i. chÍnh sÁch phÁp lu ii. m thÁng 9 iii. Ận ĐỊ...6 bản tin cao su – gmd corp/r&d...

26
Bn tin cao su GMD Corp/R&D Dept BN TIN THTRƯỜNG CAO SU * S9 Tháng 9/2017 I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG SAU

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

1 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

* Số 9 – Tháng 9/2017

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 9

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG SAU

Page 2: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

(NDH) Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan hôm thứ 6 cho biết Việt Nam sẽ tham gia Hội

đồng Cao su quốc tế 3 bên (ITRC), đại diện cho các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới

nhằm đảm bảo ổn định giá cao su.

Các thành viên của ITRC bao gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp và nhất trí quết định

này trong một cuộc họp tại Bangkok, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Chatchai Sarikulya. Sản

lượng cao su của 3 nước thành viên ban đầu chiếm gần 70% tổng sản lượng của toàn thế giới.

Nếu cộng thêm Việt Nam, con số này được nâng lên gần 80%.

"Cả 3 quốc gia đều đồng thuận Việt Nam tham gia ITRC. Điều này sẽ nâng năng sản lượng của

ITRC và thiết lập nên tính bền vững cho ngành công nghiệp cao su", vị bộ trưởng cho hay.

Trong cuộc họp năm ngoái, IRTC đã đồng tình cắt giảm 615.000 tấn cao su nhằm ổn định giá.

Hôm thứ 6, IRTC vẫn chưa quyết định cắt giảm xuất khẩu nhưng ông Chatchai cho biết IRTC sẽ

theo dõi sát sao diễn biến giá và biện pháp cắt giảm xuất khẩu vẫn đang được xem xét "Nếu giá

cao su giảm xuống mức đáng ngại, biện pháp cắt giảm xuất khẩu là cần thiết nhằm đẩy giá lên".

Giới chức dự đoán sản lượng cao su của Thái Lan và Malaysia sẽ giảm trong năm nay do giá cao

su giảm và thời tiết xấu trong đó bao gồm mưa lớn và ngập lụt khu vực phía bắc Thái Lan.

Nguồn: NDH, 15/9/2017

I. CH

ÍNH

CH

– P

P L

UẬ

T

Việt Nam sẽ tham gia Hội đồng cao su Quốc tế nhằm ổn định giá cao su

Page 3: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Năm 2017, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) tiếp tục thực hiện kế hoạch thẩm định và cấp quyền

sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber” đối với những sản phẩm

đáp ứng các tiêu chí của Hiệp hội nhằm tiến đến xây dựng Thương hiệu ngành cao su Việt Nam.

Văn phòng Hiệp hội đã tiếp nhận 14 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su

Việt Nam / Viet Nam Rubber” của các Hội viên gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Sau

khi thẩm xét hồ sơ, tính đến ngày 30/5/2017, có 05/14 đơn vị Hội viên đã hoàn tất hồ sơ theo

Quy trình thẩm định. Tổ Chuyên gia đánh giá cao su thiên nhiên đã lập kế hoạch thẩm định thực

địa đợt 1/2017 trong tháng 8/2017 theo Nghị quyết số 149/NQ-HHCS-HĐTĐ của Hội đồng

Thẩm định Nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam ban hành ngày 14/7/2017.

Danh sách các Hội viên và sản phẩm trong kế hoạch thẩm định thực địa đợt 1/2017

TT Hội viên Nhà máy Sản phẩm

1 Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long 30/4 SVR 3L, SVR 10, Latex HA/ LA

Quản Lợi SVR CV60, SVR 3L

2 Cty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng

Nai

Cẩm Mỹ SVR CV60, SVR CV50, SVR 3L

An Lộc SVR CV50

Xuân Lập SVR 10, Latex HA

3 Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhật

Nam Nhật Nam SVR 3L

4 Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và

Dịch vụ Mai Vĩnh Mai Vĩnh SVR 3L, SVR 10

5 Công ty CP Cao su Tân Biên Xí nghiệp Cơ

khí Chế biến

SVR CV60, SVR 3L, SVR 10,

Latex HA/LA

Đến ngày 30/8/2017, đã có 4 Hội viên được thẩm định thực địa và lấy mẫu kiểm tra chất lượng

sản phẩm. Riêng lịch thẩm định thực địa Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Nhật Nam được

dời lại theo đề nghị của Công ty.

Nội dung thẩm định thực địa năm 2017 được tăng cường hơn trong việc kiểm chứng hồ sơ liên

quan đến quản lý nguyên liệu mủ đầu vào và quy trình sản xuất đối với sản phẩm đăng ký; khảo

sát vườn cây cung cấp nguyên liệu và quy trình sản xuất tại nhà máy; đánh giá năng lực kiểm

nghiệm sản phẩm của phòng hoặc bộ phận Quản lý chất lượng.

Tổ Chuyên gia sẽ tiếp tục trình Hội đồng Thẩm định kế hoạch thẩm định thực địa đợt 2/2017 đối

với các Hội viên còn lại đáp ứng đủ tiêu chí về hồ sơ đăng ký và kế hoạch giám sát định kỳ đối

với 6 Hội viên đã được cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam

Rubber” năm 2016.

Nguồn: Hiệp hội Cao su Việt Nam, 8/9/2017

Hoàn tất thẩm định thực địa đợt 1/2017 đối với các sản phẩm đăng

ký sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam

Rubber”

I. CH

ÍNH

CH

– P

P L

UẬ

T

Page 4: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

I. Thế giới:

1. Sản xuất:

EU vừa thông báo chính thức về việc đưa cao su tự nhiên vào danh sách “hàng hóa nguyên liệu

thô đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo nguồn cung an toàn, bền

vững và giá cả phải chăng cho ngành sản xuất công nghiệp tại EU.

Cao su tự nhiên là nguyên liệu thô hữu cơ duy nhất trong số 27 loại nguyên liệu được đề xuất để

EU đánh giá thông qua, theo European Tyre & Rubber Manufacturers’ Association. Sự gia nhập

của cao su tự nhiên vào danh sách này có thể giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành

cao su và thúc đẩy sản xuất cao su tự nhiên, ngoài các nước sản xuất truyền thống. “Vị thế đặc

biệt” có thể giúp tăng nhận thức về các rủi ro nguồn cung nguyên liệu thô và hỗ trợ các nỗ lực

của Ủy ban châu Âu khi đàm 4hươ các thỏa thuận thương mại, nhằm chống lại các chính sách

gây bóp méo thương mại toàn cầu. Danh sách bắt đầu có hiệu lực trong vòng 3 năm, tính từ ngày

13/9.

Sáng kiến Nguyên liệu thô bắt đầu từ năm 2008 để giải quyết các thách thức liên quan tới tiếp

cận các nguồn nguyên liệu thô. Ủy ban châu Âu sử dụng danh sách này như một yếu tố hỗ trợ

khi đàm 4hươ các thỏa thuận thương mại, chống lại các biện pháp gây bóp méo thương mại, và

phát triển các hành động nghiên cứu và cải tiến. Danh sách này cũng được sử dụng để triển khai

Chương trình tiến đến 2030 về Phát triển bền vững và Các mục tiêu phát triển bền vững.

EU xác định Thái Lan là nước sản xuất cao su tự nhiên số 1 thế giới, chiếm 32% tổng nguồn

cung, theo sau là Indonesia (26%), Việt Nam và Ấn Độ (8% mỗi nước). EU cũng nhấn mạnh

rằng Indonesia là nguồn cao su tự nhiên lớn nhất của châu Âu, chiếm 32% nguồn cung cho nhu

cầu tiêu dùng tại đây, theo sau là Malaysia (20%), Thái Lan (7%) và Bờ Biển Ngà (12%).

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Báo cáo ngành cao su Tháng 9/2017

Page 5: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

2. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:

Giá cao su kỳ hạn tại Sở Giao dịch Tokyo (TOCOM) diễn biến giảm mạnh trong tháng 9/2017

do giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giảm, gây áp lực đối với các nhà đầu tư. Kết thúc phiên giao

dịch 27/9, hợp đồng benchmark tháng 2/2018 ở mức 215,9 yên/kg, đánh dấu mức thấp nhất trong

6 tuần, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 15/8, ở mức 207,8 yên/kg. So với phiên 4/9, hợp

đồng benchmark tháng 2/2018 đã sụt giảm 12 yên.

Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải, hợp đồng benchmark tháng 1/2018 kết thúc giao dịch 27/9

giảm 6,4% do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm các hàng hóa như dầu đã ảnh hưởng đến xu hướng

thị trường.

Hội đồng cao su quốc tế 3 bên (ITRC), đại diện cho các nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng

đầu thế giới ngày 15/9 đã ra quyết định không hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông

nghiệp Thái Lan cho biết, ITRC sẽ theo dõi chặt chẽ xu hướng giá cao su và biện pháp này vẫn

là 1 sự lựa chọn.

II. Việt Nam:

2. Tình hình trong nước:

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa 5hương, giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Phước tăng trong

20 ngày đầu tháng 9/2017, sau đó giảm trở lại, từ 305 đồng/độ (5/9) lên 325 đồng/độ (19/9), và

giảm xuống 295 đồng/độ (25/9). Trong khi đó, giá thu mủ cao su dạng nước tại Đồng Nai vẫn

giữ ở mức 12.500 đ/kg sau khi giảm vào cuối tháng 7/2017.

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Page 6: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp tục tăng nhẹ. Cụ thể: giá

cao su tổng hợp tăng 4,4%, đạt bình quân 1.653 USD/tấn; SVR 10 tăng 3%, đạt bình quân 1.561

USD/tấn; Latex tăng 2,7%; RSS 3 tăng 1,7%; SVR CV50 tăng 2,6%,…

2. Xuất nhập khẩu cao su tháng 9/2017:

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 9 năm 2017

đạt 174 nghìn tấn với giá trị đạt 279 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 9 tháng đầu

năm 2017 ước đạt 979 nghìn tấn và 1,66 tỷ USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng 52,7% về giá

trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá cao su xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1.715,7

USD/tấn, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị

trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần

lượt 62,7%, 5,5% và 4,1%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 867 triệu

USD ( 73%), 75,4 triệu USD ( 12,7%) và 56,6 triệu USD ( 75,1%) so với cùng kỳ năm 2016.

Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 9/2017 đạt 56 nghìn tấn với giá trị đạt 101 triệu

USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2017 lên 398 nghìn tấn và 813

triệu USD, tăng 31,6% về khối lượng và tăng 75,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Bốn thị

trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 8 tháng đầu năm 2017 là Hàn Quốc, Nhật Bản,

Campuchia và Thái Lan chiếm 55,4% thị phần. Trong 8 tháng đầu năm 2017, giá trị cao su ở tất

cả các thị trường nhập khẩu đều tăng. Trong đó, thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất so

với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Indonesia (tăng hơn 2,8 lần), tiếp đến là thị trường Nga (tăng

hơn 2,2 lần) và thị trường Thái Lan (tăng hơn 2,1 lần). Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm 2017

mặc dù khối lượng nhập khẩu cao su từ thị trường Malaixia giảm 17,4% nhưng giá trị nhập khẩu

của mặt hàng này lại tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Nguồn: Thị trường cao su.net,2/10/2017

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Page 7: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trung Quốc muốn nhập khẩu 300.000 tấn cao su từ Campuchia vào đầu năm 2018. Chính phủ

Campuchia đang tăng cường năng lực xuất khẩu cao su trực tiếp sang Trung Quốc.

“Một công ty từ Trung Quốc đã tìm cách ký một biên bản ghi nhớ (MoU) về nhập khẩu 300.000

tấn cao su từ đầu năm 2018”, theo thông tin từ ông Pol Sopha, tổng giám đốc Tổng cục Cao su

của Bộ Nông nghiệp Campuchia cho biết. Ông Sopha cho biết thêm Campuchia nhận định có thể

sẽ không đủ khả năng sản xuất lượng cao su trên đến thời điểm được kỳ vọng nhưng chào đón

nhu cầu của Trung Quốc đối với cao su Campuchia.

Campuchia có 430.000ha trồng cao su và đặt mục tiêu xuất khẩu 190.000 tấn vào cuối năm nay.

Trong nửa đầu năm 2017, Campuchia đã xuất khẩu khoảng 80.000 tấn cao su ra thị trường quốc

tế, chủ yếu sang Việt Nam, Malaysia và Singapore. Giá cao su tại Campuchia tương đương giá

tại Malaysia, Việt Nam và Thái Lan nhưng phí vận chuyển đẩy chi phí sản phẩm trên thị trường

tăng cao, ông Sopha cho hay.

Vào tháng 10 tới, Campuchia – 1 trong 11 thành viên của Hiệp hôi các nước sản xuất cao su tự

nhiên (ANRPC) gồm Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea,

Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam – sẽ nhóm họp trong cuộc họp luân

phiên hàng năm để thảo luận về những biến động của ngành cao su toàn cầu. Campuchia đã đăng

cai tổ chức cuộc họp này vào năm 2015.

Nguồn: Thị trường cao su.net,6/9/2017, theo Khmer Times

Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Campuchia

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Page 8: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Công ty TNHH phát triển cao su C.R.C.K trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh vừa

tổ chức lễ ra quân khai thác mủ mùa đầu tiên tại diện tích cao su trồng tại huyện San Dan, tỉnh

Kampong Thom, Vương quốc Campuchia.

Tham dự lễ ra quân có lãnh đạo tỉnh

Kampong Thom, huyện San Dan, lãnh

đạo VRG, các công ty cao su cụm 1,

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh

và đông đảo người dân huyện San Dan.

Trải qua hơn 7 năm triển khai thực hiện

dự án với bao khó khăn , vất vả, đến nay

Công ty phát triển cao su C.R.C.K đã

định hình được vườn cây trên đất nước

bạn Campuchia với tổng diện tích

4.216,86 ha sinh triển và phát triển tốt.

Trong đợt này công ty đã đưa vào khai thác 212,53 ha trồng vào năm 2011. Việc khai thác mủ

đầu tiên này đánh dấu mốc thời gian sau 7 năm triển khai dự án tại Campuchia, vườn cây đã

cho thu hoạch những giọt mủ đầu tiên. Sự kiện này khẳng định tính hiệu quả đầu tư của dự án,

cũng như chủ trương đúng đắn của lãnh đạo VRG và Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh

trong việc đầu tư dự án tại Campuchia.

Để chuẩn bị tốt cho công tác khai thác, thời gian

qua công ty đã tiến hành tuyển dụng công nhân, tổ

chức tập huấn đào tạo kỹ thuật khai thác mủ cao

su cho công nhân là người Campuchia. Việc đưa

vào khai thác mủ cao su sẽ góp phần giải quyết

việc làm cho nhiều người dân địa phương và giúp

người dân có thu nhập ổn định, đóng góp cho sự

phát triển của vùng dân cư trong và xung quanh

dự án. Các dự án của VRG đã góp phần củng cố,

duy trì, thúc đẩy và phát triển quan hệ hữu nghị

truyền thống tốt đẹp Việt Nam-Campuchia.

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam, 15/9/2017

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Cao su Chư Pắh mở miệng cạo tại Campuchia

Page 9: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Giá thu mua gỗ cao su

thanh lý bất ngờ tăng

vọt lên gấp nhiều lần và

mỗi hecta cao su già

được bán thanh lý với

giá hàng trăm triệu

đồng đã kéo theo nhiều

vườn cao su của nhà

nông "ồ ạt" cưa cây

thanh lý để thu lợi

nhuận.

Theo các thương lái, việc đóng cửa rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu gỗ

cao su nguyên liệu tăng lên nhanh chóng kéo theo giá cây cao su cũng tăng cao. Từ đó, gỗ cao su

hiện đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, không chỉ cho thị trường trong

nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Dự kiến, nhu cầu của thị trường sẽ vẫn tiếp tục “nóng” trong

thời gian tới và mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng cao su.

Vào thời điểm cuối tháng 9 này, các vườn cao su già qua thanh lý đang lên cơn “cơn sốt” không

chỉ với nhà vườn mà còn đối với thương lái . Nhiều nhà vườn cho biết họ rất bất ngờ khi giá cây

cao su thanh lý đột nhiên tăng cao gấp nhiều lần so với cùng kì năm trước. Điều này đã khiến các

nhà vườn “đua nhau” thanh lý vườn cao su để thu được mức giá cao.

Có mặt tại vườn cao su đang trong quá trình thanh lý của gia đình ông Nguyễn Văn Hường, ở

thôn Phú Tân, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, chúng tôi ghi nhận được sự tất

bật của việc cưa cắt cây để thương lái kịp tiến độ thu mua những vườn cao su thanh lý khác. ng

Hường cho biết với gần 2 ha cao su đang ở trong giai đoạn thanh lý thì chỉ riêng việc bán cây

cho thương lái ông cũng đã thu về trên 700 triệu đồng. “Giá cây cao su mọi năm chỉ dao động ở

mức từ 600.000 – 700.000 đồng/cây tùy theo địa hình. Vườn cây nào đường dễ vào thì bán được

giá 700.000 đồng/cây, còn đường khó đi thì chỉ 600.000 đồng/cây. Nhưng năm nay vườn của tôi

mặc dù đường khó đi vẫn bán được 1 triệu đồng/cây”, ông Hường nói.

Tăng trung bình 300.000 đồng/cây so với cùng kì năm trước là mức giá tăng đột biến và thậm chí

là chưa từng có đối với cây cao su thanh lý trước đây. Mức giá của cây cao su cao nhất hiện lên

đến gần 2 triệu đồng/cây đối với loại đã có tuổi đời trên 20 năm. Thế nên, chỉ cần có 1 ha cao su

thanh lý, nhà vườn đã có thể thu về hàng trăm triệu đồng. Điều này nhanh chóng kéo theo giá đất

cao su cũng tăng lên và bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại sau thời gian ảm đạm do mủ cao su

xuống giá.

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư chuyên mua bán đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giá đất

cao su hiện vào khoảng 800 triệu đồng, đến hơn 1 tỷ đồng/ha trong khi năm trước chỉ khoảng

600 triệu đồng. Không chỉ giá đất cao su tăng mà giá đất trồng các loại cây khác cũng tăng lên do

sự kích thích từ giá cây cao su.

Nguồn: Báo tin tức, 21/9/2017

II. T

IÊU

ĐIỂ

M T

NG

9

Sốt giá, nông dân “ồ ạt” thanh lý cây cao su già

Page 10: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trung Quốc vẫn đang mạnh tay nhập khẩu cao su, nhưng giá mặt hàng này lại nằm trong danh

sách những nguyên liệu có giá biến động kém nhất từ đầu năm tới nay. Đằng sau đó hẳn là có

nguyên nhân.

Cao su là một trong số những mặt hàng chủ chốt mà Trung Quốc là nước nhập khẩu cao su lớn

nhất thế giới. Trong 8 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh nhất, với mức

tăng lên tới 24,4% so với cùng kỳ năm 2016 (bao gồm cả cao su tự nhiên và tổng hợp), đạt 4,45

triệu tấn.

Nếu so sánh, nhập khẩu dầu thô vào Trung Quốc trong cùng kỳ chỉ tăng 12,2%, còn than đá tăng

14,2% và quặng sắt cũng chỉ tăng 6,7%.

Trong số những hàng hóa có giá tăng mạnh trong năm nay lý do bởi nhu cầu mạnh từ Trung

Quốc thì nhập khẩu đồng thô thậm chí giảm 12,7% trong giai đoạn tháng 1-8/2017, mặc dù nhập

khẩu quặng đồng và đồng tinh chế tăng nhẹ 2,8%.

Đến nay chưa có số liệu chi tiết cho tháng 8, nhưng số liệu của Hải quan Trung Quốc tính tới

tháng 7 cho thấy nhập khẩu cao su tổng hợp tăng mạnh hơn so với cao su thiên nhiên.

Trong 7 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 2,29 triệu tấn cao su tổng hợp, tăng 27,2% so

với cùng kỳ 2016, trong khi nhập khẩu cao su tự nhiên tăng 21,8% đạt 1,59 triệu tấn.

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Những yếu tố nào đang tác động lên giá cao su thế giới?

Page 11: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Vậy tại sao khách hàng cao su lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu mạnh đến như vậy

mà giá cao su tự nhiên vẫn nằm trong danh sách những mặt hàng có giá kém nhất từ đầu

năm tới nay?

Cao su kỳ hạn tham chiếu trên sàn giao dịch Thượng Hải kết thúc phiên 18/9 ở mức giá 15.345

NDT (2.336 USD)/tấn, giảm 15,5% so với cuối năm 2016.

Hợp đồng tham chiếu trên sàn giao dịch Tokyo ngày 15/9 kết thúc ở mức 221,2 yen (1,98

USD)/kg, giảm 16,2% so với cuối năm ngoái. Thị trường Tokyo đóng cửa ngiao dịch trong ngày

thứ Hai 18/9 để nghỉ Lễ.

Để trả lời cho câu hỏi vì sao giá cao su tự nhiên sụt giảm mạnh, các chuyên gia cho biết hãy nhìn

vào xu hướng nguồn cung, minh chứng là diễn biến giá trong phiên giao dịch 15/9/2017.

Các nước sản xuất cao su chủ chốt trên thế giới đã tổ chức Hội nghị Cao su Toàn cầu diễn ra tại

Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 12 đến ngày 14/9/2017. Kết quả Hội nghị là 3 nước sản xuất

hàng đầu – Thái Lan, Malaysia và Indonesia – quyết định không hạn chế sản xuất mặt hàng cao

su.

Và ngày ngày hôm sau, 15/9, hợp đồng cao su tại Thượng Hải giảm giá 2,8%, trong khi tại

Tokyo giảm 2,9%.

Chưa dừng ở đó, cao su tiếp tục giảm giá, tới chiều 19/9 xuống mức thấp nhất 1 tháng, là 14.960

NDT (2.274 USD)/tấn tại Thượng Hải và 213,4 yen (1,19 USD)/kg tại Tokyo.

Trước đó, nhóm 3 nước sản xuất nói trên – chiếm khoảng 70% nguồn cung cấp cao su tự nhiên

toàn cầu – đã rất nỗ lực nhiều năm liền trong việc kiềm chế sản lượng dư thừa, song hiệu quả

được đánh giá là chỉ ở mức hạn chế. Mới đây nhất, vào tháng Hai, 3 nước cho biết sẽ giảm sản

lượng tổng cộng 615.000 tấn, tương đương khoảng 6% nguồn cung toàn cầu. Thông tin này cũng

chỉ có thể đẩy giá tăng lên trong một thời gian ngắn.

Tầm quan trọng của yếu tố thời tiết

Điều duy nhất tác động mạnh tới giá cao su trong thời gian này là lo ngại về triển vọng nguồn

cung, chẳng hạn như vào cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi mưa lớn và lũ lụt ở nước sản xuất

lớn nhất thế giới – Thái Lan – đe dọa nguồn cung.

Giá cao su trên sàn Tokyo đã tăng gần gấp đôi từ tháng 9/2016 lên mức cao kỷ lục 326,4 yen/kg

vào ngày 14/2.

Nhưng xu hướng tích cực đó đã không kéo dài hơn nữa vì rõ ràng nguồn cung vẫn dồi dào, và

giá cao su tại Tokyo đã giảm 44% từ tháng 2/2017 tới đầu tháng 6/2017.

Ngoài ra, giá tăng từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 7 cũng xuất phát từ sự lạc quan sau khi Donald

Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với lời hứa sẽ đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, đồng thời việc

giá dầu thô tăng khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nỗ lực kiểm soát sản lượng

cũng có tác động tích cực lên thị trường cao su.

Cao su tổng hợp là một trong những sản phẩm của dầu thô, và khi cao su tổng hợp tăng giá thì

cao su tự nhiên cũng tăng theo.

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 12: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Vẫn lạc quan về triển vọng giá

Mặc dù giá cao su đang giảm nhưng nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng trong tương lai

của mặt hàng này. Đó là một trong lý do khiến các nước sản xuất chủ chốt không quyết định cắt

giảm sản lượng trong Hội nghị vừa qua.

Tại Hội nghị diễn ra ở Kuala Lumpur từ ngày 12 đến ngày 14/9 vừa qua, nhiều chuyên gia cho

biết, nếu các phân tích kỹ thuật chính xác, giá cao su chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai

gần và có thể lặp lại mức cao kỷ lục của năm nay vào năm 2018.

“Giá bắt đầu có xu hướng tăng lên”, trang Theedgemarkets dẫn lời chiến lược gia trưởng của

upiter Securities, ông Benny Lee phát biểu tại Hội nghị cho biết.

Với diễn biến tích cực của giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Tokyo (TOCOM), ông dự báo giá

sẽ chạm mức kháng cự 278 yen/kg vào năm tới và có thể lặp lại mức trên 340 yen/kg như đã

từng có trong năm nay.

Mặc dù cao su đã mất toàn bộ mức tăng của năm nay, song ông Lee cho biết giá đã không giảm

nhiều như trước đây, cho thấy có thể sẽ tăng trong thời gian tới.

Hội nghị chỉ ra rằng nhu cầu cao su thiên nhiên thế giới sẽ tăng khoảng 1,2% lên 12,38 triệu tấn

trong năm nay, trong khi nguồn cung sẽ tăng khoảng 5% lên 12,88 triệu tấn.

Tổng thư ký Hiệp hội Sản xuất Cao su Tự nhiên, ông Nguyễn Đình Bích cho biết, Trung Quốc

được dự báo sẽ có nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh nhất trong năm 2017, trong khi Thái Lan

sẽ vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất. Tính từ 2018 đến 2024, tiêu thụ cao su thế giới dự báo sẽ tăng

3,4% đến 3,7%, động lực là những thị trường mới nổi.

Malaysia, nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 6 thế giới, dự báo sẽ trồng 50.000 héc ta cây

cao su mới trong năm nay, bổ sung thêm 700 tấn cao su vào thị trường, và như vậy năm 2017 sẽ

có tổng cộng 545.000 ha cao su cho thu hoạch mủ.

Mặc dù những dự báo về cung – cầu cao su thế giới này có vẻ mâu thuẫn với dự báo giá cao su

tự nhiên sẽ tăng, nhưng ông Lee của tập đoàn upiter Securities giải thích rằng giá chủ yếu chịu

tác động bởi tỷ giá đồng USD và giá dầu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Chatchai Sarikulya tại Hội nghị vừa qua cũng

khẳng định tổ chức các nước sản xuất cao su sẽ theo dõi chặt chẽ xu hướng diễn biến giá để đưa

ra những biện pháp khi cần thiết.

“Nếu giá giảm tới mức gây lo ngại, biện pháp (hạn chế xuất khẩu) có thể là cần thiết để đẩy giá

tăng lên”, ông Chatchai khẳng định.

Nguồn: CafeF, 20/9/2017

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 13: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

CSVNO – Một cuộc họp giữa các nhà chức trách cấp cao của Hội đồng Cao su Quốc tế 3

bên (International Tripartite Rubber Council – ITRC) và Hội đồng Các giám đốc của Tập

đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) đã kết luận rằng giá cao su tự nhiên hiện không phản ánh các

yếu tố kinh tế cơ bản tác động lên thị trường này.

Ảnh: Tùng Châu

Trong khi 3 chính phủ thành viên – Thái Lan, Indonesia và Malaysia – bày tỏ lo ngại về khuynh

hướng giảm giá cao su hiện tại và các yếu tố thị trường bất hợp lý, họ cũng tin tưởng vào triển

vọng tích cực của thị trường cao su tự nhiên và giá sẽ điều chỉnh để phản ánh các yếu tố cơ bản.

Cuộc thảo luận gần đây bàn về sinh kế của các nhà sản xuất cao su quy mô nhỏ và ngành cao su

tại các nước này, các yếu tố tác động lên giá cao su và các biện pháp khả thi để cải thiện giá cao

su tự nhiên.

Cả ITRC và IRCo đều cho rằng các kết quả phân tích kỹ thuật khác nhau về giao dịch trên Sàn

giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), Sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải (SHFE) và Sàn giao

dịch hàng hóa Singapore (SGX) cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy, phát đi tín

hiệu về sự hình thành một động lực mới cho thị trường.

Ngoài ra, hỗ trợ cho tín hiệu giai đoạn tích lũy trên thị trường là phân tích về lãi suất mở – tổng

số hợp đồng tương lai mở hoặc đang tồn tại (chưa đóng hoặc chưa giao hàng) trong một ngày

nhất định, được giao hàng vào một ngày cụ thể – diễn biến xác nhận rằng các sàn TOCOM,

SGFE và SGX đã qua giai đoạn bán tháo, dẫn đến sự phục hồi giá trong ngắn hạn.

Phân tích trên cũng được củng cố bởi các yếu tố cơ bản đang diễn ra tại các khu vực sản xuất lớn

tại Nam bán cầu, đặc biệt là tại Indonesia, nơi sản xuất được dự báo sẽ chậm lại. Sản xuất cao su

tự nhiên tại Thái Lan và Malaysia cũng được nhận định giảm do giá cao su thấp và thay đổi thời

tiết, cộng với mưa lớn trái mùa tại miền Bắc Thái Lan, đã tác động tới sản xuất cao su tại khu

vực này.

Khuynh hướng giá cao su hiện tại không phản ánh các yếu tố cơ bản

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 14: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

14 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Các tổ chức cũng dự báo tiêu dùng cao su tự nhiên năm 2017 sẽ tăng, chủ yếu nhờ tăng trưởng

GDP toàn cầu được cải thiện, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn và cải thiện chỉ số giá hàng hóa

sẽ củng cố tâm lý trên các thị trường cao su tự nhiên.

Trong khi đó, các ước tính trong dự báo công bố tháng 7 của IMF cho thấy tăng trưởng GDP

toàn cầu năm 2017 sẽ đạt 3,5%, cao hơn mức dự báo hồi tháng 1 đưa ra là 3,4% và cao hơn mức

tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 3,2%.

GDP của tất cả nước tiêu dùng lớn, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Ấn Độ đều được dự báo sẽ

cải thiện, trong khi tăng trưởng GDP của Trung Quốc được dự báo duy trì ở mức 6,7%. Tăng

trưởng kinh tế thực trong quý 1/2017 và quý 2/2017 của Trung Quốc là 6,9%, vượt tăng trưởng

dự báo, đồng thời là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 18 tháng và chỉ báo có tăng trưởng nhu

cầu cao.

Doanh số bán xe ô tô trong nửa đầu năm 2017 tại các nước tiêu dùng cao su tự nhiên lớn – Trung

Quốc, EU và Nhật Bản – cũng nghi nhận tăng trưởng tích cực, lần lượt là 3,8%, 4,7% và 9,2%.

“Chúng tôi tin rằng tất cả các yếu tố cơ bản này và diễn biến tiêu dùng sẽ dẫn đến sự cải thiện chỉ

số dự trữ/tiêu dùng, từ 3,02 vào đầu năm 2016 xuống còn 2,38 trong tháng 7/2017 và dự báo sẽ

tiếp tục giảm xuống còn 2,34 vào cuối năm 2017”, theo chủ tịch hội đồng các giám đốc IRCo

Mesah Tarigan.

Trong khi đó, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo xảy ra thâm hụt cung

– cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2017 ngay cả khi các dự báo này chưa tính đến khả năng

giảm sản xuất tại Thái Lan và Malaysia do giá thấp và thay đổi thời tiết.

ITRC và IRCo sẽ tiếp tục theo dõi và phân tích khuynh hướng thị trường cũng như tìm kiếm các

giải pháp khả thi theo hướng cải thiện giá cao su tự nhiên để đảm bảo sinh kế cho người sản xuất

nhỏ tại các nước ITRC. Ngoài ra, trọng tâm sẽ được đặt vào thay 3 nước thành viên để cân bằng

cung – cầu dài hạn và về vấn đế này, chính phủ Thái Lan có kế hoạch xóa bỏ vĩnh viễn

240.000ha trồng cao su, dẫn đến sự sụt giảm dài hạn 360.000 tân cao su tự nhiên hàng năm sau

khi chính sách này được hoàn tất triể khai.

Thái Lan, Indonesia, và Malaysia sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp dài hạn để thúc đẩy tiêu

dùng cao su tự nhiên và cam kết hợp tác theo khuôn khổ của ITRC để đảm bảo bình ổn giá cao

su tự nhiên trong dài hạn. Các nước này chiếm 65% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu và

72% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của thế giới. Tập đoàn cao su quốc tế (IRCo) là một công

ty đồng sở hữu của ba nước sản xuất- xuất khẩu cao su tự nhiên lớn – Thái Lan, Malaysia và

Indonesia.

Nguồn: Thị trường cao su.net,31/08/2017, theo Nasdag

III. N

HẬ

N Đ

ỊNH

– D

Ự B

ÁO

Page 15: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

15 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chủ trương trồng xen trong vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB) đã đem lại hiệu quả cao, được

các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chủ động thực hiện với quy mô diện

tích và chủng loại cây trồng đa dạng, phong phú giúp tiết giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu quả sử

dụng đất, tăng thu nhập cho người lao động (NLĐ).

Tổng diện tích đạt 22.600 ha

Tổng diện tích trồng xen của các đơn vị đến nay đã đạt 22.600 ha, trong đó cây lâu năm là 5.800

ha, còn lại là các loại cây trồng ngắn ngày 16.800 ha. Dự kiến diện tích trồng xen năm 2017 là

13.000 ha, cây lâu năm là 1.176 ha. Cây trồng hàng năm chiếm chủ yếu 72%, cây trồng lâu năm

chiếm 28%.

Từ chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các đơn vị đã chủ động linh hoạt thực hiện tại đơn

vị mình. Những năm qua quy mô, diện tích và chủng loại cây trồng xen với các hình thức quản lý

đa dạng, phong phú bước đầu góp phần giảm suất đầu tư (SĐT), nâng cao hiệu quả sử dụng đất,

tăng thêm thu nhập cho NLĐ. Theo thống kê đối với diện tích cây lâu năm thì mỗi năm đem về

doanh thu cho công ty khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/ha, chưa kể thu nhập của người trồng.

Tại Tổng công ty (TCT) Cao su Đồng Nai, đến nay diện tích trồng xen canh đạt 2.000 ha, chủ

yếu là trồng mía trên diện tích 1.500 ha. Từ năm 2015 đến nay, TCT đã thu về 9,8 tỷ đồng từ

việc liên kết với đối tác để trồng mía xen canh trên vườn cây. Còn Công ty CP Cao su Phước

Hòa trồng xen canh 150 ha mía và chuyên canh 40 ha, chuối 50 ha… Trong thời gian tới Cao su

Phước Hòa đang tập trung phát triển cây keo lai, dự kiến năm đầu tiên của vườn cây tái canh

Công ty sẽ trồng các loại cây ngắn ngày, năm thứ 2 sẽ trồng xen keo lai theo hướng Đông Tây để

đảm bảo sự phát triển cho cao su.

IV. X

U H

ƯỚ

NG

NG

ÀG

N

Trồng xen trên vườn cây cao su:

Khẳng định một chủ trương đúng đắn, hiệu quả

Page 16: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

16 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Bổ sung quy trình quản lý vườn cây trồng xen

ng Hà Văn Khương – Thành viên HĐTV, Phó ban Quản lý Kỹ thuật (QLKT) VRG – cho biết:

“Theo đánh giá của Ban thì việc trồng xen canh cây lâu năm và cây hàng năm trên vườn cây cao

su không có tác động xấu đến cao su. Đối với cây lâm nghiệp thì đến thời điểm này mới trồng

được từ năm thứ 2 – 3 nên vẫn chưa đánh giá được. Riêng đối với các loại cây cần tưới nước như

cà phê, chuối… thì cây cao su hưởng lợi từ các loại cây này. Qua tổng kết có một số mô hình xen

canh lớn như cà phê 1.600 ha ở Chư Sê, Krông Buk, keo lai 2.300 ha Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên… Trong thời gian tới, Ban tiếp tục tăng cường quản lý đối với vườn cây trồng xen, xử lý

kịp thời những tồn tại về quản lý và kỹ thuật trên vườn cây trồng xen. Ban sẽ cập nhật, rà soát và

bổ sung quy trình quản lý vườn cây trồng xen, dự kiến quý III năm nay sẽ ban hành”.

Với những hiệu quả việc trồng xen đem lại, Ban QLKT kiến nghị tiếp tục thực hiện, đối với cây

lâu năm phải trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai, con người, thị trường và đảm

bảo mật độ cao su hơn 500 cây/ha. Đồng thời, VRG cần có quy hoạch vùng trọng tâm xen canh

các loại cây lâm nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy gỗ

của VRG, đẩy mạnh xen canh cây cao su lấy gỗ, tiếp tục cho phát triển các mô hình đa dạng hóa

sản xuất trên vùng cao su như mía chuyên canh tại Phước Hòa, chuối tại Dầu Tiếng, keo lai Bình

Thuận, Hòa Bình.

ng Trần Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc (TGĐ) VRG – nhấn mạnh: “Trồng xen canh là một chủ

trương đúng đắn. Các ban chuyên môn cần rà soát và tổng hợp lại các số liệu chi tiết, hiệu quả

như thế nào và chủ trương này phải được thông báo đến các huyện, tỉnh nơi có các đơn vị thuộc

VRG đứng chân để chính quyền cùng đồng hành, tuyên truyền với VRG về việc trồng xen”.

Lâm Khanh, nguồn: http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thoi-su-trong-nganh/trong-xen-tren-vuon-cay-

cao-su-khang-dinh-mot-chu-truong-dung-dan-hieu-qua.html, ngày 11/9/2017 (TD trích dẫn)

IV. X

U H

ƯỚ

NG

NG

ÀN

H

Page 17: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

17 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Bình quân hàng năm trên địa bàn Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị xảy ra từ 2-3 cơn bão

và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại cho vườn cây của công ty. Qua thực

tiễn, công ty có khá nhiều kinh nghiệm khắc phục thiệt hại vườn cây do mưa bão.

Chỉ tính trong những năm gần đây đã có 2 cơn bão lớn gây thiệt hại nặng cho vườn cây của công

ty, là bão số 10 năm 2013 và bão số 4 năm 2017. Cơn bão số 10/2013 đã làm gãy đổ 236.400 cây

cao su, tương đương 700 ha, trong đó số diện tích bị thiệt hại nặng phải thanh lý trồng lại là 170

ha. Đa số vườn cây bị thiệt hại nặng là vườn cây cao su kinh doanh nhóm 1 tại NT Quyết Thắng.

Gần đây nhất, cơn bão số 4 đổ bộ vào Quảng Trị cuối tháng 7/2017 đúng vào thời kỳ sinh trưởng

phát triển mạnh của vườn cây KTCB nên đã làm trên 60.000 cây cao su KTCB từ năm 2 đến

năm 5 bị gãy đổ, trong đó đa số cây bị uốn cong thân và cây bị nghiêng trên 45o cần phải khắc

phục.

5 kinh nghiệm xử lý

Thứ nhất, phải thường xuyên quan tâm đến

công tác phòng chống, khắc phục hậu quả

thiên tai. Ngay từ đầu năm công ty thành lập

Ban chỉ đạo phòng chống bão từ cấp công ty

đến các đơn vị, phân công cán bộ phụ trách

các nông trường, đồng thời xây dựng phương

án phòng chống bão theo từng tình huống,

điều kiện cụ thể. Vì vậy khi có bão, các tổ chỉ

đạo của công ty đều có mặt tại các đơn vị và

chủ động trong công tác chỉ đạo phòng chống

trước, trong bão và công tác khắc phục thiệt

hại sau bão.

Thứ hai, ngay sau bão phải tổ chức lực lượng phát dọn thông tuyến hệ thống đường giao thông

liên lô để đảm bảo thuận lợi trong công tác chỉ đạo, thống kê thiệt hại.

Thứ ba, công tác khắc phục vườn cây bị thiệt hại do bão phải được tiến hành khẩn trương, khoa

học, quyết tâm cao, kiên trì, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đơn vị. Qua

thực tế, để khắc phục vườn cây sau bão số 10 năm 2013, công ty phải huy động toàn bộ lực

lượng từ cán bộ gián tiếp đến CN trực tiếp tiến hành trong thời gian gần 2 tháng. Đối với thiệt

hại vườn cây do cơn bão số 4 vừa qua, công ty tập trung khắc phục trong hơn 10 ngày.

Thứ tư, việc xử lý cây gãy đổ cần tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của Ban

Quản lý Kỹ thuật VRG và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty. Tùy điều kiện thực

tế của từng vùng, tuổi cây và mức độ thiệt hại mà có thể dựng cây bằng thủ công hoặc bằng máy

múc. Vật tư dựng cây có thể bằng cọc chống hoặc dây thép. Tuy nhiên khi thiệt hại mức độ lớn,

cần thời gian khắc phục nhanh thì dùng dây thép có nhiều ưu thế hơn.

Thứ 5, với những cây nghiêng đổ được chống dựng kịp thời, đúng quy trình kỹ thuật, hàng năm

có kiểm tra gia cố vật tư, thì sau 2-3 năm vườn cây sinh trưởng phát triển bình thường, có trên

95% số cây khắc phục có thể khai thác trở lại. Qua thực tế vườn cây khắc phục năm 2013 tại NT

Kinh nghiệm khắc phục thiệt hại vườn cây do mưa bão

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 18: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

18 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Quyết Thắng, với mật độ còn lại dưới 300 cây/ha, nhưng từ năm 2016 đến nay vẫn cho năng suất

bình quân ổn định trên 1,35 tấn/ha.

Thứ sáu, phải xây dựng và ban hành sớm định mức chi phí khắc phục vườn cây để các đơn vị và

người lao động chủ động thực hiện. Hiện nay vườn cây của công ty đã giao khoán cho người lao

động, vì vậy công ty giao cho người lao động chủ động trong việc khắc phục vườn cây. Công ty,

nông trường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về mặt kỹ thuật và chỉ hỗ trợ lực lượng đối với những

vườn cây bị thiệt hại nặng.

Nguồn: Tạp chí cao su,03/09/2017

VRG phối hợp với Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II tổ chức Khai

giảng Lớp Tập huấn nghiệp vụ Kiểm tra, giám sát năm 2017. Có 115 Học viên đến từ 64 đơn vị

trực thuộc VRG tham gia khóa học.

Các học viên được tập huấn các chuyên đề bổ ích về quản trị rủi ro, thẩm định báo cáo tài chính

DN…Nội dung tập huấn gồm 3 chuyên đề cụ thể: Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Cty

TNHH MTV và Công ty Cổ phần. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KSV và Ban Kiểm soát

theo quy định pháp luật hiện hành. Nội dung Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và các văn bản có

liên quan; Thẩm định báo cáo tài chính doanh nghiệp; Quản trị rủi ro. Lớp tập huấn diễn ra từ

ngày 12/9 đến 15/9 tại Trường Cán bộ Quản lý NN&PTNT II số 45 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến

Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Phát biểu tại lễ khai giảng, TS Đinh

Công Tiến- Hiệu trưởng Trường Cán

bộ Quản lý NN&PTNT II nhấn mạnh

tầm quan trọng của lớp học. Trong đó

vai trò của KSV trong DN đóng nhiệm

vụ quan trọng, vừa có những cái mới và

có tính đặc thù. KSV cũng đóng vai trò

vừa là một luật sư, vừa là một thanh tra

lại vừa là một nhà tư vấn quan trọng

của DN. Kiến thức về ngành cần được

bồi dưỡng và cập nhật hàng năm để

nâng cao vai trò, chức năng KSV.

ng Trần Đức Thuận- Thường trực HĐTV VRG cũng nhấn mạnh, để tổ chức được lớp tập huấn

rất khó khăn, các học viên học nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy lớp học. ng Thuận cũng

thông tin, từ đây cho đến 1/10, Tập đoàn sẽ trình Thủ tướng về công tác CPH, công tác vận hành

CPH đang tính từng ngày và trong giai đoạn nước rút. Thời gian tới sẽ tổ chức hội nghị bất

thường về NLĐ toàn ngành thông qua các phương án về lao động dôi dư và các phương án khác.

Các KSV, Ban KS sau lớp tập huấn này sẽ về đơn vị tổ chức giám sát các hoạt động tại đơn vị.

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

VRG – 115 học viên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát

Page 19: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

19 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Chị Nguyễn Thị Oanh, KSV Phụ trách chung-Công ty TNHH MTV CS Phú Riềng chia sẻ, lớp

tập huấn rất bổ ích và ý nghĩa, nên tổ chức hằng năm cho các đơn vị tham gia nhiều hơn, góp

phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ KSV các công ty, nhất là các KSV mới về

các kỹ năng nghiệp vụ được tốt hơn.

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam, 12/9/2017

Hơn 100 tấn mủ đông thu được là thành quả lao động sau hơn 2 tháng đưa vào khai thác trên 620

ha của công ty. Những dòng nhựa trắng tuôn chảy là minh chứng thuyết phục, củng cố niềm tin

về cuộc sống ấm no hơn của CNLĐ.

Tháng 6/2017, Công ty CPCS Điện Biên bắt đầu cạo xả hàng loạt trên diện tích năm đầu đưa vào

khai thác. ng Phan Văn Lợi – TGĐ công ty, cho biết kế hoạch giao của VRG là năng suất vườn

cây đạt 0,65 tấn mủ quy khô/ha (tương đương với 1,3 tấn mủ đông/ha) trong năm đầu. Thời gian

đưa vào cạo chưa nhiều, song với kết quả bước đầu có thể khẳng định, năng suất vườn cây sẽ đạt

và vượt kế hoạch giao. “Những diện tích hiện đưa vào khai thác có nhiều tín hiệu khả quan, năng

suất sẽ vượt so với vườn cây ở một số tỉnh miền Trung”, ông Lợi tự tin.

Từ đầu năm 2017 giá cao su liên tục tăng, tranh thủ thời cơ thuận lợi, từ đầu mùa cạo đến nay,

công ty đều đặn khai thác hơn 620 ha cao su tại huyện Điện Biên và Mường Chà.

Tiếp tục mở miệng cạo

Thực hiện chỉ đạo của VRG

đối với việc đưa vườn cây đủ

tuổi vào khai thác mà tiêu

chuẩn mở cạo mới không nhất

thiết phải đạt độ đồng đều

70% như quy trình ban hành,

nhưng phải đảm bảo hiệu quả

về kinh tế, kỹ thuật và xã hội.

Công ty Điện Biên tiếp tục rà

soát, thống kê diện tích các

vườn cây đủ tuổi khai thác

nhưng tỷ lệ độ đồng đều thấp

hơn quy trình, đề nghị Tập

đoàn phê duyệt bổ sung đưa

vào khai thác trong năm 2017.

Theo ông Lợi, việc tiếp tục đưa diện tích các vườn cây vào khai thác không chỉ giải quyết việc

làm cho CNLĐ vùng dự án mà còn tạo sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động SXKD của đơn vị.

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam, 25/9/2017

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Công ty CPCS Điện Biên lạc quan mùa cạo mới

Page 20: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

20 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

CSVN – “Sản lượng cao, chất lượng tốt, giá thành hạ và hướng tới khách hàng” – là giá trị cốt

lõi mà Cao su Phú Riềng chú trọng và khẳng định trong suốt thời gian qua. Sản phẩm của công

ty đã và đang khẳng định được vị thế trong và ngoài nước. Làm được điều đó, công ty đã nỗ lực

tìm tòi để đồng bộ hóa hệ thống quản lý chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Thương hiệu Cao su Phú Riềng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Ảnh:Tùng

Châu

Chất lượng sản phẩm: Mục tiêu hàng đầu

Hàng năm Công ty Phú Riềng sản xuất và tiêu thụ khoảng 38.000 tấn mủ. Hiện nay, sản phẩm

của công ty cung cấp cho khoảng 12 khách hàng nước ngoài và trên 25 khách hàng trong nước,

sản phẩm có mặt tại 18 quốc gia trên thế giới. Công ty là đơn vị có lượng khách hàng truyền

thống ổn định và duy trì qua nhiều năm. Trong quá trình xây dựng và phát triển, mục tiêu hàng

đầu của công ty là luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của đơn vị,

khẳng định chất lượng sản phẩm và danh tiếng trên thị trường. Chính vì vậy, công ty đã xây

dựng và thực hiện đồng bộ việc quản lý chất lượng gắn với việc xây dựng và duy trì bền vững

thương hiệu sản phẩm Cao su Phú Riềng.

Với định hướng đó, công ty đã thực hiện quản lý chất lượng mủ tại các khâu theo các tiêu chuẩn

cụ thể. Về quản lý chất lượng tại vườn cây, công ty thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nghiệp

vụ về quản lý chất lượng mủ nguyên liệu từ vườn cây cho những người trực tiếp thực hiện và có

vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng mủ nguyên liệu.

Về trang bị cơ sở vật chất, các cụm nhà tổ và trạm giao nhận mủ được đầu tư đầy đủ mái che

mưa để lưu giữ mủ an toàn, nhà để thùng và dụng cụ khai thác. Ngoài ra, công ty đầu tư máy

bơm mủ và rây lọc để phục vụ công tác giao nhận mủ. Trang bị 100% máng chắn mưa, tấm nilon

Cao su Phú Riềng xây dựng thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 21: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

21 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

che chén cho vườn cây kinh doanh, nhờ đó rất ít khi bị mất mủ khi trời mưa. Bên cạnh đó, cán

bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra chặt chẽ quy trình kỹ thuật khai thác của công nhân.

Tập huấn bảo quản mủ cho cao su tiểu điền

Công ty đã nghiên cứu ban hành quy định giao nhận mủ nhằm đảm bảo nguyên liệu được xử lý,

bảo quản và giao về nhà máy trong tình trạng tốt nhất, tổ chức giao nhận công khai, minh bạch,

đảm bảo an toàn và chống thất thoát.

Ngoài sản lượng khai thác, hàng năm công ty tổ chức thu mua mủ cao su tiểu điền hơn 10.000

tấn. Để đảm bảo chất lượng thu mua tốt, công ty tổ chức tập huấn tập trung kỹ thuật khai thác,

hướng dẫn các phương pháp thu trút, bảo quản và vận chuyển cho các hộ cao su tiểu điền. Việc

giao nhận, nghiệm thu và phân loại mủ nguyên liệu tại nhà máy được tổ chức thực hiện theo tiêu

chuẩn 111:2016 của VRG. Tất cả quá trình giao nhận mủ tại nhà máy đều được quản lý trên

phần mềm quản lý công tác vận chuyển mủ nguyên liệu do Phòng Công nghiệp công ty thiết kế

và xây dựng.

Trong quá trình chế biến, các nhà máy đã áp dụng nhiều sáng kiến trong sản xuất nhằm tăng

năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Song

song đó, các nhà máy chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến. Định hướng

trong thời gian tới, công ty sẽ thực hiện đề án đổi mới thiết bị chế biến, thay thế thiết bị lạc hậu

bằng thiết bị tiên tiến hơn…

Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu sản phẩm từ vườn cây đến nhà máy, công ty đã thực

hiện đề án “Cải tiến chất lượng bao gói, quy cách dán tem nhãn sản phẩm cao su khối và phương

pháp quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm” để giúp cho công tác quản lý, truy xuất dễ dàng

chính xác hơn, quản lý sản xuất khoa học hơn, làm thay đổi cơ bản hình ảnh sản phẩm của công

ty.

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam, 02/10/2017

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 22: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

22 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CAO SU GEMADEPT TRONG THÁNG 9/2017:

Làm cỏ hàng 3 vườn cây 2014, trồng xen khoai mì

Bón phân vườn cây 2014, trồng xen khoai mì

Cắt cỏ hàng 6 bằng cơ giới vườn trồng năm 2014

Làm cỏ hàng 3 vườn cây trồng năm 2013

Cắt cỏ hàng 6 (quản lý cỏ) bằng cơ giới tại vườn 2013

V

. CÔ

NG

TY

TR

ON

G N

NH

Page 23: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

23 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ảnh: Vũ Phong

Các quy định về cày trên vườn cây KTCB

Để giảm xói mòn, rửa trôi, chống thoái hóa đất trồng, khuyến cáo hạn chế việc cày xới trên

vườn cây KTCB, đặc biệt là các vùng khô hạn, đất cát, đất laterit, đất dốc. Trong trường hợp áp

dụng biện pháp cày, phải đảm bảo các yêu cầu: Chỉ thực hiện cho vườn cây năm 1 – 2 – 3 và trên

đất bằng, không cày trên đất có độ dốc bình quân trên 10º; Cày nông, không cày sâu làm đứt rễ

cây cao su, khoảng cách đường cày cách gốc cao su tối thiểu 1m ( năm TCTM và năm 2) và

1,5m (năm thứ 3); Các trường hợp cày trên vườn cây sau năm thứ 3 phải có ý kiến chấp thuận

của VRG.

Tiêu chí đánh giá vườn cây KTCB chất lượng kém ngưng đầu tư

Để tránh lãng phí khi đầu tư cho các diện tích cao su không hiệu quả, việc kiểm tra rà soát

đánh giá chất lượng vườn cây phải được thực hiện hàng năm, đặc biệt tại các diện tích có điều

kiện thổ nhưỡng, khí hậu giới hạn thuộc các khu vực MNPB, DHMT, Lào, Campuchia và một số

nơi có yếu tố đặc thù của khu vực Đông Nam bộ. Chủ tịch HĐTV/HĐQT và TGĐ công ty chịu

trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát, báo cáo Tập đoàn và đề xuất phương án xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, rà soát nếu vườn cây thuộc vào các nhóm sau thì đề xuất Tập đoàn biện

pháp xử lý thích hợp (theo điều 8): Thanh lý, chuyển sang chăm sóc tối thiểu hoặc quảng canh.

Vườn cây chất lượng kém và đất trồng giới hạn không thể cải tạo, đất hạng IVb; Vườn cây

KTCB ≤ 5 tuổi có mật độ < 250 cây/ha; Vườn cây có mức độ sinh trưởng hụt > 2 năm (lấy thời

gian KTCB theo 3 hạng đất: hạng I – 6 năm, hạng II – 7 năm, hạng III – 8 năm); Vườn cây có

VI. K

HO

A H

ỌC

– C

ÔN

G N

GH

Giới thiệu Quy trình kỹ thuật điều chỉnh, bổ sung 2017

Page 24: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

24 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

mức độ tăng vanh liên tục trong 3 năm < 3,5 cm/ năm; Vườn cây manh mún, nhỏ lẻ, không có

đường đi lại chăm sóc.

Biện pháp xử lý cho vườn cây KTCB giới hạn đầu tư chăm sóc

Vườn cây thanh lý hoặc chuyển đổi

Đối tượng áp dụng: Vườn cây KTCB chất lượng kém được xác định không hiệu quả (do các

nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan) phải thanh lý và vườn cây KTCB bình thường nhưng

phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang hình thức khác.

Biện pháp áp dụng: Chỉ làm cỏ chống cháy (từ 1 – 2 lần/năm tùy điều kiện cụ thể) có thể thực

hiện làm đường ngăn lửa, bọc biên cách ly để giảm chi phí.

Vườn cây chăm sóc quảng canh

Đối tượng áp dụng: Vườn cây KTCB chất lượng hạn chế, sinh trưởng kém hoặc mật độ cây hữu

hiệu còn lại thấp (mật độ cây hữu hiệu < 250 cây/ha) nhưng đánh giá có khả năng khai thác và

cho sản lượng mủ.

Các biện pháp được áp dụng: Chỉ làm cỏ chống cháy từ 1 – 2 lần/năm tùy điều kiện cụ thể; Nếu

các đơn vị xét thấy việc sử dụng phân bón hay phun trị bệnh hoặc các biện pháp thâm canh khác

mà mang lại hiệu quả thì công ty cần có phương án trình về Tập đoàn.

Vườn cây KTCB kéo dài

Áp dụng cho các vườn cây đủ điều kiện mở cạo nhưng chưa mở cạo, vườn cây chưa đủ điều kiện

mở cạo và đã hết thời gian KTCB theo quy định (6 năm đất hạng I, 7 năm đất hạng II và 8 năm

đất hạng III), kế hoạch kéo dài thêm một thời gian nhất định (1-2 năm) và sẽ đưa vào khai thác

hiệu quả.

Các biện pháp chăm sóc: Phòng trị bệnh và chống cháy: Thực hiện như vườn cây bình thường,

làm cỏ luồng 1 lần/năm. Phân bón: Ngưng sử dụng, trường hợp đơn vị xét thấy việc sử dụng

phân bón hoặc các biện pháp cải tạo khác mà mang lại hiệu quả thì cần có phương án trình về

Tập đoàn (Ban QLKT) xem xét giải quyết.

Áp dụng các biện pháp ngoài quy trình cho vườn cây KTCB

Các biện pháp chăm sóc vườn cây chưa có trong quy trình như hố phụ, hố đa năng, cày cải tạo

đất, chế độ và chủng loại phân bón… có thể được áp dụng trên các vườn cây có đặc thù riêng khi

đơn vị có phương án kỹ thuật được Tập đoàn chấp thuận.

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam, 11/09/2017

VI. K

HO

A H

ỌC

– C

ÔN

G N

GH

Page 25: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

25 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Hội thảo Châu Á về chế biến Polyme lần thứ 16

16 – 19/10/2017

Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ

Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Contact: Andrew Tan

Deputy Project Director

Tel: +65 6403 2149

Email: [email protected];

[email protected]

Website: http://awpp2017.hust.edu.vn

10th ANRPC Annual Rubber Conference 2017

8:30 am – 05:00 pm, 23/10/2017

White Palace Convention Center

194 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú

Nhuận, TPHCM.

Hội nghị Cao su quốc tế và Cuộc họp thường niên IRRDB 2017 - International Rubber

Conference and IRRDB Annual Meeting 2017

18-20/10/2017

Trung tâm Hội nghị Bali Nusa Dua,

Bali, Indonesia

Website: www.puslitkaret.co.id/event

Email: [email protected]; i

[email protected]

VII. S

Ự K

IỆN

TH

ÁN

G S

AU

Page 26: I. CHÍNH SÁCH PHÁP LU II. M THÁNG 9 III. ẬN ĐỊ...6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept So với nửa cuối tháng 8/2017, giá xuất khẩu các mặt hàng cao su tiếp

26 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept