hỘi c u sinh viÊn qu c gia hÀnh chÁnh nam california số … · phản ứng với thiên...

25
HI CU SINH VIÊN QUC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA S03 / 2011 HI ĐỒNG QUN TRChTch Nguyn Huy SPhó ChTch Trn Tn Mn Thư Ngô Ngc Vĩnh Thành Viên ChNguyn Văn Phúc Cao Xuân Thc BAN CHP HÀNH ChTch Trn Ngc Thiu Phó ChTch Trn Quý Hùng Trn Bch Thu Tng Thư Đinh Bá Tâm ThQuĐinh Ngc Bo TNG KIM SOÁT Đặng Mnh Hùng Địa chliên lc: 8051 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683 ĐT: (714) 891-9996 Fax: (714) 891-8727 Email: [email protected] Chn mt đường đi Kính thưa quý anh chđồng môn Cu Sinh Viên Quc gia Hành chánh, Trong hai tháng qua, mt sanh em trong HĐQT và BCH chúng tôi có tham dsinh hot vi vài Hi đoàn trong Cng đồng ti đây. Anh em đều mang mt tâm trng chung là có vngao ngán cho sinh hot ca các Hi đoàn kccác hi thun tuý Ái hu trong tp thtnn hi ngoi này. Theo thin nghĩ, thy cũng dhiu thôi: Ngay tthi thơ u cp sách đến trường, ai ai cũng biết TTông ta là Lc Long và Âu Cơ, ăn vi nhau sinh ra được mt bc trng (chdân ta mi thào dùng chđồng bào” để gi toàn dân). Trng ntrăm con. Năm mươi con theo cha lên min núi sinh sng; năm mươi con theo mxung min bin lp nghip. Không nghe nói có dp nào hai na gia đình đó đoàn tc. Phn ng vi thiên nhiên trong môi trường sng làm người min núi và người min bin có nhng tâm tính, suy nghĩ, phn ng khác nhau. Đó là quy lut tt nhiên. Tmt đại gia đình tan, hp, pha trn vi nhiu sc dân đã hình thành nhng giòng tc, ri dn dn thành mt dân tc có chung mt tên nước, mt lch s, mt tiếng nói, mt nn văn hóa… Giang sơn hình chS thành hình dn dn theo thi gian vi sđồng hóa các dân tc khác; đồng thi nh hưởng giao thoa ca hai nn văn hóa ln Trung Hoa và n Độ đã gieo mm Tam Giáo trong dân gian, chưa kmt vàì tôn giáo mi theo bước chân người tây phương ti sau này. Đến thi kcn đại, đất nước ta li được chn là mt trong nhng nơi “thla” ca chiến tranh ý thc h. Tt cnhng yếu tđịa lý, nhân văn, kinh tế, chính trxã hi đa dng đó đã un nn người dân ta thành nhng con người thông minh, cn cù, chu đựng, khó khut phc nhưng lúc nào cũng tha cnh giác, nghi kvà ích k. Mt nét đặc bit là đa sngười dân quê đều biết ng khu hát vè, hát ca dao. Hchi còn hay hơn hát và rt dai. Ý thc Dân Chtrong lũy tre xanh có rt sm; trăm dân trăm ý, phép vua thua llàng nên dxưng hùng xưng bá. Mt nét nhân bn chung là đất nước nào càng nghèo kh, càng nhiu đọa đầy thì người dân càng yêu quê hương ca h. Dân ta rt đoàn kết trước gic ngoi xâm, nhưng trong thi bình thường hay có ni chiến; trong đấu tranh dkết hp, nhưng trong xây dng khó thng nht. Lch sdân tc ta là lch sđầy chiến tranh. Nếu không có ngoi xâm thì có ni chiến. Dân ta khó có thkhông chia rtrong nhiu phm trù! Biến clch strng đại năm 1975 đã đưa đẩy khong hai triu người thoát sang được bến bTDo trong hoàn cnh xa quê hương, mang nhiu vết so thxác và tinh thn đau đớn. Quá ut hn cho snghch lý ca lch sgiai đon va qua ca Dân tc; quá đau bun cho cuc sng ly hương và quá nôn nóng cho thng li được trvquê hương nghìn trùng xa cách mà anh em quay ra cu xé nhau bt kli hi cho công cuc chiến đấu chng kthù chung. Scu xé không nhng chxy ra gia các cá nhân, mà lan rng ra trong các Hi đoàn và trong Cng đồng khp các Châu lc có người Vit hi ngoi sinh sng.

Upload: others

Post on 19-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

 

 

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

Số 03 / 2011  

 

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chủ Tịch Nguyễn Huy Sỹ Phó Chủ Tịch Trần Tấn Mẫn

Thư Ký Ngô Ngọc Vĩnh

Thành Viên Chị Nguyễn Văn Phúc

Cao Xuân Thức

BAN CHẤP HÀNH

Chủ Tịch Trần Ngọc Thiệu

Phó Chủ Tịch Trần Quý Hùng Trần Bạch Thu Tổng Thư Ký Đinh Bá Tâm

Thủ Quỹ Đinh Ngọc Bảo

TỔNG KIỂM SOÁT

Đặng Mạnh Hùng

Địa chỉ liên lạc:

8051 Westminster Blvd. Westminster, CA 92683

ĐT: (714) 891-9996 Fax: (714) 891-8727

Email:

[email protected]

Chọn một đường đi

Kính thưa quý anh chị đồng môn Cựu Sinh Viên Quốc gia Hành chánh,

Trong hai tháng qua, một số anh em trong HĐQT và BCH chúng tôi có tham dự sinh hoạt với vài Hội đoàn trong Cộng đồng tại đây. Anh em đều mang một tâm trạng chung là có vẻ ngao ngán cho sinh hoạt của các Hội đoàn kể cả các hội thuần tuý Ái hữu trong tập thể tỵ nạn ở hải ngoại này. Theo thiển nghĩ, thấy cũng dễ hiểu thôi: Ngay từ thời thơ ấu cắp sách đến trường, ai ai cũng biết Tổ Tông ta là Lạc Long và Âu Cơ, ăn ở với nhau sinh ra được một bọc trứng (chỉ có dân ta mới tự hào dùng chữ “đồng bào” để gọi toàn dân). Trứng nở trăm con. Năm mươi con theo cha lên miền núi sinh sống; năm mươi con theo mẹ xuống miền biển lập nghiệp. Không nghe nói có dịp nào hai nửa gia đình đó đoàn tụ cả. Phản ứng với thiên nhiên trong môi trường sống làm người miền núi và người miền biển có những tâm tính, suy nghĩ, phản ứng khác nhau. Đó là quy luật tất nhiên. Từ một đại gia đình tan, hợp, pha trộn với nhiều sắc dân đã hình thành những giòng tộc, rồi dần dần thành một dân tộc có chung một tên nước, một lịch sử, một tiếng nói, một nền văn hóa…

Giang sơn hình chữ S thành hình dần dần theo thời gian với sự đồng hóa các dân tộc khác; đồng thời ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hóa lớn Trung Hoa và Ấn Độ đã gieo mầm Tam Giáo trong dân gian, chưa kể một vàì tôn giáo mới theo bước chân người tây phương tới sau này. Đến thời kỳ cận đại, đất nước ta lại được chọn là một trong những nơi “thử lửa” của chiến tranh ý thức hệ. Tất cả những yếu tố địa lý, nhân văn, kinh tế, chính trị xã hội đa dạng đó đã uốn nặn người dân ta thành những con người thông minh, cần cù, chịu đựng, khó khuất phục nhưng lúc nào cũng thừa cảnh giác, nghi kỵ và ích kỷ. Một nét đặc biệt là đa số người dân quê đều biết ứng khẩu hát vè, hát ca dao. Họ chửi còn hay hơn hát và rất dai. Ý thức Dân Chủ trong lũy tre xanh có rất sớm; trăm dân trăm ý, phép vua thua lệ làng nên dễ xưng hùng xưng bá. Một nét nhân bản chung là đất nước nào càng nghèo khổ, càng nhiều đọa đầy thì người dân càng yêu quê hương của họ. Dân ta rất đoàn kết trước giặc ngoại xâm, nhưng trong thời bình thường hay có nội chiến; trong đấu tranh dễ kết hợp, nhưng trong xây dựng khó thống nhất. Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đầy chiến tranh. Nếu không có ngoại xâm thì có nội chiến. Dân ta khó có thể không chia rẽ trong nhiều phạm trù!

Biến cố lịch sử trọng đại năm 1975 đã đưa đẩy khoảng hai triệu người thoát sang được bến bờ Tự Do trong hoàn cảnh xa quê hương, mang nhiều vết sẹo thể xác và tinh thần đau đớn. Quá uất hận cho sự nghịch lý của lịch sử giai đoạn vừa qua của Dân tộc; quá đau buồn cho cuộc sống ly hương và quá nôn nóng cho thắng lợi được trở về quê hương nghìn trùng xa cách mà anh em quay ra cấu xé nhau bất kể lợi hại cho công cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự cấu xé không những chỉ xẩy ra giữa các cá nhân, mà lan rộng ra trong các Hội đoàn và trong Cộng đồng ở khắp các Châu lục có người Việt hải ngoại sinh sống.

 

Không thể phá hoại, triệt hạ nhau bằng vũ khí thì dùng những ngôn từ cay nghiệt nhất đưa lên hệ thống truyền thanh, báo chí, website và emails. Cuối cùng, sự đối đáp, tranh cãi qua lại đã đưa đến kết quả là tất cả những người có tâm huyết dấn thân vào sinh hoạt các Hội đoàn trong Cộng đồng đều được khoác cho những danh từ “súc vật”, “Việt gian”, “tay sai, nằm vùng” và rồi là… “Cộng sản”. Nếu cứ tiếp tục mãi như thế thì kẻ địch sẽ “bất chiến tự nhiên thành”. Anh chị đồng môn chúng ta cùng một số khá đông đồng bào may mắn đang được sống trong thế giới Tự do, nhứt là tại Hoa Kỳ là một nước Dân chủ lớn, nơi luật pháp được thượng tôn, chiến tranh không trực tiếp xẩy ra ở đây nên những kẻ xấu bụng, phá hoại, thù nghịch đã xử dụng tối đa vũ khí phi-kim-khí, không-thuốc-nổ để tấn công người khác. Chỉ tội nghiệp cho những người không quen hay không thể xử dụng những ngôn từ “bẩn thỉu” phải chịu thiệt hại. Trong Cộng đồng, những phần tử xấu, đi-bằng-đầu này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Họ hoặc là một nhóm người mất phương hướng, hoặc là phường “giá áo túi cơm”, mờ mắt vì danh vì lợi, sẵn sàng đem chữ nghĩa một vốc của mình đi phục vụ cho những thế lực thù địch kiểu như những kiếm khách thời Trung cổ vác gươm đi đâm mướn chém thuê. Để đánh phá tập thể tỵ nạn Cộng sản, họ thường dùng email nặc

danh, ẩn mình dưới những tên giả, trốn tránh luồn lách, dùng xú ngữ ác độc đi ám hại những người làm việc quang minh chính đại, thì chúng ta chẳng nên và chẳng cần “ khẩu chiến” với họ làm gì. Trả lời họ là cho họ một cơ hội đứng ngang hàng với mình, vì ta không biết họ là ai, có cùng trình độ và nguồn gốc với ta hay không. Trong tập thể Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành chánh nhỏ bé của chúng ta, rất may, số người xấu như trên lại càng ít hơn nữa, Có thể mấy anh này có đầu óc hơi bất bình thường, đã có tuổi nhưng chưa trưởng thành về nhân cách. Vậy các anh này là những người đáng thương hơn là đáng ghét và cần được xã hội cho tham dự các lớp về sức khoẻ tâm thần. Hội Cựu Sinh Viên QGHC chúng ta trước hết là một hội Ái hữu nên cần phải chọn bạn mà chơi trong tinh thần tương kính và bao dung, coi nhau như anh em. Sẽ không có ai chê cười nếu chúng ta nhường nhịn một người em ngỗ nghịch hay chịu đựng một người anh có bịnh nan y mãn tính trong nhà. Dù xã hội có đảo điên, dù trong hội nhà có chuyện bối rối, xin quý anh chị đồng môn cứ an nhiên tự tại, kiên định lập trường, bền chí, nhắm thẳng con đường đúng đắn quang minh chính đại mà tiến tới. “Phòng ý như thành, thủ khẩu như bình”.

Trần Ngọc Thiệu, ĐS11  

BIÊN BẢN PHIÊN HỌP MỞ RỘNG THÁNG 6/2011 BAN ĐẠI DIỆN HỘI QGHC NAM CALIFORNIA

        Thời gian: lúc 10 giờ sáng CN, 26-6-2011. Địa điểm: Nhà hàng Emerald Bay, TP Fountain Valley, Nam California. Hiện diện: Quý anh trong Ban Đại Diện Trần Ngọc Thiệu, Đặng Mạnh Hùng, Cao Xuân Thức, Đinh Ngọc Bảo, Ngô Ngọc Vĩnh, Trần Bạch Thu và Đinh Bá Tâm. Ngoài ra, có sự tham dự của quý anh chị: Ngô Ngọc Trác, Nguyễn thị Giêng, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Xuân Thi.

Mở đầu phiên họp, anh Trần Ngọc Thiệu nêu vấn đề Hội Texas gởi thư hỏi ý kiến các Hội về việc “Phục Hồi Sinh Hoạt TH/CSV/QGHC”, trong đó nhấn mạnh các câu hỏi 1, 2, 3.

Sau phần đóng góp ý kiến của các anh Nguyễn Văn Sáu, Cao Xuân Thức…, toàn thể quý anh chị trong phiên họp đã đồng ý các điểm sau để phúc đáp Hội Texas:

1- Hội Nam Cali chấp nhận giải pháp trong câu hỏi 3: Những Hội/Chi Hội không trả lời, hay trả lời “không có ý kiến” được xem như phiếu trắng trong cuộc trưng cầu ý kiến “Phục Hồi Sinh Hoạt Tổng Hội”.

 

2- Các Hội/Chi Hội có trả lời, dù trả lời “không có ý kiến”, cũng nên được tính vào tổng số các Hội có tham gia bỏ phiếu.

3- Các ý kiến cá nhân đồng môn QGHC được xem như đóng góp có tính cách tham khảo mà thôi. 4- Các Hội/Chi Hội hay cá nhân đồng môn gởi ý kiến đến muộn, sau khi Hội Texas đã gởi Tâm thư

(2/6/2011) và Báo cáo (15/6/2011) thì cũng sẽ được chấp thuận để tính tỉ lệ kết quả. Tất cả đóng góp ý kiến nay được tổng kết tính đến hạn 15 tháng 8 theo đề nghị gia hạn của Hội Texas.

5- Đề nghị Hội Texas, sau khi tổng kết đợt chót này, sớm gởi bản “Thỏa Hiệp Điều Hành” (mới) để trưng cầu ý kiến các Hội/Chi Hội. Bản “Thỏa Hiệp Điều Hành” được đồng thuận cuối cùng sẽ là văn kiện căn bản để điều hành Tổng Hội từ đó.

Từ trái: ĐNBảo, NNTrác, NTGiêng, ĐBTâm, TBThu, TNThiệu, CXThức, NNVĩnh, ĐMHùng, NVSáu.

Buổi họp đã chấm dứt sau một giờ thảo luận sôi nổi. Sau đó anh chị em tham gia buổi họp đã đến tham dự buổi ra mắt sách “Một Thời” của đồng môn Nguyễn Nhơn, cũng tại nhà hàng Emerald Bay, lúc 11 giờ cùng ngày. Thực hiện Biên Bản: Đinh Bá Tâm (TTK/BCH/ Hội QGHC Nam Cali)

Hội CSV/QGHC Nam Cali Tổ Chức Nói Chuyện về Medicare

Một trong những sinh hoạt phục vụ cộng đồng của Hội QGHC Nam California vừa được thực hiện vào 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy 11 tháng 6 năm 2011 tại Hội trường Viện Việt Học, TP Westminster. Đó là buổi giới thiệu với người tham dự : “Những Qui Định Mới Về MEDICARE” và diễn giả được mời nói chuyện là Bà Yến Tuyết, Cố Vấn Chương Trình HICAP thuộc Hội Đồng Người Cao Niên Orange County.(Council on Aging in OC). Buổi nói chuyện quy tụ gần 100 đồng hương tham dự chưa kể các anh chị em trong Ban Tổ Chức cùng một số khách cao niên khác lần lượt đến sau phần khai mạc. Trong phần mở đầu, anh Trần Ngọc Thiệu, Chủ Tịch Hội QGHC Nam Cali đã đề cập

đến tinh thần phục vụ cộng đồng của tập thể cựu sinh viên QGHC qua việc hợp tác biểu tỏ lập trường quốc gia chống cộng với các hội đoàn địa phương, ủy lạo thăm viếng đồng môn và đồng hương tại các bệnh viện, viện dưỡng lão, đặc biệt là tổ chức các buổi nói chuyện về những chương trình thiết thực để áp dụng trong việc hội nhập đời sống vào xã hội Hoa Kỳ. Nhân dịp này, thay mặt cho tập thể Cựu sinh viên QGHC Nam Cali, Anh Trần Ngọc Thiệu đã gửi tặng Bà Yến Tuyết một tấm Plaque bằng đồng ghi nhận sự đóng góp thiết thực cho cộng đồng cũng như đã hổ trợ tích cực cho tập thể QGHC của Bà .

 

 

Ban Tổ Chức (từ trái): Anh Trần Ngọc Thiệu, Bà Yến Tuyết, Anh Đinh Bá Tâm, và Anh Nguyễn Phú Hùng

Đề tài buổi nói chuyệnxoay quanh việc áp dụng Chương Trình MEDICARE vào hoàn cảnh cá nhân của chúng ta. Phần đông, ai cũng biết MEDICARE là chương trình bảo hiểm Y tế của chính phủ Liên Bang, thông thường gồm 2 phần chính là Medicare Part A ( bao trả cho việc nằm bệnh viện) và Medicare Part B ( bao trả cho việc đi khám Bác Sĩ) và một phần để chi trả tiền thuốc men là Medicare Part D. Căn bản là nếu có đi làm đủ 10 năm (40 quarters) và có đóng tiền An Sinh Xã Hội thì đương nhiên được Medicare Part A mà không phải trả bảo phí (premium). Còn Phần B ai

cũng phải mua và bảo phí phần này thay đổi mỗi năm. Với lối trình bày rõ ràng, khúc chiết Bà Yến Tuyết đã phân tách cho người tham dự thấy được sự khác biệt giữa MEDICARE ( bảo hiểm Y tế của Liên Bang ) và Medi-Cal tức Medicaid của Cali ( trợ cấp y tế của Tiểu bang ) ra sao, lợi ích của việc ghi danh đúng hạn vào chương trình Medicare như thế nào , việc chọn lựa chương trình mua thuốc sao cho thích hợp với từng cá nhân có nhu cầu thuốc men khác nhau, giải quyết việc bị ngưng chi trả tiền thuốc bằng cách nào khi đạt đến mức giới hạn của nó (donut holes) v.v. Nhân

Một góc cánh phải của Hội trường

 

Đại diện Ban Tổ Chức tặng Bằng Lưu Niệm

dịp này, Bà cũng đã kiên nhẫn trả lời rành mạch hơn 10 câu hỏi do cử tọa nêu lên, tạo được sự tin tưởng nơi đồng hương về cung cách phục vụ công đồng của Bà. Quà tặng và tài liệu có giá trị cũng được phân phối trong dịp này. Buổi nóí chuyện, ngoài đa số ngườì cao niên tham dự, còn có các phóng viên nhật báo Người Việt và Việt Herald đến thu thập tin tức để làm phóng sự. Ban Tổ Chức gồm các anh trong Ban Chấp Hành Hội QGHC Nam Cali và một số anh chị em cựu sinh viên QGHC thiện nguyện đóng góp. Buổi nói chuyện về MEDICARE chấm dứt lúc 12 giờ 30 nhưng đa số vẫn còn nán lại nhận thêm tài liệu biếu tặng và hỏi han một số chi tiết mà vì thời gian có giới hạn chưa có cơ hội nêu lên. Trả lời với báo chí và một số đồng hương, Anh Trần Ngọc Thiệu luôn khẳng định lập trường của tập thể QGHC là chống cộng và chống ngoại xâm. Anh đã từng cùng với anh em tham gia các cuộc biểu tình trước đây tố cáo nhà cầm quyền VC đàn áp dân chúng và mới đây lên án bá quyền Trung Cộng xâm lấn lãnh hải VN . Anh cũng cho biết, với quan điểm cá nhân, rằng việc một số khá đông người VN ở đây đã vô tình

ngay với đồng hương ở hải ngoại, trong khi sẵn sàng gửi tiền về trợ giúp những công việc xã hội mà nhà cầm quyền VC phải có trách nhiệm thì lại thờ ơ với những công tác xã hội ở ngay tại đây. Chẳng hạn, con em chúng ta đang bị ảnh hưởng của thiếu hụt ngân sách giáo dục, phải giảm số giáo viên, trường lớp, cắt bớt chương trình ăn trưa…Nếu chúng ta đóng góp (donation) gửi đến các Hội Đồng Giáo Dục địa phương hay thành phố cũng phần nào giúp được sự thiếu hụt ngân sách cho những chương trình đó. Việc trợ giúp cho thân nhân ngặt nghèo hay cứu trợ thiên tai vẫn còn là việc nên làm của chúng ta ở hải ngoại. Anh cũng cho biết một loạt các buổi sinh hoạt phục vụ đồng hương trong những ngày tháng tới gồm: Việc chăm sóc ngươì bệnh tại nhà (In Home Supportive Service), Trợ giúp Y tế cho ngươì không có bảo hiểm (MSI), Luật pháp trong đời sống, Con em trước ngưởng cửa Điạ Học, Vấn đề khai thuế cho ngườì có lợi tức thấp v.v…Về sinh hoạt giải trí thì có chương trình Picnic vào tháng 7 và Họp Mặt Văn Nghệ Mùa Thu vào tháng 8 năm nay.

(NPH phóng viên QGHC tường trình)

 

 Tin Sinh Hoạt

- Hội Nam Cali tiếp đón anh Triệu Huỳnh Võ Westminster: Nhân dịp đến Orange County để lo công tác Hội ngộ TTDVCH, anh Triệu Huỳnh Võ, ĐS 6, đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc thân mật với các đồng môn thuộc Hội QGHC Nam Cai trong một buổi điểm tâm vào sáng Chủ Nhật June 12, 2011. Anh THVõ hiện là Trưởng ban

ngành sẽ được tổ chức vào các ngày 5.6.và 7 tháng 8, 2011 sắp tới tại Orange County. Trước năm 1975, anh phục vụ trong ngành DVCH với tư cách Phụ tá Tổng Trưởng (Thứ Trưởng) DVCH và đã trải qua một thời gian dài - 12 năm - trong ngục tù CS sau biến cố 30-4. (SN)

Vận động Hội ngộ các Cán bộ, Viên chức trong

HỘI CSV QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA 8051 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683 Phone: (714) 891-9996 Email: [email protected]

Phúc đáp Hội CSV/ QGHC Texas v/v phục hồi sinh hoạt Tổng Hội

Kính thưa quý anh chị Hội CSV/ QGHC Texas,

Thư này được gửi tới quý Hội sau khi Hội CSV/QGHC Nam California chúng tôi đã có buổi họp hàng tháng mở rộng được tổ chức vào ngày Chủ nhật 26 tháng 6 năm 2011.

1. Xin nhắc lại: Các CSV/QGHC Nam California đã biểu quyết công khai và dân chủ trong Đại Hội Mừng Xuân Tân Mão 26/2/2011 và đã đồng ý:

Phục hồi sinh hoạt Tổng Hội Tín nhiệm Hội CSV/QGHC Texas trong vai trò điều hợp công việc trên.

2. Đồng ý xem những Hội/Chi hội không trả lời hay trả lời “không ý kiến” là phiếu trắng. 3. Đề nghị: Các Hội/Chi hội nào, sau khi có biểu quyết của CSV tại địa phương, có trả lời

dù trả lời “không ý kiến” cũng nên được tính vào tổng số các Hội có tham gia bỏ phiếu. Ý kiến đơn lẻ của đồng môn CSV chỉ nên được ghi nhận là sự đóng góp có tính cách tham khảo mà thôi.

4. Vì TH/QGHC chúng ta là hội ái hữu giữa các đồng môn, sinh hoạt trên tinh thần tình nguyện, tương thân tương ái, nên các Hội/Chi hội hay cá nhân đồng môn nào trước đây đã không gửi ý kiến, mà nay, sau khi Hội Texas gửi Tâm Thư (6/2/11); Báo Cáo (6/15/11) và sau cùng thư gửi các nơi ngày 30/06/2011 đã gia hạn nhận phúc đáp từ các nơi đến hết ngày 15/08/2011, thì lần tổng kết ý kiến cuối cùng này là quá đủ thời gian chín mùi cho vấn đề rồi. Xin sớm tiếp tục các bước kế tiếp.

Một lần nữa, Hôi CSV/QGHC Nam California xin cảm ơn và hoan nghinh tinh thần tình nguyện, tích cực dấn thân, thực hiện công tác phục hồi sinh hoạt Tổng Hội của Hội Texas trong hòan cảnh khó khăn phức tạp hiện nay. Hội chúng tôi sẵn sàng sát cánh trong những viêc làm trong sáng của quý Hội.

Little Saigon, ngày 1 tháng 8 năm 2011 TM. Ban Đại Diện Hội CSV/QGHC Nam California

Chủ Tịch HĐQT Chủ Tịch BCH Tổng Kiểm Soát Nguyễn Huy Sỹ Trần Ngọc Thiệu Đặng Mạnh Hùng

 

Từ trái: Nguyễn Huy Sỹ, Ngô Ngọc Trác, Trần Ngọc Thiệu, Triệu Huỳnh Võ, Đặng Mạnh Hùng

- Sinh Hoạt Câu Lạc Bộ 12

Từ trái: NHSỹ, ĐBTâm, CNDương, CVĐể, NXThúy, TXThời, TVNghĩa, NHTân

Westminster - Sinh hoạt CLB 12 trong mùa Hè 2011 đã được khởi đầu bằng việc đón tiếp Trần xuân Thời - một thành viên CLB - trong chuyến du Nam (Cali.) vào ngày 6/6/11 vừa qua. Ngồi

quay quần quanh bàn ăn trong một nhà hàng tại Orange County, bạn bè đồng khóa nhìn nhau, và thấy mỗi năm gặp lại, mọi người đều già đi theo luật thời gian. Tất cả đều đã bước vào lớp tuổi

 

trên dưới “thất thập cổ lai hi”, nhưng mỗi khi hội ngộ, lại chuyện trò vui vẻ, thân mật, có đôi chút “suồng sã” như thuở còn là sinh viên lúc mới nhập học từ gần nửa thế kỷ trước. Một thành viên khác – GS Nguyễn hữu Thịnh - do sức khỏe không được tốt, đã được bạn bè đồng khóa ân cần rủ nhau đến thăm viếng và cầu chúc anh mau chóng được phục hồi. CLB 12 được thành lập từ

13 năm nay theo tính cách ái hữu. Vẫn do một Ban Quản Lý với Cung Nhật Dương, Đinh Bá Tâm, Ngưyễn Huy Sỹ điều hành, được bầu lên chỉ một lần duy nhất và nhiệm kỳ là vĩnh viễn, không bao giờ tổ chức một cuộc bầu cử khác thay thế, theo quyết nghị của toàn thể thành viên 12 vào tháng 12/1998 tại tư gia Ngô Đình Thu ở Irvine. (SN)

- Hội Ngộ ĐS11/QGHC Theo lời mời của anh chị Minh Tuyết, một buổi Hội ngộ đồng môn ĐS11 đã tổ chức tại tư gia của đôi uyên ương đồng khóa này ở Walnut vào trưa ngày 4 tháng 6 năm 2011. Đến từ vùng Orange County có các anh chị

TNThiệu, NPHùng, NHThông và một đồng môn thân hữu là anh Nguyễn thành Thân; Các chị NVBích Diễm, NVPhúc; Các anh TCThu, NVChuế và ĐBTâm.

Từ trái – Hàng ngồi - Các chị: Đức, Uyển, Hùng, B.Diễm, Tuyết, Thông, Thiệu, Mẫn, Phúc. Hàng đứng – Các anh: Uyển, Đức, Thiệu, Tâm, Hùng, Thu, Minh, Thân, Thời, Mẫn, Thông.

Ngoài ra, đến từ Gardena có anh chị NMMẫn, và từ San Diego - cực Nam California, có anh chị Bửu Uyển. Anh chị VTĐức, mặc dù mới từ VN sang định cư ở vùng Winnatka một thời gian ngắn, cũng đến tham dự. Anh TXThời, một đồng môn từ Minnesota xa xôi, nhân dịp ghé thăm Nam Cali, đã đến tham dự buổi họp mặt hôm nay. Sau một màn tay bắt mặt mừng, nhận diện lại nhau, thăm hỏi nhau…Anh chị gia chủ ngỏ lời chào mừng và mời anh chị em thưởng thức những món ăn thơm ngon, đậm đà mùi vị quê hương do anh chị khoản đãi… Sau đó là màn trình diễn văn nghệ, với những giọng ca tài tử,

mặc dù đã “vang bóng một thời”, nhưng vẫn lôi cuốn thính giả đồng môn. Đó là giọng đơn ca của anh Phú Hùng, sau đó đồng ca với chị Hùng, rồi đồng ca với anh Thông, tự Thông Râu. Giọng ca của chị Bích Diễm vẫn còn hấp dẫn thính giả đồng môn, khiến cho anh chị em nhớ lại lần chị trình bày bài “NắngThủy Tinh” tại Câu Lạc Bộ của Học Viện QGHC hơn 45 năm về trước. Anh Thời, mặc dù đã “lục tuần có lẻ”, giọng ca vẫn trong trẻo, mạnh mẽ như ngày nào thời sinh viên …Các anh Thiệu, Uyển, Thu, Mẫn nhắc lại những kỷ niệm xưa, thời còn “cắp sách đến trường QGHC”…Riêng anh Đức, đã đọc một bài

 

thơ vừa sáng tác trong buổi Hội ngộ hôm nay. - Buổi họp mặt kéo dài mãi đến chiều và đến hơn

4 giờ chiều, anh chị em mới lưu luyến chia tay. (Ghi nhanh ĐBT)

- Picnic Hè 2011 – QGHC/Nam Cali

“Em đến bên đời hoa vàng một đóa Một thoáng hương bay bên trời phố hạ Nào có ai hay ta gặp tình cờ Như là cơn gió em còn cứ mãi bay đi… ………………………………………..

Em đến nơi này bao điều chưa nói Lặng lẽ chưa xa sao lòng quá vội Một cõi bao la ta về ngậm ngùi Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui…”

(Trích Hoa Vàng Mấy Độ của TCSơn)

  Tiếng hát thiết tha truyền cảm hòa với tiếng Tây Ban Cầm trầm ấm của CSV/QGHC Hồ Hàng (ĐS17) vang lên trong khu công viên Garden Grove Park, vào một buổi trưa cuối tuần thời tiết thật đẹp ngày 3-7-2011 vừa qua. Hơn 40 đồng môn ngồi quanh anh im lặng lắng nghe. Vài anh chị hòa ca với anh... Mọi người cùng đến nơi này, gặp nhau để cùng tâm sự bao điều chưa nói. Nhưng không phải họ gặp nhau thật tình cờ để cùng thưởng thức một buổi ca nhạc tài tử ngoài trời; mà về đây để tham dự Picnic trong một buổi trưa đầy nắng hạ vàng tươi tại miền Nam California. Các CSV và bạn phối ngẫu phần lớn đến từ những thành phố gần, quanh khu Little Saigon. Nhưng cũng có những đồng môn từ xa, nhân ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ, về thăm Nam Cali. Như chị Ngọc Oanh ĐS9 từ Sacramento; chị Vũ thị Hường ĐS17, cùng chồng và con gái từ Texas; anh chị Lê Ngọc Thạch ĐS11 từ San Jose; hoặc anh chị Vũ Trung Đức ĐS11 từ Winnetka, một thị trấn thuộc Los Angeles, phía bắc Burbank. Anh chị Dương Dung ĐS13 tỏ ra rất thích thú vì lần đầu anh chị đến tham dự buổi Picnic do Hội QGHC Nam Cali tổ chức; nhất là bà xã anh Dung sốt sắng đóng góp

nhiều ý kiến mới mẻ cho những lần họp mặt trong tương lai. Được biết anh chị Dung từ Missouri dọn về California gần hai năm nay. Anh Trần Ngọc Tôn, người đồng môn huynh trưởng thường hiện diện trong những buổi họp mặt CSV/QGHC Nam Cali, mặc dù mấy hôm nay bị cảm, vẫn cố gắng vui vẻ đến tham dự. Ngoài ra, có một số bạn đồng môn đã gọi điện thoại hay gởi điện thư cho ban tổ chức, tỏ ý tiếc không thể đến tham dự được và xin gởi lời chào anh chị em trong buổi Picnic hôm nay… Sau phần cám ơn anh chị em đồng môn đến tham dự buổi họp mặt, anh Chủ Tịch Trần Ngọc Thiệu đã tổ chức trao giải thưởng; giải nhất Tennis cho hai bạn Đinh Viết Cư và Phan Cao Tăng. Các đấu thủ khác cũng đều được trao Cúp bằng đồng và huy chương để vinh danh tinh thần thể thao của các “lão tuyển thủ” với tinh thần còn tươi trẻ hăng say! Tiếp theo lời mời của anh chị Đinh Ngọc Bảo ĐS11, Thủ quỹ BCH Hội Nam Cali, các anh chị em lần lượt đến lấy những thức ăn thật ngon lành, hấp dẫn…từ mầu sắc đến hương vị. Những khay bánh cuốn Thanh Trì trắng nõn nà; những khay chả giò vàng óng giòn rụm; những khay nộm

10 

 

(gỏi) với rau trái thái nhỏ, còn xanh tươi; những khay cơm chiên lạp xưởng, tôm tươi đỏ ửng, bên cạnh những khay bánh bèo nhân tôm chấy với đậu xanh màu vàng tươi; khay bánh Paté Chaud nâu đậm bên cạnh khay bánh su với nhân kem trắng ngần. Đặc biệt có nồi cháo heo quay còn nóng hổi, thơm phức khiến thực khách khen ngợi không tiếc lời! Cuối cùng phần tráng miệng với nồi chè Thái ngọt lịm, bên cạnh những quả dưa hấu, dưa tây tròn trĩnh xanh tươi ! Tất cả những món ăn đầy hương vị đặc sắc đó là do công lao của anh chị Bảo. Một số món do anh chị đặt mua ở những tiệm thực phẩm nổi tiếng, một vài món khác tự tay chị nấu lấy, phút chót mang đến còn nóng hổi, bốc khói thơm ngon…Như để tăng thêm hương vị cho buổi tiệc “tự phục vụ” ngoài trời hôm nay, thực khách đồng môn vừa nhấm nháp ly chè Thái, vừa xem những bức tranh “lập thể” do tác giả đồng môn Hồ Hàng mang đến trưng bày dưới những tàng cây râm mát quanh lều Picnic. Những bức tranh vẻ với màu sắc tươi vui, cộng thêm cách trưng bày rất ư là “lập thể”, trộn lẫn với những “gam” màu sáng chói dưới ánh nắng thuỷ tinh đầu hạ… tất cả đã làm cho những bức tranh trở nên độc đáo, bắt mắt người thưởng ngoạn. Buổi họp mặt kéo dài mãi đến hơn 3 giờ chiều, với những cuộc mạn đàm, thăm hỏi; những lần chụp hình liên tiếp từng đôi, từng nhóm, hay toàn thể anh chị em

tham dự Picnic.Một sự kiện đặc biệt xảy ra trong buổi Picnic: một nhóm anh chị em ĐS11, nhân anh chị Vũ Trung Đức ĐS11 đến tham dự buổi họp mặt ngoài trời đầu tiên hôm nay - kể từ ngày anh rời VN đến Mỹ định cư gần 1 năm - đã trao cho anh chị một món quà,

tượng trưng cho lòng thương mến, tươngthân tương ái của anh chị em đồng khóa, nhất là trong thời gian anh chị Đức mới đến Mỹ còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Sau buổi Picnic, tôi nhận được tin buồn: cô Nguyễn Thị Huệ, cựu giáo sư QGHC, vừa qua đời tại Texas… Trong một thoáng tôi như thấy lại bóng dáng tươi trẻ của cô Huệ trong những buổi giảng dạy ở giảng đường HV/QGHC Sài gòn năm xưa…Rồi tiếp theo, hình ảnh của cô trên chiếc xe nhỏ do một nhóm môn sinh QGHC lái đến địa điểm tổ chức Picnic năm 2010 vừa qua tại Mile Square Park. Mới một năm ngắn ngủi đã có biết bao tang thương biến đổi, biết bao sinh ly tử biệt! Ước mong sao, vào những dịp họp mặt Tân Xuân, những buổi Picnic mùa Hạ sắp tới…chúng ta cùng nhau đến tham dự. Để còn gặp nhau, để còn

nhìn lại những khuôn mặt quen thuộc thân thương và chúng ta sẽ cảm thấy ấm lòng với tình đồng môn, mãi mãi không nhạt phai theo năm tháng.

ĐBTâm (Phóng Viên Bản Tin QGHC/Nam Cali.)

- Tennis Hè 2011 – QGHC/Nam Cali

Năm nay 2011, giải Tennis CSV/ QGHC Nam Cali được tổ chức vào Thứ Bẩy ngày 2 tháng 7 cũng tại công viên Mile Square như những năm trước. Số các anh thi đấu năm ngoái không tham dự năm nay vì đã bận, đau hay đi xa là các anh TH Châu, TH Chung, TĐ

An (CA); NV Mãnh, TN Cường ( ngoài CA). Số các anh ghi danh bốc thăm thi đấu gồm có các anh: PP Ngữ, MV Xa, HT Thành, PC Tăng, Đv Cư, TT Mẫn, TN Thiệu, TY Thông, TQ Hùng, TB Thuyết, NH Thông, NN Trác. Các đấu thủ bị thương hoặc đau xin

Chị Vũ Thị Hường(ĐS17) và con gái, đến từ Texas

11 

 

bỏ cuộc ngay tại chỗ gồm có NN Trác, TN Thiệu, TT Mẫn. Kết quả, những anh sau đây đã thắng giải như sau: - Giải vô đich: Đinh Viết Cư & Phan Cao Tăng - Giải nhì: Mai Văn Xa & Phạm Phước Ngữ - Giải ba: Trần Yêm Thông & Nguyễn Hữu Thông - Giải thân hữu: Trần B Thuyết & Trần Q Hùng

Các Trophy của giải được trao cho các đấu thủ vào ngày hôm sau Chủ Nhật ngày 3 tháng 7 Picnic ngoài trời tại công viên Garden Grove. Mặc dầu cao tuổi nhưng nhiều anh trông còn rất phong độ, hy vong còn tiếp tục tổ chức được những năm sau nữa.

(Ghi nhanh, TNThiệu)

Trao giải cho cặp “Vô Địch” Từ trái: TNThiệu, PCTăng, ĐVCư, và LNThạch.

Sinh Hoạt Tháng 9 & 10/2011 của Hội Nam Cali: Ngày 24 tháng 9/ 2011: Đề tài: “Những điều cần biết về Trung Tâm điều trị và chăm sóc cuối đời

cho người già / bệnh” do đồng môn Chu Tất Tiến (ĐS21) điều hợp cùng các chuyên viên trong ngành phụ trách.

Ngày 15 tháng 10/ 2011: Đề tài: “Những điều cần biết về dịch vụ chăm sóc tại gia cho người già / bệnh” do đồng môn Cao Xuân Thức (ĐS13) chuyên viên hồi hưu sở Xã hội thuyết trình.

 

Tài chánh Hội:  

Tồn quỹ ngày 18/5/2011 (từ Bản Tin số 02/2011 mang sang) $3,133.50 (A) Tổng số THU từ ngày 18/05/2011 đến ngày 18/08/2011 $1,350.00 (B) Tổng số CHI (từ 18/05/2011 đến 18/8/2011) $1,478.00 (C)

TỒN QUỸ (tính đến ngày 18/8/2011): (A) + (B) – (C) = $3,005.50

(B) Phần THU ($1,350.00): Niên liễm: TNChung $100, HĐChỉnh $50. Yểm trợ giải Tennis: NXThi $200, TQHùng $100, ĐVCư $100, NHHùng $80, NĐLuận $40, HTLê $300, Ần danh (CH8) $200, PCTăng $40. Thu ẩm thực ngày Picnic: $140. (C) Phần CHI ($1,478.00): Chi phí cho Bản tin $116, Phân ưu $413, Đăng báo Tuyên cáo chống Trung Cộng $140, Chi phí cho giải Tennis $278, Chi phí cho ngày Picnic $406, Chi phí cho ngày thuyết trình Medicare $125.

Xin xem trong Phụ Trang Điện Tử: Một số hình ảnh Picnic và Giải Tennis Hè 2011 do Hội QGHC Nam Cali tổ chức. Bài viết “Tô Canh Chua” của đồng môn Hoài Việt Trương An Ninh (ĐS14). Nhân mùa Vu Lan, Bản Tin xin đăng bài thơ “Chiêm Bao Mẹ” của đồng môn Cung Trọng Bảo

(CH7) trích tử Tuyển Tâp Thơ QGHC, do Cơ Sở Hoài Bảo Quê Hương xuầt bản, ấn bản 2005.

12 

 

                                                                                                         

  

PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được các tin buồn sau đây:

Thân Phụ Giáo Sư Lê Hồng là Cụ Ông LÊ VĂN GIANG, Pháp Danh Minh Duyên, đãtừ trần ngày 18 tháng 5 năm 2011 tại bệnh viện Garden Grove, California, Hoa Kỳ. Hưởng đại thọ 96 tuổi.

Thân Phụ đồng môn Đinh Viết Cư (ĐS15) là Cụ Ông ĐINH VIẾT TRIẾT, Pháp Danh Phổ Thường, đã mệnh chung ngày 1 tháng 6 năm 2011 tại Westminster, California, Hoa Kỳ. Hưởng đại thọ 101 tuổi.

Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC, Giáo sư Học Viện QGHC, đã từ trần ngày 20 tháng 6 năm 2011 tại Paris, Pháp. Hưởng đại thọ 85 tuổi.

Giáo sư NGUYỄN THỊ HUỆ, Giáo sư Học Viện QGHC, đã từ trần ngày 2 tháng 7 năm 2011 tại Houston, Texas. Hưởng đại thọ 82 tuổi.

Hiền thê đồng môn Trương Văn Thành (ÐS 8&9) là Chị CHU KIM DUNG, Pháp danh Diệu Đức, đã từ trần ngày 14 tháng 7 năm 2011 tại Fountain Valley, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 71 tuổi.  

Đồng môn NGUYỄN MINH TÁNH (CH7) đã từ trần ngày 10 tháng 8 năm 2011 tại New South Wales, Australia. Hưởng thọ 64 tuổi.

Đồng môn PHẠM HỒ TÔN (ĐS10) đã từ trần ngày 13 tháng 8 năm 2011 tại Orlando, Florida. Hưởng thọ 72 tuổi.

Thân Mẫu đồng môn Trần Văn Tuôi (ĐS17) là Cụ Bà TRẦN THỊ ĐẨU, đã từ trần ngày 15 tháng 8 năm 2011 tại Saigòn, Việt Nam. Hưởng đại thọ 88 tuổi.

Nhạc Mẫu đồng môn Vũ Minh Ngọc (ĐS16) là Cụ Bà Quả Phụ Lê Côn, Nhũ danh LÊ BẠCH LỰU, Pháp danh Diệu Liên, đã từ trần ngày 18 tháng 8 nằm 2011 tại Ontario, Canada. Hưởng đại thọ 88 tuổi.

 

Xin thành kính chia buồn cùng các tang quyến.

HỘI CSV QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

13 

 

  

HỘI CỰU SINH VIÊN QUỐC GIA HÀNH CHÁNH NAM CALIFORNIA

PHỤ TRANG Số 03 / 2011

Một số hình ảnh buổi Picnic Hè 2011 tại Garden Grove Park:   

Một số thành viên trong Ban Đại Diện Hội Nam Cali

Các anh (từ trái): Nguyễn Huy Sỹ, Cao Xuân Thức, Đinh Ngọc Bảo, Trần Ngọc Thiệu, Đinh Bá Tâm, Trần

Tấn Mẫn, và Trần Quý Hùng  

 

14 

 

 

Từ trái: Chị Ngọc Oanh (đến từ Sacramento), anh chị Lê Ngọc Diệp, chị Nguyễn Thị Nguyệt (áo tím), anh chị Trần Quý Hùng, anh Trần Tấn Mẫn

  

 

Những bức tranh được trình bày rầt ư là “lập thể” của đồng môn Hồ Hàng (ĐS17)

15 

 

                      

Bà xã anh Đinh Ngọc Bảo (ĐS11) bên cạnh nồi cháo “Văn nghệ bỏ túi” do giọng “oanh vàng” của chị “heo quay” nóng hổi, rất ngon và…rất lạ!                                         Ngọc Oanh và anh Hồ Hàng (đệm guitar thùng)  

                     

“Đại Huynh” Trần Ngọc Tôn (ĐS2), tuổi hạc đã cao Anh Dương Văn Dung (ĐS13) và bà xã, lần đầu tiên nhưng rất khỏe mạnh, lúc nào cũng có mặt trong tham dự Picnic. Chị Dung đã có nhiều sáng kiến đóng các sinh hoạt QGHC Nam Cali. góp cho những sinh hoạt của Hội trong tương lai.  

16 

 

Một buổi họp thật nhanh của Khóa ĐS11 trong ngày picnic đã thể hiện sâu đậm tình ái hữu đồng môn với “phong bì tương trợ” trao cho anh chị Vũ Trung Đức, một đồng môn từ Việt Nam định cư tại Nam Cali trên 6 tháng nay.

                      

Chân dung tác giả “Cóc Cuối Tuần” Trần Văn Lương Hồ Hàng, rất ư là…nghệ sỹ! (trái), và Trưởng Mạng lưới Nhân quyền Nguyễn Bá (sau lưng là những bức tranh “lập thể” cùa anh Tùng. Cả hai anh cùng khóa CH8. được trưng bày rải rác dưói những tàng cây…)  

17 

 

Một số hình ảnh giải Tennis Hè 2011 tại Mile Quare Park:   

 

Những tay vợt rất quen thuộc (từ trái): Trần Ngọc Thiệu, Trần Quý Hùng, Mai VănX a, Trần Tấn Mẫn, Phạm Phước Ngữ, Hoàng TrácThành, Ngô Ngọc Trác

Các “trophy” đã sẵn sàng…

18 

 

Sẵn sàng chiến đấu…!!!    

(Từ trái): - Trần Quý Hùng - Mai Văn Xa - Hoàng Trác Thành - Phạm Phước Ngữ            

      

(Từ trái): - Phan Cao Tăng - Đinh Viết Cư - Trần Bá Thuyết - Trần Yêm Thông        

19 

 

 

(Từ trái): Nguyễn Hữu Thông, Trần Bá Thuyết, Phan Cao Tăng, Đinh Viết Cư  

     

Trọng tài: Trần Tấn Mẫn             

Xin mở dòng Link dưới đây để xem toàn bộ hình ảnh ngày Picnic và giải Tennis Hè 2011 Nam Cali:  https://picasaweb.google.com/saunguyen66/QGHCNamCali_SinhHoatHeJuly232011?authkey=Gv1sRgCJns4byh1LnHqwE

20 

 

 

Tô Canh Chua

Chiếc xe hàng dừng lại, Minh rối rít cảm ơn anh tài xế và cậu lơ đã có lòng tốt cho Minh quá giang đoạn đường xa từ Sài gòn về tỉnh nhà trên hai trăm cây số. Trời đã về đêm, tối hẳn, khoản hơn tám giờ, Minh đứng hít những hơi dài không khí tự do, sau hơn bảy năm tội tù. Mà sao cảnh vật thay đổi quá nhiều, Minh cảm thấy như chơi vơi giữa trời đất bao la, khác hẳn khung trời hẹp khi còn trong trại. Từ ngả ba quốc lộ về tới nhà cũng gần 2 cây số, còn đang đứng suy nghĩ thì một vài xe ôm xà lại hỏi Minh chỉ lắc đầu vì trong túi không còn đồng nào. Cuối cùng một anh xe ôm khoản trên 40 tuổi ghé lại nhìn và biểu Minh lên xe, chở miễn phí vì đón trúng phóc Minh mới vừa ra tù về. Thật cũng an ủi, vậy là xã hội nầy cũng còn nhiều người còn tấm lòng, biết thương đồng loại, không như những “đồng loại” mà trước đây ba ngày Minh còn phải chạm mặt...Đã đến khu phố, nhưng sao tối om, xa xa một vài ngọn đèn với màu vàng nhợt nhạt chẳng khác ánh ma trơi…Vài ba ngôi nhà với đèn điện sáng trưng, kể cả sân trước, sân sau. Con đường nhà Minh hồi nào tuy chưa tráng nhựa, nhưng khô ráo lát đá phẳng phiu; nay lồi lõm, với những vũng

nước, là nơi những tiếng ếch nhái thi nhau tấu khúc nhạc tìm bạn tình. Lần mò mãi, cuối cùng cũng tìm lại ngôi nhà xưa, nhờ hình bóng cây xoài. Đã đến trước nhà, nhưng còn ngờ ngợ như sợ lộn nhà ai, Minh chỉ dám gỏ nhè nhẹ và cất tiếng gọi: - “Má ơi, má…” Khoản muơi giây, sau khi gặn hỏi mấy lượt, cửa nhà vừa mở, không còn là trong mơ nữa rồi. Hình ảnh người mẹ thân yêu với cái đèn “trứng vịt”trên tay, Minh đưa đôi cánh tay ôm mẹ vào lòng: - “Má, khoẻ không...bộ nhà không có điện sao mà xài đèn dầu?” Minh buột miệng hỏi. - “Có chớ con, nhưng đến chín giờ là cúp” Như để xóa tan thắc mắc, Nhân, đứa em trai cất tiếng phụ họa: - “Mới hơn chín giờ, nhưng hôm nay nhằm ngày cúp điện. Tuần lễ có điện ba ngày chẳn. Tụi em ‘tranh thủ” học bài sớm, ngủ sớm, tối đốt đèn, hao lắm”. Không quan tâm lắm với hai chữ “tranh thủ” mà đứa em xử dụng, Minh hỏi nhanh: - “Còn ba đâu, ba ngủ rồi hả?”

   Chiêm Bao Mẹ       

                                                                         Cung Trọng Bảo (CH7) Mẹ ngồi đếm tuổi trên tay

Ngón dài an phận, ngón gầy trầm luân Ngón cao chở bước âm thầm

Ngón buồn che bóng chỗ nằm tà huy Mẹ ngồi trốn lũ quạnh hiu

Đêm nghe nước bạc chín chìu ngọn cây Mưa bên ấy, ướt bên này

Chiêm bao em gọi mới hay mẹ còn                                                                                                        

21 

 

- “Ba con không có ở nhà, hôm qua đã xuống Nước Mặn rồi, ba con làm ruộng ở dưới đó” Mẹ tôi trả lời thay. Cô em gái đã thắp ngọn đèn ống khói, cả gian nhà sáng hơn giúp Minh nhìn rõ từng gương mặt người thân, nhứt là mẹ…Thật quá nhiều đổi thay, chỉ mới hơn bảy năm , thế mà…Mẹ Minh đã lấy lại bình tĩnh, hối thúc cô con gái: - “Con lấy xe đạp chạy ra đường giữa (con đường chánh của ST) mua cho anh con tô mì. Ði nhanh đi con”. Cô em gái chưa kịp vâng dạ, thì Nhân, đứa em trai nhanh nhẩu: - “Chị ở nhà, để em đi cho, trời tối thui, coi chừng lọt xuống vũng nước…” Dù trong dạ cũng muốn lắm, nhưng Minh ngại làm phiền đứa em, nên nói: - “Thôi khỏi, nhà còn cơm không, có gì chút đỉnh ăn đươc rồi. Nếu hết, nấu cho con xin…cơm trắng, con them…, để mai con ra chợ ăn một tô bún nước lèo, mà chắc phải hai tô, lâu lắm rồi, con thèm và nhớ mùi bún nước lèo lắm rồi…” Minh ra sau nhà rửa chân, tắm và thay đồ. Qua nhiều năm, được cầm cục xà bong, tự nhiên cảm thấy “văn minh” vô cùng. Bất giác, Minh mỉm cười: “Vậy mà cũng xong, và kể từ đây coi như rủ sạch nợ trần ai!”…Rồi cả nhà quay quần bên nhau, trò chuyện râm rang, thỉnh thoảng hai em tôi lại phải khuyên nho nhỏ “Má đừng khóc”, trong khi Minh xới cơm ăn ngon lành, dù chỉ với cá kho quẹt và vài dưa chua nho nhỏ, thứ dưa chua làm bằng vỏ dưa hấu cố hữu, là món bí truyền của mẹ Minh...Sau hơn 7 năm, đây là lần đầu tiên được ăn cơm trắng và cá kho đúng điệu, có cả mùi tiêu thơm thơm. Nhớ mới hôm nào, và ròng rả nhiều năm, mỗi ngày chỉ hơn chén cơm luôn ngả màu ngà vàng, cùng món canh tòan quốc, là nước muối nấu cải, củ cải, bầu bí, rau muống, khổ qua… Ðược về nhà, Minh muốn quên những chuyện trong trại tù, nhưng không thể vì ngưòi thân hỏi đủ thứ chuyện. Cuôí cùng đành phải nói dối, vì nếu nói thật chỉ khiến người thân thêm chua xót. Cả gia đình nhỏ to trò chuyện, biết bao nhiêu chuyện trong nhà tù nhỏ và nhà tù lớn bên ngoài, bốn mẹ con cùng hàn huyên gần đến nửa khuya…Ðêm

đầu tiên, về nhà, nằm trên chiếc giường bằng phẳng, Minh vẫn chưa quên được chiếc giường bện bằng cây sậy đập dập, nằm cấn lưng khó chịu, nhưng lại là tổ ấm vô cùng lý tưởng của lủ rệp khốn nạn. Thật đáng bóp nát lủ khốn nạn nầy, thân xác người tù hằng ngày không đủ chất tạo máu, vậy mà đêm về là chúng tranh nhau châm chít hút no say từng giọt máu hiếm hoi. Ngừoi tù biết thế nhưng vẫn mặc xác, phải ngủ để lấy lại sức ngày mai tiếp tục kiếp ngựa trâu. Minh định sáng hôm sau, chạy về quê tìm gặp ba, nhưng không thể, vì phải lo trình diện công an. Ngày đầu tiên, phải chấp hành nghiêm chỉnh. Lại giao nhiệm vụ cho thằng em. Tội nghiệp thằng em, ngày Minh ra đi theo “tiếng gọi của Ủy ban Quân quản”, chỉ vừa lên tám, nay đã mười lăm tuổi, mà sao nhỏ con gầy gầy, tuởng như mới khoản mười hai. Cũng chẳng gì khó hiểu, tuổi đang lớn, thiếu ăn nên còi cọc, chậm lớn...Tiếng đồng hồ gỏ đến tiếng mười hai. Những con thằn lằn không còn chắc lưỡi, chúng đã quá no mồi, say ngủ rồi chăng? Vào cái thời buổi nầy, côn trùng sâu bọ, và cả những thứ sâu bọ mới đầu thai lên, cùng ruồi muổi sao quá dư thừa, thằn lằn không phải lo thiếu mồi…Cuối cùng, thì Minh cũng chìm vào giấc ngủ, mơ màng nhớ lại hình ảnh ngày xưa… Lúc đó, vào năm 1945, nơi làng quê quận L.P, tỉnh Sóc Trăng, Minh mới vừa lên hai, sống trong một đại gia đình gồm ông bà nội, ba má cùng người chú và hai người cô chưa lập gia đình. Sau bao năm lam lũ làm ăn, gia đình Minh trở nên khá giả, nhà cửa khang trang, ruộng nhiều cả ngàn công. Ðại gia đình Minh sống thật vui vầy, nhưng rồi “cách mạng mùa thu” chi đó, chiến tranh bùng lên, “quê hương đầy bóng giặc” và đặc biệt thêm cái nạn “thổ dậy, cáp duồn” (người Miên nổi lên giết người Việt), cả gia đình phải lo chạy thoát thân, bỏ lại tất cả gia sản sự nghiệp đã dày công tạo dựng mấy mươi năm. Ngày chạy giặc, định về hướng tỉnh Sóc Trăng, thật xui xẻo giữa đường bị “người ta” chận lại, khuyến khích bằng cách kéo ghe theo…kháng chiến đâu bên Cù lao Dung, cù lao Tròn…miệt An Thạnh Nhứt. Thế là gia đình lại bắt đầu từ hai bàn tay không, khổ cực trăm bề. Cuộc sống bắt đầu với muôn ngàn vất vả, thiếu thốn, thiếu từng chút mở, chút đường, muối, dầu đốt đèn, thường phải “sáng chế” dầu mù u thay

22 

 

thế. Tóm lại thiếu nhiều thứ lắm, chỉ dư thừa muổi mồng, bù mắc và…khỉ, chồn, rắn. Đặc biệt hơn là quá dư thừa cá tôm. Miệt cù lao thời đó là cả một vùng hoang vu, cư dân thưa thớt, là vùng giải phóng của “người ta”. Gia đình Minh ẩn khuất trong một đám lá âm u, xa hơn nửa cây số có người bà con cũng nằm khuất duới đám lá. Nơi đây, trên bờ, chồn, rắn mặc tình sinh sôi nẩy nở; trên cây những con khỉ mặc tình trổ tài đu bay làm đủ thứ…trò khỉ, và sinh sản vô tổ chức; dưới nước bất cứ chỗ nào có nước là cá tôm tự do sinh đẻ, chẳng biết “kế hoạch” hay “hạn chế sinh đẻ” là gì! Cá tôm nhiều vô số, ngay cả cái ao sau nhà, khi mưa xuống nước đục, cá chốt và tép đất nổi đầu quơ râu thấy mà ham, chỉ ngồi trên mé cầm rổ hớt cũng dư ăn cả ngày…Rồi khi tình hình tạm êm, ông nội lén về “thành” (tức chợ Quận) tìm mua cái miệng chài thì…lại là “tai hoạ” cho cả nhà. Đúng là “tai hoạ”, vì từ khi có miệng chài, lúc không phải ra ruộng, ba và nội lại đi chài, mỗi lần về, cá tôm các loại vài ba chục ký là thường. Ăn sao hết lại phải xẻ phơi khô, làm mắm. Tôi nghiệp bà nội, mẹ và các cô làm cá mỏi cả tay. Còn cần lu hủ để đựng, mà lu hủ là thứ khó kiếm, phải ưu tiên chứa nước mưa để uống. Hơn nữa, còn phải dệt chiếu lén mang về “thành” bán kiếm tiền. Dùng chữ “lén”, vì khi về thành phải qua con sông Cái, rất dễ bị tàu Tây bắn, hoặc về “thành” (chợ Quận) cũng rất dễ bị công an của chánh phủ quốc gia bắt bỏ tù vì là dân cù lao, đương nhiên bị coi là “Việt minh”. Vì vậy mỗi lần đi là một cuôc mạo hiểm, trước khi đi phải quan sát kỹ lưỡng và đi về thật nhanh…Cuộc sống gia đình lúc đó, như đã nói, thật thiếu thốn nhiều thứ, chỉ riêng tình cảm thương yêu đùm bọc nhau quá dư thừa, riêng Minh, đứa cháu “đích tôn” và duy nhứt cùng theo ông bà, nên đươc cưng chìu vô cùng. Như đã nói, cá tôm nơi nầy rất dư thừa, mặc sức nướng ăn, kho tàu; ăn không hết đổ bỏ, bầm cho gà vịt ăn, rồi lại kho thêm…Ðặc biệt, một món ăn, mà Minh luôn ưa thích là canh chua, vì rất dễ nấu, dễ ăn, và dễ…ngon nữa, vì vậy cách một vài hôm gia đình lại ăn canh chua. Và có lẽ vì vậy mà hình ảnh món canh chua, với cá tôm đặc khừ đã “đi vào vùng ký ức” không thể nào quên…Mỗi lần nhắc món ăn nầy, lại thèm chảy nước miếng vì…chua mà. Lúc đó, món canh đậm đà hương vị “sông nước miền Nam” được nấu với các loại cá “hết xẩy” là cá lóc,

cá lăng, trê gừa và số một là cá ngát. Đây là lọai cá thật độc đáo mà người dân miệt Hậu Giang không thể nào quên cái thơm ngon béo và ngọt thịt, ngọt và dai vừa phải. Con cá với thân mình tợ như cá trê trắng nhưng to hơn, có thể nặng đôi ba ký. Về chất chua thì thật thừa mứa và “chân quê” vô cùng; những lúc không còn me, dùng tạm trái giác hay bần chín là lọai trái không bao giờ thiếu nơi khỉ ho cò gáy nầy. Thời gian sống nơi hoang dã, với biết bao hình ảnh kỷ niệm người thân, nhưng đặc biệt là với ngưòi cha thân thương, với hình ảnh mà…

Minh vẫn nhớ, những năm còn bé Theo cha cùng bước lẹ ra đồng Ðôi lúc trợt chân và vấp ngả,

Ba bật cười “đi cũng không xong” Rồi theo dòng thời gian, “cách mạng mùa thu” gì đó cũng héo úa như chiếc lá mùa thu rơi rụng, riêng tại miền Nam hầu hết mọi nơi được “tái giải phóng”, thật sự thoát khỏi sự kềm kẹp khủng bố của “quân giải phóng”. Đời sống người dân bình yên, no ấm, dễ thở hơn. Vào khoản 1951, đại gia đình Minh “trốn” giải phóng, về thành vì không thể cam chịu chôn chặt cuộc đời trong thiếu thốn, lo sợ mỗi khi “giặc Tây bố”, và không có ngày mai. Hai cô đã lớn và Minh vào tuổi lên tám, chưa bao giờ một lần nhìn thấy “bụi phấn bay bay trên đầu ông giáo với mái tóc đã ngả màu bạc trắng”. Nhưng nguyên nhân chính khiến gia đình tôi phải…chạy trốn “giải phóng” vì đã nhìn thấy quá rõ sự thật là đâu. Thật rất tiếc một chuyện đau lòng không nguôi trong đời Minh là người cha thân yêu bị “quốc gia” bắt bỏ tù, bị nghi là “Việt minh”. Minh còn nhớ rõ như in, Minh với những lần dọc theo vòng rào bao quanh trại giam, Minh đã xin được phép bò lại gần đễ trao tận tay cha mình nải chuối, một vài món nho nhỏ và luôn là một bánh thuốc rê. Sau bốn năm, ba Minh ra tù, và rồi năm tháng dần trôi, biết bao đổi thay, Minh được lên tỉnh học. Sống nhờ nhà bà con, phải lo phụ giúp nấu nướng, Minh học được cách nấu ăn, đặc biệt món canh chua, món “dễ” nhiều thứ lắm. Nấu cũng dễ, vật liệu gia vị dễ kiếm mà lại dễ ngon. Minh chiêm

23 

 

nghiệm “bí quyết” nấu canh chua là ngoài nêm nếm vừa đủ chua, ngọt, gia vị mới thật quan trọng hơn. Canh đặc trưng là phải cay cay và thơm mùi rau ngò, ba bốn thứ như ngò gai, ngò om, quế và cả cần dàylá; một phần rau xắc nhuyễn cho vào nồi canh còn nóng để chất thơm tinh dầu hoà tan vào nước canh, phần còn lại nên xắc to miếng, chỉ bỏ vào khi canh mút ra tô, chuẩn bị ăn, để khi nhai trúng từng miếng rau thơm…Phần gia đình Minh, sau ngày ba bị tù về, không khá lên đưọc, ba lại phải cày sâu cuốc bẩm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đễ tìm hột cơm nuôi gia đình. Ðã vậy, chẳng hiểu vì sao lại phải dọn nhà, từ quận lên tỉnh, rồi lại dời sang tỉnh khác, rồi đáo vể tĩnh củ, mà “một lần dọn nhà bằng ba lần cháy nhà” như ông bà mình thường nói. Nhứt là khi lên tỉnh, rời bỏ ruộng vườn, không quen với nghề nghiệp khác, sinh kế gia đình càng thêm khó khăn, ngưòi cha càng thêm vất vả. Riêng Minh, nhờ cố gắng học, đưọc “du học” Sài gòn, xong trung rồi đaị học. Tính ra đúng 10 năm xa nhà, chỉ về thăm trong những ngày hè ngắn ngủi. Sau bao năm đèn sách, Minh tốt nghiệp đại học, nhưng “quê hương lại đầy bóng giặc…từ giả mẹ Minh đi” trở thanh “ông quan”. Đã nhìn thấy cảnh cơ cực của mẹ cha, Minh luôn dành nhiều cơ hội lo việc gia đình, mỗi dịp về phép lo sửa sang trong nhà, và đặc biệt đích thân nấu đãi gia đình một nồi canh chua. Mẹ Minh là ngưòi đàn bà hiền thục, thương chồng con và không quá vụng trong việc nấu ăn, nhưng chẳng hiểu vì sao món canh chua luôn bị ba “lén” tố khổ: “Má con nấu canh chua gì mà lơ lớ, không chua, ba ráng ăn, con nấu ba ăn vừa miệng, ngon lắm”. Rồi thời gian qua nhanh, qua nhanh…trên ve áo Minh đã lấp lánh ba hoa mai vàng. Và rồi sau đó không lâu trận cuồng phong khủng khiếp quét từ phương bắc, “giặc từ ngoài bắc vô đây” bỗng chốc hiện hình thanh “cách mạng”. Ôi, biết bao vật đổi sao dời, tang điền nay thành thương hải. Cùng chung số phận cùng hàng trăm ngàn đồng đội, Minh phải từ bỏ nhà tù lớn để vào nhà tù nhỏ là “trại cải tạo” mọc lên như…nắm gặp mưa, những nấm cực độc mọc khắp mọi miền đất nước. Và hình ảnh trên 20 năm trước lại tái diễn, năm 1953, ngưòi cha bị qui tội là “Việt minh” đi tù quốc gia, đứng trong vòng kẻm gai. Năm 1975, ngưòi con đi tù Cộng sản đứng

bên trong vòng rào. Ôi, đúng là “hai thế hệ, một oan tình”, thê thảm làm sao…Và rồi khi ra nông truờng trong khu núi rừng hoang vắng cũng ba Minh là ngưòi thường xuyên đi thăm nuôi. Qua năm tháng mỏi mòn, rõ ràng thân xác ba Minh càng gầy còm, xơ xác, tỉ lệ thuận cùng chiếc cà ròn đựng quà thăm nuôi cũng nhẹ dần, nhẹ dần. Nhẹ, nhưng luôn luôn phải còn 5 ký…

“Con ơi, còn có gói nầy Là hai bánh thuốc ngày ngày cho con

Ðốt theo ngày tháng mỏi mòn Ngày về chẳng biết ba còn hay không”

Năm ký bột tạm đủ để vò viên nấu với nước muối hay đơn giản quậy thành thứ hồ nhão giúp tráng thành bao tử chống lại, không cho bao thứ rau cỏ cào quét hàng ngày. Hai bánh thuốc, dùng đốt lên sưởi ấm khi đông về buốt thấu xương nơi vùng Việt Bắc. Ngày về ba vẫn còn, và giờ đây chỉ là một ông già gầy ốm xương xẩu, thường bị lạnh, thỉnh thoảng co mình cùng những tiếng ho dứt khoản, từng cơn. Phần Minh, nổi vui mừng chưa trọn, đã phải lo chuyện không tốt…Thời buổi nhiểu nhương, đổi đời, sâu bọ lên làm người…Minh không muốn bi thảm hoá chuyện đời, vì đã quá đủ bi thảm rồi. Nhớ lại thời gian trong tù, Minh luôn mơ tưỏng một ngày về, sẽ cùng gia đình sống với ruộng vườn nằm cận ngoại ô thị xã. Ðây là công sức mồ hôi của gia đình, là sản nghiệp từ khi Minh chưa ra trường “làm quan”, là phần đất còn lại sau khi áp dụng quốc sách “Người Cày Có Ruộng” của chánh quyền quốc gia; nhưng tất cả ruộng vườn và nhiều thứ tài sản khác đã bị “cưởng chiếm” vì gia đình Minh là…“nguỵ”. Lại thêm một oan khiên úp chụp lên đầu Minh, chẳng biết cơ chi, tay công an khu vực, vài ba hôm, chiều chiều mặt mày đỏ ngầu (hệ quả chắc chắn của những chầu nhậu đả đời), đến “kiểm tra” bằng cách gọi ra, nhìn chầm chập”: “Hồi đó, anh là Ð.U hả”. Minh thật không chút yên tâm, và ba má Minh cứ lo sợ ra mặt. Cuối cùng đành tìm cách về quê thật xa cho yên thân, nhứt là tránh cho cha mẹ khỏi âu lo. Vả lại thiệt tình sống tại thị xã, cả mấy tháng chưa nghỉ ra kế sanh nhai chắc chắn.Thôi thì về quê, sống với ruộng rẩy, tá túc cùng đứa em cho qua ngày. Minh

24 

 

lại bắt đầu vở đất trồng trọt và bắt đầu quen với chuyện “làm mướn”, làm đũ thứ như đào mương, lên liếp vườn, nhổ mạ, mùa nào việc nấy. Thêm vào công việc, Minh tận lực đốn chà, chất được 3 đống theo ven sông. Nhờ học kinh nghiệm lúc còn trong trại tù, chà phải “ấm”. Ðại khái lá vậy, kết quả cả 3 đống chà đều “trúng”, chỉ riêng đặc sản xuất khẩu là tôm càng cũng năm bảy ký. Thơì đó, khoản 1984, 85, “cả nước đang tiến nhanh tiến mạnh lên…”, tiến đến độ toàn dân “hồ hởi” ăn tép mồng, con ruốc hay cao cấp hơn là đầu tôm, tất cả phải dành cho xuất khẩu, làm giàu quê hương”. Nhớ lại cái thời “ngăn sông cầm chợ” sao mà vui vô cùng, địa phưong nào cũng xây nhà máy chế biến xuất khẩu hải sãn, con tôm “có giá” và được nâng nui hơn cô gái đương xuân, được các công ty quốc doanh giành giựt, xâu xé nhau không thương xót. Than ôi, chuyện đại sự kể lại bao nhiêu cho xuể. Riêng phần Minh, tuần tự xoay vòng, khoản nửa tháng dở chà, bán mớ tôm cũng khá tiền, phần mang về giúp không khí gia đình rộn lên như mở hội. Mỗi lần như vậy, ba Minh đươc thưỏng thức món canh chua ngon lành…do đích thân Minh nấu. Nhìn song thân và hai đứa em có dịp ăn “đả thèm”, Minh mừng vui khôn xiết…Nhưng niềm vui không lâu, vì dường như cơn bệnh của ba càng ngày càng nặng thêm. Thời nầy, dưới chế độ “độc lập, tự do, hạnh phúc”, thuốc men thật khan hiếm, nhứt là các lọai thuốc đặc trị, chỉ ưu tiên dành cho cán bộ, dân đen cũng…ưu tiên đựơc uống “xuyên tâm liên”, là một phát minh thuộc hạng “đỉnh cao” chuyên trị trăm thứ bệnh. Thật vô phương, trong nhà không còn món gì giá trị bán lấy tiền mua thúôc và Minh không biết cách nào kiếm ra tiền. Nhiều đêm nằm cô đơn trong góc chái nhỏ của nhà thằng em, Minh ít khi ngủ tròn giấc. Thưong cha mẹ cả đời lam lủ, lúc xế chiều vướng cảnh không may. Tội nghiệp hai đứa em, ăn chưa no, lo chưa tới , sau giờ học cũng lo bương chảy, riêng thằng em về sau phải theo ba về tận vùng quê, bỏ việc học hành, tiếp chăm lo ruộng nương vì ba không còn hơi sức. Rồi những ngày tiếp theo, không còn gắng gượng được, ba Minh đành nằm nhà. Rất nhiều lần, Minh ôm ba vào lòng, cha con nhìn nhau, giọng ba lạc đi vì xúc động và thiếu hơi. Minh cũng biết nguyên tắc phòng ngừa, nhưng tình cha con khiến Minh chẳng còn e sợ…Cũng là tình cha con, nhưng có lẽ vì cùng

chia xẻ nhiều kỷ niệm, ngay từ lúc ấu thời, trong đàn con 6 đứa, ba thương Minh nhiều hơn…Sau nầy, càng có dịp trò chuyện, ba thố lộ, giải thích nhiều điều “bí mật”… - “Con có biết vì sao mình dời nhà nhiều lần không, vì lâu lâu “họ” liên lạc tìm đến buộc ba phải tham gia “cách mạng”,…ngày con đi Thủ Đức, họ cũng biết, và cuối cùng khi con lên Đ.U, họ vừa khuyên khích vừa đe dọa, buộc ba phải chiêu dụ con làm nội tuyến… Và rồi, biết bao chuyện xưa hai cha con cùng kể lại cho nhau. Có lần ba Minh tỏ ra xúc động: - “Ba buồn lắm, đến tuổi nầy mà chưa vợ con...” Minh cũng hơi buồn, nhưng cố làm vui: - “Cũng may ba ơi, hiện một thân mà lo chưa xong...” Những ngày như thế trôi qua, năm ba hôm từ dưới quê lại về thăm , mang theo rau cỏ, nải chuối, đích thân nấu vài món ăn cho cha mình. Nhờ chút tiền làm mướn có đựơc, mua thức ăn, và những hôm về, ba Minh vui trông thấy, cố ăn thật nhiều, có lẽ để Minh yên tâm là bệnh tình đã khá hơn. Nhưng mà, làm sao không nhận ra tình trạng suy sụp sức khỏe của người cha thân yêu. Không cầm đựoc giọt lệ, mỗi đêm về xoa bóp cho ba, bàn tay Minh như đếm được từng những lóng xương trong cơ thể. Ba ốm nhiều, gầy trơ xưong và hầu như hơi thở yếu đi nhiều. Tuy vậy, ba lại luôn cố hết sức, thức thật khuya, cha con tâm sự, nhắc lại từ những chuyện ngày xưa…Chuyện ngày xưa, như những lần ở vùng “giải phóng”, bị giặc Pháp càn quét, ba một tay bồng Minh, tay kia xách miệng chài, dụng cụ bắt cá thật cần thiết. Những lần quá gấp, người đã dấu đứa con bằng cách nhét vào sâu trong bụi ô rô đầy gai và sau đó kéo ra với tay chân mặt mày bị nhiều vết cắt rướm máu. Nhớ những ngày trời trong nắng ráo, cha con cùng nhanh bước trên mé dòng sông Bassac, con mang cái giỏ để ba bắt từng con cá thòi lòi bỏ vào. Đây là lọai thòi lòi to con dài cả gang tay, mình tròn bằng ngón chân cái. Giống cá nầy mà kho khô với tiêu thêm chút tóp mở ăn với cơm thì “quên thôi”. Hình ảnh ngày xưa, là những ngày cha con cùng ra đồng, tôi chỉ mới vừa năm sáu tuổi, theo cha cho

25 

 

có bạn. Và hình ảnh không xưa lằm, chỉ trên dưới bảy năm, là nhửng lần ba đi thăm nuôi. Rồi một ngày cuối cùng Minh chẳng thể nào quên. Minh định không đi, nhưng vì đã tính trước; vả lại, phải dở chà mang cá về nấu một nồi canh chua thật ngon, nên người đã thuc giục Minh: - “Con về…lần nầy con mang vài…con tôm lóng kha khá, và cá… lóc bự nấu cho ba nồi canh. Ba ăn nhiều cơm chắc ba khỏe, mau hết bệnh…” Trong nhiều ngày qua, ba hay làm mệt, giọng nói thiếu hơi đứt từng hồi. Minh đón chừng như ngọn đèn sắp tắt chẳng biết lúc nào, nhưng cũng tìm cách nói để ba yên tâm: - “Ba yên tâm, xế chiều mai con về tới…Chiều mai sẽ có nồi canh bốc khói, và thêm mấy con tôm nướng nữa. Ba ráng ăn, thế nào cũng khỏe và…hết bệnh”. Tiếng hết bệnh sau cùng nhỏ hẳn đi, vì hơn ai hết đây là những lời nói đầy dối gian, chỉ để an ủi cha mình. Vừa sáng hôm sau, trong khi cùng đúa em

chuẩn bị dụng cụ, chiếc xe Honda ôm đổ xịt bên hông nhà. Không chờ đứa em nói lời nào, Minh nhìn và hỏi nhỏ : - “Ba đã…”. Câu hỏi chưa tròn, đứa em cuối đầu: - “Ba tắt thở hồi khuya, lúc nào không biết, cứ tưởng ba ngủ ngon, ai ngờ…” Ba Minh đã ra đi, theo qui luật đất trời. Ra đi cho xong một kiếp người mà đồng lọai đã tàn nhẫn dồn ba vào cái chết…Phải chi, đừng có cái ngày oan nghiệt ấy thì có lẽ ba chưa phải ra đi. Ra đi vì quá vất vả trong lúc tuổi về chiều, bửa đói bửa no, bệnh nặng nhưng là “gốc ngụy” không có chế độ thuốc “đặc trị”. Nhưng thôi, buồn cũng chẳng ích gì. Minh chỉ ân hận một điều, phải chi ba mình ráng sống chỉ thêm hai ngày nữa thôi, để Minh có dịp nấu một nồi canh chua thật vừa ý. Ba Minh sẽ thưởng thức ngon lành trước ngày nhắm mắt xuôi tay. Hòai Việt Trương An Ninh (ĐS14)