hạch toán tài sản cố đinh

16
TÀI LIỆU KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH I. Khái niệm(hạch toán tài sản cố định) - Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng. - Theo quy định hiện hành TSCĐ có giá trị từ 10 triệu trở lên, thời gian từ 1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính (203/2009/TT-BTC) II. Phân loại TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiện cho công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hình thành sẽ có 3 loại chủ yếu: 2.1. TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên một năm hoặc bằng một năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn… 2.2. TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có thời gian sử dụng trên một năm 1

Upload: hoc-ke-toan-thue

Post on 27-May-2015

27.975 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Hạch toán tài sản cố định và cách hạch toán tài sản cố định (TSCĐ) như thế nào

TRANSCRIPT

Page 1: Hạch toán tài sản cố đinh

TÀI LIỆU KẾ TOÁN

HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

I. Khái niệm(hạch toán tài sản cố định)

- Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi

tham gia vào quá trình sản xuất, nó sẽ bị hao mòn dần và giá trị của nó

được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn

giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi bị hư hỏng.

- Theo quy định hiện hành TSCĐ có giá trị từ 10 triệu trở lên, thời gian từ

1 năm trở lên, và phải trích khấu hao phải theo quy định của bộ tài chính

(203/2009/TT-BTC)

II. Phân loại

TSCĐ có nhiều loại và có đặc điểm yêu cầu quản lý khác nhau để thuận tiện cho

công tác hạch toán cần phải sắp xếp phân loại theo từng nhóm, hoặc nguồn hình

thành sẽ có 3 loại chủ yếu:

2.1. TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có

thời gian sử dụng trên một năm hoặc bằng một năm như: máy móc, thiết bị,

vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn…

2.2. TSCĐ vô hình: Tài sản này không có hình thái vật chất, có

thời gian sử dụng trên một năm như phần mềm quản lý, bằng sáng chế,

quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu

hàng hoá…

2.3. TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản DN đi thuê của các công ty

cho thuê tài chính mà có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền

với quyền sở hữu tài sản cho DN Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao

vào cuối thời hạn thuê.

1. Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê được bên thuê được quyền lựa chọn mua

lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng

thuê tài chính.

1

Page 2: Hạch toán tài sản cố đinh

2. Thời hạn cho thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê phải bằng

60% cần thiết để khấu hao tài sản thuê.

3. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng ít nhất phải tương

đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng.

4. Mọi hợp đồng thuê TSCĐ nếu không thoả mãn các quy định trên thì được

coi là TSCĐ thuê hoạt động.

III. Tài khoản sử dụng

TK 211 "Tài sản cố định"

- TK 2111 "TSCĐ hữu hình"

- TK 2112 "TSCĐ thuê Tài chính"

- TK 2113 "TSCĐVô hình"

3.1. Kết cấu Tài khoản

211

- Nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm,

trao đổi, xây dựng cơ bản hoàn thành

bàn giao đưa vào sử dụng, do các đơn vị

tham gia liên doanh góp vốn, do được

biếu tặng, viện trợ.

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài

sản do xây lắp trang thiết bị thêm hoặc

do cải tạo nâng cấp, do đánh giá lại.

- Số dư nợ: Nguyên giá tài sản hiện có

của doanh nghiệp

- Nguyên giá tài sản giảm do điều

chuyển đơn vị khác hoặc đem đi trao

đổi hoặc do nhường bán,đi góp vốn liên

doanh.

- Nguyên giá tài sản giảm do tháo bớt

một hoặc một số bộ phận hoặc đánh giá

lại

3.2. Xác định nguyên giá

Tuỳ theo tình hình của từng doanh nghiệp mà hình thành nên tài sản để xác định

nguyên giá của tài sản đó.

Vê nguyên tắc chung, nguyên giá tài sản bao gồm:

Giá mua tài sản + thuế nhập khẩu, TTĐB + các khoản chi phí có liên quan đến

việc mua bán, vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, trước bạ, chi phí sửa chữa

lớn, tân trang - đi các khoản giảm giá khi mua.

2

Page 3: Hạch toán tài sản cố đinh

- Tài sản vô hình: Là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp

phải bỏ ra để có tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản đó và sử dụng vào

theo dự kiến.

- Đối với tài sản thuê tài chính: Nguyên giá của bên đi thuê

bằng nguyên giá của bên cho thuê.

3.3. Các hồ sơ giấy tờ liên quan cho một bộ tài sản

- Tờ trình, kế hoạch phê duyệt mua

- Các quyết định phê duyệt thầu, chỉ định thầu, báo giá theo

yêu cầu

- Hợp đồng mua tài sản

- Tài liệu ky thuật về tiêu hao nhiên liệu của tài sản

- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

- Biên bản bàn giao mua bán, biên bản bàn giao đưa vào sử

dụng có ký nhận của người sử dụng hoặc phụ trách

- Biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng

- Biên bản góp vốn bằng tài sản, chứng thư thẩm định giá

đánh giá lại tài sản góp vốn

- Quyết định khấu hao gồm có số năm khấu hao, thời điểm

khấu hao do Giám đốc, Kế toán trưởng phê duyệt

- Mã tài sản theo sổ sách kế toán

- Biên bản kiểm kê tài sản từng kỳ

- The theo doi tài sản cố định

- Bộ hồ sơ thanh lý tài sản: Tờ trình thanh lý, phê duyệt

thanh lý, hội đồng thanh lý, quyết định thanh lý, biên bản thanh lý, quyết

định ngừng khấu hao, hoá đơn thanh lý photo

- Quyêt định luân chuyển tài sản công ty từ bộ phận này sang

bộ phận khác

- Các tài liệu khác có liên quan.

Căn cứ vào các hồ sơ đó để kế toán lập the kho và đăng ký vào sổ để theo doi

TSCĐ của doanh nghiệp.

IV. Hạch toán Tài sản cố định

3

Page 4: Hạch toán tài sản cố đinh

4.1. Tăng tài sản cố định hữu hình

4.3.1. Tăng TSCĐ do góp vốn

Hồ sơ gồm:

Biên bản góp vốn

Biên bản giao nhận TSCĐ

Biên bản đánh giá lại TSCĐ, chứng thư thẩm định giá trị tài sản

Biên bản điều chuyển (Công ty mẹ điều chuyển cho công ty con

nhưng hạch toán phụ thuộc)

Hoá đơn GTGT nếu nhận vốn góp của một doanh nghiệp khác

Phiếu nhập kho TSCĐ

Hồ sơ quyền sỡ hữu, hồ sơ ky thuật, hướng dẫn sử dụng tài sản, giấy

tờ bảo hành tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản…

Giấy chứng nhận quyên sở hữu (nếu là tài sản sở hữu)

*Trường hợp góp vốn là tài sản mới mua chưa có sử dụng, có hoá đơn hợp

pháp được hội đồng giao nhận góp vốn chấp nhận thì giá trị vốn góp được xác

nhận theo giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT. Bên nhận góp vốn được kê

khai thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp.

*Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình như giá trị quyền

sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải

làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp

tư nhân.

*Trường hợp không có chứng từ hợp pháp để chứng minh giá vốn của tài

sản mang góp thì phải có văn bản định giá tài sản của ban tổ chức định giá để làm

cơ sở hạch toán giá trị tài sản.

*Trường hợp đối với cơ sở kinh doanh có tài sản góp vốn như góp vốn vào

công ty con, điều chuyển tài sản xuống công ty con hạch toán độc lập, góp vốn

liên doanh, liên kết thì phải có biên bản đánh giá lại và kèm theo bộ hồ sơ nguồn

gốc tài sản, xuất hoá đơn GTGT kê khai nộp thuế.

Bên nhận góp vốn, hạch toán:

4

Page 5: Hạch toán tài sản cố đinh

Nợ TK 211, 213

Nợ TK 1331

Có TK 411

Bên góp vốn, hạch toán:

Nợ TK 221,222,228

Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc)

Có TK 211, 213

Có TK 3331

Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)

4.3.2. Tăng do mua sắm

Tờ trình, kế hoạch phê duyệt mua

Các quyết định phê duyệt thầu, chỉ định thầu, báo giá theo yêu cầu

Hợp đồng kinh tế (mua, bán)

Phiếu xuất kho, phiếu thu tiền của bên bán

Hoá đơn GTGT

Phiếu chi, UNC

Biên bản bàn giao bản thiết kế ky thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo

hành (nếu có)

Thanh lý hợp đồng

Giấy chứng nhận quyền sở hữu (nếu là tài sản sở hữu)

Hạch toán Nợ TK 211

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

4.3.3. Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao

Hồ sơ:

Quyết định đưa tài sản từ xây dựng cơ bản vào sử dụng

Hồ sơ nghiệm thu, quyết toán công trình có giá trị

Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng

Hạch toán: Nợ TK 211

Có TK 241

5

Page 6: Hạch toán tài sản cố đinh

4.3.4. Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ

Nợ TK 211

Có TK 153

4.3.5. Tăng tài sản cố định vô hình từ nội bộ doanh nghiệp

Khi hình thành chi phí chưa xác định được khả năng hình thành TSCĐ vô hình,

hạch toán: Nợ TK 241, 242, 142

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Khi xét thấy việc triển khai có kết quả và thoả mãn đầy đủ các điều kiện hình

thành TSCĐ vô hình, hạch toán: Nợ TK 2113

Có TK 241, 242, 142

4.2. Giảm tài sản cố định

4.3.1. Giảm do nhượng bán, do thanh lý

Hồ sơ:

- Tờ trình thanh lý, phê duyệt thanh lý, Quyết định thanh lý

- Biên bản thanh lý của Hội đồng thanh lý, biên bản đánh giá

lại tài sản

- Quyết định ngừng khấu hao

- Hợp đồng bán tài sản thanh lý

- Hoá đơn GTGT bán tài sản thanh lý

- Hoá đơn GTGT chi phí thanh lý (vận chuyển đến nơi khách

hàng mua…)

* Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 711

Có TK 3331

* Nợ TK 214 (Số dư trích khấu hao)

Nợ TK 811 (Chênh lệch giữa số đã trích khấu hao - Nguyên giá tài

sản)

Có TK 211 (Nguyên giá tài sản)

* Nợ TK 811 (chi phí thanh lý)

Có TK 111, 112, 331

6

Page 7: Hạch toán tài sản cố đinh

4.3.2. Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ

Nợ TK 153

Có TK 211

4.3.3. Giảm do góp vốn liên doanh, liên kết

Nợ TK 221,222,228

Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc)

Có TK 211, 213

Có TK 3331

Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)

4.3.4. Giảm do thiếu do kiểm kê

Nợ TK 1381 (chưa xử lý)

Nợ TK 811 (Đưa vào chi phí)

Nợ TK 334 (Trừ vào lương người chịu trách nhiệm)

Có TK 211

4.3. Hạch toán Tài sản cố định đi thuê và cho thuê

4.3.1. Đi thuê hoạt động:

Ở đơn vị thuê không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng trong thời gian

nhất định được ghi trong hợp đồng thuê, trong thời gian thuê đơn vị phải có trách

nhiệm bảo quản, lưu giữ TSCĐ đó.

* Bên đi thuê hạch toán:

Hạch toán tiền thuê

Nợ TK 154, 642, 627 (tiền thuê 1 tháng)

Nợ TK 142,242 (tiền thuê nhiều tháng) Tổng giá trị hoá đơn phí thuê

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

Đồng thời ghi Nợ TK 001

Hàng tháng phân bổ:

Nợ TK 154, 642

7

Page 8: Hạch toán tài sản cố đinh

Có TK 142, 242

* Bên cho thuê

Hạch toán chi phí cho thuê (khấu hao)

Nợ TK 154

Có TK 214

Hạch toán doanh thu cho thuê:

- Nếu khách hàng thuê trả tiền cho nhiều kỳ thì phải hoạch

toán vào TK 3387

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

- Nếu khách hàng thuê trả tiền cho nhiều kỳ thì phải hoạch

toán vào TK 3387

Nợ TK 111, 112

Có TK 3387 (doanh thu chưa thực hiện)

Có TK 3331

- Hạch toán doanh thu từng kỳ

Nợ TK 3387 (từng tháng)

Có TK 511

4.3.2. Thuê tài chính:

4.3.2.1. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua

chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho

thuê.

Khi nhận TSCĐ thuê tài chính

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền

thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-)

Số nợ gốc phải trả kỳ này)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).

8

Page 9: Hạch toán tài sản cố đinh

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính

được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 142, 111, 112

Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định

số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp

theo, ghi:

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112

Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh

nghiệp chưa trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả.

4.3.2.2. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho

bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 Có TK 212

4.3.2.3. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ

thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển

giao quyền sở hữu tài sản

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính)

Có các TK 111, 112,... (Số tiền phải trả thêm).

9

Page 10: Hạch toán tài sản cố đinh

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi: Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

4.4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ.

-Bảo dưỡng:

Nợ TK 154, 642

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

-Sửa chữa không làm biến dạng TSCĐ

Nợ TK 142, 242

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

-Sửa chữa lớn, nâng cấp

Nợ TK 241

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331

-Tập hợp chi phí để kết toán phần đã chi

Nợ TK 211 (tăng giá TSCĐ)

Có TK 241

4.5. Hạch toán khấu hao TSCĐ

Theo thông tư 203/2009/TT_BTC, có 3 phương pháp khấu hao:

+Phương pháp khấu hao đường thẳng

+Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

+Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm

Hiện nay các DN áp dụng chủ yếu theo phương pháp trích khấu hao theo

đường thẳng:

Công thức:

Mức trích khấu hao

bình quân năm=

Nguyên giá TSCĐ

Thời gian sử dụng

Mức trích khấu hao

bình quân tháng=

Mức trích khấu hao bình quân năm

12 tháng

10

Page 11: Hạch toán tài sản cố đinh

Ví dụ:

Có tô tô là tài sản 480tr tăng từ ngày 01/01/2010

Mức trích khấu hao

bình quân năm=

480.000.000=60.000.000/năm

8 năm

Mức trích khấu hao

bình quân tháng =

60.000.000=5.000.000/tháng

12 tháng

Định khoản Nợ TK 154, 642, 641, 627

Có TK 214

Tài liệu tham khảo:- Lớp học kế toán thuế - Học kế toán tổng hơp - Dịch vụ kế toán thuế

11