duc tieu luan gis final

56
i NG DNG WEBGIS QUẢN LÝ DỮ LIỆU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA Tác giả TRN NGỌC ĐỨC Tiu lun được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cp bng Ksư ngành Hthống thông tin địa lý Giáo viên hướng dn: Thạc sĩ. Quách Đồng Thng Trưởng Phòng Kỹ thut Trung tâm Ứng dng Hthống Thông tin Địa lý SKhoa học và Công nghệ TP.HCM. TP. HChí Minh, tháng 06 năm 2013

Upload: tran-ngoc-duc

Post on 01-Dec-2015

316 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Duc Tieu Luan GIS Final

i

ỨNG DỤNG WEBGIS QUẢN LÝ DỮ LIỆU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO – THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Tác giả

TRẦN NGỌC ĐỨC

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành

Hệ thống thông tin địa lý

Giáo viên hướng dẫn:

Thạc sĩ. Quách Đồng Thắng

Trưởng Phòng Kỹ thuật – Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý

– Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013

Page 2: Duc Tieu Luan GIS Final

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.Quách Đồng

Thắng, Trưởng Phòng Kỹ thuật - Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý - Sở

Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và góp ý cho

em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận.

Em xin cảm ơn đến tập thể cán bộ viên chức tại Trung tâm Ứng dụng Hệ thống

Thông tin Địa lý - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho

em trong suốt quá trình thực tập.

Em xin cảm ơn các thầy cô giáo thuộc Bộ môn Thông Tin Địa Lý Ứng Dụng -

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu

làm nền tảng cho em trong công việc và cuộc sống sau này.

Page 3: Duc Tieu Luan GIS Final

iii

TÓM TẮT

Hiện nay, những vấn đề môi trường đang diễn biến phức tạp, nền sản xuất công nghiệp

không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường

không khí. Đồng Nai là địa phương có số lượng khu công nghiệp dẫn đầu cả nước nên tình

hình ô nhiễm không khí diễn ra khá phức tạp. Một số khu công nghiệp lại có vị trí gần khu

dân cư, điển hình như KCN Loteco nên vấn đề càng trở nên cấp thiết. Do đặc thù của môi

trường không khí là biến động không ngừng, khuếch tán nhanh chỉ trong thời gian ngắn nên

phải tiến hành quan trắc thường xuyên và liên tục. Kết quả là một khối lượng dữ liệu khổng

lồ cần phải được xử lý, gây khó khăn cho cả người quản lý và người sử dụng dữ liệu. Ngày

nay, công nghệ WebGIS ngày càng phát triển đã tạo nên một công cụ hữu dụng trong việc

quản lý, thể hiện và truy vấn thông tin bản đồ trên Internet. Trên cơ sở đó, tác giả mong muốn

xây dựng một trang WebGIS của KCN Loteco sử dụng mã nguồn mở có khả năng thể hiện

nhiều lớp bản đồ và cung cấp thông tin cho người sử dụng.

Những nghiên cứu trong đề tài gồm:

- Nghiên cứu cách thức phát triển, xây dựng WebGIS dựa trên công nghệ GeoServer,

OpenLayers và GeoEXT kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL qua module

PostGIS.

- Tìm hiểu một số ngôn ngữ lập trình như JavaScript, HTML, ExtJS để xây dựng giao

diện cho trang web.

- Tìm hiểu cách xây dựng và truy xuất dữ liệu trong PostgreSQL bằng PHP.

Kết quả thu được:

- Báo cáo trình bày nội dung đề tài.

- WebGIS của KCN Loteco hỗ trợ quản lý dữ liệu quan trắc không khí, tích hợp nhiều

chức năng, giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

Page 4: Duc Tieu Luan GIS Final

iv

MỤC LỤC Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................................ 1

1.2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................................................. 2

1.3. Giới hạn của đề tài .............................................................................................................................. 3

Chương 2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO .................................................................. 4

2.1. Giới thiệu sơ lược về KCN Loteco ..................................................................................................... 4

2.2. Sơ đồ tổ chức của KCN Loteco .......................................................................................................... 6

2.3. Hoạt động sản xuất tại KCN Loteco.................................................................................................. 6

2.4. Hiện trạng ô nhiễm không khí tại KCN Loteco ............................................................................... 8

Chương 3 NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG WEBGIS .................................... 14

3.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL/PostGIS ............................................................................. 15

3.3. Các công cụ hỗ trợ xây dựng WebGIS ............................................................................................ 17

3.3.1. Công nghệ Mapserver ............................................................................................................... 17

3.3.2. Công nghệ Google Map ............................................................................................................ 17

3.3.3. Công nghệ Geoserver ................................................................................................................ 18

3.3.4. OpenLayers ............................................................................................................................... 22

3.3.5. ExtJS .......................................................................................................................................... 23

3.3.6. GeoExt ........................................................................................................................................ 23

3.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................................................... 25

Chương 4 KẾT QUẢ XÂY DỰNG TRANG WEBGIS ............................................................................... 26

4.1. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu .................................................................................................. 26

4.2. Thiết kế trang WebGIS..................................................................................................................... 30

4.2.1. Thiết kế chức năng .......................................................................................................................... 30

4.2.2. Lập trình trang WebGIS ................................................................................................................ 31

4.2.2.1. Các bước thực hiện chính ........................................................................................................ 31

4.2.2.2. Giao diện và các chức năng cơ bản của trang người dùng ................................................... 32

4.2.2.3. Giao diện và các chức năng của trang quản trị ..................................................................... 44

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 47

Page 5: Duc Tieu Luan GIS Final

v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

CSDL: cơ sở dữ liệu

KCN: khu công nghiệp

KCX: khu chế xuất

QCVN: quy chuẩn Việt Nam

KTXH: kinh tế xã hội

VD: ví dụ

STT: số thứ tự

GIS: Geographic Information System

WWW: World Wide Web

URL: Uniform Resource Locator

HTML: Hyper Text Markup Language

JSON: JavaScript Object Notation

PHP: Hypertext Preprocessor

CSS: Cascading Style Sheet

WMS: Web Map Service

WFS: Web Feature Service

SQL: Structured Query Language

Page 6: Duc Tieu Luan GIS Final

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các quốc gia đầu tư của KCN Loteco ........................................................................ 7

Bảng 2.2 Các ngành nghề kinh doanh trong KCN Loteco ........................................................ 8

Bảng 2.3 Hiện trạng hệ thống xử lý thải tại KCN Loteco ....................................................... 10

Bảng 4.1 Các bảng dữ liệu được lưu trữ trong PostgreSQL ................................................... 26

Bảng 4.2 Bảng congty ............................................................................................................. 26

Bảng 4.3 Bảng ong_khoi ......................................................................................................... 27

Bảng 4.4 Bảng thongso_quantrac ............................................................................................ 27

Bảng 4.5 Bảng ketqua_quantrac .............................................................................................. 28

Page 7: Duc Tieu Luan GIS Final

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Nội dung thực hiện ..................................................................................................... 3

Hình 2.1 KCN Loteco trên Google Map ................................................................................... 5

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức KCN Loteco ........................................................................................ 6

Hình 3.1 Mô tả hệ thống WebGIS (Nguồn: Theo AA. Alesheikh, 2002)................................ 15

Hình 3.2 Import shapefile bằng plugin PostGIS Shapefile & DBF Loader ............................ 16

Hình 3.3 Kết quả sau khi import ............................................................................................. 16

Hình 3.4 Các nguồn dữ liệu được hỗ trợ trong Geoserver ...................................................... 18

Hình 3.5 Giao diện khai báo kết nối đến CSDL PostGIS ....................................................... 19

Hình 3.6 Giao diện thêm layer từ CSDL vừa kết nối .............................................................. 20

Hình 3.7 Giao diện hiển thị và chỉnh sửa thông tin layer vừa thêm vào ................................. 21

Hình 3.8 Giao diện chọn style cho layer ................................................................................. 21

Hình 3.9 Xem trước layer vừa tạo bằng công cụ Layer Preview ............................................ 22

Hình 3.10 Tạo cửa sổ bản đồ đơn giản bằng GeoExt .............................................................. 24

Hình 4.1 Sơ đồ liên kết các bảng ............................................................................................. 29

Hình 4.2 Sơ đồ thiết kế chức năng người dùng ....................................................................... 30

Hình 4.3 Sơ đồ thiết kế chức năng quản trị ............................................................................. 30

Hình 4.4 Giao diện tab “Bản đồ KCN” ................................................................................... 32

Hình 4.5 Xem thông tin đối tượng (VD: công ty Tae Kwang MTC) ...................................... 33

Hình 4.6 Tìm kiếm công ty (VD: công ty Suzuki) .................................................................. 34

Hình 4.7 Giao diện tab “Văn bản” .......................................................................................... 35

Hình 4.8 Giao diện tab “Thông tin công ty” nhóm theo Lô .................................................... 36

Hình 4.9 Giao diện tab “Thông tin công ty” nhóm theo Quốc gia đầu tư ............................... 37

Hình 4.10 Giao diện tab “Thông tin quan trắc” ...................................................................... 38

Hình 4.11 Lọc dữ liệu dạng chữ (VD: Lọc theo tên công ty có chữ “s”) ................................ 39

Hình 4.12 Lọc dữ liệu dạng số (VD: Lọc theo nồng độ khí so2 > 300 µg/m3) ...................... 40

Hình 4.13 Giao diện vẽ biểu đồ theo thông tin lọc được ........................................................ 41

Page 8: Duc Tieu Luan GIS Final

viii

Hình 4.14 Giao diện xuất bảng dữ liệu ra Excel ..................................................................... 42

Hình 4.15 Giao diện tab “Tuyển dụng” ................................................................................... 43

Hình 4.16 Giao diện trang “Đăng nhập” ................................................................................. 44

Hình 4.17 Giao diện khi đăng nhập không thành công và khi đăng nhập thành công ............ 44

Hình 4.18 Giao diện trang cập nhật ......................................................................................... 45

Page 9: Duc Tieu Luan GIS Final

1

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung đang là xu hướng chung

của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo ra bước

chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, việc đầu tư phát triển

các KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là mục tiêu

chiến lược của quốc gia từ nay đến năm 2020. Các KCN ở Việt Nam đã được hình thành và

đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình

trong quá trình phát triển chung của đất nước.

Tỉnh Đồng Nai là địa bàn có tốc độ tăng trưởng và phát triển khu công nghiệp rất cao,

với số lượng lên đến 30 KCN trong toàn tỉnh, thu hút hàng trăm ngàn lao động trên cả nước.

Trong đó, KCN Loteco là một trong những KCN quan trọng của tỉnh. Qua 16 năm hoạt động,

KCN Loteco đã thu hút trên 800 triệu đô-la vốn đầu tư nước ngoài và giải quyết việc làm cho

gần 40 ngàn lao động.

Song song với sự phát triển và đóng góp tích cực đó, các KCN cũng đã làm tăng áp lực

nặng nề lên môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. KCN Loteco lại nằm gần kề với

khu dân cư nên vấn đề quản lý ô nhiễm không khí càng trở nên cấp thiết hơn.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một công cụ nào cho phép chia sẻ thông tin một cách rộng rãi

và dễ dàng cho người dân có nhu cầu tra cứu. Đồng thời các nhà quản lý KCN cũng cần phải

quản lý một khối lượng lớn các dữ liệu nhưng chưa được hệ thống hóa một cách đầy đủ và

hoàn chỉnh. Việc giám sát và quản lý các dữ liệu quan trắc hiện còn khá thủ công và phức tạp.

Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin… luôn gắn liền với giải pháp ứng dụng Công

nghệ Thông tin mà WebGIS là một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp giải quyết tốt vấn đề trên.

WebGIS cho phép người sử dụng thể hiện đồng thời thông tin thuộc tính và thông tin không

Page 10: Duc Tieu Luan GIS Final

2

gian lên trang web. Hiện nay, việc xây dựng WebGIS kết hợp với các phần mềm mã nguồn

mở đang trở thành xu hướng phổ biến thông tin mạnh mẽ trên Internet. WebGIS mã nguồn

mở tận dụng được các ưu điểm của các phần mềm mã nguồn mở như: miễn phí, được hỗ trợ

bởi cộng đồng người sử dụng trên toàn thế giới, độ tin cậy cao, khả năng thay đổi nhanh để

thích ứng với nhu cầu sử dụng,… Một số công nghệ xây dựng WebGIS mã nguồn mở phổ

biến hiện nay là: Mapserver, Geoserver, GeoExt, SharpMap, GoogleMap API,…

1.2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu

Xây dựng trang WebGIS KCN Loteco dựa trên các phần mềm mã nguồn mở, phục vụ

cho công tác quản lý và truy xuất thông tin của người sử dụng.

Nội dung thực hiện

- Nghiên cứu tổng quan KCN Loteco.

- Số hóa bản đồ ranh giới KCN, vị trí và ranh giới của công ty, vị trí của các ống khói

xả thải.

- Thu thập dữ liệu công ty, dữ liệu quan trắc không khí KCN Loteco.

- Xây dựng CSDL phục vụ công tác quản lý và chia sẻ thông tin công ty và thông tin

quan trắc không khí KCN Loteco một cách trực quan sinh động.

- Xây dựng trang WebGIS dựa trên CSDL đã tạo và các phần mềm mã nguồn mở, có

khả năng hiển thị nhiều lớp bản đồ và tra cứu thông tin quan trắc không khí, với

giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

Page 11: Duc Tieu Luan GIS Final

3

Hình 1.1 Nội dung thực hiện

1.3. Giới hạn của đề tài

Về nội dung

Đề tài chỉ xây dựng trang WebGIS cho phép hiển thị thông tin của các lớp bản đồ, thông

tin quan trắc không khí, một vài công cụ tương tác bản đồ cơ bản và chức năng in ấn, xuất

báo cáo.

Về công nghệ

Đề tài sử dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở Geoserver, thư viện JavaScript

OpenLayers, ExtJS, GeoExt và hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL/PostGIS.

Page 12: Duc Tieu Luan GIS Final

4

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO

2.1. Giới thiệu sơ lược về KCN Loteco

Công ty phát triển Khu Công Nghiệp Long Bình (LOTECO) là một liên doanh giữa tập

đoàn thương mại và đầu tư Nhật Bản (SOJITZ) và công ty Thái Sơn, một công ty chuyên

kinh doanh Bất Động Sản trực thuộc Bộ Quốc Phòng (THASIMEX). Tổng vốn đầu tư ban

đầu của liên doanh là 41 triệu USD với vốn pháp định là 12,5 triệu USD, trong đó đối tác

Nhật Bản góp 60% và đối tác Việt Nam góp 40%.

Khu Công Nghiệp Long Bình (LOTECO) được thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm

1996 với mục đích phát triển Khu Công Nghiệp (KCN) và Khu Chế Xuất (KCX) tại thành

phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

KCN Loteco nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm

phía Nam. KCN Loteco có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường

hàng không; rất gần với hệ thống đường sắt, hệ thống sông Đồng Nai và hai quốc lộ lớn là:

quốc lộ 1A và quốc lộ 51.

Page 13: Duc Tieu Luan GIS Final

5

Hình 2.1 KCN Loteco trên Google Map

Cơ sở hạ tầng:

Cung cấp nước: 6.000 m3/ngày, đáp ứng theo nhu cầu.

Công suất nhà máy xử lý nước thải: 1.500m3/ngày.

Thông tin liên lạc: đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.

Dịch vụ KCN: Đường truyền dữ liệu với tốc độ cao, tài chính, ngân hàng, thương

mại, đào tạo, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho chuyên gia, nhà xưởng cho thuê…

Tổng dự án/quốc gia đầu tư: 47 dự án/9 quốc gia đầu tư.

Quốc gia đầu tư chính: Hàn Quốc, Nhật Bản.

Page 14: Duc Tieu Luan GIS Final

6

2.2. Sơ đồ tổ chức của KCN Loteco

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức KCN Loteco

2.3. Hoạt động sản xuất tại KCN Loteco

Giai đoạn đầu KCN có diện tích 100 ha bao gồm cả 30 ha KCX. Diện tích chủ yếu cho

thuê là 70.34 ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng là 32.6 triệu USD. Hiện tại Khu công nghiệp có 50

doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số lao động khoảng 40.000 người; 4 doanh nghiệp

chưa hoạt động, 2 doanh nghiệp đang xây dựng và 1 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Loại

hình sản xuất của KCN rất đa dạng gồm:

- Sản xuất và lắp ráp điện tử và các thiết bị ngoại vi, chế tạo lắp ráp các sản phẩm cơ

khí, điện, điện tử, dây dẫn, dây cáp.

- Chế tạo phụ tùng ô tô và các phương tiện vận tải.

- Chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng xe gắn máy.

Page 15: Duc Tieu Luan GIS Final

7

- Công nghiệp dệt, may, da, giày.

- Chế biến lương thực - thực phẩm.

- Dụng cụ quang học, mỹ nghệ, dụng cụ thể thao.

- Thiết bị y tế, các sản phẩm nhựa, kim khí, dụng cụ gia đình.

- Sản xuất khuôn mẫu.

- Sản xuất ốc vít; sản xuất xốp, sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thuỷ tàu

biển.

- Sản xuất bao bì các loại, sản xuất ruy-băng, mực in.

- Chế biến hoá chất phục vụ sản xuất của các xí nghiệp trong khu chế xuất, khu công

nghiệp và thị trường bên ngoài.

Tình hình hoạt động tại KCN Loteco

Các nhà đầu tư

Bảng 2.1 Các quốc gia đầu tư của KCN Loteco

Quốc gia Số nhà đầu tư

Đài Loan 5

Nhật 12

Hàn Quốc 22

Hồng Kông 1

Việt Nam 1

Singapore 2

Mỹ 2

Malaysia 1

Úc 1

Page 16: Duc Tieu Luan GIS Final

8

Các ngành nghề kinh doanh trong KCN

Bảng 2.2 Các ngành nghề kinh doanh trong KCN Loteco

STT Ngành nghề kinh doanh Số công ty

1 May mặc 5

2 Dệt 5

3 Điện tử 9

4 Cơ khí chế tạo máy 6

5 Đồ gỗ 1

6 Thực phẩm 4

7 Đồ trang sức 1

8 Hóa chất 4

9 Plastic 3

10 Kim loại 3

11 Bao bì carton 2

12 Sành sứ 3

13 Văn phòng phẩm 2

2.4. Hiện trạng ô nhiễm không khí tại KCN Loteco

Nguồn phát sinh ô nhiễm không khí :

- Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu. Rất nhiều các ngành công nghiệp hoạt động tại

KCN Loteco đều sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau làm chất liệu đốt nhằm cung

cấp năng lượng cho các quá trình công nghệ khác nhau cụ thể như:

Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng nhiên liệu cấp nhiệt cho các

công đoạn nấu, hấp, sấy…

Các nhà máy giấy, cơ khí, nhựa, cao su…sử dụng nhiên liệu làm chất đốt cho lò

hơi.

Nhiên liệu cho các máy phát điện dự phòng.

Nhiên liệu cho nhà máy điện tuabin khí.

- Các loại khí thải từ các dây chuyền công nghệ.

Page 17: Duc Tieu Luan GIS Final

9

- Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải.

Các chất ô nhiễm không khí được quan trắc trong KCN Loteco bao gồm:

- Các chất ô nhiễm không khí dạng hạt: là các chất ô nhiễm được phát tán dưới dạng

hạt lơ lửng trong không khí gồm:

Bụi: sinh ra trong các quá trình sản xuất, ví dụ như: bụi xi măng, vôi, chì, tinh bột,

mùn cưa, dăm bào…

Bụi sương: là các hạt lỏng ngưng tụ có kích thước từ 20-500 µm.

Khói nhạt: là các phần rắn do thể hơi ngưng tụ lại.

Trong các ngành nghề đang hoạt động trong KCN thì các ngành lương thực, thực phẩm,

các ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, các ngành cơ khí, các ngành nhựa, các ngành chế

biến gỗ, ngành sợi, dệt… là những ngành có khả năng sinh bụi nhiều, gây ảnh hưởng đến môi

trường.

- Các chất ô nhiễm dạng khí:

Các hợp chất lưu huỳnh như các khí SO2, SO3 và Hydro Sulfua (H2S). Những

loại khí này sản sinh ra từ các ngành công nghiệp như cao su, sản xuất kim loại,

sản xuất vật liệu xây dựng…

Các hợp chất Nitơ như các khí NO, NO2 sinh ra từ các ngành sản xuất kim loại, đồ

nhựa, hàng kim khí,…

Các hợp chất Clo như Clo và Hydro Clorua (HCl) sinh ra từ các quá trình mạ kim

loại, chất dẻo,…

Các hợp chất Flo như Hydro Florua (HF) phát sinh từ các ngành sản xuất gốm sứ,

công nghiệp hoá học…

Các hợp chất Carbon như CO, CO2; các chất khí hữu cơ như Hydrocarbon và dẫn

xuất của Hydrocarbon.

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai vào năm 2012, hiện tại

môi trường không khí tại KCN Loteco đang bị ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân

trong KCN và người dân ở các vùng lân cận. Theo đó:

- 14 công ty phát sinh khí thải do đốt nhiên liệu thì 5/14 công ty có khí thải được

phát tán qua hệ thống ống khói, không xử lý (Dueck Woo, Ilshin, Dy Vina, Shin

Page 18: Duc Tieu Luan GIS Final

10

Han, Peak Top). 2/14 công ty chưa có hệ thống xử lý hoàn chỉnh, chỉ lắp đặt hệ

thống lắng bụi cho khí thải lò hơi và lò dầu (Dong IL Interlining, Fine Decór).

7/14 Công ty có hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ (Unisun, Vega,

Harada, Ulhwa, Kaya Vina, Dea Chang, Jae Ill).

- 20 công ty phát sinh hơi dung môi trong quá trình sản xuất thì 12/20 công ty

không có hệ thống xử lý hơi dung môi (Công ty Bride&Co, Dong Jin Leiport,

Dong Jin Vina, Il Shin Vina, Muto, Nec\Tokin, Peak Top, Emico, SM Alupack, Dy

Vina, Fulien và công ty Uy tín). Chỉ có 8/20 công ty (Suzuki, Fine Décor, Mitsuba,

Mitani, Hasung, Platech, Unitek, Green Chemical) đã trang bị hệ thống xử lý hơi

dung môi bằng các phương pháp màng nước và hấp thụ than hoạt tính.

- 12 công ty phát sinh bụi trong đó có 10 công ty có hệ thống xử lý bụi bằng phương

pháp hấp thu màng nước, lắng trọng lực (TTD, Tae Kwang MTC, Olam, Happy

Cook, Phát Thương 1, Uy Tín, Kim Tiền, Sakai) và 2 công ty còn lại không có hệ

thống xử lý bụi (Công ty Peaktop, Emico).

Bảng 2.3 Hiện trạng hệ thống xử lý thải tại KCN Loteco

STT Tên công ty Nguồn thí khải Hệ thống xử lý Phương pháp xử lý

1 DONG JIN

Hơi axit

Hơi dung môi

Không có

Không có

Không có

Không có

2 TAE KWANG MTC Bụi Có Hấp thu màng nước

3 KAYA VINA

Lò hơi DO, 0.5

tấn/h Có

Hấp thụ bằng dung

dịch

4 MITANI Hơi dung môi Có Hấp thụ than hoạt tính

5 DEA CHANG Lò hơi FO, 5 tấn/h Có Hấp thụ bằng dung

dịch

6 PHÁT THƯƠNG 1 Bụi Có Lắng bụi

7 CHEERFIELD Hơi hoá thạch Không có Phát tán qua ống khói

8 UY TÍN Bụi Có Lắng bụi

Page 19: Duc Tieu Luan GIS Final

11

Hơi dung môi Không có Không có

9 DONGIL

INTERLINING

Lò hơi FO, 5 tấn/h

Lò hơi FO, 3.5

tấn/h

Lắng bụi

Lắng bụi

10 JAEILL 2 Lò hơi(0,3 tấn/h) Có Hấp thụ bằng dung

dịch

11 UL HWA

Lò hơi DO, 5 tấn/h

Lò hơi DO, 5 tấn/h

Hấp thụ bằng dung

dịch

12 FINE DÉCOR Lò hơi DO, 5 tấn/h Có Lắng bụi

13 OLAM Bếp điện Có Hấp thụ than hoạt tính

14 HASUNG Hơi dung môi Có Hấp thụ than hoạt tính

15 DEUCK WOO

Lò hơi FO, 2 tấn/h

Lò hơi FO, 3 tấn/h

Không có

Không có Phát tán qua ống khói

16 PLATECH Hơi dung môi Có Hấp thu màng nước

17 HITECH MOULD Bụi Không có Phát tán qua ống khói

18 SEORIM Bụi Không có Phát tán qua ống khói

19 HAPPY COOK Bếp điện Có Hấp thụ than hoạt tính

20 HAN PACK Hơi axit Có Hấp thụ bằng dung dịch

21 GREEN WORLD Bếp địên Có Hấp thụ than hoạt tính

22 KIM TIỀN Bụi Có Lắng bụi

23 SM ALUPACK Hơi dung môi Không có Không có

24 TTD Bụi Có Lắng trọng lực

25 DY VINA

Lò hơi DO, 3 tấn/h

Hơi dung môi

Không có

Không có

Không có

Không có

26 DONGJIN

LEIPORT

Hơi axit

Hơi dung môi

Không có

Không có

Phát tán qua ống khói

Không có

27 SAKAI Bụi Có Lắng trọng lực

28 IL SHIN Lò hơi DO, 3 tấn/h Không có Phát tán qua ống khói

Page 20: Duc Tieu Luan GIS Final

12

Hơi dung môi Không có Không có

29 MITSUBA M-

TECH Hơi dung môi Có Hấp thụ than hoạt tính

30 SHIN HAN Lò hơi DO, 2 tấn/h Không có Phát tán qua ống khói

31 EMICO Hơi dung môi Không có Không có

32 PEAKTOP

Lò hơi DO, 5 tấn/h

Hơi dung môi

Không có

Không có Phát tán qua ống khói

33 UNISUN Lò hơi DO, 2 tấn/h Có Hấp thụ bằng dung

dịch

34 UNITEK Hơi dung môi Có Hấp thụ than hoạt tính

35 THREE

BROTHERS Bụi Có Hấp thu màng nước

36 MUTO Hơi dung môi Không có Phát tán qua ống khói

37 LAVA LAND Hơi dung môi Có Hấp thụ than hoạt tính

38 GREEN

CHEMICAL

Hơi dung môi

Hơi axit Có Hấp thu màng nước

39 KIM TIỀN Bụi Có Hấp thu màng nước

40 SUZUKI Hơi dung môi Có Hấp thụ bằng than hoạt

tính

41 MOVINA Hơi axit Có Hấp thụ bằng dung

dịch

42 VEGA

Lò hơi DO, 2.5

tấn/h Có

Hấp thụ bằng dung

dịch

43 TOMIYA Bụi Có Hấp thu màng nước

44 BRIDE&CO Hơi dung môi Không có Phát tán qua ống khói

45 NEC/TOKIN Hơi dung môi Không có Không có

46 YUPOONG Hơi axit Có Hấp thu màng nước

47 HARADA Lò hơi DO, 2 tấn/h Có Hấp thụ bằng dung

dịch

48 SIRASAKI Hơi axit Có Hấp thu màng nước

Page 21: Duc Tieu Luan GIS Final

13

49 AUREOLE Bụi Có Lắng trọng lực

50 FULIEN Hơi dung môi Không có Phát tán qua ống khói

(Nguồn: Báo cáo giám sát nguồn chất lượng môi trường KCN Loteco, năm 2012)

Page 22: Duc Tieu Luan GIS Final

14

Chương 3

NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ MÃ NGUỒN MỞ XÂY DỰNG WEBGIS

3.1. Công nghệ WebGIS

WebGIS là một hệ thống thông tin địa lý được phân bố qua môi trường mạng máy tính

để tích hợp, phân phối và truyền tải thông tin địa lý trực diện trên website thông qua Internet.

Những đặc điểm nổi bật của WebGIS là:

- Hỗ trợ chia sẻ thông tin địa lý một cách rộng rãi. Dữ liệu được hiển thị gồm nhiều lớp

thông tin như: vị trí, vùng, diện tích, hình ảnh 3D, ảnh vệ tinh, video, thông tin mô tả

đối tượng…

- Người sử dụng có thể truy cập đến các ứng dụng GIS mà không cần sử dụng phần

mềm. Đối với những người dùng ít có kinh nghiệm về GIS, việc sử dụng WebGIS sẽ

dễ dàng hơn so với sử dụng các phần mềm GIS khác.

- Đối với những nhà quản lý, WebGIS cho phép cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu rất thuận

tiện.

Các ứng dụng WebGIS hỗ trợ đưa các bản đồ và dữ liệu GIS đến từng cá nhân thông

qua web. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập vào các ứng dụng như một website thông

thường. Bản đồ hiển thị không chỉ ở dạng file ảnh (như file .pdf hay .jpg) mà còn là các ứng

dụng giúp người sử dụng có thể phóng to/thu nhỏ, tắt/mở các lớp dữ liệu và thực hiện các

truy vấn cơ bản. Các ứng dụng WebGIS tổng hợp và sử dụng công nghệ Web Server để quản

lý các truy vấn thông tin đến Map Server và truyền tải dữ liệu và bản đồ đến người dùng.

Hình 3.1 thể hiện một cách cơ bản hệ thống WebGIS:

Page 23: Duc Tieu Luan GIS Final

15

Hình 3.1 Mô tả hệ thống WebGIS (Nguồn: Theo AA. Alesheikh, 2002)

3.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL/PostGIS

PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ và đối tượng dựa trên POSTGRES

bản 4.2, được khoa điện toán của đại học California tại Berkeley phát triển.

PostgreSQL cũng là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ mạnh trong việc lưu trữ dữ liệu

không gian; cụ thể, PostgreSQL cho phép lưu trữ dữ liệu theo kiểu geometry bên cạnh các

kiểu dữ liệu thông thường như string, numeric, integer,... PostgreSQL kết hợp với module

PostGIS cho phép người sử dụng lưu trữ các lớp dữ liệu không gian như: point, multipoint,

line, polygon, multipolygon,…, thực hiện các phép tính không gian như: đo khoảng cách,

diện tích, phép hợp (union), phép trừ (difference), tạo vùng đệm (buffer)… Thông qua plugin

PostGIS Shapefile and DBF loader, người sử dụng dễ dàng chuyển đổi dữ liệu từ định dạng

shapefile sang định dạng .sql và import vào PostgreSQL.

Page 24: Duc Tieu Luan GIS Final

16

Hình 3.2 Import shapefile bằng plugin PostGIS Shapefile & DBF Loader

Hình 3.3 Kết quả sau khi import

Page 25: Duc Tieu Luan GIS Final

17

3.3. Các công cụ hỗ trợ xây dựng WebGIS

3.3.1. Công nghệ Mapserver

MapServer là phần mềm mã nguồn mở cho phép tạo các bản đồ động và trình bày dữ

liệu không gian trên Web. Đây là sản phẩm của trường Đại học Tổng hợp Minnesota (Mỹ)

trong dự án kết hợp giữa NASA và Sở Tài nguyên bang Minnesota.

MapServer có các đặc điểm sau:

- Hỗ trợ các dịch vụ WebGIS theo chuẩn OGC, bao gồm: WMS Server, WMS Client,

WFS Server, WFS Client và WCS Server.

- Hỗ trợ các ngôn ngữ kịch bản phổ biến và môi trường phát triển như .NET, PHP,

Perl, Python, Java, và Ruby.

- Hỗ trợ các hệ điều hành: Linux, Windows, MAC OS X, …

- Hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu raster và vector như: TIFF/GeoTIFF, GIF, PNG,

JPEG, ESRI shapefile, PostGIS, ESRI ArcSDE, Oracle Spatial, MySQL, …

3.3.2. Công nghệ Google Map

Google Map là một dịch vụ công nghệ bản đồ trực tuyến trên web miễn phí được cung

cấp bởi Google và hỗ trợ nhiều dịch vụ dựa vào bản đồ như Google Ride Finder và một số có

thể dùng để nhúng vào các trang web của bên thứ ba thông qua Google Map API.

Google Map có các đặc điểm sau:

- Cung cấp nhiều loại bản đồ của Google như: bản đồ đường, ảnh vệ tinh, bản đồ địa

hình, bản đồ 3D… với các chức năng chỉ đường đi, xem thông tin địa điểm, thông tin

khu vực…

- Cung cấp thư viện lập trình Google Map API cho phép người sử dụng nhúng dịch vụ

bản đồ của Google vào ứng dụng web của mình.

- Hỗ trợ phát triển trên các môi trường lập trình như JAVA, .NET

- Hỗ trợ các định dạng dữ liệu raster, KML, KMZ.

- Mã nguồn mở tuy nhiên sử dụng API key do Google cung cấp. Một API key cho phép

người sử dụng kiểm soát các ứng dụng của mình và cũng là cách Google có thể liên

lạc với người sử dụng về ứng dụng có ích mà họ đang xây dựng.

Page 26: Duc Tieu Luan GIS Final

18

3.3.3. Công nghệ Geoserver

- Geoserver là một máy chủ mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ Java, với mục đích

kết nối những thông tin địa lý có sẵn tới các WebGIS sử dụng chuẩn mở OGC.

Geoserver được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open Planning

Project (TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất

lượng cao, đơn giản trong sử dụng, là phần mềm mã nguồn mở nhằm cung cấp và chia

sẻ dữ liệu.

- Geoserver cho phép người sử dụng chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu không gian (geospatial

data), tạo kiểu hiển thị (style) cho các lớp bản đồ (layer).

- Là một dự án mang tính cộng đồng, Geoserver được phát triển, thử nghiệm và hỗ trợ

bởi nhiều nhóm đối tượng và tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Geoserver được xây

dựng theo chuẩn Open Geospatial Consortium (OGC), hỗ trợ đầy đủ Web Map Service

(WMS) và Web Feature Service (WFS). GeoServer là thành phần nền tảng của

WebGIS.

- Geoserver hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu vector và raster như: ESRI Shapefile,

PostGIS, Web Feature Server, ArcGrid, GeoTIFF,…

Hình 3.4 Các nguồn dữ liệu được hỗ trợ trong Geoserver

Page 27: Duc Tieu Luan GIS Final

19

- Geoserver hỗ trợ truy xuất dữ liệu từ PostGIS và quản lý dưới dạng các layer. Với vài

thao tác đơn giản, người sử dụng có thể thêm các layer từ PostGIS, chỉnh sửa thông tin

không gian, tùy chỉnh các kiểu hiển thị (style) cho từng layer và thể hiện lên trang web

theo từng layer hoặc một nhóm các layer (layer groups).

Hình 3.5 Giao diện khai báo kết nối đến CSDL PostGIS

Page 28: Duc Tieu Luan GIS Final

20

Hình 3.6 Giao diện thêm layer từ CSDL vừa kết nối

Page 29: Duc Tieu Luan GIS Final

21

Hình 3.7 Giao diện hiển thị và chỉnh sửa thông tin layer vừa thêm vào

Hình 3.8 Giao diện chọn style cho layer

Page 30: Duc Tieu Luan GIS Final

22

Hình 3.9 Xem trước layer vừa tạo bằng công cụ Layer Preview

3.3.4. OpenLayers

OpenLayers là một thư viện thuần JavaScript hỗ trợ cho việc hiển thị dữ liệu bản đồ trên

hầu hết các trình duyệt web mà không phụ thuộc vào phía server.

OpenLayers cài đặt một tập các hàm API JavaScript hỗ trợ việc xây dựng các ứng dụng

bản đồ trên nền web, cũng tương tự như các hàm API của Google Maps và MSN Virtual

Earth, nhưng với sự khác biệt quan trọng – OpenLayers là phần mềm mã nguồn mở, được

phát triển bởi cộng đồng phần mềm mã nguồn mở.

Có hai khái niệm quan trọng cần được hiểu rõ khi làm việc với OpenLayers để xây dựng

bản đồ đó là: “Map”, và “Layer”. “Map” là nơi để lưu giữ các thông tin về hệ quy chiếu, đơn

vị,… của bản đồ. Bên trong bản đồ, dữ liệu được hiển thị thông qua các “Layer”. Một

“Layer” là một lớp dữ liệu, nó cho biết OpenLayers nên yêu cầu và hiển thị dữ liệu như thế

nào. Trong một “Map”có thể chứa một hoặc nhiều ‘Layer’ chồng lên nhau. Dữ liệu được hiện

thị trong một ‘Layer’ có thể là dạng raster hoặc vector.

Đặc điểm nổi bật của thư viện OpenLayers:

- Bộ thư viện mã nguồn mở.

- Tuân theo chuẩn quốc tế OGC (Open Geospatial Consortium).

Page 31: Duc Tieu Luan GIS Final

23

- Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ (WMS, WFS, WCS,…) và map server như ArcGIS server,

Geoserver, Mapserver.

- Đọc được các bản đồ mở như: Google Map, OpenStreetMap,…

- Hỗ trợ xây dựng các thao tác trên bản đồ.

3.3.5. ExtJS

ExtJS là một thư viện JavaScript Framework hỗ trợ xây dựng các ứng dụng web tương

tác bằng cách sử dụng các kỹ thuật như Ajax, DHTML và JavaScript DOM. ExtJS cung cấp

một bộ giao diện đầy đủ để sử dụng trong các ứng dụng web.

Một số tính năng của Ext JS:

- Phát hiện các trình duyệt và hệ điều hành được sử dụng bởi khách hàng.

- Lấy dữ liệu từ DOM (Document Object ).

- Mã hóa và giải mã JSON.

- Mã hóa và giải mã dữ liệu URL.

- Xác định kiểu đối tượng và chuyển đổi giá trị.

- Hỗ trợ giao diện trực quan.

Một số ưu điểm của ExtJS:

- Giao diện thân thiện với người sử dụng.

- Tài liệu hướng dẫn chi tiết.

- Có cộng đồng lớn tham gia học hỏi và hỗ trợ.

- Hỗ trợ trên nhiều trình duyệt: IE, Firefox, Chrome, Safari, Opera…

- Có thể tương tác với jQuery và Prototype (2 thư viện Javascrip Framework tương

tự ExtJS)

- Hỗ trợ tạo nhiều Widgets (các thành phần của website) như: Data grid, window,

tree panel, combo boxes, forms, charts, calendar, google maps, themes...

3.3.6. GeoExt

GeoExt là một thư viện JavaScript cung cấp một nền tảng cho phép tạo ra các ứng dụng

web bản đồ một cách phong phú. GeoExt kết hợp các thư viện OpenLayers và ExtJS. Ưu

điểm của GeoExt:

Page 32: Duc Tieu Luan GIS Final

24

- Được xây dựng dựa trên nền tảng ExtJS.

- Tích hợp thư viện OpenLayers.

- Có khả năng tương tác với người dùng mà không cần Flash hay Silverlight.

- Được thiết kế tốt và có khả năng mở rộng các thành phần.

- Cung cấp rất nhiều các công cụ tùy biến và xử lý dữ liệu (map panel, tree legend, layer

tree, feature popup, toolbar…).

- Hỗ trợ công cụ in ấn bản đồ ra file PDF.

- Hỗ trợ xây dựng và tùy biến các lớp bản đồ.

- GeoExt dựa trên thư viện ExtJS và OpenLayers nên việc lập trình tương đối dễ dàng

do sử dụng những đoạn code rất đơn giản và ngắn gọn. Hình 3.3 cho thấy chỉ với một

đoạn code đơn giản, một cửa sổ bản đồ được tạo ra với các chức năng cơ bản như di

chuyển, phóng to, thu nhỏ bản đồ.

Hình 3.10 Tạo cửa sổ bản đồ đơn giản bằng GeoExt

Kết luận: Geoserver có những đặc điểm nổi trội so với Mapserver như: Geoserver có

giao diện đồ họa đẹp, việc cấu hình và kết nối đến CSDL PostgreSQL rất đơn giản, hỗ

trợ chỉnh sửa layer trực tiếp trên web dựa vào WFS,… Các thư viện OpenLayers,

GeoExt, ExtJS cũng cho thấy các ưu điểm nổi bật. Việc kết hợp các công cụ

Geoserver, hệ quản trị CSDL PostgreSQL, thư viện OpenLayers, GeoExt, ExtJS sẽ tạo

nên một nền tảng vững chắc để xây dựng WebGIS. Chính vì vậy các công nghệ trên

được chọn để sử dụng trong đề tài.

Page 33: Duc Tieu Luan GIS Final

25

3.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Trong nước

Tại Việt Nam, WebGIS mã nguồn mở cũng đang từng bước được nghiên cứu và ứng

dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực: quản lý tài nguyên, môi trường, công nghiệp, thương

mại và du lịch,… Nghiên cứu ứng dụng công nghệ WebGIS vào công tác quản lý môi trường

đã được triển khai tại một số Viện, Trung tâm nghiên cứu và Trường Đại học lớn của Việt

Nam. Một số đề tài đã thực hiện trong thời gian qua như:

- Xây dựng WebGIS phục vụ công nghiệp dựa trên công nghệ WebGIS của MapInfo

MapXtreme kết hợp công nghệ xây dựng WebGIS theo chuẩn OpenSource (Nguyễn

Văn Hiệp, 2009).

- Ứng dụng WebGIS quản lý tổng hợp và thống nhất số liệu quan trắc môi trường tỉnh

Quảng Ngãi.

- Hệ thống WINSCAN (Web gIs eNvironmental information management Software for

CAN tho) là một hệ thống thông tin môi trường để lưu trữ, quản lý và phân tích các

thông tin môi trường ở thành phố Cần Thơ.

Dù mới chỉ là bước đầu nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đã được đưa vào ứng dụng

trong công tác quản lý môi trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về

môi trường. Với lợi ích mà nó mang lại thì WebGIS mã nguồn mở ở Việt Nam sẽ phát triển

mạnh hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho người quản lý cũng như người dùng.

Ngoài nước

Công nghệ WebGIS mã nguồn mở đã phát triển mạnh mẽ, mang lại ứng dụng rộng rãi

trong nhiều lĩnh vực cho nhiều nước như: Tại Italy, năm 2002, M. A. Brovelli và D.Magni đã

nghiên cứu xây dựng webGIS trên nền MapServer và PostGIS cung cấp các chức năng tương

tác, truy vấn thông tin bản đồ phục vụ cho ngành khảo cổ, Puyam S.Singh, Dibyajyoti Chutia

và Singuluri Sudhakar sử dụng PostgresSQL, PostGIS, PHP, Apache và MapServer phát triển

một WebGIS mã nguồn mở hỗ trợ việc ra quyết định, chia sẻ thông tin về tài nguyên thiên

nhiên ở Ấn Độ năm 2012.

Page 34: Duc Tieu Luan GIS Final

26

Chương 4

KẾT QUẢ XÂY DỰNG TRANG WEBGIS

4.1. Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu

Dữ liệu không gian của KCN Loteco hay còn gọi là dữ liệu nền bản đồ được số hóa bằng

phần mềm ArcGIS 9.3. Gồm có: dữ liệu về ranh giới của KCN Loteco, ranh giới các công ty

và vị trí các ống khói thải.

Dữ liệu thuộc tính gồm các thông tin về khu công nghiệp, công ty, các thông số quan

trắc, các bản đồ ô nhiễm được thu thập từ văn bản của ban quản lý các khu công nghiệp, các

báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai được công bố công khai.

Các bảng dữ liệu chính được sử dụng:

Bảng 4.1 Các bảng dữ liệu được lưu trữ trong PostgreSQL

STT Tên bảng Ghi chú

1 congty Thông tin về công ty

2 ong_khoi Thông tin về ống khói

3 thongso_quantrac Các thông số quan trắc

4 ketqua_quantrac Kết quả quan trắc

Bảng 4.2 Bảng congty

Tên thuộc tính Kiểu giá trị Ghi chú

id_cty (PK) Integer Mã ID công ty (khóa chính)

ten_cty Character (20) Tên công ty

ten_da Character (80) Tên dự án

nganhnghe Character (80) Ngành nghề

Page 35: Duc Tieu Luan GIS Final

27

quoc_gia Character (50) Quốc gia

so_gp Character (50) Số giấy phép

ngay_thanhlap Date Ngày thành lập

von_dautu Integer Vốn đầu tư (USD)

dien_thoai Character (15) Điện thoại

lo Character (5) Thuộc lô

the_geom Geometry Mô tả dạng hình học

Bảng 4.3 Bảng ong_khoi

Tên thuộc tính Kiểu giá trị Ghi chú

id_ok (PK) Integer Mã ID ống khói (khóa chính)

id_cty (FK) Integer Mã ID công ty (khóa ngoại tham

chiếu)

ten_ok Character (5) Tên ống khói, điểm lấy mẫu

cong_suat Numeric Công suất (tấn/h)

chieucao_ok Numeric Chiều cao ống khói (m)

duongkinh_ok Numeric Đường kính ống khói (m)

the_geom Geometry Mô tả dạng hình học

Bảng 4.4 Bảng thongso_quantrac

Tên thuộc tính Kiểu giá trị Ghi chú

id_thongso (PK) Integer Mã ID thông số quan trắc

(khóa chính)

ten_thongso Character (10) Tên thông số

ghi_chu Text Ghi chú

tcvn Numeric Tiêu chuẩn VN

Page 36: Duc Tieu Luan GIS Final

28

Bảng 4.5 Bảng ketqua_quantrac

Tên thuộc tính Kiểu giá trị Ghi chú

ngay_do (PK) Date Ngày đo (khóa chính)

id_ok (PK, FK) Integer Mã ID ống khói (khóa chính, khóa

ngoại tham chiếu)

id_thongso (PK, FK) Integer Mã ID thông số quan trắc (khóa

chính, khóa ngoại tham chiếu)

gia_tri_do Numeric Giá trị đo

Page 37: Duc Tieu Luan GIS Final

29

Hình 4.1 Sơ đồ liên kết các bảng

Page 38: Duc Tieu Luan GIS Final

30

4.2. Thiết kế trang WebGIS

4.2.1. Thiết kế chức năng

Hình 4.2 Sơ đồ thiết kế chức năng người dùng

Hình 4.3 Sơ đồ thiết kế chức năng quản trị

Page 39: Duc Tieu Luan GIS Final

31

4.2.2. Lập trình trang WebGIS

4.2.2.1. Các bước thực hiện chính

Bước 1: Xây dựng giao diện màn hình trang Web

Sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript và HTML, phần mềm mã nguồn mở ExtJS xây

dựng màn hình chính gồm các Panel (các bảng), GridPanel (lưới chứa dữ liệu), Chart

(biểu đồ)…

Bước 2: Xây dựng các lớp dữ liệu bản đồ và thể hiện lên trang Web

Xây dựng các lớp bản đồ bằng phần mềm ArcGIS 9.3, gồm các lớp:

Bản đồ KCN Loteco (ranh giới các công ty).

Vị trí các ống khói xả thải.

Biên tập dữ liệu trên Geoserver, tạo style cho các lớp bản đồ.

Đưa bản đồ lên trang web bằng GeoExt và OpenLayers.

Tích hợp các bản đồ nền trực tuyến: Google Street, Google Hybird…

Xây dựng các thanh công cụ: phóng to, thu nhỏ, di chuyển, thước tỉ lệ, tăng giảm độ

mờ…

Bước 3: Kết nối với cơ sở dữ liệu trong PostgreSQL

Thiết lập kết nối với PostgreSQL bằng PHP.

Tạo kết nối lấy dữ liệu từ các bảng trong PostgreSQL và đưa lên web thông qua JSON

và PHP.

Bước 4: Lập trình truy vấn thông tin

Dữ liệu truy vấn từ PostgreSQL được đưa vào các GridPanel thông qua ngôn ngữ

JavaSript và PHP để thực hiện các chức năng lọc thông tin dữ liệu, vẽ biểu đồ, xuất

báo cáo, in ấn kết quả, download dữ liệu…

Page 40: Duc Tieu Luan GIS Final

32

4.2.2.2. Giao diện và các chức năng cơ bản của trang người dùng

Giao diện của trang người dùng được thiết kế thành nhiều tab (thẻ), bao gồm các tab:

Bản đồ KCN

Văn bản

Thông tin quan trắc

Tuyển dụng

Giao diện tab “Bản đồ KCN”:

Hình 4.4 Giao diện tab “Bản đồ KCN”

Khu vực (1): Là khu vực tiêu đề (banner) của trang web

Khu vực (2): Là một panel chứa các thông tin: các lớp bản đồ hiện có (layer), chú

thích bản đồ và thông tin cá nhân.

Khu vực (3): Là một panel chứa phần bản đồ chính, bao gồm bản đồ KCN và các nút

điều khiển bản đồ cơ bản như:

: phóng to toàn màn hình.

Di chuyển: nút di chuyển bản đồ.

Zoom in / Zoom out: phóng to / thu nhỏ bản đồ.

Page 41: Duc Tieu Luan GIS Final

33

Previous / Next: quay về (tiến tới) màn hình trước (sau).

Đo khoảng cách: tính toán khoảng cách bất kỳ trên bản đồ do người dùng vẽ

(đơn vị: m hoặc km).

Đo diện tích: tính toán diện tích của một vùng người sử dụng vẽ (đơn vị m2)

Xem thông tin: xem thông tin của một đối tượng bằng cách click chuột vào đối

tượng đó.

Hình 4.5 Xem thông tin đối tượng (VD: công ty Tae Kwang MTC)

Page 42: Duc Tieu Luan GIS Final

34

Tìm kiếm công ty: Người sử dụng có thể nhập tên công ty và bấm nút “Tìm”,

trang web sẽ truy vấn theo tên công ty, trả về thông tin công ty và zoom đến

công ty đó.

Hình 4.6 Tìm kiếm công ty (VD: công ty Suzuki)

Show/Hide Banner: nút checkbox điều khiển hiện hoặc ẩn thanh tiêu đề

(banner).

Page 43: Duc Tieu Luan GIS Final

35

Giao diện tab “Văn bản”:

Hình 4.7 Giao diện tab “Văn bản”

Tab “Văn bản” gồm 2 khu vực:

Khu vực (1): Là cây thư mục (tree panel) chứa danh sách các văn bản hiện có

của web, bao gồm các văn bản thông tin về Khu công nghiệp Loteco, Quy

chuẩn Việt Nam về ô nhiễm không khí, các bản đồ ô nhiễm.

Khu vực (2): Là màn hình nội dung của văn bản khi người dùng chọn ở cây thư

mục.

- Chức năng in ấn và download: Người sử dụng có thể dễ dàng in văn bản hoặc

download văn bản về xem offline bằng cách nhấn vào nút để in và nút để

download.

Page 44: Duc Tieu Luan GIS Final

36

Giao diện tab “Thông tin ô nhiễm”:

Bao gồm 2 tab con là tab “Thông tin công ty” và tab “Thông tin quan trắc”:

Tab “Thông tin công ty”: Là một Grid Panel bao gồm toàn bộ thông tin của

công ty được truy xuất từ cơ sở dữ liệu PostgreSQL, vì vậy khi thay đổi thông

tin công ty từ cơ sở dữ liệu thì trang web sẽ tự động cập nhật theo. Danh sách

công ty được tự động nhóm theo “Lô” của công ty đó hoặc người sử dụng có

thể thay đổi nhóm tùy ý bằng cách chọn vào cột muốn nhóm và chọn dòng

“Group By This Field”.

Hình 4.8 Giao diện tab “Thông tin công ty” nhóm theo Lô

Page 45: Duc Tieu Luan GIS Final

37

Hình 4.9 Giao diện tab “Thông tin công ty” nhóm theo Quốc gia đầu tư

Page 46: Duc Tieu Luan GIS Final

38

Tab “Thông tin quan trắc”: Là một Grid Panel bao gồm các thông tin quan trắc được

lưu trữ trên PostgreSQL.

Các thông số về nồng độ khí quan trắc sẽ được tự động phân tích dựa trên

QCVN và những thông số vượt quá tiêu chuẩn sẽ hiện màu đỏ kèm theo một

ký hiệu cảnh báo . Đồng thời trang web còn tự động tính tổng các thông số

quan trắc được.

Hình 4.10 Giao diện tab “Thông tin quan trắc”

Page 47: Duc Tieu Luan GIS Final

39

Người sử dụng có thể tìm kiếm nâng cao bằng một bộ công cụ lọc dữ liệu bằng

cách bấm chuột vào bên phải cột cần lọc và chọn filter.

Hình 4.11 Lọc dữ liệu dạng chữ (VD: Lọc theo tên công ty có chữ “s”)

Page 48: Duc Tieu Luan GIS Final

40

Hình 4.12 Lọc dữ liệu dạng số (VD: Lọc theo nồng độ khí so2 > 300 µg/m3)

Ngoài ra người sử dụng có thể cùng lúc lọc dữ liệu kết hợp cả dạng chữ và

dạng số và nhiều cột khác nhau. Khi muốn xóa lọc dữ liệu người sử dụng có

thể click vào nút

Các thông số có thể được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm bằng cách chọn

Sort Ascending hoặc Sort Descending tương ứng.

Page 49: Duc Tieu Luan GIS Final

41

Trang web còn cung cấp chức năng vẽ biểu đồ theo thông tin lọc được và hỗ

trợ in biểu đồ bằng cách click vào nút để tạo biểu đồ và click để in.

Biểu đồ được trình bày khá chi tiết và dễ dàng giúp người sử dụng theo dõi và

đánh giá mức độ ô nhiễm một cách trực quan hơn.

Hình 4.13 Giao diện vẽ biểu đồ theo thông tin lọc được

Page 50: Duc Tieu Luan GIS Final

42

Người sử dụng cũng có thể xuất toàn bộ bảng dữ liệu ra file .xls của phần mềm

Excel bằng cách click vào nút

Hình 4.14 Giao diện xuất bảng dữ liệu ra Excel

Đối với người quản trị, khi muốn cập nhật thông tin quan trắc phải chuyển

sang trang “Quản trị” bằng cách click vào nút

Page 51: Duc Tieu Luan GIS Final

43

Giao diện tab “Tuyển dụng”:

- Bao gổm các thông tin tuyển dụng của các công ty trong KCN Loteco; các thông tin

tuyển dụng được trình bày chi tiết, rõ ràng và được cập nhật liên tục giúp người sử

dụng dễ dàng tra cứu.

Hình 4.15 Giao diện tab “Tuyển dụng”

Page 52: Duc Tieu Luan GIS Final

44

4.2.2.3. Giao diện và các chức năng của trang quản trị

Chức năng “Đăng nhập”: Chức năng này dùng để đăng nhập vào trang cập nhật. Chỉ

có người quản trị được cấp quyền mới được cho phép đăng nhập và cập nhật dữ liệu.

Để đăng nhập, người quản trị cần phải điền chính xác tên đăng nhập và mật khẩu.

Hình 4.16 Giao diện trang “Đăng nhập”

Hình 4.17 Giao diện khi đăng nhập không thành công và khi đăng nhập thành công

Page 53: Duc Tieu Luan GIS Final

45

Chức năng “Cập nhật dữ liệu quan trắc”: Sau khi đăng nhập thành công, trang web tự

động chuyển sang trang “Cập nhật dữ liệu”. Người quản trị sẽ sử dụng chức năng này

để cập nhật dữ liệu quan trắc không khí theo từng ống khói.

Hình 4.18 Giao diện trang cập nhật

- Khu vực (1): là một panel chứa danh sách các ống khói được lưu trữ trên PostgreSQL

gồm các thông tin: STT, tên ống khói, tên công ty.

- Khu vực (2): là một panel chứa các thông tin chi tiết của ống khói. Khi click vào tên

ống khói ở khu vực (1), thông tin ống khói sẽ được load ngay lập tức vào các text box

ở khu vực (2) thông qua Ajax. Sau khi chỉnh sửa, người sử dụng click vào nút “Cập

nhật” để lưu lại và hoàn tất việc chỉnh sửa.

Page 54: Duc Tieu Luan GIS Final

46

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài bước đầu đã xây dựng được một hệ thống WebGIS bao gồm cơ sở dữ liệu địa lý

của KCN Loteco và dữ liệu quan trắc không khí qua đó hỗ trợ việc quản lý dữ liệu và phục

vụ nhu cầu tra cứu thông tin của người sử dụng, chủ yếu là người dùng phổ thông, những

người không được đào tạo về GIS. Thông qua trang WebGIS, các thông tin KCN Loteco và

thông tin ô nhiễm môi trường không khí được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng, giúp nâng

cao nhận thức của người dân về môi trường.

Trang WebGIS được xây dựng tích hợp các chức năng sau:

Hiển thị các lớp bản đồ, chú thích, các thao tác cơ bản trên bản đồ: di chuyển,

thu phóng, đo đạc, xem thông tin đối tượng, tìm kiếm công ty…

Xem thông tin KCN Loteco, thông tin tuyển dụng.

Xem các văn bản pháp quy về ô nhiễm môi trường, in ấn và download.

Xem bản đồ ô nhiễm của KCN Loteco.

Truy vấn và tra cứu dữ liệu các công ty và dữ liệu quan trắc không khí.

Tìm kiếm, lọc, tính toán dữ liệu; hỗ trợ xuất dữ liệu ra Excel tiện lợi cho việc

lưu trữ; phân tích các thành phần khí thải vượt tiêu chuẩn

Tạo và in biểu đồ.

Nhìn chung, giao diện trang web tương đối thân thiện và dễ sử dụng. Giao diện được

thiết kế theo phong cách thiết kế web hiện đại, dùng CSS và Extjs để trang trí, trình bày giao

diện. Do đó khả năng tùy biến giao diện là rất linh hoạt.

Kiến nghị

Về hướng phát triển trang web: trong thời gian tới hoàn thiện các chức năng của hệ

thống, đồng thời bổ sung thêm các chức năng còn thiếu như: thêm, xóa các lớp bản đồ; cải

tiến các công cụ trên web để trang web hoạt động nhanh hơn; nghiên cứu các chế độ bảo mật

khi đưa website lên Internet; tích hợp thêm vài dịch vụ khác ví dụ như Google Earth…

Page 55: Duc Tieu Luan GIS Final

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1]. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai. Niên giám thống kê 2012.

[2]. Hoàng Thị Hải Yến, 2006. Ứng dụng Công nghệ thông tin giám sát chất lượng

không khí khu công nghiệp Amata – Loteco, Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp, 110

trang.

[3]. Nguyễn Kim Lợi, 2009. Hệ thống thông tin địa lý - Phần mềm ArcView 3.3, Nhà

xuất bản Nông nghiệp, Thành phồ Hồ Chí Minh., 226 trang.

[4]. Nguyễn Thị Minh Hoài, 2010. Ứng dụng công nghệ WebGIS giám sát ô nhiễm

không khí cho khu công nghiệp tập trung – Áp dụng thử nghiệm cho KCN Lê Minh

Xuân. Luận văn thạc sĩ Quản lý Môi trường, 126 trang.

[5]. Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai. Báo cáo giám sát chất lượng môi

trường KCN LOTECO năm 2012.

[6]. Trần Ngọc Chấn, 2000. Ô nhiễm môi trường không khí và xử lý khí thải. Tập 1,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.,214 tr.

Tiếng Anh:

[7]. Antonio Santiago Perez, 2012. OpenLayers Cookbook. Packt Publishing Ltd, UK,

284 pages.

[8]. Erik Hazzard, 2011. OpenLayers 2.10 – Beginner ‘s Guide. Packt Publishing Ltd,

UK, 351 pages.

[9]. Ewald Geschwinde and Hans-Juergen Schoening, 2002. PHP and PostgreSQL

Advanced Web Programming, Sams Publishing., 778 pages.

[10]. Jesus Garcia, 2011. Ext JS in Action, Manning Publications Co. 180 Broad St,

State 1323, Stamford, 498 pages.

[11]. Shea Frederick, Colin Ramsay and Nigel White, October 2010. Learning Ext JS

3.2, Packt Publishing Ltd, UK, 432 pages.

Page 56: Duc Tieu Luan GIS Final

48

Website:

[12]. AA. Alesheikh, H. Helali and HA. Behroz.. “Web GIS: Technologies and Its

Applications”, K.N. Toosi University of Technology, năm 2002.

URL: http://www.isprs.org/proceedings/XXXIV/part4/pdfpapers/422.pdf

[13]. Geoserver Developer Manual, Geoserver User Manual.

URL: http://www.geoserver.org.

[14]. GeoExt Documentation.

URL: http://www.geoext.org/docs.html

[15]. PostgreSQL Global Development Group, 2012. PostgreSQL 9.2.1 Documentation,

The PostgreSQL Global Development Group.

URL: http://www.postgresql.org/.

[16]. PostGIS: Spatial and Geographic Objects for PostgreSQL.

URL: http://postgis.refractions.net/