bẢn tin thỊ trƯỜng cao su sỐ 11 –thÁng 11/2014 · bình dương: người dân vẫn...

13
I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 10 III. NHẬN ĐỊNH DBÁO IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIN NGÀNH V. CÔNG TY TRONG NGÀNH VI. KHOA HC CÔNG NGHVII. SKIN THÁNG TI BN TIN THTRƯỜNG CAO SU S11 THÁNG 11/2014

Upload: others

Post on 23-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

[Year]

I. CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

II. TIÊU ĐIỂM THÁNG 10

III. NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO

IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

V. CÔNG TY TRONG NGÀNH

VI. KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

VII. SỰ KIỆN THÁNG TỚI

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU

SỐ 11 –THÁNG 11/2014

Page 2: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

2 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Đắk Lắk phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su giai đoạn 2014 - 2020

Mục tiêu của quy hoạch trên nâng tổng diện tích quy hoạch trồng cao su của tỉnh đến năm 2020 đạt

66.800 ha; năng suất đạt 1,55 tấn/ha năm 2015 và đạt 1,65 tấn/ha năm 2020, đến năm định hình đạt 1,8

tấn/ha; sản lượng cao su đạt 38 ngàn tấn năm 2015 và đạt 60 ngàn tấn năm 2020, đến năm định hình đạt

114 ngàn tấn; tạo việc làm cho khoảng từ 19 đến 20 ngàn lao động vào năm 2015 và đến năm 2020 có

khoảng 27 đến 28 ngàn lao động có việc làm từ cây cao su.

Để triển khai thực hiện Quyết định trên, UBND tỉnh đề ra một

số giải pháp như: quản lý và chuyển đổi rừng nghèo sang trồng

cao su; tổ chức sản xuất và huy động nguồn vốn đầu tư vườn

cao su; phát triển thị trường cao su; ứng dụng khoa học, công

nghệ và khuyến nông; đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực; triển khai có hiệu quả các dự án bố trí, sắp xếp ổn

định dân cư hiện có; tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả

điều tra rừng, khai thác tận thu rừng và giao rừng thành từng

đợt đối với các dự án lớn...

Về vốn đầu tư, tổng chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản vườn cao su thời kỳ 2014 - 2025 theo phương

án quy hoạch là 7.734 tỷ đồng được huy động từ vốn tự có của doanh nghiệp và cá nhân đầu tư trồng cao

su, vốn liên kết liên doanh đầu tư và nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại.

ừng.

THẾ GIỚI

Doanh nghiệp cao su Trung Quốc khảo sát Thái Lan, Indonesia và Myanmar

Sau cuộc họp với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan o-cha và nhóm các doanh nghiệp cao su hàng đầu

tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Chatchai Sarikulya hôm 10/11/2014 cho biết Thái

Lan sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ các công ty cao su Trung Quốc, liên quan đến hoạt

động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy giá cao su.

Khoảng 10 công ty cao su từ tỉnh Sơn Đông và các đại diện từ Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế

Trung Quốc dự định sẽ đến khảo sát Indonesia, Myamnar và Thái Lan. Đoàn khảo sát này gồm 50 đại

diện từ các công ty và cơ quan chính phủ Trung Quốc sẽ đến Thái Lan từ ngày 23 - 25/11 nhằm tìm

kiếm cơ hội đầu tư vào khu vực miền Nam và đông bắc Thái Lan - vùng trồng cao su chủ yếu của nước

này.

Các cơ quan chính phủ Thái Lan sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư từ Trung Quốc vì đây là cơ hội tốt để

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

TIÊU ĐIỂM THÁNG 10

II

Page 3: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

3 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Thái Lan giải quyết vấn đề khó khăn về giá cao su cũng như giúp nông dân cao su có được giá bán ổn

định trong dài hạn và thúc đẩy ngành cao su tăng trưởng.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu lớn nhất cao su từ Thái

Lan. Trung Quốc sản xuất 500.000 tấn cao su/năm, nhưng

vẫn phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn.

Việc hỗ trợ thành lập các nhà máy cao su tại Thái Lan sẽ đảm

bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng cao su Thái Lan để

cung cấp cho các nhà máy và xuất khẩu sang Trung Quốc

cũng như các nước thứ 3 khác.

Trung Quốc đã thành lập 2 nhà máy lốp cao su quy mô lớn tại tỉnh Rayong. Một nhà máy đã đi vào

hoạt động từ tháng 5, góp phần hấp thụ nguồn cung cao su trên thị trường nội địa Thái Lan và đẩy giá

lên.

Ngành cao su Campuchia khởi sắc nhờ giá sàn

Giá cao su nội địa Campuchia và quốc tế tăng trở lại sau khi các nước sản xuất cao su chủ chốt thống

nhất giá sàn hồi tháng 10/2014 vừa qua.

Các quan chức chính phủ Campuchia và đại diện ngành cao su

đã thúc giục người mua và người bán đảm bảo giá cao su trên

thị trường không thấp hơn giá sàn 1,5 USD/kg đã được nhất trí

trong phiên họp hồi tháng 10 tại Malaysia.

Mức giá sàn cao su được các nước sản xuất cao su chủ chốt đưa

ra nhằm khôi phục ngành cao vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng

do giá cao su toàn cầu lao dốc, một phần do nhu cầu của Trung

Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới chậm lại.

Heng Seng, Giám đốc Điều hành công ty xuất khẩu cao su Long Sreng International cho biết giá cao su

xuất khẩu đã tăng từ 1.450 USD/tấn lên 1.500 USD/tấn khoảng 10 ngày sau cuộc họp tại Malaysia.

Hầu hết các công ty xuất khẩu cao su Campuchia đã áp dụng giá sàn, kể cả Long Sreng International.

Thỏa thuận về giá sàn cao su có lợi cho những công ty có đủ vốn để bù đắp chi phí, nhưng không có lợi

cho các công ty thiếu vốn để bù đắp chi phí khi xuất khẩu giảm, ông Heng Seng cho biết.

Thái Lan: Bắt đầu thanh toán tiền cho nông dân cao su vào 15/11

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan MOAC

Peetipong Phuengbun naAyutthaya cho biết việc thanh toán sẽ

bắt đầu vào ngày 15/11 tới đây với số tiền 1.000 baht (30,6

USD)/rai (1 rai = 0,16 ha), tối đa lên đến 15 rai (2,4 ha) mỗi hộ

gia đình.

Khoản thanh toán này bị chậm do quy trình kiểm tra và xác minh

diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình.

Bộ trưởng MOAC cũng cho biết ngày 20 - 21/11 các nước sản

xuất cao su chủ chốt gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và các nước sản xuất cao su khác sẽ nhóm

họp tại Kuala Lumpur nhằm đưa ra định hướng sản xuất cao su trong thời gian tới cũng như thương

mại trên thị trường toàn cầu.

Page 4: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

4 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Sri Lanka hợp tác với Trung Quốc để phát triển Viện nghiên cứu cao su

Nội dung hợp tác nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của Viện gồm 1 Phòng thí nghiệm liên hợp, nâng cấp

các thiết bị trọng điểm và hỗ trợ kỹ thuật.

Viện RRISL được thành lập vào năm 1909, là viện nghiên cứu cao su đầu tiên trên thế giới và có nhiều

đóng góp vào sự tiến bộ của ngành cao su toàn cầu cũng như của Sri Lanka.

Xuất khẩu sản phẩm cao su Malaysia năm 2014 ước đạt 15 tỷ ringgt

Xuất khẩu sản phẩm cao su của Malaysia năm 2014 được dự đoán sẽ đạt 15 tỷ ringgit, tăng 2,7% so

với 14,6 tỷ ringgit năm 2013.

Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất Găng tay cao su Malaysia (MARGMA)

Lim Kwee Shyan cho biết, quý I/2014 doanh số bán sản phẩm cao su

đạt 4 tỷ ringgit, trong đó xuất khẩu găng tay cao su chiếm 75%.

“Chúng tôi dự đoán kim ngạch xuất khẩu găng tay cao su năm nay sẽ

đạt 12 tỷ ringgit, tăng 14,3% so với 10,5 tỷ ringgit năm 2013 và

tăng 50% so với 8 tỷ ringgit năm 2012”, ông Lim Kwee Shyan phát

biểu trong một cuộc họp báo.

Indonesia hoãn giao hàng cao su do nông dân ngừng khai thác

Một thương nhân tại Medan, trung tâm tỉnh North Sumatra cho biết nông

dân đã ngừng thu hoạch mủ cao su do giá bán quá thấp và chuyển qua

tìm công việc khác. Một số lô hàng cao su xuất khẩu của Indonesia đã

phải hoãn lại 1 tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào khối lượng.

Tình trạng thiếu cao su nguyên liệu không chỉ diễn ra Medan mà còn lan

sang cả Palembang,Padang, Panjang và Jakarta. Giới thương nhân giờ

đây chỉ tập trung vào các hợp đồng dài hạn. Nếu có nguồn cung, thương

nhân muốn hoàn thành hợp đồng trước khi mở rộng thị trường.

VIỆT NAM

Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su

Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái

canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân

phát triển cây cao su. Ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Sở đã đề xuất cho vay ưu đãi

trong nông nghiệp để giúp cho bà con có nguồn vốn chăm sóc, ổn định

vườn cây cao su của gia đình. Sở cũng kiến nghị ngành chức năng khẩn

trương nghiên cứu, đề xuất khuyến khích đầu tư nông nghiệp, làm sao

để các doanh nghiệp lớn đầu tư hỗ trợ phát triển vườn cao su.

Page 5: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

5 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tiên Phước (Quảng Nam) sẽ trồng hơn 2.000 ha cao su đại điền

Phạm vi triển khai trồng cao su trên đất lâm nghiệp thuộc các xã Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Châu, Tiên

Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập và Tiên Ngọc. Như vậy, theo quy hoạch bổ sung, giai đoạn 2011 - 2020, diện

tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh sẽ lên hơn 29.535 ha.

Cao su bất ngờ tăng giá

Sau khi có thông tin các nhà sản xuất của Ấn Độ đã đề nghị chính phủ áp thuế chống bán phá giá (CBPG)

hoặc tăng mức thuế nhập khẩu đối với cao su thiên nhiên nhập khẩu các nước Đông Nam Á, giá cao su

trên thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, ngay sau đó giá

tăng lại, trái ngược với dự báo của nhiều doanh nghiệp.

Giá cao su tại một số tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nguyện đã

giảm giá ngay sau ngày 11-11, thời điểm có thông tin

cao su Việt Nam đứng trước nguy cơ bị áp thuế bán phá

giá khi xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Cụ thể, giá cao

su loại RSS3 và RVR10 đã giảm 300.000 đồng/tấn, lần

lượt còn 28 triệu đồng/tấn và 22,8 triệu đồng tấn.

Ở thị trường châu Á, giá cao su RSS 3 của Thái trên sàn

giao dịch Tocom, Nhật Bản là 1.710 đô la Mỹ/tấn, giảm

100 đô la Mỹ /tấn so với ngày trước đó, và giảm 400 đô la Mỹ/tấn so với tuần trước, còn cao su SMR20

của Malaysia là 1.530 đô la Mỹ/tấn, giảm 100 đô la Mỹ/tấn.

Tuy nhiên, trong ngày hôm nay, 13-11, giá cao su bất ngờ tăng mạnh tại thị trường trong nước, giá tăng

thêm 600.000 đồng mỗi tấn. Giá RSS3 ở mức 28,6 triệu đồng/tấn, SVR10 là 23,4 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, trên thị trường châu Á, giá các loại cao su này của Thái Lan vẫn giữ mức giá của ngày 11-

11. Theo bộ phân thu mua mủ cao su của một công ty, nguyên nhân tăng giá cao su trong nước là do hiệu

ứng từ thông tin Thái Lan đang bị lũ lụt nên có khoảng 240.000 héc ta cao su của nước này sẽ bị ảnh

hưởng.

Công ty này cho biết theo thông tin dự báo thời tiết khu vực này sẽ có mưa trong cả tuần tới. Vì thế, sẽ

ảnh hưởng đến lượng mủ thu hoạch, khiến giá có thể tăng lên trong thời gian tới. Hiện Thái Lan là nước

đứng đầu thế giới về sản lượng cao su sản xuất ra mỗi năm với khoảng 3,7 triệu tấn.

Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su sẽ ở mức thấp ít nhất trong hai năm nữa. Nguyên nhân

là hiện tại, cung đã vượt quá cầu do mấy năm trước giá cao su thiên nhiên tăng nên không chỉ Việt Nam

mà những quốc gia có sản lượng cao su lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều tăng

diện tích trồng cao su.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng trong tháng 10 năm 2014

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 10/2014

đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.499 USD/tấn. So với tháng trước (9/2014), xuất khẩu cao su thiên

nhiên tăng 15,6% về lượng, tăng 7,1% về giá trị nhưng giảm 7,3% về giá.

Page 6: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

6 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tính đến hết tháng 10/2014, xuất khẩu cao su thiên nhiên ước đạt 841.170 tấn với giá trị khoảng 1,450 tỷ

USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.724 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu cao su

thiên nhiên tăng 1,0% về lượng nhưng giảm mạnh 25,9% về giá trị và giảm 26,7% về giá.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

chiếm 43,5% tổng lượng xuất

khẩu. Tiếp đến là thị

trường Malaysia chiếm thị phần

19,4% và Ấn Độ đạt 8,2%.

Nhập khẩu cao su thiên nhiên

của Việt Nam trong 10 tháng đầu

năm 2014 khoảng 89.487 tấn với

kim ngạch 153,189 triệu USD,

tăng 5,2% về lượng và giảm

24,8% về giá trị so với cùng kỳ

năm trước, thị trường nhập chủ

yếu từ Campuchia (37,8%), Khu

chế xuất Việt Nam (20,3%), Lào

(18,9%) và Thái Lan (10,3%).

Malaysia dự đoán giá cao su tăng vào năm 2015

Theo Tổng giám đốc Ủy ban Cao su Malaysia Datuk Salmiah

Ahmad, dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên năm 2015 sẽ vượt

cung. Bà Salmiah cho biết khi giá cao su xuống thấp nhiều

nông dân đã ngừng khai thác mủ nhưng trong vài tháng tới,

nguồn cung cao su thiên nhiên sẽ giảm, thời tiết ẩm ướt và

nhu cầu toàn cầu ổn định có thể đẩy giá lên. Việc này sẽ

khuyến khích các hộ nông dân tiểu điền quay lại khai thác.

Do giá cao su thiên nhiên xuống thấp, trong tháng 10/2014

chính phủ Malaysia đã dành ra 100 triệu ringit (2,98 triệu

USD) để hỗ trợ hơn 450.000 nông dân cao su bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, bà Salmiah cũng cho biết Bộ trưởng Tư pháp đã thông qua Quy định MRB sửa đổi 2014

nhằm nâng cao hiệu quả của ngành cao su. Quy định mới, có hiệu lực từ tháng 1/2015 sẽ đẩy nhanh quá

trình thu mua cao su, giảm thời gian cấp phép và trao thêm quyền cho Ủy ban Cao suMalaysia.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Page 7: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

7 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Nguy cơ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá cao su Việt Nam

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết theo thông tin từ IANS Ấn Độ, tháng 9/2014, các cá

nhân và tổ chức trồng cao su Ấn Độ đã kiến nghị Chính phủ áp thuế chống bán phá giá hoặc tăng thuế

nhập khẩu đối với mặt hàng cao su thiên nhiên nhập khẩu.

Theo kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại

và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM), cao su

thiên nhiên của Indonesia xuất khẩu vào thị

trường Ấn Độ chiếm 42% tổng lượng nhập khẩu

cao su thiên nhiên tại Ấn Độ, tiếp đến là Thái

Lan 26% và Việt Nam chiếm 24%. Tính cả mức

thuế nhập khẩu hiện nay là 20% thì giá cao su

nhập khẩu tại Ấn Độ vẫn thấp hơn giá bán nội

địa.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cao su của Việt

Nam sang Ấn Độ trong chín tháng đầu năm 2014 là 58.328 tấn, trị giá 108 triệu USD chiếm 8,4% tổng

khối lượng xuất khẩu và chiếm 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước trong chín tháng đầu

năm 2014. Trước tình hình kêu cứu của các nhà trồng cao su của Ấn Độ nêu trên, các nhà xuất khẩu của

Việt Nam cần phải theo dõi diễn biến tình hình để có những phản ứng phù hợp như rà soát giá xuất khẩu

cũng như phối hợp với các ngành sản xuất ưu tiên hàng nhập khẩu để sản xuất như các nhà sản xuất lốp

xe ô tô để bảo vệ lợi ích khi cần thiết.

Thị trường lốp xe Nhật Bản tăng trưởng CAGR 9,45%

Theo báo cáo "Thị trường Lốp xe Nhật Bản 2014 - 2018" Research&Markets vừa công bố, thị trường lốp

xe Nhật đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) 9,45% giai đoạn 2013 - 2018.

Nhu cầu ôtô hiện đang tăng mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định

tại các nước khối BRIC. Với thu nhập khả dụng cao hơn, người tiêu

dùng ngày càng chú trọng nhiều hơn vào lái xe an toàn và chất

lượng lái xe cao hơn. Theo báo cáo "Thị trường Lốp xe Nhật Bản

2014 - 2018", một trong những động lực chính trên thị trường này

là nhu cầu ổn định về việc thay thế lốp xe cũ và hư hỏng.

Với nhu cầu thay thế lốp xe cũ và hư hỏng ngày một tăng, tốc độ

tăng trưởng của thị trường lốp xe tại Nhật Bản được dự đoán tăng

mạnh. Hơn nữa, báo cáo cũng cho hay thách thức chính trên thị

trường này là sự gia tăng chi phí nguyên liệu, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của các nhà sản xuất

và thị trường lốp xe Nhật Bản.

Xem xét mua lại dự án của Cao su Đắk Lắk

Vừa qua, lãnh đạo và các ban chuyên môn VRG đã có chuyến khảo sát về việc sang nhượng dự án quy

mô trên 6.000 ha của Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tại xã Mo Rai của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon

Tum cho Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray.

Đây là dự án giáp ranh với dự án của công ty, vì thế rất thuận lợi cho mọi hoạt động của Công ty Chư

Mom Ray, nhất là công tác quản lý. Hiện trong tổng số 6.600 ha thì Công ty Cao su Đắk Lắk đã trồng

được 1.600 ha, 500 ha đã chuyển đổi nhưng chưa khai hoang, có khoảng trên 2.000 ha đất rừng chưa

chuyển đổi, số diện tích còn lại là rừng, đồi dốc và không phù hợp với cây cao su.

Page 8: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

8 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Tại buổi làm việc với lãnh đạo VRG, Giám đốc Công ty

Chư Mom Ray Trương Minh Tiến cho biết: "Đây là vùng

đất tốt, khí hậu thích hợp cho cây cao su phát triển nên ít

bệnh như một số vùng cao su khác ở Tây Nguyên. Nếu

VRG đồng ý mua lại dự án này thì sẽ sáp nhập với diện tích

hiện có là 3.600 ha thì diện tích của công ty trong tương lai

có thể lên trên 7.000 ha. Đặc biệt là tạo ra được một vùng

liền nhau, do đó sẽ dễ dàng trong việc quản lý bởi hiện

Công ty Chư Mom Ray đã xây dựng cơ bản các hệ thống

nhằm phục vụ cho việc phát triển cao su của công ty như

giao thông, y tế, trường học hay khu dân cư...".

Một trong những thuận lợi khác chính là địa điểm xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su. Sau nhiều năm

khảo sát vị trí, mặt bằng công ty đã gặp rất nhiều khó khăn bởi nguồn nước không thể đáp ứng được.

Trong khi đó dự án của Công ty Cao su Đắk Lắk lại làm được điều này, nếu thành công thì theo ông Tiến

"Có thể tiết kiệm được khoảng 20 tỷ đồng trong việc xây dựng hệ thống nước phục vụ cho nhà máy"

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thoái vốn 541 tỷ đồng

VRG có 23 công ty thuộc danh mục tái cơ cấu tài chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Đến nay, VRG đã

bán đấu giá, bán vốn ở các công ty thoái vốn là 541 tỷ đồng, chiếm 25% số vốn phải thoái và có lợi

nhuận. 2 đơn vị đã hoàn thành thoái vốn 100% là Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội và Ngân hàng

Thương mại CP Sài Gòn - VRG. Trong quý 4/2014, VRG

sẽ tiếp tục thoái vốn 100% tại 8 đơn vị và năm 2015, thực

hiện thoái vốn các đơn vị còn lại. Với lộ trình trên, VRG

phấn đấu sẽ hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn theo đúng lộ

trình, bảo đảm mục tiêu thu hồi vốn có hiệu quả tốt nhất và

thoái vốn bằng mọi giá.

Ngoài ra, các công ty thành viên của VRG cũng đã thoái

vốn thành công ở một số dự án như Công ty cổ phần Cao

su Phước Hòa đấu giá bán 100% vốn đầu tư tại Công ty CP

Sài Gòn - VRG, với 10.423.900 cổ phần. Công ty TNHH

MTV Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu bán 100% vốn đầu tư tại Công ty CP An Phú với 1.250.000 cổ phần.

Tổng Công ty Cao su Đồng Nai bán 100% vốn tại Công ty Phú Việt Tín, tổng thu 431,8 tỷ đồng...

Chuyển đổi công nghệ chế biến SVR 3L sang SVR 10, 20

Nhằm xây dựng các mô hình thu hoạch và chế biến mủ SVR 10, 20 với các công nghệ khác nhau phục

vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ SVR 3L sang SVR 10, 20 với chi phí hợp lý, có hiệu quả,

phù hợp với từng đơn vị, sắp tới, VRG sẽ ban hành phương án chuyển đổi theo hướng mở, không ràng

buộc theo vùng miền hay mô hình nào.

Các nhà máy chế biến của các đơn vị thành viên VRG có thể lựa chọn 3 công nghệ chuyển đổi, kết hợp

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Page 9: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

9 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

như sau:

Công nghệ SVR 10 tinh giảm được chuyển đổi bằng phương pháp vận hành từ dây chuyền SVR 10, 20

tiêu chuẩn (công nghệ không thay đổi nhiều, không đầu tư thêm thiết bị). Chế biến được tất cả các loại

mủ đông khi cần và đặc biệt chế biến SVR 10 với mủ đông thu hoạch theo mô hình sạch (để đông trên

chén, thu mủ nước để đông tại trạm thu mủ của đội/nông trường). Dây chuyền này có thể giảm tiêu thụ

điện từ 20-30kw.

Công nghệ SVR 3L – SVR 10, 20 kết hợp có tổng số 5 dây chuyền, với công suất thiết kế là 7.500

tấn/năm. Chế biến được tất cả các loại mủ đông tạp.

Công nghệ SVR 10 chuyển đổi trực tiếp từ

SVR 5 có thể thu mủ nước chở về nhà máy

không cần bảo quản bằng amoniac, mủ có thể

bị đông cục bộ, nếu mủ lẫn nước mưa có thể

bảo quản bằng amoniac với hàm lượng

<0,01% (để tránh đông trên tank). Nguyên

liệu loại này được đánh đông ít axit hơn so

với 3L khoảng 20%, sau đó được chế biến

trên dây chuyền 3L truyền thống. Theo đó,

sản phẩm loại này được gọi là “SVR 10

chuyển hạng”. Công nghệ này tiết kiệm chi

phí chế biến so với phương pháp thu hoạch

mủ nước để đông tại đội/nông trường.

Các yếu tố để lựa chọn mô hình chuyển đổi phù hợp: Việc chuyển đổi mô hình sản xuất từ SVR 3L sang

10, 20 phụ thuộc nhiều vào cách thức thu hoạch và xử lý nguyên liệu ban đầu. Tương ứng với mỗi

phương thức thu hoạch sẽ có các loại nguyên liệu để chế biến SVR 10 tiêu chuẩn hay SVR 10 chuyển

hạng. Một yếu tố thuận lợi là, cho dù chọn theo mô hình thu hoạch nào thì với nguồn lực của hệ thống

nhà máy hiện nay đều có thể đáp ứng được việc chuyển đổi mà không cần phải đầu tư thay đổi nhiều về

công nghệ cũng như thiết bị.

Chăn nuôi dưới tán cao su cho thu nhập cao

Trong lúc nhiều nhà nông lo lắng do giá cao su giảm thì anh Vũ Huy Giáp (44 tuổi) ở ấp 3, xã Tân Thành

(TX. Đồng Xoài) đã tận dụng bóng mát vườn cao

su để chăn nuôi gà, vịt. Cách làm này bước đầu

mang lại hiệu quả và được nhiều nông dân học tập.

Năm 2012, anh Giáp mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ

đồng xây chuồng trại nuôi gà, vịt dưới tán cao su.

Hiện trang trại của anh nuôi chủ yếu gà ta, gà

lương phượng (khoảng 10 ngàn con) kết hợp nuôi

vịt Pháp siêu nạc (khoảng 7 ngàn con) cùng 3 ao

nuôi cá trê lai, rô đồng. Anh Giáp cho biết: “Ban

đầu, do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi và chưa hiểu

rõ thị trường đầu ra nên gặp không ít khó khăn.

Thời gian sau, nhờ được Hội nông dân xã mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và học

hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ nhiều kênh khác nên trại gà, vịt của tôi dần có thị trường ổn định, kinh tế

gia đình từng bước nâng lên”.

Page 10: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

10 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Giáp được xây dựng thoáng mát, có hệ thống thoát nước đảm bảo

vệ sinh. Nhờ tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh, tiêm vắc xin cho vật nuôi theo quy định và kết hợp thực

hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý nên đàn gà, vịt sinh trưởng tốt. Sau 3 tháng nuôi, gà ta đạt trọng lượng

2,5kg/con, gà lương phượng 3kg/con, giá bán 80 ngàn đồng/kg và vịt trên 3,5kg/con; giá 65 ngàn

đồng/kg.

PHR giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm

CTCP Cao su Phước Hoà tiêu thụ hơn 21.000 tấn cao su, giá bán bình quân 42,4 triệu đồng/tấn, giảm 2,6

triệu đồng/tấn so với giá kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 912 tỷ

đồng, lợi nhuận trước thuế (LNTT) 180,3 tỷ đồng; lợi nhuận sau

thuế 143,5 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2013

Theo Nghị quyết HĐQT PHR, dự kiến giá bán bình quân là 38,7

triệu đồng/tấn, HĐQT PHR vừa có nghị quyết lấy ý kiến cổ

đông về việc điều chỉnh kế hoạch năm 2014: doanh thu 1.356 tỷ

đồng, LNTT 207 tỷ đồng, thay cho kế hoạch ban đầu là 1.516 tỷ

đồng doanh thu và 267 tỷ đồng LNTT.

HRC: lợi nhuận 9 tháng bằng 52% kế hoạch năm

Tại CTCP Cao su Hoà Bình doanh thu thuần quý III/2014 đạt hơn 33

tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, trong quý

I/2014, HRC lãi ròng gần 20 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động

thanh lý vườn cây. Trong quý III/2014, lợi nhuận khác của HRC đạt

gần 8 tỷ đồng, cũng chủ yếu đến từ hoạt động thanh lý cây cao su.

Đây là hoạt động được HRC thực hiện liên tục từ năm 2012 đến nay.

9 tbằng tiền ặtháng đầu năm 2014, HRC đạt gần 122 tỷ đồng doanh

thu thuần, lãi ròng 36,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 62% và 24% so với

cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận thực hiện được 52% kế hoạch năm.

DPR: giá bán đang dưới giá thành, tạm ứng cổ tức 2014 theo tỷ lệ 15% bằng tiền mặt

Giá bán bình quân giảm sâu từ 50,6 triệu đồng/tấn trong quý

III/2013 xuống còn 38,4 triệu đồng/tấn trong quý III/2014, mức

giảm hơn 23% khiến CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) phải điều

chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2014.

Theo Nghị quyết HĐQT DPR ngày 30/10 vừa qua, giá bán cao

su đang ở dưới giá thành (khoảng 31 triệu đồng/tấn), dẫn đến giá

bán bình quân cả năm có thể chỉ đạt 38 triệu đồng/tấn. Cao su

Đồng Phú sẽ tiến hành chi trả cổ tức theo tỷ lệ 15%/cổ phiếu,

đồng nghĩa với việc 01 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng. Ngoài

CÔNG TY TRONG NGÀNH V

Page 11: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

11 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

việc tiến hành chi trả cổ tức năm 2014, DPR còn tiến hành xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để điều chỉnh

một số chỉ tiêu như doanh thu lợi nhuận năm 2014. Nguyên nhân là do giá bán cao su từ đầu năm đến nay

liên tục sụt giảm.

TRC và TNC: lợi nhuận giảm mạnh

CTCP Cao su Tây Ninh (TRC) đạt 110 tỷ đồng doanh thu thuần và 30 tỷ đồng lãi sau thuế trong quý

III/2014, giảm 43% so với quý III/2013; luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 343 tỷ đồng, lãi ròng 98

tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Mới đây, HĐQT TRC đã thông qua phương án điều chỉnh

giảm kế hoạch kinh doanh năm 2014: tổng doanh thu 551 tỷ đồng, LNTT 64,8 tỷ đồng, tương đương mức

giảm 24% và 53%.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án cao su Gemadept trong tháng qua

Thực hiện công tác Chăm sóc, tủ ẩm vườn cây cao su

Tiếp tục hoàn thiện khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên dự án

Theo dõi sinh trưởng, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày trồng khảo nghiệm : khoai mì, đậu

tương.

Tiếp tục các công việc khảo sát đất; khai hoang vụ trồng mới 2015.

Ông Năm sáng chế máy quét lá cao su

Đến khu phố Phú Thịnh, xã Phú Riềng (Bù Gia Mập) hỏi ông Năm quét lá cao su (ông Nguyễn Hữu Năm 66

tuổi) thì ai cũng biết. Bởi ông Năm chỉ về nhà lúc chập tối, mờ sáng lại vào rẫy quản lý hơn 30 ha cao su và

cây ăn trái ở thôn 3, xã Long Tân (Bù Gia Mập).

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VI

Page 12: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

12 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

Ông Năm nhiều lần được đi dự báo cáođiển hình nông dân sản xuất giỏi toàn quốc. Từ 30 ha cây ăn trái và

cao su, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về hơn 2 tỷ đồng. Ông đam mê sáng tạo và đã chế tạo thành

công máy quét lá cao su rất tiện ích đối với người dân.

Năm 1995, ông Năm về vùng Mộc Hóa, tỉnh

Long An mua một máy tuốt lúa trị giá 15

triệu đồng. Khi cho lúa vào, máy quay với

công suất lớn, đẩy rơm rạ ra xa hàng chục

mét. Chính từ chiếc máy tuốt lúa này, ông

Năm nảy ra ý định chế tạo máy thổi lá cao

su. “Xuất thân từ công nhân cao su

từ những thập niên 70 nên tôi biết mùa khô

hàng trăm ngàn ha cao su của các nông lâm

trường và hộ nông dân có nguy cơ bị cháy.

Nếu một công nhân quét lá bằng máy cắt cỏ

thì chỉ được vài sào một ngày, máy rung còn

làm nhức mỏi các cơ bắp không ai có thể làm

liên tục một tuần. Ở những công ty lớn, chi

phí cho mỗi lần quét lá rất tốn kém lại không hiệu quả. Trăn trở về vấn đề này, tôi đã nảy ra ý nghĩ chế tạo

máy thổi lá cao su” – ông Năm bộc bạch.

Từ chiếc máy tuốt lúa mua về được ông Năm tháo rời từng bộ phận để nghiên cứu và cho thay thế bằng một

trục lớn có gắn các cánh quạt được che kín tạo thành một góc vuông tạo sức gió nhất định. Chiếc máy thổi lá

cao su của ông Năm có 2 bộ phận: máy kéo truyền lực và quạt gió. Bộ phận kéo và truyền lực lấy từ chiếc

máy cày, còn bộ phận quạt gió gắn với trục quay của máy cày nhưng qua một hộp số để thay đổi vận tốc của

cánh quạt theo ý muốn. Máy cày chạy theo các lô cao su truyền chuyển động cho bộ phận cánh quạt tạo sức

gió phía sau đẩy lá cao su gọn thành từng lớp như có người xếp lá bằng tay. Lúc đầu, máy chạy do bị ma sát

lớn xịt khói đen, có nguy cơ gây cháy nên ông Năm cải tiến lại bằng một hệ thống bôi trơn tự động.

Chiếc máy quét lá cao su của ông Năm rất hiệu quả. Một công nhân với 8 giờ làm có thể quét sạch từ 8 đến

10 ha cao su, chi phí chỉ mất 10 lít dầu. Nếu quét thủ công (dùng máy cắt cỏ) mỗi ngày một công nhân chỉ

quét được 1/3 ha cao su, mất 5-6 lít xăng. Nếu một nông trường có 1.000 ha cao su, chỉ cần 5 công nhân với

5 máy quét lá sẽ giải quyết trong vài tuần. Vào mùa cao su rụng lá, ông Năm thường đi quét thuê cho các hộ

tiểu điền vừa nhanh, vừa rẻ nên ai cũng muốn thuê ông Năm quét lá cho vườn cây của mình.

Page 13: BẢN TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 11 –THÁNG 11/2014 · Bình Dương: Người dân vẫn gắn bó với cây cao su Diện tích cao su chặt bỏ đến nay khoảng 430

13 Bản tin cao su – GMD Corp/R&D Dept

TRIỂN LÃM QUỐC TẾ CÔNG NGHỆ CAO SU TRUNG QUỐC LẦN THỨ XIV

Địa điểm: Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Thượng Hải,

Pudong, Thượng Hải, Trung Quốc.

Thời gian: Ngày 03 đến ngày 05 tháng 12 năm 2014

Nội dung: Triển lãm chào đón các nhà sản xuất, cung cấp

giải pháp lớn cho các nhà sản xuất cao su, công nghệ cao su,

Sản phẩm cao su, Máy móc cao su. Triển lãm giới thiệu một

phổ rộng các sản phẩm và giải pháp: sản phẩm săm lốp; hóa

chất và máy móc trong công nghiệp cao su.

TRIỂN LÃM LỐP XE CHÂU Á LẦN THỨ VIII

Địa điểm: Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế

Thượng Hải, Pudong, Thượng Hải, Trung Quốc.

Thời gian: Ngày 03 đến ngày 05 tháng 12 năm

2014

Nội dung: triển lãm bao gồm lốp Run-flat; lốp

xe xanh; lốp xe ô tô, lốp xe máy bay, thép và kim

loại vành cho xe ô tô,bánh xe, dây chuyền bảo vệ

lốp; thiết bị nâng hạ; bảo vệ lốp ; khay bánh xe, thiết bị bơm lốp xe, thiết bị lắp lốp xe, lốp xe gắn

máy tự động,lốp bánh xe máy giặt, dây thép dính…

HỌP MẶT DOANH NHÂN HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM 2014

Địa điểm: Trung tâm Hội nghị White Palace, TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: Ngày 05 tháng 12 năm 2014

Nội dung: Trong khuôn khổ Họp mặt Doanh nhân năm nay, Hiệp hội sẽ

phối hợp cùng Tổ chức Nghiên cứu Cao su Thế giới (IRSG) tổ chức Hội

thảo "Phát triển bền vững ngành cao su thiên nhiên - SNR-i" nhằm cu"g

cấp những báo cáo phân tích về tổng quan thị trường cao su thiên nhiên

thế giới và các giải pháp phát triển bền vững ngành cao su.

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII