kiẾn thỨc vỀ mÔi trƯỜng

12
NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG CP TRUNG HỌC CƠ SỞ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG Đồng Nai , năm 2013

Upload: vudung

Post on 05-Feb-2017

233 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HỌC ĐƯỜNG

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Đồng Nai , năm 2013

Page 2: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 1

I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG

Theo Điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, năm

2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất

nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản

xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

Môi trường sống của con người thường được phân chia

thành các loại sau:

- Môi trường tự nhiên, bao

gồm các nhân tố thiên nhiên như:

ánh sáng mặt trời, núi sông, biển

cả, không khí, động, thực vật,

đất, nước... cung cấp cho ta

không khí để thở; đất để xây

dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn

nuôi; phong cảnh đẹp để ngắm nhìn, thự giãn …

- Môi trường xã hội là tổng thể

các quan hệ giữa người với người,

như: Hiệp hội các nước, quốc gia,

tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ

tộc, gia đình, các tổ chức tôn giáo,

tổ chức đoàn thể,... làm cho cuộc

sống của con người khác với các

sinh vật khác.

- Môi trường nhân tạo: bao

gồm tất cả các nhân tố do con

người tạo nên, làm thành những

tiện nghi trong cuộc sống

Page 3: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 2

II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Cấu trúc môi trường tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản: thạch

quyển, thủy quyển, khí quyển và sinh quyển.

Hình 1 Mối quan hệ của các thành phần cơ bản trong

môi trường tự nhiên

1. Khí quyển

Khí quyển là lớp vỏ ngoài của trái đất

với ranh giới dưới là bề mặt thuỷ quyển,

thạch quyển và ranh giới trên là khoảng

không giữa các hành tinh. Khí quyển trái

đất được hình thành do sự thoát hơi nước,

các chất khí từ thuỷ quyển và thạch quyển.

Khí quyển bao quanh trái đất và được giữ

lại bởi lực hấp dẫn của trái đất. Nó gồm

có nitơ (78,1% theo thể tích) và ôxy

(20,9%), một lượng nhỏ khí argon

(0,9%), cacbonic (khoảng 0,035%), hơi

nước và một số chất khí khác.

Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên

Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia

Page 4: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 3

cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt

độ giữa ngày và đêm.

Các tầng của khí quyển bao gồm 5 tầng; đó là: tầng đối

lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng điện ly ( hay tầng ion) và tầng

ngoài

2. Thủy quyển

Trong địa vật lý, thủy quyển được mô tả như là khối

lượng chung của nước được tìm thấy dưới và trên bề mặt trái đất,

cũng như trong khí quyển của hành tinh.

Trên Trái đất, vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của

nước trong thủy quyển. Nó bao gồm nước dưới bề mặt Trái đất,

trong các lớp đất, đá (tức nước dưới đất), nước trong cơ thể động

vật và thực vật (sinh quyển), nước bao phủ trên bề mặt trái đất

ở dạng lỏng (như nước mặn ở đại dương, biển và nước ngọt ở ao

hồ, sông ngòi,…) và ở dạng rắn (tuyết, mưa đá), cũng như nước

trong khí quyển dạng hơi nước, các đám mây, sương... Khoảng

71% diện tích bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước.

3. Thạch quyển

Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành

tinh có đất đá. Trên trái đất, thạch quyển bao gồm toàn bộ lớp vỏ

của Trái đất và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc

thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ.

Thạch quyển (vỏ Trái đất) có cấu tạo rất phức tạp, có thành

phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý, độ dày

của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Vỏ Trái đất được chia

làm 2 kiểu: vỏ lục địa dày 60–70 km và vỏ đại dương 2–8 km.

Đất mang trên mình nó các hệ sinh thái và là giá đỡ để con

người tác động vào các hệ sinh thái tạo nên các nền văn minh, đảm

bảo cho sự tồn tại của nhân loại. Trong vỏ Trái đất chứa đựng

nhiều tài nguyên khoáng sản - được sử dụng trong công nghiệp.

Page 5: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 4

4. Sinh quyển (hay môi trường sinh vật)

Sinh quyển là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên

của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển,

tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự

nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được

hiểu gắn liền với trái đất. Sinh quyển của trái đất bao gồm các

loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn

bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao.

Các thành phần trong sinh quyển luôn tác động tương hỗ

nhau. Sự sống trên bề mặt Trái đất được phát triển nhờ vào các

mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường, tạo thành

dòng liên tục trong quá trình trao đổi vật chất và năng lượng

Các yếu tố tạo thành môi trường tự nhiên gồm đất, nước,

không khí, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác

Hình 2 Các thành phần chính trong môi trường tự nhiên ( Nguồn: Steven Dutch, Natural and Applied Sciences, University of Wisconsin )

Page 6: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 5

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài

sinh vật.

- Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu

cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như

các hoạt động vui chơi giải trí khác.

- Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy

nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có

giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc

gia và ở từng thời kì

- Chức năng môi trường thể hiện cụ thể qua việc cung cấp mặt

bằng cho sự phân hủy chất thải, xây dựng, vận tải, hoạt động

canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giải trí,… của con

người

2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho

con người.

- Các tài nguyên như: đất, đá, tre, nứa, nước… và tài nguyên

sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung

cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc và mức độ khan hiếm

và giá trị của nó trong xã hội.

3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của

con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào

môi trường.

- Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào

môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các

quá trình vật lý, hóa học, sinh học… phân hủy thành các chất

vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên,

chức năng chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn.

Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân

bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường,….

Page 7: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 6

4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con

người.

Môi trường cung cấp thông tin về lịch sử địa chất, tiến hóa

của vật chất và sinh vật, sự phát triển văn hóa của loài người. Khi

kết nối những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con người sẽ dự

đoán được những sự kiện xảy ra trước đây và trong tương lai.

Môi trường còn cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu và

báo động sớm các hiểm họa đối với con người và các sinh vật

sống trên Trái đất.

Tài nguyên rừng

Cung cấp thông tin

Cung cấp Nước

Làng quê

CHỨC NĂNG

MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Không gian sống đô thị Rác thải đô thị

CHỨC NĂNG

MÔI TRƯỜNG

NÔNG THÔN

Chăn nuôi Đất trồng trọt

Page 8: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 7

IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

1. Các vấn đề môi trường đô thị

- Ô nhiễm môi trường khí do bụi,

khí thải và tiếng ồn từ các phương

tiện giao thông,….

- Ô nhiễm nước do rác thải, nước

thải sinh hoạt, nước thải công

nghiệp,…

- Ô nhiễm do rác thải

- Văn hoá đô thị: nạn lai căng, sự di

dân từ nông thôn vào đô thị ngày

càng tăng,…

- Sự cố môi trường đô thị

Ngập nước Hỏa hoạn Dịch bệnh ( đau mắt đỏ)

Nước

Page 9: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 8

2. Các vấn đề môi trường nông thôn

+ Ô nhiễm môi trường nước do chất

thải rắn, dư lượng của hóa chất nông

nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải

chăn nuôi,…

+ Ô nhiễm môi trường đất do rác thải,

bao bì đựng hóa chất, chất thải chăn nuôi, dư

lượng thuốc trừ sâu,…

+ Ô nhiễm môi trường

không khí do việc đốt

nương rẫy, đun nấu

bằng than, củi,…

+ Ô nhiễm môi trường do tự nhiên: ngập mặn, chua phèn, cháy

rừng,…

+ Suy thoái đa dạng sinh học do ý thức con người

Săn bắn trái phép Phá rừng Khai thác hủy diệt

Page 10: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 9

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI: NGÀY 05 THÁNG 06

Ngày Môi trường Thế giới: ngày 05/06

( tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt : WED).

Ngày 5 tháng 6 năm 1972, nhân Hội nghị Môi

trường Thế Giới tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển,

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định chọn

ngày này là Ngày Môi trường Thế Giới và giao cho

Chương trình Môi trường (UNEP) của Liên Hiệp

Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya tổ chức kỷ niệm sự

kiện này. Từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã

hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Các hoạt

động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ

quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.

Ngày Môi trường thế giới là dịp quan trọng để

tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách

nhiệm và ý thức tự giác về bảo vệ môi trường cho

cộng đồng. Một điểm nổi bật của Ngày Môi trường

Thế giới là tại các buổi lễ trọng thể, các nhà môi

trường từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng đổ về nơi

đăng cai để nhận Giải thưởng Global 500 của

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày

Môi trường thế giới từ năm 1982 và đã trở thành một

hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm góp phần nâng cao

nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững.

Page 11: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 10

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

của Việt Nam bao gồm: Hội nghị tổng kết xây dựng và

nhân rộng mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường;

Trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch xanh

gắn với bảo vệ môi trường; Tổng kết cuộc thi quốc gia

“Sáng tác tranh cổ động môi trường và khai mạc triển

lãm tranh, ảnh về môi trường; Chương trình văn nghệ

chào mừng Ngày Môi trường thế giới và Lễ trao Giải

thưởng môi trường Việt Nam; Lễ mít tinh quốc gia

hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Lễ phát

động trồng cây bảo vệ môi trường và nhiều hoạt động

thiết thực khác.

Theo Sở TN&MT Đồng Nai, hưởng ứng Ngày Môi

trường thế giới, ngoài việc chấp hành tốt Luật Bảo vệ

môi trường, Luật Đa dạng sinh học; Đồng Nai còn tổ

chức các buổi triễn lãm, hội thảo khoa học theo chủ đề

từng năm, các cuộc thi, đi bộ đồng hành vì môi trường,

tổng vệ sinh môi trường, diễu hành xe, cổ động về bảo

vệ môi trường,…khuyến khích sử dụng công nghệ, sản

phẩm thân thiện với môi trường, ít tiêu hao năng lượng,

hạn chế sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu có phát

sinh chất thải, gây ô nhiễm môi trường; đề xuất và triển

khai các chương trình, dự án liên quan đến đổi mới mô

hình tăng trưởng, đặc biệt ưu tiên các ngành công nghệ

cao, thân thiện với môi trường, công nghệ sử dụng năng

lượng mới và tái tạo, sử dựng tiết kiệm và hiệu quả tài

nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu…

Page 12: KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai 11

MỤC LỤC

I. ĐỊNH NGHĨA MÔI TRƯỜNG .......................................... 1

II. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN ......................................................................................... 2

1. Khí quyển ........................................................................ 2

2. Thủy quyển ..................................................................... 3

3. Thạch quyển .................................................................... 3

4. Sinh quyển (hay môi trường sinh vật) ............................ 4

III. CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG ................ 5

1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài

sinh vật. .................................................................................... 5

2. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên

cho con người. .......................................................................... 5

3. Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của

con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi

trường. ...................................................................................... 5

4. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con

người. ........................................................................................ 6

IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG

THÔN .......................................................................................... 7

1. Các vấn đề môi trường đô thị ......................................... 7

2. Các vấn đề môi trường nông thôn .................................. 8

NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI: NGÀY 05 THÁNG 06 .. 9