interviewv tran le bao

33
Dán phng vn các nhà Hán hc Vit Nam /© CCS | [ 1 ] Nội dung phỏng vấn PGS.TS Trần Lê Bảo: Người thc hin phng vn: Đào Tâm Khánh, Quách Thu Hin, Bùi Anh Chưởng Ngày 13 tháng 4 năm 2015, 14:00~17:30, Trung tâm Nghiên cu Trung Quc, Đại hc Sư phm Hà Ni ---------------- HI: Câu hi đầu tiên em mun hi thy, nếu không có gì riêng tư quá thì thy có thkmt chút vmt sthông tin cá nhân ca thy như ngày tháng năm sinh, nơi sinh ca thy? ĐÁP: Tôi sinh năm 1/2/1945, cái la y là la được đào to Hà Ni và năm 1963 đồng chí Phm Văn Đồng vi đồng chí Vũ Quang vn động thanh niên xung phong đi xây dng phát trin kinh tế văn hóa min núi, cho nên tôi cũng hăng hái đi. Đi tnăm 1963, lên nông trường Đin Biên Ph, sau ri chuyn qua quân đội và đến năm 1975 mi được trv. Các ông chha hn đi sau ba năm thì quay vnên tôi cũng tưởng đi mt tý thôi, nhưng li không ngđi mt bước dài mt 13 năm. Mười ba năm y mình cũng không có gì phi ân hn c, quân đội đã rèn luyn mình thành ra mình và cũng vì như thế cho nên khi quay trli trường thì hc rt là say sưa, hc không biết đi chơi, cũng rt ngu nhiên như thế đim cao nên người ta gili trường. Đấy là ngu nhiên chmình cũng không có mc đích là chiến trường v, năm 1975 đi hc, hc ri bn năm sau li thành cán bging dy, mà chcó mc đích là trthù chiến tranh, bi vì nó ly hết tui xuân ca mình thì mình phi hc. Vn đề thhai na, nó là chuyn rt ngu nhiên, tc là mình tiếp cn nghiên cu Trung Quc rt là ngu nhiên trong cái tt yếu. Tc là ông ni tôi là người đỗ cnhân khoa thi cui cùng ca triu Nguyn. HI: Ông tên là gì ?

Upload: buithuy

Post on 31-Dec-2016

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 1 ]

Nội dung phỏng vấn PGS.TS Trần Lê Bảo:

Người thực hiện phỏng vấn: Đào Tâm Khánh, Quách Thu Hiền, Bùi Anh Chưởng

Ngày 13 tháng 4 năm 2015, 14:00~17:30, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc,

Đại học Sư phạm Hà Nội

----------------

HỎI: Câu hỏi đầu tiên em muốn hỏi thầy, nếu không có gì riêng tư quá thì

thầy có thể kể một chút về một số thông tin cá nhân của thầy như ngày

tháng năm sinh, nơi sinh của thầy?

ĐÁP: Tôi sinh năm 1/2/1945, cái lứa ấy là lứa được đào tạo ở Hà Nội và năm

1963 đồng chí Phạm Văn Đồng với đồng chí Vũ Quang vận động thanh

niên xung phong đi xây dựng phát triển kinh tế văn hóa miền núi, cho

nên tôi cũng hăng hái đi. Đi từ năm 1963, lên nông trường Điện Biên

Phủ, sau rồi chuyển qua quân đội và đến năm 1975 mới được trở về.

Các ông chỉ hứa hẹn đi sau ba năm thì quay về nên tôi cũng tưởng đi

một tý thôi, nhưng lại không ngờ đi một bước dài mất 13 năm. Mười ba

năm ấy mình cũng không có gì phải ân hận cả, quân đội đã rèn luyện

mình thành ra mình và cũng vì như thế cho nên khi quay trở lại trường

thì học rất là say sưa, học không biết đi chơi, cũng rất ngẫu nhiên như

thế mà điểm cao nên người ta giữ lại trường. Đấy là ngẫu nhiên chứ

mình cũng không có mục đích là ở chiến trường về, năm 1975 đi học,

học rồi bốn năm sau lại thành cán bộ giảng dạy, mà chỉ có mục đích là

trả thù chiến tranh, bởi vì nó lấy hết tuổi xuân của mình thì mình phải

học. Vấn đề thứ hai nữa, nó là chuyện rất ngẫu nhiên, tức là mình tiếp

cận nghiên cứu Trung Quốc rất là ngẫu nhiên trong cái tất yếu. Tức là

ông nội tôi là người đỗ cử nhân khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn.

HỎI: Ông tên là gì ạ?

Page 2: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 2 ]

ĐÁP: Ông tên là Trần Lê Nhân, tác giả của “Cổ học tinh hoa” và “Hán học

danh ngôn” .

HỎI: Là ông nội thầy ạ?

ĐÁP: Đúng rồi. Hồi nhỏ cụ bắt mỗi ngày học một bài chữ Hán, viết vào một

cái bảng dài, có năm anh chị em cứ kể ra, mỗi người học xong thì viết

lên đấy. Và cụ cứ dạy chúng tôi như thế.

HỎI: Từ lúc thầy mấy tuổi ạ?

ĐÁP: Từ lúc 6, 7 tuổi. Lúc này là tôi bắt đầu học ở Hà Nội rồi. Tự đấy thì nó

cứ ngấm vào mình lúc nào không biết. Cho đến khi học cấp hai thì

người ta bắt đầu có học ngoại ngữ, thì mình học tiếng Trung. Đến năm

1960 thì tôi đi thi học sinh giỏi ngoại ngữ, tức là tiếng Trung và tiếng

Nga, thì tôi được giải nhất thành phố về tiếng Trung và được nhận giải

ở Nhà hát Nhân dân chính là Cung hữu nghị Việt Xô. Và cứ học như

thế, tôi thấy học chữ Hán rất là dễ, lên cấp ba lại được giải một lần nữa,

lúc đấy chỉ là giải nhì thôi, bên kia là phải dành cho tiếng Nga giải nhất.

Tức là từ năm 1960 bắt đầu có thi học sinh giỏi toàn thành phố. Sau đó,

khi ở chiến trường thì ông tôi lấy những bài viết bằng chữ Hán trên giấy

bản gửi ra cho tôi, tôi vẫn đọc và cố gắng viết thư trả lời bằng chữ Hán.

HỎI: Thế là ông viết thư bằng chữ Hán ạ?

ĐÁP: Viết thư bằng chữ Hán, chỗ nào sai thì sửa. Đến khi tôi quay trở về học

đại học thì lại tiếp tục học chữ Hán, học văn nhưng ngoại ngữ bằng

tiếng Trung, cho nên rất là nhàn nhã so với các người khác. Tôi coi như

môn ấy tôi không học, vì vậy mà đầu tư ưu tiên cho các môn khác cho

nên mình hơn người khác ở chỗ ấy. Đến khi tốt nghiệp thì làm luận văn

tốt nghiệp về thơ Đỗ Phủ, và được thứ nhì của khoa, trên 400 người.

Thế nên người ta giữ lại, ông trưởng khoa Đinh Trọng Lạc bảo: “cậu

phải dạy văn học Trung Quốc, tháng 6 tốt nghiệp tháng 9 phải lên lớp”.

Ông bảo là “phải theo phương pháp biến quá trình đào tạo thành quá

trình tự đào tạo, cậu phải tự bơi, không bơi được chết luôn, lúc bấy giờ

Page 3: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 3 ]

không cho xuống trường I hỏi, lúc bấy giờ là trường Xuân Hòa, sư

phạm II, thế là nhờ có cái liều của ông ấy mà mình cũng liều, cũng phải

chuẩn bị bài.

HỎI: Thế là năm bao nhiêu hả thầy?

ĐÁP: Học năm 1975 thì đến 1979 thì bắt đầu ở lại giảng dạy. Bắt đầu phải

dạy thì mình cũng phải dạy như mọi người, tức là do cái ngẫu nhiên.

Gia đình mình như thế tự dưng tất yếu nó dẫn mình đến văn học Trung

Quốc. Cái điểm thứ hai là nhà mình rất sẵn sách tiếng Trung.

HỎI: Của ông nội thầy ạ?

ĐÁP: Của ông nội, có cả một thư viện muốn đọc gì thì đọc, thậm chí là có

hôm ông cụ mới đưa quyển sách và bảo: “đọc đi nhớ”, nhìn ra thì về

xem tướng, chỗ nào không hiểu thì ông giảng. Nhà mình thì là 248A

Phố Huế, chiều chiều thì ra ngoài ngồi hóng mát, bấy giờ cái hè nó rất

rộng, ra ngồi thì cụ chỉ người kia thì vất vả, người kia thì an nhàn sung

sướng này, người này đi thế này là không tốt này, thế thì cụ chỉ như thế

là dạy cho mình cách xem tướng, xem tướng đi lại của từng người.

HỎI: Như vậy thì rất là thực tế ạ.

ĐÁP: Tức là vừa đưa sách cho đọc, vừa có thực tế. Sau khi cụ đỗ cử nhân rồi,

thời cụ thi với cụ Bằng Đoàn-bạn thân của Hồ Chí Minh, cụ thì không

thích làm chính quyền, cụ làm gọi là Huấn đạo Quốc Oai tức là phòng

giáo dục, sau thì lên làm Đốc học Vĩnh Yên tương đương với giám đốc

Sở giáo dục, sau rồi đến đốc học Bắc Kạn rồi cụ mới kể chuyện Đại học

Văn khoa tức trường Đại học Tổng hợp và Sư phạm sau này ở Lê

Thánh Tông, cụ dạy Hán Nôm, cụ dạy bằng chữ Hán Nôm là chính

nhưng có lúc cụ dạy bằng cả tiếng Pháp. Giáo sư Nguyễn Đình Chú bây

giờ kể là ngày xưa học cụ thì có lúc cụ dạy bằng cả tiếng Pháp. Ông

Chú rất sướng là thình thoảng cụ gọi lên và cho viết bảng, chả biết có

viết đẹp không, thấy giáo sư khoe thế. Tức là giáo sư Lê, giáo sư Chú,

tức là lứa những người năm 55, 56 là học ông nội tôi và bây giờ tài liệu

Page 4: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 4 ]

còn rất nhiều, trong cái kho tư liệu của trường Đại học Tổng hợp, tài

liệu viết sách, cụ viết ngữ pháp tiếng Trung là 700 trang. Anh Hằng cái

thời hiệu trưởng bảo bên em còn rất nhiều tài liệu của cụ.

HỎI: Thế thầy có tập hợp được không ạ?

ĐÁP: Tôi chả tập hợp được, tôi bị đi như thế là mất 13 năm, khi trở về thì

cũng là lúc ông tôi mất rồi.

HỎI: Cụ mất năm nào ạ?

ĐÁP: Năm 1975. Chỉ được về phục vụ cụ một tháng trời, chưa kịp nhận ra

cái gì thì cụ đã đi rồi. Trên lại có ông anh, ông anh lại phụ trách toàn bộ

cái gia tài ở 248 Phố Huế đấy. Mình đi 13 năm thì có cái gì đâu, sau

này vào trong trường ở, thành ra sách vở để ngoài đấy nhiều lắm.

HỎI: Thế là bây giờ vẫn còn chứ ạ?

ĐÁP: Vâng, thế thì nó là cái ngẫu nhiên trong cái tất yếu mình làm văn học

Trung Quốc nó là như thế, nghiên cứu Trung Quốc nó là như thế. Tôi

nghĩ nó là cái duyên. Gia đình tôi có thế thôi, có một vợ, hai con. Vợ

cũng ở trường này, tức là Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hà, làm

văn học dân gian nhưng sau xây dựng khoa Việt Nam học thì là trưởng

khoa Việt Nam học đầu tiên, tôi thì mở mã ngành ra thì được một cái

bản quyết định, còn cô Hà nhà tôi thì được từ cái bản giấy ấy thành một

khoa.

HỎI: Tức là hai thầy cô đều là người có công khai phá.

ĐÁP: Không dám, tôi mở khoa ấy năm trước thì một năm sau thì Đai học

Quốc gia mới mở khoa Việt Nam học, như người ta là mở cao học như

chúng tôi là mở cử nhân.

HỎI: Thầy cho em hỏi là bố mẹ thầy thì có theo học ông nội thầy không ạ?

ĐÁP: Không. Bố tôi hồi ấy cũng đi thi nhưng mà thi theo tiếng Pháp. Tức là

thế hệ hệ sau, sau khi đi thi theo tiếng Pháp thì về làm Tri châu Lục

Page 5: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 5 ]

Yên, sau thì ốm mất. Còn mẹ tôi thì phải nuôi 7 người, 7 anh chị em.

Tức là từ Yên Bái về Hà Nội.

HỎI: Em thấy là thầy quê gốc ở Bát Tràng đúng không ạ?

ĐÁP: Vâng, nhưng mà ở với ông là chính.

HỎI: Cho em hỏi là gia đình thầy là quê gốc ở Bát Tràng và cũng sinh ra ở

Bát Tràng ạ?

ĐÁP: Không, tôi không sinh ra ở Bát Tràng, tôi sinh ra ở Hà Nội, tức là ở

Bạch Mai - quê ngoại của tôi, mẹ tôi ở đấy. Chỗ 248 Phố Huế ngày xưa

là chỗ ông tôi làm đốc học Vĩnh Yên đấy, cụ có tiền cụ mới mua được

mảnh đất 300m xong cụ mới cắt làm đôi, cụ xây thành 248A và 248B,

Thế thì nhà tôi và tôi về ở với ông nội ở 248A.

HỎI: Từ bao giờ ạ?

ĐÁP: Từ trước khi giải phóng, tức là đại khái từ 1945, 1946 đã về đấy rồi.

HỎI: Cả nhà thầy về đấy ạ?

ĐÁP: Nhưng mà trừ bố tôi là mất.

HỎI: Dạ mất năm nào ạ?

ĐÁP: Mất năm 1945.

HỎI: Năm thầy được sinh ra luôn ạ?

ĐÁP: Năm ấy thì tôi có một tuổi, chưa biết mặt bố. Còn cô em gái thì mẹ tôi

có mang. Các cụ thời bấy giờ đẻ khỏe lắm, một năm một người một

năm một người.

HỎI: Vậy là cụ mất cuối năm đấy ạ?

ĐÁP: Vâng, đại khái là như thế. Bố tôi thì lại bị điều đi làm quan, quan châu

thì tương đương với chủ tịch huyện, châu ở miền núi thì tương đương

với huyện mà. Bố tôi thì chắc ít biết chữ Hán.

HỎI: Thế mẹ thầy thì có đi học không ạ?

Page 6: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 6 ]

ĐÁP: Không học mấy đâu, tức là các bà ngày xưa thì chỉ có học để biết viết,

biết đánh vần, biết chữ vậy thôi chứ học để thành đạt thì không có

HỎI: Như vậy trong gia đình thầy thì người giáo dục thầy nhiều nhất là ông

nội đúng không ạ?

ĐÁP: Đúng.

HỎI: Thế các anh chị em khác của thầy ạ?

ĐÁP: Các anh chị em tôi cũng dạy như thế này nhưng không ai theo được

nghề chữ Hán này. Mọi người lúc bé thì đều có nhưng bây giờ chắc

quên hết rồi. Ví dụ anh tôi cũng đi làm giáo viên nhưng mà là giáo viên

về ngành sinh vật học thì không liên quan gì đến chữ Hán, còn mọi

người thì mỗi người một ngành, không ai đi theo cái nghề này. Có mỗi

tôi là theo, nhưng không phải ra Hán mà cũng không phải ra Trung.

Nếu chữ Hán thì lại học theo kiểu huấn hỗ nó lại khác, nhưng mà mình

cũng tham gia các thứ, bởi vì mình đã đi dạy thì phải nghiên cứu. Đấy

là hai mặt của một vấn đề, dạy mà không nghiên cứu lấy gì mà dạy, thế

cho nên phải nghiên cứu.

HỎI: Thế bây giờ thầy đọc các văn bản Hán Nôm thế nào ạ?

ĐÁP: Không, tôi đọc văn bản chữ Hán thôi, chữ Nôm tôi không thạo lắm.

HỎI: Thế hồi ông nội thầy dạy có dạy chữ Nôm cho thầy không ạ?

ĐÁP: Không dạy, chỉ dạy chữ Hán thôi. Cụ dạy Hán Nôm của trường Đại học

Văn khoa, sau chuyển thành Đại học Sư phạm Tổng hợp,

HỎI: Thế là cụ hướng dẫn thầy trong suốt thời gian thầy đi học phổ thông

đúng không ạ?

ĐÁP: Đúng rồi.

HỎI: Thế là thầy học phổ thông ở đâu ạ?

ĐÁP: Học phổ thông ở trường Trưng Vương, ở phố Hàng Bài.

HỎI: Từ cấp một lên cấp ba ạ?

Page 7: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 7 ]

ĐÁP: Sáu năm là cấp hai và cấp ba.

HỎI: Sáu năm là cấp hai và cấp ba. Thế còn cấp một ạ?

ĐÁP: Cấp một thì học ở trường Vân Hồ này, vì nhà tôi ở đấy thì ra Vân Hồ

rất gần.

HỎI: Hồi đấy cấp một là mấy năm hả thầy?

ĐÁP: Cấp một có lớp 1, 2, 3, 4, bốn năm. Sau đó thì đến 5, 6, 7, sau đó thì

đến 8, 9, 10. Hồi ấy chỉ có mười năm thôi.

HỎI: Thế là toàn bộ thời gian ấy thầy sống cùng ông nội đúng không ạ?

ĐÁP: Vâng.

HỎI: Bắt đầu từ cấp hai là có học ngoại ngữ tiếng Trung thầy nhỉ?

ĐÁP: Vâng. Thì mới gọi là ngẫu nhiên vì thế. Thì tự nhiên nó thành như thế,

mình cũng nghĩ đấy là cái duyên thôi.

HỎI: Thầy ơi thế dòng họ Trần của thầy có tổ ở đâu ạ?

ĐÁP: Dòng họ Trần nhà tôi có tổ ở Bát Tràng. Nó có ba chi họ Trần, nhà tôi

thuộc chi họ Trần thứ ba là Trần Đồng Tâm, hai chi họ Trần còn lại

mình phải gọi bằng anh, là chi trên chi dưới. Hôm vừa rồi chúng tôi vừa

về dự cái mồng 10 tháng 2 là cái giỗ tổ ông.

HỎI: Là giỗ tổ của ba chi đấy ạ, hay của một chi nhà thầy ạ?

ĐÁP: Của một chi ba thôi.

HỎI: Tức là thường niên thì có hoạt động như thế ạ?

ĐÁP: Thường niên là có hoạt động như thế, bây giờ là làng người ta cần vấn

đề gì liên quan đến chữ Hán, liên quan đến phong thủy thì mình phải tư

vấn. Ví dụ cái đình làng Bát Tràng, mười mấy cụ tranh luận không

được, không ai tranh luận được bao nhiêu chữ, có một cụ tên Hòa chỉ

biết vẽ chữ không biết viết chữ. Vẽ thì nó khác với viết, viết thì nó theo

luật, còn vẽ thì có người vẽ rất đẹp nhưng tôi bảo cái nét này không

phải là ra mà là vào cơ. Thế mà cụ lại dùng 36 chữ đặt lên thượng

Page 8: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 8 ]

lương của đình, như thế không được. Thế là các cụ làm một cái ô tô kéo

nhau đến nhà tôi, các cụ mới bảo là: “Cụ Trần nhà ông ngày xưa là

chúng tôi biết rồi, bây giờ ông phải góp ý cho làng, xem là bao nhiêu

chữ và viết như thế nào”. Thế thì tôi mới bảo: “Các cụ đã hỏi thì phải

thưa, việc này là việc của cả làng, đâu phải riêng họ Trần nhà em”. Cái

đình của làng Bát Tràng bây giờ to lắm mà, thế thì tôi mới tính xong rồi

tôi mới tính xong rồi tôi bảo, từ 36 chữ tôi rút xuống còn 26 chữ, 26

chữ nó rơi vào khoảng này, tức là làng này thì có bụi bặm, cụ bảo sao

lại bụi, các cụ bảo làm bát thì không có bụi à, chở đất, chở than, chở củi

này xong chuyên đi chở lại, đất cát đầy. Nhưng mà nó kéo lại được cái

này, thứ nhất gia nghiệp nào cũng phát triển, thứ hai là con cháu đỗ đạt.

Các cụ bảo thế thì tốt quá còn gì nữa, bây giờ nó đang đỗ đạt nhiều thật,

cứ xem nó đỗ đại học thì thấy nhiều nhà đỗ lắm. Thế thì tôi thì phải viết

chữ ra, 26 chữ ấy xong họ mới thuê một ông ở dưới Nam Định lên đục

vào đấy. Như vậy là thượng lương của đình làng Bát Tràng là tôi nghĩ.

HỎI: Thưa thầy là những chữ gì ạ?

ĐÁP: Tôi cũng không nhớ hết đâu nhưng mà đại khái là ngày đẹp để dựng cái

đình này.

HỎI: Tức là đình là được dựng lại, tôn tạo lại ạ?

ĐÁP: Vâng. Hay là vừa rồi tôi có làm một cái là vân chỉ của làng. Vân chỉ là

ông phó làng nhanh nhẹn ra xin cụ Nguyễn Khiêu, đến lúc lại đưa cho

tôi, tôi bảo sai rồi, chữ sai thế này, ví dụ bên này là chữ “quốc”, cụ ý

chỉ làm câu đối Nôm, nhưng mẫu chữ lại vừa chữ Hán vừa chữ Nôm,

mẫu chữ sai thì không viết câu đối được. Thế mà đến chữ “nước” cũng

sai, tôi bảo cái sai của cụ đây này, một là mẫu chữ không đúng, bên này

là mẫu chữ chân bên này mẫu nét cứng thì không được, bên này chữ

“quốc” bên này là “hương” nhưng “hương” nghĩa là làng lại viết là

“thơm”. Danh từ phải đối với danh từ, danh từ làm sao đối với tính từ

được.

Page 9: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 9 ]

HỎI: Thế là sai chữ đúng không thầy?

ĐÁP: Sai chữ, sau ông mới thống nhất là cụ không làm, cụ cũng chỉ đọc xong

nhân viên của cụ in ra, tôi bảo thế thì các vị chết rồi, đầu xuân nó ném

đá cho tơi tả ra nữa.

HỎI: Thế xong rồi thầy sửa lại ạ?

ĐÁP: Vâng, nếu không thì người ta bảo làng này toàn quân dốt, người ta cho

cái chữ sai cũng cứ thế mà làm, không có biết gì cả, thế là tôi phải viết

lại. Rồi mấy cái đình và chùa trong làng tôi cũng phải về tư vấn về

phong thủy. … Nghĩa là con em trong làng là phải có trách nhiệm,

người ta gọi gì là mình phải về. Đấy là cái liên quan đến Nho học, Nho

học là phải biết Nho, y, địa, tướng, số. Tức là biết về Nho học thì phải

biết về y học, địa lý và tướng số, thế thì mới là Nho.

HỎI: Thế thì thầy đã vận dụng những gì ngày xưa ông nội cụ dạy đấy ạ?

ĐÁP: Vâng. Ngày xưa lúc mà cụ về hưu rồi, đồng chí Ngụy Như Kon Tum,

Giám đốc Đại học Tổng hợp, còn cho các ông Kim Thản,1 Đào Thản2

đến nhà tôi để học thêm về Kinh Dịch. Thế mà lúc ấy tôi mới có lớp 7,

cụ bắt tôi ra ngồi nghe, không hiểu gì cả. Mà cụ giảng không phải viết

bảng như này đâu, cụ có một cái phản rất to bằng gỗ gụ, cụ cứ viết phấn

ra đấy xong rồi lau đi, cụ bắt tôi ngồi lên đấy nghe, chẳng hiểu cái gì,

xong mãi bây giờ mới hiểu, lúc ấy mà hiểu được thì mình đã sướng, đã

không đến nỗi đi chiến trường 13 năm, nhưng cụ bảo cứ đi rồi sẽ quay

về, bao nhiêu người ngã xuống, mình ngã xuống mình lại ngồi dạy

được mà đồng đội cứ ngã là ngã luôn.

HỎI: Trước khi thầy đi thì cụ bảo như thế ạ?

ĐÁP: Vâng, cụ bảo rồi, cái số của mày nó thế, cứ đi, ngày nào ông cũng niệm

phật cho cháu. Mười ba năm ở cánh đồng Chum mà.

1 PGS Nguyễn Kim Thản (1927-1995), Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH VN.

2 PGS Đào Thản, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXH VN.

Page 10: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 10 ]

HỎI: Thầy sang chiến đấu Lào ạ?

ĐÁP: Vâng, không chết là may rồi. Chỉ đạt đến trình độ thương binh, chưa

đạt đến trình độ liệt sỹ. Nhưng mà được bù lại là ở chiến trường là cụ

cứ cho một cái thư bằng giấy bản, viết bút lông rồi gửi ra.

HỎI: Thầy còn giữ được bức nào không ạ?

ĐÁP: Bây giờ thì hết rồi, bởi vì mỗi lần tôi gửi về thì anh chị lại cất ở Phố

Huế, bây giờ vật đổi sao dời, nhà thì chia đi chia lại, thế là tôi cũng

chẳng còn tài sản, bao nhiêu nhật ký chiến trường của tôi cũng hết rồi.

Nhưng mà thôi, mọi sự nó cũng chỉ là cái thoáng qua thôi.

HỎI: Mười ba năm mà thầy, chỉ là thoáng qua thôi ạ?

ĐÁP: Vâng, thoáng qua chứ, vạn sự như bảo ảnh, “Thế gian vạn sự như bảo

ảnh, thiên kiếp duy dư nhất định tình”, tức là mọi công việc ở trên thế

gian này, nó như cái bong bóng đấy thôi, còn hàng ngàn kiếp người,

hàng ngàn kiếp chúng sinh thì chỉ còn lại một chấm tình thì vẫn còn, tất

cả hết chỉ cái tình là còn thôi. Ngày trước cụ hay dạy tôi cái đấy, tức là

Tết cụ cắt cái giấy đỏ thế này, xong cụ viết những câu như thế, phát hco

mỗi đứa một cái như thế, tức là những câu danh ngôn dạy con cháu lập

thân thì phải thế nào, lập chí thì phải thế nào, cụ dạy hết, những cái đấy

bây giờ không có điều kiện để mang ra khoe nhưng mà có cả mà.

HỎI: Thầy vẫn còn giữ ạ?

ĐÁP: Vẫn còn, vẫn còn những mảnh giấy đỏ như thế này.

HỎI: Thế khi nào có cơ hội thầy cho bọn em xem được không ạ?

ĐÁP: Được.

HỎI: Thầy ơi thầy kể thêm về thời gian thầy đi chiến trường được không ạ?

ĐÁP: Cũng được, nhưng có liên quan gì đến Hán học đâu. Lúc ấy thì tôi lại

mở mang về Lào học, tôi phải học tiếng Lào để giao du.

HỎI: Thế là ngoại ngữ hai của thầy là tiếng Lào ạ?

Page 11: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 11 ]

ĐÁP: Không nên nói ngoại ngữ hai. Tức là lần đầu chúng tôi đi sang Sầm

Nưa, lúc này là pháo cao xạ đang ở trên Điện Biên Phủ kéo xuống, kéo

xuống Hà Nội bảo vệ, năm 1963 đơn vị tôi thì quen đánh ở chiến

trường Lào, bấy giờ điều sang Sầm Nưa, tôi nhớ là tháng hai đi, đặt

xong khẩu pháo cuối cùng đúng giao thừa năm 1969… Về sau tôi dạy

văn học Châu Á, tôi dạy văn học Lào là dạy hay hơn người ta vì mình

có cái thực tế.

HỎI: Thế chỗ thầy đóng quân có gần biên giới Vi ệt Nam với Trung Quốc

không ạ?

ĐÁP: Ở Sầm Nưa thì xa Trung Quốc, nó ngang với Thanh Hóa, còn Xiêng

Khoảng ngang với Nghệ An. Sầm Nưa là chúng tôi phải đi đường 217

sang và Nghệ An đi đường 7 sang, Hà Tĩnh là đường 8 sang.

HỎI: Thế nhiệm vụ của thầy hồi ấy là gì ạ?

ĐÁP: Nhiệm vụ chỉ có là bắn máy bay, vì máy bay của Mỹ đến đây để đánh

vào khu trung ương.

HỎI: Vậy là thầy trực tiếp chiến đấu luôn?

ĐÁP: Tôi thuộc vào người có trình độ cao nhất tiểu đoàn là lớp 10, Tiểu đoàn

trưởng chỉ có lớp 6 thôi, đại đội trưởng chỉ có lớp 3. Sau rồi họ bắt

mình học cái gọi là trắc thủ, tức là đo xa, có một cái máy đo xa ZDN,

nó có giá trị 8 cân vàng, giao cho đồng chí thì đồng chí phải giữ, mình

nhìn thế này thì nó kéo dài con mắt mình ra thế này, mình sẽ thấy được

máy bay xa hơn và đo được cự li máy bay cho đến trận địa. Thế rồi

pháo thủ số ba sẽ quay theo cự li ấy rồi điều chỉnh cho nòng pháo vào

cái máy bay…

HỎI: Thầy ơi, thế thầy đi bộ đội li ện tục trong 13 năm không về ạ? Thế thầy

có được nghỉ phép lần nào không ạ?

ĐÁP: Vâng, có một lần về. Hồi ấy, tôi bảo vệ tên lửa ở dưới chỗ Ngọc Hồi,

tức phía Nam của Hà Nội, tôi chuẩn bị được đi C thì người ta mới bảo

Page 12: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 12 ]

là cho về nhà một tối, thế là tôi đi bộ từ đấy về nhà chỗ Phố Huế xong

rồi cả đêm lại quay trở về lính. Chỉ được một hôm thế thôi.

HỎI: Thế năm 1975, sau khi thống nhất đất nước là thầy được ra quân ạ?

ĐÁP: Chưa, tức là chúng tôi như này, năm 1974 có hiệp định ký kết là toàn

bộ quân đội Bắc Việt phải rút khỏi Lào, thì mình mới được về. Thế

mình định năm 1974 về nhưng không về được, phải năm 1975 mới về

vì năm 1972 phải tham gia “chia lửa” cho Quảng Trị, tức là mở một

mũi tấn công về bên Lào, gọi là phân tán lực lượng. Thế là đánh trận

đánh ở ……là hai cái cao điểm, sau năm ấy, tôi bị thương từ năm 1970

sang Tết 1971.

HỎI: Thế là thầy bị thương ở Lào ạ?

ĐÁP: Vâng

HỎI: Thế thầy về là thầy đi học ở trên Xuân Hòa luôn ạ?

ĐÁP: Không, rắc rối lắm. Về thì tôi vào trường này, tôi đưa cái giấy gọi học

từ năm 1963 thì gặp ông Phạm Cốc bảo tốt nhất tôi nên thi lại, mười ba

năm thì họ không còn lưu giữ giấy tờ nữa, mỗi ba năm phải di chuyển

một lần thế là đốt đi rồi, thế là tôi đành quay về thi lại. Cũng may là thi

đỗ.

HỎI: Thế khi ấy vào thầy đã được chọn khoa luôn chưa ạ?

ĐÁP: Chưa, thi thì tôi không dám vào khoa Văn mà đề nguyện vọng khoa Sử,

nhưng mà điểm Văn rất cao nên ông cho vào, nếu Sử thì học ở đây, Văn

thì lên Xuân Hòa.

HỎI: Thưa thầy thầy thi những môn gì ạ?

ĐÁP: Văn, Sử, Địa.

HỎI: Thế tại sao thầy lại chọn khoa Sử ạ?

ĐÁP: Chọn khoa Sử vì tôi rất ngại cái nạn gọi là nạn ngòi bút, bởi tai họa văn

chương nhiều lắm nên tôi không thích.

Page 13: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 13 ]

HỎI: Vì thời gian đấy là thời gian (sau Nhân văn Giai phẩm)?

ĐÁP: Không phải gì cả nhưng sau khi đi chiến trường về thì mình cũng không

thích Văn lắm. Tức là tôi thấy tai nạn văn chương nhiều nên tôi tránh để

sang nghiên cứu Sử. Nhưng Văn lại điểm cao, họ đẩy tôi sang Văn, họ

đưa tất cả khoa Văn lên Xuân Hòa, Văn, Địa lý, Vật lý, Toán đều lên

Xuân Hòa.

HỎI: Thầy cho em hỏi một chút là tại sao thầy lại chọn thi Sư phạm năm

1963 ạ?

ĐÁP: Khi tôi về thì rất là u ơ, tôi mới hỏi ông tôi, bây giờ có hai cách, một là

cháu đi làm hai là cháu đi học, theo ông thì thế nào, thì ông bảo phải đi

học chứ, thế là trước tôi đã có giấy vào Sư phạm thì đi theo Sư phạm.

HỎI: Hồi ấy, ông thầy là đang dạy trường Tổng hợp ạ?

ĐÁP: Cụ về hưu rồi, không có dây mơ rễ má gì đâu, cứ đi thi thôi.

HỎI: Hồi ấy, thầy học những thầy nào ạ?

ĐÁP: Hồi ấy thì văn học Trung Quốc có mấy thầy mới ra trường là thầy

Nguyễn Khắc Phi, thầy Lương Duy Thứ, thầy Trần Xuân Đề cũng đều

rất nổi tiếng, sau rồi thì có Lưu Đức Trung, Hồ Sỹ Hiệp.

HỎI: Các thầy đều dạy văn học Trung Quốc ạ?

ĐÁP: Đều dạy văn học Trung Quốc. Mình học là học những thầy này, cũng

may là được học những thầy giỏi.

HỎI: Trong những người thầy ấy thì ai là người ảnh hưởng đến thầy nhiều

nhất ạ?

ĐÁP: Trong những người thầy ấy thì thầy Phi, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi là

người ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất và trong cái quyển “Kỷ niệm 80

năm” nhân 80 năm của Giáo sư Nguyễn Khắc Phi tôi có viết một bài.

Ảnh hưởng vì như này, một là thầy giảng rất hay, tức năng lực thuyết

giảng của thầy rất hấp dẫn làm cho học trò say mê, thứ hai nữa là tôi

luôn là lớp phó học tập kiêm nhiệm môn văn học Trung Quốc cho nên

Page 14: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 14 ]

là liên hệ nhiều với thầy. Sau khi tôi ở lại thì cũng liên hệ với thầy, thứ

ba là thạc sỹ cũng học thầy, học các thầy kia nhưng tôi vẫn học thầy Phi,

thứ tư là nghiên cứu sinh thầy cũng hướng dẫn. Tôi là nghiên cứu sinh

thứ nhất, tức là người đầu tiên. Sau này thầy còn phản biện cho nghiên

cứu sinh của tôi. Ví dụ như tôi có 14 nghiên cứu sinh thì có 9 người đã

thành tiến sỹ, bây giờ còn 4 người . Thầy giáo mình xong thầy ý còn tự

hào là “tớ không những là hướng dẫn cậu, tớ còn dạy cậu hướng dẫn

nữa”, tôi bảo “vâng, em lúc nào cũng là học trò của thầy” . thầy ý là

người rất tốt, nhiệt tình, rất hăng hái và rất nhân ái. Được gặp thầy là rất

sướng, thầy rất giỏi.

HỎI: Thế chuyên môn của thầy Phi là gì ạ?

ĐÁP: Chuyên môn của thầy Phi là văn học Trung Quốc, thầy được đào tạo

văn học Trung Quốc cũng học ông nội tôi mà. Thì thầy là lứa năm thứ 6,

con cụ Hoàng Niêm đỗ Hoàng Giáp, năm 19 tuổi đỗ Hoàng Giáp ở Huế

là rất giỏi, bố thầy Phi đấy. Nhưng mà chỉ tội về phía cách mạng về thì

cũng bị xử lý, ông ý là bố của Nguyễn Khắc Viện, ông Viện là anh ruột

thầy Phi, anh ruột con của bà mẹ trước, thầy Phi là con của bà mẹ sau,

nói chung anh em họ Nguyễn Khắc là giỏi, cụ kia là Nguyễn Khắc

Niêm gọi là Hoàng Niêm, truyền thống rồi, rất giỏi nhưng mà cũng bị

cách mạng xử lý. Sau đó thì thầy Phi có tập hợp lại tất cả, rồi làm một

quyển sách như kiểu là minh oan cho cha mình. Quyển sách cũng rất

hay, nhiều người xác nhận rằng ông ấy là người tốt.

HỎI: Thầy ơi, thế thầy Phi có hướng dẫn luận văn thạc sỹ của thầy không ạ?

ĐÁP: Không, thầy Thứ, là Giáo sư Lương Duy Thứ. Lúc ấy thì tôi mới làm

thế này, lúc ấy tôi làm về tiểu thuyết cổ điển thì thầy Phi dạy thơ Đường,

thầy Thứ dạy tiểu thuyết thế mà lúc ý thì còn hiếm người học lắm cho

nên thầy Thứ hướng dẫn tôi. Nhưng mà đến khi đến nghiên cứu sinh thì

thầy Phi hướng dẫn thứ nhất, thầy Thứ hướng dẫn thứ hai.

HỎI: Thầy ơi thế luận văn đại học của thầy là về cái gì ạ?

Page 15: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 15 ]

ĐÁP: Luận văn của tôi là tự viết, đó là về tám bài Thu hứng của Đỗ Phủ, tự

viết không ai hướng dẫn , tự bảo vệ.

HỎI: Thế hồi ấy là chưa có quy chế giáo viên hướng dẫn ạ?

ĐÁP: Chưa.

HỎI: Thế còn luận văn thạc sỹ thì là về đề tài nào ạ?

ĐÁP: Luận văn thạc sỹ là giáo sư Lương Duy Thứ hướng dẫn. Tiến sỹ là giáo

sư Phi hướng dẫn một, giáo sư Thứ hướng dẫn hai.

HỎI: Thế còn luận văn tiến sỹ thì là về đề tài nào ạ?

ĐÁP: Tôi làm về đặc trưng kết cấu “Tam quốc chí diễn nghĩa” của La Quán

Trung.

HỎI: Thưa thầy trong “Tam quốc chí” thầy tâm đắc nhân vật nào ạ?

ĐÁP: Thật ra nói với anh, chả nhân vật nào tôi tâm đắc bởi vì mỗi anh đều có

sở trường và sở đoản. Thí dụ như Khổng Minh, nghe ra thì nó là cái

người dở nhất, nhưng mà ông ta cũng biết được là nhà Hán không còn

nhưng lại cố mà cúc cung tân tụy, người ta bảo mài cái đầu gối xuống

để phục vụ, thế thì ông ta không biết là đi phò tá cái người đã chết rồi,

cái triều đại đã đi xuống rồi thì không thể được, cho nên cái đau khổ

của tất cả anh hùng đấy có cái bi kịch là ai cũng muốn thể hiện tài năng

nhưng mà đều không gặp thời hết. Tác phẩm có rất nhiều tư tưởng chủ

đề, ví dụ như ca ngợi sức mạnh cơ bắp, thì trước hết là ca ngợi anh

hùng, anh hùng phải có sức mạnh cơ bắp chứ, khỏe mạnh như Quan

Vân Trường, khỏe mạnh như Trương Phi, Trương Phi hét ba tiếng thì

có một tên vỡ mật rồi, ngã từ trên ngựa xuống chết rồi, mười vạn quân

Tào không đi được. Nhưng mà nếu “Tam Quốc chí” chỉ ca ngợi sức

mạnh cơ bắp thôi thì không phải, nó còn ca ngợi trí tuệ, bởi vì ông

Khổng Minh ông ấy có một tý cơ bắp nào đâu nhưng ông điều khiển

được rất nhiều người. Thế thì trong các nhân vật ấy thì chúng ta thấy là

nó đều rơi vào bi kịch, tức là tất cả các anh hùng đều muốn thỏa mãn

khát vọng của mình nhưng tất cả đều rơi vào bi kịch, thời đại không cho

Page 16: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 16 ]

anh tồn tại, thời đại luôn xảy ra chiến tranh, nếu xét trong các nước

khác thì nó là cái giai đoạn của sử thi, ở giai đoạn này thì các anh hùng

thần thánh thì sẽ bị rơi vào bi kịch hết. Đặc trưng của sử thi là đấy là

thời đại chiến tranh cho nên người ta ca ngợi anh hùng, điểm thứ hai là

gì, chiến tranh ở đây có hai mục đích, một mở rộng đất đai, hai là cướp

người đẹp, sử thi nó có thế, thế thì trong Tam quốc cũng thế, nó chủ

yếu là mở rộng đất đai, từ một nước chia thành ba nước cho nên đánh

nhau, đánh nhau vào một nước Tấn xong rồi lại chia ra theo quy luật

hợp rồi lại phân, phân rồi lại hợp.

HỎI: Em có một điều muốn hỏi thầy nữa về thời gian thầy học đại học đấy ạ,

thì thầy học từ năm 1975 tốt nghiệp năm 1979 đúng không thầy, thì

trong thời gian đấy trong quan hệ Việt Trung có những điều thay đổi,

có những diễn biến phức tạp, thì trong giai đoạn ấy thầy có chịu ảnh

hưởng gì không ạ?

ĐÁP: Năm 1979 tôi vừa ra trường làm cán bộ giảng dạy và đi thực tập, cùng

sinh viên xuống Hải Phòng thì bắt đầu là có chiến tranh. Khi đó chưa

chịu tác động nhiều, nhưng mình chỉ nghĩ có một điều là bây giờ nhiệm

vụ chủ yếu của mình là giảng dạy, thế thì mình phải làm sao để giảng

dạy hết lịch sử văn học Trung Quốc, soạn từ Kinh thi trở đi, đến Khuất

Nguyên rồi đến Sử ký, cho đến thơ Đường, cho đến Tống từ, cho đến

kịch Nguyên và cho đến tiểu thuyết cổ điển Lỗ Tấn. Tôi cứ thế dạy và

phân biệt rất rõ, một bên là chính trị một bên là khoa học. Hoàn cảnh

chính trị dù như thế nào thì khoa học vẫn phải được giảng dạy.

HỎI: Trong thời gian đấy, trường đại học có chịu tác động gì từ bên ngoài

không ạ? Ví dụ như phải dạy cái gì hoặc không được dạy cái gì không ạ?

ĐÁP: Lúc bấy giờ, trường Sư phạm Ngoại ngữ, khoa tiếng Trung bị giải tán,

nhưng mà trường tôi thì xem văn học nước ngoài như là một bộ phận

rất quan trọng để nghiên cứu văn học Việt Nam, tức là nhìn ngoài để

thấy trong, đâu chỉ có văn học Trung Quốc, nó còn văn học Nga, văn

học phương Tây. Mà phương Tây là một thời kỳ cũng đối đầu với Vi ệt

Page 17: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 17 ]

Nam rồi. Ví dụ như của chúng ta là nghiên cứu khoa học đối lập với

chính trị. Khi mà chống Pháp thì không có văn học Pháp, khi mà chống

Trung Quốc không học văn học Trung Quốc. Thời kỳ Liên Xô sụp đổ

thìgiải tán cả khoa Nga đi, cả khoa Nga mất việc tơi tả luôn.

HỎI: Thế còn hồi ấy khoa Trung thì thế nào ạ?

ĐÁP: Khoa Trung thì giải tán, nhưng chúng tôi chỉ là một bộ phận của văn

học nước ngoài thôi, thế nên không ảnh hưởng gì .

HỎI: Thế lúc đấy thầy có phải dạy các bộ phận văn học nước ngoài khác

không hay chỉ dạy văn học Trung Quốc thôi ạ?

ĐÁP: Không, đại học nó là chuyên ngành, người ta phân công cho mình

Trung Quốc thì mình cứ làm sâu về Trung Quốc, chứ nếu tôi mà dạy

sang phương Tây thì thành cao đẳng rồi. Mà dạy cho cả văn học Nga

nữa thì tôi thành cấp ba rồi, cấp ba dạy tất văn học thế giới.

HỎI: Hồi đấy, ví dụ như một môn học văn học Trung Quốc đấy thầy phải

bao quát toàn bộ từ Kinh thi cho đến thời cận đại ạ? Thế thì thầy dạy

môn học đó trong vòng bao nhiêu lâu ạ?

ĐÁP: Vâng, cái này thì nó tùy theo thời đại. Đầu tiên là 60 tiết dạy từ Kinh thi

trở đi cho đến Lỗ Tấn. Sau có một thời kỳ nó thay đổi chương trình,

thay đổi này là do mình chứ không phải vì Trung Quốc đâu, thì người ta

lại cắt đi xuống còn 45 tiết, đó là cải cách giáo dục mà. Sau đó lại làm

một cái nữa gọi là tín chỉ, tức là 45 tiết đấy thì đưa cả văn học Châu Á

vào, tức là chỉ còn 30 tiết văn học Trung Quốc, 15 tiết văn học Ấn Độ,

văn học Nhật Bản, văn học Đông Nam Á, nên cuối cùng chúng tôi chỉ

có dạy thơ Đường và tiểu thuyết cổ điển Lỗ Tấn thôi. Thế là cưỡi ngựa

xem hoa, người ta đưa ra cái gọi là bây giờ lấy học sinh tự học là chính,

giáo viên chỉ có hướng dẫn. Nếu hướng dẫn không thì làm sao mà thấy

hết cái hay cái đẹp, thơ Đường mình không chỉ thì làm sao mà sinh viên

biết được, cho nên là rất khó khăn. Bây giờ thì lại đang cải cách đây

Page 18: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 18 ]

này, trong chương trình bây giờ thì lại đổi mới một tý, lại thêm một tý

về văn học Trung Quốc, tức là thấy vừa rồi nó cho ít quá.

HỎI: Tức là lại gộp lại thành văn học Châu Á ạ?

ĐÁP: Vâng, nằm trong văn học khu vực Châu Á, tức là vừa rồi cả Châu Á

nữa thì gồm có 45 tiết, trước là 60 tiết, Châu Á 2 là 45 tiết, xong rồi

xuống nữa, bên này còn 45 tiết thì cái kia còn 30 tiết. Đến giai đoạn tín

chỉ thì do một giáo sư thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học chủ trì xây dựng

chương trình, nên phần ngôn ngữ được giảng dạy nhiều, còn các phần

khác thì bớt đi. Bây giờ thì thời lượng cho văn học Trung Quốc đang

tăng thêm bởi ông trưởng khoa hiện nay thuộc lĩnh vực văn học nước

ngoài, ông ấy nghiên cứu văn học Nga mà, thế nên góp ý cần tăng thêm

thì được thay đổi tăng thêm thời lượng. Ở Việt Nam rất không ổn định,

không nhất quán về quan điểm giáo dục.

HỎI: Em muốn hỏi thêm là trong thời gian thầy vừa ra trường thì thầy có

được khuyến khích sử dụngnăng lực tiếng Trung hay khả năng nghiên

cứu của thầy không ạ?

ĐÁP: Lúc ấy các thầy cũng đã viết giáo trình rồi, ngay từ những năm 1960,

thế nên tôi giảng dạy trên cơ sở những giáo trình ấy và những tài liệu

của Trung Quốc. Tài liệu Trung Quốc họ in nghiên cứu gấp nhiều lần

của mình, ví dụ như Bộ sách “Giáo trình văn học Trung Quốc” gồm ba

tập của Viện khoa học Trung Quốc , tôi dịch và tham khảo các tài liệu

như thế để xây dựng bài giảng của mình. Còn về sau này khi nghiên

cứu thì mình mới cần đi sâu hơn, chứ còn giáo trình giảng dạy chỉ thế

thôi. Sau này thì tôi lại viết giáo trình của riêng tôi.

HỎI: Thế giáo trình đầu tiên của thầy viết là vào năm nào ạ?

ĐÁP: Bài giảng là năm 1979, còn giáo trình in ra là năm 2001. Một là giáo

trình “Lịch sử văn học Trung Quốc” , tôi viết trên cơ sở những bài

giảng của mình, đồng thời kết hợp giữa kết quả nghiên cứu và kinh

nghiệm giảng dạy. Những cái đó là có một số nó khác với những giáo

Page 19: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 19 ]

trình trước đây. Thí dụ như các giáo trình của các thầy viết là chịu ảnh

hưởng nhiều của quan điểm chủ nghĩa Mác và của Trung Quốc cũng là

chủ nghĩa Mác, tức là chịu ảnh hưởng của giai cấp luận, phân tích toàn

phân tích theo giai cấp hết. Tức là trước đó đều đưa giai cấp luận phân

tích các tác phẩm văn học, ví dụ như “Tây du ký”, tôi cho rằng không

phải, tôi viết một quyển với cách tiếp cận khác hẳn, tôi cho rằng đây là

một tác phẩm nhào nặn các mô típ trong mẫu đề thần thoại cho nên phải

được xử lý dưới góc độ văn hóa, và cái quán triệt nhất của tác phẩm này

nó không phải chỉ là ca ngợi đạo Phật, Đạo giáo, Nho giáo, tức Tam

giáo đồng nguyên mà cái quán triệt nhất là nó chinh phục cái chết,

chinh phục thời gian. Tôi viết tôi phải chứng minh, và tôi chứng minh

rằng, tất cả những nhân vật ở trong này đều muốn chinh phục cái chết,

từ Ngọc hoàng thượng đế, cho đến Tôn Ngộ Không phải đi tu để tìm

thấy sự bất tử. Cho nên nhân vật ở trên trời là tiên và thánh không chết,

nhân vật dưới trần gian là cũng muốn sống lâu không chết, đấy là sư, sư

tu luyện 220 năm xong rồi ăn cắp áo cà sa đấy, tu mà không thành phật,

tu mà còn ăn cắp, tu mà còn tham thế thì sao thành phật được, người

muốn sống lâu dưới trần gian nhất chính là vua, cho nên bằng mọi thủ

đoạn tàn bạo để vua có thể sống lâu muôn tuổi, như hại 1001 đứa trẻ

con để lấy 1001 lá gan và tim làm thuốc trường sinh. Hành vi là tàn bạo

nhưng mục đích là được, mục đích sống lâu trăm tuổi. Thứ ba là các

yêu quái cũng thích sống lâu muôn tuổi, con yêu tinh nào cũng rình

Đường Tăng để ăn thịt, bởi vì như tôi thấy thì Đường Tăng là quả đại

nhân sâm cho nên con yêu tinh là được ăn thịt một miếng, sống lâu

muôn tuổi. Như thế là tất cả các nhân vật trong Tây du ký đều thực hiện

mục tiêu của Đạo giáo là sống lâu muôn tuổi và Đường Tăng phải chịu

9x9=81 nạn chính vì ông ta có chức năng như quả đại nhân sâm, có thế

thôi. Thế nên làm gì có giai cấp ở đấy, nếu mà là giai cấp địa chủ phong

kiến bắt Đường Tăng về phải đi cày, phải quét nhà chứ.

HỎI: Thầy ơi thế thì khi thầy xuất bản quyển sách đấy và có những ý kiến

mới như thế thì các thầy của thầy có ý kiến gì không ạ?

Page 20: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 20 ]

ĐÁP: Không, các thầy không nói được gì. Và khi tôi hướng dẫn nghiên cứu

sinh là cậu Võ Hồng Hà ở trường Đại học Hồng Đức làm theo quan

điểm đó thì người phản biện cũng phải công nhậnđiều tôi chứng minh

trong cả quyển sách rằng chinh phục cái chết tức là chinh phục thời

gian.

HỎI: Thầy ơi, thầy vừa nói ứng dụng các phương pháp văn hóa đúng không ạ,

thế thì điều này thầy chịu ảnh hưởng của phương Tây hay ở đâu ạ?

ĐÁP: Không, ban đầu từ những năm 1990, khi làm nghiên cứu sinh thì tôi tự

mò mẫm nghiên cứu. Các thầy của tôi trong các giai đoạn trước đều

chịu ảnh hưởng của giai cấp luận, cứ nghiên cứu xã hội , văn học đều

phân tích theo giai cấp, phân tích văn học thường chỉ phân tích nội

dung và hình thức. Nếu theo thế thì những thầy như GS Nguyễn Đăng

Mạnh, GS Đặng Thanh Lê , GS Nguyễn Khắc Phi, GS Lương Duy Thứ

đều đã nói hết nên tôi không có gì để nói cả, thế nên tôi phải nghĩ một

cách khác, tôi thấy rằng là quan trọng là lý giải các hình tượng này, các

biểu tượng này theo góc độ văn hóa. Sau đó, tôi lần lượt công bố các

bài viết, xây dựng thành chuyên đề giảng dạy, và bây giờ nó mới thành

cả trào lưu chỗ nào cũng giải mã, chỗ nào cũng dưới góc độ văn hóa.

HỎI: Thế trong quá trình nghiên cứu như vậy thì thầy có đọc sách của

phương Tây nhiều không và thầy đọc của những ai ạ?

ĐÁP: Thực ra từ năm 1994, 1995, Đại học Sư phạm với Đại học Quốc gia

nhập làm một, bên này người ta lập nên Tổ Văn hóa của Đại học Quốc

gia Hà Nội, do GS Trần Quốc Vượng của trường ĐHKHXH&NV làm

tổ trưởngngoài ra còn có cô Lâm Mỹ Dung, cô Trần Thúy Anh, hồi ấy

mới chỉ có thế thôi, còn bên Ngoại ngữ bên kia thì có hai cô, thế thì nó

tạo thành một cái tổ văn hóa của Đai học Quốc gia. Chính nhờ có

nghiên cứu văn hóa thì tôi có được cái này. Tức là tôi phải đọc các sách

nghiên cứu văn hóa, nhân học văn hóa. Nhờ có đọc về nghiên cứu văn

hóa tôi mới thấy văn hóa và văn học nó gần nhau quá.

Page 21: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 21 ]

HỎI: Thế nhân vật nào, sách nào mà thầy thích nhất ạ?

ĐÁP: Các sách của Freud, của Jung, Erich Fromm với cuốn “Ngôn ngữ bị

lãng quên”, ngoài ra còn có quyển “Từ điển biểu tượng thế giới” ... Tôi

chủ yếu đọc sách dịch rồi tiến hành văn học từ góc độ văn hóa, tức là

văn học là bộ phận của văn hóa, bản thân một nhà văn phải là con đẻ

của một gia đình, một dân tộc, cho nên muốn hay không muốn anh

cũng phải tiếp thu những mô thức ứng xử của cộng đồng mình, những

cách ứng xử với tự nhiên, cách ứng xử với xã hội, thế rồi ngôn ngữ, các

phong tục tập quán thì tự nhiên nó nhiễm vào anh, và anh nói anh viết

ra theo phong tục tập quán của dân tộc mình, đấy là sự tự ý thức.

HỎI: Thầy nhắc nhiều đến Viện NC Trung Quốc các nhà khoa học ở Viện,

theo thầy các nhà khoa học ở đấy có đóng vai trò gì trong việc tư vấn

các chính sách về quan hệ Trung Quốc với Vi ệt Nam không ạ?

ĐÁP: Thật ra trong số đó có một người đáng quan tâm là Giáo sư Đỗ Tiến

Sâm. Ông ta thông minh và đóng góp nhiều ý kiến cũng thẳng thắn.

Tổng bí thư Trương Tấn Sang trước khi đi dự AFTA cũng có mời ông

Đỗ Tiến Sâm, Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang lên để góp ý kiến. GS Đỗ

Tiến Sâm có tặng cho TBT Sang cuốn sách “Giao lưu văn hóa góp phần

tăng cường nền tảng quan hệ Việt Nam Trung Quốc” do chúng tôi cùng

biên soạn và xuất bản năm 2014. Quyển sách này tuyển chọn và tập hợp

các bài nghiên cứu về Trung Quốc đã in trên Tạp chí Nghiên cứu Trung

Quốc lâu nay. Chúng tôi còn dự định tổ chức Hội thảo về vấn đề này

nhưng không được ĐH SP đồng ý.

HỎI: Thế nhưng đợt trước ĐHSP cũng định thành lập viện Khổng Tử đúng

không ạ?

ĐÁP: Đợt đấy ở thời kỳ những năm 2011 là chúng tôi có đi sang trường Đại

học Thủ đô ở Bắc Kinh, người ta đưa tôi đến gặp Hán Ban, Hán Ban đã

đồng ý giúp đỡ nên nhà trường mới cho hai phòng này chuẩn bị, đến

lúc về chuẩn bị làm dự án thì công an không cho. Việc hợp tác Trung

Page 22: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 22 ]

Quốc với mình cực kỳ khó khăn, thế rồi Bộ Giáo dục nói rằng bao giờ

công an nó đồng ý thì mới cho thành lập. cho đến vừa rồi Lý Khắc

Cường nó sang thì mới thành lập bên Đại học Hà Nội.

HỎI: Em cũng muốn hỏi về quan điểm của thầy về học viện Khổng Tử ạ?

ĐÁP: Trước hết Trung Quốc dùng Viện Khổng tử làm cơ sở để quảng bá văn

hóa. Còn mình thì trên cơ sở điều kiện người ta ủng hộ như thế thì mình

cũng tiếp nhận những thành tựu văn hóa của người ta và tranh thủ

quảng bá trở lại văn hóa của mình, tức là tương kế tựu kế

HỎI: Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của thầy ở đây thì thành lập từ năm

nào ạ?

ĐÁP: Từ lâu lắm rồi, tôi là người kế thừa thứ hai đấy, đầu tiên là giáo sư

Phương Lựu, ông đi học Trung Quốc về, chính là giáo sư Bùi Văn Ba

đấy.

HỎI: Hoạt đông chính của Trung tâm là gì ạ?

ĐÁP: Trung tâm của mình thì nghiên cứu, tham gia hợp tác nghiên cứu cùng

với Vi ện nghiên cứu Trung Quốc, đặc biệt liên kết nhiều với viện Trung

Quốc, và khoa Văn học. Vừa rồi có dự án của GS Phương Lựu về vấn

đề ảnh hưởng của thi học Trung Quốc đến văn học Việt Nam, tôi tham

gia viết về ảnh hưởng của tư tưởng thần tiên Trung Quốc đến văn học

Việt Nam.

HỎI: Thế trung tâm của thầy có nhiều người không ạ?

ĐÁP: Trung tâm của mình còn hai phó và cộng tác viên, hai phó một đồng chí

là PGS.TS Dương Tuấn Anh, họctiến sỹ ở Bắc Kinh về, chuyên về văn

hóa văn học với Hán Nômmột người nữa là TS. Nguyễn Văn Thiện là

học ở ĐH Hoa Đông về,chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ.

HỎI: Trong các công bố nghiên cứu của thầy, những nghiên cứu về lĩnh vực

Trung Quốc chiếm vị trí như thế nào?

Page 23: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 23 ]

ĐÁP: Hầu hết là Trung Quốc, bởi vì tôi chủ yếu nghiên cứu văn học và văn

hóa Trung Quốc, đầu tiên là văn học, sau đó thì vừa văn học vừa văn

hóaTôi chủ yếu nghiên cứu về Trung Quốc về khía cạnh văn học và văn

hóa. Ví dụ như năm trước tôi có giải mã tác phẩm “Tử cấm nữ” của Lư

Tân Hoa in ở tạp chí Trung Quốc, còn ở Tạp chí Văn học thì in bài giải

mã “Gót sen ba tấc”. Bây giờ thực ra nó là một cách tiếp cận mới đối

với văn học, ví dụ như là giải mã tác phẩm “Tử cấm nữ” của Lưu Tân

Hoa thì thấy rằng cuộc đời nhân vật nữ chính trong tác phẩm cho ta

thấy bao nhiêu lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên là việc đòi quyền sống

chính đáng, được đảm bảo quyền sống làm người. Chứ cả cái xã hội

Trung Quốc không cho cô ta sống làm người, dư luận xã hội không cho

cô ta sống yên ổn. Cái thứ hai là đòi quyền bình đẳng giới. Cô ta vốn là

người phụ nữ, bản thân đất nước không có bình đẳng giới, trong truyền

thống cũng không có bình đẳng, phụ nữ Trung Quốc địa vị rất thấp kém,

so với cả phụ nữ Việt Nam cũng thấp kém, không bình đẳngthế nên với

hoàn cảnh của mình cô ta rất đau khổ. Cô ta thông qua cách đi học và di

cư sang Mỹ để đòi hỏi quyền được làm người phụ nữ thực sự của mình.

Vấn đề thứ ba là, từ những biểu tượng chúng ta mới rút ra ý nghĩa thứ

ba của tác phẩm này. Tức là cô thạch nữ này đã quan hệ với một người

làm chính trị không có kết quả. Quan hệ với một người làm truyền

thông cũng là sức mạnh của chính trị cũng không có kết quả, hai người

đó đều là người Trung Quốc, chỉ đến khi kết hôn với một người Mỹ thì

mới có kết quả. Cũng như Trung Quốc cần mở của, tìm ra được chìa

khóa cho ổ khóa của mình, và muốn mở cửa, muốn phát triển phải quan

hệ với Mỹ. Lư Tân Hoa là như thế đấy! Bởi vì ông ta là nhà văn, bỏ

nghề văn đi làm kinh doanh, và ông ta đã tự bỏ tiền sang Mỹ làm

nghiên cứu sinh, ông ta biết Mỹ là thế nào. Ông ta bây giờ là nhà văn

Trung Quốc sống trên Mỹ đi lại trên đất Trung Quốc. Tác phẩm này

ngoài chủ đề về sex, thì là những đề nghị của tác giả: Trung Quốc muốn

mở cửa, muốn phát triển phải quan hệ với Mỹ.

Page 24: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 24 ]

HỎI: Thầy có nhận định chung về nền Hán học, tức là Trung Quốc học của

Việt Nam hiện nay như thế nào?

ĐÁP: Thực ra, cái gọi là Trung quốc học thì ở Việt Nam vẫn chưa tập hợp

được lực lượng, gần như chỉ là tự phát, từng cơ sở tự phát làm, ngay

chúng tôi cũng thế, cũng không định hướng được dài lâu như thế nào.

Như trung tâm của chúng tôi hiện nay không được Trường cung cấp tài

chính nên phải mở rộng liên kết với Trung Quốc trong việc trao đổi

sinh viên,và tiến hành những Hội thảo quy mô nhỏ. Ở đây tôi nghĩ rằng

rõ ràng cần phải có một lực lượng thống nhất, quy tụ các trung tâm và

có định hướng phát triển việc nghiên cứu từ truyền thống đến hiện đại.

Còn Viện NC Trung quốc chủ yếu trả lời về vấn đề của hiện đại, như

chính trị, kinh tế, đường lối, quyền lực lãnh đạo của Đảng mà ít nghiên

cứu về quá khứ, mà quá khứ quyết định hiện đại rất nhiều, không hiểu

quá khứ thì không hiểu hiện đại. Thế thì vấn đề là các nhà Trung Quốc

học tôi nghĩ là vẫn đang rất tự phát, mỗi người làm một kiểu, mạnh cái

gì thì làm cái đấy. Ví dụ tôi hợp tác với Vi ện Trung Quốc chủ yếu là trả

lời những câu hỏi rất hiện đại. Ví dụ như là quyền lực lãnh đạo của

Đảng cộng sản thì phải như thế nào? Đường lối chính trị mới như thế

nào? Đường lối phát triển văn hóa hiện nay như thế nào? Tôi rất hi

vọng vào lực lượng trẻ nghiên cứu về Trung Quốc, vì các bạn trẻ được

đào tạo rất đầy đủ, và có điều kiện nghiên cứu tốt hơn, trình độ ngoại

ngữ tốt hơn. Tôi lấy ví dụ, ở chỗ tôi có hai cô học trò của tôi tôi hướng

dẫn từ đại học cho đến thạc sĩ và tôi cử đi Trung Quốc cả, bây giờ các

bạn ấy về nước, giúp được rất nhiều

HỎI: Theo Thầy, Thầy đã làm được những gì trong lĩnh vực nghiên cứu

Trung Quốc học và những gì Thầy mong muốn mà chưa đạt được ạ?

ĐÁP: Thật ra cái gọi là thành tựu thì ít. Tức là tôi có vài quyển sách ví dụ như

Giáo trình văn học Trung Quốc, giáo trình Văn hóa phương Đông trong

đó cũng có viết về Trung quốc, bên cạnh Ấn Độ, Nhật Bản và Đông

Nam Á. Khi viết về văn hóa Trung Quốc thì tôi phải nói về cội nguồn

Page 25: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 25 ]

của nó, đất nước, con người, dân tộc. Cái đấy là cội nguồn của văn hóa.

Thứ hai là, lịch sử văn hóa, có quá trình phát triển. Thứ ba là, đặc điểm

văn hóa, cái chỗ này khó nhất.Anh phải rút ra văn hóa Trung Quốc có

bao nhiêu đặc điểm? Và cái thứ tư là, quan hệ với văn hóa Việt Nam.

Còn một thành tựu thứ hai là tôi đã hướng dẫn rất nhiều luận văn, luận

án về Trung Quốc. Gần đây thì đều theo hướng tiếp cận văn hóa. Ví dụ

như khi nghiên cứu về thơ Đường thì không phải chỉ nghiên cứu theo

kiểu cổ về nội dung và hình thức nữa, mà phải giải mã văn hóa. Ví dụ

tôi cho nghiên cứu thơ Tống biệt. Vậy phải xác định xem khái niệm

tống biệt là gì, cội nguồn ra đời của tống biệt là gì? Tất cả những cái

này là liên ngành, phải từ tiền đề văn hóa của thời đại thì mới sinh ra

tống biệt. Tống biệt tức là sự đưa tiễn, sự đưa tiễn thì hoàn cảnh đưa

tiễn của nó có bao nhiêu hoàn cảnh? Ví dụ chiến tranh, đi làm quan,

chia tay với người chết là tống biệt người chết. Nhưng một phần lớn là

chia tay bạn bè. Tất cả những cái đó phải vừa trên cơ sở văn hóa, phải

tìm ra được các yếu tố, nguyên nhân của sự tống biệt. Đấy là những yếu

tố của văn hóa thời đại, tâm lý thời đại sinh ra cái thơ ấy. Bây giờ, ngay

từ các nghiên cứu của sinh viên, chúng tôi đã thống nhất rằng không

nghiên cứu nội dung. Tại sao lại thế? Bởi vì nếu nghiên cứu nội dung

chúng ta sẽ đi vào xã hội học. Bởi văn học là gì? Văn học là cách thức

thể hiện nội dung, cách thức thể hiện bằng ngôn ngữ, bằng hình tượng.

Nhà văn sẽ sử dụng các các cách thức thể hiện khác nhau, sẽ đưa ra

những tác phẩm khác nhau, chứ không phải nhà văn nói về nội dung gì.

Nhà văn nói nội dung gì thì rất giống nhau. Ví dụ nhà văn nói về sự tàn

bạo của chủ nghĩa thực dân phong kiến, ông Ngô Tất Tố với ông Nam

Cao thì đều nói như thế cả, nhưng cách thức lựa chọn nhân vật, cách

thức tổ chức tác phẩm, chính cái đấy là văn học.Còn xã hội học người

ta cũng nói đế quốc phong kiến chứ. Thế rồi đạo đức học cũng nói đế

quốc phong kiến chứ! Thậm chí y học cũng nói về con người, xã hội đế

quốc phong kiến đó con người gầy như thế nào, béo như thế nào?

Nhưng mà văn học có cách thức thể hiện con người riêng và mỗi nhà

Page 26: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 26 ]

văn đều có phong cách riêng, chính cái đó nó đòi hỏi yếu tố văn hóa xã

hội, tâm thức thời đại, tâm lý thời đại.Còn một điều nữa là tôi thấy tôi

rất vui vẻ trong quá trình nghiên cứu của mình. Truyền được cái hay cái

đẹp của văn học Trung Quốc cho sinh viên, có rất nhiều sinh viên lớp

tôi dạy đăng ký để được tôi hướng dẫn luận văn.

HỎI: Ở Đại học Sư Phạm thầy chủ yếu hướng dẫn về văn học Trung Quốc,

thế còn ở các nơi khác ạ?

ĐÁP: Các nơi khác về văn hóa, ví dụ như là ở bên ĐHKHXHNV tôi hướng

dẫn cũng là văn học, vì tôi dạy chuyên đề là tiểu thuyết đương đại

Trung Quốc. Nó có chuyển mới về tư tưởng như thế nào? Chuyển mới

hình thức nào? Tiếp nhận của văn học Trung Quốc như thế nào?

Thường thường dạy bốn trào lưu cơ bản là: văn học vết thương, văn học

phản tư, văn học tầm căn và văn học cải cách. Từ mô hình như thế để

hình dung về một nền văn học mới của Trung Quốc.Bên Đại học Văn

hóa thì tôi hướng dẫn theo góc độ văn hóa. Ví dụ như năm trước mình

hướng dẫn một đề tài là về văn hóa phong thủy của Văn miếu. Một giáo

sư trong Hội đồng bảo vệ đề tài bảo rằng không làm được, ông ta bảo

“chúng ta là người duy vật, cái gì phải sờ mó được chúng ta mới làm

được.” Tôi nói rằng “Thưa Giáo sư, Giáo sư có làm giỗ bố mẹ không? –

Có! – Thế có sờ được các cụ không? Chắc là không sờ được chứ gì?

Ông có niềm tin bố mẹ ông là linh hồn thiêng liêng thì vẫn phải làm

chứ. Tại sao ông không lý giải cái niềm tin ấy? Đề tài về phong thủy

này lý giải điểm thứ nhất, vì sao người ta chọn chỗ ấy? Bên kia có

Giảng Võ Đường thì bên này phải có Văn Miếu chứ! Thứ hai là, lý giải

kiến trúc Văn Miếu ra sao, vì sao có cấu trúc như thế? Thứ ba, lý giải

chức năng của nó là để làm cái gì? Thứ tư là lý giải các biểu tượng của

nó. Ví dụ như là vì sao ở cổng vào con rồng quay ra là rồng mây, con

rồng quay vào là rồng thú? Có lý giải được không? Cái giếng Thiên

Quang Tỉnh nó nói lên điều gì? Khuê Văn Các nói cái gì? Tất cả phải

lý giải được chứ! Cuối cùng đề tài bảo vệ được 9.8 điểm, đạt xuất sắc.

Page 27: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 27 ]

HỎI: Theo thầy thì thầy còn những gì muốn làm hiện nay trong việc nghiên

cứu Trung Quốc?

ĐÁP: Thực ra tôi chỉ tiếc là những năm tuổi xuân của mình phải dành cho

chiến tranh, không có thì giờ đầu tư cho ngoại ngữ. Giả sử mà tôi được

quay lại, tôi phải học ngoại ngữ tốt hơn, học thêm vài ngoại ngữ, từ đó

mới đọc sách quốc tế, có thể giải quyết được nhiều vấn đề hơn về

nghiên cứu Trung Quốc. Tôi thuộc loại thế hệ bắc cầu. Nói như Lỗ Tấn

“người lớn phải biết làm cầu cho thế hệ trẻ, phải biết dùng thân xác

mình để lấp những lỗ ổ gà, ổ voi để lớp trẻ dẫm lên mà tiến lên.” Tuy

nhiên tôi cũng không ngại tranh luận. Ví dụ như Giáo sư Trần Hy của

trường Đại học Sư phạm Trung Sơn sang đây nói chuyện về toàn cầu

hóa văn hóa, tôi với ông ấy tranh luận rất nhiều. Ông ta bảo không thể

toàn cầu văn hóa, tôi bảo có thể toàn cầu hóa văn hóa. Mỗi người viết

một bài, Tạp chí Trung quốc cho in cả hai bài cho khách quan. Tôi bảo

vấn đề là quan niệm thế nào? Toàn cầu hóa diễn ra như một quy luật

khách quan, không ai chống lại được. Toàn cầu hóa kinh tế, toàn cầu

hóa an ninh nhất định dẫn đến toàn cầu hóa về văn hóa. Có điều đừng

biến nền văn hóa của thế giới, của các dân tộc thành một trại lính, rồi

lấy một nền văn hóa nước khác áp đặt vào. Mà toàn cầu hóa văn hóa

phải thấy rằng: thứ nhất, những giá trị văn hóa của nhân loại phải được

phổ cập. Thứ hai, phải tôn trọng đa dạng văn hóa, không thể trại lính

hóa các nền văn hóavà có thái độ dung hợp. Không phải vì anh là nước

lớn mà anh coi văn hóa của anh là lớn. Không phải tôi nhỏ anh coi văn

hóa tôi nhỏ. Đấy là sự tôn trọng của các nền văn hóa trong thời đại mới.

Bây giờ giao lưu là phổ biến, thế giới này đồng nhất rất nhiều các giá trị.

Ví dụ như Việt Nam vốn là nền kinh tế kế hoạch nhưng cũng không

tránh khỏi xu thế của kinh tế thị trường, chỉ có điều là gắn thêm yếu tố

theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Rất là mâu thuẫn. Đã thị trường thì

phải theo quy luật thị trường, đã xã hội chủ nghĩa thì theo quy luật xã

hội chủ nghĩa hai cái này nối vào nhau không thể ăn khớp. Trung Quốc

cũng phải như thế. Rất nhiều tiêu chí văn hóa cũng đã thống nhất, bình

Page 28: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 28 ]

đẳng bác ái, hòa bình, dân chủ, tự do. Những tiêu chí có tính chất thế

giới phải phổ cập, làm sao mình không bình đẳng, không bác ái được.

HỎI: Bây giờ bên thầy hợp tác nhiều với đơn vị nào bên Trung Quốc?

ĐÁP: Ba năm vừa rồi tôi hợp tác với trường ĐH Kỹ Thuật Quảng Tây, họ gửi

sinh viên sang Việt Nam học.

HỎI: Em thấy thầy có đi dự hội thảo Hán học Quốc tế đúng không ạ?

ĐÁP: Có.

HỎI: Đợt đấy Thầy tham gia viết bài về cái gì? Em không tìm thấy thông tin

về bài viết của Thầy.

ĐÁP: Một cái là Hội thảo Hán học Châu Á năm 97 hay sao đó.

HỎI: Thế còn cái viết năm 2008?

ĐÁP: Một cái 2008 là Hán học quốc tế. Cái đấy mình đi hai lần. Hán học

Quốc tế mình viết giới thiệu Trung tâm Trung Quốc – Việt Nam trong

quá trình nghiên cứu văn hóa Trung Quốc. Ở hội thảo Hán học châu Á

tôi có bài “Đặc trưng tư duy thơ Đường”, in ở mảng Khổng Tử.

HỎI: Em cảm ơn thầy!

Page 29: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 29 ]

Thông tin cá nhân/ Personal information/ 受訪者資料

Người được phỏng vấn/Informant/訪談者: PGS.TS Trần

Lê Bảo

Quốc tịch/Country of origin/國籍 : VIỆT

NAM

Giới tính/Gender/性別 : NAM

Ngày tháng năm sinh/Date of birth/出生日期: 1945 tại Hà Nội

Địa chỉ/Address/地址: Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân

Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: [email protected]

Điện thoại: 0913014712

Quá trình đào tạo/ Educational background/教育背景

- Từ năm 1975 – 1979: Học Đại học hệ chính quy tập trung tại Khoa Ngữ

Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

- Từ năm 1982 – 1984: Học Thạc sĩ hệ chính quy tập trung tại Khoa Ngữ

Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

- Từ năm 1988 – 1993: Học chương trình Tiến sĩ hệ chính quy tại Khoa Ngữ

Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

Quá trình hoạt động:

- Từ năm 1979 – 1995: Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm

Hà Nội 2.

- Từ năm 1995 – 2010: Cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm

Hà Nội 1 (nay là Đại học Sư phạm Hà Nội).

- Từ năm 2005 – 2010: Trưởng Bộ môn Văn hóa - Lịch sử, nay là Tổ Văn

hóa, Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Page 30: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 30 ]

Các hướng nghiên cứu chính:

- Văn học Trung Quốc, văn học Đông Nam Á.

- Văn hóa học, nghiên cứu so sánh văn học – văn hóa, giải mã văn học từ mã

văn hóa

- Khu vực học và Việt Nam học

Thành tựu học thuật/ Research achievements

Sách/Book/:

1. Văn hoá sinh thái- nhân văn (Giáo dục môi trường), Nxb. Đại học Sư phạm, 2005 (Sách viết lại có sửa chữa. Tài trợ của Quỹ hỗ trợ nghiên cứu sau đại học - Trung tâm nghiên cứu châu Á - ĐHQG. HN), Chủ biên.

2. Giáo trình Văn học Thế giới (sách Cao đẳng), Nxb. Giáo dục, 2007 (Viết chung).

3. Giáo trình Khu vực học và Nhập môn Việt Nam học, Nxb. Giáo dục, 2008.

Bài nghiên cứu/Papers/:

1. Từ Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu đến Hoàng Hạc lâu của Nguyễn Du, Tạp

chí Văn hoá Nghệ An, số tháng 11 và 12/ 2005

2. Phương thức tư duy phương Đông, Hội thảo Văn hoá ngày 23/12/2005.

3. Liêu trai hiện đại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa Ngữ Văn, 2005

4. Phân tich Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri chương, Tập san Giáo dục Từ xa

ĐHSP Hà Nội, 2006.

5. Thể nghiệm mộng ảo trong văn học Trung Quốc, Tạp chí Văn học, tháng

8/2006.

6. Nghiên cứu khoa học của Tổ Văn học nước ngoài, Kỷ yếu Hội thảo tại

ĐHSP Hà Nội, 10/2007.

7. Du lịch phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế tại Hạ Long,

12/2006.

8. Trung tâm Trung Quốc Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế

Hán học châu Á Bắc Kinh, 1/2007

Page 31: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 31 ]

9. Xây dựng mạng lưới Giáo dục phát triển bền vững. Kỷ yếu hội thảo quốc

gia Giáo dục phát triển bền vững, 2.2007.

10. Việt Nam học đầu thế kỷ XX qua con mắt người nước ngoài, Tạp chí Khoa

học ĐHSP Hà Nội, số 3. 2007, tr 120-126.

11. Đối thoại giữa các nền văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá, Hội thảo quốc

tế Đại hội Hán học thế giới Bắc Kinh, 4/2007.

12. Từ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung sơn đến tư tưởng chủ nghĩa xã hội

hài hoà của Hồ Cẩm Đào, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7/2007, tr

60-70.

13. Văn hoá du lịch phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá. Tạp chí

Văn hóa Nghệ An, 10/2007, tr 4-8.

14. Hợp tác giao lưu văn hoá trong khu vực “hai hành lang một vành đai” Vi ệt

Trung. Kỷ yếu hội thảo quốc tế tại Lao Cai 12/2007. Đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu Trung Quốc, số 1/2008. tr 49-61.

15. Về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, Kỷ yếu Hội

thảo quốc gia tại ĐHSP Hà Nội, 10/2007.

16. Cụ Trần Lê Hữu - Nhân sĩ Nghệ An, Tạp chí Văn hoá Nghệ An, số 8/2008.

17. Đông Á - những giá trị văn hoá Viện châu Á, Kỷ yếu Hội thảo tại Bắc Kinh,

tháng 6/2008.

18. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ giao lưu văn hóa Lào Cai - Vân Nam, Kỷ

yếu Hội thảo quốc tế về Lào Cai - Vân Nam, 12/2008.

19. Về chương trình đào tạo Việt Nam học ở Đại học và cao đẳng Việt Nam

hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3, 12/2008.

20. Sự phát triển Văn hóa và con người Đông Á xét từ góc độ môi trường, Báo

cáo tại Vi ện Nghiên cứu Trung Quốc, Đề tài cấp Quốc gia, 10/2008.

21. Đặc điểm đất nước con người Trung Quốc, Báo cáo tại Vi ện Quan hệ quốc

tế, (Đề tài cấp Bộ), 11/2008.

Page 32: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 32 ]

22. Đặc điểm tự sự tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, Hội thảo quốc gia tại

ĐHSP Hà Nội, 1/2009.

23. Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,

số 2/2009, tr 68-78.

24. Giá trị văn hóa Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3/2009.

25. Báo cáo đào tạo Sau đại học ở ĐHSP Hà Nội (từ thực tiễn khoa Văn), Hội

thảo đào tạo Sau Đại học, tháng 3/2009.

26. Giới và môi trường, Kỷ yếu Hội thảo Phụ nữ và môi trường, Trung tâm

Truyền thông môi trường, 4/2009.

27. Về tư duy nghệ thuật thơ Đường, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 8/2009.

Bài đăng trên mạng internet của Học viện Khổng Tử Trung Quốc.

28. Văn hóa sinh thái đồng bằng Bắc bộ, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Seoul

Hàn Quốc, 10/2009.

29. Biến đổi khí hậu và nhu cầu liên kết, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Biến đổi

khí hậu tại ĐHSP Hà Nội, 10/2009.

30. Kiểu người điên trong tác phẩm “Nhật kí người điên” của Gôgol và Lỗ

Tấn, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Puskin và Gôgol, ĐHSP Hà Nội,

10/2009.

31. Giải mã tác phẩm “Người đẹp say ngủ“ của Yashunari Ka wabata, Hội

thảo quốc gia về Yashunari Ka wabata tại ĐHSP Hà Nội, 12/2009. Bài đăng

trong Tạp chí Đông Bắc Á, số 3/2010, tr 51-62.

32. Từ lí luận di sản, xác định giá trị Lễ hội Gióng, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia

tại Vi ện Nghệ thuật Hà Nội, 4/2010.

33. Phát triển du lịch lễ hội Suối Mỡ, Kỷ yếu Hội thảo tại Bắc Giang, 5/2010.

34. Hồ Chí Minh nhà hiền triết phương Đông, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,

số 7/2010, tr 43-52.

Page 33: InterviewV Tran Le Bao

Dự án phỏng vấn các nhà Hán học Việt Nam /© CCS | [ 33 ]

35. Nghiên cứu đào tạo Khoa học xã hội ở các trường Đại học Việt Nam trong

thời kì hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo ĐHSP Hà Nội, 5/2010.

36. Hợp tác đào tạo - nghiên cứu Việt Nam học và Đài Loan học, Hội thảo

quốc tế tại Đài Loan, 10/2010.

Các thành tựu khác:

1. Văn học kỳ ảo thế giới (Đề tài cấp Bộ, 2006 - 2007), Chủ trì. Đạt loại tốt.

2. “Sự phát triển văn hoá và con người của các nước Đông Á - Bài học đối

với Vi ệt Nam” (Đề tài cấp quốc gia KX03, 2008 - 2009). Tham gia viết

nhánh: “Những tác động bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển văn

hóa - con người ở Đông Á - Bài học đối với Vi ệt Nam”

3. Nghiên cứu xây dựng chương trình chi tiết về giáo dục vì sự phát triển bền

vững cho sinh viên trường ĐHSP Hà Nội (Đề tài cấp Trường, 2009 –

2010), Chủ trì.