triết học trong s freud

38
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TẠ THỊ VÂN HÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA S.FREUD Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Upload: hnue

Post on 11-May-2023

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TẠ THỊ VÂN HÀ

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA S.FREUD

Chuyên ngành : CNDVBC &

CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

2

Công trình được hoàn thành tại:Khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn2. TS. Nguyễn Văn Sanh

Phản biện: ……………………………………….………………

………………..…………………………………..…

Phản biện: ……………………………………….………………

………………..…………………………………..…

Phản biện: ……………………………………….………………

………………..…………………………………..…

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp…………………… chấm luận án tiến sĩ họp tại……………………………...………...vào hồi giờ ngày thángnăm 2014

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tàiChúng ta đang sống trong một xã hội hiện

đại vô cùng phức tạp, con người vẫn luôn phảiđối mặt với vô vàn những vấn đề tâm - sinh lýnan giải. Việc tìm ra định hướng sống phù hợpvới bản chất văn hóa, nhân văn của mình là mộtnhiệm vụ thực sự cấp bách của con người hiệnnay. Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng tathấy, phần lớn những thành tựu mà con người đãđạt được cho tới nay đều dựa trên khoa học, tưduy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vàothời cận đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, định hướngtư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹtrị và việc đề cao thái quá những giá trị vậtchất do văn minh công nghệ mang lại đã đưaloài người đến những thảm họa của thời hiệnđại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc thếchiến ở thế kỷ XX. Nguy hiểm hơn, cách tiếpcận duy lý cực đoan tới con người, bản tínhngười đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tạingười, làm lu mờ nhiều đặc điểm quan trọng củacon người, khiến cho nó bị đẩy vào tình trạngbế tắc dù cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏinhững tình huống sinh hoạt gay cấn. Hoàn cảnhsinh tồn của người phương Tây hiện đại đã làmcho họ lâm vào khủng hoảng tinh thần sâu sắc,

3

buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàndiện hơn “thế giới nội tâm”, bản tính ngườicủa mình như con đường, tiền đề lý luận để cóđược định hướng giá trị đáng tin cậy. Phân tâmhọc gắn liền với tên tuổi Sigmud Freud đã rađời trong điều kiện đó và nhằm đáp ứng nhu cầuđó của con người phương Tây từ cuối thế kỷXIX.

Cho đến nay, các quan điểm phân tâm họccơ bản của Freud không những vẫn bảo toàn giátrị mà còn được các thế hệ kế tiếp ông làmphong phú, sâu sắc và phát triển toàn diệnhơn. Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉđược nghiên cứu đơn thuần như một lý thuyết yhọc hay tâm lý học, mà còn được nghiên cứu ởcác khía cạnh triết học, văn hóa, nghệ thuật,tôn giáo, nhân học, xã hội học… nhằm tạo dựnggiá trị, lối sống và hơn nữa là giúp con ngườihiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn vềchính bản thân mình. Tất cả những lĩnh vựcnghiên cứu đó và ứng dụng của chúng cho thấyảnh hưởng của phân tâm học đã tạo ra một sựquan tâm đặc biệt, sâu sắc, có ý nghĩa to lớn,không chỉ đối với triết học mà đối với xã hộitri thức nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứuphân tâm học trên phương diện triết học chưađược thực hiện nhiều, nhất là ở Việt Nam.Chúng tôi cũng ý thức được rằng, khía cạnh

4

triết học trong phân tâm học không tồn tại mộtcách cụ thể, nhưng cũng không quá chung chung.Có thể nhận thấy rằng, vốn là học thuyết tâmlý học được Freud sử dụng vào nghiên cứu conngười và các vấn đề của đời sống xã hội khácnhau, nên phân tâm học cũng đòi hỏi sự lý giảicủa triết học. Thực sự, Freud đã có những pháthiện mới cho quan niệm về con người so vớitriết học truyền thống. Những điểm mới đó baohàm một sự hiểu biết triết học sâu sắc về tồntại người trong thế giới hiện đại.

Ở Việt Nam, phân tâm học thực ra khôngxa lạ bởi nó đã được giới thiệu từ những năm30 - 40 của thế kỷ trước. Khi ấy, nội dung chủyếu được quan tâm của phân tâm học là sự ứngdụng những lý thuyết của Freud để lý giải hoạtđộng sáng tác và phê bình văn học nghệ thuật.Điều đó cho thấy việc tiếp nhận tư tưởng củaFreud thời kỳ đầu và sau này còn mang tínhchọn lọc, một chiều. Trong bối cảnh tiếp biếnvăn hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay,chúng ta không thể tránh đối diện với nhữngvấn đề của con người sống trong xã hội hiệnđại. Những áp lực và đòi hỏi của cuộc sốnghiện đại đã khiến cho con người rơi vào trạngthái trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chícòn làm gia tăng số ca mắc bệnh tâm thần. Mộtbộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay ở

5

nước ta đang hiểu lầm, hiểu sai về lối sống vàvăn hóa phương Tây, đặc biệt là về cuộc cáchmạng tình dục dường như được khởi xướng từ lýthuyết Freud, nên đã có những hành vi lệchchuẩn so với đạo đức truyền thống và thuầnphong mỹ tục của dân tộc. Lối sống gấp và íchkỷ, thói đạo đức giả đang trở thành hiện tượngphổ biến trong xã hội đang là những vấn đề báođộng cho cả gia đình lẫn xã hội và đặt ranhững thách thức cho nền giáo dục Việt Nam.Mặt khác, trong quá trình đổi mới, Đảng và nhànước ta đang có chủ trương coi con người lànguồn lực nội sinh quan trọng nhất để xây dựngvà phát triển đất nước thì việc xem xét mộtcách nghiêm túc các quan niệm về con ngườicũng như tư tưởng triết học của Freud để cómột cái nhìn khách quan, biện chứng về nó nhằmgóp thêm một hướng đi mới trong nghiên cứu conngười Việt Nam hiện đại là một việc làm vừa cóý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấpbách. Vì những lý do trên, chúng tôi quyếtđịnh chọn vấn đề Tư tưởng triết học của S. Freud làm đềtài luận án tiến sĩ triết học của mình với hyvọng làm rõ tư tưởng triết học Freud trongphân tâm học đồng thời gợi ý một cách tiếp cậnmới, tìm hướng đi mới cho nghiên cứu con ngườiViệt Nam trong xã hội hiện đại.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu và trìnhbày có hệ thống nội dung tư tưởng triết họcchủ yếu của Freud và những đánh giá về ông vớitư cách là một nhà triết học phương Tây hiệnđại.

Nhiệm vụ: - Trình bày những điều kiện và tiền đề

cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triếthọc của Freud, trong đó tập trung làm rõ tiềnđề triết học.

- Phân tích những nội dung chủ yếu củatriết học Freud trên các phương diện bản thểluận, nhận thức luận về cái vô thức để thấyđược những đóng góp mới của ông trong quanniệm về vô thức và con người.

- Trình bày có hệ thống quan điểm triếthọc của Freud về tôn giáo, đạo đức và văn hóadựa trên bản thể luận vô thức.

- Giới thiệu khái quát một số đánh giátừ những lập trường khác nhau về những giá trịvà hạn chế của tư tưởng triết học Freud, sự kếthừa và phát triển tư tưởng của ông bởi chínhcác nhà phân tâm học khác.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận

án là nội dung tư tưởng triết học cơ bản củaFreud.

7

Phạm vi: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõnhững nội dung triết học chủ yếu: vấn đề bảnthể luận, nhận thức luận, vấn đề tôn giáo, đạođức và triết học văn hóa qua một số tác phẩmtiêu biểu của Freud.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiêncứu

Cơ sở lý luận: - Luận án được thực hiện dựa trên quan

điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữaý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thốngnhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tưtưởng triết học.

- Luận án cũng dựa trên quan điểm của HồChí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việctiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loạinhằm góp phần làm phong phú hơn đời sống tinhthần của nhân dân ta trong thời kỳ mới.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng cácphương pháp nghiên cứu biện chứng như: thốngnhất lịch sử - logic; phân tích và tổng hợp;đối chiếu so sánh tài liệu; phương pháp hệthống - cấu trúc…

5. Đóng góp mới của luận án- Luận án khẳng định, ở Freud có tư

tưởng triết học với những tiền đề từ chínhtriết học và những nội dung phong phú, sâu sắc

8

đáp ứng khuôn mẫu của một học thuyết triết họckinh điển.

- Luận án không chỉ khảo cứu, phân tíchvà trình bày có hệ thống để làm rõ những nộidung triết học chủ yếu của Freud nhằm xác địnhvị trí của ông trong dòng chảy triết họcphương Tây hiện đại mà còn chỉ ra những giátrị và hạn chế thông qua sự đánh giá tư tưởngcủa ông từ các trào lưu triết học khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnán

Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu cóhệ thống những nội dung triết học cơ bản trongtư tưởng của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa đượcnghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam - để làm rõnhững đóng góp về mặt triết học của phân tâmhọc Freud trong việc mở ra một cách tiếp cậnmới trong nghiên cứu con người Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tàiliệu tham khảo cho mọi người quan tâm tìm hiểutư tưởng triết học Freud và cho các nhà nghiêncứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trongnghiên cứu con người hiện nay ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.

9

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến điềukiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học củaS.Freud

Mọi tư tưởng triết học đều liên hệ mậtthiết với những điều kiện kinh tế, xã hội,chính trị và văn hóa thời đại mà nó nảy sinhvà phát triển. Đa số các tác giả nghiên cứu tưtưởng triết học của Freud đều ít nhiều đề cậpđến những điều kiện, tiền đề cơ bản dẫn đến sựra đời tư tưởng của ông. Có thể điểm tên mộtsố công trình tiêu biểu liên quan đến chủ đềnày: Tô Kiều Phương với công trình Học thuyếtFreud (1943), Lê Tôn Nghiêm với cuốn Những vấn đềtriết học hiện đại (1971), Lưu Phóng Đồng: Triết họcphương Tây hiện đại (1994), Ximôn Phrơt (2005) củaDiệp Mạnh Lý, cuốn Freud - Cuộc đời và sự nghiệp(2006) của Roland Jaccard, cuốn Nhân học triết họccủa Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết họcphương Tây hiện đại (2014) do tác giả Đỗ Minh Hợpchủ biên...

1.2. Những nghiên cứu về nội dung bảnthể luận và nhận thức luận vô thức và conngười trong quan niệm của Freud

Có thể nói, sự lý giải cái vô thức vàquan niệm con người cũng như phương pháp nhậnthức nó là lý thuyết nền tảng trong tư tưởng

10

triết học của Freud. Ở góc độ phân tâm học cómột số công trình tiêu biểu nghiên cứu chủ đềnày như: J.P. Charrier với tác phẩm Phân tâm học(1972), cuốn Freud đã thực sự nói gì của DavidStafford - Clark (1998), sách Ximôn Phrơt củaDiệp Mạnh Lý, Freud và Tâm phân học (2000) củaPhạm Minh Lăng... Nghiên cứu tư tưởng củaFreud thông qua giới thiệu các trào lưu lịchsử triết học phương Tây hiện đại có một sốcông trình: Những vấn đề triết học hiện đại (1971)của tác giả Lê Tôn Nghiêm, Lịch sử triết học phươngTây hiện đại (1994) của Lưu Phóng Đồng, cuốn Mộtsố học thuyết triết học phương Tây hiện đại (2001) củaNguyễn Hào Hải, cuốn Nhân học triết học của Freud vàảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương Tây hiệnđại, (2014) do tác giả Đỗ Minh Hợp chủ biên...Ở khía cạnh tâm lý học có một số công trìnhcủa các tác giả như: Các thuyết về tâm lý học pháttriển (2003) của Patricia H.Miler, BaryD.Smiith và Harold với cuốn Các học thuyết về nhâncách (2005), Học thuyết tâm lý học và Sigmund Freud(2013) của Phạm Minh Hạc... Ở khía cạnh vănhọc có Trần Thanh Hà với Học thuyết Freud và sự thểnghiệm của nó trong văn học Việt (2008)...

1.3. Nhóm công trình nghiên cứu quanniệm về tôn giáo, đạo đức và triết học văn hóa

Ở chủ đề này có một số công trình như:Pierre Bruno trong Freud và nhân loại học (1972),

11

Trần Đức Thảo với cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữvà ý thức, (1996), cuốn Tôn giáo - Lý luận xưa và nay củacác tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn,Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005), Nguyễn HuyHoàng với Văn hóa dưới cái nhìn của phân tâm học củaSigmund Freud, cuốn Nhân học triết học của Freud và ảnhhưởng của nó đến nhân học triết học phương Tây hiện đại(2014) do tác giả Đỗ Minh Hợp chủ biên... đã đưara những cách kiến giải về văn hóa, tôn giáotheo quan niệm của Freud.

1.4. Nhóm công trình đánh giá về tư tưởngtriết học của Freud

Đánh giá những giá trị và hạn chế trongtư tưởng triết học của Freud có nhiều nhậnđịnh, đánh giá khác nhau. Một số công trình ởchủ đề này: L. Antutxơ, Frớt và La Căng, Vũ Cậndịch, cuốn Pour une critique Marxiste de la theoriePsychanalytique của C.B. Clément, P. Bruno,L.Sève, cuốn Психоанализ и современная западнаяфилософия của В. Лейбин...

Tóm lại, qua tổng quan lịch sử nghiêncứu vấn đề Tư tưởng triết học của S. Freudchúng tôi nhận thấy những nội dung cơ bản củaphân tâm học Freud cũng như khía cạnh triếthọc của nó đã ít nhiều được bàn đến trong cáccông trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Song,những nội dung ấy ở mỗi học giả lại được trìnhbày và kiến giải khác nhau. Có công trình chủ

12

yếu tập trung diễn giải những luận điểm chínhcủa Freud với tư cách là một học thuyết phântâm học, nhưng tư tưởng triết học lại chưađược làm rõ. Tất cả các công trình đều nhấttrí rằng, Freud có tư tưởng triết học và thậmchí tư tưởng của ông có ảnh hưởng rộng rãi đếncác ngành khoa học xã hội và nhân và các tràolưu tư tưởng triết học phương Tây hiện đạikhác. Nhưng có thể nhận thấy, còn thiếu vắngnhững công trình nghiên cứu về tư tưởng triếthọc của ông. Đặc biệt, cho đến nay, vẫn chưacó cuốn sách, chuyên khảo hay đề tài nàonghiên cứu hay đề cập trực diện vấn đề Tư tưởngtriết học của S.Freud.

Vì vậy, trong luận án này, chúng tôi cốgắng tiếp cận chính các quan điểm của Freud vàtrên cơ sở kế thừa những kết quả các học giảnghiên cứu trước về phân tâm học đã đạt đượcđể có cơ sở khoa học trình bày một cách có hệthống tư tưởng triết học của Freud và rút rasự đóng góp của ông ở phương diện triết học.Vấn đề đặt ra là, nội dung tư tưởng triết họccủa Freud là gì và những khoảng trống cầntiếp tục lấp đầy là gì? Đó là những vấn đề màluận án cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứuvà làm rõ với lập trường xác định Freud lànhà phân tâm học có tư tưởng triết học sâusắc.

13

Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giảiquyết:

1. Luận án trình bày có hệ thống nhữngđiều kiện và tiền đề dẫn đến sự ra đời củaphân tâm học nói chung và tư tưởng triết họcnói riêng.

2. Luận án làm rõ nội dung bản thể luậnvô thức xét đến cùng là nhân tố quyết định bảntính người đem đã lại một nhận thức và quanniệm mang tính bước ngoặt trong nghiên cứu vềcon người.

3. Luận án làm rõ vấn đề nhận thức luậnphân tâm thông qua cách Freud đặt vấn đề đốitượng và phương pháp nhận thức cái vô thứccũng là nhận thức tồn tại người.

4. Luận án làm rõ lập trường duy vật vôthần của Freud khi nghiên cứu tôn giáo để thấyđược tính hiện đại trong quan niệm của Freudvề tôn giáo.

5. Làm rõ quan niệm đạo đức của Freuddựa trên sự phê phán nền đạo đức của xã hộiđương thời và cho rằng cần phải thừa nhận tínhác trong con người và chỉ ra con đường khắcphục cái ác.

14

6. Luận án phân tích để làm rõ triết lývăn hóa của Freud và phương thức ông đưa ra đểcon người có thể đạt tới lối sống văn hóatrong xã hội hiện đại.

7. Nêu và phân tích một số nhận định,đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởngtriết học của Freud.

Chương 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀDẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD2.1. Những điều kiện kinh tế, xã hội và

văn hóa tinh thần châu Âu cuối thế kỷ XIX đầuthế kỷ XX dẫn đến sự hình thành tư tưởng triếthọc Freud

2.1.1. Những điều kiện kinh tế, xã hộiTừ giữa thế kỷ XIX là thời kỳ lịch sử

châu Âu có nhiều biến đổi lớn và ở nước Áo -quê hương Freud cũng chịu nhiều tác động bởinhững biến đổi ấy. Đồng thời với sự phát triểnkinh tế, trong đời sống xã hội cũng xuất hiệnnhững mâu thuẫn gay gắt và thói đạo đức giảtràn lan. Điều này khiến nhiều người không kịpthời thích ứng với điều kiện xã hội từ đó nhữngcăn bệnh tinh thần mới xuất hiện cũng có nguycơ phát triển theo.

2.1.2. Tha hóa tinh thần của con người phương Tâyhiện đại - bối cảnh hình thành phân tâm học Freud

15

Freud nhận thấy trong xã hội hiện đại,những tiến bộ về mặt vật chất không tự thândẫn đến những tiến bộ về mặt tinh thần. Dovậy, bên cạnh nhiệm vụ giải phóng con ngườikhỏi sự áp bức bên ngoài, thực tiễn xã hộihiện đại còn cấp thiết đặt ra vấn đề tự do nộitâm của con người. Học thuyết Freud thực ra làlời cảnh báo về những mối nguy hiểm nằm trongbề sâu tâm thần của con người; nó cũng là mộtbước ngoặt trong quan niệm triết học về conngười. Nó buộc người ta bắt đầu thừa nhận cầnphải xem xét con người một cách chăm chú vàsâu sắc hơn so với trước đây.

2.1.3. Freud - cuộc đời và con đường đến với phân tâmhọc

Sigmund Freud (1856 - 1939) sinh ratrong một gia đình thương nhân nước Áo. Năm1873, Freud đỗ vào ngành y học trường đại họctổng hợp Viên. Năm 1881, Freud nhận được họcvị tiến sĩ y học và thực hành với tư cách nhàthần kinh lâm sàng. Năm 1882-1885, Freud làmviệc tại Viện đa khoa Viên, đi sâu về bệnh lýhọc thần kinh và đã tích cực sử dụng phươngpháp thôi miên và thanh trừ. Năm 1900, ôngxuất bản cuốn Lý giải những giấc mơ, một tác phẩmchính đã đánh dấu sự thành công của ông. Giaiđoạn 1990-1910 vị thế chuyên môn của Freudđược cũng cố một cách nhanh chóng. 1902, ông

16

cùng A. Adler thành lập Hội các nhà phân tâmhọc. Đời tư và thời thơ ấu cũng như hoạt độngkhoa học của S. Freud có nhiều sự kiện để lạidấu ấn không phai mờ và chúng đã trực tiếp gópphần vào việc hình thành phân tâm học và tưtưởng triết học của ông sau này.

2.2 Những tiền đề khoa học cho sự hìnhthành và phát triển phân tâm học của Freud

2.3.1. Những tiền đề khoa học tự nhiên dẫn đến sựhình thành tư tưởng triết học của Freud

Những phát minh có tính bước ngoặt nhưThuyết tiến hoá của Charles Drawin, Định luật bảo toànvà chuyển hoá năng lượng và Tâm lý học biến thái, đã cóảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của phân tâmhọc Freud. Ông đã chủ định lựa chọn tìm hiểucác tri thức khoa học đỉnh cao đương thời đểlàm giàu thêm hiểu biết của mình và chúng cóảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tư tưởngtriết học cũng như toàn bộ nội dung của phântâm học Freud.

2.3.2. Những tiền đề y học và tâm lý học cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX

Những nghiên cứu về phương pháp chữabệnh tâm thần

Trong quá trình trị bệnh tâm thần, Freudđã nghiên cứu và kế thừa các phương pháp chữatrị của các bậc tiền bối, nhưng ông nhận thấyrằng nó còn “thiếu cái khoa học có tính cách

17

triết học phụ thuộc có thể dùng vào những mụctiêu do những hoạt động y khoa đặt ra” điều đóđã thôi thúc Freud tìm tòi một phương pháp mớiđể vô thức trở về với ý thức.

Cuộc khủng hoảng phương pháp luận trongtâm lý học

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tâm lýhọc thế giới bước vào khủng hoảng về phươngpháp luận vì đã lấy ý thức làm đối tượngnghiên cứu và đó là mảnh đất cho sự xuất hiệncác trường phái tâm lý học khách quan. Freudđã bắt đầu xây dựng phân tâm học với mục tiêuthiết lập một quan hệ chủ - khách thể mớitrong việc giải quyết mối quan hệ giữa vô thứcvà ý thức để khắc phục những hạn chế của tâmlý học duy tâm, chủ quan.

2.3. Những tiền đề triết học dẫn đến sựra đời tư tưởng triết học của Freud

Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây khẳngđịnh rằng, học thuyết phân tâm của Freud dựatrên quan sát lâm sàng. Cơ sở của phân tâm họclà các quan điểm tâm thần học và sinh lý họccuối thế kỷ XIX. Còn các tư tưởng triết họchầu như không ảnh hưởng gì đến Freud, vì ôngkhông những có thái độ đề phòng đối với nhữngsuy luận trừu tượng của các nhà triết học màcòn chưa bao giờ quan tâm đến các tác phẩmtriết học. Thực tế cho thấy, Freud chịu ảnh

18

hưởng rất đậm nét các quan điểm triết họctrong lịch sử từ thời cổ đại cho đến thời cậnđại.

Trong quan niệm về vô thức, Freud chịuảnh hưởng từ các nhà triết học Đức như G.W.Leibniz (1646 - 1716) trong Thuyết đơn tử, củaFridric Herbart (1776-1841) với thuyết ngương ýthức về sự loại suy đơn tử từ vô thức đến ýthức. Trong các suy tư về bản năng tính dục vàgiấc mơ ông chịu ảnh hưởng của Platon,Aristot, Descartes, Scherner, Fisher… Ông kếthừa quan niệm đạo đức và văn hoá từ Spinoza,Kant, Voltaire... Nhưng người thực sự có côngkhai sáng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến S.Freud làSchopenhauer và Nietzsche. Các nhà tư tưởngnày đã đặt nhiệm vụ cho triết học phải thoátkhỏi sự cám dỗ của thế giới hư ảo bên ngoài đểquay trở về thế giới nội tâm của mình, từ đótìm tòi bản tính nội tại thực sự của con ngườivà thế giới. S. Freud đã nhiệt tình tiếp thuquan điểm chủ yếu của các nhà triết học nàytrong quá trình hình thành tư tưởng.

Kết luận chương 2Tóm lại, bối cảnh kinh tế xã hội và văn

hóa tinh thần cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đãtác động và có những ảnh hưởng to lớn đến việchình thành tư tưởng của Freud. Mặt khác, ôngcòn chịu ảnh hưởng từ rất nhiều các khuynh

19

hướng triết học và khoa học tự nhiên đa dạngphong phú và từ lí luận lẫn thực tiễn học hỏichữa trị bệnh tâm thần. Nhưng công lao lớnnhất của Freud là ông đã biết liên kết các ýtưởng rời rạc ấy thành một hệ thống lí luậnhoàn chỉnh.

Chương 3. MỘT SỐ NỘI DUNG BẢN THỂLUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN TRONGTƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA FREUD

3.1. Vấn đề Bản thể luận trong phân tâmhọc Freud

3.1.1. Quan niệm về bản thể luận trong lịch sử triết họcBản thể luận là học thuyết nghiên cứu về

bản chất của tồn tại. Theo chúng tôi, có thểphân biệt ba giai đoạn, ba hình thức cơ bảntrong phát triển của bản thể luận - bản thểluận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức(cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại).Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi phải tìmlời giải đáp qua phân tích tư tưởng bản thểluận ở Freud, dù ông không phải là nhà triếthọc điển hình nghiên cứu những vấn đề bản thểluận. Freud đã coi cái vô thức là tồn tại khởiđiểm và tập trung vào nhận thức chính nó.

3.1.2. Bản thể luận trong tư tưởng triết học của FreudKế thừa quan niệm vô thức của các nhà

triết học tiền bối, Freud chứng minh rằng đời

20

sống tâm lý cá nhân hàng ngày diễn ra khôngphải chủ yếu do ý thức điều khiển mà do vôthức. Do vậy, có thể thấy rằng vô thức là lĩnhvực nằm ở tầng sâu nhất trong bộ máy tâm thầnngười, là kho chứa các bản năng, các tình cảm,dục vọng bị dồn nén có liên quan của conngười. Freud chỉ rõ, con người với tư cách làmột thực thể tồn tại của xã hội, luôn tìm cáchche dấu bản năng giống động vật trong mình,nên họ ít chú ý đến vấn đề vô thức.

Trong kết cấu tồn tại người, ban đầu,Freud đưa ra mô hình tâm lý dựa trên phân biệtba thang bậc: ý thức, tiền ý thức và vô thức, về sau,ông đưa ra một mô hình cấu trúc tồn tại ngườikhác với các thang bậc cơ bản là cái Nó (Es,Id), cái Tôi (Ich, Ego) và cái siêu Tôi (Uberich,Superego). Freud đặc biệt nhấn mạnh vai tròcủa vô thức trong kết cấu ấy. Nhưng, vấn đềFreud quan tâm không phải là xác định hay môtả ba thành tố trong cấu trúc tồn tại Người màlà sự liên hệ, tương tác và chuyển hóa chonhau giữa ba thành tố đó. Theo ông, quan hệgiữa chúng được thể hiện trước hết như là xungđột giữa những dục vọng do bản tính con ngườiquy định với những chuẩn tắc xã hội và các giátrị văn hóa. Trong con người chúng ta bao giờcũng tồn tại hai khuynh hướng: thứ nhất, là nhucầu, mong muốn được thỏa mãn, được làm theo ý

21

thích của mình cho dù những mong muốn ấy làkhông hợp lý, không được chấp nhận; thứ hai, làcái Tôi bị chi phối bởi ràng buộc của cái siêuTôi (các quan hệ xã hội, những quy định vềluân lý đạo đức, phong tục, tập quán, phápluật của xã hội)… Hai khuynh hướng này luônchống đối nhau, làm cho cái Nó không thể thựchiện được dẫn đến sự đè nén và là nguy cơ đẩycon người rơi vào trạng thái tâm thần, nhưngnếu có sự khôn ngoan, sáng suốt thì những khátdục bị dồn nén cũng có thể dẫn đến sự thănghoa. Như vậy, tìm hiểu về cái vô thức với tưcách là bản thể trong tư trưởng triết học củaFreud đã chỉ ra rằng con người là rất phức tạpvà sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ xem nólà sinh thể có ý thức và hoàn toàn duy lý. Tuycòn một số hạn chế, nhưng học thuyết Freud đãgiáng một đòn nặng nề nhất vào quan niệm duylý chủ nghĩa hời hợt về con người.

3.2. Vấn đề nhận thức trong Phân tâm họcvà những đóng góp của Freud xét ở góc độphương pháp luận

Mục đích của nhận thức luận trong Phântâm học là nhận thức được tồn tại người thôngqua nhận thức cái vô thức. Chính vì thế, Freudcoi khách thể nhận thức chính là vô thức, cònchủ thể nhận thức chính ý thức khơi gợi vôthức do những lý do nào đó bị dồn nén đẩy

22

xuống trở về với ý thức. Do đó, quá trình nhậnthức của con người là nhận thức tự thân, làquá trình hồi tưởng, nhớ lại tri thức đã từngtồn tại trong trí nhớ con người. Phương phápchủ yếu mà Freud sử dụng để nhận thức cái vôthức trong các hành vi sai lạc và giấc mơ củacon người là phương pháp liên tưởng tự do quaviệc giải quyết mối tương quan giữa tri giácbên trong và tri giác bên ngoài để từ đó nhậnthức được thế giới nội tâm của con người. Mặcdù còn mang tính chủ quan và thiếu hệ thốngnhưng vấn đề nhận thức luận trong phân tâm họccho thấy, không thể nhận thức con người nhưmột khách thể thuần tuý, mà phải coi đó làkhách thể đặc biệt của cái hiện tồn.

Kết luận chương 3Như vậy, từ việc nghiên cứu bản thể luận

và nhận thức luận trong Phân tâm học thông quatìm hiểu quan niệm vô thức và vai trò của nótrong cấu trúc tồn tại người, chúng tôi nhậnthấy Freud đã không hề hạ thấp hình ảnh conngười vốn được đề cao và trân trọng. Từ nhữnglý luận nhân cách, Freud đã giới thiệu chochúng ta một trình tự phát triển hợp logic,vạch ra con đường nhận thức cái vô thức để từđó từng bước hiểu được kết cấu của tồn tạingười. Đóng góp của Freud là kể từ đây, ngườita bắt đầu nhận ra rằng, cần xem xét con người

23

một cách chăm chú và sâu sắc hơn so với trướcđây. Con người không những là một sinh thể duylý; nó thực ra là “giao điểm giữa hai thếgiới” - thế giới tâm linh cao cả và thế giớitự nhiên thấp hèn. Đó chính là nét đặc thù củacon người như là dạng hiện tồn đặc biệt. Đâycũng chính là giá trị phương pháp luận quantrọng đối với vấn đề nhận thức và sử dụng conngười như là một tài sản vô giá và mục đíchtối cao của sự phát triển xã hội.

Chương 4. MỘT SỐ NỘI DUNG TRIẾT HỌCVĂN HÓA VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ

VỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA FREUD4.1. Quan niệm về tôn giáoĐứng trên lập trường của chủ nghĩa duy

vật vô thần, Freud lý giải tôn giáo từ góc độlý trí của con người chưa đủ mạnh để có thểđối phó với sức mạnh của tự nhiên và những hammuốn bản năng của bản thân. Vì thế, ông chorằng tôn giáo bắt nguồn từ mặc cảm tội lỗi(Ơdip) do con người cố gắng theo đuổi ham muốnbản năng mà vi phạm cấm đoán của cộng đồng vàcó mong muốn được chuộc tội. Hiểu như thế, tôngiáo chỉ là một tổ chức tập thể với những trấnáp để làm cho con người chuyển từ trạng tháitự nhiên sang trạng thái văn minh. Để thoátkhỏi ảo tưởng tôn giáo, con người cần trang bị

24

cho mình tri thức nhất định để chiến thắng hammuốn bản năng. Cách lý giải ấy của tuy cònnhiều khiên cưỡng, thiếu tính lịch sử xã hộivà đôi lúc còn mâu thuẫn nhưng cũng gợi mở chochúng ta một hướng tiếp cận mới về mối quan hệgiữa tôn giáo và văn hóa trong dòng chảy lịchsử tư tưởng của nhân loại.

4.2. Quan niệm về đạo đứcTư tưởng triết học Freud lấy xem xét tồn

tại người trong thế giới làm mục đích chủ yếu.Như thế, triết học trong phân tâm học buộcphải quan tâm đến phương diện đạo đức để làmrõ bản tính người. Freud đã nghiên cứu đạo đứccon người theo góc nhìn về cái vô thức củamình để làm rõ vấn đề thiện ác, các động cơcủa hoạt động trong tương quan với cấm đoánđạo đức, lương tâm và tội lỗi. Do là nhànghiên cứu tâm lý tinh thần nên quan điểm củaông về đạo đức có nhiều điểm khác so với cácquan niệm truyền thống. Ông cho rằng, bản tínhcon người là hiếu chiến với nhưng đam mê “xấuxa”, “độc ác” do tính ác bẩm sinh chi phối chứhoàn toàn không phải là thiện, là khôn ngoanvà cao cả. Vì thế, con người phải thành thậtvới chính mình, nhận ra bản tính ấy để hoànthiện mình trên con đường hoàn thiện nhântính. Mọi quy tắc, chuẩn mực đạo đức chỉ cóthể hiện thực hoá trên năng lực hiểu biết của

25

con người để từ đó, trước khi hành động phảisuy xét tránh mặc cảm tội lỗi và hối hận. Việcchủ chương thiết lập nền đạo đức xã hội dựatrên sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau giữacon người với nhau trong xã hội là một hướngđi đúng mà bất cứ nền đạo đức xã hội nào cũngmong muốn đạt đến.

4.3. Một số vấn đề triết học văn hóa trongquan niệm của Freud

Cách tiếp cận văn hóa của Freud dựa trênsự lý giải sự đối lập giữa đam mê vô thức vàcấm đoán xã hội trong tiến trình văn hóa hóabản tính người. Freud đã xem xét văn hóa dựatrên tính hai mặt: một mặt, là phương tiện dồnnén bản tính người, là căn nguyên dẫn đến bệnhtâm thần; mặt khác, nó là sự kích thích choquá trình thăng hoa và sáng tạo. Nguồn gốc dẫnđến biểu hiện ấy, theo ông, do trong con ngườiluôn tồn tại hai bản năng tự vệ và phá hủytương đương với bản năng sống (Eros) và bảnnăng chết (Thanatos).

Freud cho rằng, sự phát triển của cácthành tựu văn hóa có xu hướng loại bỏ nhữngkhuynh hướng hiếu chiến của mình nếu nó hoànthành tốt nhiệm vụ. Ngược lại, nêu không hoànthành nhiệm vụ ấy, tính hiếu chiến có thể trởthành một bộ phận của thế giới nội tâm của cánhân, và tất yếu nó sẽ dẫn đến rối loạn tâm

26

thần. Mà văn hóa có tính cộng đồng cho nên nósẽ dẫn đến “rối loạn tâm thần tập thể”. Xuấtphát từ việc xem xét thái độ giữa người vớingười trong xã hội tư sản phương Tây là mangtính thù địch, Freud cho rằng đó cũng là sựbiểu hiện của văn hóa nói chung. Nghiên cứuvăn hóa trên cơ sở loại suy từ quá trình tâmthần của cá nhân sang lý giải mối quan hệ giữangười với người, đã khiến ông nhìn nhận vănhóa thiếu tính lịch sử, nhưng điều đó khôngcản trở Freud đưa ra một quan điểm mang tínhcách mạng là muốn đạt tới văn hóa con ngườiphải chấp nhận từ bỏ bản năng để hướng tớitình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau và đó chínhlà cơ sở để đảm bảo cho mỗi người có thể đạttới hạnh phúc.

4.4. Những giá trị và hạn chế trong tư tưởngtriết học của Freud

4.4.1. Tư tưởng triết học của Freud với trào lưu phântâm học mới

Nhân học triết học của Freud nhận đượcsự quan tâm nghiên cứu từ nhiều khoa học khácnhau, trước hết là từ chính trào lưu phân tâmhọc. Các đồng nghiệp và học trò của ông đềuxem xét và phát triển quan điểm của ông. Jungmở rộng quan niệm vô thức cá nhân của ôngthành vô thức tập thể. Adler và Fromm thì bổ

27

xung vai trò của xã hội tính trong quá trìnhhình thành nhân cách con người.

4.4.2. Các nhà triết học mác-xít và học thuyết Freud4.4.2.1. Các nhà triết học mác-xít Liên Xô với học thuyết

FreudỞ Liên Xô, ngay từ những năm 20 của thế

kỷ trước, phân tâm học đã được nghiên cứu vàphê phán dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm mụcđích xây dựng ngành tâm lý học mác-xít. Vìvậy, các nhà nghiên cứu quan tâm đến phân tâmhọc như một nguồn tham khảo, một mô hình cóthể học tập. Các nhà tâm lý học Xô Viết khi đóđã rất tin rằng, để khoa học tâm lý phát triểntốt thì cần cải tổ lại nó trên cơ sở thế giớiquan và phương pháp luận mác-xít. Nhưng ý đồkết hợp ấy vấp phải sự phản đối quyết liệt từchính các nhà triết học Xô Viết như B.E.Bưkhôpxki, A.M. Dêbôrin vì học thuyết Freudthực chất là sự hòa trộn các yếu tố của các lýthuyết triết học và tâm lý học khác nhau. Cácnhà triết học đều chỉ ra rằng Freud đã đánh giáthấp vai trò của môi trường xã hội trong việchình thành và phát triển của tâm lý con người,tính thiếu cơ sở và siêu hình về vai trò củacái vô thức trong đời sống tinh thần và sựthổi phồng vai trò của tính dục.

4.4.2.2. Các nhà triết học mácxít Pháp với chủ nghĩaFreud

28

Đã có một thời, các nhà mác-xít Pháp xổtoẹt học thuyết của Freud và coi nó như một tưtưởng phản động. Nguyên nhân dẫn đến nhữngquan điểm đó là do cuộc đấu tranh giữa hai hệtư tưởng và sự quá nhấn mạnh đến tính giai cấpmà không nhận ra tính khoa học trong nghiêncứu và tranh luận. Sau đó, các nhà lý luậnmác-xít như C.B. Clément, P. Bruno, L. Sève đãnhận ra rằng dẫu mối liên hệ giữa khoa học vàtư tưởng có chặt chẽ đến đâu thì cũng phảitách rời chúng tương đối ra khỏi nhau để cóthể có được cái nhìn khách quan về những giátrị và hạn chế chế của Freud.

4.4.3.Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học củaFreud

4.4.3.1. Những giá trị trong tư tưởng triết học củaFreud

Công lao to lớn nhất của Freud là pháthiện ra vai trò của vô thức. Nhờ đó, Freud đưara một cách tiếp cận hoàn toàn mới về conngười so với triết học truyền thống. Từ lậptrường cái vô thức, Freud đã vận dụng để lýgiải các vấn đề tôn giáo, đạo đức và văn hóavà việc này càng nâng học thuyết của ông lêntầm triết học. Xuyên suốt con đường ấy, Freudchỉ có mong muốn làm sáng tỏ vấn đề con người,muốn làm người thì phải thừa nhận thú tính

29

trong con người, để từ đó cần phải trung thựcvới chình mình.

4.4.3.2. Một số hạn chế trong tư tưởng triết học củaFreud

Bên cạnh những đóng góp lớn ấy, tư tưởngtriết học của Freud cũng có những hạn chế nhấtđịnh. Việc ông quá đề cao cái vô thức đặc biệtlà bản năng tính dục đã dẫn đến sinh học hóabản tính người, tức làm mất đi bản tính lịchsử xã hội của con người. Ở khía cạnh phươngpháp luận, mặc dù nhận thấy những thiếu sótcủa y học và tâm lý học đã bế tắc trong việcnhận thức tồn tại người và cần phải có mộtphương pháp mới nhưng cuối cùng ông lại sửdụng phương pháp thực nghiệm khoa học trongnghiên cứu của mình.

Kết luận chương 4Như vậy, có thể nói trong phân tâm học

của mình, Freud đã đặt ra nhiều vấn đề cấpbách về vai trò của tôn giáo, đạo đức và vănhóa trong đời sống con người khi phân tích cácyếu tố đóng vai trò chi phối nếp sống củanhững cá nhân con người, tức hệ giá trị tinhthần của xã hội được phóng chiếu vào cuộc sốngcá nhân thông qua lăng kính của nhiều loạinhân tố (sinh học, chính trị, xã hội…). Xét vềphương diện này, phân tâm học là một hệ thốngphức tạp, đa diện và đầy mâu thuẫn. Từ thế giới

30

quan khoa học tự nhiên đến chủ nghĩa phi duy lývà “triết học cuộc sống” đã được sinh học hóa,đi từ tâm lý cá nhân có định hướng sinh học hóađến quan điểm lịch sử - xã hội về nguồn gốc,chức năng của văn hóa, về tính chất và sự khủnghoảng của nó - đó là cách tiếp cận mà Freud đãsử dụng khi nghiên cứu văn hóa. Chính tính đasắc thái này đã cho phép chúng ta nhận thấy cảyếu tố tích cực lẫn hạn chế trong cách tiếpcận của ông với một hiện tượng cũng đa sắcthái như văn hóa trong đời sống con người.

KẾT LUẬNTừ những trình bày ở trên, có thể rút ra

một số kết luận mang tính khái quát về tưtưởng triết học của Freud là:

1. Phân tâm học do Sigmund Freud sánglập vào đầu thế kỷ XX và thực sự đã là thànhtựu lớn của y học và tâm lý học ở thế kỷ qua.Từ bỏ phương pháp chữa trị bằng thôi miên vàthay thế bằng phương pháp giáo dục do phân tâmhọc nêu ra là một bước đột phá, bước ngoặttrong y học mà thời đó gọi là tâm thần học.Với tư cách là bác sĩ thần kinh, trải quanhiều thực nghiệm và quan sát, tiếp xúc hàngloạt bệnh nhân, Freud đã đưa ra một phươngpháp điều trị có hiệu quả chứng bệnh tâm thầnvề sau trở thành một lý thuyết xã hội mà chính

31

bản thân ông không hề nghĩ tới. Ngay từ khixuất hiện, các nhà phân tâm học và đặc biệt làngười sáng lập ra nó đã cố gắng đề cao địa vịkhoa học của phân tâm học mà theo họ, nó khôngliên quan đến hiểu biết triết học về sự tồntại của con người trong thế giới. Nhưng, phântâm học ngay từ khi xuất hiện không chỉ cốthực hiện sự khái quát hóa vốn thường do triếthọc làm, mà còn theo đuổi mục đích sáng tạo ramột thứ tâm lý học khác thường hay còn gọi làsiêu tâm lý học. Tất cả những điều đó đã làmcho tư tưởng triết học của Freud mang tínhhiện đại vì nó là sự phản tư, là sự kết tinhtinh thần nhân văn của con người và xã hộiphương Tây hiện đại.

2. Triết học của Freud trước hết địnhhướng vào việc làm rõ cơ sở của tồn tại người,những kết cấu tâm thần, những nguyên tắc triểnkhai hoạt động sống của một cá thể và các ứngxử của cá nhân dựa trên sự vận dụng lý thuyếtvề cái vô thức. Thông qua việc phân tích quanniệm về cái vô thức và những đặc điểm của nó,luận án đã chỉ ra cấu trúc tồn tại người cũngnhư sự tương tác lẫn nhau trong cấu trúc ấy ởcác giai đoạn khác nhau làm rõ nội dung bảnthể luận của Freud. Đặc thù trong bản thể luậncủa Freud là ông đã dịch chuyển bình diệnnghiên cứu từ thực tại vật chất sang thực tại

32

tâm thần, còn ở bên trong thực tại tâm thầnthì dịch chuyển từ các quá trình hữu thức sangvô thức. Tuy còn một số hạn chế, nhưng việcvạch rõ bản chất của thực tại tâm thần củaFreud đã có những đóng góp quan trọng trongquan niệm về con người để từ đó lấp đầy nhữngkhoảng trống triết học trước đó khi đồng nhấttâm thần với ý thức.

3. Trên cơ sở xem xét vấn đề bản thểluận với nội dung trọng yếu là cái vô thức,Freud đã tất yếu phải khảo cứu vô thức ở gócđộ nhận thức luận để từ đó cho phép hiểu rõhơn cái vô thức, làm rõ cấu trúc của vô thức,các cơ chế biểu hiện đa dạng của nó trong đờisống hiện thực của con người. Nó tập trungphân tích tinh thần nhưng lại được dùng đểgiải thích nhân tính, nhân cách, hơn nữa nó lýgiải cả những giá trị nhân văn của con người -đó là văn hóa. Tiếp tục làm rõ bản chất và đặcthù trong tư tưởng triết học của Freud, luậnán đã xem xét nhận thức luận phân tâm học nhưlà lý luận về cái vô thức. Mục đích của Freudlà xem xét lại cách tiếp cận mới so với quanniệm triết học trước đó về vô thức vốn bị ôngcoi là phiến diện và siêu hình nên không nhậnthức được cấu trúc miền sâu và các cơ chế hoạtđộng của nó. Song, nhận thức luận về vô thứccủa Freud cũng không có triển vọng nhiều, vì

33

từ vô thức tự thân khó có thể lý giải, nhậnthức và điều khiển được con người.

4. Đứng trên lập trường phân tâm học,Sigmund Freud đã có những phát hiện mới về tôngiáo khá lý thú và bổ ích. Freud đã áp dụng sựtương tự như cái vô thức để lý giải các hiệntượng văn hóa trong đó có tôn giáo như là cáchgiải quyết những xung đột nội tâm trong bộ bacơ cấu nhân cách của con người. Tôn giáo hìnhthành từ sự nghiêm khắc và tàn bạo của ngườicha và sự phạm tội của con thông qua quá trìnhhình thành mặc cảm Ơdip, những mong muốn đượcchuộc tội bằng thái độ sám hối thông qua cácbiểu tượng tôn giáo. Trong khi lý giải tôngiáo, ông vẫn rơi vào nhiều mâu thuẫn thậm chíloại trừ nhau. Mặc dù còn một số hạn chế nhưngFreud đã có những đóng góp nhất định vào việcđịnh hình cách nhìn mới về tôn giáo trong lịchsử loài người.

5. Để nhận thức rõ tồn tại người, Freudđã sử dụng lý thuyết về vô thức, qua đó lýgiải rằng, mọi mệnh lệnh tuyết đối đều trở nênvô nghĩa nếu những cấm đoán xuất phát từ mặccảm Ơdip. Cách kiến giải của Freud về đạo đứcđã ngăn cản không cho nhận thức đúng nguồn gốccủa đạo đức, sự xuất hiện mặc cảm tội lỗi nóichung và hạnh phúc của con người nói riêng,cho nên vẫn còn nhiều luẩn quẩn và chưa rõ

34

ràng như ông đã thừa nhận. Tuy nhiên, thànhcông của Freud là ông đã dám vén tấm màn đạođức giả của xã hội tư sản phương Tây để khuyêncon người cần phải trung thực với chính mình,phải thừa nhận đằng sau cái cao cả còn cónhững ham muốn gắn liền với bản năng, vừa cóphần “con” và phần “người”.

6. Trên cơ sở giải quyết làm sáng tỏ cácvấn đề đạo đức, Freud đã vận dụng vào xem xétcác hiện tượng sinh hoạt khác của con ngườitrong bối cảnh văn hóa xã hội tương ứng để đưara quan niệm về văn hóa và triết học văn hóa.Quan niệm về văn hóa của ông xuất phát từ sựđặt đối lập cá nhân với văn hóa, cá nhân vớixã hội, là kết quả của sự lấn át những đam mêvô thức của con người trên cơ sở hạn chế nhữngcấm đoán, kiềm chế những đam mê, dục vọng bẩmsinh cho nên mỗi người chính là kẻ thù của vănhóa. Cách lý giải của Freud đã nhìn nhận đúngvăn hóa dưới góc độ lịch sử (và đây cũng chínhlà hạn chế của ông), nhưng Freud đã đưa ra mộtquan điểm mang tính chất cách mạng là muốn đạttới văn hóa con người phải chấp nhận từ bỏ bảnnăng để hướng tới tình yêu và sự tôn trọng lẫnnhau và đó chính là cơ sở để đảm bảo cho mỗingười có thể đạt tới hạnh phúc.

Nghiên cứu Freud cho phép chúng ta nắmbắt được cốt yếu của tư duy triết học phương

35

Tây là không thể làm rõ được bản chất tư tưởngtriết học của ông bằng vài mệnh đề, mà phảinghiên cứu nó ở nhiều phương diện: bản thểluận, nhận thức luận, tôn giáo, đạo đức và vănhóa. Có thể nói, tư tưởng triết học của Freudlà rất dũng cảm và công bằng. Suốt cả cuộcđời, ông đã khảo cứu sự yếu đuối của con ngườimà không ghê tởm, khinh thường. Freud đấutranh để giúp con người tìm cách vượt lên trênthú tính man rợ ẩn náu ở bên trong bản tínhcon cùng với nhân tính của nó. Cách lý giải đógiúp chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn, nghiêmtúc hơn về bản thân mình, về nhân tính củamình để sống có trách nhiệm hơn, để vươn tớiCon Người hơn. Nghiên cứu tư tưởng triết họctrong phân tâm học Freud chính là xem xét quanđiểm của ông về bản tính người, cách vận dụngmô hình bản tính người ấy vào nghiên cứu lĩnhvực nhân văn của con người - lĩnh vực văn hoáđể thấy được mặt tích cực và hạn chế trong tưtưởng của ông. Tuy nhiên, trong khuôn khổ củamột luận án chúng tôi mới chỉ bước đầu tìmhiểu, tiếp cận tư tưởng triết học của phân tâmhọc - một đề tài còn mới mẻ chưa được nghiêncứu nhiều ở Việt Nam, nên những vấn đề nêutrên mới được giải quyết ở mức độ nhất định.Chúng tôi cho rằng, đây là một vấn đề thú vị

36

và bổ ích cần được tiếp tục nghiên cứu ở mứcđộ sâu sắc và quy mô rộng lớn hơn.

Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án

1. Tạ Thị Vân Hà (2008), “Quan niệm của S.Freudvề vai trò của văn hóa trong đời sống của conngười”, Tạp chí Triết học (10), tr. 69-77.2. Tạ Thị Vân Hà (2010), “Sự thay thế bản thểluận truyền thống bằng triết học văn hóa củaPh.Ăngghen về sự phát triển con người”, Kỷ yếuHội thảo quốc gia – Ph. Ăngghen – Nhà lý luận lỗi lạc và chiếnsĩ cách mạng vĩ đại trong phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, Học viện CTHC Quốc gia Hồ Chí Minh tổchức, NXB Chính trị - Hành chính, tr. 158 -167.3. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm về cái vôthức trong tưởng triết học của phân tâm họcFreud”, Tạp chí Giáo dục lý luận (9), tr. 67 - 71. 4. Tạ Thị Vân Hà (2011), “Quan niệm con ngườitrong phân tâm học Freud - Cơ sở lý luận thamkhảo cho việc nghiên cứu con người Việt Namhiện đại”, Tạp chí Giáo dục lý luận (12), tr. 30 -34.5. Tạ Thị Vân Hà (2012), Cấu trúc nhân cách trongphân tâm học Freud và vận dụng vào việc định hướng lối sốnglành mạnh cho sinh viên trường Đại học Thương mại, Đềtài Khoa học cấp cơ sở.

37

6. Tạ Thị Vân Hà (2012), “Tôn giáo trong Phântâm học của S.Freud”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế:Tính hiện đại và đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, NXBTôn giáo, Hà Nội, tr. 107-123.

7. Tạ Thị Vân Hà (2013), “Quan niệm phântâm học của S.Freud về quan hệ giữa tôn giáovà văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Tôn giáovà văn hóa – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại họcQuốc gia Hà Nội, tr.215-227.

38