xỨ nghỆ - ĐẤt vÀ ngƯỜi - ngheandost.gov.vn xn dvn_02.pdf · mà đẻ mau/ nhất cto...

3
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2017 [40] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI 1. Chợ Sy thuộc địa phận đất xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu. Theo bia nhà Thánh của phủ Diễn Châu khắc từ đầu thế kỷ XVIII đã có nói đến việc thu thuế trâu bò ở chợ Sy. Đầu thế kỷ XIX, thôn Mỹ Lý gọi là Nhân Lý (tên cũ là Lý Trai) của tổng Vạn Phần cắt sang để thành lập xã Lý Trai niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (1838). Thôn Mỹ Lý có tên nôm gọi là Kẻ Sy. Đây là vùng đất cổ vết tích biển còn khá rõ. Đến sớm nhất ở Đông Trai là họ Ngô, ở Mỹ Lý là họ Trương, họ Võ. Thủy tổ họ Lê ở Mỹ Lý là ông Lê Đại Đạo, một quận công thời Lê Thái Tổ có công đánh giặc Minh. Ông vốn họ Ngô, được ban quốc tính. Điều đó cho chúng ta thấy rằng từ thế kỷ XV, cư dân vùng đất này đã có rồi. Trải qua nhiều thế hệ, các thôn trên đã trở thành vùng cư dân trù phú và là một trung tâm văn hóa, thương mại của Đông Thành. Trên đất bồi màu mỡ, các làng Đông Trai, Mỹ Lý bốn mùa cây cối xanh tốt. Ở vùng đất này, cây si có từ lâu đời. Nhiều đình chùa trồng rất nhiều cây si, tỏa lá xum xuê và người ta lấy hình tượng cây si để đặt tên cho làng Kẻ Sy, chợ Sy, ga xe lửa mới có đây cũng đặt tên ga Sy. 2. Giữa chợ Sy có xây 2 đình chợ to, cao lớn, xây tường lợp ngói rất đẹp, xung quanh có bãi đất trống xây dựng các lán trại. Chợ có 4 cửa: Cửa Đông đón khách các vùng miền biển theo sông Bùng lên…; Cửa Tây đón khách vùng huyện miền núi xuống xuôi theo sông Bùng Giang xuống; Cửa Bắc đón khách ở huyện Quỳnh Lưu, Thanh Hóa vào; Cửa Nam đón khách các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên ra. Trong đình chợ bày bán đủ mặt hàng: thịt, cá, rau, gia cầm, guốc dép, hàng ăn uống, hàng ruốc. Trong các hàng có sự tranh giành nhau về chỗ bán thuận lợi, vè dân gian có câu: “Qua cầu rút ván cho mau/ Kẻo bọn hàng ruốc Đông Câu nó giành/ Đông Câu mà gánh ruốc lên/ Thì liệu xếp gánh một bên cho nó bày” (Đông Câu - xã Diễn Kỷ chuyên đi buôn ruốc biển). Chợ Sy họp tháng 3 phiên vào ngày 1, 11, 21 hàng tháng, thời gian gần đây mới chuyển sang ngày 10, 20, 30 hàng tháng. Đến ngày phiên chợ, thuyền bè theo n TrânHữu Đức Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An CHỢ SY Đình chợ Sy

Upload: others

Post on 23-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [40]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

1. Chợ Sy thuộc địa phận đất xã Diễn Kỷ,huyện Diễn Châu. Theo bia nhà Thánh của phủDiễn Châu khắc từ đầu thế kỷ XVIII đã có nóiđến việc thu thuế trâu bò ở chợ Sy. Đầu thế kỷXIX, thôn Mỹ Lý gọi là Nhân Lý (tên cũ là LýTrai) của tổng Vạn Phần cắt sang để thành lậpxã Lý Trai niên hiệu Minh Mệnh thứ 19(1838). Thôn Mỹ Lý có tên nôm gọi là Kẻ Sy.Đây là vùng đất cổ vết tích biển còn khá rõ.Đến sớm nhất ở Đông Trai là họ Ngô, ở Mỹ Lýlà họ Trương, họ Võ. Thủy tổ họ Lê ở Mỹ Lýlà ông Lê Đại Đạo, một quận công thời Lê TháiTổ có công đánh giặc Minh. Ông vốn họ Ngô,được ban quốc tính. Điều đó cho chúng ta thấyrằng từ thế kỷ XV, cư dân vùng đất này đã córồi. Trải qua nhiều thế hệ, các thôn trên đã trở

thành vùng cư dân trù phú và là một trung tâm vănhóa, thương mại của Đông Thành.

Trên đất bồi màu mỡ, các làng Đông Trai, Mỹ Lýbốn mùa cây cối xanh tốt. Ở vùng đất này, cây si có từlâu đời. Nhiều đình chùa trồng rất nhiều cây si, tỏa láxum xuê và người ta lấy hình tượng cây si để đặt têncho làng Kẻ Sy, chợ Sy, ga xe lửa mới có đây cũng đặttên ga Sy.

2. Giữa chợ Sy có xây 2 đình chợ to, cao lớn, xâytường lợp ngói rất đẹp, xung quanh có bãi đất trốngxây dựng các lán trại. Chợ có 4 cửa: Cửa Đông đónkhách các vùng miền biển theo sông Bùng lên…; CửaTây đón khách vùng huyện miền núi xuống xuôi theosông Bùng Giang xuống; Cửa Bắc đón khách ở huyệnQuỳnh Lưu, Thanh Hóa vào; Cửa Nam đón khách cáchuyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên ra. Trong đình chợbày bán đủ mặt hàng: thịt, cá, rau, gia cầm, guốc dép,hàng ăn uống, hàng ruốc. Trong các hàng có sự tranhgiành nhau về chỗ bán thuận lợi, vè dân gian có câu:“Qua cầu rút ván cho mau/ Kẻo bọn hàng ruốc ĐôngCâu nó giành/ Đông Câu mà gánh ruốc lên/ Thì liệuxếp gánh một bên cho nó bày” (Đông Câu - xã DiễnKỷ chuyên đi buôn ruốc biển).

Chợ Sy họp tháng 3 phiên vào ngày 1, 11, 21 hàngtháng, thời gian gần đây mới chuyển sang ngày 10, 20,30 hàng tháng. Đến ngày phiên chợ, thuyền bè theo

n Trân Hữu ĐứcHội Văn nghệ dân gian Nghệ An

CHỢ SYĐình chợ Sy

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [41]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

kênh nhà Lê chở hàng hóa trong ra, ngoài vô tấpnập; theo sông Bùng chở hàng lâm thổ sản từmiền Tây xuống. Từ khi có quốc lộ IA, ga Sy,thì chợ Sy có hàng từ Nam Định, Hải Phòng, HàNội, Huế, Đồng Hới, Vinh... Nhiều nhất hàng ởchợ Sy là hàng bán buôn. Vè dân gian mô tả:“Người làng dưới xã trên/ Dưới sông Bùngthuyền kín/ Kéo đi đông như kiến/ Họp phiênđầu chợ huyện/ Họp phiên đại bán mua/ Kháchtrong vô ngoài ra/ Đủ trâu bò cả thảy/ Trênhàng lụa hàng vải/ Dưới hàng cá hàng cua/ Kẻbán với người mua/ Coi dập dìu vui thú...”.

Ngày phiên chợ, người từ các ngả kéo về,theo những lối tắt có xe đạp, xe máy, xe lửacũng chật người đổ xuống ga Sy. Xã Diễn Kỷvà các xã lân cận hầu như không có gia đìnhnào là không có người buôn bán ở chợ Sy. Sauhòa bình lập lại, chợ Sy cứ phình ra to dần, lấncả đường quốc lộ I làm ách tắc xe cộ. Nhiềuđịa phương muốn chợ Sy về địa phương mìnhnhưng không sao làm được, chợ Sy vẫn cứnằm ở vị trí cũ có từ xưa.

Chợ Sy (chợ huyện) nằm bên bờ hạ lưu sôngBùng, đường quốc lộ IA, ga đường sắt Bắc -Nam, ngày càng phồn thịnh, trở thành trungtâm thương mại của phủ Diễn Châu. Chợ là nơitrao đổi buôn bán hàng hóa nhiều chủng loại,đầy đủ mặt hàng trên rừng, dưới biển đều có cả.Chợ Sy có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng,người ăn uống đông vui, vè mô tả: “Chợ huyệnmột tháng sáu phiên/ Ai làm canh cưởi chínhchuyên thì giàu/ Chợ huyện chẳng có đâu xa/Cầu Bùng, quán Lứ dập dìu khách ăn/ Bún lòngrồi lại cháo kê/ Bánh gai, cháo mật hàng dài/Mít dai với chuối phần con đưa về/ Cơm hànggạo tám đề huề/ Ăn đi một bát mà về kẻo trưa”.

3. Ngày xưa, vào đêm trước của phiên chợđại, chợ Sy họp rất đông, bến sông Bùngthuyền bè chở đầy hàng đậu san sát và cứđông dần để đến gần sáng kịp đưa lên chợ.Ban đêm các phường thuyền tụ tập nhau trênthuyền hát đối đáp:

Hát động: “Này phường bạn mình ơi/ Hátlên cho động đất trời/ Cho lung linh nước/ Chosay lòng người”.

Hát chào: “Đến đây chào chung chào chạ/Xin chào tất cả các thuyền/ Chào phường kẻbể, buôn bán tôm, cá, mực tươi.../ Chào người

mạn ngược, buôn cau trầu, mộc nhị.../ Chào người miềnxuôi, buôn ngô, đậu, lạc...”.

Hát hỏi: “Hỏi người ở xứ nơi mô/ Mà nay tìm đếnchợ Sy trẩy hàng?”

Hát trả lời: “Quê tôi ở xứ Quỳnh Lưu/ Đưa chiếu,đưa mành lên tận nơi đây”; “Quê tôi chợ Bộng YênThành/ Mang nồi niêu đất om nhồi chè xanh”; “Quêtôi nghề dệt Xuân Hồ (Nam Đàn)/ Thuyền đầy tơ lụa,xuống Sy bán hàng”; “Quê tôi dệt chiếu Yên Lưu/Thuyền đầy chiếu cói, xuống Sy trẩy hàng”...

Sông Bùng cũng là con đường giao thông đườngthủy, hàng ngày không biết có bao nhiêu thuyền bè lênxuống tấp nập, xuôi về chợ Sy. Khi các đoàn thuyềngặp nhau, những người con trai, con gái họ cũng thườnghát tỏ tình, thề thốt: “Em mà không lấy được anh/ LènHai Vai thành vực thẳm, giải sông Bùng thành noncao”; “Bao giờ đổ núi Hai Vai/ Sông Bùng rặc nước,em mới sai lời thề”; “Em như trăng sáng giữa đồng/Cho anh lội xuống, anh bồng, anh chơi”...

Phiên chợ cũng là một dịp đề các đôi trai gái hẹn hògặp nhau bên bến đò Yên Nhân, bến đò Ngả Ba Ngói...tấp nập người qua lại trước khi lên chợ Sy. Con gái, contrai nhắn gửi lời hẹn ước: “Qua sông giữ lấy lời thề/ Gặpnhau chợ huyện nhớ về ga Sy/ Khăn lưng buộc miếngtrầu têm/ Qua sông xin nhớ lời em dặn dò/ Sóng to đừngđể đắm đò/ Gặp nhau chợ huyện tậu bò tậu tru”.

Những cuộc gặp nhau vội vàng, chưa trọn lời yêu đãphải chia xa, họ buồn tủi trách móc hoặc thầm trao đổinhớ nhung trong những vật kỷ niệm: “Nước sông Bùngchảy xuống sông Sy/ Anh chưa có vợ, em vội chi lấychồng”; “Yêu nhau chưa ráo mồ hôi/ Chưa tan buổichợ đã chia đôi đường/ Qua sông giữ lấy lời thương/Ra đồng nhớ nón, nằm giường nhớ khăn...”.

4. Phía sau cửa Đông, có một bãi đất rộng dành riêngcho khách hàng mua bán trâu bò: “Mua bò thì đi chợSy/ Muốn mua lợn ổ thì đi chợ Lèn (chợ lèn ở TrungPhường”. Đến ngày phiên chợ trâu bò, từng đoàn trâubò ở các huyện đi bộ thâu đêm đến sáng sớm, kịp lên chợđể bán, để mua. Lựa chọn trâu bò dùng cày kéo là côngviệc của nhà nông. Từ công việc cày kéo đã hình thànhcác phường buôn trâu bò chuyên nghiệp. Họ xem tướngtrâu, bò, lợn, gà đủ loại để mua bán. Có nhiều kinhnghiệm chọn tướng trâu để mua: “mồm lá đài, tai lá mít,khít tam sơn” và “trâu đực da giấy, trâu cái da hồ” làloại trâu hay ăn, sinh đẻ tốt. Còn trâu “trán bánh chưng,lưng vỏ đỗ” hay loại “tam tinh, xoáy ốc, vểnh sừng” lànhững con trâu hay ăn nhưng cày thì nằm vạ và thườnghay húc nhau, phản chủ. Chọn bò thì chọn những con

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [42]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

“bậm đuôi, xuôi lè, gie sừng” hay “tru đuôi rùa,bò đuôi ngựa”, tốt nhất là những con có xoáyhoặc có vệt lông khác màu ở trán: “ló nách thìbán, ló trán thì cày” hay “lang đuôi thì bán,lang trán thì cày, bạc mày thì thịt”. Chọn chósăn: “Cành sườn, sa vạng, thẳng đuôi đùi/ Ướtmũi, dài mui (môi) sớm biết bơi/ Chân thì tráiquýt cắt hai/ Lỗ miệng ống nứa, lỗ tai vạt dầu/Mình tròn đuôi vót cần câu/ Tai mỏng, mũi ướt,đòi thâu ba làng”. Chọn chó nuôi: “Chó khôntứ túc huyền đề/ Tai thì hơi cúp, đuôi thì hơicong/ Giống nào mõm nhọn đít vồng/ Ăn càn,cắn bậy, ấy không ra gì”. Chọn gà nuôi: “Nuôigà phải chọn giống gà/ Gà ri bé giống nhưngmà đẻ mau/ Nhất to là giống gà nâu/ Lông dàythịt béo về sau đẻ nhiều”.

5. Vào các phiên chợ Sy, nhất là vào dịp đầuxuân phiên chợ tết, trong đình chợ thường tổchức các trò chơi, ca hát, múa tiên, hát tuồng,hát chèo, hát trống quân, đua thuyền, hát catrù, vui chơi dân gian truyền thống như đánhcờ người, chơi chội gà, kéo co, vật tay, vậtchân... Trong đó, chơi cờ người và đu tiên đượcmọi người chú ý hơn cả.

Đánh cờ là một sự thi tài về trí tuệ, góp phầnrèn luyện trí lực của người Việt Nam từ hàngnghìn năm nay đã được biến tấu thành hìnhthức chơi cờ người. Vì đây là một trò chơi diễnra trên một phạm vi rộng, nhiều người tham giavà được nhiều người xem. Những quân cờ chọnlọc gồm những thanh niên, thiếu nữ đẹp, tuổitrăng tròn, chưa thành hôn, có tư cách đạo đứctốt. Chính vì vậy, ai được làng chọn làm quâncờ là cả một niềm vinh dự không những đối vớithanh niên trong làng mà còn là vinh dự của giađình và dòng họ. Cách thức ăn mặc của quâncờ đơn giản: trai màu xanh, gái màu hồng. Hômmở lễ hội chơi cờ, trên sân chợ người xem rấtđông. Trước bàn cờ, làng đặt một án thư là nơingồi của ông tổng cờ. Mở đầu, hai đối thủ đếnbắt thăm để xem bên nào được đi trước. Sau đó,ông tổng cờ cầm trống hiệu trước hai tướng và30 quân cờ ra các vị trí đã định cho từng quâncờ. Mỗi vị trí có một chiếc ghế nhỏ cho quâncờ ngồi. Khi hai bên chơi cờ, người cầm trịchcầm trống con gõ giục người bí nước hoặc tánthưởng nước đi hay của hai bên. Chơi đánh cờngười được mọi tầng lớp dân làng hưởng ứng,

người có công giúp công, người có của giúp của. Ngườigiàu trong làng bỏ tiền của nấu cơm cho quân cờ ăn suốttrong thời gian diễn ra ván cờ và dành tiền thưởng chonhững ai chơi thắng cờ của các làng khác.

Chơi đu dành riêng cho nam nữ thanh niên. Nếu đungốc dành riêng cho nam thì đu tiên dành riêng cho nữ.Khi chơi đu, 6 cô gái mặc quần áo đẹp, ngồi trên 6 cánhcó trục gắn với hai cột gỗ to cao được chôn chặt dướiđất. Các cô gái ngồi lên đu, lúc lên cao, lúc xuống thấp,tà áo bay phấp phới trông tựa như những nàng tiên, nêngọi là đu tiên. Vè dân gian mô tả: “Ngày xuân đông liễutây đào/ Kẻ xuôi người ngược nói vào chơi đu/ Đu tiênsáu cánh bay mù/ Chộ con người lên xuống/ Ai ai quacũng tưởng/ Nơi con mắt liếc ngang/ Nơi quần đỏ áovàng/ Khăn sồi tơ xe gốc/ Khi lên cao xuống dốc/ Xuânvề có đồng tiền/ Ta lập cây đu tiên/ Giữa chợ Sy phongcảnh/ Nơi gái trai đủng đỉnh/ Có sơn thủy hữu tình/ Cóđôi chữ thái bình/ Kẻ khoe quần khoe áo/ Người tìm vợtìm chồng/ Kẻ xứ bắc xứ đông/ Vào chợ Sy như kiến/Áo hồng em như bướm/ Bay xấp xới trên đu…”./.

Chợ Sy ngày nay