ĐiỂm bÁo -...

33
a BỘ TƯ PHÁP CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 12 tháng 9 năm 2016

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

a

BỘ TƯ PHÁP

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁONgày 12 tháng 9 năm 2016

CHÍNH PHỦ1. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bậttuần tuần từ 5-9/9/2016BỘ, NGÀNH2. Cắt bỏ giấy phép con: Phải tiếp tục quyết liệt, mạnh mẽ hơn3. DN muốn kinh doanh lữ hành là ngành có điều kiện4. Thực thi Luật Doanh nghiệp: Vướng “như gà mắc tóc”5. Thực thi Luật Đầu tư và Luật DN: Nhiều mâu thuẫn, vướng mắccần tháo gỡ6. Cục Đăng kiểm: Thông tư mới không liên quan đến Thông tư 207. Quy định về điều kiện kinh doanh khí gas: Quá sức doanh nghiệp8. Thủ tục “hành” doanh nghiệp9. Thu hút DN vào nông nghiệp: Còn nan giải!10. Nhìn lại 1 năm thực hiện liên thông 3 trong 1: Bài 1: Hiệu quả vàtiết kiệm11. Nhìn lại 1 năm thực hiện liên thông 3 trong 1: Bài 2: Cái khó củangười trong cuộcĐỊA PHƯƠNG12. Hà Nội tích cực chuẩn bị để cấp "sổ đỏ" qua mạng13. Tạo điều kiện cấp sổ đỏ cho người mua bằng giấy tay14. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình: Điểm nhấn trong cải cáchhành chính.

1. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ nổi bật tuần tuần từ 5-9/9/2016

(Chinhphu.vn) - Bảo đảm tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực; chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; áp dụng biểu thuếxuất nhập khẩu ưu đãi mới từ 1/9/2016; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trongcác cơ quan hành chính nhà nước... là những thông tin chỉ đạo, điều hành củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 5-9/9/2016.

Bảo đảm tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng8/2016, Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý ngành,lĩnh vực quyết liệt thực hiện các giải pháp, bảo đảmtăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực; chủ độngtheo dõi tình hình, tập trung tháo gỡ khó khăn, kịpthời xử lý những bất cập của ngành, lĩnh vực quản lý;đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nướctại doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệplớn; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoántrước khi thoái vốn nhà nước, bảo đảm theo cơ chế

thị trường, công khai, minh bạch và tránh thất thoát vốn nhà nước.

Thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển KTXH năm 2016

Tại Công điện 1576/CĐ-TTg về thúc đẩy hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội năm 2016, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các Hiệp hội ngành nghề, cộng đồngdoanh nghiệp, các doanh nhân và toàn thể Nhân dân tranh thủ những thời cơ, khắcphục những khó khăn thách thức, tổ chức lao động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cóhiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Thủ tướng Chính phủ yêucầu cơ quan quản lý nhà nước các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanhnghiệp và Nhân dân tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư hiệu quả, đúng pháp luật;truyền cảm hứng sáng tạo và khởi nghiệp tới các doanh nhân, các nhà đầu tư, khátvọng vươn lên làm giàu cho mình và cho đất nước.

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ, cơ quan ngang Bộ dành Chương II với 11 Điều quy định nhiệm vụ,quyền hạn của Bộ về: Pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hợp tác quốc tế;cải cách hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnhvực; doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác; hội, tổchức phi Chính phủ; tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làmviệc trong đơn vị sự nghiệp công lập; về cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra,thanh tra; quản lý tài chính, tài sản.

Ảnh minh họa

Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục (nếu có); Tổng cục (nếucó); đơn vị sự nghiệp công lập.

Áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi mới từ 1/9/2016

Nghị định 122/2016/NĐ-CP quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩuưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩungoài hạn ngạch thuế quan, áp dụng từ 1/9/2016.

Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1% - 1,5%/năm

Theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảmnghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình đặt mục tiêu cụ thể góp phầngiảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xãnghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩnnghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Cải thiện sinh kế vànâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầungười của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015(riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộnghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).

Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

Tại Chỉ thị 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường,Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phối hợp đồng bộ, chặtchẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đếntriển khai thực hiện và vận hành dự án. Chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệtđầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môitrường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án. Chủ tịch UBND cáccấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn. Bộ Tàinguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thựchiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương.

Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán

Tại văn bản 7469/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủvề việc đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán, Thủ tướngChính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quanliên quan tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đảm bảo việc chấp hànhcác qui định của pháp luật về hoạt động thanh toán.

Đồng thời có biện pháp khuyến khích, yêu cầu các ngân hàng đầu tư phát triển hạtầng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn, an ninh cácdịch vụ thanh toán; tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn cụ thể cho người dân về cáchsử dụng các dịch vụ thanh toán an toàn, hạn chế rủi ro và phòng tránh tội phạm.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan HCNN

Tại Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hànhchính nhà nước các cấp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phươngrà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơnvị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việcchấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quảthời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thựchiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấphành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Thủ tướng Chính phủ yêucầu trong thực thi nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tựhành chính, đúng thẩm quyền.

Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sótnhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc;phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.

Chí Kiên

Theo chinhphu.vn

2. Cắt bỏ giấy phép con: Phải tiếp tục quyết liệt, mạnhmẽ hơn

(HQ Online)- Đến nay gần như các nghị định nằm rong danh mục các nghị định quyđịnh chi tiết Luật Đầu tư đã được Chính phủ ban hành. Cộng đồng DN đánh giá caosự nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho DN tronghoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, vẫn còn những vướng mắc, rào cảntrong các quy định của pháp luật về kinh doanh được DN phản ánh.

Nhiều nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư, trong đó có những nghị định quy địnhtrong lĩnh vực tiền tệ đã được ban hành (ảnh minh họa)

Nỗ lực hoàn thành

Nằm trong lộ trình thực hiện các quy định của Luật Đầu tư 2014 (sửa đổi), Chính phủđã ban hành danh mục 49 nghị định sẽ được ban hành để đón thời điểm 1-7-2016,thời điểm những quy định bất hợp lý, trái với Luật Đầu tư phải được gỡ bỏ. Theodanh sách các nghị định đã ban hành được công bố, đến thời điểm này, lộ trình củaChính phủ đã gần chạm đích khi có 42/49 nghị định đã được Chính phủ ban hành.Trong đó, với những ngành nghề, hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý củaBộ Tài chính, đã có 5/7 nghị định được ban hành như Nghị định quy định điều kiệnđầu tư, kinh doanh chứng khoán, Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Kinhdoanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảohiểm, Nghị định Quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểmlàm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan, Nghị định về tiêu chuẩn,điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểmtoán cho đơn vị có lợi ích công chúng, Nghị định về chương trình hưu trí bổ sung tựnguyện.

Bên cạnh đó, nhiều nghị định quy định về lĩnh vực tiền tệ cũng đã được ban hànhnhư Nghị định quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt độngcung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, Nghị định sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toánkhông dùng tiền mặt, Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, Nghị

định sửa đổi, bổ sung Điều 7 Nghị định số 10/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hoạtđộng thông tin tín dụng…

Nằm trong lộ trình thực hiện việc gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, thựchiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, dự ánLuật sửa đổi các luật về đầu tư, kinh doanh cũng đang được lấy ý kiến của các bộ,ngành, các chuyên gia và người dân.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) HàNội, việc Chính phủ ban hành hàng loạt nghị định quy định chi tiết thực hiện LuậtĐầu tư là động thái tích cực, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ nhằm dần tạo lậpmôi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho các DN trong nước. Cộng đồng DN,trong đó có các DNNVV Hà Nội rất hoan nghênh tinh thần quyết liệt của Chính phủ.Tuy nhiên, đại điện Hiệp hội DNNVV Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạovà giám sát nghiêm túc việc thực thi các quy định này tại các sở, ban ngành ở cácđịa phương, bởi trên thực tế vẫn chưa hết các dấu hiệu gây khó khăn cho DN.

Đánh giá về những kết quả đạt được, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công tyLuật BASICO cho rằng, quá trình cải thiện môi trường đầu tư thời gian qua cho thấyChính phủ thể hiện quan điểm rõ ràng, với tinh thần “sôi sục”, tuy nhiên, vẫn cónhững bộ, ngành “cố thủ” để giữ quyền lợi, trong đó điển hình là Bộ Công Thương.Dẫn trường hợp Thông tư 20 quy định về điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tôdưới 9 chỗ ngồi gây “bão” dư luận thời gian qua, luật sư Trương Thanh Đức chobiết, hiện nay các bất hợp lý lớn nhất đang “nằm” tại Bộ Công Thương, bao gồm cácquy định liên quan đến kinh doanh gas, gạo, rượu, xăng dầu, ô tô… Rất nhiều quyđịnh bất hợp lý đang tồn tại trong các văn bản này cần sớm phải được sửa chữa,cho dù có cả những quy định mới được ban hành như Nghị định 19/2016/NĐ-CP vềkinh doanh khí.

Chưa hết bất cập

Liên quan đến Thông tư 20, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thiên PhúcAn cho biết, theo công bố của đại diện Bộ Công Thương, Thông tư 20 đã hết hiệulực, tuy nhiên có một điều bất hợp lý là Bộ Công Thương lại kiến nghị Thủ tướngChính phủ giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, ban hành sớm các quy định cótác dụng tương đương Thông tư 20. Theo đề xuất của Bộ Công Thương, quy địnhmới bảo đảm các loại phương tiện này được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữatheo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam. Nếuđúng theo tinh thần này, có thể hàng ngàn xưởng sửa chữa ô tô phải đóng cửa, kéotheo hàng chục ngàn người mất việc làm.

Ông Nguyễn Tuấn cũng cho biết thêm, dự thảo văn bản về thủ tục hành chính củaBộ GTVT đang lấy ý kiến, trong 2 dự thảo (ngày 4-7 và dự thảo ngày 14-7), đều quyđịnh nếu có giấy chứng nhận xuất xưởng chính hãng thì sẽ được miễn kiểm, nếu

không có thì sẽ phải kiểm tra hiện trường. “Tuy nhiên, không hiểu do áp lực nào,trong dự thảo ngày 29-8, Bộ GTVT lại yêu cầu các DN NK bắt buộc phải có giấy xuấtxưởng chính hãng của nhà sản xuất, trong khi đó những DN NK ô tô như chúng tôikhông thể có được giấy chứng nhận này. Nếu NK trực tiếp từ công ty mẹ thì sẽ cógiấy chứng nhận này, còn nếu mua từ các nhà NK thứ cấp từ nước ngoài thì giấyxuất xưởng họ phải thu lại để làm thủ tục hoàn thuế ở nước sở tại. Họ đang định“lách” quy định này vào để gây khó khăn cho nhà NK. Chúng tôi đang làm văn bảnkiến nghị xin sửa đổi lại nội dung này theo hướng như hai lần dự thảo trước đó”, ôngNguyễn Tuấn cho biết.

Theo ông Chu Hưng Giáp, Công ty TNHH Huy Hoàng (Hà Nội)- DN chuyên về kinhdoanh khí, với nội dung Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí cũng nhưThông tư 03 hướng dẫn Nghị định, DN không thể xin được giấy phép để trở thànhthương nhân phân phối gas, vì khi xin giấy phép làm thương nhân phân phối gas thìphải có giấy phép nạp gas, còn xin giấy phép nạp gas thì phải có giấy phép làthương nhân phân phối. Cụ thể, theo quy định của điều 9 Thông tư 03 hướng dẫnNghị định này, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào chaiphải có Bản sao Giấy chứng nhận đủ Điều kiện làm thương nhân phân phối LPG,nhưng Điều 8 Thông tư này lại quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điềukiện làm thương nhân phân phối LPG phải bổ sung các giấy tờ như là Bản sao Giấychứng nhận đủ Điều kiện nạp LPG vào chai hoặc hợp đồng thuê nạp LPG vào chai.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, nếu việc bãi bỏ các giấy phép con bất hợp lý quákhó, thì đây không phải là việc của các bộ nữa, mà Quốc hội, Chính phủ phải ra tay,bởi nếu để các bộ xử lý theo cách như thời gian qua thì không biết bao giờ mới thayđổi được những bất cập, chưa kể các địa phương, nơi mà lợi ích sát sườn sẽ khiếnhọ bảo vệ quyết liệt hơn.

“Thời gian quan trọng nhưng không phải là cái quyết định, cái quyết định vẫn là quanđiểm. Các vấn đề phải được làm rõ ràng, cụ thể thì việc giải quyết sẽ dễ dàng, cònnếu cố làm cho mọi việc rối tinh lên, cố giữ khư khư những cái không hợp lý, thìđương nhiên sẽ tranh cãi, mất nhiều thời gian hơn”, ông Đức nhận định. Theo cácchuyên gia, không chỉ dừng lại ở mốc 1-7, tiến trình tháo gỡ rào cản trong kinhdoanh sẽ phải tiếp tục quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Hoài Anh

Theo baohaiquan.vn

3. DN muốn kinh doanh lữ hành là ngành có điều kiện

(TBKTSG Online) - Ngành du lịch đang lấy ý kiếnđóng góp để trình Quốc hội sửa Luật Du lịch.Nhiều doanh nghiệp cho rằng nên tiếp tục coi lữhành là ngành kinh doanh có điều kiện, không nêntháo gỡ hết các ràng buộc như dự thảo luật sửađổi.

Ý kiến này có vẻ khá lạ trong bối cảnh doanh nghiệpnhiều ngành nghề muốn tháo gỡ hết những ràng buộcvề điều kiện kinh doanh để tự do khai sinh, tự do hoạtđộng.

Tuy nhiên, trong những cuộc họp đóng góp ý kiến đểsửa đổi luật Du lịch cũng như hội thảo bàn giải phápđể ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,

nhiều doanh nghiệp cho rằng, muốn mạnh thì doanh nghiệp phải được tự do kinhdoanh nhưng cũng phải có ràng buộc để sàng lọc và chế tài những doanh nghiệplàm ăn không đàng hoàng.

Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, cho rằng khôngnên coi doanh nghiệp lữ hành nói chung và doanh nghiệp lữ hành quốc tế đượcthành lập như những doanh nghiệp các ngành nghề khác mà nên tiếp tục coi lữhành là ngành kinh doanh có điều kiện. Thậm chí, với những công ty đăng ký chuyênvề một thị trường nào đó còn cần thêm những yêu cầu bắt buộc, chẳng hạn như vềsố lượng hướng dẫn viên đủ chuẩn để phục vụ cho thị trường đó nhằm bảo đảmchất lượng hoạt động.

"Cho doanh nghiệp lữ hành được thành lập và hoạt động như những doanh nghiệpkhác là không hợp lý. Thực tế đã có nhiều công ty hoạt động chụp giựt, để xảy ranhững vụ việc ảnh hưởng đến khách du lịch cũng như hình ảnh du lịch nói chungnên cần có những chế tài, những ràng buộc để hạn chế tình trạng này", ông nói.

Luật hiện hành quy định một số ràng buộc về kinh doanh lữ hành, đặc biệt quy địnhkhá nghiêm với kinh doanh lữ hành quốc tế, như phải có giấy phép kinh doanh lữhành quốc tế, ký quỹ (nhằm để bồi thường cho khách hàng khi gặp sự cố khi đi dulịch và một số vấn đề khác), số lượng hướng dẫn viên có thẻ... Cả nước hiện có1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tốc độ tăng trung bình 11%/năm.

Việc tháo gỡ điều kiện trong kinh doanh lữ hành mới được đưa vào những dự thảogần đây. Doanh nghiệp cho rằng, nếu tháo gỡ thì những doanh nghiệp kinh doanhhiện tại còn gặp khó khăn hơn nữa với những doanh nghiệp kinh doanh theo mùa,làm ăn chụp giựt.

"Hiện tại, dù đã có ràng buộc nhưng vẫn có nhiều nơi cạnh tranh không lành mạnh,làm sản phẩm kém chất lượng thậm chí bỏ rơi khách. Nếu sắp tới không có chế tài

Du khách nước ngoài đidu lịch theo tour của mộtcông ty lữ hành quốc tếđang chụp hình lưu niệmtrước Dinh Thống Nhất,TPHCM. Ảnh: Đào Loan

thì doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng còn cạnh tranh hụt hơi hơn và sẽ làm xấu đihình ảnh của du lịch trong mắt khách hàng", bà Trịnh Thị Lan Hương, Tổng giám đốcCông ty Vietnamtourism tại TPHCM, nói với TBKTSG Online.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết ngành du lịchđang trong giai đoạn cuối để lấy ý kiến về sửa Luật Du lịch. Dự kiến, đầu tháng 11-2015, Quốc hội sẽ nghe và cho ý kiến về sửa luật này, kỳ vọng đến kỳ họp vào tháng5-2017 sẽ thông qua, đến đầu năm 2018 có hiệu lực.

Đào Loan

Theo thesaigontimes.vn

4. Thực thi Luật Doanh nghiệp:Vướng “như gà mắc tóc”

Theo số liệu từ Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sốdoanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 8 trên cả nước là 2.005 doanhnghiệp, tăng 11,1% so với tháng 7. Con số này đã cho thấy niềm tin của cộngđồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố. Để tạođiều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp, nhiều chuyên gia kiến nghị cần hoànthiện một số quy định pháp luật liên quan tới hồ sơ thành lập và đại diệndoanh nghiệp.

Mơ hồ quy định người đại diện

Mặc dù cho tới thời điểm hiện nay, văn bản hướngdẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đã cơ bản đầy đủ,song các doanh nghiệp vẫn mơ hồ với nhiều điềukhoản, đơn cử như quy định được phép có nhiềungười đại diện. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết cóhơn một người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 đã cho phép côngty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể cómột hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Một lãnh đạo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho rằng, việc cho phép doanhnghiệp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật có thể phát sinh vướng mắc,nhất là khi có sự tranh chấp giữa các nhóm cổ đông. Trong trường hợp người đạidiện này ký một văn bản gửi cho đối tác và cơ quan quản lý, người đại diện khác lạigửi một văn bản với nội dung hoàn toàn trái ngược thì sẽ xử lý ra sao? Các đối táccủa doanh nghiệp này sẽ gặp rủi ro nếu người đại diện không ký đúng thẩm quyền vìvẫn thiếu quy định rõ ràng về phân quyền.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầutư, tính chung trong trong 8tháng năm 2016, số doanhnghiệp quay trở lại hoạtđộng là 18.711 doanhnghiệp, tăng 65,1% so vớicùng kỳ năm trước.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO khẳng định, Luật Doanh nghiệp2014 trao quyền tự chủ rất cao cho điều lệ doanh nghiệp quy định về người đại diệntheo pháp luật. Nếu điều lệ không rõ ràng, cụ thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động củadoanh nghiệp cũng như quyền lợi của đối tác và bên thứ ba khi giao dịch với doanhnghiệp. Doanh nghiệp dễ lợi dụng, cố tình quy định về phạm vi thẩm quyền không rõràng giữa những người đại diện theo pháp luật để giải thích theo hướng có lợi chomình, gây thiệt hại cho bên thứ ba. Nếu chỉ quy định như hiện nay thì thông tin “đạidiện theo pháp luật” sẽ rất khó kiểm soát, vì bên thứ ba không phải lúc nào cũng cóđiều kiện hoặc muốn kiểm tra tư cách người đại diện doanh nghiệp.

Nguồn: ITN

Nhiều chuyên gia kiến nghị, Luật cần quy định rõ những đại diện khác chỉ là ủyquyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật thứ nhất mất khả năng làmviệc, đi vắng khỏi Việt Nam, hoặc các tình huống pháp lý khác. Đồng thời, tư cáchngười đại diện theo pháp luật phải được thể hiện rõ trong các văn bản giao dịch củadoanh nghiệp, phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu để cho người khác sử dụng trụ sởgiao dịch, giấy tờ giao dịch, con dấu doanh nghiệp, hóa đơn doanh nghiệp, phươngtiện giao dịch của doanh nghiệp để tạo giao dịch với bên thứ ba, gây hiểu lầm, gâythiệt hại hoặc phát sinh tranh chấp.

Lúng túng với hồ sơ thành lập

Không chỉ gặp khó với quy định người đại diện, các doanh nghiệp hiện cũng đanglúng túng khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập. Để tránh tình trạng lạm quyền của cơquan đăng ký kinh doanh, Nghị định 78/2015/NĐ - CP về đăng ký doanh nghiệp quyđịnh “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanhnghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ tronghồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định”. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn than

thở rằng, quy định là vậy nhưng trên thực tế lại chẳng có mấy giá trị. Đối với nhữngdoanh nghiệp phải đăng ký trụ sở công ty tại một căn hộ nằm trong cao ốc phức hợpđể ở và thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư vẫn buộc họ phải chứng minh quyềnđược dùng căn hộ để làm trụ sở công ty.

Tương tự, đối với một số ngành nghề kinh doanh, khi đăng ký thành lập, doanhnghiệp vẫn phải có giấy phép cho phép thành lập trước của các bộ chuyên ngành.Đơn cử như lĩnh vực sản xuất phim do Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cấp, tíndụng do Ngân hàng Nhà nước cấp. Ông Trần Văn Trí, Luật sư điều hành Công tyLuật Fujilaw cho biết, việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp nộp thêmhồ sơ đồng nghĩa với việc đã vi phạm quy định của Nghị định 78 nhưng nếu khôngyêu cầu thì lại vi phạm các quy định của luật chuyên ngành khác. Chính vì vậy màviệc các doanh nghiệp vẫn bị buộc phải nộp thêm hồ sơ là điều dễ nhận thấy.

Một trong những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 là trong hồ sơ đăng kýthành lập doanh nghiệp, tùy theo loại hình doanh nghiệp, người thành lập phải cóbản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác chứ không bắt buộc phải có lý lịch tư pháp. Thế nhưng, trong trường hợp cơquan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫnphải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn bị yêu cầu phải có lý lịch tư pháp mà khôngrõ trường hợp nào thì cơ quan quản lý yêu cầu nộp, trường hợp nào thì không yêucầu, khiến doanh nghiệp luôn ở trạng thái bị động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, quyđịnh “yêu cầu lý lịch tư pháp” làm cho doanh nghiệp mất thêm từ 10 - 15 ngày chờđợi. Đó là chưa kể muốn được cấp Phiếu lý lịch tư pháp, doanh nghiệp có thể phảivề tận nơi đăng ký hộ khẩu để làm thủ tục tại Sở Tư pháp (nếu không thể ủy quyềncho người khác).

“Quy định lập lờ sẽ dẫn tới tùy tiện khi áp dụng, gây thêm nhiều khó khăn, rối rắmcho người thành lập doanh nghiệp. Thủ tục hành chính đòi hỏi văn bản pháp luật cầnphải quy định một cách rõ ràng, chi tiết, giống như “cầm tay chỉ việc” thì mới mongkhông phát sinh tiêu cực” - một chuyên gia khẳng định.

Đỗ Quyên

Theo daibieunhandan.vn

5. Thực thi Luật Đầu tư và Luật DN: Nhiều mâu thuẫn,vướng mắc cần tháo gỡ

(HNM) - Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) 2014 có hiệu lực từ ngày 1-7-2015, sau hơn một năm triển khai, bên cạnh những thuận lợi cũng đã thấy rõmột số vướng mắc, những điều khoản không hợp lý gây khó khăn cho DN, đòihỏi có sự rà soát các luật liên quan, đánh giá tác động đến hoạt động đầu tư,kinh doanh nhằm điều chỉnh để hỗ trợ DN phát triển.

Còn nhiều trăn trở

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương(CIEM) nhận định, thời gian qua, hai luật trên bước đầu đã đi vào cuộc sống, tạo môitrường kinh doanh thuận lợi và an toàn hơn cho DN. Nhưng, thực tế quá trình thựcthi luật vẫn còn không ít những vướng mắc; trong đó có sự khác nhau, không tươngthích, mâu thuẫn giữa một số quy định của Luật Đầu tư, Luật DN với quy định củacác luật chuyên ngành khác. Những chồng chéo, mâu thuẫn mới chỉ được phát hiện,đề cập, mà chưa xác định được là gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động đầutư, kinh doanh của DN.

Cần nhanh chóng điều chỉnh những điều luật không hợp lý trong LuậtĐầu tư và Luật Doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Ảnh: Viết Thành

Theo bà Đinh Thị Kim Anh, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, hiện nay việc áp mãngành kinh tế khi DN đăng ký kinh doanh còn phức tạp. Với Luật Đầu tư, DN đượctự do kinh doanh những ngành nghề không bị cấm, vì vậy DN có thể tự áp mã khi

đăng ký kinh doanh. Nhiều đơn vị cho rằng, thủ tục áp mã rất khó khăn. Có trườnghợp DN nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng bị từ chối vì áp mã không phù hợp... CácDN cũng tỏ ra e ngại trước thực trạng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hànhluật “chặt chẽ” hơn cả luật, dẫn đến sự khó khăn trong thực thi của DN. Nếu khôngđược khắc phục kịp thời thì đây sẽ là nguy cơ làm nảy sinh “giấy phép con” trongtương lai.

Ông Phan Đức Hiếu, Viện phó CIEM cho rằng, các đơn vị soạn thảo luật cần tậptrung sửa đổi các quy định chưa rõ giữa Luật Đầu tư và DN với các luật chuyênngành. Đơn cử, quy định về đăng ký DN, trên thực tế một số hoạt động kinh doanhnhư chứng khoán, bảo hiểm, giám định tư pháp, công chứng… hoạt động dưới hìnhthức DN theo quy định của Luật DN, nhưng thủ tục đăng ký DN lại theo quy địnhriêng. Hoặc, quy định quyền của cổ đông phổ thông tại Luật DN 2014 chưa rõ ràng,dẫn đến cổ đông nhỏ khó tiếp cận thông tin của các cổ đông khác trong công ty, nêncó thể làm giảm hiệu lực của quy định bảo vệ cổ đông nhỏ trong Luật DN. Do đó,quyền của cổ đông phổ thông cần quy định rõ hơn trong việc tiếp cận thông tin về cổđông trong công ty nói chung...

"Hiện, vẫn còn một số nội dung quy định trong các luật chưa được hướng dẫn cụthể, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư cũng như giải quyết thủtục hành chính của cơ quan đăng ký đầu tư. Ví dụ như hướng dẫn liên thông thủ tụcđăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư cùng các yêu cầu liên quan, hướng dẫn vềviệc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư… vẫn trong quá trình dự thảo, chưaban hành...", bà Trần Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HồChí Minh chia sẻ.

Tiếp tục rà soát, tìm sự đồng thuận

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh Chínhphủ đẩy mạnh cải cách, cũng như trước yêu cầu đưa Việt Nam trở thành quốc giakhởi nghiệp cần xác định mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ DN; lấy sự thỏa mãn của DNlàm thước đo chất lượng phục vụ của mỗi cơ quan liên quan. Cần tiếp tục rà soát,phát hiện những điểm bất hợp lý giữa các luật, giữa luật với văn bản hướng dẫn thihành để điều chỉnh, bãi bỏ càng sớm càng tốt. Cần tạo lập niềm tin đối với DN mộtcách vững chắc, trên cơ sở đồng thuận và nhất quán quan điểm DN mạnh chính làđộng lực tạo nên nền kinh tế mạnh.

Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Công Thương vừa kiến nghị bãi bỏ Thông tư 20 vềquản lý nhập khẩu ô tô sau một thời gian rà soát, đối chiếu với đòi hỏi cuộc sống vàhoạt động nhập khẩu, phân phối ô tô, cũng như quyền lợi của DN và người tiêudùng. Đây được xem là một quyết định hợp lý, nhất là sau khi có phản hồi từ dư luậnxã hội.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, nên tập trung vào sửa đổi cácquy định của luật, tức sửa từ “gốc”, chứ không sửa các quy định nằm ở các nghịđịnh hay thông tư. Các chuyên gia cũng đồng thuận với cách tiếp cận này, với nhữngđề xuất cụ thể. Trước hết, sửa đổi, bổ sung những quy định không rõ ràng nhìn dướigóc độ của từng luật. Tiếp theo, sửa đổi, bổ sung thông qua việc đối chiếu với yêucầu trong toàn bộ quy trình triển khai dự án của DN để chỉ ra những điểm chưa hợplý trong các quy định của từng luật.

Nhóm nghiên cứu của VCCI cũng đã chỉ ra gần 150 điểm chưa phù hợp nằm trong37 luật khác nhau. Thậm chí, có trường hợp một luật còn tới trên dưới 10 điều,khoản không hợp lý. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, thực tiễn và yêu cầu cảicách cho thấy, cần có sự thay đổi tư duy làm luật. Nếu cứ theo “chu kỳ” 4-5 năm saukhi thi hành một luật rồi mới tổng kết, thì dễ dẫn đến lỡ cơ hội của nền kinh tế. Tómlại, cần bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh;trong đó, Luật Đầu tư, Luật DN và Bộ luật Dân sự phải được coi là các luật quy địnhcác nguyên tắc chung, là nền tảng. Các luật chuyên ngành khác, với quy định liênquan đến đầu tư, thành lập và hoạt động của DN, giao dịch dân sự không được quyđịnh mâu thuẫn hoặc trái với các nguyên tắc chung đó. Như vậy, cả quá trình đầu tư,kinh doanh của DN mới bớt rủi ro.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nêu rõ, đã có một số ý kiến củanhà đầu tư phàn nàn vì phải thực hiện quá nhiều thủ tục hoặc quy định bất hợp lý, vìthế cần xem lại vấn đề vướng ở đâu để xử lý, đáp ứng yêu cầu chính đáng củaDN…

Hồng Sơn

Theo hanoimoi.com.vn

6. Cục Đăng kiểm: Thông tư mới không liên quan đếnThông tư 20

(Chinhphu.vn) - Xoay quanh việc xây dựng, hoàn thiện Dự thảo thông tư quyđịnh việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơgiới nhập khẩu do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) chủ trìhoàn thiện, ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳngđịnh, các nội dung trong Dự thảo này chỉ là hàng rào kỹ thuật, không hạn chếquyền kinh doanh và không có tác dụng hạn chế số lượng xe nhập khẩu củadoanh nghiệp nhập khẩu.

Ảnh minh họa.

Xin ông cho biết mục đích cũng như những cơ sở để đơn vị soạn thảo xây dựng nộidung Dự thảo thông tư quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảovệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu?

Ông Trần Kỳ Hình: Thông tư mới được xây dựng nhằm thay thế Thông tư số31/2011/TT-BGTVT và 55/2014/TT-BGTVT. Kế hoạch này đã được Cục Đăng kiểmViệt Nam đăng ký và được Bộ GTVT phê duyệt vào Chương trình xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật của năm 2016 từ năm 2015.

Triển khai Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi xây dựng Thôngtư thay thế Thông tư 31 và 55 theo hướng thay đổi phương thức quản lý, kiểm tra,chứng nhận, căn bản chuyển sang hậu kiểm; tích cực cải cách thủ tục hành chính,rút ngắn thời gian chứng nhận phương tiện; triển khai thủ tục trực tuyến đối với hồsơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thay thế cho hồ sơ giấy đối với cácphương tiện nhập khẩu.

Thông tư mới ra đời nhằm đáp ứng kỳ vọng bảo đảm giữa xe nhập khẩu và xe sảnxuất, lắp ráp trong nước được đối xử như nhau trong việc kiểm tra, thử nghiệm vàchứng nhận chất lượng, tạo ra hàng rào kỹ thuật bảo đảm an toàn chất lượng theochỉ đạo của Chính phủ. Khi Thông tư này có hiệu lực sẽ tác động tới tất cả cácdoanh nghiệp nhập khẩu, kể cả chính hãng và không chính hãng.

So với các quy định nêu tại Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT và 55/2014/TT-BGTVT,tại sao lại cần thiết bổ sung thêm vào dự thảo Thông tư mới, thưa ông?

Ông Trần Kỳ Hình: Các quy định mới được bổ sung với mục đích hài hòa quá trìnhchứng nhận chất lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.

Hiện nay, có một số nhà nhập khẩu đặt hàng xe chưa được cơ quan có thẩm quyềnnước ngoài chứng nhận thì khi vào Việt Nam, để được cấp giấy chứng nhận xe cơgiới nhập khẩu chỉ phải thử nghiệm về an toàn và khí thải (nhưng không có yêu cầuvề hồ sơ thiết kế). Trong khi đó, đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước có yêucầu về hồ sơ thiết kế rồi tiến hành thẩm định, kiểm tra, thử nghiệm theo quy định;thực hiện việc đánh giá điều kiện bảo đảm chất lượng tại cơ sở sản xuất (đánh giáCOP). Nếu đạt được các yêu cầu theo quy định thì mới được cấp giấy chứng nhận.Các tài liệu này sẽ là căn cứ đầy đủ hơn để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra,thử nghiệm, chứng nhận cũng như công tác hậu kiểm nhằm kiểm soát chất lượngphương tiện chặt chẽ hơn nữa.

Bên cạnh đó, các quy định trên còn giúp người nhập khẩu chủ động hơn trong việckiểm soát trước về chất lượng phương tiện, nguồn gốc linh kiện, xuất xứ sản phẩmđồng thời biết trước kiểu loại xe dự kiến nhập khẩu hoàn toàn thỏa mãn quy định củaViệt Nam với các thông số cụ thể được chứng nhận để có các cách thức chào bán rathị trường. Doanh nghiệp nhập khẩu chủ động về định hướng phát triển sản phẩm đểtiến tới nhập khẩu hàng loạt (vì có nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu đãphải tái xuất xe khi không kiểm soát trước được chất lượng và thông số của xe dẫnđến không phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốcgia).

Ngoài quy định nêu trên, Dự thảo thông tư mới cũng bổ sung quy định về hậu kiểm.Quy định này được bổ sung nhằm triển khai Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP củaChính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm2020. Mục đích của quy định này là giảm thời gian và chi phí trong quá trình thôngquan hàng hóa. Thông qua việc hậu kiểm, nếu phát hiện vi phạm thì tùy vào mức độ,cơ quan kiểm tra sẽ có các biện pháp tương ứng đối với người nhập khẩu vàphương tiện.

Về quy định đối với xe nhập khẩu đã qua sử dụng, quy định hiện tại không giới hạnviệc nhập khẩu xe đã qua sử dụng từ bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia có tiêuchuẩn khí thải thấp hơn ở Việt Nam. Dự thảo thông tư mới bổ sung quy định xe cơgiới đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu từ các nước có tiêu chuẩn khí thải hiệnhành tương đương hoặc cao hơn mức khí thải hiện hành ở Việt Nam.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo thông tư mới cũng quy định rõ tráchnhiệm của người nhập khẩu trong việc triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật của nhà sảnxuất.

Vừa rồi, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô Việt Nam vừa và nhỏ có văn bản gửi BộGTVT và Chính phủ cho rằng quy định thương nhân phải nộp bản chính giấy chứngnhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc phiếu

kiểm tra chất lượng xuất xưởng nêu ra trong Dự thảo thông tư mới này thực chất chỉlà một thủ tục hành chính, yêu cầu một phương tiện phải được kiểm tra 2 lần, vớinhiều nội dung trùng lặp, không cần thiết, gây tốn kém chi phí xã hội. Ông có thể lýgiải rõ hơn về điều này?

Ông Trần Kỳ Hình: Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơgiới nhập khẩu thực tế là giấy chứng nhận kiểu loại của các nhà sản xuất xe chínhhãng. Mỗi một loại xe ra đời, đều có một bản mẫu được chứng nhận bằng loại giấynày. Còn phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng là loại giấy được cấp cho mỗi chiếcxe sau khi ra khỏi xưởng được làm theo đúng mẫu của nhà sản xuất. Với những xecó đủ 2 loại giấy này, Cục Đăng kiểm sẽ không kiểm tra nữa mà cho thông quanluôn. Còn với những doanh nghiệp nhập khẩu không có 2 loại giấy này sẽ phải kiểmtra và thử nghiệm theo quy trình trong nước, đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới được thôngquan.

Dự thảo Thông tư mới sẽ đáp ứng nguyện vọng của cả hai nhóm doanh nghiệp nhậpkhẩu xe chính hãng và doanh nghiệp nhập khẩu xe không chính hãng, bởi xe nàovào Việt Nam cũng đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Việt Nam.

Thực tế, không phải xe chính hãng nào cũng được cho lưu hành ở Việt Nam bởikhông đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Bộ GTVT, không thỏa mãn về mặt tải trọng nênkhông được lưu thông.

Có quan điểm cho rằng, một số nội dung trong Dự thảo thông tư mới lần này đangdần thay thế Thông tư 20 của Bộ Công Thương, gây khó khăn và hạn chế quyềnkinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu xe không chínhhãng. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Kỳ Hình: Cơ quan soạn thảo đã đưa vào quy định mới về lộ trình thựchiện để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh và chủ động trong hoạt động kinhdoanh. Đây chỉ là hàng rào kỹ thuật, không hạn chế quyền kinh doanh. Các doanhnghiệp gắn bó, có tâm huyết và trách nhiệm thì đều vượt qua được hết. “Cuộc chơi”này không dành cho những người kinh doanh theo kiểu chụp giật, thiếu chuyênnghiệp.

Hơn nữa, tôi khẳng định Dự thảo thông tư mới lần này không liên quan gì đến việcthay thế Thông tư 20 của Bộ Công Thương bởi Cục Đăng kiểm chỉ có trách nhiệmquản lý chất lượng xe, không kiểm soát hay hạn chế số lượng xe nhập khẩu vào.Thông tư này nhằm mục tiêu bình đẳng giữa doanh nghiệp sản xuất xe cơ giới trongnước và doanh nghiệp nhập khẩu.

Xin cảm ơn ông!

Phan Trang

Theo chinhphu.vn

7. Quy định về điều kiện kinh doanh khí gas:Quá sức doanh nghiệp

Có hiệu lực từ tháng 5.2016 nhằm đưa hoạt động kinh doanh gas vào quy củ,tránh gian lận, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, song những quy định tại Nghịđịnh 19/2016/NĐ-CP của Bộ Công thương dường như đang quá sức doanhnghiệp kinh doanh gas nhỏ và vừa.

Nguy cơ phá sản

Phục vụ cho thị trường Tây Ninh khoảng 25.000bình gas mỗi tháng, Công ty TNHH Gas Thanh Bìnhđang có khoảng 60.000 vỏ bình gas để quay vòng.Thế nhưng theo quy định mới của Nghị định19/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có khoảng100.000 vỏ bình, chưa kể quy định về bồn chứa tốithiểu là 300m3. Theo tính toán, để đạt chuẩn nhưquy định, doanh nghiệp phải đầu tư thêm 30 tỷ đồngđể mua thêm 40.000 vỏ bình gas và hai bồn chứa.Tuy nhiên, đây là điều khó có thể thực hiện ở thờiđiểm hiện tại. “Nếu muốn đầu tư thêm, chúng tôiphải trả lãi ngân hàng mỗi năm khoảng 3 tỷ đồng thìchi phí sẽ rất cao, dẫn đến doanh nghiệp chỉ có lỗ vàlỗ, tức là đầu tư thì cũng dẫn đến phá sản, màkhông đầu tư thì cũng phá sản” - Giám đốc Công tyTNHH Gas Thanh Bình Nguyễn Thanh Bình chobiết.

Kinh doanh trong lĩnh vực gas từ nhiều năm nay,ông Hà Thanh Tùng - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại ĐôngTùng (Hà Giang) cũng cho rằng, điều kiện quy mô kinh doanh với bồn chứa tối thiểu300m3, 100.000 vỏ bình gas là quá lớn đối với tỉnh miền núi và cũng không phù hợpvới quy mô dân số. Hoặc nếu để đáp ứng được điều kiện kinh doanh này thì doanhnghiệp cần lượng vốn rất lớn, đồng nghĩa với việc đẩy giá thành lên cao, hạn chếsức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng quan điểm, Giám đốc Công ty TNHH sảnxuất thương mại gas Thái Dương (Tây Ninh) Trần Trung Nhật cho rằng, những quyđịnh này vượt quá khả năng của doanh nghiệp, nếu như không nói là vô lý. Bởi hiệnnay thị trường gas gần như bão hòa, người dân và doanh nghiệp đang có khuynhhướng chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện, nên nếu buộc mở rộng quy mô nhàxưởng, mua thêm hàng chục nghìn vỏ bình thì rất rủi ro cho doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 9 Nghị định19/2016/NĐ-CP quy địnhthương nhân phân phối khílà doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định củapháp luật và có các bồnchứa với tổng dung tích tốithiểu 300m3 đối với kinhdoanh LPG chai; 100m3 đốivới kinh doanh LPG quađường ống; 3.000m3 đốivới LNG; 10.000m3 đối vớiCNG thuộc sở hữu củathương nhân hoặc đồng sởhữu hoặc thuê tối thiểu mộtnăm của thương nhân kinhdoanh khí.

Chưa kể, với quy định điều kiện các trạm nạp gas vào chai, trạm nạp gas vàophương tiện vận tải, trạm cấp gas phải thuộc sở hữu của thương nhân kinh doanhgas đầu mối tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 19/2016/NĐ-CP cũng khiến cácdoanh nghiệp kinh doanh gas nhỏ và vừa đứng ngồi không yên. Bởi nếu theo quyđịnh này, các doanh nghiệp muốn tiếp tục hoạt động thì phải được bán lại cho côngty gas đầu mối. Song, việc mua bán, sáp nhập của công ty nhà nước đầu mối vớicông ty tư nhân rất ít. Nhiều doanh nghiệp cho biết, khi Nghị định có hiệu lực, họ đãtìm đến các công ty đầu mối nhưng đều bị từ chối, tức là đứng trước nguy cơ phásản.

Điều kiện quá cao

Liệu với mục đích hạn chế tình trạng kinh doanh manh mún, sang chiết gas tráiphép, Nghị định 19 có thực sự đang giải quyết đúng vấn đề hay không, hay đang trởthành rào cản khiến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tham gia thị trường vàđể lại sân chơi độc quyền cho doanh nghiệp lớn hơn?

Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hậu cho rằng, việc kiểm soátan toàn cháy nổ không nhất thiết phải kiểm soát tất cả các quy định về diện tích bồnchứa, số lượng bình khí gas vì an toàn cháy nổ không liên quan đến nhiều hay ítbình, kho to hay bé. Theo ông Hậu, quy định khắt khe về điều kiện như vậy khôngnhằm mục đích quản lý vấn đề an toàn cháy nổ mà còn đi ngược lại chủ trương hỗtrợ doanh nghiệp của Nhà nước và vi phạm Luật Cạnh tranh.

Thực tế với hàng loạt sai phạm trong kinh doanh gas như sang chiết lậu, cháy nổ…thì việc đưa ra quy định để quản lý chặt chẽ mặt hàng này là rất cần thiết. Trưởngban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấncho rằng, kinh doanh, phân phối khí gas thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện,do đó cần có những quy định cụ đối với thương nhân, nhằm tránh tình trạng gian lậnhoặc nguy cơ mất an toàn, thiệt hại đối với người tiêu dùng. Song, Nghị định 19 đặtđiều kiện quá cao gây khó khăn, có những địa phương như Hà Giang, Cao Bằng và

các tỉnh miền núi quy mô thị trường nhỏ. Điều kiện quá cao sẽ không phù hợp vớithực tế, loại bỏ nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra khỏi thị trường, gây thiệt hại lớncho doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống phân phối gas hiện nay các doanh nghiệp cóquy mô vừa và nhỏ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dođó, nếu các đơn vị này đóng cửa thì có thể giá gas đến tay người tiêu dùng sẽ tănglên do chi phí vận chuyển tăng.

Kinh doanh gas là ngành nghề có điều kiện, liên quan đến an ninh năng lượng, antoàn tính mạng con người. Do vậy, dù là kinh tế thị trường nhưng vẫn cần có thiếtchế để quản lý. Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh cũng cần phù hợp với thực tế, khảnăng gia nhập thị trường của doanh nghiệp, tránh nguy cơ độc quyền và không tạodựng được môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

Bảo Văn

Theo daibieunhandan.vn

8. Thủ tục “hành” doanh nghiệp

(DĐDN)- Với những thủ tục nhiêu khê, thậm chí vô lý trongcác quy định về ghi nhãn, cũng như công bố hợp chuẩn,hợp quy vẫn đang tiếp tục “hành hạ” nhiều doanh nghiệpchế biến, xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra liệucơ quan quản lý có thực sự muốn gỡ rối để đảm bảo môitrường kinh doanh thông thoáng như mục tiêu của Chínhphủ?

Cụ thể, khi làm việc với đối tác để phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp đã phải tốnmất 1 – 2 tháng. Đến lúc, họ đồng ý thì doanh nghiệp mới nghĩ đến chuyện nhậpnguyên liệu về để chế biến.

Nhưng vấn đề đặt ra là, việc xin công bố mẫu chất lượng nguyên liệu nhập về đãphải mất từ 2 đến 3 tháng. Đó là chưa kể tới việc mẫu nguyên liệu phải kiểm tra lòngvòng ở Trung tâm 3 hoặc Viện vệ sinh Y tế công cộng, mất hết 20 ngày để có đượckết quả mới thông quan. Sau đó, nguyên liệu mới được đưa đi chế biến thì đã quáchậm…!

Trong khi đó, hiện nay cơ quan quản lý lại chưa có văn bản hướng dẫn thủ tục hợpchuẩn hợp quy, nên doanh nghiệp không biết chính xác chỉ tiêu kiểm nghiệm củakhách hàng có phù hợp và đầy đủ không.

Nếu chỉ tiêu kiểm không đủ, hồ sơ bị trả về, doanh nghiệp phải yêu cầu khách hàngkiểm nghiệm bổ sung rồi gửi bản gốc về Việt Nam để nộp hồ sơ lại.

Điều này làm mất rất nhiều thời gian và nhiều khách hàng không hiểu, không hợptác, tưởng doanh nghiệp gây phiền hà nên dễ mất thương vụ với khách hàng.

Thậm chí, công ty phải đền hợp đồng cho đối tác vì doanh nghiệp không ngờ việccông bố chất lượng sản phẩm kéo dài đến ba tháng, trong khi doanh nghiệp ký hợpđồng với đối tác thì không thể bốn tháng sau mới giao hàng.

Hơn nữa, khi nguyên liệu nhập khẩu nhập kho thì phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt.Tuy nhiên, với nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia cônghàng xuất khẩu (không lưu thông/tiêu thụ trong nước) thì không thể có được nhãnphụ (tiếng Việt).

Như vậy, việc bắt buộc dán nhãn phụ bằng tiếng Việt trên bao bì nguyên liệu nhậpkhẩu là không cần thiết, gây tốn kém, lãng phí cho doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Y tế nênsớm có Dự thảo sửa đổi Nghị định 89/2006/NĐ-CP nhằm đảm bảo cho nguyên liệu,thực phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhập kinh doanhđể sản xuất tiếp hàng xuất khẩu (tức đều không tiêu thụ trong nước) không phải thựchiện ghi nhãn phụ.

Huỳnh Thị Hồng Trang – Giám đốc kinh doanh Cty CP thực phẩm GN (GNFoods)

Theo enternews.vn

9. Thu hút DN vào nông nghiệp: Còn nan giải!

Đầu tư vào nông nghiệp rủi ro cao, thu lợi nhuận thấp, các chính sách thu hútdoanh nghiệp (DN) vào nông nghiệp còn nhiều bất cập, cảm tính. Nhiều bóbuộc trong chính sách đất đai, tài chính, thủ tục hành chính rườm rà khiếnkhông ít DN ngán ngẩm, không muốn đầu tư vào nông nghiệp.

Tại Diễn đàn Phát triển DN nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắnvới xây dựng nông thôn mới diễn ra ngày 8/9/2016, ông Nguyễn Văn Bình - Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận định:thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần quantrọng vào tiến trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, tốc độ tăngtrưởng năng suất đã chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước cùng trình độphát triển trong khu vực, do lợi nhuận từ thâm canh đất đã đạt đến mức tới hạn.

Doanh nghiệp không mặn mà

Một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế, yếu kém trên là dophương thức sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu dựa trên quy mô sản xuất hộgia đình nhỏ lẻ, manh mún. Số lượng các DN nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và tốc độphát triển rất chậm. Năm 2014, chỉ có 3.844 DN, chiếm dưới 1% các DN được điều

tra. Đến năm 2015, số DN nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 3.640 DN. Tổng vốn đầutư của xã hội cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 5,4 - 5,6%.

Bên cạnh những nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều DN không mặn mà với nông nghiệplà do tỷ lệ sinh lời thấp, rủi ro vì thiên tai lũ lụt, hiệu suất hiệu quả ít và khả năng tiêuthụ sản phẩm bị hạn chế, còn có những hạn chế từ chủ trương chính sách.

Nhiều ý kiến cho rằng, DN là đầu mối liên kết với nông dân để tạo nên nền sản xuấtlớn, do vậy, phải coi DN là đối tượng hạt nhân để hỗ trợ bằng các chính sách nhưgiảm thuế khi đầu tư vào nông nghiệp, giảm bớt phiền hà cho DN. Tuy nhiên, thực tếcho thấy, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh lĩnh vực nông nghiệpcòn nhiều phức tạp.

Lượng DN hoạt động trong nông nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số DN cả nước

Theo đại diện Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, việc đăng ký kinh doanh giống câytrồng, giống cây lâm nghiệp, giống chăn nuôi thủy sản có nhiều điều kiện nghiêmngặt, thời gian cấp giấy chứng nhận cho giống mới dài ngày, chi phí để đăng kýgiống mới còn cao so với các nước trên thế giới và khu vực... Đến nay, vẫn có tớitrên 80% DN mong muốn Nhà nước tiếp tục cải cách hành chính để tạo điều kiệnthông thoáng hơn cho DN phát triển.

Nhận định về các chính sách thu hút DN vào nông nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng- Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng cácchính sách còn bất cập, cảm tính. Khung pháp lý áp dụng cho hoạt động đầu tư cònchung chung, thiếu đồng bộ, khiến DN cảm thấy không biết đường nào mà lần. Khichính sách đã có, sự chậm trễ triển khai, cơ chế không rõ ràng trong thực thi cũngkhiến DN thêm ngán ngẩm.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Cùng với đất đai, một khó khăn muôn thuở của DN là vấn đề tài chính, ông ĐoànTrọng Lý - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Chăn nuôi chế biến vàXuất nhập khẩu (Aprocimex), chia sẻ trong khi DN rất cần vốn để đổi mới công nghệ,mở rộng sản xuất thì ngân hàng thường khá e ngại, bởi đây là lĩnh vực nhiều rủi ro.DN có bao nhiêu tài sản, nguồn lực có thể đã đem thế chấp hết để vay tiền, thậm chísố nợ đã trở thành nợ xấu nên khó vay thêm.

Ở góc độ ngân hàng, nếu cứ cho DN vay mà khả năng trả nợ không khả thi có thểngân hàng cũng sụp đổ. Khi đó, để giải quyết vấn đề, sự hỗ trợ của Chính phủ rấtcần thiết. Giải pháp có thể tính đến là vay vốn nước ngoài để hỗ trợ tái cấp vốn chongân hàng, khoanh nợ xấu cho DN, giúp đỡ DN đầu tư phát triển hơn nữa.

Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, ôngNguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng thời gian tới, cần tậptrung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư, nhấtlà các DN liên kết sản xuất với nông dân theo chuỗi giá trị, DN chế biến, sản xuấtgiống, vật tư và các DN sử dụng nhiều lao động ở nông thôn.

Tập trung cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển nâng cao hiệu quảquản lý thị trường, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện đổi mới hình thức quảnlý các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chuyển dần việc cung cấpmột số dịch vụ sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện. Đơn giản hóa thủtục hành chính, rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợicho các DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thu Hường

Theo thoibaokinhdoanh.vn

10. Nhìn lại 1 năm thực hiện liên thông 3 trong 1Bài 1: Hiệu quả và tiết kiệm

Sau 1 năm thực hiện Quyết định 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về“Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng kýthường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi" đã nhận được sự hàilòng của người dân. Không chỉ dừng lại ở đó, một số tỉnh, thành đã thực hiệnviệc trả kết quả tại nhà.

Gắn bó giữa người dân và cơ quan hành chính

Nhanh, gọn, hiệu quả, tiết kiệm, đem tới sự hài lòng cho người dân - những ngườiđược hưởng lợi ích trực tiếp từ mô hình này- là mục tiêu khi Nghệ An xây dựng thựchiện đề án. Trước đây người dân phải đến 3 cơ quan khác nhau để giải quyết từng

thủ tục, tạo ra sự lãng phí về thời gian, tốn kém về kinh phí cho cả người dân và cơquan nhà nước vì mỗi cơ quan phải làm một bộ hồ sơ, khai đi khai lại nhiều thông tincá nhân trùng lặp. Khi thực hiện liên thông 3 thủ tục, người dân chỉ cần đến một nơi(bộ phận một cửa của UBND xã, phường, thị trấn) nộp hồ sơ và nhận 3 kết quả - 3loại giấy tờ cá nhân đầu tiên, quan trọng của mỗi trẻ em: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩucó ghi tên trẻ và thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Đại diện Sở Tư pháp Nghệ An cho rằng,chính từ việc triển khai mô hình liên thông này đã tạo ra sự gắn kết giữa các cơ quancó liên quan khi giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của người dân thay vìtrước đây các thủ tục này được thực hiện riêng lẻ, khép kín trong từng ngành.

Cũng là một trong những thành phố lớn của cả nước, hiện TP Cần Thơ đã có 85/85xã, phường, thị trấn trên địa bàn 9/9 quận, huyện triển khai thực hiện quy trình liênthông các thủ tục hành chính (TTHC) 3 trong 1. Việc áp dụng quy trình này đã giúpcơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ hơn thông tin nhân thân và cư trú của ngườidân, khắc phục tình trạng trẻ em đã được đăng ký khai sinh nhưng chưa được nhậphộ khẩu, cấp thẻ BHYT và tình trạng người đã chết nhưng chưa được xóa tên tronghộ khẩu. Ngoài ra, việc áp dụng quy trình liên thông đã giải quyết công việc chongười dân thuận lợi hơn, tiết kiệm công sức, chi phí và thời gian đi lại, góp phần đâymanh công tac cải cách hành chính, nâng cao trach nhiêm cua đôi ngu can bô, côngchưc, sự hài lòng của người dân.

Không chỉ ở các tỉnh, thành phố lớn, mà ngay cả những huyện miền núi vùng sâu, xacòn nhiều khó khăn thì hiệu ứng thì việc thực hiện TTHC 3 trong 1 cũng đã có sự tácđộng rõ nét. Phó chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, Phú Yên Tô Phương Bắc chia sẻ,là huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm 1/3 nên trìnhđộ nhận thức của người dân còn hạn chế, tất cả các tờ khai TTHC đều do cán bộ Tưpháp – hộ tịch viết giúp, người dân họ chỉ có việc điểm chỉ. Hơn nữa, do trước đóchưa có liên thông nên người dân không quan tâm đến thẻ BHYT cho trẻ em, chỉ khinào trẻ em đó bị bệnh phải đưa xuống bệnh viện mới xuống UBND nhờ làm thẻ.Hiện công chức Tư pháp – hộ tịch không chỉ cấp thẻ cho trẻ em mới sinh mà còn cấpcho trẻ em dưới 6 tuổi chưa được làm thẻ BHYT.

Nguồn: baodanang.vn

Trả kết quả tại nhà

Sau một số tỉnh, thành thực hiện thí điểm việc trả kếtquả giấy tờ công dân tại nhà như Hà Nội với việc trảthẻ căn cước công dân, TP Đà Nẵng cũng vừa triểnkhai Đề án thí điểm thực hiện trao giấy khai sinh,BHYT hộ khẩu tại gia đình trẻ em trên địa bàn TP.Việc trả kết quả tại nhà không chỉ giúp công dân tiếtkiệm thời gian và chi phí đi lại mà còn nâng cao tínhphục vụ trong giao dịch hành chính với người dân.

UBND nơi đăng ký khai sinh thực hiện việc trao giấykhai sinh cho gia đình của trẻ em đối với các trườnghợp: Người đi đăng ký khai sinh không có nhu cầuthực hiện liên thông các thủ tục đăng ký khai sinh,cấp thẻ BHYT, hộ khẩu; Đăng ký khai sinh thuộcthẩm quyền đăng ký tại UBND cấp huyện; Trẻ emđược đăng ký khai sinh không thuộc trường hợpđăng ký thường trú tại TP Đà Nẵng. Đồng thời thựchiện việc trao giấy khai sinh, hộ khẩu, thẻ BHYT chogia đình của trẻ em đối với trường hợp người điđăng ký khai sinh có yêu cầu thực hiện liên thôngcác thủ tục đăng ký khai sinh, cấp thẻ BHYT, hộkhẩu đối với trẻ em hiện đang sinh sống trên địa bàndo UBND nơi đăng ký khai sinh quản lý. Đại diện UBND TP Đà Nẵng cho biết, trongtháng 9.2016, thực hiện thí điểm trao cho 5 trường hợp, gồm 1 trường hợp đăng kýkhai sinh thuộc hộ nghèo; 1 trường hợp đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài; 1

Theo quy định tại Đề án củaUBND TP Đà Nẵng, việctrao giấy khai sinh, hộkhẩu, thẻ BHYT tại gia đìnhtrẻ em được tổ chức thựchiện trong thời gian khôngquá 01 ngày làm việc kể từngày nhận kết quả giảiquyết thủ tục hành chínhđăng ký khai sinh, thườngtrú, thẻ BHYT. Trường hợpcông dân chỉ thực hiện thủtục đăng ký khai sinh thì tổchức trao giấy khai sinhtrong thời gian không quá 1ngày làm việc kể từ ngàyUBND các cấp ký giấy khaisinh (trừ trường hợp giađình trẻ em có yêu cầukhác về thời gian trao).

trường hợp đăng ký khai sinh thuộc hộ gia đình chính sách; 1 trường hợp đăng kýkhai sinh thuộc diện phụ nữ đơn thân sinh con; và 1 trường hợp đăng ký khai sinhthuộc đối tượng dân tộc thiểu số.

Từ ngày 1.10 trở đi, Đà Nẵng sẽ thực hiện trao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, thẻ BHYTgia đình trẻ em trên toàn TP. Trường hợp cấp giấy khai sinh thuộc thẩm quyền đăngký của UBND quận, huyện thì cơ quan trao là đại diện UBND quận, huyện; đại diệntổ chức chính trị xã hội; tổ trưởng dân phố/trưởng thôn và đại diện tổ chức, cá nhântài trợ (nếu có). Trường hợp cấp giấy khai sinh thuộc thẩm quyền đăng ký của UBNDcấp xã thì cơ quan trao là đại diện UBND cấp xã, đại diện tổ chức chính trị xã hội, tổtrưởng dân phố/trưởng thôn và đại diện tổ chức. Sau thời gian thí điểm (đến hết năm2017), trên cơ sở sơ kết Đề án, UBND TP Đà Nẵng xem xét trình HĐND TP banhành Nghị quyết về tổ chức trao giấy khai sinh, hộ khẩu và thẻ BHYT tại gia đình trẻem để có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện và bố trí kinh phí thực hiện thường xuyêncho các năm tiếp theo.

Nguyễn Minh

Theo daibieunhandan.vn

11. Nhìn lại 1 năm thực hiện liên thông 3 trong 1Bài 2: Cái khó của người trong cuộc

Yếu tố con người, điều kiện cơ sở vật chất, nhất là những địa bàn vùng xacũng như chính sách hỗ trợ cụ thể cho cán bộ thực hiện thủ tục hành chính lànhững vấn đề còn lại, cần được tháo gỡ sau 1 năm thực hiện Đề án.

Cái khó bó cái khôn

Mỗi một địa phương khi tổ chức triển khai Đề án đều có những khó khăn, thuận lợiriêng, tuy nhiên, từ thực tế triển khai cho thấy ,những vướng mắc chủ yếu vẫn làchuỗi các vấn đề từ cơ sở vật chất, con người đến chính sách hỗ trợ cụ thể dànhcho cán bộ, công chức thực thi công vụ, nhất là ở các địa bàn vùng xa, vùng khókhăn, xa trung tâm – nơi điều kiện công nghệ thông tin còn ít nhiều hạn chế. Đại diệnPhòng Hành chính Tư pháp, Sở Tư pháp Bắc Giang cho biết, việc bố trí cán bộ tạiUBND cấp xã để giải quyết 3 thủ tục chưa hợp lý, hiện tại phần lớn các địa phươnggiao cho cán bộ công chức tư pháp hộ tịch tiếp nhận lập hồ sơ, đăng ký khai sinh vàphối hợp với cán bộ chính sách thực hiện thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ, trong khicán bộ công chức tư pháp hộ tịch đã phải “gánh” rất nhiều “đầu việc” khác. Hơn nữa,với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, việc đi đến cơ quan BHXH để hoàn tất thủ tụccho công dân đúng thời gian quy định rất khó khăn, tốn kém về thời gian, công sức...mà chưa có sự hỗ trợ hợp lý cho người thực hiện. Mặc dù đã xây dựng quy chế phối

hợp, tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai, sự phối hợp này cũng chưa thực sựnhịp nhàng.

Tất nhiên câu chuyện cán bộ kiêm nhiệm, nhất là ở cấp xã không phải là hiếm, mớivà điều này còn tồn tại ở các tỉnh, thành phố lớn. Đại diện UBND TP Cần Thơ nêuthực tế, cán bộ thực hiện liên thông bảo đảm về số lượng nhưng đa phần đều kiêmnhiệm, việc tập trung cho công tác đôi lúc còn hạn chế, còn tình trạng sai sót dochưa nắm vững các thủ tục của ngành Công an. Trong bối cảnh đó, một số địaphương thực hiện liên thông các TTHC nhưng chưa có phần mềm quản lý liên thôngcác TTHC nên rất khó quản lý hồ sơ đang ở giai đoạn nào, chỉ thực hiện việc chuyểngiao nhận hồ sơ trên sổ sách.

Thực hiện Đề án này người dân không phải đi lại nhiều lần, nhưng cán bộ, côngthức thực hiện thủ tục lại phải đi lại, liên hệ với nhiều cơ quan, đơn vị, chính vì thếviệc đặt vấn đề hỗ trợ cho cán bộ công chức cấp xã trực tiếp thực hiện việc liênthông đã được đặt ra tại Quyết định số 1299/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15.5.2015 hướng dẫn thực hiện liên thông cácthủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tếcho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau quy định nàykhông thực hiện được.

Nguồn: petrotimes.vn

Khảo sát độc lập của Hội đồng tư vấn quốc gia về việc thực hiện liên thông các thủtục hành chính cho trẻ em dưới 6 tuổi còn cho thấy, việc tuyên truyền ở một sốhuyện, xã, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa tốt, nên người dân không nắm được đầyđủ quy định về quyền lựa chọn thực hiện liên thông, do đó vẫn thực hiện riêng rẽtừng thủ tục. Đặc biệt, cơ sở vật chất cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xãchưa được quan tâm đúng mức ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh. Bộ phận này đa số

chưa được cấp máy tính riêng, thậm chí tủ đựng hồ sơ cũng không đáp ứng đượcnhu cầu do việc lưu trữ Sổ hộ tịch qua nhiều năm để phục vụ cho việc đăng ký tríchlục cho người dân. Một số xã không được trang bị máy scan nên không kịp thờichuyển được thông tin cho cơ quan BHXH mà phải chuyển hồ sơ trực tiếp.

Những điều chưa có trong luật

Cha mẹ không cùng hộ khẩu, con ngoài giá thú phảitiến hành xác minh... là những trường hợp chưađược quy định cụ thể trong mô hình liên thông cácTTHC nên công chức trực tiếp giải quyết hồ sơ cũngkhông thể giải quyết cho người dân. Đại diện UBNDTP Cần Thơ phân tích thêm, đối với thủ tục liênthông Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻBHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi mà người cha và ngườimẹ không cùng hộ khẩu và một số trường hợp trẻem khai sinh con ngoài giá thú thì phải tiến hành xácminh dẫn đến việc chậm trễ hoặc không thể tiếpnhận hồ sơ. Hay đối với thủ tục Đăng ký khai tử, xóađăng ký thường trú đối với trường hợp thay đổi chủhộ (người chết là chủ hộ), cơ quan Công an yêu cầuthêm thành phần hồ sơ văn bản thống nhất của cácthành viên trong hộ cử chủ hộ mới và người thựchiện thủ tục phải là thành viên trong hộ khẩu... Điềunày ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian trả kết quảcho công dân.

Việc chậm trả kết quả cho người dân còn có mộtnguyên nhân khác đó là hiện việc cấp trả thẻ BHYTđược thực hiện qua bưu điện do vậy việc thực hiện liên thông TTHC ở hầu hết cácđơn vị cấp huyện còn chậm so với thời gian quy định. Ngoài ra, do khoảng cách từUBND các xã đến trụ sở cơ quan BHXH huyện ở một số địa bàn còn xa, chủ yếuluân chuyển hồ sơ bằng đường bưu điện nên việc cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6tuổi chậm, ảnh hưởng đến thời gian giải quyết quy trình liên thông. Ở nguyên nhânnày còn cho thấy một thực tế khác đó là hiện ngành bảo hiểm chưa có phần mềmứng dụng hoặc có rồi nhưng chưa được thông suốt. Phó chủ tịch huyện Mù CăngChải, Yên Bái, Lê Trọng Khang cho rằng, sự phối hợp thực hiện giữa công chức tưpháp, lao động thương binh và xã hội và công an cấp xã chưa thực sự nhịp nhàng.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của liên Bộ Tư pháp,Bộ Công an, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các TTHC quy định khi thựchiện liên thông đăng ký thường trú của trẻ em dưới 6 tuổi, người dân phải nộp tiềntạm ứng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay

Để bảo đảm tốt việc giảiquyết các TTHC nói chungvà thủ tục liên thông đăngký khai sinh, đăng ký thườngtrú, cấp thẻ BHYT nói riêngrất cần sự quan tâm của cáccấp, các ngành trong việcchỉ đạo thực hiện; tăngcường ứng dụng công nghệthông tin kết nối dữ liệu đểgiải quyết hồ sơ cho côngdân, đồng thời bảo đảm cơsở vật chất cũng như chínhsách hỗ trợ cho cán bộ thựchiện, tạo động lực xây dựngnền hành chính thôngthoáng, tiện lợi cho ngườidân (Nguyễn Văn Cương,Phó chủ tịch UBND huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)

không có quy định nào bắt buộc UBND cấp xã phải có biên lai thu lệ phí tạm ứng(biên lai này chỉ được cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú trả cùng với kết quảđăng ký thường trú cho UBND cấp xã để trả cho người dân) nên người dân vẫn còntâm lý e ngại, không yên tâm khi nộp tiền mà chưa có biên lai ghi nhận.

Khang Bınh

Theo daibieunhandan.vn

12. Hà Nội tích cực chuẩn bị để cấp "sổ đỏ" qua mạng(HNM) - Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội đã thựchiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), gỡ nhiều nút thắt, đẩy nhanh tiến độcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất (GCN). Từ ngày 1-8, Sở TN-MT đã khởi động các phần việcchuẩn bị liên quan tới cơ sở dữ liệu đất đai, cũng như xây dựng phần mềm,với mục tiêu, lộ trình cấp GCN qua mạng từ nay tới năm 2020.

Theo ông Lê Tuấn Định, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở TN-MT Hà Nội),TTHC trong cấp GCN (thường được gọi là sổ đỏ) đã có bước tiến dài, với việc đơngiản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm 30-50% thời gian xử lý. Thời gian giải quyếtcấp GCN quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP (ngày 15-5-2014) là 20 đến 30 ngàyđã được Sở TN-MT giảm còn không quá 14 ngày. Bên cạnh đó, Sở TN-MT đã triểnkhai liên thông với Cục Thuế TP Hà Nội trong việc luân chuyển và giải quyết hồ sơnghĩa vụ tài chính về nhà, đất; lập hộp thư điện tử và đường dây nóng tiếp nhậnphản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về thủ tục cấp GCN...

Tuy nhiên, liên quan đến thông tin Hà Nội cấp GCN qua mạng, Phó Giám đốc SởTN-MT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, chưa thể thực hiện được ngay, mặc dùviệc cấp GCN qua mạng là bước cải cách TTHC quan trọng, thể hiện đúng mục tiêucông khai minh bạch trong lĩnh vực đất đai. Ông Nghĩa giải thích: “Để cấp GCN quamạng phải có lộ trình và bước đi thích hợp. Chưa có cơ sở dữ liệu đất đai thì cấpGCN qua mạng sẽ rất khó khăn. Trước mắt, Ngành TN-MT phải xây dựng cơ sở dữliệu. Từ ngày 1-8-2016, theo chỉ đạo của thành phố, Sở đã khởi động các phần việcchuẩn bị liên quan tới cơ sở dữ liệu đất đai, cũng như phối hợp với Sở Thông tin vàTruyền thông để xây dựng phần mềm cấp GCN”.

Ông Lê Tuấn Định cho biết, Sở TN-MT đang đầu tư về hạ tầng công nghệ thông tin,cơ sở vật chất, nhân lực cho việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối vớimột số TTHC liên quan đến cấp GCN và đăng ký biến động đất đai. Mọi TTHC đềuđược đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở TN-MT, được niêm yếttại các Phòng Đăng ký đất chi nhánh quận, huyện. Văn phòng Đăng ký đất đai Hà

Nội đã xây dựng một biểu mẫu mới tích hợp 4 nội dung mà người dân có thể tảiđược trên mạng...

Tính lũy kế đến ngày 30-8, thành phố đã cấp GCN cho gần 1,5 triệu thửa đất, cănhộ, trong đó 100% các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và kê khai đăng ký đãđược cấp GCN, đạt 90% hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong các khu dân cư. Đốivới các dự án phát triển nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội)đã cấp được 137.257/178.278 căn, đạt tỷ lệ 77%. Với đất do các tổ chức sử dụng,đã cấp GCN cho 12.403 thửa, đạt tỷ lệ 64,4%.

Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển nông nghiệp, xâydựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020", thành phốđã cấp được hơn 215.000 GCN sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn 18 huyện, thị xã,đạt tỷ lệ gần 30%. Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, dự kiếnviệc cấp GCN sau dồn điền đổi thửa hoàn thành cuối năm nay; trong khi các trườnghợp khác phải hoàn thành trong năm 2017 theo đúng chỉ đạo của thành phố. Hiện,các tổ công tác của thành phố phối hợp với UBND quận, huyện đang rà soát, lênphương án xử lý từng trường hợp có vướng mắc trong cấp GCN.

Thanh Hải

Theo hanoimoi.com.vn

13. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Bình: Điểm nhấn trong cảicách hành chính

YBĐT - Sau gần 1 năm triển khai ứng dụng phần mềm giao dịch điện tử tronglĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn huyện YênBình bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ. BHXH huyện Yên Bình coi đâylà điểm nhấn trong công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợicho các đơn vị, doanh nghiệp khi giao dịch.

Cán bộ Phòng Thông tin, BHXH huyện Yên Bình và Trung tâm Y tế huyệnYên Bình phối hợp thực hiện kết nối liên thông dữ liệu vào Hệ thống Thông

tin giám định BHYT.

Để đẩy nhanh tiến độ giao dịch hồ sơ điện tử qua mạng Internet bảo đảm mục tiêu,kế hoạch đề ra, BHXH huyện đã giao chỉ tiêu phát triển đơn vị tham gia thực hiện càiđặt phần mềm giao dịch điện tử cho từng cán bộ; phân công nhiệm vụ cụ thể chocác đồng chí lãnh đạo phụ trách thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm bắt kết quả đãthực hiện của các tổ nghiệp vụ; chủ động, phối hợp tốt với các đơn vị cung cấp dịchvụ I-VAN; tiếp tục tổ chức tập huấn, cài đặt và hướng dẫn các đơn vị sử dụng laođộng thực hiện phần mềm giao dịch hồ sơ điện tử đối với hồ sơ tham gia BHXH,BHYT.

Bên cạnh đó, BHXH huyện còn tăng cường tuyên truyền tới tất cả các đơn vị, doanhnghiệp sử dụng trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của giao dịch hồ sơ điện tử; liênkết, phối hợp chặt chẽ với những đơn vị đã đăng ký tham gia thực hiện để giải đápcác vướng mắc, giúp các đơn vị sử dụng lao động thuận tiện khi triển khai.

Sau gần 1 năm tích cực triển khai, đến nay, toàn huyện đã có 235/282 đơn vị đượctập huấn phần mềm giao dịch điện tử, bằng 84%; 174 đơn vị đã cài đặt, đăng kýthành công trên hệ thống, trong đó có 138 đơn vị chính thức giao dịch hồ sơ BHXHđiện tử; 39/58 công ty đã tham gia, bằng 67,2%.

Qua thời gian sử dụng, hầu hết các đơn vị đều cảm thấy hài lòng và phấn khởi. ÔngĐặng Quang Huân - chuyên viên Phòng Tổ chức - Lao động, Công ty cổ phần Thủyđiện Thác Bà cho biết: “Công ty quản lý nộp BHXH cho 140 lao động. Với số lượnglao động tương đối lớn, Công ty lại ở xa trụ sở BHXH huyện Yên Bình nên trướcđây, khi cần điều chỉnh tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN phải inmẫu, sau đó kê khai, mang đến cơ quan BHXH báo cáo rất mất thời gian.

Giờ đây, khi thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chỉ cần ngồi tại văn phòng nhấp chuộtvà thực hiện kê khai theo mẫu có sẵn và chuyển qua mạng cho cơ quan BHXH làxong. So với việc giao dịch bằng hồ sơ giấy thì việc giao dịch hồ sơ điện tử đã tiệnlợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, việc kê khai theo mẫu đã được cài đặt nên thông tin củangười lao động được cập nhật kịp thời, không bị sai sót và trùng lặp…”.

Xác định mục tiêu cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giao nhận hồ sơ so vớiquy định và không có hồ sơ lỗi hẹn, BHXH huyện cũng đã thực hiện trả hồ sơ quabưu điện. Đến giữa tháng 8/2016, toàn huyện đã tiếp nhận và trả kết quả qua hệthống bưu chính 6.010 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính BHXH, BHYT bảo đảmđúng quy trình, quy định. Công tác này đã giảm thời gian giao dịch và mang lại nhiềulợi ích thiết thực cho tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT.

Ông Nguyễn Văn Hảo - Giám đốc BHXH huyện Yên Bình khẳng định: “Việc triển khaigiao dịch hồ sơ điện tử giúp cho cán bộ của ngành rút ngắn thời gian tiếp nhận, xử lýhồ sơ, thời gian đi lại; kịp thời cập nhật thông tin về chế độ, chính sách, các quy địnhvề hồ sơ, biểu mẫu BHYT. Việc giao dịch điện tử qua mạng Internet sẽ cắt giảm 1/3số lần và giảm 50% số giờ thực hiện so với trước kia”. Hiện nay, BHXH huyện YênBình đang tiến hành sử dụng Hệ thống Thông tin giám định BHYT và phần mềmgiám định BHYT.

Mặc dù đã đạt những kết quả nhất định trong triển khai giao dịch hồ sơ điện tử trênđịa bàn huyện nhưng hiện nay việc thực hiện phương thức giao dịch này cũng còngặp một số khó khăn. Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụngít lao động, thường không sử dụng hoặc hạn chế về trình độ công nghệ thông tin,thiếu hệ thống máy vi tính, Internet chưa phổ biến...

Bên cạnh đó, một số cơ quan, đơn vị chưa mặn mà với việc thực hiện giao dịch điệntử, ảnh hưởng đến việc triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, BHXHhuyện Yên Bình coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2016 nên sẽ tiếp tục tíchcực triển khai; phấn đấu đến hết năm nay 100%, đơn vị sử dụng lao động tham giaBHXH, BHYT trên địa bàn huyện được tập huấn, trên 80% đơn vị được cài đặt và sửdụng phần mềm giao dịch hồ sơ điện tử, góp phần cùng toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêukế hoạch BHXH Việt Nam giao.

Hồng Duyên

Theo baoyenbai.com.vn