giải mã bí mật pr - tẬp 2 (đọc thử)

44

Upload: phuong-le-tran-bao

Post on 20-Mar-2017

110 views

Category:

Marketing


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)
Page 2: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)
Page 3: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)
Page 4: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Về tác giả

Lê Trần Bảo Phương được biết đến là một trong những chuyên gia đầu ngành Quan hệ Công chúng tại Việt Nam. Anh đã tốt nghiệp Thạc sĩ Truyền thông tại Đại học Stirling (Anh Quốc), đảm nhận vị trí cố vấn truyền thông cho các nhãn hàng và thương hiệu lớn, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên ngành quan hệ công chúng ở các trường đại học lớn.

Anh cũng chính là tác giả của các quyển sách uy tín về Truyền thông đã được chuyển thể sang tiếng Anh và phát hành rộng rãi toàn cầu trên Amazon, Google Books.

6

Page 5: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Tác phẩm tiếng Việt:

Quyền năng bí ẩn (Fahasa, Phương Nam, Tiki, Vina-book)

Giải mã bí mật PR – Tập 1, 2 (Fahasa, Phương Nam, Tiki, Vinabook)

Ngành PR tại Việt Nam: Có cần một Hiệp hội PR? (Google Books)

Tác phẩm tiếng Anh:

Secret Power: Reveals the 5 supreme arts of influencing the behavior of the crowd (Amazon, Google Books)

PR Industry in Vietnam (Amazon, Google Books)

Page 6: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Mục lụcVề tác giả ........................................................................................................ 4

Nhận xét từ độc giả ........................................................................... 16

Lời giới thiệu ............................................................................................ 24

Phần 1. Câu hỏi thường gặp của những người muốn dấn thân vào nghề PR .................................................... 25

Câu 1. PR là không tự nói về mình mà mượn đối tượng thứ 3 để nói tốt về mình. Câu nói này đúng hay sai? ........................................................................... 26

Câu 2. Thầy có thể chia sẻ những ý lớn về Lịch sử hình thành của ngành PR Việt Nam và Sự giáo dục PR trong nước? ............................................. 28

Câu 3. 5 cái hay và 5 cái dở của nghề PR là gì? ..... 31

Câu 4. Truyền thông thật sự cần thiết đối với một doanh nghiệp hay một cá nhân trong trường hợp nào? ....................................................................................... 39

8

Page 7: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 5. Một doanh nghiệp nhỏ có cần sử dụng PR không? ............................................................................................ 41

Câu 6. Một doanh nghiệp với ngân sách không nhiều nhưng muốn định hình thương hiệu thì nên chọn bắt đầu truyền thông như thế nào?.................................................................................................... 42

Câu 7. Với một doanh nghiệp có tên tuổi, hoạt động truyền thông có còn cần thiết chi ngân sách nhiều không? ........................................................................... 44

Câu 8. Có bao nhiêu hình thức và phương tiện truyền thông có thể sử dụng để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp? ............................. 46

Câu 9. Các bước cơ bản để giải quyết một cuộc khủng hoảng truyền thông là gì? ....................... 49

Câu 10. Làm thế nào để biến khủng hoảng truyền thông trở thành một lợi thế của doanh nghiệp? ......................................................................................... 55

Giải mã bí mật PR – Tập 2

9

Page 8: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 11. Hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông khó nhất ở nội dung nào? Thầy đã gặp thất bại trong việc xử lý khủng hoảng chưa? Nguyên nhân khách quan hay chủ quan? ........................... .57

Câu 12. Thông điệp của Tổng Giám đốc ảnh hưởng như thế nào đối với truyền thông nội bộ? ................ 63

Câu 13. PR nội bộ và PR sản phẩm, mảng nào khó hơn về cách thức triển khai, ý tưởng, hiệu quả? ..........................................................................................................65

Câu 14. Các hoạt động công đoàn ở các công ty có được gọi là PR nội bộ không? ................................ .67

Câu 15. Giao tiếp và truyền thông nội bộ là vấn đề khá quan trọng trong sự phát triển của một công ty. Tuy nhiên, có thể thấy, tại Việt Nam, việc này vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Với những người mới khởi ng-hiệp, anh có thể chia sẻ một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất về truyền thông nội bộ là gì và vì sao nó thật sự quan trọng? .........................68

10

Page 9: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 16. Những kỹ năng cần có trong truyền thông nội bộ là gì? ....................................................................................71

Câu 17. Làm thế nào để có thể triển khai tốt truyền thông nội bộ, giúp doanh nghiệp vận hành tốt bộ máy, vượt khó và phát triển trong tương lai? ..........................................................................................73

Câu 18. PR nhãn hiệu và PR tổ chức khác nhau thế nào? ..........................................................................................................75

Câu 19. Về vấn đề PR đen và PR trắng, có vị chuyên gia nọ trả lời em bằng hình ảnh ẩn dụ: “bò đen hay trắng không quan trọng, quan trọng là sữa dùng được”. Thầy nhận định như thế nào về điều này? .............................................77

Câu 20. Anh tự nhận xét như thế nào về quyển sách Quyền năng bí ẩn nổi tiếng trong giới PR? ........................................................................................................................79

Câu 21. Yếu tố nào quan trọng nhất để trở thành nhân viên PR thành công? Với tư cách là người tuyển dụng, điều gì khiến thầy nghi ngờ và không tuyển nhân viên? ..........................80

Giải mã bí mật PR – Tập 2

11

Page 10: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 22. Lời khuyên của chuyên gia cho người mới bước chân vào ngành PR muốn “làm mới mình” kịp xu hướng thời đại? ............................. 84

Câu 23. Vừa tốt nghiệp chuyên ngành PR ra trường, làm gì để có mức lương 2.000 USD/tháng? ............................................................................................................. 86

Câu 24. Đối với lĩnh vực PR, yếu tố nào là quan trọng nhất trong một chiến lược PR hiệu quả? 92

Câu 25. Sinh viên PR mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm để tạo mối quan hệ với báo chí. Có cách nào giúp các bạn phát triển tốt các mối quan hệ với báo chí không? ........... 93

Câu 26. Em nên rèn luyện kỹ năng gì để có thể sớm trở thành một PR chuyên nghiệp? ................. 96

Câu 27. Để trở thành chuyên gia PR, ngoài kiến thức về PR, cần thêm những yếu tố nào? ......100

Câu 28. Những bí quyết để thành công trọn vẹn trong nghề PR là gì? .................................................. 101

12

Page 11: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 29. Em không thể định hướng được cho bản thân. Sau 1 năm học, em nhận ra rằng bản thân mình không phù hợp với các vị trí công việc như tổ chức sự kiện hay phân tích hướng đi truyền thông. Em thích được làm về Design nhiều hơn, như làm poster, banner... nhưng em lại không biết vẽ. Vậy theo thầy, em có đang chọn sai ngành không? ..................................107

Câu 30. Hiện em đang thực tập trong mảng Digital. Công việc cứ xoay quanh việc viết lách kiểu nhí nhảnh và em không biết có thể theo nó bao lâu vì em định hướng làm PR. Em cũng không hiểu PR là làm cụ thể những việc gì. Em chỉ mới tham gia làm Event và viết Thông cáo báo chí. Em có nên chuyển sang nghề PR hay không, khi em vẫn thích viết content? Em không biết tương lai của người viết content sẽ đi về đâu. ...................................... 109

Giải mã bí mật PR – Tập 2

13

Page 12: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Phần 2. Câu hỏi thường gặp của những người đang thực hành nghề PR..................................................... 112

Câu 1. Kinh nghiệm ở lĩnh vực này bao nhiêu năm thì mới đủ năng lực đi dạy? Tôi rất thích được chia sẻ và hướng dẫn các bạn trẻ yêu thích PR. ................................................................................... 113

Câu 2. Trong cuốn Quyền năng bí ẩn có chỉ cách gây tác động mạnh vào hành vi đám đông thông qua việc tác động vào tâm trí họ. Thầy có thể sơ đồ hóa những kĩ thuật này không? ....115

Câu 3. Cách làm một proposal PR như thế nào? ............................................................................................................ 124

Câu 4. Thầy hãy nói một điều gì đó về Tâm trí đám đông? ............................................................................................ 121

Câu 5. Anh có thể cho biết vai trò của truyền thông hiện nay tác động đến xã hội như thế nào? ............................................................................................................ 124

14

Page 13: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 6. Anh có cho rằng thực hiện việc truyền thông cũng như giới thiệu một hình ảnh thương hiệu của một công ty, đồng thời là một lời hứa về chất lượng sản phẩm đến với người sử dụng? Làm thế nào để người tiêu dùng có thể tin tưởng hoàn toàn vào việc PR đó? ............................................................................................................ 128

Câu 7. Những điều cần có của một người thực hiện công việc PR là gì? Các sản phẩm, các thương hiệu cần có sẽ xuất hiện liên tục trong thời gian dài, làm thế nào để tránh sự nhàm chán? ........................................................................... 130

Câu 8. Vì sao doanh nghiệp của tôi kinh doanh đã lâu, làm PR cũng nhiều mà không trở nên nổi tiếng và vĩ đại? ......................................................... 133

Câu 9. Có thể nói PR đen là cách thức nhanh chóng nhất để xây dựng và đánh bóng tên tuổi của một số doanh nghiệp, cá nhân nào đó. Thầy nghĩ gì về vấn đề này? ................................................ 135

Giải mã bí mật PR – Tập 2

15

Page 14: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 10. Thầy nhận định về vấn đề PR trắng và PR đen như thế nào? Theo Thầy, doanh nghiệp đứng trước vấn đề lợi nhuận và danh tiếng, nên hay không sử dụng cả PR trắng lẫn PR đen trong các chiến lược của họ? ................... 137

Câu 11. Để đáp ứng thông tin “quá tải” trong thời buổi như hiện nay, nhiều nhà báo thường thích săn tìm và khai thác những tin tức về mặt trái xã hội, những tin giật gân nhằm thu hút công chúng. Cũng như báo chí, PR luôn luôn phải tìm cách hướng công chúng đến với mục đích mình mong muốn. Điều này có khiến họ trở thành những người “không có đạo đức” trong nghề nghiệp của mình không? ........................................................................................ 139

Câu 12. Thầy cho rằng môn học Đạo đức nghề ng-hiệp tuy thường được dạy cuối chương trình, ít được sinh viên quan tâm nhưng lại là môn quan trọng nhất. Vì sao? ......................................... 141

16

Page 15: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 13. Gần đây, rất nhiều doanh nghiệp, tòa soạn vô tình hoặc cố ý mắc phải những sai lầm liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Thầy nghĩ sao về điều này? ................................... 142

Câu 14. Liệu Chiến lược im lặng có thể trở thành “xu hướng” mới để xử lý khủng hoảng truyền thông? .......................................................................................... 143

Giải mã bí mật PR – Tập 2

17

Page 16: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Nhận xét từ độc giả

Tất cả những cuốn sách của tác giả Bảo Phương viết về ngành PR đều hay và làm tôi hài lòng vì đã giúp tôi tiếp nhận vô vàn những điều quý báu trong nghề

mà không phải trường lớp nào cũng dạy hết. Những câu hỏi tưởng chừng như không thể giải đáp cũng đã được tác giả trả lời một cách súc tích nhưng vô cùng uyên thâm, giúp người đọc có thể nghiệm ra nhiều điều. Đây chắc chắn là một trong những quyển sách gối đầu giường của tôi về nghề. Một cuốn sách hay và bổ ích cho những ai đang và sẽ dấn thân vào nghề PR.

Cao Lê Hoàng Oanh

18

Page 17: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Mình đang tìm ngành để thi đại học, cũng có tìm hiểu đôi chút về ngành PR. Mình thấy cuốn sách này mới phát hành, viết về ngành này theo cách

khá mới lạ. Tác giả trình bày dưới dạng trả lời câu hỏi, giống như dạng hỏi đáp trực tiếp, nội dung viết ngắn gọn, đơn giản chứ không dài lê thê. Cần câu nào hay thích câu nào, mình tra câu đó đọc trước; câu nào sau này cần thì đọc sau. Các câu hỏi xoay quanh nghề PR - công việc - lương - học và làm. Nói chung, cuốn sách cho mình cái nhìn mới mẻ về ngành này, không đơn giản như trước giờ mình tưởng. Mình nghĩ, cần sách như vậy ở tất cả các ngành để học sinh cấp 3 như mình có thể định hướng rõ ràng khi quyết định chọn nghề nghiệp tương lai. Cảm ơn tác giả rất nhiều!

Trần Di Hảo

Giải mã bí mật PR – Tập 2

19

Page 18: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Nội dung sách được thể hiện theo cách khá lạ, dạng Q/A (trả lời câu hỏi). Trong thời buổi mà PR nhan nhản khắp nơi, cuốn sách cho mình cái nhìn rõ nét

hơn về nghề. Trước giờ, mình cứ nghĩ làm PR là mấy thương hiệu hay doanh nghiệp “làm màu” để nổi tiếng, làm scan-dal… Đọc sách xong, mình mới thấy PR bị hiểu lầm nghiêm trọng. Sách cho mình một góc nhìn khác về người làm PR. Mình nghĩ sách này phù hợp nhất cho các em muốn tìm hiểu và theo học ngành PR – vì trong cuốn sách trả lời nhiều câu hỏi cơ bản và thiết yếu cho người muốn theo học ngành này. Lâu lắm mới thấy có tác giả Việt Nam viết sách chuyên ngành mà vẫn hay, lôi cuốn, không gây nhàm chán.

Trần Hoàng Tuấn

20

Page 19: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Nội dung của sách là những bài học bổ ích cho những người muốn tìm hiểu thêm về PR và những hoạt động của PR. Những điều đó được đúc kết rất hay từ

kinh nghiệm sống và làm việc hàng ngày của tác giả, những câu hỏi và câu trả lời rất hay và đúng với thực tế hiện tại. Bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, trình bày ngắn gọn và đẹp mắt, tác giả đã đưa đến một cuốn cẩm nang thu nhỏ, một quyển từ điển bỏ túi chuyên ngành dành cho những người yêu thích PR và hoạt động của PR.

Tiểu Cáo

Giải mã bí mật PR – Tập 2

21

Page 20: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Tôi đã đọc vài trang của cuốn sách này và bị ấn tượng ngay bởi ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và đầy thực tế của tác giả. Quyển sách này hoàn toàn khác với cách diễn

đạt văn phong khoa học mà tôi đã từng nghiên cứu. Đây là một quyển sách viết về PR thực tế rất đáng đọc và là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đang theo học nghiên cứu hay công tác trong lĩnh vực PR. Tôi hy vọng tác giả sẽ cho ra nhiều quyển sách hay hơn nữa để chúng tôi có thêm nguồn tài liệu phong phú phục vụ cho công tác của mình.

Nguyễn Thấu

22

Page 21: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Tôi là một người theo học ngành Quan hệ công chúng. Trong tôi cũng chất chứa nhiều câu hỏi về ngành mình theo học nhưng chưa bao giờ tôi nhận được

câu trả lời thỏa đáng cho mình. Thật may mắn, tôi đã đọc cuốn Giải mã bí mật PR của tác giả Lê Trần Bảo Phương. Cuốn sách viết đơn giản, súc tích nhưng đầy ý nghĩa. Cuốn sách đã giải tỏa những khúc mắc trong lòng tôi bấy lâu nay. Tôi tìm thấy được định hướng của con đường mình sẽ theo. Đây là cuốn sách đáng quan tâm với ai muốn tìm hiểu về ngành PR.

Lê Trần Như

Giải mã bí mật PR – Tập 2

23

Page 22: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Cuốn sách như một món quà dành tặng mọi người, đặc biệt là những người làm truyền thông PR, những sinh viên đang theo học PR hay cả những người chỉ

đơn giản là quan tâm đến PR... Tôi cũng là một trong số đó. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cuốn sách Giải mã bí mật PR của Lê Trần Bảo Phương là hình thức trình bày đơn giản, dễ hiểu, chân thực cùng nội dung được truyền tải gần gũi nhưng uyên thâm. Cuốn sách như một người thầy giúp tôi trả lời những câu hỏi mà vốn tôi chưa biết phải trả lời như thế nào, kèm theo đó là những ví dụ thực tiễn thật dễ hiểu, gần gũi mà sâu sắc. Đây quả thật là một món quà đặc biệt cho những ai đang cần “Giải Mã Bí Mật PR”!

Tuệ Minh

24

Page 23: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Cuộc sống vốn muôn màu, muôn vẻ, không có điều gì đúng sai

tuyệt đối mà phụ thuộc vào hoàn cảnh, khát khao và mong ước của từng cá nhân. Do đó, dù nội dung hỏi đáp này là một nguồn tham khảo quý giá nhưng quyền lựa chọn hướng đi là ở bạn.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

25

Page 24: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Lời giới thiệuSau khi quyển sách Giải mã bí mật PR - Tập 1 của chuyên gia truyền thông Lê Trần Bảo Phương được ấn hành, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ Quý độc giả.

Quyển sách được độc giả đánh giá cao ở hình thức hỏi đáp kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành mới lạ, truyền tải những câu trả lời rõ ràng, thực tế và mạch lạc để giải đáp tốt các trăn trở và mang lại cho các bạn nhiều cái nhìn mới mẻ về ngành này. Đặc biệt, nó có thể giúp các bạn định hướng rõ ràng khi quyết định chọn nghề nghiệp tương lai.

Ngoài ra, quyển sách còn được nhận định đã thực sự phản ánh khá đầy đủ về ngành PR, góp phần xây dựng sự hiểu biết đúng đắn và làm lành mạnh hóa việc thực hành của ngành công nghiệp không khói này tại Việt Nam.

Trên tinh thần phấn chấn đó, chúng tôi tiếp tục cho ra mắt quyển Giải mã bí mật PR – Tập 2 của vị chuyên gia để tiếp tục cung cấp cho Quý độc giả nhiều thông tin quý giá hơn nữa.

Chúc bạn sớm đạt được ước mơ và thành công trong cuộc sống!

26

Page 25: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Phần 1

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA NHỮNG NGƯỜI MUỐN DẤN THÂN VÀO NGHỀ PR

Giải mã bí mật PR – Tập 2

27

Page 26: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 1. PR là không tự nói về mình mà mượn đối tượng thứ 3 để nói tốt về mình. Câu nói này đúng hay sai?

Câu nói trên là Đúng.

PR là không tự nói về mình mà mượn đối tượng thứ 3 để nói tốt về mình - đây là khái niệm về PR dễ hiểu nhất dành cho mọi người. Tất nhiên, khái niệm này cũng không hoàn toàn bao quát được hết vấn đề.

Ví dụ như, uy tín của đối tượng thứ 3 quá kém thì việc họ nói tốt về chúng ta cũng không có giá trị gì, thậm chí bị phản ứng ngược.

Hãy tưởng tượng xem, Tùng Sơn “Công chúa Thủy Tề” khen bạn là một người sáng tạo, bạn sẽ cảm thấy tự hào chứ? Chắc chắn là không.

Và hãy hình dung xem, một trang web phản động đăng một bài thật dài để ca ngợi vị CEO của bạn là người có đóng góp

28

Page 27: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

đáng kể cho các sáng kiến cách tân mạnh mẽ, bạn có cảm thấy tự hào? Không, chắc chắn bạn cảm thấy rất bất an.

Ngoài ra, bên thứ 3 không nhất thiết là con người mà có thể là một giải thưởng thương hiệu, một bằng khen, một tờ giấy chứng nhận từ một tổ chức có uy tín, một tổ chức đánh giá độc lập, hoặc từ chính phủ, bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước.

Thật ra, chúng ta không cần suy nghĩ nhiều về khái niệm này, dẫu sao nó cũng chỉ là một trong những cách hiểu mà thôi. Cho dù chúng ta phân tích, mổ xẻ một khái niệm sâu xa đến đâu, mọi thứ trong thực tế vẫn đang nằm yên ở đó, không có điều gì thay đổi, không có điều ích lợi xảy ra.

Thay vào đó, bạn nên nghĩ ra và thực hiện các sáng kiến vừa có thể tôn vinh danh tiếng của tổ chức, vừa tạo ra giá trị cho cộng đồng. Đó mới thực sự là cái lõi của PR chuẩn mực.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

29

Page 28: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 2. Thầy có thể chia sẻ những ý lớn về Lịch sử hình thành của ngành PR Việt Nam và Sự giáo dục PR trong nước?

Ngành PR Việt Nam đã được hình thành cách đây hơn 20 năm. Từ những năm 90, các công ty đa quốc gia đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam. Họ cần triển khai hoạt động Quan hệ Công chúng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ, đồng thời làm cho tổ chức của họ trở nên gần gũi hơn với người dân địa phương để được đón nhận. Điều này đã gia tăng nhu cầu về các dịch vụ PR ở Việt Nam và đã dẫn đến hàng loạt các công ty PR được hình thành, giống như nấm mọc sau mưa.

Ngành PR Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 5 năm trở lại đây. Hiện nay, có khoảng 200 công ty PR độc lập hoạt động tại Việt Nam (chủ yếu là quy mô nhỏ từ 10-20 người). Các tập đoàn lớn, các công ty lớn cũng chủ trương đầu tư và thành lập bộ phận PR nội bộ của họ để

30

Page 29: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

quản lý các câu hỏi của người dân đối với sản phẩm/dịch vụ (SPDV), chính sách bán hàng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

Tuy nhiên, PR là một trong những khái niệm bị hiểu lầm nhiều nhất tại Việt Nam. Những người hiểu sai về PR bao gồm rất nhiều doanh nhân, nhà báo, người nổi tiếng và thậm chí là chính người làm PR. Họ đang hiểu rằng: PR là hoạt động truyền thông nói tốt về sản phẩm, dịch vụ; PR là một vũ khí mới để “săn” người tiêu dùng, thậm chí PR là việc tạo scandal để đạt được sự chú ý của đám đông. Tất cả những điều đó không phải là hoạt động PR, bởi vì PR là hoạt động truyền thông giúp cá nhân/nhãn hàng/tổ chức được mọi người biết đến, tin tưởng, ủng hộ và kính trọng. Bất kỳ hoạt động truyền thông nào không tạo ra được sự yêu mến và kính trọng cuối cùng, đó không phải là PR.

Mặc dù Việt Nam được các chuyên gia PR quốc tế nhìn nhận là một quốc gia cộng sản, nơi mà báo chí và truyền thông luôn được kiểm duyệt nghiêm ngặt, nhưng trong thời đại kỹ thuật số (digital age) như hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể mắc phải một cuộc khủng hoảng truyền thông. Do đó, nhu cầu về các dịch vụ PR chuyên nghiệp vẫn rất cao tại Việt Nam.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

31

Page 30: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Hiện nay, ở Việt Nam, có 2 trường đại học đào tạo bậc sau đại học về PR, 6 trường đào tạo cử nhân PR và 5 trung tâm đào tạo chứng chỉ PR ngắn hạn.

Có thể nhận định rằng, bởi vì ngành PR Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn bình minh của sự phát triển nên những người thực hành PR tại quốc gia này cần một Hiệp hội PR chính thống được thành lập và được công nhận.

Sau đó, hiệp hội này có thể ban hành một số quy định cụ thể, quy tắc hành nghề chuẩn mực, để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của ngành công nghiệp này, cũng như các chương trình đào tạo để nâng cao tài năng PR tại Việt Nam.

32

Page 31: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 3. 5 cái hay và 5 cái dở của nghề PR là gì?

“PR là những hoạt động truyền thông giúp cho cá nhân, tổ chức được mọi người yêu mến, ủng hộ và kính trọng. Bất kỳ một hoạt động truyền thông nào không tạo ra được sự yêu mến và kính trọng, đó không phải là PR” (Lê Trần Bảo Phương, 2014).

PR cũng là một nghề và mang theo trong bản thân nó cái nghiệp. Nghề PR có cái hay và cũng có cái dở của riêng nó.

Tôi chia sẻ cho các bạn như một món quà tinh thần, ước mong có thể cung cấp cho các bạn những thông tin có giá trị cũng như là một bản đồ nghề nghiệp để bạn tham khảo trước, để lựa chọn hướng đi tốt nhất cho bản thân bạn, dù bạn là người sắp vào nghề PR hay bạn đang làm nghề PR này.

Nghề PR có 5 cái hay và 5 cái dở riêng.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

33

Page 32: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

5 cái hay của nghề PR:

1. Vừa làm vừa chơi: Đây là lý do chính khiến nhiều bạn trẻ năng động rất thích làm PR, vì trong lúc làm việc, họ được chơi. Ví dụ như: họ đi Phú Quốc, Nha Trang, Singapore, Indonesia, Mỹ… để tổ chức sự kiện, đi họp báo, viết lách ở quán cafe, đi du lịch tìm cảm hứng hoặc ý tưởng mới cho dự án quan trọng, đi hộ tống các sếp cấp cao ở sự kiện quan trọng. Họ vừa đi làm vừa đi chơi với chế độ đãi ngộ tốt.

2. Khi chúng ta làm nghề PR, ta cảm thấy bản thân mình phát triển hàng ngày, công việc luôn mới mẻ, năng động. Nghề PR là nơi thử thách và phát triển bản thân ta hàng ngày. Ví dụ như: ta có thể tự thẩm định rằng: chiến lược truyền thông ta đề ra có được đánh giá cao, bản thân ta có triển khai tốt chiến lược hay không, bản thân ta có vượt qua bài toán khó đã phát sinh trong quá trình triển khai hay không, ta làm được bao nhiêu so với sự cam kết của ta, ta thực sự mạnh và yếu ở chỗ nào, bản lĩnh của ta ra sao khi ta đối mặt với thất bại.

3. Qua công việc PR, ta thấy được nỗ lực và sáng kiến của ta được ứng dụng trong thực tế. Ta hạnh phúc vì điều đó. Ví dụ như: các sản phẩm của ta làm ra (bài báo, sự

34

Page 33: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

kiện, bảng hiệu, thông điệp, phóng sự truyền hình…) thực sự đang gây ra một tác động nào đó đối với dư luận xã hội, niềm tin đám đông và có khả năng thuyết phục hành vi đám đông phải thay đổi ra sao. Ta thấy được trí tuệ của ta phát huy hiệu quả như thế nào.

4. Qua công việc PR, ta học hỏi được rất nhiều điều từ các người giỏi. Đặc biệt, khi tư vấn cho các sếp cấp cao, ta có thể học hỏi cách suy nghĩ và cách nhìn vấn đề của họ, từ đó ta phát triển tư duy chiến lược của ta.

5. Nghề PR là nghề tinh hoa, vì ta phải giỏi và am hiểu nhiều về con người, tâm lý học, cuộc sống, tình hình xã hội, tình hình ngành hàng, ngành công nghiệp, cũng như các diễn biến trong và ngoài nước. Khi đó, ta trở nên có chiều sâu và năng lực cao. Vì thế, ta được tổ chức coi trọng vì năng lực của bản thân.

Thật hấp dẫn với 5 điều hay của nghề PR! Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt. Bên cạnh cái hay, nghề PR cũng có 5 cái dở.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

35

Page 34: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

5 cái dở của nghề PR:

Tôi đã thấy nhiều người đạt được 5 điều hay như trên. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp này chỉ thường kéo dài 5-7 năm, dài nhất là 10-20 năm, bởi vì họ đã vướng phải 5 cái dở trong nghề (mà tôi gọi là cái Nghiệp).

1. Từ 25-35 tuổi, ta có 10 năm tươi trẻ ngập tràn năng lượng để đam mê, trải nghiệm và gặt hái những cái hay của nghề PR. Nhưng rồi niềm đam mê tắt dần rồi tắt ngấm, bởi việc lăn lộn với nghề, làm việc thâu đêm suốt sáng gây bệnh tật cho cơ thể, rồi chuyện con cái, gia đình nhỏ, áp lực công việc do quá tải hoặc các đòi hỏi phi lý nơi khách hàng làm ta mệt mỏi. Bị công việc cuốn trôi, ta bỏ quên sức khỏe của chính mình, ta đã không cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Khi sức khỏe đi xuống, hối hận thì đã muộn.

2. Ta cứ mãi dồn tâm, dồn trí, dồn sức khỏe vào công việc, để rồi một ngày nào đó bỗng nhận ra những sản phẩm PR đã từng làm ta tự hào (như chương trình phóng sự, bài phân tích, sự kiện hoành tráng…) đã trôi vào quên lãng, hư vô. Không còn ai muốn nhớ, có lẽ chúng chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của ta mà thôi. Cuộc sống, tin tức luôn vận động không ngừng đã làm chúng chìm nghỉm.

36

Page 35: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

3. Những điều không hay trong góc khuất nghề này cũng sẽ khiến ta chùn chân mỏi gối, như: ta phải làm công việc nói đen thành trắng, dựng câu chuyện hoành tráng trên cái sự thật bé tẹo, nói xấu sau lưng nhau, nói nửa sự thật, nói 2 lời, nói chệch hướng để tạo cách hiểu mới… Ta biết những điều này làm ta tổn phước, bởi vì ta đã nói sai cho hàng trăm ngàn, hàng triệu người tin theo, nhưng ta phải làm cho xong việc, ta phải làm xong cái Nghiệp tiêu cực. Thật vô lý làm sao!

4. Rồi chính cái bản ngã muốn chứng tỏ, muốn khẳng định tài năng của ta cũng sẽ làm ta khổ sở. Ta sẽ không vui khi thấy người giỏi hơn, ta “lên mặt” với những người kém hơn, ta khoe khoang thành tích trên facebook, ta mưu cầu cái like/share sự ngưỡng mộ của người khác. Và chính điều này làm gia tăng tính tự cao. Và nếu chúng ta vui khi thấy bản thân mình hơn người thì chắc chắn sẽ buồn khi thấy có người khác giỏi hơn.

5. Ngập đầu trong việc làm điều không hay hàng ngày, dần dần Nghiệp kéo tới. Khi đó, ta sẽ nhận ra bỗng khách hàng bỏ rơi ta, gia đình xào xáo, bị nói xấu sau lưng, nhân viên nói xấu công ty, báo chí tránh né việc hợp tác, thậm chí có người còn mang tai tiếng suốt đời.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

37

Page 36: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Tất cả 5 điều dở này chính là cái Nghiệp của nghề PR do đã làm điều sai. Cái Nghiệp có thể làm ta bị cuốn trong vòng xoáy khổ đau không dứt. Tuy nhiên, nếu chúng ta hàng ngày cứ làm nghề PR chân chính, tức là truyền thông, lan tỏa, cộng hưởng những thông tin tích cực trong cuộc sống, khi đó, chúng ta ở trong những điều thiện, chúng ta sẽ được mọi người trân trọng, tôn trọng, đánh giá cao.

Nhưng lỡ chúng ta đã rơi vào 5 điều xấu thì phải làm sao?

Ta có thể tham khảo 3 lựa chọn sau đây:

1. Bỏ nghề PR, làm nghề khác để dứt Nghiệp

2. Tiếp tục làm nghề PR này để mưu sinh, tiếp tục tôn vinh những điều nguỵ tạo, sai sự thật, tiếp tục tạo Nghiệp

3. Góp phần thay đổi ngành PR sang hướng tốt đẹp hơn, vì bản thân nghề PR không xấu, do lòng người thâm hiểm mà thôi. Tức là chúng ta góp sức đưa PR trở về nguồn gốc nguyên thủy của chính nó - tạo ra và tôn vinh sự thật tốt đẹp của những cá nhân, doanh nghiệp để cộng hưởng những điều tốt đẹp, để làm gương cho những người khác noi theo. Tức là bạn muốn chuyển Nghiệp xấu thành tốt.

38

Page 37: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Bạn có thể tạo ra sự thay đổi, xuất phát từ chính bản thân bạn. Có 5 điều bạn có thể bắt đầu ngay:

1. Hạn chế các chiêu trò PR đen bằng cách lên án và phổ biến công khai các kĩ thuật này ra công chúng để ai cũng biết (do đó, không có ai dám làm PR đen). PR đen được hiểu là các hoạt động truyền thông nói sai sự thật, méo mó sự thật.

2. Tôn vinh, khen ngợi, khuyến khích thế hệ sau tích cực làm PR trắng, khuyến khích họ coi trọng đạo đức, vì luật nhân quả rất công bằng - khi ta quăng vào cuộc sống thứ gì thì ta sẽ nhận lại cái đó.

3. Chỉ giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng tốt, không hỗ trợ khách hàng làm bậy.

4. Không khoe khoang bản thân. Khoe khoang tạo Nghiệp và sự ganh ghét đố kỵ rất nhiều. Sự khoe khoang thể hiện đạo đức có vấn đề. Và bởi vì “Nếu tự khoe khoang về cái gì, bạn sẽ thất bại về cái ấy” (Ngạn ngữ Nga).

5. Tiếp tục con đường nghề PR chân chính mà bạn đã theo đuổi lâu dài, tức là tập trung làm những hoạt động truyền thông tôn vinh, khuyến khích, lan tỏa những tấm gương, những điều tốt đẹp vì cuộc sống.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

39

Page 38: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Trên là 5 điều hay và 5 điều dở trong nghề PR mà tôi gọi là cái Nghề và cái Nghiệp của nghề PR.

Đây là toàn bộ những sự thật mà tôi đã quan sát, đúc kết và bản thân tôi đã trải nghiệm. Đây là những điều thực sự cần thiết mà chúng ta cần lưu ý để chuẩn bị hành trang cho một công việc PR tốt hơn.

Chúng ta ước mong được làm công việc PR đầy niềm vui, đầy tiếng cười hàng ngày, công việc mang lại lợi ích cho nhiều người, những điều tốt đẹp cho xã hội và chúng ta được trân trọng, được tồn tại lâu dài trong niềm vui thích công việc.

Lời cuối, xin chúc bạn sáng suốt và thành công trong cái Nghề và cái Nghiệp PR chính thống.

40

Page 39: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 1. Kinh nghiệm ở lĩnh vực này bao nhiêu năm thì mới đủ năng lực đi dạy? Tôi rất thích được chia sẻ và hướng dẫn các bạn trẻ yêu thích PR.

Hiện nay, chưa có thang đo chính thức để đánh giá một ai đó có đủ năng lực để dạy PR ở bậc đại học. Nhưng theo kinh nghiệm của riêng tôi, bạn có thể đi chia sẻ về PR khi tối thiểu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, có ít nhất bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành và có công trình nghiên cứu chuyên sâu ở lĩnh vực này.

Bởi vì, tối thiểu 5 năm kinh nghiệm sẽ trang bị cho bạn kĩ năng hành nghề thực tế, tình huống thật phải giải quyết; bằng Thạc sĩ chuyên ngành sẽ trang bị cho bạn hệ thống lý luận học thuật cao cấp về truyền thông; còn một công trình nghiên cứu chuyên sâu sẽ trang bị cho bạn kiến thức chuyên sâu về chiều sâu và bề rộng của ngành PR này.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

115

Page 40: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Tất cả những điều đó giúp cho buổi chia sẻ của bạn thành công hơn, sống động hơn, thực tế hơn và giá trị hơn. Bạn cũng sẽ yêu việc chia sẻ và hướng dẫn này hơn.

Tất nhiên, nếu bạn có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm, có bằng cấp Tiến sĩ Truyền thông/Quan hệ công chúng và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu hơn thì càng tốt, càng tuyệt vời.

Nếu không hội đủ các yếu tố trên, buổi chia sẻ của bạn sẽ nhạt nhẽo, rỗng, không có chiều sâu, lý thuyết suông, chủ quan và không mang lại nhiều giá trị thực học. Cộng với đồng lương ít ỏi, bạn sẽ chán công việc chia sẻ này sớm thôi. Đó là sự thật.

116

Page 41: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Câu 2. Trong cuốn Quyền năng bí ẩn có chỉ cách gây tác động mạnh vào hành vi đám đông thông qua việc tác động vào tâm trí họ. Thầy có thể sơ đồ hóa những kĩ thuật này không?

Theo tôi, tâm trí con người xét ở góc độ truyền thông có 5 tầng bậc cụ thể là Lý trí, Niềm tin, Đạo đức, Cảm xúc và Bản năng tự nhiên. Nếu một người nào đó biết cách tác động vào từng bậc hoặc toàn diện các tầng bậc này, họ sẽ nắm được cách thao túng hành vi trên diện rộng.

Trong quyển Quyền năng bí ẩn cũng đã chia sẻ và phân tích rất chi tiết, tỉ mỉ. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc lại một chút.

Đối với Lý trí của đám đông, người thực hành có thể tạo ra cho đám đông một nhận thức chung về một vấn đề theo ý muốn của hắn để đạt được hàng loạt sự phản hồi giống nhau.

Giải mã bí mật PR – Tập 2

117

Page 42: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Đối với Niềm tin của đám đông, người thực hành nên tìm kiếm những yếu tố đã hình thành nên niềm tin xưa cũ của họ về những gì họ thích, họ ghét để từ đó có thể nương theo niềm tin đó hòng uốn nắn và điều chỉnh lại chúng theo một hướng mới.

Đối với Đạo đức của đám đông, việc tạo nên sự hiểu biết về vấn đề của bạn sẽ khiến đám đông dễ đồng cảm và ủng hộ, ít nhất là không phán xét tự tiện.

Đối với Cảm xúc của đám đông, người thực hành sẽ muốn đánh thức trong đám đông một dạng cảm xúc mà có thể thúc đẩy họ hành động theo ý đồ của hắn, bởi vì đa số sự quyết định của con người là dựa trên cảm xúc.

Cuối cùng, đối với Bản năng tự nhiên của con người (trong quyển Quyền năng bí ẩn có liệt kê 18 loại bản năng tự nhiên), người thực hành nên tìm ra tử huyệt hành vi của đám đông mà tác động vào để tạo ra những đáp trả đồng loạt.

Bạn có thể xem hình dưới đây để dễ nhớ.

118

Page 43: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)

Giải mã bí mật PR – Tập 2

119

Page 44: Giải mã bí mật PR - TẬP 2 (đọc thử)