giống cây trồng di thực - ngheandost.gov.vn nctd_03.pdf · canh, để tạo ra lượng...

4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 5/2016 [39] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Từ di thực, du nhập giống ngoại Trong nông nghiệp, để tạo ra một giống cây trồng mới đúng nghĩa mang dấu ấn trí tuệ thực sự là không đơn giản bởi ngoài kiến thức còn là các vấn đề về điều kiện, phương tiện, phòng thí nghiệm, chưa kể đến nguồn kinh phí để theo đuổi. Sự biến đổi khí hậu cực đoan đang diễn ra hiện nay càng làm tăng thêm khó khăn cho việc nghiên cứu tạo giống mới, một tính trạng tốt xuất hiện có thể chỉ nhất thời mà không tồn tại và ổn định. Các tiến bộ khoa học đối với công nghệ sinh học của thế giới ngày càng thay đổi nhanh chóng, cái mới cũng có thể sớm bị lạc hậu, theo đó giống mới được tạo ra đã khó khăn nhưng lại dễ không bền vững. Trong điều kiện của nước ta, vốn đã đi sau nhiều nước trong khu vực và thế giới, có cả nguyên nhân về chiến tranh, đòi hỏi có một sự nhảy vọt về tạo giống mới bằng khoa học cơ bản là rất khó. Chính vì lẽ đó, từ nhiều thập kỷ nay, con đường ngắn nhất, dễ làm nhất và cũng rẻ nhất là việc ứng dụng các thành tựu của khoa học thế giới để có giống mới. Từ lâu, xu hướng nhập ngoại của ta biểu hiện trên nhiều loại giống cây trồng lâu năm. Với cao su, các giống GT1, RRIM 600, PB235, PB260, RRIM 712… vốn là những giống được trồng lâu đời của Malaysia, những năm 1978, 1981, 1991 mới được khuyến cáo trồng ở nước ta. Năm 1982, Viện Cao su đã lai tạo ra các giống như LH82/136, LH82/158, LH82/182. Đây mới thực sự là những tiến bộ khoa học về giống của ngành cao su Việt Nam. Với cà phê, giống cà phê chè Tipyca tồn tại từ khi người Pháp mở đồn điền cho đến suốt thời kỳ nông trường quốc doanh. Các giống Arabica như Caturra, Catuai, Catimor… trên thế giới đã trồng từ cuối thế kỷ 19 (theo R. Coste trong cuốn “COFFEE the plant and the Product”) nhưng đến những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, chúng ta mới nhập để trồng khảo nghiệm. Các giống cà phê chè mang tên PQ1, PQ2 chính là hiện thân của Typica và Caturra mà ngày nay chỉ còn lại Catimor. Những năm gần đây, một số giống mới mang ký hiệu TN do Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tạo mới được coi là tiến bộ khoa học về giống cà phê của Việt Nam. Với cây ăn quả có múi, các giống cam Xã Đoài, Vân Du có từ thời Pháp thuộc. Những năm 1980, 1981, ngành nông trường quốc doanh mới nhập một số giống từ Cuba như cam Olinda Valencia, Cambel Valencia, Hamlin, một số giống bưởi, giống gốc ghép sau này có thêm giống cam V2 được nhập từ Úc. Đến sự bùng phát tự nhiên về giống trong nước Trước yêu cầu phát triển, một số loại cây vốn được xác định là mũi nhọn kinh tế gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm như cao su, cà phê đang đặt ra vấn đề thay đổi cây trồng mới để có hiệu quả hơn. Đây cũng là thời cơ cho các loại giống cây ăn quả Nhiều giống cây trồng từ các nước, vùng có điều kiện sinh thái tương đồng với điều kiện của nước ta đã được sản xuất đón nhận và phát triển. Tuy nhiên, mặt trái của cách đi này là dễ biến đất ta thành nơi thử nghiệm, chứng minh. Nếu thành công sẽ là một thị trường mở rộng của nước ngoài về cả giống và sản phẩm từ giống, có khi lại ứng dụng phải những giống cũ mà họ đã thay thế bằng giống khác tiến bộ hơn rồi. Những thực tế trên hầu như người làm nông nghiệp nào cũng từng thấy. Giống cây trồng di thực Từ ứNG dụNG ĐẾN VIỆC xáC lẬP qUYỀN sỞ HỮU Trí TUỆ n Lê Đình Định

Upload: others

Post on 10-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giống cây trồng di thực - ngheandost.gov.vn NCTD_03.pdf · canh, để tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2016 [39]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Từ di thực, du nhập giốngngoại

Trong nông nghiệp, để tạo ramột giống cây trồng mới đúngnghĩa mang dấu ấn trí tuệ thực sựlà không đơn giản bởi ngoài kiếnthức còn là các vấn đề về điềukiện, phương tiện, phòng thínghiệm, chưa kể đến nguồn kinhphí để theo đuổi. Sự biến đổi khíhậu cực đoan đang diễn ra hiệnnay càng làm tăng thêm khókhăn cho việc nghiên cứu tạogiống mới, một tính trạng tốtxuất hiện có thể chỉ nhất thời màkhông tồn tại và ổn định. Cáctiến bộ khoa học đối với côngnghệ sinh học của thế giới ngàycàng thay đổi nhanh chóng, cáimới cũng có thể sớm bị lạc hậu,theo đó giống mới được tạo ra đãkhó khăn nhưng lại dễ khôngbền vững. Trong điều kiện củanước ta, vốn đã đi sau nhiềunước trong khu vực và thế giới,có cả nguyên nhân về chiếntranh, đòi hỏi có một sự nhảy vọtvề tạo giống mới bằng khoa họccơ bản là rất khó. Chính vì lẽ đó,từ nhiều thập kỷ nay, con đường

ngắn nhất, dễ làm nhất và cũngrẻ nhất là việc ứng dụng cácthành tựu của khoa học thế giớiđể có giống mới.

Từ lâu, xu hướng nhập ngoạicủa ta biểu hiện trên nhiều loạigiống cây trồng lâu năm. Với caosu, các giống GT1, RRIM 600,PB235, PB260, RRIM 712…vốn là những giống được trồnglâu đời của Malaysia, nhữngnăm 1978, 1981, 1991 mới đượckhuyến cáo trồng ở nước ta.Năm 1982, Viện Cao su đã laitạo ra các giống như LH82/136,LH82/158, LH82/182. Đây mớithực sự là những tiến bộ khoahọc về giống của ngành cao suViệt Nam. Với cà phê, giống càphê chè Tipyca tồn tại từ khingười Pháp mở đồn điền cho đếnsuốt thời kỳ nông trường quốcdoanh. Các giống Arabica nhưCaturra, Catuai, Catimor… trênthế giới đã trồng từ cuối thế kỷ19 (theo R. Coste trong cuốn“COFFEE the plant and theProduct”) nhưng đến những nămđầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX,chúng ta mới nhập để trồng khảo

nghiệm. Các giống cà phê chèmang tên PQ1, PQ2 chính làhiện thân của Typica và Caturramà ngày nay chỉ còn lại Catimor.Những năm gần đây, một sốgiống mới mang ký hiệu TN doViện khoa học kỹ thuật nông lâmnghiệp Tây Nguyên tạo mớiđược coi là tiến bộ khoa học vềgiống cà phê của Việt Nam. Vớicây ăn quả có múi, các giốngcam Xã Đoài, Vân Du có từ thờiPháp thuộc. Những năm 1980,1981, ngành nông trường quốcdoanh mới nhập một số giống từCuba như cam Olinda Valencia,Cambel Valencia, Hamlin, mộtsố giống bưởi, giống gốc ghépsau này có thêm giống cam V2được nhập từ Úc.

Đến sự bùng phát tự nhiênvề giống trong nước

Trước yêu cầu phát triển,một số loại cây vốn được xácđịnh là mũi nhọn kinh tế gặp khókhăn về đầu ra của sản phẩm nhưcao su, cà phê đang đặt ra vấn đềthay đổi cây trồng mới để cóhiệu quả hơn. Đây cũng là thờicơ cho các loại giống cây ăn quả

Nhiều giống cây trồng từ các nước, vùng có điều kiện sinh thái tươngđồng với điều kiện của nước ta đã được sản xuất đón nhận và phát triển.Tuy nhiên, mặt trái của cách đi này là dễ biến đất ta thành nơi thử nghiệm,chứng minh. Nếu thành công sẽ là một thị trường mở rộng của nước ngoàivề cả giống và sản phẩm từ giống, có khi lại ứng dụng phải những giốngcũ mà họ đã thay thế bằng giống khác tiến bộ hơn rồi. Những thực tế trênhầu như người làm nông nghiệp nào cũng từng thấy.

Giống cây trồng di thựcTừ ứNG dụNG ĐẾN VIỆC xáC lẬP qUYỀN sỞ HỮU Trí TUỆ

n Lê Đình Định

Page 2: Giống cây trồng di thực - ngheandost.gov.vn NCTD_03.pdf · canh, để tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2016 [40]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

di thực tự phát bằng con đườngthương mại mà chủ yếu là từNam bộ ra. Trong cuộc di thựcsôi động ấy, bên cạnh các giốngcây trồng truyền thống của địaphương như bưởi Da Xanh, bưởiNăm Roi… còn có những câytrồng được ví như “tạm nhập táixuất”, đã được nhập vào trồng ởcác tỉnh Bến Tre, Tiền Giang,Hậu Giang rồi lại hành trình dithực ra Bắc. Các giống xoài, bơ,mít… của Thái Lan là những thídụ. Vùng Phủ Quỳ từ nhiều nămnay là điểm đến của nhiều giốngcây trồng như thế.

Cái hay của di thực giốngtrước hết là làm phong phú thêmnguồn gen cho vùng và cũng cóthể tạo điều kiện để các nhàkhoa học có thực liệu làm tiềnđề cho việc tạo giống mới, tuynhiên trong thực tế là rất ít có.Với sản xuất thì phải chấp nhậnmột sự đào thải tự nhiên. Trongsự rủi ro do điều kiện sinh tháivùng sẽ có những giống câykhông tồn tại hoặc chống chịuđược thì chất lượng kém. Nhưđợt rét đậm nhiệt độ xuống

dưới 100C ở Phủ Quỳ hồi đầunăm nay, một số cây trồng đã cóbiểu hiện khó chống đỡ như:mít Thái bị thui, rụng quả, bơThái đậu quả kém.

Một giống cây trồng là đặcsản của địa phương nhưng khi đãra khỏi môi trường sống mà nóđược tạo ra để đồng hóa các yếutố tự nhiên của vùng sinh tháihoàn toàn khác, lâu dần về bảnchất là có sự thay đổi, đặc biệt làchất lượng quả. Về phương phápnhân giống, cũng là giống camXã Đoài từ nơi nguyên sản vàcùng một cây mẹ nhưng trồngbằng cành chiết hay ghép mắtlên các loại gốc ghép như bưởi,trấp, quýt Cleopatre sẽ có sựkhác nhau về chất lượng quả. Rấtcó thể từ sự khác nhau đó mànhững cây mới được gọi là đầudòng cùng đăng ký bảo hộ giốngmới cùng với cây di thực. Đây làcái lý để cây trồng mới có thểđược mang tên một giống mới.Tác giả không sinh ra nó nhưngcó công nuôi dưỡng trưởngthành, quyền sở hữu trí tuệ làkhông vi phạm nhưng cần phải

được nhìn nhận ở một cấp độthấp hơn về hàm lượng trí tuệ khiđặt lên bàn một hội đồng phảnbiện.

Di thực giống cây trồng mớivẫn có thể được coi là một côngtrình khoa học mang tính ứngdụng khi nó gắn với một tổ chứckhoa học - công nghệ nhằm đảmbảo độ tin cậy và chịu tráchnhiệm nếu khuyến cáo phát triểnrộng, đồng thời tránh tình trạngvội treo biển đặt tên giống chấtlượng cao chủ yếu là để kinhdoanh giống và cây giống. Bàihọc về giống cao su chất lượngcao trôi nổi trên thị trường để rồi6 năm sau khi trồng, cao sukhông có mủ trên một số vườnhộ nông dân đã xảy ra.

Quyền tự do sử dụng thànhquả của lao động tí tuệ là khôngbị pháp luật cấm nhưng cũng cầndè chừng một sự lạm dụngquyền tùy tiện dù rằng ranh giớivi phạm luật sở hữu trí tuệ tronglĩnh vực nông nghiệp nói chung,giống cây trồng nói riêng là rấtkhó xác định so với các hoạtđộng khác của đời sống./.

Cây cà phê ở Nông trường Tây Hiếu 1 Cây cam ở Quỳ Hợp được trồng phổ biến

Page 3: Giống cây trồng di thực - ngheandost.gov.vn NCTD_03.pdf · canh, để tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2016 [41]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phủ Quỳ - vùng chuyên canh cà phêSản xuất lớn thường phải gắn với xây dựng vùng chuyên

canh, để tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, đủ sứccạnh tranh trên thị trường và cũng chỉ vùng chuyên canh mớithuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học, phát huy ưu thế củamột loại cây trồng. Cà phê là một cây trồng như thế trên đất bazankể từ khi các nông trường quốc doanh ra đời. Phủ Quỳ vốn trồngchủ yếu là cà phê Robusta (cà phê vối). Ngoài những vườn cà phêcủa đồn điền để lại, các nông trường phát triển thêm nhiều diệntích mới nhưng do cà phê vối không thích nghi với điều kiện khíhậu của Phủ Quỳ và cả miền Bắc nói chung, nhường chỗ cho càphê Arabica (cà phê chè). Tuy không phải là vùng trồng lý tưởngvề chất lượng nhưng cà phê chè có khả năng thích nghi với điềukiện của Phủ Quỳ nên tốc độ phát triển được đẩy mạnh trongnhững năm 1960-1980. Hiện nay, vùng chuyên canh cà phê PhủQuỳ chỉ còn vài ba trăm ha chủ yếu ở Thị xã Thái Hòa và một sốdiện tích không đáng kể của huyện Nghĩa Đàn, trong tương lai cóthể sẽ không còn tồn tại. Nguyên nhân của sự xuống ngôi cây càphê trước hết là do sâu bệnh (sâu đục thân...) tàn phá nặng phảidùng nhiều thuốc hóa học và thay đổi các giống cà phê chè năngsuất, chất lượng là Caturra, Typica bằng giống Catimo chất lượngkém hơn. Hiệu quả kinh tế giảm, 1kg cà phê quả chỉ vài ba nghìnđồng như hiện nay, làm sao đủ chi phí để duy trì vườn cây trong

Từ cây cà phê Phủ Quỳ

Chuyên canh cây lâu nămBàn về

n Đình Lê

T rong suốt chiều dài lịch sử phát triển nôngnghiệp, Phủ Quỳ luôn được coi là một vùng kinhtế lớn với tiềm năng đa dạng, phong phú về đất

đai và loại hình sinh thái. Các loại cây trồng lâu năm từ lợithế tự nhiên đã tạo ra nhiều loại nông sản hàng hóa lớn quacác thời kỳ, đó là cà phê, cao su, cam quýt… Tuy nhiên,để vùng đất giàu có này về lâu dài vẫn phát huy được thếmạnh của mình, vấn đề chuyên canh từ góc nhìn của khoahọc và công nghệ rất cần được quan tâm trong tái cơ cấungành nông nghiệp.

khi sinh trưởng và năng suất ngày mộtkém. Với khoa học kỹ thuật, cần mộtcách nhìn nhận sâu xa hơn về sử dụngđất trong chuyên canh.

Chuyên canh và môi trườngChuyên canh cũng có nghĩa là đơn

canh hay độc canh. Chuyên canh lâudài là phương thức sản xuất khôngkhoa học, có thể gây ra những tổn thấtmà lịch sử trồng trọt của nhiều nướctrên thế giới đã từng gặp phải ở nhiềucây trồng. Các nhà khoa học đã từngcảnh báo về sự độc canh lâu dài làmcho các đột biến gen có hại được ditruyền cho cây trồng những thế hệ sau.Các loại thuốc bảo vệ thực vật mớicũng nhanh chóng mất tác dụng do bịkháng thuốc. Trên đất bazan, không chỉlà cà phê mà cả cam, quýt cũng đềuchịu tác động của việc chuyên canh lâudài như đã từng thấy. Nếu với cây càphê chè, sâu đục thân là đối tượng nguyhại hàng đầu luôn tồn tại và phát triểntrên vùng chuyên canh, lưu truyền từchu kỳ sản xuất trước sang các chu kỳsau thì ở cây cam, bệnh Greening lưutruyền mãi trên vùng chuyên canh cammà ở các chu kỳ sau, bệnh càng pháttriển mạnh. Đây cũng là hiện tượng phổbiến của nhiều nước trên thế giới cótrồng cam, quýt. Năm 1990, trongchuyến khảo sát xây dựng bản đồGreening trên cam, quýt ở châu Á, khiđến Phủ Quỳ, tiến sĩ Whilton nhìn thấyhiện tượng bệnh, đã đề nghị phải hủytoàn bộ các vườn cam không thươngtiếc để làm lại từ đầu, tuy nhiên vớiđiều kiện của Việt Nam là không thể.

Chuyên canh và sự suy thoái củađất trồng

Cây cà phê có mặt tại Phủ Quỳ đãtrên 100 năm, nếu kể từ khi trở thànhvùng chuyên canh lớn thì cũng trên nửathế kỷ. Đất nông trường hầu hết là đấtcà phê, đặc biệt là đất bazan, hết cà phêmít, đến cà phê vối, rồi sang cà phê chè,không ít nền đất cứ phải trồng đi trồnglại, ngày ấy không gọi là tái canh như

Page 4: Giống cây trồng di thực - ngheandost.gov.vn NCTD_03.pdf · canh, để tạo ra lượng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 5/2016 [42]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

luận rằng, nếu muốn trồng lại cam, nhất thiết phải cày sâulật toàn bộ tầng đế cày lên để cải tạo lại tầng đất mà bộ rễcam đã từng hoạt động.

Tác động của biến đổi khí hậuCà phê Arabica có nguồn gốc hoang dại ở cao nguyên

Ethiopia trên độ cao 1.300-1.800m so với mặt biển và ở6-90 vĩ Bắc, lượng mưa 1.500-1.800mm, nhiệt độ bìnhquân 20-240C, là khí hậu nhiệt đới cao nguyên, ôn hòa.Ông Đoàn Triệu Nhạn, chuyên gia hàng đầu của ngành càphê Việt Nam, là thành viên của ICO đã cho rằng, tốt nhấtcà phê Arabica phải được trồng đúng nơi mà tổ hợp giữađộ cao mặt biển và độ cao vĩ độ, hai yếu tố này có thể bùđắp cho nhau. Brazil là nước chi phối lượng cà phê củathế giới, cà phê trồng ở độ cao chỉ 600-800m nhưng vị tríđịa lý ở 20-230 vĩ Nam. Vùng Phủ Quỳ nằm giữa 19 và19033 vĩ Bắc, độ cao chỉ 45-80m, rõ ràng không thể có càphê chất lượng cao như thế giới. Mặc dù vậy, so với nhiềuvùng cà phê khác của miền Bắc, cà phê Phủ Quỳ nhờ lợithế về độ màu mỡ của đất trong nhiều thập kỷ đã đượcngười tiêu dùng ưa chuộng.

Ngày nay, với sự biến đổi khí hậu, rõ rệt nhất là nhiệtđộ nhiều ngày của mùa hè tăng cao trên 400C, nhiệt độmặt đất bazan có những ngày lên 71-730C, độ ẩm khôngkhí xuống dưới 30% kết hợp với khô hạn kéo dài, cây càphê ngày càng xuống dốc về sinh trưởng, năng suất và cảchất lượng của nhân.

Tiềm năng không phải là không có biến động, theo đóviệc quy hoạch rất cần một sự điều chỉnh về cơ cấu câylâu năm trong phát triển kinh tế vùng. Đổi mới đất chuyêncanh là để nâng cao giá trị của nông sản hàng hóa, nhữngvùng cam đất mới đã chứng minh. Cây trồng ngoài ứngphó với biến đổi khí hậu còn là ứng phó với thị trường hộinhập (khi cây cao su phát triển mạnh ở các nước thìMalaysia vốn là nước đi đầu trồng và xuất khẩu cao su lạiquay sang phát triển cọ dầu được coi là tránh một hộichứng đám đông)./.

bây giờ. Đất trồng là một nhân tố quan trọng hợpthành môi trường cho cây sinh trưởng và pháttriển. Cây trồng có bền vững hay không là dochất lượng của môi trường đất. Các nghiên cứuvề đất trồng cà phê, cao su, cam, quýt của Trạmthí nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu, nay là Trungtâm nghiên cứu cây ăn quả, cây công nghiệp PhủQuỳ đã cho thấy từ đất rừng bazan đến đất càphê sau hơn 30 năm là bước trượt dài về sự suythoái chế độ mùn. Hàm lượng mùn giảm mạnhnhất là từ năm thứ 3 đến thứ 6 sau khi khaihoang, các chu kỳ sản xuất sau càng giảm hơnchu kỳ trước. Đất mới khai hoang, hàm lượngmùn đến 4,5-5% nhưng cuối một chu kỳ trồngcà phê phổ biến dưới 2%. Kết quả khảo sát trênnhiều vườn cà phê thấy rằng các vườn năng suấtcao có hàm lượng mùn trên 3,5%, giới hạn dướinghiêm ngặt là 2% ở đất bazan.

Mức độ phì nhiêu của đất thực chất là mứcđộ chuyển hóa năng lượng chứa trong chất hữucơ nhờ vi sinh vật. Khi chất hữu cơ suy giảm thìhàm lượng các chất dễ tiêu cũng suy giảm theo,đặc biệt là N. Đất bazan vốn có hàm lượng P rấtcao (0,2-0,3%) nhưng hầu hết bị giữ chặt ở dạngkhó tiêu cho cây trồng do đất giàu sắt, nhôm làmcho khả năng cố định P cao. Chất hữu cơ có vaitrò giải phóng P khó tiêu thành dễ tiêu, chất hữucơ giảm, khả năng cố định P càng cao (NguyễnTử Siêm và CTV, 1981).

Về tính chất vật lý của đất, do quá trìnhchuyên canh lâu, cùng với điều kiện khí hậu, đấttrở nên chặt, bí, khô kém giữ nước. Với câytrồng, khi nghiên cứu bộ rễ của cây cà phê chècho thấy ở độ sâu tầng đất 70cm tuy vẫn còn rễnhưng phần rễ tơ sử dụng nước và dinh dưỡng(chiếm đến 85% tổng lượng rễ) chỉ tập trung ởtầng 0-30cm. Cây cam Xã Đoài kinh doanh, gốcghép là bưởi chua, trồng trên đất bazan có chiềucao 4,32m, đường kính tán cây 3,26m, có phạmvi rễ ăn sâu đến 3,40m nhưng tầng rễ sử dụngnước và dinh dưỡng chỉ ở độ sâu 0-60cm. Bộ rễcủa một loại cây trồng lặp đi lặp lại nhiều nămtrong một phạm vi nhất định, sự mất cân đối vềdinh dưỡng và khủng hoảng nước là không tránhkhỏi. Mỗi loại cây trồng lấy dinh dưỡng trongđất thường có tính chọn lọc các yếu tố, một sựhoàn trả cho đất tương xứng với lượng dinhdưỡng và nước mà cây đã hút để tạo ra sinh khối,năng suất là không dễ. Khi nghiên cứu vùng cambị tàn lụi ở Nigieria, các nhà khoa học đã kết

Tài liệu tham khảo:

1. Đoàn Triệu Nhạn, Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật sửdụng đất đồi trồng cây lâu năm ở Phủ Quỳ, Kết quả nghiên cứu 1960-1980, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1980.

2. Nguyễn Tử Siêm, Chất hữu cơ và độ phì nhiêu đất đồi, Kếtquả nghiên cứu khoa học, Trạm thí nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu1960-1990, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1990.

3. Đoàn Triệu Nhạn, Cơ sở khoa học của việc phân vùng cà PhêArabica ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2004.

4. Lê Đình Định, Môi trường đất và hiện tượng suy thoái củanhiều vườn cam ở Phủ Quỳ, Tạp chí Khoa học công nghệ & Môitrường số 2-1999.

5. Thành Trung, Một lối ra cho cà phê Việt? Tạp chí Doanh nhânsố 198, tháng 3/2016.