du lich da nang

72
i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .................................. 1 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..... 1 1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................... 1 1.1.2. Sản phẩm du lịch ......................................................... 1 1.1.3. Các loại hình du lịch ................................................... 1 1.1.4. Thị trƣờng du lịch ....................................................... 2 1.1.5. Khách du lịch............................................................... 2 1.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch.............................. 2 1.1.7. Nguồn nhân lực du lịch............................................... 3 1.1.8. Xúc tiến du lịch............................................................ 3 1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ........................................................... 3 1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững .3 1.2.2. Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ..................................................................... 4 1.2.3. Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hƣớng bền vững4 1.3. CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ......................................... 5 1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG................ 5 1.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch ...................... 5 1.4.2. Các yếu tố tác động vào cung du lịch ........................ 6 1.5. CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH ....................................................................... 6 1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................................... 7

Upload: tien-le-van

Post on 22-Nov-2014

3.152 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Du lich da nang

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU

LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG .................................. 1

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..... 1

1.1.1. Khái niệm về du lịch ................................................... 1

1.1.2. Sản phẩm du lịch ......................................................... 1

1.1.3. Các loại hình du lịch ................................................... 1

1.1.4. Thị trƣờng du lịch ....................................................... 2

1.1.5. Khách du lịch ............................................................... 2

1.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch .............................. 2

1.1.7. Nguồn nhân lực du lịch ............................................... 3

1.1.8. Xúc tiến du lịch ............................................................ 3

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG ........................................................... 3

1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững . 3

1.2.2. Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theo

hƣớng bền vững ..................................................................... 4

1.2.3. Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hƣớng bền vững 4

1.3. CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH ......................................... 5

1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU

LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ................ 5

1.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch ...................... 5

1.4.2. Các yếu tố tác động vào cung du lịch ........................ 6

1.5. CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH

VÀ LỮ HÀNH ....................................................................... 6

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƢỚC

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG ..................................................................................... 7

Page 2: Du lich da nang

ii

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên

thế giới .................................................................................... 7

1.6.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững

trong nước ............................................................................ 10

1.6.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bền

vững tại thành phố Đà Nẵng ................................................ 11

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ

NẴNG ................................................................................... 13

2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 13

2.1.1. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng .............................. 13

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 .......... 13

2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 13

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................... 13

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................... 14

2.2.3. Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch 15

2.3. CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG .................................................................................. 17

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

GIAI ĐOẠN 2001-2010 ..................................................... 17

2.4.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch ................ 17

2.4.2. Khách du lịch ............................................................. 20

2.4.3. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành ........................ 23

2.4.4. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch .......................... 26

2.4.5. Nguồn nhân lực du lịch .............................................. 29

2.4.6. Quản lý nhà nước về du lịch ...................................... 29

2.4.7. Vài trò của Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng ....... 30

2.4.8. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch ...................... 31

2.4.9. Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa

phương ................................................................................. 31

Page 3: Du lich da nang

iii

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG ........................................................................ 32

2.5.1. Những mặt làm được .................................................. 32

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân ................................... 34

2.5.3. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của

ngành du lịch thành phố ....................................................... 36

CHƢƠNG 3: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU

LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN

NĂM 2020 ............................................................................ 38

3.1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM

2020 ...................................................................................... 38

3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020 ...................................................................................... 38

3.1.2. Một số định hướng phát triển chủ yếu ....................... 38

3.2. DỰ BÁO XU HƢỚNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG ........................................................................ 39

3.2.1. Xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững .... 39

3.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh và xác định những nhân tố

chủ yếu trong phát triển du lịch theo hướng bền vững ........ 40

3.2.3. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng đến

2020 ...................................................................................... 41

3.3. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG .................................................................................. 42

3.3.1. Quan điểm phát triển .................................................. 42

3.3.2. Mục tiêu phát triển du lịch ......................................... 43

3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ........................................... 44

Page 4: Du lich da nang

iv

3.4.1. Định hướng thị trường khách du lịch ......................... 44

3.4.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch .................... 45

3.4.3. Quy hoạch du lịch trong mối quan hệ liên ngành, liên

vùng và quan hệ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á 45

3.4.4. Định hướng phát triển không gian du lịch ................. 46

3.4.5. Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm ...................... 46

3.5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................. 47

3.5.1. Cơ sở xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng

bền vững ............................................................................... 47

3.5.2. Mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng ........................................................ 47

3.6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU

LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......... 49

3.6.1. Phát triển du lịch bền vững về kinh tế ....................... 49

3.6.2. Phát triển du lịch bền vững về văn hóa - xã hội ......... 53

3.6.3. Phát triển du lịch bền vững về tài nguyên - môi trường 55

3.6.4. Giải pháp phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô

hình phát triển du lịch bền vững .......................................... 57

3.7. KIẾN NGHỊ ................................................................. 58

KẾT LUẬN ......................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 62

Page 5: Du lich da nang

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, ở vào trung độ

của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, là một trong

những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,

Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông

Tây. Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế,

với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, lại

nằm ở trung điểm các di sản văn hóa thế giới, cộng với bề dày lịch

sử, văn hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm năng và điều

kiện để phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước

và khu vực Đông Nam Á.

Những năm qua, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010, cùng với Nghị quyết 03 của

Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới và

chương trình hành động của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết

33 của Bộ Chính trị, Đà Nẵng đã chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh

trang đô thị, ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm tạo ra những

điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Nhờ đó,

hoạt động du lịch của thành phố đã có những bước phát triển mới.

Lượng du khách đến Đà Nẵng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao

qua các năm. Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về

số lượng khách đến Đà Nẵng đạt 15,4%/năm, năm 2010 thành phố đã

đón hơn 1,7 triệu du khách. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu chuyên

ngành du lịch giai đoạn 2001-2010 đạt gần 16%/năm, doanh thu

ngành năm 2010 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, trên

địa bàn thành phố đã xúc tiến được 55 dự án đầu tư du lịch với tổng

vốn đầu tư là 54.000 tỷ đồng; trong đó có 10 dự án có vốn đầu tư

Page 6: Du lich da nang

2

nước ngoài với tổng vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng và 45 dự án đầu tư

trong nước với tổng vốn đầu tư là 31.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế thì sự phát triển của du

lịch Đà Nẵng chưa tương xứng và có tính đột phá, cụ thể: Thời gian

lưu trú bình quân của du khách tại Đà Nẵng hầu như không tăng. Hệ số

sử dụng buồng phòng bình quân còn thấp, chỉ đạt 50%. Hầu như loại

hình du lịch nào cũng có (núi, sông, biển, nội thành, ngoại thành) nhưng

sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, thiếu yếu tố đặc

trưng, độc đáo, sức thu hút khách kém. Các tụ điểm vui chơi giải trí

(nhất là hoạt động giải trí về đêm), trung tâm mua sắm, khu ẩm thực tập

trung, cơ sở lưu trú chất lượng cao còn ít, thiếu tính đồng bộ.

Do vậy, những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra các mô

hình, định hướng phát triển bền vững để ngành du lịch Đà Nẵng có

những bước tiến vượt bậc, khai thác triệt để những tiềm năng về môi

trường sinh thái, văn hóa, xã hội cũng như tạo ra những lợi thế so

sánh để phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Nẵng, phù hợp

với đặc điểm kinh tế - xã hội và xu thế phát triển là điều cần thiết

hiện nay. Hơn nữa, đề tài còn đưa ra những khuyến nghị sát thực với

các cơ quan quản lý nhà nước nhằm góp phần đề ra những chính sách

khuyến khích, h trợ cho du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững.

2. Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu chính sau:

- Trình bày những nội dung cơ bản về phát triển du lịch theo

hướng bền vững;

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng

những năm qua;

- Phân tích cạnh tranh về du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh

tranh và hội nhập quốc tế;

- Phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến TP. Đà Nẵng;

Page 7: Du lich da nang

3

- Xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch

theo hướng bền vững;

- Xây dựng mô hình phát triển bền vững du lịch thành phố Đà

Nẵng;

- Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền

vững trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2020.

3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng

khảo sát của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển ngành du lịch

theo hướng bền vững.

- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển bền vững ngành du lịch trên

địa bàn TP. Đà Nẵng trong quan hệ liên kết với phát triển du lịch Huế

- Đà Nẵng - Quảng Nam, có xem xét đến phát triển du lịch của khu

vực miền Trung - Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và

du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; khách du lịch quốc tế và

trong nước đến Đà Nẵng; người dân và các cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp

phân tích hệ thống các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố;

Phương pháp phân tích cạnh tranh (SWOT, PEST, Cluster ngành);

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khách du lịch, người dân, các

doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch trên địa bàn thành phố;

Phương pháp phân tích thống kê các số liệu sơ cấp và thứ cấp về phát

triển du lịch trên địa bàn thành phố; Phương pháp phỏng vấn sâu các

nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; Phương

Page 8: Du lich da nang

4

pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia và thảo luận;

Phương pháp thực nghiệm.

5. Kết cấu của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền

vững

- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng

- Chương 3: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Page 9: Du lich da nang

1

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG

BỀN VỮNG

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban

hành ngày 14/6/2005) thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến

chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong

một khoảng thời gian nhất định.

1.1.2. Sản phẩm du lịch

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban

hành ngày 14/6/2005), sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần

thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Có thể phân loại sản phẩm du lịch thành hai loại dựa theo đặc

tính tiêu thụ của khách hàng như sau: Sản phẩm du lịch trọn vẹn và

sản phẩm du lịch riêng lẻ.

Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể phân biệt các nhóm

sản phẩm sau: Sản phẩm du lịch đặc thù; Sản phẩm du lịch thiết yếu

và sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ.

1.1.3. Các loại hình du lịch

1.1.3.1. Khái niệm loại hình du lịch

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được

định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các

sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa

mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho

cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân

Page 10: Du lich da nang

2

phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức

giá bán nào đó”.

1.1.3.2. Các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch được phân loại như sau:

- Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch: Du lịch quốc tế,

du lịch nội địa

- Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch: Du lịch nghỉ

dưỡng, giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch chữa bệnh; Du lịch vì mục

đích văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch tôn giáo; Du lịch về thăm

thân nhân, quê hương; Du lịch thương gia; Du lịch công vụ; Du lịch

quá cảnh.

Ngoài ra còn phân theo: Theo đối tượng đi du lịch; Theo hình

thức tổ chức chuyến đi; Theo phương tiện được sử dụng trong thời

gian đi du lịch; Theo loại hình lưu trú; Theo thời gian đi du lịch;

Theo vị trí địa lý của nơi đến.

1.1.4. Thị trƣờng du lịch

Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm

trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh

toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và

cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với

mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch (Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình

Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.34).

1.1.5. Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ

những trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập

ở nơi đến (Điều 4, Luật Du lịch, 2005).

1.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường

du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ.

Page 11: Du lich da nang

3

Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của

khách du lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương

ứng. Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp

nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam bốn loại hình kinh doanh

tiêu biểu sau đây: Công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, kinh doanh vận chuyển

khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

1.1.7. Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao

động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du

lịch. Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch thì

không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách

trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác

đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch.

1.1.8. Xúc tiến du lịch

Theo Khoản 17, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, xúc

tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm

kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG

1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

“Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý

các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng

của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong

khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài

nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động

du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần

nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.1

1 Nguyễn Văn Mạnh, Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh

Hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 12: Du lich da nang

4

1.2.2. Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theo

hƣớng bền vững

1.2.2.1. Từ góc độ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế

Bao gồm: Chỉ số về mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình

của khách gia tăng; Số lượng (tỷ lệ) khách du lịch quay trở lại; Mức

độ hài lòng của khách; Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được nâng

lên theo hướng bền vững; Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên

truyền quảng bá du lịch.

1.2.2.2. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững của xã hội

Bao gồm: Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và

nhỏ; Tác động xã hội từ hoạt động du lịch được quản lý; Mức độ hài

lòng cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch; Mức đóng góp

của du lịch vào phát triển của kinh tế - xã hội địa phương.

1.2.2.3. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi

trường

Bao gồm: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư

tôn tạo, bảo vệ; Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy

hoạch; Áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý;

Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; Mức độ

đóng góp từ thu nhập du lịch cho n lực bảo tồn phát triển tài

nguyên, bảo vệ môi trường.

1.2.2.4. Một số dấu hiệu nhận biết khác

Bao gồm: Mức tăng trưởng về đầu tư cho du lịch; Tỷ lệ GDP

du lịch trong cơ cấu GDP.

1.2.3. Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

- Quản lý hiệu quả và bền vững

- Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực

đến cộng đồng địa phương

Page 13: Du lich da nang

5

- Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các

tác động tiêu cực

- Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

1.3. CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH

Du lịch là một sản phẩm phức hợp bao gồm sự cung cấp của

rất nhiều công ty du lịch cũng như các tổ chức chính phủ, lợi nhuận

và phi lợi nhuận. Các công ty du lịch và các tổ chức chính phủ tạo

thành các chu i du lịch – một chu i các hoạt động tuần tự, các vật

liệu cần thiết để sản xuất một chuyến đi nghỉ.

Bao gồm:

- Chính phủ hoặc chính quyền khu vực/địa phương

- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

- Ngành du lịch (các nhà điều hành tour, khách sạn, nhà

hàng…)

- Du khách

- Cộng đồng địa phương

1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU

LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

1.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch

Yếu tố tự nhiên

Yếu tố văn hóa, xã hội

Bao gồm các yếu tố như: Tình trạng tâm, sinh lý con người;

Độ tuổi và giới tính của khách; Thời gian nhàn r i; Dân cư; Bản sắc

văn hóa và tài nguyên khác; Trình độ văn hóa; Nghề nghiệp; Thị hiếu

và các kỳ vọng của m i cá nhân và nhóm người trong xã hội.

Yếu tố kinh tế

Bao gồm các yếu tố như: Thu nhập của người dân hay thu

nhập của người tiêu dùng; Giá cả hàng hóa; Tỷ giá trao đổi ngoại tệ.

Page 14: Du lich da nang

6

Ngoài ra còn có các yếu tố như: Cách mạng khoa học công

nghệ và quá trình đô thị hóa; Yếu tố chính trị; Giao thông vận tải và

các yếu tố khác

1.4.2. Các yếu tố tác động vào cung du lịch

Bao gồm các yếu tố như: Sự phát triển của lực lượng sản xuất,

quan hệ sản xuất và các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ; Cầu

du lịch; Các yếu tố đầu vào; Số lượng người sản xuất; Các kỳ vọng;

Mức độ tập trung hóa của cung; Chính sách phát triển du lịch; Các sự

kiện bất thường

1.5. CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH

VÀ LỮ HÀNH

Ngành/Phân

ngành

Hạn chế về mở cửa

thị trƣờng

Hạn chế về đối xử

quốc gia

A. Dịch vụ nhà

hàng và khách

sạn bao gồm:

- Dịch vụ lưu trú

(CPC 64110)

- Phục vụ thực

phẩm (CPC 642)

và đồ uống (CPC

643)

(1)2 Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế,

ngoại trừ:

Việc cung cấp dịch vụ

cần tiến hành song

song với đầu tư xây

dựng khách sạn.

Khách sạn phải đạt

thứ hạng tối thiểu từ 3

sao trở lên theo tiêu

chuẩn xếp hạng khách

sạn của Việt Nam.

(4) Chưa cam kết trừ

các cam kết chung

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế

(4) Chưa cam kết trừ

các cam kết chung

2 Phương thức cung cấp: 1. Cung cấp qua biên giới; 2. Tiêu dùng ở nước

ngoài; 3. Hiện diện thương mại; 4. Hiện diện thể nhân

Page 15: Du lich da nang

7

Ngành/Phân

ngành

Hạn chế về mở cửa

thị trƣờng

Hạn chế về đối xử

quốc gia

B. Dịch vụ lữ

hành và điều

hành tour du lịch

(CPC 7471)

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Các công ty cung

cấp dịch vụ nước

ngoài được phép cung

cấp dịch vụ dưới hình

thức liên doanh với

đối tác Việt Nam.

Vốn góp của phía

nước ngoài không

được vượt quá 51%

vốn pháp định của

liên doanh. 3 năm sau

khi gia nhập, hạn chế

này sẽ được loại bỏ.

(4) Chưa cam kết trừ

các cam kết chung

(1) Không hạn chế

(2) Không hạn chế

(3) Không hạn chế,

ngoại trừ hướng dẫn

viên trong doanh

nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài phải là

người Việt Nam.

Các công ty cung cấp

dịch vụ có vốn đầu tư

nước ngoài chỉ được

cung cấp dịch vụ đưa

khách nước ngoài vào

Việt Nam (inbound).

(4) Chưa cam kết trừ

các cam kết chung

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƢỚC VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

trên thế giới

1.6.1.1. Mô hình du lịch bền vững ở Hoàng Sơn - Trung

Quốc

Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra

bởi du lịch tại Hoàng Sơn, chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một

chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm:

Page 16: Du lich da nang

8

(1) Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”;

(2) Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành

động quản lý là kế hoạch cần thiết;

(3) Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước;

Phân tán du lịch ra một khu rộng hơn;

(5) Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước;

(6) Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị

tổn hại;

(7) Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng;

(8) Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và

đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái;

(9) Tạo lập vườn thực vật và các khu dự trữ nguồn gen;

(10) Lập đài quan sát môi trường;

1.6.1.2. Mô hình làng du lịch ở Australia

Để được chọn làm làng du lịch, các ngôi làng ở Australia phải

đạt được một số tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn về đặc trưng:

Tiêu chuẩn sinh thái:

Tiêu chuẩn xã hội và du lịch:

1.6.1.3. Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu

(ECOMOST)

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững

thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá

qua các chỉ tiêu:

- Thành tố văn hóa xã hội: dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả

kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hóa.

- Thành tố du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh

tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí.

Page 17: Du lich da nang

9

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan

tâm đến môi trường;

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính

sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng

đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch.

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó

chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách

nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan.

1.6.1.4. Tanzania: Xây dựng chương trình từ chính nhu cầu

của địa phương

Người dân địa phương đã tự phát triển một kế hoạch quản lý

cho những vùng biển và rừng ngập mặn, bao gồm cả những giới hạn

về khai thác và đóng cửa một số vùng nhất định để xây dựng các

vùng bảo vệ dựa trên cơ sở của cộng đồng.

1.6.1.5. Thái Lan: Chương trình phát triển du lịch bền vững

dựa vào cộng đồng

Các tổ chức phi chính phủ (PRLC)3 đã giúp các làng Karen tại

Huay Hee trở thành mô hình đầu tiên cho dự án CBST - Dự án về

Phục hồi Sự sống và Văn hoá. Ngôi làng đã trở thành một mô hình

thành công cho hơn 60 ngôi làng và cộng đồng khác. Các mục tiêu

nhắm đến của dự án là: (1) nâng cao chất lượng tổng thể của đời sống

nhân dân làng, (2) bảo vệ và củng cố tầm quan trọng của văn hóa

Karen (3) cho phép người dân tự quyết định về cách sống của họ và

(4) góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

1.6.1.6. Hàn Quốc: Nâng cao sự hợp tác giữa chính quyền

thành phố và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững

Phương thức được h trợ từ Trung ương cho một dự án phát triển

du lịch được khởi đầu khi các chính quyền ở địa phương xây dựng dự án

với dự toán ngân sách cụ thể, sau đó đề xuất lên trung ương.

3 PRLC: Project for Recovery of Life and Culture – Dự án Phục hồi Sự sống

và Văn hóa

Page 18: Du lich da nang

10

Sau khi các dự án được lựa chọn và phê chuẩn, trung ương sẽ

quyết định mức độ h trợ về tài chính.

Các chức năng hoạt động của chính quyền địa phương có liên

quan đến phát triển du lịch bền vững bao gồm: khuyến khích sự nhận

thức và hợp tác từ cộng đồng người dân, thực hiện các mối quan hệ

cộng đồng, thiết lập hệ thống cộng tác với chính phủ trung ương và

đảm bảo ngân sách hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau.

1.6.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

trong nƣớc

1.6.2.1. Kinh nghiệm phát triển các đô thị biển ở Việt Nam

Những bài học kinh nghiệm quý giá có thể kể đến như sự phát triển

khu vực Bãi Cháy, Vũng Tàu và chu i các đô thị ven biển miền Trung.

1.6.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện

nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng

đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi

các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du

lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến

điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ

đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện

cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng

thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm

cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du

lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương.

1.6.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ

Bàng.

Với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng

nhanh trong m i năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một

Page 19: Du lich da nang

11

lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất

lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh

doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở

du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên

quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước

hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu

tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách h trợ người dân

sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền

thống; đặc biệt là chính sách h trợ, ổn định cuộc sống cho những

người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động

họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất

sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn

việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định

cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ

môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hƣớng

bền vững tại thành phố Đà Nẵng

- Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ

quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch

và thực hiện phát triển du lịch.

- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực h trợ

công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn

lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem

như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát

triển của hoạt động du lịch.

Kết luận chương 1: Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã tập

trung nghiên cứu một số nội dung sau: Làm rõ lý luận về phát triển

Page 20: Du lich da nang

12

du lịch cũng như phát triển du theo hướng bền vững; Làm rõ chu i

giá trị du lịch; Các cam kết mới nhất về du lịch được đàm phán tại

hội nghị WTO. Đồng thời, chương 1 đã xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, cũng như đưa ra

một số kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên thế

giới và Việt Nam, từ đó nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh

nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đà

Nẵng.

Page 21: Du lich da nang

13

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển

và sân bay quốc tế, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp,

nằm ở tâm điểm của các di sản thế giới của miền Trung và độ dày

lịch sử, văn hoá, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng có nhiều tiềm năng

và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp

dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Xét cả giai đoạn 2001-2010, kinh tế Đà Nẵng đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 11,67%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng

tăng 11,3%; dịch vụ tăng 13,1%/năm và nông, lâm nghiệp, thủy sản

tăng 0,4%/năm.

2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố đang có xu hướng chuyển dịch tích

cực phù hợp với định hướng, yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH thành

phố, phù hợp với Nghị quyết của Thành ủy và Quy hoạch tổng thể

kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt là

“Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Trong từng ngành kinh tế

cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, cơ cấu ngành

chuyển dịch theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nội tại

của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình, địa mạo và địa chất

Page 22: Du lich da nang

14

Địa hình Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao

và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, có nhiều dãy núi chạy dài ra

biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.

2.2.1.2. Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ

cao và ít biến động. Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi

chuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội

nhất là khí hậu nhiệt đới của miền Nam.

2.2.1.3. Tài nguyên biển

Đà Nẵng có bờ biển dài 70 km, có vịnh nước sâu với các cửa

biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu

200 m. Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc

đến Nam. Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh

bốn mùa, ít bị ô nhiễm, nước biển ấm, ít sóng.

2.2.1.4. Tài nguyên rừng

Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên

nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên

nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

2.2.1.5. Cảnh quan du lịch tự nhiên

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng nhiều danh lam

thắng cảnh kỳ thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo

Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối Lương, Suối Hoa… có giá trị lớn để khai

thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ

du khách.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều

vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng

như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình

Page 23: Du lich da nang

15

làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển

Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trũng Khuê Trung, Nghĩa địa

Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại

hình du lịch văn hóa của thành phố cũng như của khu vực miền Trung.

2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

a. Các lễ hội

Các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Đà Nẵng như lễ hội

Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Tuý Loan, lễ hội bắn

pháo hoa quốc tế… thu hút rất nhiều người đến tham quan.

b. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

Đến nay, Đà Nẵng còn giữ lại cho mình những làng nghề

truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô,

làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là

sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần

nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.

Ngoài các làng nghề đã kể đến, trên địa bàn thành phố còn có các sản

phẩm truyền thống như: Bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè

Cẩm Lệ, nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế.

2.2.3. Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch

2.2.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế

a. Mạng lưới giao thông

Nằm ở trung độ cả nước, với sự phát triển triển đồng bộ của hệ

thống mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đường hàng không,

đường bộ, đường sắt và đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho sự

vận chuyển của du khách từ khắp Việt Nam và trên thế giới đến với

Đà Nẵng.

b. Hệ thống điện, nước

Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo

cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc

Page 24: Du lich da nang

16

Nam. Đà Nẵng có 4 nhà máy cung cấp nước là nhà máy nước Cầu Đỏ,

Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế

90.000m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000m

3/ngày đêm.

c. Hệ thống thông tin truyền thông

Có thể nói hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại

hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, là

trung tâm thông tin lớn của cả nước cùng với Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh.

2.2.3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội

a. Các cơ sở văn hóa

Hiện nay Thành phố có năm Bảo tàng: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo

tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Khu V và

Bảo tàng tư nhân Đồng Đình. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tiến

hành, sưu tầm hiện vật, nâng cao đời sống văn hoá và phát triển du

lịch, kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có hệ

thống Nhà Truyền thống như: Nhà Truyền thống xã Hòa Hải, Nhà

Truyền thống Công An Đà Nẵng, nhà Truyền thống K.20, Nhà

Truyền thống quận Thanh Khê… Tuy nhiên, phần lớn đều đang trong

tình trạng bị xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp.

b. Các khu vui chơi giải trí

Với hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát

Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hát Trưng Vương, nhà biểu diễn đa

năng, cung thể thao Tiên Sơn đây là nơi thường xuyên diễn ra các

hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong

nhà như cầu lông, bóng đá mini… phục vụ một phần nhu cầu vui

chơi giải trí của người dân thành phố. Bên cạnh đó, hoạt động vui

chơi giải trí của người dân, đặc biệt của giới trẻ sẽ còn được đáp ứng

thông qua hệ thống các cở sở chiếu phim như rạp Lê Độ, MegaStar...

Ngoài công viên 29/3 thì hệ thống các công viên, các khu vui chơi

Page 25: Du lich da nang

17

giải trí tập trung dành cho người dân và du khách trên địa bàn thành

phố khá khiêm tốn.

c. Các cơ sở đào tạo du lịch

Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố có bước phát

triển tích cực, với 03 trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh

doanh du lịch và 03 trường đào tạo hệ cao đẳng ngành quản trị kinh

doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Ngoài ra, còn có hệ thống

trường trung cấp và trường nghề, đặc biệt là trường dạy nghề Việt -

Úc chuyên đào tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao.

Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tập trung xây dựng trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng.

2.3. CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn của thành phố Đà Nẵng, đồng thời phát triển Đà Nẵng trở thành

trung tâm du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước,

các cấp ngành trung ương cũng như thành phố Đà Nẵng đã có những

chính sách nhằm h trợ, khuyến khích sự phát triển ngành du lịch

thành phố.

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

GIAI ĐOẠN 2001-2010

2.4.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch

2.4.1.1. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa được xem là loại hình du lịch phát triển mạnh

ở Đà Nẵng. Với các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội đặc trưng

được xem là những lợi thế trong việc thu hút du khách khi đến du

lịch tại Đà Nẵng.

Hiện tại các loại hình du lịch văn hóa chỉ tập trung phát triển ở

khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Ngoài ra

Page 26: Du lich da nang

18

còn có 2 lễ hội là lễ hội Bắn pháo hoa quốc tế và lễ hội Quán Thế

Âm. Đây là hai lễ hội tiêu biểu trong số nhiều lễ hội thu hút đông đảo

du khách trong nước và quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng. Tuy

nhiên, những nét văn hóa truyền thống này chưa thực sự trở thành

sản phẩm đặc trưng thu hút du khách, mà chỉ là những sản phẩm phụ,

h trợ cho hoạt động chính của lễ hội. Điểm nhấn của hai lễ hội này

vẫn là nghi lễ tôn giáo thu hút sự tham gia chủ yếu của cộng đồng tín

hữu đạo Phật, hay những màn bắn pháo hoa rực rỡ trên sông Hàn.

2.4.1.2. Du lịch biển

Trong thời gian qua loại hình du lịch này rất được chú ý khai

thác. Thành phố Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng khu công viên biển

Phạm Văn Đồng và đang xây dựng Khu bãi tắm Sao Biển. Hàng năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức Chương trình Liên hoan

biển “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè” với các hoạt động du lịch biển

sôi động. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều khách sạn, khu du lịch,

resort ven biển như hiện nay, du lịch biển Đà Nẵng đang ngày càng

phát triển. Cùng với nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao, giải trí biển

cũng bước đầu được các đơn vị quan tâm khai thác. Tuy nhiên nhìn

chung các loại hình du lịch biển của Đà Nẵng vẫn còn ít phát triển,

đặc biệt so với Nha Trang.

2.4.1.3. Du lịch sinh thái

+ Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ: Nằm ở phía Tây của thành

phố, nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc

nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt năm 2009, Đà Nẵng đã khánh thành

tuyến cáp treo nối từ chân đến đỉnh núi Bà Nà - đây là tuyến cáp treo

đạt 2 kỷ lục thế giới về độ dài cáp treo và độ chênh giữa ga đi và ga

đến, đã giải quyết được những khó khăn trong việc đi lại của du

khách, đồng thời cũng tạo được sức hút đối với điểm du lịch này.

Hàng năm, vào dịp trung tuần tháng 7 sẽ diễn ra “Liên hoan du lịch

Page 27: Du lich da nang

19

gặp gỡ Bà Nà” được tổ chức với nhiều hoạt động vui nhộn và hấp

dẫn tuy nhiên các hoạt động này vẫn chưa đủ sức thu hút cũng như

chưa phải là sự kiện tạo điểm nhấn trong việc xúc tiến điểm đến. Bà

Nà vào mùa hè cũng chỉ đông khách vào dịp cuối tuần chứ chưa trở

thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Nẵng.

+ Khu du lịch Sơn Trà: Thành phố đã và đang tiếp tục đầu tư,

nâng cấp và đưa vào phục vụ du khách các sản phẩm du lịch như tour

tuyến tham quan tại bán đảo Sơn Trà (tour Lặn biển ngắm san hô,

Lên rừng xuống biển, Câu cá cùng ngư dân, Khám phá Sơn Trà).

+ Ngoài ra trên địa bàn thành phố hiện nay cũng có các khu du

lịch sinh thái đang được khai thác, phục vụ du khách có thể kể đến

như khu du lịch Suối Lương, Suối Hoa, đèo Hải Vân…

2.4.1.4. Du lịch công vụ (MICE)

Du lịch công vụ (Meeting Incentive Conference Event -

MICE) cũng bước đầu phát triển và khẳng định là thế mạnh của du

lịch Đà Nẵng với nhiều hội nghị kết hợp tham quan du lịch được tổ

chức tại Đà Nẵng.

Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các công ty lữ

hành đang tổ chức các hoạt động kèm theo bên cạnh các cuộc hội

nghị, hội thảo. Phổ biến nhất là các chương trình tham quan du lịch

trong thời gian từ nửa ngày đến một ngày do các khách sạn: Hoàng

Anh Gia Lai Plaza, Green Plaza...; các công ty lữ hành như: Vitours

Đà Nẵng, Đà Nẵng Beach travel, Mai Linh tourism... tổ chức đưa du

khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Đà Nẵng hoặc các

điểm du lịch phụ cận như: đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, cố

đô Huế...

2.4.1.5. Du lịch làng quê, làng nghề

Các sản phẩm du lịch làng quê, du lịch làng nghề cũng được

các du khách đặc biệt là du khách quốc tế rất ưa chuộng. Khá nhiều

Page 28: Du lich da nang

20

làng nghề truyền thống có khả năng phục vụ nhu cầu tham quan của

du khách như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô,

làng dệt chiếu Cẩm Nê… và các doanh nghiệp lữ hành cũng rất chú

trọng đến khai thác loại hình sản phẩm du lịch này. Tuy nhiên hầu

hết các làng nghề tồn tại một cách tự phát và đang có xu hướng thu

hẹp, mai một dần.

2.4.2. Khách du lịch

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010

0

200.000

400.000

600.000

800.000

1.000.000

1.200.000

1.400.000

1.600.000

1.800.000

2.000.000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lƣợt khách

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Đà Nẵng)

2.4.2.1. Khách du lịch quốc tế

a. Về số lượng khách

Tiếp tục xu hướng tăng trưởng chung của tổng lượng du khách

đến Đà Nẵng, lượng du khách quốc tế cũng có những sự tăng trưởng.

Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách

quốc tế đến Đà Nẵng đạt 11,6%.

Tuy nhiên, đến năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Đà

Nẵng đã giảm mạnh so với năm 2008. Năm 2009 lượng du khách

quốc tế đến Đà Nẵng chỉ đạt 300.000 lượt khách, giảm 28,6% so với

năm 2008. Lý giải cho điều này là do tác động của khủng hoảng kinh

Page 29: Du lich da nang

21

tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng

với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng

chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới.

Vào năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách quốc tế lại tăng lên đáng

kể. Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2010 đã tăng 23,3%

so với năm 2009 (đạt 370.000 lượt khách).

b. Về thị trường khách đến Đà Nẵng

Những năm qua, thị trường khách đã có sự chuyển biến tích

cực, với sự tăng trưởng của thị trường khách Đông Bắc Á (Nhật,

Trung Quốc, Hàn Quốc), ASEAN… Như vậy, ngoài các thị trường

truyền thống ở khu vực châu Âu như Pháp, Anh, Đức hay thị trường

châu Mỹ như Bắc Mỹ, thị trường khách có sự chuyển dịch sang khu

vực châu Á với mức tỷ trọng là 53,35% trong năm 2009. Ngoài ra,

việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc biệt là tuyến Hành

lang Kinh tế Đông Tây mà Đà Nẵng là cửa ngõ mở ra Biển Đông và

Thái Bình Dương là nhân tố vô cùng thuận lợi cho việc thu hút khách

hay nối tour với các tuyến du lịch của các nước trong vùng qua Thái

Lan và Lào.

c. Về đặc điểm của du khách quốc tế đến với Đà Nẵng

Kết quả khảo sát trên đã cho thấy, du khách quốc tế đến với Đà

Nẵng đa số là du khách trẻ và trung niên nhưng vẫn không có sự khác

biệt rõ ràng giữa các nhóm tuổi.

d. Về hành vi của du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng

Để phân tích hành vi của du khách khi đến với Đà Nẵng, nhóm

nghiên cứu lần lượt phân tích ở một số khía cạnh sau: Cách tiếp cận

nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng; Lý do chọn điểm đến Đà

Nẵng; Mức độ thường xuyên khi đi du lịch; Hình thức đi du lịch Đà

Nẵng; Các dịch vụ du lịch được du khách sử dụng; Các dịch vụ mà

Page 30: Du lich da nang

22

du khách sử dụng; Thời gian lưu trú của du khách; Chi tiêu của khách

du lịch.

e. Về đánh giá của du khách quốc tế đối với Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các đánh giá của du khách đối

với một số khía cạnh sau: Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi

lựa chọn điểm đến; Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng;

Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng; Mức độ hài lòng

chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng; Mức độ trung thành

của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng.

2.4.2.2. Khách du lịch nội địa

a. Về số lượng khách

Trong những năm qua, khách du lịch nội địa đến thành phố Đà

Nẵng luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần tỷ trọng

trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Năm 2001, lượng khách

du lịch nội địa đến Đà Nẵng là 291.462 lượt người, chiếm tỷ trọng

59,96%. Tỷ trọng này đã tăng lên 65,45% vào năm 2005 và đến năm

2010, con số này đã tăng gần 79,1% trong tổng lượng du khách đến

với Đà Nẵng. Sự tăng trưởng mạnh của lượng du khách nội địa đã

phần nào cho thấy được sự thành công của Thành phố trong việc khai

thác thị trường này trong những năm vừa qua.

b. Về đặc điểm của du khách nội địa đến với Đà Nẵng

Theo kết quả khảo sát, du khách đến từ các tỉnh miền Trung và

Tây Nguyên chiếm tỷ trọng lớn: 53,3%, trong khi đó du khách đến từ

các tỉnh phía Bắc và phía Nam chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau,

với tỷ trọng lần lượt là 25,3% và 21,4%.

c. Về hành vi của du khách nội địa khi đến với Đà Nẵng

Các hành vi của du khách nôi địa cũng được thu thập thông

qua một số các chỉ tiêu như sau: Cách tiếp cận nguồn thông tin về

điểm đến Đà Nẵng; Mức độ thường xuyên khi đi du lịch; Hình thức

Page 31: Du lich da nang

23

đi du lịch Đà Nẵng; Các hoạt động mà khách du lịch tham gia; Các

dịch vụ du lịch mà du khách sử dụng; Thời gian lưu trú của du khách;

Chi tiêu của khách du lịch.

d. Về đánh giá của du khách nội địa đối với Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các đánh giá của du khách đối

với một số khía cạnh sau: Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi

lựa chọn điểm đến; Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng;

Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng; Mức độ hài lòng

chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng; Mức độ trung thành

của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng; Sự đánh giá của du khách

về điểm đến Đà Nẵng so với một số điểm đến khác trong khu vực

miền Trung.

2.4.2.3. Doanh thu du lịch

Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001-2005 tăng

chậm, bình quân hàng năm đạt 8,8%. Từ 290,2 tỷ đồng năm 2001

tăng lên 406 tỷ đồng năm 2005 (tăng 1,4 lần). Tuy nhiên, giai đoạn

2006-2010, doanh thu chuyên ngành du lịch đã tăng đáng kể. Đến

năm 2010 doanh thu ngành du lịch ước tính đạt 1.100 tỷ đồng, bình

quân giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm lên đến 30%.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Thành phố đã mang lại doanh thu xã hội

khá lớn. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2006 đạt 958,562

tỷ đồng và năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng, tăng gấp 3,23 lần năm 2006

(với tốc độ tăng bình quân 34,1%/năm).

2.4.3. Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng khá ổn định và

phát triển nhanh. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các

năm. Từ 53 đơn vị kinh doanh lữ hành trong năm 2001 đến nay, trên

Page 32: Du lich da nang

24

toàn thành phố có 101 doanh nghiệp lữ hành với 66 đơn vị kinh

doanh lữ hành quốc tế.4

Bảng 2.1. Số doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2010

Khách sạn 65 72 96 131 161 181

Lữ hành 53 65 71 74 84 101

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour

tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn. Một số đơn vị đã phát huy thế

mạnh của mình như công ty Vitour, chi nhánh Saigontourist, Xuyên

Á, chi nhánh công ty Tân Hồng với các tour du lịch đường biển (năm

2009, chi nhánh Saigontourist đã đón 27 chuyến tàu đến Đà Nẵng với

22.820 khách du lịch; chi nhánh công ty du lịch Tân Hồng đón 8

chuyến với 1.821 khách; công ty du lịch Xuyên Á đón 2 chuyến với

2.000 khách) và khai thác tốt thị trường khách Thái Lan.

Nhưng hoạt động lữ hành tại thành phố cũng còn nhiều hạn

chế do sự cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá tour, giảm giá

các dịch vụ để thu hút khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thiếu cán bộ giỏi làm công tác thị trường, tham gia hội chợ quốc tế,

tổ chức Famtour, chưa tạo được nhiều nguồn khách trực tiếp từ các

thị trường trọng điểm có sức chi trả cao. Việc phối hợp, hợp tác giữa

lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ

gắn kết khai thác có hiệu quả.

Để tìm hiểu cụ thể các hoạt động cũng như các hành động,

nhận thức và ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành đối với sự phát

triển du lịch bền vững, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối

với 56 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

4 Văn phòng Thành Ủy Đà Nẵng, Báo cáo giữa tháng 8 năm 2010

Page 33: Du lich da nang

25

2.4.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành5

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành được đánh

giá thông qua một số các chỉ tiêu như: Các dịch vụ mà doanh nghiệp

cung cấp; Loại khách mà doanh nghiệp phục vụ; Thời điểm lượng du

khách tăng cao và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

2.4.3.2. Ý kiến về các hoạt động, ý định và nhận thức của

doanh nghiệp lữ hành liên quan đến phát triển du lịch bền vững

Các quyết định hiện tại hoặc ý định trong tương lai cũng như

nhận thức của các doanh nghiệp lữ hành đối với một số hoạt động có

ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch bền vững cho thành phố

bởi nó sẽ giúp thành phố đạt được các tiêu chuẩn phát triển du lịch

bền vững hay không. Để thấy được khả năng ảnh hưởng này của các

doanh nghiệp lữ hành, nghiên cứu đã khảo sát thực trạng của các

quyết định hiện tại, ý định và nhận thức của doanh nghiệp lữ hành

đối với phát triển du lịch bền vững.

2.4.3.3. Nhận thức về sự quan trọng của việc hợp tác với các

tổ chức khác trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành

nhận thức rất cao về tầm quan trọng của việc hợp tác đối với các tổ

chức khác trong phát triển du lịch.

2.4.3.4. Nhận thức mức độ quan trọng về các mục tiêu liên

quan đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố

Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành đã đánh giá

rất cao về tầm quan trọng của không chỉ mục tiêu về kinh tế mà cả

các mục tiêu khác để đảm bảo cho phát triển bền vững ngành du lịch

thành phố.

5 Hồ Kỳ Minh, Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Việt Quốc, Doanh nghiệp lữ

hành với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp

chí phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng số 13+14/2011

Page 34: Du lich da nang

26

2.4.3.5. Ý kiến về các trở ngại ảnh hưởng đến phát triển du

lịch bền vững

Với các trở ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững mà

nhóm nghiên cứu đưa ra, các doanh nghiệp đồng ý với mức độ khá

cao đối với các trở ngại này trong đó việc thiếu hiểu biết đầy đủ về

du lịch bền vững là trở ngại với mức độ đồng ý cao nhất.

2.4.4. Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch

2.4.4.1. Dịch vụ lưu trú

a. Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts

Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts cũng được đánh

giá thông qua một số chỉ tiêu như: Các dịch vụ mà doanh nghiệp

cung cấp; Loại khách mà doanh nghiệp phục vụ; Thời điểm lượng du

khách tăng cao và khả năng đáp ứng phòng.

b. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp

Được thu thập thông qua: Đánh giá của doanh nghiệp về một

số yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp; Đánh giá của doanh nghiệp về sự quan trọng của việc hợp tác

với các tổ chức khác để hoạt động; Đánh giá của doanh nghiệp về các

mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố;

Đánh giá của doanh nghiệp về một số trở ngại ảnh hưởng đến phát

triển bền vững ngành du lịch thành phố.

2.4.4.2. Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Đà Nẵng khá thuận tiện, phong

phú và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau:

Đường bộ: Phương tiện vận chuyển đường bộ nội thành rất

phong phú, bao gồm: xích lô, taxi, xe buýt... Du khách có thể thoải

mái tự do lựa chọn phương tiện phù hợp khi tham quan thành phố và

các danh lam thắng cảnh.

Page 35: Du lich da nang

27

Đường hàng không: Hiện nay, ngoài Vietnam Airlines, Air

Mekong, Jetstar Pacific Airlines thì tại thành phố còn có 4 hãng hàng

không khác khai thác các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng.

Đường thủy: Vận tải bằng đường thủy tại Đà Nẵng phát triển

cả nội địa lẫn quốc tế.

Đường sắt: Ga Đà Nẵng được xem là một ga lớn và tốt nhất

miền Trung. Nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga

quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam.

2.4.4.3. Dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí

a. Dịch vụ ăn uống

Hệ thống các nhà hàng tại Đà Nẵng phát triển khá nhanh, đa

dạng và phong phú. Với các nhà hàng có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn

đã đáp ứng được nhu cầu ẩm thực của nhiều đối tượng du khách khi

đến Đà Nẵng. Đáng chú ý là chu i nhà hàng đặc sản Trần, các nhà

hàng hải sản ven biển Mỹ Khê… Ngoài ra, những nhà hàng lớn, có

thương hiệu trong ngành kinh doanh ẩm thực của Đà Nẵng như:

Apsara, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên… luôn chu đáo trong việc tân trang

không gian, phong cách phục vụ, thực đơn phục vụ thực khách và

công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

b. Dịch vụ mua sắm

Dịch vụ mua sắm tại Đà Nẵng khá phát triển, khu trung tâm

thành phố có rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ, tạo thuận lợi cho du

khách trong việc mua sắm được những món đồ yêu thích. Các phố

mua sắm hình thành tại các tuyến đường như: Phan Châu Trinh, Lê

Duẩn, Hùng Vương… ngoài ra du khách còn có thể tham quan mua

sắm tập trung tại các siêu thị, các chợ trung tâm như siêu thị Metro,

siêu thị Big C, siêu thị Coop mart, cao ốc Indochina, chợ Hàn, chợ

Cồn… mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm tại

Page 36: Du lich da nang

28

Đà Nẵng. Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Thành phố

còn khá nghèo nàn.

c. Dịch vụ vui chơi, giải trí

Ở Đà Nẵng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí cũng bước

đầu hình thành tập trung theo một số tuyến phố nhất định ở các quận

trung tâm của thành phố (Hải Châu, Thanh Khê), hoặc tự phát hình

thành những khu vực riêng, chuyên cung ứng một vài loại hình dịch

vụ đặc trưng. Chẳng hạn: đường Nguyễn Văn Linh là nơi có nhiều

quán karaoke; khu vực Đảo Xanh là nơi có nhiều quán karaoke, nhà

hàng và quán bar; đường 2/9 (đoạn từ điểm giao nhau với đường Duy

Tân) đến Công viên Tượng đài là nơi có nhiều nhà hàng, quán bar,

tiệm café... Phần lớn các dịch vụ trên chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu

cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội

địa. Ngoài ra, cũng có những dịch vụ giải trí mới được đưa vào khai

thác phục vụ khách như lướt ván, đua mô tô, dù bay, dịch vụ vui chơi

giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay

Đà Nẵng chưa có các khu vui chơi giải trí tập trung đủ sức thu hút du

khách, đặc biệt là các loại hình giải trí cao cấp. Các loại hình giải trí

đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ ở Đà Nẵng chưa nhiều.

2.4.4.4. Các dịch vụ khác (ngân hàng, viễn thông, y tế...)

a. Dịch vụ ngân hàng

Mặc dù, số lượng ngân hàng và mạng lưới chi nhánh phát triển

mạnh, nhưng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố vẫn chưa

phong phú, sản phẩm chưa đa dạng, các chi nhánh ngân hàng chủ yếu

tập trung khai thác các sản phẩm của hai dịch vụ căn bản và truyền

thống: dịch vụ cho vay và dịch vụ nhận tiền gửi.

b. Dịch vụ viễn thông

Hiện nay mạng viễn thông ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng

nói riêng không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn

Page 37: Du lich da nang

29

cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, nhất là các dịch

vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của mọi đối tượng khách hàng với chất lượng và phương

thức phục vụ hoàn thiện hơn.

c. Dịch vụ y tế

Trong những năm qua, hệ thống y tế ngoài công lập tại thành

phố Đà Nẵng tiếp tục phát triển mạnh, nhiều cơ sở y tế tư nhân được

thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như trung tâm bác sĩ gia

đình, bệnh viện tư nhân, các cơ sở hành nghề y dược… nhằm giảm

tình trạng quá tải ở hệ thống y tế công lập.

2.4.5. Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của Thành phố

thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Tính đến tháng 8

năm 2010, toàn ngành hiện có 6 nghìn lao động hoạt động trong lĩnh

vực du lịch.

Lực lượng lao động của ngành du lịch Thành phố tuy đông

nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chất lượng lao động nhìn

chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế

hội nhập và phát triển.

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành

phố trong những năm qua đã và đang được quan tâm.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong công tác

đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch như: chất lượng đào tạo của các

cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đa số người học

vẫn thích học đại học các ngành quản trị kinh doanh du lịch hoặc các

nghề lễ tân, hướng dẫn trong khi đó nhân lực các nghề chế biến món

ăn, phục vụ buồng, bàn thì chưa được người học ưa chuộng dù nhu

cầu của thị trường cũng khá lớn.

2.4.6. Quản lý nhà nƣớc về du lịch

Page 38: Du lich da nang

30

Vai trò của nhà nước đối với các hoạt động du lịch là rất quan

trọng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn giúp

UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các

hoạt động du lịch trên phạm vi thành phố, chịu sự chỉ đạo, hướng

dẫn, kiểm tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chuyên môn,

nghiệp vụ du lịch. Trong khi đó, Trung tâm xúc tiến du lịch đóng vai

trò chính trong việc thực hiện các hoạt động để xúc tiến và phát triển

ngành du lịch thành phố.

Trong thời gian qua, mặc dù với nguồn ngân sách được cấp

hạn chế nhưng sở cũng đã có một chu i các hoạt động để h trợ cho

du lịch thành phố như xúc tiến điểm đến thông qua việc phát hành

các tập gấp du lịch; cung cấp thông tin về du lịch Đà Nẵng thông qua

website, tạp chí cũng như các phương tiện truyền thông khác; đặc

biệt là sự quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đồng thời tổ chức các

lớp đào tạo nhằm cải thiện các kỹ năng cho nhân viên của các doanh

nghiệp địa phương.

2.4.7. Vài trò của Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng

2.4.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội

HIệp hội du lịch được thành lập vào năm 2005 và chính thức đi

vào hoạt động vào năm 2006 với 70 thành viên bao gồm các khách

sạn, các công ty vận chuyển và các hãng lữ hành. Trong thời gian

qua, HHDL Đà Nẵng đã làm được nhiều việc: phối hợp khảo sát các

tour mới và chào bán các tour cho thị trường trong và ngoài nước;

vận động các tổ chức trong và ngoài nước như VietnamAirlines,

Pacific Airlines, PB Air... giảm giá vé để tổ chức chương trình

Famtour cho các hãng lữ hành; trở thành đối tác tham gia các chương

trình du lịch của Thành phố; tổ chức hội thảo thống nhất giá sàn về

buồng phòng, giá tour, giá dịch vụ tiến tới hạn chế cạnh tranh không

lành mạnh giữa các doanh nghiệp… Tuy nhiên, HHDL thành phố

Page 39: Du lich da nang

31

vẫn chưa có biên chế chính thức cho nhân viên. Thêm vào đó chủ

tịch và phó chủ tịch hiệp hội hiện tại đều đang quản lý các khách sạn

lớn nên không đủ thời gian để có thể cống hiến cho công việc của

hiệp hội. Kết quả là HHDL chưa có được những sự h trợ tích đối

với hoạt động quan trọng của các hội viên. Tận dụng thông tin giữa

các hội viên và chính quyền là một ưu thế của hiệp hội để có kế

hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm h trợ các hội viên.

2.4.8. Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch

Nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã đi sâu vào

trọng tâm, trọng điểm, gắn kết được với các thị trường du lịch, doanh

nghiệp và các điểm tham quan du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, công tác

xúc tiến, quảng bá vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có hoạt động xúc

tiến du lịch tạo ra sự hấp dẫn thường xuyên. Nội dung triển khai chưa

nhiều, còn bị động, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự hợp tác,

chia sẻ và h trợ từ các doanh nghiệp du lịch.

2.4.9. Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa

phƣơng

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến đời sống của người dân

thành phố có thể nhận thấy qua sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, việc

làm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và các hộ gia

đình địa phương, góp phần khôi phục một số ngành nghề thủ công

truyền thống. Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển

kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì sự phát triển mạnh của

các hoạt động du lịch cũng tác động tiêu cực ở một số mặt. Theo kết

quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với các cộng đồng dân cư sinh

sống gần các điểm du lịch (gồm 230 phiếu khảo sát dành cho những

người dân sinh sống gần các khu du lịch của thành phố) cho thấy

Page 40: Du lich da nang

32

rằng,6 sự phát triển du lịch thời gian qua đã tác động tiêu cực làm giá

cả một số mặt hàng tăng, cũng như dân cư phải dành đất sản xuất cho

việc phát triển du lịch. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững thì

tất cả những tác động này cần được thường xuyên đánh giá cũng như

đề ra các giải pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát một cách hợp lý các

tác động tiêu cực này.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG

2.5.1. Những mặt làm đƣợc

2.5.1.1. Bền vững về kinh tế

Loại hình và sản phẩm du lịch: Thành phố đã có những n lực

trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình cũng như các sản phẩm

du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với thành phố.

Khách du lịch: Khách du lịch đến Đà Nẵng đạt mức tăng

trưởng khá. Đặc biệt, lượng khách nội địa có mức tăng trưởng bình

quân khá cao 19%/năm. Với sự khởi sắc về số lượng khách khiến

tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt

1.239 tỷ đồng, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang

lại 3.097 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch: Số lượng

các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tăng đều qua các năm với tốc

độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,4%. Số lượng các cơ sở

lưu trú trên địa bàn thành phố tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng

bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 12%/năm. Bên cạnh đó, các dịch

vụ như vận chuyển, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí: phát triển

khá đồng bộ và hoàn chỉnh.

6 Mức điểm đánh giá của người dân đối với từng chỉ tiêu sẽ là từ 1 đến 5,

với 1 là mức hoàn toàn không đồng ý và 5 là mức hoàn toàn đồng ý

Page 41: Du lich da nang

33

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: Cùng với sự chú ý đầu tư cơ

sở vật chất cho ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ

sở lưu trú, việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất

là về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trong đó cơ sở hạ tầng, phục

vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch

thành phố không ngừng phát triển.

Xúc tiến du lịch: Trong những năm qua công tác xúc tiến du

lịch thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Thành phố cũng

tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch; tham gia hội chợ

triển lãm trong và ngoài nước; xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch;

củng cố website; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại

chúng.

2.5.1.2. Bền vững về văn hóa - xã hội

- Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã mang lại

doanh thu xã hội khá lớn.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thành phố, lực

lượng lao động du lịch cũng tăng lên qua các năm.

- Xét ở góc độ chính quyền, thành phố đã ban hành quy hoạch

phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020 làm cơ sở để

ban hành các chính sách phát triển du lịch. Trong quá trình xây dựng

quy hoạch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch, các hiệp

hội ngành nghề đã có sự tham gia.

2.5.1.3. Bền vững về môi trường

- Môi trường du lịch thành phố đã từng bước được được cải

thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo tích cực, phối kết hợp xây dựng

môi trường biển với quyết tâm tạo ra một hình ảnh mới cho du lịch

biển Đà Nẵng.

Page 42: Du lich da nang

34

- Tại các bãi tắm biển trên địa bàn thành phố, ngành du lịch đã

phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công ty môi trường

đô thị xây dựng các bãi tắm kiểu mẫu.

- Xét ở góc độ phía chính quyền, thành phố đã có những n lực

nhất định trong việc quy hoạch phát triển các vùng du lịch, thu hút

các dự án du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.5.2.1. Những tồn tại

Về kinh tế

- Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn

khá mờ nhạt.

- Hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao.

- Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng bộc lộ những hạn

chế nhất định như lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng

khách du lịch nội địa tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi

tiêu mua sắm của khách còn thấp.

- Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng

năng lực kinh doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến

đáng kể.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành

có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý

và tính năng động còn hạn chế.

- Cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng

và chất lượng

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là

đá mỹ nghệ Non Nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại

đang rất nghèo sản phẩm du lịch.

- Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế

Page 43: Du lich da nang

35

Về văn hóa - xã hội

- Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt.

- Có lợi thế là ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hội An,

Huế… nhưng đây cũng là một thách thức cho du lịch của Đà Nẵng.

- Chưa quan tâm nhiều đến việc cho phép cộng đồng địa

phương tham gia vào quá trình xây dựng và lập quy hoạch. Ngoài ra,

chính quyền cũng chưa thật sự chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với

cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng

đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.

Về môi trường

- Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát

triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo

bảo vệ môi trường còn kém.

- Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và

xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn

thực hiện rất sơ sài.

- Ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề đáng quan ngại của

du lịch Đà Nẵng.

- Việc phát triển nghề đá mỹ nghệ phục vụ du lịch đang ảnh

hưởng rất lớn đến môi trường.

2.5.2.2. Nguyên nhân tồn tại

Du lịch thành phố có xuất phát điểm còn thấp; nhận thức của

các cấp các ngành về vị trí, vai trò của du lịch có mặt hạn chế, chưa

đồng bộ; thiếu chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; tổ chức bộ máy và

đội ngũ cán bộ cả về quản lý và kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập;

công tác phối kết hợp trên một số hoạt động cụ thể vẫn chưa đạt hiệu

quả như mong muốn; chưa có sự kết nối mạnh mẽ giữa nhà nước và

doanh nghiệp trong việc phát triển những địa điểm du lịch mới cho

ngành du lịch của thành phố.

Page 44: Du lich da nang

36

Chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ làm du lịch còn

nhiều bất cập.

Việc triển khai quy hoạch phát triển du lịch gắn kết với quy

hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành

khác còn chậm.

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Bên cạnh đó, những hậu quả do những diễn biến xấu của hiện

tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng là một rào cản lớn cho

ngành du lịch của thành phố.

2.5.3. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững

của ngành du lịch thành phố

2.5.3.1. Về kinh tế

Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch chỉ mới quan tâm

đến số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng nguồn khách, thể

hiện qua sự biến động liên tục của nguồn khách qua các năm. Bên

cạnh đó, phát triển thị trường khách quốc tế ổn định đảm bảo cho sự

phát triển bền vững của ngành du lịch thành phố.

Cùng với khách du lịch, sản phẩm du lịch cũng là yếu tố rất

quan trọng quyết định sự phát triển và hiệu quả kinh doanh du lịch.

Cần được nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du

lịch trong thời gian đến.

2.5.3.2. Về văn hóa - xã hội

Cần lập quy hoạch phát triển tổng thể, đồng thời lập kế hoạch

phát triển một cách cụ thể đối với từng cụm, điểm du lịch một cách khoa

học và có những đánh giá đầy đủ đối với các tác động về mặt văn hóa -

xã hội cũng như môi trường. Đặc biệt cần lắng nghe ý kiến của cộng

đồng địa phương cũng như các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng và

quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch nhằm giảm tối đa các tác

động tiêu cực và đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Page 45: Du lich da nang

37

Hạn chế những tệ nạn xã hội cũng theo dòng khách du lịch vào

địa phương.

2.5.3.3. Về tài nguyên - môi trường

a. Về tài nguyên

Cần đặt ra kế hoạch đầu tư, khai thác cho các tài nguyên du

lịch của Đà Nẵng trong khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn theo

quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành.

Trên m i tuyến du lịch cần xác định các sản phẩm nổi trội của

m i điểm du lịch.

b. Về môi trường

Nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường đối với phát

triển du lịch bền vững trong các cấp quản lý, lao động cũng như của

dân cư địa phương.

Nguy cơ ô nhiễm nước sông và nước biển ven bờ

Việc đưa vào khai thác các khu du lịch sinh thái như bán đảo

Sơn Trà, Bà Nà - Núi Chúa, Suối Hoa nhưng chưa có các quy định,

biện pháp bảo vệ đúng mức đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự

nhiên và đa dạng sinh học.

Kết luận chương 2: Trong chương 2, nhóm nghiên cứu tập

trung nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây: Làm rõ các thế mạnh

của Đà Nẵng để phát triển du lịch bền vững như: Tài nguyên du lịch

bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và

hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội

thuận lợi cho ngành du lịch thành phố phát triển; Phân tích thực trạng

phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010 trên tất cả các mặt bao

gồm và cuối cùng là đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Đà

Nẵng theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó: tập trung đánh giá

những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để

có thể phát triển du lịch bền vững. Tất cả đều được đánh giá dưới 3 góc

độ phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 46: Du lich da nang

38

CHƢƠNG 3

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quyết định số 7099/QĐ-

UBND ngày 17/9/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt

Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng

bộ thành phố Đà Nẵng, một số mục tiêu và định hướng phát triển

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 như sau:

3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến

năm 2020

Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những

đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với

vai trò là trung tâm Dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông

quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế;

trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong

những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học

công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng

về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

3.1.2. Một số định hƣớng phát triển chủ yếu7

* Về kinh tế

* Về xã hội

* Về môi trường

7 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm

2020

Page 47: Du lich da nang

39

3.2. DỰ BÁO XU HƢỚNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN

VỮNG

3.2.1. Xu hƣớng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

3.2.1.1. Xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững

trên thế giới

1. Lồng kết của phát triển du lịch quy mô nhỏ và quy mô lớn

2. Phát triển vùng nội địa cùng với đường bờ biển (ví dụ

trường hợp của tỉnh Côte d’Azur, Pháp).

3. Việc tạo sức ép về cạnh tranh, về chất lượng thông qua quá

trình kiểm tra, kiểm soát; đồng thời, lồng kết chất lượng và sáng tạo

như là một phần của quá trình bền vững.

4. Quan tâm đến môi trường trong chiến lược phát triển du lịch.

5. Xu hướng hợp nhất tất yếu giữa văn hóa và du lịch8

6. Gắn kết cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững nhằm

xóa đói giảm nghèo 9

7. Xu hướng tiêu thụ trong du lịch nghiêng về gia tăng các loại

hình du lịch mới có khả năng thỏa mãn những yêu cầu theo hướng

bền vững cao hơn.

3.2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

- Phát triển mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh

tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển;

- Phát triển du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và

tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương, du lịch làng nghề.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá

hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

8 ThS. Trần Anh Dũng. Xu hướng hợp nhất tất yếu giữa văn hóa và du lịch.

http://www.itdr.org.vn/details_news-x-4.vdl 9 Phát triển du lịch để chống nghèo đói. Tri thức và phát triển. Số 9.2005

Page 48: Du lich da nang

40

3.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh và xác định những

nhân tố chủ yếu trong phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

3.2.2.1. Khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng theo

hướng bền vững

Kết quả phân tích mô hình SWOT cho thấy, phát triển du lịch

theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là có nhiều lợi

thế hơn so với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tuy

nhiên, trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cơ hội và thách

thức đối với phát triển du lịch của các địa phương là tương đối giống

nhau. Để khai thác được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng

cơ hội và vượt qua thách thức thì đòi hỏi chính quyền thành phố phải

có những giải pháp cụ thể hữu hiệu trong phát triển du lịch bền vững.

3.2.2.2. Xác định những nhân tố chủ yếu trong phát triển du

lịch theo hướng bền vững ở Đà Nẵng

Dựa trên kết quả phân tích ma trận SWOT, những nhân tố cơ

bản của phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng bao gồm:

- Duy trì sự đa dạng sinh học và chất lượng của bãi biển

- Kiếm soát sự cân đối của cung và cầu du lịch.

- Quy hoạch không gian du lịch để đạt được tính bền vững lâu

dài phù hợp với năng lực chuyển tải.

- Nâng cao giá trị văn hóa riêng có của các khu di tích văn hóa

- lịch sử

- Phát triển các cụm du lịch theo hướng bền vững

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch

- Cải thiện sự phân loại và chuẩn hóa các dịch vụ lưu trú

- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng và quan

điểm phát triển bền vững

- Gia tăng việc cung cấp các sản phẩm du lịch bản địa

- Phát triển giao thông công cộng

Page 49: Du lich da nang

41

- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải phù hợp với yêu cầu của

phát triển bền vững

- Tiến hành kiểm soát ô nhiễm và khích lệ các hành động bảo

vệ môi trường tại các doanh nghiệp du lịch

- Nâng cao nhận thức về môi trường của người dân

- Bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của khách du lịch.

- Xây dựng chính sách h trợ của chính quyền thành phố đối

với du lịch.

3.2.3. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng

đến 2020

a. Lựa chọn mô hình dự báo

Dự báo nguồn khách du lịch sẽ được thực hiện bằng phương

pháp ngoại suy xu thế. Phương pháp này thích hợp với các chỉ tiêu có

chu i số liệu quá khứ có thể hiện xu thế rõ ràng. Đối với trường hợp

của thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đặc điểm của của đối tượng dự

báo và dữ liệu thu thập được, mô hình được lựa chọn để dự báo phát

triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là mô hình hồi qui

dãy số thời gian (time series regression), với hàm xu thế có dạng: Y =

a0 + a1t + a2t2 (t là biến thời gian; a0, a1, a2 là các tham số). Tuy nhiên,

do sự hạn chế về độ dài của chu i số liệu quá khứ và tầm xa dự báo

đến 10 năm nên việc đưa ra kết quả dự báo còn được áp dụng phương

pháp chuyên gia.

b. Kết quả dự báo

* Khách du lịch (tổng lượt khách)

Bảng 3.1. Dự báo tổng lượt khách đến thành phố Đà Nẵng

Năm Số lƣợt khách Tốc độ tăng (%)

2011 2.033.179 14,87

2015 3.767.462 16,45

2020 8.098.859 16,60

Page 50: Du lich da nang

42

* Khách du lịch nội địa

Bảng 3.2. Dự báo khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng

Năm Số lƣợt khách Tốc độ tăng (%)

2011 1.621.143 15,80

2015 3.121.503 15,90

2020 6.705.997 17,40

* Khách du lịch quốc tế

Bảng 3.3. Dự báo khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng

Năm Số lƣợt khách Tốc độ tăng (%)

2011 412.036 11,36

2015 645.959 19,19

2020 1.392.862 12,91

* Doanh thu du lịch

Bảng 3.4. Dự báo doanh thu du lịch

Năm Doanh thu (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

2011 1.449.545 16,99

2015 2.935.166 21,71

2020 7.616.659 26,21

3.3. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG

3.3.1. Quan điểm phát triển

3.3.1.1. Quan điểm chung

3.3.1.2. Quan điểm phát triển ngành

- Phát triển du lịch phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Page 51: Du lich da nang

43

- Phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với khai thác có

hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của thành phố, hình

thành các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế.

- Phát triển ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng GDP cao, biến

du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị di sản, các giá trị

tự nhiên và văn hoá.

- Phát triển du lịch một cách sáng tạo, với những sản phẩm

riêng có, mang lại lợi nhuận cao nhưng ít tác động đến môi trường.

- Xây dựng và quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu du lịch

Đà Nẵng đối với du khách trong nước và quốc tế.

3.3.2. Mục tiêu phát triển du lịch

3.3.2.1. Mục tiêu chung

3.3.2.2. Mục tiêu cụ thể

* Mục tiêu kinh tế:

Bảng 3.1. Dự báo lượng du khách đến Đà Nẵng qua các năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2020

Tổng lượt khách 1000 người 4.000 8.100

Khách quốc tế 1000 người 1.000 1.400

Khách trong nước 1000 người 3.000 6.700

Bảng 3.2. Du lịch trong GDP và khu vực dịch vụ

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2020

Doanh thu Du lịch Tỷ đồng 3.420 10.100

Tỷ trọng (Du lịch/Dịch vụ) % 14,12 16,61

Tỷ trọng (Du lịch/GDP) % 7,00 9,25

* Mục tiêu xã hội:

Doanh thu xã hội đạt 7,75 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và đến

năm 2020 tăng lên đến 24,7 ngàn tỷ đồng.

Page 52: Du lich da nang

44

Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, đến năm 2020 tạo thêm

hơn 9 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, trong đó, năm

2010 khoảng 5 ngàn việc làm phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch,

đến năm 2015 khoảng 6,7 ngàn việc làm phục vụ trực tiếp trong

ngành du lịch.

* Mục tiêu môi trường:

Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Gắn phát triển với n lực bảo tồn tính đa dạng, chú trọng việc chia

sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia

của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.

Thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

3.4.1. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch

3.4.1.2. Định hướng thị trường khách nội địa

- Về địa bàn: tập trung vào các tỉnh phía Bắc, phía Nam, khu

vực Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung lân cận; trong đó thị trường

mục tiêu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

- Về đối tượng khách: triển khai những chương trình và giá cả

phù hợp cho từng loại đối tượng như: chương trình cho khách có thu

nhập cao, khách có thu nhập thấp, cựu chiến binh, khách công vụ,

sinh viên học sinh... đi theo hình thức tập thể. Đặc biệt chú trọng

khách hàng mục tiêu là các du khách có thu nhập hoặc khả năng chi

trả cao.

3.4.1.2. Định hướng thị trường khách quốc tế

Trên quan điểm định hướng trên và đặc điểm thị trường, một

số thị trường quốc tế mà du lịch Đà Nẵng cần hướng theo thứ tự ưu

tiên gồm:

+ Thị trường ASEAN

Page 53: Du lich da nang

45

+ Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

+ Thị trường Tây Âu: Pháp, Đức

+ Thị trường Bắc Mỹ: Mỹ, Canada

3.4.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch

Thứ nhất, các sản phẩm du lịch của Đà Nẵng cần thoát khỏi xu

hướng du lịch đại chúng của những thập kỷ cuối thế kỷ 20 như đã đề

cập ở trên.

Thứ hai, với xu hướng khách du lịch “ít thời gian, nhiều tiền”,

các sản phẩm du lịch của thành phố không cần phải dàn trải trên một

địa bàn rộng, khiến du khách phải mất nhiều thời gian di chuyển mà

lại thiếu thời gian để tiêu tiền, nên cần những sản phẩm có lựa chọn,

mang lại giá trị kinh tế cao.

Thứ ba, cần nắm bắt cơ hội để phát triển “du lịch xanh” khi xu

hướng du lịch này đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên

toàn cầu.

Thứ tư, cần tạo ra và ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch

kết hợp giải trí và giáo dục.

3.4.3. Quy hoạch du lịch trong mối quan hệ liên ngành, liên

vùng và quan hệ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á

- Phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh, tăng cường liên kết

ngang, liên kết dọc để tạo giá trị gia tăng thông qua chu i giá trị, thúc

đẩy marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống phân phối du

lịch trong và ngoài nước.

- Khuyến khích sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong

khu vực miền Trung và Tây nguyên, Đà Nẵng sẽ đóng vai trò là điểm

kết nối các di sản trong vùng.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực. Thúc

đẩy phát triển mạng/cluster du lịch (liên minh) giữa các quốc gia có

biên giới lân cận (chia sẻ thông tin và học tập kinh nghiệm).

Page 54: Du lich da nang

46

3.4.4. Định hƣớng phát triển không gian du lịch10

Phát triển du lịch phải dựa trên những giá trị và phân bố các

nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, nhu cầu khách hàng, quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như của các địa

phương lân cận và cả nước.

Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối

với du lịch các tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp các tuyến

đường phục vụ du lịch (đường bộ, đường thủy, đường hàng không).

Định hướng không gian du lịch mở, quy hoạch một cách tập trung, có

hệ thống cũng như đáp ứng đủ hệ thống lưu trú, vui chơi giải trí, thỏa

mãn nhu cầu khách hàng là những vấn đề mà du lịch Đà Nẵng cần

hướng tới.

Đà Nẵng khai thác lợi thế có bãi biển đẹp nên hướng Đông là

hướng chủ đạo để phát triển không gian du lịch.

Phát triển du lịch Đà Nẵng hướng về phía Tây với Khu Du lịch

Bà Nà và vùng phụ cận; khu vực Hải Vân với sông Trường Định,

Đồng Nghệ - Phước Nhơn với hồ Đồng Nghệ.

3.4.5. Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm

- Xây dựng các khu du lịch quốc tế tại Khu du lịch ven biển

Mỹ Khê - Bắc Mỹ An - Non Nước, Xuân Thiều - Nam Ô, Làng Vân.

- Phát triển mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu du

lịch Bà Nà - Suối Mơ và Khu du lịch phía Tây thành phố.

- Tổ chức các khu du lịch sinh thái gắn kết các làng nghề

truyền thống tại Khu du lịch phía Nam - Tây Nam thành phố.

- Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại các khu dọc

sông Hàn.

- Xây dựng các trung tâm giải trí biển, bố trí các cơ sở nghỉ

ngơi, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái tại Khu du lịch Nam Thọ -

Sơn Trà.

10

Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020.

Page 55: Du lich da nang

47

- Phát triển theo hình thức kết hợp du lịch biển - núi tại Khu du

lịch Hải Vân - sông Cu Đê - vịnh Đà Nẵng.

3.5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.5.1. Cơ sở xây dựng mô hình phát triển du lịch theo

hƣớng bền vững

Về mặt lý thuyết, việc phát triển du lịch bền vững trước hết

phải xét đến sản phẩm du lịch được đặt trong chu i giá trị như các

lĩnh vực kinh doanh khác. Việc bán một sản phẩm du lịch ở khâu

cuối cùng có thể được dùng làm ví dụ cho sự gia tăng giá trị thông

qua chu i.

Ở thành phố Đà Nẵng, việc tạo ra một chu i giá trị du lịch với

sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và

cộng đồng địa phương vào tất cả các bước tạo ra giá trị gia tăng cho

sản phẩm cuối cùng là hết sức cần thiết. Tất cả các hoạt động kể trên

đều nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa đến cho khách du lịch những sản

phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao, mang lại sự thỏa mãn cho khách

hàng và lợi nhuận cho chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng cư

dân tại điểm đến.

3.5.2. Mô hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng

Page 56: Du lich da nang

48

-Các thành tố và các mối quan hệ trong mô hình phát triển bền vững

du lịch thành phố Đà Nẵng

Từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực,

kết hợp với khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững “là hoạt

động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa

mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi

ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và

tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để

phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi

trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”,

mô hình phù hợp nhất để phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng một

cách bền vững là sự phối kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh

nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư đặt dưới sự kiểm soát

thông qua các thể chế “xanh và bền vững”.

Page 57: Du lich da nang

49

Trong mô hình này, khách du lịch đứng ở vị trí trung tâm, là

đối tượng hướng tới của tất cả các tác nhân khác trong chu i giá trị

du lịch. Việc làm đối tượng (khách du lịch) thỏa mãn tại điểm đến

cũng như ý định quay trở lại là mục tiêu tối thượng của cả chính

quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng. Những loại

hình du lịch được chọn lựa trong mô hình dựa vào tính khả thi cũng

như điều kiện đáp ứng của địa phương cộng với việc sử dụng tài

nguyên du lịch một cách hợp lý của các loại hình này.

3.6. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU

LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.6.1. Phát triển du lịch bền vững về kinh tế

3.6.1.1. Thu hút khách du lịch

- Đối với các sản phẩm hiện có, cần tăng cường và phát triển

sản phẩm theo hướng củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm:

- Phát triển triển các sản phẩm du lịch tiềm năng

- Thực hiện các biện pháp làm tăng lòng trung thành của du

khách

- Đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với tình hình suy thoái

kinh tế thế giới hiện nay

3.6.1.2. Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và

dịch vụ du lịch

Bao gồm những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các doanh

nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch và những giải pháp h trợ

của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch

3.6.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

a. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Đường bộ: những tuyến đường được xác định là lộ trình du

lịch với hành trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dừng

chân dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý.

Page 58: Du lich da nang

50

- Đường không: Xây dựng lộ trình mở, chú trọng khai thác

thêm nhiều tuyến bay quốc tế; nâng cấp, cải tạo, xây dựng sân bay

Đà Nẵng trở thành một sân bay quốc tế hiện đại… Có chủ trương h

trợ đối với các đường bay mới, ít khách để có thể duy trì hoạt động.

- Đường biển: Nghiên cứu thiết lập các tuyến du lịch bằng

đường biển đến Đà Nẵng; nâng cấp Cảng Tiên Sa thành cảng hàng

hóa kết hợp du lịch, xây dựng khu bán hàng lưu niệm, ẩm thực phục

vụ khách tàu biển tại Cảng cho văn minh, sạch đẹp.

- Đường sắt: cần có kế hoạch đầu tư, di chuyển ga Đà Nẵng ra

ngoại ô, mở thêm các đội tàu nối Đà Nẵng với các điểm đến du lịch

trong nước như Huế, Quảng Bình, Nha Trang...

- Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ thông tin; xây

dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông

và du lịch; xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện, nước cho các khu

đô thị và du lịch.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nhằm đáp

ứng nhu cầu của ngành du lịch.

- Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi những khách sạn,

nhà hàng, dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ

khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm du lịch,

giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định.

- Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa

chọn những dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng

cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân thiện với môi trường

mà lại tiết kiệm được chi phí.

- Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort,

các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa,

các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của thành phố.

Page 59: Du lich da nang

51

- Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và

có những chính sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề

trong khu mua sắm;

- Cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí hiện đại mang đặc

trưng và sự khác biệt so với những nơi khác.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch

vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng… và đầu tư nâng cấp,

trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái.

3.6.1.4. Các hoạt động xúc tiến du lịch

- Đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến Đà Nẵng.

- Nâng cấp website du lịch Đà Nẵng, liên kết các website của

các doanh nghiệp du lịch với nhau, giúp cho các bên cùng có lợi mà

giảm thiểu chi phí.

- Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch như sách

cẩm nang du lịch Đà Nẵng; bản đồ du lịch Đà Nẵng; bưu ảnh Đà

Nẵng; tập gấp Du lịch Đà Nẵng…

- Tạo ấn tượng tốt đối với m i du khách quốc tế đến du lịch tại

Đà Nẵng.

3.6.1.5. Xây dựng thương hiệu thành phố Đà Nẵng

a. Yêu cầu đối với thương hiệu điểm đến Đà Nẵng: Thương

hiệu điểm đến phải xuất phát từ mục tiêu và định hướng phát triển du

lịch, định vị sản phẩm du lịch của Đà Nẵng. Tên, biểu tượng, khẩu

hiệu du lịch Đà Nẵng phải ấn tượng, dễ nhận biết, dễ nhớ, dễ liên

tưởng đến những giá trị người ta muốn nó thể hiện, dễ sử dụng. Biểu

tượng, khẩu hiệu trong hoạt động thương hiệu phải là cái nền để trên

đó xây dựng các câu chuyện thương hiệu Đà Nẵng.

b. Quy trình xây dựng thương hiệu

Về tài nguyên biển, hiện nay, có 5 bãi biển lớn ở Việt Nam

được đầu tư ở quy mô quốc gia đó là: Nha Trang, Vũng Tàu, Đà

Page 60: Du lich da nang

52

Nẵng, Mũi Né - Phan Thiết, Phú Quốc. Do vậy, nếu xét về khía cạnh bãi

biển đẹp, Đà Nẵng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, nếu xét

về mặt đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, mức độ trang bị hạ tầng cơ sở

cho nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng và du lịch công vụ (hệ thống các resort cao

cấp) và vị trí của thành phố, Đà Nẵng ít nhiều có thế mạnh.

c. Đề xuất

Tên điểm đến: Nhóm nghiên cứu thống nhất sử dụng tên điểm

đến là Đà Nẵng.

Biểu tượng của điểm đến: Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng

hình ảnh bãi biển Non Nước, lễ hội pháo hoa quốc tế, cáp treo Bà Nà,

chùa Linh Ứng - Sơn Trà như là những thuộc tính nổi bật, để xây

dựng biểu tượng cho Đà Nẵng.

Slogan (khẩu hiệu) của điểm đến:

Đề xuất 1: Đà Nẵng - Trung tâm của các di sản thế giới

Đề xuất 2: Đà Nẵng - Điểm đặc biệt trong sự khác biệt Á

Đông11

Đề xuất 3: Đà Nẵng - Thành phố đáng sống

Đề xuất 4: Đà Nẵng - Thành phố sự kiện

3.6.1.6. Các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ của

ngành du lịch Đà Nẵng

- Tăng cường nghiên cứu thị trường cũng như công tác tuyên

truyền quảng cáo thu hút khách ngoài mùa vụ du lịch chính.

- Tăng mức độ sẵn sàng đón tiếp khách cả năm.

- Cần nghiên cứu đối với các công ty lữ hành quốc tế xem

ngành du lịch Thành phố có đáp ứng được những đặc điểm của thị

trường khách quốc tế không.

11

Slogan của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là : Điểm khác biệt Á

Đông

Page 61: Du lich da nang

53

- Ngoài ra vào thời kỳ thấp điểm ngành du lịch nên có các

chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách.

- Cuối cùng để phần nào giảm bớt tác động của tính thời vụ

trong hoạt động du lịch, thì đây là thời điểm hợp lý để tiến hành đầu

tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng hay tiến hành các khóa đào tạo đối với

nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sẵn sàng đón tiếp du khách.

3.6.2. Phát triển du lịch bền vững về văn hóa - xã hội

3.6.2.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

a. Nhóm giải pháp dành cho các cơ quan quản lý Nhà nước về

du lịch

- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động

- Đào tạo, bồi dưỡng lao động cho ngành du lịch

- Ban hành và hướng dẫn chính sách đãi ngộ vật chất và động

viên tinh thần cho lao động

b. Nhóm giải pháp dành cho các doanh nghiệp

- Chuyên nghiệp hóa công tác quản trị nhân sự trong tất cả các

khâu

- Tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích lao động

lành nghề chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo nhân lực du lịch

c. Nhóm giải pháp dành cho các cơ sở đào tạo

- Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và tuyển dụng

- Tiếp tục khai thác các nguồn vốn để nâng cao chất lượng đào

tạo nhân lực du lịch

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ chuyên

gia, cán bộ quản lý, lao động lành nghề, chất lượng cao, chia sẻ kinh

nghiệm, hợp tác đào tạo.

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho

học viên được thực tập và có cơ hội nghề nghiệp tốt sau khi tốt

nghiệp.

Page 62: Du lich da nang

54

- Khai thác các hình thức liên doanh, liên kết hiệu quả trong

đào tạo nhân lực du lịch, nhất là hợp tác đào tạo quốc tế.

- Đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao để

người lao động có cơ hội nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thị

trường lao động, tạo sinh kế bền vững.

d. Nhóm giải pháp dành cho người lao động

- Thay đổi nhận thức về thang bậc giá trị xã hội và định hướng

nghề nghiệp để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực bản

thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;

- N lực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Xây dựng ý thức đạo đức, thái độ, tác phong phù hợp với yêu

cầu ngành nghề.

e. Nhóm giải pháp dành cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các mảng

công tác như bảo vệ quyền lợi thành viên, h trợ bồi dưỡng, tập huấn,

nâng cao tay nghề;

- Kiến nghị cơ quan có chức năng ban hành các chủ trương

chính sách phù hợp để phát triển ngành du lịch nói chung và nguồn

nhân lực du lịch của Thành phố nói riêng;

- Tham gia hoặc trực tiếp tổ chức các cuộc thi tay nghề để

khuyến khích, động viên tinh thần người lao động.

3.6.2.2. Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương

- Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền vững

- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng

quy hoạch phát triển du lịch

- Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt

động du lịch

- Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để h trợ phát triển cộng

đồng

Page 63: Du lich da nang

55

- Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình

thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

3.6.3. Phát triển du lịch bền vững về tài nguyên - môi

trƣờng

3.6.3.1. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

+ Kiểm kê đa dạng sinh học

+ Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng

dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học.

+ Đào tạo đa dạng sinh học

+ Xây dựng hệ thống pháp lý, chế tài nghiêm minh đối với các

đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành trên hai khu bảo tồn;

+ Khuyến khích, h trợ, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tổ

chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa

học cơ bản

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch.

+ Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh

+ Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

+ Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam

kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

+ Phát triển các chính sách tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường,

quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải.

+ Xây dựng một chương trình về nâng cao ý thức của cộng

đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du

lịch tự nhiên và nhân văn

3.6.3.2. Bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch

a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham

gia bảo vệ môi trường

Page 64: Du lich da nang

56

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng

các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng

ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du

lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương

tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích.

- In các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu

vực sinh thái.

b. Giải pháp về đào tạo

Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch sinh thái

Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông

thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật

trong khu vực bảo tồn (biển, núi), hiểu biết về các phương pháp, các

nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên,

môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo

các cấp về du lịch

Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng

cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.

c. Giải pháp quản lý nhà nước

- Thành phố cần có chế tài đối với các công trình xây dựng ven biển

- Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác

động môi trường

- Quản lý mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà

nghỉ tại các khu, điểm du lịch

- Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường

sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch

- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của

khu bảo tồn, điểm du lịch

Page 65: Du lich da nang

57

- Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù

hợp với từng điểm du lịch sinh thái

- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa

học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.

3.6.4. Giải pháp phối hợp hoạt động của các chủ thể trong

mô hình phát triển du lịch bền vững

3.6.4.1. Phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và dịch

vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Liên kết các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong chu i giá

trị du lịch lại với nhau như công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng,

trung tâm vui chơi giải trí... Trước hết, các công ty này cần thường

xuyên trao đổi, thảo luận để đưa ra các biện pháp kích cầu du lịch,

tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện kinh tế khủng

hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay.

3.6.4.2. Phối hợp giữa các Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp

hội du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng

a. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng trong phát triển du lịch

Việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn

thể thiện trong các lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du

lịch bền vững hay công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du

lịch và môi trường du lịch

b. Tổ chức phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và hiệp

hội trên địa bàn thành phố trong phát triển du lịch

Để nâng cao vai trò của hiệp hội cũng như tăng sự phối hợp

với các cơ quan quản lý nhà nước, trong thời gian đến, nhóm nghiên

cứu đề nghị: H trợ Hiệp hội hoạt động bằng cách giao biên chế lao

động (một đến hai người) hoặc h trợ kinh phí thuê văn phòng giao

dịch; Giao quyền cho Hiệp hội quản lý, điều hành trong một số hoạt

Page 66: Du lich da nang

58

động cụ thể có liên quan đến doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, dể tận

dụng vai trò làm cầu nối thông tin của hiệp hội, cần xúc tiến tạo lập

website riêng của hiệp hội.

3.6.4.3. Hợp tác liên kết vùng trong phát triển du lịch

Bao gồm: Hợp tác Hành lang kinh tế và hợp tác giữa các địa

phương trong khu vực và trên cả nước. Trong đó, hợp tác giữa các

địa phương trong khu vực và trên cả nước gồm các hình thức như:

Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; Hợp tác quảng bá, xúc tiến du

lịch; Hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch

bền vững; Hợp tác, kết nghĩa anh em với các địa phương làm tốt

công tác quản lý nhà nước về du lịch; Hợp tác giữa các hiệp hội

ngành nghề du lịch của các địa phương.

3.7. KIẾN NGHỊ

3.7.1. Điều phối liên vùng, liên ngành trong phát triển du dịch

- Cần thiết lập một cơ cấu điều phối cấp khu vực hoặc vùng.

- Thiết kế cơ chế kết hợp, chia sẻ lợi ích giữa các địa phương

trong khu vực.

- Tổ chức Diễn đàn phát triển du lịch khu vực miền Trung -

Tây Nguyên định kỳ.

3.7.2. Phát triển hệ thống giao thông liên tỉnh và quốc tế

* Đường bộ: Đẩy nhanh tiến độ triển khai, xây dựng các tuyến

đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Quảng Trị; xây

dựng tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây thứ hai.

* Đường sắt: Di dời và xây dựng nhà ga đường sắt mới ra

ngoại ô; xây dựng đường sắt 02 chiều Liên Chiểu - Dung Quất.

* Đường hàng không: Mở rộng cảng hàng không quốc tế Đà

Nẵng giai đoạn 2.

* Đường thủy: Mở rộng cảng Tiên Sa giai đoạn 2; xây dựng

cảng Liên Chiểu.

Page 67: Du lich da nang

59

3.7.3. Cơ chế, chính sách khuyến khích, ƣu đãi phát triển

du lịch

- Có chính sách khuyến khích và h trợ cho các nghiên cứu

phát triển thị trường.

- Tiếp tục h trợ từ ngân sách thành phố cho các hoạt động

quảng cáo, xúc tiến du lịch thành phố đến với các du khách trong và

ngoài nước.

- Khuyến khích xây dựng quỹ quảng cáo, xúc tiến du lịch

thành phố với sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch cũng như có

một phần h trợ từ ngân sách.

- Cho phép đa dạng các hình thức đầu tư

- Giao cho thành phố Đà Nẵng cùng với Bộ Quốc phòng lập kế

hoạch sử dụng đất cụ thể cho khu vực bán đảo Sơn Trà

- Về phí và lệ phí: Có chính sách phù hợp về phí cảng biển đối

với tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng.

- Mạnh dạn chuyển Cảng Đà Nẵng về cho thành phố Đà Nẵng

trực tiếp quản lý, khai thác và phát triển xứng đáng là một cảng du

lịch lớn của đất nước.

Kết luận chương 3: Trong chương này, nhóm nghiên cứu tập

trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau: Dự báo xu hướng và

các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền

vững; Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của

thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm và

mục tiêu nhằm phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Đà Nẵng

đến năm 2020; Xây dựng mô hình phát triển bền vững ngành du lịch

thành phố Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền

vững. Ngoài ra, trong chương này nhóm nghiên cứu còn đưa ra một

số kiến nghị đối với trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sựu

phát triển bền vững của ngành du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến.

Page 68: Du lich da nang

60

KẾT LUẬN

Phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua. Trong

thời gian đến, với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế

mũi nhọn, cũng như phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch

của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đòi hỏi phải có một hướng

phát triển bền vững cho ngành du lịch thành phố. Qua việc thực hiện

đề tài “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng đến năm 2020”, nhóm nghiên cứu đã giải quyết được những

vấn đề sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững,

đưa ra các phương thức đánh giá tính bền vững của du lịch, các cam

kết mới nhất về du lịch được đàm phán tại hội nghị WTO. Xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững, cũng như đưa

ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới, từ đó

rút ra các bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững tại

thành phố Đà Nẵng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai

đoạn 2001-2010 trên tất cả các mặt bao gồm: Các loại hình du lịch;

Khách du lịch; Các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vận chuyển, ẩm thực,

mua sắm, vui chơi giải trí… Thực trạng nguồn nhân lực du lịch;

Thực trạng công tác quản lý nhà nước cũng như vai trò của Hiệp hội

du lịch thành phố; Thực trạng hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch;

Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. Đồng

thời, đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng theo quan

điểm phát triển bền vững. Trong đó: tập trung đánh giá những mặt

làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể

phát triển du lịch bền vững.

- Trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển du lịch, phân tích ma

trận SWOT để đánh giá khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng

Page 69: Du lich da nang

61

theo hướng bền vững trong thời gian đến, và đưa ra các nhân tố chủ

yếu trong phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng. Đề tài đã nêu lên

những quan điểm và mục tiêu nhằm phát triển bền vững ngành du

lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Sử dụng kết hợp các phương

pháp dự báo định lượng và phương pháp chuyên gia để dự báo phát

triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, gồm các chỉ tiêu như

lượng khách du lịch đến Đà Nẵng, doanh thu của ngành du lịch cũng

như doanh thu xã hội và đã đưa ra mô hình phát triển bền vững ngành

du lịch thành phố Đà Nẵng.

- Cuối cùng, đề tài đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm

phát triển du lịch bền vững. Các giải pháp được tập trung vào 4 nhóm

chính như sau:

+ Nhóm giải pháp phát triển bền vững về kinh tế;

+ Nhóm giải pháp phát triển bền vững về văn hóa - xã hội;

+ Nhóm giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường

+ Nhóm giải pháp nhằm phối hợp hoạt động của các chủ thể

trong mô hình phát triển du lịch bền vững.

Với việc nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn

sẽ giúp cho lãnh đạo thành phố nhận diện được tình trạng phát triển

du lịch hiện nay, từ đó đánh giá những điểm còn tồn tại để đưa ra giải

pháp phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Đà Nẵng theo đúng

định hướng đề ra. Tuy nhiên, do có sự hạn chế về tiếp cận dữ liệu

cũng như năng lực của nhóm nghiên cứu nên đề tài sẽ còn những

thiếu sót và hạn chế, nhóm nghiên cứu kính mong nhận được sự đóng

góp chân thành thành của các chuyên gia, nhà khoa học để vấn đề

nghiên cứu này được hoàn thiện./.

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. Hồ Kỳ Minh

Cơ quan chủ trì

(Ký tên và đóng dấu)

TS. Trần Đức Anh Sơn

Page 70: Du lich da nang

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Anne Drost, Phát triển du lịch bền vững cho các Di sản văn

hoá thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Du lịch, 1996.

2. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát

triển bền vững ở Việt Nam.

3. Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch, Thương hiệu du lịch Việt

Nam - Ấn tượng đất nước con người (http://www.cinet.gov.vn), 2011.

4. Butler Richard, Du lịch, Môi trường và Phát triển bền vững,

Tạp chí Bảo vệ Môi trường, 1991.

5. Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Dự thảo: Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững.

6. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa,

Kinh tế du lịch.

7. Hồ Việt Hà (2004), Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp

tăng cường phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên.

8. Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền

vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Thăng Long (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính

mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam.

10. Nguyễn Thị Như Liêm, Hoàng Thanh Hiền (2010), “Thực

trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40) 2010.

11. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, NXB Đại học

quốc gia Hà Nội

12. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa,

Marketing du lịch.

Page 71: Du lich da nang

63

13. PGS.TS. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và

giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

14. ThS. Lê Văn Minh (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải

pháp đầu tư phát triển khu du lịch.

15. TS. Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm

du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

16. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải

pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại

một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm.

17. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2008), Định hướng chiến lược

marketing thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam.

18. TS. Trương Sỹ Vinh (2001), Nghiên cứu ứng dụng công

nghệ thông tin trong tính toán dự báo phát triển ngành.

19. TS.KTS. Lê Trọng Bình (2004), Cơ sở khoa học đề xuất

tiêu chí xây dựng các đô thị du lịch tại Việt Nam.

Tiếng Anh

1. Ardiwidjaja, R. Strategic Sustainable tourism development

in Indonesia.

2. Batir Mirbabayev, Malika Shagazatova, Tác động kinh tế và

xã hội của Du lịch, 2002.

3. David Weaver, Sustainable tourism: Theory and Practice.

4. Draft Internasional Guidelines on Sustainable Tourism,

CBD, (2002).

5. Du lịch Queensland, Phát triển bền vững và những nền

móng cơ bản, 2008.

6. Dunphy, D., Griffith, A., Benn, S. Sự bền vững: Những lợi

thế chiến lược, 2003.

Page 72: Du lich da nang

64

7. Elizabeth Ann Poser (2009), Setting standards for

sustainable tourism: An analysis of US tourism certification

programs.

8. John Davenport, Julia Davenport, Tác động của du lịch và

giao thông cá nhân đối với môi trường ven biển, Tạp chí Estuarine,

Coastal and Shelf Science, 2006.

9. Jonathan Mitchell, Le Thi Phuc, Tourism Value Chain

Analysis in Da Nang, Central Viet Nam, September 2007.

10. Managing sustainable tourism development, Economic and

social commission for Asia and the Pacific - United Nations, (2001).

11. Michael Porter, Competitive Advantage: Creating and

Sustaining Superior Performance, 1985.

12. Rosemary Black, Alice Crabtree, Quality assurance and

certification in ecotourism.

13. Sharpley, R. (2000). Tourism and sustainable development:

Exploring the theoretical divide. Journal of Sustainable

Development, 8(1), 1-19.

14. UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), Sustainable

Development of Tourism, 2004.

15. Wolff, F., Schmitt, K. and Hochfeld, C. (2007);

Competitiveness, innovation and sustainability – clarifying the

concepts and their interrelations; Institute for Applied Ecology.

16. World Economic Forum (WEF) (2009). The Travel and

Tourism Competitiveness Report 2009: Managing in a Time of

Turbulence.

17. World Tourism Organization (WTO) (1998). Guide for

local authorities on developing sustainable tourism. Madrid: World

Tourism Organization.