goÙp phaÀn taÏo neÂn - Đại học quốc gia hà...

3
NHÖÕNG CUOÁN SAÙCH HAY GOÙP PHAÀN TAÏO NEÂN TỪ NĂM 2005, GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM DO HỘI XUẤT BẢN VIỆT NAM TỔ CHỨC HÀNG NĂM NHẰM TUYỂN CHỌN VÀ TRAO THƯỞNG CHO NHỮNG TÁC GIẢ, NHÀ XUẤT BẢN, CƠ SỞ IN, CÁC HOẠ SĨ ĐÃ GÓP PHẦN TẠO NÊN NHỮNG CUN SÁCH HAY, ĐẸP PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. ANH THẮNG 68 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Upload: others

Post on 15-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GOÙP PHAÀN TAÏO NEÂN - Đại Học Quốc Gia Hà Nộirepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2928/1/276IN(29).pdfPHẦN TẠO NÊN NHỮNG CUỐN SÁCH HAY, ĐẸP PHỤC VỤ

NHÖÕNG CUOÁN SAÙCH HAYGOÙP PHAÀN TAÏO NEÂN

TỪ NĂM 2005, GIẢI THƯỞNG SÁCH VIỆT NAM DO HỘI XUẤT BẢN VIỆT NAM TỔ CHỨC HÀNG NĂM NHẰM TUYỂN CHỌN VÀ TRAO THƯỞNG CHO NHỮNG TÁC GIẢ, NHÀ XUẤT BẢN, CƠ SỞ IN, CÁC HOẠ SĨ ĐÃ GÓP

PHẦN TẠO NÊN NHỮNG CUÔN SÁCH HAY, ĐẸP PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

ANH THẮNG

68 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 2: GOÙP PHAÀN TAÏO NEÂN - Đại Học Quốc Gia Hà Nộirepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2928/1/276IN(29).pdfPHẦN TẠO NÊN NHỮNG CUỐN SÁCH HAY, ĐẸP PHỤC VỤ

Giải thưởng Sách Việt Nam 2013 đã thu hút sự tham gia của 37 NXB trong cả nước với tổng số sách dự

giải là 328 cuốn gồm 188 cuốn dự giải sách Hay và 140 dự giải sách Đẹp. Sau nhiều vòng tuyển chọn BGK đã chọn ra 83 tác phẩm đạt giải, trong đó có 56 giải sách Hay (1 giải Đặc biệt, 4 giải Vàng, 16 giải Bạc, 19 giải Đồng và 16 giải Khuyến khích) và 40 giải sách Đẹp (5 giải Vàng, 7

giải Bạc, 11 giải Đồng và 13 giải Khuyến khích, 4 giải Bìa đẹp). Trong đó, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN có 05 nhà giáo - nhà khoa học được nhận giải thưởng Sách Hay Việt Nam 2013. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

* “THĂNG LONG HÀ NỘI” (2 TẬP) - GIẢI SÁCH HAY - CHỦ BIÊN: GS.TS PHAN HUY LÊ - NXB HÀ NỘI 2012

Thăng Long - Hà Nội linh thiêng và hào hoa, mảnh đất hội tụ và kết tinh các giá trị văn hoá dân tộc, từ lâu đã nhận được sự ưu ái, quan tâm của rất nhiều thế hệ các nhà khoa học, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. Nhân Thủ đô tròn 1000 năm tuổi, với tâm huyết, tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với không gian ngàn năm văn hiến này, với sự miệt mài nghiên cứu, GS. NGND Phan Huy Lê cùng đội ngũ đông đảo các nhà khoa học đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ “Lịch sư Thăng Long - Hà Nội” với mong muốn đem đến một cái nhìn mang tính hệ thống, toàn diện và sâu sắc về Thăng Long - Hà Nội.

Bộ sách gồm 2 tập với 28 chương theo phân kì lịch sư, như một cuốn phim quay chậm và cận cảnh về toàn bộ lịch sư hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, không chỉ giới hạn trong nghìn năm kể từ sự kiện trọng đại định đô Thăng Long mà còn phải ngược về cả thời tiền Thăng Long trước đó, từ khi con người xuất hiện trên không gian địa lí này gắn liền với quá trình thành tạo của vùng đất Hà Nội. Bộ sách cũng cho độc giả thấy

được diện mạo của Thủ đô hiện đại, với vai trò đặc biệt và nổi bật của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá tiêu biểu Quốc gia. Có thể nói bộ sách “Lịch sư Thăng Long - Hà Nội” được ví như một bảo tàng thu nhỏ, là kho di sản tư liệu quý cho tất cả mọi người thân yêu Hà Nội cả trong nước và quốc tế.

* “NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VIỆT NAM - LỊCH SỬ, HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG” - GIẢI BẠC SÁCH HAY - CHỦ BIÊN: GS. TS NGUYỄN VĂN KHÁNH - NXB CHÍNH TRỊ QUÔC GIA, 2012

Trong lịch sư, nguồn lực trí tuệ Việt Nam đã được khơi nguồn và phát huy mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam gắn liền với việc phát huy nguồn lực trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam, được hun đúc và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành tài sản vô giá trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai. Trong xu hướng phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát huy

nguồn lực trí tuệ Việt Nam đã và đang đòi hỏi khách quan và cấp bách.

Nhằm cung cấp cho bạn đọc bức tranh tổng thể và tình hình, thực trạng và triển vọng nguồn lực trí tuệ Việt Nam, tập thể các nhà khoa học trong đó GS. TS Nguyễn Văn Khánh là chủ biên đã biên soạn cuốn “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sư, hiện trạng và triển vọng”. Thông qua nguồn tư liệu phong phú đã được

chắt lọc, bằng những luận chứng khoa học và súc tích, các tác giả đã tập trung vào việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sư, phân tích quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực này, từ đó, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị về mặt chính sách đối với Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước trong thế kỉ XXI.

* "PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ" - GIẢI ĐỒNG SÁCH HAY - TÁC GIẢ: GS. NGND NGUYỄN THIỆN GIÁP - NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM, 2012

Cuốn sách gồm 02 phần chính lần lượt trình bày các nội dung sau: Phương pháp luận của trường phái Geneva, phương pháp luận của trường phái Prague, phương pháp luận của trường phái Copenhaghen, phương pháp luận

VĂN HÓA XÃ HỘI

69 Số 276 - 2014

Page 3: GOÙP PHAÀN TAÏO NEÂN - Đại Học Quốc Gia Hà Nộirepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2928/1/276IN(29).pdfPHẦN TẠO NÊN NHỮNG CUỐN SÁCH HAY, ĐẸP PHỤC VỤ

của trường phái cấu trúc luận Mỹ, phương pháp luận của trường phái London, phương pháp luận của ngôn ngữ học tạo sinh, phương pháp luận của ngôn ngữ học tri nhận và phương pháp luận của ngôn ngữ học nhân chủng, phương pháp giải thích bên ngoài... Mỗi trường phái ngôn ngữ học đều được nhận diện, xem xét dưới ba cơ sở: (i)Giới thiệu chung, (ii) Lí thuyết cơ bản và (iii) Cơ sở triết học.

* "VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX" - GIẢI ĐỒNG SÁCH HAY - TÁC GIẢ: PGS. TS TRẦN NHO THÌN - NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM, 2012

“Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” thể hiện những đặc trưng riêng biệt của nền văn học trung đại từ sự phân kì không gian, giai đoạn, các trào lưu văn học cho đến những nhân tố điển hình, tiêu biểu trong mỗi giai đoạn. Đây là giai đoạn mở đầu cho nền văn học viết Việt Nam.

Cuốn sách đem đến một cái nhìn có tính hệ thống, khách quan, khoa học nhưng cũng hết sức sâu sắc. Cuốn sách này dành cho tất cả những người yêu mến văn học truyền thống dân tộc, cũng như ai quan tâm nghiên cứu đến văn học cổ trung đại.

* "DIÊN CÁCH CẤU TRÚC CHỮ NÔM VIỆT " - GIẢI KHUYẾN KHÍCH SÁCH HAY - TÁC GIẢ: NGUYỄN TUẤN CƯỜNG - NXB ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI, 2012.

Cuốn sách đề cập đến vấn đề diên cách cấu trúc chữ Nôm Việt qua cứ liệu của nhóm văn bản “giải âm”, “diễn nghĩa” Kinh Thi có niên đại xác định, cách nhau hơn một trăm năm nhằm đề cập đến một trong những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu

chữ Nôm là vấn đề diễn biến (hay lưu biến) của cấu trúc chữ Nôm theo tiến trình của thời gian. Từ ý tưởng khoa học, cách triển khai trên thực tế cũng như các cứ liệu minh chứng đã cho thấy đây là một chuyên khảo khoa học trong nhận thức, trong thực hiện và trong kĩ thuật trình bày, không phải dễ dàng lúc nào cũng có được.

Cuốn sách là một công trình khoa học nghiêm túc, có giá trị khoa học trong việc khẳng định những xu hướng bảo lưu và biến đổi (diên cách) của chữ Nôm theo thời gian nhằm thực hiện chức năng là một hệ thống văn tự ghi âm quốc âm, quốc ngữ của người Việt. Trong suốt tiến trình lưu hành, một mặt, chữ Nôm đã hoàn thành tốt chức năng văn tự của mình, chính nhờ khả năng bảo lưu, ổn định thống nhất vốn có. Mặt khác, nó cũng có khả năng điều chỉnh theo cách mà loại hình văn tự chữ Nôm cho phép để thích ứng với những biến đổi về ngữ âm của tiếng Việt.

Cuốn sách còn có giá trị trong việc cung cấp những tài liệu chữ Nôm về truyền thống giải âm các kinh điển quyền uy học thuật Nho học ra tiếng Việt – trường hợp Kinh Thi, đồng thời cũng đóng góp nhiều cho việc tìm hiểu nền ngữ văn truyền thống trên cứ liệu văn bản, đính chính những sai lầm đáng tiếc trong cách hiểu của học giới về truyền thống giải âm Kinh Thi.

Cuốn sách góp phần cho học giới thấy được sự thống nhất trong đa dạng của khối Đồng văn Đông Á trong lịch sư. Học giới sẽ có thêm một quyển sách, một công trình mà trong đó cụ thể hóa cho “sắc màu Việt Nam” trong bức tranh Đồng văn Đông Á.

QUAN HOÏ NOÃI NIEÀM KHOÂN NGUOÂI

70 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội