giÁo trÌnh - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.giaotrinhnhapmoncongtacxa…  · web...

197
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI Tác giả: TS. Mai Thị Kim Thanh LỜI NÓI ĐẦU Công tác Xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ giá trị, nhân phẩm của con người và góp phần trong việc bảo đảm bình đẳng xã hội. Trên thế giới, Công tác Xã hội được công nhận là một nghề và tuỳ theo đặc điểm hoàn cảnh của mỗi nước mà Công tác Xã hội có những sắc thái riêng nhưng hầu hết vẫn tuân theo những nguyên tắc, giá trị chuẩn mực chung. Ở Việt Nam, Công tác Xã hội đang ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chính sách phát triển Công tác Xã hội, cụ thể là việc thực hiện quyết định 32/2010/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một sự kiện ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển Công tác Xã hội như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn mang tính chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nhu cầu tìm hiểu về Công tác Xã hội ngày một tăng tuy nhiên tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, sinh viên đại học còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu

Upload: phamkhanh

Post on 01-Feb-2018

234 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘIGIÁO TRÌNH

NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Tác giả: TS. Mai Thị Kim Thanh

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác Xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con

người, bảo vệ giá trị, nhân phẩm của con người và góp phần trong việc bảo

đảm bình đẳng xã hội. Trên thế giới, Công tác Xã hội được công nhận là một

nghề và tuỳ theo đặc điểm hoàn cảnh của mỗi nước mà Công tác Xã hội có

những sắc thái riêng nhưng hầu hết vẫn tuân theo những nguyên tắc, giá trị

chuẩn mực chung.

Ở Việt Nam, Công tác Xã hội đang ngày càng nhận được sự quan tâm

của xã hội. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chính sách phát triển Công

tác Xã hội, cụ thể là việc thực hiện quyết định 32/2010/QĐ–TTg của Thủ

tướng Chính phủ về đề án phát triển nghề Công tác Xã hội giai đoạn 2010 –

2020. Đây là một sự kiện ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển Công tác Xã

hội như một ngành khoa học, một nghề chuyên môn mang tính chuyên nghiệp

tại Việt Nam.

Nhu cầu tìm hiểu về Công tác Xã hội ngày một tăng tuy nhiên tài liệu

giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, sinh viên đại học còn ít, chưa

đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, cuốn sách này được viết trong

khuôn khổ những kiến thức khái quát để phục vụ cho việc tham khảo, việc

dạy và học về Công tác Xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn giáo trình Nhập

môn Công tác Xã hội sẽ góp phần trong việc giúp đỡ người đọc có được một

cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về Công tác Xã hội. Đó là sự khác nhau

giữa Công tác Xã hội và các ngành khoa học khác, chức năng và nhiệm vụ

của Công tác Xã hội, nền tảng khoa học, các quan điểm giá trị, nguyên tắc

Page 2: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

đạo đức của nghề, các phương pháp, kỹ năng áp dụng, một số đối tượng

chính của Công tác Xã hội,… Các kiến thức trong giáo trình đã được tham

khảo, biên soạn từ nhau nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước.

Nội dung của giáo trình được chia thành 3 chương:

Chương 1: Công tác Xã hội là một khoa học.

Chương 2: Nền tàng khoa học của Công tác Xã hội.

Chương 3: Các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng có thể

không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp từ các

nhà chuyên môn và bạn đọc gần xa nhằm hoàn thiện hơn nữa nội dung của

cuốn giáo trình này.

Thư góp ý xin gửi về: Công ty Cổ phần sách Đại học – Dạy nghề

HEVOBCO, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên – Hà Nội.

Xin trân trọng cảm ơn!

TS. Mai Thị Kim Thanh

Chương 1. CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

1. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘICông tác Xã hội cũng như bất kỳ môn khoa học nào, nó không xuất

hiện ngay một lúc dưới dạng hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, quy luật

nguyên lý và phương pháp của nó. Vì vậy để hiểu và trả lời được câu hỏi

“Công tác Xã hội là gì?” thì cho tới nay đã có rất nhiều cách hiểu và định

nghĩa khác nhau về nó.

Theo F.Lulu Pablo – Bộ trưởng Bộ Xã hội Philippin: Công tác Xã hội

vừa là một nghệ thuật vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn

giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia

đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá

Page 3: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

nhân nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: Công tác Xã hội

cá nhân, Công tác Xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên

cứu.

Theo Foundation of Social Work Practice (Cơ sở thực hành Công tác

Xã hội): Công tác Xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người

vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội.

Công tác Xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những

luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh. Và

chính những luận chứng và những cuộc nghiên cứu này đã cung cấp một

lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho Công tác Xã hội và xây dựng những

kỹ năng chuyên môn hoá.

Theo ThS. Nguyễn Thị Oanh: Công tác Xã hội là một hoạt động thực

tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và

phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong việc giải

quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó, Công tác Xã hội theo đuổi mục

tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Công tác Xã hội là

hoạt động thực tiễn bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm

người cụ thể và mang tính tổng hợp cao chính bởi người làm Công tác Xã hội

phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như: tệ nạn xã hội, vấn đề người

nghèo, vấn đề gia đình,… Công tác Xã hội không giải quyết mọi vấn đề của

con người và xã hội mà chỉ nhằm vào những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống

hàng ngày của con người. Đó là an sinh xã hội hay phúc lợi xã hội, đồng thời

hỗ trợ con người giải quyết vấn đề đời sống cụ thể của họ, nhằm đem lại sự

ổn định, hạnh phúc cho mọi người và phát triển cho cộng đồng, xã hội.

Theo Joanf Robertson – Chủ nhiệm Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại

học Wisconsin – Hoa Kỳ: Công tác Xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề

hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp

độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội.

Theo NASW – Tổ chức Quốc tế phục vụ cộng đồng, gia đình và tổ chức

tình nguyện Liên Hợp Quốc: Công tác Xã hội là những hoạt động chuyên

Page 4: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

nghiệp, nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn

cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội và để tạo

ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt được những mục đích của cá nhân.

Theo ISSW – Liên đoàn chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (tại Đại hội

Montrean tháng 7/2000): Công tác Xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi

xã hội việc giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực

và giải phóng người dân giúp cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.

Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác Xã

hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.

Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.

Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: Công tác Xã hội là một

sự nghiệp, một môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải

quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu

khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức

năng xã hội. Tính năng của nó là điều chỉnh quan hệ xã hội, cải thiện chế độ

xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội

thông qua phục vụ xã hội và quản lý xã hội.

Theo Crouch. R. C: Công tác Xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người

không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt

được mức độ độc lập cao nhất có thể được.

Theo Từ điển Xã hội học: Công tác Xã hội là một dịch vụ đã chuyên

môn hoá – một việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã

hội đặc biệt.

Với quan niệm phong phú về Công tác Xã hội như vậy nên việc nêu

một định nghĩa thật hoàn chỉnh, chính xác về Công tác Xã hội không phải là

đơn giản. Tuy nhiên, có thể tóm tắt nội dung khái niệm Công tác Xã hội như

sau:

Công tác Xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp, một nghề, một dịch

vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và cung ứng cho cá nhân, gia

Page 5: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn mà

tự họ không tìm ra lối giải quyết.

Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề trong quan

hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông qua mối quan

hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tăng cường năng lực, giải phóng tiềm

năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng thông qua các hoạt động hướng vào

mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với môi trường.

Công tác Xã hội còn cung ứng thông tin, tài liệu, sự hỗ trợ tinh thần và

các kỹ năng chuyên môn thông qua sự quan tâm giữa người và người nhằm

giúp đối tượng có thêm khả năng, điều kiện và hoàn cảnh để họ tự cải thiện

cuộc sống của chính mình.

Nhân viên Công tác Xã hội với các kỹ năng được đào tạo về chuyên

môn và kinh nghiệm nghề nghiệp là người trực tiếp làm việc để đạt các mục

đích được định rõ, vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản trong Công

tác Xã hội để làm cho đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu, giải quyết

điều chỉnh những vấn đề đang đặt ra của mình cho phù hợp với sự thay đổi

mô hình xã hội.

Từ định nghĩa trên có thể thấy, Công tác Xã hội chính là một khoa học,

một nghề và đối tượng của nó chính là các hoạt động xã hội đặc thù nhằm

giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng ngăn chặn, khôi phục các chức năng

bị suy thoái, đồng thời chính họ tự vươn lên để giải quyết các vấn đề đã và

đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội.

2. CÁC CẤP CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI– Cấp độ vi mô: cá nhân (lịch sử bản thân, cuộc sống, đặc điểm tính

cách, các khả năng,…).

– Cấp độ trung mô: các nhóm nhỏ như gia đình với các thành viên của

mình; nhóm lớn: trường học, cơ sở làm việc,…

– Cấp độ vĩ mô: Xã hội (chính sách xã hội, chương trình, chiến lược

quốc gia,…).

Page 6: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

3. PHÂN BIỆT CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN, CỨU TRỢ XÃ HỘI, BẢO ĐẢM XÃ HỘI

3.1. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện

Công tác Xã hội với Công tác từ thiện là hai hoạt động về mặt hình thức

cùng có những điểm giống nhau, đó là xuất phát từ lòng nhân đạo, lòng

thương người và cùng giúp những người trong những hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn. Tuy nhiên, giữa chúng lại có những khác nhau về căn bản do xuất phát

từ những mục đích, cách tiếp cận cũng như phương pháp làm việc khác

nhau.

Về động cơ: Nếu như công tác từ thiện, động cơ của họ khi làm có thể

xuất phát từ cá nhân, từ nhu cầu tâm lý muốn tự khẳng định, bù đáp, muốn

tạo uy tín, cũng có thể là mang một màu sắc tôn giáo nào đó như làm phúc,

để đức cho con cháu hoặc cũng có thể là muốn che giấu một điều gì đó,… thì

ở Công tác Xã hội, động cơ của nó khác hẳn, với quan niệm cho rằng, đây là

một nghề phi lợi nhuận, con người và quyền của con người được đặt lên

hàng đầu, cho dù họ là ai về địa vị, kinh tế hay tôn giáo,… thì chính họ và lợi

ích của họ cũng sẽ được quan tâm như nhau.

Về mục đích: Do xuất phát từ động cơ cho rằng, đối tượng và lợi ích

của con người chính là mối quan tâm hàng đầu, không có sự phân biệt cho

nên trong Công tác Xã hội, mục đích chính là giúp đối tượng có vấn nạn phát

huy tiềm năng của chính mình để tự vươn lên. Ở đây, vấn nạn của đối tượng

sẽ được giải quyết tận gốc và toàn diện. Trong khi đó hoạt động của công tác

từ thiện chỉ mang tính chất nhất thời, cần làm ngay nhằm giúp đối tượng thoát

ra khỏi hoàn cảnh khó khăn hiện tại như: sự phân phối viện trợ của một cá

nhân hay tổ chức nào đó cho những cá nhân, gia đình, cộng đồng hiện đang

bị lũ lụt, thiên tai, hoả hoạn,… Vậy nên công tác từ thiện không thể đáp ứng

được nhu cầu của đối tượng.

Về phương pháp: do Công tác Xã hội là một ngành khoa học ứng dụng

nên nhân viên công tác xã hội – những người tham gia trực tiếp giúp đỡ đối

tượng phải là những người được trang bị các kiến thức về chính sách xã hội,

Page 7: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

an sinh xã hội, lý thuyết về hành vi con người và môi trường, các kỹ năng trợ

giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng, thái độ đạo đức nghề nghiệp,… cũng như

những phương pháp can thiệp, sau đó sử dụng những phương pháp này (đã

được học từ trường lớp và từ thực tiễn) để giúp đỡ đối tượng, trong khi ở

công tác từ thiện chỉ là những hoạt động phân bổ mang tính chu kỳ.

Về mối quan hệ: Với quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan

điểm vì con người, vì mục đích cho sự an sinh của con người và những biện

pháp đi đến mục đích đó mà trong quan hệ với đối tượng, mối quan hệ của

người nhân viên xã hội với đối tượng trong Công tác Xã hội là mối quan hệ

bình đẳng, mật thiết, tôn trọng. Ở đây nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu của

đối tượng, dùng những kiến thức, kỹ năng của mình phát huy tiềm năng của

đối tượng và làm cùng với họ. Tôn trọng và khuyến khích đối tượng chủ động

tham gia cũng như tự quyết lấy những vấn đề của chính mình. Trong khi đó ở

hoạt động từ thiện, mối quan hệ này khác hẳn, nó là mối quan hệ nhất thời từ

trên xuống, thậm chí có khi mang tính ban ơn. Ở đây người giúp đỡ chủ động

quyết định, áp đặt có khi làm thay cho đối tượng còn đối tượng thụ động ngồi

chờ.

Về kết quả: Xuất phát từ động cơ, mục đích, phương pháp và mối quan

hệ khác nhau mà kết quả của hai hoạt động này khác hẳn nhau. Trong khi ở

hoạt động Công tác Xã hội, do xuất phát từ nhu cầu của đối tượng, thấu hiểu

được những nguồn lực của chính họ và những rủi ro hay nguy cơ có thể xảy

ra mà nhân viên Công tác Xã hội có thể giúp đỡ một cách tốt nhất, vì thế vấn

đề cốt lõi của đối tượng được giải quyết. Đối tượng từ đó có thể tự đứng

vững trên đôi chân của chính mình sau khi được giúp. Trong khi đó ở hoạt

động từ thiện, việc giúp đỡ này chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời, nhu cầu

chính vẫn chưa giải quyết được, thậm chí đối tượng còn mang tính ỷ lại, chờ

đợi.

3.2. Phân biệt Công tác Xã hội với Cứu trợ xã hội

Nếu như Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho

cá nhân, gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp

Page 8: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

khó khăn mà tự họ không tìm ra lối giải quyết thì cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ

của nhà nước, xã hội, cộng đồng thông qua các chính sách, chế độ, biện

pháp và hình thức khác nhau cho các thành viên của xã hội khi họ gặp những

khó khăn, rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống hoặc do những nguyên nhân khác

nhau dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thu nhập, tài sản,… nhằm tạo điều

kiện để họ có thể vượt qua khó khăn, đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt, tự

mình vươn lên hoà nhập trở lại với cộng đồng và xã hội.

Cứu trợ xã hội bao gồm: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội.

Cứu tế xã hội: là cứu giúp cho các thành viên của xã hội khi họ gặp

những rủi ro, bất hạnh mà cuộc sống bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu không có

sự cứu tế thì những đối tượng gặp khó khăn và gia đình của họ có thể bị nguy

hại đến cuộc sống, có thể dẫn đến cái chết. Ở đây, tính chất của cứu tế là

mang tính tức thời, cấp cứu, đôi khi mang tính chất thường xuyên, lâu dài đặc

biệt là những trường hợp như: người già cô đơn không nơi nương tựa, người

nghèo, người tàn tật – những người không có khả năng lao động, không có

nguồn thu nhập để trang trải cho cuộc sống hàng ngày,…

Trợ giúp xã hội: là sự hỗ trợ thêm bằng tiền, hiện vật hoặc các điều kiện

vật chất tinh thần khác của cộng đồng và xã hội cho các đối tượng khi gặp

phải những khó khăn hoặc sa sút nào đó. Họ có thể vẫn cố gắng để tự lo liệu

cuộc sống nhưng nếu không có sự giúp đỡ thì cuộc sống của họ trở nên khó

khăn hơn và dễ rơi vào tình cảnh bần cùng. Ở đây, tính chất của trợ giúp xã

hội khác với cứu tế xã hội ở chỗ đối tượng có cơ hội khắc phục hoặc giảm

bớt hậu quả, rủi ro, tự vươn lên đảm bảo cuộc sống của mình, sớm hoà nhập

trở lại với cộng đồng. Trợ giúp vừa có tính tức thời, vừa có tính lâu dài nhưng

lâu dài là chủ yếu. Trợ giúp có phạm vi hoạt động lớn hơn cứu tế xã hội.

3.3. Phân biệt Công tác Xã hội với Bảo đảm xã hội

Nếu như Công tác Xã hội với trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề

trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông

qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức

năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt

Page 9: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với

môi trường thì Bảo đảm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ

thống các chính sách kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là một

chính sách xã hội vô cùng quan trọng nhằm bảo đảm những điều kiện vật

chất và tinh thần cần thiết để duy trì, ổn định và nâng cao đời sống của mọi

thành viên trong xã hội mà trước hết là người lao động.

Bảo đảm xã hội tập trung ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: ưu đãi xã hội, bảo

hiểm xã hội và cứu trợ xã hội.

Ưu đãi xã hội: là một chính sách có tính đặc thù của Nhà nước dành

cho các đối tượng là những người có công với đất nước như: gia đình có

công với cách mạng, thương bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân của họ,…

Bảo hiểm xã hội: là một hệ thống chính sách, chế độ nhằm đảm bảo

khoản thu nhập thay thế cho người lao động trong các trường hợp bị giảm

hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn tới tình trạng bị giảm hoặc mất

nguồn thu nhập từ lao động và việc làm sau khi người lao động đã đóng bảo

hiểm xã hội trong một thời gian nhất định.

Cứu trợ xã hội: là một chính sách đang được áp dụng ở các địa

phương và các nước phát triển nhằm phòng ngừa, bảo vệ những khó khăn có

thể xảy ra đối với các cá nhân trong xã hội. Hoạt động này bao gồm: cứu trợ

tại gia, bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, trẻ em không nơi nương tựa do Nhà nước

giám hộ,…

4. QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI MỘT SỐ NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI KHÁC

4.1. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Xã hội học

Khi xem xét mối quan hệ giữa Xã hội học với Công tác Xã hội thì việc

tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa học là cần thiết, để từ đó

tìm hiểu sự giống, khác nhau giữa hai ngành khoa học này và quan hệ giữa

chúng.

Page 10: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật

xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, sự vận hành của các hệ thống xã hội

xác định về mặt lịch sử. Nó là khoa học về các cơ chế tác động, các hình thức

biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, nhóm xã hội,

giai cấp và các dân tộc. Nói cách khác, Xã hội học là một bộ môn nghiên cứu

các mối quan hệ của các sự kiện, các quá trình, cơ cấu và thiết chế xã hội

nhằm tìm ra lôgíc của thực tại xã hội và sự vận động của tồn tại đó. Đối tượng

của Xã hội học được chia ra làm 2 cấp độ: cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô. Cấp

độ vi mô nghiên cứu mối quan hệ của các cá nhân trong các nhóm xã hội, các

giai cấp, các tầng lớp xã hội cũng như mối quan hệ giữa các nhóm, các giai

cấp, tầng lớp, cộng đồng. Còn cấp độ vĩ mô nghiên cứu các quy luật chung và

sự đặc thù vận hành của hệ thống xã hội.

Công tác Xã hội cũng là một khoa học ứng dụng, một nghề, một hoạt

động xã hội đặc thù giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm ngăn chặn,

khôi phục các chức năng bị suy thoái và giúp họ tự vươn lên giải quyết các

vấn đề đã và đang đặt ra của mình, từ đó hoà nhập với cộng đồng xã hội.

Như vậy, Xã hội học và Công tác Xã hội đều giống nhau ở chỗ: cùng

quan tâm và giúp đỡ con người, nhóm, cộng đồng xã hội nhưng khác nhau ở

chỗ: Trong khi Xã hội học nghiên cứu lĩnh vực xã hội của xã hội, nghiên cứu

các hiện tượng xã hội, các mối quan hệ giữa các cộng đồng, giai cấp, tầng

lớp xã hội và giữa các cá nhân hay nói cách khác nó nghiên cứu mối quan hệ

giữa con người và xã hội (sự ảnh hưởng của con người tới xã hội và ngược

lại), sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, với các cộng

đồng trong các tổ chức xã hội và thông qua các tương tác, quan hệ xã hội đó

tìm ra những nguyên nhân, hậu quả từ những quan hệ, tương tác trên, dự

báo xu hướng những vấn đề này sẽ xảy ra trong tương lai ra sao và đưa ra

các giải pháp ngăn chặn thì Công tác Xã hội lại thúc đẩy mối quan hệ giữa

các cá nhân với các lực lượng xã hội và gia đình để giải quyết các vấn đề của

họ (những vấn đề liên quan đến vai trò xã hội và đến việc thực hiện vai trò

ấy), thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng

Page 11: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

họ, thiết lập các chương trình, dịch vụ xã hội và quản trị công tác xã hội để

đảm bảo các chính sách xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương từ đó

thúc đẩy an sinh cho họ và gia đình. Ở đây, những cá nhân, nhóm xã hội,

cộng đồng mà Công tác Xã hội quan tâm không bó hẹp đối tượng quan tâm

của mình theo tôn giáo, địa vị hay mức sống nào,… mà nó chủ yếu nhằm vào

những cá nhân, nhóm, cộng đồng khi đã bị tổn thương hay gặp những vấn

nạn mà chính họ không tự giải quyết được như: mắc vào những tệ nạn xã

hội, làm trái pháp luật, nghèo đói, bị khuyết tật, sức khỏe tâm thần kém,…

Rõ ràng tính chất tổng hợp, đa diện của Công tác Xã hội đã làm cho nó

rất gần với Xã hội học về đối tượng và nội dung cùng quan tâm, đặc biệt là hệ

thống lý luận của Xã hội học – một trong những nền tảng lý luận và là cơ sở

cho những thực hành Công tác Xã hội như: lý thuyết vị trí, vai trò xã hội; lý

thuyết hành động xã hội; lý thuyết hệ thống; lý thuyết giá trị – chuẩn mực,…

Về vấn đề này Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Triết học Nga P.U. Pavlenok và A.A.

Akamalova cũng đã khẳng định: “Xã hội học trên lý thuyết là phương pháp

luận đối với Công tác Xã hội”. Điều này có nghĩa, những lý thuyết trong Xã hội

học sẽ giúp những người làm Công tác Xã hội hiểu rõ những khái niệm về xã

hội con người như nó vốn có, về những đặc tính của xã hội trong giai đoạn

phát triển và chức năng hoá cụ thể của nó, về các quá trình xã hội riêng lẻ, cá

biệt, các hình thức hoạt động xã hội riêng lẻ, các cộng đồng xã hội, các nhóm

dân cư,… Nó còn giúp những người làm Công tác Xã hội nắm được những

kỹ năng thực tế về tổ chức, nghiên cứu, lập chương trình, các phương pháp

như: phỏng vấn, tham vấn,… khi thực hành nghề và giúp định hướng sự hoạt

động xã hội diễn ra trong một môi trường xã hội với những thể chế, cấu trúc

xã hội và những nhóm xã hội cần được bảo vệ về mặt xã hội. Ngược lại,

những kiến thức và kết quả trong hoạt động Công tác Xã hội cũng là những

minh chứng cụ thể hoá và làm sáng tỏ hơn những khái niệm, hệ thống những

lý thuyết trong Xã hội học, những phát hiện mới mà các nhà Xã hội học

nghiên cứu.

Page 12: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Tuy nhiên do mục đích khác nhau, nhu cầu xã hội đòi hỏi khác nhau,…

mà phương pháp sử dụng để can thiệp cho các đối tượng cũng khác nhau.

4.2. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với Tâm lý học

Công tác Xã hội là một nghề, một dịch vụ xã hội cung ứng cho cá nhân

gia đình cá nhân ấy, cho một nhóm người, một cộng đồng khi gặp khó khăn

mà họ không tìm ra lối giải quyết. Trọng tâm của nó là làm giảm bớt các vấn

đề trong quan hệ của con người, là làm phong phú thêm cho cuộc sống thông

qua mối quan hệ tương tác đã được cải thiện. Nó tìm cách làm tăng chức

năng xã hội của các cá nhân đơn lẻ hoặc trong các nhóm thông qua các hoạt

động hướng vào mối quan hệ hình thành sự tương tác giữa các cá nhân với

môi trường.

Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các cá nhân, về hành vi xã hội

của các cá nhân, về các quy luật hình thành tâm lý (xúc cảm, tình cảm,…) của

con người. Trong tâm lý học, người ta xem các cá thể học những kỹ năng

như thế nào, nghiên cứu sự phát triển của các tâm thế ra sao?

Trong quan hệ với Công tác Xã hội, tâm lý học giúp những nhà làm

Công tác Xã hội có những kiến thức trong mô tả, chuẩn đoán và dự báo tâm

lý cá nhân, nhóm người, những lý thuyết như lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm

lý học giao tiếp, lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, lý thuyết xung đột xã hội

về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm và một số phương

pháp trong tâm lý học như: phương pháp chẩn đoán, tâm lý học hướng

nghiệp, phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp giao tiếp, tự đánh giá,…

Ở đây chức năng chẩn đoán của tâm lý học giúp những người làm

Công tác Xã hội chẩn đoán cá tính và phẩm chất của đối tượng về mặt xã hội,

chẩn đoán các nhóm người và sự phát triển của họ.

Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã

hội cách thức mô tả những tình tiết tâm lý – xã hội, từ đó phát hiện những vấn

đề về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức của Công tác Xã hội cũng

có liên quan đến những tình tiết đã được mô tả.

Page 13: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Trong chức năng mô tả, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã

hội xác định được các yếu tố hình thành cá tính tương lai, cũng từ các yếu tố

này có thể giải quyết được nhiệm vụ phát triển cá tính về mặt xã hội, nâng

con người lên mức tự bảo vệ về mặt xã hội.

Trong lý thuyết tâm lý học nhóm, tâm lý học giúp những nhà làm Công

tác Xã hội nắm được cấu trúc của nhóm người thông qua địa vị lãnh đạo,

trách nhiệm, triển vọng, hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm xã hội. Việc xác

định cấu trúc nhóm về tâm lý học sẽ giúp những nhà làm Công tác Xã hội tổ

chức tốt các chương trình Công tác Xã hội. Còn ở lý thuyết tâm lý học giao

tiếp, tâm lý học giúp những nhà làm Công tác Xã hội nắm được kỹ năng giao

tiếp để giáo dục và phát triển cá tính. Việc này tạo nên các mối quan hệ sư

phạm xã hội thuận lợi cho Công tác Xã hội.

Đóng vai trò quan trọng với Công tác Xã hội còn là lý thuyết xung đột xã

hội về cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm, nhóm với nhóm, việc phân tích

tâm lý xã hội với xung đột (tình tiết xung đột, thái độ thái quá gây mất ổn định

xã hội), việc giải quyết xung đột (bảo đảm được tính hiệu lực trong Công tác

Xã hội). Ở lý thuyết cá nhân hoá và phân hoá, những lý thuyết này giúp

những nhà làm Công tác Xã hội nghiên cứu cá nhân với những hiện tượng

tâm lý như: khí chất, tính tình, tư duy, lời nói, những phẩm chất đạo đức, và

trong lý thuyết nghiên cứu về sự phân hoá có nghĩa nghiên cứu sự phân chia

các nhóm xã hội khác nhau theo tiêu chí độ tuổi, học vấn, tính chất công việc

(lao động nặng hay giản đơn, chân tay hay trí óc), sức khoẻ hoặc nghề

nghiệp,…

Trong tâm lý học hướng nghiệp, tâm lý học giúp những nhà làm Công

tác Xã hội phương pháp tâm lý hướng nghiệp (giúp các cá nhân trong việc tự

quyết lấy nghề nghiệp và phục vụ cho việc xác định lĩnh vực đào tạo lại cán

bộ bổ sung vào các nhóm xã hội,…), phương pháp thích ứng tâm lý (giúp các

đối tượng được bảo trợ hoà đồng vào hoạt động xã hội. Từ đó giúp họ hiểu rõ

hơn xã hội, tự đánh giá được mình, tự thích ứng được với hoàn cảnh luôn

luôn thay đổi,…), phương pháp tư vấn tâm lý (giúp các kỹ năng tư vấn theo

Page 14: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

từng nhóm xã hội theo ngành nghề), phương pháp hiệu chỉnh hành vi, môtíp

giao tiếp, tự đánh giá (giúp đối tượng cần được bảo trợ hiểu rõ được những

thiếu sót trong cấu trúc cá tính của bản thân, đề ra được những mâu thuẫn

hành vi mới, luyện tập ứng dụng chúng rồi tổng hợp chuyển thành những

thành quả tâm lý xã hội vào điều kiện sinh hoạt mới của mình).

5. MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI5.1. Mục đích của Công tác Xã hội

– Trợ giúp con người, cộng đồng giải quyết, đối phó với các khó khăn

trong cuộc sống.

– Tìm ra những điểm mạnh và phát huy tiềm năng của các cá nhân,

nhóm, cộng đồng trong giải quyết vấn đề.

– Nối kết con người với các nguồn lực và hệ thống các dịch vụ xã hội.

– Thúc đẩy các tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ và nguồn lực cho con

người hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân văn.

– Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.

5.2. Chức năng của Công tác Xã hội

Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về chức năng của Công tác

Xã hội.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ P.U. Pavlenok và các nhà khoa học Nga, Công

tác Xã hội có 13 chức năng, đó là các chức năng: chuẩn đoán, dự báo, cảnh

báo, phòng ngừa, bảo vệ pháp quyền, sư phạm xã hội, tâm lý, y tế xã hội,

sinh hoạt xã hội, giao tiếp, tuyên truyền quảng cáo, nhân văn, tổ chức.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Công tác Xã hội có 3 chức năng

cơ bản, đó là: chức năng phục hồi, chức năng điều hoà và chức năng ổn

định.

Theo chúng tôi, Công tác Xã hội có 4 chức năng cơ bản sau: chức

năng phòng ngừa, chức năng phục hồi, chức năng trị liệu và chức năng phát

triển.

Page 15: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

5.2.1. Chức năng phòng ngừa

Là chức năng mang tính hướng dẫn, cung cấp dịch vụ và hoạt động,

giúp đỡ mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội, đặc biệt là những người dễ bị

tổn thương nhằm ngăn ngừa những trường hợp khó khăn (tâm lý, quan hệ,

kinh tế,…) có thể xảy ra.

Những hình thức phòng ngừa rất đa dạng. Nhân viên xã hội có thể vận

dụng những cơ cấu về mặt pháp chế xã hội, cơ sở pháp lý, tâm lý, sư phạm,

y tế và những cơ sở khác để phòng ngừa như: trong y tế là hoạt động tiêm

phòng, khám sức khoẻ định kỳ; trong sư phạm là các hoạt động tập huấn

trang bị kiến thức về sức khoẻ, về sức khoẻ sinh sản, về pháp luật, về trồng

trọt, chăn nuôi, về các kỹ năng trong giao tiếp ứng xử,…

5.2.2. Chức năng chữa trị (trị liệu)

Với chức năng này, các nhân viên xã hội bằng những kiến thức, kỹ

năng và kinh nghiệm của mình làm việc với các cá nhân, nhóm, cộng đồng đã

bị tổn thương để giảm bớt hoặc loại trừ những vấn đề, những khó khăn. Chức

năng này không chỉ đơn thuần là việc giúp họ tự vươn lên trong cuộc sống

mà còn ở khía cạnh khác tích cực hơn đó là tìm kiếm và khuyến khích nhằm

giúp đối tượng phát huy hết khả năng vốn có của mình như: sức khoẻ, ý chí,

tay nghề, phẩm chất,…những điều mà họ không nhận thấy để phát triển.

5.2.3. Chức năng phục hồi

Đây cũng là một trong những chức năng không kém phần quan trọng

của Công tác Xã hội trong hoạt động giúp đỡ đối tượng. ở đây, những người

làm Công tác Xã hội không chỉ giúp các đối tượng phục hồi những chức năng

về thể chất mà còn phục hồi cả những chức năng về tâm lý và xã hội. Điều đó

cũng đồng nghĩa với việc đánh tan mặc cảm, tự ty của chính họ và giúp họ

nhanh chóng hoà nhập vào với cuộc sống sôi động của cộng đồng.

5.2.4. Chức năng phát triển

Là chức năng phát huy những tiềm năng, tăng năng lực vượt khó, nâng

cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội cho các cá nhân,

Page 16: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

nhóm, cộng đồng nhằm nâng cao cải thiện chất lượng đời sống cả về vật chất

lẫn tinh thần. Trong các xã hội phát triển, chức năng này luôn luôn được coi

trọng thông qua các chương trình dạy nghề, tập huấn những kiến thức cơ bản

về tâm lý học như: giao tiếp, nghe tích cực, hợp tác, quản lý,… Bởi đây là

cách nhanh nhất để giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội thoát khỏi tình

trạng đói nghèo, lạc hậu.

6. VÀI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI6.1. Trên thế giới

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, con người luôn sẵn lòng giúp đỡ

nhau bất kể đó là đất nước hay châu lục nào. Mầm mống của Công tác Xã hội

đã bắt nguồn từ trong lòng các xã hội cổ xưa do trong cuộc sống con người

luôn phải sống trong sự đe doạ của thiên nhiên, của chiến tranh, của nghèo

đói và của bệnh tật,… Công tác Xã hội chuyên nghiệp (mang tính tổ chức

quốc tế) ra đời tới nay chưa đầy 100 năm.

Ở Nga, Hiệp ước năm 911 do Công tước Ôlếc – đại diện nước Nga lúc

bấy giờ ký kết với người Hy Lạp có nêu lên việc nuôi dưỡng người già, cứu

giúp người nghèo, chăm sóc người thương tật,… chính là văn kiện sớm nhất

trên thế giới nói chung và của nước Nga nói riêng, là bằng chứng chính thức

đầu tiên về sự quan tâm của Nhà nước với những công dân cần được sự trợ

giúp của mình. Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến là sự phát triển

mạnh mẽ của chế độ tư bản, Xã hội học, chính sách xã hội, Công tác Xã hội

cũng chính là con đẻ của quá trình vận động về vật chất, tinh thần trong các

xã hội Tây Âu và Mỹ ở thế kỷ XIX.

Ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức do ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng Công

nghiệp mà những nước này đã phải đối đầu với nhiều vấn đề xã hội trầm

trọng. Sự thất nghiệp của hàng vạn công nhân khi các xí nghiệp, công xưởng,

hầm mỏ bị phá sản, người lao động tại các đô thị bị thiếu ăn, nghèo đói, bệnh

tật, nhà ở tồi tàn, các tệ nạn xã hội, bóc lột lao động ở trẻ em và phụ nữ.

Trong khi đó ở các vùng nông thôn, tình trạng này cũng không khấm khá hơn.

Nhiều gia đình thiếu đất canh tác do chính sách phát triển công nghiệp đã bỏ

Page 17: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

làng mạc lên những khu đô thị lớn để kiếm sống với số lượng ngày càng tăng

dẫn tới tình trạng quá tải ở những nơi này về cơ sở hạ tầng lẫn mức sống. Tệ

nạn xã hội đã nhiều lại càng gia tăng một cách nhanh chóng, mâu thuẫn giai

cấp (tư sản và vô sản) tăng lên, các cuộc xung đột vũ trang xảy ra… – một tất

yếu của xã hội tư bản. Trước tình trạng như vậy, nhiều chính phủ đã có cách

giải quyết khác nhau thông qua các chính sách, luật lệ và đạo luật Elizabét

của nước Anh năm 1601 ra đời (tạo công ăn việc làm cho người nghèo,

người còn sức lao động, mở nhà dưỡng lão cho người già, người tàn tật; bảo

trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bằng cách đào tạo nghề, quy định nguồn tài

chính, trách nhiệm của người quản lý và đối tượng được cứu giúp,…) chính

là một dấu hiệu quan trọng trong lịch sử hình thành Công tác Xã hội như một

nghề do lần đầu tiên nó là hành động cứu giúp có tính tổ chức, mang tính nhà

nước bên cạnh những cải cách tôn giáo (đạo Tin Lành) trong việc thúc đẩy sự

quan tâm về tình trạng bần cùng hoá, về việc tiếp tục viện trợ, cứu giúp và

ngăn chặn sự phụ thuộc lâu dài của người nghèo.

Năm 1788, một chế độ cứu tế xã hội mới – “chế độ Hămbuốc“ đã được

thực hiện rộng rãi ở thành phố Hămbuốc (Đức). Theo chế độ này, cấp thành

phố có cơ cấu quản lý trung tâm, phân loại các vùng tiến hành cứu tế, chữa

bệnh và giới thiệu việc làm cho người nghèo.

Đầu thế kỷ XIX, ở Mỹ, dạng Công tác Xã hội sơ khai được thực hiện

bởi các nhà truyền giáo và tình nguyện viên – những người được gọi là

“những vị khách thân thiện” - Visitors. Họ thường xuyên tuyển chọn và phân

công giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ mồ côi, người già

không nơi nương tựa. Thông qua các “Uỷ ban cải thiện hình thức vệ sinh” và

“Vụ giải phóng nô lệ”, các tình nguyện viên còn giúp đỡ, chăm sóc những nô

lệ vừa được giải phóng nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng xã hội.

Những năm 1850 – 1865, thông qua các uỷ ban như: “Uỷ ban từ thiện

quốc gia”, “Uỷ ban từ thiện cộng đồng”, “Uỷ ban quốc gia”,… những hoạt

động khởi nguồn của Công tác Xã hội đã được triển khai. Chẳng hạn tại Thụy

Điển, Công tác Xã hội đã được hình thành như một nghề nghiệp từ năm 1851

Page 18: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

khi một loạt các trại cải tạo, nhà tù, viện tâm thần, trại tế bần, trại mồ côi được

xây dựng và các uỷ ban đều hoạt động nhằm hướng tới mục đích xây dựng

những thiết chế duy trì trật tự, ổn định xã hội.

Những năm 1869, Hiệp hội các tổ chức cứu tế từ thiện và ngăn chặn ăn

xin ở Luân Đôn (Anh) được thành lập thường gọi là Hiệp hội tô chức từ thiện

Luân Đôn. Ở đây, các nhà lãnh đạo đã vận dụng các triết lý khoa học để hình

thành một dạng quản lý từ thiện mới: khoa học từ thiện. Có thể coi đây là

bước chuyển quan trọng về nhận thức và hành động của những người tham

gia Công tác Xã hội. Về vấn đề này, James Leiby có nhận xét như sau: “Trần

tục, duy lý, thực nghiệm, đối lập với tính tôn giáo, duy cảm và giáo điều. Như

vậy, hướng tiếp cận Công tác Xã hội đã dần dần mang tính hệ thống và duy

lý, tách các hoạt động của nó khỏi quan hệ mang màu sắc tôn giáo, xây dựng

mô hình công tác từ thiện thành một hoạt động độc lập”.

Những năm 1870, khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa kéo dài trong

thiều thập kỷ đẩy con người vào cảnh sống nghèo khổ, bần cùng, xã hội rối

ren. Các nhà băng kiệt quệ, hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp,

phong trào bãi công, biểu tình diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở châu Âu và Mỹ,

thậm chí nhiều cuộc bãi công còn mang tính bạo lực. Các hoạt động từ thiện

dường như không hoàn thành mục đích mang tính “cách mạng” ban đầu.

Nhiều người nhận ra rằng, các chương trình cứu trợ thực chất là hoang phí,

thậm chí dẫn tới sự sa sút về tinh thần cho người nghèo do nó chỉ làm tăng

sự phụ thuộc, ỷ lại của họ. Về vấn đề này, Herbert Spencer – nhà Xã hội học

người Anh cho rằng: “Cứu trợ là phá hoại xã hội, làm hỏng người nghèo vì nó

gây ra những phụ thuộc và làm mất động cơ hành động. Điều này cho hay

các hoạt động cứu giúp muốn có hiệu quả đòi hỏi phải có nhiều yếu tố nữa

một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt đó là phải có một đội ngũ được

đào tạo và trả lương một cách chuyên nghiệp bên cạnh một trái tim nhân từ”.

Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” được thành lập ở Mỹ đã quan tâm

tới vấn đề đào tạo một đội ngũ làm Công tác Xã hội. Cũng từ đây, các “tình

nguyện viên” (Visitors) của những năm 1880 – 1890 đã trở thành các nhân

Page 19: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

viên xã hội. Giờ đây họ không chỉ coi đối tượng như những người bạn để cảm

thông, chia sẻ mà còn là những người cần được giúp đỡ để vươn lên – một

hoạt động mang tính chuyên nghiệp hơn và năm 1884 tại Anh, lần lầu tiên đã

xuất hiện “Trung tâm phúc lợi cộng đồng”. Vào cuối những lăm 1890, “Phong

trào định cư” với những “ngôi nhà định cư” ở Luân Đôn (Anh) được thành lập

đã thành công trong việc xây dựng cầu nối giữa người giàu và người nghèo

nhất là những người mới nhập cư.

Năm 1898, “Hiệp hội các tổ chức từ thiện” (Charity Organization society

– COS) ở Mỹ đầu tiên được thành lập đã nâng hoạt động này lên một bước.

Bởi đây là sự tiếp nối hoạt động của Uỷ ban Quốc gia nhằm phát triển khoa

học từ thiện (vay mượn mô hình từ thiện của Anh) với mục đích: tái tổ chức

các hoạt động từ thiện cũng như cá nhân (vốn phát triển nhanh chóng trong

giai đoạn 1870), tiếp tục ứng dụng các nguyên tắc của khoa học từ thiện

nhưng đã khắc phục được hệ quả phổ biến trước đó: sự phụ thuộc và duy trì

sự bần cùng. Hoạt động của hiệp hội đã vượt ra khỏi mục tiêu quản lý, tổ

chức và mang những đặc trưng sau:

– Hoạt động từ thiện tránh sự phân phối và cứu trợ trực tiếp.

– Cố gắng lặp lại trật tự cho tình trạng hỗn loạn trong các hoạt động từ

thiện tại các địa phương.

– Áp dụng công nghệ mới vào các hoạt động của Hiệp hội bao gồm sự

can thiệp hoặc phương pháp trị liệu có kế hoạch với sự tham gia của “những

vị khách thân thiện” (The Friendly Visitor).

– Ngăn chặn việc từ bỏ tín ngưỡng hoặc việc phân biệt đối xử do

những khác biệt về chính trị, tôn giáo hoặc dân tộc.

Có thể nói đây chính là thời điểm đánh dấu bước chuyển từ những việc

làm từ thiện, tình nguyện, bắt nguồn từ những niềm tin và đạo đức, tôn giáo

sang một lĩnh vực mới đó là: Công tác Xã hội – một hoạt động mang tính

khoa học, một nghề nghiệp.

Page 20: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Sau khi hiệp hội ra đời, cũng trong năm này (1898), lớp bồi dưỡng

nghiệp vụ đầu tiên đã được tổ chức tại trường Summer, New York (Mỹ). Lớp

học kéo dài trong 6 tuần với 27 sinh viên. Năm 1901, cũng tại Summer,

trường công tác xã hội đầu tiên (nay là Trường Đại học Công tác Xã hội

Colombia) đã ra đời. Tại đây, sinh viên được đào tạo trong 8 tháng. Đến năm

1919, cả châu Âu và Mỹ đã có 15 trường và năm 1939, các trường này đã

thống nhất chương trình đào tạo chung ở trình độ thạc sỹ. Đây cũng chính là

những bằng chứng xác định tính chuyên nghiệp của Công tác Xã hội. Năm

1925, Chi Lê là nước đầu tiên ở Châu Mỹ La tinh xuất hiện ngành Công tác

Xã hội. Năm 1936, ở Châu Á, trường Công tác Xã hội đầu tiên được thành

lập ở ấn Độ. Đến năm 1939, các trường đã thống nhất chương trình đào tạo

chung ở trình độ thạc sỹ. Ở Philippin, nhiều phong trào xã hội, đặc biệt là các

tổ chức xã hội như: “Hội đồng điều phối phúc lợi thanh niên”, “Hội đồng chăm

sóc sức khoẻ tinh thần nhằm giáo dục, ngăn ngừa tội phạm trong thanh thiếu

niên”,… lần lượt ra đời vào những năm 1950– 1960. Đến năm 1955, “Hiệp hội

quốc gia những người làm công tác xã hội” (NASW) đã thành lập từ 7 tổ chức

xã hội chuyên nghiệp sau sát nhập lại. Năm 1956, “Liên đoàn quốc tế những

người làm Công tác Xã hội” ra đời. Năm 1988, Ngành Công tác Xã hội mở

khoa đầu tiên tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc).

Sau này, với sự phát triển của ngành, Công tác Xã hội đã xuất hiện thêm ở

nhiều nước khác ở châu Á như: Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam.

Có thể nói, trong xu thế toàn cầu hoá, với sự phát triển của ngành công

tác xã hội bắt nguồn từ Châu Âu, Mỹ dần dần đã ảnh hưởng và được hình

thành, phát triển tại nhiều nước ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia,

Thái Lan, Philippin và Việt Nam,… Đến nay Hiệp hội Công tác Xã hội Quốc tế

Chuyên nghiệp (Intemational Federation of Social Work – IFSW) đã có trên

500.000 thành viên là cán bộ xã hội chuyên nghiệp từ 78 nước trên thế giới,

Hiệp hội các trường đào tạo Công tác Xã hội thế giới (Intemational

Association of Social Work Schools – IASSW) với sự tham gia của hàng trăm

trường từ 80 quốc gia là minh chứng cho sự chuyên môn hoá và phát triển

nhanh chóng của nghề nghiệp này. Các cán bộ xã hội chuyên nghiệp làm việc

Page 21: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

ở nhiều lĩnh vực trong xã hội như các cơ quan an sinh xã hội, phúc lợi xã hội,

bệnh viện, trường học, cơ quan tư pháp (toà án, nhà tù) đã và đang góp phần

tạo nên sự bền vững và tính phòng ngừa cao của các chính sách, chương

trình hay dịch vụ an sinh xã hội. Sự ra đời của Công tác Xã hội kịp thời góp

phần giải quyết những vấn đề xã hội đã, đang đặt ra và dần có tiếng nói

chung trên phạm vi quốc tế.

6.2. Ở Việt Nam

Nằm trong quy luật chung của sự hình thành và phát triển công tác xã

hội thế giới, sự hình thành và phát triển công tác xã hội tại Việt Nam cũng

xuất phát điểm từ tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người. Có thể tạm

phân chia sự hình thành và phát triển Công tác Xã hội tại Việt Nam theo các

giai đoạn như sau:

Giai đoạn trước thuộc địa Pháp (1862)

Những hoạt động mang dáng dấp Công tác Xã hội đã được thể hiện

trong các văn bản chính thức dưới những thời kỳ trị vì của các nhà nước

phong kiến Việt Nam. Theo các tài liệu sử học, có những văn bản pháp lý quy

định số lượng lúa phân phối cho người có nhu cầu khác nhau, lúa này được

trồng ở những công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi. Chẳng hạn

thế kỷ XV (thời hậu Lê):

Trong Quốc triều hình luật có những nội dung liên quan đến những việc

làm từ thiện. Ví dụ: ở chương Hộ môn, điều 11, 12 có ghi: “Những kẻ không

ai nuôi dưỡng, quan sở tại có nhiệm vụ dựng lều, nuôi dưỡng, nếu ai không

làm hoặc không làm tròn thì bị trừng phạt bằng roi,…”.

Thế kỷ XVIII, XIX dưới triều Nguyễn: Các Dương tế sở được thành lập.

Tại đây người già, trẻ em không nơi nương tựa được nuôi dưỡng thông qua

một số ruộng công giao cho người sở tại cày cấy, về sau những nơi này được

gọi là “Cô nhi viện”. Có những văn bản pháp lý quy định số lượng lúa được

phân phối cho những hạng người có nhu cầu khác nhau. Lúa này đã được

trồng ở các công thổ, công điền dành cho hoạt động phúc lợi.

Page 22: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Giai đoạn Pháp thuộc (1862–1945)

Trong giai đoạn này, đã hình thành các mô hình chăm sóc tập trung

như viện mồ côi, viện dưỡng lão dành cho người già và người khuyết tật

được du nhập bởi những nhà truyền giáo. Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu

hỏi, liệu việc du nhập các mô hình này có phù hợp không khi truyền thống

người Việt Nam có nhiều tiềm năng về an sinh xã hội. Tuy nhiên, một số mô

hình này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay như trường mù Nguyễn Đình

Chiểu, trường câm điếc Lái Thiêu,…

Trong lúc người Pháp mở rộng các mô hình ngoại lai chăm sóc tập

trung để giải quyết các vấn đề xã hội với xu hướng từ thiện thì những người

yêu nước Việt Nam lại tạo lập ra mạng lưới thanh niên, sinh viên, công nhân

nhằm vào “các dịch vụ đó” để phục vụ người nghèo và xây dựng tinh thần

tương thân tương ái. Tuy sự tồn tại trong thời gian ngắn của các phong trào

này nhưng có thể thấy người Việt Nam trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có

những mô hình phát triển công tác xã hội của riêng mình.

Có thể nói, Công tác Xã hội ở Việt Nam giai đoạn Pháp thuộc theo

nhận định của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (1972) là “xa rời các xu hướng

dân tộc, không phục vụ cho hàng triệu người mù chữ và thất nghiệp”

(UNICEF, 1972) bởi các mô hình này triển khai dưới các hình thức từ thiện

như mở trại mồ côi, khuyết tật, viện dưỡng lão,…

Giai đoạn 1945–1975 tại miền nam Việt Nam

Trường đầu tiên đào tạo Công tác Xã hội ở Việt Nam hệ cán sự xã hội

là Trường Cán sự Xã hội Caritas (do Hội Chữ thập đỏ Pháp hợp tác với toà

Đại sứ Pháp ở Sài Gòn thành lập). Trường này do dòng nữ tu Thiên Chúa

giáo điều hành từ năm 1947 đến năm 1975 bị giải thể. Bên cạnh đó còn có

“Phòng Xã hội” do giám mục người Pháp, đức cha Jean Casseigne thành lập

để giúp đỡ công dân Pháp và được nhập vào Phòng Xã hội thuộc lãnh sự

Pháp vào năm 1957 với hoạt động chính là đưa các trẻ mồ côi lai Châu Âu về

Pháp và phục vụ công nhân Việt Nam thuộc các công ty lớn của Pháp cũng

như các cô nhi, quả phụ người già ở thành phố.

Page 23: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Hiệp định Geneve năm 1954 đã phân chia Việt Nam thành 2 nhà nước,

Miền Bắc theo con đường Xã hội chủ nghĩa, miền Nam dưới sự đô hộ của

quân đội và bộ máy cố vấn khổng lồ Mỹ.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, được đánh dấu bằng cuộc di cư

vào Nam của gần một triệu người công giáo miền Bắc. Các tổ chức phi chính

phủ quốc tế lớn (NGO) đã được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc di cư như: tổ chức

cứu trợ công giáo Mỹ, tổ chức hợp tác của Mỹ để cứu trợ khắp nơi, tổ chức

cứu nguy Quốc tế, Hội cha mẹ nuôi, Quỹ trẻ em Cơ Đốc giáo, tổ chức

Mennonite, tổ chức Cơ đốc Adventist, tổ chức cứu trợ và định cư người tỵ

nạn,… trở thành một hoạt động bình thường cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Sự hiện diện của Mỹ đã tạo ra những vấn đề xã hội to lớn như mại

dâm, thanh thiếu niên phạm pháp, băng nhóm tội phạm, nghiện ma tuý, tuy

nhiên chỉ có một vài chương trình nhỏ hỗ trợ cho trẻ đánh giầy. Cứu trợ người

tỵ nạn chỉ để xoa dịu hậu quả chiến tranh, công cuộc phát triển, bình định

nông thôn chỉ nhằm thu phục người Việt Nam ngả về phía Mỹ.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển của Công tác Xã

hội với sự góp mặt của một số nhà Công tác Xã hội được đào tạo từ trước đó

cũng như sự hình thành một số trường Công tác Xã hội như trường Cán sự

xã hội Quân đội (1957) đào tạo trong 2 năm cùng các khoá huấn luyện ngắn

hạn đã cung cấp trên 1.500 học viên cung ứng các dịch vụ gia đình, thực hiện

các dự án an sinh nhi đồng. Trường thanh niên phụng sự xã hội (Phật giáo)

nhấn mạnh việc vận dụng các giá trị và tiềm năng dân tộc. Năm 1968–1969,

Trường Công tác Xã hội Quốc gia được thành lập dưới sự hỗ trợ tài chính và

kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNICEF và UNDP). Đến năm 1975 đã giải thể

song cũng đào tạo được hai khoá tốt nghiệp. Công tác Xã hội như một bộ

môn khoa học đã được đưa vào trường đại học Đà Lạt và Vạn Hạnh. Mặc dù

trong giai đoạn này, Công tác Xã hội không phát triển nhưng cũng đã đào tạo

được một số nhân viên công tác xã hội như: 500 người đào tạo khoá ngắn

hạn, 300 người đào tạo 2 năm, 25 cán sự xã hội, 7 thạc sỹ công tác xã hội,…

Page 24: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Sau năm 1975, các hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội ở Miền

Nam và Sài Gòn đã ngừng lại trong một thời gian dài.

Cũng trong giai đoạn này, ở miền Bắc, công tác xã hội được quan niệm

là công tác phong trào của các đoàn thể và cán bộ là những học viên của các

trường như: Trường Đoàn, Trường Đội, Trường cán bộ phụ nữ Trung ương,

Trường Công đoàn, Trường Lao động Xã hội,… Tuy nhiên hoạt động đào tạo

dưới góc độ Công tác Xã hội vẫn còn nhiều hạn chế.

Giai đoạn sau năm 1986 – nay

Từ sau năm 1986, khi đất nước bắt đầu mở cửa và hoạt động theo mô

hình kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước, bên cạnh những thành

tựu đã đạt được thì nhiều vấn đề xã hội đã tạm thời biến mất lại xuất hiện.

Ban đầu chỉ là những vấn đề trẻ em thành thị bị bỏ bê thiếu sự chăm sóc,

những vấn đề xã hội nhỏ khác cho đến những vấn đề lớn hơn như nghèo đói,

di dân từ nông thôn ra thành thị, trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm, lao

động nhập cư, sự hình thành các khu nhà ổ chuột, buôn bán phụ nữ và trẻ

em, tệ nạn xã hội,… xuất hiện khắp nơi.

Nhà nước đã có nhiều nỗ lực làm giảm những vấn đề xã hội nói trên.

Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, chương trình tiêm chủng mở

rộng, những tiến bộ trong việc vệ sinh, cung cấp nước sạch, giảm tỷ lệ tử

vong và suy dinh dưỡng trẻ em, phổ cập giáo dục,… đã mang lại hiệu quả

tích cực.

Các chính sách xã hội, các nội dung tuyên truyền, giáo dục công tác xã

hội đã dần được phục hồi và phát triển. Hoạt động nghiên cứu, đào tạo công

tác xã hội ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nước. Các nội dung, hình thức công tác xã hội kịp thời được

triển khai theo hướng các giải pháp hỗ trợ như: chương trình xoá đói giảm

nghèo, công ước về quyền trẻ em, cứu trợ xã hội,…

Năm 1989, ThS. Nguyễn Thị Oanh cùng một số cán bộ được đào tạo

chuyên môn Công tác Xã hội ở trong và ngoài nước đã liên kết với nhau

Page 25: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

thành lập “Phòng nghiên cứu Công tác Xã hội”, ban đầu đặt dưới sự bảo trợ

của Hội Tâm lý – Giáo dục học Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2001

đã đổi thành “Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn Công tác Xã hội và Phát triển

Cộng Đồng” (SDRC) hoạt động với tư cách một cơ sở khoa học độc lập. ThS.

Nguyễn Thị Oanh cũng là người đã góp phần đưa bộ môn Công tác Xã hội

vào giảng dạy tại Khoa phụ nữ học, Trường Đại học Mở – Bán công Thành

phố Hồ Chí Minh. Song song với đào tạo Công tác Xã hội hệ đại học, một

chương trình đào tạo Công tác Xã hội hệ cán sự xã hội hai năm cũng ra đời

từ năm 1992. Có thể nói, từ thập kỷ 1990, hoạt động đào tạo và thực hành

Công tác Xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh có những bước phát triển mạnh.

Đại học Mở – Bán công Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trường đầu tiên

ở Việt Nam đào tạo công tác xã hội và có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ

các trường khác trong việc đào tạo giáo viên, kiểm huấn viên, xây dựng công

tác đoàn thể,…

Ở Miền Bắc, năm 1996, Khoa Xã hội học của trường Đại học Tổng hợp

Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội) đã phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Việt

Nam (nay là Cục Trẻ em) mở lớp thí điểm đào tạo 23 cán bộ cấp bằng cử

nhân Công tác Xã hội – hệ cử nhân chuyên ngành đầu tiên về Công tác Xã

hội với trẻ em, đồng thời chính thức đưa Công tác Xã hội vào chương trình

đào tạo của khoa với tư cách là một môn học bổ trợ. Cũng trong năm này

(1996) một đoàn đại biểu của Việt Nam là những người tham gia đào tạo ở

Miền Bắc cũng như Miền Nam làm đại diện đi dự hội nghị quốc tế nhân viên

xã hội do IFSW và ICSW tổ chức ở Hồng Kông. Những năm tiếp theo, nhiều

trường đại học trên cả nước đó bắt đầu mở ngành đào tạo Công tác Xã hội.

Bên cạnh hoạt động đào tạo về Công tác Xã hội, Ở Việt Nam còn có

nhiều mô hình Công tác Xã hội khác nữa như:

– Trung tâm nghiên cứu, tư vấn Công tác Xã hội và phát triển cộng

đồng;

– Câu lạc bộ Công tác Xã hội chuyên nghiệp;

Page 26: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Cơ sở chăm sóc trẻ đường phố (chẳng hạn: Cơ sở chăm sóc trẻ

đường phố Thảo Đàn – Thành phố Hồ Chí Minh);

– Mái ấm, nhà mở (như: Mái ấm hoa hồng nhỏ ở Thành phố Hồ Chí

Minh, Mái ấm 19–5 Quận Ba Đình Hà Nội,…);

– Phòng tư vấn trẻ em đường phố;

– Các trung tâm bảo trợ của các tỉnh, thành,…

Trong mạng lưới Công tác Xã hội không thể không kể đến hoạt động

của các tổ chức quốc tế phi chính phủ (NGO) như: Quỹ Cứu trợ Nhi đồng

Anh, Tổ chức Radda Ba men của Thuỵ Điển, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc,…

Các hỗ trợ mang tính nhân đạo của họ đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở

lý luận và các phương pháp thực hành công tác xã hội, đặc biệt với đối tượng

là trẻ em Việt Nam.

Tính đến năm 2000, bên cạnh số cán bộ có bằng cử nhân, có bằng

thạc sỹ Công tác Xã hội được đào tạo trong và ngoài nước, còn có tới hàng

trăm cán bộ được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về Công tác Xã hội

thông qua những lớp tập huấn do các giảng viên, các chuyên gia trong và

ngoài nước tham gia giảng dạy. Công tác đào tạo và thực hành Công tác Xã

hội ít nhiều đã có dấu ấn riêng trong các hoạt động xã hội hiện nay.

Hoạt động công tác xã hội gần đây vẫn tiếp tục được quan tâm, đã và

đang đi vào chuyên nghiệp hoá theo hướng vừa đào tạo vừa thực hành.. Ghi

nhận sự phát triển của ngành nghề này những năm qua mà tháng 10/2004,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung đào tạo Công tác

Xã hội hệ cao đẳng và đại học. Khung này do Hội đồng tư vấn cấp Quốc gia

xây dựng.

Hiện nay có khoảng 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước đang

đào tạo hệ cử nhân ngành Công tác Xã hội. Từ tháng 1/2009 đến nay, dưới

sự tài trợ của UNICEF, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công 4 khoá bồi dưỡng sau đại học cho

các giảng viên, nghiên cứu viên công tác xã hội.

Page 27: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Năm 2010 đã đánh dấu một mốc phát triển mới của Công tác Xã hội

bằng việc Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã

hội được chính thức phê duyệt, đi vào hoạt động nhằm xây dựng thí điểm

những mô hình trung tâm Công tác Xã hội, 70 mô hình cơ sở dịch vụ Công

tác Xã hội tại các quận, huyện, thị xã thuộc các tỉnh, thành phố, trường đại

học, trường nghề cho tới năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2020, đào tạo

trên 20.000 nhân viên Công tác Xã hội có trình độ cao đẳng, đại học. Và cũng

trong năm này, ngành Công tác Xã hội đã có một mã nghề – cơ sở để đội ngũ

những nhà Công tác Xã hội có một môi trường làm việc chuyên nghiệp và

khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ xã hội.

Để thúc đẩy sự phát triển hoạt động Công tác Xã hội ở Việt Nam hiện

nay, không thể không quan tâm tới hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên của

ngành này tại các trường đại học. Đây chính là một nhu cầu cấp thiết trước

mắt và cần làm ngay.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Công tác Xã hội là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Công tác Xã hội.

Đối tượng của Công tác Xã hội là ai?

2. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện, Cứu trợ xã hội và

Bảo đảm xã hội theo các tiêu chí mục đích, động cơ, phương pháp ứng dụng,

mối quan hệ của người giúp đỡ và người được giúp đỡ, kết quả thực hiện.

3. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Công tác xã hội với Xã hội

học và Tâm lý học.

4. Từ trước đến nay, anh (chị) hiểu thế nào là nhân viên xã hội? Thế

nào là các phương pháp Công tác Xã hội? Hãy kể tên một số hoạt động đang

diễn ra trong đời sống xã hội dưới góc độ Công tác Xã hội.

5. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời và phát triển Công tác Xã hội trên

thế giới và ở Việt Nam.

Page 28: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Chương 2. NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘICơ sở lý thuyết dùng trong các hoạt động của ngành Công tác Xã hội

chủ yếu dựa trên sự tổng hợp của nhiều lý thuyết khác nhau, không theo một

phương thức nhất định nào. Các nước khác nhau thì phương thức thực hiện

trong ngành Công tác Xã hội cũng khác nhau.

Ở Mỹ, cũng như nhiều ngành khoa học khác, Công tác Xã hội sử dụng

một số lý thuyết khoa học về xã hội, về sự phát triển con người, về các hành

vi, về giao tiếp ứng xử giữa con người với nhau. Chẳng hạn: Trong các lý

thuyết về con người, các nhà Công tác Xã hội thường sử dụng những lý

thuyết trong tâm lý học như: thuyết hiện sinh, thuyết phát triển con người,

thuyết giao tiếp xã hội, thuyết hệ thống,…

Trong quá trình phát triển Công tác Xã hội, mỗi lý thuyết đều có những

mảng được những nhà làm Công tác Xã hội quan tâm và nghiên cứu tạo

thành các phương thức thực hành của Công tác Xã hội. Tuy nhiên trong số

những lý thuyết đó, có một số lý thuyết không thể không nói tới đó là: Lý

thuyết sinh thái học (Ecologycal Theory), Lý thuyết hành động xã hội, Lý

thuyết vị trí, vai trò xã hội và một số kiến thức cơ bản về sự phát triển con

người như các nhu cầu căn bản của con người, quá trình phát triển con

người, rối nhiễu tâm trí,…

1.1. Lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud (1856–1939)

Lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud (1856 - 1939) sáng lập. Lý

thuyết này nhấn mạnh đến hành vi xuất phát từ những động thái (suy nghĩ,

tình cảm), những tương tác trong ý thức và sau này là những cách thức mà ý

chí thúc đẩy hành vi của con người. Ở đây, ý thức, hành vi đều ảnh hưởng và

bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Đây là một cách nhìn nhiều chiều và

mang tính biện chứng vì thế nó được coi là lý thuyết nền tảng, then chốt trong

Công tác Xã hội nhằm giúp nhân viên xã hội vận dụng để lý giải nhưng hiện

tượng thường gặp khi làm việc với thân chủ.

Page 29: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Thuyết phân tâm học có 3 phần: lý thuyết về sự phát triển con người; lý

thuyết về nhân cách và tâm lý học nhân cách khác thường; lý thuyết về cách

điều trị với 2 tư tưởng cơ bản quan trọng làm cơ sở cho lý thuyết trên: Quyết

định luận siêu linh (hành động, hành vi xuất phát từ các quá trình tư duy của

con người) và cái vô thức (hành động tư duy, tinh thần còn ẩn giấu).

– Lý thuyết về sự phát triển con người:

Theo lý thuyết này, trẻ em trải qua các giai đoạn phát triển. Ở mỗi giai

đoạn sẽ có những hành vi đặc thù phù hợp với tâm sinh lý của con người

trong từng giai đoạn ấy. Trong từng giai đoạn, hành vi của con người sẽ có

sự kế thừa những trải nghiệm về mặt hành vi và nhận thức mà mỗi người có

được trong giai đoạn trước. Trong từng giai đoạn khác nhau, sự chú ý của

con người sẽ hướng đến những nhu cầu khác nhau. 

Theo Freud, cuộc sống có nhiều động lực (libido) thúc đẩy thú tính bẩm

sinh của con người như: ăn, mặc, ngủ, nghỉ ngơi, an toàn, bạo lực,… song

chủ yếu và mạnh mẽ nhất vẫn là động lực về tình dục. Chẳng hạn: từ khi mới

chào đời con người đã có nhu cầu và có hành vi tình dục như: sờ mó, bú

mớm, thích và mong muốn được ôm ấp. Đây là một trong những phát hiện

của Freud bởi trước đó người ta cho rằng, con người chỉ bắt đầu phát triển

nhu cầu tình dục ở tuổi dậy thì.

Động cơ tình dục bẩm sinh thúc đẩy sự trưởng thành của con người

qua năm giai đoạn:

1) Miệng (oral stage) (dùng miệng để ăn (bú sữa), sờ mó, thám hiểm

thế giới xa lạ xung quanh và để có cảm giác sung sướng (bú ngón tay, ngậm

vú mẹ, ngậm núm vú) theo 2 giai đoạn: giai đoạn thụ động (receptive) và giai

đoạn chủ động (aggressive)).

2) Hậu môn (anal stage) từ 1 đến 3 tuổi: Khu vực này nhạy cảm và tạo

cảm giác sướng khoái nhiều nhất, bao gồm cả hậu môn lẫn bộ phận tiểu tiện

và cũng được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn buông (expulsion) và giai

đoạn giữ (retention). Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để đứa trẻ học cách

Page 30: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

được khen, được thương, tình thương của cha mẹ không còn tự do vô tổ

chức như trước. Ngược lại, cách dạy con của cha mẹ cũng góp phần không

nhỏ trong việc tạo nên cá tính của trẻ như: cách trẻ suy nghĩ và ứng xử đối

với những người có quyền lực trong cuộc đời của nó. 

3) Dương vật (phallic stage) từ 3 đến 5 hoặc 6 tuổi: Theo Freud “của

quý” của đứa trẻ trai và trẻ gái giống nhau, chỉ đến tuổi dậy thì trẻ gái mới

hình thành khoái cảm từ bộ phận sinh dục. Ông cho rằng, tình thương đối với

mẹ của đứa trẻ trai trở nên mãnh liệt vào đầu giai đoạn dương vật. Nó muốn

độc chiếm mẹ và vì vậy ngày càng trở nên ganh tỵ và mâu thuẫn với bố,

muốn cho bố “biến mất”. Vì bố to lớn hơn nó, khỏe hơn nó, đứa bé trở nên sợ

bố và cái nó sợ nhất là bị bố cắt mất của quý (castration anxiety) – cái nó hay

tự mày mò để có cảm giác sung sướng. Để thoát khỏi mối lo sợ này, đứa trẻ

trai dồn nén tình yêu mẹ của nó vào tiềm thức và tìm cách đứng về phía bố,

bắt chước cách bố cư xử, suy nghĩ, hành động. Nhờ vậy nó có được cảm

giác an toàn không còn sợ bị thiến và vẫn có thể thầm lén yêu mẹ trong trí

tưởng tượng.

4) Trước dậy thì (latency period) từ 5, 6 tuổi đến dậy thì: Ở giai đoạn

này động lực sống/libido – chủ yếu là bản năng tình dục của đứa bé chỉ thay

đổi về lượng chứ không thay đổi về chất. Đứa bé dồn nén được những quan

tâm về tình dục của những năm trước và tập trung năng lực vào việc phát

triển kiến thức cũng như năng khiếu mới. Ở giai đoạn này, đứa bé thích chơi

với bạn cùng giới. Có thể nói những năm trước dậy thì là thời gian sự thăng

bằng giữa thú tính bẩm sinh, lương tâm và cái tôi đạt mức cao nhất trong đời

người. Đây là thời gian biển lặng trước cơn bão táp của tuổi dậy thì.

5) Giai đoạn sinh dục (Genital stage) thăng bằng giữa ba thành phần

của bản ngã chấm dứt, thú tính bẩm sinh (id) vượt lên trên, tạo ra những đòi

hỏi mãnh liệt về tình dục với người khác phái. Nếu đứa trẻ được thoả mãn

vừa phải, nó sẽ dồn được tất cả năng lực vào việc phát triển mối quan hệ

bình thường, hạnh phúc với người khác phái. Trái lại nếu nó không được thoả

mãn vừa đủ hoặc được thoả mãn quá độ, nó sẽ có triệu chứng của tình trạng

Page 31: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

ám ảnh (fixation) bởi đứa trẻ bị bắt buộc phải tiêu phí nhiều năng lực vào

phản ứng dồn nén hoặc tự vệ liên quan đến những mâu thuẫn chưa giải

quyết được ở môi trường sống. Kết quả là nó sẽ khổ đau, sẽ không thể xây

dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh, hạnh phúc bình thường với

người khác phái.

Như vậy, có thể nói ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ trong môi trường

sống, trẻ đều bị ảnh hưởng và nhiều nhất là từ bố mẹ. Nếu nhu cầu tình dục

của đứa trẻ được thoả mãn vừa phải một cách khác nhau trẻ sẽ phát triển

bình thường ở giai đoạn kế tiếp. Nếu bị cấm cản không cho thoả mãn hoặc bị

buông thả cho thoả mãn quá trớn nhu cầu tình dục sơ sinh của nó, đứa trẻ sẽ

phải chịu đựng những ám ảnh (fixation) vào giai đoạn phát triển liên hệ và

không thể tiến lên giai đoạn cao hơn. Kết quả là nó sẽ lớn lên với những triệu

chứng bất bình thường về tâm lý và qua năm giai đoạn của quá trình trưởng

thành này, đối tượng tình dục của đứa trẻ sơ sinh dần dần thay đổi từ bản

thân (bú ngón tay, tự sờ mó bộ phận sinh dục) và mẹ (bú mớm, sờ mó, ôm

ấp,…) sang người khác phái. 

– Lý thuyết nhân cách:

Theo lý thuyết này, con người là phức hợp của các xung năng hình

thành cái ấy ("cái đó") thúc đẩy con người hoạt động thoả mãn nhu cầu. Sự

phát triển của bản ngã là bước tiếp theo sau hoạt động của cái ấy. Cái tôi

điều khiển cái ấy (cái tôi (ego) là một thực thể tâm lý phức tạp hình thành do

tác động từ hai đòi hỏi khác nhau của thú tính bẩm sinh (id) và siêu tôi

(superego) – môi trường sống thực của cái tôi). Cái siêu tôi phát triển những

nguyên tắc đạo đức để chỉ dẫn cái tôi. Lý thuyết cũng chỉ ra rằng, con người

là một sinh vật có thú tính bẩm sinh, y như mọi sinh vật khác. Do đó từ khi

chào đời đã muốn được thoả mãn những nhu cầu vật chất, sinh lý và muốn

tránh khổ đau. Trong quá trình trưởng thành, ảnh hưởng của gia đình, văn

hoá, tôn giáo, xã hội,… sẽ tạo ra siêu tôi – cái phần lý tưởng mà người ta

muốn hướng tới. Vì vậy hoàn cảnh sống thực tế sẽ là nơi diễn ra sự tranh

chấp giữa thú tính bẩm sinh và siêu tôi. Kết quả của cuộc tranh chấp này là

Page 32: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

cái tôi tức là mỗi cá nhân với cách ứng xử an toàn nhất, phù hợp nhất, thực tế

nhất mà con người lựa chọn cho mình trong mọi hoàn cảnh. Điều này có

nghĩa, đặc điểm quan trọng nhất của nhân cách chính là cách thức cái tôi điều

khiển những xung đột, cách thức nhu cầu về cái tôi và cái siêu tôi tìm cách

điều khiển cái ấy trong những vấn đề xã hội đã tạo ra xung đột nhiều hơn như

thế nào. Ở đây, sự lo lắng chính là kết quả từ những xung đột đó. Cái tôi giải

toả sự lo lắng bằng cách áp dụng cơ chế phòng vệ đa dạng như: sự dồn nén,

trấn áp, phóng thiếu, thăng hoa, duy lý hoá. Tóm lại, trong cấu trúc tâm lý con

người của Freud, phần tôi (cao) và phần siêu tôi (superego) hoạt động trong

cả ba tầng của thức. Phần thú tính bẩm sinh (id) trái lại chỉ hoạt động trong

tầng vô thức.

– Thức (conscious) và vô thức (unconscious):

Thức là trạng thái tỉnh táo khi con người nhận biết được và có được

phản ứng đối với những kích thích của môi trường và ngược lại là vô thức.

Khái niệm “vô thức” đã được nhiều người nhắc đến song Freud là người phân

tích tỷ mỹ và chính xác nhất phần vô thức của tâm lý con người. Theo Freud,

trong vô thức có hai phần: phần tiềm thức (preconscious) và phần vô thức

Tiềm thức là những cảm xúc, những kinh nghiệm, những ý nghĩ những ghi

nhận,… mà con người có thể dễ dàng nhớ lại khi cần còn vô thức là chỗ chứa

những cảm xúc, những kinh nghiệm, những khao khát mạnh mẽ bị dồn nén ra

khỏi thức. Mặc dù con người không nhận biết những cảm xúc này và không

thể nhớ lại được chúng theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện diện trong vô

thức và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc cũng như ứng xử của con người

qua cơ chế tự vệ/defense mechanism.

– Ý nghĩa của các giấc mộng

Theo Freud, mộng là “sự thực hiện thầm lén những ước vọng bị dồn

nén” và là “con đường lớn dẫn vào vô thức”. Phần thú tính bẩm sinh của con

người luôn có những khát vọng không thể thực hiện một cách an toàn trong

đời sống thực, vì vậy chúng bị phần lương tâm và cái tôi dồn vào vô thức.

Mặc dù bị dồn nén, những khát vọng đó không hoàn toàn biến mất và chúng

Page 33: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

hiện ra dưới hình thức các giấc mộng vì khi người ta ngủ, phần siêu tôi và cái

tôi không hoạt động hữu hiệu như khi thức.

Freud chia nội dung mộng làm hai phần, phần nổi (manifest content) và

phần tiềm ẩn (latent content). Phần nổi là phần chúng ta nhớ được khi thức

dậy, trong phần này có tản mạn những mảnh vụn của những gì xảy ra khi

thức và những khát vọng bị dồn nén, tất cả được thể hiện dưới hình thức ảo

giác (hallucination) thường là ảo giác nhìn (visual hallucination). Phần tiềm ẩn

là những nội dung trôi nổi ra khỏi vô thức, những nội dung này có thể liền

mạch, có ý nghĩa hay rời rạc, quái dị, không rõ nghĩa. Trong tâm lý trị liệu của

Freud, phương pháp nói hết (free association) giúp nhà trị liệu thu góp những

thành phần rời rạc của các giấc mộng và từ những thành phần rời rạc này

hiểu được phần tiềm ẩn của mộng. Đây chính là mục đích của giải mộng: nối

kết phần nổi với phần tiềm ẩn và tìm ra ý nghĩa của giấc mộng.

– Cơ chế tự vệ (defense mechanism):

Là một trong những khám phá quan trọng của Freud, cơ chế tự vệ là

những phản ứng do vô thức điều động để giúp con người chống lại trạng thái

bồn chồn, lo lắng khi phải đối phó với những mối đe doạ không có lối thoát rõ

rệt. Dưới đây là một số cơ chế tự vệ thông thường:

+ Biện luận (Intellectualization): dùng lý luận hay từ ngữ để ngăn không

cho một mối đe doạ gây ra cảm xúc tiêu cực cho bản thân.

+ Đền bù (Compensation): khiếm khuyết ở một lĩnh vực được bù đắp

bằng cố gắng và thành công ở một lĩnh vực khác.

+ Đổ tội (Blaming): đổ những khiếm khuyết, sai lầm, lỗi,… của mình cho

người khác.

+ Mộng tưởng (Fantasy): tưởng tượng được trải qua một mơ ước thầm

kín nào đó không thể có trong thực tế.

+ Chối bỏ (Denial): từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho

sự an toàn của cái tôi.

Page 34: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Giận cá chém thớt (Displacement): chuyển cảm xúc, năng lực, từ đối

tượng này sang đối tượng khác để được bình an.

+ Chuộc tội (Undoing): đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng

một hành động tốt.

+ Giả bệnh (Somatizatton): biến đổi những khó chịu hay mối đe doạ

thành bệnh tật.

+ Hoán chuyển (Subtimation): chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh

mẽ không được xã hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội

đặt ra.

+ Nhập nội (Introjection): chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho

mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Đây là lý do

giải thích tại sao người ta khuyên cha mẹ không nên mắng chửi những lỗi lầm

của con cái mà chú ý tìm kiếm những ưu điểm để khen ngợi. Ở các nước

phát triển, thầy cô giáo không được phép dùng những lời lẽ nặng nề để miệt

thị học trò.

+ Phóng chiếu (Projection): đem những điều tiêu cực của mình (mà cái

tôi của mình cố ý bỏ qua không biết đến) gán cho người khác. Ví dụ: ông A là

người kiêu căng, phách lối, xem thường tất cả mọi người nhưng ông lại hay

thường phê bình người khác là kiêu căng.

+ Nói vậy nhưng không phải vậy (Reactionformation): hành động hay

diễn tả ngược lại với ý định hay cảm xúc của mình.

+ Dồn nén (Repression): đẩy những thực tế đã gây ra cảm xúc tiêu cực

vào vô thức để khỏi phải chịu đựng những cảm xúc đó. Những thực tế này có

thể trỗi dậy trong các giấc mơ hoặc trong những câu nói buột miệng và là đối

tượng phân tích của khoa phân tâm. Ví dụ một người quên đi một lỗi lầm, một

hành vi sai quấy hay một điều xấu hổ trong quá khứ để khỏi phải chịu đựng

những dằn vặt, hối hận, khổ đau liên quan đến kinh nghiệm đó.

+ Thoái bộ (Regression): dùng lại ứng xử của giai đoạn phát triển tâm lý

đã qua. Ví dụ khi hồi hộp, xúc động thì tiểu dầm mặc dù đã qua tuổi đó hoặc

Page 35: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

van xin, khóc lóc, năn nỉ như trẻ con khi phải đối phó với những mâu thuẫn

trong cuộc sống lứa đôi.

– Cách tiếp cận và mục tiêu của phương pháp phân tâm:

Theo Freud, triệu chứng thần kinh tâm trí diễn ra khi người ta dùng cơ

chế tự vệ một cách không thích đáng để đối phó với một số mâu thuẫn phần

lớn liên quan tới tình dục hay bạo động xuất phát từ tuổi ấu thơ. Vì vậy, cách

đối phó này không thực sự giải quyết tận gốc mâu thuẫn mà chỉ giúp con

người tạm thời quên đi những cảm xúc tiêu cực khó chịu. Mâu thuẫn không

được giải quyết vẫn còn đó và gây ra những triệu chứng. Điều này có nghĩa,

mục tiêu của phương pháp phân tâm là đem cái kinh nghiệm, cái khao khát,

cái sợ hãi đã bị vùi sâu trong vô thức phơi bày ra thức, tạo cho thân chủ cơ

hội sống lại nó và giải quyết nó một cách đúng đắn, rốt ráo để đạt được một

kết luận tích cực cho mâu thuẫn đó. Khi các mâu thuẫn của quá khứ được

giải quyết thoả đáng, những triệu chứng thần kinh tâm trí liên quan đến nó sẽ

tiêu tan. Ở đây nhà phân tâm giữ vai trò trung lập, khách quan bằng cách

không nói gì về bản thân, không phê phán, mà chỉ giúp bệnh nhân đi ngược

lại lịch sử của mình, nói ra tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhất là

những kỷ niệm tiêu cực, những dục vọng xấu xa, từ đó diễn dịch những mâu

thuẫn không được giải quyết thoả đáng, bị dồn vào vô thức, những cơ chế tự

vệ, những né tránh,… và dần dần giúp bệnh nhân hiểu được những uẩn khúc

tâm lý bản thân một cách sâu sắc. Qua quá trình làm việc lâu dài, hết sức gần

gũi này, bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối, thổ lộ tất cả cuộc đời của mình cho

nhà phân tâm, dần dần coi nhà phân tâm như đối tượng của những tình cảm.

Quá trình này được Freud đặt tên là chuyển dịch (transference). Freud phân

biệt hai loại chuyển dịch: chuyển dịch tích cực (positive transference) là

những tình cảm thương yêu, ái mộ đối với nhà phân tâm và chuyển dịch tiêu

cực (negative transference) là những ác cảm đối với nhà phân tâm. Chuyển

dịch, cả tích cực lẫn tiêu cực, đều là mục tiêu của phân tâm vì nó tạo cơ hội

cho bệnh nhân được “làm lại cuộc đời” tức là được sống lại mâu thuẫn cũ và

được đối tượng của mâu thuẫn (tức là nhà phân tâm qua chuyển dịch) dẫn

Page 36: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

dắt đến một giải pháp phù hợp nhất có thể giúp cho mâu thuẫn đó, triệu

chứng tâm lý đó tiêu tan.

Quá trình làm việc lâu dài và hết sức gần gũi của phương pháp phân

tâm cũng có thể làm cho nhà phân tâm sống lại những ẩn ức bị dồn nén của

chính bản thân, phát sinh tình cảm thương ghét đối với bệnh nhân và dùng

mối liên hệ nghề nghiệp với bệnh nhân để giải quyết những ẩn ức (phần đông

liên quan đến dục tình) bị dồn nén trong quá khứ của chính mình. Freud gọi

hiện tượng này là phản chuyển dịch/counter transference và đề nghị nhà

phân tâm cảnh giác, nếu thấy dấu hiệu của phản chuyển dịch phải ngừng

công việc ngay, giới thiệu bệnh nhân đi chỗ khác và bản thân mình đi tham

vấn để điều trị những ẩn ức cũ một cách thoả đáng.

Ngoài nói hết, Freud còn dùng phương pháp giải mộng để khám phá vô

thức của bệnh nhân. Phương pháp giải mộng đòi hỏi bệnh nhân kể lại tất cả

những gì nhớ được trong giấc mộng để nhà phân tâm diễn dịch, tìm ra những

ẩn ức bị dồn nén vào vô thức và giúp bệnh nhân giải quyết những ẩn ức đó

một cách thoả đáng và nhờ vậy hết bệnh.

Phương pháp tiếp cận các vấn đề trong phân tâm học của Freud và

sau này là Anna Freud, Hartmanddax là nền tảng cho việc thực hành Công

tác Xã hội hoàn thiện và phát triển. Phân tâm học có những ảnh hưởng khá

phức tạp và gián tiếp đến Công tác Xã hội quạ một số khía cạnh sau:

+ Nhiều tư tưởng của Freud thể hiện qua văn hoá, từ đó áp dụng trực

tiếp vào Công tác Xã hội.

+ Tư tưởng tâm lý động trong phân tâm học là lý thuyết kiến giải đầu

tiên và được ứng dụng rộng rãi trong Công tác Xã hội.

+ Ảnh hưởng liệu pháp phân tâm học làm nảy sinh cách trị liệu thoáng,

cởi mở, lắng nghe nhằm kiếm tìm cách lý giải và hiểu thấu nhân cách.

+ Nhiều thuật ngữ như: cái vô thức, sự thấu cảm, sự hung hăng, xung

đột, sự lo âu, quan hệ mẫu tử, sự chuyển dịch tình cảm được nhân viên trị

liệu sử dụng nhiều và thường xuyên trong Công tác Xã hội.

Page 37: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Nhiều quan điểm của Freud được sử dụng để trị liệu: bệnh tâm thần,

hành vi có vấn đề, mối quan hệ thời thơ ấu và thời trẻ cũng như tình trạng bị

tước bỏ tình mẫu tử trong Công tác Xã hội,…

Đại diện cho những người sử dụng lý thuyết phân tâm học về cấu trúc

nhân cách vào can thiệp trong Công tác Xã hội là Bowlby (1951), Rutter

(1981) với nghiên cứu về quan hệ mẹ – con (việc tước bỏ tình mẫu tử);

Salzberger - Wittenberg (1970), Parkes (1972), C. Smith (1982) với nghiên

cứu về việc mất người thân,… bằng những phương pháp khác nhau như:

“những màn hình trống”, “dịch chuyển”,…

1.2. Thuyết phát triển tri thức của Jean Piaget (1896–1980)

Piaget, tâm lý gia Thụy Sĩ, là người có đóng góp lớn nhất vào kiến thức

của nhân loại về sự phát triển của trí khôn. Theo ông, trong quá trình lớn lên

của đứa trẻ, skima - nơi lưu trữ những kiến thức đã thu nhận được và là nền

tảng cho sự học hỏi thêm những kiến thức mới được liên tục bổ sung qua hai

quá trình: tiếp nhận (assimilation) quá trình đưa những thông tin mới, kinh

nghiệm mới vào cơ cấu skima có sẵn để làm phong phú thêm skima và hội

nhập (accommodation) thay đổi skima có sẵn để chứa đựng được thông tin

và kinh nghiệm mới. Khi gặp một kinh nghiệm mới, tình huống mới chưa biết

bao giờ (không có trong skima) đứa trẻ lúng túng, mất thăng

bằng/disequilibrium, bắt buộc phải tiếp nhận hay hội nhập để trưởng thành lên

và lấy lại tình trạng thăng bằng (equilibrium). Cuộc sống liên tiếp tạo ra trạng

thái mất thăng bằng, đòi hỏi tiếp nhận hoặc hội nhập để phục hồi trạng thái

thăng bằng, nhờ vậy tri thức con người được phát triển.

– Các giai đoạn hình thành tri thức:

Piaget chia sự hình thành của tri thức con người ra bốn giai đoạn:

+ Giai đoạn giác quan và cử động (sensorimotor) từ 0 đến 2 tuổi.

+ Giai đoạn tiền vận hành (pre-perational) từ 2 đến 7 tuổi.

+ Giai đoạn vận hành đơn giản (concrete operational) từ 7 đến 11 tuổi.

Page 38: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh (formal operational) từ 11 đến 15 tuổi.

Chia ra bốn giai đoạn khác nhau nhưng những giai đoạn này không đứt

đoạn một cách rõ rệt mà diễn ra một cách liên tục và liền mạch. Mặt khác, số

tuổi của mỗi giai đoạn chỉ là phỏng chừng, tuỳ theo những yếu tố nội tại cũng

như yếu tố môi trường, mỗi trẻ có thể trải qua từng giai đoạn ở tuổi khác

nhau. Ngoài ra các giai đoạn có thứ tự cố định và áp dụng chung cho toàn thể

nhân loại, không phân biệt chủng tộc, điều này có nghĩa sự hình thành trí

khôn phải bắt đầu bằng giai đoạn xúc giác và cử động, sau khi phát triển xong

giai đoạn một mới có thể tiến lên giai đoạn hai, rồi mới đến giai đoạn ba và

sau cùng là giai đoạn bốn. Mặc dù đa số mọi người đều trải qua bốn giai đoạn

phát triển kể trên, một thiểu số không hoàn tất được đầy đủ và sự phát triển

trí khôn có thể ngừng lại ở bất cứ giai đoạn nào.

Giai đoạn giác quan và cử động (sơ sinh, khoảng 0 đến 2 tuổi): Trí khôn

của đứa trẻ được hình thành qua ngũ giác (nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ) và cử

động (nắm, kéo, đẩy, đạp,…). Trẻ không có một cử chỉ hay dấu hiệu nào

chứng tỏ nó còn biết đến vật thể đó, vật thể hoàn toàn biến mất trong trí khôn

của nó. Đến khoảng 7 tháng tuổi, đứa trẻ chỉ cần thấy một phần của vật thể

cũng nhận biết được vật thể đó nhưng nếu cất vật thể đi thì nó sẽ quên ngay.

Đây là dấu hiệu của thiếu vật thể thường trực trong trí khôn của đứa trẻ. Ở

cuối giai đoạn này (khoảng 18 tháng tuổi) đứa trẻ dần dần xây dựng được sự

hiểu biết về vật thể thường trực (object permanence): vật thể đứa trẻ hiểu

được, nhận ra được trong trí não mặc dù không thấy vật thể đó trước mắt và

song song với vật thể thường trực là sự hình thành của ngôn ngữ. Bởi khi đó

trẻ bắt đầu có thể nghĩ về vật thể tức là thay thế sự hiện diện thực của vật thể

bằng biểu tượng (symbol) của nó trong trí não và diễn tả ra bằng ngôn ngữ

tức là bằng những ký hiệu (sum) chấp nhận bởi mọi người xung quanh.

Giai đoạn tiền vận hành (ấu thơ, khoảng 2 đến 7 tuổi): Khả năng suy

nghĩ và diễn tả của đứa trẻ tiếp tục phát triển qua biểu tượng và ký hiệu. Tuy

nhiên thế giới của đứa trẻ vẫn xoay quanh cái tôi chủ quan (egocentric) dựa

vào trực giác, nặng tính cách cụ thể và tuyệt đối, chưa hiểu được lý luận và

Page 39: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

cách vận hành của vật thể (chính vì vậy Piaget đặt tên giai đoạn này là tiền

vận hành), chưa phân biệt được ý nghĩ và hiểu biết của người khác có thể

khác với bản thân nó.

Giai đoạn vận hành đơn giản (trước dậy thì, khoảng 7 đến 11 tuổi): Lần

đầu tiên đứa trẻ hiểu được lôgíc vận hành của sự vật. ý nghĩ không còn bị chi

phối hoàn toàn bởi trực giác và đứa trẻ có thể dùng trí khôn để giải quyết

được những vấn nạn mà nó có kinh nghiệm (cụ thể). Cũng trong giai đoạn

này, đứa trẻ bắt đầu hiểu được ý nghĩ khác biệt của người khác và ngôn ngữ

của nó càng ngày càng có chức năng xã hội và truyền thông.

Giai đoạn vận hành hoàn chỉnh (từ 11 – 15 tuổi trở lên): Đứa trẻ bắt đầu

xây dựng được khả năng lý luận về những sự kiện nó chưa hề có kinh

nghiệm. Ở đầu giai đoạn này, ý nghĩ của đứa trẻ có khuynh hướng quay trở

lại xoay quanh cái tôi chủ quan/egocentric của giai đoạn tiền vận hành, tức là

không chú ý đến nhu cầu, ý thích, lập luận,… của bất cứ ai ngoài chính bản

thân nó.

– Ứng dụng trong Công tác Xã hội:

Mặc dù ảnh hưởng chính và rất lớn của Piaget nằm trong lĩnh vực giáo

dục (giáo dục mẫu giáo và tiểu học) song những phát kiến của Piaget cũng

được dùng hiệu quả trong Công tác Xã hội, đặc biệt là tham vấn cho cha mẹ

và thầy cô giáo trong những trường hợp khó khăn về dạy dỗ trẻ em. Quá trình

tham vấn áp dụng tư tưởng Piaget sẽ giúp cha mẹ và thày cô giáo tìm được

phương pháp giáo dục uốn nắn, kỷ luật thích hợp để đứa trẻ phát huy được

đạo đức xã hội và tự nó phát triển được tính thật thà, thẳng thắn là một trong

những yếu tố rất quan trọng giúp nó liên hệ được với mọi người xung quanh

và thành công trong cuộc sống gia đình cũng như xã hội. Một cách cụ thể,

Piaget phân biệt hai lối phạt: phạt bắt đền/expiatory punishment và phạt đối

xứng/reciprocal punishment. Phạt bắt đền là hình phạt mạnh mẽ có mục đích

gây ra đau đớn, khó chịu khi đứa trẻ vi phạm những điều cha mẹ ngăn cấm.

Hình “phạt bắt đền” có ý nghĩa áp đặt độc đoán theo ngẫu hứng của người có

quyền lực (cha mẹ) và không có liên quan trực tiếp gì đến nội dung “tội”, của

Page 40: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

đứa trẻ, chỉ nhằm bắt nó phải trả giá cho tội của nó để hy vọng nó sẽ nhớ và

chừa. Phạt đối xứng luôn luôn liên hệ trực tiếp đến nội dung của “tội” và nhằm

củng cố mối quan hệ hợp tác với người khác và phát huy tinh thần trách

nhiệm tự giác.

1.3. Thuyết hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh là một phong trào tiến bộ phát xuất từ Pháp và

Công tác Xã hội cũng chịu ảnh hưởng từ thuyết này. Những ý tưởng chính:

– Con người không chỉ là một thực thể tồn tại mà còn có khả năng ý

thức về sự tồn tại của mình và ý nghĩa về sự tồn tại ấy.

– Nhấn mạnh đến khả năng của các cá nhân nhằm đạt được quyền lực

kiểm soát về cuộc sống của mình.

– Cá nhân được chấp nhận như “chủ thể”, “khách thể” (họ hành động

theo, bị ảnh hưởng bởi môi trường).

– Nhấn mạnh đến việc con người sẽ thay đổi như thế nào để hướng tới

xã hội tốt đẹp hơn.

– Hướng đến tìm kiếm việc tái tạo toàn bộ tổ chức xã hội, tái tạo “xã hội

hoá”. Vì thế, con người tự do dựa vào nhu cầu và mong muốn của mình để

tham gia vào một tiến trình tái tạo liên tục của xã hội.

– Nhấn mạnh đến giá trị về “chính thể luận”. Xem xét các cá nhân và

các hệ thống xã hội như một tổng thể.

– Tồn tại trong mỗi con người là một quá trình hai mặt: mặt động và

mặt ảnh. Để hiểu được phải có một quá trình tìm hiểu, quan sát, tưởng tượng

và tư duy về những khía cạnh tĩnh tại và năng động của người khác trong bối

cảnh sống hiện tại của người ấy (phải đặt một người khác vào cuộc sống của

họ để tư duy).

Nội dung của thuyết hiện sinh gồm 2 nội dung chính: sự tồn tại của con

người và bản chất xã hội của con người.

– Sự tồn tại của con người:

Page 41: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Thuyết hiện sinh phản đối mọi sự kỳ vọng, ưu tiên về việc con người

hoặc xã hội sống ra sao.

+ Thuyết hiện sinh hướng sự chú ý của mình đến hiện tại, những gì

đang diễn ra có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của con người hiện tại.

+ Đề cao tính chủ động của cá nhân: Cá nhân tự do hành động theo

mục tiêu mà tự bản thân họ đặt ra và mong muốn.

+ Cá nhân có thể thông qua tự do của mình nhằm kiến tạo, xác định

chính mình đi đến hình thành nhân cách, cấu trúc xã hội. Ở đây, sự tự do

không phải là mình được phép làm bất kỳ điều gì mình muốn mà là quyền

được sử dụng có ý thức và trách nhiệm. Điều này có liên quan đến việc thực

hiện chức năng xã hội của chính cá nhân đó.

– Bản chất xã hội của con người:

+ Mỗi con người trong xã hội đều chịu những áp lực khác nhau, có

những mục đích khác nhau, vì thế có những hành động khác nhau để đạt

được mục đích.

+ Cá nhân thông qua sự tự do của mình để kiến tạo, xác định về chính

bản thân và nhân cách riêng cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh

sống trong môi trường riêng của mình.

+ Trong xã hội, mỗi cá nhân chịu sự chi phối, tác động của những yếu

tố như: sự kỳ vọng của xã hội (những cái nhãn mà xã hội gán cho). Cái nhãn

này có thể phù hợp hoặc không phù hợp với từng người. Vì thế nó có tác

động tới hành động tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân trong việc thực hiện

mục tiêu. Ở đây các cá nhân tự do hành động nhưng không tự do từ trách

nhiệm của mình. Đó là thực tế của “sự tồn tại”.

Một khía cạnh quan trọng khác về đạo đức hiện sinh là giá trị về sự

cam kết đoàn kết với những cá nhân khác. Ở đây, tư tưởng hiện sinh nhấn

mạnh đến giá trị về “chính thể luận”, xem xét các cá nhân và các hệ thống xã

hội là một tổng thể. Quan điểm tổng thể nhấn mạnh đến việc cố gắng tạo

Page 42: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

dựng được một hình thức tổng hợp về cách hiểu của chúng ta về các tình

hưống xã hội và những câu chuyện lịch sử của họ.

Đại diện cho những người sử dụng thuyết hiện sinh vào các biện pháp

can thiệp trong Công tác Xã hội là: Thompson, Rollo Mayo,…

– Những nguyên tắc thực hành về cách tiếp cận hiện sinh trong Công

tác Xã hội:

+ Tự do, trách nhiệm là hạn chế cơ bản về trải nghiệm của mọi người;

+ Tự do chính là sự giải phóng và là một gánh nặng;

+ Sự xác thực chính là điểm mấu chốt cho sự tự do.

+ Sự tồn tại cũng được trải nghiệm qua như là sự vô quyền lực; trách

nhiệm phải được chấp nhận đối với mọi người;

+ Thuyết hiện sinh đòi hỏi có được hành trình của chủ thể được sẻ chia

và một cách tiếp cận hợp tác;

+ Thừa nhận và quản lý được sự căng thẳng giữa quyền lực/kiểm soát/

trách nhiệm pháp lý và công việc sáng tạo, không định hướng;

+ Hiện sinh là sự vận động;

+ Trong sự tự do hiện sinh, tiến trình tự kiến tạo chính là những vấn đề

cơ bản của sự tự do chính trị.

1.4. Lý thuyết trị liệu nhận thức

Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập

trung xung quanh khái niệm tư duy. Sự tư duy của một cá nhân được định

hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy. Trên chiều cạnh này, tư

duy quyết định cảm xúc và hành vi. Thông qua tư duy, con người đặt ra mục

tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống. Điều này

có nghĩa, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một cá nhân bị khiếm

khuyết thì có nghĩa là tư duy của người ấy không hoàn hảo. Chính vì vậy,

hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng phải thay đổi theo.

Page 43: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Đại biểu là Albert Ellis (1913 – 2007), Sheldon (1995) và Beck. Trong

Công tác Xã hội, nếu như nhận thức là cách nhìn nhận của một người về một

vấn đề nào đó theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực thì trị liệu nhận

thức là phương pháp tác động vào thân chủ làm thay đổi nhận thức tiêu cực

của họ. Phương thức này sử dụng kỹ thuật “chuyển cơ cấu tư duy” trong hoạt

động giúp đối tượng. Kỹ thuật này gồm các yếu tố:

+ Giúp thân chủ nhận thức được các suy nghĩ sai lầm đã có ảnh hưởng

đến các hoạt động chức năng của thân chủ.

+ Xoá bỏ những suy nghĩ sai lầm, thay vào đó là những tư duy xác thực

và các hành động có tính chất tích cực để tăng cường các hoạt động chức

năng của thân chủ.

+ Một số ứng dụng có ảnh hưởng về hình thức trị liệu nhận thức chính

là chương trình “lý luận và phục hồi” được sử dụng theo chương trình dịch vụ

về quản chế và những môi trường tư pháp khác.

+ Tái tạo nhận thức là hình thức nổi tiếng nhất của trị liệu nhận thức.

+ Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến ba cấu trúc về

niềm tin trong ý thức của thân chủ.

+ Một số phương thức trị liệu nhận thức đã được kết hợp với phương

thức thay đổi hành vi để trị liệu các vấn đề tâm lý như bệnh trầm cảm, lo lắng,

sợ hãi, giúp những người thiếu tụ tin hoặc thiếu tự chủ.

Ellis còn được coi là nhà tâm lý trị liệu với cái nhãn "trị liệu xúc cảm"có

lý trí bởi ông là người đầu tiên phối hợp các lý thuyết về tri thức và về ứng xử

của nhiều tác giả khác nhau để đề ra phương pháp tâm lý trị liệu tri thức ứng

xử.

Albert Ellis và phương pháp trị liệu bằng cảm xúc, ứng xử hợp lý:

Ellis gọi phương pháp tri thức ứng xử của ông là trị liệu bằng cảm xúc

và ứng xử hợp lý. Phương pháp này theo ông đã hạn chế được tính chất dài

dòng, mất thì giờ, kém hiệu quả và cực kỳ phức tạp của phương pháp phân

Page 44: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

tâm mà ông đang áp dụng. Từ sự thay đổi các nhận thức của đối tượng về

bản thân, về vấn nạn và về thế giới, Ellis đã đưa ra một công thức hết sức

giản dị để giải thích và điều trị các triệu chứng tâm thần là: ABC. (A/activating

event: sự việc xảy ra, B/belief: niềm tin về sự việc xảy ra và C/consequences:

những cảm xúc, ứng xử gây ra bởi niềm tin đó). Điều đó có nghĩa: Khi một sự

kiện diễn ra, những niềm tin chủ quan của cá nhân thường bị sai lạc, bất hợp

lý, vô căn cứ về sự kiện, từ đó dễ gây ra những cảm xúc khó chịu và ứng xử

sai lầm của họ. Chẳng hạn: Cô X bất ngờ đi ngoài phố gặp anh bạn trai Y

nhưng anh Y vô tình không nhìn thấy cô (sự kiện xảy ra – A). Cô B nghĩ “hắn

lờ mình đi” (niềm tin – B). Từ niềm tin này cô nảy sinh cảm xúc tức giận và

tránh mặt anh Y (hậu quả – C).

Các hình thức suy nghĩ, diễn dịch sai về người và sự việc:

Ellis cho rằng, con người nhìn chung ai cũng có đặc tính tự ti (bất kể

chủng tộc hay văn hoá). Đặc tính này có ngay cả khi đứa trẻ được nuôi

dưỡng trong gia đình lành mạnh, tuy nhiên nó thường mạnh hơn khi người ta

lớn lên trong hoàn cảnh gia đình không lành mạnh, bị hành hạ ngược đãi hay

xảy ra loạn luân. Bên cạnh yếu tố nội tại và gia đình này, hoàn cảnh sống

trong xã hội cũng có thể đóng góp vào khuynh hướng tự ti của con người.

Khuynh hướng tự ti mạnh mẽ có thể làm cho con người suy nghĩ theo

khuôn mẫu cứng nhắc hoặc trắng hoặc đen, cường điệu: hay dùng những từ

như “kinh khủng”, “nhất định phải”, “không thể khác được”,… để diễn tả cảm

xúc của bản thân và của người khác; thanh lọc (filtering): chỉ thu nhận những

thông tin xấu, tiêu cực, cố tình bỏ qua những thông tin có tính cách lạc quan

tích cực, khái quát hoá (nói chung thế là cô ta coi mình như rác); võ đoán

(mind reading); bói nhảm (fortune–telling): ngày mai chắc chắn là hắn sẽ

chẳng còn nhớ tên mình là gì; lý luận theo cảm xúc (emotional reasoning);

chạm tự ái (personalizing).

Cách tiếp cận của phương pháp cảm xúc và ứng xử hợp lý:

Phương pháp cảm xúc và ứng xử hợp lý mang đặc tính chung của phái

ứng xử, đó là không quan tâm đến những nguyên nhân sâu xa của triệu

Page 45: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

chứng tâm lý mà chỉ chú ý giải quyết nhanh chóng những cảm xúc và ứng xử

sai của thân chủ. Điều trị viên theo phương pháp cảm xúc và ứng xử hợp lý

sẵn sàng áp dụng tất cả các cách tiếp cận khác nhau của các trường phái

miễn đạt được mục tiêu giúp thân chủ giải quyết được triệu chứng và vấn

nạn, kể cả phương pháp cho lời khuyên trực tiếp, ra bài tập, huấn luyện bằng

cách diễn vai trò, thách thức các niềm tin sai trái, động viên và tạo

lực/empower cho thân chủ,… Khi thân chủ đã giảm triệu chứng trong thời

gian ngắn nhất có thể được, điều trị viên sẽ giúp thân chủ tăng tự tin để duy

trì những tiến bộ đã đạt được. Sau đây là một số phương pháp phổ biến nhất

của cảm xúc và ứng xử hợp lý:

a) Phương pháp cảm xúc (Emotive techniques)

– Tấn công sự xấu hổ (Shame attacking): Tập cho thân chủ lập lại hành

vi hay ứng xử đã làm cho thân chủ có cảm xúc xấu hổ, đồng thời tập cho thân

chủ hiểu và có cảm xúc đúng đắn, hợp lý về ứng xử đó (chả có gì phải xấu hổ

như vậy, chả ai để ý, có người để ý thì 5 phút sau họ đã quên).

– Tưởng tượng cảm xúc hợp lý (Rational emotive imagery): Tập cho

thân chủ tưởng tượng hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra sau một ứng xử nào

đó của họ, ví dụ tất cả bạn bè tẩy chay, cả nước khinh rẻ, cả thế giới chê cười

sau đó tập cho họ có được cảm xúc tiêu cực đúng đắn về ứng xử đó, ví dụ

đáng tiếc, hơi ân hận, hơi thất vọng,…

– Nói đúng một cách khẳng định về mình (Forceful coping statement):

Huấn luyện cho thân chủ cách tự xét đoán một cách hợp lý và làm thế nào tự

tẩy não để xoá bỏ cách tự xét đoán cũ và tin vào cách tự xét đoán mới, ví dụ

lập đi lập lại câu: “Tôi là một người bình thường, tôi chẳng làm điều gì xấu xa,

tội lỗi đến nỗi phải xấu hổ hết” hai mươi lần mỗi tối trước khi đi ngủ và hai

mươi lần mỗi khi có cảm xúc xấu hổ vì một ứng xử hay sự kiện nào đó.

– Độc thoại gay gắt (Forceful self–dialogues): Thân chủ ghi băng mô tả

những niềm tin bất hợp lý về bản thân, tự biện hộ một cách mạnh mẽ, rồi mời

người khác nghe và cho ý kiến xem lập luận biện hộ có đủ mạnh và thuyết

phục hay không.

Page 46: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Khôi hài: Khôi hài có thể giúp cho thân chủ tự cười về ứng xử hay

cảm xúc sai trái, phóng đại, lố bịch của mình và nhờ vậy bỏ được thói suy

nghĩ và ứng xử đó.

– Cải thiện quan hệ với người khác: Giúp thân chủ cải thiện mối quan

hệ với những người khác trong gia đình hay xã hội bằng cách thay đổi suy

nghĩ, phán đoán về người khác và ứng xử không đúng đắn của bản thân. Ví

dụ anh chồng bực mình vì anh nghe vợ dành quá nhiều thì giờ chăm sóc bố

mẹ ruột mà lơ là không ngó ngàng gì đến bản thân anh. Nếu anh được giúp

hiểu hoàn cảnh của bố mẹ vợ: có đông con những đứa nào cũng chỉ biết hết

sức hiếu với vợ, nghĩa với con; tuổi già yếu đuối bệnh tật, chỉ còn trông cậy

được cô con gái duy nhất chẳng may lại là cô vợ của anh, anh sẽ cảm thông

vợ, không còn bực bội và còn phụ vợ chăm sóc bố mẹ để vợ đỡ cực. Nhờ

vậy vợ đâm ra cảm động, đi chùa/nhà thờ cảm ơn Phật/chúa đã cho con ông

chồng tốt.

b) Phương pháp ứng xử (behavioral techniques)

– Thực tập vai trò/ Role playing: Thân chủ đóng vai thân chủ, người làm

công tác tham vấn đóng vai người thứ hai trong mối quan hệ đã gây ra ABC.

Ví dụ thân chủ mời cô bạn gái (do người làm công tác tham vấn đóng vai) đi

xem hát. Cô bạn gái từ chối. Thân chủ suy luận và ứng xử không thích hợp.

Người làm công tác tham vấn giúp thân chủ hiểu và có suy luận cũng như

ứng xử đúng đắn.

– Thực tập vai trò đảo/ reverse role playing: Người làm công tác tham

vấn đóng vai thân chủ, thân chủ đóng vai người thứ hai trong mối quan hệ đã

gây ra ABC.

– Làm mòn cảm xúc trong thực tế/ In vivo desensitization: Tập cho thân

chủ lập đi lập lại ứng xử hay hành vi gây ra cảm xúc tiêu cực với cường độ

tăng dần từ nhẹ đến mạnh. Ví dụ thân chủ sợ nói trước đám đông, tập nói

trước anh chị em trong gia đình, rồi trước bạn bè, rồi sau cùng trước đám

đông xa lạ. Ví dụ khác: nhát gái, dẫn đến gần chỗ có đông cả nam lẫn nữ

sinh, dần dần lân la đến chỗ có nhóm nhỏ nữ sinh, cuối cùng đem bỏ vào khu

Page 47: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

nội trú nữ để làm một nhiệm vụ gì đấy,… phương pháp chữa bệnh ăn cắp

như đã mô tả trong phần ứng xử liệu pháp ở trên cũng là một ví dụ về

phương pháp này.

– Làm mòn cảm xúc cấp tốc/ Implosive desensitization: Tập cho thân

chủ diễn đi diễn lại tình huống gây ra cảm xúc tiêu cực. Ví dụ sợ bị vây kín

trong một khoảng không gian chật hẹp không có lối thoát/claustrophobia, tập

đi thang máy lên xuống mỗi ngày vài chục lần trong một tháng liên tiếp trong

khi tự nói thành tiếng: "Hàng trăm triệu người đi thang máy mỗi ngày, cùng

lắm có sự cố kỹ thuật cũng chỉ bất tiện chút xíu thôi, chẳng có gì phải sợ".

– Duy trì tình trạng “căng thẳng kinh khủng”: Khuyến khích thân chủ tiếp

tục ở lại với mối quan hệ “căng thẳng kinh khủng” (ví dụ với “thằng cha xếp

khùng” hay với “mụ vợ quá quắt” cho đến khi giảm được cảm xúc tiêu cực

như căng thẳng, giận dữ, sợ hãi hoặc trầm cảm, sau đó sẽ nghĩ đến chuyện

ra khỏi mối quan hệ đó).

– Phòng ngừa: đối với những bệnh nhân của bệnh hành vi ám

ảnh/obsessive complulsive behavior, ví dụ rửa tay xà bông mỗi ngày ít nhất

vài chục lần, nghiện cờ bạc, ăn cắp,… Sắp xếp để họ có một người thân

thường trực theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần và ngăn ngừa những hành vi

ám ảnh.

– Tự thưởng/ phạt: thân chủ tự thưởng mỗi khi hoàn tất thành công bài

tập và tự phạt mỗi khi không làm bài tập hay lập lại hành vi hay ứng xử không

đúng.

Một số đặc điểm khác của phương pháp cảm xúc và ứng xử hợp lý:

– Tránh những phương pháp không hiệu quả.

– Giúp thân chủ hướng đến tình trạng viên mãn/self actualization tức là

trạng thái phát triển cao nhất theo Maslow.

1.5. Lý thuyết sinh thái học (Ecologycal Theory)

Page 48: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Tiếp cận dựa trên sinh thái học là một trong những cách tiếp cận truyền

thống khi nghiên cứu về văn hoá của các cá nhân, nhóm, cộng đồng Công tác

Xã hội. Đây là một khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ thể sống

với môi trường tự nhiên của chúng. Ở đây, môi trường tự nhiên khách quan

có ảnh hưởng sâu sắc tới các chế độ xã hội và tư tưởng của con người.

Những người theo thuyết sinh thái học văn hoá cho rằng, kiểu văn hoá của

mỗi tộc người được tạo ra là do sự quy định của những nguồn tài nguyên và

những giới hạn của môi trường xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi

trường đó (C. Montesquieu cho rằng, sự phát triển của văn hoá phụ thuộc vào

khí hậu, độ màu mỡ của đất đai cũng như các yếu tố tự nhiên khác) Điều đó

có nghĩa sự khác biệt trong cách tổ chức xã hội và văn hoá là kết quả của sự

thích nghi với các điều kiện vật chất và sinh thái bao quanh. Ở đây “kiểu văn

hoá” đóng vai trò căn bản được hiểu như một tập hợp những nét khu biệt cho

một lối sống do kết quả thích nghi với môi trường xung quanh và tạo nên hạt

nhân của văn hoá – cái gắn liền với các hoạt động tạo ra phương tiện tồn tại,

các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo,… Nếu môi trường tự nhiên có

ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và tổ chức như thế nào thì việc giao

tiếp, ngôn ngữ, tâm hồn, tính cách, tư duy, ẩm thực và tương tác xã hội cũng

có những tác động như vậy, thậm chí còn nhiều hơn và rõ ràng hơn.

Chẳng hạn những người dân vùng biển sống phụ thuộc vào môi trường

biển và nguồn thức ăn chính là cá thì chắc chắn văn hoá của vùng này/môi

trường này cũng sẽ tạo ra những ngôn ngữ/từ ngữ để chuyển tải thông tin

chính xác về cá và nghề đi biển. Đối với những người dân nông thôn Đồng

bằng Bắc Bộ do tính chất manh mún trong đồng ruộng, sản xuất mà từ ngữ

chỉ về nó cũng phong phú như: mang, vác, đội, gánh, khiêng,… để chỉ một

hành động vận chuyển sản phẩm của người lao động sau thu hoạch.

Như vậy, hướng tiếp cận sinh thái học văn hoá đòi hỏi khi nghiên cứu

cần phải đào sâu tìm hiểu nội dung, đặc điểm cùng với những hệ quả tinh

thần – xã hội của một nền văn hoá nào đó ở môi trường tự nhiên đã hình

thành nên chúng, nhất là trong Công tác Xã hội. Bất cứ một sự can thiệp hay

Page 49: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

giúp đỡ cho dù là một cá nhân hay tổ chức xã hội nào thì trước hết phải tìm

hiểu môi trường sống của cá nhân hay tổ chức xã hội đó. Các hệ thống môi

trường ở đây là hệ thống mở, các hệ thống có liên hệ chặt chẽ với nhau. Một

hệ thống này bao gồm những phần tử nhỏ hơn nó nhưng có khi lại thuộc một

hệ thống lớn hơn. Chẳng hạn: Gia đình bao gồm nhiều thành viên: cha mẹ,

con cái còn gọi là gia đình hạt nhân. Những gia đình con này lại nằm trong

một gia đình lớn hơn còn gọi là gia đình mở rộng.

Tóm lại theo lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được

nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ

không được nhìn nhận một cách độc lập, riêng lẻ. Nói cách khác, trong hoàn

cảnh sống, mỗi người đều có những hành động và phản ứng làm ảnh hưởng

lẫn nhau. Một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân, một nhóm đều

có những ảnh hưởng ít nhiều tới những yếu tố xung quanh. Vì thế trong các

hoạt động Công tác Xã hội, việc giúp đỡ, hỗ trợ một cá nhân, một nhóm, gia

đình, cộng đồng, xã hội,… cần phải được xem xét trên nhiều phương diện,

nhiều mức độ khác nhau.

Lý thuyết môi trường sinh thái có ảnh hưởng nhiều đến các phương

thức thực hành trong Công tác Xã hội như: tư vấn, xử lý trường hợp, tư vấn

gia đình, tư vấn nhóm, thiết kế và phát triển cộng đồng,…

1.6. Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội

Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác

nhau. Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội cho rằng, mỗi một cá nhân có mọt vị trí

xã hội là vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó

được xác định trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã

hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo.

Vị thế chính là bất kỳ vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ

vọng quyền hạn và nghĩa vụ đặc thù. Các quyền và nghĩa vụ này thường

tương ứng với nhau. Phạm vi quyền và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào

quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội

nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và nghĩa vụ kèm theo, tức là

Page 50: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc

xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế

khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế

tổng quát hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn – được gán cho, vị

thế đạt được, một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.

Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội

tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các

xã hội khác nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế

sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính

là vai trò tương ứng của vị thế xã hội. Các nhà Xã hội học cho rằng, hành vi

con người thay đổi khác nhau tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội

của người hành động, hành vi phần nào được tạo ra bởi những mong đợi của

người hành động và những người khác. Như vậy, vai trò xã hội là sự tập hợp

hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị

thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó.

Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những

đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội

khác nhau thì các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã

hội nhưng trong các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông

đợi cũng khác nhau và các vai trò xã hội cũng khác nhau.

Theo thuyết này, trong Công tác Xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức

cũng như hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều

vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và xã hội. Nếu như họ

được coi trọng, được có tiếng nói riêng của mình, được bình đẳng như mọi

người trong gia đình và ngoài xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình,

đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược lại.

1.7. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber

Page 51: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ người – xã hội, là cơ

sở của đời sống xã hội của con người. Nó là hành vi được chủ thể gắn cho

một ý nghĩa chủ quan nhất định và cái mà Weber gọi là “ý nghĩa chủ quan”

chính là ý thức, là những hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định

thực hiện hành động gì và sẽ thực hiện nó như thế nào? Khác hẳn những

hành động bản năng sinh học hay là hành động có sự tham gia của ý thức.

Với nhãn quan của thuyết hành động xã hội, những quan niệm nhu cầu

và nhu cầu mong muốn của các cá nhân, nhóm, cộng đồng được nhìn nhận

như là nguồn gốc sâu xa của các hành động của họ.

Vận dụng lý luận quan điểm của Weber, cần phải nghiên cứu hành

động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng theo hướng tiếp cận văn hoá. Mỗi

con người vừa là chủ thể sáng tạo của văn hoá, vừa là sản phẩm của văn

hoá cộng đồng và tiểu văn hoá gia đình. Bằng quá trình xã hội hoá, con người

tiếp nhận hệ giá trị, chuẩn mực của cộng đồng và các khuôn mẫu ứng xử để

trở thành con người xã hội. Họ được nhào nặn khuôn theo văn hoá của cộng

đồng, khiến cho những đặc trưng cơ bản của văn hoá đó luôn hiện diện trong

họ, chi phối từ nhận thức tới hành vi và tư duy của họ. Trong điều kiện đó,

mỗi hành động của con người đều không thể vượt ra ngoài sự chi phối của

khuôn mẫu văn hoá ấy. Trong thuyết hành động của mình, Weber đã từng

nhấn mạnh vai trò của hệ thống mẫu này chỉ với 4 định hướng hành động:

hành động thuần lý đối chiếu với một giá trị, hành động thuần lý đối chiếu với

một mục đích, hành động thuần lý đối chiếu với cảm xúc, hành động truyền

thống. Rõ ràng văn hoá cộng đồng, tiểu văn hoá gia đình là yếu tố vô cùng

quan trọng không thể xem nhẹ khi nghiên cứu về hành động của các cá nhân

trong các gia đình, của cá nhân, nhóm ngoài xã hội. Tất cả luôn ghi đậm dấu

ấn văn hoá của cộng đồng và tiểu văn hoá gia đình đã được thẩm thấu vào cá

nhân thông qua quá trình xã hội hoá.

Vì vậy, trong Công tác Xã hội, khi nghiên cứu tìm hiểu về hành động

của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, không được tách chủ thể khỏi môi trường

văn hoá nơi họ sinh sống. Hiểu biết về phong tục tập quán, về thói quen và

Page 52: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

tâm lý cộng đồng, về tín ngưỡng, niềm tin và những quan hệ xã hội của chủ

thể, là cơ sở đáng tin cậy để lý giải các hành động của họ.

1.8. Một số kiến thức cơ bản về sự phát triển con người

Công tác Xã hội là hoạt động hướng tới giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng

đồng thoả mãn nhu cầu cần thiết, đế giúp họ hoạt động có hiệu quả hơn. Vì

vậy muốn giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng đòi hỏi nhân viên Công tác Xã

hội phải có những hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm lý xã hội của con

người và các hành vi của họ. Tại sao họ lại có những hành vi như vậy? Hành

vi đó nhằm đáp ứng nhu cầu gì?

1.8.1. Nhu cầu của con người

Con người vừa là một thực thể sinh vật vì nó là cơ thể sống, vừa là một

thực thể xã hội vì nó chứa đựng “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” với một cơ

chế tâm lý đặc thù. Vì thế ba mặt: sinh lý, tâm lý và xã hội thường xuyên biến

đổi và tác động qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển con người nổi

chung, nhân cách nói riêng và nói tới phát triển của con người là nói tới sự

phát triển về thể lực, trí tuệ, tình cảm, xã hội. Để đảm bảo các yếu tố trên

được phát triển một cách hoàn thiện, con người cần có các điều kiện cần

thiết, có nghĩa là các nhu cầu cơ bản của con người cần được đáp ứng, thoả

mãn.

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát

triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thoả mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải

mái, an toàn cho sự phát triển. Ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ

gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định. Vì thế nhu

cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hoạt động, quyết định mọi hoạt

động của con người nhưng thực chất “nhu cầu là gì?” đến nay vẫn còn gây

nhiều tranh cãi. Khi nói đến nhu cầu, người ta thường nói đến hoạt động.

Thông qua các hoạt động mà cá nhân nảy sinh những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là động lực kích thích hoạt động và ngược lại, hoạt động là điều kiện

nảy sinh nhu cầu.

Page 53: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Theo định nghĩa, Nhu là cần thiết, Cầu là đòi hỏi, mong muốn. Như vậy,

“nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát

triển của cá nhân”.

Theo Từ điển tiếng Việt (2002, Nhà xuất bản Đà Nẵng): nhu cầu là điều

đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội”.

Theo Loenter (1971): “Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt cái gì đó, trạng

thái hướng hoạt động của cá nhân đến sự bù đắp, thoả mãn cái thiếu hụt đó”.

Theo các nhà kinh tế học, nhu cầu chia làm hai loại: nhu cầu tuyệt đối

và nhu cầu tương đối. Nhu cầu tuyệt đối là nhu cầu mà bất cứ thành viên nào

của xã hội cũng được thoả mãn ở một mức độ khuôn khổ tối thiểu. Còn nhu

cầu tương đối là nhu cầu mà sự thoả mãn chúng đem đến cho con người

niềm ao ước, ấp ủ. Về phương diện tâm lý học – xã hội, nhu cầu tương đối

đem lại cho con người ta niềm kiêu hãnh rằng, mình cao hơn đồng loại. Sự

phát triển nhu cầu tuyệt đối tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội

thoả mãn nhu cầu tương đối.

Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ tự bậc

thang từ thấp tới cao – từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ yếu,

cao hơn. Sự thoả mãn nhu cầu của con người cũng như các bậc thang đó.

Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến tới thoả mãn

các nhu cầu cấp cao hơn.

Chẳng hạn: Con người thoả mãn nhu cầu ăn no rồi mới nghĩ tới thoả

mãn nhu cầu ăn ngon, thẩm mỹ.

Theo Charlotte Towle, nhu cầu về tâm linh, tôn giáo giúp người ta tin

vào một sức mạnh tồn tại bên ngoài con người, nó giúp người ta các giá trị

tinh thần, đặc biệt là các giá trị văn hoá dân tộc.

Như vậy, có nhiều cách phân loại về nhu cầu và về cơ bản con người

có những nhu cầu chính sau đây:

+ Nhu cầu vật chất sinh lý: thức ăn, không khí, nước uống;

Page 54: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Nhu cầu an toàn (được đảm bảo trên nhiều phương diện khác nhau):

nhà ở, việc làm, sức khoẻ;

+ Nhu cầu tình thương: nhu cầu được thuộc về ai đó, nhóm nào đó

(cha mẹ, bạn bè, họ hàng,…);

+ Nhu cầu được tôn trọng: được chấp nhận có vị trí trong một nhóm

người;

+ Nhu cầu được hoàn thiện: nhu cầu phát triển trí tuệ, được thể hiện

khả năng và tiềm lực của mình;

+ Nhu cầu về tâm linh tôn giáo.

Các nhu cầu trên luôn tồn tại, thay đổi và phát triển, chúng đan xen

nhau, phụ thuộc lẫn nhau, quan hệ qua lại nhau. Sự thay đổi trong đáp ứng

nhu cầu này sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi trong đáp ứng nhu cầu khác (nhu

cầu tình thương được đáp ứng thì nhu cầu về vật chất sinh lý, nhu cầu an

toàn, nhu cầu hoàn thiện cũng có những ảnh hưởng theo chiều hướng tích

cực) Nhu cầu khác với ý muốn. Nếu như nhu cầu là cái gì đó mà khi thiếu thì

sẽ dẫn đến những hạn chế trong quá trình phát triển của con người thì ý

muốn là điều ta mong muốn có.

– Đặc điểm của nhu cầu:

+ Các nhu cầu có tầm quan trọng lớn và cần thiết vì chúng là những

yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Vì vậy con người

luôn thực hiện các hoạt động để thoả mãn nhu cầu của mình.

+ Nếu được thoả mãn, nó sẽ đem lại cảm giác thoải mái, an toàn, đảm

bảo cho sự phát triển của cá nhân.

+ Nếu không được thoả mãn sẽ gây ra những căng thẳng dẫn đến đe

doạ sự an toàn và tồn tại của con người.

Trạng thái hụt hẫng: Khi nhu cầu không được đáp ứng làm nảy sinh

tình trạng mất thăng bằng ngay trong bản thân cá nhân hay với quan hệ bên

ngoài, khiến cá nhân phải làm cái gì đó hoặc là đấu tranh hoặc là bỏ chạy.

Page 55: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Chẳng hạn trẻ bỏ gia đình theo bạn bè do bầu không khí gia đình căng thẳng,

cha mẹ xung đột. Vì thế nhu cầu được yêu thương của trẻ không được thoả

mãn dẫn tới tình trạng trẻ bị hụt hẫng.

Trạng thái bị tước đoạt: Khi sự thoả mãn nhu cầu bị cản trở và kéo dài

sẽ đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại và an toàn của cá nhân, dẫn tới nhiễu loạn

trong ứng xử. Chẳng hạn: Trẻ bị tước đoạt mối quan hệ tình yêu thương của

mẹ khi bố mẹ chia tay nhau. Khi đó trong trẻ xuất hiện cảm giác không an

toàn vì thế luôn có mối lo sợ ám ảnh. (Theo Freud, đó sẽ là một trong những

nguyên nhân của các rối nhiễu tâm lý sau này) và sẽ mất đi cơ hội học hỏi

cách cho và nhận tình thương từ người khác. Đây cũng chính là nguyên nhân

của những khó khăn tạo lập mối quan hệ xã hội về sau này ở trẻ.

+ Quá trình thoả mãn nhu cầu con người thường gặp phải trạng thái

mâu thuẫn tâm lý – đó là sự trái ngược giữa các rung động ham muốn bên

trong hoặc bên ngoài, mâu thuẫn giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu nhóm.

+ Mọi hành vi của con người đều nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Vì

vậy nhân viên xã hội cần phân biệt nhu cầu cảm nhận (nhu cầu được xác

định và xuất phát từ bản thân đối tượng) và nhu cầu cần ở đối tượng (là nhu

cầu được nhận định bởi những người khác).

+ Nhu cầu được sinh ra, biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển

của con người.

+ Mỗi người đều có những nhu cầu chung nhưng lại được đáp ứng

theo những phương thức khác nhau bởi sự tác động của các yếu tố văn hoá,

lịch sử truyền thống, kinh tế, giới tính, sự phân biệt giai cấp.

2. CÁC QUAN ĐIỂM GIÁ TRỊ, NGUYÊN TẮC VÀ QUY CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

2.1. Các quan điểm giá trị trong ngành Công tác Xã hội (Social Work Values)

Trong một lĩnh vực nào đó, một vấn đề nào đó thường tồn tại các quan

điểm giá trị xã hội, giá trị nghề nghiệp và giá trị cá nhân. Những quan điểm

Page 56: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

này luôn chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường như: ý thức hệ chính trị,

nền kinh tế, văn hoá xã hội và đặc điểm tâm lý – xã hội của những nhóm

người, cộng đồng tại địa phương đó.

Quan điểm ngành nghề không tách khỏi quan điểm xã hội, nó chịu sự

chi phối của các quan điểm, hệ giá trị – chuẩn mực xã hội thông qua các văn

bản pháp lý, các chính sách và các nguồn kinh phí cho các hoạt động chức

năng của ngành nhằm bảo đảm tính hợp lý, tính đúng đắn của ngành.

Đối với Công tác Xã hội, quan điểm nghề nghiệp, quan điểm giá trị của

ngành và quan điểm giá trị cá nhân được thể hiện trên những khía cạnh sau:

– Quan điểm nghề nghiệp của ngành là những quan điểm về con

người, về mục đích cho sự an sinh của họ và những biện pháp đi đến mục

đích đó.

– Quan điểm giá trị trong ngành (hiện nay đang được áp dụng ở một số

nước đang phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển,…) là: + Mỗi người có

một nét riêng biệt, vì vậy cần có sự tôn trọng tính cách của họ khi làm việc;

+ Là một con người nên ai cũng mong muốn có những hỗ trợ cần thiết

để ứng phó với những khó khăn và trở ngại của cuộc sống;

+ Mọi người đều có quyền tự do, miễn sao tự do đó không xâm phạm

vào quyền của những người khác. Vì thế khi làm việc, cần thiết phải có những

tính khích lệ tự chủ, tự quyết ở mỗi người (khả năng tự thân vận động).

Theo một số quốc gia khác, triết lý giá trị của Công tác Xã hội là:

+ Cá nhân là mối quan tâm hàng đầu của xã hội;

+ Tôn trọng phẩm giá của mỗi con người;

+ Cá nhân và xã hội luôn có mối liên hệ mật thiết;

+ Cá nhân và xã hội luôn phải có trách nhiệm với nhau;

+ Tôn trọng những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân;

Page 57: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Cá nhân phải được thể hiện tiềm năng của mình trong việc tham gia

các quá trình xã hội;

+ Xã hội tạo điều kiện để khắc phục trở ngại cho từng cá nhân.

Ở đây đòi hỏi cá nhân và xã hội phải hiểu, phải thống nhất các quan

điểm trên và có trách nhiệm với nhau. Xã hội cần tạo cơ hội và điều kiện

thuận lợi cho mọi người được tham gia và đóng góp, ngược lại mọi cá nhân

cũng phải có trách nhiệm tham gia, đóng góp một cách tích cực trở lại trong

quá trình thực hiện.

– Quan điểm giá trị cá nhân trong ngành:

Mỗi cá nhân tuy có một cá tính riêng biệt với những quan điểm khác

nhau, song ở trong ngành họ phải nhận định rõ quan điểm của mình và nhất

quán quan điểm của ngành khi làm việc với đối tượng. Điều đó có nghĩa họ

phải hiểu rõ được mục đích của hoạt động giúp đỡ, đối tượng cần được giúp

đỡ nhận định đúng những nguyên nhân chính gây nên những thiếu hụt các

chức năng của đối tượng và phương pháp làm việc với đối tượng,…

2.2. Các nguyên tắc trong ngành Công tác Xã hội (Social Work Principles)

Cũng như nhiều ngành khoa học khác, những người làm Công tác Xã

hội phải tuân thủ một số nguyên tắc đã được đề ra trong khi thực hiện các

chức năng hàng ngày của mình. Các nguyên tắc này định hướng các hoạt

động của người nhân viên xã hội trong quá trình giúp đỡ đối tượng. Sau đây

là một số nguyên tắc căn bản thường gặp trong các hoạt động của ngành

Công tác Xã hội:

+ Nhân viên xã hội cần chú ý tới các mặt tích cực và khả năng tiềm

tàng của đối tượng, nhấn mạnh vào đó để tạo niềm tin, hy vọng và giải quyết

các khó khăn một cách tích cực, có hiệu quả do mọi người đều có khả năng

phân tích vấn đề và đưa ra những giải pháp cho những tình huống khó khăn

của họ;

Page 58: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Nhân viên xã hội cần cố gắng tạo cơ hội tối đa để giúp đối tượng tăng

thêm niềm tin, tính độc lập, tự chủ để họ giải quyết khó khăn của mình một

cách hiệu quả. Ở đây nhân viên xã hội cùng đối tượng nỗ lực làm việc để giải

quyết vấn đề một cách tốt nhất;

+ Nhân viên xã hội phải có trách nhiệm tạo ra một số thay đổi trong môi

trường của họ nhằm hạn chế những tác động bất lợi cho họ. Ở đây, gia đình,

cộng đồng và nơi làm việc của đối tượng chính là những môi trường mà

người nhân viên xã hội hoạt động để giúp đỡ đối tượng giải quyết các vấn đề

khó khăn của họ;

+ Nhân viên xã hội cần hướng dẫn, giúp đỡ đối tượng nếu họ có xu

hướng muốn học hỏi những hành vi, niềm tin mới một cách hợp lý (cho dù

trên thực tế chúng ta đều biết việc thay đổi hành vi và niềm tin vốn có ở con

người, đặc biệt là những người lớn tuổi không phải là dễ).

+ Nhân viên xã hội cần giúp đỡ đối tượng bộc lộ những tiềm năng và

sức mạnh của họ (do các vấn đề nảy sinh thường thiếu nguồn hỗ trợ, thiếu kỹ

năng đối phó với các vấn đề), từ đó giúp họ sử dụng những năng lực này một

cách thích hợp trong giải quyết vấn đề.

+ Nhân viên xã hội cần giúp đối tượng nhận ra được một điều: những

khó khăn thường là tất yếu của cuộc sống con người. Vượt qua được những

điều này, con người chắc chắn sẽ trưởng thành hơn do học được những kỹ

năng và các chiến lược đã được sử dụng trong khi giải quyết vấn đề.

+ Nhân viên xã hội cần giúp đối tượng nhận thấy và hiểu được nguyên

nhân sâu xa của vấn đề mà họ hành động do các hành vi đó thường mang

tính định hướng bởi các mục tiêu và mục đích đã được xác định – những điều

mà nhiều khi họ không ý thức được.

+ Nhân viên xã hội cần chấp nhận đối tượng của mình ngay cả khi

những quan điểm giá trị, thái độ, niềm tin và cách sống của họ trái ngược với

mình, thậm chí có khi mình hiểu được chính các quan điểm trên là nguyên

nhân gây trở ngại cho họ. Khi đó không nên áp đặt quan điểm của mình đối

Page 59: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

với họ, không khiển trách và đổ lỗi cho họ mà cần giúp họ hiểu được các giá

trị và niềm tin đó đã tác động thế nào tới vấn đề của họ, từ đó giúp họ tìm ra

giải pháp giải quyết vấn đề.

+ Do mỗi người có những cá tính riêng, có thể chất và tinh thần khác

nhau cùng với vốn kinh nghiệm sống, niềm tin, các giá trị, các mục đích, ước

vọng, hành vi riêng,… mà nhân viên xã hội cần chấp nhận đối tượng của

mình. Đặt mình vào địa vị của họ để hiểu và thông cảm với họ (điều này

không đồng nghĩa với việc đồng ý với những việc làm sai trái của đối tượng).

Cần cố gắng giúp đỡ đối tượng nhận rõ những đúng sai, tăng cường sự tự

chủ và khả năng xác định có ý thức của họ, làm cho các kinh nghiệm trong

cuộc sống của họ trở nên có giá trị và được khẳng định.

2.3. Những quy chuẩn đạo đức trong ngành Công tác Xã hội (Social Work Ethics)

Quy chuẩn đạo đức là sự tập hợp các nguyên tắc, quy định, các giá trị

chuẩn mực mà nhân viên xã hội cần phải tuân thủ. Nó mô tả các trách nhiệm

và hành vi cần có ở người nhân viên xã hội với đối tượng, với cộng đồng, với

bạn đồng nghiệp và cơ quan tổ chức nơi họ làm việc. Đây chính là những

điều quy định nhằm xác định cách thực hành của người nhân viên xã hội,

đồng thời đóng vai trò như một sự định hướng ngăn chặn những hành vi lệch

lạc với chuẩn mực đạo đức.

Quy chuẩn đạo đức không phải là những nguyên tắc hoàn chỉnh cho

một hành vi cụ thể của nhân viên xã hội trong mọi tình huống và mọi hoàn

cảnh. Nó chỉ là những quy định chung, đặc biệt đối với các tình huống có tính

phức tạp.

Mục đích của quy chuẩn đạo đức ở đây là:

+ Quy định những hành vi của nhân viên xã hội;

+ Xác định những quyền hạn và trách nhiệm của người nhân viên xã

hội khi thực hiện công việc;

Page 60: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Bảo vệ đối tượng khỏi sự lạm dụng của nhân viên xã hội thiếu lương

tâm và trách nhiệm.

Đối với nhân viên Công tác Xã hội, tuỳ đặc thù mỗi quốc gia mà có

những quy định đạo đức cho nhân viên Công tác Xã hội khác nhau, tuy nhiên

nó vẫn không tách khỏi quy chuẩn đạo đức của ngành. Chẳng hạn:

Quy định đạo đức của Hiệp hội các Nhân viên xã hội Mỹ (năm 1990):

1) Tư cách;

2) Tài năng và sự phát triển nghề;

3) Tinh thần phục vụ;

4) Tính chính trực;

5) Học hỏi và nghiên cứu;

6) Quan tâm hàng đầu đến khách hàng;

7) Quyền và đặc quyền của khách hàng;

8) Giữ bí mật và riêng tư của khách hàng;

9) Tiền công;

10) Tôn trọng, bình đẳng và lịch sự;

11) Đối với khách hàng của đồng nghiệp tôn trọng, lịch sự;

12) Gắn bó với cơ quan;

13) Giữ gìn tính liêm chính của nghề;

14) Phục vụ cộng đồng;

15) Trau dồi kiến thức;

16) Tăng cường lợi ích chung của xã hội.

Quy định đạo đức của nhân viên Công tác Xã hội Philippin:

1) Phẩm giá con người;

2) Quyền và trách nhiệm của con người;

Page 61: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

3) Trách nhiệm của chính quyền và nhân dân;

4) Nghèo đói không phải là định mệnh hay một sự trừng phạt;

5) Nguyện dấn thân.

2.3.1. Vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội là những người có ý thức, tay nghề vững chắc (kỹ

năng chuyên môn). Họ là cầu nối giữa đối tượng với các nguồn hỗ trợ của xã

hội và là người có trách nhiệm kết nối những việc làm của các phòng ban có

liên hệ với đối tượng để có được sự thống nhất nhằm hiệu quả tối đa nguồn

hỗ trợ cho các đối tượng. Chính vì thế nhân viên xã hội có vai trò trách nhiệm

rất lớn trong hoạt động sự nghiệp của mình. Dưới đây là vai trò và trách

nhiệm của người nhân viên xã hội:

– Về sự phù hợp: Nhân viên xã hội cần phải có phẩm chất, năng lực và

trách nhiệm phù hợp với công việc.

– Về ý thức rèn luyện khả năng và nâng cao trình độ chuyên môn: Nhân

viên xã hội cần có ý thức phấn đấu để có kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động

chức năng chuyên môn của mình.

– Về tinh thần phục vụ: Nhân viên xã hội cần phải coi trách nhiệm phục

vụ là hàng đầu trong Công tác Xã hội. Phải phục vụ đối tượng hết mình.

Những niềm vui, sự thoả mãn của đối tượng chính là mối quan tâm hàng đầu

của nhân viên xã hội.

– Về tính liêm chính trong nghề nghiệp: Nhân viên xã hội ngoài việc cần

phải tránh những ảnh hưởng, sức ép từ bên ngoài tới công tác thực hành

chuyên môn của mình còn không được lạm dụng vị trí của mình để lợi dụng

người khác nhằm thoả mãn nhu cầu riêng.

– Về việc nâng cao kiến thức: Nhân viên xã hội làm công tác nghiên

cứu cần có những hiểu biết rõ về yêu cầu trình độ học vấn cần có, đó là học

hỏi và nghiên cứu.

– Vai trò của nhân viên Công tác Xã hội:

Page 62: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Người tạo khả năng (Enabler): Giúp khách hàng có khả năng đương

đầu với tình huống hay áp lực quá độ. Nhân viên Công tác Xã hội truyền tải

sự hy vọng, giảm bớt sự cản trở và mâu thuẫn, phát hiện và quản lý cảm xúc

nhận diện và củng cố năng lực thân chủ cũng như khả năng tiếp cận xã hội,

chia nhỏ vấn đề thành từng phần để giải quyết nó dễ dàng hơn, duy trì sự tập

trung, mục tiêu, ý nghĩa của việc đạt được chúng (Barker, 1995).

+ Người hoà giải (Mediator): Giúp thân chủ giải quyết những tranh luận,

xung đột tầm cỡ vi mô, trung mô hay liên quan tới hệ thống vĩ mô. Ở mức độ

vĩ mô, người hoà giải giúp những tiểu hệ thống khác nhau trong cộng đồng

hay một cộng đồng và vài hệ thống khác, tạo ra sự khác biệt. Ở mức độ vi mô

và trung mô, người hoà giải giúp đỡ ở những lĩnh vực như ly hôn hay giám hộ

trẻ em. nhân viên Công tác Xã hội duy trì sự trung lập và không ủng hộ đảng

phái trong cuộc tranh luận (Zastrov and Kirst – Ashman, 1997).

+ Người hợp nhất/ điều phối (Integrator/coordinator): Hợp nhất là quá

trình nhân viên Công tác Xã hội đưa những phần riêng lẻ đến cùng nhau hợp

thành một tổng thế thống nhất. Một nhân viên Công tác Xã hội có thể thực

hiện chức năng như một người hợp nhất hay điều phối theo những cách có

thể, sắp xếp trật tự từ việc biện hộ và nhận diện sự điều phối các cơ hội để

cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến sự phát triển và thi

hành các sự liên kết với các dịch vụ (Yessian and Broskowski, 1983, p. 184).

+ Người quản lý (Manager): Quản lý trong Công tác Xã hội liên quan tới

việc nhân viên Công tác Xã hội có những mức độ, quyền hạn, trách nhiệm

hành chính với các tổ chức xã hội để yêu cầu những nguồn lực và ứng dụng

chúng trong triển khai chương trình, điều phối hoạt động hướng đến đạt được

những thành tựu từ những mục tiêu đã được thiết lập và quản lý, tiếp cận, tạo

sự thay đổi cần thiết trong quá trình xây dựng nhằm nâng cao tính hiệu quả

và tính khả thi (Barker, 1995, p.8).

+ Người giáo dục (Educator): Vai trò giáo dục liên quan đến việc cung

cấp thông tin, dạy các kỹ năng cho khách hàng và các hệ thống khác. Để trở

thành người giáo dục hiệu quả, nhân viên Công tác Xã hội đầu tiên phải có

Page 63: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

kiến thức. Thêm vào đó, nhân viên Công tác Xã hội phải là người giao tiếp để

thông tin được truyền tải rõ ràng và dễ hiểu với khách hàng hay hệ thống vĩ

mô (Zastrov and Kirst – Ashman, 1 997).

+ Người phân tích/ lượng giá (Analyst/Evaluator): Nhân viên Công tác

Xã hội với nền tảng kiến thức lớn về sự đa dạng của chức năng hệ thống có

thể phân tích hay lượng giá xem chương trình hay hệ thống làm việc tốt ra

sao. Họ còn có thể lượng giá hiệu quả sự can thiệp của họ (Zastrov and Kirst

–Ashman, 1997).

+ Người môi giới (Broker): Một người môi giới có thể giúp kết nối các

khách hàng (cá nhân, nhóm, tổ chức hay cộng đồng) với những dịch vụ hay

nguồn lực cộng đồng. Một người môi giới cũng giúp đặt những phần khác

nhau của cộng đồng trong mối quan hệ với một phần khác để dẫn đến những

lợi ích lẫn nhau giữa họ (Barker, 1995, p.43). Trong hệ thống vi mô và trung

mô, nó đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải quen thuộc với các dịch vụ cộng

đồng, có kiến thức hiểu biết chung về yêu cầu, thích hợp và nhạy cảm với

những nhu cầu của khách hàng. (Zastrov and Kirst – Ashman, 1997).

+ Người tạo điều kiện thuận lợi (Facilitator): Một người tạo điều kiện

thuận lợi là người mà phục vụ như một trưởng nhóm cho những kinh nghiệm

nhóm (Barker, 1995, p.129). Nhóm có thể là một nhóm trị liệu gia đình một

nhóm nhiệm vụ, một nhóm đồng đẳng, một nhóm giáo dục, một nhóm tự giúp

hay một nhóm với vài trọng tâm khác. Vai trò của người tạo điều kiện thuận

lợi có thể áp dụng với thực hành vĩ mô. Trong bối cảnh đó, một người tạo

điều kiện thuận lợi gánh lấy trách nhiệm tiến hành sự thay đổi nỗ lực bằng

cách đưa con người đến với nhau và kết nối với cộng đồng, lập hệ thống các

hoạt động và nguồn lực, cung cấp chúng với sự tiếp cận lời khuyên chuyên

môn.

+ Người đàm phán (Negotiator): Một người đàm phán đại diện cho một

tổ chức, một nhóm hay một cá nhân mà đang cố gắng đạt được điều gì đó từ

nhóm hay hệ thống khác. Phần nào nó giống với điều đình, đàm phán liên

quan tới việc tìm ra vị trí trung gian mà mọi phía có thể tồn tại với việc đạt

Page 64: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

được sự nhất trí khi nào có thể. Tuy nhiên, không giống như người điều đình

người mà đóng một vai trò trung lập, người đàm phán liên kết rõ ràng giữa họ

với một trong những phía liên quan (Zastrov and Kirst – Ashman, 1 997).

+ Người biện hộ (Advocate): Người biện hộ là người thay mặt cho cá

nhân nhóm hay cộng đồng đứng lên đấu tranh, vận động bảo vệ quyền lợi và

nhân phẩm cho cá nhân, nhóm hay cộng đồng đó nhằm đạt được mục tiêu:

duy trì sự công bằng xã hội (Mickelson, 1995, p.95). Vai trò biện hộ liên quan

tới việc hướng tới và phát ngôn đại diện cho hệ thống khách hàng.

Vai trò biện hộ là một trong những vai trò quan trọng nhất của nhân

viên Công tác Xã hội. Họ có thể làm bất chấp những khó khăn có thể xảy ra

(Zastrov and Kirst – Ashman, 1997).

Nhiệm vụ của nhân viên xã hội:

+ Trợ giúp con người giải quyết vấn đề khó khăn;

+ Nối kết các cá nhân, nhóm, cộng đồng – những người gặp khó khăn

với các dịch vụ và nguồn lực trong xã hội;

+ Thúc đẩy cung cấp dịch vụ trợ giúp và nguồn lực hiệu quả;

+ Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra nhân viên xã hội cần phải lưu ý các điểm sau:

+ Cần lưu tâm trước tiên tới tác dụng của kết quả nghiên cứu đối với

đối tượng trong thiết kế kế hoạch nghiên cứu của mình.

+ Trong nghiên cứu cần để đối tượng của mình tự nguyện tham gia.

Những vấn đề họ từ chối thì không nên đòi hỏi họ.

+ Những thông tin từ đối tượng tham gia cần được giữ bí mật. Chỉ có

thể cung cấp cho những nhà chuyên môn khác nếu họ có liên quan trực tiếp

tới vấn đề này.

2.3.2. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với các đối tượng

Page 65: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Coi đối tượng là mối quan tâm hàng đầu: Trách nhiệm của nhân viên

xã hội trước hết là nhằm vào các đối tượng của họ. Phải phục vụ hết khả

năng của mình, coi quyền lợi thiết thực của đối tượng là mối quan tâm của

mình. Tuy nhiên trong một số tình huống buộc người nhân viên xã hội phải có

sự lựa chọn giữa quyền lợi của đối tượng với quyền lợi của tổ chức quản lý

nơi mình đang công tác. Chẳng hạn: đối với nhân viên xã hội đang làm trong

các bệnh viện với tình huống khó xử: nhu cầu của bệnh nhân – đối tượng cần

phải được nằm lại trong bệnh viện do bệnh chưa thuyên giảm nhiều với kinh

phí hạn hẹp của bệnh viện.

– Phát huy tối đa khả năng tự quyết của đối tượng: Nhân viên xã hội

cần giúp đối tượng tự lập và có khả năng tự quyết từ đó chính họ sẽ đưa ra

các giải pháp khác nhau hoặc chọn một quyết định đúng đắn, có cơ sở. Đối

với những tình huống khó xử chẳng hạn: Đối tượng quyết định chọn giải pháp

tự vẫn thì buộc nhân viên xã hội phải dùng những nguyên tắc pháp luật làm

kim chỉ nam đưa ra những quyết định cho hành động của mình.

– Tôn trọng những vấn đề riêng tư của đối tượng: Nhân viên xã hội cần

giữ bí mật tất cả các thông tin về đối tượng, không nên chia sẻ với người

khác trừ phi được đối tượng đồng ý. Nhân viên xã hội cũng cần cho đối tượng

biết những quyền này (được giữ bí mật, chia sẻ thông tin nếu cần thiết của

mình. Nhân viên xã hội có thể chia sẻ các thông tin bí mật của đối tượng với

người khác – những người có trách nhiệm liên quan nếu như đối tượng đang

gặp nguy hiểm hoặc sẽ gây nguy hiểm cho mình và cho người khác.

– Bảo đảm giá cả (kinh phí phục vụ) với mức phải chăng so với công

việc giúp và khả năng chi trả của đối tượng: Nhân viên xã hội cần bảo đảm

phẩm chất, tính cách nghề nghiệp, thái độ ứng xử phù hợp với mọi đối tượng

ngay cả khi những đối tượng không trả thù lao cho việc phục vụ.

2.3.3. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với các bạn đồng nghiệp

Page 66: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Tôn trọng, bình đẳng: Nhân viên xã hội cần tôn trọng, bình đẳng, tin

tưởng đồng nghiệp và giúp họ nâng cao khả năng chuyên môn. Nếu có

những sự cố, cần dàn xếp vấn đề vào buổi thảo luận chuyên môn.

– Thái độ với các đối tượng của đồng nghiệp: Nhân viên xã hội cần thảo

luận với đồng nghiệp về trường hợp và quyền lợi thiết thực của đối tượng mà

mình sẽ tiếp nhận để có thể giúp đỡ một cách tích cực khi có trách nhiệm liên

đới với các đối tượng của đồng nghiệp.

2.3.4. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với cơ quan tổ chức của họ

Nhân viên xã hội cần trung thành với nhiệm vụ uỷ thác của các tổ chức

sử dụng họ. Thực hiện tốt những giao phó của các cơ quan, tổ chức nơi

người nhân viên xã hội nhận nhiệm vụ. Điều đó có nghĩa nhân viên xã hội cần

giúp các cơ quan tổ chức của họ hoàn thành và duy trì việc chuyển giao các

dịch vụ tới các đối tượng. Tuy nhiên họ cũng cần có các ý kiến khách quan

không đảm bảo được lợi ích cho đối tượng, bên cạnh đó, nhân viên xã hội

cần giúp cơ quan sử dụng các nguồn hỗ trợ một cách hợp lý.

2.3.5. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với ngành Công tác Xã hội

– Đảm bảo tính liêm chính cho ngành: Nhân viên xã hội cần dành thời

gian cho việc trau dồi phẩm chất và đạo đức, tính liêm chính trong ngành

Công tác Xã hội. Cần hiểu rõ chính sách liên quan đến ngành, nâng cao và

ủng hộ các quan điểm giá trị, quy định đạo đức, vốn kiến thức và sứ mệnh

của ngành. Cần giúp nhau tiến bộ và ngăn ngừa những hành vi không phù

hợp, trái với đạo đức nghề nghiệp.

– Phục vụ cộng đồng: Nhân viên xã hội cần tăng cường hoạt động

chuyên môn thông qua các dịch vụ Công tác Xã hội, phục vụ tập thể và cộng

đồng. Việc cung cấp các dịch vụ cho toàn dân là một mục đích chủ yếu của

các hoạt động Công tác Xã hội.

Page 67: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Trau dồi kiến thức: Nhân viên xã hội cần có trách nhiệm xác định,

nâng cao và sử dụng đầy đủ với kiến thức cho công tác chuyên môn. Cần cố

gắng phấn đấu hoặc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình với đồng

nghiệp nhằm tăng cường kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong Công tác Xã

hội.

2.3.6. Trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với xã hội

Tăng cường lợi ích chung của toàn xã hội: Nhân viên xã hội cần lưu ý

tới lợi ích chung của toàn xã hội thông qua việc giúp đỡ những đối tượng

đang cần sự hỗ trợ và những dịch vụ cần thiết cho họ. Nhân viên xã hội cần

bảo vệ những quyền lợi và sự tự do của con người vì trên thực tế, khi làm

việc chuyên môn với một nhóm người nhân viên xã hội cũng có thể ảnh

hưởng tới sự thay đổi ở một mức độ vĩ mô. Nhân viên xã hội cần có trách

nhiệm nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về các chính sách và huy động

họ tham gia vào các chính sách đó.

3. PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI3.1. Phương pháp Công tác Xã hội cá nhân

– Là phương pháp mà đối tượng tác động vào là nhóm, là mối tương

quan giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm.

– Là phương pháp giúp đỡ từng cá nhân thông qua mối quan hệ một –

một nhằm giúp những người có vấn đề trong việc thực hiện các chức năng xã

hội, những vấn đề liên quan đến vai trò xã hội và đến việc thực hiện vai trò ấy

– Sau khi lượng giá phải nhìn về tương lai gần để phục vụ cho việc

hình thành một số kế hoạch sâu hơn trong tiến trình Công tác Xã hội cá nhân.

3.1.1. Các thành phần của Công tác Xã hội cá nhân

– Con người (thân chủ và nhân viên xã hội):

Trong Công tác Xã hội cá nhân, con người là một trong những thành

phần quan trọng nhất để tiến hành hoạt động này. Để làm việc có hiệu quả

trong các quan hệ tâm lý xã hội giữa nhân viên xã hội với thân chủ đồng thời

Page 68: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

cũng để hiểu được những vấn đề mà thân chủ cần trợ giúp. Điều không thể

thiếu đòi hỏi ở người nhân viên Công tác Xã hội là phải có những kiến thức

cơ bản về con người (quá trình hình thành tâm sinh lý, sự phát triển con

người,…) và mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó có nghĩa

các thuyết về tâm lý, xã hội ở đây đóng một vai trò vô cùng quan trọng với tư

cách là công cụ đắc lực giúp nhân viên xã hội hiểu rõ về mục đích, động cơ

hành vi,… của thân chủ, từ đó mới có thể đi sâu vào tìm hiểu, thảo luận, phát

huy những tiềm tàng, khả năng sẵn có của thân chủ, đưa ra những dự báo về

điều có thể xảy ra trong tương lai gần đối với thân chủ, giúp họ nhìn nhận vấn

đề một cách khách quan, đưa ra những giải pháp, những cách thức hành

động giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất để rồi chính họ sẽ có những

quyết định trong giải quyết các vấn đề của mình. Ở đây, nhân viên xã hội phối

hợp với hoạt động của bản thân thân chủ thông qua các yếu tố cảm nhận suy

nghĩ và hành động để cùng đi tới mục đích chung. Đó là tạo ra sự thay đổi về

tình huống hoặc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho thân chủ. Đây cũng

chính là nguyên tắc cốt yếu trong Công tác Xã hội cá nhân khi giải quyết vấn

đề của người nhân viên xã hội.

– Vấn đề của thân chủ (Problem):

Vấn đề thân chủ gặp phải thường là những vấn đề xảy ra hàng ngày

trong đời sống nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính họ

mà bản thân họ không tìm được lối thoát. Đó là những vấn đề thuộc về tâm

sinh lý; về môi trường sống hoặc cũng có thể là cả hai vấn đề trên. Những

vấn đề này cho dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì nó cũng

khiến cho thân chủ gặp khó khăn trong việc thực hiện chức năng của mình.

Chính vì thế buộc thân chủ phải nhờ tới sự can thiệp giúp đỡ của nhân viên

Công tác Xã hội.

– Cơ quan giải quyết các vấn đề (place):

Cơ quan giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Công tác Xã hội cá nhân

là nơi cung cấp các dịch vụ và tài nguyên bên ngoài mà cá nhân hoặc gia

Page 69: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

đình không có. Nhân viên xã hội chính là bộ mặt của cơ quan. Có nhiều tiêu

chí khác nhau để phân loại các loại cơ quan như:

Dựa trên nguồn tài trợ: Đó là các cơ quan thuộc chính phủ, ngoài chính

phủ. Tổ chức chính phủ được chính quyền tài trợ và các tổ chức ngoài (phi)

chính phủ gây quỹ từ các chiến dịch hay từ những sự đỡ đầu tài chính khác.

Một số ít là cơ quan bán công vì họ có nhận được một phần tài trợ từ chính

phủ mặc dù nguồn tài chính là từ bên ngoài.

Dưa theo sự chủ quản có thể phân thành: Cơ quan chính phủ (được

phép hoạt động từ chính phủ, trên cơ sở luật lệ) và cơ quan tư nhân (được

cấp quyền hạn từ một nhóm công dân có quan tâm hay một cộng đồng hoặc

lĩnh vực tư nhân)

Cũng có thể phân loại theo chức năng: Đó là những cơ quan đa năng

với nhiều bộ phận (các bộ) nhưng cũng có những cơ quan chỉ có một chức

năng duy nhất (chủ yếu là các tổ chức phi chính phủ).

Có những cơ quan mà mục đích chủ yếu là Công tác Xã hội và những

cơ quan có mục đích khác nhưng có tuyển dụng nhân viên xã hội như lĩnh

vực giáo dục, sức khoẻ, nhà ở, toà án,… ở đây Công tác Xã hội hỗ trợ, bổ

sung cho chức năng chuyên biệt.

3.1.2. Tiến trình giải quyết vấn đề

Tiến trình Công tác Xã hội cá nhân là một chuỗi các hoạt động tương

tác giữa nhân viên xã hội với thân chủ để cùng nhau giải quyết vấn đề. Trong

quá trình này, nhân viên xã hội dùng chính các quan điểm giá trị, kiến thức

kinh nghiệm, kỹ năng của mình để tham gia vào việc giải quyết các vấn đề

của đối tượng và với hỗ trợ đó, đối tượng cũng huy động hết khả năng, sức

lực của mình để giải quyết những khó khăn đang mắc phải. Như vậy, tiến

trình Công tác Xã hội là hoạt động mà trong đó bao gồm các bước chính như:

Tiếp cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, chuẩn đoán, lên kế

hoạch trị liệu, trị liệu, lượng giá. Các bước này có thể nối tiếp nhau– nghĩa là

Page 70: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

kết thúc bước này thì mới được chuyển sang bước khác, song cũng có thể

đan xen giữa các bước dựa trên kết quả của hoạt động lượng giá.

– Tiếp cận thân chủ:

Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên có thể thân chủ tự tìm đến với nhân

viên xã hội khi họ gặp vấn đề và cần sự giúp đỡ, song trong một chừng mực

nào đó cũng có thể chính nhân viên xã hội lại là người tìm đến với thân chủ

trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình. Ở bước tiếp cận này nếu

nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ

thuận tiện hơn.

– Xác định vấn đề:

Sau khi tiếp cận với thân chủ, nhân viên xã hội phải xác định được vấn

đề thân chủ đang gặp khó khăn để tìm ra hướng giải quyết. Đây là giai đoạn

đầu tiên của quá trình Công tác Xã hội cá nhân, nó đóng vai trò quan trọng

trong cả quá trình và kết quả của nó là sự định hướng cho tất cả các bước

tiếp theo bởi nếu nhận diện đúng sẽ dẫn tới chuẩn đoán và cách trị liệu đúng.

Vì thế có thể coi đây là giai đoạn hoạt động chuẩn đoán, phân tích và thẩm

định. Giai đoạn này bao gồm:

+ Thu thập các dữ liệu, thông tin liên quan để tìm hiểu hoàn cảnh và

vấn đề;

+ Phân tích các thông tin, dữ liệu (về tính chất, đặc điểm của vấn đề,

phân tích nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ trầm trọng,…);

+ Kết hợp ghi chép, lưu giữ những thông tin cần thiết về đối tượng và

vấn đề

Đồng thời cần xem xét một số yếu tố khi nhận diện vấn đề:

+ Tìm hiểu các vấn đề đó;

+ Xác định tất cả các vấn đề có liên quan;

+ Xếp đặt chúng theo cấu trúc có mối quan hệ tương tác nhau.

Page 71: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Xác định các nhu cầu, yếu tố bảo vệ, rủi ro, nguy cơ, rào cản trong

việc thực hiện nhu cầu của đối tượng:

+ Xác định các vấn đề, yếu tố điều kiện giải quyết;

+ Xác định nguồn hỗ trợ và tiềm năng của đối tượng;

+ Xác định các hạn chế, yếu tố ảnh hưởng có thể phát sinh.

– Thu thập dữ liệu:

Nhân viên xã hội có thể dựa vào 4 nguồn tin:

+ Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp (lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn

ngữ,…);

+ Những người có quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè thân, đồng

nghiệp, hàng xóm,…;

+ Tài liệu, biên bản, hồ sơ về thân chủ có liên quan đến vấn đề;

+ Các trắc nghiệm tâm lý để xác định chức năng xã hội, nguyên nhân,

thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình thường không có được của thân chủ.

Mục đích của thu thập dữ kiện này giúp nhân viên xã hội hiểu được

hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân của vấn đề từ đó lên một kế hoạch trị liệu.

– Chẩn đoán:

Gồm 3 bước: chẩn đoán, phân tích, thẩm định. Chẩn đoán là xem xét

tính chất của vấn đề và những trục trặc của nó trên cơ sở các dữ liệu thu

nhận được. Phân tích là chỉ ra nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến khó khăn.

Thẩm định là xem có thể giảm bớt những khó khăn này thông qua những

năng lực nào của thân chủ, sự thẩm định mang tính chất tâm lý xã hội vì đây

là trọng tâm của Công tác Xã hội cá nhân. Khi hoàn thành cuộc thẩm định tình

huống có vấn đề và cá nhân liên quan trong đó, nhân viên xã hội làm ngay

một kế hoạch trị liệu cho dù đây mới chỉ là kế hoạch tạm thời.

– Lên kế hoạch trị liệu:

Page 72: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Trong giai đoạn này nhân viên xã hội sẽ xác định mục đích trị liệu và

các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích. Nhiệm vụ của hoạt động này:

+ Xác định nội dung và mục tiêu phải đạt được: phải làm gì, đi đến đâu,

phải đạt được gì, tạo được sự thay đổi gì;

+ Xác định hoạt động này cho ai, nhóm nào và ở đâu;

+ Xác định cách thức, phương sách để đi đến mục tiêu: làm như thế

nào;

+ Xác định rõ vai trò người thực hiện: ai là người thực hiện (nhân viên

xã hội hoặc thân chủ);

+ Xác định thời gian, lịch trình thực hiện: khi nào, bao lâu;

Một số điều chú ý:

+ Kế hoạch phải xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu cho đối tượng;

+ Kế hoạch phải được đối tượng bàn bạc và chấp thuận;

+ Luôn có sự đánh giá lại, xem xét lại vấn đề trong quá trình xây dựng

kế hoạch để có những phương án thích hợp;

+ Cần chú ý tới đặc điểm môi trường cộng đồng, nền văn hoá, phong

tục tập quán nơi nhân viên xã hội thực hiện kế hoạch;

+ Xem xét đặc điểm cấu trúc tổ chức, chức năng cơ quan tổ chức thực

hiện;

+ Ghi chép lại những kế hoạch hành động để có thể lượng giá sự hữu

hiệu của kế hoạch trong quá trình thực hiện;

+ Đòi hỏi nhân viên xã hội có những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn

như: kỹ năng xác định nội dung và mục tiêu hành động, kỹ năng lựa chọn

những phương sách tối ưu, đỡ tốn kém nhất về thời gian, tiền của, sức lực và

kỹ năng hiểu biết dự đoán các yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố tiềm năng hữu

ích.

Sự lựa chọn mục đích cuối cùng phụ thuộc vào:

Page 73: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Điều thân chủ mong muốn;

+ Điều mà nhân viên xã hội cho là cần thiết và khả thi;

+ Các yếu tố liên hệ như: các dịch vụ, tài nguyên cần thiết.

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách trị liệu: tính chất vấn đề;

các tài nguyên cần thiết và có được; động cơ và năng lực của thân chủ. Có

thể còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn là các giá trị của

thân chủ.

– Trị liệu:

Là quá trình mà nhân viên xã hội cùng đối tượng thực thi các hoạt động

cụ thể để đi đến mục tiêu đặt ra. Mục tiêu của trị liệu bao gồm:

+ Thay đổi, cải thiện hoàn cảnh của thân chủ bằng cách đưa các tài

nguyên như giúp đỡ tài chính hoặc thay đổi môi trường xã hội gần gũi;

+ Giúp cá nhân thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mắt;

+ Thực hiện cả hai cùng lúc.

Nhân viên xã hội có thể sử dụng tiếp cận hay liên kết theo các cách

sau:

+ Cung cấp dịch vụ cụ thể;

+ Tham vấn: là một loại vấn đàm mà nhân viên xã hội thực hiện với

thân chủ nhằm vận động sự tham gia ý thức của thân chủ trong việc xử lý các

vấn đề xã hội và sự thích nghi xã hội. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của thân

chủ với tiến trình trị liệu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cá nhân như sự tự

ý thức về bản thân, các tài nguyên, các cơ hội có thể có,…

Công cụ của trị liệu là các mối quan hệ nhân viên xã hội – thân chủ, vấn

đàm, triển khai các tài nguyên xã hội, vật chất, áp dụng chính sách và tài

nguyên của cơ quan xã hội; nối kết với các tài nguyên của cơ quan và cộng

đồng khác.

Page 74: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Phương pháp trị liệu nên dựa trên gia đình của thân chủ. Họ có thể

đóng góp những nhân tố, điều kiện giúp tiến trình trị liệu diễn ra tốt hơn.

– Lượng giá:

Là việc xem xét lại toàn bộ những bộ phận trong tiến trình Công tác Xã

hội cá nhân để thẩm định kết quả. Lượng giá là một hoạt động liên tục, đồng

thời, dù nó là một bộ phận của tiến trình Công tác Xã hội cá nhân và chỉ tìm

được mục tiêu, biểu hiện đầy đủ sau một khoảng thời gian hoạt động.

Khi các cuộc lượng giá định kỳ cho thấy có sự tiến bộ hoặc không thay

đổi thì tiếp tục điều trị và ngược lại thì phải thay đổi phương pháp trị liệu.

Kết thúc quá trình trị liệu là khi vấn đề của thân chủ đã được giải quyết

hoặc sự hiện diện của nhân viên xã hội không còn cần thiết hoặc không thay

đổi được vấn đề.

Trong những trường hợp can thiệp trong cơn khủng hoảng thì không

cần kéo dài thời gian, ngược lại những vấn đề liên quan đến tâm lý xã hội thì

cần nhiều thời gian hơn.

SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

1. TIẾP CẬN THÂN CHỦ – Vấn đàm

– Quan sát

– Tham khảo tài liệu, hồ sơ

2. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ

Vấn đề hiện tại của thân chủ là gì? Ai là thân chủ trọng tâm?

– Trắc nghiệm

– Vấn đàm

– Quan sát

– Tham khảo tài liệu

– Vãng gia

3. THU THẬP THÔNG TIN

Thông tin tổng quát: tiểu sử gia đình, học vấn, kinh tế xã hội,

– Vấn đề xuất hiện như thế nào, nguyên nhân? Ai tham gia?

* Nguồn thông tin:

– Thân chủ

- Người thân gia đình

Page 75: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Hành vi có vấn đề xuất hiện như thế nào, ảnh hưởng cá

nhân ra sao?

– Thân chủ đã làm gì để đối phó? Phản ứng và hỗ trợ của

những người liên quan?

– Nhu cầu thực sự của những người liên quan là gì?

– Thân chủ được lợi gì nếu vấn đề được giải quyết

– Khả năng và hạn chế của thân chủ để giải quyết vấn đề?

– Người dân cộng đồng

– Bạn bè nhà trường

– Nơi chuyển đến

– Mạng lưới kết nối

– Hồ sơ

4. ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN

– Đánh giá các vấn đề mà thân chủ thấy cần giải quyết, mức

độ của vấn đề, mối quan hệ của vấn đề với cuộc sống của

thân chủ.

- Xác định vấn đề ưu tiên.

– Những người có quan hệ trong vấn đề hiện tại.

– Giải pháp mà thân chủ đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

– Tiềm năng của thân chủ và các nguồn hỗ trợ.

Trao đổi thống nhất giữa nhân

viên công tác xã hội và thân chủ,

tôn trọng quyền tham gia và tự

quyết của thân chủ.

5. LẬP KẾ HOẠCH

– Xác định mục tiêu:

1) Có đáp ứng nhu cầu của thân chủ không? 2) Có cần thiết?

3) Có mang tinh khả thi? 4) Có dựa trên cơ sở nguồn lực hiện

có không?

– Lựa chọn giải pháp:

+ Cân nhắc các yếu tố, điều kiện cho phép thực hiện các giá

trị của cá nhân, nhóm, cộng đồng.

+ Đưa ra các giải pháp thay thế.

+ Yếu tố thời gian, địa điểm, tài chính, nhân lực

+ Các hoạt động của nhân viên

công tác xã hội có thể là hỗ trợ,

tư vấn, hoà giải, biện hộ, giáo

dục…

6. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

– Trợ giúp và huy động nguồn trợ giúp về mặt vật chất.

– Có thể trợ giúp thay đổi môi trường, cải thiện quan hệ XH.

– Trợ giúp thay đổi thái độ, hành vi, tâm trạng.

+ Có thể thực hiện trong suốt

quá trình trợ giúp.

+ “Nới lỏng” mối quan hệ.

Page 76: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

7. LƯỢNG GIÁ VÀ KẾT THÚC

– Mục đích, mục tiêu có đạt được không? Mức độ ra sao?

– Hoạt động nào dẫn đến kết quả mong muốn, hoạt động nào

không? Vì sao?

– Ai tham gia hoạt động? Mức độ tham gia?

– Phương pháp nào được sử dụng? Kết quả?

– Nguồn hỗ trợ nào được sử dụng, sử dụng như thế nào?

+ Cùng thân chủ xem xét, đánh

giá toàn bộ công việc, nhấn

mạnh những thành tích thân chủ

đạt được.

– Đặc điểm Công tác Xã hội nhóm:

+ Lấy hoạt động nhóm làm nơi thoả mãn nhu cầu của nhóm;

+ Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm từ đó giúp

nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề;

+ Lấy ảnh hưởng của nhóm để tạo sự đổi mới thái độ và hành vi của cá

nhân thông qua hoạt động nhóm;

+ Công tác Xã hội nhóm thường được sử dụng khi: Có vấn đề nảy sinh

giữa hai hay nhiều người, khi một số người có vấn đề, nhu cầu giống nhau

tạo môi trường để trao đổi thông tin, kinh nghiệm,…

Các loại nhóm thông thường được sử dụng trong Công tác Xã hội:

+ Nhóm giải trí: Mục đích là cung cấp những hoạt động vui chơi giải trí

có mục đích cho các thành viên. Qua đó các thành viên giúp nhau xây dựng

những tích cách cần thiết. Ví dụ: Sinh hoạt hè cho thanh thiếu niên.

+ Nhóm giáo dục: Nhằm truyền đạt những kỹ năng, kiến thức trong một

lĩnh vực nào đó như: Kiến thức làm cha mẹ, kiến thức chăn nuôi bò,…

+ Nhóm trợ giúp: Là những nhóm nhỏ có tính chất tình nguyện với mục

đích hỗ trợ qua lại lẫn nhau để hoàn thành mục đích cụ thể. Nhóm này được

thành lập bởi những người cùng cảnh ngộ, tập hợp lại để giúp nhau cùng đáp

ứng những nhu cầu chung, giúp nhau vượt qua những khó khăn của cuộc

sống và tạo ra những thay đổi cá nhân hay xã hội cần thiết. Việc giúp đỡ này

là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên với họ,…

Page 77: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Người điều động trong nhóm là một trong những thành viên có cùng

cảnh ngộ. Vai trò của nhân viên xã hội là tạo điều kiện để tập hợp và hoạt

động thông qua sinh hoạt nhóm.

+ Nhóm trị liệu: Mục đích là giúp cá nhân chia sẻ những cảm xúc với

các thành viên khác từ đó hiểu rõ vấn đề tình cảm của mình và đưa ra chiến

lược giải quyết các vấn đề đang mắc phải.

Người điều động trong nhóm đòi hỏi phải có hiểu biết về cơ chế tâm

sinh lý, tâm lý xã hội, hành vi con người, có kỹ năng sử dụng năng động

nhóm để hỗ trợ tinh thần, khuyến khích những thay đổi hành vi, có kỹ năng tư

vấn nhóm,… Cần sử dụng các kỹ thuật trị liệu đồng bộ để giúp đối tượng giải

quyết những vấn đề tình cảm cá nhân.

+ Nhóm với mục đích xã hội hoá: Mục đích phát triển nhân cách, giáo

dục con người là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội cá nhân, từ đó thay

đổi thái độ hành vi của cá nhân theo hướng tích cực. Ví dụ: để nâng cao khả

năng xã hội, tính tự tin, khả năng đề ra kế hoạch cho tương lai,…

Người điều động nhóm cần có kỹ năng và hiểu biết nhất định về hành vi

con người và cách tác động qua nhóm. Bởi ở đây, khía cạnh tâm lý xã hội

được quan tâm nhiều chứ không chỉ chú trọng đến dạng kỹ năng.

+ Nhóm trợ giúp: Mục đích tìm điều kiện để cá nhân nhìn nhận về bản

thân cũng như tăng cường khả năng đồng cảm với người khác nhằm phát

triển các mối quan hệ tương tác có hiệu quả hơn.

Loại nhóm này đòi hỏi sự thân mật, tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau giữa

các thành viên trong nhóm để giúp nhau hiểu được tại sao họ cư xử và hành

động như vậy.

Nhân viên xã hội thường sử dụng loại hình này để cùng nhau chia sẻ

kinh nghiệm, những cảm nhận trong các trường hợp khó xử (loại này thường

được dùng nhiều trong huấn luyện các chủ tư vấn chuyên nghiệp, giúp họ

tăng cường khả năng đồng cảm khi làm việc với đối tượng).

Page 78: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Tiến trình Công tác Xã hội nhóm: Trong Công tác Xã hội nhóm, nhân

viên xã hội lấy tiến trình sinh hoạt làm công cụ để giúp đỡ đối tượng. Công cụ

giúp đỡ là các hoạt động nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân

trong nhóm.

Tiến trình công tác nhóm, nhân viên xã hội cần phải xác định rõ: Để giải

quyết vấn đề gì? Tại sao dùng phương pháp nhóm? Cho ai? Đối tượng như

thế nào? Đặc điểm nhu cầu đối tượng của cá nhân là gì? Mục tiêu của sinh

hoạt nhóm là gì? Mục tiêu của cá nhân là gì? Cơ cấu hình thức nhóm là gì?…

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Xác định hiện trạng vấn đề: Nhận diện, đánh giá tình hình, tìm hiểu.

Xây dựng nhóm: Xác định kiểu lãnh đạo, xác định thành phần nhóm

dựa trên đặc điểm, tuổi, giới tính, xác định dạng nhóm (nhóm mở hay nhóm

đóng: có thể thay đổi người trong quá trình sinh hoạt hay không); xác định

quy mô của nhóm (số lượng người cho hoạt động nhóm: khoảng 5–7 người là

tốt nhất)

Xây dựng mục đích hoạt động của nhóm: Chọn mục đích và thường

hạn định để đạt được mục đích, cân nhắc các yếu tố đảm bảo tính khả thi của

mục đích; mục đích phải rõ ràng, cụ thể – phải trả lời câu hỏi làm gì và tại

sao.

Xác định thời gian, địa điểm hoạt động của nhóm: Trong bao lâu và họp

thường xuyên như thế nào và tại đâu.

+ Giai đoạn 2: Tiến hành sinh hoạt nhóm

Triển khai hoạt động và can thiệp nhóm, tiến hành các hoạt động theo

kế hoạch và tạo các can thiệp theo mục tiêu.

Vai trò nhân viên xã hội: Tạo ảnh hưởng hỗ trợ về chương trình, theo

dõi tiến trình, điều hoà.

Mục tiêu được nhóm am hiểu và chấp nhận, từ đó đi vào nề nếp.

Page 79: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Chú ý các nguyên tắc, nội quy, những mong muốn, giá trị, mục đích

được thể hiện rõ, có ảnh hưởng lớn tới các quan hệ của nhóm.

Bắt đầu sinh hoạt: Giới thiệu thành viên, mục đích cá nhân, mục đích

nhóm, nội quy nhóm, đưa ra chương trình hành động, phân công tổ chức

trong nhóm, dự trù chương trình sinh hoạt, thời gian, địa điểm,…

Tiến hành các buổi sinh hoạt tiếp theo như kế hoạch: Theo dõi, đánh

giá và can thiệp. Có hai nhiệm vụ cơ bản nhất của người điều động nhóm

(thường là nhân viên xã hội): Đánh giá một cách chính xác hoạt động cá

nhân, nhóm và đưa ra can thiệp một cách hiệu quả để điều chỉnh những quá

trình phát triển của cá nhân và nhóm.

Một số vấn đề cần phải đánh giá như:

* Đánh giá hành vi cá nhân trong nhóm;

* Đánh giá vai trò của cá nhân trong nhóm;

* Đánh giá quá trình phát triển nhóm;

* Đánh giá mối quan hệ trong nhóm.

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối – đánh giá và kết thúc.

Kết thúc hoạt động của nhóm có thể do nhiều nguyên nhân:

* Hoạt động của nhóm đã đạt được mục đích;

* Hoặc thất bại không đạt được mục đích;

* Hoặc sự tiếp tục sẽ gây những điều không thuận lợi cho một hay vài

thành viên của nhóm.

– Vai trò của nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm:

+ Tìm hiểu các đặc điểm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các cá nhân

trong nhóm;

+ Hỗ trợ các nhóm viên xây dựng chương trình hoạt động, xác định

mục tiêu phù hợp và thu hút được sự tham gia của nhiều người vào trong

hoạt động nhóm;

Page 80: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Điều phối các hoạt động của nhóm;

+ Xác định rõ vai trò của mình: làm xúc tác hay lãnh đạo;

+ Tìm hiểu các quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên để tạo bầu

không khí thoải mái, thân thiện,… của các cơ cấu hình thức và phi hình thức;

+ Theo dõi diễn biến hoạt động của nhóm có thu hút mọi thành viên hay

chỉ một vài người.

3.3. Phát triển cộng đồng

Là một phương pháp (hay tiến trình) qua đó một cộng đồng (địa bàn,

dân cư, quần thể, một tập hợp người có nhu cầu và mối quan hệ chung) dựa

vào tiềm năng của chính mình, với sự hỗ trợ từ bên ngoài để tự thay đổi, tự

nâng cao năng lực nội tại, nhằm giải quyết các vấn đề và tiến tới sự phát triển

bền vững.

Các hoạt động công tác trong phát triển cộng đồng:

– Nhận diện, xác định những nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của

cộng đồng. Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau:

+ Bối cảnh, tiểu sử và nhân khẩu cộng đồng: được thành lập bao lâu,

có đặc điểm gì, nhân khẩu trong cộng đồng;

+ Hệ thống cơ cấu kinh tế: Hệ thống lao động (bao nhiêu người, loại

nghề, mức thu nhập,…), hệ thống kinh doanh, sản xuất dịch vụ (các loại

thương mại, mức sản xuất trung bình, lãi xuất,…);

+ Hệ thống chính trị gồm những yếu tố như: cơ cấu tổ chức chính

quyền và chức năng các cá nhân lãnh đạo hiện đang nắm quyền, hệ thống

bảo vệ an ninh, công lý, dịch vụ cộng đồng;

+ Hệ thống giáo dục: cơ cấu tổ chức các trường, kinh phí cho ngành

giáo dục, tổng số học sinh, giáo viên, nhân viên, phương pháp và nội dung

giáo dục liên quan đến vấn đề hiện tại – mối quan hệ giữa hệ thống và những

nhà giáo với cộng đồng;

Page 81: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Hệ thống văn hoá xã hội: mục đích hoạt động về ảnh hưởng của các

đoàn thể tôn giáo, xã hội, văn hoá, dân tộc. Các cá nhân có vai trò chính yếu

trong các hoạt động văn hoá;

+ Hệ thống dịch vụ tâm lý xã hội gồm: dịch vụ y tế, tâm lý và xã hội. Các

dịch vụ này có thể trực thuộc trong hệ thống chính phủ hoặc phi chính phủ;

+ Các đặc điểm khác về cộng đồng: Những vấn đề trong cuộc sống

cộng đồng có liên hệ đến vấn đề hiện tại. Những phương án giải quyết vấn đề

đã được ứng dụng và hiệu quả của những phương án đó. Các mối quan hệ

trong cộng đồng có ảnh hưởng đến vấn đề hiện tại. Cần nhận định một số

đặc điểm sau của cộng đồng như:

* Trong cộng đồng đã có những mối quan hệ chủ chốt liên quan đến

vấn đề hiện tại không?;

* Cộng đồng có sự tự chủ tính cộng đồng không hay phụ thuộc vào

những yếu tố và nguồn hỗ trợ bên ngoài;

* Cộng đồng có tiềm năng để ứng phó với hoàn cảnh khó khăn hoặc

vấn đề khó khăn không?;

* Trong cộng đồng có các quyền quyết định có thể từ nhiều nguồn khác

hay chỉ tập trung vào một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào?;

* Các thành viên trong cộng đồng có thực tâm đóng góp cho lợi ích tập

thể hay chỉ lo cho quyền lợi của riêng mình?;

* Trong cộng đồng có nhiều quan điểm và lối sống giống nhau;

* Khi có sự khác biệt, mâu thuẫn hoặc xung đột thì cộng đồng thường

có những biện pháp gì, có thừa nhận hay không chấp nhận sự mâu thuẫn.

+ Phân tích những nhu cầu và vấn đề;

+ Xác định những phương án có thể giải quyết nhu cầu và vấn đề;

+ Xác định những tiềm năng hoặc nguồn hỗ trợ từ bên trong và ngoài

cộng đồng để có thể giải quyết vấn đề;

Page 82: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Nhận định những cá nhân hoặc nhóm cộng đồng có khả năng lãnh

đạo hoặc điều động trong quá trình phát triển;

+ Xác định những hoạt động cần thiết của cá nhân và của tập thể để

giải quyết vấn đề;

+ Huy động những nguồn hỗ trợ và các thành viên để tiến hành kế

hoạch hành động trong cộng đồng;

+ Tiến hành những hoạt động phát triển theo kế hoạch;

+ Đánh giá những hoạt động phát triển và bổ sung kế hoạch hành động

tuỳ theo sự tiến triển và hiệu quả của các hoạt động. Quá trình đánh giá nên

chú ý những yếu tố:

* Mục đích của các hoạt động;

* Đối tượng là ai?;

* Vấn đề đang nổi cộm nhiều nhất ở lĩnh vực nào;

* Chính sách nào liên quan hướng tới vấn đề đó;

* Người nào ủng hộ chính sách đó;

* Chính sách đó đã tạo những ảnh hưởng sức mạnh như thế nào;

* Trong cộng đồng đã sử dụng những tiềm năng nào;

* Sự hỗ trợ về tài chính có bao nhiêu, các hoạt động gì để có được hỗ

trợ;

* Các điều kiện, hạn chế của sự hỗ trợ từ bên ngoài;

* Phương pháp đối với vấn đề có thiết thực và hiệu quả thế nào;

* Các hoạt động đã tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đối với cộng

đồng;

* Các hoạt động đã có lợi cho ai;

* Làm thế nào để tiếp tục hoặc mở rộng các nguồn hỗ trợ, tài trợ;

* Phản hồi về sự cải tiến chương trình;

Page 83: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

* Cơ chế đánh giá;

* Hiệu quả trên phương diện cán bộ và tổ chức.

Những nguyên tắc hành động để định hướng tiến trình phát triển:

+ Hoạt động tối đa sự tham gia của toàn thể cộng đồng bởi các thành

viên trong cộng đồng đều có mối quan hệ lẫn nhau và mối quan tâm của họ

cũng liên hệ trực tiếp với những diễn biến trong tập thể cộng đồng;

+ Huy động tối đa các nguồn hỗ trợ bên trong hoặc bên ngoài cộng

đồng;

+ Những vấn đề trong hoạt động phát triển phải có tầm quan trọng

trong hiện tại đối với cộng đồng thì mới kêu gọi được sự tham gia của nhiều

người, nhất là những vấn đề chính yếu và sát thực của các thành viên;

+ Đặt vấn đề cụ thể và tạo điều kiện để các thành viên có thể tự huy

động chính họ suy nghĩ phân tích vấn đề và lựa chọn những phương án thích

hợp.

+ Các hoạt động phát triển là một tiến trình có sự hợp tác và liên kết vì

mỗi người có tiềm năng riêng cần có sự hợp tác để chia sẻ sáng kiến, kinh

nghiệm, phương cách hoạt động.

+ Luôn có sự đánh giá nhận định trong các hoạt động nhằm mục đích

tạo cơ hội và điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng suy nghĩ về

những nhu cầu và nguyên nhân vấn đề của họ. Sự nhận định này sẽ giúp họ

hiểu vấn đề rõ hơn và các phương án giải quyết sẽ sát thực và hiệu quả hơn.

+ Quyền lựa chọn và sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng

là một mục tiêu quan trọng trong tiến trình phát triển, nhất là khi có nhiều

nguồn hỗ trợ từ bên ngoài hoặc khi nhân viên xã hội cảm thấy trình độ của

thành viên thấp.

+ Vai trò của những người có khả năng lãnh đạo trong cộng đồng.

Những người này không nhất thiết phải là người đang có quyền hoặc đang

Page 84: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

giữ chức vụ lãnh đạo – họ có thể là một thành viên nhưng có đặc điểm, khả

năng đặc biệt có thể giúp trong việc giải quyết vấn đề hiện tại.

– Các quá trình quyết định vấn đề trong cộng đồng:

Trong phát triển cộng đồng, nhân viên xã hội cần nhận định các quyết

định của cộng đồng và những cá nhân có sức mạnh hoặc quyền ảnh hưởng

đến các quyết định. Sau đây là một số phương cách đi đến quyết định:

+ Không có quyết định: ngay cả khi không có quyết định cụ thể cũng là

một cách quyết định.

+ Một người quyết định: chỉ có một người có quyền và có thể đi đến

quyết định nhanh chóng.

+ Theo nhau quyết định: Khi có một đề nghị và nhiều người hưởng ứng

những quyết định này thường xảy ra nhanh chóng nhưng thiếu phân tích và

suy xét.

+ Quyết định của một băng nhóm: Loại quá trình này có sự phân tích và

chuẩn bị cho các quyết định nhưng không được sự tham gia của toàn thể

nhóm mà chỉ phụ thuộc vào một số ít người. Trường hợp này có nhiều chia rẽ

dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong tập thể.

+ Quyết định bởi một số ít cá nhân: Trong trường hợp này một số ít

người có nhiều quyền hoặc tiếng nói trong tập thể thuyết phục mọi người theo

ý quyết định của họ. Quyết định có thể được phân tích trong tập thể nhưng

thường theo quan điểm của một số ít người.

+ Quyết định theo dân chủ: Trong quá trình này mọi người tập trung

thảo luận về vấn đề, phân tích tình hình và bầu cử để đi đến quyết định. Loại

quyết định này phản ánh ý kiến của số đông trong tập thể. Vì thế thường

được sử dụng trong các hoạt động phát triển cộng đồng.

+ Thống nhất miễn cưỡng: Cả tập thể thảo luận và suy diễn có sự

thống nhất.

Page 85: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Hoà hợp và thống nhất: Cả nhóm thảo luận, phân tích, bổ sung và

hoà hợp những phương án của tất cả các thành viên có ý kiến về vấn đề và

thống nhất với sự đồng ý của mọi người trong tập thể.

– Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định vấn đề

+ Sợ hậu quả của các quyết định;

+ Có những mâu thuẫn cho cá nhân vì trung thành với hai nhóm quan

hệ đang đối nghịch nhau;

+ Có những khác biệt mâu thuẫn và xung đột giữa những cá nhân trong

nhóm;

+ Mỗi cá nhân trong nhóm có mục tiêu riêng biệt, không theo mục tiêu

tập thể;

+ Nhóm bị giới hạn bởi những thủ tục và quá trình cồng kềnh không linh

hoạt, không thích hợp với những hoạt động phát triển hiện tại;

+ Thiếu lãnh đạo giỏi, có khả năng và tầm nhìn sâu rộng;

+ Có nhiều mối quan tâm đối nghịch giữa các thành viên trong nhóm.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Các quan điểm giá trị và nguyên tắc hoạt động của Công tác Xã hội?

Hãy vận dụng những quan điểm giá trị, nguyên tắc trong Công tác Xã hội vào

tìm hiểu hoạt động của một mô hình can thiệp trong thực tế mà anh (chị) đã

biết.

2. Hãy phân tích và bình luận một số quy chuẩn đạo đức mà anh (chị)

quan tâm.

3. Các phương pháp trong Công tác Xã hội. Mối tương quan giữa các

phương pháp của Công tác Xã hội.

4. Hãy phân tích các lý thuyết: phân tâm học, hiện sinh, trị liệu, hành vi,

học hỏi xã hội, hệ thống và vận dụng chúng vào phân tích một trường hợp cụ

thể trong đời sống xã hội mà anh (chị) quan tâm.

Page 86: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

5. Trình bày các khái niệm thường sử dụng trong Công tác Xã hội.

Chương 3. CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

1. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN1.1. Khái niệm

“Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” là một khái niệm hiện nay vẫn

còn nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn là những trẻ nghèo, những trẻ bị rơi vào những hoàn cảnh éo le như mồ

côi, bị khuyết tật, phải lang thang, tham gia lao động nặng, bị xâm hại tình

dục, trẻ hư, bị nghiện ngập ma tuý. Ý kiến khác lại cho rằng, thống nhất với

những đối tượng trẻ em đã nêu ra ở quan niệm trên, riêng đối với trẻ nghiện

và trẻ em hư là những đối tượng không thể đưa vào nhóm những trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn được do trẻ em nghiện ma tuý thường là con trong các

gia đình không thật khó khăn về kinh tế, thậm chí nhiều gia đình có mức sống

giàu và trẻ em mắc nghiện là do chúng tự hư hỏng chứ không phải do những

điều kiện khách quan đưa lại như trẻ mồ côi, tàn tật. Mọi ý kiến khác lại mở

rộng quan niệm này hơn cho rằng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

phải kể cả trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ sống trong vùng sâu, vùng xa. Đồng ý

với các ý kiến trên nhưng một quan niệm khác lại cho rằng, trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt khó khăn phải bao hàm cả trẻ bị ngược đãi.

Theo UNICEP – 1994: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là

những trẻ em sống trong hoàn cảnh vì một lý do nào đó mà việc đáp ứng các

nhu cầu cơ bản của các em bị hạn chế.

Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt khó khăn phải là những trẻ em dưới 16 tuổi do nhiều nguyên

nhân khác nhau mà bị:

– Rơi vào hoàn cảnh éo le, khó khăn khác thường so với trẻ em khác.

– Cần đến sự giúp đỡ đặc biệt (về vật chất, tinh thần hoặc cả vật chất

lẫn tinh thần) mới có điều kiện phát triển bình thường như mọi trẻ em khác.

Page 87: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Những hoàn cảnh éo le, khó khăn đó bao gồm: bị trở thành mồ côi, bị bỏ rơi

không nơi nương tựa, đẻ ra không biết cha mẹ mình là ai,… được gọi chung

là trẻ mồ côi.

– Bị tàn tật (khuyết tật) về thể chất hoặc tâm thần như: động kinh, thiểu

năng trí tuệ, điếc, câm, mù, tàn tật vận động,… (do bẩm sinh, bệnh tật hoặc

một tai nạn bất thường nào đó).

– Phải lang thang (có thể bỏ hẳn nhà đi theo thời vụ hoặc hàng ngày đi,

tối vẫn về gia đình) để kiếm sống không ổn định tại một nơi nào đó trên

đường phố, trong các đô thị, khu du lịch,…

– Phải lao động làm thuê với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy

hiểm, làm quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cả về thể chất

lẫn tinh thần.

– Bị xâm hại tình dục như bị hiếp dâm, cưỡng dâm, dùng thân thể mình

phục vụ cho việc quay phim, chụp ảnh khiêu dâm,…

– Bị nghiện ma tuý bằng bất cứ hình thức nào: hút, hít, tiêm chích,…

– Bị trở thành trẻ em hư có hành vi pháp luật như: trộm cắp, cờ bạc,

quấy rối, gây mất trật tự công cộng,…

Như vậy, nói tới trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là không chỉ

nhấn mạnh tới khó khăn về kinh tế mà phải chú trọng tới những khó khăn về

tinh thần của trẻ, những hậu quả do hoàn cảnh éo le trẻ gặp phải, những hậu

quả gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của chúng. Điều quan trọng

nhất ở đây, đó phải là những trẻ em bị ảnh hưởng do hậu quả tệ nạn xã hội

mà chúng chính là nạn nhân.

Trên thực tế ở Việt Nam, trẻ em thuộc nhóm “Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

khó khăn” bao gồm các nhóm sau đây:

– Trẻ em lang thang đường phố (street children);

– Trẻ bị lạm dụng tình dục (sufually exploited children);

Page 88: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Trẻ thiệt thòi (disadvantaged children) gồm: trẻ sống ở những vùng

hẻo lánh, thiếu điều kiện giáo dục, y tế sức khoẻ cần thiết,…;

– Trẻ khuyết tật (disabled children);

– Trẻ mồ côi (orphaned children);

– Trẻ phạm pháp (children in confiet with law);

– Trẻ lao động sớm (working children);

– Trẻ bị ngược đãi.

Sự phân loại trên đây chỉ mang tính chất lượng tương đối vì một đối

tượng có thể lại thuộc vào một vài nhóm.

1.2. Nhu cầu cơ bản chung của trẻ em

– Nhu cầu vật chất: bao gồm thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện

chăm sóc vệ sinh sức khỏe. Các yếu tố này đảm bảo cho sự phát triển thể lực

của các em.

– Nhu cầu về mái ấm gia đình: đó là tình thương yêu cha mẹ, ông bà,

anh chị em,… Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần, là sự an toàn tuyệt

đối của trẻ, là cái nôi đầu tiên xã hội hoá trẻ em, từ đây các em học cách làm

người, học cách “cho” và “nhận” tình thương yêu nhân loại, học cách gánh

vác trách nhiệm của cha mẹ, anh chị,… Mối quan hệ sau này ờ tuổi trưởng

thành có thành công hay không là phụ thuộc nhiều vào chất lượng mối quan

hệ trong gia đình của trẻ.

– Nhu cầu được vui chơi, học hành, được phát triển trí tuệ: hoạt động

vui chơi cũng như học hành sẽ giúp trẻ trải nghiệm cuộc sống, ít trí tuệ và tích

luỹ những hiểu biết, kiến thức cho mai sau.

– Nhu cầu được thừa nhận, được tôn trọng: việc thừa nhận những đặc

điểm, tính cách dễ làm tăng tính tự tin ở trẻ, những lời khen, những công

nhận thành tích ở trẻ sẽ làm tăng nghị lực của trẻ, giúp trẻ vượt qua những

khó khăn mỗi khi vấp phải.

1.3. Một nhóm trẻ em dễ bị tổn thương ở Việt Nam

Page 89: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

1.3.1.Trẻ em bị ngược đãi

– Khái niệm:

Ngược đãi trẻ là khái niệm dùng để chỉ tình trạng trẻ không chỉ bị đánh

đập về thể xác, về mặt tình dục (tát, đánh gây thương tích,…), về mặt tâm lý

(chửi, sỉ nhục, doạ dẫm, lăng mạ,…) mà còn bị người lớn làm ngơ và không

quan tâm chăm sóc (cả về vật chất lẫn tinh thần). Vì thế trẻ em bị ngược đãi

là những trẻ bị đánh đập về thể xác, bị hành hạ về tâm lý, bị lạm dụng tình

dục, không được chăm sóc dẫn đến những ảnh hưởng về sự phát triển của

trẻ,…

Bên cạnh khái niệm trẻ em bị ngược đãi còn có khái niệm trẻ em gặp

nguy hiểm. Đây là khái niệm dùng để chỉ tập hợp những đứa trẻ bị ngược đãi

và trẻ có nguy cơ bị ngược đãi.

Như vậy, tất cả những gì làm tổn thương đến sự tự trọng của trẻ ở bất

kỳ mức độ nào, làm chúng mất đi cảm giác an toàn, làm hại cả về thể xác lẫn

tinh thần, làm chậm sự phát triển, toàn vẹn của đứa trẻ và làm ảnh hưởng

đến tương lai phát triển làm người lớn sau này của trẻ – đều bị coi là ngược

đãi trẻ.

– Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngược đãi:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: về phía người mẹ, văn

hoá, xã hội. Có nhiều yếu tố không phải là chủ ý, tiềm thức, có những trường

hợp trẻ bị ngược đãi do chính bố mẹ trước kia đã phải trải qua, có những

trường hợp bị chấn thương từ ông bà, bố mẹ – nay xuất hiện ở trẻ (những

chấn thương do chiến tranh), có những trường hợp trẻ giống người nào đó

(theo phong tục tập quán), có trẻ được sinh ra không do sự mong muốn của

cha mẹ (con hoang), có trường hợp trẻ khó nuôi dẫn tới tình trạng mệt mỏi khi

chăm sóc ở cha mẹ cũng dễ dẫn tới ngược đãi,…

– Hậu quả:

+ Về thể xác: bị mù, gãy xương, bầm dập cơ thể, có “hội chứng nằm

bệnh viện”.

Page 90: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Về tâm lý: có những triệu chứng ngắn hạn như bị trầm cảm (buồn

rầu, không vồ vập, thái độ vô cảm), triệu chứng lâu dài: rối loạn về tâm lý,

chậm hiểu biết, một số trẻ không phân biệt được quen, lạ, một số trẻ có hành

vi đối kháng xã hội rồi sau đó lâm vào tình trạng làm trái pháp luật, nghiện

ngập ma tuý.

– Công tác dự phòng:

Là một công việc tập thể, đòi hỏi người nhân viên xã hội phải phát hiện

được ngay những trẻ có nguy cơ và có giải pháp kịp thời.

1.3.2. Trẻ em lang thang

– Khái niệm:

Ở một số nước phát triển trên thế giới, trẻ em lang thang được gọi là

“street children”. Còn ở Việt Nam, chưa có một sự thống nhất về khái niệm

này. Nhiều người cho rằng, trẻ em lang thang là những trẻ em đường phố, là

những trẻ em bụi đời. Nhưng thực ra những khái niệm này có sự khác nhau:

+ Trẻ em đường phố: là những trẻ em lang thang trên hè phố.

+ Trẻ em bụi đời: là những trẻ em lâm vào cảnh sống lang thang không

nhà cửa, không nghề nghiệp, là những trẻ em vừa có dấu hiệu của trẻ em

lang thang, trẻ em đường phố lại vừa có dấu hiệu của trẻ em hư.

+ Theo Từ điển Tiếng Việt: Trẻ em lang thang là những trẻ em đến chỗ

này rồi bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định. Nhìn chung,

ta có thể phân biệt được trẻ em lang thang với trẻ em bình thường ở chỗ: trẻ

em lang thang là những trẻ em kiếm sống hàng ngày trên các đường phố và

có cuộc sống cơ bản sinh hoạt cũng diễn ra trên đường phố, kể cả khi sống

với gia đình hoặc không sống với gia đình. Bao gồm ba nhóm sau:

* Nhóm trẻ em bị bỏ rơi không còn gia đình, bố mẹ và người thân thích

khác. Những trẻ em này sống theo băng nhóm và hàng ngày ăn ngủ trên

đường phố.

Page 91: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

* Nhóm trẻ em hàng ngày kiếm sống trên đường phố nhưng vẫn còn

liên hệ với gia đình.

* Nhóm trẻ em ban ngày lang thang trên đường phố và tối lại trở về với

gia đình.

– Đặc điểm của trẻ em lang thang:

Đặc điểm trong lối sống của trẻ em lang thang: Trẻ em lang thang là đối

tượng mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu vì các em luôn luôn có

cuộc sống sinh hoạt cơ bản diễn ra ở trên đường phố. Tuy về hoàn cảnh,

mục đích kiếm sống của các trẻ em lang thang có khác nhau nhưng tựu

chung lại, các em cũng có những đặc điểm chung nhất trong lối sống, phong

cách sống, quan niệm sống – những điểm mà người ta dễ nhận biết đó là:

+ Về hoạt động lao động:

Các em là những người phải lăn lộn với cuộc sống để có thể tồn tại,

phần lớn các em không phân biệt những hành động hợp pháp hay phi pháp

miễn là có ăn và có tiền. Những công việc mà các em làm là những công việc

thuộc loại giản đơn nhưng lại dễ kiếm tiền, phù hợp với hoàn cảnh của các

em, nhất là không cần phải có vốn hoặc nếu có thì rất ít, chủ yếu dựa vào sức

lao động của các em là chính: đánh giày, bán báo, nhặt phế liệu, bán hàng

rong,… thậm chí có khi đi ăn xin và cả móc túi nữa. Số liệu điều tra 8/2007

của Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Thành phố Hà Nội cho thấy 82% số trẻ

lang thang khi được hỏi đều nói: việc lang thang trên đường phố là cơ hội để

các em kiếm tiền sinh sống. Ở các độ tuổi khác nhau, mức độ tham gia vào

các công việc kiếm sống cũng khác nhau. Sự khác biệt còn được thể hiện

trong các nhóm theo giới tính – nhóm em trai tham gia vào các công việc

chiếm phần trăm cao hơn các em nữ.

+ Về môi trường lao động:

Đại đa số các công việc các em phải làm là trên các vỉa hè, trên các

đường phố,… nơi mà nắng mưa thất thường, bụi bặm, ồn ào, thậm chí có khi

trẻ phải đối đầu với những cám dỗ về mặt vật chất do kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng

Page 92: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

và cả với những nguy hiểm của tệ phóng nhanh vượt ẩu của xe cộ trên

đường phố trong khi dụng cụ bảo hiểm không có như: găng tay, khẩu trang

(khi nhặt phế liệu, đánh giày). Tất cả những cái đó đều có tác hại xấu đến sức

khoẻ và sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ trong tương lai.

+ Về thời gian lao động:

Đối với trẻ em lang thang, thời gian lao động là một chuỗi thời gian trên

tục được tính bằng buổi hay cả một ngày, thậm chí kể cả những ngày nghỉ lễ,

tết. Chính những ngày nghỉ lễ, tết lại là những ngày các em phải lao động

nhiều hơn, làm liên tục, thậm chí không có thời gian nghỉ ngơi điển hình là

những nghề như: bán hàng rong, đánh giày, dịch vụ ăn uống,… Có trẻ phải

làm việc liên tục từ 7–10 tiếng/ngày – cá biệt còn có thể còn phải lao động

trên 10 tiếng/ngày.

+ Về thu nhập của trẻ em lang thang:

Thu nhập của các em có những khác nhau trong mỗi công việc. Những

trẻ đi bán báo, bán tạp phẩm, ăn xin thường có thu nhập hàng ngày, nhóm

các em đi nhặt phế liệu, nhặt rác và làm thuê có thu nhập bấp bênh nhất.

Nhưng đại đa số các em đều có thu nhập trung bình (khoảng từ 5.000 đồng

đến 10.000 đồng/ngày), chỉ có rất ít các em kiếm được loại tương đối khá (từ

15.000 đồng đến 20.000 đồng/ngày). Với số tiền như vậy nên phần lớn các

em đều để dành ra một khoản tiền nhất định để dành cho việc chi tiêu vào

những ngày không kiếm được tiền hoặc bị trấn lột, bị đánh đập,…

+ Về mặt sinh hoạt:

Những trẻ em lang thang cho dù ở nhóm nào đi nữa nhưng một khi đã

phải quyết định dấn thân vào cuộc sống thì đều là những đứa trẻ thiếu thốn

về tình cảm thương yêu của gia đình, đời sống tinh thần bị tổn thương, tâm lý

không ổn định. Các em gần như quên đi khái niệm về thời gian, luôn muốn

chôn vùi quá khứ và không ý thức được về tương lai. Các em phải chấp nhận

những khó khăn, vất vả để làm bất cứ việc gì cho sự tồn tại. Chính vì thế cuộc

sống bươn chải đó dễ làm mất đi tính hồn nhiên, vui tươi của trẻ thơ các em,

Page 93: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

thay thế vào đó là tính đa nghi, mặc cảm, tự ty và ít thiện chí khi nhìn nhận

vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ vì vậy mà cơ chế tự vệ của các em

rất cao. Đây là quy luật sinh tồn của con người khi phải sống trong một cuộc

sống luôn phải đối đầu với nhiều yếu tố đe doạ tới tính mạng. Điều này cũng

phần nào lý giải được nguyên nhân tại sao nhiều em hay nóng tính, dễ hung

hăng, gây gổ, đánh nhau trên đường phố.

Xuất phát từ đặc thù công việc kiếm sống của mỗi nhóm trẻ em ở các

địa phương khác nhau và để thích nghi với cuộc sống lang thang trên đường

phố, đã đưa tới việc hình thành các cộng đồng trong trẻ em lang thang. Các

cộng đồng này có thể gắn bó với nhau trong một môi trường sống như một

khu chợ, khu lao động, ga xe lửa hay bãi rác công cộng nào đó trong thành

phố. Nơi đó các thành viên cũng có thể có gia đình hay người thân hoặc một

số trẻ chỉ có một mình. Nhưng cho dù một mình thì trẻ vẫn là người có tính tự

lập cao trong cuộc sống.

Trong khi giữa các thành viên trong một cộng đồng có tinh thần đoàn

kết mạnh mẽ thì giữa các cộng đồng khác nhau cũng có những ganh đua và

tranh đấu. Mỗi cộng đồng đều có khu vực riêng của mình và các cộng đồng

khác dường như phải tuân thủ sự toàn vẹn lãnh thổ đó, nếu không thì cuộc

chiến giữa các cộng đồng sẽ xảy ra. Vì thế các em có một tinh thần kỷ luật

nhóm rất cao. Nếu nhìn qua một cách bàng quan thì khó có thể phân biệt

được điều này.

Những trẻ em lang thang có những cách phòng thân bằng việc kết

băng, kết nhóm. Có thể phát hiện các liên kết này vào ban đêm, khi những

đứa trẻ cùng băng nhóm trở về với nhau ở các tụ điểm. Những tụ điểm này

thường tiếp giáp với những nơi dễ kiếm ăn và cũng dễ lẩn trốn như: góc chợ,

gầm cầu, bến xe, vườn hoa,… Có thể nói rằng, những địa điểm này là nơi dễ

đưa các em đến con đường phạm pháp.

Với những thu nhập thấp (như đã nói ở trên), lại không ổn định và luôn

bị đe doạ bởi nhiều yếu tố khác nhau như trấn lột, cướp giật,… trong khi phải

nuôi bản thân (chi phí trong ăn, ngủ, chi phí khác,…) các em còn phải đóng

Page 94: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

góp cho gia đình (đối với trẻ em còn liên hệ với gia đình) và để dành phòng

khi những ngày không kiếm được,… cho nên việc chi tiêu trong sinh hoạt của

các em vô cùng eo hẹp. Nhưng không vì thế mà các em sống ích kỷ với nhau.

Một đặc điểm dễ nhận biết khi nhìn nhận trẻ em lang thang đó là tấm lòng hào

hứng, tinh thần tương trợ những người nghèo, người yếu đuối, bởi một điều

đơn giản đó là những người cùng cảnh ngộ, nên các em rất thông cảm và

giúp đỡ không ngần ngại.

+ Về thời gian rỗi:

Khó có thể hình dung được một cách rõ ràng về thời gian rỗi của các

em bởi tính chất công việc của các em luôn luôn quy định những sinh hoạt

của các em. Đối với những em làm trong tổ chức của Nhà nước hay tư nhân

bảo trợ như: bán báo, đánh giày, bán tăm,… thì giờ giấc tương đối ổn định. Ở

những nơi này ngoài thời gian đi làm các em còn được học văn hoá và được

giải trí như đọc truyện, đọc báo, xem ti vi,… Còn đại đa số các em không

được bảo trợ của Nhà nước hay tư nhân thì gần như không có thời gian rỗi.

Vì cuộc sống hàng ngày của gia đình, của bản thân, nhiều trẻ đã buộc phải

làm việc liên tục. Đặc biệt là trong những ngày như chủ nhật, hay ngày lễ, tết

hàng năm, khi mọi người đi chơi, đi xem… thì cũng là lúc các em phải làm

việc vất vả nhất để bù vào những lúc không có khách, không kiếm được tiền.

Đối với các em, đường phố là “công viên”, là “sân chơi”, là “trường học”, là

“nhà” để tồn tại. “Chơi” nhưng mà “làm” và “làm” mà “chơi”.

+ Về học tập:

Trẻ em lang thang là những trẻ em phải chịu nhiều thiệt thòi. Hầu hết

các em phải bỏ học từ rất sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng

nguyên nhân chủ yếu và chiếm cao nhất trong trẻ em lang thang là do gia

đình quá nghèo, không đủ điều kiện để nuôi sống gia đình, cho nên cũng

không có điều kiện cho con em mình đi học (thậm chí nhiều gia đình còn coi

việc kiếm sống quan trọng hơn cả).

Việc thất học trong trẻ em lang thang đang là một điều cảnh tỉnh, đáng

báo động đối với các nhà quản lý bởi các em thất học, không những thiệt thòi

Page 95: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

cho chính các em trong việc nhận thức, trong việc hình thành nhân cách mà

quan trọng hơn cả, trẻ em, trong đó có cả trẻ em lang thang, trong tương lai

cũng sẽ là những người chủ nhân của đất nước.

+ Về sức khoẻ:

Đối với trẻ em lang thang, bên cạnh những thiếu thốn về điều kiện sống

thì đều phải ghi nhận là nhóm đối tượng này có những tính miễn dịch rất cao.

Trẻ em lang thang được xem là đói nhất, sống vất vưởng tạm bợ nhất và luôn

luôn phải đối đầu với môi trường sương, gió, ô nhiễm nặng,… Nhưng khi tìm

hiểu thì những bệnh mà các em thường mắc và có chiều hướng phát triển là

bệnh dạ dày, sau đó là bệnh đau đầu, thận, phổi, đau mắt. Cuộc sống lang

thang của các em đường phố có biết bao điều may rủi hay bệnh tật mắc phải

nhưng các em thường nhận sự giúp đỡ cao nhất ở nhóm, ở bạn bè kiếm

sống. Chỉ có số ít là tự chăm sóc lấy hoặc để mặc cho bệnh tự khỏi.

– Phản ứng xã hội đối với trẻ em lang thang:

Mỗi hiện tượng xã hội bao giờ cũng có sự đa dạng của nó, cũng như

vậy hiện tượng trẻ em lang thang đã xuất hiện và tồn tại từ lâu nhưng chưa

có giai đoạn nào phát triển mạnh và đa dạng như hiện nay. Dù là làm công

việc gì: đánh giày, bán báo, ăn xin hay thậm chí móc túi,… thì về mặt tình

cảm và xã hội các em đều được nhìn nhận như nhau theo khía cạnh tiêu cực.

Có nghĩa là các em bị người đời nhìn nhận như là những kẻ gây rối loạn xã

hội, những kẻ hư, phạm tội dễ bị công an thu gom vào các trại trong thành

phố do vậy các em bị hắt hủi, coi thường, xa lánh. Mọi người chỉ có quan hệ,

giao tiếp với các em khi có công việc cần đến sự phục vụ như đánh giày, mua

báo,… chứ các em không được nhìn nhận như một trẻ em bình thường với

nghĩa thân thiện tốt lành. Thậm chí có khi nhiều người còn cảm thấy khó chịu

khi gặp hay nhìn thấy các em,… Nhưng trong những năm gần đây, vấn đề trẻ

em, đặc biệt là trẻ em lang thang đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan

tâm. Sự quan tâm đó không chỉ thể hiện ở các tổ chức chính phủ của các

quốc gia đó cùng nhau ngồi bàn về những vấn đề ưu tiên cho trẻ em, với

những bộ luật, những chính sách và biện pháp riêng mình mà còn cả ở

Page 96: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

những tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức này còn thành lập một uỷ ban

cho chương trình: “Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em”, các công trình

nghiên cứu do UNICEP tiến hành. Tất cả không nhằm ngoài mục đích tập

trung nghiên cứu nguyên nhân của sự nghèo khổ để từ đó xác định và hoạch

định một chiến lược chung nhằm giảm nghèo, đồng thời giúp các chính phủ

một số nước hình thành một chính sách phù hợp với sự phát triển của dân số.

Giảm nghèo chính là giảm số trẻ em nghèo lang thang cơ nhỡ. Chương trình

đã có những cách tiếp cận với mỗi chính phủ, có thể giúp các em có đủ cơm

no áo mặc hoặc giúp có những kiến thức cơ bản.

Ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi Bộ luật Bảo

vệ và Chăm sóc trẻ em ra đời (8/1991), Đảng và Chính phủ đã cố gắng nhiều

trong việc giải quyết vấn đề trẻ em lang thang. Nhiều chính sách, biện pháp

đã được đổi mới, thực hiện song trên thực tế cách nhìn nhận vấn đề của các

tổ chức chính quyền và cá nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung các tổ chức

và đoàn thể xã hội này mới chỉ chú ý tới mục tiêu nhân đạo, hay nói cách

khác mới chỉ cho các em con cá chứ không sắm cho các em những kiến thức

cần câu. Còn về phía các cá nhân thì hết sức đa dạng về biện pháp cứu giúp

– mang tính nhân đạo cũng có và mượn tiếng danh nghĩa nhân đạo để che

đậy mục đích khác cũng có. Chính vì vậy, trên thực tế, hiện tượng trẻ lang

thang không những vẫn tiếp tục tồn tại mà còn có xu hướng ngày càng mở

rộng và phát triển. Trẻ lang thang gần như bị thủ tiêu mọi quyền theo luật

định: Chúng bị mất quyền được chăm sóc, được nuôi dạy để phát triển thể

chất và trí tuệ, đạo đức một cách bình thường. Chính vì thế khi nhìn nhận đòi

hỏi không thể chỉ được nhìn nhận từ khía cạnh tiêu cực, mà phải được xã hội

quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ. Coi đó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của

mình.

– Công tác Xã hội đối với trẻ em lang thang:

+ Đánh giá ban đầu: tìm hiểu tiểu sử của các em như: quê quán, gia

đình (nghề nghiệp của bố mẹ, số anh chị em trong gia đình), trình độ văn hoá,

thời gian trên đường phố (bao nhiêu), lý do ra đường phố kiếm sống,…

Page 97: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Tìm hiểu tình hình hiện tại của các em: về sức khoẻ, mối quan hệ

hiện nay của em với gia đình, điều kiện ăn ở, sinh hoạt hàng ngày, nghề

nghiệp kiếm sống hiện nay trên đường phố là gì, phương tiện kiếm sống là gì

và thu nhập hàng ngày của các em là bao nhiêu.

+ Quan hệ xã hội hiện nay của các em: quan hệ với gia đình như thế

nào (mức độ quan hệ đó ra sao), hình thức hoạt động của các em trên đường

phố là hình thức nào (một mình hay theo băng nhóm), các em có được sự hỗ

trợ, giúp đỡ của tổ chức xã hội nào không.

+ Những khó khăn và mong muốn hiện nay của các em.

+ Những kinh nghiệm của bản thân với công an (đã bị bắt, giữ bao giờ

chưa).

– Các hoạt động can thiệp và hỗ trợ của xã hội:

+ Tiếp xúc cá nhân với trẻ: tiếp xúc cá nhân với trẻ để tìm hiểu hoàn

cảnh, tâm tư, nguyện vọng của các em để qua đó có những hỗ trợ cần thiết.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các em sẽ giúp các em rất nhiều, chẳng hạn như về

tình cảm – việc giúp đỡ các em về mặt tình cảm như vậy có nghĩa là đã giúp

các em có được những cảm giác quan hệ xã hội thân thuộc với người lớn mà

trước đây các em đã từng có và giúp các em thấy được sự chấp nhận và tôn

trọng của xã hội đối với mình. Tiếp xúc cá nhân với các em còn nhằm mục

đích giúp các em tìm trở về với gia đình, với trường học. Để đảm bảo các em

quay trở lại gia đình mà không quay trở lại với đường phố nữa thì vai trò của

nhân viên xã hội ở đây là phải cùng gia đình giải quyết được các lý do rời nhà

ra đi trước đây của các em.

+ Hỗ trợ trẻ em lang thang thông qua nhóm hoạt động của trẻ tại địa

bàn trên đường phố: giúp các em tự tổ chức các hoạt động dịch vụ thích hợp

cho xã hội. Chẳng hạn như: tổ bán báo, tổ đánh giày, tổ bán tăm,… Tại đây

nhân viên xã hội cần giúp các em phân công lao động, nghề,… Qua đó giáo

dục thái độ và cách sống tích cực.

Page 98: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Đưa trẻ em lang thang vào nuôi dạy tập trung: đối với trẻ em đưa vào

nuôi dạy tập trung phải:

* Để trẻ em vào nơi này một cách tự nguyện, không ép buộc;

* Cần giải thích để trẻ hiểu mà quay trở về với gia đình (trẻ được nuôi

dạy trong các nơi này là những trẻ em bị bỏ rơi, không thể quay trở về với gia

đình được nữa);

* Trẻ phải được cùng bàn bạc về chương trình, thời gian biểu về các

hoạt động sinh hoạt của trung tâm;

* Cần có các đánh giá ban đầu với trẻ bằng nhiều phương pháp (chẳng

hạn như phỏng vấn) để đánh giá tình hình của trẻ, những tâm tư, tình cảm,

cũng như sức khoẻ của các em.

Tại các trung tâm nuôi dạy tập trung trẻ em cần phải được đảm bảo cơ

sở vật chất cho sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Có nghĩa các em cần

phải được đủ ăn, có chỗ ngủ, được giữ vệ sinh, có áo mặc đầy đủ và được

chăm sóc sức khoẻ.

* Dưới sự hướng dẫn của “mẹ nuôi” các em phải được làm những công

việc gia đình như: nấu cơm, đi chợ, lau nhà, chăn nuôi,… để hình thành thói

quen trong các hoạt động thường ngày trong một gia đình phi huyết thống.

* Các em phải được tham gia vào các hoạt động như: giáo dục, lao

động, học tập,… để các em từ đó tự xây dựng cho mình quan điểm nhận

thức, giá trị cuộc sống và hành vi ứng xử đúng đắn. Chẳng hạn như: tính kỷ

luật, tinh thần trách nhiệm với những người khác. Ở đây vai trò của nhân viên

xã hội, đặc biệt là các “mẹ nuôi” vô cùng quan trọng, họ vừa mềm mỏng, tế

nhị, yêu trẻ,… nhưng cũng phải thật cương quyết. Có như vậy mới cảm hoá

được những hành vi lệch lạc phát sinh ở trẻ do những ngày sống cuộc sống

lang thang trên đường phố. Tất nhiên làm được điều đó phải có thời gian.

Nhất là ở giai đoạn đầu, không thể gò ép các em vào nội quy, kỷ luật của

trung tâm một cách vội vàng được, mà phải tôn trọng các em, tôn trọng và

chấp nhận cách sống của em lúc bấy giờ. Có như vậy mới không tạo ra trong

Page 99: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

các em cách nghĩ tiêu cực về trung tâm, không coi nơi đây như một “nhà tù

giam lỏng”.

* Trẻ em trong các trung tâm cũng phải được tham gia vào các hoạt

động vui chơi giải trí như: đi tham quan, cắm trại, thể dục thể thao,… để giúp

các em tạo ra bầu không khí vui vẻ, chan hoà, thấm đượm tình đoàn kết và có

được ý thức kỷ luật tập thể, tinh thần công bằng.

* Trẻ em cũng cần phải được học văn hoá (nhất là được theo học chính

quy ở các trường phổ thông bên ngoài trung tâm). Bên cạnh đó, trẻ em cũng

cần phải được học một nghề nào đó. Việc học và thực hành một nghề nghiệp

nào đó giúp các em trang bị được một nghề để kiếm sống sau này. Đây chính

là cơ hội giúp các em có được một nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập, phát

triển nhận thức về giá trị của lao động, phát triển tính cần cù, kỷ luật và xây

dựng được lòng tin cho chính mình.

– Vai trò của nhân viên xã hội:

Người nhân viên xã hội trong khi làm việc với trẻ em lang thang cần

phải:

+ Xoá bỏ các mặc cảm về các em (là những đứa trẻ lang thang) thông

qua những hành vi và thái độ như: không tránh né, không thị uy, giận dữ hoặc

thương hại, khinh ghét,… các em.

+ Cần phải tìm hiểu từng cảnh ngộ, tôn trọng sự tự do và khát vọng độc

lập của các em.

+ Cần phải giúp đỡ các em dựa trên những nguyện vọng riêng của các

em, phát huy những năng lực tự chủ, những mong muốn tự lập kết hợp với

các nguồn lực hỗ trợ tại cộng đồng.

+ Đối với từng trường hợp, cần năng động, linh hoạt để giúp đỡ các

em.

Page 100: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Điều quan trọng ở đây – với tư cách là một nhà giáo dục trẻ em

đường phố – người nhân viên xã hội cần khuyến khích các em tự giải quyết

các vấn đề và các khó khăn của chính mình.

2. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT2.1. Khái niệm

Người khuyết tật là những người do bị khiếm khuyết nào đó của cơ thể

mà dẫn tới sự giảm sút đáng kể trong thực hiện chức năng so với những cá

nhân khác

Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm khuyết tật, tàn tật hay tật nguyền còn

chưa được thống nhất trong các nhà chuyên môn.

– Khuyết tật được phân làm nhiều loại:

+ Tật vận động;

+ Tật giác quan (câm, mù, điếc…);

+ Tật trí tuệ (chậm phát triển).

– Nguyên nhân: có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

+ Khuyết tật do bẩm sinh;

+ Khuyết tật do chấn thương khi sinh;

+ Khuyết tật do ngộ độc thức ăn;

+ Khuyết tật do tai nạn;

+ Khuyết tật do chiến tranh;

+ Khuyết tật do bị bệnh khác gây ra.

2.2. Đặc điểm của người khuyết tật

2.2.1. Đặc điểm trong lối sống của người khuyết tật

– Về hoạt động lao động:

Do bị bệnh tật, khó khăn trong đi lại, hạn chế trong giao tiếp nên hoạt

động trong lao động của họ gặp rất nhiều khó khăn. Tuỳ theo từng loại tật mà

Page 101: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

họ có những khó khăn khác nhau. Song tựu chung lại họ là những người giàu

nghị lực, dám vượt qua tất cả những trở ngại của bản thân và cả từ phía xã

hội để đảm nhận mọi công việc khác nhau khi xã hội có nhu cầu. Từ những

việc nhẹ nhàng như: chẻ tăm, đan lát,… cho tới những công việc nặng nhọc

như làm các nghề cơ khí: gò, hàn,… Làm được những điều như vậy bởi vì họ

là những người trong các nhóm hoạt động rất có hiệu quả. Tại đây, bên cạnh

cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác của người khuyết tật

(như mất đi khả năng hoạt động của các cơ quan cảm giác nào thì ở họ

những hoạt động của các cơ quan cảm giác còn lại phát triển rất mạnh để

giúp họ nhận biết thế giới xung quanh) thì chính tại nơi đây (nhóm trợ giúp

này) người khuyết tật đã giúp nhau vượt qua những khó khăn của bệnh tật,

chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân để giúp nhau thích nghi cuộc sống

tốt hơn.

Với sự hỗ trợ thích hợp của gia đình, xã hội và nghị lực của chính bản

thân mà nhiều người khuyết tật đã đạt thành tích cao trong lao động, trong

học tập. Tuy nhiên, với những công việc khác nhau thì mức thu nhập của họ

cũng khác nhau nhưng nói chung đó là những thu nhập tương đối ổn định

(cho dù thu nhập của một số nghề còn thấp như: chẻ tăm, đan lát,…).

– Về sinh hoạt:

Do sự thiếu hụt về thể chất như: mất hay giảm khả năng hoạt động của

một số cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức,… đặc

biệt ở những người bị khuyết tật giác quan, tật thần kinh hoạt động tư duy,…

nên những người khuyết tật thường bị ức chế dẫn tới bi quan, chán nản, tự ty

hay cáu gắt, nóng nảy,… và cảm thấy nhiều khi mình là những người sống

thừa trong xã hội, trong gia đình.

Trong quan hệ với gia đình, với những người trong các trung tâm phục

hồi chức năng, những người khuyết tật thường nhận được hai cách cư xử

khác nhau: hoặc họ là những người được mọi người thương yêu, quý mến,

muốn bù đắp những tình cảm vào sự thiệt thòi mà người bị khuyết tật không

thể có được như người bình thường. Đối với những người được sống trong

Page 102: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

môi trường như vậy họ vẫn cảm thấy yêu đời, vẫn học tập, làm việc và vẫn

tham gia vào các hoạt động của xã hội. Thời gian rỗi họ dùng vào những việc

có ích cho sức khoẻ như chơi thể thao, đi dạo, nghe nhạc, giao tiếp với

những người cùng cảnh ngộ, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ,… do

các tổ chức xã hội tổ chức. Chính vì vậy trong họ, không còn mặc cảm về

bệnh tật của mình, về những khiếm khuyết của bản thân mình. Còn ngược lại,

có khi họ không nhận được ở những người thân trong gia đình, ở những

người chăm sóc, giúp đỡ những lời động viên, sự đồng cảm, an ủi, thậm chí

nhiều khi còn bị người đời có những hành vi miệt thị, xa lánh và gọi họ bằng

những tên theo dị tật của bản thân họ. Với đời sống nội tâm nhạy cảm và tế

nhị như vậy nên những người khuyết tật này thường có những khủng hoảng

về tâm lý, họ cảm thấy mình bị bỏ bê, ruồng bỏ, là gánh nặng cho mọi người.

Chính vì vậy ở những người khuyết tật sống trong môi trường này thường tìm

đến những khía cạnh tiêu cực như không muốn giao tiếp xã hội, không tham

gia lao động cũng như các hoạt động xã hội khác. Trừ số ít những người có

chí thì họ đắm mình vào trong học tập, thơ văn hay những công việc,… Chính

điều này làm cho phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật bị thu hẹp lại (trừ

số ít những người có chí lao vào công việc), những người này không thể thấy

được những niềm vui trong công việc, trong lao động và không thể nào giảm

bớt được tâm lý nặng nề khi bị phụ thuộc kinh tế, khi nhu cầu chính đáng của

bản thân không được thoả mãn.

2.2.2. Phản ứng xã hội đối với người khuyết tật

Trước đây, những người khuyết tật thường bị coi là sự trừng phạt của

thượng đế.

Thời Hy Lạp cổ đại, thời kỳ coi vẻ đẹp con người là một cơ thể khoẻ

mạnh, vì thế con người ta thường chú trọng tới vẻ đẹp của thể xác và hình

dáng đẹp được coi là biểu hiện của những điều kiện, những điều tốt lành, của

sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác. Do vậy những ai bị khuyết tật thì bị

người đời khinh bỉ, chế giễu, xa lánh và thậm chí còn bị nhìn theo khía cạnh

tiêu cực.

Page 103: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Sau đó vài thế kỷ, những người La Mã cổ đại, Trung cổ có những quan

niệm như vậy, cho nên những người khuyết tật bị coi là người thừa trong xã

hội, là những người bị quỷ ám và vì vậy họ bị đem đi giết. Nhưng đến thế kỷ

XIX, vấn đề người nghèo, người khuyết tật đã được xã hội quan tâm hơn,

những người khuyết tật đã được nhận trợ cấp xã hội. Sự quan tâm này được

thể hiện thông qua đạo luật dành cho người nghèo của nữ hoàng Anh

Elizabeth (1609).

Từ thế kỷ XIX đến nay, tại nhiều nước trên thế giới, vấn đề người

khuyết tật không những được quan tâm hơn mà họ còn được coi trọng nữa.

Nhiều luật lệ, chính sách và chương trình giáo dục dạy nghề rõ ràng dành cho

người khuyết tật bên cạnh các chương trình đào tạo giáo dục viên, giáo dục

phòng ngừa. Chẳng hạn: có những luật lệ bắt buộc các xí nghiệp phải thu

nhận người khuyết tật vào làm việc hoặc ở các xưởng được bảo vệ, người

khuyết tật được giúp đỡ, tìm hiểu, đánh giá các khả năng làm việc, giao tiếp,

sở thích và hạn chế của họ. Tại đây, dựa vào những khuyết tật của họ, họ

được đào tạo một nghề cho phù hợp với bản thân, bên cạnh đó họ còn có

những nhà tư vấn sẵn sàng trao đổi về những vấn đề khó khăn của họ, từ đó

hỗ trợ cho họ trong việc học tập những vai trò mới, giúp gia đình họ hiểu và

tìm mọi điều kiện cho việc phục hồi tại gia đình hoặc trong vui chơi, trong

công việc. Người khuyết tật có cơ hội để tham dự, ngoài đường còn có các lề

đường được xây dựng dành riêng cho những người khuyết tật để họ có thể đi

lại được dễ dàng, có chỗ cho họ gọi điện thoại công cộng và có nơi đậu xe

riêng. ở các ga xe lửa, thang máy còn được thiết kế sao cho người khuyết tật

có thể lên xuống được dễ dàng và điều quan trọng nhất là hiện nay, đã có sự

tham gia của cộng đồng vào việc chăm sóc người khuyết tật trong các trung

tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Tất cả những việc làm trên không nhằm ngoài mục đích cuối cùng là

làm thế nào để người khuyết tật có thể sống tự lực không lệ thuộc vào ai.

Điều đó có nghĩa giúp họ học tập để có kiến thức, có thể lao động và nhất là

có mối quan hệ với mọi người một cách bình thường.

Page 104: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ ta cũng đã quan tâm tới những người

bị khuyết tật. Ngoài các chính sách cho thương binh theo các cấp bậc nặng,

nhẹ, tiền trợ cấp về ăn, điều trị cơ sở vật chất còn có các cơ sở tập trung cho

người già, người tàn tật, các trường học dành cho trẻ mù, trẻ điếc, trẻ chậm

phát triển trí tuệ, trẻ bại liệt, hội bạn người mù, trung tâm phục hồi chức năng,

trung tâm nghiên cứu và giáo dục người khuyết tật,… Tuy nhiên, trên thực tế

cách nhìn nhận của những con người xã hội đối với những người khuyết tật

không phải là không có vấn đề.

Những người bị khuyết tật, cho dù là khuyết tật về thể chất hay khuyết

tật về trí tuệ thì về mặt tình cảm và xã hội cũng đều bị con người xã hội nhìn

nhận như nhau, có nghĩa là họ đều bị cô lập, bị gạt ra ngoài xã hội (cả trực

tiếp lẫn gián tiếp). Họ thường sợ hãi, sợ bị mất tình thương vì ngay trong

chính gia đình họ, nhiều khi họ cũng bị bỏ rơi hoặc ít được quan tâm đến

thậm chí còn bị ghê tởm, chế giễu và xa lánh,…

Ngược lại nhiều người khác trong xã hội còn cho rằng, người bị khuyết

tật chức năng này, thường bị khuyết tật luôn những chức năng khác. Chẳng

hạn với một người mù, dường như tai của họ cũng bị nghễnh ngãng,… cho

nên họ quan niệm những người tàn tật là bị thua kém những người bình

thường khác, do đó cần phải thương hại họ. Bởi vì họ không thể nào quan hệ

giao tiếp được với những người khuyết tật (khuyết tật giác quan khuyết tật trí

tuệ) họ không biết nói gì hoặc làm cách nào để người khuyết tật hiểu được

những điều họ muốn nói, họ sợ làm những người khuyết tật bị tổn thương.

Trong khi đó, trong những gia đình có người bị khuyết tật, nhiều cha

mẹ, anh chị em họ lại có những biểu hiện chán nản, u buồn, lo lắng, mệt mỏi

thậm chí xấu hổ,… khi trong gia đình mình có người bị khuyết tật bởi vì theo

họ, họ cảm thấy ngại ngùng khi quan hệ với bạn bè, với hàng xóm, với cộng

đồng xung quanh,… Những người đó họ nghĩ gì và nói gì về gia đình mình,

về những người khuyết tật trong gia đình mình. Điều đó không phải là không

có khi nhiều người trong xã hội cho rằng: Những “gia đình có người bị khuyết

tật là những “gia đình vô phúc”, là những gia đình kiếp trước ăn ở không có

Page 105: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

hậu nên bây giờ bị trừng phạt,… Bên cạnh đó, những gia đình khi có người bị

khuyết tật còn có những lo lắng khác về tình trạng sức khoẻ của người bị

khuyết tật, về tài chính trong gia đình, về mối quan hệ của người khuyết tật

với những người thân trong gia đình, về tương lai của chính người khuyết tật,

Tất cả những điều trên khiến người khuyết tật nhận được ở gia đình

hoặc là rất tốt, chăm sóc rất chu đáo, cẩn thận đến mức tiêu diệt cả tiềm năng

phát triển của họ vì thiếu sự kích thích cho người đó vươn lên,… hoặc là có

khi ngược lại, những người thân trong gia đình bỏ bê, không quan tâm chăm

sóc,… Những điều này làm cho người khuyết tật mặc cảm, thấy mình vụng

về, kém tự tin bởi họ là những người rất nhạy cảm, họ không thích những

giao tiếp giả tạo, không thích bị đối xử khác thường chỉ vì mình bị khuyết tật

Nhìn chung, xã hội Việt Nam đã quan tâm đến người khuyết tật, tuy

nhiên để thay đổi cách nhìn của xã hội phải có thời gian. Phục hồi về mặt y

học hay kỹ thuật giáo dục cho người khuyết tật đòi hỏi phải có những phương

tiện nhưng đó còn là điều làm được và dễ làm, còn phục hồi xã hội mới là

điều khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi một hệ thống kiến thức về tâm lý xã

hội, giáo dục đặc biệt là một chính sách xã hội có luật pháp bảo vệ, chăm sóc

người khuyết tật cùng với một đội ngũ công nhân viên chuyên môn được

huấn luyện, có quy chế rõ ràng.

Xu hướng mới hiện tại với sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc

phục hồi cho người khuyết tật ngay tại địa phương là cách tiếp cận ít tốn kém

và có hiệu quả, lại phù hợp với truyền thống “tương thân tư ái”, “lá lành đùm

lá rách”, “chị ngã em nâng” của người dân Việt Nam.

Đây là những cơ hội không chỉ giúp cho người khuyết tật mà còn giúp

cho cộng đồng, cho chính bản thân gia đình những người bị khuyết tật nhận

thức rõ hơn về người khuyết tật trong gia đình, trong cộng đồng của mình để

từ đó giữ vai trò chính yếu trong việc đáp ứng nhu cầu cho người khuyết tật

có cơ hội trở thành người hữu ích và tìm được cuộc sống hạnh phúc giữa

cộng đồng thân yêu.

Page 106: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

2.2.3. Công tác Xã hội với người khuyết tật

– Nhận định và đánh giá tình trạng chung của người khuyết tật:

Tránh những thành kiến về những dị tật khi đối diện với những người bị

khuyết tật. Nhất là đối với những trường hợp như: bị mù, điếc, câm, bại liệt,

Cần tìm hiểu và có những thông tin về bệnh tật, về những biểu hiện

trong bệnh tật của thân chủ để từ đó có thể đánh giá được chính xác về mức

độ tình trạng và tiểu sử của tật, có những phản ứng thính giác, thị giác, khứu

giác của cá nhân mình đối với những dị tật của thân chủ (Đặc biệt là trong

trường hợp đến nhà thăm thân chủ).

Cần phải bày tỏ sự cảm thông, chân thành mà không thương hại đối

với thân chủ. Bởi họ là những người trong cuộc sống, đôi khi đã từng bị chế

giễu, chọc ghẹo, bị hắt hủi, bị bỏ rơi trong quá khứ,… nên họ rất nhạy cảm và

vì vậy rất dè dặt khi tiếp xúc lần đầu với những người lạ.

Khi đối xử với những người khuyết tật, cần phải có những hành vi thích

ứng với từng tật của người khuyết tật một cách tế nhị. Chẳng hạn: Đối với

người bị mù thì cần phải dùng ngôn ngữ nhiều, đối với người ngồi trên xe lăn

thì phải ngồi xuống để nói chuyện cùng tầm mắt với họ.

Lấy thông tin từ gia đình về tiểu sử quá trình bệnh tật, mức độ của tật,

quá trình phát triển của chính bản thân người khuyết tật với những trở ngại,

khó khăn hiện tại và ngoài ra còn phải lấy thông tin về những dịch vụ yếu tố

vật liệu, loại thuốc và dụng cụ chỉnh hình cần thiết của người khuyết tật.

Cần đánh giá tình trạng sức khoẻ, bệnh (nếu có bệnh), mức độ phát

triển và nhu cầu tâm lý của bản thân người khuyết tật nhất là những nhu cầu

liên quan đến dạng tật.

Khi đánh giá trường hợp và lượng định mức phục hồi chức năng cần

phải nhận định khả năng sinh hoạt hàng ngày của người khuyết tật thông qua

quan sát, hỏi những người thân trong gia đình họ và hỏi cả cộng đồng về điều

kiện và sinh hoạt của bản thân người khuyết tật, về mức độ tự túc của người

khuyết tật trong những sinh hoạt đời thường như: ăn uống, tắm rửa, làm vệ

Page 107: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

sinh, khả năng đi lại, khả năng diễn tả những cảm xúc, khả năng làm được

những công việc trong gia đình, khả năng hiểu được những câu chuyện bình

thường và khả năng chi tiêu tiền bạc.

– Công tác Xã hội với người khuyết tật, với gia đình người khuyết tật.

Điều trước tiên là nhận định rõ tình trạng, tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng

và dự đoán về sự khuyết tật. Tìm hiểu về quá trình của sự suy yếu và những

biểu hiện của tật.

Tìm hiểu tâm trạng của người bị khuyết tật để từ đó tạo cơ hội cho họ

bày tỏ nỗi niềm về những mối lo âu, buồn bã, gây lòng tin tưởng và bày tỏ sự

thông cảm với những khó khăn mà họ phải trải qua.

Bên cạnh việc tìm hiểu tâm trạng người khuyết tật, còn cần phải tìm

hiểu tâm trạng của gia đình từ đó giúp gia đình nhận định tình trạng của

người khuyết tật trong gia đình họ và giúp gia đình tìm đến những dịch vụ y

tế, pháp luật, giải trí trong cộng đồng.

Giúp gia đình người khuyết tật nhận định được những biến chuyển và

tiến trình của bản thân người khuyết tật trong việc phục hồi chức năng.

Chỉ dẫn họ cách giải quyết những vấn đề khó khăn và nhận định được

khi nào cần phải có thêm dịch vụ bên ngoài. Giúp gia đình đặt kế hoạch đề

phòng trường hợp khẩn cấp và có phương pháp đối phó.

Cần phải xác định mục tiêu trong Công tác Xã hội với người khuyết tật,

với gia đình của người khuyết tật để giúp họ tăng thêm chức năng tự túc sinh

hoạt và giáo dục gia đình người khuyết tật về việc chăm nuôi, phục hồi cho

chính bản thân người khuyết tật trong gia đình họ.

Công tác Xã hội với những chương trình, dịch vụ trong cộng đồng như

dạy văn hoá, giáo dục lao động, hướng nghiệp, dạy nghề,… cho những người

bị khuyết tật.

Trong Công tác Xã hội với gia đình người khuyết tật (đặc biệt là trong

trường hợp gia đình mới có người khuyết tật), cần phải lưu tâm đến một số

vấn đề sau:

Page 108: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Phản ứng của những người thân trong gia đình khi biết người thân bi

mắc khuyết tật thông qua hàng loạt những trạng thái xúc cảm như: chán nản,

mặc cảm, buồn, cảm thấy mất hy vọng, xấu hổ,…

+ Các gia đình của người khuyết tật thường phản ứng (nhiều hơn là

chủ động) khi biết người thân mình bị mắc khuyết tật. Bởi họ chưa hiểu nhiều

về bệnh tình và cách chăm lo cho chính người khuyết tật. Bởi vậy, trong thời

gian này, gia đình người khuyết tật cần có sự đồng cảm, cần được chia sẻ sự

mất mát, lo buồn và cần có được những tin tức về tình trạng khuyết tật của

người thân trong gia đình họ.

+ Ở gia đình người khuyết tật, theo thời gian, họ sẽ có thể chấp nhận

và thích nghi với hoàn cảnh của người khuyết tật trong gia đình mình hơn. Để

từ đó những người thân trong gia đình điều chỉnh nếp sống, nếp sinh hoạt

hàng ngày cho phù hợp và có thời gian để chăm sóc, chữa trị, tìm cách phục

hồi chức năng cho người khuyết tật.

+ Cuộc sống của gia đình những người khuyết tật có một số thay đổi

(khi gia đình có một người bị tật) trên một số khía cạnh như:

* Về mối quan hệ trong gia đình: Khi gia đình có người bị khuyết tật

trong nhà thì mối quan hệ trong gia đình có nhiều thay đổi. Trong đó bố hoặc

mẹ phải đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo cho người bị khuyết tật

những người thân còn lại trong gia đình như anh, chị, em,… là những giải

pháp giúp đỡ thêm những công việc khác và còn phải chịu cảnh ít được quan

tâm trong công việc chăm sóc, bảo ban,… Bởi vậy dễ dẫn tới tình trạng

những người thân này trở nên ghen ghét, khó chịu,… vì sự xuất hiện khuyết

tật của một người nào đó trong gia đình.

* Về tình hình tài chính của gia đình: Gia đình gặp khó khăn khi trong

nhà một người bị khuyết tật vì phải lo tiền thuốc men bồi bổ, chăm sóc sức

khoẻ và các phương tiện phục vụ cho người khuyết tật, từ những việc đơn

giản như ăn, uống, tắm rửa,… cho đến việc đưa đến bệnh viện, tập phục hồi

chức năng.

Page 109: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

* Về thời gian rỗi: Mỗi gia đình có người khuyết tật thường có ít thời

gian rỗi. Bởi lẽ họ phải dành nhiều thời gian trong việc chăm sóc người

khuyết tật, từ những việc đơn giản như ăn, uống, tắm rửa,… cho đến việc

đưa đến bệnh viện, tập phục hồi chức năng.

* Về bầu không khí trong gia đình: đối với những gia đình có người bị

khuyết tật, thường có hai trạng thái không khí gây ra bao trùm trong toàn gia

đình, hoặc là gia đình đó cảm thấy gần nhau hơn trong việc giao tiếp, trong

việc học hỏi kinh nghiệm sống và trong việc trải qua thử thách hoặc cũng có

khi gia đình đó lại có một bầu không khí u buồn, căng thẳng, vì họ cảm thấy bị

mất mát, bị thiếu sự bình thường và thầm tiếc một đứa con lành lặn,…

2.2.4. Vai trò của người nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội làm việc với người khuyết tật, ngoài việc có kiến thức

chuyên môn ra, cần phải có một hiểu biết căn bản về thuốc men y tế để hỗ

trợ, hướng dẫn người khuyết tật và gia đình họ.

Để giúp đỡ người khuyết tật được tốt, đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi nhân

viên xã hội:

– Đối với người khuyết tật:

Hỗ trợ tức thời khi người khuyết tật gặp khó khăn.

Giúp người khuyết tật hiểu rõ và thích nghi với khiếm khuyết của mình,

tiềm năng và hạn chế của bản thân họ.

Giúp người khuyết tật có những hình ảnh tốt về bản thân mình để từ đó

tự khắc phục và phát huy những tiềm năng của bản thân có.

Giúp người khuyết tật thích nghi với việc giáo dục, chọn nghề và hỗ trợ

vật chất cho họ khi cần.

– Bản thân nhân viên xã hội: phải có những hoạt động bảo vệ, biện hộ

cho người khuyết tật khi họ cần. Bên cạnh đó còn phải tham gia đề xuất các

chính sách bảo vệ cho họ. Tìm các nguồn hỗ trợ cho cộng đồng để hỗ trợ họ

và điều cũng không kém phần quan trọng là nhân viên xã hội phải tạo lập các

Page 110: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

mạng lưới câu lạc bộ, hội người khuyết tật,… để giúp họ đạt đến sự cân bằng

về trạng thái trong xã hội.

3. NGƯỜI CAO TUỔI3.1. Khái niệm chung về người cao tuổi

Có rất nhiều cách gọi khác nhau trong lịch sử. Theo nguồn gốc dân

gian, người cao tuổi là những người có tuổi. Ở các địa phương như người

Tày gọi là “cần ké”, nhiều dân tộc Bắc – Nam gọi là “già làng” và hiện nay gọi

“người cao tuổi” có hàm ý tôn trọng hơn bởi từ “già” dễ bị hiểu thành “già

nua”, biểu thị một sự yếu ớt,… Tuỳ thuộc ngữ cảnh, mỗi tên có thể thích hợp

hơn, hay hơn. Nhưng theo như hiến pháp hiện hành thì vẫn gọi cách dễ hiểu

và giản dị nhất là “người già”.

Hiện nay vẫn chưa có một phân định rõ ràng tuyệt đối về khái niệm tuổi

già. Bởi sự lão hoá ở các cá nhân là khác nhau. Có nhiều người vào độ tuổi

70 – 80 nhưng vẫn tráng cường về mặt thể lực, minh mẫn về mặt trí tuệ, tự

nhận mình “so với ông Bành vẫn thiếu niên”. Song có những người tuy mới

độ tuổi trên dưới 50, lại luôn cảm thấy già yếu, mọi sinh hoạt đều chậm chạp,

Vậy thế nào là cao tuổi?

– Theo quan điểm y học: sự già hoá có những đặc điểm vừa chung mọi

người, vừa riêng của mọi người.

– Theo pháp luật:

+ Việt Nam chưa có quy phạm cao tuổi. Quan niệm hết tuổi lao động đã

có từ nhiều năm ở các văn bản dưới luật (Nữ trên 55 tuổi, Nam trên 60 tuổi).

+ Trên phạm vi quốc tế, quan niệm người cao tuổi tính từ 60–65 trở lên

(dựa trên nguồn gốc chủ yếu từ các nước phát triển).

Trong cuộc sống có nhiều người cho rằng, người cao tuổi là người già

xã hội, là người hưu trí. Nhưng thực ra các khái niệm đó khác hẳn nhau:

Page 111: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Người hưu trí: là khái niệm dùng để chỉ những người đã nghỉ ngơi

hoàn toàn sau một thời gian dài làm trong khu vực nhà nước.

– Người già xã hội: là khái niệm dùng để chỉ những người thật sự ở tuổi

già và các trường hợp được tập quán xã hội coi như người già.

– Người cao tuổi: là giai đoạn cuộc sống sau tuổi chín mùi, là giai đoạn

mà hoạt động của các chức năng cơ thể bị chậm lại do suy thoái.

Dưới góc Xã hội học: Cao tuổi không chỉ là hiện tượng sinh lý mà còn

là một hiện tượng xã hội sâu sắc. Tính chất xã hội của thời kỳ này trong cuộc

đời mỗi con người được đặc trưng bởi những đặc điểm sau:

+ Sự rời bỏ hoạt động nghề nghiệp tích cực (hay là sự thay đổi tính

chất của hoạt động đó);

+ Sự thay đổi lối sống nói chung và các định hướng giá trị nói riêng;

+ Sự thay đổi địa vị trong xã hội;

+ Sự thay đổi những chức năng và vai trò của cá nhân trong gia đình.

3.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi

Người cao tuổi là một người bình thường như bao người khác, tuy

nhiên họ có thêm một số những dấu hiệu đi kèm theo do sự suy thoái tự

nhiên của các tế bào như: tóc bạc, da nhăn nheo, khả năng tình dục giảm, cơ

bắp nhão, xương dễ bị giòn, dễ bị gãy do vôi hoá nhiều, trí nhớ ngắn hạn

giảm (là những sự việc vừa mới xảy ra, họ có thể quên ngay) nhưng những trí

nhớ dài hạn lại vẫn ở mức độ cao (chẳng hạn những kỷ niệm xưa cũ, họ vẫn

có thể nhớ từng chi tiết nhỏ), quá trình đồng hoá và dị hoá giảm mạnh, hoạt

động của các cơ quan nội tạng như phổi bị teo, bộ phận tuần hoàn, tiêu hoá,

bài tiết,… giảm sút. Do vậy việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Đối với những người già yếu hoặc có bệnh dài lâu thường trong họ có

những phản ứng tâm lý như: lo âu, buồn chán và đôi khi chán sống. Khi nói

về cái chết, ở trong họ có hai khả năng xảy ra: Khi nghĩ về cái chết gần kề

của bản thân, nhiều người đã muốn chuẩn bị việc an táng, ma chay trước cho

Page 112: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

mình nhưng cũng không ít người không bao giờ nhắc đến chuyện này, họ

lạnh nhạt, phủ nhận vì cảm thấy sắp phải xa người thân, có người lại gần gũi

với người thân hơn, số khác thì đến với tôn giáo.

Khi nhìn thấy những người thân chết (hoặc vợ, chồng hoặc những

người bạn cùng lứa tuổi) thì ở người già thường có những phản ứng tâm lý

như: trầm cảm hơn, cô đơn, sợ hãi, buồn đau hơn,… Chính vì lẽ đó nhiều

người muốn “đi theo” người đã chết đó luôn.

Theo các chuyên gia về sức khoẻ cho người cao tuổi thì những người

cao tuổi nào bình thường, không cảm thấy bị đe doạ về sức khoẻ,… lại là

những người dễ bị nguy hiểm hơn là những người cao tuổi bị bệnh vì những

người cao tuổi này lúc nào cũng cảm thấy cơ thể mình khoẻ mạnh nên chủ

quan không phòng bệnh tật.

3.3.1. Các nhu cầu cơ bản của người cao tuổi

Cũng như ở mọi lứa tuổi, người cao tuổi cần phải được đáp ứng những

nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết. Song bên cạnh đó còn có những nhu

cầu đặc biệt cần được quan tâm hơn như:

+ Nhu cầu về chế độ ăn uống, ở phù hợp thuận tiện,… (chẳng hạn

người cao tuổi mắt kém nên cần có kính lão để họ có thể tự túc hoạt động mà

không phải phụ thuộc vào người khác dẫn dắt).

+ Nhu cầu an toàn cho cuộc sống: đây là nhu cầu quan trọng của người

cao tuổi bởi lúc này họ đang trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Giai đoạn của

sự thoái hoá tự nhiên của con người. Sự thoái hoá này không những chỉ ảnh

hưởng về mặt thể chất mà cả về mặt tâm lý. Vì vậy đối với những người cao

tuổi, việc chăm sóc sức khoẻ là vô cùng cần thiết. Từ chế độ ăn uống, sinh

hoạt, khám chữa bệnh, phòng bệnh đến môi trường sống lành mạnh, ít căng

thẳng,…

+ Một nhu cầu cơ bản và quan trọng nhất ở người cao tuổi là được tôn

trọng và được mọi người chấp nhận, quý mến. Cho dù họ không còn trực tiếp

đóng góp cho xã hội nữa nhưng họ vẫn cần có sự chấp nhận của xã hội; của

Page 113: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

gia đình về những kinh nghiệm trong quá khứ của họ, về khả năng và tính tự

lập rằng, họ không phải là những người thừa vô ích trong xã hội mà ngược

lại, họ vẫn còn quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với những người thân.

Hơn bao giờ hết, người cao tuổi rất cần mối quan hệ mật thiết với

những người thân trong gia đình như: con, cháu, vợ chồng,… và với xã hội là

bạn bè. Nếu thiếu những mối quan hệ và tình cảm này, người già dễ nảy sinh

cảm giác cô đơn và đôi khi có thể tăng thêm trong quá trình lão hoá.

3.3.2. Những lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của người cao tuổi

– Về hoạt động lao động:

Nhiều người cao tuổi, nhất là những người sau khi về hưu vẫn tiếp tục

làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau như: tiếp tục làm những công việc

cũ, làm những việc mới phù hợp với sức lực, năng lực và điều kiện của mình,

làm các công việc nội trợ, trông cháu trong gia đình,… không mấy ai chịu “bó

tay” nghỉ ngơi hoàn toàn. Ở những nước khan hiếm người lao động, lực

lượng người già, người về hưu còn được xem xét như một nguồn lao động

bổ sung quan trọng (tất nhiên họ phải có chính sách sử dụng hợp lý). Có rất

nhiều động cơ khiến người già tiếp tục tham gia vào công việc: từ những

động cơ kinh tế (do hoàn cảnh bức bách), động cơ mang tính chất tâm lý – xã

hội (do không muốn mất đi uy tín và địa vị xã hội) cho đến những động cơ

mang tính chất nghề nghiệp thuần tuý (những người say mê với nghề nghiệp,

sống bằng “công việc”). Các động cơ này không hẳn lệ thuộc vào ý muốn chủ

quan của mỗi người mà nó bị quy định bởi nhân tố kinh tế – xã hội. Quan

trọng nhất là nó phụ thuộc vào tâm thế xã hội hoặc các định hướng giá trị của

các nhóm xã hội trong đó người già là đặc biệt. Nhưng tuy nhiên, những

nguồn thu nhập trên tuy không nhiều song lại đem đến cho người già cảm

giác sống hữu ích, họ không phải là những người thừa, gánh nặng cho con

cháu.

– Về thu nhập:

Page 114: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Do phải lao động để kiếm sống vào lúc tuổi cao sức yếu mà thu nhập

cuộc sống của người già thấp thậm chí nhiều người còn khó khăn chật vật.

Thu nhập của người cao tuổi phụ thuộc chủ yếu (tương đối ổn định) là dựa

vào bảo hiểm, lương hưu, lợi tức, việc làm, sự giúp đỡ của cộng đồng và sự

trợ giúp của con cháu (về bản chất là sự tuỳ tâm).

– Về sinh hoạt:

Trong mọi thể chế xã hội hiện tồn dưới mọi hình thức hiện có, gia đình

là một thực thể văn hoá song hành biến đổi theo hai chiều: không gian và thời

gian. Chiều không gian là những đặc trưng văn hoá giữa các vùng khác nhau,

còn chiều thời gian là sự biến đổi của gia đình từ truyền thống đến hiện đại.

Gia đình còn là một thể chế cơ sở coi như tế bào của xã hội và vì thế gia đình

đóng một vai trò to lớn trong việc chăm sóc người cao tuổi.

– Về cách sắp xếp cuộc sống:

Khi còn sức khoẻ và khả năng lao động, nhất là khi con cái đã trưởng

thành và có gia đình riêng, người cao tuổi mong muốn được tách ra để có

cuộc sống độc lập với con cái (tách ra nhưng không có nghĩa là ở quá xa con

cái mà phải gần; thậm chí thật gần với gia đình các con hoặc sống với gia

đình một người con trai đã có vợ). Họ chỉ muốn quay trở về sống với con

cháu cho vui vẻ hơn, để có được những điều kiện chăm sóc tốt hơn, khi tuổi

đã cao, sức đã yếu và một trong hai vợ chồng họ có người không may bị mất

sớm hơn. Vì thế, trong gia đình con cái luôn đóng một vai trò lớn trong việc

chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ già, nhất là khi cha mẹ họ muốn quay trở lại

sống cùng con cháu.

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội và văn hoá hiện nay đang

tạo ra những thay đổi rất lớn trong cấu trúc, quy mô và chức năng của gia

đình. Gia đình tuy vẫn là nguồn trợ giúp cơ bản của người cao tuổi về cả điều

kiện vật chất, tinh thần cũng như khi chăm sóc sức khoẻ. Nhưng nói chung

trong sinh hoạt, người cao tuổi phải đối diện với những mâu thuẫn tất yếu khó

tránh khỏi khi vai trò truyền thống của gia đình trong việc chăm sóc và giúp đỡ

họ đang chịu nhiều sức ép cả về kinh tế, xã hội và tâm lý. Do vậy mà trong gia

Page 115: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

đình, nhiều người cao tuổi cảm thấy bất lực, sức yếu và mất tự chủ trong mọi

công việc từ việc nhà, hôn nhân của con cái,..: cho đến việc mất quyền lực

kinh tế, chính trị bảo tồn và truyền bá văn hoá, mặc cảm về sự mất uy thế –

cái uy thế và quyền lực đã được người già tạo dựng nhiều năm từ chiều dài

của năm tháng, bề dày của kinh nghiệm, của tập quán, thói quen,… Nhất là ở

phương Đông, khi người cao tuổi đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của trật tự kỷ

cương Nho giáo đó là: nối tiếp, làm theo và không bao giờ thay đổi (kế, thuật

vô cải) theo nguyên lý: sai khiến, phục tùng (sử và sự) một chiều từ trên

xuống,… Nhiều người cao tuổi cảm thấy bị đứng ngoài cuộc, bị rút ra khỏi

trào lưu của xã hội mà họ đã lớn lên trong đó, họ không còn được tôn trọng

như trước (già rồi biết gì). Giới trẻ tự lập sớm, học nghề ở người khác, không

còn học ở cha mẹ nữa, xã hội ưu ái giới trẻ hơn (trọng cái mới, sự thay đổi,

hăng say, sinh lực…), nhiều con cháu còn cho việc chăm sóc bố mẹ họ nhất

là trong những lúc ốm đau là một gánh nặng cho người thân, gia đình và thậm

chí ở xã hội phương Tây, nhiều con cháu còn đưa người cao tuổi đến viện

dưỡng lão để nuôi,… Vì thế trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ con cái cũng

bị biến dạng đi ít nhiều. Nếu như trước đây việc người già trông nom, chăm

sóc con cháu là một nhu cầu tình cảm thì tới nay, việc đó được coi là một sự

phân công sòng phẳng để người con đi lao động sản xuất.

Tất cả những điều trên khiến người cao tuổi cảm thấy dễ bị mủi lòng,

dễ bị uất ức và dẫn tới dỗi hờn,… họ giận bản thân mình và đôi khi giận cả

người khác. Họ chối từ mọi sự giúp đỡ, cho dù lúc đó họ rất cần sự giúp đỡ

của cả gia đình và xã hội,… Do vậy mà quan hệ xã hội của người cao tuổi bị

thu hẹp đáng kể.

– Về việc sử dụng thời gian rỗi:

Ở cái tuổi gần đất xa trời, người cao tuổi bị hạn chế bởi bệnh tật, sức

khoẻ bởi khả năng đi lại,… nên thời gian rỗi của người cao tuổi thường dùng

trong những hoạt động có tính chất cá nhân nhiều hơn là các hoạt động mang

tính tập thể và cộng đồng.

Page 116: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Những hình thức sinh hoạt mang tính chất hưởng thụ cá nhân được

người cao tuổi tham gia thường xuyên là đọc sách báo, nghe đài, xem vô

tuyến,…

Những hình thức sinh hoạt có tính chất nhóm ít thường xuyên hơn

nhưng lại có số đông người cao tuổi thích tham gia là hoạt động giao tiếp

trong gia đình, họ hàng và trong các bạn bè tri kỷ.

Các hình thức sinh hoạt cộng đồng có tính phi chính thức như cưới hỏi,

cúng giỗ, lễ hội, chùa chiền đặc biệt là ma chay ở các nước phương Đông là

những hoạt động được nhiều người cao tuổi tham gia. Còn đối với các sinh

hoạt cộng đồng có tính chất chính thức hơn như: hội bảo thọ, mặt trận tổ

quốc, hội phụ nữ,… mặc dù có tên trong danh sách các hội viên nhưng thực

chất không được người cao tuổi quan tâm.

Chính những điều trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện nhu

cầu văn hoá của họ. Nhất là nhu cầu tâm linh còn tiềm ẩn sâu trong cuộc

sống của người cao tuổi. Cho dù là đức tin của mỗi người cao tuổi không

giống nhau nhưng chỗ gặp gỡ của họ chính là nó đã tạo nên động lực bên

trong giúp họ sống.

Ở Việt Nam, việc phục hồi các sinh hoạt giỗ Tổ, tết Thanh minh, khôi

phục tộc họ, lập gia phả, lễ mừng thọ,… là một cố gắng của người cao tuổi

tìm cách khẳng định lại vị trí của mình sau một thời gian thiếu vắng. Đây cũng

là một biện pháp giúp người cao tuổi giải toả được những tâm trạng tiêu cực

và hòng lan truyền trong họ tính lạc quan xã hội.

– Về tính tích cực xã hội của người cao tuổi:

So với các nước phương Tây, người cao tuổi Việt Nam có được những

điều kiện thuận lợi để thực hiện được nguyện vọng của mình nhằm đóng góp

công sức, kinh nghiệm và kiến thức cho xã hội.

Trong các thành phố lớn, tỷ lệ người cao tuổi, người về hưu đảm nhiệm

trực tiếp các công việc của bộ máy chính quyền, đảng, tổ chức quần chúng ở

cơ sở,… đặc biệt trong công tác hoà giải chiếm một tỷ lệ cao. Cho dù công

Page 117: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

việc bận rộn, chiếm nhiều thời gian, vất vả,… nhưng với vốn sống phong phú,

kinh nghiệm công tác nhiều năm trong các cơ quan xí nghiệp cộng với lòng

nhiệt tình, ý thức trách nhiệm trước xã hội, trước công việc chung khiến

người già tham gia một cách tích cực, họ quên đi sự hụt hẫng do thay đổi nếp

sống quá nhanh, quên đi sự cô đơn và mất đi những mặc cảm về sự vô dụng

của tuổi già. Họ cảm thấy mình sống vui, sống khoẻ, sống có ích hơn.

3.4. Phản ứng của xã hội đối với người cao tuổi

Từ trong gia đình ra ngoài xã hội, bên cạnh những quan niệm cứng

nhắc, đôi khi sai lệch về người cao tuổi như: người cao tuổi thì yếu và vô ích

không còn đóng góp được cho xã hội nữa còn có những nét ứng xử thiếu văn

hoá của một số người, đặc biệt là một bộ phận thanh niên với hàng loạt

những điều chướng tai, gai mắt trong cách xưng hô, cử chỉ, thái độ, hành vi,

thậm chí trong cả những lời nói như: ông khối, bà bô,… Tất cả những điều đó

làm cho người cao tuổi chạnh lòng hoặc phẫn nộ, cảm giác bị xúc phạm.

Trong một số gia đình, nhiều người đã quên đi cái nếp ứng xử kính trên

nhường dưới của con cái đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em. Cùng với sự

tước bỏ lề thói gia trưởng và sự áp đặt tư tưởng phục tùng, cúi đầu cam chịu

của người bề dưới, nhiều người cũng đã vứt luôn những quy phạm trong ứng

xử giữa người với người – một biểu hiện của văn hoá, văn minh. Trong gia

đình đã vậy, ngoài xã hội cũng có không ít những biểu hiện làm người cao

tuổi chạnh lòng.

Chúng ta đều biết với độ tuổi già thì sức khoẻ kém là điều dễ hiểu. Vì

vậy nhu cầu chữa bệnh của họ là khá cao. Nhưng họ vẫn cảm thấy ngại

ngùng không muốn đi chữa trị. Đối với những người cao tuổi về hưu, tuy đã

có thẻ bảo hiểm y tế nhưng thái độ phục vụ của các nhân viên y tế khiến cho

người cao tuổi cảm thấy nản lòng còn đối với những người cao tuổi không đi

làm trong các cơ quan, xí nghiệp thì họ lại càng ngại đến bệnh viện hơn khi

mắc bệnh tật bởi tiền chi trả cho việc khám, chữa bệnh và tiền viện phí, tiền

thuốc men;… quá cao. Chính vì lẽ đó người cao tuổi có xu hướng hoặc mặc

kệ tự cho bệnh phát triển không muốn chữa trị, hoặc tự chữa lấy, không dám

Page 118: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

nói, ngại phiền hà đến con cháu. Chỉ đến khi bệnh tình đã trầm trọng họ mới

tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, của xã hội,…

3.5. Công tác xã hội cho người cao tuổi

3.5.1. Phần đánh giá nhu cầu

Trước hết cần đánh giá những nhu cầu cơ bản và khả năng hoạt động

chức năng thường ngày như:

+ Khả năng tự nấu ăn, tự lo việc ăn uống;

+ Khả năng tự tắm rửa, lo vệ sinh, giặt quần áo;

+ Họ có nhu cầu đặc biệt gì? (Tuỳ theo hoàn cảnh sống cá nhân và ý

muốn của họ), chẳng hạn nhu cầu hoạt động thể thao, giải trí, nhu cầu giao

tiếp thường xuyên với những người xung quanh, nhu cầu cần được chăm sóc

chữa trị bệnh.

3.5.2. Hỗ trợ tìm đến dịch vụ cần thiết

Giúp người già có được hoàn cảnh thuận lợi cho hoạt động của họ

thông qua những hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng như:

– Công tác Xã hội cho người cao tuổi tại nhà: Tại các nước phương

Tây, khi người cao tuổi sống neo đơn tại nhà, thiếu người chăm sóc, người

nhân viên xã hội là người tổ chức cuộc sống cho họ, giúp họ tăng thêm khả

năng tự chăm sóc sức khoẻ và tự túc trong những sinh hoạt thường ngày.

Tổ chức các công việc phù hợp để họ có thể tham gia, tạo niềm vui

trong lao động, mặt khác tạo thêm thu nhập làm giảm bớt cảm giác lệ thuộc.

Khi có những khó khăn mà người cao tuổi không thể tự đáp ứng được

thì cần phải có các dịch vụ hỗ trợ cần thiết (nhất là đối với người cao tuổi độc

thân không gia đình) như: dịch vụ phụ việc nội trợ tại nhà (dọn dẹp nhà cửa,

đi mua bán, nấu nướng), dịch vụ chăm sóc tại nhà (khám chữa bệnh tại nhà,

giúp đỡ khi tắm giặt, chăm sóc khi bị ốm đau,…).

Khuyến khích trẻ em hàng xóm đến trò chuyện,…

Page 119: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Công tác Xã hội cho người cao tuổi tại nhà an dưỡng:

Nhà an dưỡng cho người cao tuổi chủ yếu duy trì ở các nước phương

Tây, giờ.đây đã có những thay đổi về hình thức tập trung như: người cao tuổi

đã hết cảm giác cô đơn, cảm giác bị ruồng bỏ, cảm giác lo sợ triền miên khi

thường xuyên phải chứng kiến cái chết của những người bạn già ở nhà an

nhưỡng bởi vì họ đã được sống ở những căn hộ kề cận với những hộ gia

đình trẻ.

Tại nhà an dưỡng, nhân viên xã hội đồng thời là thành phần của ê kíp

quản lý, họ đóng vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cho người người cao tuổi và

gia đình họ. Nhân viên xã hội giúp giải quyết các vấn đề như: sự tuỳ thuộc ỷ

lại, các hành vi gây hấn và cả những vẩn đề không kiềm chế được như việc

tiểu tiện do tâm lý người cao tuổi.

Nhân viên xã hội còn là cầu nối quan hệ giữa người cao tuổi và gia

đình, khuyến khích sự thăm hỏi của gia đình và đóng góp vào sinh hoạt của

nhà an dưỡng. Tổ chức các câu lạc bộ dành riêng cho người cao tuổi để tại

đây họ có thể mở rộng giao lưu xã hội, có thể chia sẻ tình cảm, nỗi vui buồn

với những người khác.

Tuy nhiên trước khi đưa người cao tuổi vào các nhà an dưỡng, cần

phải cân nhắc kỹ vì ngoài những ưu điểm của nhà an dưỡng là sự chăm sóc

đầy đủ, còn có những mặt hạn chế của nó như: người cao tuổi có thể mất đi

cảm giác tự chủ và tự lập, họ phải sống xa gia đình, xa môi trường quen

thuộc, xa những người thân, xa nguồn hỗ trợ trong cộng đồng sẵn có từ

trước.

– Công tác Xã hội cho người già tại bệnh viện:

Việc phải nằm trong bệnh viện, đối với người cao tuổi là cả một vấn đề

từ việc sợ hãi bị chết, sợ hãi vì bị bỏ rơi cho đến việc mặc cảm vì phải tuỳ

thuộc hoàn toàn vào người khác, mất phương hướng do sự thay đổi môi

trường. Những điều này rất dễ dẫn tới sự hiểu lầm của các y tá, bác sĩ trong

bệnh viện vì vậy vai trò nhân viên xã hội ở đây là:

Page 120: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

+ Tư vấn để người cao tuổi bớt cảm thấy buồn chán, cô đơn, giải thích

tiến trình chữa trị;

+ Giúp đỡ người cao tuổi lấy lại hoạt động độc lập;

+ Giúp gia đình, người thân tham gia vào việc chăm sóc.

Bản thân nhân viên xã hội cũng phải tham gia vào kế hoạch xuất viện

của người cao tuổi, bởi những lúc này, thường trong người cao tuổi xuất hiện

sự mâu thuẫn: vừa muốn về nhà, lại vừa sợ phải xuất viện vì ở đây họ có

cảm giác an toàn hơn (do có y tá, bác sĩ khám và chăm nom thường xuyên

hơn).

3.6. Vai trò của nhân viên xã hội

Trong việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, nhân viên xã hội thường

phải đảm nhận các vai trò chính sau:

– Vai trò trung gian: nhằm giúp người cao tuổi có điều kiện tham gia

các sinh hoạt trong cộng đồng.

– Vai trò tư vấn cho người cao tuổi và gia đình họ: về các vấn đề tình

cảm, tâm lý, công ăn việc làm, ý nghĩa mới trong cuộc sống, vấn đề về sức

khoẻ, về cái chết,…

– Vai trò nhận diện và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi có nhu cầu:

trợ giúp về tài chính, nơi ở tốt hơn, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ vui

chơi giải trí, dịch vụ du lịch, thăm viếng bạn bè,…

– Vai trò biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho người cao tuổi:

Trong tiến trình tiếp cận với người cao tuổi, yêu cầu đối với nhân viên

xã hội phải giữ thái độ tôn trọng, tế nhị, những hành động, cử chỉ thích hợp –

chẳng hạn trong cách xưng hô, khoảng cách khi ngồi nói chuyện,… Tuy nhiên

việc kính trọng người cao tuổi không có nghĩa phải hoàn toàn chiều theo ý

muốn của một số người cao tuổi vì tính tình của họ dễ thay đổi thất thường

làm cho công việc chăm sóc họ gặp khó khăn hoặc đôi khi bị gián đoạn.

Page 121: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Với những người cao tuổi đang có vấn đề cá nhân cần giải quyết, đòi

hỏi nhân viên xã hội phải dành thời gian để tham vấn và lắng nghe họ – lắng

nghe những nỗi niềm, tâm trạng họ trong nhiều lúc và tỏ ra thấu hiểu, cảm

thông. Thậm chí nếu cần thiết, còn phải theo dõi, ngăn cản và giúp đỡ người

cao tuổi giảm bớt ý muốn tự vẫn. Ở những trường hợp như thế này thì đòi hỏi

ở nhân viên xã hội không những kỹ năng về tham vấn mà cả lòng nhiệt tình

và sự kiên trì hơn là những hoạt động chăm sóc khác.

4. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY4.1. Khái niệm về ma tuý và sự nghiện ma tuý

4.1.1. Khái niệm về ma tuý

– Ma: là cây gai.

– Túy: là say.

Ma tuý theo gốc Hán – Việt có nghĩa là mê mẩn.

– Theo Từ điển tiếng Việt: “Ma tuý là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất từ

moóc phin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác

thần kinh bị tê liệt và lâu dần có thể nghiện”.

– Theo Tổ chức Y tế thế giới OMS: “Ma tuý là bất kỳ chất gì mà khi đưa

vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể”.

Theo nghĩa đó, ma tuý bao gồm những chất được sử dụng hợp pháp như:

rượu, thuốc lá đến những chất chỉ được sử dụng hạn chế theo chỉ dẫn của

thầy thuốc để chữa bệnh như moóc phin và những chất bị cấm như thuốc

phiện, heroin, cocain,…

– Hiểu theo nghĩa hẹp và thông dụng: thì ma tuý được tinh chế từ một

số loại cây có tên là cần sa, anh túc thường được dùng trong y học để làm

thuốc giảm đau và chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng vào mục đích phục vụ

nhu cầu giải trí với liều cao để có cảm giác đặc biệt thì nó sẽ trở thành chất

gây ức chế thần kinh, gây ra ảo giác cho người sử dụng, khi dùng nhiều

thành thói quen dẫn đến nghiện.

Page 122: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Theo nghĩa rộng (1982) của Tổ chức Y tế thế giới nêu, được

UNESCO và Nhà nước ta công nhận: “ma tuý là một thực thể hoá học hoặc là

những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một

sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những chất đó sẽ làm biến đổi chức

năng sinh học và tinh thần của con người”.

Như vậy có thể hiểu, ma tuý bao gồm: thuốc phiện, cần sa, heroin,

moóc phin và các chất kích thích thần kinh,…

4.1.2. Khái niệm nghiện ma tuý

Là trạng thái nhiễm độc chu kỳ, mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần

một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Đặc trưng của sự nhiễm độc là:

+ Cần tăng liều tiêu dùng;

+ Sự lệ thuộc của tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của thuốc;

+ Người nghiện ma tuý là những người thường xuyên dùng một chất

gây độc, có hiện tượng phụ thuộc thuốc (bắt buộc dùng thường xuyên, nếu

không, xuất hiện hội chứng cai như: vật vã, lo âu, rối loạn giấc ngủ, đau mình

mẩy,…). Nói một cách khác, nghiện ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay

mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng chúng, có nghĩa là lệ

thuộc thuốc về mặt thể chất và tâm thần (tức là phải tăng liều).

4.1.3. Các phương thức sử dụng

Ma tuý được đưa vào cơ thể bằng các con đường như:

– Hút: thuốc phiện, bạch phiến, cần sa, heroin, cocain,…

– Tiêm (chích): gồm tiêm chích dưới da, tiêm bắp hoặc trên tĩnh mạch.

– Nuốt, uống: thuốc phiện sống, moóc phin, các thuốc an thần.

– Nhai: lá coca.

4.2. Đặc điểm chung của người nghiện ma tuý

Ham muốn chất thuốc khó có thể kiềm chế được: lệ thuộc nhiều về tâm

lý và thể chất do sự tác dụng của thuốc.

Page 123: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Sự lệ thuộc về tâm lý: là hiện tượng mà đối tượng khi đã cai nghiện

một thời gian những chỉ nghe nói chuyện về thuốc hoặc thấy người nào sử

dụng là xuất hiện các hiện tượng như: bứt rứt, ngáp, chảy nước mũi,… và

muốn sử dụng lại.

– Sự lệ thuộc thể chất: là hiện tượng thay đổi sinh lý mà đối tượng sau

một thời gian dùng ma tuý liên tục xuất hiện những triệu chứng vật vã nếu

như không có thuốc.

Sự lệ thuộc thể chất có thể giảm đi nhanh chóng nhưng sự lệ thuốc tâm

lý là yếu tố làm cho người nghiện quay trở lại dùng thuốc nhanh nhất và nhiều

nhất. Người nghiện ma tuý khuynh hướng tăng dần liều lượng thuốc dùng.

4.3. Văn hoá của người nghiện ma tuý

4.3.1. Các nhu cầu của người nghiện

– Những người nghiện và những người đã cai nghiện khi trở về muốn

sống trong tình thương yêu của gia đình, cộng đồng và trong lòng tin của mọi

người – chính tình thương yêu và lòng tin đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh

trong cuộc sống của những người nghiện, giúp họ vượt qua tất cả để trở về

với cuộc sống đời thường.

– Những người nghiện muốn được sống trong một môi trường trong

sạch không còn ma tuý. Không chỉ trong khoảng thời gian điều trị mà còn cả

sau khi đã cai nghiện trở về, cho dù là chỉ thấy hoặc nghe nói tới ma tuý.

Những người nghiện có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để chữa trị bệnh, cai

nghiện và phục hồi sức khoẻ.

– Những người nghiện cần có các thông tin, kiến thức về bệnh của

mình để hiểu rõ được nguyên nhân, tác hại và có các phương pháp phòng

chống căn bệnh này. Từ đó giúp họ chủ động tham gia vào chương trình cai

nghiện cũng như phòng chống các tệ nạn xã hội.

– Những người nghiện cần được xã hội giúp họ có một nghề nghiệp ổn

định để họ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống; tìm lại được niềm vui trong lao

động, niềm tin, tình thương yêu của gia đình, cũng như ngoài xã hội và cũng

Page 124: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

thông qua đó họ mới không còn cảm giác bị gia đình, xã hội bỏ rơi mà cảm

thấy mình như được tái hoà nhập với cộng đồng trên cơ sở quan hệ bình

đẳng, không bị đối xử phân biệt.

4.3.2. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người nghiện

– Về phương diện hoạt động lao động:

Phần lớn những người nghiện (theo thống kê của Bộ Lao động Thương

binh và Xã hội – chiếm khoảng hơn 60%) là thất nghiệp, khoảng hơn 20% là

những người lao động tự do đi vào con đường nghiện hút, số còn lại là những

người đang làm việc trong các cơ quan xí nghiệp, học sinh, sinh viên,… Đó là

những người bị nghiện do nhu cầu công việc (vận động viên thể thao muốn

chạy nhanh hơn, học sinh, sinh viên muốn thức đêm để học,…) và những

người bị bệnh nặng buộc phải dùng ma tuý để điều trị vết thương,…

Như vậy có thể nói, hoạt động lao động của những người nghiện là

không có hoặc nếu có thì cũng không ổn định, bấp bênh, vì thế thu nhập của

họ phụ thuộc chủ yếu vào gia đình như: Bố mẹ, chồng, con, vợ,… dưới nhiều

hình thức: xin gia đình, lừa đảo gia đình một cách khéo léo, ăn cắp,… và nếu

như trong gia đình không còn khả năng để giúp họ có tiền thoả mãn nhu cầu

hút, chích thì họ ra ngoài xã hội – cũng thông qua hàng loạt các hành vi: từ ăn

xin, móc túi cho tới cướp của giết người – miễn sao có tiền, càng nhiều tiền

càng tốt để hòng thoả mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu hưởng lạc, hòng quên

đi tâm trạng chán chường, cay đắng vì thực tế xã hội, vì cuộc sống của chính

cuộc đời họ, cả vì tò mò hay do áp lực của nhóm bạn nữa,…

– Về sinh hoạt:

Những người lao vào con đường nghiện hút là những người bị khủng

khoảng niềm tin, là những người tò mò muốn thử và cũng là những người bị

áp lực của nhóm bạn mà mình quan hệ cho nên họ đã đi tìm sự bù đắp qua

ma tuý. Ma tuý sẽ giúp họ bớt lo âu từ đó họ hoàn toàn phụ thuộc vào ma tuý.

Họ lệ thuộc đến mức phải dùng liên tục để khỏi bị vật vã khi không có thuốc

(vòng luẩn quẩn này đưa họ đến sự nghiện ngập ngày càng nặng). Họ sống

Page 125: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

co mình thu hẹp vào các phạm vi thích thú, họ luôn u sầu, lãnh đạm và trở lên

phó mặc đối với người thân, gia đình, thờ ơ và bỏ bê công việc với cả vui

buồn, họ chai lỳ cảm giác đối với mọi mặt của cuộc sống đời thường như: tình

yêu, vui chơi, giải trí, học hành,.. Tất cả đối với họ đều vô nghĩa. Ở họ, khi có

ma tuý thì thương cha, thương mẹ, kêu gào tình thương nhưng khi hết ma tuý

thì tỏ ra thù ghét, phẫn uất tất cả – thậm chí tới mức độ liều lĩnh mất hết tính

người, hung hãn và đi đến con đường phạm pháp.

Trong quan hệ với gia đình, những người nghiện – thường cảm thấy

thiếu thốn về tình cảm do bị gia đình mải mê làm kinh tế không quan tâm, do

gia đình bỏ rơi vì cảm thấy bất lực khi bỏ ra quá nhiều tiền bạc và sức lực mà

không giúp được người thân cai nghiện hẳn hoặc cũng có khi do bỏ mặc

không quan tâm vì cho rằng, những người nghiện trong nhà làm ảnh hưởng

tới uy tín của chính bản thân họ. Tuy nhiên cũng có những người nghiện vẫn

sống trong tình thương yêu của gia đình, cộng đồng, bản thân họ cũng nhận

thức được hoàn cảnh, tình trạng sức khoẻ của chính mình, những điều mà họ

đã gây ra cho gia đình và bạn bè trong lúc tỉnh táo. Nhưng tuy nhiên họ vẫn

không vượt qua được chính mình để tái hoà nhập với cộng đồng. Chính vì lẽ

đó họ vẫn thường sống trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi, không thiết quan hệ

với người nào cả.

– Về sức khỏe:

Theo y học phân tích, khi con người hút, chích thì chất ma tuý sẽ phá

hủy vỏ não, gây nên ở người nghiện tình trạng giảm trí nhớ và giảm tốc độ

phản ứng ở hệ thần kinh. Vì thế, xét trên toàn diện, thì ở những người này

sức khoẻ bị giảm sút rõ rệt cả về trí lực lẫn thể lực. Dấu hiệu rõ nhất phản ánh

sự biến đổi của cơ thể theo chiều hướng tiêu cực là: ngáp vặt, đờ đẫn, gầy

guộc, môi thâm, da xanh xám, mặt tái,… Bên cạnh những dấu hiệu trên, ở

người nghiện còn xuất hiện một số bệnh kèm theo như: xuất huyết phổi, dạ

dày, ghẻ, ung mủ, gan thận, tóc khô và rụng,… thậm chí còn bị giang mai và

có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS cao.

Page 126: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Cho đến nay, người ta đã phát hiện khoảng 25 loại bệnh phát sinh do

nghiện ma tuý.

4.3.4. Hậu quả của những người nghiện

Hậu quả do nghiện hút mang lại thật nặng nề, gây thiệt hại lớn không

những cho bản thân, cho gia đình mà còn cho cả ngân sách của nhà nước và

cho cả xã hội.

– Đối với bản thân người nghiện hút:

Dù sử dụng ma tuý bằng con đường nào thì cũng sẽ dẫn con người

đến tình trạng suy đồi đạo đức (lợi dụng lòng tin, tình thương yêu của gia đình

và xã hội để lừa đảo lấy tiền, đem đồ đi bán) và bị huỷ hoại sức khoẻ của

chính bản thân họ. Ở những người nghiện sẽ phát sinh ra nhiều rối loạn về

mặt sinh học, cùng với những bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ.

– Đối với gia đình người nghiện:

Những gia đình có người thân mắc vào nghiện hút, chích thì kinh tế sẽ

bị suy sụp. Từ suy sụp kinh tế dẫn tới xung đột trong gia đình, người thân

trong gia đình luôn luôn cảnh giác với họ, còn tình cảm thì bị rạn nứt, gia đình

không hạnh phúc và điều nguy hại hơn, những đứa trẻ sinh ra từ các ông bố

bà mẹ nghiện ngập sẽ bị tật nguyền về thể xác hoặc tinh thần.

– Đối với xã hội:

Gia đình là tế bào của xã hội. Nghiện hút ma tuý phá hoại hạnh phúc và

kinh tế gia đình là tiền đề của sự rối loạn xã hội. Chẳng hạn như: ảnh hưởng

đến anh ninh xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội,… trong đó yếu tố an ninh

xã hội được mọi người coi trọng gấp 10 lần so với những người nghiện đã

tiêu tốn không ít chi phí xã hội cho việc chữa trị cai nghiện, bởi những người

cai nghiện hẳn vẫn còn quá ít.

4.4. Phản ứng xã hội đối với những người nghiện hút

Nếu thừa nhận tệ nạn ma tuý là những hành vi lệch chuẩn mực xã hội

do con người gây ra, do con người làm chủ thể thì rõ ràng có thể thấy được

Page 127: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

để dẫn tới hành vi lệch chuẩn xã hội đó không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bên

ngoài mà còn phụ thuộc vào yếu tố bên trong với những kết cấu phức tạp của

tâm sinh lý, ý thức tư tưởng. Vì vậy phản ứng của xã hội đối với những người

nghiện hút cũng theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.

– Phản ứng của xã hội theo chiều hướng tích cực

Nhiều người khi tiếp xúc hoặc khi nói về những người nghiện ma tuý,

cho rằng đó là những con người đáng thương, đáng được quan tâm giúp đỡ

bởi lẽ họ bị nghiện có thể do nguyên nhân như bị bạn bè lôi kéo, chưa hiểu

biết hết tác hại của ma tuý, do hoàn cảnh xô đẩy họ chưa hẳn là những người

xấu.

Trên cơ sở sự hiểu biết này, bày tỏ thái độ quan tâm, tích cực tham gia

vào các hoạt động giúp đỡ những người nghiện như: động viên, khuyên nhủ.

Nhất là đối với những người cai nghiện trở về thì họ tỏ ra rất vui vẻ, tìm mọi

cách tạo điều kiện cho những người nghiện quay trở về học tiếp văn hoá (đối

với những người học dở) và giúp tìm việc làm. Thậm chí còn tạo điều kiện

cho họ tham gia các hoạt động xã hội,… bởi họ nghĩ rằng, khi đã được đi học

văn hoá, có vốn tri thức nhất định, những người nghiện sẽ tiếp thu được phần

nào những tác hại của ma tuý, của việc dùng ma tuý và khi đã được đi học,

người nghiện mới được sống trong môi trường đầy ắp tình người (thầy cô,

bạn bè,…).

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực còn không ít những người có

thái độ với người nghiện.

– Phản ứng của xã hội theo chiều hướng tiêu cực:

Nếu như ở những người còn nhìn nhận những người nghiện theo khía

cạnh nhân văn, mặt tích cực của họ thì trong xã hội cũng không ít người luôn

cảnh giác, lo lắng trước những người nghiện. Họ luôn cho rằng, đó là những

con người xấu, luôn rình rập, trộm cắp, là những người có những hoạt động

không trung thực, thậm chí có những việc làm mất tính người. Chính vì vậy

mà họ không những luôn xa lánh, không cho con em mình tiếp xúc, giao du

Page 128: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

với những người nghiện sợ rằng, con em mình sẽ bị tiêm nhiễm không những

với những người nghiện mà họ còn có thành kiến với cả gia đình của những

người nghiện, bỏ mặc không quan tâm giúp đỡ.

4.5. Công tác xã hội cho người nghiện hút

4.5.1. Nhận định tình hình chung của người nghiện hút

+ Mức độ nghiện: chất gì, từ bao giờ, cách dùng (hút, hít, uống, tiêm

chích tĩnh mạch..), liều lượng (bao nhiêu/ 1lần và một ngày);

+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện;

+ Tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình: tình hình kinh tế, quan hệ trong gia

đình và sự quan tâm của gia đình;

+ Tìm hiểu nhu cầu đặc biệt của đối tượng: các khó khăn mà thân chủ

đang gặp phải,…;

+ Trình độ hiểu biết về ma tuý của đối tượng và gia đình họ;

+ Đối tượng và gia đình có muốn cai nghiện không;

+ Nghề nghiệp và khả năng tạo lập kinh tế của thân chủ;

+ Tình trạng sức khoẻ, tuổi, các rối loạn nhân cách, các bệnh kết hợp,

các hành vi phạm tội.

4.5.2. Công tác Xã hội với người nghiện hút

Tiếp xúc để hiểu rõ hoàn cảnh của thân chủ. Giải thích cho thân chủ rõ

về tác hại của ma tuý, cùng bàn bạc với thân chủ về các giải pháp, hướng cai

nghiện thông thường. Về mặt lý thuyết việc cai nghiện phải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chế ngự vật vã, tạo sự năng động, thiết lập mục tiêu cho

cá nhân.

– Giai đoạn 2: Giải quyết mâu thuẫn cá nhân mà có và tăng cường khả

năng tâm lý xã hội.

– Giai đoạn 3: Phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa sự trở lại

với ma tuý.

Page 129: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Tổ chức cai nghiện cho đối tượng tại các cơ sở cai nghiện; thuyết phục,

động viên những mặt tốt của thân chủ, hướng tới những điều tốt đẹp để họ từ

bỏ ma tuý. Cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong khi cai nghiện, chẳng hạn như

hỗ trợ y tế, sinh hoạt giáo dục, lao động và vui chơi giải trí.

Công tác hỗ trợ tâm lý xã hội trong cộng đồng là cần thiết để tránh tái

nghiện, chẳng hạn thiết lập mối quan hệ thân thiết, tránh mặc cảm, xa lánh

người nghiện, cung cấp dịch vụ tư vấn khi cần thiết.

– Tổ chức các câu lạc bộ những người nghiện ma tuý, có sinh hoạt

định kỳ, các thành viên giúp đỡ nhau về mặt tâm lý để vượt qua sự cám dỗ

của ma tuý, các hoạt động giải trí khác nhằm làm người nghiện thích nghi trở

lại với cuộc sống.

– Tạo cho người nghiện có công ăn việc làm, tự lập về kinh tế sau khi

đi cai nghiện trở về.

– Giúp những người nghiện tự điều chỉnh các tương tác sai lệch giữa

bản thân họ với những thành viên khác trong gia đình thông qua việc giải

thích cho họ về việc hoà nhập vào gia đình và có trách nhiệm với gia đình của

mình.

4.5.3. Công tác Xã hội đối với gia đình người nghiện

Cung cấp thông tin cho gia đình có người nghiện về tác hại của ma tuý,

cách phát hiện ma tuý, cách cai nghiện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho

những người nghiện trong gia đình họ.

– Giúp gia đình những người nghiện giải quyết những xung đột trong

tương tác giữa các thành viên trong gia đình để từ đó những người nghiện có

cơ hội được sống trong môi trường hoà thuận.

– Thuyết phục để gia đình người nghiện quan tâm, thương yêu thực sự

và tin tưởng ở họ (những người nghiện), không xa lánh hắt hủi họ mà ngược

lại những người thân trong gia đình phải gần gũi, dẫn dắt, nâng đỡ họ mỗi khi

họ gặp khó khăn. Và cũng từ đây, những người nghiện sẽ tìm thấy được chỗ

Page 130: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

dựa về tinh thần, vật chất để vượt qua khó khăn, từ đó họ sẽ không còn ý

nghĩ dùng ma tuý để tìm lối thoát nữa.

– Kết hợp với các trung tâm để làm công tác cho người nghiện.

– Gia đình những người nghiện phải có trách nhiệm đưa thân chủ

(những người nghiện) thích ứng lại trong sinh hoạt và điều kiện trước đây.

4.5.4. Công tác Xã hội với cộng đồng

Trong cộng đồng, việc thực hiện công tác phục hồi chức năng, tâm lý

xã hội cho những người nghiện đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì nếu

như làm tốt, nó sẽ có tác dụng đề phòng những người nghiện tái nghiện.

Muốn vậy thì trước hết phải:

– Giáo dục ý thức cho mọi người trong xã hội không những không xa

lánh những người nghiện mà còn có trách nhiệm nâng đỡ, giúp đỡ họ bằng

mọi khả năng có thể có.

– Tạo điều kiện cho những người nghiện được học tập, làm việc tại

cộng đồng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cho những người đi cai nghiện trở về với

yếu tố vật chất, y tế,… bởi vì lúc này họ thường gặp nhiều khó khăn.

– Phối kết hợp nhiều ngành, nhiều đoàn thể để phòng chống nghiện hút

ma tuý trong xã hội như: phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán và

vận chuyển ma tuý,…

4.6. Vai trò của nhân viên xã hội

Nhân viên xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp

thân chủ cai nghiện và giúp họ tái hoà nhập với cộng đồng sau khi họ cai

nghiện trở về.

Những công việc chính đòi hỏi nhân viên xã hội phải đảm nhận:

– Vãng gia: thăm viếng gia đình có người nghiện để nhằm mục đích

khuyến khích những người nghiện lánh xa với thuốc và khuyến khích gia đình

giúp đỡ họ trong những việc này.

Page 131: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Cùng với những người nghiện đến tái khám định kỳ tại các trung tâm

y tế.

– Thường xuyên liên lạc với những người nghiện (trường hợp không

gặp trực tiếp được phải liên lạc bằng thư).

– Giúp những người nghiện tìm công ăn việc làm. Bởi vì chính hoạt

động lao động sẽ giúp những người nghiện tìm niềm vui, ý nghĩa của cuộc

sống, giúp họ thấy được giá trị của đồng tiền, của sức lao động, giá trị của

bản thân mình. Và cũng thông qua lao động, những người nghiện mới cảm

thấy mình được quan hệ với mọi người khác một cách bình đẳng, mình được

tin, được yêu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc củng cố

và duy trì lâu dài kết quả cai nghiện.

Muốn làm được như vậy, người nhân viên xã hội cần phải chú ý những

điểm sau:

– Phải đặt lòng tin vào những người nghiện. Nếu nhân viên xã hội làm

được như vậy, có nghĩa họ đã tiếp sức giúp những người nghiện vượt qua

được bệnh tật khó khăn của sự cám dỗ, vượt qua được chính mình và từ đó

tự trách nhiệm với cuộc sống của mình.

– Phải thay đổi môi trường sinh hoạt cho những người nghiện nhằm

tránh những cám dỗ, từ đó mới giúp người cai nghiện có hiệu quả.

– Người nhân viên xã hội phải dùng tình cảm để thuyết phục những

người nghiện, tìm hiểu những nguyên nhân đã đẩy họ vào con đường nghiện

ngập, từ đó mới giúp họ thoát khỏi sự cô đơn và mặc cảm tội lỗi của mình.

– Phải tôn trọng nhân phẩm của người nghiện bởi nếu còn nghi ngờ và

xúc phạm đến nhân phẩm của họ cũng có nghĩa là làm cho họ đau khổ thêm

và đẩy họ quay trở lại với con đường nghiện ngập.

– Giúp nâng cao nhận thức cho người nghiện để họ hiểu được về tệ

nạn xã hội này mà từ đó chủ động, tích cực hợp tác giải quyết chữa trị bệnh

của mình.

Page 132: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

– Tạo điều kiện cho người nghiện có được những niềm tin trong công

việc từ đó họ không còn thời gian nào mà suy nghĩ về những chuyện không

hay nữa,…

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn? Đặc trưng cơ bản của

nhóm đối tượng này? Phân tích kỹ thuật hỗ trợ trong trường hợp Công tác Xã

hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Với tư cách là một nhân viên Công tác

Xã hội, anh (chị) sẽ có những hoạt động nào để giúp đỡ nhóm đối tượng này?

2. Trình bày khái niệm về người khuyết tật. Đặc điểm của nhóm người

khuyết tật. Nhu cầu của họ là gì? Phân tích kỹ thuật hỗ trợ trong trường hợp

Công tác Xã hội với người khuyết tật. Nhân viên Công tác Xã hội có vai trò

như thế nào trong việc giúp đỡ giải quyết các vấn đề cho người khuyết tật?

3. Khái niệm chung về người già, đặc điểm tâm sinh lý, tình hình người

cao tuổi ở nước ta hiện nay. Nhưng vấn đề nảy sinh đối với người cao tuổi

trong xã hội hiện nay là gì? Nhu cầu của người cao tuổi. Phân tích kỹ thuật hỗ

trợ trong Công tác Xã hội với người cao tuổi. Nhân viên xã hội có vai trò như

thế nào trong việc giúp đỡ nhóm đối tượng này?

4. Khái niệm về ma túy và người nghiện ma túy. Đặc điểm tâm sinh lý

của người nghiện ma túy. Những rào cản đặt ra khi tái hoà nhập cộng đồng

cho người nghiện là gì? Phân tích kĩ thuật hỗ trợ trong trường hợp Công tác

Xã hội với người nghiện ma túy. Vai trò của nhân viên Công tác Xã hội đối với

nhóm đối tượng này. Với tư cách là một nhân viên Công tác Xã hội, anh (chị)

sẽ triển khai những hoạt động nào nhằm giúp đỡ nhóm đối tượng này tái hoà

nhập cộng đồng?

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. A.A. Akmalova, P.U. Pavlenok và các cộng sự, Cơ sở của Công tác

Xã hội, sách tiếng Nga (lược dịch), NXB Matxcơva, 2002.

Page 133: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

2. Therese L. Baker, Thục hành nghiên cứu xã hội, Nhà Xuất bản Chính

trị quốc gia, 1998.

3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), Xã hội học đại cương,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1997.

4. Phạm Tất Dong (Chủ biên), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Ha

Nội, 2001.

5. Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, NXB Khoa học Xã hội,

1998.

6. Phạm Huy Dũng, Bài giảng: Lý thuyết và thực hành Công tác Xã hội,

Đại học Thăng Long, 2006.

7. Nguyễn Thị Oanh, Công tác Xã hội đại cương, Nhà xuất bản Giáo

dục, 1998.

8. Elizabeth A. Ferguson, Social Work, Coppyright, 1975 hy

J.B.Lippincott Company (Philadelphia – New York – Toronto).

9. Encyclopediea of Sociology, vol 1, Fidzoy Dearmorn Publishes Uk

and US, 1995.

10. Trần Đình Tuấn: Lý thuyết và Thực hành CTXH, NXB ĐH Quốc gia,

2009.

11. Trích bài phát biểu trong đợt tập huấn: Đào tạo cho các đào tạo

viên về Công tác Xã hội, Tổ chức tại Hà Nội từ 3/6 – 10/7/ 1996.

12. G. Endrrweit Và G. Trommsdorrff, Từ điển Xã hội học, NXB thế giới,

2001.

13. Quốc triều hình luật, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.

14. Social Work Defined, 1979.

15. Trịnh Hằng Sinh (Chủ biên), Khái luận Xã hội học, NXB Đại học

Nhân dân Trung Quốc, 2000.

Page 134: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

16. Bùi Thế Cường, Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam

thập niên 90, NXB Khoa học Xã hội, 2002.

17. Trần Văn Kham, Hiểu về Công tác Xã hội, Tạp chí Xã hội học,

2009.

18. Lê Văn Phú, Công tác Xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

19. Hermann Korte, Nhập môn về lịch sử xã hội học, NXB Thế giới,

1997.

20. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu

Xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, 2001.

21. Thanh Lê, Những vấn đề Xã hội học, NXB Thanh niên, 1999.

22. Đào Hữu Hồ, Thống kê Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

1998.

23. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2001.

24. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2002.

25. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới, 2002.

26. Jean – Claude Passeron, Lý luận Xã hội học, NXB Thế giới, 2002.

27. Bùi Đình Thanh, Xã hội học và chính sách xã hội, NXB Khoa học Xã

hội, 2004.

28. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật an sinh xã hội, NXB

Công an Nhân dân, 2008.

MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: CÔNG TÁC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC

Page 135: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

1. Khái niệm Công tác Xã hội

2. Các cấp độ của Công tác Xã hội

3. Phân biệt Công tác Xã hội với Công tác từ thiện, Cứu trợ xã hội, Bảo

đảm xã hội

4. Quan hệ giữa Công tác Xã hội với một số ngành khoa học xã hội

khác

5. Mục đích và chức năng của Công tác Xã hội

6. Vài nét về sụ ra đời của Công tác Xã hội

Câu hỏi ôn tập chương 1

Chương 2: NỀN TẢNG KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI

1. Nền tảng lý thuyết của Công tác Xã hội

2. Các quan điểm giá trị, nguyên tắc và quy chuẩn đạo đức ngành Công

tác Xã hội

3. Phương pháp Công tác Xã hội

Câu hỏi ôn tập chương 2

Chương 3: CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

1. Công tác Xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

2. Công tác Xã hội với những người khuyết tật

3. Người cao tuổi

4. Công tác Xã hội với người nghiện ma tuý

Câu hỏi ôn tập chương 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---//---

GIÁO TRÌNHNHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Page 136: GIÁO TRÌNH - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/179.GiaoTrinhNhapMonCongTacXa…  · Web viewCác kiến thức trong giáo trình ... một trong những nền tảng lý luận

Tác giả: TS. MAI THỊ KIM THANH

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc: NGÔ TRẦN ÁI

Tổng biên tập kiêm Phó Tổng Giám đốc: NGUYỄN QÚY THAO

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung:

Phó Tổng biên tập LÊ HỮU TỈNH

Giám đốc Công ty CP Sách ĐH – DN NGÔ THỊ THANH BÌNH

Biên tập nội dung và sửa bản in: NGUYỄN NGỌC DIỆP

Trình bày bìa: BÍCH LA

Thiết kế sách và chế bản: NGUYỄN NGỌC DIỆP

Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

giữ quyền công bố tác phẩm.

Mã số: 7X523Y1 – DAI

Số đăng kí KHXB: 1048–2011/CXB/31–1495/GD. In 700 cuốn (QĐ in số: 43),

khổ 16 x 24 cm. In tại Công ty CP in Phúc Yên. In xong và nộp lưu chiểu

tháng 10 năm 2011.