giáo dục, phong thủy, vận mạng

41

Upload: camnanggiaoduc

Post on 30-Jul-2015

68 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Pháp sư Tịnh Không

GIÁO DỤC,

PHONG THỦY,

VẬN MẠNG

Cẩn dịch: Cư sĩ Vọng Tây

Địa chỉ email: [email protected]

http://tinhkhongphapngu.net

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

3

QUY TẮC TU HỌC

LỜI KHAI THỊ CỦA ẤN QUANG ĐẠI SƯ

“Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia,

cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều

người khác khó nhẫn được, làm những việc mà

người khác khó làm được, thay người làm những

việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt

đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của

mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái

của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ

sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu

không gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm

thầm.

Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một

niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức

thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm

sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu

của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu

căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà

mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ

nên nhìn đến những hình dáng tốt đẹp mà đừng

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

4

để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi

mọi người là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

Nếu quả có thể tu hành được như những điều

kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương

Cực Lạc Thế Giới."

(Trích từ "ẤN QUANG ĐẠI SƯ Gia Ngôn Lục")

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

5

GIÁO DỤC

Xin chào Quý vị! Người hiện đại có đời sống

vật chất phong phú mà thiếu kém đi đời sống

tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương

tựa thì trái lại không được như người xưa. Người

xưa có đời sống tinh thần đầy đủ. Có người hỏi:

“Đây là do nguyên nhân gì? Làm thế nào để cải

thiện?”. Vấn đề này là vấn đề giáo dục thuần túy.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Nhân dữ cầm

thú cơ hy”. Ý nghĩa câu này là nói: Con người là

động vật, cầm thú cũng là động vật. Con người

và cầm thú khác biệt nhau chính là ở “giáo dục”.

Hay nói cách khác, nếu con người không được

giáo dục, đời sống sẽ không bằng cầm thú. Việc

này có không ít người đều đã từng thể hội qua,

cảm thấy chính mình làm người mà không bằng

một số loài chim bay. Như ở nước ngoài, chúng

ta nhìn thấy thiên nga, nhìn thấy loài vịt trời,

nhìn thấy những loài hải âu, đời sống của chúng

an nhàn, tự tại đến dường bao! Chúng ta luôn

cảm thấy con người chúng ta không được như

chúng. Đây là sự thật, một chút cũng không giả.

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

6

Con người là vạn vật chí linh. Điều đáng quý

nhất là chúng ta có năng lực tiếp nhận giáo dục.

Nội dung của giáo dục nhất định là hiểu rõ chân

tướng của vũ trụ, nhân sinh. Vậy chúng ta làm

thế nào cùng sống với nhau hòa thuận? Làm thế

nào cùng sống với những loài động vật? Làm thế

nào cùng hòa mình với đại tự nhiên? Không

thông hiểu thì không thể được! Nhất định phải

thông suốt, phải tường tận, đem bổn phận làm

người của chúng ta có thể làm đến được tốt đẹp,

tròn đầy. Người như vậy có giá trị, có ý nghĩa,

đời sống tinh thần mới có thể được đầy đủ.

Chúng ta nhìn lại giáo dục của nhà Nho. Bạn

xem, giáo dục của Khổng Lão Phu Tử có bốn

khóa mục. Bốn khóa mục của ông là có thứ tự,

nhất định không thể bị đảo lộn.

Thứ nhất: Đức hạnh

“Đức hạnh” là căn bản để làm người, cũng

chính là luân lý đạo đức mà chúng ta thường nói,

là tiêu chuẩn để làm người. Nếu như muốn vứt

bỏ đi luân lý đạo đức, thực tế mà nói, con người

sẽ không khác gì với các loài động vật. Người

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

7

xưa nói thật là khó nghe: “Cầm thú mặc quần

áo!”. Họ có hình dáng như người, mặc y phục

của con người, đội nón của con người, nhưng

tâm hạnh thì không khác gì các loại động vật.

Đối với chân tướng của vũ trụ, nhân sinh, họ

không biết một chút gì. Ở trong Phật pháp, động

vật được gọi là “bị thọ báo”. Còn con người

chúng ta không những bị thọ báo mà còn tạo ra

vô lượng, vô biên tội nghiệp. Cái quả khổ đó thật

không thể nào ước lượng được. Cho nên, con

người nếu không được giáo dục, chân thật là

không bằng loài cầm thú. Việc này chúng ta phải

tỉ mỉ mà quán sát đều có thể nhận ra được, cũng

có thể khẳng định sự thật này.

Do đó “giáo dục đức hạnh” là căn bản của

giáo học. Vào thời xưa, đặc biệt là tiểu học, trẻ

bảy tuổi khi đi học phải rời khỏi cha mẹ. Giáo

dục của thời xưa, học sinh phải theo thầy giáo,

cùng sống chung với thầy giáo và xa rời cha mẹ.

Cho nên thầy giáo không chỉ phải dạy học, quan

trọng nhất là thầy giáo phải giáo dục ngay trong

đời sống, đích thực có thể làm đến được “Học vi

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

8

nhân sư, hạnh vi thế phạm”. Bởi vì thầy giáo là

tiêu chuẩn sống, là một hình tượng sống, học

sinh cùng sống chung với thầy giáo thì phải

hướng đến thầy giáo học tập. Học tập đời sống

của thầy, học tập thầy giáo đối nhân, xử thế, tiếp

xúc mọi vật. Cho nên, tiểu học là chú trọng

đến giáo dục đời sống, dạy trẻ cách tưới nước,

quét nhà, dạy trẻ tôn kính sư trưởng, hiếu

thuận cha mẹ, thương yêu anh em. Đây là đại

căn, đại bản của luân thường, dạy cho trẻ hiểu

được “Trung hiếu tiết nghĩa”, hiểu được “Ngũ

luân bát đức”.

Ngoài giáo dục đời sống ra, chúng ta mới dạy

trẻ học thuật. Giáo học của học thuật rất đơn

thuần, chính là học thuộc Kinh điển, không

giảng giải. Thầy giáo xem tư chất của học sinh,

tư chất cao thì mỗi ngày dạy trẻ bài học dài một

chút, thiên tư kém một chút thì mỗi ngày dạy trẻ

học bài ngắn một chút. Bài khóa thời xưa không

giống như giáo trình của trường học ngày nay.

Thời trước đọc sách đều là từ “Tứ Thư, Ngũ

Kinh”. “Tứ Thư” vào thời nhà Tống mới có, thời

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

9

trước nữa không có. Điển tích của thời xưa chính

là “Ngũ Kinh” cùng “Thập Tam Kinh”. Đây là

một thời khóa rất quan trọng, bắt học trò học

thuộc lòng.

Cho nên mỗi ngày thầy giáo lên lớp chính là

dạy trẻ ngừng ngắt trong câu. Sách ngày xưa

không có chấm câu. Khi thầy giáo dạy dùng phết

đỏ chấm phết lại, gạch lại từng câu, từng câu, đến

chỗ nào là một đoạn thì đánh dấu móc cho trẻ,

dạy học sinh đọc, dạy học sinh học thuộc lòng,

tiêu chuẩn là mười biến, Ví dụ dạy bạn mười

hàng, sách thời xưa mỗi một mặt là mười hàng,

mỗi hàng hai mươi chữ, hay nói cách khác mười

hàng chính là hai trăm chữ. Bạn đọc mười lần mà

có thể thuộc lòng đó chính là phù hợp với tiêu

chuẩn tiếp nhận của bạn. Nếu như mười lần bạn

không thể học thuộc lòng tức là năng lực của bạn

không đủ, vậy thì giảm ít, từ mười hàng giảm

xuống còn tám hàng, giảm xuống đến năm hàng,

nếu tư chất kém hơn nữa vậy bạn học ba hàng. Ba

hàng là sáu mươi chữ, tiêu chuẩn là sau mười lần

nhất định có thể học thuộc, lấy như vậy làm tiêu

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

10

chuẩn, có thể học thuộc. Việc này chúng ta đọc

trong sách xưa xem thấy “Thiên tư bậc nhất” đại

khái một ngày có thể học thuộc khoảng 700 chữ.

Việc này rất hiếm có, chúng ta gọi là: “Cậu bé

thiên tài”. Nó đọc qua mười lần mà có thể thuộc

lòng bảy trăm chữ như vậy thì rất hiếm. Thông

thường thiên chất trung bình đại khái có thể học

thuộc hai mươi (20) hàng trở lại, cũng chính là

thuộc bốn trăm (400) chữ. Sau khi có thể thuộc,

thầy giáo thúc đẩy trò, bảo trò đọc 100 lần, đọc

200 lần, thông thuộc làu làu. Cho nên thời xưa

dạy học, cách dạy là như vậy. Vì sao phải bắt trò

đọc nhiều lần đến như vậy chứ? Tuổi thơ sức nhớ

rất tốt, sau khi đọc như vậy rồi cả đời của nó sẽ

không thể nào quên. Do đó, giai đoạn này lợi

dụng năng lực ghi nhớ thiên chất của nó tất cả thứ

cần thiết phải ghi nhớ đều ở giai đoạn này phải

hoàn thành. Cho nên điển tích văn chương của Cổ

Thánh Tiên Hiền đều được học thuộc lòng ở giai

đoạn này, giai đoạn tiểu học.

Khi đến 12-13 tuổi, giai đoạn tiểu học đã

xong, ngay lúc này, nhất cử, nhất động của trò

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

11

đều phải phù hợp với lễ phép. Người Trung Quốc

chúng ta thường gọi là: “Tiểu đại nhân”, cử chỉ

đoan chính, không giống như thông thường tuổi

trẻ ngày nay được giáo dục theo phương Tây rất

hoạt bát, rất đáng yêu. Phương Đông giáo dục

trẻ thơ giống như một người lớn, cử chỉ đoan

chính, một tí cũng không dám tùy tiện, thế

nhưng nó chân thật sinh trí tuệ. 13 tuổi vào thái

học. Giáo học Trung Quốc chúng ta không có

trung học, chỉ có tiểu học và thái học, thái học

chính là đại học. Phương pháp dạy học ở trong

thái học hoàn toàn là giảng giải, nghiên cứu, thảo

luận. Hơn nữa thầy giáo còn dạy học sinh cách

nào để làm cho được, dạy những điều này.

Vì vậy thầy giáo dạy học trò, không luận là

tiểu học hay thái học, số học trò mà thầy giáo

dạy đại khái chỉ là mười mấy người, hiện tại gọi

là lớp nhỏ. Số người đều không nhiều. Thầy giáo

dạy học đều không cần sách vở. Vì sao vậy? Vì

những điều giảng nói, học sinh đều đã thuộc

lòng. Chính thầy giáo cũng đã thuộc lòng, nêu ra

một bộ sách nào, thí dụ nói “Lễ Ký”, chương

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

12

nào, tờ nào, hàng nào, mỗi một người đều có thể

đọc ra được. Họ còn phải cần sách làm gì!

Không cần đến sách. Sách tham khảo khi nói ra

những điều đã ghi chép trong một loại sách nào,

một loại Kinh nào, đều đã từng học thuộc qua

rồi. Cho nên khi thầy giáo dạy học không cần

mang giáo trình, học trò nghe giảng cũng không

cần mang theo giáo trình. Mang theo cái gì?

Mang rượu, thức ăn, có rượu có thức ăn. Học trò

gánh theo cái gánh. Thầy giáo ngồi trên xe, học

trò kéo xe cho thầy, cùng đi du ngoạn, vừa đi

trên đường vừa du ngoạn, vừa ở trên đường

nghiên cứu, thảo luận. Sau ba tháng quay về thì

môn học này cũng đã hoàn thành. Thật đúng là:

“Đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”.

Những vấn đề khó hiểu trong Kinh điển đều

được thầy giải quyết hết. Một nơi nào trong Kinh

điển nói đến thì nơi đó được đi đến tham quan.

Những di tích xưa đều tham quan qua, đều đi

khảo sát qua, vì thế họ có khảo sát thực tế.

Không phải họ chỉ du lịch tham quan, họ đi khảo

sát học vấn chân thật. Sau khi biết được người

xưa dạy bảo ở ngay trong cuộc sống thường

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

13

ngày phải làm gì, ở trong đối nhân, xử thế phải

làm sao, chúng ta ở ngay trong một nghề nghiệp

nào đó phải nên thực tiễn áp dụng. Cho nên đó

gọi là chân trí tuệ, chân học vấn.

Cho nên chúng ta ở trong lịch sử xem thấy rất

nhiều, chưa đủ hai mươi tuổi là “đồng tử” - tuổi

đội mũ. Chưa đủ hai mươi tuổi thi đỗ tiến sĩ, thi

đỗ cử nhân rất nhiều. Đây là phương thức thi cử

chọn người tài quốc gia. Giống như hiện tại thi

tuyển cao học vậy. Tiến sĩ cũng như cao học, cử

nhân thì như đại học, thi đậu có năng lực phân

bổ đến địa phương làm thủ trưởng địa phương,

làm trưởng huyện thị. Mười mấy hai mươi tuổi

làm trưởng huyện thị. Họ thật có thể làm được

việc, thật có thể hiểu việc, thật có thể làm quan

phụ mẫu địa phương, đưa ra những chính sách

rất tốt.

Những năm đầu Dân Quốc, tôi biết còn có

một vị đệ tử của Phật môn, tên Trương Lân. Có

lẽ bây giờ ông đã chết rồi. Ngày trước có thể có

một số đồng tu đã từng gặp qua ông. Bài ca kỷ

niệm cố Tổng Thống là do ông sáng tác. Trương

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

14

Lân 19 tuổi làm Huyện Trưởng. Đây là chúng ta

chính mắt nhìn thấy một người chưa đầy hai

mươi tuổi làm Huyện Thái Gia.

Cho nên giáo học cổ xưa của Trung Quốc

cùng phương thức hiện tại không giống nhau, ở

chỗ chú trọng vào học vấn thiết thực. Đương

nhiên phân khoa vào thời trước không dày đặc

như hiện tại, hiện tại càng phân càng phức tạp.

Khóa mục thời xưa rất đơn giản, chú trọng ở

làm người, chú trọng vì dân phục vụ. Cho nên

từ trước là “Học nhi ưu tắc sĩ”, quốc gia bồi

dưỡng nhân tài, tuyển chọn thủ trưởng địa

phương. Tiêu chuẩn thế nào vậy? Đó là dựa vào

tiêu chuẩn của Triều nhà Hán. Tiêu chuẩn này

mãi đến đời Mãn Thanh vẫn còn ứng dụng, đã

dùng sắp gần 2000 năm. Tiêu chuẩn chính là

“Hiếu - Liêm”. Cho nên Trung Quốc thời xưa có

tuyển cử, không phải toàn dân tuyển cử. Ai

tuyển cử vậy? Quan viên địa phương tuyển cử.

Ví dụ: Bạn là thủ trưởng của địa phương này,

bạn làm thị trưởng của Đài Bắc. Trong thành tích

làm việc quan trọng nhất chính là thay quốc gia

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

15

đề bạt nhân tài. Tiến hiền được ban thưởng, thay

quốc gia tiến cử nhân tài, quốc gia ban thưởng

bổng lộc cho bạn rất cao. Ban thưởng cao nhất

của quốc gia mà ngày nay chúng ta gọi là huân

chương. Việc ban thưởng này là ban thưởng cho

người nào vậy? Người đã tiến cử nhân tài cho

quốc gia. Do đó từ trước bạn xem thấy người

làm quan, mũ của họ, mũ mà thủ trưởng địa

phương đó đội cũng không giống như mũ của

người thông thường. Mũ của họ giống như bậc

thang, phía trước thấp hơn một tầng, phía sau

cao hơn một tầng. Mũ đó gọi là mũ gì vậy? Gọi

là: “Mũ tiến hiền”. Đó là hy vọng đời sau so với

đời mình cao hơn một bậc. Nó mang một hàm ý.

Mũ đế vương đội như thế nào? Là đội mũ chuỗi

ngọc. Đó là ý gì? Biểu thị bình đẳng. Làm

Hoàng Đế tâm phải bình đẳng với mọi người,

làm quan thì hy vọng người sau cao hơn mình,

người sau ở trên, đều bao hàm ý nghĩa trong đó.

Ý nghĩa rất hay.

Cho nên thay quốc gia đề bạt nhân tài thường

phải đi điều tra. Điều tra gì? “Hiếu - Liêm”,

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

16

“hiếu tử”, trung thần xuất thân từ người con

hiếu. Con người có thể hiếu thuận cha mẹ nhất

định có thể trung thành với quốc gia, có thể quan

tâm nhân dân. Họ tận tâm, tận lực mà làm việc,

liêm khiết không hề tham ô. Cho nên quốc gia

tuyển chọn nhân tài có hai tiêu chuẩn: Một là tận

trung gánh vác trách nhiệm, một là không tham

ô, liêm khiết, lấy điều này làm tiêu chuẩn để

chọn nhân tài. Quốc gia bồi dưỡng những nhân

tài này, phát hiện là người hiếu thuận cha mẹ,

người liêm khiết thì tiến cử họ lên, do quốc gia

bồi dưỡng họ, giáo dục họ.

Vì thế, đời sống tinh thần của con người dồi

dào thì đời sống vật chất tuyệt nhiên không quan

trọng. Chúng ta thấy được từ trong lịch sử rất

nhiều người thời xưa làm quan lớn, làm đến

Thừa Tướng, sau khi về hưu, thật là vẩy hai tay

sạch không, không có được thứ gì. Thậm chí họ

trải qua đời sống là đời sống của dân nghèo,

không phải là đời sống giàu có, một đời sống

thanh cao, được người trong xã hội tôn kính.

Điều này chứng minh rằng họ làm quan to đến

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

17

như vậy nhưng không có tham ô, không có phát

tài, toàn tâm, toàn lực vì quốc gia, vì nhân dân.

Ngay chính họ cũng rất an ủi, cả đời trải qua có

ý nghĩa, có giá trị, đích thực đã làm được một ít

việc tốt, đã vì chúng sinh làm việc tốt. Vì vậy

đời sống tinh thần của họ đương nhiên là đầy đủ,

biểu hiện ngay trong đời sống của họ là ở ngay

trong “ý sách tình thơ”. Làm gì giống bây giờ!

Hiện tại tôi thấy một số người phú quý, tôi ở

bên cạnh bình lặng mà quan sát, hình thái của họ

là như thế nào vậy? Là người máy. Họ có địa vị

rất cao, đó là quí. Họ có rất nhiều tiền của, đó là

phú. Họ tuy phú, tuy quý, thế nhưng họ không

hưởng thụ, quý không hưởng đến, phú cũng

không được hưởng. Ngày ngày họ sống ở trong

lo lắng, phiền não, ngày ngày sống ở trong sợ

được, sợ mất, khổ không nói ra lời. Do đó, mọi

người vạn nhất không nên hiểu lầm. Người bần

cùng khổ, người phú quý còn khổ hơn so với

người bần cùng. Người bần cùng chẳng qua là

thiếu hụt cơm áo, đời sống vật chất bị thiếu hụt

mà thôi. Sự thiếu hụt đó của người phú quý thì

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

18

quá lớn, quá nhiều, trái lại không như người

nghèo khó. Giàu mà không vui, không bằng

nghèo mà vui, quý mà không an, không bằng

nghèo mà an, nghèo mà có an lạc. Người phú

quý không có an lạc.

Bạn muốn hỏi nguyên nhân do đâu. Nguyên

nhân đều là vấn đề của giáo dục. Nếu như chân

thật nhận được giáo dục truyền thống Trung

Quốc, nhận được dạy bảo của Phật pháp thì hoàn

toàn không như vậy. Không luận là người ở tầng

lớp nào, phú quý cũng tốt, bần tiện cũng tốt, đều

có thể được an lạc, đều có thể nhận được đời

sống tinh thần dồi dào, phong phú. Cho nên đây

là một vấn đề giáo dục. Bạn hỏi: Phải làm thế

nào để cải thiện chứ? Vậy nhất định phải cải

thiện phương pháp giáo dục, cải thiện mục

đích của giáo dục. Giáo dục quyết định là lấy

dân phục vụ làm mục đích. Nếu như mục đích

này chỉ cần tiền của cho cá nhân, tôi chỉ có thể

nói là được danh vọng, tiền của cho cá nhân,

không thể nói cá nhân được hạnh phúc, mỹ

mãn. Lời tôi nói đây là lời thật. Tại vì sao? Họ

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

19

không có hạnh phúc, không được mỹ mãn.

Tiền có nhiều hơn họ cũng không hạnh phúc, địa

vị cao hơn họ cũng không mỹ mãn.

Cá nhân chân thật cầu được hạnh phúc, gia

đình mỹ mãn, sự nghiệp thuận lợi, xã hội hòa

vui, thế giới hòa bình, bạn nhất định phải dựa

vào giáo dục luân lý. Đó là thấp nhất. Nhất định

phải dựa vào giáo dục của Phật pháp. Phật pháp

là giáo dục Chánh Giác. Phật pháp là giáo dục

đại triệt, đại ngộ. Cái này có thể giải quyết được

căn bản vấn đề. Giáo dục luân lý nhà Nho có thể

giải quyết vấn đề của đời này cho chúng ta. Giáo

dục của Phật pháp có thể giải quyết vấn đề đời

đời kiếp kiếp cho chúng ta. Cho nên Ấn Tổ nói

hai câu sau: “Thâm tín nhân quả, tín nguyện

niệm Phật”. Nếu như không niệm Phật, không

đem không gian đời sống của chúng ta mở rộng,

vậy chính là: “Chúng ta có nhân không có quả”.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc, nếu dùng lời nói

hiện tại mà nói, chính là: “ngoài thái không”.

Chúng ta có thể sinh đến “ngoài thái không”,

sinh đến Tây Phương Cực Lạc. Người thế giới

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

20

Tây Phương Cực Lạc nơi đó, nếu theo khoa học

mà nói, đó là tận hư không khắp pháp giới, khoa

học đạt đến đỉnh cao. Hay nói cách khác, nơi đó

có tất cả mọi thọ dụng, “tùy tâm sở cầu”. Bạn

muốn ăn thức ăn, thức ăn liền lập tức bày ra

trước mặt. Đây là kỹ thuật chân thật đạt đến đỉnh

tối cao.

Chúng ta biết được vật chất làm sao biến

hiện? Vật chất là do năng lượng biến hiện. Việc

này khoa học ngày nay hiểu được nguyên lý này

nhưng không biết được cách biến hiện như thế

nào. Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ý niệm của

họ vừa chuyển thì biến ra, muốn ăn bất cứ thứ gì,

làm cho năng lượng liền biến thành vật chất. Nếu

không muốn ăn nữa, không cần nữa, cũng không

cần dọn dẹp, làm cho vật chất lại biến thành

năng lượng. Bạn nói xem, rất tự tại. Hiện tại

chúng ta đi đến nơi xa còn phải ngồi máy bay,

còn phải ngồi hỏa tiễn… Tương lai du lịch thái

không, bất cứ công cụ gì người ta cũng không

cần đến. Trong lòng nghĩ muốn đi đâu thì thân

thể liền đến nơi đó. Tự tại đến như vậy!

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

21

Không gian đời sống rộng lớn là tất cả cõi

nước chư Phật. Ngày nay chúng ta gọi là: “Phải

mở rộng ngoại giao”. Tại sao không mở rộng

ngoại giao đến tận hư không khắp pháp giới cõi

nước chư Phật chứ? Sinh đến thế giới Tây

Phương Cực Lạc thì liền làm được, làm được

một cách đầy đủ. Chúng ta gọi sáu cõi, gọi mười

Pháp giới, bất cứ nơi nào bạn đều có thể đi du

lịch, bất cứ chốn nào bạn cũng đều có thể đi

tham quan, đến đi tự tại, không chút gì chướng

ngại. Đây là Thích Ca Mâu Ni Phật, chư Phật,

Bồ Tát khuyên chúng ta niệm Phật vãng sinh

Tịnh Độ, lợi ích chân thật. Nếu bạn không sinh

thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn muốn du lịch

thì không dễ dàng được như vậy. Đây cũng

chính là nói rõ chúng ta đến thế giới Tây Phương

Cực Lạc, lấy hộ chiếu của Phật A Di Đà, đi khắp

mười phương thế giới thảy đều không chướng

ngại, đến bất cứ cõi nước nào cũng được hoan

nghênh. Chư Phật, Bồ Tát vừa nhìn thấy bạn là

học trò của Phật A Di Đà thì đặc biệt tiếp đón

bạn. Cho nên vậy mới là chân thật đại viên mãn.

Đạo lý này, hy vọng các bạn phải thật rõ ràng,

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

22

thật thông suốt. Bạn nhất định phải đọc Kinh Vô

Lượng Thọ, đọc Kinh điển Đại Thừa, bạn liền

hiểu rõ, liền minh bạch. Sau đó bạn mới có thể

sinh khởi tín tâm, mới biết được cách làm như

thế nào.

Cho nên, học Phật trước tiên nhất định

phải làm được người tốt. Nếu như chúng ta

không làm được người tốt, muốn thành Phật,

thành Bồ Tát thì không thể hy vọng. Cho nên

phải là người tốt, nhất định phải dốc hết bổn

phận. Đại sư Ấn Quang dùng mấy chữ này tương

đối sâu, người thông thường hiện tại xem thấy

không dễ gì hiểu. Tôi đem nó chuyển đổi đơn

giản hơn một chút. Tôi nói: “Chân Thành,

Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi”.

Đây là nói dụng tâm. Chúng ta có thể dùng cái

tâm này để đối nhân, xử thế, tiếp vật chính là dốc

hết. Chúng ta đem công việc ở chức vị của chính

chúng ta làm được trọn vẹn, đầy đủ chính là dốc

hết bổn phận.

Hiện tại tôi là thân phận của người xuất gia.

Vậy thì, người xuất gia làm gì? Xuất gia là làm

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

23

giáo sư. Người ta nhìn thấy tôi thì gọi tôi là

“pháp sư”, tôi phải có pháp dạy người. Cho nên

xuất gia là thân phận của một “thầy giáo”.

Chính là ở trong Kinh điển Phật dạy bảo chúng

ta: “Thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”. Đây

chính là bổn phận của người xuất gia: “Thọ trì”

là tuân thủ lời giáo huấn của Phật trong Kinh

điển, y giáo phụng hành. “Đọc tụng” là mỗi ngày

ôn tập lời giáo huấn của Phật không thể quên

được. “Vì người diễn nói”: “Diễn” là biểu diễn,

làm gương mẫu cho người xem. “Nói” là vì

người khác giảng giải. Đây là sự nghiệp, bổn

phận của người xuất gia. “Tận phân”, chúng ta

phải dốc hết bổn phận này, là chúng ta phải nên

làm.

Xã hội hiện tại có người nói: “Các ông là tín

đồ tôn giáo phải nên làm nhiều việc từ thiện xã

hội”. Không sai! Chúng ta vì người diễn nói,

chính là sự nghiệp từ thiện. Còn có điều gì tốt

hơn việc này chứ! Thức tỉnh chúng sinh giác ngộ

là chân thiện, chân từ, chân thật cứu giúp tất cả

chúng sinh. Không thể nói: “Chúng sinh không

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

24

có quần áo mặc thì tặng cho họ vài bộ quần áo,

không có cái ăn thì cho họ chút đồ ăn”. Việc đó

không thể giải quyết được vấn đề mà phải giúp

đỡ chúng sinh giác ngộ, giúp đỡ chúng sinh sáng

tỏ được. Đây là chân thật từ bi cứu giúp.

“Từ tế” ý nghĩa của hai chữ này rất sâu, rất

rộng. Tặng một ít lương thực, tặng một ít quần áo

chỉ là “từ tế” nhỏ, không thể tính kể. “Vì người

diễn nói” là “đại từ tế”. Phật là phổ độ chúng sinh

chín pháp giới. Chúng ta phải thông hiểu đạo lý

này, phải biết nên làm thế nào, đem công tác này

làm đến được tốt đẹp, làm đến được viên mãn, để

tất cả chúng sinh đều có thể giác ngộ. Chúng sinh

đều có thể giác ngộ rồi thì tất cả tai nạn của thế

gian đều hóa giải được, đều tiêu trừ được. Người

giác ngộ mới chân thật có hạnh phúc, mới hiểu

được cái gì gọi là “hạnh phúc”, mới trải qua đời

sống chân thật hạnh phúc mỹ mãn. Người không

giác ngộ, địa vị có cao, tài sản có nhiều, họ không

hạnh phúc, họ không mỹ mãn.

Cho nên giáo dục của Phật chú trọng ở “giác

ngộ”. Chữ “Phật” này là ý nghĩa của “giác

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

25

ngộ”. Phật giáo chính là giáo dục giác ngộ, giáo

học giác ngộ. Vì vậy nhất định không thể đem nó

xem thành tôn giáo, xem thành tôn giáo thì sai

rồi, mà là giác ngộ rất triệt để, rất viên mãn.

Chúng ta nhất định phải cầu sanh thế giới Tây

Phương Cực Lạc. Cầu sanh Tịnh Độ, dùng lời

hiện tại mà nói chính là di dân, chúng ta di dân

đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đến nơi đó

rồi chúng ta học tập với Phật A Di Đà, hy vọng

tương lai thành tựu cũng giống như Phật A Di

Đà, cũng có thể phát ra đại nguyện, giúp đỡ tất

cả chúng sinh khắp hư không pháp giới. Cho nên

tâm lượng là chân thành, tâm chân thành, tâm

thanh tịnh.

“Tâm thanh tịnh” là không ô nhiễm, không

chấp trước. “Tâm bình đẳng” là không cao thấp,

không có phân biệt. “Tâm Chánh Giác” nhất

định không có mê hoặc, điên đảo. “Tâm từ bi”

chính là thương yêu, quan tâm, toàn tâm, toàn

lực đi giúp đỡ tất cả chúng sinh. Đây gọi là từ bi.

Chúng ta giữ tâm này: “Nói lời tốt, làm việc tốt,

làm người tốt”, đây chính là mô phỏng chân

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

26

chính của Phật, Bồ Tát. Cho nên dùng “vì người

diễn nói” này biểu diễn cho xã hội đại chúng

xem. Việc này cũng chính là những năm gần đây

tôi đi khắp nơi giảng Kinh đề xướng “bốn tốt”,

khuyên mọi người giữ “tâm tốt”. “Tâm tốt”

chính là năm loại: “Chân Thành, Thanh Tịnh,

Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi”. Giữ tâm tốt,

nói lời tốt (cùng với tâm tốt tương ưng chính là

lời tốt), làm việc tốt, làm người tốt chân thật là

“học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Cứu độ

chính mình cũng là cứu độ tất cả chúng sinh.

Cho nên, đây là vấn đề của giáo dục.

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

27

PHONG THUỶ

Ngoài ra có một vấn đề cũng rất nhiều vị đồng

tu quan tâm. Đó là vấn đề xã hội, chính là mọi

người thường hay đi xem phong thủy, xem tướng,

đoán mạng phong thủy. Họ hỏi: “Việc này có

phải là thật không?”. Đáp án của tôi là: “Thật

có!”. Tại vì sao là thật vậy? Bạn cần phải hiểu rõ

những chân tướng sự và lý này thì bạn liền biết

đó là thật hay là giả. Mạng có hay không? Có!

Mạng từ đâu mà ra vậy? Mạng là trong đời quá

khứ chúng ta đã tạo tác nghiệp thiện ác mà hình

thành. Trong đời quá khứ của bạn tạo nhiều việc

thiện thì mạng của bạn tốt. Bạn tạo ra nhiều

nghiệp ác thì mạng của bạn không tốt. Cho nên,

bạn không phải là do người khác định đặt cho

bạn. Ngay đến Thiên địa, quỷ Thần, Phật, Bồ tát

cùng Thượng Đế cũng không có quan hệ. Mạng

là do chính mình tạo, không liên quan đến việc

của người khác. Ở trong Kinh, Phật nói rất rõ

ràng gọi là: “Tự làm tự chịu”.

Cho nên, người chân thật thông hiểu sự và

lý này rồi, không luận là họ gặp phải tai nạn to

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

28

lớn cỡ nào, họ cũng sẽ không oán trời, trách

người. Tại vì sao vậy? “Tự làm tự chịu” thì sao

có thể trách người khác! Cho dù là làm thiện,

cả đời làm việc tốt, đối với quốc gia tận trung

báo quốc, đối với nhân dân nhiệt tâm phục vụ,

đến sau cùng kết quả không tốt, thậm chí còn

gặp rất nhiều tai nạn họ cũng sẽ không oán trời,

trách người. Vì sao vậy? Thọ nhận đời này là

do đời trước tạo, phải nên nhận chịu, hoan hỉ,

vui mừng mà tiếp nhận, không oán trời, không

trách người. Đời này đã tạo đời sau có kết quả,

đời sau nhận. Nhân quả thông cả ba đời,

không chỉ một đời.

Một đời làm, một đời nhận gọi là “hiện báo”.

Đời này làm đời sau nhận, Phật pháp gọi là “sinh

báo”. Đời này làm, đến đời thứ ba mới có báo thì

gọi là “hậu báo”. Thời gian của hậu báo có lúc

rất dài, rất lâu. Đây là đạo lý nhất định. Làm gì

không có vận mạng! Cho nên Phật pháp thừa

nhận rằng mỗi một chúng sinh, mỗi một người

đều có vận mạng. Thế nhưng Phật pháp không

gọi là “túc mạng”. Cũng chính là nói vận mạng

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

29

có thể tùy thời thay đổi. Làm sao để thay đổi ý

nghĩa thiện ác?

Nếu là bạn giác ngộ rồi, bạn nhất định phải

đoạn ác, tu thiện thì bạn liền có thể làm cho

vận mạng của bạn tốt hơn. Nếu như bạn không

giác ngộ, mỗi ngày vẫn giữ cái tâm làm những

việc tổn hại người lợi mình, tạo tác tất cả tội

nghiệp, vậy quả báo của bạn sẽ càng ngày càng

xấu đi, vận mạng của bạn liền đổi xấu. Cho nên,

vận mạng có một biến số. Người thông thường đi

đoán mạng, xem tướng đều có thể xem được rất

chuẩn. Đó là ý gì vậy? Ngày ngày họ tuy là có

biến số, mức độ thay đổi của họ không lớn, cự ly

tiêu chuẩn lên xuống của họ không lớn, nên xem

được tương đối chuẩn. Nếu như họ có đại thiện,

đại ác, lên xuống quá lớn thì đoán không chuẩn.

Việc này các vị hơi chú tâm mà quan sát, bạn

liền có thể thể hội được. Bạn cũng hiểu được làm

thế nào để thay đổi vận mạng chính mình. Việc

thay đổi vận mạng không khó.

Vậy khi nói đến “phong thủy”, có hay không

vậy? Có phong thủy. Cái gì gọi là “phong

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

30

thủy”? Người hiện đại nêu ra hai chữ này đều

cảm thấy rất thần bí. Kỳ thực hai chữ này rất

bình thường. Hai chữ này nếu dùng lời hiện tại

mà nói, chính là “hoàn cảnh cư trú”. Hoàn cảnh

cư trú cùng với sự tu dưỡng của chính mình, tâm

tình đều có quan hệ. Có người thích núi, có

người thích nước, không giống nhau, không

tương đồng. Nếu người thích nước mà bảo họ

lên núi ở thì phong thủy của họ không tốt. Họ sẽ

không thích. Người thích núi mà bảo họ ở bên

cạnh nước, vậy thì phong thủy cũng không tốt.

Cho nên các vị phải nên hiểu: Cái gì gọi là

“phong thủy” tốt vậy? Đó chính là hoàn cảnh

mà bạn ở đó. Chính bạn cảm thấy rất vừa

lòng, ở được rất thoải mái, thì nơi này đối với

bạn mà nói là phong thủy tốt.

Không nên bị người khác lừa! Vạn nhất

không nên nói: “Tôi ở chỗ này không vừa ý, có

rất nhiều chuyện không thuận lợi”. Đó là nghiệp

báo của bạn. Nó có quan hệ gì với hoàn cảnh cư

trú hay không? Nó có một chút quan hệ. Tuy

nhiên, quan hệ đó không lớn. Thế nên những

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

31

hoàn cảnh cư trú này thường hay dẫn đến những

phiền não cho chính mình. Thậm chí cho đến

một gian phòng, sự bài trí trong gian phòng có

người bố trí rất tao nhã, khi vừa bước vào phòng

rất thoải mái. Có người ở trong gian phòng rất

lộn xộn, khi vừa bước vào thấy rất không vui.

Vậy tất cả đều được gọi là “phong thủy”. Cho

nên việc này đều có thể thay đổi, không cần để

người khác thay đổi. Mời một thầy địa lý đến để

bố trí lại, con người này thật là đáng thương! Vì

sao vậy? Thân mạng của họ bị người khác xếp

đặt, chính mình không thể làm chủ. Bạn nói xem

đáng thương đến chừng nào! Người chân thật

thông minh thì chính mình phải làm chủ, không

bị người khác xếp đặt. Như vậy mới thoải mái.

Bình thường khi chúng ta ăn cơm với nhau,

lúc mời khách có người gắp thức ăn để tôi ăn thì

tôi rất ghét. Vì sao vậy? Bạn gắp thức ăn cho tôi

ăn, tôi đã bị sự xếp đặt của bạn. Bạn bảo tôi ăn

cái gì thì tôi phải ăn cái đó. Chính ta không thể

tùy theo sở thích của mình. Do đó tôi thường hay

khuyên người không nên gắp cho tôi. Tôi không

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

32

chịu xếp đặt của người khác, không bị khống chế

của bạn. Lời nói ra thì rất khó nghe! Họ liền giác

ngộ, liền thông suốt. Chính tôi thích ăn những

thứ gì thì mới tự tại, mới thoải mái. Hoàn cảnh

sinh hoạt đều không nên nghe người khác xếp

đặt. Chúng ta tự mình phải đi chọn lựa, tự mình

có thể cân nhắc, đắn đo. Đây là chân thật hiểu

được cái gì gọi là “phong thủy”.

Có người hỏi: “Từ xưa đến nay có rất nhiều

triều đại đế vương, quí tộc dường như không có

được chỗ tốt của phong thủy”. Kỳ thật lúc đó họ

có được chỗ tốt của phong thủy nhưng phong

thủy đã bị thay đổi, vì phong thủy tùy theo người

mà thay đổi. Đạo lý này người thông hiểu thì

không nhiều. Thí dụ nói: Một người này đến ở

nơi này thì phong thủy rất tốt, ở được rất thuận

lợi, không có việc gì là không thuận lợi, gia đình

cũng rất mỹ mãn, sự nghiệp rất thuận lợi. Người

khác rời đến ở thì chưa chắc, thậm chí khi đến ở

nơi đó thì gặp phải rất nhiều tai nạn. Đó là do

nguyên nhân gì vậy? Tính cách của họ không

giống nhau.

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

33

Người Trung Quốc chúng ta thường nói: “Bát

tự bất nhất dạng”. Cho nên nói: “Đối với anh thì

nói phong thủy tốt, đối với người khác thì chưa

chắc tốt. Đối với anh kia thì phong thủy tốt,

nhưng đối với anh nọ thì chưa chắc tốt”. Phong

thủy nhất định phải phối hợp với sự tu dưỡng

của mỗi cá nhân. Thói quen sinh hoạt của mỗi

một người, tâm lý cá nhân mỗi một người,

“hoàn cảnh vật chất” cùng “đời sống tinh

thần” của mỗi một người có thể phối hợp

được tốt đẹp là phong thủy tốt. Đạo lý vốn là

như vậy. Người hiểu rõ được đạo lý này chính

mình sẽ không bị sự xếp đặt của người khác.

Chính mình hoàn toàn có thể tự làm chủ, vậy thì

được tốt.

Cho nên người xem phong thủy cũng có một

câu nói qua loa thất trách: “Đất phước người

phước ở!”. Họ xem cho bạn cho là phong thủy

tốt. Về sau bạn ở nơi đó gặp xui xẻo, không vừa

ý thì họ nói: “Không phải lỗi của tôi! Đây là đất

phước nhưng bạn không có phước”. Câu nói của

họ liền có thể làm cho bạn cứng họng. Vậy thì

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

34

do đây mà biết hàm ý trong câu nói này của họ

bạn phải chân thật thấu hiểu. Bạn hà tất phải đi

gặp họ để xem phong thủy! Ta chỉ cần tu

phước thì tốt rồi. Nếu ta có phước thì không

luận đến ở nơi nào, phong thủy sẽ tùy theo ta

mà chuyển.

Nhà Phật nói: “Cảnh tùy tâm chuyển” chính

là đạo lý này. Tâm của bạn thiện, tâm của bạn

tốt, cư trú nơi hoàn cảnh không được tốt thì nó

cũng sẽ biến thành tốt. Tâm bạn bất thiện, hành

vi bạn bất thiện, thì dù ở một nơi phong thủy rất

tốt nhưng khi bạn đến nơi đó ở liền biến thành

nơi không tốt, biến xấu đi. Việc này chính là nhà

Phật đã nói: “Cảnh tùy tâm chuyển”. Cho nên

khi mọi người thông suốt đạo lý này, hiểu rõ

chân tướng sự thật này thì điều then chốt nhất

chính là giữ tâm tốt, phải làm việc tốt, làm

người tốt thì không luận là bạn ở một nơi nào,

đến đâu làm gì cũng tốt đẹp.

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

35

VẬN MẠNG

Còn một vấn đề sau cùng, vận mạng con

người có phải do ông Trời định đặt? Vấn đề này

vừa rồi đã được nói qua, con người đích thực có

vận mệnh. Nhà có vận của nhà, nước có vận của

nước, cả một thế giới có vận của thế giới. Điển

tích cổ xưa Trung Quốc hiện tại có ghi lại trong

“Tứ Khố Hoàng Cực Kinh Thế Thư”. Đây là do

Thiệu Khang Tiết của Triều nhà Tống làm. Nếu

dùng lời hiện đại mà nói, ông Thiệu là một nhà

thiên tài về số học rất cừ khôi. Ông hoàn toàn

dựa vào số lý mà suy đoán vận mệnh của cả thế

giới này, hưng suy của thế giới, kiết hung họa

phước của thế giới. Thế nhưng văn tự của ông

rất sâu xa khó hiểu. Người thông thường không

dễ gì xem hiểu. Ông dùng số lý để suy đoán.

Loại dự ngôn này, ở trong Phật pháp, chúng ta

gọi là thuộc về tỉ lượng, căn cứ vào một số lý

luận để suy đoán, không nhất định hoàn toàn

chính xác, thế nhưng tính chuẩn xác của nó

tương đối cao, không thể nói là hoàn toàn chính

xác. Ngoài ra còn có một loại dự đoán là từ

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

36

trong cảnh giới Định mà thấy được. Cái này rất

chuẩn xác.

Nhưng gần đây tôi nghe nói phương Tây có

một quyển sách gọi là “Thánh Kinh Mật Mã”,

bên trong suy đoán đến thời cận đại. Họ viết

quyển sách này từ 3000 năm trước. Đối với ngày

tháng xảy ra chiến tranh gần đây ở Ba Tư đều

chú giải rõ ràng, tường tận. Có rất nhiều sự việc

xảy ra trong hiện tại, trong sách đó đều có nói

đến. Việc này theo chúng ta thấy, nó thuộc về

“thế giới hiện lượng”, đó là “định lực”, là ở

trong Thiền Định. Cho nên người Phương Tây

đều cảm thấy rất kinh ngạc đối với quyển sách

này. Tôi xem thấy quyển sách này rất bình

thường. Họ cho rằng đây là kiệt tác của Thượng

đế.

Chúng ta biết được không cần đến Thượng

đế, có thể có công phu của Sơ Thiền thì được rồi.

Có được định lực của Sơ Thiền mà nói, đối với

những việc xảy ra mấy nghìn năm họ có thể nhìn

thấy được rõ ràng, tường tận. Vì sao vậy? Phật

pháp nói: “Mười đời xưa nay không khỏi ngay

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

37

một niệm”. Câu nói này là Phật đã nói 3000 năm

trước. Vào cận đại, Einstein đã nói: “Quá khứ -

hiện tại - vị lai đồng thời tồn tại”. “Đồng thời

tồn tại” cũng giống như trong Phật Pháp gọi là:

“Mười đời xưa nay không khỏi ngay một niệm”

có cùng một ý nghĩa. Bởi vì vị lai đồng thời tồn

tại, cho nên khi bạn nhập định, giới hạn này bị

đột phá, liền có thể nhìn thấy đến tương lai. Cho

nên sự việc mấy ngàn năm ở vị lai bạn thấy được

rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo. Đạo lý

chính là như vậy. Do đó đây là công phu của

Thiền Định, không nhất định phải nói đến

Thượng đế. Chỉ cần người có Thiền Định thì họ

thấu hiểu, họ thảy đều rất thông suốt.

Việc này với một người học Phật xem qua là

chuyện rất bình thường. Người phương Tây thì

cảm thấy rất kỳ diệu. Thế nhưng họ cũng nói

được rất thấu đáo. Họ nói: “Thiện-ác là một biến

số”. Việc này nói được rất hay. Biến số này có

thể hóa giải được tai nạn, có thể làm cho nguy

hại lui về sau. Điều này phải dựa vào sức mạnh

nào vậy? Đó là dựa vào sự giác ngộ của mọi

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

38

người. Nếu như trên thế giới này có thể có được

1/10 số người giác ngộ thì vấn đề liền được giải

quyết, liền có thể kéo lùi tai nạn. Những người

không giác ngộ được nhờ vào người giác ngộ.

Cho nên: “Một người có phước, cả nhà được

hưởng”. Đạo lý chính là như vậy. Chúng ta dựa

vào phước của họ.

Tốt rồi, cảm ơn đại chúng. Hôm nay chúng ta

chỉ nói đến đây thôi.

Phật giáo là giáo dục,

Không phải là tôn giáo,

Cũng không phải là triết học

Giáo dục, Phong thủy, Vận mạng

39

Nguyện cả thảy chúng sinh

Đều tín niệm Di Đà

Đồng cầu sinh về nước Cực Lạc

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm cõi nước Phật

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có người nghe thấy

Đều phát tâm Bồ Đề

Hết một báo thân này

Đồng sinh về nước Cực Lạc

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Héi luËt gia ViÖt Nam

nhµ xuÊt b¶n hång ®øc

65 Trµng Thi - QuËn Hoµn KiÕm - Hµ Néi

Email: [email protected]

Tel: 04.39260024 – Fax: 04.39260031

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n

Gi¸m ®èc

Bïi ViÖt B¾c

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung

Tæng biªn tËp

Lý B¸ Toµn

Biªn tËp

NguyÔn ThÕ Vinh

In 1000 cuèn, khæ 14.5 x 20.5 cm. T¹i C«ng ty CP In vµ TM HTC. Sè §KKHXB: 143 - 2015/CXBIPH/38 - 03/H§. Sè Q§XB cña NXB: 126/Q§ - NXBH§. In xong vµ nép l­u chiÓu Quý I n¨m 2015. M· sè s¸ch tiªu chuÈn quèc tÕ (ISBN): 978-604-86-3962-4