hƯỚng dẪn kỸ thuẬt bẢo tỒn cÂy mai vÀng yÊn tỬ cỔ … file3 phẦn i. thÔng tin...

14
************** HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ Uông Bí, 2014 UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

**************

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ

Uông Bí, 2014

UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH

Page 2: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

2

Page 3: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

3

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật:

Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND

tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương

hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015;

Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh

Quảng Ninh phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm nông nghiệp xây dựng

thương hiệu thuộc ‘Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm

nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015’;

Quyết định số 2919/QĐ- UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của UBND

tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án ‘Xây dựng, quản lý và phát triển Chỉ

dẫn địa lý Mai vàng Yên Tử cho sản phẩm mai vàng của thành phố Uông Bí,

tỉnh Quảng Ninh;

Phương án quản lý và bảo tồn mai vàng Yên Tử cổ thụ của UBND thành

phố Uông Bí;

Kết quả thực hiện Đề tài ‘Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển giống

hoa mai vàng Yên Tử’ năm 2010 do Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa

học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện;

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý và bảo tồn mai vàng cổ thụ do Công

ty nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư CONCETTI thực hiện

năm 2012;

Kết quả hội thảo góp ý, hoàn thiện qui trình kĩ thuật bảo tồn mai vàng cổ

thụ được thực hiện tại thành phố Uông Bí ngày .... tháng .... năm 2014;

2. Phạm vi áp dụng:

Kỹ thuật bảo tồn cây Mai Vàng Yên Tử cổ thụ được áp dụng cho cây mai

vàng nằm trong khu vực cần bảo vệ đã được qui định tại bản đồ khu vực địa lý

tương ứng với chỉ dẫn địa lý mai vàng Yên Tử trên địa bàn thành phố Uông Bí

và huyện Đông Triều, đặc biệt chú trọng khu vực rừng quốc gia Yên Tử.

Page 4: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

4

PHẦN II. GIỚI THIỆU

1. Giới thiệu chung về cây mai vàng Yên Tử

Trên chốn non thiêng Yên Tử lạnh giá, ở độ cao hàng trăm đến 1.000 mét

so với mực nước biển, cây mai vàng được phát hiện như một khám phá đầy bí

ẩn. Truyền thuyết kể rằng, khi Đức Phật Trần Nhân Tông rời kinh kỳ để về chốn

non thiêng Yên Tử, Ngài đã cùng các đệ tử trồng những cây mai đầu tiên.

Sau nhiều năm được bàn tay các Phật tử chăm sóc, cùng với sự ưu ái của

thiên nhiên, những cây mai nhỏ bé đã biến thành quần thể rừng mai rộng lớn.

Tuổi đời của những cây mai này đến nay đã hơn 700 tuổi và được người dân gọi

với cái tên rất trân trọng: Đại lão mai vàng Yên Tử.

Bằng chứng cho thấy, đến nay, hầu hết những nơi phát hiện có mai vàng

Yên Tử sinh sống đều gắn liền với các di tích hoặc các ngôi chùa mà vua Trần

Nhân Tông cho xây dựng như chùa Bảo Sái, Am Ngọa Vân, chùa Một Mái, khu

vực thác Vàng.... Đây là một trong số những loài cây có giá trị trong hệ thực vật

phong phú ở Yên Tử được các nhà nghiên cứu và người dân gọi là Mai ký đá

hay Kim Liên Mộc.

Bảng 1: Sự phân bố của cây mai vàng Yên Tử

STT Khu vực Điểm phân

bố Cây/ha

Đường kính thân (cm)

(- chưa xác định, x đã xác định

được)

<10 10-

20

20-

30

30-

40

>40

1 Khu vực xã

Thượng

Yên Công,

Uông Bí

Chùa Một

Mái

<100 x - x - -

2 Chùa Bảo Sái <100 x - x - -

3 Chùa Vân

Tiêu

<100 - x x - -

4 Thác Vàng >100 x x x x x

5 Thác Bạc >100 x x x x x

6 Làng Tây

Sơn, xã

Bình Khê,

Dốc Ranh <100 - x x - -

7 Khe Chè >100 x x x x x

8 Chùa Hồ <100 - x x x -

Page 5: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

5

Lời dẫn về lịch sử: “Đại lão mai vàng rất linh

thiêng, bởi đây chính là nơi các thiền sư đã từng

ở. Sương gió lạnh giá, cây mai vẫn lặng lẽ đơm

nụ, khi tết đến xuân về, mai xòe nở hoa vàng, tỏa

sáng núi rừng Yên Tử....Mai vàng vừa là biểu

tượng của sự thanh bạch, vừa là biểu tượng của

sức sống bền bỉ, hướng thiện của người Việt theo

triết lý “nhập thế” của Thiền phái Trúc Lâm...”

(Trích lời kể của ông Chu Linh Diễn, địa chỉ: khu

Đồng Bống, phường Vàng Danh, Uông Bí)

STT Khu vực Điểm phân

bố Cây/ha

Đường kính thân (cm)

(- chưa xác định, x đã xác định

được)

<10 10-

20

20-

30

30-

40

>40

9 huyện Đông

Triều

Trại Lốc <100 x - x - -

10 Chùa Ba Bậc <100 - x x - -

11 Dốc Hẩy >100 x - x x x

Nguồn: Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài KHCN “Nghiên cứu, bảo

tồn, lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử”

Mai vàng Yên Tử không chỉ làm đẹp cảnh quan núi rừng mà còn trở thành

biểu tượng trong các bài giảng đạo cho các Phật tử. Theo lời thầy Thích Quang

Huệ, trụ trì chùa Lân (Yên Tử), Sơ Tổ khi xưa đã dạy các Phật tử: “Hãy buông

bỏ hết những cái không buông bỏ được thì chính là cây mai vàng Yên Tử”. Qua

đây, Điều Ngự Giác Hoàng

muốn ám chỉ đến hành giả,

chỉ tu thành chính quả khi

đã rũ bỏ được mọi vướng

lụy, nhưng điều cao quý

nhất không thể nào rũ bỏ

được chính là tâm thiền của

mỗi nhà sư. Tâm thiền đó

được ví như tinh thần, cốt

cách của cây mai vàng Yên Tử. Vẻ đẹp của mai là vẻ đẹp thanh khiết cao quý,

màu vàng tượng trưng cho sự vinh hiển, cao sang. Theo thuyết ngũ hành thì màu

vàng thuộc Thổ, nằm ở vị trí trung tâm của bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Màu vàng cũng là biểu tượng cho giống nòi Việt Nam.

Với những giá trị đó, người dân nơi đây coi mai vàng như là biểu tượng

cho giống nòi, cho cốt cách con người Việt Nam. Từ đầu những năm 1990, cây

mai vàng đã được người dân di thực từ trên rừng Yên Tử về vườn nhà, như một

cây trồng để thể hiện cái đẹp gần gũi, quý giá và một lòng hướng Phật. Từ đó, sự

Page 6: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

6

phát triển của cây mai vàng Yên Tử không chỉ bó hẹp tại những ngôi chùa thờ

Phật, mà đã gắn bó với niềm tin và sự hướng thiện của người dân.

Đến những năm 2006, cùng với sự phát triển của khu di tích Yên Tử, sản

phẩm hoa mai vàng Yên Tử đã trở thành một sản phẩm mang tính chất “thương

mại tâm linh”, có nghĩa là trở thành một sản phẩm được Phật tử các nơi về lễ

Phật coi như những giá trị tinh thần cao quý, từ vẻ đẹp thuần túy của một loài

hoa, đến sự trân trọng và giá trị cuộc sống cao đẹp mà Phật tổ ban tặng. Đến nay,

hoa mai vàng Yên Tử đã được di thực xuống các vùng lân cận, nhiều người

trồng hoa mang tính thương mại...

Với những giá trị to lớn nêu trên, mai vàng Yên Tử cần phải được bảo vệ,

bảo tồn để không chỉ bảo vệ những ‘nhân chứng lịch sử” mà còn để bảo tồn

nguồn gen quý, khẳng định một sản phẩm độc đáo, tôn thêm các giá trị văn hóa,

lịch sử của Yên Tử và của Quảng Ninh và tạo các tiền đề quan trọng để phát

triển Mai vàng Yên Tử thành một sản phẩm thương mại.

PHẦN III. KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Hướng dẫn này quy định yêu cầu kỹ thuật bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử

cổ thụ hiện đang phân bố tại các khu vực rừng quốc gia, rừng phòng hộ trên địa

bàn thành phố Uông Bí và huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong các khu

vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý mai vàng Yên Tử.

Điều 2.

Cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ là những cây Mai có đường kính thân cây

được đo ở vị trí cách mặt đất 1,3 m là > 20 cm.

Điều 3.

Hướng dẫn kỹ thuật này khuyến khích áp dụng cho các khu rừng sản

xuất có cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ phân bố.

Page 7: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

7

Điều 4.

Người tham gia bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ phải được đào tạo về

kỹ thuật theo Hướng dẫn kĩ thuật này.

Điều 5.

Ngoài quy định riêng về bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ thì việc

quản lý bảo vệ rừng tại khu vực cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ phân bố được thực

hiện theo các quy định chung về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, các

quy định của Luật về Bảo vệ và Phát triển Rừng số 29/2004/QH11 ngày 03

tháng 12 năm 2004 của Quốc hội và các quy định khác của Chi cục Kiểm lâm

Quảng Ninh cũng như qui định riêng của Hạt Kiểm lâm Uông Bí và Hạt Kiểm

lâm Đông Triều, Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc Gia Yên Tử.

Chương II

KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ

Điều 6 : Điều tra thực địa cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ

1. Điều tra, phát hiện cá thể: Trong khi điều tra tại thực địa nếu phát hiện

đối tượng, sử dụng thiết bị GPS cầm tay để xác định tọa độ, vị trí phân bố của

từng cá thể cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

2. Đánh số thứ tự cho từng cá thể để thống kê số lượng cá thể và tạo thuận

lợi cho công tác bảo tồn sau này.

3. Đánh giá tình trạng sinh trưởng, phát triển của từng cá thể phục vụ cho

việc bảo vệ và chăm sóc:

tiến hành đo đạc, xác định các nhân tố điều tra của từng cá thể như:

đường kính, chiều cao, chu vi thân, số cành chính;

đặc điểm vật hậu, đặc điểm để nhận biết so với các yếu tố địa hình, địa

vật xung quanh;

đánh giá tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại;

Page 8: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

8

đánh giá tác động của tự nhiên, các yếu tố bất lợi như sự cạnh tranh

dinh dưỡng, ánh sáng giữa các cá thể thông qua các chỉ tiêu như khoảng cách

cây, độ giao tán lá, độ xen rễ cây....; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cực đoan

như mưa, gió, bão, sạt lở đất....tác động tới đời sống của cây....

đánh giá tác động và ảnh hưởng của con người (nếu có)..... ....

4. Trên cơ sở thực trạng, phân loại tình trạng cây:

- ở mức rất nguy cấp (những cây có thân, gốc có vết mục rỗng >=1/3

đường kính thân, gốc và có thể bị cụt ngọn, thân nghiêng. Sâu bệnh hại nặng,

nhiều rễ nổi);

- ở mức nguy cấp (những cây có thân, gốc bị mục rỗng <1/3 đường kính

thân, gốc, và thân có thể bị nghiêng. Sâu bệnh hại, nhiều rễ nổi);

- ở mức ít nguy cấp (những cây có thể có các vết mục rỗng thân, gốc và

sâu bệnh hại ít, không đáng kể) và ở mức không có khả năng tự phục hồi (cây

đổ, chết đứng, hay gốc chặt).

5. Đề xuất biện pháp bảo tồn cho cá thể: Đóng biển, tuần tra canh gác,

chống đổ cho cây bằng cột chống, cáp kéo, chặt tỉa các cành, dây và cây đã và

đang cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây, đổ đất lấp rễ nổi, bổ sung đất

thành ụ để gia cường giữ thân cây, hay xây kè chắn sạt lở....

6. Lập phiếu điều tra cho cá thể theo mẫu (Biểu điều tra thực địa theo mẫu

phụ biểu 01 đính kèm).

7. Với những cá thể đã được đánh số, tiến hành đánh giá thực trạng bổ

sung, định kỳ theo mẫu phiếu điều tra.

Điều 7: Lập Hồ sơ Bảo tồn Cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

1. Xác định vị trí từng cá thể trên bản đồ, chuyển số liệu thu thập được từ

thiết bị GPS cầm tay sang bản đồ địa hình hệ VN 2000 kinh tuyến trục 107045’

múi chiếu 3 khu vực phân bố cho từng cá thể Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

Page 9: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

9

2. Biên tập Bản đồ phân bố cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ: Ngoài quy định

chung về đo đạc bản đồ thì nội dung chính của bản đồ thể hiện chính xác tọa độ

của từng cá thể nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác theo dõi, tuần tra, canh gác

hoặc phải thực hiện giải pháp tác động đặc thù.

3. Lập bảng tổng hợp các nhân tố điều tra cùng các giải pháp đã đề xuất

cho từng đối tượng.

4. Viết thuyết minh.

5. Nhân bản để lưu trữ hồ sơ bảo tồn, giao cho người thực thi nhiệm vụ để

tiếp tục theo dõi ghi chép phát sinh trong quá trình bảo tồn.

Điều 8: Tuyên truyền, tập huấn

1. Xây dựng nội quy bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

2. Thông báo bằng các hình thức: Thông tin đại chúng, trên bảng tin, tờ

rơi, tờ gấp... về giá trị, nội dung bảo tồn, những quy định, những hành động xâm

hại đến cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ và các biện pháp xử lý.

3. Tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

Điều 9: Gắn biển cho từng cá thể cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ

1. Vật liệu: có thể sử dụng các loại vật liệu bền với tác động của mưa,

nắng như Composit, Tôn, Gỗ...

2. Kích thước: 25x40cm.

3. Nội dung: ghi tóm tắt thông tin của cá thể.

Mai vàng cổ thụ (Ochna integerima)

Cây số: (120) Tọa độ:

X: 393.000, Y: 2.335.000

Page 10: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

10

Điều 10: Tuần tra canh gác

1. Tổ chức tuần tra theo định kỳ: tùy theo đặc điểm cụ thể của từng cá thể

về mức độ, nguy cơ bị xâm hại, tình trạng nguy cấp, người được phân công

nhiệm vụ xác định thời gian cần thiết phải tuần tra, theo dõi cho từng cá thể được

bảo tồn.

2. Nội dung tuần tra, theo dõi:

Kiểm tra sự tồn tại của các cá thể;

Ghi chép các biểu hiện ảnh hưởng đến bảo tồn cá thể cây Mai vàng

Yên Tử cổ thụ: Sâu bệnh, tác động của tự nhiên và nhân tạo, vật hậu ... ;

Thực hiện các biện pháp bảo vệ tại chỗ đối với các tác động nhỏ hoặc

báo cáo với Ban quản lý để giải quyết đối với các tác động xấu và lớn ảnh hưởng

đến các cá thể;

Ngăn chặn kịp thời sự xâm hại của người và gia súc.

Điều 11: Chăm sóc cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ

1. Thường xuyên tỉa cành bị sâu bệnh nặng, cành khô...Tất cả các cành đã

chết khô đều phải cắt bỏ không để tự rơi rụng xuống dưới hoặc để mục trên cây

làm môi trường cho các loài sâu, bệnh hại. Cắt tỉa những cành bị sâu bệnh hại,

những cành còn tươi nhưng bị tổn thương ở những vị trí chịu lực, có nguy cơ gãy

rụng khi có gió bão. Vết cắt được cắt đến phần còn tươi để xử lý, xịt thuốc chống

nấm, khuẩn, côn trùng gây hại. Qua quá trình sinh trưởng, vỏ cây sẽ tái tạo tế

bào mới dần ôm bọc lấy vết cắt. Đối với những cây đang có hiện tượng khô

cành, thân, dùng thuốc xử lý bề mặt.

2. Cắt tỉa cành cây lân cận đang cạnh tranh không gian dinh dưỡng, chờm

tán..., cắt bỏ dây leo quấn quanh cây, cây đổ đè, nhằm trả lại không gian dinh

dưỡng và tránh các nguy cơ đổ gẫy lên cây cổ.

Page 11: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

11

3. Phát dây leo, cây bụi quanh gốc cây với bán kính 5 m, để tránh sự chèn

ép cây mai vàng cổ thụ.

4. Đối với thân bị rỗng: dùng các dụng cụ chuyên dụng như soi, nạo lấy ra

phần gỗ đã bị hoai mục, đến sát phần thân sống, xông hơi thuốc tiêu diệt các

mầm mống nấm hoại sinh và côn trùng gây hại (mối, rệp và bọ cánh cứng) trong

các khe rãnh gỗ trong lòng thân cây. Xử lý bề mặt trong thân gỗ bằng thuốc

chống nấm, chống thấm nước hạn chế sự xâm nhập của nước mưa và các thành

tố gây hại khác.

5. Phần mặt đất quanh gốc được đặt các bẫy bả diệt mối, nhằm trừ diệt

mối trên diện rộng.

6. Với những cây (hoặc cành) bị nghiêng có nguy cơ gẫy, đổ cần được

chống đỡ bằng cột chống, cáp kéo, những vật gia cường này cần được ngụy

trang cho phù hợp với cảnh quan xung quanh. Với những cây có hiện tượng sinh

trưởng nhanh nhưng có nguy cơ bị đổ cần hạn chế sinh trưởng bằng các giải

pháp, hạn chế bón, tưới nước.

7. Xếp kè đá chắn đất trôi cho các cá thể phân bố ở các vị trí không thuận

lợi dễ bị xói mòn. Xây bờ be vây xung quanh với những cây ở khu vực thường

xuyên có sự di chuyển, tham quan của du khách, đổ thêm đất xung quanh gốc lấp

các rễ nổi, bổ sung đất thành ụ nhằm gia cường khả năng giữ thân cây.

8. Bón phân: Trong khi chờ kết quả nghiên cứu, có thể bón phân bổ sung

bằng cách đào 4 lỗ theo chiều: Bắc - Nam - Đông - Tây, ở vị trí ngoài cùng tán

cây. Bón 1000g/ 1 lỗ/ 1 lần/1năm phân vi sinh hữu cơ tổng hợp trước mùa mưa.

Điều 12:

Lập nhật ký theo dõi tình hình bảo tồn cây Mai vàng Yên Tử cổ thụ.

Điều 13.

Bên cạnh hoạt động chăm sóc, bảo tồn những cây cổ thụ hiện có cần xúc

tiến tái sinh tự nhiên của cây cổ thụ vì hạt mai vàng khi rơi xuống đất thường dễ

bị rửa trôi vì vậy cần phải tạo điều kiện để hạt cây tiếp xúc được với đất bằng

Page 12: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

12

cách xới đất, phát cây bụi, dọn lá khô, tưới nước xung quanh gốc vào mùa hạt

rụng bên cạnh biện pháp thu gom hạt ươm giống hoặc tiếp tục ươm cây con sau

đó mang trồng trả lại rừng.

Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Triển khai thực hiện

1. UBND Thành phố Uông Bí là chủ sở hữu và là Tổ chức quản lý Chỉ

dẫn địa lý mai vàng Yên Tử trong đó có hoạt động bảo tồn mai vàng cổ thụ.

2. UBND Thành phố Uông Bí giao Ban quản lý di tích và rừng quốc gia

Yên Tử chịu trách nhiệm đầu mối giúp UBND Thành phố tổ chức, triển khai các

biện pháp kĩ thuật bảo tồn mai vàng cổ thụ trên cơ sở phối hợp với các tổ chức

cũng như các đơn vị quản lý khác như Hạt Kiểm lâm Uông Bí và Hạt Kiểm lâm

Đông Triều và Hội Mai Vàng Yên Tử.

3. Hoạt động sơ kết, tổng kết về kết quả bảo tồn cây Mai Vàng Yên Tử cổ

thụ cần được báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm, và trình UBND thành phố

Uông Bí.

Page 13: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

13

Phụ biểu 01

BIỂU ĐIỀU TRA CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ

Tỉnh Quảng ninh - Thành phố Uống Bí - Xã ............. Thôn ........................

1. Số thứ tự: ……………………………………………………………………

2. Vị trí cây

Địa điểm/Tứ cận:(Ghi điểm đặc biệt để nhận biết, ví dụ: cách ngã ba suối 10m về phía Tây...):.....................................................

Tọa độ: X=.............................. Y=............................................

Vị trí độ cao tương đối: ………………, Độ cao tuyệt đối (200m)

3. Địa hình: (Chân, sườn, đỉnh), hướng phơi (Tây bắc, đông nam ...)…………..

4. Loại đất: (Đất Feralis mầu Vàng phát triển trên đá Sa thạch)……………..

5. Trạng thái thực bì (Rừng tự nhiên, đất trống, trảng cỏ, trảng cây bụi)……..

6. Mô tả tình trạng cây

Chu vi thân cây/ Đường kính (Cm) tại vị trí cách mặt đất 1,3m

Chiều cao (m): vút ngọn………m; dưới cành………m

Đường kính tán: Đông- Tây….m; Nam- Bắc………m

Độ lệch thân cây:……………………………………...

Tình trạng thân cây:…………………………………..

Tình trạng cành cây: Số cành chính………………….

Vật hậu: (Ra hoa, kết quả, lá rụng % ...)…………….

7. Tình hình sâu bệnh…………………………………………………………..

8. Đặc điểm đặc biệt khác……………………………………………………..

9. Biện pháp đã tác động:

Có/Chưa được tác động………………………………………………..

Nếu Có nêu cụ thể biện pháp đã tác động:………………………………

10. Đề xuất: Chống đổ, Tỉa cành, Phát thực bì xâm lấn ….

11. Ngày điều tra .........................................................................................

12. Người điều tra ........................................................................................

Page 14: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT BẢO TỒN CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ … file3 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Hướng dẫn kĩ thuật: Quyết định số

14

Phụ biểu 02

TỔNG HỢP CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ CỔ THỤ CẦN BẢO TỒN

Tỉnh Quảng ninh - Thành phố Uống Bí - Xã ............. Thôn ...............

STT Tọa độ Đường

kính Chiều

cao

Số cành chính

Đề xuất biện pháp

1 X Y

2

3