hoÀn thiỆn phÁp luẬt vỀ kiỂm sÁt viÊn viỆn kiỂm sÁt...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ TUẤN PHONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ TUẤN PHONG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU

CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2017

Page 2: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn

Phản biện 1: ......................................................

......................................................

Phản biện 2: ......................................................

......................................................

Phản biện 3: ......................................................

......................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ khi mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã

chú ý tới cán bộ làm nhiệm vụ công tố. Vì vậy, các vấn đề pháp lý của

chức danh này đã được điều chỉnh trong những văn bản pháp luật đầu tiên

của chính quyền dân chủ nhân dân. Nếu như những năm đầu tiên, chế định

công tố và Công tố viên gắn liền với tổ chức và hoạt động của Tòa án thì

sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 1960 đánh dấu sự

thay đổi lớn của chế định này. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong hệ

thống cơ quan Viện kiểm sát và bộ máy Nhà nước được khẳng định trong

Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 và

nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Kiểm sát viên là là một chức danh tư

pháp hiến định, là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để

thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,

có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), đảm bảo sự thực

thi pháp luật nghiêm minh, công bằng và thống nhất. Cùng với quá trình

phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp, pháp luật về Kiểm sát viên cũng

từng bước hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục xây dựng

đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên cho thấy,

các quy định pháp luật hiện nay chưa bảo đảm cho Kiểm sát viên chủ động

thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực

hành quyền công tố vẫn còn có trường hợp bỏ lọt tội phạm. Việc phê

chuẩn các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn

có trường hợp còn chưa chính xác. Vẫn còn có trường hợp đình chỉ điều

Page 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

2

tra bị can, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội. Đội ngũ Kiểm sát viên

còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản

là cơ sở pháp lý đối với chức danh Kiểm sát viên VKSND trong thực hành

quyền công tố chưa được hoàn thiện theo yêu cầu của cải cách tư pháp.

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW

“Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó xác định nhiệm vụ

“Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo

hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư

pháp”. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ:

“... Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền

hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng thẩm

quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để

họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách

nhiệm trước pháp luật...”

Trong bối cảnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, hoàn thiện

các quy định pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố là một nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính cấp thiết, vừa mang

tính lâu dài và cần phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của Hiến

pháp năm 2013.

Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Hoàn

thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực

hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” làm

luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và

pháp luật.

Page 5: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích và làm sáng tỏ luận cứ khoa học của lý luận và thực tiễn

hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố, đối chiếu và đánh giá đúng thực trạng pháp luật, đề xuất các giải

pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành

quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến

pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; Nêu

các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

- Trên cơ sở tư duy pháp lý mới về nhà nước pháp quyền XHCN Việt

Nam và Hiến pháp 2013, xây dựng cơ sở lý luận của hoàn thiện pháp luật

về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố; nghiên cứu pháp

luật về Kiểm sát viên/Công tố viên trong thực hành quyền công tố ở một

số quốc gia, rút ra các giá trị tham khảo có thể vận dụng ở Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về Kiểm

sát viên VKSND thực hành quyền công tố, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế,

nguyên nhân.

- Nêu yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát

viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc

hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp; tập trung vào đối tượng chính là các

Page 6: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

4

quy định pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố dưới

góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về Kiểm

sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố trong phạm vi toàn quốc.

Thời gian nghiên cứu từ khi có Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02-01-

2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

trong thời gian tới” đến năm 2015.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung đề tài dựa trên quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng ta về Nhà nước và pháp luật, về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực

tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu Luận án là phép

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở các nguyên lý về mối

liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng và quá trình xã hội, nguyên lý về sự

phát triển, nghiên cứu sinh đã sử dụng một số quy luật và cặp phạm trù

trong quá trình xử lý các vấn đề trong nội dung Luận án.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận án là:

Phương pháp hệ thống được áp dụng trong chương 1; Phương pháp

phân tích, tổng hợp được sử dụng cả chương 2, chương 3 và chương 4 của

luận án; Phương pháp so sánh được áp dụng để nghiên cứu kinh nghiệm

nước ngoài; Trong chương 3, tác giả còn sử dụng các phương pháp thống

kê, phương pháp tổng hợp.

5. Đóng góp mới của luận án

- Xây dựng khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực

hành quyền công tố; tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và các điều kiện

Page 7: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

5

bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành

quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp.

- Khái quát và đánh giá lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật

về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ

năm 1945 đến trước 2002; Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp

dụng pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố từ 2002 -

2015; Nêu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên

trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển

lý luận hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành

quyền công tố trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam.

- Về thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các

cơ quan chức năng trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện chính sách,

pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Luận án cũng là tài liệu tham khảo

trong công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo luật, các cơ sở

đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành kiểm sát và những ai quan tâm đến lĩnh

vực này.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã

công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận

án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 8: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Pháp luật về Kiểm sát viên

Từ giác độ tiếp cận khoa học của các tác giả trong 08 công trình nghiên

cứu (dưới các dạng: đề tài khoa học; sách; luận án, luận văn), luận án đã tổng

hợp những nội dung cơ bản liên quan đến nội dung “Pháp luật về Kiểm sát

viên”, tiêu biểu như các công trình: “Cở sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà

nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Trần

Hậu Thành; “Dân chủ và pháp luật dân chủ” của Ngô Huy Cương; “Thể chế

tư pháp trong Nhà nước pháp quyền của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung; “Một

số vấn đề về trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với

hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” của Nguyễn Hải Phong và

cộng sự; “Quyền công tố ở Việt Nam” của Lê Thị Tuyết Hoa.

1.1.2. Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong

thực hành quyền công tố

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp những nội dung

cơ bản liên quan đến “Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành

quyền công tố” trong 10 công trình khoa học tiêu biểu (dưới các cấp độ: đề

tài khoa học; sách; luận án, luận văn), luận án đã nêu cách tiếp cận và nội

dung luận giải, cũng như các giải pháp của từng tác giả. Có thể kể tên các

công trình tiêu biểu như: “Viện Kiểm sát trong Nhà nước pháp quyền” của

tác giả Nguyễn Đăng Dung và các cộng sự; “Tổng kết một số vấn đề lý

luận và thực tiễn về công tác của VKSND qua 55 năm tổ chức và hoạt

động” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; “Cơ sở lý luận và thực tiễn của

việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của

Page 9: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

7

Lê Hữu Thể; Nguyễn Thị Thủy “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn

đề áp dụng tố tụng tranh tụng”; Vũ Đức Ninh “Thẩm quyền của Viện

Kiểm sát trong giai đoạn truy tố”; Vũ Mộc ‘‘Nâng cao chất lượng thực

hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong hoạt

động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động điều tra”;

“Nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành kiểm sát nhân dân trước yêu

cầu cải cách tư pháp hiện nay” của tác giả Đào Trí Úc; “Nguyên tắc bảo

đảm sự kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp và tư pháp trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà

nước của nước ta” của tác giả Phạm Mạnh Hùng.

1.1.3. Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố

Trong mục này luận án đã trình bày tổng hợp những nội dung cơ bản

của 21 công trình nghiên cứu liên quan đến “Hoàn thiện pháp luật về Kiểm

sát viên trong thực hành quyền công tố” gắn trong bối cảnh cải cách tư pháp.

Nội dung luận án tổng hợp tập trung vào: góc độ tiếp cận, cơ sở lý luận và

quan điểm của các tác giả về thực trạng và giải pháp. Có thể liệt kê một số

công trình tiêu biểu như sau: “Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của

các cơ quan Nhà nước” của tác giả Nguyễn Đăng Dung; “Quyền con người,

quyền công dân trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của tác giả

Trần Ngọc Đường; Đề tài “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ

thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án

trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” của Uông Chu

Lưu; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Sơn “Mối quan hệ giữa cơ

quan điều tra và Viện Kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam”; Bài viết

"Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân đáp

ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới" của tác giả Nguyễn Hòa Bình;

Page 10: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

8

“Hoàn thiện pháp luật hiện hành để tăng cường trách nhiệm công tố trong

hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” đáp ứng yêu cầu cải

cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Hồng Vinh.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Pháp luật về Kiểm sát viên

Luận án trình bày tổng hợp có chọn lựa các nội dung liên quan đến

“Pháp luật về Kiểm sát viên” trong các công trình khoa học nghiên cứu ở

nước ngoài (dưới các hình thức: giáo trình; sách chuyên khảo; bài viết tạp

chí). Đặc biệt là những nội dung, những hạt nhân hợp lý có tính tương

đồng với pháp luật về Kiểm sát viên của Việt Nam. Tiêu biểu như các

công trình: "Giáo trình chế độ công tố" của Học viện Cán bộ kiểm sát

Quốc gia Trung Quốc; Bài viết “Đẩy nhanh xây dựng chế độ tư pháp xã

hội chủ nghĩa công bằng, hiệu quả, uy tín” của Vương Hồng Tường;

Kha-zi-nô-va V.M trong công trình “Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”.

1.2.2. Pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố

Luận án đã lựa chọn và trình bày nội dung nghiên cứu liên quan

đến “Pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố” ở một

số nước đại diện tiêu biểu như Liên bang Nga; Nhật Bản; Hàn Quốc

thông qua việc tổng hợp các quan điểm của các nhà khoa học nói về

chủ thể Kiểm sát viên/Công tố viên; mối quan hệ của Kiểm sát viên với

các chủ thể tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hành

quyền công tố giải quyết vụ án hình sự. Các công trình tiêu biểu là: Bài

viết “Kiểm sát viên trong tư pháp hình sự” của D.A. Be-vê-shen-cô;

Công trình của UNDP và Bộ Tư pháp Việt Nam “Nghiên cứu tổ chức

và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm quốc gia - Trung Quốc, In-

đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga".

Page 11: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

9

1.2.3. Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành

quyền công tố

Luận án khái quát nội dung nghiên cứu của các nhà khoa học nước

ngoài có liên quan đến hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành

quyền công tố ở một số nước như Liên bang Nga; Trung Quốc, Đức, Vương

quốc Anh, Hoa Kỳ. Cụ thể là các công trình: “Luận cương về cải cách tư pháp

ở Liên bang Nga” của bốn Giáo sư trong nhóm cố vấn của Tổng thống Liên

bang Nga về cải cách tư pháp; “Báo cáo nghiên cứu về tổ chức và hoạt động

của hệ thống tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” của Vivienne Bath;

Bài viết “Về mô hình tổ chức Viện Kiểm sát trong bối cảnh cải cách tư pháp ở

Việt Nam” của Richard S. Shiner, chuyên gia của UNDP.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Về lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ

- Tổng hợp các hạt nhân hợp lý trong tổng quan nghiên cứu và đưa ra

khái niệm quyền công tố; thực hành quyền công tố; Xây dựng khái niệm

pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật và các

điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành

quyền công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp; Tổng kết các giá trị có thể

tham khảo vận dụng ở Việt Nam từ pháp luật về Kiểm sát viên/Công tố

viên trong thực hành quyền công tố của một số nước trên thế giới.

* Về thực tiễn, luận án tập trung làm rõ

- Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về Kiểm sát viên

trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến 2015.

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về Kiểm sát viên

VKSND trong thực hành quyền công tố. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và

Page 12: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

10

nguyên nhân; Nêu quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật

về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải

cách tư pháp ở Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Các công trình khoa học được đề cập trong chương 1 của luận án, ở

mức độ khác nhau đều liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.

Song cho đến nay chưa có công trình nào, nghiên cứu một cách trực tiếp,

hệ thống, toàn diện về hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên VKSND

trong thực hành quyền công tố gắn với yêu cầu cải cách tư pháp và Hiến

phpas 2013 Vì vậy, việc tổng hợp, đánh giá tổng quan các công trình

nghiên cứu trong và ngoài nước về nội dung này sẽ góp phần khái quát lại

những kết quả đã đạt được của các công trình đã công bố, đồng thời chỉ ra

mảng vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM

SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.1.1. Khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố

- Quyền công tố là quyền của Nhân dân uỷ quyền cho Viện kiểm

sát/Viện công tố để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối

với người phạm tội, đồng thời duy trì việc buộc tội đó trước phiên tòa

nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn

trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Page 13: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

11

- Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp

các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người

phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội

đó nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn

trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2.1.2. Khái niệm pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố

- Kiểm sát viên là một chủ thể pháp lý hiến định trong Viện kiểm sát nhân

dân, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực

hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ tính nghiêm

minh, thống nhất của pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân

được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

- Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố

là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện,

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Kiểm sát viên VKSND

trong thực hành quyền công tố để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước

đối với người phạm tội nhằm bảo vệ tính nghiêm minh, thống nhất của

pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn

trọng, bảo vệ và thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2.2. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ

2.2.1. Đặc điểm của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân trong thực hành quyền công tố

Thứ nhất, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội

phát sinh trong quá trình thực hành quyền công tố.

Page 14: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

12

Thứ hai, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố thể hiện thái độ của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội

phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thứ ba, pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố có mối quan hệ mật thiết với các quy định pháp luật khác trong hệ

thống pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về đấu tranh phòng,

chống tội phạm mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

2.2.2. Nội dung của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân trong thực hành quyền công tố

Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố

gồm ba nhóm quy phạm: Nhóm quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung

quyền năng pháp lý mà Kiểm sát viên được trực tiếp nhân danh Kiểm sát viên

khi thực hành quyền công tố; Nhóm quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung

quyền năng pháp lý của Kiểm sát viên nhân danh VKSND trong thực hành

quyền công tố khi thực hiện nhiệm vụ cụ thể được Viện trưởng, Phó Viện

trưởng, Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền phân công trong từng vụ

việc, vụ án cụ thể; Nhóm quy phạm pháp luật chứa đựng nội dung kiểm tra,

giám sát của Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước

(chủ thể uỷ quyền) đối với Kiểm sát viên (chủ thể pháp lý được uỷ quyền)

trong quá trình giải quyết nguồn tin tội phạm, hoặc vụ án hình sự.

2.2.3. Vai trò của pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố

- Pháp luật về Kiểm sát viên là sự bảo đảm pháp lý, công cụ không

thể thiếu trong quá trình Kiểm sát viên thực hành quyền công tố.

- Pháp luật về Kiểm sát viên là cơ sở xác định phạm vi, nội dung

thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong quá trình tiếp nhận, giải

quyết nguồn tin tội phạm và vụ án hình sự.

Page 15: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

13

- Pháp luật về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố

là cơ sở pháp lý để Nhân dân kiểm soát quyền lực và thực hiện việc kiểm

tra, giám sát đối với hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên.

2.3. YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.3.1. Yêu cầu cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện pháp

luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành

quyền công tố

Một là, hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền

công tố phải gắn với hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của

Viện Kiểm sát nhân dân.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền

công tố phải gắn liền với hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong kiểm

sát hoạt động tư pháp.

Ba là, xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý của

Kiểm sát viên; tăng cường trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên trong

hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.

Bốn là, phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm,

quyền hạn tư pháp; tăng thẩm quyền và trách nhiệm để Kiểm sát viên chủ

động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm về

hành vi và quyết định tố tụng của mình.

Năm là, hoàn thiện về Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền

công tố phải bảo đảm tăng cường được cơ chế kiểm soát quyền lực và

kiểm tra, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động thực hành quyền công

tố của Kiểm sát viên.

Page 16: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

14

2.3.2. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm

sát nhân dân trong thực hành quyền công tố

Thứ nhất: Tiêu chí về nội dung, đó là pháp luật về Kiểm sát viên trong

thực hành quyền công tố phải có nội dung phù hợp với quan điểm, đường

lối, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp; Phù hợp với những nguyên

tắc, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Phù hợp với

các điều ước quốc tế và Nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thứ hai: Tiêu chí về hình thức, đó là pháp luật về Kiểm sát viên trong

thực hành quyền công tố phải bảo đảm được tính toàn diện, đồng bộ và thống

nhất; tính khả thi, công khai, minh bạch; tính ổn định và tính dự báo.

Thứ ba: Tiêu chí về tổ chức và thực hiện, đó là pháp luật về Kiểm sát

viên trong thực hành quyền công tố phải được: Tuyên truyền, giáo dục; Đội

ngũ cán bộ Kiểm sát viên phải được đào tạo để đáp ứng các yêu cầu về cải

cách tư pháp; Hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật về Kiểm sát viên nói chung và pháp luật về Kiểm sát viên trong

thực hành quyền công tố nói riêng phải bảo đảm thực hiện trong thực tiễn.

2.3.3. Các điều kiện bảo đảm cho việc hoàn thiện pháp luật về

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố

Thứ nhất, có chính sách pháp luật phù hợp với yêu cầu cải cách tư

pháp và đổi mới Viện Kiểm sát.

Thứ hai, lựa chọn đúng một số vấn đề cần ưu tiên, chọn khâu thiết

yếu nhất trong số rất nhiều quy định pháp luật về Kiểm sát viên trong thực

hành quyền công tố để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp

với tình hình mới.

Thứ ba, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Kiểm sát viên

trong thực hành quyền công tố phải có sự tập trung cao độ các chuyên gia

trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động tư pháp.

Page 17: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

15

Thứ tư, lực lượng Kiểm sát viên phải được bảo đảm đủ biên chế và

yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ

thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

2.4. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN TRONG THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ

THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Luận án lựa chọn một số quốc gia điển hình về các mô hình tố tụng

thẩm vấn, tố tụng tranh tụng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên

bang Nga, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc

Hoa Kỳ để tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến Kiểm sát

viên/Công tố vỉên trong thực hành quyền công tố và rút ra những kinh

nghiệm có giá trị tham khảo ở Việt Nam, đó là:

- Quyền công tố của Kiểm sát viên/Công tố viên luôn gắn với chức

năng buộc tội và giám sát việc thực hiện pháp luật trong Tố tụng hình sự.

- Tuy mỗi quốc gia đều truyền thống pháp luật khác nhau nhưng

quyền công tố của Kiểm sát viên luôn được bảo đảm tính độc lập.

- Dù các quốc gia đều quy định cho Viện công tố/Viện Kiểm sát

nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chức năng thực hành quyền

công tố luôn là chức năng chủ đạo, có vị trí quan trọng nhất.

Tiểu kết chương 2

Pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố là một bộ

phận của hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt

động của Viện Kiểm sát nhân dân. Hoạt động thực hành quyền công tố của

Kiểm sát viên/Công tố viên phải luôn dựa trên một cơ sở pháp lý vững

Page 18: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

16

chắc, hoàn hảo, trước tiên là Hiến pháp, sau đó là các đạo luật về tổ chức

và hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, pháp luật về Kiểm sát viên trong thực

hành quyền công tố không phải là một tập hợp bất biến, nó được hoàn

thiện từng bước theo yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp, phù hợp với

các điều kiện kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ XHCN, bảo

vệ quyền con người, quyền công dân. Mức độ hoàn thiện của các quy định

pháp luật trong lĩnh vực này được đánh giá bởi các tiêu chí về nội dung,

hình thức, tổ chức và thực hiện.

Chương 3

QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở VIỆT NAM

3.1. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TỪ 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI

BAN HÀNH LUẬT TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2002

3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

- Vào thời kỳ đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cơ

quan công tố chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp và chưa phải là cơ quan tư

pháp độc lập, chức danh Kiểm sát viên chưa hình thành. Tuy vậy, hoạt

động thực hành quyền công tố đã được thực hiện thông qua việc các chỉ

đạo hoạt động điều tra và buộc tội bị cáo trong các phiên toà của các “viên

chức công tố” và được xem là một nhiệm vụ của Toà án. Nhiệm vụ này

được thực hiện trên thực tế bởi một số chủ thể khác nhau như Uỷ viên

quân sự, Biện lý, hoặc Công tố viên.

Page 19: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

17

- Sau khi miền bắc giải phóng, ngày 01-7-1958, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 256-Ttg về thành lập Viện Công tố. Hệ thống công tố

tách khỏi Bộ Tư pháp, Viện Công tố trung ương trực thuộc Hội đồng

Chính phủ, có trách nhiệm và quyền hạn ngang một Bộ. Đây là tiền đề cho

việc thiết lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân sau đó.

3.1.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 2002

- Chế định Viện Kiểm sát nhân dân được ghi nhận lần đầu tiên trong

Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức VKSND năm 1960. Chức năng thực

hành quyền công tố của Kiểm sát viên trong giai đoạn này chỉ dừng ở mức

độ quy định của Viện Kiểm sát có trách nhiệm điều tra những việc phạm

pháp về hình sự, tham gia việc điều tra hoặc khi cần thiết thì tự mình điều

tra, truy tố hoặc miễn truy tố can phạm; truy tố trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội ra trước Toà án nhân dân cùng cấp.

- Năm 1980, theo quy định của Hiến pháp thì Viện Kiểm sát nhân

dân được coi là một thiết chế tư pháp bên cạnh Tòa án. Pháp luật về Kiểm

sát viên trong thực hành quyền công tố cũng được hoàn thiện nhằm bảo

đảm cho Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn việc buộc tội của Nhà nước đối

với người phạm tội.

- Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định VKSND thôi không

thực hiện chức năng kiểm sát chung mà tăng cường thực hiện chức năng

thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp. Bộ luật Tố tụng

hình sự (BLTTHS) năm 1988 cũng được sửa đổi bổ sung vào các năm

1990, 1992, 2000 cho phù hợp, nhưng chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ,

quyền hạn của VKSND và Viện trưởng VKSND, còn chức năng, nhiệm vụ

của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố không thay nhiều lớn so

với BLTTHS ban hành năm 1988.

Page 20: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

18

3.2. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TỪ KHI BAN HÀNH

LUẬT TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2002 ĐẾN 2015

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

3.2.1. Pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong

thực hành quyền công tố từ năm 2002 đến 2015

- Từ năm 2002 đến 2015, các quy định pháp luật về về Kiểm sát viên

VKSND trong thực hành quyền công tố đã được thể chế một cách mạnh mẽ,

toàn diện và đồng bộ để phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước. Hệ thống pháp luật về tư pháp nói chung, pháp luật về

Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố nói riêng đã được

từng bước sửa đổi, bổ sung ở nhiều cấp độ văn bản pháp lý. Cơ bản đáp ứng

được các tiêu chí về nội dung, hình thức, tổ chức và thực hiện.

- Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định Kiểm sát viên khi thực

hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, chỉ tuân theo pháp

luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. Đây là

quy định khẳng định vị trí độc lập của Kiểm sát viên trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự nói chung, thực hành quyền công tố nói riêng. Từ

quy định này, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên đã được cụ thể

hoá bằng quy định pháp luật trong Luật tổ chức VKSND năm 2014,

BLTTHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và một số văn bản

pháp lý có liên quan.

3.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm

sát nhân dân trong thực hành quyền công tố từ năm 2002 đến 2015

3.2.2.1. Những kết quả chủ yếu

Trong hoạt động của mình, từ năm 2002 đến nay, Viện Kiểm sát

các cấp đã đề cao trách nhiệm thực hành quyền công tố, chống bỏ lọt tội

Page 21: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

19

phạm và người phạm tội, chống làm oan người vô tội. Vì vậy, chất

lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên từ

khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm đến khi bản án có hiệu lực

được nâng lên rõ rệt, hạn chế trường hợp bỏ lọt tội phạm và người phạm

tội; giảm tình trạng oan sai; khắc phục cơ bản việc lạm dụng bắt khẩn

cấp, việc hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự; hạn chế tình trạng trả

hồ sơ để điều tra bổ sung giữa Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra; đẩy

nhanh tiến độ giải quyết án; giảm đáng kể các trường hợp khởi tố, điều

tra sau phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội;

chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; kỹ năng xét hỏi, đối đáp và chất

lượng tranh tụng của Kiểm sát viên được nâng cao đặc biệt là trong các

phiên toà rút kinh nghiệm.

3.2.2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân

* Bất cập về thể chế pháp lý: Một là, các Bộ luật và Luật chưa minh

định ranh giới giữa thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự và

quyền kiểm sát các hoạt động tư pháp khác (như thi hành án); BLTTHS

năm 2003 quy định giới hạn VKSND chỉ có thẩm quyền ra quyết định

khởi tố vụ án hình sự (Điều 104 BLTTHS; Điều 126 BLTTHS); Hai là,

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định thực hành quyền công tố

được thực hiện từ khi giải quyết tin báo…(Khoản 1,Điều 3) là chưa bao

quát, chưa phù hợp với vai trò, trách nhiệm của cơ quan thực hành quyền

công tố; Ba là, Bộ luật hình sự chưa có chế tài xử lý áp dụng đối với chủ

thể là thủ trưởng cơ quan, nhà nước cố tình không thông báo hành vi phạm

tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực mình quản lý cho Cơ quan điều

tra, Viện Kiểm sát.

* Bất cập về cơ chế bảo đảm: Một là, chưa có quy định bảo đảm để

Kiểm sát viên thật sự chủ động trong thực hành quyền công tố khi khám

Page 22: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

20

nghiệm tử thi, hiện trường, phương tiện; Hai là, chưa phân định rõ thẩm

quyền của Viện trưởng đối với Kiểm sát viên sau khi có quyết định phân

công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư

pháp trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm hoặc giải quyết vụ

án hình sự; Ba là, BLTTHS còn có những bất cập trong thực hiện các quy

định pháp luật về thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên. Như bảo

đảm pháp lý về tính kịp thời của yêu cầu điều tra; yêu cầu thay đổi người

tố tụng của Kiểm sát viên.

* Bất cập về cơ cấu tổ chức và các yếu tố bảo đảm về cơ sở vật chất

cho Viện Kiểm sát và Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố chưa

phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp đặt ra

* Hạn chế: quá trình áp dụng pháp luật về Kiểm sát viên VKSND

trong thực hành quyền công tố chưa bảo đảm được tính hiệu quả, hiệu lực.

* Nguyên nhân của hạn chế: Từ 2002 đến 2015, pháp luật về Kiểm

sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố tuy có sửa đổi, bổ sung

nhưng chưa bảo đảm được các tiêu chí hoàn thiện về nội dung, hình thức,

tổ chức và thực hiện; Quy định nguyên tắc “tập trung, thống nhất lãnh đạo

trong Ngành” chưa được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cải cách tư

pháp; Chính sách, chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,

Kiểm sát viên chậm được điều chỉnh, bổ sung tương xứng với quyền hạn,

trách nhiệm được giao.

Tiểu kết chương 3

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về Kiểm sát viên

trong thực hành quyền công tố từ năm 1945 đến 2015 cho thấy thấy các

quy định pháp luật đã không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ của đất nước ở mỗi giai đoạn lịch sử.

Page 23: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

21

Từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Luật tổ chức VKSND

năm 2014 ban hành đã tạo cơ sở cao nhất và thống nhất cho mọi hoạt động

của Kiểm sát viên VKSND trong thực hành quyền công tố.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp thì các quy

định pháp luật về Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành

quyền công tố thì vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, hạn chế cần tiếp tục

hoàn thiện hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách

nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng

quyền và trách nhiệm cho Kiểm sát viên bảo đảm để Kiểm sát viên chủ

động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm

trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC

HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT

VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN

CÔNG TỐ

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố phải phù hợp chủ trương cải cách

tư pháp của Đảng trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên cần quán triệt sâu sắc

quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong

lĩnh vực tư pháp.

Page 24: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

22

4.1.2. Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố phải được tiến hành toàn diện,

đồng bộ, thống nhất với việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt

động tư pháp, phù hợp với yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền

công dân

Việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền

công tố phải được đặt trong sự hoàn thiện của cả hệ thống pháp luật nói

chung, đặc biệt là pháp luật về tố tụng hình sự; thể chế hóa đầy đủ và kịp

thời đường lối, chủ trương của Đảng về quyền con người, phải được tiến

hành đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống chính sách về quyền con người

và mức độ bảo đảm các quyền đó và được thực hiện theo từng lộ trình phù

hợp với từng thời kỳ phát triển của kinh tế - xã hội.

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố phải được tiến hành trên cơ sở

tổng kết thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát

Việc hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công

tố phải gắn liền với việc tổng kết thực tiễn một cách toàn diện, khách quan,

đặc biệt chú ý đến mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động thực hành quyền

công tố của Kiểm sát viên và Viện Kiểm sát, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên

với các chủ thể tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

4.1.4. Hoàn thiện pháp luật Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân

dân trong thực hành quyền công tố cần tham khảo có chọn lọc kinh

nghiệm các nước có nền tư pháp tiên tiến

Việc hoàn thiện pháp luật Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân

trong thực hành quyền công tố phải tuân theo một quy trình xây dựng pháp

luật hợp lý; phải dựa trên cơ sở học tập có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng

pháp luật của các nước có nền tư pháp tiên tiến trên thế giới.

Page 25: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

23

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Về hình thức thể hiện các quy định pháp lụật: Về lâu dài cần tiếp

tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung chế định Viện Kiểm sát nhân dân trong

Hiến pháp ở thời điểm thích hợp.

- Tiếp tục hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về Kiểm sát

viên trong thực hành quyền công tố: Sửa đổi các điều 145,146,147

BLTTHS 2015 theo hướng, tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi

tiếp nhận nguồn tin về tội phạm đều phải thông báo ngay cho Viện Kiểm

sát nhân dân gần nhất trong vòng 24 giờ. Và Bộ luật hình sự cũng cần xây

dựng một chế tài cần thiết để xử lý các hành vi vi phạm nội dung trên.

- Điều chỉnh một số quyền năng pháp lý chung của Viện Kiểm sát và cụ

thể hoá nội dung tại điểm p, khoản 1, Điều 42 BLTTHS 2015 “Thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát theo sự

phân công của Viện trưởng Viện Kiểm sát theo quy định của Bộ luật này theo

hướng tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố.

- Luật hoá các hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên đang

tồn tại dưới các hình thức tham mưu, đề xuất cho Viện trưởng trong quá trình

quyết định “đóng mở vụ án” và quyết định áp dụng các biện pháp “hạn chế

quyền con người, quyền công dân” thành những nhiệm vụ của Kiểm sát viên.

4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực toàn diện của Kiểm

sát viên Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố

- Xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ Kiểm sát viên

- Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà.

- Nâng cao văn hóa pháp đình của Kiểm sát viên.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành kiểm sát

- Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

kiểm sát, Kiểm sát viên.- Các biện pháp bảo đảm an toàn cho Kiểm sát viên

Page 26: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

24

Tiểu kết chương 4

Trước những đòi hỏi của cải cách tư pháp, vị trí, vai trò của VKSND

nói chung, Kiểm sát viên nói riêng đã và đang được khẳng định rõ hơn

trong lĩnh vực thực hành quyền công tố. Đây là yêu cầu mang tính khách

quan. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành

quyền công tố luôn gắn liền với việc bảo đảm cho địa vị pháp lý hiến định

của Kiểm sát viên, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

công tác kiểm sát, chế độ đãi ngộ phù hợp cho Kiểm sát viên và bảo đảm

các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động của cơ quan kiểm sát.

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của chế định Kiểm sát viên nói chung,

pháp luật về Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố nói riêng luôn

gắn liền với quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ

chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân vì mục tiêu bảo vệ quyền

công dân, quyền con người và bảo vệ pháp luật Xã hội chủ nghĩa. Quá

trình hoàn thiện các quy định này đã từng bước khắc phục những hạn chế,

tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của

Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố. Trong bối cảnh thực hiện

chủ trương cải cách tư pháp của Đảng thì việc hoàn thiện pháp luật về

Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố lại càng có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng, đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của

công cuộc cải cách tư pháp nói chung và nâng cao hiệu quả thực hành

quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp nói riêng.

Page 27: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT …hcma.vn/Uploads/2017/12/12/TT _T.Viet__ Le Tuan Phong _nop QD_.pdfcác quy định pháp luật hiện nay chưa

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Lê Tuấn Phong (2012), “Viện Kiểm sát Quân sự quân khu 5 đổi

mới, nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố,

kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự, góp phần tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Kiểm sát, (17),

tr.23-27.

2. Lê Tuấn Phong (2013), “Đặc điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa

trong thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát quân sự”,

Tạp chí Kiểm sát, (21), tr.13-15.

3. Lê Tuấn Phong (2016), "Pháp luật về Kiểm sát viên Viện Kiểm

sát nhân dân trong thực hành quyền công tố ở Việt Nam",

tại trang http:lyluanchinhtri.vn, [ngày 25/4/2016].