hiện trạng các mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ thân thiện với ... · giz đã hoạt...

152
Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Page 2: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Chịu trách nhiệm xuất bảnDeutsche Gesellschaft fürInternationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Trụ sở đặt tạiBonn và Eschborn, CHLB Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP)

Tầng 9, tòa nhà Landmark, 5B, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, VIệt NamT + 84 838239811F + 84 838239813I www.giz.de/viet-nam http://daln.gov.vn/icmp-cccep.htmlwww.giz.de/viet-nam

Biên soạn xongTháng 6 năm 2013

In

Dàn trang và trình bàyGoldensky co.,ltd

Hình ảnh©GIZ

Tác giảVũ Anh Tuấn, Phan Thanh Lâm, Đỗ Văn Hoàng, Ngô Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Đình Kỳ, Phan Quốc Việt, Nguyễn Thanh Hà

Biên tậpNguyễn Thị Hồng Thụy, Nguyễn Thị Việt Phương

Báo cáo không phản ánh quan điểm của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức cũng như GIZ.

© GIZ 2014

GIZ chịu trách nhiệm nội dung của ấn phẩm này.

Dưới sự ủy quyền củaBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)

Số giấy phép xuất bản:.........

Page 3: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo được thực hiện bởi

Chương trình ICMP/CCCEP của GIZ tại Cà MauPhối hợp với Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải thực hiệnCùng sự hợp tác của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV

Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

Page 4: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,
Page 5: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Lời nói đầu

Là một tổ chức thuộc chính phủ Đức, Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH hỗ trợ Chính phủ Đức hoàn thành các mục tiêu của mình trong lĩnh vực hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững.

GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức, GIZ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho Chính phủ Việt Nam và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực ưu tiên: (i) Đào tạo Nghề; (ii) Chính sách Môi trường và Sử dụng bền vững Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

Nhà tài trợ vốn và ủy nhiệm chính của GIZ Việt Nam là Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Ngoài ra còn có các Bộ liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (BMUB), Bộ Liên bang về các vấn đề Kinh tế và Năng lượng (BMWi) và Bộ Tài chính Liên bang (BMF). GIZ Việt Nam cũng tham gia nhiều dự án do Chính phủ Úc (thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại - DFAT) và Liên minh châu Âu đồng tài trợ cũng như hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng phát triển Đức KfW.

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển (ICMP) do hai chính phủ Đức và Úc tài trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển giúp tăng khả năng phục hồi và giảm khả năng bị tổn thương nhằm bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cùng phối kết hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ban ngành của năm tỉnh chương trình gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng triển khai thực hiện Chương trình.

Để biết thêm thông tin, xin ghé thăm Website của chúng tôi www.giz.de/viet-nam và http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html.

Mục tiêu và nhiệm vụ chính của Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng Ven biển tại Cà Mau là xác định các biện pháp hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ vùng ven biển (kết hợp nguồn lực tài chính và các dịch vụ) thông qua các hoạt động sau tại tỉnh Cà Mau:

- Tăng cường khả năng tiếp cận của Cà Mau với việc Quản lý vĩ mô vùng ven biển hiệu quả bằng cách lồng ghép chính sách và chiến lược vào các kế hoạch đầu tư trung hạn và ngân sách hàng năm;

- Hỗ trợ công tác Quản lý vùng của Cà Mau thông qua việc xác định và tiến hành thí điểm công tác bảo vệ vùng ven biển hiệu quả với sự tối ưu hóa về mặt kỹ thuật cũng như các biện pháp phục hồi rừng ngập mặn;

- Hỗ trợ về Sinh kế bền vững để đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, trong đó có sự tham gia của các hộ nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ với phương châm thân thiện với môi trường và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu;

- Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường.

Khi nói đến sinh kế ở Cà Mau, tỉnh cực nam của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động nuôi tôm nhận được rất nhiều sự quan tâm không những của người dân địa phương, các cấp chính quyền mà còn của cộng đồng quốc tế. Do vậy, trong khuôn khổ các hoạt động của hợp phần Sinh kế Bền vững, GIZ đã phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải tiến hành khảo sát, điều tra hoạt động nuôi tôm thân thiện với môi trường quy mô nhỏ trên địa bàn 4 huyện ven biển tỉnh Cà Mau bao gồm Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân. Cuộc điều tra này là bước đệm cho các bước hỗ trợ tiếp theo của GIZ đối với địa phương nhằm cải thiện sinh kế cho người dân trong tình hình biến đổi khí hậu đang trở nên xấu đi. Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau đã có những chỉ đạo và những bước hỗ trợ rất kịp thời và sát sao để giúp chúng tôi hoàn thành tốt báo cáo này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV trong việc xây dựng bảng câu hỏi, và liên lệ phỏng vấn thực địa tại huyện Ngọc Hiển (anh Trương

Page 6: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Hoàng Minh và Lê Đình Huynh). Các sinh viên đại học và cao học của Đại học Cần Thơ gồm có Tô Phạm Thị Hạ Vân, Nguyễn Công Quốc, và Trần Thúy Duy cũng đã tham gia phỏng vấn tại Ngọc Hiển, Năm Căn và Đầm Dơi.

Chúng tôi hi vọng bản báo cáo này không những có giá trị đối với chúng tôi và Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau mà còn là một nguồn thông tin khách quan và tổng quát cho những tổ chức nước ngoài đang thực hiện dự án tại Cà Mau, các nhà đầu tư có ý định làm ăn ở Cà Mau và các nhà nghiên cứu sẽ đến làm việc tại Cà Mau trong tương lai.

Cà Mau, tháng 6/2013.

Cố vấn trưởng Benjamin Hodick

Cố vấn kỹ thuật phụ trách sinh kế Nguyễn Thị Hồng Thụy

Page 7: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,
Page 8: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

6

MỤC LỤC ....................................................................................................................................................................................6

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................................................................11

DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................................................................................12

CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................................................................................................13

TÓM TẮT ....................................................................................................................................................................................14

1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................16

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................................20

2.1 CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN ĐẾN Sự PHÁT TRIểN NUÔI TRồNG THủY SẢN................21

2.2 CÁC NGHIÊN CứU Về TÔM CHứNG NHậN ở CÀ MAU .............................................................................22

2.3 NHỮNG NGHIÊN CứU Về CHUỗI GIÁ TRị NGÀNH HÀNG TÔM ............................................................25

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................................26

3.1 THU THậP SỐ LIỆU THứ CẤP ................................................................................................................................27

3.2 THU THậP SỐ LIỆU SƠ CẤP ..................................................................................................................................27

3.2.1 Điều tra, thu thập thông tin từ Cán bộ quản lý .........................................................................................28

3.2.2 Điều tra, thu thập thông tin từ Trại sản xuất giống tôm .........................................................................28

3.2.3 Điều tra nông hộ nuôi tôm .............................................................................................................................28

Mục lục

Page 9: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

7

3.2.4 Qui ước về các mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ trong báo cáo này: .....................................................29

3.2.5 Điều tra người thu gom, vựa/đại lý thu mua .............................................................................................31

3.2.6 Điều tra Nhà máy chế biến .............................................................................................................................31

3.3 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ..............................................................................................................................32

3.3.1 Xử lý và lưu trữ số liệu ......................................................................................................................................32

3.3.2 Phân tích số liệu ................................................................................................................................................32

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................................34

4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THứ CẤP Về TÌNH HÌNH NUÔI TÔM ở CÀ MAU ..............................35

4.1.1 Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm............................................................................35

4.1.2 Diện tích các loại mô hình nuôi năm 2012 ................................................................................................36

4.2 QUAN ĐIểM CủA CÁC NHÀ QUẢN LÝ .............................................................................................................38

4.2.1 Đánh giá về những hỗ trợ của chính quyền cho người sản xuất trong năm 2012 ..........................38

4.2.2 Đánh giá công tác khuyến ngư .....................................................................................................................39

4.2.3 Đánh giá những qui định, chính sách về rừng và tôm rừng ..................................................................40

4.2.4 Đánh giá việc thực hiện các qui định và chính sách của người dân ....................................................40

4.2.5 Chất lượng nguyên liệu và sản phẩm nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong năm 2012 ...........................41

4.2.6 Các nhận thức và đánh giá về việc chứng nhận sản phẩm ...................................................................42

4.2.7 Những vấn đề ưu tiên để phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương ...................................................42

4.2.8 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nghề nuôi tôm ........................................43

4.2.9 Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển ......................................................................................................44

4.3 KẾT QUẢ ĐIềU TRA CÁC Hộ NUÔI TÔM .........................................................................................................45

4.3.1 Thông tin về nông hộ.......................................................................................................................................45

4.3.1.1 Tuổi, kinh nghiệm và trình độ văn hóa của người phụ trách chính .............................................45

4.3.1.2 Nhân khẩu và sở hữu đất ........................................................................................................................46

4.3.1.3 Công trình nuôi..........................................................................................................................................46

4.3.1.4 Công tác cải tạo và chuẩn bị ao nuôi...................................................................................................47

4.3.1.5 Thời gian cải tạo ........................................................................................................................................48

4.3.2 Nuôi tôm Sú .......................................................................................................................................................48

4.3.2.1 Thả giống tôm ...........................................................................................................................................48

4.3.2.2 Mật độ thả tôm giống ..............................................................................................................................49

4.3.2.3 Thời gian thả ..............................................................................................................................................49

4.3.2.4 Quản lý chất lượng nước và chăm sóc tôm ........................................................................................49

Page 10: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

8

4.3.2.5 Thu hoạch tôm ..........................................................................................................................................50

4.3.2.6 Phương thức tiêu thụ tôm nuôi .............................................................................................................51

4.3.2.7 Các lý do ưu tiên khi bán tôm ................................................................................................................52

4.3.3 Nuôi cua ..............................................................................................................................................................54

4.3.3.1 Thời gian thả giống ..................................................................................................................................54

4.3.3.2 Mật độ thả ..................................................................................................................................................54

4.3.3.3 Quản lý và chăm sóc cua ........................................................................................................................54

4.3.3.4 Thu hoạch và bán cua .............................................................................................................................54

4.3.4 Hiệu quả sản xuất .............................................................................................................................................55

4.3.4.1 Năng suất ...................................................................................................................................................55

4.3.4.2 Chi phí ..........................................................................................................................................................56

4.3.4.3 Về doanh thu và lợi nhuận .....................................................................................................................56

4.3.5 Ước lượng sản lượng thủy sản nuôi ở các mô hình ..................................................................................57

4.3.5.1 Tổng sản lượng tôm nuôi từ các mô hình ở 4 huyện khảo sát .......................................................57

4.3.5.2 Tổng sản lượng tôm Sú nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ ..............................................................58

4.3.5.3 Tổng sản lượng tôm tự nhiên từ các mô hình quy mô nhỏ ............................................................59

4.3.5.4 Tổng sản lượng cua nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ ....................................................................59

4.4 THÔNG TIN Về TRồNG RừNG .............................................................................................................................60

4.5 THÔNG TIN Về CHứNG NHậN TÔM SINH THÁI ...........................................................................................61

4.5.1 Nhận thức về chứng nhận ..............................................................................................................................61

4.5.2 Thông tin về hộ đã đạt chứng nhận năm 2012.........................................................................................62

4.5.3 Bán sản phẩm chứng nhận sinh thái ..........................................................................................................62

4.6 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN NGHề NUÔI TÔM, THUậN LỢI-KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIểN .64

4.6.1 Đánh giá diễn biến nghề nuôi tôm và kế hoạch sắp tới .........................................................................64

4.6.2 Đánh giá những thuận lợi/khó khăn và giải pháp phát triển ngành hàng tôm ..............................65

4.6.2.1 Thuận lợi và khó khăn .............................................................................................................................65

4.6.2.2 Cơ hội và thách thức ................................................................................................................................67

4.6.2.3 Giải pháp đề nghị ......................................................................................................................................68

4.7 KẾT QUẢ ĐIềU TRA CÁC TRạI SẢN XUẤT GIỐNG ........................................................................................69

4.7.1 Thông tin chung ...............................................................................................................................................69

4.7.2 Thông tin về trại SXG........................................................................................................................................69

4.7.3 Hiện trạng sản xuất giống năm 2012 ..........................................................................................................70

4.7.4 Mùa vụ sản xuất ...............................................................................................................................................70

Page 11: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

9

4.7.5 Công trình nuôi .................................................................................................................................................70

4.7.6 Quản lý tôm mẹ và ương giống ....................................................................................................................71

4.7.7 Phương thức tiêu thụ .......................................................................................................................................72

4.7.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất giống ................................................................................................73

4.7.9 Hiệu quả sản xuất giống năm 2012 .............................................................................................................73

4.7.9.1 Cơ cấu vốn đầu tư ......................................................................................................................................73

4.7.9.2 Năng suất ......................................................................................................................................................74

4.7.10 Xu hướng phát triển, những thuận lợi- khó khăn trong sản xuất.................................................74

4.7.10.1 Xu hướng sản xuất .....................................................................................................................................74

4.7.10.2 Thuận lợi và khó khăn ..............................................................................................................................74

4.7.10.3 Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển ..............................................................................................74

4.8 KẾT QUẢ ĐIềU TRA CÁC Hộ THU GOM, VựA/ĐạI LÝ THU MUA ...........................................................76

4.8.1 Thông tin về cơ sở thu mua ............................................................................................................................76

4.8.1.1 Quy mô cơ sở ...............................................................................................................................................76

4.8.2 Sản lượng thu mua các đối tượng thủy sản ...............................................................................................77

4.8.3 Các thông tin về việc thu mua tôm nguyên liệu .......................................................................................78

4.8.3.1 Mùa vụ thu mua ..........................................................................................................................................78

4.8.3.2 Sản lượng tôm Sú thu mua vào cơ sở ................................................................................................78

4.8.4 Tình hình bán các đối tượng thuỷ sản .........................................................................................................79

4.8.4.1 Sản lượng bán các đối tượng thủy sản ...............................................................................................79

4.8.4.2 Các thông tin về việc bán tôm Sú nguyên liệu ................................................................................79

4.8.4.3 Các thông tin về việc mua và bán tôm đã đạt chứng nhận tôm sinh thái ............................80

4.8.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua/bán tôm như thế nào .................................................81

4.8.5 Hiệu quả kinh doanh .......................................................................................................................................82

4.8.5.1 Cơ cấu vốn tính cho 1 tấn tôm Sú ........................................................................................................82

4.8.5.2 Lợi nhuận ......................................................................................................................................................82

4.8.6 Thông tin về kinh doanh tôm chứng nhận sinh thái ...............................................................................82

4.8.7 Các thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển ......................................................................................83

4.8.7.1 Thuận lợi và khó khăn ..............................................................................................................................83

4.8.7.2 Các nhóm giải pháp phát triển..............................................................................................................83

4.9 KẾT QUẢ ĐIềU TRA CÔNG TY CHẾ BIẾN THUỷ SẢN...................................................................................84

4.10 PHÂN TÍCH Về CHUỗI GIÁ TRị NGÀNH HÀNG TÔM...................................................................................85

4.10.1 Mô tả các chỉ tiêu cần thiết sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị .......................................................85

Page 12: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

10

4.10.1.1 Trại sản xuất giống tôm Sú .....................................................................................................................85

4.10.1.2 Hộ nuôi tôm Sú ...........................................................................................................................................86

4.10.1.3 Các cơ sở thu mua tôm Sú ......................................................................................................................87

4.10.2 Hệ thống kênh phân phối tôm Sú tại Cà Mau ...........................................................................................89

4.10.2.1 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN) .........................89

4.10.2.2 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH) ..........89

4.10.2.3 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC) .............90

4.10.2.4 Hệ thống kênh phân phối mô hình Quảng canh khác (QCK) ....................................................91

4.10.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú ..........................................................................................................91

4.10.3.1 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN) ...................................91

4.10.3.2 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH) ....................93

4.10.3.3 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC) .......................94

4.10.3.4 Đối với tôm Sú trong mô hình QCK .....................................................................................................96

4.10.4 Sự tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm Sú ở Cà Mau .................................................97

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................................98

5.1 KẾT LUậN....................................................................................................................................................................99

5.2 Đề XUẤT ...................................................................................................................................................................100

5.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................................102

6 PHỤ LỤC .....................................................................................................................................104

Page 13: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

11

Bảng 1. Phân bố mẫu nông hộ nuôi tôm điều tra theo mô hình và địa phương ............................................29Bảng 2. Phân bố mẫu thương lái thu mua tôm điều tra theo quy mô và địa phương ..................................31Bảng 3. Diện tích mỗi loại mô hình nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau năm 2012 ............................................................36Bảng 4. Tổng diện tích tự nhiên và diện tích đã giao khoán cho dân ở các đơn vị ........................................37Bảng 5. Diện tích mô hình ở các huyện khảo sát năm 2012 ..................................................................................37Bảng 6. Đánh giá những hỗ trợ của địa phương cho người sản xuất năm 2012 ............................................38Bảng 7. Đánh giá công tác khuyến ngư tại địa phương ...........................................................................................39Bảng 8. Đánh giá những qui định, chính sách về rừng và tôm rừng ...................................................................40Bảng 9. Đánh giá việc thực hiện các qui định và chính sách của người dân ....................................................41Bảng 10. Đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm nghề nuôi tôm ở Cà Mau ......................................41Bảng 11. Nhận thức các vấn đề liên quan đến việc chứng nhận tôm sinh thái ..............................................42Bảng 12. Xu hướng và ưu tiên phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương .........................................................43Bảng 13. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nuôi tôm ...............................................44Bảng 14. Thông tin về người nuôi tôm chính của nông hộ ....................................................................................45Bảng 15. Thông tin về nông hộ phỏng vấn ..................................................................................................................46Bảng 16. Điều kiện cơ sở nuôi tôm của nông hộ ........................................................................................................47Bảng 17. Thông tin về cải tạo và chuẩn bị ao nuôi .....................................................................................................48Bảng 18. Thông tin về thả và quản lý tôm giống ........................................................................................................48Bảng 19. Thông tin về số lần thả và mật độ thả giống trong năm .......................................................................49Bảng 20. Các thông tin về quản lý và chăm sóc ao nuôi ..........................................................................................50Bảng 21. Thông tin về công tác thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm ........................................................................50Bảng 22. Mật độ, số lần thả và khoảng cách hai lần thả cua ..................................................................................54Bảng 23. Thông tin về thả và quản lý giống cua .........................................................................................................55Bảng 24. Hiệu quả nuôi tôm tính cho 1ha mặt nước cho 1 năm ..........................................................................56Bảng 25. Diện tích và diện tích mặt nước của các mô hình theo huyện ............................................................57Bảng 26. Ước lượng tổng sản lượng tôm theo mô hình ở 4 huyện .....................................................................58Bảng 27. Ước lượng sản lượng tôm Sú (kg/năm) của 4 huyện khảo sát theo mô hình ................................59Bảng 28. Ước lượng sản lượng tôm tự nhiên (kg) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình ...................................59Bảng 29. Ước lượng sản lượng Cua (kg/năm) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình ...........................................60Bảng 30. Các thông tin về trồng rừng của nông hộ ..................................................................................................61Bảng 31. Các thông tin liên quan đến vấn đề chứng nhận tôm sinh thái .........................................................62Bảng 32. Các phương thức bán, giá và tỷ lệ các sản phẩm ở mô hình tôm rừng được cấp chứng nhận sinh thái năm 2012 ............................................................................................................62Bảng 33. Diễn biến nghề nuôi tôm từ năm 2011 đến nay và kế hoạch phát triển .........................................64Bảng 34. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm ............................................................................65Bảng 35. Những cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi tôm ..............................................................................67Bảng 36. Thông tin chung về người phụ trách trại SXG ...........................................................................................69Bảng 37. Thông tin chung về trại SXG ............................................................................................................................69Bảng 38. Thông tin chung về tình hình sản xuất giống ...........................................................................................70Bảng 39. Quy mô công trình và phương thức sản xuất ............................................................................................71Bảng 40. Thông tin về quản lý tôm mẹ và ấu trùng trong SXG .............................................................................71Bảng 41. Phương thức bán tôm giống ...........................................................................................................................72Bảng 42. Hiệu quả sản xuất năm 2012 tính trung bình cho 1 trại SXG ...............................................................73Bảng 43. Thông tin về cơ sở kinh doanh và thu mua thuỷ sản ..............................................................................76

Danh mục bảng

Page 14: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

12

Bảng 44. Thông tin về hoạt độgn kinh doanh của nhóm thu mua ......................................................................77Bảng 45. Thông tin về sản lượng thu mua các đối tượng thủy sản ......................................................................77Bảng 46. Thông tin về tình hình thu mua tôm Sú nguyên liệu của cơ sở ..........................................................78Bảng 47. Thông tin về sản lượng bán các đối tượng thủy sản ...............................................................................79Bảng 48.Thông tin về tình hình bán tôm Sú nguyên liệu của cơ sở ....................................................................80Bảng 49. Thông tin về việc mua và bán tôm đã đạt chứng nhận tôm sinh thái ..............................................80Bảng 50. Hiệu quả kinh tế về mua/bán tôm Sú trong một năm kế hoạch ........................................................82Bảng 51. Các thông tin về nhận thức đối với hệ thống chứng nhận tôm sinh thái .......................................82Bảng 52. Một số thông tin về sản xuất và tiêu thụ năm 2012 của Công ty CBTS ............................................84Bảng 53. Một số thông tin về trại sản xuất tôm giống tại Cà Mau .......................................................................85Bảng 54. Những nhận định của trại giống về xu hướng giá và chất lượng con giống .................................86Bảng 55. Thông tin về kỹ thuật của hộ nuôi tôm Sú tại Cà Mau............................................................................86Bảng 56. Một số chỉ tiêu về tài chính trong hộ nuôi tôm tại Cà Mau ..................................................................87Bảng 57. Nơi bán tôm thương phẩm của những hộ nuôi tôm ..............................................................................87Bảng 58. Một số thông tin về các thương lái mua bán tôm thương phẩm .......................................................88Bảng 59. Một số thông tin về mua bán tôm Sú thương phẩm ..............................................................................88Bảng 60. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CCN ..........................................................................................................92Bảng 61. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CNNH ......................................................................................................94Bảng 62. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CNNC ......................................................................................................95Bảng 63. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm QCK .......................................................................................................97

Hình 1. Vị trí vùng tiến hành điều tra của nghiên cứu ..............................................................................................30Hình 2. Diễn biến tình hình nuôi tôm mặn-lợ ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2001-2012 ......................................36Hình 3.Các nhóm giải pháp chính được đề nghị cho phát triển nuôi tôm ở Cà Mau ....................................45Hình 4. Thời điểm thả giống trong một năm ...............................................................................................................49Hình 5. Cơ cấu sản lượng thu hoạch phân theo nhóm kích cỡ tôm thu hoạch...............................................51Hình 6. Các phương thức tiêu thụ tôm nuôi.................................................................................................................52Hình 7. Các lý do ưu tiên khi bán tôm cho người thu mua .....................................................................................54Hình 8. Các nhóm giải pháp phát triển chính được đề xuất ...................................................................................68Hình 9. Phân bổ cơ cấu chi phí biến đổi cho một năm sản xuất giống ..............................................................73Hình 10. Các nhóm giải pháp đề nghị để phát triển trại SXG.................................................................................74Hình 11. Các quyết định cho việc mua bán đối tượng thuỷ sản ...........................................................................81Hình 12. Các nhóm giải pháp phát triển được đề nghị ............................................................................................83Hình 13. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN) .....................................................................89Hình 14. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH) ......................................................90Hình 15. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC) .........................................................90Hình 16. Chuỗi giá trị tôm quảng canh khác (QCK) ...................................................................................................91

Danh mục hình

Page 15: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

13

BQ Bình quânCBKN Cán bộ khuyến ngưCBTS Chế biến thuỷ sảnxLKJAE FQ`CCN Chưa chứng nhậnCN Chứng nhận DTMN Diện tích mặt nướcĐBSCL Đồng bằng sông Cửu longĐP Địa phươngDT Diện tíchEMS Early Mortality Syndrome (Hội chứng chết sớm)GTGT Giá trị gia tăngGTGTT Giá trị gia tăng thuầnHĐ Hợp đồngHT Hệ thốngHTX Hợp tác xãKC Khoản cáchKD Kinh doanhKT-MH Kỹ thuật – Mô hìnhLĐGĐ Lao động gia đìnhNGOs Các tổ chức phi chính phủNMCB Nhà máy Chế biến NS Năng suấtNTTS Nuôi trồng thuỷ sảnPCR Polymerase Chain Reaction (phản ứng chuỗi trùng hợp)PL Post larvae (tôm Sú giống)QCCT/BTC Quảng canh cải tiến/Bán thâm canhQCK Quảng canh khácQCTT Quảng canh truyền thốngQH Quy hoạchQLRPH Quản lý rừng phòng hộSL Sản lượngSPSS Statistical Package for the Social Sciences (phân tích thống kê đối với khoa học xã hội)SXG Sản xuất giốngTB Trung bìnhTC Thâm canhTCN Tiêu chuẩn ngànhTG Thời gianTHT Tổ hợp tácTR Tôm rừngTR-CNNC Tôm rừng chứng nhận tại huyện Năm CănTR-CNNH Tôm rừng chứng nhận tại huyện Ngọc HiểnTW Trung ươngTYTS Thuốc thú y thuỷ sản

Chữ viết tắt

Page 16: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

14

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng và tiềm năng của nghề nuôi tôm Sú quy mô nhỏ ở Cà Mau. Mục đích chính của nghiên cứu là góp phần cung cấp những thông tin chi tiết về thực trạng canh tác của mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ, các bên liên quan trong chuỗi giá trị sản xuất tôm, sự phân chia lợi nhuận và các vấn đề liên quan của các mắt xích trong chuỗi giá trị. Các thông tin này không chỉ có giá trị với những nhà quản lý địa phương, mà còn đối với người mua tôm ở thị trường quốc tế vì họ có thể biết về thực tế sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như tiềm năng của những sản phẩm này ở Cà Mau. Nghiên cứu này được tiến hành bằng phương pháp điều tra trực tiếp đối tượng liên quan trong chuỗi sản xuất ngành hàng tôm thông qua phỏng vấn. Số lượng đối tượng điều tra gồm có 22 trại sản xuất giống, 254 hộ nuôi tôm (55 hộ nuôi tôm rừng đạt chứng nhận, 106 hộ nuôi tôm rừng chưa chứng nhận, và 93 hộ nuôi tôm quảng canh quy mô nhỏ khác gồm 68 hộ quảng canh truyền thống và 25 hộ thuộc mô hình tôm lúa), 25 cơ sở thu mua tôm và thuỷ sản (18 người thu gom, và 7 vựa/đại lý thu mua) ở 4 huyện (Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân) và 2 Công ty chế biến thuỷ sản (1 ở Năm Căn và 1 ở Thành phố Cà Mau). Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn 20 cán bộ quản lý chuyên ngành và thu thập các nguồn thông tin sẵn có để phục vụ cho việc đánh giá và phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tôm. Các mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên có chủ đích như chọn vùng khảo sát là vùng ven biển, nuôi thuỷ sản tập trung cả về diện tích và số hộ quy mô nhỏ, các hộ và trại sản xuất chọn để khảo sát dựa trên danh sách hộ/trại và phân theo các tuyến địa lý để điều tra. Tiến hành chọn người thu gom/vựa-đại lý thu và Công ty chế biến thủy sản (CBTS) dựa trên kết quả ban đầu khi phỏng vấn hộ nuôi. Điều tra thu thập thông tin được thực hiện từ ngày 24/3 đến 26/4/2013. Các số liệu sau khi nhập vào cơ sở dữ liệu được kiểm tra và hoàn thiện bằng cách gọi điện thoại phỏng vấn bổ sung. Kết quả các cuộc điều tra được phân tích theo từng nhóm chỉ tiêu đánh giá bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích chuỗi giá trị.

Kết quả tổng hợp từ điều tra cán bộ quản lý và nguồn số liệu thứ cấp cho thấy nuôi tôm ở Cà Mau gần đây đã dần dần đi vào ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích từ năm 2001 đến nay đạt 1,85%/năm, nhưng giai đoạn này cũng có sự phát triển nhanh về sản lượng và năng suất nuôi đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 11,28%/năm và 9,26%/năm. Thời gian qua, các qui định và chính sách quản lý chất thải, quản lý chất lượng con giống/thức ăn và chính sách vốn được đánh giá là còn nhiều hạn chế và cần thiết điều chỉnh để thiết thực hơn cho phát triển sản xuất. Công tác khuyến ngư và mô hình trình diễn đã có những đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng nghề nuôi tôm thời gian qua, tuy nhiên việc đầu tư cho hoạt động khuyến ngư còn nhiều hạn chế về kinh phí hoạt động, trang thiết bị và các mô hình trình diễn vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu của người nuôi tôm.

Kết quả điều tra hộ nuôi tôm ghi nhận nghề nuôi tôm đã phát triển thời gian khá lâu ở Cà Mau, hầu hết người dân đều có kinh nghiệm và các kỹ năng nuôi tôm lâu năm. Tuy nhiên, mặt bằng chung về trình độ văn hoá còn thấp, tập huấn kỹ thuật và công tác truyền thông cần thiết phải phù hợp để đạt hiệu quả hơn nữa. Các mô hình nuôi tôm ở Cà Mau vẫn chủ yếu ở mức độ đầu tư thấp, với các mô hình chiếm tỷ trọng cao về diện tích là quảng canh (QC) truyền thống, tôm-rừng và tôm lúa. Tôm nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù, mật độ thả biến động 1-4 con/m2/lần thả; năng suất biến động 333-563 kg/ha với tôm Sú đóng góp khoảng 75% năng suất. Lợi nhuận thu được từ nuôi tôm biến động tuỳ thuộc vào mô hình nuôi, mô hình rừng-tôm chứng nhận cho lợi nhuận cao nhất đạt 48,3 triệu đồng/ha và thấp nhất là QC truyền thống đạt khoảng 24,2 triệu đồng/ha. Hiện nay, mô hình rừng-tôm vẫn là mô hình cho hiệu quả cao nhất và cũng có thể xem như mô hình phát triển khá ổn định thời gian qua. Điều kiện canh tác hiện nay của mô hình rừng-tôm, tôm QC truyền thống và tôm lúa khá thuận lợi để phát triển theo hướng nuôi tôm sinh thái, do các mô hình này không cho ăn, không sử dụng kháng sinh và hoá chất.

Tóm tắt

Page 17: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

15

Người dân hiện nay còn gặp những khó khăn trong sản xuất như nguồn vốn bị hạn chế, kỹ thuật canh tác còn nhiều lúng túng trong việc ứng phó với vấn đề dịch bệnh và chi phí đầu tư cao vì giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng mỗi năm.

Theo kết quả điều tra cho thấy người dân đang có xu hướng rút ra khỏi chương trình chứng nhận tôm sinh thái do xuất hiện một số mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Cụ thể là mức hoa hồng 20% (mà người tiêu dùng nước ngoài trả) được chia cho người nuôi thấp (5% ở Công ty SEANAMICO và 6% ở Công ty CAMIMEX) trong khi cam kết ban đầu là 15%. Bên cạnh đó, Công ty chế biến thủy sản và người thu gom đã mua tôm Sú có chứng nhận sinh thái thấp dưới giá thông thường là từ 5 đến 20 ngàn đồng/kg. Đã có nhiều hộ dân (28% hộ được phỏng vấn ở Năm Căn) bán tôm sinh thái cho những công ty ở ngoài với giá tôm thông thường.

Trại Sản xuất giống (SXG) địa phương đã bước đầu đi vào sản xuất ổn định, tuy nhiên chất lượng con giống làm ra còn chưa thực sự thuyết phục người nuôi tôm. Tôm giống sản xuất được bán đến hộ nuôi thâm canh (TC) chỉ chiếm 12% sản lượng với giá bán 45đ/PL, số còn lại bán cho hộ nuôi khác và trại vèo hay thương lái với giá chỉ bằng 1/2 so với giá tôm cho nuôi TC. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nguồn tôm giống sản xuất tại chỗ chưa thực sự đảm bảo về chất lượng thông qua sự chênh lệch về tỷ lệ sản lượng bán và giá bán. Trại SXG cũng đã cung cấp được một nguồn lao động cho địa phương, tuy nhiên với mặt bằng về trình độ văn hoá thấp thì lực lượng lao động này cần phải được tập huấn kỹ vì kỹ năng trong sản xuất giống yêu cầu rất chặt chẽ và khó hơn so với nuôi tôm thương phẩm.

Các cơ sở thu mua thuỷ sản cũng phát triển mạnh trong thời gian qua. Có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm người thu gom và nhóm vựa/đại lý thu mua/bán tôm, tuy nhiên nguồn vốn sử dụng vào kinh doanh cũng chủ yếu là vốn tự có của gia đình, cũng có nhiều hộ phải vay thêm vốn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường là vay ngắn hạn và lãi suất rất cao. Việc hợp tác và liên kết trong kinh doanh cũng chưa thực sự phổ biến, chẳng hạn như liên kết với hộ nuôi tôm và Công ty CBTS. Nhóm thu gom mua tôm từ hộ nuôi chiếm 100% sản lượng thu mua, trong khi nhóm vựa/đại lý vừa thu mua tôm của hộ nuôi (với khoảng 21% sản lượng thu mua) và cũng thu mua tôm từ nhóm thu gom với 79% sản lượng thu mua. Nhóm vựa/đại lý không có những ưu tiên cụ thể để thu mua tôm từ nguồn nào, nhưng nhóm thu gom lại có thêm ưu tiên thu mua từ hộ chứng nhận sinh thái (với 14% số cơ sở liên quan xác nhận).

Sản xuất tôm quy mô nhỏ được đưa vào phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú theo xuất phát điểm nguồn tôm nguyên liệu tương ứng từ 03 mô hình nuôi tôm (tôm rừng chứng nhận (CN), tôm rừng chưa chứng nhận (CCN) và Quảng canh khác (QCK)). Kết quả cho thấy: 1) mô hình tôm rừng CN Ngọc Hiển tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 184.700 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu; 2) mô hình tôm rừng CN Năm Căn tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 196.400 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu; 3) mô hình tôm rừng CCN tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 183.100 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu; và 4) mô hình QCK tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi là 169.900 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu. Kênh phân phối 2 (Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu) vẫn là kênh tiêu thụ chính và rất quan trọng trong hoạt động của nghề tôm Sú có mức đầu tư thấp hiện nay ở tỉnh Cà Mau do sản lượng tôm tiêu thụ qua kênh này là lớn nhất. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao trong khi thời gian của một chu kỳ sản xuất ngắn ở nhóm thương mại (gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCBTS) do người nuôi hiện nay còn hoạt động dưới hình thức cá nhân nhỏ lẻ với năng lực sản xuất thấp hơn so với các tác nhân còn lại. Hiện nay Nhà máy CBTS là tác nhân giữ vai trò quan trọng và quyền hạn lớn nhất trong toàn chuỗi giá trị, vì thế khi xây dựng các liên kết dọc thì cần phải xem tác nhân này là hạt nhân. Để nâng cao vai trò và chia sẻ lợi ích về lợi nhuận của nhóm hộ nuôi tôm quy mô nhỏ hiện nay và chia sẻ rủi ro trong sản xuất giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thì các liên kết ngang cần phải được xây dựng và triển khai.

Page 18: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

16

010101Giới thiệu

Page 19: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

17

Cà Mau là tỉnh nằm ở phía nam Việt Nam ở 9o03’41’’ độ vĩ Bắc và 105o01’55’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên 5.294,9 km2. Năm 2011, dân số 1,217 triệu người. Cà Mau có 8 huyện (Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời và Thới Bình) và 1 thành phố cùng tên là thành phố Cà Mau. Cà Mau có phía Bắc giáp với Kiên Giang và Bạc Liêu, phía Nam giáp với Biển Đông, và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan (Chi cục Thống Kê Cà Mau, 2012).

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 45% tổng diện tích nuôi tôm và đóng góp 35% sản lượng tôm nuôi toàn vùng (Phan và cộng sự, 2011). Năm 2012, Cà Mau có khoảng 296.687 ha nuôi thủy sản bao gồm 266.638 ha nuôi tôm, 28.326 ha nuôi nước ngọt và nhuyễn thể là 1.687 ha. Mô hình nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau còn ở mức độ đầu tư thấp chủ yếu là mô hình tôm quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT) và tôm kết hợp trong rừng ngập mặn (Nguyễn Thanh Tùng và ctv, 2004; Phan và ctv, 2011). Trong diện tích nuôi tôm thì có 21.791 ha nuôi quảng canh cải tiến, 17.700 ha nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn, mô hình nuôi tôm – lúa là 40.350 ha, nuôi quảng canh kết hợp truyền thống chiếm 181.833 ha, và chỉ có khoảng 4.964 ha dùng để nuôi tôm công nghiệp (Báo cáo tổng kết của Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013).

Bên cạnh tôm Sú là đối tượng nuôi truyền thống và chủ lực của vùng, từ năm 2008 tôm Thẻ chân trắng cũng đã được đưa vào nuôi trong những vùng có qui hoạch và đã phát triển nhanh, từ 1.400 ha năm 2008 đến nay đã đạt khoảng 10.000 ha. Vấn đề dịch bệnh trên tôm Sú là một trong những lý do chính cho sự chuyển dịch nhiều diện tích sang nuôi tôm Thẻ (Viện KTQHTS 2010; Briggs và ctv, 2005; Lebel và ctv, 2008, 2010). Cho đến nay, nguồn tôm giống để phục vụ cho Cà Mau vẫn chủ yếu là nguồn nhập từ Miền trung, nguồn giống tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu.

Page 20: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

18

Đặc biệt Cà Mau là nơi duy nhất ở Việt Nam sản xuất tôm sinh thái. Tôm sinh thái được chứng nhận theo tiêu chuẩn nội bộ dựa trên tiêu chuẩn Naturland của Đức và được cấp chứng nhận bởi IMO (Institute for Marketecology) Thụy Sĩ . Từ những năm 2002 đến nay, sản phẩm tôm sinh thái được thu mua, chế biến và xuất khẩu bởi Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản Cà Mau (gọi tắt là công ty CAMIMEX) với sản lượng hàng năm khoảng 350 đến 390 tấn sang siêu thị Co-op ở Thụy Sĩ (Hà và ctv, 2010). Từ giữa năm 2008, Công ty chế biến thủy sản Năm Căn, Cà Mau (SEANAMICO) đã thiết kế và khởi động dự án tôm sinh thái với diện tích 2.456 ha. Năm 2012, công ty SEANAMICO cũng đã mua, chế biến và bán sản phẩm sang các thị trường quốc tế như Châu Âu, Nhật Bản (Nguồn từ SEANAMICO, 2013).

Về cơ bản, tôm sinh thái là tôm được nuôi kết hợp với trồng rừng ngập mặn thân thiện với môi trường, bên cạnh đó tôm sinh thái cũng được đánh giá cao và mua với giá cao vì ý thức bảo vệ rừng ngập mặn của người tiêu dùng ở các nước phát triển trước hiện trạng người dân ở các nước đang phát triển ồ ạt phá rừng để nuôi tôm xuất khẩu. Trong mô hình nuôi này thì không có bổ sung thức ăn, thuốc kháng sinh và chỉ có tôm giống được thả nuôi. Ngoài ra, mô hình nuôi còn phải đảm bảo chất thải sinh hoạt và chăn nuôi không xả vào ao tôm và nước thải của ao tôm không làm ô nhiễm môi trường nước trong khu vực. Đặc biệt là với mô hình tôm rừng thì tỷ lệ rừng bắt buộc tối thiểu là 50% tổng diện tích (Naturland, 2011). Với các yêu cầu khắt khe của chứng nhận tôm sinh thái thì việc đạt được chứng nhận này là rất khó, nhưng ở những mô hình nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn hiện nay ở Cà Mau thì hình thức nuôi này là khá phù hợp để phát triển theo hướng chứng nhận tôm sinh thái do điều kiện đầm nuôi và hình thức canh tác đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu chứng nhận. Thời gian qua, với nỗ lực của địa phương, người dân và doanh nghiệp, nhiều nông dân đã nhận được chứng nhận là mô hình nuôi tôm sinh thái ở huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.

Nhìn chung, diện tích nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn là lớn nhưng chỉ một số ít diện tích mới được chứng nhận là tôm sinh thái. Điều đó cho thấy còn nhiều tiềm năng để các hộ nuôi ở đây có chứng nhận tôm sinh thái để tăng thu nhập và góp phần bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những thông tin chính xác về số lượng nông hộ, diện tích, năng suất, sản lượng về tôm Sú, tôm bạc, tôm Thẻ, tôm đất ở các mô hình này thì còn rất ít. Đặc biệt là thiếu những dữ liệu về diện tích nuôi quảng canh rộng lớn mà ở đó người nuôi đang áp dụng những kỹ thuật gần giống như nuôi tôm sinh thái, hay một phần như nuôi tôm sinh thái mà chưa có được bất kỳ chứng nhận nào. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản trên thị trường thế giới vẫn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các sản phẩm có chứng nhận. Nhưng thực tế người tiêu dùng ở các nước phát triển lại thiếu những thông tin về tình hình sản xuất thực phẩm mà họ tiêu dùng. Vì vậy, việc điều tra đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm nuôi là cần thiết. Những thông tin nghiên cứu sẽ có giá trị cao đối với người mua tôm ở thị trường quốc tế vì họ có thể biết về thực tế sản xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, cũng như tiềm năng của những sản phẩm này ở Cà Mau.

Page 21: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

19

Mục tiêu của nghiên cứuThứ nhất là có được những thông tin chi tiết về thực trạng mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ ở Cà Mau, các loại kỹ thuật áp dụng, sản lượng tôm và mối liên kết trong chuỗi giá trị tôm để đảm bảo thu nhập bền vững.

Thứ hai là phân tích sâu hơn tình hình đặc biệt của các hộ nuôi tôm quảng canh dưới tán rừng ngập mặn không sử dụng thức ăn và kháng sinh.

Thứ ba là phân tích tiềm năng của những nông hộ nuôi tôm được xem là “thân thiện với môi trường”, làm thế nào để liên kết các hộ nuôi này với các chuỗi giá trị có sẵn hoặc thiết lập mới, đồng thời hỗ trợ cho người nuôi được cấp chứng nhận quốc tế phù hợp.

Giới hạn nghiên cứuPhạm vi của nghiên cứu này là bốn huyện ven biển: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân. Đối tượng nghiên cứu thuộc năm nhóm cụ thể như sau: l Cán bộ quản lý: Chỉ phỏng vấn người đang làm việc ở các cơ quan nhà nước gồm có Sở Nông

nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chi cục nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản, Phòng Nông nghiệp của các huyện và Ban quản lý rừng.

l Với nông hộ: Chỉ nghiên cứu các nông hộ có quy mô nhỏ, không nghiên cứu trang trại, các đầm nuôi có diện tích lớn trên 10 ha/đầm nuôi, không nghiên cứu đầm nuôi chung của tổ hợp tác, hợp tác xã. Nếu nông hộ có hơn 1 đầm nuôi trên 1 mô hình thì mỗi hộ chỉ phỏng vấn về 01 đầm nuôi tương ứng với 1 mô hình nuôi.

l Với trại giống thì chỉ phỏng vấn trại giống có sản xuất năm 2012, không phỏng vấn công ty giống có quy mô lớn trên 150 triệu PL/năm.

l Với người thu gom/vựa: Nếu chủ hộ phỏng vấn vừa là thu gom vừa là đại lý thì chỉ phỏng vấn là thu gom hoặc là đại lý, mỗi huyện chỉ phỏng vấn 1 đại lý.

l Nhà máy phỏng vấn gồm hai nhà máy có mua tôm sinh thái là CAMIMEX và SEANAMICO và hai nhà máy chưa mua tôm sinh thái là Quốc Việt và Minh Phú.

Page 22: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

20

010202Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Page 23: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

21

Từ năm 2000, Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của chính phủ đã cho phép nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển đổi sang sản xuất thủy sản, đặc biệt phục vụ nuôi tôm. Chính vì vậy mà diện tích nuôi thủy sản của Cà Mau tăng nhanh. Năm 2000, Cà Mau chỉ có 83.200 ha nuôi tôm với năng suất bình quân 450kg/ha đến năm 2004 đã đạt 231.000 ha.

So với các tỉnh ven biển khác thì Cà Mau có lợi thế về diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn. Trong đó, rừng ngập mặn ven biển được chia ra 3 loại là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất và chỉ có rừng sản xuất là được giao cho người dân quản lý và sản xuất. Việc sản xuất trong rừng ngập mặn đã có từ những năm 1990 và theo qui định của UBND Tỉnh. Năm 2002, ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định số 24/2002/QĐ-UB về việc qui định tỷ lệ rừng – ao nuôi tôm cho thấy có 3 tỷ lệ phụ thuộc vào tổng diện tích của nông hộ. Theo đó, nếu diện tích dưới 3 ha thì tỷ lệ rừng: ao nuôi tôm là 40:60, nếu diện tích từ 3 đến 5 ha thì tỷ lệ tôm rừng là 50:50 và diện tích trên 5 ha thì tỷ lệ rừng: ao nuôi tôm là 60:40 (Hà và ctv, 2012).

Gần đây, các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng mới đã được ban hành. Theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Điều 53 của Nghị Định này có quy định như sau: “Rừng sản xuất là rừng trồng: được sử dụng không quá 30% diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trên đất rừng nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng”. Tiếp theo ngày 14/6/2006, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết Định số 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. Điều 42 trong Quyết Định này về các hoạt động khác trong rừng sản xuất có quy định như sau: “Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng không quá 40% diện tích đất không có rừng là đất rừng ngập mặn hoặc không quá 30% diện tích đất không có rừng là đất rừng sản xuất không phải là đất ngập mặn để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng”.

2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản

Page 24: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

22

Nhìn chung thì tỷ lệ rừng : ao nuôi tôm trong mô hình tôm rừng kết hợp ở Cà Mau ảnh hưởng nhiều bởi Quyết định 24/2002/QĐ-UB vì mô hình tôm rừng kết hợp đã tồn tại từ hàng chục năm trước đây trong khi những văn bản pháp luật như Nghị định 23/2006/NĐ-CP và Quyết định 186/2006/QĐ-CP chỉ có ban hành mới khoảng 7 năm trở lại đây.

2.2 Các nghiên cứu về tôm chứng nhận ở Cà Mau

Chương trình chứng nhận tôm sinh thái được khởi xướng bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vào đầu những năm 2000. Được sự tài trợ của Chương trình thúc đẩy nhập khẩu của Thụy sĩ (SIPPO), VASEP cùng với cơ quan hữu quan tại Cà Mau đã chọn Lâm ngư trường 184 làm thí điểm. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn nội bộ dựa trên tiêu chuẩn Naturland chỉnh sửa kèm theo các quy định của EU và Bio Suisse được thực hiện bởi Viện nghiên cứu thị trường (IMO). Sau đó tôm chứng nhận được xuất khẩu bởi công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau CAMIMEX vào hệ thống siêu thị Co-op của Thụy Sĩ. Một trong những nghiên cứu gần đây mô tả rất chi tiết các khía cạnh của tôm chứng nhận ở Cà Mau là bài báo của Hà và cộng sự đăng trên tạp chí Nghiên cứu về Nông thôn mang tiêu đề: “Bờ biển sinh thái? Thách thức về mặt quản lý trong việc chứng nhận mô hình nuôi tôm rừng kết hợp ở Việt Nam”. Nghiên cứu này trích dẫn số liệu của CAMIMEX năm 2010, số hộ tham gia và sản lượng tôm được chứng nhận tăng dần qua các năm từ 2002 đến 2006 ở Lâm Ngư Trường 184 (từ 143 lên đến 854 hộ), sau đó có dấu hiệu chững lại và giảm xuống còn 784 hộ vào năm 2009. Theo một nguồn khác (Omoto, 2012), số hộ được chứng nhận năm 2010 là 831 hộ.

Xét về mức độ tuân thủ với tiêu chuẩn, theo Naturland, diện tích rừng ngập mặn trước kia phải được phục hồi ít nhất 50% tối đa trong 5 năm. Tiêu chuẩn này cũng tương đồng với Quyết định 24/2002/QĐ-UB về tỉ lệ rừng – tôm cho diện tích tôm rừng từ 3 ha đến 5 ha (40:60 cho tổng diện tích < 3ha, 50:50 cho diện tích từ 3 – 5 ha và 60:40 cho diện tích > 5 ha). Hà và ctv (2012) cũng cho rằng các nông dân sở hữu diện tích từ 1 – 2 ha sẽ khó tuân thủ với Naturland vì họ chọn cách tuân theo QĐ 24 để tối đa hóa diện tích ao nhằm tăng thêm thu nhập từ tôm vì thu nhập từ rừng kém ổn định. “10%” chênh lệch giữa tiêu chuẩn và QĐ 24 trở thành điểm bất lợi đối với nông dân có diện tích canh tác nhỏ.

Hà và cộng sự (2012) cũng cho biết rằng bên cạnh sự thành công của chương trình chứng nhận từ sự duy trì diện tích rừng từ 50% trở lên, nông dân lý luận rằng đánh giá sự tuân thủ không nên chỉ ở mức độ riêng lẻ mà phải trên quy mô tổng thể. Nếu có những hộ diện tích rừng nhỏ hơn 50% thì sẽ được bù lại bởi những hộ có diện tích rừng trên 50% để tất cả đều được chứng nhận. Nông dân cũng than phiền là tiêu chuẩn này không thực tế vì chỉ đánh giá trên quy mô nông hộ trong khi hiệu quả của cây rừng là trên quy mô lớn hơn.

Về việc phân chia lợi nhuận trong chuỗi tôm sinh thái, các bài nghiên cứu đều nêu lên vấn đề bất cập dẫn đến giảm tính hiệu quả của chương trình chứng nhận. Sau khi xuất khẩu thành công, hoa hồng 20% sẽ được chia làm 4 phần: nhà máy, thương lái, nông dân và quỹ dự phòng. Theo thỏa thuận ban đầu thì người nuôi tôm sinh thái được thêm 15% so với giá tôm thông thường (Hà và ctv., 2012; Omoto, R., 2012) nhưng thực tế thì tỷ lệ này chỉ còn 5% hay 6%. Ngoài ra, người nuôi tôm sinh thái còn phải bán thấp hơn giá thông thường. Ví dụ ở xã Tam Giang người nuôi tôm sinh thái đã bán tôm cho Công ty CAMIMEX với giá thấp hơn tôm thông thường là 8.000 đ/kg, nếu tôm lớn hơn thì giá sẽ tăng 10.000 đồng/kg. Đây là chính sách công khai của CAMIMEX áp dụng cho tôm chứng nhận để tôm chứng nhận và chưa chứng nhận không bị trộn lẫn. Phần hoa hồng thì được công ty phân chia như sau: 5% cho Công ty, 2% cho người thu gom, 6% cho người nuôi và 7% làm quỹ dự phòng để trợ giá cho dân khi giá xuống. Tuy nhiên, theo người nuôi thì quỹ dự phòng chưa bao giờ được dùng và kết quả là công ty được hưởng tỷ lệ chênh lệch gấp đôi so với người nuôi (Hà và ctv, 2012). ở Tân Ân, giá tôm chứng nhận thấp hơn tôm chưa chứng nhận là 10.000 đồng/kg, còn tôm 20 – 40 con/kg thì được mua đồng giá. Tuy nhiên, đa phần

Page 25: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

23

tôm ở Tân Ân là từ 10 – 20 con/kg. Nếu nông dân bán dưới dạng chưa chứng nhận thì sẽ được giá hơn 10.000 đồng/kg. Về hoa hồng, nông dân phải đợi 3 – 4 tháng mới được trả vì xuất khẩu tôm qua EU bị kéo dài và các tác nhân trong chuỗi giá trị chậm trả đến tay nông dân. Do tình hình giá tôm và việc chậm trả hoa hồng, người dân rất miễn cưỡng bán tôm chứng nhận dưới dạng chứng nhận. Trong năm 2009, 145 hộ mới được cấp chứng nhận nhưng vào năm 2010, 155 hộ không được đánh giá do không bán tôm cho công ty. Người dân bắt đầu rút khỏi chương trình tôm chứng nhận (Hà và ctv, 2012). Ngoài ra, trong chuỗi giá trị còn có người thu gom là một khâu có nhiều mâu thuẫn mà hệ thống kiểm soát nội bộ (ICS) không thể kiểm soát được. ICS được thành lập vào năm 2008 bởi CAMIMEX, Phân trường 184, đại diện nông dân và thu gom, và chịu sự kiểm soát trực tiếp của CAMIMEX. ICS hoạt động theo những quy định của Liên đoàn thế giới về Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM). Vì ICS đóng vai trò là hệ thống đánh giá nội bộ, IMO (bên chứng nhận độc lập) sử dụng dữ liệu của ICS làm căn cứ cho hoạt động chứng nhận thường niên của họ. Để đảm bảo tính hiệu quả, IMO ngẫu nhiên thăm một số hộ để kiểm tra thông tin và hồ sơ của ICS có chính xác hay không. Mặc dù ICS hoạt động khá nhịp nhàng, tính hiệu quả, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thương lái, cần phải bàn thêm. Thương lái không những chỉ mua tôm Sú chứng nhận mà còn các loại thủy sản khác như tôm tự nhiên và cá từ cả các hộ đã được chứng nhận và chưa được chứng nhận để tăng thu nhập. Nông dân ủng hộ chuyện này để luôn có nơi bao tiêu sản phẩm và đây cũng là một cách để thương lái duy trì mối quan hệ xã hội của họ. Nông dân cũng báo là một số thương lái trộn lẫn tôm chưa chứng nhận với tôm chứng nhận để tăng thêm 2% hoa hồng cho họ (Hà và ctv, 2012). Bên cạnh đó, chính quyền địa phương hoàn toàn không có nỗ lực gì để cải thiện chất lượng của ICS. Kết quả là mặc dù công tác đánh giá chứng nhận và quản lý chuỗi cung ứng là then chốt trong hệ thống Naturland, ICS lại gây cản trở cho tính bền vững của chương trình chứng nhận vì tất cả các bên tham gia vào ICS đều cùng mối quan tâm là tăng lượng tôm được chứng nhận lên càng nhiều càng tốt.

Trong nghiên cứu của Omoto (2012), hai khía cạnh yếu kém khác của chuỗi tôm chứng nhận cũng được xem xét khá kỹ: (1) trao đổi thông tin và (2) cách thức ghi chép để trả hoa hồng. Về trao đổi thông tin, hiểu biết của nông dân về tình trạng được chứng nhận khác xa với tình trạng chứng nhận trên giấy tờ. Trong 70 hộ được phỏng vấn, 49 hộ tự nhận là đã được chứng nhận trong khi chính thức chỉ có 39 hộ, 8 hộ tự nhận là không được đề nghị chứng nhận trong khi thực tế có 21 hộ, 5 hộ tự nhận bị treo chứng nhận trong khi thực tế có 10 hộ và 5 hộ không biết tình trạng của mình là như thế nào. Việc mua bán tôm cũng diễn ra khá phức tạp. Trong số 49 hộ (tự nhận là được chứng nhận), 32 hộ bán cho thương lái sinh thái, 13 hộ bán cho thương lái không chứng nhận và 4 hộ bán cho bất kỳ thương lái nào. Số hộ thỉnh thoảng bán tôm dưới dạng không chứng nhận là 18 và chỉ có 31 hộ không bao giờ bán dưới dạng tôm thông thường, 2 trong số 31 đó bán tôm chứng nhận bằng giá tôm thường. Vào thời điểm không phải là vụ tôm chính, thương lái đã chứng nhận không đi gom tôm để tiết kiệm chi phí. Do vậy mà có đến 28 hộ đã chứng nhận bán cho thương lái không chứng nhận vào vụ thu hoạch phụ. Bên cạnh đó, 19 hộ bán tôm tự nhiên (không phải là tôm Sú như tôm đất, tôm Thẻ) cho các thương lái không chứng nhận vì phần lớn thương lái chứng nhận chỉ mua tôm Sú để phòng trường hợp vựa của công ty không mua tôm tự nhiên thì họ không tốn chi phí nhiên liệu và nhân công.

Về cách thức ghi chép để trả hoa hồng, thương lái phải điền vào mẫu biểu B còn nông dân thì điền mẫu A. Trong 32 hộ bán cho thương lái chứng nhận nêu trên, có 13 hộ luôn được phát đơn để điền mỗi lần bán tôm, 12 hộ không bao giờ nhận được mẫu A vì thương lái giữ hết giấy tờ, 7 hộ có mẫu điền không hoàn chỉnh mặc dù họ lưu giữ toàn bộ giấy tờ do thương lái cung cấp. Omoto (2012) thấy có những biểu mẫu được điền tên của nông dân khác còn một số hộ nhận biểu mẫu sau chứ không phải tại thời điểm bán. Tiền hoa hồng được trả sau 1 – 4 tháng. Phần lớn nông dân không hiểu cách tính hoa hồng của thương lái. Với những nông dân biết, câu trả lời cũng không thống nhất. Do vậy, số tiền hoa hồng nông dân thực sự nhận được là không rõ ràng.

Page 26: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Coastal Engineering Consultancy in Cà Mau Province

24

Page 27: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

2525

Đánh giá về chương trình chứng nhận này, Omoto rút ra một vài kết luận. Vấn đề kỹ thuật và tài chính không là rào cản đối với chứng nhận tôm sinh thái cho quy mô nhỏ ở Cà Mau. Về mặt kỹ thuật, cách thức nuôi tôm không cho ăn, không dùng hóa chất đương nhiên phù hợp với các quy định sinh thái. Nông dân cũng không phải trả chi phí chứng nhận. Tuy nhiên, việc nông dân rút khỏi chương trình chứng nhận là do 3 nguyên nhân chính: (1) sự nhầm lẫn/không nắm rõ về tình trạng chứng nhận của mình, (2) sự tập trung thông tin quá mức ở một nhóm đối tượng, cụ thể là thương lái về giá tôm sinh thái, danh sách nông hộ được chứng nhận, phần trăm hoa hồng và (3) cơ chế chia sẻ thông tin và lợi ích không được rõ ràng do cơ cấu quản lý của dự án. Khuyến nghị để chương trình chứng nhận vừa đảm bảo lợi ích kinh tế và bảo tồn, Omoto cho rằng cần phải có cơ chế rõ ràng hơn nhằm đảm bảo cho nông dân tiếp

cận thông tin và cách thức chia sẻ lợi ích (Omoto, 2012).

2.3 Những nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng tôm

Chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter (1985). Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi và Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuỗi giá trị mới xuất hiện trong những năm gần đây và đang phát triển rất mạnh mẽ. Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” (M4P, 2007) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm tìm giải pháp hỗ trợ cho người nghèo. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị bao gồm: gạo, chè, cá tra, ca cao, hàng thủ công bằng cói, rau xanh và một số nghiên cứu về chuỗi giá trị liên quan đến thuỷ sản.

Chuỗi giá trị tôm đã được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Lê Xuân Sinh & ctv. (2011) đã phân tích chuỗi giá trị ngành hàng tôm của ba tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bến Tre. Kết quả cho thấy chuỗi giá trị tôm Sú ở ĐBSCL có 4 kênh phân phối chính trong chuỗi giá trị và hộ nuôi tôm Sú thương phẩm cũng nhận được giá trị gia tăng thuần tương đối thấp so với các tác nhân khác trong toàn chuỗi. Ngoài ra, người nuôi tôm QCCT chỉ được hưởng 0,14% tổng lợi nhuận thuần trong khi tỷ lệ này cho nhóm thu gom cũng chỉ là 0,82%, nhóm đại lý/vựa là 1,55%. Nhóm Công ty CBTS được hưởng hầu hết tổng lợi nhuận thuần của toàn chuỗi với tỷ lệ 97,5%. Nghiên cứu cũng cho rằng nếu trong chuỗi giá trị có sự tham gia của Công ty CBTS thì lợi nhuận thuần được hưởng sẽ tập trung hầu hết cho công ty. Đề xuất chính để giúp phát triển nghề nuôi tôm là phải có qui hoạch chặt chẽ và phù hợp vùng sản xuất tập trung và tăng cường mối liên kết giữa người nuôi tôm và công ty CBTS để giảm chi phí trung gian và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Đoàn Văn Bảy và ctv. (2011) cũng đã báo cáo về phân tích chuỗi giá trị tôm ở Bạc Liêu cho thấy có 4 mắt xích chính ảnh hưởng đến sản phẩm tôm của Bạc Liêu gồm người nông dân, thu gom, vựa và nhà máy chế biến. Người thu gom và vựa có lợi 20% - 30% chỉ trong thời gian 24 giờ. Người nuôi tôm đạt lợi nhuận cao nhất là 82% đến 87% cho 1 kg tôm nhưng lợi nhuận này không bền vững.

Page 28: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

26

010303Phương pháp nghiên cứu

Page 29: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

27

Các tài liệu, báo cáo giai đoạn 2010-2012 liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp của địa phương được thu thập tại các cơ quan liên quan (Chi cục NTTS, Chi Cục Lâm Nghiệp, Sở Công Thương, Sở Nông Nghiệp & PTNN, Chi Cục QL Chất lượng Nông Lâm Thuỷ sản). Các chỉ tiêu cần thu thập gồm: các số liệu thống kê về sản xuất và kế hoạch hoạt động của các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, khuyến ngư, lâm nghiệp, chế biến thủy sản. Ngoài ra, các qui định về sản xuất, chính sách và định hướng phát triển ngành nghề liên quan cũng được thu thập như Quyết định số 24/2002/QĐ-UB về tỷ lệ rừng: ao nuôi tôm; Nghị định 23/2006/NĐ-CP về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng và Quyết định 186/2006/QĐ-CP của Chính Phủ về việc ban hành qui chế quản lý rừng.

Ngoài ra, các số liệu về diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản được lấy từ báo cáo của Chi cục NTTS và Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. Số liệu về diện tích rừng năm 2012 được cung cấp từ Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân. Số liệu về diện tích tôm sinh thái và số hộ được chứng nhận năm 2012 được thu thập từ hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty CAMIMEX và Công ty SEANAMICO.

3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập theo 5 cấp độ, gồm: 1) Nhà quản lý địa phương; 2) Trại sản xuất giống; 3) Nông hộ nuôi tôm, 4) Người thu gom/ vựa/ đại lý thu mua, và 5) Công ty Chế biến Thuỷ sản. Sử dụng 05 loại phiếu điều tra để thu thập số liệu theo các cấp độ cần tìm hiểu. Các điều tra viên được hướng dẫn phương pháp điều tra và cách ghi chép số liệu vào phiếu điều tra. Điều tra viên được phân công phụ trách chuyên biệt cho từng cấp độ điều tra.

Điều tra và thu thập thông tin được tiến hành từ ngày 24/3 đến ngày 26/4/2013.

3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Page 30: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

28

3.2.1 Điều tra, thu thập thông tin từ Cán bộ quản lý

Các cán bộ được chọn phỏng vấn là những người hiện đang tham gia công tác quản lý nuôi thuỷ sản hoặc lâm nghiệp tại địa phương. Tổng số phiếu phỏng vấn là 20. Cán bộ quản lý cấp tỉnh (trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Cà Mau) đã phỏng vấn gồm 5 cán bộ thuộc Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư, Chi cục Lâm nghiệp, Phòng Kinh tế Kỹ thuật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm-Thuỷ sản. ở Cấp huyện, đã phỏng vấn 4 cán bộ đang làm việc tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân. ở cấp xã (thị trấn), 7 cán bộ phụ trách nông nghiệp tại các địa phương đã được phỏng vấn bao gồm: thị trấn Rạch Gốc, xã Viên An Đông (huyện Ngọc Hiển); xã Đất Mới (huyện Năm Căn); xã Phú Tân, xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân); xã Nguyễn Huân, xã Tân Tiến (huyện Đầm Dơi). Ngoài ra, bốn cán bộ lãnh đạo của Ban quản lý rừng ngập mặn Kiến Vàng, Nhưng Miên (huyện Ngọc Hiển), Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi) và Sào Lưới (huyện Phú Tân) cũng đã được phỏng vấn.

3.2.2 Điều tra, thu thập thông tin từ Trại sản xuất giống tôm

Tổng số phiếu điều tra trại sản xuất giống là 22 phiếu, trong đó: 6 trại tại vùng sản xuất giống huyện Đầm Dơi, 4 trại tại huyện Ngọc Hiển, 5 trại tại huyện Phú Tân và 7 trại tại huyện Năm Căn. Người được phỏng vấn là chủ cơ sở hoặc cán bộ kỹ thuật, đây là những đối tượng phù hợp để cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt động của cơ sở. Điều tra này được tiến hành từ ngày 24/3 đến ngày 10/4/2013.

3.2.3 Điều tra nông hộ nuôi tôm

Việc lựa chọn hộ phỏng vấn được tiến hành qua 2 bước. Trước tiên, rà soát báo cáo tổng kết nuôi thuỷ sản năm 2012 và thảo luận với cán bộ quản lý chuyên ngành để lựa chọn khu vực nuôi tôm tập trung (số hộ nuôi và diện tích tập trung nhiều) (Hình 1). Sau đó, tại mỗi khu vực nuôi tôm được chọn, danh sách các hộ nuôi tôm sẽ được phân chia theo tuyến/vùng nuôi và chọn hộ điều tra ngẫu nhiên từ danh sách này theo từng tuyến đại diện. Các chủ hộ hoặc người phụ trách nuôi tôm của hộ sẽ được lựa chọn để phỏng vấn. Điều tra thu thập số liệu nông hộ được tiến hành từ ngày 24/3 đến ngày 6/4/2013. Các hộ điều tra được ghi nhận vị trí địa lý bằng GPS. Tổng số phiếu điều tra là 254 (Bảng 1). Trong quá trình điều tra chúng tôi có thu thập thông tin 7 mô hình nuôi tôm QCCT/BTC xen lẫn trong mô hình QCTT (phần lớn đất dành cho nuôi QCTT, chỉ thử nghiệm một phần nhỏ là QCCT/BTC). Do số lượng mẫu ít và không

Page 31: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

29

Huyện QCTT Tôm lúa TR-CCN TR-CNNH TR-CNNC

Đầm Dơi 17 - 28 - -

Năm Căn 26 - 6 - 29

Ngọc Hiển - - 50 26 -

Phú Tân 24 26 22 - -

Tổng (N) 67 26 106 26 29

phản ánh mục đích điều tra nông hộ quy mô nhỏ và thân thiện với môi trường nên không được đưa vào phân tích trong báo cáo này. Tuy vậy, ghi nhận qua trao đổi với các hộ là họ bị thất thu trong các mô hình QCCT/BTC do vấn đề dịch bệnh và thu nhập của họ chỉ đến từ mô hình QCTT.

Bảng 1: Phân bố mẫu nông hộ nuôi tôm điều tra theo mô hình và địa phương

3.2.4 Qui ước về các mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ trong báo cáo này:

l Mô hình nuôi tôm quy mô nhỏ là mô hình mang tính chất hộ gia đình, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu, diện tích canh tác nhỏ (không quá 10 ha/đầm nuôi, đặc biệt là đối với tôm rừng), sỡ hữu đất là của gia đình hoặc được giao khoán (không tính các hộ thuê đất để nuôi tôm).

l Mô hình tôm rừng đã chứng nhận sinh thái ở huyện Ngọc Hiển (TR-CNNH): các hộ nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn đã được chứng nhận tôm sinh thái theo tiêu chuẩn bộ dựa trên Naturland & Biosuisse ở Ban quản lý RPH Kiến Vàng, Nhưng Miên trong thời gian 2011-2012. Tuy nhiên phần lớn các hộ nuôi chưa bán được tôm sinh thái cho Công ty CBTS. Theo số liệu từ công ty SEANAMICO thì năm 2012 chỉ có 80 hộ nuôi hộ nuôi ở Kiến Vàng được bán tôm cho công ty với tổng khối lượng là 21 tấn.

l Mô hình tôm rừng được chứng nhận sinh thái ở huyện Năm Căn (TR-CNNC): Nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn, được chứng nhận tôm sinh thái 2011-2012 theo tiêu chuẩn nội bộ dựa trên Naturland & Biosuisse ở xã Tam Giang thuộc Công Ty Lâm Nghiệp Ngọc Hiển.

l Mô hình tôm rừng chưa chứng nhận sinh thái (TR-CCN): Nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn, chưa được chứng nhận sinh thái ở Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân.

l Mô hình tôm - lúa: là mô hình quảng canh ở trong vùng qui hoạch 1 vụ tôm 1 vụ lúa ở huyện Phú Tân. Tuy nhiên, thời điểm phỏng vấn cho thấy tất cả các hộ nuôi tôm thuộc mô hình này không thể trồng lúa.

l Quảng canh truyền thống (QCTT): là mô hình nuôi tôm quảng canh không có rừng, không có lúa ở huyện Năm Căn, Phú Tân và Đầm Dơi.

Page 32: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

30

Vien

An

Don

g

TT R

ach

Goc

Tan

Tien

Tam

Gia

ng

Phu

Tan

Ngu

yen

Viet

Kha

i

Ngu

yen

Hua

n

Dat

Moi

Số h

ộ dâ

n

Hình 1: Vị trí vùng tiến hành điều tra của nghiên cứu (chữ số trong hình thể hiện số hộ được phỏng vấn tại từng xã)

Page 33: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

31

3.2.5 Điều tra người thu gom, vựa/đại lý thu mua

Tiến hành chọn Người thu gom/Vựa-Đại lý thu mua tôm dựa trên kết quả ban đầu khi phỏng vấn hộ nuôi. Các đối tượng được chọn để thu thập thông tin là người đi thu mua trực tiếp và chủ những cơ sở thu mua tôm tại địa phương đang hoạt động và được xác nhận là thường thu mua tôm từ các hộ điều tra (Hình 1). Việc lựa chọn theo hướng này sẽ giúp làm rõ hơn về mối liên quan giữa các mắt xích/thành phần tham gia trong một chuỗi sản xuất ngành hàng tôm. Tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin từ 18 người thu gom và 7 Vựa-Đại lý thu mua tôm (Bảng 2), điều tra được thực hiện từ ngày 24/3 đến 26/4/2013.

Bảng 2: Phân bố mẫu thương lái thu mua tôm điều tra theo quy mô và địa phương

3.2.6 Điều tra Nhà máy chế biến

Việc lựa chọn Công ty chế biến thủy sản để thu thập thông tin cũng được xác định dựa trên mối liên hệ trong kinh doanh buôn bán, nghĩa là Công ty thu mua tôm từ các hộ và các thương lái đã phỏng vấn ở trên. Sự lựa chọn theo phương pháp này sẽ cung cấp rõ ràng hơn những thông tin về dòng luân chuyển của chuỗi giá trị sản phẩm từ trang trại đến người tiêu dùng. Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách kỹ thuật, cán bộ phụ trách kinh doanh để thu thập thông tin. Nhóm phỏng vấn đã liên hệ 4 Nhà máy chế biến thủy sản để điều tra theo bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, hai công ty không hợp tác điều tra là Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú (với lý do Ban lãnh đạo công ty không có thời gian và các thông tin trong phiếu nhạy cảm) và công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau (CAMIMEX) (vì công ty đang sửa chữa và lãnh đạo không có ở công ty). Chỉ có hai công ty đồng ý cho phép điều tra là Công ty Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn (SEANAMICO), Công ty TNHH KD CBTS & XNK Quốc Việt từ ngày 15-20/4/2013. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu (sản lượng sản xuất, thị trường tiêu thụ, giá mua-bán, tỷ lệ chiết khấu, nguồn tôm nguyên liệu), các thông tin khác không thu thập được do vấn đề nhạy cảm trong kinh doanh.

Trong hai công ty, chỉ có Công ty SEANAMICO thu mua tôm sinh thái là 21 tấn – đây là tôm nuôi đã đạt chứng nhận Naturland. Với loại tôm này giá thu bán xuất khẩu sẽ tăng 20% so với giá tôm thông thường cùng cỡ, trong đó: phía Công ty nhận 7% chiết khấu, tiếp đến là người nuôi (5%), quỹ dự phòng (5%) và vựa/đại lý thu mua (3%). Bên cạnh đó chúng tôi cũng thu thập được bảng kê giá thành sản xuất của Công ty này. Để sử dụng thông tin trong tính toán phần “chuỗi giá trị” chúng tôi sử dụng thêm một số nguồn số liệu điều tra từ nghiên cứu của Phan Thanh Lâm & Trần Quốc Chương (2012) và Lê Xuân Sinh & ctv. (2011). Thách thức đối với việc thu thập số liệu từ những đơn vị kinh doanh lớn đòi hỏi cần phải xây dựng mối quan hệ với mức độ tin tưởng cao giữa nhà nghiên cứu/nhà quản lý địa phương và các đơn vị cung cấp thông tin.

Huyện Thu gom Vựa/Đại lý

Đầm Dơi 3 2

Năm Căn 6 2

Ngọc Hiển 6 2

Phú Tân 3 1

Tổng (N) 18 7

Page 34: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

32

3.3 Phân tích và xử lý số liệu

3.3.1 Xử lý và lưu trữ số liệu

Các thông tin và số liệu thu thập từ các điều tra được mã hóa và xử lý theo từng nhóm thông tin riêng được thể hiện trong các phiếu điều tra. Việc sắp xếp, xử lý kiểu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu và rút ra các nhận xét cần thiết. Tất cả số liệu từ điều tra được nhập vào một cơ sở dữ liệu thiết kế trên phần mềm MS Excel. Tiến hành xử lý thông tin với phần mềm MS Excel và SPSS 16.

3.3.2 Phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng, các chỉ số thống kê đơn giản như: số trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm được dùng để mô tả các chỉ tiêu điều tra. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị: phương pháp tính toán các chỉ tiêu lợi ích-chi phí của các nhóm tác nhân, bao gồm:Qui ước chung về tỷ lệ phân phối sơ đồ trong chuỗi giá trị: Số lượng thành phẩm đều được qui đổi về nguyên liệu khi tính toán. Lượng sản phẩm đầu ra của tác nhân này sẽ là đầu vào của tác nhân tiếp theo. Tổng số lượng sản phẩm đầu vào của tác nhân đầu tiên phải là 100% và đầu ra của các tác nhân cuối cùng cũng phải là 100%. Số lượng đầu vào và đầu ra của mỗi tác nhân phải bằng nhau. Sự chuyển đổi sản phẩm của các tác nhân cùng cấp không được tính toán trong sơ đồ chuỗi giá trị.

Chi phí đầu vào: với hộ nuôi tôm chi phí này được tính là tổng chi phí sản xuất hay giá thành sản xuất (bao gồm các khoản chi cho mua tôm giống và các chi phí khác để sản xuất ra tôm nguyên liệu), đối với các tác nhân khác được tính là phí mua tôm nguyên liệu (giá mua). Giá trị gia tăng (GTGT): được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi chi phí mua mà chưa trừ đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân (cost-added).

Chi phí tăng thêm: đối với người nuôi tôm thương phẩm chi phí này bằng không, trong khi với các tác nhân khác (chủ vựa, thu gom, công ty chế biến) thì chi phí tăng thêm là các khoản chi phí vận chuyển, thuê nhân công hoặc phương tiện vận chuyển/bảo quản.

Giá trị gia tăng thuần (hay Lợi nhuận): được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm.

Các chỉ tiêu tính toán: được qui đổi ra 1 kg tôm nguyên liệu để đồng nhất trên tất cả các tác nhân trong chuỗi. Lợi nhuận thuần bình quân cho 1 tác nhân sẽ giúp làm rõ hơn vai trò của từng tác nhân trong chuỗi giá trị. Phương pháp phân tích dựa vào chi phí: phương pháp này chỉ dựa vào chi phí sản xuất và được Ngân hàng thế giới thường dùng. Sử dụng khung lý thuyết “chuỗi giá trị” của Kaplinsky & Morris (2000), “hệ thống chuỗi giá trị” của Recklies (2001) và “Kết nối chuỗi giá trị - ValueLinks” (M4P, 2007) của GTZ Eschborn.

Page 35: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

33

Page 36: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

34

010404Kết quả và thảo luận

Page 37: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

35

4.1.1 Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất ở Việt Nam, nuôi tôm mặn-lợ của địa phương phát triển mạnh về diện tích nuôi ở giai đoạn đầu năm 2000-2005, do địa phương tiến hành chuyển đổi theo Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ. Trong giai đoạn này, tỉnh Cà Mau là địa phương thực hiện chuyển đổi nhiều nhất trong khu vực từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 147.000 ha. Năm 2001 toàn tỉnh chuyển đổi 125.000 ha, năm 2002 là 22.000 ha, đưa tổng diện tích nuôi tôm nước lợ từ 77.000 ha năm 1999 lên 236.255 ha năm 2005 (Bộ Thuỷ sản, 2006). Sau giai đoạn này, tốc độ tăng diện tích chậm lại và dần đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích từ năm 2001 đến nay đạt 1,85%/năm, tuy nhiên trong giai đoạn này có sự phát triển nhanh về sản lượng và năng suất nuôi đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 11,28%/năm và 9,26%/năm. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như việc chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ và công tác đào tạo nguồn nhân lực là những nhân tố chính thúc đẩy ngành nuôi tôm phát triển, năng suất các mô hình nuôi được cải thiện và tăng nhanh. Năm 2001 năng suất mới chỉ đạt bình quân 180kg/ha thì đến năm 2012 đã đạt 470kg/ha (Hình 3). Ngành tôm tỉnh Cà Mau đóng góp 45% về diện tích và 35% về sản lượng tôm nuôi của ĐBSCL (Phan và ctv, 2011).

4.1 Kết quả phân tích số liệu thứ cấp về tình hình nuôi tôm ở Cà Mau

Page 38: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

36

Hình 2. Diễn biến tình hình nuôi tôm mặn-lợ ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2001-2012

4.1.2 Diện tích các loại mô hình nuôi năm 2012

Số liệu về diện tích nuôi tôm của tỉnh Cà Mau không thay đổi nhiều so với năm 2011 ngoại trừ diện tích nuôi tôm công nghiệp tăng lên 44,19% (Chi cục NTTS Cà Mau, 2012). Diện tích nuôi tôm các mô hình nuôi năm 2012 được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Diện tích mỗi loại mô hình nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau năm 2012

Trong tổng diện tích nuôi tôm có 17.700 ha tôm rừng. Diện tích này nhỏ hơn so với số liệu của Chi cục lâm nghiệp Cà Mau. Theo số liệu của Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau cung cấp ngày 8 tháng 5 năm 2013 (Nguyễn Hữu Quyền báo cáo) thì năm 2012 tổng diện tích đất rừng ngập mặn giao khoán cho dân quản lý là 62.541 ha. Theo tác giả thì hầu hết diện tích giao khoán cho dân quản lý được dùng vào mục đích nuôi tôm theo mô hình tôm rừng. Như vậy, diện tích thực tế của mô hình tôm rừng lớn hơn nhiều so với số liệu ở bảng 3. Chi tiết về tổng diện tích tự nhiên của rừng ngập mặn và diện tích đã được giao khoán cho hộ dân được trình bày trong Bảng 4.

Mô hình Diện tích (ha)

Công nghiệp 4.964

Quảng canh cải tiến 21.791

Quảng canh truyền thống 181.833

Tôm-lúa 40.350

Tôm rừng 17.700

Tổng 266.638

(Nguồn: Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013)

Năng suất

NS

Sản lượng (tấn)Diện tích (ha)

DT,

SL

tôm

nuô

i

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

0.50

0.45

0.400.35

0.30

0.250.20

0.15

0.10

0.05

0.000

50000

100000

150000

200000

250000

300000

Page 39: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

37

TT Đơn vịTổng diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đã

giao khoán cho dân (ha) Tổng Có rừng Không rừng

Tổng 100.442 62.618 37.825 62.541

01 Ban quản lý RPH Đầm Dơi 9.194 6.431 2.763 5.167

02 Ban quản lý RPH Tam Giang I 4.879 3.231 1.648 3.158

03 Ban quản lý RPH Kiến Vàng 9.870 7.115 2.755 4.423

04 Ban quản lý RPH Nhưng Miên 12.608 5.629 6.979 10.037

05 Ban quản lý RPH Năm Căn 5.913 2.468 3.445 5.152

06 Ban quản lý RPH Đất Mũi 10.593 5.398 5.195 8.912

07 Ban quản lý RPH Sào Lưới 4.695 2.910 1.785 3.622

08 CT TNHH MTV LN Ngọc Hiển 20.743 11.000 9.743 16.613

09 Vườn quốc gia Mũi Cà Mau 15.162 14.302 861 850

10 Hạt Kiểm lâm rừng PH Biển Tây 3.570 2.466 1.104 1.673

11 Nông trường 414 (quân khu 9) 2.058 948 1.110 1.849

12 Lâm ngư trường Trảng Sáo (tỉnh đội) 924 493 432 885

13 Sư đoàn 8 Quân khu 9 234 226 8 201

(Nguồn: Chi cục kiểm lâm Cà Mau, 2013)

Bảng 4. Tổng diện tích tự nhiên và diện tích đã giao khoán cho dân ở các đơn vị

Nhằm đánh giá về sản lượng thủy sản trong các mô hình thủy sản và đặc biệt là mô hình tôm rừng ở 4 huyện được khảo sát, chúng tôi đã dùng số liệu năm 2012 từ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của 4 huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, và Phú Tân cung cấp. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng số liệu về diện tích tôm rừng chứng nhận sinh thái năm 2011-2012 từ Sở NN và PTNT Cà Mau; diện tích tôm rừng chứng nhận sinh thái 2011-212 có mua tôm từ Công ty CAMIMEX, Công ty SEANAMICO. Chi tiết về diện tích các mô hình được trình bày trong Bảng 5.

Bảng 5. Diện tích mô hình ở các huyện khảo sát năm 2012

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm (ha)

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống1 48.849 - 16.799 23.929 89.577

Tôm-lúa1 - - - 1.935 1.935

Tổng diện tích Tôm rừng1 3.500 21.912 8.640 4.489 38.541

TR-CN năm 20122 - 3.247 8.482 11.729

TR-CN có mua sản phẩm3 - 384 6.329 - 6.713

Mặt nước TR-CN có mua sản phẩm4 - 146 2.595 - 2.741

TR-CN chưa mua sản phẩm5 2.863 2.153 5.016

Mặt nước TR-CN chưa mua sản phẩm4 1.088 883 1.971

TR-CCN6 3.500 18.665 158 4.489 26.812

Mặt nước TR-CCN4 1.540 8.213 70 1.975 11.797

1: Nguồn từ Phòng NN huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân

2: Sở NN&PTNT Cà Mau

3: Nguồn từ hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty CAMIMEX, Công ty SEANAMICO. Diện tích ở Ngọc Hiển được tính trên số hộ (80 hộ * 4,8

ha/hộ)

4: = diện tích * tỷ lệ mặt nước (kết quả điều tra các mô hình trong báo cáo này)

5: = tổng diện tích đã chứng nhận trừ đi diện tích đã mua sản phẩm

6: = tổng diện tích TR trừ đi diện tích đã chứng nhận

“-”: không có số liệu

Page 40: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

38

Số liệu về diện tích chứng nhận tôm rừng sinh thái cho năm 2011-2012 biến động khá lớn. Theo báo cáo của Sở NN và PTNT thì năm 2012 diện tích tôm rừng được chứng nhận sinh thái là 11.729 ha cho 2 công ty CAMIMEX và SEANAMICO, trong đó Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển là 6.329 ha; Ban quản lý rừng phòng hộ (RPH) Tam Giang I là 2.153 ha; Ban quản lý RPH Kiến Vàng là 2.176 ha; Ban quản lý RPH Nhưng Miên là 1.071 ha (Nguồn: Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013). Theo báo cáo của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty SEANAMICO thì năm 2012 diện tích được mua tôm chứng nhận sinh thái chỉ có 384 ha ở Ban quản lý RPH Kiến Vàng (huyện Ngọc Hiển). Diện tích này được xác định bằng số hộ mua tôm sinh thái * diện tích trung bình/hộ (80 x 4,8 ha/hộ). Trong khi Công ty CAMIMEX mua tôm chứng nhận sinh thái thuộc địa bàn của Công ty TNHHMTV Lâm Nghiệp Ngọc Hiển (diện tích được chứng nhận thuộc địa phận huyện Năm Căn và Ngọc Hiển) là 6329 ha.

Kết quả này cho thấy, mặc dù có nhiều diện tích của mô hình tôm rừng đã được chứng nhận tôm sinh thái nhưng số liệu về diện tích tôm sinh thái được mua tôm phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu của các công ty chế biến. Theo đó, công ty SEANAMICO có diện tích được chứng nhận là 5400 ha tuy nhiên năng lực của công ty chỉ mua có 384 ha từ 80 hộ dân với sản lượng 21 tấn (kết quả điều tra Công ty SEANAMICO). Tương tự như thế, mặc dù CAMIMEX đã mua ở tất cả 1217 nông hộ đã chứng nhận với diện tích là 6329 ha nhưng sản lượng mua cũng chỉ đạt 350 tấn (xem thêm kết quả điều tra Đại lý thu mua của Công ty CAMIMEX).

4.2 Quan điểm của các nhà quản lý

4.2.1 Đánh giá về những hỗ trợ của chính quyền cho người sản xuất trong năm 2012

Bảng 6. Đánh giá những hỗ trợ của địa phương cho người sản xuất năm 2012

Chỉ tiêu Có hỗ trợĐánh giá

Chưa tốt Tốt Rất tốt

Công tác khuyến ngưa 80% 35% 41% 24%

Các dự án hỗ trợ nghề nuôi tôma 50% 27% 55% 18%

Liên kết cộng đồng (HTX, THT,...) a 80% 53% 41% 6%

Phổ biến thông tina 85% 59% 41% 0%

Chính sách mùa vụa 85% 12% 41% 47%

Chính sách phòng chống dịch bệnha 75% 56% 31% 13%

Chính sách xử lý nước thảia 60% 82% 18% 0%

Chính sách về tỷ lệ rừng:tôma 75% 14% 57% 29%

Chính sách về quản lý rừnga 70% 7% 53% 40%

Chính sách về vốna 80% 75% 6% 19%

Quy hoạch và quản lý vùng nuôia 80% 63% 25% 13%

Quản lý giống tôma 75% 88% 13% 0%

Quản lý thức ăn tôma 70% 81% 19% 0%

Quản lý hóa chất tôma 70% 63% 38% 0%

Bảo hiểm tôm nuôia 65% 100% 0% 0%

Hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôma 70% 100% 0% 0%

Chính sách hấp thụ cacbon từ rừnga 20% 100% 0% 0%a) % số người trả lời

Page 41: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

39

Ba nội dung về hỗ trợ của địa phương cho phát triển nuôi tôm được đánh giá cao là chính sách về quản lý rừng, qui định về tỷ lệ rừng: tôm và qui định về mùa vụ, với trên 80% số cán bộ cho biết ở mức tốt/rất tốt (Bảng 6). Công tác khuyến ngư và các chương trình/dự án hỗ trợ nuôi tôm cũng được đánh giá khá tốt. Các hỗ trợ còn lại không nhận được sự đánh giá tốt, chẳng hạn chính sách quản lý chất thải, quản lý chất lượng con giống/thức ăn và chính sách vốn. Các đánh giá này sẽ là cơ sở để đề xuất cấp quản lý liên quan cần có điều chỉnh để thiết thực hơn cho phát triển sản xuất.

Liên kết cộng đồng (Tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã) đã được hình thành ở Cà Mau trong nhiều năm qua. Tuy nhiên 53% các nhà quản lý cho rằng hoạt động của mô hình này chưa tốt. Lý do tại sao hoạt động chưa tốt không được các nhà quản lý đưa ra. Tuy nhiên, thông qua hoạt động của các tổ hợp tác nuôi tôm ở Cà Mau cho thấy các tổ hợp tác còn mang tính hình thức. Phần lớn các tổ hợp tác sau khi được thành lập thì hoạt động kém hoặc không hoạt động nên chưa phát huy được tính tập thể và chia sẻ cộng đồng. Người tham gia tổ hợp tác không thấy được lợi ích khi họ là tổ viên.

4.2.2 Đánh giá công tác khuyến ngư

Có khoảng 90% cán bộ quản lý cho biết số lần tập huấn, số lớp tập huấn và mô hình trình diễn như hiện nay là còn thiếu và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi tôm(Bảng 7). Các trang thiết bị phục vụ cho công tác khuyến ngư còn thiếu và hạn chế, trong khi số lượng cán bộ khuyến ngư cũng còn thiếu và mỏng (80% cán bộ đưa ra đánh giá này), các tài liệu khuyến ngư cũng còn những hạn chế về số lượng và chất lượng (50% ý kiến đánh giá). Nguyên nhân chính là do nguồn kinh phí cho công tác khuyến ngư còn hạn chế. Các đề xuất để cải thiện công tác khuyến ngư thời gian tới vẫn tập trung vào việc tăng cường nguồn nhận lực và trang thiết bị (75% ý kiến đề xuất từ các cán bộ), tiếp đến là đề xuất về việc tăng nguồn kinh phí cho công tác khuyến ngư và kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn (50% ý kiến đề xuất).

Bảng 7. Đánh giá công tác khuyến ngư tại địa phương

Chỉ tiêuĐánh giá

Thiếu Đủ Dư

Tần suất tập huấn/năm (số lần/năm) 90% 5% 5%

Lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn trực tiếpa 95% 0% 5%

Tài liệu khuyến ngưa 50% 45% 5%

Mô hình trình diễn khuyến ngưa 90% 10% 0%

Trang thiết bị cho cán bộ khuyến ngưa 85% 15% 0%

Số lượng cán bộ khuyến ngư (CBKN)a 80% 20% 0%

Yêu cầu hỗ trợ cho khuyến ngưa:

+ Tăng cường lực lượng khuyến ngư 75%

+ Tăng cường trang thiết bị cho CB KN 75%

+ Tăng kinh phí hoạt động 50%

+ Tăng kinh phí xây dựng mô hình trình diễn 45%

+ Cập nhật công nghệ và kỹ thuật cho CBKN 30%a) % số người trả lời

Page 42: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

40

4.2.3 Đánh giá những qui định, chính sách về rừng và tôm rừng

Những qui định và chính sách về rừng và tôm rừng (TR) được đánh giá là phù hợp. Trên 85% ý kiến đánh giá là các qui định về: tỷ lệ tỉa thưa, mô hình nuôi kết hợp, thời điểm tỉa thưa, phân chia lợi nhuận khi khai thác và tỉa thưa (Bảng 8) là phù hợp. Chỉ có 65% ý kiến cho rằng qui định về mô hình tôm rừng tách biệt với tỷ lệ 60/40 là phù hợp, số còn lại thì cho rằng nên điều chỉnh tỷ lệ này là 50/50. Các qui định, chính sách khác như: hỗ trợ khi trồng và chăm sóc rừng, qui định về diện tích rừng được đánh giá là phù hợp với tỷ lệ rất thấp (<30% ý kiến). Tuy nhiên, các cán bộ quản lý cũng chưa đưa ra được các gợi ý hoặc đề xuất cụ thể nào để khắc phục cho phù hợp.

Bảng 8. Đánh giá những qui định, chính sách về rừng và tôm rừng

4.2.4 Đánh giá việc thực hiện các qui định và chính sách của người dân

Ý thức của người dân trong việc thực hiện chính sách và qui định sản xuất của Nhà nước được đánh giá từ mức trung bình đến tốt ở các qui định như: mùa vụ cải tạo, thả giống, đối tượng nuôi, phòng trừ dịch bệnh, an toàn thực phẩm, tuân theo mô hình khuyến cáo và bảo quản sau thu hoạch (với trên 80% ý kiến đánh giá) (Bảng 9). Qui định về tỷ lệ tôm rừng được thực hiện khá tốt, ngược lại các qui định về xử lý nước thải trong NTTS và CBTS thì thực hiện chưa tốt (>80% ý kiến đánh giá). Mặc dù vậy, thì vẫn còn một số người dân thực hiện chưa tốt hoặc chỉ mang tính chất đối phó với các qui định trong sản xuất kinh doanh.

Chỉ tiêu Đánh giá là phù hợp Gợi ý cho tốt hơn

Mô hình TR tách biệt (tỷ lệ 40/60)a 65% Tỷ lệ nên xem xét lại là 50/50

Mô hình kết hợpa 90% Nên đa dạng đối tượng nuôi

Tuổi cây rừnga 85%

Tỷ lệ tỉa thưaa 90% Cho dân tự tỉa thưa

Thời điểm tỉa thưaa 85% Rừng 10 tuổi được tỉa thưa

Phân chia lợi nhuận khi tỉa thưaa 85% Giữ nguyên mức như hiện nay

Phân chia lợi nhuận khi khai tháca 85% Giữ nguyên mức như hiện nay

Hỗ trợ khi trồng rừnga 30%

Hỗ trợ chăm sóc rừnga 20%

Diện tích rừnga 25%a) % số người trả lời

Page 43: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

41

Chỉ tiêuĐánh giá việc áp dụng chính sách

Không tốt Trung bình Tốt

Mùa vụ cải tạo và sên vét đầm/vuông nuôia 5% 35% 60%

Mùa vụ thả giốnga 5% 40% 55%

Phòng chống dịch bệnha 20% 65% 15%

Xử lý nước thải trong NTTSa 80% 15% 5%

An toàn thực phẩma 20% 75% 5%

Xử lý nước thải của các nhà máy CBTSa 95% 5% 0%

Tỷ lệ tôm rừnga 0% 50% 50%

Đối tượng nuôi: tôm Sú, tôm Thẻ chân trắnga 5% 55% 40%

Áp dụng quy trình KT nuôi theo mô hìnha 15% 60% 25%

Bảo quản tôm sau thu hoạcha 5% 15% 80%a) % số người trả lời

4.2.5 Chất lượng nguyên liệu và sản phẩm nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong năm 2012

Đánh giá về chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất và sản phẩm làm ra từ nghề tôm năm 2012 cho thấy về cơ bản chất lượng con giống (gồm nguồn sản xuất trong tỉnh và nhập về), thức ăn cho tôm nuôi đều có chất lượng tương đối tốt, với trên 75% số ý kiến đánh giá. Chất lượng tôm nguyên liệu của tỉnh được đánh giá rất tốt, trong khi chất lượng thuốc thú y thủy sản còn bị nghi ngờ và đánh giá thấp với 50% ý kiến đánh giá (Bảng 10). Tuy nhiên, cũng còn những đánh giá không cao về chất lượng các nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Nguyên nhân chính vẫn là do địa bàn rộng, lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu vì thế việc kiểm tra và giám sát còn những hạn chế nhất định.

Bảng 10. Đánh giá chất lượng nguyên liệu và sản phẩm nghề nuôi tôm ở Cà Mau

Chỉ tiêuVề chất lượng Về cung/cầu

Xấu/không rõ Trung bình Tốt Không đủ/

không rõ Đủ

Con giống trong tỉnha 15% 75% 10% 80% 20%

Con giống nhập tỉnha 25% 65% 10% 20% 80%

Các loại hóa chất thủy sảna 50% 45% 5% 40% 60%

Thức ăn cho tôma 50% 15% 35% 40% 60%

Tôm nguyên liệua 10% 20% 70% 35% 65%

Số lượng Nhà máy CBTS trong tỉnha - - - 45% 55%

Số lượng đơn vị cung cấp thức ăna - - - 50% 50%

Số lượng đơn vị cung cấp hóa chấta - - - 50% 50%a) % số người trả lời

Bảng 9. Đánh giá việc thực hiện các qui định và chính sách của người dân

Về nguồn cung và cầu đối với nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, địa phương cũng chưa đáp ứng đủ (50-60% ý kiến xác nhận điều này). Ngoài nguồn sản xuất và cung ứng tại chỗ, số còn lại cũng chủ yếu phải nhập về từ các tỉnh khác (như Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương). Riêng nguồn tôm giống sản xuất ở địa phương thì chỉ mới đáp ứng được một phần cho nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh, phần lớn tôm giống phải nhập về từ địa phương khác mà chủ yếu là từ các tỉnh miền trung (Ninh Thuận và Bình Thuận).

Page 44: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

42

Bảng 11. Nhận thức các vấn đề liên quan đến việc chứng nhận tôm sinh thái

Chỉ tiêu % số người trả lờiThuận lợi/khó khăn với việc chứng

nhận

Thuận lợi Khó khăn

Có biết việc chứng nhận tôm sinh thái 75% - Giá bán cao so với không chứng nhận.- Điều kiện vùng sản xuất phù hợp.- Nhu cầu về tôm sinh thái tăng. - Ngành thuỷ sản đang quan tâm phát triển chứng nhận.

- Thiếu thông tin hướng dẫn và trợ giúp từ các tổ chức chứng nhận.- Tiêu chuẩn khó khăn- Người dân có trình độ thấp và chưa thực sự tin tưởng vào tính hiệu quả.- Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế để đáp ứng các yêu cầu chứng nhận.

Phổ biến kiến thức việc chứng nhận bằng:

+ Truyền thông/ Tập huấn / Tờ rơi/ Không ý kiến 25%/45%/15%/15%

Có qui hoạch vùng nuôi tôm chứng nhận 20%

Xu hướng nuôi tôm sinh thái ở địa phương:

+ Không đổi /Tăng/Giảm 65%/30%/5%

Có biết về thị trường tiêu thụ tôm sinh thái 40%

a) % số người trả lời

4.2.7 Những vấn đề ưu tiên để phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương

Nghề nuôi tôm của địa phương được cho rằng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, với 75% ý kiến xác nhận (Bảng 12). Các ưu tiên để phát triển chủ yếu tập trung vào các vấn đề: chất lượng và giá trị kinh tế của đối tượng nuôi (với >95% ý kiến đề xuất), tiếp theo là công tác dự báo nhu cầu thị trường để kịp thời điều tiết kế hoạch nuôi tôm, bên cạnh đó cũng ưu tiên tập trung vào việc sản xuất tôm với kích cỡ lớn. Việc sản xuất không đi sâu về số lượng mà sẽ tập trung theo hướng nâng cao chất lượng. Đây có thể xem là hướng phát triển khá phù hợp với xu thế của thị trường hiện nay về vệ sinh và an toàn thực phẩm và các yêu cầu sản phẩm có chứng nhận.

4.2.6 Các nhận thức và đánh giá về việc chứng nhận sản phẩm

Chỉ có 75% số cán bộ phỏng vấn cho biết họ biết các vấn đề liên quan đến việc chứng nhận tôm sinh thái. Cũng theo các cán bộ quản lý để việc quảng bá và phát triển việc chứng nhận tôm sinh thái thì nên thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật đầu vụ định kỳ (với 45% ý kiến đề xuất), tiếp theo là qua phương tiện truyền thông và phát tờ rơi (Bảng 11). Chỉ có 20% cán bộ được phỏng vấn cho biết địa phương có qui hoạch vùng nuôi tôm sinh thái. Tuy nhiên theo qui hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 được phê duyệt thì hiện nay chưa có qui hoạch riêng cho nuôi tôm sinh thái (Viện KTQHTS 2011). Chỉ có 40% số cán bộ cho biết họ có biết về thị trường tiêu thụ tôm sinh thái trên thế giới. Các thuận lợi và khó khăn đối với việc chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái cũng được đưa ra bởi các cán bộ quản lý ở Bảng 11. Như vậy, để phát triển mô hình tôm sinh thái có chứng nhận thì công tác truyền thông là hết sức quan trọng trong thời gian tới, việc phổ biến kiến thức phải bao quát không chỉ tập trung vào người sản xuất mà cần chú trọng đến tất cả các bên liên quan trong chuỗi sản xuất.

Page 45: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

43

Bảng 12. Xu hướng và ưu tiên phát triển nghề nuôi tôm tại địa phương

Chỉ tiêu Các mức độ đánh giá

Xu hướng phát triển nghề nuôi tômaKhông đổi Giảm Tăng

15% 10% 75%

Ưu tiên phát triểna: Ưu tiên nhiều Ưu tiên Không ưu tiên

+ Nguồn tôm nguyên liệu 10% 5% 85%

+ Nhu cầu về tôm của thị trường 65% 15% 20%

+ Kích cỡ lớn 20% 35% 45%

+ Chất lượng 85% 15% 0%

+ Loại tôm Thẻ 20% 10% 70%

+ Loại tôm Sú 35% 20% 45%

+ Giá trị kinh tế của loài nuôi 85% 10% 5%

a) % số người trả lời

4.2.8 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nghề nuôi tôm

Các thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nuôi tôm thời gian qua cũng được đưa ra thảo luận (Bảng 13). Có 03 thuận lợi chính được đưa ra: 1) địa phương đã có qui hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và hiện nay đang được triển khai thực hiện; 2) các chính sách hỗ trợ phát triển cũng đã được đề cập trong qui hoạch này, trên cơ sở qui hoạch được phê duyệt các gói chính sách sẽ được thực hiện góp phần hỗ trợ người dân sản xuất tốt hơn; 3) điều kiện tự nhiên (về địa hình, chế độ triều, môi trường) cũng là lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, những khó khăn chính đã gặp và sẽ tiếp tục phải đối phó đó là: cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn thiếu và chậm, nguồn nhân lực còn hạn chế về số lượng và năng lực, các mô hình trình diễn còn thiếu, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra và cuối cùng là việc biến động bất thường về giá cả thị trường.

Page 46: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

44

Những thuận lợi % Những khó khăn %

Thị trường rộng/đa dạnga 5% Qui hoạch chưa đồng bộa 15%

Các dự án phát triển từ TWa 5% Chất lượng giốnga 20%

Các dự án phát triển từ địa phươnga 10% Môi trường suy giảma 25%

Cộng đồng ủng hộa 25% Dịch bệnha 40%

Hỗ trợ từ NGOsa 30% Giá cả biến độnga 40%

Trình độ canh táca 30% Thiếu mô hình trình diễna 50%

Điều kiện tự nhiên thích hợpa 65% Nguồn nhân lựca 55%

Chính sách hỗ trợa 95% Vốn đầu tưa 60%

Qui hoạch phát triểna 95% Cơ sở hạ tầnga 65%

a) % số người trả lời

4.2.9 Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển

Trên cơ sở thảo luận những thuận lợi và khó khăn, các nhóm giải pháp phát triển cũng được đề xuất (Hình 3). Tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn là giải pháp được đề cập bởi nhiều cán bộ quản lý, tiếp theo là nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ và các qui định trong sản xuất, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được đề xuất nhiều. Bên cạnh đó các nhóm giải pháp về thị trường, qui hoạch vùng sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh chương trình chứng nhận sản phẩm cũng được đề xuất.

Các ý kiến cho rằng việc qui hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 đã được phê duyệt, tuy nhiên qui hoạch này còn mang tính tổng quát cho toàn ngành, việc triển khai thực hiện còn chậm và nhiều hạn chế. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể này, cần thiết phải có thêm các qui hoạch chi tiết cho các phân ngành, vùng và địa phương để từ đó việc triển khai thực hiện sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

Bảng 13. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nuôi tôm

Page 47: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

45

Hình 3. Các nhóm giải pháp chính được đề nghị cho phát triển nuôi tôm ở Cà Mau

4.3 Kết quả điều tra các hộ nuôi tôm

4.3.1 Thông tin về nông hộ

4.3.1.1 Tuổi, kinh nghiệm và trình độ văn hóa của người phụ trách chính

Tuổi trung bình dao động 44-51, chủ yếu là nam giới. Hầu hết người nuôi tôm đã có kinh nghiệm lâu năm (Bảng 14). Riêng mô hình tôm-lúa với số năm kinh nghiệm khoảng 12 năm, đây là mô hình phát triển từ năm 2001 sau khi địa phương thực hiện việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm theo Nghị quyết 09/2000 của Chính phủ. Tuy nhiên, do vùng tiến hành khảo sát thuộc các huyện ven biển hiện nay có độ mặn khá cao nên trồng lúa không hiệu quả mà chỉ có thể nuôi tôm. Mặt bằng về trình độ văn hoá của người nuôi tôm còn khá thấp chủ yếu là cấp 1 và cấp 2, nên có những biện pháp thích hợp khi biên tập tài liệu, phương pháp giảng dạy và phương pháp phổ biến.

Bảng 14. Thông tin về người nuôi tôm chính của nông hộ

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Tuổi TB (năm) 47,4±12,5 48,5±11,5 48,8±13,3 51,2±12,7 44,3±11,7

+ Nam (%) 93% 83% 80% 90% 93%

+ Nữ (%) 7% 17% 20% 10% 7%

Kinh nghiệm nuôi (năm) 16,2±8,4 11,7±2,8 17,2±6,2 15,3±5,9 14,4±6,4

Trình độ văn hoáa:

Mù chữ 0% 0% 5% 0% 0%

Cấp 1 33% 36% 37% 33% 25%

Cấp 2 54% 46% 51% 55% 59%

Cấp 3 11% 14% 7% 12% 16%

CĐ, ĐH 2% 4% 0% 0% 0%a) % số người liên quan

Tập huấn KT + MHCá

c nh

óm g

iải p

háp Qui định và chính sách

Đào tạo nguồn nhân lực

Quản lý thị trường

Qui hoạch vùng sản xuất

Cơ sở hạ tầng

Đẩy mạnh chương trình nhân chứng

% số người trả lời

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Page 48: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

46

4.3.1.2 Nhân khẩu và sở hữu đất

Số nhân khẩu trung bình dao động từ 4-6 người/hộ trong đó lao động gia đình là 3-4 người/hộ (Bảng 15).

Bảng 15. Thông tin về nông hộ phỏng vấn

Bảng 15 cho thấy hầu hết các hộ vẫn hoạt động dưới dạng hộ cá thể, rất ít các hình thức tổ hợp tác (THT) hay hợp tác xã (HTX). Mô hình tôm rừng với diện tích đất sản xuất sở hữu dưới dạng sổ xanh (được Nhà nước giao khoán), trong khi các mô hình còn lại thì sở hữu dưới dạng sổ đỏ. Với hình thức sở hữu là sổ đỏ, người dân sẽ mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển lâu dài hơn so với những hình thức khác. Ngoài ra, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm Sú, tuy nhiên các hộ thường nuôi ghép thêm cua, cá và sò.

4.3.1.3 Công trình nuôi

Kết cấu công trình: diện tích mặt nước trung bình dao động 1,0-2,4 ha/hộ, số ao nuôi là 1 ao hoặc 1 đầm nuôi/hộ. Như vậy diện tích mỗi ao là khá lớn, phản ảnh rằng quy mô sản xuất của các hộ ở đây vẫn còn ở mức đầu tư thấp chủ yếu là nuôi tôm QC có bổ sung thêm con giống. Hầu hết các hộ không có các ao phụ trợ (như ao lắng, ao ương, ao xử lý nước thải), hệ thống cấp và thoát nước vẫn chủ yếu phụ thuộc theo chế độ thuỷ triều.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Nhân khẩu (người) 5,0±1,8 5,1±1,8 4,5±1,4 4,8±1,6 4,0±0,8

Số LĐGĐ (người/hộ) 3,1±1,9 2,6±1,3 2,9±1,4 2,7±1,3 2,5±0,8

+ Nam (%) 60% 58% 59% 67% 53%

+ Nữ (%) 40% 42% 41% 33% 47%

Sở hữu đất đai a:

Sổ đỏ 100% 100% 0% 0% 0%

Sổ xanh 0% 0% 100% 100% 100%

Hình thức sản xuấta:

Hộ cá thể 97% 100% 88% 93% 68%

THT/HTX 3% 0% 12% 7% 32%

Đối tượng nuôia:

Nuôi ghép 100% 100% 99% 100% 100%a) % số hộ liên quan

Page 49: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

47

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Tổng diện tích (ha) 3,4±1,9 3,0±2,1 4,3±3,0 4,8±2,1 4,4±1,3

DT mặt nước (ha) 2,4±1,4 2,1±1,6 1,9±2,0 1,8±0,7 1,8±0,7

T.lệ mặt nước/tổng DT % 71 70 44 38 41

Số ao 1,1±0,4 1,1±0,3 1,0±0,2 1,0±0,0 1,0±0,0

Thiết kế hệ thống aoa:

Có sử dụng ao ương 1% 20% 2% 0% 0%

Có sử dụng ao lắng 3% 0% 0% 0% 0%

% ao lắng/DTMN 3%

Có ao xử lý nước thải 0% 0% 0% 0% 0%

HT cấp/thoát nướca:

Máy bơm 0% 12% 0% 0% 0%

Chênh lệch thuỷ triều 93% 84% 99% 100% 100%

Cả hai 7% 4% 1% 0% 0%a) % số hộ liên quan

Bảng 16. Điều kiện cơ sở nuôi tôm của nông hộ

Kết quả về tỷ lệ diện tích mặt nước so với tổng diện tích cho thấy tỷ lệ này ở mô hình tôm rừng kết hợp thay đổi từ 38% ở mô hình tôm rừng chứng nhận ở huyện Ngọc Hiển (TR-CNNH), đến 41% ở mô hình TR-CNNC và 44% ở mô hình tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN).

Kết quả này phản ánh ảnh hưởng của qui định về diện tích rừng và ao tôm của chính quyền địa phương. Theo quyết định số 24/2002/QĐ-UB của ủy bản nhân dân tỉnh Cà Mau thì qui định tỷ lệ rừng và ao tôm tùy thuộc vào kích cỡ của mô hình. Với kích cỡ hộ nuôi dưới 3 ha thì tỷ lệ rừng : ao tôm là 40:60; hộ có diện tích 3 - 5 ha thì tỷ lệ này là 50:50, và hộ có diện tích trên 5 ha thì tỷ lệ này là 60:40 (Ha và ctv. 2012). Như vậy, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ diện mặt nước/tổng diện tích ở những hộ chưa được chứng nhận tôm sinh thái cao hơn các hộ đã được chứng nhận do phần lớn các hộ này có diện tích nhỏ hơn các hộ đã được chứng nhận (diện tích trung bình là 4,3 ha/hộ chưa chứng nhận trong khi hộ đã được chứng nhận ở Ngọc Hiển là 4,8 ha/hộ và ở Năm Căn là 4,4 ha/hộ). Như vậy số liệu điều tra phản ánh khá rõ hộ có diện tích càng lớn thì tỷ lệ diện tích mặt nước/tổng diện tích càng nhỏ; hộ chưa được chứng nhận thì có tỷ lệ này lớn hơn hộ đã được chứng nhận. Điều này chứng tỏ rằng người dân đã chấp hành khá tốt Quyết định 24/2002/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau và đặc biệt tiêu chuẩn Naturland (2011) qui định các hộ tôm rừng sinh thái phải có tỷ lệ rừng từ 50% trở lên.

4.3.1.4 Công tác cải tạo và chuẩn bị ao nuôi

Đa số các hộ đều tiến hành cải tạo và chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống. Mô hình tôm rừng thường tiến hành sên vét bùn đáy ao, sử dụng thuốc cá để diệt tạp và một ít hộ thì tiến hành phơi khô ao và sử dụng vôi để diệt khuẩn (Bảng 17). Các mô hình còn lại ngoài việc sên sình, nhiều hộ còn tiến hành việc phơi ao – bón vôi và sử dụng thuốc cá để diệt tạp, diệt khuẩn. Rất ít hộ có khả năng tát cạn ao, do điều kiện địa hình thấp và diện tích lớn. Vì thế khả năng tiêu diệt triệt để mầm bệnh là rất hạn chế - đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc lan truyền mầm bệnh từ vụ trước sang vụ sau (nếu ao nuôi có xảy ra dịch bệnh từ vụ nuôi trước). Tỷ lệ số hộ tiến hành cải tạo khô rất ít do điều kiện địa hình thấp, tính chất đất thấm nước kém và mức độ thâm canh thấp.

Page 50: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

48

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Có cải tạo hằng năma: 100% 100% 99% 100% 97%

Hình thức cải tạoa:

Tát cạn 10% 28% 5% 8% 3%

Phơi ao 25% 64% 27% 35% 14%

Sên,vét sình đáy ao 99% 100% 97% 100% 97%

Bón vôi 32% 36% 8% 12% 10%

Thuốc cá 81% 72% 64% 73% 66%a) % số hộ liên quan

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Có kiểm tra PCRa 4% 4% 5% 4% 3%

Cỡ tôm PL (cm) 13,4±1,5 15,4±3,6 13,9±1,9 14,2±1,3 13,7±1,5

Nguồn gốc tôm PLa:

Trại giống địa phương 63% 76% 67% 77% 79%

Trại dèo địa phương 4% 20% 11% 0% 3%

Giống nhập tỉnh 31% 4% 17% 23% 7%

Nguồn khác 1% 0% 5% 0% 10%

Sở thích chỉ mua giống từ một trại SXGa 31% 32% 23% 42% 17%

Có quan tâm về nguồn gốc tôm giốnga 94% 84% 91% 92% 90%

Có hài lòng về chất lượng tôm giốnga 91% 96% 75% 85% 93%

a) % số hộ liên quan

Bảng 17. Thông tin về cải tạo và chuẩn bị ao nuôi

4.3.1.5 Thời gian cải tạo

Thời gian tiến hành cải tạo ao tập trung vào hai thời điểm chính đó là tháng 2-3 và tháng 7-9 âm lịch hằng năm. Ngoài thả tôm Sú để nuôi, hộ dân còn thu con giống tự nhiên vào ao đầm, vì vậy thời gian tháng 9-11 âm lịch cũng là mùa vụ xuất hiện các giống loài tự nhiên (Phụ lục 7).

4.3.2 Nuôi tôm Sú

4.3.2.1 Thả giống tôm

Tôm giống được thả nuôi nhiều lần trong vụ nuôi ở tất cả các mô hình. Kích cỡ tôm giống sử dụng phổ biến là PL13-PL15. Các mô hình chủ yếu sử dụng nguồn tôm sản xuất tại địa phương. Người dân có quan tâm đến nguồn gốc tôm giống và tin tưởng vào chất lượng tôm. Tuy nhiên, có ít hộ chọn mua tôm từ một trại giống – điều đó cho thấy mối liên kết giữa hộ nuôi và trại giống là còn hạn chế. Ngoài ra, người nuôi tôm cũng không kiểm tra tôm giống bằng phương pháp PCR. Đây có thể thói quen của người nuôi tôm quảng canh. Họ không quan tâm nhiều đến chất lượng giống mà chủ yếu tập trung về số lượng. Họ thường có tâm lý thả trừ hao.

Bảng 18. Thông tin về thả và quản lý tôm giống

Page 51: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

49

4.3.2.2 Mật độ thả tôm giống

Các hộ thường tiến hành thả tôm nhiều đợt trong năm tùy theo mô hình; mật độ thả cao nhất được thực hiện ở lần thả đầu tiên với trung bình khoảng 3-9 PL/m2, các lần sau có xu hướng giảm dần và các tháng thả càng về sau thì mật độ càng thấp chỉ khoảng 2-3 PL/m2 (Phụ lục 21). Khoảng cách giữa hai lần thả giống khoảng 1,3-1,6 tháng.

Bảng 19. Thông tin về số lần thả và mật độ thả giống trong năm

4.3.2.3 Thời gian thả

Lịch thả giống lần đầu tập trung cao vào thời gian từ tháng 9-10 (âm lịch) – đây có thể được xem là vụ nuôi chính của nông hộ. Các tháng khác vẫn tiến hành thả giống tuy nhiên mức độ khá rải rác và không tập trung (Hình 4).

4.3.2.4 Quản lý chất lượng nước và chăm sóc tôm

Độ sâu ao trung bình dao động khoảng 1m ở các mô hình (Bảng 20). Thay nước dựa vào chế độ triều (xả nước lúc nước ròng và lấy nước vào ao/đầm lúc nước lớn). Việc thay nước như thế này sẽ giúp giảm chi phí sản xuất so với các vùng nuôi tôm khác. Các hộ cũng có sử dụng vôi để xử lý nước, tuy nhiên mục đích chính vẫn chủ yếu là dùng vôi để cân bằng pH khi mưa xuống.

Thức ăn cũng được một số ít hộ sử dụng ở giai đoạn đầu cho tôm ăn. Riêng mô hình tôm rừng CN không ghi nhận các trường hợp về sử dụng thức ăn cho ao nuôi. Có khoảng trên 50% số hộ xác nhận có gặp phải vấn đề tôm bị bệnh. Hai loại bệnh gặp với tần suất nhiều nhất được xác nhận là đốm trắng và đỏ thân với mức độ thiệt hại rất cao chiếm trên 68% số hộ có tôm bị bệnh. Điều này cho thấy các mô hình nuôi tôm với mật độ thấp thì không thấy dấu hiệu của bệnh gan tụy, loại bệnh tôm ảnh hưởng nhiều nhất hiện nay ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Số lần thả (lần/năm) 6,9±2,2 7,2±3,1 6,4±2,1 5,5±1,8 6,4±1,8

Mật độ chung (PL/m2/năm) 17,6±14,3 15,4±13,0 26,8±15,9 23,7±9,1 23,2±11,7a) % số hộ liên quan

Hình 4. Thời điểm thả giống trong một năm

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

% s

ố hộ

liên

qua

n

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

Tháng

Page 52: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

50

4.3.2.5 Thu hoạch tôm

Hầu hết các hộ đều áp dụng hình thức thu tỉa thả bù trong vụ nuôi. Sau khi nuôi khoảng 3,5 tháng người dân bắt đầu thu hoạch lần đầu là phổ biến – điều này cũng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Về cơ cấu tôm thu hoạch, tôm Sú chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng so với tôm tự nhiên (Bảng 21). Như vậy, ngoài nguồn tôm Sú chủ động thả nuôi và thu hoạch, tôm tự nhiên cũng đóng góp phần khá quan trọng trong cơ cấu sản phẩm của các mô hình có mức độ thâm canh thấp như tôm rừng và tôm QC truyền thống.

Bảng 21. Thông tin về công tác thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Bảng 20. Các thông tin về quản lý và chăm sóc ao nuôi

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Độ sâu kênh/ao (m) 1,1±0,2 1,1±0,3 1,0±0,2 1,1±0,2 1,0±0,2

Độ sâu trảng (m) 0,4±0,2 0,4±0,1 0,3±0,2 0,3±0,2 0,4±0,2

Trảng ngập nước (tháng) 10,6±3 9,3±3 7,1±5,0 9,0±4,2 9,9±4,4

Không theo dõi chất lượng nướca 74% 60% 87% 88% 100%

Có thay nướca 84% 32% 94% 92% 100%

Dựa vào thuỷ triều a 98% 88% 99% 100% 100%

Số lần thay/tháng 2,2±0,8 1,8±0,5 2,1±0,6 3,5±5,6 3,4±3,1

Lượng nước thay (%/lần) 33,9±14,6 29,4±15,7 36,6±17,7 33,9±20,7 32,6±13,7

Chỉ bổ sung thêm nướca 16% 68% 6% 8% 0%

Dựa vào thuỷ triều để thay nướca 91% 71% 100% 100%

Số lần thay/tháng 1±0,4 1,4±0,5 3,3±3,3 1,5±0,7

Lượng nước thay (%/lần) 16,6±5,0 22,1±11,2 26,7±6,1 45,0±21,2

Dùng vôi a 40% 44% 17% 8% 7%

Cho ăna 4% 8% 5% 0% 0%

Có bị bệnha 74% 56% 64% 69% 52%

Đỏ thâna 78% 79% 74% 67% 87%

Mức thiệt hại (%) 74,5±24,3 68,3±20,9 70,0±30,7 74,1±26,7 74,6±19,9

Đốm trắnga 33% 36% 40% 44% 13%

Mức thiệt hại (%) 81,2±14,8 75,0±33,2 82,8±24,1 80,0±17,3 80,0±0,0

Hội chứng gan tụya 0% 7% 0% 0% 0%

Mức thiệt hại (%) 30,0±0,0 a) % số hộ liên quan

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

TG thu lần 1(ngày) 121,6±14,3 115,2±16,1 122,7±18,6 116,9±16,5 118,4±7,9

Ph.pháp thu hoạcha

Thu tỉa 99% 96% 100% 100% 100%

Thu toàn bộ 1% 4% 0% 0% 0%

Tỷ lệ tôm thu hoạch

Tôm Súb 72% 83% 71% 73% 66%

Tôm tự nhiênb 28% 17% 29% 27% 34%a) % số hộ liên quan; b) %/sản lượng

Page 53: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

51

Tháng bắt đầu thu hoạch tập trung cao là tháng 2-3 âm lịch, và thời gian thu hoạch tập trung sẽ kéo dài và kết thúc trong khoảng tháng 4-5 âm lịch (Phụ lục 8). Tuy nhiên đây chỉ là thời gian thu hoạch tập trung của nhiều hộ, các hộ vẫn tiến hành thu hoạch rải rác các tháng khác trong năm do người dân thường có kế hoạch đánh tỉa thả bù. Tương quan với thời gian thả, mật độ thả và thời gian thu hoạch, sản lượng thu hoạch cao tập trung vào tháng 2-5 âm lịch và các tháng về sau thì sản lượng giảm dần (Phụ lục 9).

Cơ cấu sản lượng thu hoạch theo kích cỡ tôm: sản lương tôm thu hoạch phân theo kích cỡ tôm có sự khác biệt giữa các mô hình, ở mô hình tôm rừng và QC truyền thống thì tôm có kích cỡ <20 con/kg chiếm tỷ trọng lớn chiếm khoảng 68% sản lượng ở mô hình tôm rừng CCN, >74% ở mô hình tôm rừng CN và khoảng 53% ở mô hình QC truyền thống (Hình 5). Trong mô hình tôm lúa thì cỡ tôm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng chủ yếu là 20-40 con/kg, với tỷ lệ 47%.

4.3.2.6 Phương thức tiêu thụ tôm nuôi

Tôm thu hoạch chủ yếu bán cho người thu gom, chiếm trên 95% sản lượng, tiếp theo là bán cho vựa/đại lý (Hình 7). Như vậy, nhóm thu gom và vựa/đại lý thu mua tôm là những mắt xích khá quan trọng trong chuỗi sản xuất về việc bảo quản và đảm bảo chất lượng tôm giai đoạn trước chế biến thành phẩm. Giá bán tôm: giá bán tôm theo kích cỡ không có sự khác biệt lớn giữa các mô hình nuôi. Riêng mô hình tôm rừng CN ngoài giá bán, người nuôi còn nhận thêm tiền chiết khấu khoảng 5% (Phụ lục 10).

Hình 5. Cơ cấu sản lượng thu hoạch phân theo nhóm kích cỡ tôm thu hoạch

Tôm xô

31-40

20-30

<20

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CN Ngọc Hiển

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% tổ

ng s

ản lư

ợng

tôm

Page 54: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

52

4.3.2.7 Các lý do ưu tiên khi bán tôm

Yếu tố ưu tiên quan trọng để quyết định bán tôm là giá cả, tiếp theo là phương thức thanh toán, nơi mua bán và giao dịch, và uy tín của nơi thu mua (Hình 7). Như vậy, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng cho quyết định bán sản phẩm và chỉ có tôm chứng nhận mới có thêm yếu tố phải bán theo cam kết hợp đồng nhưng tỷ lệ số hộ xác nhận rất thấp, còn hầu hết sản phẩm tôm nuôi vẫn được bán một cách tự do theo giá biến động trên thị trường – điều này cho thấy chưa có một mối liên kết dọc chặt chẽ giữa các mắt xích trong chuỗi sản xuất.

Hình 6. Các phương thức tiêu thụ tôm nuôi

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CN Ngọc Hiển

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%%

tổng

sản

lượn

g bá

n

Bán trực tiếp cho CTCBTS

Bán trực tiếp cho đại lý thu gom/vựa

Bán cho người đi thu gom

Mang ra chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng

Để lại sử dụng trong gia đình

Page 55: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

53

Page 56: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

54

Hình 7. Các lý do ưu tiên khi bán tôm cho người thu mua(chỉ xem xét ở cấp độ 3 - rất quan trọng và được ưu tiên thứ I)

4.3.3 Nuôi cua

4.3.3.1 Thời gian thả giống

Thời gian thả cua lần đầu cũng tập trung nhiều vào thời điểm tháng 8-10 âm lịch, thường là ngay sau khi thả tôm giống 2-3 tuần.

4.3.3.2 Mật độ thả

Mật độ thả nuôi cũng giảm dần theo thứ tự các lần thả giống ở tất cả các mô hình nuôi. Mật độ trung bình cao nhất ở mô hình TR-CCN và thấp nhất ở mô hình QCTT hay Tôm lúa (Bảng 22).

Bảng 22. Mật độ, số lần thả và khoảng cách hai lần thả cua

4.3.3.3 Quản lý và chăm sóc cua

Trong vụ nuôi người dân thường thả cua nhiều lần vào ao/đầm nuôi tôm, biến động từ 3-8 lần/vụ nuôi. Cua giống có nguồn gốc từ sản xuất nhân tạo chiếm trên 50% số hộ xác nhận, cỡ cua giống thả nuôi được sử dụng nhiều là cua tiêu, tiếp theo là cua dưa (Bảng 22). Cua nuôi cũng gặp phải vấn đề về bệnh trong quá trình nuôi, ở các mô hình QC truyền thống và tôm lúa tỷ lệ số hộ xác nhận vấn đề bệnh cua cao hơn ở mô hình tôm rừng.

4.3.3.4 Thu hoạch và bán cua

Tiến hành thu hoạch cua nuôi lần đầu sau khoảng 4 tháng nuôi, với giá bán trung bình biến động từ 179.000 – 217.000 đ/kg tuỳ thuộc vào kích cỡ cua thu hoạch. Hầu hết cua thu hoạch sẽ được bán cho người thu gom.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Số lần thả (lần/năm) 4,6±1,9 3,2±1,6 4,8±1,9 4,6±1,6 4,4±1,6

K/c giữa hai lần thả (tháng) 1,9±1,3 2,8±1,2 1,6±1,1 1,8±1,2 1,8±0,8

Mật độ chung (1000 con/ha) 3,9±3,9 3,9±2,7 6,4±7,7 6,1±3,7 5,0±2,9

% s

ố hộ

liên

qua

n

Ràng buộc, cam kết: Hợp đồng, đầu tư (giống, thức ăn...)

Mối quan hệ, người quen, THT sản xuất)

Giá bán cao hơn

Phương thức thanh toán(tiền mặt, trả chậm...)

Địa điểm mua bán

QC truyềnthống

TR-CNNăm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CNNgọc Hiển

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Page 57: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

55

4.3.4 Hiệu quả sản xuất

4.3.4.1 Năng suất

Các mô hình khảo sát đều tiến hành nuôi ghép nhiều đối tượng nuôi, trong đó cua cũng đóng góp phần quan trọng trong sản lượng nuôi và hiệu quả chung của các mô hình. Tổng năng suất thủy sản trung bình biến động 333-563 kg/ha ở các mô hình.

Nếu chỉ tính riêng cho tôm Sú thì mô hình đạt năng suất cao nhất là TR-CNNC đạt 268 kg/ha. Cũng tương tự như vậy, năng suất tôm tự nhiên cao nhất đạt 150 kg/ha ở mô hình TR-CNNC (Bảng 24). Tuy nhiên, năng suất cua ở mô hình TR-CNNH cao hơn các mô hình khác. Kết quả này không phản ánh rằng mô hình TRCNNC có điều kiện nuôi tốt hơn vì tất cả các điều kiện về độ sâu của mương, diện tích mặt nước, chế độ thay nước, mật độ con giống đều không khác nhiều so với mô hình TR-CCN và TR-CNNH. Sự khác biệt lớn nhất của mô hình này với hai mô hình tôm rừng còn lại là thời gian được chứng nhận lâu hơn. Theo Hà và ctv (2012) thì mô hình tôm chứng nhận sinh thái ở Tam Giang thuộc huyện Năm Căn đã được chứng nhận liên tục từ 2002 đến nay. Điều đó cho thấy người dân ở đây đã có nhiều kinh nghiệm hơn các vùng khác. Có thể thông qua các lớp tập huấn, việc sử dụng con giống tốt hơn đã làm tăng năng suất tôm nuôi. Đặc biệt là trong khu vực có cơ sở sản xuất giống tôm sinh thái trực thuộc Công ty CAMIMEX. Trại giống này đã bắt đầu cung cấp giống từ cuối năm 2011, đầu năm 2012 cho nông dân trong khu vực.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Con giống nhân tạoa 79% 64% 50% 58% 52%

Cỡ giốnga

1: tiêu 68% 60% 66% 58% 52%

2: dưa 28% 28% 21% 35% 21%

3: me 4% 12% 12% 8% 28%

4: chói 0% 0% 1% 0% 0%

Cua bị bệnha 59% 36% 53% 50% 34%

Rũ càng 12% 8% 15% 4% 10%

Đục cơ 3% 0% 8% 0% 0%

Đen mang 6% 4% 12% 4% 0%

Thu hoạch lần đầu sau khi thả giống (ngày)

137,3±19,7

132,2±17,9

136,7±22,2

131,2±16,4

135,7±16,9

Giá bán (1000đ/kg) 192,1±38,0

179,6±19,5

204,2±48,1

184,2±36,7

217,1±49,2

Bán cho người thu muaa 100% 100% 99% 100% 100%a) % số hộ liên quan

Bảng 23. Thông tin về thả và quản lý giống cua

Page 58: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

56

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

NS chung (kg/ha/năm)

333,4±286,7

475,5±368

463,6±351,6

461,9±327,3

563,4±251,6

NS tôm Sú (kg/ha/năm)

163,7±173,1

238,0±170,7

213,8±177,6

184,4±96,1

268,5±95,8

NS tôm Thẻ TN (kg/ha/năm)

71,3±55,4

65,2±95,9

122,8±139,3

100,6±71,3

150,7±95,3

NS cua (kg/ha/năm) 73,2±81,2 109,5±119,8 101,±107,5 153,6±171,2 91,3±75,0

NS TS khác (Bạc, Đất (kg/ha/năm)

65,6±74,5

107,6±110,7

96,2±87,6

72±49,8

139,5±68

Tổng thu (triệu đ/ha/năm)

47,0±36,8

58,1±47,1

69,2±55,0

72,2±52,3

79,6±37,4

Tôm Sú 63% 63% 62% 52% 65%

Cua 26% 30% 27% 39% 23%

Thuỷ sản khác 11% 8% 12% 9% 12%

Tổng chi (triệu đ/ha/năm) 22,8±32,5 29,1±45,5 31,3±17,2 27,3±8,5 31,3±14,5

Tôm Sú 71% 54% 65% 63% 70%

Thuỷ sản khác 11% 30% 13% 13% 11%

Cua 11% 10% 13% 13% 11%

Khấu hao 8% 6% 10% 10% 9%

Lợi nhuận (triệu đ/ha/năm)

24,2±29,4

29,0±54,9

37,9±47,9

44,9±47,7

48,3±38,3

Bảng 24. Hiệu quả nuôi tôm tính cho 1ha mặt nước cho 1 năm

4.3.4.2 Chi phí

Trong cơ cấu chi phí cố định, có 3 loại chi phí chính là chi phí đào ao, xây cống; chi phí mua một số trang thiết bị như chài, lưới, đụt, lú; và chi phí thuê mướn đất (Phụ lục 12).

Cơ cấu chi phí biến đổi đối với nuôi tôm Sú: khoản chi chính đối với nuôi tôm Sú ở các mô hình vẫn tập trung vào việc chuẩn bị ao và mua con giống. Các mô hình có hai khoản chi phí này chiếm trên 70% tổng chi lưu động. Bên cạnh các khoản chi trên, các khoản chi như chi mua vôi, dây thuốc cá; chi phí sửa chữa nhỏ là các hạng mục chỉ chiếm khoảng 10% tổng chi phí lưu động. Hiện vẫn còn một số hộ vay thêm vốn để nuôi tôm, tuy nhiên chi phí cho việc vay vốn chiếm tỷ trọng không nhiều trong cơ cấu vốn lưu động (Phụ lục 12).

4.3.4.3 Về doanh thu và lợi nhuận

Kết quả cho thấy mô hình tôm rừng CN cho lợi nhuận cao nhất đạt 48,3 triệu đồng/ha tại Năm Căn, Ngọc Hiển đạt 44,9 triệu đồng/ha và thấp nhất là QC truyền thống đạt khoảng 24,2 triệu đồng/ha (Bảng 24). Kết quả các mô hình khác cho thấy, thu từ tôm Sú đóng góp vào doanh thu nhiều nhất, tiếp theo là cua. Tuy nhiên cơ cấu chi phí cho thấy chi cho tôm Sú chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là chi cho cua và thuỷ sản khác. ở các mô hình nuôi có sự khác biệt, đó là do mô hình tôm rừng thường thu hoạch tôm với cỡ lớn bán có giá cao, trong khi các mô hình còn lại tôm thu có cỡ nhỏ hơn và giá cũng thấp hơn. Như vậy, vùng khảo sát hiện nay mô hình tôm rừng vẫn là mô hình cho hiệu quả cao nhất và cũng có thể xem như mô hình phát triển khá ổn định thời gian qua.

Page 59: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

57

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển +

Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống1 48.849 16.799 23.929 89.577

Tôm-lúa1 - - 1.935 1.935

Tổng diện tích Tôm rừng1 3.500 30.552 4.489 38.541

TR-CN năm 20122 - 11.729 11.729

TR-CN có mua sản phẩm3 - 6.713 - 6.713

Mặt nước TR-CN có mua sản phẩm4 - 2.646 - 2.646

TR-CN chưa mua sản phẩm5 5.016 5.016

Mặt nước TR-CN chưa mua sản phẩm4 1.906 1.906

TR-CCN6 3.500 18.823 4.489 26.812

Mặt nước TR-CCN4 1.540 8.282 1.975 11.797

1: Nguồn từ Phòng NN huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân2: Sở NN&PTNT Cà Mau3: Nguồn từ hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty CAMIMEX, Công ty SEANAMICO. Diện tích ở Ngọc Hiển được tính trên số hộ (80 hộ * 4,8 ha/hộ)4: = diện tích * tỷ lệ mặt nước (kết quả điều tra các mô hình trong báo cáo này)5: = tổng diện tích đã chứng nhận - diện tích đã mua sản phẩm6: = tổng diện tích RT – diện tích đã chứng nhận“-”: không có số liệu

4.3.5 Ước lượng sản lượng thủy sản nuôi ở các mô hình

Ước tính sản lượng là một trong những việc quan trọng giúp cho những nhà thu mua quốc tế quyết định số lượng thu mua dựa trên nhu cầu của thị trường. Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, tổng diện tích nuôi tôm ở 4 huyện thuộc phạm vi nghiên cứu được tổng hợp để có một cái nhìn tương đối tổng quát hơn về tình hình nuôi tôm ở 4 huyện này. Tuy vậy, vì diện tích nuôi tôm sinh thái của Công ty CAMIMEX thu mua nằm trên hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển thuộc địa bàn của Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển, việc tách theo huyện về số hộ và diện tích đã chứng nhận sinh thái là không thực hiện được. Do vậy, trong phần ước lượng sản lượng tôm, tôm Sú, tôm tự nhiên và cua được tính chung là Ngọc Hiển và Năm Căn. Các giá trị về tỷ lệ diện tích mặt nước trong tổng diện tích, năng suất tôm Sú, năng suất tôm tự nhiên, năng suất cua được lấy là giá trị trung bình của hai huyện này.

Bảng 25. Diện tích và diện tích mặt nước của các mô hình theo huyện

4.3.5.1 Tổng sản lượng tôm nuôi từ các mô hình ở 4 huyện khảo sát

Dựa vào năng suất ở Bảng 24 và diện tích các loại mô hình ở Bảng 25, sản lượng tôm Sú, tôm tự nhiên và cua ở các mô hình ở Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân đã được ước lượng như trong bảng 26. Sản lượng tôm ước tính bằng cách lấy diện tích mặt nước nhân với năng suất của mô hình ở mỗi huyện.

Page 60: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

58

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển +

Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống 14.684.009 5.049.779 7.193.057 26.926.846

Tôm-lúa - - 794.898 794.898

TR-CN được thu mua3 - 1.211.414 - 1.211.414

TR-CN chưa được thu mua3 - 872.699 - 872.699

TR-CCN3 666.512 3.584.502 854.849 5.105.863

Tổng sản lượng 15.350.521 10.718.394 8.842.805 34.911.720

Bảng 26. Ước lượng tổng sản lượng tôm theo mô hình ở 4 huyện

Bảng 26 cho thấy các mô hình nuôi quy mô nhỏ ở 4 huyện sản xuất được 34,9 ngàn tấn tôm Sú và tôm tự nhiên. Theo kết quả về thống kê và số liệu của Chi cục NTTS Cà Mau cung cấp thì năm 2012 sản lượng tôm của các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân lần lượt là 18.255 tấn, 10.381 tấn, 10.765 tấn và 17.238 tấn.

Sản lượng ước lượng cho huyện Đầm Dơi là 15.350 tấn thấp hơn số liệu báo cáo ở huyện Đầm Dơi là 18.255 tấn. Tuy nhiên số liệu ước lượng chỉ gồm tôm quảng canh truyền thống và tôm rừng kết hợp chưa chứng nhận. Số liệu này không bao gồm sản lượng của mô hình nuôi công nghiệp và bán công nghiệp (quảng canh cải tiến) ở huyện Đầm Dơi. Theo số liệu từ Chi cục NTTS thì chỉ tính riêng nuôi công nghiệp và quảng canh cải tiến ở Đầm Dơi đã có sản lượng gần 17.030 tấn tôm.

Theo số liệu ước lượng từ nghiên cứu này cho thấy sản lượng tôm từ các mô hình tôm rừng ở Ngọc Hiển và Năm Căn có khoảng 10.718 tấn tôm Sú, tôm tự nhiên. Số này nhỏ hơn với số liệu của Chi cục NTTS Cà Mau báo cáo ở huyện Ngọc Hiển và Năm Căn có sản lượng tôm 21.146 tấn. Tuy nhiên, số lượng ước lượng chưa bao gồm tôm Công nghiệp và Quảng canh cải tiến. ở hai huyện này là có sản lượng tôm sinh thái mà công ty CAMIMEX và SEANAMICO mua khoảng 1.211 tấn. Tuy nhiên năm 2012, hai công ty này chỉ mua được khoảng 371 tấn gồm công ty CAMIMEX là 350 tấn và SEANAMICO đã mua 21 tấn. Số tôm còn lại người dân bán như tôm thông thường. Ngoài ra, còn một lượng lớn tôm đã chứng nhận nhưng công ty chưa tiến hành mua năm 2012 là khoảng 872 tấn. Sản lượng này chủ yếu là chứng nhận từ Ban quản lý RPH Tam Giang I, Ban quản lý RPH Nhưng Miên và Ban quản lý RPH Kiến Vàng do Công ty SEANAMICO làm hợp đồng. Ngoài ra, hai huyện này còn có khoảng 18.823 diện tích tôm rừng tương ứng với diện tích mặt nước khoảng 8.282 ha chưa chứng nhận sinh thái. Diện tích này có sản lượng ước tính 3.584 tấn tôm Sú và tôm tự nhiên.

Huyện Phú Tân có tổng sản lượng tôm từ các mô hình này là 8.842 tấn. Số liệu này thấp hơn so với chi cục NTTS Cà Mau cung cấp là 17.238 tấn bao gồm có 6006 tấn tôm nuôi công nghiệp và 2070 tấn nuôi quảng canh cải tiến. Bởi vậy, không tính sản lượng tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến thì sản lượng ước lượng cũng gần sát với sản lượng mà Chi cục NTTS cung cấp. ở Phú Tân cũng có khoảng 854 tấn tôm trong mô hình tôm rừng kết hợp chưa được chứng nhận sinh thái.Nhìn chung thì sản lượng tôm từ các mô hình quảng canh quy mô nhỏ thân thiện với môi trường ở 4 huyện khảo sát là khá nhiều. Đặc biệt có tới trên 5.100 tấn tôm được nuôi dưới tán rừng chưa được chứng nhận sinh thái. Việc hướng tới cấp chứng nhận cho những hộ nuôi này sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân đang sinh sống nơi đây.

4.3.5.2 Tổng sản lượng tôm Sú nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ

Cũng tương tự như ước lượng tổng lượng tôm từ các mô hình theo huyện, ở hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển do không thể tách sản lượng tôm Sú ra riêng từng huyện nên sản lượng này là chung cho 2 huyện.

Page 61: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

59

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển +

Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống 7.996.581 2.749.996 3.917.177 14.663.755

Tôm-lúa - - 460.530 460.530

TR-CN có mua sản phẩm3 - 599.158 - 599.158

TR-CN chưa mua sản phẩm3 - 431.632 - 431.632

TR-CCN3 329.252 1.770.717 422.289 2.522.258

Tổng sản lượng 8.325.833 5.551.504 4.799.997 18.677.334“-”: không có mô hình

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển +

Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống 6.687.428 2.299.783 3.275.880 12.263.091

Tôm-lúa - - 334.368 334.368

TR-CN có mua sản phẩm3 - 612.255 - 612.255

TR-CN chưa mua sản phẩm3 - 441.067 - 441.067

Sản lượng ở TR-CCN3 337.260 1.813.784 432.560 2.583.604

Tổng sản lượng 7.024.688 5.166.890 4.042.808 16.234.386“-”: không có mô hình

Bảng 27. Ước lượng sản lượng tôm Sú (kg/năm) của 4 huyện khảo sát theo mô hình

Sản lượng tôm Sú nuôi ở các mô hình chiếm khoảng trên 50% so với tổng sản lượng tôm thu hoạch. Có trên 14.663 tấn tôm Sú được sản xuất từ mô hình quảng canh truyền thống. Đặc biệt có gần 600 tấn tôm Sú được sản xuất ra trong khu vực năm 2012. Hai công ty CAMIMEX và SEANAMICO có mua tôm Sú sinh thái, tuy nhiên theo kết quả điều tra hai công ty này chỉ mua 371 tấn gồm 350 tấn ở CAMIMEX và 21 tấn ở SEANAMICO. Ngoài ra, còn khoảng 431 tấn tôm Sú đã được chứng nhận nhưng không có công ty nào tiến hành mua tập trung chủ yếu ở Ban quản lý RPH Tam Giang 1, Nhưng Miên và Kiến Vàng. Theo tính toán cho thấy có khoảng 2.522 tấn tôm Sú được sản xuất dưới tán rừng nhưng chưa được chứng nhận sinh thái.

4.3.5.3 Tổng sản lượng tôm tự nhiên từ các mô hình quy mô nhỏ

Sản lượng tôm tự nhiên bao gồm tôm Thẻ (Penaeus indicus và P. merguensis), tôm Bạc (Metapeneaus breviornis), và tôm Đất (Metapeneaus ensis) được trình bày trong Bảng 28.

Bảng 28. Ước lượng sản lượng tôm tự nhiên (kg) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình

Sản lượng tôm tự nhiên từ các mô hình quảng canh được ước lượng khoảng 16.234 tấn. Đặc biệt có 1053 tấn đã được sản xuất trong năm 2012 ở trong mô hình tôm rừng đã có chứng nhận tôm sinh thái. Ngoài ra còn có khoảng 2.583 tấn tôm tự nhiên được thu hoạch dưới tán rừng ở mô hình tôm rừng chưa có chứng nhận. Đây là nguồn tôm tự nhiên hoàn toàn vì giống từ tự nhiên. Theo tiêu chuẩn Naturland, việc lấy tôm giống ngoài tự nhiên để sản xuất là không được phép do có thể gây cạn kiệt tài nguyên. Do vậy, toàn bộ tôm này đang được bán như tôm thông thường kể cả khi được thu hoạch tại những đầm tôm đã được chứng nhận sinh thái.

4.3.5.4 Tổng sản lượng cua nuôi từ các mô hình quy mô nhỏ

Ngoài tôm Sú, tôm tự nhiên thì trong tất cả các mô hình này đều có thu hoạch cua (Scylla paramamosian, S. serrata). Cua được nuôi bằng nguồn giống nhân tạo hay dùng giống tự nhiên. Hộ nuôi mua giống tự nhiên từ người khai thác giống tự nhiên. Việc bắt cua giống tự nhiên không được khuyến khích vì sẽ làm

Page 62: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

60

giảm nguồn lợi tự nhiên. Hiện nay cua giống nhân tạo đã sản xuất thành công, nên dùng nguồn giống này. Sản lượng cua được trình bày trong Bảng 29.

Bảng 29. Ước lượng sản lượng Cua (kg/năm) ở 4 huyện khảo sát theo mô hình

Kết quả ước lượng về sản lượng cua ở các mô hình quảng canh cũng cho thấy có một sản lượng lớn cua đã được thu hoạch từ các mô hình này. Cua là nguồn thu nhập tương đối quan trọng đứng sau tôm Sú ở mô hình quảng canh truyền thống, tôm lúa, tôm rừng chưa chứng nhận và tôm rừng đã chứng nhận. Nguồn thu từ cua chiếm từ 23 đến 39% trong tổng thu của nông hộ nhưng chi phí chỉ chiếm 10-13% trong tổng chi phí.

Với một sản lượng cua lớn, khoảng gần 9.138 tấn cua/năm, và chất lượng cao do nuôi cua không cho ăn, thả với mật độ thấp và bắt tỉa chọn những con chất lượng tốt đem bán cho thấy đây là một tiềm năng rất lớn để nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến cua ở Cà Mau. Ngoài ra, nuôi cua với kỹ thuật đơn sơ, chỉ thả giống hiện nay cũng cần đòi hỏi những hỗ trợ tốt hơn cho nông dân trong việc quản lý ao đầm và nâng cao tỷ lệ sống của cua. Đây là đối tượng hỗ trợ rất tốt cho người nuôi trong mô hình tôm quảng canh, đặc biệt là rừng-tôm, để có thể nâng cao thu nhập.

4.4 Thông tin về trồng rừng

Với mô hình tôm rừng có diện tích rừng đạt khoảng 55%, cây đước là cây trồng chính, một số hộ thì trồng cả hai loại cây đước và mắm. Mô hình QC truyền thống thì người dân tự trồng cây, trong khi mô hình tôm rừng CN có hai hình thức: người dân tự trồng rừng chiếm >28% số hộ khảo sát, 49% đối với

Mô hìnhDiện tích nuôi tôm

Tổng (ha)Đầm Dơi Ngọc Hiển +

Năm Căn Phú Tân

Quảng canh truyền thống 3.575.747 1.229.687 1.751.603 6.557.036

Tôm-lúa - - 211.883 211.883

TR-CN có mua sản phẩm3 - 323.987 - 323.987

TR-CN chưa mua sản phẩm3 - 233.399 - 233.399

TR-CCN3 236.544 1.272.134 303.385 1.812.062

Tổng sản lượng 3.812.291 3.059.207 2.266.870 9.138.368“-”: không có mô hình

Page 63: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

61

4.5 Thông tin về chứng nhận tôm sinh thái

4.5.1 Nhận thức về chứng nhận

Chỉ có mô hình tôm rừng CN thì các hộ mới biết nhiều thông tin về chứng nhận tôm sinh thái, các mô hình còn lại hầu hết người dân còn thiếu các thông tin này. Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận người dân nuôi tôm chứng nhận chưa hiểu hết các thông tin về chứng nhận - đây là điểm cần chú ý trong công tác phổ biến thông tin nếu muốn phát triển theo hướng chứng nhận trong thời gian tới. Có khoảng 32% số hộ tôm rừng CCN và 9% ở mô hinh QC truyền thống mong muốn làm chứng nhận tôm sinh thái, và >62% ở mô hình tôm rừng CN mong muốn tiếp tục lấy chứng nhận (Bảng 31). Lý do chính là do tôm có chứng nhận giá cao, được chiết khấu thêm % và được hỗ trợ kỹ thuật từ các công ty mua hàng. Số còn lại không mong muốn làm theo chứng nhận, do họ không biết thông tin, làm theo chứng nhận gò bó, khó thực hiện và không muốn thay đổi thói quen canh tác.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Tỷ lệ DT rừng/tôm (%) 19,6±15,2 56,2±12,6 54,5±11,5 55,2±8,6

Loại cây rừnga

0: không 52% 0% 0% 0%

1: cây đước 35% 90% 100% 90%

2: cây mắm 0% 2% 0% 0%

3: cả hai 12% 8% 0% 10%

4: cây dừa 1% 0% 0% 0%

Tự trồng 94% 49% 46% 28%

Nhà nước hỗ trợ 6% 51% 54% 72%

Mật độ ban đầu (1000cây/ha) 15,3±13,4 16,4±13,6 18,6±21 14,6±11,7

Tuổi rừng (năm) 4,5±2,3 8,0±5,3 6,6±4,5 7,8±3,4

Muốn tăng diện tích rừnga 14% - - 21%

Có biết lợi ích gì của rừng ngập mặna 57% 92% 96% 97%

Chắn gió bão/xói mòn 36% 44% 72% 46%

Gỗ để làm nhà 77% 87% 96% 86%

Nơi sống ĐV hoang dã 44% 34% 44% 32%

Điều hòa khí hậu 31% 32% 44% 43%

BQLR có phổ biến quy định về rừnga 18% 85% 100% 93%

Có liên lạc với BQLRa 20% 86% 96% 97%a) % số hộ liên quan

Bảng 30. Các thông tin về trồng rừng của nông hộ

tôm rừng CCN; số hộ còn lại là nhận sự hỗ trợ từ Nhà nước để trồng rừng trong trang trại. Mật độ cây trồng ban đầu ở mô hình tôm rừng dao động 14.000-19.000 cây/ha, tuổi rừng trung bình đạt trên 6,6 năm ở mô hình tôm rừng và khoảng 4 năm ở mô hình QC truyền thống. Hầu hết các hộ mô hình tôm rừng đều biết các lợi ích của rừng ngập mặn, người dân có nhận thức này là do được phổ biến thông tin từ cơ quan quản lý là chính và người dân cũng thường liên hệ với cơ quan quản lý rừng. Mô hình QC truyền thống, nhận thức về vấn đề này còn nhiều hạn chế, chỉ có khoảng 57% số hộ có tiến hành trồng cây có nhận thức về các lợi ích của trồng rừng. Chỉ có khoảng 20% số hộ có trồng rừng xác nhận rằng họ muốn tăng diện tích rừng, số còn lại thì không muốn tăng diện tích rừng (Bảng 30).

Page 64: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

62

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Biết thông tin về chứng nhận tôm sinh tháia

Các loại CN 1% 16% 73% 86%

Thủ tục làm CN 0% 7% 58% 90%

Đơn vị cấp CN 0% 6% 73% 97%

Ưu đãi khi được cấp CN 0% 18% 69% 100%

Thị trường của tôm CN 0% 8% 46% 83%

Muốn tham gia chứng nhận sản phẩma 9% 32% 62% 76%a) % số hộ liên quan

Chỉ tiêuTR-CN NH (N=26) TR-CN NC (N=29)

Công ty ký hợp đồng

Không ký hợp đồng

Công ty ký hợp đồng

Không ký hợp đồng

Có bán tôm đến CTCBTSa 69% 73% 100% 28%

Bán tôm Sú:

Tỷ lệ (%) sản lượng tôm Sú 46,0±41,7 89,1±16,3 94,5±13,5 40,0±17,3

Giá bán (1000 đ/kg) 235,0±28,8 233,2±21,3 235,7±27,8 256,7±46,2

Chiết khấu (%) 5 0 6 0

Bán tôm Thẻ tự nhiên:

Tỷ lệ (%) sản lượng tôm Thẻ 25,8±41,3 69,3±39,8 7,6±2,3 75,0±21,2

Giá bán (1000 đ/kg) 80,0±28,3 82,0±22,8 92,9±22 85,0±14,1

Bán tôm bạc, đất tự nhiên:

Tỷ lệ (%) sản lượng tôm tự nhiên 23,6±38,2 78,1±36,7 66,7±35,8 90,0±14,1

Giá bán (1000 đ/kg) 60,0±20,0 63,8±17,6 58,7±7,1 62,5±3,5a) % số hộ liên quan

Bảng 31. Các thông tin liên quan đến vấn đề chứng nhận tôm sinh thái

4.5.2 Thông tin về hộ đã đạt chứng nhận năm 2012

Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 55% số hộ đạt chứng nhận tôm sinh thái có ý thức và thực hiện tốt các qui định bắt buộc đối với nuôi tôm sinh thái như qui định về các chất được dùng, sổ sách ghi chép và qui định về diện tích rừng. Khoảng trên 50% số hộ tôm đã đạt chứng nhận năm 2012 cũng cho biết họ nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật để đảm bảo qui trình kỹ thuật làm theo chứng nhận (Phụ lục 11).

4.5.3 Bán sản phẩm chứng nhận sinh thái

Trên 69% số hộ có hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty CBTS, tuy nhiên sản phẩm làm ra không chỉ được bán cho công ty ký hợp đồng mua tôm sinh thái mà còn có thể bán cho người thu gom không ký hợp đồng (nghĩa là tôm chứng nhận có thể được bán dưới dạng tôm sinh thái hay tôm thông thường). Những hộ này cho biết họ có thể bán tôm một cách tự do tuỳ thuộc vào giá cả thị trường – điều này thể hiện mối liên kết chưa chặt chẽ giữa người sản xuất – thu mua - chế biến.

Bảng 32. Các phương thức bán, giá và tỷ lệ các sản phẩm ở mô hình tôm rừng được cấp chứng nhận sinh thái năm 2012

Page 65: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

63

Bảng 32 cho thấy ở Năm Căn thì giá tôm Sú trung bình bán cho Công ty ký hợp đồng (235±27,8 ngàn đồng/kg) thấp hơn so với giá bán tôm thông thường (256,7±46,2 ngàn đồng/kg) trong khi giá tôm sinh thái ở Ngọc Hiển bán cho công ty xấp xỉ bằng giá tôm thông thường. ở Năm Căn, giá tôm sinh thái thấp hơn nhiều so với giá tôm thông thường được đại lý của CAMIMEX giải thích là để người nuôi, người thu gom không trộn tôm chưa chứng nhận vào nguồn tôm đã chứng nhận. Để bù vào đây thì người nuôi được chiết khấu 6%. Nếu tính bình quân với giá tôm là 235000 đ/kg và người nuôi được được thêm 6% nữa thì số tiền họ được thêm khoảng 14.000 đ/kg tôm. Tuy nhiên, thực tế thì người dân phải bán thấp hơn khoảng 20.000 đ/kg. Như vậy nếu tính cả phần được chiết khấu 6% người nuôi đã bán tôm Sú với giá thấp hơn giá tôm thông thường khoảng 6.000 đ/kg. Kết quả điều tra cũng giống như kết quả của Hà và ctv (2012) cho rằng người nuôi tôm sinh thái ở xã Tam Giang đang bán tôm sinh thái cho Công ty CAMIMEX với giá thấp hơn tôm thông thường là 8.000 đ/kg.

Hơn nữa, việc phân chia 20% hoa hồng là chưa hợp lý. Người nuôi chỉ được hưởng 6% ở Năm Căn và 5% ở Ngọc Hiển. Theo thỏa thuận ban đầu thì người dân phải được hưởng 15% cao hơn giá tôm thông thường (Hà và ctv., 2012; Omoto, 2012). Về mặt lý thuyết thì Công ty CAMIMEX phân chia như sau: 5% cho Công ty, 2% cho người thu gom, 6% cho người nuôi và 7% làm quỹ dự phòng. Như vậy, công ty chỉ có 5% để trả cho người quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ và thuê tổ chức cấp chứng nhận hàng năm. Tuy nhiên, công ty có thêm 7% từ quỹ dự phòng và theo người dân thì quỹ này chưa bao giờ được dùng (Hà và ctv., 2012).

Mặc dù kết quả điều tra không phải là kết quả duy nhất phản ánh thực trạng mua tôm sinh thái ở Cà Mau có giá thấp hơp giá thông thường và tỷ lệ người nuôi được thấp hơn cam kết ban đầu, kết quả này cũng làm cho nhiều người và nhà quản lý ngạc nhiên. Bởi vì, thương hiệu tôm sinh thái cho Cà Mau khá nổi tiếng được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biết đến nên có thể ai cũng nghĩ rằng người nuôi tôm sinh thái được hưởng nhiều lợi ích từ thương hiệu này. Đặc biệt là việc chứng nhận tôm sinh thái dựa trên tiêu chuẩn khắt khe của Naturland và cần nhiều thời gian và kinh phí mới có được. Nhưng thực tế là người dân lại muốn bán sản phẩm của mình dưới dạng tôm thông thường. Nhiều người nuôi đã có dấu hiệu rút ra khỏi chương trình tôm sinh thái của CAMIMEX trong thời gian qua. Theo Hà và ctv (2012) cho thấy năm 2009 đã có 145 hộ nuôi được chứng nhận mô hình tôm sinh thái nhưng năm 2010, 155 hộ đã không được chứng nhận vì họ không bán tôm cho dự án tôm sinh thái của Công ty chế biến.

Để tăng diện tích và sản lượng tôm sinh thái thì vụ nuôi năm 2011-2012, IMO đã chứng nhận cho vùng nuôi của công ty CAMIMEX 1217 hộ và diện tích 6329 ha. Cùng thời gian này, công ty SEANAMICO cũng đã làm thủ tục và được IMO cấp chứng nhận 5400 ha tôm rừng sinh thái cho các hộ nuôi bao gồm 2153 ha ở Tam Giang 1 (Năm Căn), 2176 ha ở Kiến Vàng và 1071 ha ở Nhưng Miên (Ngọc Hiển) (Nguồn từ Sở NN và PTNT Cà Mau, 2013). Tuy nhiên, số lượng tôm mà các Công ty này mua không được nhiều và nhiều hộ dân không đủ điều kiện tiếp tục chứng nhận sinh thái nên diện tích chứng nhận sinh thái năm 2012-2013 đã giảm mạnh. ở Năm Căn chỉ có 3567 ha của 705 hộ ở Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển do CAMIMEX mua sản phẩm, còn ở Ngọc Hiển chỉ còn 868 ha ở Ban quản lý RPH Kiến Vàng (Nguồn: hệ thống kiểm soát nội bộ của CAMIMEX, SEANAMICO, 2013).

Ngoài ra, người thu gom đóng vai trò khá quan trọng trong chuỗi giá trị tôm sinh thái. Hệ thống kiểm soát nội bộ của CAMIMEX đã từng cho biết rất khó kiểm soát người thu gom vì họ mua cùng lúc tôm được chứng nhận và tôm thông thường nên khả năng trộn tôm thông thường vào tôm đã chứng nhận là có thể xảy ra để có thêm 2% chiết khấu (Hà và ctv., 2012). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và chất lượng của sản phẩm tôm sinh thái.

Page 66: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

64

Như vậy, người nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau đang trước những thách thức lớn trong việc duy trì và phát triển thương hiệu tôm sinh thái. Làm thế nào có thể người nuôi tiếp tục sản xuất tốt hơn, được hưởng lợi ích thực sự từ sản phẩm tôm sinh thái mà họ làm ra là câu hỏi lớn cho nhà quản lý, người tiêu dùng và cả cơ quan chứng nhận sinh thái.

4.6 Đánh giá diễn biến nghề nuôi tôm, thuận lợi-khó khăn và giải pháp phát triển

4.6.1 Đánh giá diễn biến nghề nuôi tôm và kế hoạch sắp tới

Có trên 80% số hộ điều tra cho biết sẽ không thay đổi kế hoạch sản xuất thời gian tới, chỉ có mô hình tôm lúa tỷ lệ này là 68% (Bảng 33). Các thay đổi cũng chỉ tập trung vào việc điều chỉnh mô hình nuôi như chuyển từ chưa chứng nhận sang chứng nhận, 1 vụ lúa 1 vụ tôm, hoặc đa dạng hơn đối tượng thả nuôi. Việc thay đổi sẽ chủ yếu là tăng mức đầu tư và tăng mật độ ở các mô hình, riêng mô hình tôm rừng có trên 7% số hộ muốn tăng diện tích. Lý do đưa ra là do họ muốn nâng cấp mô hình nuôi hoặc cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng con giống kém vì thế thả dày để trừ hao, thả mật độ cao để nâng sản lượng nuôi, làm ăn có hiệu quả vì thế muốn mở rộng thêm diện tích canh tác. Đây là những điểm cần chú ý cho những khuyến cáo và hỗ trợ thích hợp cho người dân trong thời gian tới.

Bảng 33. Diễn biến nghề nuôi tôm từ năm 2011 đến nay và kế hoạch phát triển

Đánh giá nghề nuôi tôm hai năm qua ghi nhận diễn biến tăng về sản lượng tôm nói chung và sản lượng tôm chứng nhận nói riêng. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hộ cho rằng 02 năm qua diễn biến nuôi không thay đổi gì mà tương đối ổn định.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Kế hoạch sắp tớia

Thay đổi mô hình nuôi 9% 32% 4% 23% 3%

Thay đổi đối tượng nuôi 10% 12% 8% 12% 0%

Các thay đổi chínha

Tăng diện tích 4% 4% 11% 15% 7%

Tăng mật độ 19% 36% 21% 27% 17%

Tăng mức đầu tư 32% 32% 27% 31% 21%

Đánh giá nghề nuôi tôm hai năm quaa (đánh giá tăng)

Sản lượng tôm 62% 80% 69% 77% 48%

Giá tôm thương phẩm 40% 28% 18% 12% 28%

Chi phí cho nuôi tôm 3% 8% 4% 12% 7%

Diện tích tôm chứng nhận 0% 0% 5% 27% 10%

Sản lượng tôm chứng nhận 0% 0% 5% 31% 52%

T. trường tôm chứng nhận 0% 0% 2% 27% 3%a) % số hộ liên quan

Page 67: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

65

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Thuận lợia

- Vốn 9% 20% 10% 31% 14%

- Lao động 37% 32% 44% 50% 28%

- Chất lượng đầm 35% 28% 36% 23% 41%

- Vị trí đầm nuôi 51% 56% 48% 42% 52%

- Kỹ thuật 7% 12% 10% 23% 17%

- Chi phí đầu tư 12% 8% 11% 8% 14%

- Chi phí vận hành 12% 12% 16% 19% 14%

- Yếu tố khác 0% 0% 0% 0% 0%

Khó khăna

- Vốn 79% 56% 73% 58% 62%

- Lao động 24% 28% 19% 19% 21%

- Chất lượng đầm 19% 12% 21% 19% 7%

- Vị trí đầm nuôi 6% 20% 6% 12% 0%

- Kỹ thuật 71% 48% 60% 58% 41%

- Chi phí đầu tư 19% 20% 29% 42% 21%

- Chi phí vận hành 15% 20% 21% 23% 7%

- Yếu tố khác 6% 8% 7% 4% 14%a) % số hộ liên quan

4.6.2 Đánh giá những thuận lợi/khó khăn và giải pháp phát triển ngành hàng tôm

4.6.2.1 Thuận lợi và khó khăn

Bảng 34. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm

Các thuận lợi chính được ghi nhận là điều kiện ao đầm nuôi, lao động sẵn có và chất lượng đầm nuôi tương đối tốt. Trong khi các khó khăn được đề cập nhiều là nguồn vốn bị hạn chế, kỹ thuật canh tác còn nhiều lúng túng trong việc ứng phó với vấn đề dịch bệnh và chi phí đầu tư cao vì giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng mỗi năm (Bảng 34).

Khó khăn chính của hộ nuôi là vốn và kỹ thuật. Với những hộ có mô hình tôm rừng thì khó tiếp cận nguồn vốn do toàn bộ hộ nuôi đều có sổ xanh. Nếu muốn dùng sổ này làm thế chấp vay ngân hàng thì nguồn vốn thấp hơn rất nhiều so với sổ đỏ. Tuy nhiên dịch bệnh tôm gần đây đã làm cho nhiều hộ dân thất thu lớn và không có khả năng trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng rất kỹ khi xét cho các đối tượng mới vay. Tuy nhiên, người dân có thể huy động nguồn vốn bằng cách thành lập tổ hợp tác để có nguồn vốn xoay vòng như một số tổ hợp tác đã làm thành công ở Vĩnh Hậu A, Vĩnh Hậu thuộc huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Ngoài vốn, người nuôi cũng cần được hỗ trợ kỹ thuật. Mặc dù nuôi tôm quảng canh cải tiến không đòi hỏi nhiều kỹ thuật như nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, nhưng những kỹ thuật đơn giản cũng cần thiết hỗ trợ người dân áp dụng. Cụ thể như số lượng giống của các hộ nuôi thả quá cao: bình quân từ 23 đến 27 con/m2/năm ở mô hình tôm rừng và dao động từ 15 đến 18 con/m2/năm ở mô hình tôm lúa và quảng canh truyền thống. Trong khi năng suất đạt từ 163 kg đến 268 kg/ha với cỡ tôm bình quân cho mô hình tôm lúa và quảng canh truyền thống là 30 con/kg và 25 con/kg cho mô hình tôm rừng thì tỷ lệ sống của tôm Sú nuôi trong các mô hình này khoảng 3%. Đây là một tỷ lệ sống rất thấp so với lượng giống thả. Điều này cũng có nghĩa là người dân tốn nhiều tiền để mua con giống nhưng hiệu quả không

Page 68: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

66

Page 69: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

67

như mong đợi. Với kỹ thuật có thể tăng tỷ lệ sống lên 10% và giữ nguyên năng suất thì người nuôi cũng giảm được 200% tiền mua giống. Ngoài ra, kỹ thuật tăng tỷ lệ sống của cua nuôi cũng sẽ góp phần tăng thu nhập và giảm chi phí cho người dân.

4.6.2.2 Cơ hội và thách thức

Bảng 35. Những cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi tôm

Với việc quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 được phê duyệt và bắt đầu triển khai thực hiện thì cơ hội về tiếp cận nguồn vốn sẽ cao hơn để người dân duy trì và phát triển sản xuất. Với vùng sản xuất thuỷ sản chuyên canh đặc thù, nguồn lao động dồi dào cũng sẽ là cơ hội tốt để phát triển nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, những thách thức lớn đó là vấn đề cải thiện trình độ kỹ thuật của người dân để thích ứng với những diễn biến ngày càng phức tạp của vấn đề dịch bệnh và biến đổi khí hậu; chi phí đầu tư ngày càng cao trong khi giá bán thì không ổn định và tăng trưởng chậm. Ngoài ra, vị trí đầm nuôi gần biển thuận lợi cho việc thay nước, tuy nhiên vùng nuôi lại nằm trong vùng được dự báo là sẽ ảnh hưởng nhiều bởi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, vì thế địa phương cũng cần phải có kế hoạch thích hợp để hỗ trợ người dân ứng phó và an tâm đầu tư sản xuất. Lao động vừa là thuận lợi và là cơ hội cho nghề nuôi tôm của địa phương, tuy nhiên nguồn lao động này còn có những hạn chế nhất định về trình độ văn hoá cũng như trình độ canh tác, đây cũng là điểm mà cần chú ý hơn trong việc xây dựng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phát triển dài hạn (Bảng 35).

Cũng như thuận lợi và khó khăn, thách thức lớn nhất của người nuôi là chi phí tăng cao và khó cập nhật tiến bộ kỹ thuật. Theo đó thì việc giúp người dân có những kỹ thuật tốt hơn đồng thời giảm được chi phí sản xuất cũng là cách giúp họ nâng cao thu nhập.

Chỉ tiêu QCTT(N=68)

Tôm lúa(N=25)

TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Thuận lợia

- Vốn 9% 20% 10% 31% 14%

- Lao động 37% 32% 44% 50% 28%

- Chất lượng đầm 35% 28% 36% 23% 41%

- Vị trí đầm nuôi 51% 56% 48% 42% 52%

- Kỹ thuật 7% 12% 10% 23% 17%

- Chi phí đầu tư 12% 8% 11% 8% 14%

- Chi phí vận hành 12% 12% 16% 19% 14%

- Yếu tố khác 0% 0% 0% 0% 0%

Khó khăna

- Vốn 79% 56% 73% 58% 62%

- Lao động 24% 28% 19% 19% 21%

- Chất lượng đầm 19% 12% 21% 19% 7%

- Vị trí đầm nuôi 6% 20% 6% 12% 0%

- Kỹ thuật 71% 48% 60% 58% 41%

- Chi phí đầu tư 19% 20% 29% 42% 21%

- Chi phí vận hành 15% 20% 21% 23% 7%

- Yếu tố khác 6% 8% 7% 4% 14%a) % số hộ liên quan

Page 70: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

68

4.6.2.3 Giải pháp đề nghị

Trên cơ sở đưa ra các nhận định, ý kiến về thuận lợi – khó khăn – cơ hội – thách thức, người dân cũng đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm trong thời gian tới. Nhóm giải pháp về các qui định và chính sách phát triển được nhiều hộ dân đề cập ở các mô hình nuôi, việc điều chỉnh và cập nhật các qui định về sản xuất cho phù hợp với thực tế sản xuất là công việc cần thiết và phải thường xuyên, các chính sách hỗ trợ phát triển cần phải thiết thực hơn, cần triển khai sớm và kịp thời hơn để đáp ứng tốt cho việc phát triển nghề nuôi tôm. Gói giải pháp về cải thiện trình độ kỹ thuật canh tác thông qua tập huấn cũng được đề cập nhiều, tình hình diễn biến bệnh tôm ngày càng phức tạp kết hợp với những thay đổi ngày càng bất thường của thời tiết đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất – vì vậy việc cập nhật các kỹ thuật để ứng phó là phải được thực hiện thường xuyên và kịp thời với diễn biến nuôi tôm qua các năm. Cải thiện chất lượng con giống cũng là giải pháp được đề cập nhiều, theo người dân nguyên nhân bệnh tôm xảy ra thì con giống với chất lượng suy giảm là một trong những nguyên nhân chính cấu thành bệnh tôm, do vậy Nhà nước cần chú trọng hơn vào vấn đề sản xuất và quản lý chất lượng nguồn giống. Cũng cần phải thực hiện và có nhiều mô hình trình diễn hơn để người dân học hỏi và cải thiện canh tác của mình, các mô hình trình diễn có thể là mô hình nuôi tương thích và phù hợp với điều kiện ao đầm nuôi và trình độ của người dân, các mô hình liên kết trong sản xuất (bao gồm liên kết ngang và liên kết dọc) cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, những nhóm giải pháp về thị trường, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các nghiên cứu để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu (gọi tắt là biến đổi khí hậu) và đa dạng sinh kế cũng được đề cập nhưng với tỷ lệ đề xuất thấp (Hình 8).

Hình 8. Các nhóm giải pháp phát triển chính được đề xuất

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% s

ố hộ

liên

qua

n

QC truyềnthống

TR-CNNăm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CNNgọc Hiển

Biến đổi khí hậu

Cải thiện chất lượng giống

Cải thiện mức độ đầu tư

Cơ sở hạ tầng

Đa dạng sinh kế

Liên kết sản xuất

Quy định sản xuất,chính sách

Tập huấn, hỗ trợ mô hình

Thị trường

Page 71: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

69

4.7 Kết quả điều tra các trại sản xuất giống

4.7.1 Thông tin chung

Tuổi trung bình khoảng 42, và chủ yếu là nam giới. Hầu hết họ đều có kinh nghiệm trong sản xuất giống, tuy nhiên những kinh nghiệm này cũng chủ yếu do đúc kết qua các năm điều hành hoạt động trại giống (Bảng 36).

Bảng 36. Thông tin chung về người phụ trách trại SXG

4.7.2 Thông tin về trại SXG

Trại sản xuất giống chủ yếu thuộc sở hữu của gia đình, vì thế sẽ thuận tiện cho việc đầu tư sản xuất lâu dài. Tôm Sú vẫn là đối tượng sản xuất chính và đóng góp khoảng 88% thu nhập từ trại SXG, bên cạnh đó đối tượng cua cũng được sản xuất và đóng góp khoảng 12%. Khoảng 54% số hộ không có hoạt động kinh tế gì khác ngoài sản xuất giống, chỉ có khoảng 32% số hộ có thêm ao/đầm nuôi thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm và 14% số hộ có thêm những hoạt động kinh doanh nhỏ như buôn bán tạp hoá hoặc buôn bán cafe (Bảng 37).

Bảng 37. Thông tin chung về trại SXG

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Tuổi trung bình 43,3±9,7 41,1±8,9 41,5±3,9 42,2±9,7 42,2±9,7

Giới tính: Nam/Nữ (%) 91%/9% 100%/0% 100%/0% 100%/0% 95%/5%

Kinh nghiệm sản xuất (năm) 15,2±1,5 16,9±5,0 15,8±1,7 10,0±5,8 14,6±4,8

Trình độ chuyên môn: (% số người liên quan):

Kinh nghiệm bản thân 50% 58% 100% 100% 71%

Tập huấn 17% 0% 0% 0% 5%

Sơ cấp 33% 14% 0% 0% 14%

Trung cấp KT Viên 0% 14% 0% 0% 5%

Cử nhân 0% 14% 0% 0% 5%

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Hình thức sở hữua:

Thuê/Sở hữu 17%/83% 0%/100% 0%/100% 0%/100% 5%/95%

Cơ cấu thu nhập từ trại SXGb:

Từ sản xuất tôm Sú 92% 81% 80% 100% 88%

Từ sản xuất thuỷ sản khác 8% 19% 20% 0% 12%

Hoạt động kinh tế kháca:

Không có 33% 72% 50% 60% 54%

Nuôi trồng thuỷ sản 67% 14% 25% 20% 32%

Kinh doanh nhỏ 0% 14% 25% 20% 14%a) % số trại sản xuất liên quan; b) % tổng thu từ trại SXG

Page 72: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

70

4.7.3 Hiện trạng sản xuất giống năm 2012

Trại giống thường tiến hành sản xuất 4-5 đợt/năm, với thời gian khoảng 54 ngày/đợt. Số vốn dùng vào sản xuất giống vẫn chủ yếu là vốn tự có. Với quy mô đầu tư khoảng 534 triệu đồng/năm cho thấy quy mô trại giống chỉ ở mức trung bình so với những trại sản xuất giống ở miền trung (Bảng 38). Nguồn tiền đầu tư cho xây dựng nhà xưởng và trang thiết bị là khá cao, vì thế khấu hao hằng năm cũng chủ yếu tập trung vào hai hạng mục đầu tư này, khoảng 100 triệu đồng/năm/trại. Trại SXG cũng đã cung cấp được một nguồn lao động cho địa phương, tuy nhiên với mặt bằng về trình độ văn hoá thấp thì lực lượng lao động này cần phải được tập huấn kỹ vì kỹ năng trong sản xuất giống yêu cầu rất chặt chẽ và khó hơn so với nuôi tôm thương phẩm.

Bảng 38. Thông tin chung về tình hình sản xuất giống

4.7.4 Mùa vụ sản xuất

Mùa vụ sản xuất chính tập trung từ tháng 8-12 âm lịch, và một vụ khác vào tháng 1-3 âm lịch – thời gian này cũng phù hợp với mùa vụ thả tôm/cua vào ao/đầm của các hộ nuôi thương phẩm (Phụ lục 13).

4.7.5 Công trình nuôi

Diện tích trung bình 1 trại SXG khoảng 600m2, với công suất hàng năm khoảng 49 triệu PL. Tổng thể tích bể trung bình đạt 132m3, với khoảng 28 bể (mỗi bể có thể tích 4,9m3) (Bảng 39). Phương thức sản xuất chính vẫn là mua tôm mẹ về cho sinh sản, bên cạnh đó có một số trại tiến hành mua Nauplius về ương thành tôm PL và mướn tôm mẹ về cho sinh sản ngay sau đó có thể trả lại cho đối tác hoặc mua tôm mẹ đã qua sinh sản của trại SXG khác. Đợt điều tra chỉ ghi nhận 5/23 trại đạt chứng nhận, trong đó 3 trại đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn ngành 24-TCN-128, và 2 trại đạt chứng nhận tôm sinh thái, tuy nhiên đa số các trại đều cho biết họ vận hành trại giống dựa trên qui định và hướng dẫn trong tiêu chuẩn ngành 24-TCN-128 và các trại đều có giấy phép hoạt động và đáp ứng đủ yêu cầu về điều kiện sản xuất kinh doanh theo qui định của ngành.

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Số đợt sản xuất giống (đợt) 5,2±0,4 4,6±1,3 4,8±1,0 4,0±0,0 4,6±0,9

Thời gian sản xuất (ngày/đợt) 53,8±6,9 49,7±7,1 56,3±7,5 58,0±4,5 53,9±7,0

Tổng vốn cơ sở (triệu đ) 443,3±391,0

355,7±312,2

450,0±341,6

960,0±472,2

534,1±425,3

Vốn của cơ sở 100% 100% 100% 100% 100%

Vốn đi vay 0% 0% 0% 0% 0%

Khấu hao nhà/trại (triệu đ/năm)

60,6±39,7

48,2±63,4

141,7±106,7

51,0±24,1

71,3±67,1

Khấu hao thiết bị (triệu đ/năm)

30,1±16,1

14,7±5,0

37,7±24,9

61,3±62,4

36,7±36,6

LĐGĐ tham gia (người) 2,0±1,3 1,2±1,1 1,3±0,5 1,4±0,5 1,5±0,9

LĐ thuê thường xuyên (người) 1,0±1,0 2,7±1,7 1,2±3,3 0,4±0,8 1,8±1,5

Page 73: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

71

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Diện tích trại (m2) 550,0±327,1 456,7±281,5 993,8±479,7 492,0±375,6 594,0±387,4

Công suất SX (triệu PL) 37,5±8,8 35,3±13,7 95,0±25,2 44,0±32,9 48,7±29,6

Tổng thể tích bể ( m3) 123,2±54,6 75,4±35,5 303,3±89,6 116,3±70,8 132,1±93,3

Số lượng bể (cái) 25,2±10,3 19,6±9,3 47,0±15,8 25,8±14,9 27,5±14,9

Thể tích bể (m3/bể) 4,8±0,4 4,6±2,0 5,6±0,5 5,0±2,9 4,9±1,7

Phương thức SXa:

Từ tôm mẹ 100% 100% 100% 100% 100%

Từ mua Nauplius 0% 14% 25% 0% 9%

Tôm đẻ liền 0% 0% 25% 0% 5%

Trại đạt chứng nhận 3 1 1 5

Tiêu chuẩn ngành 3 trại 3 trại

CN Tôm sinh thái 1 trại 1 trại 2 trạia) % số trại SXG liên quan

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Số lượng tôm mẹ (con/năm) 26,5±6,0 29,4±14,5 65±7,1 44,8±20,9

Số lần cho sinh sản (lần) 2,7±0,5 4,3±2,6 3,5±0,7 2,8±0,4

Nguồn gốca:

Thương lái 67% 57% 100% 40%

Người khai thác 33% 43% 0% 60%

Đánh giá nguồn tôm mẹa:

Số lượng đủ đáp ứng 100% 100% 25% 100%

Số lượng thừa đáp ứng 0% 0% 75% 0%

Tôm mẹ chất lượng tốt 100% 100% 100% 100%

Mật độ ương (Nauplius/lít) 183.3±116.9

225,1±211,3

180,0±23,1

172,0±25,9

Tỷ lệ sống (%) 60,8±13,6 74,6±18,5 57,5±9,6 66,0±4,2

Đánh giá chất lượng giốnga: - Tốt 83% 71% 0% 100%

Kiểm tra PCRa:

Tự kiểm tra 50% 29% 75% 0%

Kiểm tra theo yêu cầu người mua 50% 43% 100% 80%a) % số trại SXG liên quan

Bảng 39. Quy mô công trình và phương thức sản xuất

4.7.6 Quản lý tôm mẹ và ương giống

Số lượng tôm mẹ sử dụng trong năm khoảng 36 con, số lần cho tôm sinh sản khoảng 3-4 lần. Khoảng 60% số trại giống mua tôm mẹ từ thương lái và số còn lại mua từ người khai thác thuỷ sản. Hầu hết trại SXG cho rằng số lượng tôm đáp ứng đủ nhu cầu của họ và chất lượng tôm mẹ là rất tốt. Nauplius được ương với mật độ 194 con/lít, với tỷ lệ sống đạt 66% (Bảng 40). Nhìn chung, việc quản lý tôm mẹ và ương dưỡng tôm con là tương đối tốt so với qui trình sản xuất giống hiện nay, tuy nhiên số lần cho đẻ nhiều trên một con tôm mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống. 68% số trại cho rằng con giống sản xuất ra có chất lượng tốt, để đánh giá chất lượng giống một số trại còn tiến hành gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra PCR và cũng thực hiện xét nghiệm nếu người mua yêu cầu.

Bảng 40. Thông tin về quản lý tôm mẹ và ấu trùng trong SXG

Page 74: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

72

4.7.7 Phương thức tiêu thụ

Tôm giống sản xuất được bán đến hộ nuôi thâm canh (TC) chỉ chiếm 12% sản lượng với giá bán 45đ/PL, số còn lại bán cho hộ nuôi khác và trại vèo hay thương lái với giá dao động 21-26 đ/PL (Bảng 41). Những hộ nuôi tôm thâm canh thường mua tôm qua xét nghiệm PCR và đòi hỏi cao về chất lượng, trong khi những đối tác khác thường không tiến hành kiểm tra PCR và yêu cầu không cao về chất lượng. Vì người nuôi quảng canh thường thả nhiều lần, mỗi lần số lượng ít nên có tâm lý là không đi xét nghiệm mà miễn giá rẻ là tốt. Ngoài ra, một số lượng tôm nhập ngoại tỉnh cũng được đưa vào bán với giá thấp nên người nuôi có thêm lựa chọn. Đa số trại giống bán tôm cho người nuôi quảng canh với giá thấp và rơi vào cái vòng luẩn quẩn là bán với giá thấp nên lời ít do đó tái đầu tư ít dẫn đến tạo ra sản phẩm chất lượng kém và lại bán với giá thấp. Chính vì vậy, người nuôi tôm cần được tập huấn nhiều hơn nữa để chọn nguồn tôm giống chất lượng tốt hơn mặc dù giá cao hơn để vừa có con giống tốt đồng thời tác động để trại sản xuất giống có khả năng tái đầu tư và sản xuất tốt hơn.

Hiện nay ở Cà Mau có hai cơ sở được chứng nhận tôm sinh thái là Trại của công ty CAMIMEX sản xuất giống ở xã Tam Giang, Năm Căn và Trại Phong Thuận phối hợp với Công ty SEANAMICO được cấp chứng nhận sinh thái ở Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Trại Phong Thuận chủ yếu dùng tôm mẹ đẻ tự nhiên không cắt mắt. Đây không phải là kỹ thuật tiên tiến mà là dùng tôm mẹ đã chuẩn bị lên trứng giai đoạn IV. Tôm này phải bắt buộc đẻ trong đêm hôm đó nếu không cũng đẻ ra bể lưu giữ. Do đó người mua bán tôm mẹ cho trại giống “mượn” tôm đem về Trại để đẻ. Sau khi tôm đẻ xong thì Trại giống trả tôm này lại cho người mua bán tôm mẹ. Mỗi lần “mượn” tôm như vậy thì Trại Phong Thuận phải trả chi phí là 300.000-400.000/lần/con. Sau đó, tôm mẹ này tiếp tục được bán cho các trại sản xuất giống khác. Như vậy, thực sự qui trình này không phải hoàn toàn theo qui định của trại giống sinh thái mặc dù tôm mẹ được đẻ tự nhiên. Ngoài ra, năm 2012 Trại Phong Thuận được chứng nhận sinh thái nhưng giá tôm giống bán cho người nuôi cũng không có sự khác biệt với trại giống thông thường. Đây là thiệt thòi cho trại giống vì để được chứng nhận sinh thái thì trại đã đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất. Trong khi đó, tôm giống từ Công ty CAMIMEX lại bán cho người nuôi với giá cao hơn giá thông thường. Giá bình quân mà trại giống CAMIMEX bán cho các hộ nuôi khoảng 40 đ/con. Con giống do Công ty CAMIMEX làm có chất lượng tốt. Các hộ nuôi tôm sinh thái bắt buộc phải mua tôm này thì mới được chứng nhận là tôm sinh thái.

Bảng 41. Phương thức bán tôm giống

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Hình thức bán (% sản lượng)

Bán cho hộ nuôi tôm TC 13% 16% 12% 5% 12%

Bán cho hộ nuôi tôm khác 55% 25% 47% 26% 37%

Bán cho Trại vèo 16% 41% 16% 35% 28%

Bán cho Thương lái 17% 18% 26% 34% 23%

Giá bán (đ/con)

Bán cho hộ nuôi tôm TC 45,0±10,0 42,1±10,4 53,3±2,9 45,0±5,0 45,3±9,0

Bán cho hộ nuôi tôm khác 25,5±3,4 30,3±7,2 26,3±2,3 22,0±2,7 26,4±5,6

Bán cho Trại vèo 20,4±2,2 23,5±7,2 23,3±2,3 18,4±4,2 21,3±5,0

Bán cho Thương lái 20,4±2,2 23,5±7,2 23,3±2,3 18,4±4,2 21,3±5,0

Page 75: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

73

4.7.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất giống

Các yếu tố được nhiều trại SXG đề cập là chất lượng con giống, tiếp theo là nguồn tôm bố mẹ, nguồn nước và sự cạnh tranh về thị trường giữa tôm địa phương và tôm nhập tỉnh. Các hình thức liên kết trong sản xuất, dịch bệnh và giá bán cũng được đề cập tuy nhiên không được nhiều hộ quan tâm (Phụ lục 14).

4.7.9 Hiệu quả sản xuất giống năm 2012

4.7.9.1 Cơ cấu vốn đầu tư

Các khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn là thức ăn (chủ yếu là artemia), tiếp đến là chi phí mua tôm mẹ, chi phí mua dụng cụ và sửa chữa nhỏ, chi phí mua thuốc/hoá chất và vi sinh (Hình 9).

Hình 9. Phân bổ cơ cấu chi phí biến đổi cho một năm sản xuất giống

Bảng 42. Hiệu quả sản xuất năm 2012 tính trung bình cho 1 trại SXG

Chỉ tiêu Đầm Dơi(N=6)

Năm Căn(N=7)

Ngọc Hiển(N=4)

Phú Tân(N=5)

Tổng thể(N=22)

Sản lượng (triệu PL/năm)

34,2±12,0

53,2±91,7

71,3±23,9

25,0±10,0

45,5±51,4

Giá bán (đ/con) 23,3±2,6 25,1±6,8 27,5±3,3 21,4±3,5 24,2±4,8

Tổng thu (triệu đ/năm) 779,2±229,4

1296,3±2308,4

1920,0±530,9

550,0±173,2

1116,7±1309,6

Tổng chi phí (triệu đ/năm)

523,5±204,1

314,5±169,1

1222,8±446,9

530,3±171,1

602,0±406,1

- CP lưu động (% tổng chi phí) 83% 84% 85% 85% 84%

- CP cố định (% tổng chi phí) 17% 16% 15% 15% 16%

Lợi nhuận (triệu đ/năm) 255,7±112,4

981,8±2348

697,2±367,1

19,8±59,1

514,6±1274,6

Đầm dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% c

hi p

hí b

iến

đổi

Khác (bán hàng, quản lý,...)Thuế và phí khác (kiểm dịch,...)Chi trả lãi suất vay (%)

In ấn bao bì, đóng gói

Mua dụng cụ và sữa chữa nhỏ

Nhiên liệu (điện, xăng dầu)

Thức ăn

Mua Vi sinh

Mua thuốc, hóa chất

Mua Naupli

Mua tôm mẹ

Thuê lao động

Page 76: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

74

4.7.9.2 Năng suất

Năng suất trung bình đạt 407.198PL/m3, với sản lượng có thể đạt khoảng 45,5 triệu tôm PL/trại. Như đề cập ở trên, chất lượng con giống chưa thực sự tốt và thuyết phục được người dân vì thế giá bán trung bình chỉ đạt khoảng 24,2 đ/PL – đây là giá khá thấp so với nguồn giống sử dụng cho tôm BTC và TC. Lợi nhuận hàng năm có thể đạt khoảng 514 triệu đồng/trại (Bảng 42).

4.7.10 Xu hướng phát triển, những thuận lợi- khó khăn trong sản xuất

4.7.10.1 Xu hướng sản xuất

Nhiều trại cho rằng tình hình sản xuất giống đã liên tục gia tăng và mở rộng, các trại tập trung vào việc nâng cao năng suất và sản lượng, mở rộng thị trường và tăng mức đầu tư cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Điều này phản ảnh rằng trại SXG tại địa phương hoạt động tương đối hiệu quả, xu hướng hoạt động sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có qui hoạch chi tiết mạng lưới sản xuất, vì vậy cần có sự can thiệp và quản lý chặt chẽ hơn của cơ quan địa phương để tránh việc phát triển thiếu đồng bộ và mang tính tự phát dễ dẫn đến việc mất cân bằng cung cầu và tính bền vững của nghề sản xuất giống là không cao như bài học từ tỉnh Khánh Hoà trước đây (Phụ lục 16). Hầu hết các trại SXG đều biết các thông tin liên quan đến quy trình sản xuất, công nghệ mới và các qui định về tiêu chuẩn ngành cho trại SXG, tuy nhiên họ còn rất hạn chế trong các thông tin về chứng nhận và qui định cho một trại đạt chứng nhận (Phụ lục 15).

4.7.10.2 Thuận lợi và khó khăn

Các thuận lợi chính cho sản xuất giống tại địa phương là điều kiện tự nhiên-môi trường, tập huấn kỹ thuật thường xuyên, nguồn cung cấp tôm mẹ nhiều và chính quyền địa phương hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khó khăn trong sản xuất, trong đó vốn đầu tư là khó khăn lớn nhất, tiếp theo là chất lượng nguồn nước suy giảm và vấn đề biến động thị trường. Bên cạnh đó các khó khăn khác cũng được đề cập nhưng không nhiều như tác động của biến đổi khí hậu, chất lượng giống suy giảm và chi phí sản xuất tăng cao mỗi năm (Phụ lục 17).

4.7.10.3 Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển

Các trại SXG đưa ra các giải pháp để phát triển thời gian tới (Hình 10). Qui hoạch sản xuất, chính sách hỗ trợ cần được quan tâm thực hiện. Cần có chương trình tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật sát với thực tế hàng năm.

Hình 10. Các nhóm giải pháp đề nghị để phát triển trại SXG

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Kiểm soát chất lượng con giống

Qui hoạchphát triển giống

Qui địnhsản xuất vàchính sách

Tập huấn vàhỗ trợ kỹ thuật

Thị trường

Page 77: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

75

Page 78: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

76

4.8 Kết quả điều tra các hộ thu gom, vựa/đại lý thu mua

4.8.1 Thông tin về cơ sở thu mua

Tuổi trung bình dao động 46-48, chủ yếu là nam giới; đa số họ có kinh nghiệm trong kinh doanh, tuy nhiên họ lại thiếu kinh nghiệm trong chuyên môn về công nghệ sau thu hoạch. Kinh doanh chủ yếu là thu mua/bán tôm Sú, bên cạnh đấy họ còn mua bán thêm tôm Thẻ, cua và một số đối tượng thuỷ sản khác. Thu nhập từ việc kinh doanh tôm Sú chiếm tỷ lệ cao, với trên 64% số cơ sở liên quan, tiếp theo là tôm Thẻ (chiếm khoảng >27%) và một số đối tượng thuỷ sản khác. Ngoài ra, những người thu gom và vựa đại lý thường có thêm ao/vuông nuôi thuỷ sản, với >86% số cơ sở.

Bảng 43. Thông tin về cơ sở kinh doanh và thu mua thuỷ sản

4.8.1.1 Quy mô cơ sở

Kết quả điều tra cho thấy quy mô đầu tư có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm người thu gom và nhóm vựa/đại lý thu mua/bán tôm, tuy nhiên nguồn vốn sử dụng vào kinh doanh cũng chủ yếu là vốn tự có của gia đình. Một số hộ phải vay thêm vốn dưới dạng vay ngắn hạn nên lãi suất là rất cao. Như vậy, có thể thấy rằng vốn vay thường là vay bên ngoài hệ thống ngân hàng, việc tiếp cận nguồn vốn chính thống còn nhiều hạn chế. Ngoài nguồn vốn lưu động, nguồn tiền đầu tư cố định chủ yếu cho xây dựng cơ sở (nhà, xưởng) và mua các trang thiết bị phụ trợ. Các cơ sở này cũng không tiến hành sơ chế tôm nguyên liệu, công việc chính là thu mua và phân loại lại tôm theo kích cỡ và bán sản phẩm này đến Công ty CBTS hoặc cho nhóm tiêu thụ khác. Nguồn lao động chính của người thu gom là lao động gia đình, trong khi nhóm vựa/đại lý thì chủ yếu dựa vào nguồn lao động thuê mướn.

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Tuổi trung bình 46,6±8,5 47,6±11,8

Giới tính: Nam/Nữ 100%/0% 71%/29%

Kinh nghiệm kinh doanh (năm) 12,7±6,9 12,7±5,7

Chuyên môn liên quan đến tôma

Không/Có 39%/61% 0%/100%

Đối tượng kinh doanha

Tôm Sú – chính 100% 100%

Thuỷ sản khác 100% 100%

Thu nhập từ kinh doanhb:

Tôm Sú 68% 64%

Tôm Thẻ 27% 36%

Thuỷ sản khác 5% 0%

Hoạt động kinh tế kháca

Không có 0% 14%

Buôn bán lẻ 6% 0%

NTTS 94% 86%a) % số cơ sở liên quan; b) %/doanh thu

Page 79: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

77

4.8.2 Sản lượng thu mua các đối tượng thủy sản

Do quy mô đầu tư kinh doanh khác biệt, sản lượng thu mua tôm Sú – tôm Thẻ và thuỷ sản khác của nhóm thu mua chỉ bằng 4-6% so với nhóm vựa/đại lý. ở đây chỉ có một khác biệt về giá thu mua của người thu gom thường thấp hơn giá thu mua của nhóm vựa/đại lý 5.000-9.000 đồng/kg.

Bảng 45. Thông tin về sản lượng thu mua các đối tượng thủy sản

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Tổng vốn hiện có của cơ sở (triệu đ/năm) 62,9±51,9 742,9±652,9

Vốn tự có của cơ sở/năm (%/tổng vốn) 83% 88%

Số vốn đi vay/năm (%/tổng vốn) 17% 12%

Thời gian vay (tháng) 5,5±6,1 9±5,2

Lãi suất (%/tháng) 6,7±5,4 5±6,1

Khấu hao nhà xưởng (triệu đ/năm) 4,4±4,9 48,9±64,8

Khấu hao thiết bị (triệu đ/năm) 5±3,3 58,5±59

Có sơ chế tôm không (% số cơ sở liên quan) 0% 0%

Lao động gia đình tham gia (người) 1,8±1,7 2±1

Lao động thuê thường xuyên (người) 0,7±0,8 4±3,8

Có liên kết với hộ/cơ sở khác (% số cơ sở liên quan) 28% 14%

Hợp tác với hộ nuôi tôm 40% 0%

Hợp tác thương lái 20% 0%

Hợp tác Công ty CB thủy sản 60% 100%

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Sản lượng tôm Sú mua (kg)

Năm 2010 14142±13230 252095±246297

Năm 2011 14579±14139 293241±321654

Năm 2012 13060±14751 280927±309527

Sản lượng tôm Thẻ TN mua (kg)

Năm 2010 230,0±75,5

Năm 2011 386,7±201,3

Năm 2012 326,7±236,9

Giá tôm Thẻ tự nhiên thu mua (đ/kg)

Năm 2010 93333±5773

Năm 2011 96667±15275

Năm 2012 96667±15275

Sản lượng tôm Bạc, tôm Đất (kg)

Năm 2010 10639±14249 311805±462814

Năm 2011 11973±15025 337312±511556

Năm 2012 12183±16454 323236±494345

Giá tôm Bạc, tôm Đất (đ/kg)

Năm 2010 61867±6875 70145±4484

Năm 2011 63267±6147 73525±5569

Năm 2012 65967±4506 74517±5349

Bảng 44. Thông tin về hoạt động kinh doanh của nhóm thu mua

Page 80: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

78

4.8.3 Các thông tin về việc thu mua tôm nguyên liệu

4.8.3.1 Mùa vụ thu mua

Mùa vụ thu mua chính được nhiều hộ xác nhận tập trung vào thời điểm tháng 3-4 âm lịch, đây cũng trùng với thời gian thu hoạch tôm lần đầu và chính của vụ nuôi. Các tháng về sau có xu hướng giảm đến cuối năm và bắt đầu gia tăng về sản lượng sau tết âm lịch. Không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm nghiên cứu về xu hướng mùa vụ thu mua tôm và thuỷ sản khác trong năm (Phụ lục 18).

4.8.3.2 Sản lượng tôm Sú thu mua vào cơ sở

Nhóm thu gom mua tôm từ hộ nuôi chiếm 100% sản lượng thu mua, trong khi nhóm vựa/đại lý vừa thu mua tôm của hộ nuôi (với khoảng 21% sản lượng thu mua) và cũng thu mua tôm từ nhóm thu gom với 79% sản lượng thu mua (Bảng 46).

Bảng 46. Thông tin về tình hình thu mua tôm Sú nguyên liệu của cơ sở

Chỉ tiêuThu gom Vựa/Đại lý

2010 2011 2012 2010 2011 2012

Kích cỡ thu mua:

Cỡ BQ (con/kg) 20,1±2,9 20,1±2,5 20,1±2,5 21,1±4,3 21,1±4,3 21,1±4,3

Cỡ nhiều (con/kg) 18,7±3,4 18,7±3,4 18,7±3,4 24,3±7,3 24,1±7,4 24,3±7,3

Giá thu mua (đ/kg)

Cỡ 20 con/kg 230056±5297

235111±5257

235444±3650

233167±7859

237667±8525

238833±5231

Cỡ 25 con/kg 178000±9911

181778±9271

181000±9647

188833±13228

191833±12750

190333±14445

Cỡ 30 con/kg 141778±6603

146833±6447

144889±7435

163500±15617

167167±16005

166167±17725

Cỡ 40 con/kg 121444±6784

124000±7154

123778±3934

136667±11130

141167±12529

140667±12770

Chất lượng tôma

Rất xấu 2% 2% 2% 0% 0% 0%

Tốt 13% 13% 13% 0% 0% 0%

Rất tốt 82% 82% 82% 89% 89% 89%

Không ý kiến 3% 3% 3% 11% 11% 11%

Cơ cấu sản lượng muab

Từ người khai thác 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Từ người nuôi 100% 100% 100% 21% 21% 21%

Từ người thu gom 0% 0% 0% 79% 79% 79%

Từ vựa 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Ưu tiên mua tôm Súa

Không có 61% 61% 61% 100% 100% 100%

Hộ CCN 28% 28% 28% 0% 0% 0%

Hộ CN 11% 11% 11% 0% 0% 0%

Hình thức thanh toánc

Trả tiền mặt 96% 96% 94% 94% 94% 94%

Nợ 3% 3% 3% 6% 6% 6%

Hình thức khác 1% 1% 3% 0% 0% 0%a) % số cơ sở liên quan; b) % sản lượng thu mua; c) % số tiền mua

Page 81: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

79

Tôm Sú thường được thu mua ở cỡ khoảng 20 con/kg, đa số tôm Sú thu mua được đánh giá chất lượng rất tốt, giá tôm biến động phụ thuộc vào cỡ tôm thu mua, giá mua của nhóm thu gom thường thấp hơn nhóm vựa/đại lý. Nhóm vựa/đại lý không có những ưu tiên cụ thể để thu mua tôm từ nguồn nào, nhưng nhóm thu gom lại có thêm ưu tiên thu mua từ hộ chứng nhận (với 11% số cơ sở liên quan xác nhận). Hình thức thanh toán tiền chủ yếu vẫn là trả tiền mặt ngay sau khi giao dịch kết thúc.

4.8.4 Tình hình bán các đối tượng thuỷ sản

4.8.4.1 Sản lượng bán các đối tượng thủy sản

Như đã đề cập trong phần thu mua ở trên, hầu hết sản lượng tôm Sú – tôm Thẻ và thuỷ sản khác thu mua về sẽ được phân loại theo cỡ một lần nữa, sau đó sẽ được bán cho các kênh tiêu thụ khác, cơ sở thu mua không tiến hành sơ chế trước khi bán. Sản lượng bán của nhóm thu mua chỉ bằng 4-6% so với nhóm vựa/đại lý.

Bảng 47. Thông tin về sản lượng bán các đối tượng thủy sản

4.8.4.2 Các thông tin về việc bán tôm Sú nguyên liệu

Tôm Sú sau khi mua được phân loại lại theo kích cỡ sẽ được bán cho các đối tượng khác như Công ty CBTS, vựa/đại lý thu mua hay cho người bán lẻ. Với nhóm thu gom thì sản lượng tôm Sú bán cho vựa/đại lý chiếm khoảng 66% sản lượng của cơ sở, 33% sản lượng được bán cho Công ty CBTS. Với nhóm vựa/đại lý thì sản lượng tôm bán cho Công ty CBTS chiếm khoảng 75% sản lượng bán ra, khoảng 24% được bán cho các vựa/đại lý khác. Cả hai nhóm thu mua và vựa/đại lý chỉ bán khoảng 1% sản lượng cho người buôn bán lẻ dưới dạng tôm xô hoặc bán để phân phối cho hệ thống nhà hàng và chợ địa phương. Hiện nay, đa số cơ sở thu mua vẫn không có những ưu tiên cụ thể để bán tôm đến những kênh tiêu thụ cụ thể nào, chỉ có một số cơ sở có ưu tiên bán sản phẩm cho Công ty CBTS (chiếm khoảng 17% số người

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Sản lượng tôm Sú bán ra (kg)

Năm 2010 13143±13016 22721±259891

Năm 2011 14187±14497 275045±348008

Năm 2012 12611±15089 269157±337096

Sản lượng tôm Thẻ bán ra (kg)

Năm 2010 230,0±75,5

Năm 2011 386,7±201,3

Năm 2012 326,7±236,9

Giá bán trung bình (đ/kg)

Năm 2010 100000±6808

Năm 2011 103333±17560

Năm 2012 103333±17560

Sản lượng TS khác bán ra (kg)

Năm 2010 10518±13420 356233±488728

Năm 2011 11677±14165 385924±540892

Năm 2012 11477±15510 371284±522101

Giá bán trung bình (đ/kg)

Năm 2010 68185±6808 74917±5123

Năm 2011 68725±7253 78486±6971

Năm 2012 71106±5324 78916±6376

Page 82: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

80

thu gom và khoảng 29% số vựa/đại lý xác nhận). Hình thức thanh toán tiền chủ yếu vẫn là thu tiền mặt. Nhóm thu gom cho biết giá bán thường cao hơn giá thu mua từ 8.500-11.000đ/kg, tuy nhiên nhóm vựa/đại lý thu mua lại không thiện chí trả lời câu hỏi này. Đa số các cơ sở thu mua đều cho rằng tình hình mua/bán tôm Sú năm 2012 không đổi so với một hai năm trước.

Bảng 48.Thông tin về tình hình bán tôm Sú nguyên liệu của cơ sở

4.8.4.3 Các thông tin về việc mua và bán tôm đã đạt chứng nhận tôm sinh thái

Bảng 49. Thông tin về việc mua và bán tôm đã đạt chứng nhận tôm sinh thái

Chỉ tiêuThu gom Vựa/Đại lý

2010 2011 2012 2010 2011 2012

Cơ cấu sản lượng bánb

Bán cho thương lái sỉ/vựa 66% 66% 66% 26% 24% 24%

Bán cho nhà máy CBTS 33% 33% 33% 73% 75% 75%

Bán cho người mua bán lẻ 1% 1% 1% 1% 1% 1%

Ưu tiên bán tôm Súa

Công ty CBTS 11% 17% 17% 43% 29% 29%

Vựa/đại lý khác 22% 22% 22% 0% 0% 0%

Không có 67% 61% 61% 57% 71% 71%

Hình thức thanh toánc

Thu tiền mặt 93% 93% 92% 95% 95% 95%

Trả chậm 8% 7% 8% 5% 5% 5%

Giá bán tăng so với giá mua (đ/kg)

11000±1414

10000±0

8500±2121

Xu hướng KD năm 2012a

Tăng 0% 14%

Giảm 11% 14%

Không đổi 89% 72%a) % số cơ sở liên quan; b) % sản lượng bán; c) % số tiền bán

Chỉ tiêuThu gom Vựa/Đại lý

2010 2011 2012 2010 2011 2012

Có mua tôm CNa 39% 22% 39% 14% 14% 14%

Kiểm soát chất lượnga 39% 100% 100% 14% 100% 100%

Giá mua (đ/kg)

Cỡ 20 con/kg 220500±8226

228750±6292

230857±6122

230000±0

240000±0

240000±0

Cỡ 25 con/kg 165500±17917

170750±15777

172286±12945

180000±0

180000±0

180000±0

Cỡ 30 con/kg 137500±9574

143500±4726

138714±4572

150000±0

150000±0

150000±0

Cỡ 40 con/kg 121750±3500

122250±2630

120143±2479

120000±0

120000±0

120000±0

Giá cao hơn giá mua tôm CCN (đ/kg)

-10000±0

-8750±2500

-5833±4916

-5000±0

-5000±0

-5000±0

Nguồn cung cấpb

Hộ nuôi tôm 100% 100% 100% 0% 0% 0%

Page 83: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

81

Khoảng 39% số người thu gom và 14% số đại lý thu mua xác nhận có mua tôm chứng nhận sinh thái. Hầu hết các hộ đều tiến hành kiểm soát chất lượng nguồn tôm này. Về giá thu mua thì tuỳ thuộc vào loại cỡ tôm, tuy nhiên giá mua của nhóm thu gom thường thấp hơn giá thu mua của nhóm vựa/đại lý 9.000-12.000 đ/kg tuỳ theo cỡ tôm. Người thu gom được 1 khoản chiết khấu là 2% ở Năm Căn và 3 % ở Ngọc Hiển.

Nhóm thu gom mua nguồn tôm sinh thái từ các hộ nuôi tôm chứng nhận và sau đó bán cho Công ty CBTS (chiếm 25% sản lượng bán) và bán cho vựa/đại lý (75%). Nhóm vựa/đại lý thu mua tôm sinh thái từ người thu gom (chiếm 100% sản lượng thu mua), sau đó sản lượng tôm này được bán hết cho Công ty CBTS.

4.8.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua/bán tôm như thế nào

Các quyết định trong việc tiến hành mua và bán tôm vẫn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chính là uy tín của đối tác, ràng buộc hợp đồng/giao kèo, giá thu mua và mối quen biết/làm ăn lâu dài (Hình11).

Người thu gom 0% 0% 0% 100% 100% 100%

Vựa/đại lý 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Nơi tiêu thụb

Người thu gom 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Vựa/đại lý 75% 75% 43% 0% 0% 0%

Công ty CBTS 25% 25% 57% 100% 100% 100%

Người mua bán lẻ 0% 0% 0% 0% 0% 0%a) % số cơ sở liên quan; b) % sản lượng mua/bán

Hình 11. Các nhóm giải pháp phát triển được đề nghị

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

% s

ố cơ

sở

liên

quan

Thu gom Vựa/Đại lý

Ràng buộc (Hợp đồng,đầu tư,...)

Liên kết (người quen,nhóm sản xuất,...)

Giá mua bán

Phương thức TT (tiền mặt, trả chậm,...)

Địa điểm mua bán

Uy tín của đơn vị mua/bán

Page 84: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

82

4.8.5 Hiệu quả kinh doanh

4.8.5.1 Cơ cấu vốn tính cho 1 tấn tôm Sú

Chi phí chính cho kinh doanh tôm Sú vẫn là tiền thu mua tôm nguyên liệu (chiếm >95% tổng chi), các khoản chi còn lại tập trung vào chi lao động, vận chuyển, trang thiết bị chứa và bảo quản tôm, thuế và lãi suất vay (Phụ lục 19).

4.8.5.2 Lợi nhuận

Phân tích hiệu quả kinh tế sau một năm kinh doanh tôm Sú, do quy mô đầu tư có sự khác biệt lớn vì thế có sự khác biệt giữa hai nhóm, lợi nhuận từ mua bán tôm Sú bình quân cho 1 người thu mua đạt 116,1 triệu đồng/năm, trong khi lợi nhuận này cho vựa/đại lý là 4,8 tỷ đồng/năm.

Bảng 50. Hiệu quả kinh tế về mua/bán tôm Sú trong một năm kế hoạch

4.8.6 Thông tin về kinh doanh tôm chứng nhận sinh thái

Có khoảng trên 43% số cơ sở có biết các thông tin về tôm chứng nhận sinh thái, tuy nhiên cũng chỉ khoảng 50% trong số này cho biết họ chỉ mới có những thông tin về: những nơi đã được cấp chứng nhận, loại chứng nhận, đơn vị cấp chứng nhận, thủ tục cấp chứng nhận và thị trường. Việc nắm bắt những thông tin qui định về sử dụng hoá chất trong bảo quản, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cũng còn nhiều hạn chế. Hiện nay, rất ít cơ sở thu mua nhận được các hỗ trợ (Bảng 51).

Bảng 51. Các thông tin về nhận thức đối với hệ thống chứng nhận tôm sinh thái

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Sản lượng tôm Sú mua vào (kg/cơ sở) 12215±16176 269415±337424

Tổng chi phí mua tôm Sú (triệu đ/cơ sở) 1872,2±2402,0 48248±59497

Sản lượng tôm Sú bán ra (kg/cơ sở) 12067±16159 269160±337094

Tổng thu mua-bán tôm Sú (triệu đ/cơ sở) 2033±2638 53022±65383

Lợi nhuận (triệu đ/cơ sở) 161,1±240,5 4774,6±5885,7

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=7)

Có biết các thông tin về chứng nhận tôm sinh tháia 67% 43%

Các thông tin về tôm sinh tháia

Những nơi đã được cấp 61% 43%

Thị trường 56% 29%

Giá 33% 29%

Loại chứng nhận 61% 43%

Đơn vị cấp chứng nhận 56% 29%

Thủ tục cấp chứng nhận 56% 29%

Có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc a 56% 43%

Có nắm được các văn bản quy định của ngành về sử dụng thuốc, hóa chất? a 67% 43%

Nhà nước có chính sách hỗ trợ không? a 6% 14%a) % số cơ sở liên quan

Page 85: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

83

4.8.7 Các thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển

4.8.7.1 Thuận lợi và khó khăn

Những thuận lợi chính được nhận diện đó là thị trường rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nghề nuôi tôm và kinh doanh, và sản lượng nuôi tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, những khó khăn đã gặp phải nhiều như giá cả biến động thất thường, thiếu thông tin về thị trường, nguồn cung sản lượng bị cạnh tranh, vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế (Phụ lục 20).

4.8.7.2 Các nhóm giải pháp phát triển

Nhóm giải pháp đề cập nhiều là các qui định kinh doanh và chính sách hỗ trợ, quản lý thị trường và giá cả. Tập huấn kỹ thuật và hoàn thiện qui trình nuôi tôm cũng cần được quan tâm hơn (Hình 12).

Hình 12. Các nhóm giải pháp phát triển được đề nghị

Thu gom Vựa/Đại lý

0%

20%

10%

30%

50%

40%

60%

80%

70%

100%

90% Cải thiện CL giống

Cải thiện qui trình nuôi

Cơ sở hạ tầng

Quản lý về thị trường,giá

Qui định và chính sách

Tập huấn KT

% s

ố cơ

sở

liên

quan

Page 86: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

84

4.9 Kết quả điều tra Công ty Chế biến Thuỷ sản

Công tác điều tra công ty chế biến thủy sản ở Cà Mau có nhiều khó khăn do chỉ có 1 công ty hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ. Công ty còn lại có hợp tác cung cấp thông tin nhưng một số thông tin về giá mua vào và bán ra không cung cấp. Hai công ty khác thì không đồng ý tiếp xúc với đoàn điều tra. Đây là trở ngại lớn trong việc đánh giá chuỗi giá trị tôm ở Cà Mau. Hơn nữa, vì công ty chế biến là tác nhân quyết định đến sự tồn tại và phát triển nghề nuôi tôm ở Cà Mau, sự thiếu hợp tác trong nghiên cứu sẽ dẫn đến khó khăn cho việc tìm giải pháp tốt hơn cho sự phát triển của ngành. Kết quả điều tra hai công ty chế biến thủy sản ở Cà Mau được trình bày trong Bảng 52.

Bảng 52. Một số thông tin về sản xuất và tiêu thụ năm 2012 của Công ty CBTS

Các thông số Công ty Quốc Việt Công ty SEANAMICO

Công suất thiết kế 10800 (tấn/năm) 30 (tấn/ngày)

Công suất thực tế cao nhất 10000 (tấn/năm) 25 (tấn/ngày)

Giá trị xuất khẩu (triệu USD/năm)

Năm 2011 102,5 25,3

Năm 2012 115,0 22,0

Thị trường chính (% sản lượng xuất khẩu)

EU 25% 65%

Mỹ 20% 0%

Nhật 25% 30%

Các thị trường khác 30% 5%

Sản lượng nguyên liệu năm 2012 (tấn) 10000 3000

Tôm Sú 90% 70%

+ Tôm Sú chứng nhận (tấn) 0 21

Tôm Thẻ chân trắng 10% 0%

Tôm tự nhiên 0% 30%

Nguồn tôm (% sản lượng)

Từ vùng nuôi của Công ty 10% 0%

Mua từ cơ sở thu mua 90% 100%

Giá tôm nguyên liệu (đ/kg)

Tôm Sú, cỡ 20 con/kg - 255000

Tôm Sú, cỡ 25 con/kg - 200000

Tôm Sú, cỡ 30 con/kg - 165000

Tôm Thẻ tự nhiên - 140000

Tôm bạc, chì tự nhiên - 80000

Giá bán tôm thành phẩm (USD/kg)

Tôm Sú, cỡ 20 con/kg - 15,2

Tôm Sú, cỡ 25 con/kg - 12,2

Tôm Sú, cỡ 30 con/kg - 10,2

Tôm Thẻ tự nhiên - 8,4

Tôm bạc, chì tự nhiên - 8,1

Page 87: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

85

4.10 Phân tích về chuỗi giá trị ngành hàng tôm

4.10.1 Mô tả các chỉ tiêu cần thiết sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị

4.10.1.1 Trại sản xuất giống tôm Sú

Trại SXG với công suất thiết kế trung bình là 48,7 triệu post-larvae/năm, với thể tích trung bình 132,1 m3

và số đợt SXG trung bình là 4,5 đợt/năm. Số tôm mẹ sử dụng trung bình là 36,0 con/năm và cho đẻ 3,4 lần/tôm mẹ rồi sau đó thải bỏ (Bảng 53). Giá tôm mẹ mua trung bình là 12,0 triệu đồng/con tuỳ vào kích cỡ tôm mẹ và chất lượng của tôm mẹ. Nguồn mua tôm mẹ chủ yếu là Rạch Gốc (100% số trại xác nhận) và mua từ thương lái với tỷ lệ là 53% và mua từ người khai thác tự nhiên với tỷ lệ là 47%.

Mật độ ương ấu trùng tôm Sú là 194 Nauplius/lít, với thời gian ương trung bình là 54,9 ngày/đợt. Tổng sản lượng tôm giống sản xuất trung bình là 45,5 triệu PL. Giá thành sản xuất trung bình của tôm Sú post bán là 24,4 đồng/PL và mang về lợi nhuận là 11,0 đồng/PL tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 83,3%.

Kết quả khảo sát cho thấy, các trại giống chủ yếu bán tôm cho các hộ dân nuôi tôm quảng canh trong địa bàn với tỷ lệ là 37%, kế đến là bán cho các trại vèo (28%) và bán cho thương lái giống (23%), ngoài ra cũng bán cho một số hộ nuôi tôm công nghiệp của một số khu vực lân cận với tỷ lệ thấp (12%).

Bảng 53. Một số thông tin về trại sản xuất tôm giống tại Cà Mau

Dựa trên kết quả thông tin của những trại có trả lời đối với những vấn đề có quan tâm và thống kê kết quả. Kết quả khảo sát cho thấy, có 84% số trại giống có trả lời cho rằng nguồn tôm mẹ đủ để cung cấp phục vụ cho sản xuất giống và được 95% số trại nhận định là tôm mẹ đạt chất lượng cao. Khi được hỏi về xu hướng thuốc hoá chất sử dụng trong trại giống thì có 68% số hộ nhận định là giá thuốc tăng và có 68% cho rằng sẽ hạn chế sử dụng thuốc trong SXG. Bên cạnh đó thì việc sử dụng vi sinh sẽ tăng lên (79%) và giá vi sinh cũng có xu hướng tăng lên do nhu cầu sử dụng cao (68%). Giá thức ăn cho ương tôm giống cũng được 89% số trại cho rằng tăng lên, và xu hướng sử dụng lượng thức ăn tăng lên (68%) do nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như sản xuất với công suất cao hơn những năm trước đó.

Chỉ tiêu Giá trị (N=22)

Công suất sản xuất (Triệu post) 48,7±29,6

Tổng thể tích bể (m3) 132,1±93,3

Số bể sản xuất (cái) 27,5±14,9

Số đợt sản xuất/năm (đợt) 4,6±0,9

Số tôm mẹ sử dụng/năm (con) 36,0±18,0

Số lần cho đẻ/tôm mẹ (lần) 3,4±1,7

Giá tôm mẹ (triệu đ/con) 12,0±1,1

Thời gian sản xuất (ngày/đợt) 54,9±6,7

Tỷ lệ sống (%) 65,8±14,3

Tổng sản lượng tôm giống (Tr.post/năm) 45,5±51,4

Giá bán (đồng/post) 24,2±4,8

Giá thành sản xuất (đồng/post) 13,2±3,9

Lợi nhuận (đồng/post) 11,0±5,2

Tỷ suất lợi nhuận (%) 83,3±27,2

Page 88: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

86

Bảng 54. Những nhận định của trại giống về xu hướng giá và chất lượng con giống

Những nhận định Số trại liên quan (%)

Nguồn cung cấp tôm mẹ đủ số lượng 84%

Chất lượng tôm mẹ tốt 95%

Xu hướng giá thuốc tăng 68%

Xu hướng sử dụng thuốc giảm 68%

Xu hướng sử dụng vi sinh tăng 79%

Xu hướng giá vi sinh tăng 68%

Xu hướng giá thức ăn tăng 89%

Xu hướng sử dụng lượng thức ăn tăng 68%

4.10.1.2 Hộ nuôi tôm Sú

Số mẫu khảo sát trong nghiên cứu này 254 hộ nuôi, trong đó chia ra làm 4 nhóm hộ nuôi là: nhóm nuôi mô hình Tôm rừng chưa có chứng nhận (TR-CCN) với cỡ mẫu là 106 hộ; nhóm hộ nuôi mô hình Tôm rừng có chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH) với cỡ mẫu là 26 hộ; nhóm hộ nuôi mô hình Tôm rừng có chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC) với cỡ mẫu là 29 hộ và nhóm nuôi mô hình quảng canh khác (QCK) gồm quảng canh truyền thống và tôm-lúa với cỡ mẫu là 93 hộ. Diện tích mặt nước nuôi tôm Sú trung bình của mô hình Tôm rừng (TR) chưa chứng nhận là 1,9 ha, mô hình nuôi TR có chứng nhận Ngọc Hiển là 1,8 ha, mô hình nuôi TR có chứng nhận Năm Căn là 1,8 ha và mô hình nuôi tôm QCK là 2,3 ha. Mật độ thả giống trung bình của mô hình TR chưa chứng nhận là 26,8 con/m2/năm, cao hơn so với mô hình TR có chứng nhận NH (23,7 con/m2/năm), mô hình TR có chứng nhận NC (23,2 con/m2/năm), và mô hình QCK (19,4 con/m2/năm). Năng suất tôm nuôi trung bình của mô hình TR-CCN là 213,8 kg/ha/năm, thấp hơn so với mô hình TR-CNNC (268,5 kg/ha/năm), nhưng cao hơn TR-CNNH (184,4 kg/ha/năm) và mô hình QCK (175,8 kg/ha/năm).

Bảng 55. Thông tin về kỹ thuật của hộ nuôi tôm Sú tại Cà Mau

Tổng chi phí trung bình của mô hình nuôi tôm rừng chưa chứng nhận là 20,3 triệu đồng/ha/năm; mô hình tôm rừng có chứng nhận tại Ngọc Hiển là 21,9 triệu đồng/ha/năm và tại Năm Căn là 17,2 triệu đồng/ha/năm); và mô hình QCK là 16,2 triệu đồng/ha/năm). Trong đó, chi phí cố định chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (8-10%) ở cả bốn mô hình nuôi tôm Sú tại Cà Mau.

Chỉ tiêu TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC (N=29)

QCK (N=93)

DT mặt nước thả nuôi (ha) 1,9±2,0 1,8±0,7 1,8±0,7 2,3±1,4

Số lần thả (lần/năm) 6,4±2,1 5,5±1,8 6,4±1,8 7,0±2,5

Mật độ thả giống (con/m2/năm) 26,8±15,9 23,7±9,1 23,2±11,7 19,4±18,3

Năng suất tôm Sú (kg/ha/năm) 213,8±177,6 184,4±96,1 268,5±95,8 175,8±212,1

Page 89: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

87

Giá thành bình quân để nuôi được 1kg tôm Sú của mô hình TR-CCN là 94.900 đồng/kg, mô hình TR-CNNH là 93.300 đồng/kg, mô hình TR CN-NC là 81.600 đồng/kg và mô hình QCK là 92.400 đồng/kg. Giá bán trung bình của tôm Sú mô hình TR-CCN là 196.600 đồng/kg, thấp hơn so với giá bán của mô hình TR-CNNH (198.700 đồng/kg) và mô hình TR-CNNC (197.400 đồng/kg) và cao hơn so với mô hình QCK (186.800 đồng/kg). Tỷ suất lợi nhuận của mô hình TR-CNNC là cao nhất (1,4 lần), kế đến là mô hình TR-CNNH (1,1 lần) và tương đương với mô hình TR-CCN (1,1 lần) và thấp nhất là mô hình QCK (1,0 lần), điều này cho thấy mô hình TR-CNNC có hiệu quả đầu tư cao hơn so với mô hình khác.

Bảng 57. Nơi bán tôm thương phẩm của những hộ nuôi tôm

Sau khi thu hoạch, các hộ nuôi tôm mô hình TR-CCN và TR-CNNH thì bán cho người thu gom với tỷ lệ cao nhất (95%), kế đến là bán cho các vựa thu mua (4%) và một phần để lại tiêu dùng trong gia đình hoặc cho/tặng đến người thân với tỷ lệ không đáng kể (1%). Đối với mô hình TR-CNNC thì cũng chủ yếu là bán cho người thu gom (96%), kế đến là bán cho vựa thu mua (3%) và để lại ăn và cho/tặng với tỷ lệ rất thấp (1%). Mô hình QCK thì cũng bán cho người thu gom chiếm tỷ lệ cao nhất (98%) và bán cho vựa thu mua với tỷ lệ là 1%.

4.10.1.3 Các cơ sở thu mua tôm Sú

Kinh nghiệm mua bán tôm trung bình của người thu gom và vựa/đại lý là 12,7 năm. Đa số các hoạt động mua bán tôm này sử dụng lao động trong gia đình tham gia với số người trung bình là 1,8 người của nhóm thu gom và của các vựa là 2,0 người. Trung bình lao động thuê thường xuyên của nhóm thu gom là 0,7 người, còn của vựa thu mua là 4,0 người.

Bảng 56. Một số chỉ tiêu về tài chính trong hộ nuôi tôm tại Cà Mau

Chỉ tiêu TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC (N=29)

QCK (N=93)

Tổng chi phí (triệu đ./ha/năm) 20,3±17,2 17,2±8,5 21,9±14,5 16,2±36,4

Chi phí cố định (%) 10 10 9 8

Chi phí Biến đổi (%) 90 90 91 92

Giá thành (1000đ/kg) 94,9±96,8 93,3±88,4 81,6±151,4 92,4±120,1

Giá bán BQ (1000đ/kg) 196,6±48,7 198,7±52,3 197,4±44,1 186,8±90,7

Lợi nhuận BQ (1000đ/kg) 101,7±27,1 105,3±26,0 115,8±37,7 94,4±61,2

Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1,1 1,1 1,4 1,0

Chỉ tiêu TR-CCN(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC (N=29)

QCK (N=93)

Tiêu dùng trong gia đình và cho 1% 1% 1% 1%

Mang ra chợ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng 0% 0% 0% 0%

Bán cho người đi thu gom 95% 95% 96% 98%

Bán trực tiếp cho đại lý/vựa thu gom 4% 4% 3% 1%

Bán trực tiếp cho Công ty.CBTS 0% 0% 0% 0%

Page 90: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

88

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa thu mua(N=7)

Kinh nghiệm mua bán thuỷ sản (năm) 12,7±6,9 12,7±5,7

Lao động gia đình tham gia (người) 1,8±1,7 2,0±1,0

Lao động thuê thường xuyên (người) 0,7±0,8 4,0±3,8

Bảng 58. Một số thông tin về các thương lái mua bán tôm thương phẩm

Sản lượng tôm Sú thu mua hàng năm của người thu gom có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến 2011 nhưng giảm vào năm 2012. Sản lượng mua bán tôm Sú trong năm 2012 là 13 tấn, trong đó sản lượng tôm có chứng nhận mua được chiếm 23% tổng sản lượng. Đối với nhóm vựa/đại lý thì sản lượng mua bán tôm Sú trong năm 2012 là 280 tấn/năm, trong đó thu mua tôm Sú có chứng nhận chiếm 18,5% tổng sản lượng.

Bảng 59. Một số thông tin về mua bán tôm Sú thương phẩm

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa thu mua(N=7)

Sản lượng tôm Sú mua năm 2010 (kg) 14142±13230 252095±246297

Sản lượng tôm Sú mua năm 2011 (kg) 14579±14139 293241±321654

Sản lượng tôm Sú mua năm 2012 (kg) 13060±14751 280927±309527

Giá mua vào trung bình năm 2012 (đ/kg) 196800±6490 206601±18957

Nguồn mua vào (%)

- Người nuôi 100,0 21

- Mua từ người thu gom 0,0 79

Sản lượng tôm Sú bán ra 2010 (kg) 13143±13016 227210±259891

Tỷ lệ hao hụt (%) 7,1 9,9

Sản lượng tôm Sú bán ra năm 2011 (kg) 14187±14497 275045±348008

Tỷ lệ hao hụt (%) 2,7 6,2

Sản lượng tôm Sú bán ra năm 2012 (kg) 12611±15089 269157±337096

Tỷ lệ hao hụt (%) 3,4 4,2

+ Giá bán ra bình quân năm 2012 (đ/kg) 224500±7388 245500±9353

Nơi bán ra (%)

- Cho vựa/đại lý thu mua 66,0 0,0

- Cho nhà máy chế biến 34,0 100,0±0,0

Chi phí tăng thêm (ngàn đồng/kg) 9,8±5,7 12,7±7,2

Lợi nhuận (ngàn đồng/kg) 18,19±6,2 8,3±3,1

Giá mua tôm Sú bình quân trong năm 2012 của người thu gom là 196.800 đồng/kg, còn giá mua của vựa/đại lý trung bình là 206.600 đồng/kg. Sản lượng hao hụt của tôm Sú khi mua vào và bán ra trung bình là khoảng 4-9% tổng sản lượng bao gồm cả nhóm thu gom và vựa thu mua. Nguồn bán ra của nhóm thu gom chủ yếu là cho vựa/đại lý thu mua (66%) và bán cho NMCB là 34%, đối với nhóm vựa thì chủ yếu bán cho NMCB 100% không bán cho tác nhân khác. Giá bán ra bình quân của người thu gom tôm Sú là 224.500 đồng/kg, còn nhóm vựa là 245.500 đồng/kg. Chi phí tăng thêm của nhóm thu gom là 9.800 đồng/kg còn của vựa thu mua là 12.700 đồng/kg. Lợi nhuận mang lại của nhóm thu gom là 18.100 đồng/kg còn nhóm vựa thu mua là 8.300 đồng/kg.

Page 91: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

89

4.10.2 Hệ thống kênh phân phối tôm Sú tại Cà Mau

4.10.2.1 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)

Qua sơ đồ chuỗi giá trị (Hình 4.13) cho thấy có 3 kênh phân phối chính trong chuỗi giá trị của mô hình TR-CCN, như vậy hệ thống kênh phân phối của ngành hàng TR-CCN rất ngắn và khá đơn giản.

Kênh 1: Hộ nuôi TR-CCN è Thu gom è NMCB è Xuất khẩuKênh 2: Hộ nuôi TR-CCN è Thu gom è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 3: Hộ nuôi TR-CCN è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 4: Hộ nuôi TR-CCN è Tiêu thụ nội địa

4.10.2.2 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH)

Qua sơ đồ chuỗi giá trị (Hình 4.14) cho thấy sản phẩm TR-CNNH thì có các kênh phân phối như sau:Kênh 1: Hộ nuôi TR-CNNH è Thu gom è NMCB è Xuất khẩuKênh 2: Hộ nuôi TR-CNNH è Thu gom è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 3: Hộ nuôi TR-CNNH è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 4: Hộ nuôi TR-CNNH è Tiêu thụ nội địa

Hình 13. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)

Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Vựa thu

mua

Người nuôi

TR CCN

Nhà máy CBTS

Người tiêu

dùng nội địa

Xuất khẩu

Người thu gom

4%

95%

62,7%

32,3% 99%

1%

66,7%

Đầu vào

Nhà cung cấp đầu vào - Tôm giống - Thuốc cá, hóa chất

Page 92: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

90

Hình 14. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH)

Hình 15. Sơ đồ chuỗi giá trị Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)

4.10.2.3 Hệ thống kênh phân phối mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)

Qua sơ đồ chuỗi giá trị (Hình 4.15) cho thấy sản phẩm mô hình nuôi TR-CNNC thì có các kênh phân phối như sau:

Kênh 1: Hộ nuôi TR-CNNC è Thu gom è NMCB è Xuất khẩuKênh 2: Hộ nuôi TR-CNNC è Thu gom è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 3: Hộ nuôi TR-CNNC è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 4: Hộ nuôi TR-CNNC è Tiêu thụ nội địa

Đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Vựa thu

mua

Ngườinuôi

TR CNNH

Nhà máy

CBTS

Người tiêu

dùng nội địa

Xuất khẩu

Người thu gom

4%

62,7%

32,3% 99%

66,7%

Nhà cung cấp đầu vào - Tôm giống - Thuốc TYTS

95%

Đầu vào Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Vựa thu

mua

Nhà cung cấp đầu vào - Tôm giống - Thuốc TYTS

Người nuôi

TR CNNC

Nhà máy CBTS

Người tiêu

dùng nội địa

Xuất khẩu

Người thu gom

3%

96%

32,6%

63,4% 99%

1%

35,6%

Page 93: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

91

Hình 16. Chuỗi giá trị tôm quảng canh khác (QCK)

4.10.2.4 Hệ thống kênh phân phối mô hình Quảng canh khác (QCK)

Qua sơ đồ chuỗi giá trị (Hình 4.16) cho thấy sản phẩm mô hình nuôi tôm QCK thì có các kênh phân phối như sau:

Kênh 1: Hộ nuôi QCK è Thu gom è NMCB è Xuất khẩuKênh 2: Hộ nuôi QCK è Thu gom è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 3: Hộ nuôi QCK è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩuKênh 4: Hộ nuôi QCK è Tiêu thụ nội địa

4.10.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú

4.10.3.1 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chưa chứng nhận (TR-CCN)

Các chủ thể chính tham gia trong chuỗi giá trị tôm Sú ở Cà Mau gồm có: (1) người cung tôm Sú giống, thức ăn (không nhiều), hóa chất (vôi, thuốc cá, dây cá, v.v); (2) người nuôi tôm Sú; (3) thương lái thu gom (4) vựa thu mua; (5) công ty chế biến/NMCBXK; và (6) người tiêu dùng. Có 2 kênh thị trường chính trong tiêu thụ tôm Sú thương phẩm/nguyên liệu là Kênh 2 và Kênh 1. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm Sú tại Cà Mau cho thấy:

Kênh 1: Hộ nuôi èThu gomèNMCB èXuất khẩu Với kênh 1: Người nuôi tôm Sú của mô hình TR-CCN góp phần vào 56% giá trị gia tăng của 183.100 đồng/kg và thu được 71% giá trị gia tăng thuần của 142.300 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu tại thời gian nghiên cứu. NMCBTS chia sẻ 29% giá trị gia tăng và được hưởng 16% giá trị gia tăng thuần của 142.300 đồng/kg. Bên cạnh đó nhóm thu gom cũng chia sẻ hết 15% giá trị gia tăng và 13% giá trị gia tăng thuần. Tuy vậy, khi xét về năng lực sản xuất của từng tác nhân tham gia trong toàn chuỗi để thấy rõ vai trò của từng tác nhân trong ngành hàng, kết quả cho thấy mặc dù hộ nông dân nuôi tôm có vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ phần trăm về lợi nhuận trên 1kg tôm nguyên liệu cao nhưng do năng lực sản xuất hàng năm thấp và chu kỳ sản xuất kéo dài hơn so với các tác nhân còn lại trong chuỗi.

Kênh 2: Hộ nuôI èThu gom èVựa thu mua èNMCB èXuất khẩu Với kênh 2: Trong giá trị gia tăng là 183.100 đồng/kg tôm Sú thương phẩm thì người nuôi tôm Sú đóng góp 56%; nhóm thu gom đóng góp là 15%; nhóm vựa thu mua là 11% và NMCB góp phần 18%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 129.600 đồng/kg tôm Sú là 78%; 14%; 6% và 1%. Kênh phân phối này là kênh phân phối quan trọng và phổ biến nhất trong mô hình nuôi tôm tại địa bàn khảo sát,

Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng

Vựa thu

mua

Người nuôi tôm QCK

Nhà máy CBTS

Người tiêu

dùng nội địa

Xuất khẩu

Người thu gom

1%

98.8%

64.7%

33.3% 99%

1%

65,7%

Đầu vào

Nhà cung cấp đầu vào - Con gi ống - Thức ăn - Thuốc TYTS

Page 94: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

92

các tác nhân thuộc khâu thương mại (thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCB) chiếm tỷ trọng về giá trị gia tăng thuần rất lớn trong chuỗi giá trị.

Kênh 3: Hộ nuôièVựa thu muaèNMCBèXuất khẩu Với kênh 3: Người nuôi tôm đóng góp 56% trong 183.100 đồng/kg giá trị gia tăng, tiếp theo là nhóm vựa thu mua góp được 27% và NMCB góp phần 18%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 139.400 đồng/kg tôm Sú là 73%; 26% và 1%. Tuy nhiên, do quy mô sản xuất nhỏ và chu kỳ sản xuất dài so với các tác nhân khác (hằng ngày vựa thu mua bán ra từ một đến vài tấn tôm nguyên liệu), điều này cho thấy thu nhập và lợi nhuận của một hộ nuôi tôm thấp hơn so với các tác nhân khác trong chuỗi.

Đánh giá chung: Hộ nuôi đã đóng góp tỷ lệ khá cao trong giá trị gia tăng (khoảng 56%) và lợi nhuận thuần (71%-78%) cho 1kg tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, thời gian để đạt được chỉ số này là khá dài sau 1 vụ nuôi (6-7 tháng). Hiện nay, hộ nuôi vẫn còn chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ cá thể nhỏ lẻ và có năng lực sản xuất thấp so với các nhóm tác nhân khác trong chuỗi giá trị và là nhóm tác nhân chịu nhiều rủi ro nhất trong quá trình sản xuất nhưng ít có quyền hạn nhất trong toàn chuỗi giá trị nhất là vai trò về quyết định giá bán. Trong khi đó, Nhà máy CBTS với tỷ lệ chia phần lợi nhuận trong 1kg tôm nguyên liệu khá thấp, nhưng do nhóm này có năng lực sản xuất lớn vì thế là nhóm tác nhân giữ vai trò quan trọng của toàn chuỗi trong việc điều tiết giá cả thị trường và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao chỉ trong thời gian ngắn của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nhóm thương mại gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCBTS.

Bảng 60. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CCN

Diễn giải Hộnuôi

Thu gom

Vựathu mua

NMCB Tổng

Kênh 1: Hộ nuôi --> Thu gom --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 196600 224500 278000

Chi phí mua/sản xuất (đ/kg) 94900 196600 224500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 101700 27900 53500 183100

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 31000

% Giá trị gia tăng (%) 56 15 29 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 101700 18100 22500 142300

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 71 13 16 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,4 13 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 41 228 45000

Kênh 2: Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 196600 224500 245500 278000

Chi phí mua/sản xuất (đ/kg) 94900 196600 224500 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 101700 27900 21000 32500 183100

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 56 15 11 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 101700 18100 8300 1500 129600

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 78 14 6 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,4 13 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 41 228 2234 3000

Page 95: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

93

Kênh 3: Hộ nuôi --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 196600 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 94900 196600 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 101700 48900 32500 183100

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 56 27 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 101700 36200 1500 139400

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 73 26 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,4 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 41 9741 3000

4.10.3.2 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Ngọc Hiển (TR-CNNH)

Kênh 1: Hộ nuôi TR-CNNHèThu gomèNMCBèXuất khẩuVới kênh 1: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 184.700 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 57%; nhóm thu gom góp được 14% và NMCB góp phần 29%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 143.900 đồng/kg tôm Sú là 73%; 11% và 16%. Tuy vậy, tổng lợi nhuận của NMCBXK rất lớn (45.000 triệu đồng/năm), trong khi đó hộ nuôi tôm có mức lợi nhuận thuần rất nhỏ so với các nhóm tác nhân khác (32 triệu đồng/năm).

Kênh 2: Hộ nuôi TR-CNNHèThu gom èVựa thu muaèNMCBèXuất khẩuVới kênh 2: Người nuôi TR CN-NH góp phần vào 57% giá trị gia tăng của 184.700 đồng/kg và thu được 80% giá trị gia tăng thuần của 131.200 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu. NMCBTS nhận được 18% giá trị gia tăng và được hưởng 1% giá trị gia tăng thuần của 131.200 đồng/kg. Đối với nhóm thu gom thì nhận được tỷ lệ cao hơn tương ứng 14% giá trị gia tăng và 12% giá trị gia tăng thuần. Còn đối với nhóm vựa thu mua thì chỉ nhận được 11% giá trị gia tăng và 6% giá trị gia tăng thuần. Khi xét về GTGTT của toàn chuỗi trong một chu kỳ sản xuất một năm thì NMCB có mức lợi nhuận thuần (3.000 triệu đồng/năm) cao hơn so với các tác nhân khác.

Kênh 3: Hộ nuôi TR-CNNHèVựa thu muaèNMCBèXuất khẩuVới kênh 3: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 184.700 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 57%; nhóm vựa thu mua đóng góp là 25% và NMCB góp phần 18%. Giá trị gia tăng thuần tạo ra trong toàn chuỗi là 141.000 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, hộ nuôi tôm Sú nhận được tỷ lệ tương ứng là 75%, nhóm vựa thu mua thì nhận được là 24% và NMCB thì nhận 1%. Tuy nhiên, trong kênh phân phối này thì NMCB cũng vẫn là tác nhân quan trọng và có mức lợi nhuận cao nhất (3.000 triệu đồng/năm) và hộ nuôi là tác nhân có mức lợi nhuận bình quân của một hộ thấp nhất (32 triệu đồng/năm).

Đánh giá chung: Hộ nuôi đã đóng góp tỷ lệ khá cao trong giá trị gia tăng (khoảng 57%) và lợi nhuận thuần (73%-80%) cho 1kg tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, thời gian để đạt được chỉ số này là khá dài sau 1 vụ nuôi. Hiện nay, hộ nuôi vẫn còn chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ cá thể nhỏ lẻ và có năng lực sản xuất thấp so với các nhóm tác nhân khác trong chuỗi giá trị, do đó là nhóm tác nhân có ít quyền hạn nhất trong toàn chuỗi giá trị. Trong khi đó, Nhà máy CBTS với tỷ lệ chia phần lợi nhuận trong 1kg tôm nguyên liệu khá thấp, nhưng do nhóm này có năng lực sản xuất lớn vì thế là nhóm tác nhân giữ vai trò quan trọng của toàn chuỗi trong việc điều tiết giá cả thị trường và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao trong chỉ thời gian ngắn của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nhóm thương mại gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCBTS.

Page 96: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

94

Bảng 61. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CNNH

Diễn giải Hộnuôi

Thu gom

Vựathu mua

NMCB Tổng

Kênh 1: Hộ nuôi --> Thu gom --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 198700 224500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 93300 198700 224500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 105400 25800 53500 184700

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 31000

% Giá trị gia tăng (%) 57 14 29 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 105400 16000 22500 143900

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 73 11 16 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,3 13 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 32 202 45000

Kênh 2: Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 198700 224500 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 93300 198700 224500 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 105400 25800 21000 32500 184700

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 57 14 11 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 105400 16000 8300 1500 131200

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 80 12 6 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,3 13 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 32 202 2234 3000

Kênh 3: Hộ nuôi --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 198700 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 93300 198700 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 105400 46800 32500 184700

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 57 25 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 105400 34100 1500 141000

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 75 24 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,3 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 32 9176 3000

4.10.3.3 Đối với tôm Sú trong mô hình Tôm rừng chứng nhận Năm Căn (TR-CNNC)

Kênh 1: Hộ nuôièThu gomèNMCBèXuất khẩu Với kênh 1: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 196.400 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 59%; nhóm thu gom đóng góp 14% và NMCB góp phần 27%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 155.600 đồng/kg tôm Sú là 74%; 11% và 15%. Tuy nhiên, trong kênh phân phối này thì người nuôi tôm có mức lợi nhuận bình quân thấp nhất 58 triệu đồng/năm/hộ so với các tác tác nhân khác trong chuỗi.

Kênh 2: Hộ nuôièThu gomèVựa thu muaèNMCBèXuất khẩu Với kênh 2: Người nuôi TR-CNNC góp phần vào 59% giá trị gia tăng của 196.400 đồng/kg và thu được 81% giá trị gia tăng thuần của 142.900 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu. NMCBTS nhận được 17% giá trị gia

Page 97: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

95

tăng và được hưởng 1% giá trị gia tăng thuần của 142.900 đồng/kg. Đối với nhóm thu gom thì nhận được tỷ lệ tương ứng là 14% giá trị gia tăng của 196.400 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu và 12% giá trị gia tăng thuần. Còn đối với nhóm vựa thu mua thì chỉ nhận được 11% giá trị gia tăng và 6% giá trị gia tăng thuần. Tổng lợi nhuận của một NMCB bình quân cao nhất là 3.000 triệu đồng/năm, còn hộ nuôi tôm có mức lợi nhuận bình quân một hộ thấp nhất (58 triệu đồng/năm).

Kênh 3: Hộ nuôièVựa thu muaèNMCBèXuất khẩu Với kênh 3: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 196.400 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 59%; nhóm vựa thu mua đóng góp là 24% và NMCB góp phần 17%. Giá trị gia tăng thuần tạo ra trong toàn chuỗi là 152.700 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, hộ nuôi tôm Sú nhận được tỷ lệ tương ứng là 76%, nhóm vựa thu mua thì nhận được hầu hết tỷ lệ này là 23% và NMCB thì nhận 1%. Trong kênh phân phối này thì người nuôi tôm có mức lợi nhuận thấp nhất (58 triệu đồng/năm), và NMCB đạt 3.000 triệu đồng/năm.

Đánh giá chung: Hộ nuôi đã đóng góp tỷ lệ khá cao trong giá trị gia tăng (>59%) và lợi nhuận thuần (74%-81%) cho 1kg tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, thời gian để đạt được chỉ số này là khá dài sau 1 vụ nuôi. Hiện nay, hộ nuôi chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ cá thể nhỏ lẻ và có năng lực sản xuất thấp (0,5 tấn/hộ/năm) so với các nhóm tác nhân khác trong chuỗi giá trị, do đó là nhóm tác nhân có ít quyền hạn nhất trong toàn chuỗi giá trị. Trong khi đó, Nhà máy CBTS với tỷ lệ chia phần lợi nhuận trong 1kg tôm nguyên liệu khá thấp, nhưng do nhóm này có năng lực sản xuất lớn vì thế là nhóm tác nhân giữ vai trò quan trọng của toàn chuỗi trong việc điều tiết giá cả thị trường và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao trong chỉ thời gian ngắn của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nhóm thương mại gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCBTS.

Bảng 62. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị TR-CNNC

Diễn giải Hộnuôi

Thu gom

Vựathu mua

NMCB Tổng

Kênh 1: Hộ nuôi --> Thu gom --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 197400 224500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 81600 197400 224500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 115800 27100 53500 196400

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 31000

% Giá trị gia tăng (%) 59 14 27 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 115800 17300 22500 155600

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 74 11 15 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,5 13 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 58 218 45000

Kênh 2: Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 197400 224500 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 81600 197400 224500 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 115800 27100 21000 32500 196400

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 59 14 11 17 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 115800 17300 8300 1500 142900

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 81 12 6 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,5 13 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 58 218 2234 3000

Page 98: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

96

Kênh 3: Hộ nuôi --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 197400 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 81600 197400 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 115800 48100 32500 196400

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 59 24 17 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 115800 35400 1500 152700

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 76 23 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,5 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 58 9526 3000

4.10.3.4 Đối với tôm Sú trong mô hình QCK

Kênh 1: Hộ nuôi è Thu gom è NMCB è Xuất khẩu Với kênh 1: Người nuôi QCK góp phần tạo ra được 51% của giá trị gia tăng là 185.600 đồng/kg và thu được 65% giá trị gia tăng thuần của 144.800 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu. Nhóm thu gom tạo ra được 20% của giá trị gia tăng và thu được 19% giá trị gia tăng thuần. NMCBTS đóng góp được 29% giá trị gia tăng và được hưởng 16% giá trị gia tăng thuần của 144.800 đồng/kg. Mức lợi nhuận thuần của NMCB là cao nhất (45.000 triệu đồng/năm), kế đến là thu gom (352 triệu đồng/năm) và thấp nhất là hộ nuôi tôm (38 triệu đồng/năm).

Kênh 2: Hộ nuôi èThu gom è Vựa thu mua è NMCB è Xuất khẩu Với kênh 2: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 185.600 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 51%; nhóm thu gom góp được 20%, nhóm vựa thu mua đóng góp 11% và NMCB góp phần 18%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 132.100 đồng/kg tôm Sú là 71%; 22%, 6% và 1%. Trong kênh phân phối này thì người nuôi tôm có mức lợi nhuận thuần thấp nhất (38 triệu đồng/năm), nhóm thu gom (352 triệu đồng/năm) và nhóm vựa thu mua (2.234 triệu đồng/năm) còn NMCB thì có mức lợi nhuận cao nhất (3.000 triệu đồng/năm).

Kênh 3: Hộ nuôi è Vựa thu mua èNMCB è Xuất khẩu Với kênh 3: Tổng giá trị gia tăng tạo được toàn chuỗi là 185.600 đồng/kg tôm Sú thương phẩm, trong đó người nuôi tôm Sú đóng góp 51%; nhóm vựa thu mua đóng góp được 31% và NMCB góp phần 18%. Tỷ lệ tương ứng trong giá trị gia tăng thuần của 141.900 đồng/kg tôm Sú nguyên liệu là 67%; 32% và 1%. Trong kênh phân phối này thì người nuôi tôm nhận được tỷ mức lợi nhuận không đáng kể (38 triệu đồng/năm) so với NMCB (3.000 triệu đồng/năm).

Đánh giá chung: Hộ nuôi đã đóng góp tỷ lệ khá cao trong giá trị gia tăng (khoảng 51%) và lợi nhuận thuần (65%-71%) cho 1kg tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, thời gian để đạt được chỉ số này là khá dài sau 1 vụ nuôi. Hiện nay, hộ nuôi vẫn còn chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ cá thể nhỏ lẻ và có năng lực sản xuất thấp (0,4 tấn/hộ/năm) so với các nhóm tác nhân khác trong chuỗi giá trị, do đó là nhóm tác nhân có ít quyền hạn nhất trong toàn chuỗi giá trị. Trong khi đó, Nhà máy CBTS với tỷ lệ chia phần lợi nhuận trong 1kg tôm nguyên liệu khá thấp, nhưng do nhóm này có năng lực sản xuất lớn vì thế là nhóm tác nhân giữ vai trò quan trọng của toàn chuỗi trong việc điều tiết giá cả thị trường và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Phân phối về lợi nhuận tập trung khá cao trong chỉ thời gian ngắn của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nhóm thương mại gồm 3 tác nhân là: thu gom nhỏ, vựa thu mua và NMCBTS.

Page 99: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

97

Bảng 63. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị tôm QCK

Diễn giải Hộnuôi

Thu gom

Vựathu mua

NMCB Tổng

Kênh 1: Hộ nuôi --> Thu gom --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 186800 224500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 92400 186800 224500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 94400 37700 53500 185600

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 31000

% Giá trị gia tăng (%) 51 20 29 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 94400 27900 22500 144800

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 65 19 16 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,4 13 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 38 352 45000

Kênh 2: Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 186800 224500 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 92400 186800 224500 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 94400 37700 21000 32500 185600

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 9800 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 51 20 11 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 94400 27900 8300 1500 132100

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 71 22 6 1 100

Sản lượng/tác nhân (tấn/năm) 0,4 13 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 38 352 2234 3000

Kênh 3: Hộ nuôi --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu

Giá bán (đ/kg) 186800 245500 278000

Chi phí mua (đ/kg) 92400 186800 245500

Giá trị gia tăng (đ/kg) 94400 58700 32500 185600

Chi phí tăng thêm (đ/kg) 0 12700 31000

% Giá trị gia tăng (%) 51 31 18 100

Lợi nhuận (GTGT thuần) (đ/kg) 94400 46000 1500 141900

% Lợi nhuận (GTGT thuần) (%) 67 32 1 100

Sản lượng/tác nhân (kg/năm) 0,4 269 2000

Lợi nhuận/tác nhân (tr.đồng/năm) 38 12379 3000

4.10.4 Sự tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm Sú ở Cà Mau

Phân tích về chuỗi giá trị nêu trên cho thấy có khá nhiều mắt xích trong kênh phân phối tôm Sú ở Cà Mau dẫn đến lợi nhuận thuần của mỗi tác nhân bị chia sẻ khá nhiều. Tuy vậy, khi xét đến sự tương tác của toàn chuỗi, chuỗi giá trị ở Cà Mau có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa các mắt xích nên việc giảm bớt khâu trung gian là hoàn toàn khả thi nếu biết tận dụng lợi thế này. Cụ thể hơn, 32% trại giống cũng trực tiếp nuôi trồng thủy sản, trong khi 94% thương lái cũng là nông dân và 86% vựa/đại lý cũng là nông dân. Thương lái có sự gắn bó với các mắt xích khác như 40% thương lái hợp tác với nông dân, 60% hợp tác với công ty CBTS và 28% liên kết giữa thương lái với nhau. Tất cả các vựa đều hợp tác với công ty và 14% số vựa có liên kết với nhau. Đối với trường hợp tôm sinh thái, thương lái là nhóm khó quản lý do đóng nhiều vai trò trung gian. Tuy nhiên, khi nhìn vào chuỗi giá trị, nếu có cơ chế thích hợp để tác động sao cho có sự minh bạch về thông tin và lợi ích trong toàn chuỗi, hiệu quả hợp tác mang lại sẽ là rất lớn.

Page 100: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

98

010505Kết luận và đề xuất

Page 101: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

99

Kết quả phỏng vấn các nhà quản lý địa phương nhận thấy còn nhiều vấn đề chưa làm tốt là quản lý giống, bảo hiểm tôm, xét nghiệm bệnh tôm, thiếu thông tin về chính sách hấp thụ carbon của rừng, xử lý chất thải, chính sách về vốn. Còn một số vấn đề chưa tốt nhưng được đánh giá ở mức trung bình là phòng chống dịch bệnh, liên kết cộng đồng và phổ biến thông tin. Đa số cho rằng công tác khuyến ngư hiện nay đang thiếu về số lần, số lớp, tài liệu tập huấn. Khuyến ngư thiếu mô hình trình diễn, trang thiết bị và lực lượng khuyến ngư. Việc hỗ trợ trồng rừng ngập mặn (hỗ trợ về cây giống v.v.) thì chỉ có 20-30% số người phỏng vấn cho là phù hợp. Đánh giá về việc áp dụng kỹ thuật của người nuôi thì chỉ có 25% cho rằng người dân đã thực hiện tốt.

Người dân đều có kinh nghiệm và các kỹ năng nuôi tôm lâu năm (khoảng 12 năm đến 17 năm với tất cả các mô hình nuôi. Trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 1 và cấp 2. Đa số nuôi tôm rừng có sở hữu là sổ xanh còn các mô hình khác là sở hữu đất là sổ đỏ. Trên 68% nông hộ nuôi ở các mô hình là sản xuất cá thể trong khi chỉ có 3-32% là trong tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Các mô hình nuôi chủ yếu là nuôi kết hợp (tôm Sú, cua) trừ mô hình nuôi quảng canh cải tiến/bán công nghiệp nuôi đơn tôm Sú. Các mô hình nuôi có diện tích mặt nước dao động từ 1-2,4 ha/hộ. Tất cả các mô hình không bổ sung thức ăn hoặc bổ sung rất ít khi tôm còn nhỏ, cấp nước bằng chệnh lệch thủy triều. Tôm Sú là đối tượng thu chính của các mô hình nuôi chỉ chiếm 52 đến 65% đối với mô hình nuôi quảng canh kết hợp. Ngoài tôm Sú, cua là nguồn thu nhập quan trọng của các mô hình này chiếm 23 đến 39% tổng thu.

Tôm nuôi theo phương thức thu tỉa thả bù, mật độ thả biến động 1-4 con/m2/lần thả; với năng suất biến động 333-563 kg/ha/năm. Năm 2012, ở 4 huyện sản xuất 18.677 tấn tôm Sú, 16.234 tấn tôm tự nhiên và 9.138 tấn cua từ mô hình quảng canh truyền thống, tôm lúa và tôm rừng. Có khoảng 3.500 tấn tôm Sú được sản xuất trong mô hình tôm rừng kết hợp và chỉ có 371 tấn được bán với dạng sinh thái còn lại đang bán với giá thông thường. Ngoài ra còn có 3.600 tấn tôm tự nhiên được thu hoạch dưới tán rừng nhưng không được bán dưới dạng sinh thái. Mô hình tôm rừng có chứng nhận ở Năm Căn cho lợi nhuận cao nhất đạt 48,3 triệu đồng/ha và thấp nhất là mô hình quảng canh truyền thống là 24,2 triệu đồng/ha/năm.

5.1 Kết luận

Page 102: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

100

Việc chứng nhận tôm sinh thái cần nhiều thủ tục, chi phí thời gian và tiền bạc. Diện tích nuôi tôm sinh thái thay đổi theo hàng năm do tổ chức chứng nhận IMO của Thụy Sĩ cấp dựa trên tiêu chuẩn Naturland. Tuy nhiên, giá tôm sinh thái ở Năm Căn đang được người dân bán thấp dưới giá tôm thông thường từ 5.000 đến 20.000 đồng/kg. Người dân có xu hướng bán sản phẩm này dưới dạng tôm thông thường mặc dù được nhà máy chiết khấu từ 5-6% và sau 3-4 tháng thì trả chiết khấu.

Tôm giống sản xuất được bán đến hộ nuôi thâm canh (TC) chỉ chiếm 12% sản lượng với giá bán 45đ/PL, số còn lại bán cho hộ nuôi quảng canh và trại vèo hay thương lái với giá chỉ bằng 1/2 so với giá tôm cho nuôi thâm canh. Chất lượng tôm giống được cơ quan nhà nước kiểm dịch trước khi bán cho người nuôi. Người nuôi quảng canh không kiểm tra chất lượng tôm trong khi người nuôi công nghiệp thì có đi kiểm tra.

Đối với người thu mua tôm, nguồn vốn sử dụng vào kinh doanh cũng chủ yếu là vốn tự có của gia đình. Một số ít vay ngắn hạn với lãi suất rất cao (5-6%/tháng). Thu gom mua tôm từ hộ nuôi chiếm 100% sản lượng thu mua, trong khi nhóm vựa/đại lý vừa thu mua tôm của hộ nuôi (21% sản lượng) vừa thu mua của thương lái.

Mô hình nuôi tôm rừng chứng nhận tại huyện Năm Căn tạo ra được giá trị gia tăng cho toàn chuỗi cao so với các mô hình còn lại, đạt 196.400đ/kg tôm nguyên liệu. Các hộ nuôi tôm Sú đã đóng góp khoảng 51-59% tổng giá trị gia tăng và 65%-71% tổng lợi nhuận thuần cho 1kg tôm nguyên liệu. Hiện nay, hộ nuôi tôm và người thu gom hưởng giá trị thuần nhiều nhất khi bán qua kênh 2, trong khi NMCBTS hưởng giá trị thuần nhiều nhất ở kênh 1 và đại lý/vựa thu mua hưởng giá trị thuần nhiều nhất khi mua trong kênh 3. Kênh phân phối 2 (Kênh 2: Hộ nuôi --> Thu gom --> Vựa thu mua --> NMCB --> Xuất khẩu) vẫn là kênh tiêu thụ chính của nghề tôm Sú có mức đầu tư thấp và quy mô nhỏ hiện nay ở tỉnh Cà Mau. Tất cả các kênh phân phối ở các mô hình khảo sát trong chuỗi giá trị đều có xu hướng là mức lợi nhuận tập trung ở khâu thương mại (thu gom, vựa thu mua và NMCB) khá cao chỉ trong một thời gian ngắn của quá trình sản xuất tôm nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, chiếm khoảng gần 29%-35% của tổng giá trị gia tăng và 26-38% tổng lợi nhuận thuần của 1kg tôm Sú nguyên liệu. Hiện nay hộ nuôi tôm đóng góp chính vào tỷ lệ giá trị gia tăng và lợi nhuận thuần của 1kg tôm nguyên liệu, tuy nhiên thời gian để đạt được điều này là khá dài sau 1 vụ nuôi. Hộ nuôi tôm vẫn còn chủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ cá thể nhỏ lẻ và có năng lực sản xuất thấp so với các nhóm tác nhân khác trong chuỗi giá trị, do đó hộ nuôi là nhóm tác nhân ít có quyền hạn về quyết định giá bán và chịu nhiều rủi ro trong sản xuất hơn so với các tác nhân khác trong toàn chuỗi giá trị. Trong khi đó, Nhà máy CBTS với tỷ lệ chia phần lợi nhuận trong 1kg tôm nguyên liệu khá thấp, nhưng do nhóm này có năng lực sản xuất lớn vì thế là nhóm tác nhân giữ vai trò quan trọng của toàn chuỗi trong việc điều tiết giá cả thị trường và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, việc xây dựng các mối liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ thì nhóm Nhà máy CBTS cần phải được xem như nhóm hạt nhân của chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, để nâng cao vai trò và tăng cường quyền

hạn của hộ nuôi trong chuỗi giá trị thì các liên kết ngang cần phải được thiết lập.

5.2 Đề xuất

1. Cần thiết phải có thêm các qui hoạch chi tiết cho các phân ngành, vùng và địa phương để từ đó việc triển khai thực hiện sẽ thiết thực và hiệu quả hơn.

2. Công tác tập huấn khuyến ngư và mô hình trình diễn cần được chú trọng hơn nữa về kinh phí thực hiện và trang thiết bị hỗ trợ. Việc trình diễn các mô hình sẽ giúp nâng cao năng suất các đối tượng thủy sản nuôi và đa dạng nguồn thu nhập cho người dân.

3. Nâng cao chất lượng con giống: tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ thuật; có chính sách về vốn để các Trại giống có thể nâng cấp cơ sở sản xuất giống; có qui định về điều kiện tối thiểu để sản xuất giống; tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống nhập tỉnh để không cho giống

Page 103: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

101

chất lượng xấu bán với giá thấp làm cho các cơ sở sản xuất tại chỗ không thể cạnh tranh. Xúc tiến và hỗ trợ các trại giống liên kết sản xuất thông qua hợp tác xã. Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và trại giống thông qua các hợp đồng để hai bên cùng sản xuất bền vững.

4. Để phát triển sản xuất giống tôm Sú đạt tiêu chuẩn sinh thái cần thiết phải chuẩn bị kỹ thuật cho tôm mẹ đẻ tự nhiên (không cắt mắt), sau đó là dùng tôm mẹ thuần hóa. Tuy đã có một trại giống dùng tôm mẹ đẻ liền rồi trả tôm mẹ cho người bán nhưng đây không được xem là hình thức sinh sản nhân tạo tôm Sú theo tiêu chuẩn sinh thái vì tôm mẹ này lại tiếp tục được bán để sinh sản thông thường. Nên phát triển và chuyển giao công nghệ tôm đẻ tự nhiên và tôm mẹ thuần hóa để áp dụng ở Cà Mau.

5. Giải pháp duy trì và phát triển tôm sinh thái:

Cần có hợp đồng minh bạch rõ ràng giữa Nhà máy chế biến, người thu gom và người nuôi trong việc phân chia hoa hồng. Chính sách cần nhất quán rõ ràng và cam kết thực hiện. Người nuôi tôm nên được hưởng ít nhất 10% trong 20% giá trị tăng thêm. Giá tôm tại đầm nuôi mà người nuôi bán phải thấp nhất bằng giá tôm thông thường. Chính quyền địa phương cấp Tỉnh, huyện, xã nên tham dự vào các cam kết này để các bên thực hiện đầy đủ.

Xúc tiến các hoạt động quản lý cộng đồng như thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để thông qua đó người dân có thể đưa ra kiến nghị với công ty, chính quyền và cơ quan cấp chứng nhận về những vấn đề họ quan tâm.

Cấp chứng nhận cho tổ hợp tác chứ không cấp cho một cá nhân. Như vậy, các thành viên trong tổ hợp tác mới quản lý lẫn nhau thực hiện theo hợp đồng. Nếu một thành viên thực hiện không tốt thì cả tổ bị ngừng cấp chứng nhận. Tổ hợp tác có thể tổ chức thu gom sản phẩm từ các thành viên của tổ để bán sản phẩm này cho công ty chế biến, giảm phụ thuộc vào người thu gom và tăng lợi ích của tổ.

Để giảm khả năng hộ nuôi hay người thu gom thông đồng với hộ nuôi để trộn sản phẩm không sinh thái vào tôm sinh thái trước khi bán cho Nhà máy chế biến thì cần thiết phải qui định về năng suất tối đa từng hộ nuôi được chứng nhận tôm sinh thái. Số liệu về năng suất từng hộ nên dựa theo năng suất của những hộ lần đầu tiên được chứng nhận tôm sinh thái hoặc nên được cập nhật định kỳ (nếu có điều kiện) bởi vì khi áp dụng nuôi tôm sinh thái thì năng suất không thể tăng lên nếu chức năng rừng và chất lượng/diện tích rừng là không đổi. Trong trường hợp hộ nuôi thực sự có nhiều hơn năng suất qui định thì số lượng đó cũng không nhiều, họ có thể bán số lượng dư này với giá thông thường vì phần lớn sản phẩm của họ đã được bán với giá của tôm sinh thái. Như vậy người nuôi có thể tự khống chế số lượng tôm thu hoạch của mình mà không có cơ hội thông đồng với người thu gom để trộn các sản phẩm không sinh thái vào sản phẩm sinh thái của họ.

Xúc tiến thương mại chào hàng tôm sinh thái đến người tiêu dùng. Ngoài tôm Sú thì tôm tự nhiên, cua cũng cần được giới thiệu và có chứng nhận.

6. Xây dựng và áp dụng qui phạm thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMPs) cho các tổ chức nông dân.

7. Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất giống, người nuôi và nhà máy chế biến. Giảm khâu trung gian để tăng lợi nhuận và giảm giá thành sản phẩm.

8. Cần có chương trình hỗ trợ người dân đang sản xuất trong mô hình quảng canh truyền thống để phát triển rừng vì đã có nhiều hộ dân tự trồng lại rừng. Đây là mô hình có diện tích lớn nhất tại Cà Mau nhưng có năng suất và hiệu quả kinh tế kém nhất. Nếu phát triển được mô hình này của người dân theo hướng tôm rừng kết hợp với tỷ lệ rừng đạt 20-30% thì diện tích rừng được trồng lại rất nhiều. Việc này có ý nghĩa lớn không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Page 104: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

102

5.3 Tài liệu tham khảo

Bộ Thuỷ sản, 2006. Kết quả thực hiện chương trình phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010. Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.

Briggs, M, Funge-Smith, S, P Subasinghe, R & Phillips, M 2005, “Introductions and movement of two penaeid shrimp species in Asia and the Pacific,” Organization, vol. FAO fisher, FAO.

Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau. 2013. Trao đổi cá nhân với Nguyễn Hữu Quyền.

Chi Cục NTTS Cà Mau, 2012. Báo cáo tổng kết năm 2012 và kế hoạch năm 2013. Sở NN-PT NT tỉnh Cà Mau, Cà Mau.

Chi cục Thống Kê Cà Mau, 2012. Niên gián thống kê Cà Mau năm 2011. Chi cục Thống kê Cà Mau, Cà Mau

Đỗ Minh Chung, 2010. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng song Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp cao học Ngành nuôi trồng Thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản – Đại học Cần Thơ, 132 trang.

Doan Van Bay,Vu Anh Tuan, Tran Quoc Chuong, Phan Thanh Lam, Tran Quoc Binh, Nguyen Thuy An, 2011. Black Tiger shrimp value chain analysis in Bac Lieu Province. Technical report. Sustainable Management of Coastal Forest Ecosystems in Bac Lieu province. GIZ Bạc Liêu. 33 pages.

Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú, 2009. Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp, GTZ, tháng 3/2009, 60 trang.

Gereffi, G. and M. Korzeniewicz, Eds, 1994. Commodity Chains and Global Capitalism. London, Praeger.

Ha, T.T.T., et al., 2012. Organic coasts? Regulatory challenges of certifying integrated shrimp-mangrove production systems in Vietnam, Journal of Rural Studies, http://dx.doi.org/10.1016/j.jrurstud.2012.07.001

Ha, TTT and Simon R. Bush, 2010. Transformation of Vietnamese shrimp aquaculture policy: empirical evidence from the Mekong Delta. Environment and Planning C: Government and Policy, volume 28, p 1101-1119

Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2012. Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị nghêu trắng (meretrix lyrata, sowerby, 1851) ở tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu hội nghị toàn quốc Ngành Thuỷ sản – Đại học Nông Lâm TP HCM, trang 406-415.

ICS CAMIMEX. 2013. Trao đổi cá nhân với nhân viên ICS - Nguyễn Duy Khánh.

ICS SEANAMICO. 2013. Trao đổi cá nhân với nhân viên ICS - Phạm Minh Tiến.

Kaplinsky, R., 1999. “Globalisation and Unequalization: What Can Be Learned from Value Chain Analysis.” Journal of Development Studies 37(2): 117-146.

Kaplinsky, R., and M. Morris (2000) A Handbook for Value Chain Research, The Institute of Development Studies. Http://www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/VchNov01.pdf.

Lê Hằng, 2012. Ngành tôm Việt Nam năm 2012, xu hướng năm 2013. Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết Xuất khẩu Tôm năm 2012, Trung tâm Đào tạo và XTTM VASEP (VASEP.PRO), VASEP, Tp. Hồ Chí Minh.

Lê Xuân Sinh , Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn & Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Chuỗi giá trị tôm Sú (Penaneus monodon) ở đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị khoa học thuỷ sản lần 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 524-536.

Lê Xuân Sinh, 2011. Chuỗi giá trị cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kỳ 1, trang 67-73.

Lebel, L, Lebel, P, Garden, P, Giap, DH, Khrutmuang, S & Nakayama, S 2008, “Places, Chains, and Plates: Governing Transitions in the Shrimp Aquaculture Production-Consumption System,” Globalizations, vol. 5, no. 2, Routledge, pp. 211–226.

Lebel, L, Mungkung, R, Gheewala, SH & Lebel, P 2010, “Innovation cycles, niches and sustainability in the

Page 105: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

103

shrimp aquaculture industry in Thailand,” Environmental Science & Policy, vol. 13, no. 4, Elsevier Ltd, pp. 291–302.

M4P, 2007. Making value chains work better for the poor – A toolbook for practitioners of Value chain analysis. GTZ Eschborn (2007) Cam nang ValueLinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị.

Making markets work better for the poor-M4P, 2007. Making value chains work better for the poor – A toolbook for practitioners of Value chain analysis.

Michael Porter, 1985. Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, New York: Free Press, 592 papers.

NACA, 2011. Shrimp Price Study, Phase I-III: Case studies in Vietnam, Indonesia and Bangladesh. Technical report, NACA, Bangkok.

Naturland (2011). Naturland standards for organic aquaculture

Nguyễn Thanh Tùng, Phan Thanh Lâm, Đỗ Quang Tiền Vương và Nguyễn Văn Hảo, 2002. Thực tiễn sản xuất và KTXH của nghề nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh và Cà Mau, Việt Nam. Báo cáo kỹ thuật, dự án GAMBAS, Viện Hải Dương Học, Tp. Nha Trang.

Nguyễn Văn Sánh, 2010. Nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng cá thác lác cườm Hậu Giang. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kỳ 5, trang 18-24.

Omoto, R. (2012). Small-scale producers and the governance of certified organic seafood production in Vietnam’s Mekong Delta. Dissertation. University of Waterloo, Canada.

Phan Thanh Lâm và Trần Quốc Chương, 2011. Đánh giá biến động giá tôm nước lợ vùng ĐBSCL giai đoạn 2010-2011. Báo cáo tư vấn hoạt động tư vấn NACA. Viện Nghiên cứu NTTS 2, Tp. Hồ Chí Minh.

Phan Thanh Lâm và Vũ Vi An, 2008. Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và xu thế phát triển. Dự án Sinh thái học – đánh giá và giảm nhẹ tác động, Uỷ hội sông Mê Kong. Viện Nghiên cứu NTTS 2, Tp. Hồ Chí Minh.

Phan, L.T., Nguyen, P.T., Francis J. Murray, and David C. Little, 2011. Development trends and local sustainability perceptions for the international trade in seafood farmed in Vietnam. SEAT Deliverable Ref: D 2.1c, The University of Stirling, Stirling.

Recklies, Dagmar, 2001. The Value Chain. Available: http://www.themanager.org/ models/ Value Chain.htm.

Sở NN&PTNT Cà Mau. 2013. Trao đổi cá nhân với Võ Thanh Nhanh, cập nhật Phụ lục báo cáo kết quả thực hiện một số chỉ tiêu Ngư-Nông-Lâm nghiệp từ 1997 – 2011.

Tổng cục Thuỷ sản, 2012. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013. Báo cáo định kỳ năm, Bộ NN-PTNT, Hà Nội.

UBND tỉnh Cà Mau, 2011. Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2011 v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020. Văn Phòng UBND tỉnh Cà Mau, Cà Mau.

Viện KTQHTS, 2009. Quy hoạch phát triển NTTS đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Viện KT QHTS, Bộ Thủy sản, Hà Nội.

Viện KTQHTS, 2010. Quy hoạch phát triển Nuôi giáp xác Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Viện KT QHTS, Bộ Thủy sản, Hà Nội.

Page 106: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

104

010606Phụ lục

Page 107: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

105

Phụ lục 1: Một số hình ảnh phỏng vấn thực địa

Đi xuồng máy phỏng vấn các hộ dân ở huyện Phú Tân

Các cán bộ BQLRPH Nhưng Miên đang dẫn đường cho đoàn

Cán bộ dự án tham gia cùng đoàn và ghi lại tọa độ của hộ dân được phỏng vấn bằng GPS

Anh Việt đang phỏng vấn một hộ dân thuộc BQL RPH Kiến Vàng, Ngọc Hiển

Đi xe máy phỏng vấn hộ dân tại xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi

Anh Hà đang phỏng vấn một nữ chủ hộ

Page 108: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

106

Phụ lục 2: Phiếu điều tra cán bộ quản lý thủy sản

Họ tên: ………………….; ĐT bàn:…………………..; ĐTDĐ: …………….

Đơn vị công tác: ……………………………………………………………….

Giới tính: ; Tuổi: ………; Chuyên môn liên quan đến tôm:…….

Kinh nghiệm liên quan đến quản lý thủy sản (năm):………..

Đánh giá về những hỗ trợ của chính quyền cho người sản xuất trong năm 2012

Diễn giải Hỗ trợ (0=Không; 1=Có; 2= không biết)

Đánh giá (1=rất ko tốt,.. 5= rất tốt)

5.1. Công tác khuyến ngư

5.2. Dự án hỗ trợ cho nghề nuôi tôm (tên d.án.... .........................................................................................................................)

5.3. Liên kết công đồng (HTX, TSX,...)

5.4. Phổ biến thông tin (thị trường, chính sách,..)

5.5. Chính sách mùa vụ:

5.6. Chính sách phòng chống dịch bệnh

5.7. Chính sách xử lý nước thải

5.8. Chính sách về tỷ lệ rừng:tôm

5.9. Chính sách về quản lý rừng

5.10. Chính sách về vốn

5.11. Quy hoạch và quản lý vùng nuôi

5.12. Quản lý giống tôm

5.13. Quản lý thức ăn tôm

5.14. Quản lý hóa chất tôm

5.15. Bảo hiểm tôm nuôi

5.16. Hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm

5.17. Chính sách bán cacbon từ rừng

Công tác khuyến ngư

Diễn giải Đánh giá (1=thiếu, 2= đủ, 3 = dư) Lý do

6.1. Tần suất tập huấn/năm (số lần/năm)

6.2. Lớp tập huấn kỹ thuật, dạy đầu bờ

6.3. Tài liệu khuyến ngư

6.4. Mô hình trình diễn khuyến ngư

6.5. Trang thiết bị cho cán bộ khuyến ngư

6.6. Số lượng cán bộ khuyến ngư

Yêu cầu hỗ trợ cho khuyến ngư:..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 109: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

107

Đánh giá những quy định, chính sách về rừng và tôm rừng

Xu hướng về diện tích rừng ngập mặn trong tương lai tại Cà Mau: (0=Không đổi; 1=giảm; 2=tăng):........................; Lý do nếu có thay đổi:......................................Gợi ý giải pháp bảo vệ rừng tốt nhưng vẫn phát huy được NTTS.........................................................................................................................................................................................................Đánh giá việc thực hiện các quy định, chính sách của người dân?

Nhận định của ông/bà về lợi ích và hạn chế của rừng trong mô hình tôm rừng

Diễn giải Phù hợp (0=Không; 1=Có; 2 = Không biết) Gợi ý cho tốt hơn

7.1. Mô hình TR tách biệt (tỷ lệ 40/60)

7.2. Mô hình kết hợp

7.3. Tuổi cây rừng

7.4. Tỷ lệ tỉa thưa

7.5. Thời điểm tỉa thưa

7.6 Phân chia lợi nhuận khi tỉa thưa

7.7. Phân chia lợi nhuận khi khai thác

7.8. Hỗ trợ khi trồng rừng

7.9. Hỗ trợ chăm sóc rừng

7.10. Diện tích rừng

Khác (quĩ Cacbon)...........

Lợi ích của rừng Hạn chế của rừng

1. 1.

2. 2.

3. 3.

4. 4.

5. 5.

Quy định, chính sách Việc áp dụng chính sách(0=Ko tốt; 1=trung bình; 2=tốt)

10.1. Mùa vụ sên vét:

10.2. Mùa vụ thả giống:

10.3. Phòng chống dịch bệnh:

10.4. Xử lý nước thải trong NTTS

10.5.An toàn thực phẩm

10.6. Xử lý nước thải của các nhà máy CBTS

10.7. Tỷ lệ tôm rừng:

10.8. Đối tượng nuôi: Sú, Thẻ

10.9. Áp dụng quy trình KT nuôi theo mô hình

10.10. Bảo quản tôm sau thu hoạch

Khác.......

Page 110: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

108

Diễn giải 0=Xấu; 1=trung bình; 2=Tốt Lý do nếu xấu hoặc trung bình

11.1. Con giống trong tỉnh

11.2. Con giống nhập tỉnh

11.3. Các loại hóa chất thủy sản

11.4. Thức ăn cho tôm

11.5. Tôm nguyên liệu

11.6. Khác:.............................

Theo ông/bà nguồn cung cấp các sản phẩm đầu vào và đầu ra của nghề nuôi tôm ở Cà mau trong năm 2012 như thế nào?

Diễn giải 0=không đủ cầu/cung; 1=đủ cầu/cung Lý do nếu không đủ

12.1. Con giống sản xuât trong Tỉnh

12.2. Con giống nhập ngoài Tỉnh

12.3. Các loại hóa chất thủy sản

12.4. Thức ăn cho tôm

12.5. Tôm nguyên liệu

12.6. Số lượng nhà máy CBTS trong tỉnh

12.7. Số lượng đơn vị cung cấp thức ăn

12.8. Số lượng đơn vị cung cấp hóa chất

Khác:.............................

Diễn giảiMức ưu tiên (1= không ưu tiên, 2= ít ưu tiên, 3=ưu tiên, 4= ưu tiên nhiều, 5=ưu

tiên nhất)Lý do

15.1. Nguồn tôm nguyên liệu

15.2. Nhu cầu về tôm của thị trường

5.3. Kích cỡ lớn

15.4. Chất lượng

15.5. Lọai tôm Thẻ

15.6. Loại tôm Sú

15.7. Giá trị kinh tế của loài nuôi

12.8. Số lượng đơn vị cung cấp hóa chất

Khác:.............................

Đánh giá chất lượng các sản phẩm đầu vào và đầu ra của nghề nuôi tôm ở Cà Mau trong năm 2012 như thế nào?

Cấp chứng nhận sản phẩm:Ông/bà có biết về việc cấp chứng nhận cho nuôi tôm không (0,1):...............; nguồn thông tin: Nếu biết nêu tên các loại chứng nhận đã được cấp cho người dân: ..........Phương thức truyền tải yêu cầu về việc cấp chứng nhận cho người dân (truyền thông=1; tập huấn =2; tờ rơi=3; khác(ghi rõ) Những vấn đề thường gặp khi cấp chứng nhận cho tôm nuôi:...............Những khó khăn thường gặp để người dân nuôi tôm được cấp bằng (khó tiếp cận, ghi chép,....): Những thuận lợi khi người nuôi được cấp chứng nhận:...........................................Thị trường cho tôm sinh thái: ...............................................................................Địa phương có quy hoạch vùng nuôi tôm được cấp chứng nhận không (0,1):........; Xu hướng nuôi tôm sinh thái ở địa phương (0=không đổi, 1=tăng; 2=giảm):.......; lý do nếu tăng hoặc giảm: Theo ông/bà các vấn đề sau đây được ưu tiên như thế nào đối với nghề nuôi tôm tại địa phương:

Page 111: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

109

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nghề nuôi tôm tại địa phương?16.1. Mua bán tôm giống (0,1-ghi rõ khu vực): .............................................................16.2. Nuôi tôm thương phẩm (0,1-ghi rõ khu vực): .......................................................16.3. Mua bán tôm thương phẩm (0,1-ghi rõ khu vực): ................................................16.4. CBXK tôm thương phẩm (0,1-ghi rõ khu vực): ..................................................Theo ông/bà, xu hướng dịch bệnh tôm nuôi tại địa phương diễn ra như thế nào?(0=Không đổi, 1=giảm; 2=tăng):..............................................Mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh: (0=Không ảnh hưởng; 1,....5 ảnh hưởng rất ít -> ảnh hưởng rất lớn)]:.........................................Những lợi thế, điểm mạnh và nguy cơ, điểm yếu của địa phương khi tham gia sản xuất kinh doanh trong nghành hàng tôm: (tập trung hỏi về: con giống, thời tiết, chính sách, thị trường, vốn, hỗ trợ kỹ thuật)Thuận lợi, cơ hội (Điểm mạnh)Chủ quan (của địa phương)Khách quan (nước ngoài, nhà nước, ngành, tỉnh khác)Khó khăn, thách thức (Điểm yếu)Chủ quan (của địa phương)Khách quan (nước ngoài, nhà nước, ngành, tỉnh khác)Giải pháp để hạn chế điểm yếu

Giải pháp 1: …………………………………………………...................…Giải pháp 2: ...................................................................................................Giải pháp 3: ……………………......................……………………………

20. Ông/bà cho biết xu hương phát triển của nền nghề nuôi tôm tại Cà Mau trong thời gian tới? (1=Giảm; 0= không đổi; 2=tăng): .......................... Lý do: ..............................................

Xin cám ơn ông (bà)

Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Phụ lục 3: Phiếu điều tra trại sản xuất giống tôm Sú

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG CỦA TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG

Tên trại:……………………………….Có bảng hiệu?............ (0=Không; 1=Có) Họ tên chủ trại:...............................................; ĐT:..............................................;. Địa chỉ: Ấp ..................; Xã:.........................; Huyện: .................; Tỉnh: Cà Mau.Giới tính:………………..; tuổi:…………………; Chuyên môn liên quan đến tôm:……………Kinh nghiệm sx giống tôm : ………………. năm; (Bắt đầu sx giống từ năm:……………)Đối tượng sản xuất giống? (có thể có nhiều chọn lựa):………… (1=tôm Sú; 2=tôm Thẻ; 3=khác……….)Hình thức sở hữu trại sản xuất giống? [ ] Thuê, [ ] Sở hữuNêu thuê; giá thuê: ................triệu đồng/năm.Thu nhập từ sản xuất giống tôm Sú chiếm:………%; tôm Thẻ:……….%; khác:……….%Hoạt động kinh tế khác ngoài mua bán thủy sản: ………………………………………Thông tin về tình hiện trạng sản xuất giống năm 2012 (Âm lịch)

Page 112: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

110

PHẦN II: CÁC THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT

Diện tích trại:..........................m2 ; Công suất sử dụng: ...............triệu PLTổng thể tích bể:...................... m2; Số lượng bể:............................cái. Phương thức sản xuất giống: [ ] Từ tôm mẹ, [ ] Từ mua Nauplii, [ ] cả hai Thông tin về tôm mẹSố lượng tôm mẹ mua năm 2012

Ghi chú: Mua từ ai: 1=Từ thương lái, 2=Từ người khai thác, 3=Khác:…………..; Nguôn gốc : 1=Rạch Gốc, 2=Sông Đốc, 3=Khác, ghi rõ Đánh giá nguôn cung cấp tôm mẹ Số lượng: [ ] Đủ; [ ] Thiếu; [ ] Dư thừaChất lượng tôm mẹ: [ ] Tốt; [ ] Xấu; [ ] Trung bình Có mua naupli từ trại khác không(0=không,1=có)?...........Nếu có, xin cung cấp chi tiết số lượng mua Nauplii 2012

Thành lập, vốn và lao động cho sản xuất tôm giống của hộ/cơ sở

Diễn giải Tôm Sú Tôm Thẻ Đối tượng khác

Số đợt sản xuất giống (đợt)

Thời gian sản xuất của 1 đợt (ngày)

Tháng tập trung sản xuất (âm lịch)

Diễn giải 2012 (Đ) Tôm Thẻ Đối tượng khác

Số thành viên tham gia (hộ)

Tổng vốn cơ sở

Tổng số vốn tự có của cơ sở/năm

Số vốn đi vay/năm ……….… thời gian vay (tháng):………..

Lãi vay (%)

Tổng giá trị công trình lớn (trại, nhà,…)

Thời gian có thể sử dụng (năm)

Tổng giá trị máy,thiết bị chính (bể, máy bơm,…)

Thời gian có thể sử dụng (năm)

Lao động gia đình tham gia (người) trong… tháng

Trong đó, Nữ (người)

Lao động thuê thường xuyên (người) trong... tháng

-Trong đó, Nữ (người)

Lao động thời vụ (người) trong .... tháng

- Trong đó, Nữ (người)

Lần Số lượng (con)

Số lần cho đẻ trung

bình (lần)Giá (đồng) Mua từ ai

(1,2,3) Nguồn gốcChi phí vận

chuyển (đồng)

Ghi chú

1

2

3

4

5

Page 113: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

111

Ghi chú: Nguồn gốc: 1=Trại sx giống trong tỉnh, 2= Trại sx giống ngoài tỉnh Mật độ ương: ……….Nau/lít; Tỷ lệ sống:…………%Đánh giá thuốc và thức ăn cho trại giống

Kết quả sản xuất 2012

Bán tôm giống Kiểm tra chất lượng giống bằng xét nghiệm PTN trước khi bán (0=Không; 1=Có-tự mang đi xét nghiệm; 2=Có theo yêu cầu của người mua):……………………Hình thức bán

Phương thức thanh toán

Diễn giải Tôm Sú Tôm Thẻ Đối tượng khác

Số đợt sản xuất giống (đợt)

Thời gian sản xuất của 1 đợt (ngày)

Tháng tập trung sản xuất (âm lịch)

Diễn giải 2012 (Đ) Tôm Thẻ Đối tượng khác

Số thành viên tham gia (hộ)

Tổng vốn cơ sở

Tổng số vốn tự có của cơ sở/năm

Số vốn đi vay/năm ……….… thời gian vay (tháng):………..

Lãi vay (%)

Tổng giá trị công trình lớn (trại, nhà,…)

Thời gian có thể sử dụng (năm)

Tổng giá trị máy,thiết bị chính (bể, máy bơm,…)

Thời gian có thể sử dụng (năm)

Lao động gia đình tham gia (người) trong… tháng

Trong đó, Nữ (người)

Lao động thuê thường xuyên (người) trong... tháng

-Trong đó, Nữ (người)

Lao động thời vụ (người) trong .... tháng

- Trong đó, Nữ (người)

Lần Số lượng (con) Giá (đồng) Nguồn gốc Chi phí vận chuyển (đồng) Ghi chú

1

2

LoạiXu hướng giá

(1=tăng, 2= giảm; 0=không đổi)

Xu hướng chất lượng (1=tăng, 2=

giảm; 0=không đổi)

Nguồn cung cấp(1=Công ty; 2=Đại lý cấp 1; 3=Đại lý cấp 2)

Khuynh hướng sử dụng (1=tăng, 2=

giảm; 0=không đổi)

Thuốc

Vi sinh

Thức ăn

Hóa chất xử lý

Diễn giải Tôm Sú Tôm Thẻ Đối tượng khác

Khuynh hướng sử dụng (1=tăng, 2=

giảm; 0=không đổi)

Tổng sản lượng (Triệu PL)

Giá bán trung bình (đ/PL)

Tỷ suất lợi nhuận (đ/đ vốn)

Tự đánh giá chất lượng PL (0=chưa tốt; 1=bình thường; 2=tốt; 3=rất tốt)

Nguồn mua Tỷ lệ (%) Giá bán(đ/con) Xet nghiệm (1; có, 0; không)

Tôm công nghiệp

Tôm quảng canh

Trại gièo

Thương lái

Nguồn mua (1) Tiền mặt (%) (2) Trả chậm (%) Chênh lệch giá giữa (2) – (1)

Tôm công nghiệp

Tôm quảng canh

Trại gièo

Thương lái

Page 114: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

112

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất giống và giải thích lý do

Khi bán tôm giống ông/bà có CUNG CẤP gì cho người mua hoặc NHẬN gì từ người mua?Cung cấp cho người mua:..................................................................................................Nhận được từ người mua:...................................................................................................Địa phương mua tôm giống:………………………………………………………………

PHẦN III: CHI PHÍ BIẾN ĐỐI LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT GIỐNG

Chi phí biến đổi cho sản xuất tôm giống

Chi phí biến đổi cho sản xuất giống các đối tượng khác: ........................ đông

Yếu tốMức quan trọng ( 0=không quan trọng; 1=Ít quan trọng; 2= Quan

trọng; 3=rất quan trọng)Lý do?

Nguồn tôm mẹ

Đầu ra của tôm giống

Chất lượng con giống

Giá bán

Hình thức liên kết sản xuất

Nguồn nước

Cạnh tranh với giống nhập tỉnh

Dịch bệnh

Vốn đầu tư

Khác

Hạng mụcTôm Sú

Tôm Thẻ2012 Kế hoạch 2013

Thuê lao động

Mua tôm mẹ

Mua Nauplii

Mua thuốc, hóa chất

Mua Vi sinh

Thức ăn

Nhiên liệu (điện, xăng dầu)

Mua dụng cụ và sửa chữa nhỏ

In ấn bao bì, đóng gói

Chi trả lãi suất vay (%)

Thuế và phí khác (kiểm dịch,….)

Khác (bán hàng, quản lý,....)

Page 115: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

113

PHẦN IV: MỐI LIÊN KẾT VÀ VIỆC TIẾP NHẬN THÔNG TIN NTTS

Ông (bà) có là thành viên của THT/HTX thủy sản nào không? [ ] có [ ] không Nếu CÓ thì trả lời tiếp các câu dưới đây; nếu không chuyển qua câu 25.Tên THT/HTX:……………………; Người liên lạc:…………………; ĐT:………............Theo Ông (bà) THT/HTX này đã hoạt động thành công chưa? [ ] có [ ] khôngTại sao?:……………………………………………………………………………..Những vấn đề tồn tại với THT/HTX hiện nay: ………………………………………....…Theo Ông (bà) nên thay đổi như thế nào để THT/HTX tốt hơn: ………………………….…………………………………………………………………………………………………..Từ năm 2010-2012, ông (bà) có hợp tác, liên kết với hộ/cơ sở khác không? ……… (0,1);Nếu có cho biết thêm chi tiết: (ghi rõ cách liên kết/hợp tác); nếu không sang câu hỏi 4.3Trại giống khác (0,1)............................................................................(cạnh tranh, giá,…)Người nuôi tôm thương phẩm (0,1): …………………………(lựa chọn người bán, đầu tư,…)Hiệp hội thủy sản (0,1): ………………………………………(hỗ trợ KT, tài liệu, mô hình…)Thương lái (0,1): ………………………………………………..(giá, vốn,…)NM CB thủy sản (0,1): ………………………………………………..Khác (ghi rõ).................................................................................Có bán cho cùng đối tượng không (0,1): … Nếu không, tại sao?....................................................Ông (bà) có biết các thông tin sau không? Nếu biết nói rõ nguôn thông tin

Ghi chú: Nguồn thông tin: 1=phương tiện truyền thông; 2=tập tuấn; 3=tài liệu; 4=cán bộ quản lý địa phương; 5=hàng xóm, bạn bè; 6=khác (nêu rõ) Ông/bà có làm theo trại sản xuất giống tiêu chuẩn hay không (0,1)? ……………….Nếu có, tiêu chuẩn nào? (ghi rõ):........................................................Trại đã được chúng nhận chưa: [ ] Đã được chứng nhận, [ ] Chưa chứng nhậnLoại chứng nhận:…………………………………………………………………………Ông (bà) có muốn tham gia chứng nhận cho trại sản xuất giống của mình không (0,1)?.....Nếu có: Loại chứng nhận: .....................; lý do:.................................................................Nếu không muốn tham gia chứng nhận: lý do:...................................................................

Diễn giải 0=Không; 1=Có Nguồn thông tin (1-6)

Tiêu chuẩn trại sản xuất giống

Quy trình sản xuất giống trong TCN

Thông tin về kỹ thuật mới

Thông tin về tôm chứng nhận

Thông tin về trại sx giống chứng nhận

Tổ chức cấp chứng nhận

Thị trường tôm giống chứng nhận

Thủ tục làm chứng nhận

Page 116: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

114

PHẦN V: XU HƯỚNG KINH DOANH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN

Thời gian tới ông (bà) có dự định sản xuất giống như thế nào?

Nhận định của ông bà về xu hướng phát triển của việc sản xuất giống tôm Sú ở Cà Mau trong thời gian tới (có thể có nhiều lựa chọn)Quy mô (0=không đổi; 1=thu hẹp; 2=mở rộng): ………; Lý do:……………………….Đối tượng (0=không đổi; 1=đổi một phần sang đối tượng khác): ……; Lý do:……………Chất lượng (0=không đổi; 1=xấu đi; 2=tốt hơn): ………..; Lý do:…………………..Quản lý của CQĐP (0=không đổi; 1=lỏng lẻo hơn; 2=chặt hơn): ……….; Lý do: ……..Số lượng PL (0=không đổi; 1=Ít đi; 2=nhiều hơn): ………….; Lý do:……….Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp (tập trung hỏi về: con giống, thời tiết, chính sách, thị trường, vốn, hỗ trợ kỹ thuật)Những thuận lợi từ xã hội, môi trường tác động tốt đến việc kinh doanh tôm giống của trạiNhững thuận lợi/lợi thế của trại trong kinh doanh tôm giốngNhững khó khăn xã hội, môi trường ảnh hưởng đến việc kinh doanh tôm giống của trại: Những khó khăn của trại trong kinh doanh tôm giống trong thời gian gần đây (2010-2012): Giải pháp để hạn chế những khó khăn của cơ sở và môi trường bên ngoàiGiải pháp 1: ……………………………………………Giải pháp 2: ……………………………………………………Giải pháp 3: ……………………………………………………Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông/bà!

Ngày ___/____/2013Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Phụ lục 4: Phiếu điều tra nông hộ nuôi tôm

Phỏng vấn chủ hộ nuôi tôm/người thuê đất lâu dài (ít nhất 2 năm); không phỏng vấn người trông coi ao/đầm

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NÔNG HỘ

Người được phỏng vấn:…………………………… Quan hệ với chủ hộ:…………………Địa chỉ: Ấp………………….; Xã……………………; Huyện:………………....; ĐT:………Số thửa:…………….; Tiểu khu………………….; Ban QL rừng:………………………..Vị trí địa lý: N: _____0_____0 _____0; E: _____0_____0 _____0; Tên file lưu:....................Tuổi của người được PV:…………..tuổi Giới tính: [ ] nam [ ] nữTrình độ học vấn của người được PV: [ ] mù chữ [ ] Cấp 1 [ ] Cấp 2 [ ] Cấp 3 Khác …………. Dân tộc: [ ] Kinh [ ] Kh’mer [ ] Hoa [ ] Khác (ghi rõ)………..Số nhân khẩu của nông hộ:…………….:Nam:…………người; Nữ:…………...ngườiSố lao động của nông hộ:______người; Nam: ……… người; Nữ: ……… ngườiNghề chính: ............................... Nghề phụ:..............................................

Diễn giải 1=giảm, 0=không đổi, 2=tăng Lý do (nếu là 1 hoặc 2)

Quy mô trại

Mức độ đầu tư

Số lượng bể

Số lượng PL

Thị trường tiêu thụ

Page 117: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

115

Hình thức sở hữu đất: [ ] sổ đỏ; [ ] sổ xanh; [ ] khác …… (Hợp đồng, thuê…)Hình thức tổ chức sản xuất: [ ] Hộ cá thể ; [ ] Thành viên của ……………….Mô hình nuôi hiện tại

[ ] Tôm rừng (có thể đánh dấu hơn 1 lựa chọn dưới đây)

[ ] Tôm lúa, TL DT lúa/tôm …%

[ ] Tách biệt , tỷ lệ diện tích rừng/tôm …………..% [ ] Chuyên tôm quảng canh

[ ] Kết hợp, tỷ lệ diện tích rừng/tôm……………..% [ ] Quảng canh cải tiến/BCN

[ ] Bên trong khu vực bảo vệ: Vườn quốc gia: Ông (Bà) bắt đầu tham gia thực hiện mô hình này từ năm nào? ………………….Trước khi làm mô hình này thì làm mô hình gì?............................Lý do đổi sang mô hình hiện tại: …………………………………………………………..Hộ nuôi đã được chứng nhận chưa? (0= chưa, 1=đã chứng nhận) (Chỉ hỏi tôm rừng)........ Nếu đã được chứng nhận: Tên chứng nhận:……………………………………………Tổ chức/công ty chứng nhận (ghi rõ): Nếu chưa chứng nhận: …………. Lý do:…………………………Sơ đồ mô hình (vẽ phác thảo để hỗ trợ cho câu tiếp theo)

PHẦN II. THÔNG TIN KỸ THUẬT VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ông (bà) có được đào tạo chuyên môn về nuôi trông thủy sản không? Có [ ]; Không [ ]Nếu có, thì đã đạt trình độ nào dưới đây:[ ] CĐ-ĐH [ ] Trung cấp [ ] sơ cấp [ ] tập huấn ngắn và dài hạn Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản của ông (bà) có từ đâu? [ ] Tự bản thân [ ] Tham gia tập huấn [ ] Trường dạy nghề [ ] Khác (ghi rõ): …………….... [ ] Từ người thân, bạn bè, hàng xómĐối tượng nuôi (có thả giống): [ ] Tôm Sú; [ ] Cua ; [ ] Tôm Thẻ chân trắng; Khác:..Thông tin về kỹ thuật nuôi tôm của nông hộCông trình nuôia. Diện tích- Tổng diện tích (kể cả bờ): ……ha; - Diện tích mặt nước………… ha; gồm ………….. ao nuôi (nếu QCCT/BCN)b. Ông (bà) có ao ương không? [ ] có ; [ ] không. Nếu có, diện tích (ha): …………….c. Ông (bà) có ao lắng không? [ ] có ; [ ] không. Nếu có, diện tích (ha): ……………d. Ông (bà) có ao xử lý nước thải không? [ ] có ; [ ] không. Nếu có, diện tích (ha): ……e. Hệ thống cấp và thoát nước: [ ] Máy bơm; [ ] Cống/chênh lệch thủy triều; [ ] Cả hai16.2. Ông (Bà) có cải tạo ao hằng năm không? [ ] có [ ] khôngNếu có, tháng mấy? ……………..........Hình thức cải tạo: [ ] Tát cạn ; [ ] Phơi ao; [ ] Sên, vét sình đáy ao; [ ] Bón vôi; [ ] Thuốc cá; [ ] Khác (ghi rõ): …………………(Có thể đánh dấu hơn 1 lựa chọn)16.3. Khi chuẩn bị nước sau cải tạo, ông (Bà) có xử lý không? [ ] có; [ ] không Nếu có, cách thức xử lý (ghi rõ):

Tên chất xử lý (ghi rõ) Tổng chi phí (đồng/năm)

Page 118: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

116

16.4. Thả và ương giống tôm (Thời gian: từ đầu tháng 9 năm 2011 đến cuối tháng 8 năm 2012)Ông (bà) thả giống Tôm Sú mấy lần/năm: ………….lần; Trình bày chi tiết về các lần thả giống (bảng dưới)

Ghi chú: PP kiểm tra chất lượng: 0: không kiểm tra; 1: gởi phòng thí nghiệm ; 2 cảm quan (kích cỡ, màu sắc…) 3 khác ( sốc độ mặn, Formol). Nguôn gốc: 1 trại giống địa phương, 2 trại gièo địa phương, 3 giống nhập tỉnh, 4.khác……Ông (bà) thả giống Tôm Thẻ chân trắng mấy lần/năm: ……….lần; Trình bày chi tiết về các lần thả giống:

Ghi chú: PP kiểm tra chất lượng: 0: không kiểm tra; 1: gởi phòng thí nghiệm ; 2 cảm quan (kích cỡ, màu sắc…) 3 khác ( sốc độ mặn, Formol). Nguôn gốc: 1 trại giống địa phương, 2 trại gièo địa phương, 3 giống nhập tỉnh, 4. Không xác định đượcMột số thông tin thêm về con giống- Ông/bà thích mua giống từ cùng 01 trại sản xuất không? (0=không,1=có):……- Ông/bà có quan tâm về nguồn gốc tôm giống không (0,1):……………- Ông/bà có hài lòng về chất lượng tôm giống đã thả không (0,1)?...............; nếu KHÔNG nêu lý do:………………………………16.5 Quản lý thức ăn: Ông (Bà) có cho tôm ăn không? [ ] có ; [ ] khôngNếu CÓ, xin cung cấp thông tin chi tiết:

Tháng (Âm lịch)

PP kiểm tra

chất lượng *(0,1,2,3)

Số lượng(con) Kích cỡ

(PL)Nguồn gốc

(1,2,3,4)

Thời gian ương tôm

(ngày)

Chi phí mua giống

(đồng)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Lần 7

Lần 8

Lần 9

Lần 10

Tháng (Âm lịch)

PP kiểm tra

chất lượng tôm *(0,1,2,3)

Số lượng(con)

Kích cỡ(PL) Nguồn gốc

(1,2,3,4)

Thời gian ương tôm

(ngày)

Chi phí mua giống

(đồng)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Vị trí cho ăn:1: ao ương; 2: ao nuôi

Loại thức ăn(ghi rõ)

Nguồn gốc(1,2,3,4)

Tổng lượng(kg/năm) Giá (đ) Chi phí (đồng)

Page 119: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

117

Ghi chú: Nguồn gốc: 1: đại lý cấp 1, 2 đại lý cấp II, 3 tự sản xuất, 4 không biết 16.6. Quản lý chất lượng nướcĐộ sâu trung bình của mực nước: Kênh/ao:………m; Độ sâu trung bình trảng:…….mThời gian ngập nước của trảng (đối với tôm rừng, tôm lúa):……………. tháng/năm Theo dõi chất lượng nước trong ao nuôi

Ông (Bà) có thay nước không? [ ] có; [ ] khôngNếu có, thay nước bằng hình thức nào? [ ] máy bơm , [ ] thủy triều , [ ] cả hai.Số lần thay/tháng……………..; Lượng nước thayTB:………… cm/lần (%)Nếu không, bổ sung nước bằng hình thức nào? [ ] máy bơm, [ ] thủy triều , [ ] cả hai.Số lần bổ sung nước/tháng…………….lần; Lượng nước bổ sung:………cm/lần Ông (Bà) có dùng các chất xử lý (vôi, phân, chế phẩm vi sinh… ) để quản lý chất lượng nước hay không? [ ] có; [ ] không (không tính phần sử dụng khi cải tạo ao); Nếu CÓ, hỏi tiếp về:

Ghi chú: Nguồn gốc: 1= đại lý cấp 1, 2= đại lý cấp II, 3=khác (ghi rõ) 16.7. Quản lý bệnh trên tôm Sú 2012Ông (bà) có thấy tôm bị bệnh/chết hay không? [ ] có; [ ] không. Nếu CÓ, trình bày chi tiết

Lưu ý: chỉ ghi 1 – 3 loại bệnh gây tổn thất lớn nhất. Nguồn gốc: 1= đại lý cấp 1, 2= đại lý cấp II, 3=khác (ghi rõ); 16.8. Thu hoạch (Tính từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012 (theo âm lịch)Từ khi thả giống lần đầu tiên, sau bao nhiêu ngày ông (bà) bắt đầu thu hoạch: ……….ngày Ông (bà) thu hoạch nhiều nhất từ tháng ……….. đến tháng ………. Ông (Bà) thu hoạch như thế nào? [ ] Thu tỉa [ ] Thu toàn bộSản lượng tôm thu hoạch (hỏi theo tháng âm lịch)

Yếu tố Theo dõi: 1: có; 0: không Số lần/tháng

pH

Kiềm

Nhiệt độ

Độ trong

Độ mặn

NH3

Oxy hòa tan

Tên chất xử lý Nguồn gốc (1,2,3) Số lần/năm Số lượng (kg hoặc lít) Chi phí (đồng)

Bệnh/dấu hiệu bệnh (ghi rõ)

Mức thiệt hại(%)

Chất xử lý/cách xử lý Nguồn gốc (1,2,3) Hiệu quả xử

lý (%)Chi phí(đồng)

Page 120: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

118

Hình thức bảo quản sau thu hoạch: [ ] Ướp đá (không nước); [ ] Ngâm nước đá; [ ] Ngâm nước ngọt; [ ] Khác:………………….. Kích cỡ tôm thu hoạch (2012)

Cách bán TÔM Sú (tỷ lệ theo 100%) (chú ý ghi nháp trước khi ghi vào phiếu)Để lại sử dụng trong gia đình ………....%Mang ra chợ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng ………..….%Bán cho người đi thu gom ……..……..%Bán trực tiếp cho đại lý thu gom/vựa: trong tỉnh …….…% (cùng huyện:……%, khác huyện: …………%), ngoài tỉnh ……%Bán trực tiếp cho công ty chế biến thủy sản: trong tỉnh ………...%, ngoài tỉnh…….%Hình thức thanh toán: [ ] tiền mặt, [ ] trả chậm có hợp đồng, [ ] trả chậm có giấy tayVới nông hộ được chứng nhận sinh thái:Bán cho tổ chức chứng nhận:……..%, chiết khấu………%. Thời gian trả ……thángBán không chứng nhận: …………%, chiết khấu……%. Thời gian trả ………tháng(Chú ý: chiết khấu là giá trị cao hơn so với bán thông thường)Các lý do ưu tiên khi bán tôm:

Thời gian Tôm Sú (kg) Tôm Thẻ chân trắng (kg) Tôm tự nhiên (kg) Cua (kg) Khác (kg)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Tổng SL thu 2012

Kích cỡ (con/kg) Giá bán trung bình (đ) Tỷ lệ so với tổng số thu hoạch (%)

<20

20-30

31-40

Tôm xô

Các vấn đề ưu tiênMức quan trọng: (0 =không quan

trọng; 1=Ít quan trọng; 2= Quan trọng; 3=rất quan trọng)

Giải thích thêm

Ràng buộc, cam kết: Hợp đồng, đầu tư (giống, thức ăn..)

Mối quan hệ: người quen, tổ HT sản xuất, ...

Giá bán cao hơn

Phương thức thanh toán (tiền mặt, trả chậm,..)

Địa điểm mua-bán

Uy tín của người mua

Page 121: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

119

17. Thông tin về kỹ thuật nuôi cuaNếu có thả cua thì phỏng vấn các câu sau. Nếu không thả giống thì qua phần IIIa. Một số thông tin về việc thả giống cua

b. Ông bà có cho cua ăn không? [ ] có [ ] không. Nếu có, loại thức ăn nào?..............c. Năm 2012, Ông (bà) có thấy cua bị chết không? [ ] có; [ ] khôngNếu có, xin trả lời các thông tin dưới đây

d. Thu hoạch cua- Lần đầu tiên bắt đầu thu hoạch là bao nhiêu ngày sau khi thả lần đầu: ………….ngày- Cách thu hoạch: [ ] Bằng câu; [ ] Bằng lợp; [ ] Xổ lú; [ ] Tát cạn; [ ] Khác: …...............- Giá bán trung bình (đ/kg): …………………………………..- Nơi bán: người thu gom [ ]; chợ [ ] 18. Thu hoạch sản phẩm khác: cá tự nhiên, vọp, ốc len, cua tự nhiên (không thả giống cua)...

Thu nhập từ các nguồn khác: …………đồng. Liệt kê nguồn:………………………

Thả giống Thời gian(tháng)

Nguồn giống1=tự nhiên; 0=nhân tạo;

2=cả hai

Cỡ giống (tiêu, dưa, me)

Số lượng(con)

Ương giống: 1=Có;

0=không

Chi phí giống(đồng)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Dấu hiệu bệnh Thời gian xuất hiện (tháng)

Liên quan đến bệnh tôm (1= trước khi tôm chết, 2= sau khi tôm chết, 3=cùng lúc với tôm

chết, 0= không liên quan)

Rũ càng

Đục cơ

Đen mang

Khác: ..................

Loại sản phẩm Giá bán (đ/kg) Bán cho ai?người thu gom=1; chợ =2 Sản lượng (kg/hộ/năm)

Page 122: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

120

PHẦN III: CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ

19. Chi phí cố định

20. Chi phí lưu động cho nuôi tôm Sú

21. Chi phí lưu động cho các đối tượng khácNuôi cua:..................................... đ/hộ/nămNuôi tôm Thẻ: .................................................... đ/hộ/nămNuôi các đối tượng khác (nếu có): ........................... đ/hộ/nămPHẦN IV. THÔNG TIN Về RừNG22. Loại cây rừng: [ ] cây đước [ ] cây mắm [ ] khác (ghi rõ):………………….23. Mật độ ban đầu: ……….cây/ha (hoặc……..cây/m2). 24. Tuổi rừng:.......... năm25. Trông rừng: Tự trồng rừng [ ]; Nhà nước hỗ trợ [ ]26. Thu nhập tiền công quản lý bảo vệ rừng hàng năm: …………………… đồng/hộ/năm27. Ông (bà) có muốn tăng diện tích rừng không? [ ] có; [ ] không; Nếu không thì lý do ............................................................................................................28. Ông (bà) có biết lợi ích gì của rừng ngập mặn không? Có [ ] / [ ] Không biết[ ] Chắn gió bão, xói mòn;

Khoản Chi phí theo giá hiện hành (tr đ) Số năm sử dụng

(năm)

Giá trị đầm nuôi (để tính lãi suất)

Thuê đất

Đào ao (theo giá hiện tại)

Máy bơm

Chòi canh

Chài, xuồng, đục, lú

Khác (ghi rõ): ……………..

Khoản Chi phí (đ/hộ/năm)

Chuẩn bị ao (sên vét hàng năm)

Giống (mua và vận chuyển tôm giống)

Nhiên liệu, điện,

Thức ăn (nếu có)

Vôi

Diệt tạp

Thuốc và hóa chất

Mua dụng cụ lao động và sửa chữa nhỏ hàng năm

Chi phí thu hoạch

Thuế

Lãi suất

Phí và các loại lệ phí khác

Công lao động (chăm sóc và quản lý)-Công nhà (…. Người, số tháng ……….. )-Công thuê ( …người, mức lương …. đ/tháng, số tháng …….)

Khác (ghi rõ): ………………………..

Page 123: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

121

[ ] Gỗ để làm nhà; [ ] Nơi sinh sống của động vật hoang dã[ ] Điều hòa khí hậu; [ ]Khác (ghi rõ):…………………………………..29. Cơ quan quản lý rừng có tổ chức phổ biến quy định về rừng không? [ ] có; [ ] không. 30. Ông (bà) có liên lạc với Cơ quan quản lý rừng không? [ ] có; [ ] khôngNếu có, bằng cách nào? Điện thoại [ ] ; Gặp mặt [ ]31. Cơ quan quản lý rừng đã hỗ trợ Ông (bà) những gì (hỗ trợ giống, ngăn chặt phá rừng,….) trong việc quản lý rừng? ................................................................................

PHẦN V: CHỨNG NHẬN TÔM SINH THÁI

32. Ông bà có biết các thông tin dưới đây về tôm sinh thái không?

33. Ông (bà) có muốn tham gia chứng nhận sản phẩm của mình hay không?[ ] Có, lý do:.......................................................................................[ ] Không, lý do:...........................................................................................Với nông hộ đã được chứng nhận TÔM SINH THÁI 2012:34. Yếu tố quyết định (Bắt buộc) đối với nuôi tôm sinh thái Diện tích rừng phải đạt…..........................................%Các chất được dùng:………………………………………………………………………….Ghi chép hồ sơ…………………………………………………………………………35. Có hợp đông bán sản phẩm với Công Ty chế biến không? [ ] Có; [ ] KhôngNếu Có, tên công ty………………………………………………….Sản phẩm Công ty mua với “Giá sinh thái”

Ông (bà) có thể bán tôm sinh thái cho Công ty KHÁC không? [ ] Có; [ ] KhôngNếu Có, lý do…………………………………………………………………Chi tiết từng loại

Ông (bà) có được tập huấn nuôi tôm và bảo quản theo chứng nhận sinh thái không? [ ] Có; [ ] Không. Nếu Có, đã được tập huấn bao nhiêu lần……………..

Loại thông tin 1=Biết; 0=không biết Nguồn thông tin (ghi rõ)

Các loại chứng nhận cho sản phẩm

Thủ tục làm chứng nhận

Đơn vị cấp chứng nhận

Ưu đãi khi được cấp chứng nhận

Thị trường của tôm chứng nhận

Loại Đánh dấu Tỷ lệ (%) so với tổng số từng loại Giá bán (đ/kg) Cao hơn giá thông

thường (%)

Tôm Sú

Tôm Thẻ tự nhiên

Tôm Bạc, Đất

Loại Đánh dấu Tỷ lệ (%) so với tổng số từng loại Giá bán (đ/kg) Cao hơn giá thông

thường (%)

Tôm Sú

Tôm Thẻ tự nhiên

Tôm Bạc, Đất

Page 124: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

122

PHẦN VI: XU HƯỚNG SẢN XUẤT, THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thời gian tới ông/bà dự định thay đổi sản xuất như thế nào?

Thời gian tới ông/bà dự định tăng giảm sản xuất như thế nào?

Nhận xét của ông/bà về nghề nuôi tôm Sú trong 2 năm qua (2011-2012)

0=Không đổi; 1=giảm hoặc thu hẹp; 2=tăng hoặc mở rộngNhững thuận lợi, khó khăn và giải pháp

Yếu tố 0=không đổi; 1=thay đổi Lý do thay đổi

Mô hình nuôi

Đối tượng nuôi

Tôm Bạc, Đất

Yếu tố 0=không đổi; 1=tăng; 2 = Giảm Lý do thay đổi

Diện tích

Mật độ

Mức đầu tư

Diễn giải 2011-2012

Sản lượng tôm (0,1,2)

Giá tôm thương phẩm (0,1,2)

Chi phí cho nuôi tôm (0,1,2)

Diện tích tôm chứng nhận (0,1,2)

Sản lượng tôm chứng nhận (0,1,2)

Thị trường tôm chứng nhận(0,1,2)

Thuận lợi của trang trại (đánh dấu) Cơ hội (đánh dấu)

Vốn Thị trường:

Lao động, Chính sách nhà nước:

Chất lượng đầm Nguồn vốn,

Vị trí đầm nuôi Con giống,

Kỹ thuật, Thời tiết

Chi phí đầu tư, Bệnh

Chi phí vận hành Môi trường

Khác:............................................................ Khác:............................................................

Khó khăn (đánh dấu) Thách thức (đánh dấu)

Vốn, Thị trường:..............

Lao động, Chính sách nhà nước:.....

Chất lượng đầm Nguồn vốn:...........

Vị trí đầm nuôi Con giống:.................

Kỹ thuật, Thời tiết

Chi phí đầu tư, Bệnh

Chi phí vận hành Môi trường

Khác:............................................................ Khác:............................................................

Page 125: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

123

Giải pháp để hạn chế điểm yếuGiải pháp 1: ……........................................................................................................Giải pháp 2: ……………………………………………………...............................Giải pháp 3: ……………..............................………………………………………

……………., ngày….. tháng….. năm 2013Tên người phỏng vấn Cán bộ phỏng vấn(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Phụ lục 5: Phiếu điều tra cơ sở thu mua thủy sản thương phẩm

Thu gom [ ] Đại lý/vựa [ ]

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG CỦA CƠ SỞ THU MUA TÔM THƯƠNG PHẨM

Tên cơ sở (nếu không là hộ cá thể): …………………1.1. Có bảng hiệu?............ (0=Không; 1=Có)Chủ hộ/chủ cơ sở: …………………..: Đ.thoại: ………………………………..Địa chỉ:: Ấp: …………………., Xã: …………………………..; Huyện:……………………….Giới tính:………………..; tuổi:………..……; Chuyên môn liên quan đến tôm:……………Kinh nghiệm mua bán tôm : ………………. năm; (Bắt đầu thu mua từ năm:……………)Loại sản phẩm kinh doanh? (nhiều chọn lựa): …1= tôm Sú; 2 = tôm Thẻ; 3 = cua; 4 = cá; 5 = khác… Có thể ghi nhiều đối tượngThu nhập từ mua bán thủy sản: từ tôm Sú chiếm:………%; tôm Thẻ:……….%; khác:……….%Hoạt động kinh tế khác ngoài mua bán thủy sản: …………………………………………….Vốn và lao động cho mua bán thủy sản của hộ/cơ sở

Diễn giải 2012 (Đ)

9.1. Số thành viên tham gia (hộ)

9.2 Tổng vốn hiện có của cơ sở

9.2.1 Tổng số vốn tự có của cơ sở/năm

9.2.2 Số vốn đi vay/năm

Thời gian (tháng)

Lãi suất (tháng)

9.3. Tổng giá trị công trình lớn (nhà, xưởng,…)

Thời gian có thể sử dụng (năm)

9.4. Tổng giá trị máy, thiết bị chính

Thời gian có thể sử dụng (năm)

9.5. Có sơ chế tôm không (ex. Lột đầu, phân loại,…) ? Công suất (tấn/ngày)…………….

9.6. Lao động gia đình tham gia (người)

Trong đó, Nữ (người)

9.7. Lao động thuê thường xuyên (người)

Trong đó, Nữ (người)

9.8. Lao động thời vụ (người)

Trong đó, Nữ (người)

Page 126: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

124

Từ năm 2010-2012, ông (bà) có hợp tác, liên kết với hộ/ cơ sở khác không? ……… (0,1); nếu có cho biết thêm chi tiết (ghi rõ cách liên kết/hợp tác):Người nuôi tôm thương phẩm (0,1): ……………………………….Hiệp hội thủy sản (0,1): ………………………………………Mua bán tôm thương phẩm (0,1): …………………………………..NM CB thủy sản (0,1): ………………………………………………..

PHẦN II: TÌNH HÌNH MUA CÁC ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN CỦA CƠ SỞ

(Đối với tôm Thẻ và các đối tượng thủy sản khác có thể chỉ lấy số liệu cho năm 2012)Sản lượng mua các đối tượng thủy sản

Các thông tin về việc mua tôm Sú

Diễn giải 2010 2011 2012

Tổng SL tôm Sú mua vào/năm (kg)

Tổng SL tôm Thẻ mua vào/năm (kg)

Giá mua tôm Thẻ trung bình (trăm nghìn/kg)Hoặc tổng chi phí cho mua tôm Thẻ/năm (trđ)

Tổng SL đối tượng TS khác mua vào (kg)Giá mua trung bình (trăm nghìn/kg)Hoặc tổng chi phí cho mua/năm (trđ)

2010 2011 2012

Các tháng mua bán nhiều (ÂL)

Kích cỡ bình quân (con/kg)

Kích cỡ tôm mua nhiều nhất: (con/kg)

Giá mua (đồng/kg)

Cỡ dưới 20 con/kg

Cỡ 20-25 con/kg

Cỡ 25-30 con/kg

Cỡ 30-40 con/g

Chất lượng (1=rất xấu; 2=Xấu; 3=TB, 4=Tốt, 5=rất tốt)

Kiểm tra dư lượng kháng sinh (0, 1)

Kiểm tra tạp chất (0,1)

Mua từ người khai thác tự nhiên (%)

Mua từ người/cơ sở nuôi:

trong huyện (%)

ngoài huyện (trong tỉnh) (%)

ngoài tỉnh (%)

Mua từ người thu gom:

trong huyện (%)

ngoài huyện (trong tỉnh) (%)

ngoài tỉnh (%)

Mua từ thương lái sỉ/vựa

trong huyện (%)

ngoài huyện (trong tỉnh) (%)

ngoài tỉnh (%)

Khác: ………… ghi rõ (%)

Page 127: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

125

Những hỗ trợ mà ông/bà cung cấp hoặc nhận được từ người Bán tôm Sú (từ năm 2010-2012)a. Cung cấp cho người bán:………………………………………………………b. Nhận được từ người bán: ……………………………………………………..

PHẦN III: TÌNH HÌNH BÁN CÁC ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN CỦA CƠ SỞ

Tổng sản lượng thủy sản bán ra

Thêm thông tin về việc bán tôm Sú

Những hỗ trợ mà ông, bà cung cấp hoặc nhận được từ người Mua tôm Sú (từ năm 2010-2012)Cung cấp cho người mua:……………………… ………………………………Nhận được từ người mua: ……………………… ……………………………..Mua-Bán tôm Sú của cơ sở trong năm 2012 tăng hay giảm? (1=tăng,2=giảm):………….

Ưu tiên mua tôm Sú từ nguồn nào? Lý do:………………………………………….

................ .................... ....................

Hình thức thanh toán khi mua tôm Sú (%)1=tiền mặt; 2=nợ; 3=khác (ghi rõ: hợp đồng,...)

1:.............%2:.............%3:.............%

1:.............%2:.............%3:.............%

1:.............%2:.............%3:.............%

Diễn giải 2010 2011 2012

Tổng sản lượng tôm Sú bán ra (kg)

Tổng SL tôm Thẻ bán ra (kg)

Giá bán trung bình (trăm đồng/kg)

Hoặc tổng thu từ bán tôm Thẻ/năm

Tổng số lượng thủy sản khác bán ra (kg)

Giá bán trung bình (trăm đồng/kg)

Hoặc tổng thu từ bán các đối tượng khác

Diễn giải 2010 2011 2012

Bán cho người thu gom

trong huyện (%)

ngoài huyện (trong tỉnh) (%)

ngoài tỉnh (%)

Bán cho thương lái sỉ/vựa

trong huyện (%)

ngoài huyện (trong tỉnh) (%)

ngoài tỉnh (%)

Bán cho nhà máy CBTS

trong tỉnh (%)

ngoài tỉnh (%)

Bán cho người mua bán lẻ (chợ, nhà hàng, quán ăn)(%)

Khác, ghi rõ………….. (%)

Ưu tiên bán tôm Sú cho những ai? Lý do? .................................

....................

..............................................................

Hình thức thanh toán khi bán tôm Sú (%)1=tiền mặt; 2=trả chậm; 3=nợ; 4= hợp đồng; 5=khác (ghi rõ)

1:.............%2:.............%3:.............%4:.............%5:.............%

1:.............%2:.............%3:.............%4:.............%5:.............%

1:.............%2:.............%3:.............%4:.............%5:.............%

Page 128: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

126

PHẦN IV: TÌNH HÌNH MUA BÁN TÔM CHỨNG NHẬN CỦA CƠ SỞ

Diễn giải 2010 2011 2012

Kiểm soát chất lượng tôm mua (0,1)

Nếu có, ghi rõ phương thức kiểm soát:.....

(Xem sổ ghi chép, kiểm tra dư lượng ks, tạp chất,...)

Lượng tôm Sú chứng nhận đã mua (kg)

Giá mua (nghìn đồng/kg)

Cỡ dưới 20 con/kg

Cỡ 20-25 con/kg

Cỡ 25-30 con/kg

Cỡ 30-40 con/g

Giá cao hơn giá mua tôm không chứng nhận (đ/kg)

Nguồn cung cấp

Hộ nuôi trong huyện (%)

Hộ nuôi ngoài huyện (ghi rõ huyện) (%).........................................

Người thu gom trong huyện: ….........(%)

Người thu gom ngoài huyện (ghi rõ huyện) (%)

Vựa/đại lý trong huyện: …………….(%)

Vựa/đại lý ngoài huyện (ghi rõ huyện): ….(%)

Khác: …………………..(%)

Nơi tiêu thụ

Người thu gom trong huyện……….%

Người thu gom ngoài huyện (ghi rõ huyện) (%)

Người thu gom ngoài tỉnh ……….%

Vựa/đại lý trong huyện ……….%

Vựa/đại lý ngoài huyện (ghi rõ huyện) (%)

Vựa/đại lý ngoài tỉnh ……

Nhà máy CBXK trong tỉnh:………%

Nhà máy CBXK ngoài tỉnh………..%

Người mua bán lẻ (chợ, nhà hàng,…)%

SL tôm bán ra dưới dạng chứng nhận sinh thái (kg)

Tỷ lệ bình quân mua/bán (tăng=1,giảm=2)

Chiết khấu? mất bao lâu sau khi bán mới nhận được?

Page 129: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

127

PHẦN V: CHI PHÍ CHO MUA BÁN TÔM

Chi phí cho mua bán tôm Sú (tính cho 1 năm 2012) và xu hướng 2013

Chi phí cho các đối tượng khác ngoài tôm Sú

Ông (bà) quyết định mua bán tôm như thế nào?

PHẦN VI: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG, AN NINH VÀ XÃ HỘI

Ông/bà có biết các thông tin về tôm sinh thái (0, 1): ………………Nếu có, chi tiết thêm

Khoản mục chi phí cho 1 tấn tôm Sú mua vào Năm 2012 Xu hướng 3 năm 2010-2012 (±%)

Chi phí mua tôm

Chi phí vận chuyển tôm

Chi phí hóa chất, thuốc

Nhiên liệu, điện

Chi mua dụng cụ, sửa chữa nhỏ/năm

Chi trả nhân công thuê thường xuyên

Chi trả nhân công thuê thời vụ

Trả lãi vay ngân hàng/vay nóng

Chi nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến thương mại

Chi tiền lương quản lý (nếu có)

Chi khác hàng năm (điện thoại, giao dịch, ….)

Thuế & phí các loại hàng năm (+khấu hao)

Diễn giải 2012 (đ)

Tổng chi phí cho tôm Thẻ

Tổng chi phí cho các đối tượng TS khác

Loại thông tin Nguồn thông tin

Địa điểm được cấp (không: 0, có: 1): .......... ......................................................................

Thị trường (không: 0, có: 1):........................ ......................................................................

Giá (không: 0, có: 1):: ........................ ......................................................................

Loại chứng nhận (0,1): …………. ......................................................................

Đơn vị cấp chứng nhận (0,1): ………….. ......................................................................

Thủ tục cấp chứng nhận (0,1): ………….. ......................................................................

Diễn giảiƯu tiên từng vấn đề (

0=không quan trọng; 1=Ít quan trọng; 2= Quan trọng)

Giải thích thêm

Ràng buộc (Hợp đồng, đầu tư,…)

Liên kết (người quen, nhóm sản xuất,...)

Giá mua bán

Phương thức TT (tiền mặt, trả chậm,…)

Địa điểm mua bán

Uy tín của đơn vị mua/bán

Page 130: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

128

Ông/bà có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc (không: 0, có: 1):…………………Ông /bà có nắm được các văn bản quy định của ngành về sử dụng thuốc, hóa chất? (0,1)…Ông/bà có xử lý nước thải từ sơ chế tôm (nếu có) không?(0,1): .......................... …….Vấn đề liên quan đến thể chế, chính sácha. Nhà nước có chính sách hỗ trợ không? (0,1): ………….; nếu có ghi rõ:…………………b. Đề xuất về chính sách : …………………………………………………………

PHẦN VII: NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG SẢN PHẨM

Những thuận lợi bên ngoài tác động tốt đến việc kinh doanh tôm của cơ sở (thị trường, nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, chính sách, thời tiết, giao thông vận tải)Ưu thế của cơ sở trong kinh doanh tôm sở (vốn, công nghệ kỹ thuật, khách hàng, cơ sở vật chất, lao động) Những yếu tố khó khăn bên ngoài ảnh hưởng đến việc kinh doanh tôm của cơ sở (thị trường, nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật, chính sách, thời tiết, giao thông vận tải)Những khó khăn của cơ sở trong kinh doanh tôm trong thời gian gần đây (2010-2012) (vốn, công nghệ kỹ thuật, khách hang, cơ sở vật chất, lao động)Giải pháp để hạn chế những khó khăn của cơ sở và môi trường bên ngoàiGiải pháp 1: ……………………………………………………Giải pháp 2: ……………………………………………………Giải pháp 3: ……………………………………………………35. Theo ông/bà, xu hướng sản lượng tôm nuôi ở Cà Mau trong tương lai sẽ thế nào? (1= giảm; 2= không thay đổi; 3=tăng): ……………….. lý do: ...................................................36. Theo ông/bà, sản lượng của tôm chứng nhận ở Cà Mau trong tương lai sẽ thế nào? (1= giảm; 2= không thay đổi; 3=tăng): ……………….. lý do: ...................................................

Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông/bà. Ngày ___/____/2013Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Phụ lục 6: Phiếu điều tra công ty/nhà máy chế biến thủy sản Tên công ty: Địa chỉ: Số.........., đường..........................., phường/xã........................huyện/TP..................Họ và tên người được phỏng vấn:Chức vụ:

PHẦN I: THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY/NHÀ MÁY

Năm thành lập: ................................. năm Loại hình hoạt động [ ] Tư nhân; [ ] Nhà nước; [ ] Cổ phầnNếu cổ phần, năm cổ phần hóa:...............................năm Công ty đã đạt những tiêu chuẩn nào? …………………………………………..........................Công suất thiết kế.................................. tấn/năm; hoặc ..............................................tấn/ngàyCông suất thực tế ................................. tấn/năm; hoặc ...............................................tấn/ngàya.Công suất thực tế thấp nhất ................................. tấn/năm; hoặc .............................tấn/ngàyb.Công suất thực tế cao nhất ................................. tấn/năm; hoặc ..............................tấn/ngàyc.Công suất thực tế trung bình ............................... tấn/năm; hoặc .............................tấn/ngàyTỉ lệ sử dụng.............................%

PHẦN II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TÔM NĂM 2012

Vùng nuôi tôm thương phẩm? có không, Nếu có, diện tích: ……………ha, ở đâu?..................... Bao nhiêu % đã được chứng nhận:…………….ở đâu?...........................................Nếu không, có dự định lập vùng nuôi riêng không? có không, Có liên kết với các đại lý thu mua bằng hợp đồng? có không

Page 131: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

129

Các lĩnh vực kinh doanh khác ....... Thu năm 2012: ..................................................................................................................Tỉ lệ các nguồn thu: Xuất khẩu tôm Sú ........................%; Xuất khẩu tôm Thẻ ..........................................%;Nuôi tôm…………...%;Sản xuất giống: ...................%; Khác................................................................%;Tổng nguyên liệu năm 2012: …………… tấn, trong đó:Tôm Sú...............................................tấn hoặc ................%Tôm Thẻ ...............................................tấn hoặc ................%Khác ...............................................tấn hoặc ................% Tổng giá trị mua tôm nguyên liệu năm 2012.............................................. triệu đồng Hệ số chế biến tôm Sú ......................................; tôm Thẻ.......................................................Nguồn tôm nguyên liệu:Địa phương .............................%Nhập tỉnh.............................%Nhập khẩu.............................%Khác .............................%

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty/nhà máy:

Giá mua tôm nguyên liệu trung bình trong năm 2012

Các mặt hàng tôm chính:Sơ chế........................................................%Chế biến.....................................................%Khác .....................................................%Sản phẩm xuất khẩu có được chứng nhận? có khôngNếu có, theo tiêu chuẩn nào?..................................................................................

Nguồn cung cấp tôm nguyên liệu Phần trăm Nguồn nguyên liệu được chứng nhận

Từ Vùng nuôi công ty/nhà máy

Đại lý thu mua

Mua trực tiếp từ hộ nuôi

Công ty khác

Nhập khẩu

Khác (ghi rõ)

Cỡ tôm (/kg) Tôm Sú Tôm Thẻ

<20 con

21-30 con

31-40 con

41-50 con

51-60 con

61-70 con

71-80 con

81-90 con

91-100 con

>100 con

Page 132: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

130

% sản phẩm xuất khẩu dưới dạng chứng nhận:…………..%% sản phẩm xuất khẩu dưới dạng không chứng nhận: ………..%Thời gian nhận được chiết khấu sau khi bán hàng:……………………thángThời gian trả chiết khấu cho đại lý, hộ nuôi……………….. thángPhân phối chiết khấu: …% công ty; …% vựa/thương lái, …% nông dân; …% quỹ dự phòng Sử dụng quỹ như thế nào?...............................................................Tổng sản lượng tôm Sú thành phẩm/năm 2012.....................................................tấn Cơ cấu tiêu thụ : Nội địa.......................%; Xuất khẩu...................................% Khác:………………………%Thị trường xuất khẩu chính: EU........%; Mỹ..........%; Nhật ..........%; Khác (ghi rõ)................%Thị trường yêu cầu chứng nhận (liệt kê):………………………………………..Có liên kết với các công ty khác để cùng định giá XK, hỗ trợ nhau XK không? có không Chi phí tăng thêm /kg nguyên liệu ..........................................................................................

Giá bán tôm thành phẩm trung bình trong năm 2012

Khoản chi Tôm Sú (VNĐ hoặc %) Tôm Thẻ (VNĐ hoặc %)

Chi phí tài sản cố định

Chi phí biến đổi, trong đó:

CP vận chuyển

CP bảo quản

CP nhiên liệu

CP thuê mướn LĐ

Trả lãi vay

Xét nghiệm kiểm dịch

Thuế phí

CP xúc tiến thương mại

CP vật liệu rẻ tiền mau hỏng

Khác:………………………..

Cỡ tôm (/kg)Tôm Sú Tôm Thẻ

Nội địa Xuất khẩu Nội địa Xuất khẩu

<20 con

21-30 con

31-40 con

41-50 con

51-60 con

61-70 con

71-80 con

81-90 con

91-100 con

>100 con

Page 133: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

131

PHẦN III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI

Xu hướng của công ty/nhà máy:

Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công ty Ưu điểm của Công ty (vốn, khách hàng, cơ sở hạ tầng, con người, vùng nguyên liệu): Khó khăn của Công ty: lao động, vốn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nguyên liêu Cơ hội bên ngoài: kinh tế, thị trường, điều kiện tự nhiên, chính sách, khí hậu,nguồn vốn)Thách thức (nguồn lao động, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, thị trường, tiêu chuẩn CL quốc tế): Đề xuất và hướng giải quyết những khó khăn và thách thức: Giải pháp 1: Giải pháp 2: Giải pháp 3:

Người phỏng vấn Người được phỏng vấn (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Xu hướng sản xuất thời gian qua Nguyên nhân chính

Sản lượng giao dịch tăng giảm không thay đổi …………………………

Mức độ đầu tư tăng giảm không thay đổi …………………………

Khách hàng mối tăng giảm không thay đổi …………………………

Giá cả thị trường tăng giảm không thay đổi …………………………

Sự cạnh tranh tăng giảm không thay đổi …………………………

Chất lượng sp tăng giảm không thay đổi …………………………

Thị trường tăng giảm không thay đổi …………………………

Thị hiếu thị trường tăng giảm không thay đổi …………………………

Kế hoạch sản xuất sắp tới Lý do

Sản lượng giao dịch tăng giảm không thay đổi …………………………

Mức độ đầu tư tăng giảm không thay đổi …………………………

Thị trường tăng giảm không thay đổi …………………………

Page 134: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

132

Phụ lục 7: Lịch thời vụ cải tạo và chuẩn bị ao/đầm nuôi

Phụ lục 8: Tháng tiến hành thu hoạch tôm tập trung

a) Tháng bắt đầu thời gian thu hoạch tôm tập trung

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

0%

20%

10%

30%

50%

40%

60%

80%

70%

100%

90%QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

% s

ố hộ

liên

qua

n

Tháng

% s

ố hộ

liên

qua

n

0%

20%

10%

30%

50%

40%

60%

80%

70%

100%

90%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

Page 135: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

133

b) Tháng kết thúc thời gian thu hoạch tôm tập trung

Phụ lục 9: Sản lượng tôm thu hoạch phân theo tháng (kg/số mẫu điều tra/tháng)

Tháng

% s

ố hộ

liên

qua

n

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 120%

20%

10%

30%

50%

40%

60%

80%

70%

100%

90% QC truyền thống

TR-CNNăm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

8000.0

7000.0

6000.0

5000.0

4000.0

3000.0

2000.0

1000.0

0.0

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Sản

lượn

g (k

g)

Page 136: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

134

Phụ lục 10: Giá bán tôm phân theo kích cỡ thu hoạch và mô hình nuôi

Phụ lục 11: Các nhận thức về yêu cầu đối với mô hình nuôi tôm sinh thái có chứng nhận

TR-CN NH TR-NC

Yếu tố bắt buộc đối với nuôi tôm sinh tháia:

Không được sử dụng hoá chất 100% 100%

Phải có hồ sơ ghi chép 100% 100%

Diện tích rừng phải đạt (%) 49,4±19,5 48,5±12,6

Có được tập huấn nuôi tôm, bảo quản theo chứng nhận sinh tháia

50% 90%

Số lần tập huấn (lần/năm) 2,6±0,8 2,0±2,1

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CNNgọc Hiển

250000

200000

150000

100000

50000

0

Giá

bán

(đ/k

g)

<20

20-30

31-40

Tôm xô

Page 137: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

135

Phụ lục 12: Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình

a) Phân bổ các khoản chi phí cố định trong 1 vụ sản xuất/1ha mặt nước

b) Phân bổ các khoản chi phí biến động trong 1 vụ sản xuất/1ha mặt nước/năm

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Khác

Chài xuồng,đục, lú

Chòi canh

Máy bơm

Đào ao, xây cống

Thuê đất

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa TR-CCN TR-CNNgọc Hiển

% tổ

ng c

hi p

hí c

ố đị

nh%

tổng

chi

phí

biế

n đổ

i

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Khác

Công lao động

Phí và các loại lệ phí khác

Lãi suất

Chi phí thu hoạch

Mua dụng cụ và sửa chữa nhỏ

Thức ăn

Thuốc, hóa chất

Nhiên liệu, điện

Giống

Chuẩn bị aoQC

truyền thốngTR-CN

Năm CănTôm lúa TR-CCN TR-CN

Ngọc Hiển

Page 138: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

136

Phụ lục 13: Phân bố tháng sản xuất giống tập trung

Phụ lục 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất giống (xem xet ở mức độ rất quan trọng)

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Tháng

Đầm Dơi

Năm Căn

Ngọc Hiển

Phú Tân

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

Nguồn tôm mẹ

Đầu ra của tôm giống

Chất lượng con giống

Giá bán

Hình thức liên kếtsản xuất

Nguồn nước

Cạnh tranh với giống nhập tỉnh

Dịch bệnh

Vốn đầu tư

Page 139: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

137

Phụ lục 15: Nhận thức về các nguồn thông tin phục vụ SXG

Phụ lục 16: Xu hướng phát triển trong thời gian tới (tăng hoặc mở rộng sản xuất)

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Tiêu chuẩn trại sản xuất giống

Quy trình sản xuất giống trong TCN

Thông tin về kỹ thuật mớiThị trường tômgiống chứng nhận

Thông tin về tôm chứng nhận

Thông tin về trại sản xuất giống chứng nhận

Tổ chức cấp chứng nhận

Thị trường tôm chứng nhận

Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

Quy mô trại

Mức độ đầu tư

Số lượng bể

Số lượng PL

Thị trường tiêu thụ

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Page 140: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

138

Phụ lục 17: Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống

a). Các thuận lợi để phát triển trại SXG

b). Các khó khăn ảnh hưởng đến trại SXG

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

Chính quyền địa phương hỗ trợ

Ít trại giống

Môi trườngthuận lợi

Nguồn tôm mẹsẵn có

Nhu cầu thị trường lớn

Tập huấn kỹ thuật

Biến đổi khí hậu

Biến động thị trường

Chất lượng giống kém

Chất lượng nước suy giảm

Chi phí sản xuất tăng

Cơ sở hạ tầng

Hạn chế về kỹ thuật

Quy định chính sách

Thiếu vốn đầu tư

Đầm Dơi Năm Căn Ngọc Hiển Phú Tân

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% s

ố tr

ại li

ên q

uan

Page 141: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

139

Phụ lục 18: Lịch thời vụ tập trung thu mua tôm Sú của cơ sở

Năm 2010

Năm 2011

% s

ố cơ

sở

liên

quan

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

Thu gom

Vựa/Đại lý

% s

ố cơ

sở

liên

quan

Tháng

Thu gom

Vựa/Đại lý

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Page 142: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

140

Phụ lục 19: Phân bổ các chi phí biến đổi cho việc thu mua 1 tấn tôm Sú nguyên liệu

Năm 2011%

số

cơ s

ở liê

n qu

an

Tháng

Thu gom

Vựa/Đại lý

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

% Tổ

ng c

hi p

hí 1

tấn

tốm

100%

90%

70%

80%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Thuế & phí và các loại hàng năm(+ khấu hao)

Chi khác hàng năm (điện thoại, giao dịch)

Chi tiền lương quản lý (nếu có)

Chi nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến thương mạiTrả lãi vay ngân hàng/ vay nóng

Chi trả nhân công thuê thời vụ

Chi trả nhân công thuê thường xuyên

Chi mua dụng cụ, sửa chữa nhỏ/năm

Nhiên liệu, điện

Chi phí hóa chất, thuốc

Chi phí vận chuyển tôm

Chi mua 1 tấn tôm nguyên liệuThu gom Vựa/ đại lý

Page 143: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

141

Phụ lục 20: Thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nghề thu mua TS

Phụ lục 21. Thông tin về số lần thả và mật độ thả giống trong năm

Chỉ tiêu Thu gom(N=18)

Vựa/Đại lý(N=8)

Khó khăna

Chính sách phát triển 7% 10%

Giá cả biến động 40% 60%

Nguồn cung biến động 33% 50%

Thị trường 13% 20%

Thiếu thông tin 27% 40%

Vố đầu tư 40% 60%

Thuận lợia

Chính sách phát triển 13% 10%

Có nhiều kinh nghiệm KD 40% 20%

Điều kiện tự nhiên 27% 20%

Sản lượng ổn định 27% 20%

Tập huấn kỹ thuật 20% 10%

Thị trường 13% 40%

Thiếu thông tin 13% 10%a) % số cơ sở liên quan

Chỉ tiêuQC TT

(N=68)

Tômlúa

(N=25)

TR-CCN

(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Số lần thả (lần/năm) 6,9±2,2 7,2±3,1 6,4±2,1 5,5±1,8 6,4±1,8Khoảng cách giữa hai lần thả (tháng)

1,4±0,7

1,6±1,0

1,3±0,6

1,3±0,7

1,3±0,5

Mật độ thả (PL/m2):

Lần thả thứ 1 3,4±2,6 3,2±3,0 6,6±6,1 6,6±2,6 5,0±2,5Lần thả thứ 2 3,0±2,4 2,5±2,7 5,0±4,1 5,1±2,3 4,0±1,9Lần thả thứ 3 2,7±2,4 1,9±2,0 4,3±2,6 4,3±1,8 3,6±2,0Lần thả thứ 4 2,4±2,3 1,9±2,0 3,6±1,9 3,7±1,9 3,0±1,5Lần thả thứ 5 2,3±2,4 2,0±2,0 3,3±1,8 3,2±1,7 3,2±1,4Lần thả thứ 6 1,9±1,5 2,1±2,2 3,1±1,6 3,0±1,9 3,1±1,5Lần thả thứ 7 1,9±1,7 1,7±1,2 2,8±1,5 1,9±1,0 2,9±1,7Lần thả thứ 8 2,2±2,0 1,7±0,9 2,9±1,6 1,6±0,8 3,0±2,1Lần thả thứ 9 2,0±1,2 1,7±0,9 3,1±1,8 2,5±0,0 2,6±1,5Lần thả thứ 10 1,6±0,9 1,8±0,9 3,3±1,8 3,3±0,0 3,5±1,8Mật độ chung (PL/m2) 17,6

±14,315,4±13,0

26,8±15,9

23,7±9,1

23,2±11,7

Page 144: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

142

Phụ lục 22: Diễn biến mật độ cua thả nuôi theo thứ tự lần thả giống

Chỉ tiêuQC TT

(N=68)

Tômlúa

(N=25)

TR-CCN

(N=106)

TR-CNNH(N=26)

TR-CNNC(N=29)

Số lần thả (lần/năm) 4,6±1,9 3,2±1,6 4,8±1,9 4,6±1,6 4,4±1,6K/C hai lần thả (tháng) 1,9±1,3 2,8±1,2 1,6±1,1 1,8±1,2 1,8±0,8

Mật độ (1000con/ha):

Lần thả thứ 1 1,1±1,3 1,3±0,9 1,8±2,0 1,6±1,2 1,3±1,0Lần thả thứ 2 1,0±1,1 1,3±0,8 1,4±1,4 1,6±1,2 1,2±0,8Lần thả thứ 3 0,8±1,0 1,2±0,7 1,2±1,4 1,3±0,9 1,2±0,8Lần thả thứ 4 0,8±1,1 1,1±0,6 1,2±1,5 1,2±0,8 1,0±0,6Lần thả thứ 5 0,5±0,3 1,2±0,8 1,2±1,9 0,9±0,6 0,8±0,4Lần thả thứ 6 0,5±0,3 0,7±0,9 1,2±2 0,7±0,3 0,8±0,4Lần thả thứ 7 0,5±0,3 0,1±0,0 0,9±0,7 0,6±0,5 0,8±0,4Lần thả thứ 8 0,5±0,3 0,1±0,0 0,7±0,5 0,6±0,5 0,7±0,3Mật độ chung (1000con/ha) 3,9±3,9 3,9±2,7 6,4±7,7 6,1±3,7 5,0±2,9

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 21 12

Tháng

QC truyền thống

TR-CN Năm Căn

Tôm lúa

TR-CCN

TR-CN Ngọc Hiển

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

% s

ố hộ

liên

qua

n

Page 145: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

143

Phụ lục 23: Phạm vi tham chiếu của công tác khảo sát ngắn hạn

Tình hình sản xuất tôm thân thiện với môi trường quy mô nhỏ tại Tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long. Hỗ trợ cho UBND Tỉnh Cà Mau, Ban QLDA chương trình CCCEP Cà Mau với sự cộng tác của SNV RSCIP

Nhóm chương trình của GIZ: Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển (CCCEP) Dự án/hợp phần: “Lồng ghép sự thích ứng với biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch quản lý vùng ven

biển tỉnh Cà Mau ”

1. Khái quát về CCCEP Cà Mau

Việt Nam được ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu nhận định là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, cụ thể là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long đang phải đối mặt với những hiểm họa đó.

Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng suy thoái rừng ngập mặn ven biển không những kéo theo việc suy giảm nghiệm trọng đa dạng sinh học mà còn giảm tính bảo vệ tự nhiên của đê điều hiện có càng làm gia tăng sự bấp bênh cho người dân địa phương và sinh kế của họ . Ảnh hưởng ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu đã làm giảm khả năng phục hồi và thích ứng của các hệ sinh thái ven biển.

Dự án của GIZ với tên gọi: “ Lồng ghép sự thích ứng với biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch quản lý vùng ven biển tỉnh Cà Mau ” là một phần trong nhóm dự án về “Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái” tại Việt Nam.

Mục tiêu và nhiệm vụ chính của của chương trình CCCEP là xác định các biện pháp hiệu quả để thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ vùng ven biển (kết hợp nguồn lực tài chính và các dịch vụ) thông qua các hoạt động sau:

- i) Tăng cường khả năng tiếp cận của Cà Mau với việc Quản lí vĩ mô vùng ven biển hiệu quả bao gồm việc lồng ghép chính sách và chiến lược vào các kế hoạch đầu tư và ngân sách trung hạn;

- ii) Hỗ trợ công tác Quản lí vùng của Cà Mau thông qua việc xác định và tiến hành thí điểm công tác bảo vệ vùng ven biển hiệu quả với sự tối ưu hóa về mặt kĩ thuật cũng như các biện pháp phục hồi rừng ngập mặn;

- iii) Hỗ trợ về Sinh kế bền vững để đẩy mạnh hơn nữa phát triển kinh tế bền vững, trong đó có sự tham gia của các hộ nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ với phương châm thân thiện với môi trường và tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu;

- iv) Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường.

Các hoạt động của SNV (đối tác của GIZ CCCEP Cà Mau) Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, bằng phương thức tiếp cận thị trường, SNV cam kết giảm nghèo bằng việc xúc tiến các giải pháp môi trường bền vững cho người nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, nước và cải thiện điều kiện vệ sinh, giảm phát thải do phá rừng và thoái hóa rừng. SNV Việt Nam đã giới thiệu một dự án mới tại Cà Mau để thử nghiệm vai trò của nguồn lực tài chính bền vững nhằm giảm áp lực và hỗ trợ công tác khôi phục rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ các mô hình phục hồi rừng ngập mặn nhằm làm tăng lượng dự trữ các bon và tránh phá rừng; cải thiện sinh kế người dân trong rừng ngập mặn đã bị tàn phá bằng cách: tạo điều kiện cấp chứng chỉ tôm thân thiện môi trường; và hỗ trợ Tỉnh trong việc tạo điều kiện cho các thị trường từ các dịch vụ sinh thái và các khuyến nghị về chính sách.

Page 146: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

144

2. Thông tin khái quát về nhiệm vụ của bên tư vấn

Khi đề cập đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ vùng ven biển, chỉ có thể nắm được bức tranh toàn cảnh của Đồng bắng sông Cửu Long khi một hoạt động kinh tế quan trọng nhất được xét đến, đó chính là hoạt động nuôi trồng thủy sản - nguồn sinh kế của hàng triệu dân địa phương.

Mặc dù có sự phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng chất lượng và phương thức sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng các kháng sinh hoặc sự suy giảm đa dạng sinh học do việc mở rộng ao nuôi tôm rộng khắp trong vùng đã làm giảm hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của các nước và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế tại Cà Mau cũng cho thấy một khía khía cạnh khác, đó là ngoài các trang trại nuôi tôm thâm canh và nuôi tôm truyền thống còn có những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ theo phương thức “thân thiện với môi trường” với nhiều lí do khác nhau. Những hộ này cần được hỗ trợ để phát huy nỗ lực và thậm chí hoạt động như mô hình mẫu nhằm sản xuất tôm quảng canh thành công tạo ra “sản phẩm hảo hạng”. Trong khi một số lượng nhỏ tôm sinh thái đã được chứng nhận tại Cà Mau thì vẫn còn một số lượng lớn tôm sinh thái chưa được cấp chứng chỉ. Một cuộc khảo sát ban đầu sẽ giúp hiểu rõ hơn về số lượng (sản lượng tôm sản xuất và diện tích rừng ngập mặn) và tình hình của những hộ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ. Kết quả của cuộc khảo sát này sẽ giúp cụ thể hóa chiến lược để những hộ nuôi tôm quy mô nhỏ hội nhập tốt hơn vào chuỗi giá trị, nâng cao giá trị của phương thức sản xuất “tôm hữu cơ” và “Thân thiện với môi trường” (thậm chí không cần đến chứng chỉ). Đó có thể là một điểm tiếp cận khác để phân tích tiềm năng về Thanh toán dịch vụ môi trường (PES), và những hộ nuôi trồng thủy sản sẽ được hưởng lợi từ những phương thức canh tác thay thế .

3. Mục tiêu của công tác khảo sát ban đầu

Những mục tiêu chính của khảo sát ban đầu như sau:

• ĐầutiênlàthuthậpnhữngthôngtinchitiếtvềcáchộnuôitômquymônhỏởCàMaunhưphươngthức sản xuất, sản lượng và sự kết nối để hình thành chuỗi giá trị đảm bảo thu nhập ổn định;

• Thứhailàphântíchsâuhơntìnhhìnhđặcbiệtcuacáchộnuôitômrưngquangcanhngaydướitán cây rừng ngập mặn không sử dụng thức ăn và kháng sinh;

• Thứbalàphântíchtiềmnăngcuacáchộnuôitômởtrênnhưmộtđiểnhìnhvềnuôitôm“thânthiện với môi trường” trên cơ sở những tiêu chí ngặt nghèo để được chứng nhận tôm hữu cơ;

• Thứtưlàđưaranhữngkhuyếnnghịhướngdẫnhộnuôitômtiếpcậntốthơnnhữngmôhìnhchuỗi

giá trị hiện có hoặc mới hình thành, và hỗ trợ để được cấp chứng chỉ quốc tế tương đương.

4. Những câu hỏi chính cần được giải đáp và nhiệm vụ của bên tư vấn

Sẽ có 04 nhóm đối tượng mục tiêu trong đợt khảo sát:

i. Các sở ban ngành địa phương; ii. Các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ; iii. Thương lái, trạm thu mua và các công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu;iv. Các trại sản xuất giống.

Đơn vị tư vấn cần thu thập thông tin từ các bên liên quan bao gồm cả khối nhà nước và tư nhân và phỏng vấn các đại diện của tỉnh như UBND, sở NN & PTNT đặc biệt là các phòng thủy sản và các ban

Page 147: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

145

quản lý rừng, hộ nuôi tôm địa phương chủ yếu tập trung tại các huyện ven biển Cà Mau, “thương lái” và các công ty chế biến thủy sản lấy tôm trực tiếp từ các hộ nuôi tôm. Cuộc khảo sát cũng nhắm đến mô tả sự khác biệt về mặt địa lý của bốn huyện thuộc phạm vi điều tra trong tỉnh Cà Mau. Bên cạnh phân tích về chuỗi giá trị, các khía cạnh về bảo vệ rừng cũng được xét đến. Vấn đề mấu chốt là đánh giá tiềm năng thị trường của phương thức sản xuất tôm hữu cơ. Về cơ bản có 03 bộ câu hỏi (được phân theo chủ đề chính) được quan tâm trong cuộc khảo sát này:

Câu hỏi xoay quanh chủ đề “chứng nhận sản xuất tôm (như ở Tân An, Tam Giang)

- Số lượng các hộ nuôi tôm ở Cà Mau là bao nhiêu và chủ yếu tập trung ở những vùng nào? Những giống tôm nào được sử dụng trong nuôi trồng (ví dụ như như tôm Sú, tôm thẻ chân trắng, tôm đất) và sản lượng nuôi trồng hàng năm là bao nhiêu?

- Bao nhiêu hộ nuôi tôm đã được cấp chứng chỉ chất lượng Việt Nam hoặc quốc tế như Global GAP, ASC hoặc Naturland và áp dụng cho giống tôm nào? Bao nhiêu hộ nuôi tôm được cấp chứng chỉ “nuôi tôm hữu cơ”? Các hộ đó tập trung chủ yếu ở đâu tại Cà Mau và các hộ nuôi quy mô nhỏ kết nối với chuỗi giá trị như thế nào?

- Sản lượng tôm được cấp chứng chỉ “tôm hữu cơ” ? Các hộ nuôi tôm bán sản phẩm cho những công ty chế biến thủy sản nào và những công ty này bán cho ai? Đã có những công ty cung ứng nguồn quốc tế nào?

- Các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ gặp phải những khó khăn gì trong việc tiếp cận với chuỗi giá trị (trạm thu mua, thương lái và các công ty chế biến thủy sản)?

- Sản lượng tôm được cấp chứng chỉ và sản lượng tôm bán ra dưới dạng đã chứng nhận là bao nhiêu? Lượng tôm có chứng chỉ được bán như tôm thường hoặc tôm không có chứng chỉ do không tìm được đầu ra?

- Mức chiết khấu trung bình cho cho các hộ nuôi tôm đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn khác nhau đối với từng loại tôm là bao nhiêu?

- Các hộ nuôi có chứng chỉ lấy nguồn giống từ đâu? Có các trại giống tôm hữu cơ hoặc được cấp chứng chỉ hay không? Thị phần của họ như thế nào? Động lực nào sẽ thúc đẩy việc sản xuất và mua con giống hữu cơ?

- Các trại sản xuất giống có áp dụng hệ thống quản lí chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng giống đầu ra không? Nếu không thì họ làm cách nào để biết chất lượng giống trước khi bán cho người nuôi?

Các câu hỏi xoay quanh chủ đề “Sản xuất tôm chưa được chứng nhận nhưng thân thiện với môi trường (được mặc định là tôm hữu cơ)”

- Địa điểm và số lượng nông dân đang nuôi tôm theo “quy định về quản lí rừng sản xuất” và qui định tỉ lệ 60-40 dưới tán rừng ngập mặn, không sử dụng thức ăn, thuốc kháng sinh hoặc hóa chất diệt trùng, và các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ (ví dụ như hệ thống cánh quạt tạo ô xi)? Tổng diện tích nuôi trồng/diện tích rừng là bao nhiêu héc ta?

- Lý do sử dụng phương thức sản xuất phi truyền thống này là gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu, nếu so với phương thức truyền thống, thâm canh thì sẽ như thế nào?

- Người nông dân đã có những kiến thức về biện pháp sản xuất tôm hữu cơ hay chưa? Họ đã biết gì về hệ thống chứng chỉ quốc tế và quá trình cấp chứng chỉ?

- Người dân mua giống nuôi ở đâu, chất lượng ra sao và giá cả có cạnh tranh không?- Đã có thương lái nào đề cập đến việc mua tôm sinh thái để xuất khẩu cho thị trường quốc tế hay

chưa?- Tình hình đầu ra cho sản phẩm ra sao? (bao gồm tổn thất do dịch bệnh và các nguyên nhân

khác). Lượng tôm sản xuất được bán như thế nào và ở đâu? Giá bán trung bình, doanh thu, lãi

Page 148: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

146

ròng so với phương thức nuôi truyền thống ở các vùng khác trong Tỉnh như thế nào?- Hãy nêu ra sự so sánh giữa tôm được nuôi theo phương thức phi truyền thống và tôm được

chứng nhận nuôi hữu cơ (ví dụ như Naturland) và phi hữu cơ (ví dụ như ASC, Global GAP)? Có bao nhiêu hộ nuôi tôm hữu cơ nhưng chưa được chứng nhận?

- Tôm chưa được chứng nhận nuôi dưới tán rừng ngập mặn thân thiện với môi trường đến mức nào?

- Người nuôi tôm sẽ mở rộng/ điều chỉnh phương thức nuôi như thế nào cho phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ và phi hữu cơ (chủ yếu là nông dân sản xuất trong rừng ngập mặn, sử dụng phương thức phi truyền thống và quảng canh)?

- Người nông dân chưa được chứng nhận cần được hỗ trợ kỹ thuật nào để tuân thủ các tiêu chuẩn? Để tiếp cận được với chuỗi giá trị cần có được những yêu cầu gì?

Các câu hỏi xoay quanh chủ đề “ Sản xuất tôm trong các vùng bảo vệ và quản lý rừng ngập mặn”

- Số lượng và phân bố của các hộ nuôi tôm ngoài khu vực rừng sản xuất, nhưng trong vùng bảo vệ và khu vực Vườn quốc gia (ví dụ như Vườn quốc gia mũi Cà Mau)?

- Số lượng và phân bố của các hộ nuôi tôm ngoài đê biển hoặc phía trong/ trước đai rừng ngập mặn dọc theo đường bờ biển?

- Các hộ nuôi tôm này kết nối với chuỗi giá trị như thế nào? Sản lượng đầu ra, doanh thu và lợi nhuận của họ ra sao?

- Kế hoạch của Tỉnh nhằm thu hẹp vùng nuôi tôm trong các khu vực bảo vệ như thế nào và đã đưa ra những khuyến khích gì để người dân tự thu hẹp hoặc ngừng sản xuất trong các khu vực trên? Làm thế nào để những chính sách khuyến khích hoặc tính toán cách thức bù đắp về tài chính có thể hiện thực hóa kế hoạch trên?

- Các hộ nuôi tôm (trong tất cả các loại rừng) có được quyền tham gia vào công tác quản lý rừng hay không, họ được trả công như thế nào? Họ hợp tác và trao đổi thông tin như thế nào với các ban quản lí rừng cấp tỉnh?

5. Các kết quả trực tiếp do bên tư vấn cung cấp

• BáocáokhaosátbanđầubằngtiếngViệtvàtiếngAnh(CáccánbộcuaGIZvàSNVsẽcùngchinhsửa bản thảo và báo cáo cuối cùng bằng tiếng Anh), các mục tiêu và các câu hỏi chính (ở phần 3 và 4) phải được đề cập; mô tả chi tiết về phương pháp sử dụng (như phỏng vấn, phân tích số liệu thứ cấp) và các nguồn tham khảo phải được cung cấp đầy đủ; phần tóm tắt tổng quát (khoảng 1-3 trang), phần kết luận và kiến nghị cũng được đưa vào; Vị trí địa lí các vùng khảo sát và các hình ảnh liên quan cần được đưa vào những mục phù hợp trong báo cáo; các dữ liệu gốc đã qua xử lí cần phải được minh bạch để bên GIZ có thể truy cập bất kỳ lúc nào.

• Thuyếttrìnhcáckếtqua:Khikếtthúccôngtáckhaosát,đơnvịtưvấncótráchnhiệmthuyếtminhcác kết quả sơ bộ trong hội thảo với các bên liên quan ở Cà Mau (hội thảo này sẽ do phía GIZ Cà Mau tổ chức).

6. Kế hoạch thực hiện

Công tác khảo sát sẽ triển khai tại Cà Mau với các chuyến thăm tới các sở ban ngành cũng như các chuyến khảo sát các vùng sản xuất đại diện cho 04 huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân. Ngày triển khai dự kiến là 25/02/2013, phần khảo sát thực địa sẽ được tiến hành vào giữa tháng 3, Hội thảo báo cáo kết quả dự kiến được tổ chức từ 26-29/04/2013. Hạn chót hoàn tất báo cáo cuối cùng là 03/05/2013. Một cuộc họp đánh giá với nhóm trưởng của đơn vị tư vấn sẽ được tổ chức sau khi công bố

Page 149: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Báo cáo hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với môi trường tại tỉnh Cà Mau

147

báo cáo cuối cùng. Nhằm lập kế hoạch tốt để hợp tác với GIZ Cà Mau, phía tư vấn cần trù bị và tuân thủ kế hoạch hoạt động chi tiết trong bảng dưới đây.

Bảng: Các hoạt động, thời gian và địa điểm thực hiện cho bên tư vấn

CÁC HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN ĐIA ĐIỂM

1 Rà soát tài liệu hiện có và dữ liệu thứ cấp

01 – 08/3/2013

2 Thu thập thông tin về các quy định, văn bản pháp quy liên quan

3 Thu thập các dữ liệu thống kê địa phương

4 Chuẩn bị bảng câu hỏi (4 bộ)

5 Thuyết trình và chỉnh sửa bảng câu hỏi

6 Tiến hành phỏng vấn điều tra với bảng câu hỏi 11 – 29/3/2013

6a

i) Trao đổi với chính quyền địa phương, phỏng vấn các cán bộ chủ chốt của tỉnh và 04 huyện (bao gồm Sở NN & PTNT, các đơn vị trực thuộc Sở, các xã, công ty lâm nghiệp.)

04 huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân

6b ii) Khảo sát các hộ nuôi tôm (215 hộ) 04 huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân

6ciii) Khảo sát 9 trại sản xuất giống, 12 thương lái, 4 trạm thu mua và 4 công ty chế biến thủy sản

04 huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân

7 Nhập dữ liệu 01 – 09/4/2013 Cà Mau

8 Xử lý và phân tích số liệu 10 – 17/4/2013 Cà Mau

9 Báo cáo sơ bộ 18 – 25/4/2013 Cà Mau

10 Hội thảo: Thuyết trình và thảo luận kết quả 1 ngày, 26 – 29/4/2013 Cà Mau

11 Dự thảo báo cáo cuối cùng 29/4 – 03/5/2013 Cà Mau

12 Họp đánh giá 06 – 10/5/2013 Cà Mau

Page 150: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,
Page 151: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,
Page 152: Hiện trạng các mô hình nuôi tôm Quy mô nhỏ thân thiện với ... · GIZ đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Thay mặt cho chính phủ Đức,

Sở NN&PTNTtỉnh Cà Mau