giÁo xỨ thÁnh vinh sƠn liÊm - st. vincent liemstvincentliem.ca/bulletins/cn_hl_c.pdf · Ý...

8
LỄ HIỂN LINH NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA L ễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, là một trong những lễ trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo. Được nhiều người biết đến với tên gọi là lễ Ba Vua, và do các truyền thống đi kèm, lễ này chủ yếu cử hành việc Đức Kitô Cứu Thế xuất hiện, tỏ mình cho thế gian, với tư cách là Thiên Chúa, Con Người và là Vua. Thật vậy, trong thế giới cổ đại, từ Hy Lạp Epiphanie cũng có nghĩa là sự can thiệp lạ lùng của thần thánh vì con người, sự xuất hiện đầy hân hoan của một lãnh chúa như khi lên ngôi hay lúc khải hoàn tiến vào thành. Trong Tân Ước, từ này được dùng để chỉ sự tỏ mình của Đức Kitô như là Con Thiên Chúa: “Ngài bày tỏ vinh quang của mình và các môn đệ tin vào Ngài” (Ga 2, 11) GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Tin Mục Vụ GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 1 LỄ HIỂN LINH - NĂM C BÍ TÍCH Giải Tội 20 phút trước các Thánh Lễ Rửa Tội Trẻ Em 3:30 PM thứ Bảy cuối tháng Hôn Phối Xin liên lạc văn phòng hoặc quý Cha 6 tháng trước ngày lễ cưới để lập hồ sơ Xức Dầu Bệnh Nhân Liên lạc với linh mục bất cứ lúc nào Trao Mình Thánh cho Bệnh Nhân Liên lạc với văn phòng hoặc quý Cha THÁNH LỄ Thứ Hai - Thứ Sáu 11:00 AM; 6:00 PM Thứ Bảy 9:30 AM: Lễ Kính Đức Mẹ 6:00 PM: Lễ Thiếu Nhi Chúa Nhật 9:00 AM; 11:00 AM; 6:00 PM Chầu Thánh Thể Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chúa Nhật Đầu Tháng: 5:30 PM HỘI ĐỒNG MỤC VỤ Chủ Tịch Giuse Đỗ Minh Sơn 403 969 7368 Phó Nội Vụ Giuse Trần Thanh Hải 403 608 0733 Phó Ngoại Vụ Giuse Đỗ Quang Trọng 403 510 5808 Thư Ký Maria Vũ Thị Hồng 403 889 9872 Thư Ký Giáo Xứ Maria Đặng Thị Mỹ Loan 403 262 1078 GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 2412-48th Street SE - Calgary, AB T2B 1M4 Phone / Fax: 403 262 1078 Linh Mục Chánh Xứ JB Nguyễn Đức Vượng 403 479 4638 Linh Mục Phó Xứ Giuse Phạm Công Liêm 403 465 3101 Ngày 6 Tháng 01, Năm 2019 Ban Giảng Viên Giáo Lý Mừng Giáng Sinh

Upload: others

Post on 13-Jul-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

LỄ HIỂN LINHNGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Lễ Hiển Linh được cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh, là một trong những lễ trọng lâu đời nhất trong niên lịch Kitô giáo. Được nhiều người biết đến với tên gọi là lễ Ba Vua, và do các truyền thống đi kèm, lễ này chủ yếu cử hành việc Đức Kitô Cứu Thế xuất hiện, tỏ mình cho thế gian, với tư cách là Thiên Chúa, Con Người và là Vua. Thật vậy, trong thế giới cổ đại, từ Hy Lạp Epiphanie cũng có nghĩa là sự can thiệp lạ lùng của thần thánh vì con người, sự xuất hiện đầy hân hoan của một lãnh chúa như khi lên ngôi hay lúc khải hoàn tiến vào thành. Trong Tân Ước, từ này được dùng để chỉ sự tỏ mình của Đức Kitô như là Con Thiên Chúa: “Ngài bày tỏ vinh quang của mình và các môn đệ tin vào Ngài” (Ga 2, 11)

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊMGIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM

Tin Mục Vụ

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 1

LỄ HIỂN LINH - NĂM C

BÍ TÍCHGiải Tội20 phút trước các Thánh LễRửa Tội Trẻ Em3:30 PM thứ Bảy cuối thángHôn PhốiXin liên lạc văn phòng hoặc quý Cha 6 tháng trước ngày lễ cưới để lập hồ sơXức Dầu Bệnh NhânLiên lạc với linh mục bất cứ lúc nàoTrao Mình Thánh cho Bệnh NhânLiên lạc với văn phòng hoặc quý Cha

THÁNH LỄThứ Hai - Thứ Sáu11:00 AM; 6:00 PMThứ Bảy9:30 AM: Lễ Kính Đức Mẹ6:00 PM: Lễ Thiếu NhiChúa Nhật9:00 AM; 11:00 AM; 6:00 PMChầu Thánh ThểThứ Sáu, Thứ Bảy, Chúa Nhật Đầu Tháng: 5:30 PM

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ Chủ TịchGiuse Đỗ Minh Sơn . . . . . . . 403 969 7368Phó Nội VụGiuse Trần Thanh Hải . . . . . . 403 608 0733Phó Ngoại VụGiuse Đỗ Quang Trọng . . . . . 403 510 5808Thư KýMaria Vũ Thị Hồng . . . . . . . 403 889 9872Thư Ký Giáo XứMaria Đặng Thị Mỹ Loan . . . 403 262 1078

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM2412-48th Street SE - Calgary, AB T2B 1M4Phone / Fax: 403 262 1078Linh Mục Chánh XứJ .B . Nguyễn Đức Vượng . . . . 403 479 4638Linh Mục Phó XứGiuse Phạm Công Liêm . . . . 403 465 3101

Ngày 6 Tháng 01, Năm 2019

Ban Giảng Viên Giáo Lý Mừng Giáng Sinh

Page 2: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 2

Nguồn gốc của ngày lễ

Thời giáo hội sơ khai, chỉ có ngày lễ Phục Sinh là được cử hành hằng năm cách đặc biệt và mỗi ngày Chúa Nhật được xem như một ngày “tiểu phục sinh”. Vào thế kỷ thứ III và IV, tại Đông phương và Tây phương, xuất hiện các ngày lễ trọng mừng Đấng Cứu Thế đến giữa loài người. Trong khi ở Tây phương, lễ Giáng Sinh được cố định vào ngày 25 tháng Chạp, nhằm tiết Đông chí, để thay thế các cuộc lễ ngoại giáo mừng sự trở lại của Mặt trời và Ánh sáng, thì lễ Thiên Chúa Nhập Thể được cử hành vào ngày 6 tháng Giêng tại Đông phương. Tại Ai Cập và Ả Rập, ngày này trùng hợp với một ngày lễ rất cổ xưa của người ngoại giáo tôn vinh thần Mặt Trời, tương tự với ngày Đông chí ở Roma.

Như thế, lễ Hiển Linh có nguồn gốc là một ngày lễ cổ xưa của người Kitô giáo tương tự với ngày lễ Giáng Sinh, như các nghi lễ được cử hành tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ thứ IV và đầu thế kỷ thứ V đã chứng minh: vào buổi chiều ngày 5 tháng Giêng, vị giám mục cùng với hàng giáo sĩ và giáo dân đến Giêrusalem. Sau buổi cầu nguyện, người ta đi thành đoàn rước đến hang đá Giáng Sinh để công bố đoạn Tin Mừng về sự hạ sinh của Đức Kitô. Sau đó là cuộc canh thức dài kết thúc bằng một thánh lễ vào những giờ đầu tiên trong ngày với bài đọc Tin Mừng về các Đạo Sĩ đến thờ lạy Chúa. Rồi người ta vừa hát bài Benedictus vừa quay trở lại Giêrusalem để cử hành một thánh lễ trọng thể nữa tại Vương Cung Thánh Đường Mộ Thánh.

Ngày lễ của ba phép lạ

Từ Đông phương, lễ Hiển Linh lan sang Châu Âu vào khoảng thế kỷ thứ IV và được nói đến lần đầu tiên tại xứ Gaule vào năm 361; ngược lại, Đông phương cũng đã chấp nhận ngày lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng Chạp. Đến cuối thế kỷ này, hầu hết các Giáo Hội đều cử hành hai ngày lễ trọng bổ túc cho nhau này.

Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở Tây phương lẫn Đông phương.

· Ban đầu, ở Tây phương, người ta có thói quen cử hành chung các biến cố hạ sinh của Đức Kitô vào ngày Giáng Sinh, biến cố các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa và cuộc tàn sát các Thánh Anh Hài. Nhưng khi Roma bắt đầu mừng lễ

Hiển Linh thì hai biến cố cuối cùng này được tách rời ra khỏi ngày lễ 25 tháng Chạp để dành tôn kính các Đạo Sĩ là chủ đề chính cho ngày lễ trọng mới vào ngày 6 tháng Giêng. Như thế, lễ Hiển Linh trong phụng vụ Roma mang thông điệp chính là sự mạc khải của Đức Kitô cho mọi dân tộc được biểu tượng qua các Đạo Sĩ.

· Còn đối với Giáo Hội Đông phương, lễ Hiển Linh đã trở thành đại lễ mừng thiên tính của Đức Kitô; mầu nhiệm Nhập Thể và sự thờ lạy của các Đạo Sĩ vì thế được cử hành vào ngày lễ Giáng Sinh. Thế rồi sau đó lễ Hiển Linh ngày càng được hiểu như là lễ Đức Kitô Chịu Phép Rửa (chịu ảnh hưởng của Ai Cập vì phụng vụ này đã sáp nhập biến cố này vào lễ ngày 6 tháng Giêng để nhấn mạnh đến thiên tính thật sự của Đức Kitô ngay từ khi sinh ra). Do đó mà ở Đông phương có tục lệ làm phép nước rửa tội, nước giếng rửa tội, các nguồn nước và sông suối vào dịp lễ Hiển Linh. Vào ngày này, nhiều đám đông kéo nhau đến bờ sông Giođan để dìm mình ba lần trong trong dòng sông theo như nghi thức rửa tội của Đông phương.

Phép lạ tại Cana là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa của Đức Kitô sau mạc khải tại sông Giođan. Trong phụng vụ Đông phương, lễ Hiển Linh đã trở thành ngày lễ của ba phép lạ mà dấu vết vẫn còn tìm thấy được trong bài điệp ca Magnificat của giờ kinh chiều: “Chúng con mừng kính ngày thánh này được điểm tô bằng ba phép lạ: hôm nay ngôi sao đã dẫn dường cho các Đạo sĩ đến hang đá; hôm nay nước đã biến thành rượu tại tiệc cưới; hôm nay tại sông Giođan, Đức Kitô đã muốn chịu phép rửa bởi Gioan để cứu chuộc chúng ta”. Thật vậy phụng vụ Roma cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa vào tuần bát nhật và phép lạ Cana vào ngày Chúa Nhật thứ hai sau đó.

Các Đạo sĩ

Nhưng các đạo sĩ đến kính viếng Vua dân Do Thái này chính xác là những ai? Tin Mừng chẳng nói gì ngoài việc họ đến từ phương Đông. Người ta thường cho rằng họ là các thành viên của một trong sáu giai cấp của xứ Ba Tư cổ xưa. Vừa là tư tế, nhà thiên văn và chiêm tinh, những người có học thức cao này không chỉ phục vụ cho tôn giáo mình mà họ biết rõ các nghi lễ và thực hành, nhưng họ cũng có kiến thức về khoa học rất rộng, nhất là thiên văn, chuyên giải thích các giấc mộng và những dấu hiệu thiên văn. Trong nhiều xứ sở, họ là cố vấn của triều đình.

Page 3: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 3

Đối với các Đạo sĩ này, sự xuất hiện trên trời một hiện tượng thiên văn bất thường (như sao chổi hay sự giao nhau của các hành tinh) là dấu hiệu của một biến cố lịch sử quan trọng như ngày sinh của một nhân vật hàng đầu. Thật vậy, ý tưởng rất phổ thông trong thế giới cổ đại là có một sự tương quan giữa con người và vị trí của những vì sao nào đó ở trên trời. Chính vì thế mà đối với người Ai cập, khi xuất hiện sao Thiên Lang (Sirius) là điềm báo trước lũ lụt mang lại phù sa của sông Nil, mặc dầu chẳng có liên quan nhân quả gì giữa hai hiện tượng này.

“Vua dân Do Thái vừa sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngài xuất hiện và chúng tôi đến để triều bái Ngài” (Mt 2, 2). Câu hỏi mà các Đạo sĩ đặt ra khi vừa đến Giêrusalem nằm trong bối cảnh thiên văn của phương Đông cổ đại, thế nhưng còn cần phải giải thích rằng các Đạo sĩ hướng thẳng đến xứ Palestine và xin gặp đích thân Vua dân Do Thái chính là bởi vì ngôi sao đưa đường cho những vị này được hiểu như là một dấu hiệu quá rõ ràng. Điều này giả định rằng những nhà thông thái đến gặp Đức Kitô đã biết rõ những lời tiên tri của Cựu Ước nối kết sự sinh hạ của Đấng Cứu Thế với một dấu hiệu của ánh sáng: “Một vì sao xuất hiện từ Giacóp” (Ds 24, 17); “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9, 1). Nếu chính họ không theo tôn giáo của người do Thái thì ít ra họ cũng có quan hệ với môi trường Do Thái, có thể là những người Do Thái tản mác (Diaspora) ở xứ Babylone.

Lưu ý rằng thánh sử Matthêu không nêu con số chính xác các Đạo sĩ, cũng không nói họ là vua. Trong các bức hoạ hay tranh ghép cổ thời, người ta vẽ hai, ba, bốn ông hay nhiều hơn thế nữa, các Kitô hữu ở phương Đông quen

tính đến hơn chục ông. Con số ba theo truyền thống chắc chắn là do ba lễ vật dâng lên cho Chúa Kitô. Ta cũng có thể thấy sự lựa chọn con số này biểu trưng cho Ba Ngôi. Về việc trình bày các Đạo sĩ như là những vị vua, cưỡi trên lưng lạc đà, đầu đội vương miện, có cả đoàn tuỳ tùng đi theo, hình ảnh này là do ngôn sứ Isai đã loan báo rằng người ta sẽ thấy các vị vua lên đường đến thờ lạy Thiên Chúa thật tại Giêrusalem: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước (…) Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha; tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương và loan truyền lời ca tụng Chúa” (Is 60, 1-6).

Ngôi sao Bêlem

Nhiều người cho câu chuyện các Đạo sĩ đi theo ánh sao chỉ là truyền thuyết. Như chúng ta đã nói ở trên, nếu ngôi sao không di chuyển bên trên các Đạo sĩ như một ngọn đèn chiếu, thì các hiện tượng thiên văn bất thường (sao chổi, ngôi sao mới, các hành tinh giao nhau) rất thường xảy ra vào thời Đức Kitô sinh hạ. Trước khi chê bai nội dung của Tin Mừng nhân danh điều được cho là khoa học, ta cần phải xem lại chính xác những gì mà khoa học đã nói, ở đây là khoa thiên văn.

Nhờ vào máy tính, ngày nay người ta có thể tính toán vị trí các vì sao mãi cho đến tận thời xa xưa nhất, người ta thấy rằng vào năm 7 trước Chúa Giêsu Kitô giáng sinh có ba lần Thổ tinh (Saturne) và Mộc tinh (Jupiter) giao nhau. Quả thế, qua ba lần các ngày 29 tháng năm, 29 tháng Chín và 4 tháng Chạp, hai hành tinh này gặp nhau trên bầu trời Babylone. Người ta có thể dễ dàng mường tượng ra sự suy đoán của các Đạo sĩ, thêm vào đó là Mộc tinh được xem như “Ngôi sao của các vị Vua” được nhân hoá bằng vị thần chính của vùng Babylone là Marduk, còn Thổ tinh (saturne) rất được người Do Thái sùng bái, ngày Sabbat được lấy từ tên của ngôi sao này. Với tất cả những điều này, cùng với lời tiên tri của Balaam và Isai, con đường đã được vạch sẵn cho các đạo sĩ của chúng ta. Dựa vào những sự kiện trên, các nhà thiên văn đã đưa ra giả thuyết sau đây: sau khi đã chấm tử vi về vị vua sẽ sinh ra, các Đạo sĩ lên đường vào lần giao nhau thứ hai của Thổ tinh – Mộc tinh vào ngày 29 tháng Chín để rồi đến Giêrusalem vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Chạp.

Ghi chú:

Page 4: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 4

Ở đây chúng ta không cố tìm lại ngày sinh của Chúa Giê-su Kitô, đã được sử gia và các nhà chú giải tranh luận rất nhiều, mà chỉ chứng minh rằng không có lý do gì để nghi ngờ về sự kiện Ngôi sao Bêlem, một trong những dấu hiệu của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại. Có rất nhiều giả thiết về năm sinh của Đức Kitô, các năm -2 và -1 có rất nhiều hiện tượng thiên văn. Dựa trên chứng từ của các Giáo phụ và niên biểu của Denys le Petit được cho là vẫn có giá trị, Hugues de Nanteuil cho rằng Chúa Giêsu chính xác sinh vào ngày 25 tháng Chạp năm -1. Theo Jean Aulagnier thì Denys le Petit đã nhầm đến bốn năm, Chúa Giêsu được sinh ra vào tháng Chạp năm -5.[1]

Sứ điệp của lễ Hiển Linh

1. Chúa Giêsu được mạc khải như là Vua, Thiên Chúa và con người.

Lễ vật các đạo sĩ dâng cho Chúa Kitô đã mạc khải cách biểu trưng về ý nghĩa của ngày lễ Hiển Linh: “Được Ngôi sao đưa đường đến tận nhà Giacóp, đến với Đấng Em-manuel, qua lễ vật dâng tiến, họ muốn bày tỏ Đấng mà họ thờ lạy là ai: với mộc dược thì đó là Đấng phải chết và chịu mai táng vì nhân loại phải chết; với vàng thì đó là Vua mà triều đại của Ngài không bao giờ chấm dứt; với nhũ hương thì đó là Thiên Chúa được nhìn nhận ở xứ Gi-uđê đồng thời cũng là Đấng tỏ mình cho những ai không tìm thấy Ngài”.[2]

Tiến dâng vàng, các Đạo sĩ nhìn nhận vương quyền của Đức Kitô, hậu duệ cuối cùng của giòng dõi Đavít, như ngôn sứ Isai đã tiên báo: “Một chồi non sẽ trồi ra từ gốc Giesê, một mầm non sẽ mọc lên từ cội rễ ấy, Thánh Thần của Yavê sẽ ngự trên vị này …” (Is 11, 1-2). Họ đến quỳ gối trước vị vua mà quyền năng bao trùm vạn vật; không phải bằng quân đội và vinh quang cá nhân mà bằng tình yêu vô bờ qua việc phục vụ và tự hiến chính mình.

Nếu vương quốc của Đức Kitô đạt đến độ toàn hảo như vậy chính bởi vì nó không thuộc về thế gian này, như Chúa Giêsu đã tuyên bố với Philatô trong cuộc thẩm vấn. Quyền lực mà Đức Giêsu Kitô có được là do Chúa Cha ban cho và đó là ý nghĩa của lễ dâng trầm hương vì sản vật này dành riêng cho Thiên Chúa trong các nghi lễ tại Đền Thờ. Như vậy các Đạo sĩ đã nhìn nhận thiên tính của Đức Kitô ngay từ khi hạ sinh, trước khi Ngài bày tỏ cho con người bằng các phép lạ.

Hoàn toàn là Thiên Chúa, Đức Giêsu cũng hoàn toàn là con người. Chính vì thế mà các Đạo sĩ đã tiến dâng lễ phẩm thứ ba là mộc dược, thứ hương liệu dùng để băng bó vết thương và tẩm liệm xác chết. Khi nhập thể, quả thật Con Thiên Chúa đã hoàn toàn thông phần vào kiếp con người, chia sẻ vận mệnh của mỗi người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, ngoại trừ tội lỗi, mà không cần sử dụng đến quyền năng Thiên Chúa,

2. Khám phá Thiên Chúa với trí óc và con tim.

Lên đường để nhận biết Đức Kitô là vị Vua thật, Thiên Chúa thật và là Con Người thật, đó là hành trình của các Đạo sĩ. Việc các Đạo sĩ đến Bêlem để thờ lạy Chúa Hài Nhi dạy chúng ta phải biết kiếm tìm Thiên Chúa bằng cả khối óc lẫn con tim. Như đã thấy, các Đạo sĩ là những người thông thái, học thức, được mọi người trong đất nước mình nhìn nhận khả năng. Chính nhờ kiến thức, tính toán mà họ có thể khám phá ra Ngôi Sao dẫn đưa họ đến tận hang đá. Nhưng một khi đặt chân đến Giêrusa-lem, những con người khoa học này không còn cậy dựa vào kiến thức của mình nữa: họ dò hỏi các luật sĩ và tiến sĩ Luật, các nhà chuyên môn về Kinh Thánh là chính Mạc Khải của Thiên Chúa. Cũng thế, kiến thức của chúng ta không đủ để giải thích tất cả: như các đạo sĩ, cần phải lắng nghe các ngôn sứ, cả thời xưa lẫn thời nay, để nhờ họ mà có thể nhận biết khuôn mặt thật của Thiên Chúa và tình yêu Ngài mang đến cho mọi loài thụ tạo.

chuyển ngữLm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Nguồn: xuanbichvietnam.wordpress.com

THÔNG BÁOTHU TIỀN LỄ GIÁNG SINH VÀ LỄ THÁNH GIA THẤT

LỄ GIÁNG SINH

- Lễ 5:00 pm 24/12 $6,288

- Lễ 8:00 pm 24/12 $1,809

- Lễ 11:00 am 25/12 $4,941

- Lễ 6:00 pm 25/12 $1,102

- Quỹ xây dựng 25/12 $225

Page 5: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 5

TỔNG CỘNG LỄ GIÁNG SINH 2018 $14,365

LỄ GIÁNG SINH NĂM 2017 $12,195

LỄ THÁNH GIA THẤT 30-12-2018

- Chiều thứ Bảy, Lễ 6:00 pm: $1,372

- Chúa nhật, Lễ 9:00 am: $1,482

- Chúa nhật , Lễ 11:00 am: $1,425

- Chúa nhật, Lễ 6:00 pm: $2,270

TỔNG CỘNG 4 THÁNH LỄ: $6, 549

Quỹ Xây Dựng $2,035

Tiền Quảng Cáo (cheque $400 & $200 $600

Bán Lon HH 30/12 $231

Khấn Thánh Giuse và Đức Mẹ tháng 12 $502

TỔNG THU CUỐI TUẦN 30/12/2019 $ 9,917

LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA 01/01/2019

- Chiều thứ Hai 31/12/2018 $705

- Thứ Ba , Lễ 11:00 am 01/01/19 $2,020

- Thứ Ba, Lễ 6:00 pm 01/01/19 $1,715

- Quỹ Xây Dựng $ 840

TỔNG THU LỄ MẸ THIÊN CHÚA 2019 $5,290

LỄ MẸ THIÊN CHÚA 2018 $2,829

HỌP HỘI ĐỒNG MỤC VỤ TỐI THỨ BA NGÀY 08/01/2019

Để chuẩn bị cho Hội Chợ Xuân Hợp Nhất lần thứ 2 và Mùa Chay 2019, Ban thường vụ HĐMV xin kính mời quý Cha, quý đại diện Hội Đoàn, Phong Trào, Ca Đoàn, Ban Cố Vấn, quý Ban Ngành đến tham dự buổi họp vào lúc 7 giờ tối thứ Ba ngày 08/01/2019 để bàn chi tiết chương trính Hội Chợ Xuân Hợp Nhất lần thứ 2 và chương trình Phụng Vụ cho Mùa Chay và Đại Lễ Phục Sinh năm 2019. Ban Thường Vụ kính mời.

HỌP PHONG TRÀO LIÊN MINH THÁNH TÂM VÀ HỘI CÁC BÀ MẸ 13/01/19

Ban Chấp Hành Hội Các Bà Mẹ và Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm kính mời quý Thành Viên Hai Hội Đoàn sau Thánh Lễ 11 giờ ngày 13/01/2019 tham dự cuộc họp theo mỗi Đoàn tại Tầng Hầm Nhà Thờ. Kính xin quý Vị bớt chút thờI giờ đi dự lễ và sau đó ở lại có giờ cầu nguyện theo thủ bản và bàn luận những việc đạo đức trong tháng. Hai Ban Chấp Hành kính mời.

HỌP LỄ SINH VÀ PHỤ HUYNH CÁC EM GIÚP LỄ

Nhằm mục đích thông báo những thay đổi quan trọng trong việc phục vụ và sinh hoạt của Ban Giúp Lễ, kính mời quý phụ huynh và các em trong Ban Giúp Lễ thu xếp tham dự buổi họp do cha linh hướng Giuse Phạm Công Liêm chủ trì, tại Nhà Thờ, lúc 12:30 PM - 13:30 PM Chúa Nhật, ngày 20 tháng 1 năm 2019. Trưởng Ban Giúp Lễ (Trần Thanh Thế) Kính mời.

THÀNH LẬP VÀ RA MẮT ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ

Cảm tạ hồng ân của Chúa Giêsu Thánh Thể, vị thủ lãnh tối cao của phong trào. Cùng với lời cầu bầu của Mẹ Maria, dưới sự linh hướng của Cha Tuyên Uý. Được sự chấp thuận của Linh Mục Tổng Tuyên Uý và Ban Chấp Hành Trung Ương Phong Trào TNTTVN tại Canada, chúng con hân hoan chính thức ra mắt đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Vinh Sơn Liêm, Giáo Phận Calgary, Canada vào 17 giờ 30, thứ 7, ngày 12, tháng 1, năm 2019.

Chúng con trân trọng kính mời HĐMVGX, quý phụ huynh các em thiếu nhi và toàn thể cộng đoàn đến tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện cho chúng con. Đoàn Trưởng Vincente Phạm Đào Quốc Duy trân trọng kính mời,

HÔM NAY XIN TIỀN LẦN THỨ HAI CHO QUỸ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Chúng con xin chân thành tri ân về những giúp góp cho quỹ xây dựng và phát triển. Vào Chúa nhật hôm nay, chúng con xin quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em cùng với quý Cha giúp góp cho quỹ Xây Dựng và Phát Triển trong lần xin thứ Hai. Một lần nữa xin Chúa trả công bội hậu trên toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa đang cùng chúng con hiện diện và giúp góp, hưởng dùng một ngôi Thánh Đường khang trang thờ phượng Chúa.

Page 6: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 6

CẢM ƠN CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ GHI DANH QUẢNG CÁO

Giáo xứ chân thành tri ân những cá nhân và doanh nghiệp đã ủng hộ cho việc in ấn tờ Thông Tin Mục Vụ, phát hành Lịch Treo Tường và duy trì Website của Giáo xứ bằng cách đã ghi danh quảng cáo trên các sản phẩm trên. Năm mới đến, kính chúc quý vị an khang và công việc kinh doanh tiến triển, phát đạt.

RAO HÔN PHỐI

LẦN III

Có anh Giuse Đỗ Khoa David, con ông: Giuse Đỗ Quang Trọng và bà Teresa Đỗ Kim Hồng, đang ở tại số 2312 – 8 Avenue, NE, Calgary, Canada

Sẽ kết hôn với chị Maria Hoàng Kiều Oanh, con ông Phê rô Hoàng Ngọc Hoan và bà Anna Hoàng Thị Tươi thuộc Giáo xứ Thượng Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam.

Ai biết đôi bạn có ngăn trở gì, xin trình báo.

LẦN I

Có anh Vincente Bùi Anh Khoa, con ông Vincente Bùi Xuân Lương và bà Maria Bùi Thuý Phượng, thường trú tại Calgary, AB, Canada

Sẽ kết hôn với chị Hồ Thị Kiều Trinh, con ông Hồ Vương và bà Nguyễn Thị Sương, thường trú tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Ai biết đôi bạn có ngăn trở gì, xin trình báo.

DANH SÁCH NHỮNG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI QUA ĐỜI TRONG THÁNG 01

DÂNG LỄ VÀO LÚC 6 GIỜ CHIỀU MỖI NGÀY THEO NGÀY MẤT.

1. Chị Maria Kiều Thị Hai. Mất ngày 04/01/2008. 47 tuổi. Thứ Sáu 04/01/19.

2. Ông Giuse Lê Văn Thìn. Mất ngày 07/01/2005. 88 tuổi.Thứ Hai 07/01/19.

3. Bà Maria Nguyễn Thị Thiện. Mất ngày 07/01/2016. 81 tuổi. Thứ Hai 07/01/19.

4. Ông Giuse Đào Cát Tê. Mất ngày 09/01/2012. 80 tuổi. Thứ Tư 09/01/19.

5. Anh Trần Trudy. Mất ngày 10/01/2001. 24 tuổi. Thứ Năm 10/01/19.

6. Ông Antony Đinh Hữu Số. Mất ngày 25/01/1998. 94 tuổi. Thứ Sáu 25/01/19.

7. Anh Gioan B T. Nguyễn Tiến Nam. Mất ngày 29/01/2011. 56 tuổi. Thứ Ba 29/01/19.

8. Ông Giuse Vũ Văn Ry. Mất ngày 30/01/2016. 93 tuổi. Thứ Tư 30/01/19.

KÍNH MỜI QUÝ GIA ĐÌNH ĐẾN THAM DỰ LỄ HIỆP THÔNG CẦU NGUỴỆN CHO THÂN NHÂN.

NHỮNG ĐÓNG GÓP TRÊN $50

LỄ GIÁNG SINH

Số Danh Bộ Họ và Tên Số Tiền Đóng Góp

808 A.C Đinh Ngọc Thi $2,000.00

105 A. C Lê Châu Tuấn & Ngọc $200.00

276 Chị Phạm Thị Cậy $200.00

415 A. C Vũ Hoàng Randy $200.00

497 Dr. Phạm Văn Đức $200.00

270 Bác Nguyễn Thị Yến $150.00

399 A.C Vũ Huỳnh Hiệp & Yến $125.00

318 A.C Phan Huy Thạch & Trâm $120.00

238 A. C Trần Loan & Thiện $110.00

23 A. C Châu T. Tuyên $100.00

147 A. C Nguyễn Hùng Duy $100.00

234 $100.00

306 Ô. B Phạm Thường & Hương $100.00

373 A. C Trần Toàn Minh $100.00

384 Dr. Trương Tony & Dorine $100.00

Page 7: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 7

421 A.C Vưu Hồng Ân $100.00

456 A. C Đoàn Thanh Bình & Hương $100.00

495 A. C Võ Quý $100.00

546 A. C Nguyễn Quang Trường $100.00

209 Bà Nguyễn Thị Nụ $60.00

424 A. C Huỳnh Tấn Nguyên $60.00

7 A. C Bùi Văn Huệ & Ngọc $50.00

32 A. C Đặng Anthony & Tân $50.00

44 A. C Đinh Quốc Hán $50.00

80 A. Huỳnh Nghiã Dũng $50.00

94 A. C Lê Việt Mỹ $50.00

121 A. C Nguyễn Ngọc Ánh & Thủy $50.00

126 A. C Nguyễn Đình Bé & Nhung $50.00

160 A. C Nguyễn Công Hiệp & Tuyết $50.00

189 A. C Nguyễn Hồng Long & Thy $50.00

206 A. C Nguyễn Nhi $50.00

207 A. C Tống Thùy Phương & Hà $50.00

277 A. C Phạm Văn Châu & Sâm $50.00

281 A. C Phạm Hoàng Hải $50.00

288 A. C Phạm T. Hưng & Phượng $50.00

320 A. C Phan Anh Quang Trường $50.00

338 A. C Trần Văn Dũng & Thúy $50.00

343 A. C Trần Quang Hà & Thảo $50.00

346 A. C Nguyễn Vanessa & Hiệp $50.00

347 A. C Trần Huy Hoàng $50.00

382 A. C Trương Cáo & Hòa $50.00

394 A. C Vũ Đình Tuy $50.00

517 A. C Phạm Đào Quốc Duy & Uyên $50.00

528 Chị Nguyễn Xuân Thúy $50.00

534 Chị Lương Tùy Ý Anh $50.00

545 A. C Nguyễn Quang Khải $50.00

LỄ THÁNH GIA THẤT

28 Bác Hoàng Thị Lý $520.00

366 A. C Mai Đạo Hoàn & Phượng $500.00

276 Chị Phạm Thị Cậy $160.00

318 A. C Phan Huy Thạch & Trâm $120.00

343 A. C Trần Quang Hà & Thảo $100.00

270 Bác Nguyễn Thị Yến $60.00

424 A, C Huỳnh Tấn Nguyên $60.00

158 A. C Nguyễn Hùng Hậu $50.00

189 A. C Nguyễn Hồng Long & Thy $50.00

234 $50.00

306 Ô. B Phạm Thường & Hương $50.00

320 A. C Phan Anh Quang Trường $50.00

323 A. C Tạ Từ Anh & Sylvia $50.00

394 A. C Vũ Đình Tuy $50.00

426 Bác Vũ Đình Long $50.00

495 A. C Võ Quý $50.00

Xin Thiên Chúa chúc phúc lành và bàn muôn ơn

xuống trên Quý Vị và gia đình vì những hy sinh đóng góp cho Giáo Xứ

Page 8: GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM - St. Vincent Liemstvincentliem.ca/bulletins/CN_HL_C.pdf · Ý nghĩa của hai ngày lễ này đã có sự biến chuyển sau đó, cả ở

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM 8