất. Chính hệ thống tư hữu đất đai ở đây đã không thúc đẩy các giao dịch mua

bán đất. Chính vì vậy, thúc đẩy tích tụ đất đai thông qua thị trường cho thuê đất là

biện pháp mà Nhật Bản đưa ra vào năm 1970. Các kiểm soát giá thuê đất đều được

xoá bỏ và chủ đất có quyền lấy lại đất sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê thời hạn ít

nhất 10 năm. Trong các năm 1975 và 1980, cho thuê ngắn hạn được hợp pháp hoá.

Biện pháp này có tiến triển tốt hơn hình thức khuyến khích mua bán đất, tuy vẫn

chậm và bị giới hạn do sự mất cân bằng giữa cung và cầu tương tự như trên thị

trường mua bán đất.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự kém thành công của các chính sách khuyến

khích tích tụ ruộng đất là tâm lý chủ nghĩa quân bình mạnh mẽ ở nông thôn. Họ sẽ

cảm thấy không thoải mái nếu một người trong làng mình mở rộng trang trại để

cạnh tranh với họ. Bên cạnh đó, các hộ thường có nhiều thửa ruộng nhỏ rời rạc cách

xa nhau nên rất khó thuê được đất liền kề để mở rộng thửa và có thể sử dụng được

máy móc hiện đại. Ngay cả khi tìm thuê được đất liền kề thì vẫn có khả năng chủ

đất sẽ cho người khác thuê sau khi hết hạn hợp đồng và người thuê lại phải chia nhỏ

thửa ruộng của mình. Ở đây cũng chính hai yếu tố tư hữu đất đai cộng với sự tự do

của thị trường cho thuê đất lại hạn chế hoạt động thuê đất.

Một biện pháp khác nhà nước Nhật Bản thực hiện song song là “hợp nhất ruộng

đất” trong hệ thống tư hữu đất đai. Đây là hình thức trao đổi quyền sở hữu và vị trí

các thửa ruộng nằm cách xa nhau giữa các chủ đất nhằm tạo cơ cấu mới mà mỗi hộ

chỉ sở hữu một (hay là ít nhất có thể) thửa ruộng có giá trị bằng với tổng giá trị đất

Page 23: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

20

trước đây. Vào tháng 6 năm 1949, Luật Cải tiến đất đai được ban hành, trong

khoảng từ năm 1950 đến 1952, 1.880.000 ha đất trên tổng số 3.957.000 ha đất nông

nghiệp của đảo Honshu, là đảo lớn nhất của Nhật Bản, đã được hợp nhất thành

công. Và hình thức này được củng cố thêm vào năm 1992 trong “Đường hướng cơ

bản trong chính sách mới về lương thực, nông nghiệp và các vùng nông thôn” của

Bộ nông lâm thuỷ sản Nhật Bản. Mục tiêu của chương trình này là tạo ra các thửa

ruộng hợp nhất rộng 1, 2 hoặc 3 ha. Từ năm 1993, hàng năm trung bình 50.000 ha

được hợp nhất ở Honshu. Mặc dù điều luật ban hành năm 1949 yêu cầu sự tán thành

của 50% chủ đất trong làng và chính sách mới năm 1992 nâng lên 2/3, nhưng

thường thì tất cả các hộ đều đồng tình từ trước khi tiến hành hợp nhất. Khó khăn

chính với các cán bộ thực hiện vẫn là làm thế nào để đảm bảo quyền lợi và thoả

mãn được các yêu cầu của nông dân.

Tuy “hợp nhất ruộng đất” có thể xoá bỏ hiện tượng manh mún đất đai, tăng kích

thước thửa ruộng, tạo điều kiện cho việc mua bán cho thuê đất và các hình thức hợp

tác sản xuất dễ dàng hơn nhưng lại không có khả năng tăng quy mô sản xuất hộ. Nó

cũng không thể đảm bảo các hộ thuần nông sẽ sử dụng đất hiệu quả, hay là đối với

các hộ nông bán thời gian hoặc bỏ không đất mà không có ý định bán hoặc cho thuê

đất thì cũng chưa chắc muốn bán hoặc cho thuê sau khi đã hợp nhất ruộng đất của

họ.

Biện pháp thứ tư nhằm khuyến khích sản xuất quy mô lớn là hình thức uỷ thác

sản xuất, tức là các hộ quy mô nhỏ hơn 0,5 ha sẽ uỷ thác các hộ quy mô lớn làm

một phần hay toàn bộ quy trình sản xuất lúa của mình bằng máy móc, lao động và

quản lý của các hộ quy mô lớn này.

Thành lập xí nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác sản xuất cũng là một hình thức

tăng quy mô sản xuất. Trong đó các xí nghiệp sẽ điều hành sản xuất tập trung, bao

gồm cả các việc được uỷ thác. Hình thức này có ưu điểm là có thể đưa đất đáng ra

bị bỏ không vào sản xuất, đạt tính kinh tế của quy mô trong sử dụng máy móc, lao

động, và quản lý.

Page 24: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

21

Một hình thức khác là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong đó các hộ kết hợp

sản xuất một phần hay toàn bộ quy trình để có thể tăng quy mô sản xuất chung lên

2-5 ha và lớn hơn. Ở một số làng, tất cả các hộ thành lập chung một hợp tác xã sản

xuất, phá bỏ hết các bờ phân chia ruộng để sử dụng chung máy móc và đã tăng quy

mô sản xuất lên rất lớn. Nhưng nếu các hộ có thể rút lại đất của mình thì có một số

vấn đề chính đáng quan tâm mà sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của các hợp tác xã.

Thứ nhất, các thành viên có thể không đồng ý cho hợp tác xã chuyển đổi đất của họ

sang chức năng khác ngoài trồng lúa như là ao, đập, đường đi, vân vân. Thứ hai, do

một nguyên nhân nào đó như mâu thuẫn cá nhân hay trong quản lý, các thành viên

muốn rút ra khỏi hợp tác xã hoặc muốn thành lập hợp tác xã mới dẫn đến việc chia

khoanh vùng lại đất rất ảnh hưởng đến sản xuất. Nếu chấp nhận chi phí cao, hợp tác

xã có thể thuyết phục thành viên muốn tách ra chịu đổi đất của họ sang vị trí khác

để duy trì sự liên kết của các mảnh còn lại, tuy nhiên thành viên đó vẫn có thể

không đồng ý. Nhìn chung rất khó tìm ra cách giải quyết cho mỗi trường hợp muốn

tách ra của thành viên và thực tế là việc hợp tan của các hợp tác xã nông nghiệp

diễn ra thường xuyên.

Đánh thuế đối với các hộ nông bán thời gian hoặc các hộ bỏ không đất mà

không muốn bán hoặc cho thuế đất hoặc tham gia hợp tác xã hay xí nghiệp cũng là

một biện pháp đã được xem xét. Những điểm yếu có thể là sự quan liêu trong khâu

tổ chức, khó có thể đánh thuế các hộ thuần nông tách khỏi hợp tác xã sản xuất độc

lập. Và để bảo đảm sự ủng hộ của nông dân, chính chính phủ đương nhiệm cũng

không muốn đưa ra một chính sách thuế như thế. Điều này có thể giải thích cho lý

do tại sao thị trường đất vẫn được thả nổi không bị đánh thuế.

1.4.2. Hàn Quốc

Giống như các nước khác trong khu vực, ở Hàn Quốc trong thời kỳ phong kiến,

nông dân không có ruộng đất và làm thuê cho địa chủ. Đây là một hệ thống bất bình

đằng và khiến cho số đông phải sống trong nghèo đói. Chính vì thế, hệ thống này đã

được thay đổi vào năm 1950 trong “Chương trình cải cách ruộng đất” nhằm tạo ra

sự phân chia tài sản công bằng, và giúp cho sự độc lập và tự chủ của các chủ đất

Page 25: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

22

nhỏ. Với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, nhà nước Hàn Quốc mua lại ruộng đất

của những người không làm nông nghiệp, địa chủ chỉ được giữ lại nhiều nhất là 3

ha đất, còn lại phải bán cho nhà nước. Sau đó nhà nước phân chia ruộng đất cho

nông dân và các chủ đất nhỏ vẫn muốn tiếp tục làm nông nghiệp. Những người

được phân đất phải trả lại chi phí mua đất cho nhà nước trong vòng 5 năm, như vậy

nông dân hoàn toàn làm chủ đất đai. Tuy nhiên, chính mức hạn điền 3 ha đất cho

mỗi hộ nông dân – tâm điểm bình luận của nhiều hội nhà nông và các nhà chính

sách về sau này – đã tạo ra nền nông nghiệp quy mô nhỏ hiện nay ở Hàn Quốc (tại

thời điểm năm 2005 diện tích trung bình là 1,43 ha so với 0.94 ha năm 1975). Bên

cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, bắt đầu từ những năm 1960, đã

thu hút một lượng lớn lao động ở nông thôn ra thành thị tham gia các ngành phi

nông nghiệp và để lại lực lượng lao động chủ yếu là người già và phụ nữ ở nông

thôn làm nông nghiệp.

Hình 1.1. Quy mô hộ nông nghiệp ở Hàn Quốc [18]

Đến năm 1993, nhà nước Hàn Quốc thử nghiệm nâng mức hạn điền từ 3 ha lên

10 ha trong các “Vùng phát triển nông nghiệp”, và trong đó nông dân có thể sở hữu

đến 20 ha đất nếu được chính quyền địa phương cho phép. Ở ngoài các vùng phát

triển này thì mức hạn điền được nâng lên 5 ha vào năm 1999, và đến năm 2002 thì

tất cả các mức hạn điền đều được bãi bỏ. Cho đến trước năm 1990 chỉ nông dân mới

Page 26: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

23

có quyền sở hữu đất nông nghiệp, hiện nay thì các tổ chức hiệp hội người làm nông

nghiệp đã được phép sở hữu đất nông nghiệp.

Bên cạnh các cải cách pháp chế, nhà nước Hàn Quốc đã tiến hành rất nhiều

chương trình thúc đẩy tích tụ đất đai rất cụ thể. Cộng đồng nông thôn và Hiệp hội

nông nghiệp Hàn Quốc là một tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong

quá trình này. Một chương trình lớn của tổ chức này là hỗ trợ tài chính bằng các

khoản vay ưu đãi cho những người muốn thuê và mua đất nông nghiệp, chú trọng

đến các hộ trẻ thuần nông. Từ năm 1995 đến năm 2004, khoảng 85 nghìn hộ trồng

lúa được cho vay ưu đãi, tổng số 3 nghìn tỷ Won (tương đương 2,7 tỷ USD) và quy

mô trung bình của nhóm này đã tăng từ 2,2 ha lên 4,3 ha. Nhà nước còn khuyến

khích mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp bằng nhiều biện pháp khác, ví dụ như

trợ cấp trực tiếp cho các hộ nông lớn tuổi sẵn sàng nghỉ hưu; khuyến khích sản xuất

theo nhóm trong đó các hộ nông nhỏ thành lập hợp tác xã gom ruộng đất, máy móc

và lao động lại để cùng sản xuất; khuyến khích mô hình trust nông nghiệp tổ chức

quản lý sản xuất theo hợp đồng.

Với mục đích giảm thiểu hiện tượng manh mún đất đai và khuyến khích các hộ

trẻ thuần nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, một hệ thống ngân hàng đất nông

nghiệp được thành lập vào năm 2005. Hệ thống này cung cấp thông tin cho những

người muốn mua hoặc thuê đất và những người muốn bán hoặc cho thuê đất, và

đóng vai trò trung gian trên thị trường đất nông nghiệp. Năm 2006, tổ chức Cộng

đồng nông thôn và Hiệp hội nông nghiệp Hàn Quốc có chương trình mua đất của

các hộ có các khoản vay nợ lớn và cho họ thuê lại nếu thích hợp nhằm mục đích cân

bằng thị trường đất nông nghiệp và hỗ trợ các hộ nông nghiệp gặp khó khăn tài

chính tạm thời.

1.4.3. Trung Quốc

Hiện tượng manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp vẫn luôn được coi là

một rào cản cho phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc vì nó không cho phép cơ giới

hoá dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và cũng đòi hỏi chi phí rất lớn mới có thể khắc

phục được tình trạng này. Và Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các chính sách và

Page 27: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

24

chương trình hành động nhằm hạn chế manh mún và thúc đẩy tích tụ đất đai từ

những năm 80 của thế kỷ XX.

Hình 1.2. Quy mô hộ nông nghiệp ở Trung Quốc [64]

Nguyên nhân lịch sử dẫn đến hiện trạng manh mún đất nông nghiệp ở Trung

Quốc chính là Hệ thống tự quản lý hộ (Household Responsibility System) ban hành

vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80. Trước đó, ruộng đất thuộc sở hữu và quản

lý của các hợp tác xã. Sau đó, trong Hệ thống tự quản lý hộ, ruộng đất được chia

thành một số loại - dựa theo chất lượng đất, độ cao,… và mỗi hộ được phân ít nhất

một mảnh thuộc mỗi loại để đảm bảo công bằng giữa các hộ, và tổng diện tích chia

cho mỗi hộ phụ thuộc vào số thành viên trong hộ. Đất thường được phân chia lại

theo định kỳ khi có sự thay đổi về nhân khẩu. Theo số liệu năm 1986, mỗi hộ nông

dân trung bình có 8,43 mảnh ruộng với tổng diện tích 0,61 ha. Như vậy áp lực dân

số đông và cố gắng đảm bảo phân chia công bằng trong Hệ thống tự quản lý hộ

chính là tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng manh mún đất sản xuất nông nghiệp

hiện nay ở Trung Quốc.

Đến giữa thập niên 80, khi mà người ta nhận ra manh mún ruộng đất là lực cản

lớn đến tăng trưởng nông nghiệp, thì nhà nước Trung Quốc mới bắt đầu tiến hành

các chương trình tích tụ đất, đầu tiên ở các vùng ven biển phía Đông Trung Quốc,

và vài năm sau ở các tỉnh trong lục địa. Đây là một phần quan trọng của một dự án

lớn hơn gọi là “Tăng cường phát triển nông nghiệp”, mà mục tiêu chính là nâng cấp

cơ sở hạ tầng. Dự án thực hiện tích tụ đất chủ yếu bằng cách phân chia lại đất, gom

Page 28: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

25

các thửa đất tách biệt của mỗi hộ vào chung một địa điểm, hoặc ít phân tán nhất có

thể. Trước hết, các mảnh được thu lại và chia thành các mảnh từ 0,13 đến 0,20 ha ở

vùng đồng bằng, và khoảng 0,07 ha ở vùng đồi núi, và chia lại cho các hộ nông.

Mặc dù nhà nước đã kêu gọi tích tụ đất trong nhiều năm nhưng tiến triển thường rất

chậm. Một lý do quan trọng là chi phí thực hiện. Quy trình thu gom đất trong mỗi

làng đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều hộ. Hơn thế, để đảm bảo thành công, tất cả

các hộ đều phải tham gia vào tất cả các công đoạn trong cả quy trình để có thể đưa

ra cách giải quyết phù hợp nhất. Ở các tỉnh miền Tây Trung Quốc, mật độ dân số

thấp hơn, các hộ nằm cách xa nhau hơn so với các tỉnh miền Đông nên chi phí thực

hiện dự án tích tụ cũng cao hơn.

Cuối những năm 1990, một chương trình tích tụ đất cấp quốc gia bắt đầu được

thực hiện. Chương trình này tích tụ ruộng đất manh mún và đất ít sử dụng, phát

triển đất hoang hoá và đất hoang thành đất sản xuất nhằm bảo vệ các nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Tính đến tháng 6 năm 2004, chương trình này đã hoàn thành

731 dự án, diện tích trung bình mỗi dự án là 648 ha và nhà nước đầu tư trung bình

1300 đô la Mỹ cho mỗi ha đất.

Bộ luật quản lý đất đai ban hành năm 1998 cũng gây ảnh hưởng đến mức độ

manh mún đất. Theo luật này thì các hộ nông được trao quyển sử dụng đất trong 30

năm. Mục đích chính là để kéo dài quyền sử dụng đất và điều này sẽ khuyến khích

đầu tư lâu dài vào đất. Tuy nhiên thời hạn sử dụng dài hơn nghĩa là sự phân chia đất

giữa các hộ cần phải công bằng hơn và dẫn đến việc phân chia lại ruộng đất. Thế là

ruộng đất lại được chia nhỏ ra thành nhiều loại đất, điều kiện thuỷ lợi, tưới tiêu, hay

bất kể điều kiện gì có thể ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất và quản lý đất. Theo

Zhu (2001), mức độ manh mún ruộng đất đã tăng lên sau khi ban hành thời hạn sử

dụng 30 năm.

Một kinh nghiệm khác rút ra từ quá trình tích tụ ruộng đất ở Trung Quốc là thị

trường cho thuê đất. Hiện nay ở Trung Quốc, nông dân không có quyền mua bán

đất nông nghiệp nhưng, ở nhiều vùng, thì họ có thể đi thuê đất của các hộ nông khác

hoặc của làng hay hợp tác xã. Ví dụ, các hộ tìm được việc làm ở khu vực phi nông

Page 29: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

26

nghiệp rất muốn cho các hộ khác trong làng thuê lại đất của họ. Còn nếu họ bị mất

việc làm thì vẫn có cơ hội quay lại tiếp tục làm nông nghiệp. Thông thường các hộ

nông cũng muốn đi thuê đất để mở rộng sản xuất, mở rộng kích thước mỗi thửa nếu

có thể thuê được ruộng liền kề. Tỷ lệ ruộng đất thuê mướn trong tổng diện tích đất

canh tác ở Trung Quốc tăng liên tục, diện tích đất đi thuê đã chiếm hơn 10% cả

nước. Cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển lao động nông thôn

sang thị trường lao động phi nông nghiệp. Sau khi thuê đất, 55% nông dân di cư ra

đô thị, 29% tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở địa phương. Lợi nhuận được

chia khoảng 2/3 cho người sản xuất, còn lại trả cho chủ đất. Tính thu nhập ròng của

người đi thuê đất sản xuất đã tăng lên 25% và của chủ đất là 45% , bao gồm cả thu

nhập làm phi nông nghiệp (Báo cáo phát triển thế giới, 2008).

Nghiên cứu của Tan et. al (2004) cho thấy thu nhập phi nông nghiệp có tác động

tích cực đến quá trình tích tụ ruộng đất. Nếu tỉ lệ thu nhập của một hộ từ khu vực

phi nông nghiệp trên tổng thu nhập tăng lên thì số thửa ruộng của hộ có xu hướng

giảm và diện tích trung bình mỗi thửa có xu hướng tăng, nghĩa là mức độ manh

mún đất giảm. Ngoài ra, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và việc xoá bỏ hạn mức lúa

gạo cũng dẫn đến khả năng phân chia lại ruộng đất và đều có thể làm quá trình tích

tụ đất đai tiến triển chậm lại.

Tuy nhiên, đối với tình trạng manh mún đất đai ở một số nước như Trung Quốc

hay Ấn Độ thì đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất là cần thiết nếu

muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Huang (1997) trong khi nghiên cứu

về tình hình manh mún đất đai của Trung Quốc đã chỉ rằng, tích tụ ruộng đất sẽ cải

thiện hiệu quả sử dụng đầu vào của người nông dân. Tương tự như vậy, Tan (2005)

cũng cho rằng, giảm số mảnh có quy mô nhỏ và phân tán thành những mảnh có quy

mô lớn hơn và có khoảng cách gần nhau hơn đã góp phần giảm chi phí sản xuất,

thay đổi từ phương thức sử dụng nhiều lao động sang sử dụng công nghệ hiện đại,

tăng hiệu quả sử dụng đầu vào và đóng góp vào cải thiện chất lượng đất. Tan đã sử

dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra hộ gia đình đ ể đánh giá tác động của các

chương trình tích tụ tập trung ruộng đất lúa do chính phủ Trung Quốc đề ra.

Page 30: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

27

Như vậy, một trong những vấn đề được nhiều nghiên cứu chỉ ra đó chính là hiện

trạng thay đổi mục đích sử dụng đất đã gây ra nhiều bất ổn về mặt xã hội ở các

nước đang phát triển. Với nhu cầu cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ,

xu hướng mất đất và giảm diện tích đất nông nghiệp đang diễn ra. Điều này đã đe

dọa đến tăng trưởng nông nghiệp và an ninh lương thực toàn cầu. Hơn nữa, việc

chuyển đổi mục đích sử dụng đã đẩy nhiều nông dân vào con đường bần cùng hóa,

đặc biệt là ở những nước mà vấn đề sở hữu đất còn chưa rõ ràng như ở Trung Quốc

và Việt Nam. Mở rộng đô thị một cách nhanh chóng đã lấy đi rất nhiều đất nông

nghiệp, trong đó có rất nhiều diện tích đất canh tác mang lại giá trị kinh tế cao. Từ

năm 1986 đến năm 1995, Trung Quốc đã mất hơn 1,9 triệu ha cho đô thị và phát

triển công nghiệp [33]. Tuy nhiên, theo ước tính của Li (1997), con số này còn cao

hơn 2,5 lần. Theo Li, hơn 30 thành phố lớn của Trung Quốc đã mở rộng diện tích

tới hơn 50% từ năm 1986 đến năm 1995. Các khoản đền bù đã không đáp ứng được

lợi ích của người nông dân. Ở các nước mà không công nhận quyền sở hữu đất, đất

đai thuộc sở hữu toàn dân, giá đất không theo giá thị trường và có sự chênh lệch lớn

với giá đất đô thị. Ding (2002) khi nghiên cứu về mất đất nông nghiệp ở Trung

Quốc, đã cho thấy người nông dân ngần ngại bán quyền sử dụng đất cho chính phủ

và xung đột xã hội phát sinh khi chính phủ thu hồi đất do đất thuộc về Nhà nước.

Người nông dân nhận tiền đền bù nhưng trình độ thấp, lại không được hỗ trợ sau

đền bù liên quan đến đào tạo dạy nghề hay tạo cơ hội để có thu nhập. Chính điều

này càng làm phân hóa xã hội ở nông thôn và gây ra bất ổn xã hội. Vấn đề sẽ ngày

càng trầm trọng hơn khi mâu thuẫn giữa nhu cầu đất cho phát triển đô thị và áp lực

gia tăng của việc duy trì diện tích đất nông nghiệp.

1.4.4. Thái Lan

Các đặc điểm phân phối đất nông nghiệp của Thái Lan rất khác với Việt Nam và

ba nước tìm hiểu ở trên. Thứ nhất, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan lớn hơn ở mức

3,6 ha/hộ vào năm 2005, tuy vẫn thuộc nhóm sản xuất quy mô nhỏ nếu so với các

nước phát triển như Mỹ. Thứ hai, trong lịch sử Thái Lan chưa bao giờ đặt ra hạn

Page 31: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

28

điền chính thức cho các hộ nông dân, mặc dù mức hạn điền 8 ha/hộ đã được đưa ra

vào năm 1933 nhưng Quốc hội đã không thông qua.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan có chiều hướng giảm, từ mức

4,36 ha/hộ vào năm 1975 xuống còn 4,04 ha/hộ năm 1995 và 3,60 ha/hộ năm 2005.

Nguyên nhân chính là gia tăng dân số và tập quán thừa kế của người Thái. Người

Thái không phân biệt con trai, con gái và thứ tự ra đời, do vậy khi cha mẹ mất đi

thường chia đều tài sản gồm đất đai cho tất cả các con. Luật pháp Thái Lan cũng có

những quy định tương tự đối với các trường hợp không có di chúc. Hơn thế nữa, tuy

chủ đất có thể mua bán đất trên thị trường nhưng họ lại rất ít khi muốn bán đất vì

người Thái rất coi trọng đất đai do tổ tiên để lại. Một hộ nông thường gặp khó khăn

khi mở rộng diện tích thửa ruộng của mình vì họ không thể mua được các thửa liền

kề ngay cả khi sẵn sàng trả giá cao hơn giá thị trường.

Như vậy có thể thấy: kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các nước cho

thấy, không có mô hình hay phương pháp giống nhau cho quá trình tập trung đất

đai. Nếu đi theo định hướng phát triển sản xuất nông hộ nhỏ thì quy mô đất đai sản

xuất tiếp tục bị thu hẹp do thừa kế và chuyển đổi đất ra khỏi nông nghiệp, còn nếu

theo định hướng phát triển trang trại lớn thì quy mô sản xuất tiếp tục tăng. Sự thành

công còn do từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà mỗi quốc gia có.

Các nước ở Châu Á gặp nhiều khó khăn trong tích tụ đất đai. Cải cách ruộng đất

với chính sách chia nhỏ để đảm bảo công bằng đã dẫn đến tình trạng manh mún.

Nhiều nước Châu Á đã thực hiện nhiều chính sách nhưng đều không thành công.

"Bẫy" quy mô nhỏ trong sản xuất nông nghiệp đã và đang hình thành. Các bi ện

pháp được thực hiện bao gồm: trợ cấp mua đất, xóa bỏ hạn điền, thúc đẩy viêc thuê

đất, thúc đẩy dồn điền đổi thửa, ủy thác sản xuất của hộ quy mô nhỏ, thành lập xí

nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, sử dụng công

cụ thuế đất, hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, quá trình tập trung đất của nhiều nước vẫn

bị tắc lại. Nguyên nhân ở đây chính là thu nhập phi nông nghiệp phát triển, giá đất

tăng cao ngăn cản hộ thuần nông mở rộng sản xuất, tâm lý chủ nghĩa bình quân tồn

tại, khả năng cạnh tranh kém của nông sản, sự thiên vị trong đầu tư phát triển đô thị

Page 32: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

29

và công nghiệp, tính liên kết giữa các thị trường kém, kéo dài quyền sử dụng đất

gắn liền với yêu cầu phân chia công bằng hơn, cơ sở hạ tầng và công nghệ hạn chế.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước, có thể rút ra một số bài học cho Việt

Nam trong quá trình đẩy nhanh tích tụ đất và hướng tới một nền sản xuất nông

nghiệp có quy mô lớn, cụ thể như sau:

- Chính sách hạn điền chính là một trong những rào cản cho tích tụ đất vàđược phần lớn các nước bãi bỏ.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho giá đất ngày một tăng cao,người nông dân không muốn bán đất hay chuyển nhượng đất. Ở nhiều nước, tâm lýgiữ đất vẫn phổ biến bất chấp nguồn thu nhập phi nông nghiệp được đảm bảo.Chính vì vậy, vai trò của thị trường thuê đất cần được chú ý để đảm bảo người dântiếp cận được với đất trong quá trình mở rộng sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ tàichính cần được đảm bảo.

- Dồn điền đổi thửa mà một số nước áp dụng chỉ có thể giảm được tình trạngmanh mún đất nhưng không có khả năng tăng quy mô sản xuất của hộ. Dồn điển đổithửa rất khó thực hiện một cách tự nguyện, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của cáccấp chính quyền trong việc dàn xếp thực hiện các hoạt động liên quan đến dồn điềnđổi thửa.

- Vai trò của sự liên kết của các nông hộ nhỏ ở các nước cũng là một bài họctham khảo cho Việt Nam. Các hộ quy mô nhỏ có thể ủy thác cho các hộ quy mô lớnlàm một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất qua áp dụng cơ giới hóa.

- Hình thành các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện và cơ chế rõràng cho các xã viên. Các hợp tác xã đóng vai trò như những "cổ đông" trong doanhnghiệp, khi đó có thể áp dụng được phương pháp sản xuất quy mô lớn để tăng năngsuất.

- Vai trò của hoạt động phi nông nghiệp là không thể phủ nhận trong quá trìnhtích tụ đất. Hoạt động này càng phát triển thì càng giải phóng được nhiều lao độngra khỏi nông nghiệp và khu vực nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóacần có sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thịvà nông thôn.

Page 33: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

30

2. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Phát triển nông nghiệp đang là vấn đề sống còn của nhân loại trong thời gian

tới, dưới tác động của sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường cũng như những tác

động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng mà vấn đề an ninh lương thực đang được

đặt ra một cách cấp bách trong thời gian tới.

Là một nước với hơn 70% người dân sống ở nông thôn, và hơn 60% lao động

làm nông nghiệp, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Vấn

đề nâng cao năng suất lao động, sản lượng lương thực thực phẩm đã được đặt ra

trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, do hệ quả để lại của quá trình cải cách, đất nông

nghiệp tại Việt Nam đang rất manh mún, điều này khiến cho hiệu quả sản xuất

không cao, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm vào đối tượng là sự

phân mảnh đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua. Kết

quả nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng phân mảnh đất đai, đánh giá hiệu quả sử

dụng đất thông qua quy mô mảnh đất cũng như số lượng mảnh đất trong sản xuất

nông nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập

trung đất đai tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy luận văn xác định nghiên cứu về đất nông thôn nhưng trọng tâm là nghiên

cứu về đất nông nghiệp. Nghiên cứu sẽ tập trung vào đất nông nghiệp do hộ nông

dân quản lý vì đây là loại hình sử dụng đất chính đem lại hiệu quả kinh tế cho cư

dân nông thôn. Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, luận văn sẽ lấy đất lúa

làm đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam.

Việc nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất sẽ được thực hiện ở hai khía cạnh là

dồn điền đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là

nội dung nghiên cứu chính.

Page 34: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

31

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Được sự giúp đỡ của tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), luận văn

được tiến hành thông qua bộ số liệu điều tra mà dự án này tiến hành trong hai năm

2008 và 2010. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các số liệu từ cuộc điều tra mức

sống hộ gia đình và các cuộc tổng điều tra nông nghiệp nông thôn của Tổng cục

thống kê.

Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn được trải rộng trên khắp cả

nước với những địa phương điển hình, và thời gian đánh giá là các năm 2008 và

2010.

Luận văn tập trung vào đánh giá sự phân mảnh đất đai tại Việt Nam, hiệu quả

sử dụng đất liên quan đến phân mảnh đất đai, tác động của việc phân mảnh đất đai

tới thu nhập của người dân, những tác động của phân mảnh đất đai tới quá trình cơ

giới hóa nông nghiệp. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích

tụ, tập trung đất đai tại Việt Nam nhằm tăng khả năng cơ giới hóa, áp dụng khoa

học kỹ thuật, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng và năng suất lao

động của người dân, qua đó nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống cho người

dân làm nông nghiệp.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Cách tiếp cận

Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành để thấy được mối liên hệ giữa các

ngành trong quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất và tập trung đất đai như mối

quan hệ giữa tích tụ với phát triển các hoạt động phi nông nghiệp hay di cư. Cách

tiếp cận liên ngành như sau:

- Tiếp cận liên vùng được sử dụng để thấy những giao thoa lẫn nhau giữa các

vùng lãnh thổ, qua đó còn thấy được thực trạng sử dụng đất khác nhau giữa

các và cả nước nói chung. Tiếp cận liên vùng còn đòi hỏi phải đặt mỗi vùng

lãnh thổ trong quan hệ với các vùng lãnh thổ khác theo quy hoạch chiến lược

thống nhất của quốc gia với sự tương tác lẫn nhau. Điều đó sẽ cho phép gắn

Page 35: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

32

kết mỗi vùng với cả nước thành một chỉnh thể thống nhất trong các giải pháp

liên quan đến quy hoạch và sử dụng đất đai, tích tụ và tập trung ruộng đất

cũng như chính sách giữ ổn định diện tích đất lúa và vùng chuyên canh, tránh

cái nhìn biệt lập đối với một vùng lãnh thổ nhất định.

- Tiếp cận liên cấp đòi hỏi phải xem xét ở cả 3 cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô,

đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong

hoạch định các chính sách liên quan đến đất đai. Ở cấp vĩ mô, chủ yếu nghiên

cứu, xem xét thể chế, chính sách; cấp trung mô thực chất là nghiên cứu chính

sách vùng và chính sách địa phương; cấp vi mô xem xét khả năng tổ chức thực

hiện và các tác động để “phản hồi” với cấp vĩ mô và trung mô làm cơ sở điều

chỉnh chính sách đất đai đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn.

- Tiếp cận tham gia đòi hỏi phải xem xét các hộ gia đình nông dân không chỉ là

điểm đến của các chính sách, mà còn là điểm xuất phát cho sự hình thành các

chính sách. Điều đó mới cho phép khắc phục những cách làm áp đặt chủ quan

trong nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, hộ nông dân không chỉ là đối tượng

thụ hưởng kết quả nghiên cứu, mà còn phải được tham dự vào quá trình

nghiên cứu để họ có điều kiện phản ánh nhu cầu, lợi ích của mình trong mỗi

giải pháp phát triển liên quan đến đất đai. Ở đây, hộ nông dân được đặt ở vị trí

trung tâm trong các giải pháp phát triển liên quan đến cải cách đất đai.

- Với các cách tiếp cận khác nhau, luận văn sẽ kết hợp phương pháp phân tích

định tính và định lượng trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng và xu thế

của quá trình tập trung ruộng đất trong nông nghiệp. Phân tích định tính nhằm

xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất, các yếu tố tác

động đến tập trung ruộng đất. Trong khi đó, phân tích định lượng sẽ giúp kiểm

định tác động của các yếu tố này và chỉ ra được xu hướng thay đổi về tình hình

sử dụng đất nông nghiệp nông thôn.

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để đánh giá được thực trạng, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, các yếu

tố và xu thế tập trung ruộng đất và hiệu quả sử dụng đất, báo cáo sẽ sử dụng hệ

Page 36: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

33

thống cơ sở dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Đối với thông tin thứ cấp từ Tổng cục thống kê, luận văn sẽ tiếp cận hai

nguồn chính là: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam qua và Tổng điều tra về

nông nghiệp và nông thôn Việt Nam năm 2008 và 2010. Về hệ thống cơ sở dữ liệu

tài nguyên đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, luận văn chủ yếu tiếp cận đến

thực trang phân bổ sử dụng đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp để có sự so sánh

giữa các số liệu của nhà quản lý cũng như kết quá điều tra của Tổng cục Thống kê.

* Thu thập số liệu

Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu do Danida tài

trợ, luận văn sử dụng kết quả là bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia

đình Việt Nam (VARHS) được tiến hành điều tra trên địa bàn 12 tỉnh của Việt Nam

trong khoảng thời gian từ 7 – 9/2008 đến 6-8/2010. Cuộc điều tra này điều tra lại

những hộ đã được chọn trong phiếu điều tra thu nhập và chi tiêu trong 2 năm 2004

và 2006 trong điều tra Mức sống hộ gia đình (VHLSS). Các tỉnh được chọn dựa để

đánh giá tác động của các chương trình hỗ trợ của Danida tại Việt Nam, 12 tỉnh

được lựa chọn đều nằm trong diện BSPS (chương trình hỗ trợ thương mại), 5 tỉnh

nằm trong chương trình ARD (Phát triển nông thôn) của Danida.

Điều tra hộ thu thập thông tin chi tiết về diện tích đất nông nghiệp, số mảnh đất,

các đặc điểm của đất, đầu vào và đầu ra của nông nghiệp, hoạt động mua bán đất và

các thông tin chung của hộ. Bảng hỏi xã thu thập thông tin liên quan đến việc sử

dụng đất, các chương trình tích tụ ruộng đất và các biến khác.

Bên cạnh đó, để có thêm những minh chứng, luận văn cũng đã s ử dụng bộ số

liệu điều tra VHLSS và số liệu trong cuộc Tổng điều tra Nông nghiệp Nông thôn

năm 2008 và năm 210 của Tổng cục thống kê. Luận văn sử dụng các phương pháp

thống kê để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đất đai trong các bộ số liệu này

làm dẫn chứng cho những nhận định được đưa ra.

Page 37: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

34

*Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE)

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý trực tiếp nguồn tài nguyên đất,

luận văn đã tiếp cận chủ yếu đến thông tin thứ cấp về quản lý quy hoạch, kế hoạch

và sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, các thông tin kiểm kê đất đai

toàn quốc năm 2005 và năm 2010, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2020

của Việt Nam. Các thông tin thu thập được tập trung chủ yếu vào tình hình thay đổi

quỹ đất nông nghiệp trên phạm vi cả nước, theo vùng và từng tỉnh.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về quản lý tài nguyên đất của Bộ cũng được

tiếp cận để phục vụ cho hoạt động phân tích định tính trong quá trình đánh giá thực

trạng sử dụng đất nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

* Các báo cáo và văn bản liên quan đến chính sách đất đai của Nhà nước

Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả luận văn đã thu thập, phân tích và khai thác

thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đất đai, bao gồm các văn kiện, tài liệu

của Đảng, và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu,

các báo cáo, các thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân

liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp nông thôn.

Một số mô hình thành công trong dồn điền đổi thửa cũng được lựa chọn để làm đối

tượng tham khảo trong quá trình phân tích. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đề cập

đến các vấn đề xoay quanh tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

nông thôn hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang được dư luận quan tâm.

Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu điển hình (case studies) để có thể cho thấy

những tác động chính sách đất đai tới hoạt động sản xuất và đời sống của các thành

phần kinh tế nông thôn.

Các văn bản liên quan đến đất đai là nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho

phân tích các chính sách đất đai. Trong các văn bản này, Luật đất đai năm 2003 và

các nghị định hướng dẫn thi hành luật sẽ được sử dụng để đánh giá tác động liên

quan đến thực trạng sử dụng đất hiện nay như tình hình chuyển đổi mục đích sử

Page 38: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

35

dụng đất và những vấn đề xoay quanh thể chế để phát triển thị trường đất và quy

hoạch sử dụng đất nông nghiệp nông thôn.

* Các báo cáo nghiên cứu trong và ngoài nước

Thu thập các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan nhằm tìm

ra những thông tin hữu ích, minh chứng cho những lập luận được đưa ra trong luận

văn. Các tài liệu nghiên cứu này có thể là của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng

thế giới, tổ chức Nông lương thế giới... hoặc là các tài liệu nghiên cứu của các cá

nhân đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam. Những nghiên cứu được thu

thập chủ yếu tập trung vào phân tích xu hướng, quá trình cũng như hiệu quả của quá

trình tích tụ tập trung đất đai. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập những nghiên cứu

trong nước của các tổ chức và cá nhân về vấn mình quan tâm.

2.3.3. Phương pháp phân tích

Báo cáo sẽ sử dụng các phần mềm thống kê như Excel và Stata để xử lý các số

liệu điều tra mức sống hộ gia đình và điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

năm 2008 và 2010. Công cụ chủ yếu của đề tài là phương pháp thống kê, nhất là

thống kê so sánh và phân tích hồi quy để xác định quỹ đất, thực trạng, kết cấu và xu

thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông thôn Việt Nam, các yếu tố tác động đến

tích tụ và hiệu quả sử dụng đất.

Phân tích hiệu suất theo quy mô đất đai

Khái niệm hiệu suất theo quy mô (economies of scale) có liên quan trực tiếp tới

khái niệm lợi tức theo quy mô (returns to scale). Giả định rằng có thể mô tả một

công nghệ dưới dạng sau

Y=F(X) (1)

Trong đó Y là sản phẩm đầu ra và X là vector các đầu vào: X1, X2…

Xn. Giả định F(X) thỏa mãn các điều kiện chung của hàm sản xuất tân cổ

điển.

Hàm sản xuất F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô giảm dần nếu với mọi X>0

và k >0

Page 39: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

36

F(kX) < k F(X) (2)

Tương tự, F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô tăng dần nếu

F(kX)> k F(X) (3)

Và F(X) sẽ có lợi tức theo quy mô không đổi nếu

F(kX) = kF(X) (4)

Như vậy, lợi tức theo quy mô giảm dần có nghĩa là sản phẩm đầu ra tăng

thấp hơn khi đầu vào tăng với cùng một mức độ. Lợi tức theo quy mô tăng dần là

khi sản phẩm ra có mức độ tắc cao hơn khi đầu vào tăng cùng mức độ. Còn lợi thế

theo quy mô không đổi là khi mức độ tăng của đầu ra cũng đúng bằng mức độ tăng

của đầu vào. Chú ý là trong khái niệm này, các đầu vào được giả định tăng với cùng

một mức độ.

Để ước lượng mức độ và xu hướng lợi tức theo quy mô, người ta đưa ra khái

niệm độ co giãn theo quy mô (elasticity of scale). Độ co giãn theo quy mô của một

sản phẩm được định nghĩa như sau.

ε = Σi εi =Σi (∂Ln F(X) / ∂LnX) (5)

Trong đó i là thứ tự của các đầu vào, εi là độ co giãn của sản phẩm cho

đầu vào i; ε là độ co giãn theo quy mô của sản phẩm.

Xác định hiệu quả sản xuất và độ co giãn theo quy mô theo phương pháp phân

tích Biên Ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis- SFA)

Phương pháp SFA có nguồn gốc từ các mô hình biên sản xuất ngẫu nhiên

(stochastic production frontier) do Aigner, Lovell và Schmidt (1977) phát triển.

Mô hình này có dạng

Yi = f(xi;β).TEi.exp{vi} (6)

trong đó yi là mức đầu ra của nhà sản xuất i, xi là vector N đầu vào của

nhà sản xuất i, f(xi, β) là đường giới hạn (biên) sản xuất và β là vector

các tham số kỹ thuật cần ước lượng, . Phản ánh các cú sốc

ngẫu nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản xuất như biến đổi thời tiết, may

Page 40: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

37

mắn...Người ta giả định các cú sốc này ngẫu nhiên và phân phối theo một

quy luật phân phố nhất định, giống nhau giữa tất cả các nhà sản xuất.

TEi thể hiện mức hiệu quả kỹ thuật được tính bằng tỷ lệ sản lượng thực

tế trên sản lượng cao nhất có thể. TEi = 1 cho thấy hãng i có hiệu quả kỹ

thuật ở mức cao nhất có thể trong khi TEi < 1 đưa ra ước lượng mức

thiếu hụt giữa sản lượng thực tế và sản lượng cao nhất có thể có.

Người ta cũng có thể viết TE dưới dạng mũ: TEi = exp{-ui} trong đó ui ≥ 0 để thỏa

mãn TEi ≤ 1.

Thông thường, người ta hay giả định f(xi, β) là hàm Cobb-Douglas hay hàm

translog. Với trường hợp hàm Cobb-Douglas, mô hình trên có thể viết thành

(7)

Có thể giải mô hình này bằng phương pháp maximum likelihood ratio. Trong

luận văn này, chúng tôi giải mô hình (7) bằng phần mềm STATA, sử dụng lệnh

frontier có trong STATA version 9.0 và 10.0.

Xác định hiệu quả sản xuất và hiệu quả theo quy mô theo phương pháp Bao Dữ

liệu (Data Envelopment Analysis- DEA)

Phương pháp này có nguồn gốc từ công trình của Farrel (1957) sử dụng quy

hoạch tuyến tính để ước tính hiệu quả kỹ thuật. Phương pháp DEA có thể là DEA

định hướng đầu vào (input-oriented DEA) hay định hướng đầu ra (output-oriented),

và dựa trên giả định lợi tức theo quy mô không đổi (constant returns to scale- CRS)

hay lợi tức theo quy mô biến đổi (variable returns to scale- VRS).

Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng mô hình DEA định hướng đầu vào. Mô

hình định hướng đầu vào đo lường hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency- TE)

bằng tỷ lệ mức độ đầu vào có thể giảm xuống để đạt được cùng lượng sản phẩm đầu

ra nhất định. Mức hiệu quả quy mô (scale efficiency- SE) được tính bằng tỷ lệ giữa

hai mức hiệu quả khi áp dụng công nghệ CRS và công nghệ VRS.

Page 41: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

38

Cụ thể hơn, nếu nhà sản xuất sử dụng vector đầu vào x RI+ để sản xuất

vector sản phẩm y RO+, mục đích sẽ là đo lường mức độ hoạt động của mỗi nhà

sản xuất một cách tương đối so với khả năng tốt nhất trong mẫu gồm N nhà sản

xuất. Trong điều kiện công nghệ VRS, mô hình DEA định hướng đầu vào của nhà

sản xuất thứ jth sẽ có dạng sau:

(,)Min j (8)

thỏa mãn yj –Y 0 ,j xj – X 0,

0,N1’ =1,

Trong đó X là ma trận đầu vào (N nhân I) với các cột xi, Y là ma trận đầu ra với

các cột yo, xj và yj là các vector đầu vào và đầu ra của nhà sản xuất j, là một

vector biến nội sinh, N1 là vector I (N nhân 1). Phương pháp quy hoạch tuyến tính

sẽ giải được hệ phương trình nói trên. Để xác định ra hệ số chính là mức độ hiệu

quả kỹ thuật (TEVRS).

Khi áp dụng công nghệ CRS, người ta sẽ bỏ đẳng thức cuối cùng N1’ =1 trong

phương trình (6) để xác định hiệu quả kỹ thuật TECRS.

Hiệu quả quy mô (SE) sẽ được tính bằng: SE= TECRS/ TEVRS. (9)

Có thể giải mô hình (8) bằng các phần mềm như DEAP hay thông qua các

chương trình viết trên các phần mềm mô hình toán như GAMS, MATLAB. Trong

luận văn này, chúng tôi sử dụng gói phần mềm FEAR do Wilson (2008) phát triển.

Ưu điểm của phần mềm này so với các chương trình khác là tốc độ tính toán rất

nhanh, thích hợp với các mẫu có quy mô lớn.

Page 42: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

39

3. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam

3.1.1. Tổng quan chính sách đất đai và đất nông nghiệp

Thời kỳ trước 1954

Chế độ ruộng đất ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Tịch

điền được hình thành lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XI dưới triều Tiền Lê. Nhà vua

thành lập hệ thống tịch điền cho dân làng để tạo cơ sở cho việc quản lý lao động,

huy động quân đội và tô thuế. Vào đầu thế kỷ XV, nhà Hồ ban hành hạn điền và

phân loại ruộng đất thành hai loại ruộng công và ruộng tư. Sau đó bắt đầu từ giữa

thế kỷ XV, triều Hậu Lê cứ sau 4 năm lại sắp xếp tịch điền ở cấp làng một lần [8].

Đầu thế kỷ XVIII, nhà Nguyễn áp dụng hệ thống sổ sách quản lý tịch điền cho từng

làng ở khắp miền Bắc Việt Nam. Mỗi cuốn sổ tịch điền có từ 50 đến 100 trang ghi

chép hiện trạng hành chính của từng làng, diện tích đất, loại đất, chi tiết về từng

thửa đất và chủ đất, và ranh giới của làng.

Sau đó khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa của họ từ giữa thế kỷ

XIX, thì đất đai của Việt Nam bị chiếm dụng theo hai bước. Đầu tiên, chế độ thực

dân tước quyền làm chủ đất đai của triều đình phong kiến Việt Nam, cũng như là

quyền quản lý. Sau đó thực hiện chính sách bần cùng hoá đối với nông dân. Nông

dân bị ép bán đất cho các nhà tư bản Pháp. Người Pháp cũng áp dụng tịch điền (ban

hành giấy chứng nhận sở hữu) và hệ thống khảo sát và bản đồ vào Việt Nam. Họ

đưa ra hệ thống quản lý các giao dịch đất đai bao gồm trao đổi sở hữu và vay thế

chấp [8]. Nhìn chung, trước năm 1954, đất nông nghiệp được chia thành hai loại:

đất công và đất tư. Ở nông thôn có hai giai cấp cơ bản là địa chủ (gồm địa chủ Việt

Nam và tư bản Pháp) và nông dân. Giai cấp địa chủ chỉ chiếm 2% dân số nhưng lại

sở hữu hơn một nửa tổng diện tích đất, trong khi 59% số nông hộ là nông dân không

có đất phải đi cấy thuê cho địa chủ [10].

Page 43: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

40

Thời kỳ 1954-1959: cải cách ruộng đất

Năm 1954, sau khi giành chính quyền, nhà nước Nước Việt Nam Dân chủ Cộng

Hoà đã giảm và bãi bỏ tô thuế cho nông dân nghèo. Sau đó thì miền Bắc thực hiện

chương trình cải cách ruộng đất. Mục đích là quốc hữu hoá đất đai của địa chủ Việt

Nam và tư bản Pháp để phân chia cho nông dân mà không có hoặc có ít đất, với

khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Kết quả là khoảng ¼ tổng đất đai được chia cho

khoảng 73% tổng dân số miền Bắc dựa trên nguyên tắc phân chia khá công bằng

[10, 46]. Trong Hiến pháp thứ 2 thông qua năm 1954, đất đai được chia thành ba

loại theo sở hữu: nhà nước, tập thể và tư hữu.

Thời kỳ 1959-1986: hợp tác hoá

Sau cải cách ruộng đất, nông thôn miền Bắc Việt Nam bắt đầu quá trình hợp tác

hoá nông nghiệp bằng các hợp tác xã cấp thấp và hợp tác xã cấp cao. Cho đến năm

1960, khoảng 86% các hộ nông và 68% tổng diện tích đất nông nghiệp tham gia

hợp tác xã cấp thấp, trong đó nông dân vẫn là chủ đất và công cụ sản xuất khác.

Trong hợp tác xã cấp cao, nông dân tập trung đất và công cụ sản xuất khác như là

trâu bò để cùng quản lý và sản xuất. Từ năm 1961 đến 1975, khoảng 20.000 hợp tác

xã cấp cao được thành lập với sự tham gia của 80% tổng số hộ [10]. Ở miền Nam,

chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở Sài Gòn thực hiện cải cách ruộng đất bằng cách

can thiệp vào giá đất và ban hành hạn điền vào năm 1956, và chương trình phân

phối đất đai và trao quyền sử dụng vào năm 1970. Khoảng 1,3 triệu ha đất nông

nghiệp được phân chia cho khoảng 1 triệu nông dân trong chương trình thứ hai, còn

được gọi là chương trình “người cày có ruộng”, và được hoàn thành vào cuối năm

1974 [12].

Sau khi thống nhất hai miền năm 1975, chính phủ Việt Nam lên kế hoạch tiếp

tục phát triển hình thức hợp tác xã. Ở miền Bắc, các hợp tác xã nông nghiệp mở

rộng từ quy mô làng lên quy mô xã. Ở miền Nam thì nông dân vẫn có thị trường

tương đối tự do cho đến năm 1978, nhưng sau đó thì cũng đư ợc kêu gọi thành lập

hợp tác xã. Kết quả thu được ở các vùng là rất khác nhau với tỉ lệ thấp nhất ở Đồng

bằng sông Cửu Long với chưa đến 6% nông dân tham gia hợp tác xã. Không giống

Page 44: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

41

miền Bắc, sản xuất nông nghiệp ở miền Nam vẫn tiếp tục theo mô hình hộ mặc dù

nông dân vẫn làm việc cho hợp tác xã. Các hộ chung nhau lao động và công cụ lao

động nhưng vẫn tự quyết định về đầu vào và kỹ thuật sản xuất [9].

Hiến pháp thứ ba ra đời năm 1980 thể chế hoá nền kinh tế quốc dân chia làm hai

khu vực: khu vực nhà nước là do toàn thể nhân dân làm chủ và khu vự sở hữu tập

thể do người lao động làm chủ. Hiến pháp này xoá bỏ tư hữu và sở hữu tập thể đối

với đất đai và toàn bộ đất đai là thuộc sở hữu của nhà nước, tuy nhiên nhân dân vẫn

làm chủ các toà nhà [54]. Trong hệ thống sản xuất nông nghiệp hợp tác xã, sản

lượng giảm đáng kể do các cá nhân tham gia thiếu động lực đóng góp, kết quả là

sản lượng chỉ tăng ở mức rất thấp là 2% một năm trong khi dân số tăng 2,2% đến

2,35% một năm dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, bắt buộc phải nhập khẩu 1 triệu

tấn thực phẩm mỗi năm trong giai đoạn này. Phần lớn dân số phải chịu đựng đói

nghèo [10].

Để khắc phục tình trạng này, tháng 1 năm 1981, Đảng Cộng sản Việt Nam ban

hành Chỉ thị 100-CT/TW về việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cho lao động và tổ

chức lao động trong hợp tác xã. Theo chính sách này, hợp tác xã phân đất nông

nghiệp cho các nhóm sản xuất nông nghiệp và cá nhân và họ sẽ chịu trách nhiệm

thực hiện ba bước trong quy trình sản xuất lúa. Hợp tác xã vẫn quản lý đầu ra, nông

dân được chia dựa trên sản lượng và nhân công lao động vào cuối vụ. Nhà nước vẫn

làm chủ ruộng đất và hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý. Mặc dù là một bước nhỏ,

nhưng sự thay đổi này là bước đầu tiên trong quá trình tiến đến một nền kinh tế định

hướng thị trường. Hệ thống mới này đã giúp tốc độ tăng trưởng ngành lúa gạo lên

6,3% một năm trong giai đoạn 1981-1985 [10].

Thời kỳ 1986-2000: đổi mới

Sau giai đoạn 1981-1985 khá thành công của phương thức tổ chức mới cho hợp

tác xã, sản xuất nông nghiệp lại gặp khó khăn khi tốc độ tăng trưởng giảm xuống

chỉ còn 2,2% trong giai đoạn 1986-1988. Đầu năm 1988, cung lương thực đã không

thể đáp ứng được cầu và dẫn đến nạn đói ở 21 tỉnh thành ở miền Bắc Việt Nam. Ở

Page 45: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

42

miền Nam, một loạt các mâu thuẫn xảy ra ở nông thôn, đặc biệt liên quan đến quan

hệ ruộng đất do các điều chỉnh mang danh nghĩa công bằng [10, 11, 12].

Tháng 12 năm 1987, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên. Một cách

tổng quát thì Luật này sắp xếp lại hệ thống quản lý đất đai của nhà nước. Bộ luật

này quy định là nhà nước sẽ phân chia đất và ra hạn sử dụng đất cho các hộ dân (20

năm đối với đất trồng cây ngắn hạn và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm) và

ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ [1]. Tuy nhiên, bộ luật này khá

mơ hồ và không rõ ràng với các tuyên bố mang tính nguyên tắc chứ không nhằm

giải quyết các vấn đề cụ thể và hóc búa. Chính vì thế, bộ luật này đã không thể đóng

góp nhiều cho quá trình đổi mới nền kinh tế [8].

Để giải quyết tình trạng này, Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị ban

hành tháng 4 năm 1988, còn được gọi là Khoán 10, quyết định phân chia đất nông

nghiệp cho nông dân với thời hạn 10-15 năm. Và hộ nông nghiệp được coi là một

đơn vị kinh tế cơ bản lần đầu tiên kể từ thời kỳ hợp tác hoá vì đây là lần đầu tiên

công cụ sản xuất như là máy móc, trâu bò, gia súc và các công cụ khác được phép

tư hữu [2]. Một điểm khác của chính sách này là nông dân có thể được chia đất mà

họ đã sở hữu từ trước năm 1975 [12, 14]. Tuy nhiên sự phân chia và thừa kế quyền

sử đụng đất đã không được thông qua [9]. Một số vấn đề được đặt ra liên quan đến

các trạm điện, hệ thống giao thông ở nông thôn, thị trường trước đó do các hợp tác

xã chịu trách nhiệm [10]. Theo nghiên cứu của Võ và Trung (2007), Luật đất đai

năm 1988 và Khoán 10 đã không giải quyết được bốn khó khăn chính và còn làm

chậm lại quá trình xoá đói giảm nghèo ở nông thôn bao gồm:

- Ở một số vùng, chỉ có thể ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm

thời thay vì giấy chứng nhận chính thức. Khi cấp giấy cũng không dựa trên bản đồ

địa chính hay các tài liệu khác.

- Các hộ vẫn không biết chắc về thời hạn sử dụng đất được giao, không rõ nhà

nước sẽ làm gì khi thời hạn này kết thúc và do đó không muốn đầu tư sản xuất dài

hạn.

Page 46: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

43

- Các hộ không có quyền trao đổi đất và điều này là không phù hợp với một xã

hội văn minh và gây cản trở cho quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp.

- Đất đai vẫn không được đặt giá do vậy các giá trị tiềm ẩn không được đánh

giá đúng và chuyển thành vốn sản xuất.

Năm 1993, Luật Đất đai thứ 2 được ban hành để giải quyết các vấn đề này. Lần

đầu tiên, Luật đất đai năm 1993 đã tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng

đất. Nhà nước đại diện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất

quản lý đất đai. Nông dân được chia đất sử dụng lâu dài và ổn định, và được trao

năm quyền sử dụng bao gồm chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế

chấp. Thời hạn sử dụng là 20 năm đối với đất trồng cây ngắn hạn và nuôi trồng thuỷ

sản, 50 năm cho đất trồng cây lâu năm. Chủ đất có thể tiếp tục xin gia hạn sử dụng

nếu có nhu cầu sau khi thời hạn này kết thúc. Luật này cũng đ ặt ra mức hạn điền

cho các hộ. Đối với đất trồng cây ngắn hạn, mức hạn điền là 2 ha ở miền Bắc và 3

ha ở miền Nam. Đối với đất trồng cây lâu năm, mức hạn điền là 10 ha ở các xã đồng

bằng và 30 ha ở miền trung hoặc miền núi [14]. Sau khi chia đất thì các hộ được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng. Cho đến năm 1998, giấy chứng nhập quyền sử

dụng đất được cấp cho 71% hộ nông dân và tính đến hết năm 2000 thì con số này đã

lên đến trên 90% [34]. Đối với đất rừng ở cao nguyên và miền núi thì quá trình này

diễn ra chậm hơn do các vấn đề về văn hoá truyền thống đã phức tạp hoá việc phân

chia đất [15]. Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đang tiếp diễn.

Trong năm 1998, luật này được sửa đổi khi đưa vào hai quyền mới là quyền cho

thuê lại đất và quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Nhìn

chung, bộ Luật này nhằm giải quyết các vấn đề:

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu thống nhất và thích hợp

với điều kiện Việt Nam. Đăng ký đất phải kết hợp với bản đồ địa chính mới và các

tài liệu địa chính khác; quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng được hợp pháp hoá.

- Đất sẽ có giá và được nhà nước quản lý.

Page 47: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

44

- Người sử dụng đất được luật pháp công nhận là có năm quyền bao gồm

chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp và quyền sử dụng. Nông dân

có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác khi chuyển đi và người

khác có khả năng được phép mua lại quyền này để mở rộng sản xuất; nông dân

được quyền lấy đất làm tài sản thế chấp đi vay vốn đầu tư sản xuất.

- Hệ thống quản lý đất cho phép và khuyến khích nông dân trao đổi để tích tụ

mở rộng diện tích thửa, giảm thiểu manh mún đất đai.

Thời kỳ 2000-hiện tại: công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Năm 2001, Luật Đất đai 1993 tiếp tục được sửa đổi cho phép tặng đất cho người

khác. Sửa đổi này cho phép thay đổi liên quan đến đất đai và đặt ra các quy định để

đăng ký thay đổi. Một bộ luật mới thay thế Luật Đất đai năm 1993 và các sửa đổi

được ban hành vào tháng 12 năm 2003, và chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm

2004. Không có thay đổi gì về thời hạn sử dụng đất và hạn điền đối với đất nông

nghiệp. Tuy nhiên lần đầu tiên đất được coi là một mặt hàng đặc biệt, có giá trị và

có thể trao đổi mua bán. Luật khẳng định “đất đai là một nguồn nội lực quan trọng

và là vốn của nhà nước”, và khuyến khích thị trường bất động sản bao gồm thị

trường của quyền sử dụng đất ở khu vực thành thị. Cá nhân và các tổ chức đều được

phép tham gia thị trường này.

3.1.2. Các chính sách về tích tụ, tập trung đất đai

Luật đất đai năm 2003 đã hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất

khi cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng

quyền sử dụng đất (Điều 61, Luật đất đai, 2003). Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2003

lại chỉ ra mức hạn điền đối với từng loại đất. Theo luật này, hạn mức giao đất trồng

cây hàng năm cho mỗi hộ gia đình và cá nhân không quá 3 ha. Hạn mức giao đất

trồng cây lâu năm không quá 10ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và

không quá 30ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Thời hạn cho

thuê đất trồng cây hàng năm là không quá 20 năm, trong khi đó cây lâu năm và đất

Page 48: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

45

rừng sản xuất cho hộ gia đình là không quá 50 năm. Mặc dù Luật đất đai năm 2003

đã cho phép chuyển nhượng và thuê đất, nhưng lại chỉ ra hạn điền, hay là giới hạn

diện tích đất mà hộ sử dụng và giới hạn thời hạn sử dụng đất. Trong khi đó, đất đai

vẫn được quy định thuộc sở hữu nhà nước và nhà nước có quyền thu hồi. Chính vì

vậy, cơ chế có nhưng lại không tạo ra sự an toàn đầu tư vào đất, điều này có thể hạn

chế sự mở rộng của tích tụ đất đai.

Nhận thức được các tác động tiêu cực của tình trạng manh mún đất, Chính phủ

đã có chủ trương khuyến khích nông dân và chính quyền địa phương chuyển đổi

ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho canh

tác. Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 đã đưa ra chủ trương về dồn điền đổi thửa. Sự

ra đời của Nghị định 64 đã tạo ra phong trào dồn điền đổi thửa trong cả nước. Tuy

nhiên, phần lớn tác động của dồn điền đổi thửa thường tập trung vào giảm tình trạng

manh mún về ô thửa, tức là giảm số mảnh đất canh tác của hộ, mà không tác động

nhiều đến thay đổi quy mô ruộng đất nông hộ. Quy mô sản xuất nhỏ vẫn tồn tại

trong nông nghiệp. Chính vì vậy, dồn điền đổi thửa mang nặng tính chất kỹ thuật

hơn là xã hội. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng quy mô của một thửa đất

và giảm số thửa đất của hộ, qua đó tạo điều kiện cho hộ quản lý sản xuất thuận lợi

và hiệu quả hơn, mà không làm tăng quy mô ruộng đất của hộ gia đình. Trong khi

đó, tích tụ tập trung đất đai vừa có tác dụng giảm thiểu số mảnh, vừa gia tăng quy

mô ruộng đất nông hộ, góp phần phát huy lợi thế nhờ quy mô. Quá trình này thường

liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ.

Vấn đề tích tụ đất đai đang trở thành một trong những yêu cầu cho đổi mới nông

nghiệp của Việt Nam. Sự ra đời của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông

thôn tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương khóa X đã đánh dấu một

bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Nghị

quyết về tam nông đã chủ trương đẩy mạnh và có chính sách khuyến khích kinh tế

hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp và sản xuất hàng hoá

lớn. Vấn đề Luật đất đai cũng cần được sửa đổi theo hướng tiếp tục khẳng định đất

đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử

Page 49: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

46

dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài. Đặc biệt là vấn đề mở

rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai và công nhận quyền sử

dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, đồng thời có quy hoạch và cơ chế

bảo vệ vững chắc đất trồng lúa. Như vậy, vấn đề tích tụ và tập trung đất đã được

Đảng và Nhà nước nhận thức và chủ trương đưa chính sách vào thực tiễn. Mặc dù

đã thấy được vai trò tích cực của tích tụ tập trung ruộng đất, nhưng việc thực hiện

đẩy nhanh tích tụ ruộng đất lại đang vấp phải nhiều rào cản. Một trong những rào

cản đó chính là bài toán giữa hiệu quả và công bằng trong quá trình tích tụ đất đai ở

Việt Nam.

3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp

3.2.1. Thực trạng quỹ đất và phân bổ đất nông nghiệp

Cải cách đất đai của Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay đã góp phần rất lớn vào

tăng trưởng nông nghiệp. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng

sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai.

Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền

bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn

định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh

dấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm

1998 và 2003, các hộ gia đình đã đư ợc quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế,

cho thuê và thế chấp đất. Tuy nhiên, toàn bộ đất đai ở Việt Nam vẫn thuộc sở hữu

toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý theo Luật đất đai. Quyền sở hữu về đất

vẫn chưa được xác lập, đây cũng có thể là điểm trọng tâm trong các bước tiếp theo

của quá trình hoàn thiện thể chế liên quan đến đất nếu như muốn phát triển thị

trường đất đai và đẩy nhanh sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến 01/1/2010, cả nước có

26.226,4 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 79,2% tổng diện tích tự nhiên của Việt

Nam. Tổng số hộ ở khu vực nông thôn là 13,77 triệu hộ, trong đó 70,9% là hộ nông,

lâm nghiệp và thủy sản. Dân số nông thôn có 60,7 triệu người, chiếm 69,83% dân

số cả nước. Bảng 3.1 cung cấp thông tin về diện tích đất nông nghiệp trên phạm vi

Page 50: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

47

cả nước. Theo bảng này, đất sản xuất nông nghiệp cả nước là 10126,1 nghìn ha,

chiếm 30,6% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước. Đất trồng cây hàng năm là

6,44 triệu ha, trong đó đất lúa là 4,12 triệu ha. Phân bố đất sản xuất nông nghiệp

được chia cho các vùng như sau: Đồng bằng sông Cửu Long (27,21%), Tây Nguyên

(17,12%), Đông Nam Bộ (17,04%), Đông Bắc (10,43%), Bắc Trung bộ (8,61%),

Đồng bằng sông Hồng (8,01%), Duyên hải Nam Trung bộ (6,26%) và thấp nhất là

vùng Tây Bắc (5,32%).

Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tính đến đầu năm 2010 [16]

Tổng diện tích (ha)Đất nông nghiệp 26.226.400Đất sản xuất nông nghiệp 10.126.100

Đất trồng cây hàng năm 6.437.600Đất trồng lúa 4.120.200Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44.400Đất trồng cây hàng năm khác 2.273.000

Đất trồng cây lâu năm 3.688.500Đất lâm nghiệp 15.366.500

Rừng sản xuất 7.431.900Rừng phòng hộ 5.795.500Rừng đặc dụng 2.139.100

Đất nuôi trồng thuỷ sản 689.800Đất làm muối 17.900Đất nông nghiệp khác 26.100

Đất lâm nghiệp là 15366,5 nghìn ha, chiếm 46,43% tổng diện tích đất tự nhiên

của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đông Bắc (24,67%), Tây

Nguyên (21,02%), Bắc Trung bộ (19,87%), Tây Bắc (12,56%), Duyên hải Nam

Trung bộ (10,0%), Đông Nam bộ (8,61%), Đồng bằng sông Cửu Long (2,4%) và

thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (0,87%). Trong 15,4 triệu ha đất lâm

nghiệp, diện tích đã được giao cho các đối tượng sử dụng là 12,1 triệu ha, chiếm tỷ

lệ 78,64%, đất lâm nghiệp chưa giao là 3,3 triệu ha (21,36%). Cơ cấu diện tích giao

cho các đối tượng sử dụng như sau: hộ gia đình (23,66%), nông lâm trường quốc

doanh (31%), Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các tổ chức sự nghiệp

(34%), cộng đồng (2%), các tổ chức khác như liên doanh (9,34%).

Page 51: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

48

Về đất nuôi trồng thuỷ sản: cả nước có 689,8 nghìn ha, chiếm 2,1% tổng diện

tích đất tự nhiên của cả nước; được phân bố ở các vùng theo thứ tự: Đồng bằng

sông Cửu Long (71,72%), Đồng bằng sông Hồng (10,45%), Đông Bắc (5,64%),

Đông Nam bộ (4,35%), Bắc Trung bộ (4,28%), Duyên hải Nam Trung bộ (2,2%),

Tây Nguyên (0,7%), và thấp nhất là vùng Tây Bắc (0,65%).

Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 (ha)

TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2005-2010 2000-2010

I Đất nông nghiệp 20.948.979 24.822.559 26.100.160 1.277.601 5.151.181

1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.868.642 9.415.568 10.117.893 702.325 1.249.251

1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.220.895 6.370.029 6.437.293 67.264 216.398

(Đất trồng lúa) 4.472.773 4.165.277 4.127.731 -37.546 -345.042

1.2 Đất trồng cây lâu năm 2.647.747 3.045.539 3.680.600 635.061 1.032.853

2 Đất lâm nghiệp 11.688.091 14.677.409 15.249.025 571.616 3.560.934

2.1 Đất rừng sản xuất 4.843.337 5.434.856 7.389.462 1.954.606 2.546.125

2.2 Đất rừng phòng hộ 5.408.887 7.173.689 5.719.339 -1.454.350 310.452

2.3 Đất rừng đặc dụng 1.435.866 2.068.864 2.140.225 71.361 704.359

3 Đất nuôi trồng thủy sản 368.402 700.061 690.218 -9.843 321.816

4 Đất làm muối 18.658 14.075 17.562 3.487 -1.096

II Đất phi nông nghiệp 2.912.966 3.225.740 3.670.186 444.446 757.220

1 Đất ở 523.693 598.428 680.477 82.049 156.784

2 Đất chuyên dùng 1.147.819 1.383.766 1.794.479 410.713 646.660

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 9.506 12.804 14.620 1.816 5.114

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.922 97.052 100.939 3.887 7.017

5Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng1.095.644 1.130.470 1.075.736 -54.734 -19.908

III Đất chưa sử dụng 9.282.718 5.021.048 3.323.512 -1.697.536 -5.959.206

[Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 và 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường]

Page 52: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

49

Với sự tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ, diện

tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm. Bảng 3.2 cho thấy hiện trạng và biến

động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2010. Trong giai đoạn từ năm

2000 đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 5.151.181 trong đó

chủ yếu là đất cây hàng năm tại các vùng đồng bằng. Sụt giảm mạnh nhất là diện

tích đất trồng lúa, năm 2000 có 4,47 triệu ha thì đến hết năm 2010 chỉ còn 4,13 triệu

ha, giảm 345 nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 34.000ha. Do đất canh tác lúa

giảm nhanh, khả năng tăng vụ là không nhiều nên diện tích gieo trồng lúa có xu

hướng giảm.

Mặc dù một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chuyển sang đất ở, đất

cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây dựng các công trình công cộng, nhưng tổng diện

tích đất nông nghiệp năm 2010 là 26,1 triệu ha, tăng 5,15 triệu ha so với năm 2000,

chủ yếu do chuyển sang từ đất chưa sử dụng. Trong giai đoạn 2000-2010, mỗi năm

có khoảng trên 120.000 ha đất chưa sử dụng được chuyển sang sử dụng vào mục

đích sản xuất nông nghiệp và trên 350.000 ha đất chưa sử dụng được chuyển sang

sử dụng vào mục đích phát triển rừng. Số liệu thống kê chính thức từ Bộ Tài nguyên

và Môi trường đã chỉ ra sự gia tăng về diện tích đất nông nghiệp và sự sụt giảm diện

tích đất trồng lúa. Mặc dù có các con số khác nhau liên quan đến sụt giảm diện tích

đất lúa, nhưng tất cả đều chỉ ra thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp trong quá

trình đảm bảo sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo an ninh lương thực.

3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ở khu vực nông thôn

Trong năm 2010, diện tích đất trung bình của hộ là 6752 m2, tuy nhiên, có sự

khác biệt đáng kể giữa các vùng. Khu vực đồng bằng sông Hồng có diện tích chỉ

bằng 1/3 so với đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên có diện tích đất nông

nghiệp trung bình của hộ gia đình cao nhất cả nước với 1,5ha.

Theo bảng 3.3, tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình thì đầt trồng

cây hàng năm chiếm trên 50%, tiếp đó là đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp.

Đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,

Page 53: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

50

chiếm đến hơn 40% tổng diện tích đất nông nghiệp ở hai khu vực này. Trong khi đó

đất lâm nghiệp lại tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Bảng 3.3. Tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình [21]

Đất câyhàng năm

Đất câylâu năm

Đất câylâm

nghiệp

Đất mặtnước

Đất khác

Cả nước 57,05 16,81 16,01 5,15 4,99Đồng bằng sông Hồng 82,58 3,61 1,69 6,50 5,62Đông Bắc 35,37 8,97 48,19 3,14 4,33Tây Bắc 55,28 6,35 34,89 0,46 3,02Bắc Trung Bộ 59,84 7,63 23,63 1,29 7,62Duyên hải Nam TrungBộ 68,82 11,93 13,19 1,93 4,12Tây Nguyên 43,21 46,66 3,54 0,72 5,87Đông Nam Bộ 45,45 46,19 1,04 0,78 6,53Đồng bằng sông CửuLong 68,38 11,54 2,38 13,60 4,09Nhóm thu nhậpNghèo nhất 53,21 10,30 25,56 3,77 7,16Nghèo 57,15 13,31 20,72 3,19 5,64Trung bình 54,82 14,72 20,57 4,72 5,18Giàu 55,98 18,15 15,22 5,40 5,26Giàu nhất 59,52 21,28 8,22 7,31 3,67Thành phần dân tộcKinh và Hoa 61,26 19,55 6,49 7,08 5,62Dân tộc thiểu số 59,50 9,63 19,15 1,07 7,35

Những hộ gia đình khá giả có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn hơn so với các

hộ nghèo. Các hộ này thường tập trung đầu tư vào các cây trồng công nghiệp như

chè, cà phê, cao su và điều. Ngược lại, các hộ trong nhóm thu nhập nghèo và trung

bình có nhiều diện tích đất lâm nghiệp. Các hộ nghèo thường tập trung ở vùng sâu

vùng xa nơi nguồn sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng, thực trạng này cũng

không có sự khác biệt nhiều nếu xem xét đến yếu tố về thành phần dân tộc. Đáng

chú ý là khi xem xét về thành phần dân tộc thì tỷ lệ hộ sử dụng đất lâm nghiệp cao

hơn hẳn so với nhóm dân tộc đa số, điều này chứng tỏ nhiều dân tộc thiểu số đã dựa

vào nguồn lợi của rừng như là nguồn sinh kế chủ yếu của hộ gia đình. Chính vì vậy,

Page 54: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

51

chiến lược xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số cần gắn kết với việc khai

thác tài nguyên rừng một cách bền vững.

3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam

3.3.1. Tình hình dồn điền đổi thửa

Dồn điền đổi thửa là quá trình sắp xếp lại các mảnh đất để khắc phục tình trạng

manh mún và phân tán đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này mang

nặng tính kỹ thuật khi thửa đất phải được xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phù hợp

với yêu cầu sản xuất, quản lý đất đai ở mỗi vùng. Thực hiện dồn điền đổi thửa

thường khắc phục được tình trạng manh mún thông qua giảm số mảnh nhưng diện

tích và lao động thường ít thay đổi. Bên cạnh đó, dồn điền đổi thửa còn vấp phải

nhiều vấn đề xã hội nếu không đạt được sự đồng thuận cao giữa các hộ gia đình

tham gia. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng là quá trình đóng góp

vào giảm thiểu sự manh mún và tăng quy mô diện tích đất canh tác nhưng tính chất

phức tạp hơn so với dồn điền đổi thửa do liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân

hóa kinh tế hộ nông thôn. Quá trình tích tụ tập trung ruộng đất thường gắn liền với

thị trường đất đai.

Với chủ trương chia nhỏ để đảm bảo công bằng xã hội, luật đất đai năm 1993 và

1998 chú trọng nhiều đến vấn đề phân bổ đất. Việc phân bổ đất đến hộ gia đình

được thực hiện vào ngày 31 tháng 10 năm 1993 dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tức

là có xấu, có tốt, có gần và có xa. Mỗi loại đất được phân bổ cho hộ gia đình dựa

trên quy mô hộ. Chính vì vậy, tình trạng manh mún xảy ra khi hạn chế đến khả năng

cơ giới hóa cũng như thủy lợi hóa trong nông nghiệp. Trước tình trạng như vậy, chủ

trương dồn điền đổi thửa đã ra đời để khắc phục manh mún đất nông nghiệp.

Khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi thực hiện mạnh nhất chính sách dồn điền

đổi thửa. Mục tiêu của nhiều địa phương là giảm số mảnh từ 10 xuống còn 3 đến 4

mảnh/hộ gia đình. Kết quả là diện tích trung bình của mảnh đạt ở mức 500-700m2.

Việc giảm số mảnh của hộ gia đình đã giúp cho quá trình canh tác của hộ gặp nhiều

thuận lợi như giảm thời gian di chuyển, chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Page 55: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

52

vào trong sản xuất. Mặc dù, dồn điền đổi thửa có tác dụng trong việc giảm tình

trạng manh mún đất đai, nhưng trên bình diện quốc gia, chưa có chính sách chính

thức liên quan đến hoạt động này. Lý do chủ yếu là do nhu cầu dồn điền đổi thửa

chỉ thực sự cấp thiết ở một số vùng, chủ yếu là đồng bằng sông Hồng, nơi mà đất

nông nghiệp bị phân tán rất lớn. Ở đồng bằng sông Hồng, phong trào dồn điền đổi

thửa bắt đầu từ năm 1996 theo như sáng kiến của một số huyện của tỉnh Hà Tây cũ,

sau đó phong trào này đã lan rộng ra khắp các tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo thống kê năm 2003, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6

đến 8 thửa đất với khoảng 0,3-0,5 ha/hộ, trong đó đất lúa từ 200-400 m2/thửa, đất

rau và các loại cây màu khác thường dưới 100 m2/thửa, đất trồng cây lâu năm, cây

cho thu nhập cao còn manh mún hơn. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa đất bình

quân giảm 50-60%, có nơi giảm tới 80%, diện tích mỗi thửa tăng bình quân gấp 3

lần. Việc đó đã tạo điều kiện cho người nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm canh,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đạt mức thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu

đồng/ha. Mặt khác, dồn điền đổi thửa đã làm tăng diện tích đất canh tác do giảm

được phần đất dùng làm bờ ruộng vốn chiếm từ 2-4% tổng diện tích đất canh tác.

Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, sau khi dồn điền đổi thửa, diện tích đất nông nghiệp toàn

tỉnh đã tăng từ 89.000ha lên 92.000 ha.

Dồn điền đổi thửa đã giúp nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi

nội đồng là cơ sở để tăng năng suất và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi. Kết

quả điều tra tại 6 xã thuộc 4 tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Thái Bình cho

thấy diện tích đất giao thông, thuỷ lợi tăng 2-20%, tỷ lệ đất chuyển đổi từ trồng lúa

kém hiệu quả sang làm trang trại kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, nuôi trồng

thuỷ sản đạt 32-63%. Đáng chú ý là diện tích đất canh tác sau dồn điền đổi thửa của

các loại hộ có sự biến động lớn do nhóm hộ khá đấu thầu, thuê thêm đất công để mở

rộng sản xuất. Từ đó, thu nhập của các loại hộ đều tăng nhanh, đặc biệt tại những

vùng chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản có thể tăng thu nhập

2-3 lần so với trước khi dồn điền đổi thửa. Tại Bắc Ninh, trong những năm qua, do

Page 56: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

53

việc dồn điền đổi thửa đã chuyển đổi 2.991 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản

đã tăng thu nhập cho nông dân từ 3-4 lần.

Trong khảo sát của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tại 563 hộ nông

dân cho thấy 100% số hộ đều cho rằng ruộng đất manh mún đã gây cản trở cho sản

xuất nông nghiệp. Đối với chính quyền địa phương, việc dồn điền đổi thửa cũng

giúp quản lý tốt hơn diện tích đất ở địa phương đồng thời tăng nguồn thu ngân sách

xã do việc đấu thầu đất mang lại. Mặc dù lợi ích kinh tế, xã hội của công tác dồn

điền đổi thửa đã rõ ràng nhưng t ại hầu hết các tỉnh, số lượng thửa đất/hộ dân vẫn

còn tương đối cao. Đến nay mới chỉ có 2/9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng hoàn thành

việc dồn điền đổi thửa. Một trong những khó khăn lớn nhất chính là kinh phí đo

đạc, cấp sổ đỏ cho người dân (khoảng 4-11 triệu đồng/ha). Vì vậy, thực tế tại nhiều

địa phương đã phải bán một số diện tích đất công ích để lấy chi phí phục vụ cho dồn

điền đổi thửa.

Theo tính toán của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thì tổng kinh phí

dồn điền đổi thửa tại 2.011 xã ở vùng Đồng bằng sông Hồng lên tới 100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng cần phải nhanh chóng hoàn thiện hành lang

pháp lý cho việc dồn điền đổi thửa, bởi đến nay hoạt động này chủ yếu do các địa

phương tự chủ động triển khai mà chưa có văn bản của Trung ương. Đồng thời, cần

gắn việc dồn điền đổi thửa với quy hoạch lại đồng ruộng, tổ chức lại sản xuất để

tăng hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

nông nghiệp.

3.3.2. Xu hướng tích tụ và tập trung đất

Ở Việt Nam hiện nay xu hướng tập trung đất đai đang diễn ra. Cùng với phong

trào dồn điền đổi thửa, sự tích tụ và tập trung dưới tác động của thị trường đất đai

đang hình thành. Chung (2000) cho rằng thị trường đất đai đang hoạt động ở tất cả

các vùng của Việt Nam với các hoạt động như đi thuê và cho thuê đất đai, chuyển

nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trao đổi đất và đấu thầu đất. Ngoài ra,

Kerkvliet (2000) còn chỉ ra rằng các hộ gia đình ở nông thôn còn trao đổi, bán hay

cho thuê và thực hiện các giao dịch về đất khác mà không có chứng nhận của đại

Page 57: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

54

diện chính quyền địa phương. Mặc dù việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là

không phổ biến nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc tích tụ đất thông qua thị

trường đất đai chủ yếu là do các hộ có thu nhập khá trở lên thực hiện, nhiều nông

dân nhỏ không có khả năng để huy động vốn trong việc thực hiện các giao dịch về

đất [28].

Bất chấp các quy định về hạn điền trong Luật đất đai năm 2003, tích tụ đất đai

vẫn diễn ra thông qua các hoạt động cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

[50]. Ở khu vực miền núi, tích tụ đất diễn ra khi nông dân mở rộng khai hoang diện

tích đất chưa sử dụng, các diện tích đất này sau đó đã được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, phần lớn đất tích tụ là đất lâm nghiệp. Trong khi đó, ở các vùng

đồng bằng, quá trình tích tụ đất dường như diễn ra chậm hơn, các hộ gia đình chỉ

chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu như hộ có việc làm phi nông nghiệp và nhận

thấy một cơ hội kinh tế bền vững hơn từ các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc hộ

buộc phải chuyển nhượng do phải đối mặt với những khó khăn như nợ nần hay

nghèo đói. Bên cạnh đó, trong báo cáo khảo sát 200 hộ gia đình ở đồng bằng sông

Hồng năm 1993, Chung (1994) thấy rằng, phần lớn hộ gia đình tham gia vào thị

trường thuê đất, lý do đi thuê đất của hộ bao gồm: phân bổ đất ban đầu quá nhỏ và

cần thêm đất để cải thiện thu nhập, dôi dư lao động. Lý do của việc thuê đất là thiếu

vốn đầu tư, có nhiều mảnh và phân tán, không đủ lao động hoặc chuyển sang lĩnh

vực hoạt động khác. Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động tích tụ đã làm cho quy mô

đất đai của hộ gia đình tăng lên.

Bảng 3.4 cung cấp thông tin cơ bản về sự thay đổi tình trạng manh mún đất nông

nghiệp qua các năm theo từng vùng trong cả nước. Chỉ số Simson được sử dụng để

đo lường mức độ manh mún đất đai trong giai đoạn 2008-2010. Giá trị của chỉ số

Simson nằm trong khoảng từ 0 đến 1, càng tiến đến 1 thì mức độ manh mún càng

lớn và ngược lại.

Tình trạng manh mún đất đai đang có xu hướng giảm rõ rệt bất chấp việc đo

lường chỉ số này trong giai đoạn ngắn. Từ năm 2008 đến năm 2010, chỉ số Simson

đã giảm 16,3%, điều này đồng nghĩa với việc mức độ manh mún đất đai đã có xu

Page 58: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

55

hướng giảm. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có mức độ manh mún cao trong cả

nước, với 0,55 nếu so với Đồng bằng sông Cửu Long là 0,16. Số mảnh trung bình

một hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng cao hơn gấp 3 lần so với đồng bằng sông

Cửu Long. Có đến hơn 30% số hộ rơi vào khoảng từ 0-0,2 và tỷ lệ này có xu hướng

tăng trong giai đoạn 2008-2010. Như vậy, qua bảng số liệu này có thể cho thấy,

hoạt động tích tụ đất đai diễn ra phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tại

đó cũng là nơi mà thị trường đất đai được vận hành tốt hơn và tỷ lệ hộ không có đất

cũng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

Bảng 3.4. Sự thay đổi của chỉ số Simson trong giai đoạn 2008-2010 [21]

2008 2010

Cả nước 0,4921 0,4112Đồng bằng sông Hồng 0,6598 0,5527Đông Bắc 0,6190 0,5648Tây Bắc 0,5935 0,5627Bắc Trung Bộ 0,6382 0,5306Duyên hải Nam Trung Bộ 0,5425 0,4262Tây Nguyên 0,4873 0,3515Đông Nam Bộ 0,2567 0,1567Đồng bằng sông Cửu Long 0,2254 0,1645

Cơ cấu chỉ số Simson % theo số hộ gia đình0-0,2 31,31 33,230,2-0,4 8,30 8,510,4-0,6 17,94 20,870,6-0,8 28,02 28,220,8-1,0 14,43 9,17

Tương tự như vậy, số liệu từ Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2010 cũng

cho một bức tranh chung về xu hướng tăng lên của quy mô diện tích đất canh tác

của hộ gia đình. Bảng 3.5 cung cấp thông tin về sự thay đổi cơ cấu hộ nông nghiệp

theo quy mô đất sản xuất qua các năm từ năm 1994 đến năm 2010. Qua bảng 3.5 cho

thấy, hộ có diện tích đất từ 1ha trở lên đang có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ hộ có

dưới 0,5ha đang giảm. Tính đến năm 2010, 17,8% hộ gia đình có diện tích đất trên

1ha, tăng 5,2% so với năm 1994. Trong khi đó, số hộ có quy mô diện tích dưới 0,5

Page 59: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

56

ha đã giảm gần 10% trong giai đoạn 1994-2010. Sự thay đổi về quy mô diện tích

của hộ gia đình đã ch ứng tỏ xu hướng giảm của tình trạng manh mún đất đai, mặc

dù quy mô vẫn còn chậm. Tuy nhiên, cũng theo bảng 3.5, tỷ lệ hộ không sử dụng

đất tăng 2,9%, điều này cho thấy sự dịch chuyển đất đai đang có xu hướng gia tăng,

kèm theo đó có thể là sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực

khác.

Bảng 3.5. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)[20]

1994 2001 2010Hộ không sử dụng đất 1,15 4,16 4,05Hộ có dưới 0,5 ha 70,91 64,34 61,02Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha 16,23 16,42 17,14Hộ có từ 1 ha trở lên 11,71 15,08 17,80

Hiện nay, nhiều vùng trong cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình tích tụ đất đai

thành công. Các mô hình này đã "xé rào" về cơ chế hạn điền đất đai để tạo ra đột

phá trong nông nghiệp. Nhiều gia đình đã tích cực tích lũy để gom đất khi mà diện

tích đất canh tác của hộ chỉ có vài mảnh và phân tán với quy mô nhỏ. Nhiều địa

phương đã rất thành công trong mô hình tích tụ đất đai như ở Quế Võ (Bắc Ninh),

một huyện có đến 87% lao động nông nghiệp nhưng nhờ tích tụ ruộng đất mà nhiều

nông dân nơi đây đã trở thành ông chủ, bà chủ sở hữu những trang trại rộng lớn tới

4-7ha với tổng thu nhập mỗi năm từ 3 tỷ đến 4 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, tích tụ

ruộng đất đang diễn ra với xu hướng phát triển của hình thức kinh tế trang trại ngày

một phổ biến.

3.3. Thực trạng thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam

Thị trường đất nông nghiệp bao gồm thị trường mua bán giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất và thị trường thuê đất đang có vai trò ngày càng quan trọng trong quá

trình phân phối lại đất đai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Sự vận hành của thị

trường đất đai sẽ góp phần phân bổ đất một cách có hiệu quả, qua đó góp phần nâng

cao hiệu quả sử dụng đất.

Theo luật đất đai năm 1993, khái niệm sở hữu đất đai không được chấp nhận. Do

đó, hầu hết các nghiên cứu đều xem xét vấn đề phát triển thị trường giấy chứng

Page 60: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

57

nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Marsh và MacAulay (2002) khám phá ra rằng

mặc dù thị trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang phát triển, đem lại mức

độ bảo đảm và quyền sở hữu nhất định đối với đất đai. Nhưng thị trường này vẫn

còn nhiều trở ngại đòi hỏi những nỗ lực cải cách về thể chế để thị trường này được

đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình tập trung đất đai ở khư vực nông thôn.

Bảng 3.6. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn 2005:

Đi thuê đất [30]

% hộ đithuê đất(trongtổng số

hộ ởnôngthôn)

% hộ đithuê đất(trong

tổng số hộở nôngthôn có

đất)

% diệntích đất

được thuê(tổng số

hộ sửdụng đất)

% diệntích đất

được thuê(chỉ cho

những hộđang thuê

đất)

Số hợpđồngbìnhquân

một hộ

Sốmảnhbìnhquân

trong 1hợpđồng

Diệntích

trungbìnhđượcgiaodịch(ha)

Cả nước 10,7 11,0 3,6 31,0 1,5 1,3 1189,9Đồng bằngsông Hồng

15,8 16,0 5,6 27,5 1,8 1,0 552,9

Đông Bắc 9,7 9,8 1,4 17,3 1,5 1,1 775,4Tây Bắc 7,4 7,4 1,9 14,8 1,1 1,0 1960,3Bắc Trung Bộ 9,9 10,0 4,4 33,7 1,5 1,0 908,1Duyên hải NamTrung Bộ

10,5 10,6 2,6 12,5 1,3 4,0 911,5

Tây Nguyên 9,3 9,3 3,9 42,0 1,1 1,1 3786,4Đông Nam Bộ 7,2 7,9 3,4 37,0 1,1 1,0 3152,2Đồng bằngsông Cửu Long

8,5 9,1 4,5 51,0 1,1 1,0 2844,1

Bảng 3.6 cung cấp thông tin về thị trường đi thuê đất của hộ gia đình ở khu vực

nông thôn. Tỷ lệ hộ đị thuê đất trên cả nước là 10,7%. Khu vực đồng bằng sông

Hồng có tỷ lệ hộ đi thuê đất cao nhất cả nước với 15,8%. Diện tích đi thuê trung

bình ở mức 1189 m2. Qua bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ diện tích đi thuê chỉ chiếm 3,6%

tổng diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với những hộ đi thuê đất thì tỷ lệ

diện tích đất đi thuê đã chiếm 31% tổng diện tích, trong đó khu vực đồng bằng sông

Cửu Long có tỷ lệ cao nhất với 51%.

Page 61: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

58

Tương tự như vậy, bảng 3.7 cung cấp thông tin về hộ cho thuê đất, kết quả cho

thấy, số hộ cho thuê đất thấp hơn số hộ đi thuê đất, thêm vào đó, diện tích đất cho

thuê cũng thấp hơn. Một trong những lý do chính ở đây, đó chính là nhiều hộ gia

đình thường thuê đất của các tổ chức kinh tế, thay vì của các hộ gia đình khác như

các nông lâm trường, các tổ chức chính trị hay doanh nghiệp và các hợp tác xã.

Ngoài ra, một số hộ, đặc biệt là các hộ ở các tỉnh phía Bắc thường không báo cáo

diện tích đất cho thuê, kết quả là có sự chênh lệch giữa diện tích đất đi thuê và đất

cho thuê.

Bảng 3.7. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn 2005:

Cho thuê đất [30]

% hộcho

thuê đất(trongtổng số

hộ ởnôngthôn)

% hộcho

thuê đất(trongtổng số

hộ ởnông

thôn cóđất)

% diệntích đất

thuê(tổng số

hộ sửdụngđất)

% diệntích đất

thuê(chỉ chonhững

hộ đangthuêđất)

Số hợpđồngbìnhquân

một hộ

Sốmảnhbìnhquân

trong 1hợpđồng

Diệntích

trungbìnhđượcgiaodịch(ha)

Cả nước 5,96 6,14 2,02 39,81 1,78 1,04 1217,5Đồng bằng sông Hồng 9,50 9,57 3,28 35,94 2,08 1,02 463,3Đông Bắc 4,47 4,50 0,60 16,43 2,44 1,02 505,8Tây Bắc 3,60 3,60 0,30 16,86 1,46 1,56 987,9Bắc Trung Bộ 4,11 4,14 0,87 31,87 2,42 1,00 493,8Duyên hải Nam TrungBộ 6,09 6,16 1,22 37,62 1,48 1,19 793,8Tây Nguyên 3,78 3,80 1,23 29,92 1,00 1,00 4423,6Đông Nam Bộ 5,06 5,59 2,92 44,61 1,08 1,00 3949,4Đồng bằng sông CửuLong 5,19 5,56 3,53 53,44 1,08 1,06 4574,7

Bảng 3.8 cung cấp thông tin về tỷ lệ hộ tham gia thị trường thuê đất và mua đất

trong khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008. Ở đây thông tin về đất được tính

toán cho tất cả các loại đất canh tác của hộ ở khu vực nông thôn như đất hàng năm,

đất trồng cây lâu năm và một số loại đất khác. Tỷ lệ hộ đi thuê đất năm 2008 chỉ ở

Page 62: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

59

mức 4,69%. Khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ đi thuê đất cao nhất trong cả

nước (7,28%). Tỷ lệ hộ đi thuê đất cũng tăng d ần theo mức nhóm thu nhập. Ngược

lại với tình hình đi thuê đất, tỷ lệ hộ cho thuê đất lại khá cao, xấp xỉ 11% trung bình

của cả nước. Tương tự như vậy, khu vực đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có tỷ lệ

hộ cho thuê đất cao nhất cả nước (14,15%), trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long

chỉ là 11,34%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ hộ đi thuê đất và cho thuê đất là do sự tham

gia của các tổ chức, nông lâm trường, các doanh nghiệp và hợp tác xã vào hoạt

động thuê đất.

Hoạt động mua bán giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra ở khu

vực phía Nam và cao hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ

tham gia mua đất là 11,86%, trong khi đó ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

17,95%. Khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ mua đất thấp (6,37%). Ở khu

vực phía Bắc hình thức đấu giá đất thường diễn ra phổ biến, điều này thể hiện vai

trò của cấp xã trong quá trình phân bổ và quản lý đất đai. Tương tự như thị trường

thuê đất, nhóm hộ có thu nhập cao nhất là nhóm có tỷ lệ mua đất lớn nhất (23,15%),

so với 5,22% của nhóm thu nhập thấp nhất. Nhìn chung là thị trường đất đai còn

vận hành chưa thuận lợi. Chính vì vậy, khi lao động nông thôn rời khỏi ruộng đồng

ra đô thị làm việc thì đất không được tập trung vào những người làm ăn giỏi để mở

rộng quy mô sản xuất mà thường bị bỏ không hoặc không được chăm sóc, trong khi

đất nhận khoán công ích thì trả lại cho chính quyền địa phương. Theo Đặng Kim

Sơn (2008), hệ số quay vòng trên đất canh tác cả nước năm 2006 là 1,76, giảm 5%

so với năm 2003 (trung bình mỗi năm giảm 1,6%).

Humphries (1999), Kerkvliet (2000) và Ngân hàng thế giới (2003) đã tìm ra rằng

một số chuyển nhượng đất đai đang diễn ra ở khu vực nông thôn là không theo pháp

luật. Họ đưa ra những nguyên nhân của việc chuyển nhượng bất hợp pháp bao gồm

chi phí liên quan tới đăng kí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thời gian, quy trình

thủ tục phiền hà, quy định thiếu minh bạch và hành vi tìm kiếm đất cho thuê mang

tính cơ hội.

Page 63: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

60

Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ tham gia thị trường đất đai năm 2008 [21]

Hộ cho thuêđất

Hộ đi thuê đấtHộ tham giathị trườngthuê đất

Hộ tham giamua đất

% % % %Cả nước 4,69 10,93 15,61 11,86Đồng bằng sông Hồng 7,28 14,15 21,43 6,37Đông Bắc 2,09 10,53 12,62 11,67Tây Bắc 0,93 4,86 5,79 5,05Bắc Trung Bộ 2,81 6,63 9,44 4,91Duyên hải Nam Trung Bộ 6,60 13,02 19,62 5,62Tây Nguyên 4,88 6,94 11,82 34,22Đông Nam Bộ 2,49 10,29 12,78 21,28Đồng bằng sông Cửu Long 4,97 11,34 16,30 17,95Nhóm thu nhậpNghèo nhất 2,10 14,56 16,66 5,22Nghèo 4,10 9,01 13,11 8,90Trung bình 5,02 8,14 13,16 9,01Giàu 5,39 11,66 17,05 12,68Giàu nhất 6,72 11,36 18,08 23,15

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về việc mở rộng

thị trường quyền sử dụng đất. Ravallion and van de Walle (2003) cho rằng không

thể có thị trường cho thuê đất năng động nếu không có cải cách, trong khi đó,

Deininger và Jin (2003) lại khẳng định rằng chuyển nhượng đất đang tăng lên nhanh

chóng cùng với khác biệt đáng kể giữa các vùng. Giao dịch cho thuê diễn ra nhiều

hơn ở các tỉnh miền bắc trong khi mua bán lại diễn ra nhiều ở các tỉnh miền Nam.

Đất đai được cho thuê vì nhiều lý do bao gồm thiếu khả năng đầu tư mở rộng sản

xuất, sở hữu đất đai manh mún, thiếu lao động, sốc về kinh tế trong hộ gia đình như

bệnh tật và do phân hóa về tài sản và thu nhập giữa các doanh nghiệp gia đình phi

nông nghiệp ở nông thôn [32, 39, 56].

Page 64: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

61

3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

3.4.1. Thực trạng manh mún đất đai tại một số địa phương của Việt Nam

Bảng 3.9 thể hiện các số liệu thống kê mô tả về tình trạng phân mảnh đất quy

mô chung và quy mô hộ trong năm 2008 chia theo tỉnh và vùng. Chúng ta có thể

thấy rõ sự phân mảnh đất nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc.

Ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trung bình một hộ dân chỉ có khoảng 1/4 héc ta đất

canh tác, diện tích đất đó bị chia làm 5,5 mảnh khác nhau.

Bảng 3.9. Thực trạng manh mún đất đai, 2008

Diện tíchđất canh tác

(ha)(trungbình)

Diệntích cấtcanh tác(trung

vị)

Sốmảnhđất

Chỉ sốSimpson

Tổng khoảngcách từ nhà

đến các mảnhđất (m)

TỉnhHà Tây 0,24 0,17 5,3 0,60 4.066Lào Cai 1,06 0,74 5,1 0,59 6.499Phú Thọ 0,51 0,26 6,2 0,61 4.084Lai Châu 0,95 0,78 5,3 0,69 9.655Điện Biên 1,19 0,89 6,1 0,68 12.196Nghệ An 0,68 0,31 4,8 0,54 3.871Quảng Nam 0,36 0,26 4,5 0,59 3.180Khánh Hòa 1,00 0,41 3,5 0,40 4.242Đắk Lắk 1,47 1,10 3,9 0,51 5.754Đắk Nông 2,61 2,00 3,1 0,41 7.188Lâm Đồng 1,37 1,08 2,9 0,44 5.036Long An 1,52 0,70 3,0 0,40 2.298VùngĐồng bằng phía Bắc 0,41 0,22 5,5 0,59 4.034Miền núi phía Bắc 1,06 0,83 5,5 0,66 9.602Tây Nguyên 1,83 1,25 3,4 0,46 6.066Đồng bằng phía Nam 0,94 0,36 3,7 0,49 2.828Tổng 0,85 0,36 4,7 0,55 4.766Số quan sát = 1995

[Thống kê từ số liệu VARHS 2008]Tình trạng phân mảnh đất của các hộ ở Miền núi phía Bắc thậm chí còn nghiêm

trọng hơn do đặc thù địa hình đồi núi. Đất đai ở khu vực phía Nam ít phân mảnh

hơn, diện tích trung bình của các trang trại vừa nhỏ hơn lại ít bị chia nhỏ. Điều này

Page 65: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

62

chủ yếu là do đặc thù về địa lý và lịch sử. Do đặc thù về mật độ dân số nên đất đai ở

khu vực phía Bắc manh mún hơn rất nhiều so với khu vực phía Nam [38, 53]. Tuy

nhiên, như đã được đề cập ở phần giới thiệu thì nguyên nhân chính của tình trạng

manh mún đất đai lại là nguyên nhân về lịch sử khi nhà nước tiến hành cải cách

ruộng đất tại chương trình Khoán 10 năm 1988. Nguyên t ắc phân chia đất trong thời

kỳ này là công bằng với mọi người, do đó mỗi người đều sở hữu nhiều mảnh đất

khác nhau trong đó có tốt, có xấu, có gần, có xa … Do chương trình này thực hiện

mạnh nhất ở khu vực phía Bắc nên khu vực này bị ảnh hưởng nhiều nhất [55]. Bên

cạnh đó những lý do về chính sách thừa kế cũng như hoạt động của thị trường đất

đai cũng một phần gây ra tình trạng manh mún, luận văn sẽ đề cập đến vấn đề này ở

dưới đây.

3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa

Bảng 3.10 cũng thể hiện kết quả phân tích về quá trình cơ giới hóa của hộ nông

dân dựa trên 2 loại máy chính là máy cày và máy gặt, và hạn chế đối với cây trồng

(tỷ lệ đất trồng cây hàng năm và tỷ lệ đất trồng cây lâu năm). Kết quả cho thấy diện

tích trang trại có tác động ngược chiều khá mạnh lên khả năng sở hữu máy cày của

hộ, một lần nữa khẳng định lại rằng phân mảnh đất là nguyên nhân cản trở cơ giới

hóa nông nghiệp. Mặt khác, các trang trại có quy mô trung bình có khả năng sở hữu

máy gặt nhiều hơn so với những trang trại quy mô lớn và quy mô nhỏ. Điều này có

thể do các trang trại quy mô trung bình chủ yếu trồng lúa, do đó cần đến máy gặt,

trong khi các trang trại có quy mô lớn thường là các trang trại trồng cây lâu năm,

còn các trang trạng quy mô nhỏ lại thuộc sở hữu của những hộ có điều kiện kinh tế

khó khăn. Quy mô trang trại cũng có mối liên hệ chặt chẽ với đa dạng hóa mùa vụ

(dĩ nhiên trong một số trường hợp đất bắt buộc trồng lúa thì hộ nông dân không có

quyền thay đổi [49]. Những trang trại quy mô nhỏ thì có xu hướng trồng lúa nhiều

hơn các loại cây lâu năm.

Bảng 3.11 thể hiện các số liệu thống kê tương tự như bảng 3.10 nhưng các hộ

được phân nhóm theo mức độ phân mảnh đất của hộ chứ không phải quy mô. Bảng

3.11 là kết quả phân tích theo vùng, đây là phân tích đầu tiên trong quá trình phân

Page 66: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

63

tích phân mảnh đất quy mô hộ, ở đây được đo lường bằng số mảnh đất canh tác của

hộ. Trừ yếu tố đa dạng hóa mùa vụ thì phân mảnh đất không có ảnh hưởng mạnh

như diện tích đất ở trong bảng 3.10. Bên cạnh đó, tác động của phân mảnh đất quy

mô hộ trong một số trường hợp có thay đổi, giá trị sản phẩm đầu ra trên một héc ta

là thấp nhất đối với các hộ chỉ có một mảnh đất, cao nhất đối với các hộ có hai

mảnh đất và giảm dần khi số mảnh đất tăng lên.

Bảng 3.10. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo quy mô trang trại

Giá trịsản

phẩmđầu ra

trênha

Giá trịđầuvào

phi laođộngtrên 1héc ta

Ngàycôngtrên

1 hécta

Lợinhuậntrên 1héc ta

Cómáycày

Cómáygặt

Tỷ lệdiệntíchđất

trồnglúa

Tỷ lệdiện

tích đấttrồng

cây lâunăm

Sốmảnhđất hộđangcanhtác

< 0,25 ha 40.818 13.258 649 -4.587 0,00 0,04 0,62 0,18 3,50,25-0,5 ha 35.791 12.160 522 -288 0,01 0,12 0,61 0,21 6,00,5-1 ha 27.487 9.778 306 1.728 0,01 0,11 0,47 0,30 5,51-3 ha 25.906 10.130 183 5.490 0,06 0,08 0,36 0,43 5,3>3 ha 21.902 10.938 88 5.361 0,12 0,13 0,31 0,58 5,4Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28 4,9Số quan sát 3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967 4.006 Trong bảng này giá lao động gia đình được giả định bằng 1/2 giá lao động trên thị

trường. Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ. Đơn vị của giá trị '000 VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]Xu hướng thay đổi của đầu vào phi lao động và lợi nhuận trên một héc ta cũng

diễn ra tương tự. Lợi nhuận trên một héc ta tăng lên đối với các hộ có trên 4 mảnh

đất, những hộ có 1 mảnh cũng là những hộ sử dụng nhiều lao động nhất, các hộ sử

dụng lao động nhiều thứ hai lại là những hộ có từ 9 mảnh đất trở lên. Trong khoảng

còn lại thì nhu cầu lao động có xu hướng tăng lên nhưng không tăng liên tục, do đó,

nếu bỏ qua các hộ chỉ có một mảnh đất – thường có diện tích rất nhỏ - thì chúng ta

có thể kết luận phân mảnh đất của hộ sẽ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và

năng suất sẽ giảm xuống. Mối quan hệ giữa số mảnh đất và khả năng sở hữu máy

cày không cố định, hộ sở hữu càng nhiều mảnh đất thì tỷ lệ sở hữu máy gặt càng

Page 67: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

64

nhiều, điều này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên chúng ta cần phải cân nhắc

trước khi đưa ra những kết luận chỉ từ các số liệu thống kê mô tả. Phân mảnh đất

quy mô hộ có tương quan chặt và thuận chiều với việc trồng lúa, ngược lại, các hộ

có đất đai manh mún có xu hướng ít trồng các loại cây lâu năm hơn so với các hộ ít

manh mún.

Bảng 3.11. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo số mảnh đất

Số mảnhđất Giá trị

sảnphẩmđầu ra

trênha

Giá trịđầu vàophi lao

động trên1 héc ta

Ngàycôngtrên 1hécta

Lợinhuậntrên 1héc ta

Cómáycày

Cómáygặt

Tỷ lệdiệntíchđất

trồnglúa

Tỷ lệdiệntíchđất

trồngcâylâunăm

1 mảnh 29.387 11.059 476 -4.163 0,01 0,01 0,29 0,432-3 mảnh 37.180 13.729 399 1.586 0,03 0,03 0,49 0,344-5 mảnh 32.991 11.793 416 -34 0,03 0,08 0,58 0,236-9 mảnh 32.200 10.344 443 67 0,02 0,14 0,58 0,21> 9 mảnh 33.009 10.279 489 638 0,01 0,16 0,62 0,21Tổng 33.518 11.683 431 176 0,02 0,08 0,53 0,28Số quansát

3.791 3.724 3.535 3.512 4.006 4.006 3.889 3.967

Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ. Đơn vị của giá trị '000 VND. Số liệu 2010

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]Bảng 3.12 và bảng 3.13 thể hiện kết quả chia theo vùng. Giá trị của sản phẩm đầu

ra, giá trị đầu vào phi lao động, số ngày công và lợi nhuận đều bị tác động bởi các

hộ đột biến. Do đó, để loại bỏ tác động của các hộ đột biến này chúng tôi loại bỏ

1% hộ cao nhất và 1% hộ thấp nhất, cách làm này cũng đã đư ợc sử dụng trong một

nghiên cứu của Hsieh & Klenow (2009). Kết quả cho thấy tác động rõ rệt của kích

cỡ trang trại, giá trị của đầu ra trên 1 héc ta giảm dần khi diện tích đất canh tác tăng

lên. Điều này có thể do nhiều lý do, trong đó lý do khả dĩ nhất là do chất lượng đất,

và trong mô hình không thể hiện được biến này. Giá trị đầu vào phi lao động không

bị ảnh hưởng nhiều bởi kích thước trang trại, dễ thấy nhất là diện tích trang trại có

tác động rất mạnh lên số lao động trên một héc ta và tác động này là ngược chiều.

Page 68: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

65

Những trang trại quy mô nhỏ nhất có nhu cầu về lao động trên một héc ta cao hơn

gấp 5 lần so với những trang trại có diện tích lớn nhất.

Bảng 3.12. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, theo quy mô và vùngĐồng bằng phía BắcDiện tích đấtcanh tác Giá trịsản

phẩmđầu ratrên ha

Giá trịđầu vàophi laođộngtrên 1héc ta

Ngàycông

trên 1héc ta

Lợinhuậntrên 1héc ta

Tỷlệhộcómáycày

Tỷlệhộcómáygặt

Tỷ lệdiệntíchđất

trồnglúa

Tỷ lệdiệntíchđất

trồngcâylâu

năm

Sốmảnh

đấthộ

đangcanhtác< 0,25 ha 43.925 13.925 718 -6.043 0,00 0,04 0,69 0,14 4,20,25-0,5 ha 40.173 13.337 625 -1.355 0,01 0,14 0,66 0,19 7,40,5-1 ha 27.010 8.736 369 161 0,00 0,21 0,41 0,37 7,71-3 ha 10.347 3.178 150 295 0,01 0,12 0,27 0,47 8,1>3 ha 4.226 1.486 49 170 0,03 0,09 0,07 0,75 8,9Tổng 38.965 12.560 613 -3.486 0,01 0,09 0,63 0,20 5,8Số quan sát 1.674 1.664 1.555 1.554 1.777 1.777 1.714 1.762 1.777Miền núi phía Bắc< 0,25 ha 36.513 6.837 593 -4.845 0,00 0,00 0,51 0,21 2,60,25-0,5 ha 26.372 5.490 447 -1.136 0,00 0,03 0,60 0,14 4,70,5-1 ha 18.835 3.336 300 564 0,00 0,08 0,55 0,11 5,61-3 ha 11.719 1.892 172 1.527 0,00 0,06 0,48 0,16 6,7>3 ha 8.276 1.827 94 2.389 0,00 0,11 0,27 0,34 8,0Tổng 18.925 3.489 294 258 0,00 0,06 0,51 0,15 5,6Số quan sát 581 579 567 566 587 587 585 586 587Tây Nguyên< 0,25 ha 27.582 9.366 604 2.225 0,03 0,00 0,30 0,52 1,40,25-0,5 ha 44.458 16.202 579 -104 0,00 0,02 0,19 0,57 2,30,5-1 ha 39.712 15.781 339 2.344 0,06 0,04 0,16 0,69 2,91-3 ha 38.750 15.303 229 9.307 0,14 0,08 0,13 0,72 3,8>3 ha 30.546 12.060 130 10.126 0,23 0,07 0,06 0,86 3,8Tổng 37.691 14.705 288 6.846 0,12 0,06 0,14 0,71 3,3Số quan sát 544 536 544 519 567 567 560 562 567Đồng bằng phía Nam< 0,25 ha 34.111 12.759 441 -507 0,00 0,02 0,48 0,25 2,10,25-0,5 ha 29.481 11.990 319 2.369 0,00 0,13 0,58 0,23 4,40,5-1 ha 28.598 12.985 239 3.771 0,00 0,11 0,63 0,20 5,3

Page 69: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

66

1-3 ha 30.408 16.237 123 7.200 0,00 0,09 0,67 0,24 4,6>3 ha 24.989 16.907 59 3.608 0,08 0,20 0,65 0,33 4,9Tổng 30.586 13.445 283 2.677 0,01 0,09 0,57 0,24 3,8N 992 945 869 873 1.075 1.075 1.030 1.057 1.075 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ. Đơn vị của giá trị '000 VND.VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]Kết quả cũng cho thấy lợi nhuận tăng lên khi diện tích trang trại tăng lên. Ước

tính chung là đối với các trang trại nhỏ hơn 0,5 héc ta thì đều làm ăn thua lỗ. Kết

quả này cũng giống với kết quả của một điều tra ở Ấn Độ, khi mà diện tích trang

trại có tác động mạnh và ngược chiều lên lợi nhuận trong nông nghiệp [37] nhưng

lại trái với suy đoán thông thường của mọi người.

Bảng 3.13 . Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, chia theo số mảnh đấtvà vùngĐồng bằng phía BắcSố mảnh đấtđang canh tác

Giá trị sảnphẩm đầura trên ha

Giá trịđầu vàophi laođộngtrên 1héc ta

Ngàycông

trên 1héc ta

Lợinhuậntrên 1héc ta

Tỷlệhộcó

máycày

Tỷlệhộcómáygặt

Tỷ lệdiệntíchđất

trồnglúa

Tỷ lệdiệntíchđất

trồngcây lâu

năm1 mảnh 31.072 9.651 674 -12.152 0,00 0,00 0,28 0,322-3 mảnh 41.927 13.977 624 -4.581 0,00 0,02 0,65 0,184-5 mảnh 40.837 13.497 628 -4.428 0,00 0,07 0,69 0,176-9 mảnh 38.757 12.335 598 -2.367 0,01 0,15 0,64 0,20> 9 mảnh 37.677 11.546 590 -154 0,00 0,17 0,68 0,20Tổng 38.965 12.560 613 -3.486 0,01 0,09 0,63 0,20Số quan sát 1.674 1.664 1.555 1.554 1.777 1.777 1.714 1.762Miền núi phía Bắc1 mảnh 25.067 4.861 496 -1.847 0,00 0,00 0,31 0,342-3 mảnh 25.240 4.377 418 -2.116 0,00 0,01 0,56 0,164-5 mảnh 18.485 3.350 300 41 0,00 0,05 0,55 0,106-9 mảnh 16.772 3.079 240 1.121 0,00 0,08 0,50 0,17> 9 mảnh 17.602 4.067 271 1.486 0,00 0,07 0,49 0,20Tổng 18.925 3.489 294 258 0,00 0,06 0,51 0,15Số quan sát 581 579 567 566 587 587 585 586Tây Nguyên

Page 70: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

67

1 mảnh 38.784 16.451 384 6.470 0,03 0,01 0,15 0,762-3 mảnh 40.482 14.570 311 6.834 0,10 0,04 0,10 0,754-5 mảnh 33.863 14.292 230 6.686 0,15 0,07 0,16 0,686-9 mảnh 34.013 14.486 232 7.564 0,21 0,17 0,24 0,53> 9 mảnh 39.864 18.561 280 6.933 0,00 0,00 0,67 0,33Tổng 37.691 14.705 288 6.846 0,12 0,06 0,14 0,71Số quan sát 544 536 544 519 567 567 560 562Đồng bằng phía Nam1 mảnh 24.549 10.999 325 -2.853 0,00 0,01 0,34 0,452-3 mảnh 34.120 15.001 309 2.881 0,00 0,04 0,62 0,214-5 mảnh 30.798 14.430 251 3.515 0,02 0,16 0,66 0,186-9 mảnh 29.702 11.701 268 4.126 0,00 0,15 0,60 0,15> 9 mảnh 24.074 9.173 225 3.187 0,02 0,24 0,48 0,25Tổng 30.586 13.445 283 2.677 0,01 0,09 0,57 0,24Số quan sát 992 945 869 873 1.075 1.075 1.030 1.057 Tỷ lệ diện tích trồng lúa trong tất cả các vụ. Đơn vị của giá trị '000 VND.Money values in '000 VND.

[Thống kê từ số liệu VARHS 2010]3.4.3. Quy mô đất và hiệu quả sử dụng đất theo quy mô

Luật đất đai năm 2003 không hạn chế đối tượng tham gia đầu tư vào đất đai.

Chính vì vậy, nhiều người ở các đô thị đã về khu vực nông thôn mua trang trại và

thuê người quản lý mà không trực tiếp sản xuất. Trong khi đó, có nhiều hộ gia đình

đã chủ động đi thuê hay mua quyền sử dụng đất và trực tiếp tham gia vào quản lý

quá trình sản xuất nông nghiệp. Ở đây, sản xuất nông nghiệp là quá trình gắn liền

nhiều với yếu tố sinh học và diễn biến của thời tiết, đòi hỏi cả người quản lý và lao

động phải kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất. Do đó, mà hình thức tích tụ đất

đai theo hướng trực canh là phổ biến và mang lại hiệu quả. Người tham gia ở đây có

thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay hợp tác xã, các chủ thể này trực tiếp

đầu tư vào sản xuất để thu lợi nhuận từ diện tích đất mà đã được tích tụ. Ngay cả

khi một doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư, thì các cổ đông chính là do hộ gia

đình trực tiếp tham gia. Nếu người nông dân trực tiếp tham gia vào quá trình tích tụ

tập trung ruộng đất thì lợi ích mà tích tụ mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần nếu như để

các chủ thể không phải nông dân trực tiếp đầu tư vào đất. Chính vì vậy, bên cạnh

vấn đề đảm bảo quy mô ruộng đất thì chính sách đảm bảo tích tụ trực canh cần được

Page 71: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

68

phát huy để cho quá trình tích tụ được hiệu quả và giảm thiểu các tác động tiêu cực

do quá trình này gây ra.

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu bình quân của 1 trang trại nông, lâm nghiệp và thủysản năm 2010 [20]

Số laođộng

thườngxuyên

(người)

Diệntíchđất(ha)

Vốnđầu tư(triệuđồng)

Tổngthu

(triệuđồng)

Thu từnông,lâm

nghiệpvà thủy

sản (triệuđồng)

Thu nhậptrướcthuế(triệuđồng)

Cả nước 3,4 4,5 43,1 170,5 167,7 61,8Đồng bằng sông Hồng 2,9 1,9 55,6 193,6 189,6 46,8Đông Bắc, 3,2 7,8 45,3 140,6 137,0 51,8Tây Bắc 4,3 10,1 45,6 104,2 97,5 46,4Bắc Trung Bộ 3,4 7,2 42,4 102,1 99,4 38,3Duyên hải Nam TrungBộ 3,1 4,8 28,6 112,6 112,1 38,2Tây Nguyên 3,1 5,2 37,2 149,9 147,3 61,3Đông Nam Bộ 3,8 6,5 78,3 241,9 238,0 93,4Đồng bằng sông CửuLong 3,6 3,8 31,9 165,9 163,3 63,2

Bảng 3.14 cung cấp thông tin về một số chỉ tiêu bình quân một trang trại nông,

lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước và phân theo từng vùng. Diện tích đất bình

quân của một trang trại nông nghiệp là 4,5ha, cao hơn rất nhiều so với diện tích

bình quân 0,65ha của một hộ gia đình ở khu vực nông thôn theo Điều tra mức sống

hộ gia đình năm 2010. Riêng thu nhập trước thuế từ nông nghiệp của các trang trại

bình quân đạt 13,7 triệu đồng/ha. Các trang trại ở miền Nam thường có quy mô lớn

hơn và đạt hiệu quả hơn sơ với miền Bắc. Đồng bằng sông Hồng có quy mô nhỏ

nhất, phản ánh mật độ dân số đông và tình trạng manh mún đất đai vẫn phổ biến.

Theo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn Việt Nam năm 2010, các trang trại đã

sử dụng 391 nghìn lao động làm việc thường xuyên. Trong đó lao động của hộ chủ

trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động

thuê mướn. Nhìn chung, quy mô lao động của các trang trại còn nhỏ. Bình quân 1

Page 72: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

69

trang trại sử dụng 3,4 lao động thường xuyên, 62,4% số trang trại sử dụng dưới 4 lao

động và chỉ 1,6% số trang trại sử dụng 10 lao động trở lên. Do tính chất thời vụ của

sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên,

các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ (vào thời điểm cao nhất, các trang trại

thuê trên 1 triệu lao động). Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,

nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1

lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 18 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần

so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 94,3% lao động làm việc trong trang trại là

lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, 2,8% lao động có trình độ sơ cấp và chỉ có 2,9%

lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

Sự phát triển của trang trại gia đình mặc dù chưa được phổ biến rộng khắp

nhưng đó cũng là dấu hiệu tốt cho loại hình tích tụ trực canh phát triển. Mô hình

trang trại một gia đình đang trở thành nhân tố tích cực mang lại hiệu quả cao trong

sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Có thể thấy, do đất đai không phải là một hàng

hóa bình thường nên không thể tư bản hóa đất đai như các tài sản khác, điều này có

thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đất. Ngoài ra, do lao động nông thôn còn chiếm

tỷ lệ cao ở nước ta nên vấn đề lựa chọn quy mô tích tụ hợp lý là rất cần thiết, tránh

việc mở rộng ồ ạt các trang trại lớn mà đặt ra áp lực giải quyết vấn đề an sinh xã hội

ở khu vực nông thôn. Quy mô hợp lý khi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của khu

vực nông thôn và khả năng rút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Việc lựa chọn

được quy mô hợp lý trong tích tụ sẽ đảm bảo hơn giữa vấn đề công bằng và hiệu

quả đất đai. Nếu tiến trình rút lao động nông nghiệp chậm, thì tốc độ của tích tụ

cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp, tránh xáo trộn đời sống ở khu vực nông

thôn.

Bên cạnh hình thức tích tụ trực canh, một loại hình tích tụ khác cũng xảy ra là tích

tụ lĩnh canh. Đó là hình thức mà người đầu tư không trực tiếp quản lý. Ở Việt Nam

hiện nay, hình thức tích tụ lĩnh canh thường tồn tại dưới dạng đầu cơ đất đai để kinh

doanh bất động sản hoặc trục lợi về giá và chênh lệch địa tô. Hình thức này không tạo

ra một nền nông nghiệp hiện đại mà còn tạo ra các bất ổn về xã hội và sự phân hóa

Page 73: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

70

ngày một sâu sắc ở khu vực nông thôn. Hình thức này chỉ mang lại sự giàu có cho

một số người và tạo thành một tầng lớp "địa chủ" mới. Do giá đất nông nghiệp được

Nhà nước quy định và thường được định giá ở mức thấp, nên hiện tượng đầu cơ đất

thường xuyên xảy ra. Nhà đầu tư không mua đất để sản xuất nông nghiệp mà chờ đợi

chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất đô thị hay đất công nghiệp, điều này

càng gây ra bất ổn xã hội. Chính vì vậy, hình thức tích tụ trực canh do một gia đình

quản lý và trực tiếp huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ thì mới đạt hiệu quả,

trong khi hình thức tích tụ lĩnh canh cần được kiểm soát và hạn chế, có như vậy bài

toán giữa công bằng và hiệu quả mới được giải quyết.

3.5. Tác động của tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông

thôn

Luận văn đã sử dụng số liệu VHLSS các năm 2008 và 2010 để phân tích mối

liên quan giữa tích tụ tập trung đất đai và phân bố giàu nghèo khu vực nông thôn.

Căn cứ vào mức thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn, số hộ sẽ được phân

ra làm các nhóm khác nhau, bao gồm có: nhóm thu nhập nghèo nhất, nhóm nghèo,

nhóm trung bình, nhóm giàu và nhóm giàu nhất tương ứng với mức thu nhập cao

nhất. Qua dữ liệu của các nhóm thu nhập có thể cung cấp thông tin về sự thay đổi

phúc lợi của hộ gia đình dưới tác động của quá trình tích tụ đang diễn ra ở khu vực

nông thôn của Việt Nam.

Bảng 3.15. Chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập [21]

Nhóm thu nhập 2008 2010Nghèo nhất 0,48 0,28Nghèo 0,51 0,38Trung bình 0,52 0,40Giàu 0,49 0,37Giàu nhất 0,43 0,26

Bảng 3.15 cung cấp thông tin về chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập khác

nhau ở khu vưc nông thôn. Mục đích của bảng số liệu này để nhằm trả lời cho câu

hỏi liệu tích tụ đất đai có phải chủ yếu do hộ giàu thực hiện hay không như nhiều

nhận định đã chỉ ra. Tuy nhiên, khi khảo sát số liệu cho thấy tình trạng manh mún

Page 74: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

71

thấp tập trung chủ yếu vào hai nhóm, đó chính là nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo,

đây là hai nhóm có chỉ số simson thấp nhất. Tuy nhiên, kết quả của bảng 3.16 cho

thấy rằng tình trạng manh mún của nhóm nghèo nhất và nghèo giảm chủ yếu là do

sụt giảm số mảnh trung bình của hộ gia đình với mức giảm tương ứng cho mỗi

nhóm là 1,4 và 1,2 lần.

Bảng 3.16. Diện tích và số mảnh đất phân theo các nhóm thu nhập [21]

Nhóm hộTổng diện tích (m2) Số mảnh2008 2010 2008 2010

Nghèo nhất 3939,73 3415,27 4,26 2,99Nghèo 5996,48 4625,90 4,93 4,01Trung bình 6476,83 5251,94 5,02 4,41Giàu 6458,00 6086,59 4,83 4,18Giàu nhất 10862,42 13456,46 4,36 3,64

Cùng với sự thay đổi của số mảnh đất thì diện tích đất canh tác của hộ gia đình

thuộc hai nhóm này cũng giảm đi đáng kể. Khác với nhóm hộ nghèo nhất và hộ

nghèo, nhóm hộ giàu và giàu nhất lại có xu hướng ngược lại, đó chính là giảm số

mảnh và tăng diện tích đất canh tác trung bình của hộ gia đình, đặc biệt là sự gia

tăng mạnh mẽ về quy mô diện tích của nhóm giàu nhất với mức tăng 1,2 lần.

Như vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân của tích tụ đất tập trung ở hộ giàu có thể

dễ giải thích hơn khi nhấn mạnh đến khả năng tiếp cận nguồn lực như tài chính dễ

dàng hơn. Với quy mô vốn cho mở trang trại lên tới hàng trăm triệu như hiện nay

thì đây lại là thách thức lớn cho các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế trang trại

hay mở rộng quy mô diện tích đất canh tác. Phần lớn các hộ nghèo đã chuyển

nhượng đất và đối với nhóm hộ nghèo, quy mô diện tích đất canh tác của hộ đang

có xu hướng giảm đi đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới

(2000), ADB (2004) và Lan (2001) đều chỉ ra rằng tình trạng không có đất hoặc

diện tích đất giảm đi thường đi liền với đói nghèo. Hộ nghèo phải nhường đất do

không có khả năng đối phó với các cú sốc xảy ra như thiên tai, dịch bệnh và vòng

xoáy của nợ nần. Kết luận này đã chứng tỏ rằng, các hộ nghèo không có khả năng

tích tụ đất và người hưởng lợi chủ yếu là từ các hộ giàu. Chính vì vậy, quá trình tích

Page 75: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

72

tụ đất diễn ra sẽ làm xu hướng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn ngày một lớn,

việc hình thành một tầng lớp "địa chủ" mới với nhiều diện tích đất sẽ ngày một rõ

ràng hơn.

Kết quả từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 cho thấy, diện tích

đất của nhóm hộ giàu có xu hướng tăng trong khi diện tích đất của hộ gia đình thuộc

nhóm nghèo có xu hướng giảm. Hình 3.1 đã minh chứng cho kết luận này khi chỉ ra

xu hướng tăng diện tích đất canh tác gắn liền với khả năng tăng thu nhập của hộ. Hộ

gia đình càng tích tụ được nhiều đầt thì thu nhập càng cao. Tuy nhiên, giới hạn cho

tăng quy mô diện tích của hộ phải từ trên 0,6 ha, khi đó mới đảm bảo khả năng tăng

thu nhập khi diện tích đất canh tác tăng. Như vậy, xu hướng tích tụ ở nông thôn

càng làm cho tình trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng.

Hình 3.1. Mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất và thu nhập của hộ gia đình,2008 [21]

Như vậy, tập trung đất đai sẽ làm phân hóa ngày một lớn ở khu vực nông thôn

Việt Nam, nhưng nó lại là một yếu tố cần thiết để phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói

nghèo do tình trạng manh mún với quy mô nhỏ gây ra. Điều quan trọng là phải tạo

cho hộ các cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp

được ổn định, có lãi thì tập trung đất đai sẽ vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa góp

phần nâng cao thu nhập cho cả hộ có đất và không có đất, khi đó vấn đề xã hội

8.8

99.

29.

49.

69.

8Lo

g(Th

u nh

ap tr

ung

binh

)

0 5 10 15Log(dien tich dat)

kernel = epanechnikov, degree = 0, bandwidth = .7

Ca nuoc, 2006

Page 76: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

73

không phải là câu chuyện lớn nữa trong việc giải bài toán ở nông thôn Việt Nam

hiện nay.

Một trong những vấn đề cần quan tâm là mối quan hệ giữa năng suất lao động

và quy mô đất đai. Một lý lẽ thường được đưa ra trong các ý kiến ủng hộ việc tích

tụ đất đai và tăng quy mô đất canh tác là tăng quy mô đất đai sẽ tạo điều kiện để

tăng năng suất lao động sự áp dụng nhiều hơn các máy móc, công nghệ hiện đại sử

dụng ít lao động.

Hình 3.2 là đồ thị tương quan năng suất và diện tích đất (cùng tính theo log)

được xác định theo phương pháp phi tham số kernel. Hình này cho thấy năng suất

lao động tăng dần theo quy mô đất đai. Độ dốc ngày càng tăng khi tăng quy mô đất

đai cho thấy tốc độ tăng năng suất lao động ngày càng cao khi quy mô đất đai tăng

lên.

Hình 3.2. Quan hệ giữa năng suất lao động và diện tích đất, 2008

Áp dụng phương pháp kinh tế lượng, phương trình hồi quy đơn giản dưới đây

cho thấy năng suất lao động sẽ tăng theo diện tích.

Ln(NSLĐ)= - 0,28*ln(diện tích lúa) + 0,11* ln(diện tích lúa)2 -0,18.

(4,71) (14,6) (1,55)

(Thống kê t ở trong ngoặc đơn. R2= 0,24)

-10

12

34

lnlab

orprod

0 2 4 6 8lnland

kernel = epanechnikov, degree = 0, bandwidth = .35

Local polynomial smooth

Page 77: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

74

Theo phương trình này, hàm năng suất lao động sẽ ban đầu giảm sau đó tăng.

Tuy nhiên điểm tối thiểu của hàm là mức 0,04 ha lúa và chỉ có 0,5% số hộ gia đình

trong mẫu có quy mô đất đai thấp hơn mức này. Do đó trên thực tế diễn ra quan hệ

tỷ lệ thuận giữa năng suất lao động và diện tích lúa và năng suất lao động có xu

hướng tăng theo quy mô đất. Dẫu vậy, R2 tương đối thấp, cho thấy còn có nhiều yếu

tố khác không phải đất đai có ảnh hưởng tới biến động trong năng suất lao động.

Để xác định mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất và quy mô đất đai chúng tôi

thực hiện phương pháp ước tính hàm giới hạn khả năng sản xuất dạng Cobb-

Douglas theo phương pháp Phân tích Biên Ngẫu nhiên SFA (stochastic frontier

analysis) và phương pháp Phân tích Bao Dữ liệu DEA (Data Envelopment

Analysis). Chú ý, do không có dữ liệu về giá đầu vào nên khái niệm hiệu quả sản

xuất ở đây thực ra bao gồm hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và hiệu quả

phân phối (allocative efficiency).

Kết quả mô hình chỉ ra rằng, nhìn chung tính hiệu quả sản xuất ước lượng theo

phương pháp SFA thay đổi không đáng kể theo quy mô đất đai. Ở đồng bằng sông

Hồng, hiệu quả kỹ thuật hầu như không thay đổi theo quy mô. Trong khi đó, ở đồng

bằng sông Cửu Long có xu hướng rõ rệt của việc tăng hiệu quả sản xuất khi quy mô

đất đai tăng. Ở các vùng khác, có sự suy giảm hiệu quả sản xuất khi quy mô sản

xuất lúa đạt trên 1ha.

Luận văn đã tiến hành kiểm nghiệm tính hiệu suất theo quy mô (returns to scale)

theo phương pháp SFA. Kết quả cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết có hiệu suất

không đổi theo quy mô (áp dụng với dữ liệu toàn quốc) ở mức 5% ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, khi tiến hành hồi quy riêng cho đồng bằng sông Cửu Long, các kết quả

cho thấy có sự tăng hiệu suất theo quy mô ở khu vực này. Còn kết quả ước tính theo

phương pháp DEA thấp hơn đáng kể so với theo phương pháp SFA trong phần trên.

Một điểm khác biệt đáng chú ý là hiệu quả sản xuất ở đồng bằng sông Hồng tăng

lên khi quy mô tăng. Tương tự như ước tính trong phương pháp SFA, hiệu quả sản

xuất ở đồng bằng sông Hồng cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long và các vùng

Page 78: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

75

khác. Ở đồng bằng sông Cửu Long, đáng chú ý là kết quả xu hướng tương tự như

khi tính bằng phương pháp SFA: hiệu quả sản xuất tăng lên khi quy mô tăng.

Bảng 3.17 tóm tắt số liệu về tỷ lệ các hộ sản xuất lúa có hiệu suất không đổi

(constant returns to scale-CRS), hiệu suất tăng (increasing returns to scale- IRS) và

hiệu suất giảm theo quy mô (decreasing returns to scale- DRS) ở các vùng trên cả

nước. Các hộ có hiệu suất không đổi theo quy mô là những hộ đang có quy mô tối

ưu xét trên phương diện hiệu quả kỹ thuật. Trong khi đó, những hộ có hiệu suất tăng

theo quy mô cần phải tăng quy mô hơn và những hộ có hiệu suất giảm theo quy mô

cần giảm quy mô hơn thì mới đạt mức quy mô tối ưu. Từ bảng 3.17, có thấy quy mô

tối ưu ở mức từ 0,2 tới 1 ha.

Bảng 3.17: Tỷ lệ các hộ có hiệu suất không đổi, tăng hay giảm theo quy mô

<0,2 0,2-0,5 0,5-1 1 tới 3 >3Trungbình

Sốquansát

Cả nước CRS 1,7 1,4 1,5 0,9 1,1 1,4 133IRS 95,1 68,0 33,0 11,4 0,6 53,2 5136DRS 3,2 30,7 65,6 87,7 98,3 45,4 4382

ĐB SH CRS 1,6 1,4 1,0 2,4 - 1,4 37IRS 96,2 66,9 33,7 17,9 - 62,1 1660DRS 2,2 31,7 65,3 79,8 - 36,5 975

ĐB SCL CRS 5,9 0,7 0,4 0,7 0,6 0,7 9IRS 94,1 70,6 37,2 6,8 0,6 19,8 266DRS 0,0 28,8 62,5 92,6 98,7 79,5 1069

Còn lại CRS 1,7 1,4 1,9 0,9 4,9 1,5 87IRS 94,6 68,4 31,9 15,5 0,0 57,0 3210DRS 3,8 30,3 66,2 83,6 95,1 41,5 2338

Ghi chú: CRS (constant returns to scale): Hiệu suất theo quy mô không đổi; IRS

(increasing returns to scale): Hiệu suất tăng theo quy mô; DRS (decreasing returns to

scale): Hiệu suất giảm theo quy mô.

3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất

nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Tích tụ và tập trung đất đai đang trở thành giải pháp cho cải cách nông nghiệp

của Việt Nam hiện nay. Việc hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa lớn, với

Page 79: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

76

các vùng sản xuất tập trung sẽ góp phần tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của

nông sản Việt Nam. Đồng thời nó cũng xóa bỏ vòng luẩn quẩn của nghèo đói ở khu

vực nông thôn khi mà tích lũy của nông hộ thấp kéo theo đầu tư cho sản xuất, giáo

dục và đào tạo thấp. Ở nhiều địa phương đã thu được nhiều kết quả tích cực từ tích

tụ và tập trung ruộng đất. Nhiều trang trại quy mô lớn đang dần hình thành. Việc ưu

tiên phát triển hình thức tích tụ trực canh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi

phải có một môi trường tốt để tích tụ ruộng đất đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện

tích tụ với hướng ưu tiên là chính sách trực canh đòi hỏi phải có một môi trường tốt

để quá trình tích tụ được diễn ra và giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội. Đây

chính là điều kiện cơ bản để thúc đẩy nhanh tích tụ và tập trung đất đai. Một môi

trường tốt sẽ khuyến khích được động cơ tích tụ đất đai để tổ chức sản xuất lớn và

đảm bảo theo định hướng của Nhà nước, tạo ra an sinh xã hội tốt ở khu vực nông

thôn.

3.6.1. Tạo môi trường pháp lý để khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất

Để tạo môi trường khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất, phải từng bước

tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, trong đó ưu tiên cải cách Luật đất đai năm 2003

theo hướng tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường đất đai, ngăn chặn tình

trạng đầu cơ đất nông nghiệp và giữ ổn định diện tích. Luật đất đai và các văn bản

hướng dẫn dưới luật cần được sửa đổi theo hướng tạo môi trường an toàn trong đầu

tư vào đất. Trước mắt là xóa bỏ hạn điền về đất, yên tâm về thời hạn sử dụng đất, và

cơ chế cũng như cách th ức lấy đất sao cho hạn chế tiêu cực đến đời sống của hộ gia

đình ở nông thôn. Khuyến khích chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tăng cường

khả năng tiếp cận quyền sở hữu về đất đai nông nghiệp, cần làm rõ về quyền sở hữu

và quyền sử dụng lâu dài. Các chính sách can thiệp hành chính để điều chỉnh các

hành vi liên quan đến đất đai nên được loại bỏ, qua đó mới tạo ra sự an tâm để đầu

tư vào đất. Hiện nay do đất đai vẫn được quy định thuộc sở hữu của nhà nước nên

các biện pháp can thiệp hành chính vẫn tồn tại, đặc biệt liên quan đến vấn đề thu hồi

đất cho phát triển công nghiệp và đô thị, nhất là khi xu hướng chạy theo "phong trào

và thành tích" vẫn tồn tại, dẫn đến tâm lý nóng vội và thu hồi một cách ồ ạt. Chính

Page 80: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

77

vì vậy, những người đầu tư vào đất đai rất cần được đảm bảo sự an toàn trong quá

trình sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cần tạo điều kiện về cơ hội và bình đẳng trong

tiếp cận đất đai cũng như quyền kinh doanh trong nông nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh

vực công nghiệp và nông nghiệp, các doanh nghiệp có quyền thuê đất để kinh

doanh từ 50 đến 70 năm, nhưng hộ nông dân thì không. Thời hạn tối đa giao đất cho

hộ đối với loại đất trồng cây hàng năm cũng chỉ là 20 năm. Như vậy là có sự tồn tại

khác biết trong việc tiếp cận đất đai giữa các chủ thể khác nhau. Người nông dân

nên được ưu tiên tích tụ, điều này sẽ góp phần vào thực hiện chính sách tích tụ trực

canh một cách có hiệu quả.

Các chính sách và văn bản cần đảm bảo sự minh bạch, nhất quán và rõ ràng,

nhất là các văn bản về quy hoạch sử dụng đất. Vấn đề quy hoạch thiếu rõ ràng và

dài hạn đang là nhân tố cản trở cho việc tạo ra động lực để khuyến khích tích tụ đất

đai. Chính phủ cần đảm bảo giữ ổn định diện tích đất nông nghiệp. Đảm bảo quy

hoạch dài hạn và quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất tập trung.

Sự thành công trong cải cách Luật đất đai còn phụ thuộc vào cải cách các chính

sách liên quan đến hình thành giá đất nông nghiệp theo sát giá thị trường. Hiện nay

có sự chênh lệch lớn giữa đất thổ cư, đất công nghiệp so với đất canh tác nông

nghiệp. Nhà nước định giá đất nông nghiệp thấp, nhưng sau khi chuyển đổi thì giá

đất lại cao hơn rất nhiều lần. Khoản chênh lệch này lại không được Nhà nước thu

mà thường do các nhà đầu tư hưởng lợi. Chính vì vậy, nếu khoản chênh lệch này mà

được Nhà nước thu sau đó tái đầu tư cho các hộ mà đã bị thu hồi thì có thể khắc

phục được khó khăn về sinh kế cho hộ gia đình. Việc định giá quá thấp sẽ khuyến

khích hiện tượng đầu cơ đất đai, trong khi định giá quá cao lại không khuyến khích

tích tụ ruộng đất. Vấn đề chính ở đây chính là quyền sở hữu về đất đai chưa được

xác lập và sự minh bạch cũng như bình đẳng còn hạn chế nên đã khuyến khích các

giao dịch ngầm phát triển.

Page 81: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

78

3.6.2. Tạo môi trường kinh tế ổn định, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông

thôn

Sự thành công của quá trình tích tụ đất đai phụ thuộc nhiều vào khả năng rút lao

động ra khỏi nông nghiệp. Chính vì vây, cần phải xây dựng thể chế cho phát triển

các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ nhằm thu hút nguồn

vốn đầu tư vào khu vực nông thôn. Khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động phi

nông nghiệp phát triển như làng nghề. Cần đảm bảo sự phát triển một cách bền

vững gắn với bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống ở khu vực nông

thôn. Ở đây, vai trò của sự liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp là rất

quan trọng trong việc thu hút lao động nông nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh

nghiệp nông nghiệp phát triển trong các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi bên cạnh

các hoạt động chế biến. Cần hình thành cơ chế chuyển giao khoa học công nghệ và

đào tạo doanh nhân nông nghiệp làm tiên phong trong tích tụ đất đai. Chính phủ cần

ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn nhằm tạo môi trường đầu tư

tốt cho các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động và giảm chi phí giá thành cho sản

xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông

thôn, gắn kết chặt chẽ với các vùng chuyên canh sản xuất tập trung.

Ngoài sự mở rộng các hoạt động phi nông nghiệp để thu hút lao động, Chính

phủ cần có giải pháp hỗ trợ trong việc đảm bảo đầu ra cho các trang trại và các hộ

gia đình đầu tư tích tụ đất đai. Đây cũng là một trong những mảng quan trọng liên

quan đến tạo môi trường khuyến khích đầu tư vào đất đai. Nếu như định hướng và

tổ chức thị trường cho các sản phẩm nông sản được chú ý và được cải thiện, thì tích

tụ đất đai sẽ đảm bảo hiệu quả. Đồng thời thực trạng "trồng-chặt, nuôi-phá" sẽ có

thể được hạn chế. Đây chính là thách thức lớn nhất cho ngành nông nghiệp Việt

Nam. Theo Báo cáo phát triển thế giới (2008), ở nhiều nước như Đài Loan hay

Pháp, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và các tổ chức

nông hội thường cung cấp phần lớn dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Page 82: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

79

Bên cạnh yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm, Nhà nước cần đảm bảo cho

người đầu tư vào đất được tiếp cận nguồn vốn vay. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đã

tham gia vào hoạt động tích tụ đất đai và đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, trước

những diễn biến của thị trường và các cú sốc liên quan đến thiên tai và dịch bệnh,

hộ gia đình rất cần được tiếp cận vốn để khắc phục khó khăn và mở rộng sản xuất

nông nghiệp. Hộ gia đình đi thuê đất nhưng vẫn không thể làm tài sản thế chấp để

có thể vay được vốn ngân hàng. Rõ ràng, nhà nước chưa có chính sách về vấn đề

tiếp cận tín dụng đối với hộ gia đình trong quá trình tích tụ ruộng đất.

3.6.3. Tạo môi trường xã hội ổn định để thực hiện công bằng xã hội và giảm

thiểu tác động tiêu cực do quá trình tích tụ gây ra

Sự thành công của tích tụ ruộng đất phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo dục và

dạy nghề trong việc tạo cơ hội tiếp cận các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu giải

quyết tốt việc làm cho người lao động, vấn đề chủ trương tích tụ đất đai sẽ thực hiện

một cách có hiệu quả. Với hơn 91% lao động nông thôn chưa qua đào tạo, khả năng

chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động hộ gia đình ở khu vực nông thôn đang gặp rất

nhiều khó khăn. Chính phủ cần đầu tư vào công tác dạy nghề ở khu vực nông thôn,

hoạt động này cần được xã hội hóa, tạo điều kiện cho người nghèo chuyền đổi nghề

bền vững. Do tác động của quá trình đô thị hóa, xu hướng lao động được đào tạo, có

trình độ, lao động khỏe và trẻ thường chuyển ra thành phố sinh sống và làm việc, để

lại ở khu vực nông thôn lao động già, yếu và có trình độ thấp. Chính vì vậy, việc rút

lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách

thức. Tuy nhiên, việc dạy nghề và tiếp cận tri thức còn phải phụ thuộc vào sự phát

triển của công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Tất cả phải được xúc tiến một cách

đồng bộ.

Ngoài các chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo và dạy nghề, cần phải tăng

cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đảm bảo năng suất và gìn giữ chất

lượng đất. Đồng thời nâng cao khả năng dự báo và phòng tránh thiên tai, dịch bệnh

và có chính sách hỗ trợ hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động của các cú sốc đối với

đời sống của người nông dân. Akram-Lodhi (2004) cho rằng một trong những

Page 83: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

80

nguyên nhân của tình trạng mất đất là do tác động của các cú sốc như thiên tai và

dịch bệnh đã đẩy nông dân vào cảnh nợ nần và buộc phải chuyển nhượng đất. Chính

vì vậy, Nhà nước cần phải thành lập bảo hiểm rủi ro và đảm bảo an sinh xã hội cho

nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Có chính sách hỗ trợ người nghèo nhằm giúp

xóa đòi giảm nghèo thông qua tạo cơ hội cho thoát nghèo như giáo dục, dạy nghề,

cung cấp vốn để chuyển đổi nghề và hỗ trợ kỹ thuật. Các chương trình và dự án lấy

đất của hộ gia đình ở khu vực nông thôn cần phải dựa vào quy hoạch, trong đó ưu

tiên giữ ổn định diện tích canh tác, phải có sự tham gia của cộng đồng trong việc

lập, ban hành và thực hiện các chương trình dự án.

Page 84: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

81

KẾT LUẬN

Sự thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua có được

là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự đổi mới về thể

chế đã tạo ra động lực cho hộ gia đình trong việc đầu tư tăng sản. Tuy nhiên, sự sụt

giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại chỉ ra rằng vai trò của

các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang dần giảm tác dụng.

Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần đây đã làm cho quy

mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế việc áp dụng cơ giới hóa trong

nông nghiệp.

Trong các phân tích về hiệu quả sử dụng đất, tác giả luận văn đã lấy đất lúa làm

đại diện vì cây lúa là cây trồng quan trọng và phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Việc

nghiên cứu quá trình tập trung ruộng đất được thực hiện ở hai khía cạnh là dồn điền

đổi thửa và tích tụ mở rộng quy mô sản xuất, trong đó tích tụ ruộng đất là nội dung

nghiên cứu chính. Dưới đây, luận văn đưa ra một số kết luận chính dựa vào kết quả

nghiên cứu đã phân tích trang báo cáo.

Đất nông nghiệp Việt Nam manh mún, nhỏ lẻ: Dưới tác động của Khoán 10 và

từ khi luật đất đai 1993 ra đời, đất nông nghiệp của Việt Nam được chia đều cho

người dân làm nông nghiệp. dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tức là có xấu, có tốt, có

gần và có xa. Mỗi loại đất được phân bổ cho hộ gia đình dựa trên quy mô hộ.

Đất đai manh mún ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp: Tình trạng

manh mún đất đai làm hạn chế đến khả năng cơ giới hóa, khả năng áp dụng khoa

học kỹ thật nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất. Mặt khác, tình trạng

manh mún đấy đai đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc phát triền giao

thông nông thôn và xây dựng hệ thống thủy lợi trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, đất

đai manh mún ở cấp hộ dẫn đến yêu cầu về lao động nhiều hơn và năng suất sẽ

giảm xuống.

Xu hướng tích tụ tập trung đất nông nghiệp đang diễn ra: Tình trạng manh

mún đất đai đang có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian vừa qua. Các đối tượng

Page 85: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

82

tham gia tích tụ tập trung đất đai chủ yếu là người trực tiếp làm nông nghiệp, tuy

nhiên cũng có những đối tượng tham gia nhằm đầu cơ đất đai.

Tác động của tích tụ tập trung đất đai: Tập trung ruộng đất chưa có tác động rõ

ràng đến các khác biệt ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy tích tụ

tập trung đất đai có tác động tới sự phân hóa giàu nghèo tại vùng nông thôn.

Tích tụ tập trung đất đai giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Quy mô

đất đai có tương quan tỷ lệ thuận với năng suất và sản lượng lúa cũng như năng suất

lao động. Mối tương quan này đặc biệt bền vững và nhất quán ở đồng bằng sông

Cửu Long trong khi ở đồng bằng Bắc Bộ, có sự tương quan giữa sản lượng với quy

mô đất đai nhưng không có sự tương quan giữa năng suất và quy mô đất đai.

Các khuyến nghị chính sách: Nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung đất đai

hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất cần có những

định hướng chính sách một cách toàn diện. Đó là việc hoàn thiện chính sách đất đai

nhằm tạo sự ổn định và yên tâm đầu tư vào đất đai và sản xuất nông nghiệp, chính

hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm cho người nông dân, dần dần rút lao

động ra khỏi khu vực nông nghiệp và cuối cùng là các chính sách hỗ trợ về kinh tế

như chính sách vay vốn, chính sách đảm bảo đầu ra cho sản phẩm…

Page 86: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Hùng Võ, Trần Ngọc Trung, (2007), “Quản lý đất đai phục vụ cho giảmnghèo đói ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế về Quản lý đất đai tốt – Vai trò củanó đối với phát triển kinh tế, 27-29 tháng 6, Ulaanbaatar, Mông Cổ.

2. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam: 20 năm đổi mới vàphát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Kim Sơn, (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nayvà mai sau, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Kim Sơn, (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nôngdân trong quá trình công nghiệp hóa,Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đỗ Kim Chung (1994), “Sự hồi sinh của thị trường đất nông thôn sau xoá bỏhợp tác ở Việt Nam: thực trạng và ư nghĩa về mặt chính sách”, Bài phát biểu tạihội thảo quốc tế về các phương pháp nghiên cứu xă hội trong các hệ thống nôngnghiệp: Giải quyết sự cạnh tranh đang tăng lên về nguồn lực tại Châu Á , ChangMai, Thailand, 2/4/1994.

6. Đỗ Kim Chung (2000), “Thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam: thực trạng vàgiải pháp”, Nghiên cứu kinh tế, số 1, pp. 260.

7. Lâm Thị Mai Lan (2001), “Manh mún đất đai – một rào cản đối với nôngnghiệp Việt Nam”, Tạp chí phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam, số 27, pp. 73-80

8. Lê Du Phong (2007), Các vấn đề đất đai ở khu vực nông thôn Việt Nam , Tàiliệu nghiên cứu trong Hội thảo quốc tế được tổ chức bởi Viện Khoa học xã hộivà Trung tâm nghiên cứu phát triển Trung Quốc từ ngày 30 - 31 tháng 10 năm2007, Hà Nội.

9. Nakachi, S. (2001), “Cơ cấu của việc nắm giữ đất tại khu vực nông thôn và luậtđất đai”, Nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường , Nhà xuất bảnnông nghiệp, Hà Nội. pp. 71–96.

10. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1996), Nửa thế kỷ phát triển Nôngnghiệp Việt Nam: 1945-1995, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

Page 87: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

84

11. Phạm Văn Hùng, T. Gordon MaAulay, Saly P. Marsh (2007), Phát triển nôngnghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam , Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệpQuốc tế Úc (ACIAR)

12. Pingali, P.L., Võ Tòng Xuân (1992), “Việt Nam: quá trình phi tập thể hóa vàtăng trưởng năng suất lúa”, Tạp chí Phát triển kinh tế và Thay đổi văn hóa,40(4), pp. 697–718.

13. Vũ Trọng Khải (2008), “Tích Tụ Ruộng Đất - Trang Trại và Nông Dân”, Tintức nông nghiệp, Ngày 18 tháng 7 năm 2008.

14. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Các văn bản pháp luật về nôngnghiệp và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội.

15. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), đánh giá lại chính sách đất đaivà đề xuất sửa đổi luật đất đai , Báo cáo cho Ủy ban kinh tế trung ương Đảng,Hà Nội.

16. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn2011 - 2015 tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.

17. Ngân hàng phát triển Châu Á (2004), Chiến lược quốc gia và cập nhật chươngtrình 2005-2006 Việt Nam. Manila.

18. Ngân hàng thế giới (2008), “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, Báo cáophát triển thế giới 2008, Nhà xuất bản văn hóa-thông tin, Hà nội.

19. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2007), Báo cáo biến động sử dụngđất và mất đất nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

20. Tổng cục thống kê (2008, 2010), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn.

21. Tổng cục thống kê (2008, 2010), Kết quả điều tra mức s ống hộ gia đình.

Tài liệu tiếng Anh

22. Agarwal, S. K. (1972), Economics of Land Consolidation in India, New Delhi:Chand.

23. Akram-Lodhi, A.H. (2004), “Are“LandlordsTaking Back the Land”?An Essayon theAgrarian Transition in Vietnam”, European Journal of DevelopmentResearch, 16 (4), pp. 757–89.

Page 88: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

85

24. Barrett, S. (1996), “Microeconomic responses to macroeconomic reforms in theoptimal control of soil erosion”, The environment and emerging developmentissues, Clarendon Press, Oxford.

25. Benjamin, D., Brand, L. (2002), “Property Rights, Labour Markets andEfficiency in a Transition Economy: the case of rural China”, CanadianJournal of Economics, 35(4), pp. 689-716.

26. Bentley, J.W. (1987), “Economic and ecological approaches to landfragmentation: in defense of a much-maligned phenomenon”, Annual Review ofAnthropology, 16, pp. 31-67.

27. Binns, B.O. (1950), “The Consolidation of Fragmented Agricultural Holdings”,Agricultural Studies 11, FAO Washington, DC.

28. Bingswanger, H. & Elgin, M. (1998), “Reflection on Land Reform and FarmSize”, International Agriculture Development In Eicher, C.K. & Staatz J.M.(Eds.), Maryland: The Johns Hopkins University Press, pp.316-328.

29. Blarel, B., Hazell, P., Place, F., Guiggin, J. (1992), “The economics of farmfragmentation: evidence from Ghana and Rwanda”, The World EconomicReview, 6(2), pp. 233-254.

30. Brandt, L. (2006). Land access, land markets and their distributionalimplications in rural Vietnam, Summary report, University of Toronto.

31. Carter, M. R. (1984), “Identification of the Inverse Relationship between FarmSize and Productivity: An Empirical Analysis of Peasant AgriculturalProduction”, Oxford Economic Papers, 36 (1), pp. 131-45.

32. Deininger, K., Jin, S. (2003), “Land sales and rental markets in transition:evidence from rural Vietnam”, World Bank Policy Research Working Paper3013, World Bank, Washington.

33. Ding, C. (2002), “Land Policy Reform in China: assessment and propects”,Land Use Policy, Maryland.

34. Do, Q.T. & Iyer, L. (2003), “Land rights and economic development: evidencefrom Vietnam”, Working Paper 3120, World Bank: Washington D.C, Availableat http://econ.worldbank.org/files/29142_wps3120.pdf.

35. Ellis, F. (1993), Peasant Economics: Farm Households and AgrarianDevelopment, Cambridge 2nd edition, University Press, Cambridge.

Page 89: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

86

36. Fan, S. (2004), “Infrastructure and pro-poor growth”, Paper prepared for theOECD DACT POVNET Agriculture and pro-poor growth, Helsinki Workshop,17-18 June.

37. Foster, A., Rosenzweig, M. (2010). “Is there surplus labor in rural India?”,Economics Department Working Paper, No. 85. Yale University.

38. Gourou, P. (1936), Les Paysans du Delta Tonkinois(in english), Mouton & Co,and Maison Des Science de L’Homme, Paris.

39. Haughton, J. (2000), “Ten puzzles and surprises: Economic and Social changesin Vietnam,1993-1998”, Comparative Economic Studies, XLII, No. 4, (Winter),

pp. 67-88.

40. Hayami, Y. (1988), Toward the Rural Based Development of Commerce andIndustry: selected experience from East Asia, World Bank, Washington.

41. Hsieh, C.T. and P.J. Klenow (2009). “Misallocation and manufacturing TFP inChina and India”, Quarterly Journal of Economics, 124(4), pp. 1403-1448.

42. Huang, J. (1997). Agricultural development, policy and food security in China,Proceedings Workshop Wageningen-China. Wageningen: AB-DLO

43. Humphries, B.(1999), “Implementation of title registration systems forimproved land markets”, In proceedings of APO Conference 'Agricultural LandTenure System in Asia and the Pacific', Asian Producvity Commission, Tokyo.pp. 42-70.

44. Jensen, J. R., J. E. Estes, and L. W. Bowden, (1977), “Remote Sensing of WaterDemand Information”, The Geographical Review, 67(3), pp. 322-334.

45. Kawagoe, T. Hayami & Ruttan, W. (1995), “The intercountry agriculturalproduction function and productivity differences among countries”, Journal ofDevelopment Economics.

46. Kerkvliet, Benedict J. Tria, (2000), “Governing Agricultural land in Vietnam:an Overview”, An overview paper written for ACIAR Project ANRE 1/97/92“Impacts of Alternative Policy Options on the Agricultural Sector in Vietnam”,Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian NationalUniversity, November 2000.

47. Kislev, Yoav and Willis Peterson (1982), “Prices, technology, and farm size”,Journal of Political Economy, 90, pp. 578-595.

Page 90: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

87

48. MacAulay, T.G., Marsh, S.P. (2002), “Land reforms and the development ofcommercial agriculture in Vietnam: policy and issues”. AustralasianAgribusiness Review 10. Available at<http://www.agrifood.info/Review/2002v10/2002_Index.htm>.

49. Markussen, T., F. Tarp, and K. Van den Broeck (2011), “The forgotten propertyrights: Evidence on land use rights in Vietnam”, World Development, 39 (5),pp. 839-50.

50. Marsh, S., MacAuley, G., Hung, P.V. (2007), “The economics of landfragmentation in the north of Vietnam”, The Australian Journal of Agriculturaland Resource Economics, vol. 51, pp. 195-211.

51. McPherson, M. F. (1982), “Land fragmentation: a selected literature review”,Development Discussion Paper, No. 141. Harvard University.

52. Naughton, B. (2007), The Chinese Economy: transitions and growth, MITPress, Cambridge.

53. Popkin, S.L. (1979), The Rational Peasant, The Political Economy of RuralSociety in Vietnam, University of California Press, Berkeley, CA.

54. Que, T.T. (2005), Land management and agricultural in Vietnam,www.ide.go.jp/English/Publish/Asedp/pdf/071_annex.pdf (20/07/2008).

55. Ravallion, M. and D. van de Walle (2008a), “Does rising landlessness signalsuccess or failure for Vietnams agrarian transition?”, Journal of DevelopmentEconomics, 87, pp.191-209.

56. Ravallion, M., and D. van de Walle (2003), “Land allocation in Vietnam’sagrarian transition”, World Bank Policy Research Working Paper 2951,Washington, D.C, World Bank.

57. Tan, S. (2005), Land Fragmentation and Rice Production: a case study of smallfarms in China, Working Paper, Wagenigen University.

58. Shuhao Tan, Gideon Kruseman, and Nico Heerink (2004), “LandFragmentation and Smallholder Rice Farm’s Production Cost in JiangxiProvince, China”, Dragon with Clays Feet? Transition, Sustainable Land Use,and Rural Environment in China and Vietnam, Lexington Books, pp. 211-27.

59. Thirwall, A.P. (2006), Growth and Development: with special reference todeveloping economies, MacMillan, London.

Page 91: Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

88

60. Zhu, D. (2001), “Re-thinking on extension of land user rights to additional 30years”, Agricultural Economic Problems (in Chinese), 1, pp. 37-41.

61. Z. Li, Lin, J. Y. and F. Cai (1997), “The China Miracle: Development Strategyand Economic Reform”, Asia-Pacific Development Journal, 4(1), pp. 165-69.

62. FAO (2003), “The design of land consolidation pilot projects in Central andEastern Europe”, FAO Land Tenure Series 6, Food and AgriculturalOrganisation of the United Nations, Rome, Italy.

63. World Bank (2001 a), Vietnam Economic Monitor, World Bank, Vietnam.

64. World Bank (2003), “Vietnam: delivering on its promise”, DevelopmentReport 2003. World Bank in collaboration with the Asian Development Bank,Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi.

65. World Bank in Vietnam (2000), “Vietnam: attacking poverty”, VietnamDevelopment Report 2000, Joint Report to the Government of Vietnam,Consultative Group Meeting for Vietnam, 14-15 December 1999.