số 06 - 2016 - ()

32

Upload: khangminh22

Post on 18-Mar-2023

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

2 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

SHTP - TÂM ĐIỂM CỦA “THÀNH PHỐ KHỞI NGHIỆP”

Bạn đọc thân mến!

Số báo thứ 6 - Bản tin Phát triển Công nghệ cao đánh dấu 6 tháng đầu năm 2016 đã qua. Các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phát triển với kỳ vọng đẩy tốc độ nhanh hơn, xây dựng nước ta đàng hoàng, tươi đẹp hơn như mong muốn của Đảng và Nhà nước. Năm 2016 cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.

TP.HCM đã bắt đầu những chuyển đổi cơ bản. Theo đó, các tổ chức, cơ quan, nhân dân thành phố tập trung triển khai 7 chương trình đột phá nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Hướng đến xây dựng đô thị khởi nghiệp, mục tiêu TP.HCM trở lại danh hiệu Hòn ngọc Viễn đông theo đúng tiêu chí về đô thị văn minh, hiện đại, nghĩa tình, chất lượng cuộc sống tốt...

Định hướng SHTP trở thành Trung tâm khởi nghiệp công nghệ cao của TP.HCM đã được đề ra ngay trong giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi dự án SHTP 1995, cách đây 21 năm. Khi xác định các hoạt động chính của SHTP, nhóm nghiên cứu cũng đã dịch từ Incubator - Vườn ươm doanh nghiệp.

Lúc bấy giờ, cụm từ này hoàn toàn xa lạ với công chúng Việt Nam vì mọi người đã quen Vườn ươm giống cây trồng, còn ươm doanh nghiệp là câu chuyện rất mới!

KHU CÔNG NGHỆ CAO TP. HỒ CHÍ MINH

Ban Biên tập

Lê Thành ĐạiTrưởng ban Biên tập

Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu CNC

Dương Minh TâmPhó Trưởng ban Biên tập

Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu CNC

Song PhạmThư ký Biên tập

Ngô Tuấn HiểnLê Thị Kim Vân

Biên tập viên

Thiết kếNgân Hà ĐK

Chịu trách nhiệm xuất bản TS. Lê Hoài Quốc

Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM. Lô T2-3, đường D1, Khu Công nghệ cao, P. Tân Phú,

Q.9, TP. Hồ Chí Minh Tel: (08) 3736 0291 - Fax: (08) 3736 0293

Giấy phép xuất bản số 10/QĐ-XBB-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13 tháng 7 năm 2015

In ấn và phát hành tại CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

90A Nguyễn Văn Quá, P. Đông Hưng Thuận, Q.12, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 35.926.123 - 35.926.124 - Fax: (08) 35.926.127Số lượng in: 1.000 bản - Kỳ hạn xuất bản: 1 kỳ/2 tháng

Lời tòa soạn

Quy hoạch khu RD - Đào tạo - Ươm tạo, “Trái tim” của Khu công nghệ cao

Và slogan kèm theo SHTP - Where Innovation Grows - Khu công nghệ cao TP.HCM, nơi ươm mầm đổi mới sáng tạo - cho thấy ngay từ đầu thành lập, SHTP đã hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp.

Bạn đọc thân mến!

Nhắc lại định hướng phát triển SHTP trở thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo mạnh của thành phố và khu vực, để thấy rõ SHTP chính là tâm điểm của thành phố khởi nghiệp, đặc biệt đối với doanh nhân trẻ.

Vườn ươm doanh nghiệp SHTP hiện đang ươm tạo trên 30 doanh nghiệp khởi nghiệp từ công nghệ và sản phẩm công nghệ cao trong điều kiện cơ sở vật chất, nguồn hỗ trợ hạn chế. Tháng 4/2016 vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố đã thuận chủ trương từ ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng Tòa nhà Vườn ươm doanh nghiệp SHTP để công suất ươm tạo tăng trên 50 doanh nghiệp/năm. Cùng với các dự án Hòa Bình Innovation Center, các trung tâm đổi mới sáng tạo của SSC, văn phòng cho thuê dành cho khởi nghiệp Lập Thành, CoWorking Space - Vietnam Silicon Valley... Chúng ta có niềm tin ngọn lửa khởi nghiệp sẽ bùng cháy mạnh mẽ tại SHTP, sẽ xây dựng thành công nền công nghiệp công nghệ cao của nước ta.

Ban Biên tập rất mong bạn đọc, doanh nghiệp tại SHTP, các nhóm khởi nghiệp, các doanh nhân, trí thức trẻ... tiếp tục ủng hộ, gửi bài vở, ý kiến đóng góp, thông tin trao đổi... trên sân chơi chung này của chúng ta, hướng về sự phát triển mạnh mẽ và bền vững nền công nghệ cao Việt Nam.

Thân chúc Quý bạn đọc an khang và thành công trong sự nghiệp.

BAN BIÊN TẬP

TRONG SỐ NÀY

Tin tức / NEWS Hoạt động khu công nghệ caoACTIVITIES IN SAIGON HI-TECH PARK 8 SHTP - hoạt động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm SHTP - an investment attraction overview during the first half of 20169 Hội nghị Nhà lãnh đạo Hiệp hội các Khu Công viên khoa học châu Á - 11/2016 SHTP được chọn đăng cai tổ chức ASPA 2017 The 11th ASPA Leaders Meeting in Nov. 2016 SHTP is selected to host the ASPA Meeting in 201710 Thương mại hóa sản phẩm công nghệ từ mô hình hợp tác giữa SHTPLABS và SHTP-IC Commercializing technological products from a collaboration model between SHTPLabs and SHTP-IC11 Hướng tới mô hình Khu Công nghệ cao sinh thái Towards an eco-friendly hi-tech park model12 Phát triển thương hiệu Việt tại SHTP Promoting Vietnamese brands in SHTP14 Tri ân “sâu sắc” Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thu Deep Acknowledgements to the Vietnamese Heroic Mother - Nguyen Thi Thu15 Ươm tạo DN Công nghệ Vi mạch và Hệ thống nhúng Incubating technological business in IC and Embedded Systems15 Khóa học Lộ trình sáng tạo - Innovation Roadmap “Innovation Roadmap” Training16 Ngày hội việc làm SHTP lần I/2016 The 1st SHTP Job meeting day - 2016

Phóng sự ảnh / PHOTO STORY 17 Ngày hội việc làm SHTP lần I/2016 The 1st SHTP Job meeting day - 2016

Góc nhìn chuyên gia / EXPERT’ VIEW 18 Chọn CPU cho máy trạm Nhiều nhân hay tốc độ xung nhịp cao? Selecting a CPU for a PC: Multi-core or Hi-Frequency?20 Công nghệ giả tụ điện siêu bền sử dụng điện cực dây Nano Extraordinary Cycle Stability Pseudo capacitor technology using Nanowires

Công nghệ & đời sống / TECHNOLOGY & LIFE 24 Nano vàng & ứng dụng “vàng” trong Y Sinh học Gold Nano & gold application in biomedicine

Vấn đề hôm nay / TODAY’S ISSUE27 Xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực kế hoạch & đầu tư Administrative penalties in planning & investment

Nhịp sống / RHYTHM OF LIFE28 Trò chuyện với GS TS Võ Văn Tới “Rất nhiều cơ hội cho những ai muốn nắm bắt” Talk with Prof. Vo Van Toi: “There are lot of opportunity for who wants to catch”

4 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

TS. Dương Minh Tâm, Phó Trưởng ban Ban Quản lý SHTP đã báo cáo tóm tắt tình hình xây dựng và phát triển SHTP: kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020... Cụ thể SHTP đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thành cơ bản giai đoạn I - 300ha, đang triển khai giai đoạn II - 613ha gần hoàn chỉnh; đạt tiến độ và thu hút kịp thời các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Samsung… Với 98 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư khoảng 5,56 tỷ USD, trong đó có 50 dự án đang hoạt động ổn định, sản lượng tăng nhanh và bền vững trong các năm 2011 - 2015, lũy kế từ đầu tháng 4/2016, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 32 tỷ USD.

SHTP cũng là thành viên chính thức của Hiệp hội các Công viên Khoa học Thế giới - ISPA, Hiệp hội các Công viên khoa học châu Á - ASPA, các trường đại học lớn như Georgetown, Illinois University, Arizona SU (Mỹ), Sydney (Úc), Tsukuba (Nhật), UQUAM (Canada)… Đây là nền tảng để SHTP thực sự trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư về nghiên cứu triển khai công nghệ mới, là tâm điểm của thành phố khởi nghiệp.

“Điều tâm đắc nhất, điều gì tệ nhất; cơ chế, chính sách nào dở, phi thị trường phải bỏ đi?”; “Nguyên nhân nào đang làm chậm sự phát triển công nghệ cao? Để SHTP phát triển mạnh trong thời gian tới, cần chính sách, đề xuất cụ thể gì để chính phủ tháo gỡ?” - PTT Vương Đình Huệ vui vẻ trao đổi, “phỏng vấn” các lãnh đạo SHTP.

“Vẫn còn nhiều bất cập trong chính sách quốc gia về phát triển công nghệ cao. Cụ thể cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, hỗ trợ khởi nghiệp… chỉ mới được đề cập, xây dựng, chưa triển khai mạnh mẽ. Dù vậy, SHTP cũng đã cố gắng xây dựng, liên kết các nhà khoa học và doanh nghiệp, nhưng cần nhiều hơn nữa các chính sách đột phá trong thời gian tới...” - PGS.TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Ban Quản lý SHTP đáp lời.

PTT Vương Đình Huệ đánh giá cao những thành tựu, kết quả ấn tượng của SHTP trong thời gian qua theo mục tiêu, nhiệm vụ của chính phủ và thành phố giao phó. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yếu tố phát triển KHCN phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, gắn với thị trường tài chính, lao động, hàng hóa dịch vụ… PTT đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND TP nên có cơ chế, tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân tham gia phát triển công nghệ mới, công nghệ cao như các nước tiên tiến... PTT cũng lưu ý SHTP cần tính toán kỹ càng hơn hiệu quả của nguồn lực đầu tư, nên chăng chỉ lựa chọn, cấp phép những doanh nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao; cần mở rộng cửa để thu hút nhiều ý tưởng, sáng kiến, phát minh khoa học từ các trường, viện, trung tâm nghiên cứu theo hướng “Thành phố khởi nghiệp” hoặc “Tâm điểm khởi nghiệp”; nỗ lực hỗ trợ thương mại hóa các sáng kiến đó thành sản phẩm cụ thể, để SHTP trở thành vườn ươm khoa học công nghệ, trung tâm cho các hoạt động khởi nghiệp sôi động...

Cuối buổi làm việc, đoàn đã đến thăm công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược Nanogen - chuyên sản xuất dược phẩm lĩnh vực điều trị ung thư - đã được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận Doanh nghiệp Công nghệ cao tại SHTP.

THÙY TRANG

Các sự kiện đã diễn ra

PTT Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò hỗ trợ khởi nghiệp của SHTP

PHÓ THỦ TƯỚNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ

“Hướng tới Thành phố khởi nghiệp”

Sáng 20/5/2016, ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Ban Quản lý SHTP về tình hình đầu tư xây dựng và phát

triển SHTP. Cùng đi với đoàn có Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và đại diện các sở ban ngành liên quan...

Với mục tiêu đến năm 2020 đưa SHTP trở thành TT đổi mới sáng tạo của cả nước và

khu vực:

- Trở thành thành phố khoa học công nghệ (KHCN), là trái tim và đầu tàu KHCN của thành phố và cả nước, dẫn đầu về sản phẩm R&D được thương mại hóa thành công.

- Có môi trường thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp trên nền tảng CNC với các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm R&D các ngành CNC được nhiều thành phần đầu tư, vận hành chất lượng trong khu vực.

- Thu hút nhiều dự án lớn có hoạt động R&D, sản xuất sản phẩm CNC có giá trị gia tăng tại SHTP trên 30%. Trên cơ sở đó, ngày 22/4/2016, BQL SHTP đã làm việc với Tổng Giám đốc các công ty Nidec tại SHTP về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu triển khai chung của tập đoàn Nidec. Tại buổi làm việc, SHTP đánh giá cao sự đóng góp của công ty cho sự phát triển của TPHCM, mong muốn công ty sẽ đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu.Trong đó dự án xây dựng TT Nghiên cứu Phát triển của Nidec, đã nhận được sự ủng hộ của Thành phố và SHTP sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để trung tâm sớm đi vào hoạt động.

Tại cuộc họp, đại diện Nidec cho biết: “Hoạt động của Nidec tại VN sẽ không dừng lại ở khâu lắp ráp đơn thuần, mà theo xu hướng chung đã áp dụng ở nhiều nơi như Trung Quốc, Singapore... đó là thành lập TT nghiên cứu, để sau này các công ty con ở VN có thể làm tự lấy tất cả - từ ý tưởng đến thiết kế, chế tạo. Tuy

Trung tâm R&D NIDEC

Nét mới, đặc trưng tại SHTP

nhiên khó khăn hiện tại là việc tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực”. Về việc này, BQL sẽ tích cực hỗ trợ công ty trong việc liên hệ với các trường ĐH ở TP.HCM, về phía công ty cũng cần sớm có kế hoạch phối hợp triển khai.

LÊ MINH

Nidec là tập đoàn lớn về cơ khí chính xác và CNC của Nhật Bản. Hiện, tập đoàn có 9 công ty con đang hoạt động tại các khu công nghiệp ở TP.HCM với tổng số vốn đầu tư trên 800 triệu USD, doanh thu hàng năm đạt khoảng 800 triệu USD.

Tại SHTP, công ty có 5 dự án với tổng vốn đầu tư 246,5 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 868,45 triệu USD. Việc thành lập TT Nghiên cứu Triển khai của Nidec sẽ là bước khởi đầu cho việc thành lập các TT nghiên cứu khác tại SHTP với mục tiêu thúc đẩy hoạt động nghiên cứu triển khai, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, sản xuất các sản phẩm CNC có giá trị gia tăng trên 30%.

5Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

TIN TỨC

6 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Sáng 29/3/2016, Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu, Ứng dụng LED trong Nông nghiệp và Công nghệ sinh học - diễn ra tại Hội trường ĐH Khoa học Tự nhiên

(ĐH KHTN) thuộc cơ sở Linh trung, khu đô thị ĐH Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM - Phát biểu khai mạc, GS.TS Trần Linh Thước - Hiệu trưởng ĐH KHTN hy vọng sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ là hạt giống ươm mầm cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong mối quan hệ hợp tác nghiên cứu.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày 5 báo cáo liên quan đến chiếu sáng cho cây trồng và hợp tác nghiên cứu tương lai: Công nghệ tích hợp LED trong Nông nghiệp và Công nghiệp Sinh học của GS Chang Hee Hong (TT Nghiên cứu Công nghệ tích hợp LED trong Nông nghiệp & Công nghệ sinh học - LED Agri-Bio Fusion Technology Research Center, LAFTRC, thuộc ĐHQG Chonbuk - CBNU), Ánh sáng đơn sắc để trồng cây của TS Cao Đình Hùng (CBNU), Sử dụng ánh sáng đơn sắc trong các nghiên cứu về sinh lý thực vật của TS Đỗ Thường Kiệt (ĐH KHTN), Nghiên cứu một số cấu trúc LED’s cho cây trồng của TS Nguyễn Văn Hiếu (ĐH KHTN) và Có thể tạo ra lợi nhuận bằng việc kết hợp nuôi cá với thủy canh? của TS Hồ Thanh Huy (ĐH KHTN). Các bài tham luận đã nêu rõ những ưu điểm vượt trội của việc sử dụng đèn LED (Light Emitting Diode - diode phát quang) trong nông nghiệp. Theo đó, mỗi loại thực vật có những bước sóng ánh sáng kích thước tăng trưởng nhất định. Việc sử dụng đèn LED đơn sắc với bước sóng phù hợp giúp cung cấp nguồn sáng kích thích tăng trưởng cây trồng có công suất lớn, tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại bóng đèn truyền thống.

ThS. Ngô Võ Kế Thành - Giám đốc TT Nghiên cứu triển khai thuộc SHTP đã ký kết biên bản ghi nhớ MOU với GS. Chang Hee Hong - Giám đốc LAFTRC. Theo biên bản đã ký kết, hai bên sẽ trao đổi, nghiên cứu viên các lĩnh vực về công nghệ bán dẫn, đào tạo nhân sự trong lĩnh vực bán dẫn, hợp tác chế tạo, kiểm định và phát triển các sản phẩm bán dẫn...

M.H

Phòng Thí nghiệm LED nông nghiệp công nghệ cao tại Trường Đại học KHTN - ĐHQG TPHCM

Đối thoại Công nghệCông nghệ Tế bào gốc & Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong y khoa

Chương trình Đối thoại công nghệ lần 2/2016.

Chuyên gia Khuất Thị Phương Nam giới thiệu một số kết quả ứng dụng dịch chiết tế

bào gốc trong điều trị các bệnh về da liễu

LED trong nông nghiệp vàcông nghệ sinh học

Sáng 23/4/2016, tại Hội trường Ban Quản lý SHTP đã diễn ra chương trình Đối thoại công nghệ lần II/2016.

Chương trình hân hạnh đón tiếp gần 100 đại biểu khách mời: bác sĩ từ các bệnh viện đầu ngành như BV Quân Y 175, BV Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TP.HCM và BV các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, ĐăkLăk, Đồng Nai, Tây Ninh…

Hiện nay, nghiên cứu tế bào gốc đã thực sự trở thành tâm điểm trong Y học hiện đại, phát triển thành nhánh nghiên cứu riêng với tên gọi Y học Tái tạo. Riêng trong các ứng dụng về da, tế bào gốc đã và đang có rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong điều trị các tổn thương da như bỏng; các bệnh lý da và chăm sóc da thẩm mỹ; hỗ trợ chất lượng liền sẹo trong ngoại khoa và phẫu thuật thẩm mỹ.

Với chủ đề Ứng dụng sản phẩm công nghệ tế bào gốc và PRP trong y khoa, thẩm mỹ giới thiệu tổng quan về dịch chiết tế bào gốc và (PRP); kết quả ứng dụng thực tiễn trong điều trị các bệnh da liễu, các bệnh lý thoái hóa, tổn thương khớp và các vết thương lâu lành.

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, khách mời được tham quan phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại công ty GeneWorld - một trong những đơn vị sản xuất các dòng sản phẩm công nghệ cao lĩnh vực tế bào gốc tại SHTP.

H.N

Hoa có màu sắc rực rỡ, “đẹp lạ” hơn dưới tác động của

ánh sáng LED đặc chủng

7Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

TIN TỨC

Quỹ bảo vệ môi trường TP.HCM - HEPF Quỹ bảo vệ môi trường TP.HCM - HEPF (HCM CITY ENVIRONMENTAL PROTECTION FUND) là một tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, được thành lập theo quyết định số 3588/QĐ-UBND ngày 3/7/2013 của UBND TP với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có các chương trình, dự án, các hoạt động bảo vệ môi trường.

Các dự án được ưu tiên xem xét: các hạng mục đầu tư kiểm soát ô nhiễm (hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn…); dịch vụ xử lý môi trường (đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải…); sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, (đầu tư công nghệ thân thiện môi trường); 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế chất thải); phân loại rác tại nguồn; di dời, chuyển đổi hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học...

Theo đó, HEPF sẽ hỗ trợ thông tin kỹ thuật, giải pháp công nghệ, pháp lý và chính sách bảo vệ môi trường, hướng dẫn chủ đầu tư tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi 4.8%/năm (2016) trong vòng 5 năm, và hạn mức cho vay không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Ngoài ra, HEPF cũng xem xét hỗ trợ tài chính cho các dự án hiệu quả kinh tế thấp (không được ngân hàng cho vay) nhưng hiệu quả bảo vệ môi trường cao.

Khi tiếp cận nguồn quỹ này, các chủ dự án được cơ hội về vốn, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội, nâng cao hình ảnh, tiếng nói của doanh nghiệp thông qua hoạt động, chương trình bảo vệ môi trường của HEPF.

Website: www.hepfu.vn.VÕ MỸ Y

IoT Startup 2016

Cuộc thi IoT Startup 2016 do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC) phát động rộng rãi trong cộng đồng khởi nghiệp của TP.HCM. Sau hơn 1 tháng kể từ buổi họp báo

công bố cuộc thi, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 71 dự án hợp lệ, và tổng cộng 228 thành viên đăng ký tham gia thực hiện dự án.

Các dự án đăng ký năm nay rất đa dạng, trong đó tập trung nhiều vào các lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, giao thông đô thị, quản lý đô thị và tự động hóa ngôi nhà. Trong đó, các dự án có sản phẩm mẫu chiếm 1/4, các dự án hiện đang phát triển sản phẩm chiếm khoảng 1/3 trên tổng số các dự án.

Ngày 6/6/2016 vừa qua, Ban Giám khảo đã xét chọn được 58 dự án đủ điều kiện vào vòng 1 của cuộc thi. Tại vòng 1, các nhóm được xét chọn sẽ được đào tạo và tư vấn trực tiếp với các nội dung:

- Đào tạo kỹ năng thuyết trình: các nhóm, dự án sẽ được hướng dẫn cách lập hồ sơ kêu gọi vốn đầu tư, kỹ năng thuyết trình kêu gọi vốn đầu tư và các lưu ý khi hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực IoT;

- Đào tạo về cách lập mô hình kinh doanh theo Business Canvas Model và các lưu ý khi xây dựng mô hình kinh doanh trong lĩnh vực IoT;

- Tư vấn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lĩnh vực IoT và các lưu ý khác khi hợp tác kinh doanh bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ dựa trên nhu cầu cụ thể để tổ chức riêng các khóa đào tạo, tư vấn chuyên sâu về kỹ thuật cho các nhóm dự án tham gia.

Theo kế hoạch, hạn chót ngày 30/7/2016, các nhóm dự án sẽ nộp sản phẩm mẫu và mô hình kinh doanh hoàn chỉnh. Sau đó, vào ngày 9/8/2016, các dự án sẽ có cơ hội trình bày, phản biện về sản phẩm demo và mô hình kinh doanh trước Ban Giám khảo.

10 dự án xuất sắc sẽ được tham gia vào Vòng chung kết để chọn ra 1 nhóm giải nhất với giải thưởng tiền mặt 60.000.000đ, 04 nhóm đạt giải khuyến khích với giải thưởng tiền mặt 10.000.000đ/giải và 3-5 dự án được đặc cách xét chọn vào chương trình ươm tạo Doanh nghiệp IoT của Vườn ươm Doanh nghiệp SHTP.

l Thông tin về cuộc: http://www.iotstartup.vnl Facebook: https://www.facebook.com/IoTStartup

Biểu đồ thống kê theo lĩnh vực của các dự án đăng ký tham dự cuộc thi IoT Startup 2016

8 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Trong 6 tháng đầu năm, BQL SHTP đã cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 dự án, tổng vốn đạt 149,7 triệu USD, trong đó có 6 dự án trong

nước và 3 dự án của nước ngoài.

Thêm doanh nghiệp FDI tham gia chuỗi cung ứng Samsung

Tháng 5/2016, dự án Nhà máy sản xuất phim và băng dính, vật liệu cách điện, khay và tấm dẫn nhiệt công nghệ cao ở VN của JV Mono-Tronics với 100% vốn Malaysia đã được cấp phép triển khai tại SHTP. Đây là dự án thứ 6 có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cho Samsung, bên cạnh 4 dự án 100% vốn Hàn Quốc và 1 dự án 100% vốn trong nước đã nhận giấy phép đầu tư trước đó.

Với vốn đầu tư 1,56 triệu USD, dự án triển khai sản xuất băng và phim, sản phẩm cách nhiệt, các khay và tấm dẫn nhiệt dành cho thiết bị gia dụng và các ngành công nghệ cao với công suất dự kiến đạt 3.500 cuộn/năm và 11.500.000 chiếc/năm.

Hội nghị xúc tiến đầu tư công nghiệp hỗ trợ CNC tại Hàn Quốc

Từ 23 - 29/4/2016, đoàn công tác gồm các thành viên BQL SHTP, TT Xúc tiến Thương mại & Đầu tư TP.HCM, BQL các Khu Chế xuất - Công nghiệp TP, TT Phát triển Công nghiệp hỗ trợ trực thuộc Sở Công thương, cùng đại diện một số doanh nghiệp trong nước đã tham gia chuyến công tác cho Hội nghị xúc tiến đầu tư thu hút

doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực CNC ngành vi mạch bán dẫn và công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, thông qua sự tích cực hỗ trợ kết nối của đại diện Thương vụ Hàn Quốc (trực thuộc TLS Quán Hàn Quốc tại TP.HCM - KOTRA), các doanh nghiệp TP.HCM cũng đã có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Cụ thể, công ty Amura Precision (doanh nghiệp tại SHTP) đã hợp tác sản xuất cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực cơ khí chính xác, cùng tham gia vào chuỗi cung ứng của tập đoàn Samsung. Ngoài ra, qua buổi làm việc tại thành phố Daegu 28/4/2016, đoàn đã xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa BQL SHTP và TT Toàn cầu của thành phố Daegu, cùng hợp tác xây dựng kế hoạch tiếp đón đoàn doanh nghiệp Daegu sang thăm và làm việc tại TP.HCM vào quý 4/2016.

Xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp hỗ trợ

Tháng 5/2016, BQL đã hoàn thiện và hiện đang kêu gọi doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia trưng bày sản phẩm và tìm kiếm nhà cung ứng nội địa tại Phòng trưng bày Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của SHTP - Vườn ươm doanh nghiệp CNC.

Bên cạnh đó, tháng 6/2016, SHTP cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Triển lãm Công nghiệp Việt Nam 2016 - Vietnam Industrial Fiesta 2016 về công nghiệp hỗ trợ vào ngày 8 - 10/6/2016 tại TT Hội nghị và Triển lãm Bình Dương.q

SHTP - hoạt động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm

Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng BQL SHTP (thứ 6 từ trái sang)trao Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty JV Mono-Tronics.

Công ty Cổ phần Công nghệ Meetech (doanh nghiêp đang được tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao thuộc Khu Công nghệ cao TP.HCM) tham gia gian hàng triển lãm tại sự kiện.

9Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHỆ CAO

Đây là một trong những sự kiện thường niên nhằm tạo diễn đàn chia sẻ, thảo luận về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, tăng cường hoạt động kết nối kinh doanh, nghiên cứu, hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành viên ASPA.

Diễn ra từ ngày 9 - 11/5/2016 tại Khu Công nghệ cao Kulim - KHTP - thành viên ASPA - khu công nghệ cao đầu tiên của Malaysia, thành lập năm 1996.

Ngày đầu tiên của hội nghị là cuộc họp Ban Giám đốc, nội dung báo cáo tình hình hoạt động chung của ASPA... Theo đó, các thành viên của ASPA được biết đã đạt 125, bao gồm các tổ chức, cá nhân mới cũ... Ban Giám đốc đã thống nhất việc cần thiết mở rộng tầm ảnh hưởng, gia tăng số lượng thành viên tại Trung Quốc, Nhật Bản... Sau cùng là công bố danh mục

các sự kiện thường kỳ của ASPA diễn ra trong năm 2016:

1. ASPA Business Meeting ASIA in Kuala Lumpur, tại Kuala Lumpur - Malaysia 12/4/2016.

2. ASPA Business Meeting ASIA in Ha Noi 17/8/2016 tại Grand Plaza Hanoi Hotel.

3. Hội nghị Thường niên ASPA 20 - “Innovation sharing and collaborative opportunities in S&T for advancement in Asia & Asia Pacific”, tại Hyderabad, Ấn Độ 19 - 21/10/2016.

Kết thúc phiên họp, Ban Giám đốc ASPA đã lắng nghe phần trình bày phía đoàn SHTP, và nhất trí chọn SHTP là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị Thường niên ASPA 21 dự kiến tháng 10/2017 tại TP.HCM. Được biết, đây là lần thứ 2 SHTP được chọn đăng cai sự kiện thường niên có quy mô lớn nhất của ASPA

HỘI NGHỊ NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆP HỘI CÁC KHU CÔNG VIÊN KHOA HỌC CHÂU Á - 11/2016

SHTP được chọn đăng cai tổ chức ASPA 2017

(lần đầu năm 2012), qua đó tiếp tục khẳng định hình ảnh, vị thế của SHTP nói riêng, của TP.HCM nói chung trong cộng đồng khoa học công nghệ khu vực và trước bạn bè quốc tế.

Ngày thứ 2, hội nghị tập trung thảo luận phương hướng, chiến lược, hướng đến phát triển bền vững của các khu công viên khoa học trong khu vực. Ban GĐ đã lắng nghe, rút ra các bài học thực tiễn thông các tham luận chuyên đề được trình bày bởi Chủ tịch ASPA cùng đại diện Hiệp hội các khu công nghiệp Hàn Quốc (Korea Technopark Association), khu Công viên khoa học Đài Trung (Central Taiwan Science Park Bureau)... Bên cạnh đó, phiên thảo luận bàn tròn chủ đề “Economic challenges affecting the progress of science and technology parks and the strategies to attain sustainability” đã chia sẻ một trong những bài học thành công của đơn vị KHTP, khẳng định vị thế, sức hấp dẫn của KHTP trong thu hút đầu tư...

Về phía SHTP, ông Dương Minh Tâm đã chia sẻ một số kết quả đầu tư phát triển của SHTP trong những năm qua, đặc biệt về xây dựng cơ sở hạ tầng, hướng đến phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút dự án mới bằng giải pháp nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao, thúc đẩy, tăng cường các dự án khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo...

Đoàn công tác cũng đã tham quan Northern Corridor Implementation Authority - NCIA - cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chính sách và chiến lược phát triển khu vực hành lang kinh tế Bắc Malaysia - một địa điểm đầu tư, làm việc, sinh hoạt đẳng cấp thế giới. Đoàn cũng tham quan University Sains Malaysia - USM - một trong số trường đại học lâu đời của Malaysia.q

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Ban Quản lý (BQL) SHTP đã tổ chức đoàn công tác tham dự Hội nghị Nhà lãnh đạo Hiệp hội các Khu Công viên khoa học châu Á lần thứ 11/2016 - ASPA.

Ảnh: Ban Thư ký ASPA

MINH PHƯƠNG

Phát triển Công nghệ cao / 6.201610

Tuy nhiên, để đạt được thành quả đó, nhóm dự án đã trải qua quá trình khó khăn. Ba năm trước - 6/2013, Th.S Đỗ Thanh Sinh cùng các cộng sự đã báo cáo kết quả đề tài Chiết xuất nano curcumin với mong muốn có sản phẩm Việt từ đội ngũ nghiên cứu của mình, Ban Quản lý SHTP đã đồng ý đầu tư xưởng sản xuất thành phẩm đề tài chiết xuất nano curcumin dạng xirô, và nhượng quyền khai thác cho Công ty cổ phần Phát triển công nghệ cao Viotek, cùng sự hỗ trợ từ Vườn ươm Doanh nghiệp nhằm thương mại hóa dự án.

Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm, bên cạnh nguồn kinh phí đầu tư lớn cho quá trình thử nghiệm (mua thiết bị, mẫu thử nghiệm), sản xuất thử... nhóm dự án cũng gặp không ít khó khăn trong việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tìm kiếm đối tác phối hợp sản xuất, phân phối sản phẩm ra thị trường… Với những hỗ trợ của Ban Quản lý SHTP, TT Nghiên cứu triển khai và Vườn ươm Doanh nghiệp, Viotek đã có những bước phát triển vượt bậc.

Ngày 13/11/2015, Trung tâm R&D đã tổ chức lễ khánh thành Xưởng sản xuất thực phẩm chức năng, đồng thời công bố ra mắt sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Nacur Vital chiết xuất từ tinh chất nghệ bằng công nghệ nano.

Đây là lần đầu tiên Trung tâm R&D đưa một sản phẩm từ đề tài nghiên cứu khoa học, thành sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh bằng việc tự đầu tư sản xuất và đưa ra thị trường, thông qua VIOTEK - doanh nghiệp được ươm tạo từ Vườn ươm Doanh nghiệp SHTP - đơn vị được chuyển giao nhượng quyền khai thác sản phẩm.

Nacur Vital là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có hàm lượng nano curcumin 10%, được sản xuất theo phương pháp topdown - phương pháp nghiền không qua nhiều công đoạn, tránh nhiễm khuẩn cao.

Sản phẩm - dưới dạng nước - không dùng chất bảo quản, rất tốt cho sức khỏe, tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, làm lành vết thương, giảm tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp giảm tác dụng phụ hóa trị, xạ trị… khác biệt với các sản phẩm có chứa curcumin đang lưu hành trên thị trường - dạng viên nang. Sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn (000564/2015/ATTP-CNĐK - 3/9/2015, và Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 26142/2015/ATTP-XNCB - 8/10/2015 của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế).

Ông Phan Văn Tiến, Giám đốc Viotek cho biết số lượng sản xuất hiện tại của xưởng khoảng 2.000 chai/tháng, nhưng nếu thị trường phát triển tốt, xưởng sẽ đầu tư thêm máy móc để đạt sản lượng 20.000 chai/tháng.

Và sau hơn 1 năm tham gia chương trình ươm tạo tại Vươn ươm Doanh

Thương mại hóa sản phẩm công nghệ từ mô hình hợp tác giữa SHTPLABS và SHTP-IC

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm với sự hỗ trợ ươm tạo từ Vườn ươm Doanh nghiệp và TT Nghiên cứu triển khai, đến nay sản phẩm Nano Curcumin đã được thương mại hóa thành công.

Viotek và Spacelink ký kết hợp đồng phân phối độc quyền sản phẩm Nacur Vital

Ký kết Biên bản hợp tác giữa SHTPLabs và SHTP-IC.

Công ty cổ phần phát triển công nghệ Viotek thành lập vào năm 2014 tại Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao. Với sứ mệnh phát triển các sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ công nghệ, nâng tầm giá trị cuộc sống. Viotek tập trung nguồn lực trong 2 lĩnh vực chính: Công nghệ Sinh học và Công nghệ vật liệu Nano ứng dụng trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

THÙY LY

nghiệp, đến nay sản phẩm Nacur Vital đã được tiếp nhận tốt, mang lại hiệu quả, có thể tự phát triển như những doanh nghiệp công nghệ độc lập trên thị trường. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết đề Ban Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp SHTP quyết định cho Viotek “tốt nghiệp” chương trình ươm tạo doanh nghiệp.

Có thể thấy, đây là một ví dụ thực tế về mô hình hợp tác thương mại hóa sản phẩm, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp sản phẩm công nghệ cao giữa TT Nghiên cứu triển khai và Vườn ươm Doanh nghiệp đã được triển khai hiệu quả.

Trung tâm Nghiên cứu triển khai được đầu tư các phòng thí nghiệm hiện đại tiêu chuẩn quốc tế, cùng với đội ngũ các nhà khoa học đang tập trung vào các hướng nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ mới lĩnh vực công nghệ cao. Vườn ươm Doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện chế thử sản phẩm, nghiên cứu thị trường, ươm tạo phát triển và thương mại hóa doanh nghiệp công nghệ. Mô hình hợp tác này đã hình thành chuỗi thương mại hóa sản phẩm từ kết quả R&D, thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao bằng sự kết hợp nguồn lực của 2 đơn vị, góp phần hình thành nên chuỗi liên kết hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp từ các kết quả R&D tại TT Nghiên cứu Triển khai.q

11Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Nhằm thúc đẩy Chiến lược tăng trưởng xanh của Chính phủ, ngày 4/2/2016, Ban Quản lý Khu Công

nghệ cao (BQL KCNC) đã ký biên bản hợp tác với Tổ chức Tài chính quốc tế (International Finance Corporation - IFC), trực thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank) khuyến khích việc sử dụng năng lượng sạch, công nghệ sạch và thực hiện các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả tại các khu công nghiệp thông qua việc triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình KCNC sinh thái TP.HCM”.

Để xây dựng mô hình KCNC sinh thái, BQL đã kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hưởng ứng sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện tại, BQL cùng các cơ sở trực thuộc sẽ đi đầu và làm mẫu cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng năng lượng mặt trời. Đồng thời trong thời gian qua, BQL đã cùng với IFC và tập đoàn Dragon Capital tiến hành khảo sát, kiểm toán năng lượng và đánh giá tiềm năng ứng dụng năng lượng sạch tại KCNC. Qua đó có thể thấy các doanh nghiệp trong KCNC đã nhận thức được tầm quan trọng về việc sử dụng năng lượng xanh, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến môi trường từ những ngày đầu thành lập.

HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHỆ CAO

Khu Công nghệ cao sinh thái

Cận cảnh tấm panel trên hệ thống năng lượng mặt trời của Intel

Y.V

Điển hình như công ty Intel Products VN đã triển khai hệ thống năng lượng mặt trời trị giá 1 triệu USD cung cấp cho công ty trung bình 1000kWh/ngày, giúp tiết kiệm được 18% công suất điện tiêu thụ. Đối với công ty Sanofi, ngay từ đầu xây dựng nhà máy đã tính đến việc sẽ triển khai sử dụng năng lượng mặt trời trong tương lai bằng cách xây dựng hệ thống mái với sự tính toán cụ thể để hệ thống sau khi triển khai lắp đặt có thể hấp thụ được tối đa năng lượng mặt trời. Và hiện tại, Sanofi đã cho lắp đặt hệ thống gồm 68 tấm panels năng lượng mặt trời nhằm cung cấp điện phục vụ cho việc nấu nướng, vệ sinh và một phần dành cho nhu cầu sản xuất.

Qua đó, có thể thấy việc sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất được các doanh nghiệp trong KCNC đặc biệt quan tâm và mong muốn được triển khai trong thời gian tới. Từ đó có thể xây dựng thành công dự án KCNC sinh thái đầu tiên của VN nói chung, của TP.HCM nói riêng. q

Toàn cảnh hệ thống năng lượng mặt trời

của Intel Products VN

HƯỚNG TỚI MÔ HÌNH

12 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Thương hiệu Việt từ SHTPSản lượng công nghiệp công nghệ cao tại SHTP tăng nhanh và bền vững trong suốt các năm 2012 - 2016, do bản chất các sản phẩm chủ lực là sản phẩm công nghệ cao, có tính cạnh tranh toàn cầu. Hàm lượng giá trị tạo ra từ R&D trong cơ cấu giá trị sản phẩm tăng dần so với sản phẩm tại các khu công nghiệp khác. Cụ thể, hiện năng suất lao động trung bình tại SHTP gấp 10 lần so với các khu công nghiệp, chế xuất khác trên địa bàn thành phố.

Dự kiến đến năm 2020, SHTP sẽ đạt sản lượng hàng năm từ 15 tỷ - 18 tỷ USD/năm. Đến tháng 6/2016, SHTP đã tiếp nhận 98 dự án. Trong đó có 53 dự án của các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu, dào tạo, ươm tạo công nghệ Việt Nam.Về giá trị gia tăng, trước năm 2011, phần giá trị gia tăng trong cấu thành của giá trị sản xuất tạo ra tại đây chỉ đạt xấp xỉ các khu công nghiệp khác trong thành phố, bình quân khoảng 10% - 12%. Thế nhưng hiện nay, liệu thống kê cho thấy khoảng 40% doanh nghiệp có giá trị gia tăng trên 25%.

Vẫn còn một số doanh nghiệp doanh số lớn, nhưng giá trị gia tăng thấp do cơ bản là lắp ráp, kiểm định sản phẩm. Ngược lại, một số doanh nghiệp có sản phẩm đã đạt giá trị gia tăng trên 35% trong đó đa phần là các doanh nghiệp Việt về công nghệ cao đã và đang phát triển thành công. Nổi bật là một số doanh nghiệp sau:

1. FPT với doanh số tăng trưởng đều đặn trong 5 năm qua với đội ngũ lập trình ngày càng chuyên nghiệp, có nhiều sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước tiếp nhận. Từ tòa nhà Fsoft ban đầu 2014, FPT đã phát triển thêm tòa nhà Gsoft - một trong nhiều đơn vị thuộc FPT phát triển tốt nhất trong thời gian qua. Tháng 6/2016, FPT tiếp tục khởi động đầu tư xây dựng TT Đào tạo và Nghiên

cứu công nghệ FPT tại khu không gian khoa học.

2. Nanogen chuyên đầu tư nghiên cứu, sản xuất dược phẩm công nghệ cao điều trị viêm gan siêu vi B, C, thuốc điều trị ung thư từ công nghệ sinh học phân tử và tế bào gốc. Sản phẩm được xuất khẩu nhiều nước, một số được đưa vào chương trình bảo hiểm y tế VN, thay thế cho thuốc nhập ngoại với giá rẻ và hiệu quả hơn rất nhiều. Tại lễ kỷ niệm 30/4/2015, Nanogen được UBND TP trao bằng khen về hoạt động KHCN, về sản phẩm công nghệ cao...

3. United Healcare chuyên tiếp nhận, chuyển giao công nghệ chế tạo ống nong mạch vành (stent) và phát triển một số sản phẩm điều trị đã và đang rất cần cho các bệnh viện trong nước.

4. UVP chuyên đầu tư nghiên cứu, chế tạo linh kiện bán dẫn như diode Schottky, FRED, chíp điện tử công suất... Năm 2015, UVP đã được UBND TP tặng bằng khen khi xuất khẩu vượt mốc 2.000 wafers; và hiện UVP đang đươc điều chỉnh giấy phép để đầu tư mở rộng tại SHTP.

5. Genworld chuyên đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm điều trị liệu pháp tế bào gốc, mỹ phẩm... Sản lượng tuy nhỏ, nhưng hứa hẹn sẽ là sản phẩm trí tuệ Việt phát triển mạnh thời gian sắp tới. Bên cạnh đó còn các công ty như Bioland NamKhoa, MK, Bảo Sơn, Sắc ký Hải Đăng, HPT, TC với các thiết bị điện tử, truyền hình cáp, set up box... Một số đơn vị đào tạo đại

Phát triển thương hiệu Việt tại SHTPTS. DƯƠNG MINH TÂM

Nếu như mục tiêu của các khu công nghiệp, khu chế xuất khác là thu hút đầu tư sản xuất, thì mục tiêu chủ yếu của SHTP là tập trung xây dựng, phát triển năng lực nội sinh về khoa học công nghệ (KHCN) thông qua hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Việt. Cụ

thể thành quả phát triển SHTP về lâu về dài chính là: có bao nhiêu thương hiệu Việt về công nghệ cao có mặt trên thị trường toàn cầu?

SHTP đã thu hút thành công các tập đoàn, công ty công nghệ lớn như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, FPT, Samsung... Giá trị sản lượng sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tăng trưởng đều đặn: năm 2012 đạt trên 2 tỷ USD, năm 2013 đạt 2,85 tỷ USD, 2014 đạt 3,15 tỷ USD và 2015 đạt 4,7 tỷ USD; lũy kế từ đầu đến cuối năm 2015 với khối lượng hàng hóa đạt gần 16 tỷ USD.

13Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHỆ CAO

học chuyên đầu tư nghiên cứu, ươm tạo công nghệ như Hutech, NTT, FPT với robot, trí tuệ nhân tạo... Có Moria Phuong Vy chuyên hợp tác nghiên cứu, sản xuất mỹ phẩm công nghệ cao từ thảo dược kết hợp nano vàng và các tinh xuất dược. Sản phẩm được tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu trong năm 2016. Có Gremsy chuyên sản phẩm ổn định hình ảnh cho camera (g-Stabi 14); có Emotiv với Mũ dọc sóng não; có Axis, VN-Robotics... đều khởi nghiệp thành công từ Vườn ươm SHTP, sản phẩm đươc thị trường trong và ngoài nước tiếp nhận. Ngoài ra còn có các công ty chuyên về dịch vụ hỗ trợ công nghệ cao đang bắt đầu khởi công như Transimaex, CNS Amura, TT công nghệ & Quản lý môi trường...

Tháng 5/2016, một nhóm nghiên cứu tách ra thành lập công ty sản phẩm sinh học Nano Viotech tập trung vào nano curcumin (bột nghệ), nano bạc. Hiện, Viotech đã bắt đầu sản xuất hàng loạt so với năm 2015. Trong năm nay, từ các TT R&D sẽ có thêm các công ty khởi nghiệp với các sản phẩm như kem nano giải nhiệt chíp vi mạch, UV-Led... Các doanh nghiệp SHTP đã dành kinh phí ngày càng tăng cho R&D và đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể trong các năm 2013-2015 với các kế hoạch R&D, đào tạo, nâng cao kỹ năng quản lý, vận hành, thiết kế... như GES, FPT, UVP, Qsic, Moria Phuong

Vy, Nanogen… Riêng dự án chế tạo linh kiện bán dẫn của công ty Quang Lượng tử Việt Mỹ - UVP hợp tác với TT R&D đã chi mua thiết bị thực hiện đào tạo nâng cao vận hành trang thiết bị vi mạch cho 25 chuyên viên với chi phí trên 120 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ Các dự án đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại SHTP được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của chính phủ (chi tiết tại http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn). Nhằm thúc đẩy thương hiệu Việt công nghệ cao phát triển mạnh mẽ tại SHTP có thêm nhiều hỗ trợ tốt như:

- Chương trình kích cầu đầu tư theo quyết định 50/2015/QĐ-UBND - 30/10/2015 - TP.HCM. Hiện có một số doanh nghiệp VN đã được hỗ trợ vốn lẫn thời hạn cao nhất, lâu nhất. Riêng doanh nghiệp chuyên về công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao còn được thêm ưu đãi theo chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của chính phủ.

- Các chương trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Quỹ phát triển KH&CN thành phố; ươm tạo doanh nghiệp vi mạch và hệ thống nhúng; hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm R&D của doanh nghiệp SHTP (2016). Ngoài ra, Quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao cũng sẽ được thành lập và hoạt động từ quý III/ 2016 tại SHTP.

Đánh giá và hướng phát triển - Hiệu quả kinh tế - xã hội của SHTP đã khuyến khích các tỉnh thành phía Nam mạnh dạn tiến hành nghiên cứu, đầu tư xây dựng các KCNC, nông nghiệp công nghệ cao địa phương… Kết quả đã bắt đầu lan tỏa, kích thích xây dựng nền kinh tế dựa vào công nghệ cao, đổi mới sáng tạo ở phía Nam. Các chính sách phát triển thương hiệu Việt công nghệ cao trong công, nông nghiệp và dịch vụ đã và sẽ là các bàn tay đỡ đầu, ươm tạo thương hiệu Việt và nền kinh tế tri thức thế kỷ 21.

- Các thành quả tạo dựng thương hiệu Việt còn rất khiêm tốn, cần rút kinh nghiệm, đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Hiệu quả chính sách sẽ tốt hơn nếu tăng cường liên kết, phối hợp giữa SHTP, các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM và các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh. Do vậy, các cấp chính

quyền, hiệp hội và các tổ chức nghề cần tiếp tục hợp tác cụ thể hơn nữa để xây dựng thể chế tốt nhất cho khởi nghiệp và phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, thương mại hóa sản phẩm Việt thành công.

Các sản phẩm R&D đã được thương mại hóa tại SHTP

Nanogen với nhiều sản phẩm công nghệ dược cao cấp đã đăng ký thành công 7 patents tại Mỹ.

Sản phẩm thương hiệu Việt lớn lên từ Vườn Ươm doanh nghiệp

14 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Chiến tranh đã qua, những vết thương trên thịt da theo năm tháng đã lành, nhưng những

hy sinh mất mát vẫn còn đọng lại trên biết bao bà mẹ Việt có chồng con ra đi vĩnh viễn...

Hướng tới các dịp lễ kỷ niệm lớn lao 30/4, 1/5/2016, ông Lê Hoài Quốc - Trưởng ban Ban Quản lý SHTP đã thay mặt lãnh đạo và cán bộ công chức của Ban Quản lý SHTP đến thăm và gửi tặng quà của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng tới mẹ anh hùng Nguyễn Thị Thu - sinh năm 1929, hiện ngụ tại phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM - vợ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Minh Quang - tên ông đã được đặt cho ngôi trường tiểu học trên địa bàn quận - và mẹ của liệt sĩ Nguyễn Văn Cẩm.

Tham gia kháng chiến từ khi mới 18 tuổi, đến năm 1949, mẹ được kết nạp đảng và giữ chức vụ Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc xã Tăng Nhơn Phú, và là cán bộ tích cực, gương mẫu của Phụ nữ huyện Thủ Đức. Cho đến nay, dù đã ở tuổi 87, sức khỏe của mẹ Thu vẫn rất tốt.

Có với nhau 5 mặt con, mẹ Thu hoạt động nằm vùng, còn ông hoạt động

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thu Ảnh: THÙY TRANG

Tri ân “sâu sắc” Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thu

quân sự trong căn cứ. Năm 1964, khi đang triển khai nghị quyết của khu ủy thì pháo địch bắn vào, ông bị thương nặng. Biết mình không thể sống, ông đã đề nghị chuyển toàn bộ thuốc men dùng cứu chữa cho mình sang cho đồng đội còn cứu chữa được và gởi lời trăn trối đến vợ con: hãy tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn dang dở... Nén nỗi đau, đầu năm 1965, mẹ đưa con trai cả Nguyễn Văn Cẩm tiếp tục vào con đường cách mạng. Năm 1966, trong lúc thực hiện nhiệm vụ, anh hy sinh ở tuổi 17, được Trung ương Cục phong danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Năm 1967, mẹ bị bắt, bị tù đày. Mẹ nhớ lại: “Ngoài đời có biết bao nhiêu việc phải làm, nhưng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì chồng con đã hy sinh như thế nên mẹ quyết vì cách mạng đến cùng”. Ra tù cuối năm 1968, mẹ vẫn tiếp tục hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng giao phó...

Sau giải phóng, mẹ đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Tăng Nhơn Phú; rồi Phó Phòng Thương nghiệp huyện Thủ Đức, chuyên nhận nhu yếu phẩm từ thành phố về phân phối cho dân; rồi cửa hàng trưởng Trung tâm Chất đốt thành phố; Cửa hàng trưởng Cửa hàng may đo; và đảm nhiệm công tác phụ nữ địa phương cho đến khi về hưu.

Hiện, 4 người con của Mẹ đều là Đảng viên ưu tú. Riêng mẹ hàng ngày vẫn chăm sóc mảnh vườn sau nhà, mẹ trồng bạc hà, rau dấp… “để gia đình vừa có cái ăn, vừa thêm thu nhập” - mẹ Thu chia sẻ.

Ông Lê Hoài Quốc đã chân thành bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với những hy sinh cao cả của mẹ. Ông thay mặt Ban Quản lý SHTP chúc mẹ tiếp tục sống vui, sống khỏe, luôn là tấm gương mẫu mực cho các thế hệ con cháu noi theo.

T.T

- Thực hiện chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, BQL SHTP đã và đang hỗ trợ các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp Việt tại SHTP được tham gia các chương trình quốc gia phát triển sản phẩm CNC và các hệ thống phân phối khác của nhà nước. Cụ thể sản phẩm dược tham gia bảo hiểm y tế; vi cơ điện tử tham gia các đề án, đơn đặt hàng của dự án đầu tư công...

- Tác động thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa - công nghiệp hỗ trợ từ SHTP thu hút thành công các nhà đầu tư lớn như Intel, Samsung, Schneider, Jabil, Nidec, Sonion... có tác động lan tỏa và kéo theo một loạt các nhà đầu tư về cung ứng nội địa vào SHTP cũng như hoạt động của các tông ty trong lĩnh vực CNC và cung ứng nội địa ngày càng sinh động, giúp nền công nghiệp hỗ trợ của TP.HCM và cả nước phát triển mạnh mẽ. Việc thông tin kết nối nhu cầu cung ứng sản phẩm nội địa cho chuỗi sản xuất toàn cầu đang được BQL SHTP đẩy mạnh. Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP.HCM đang dược hoàn chỉnh, ban hành giúp nâng cao vai trò trung tâm công nghiệp hỗ trợ, đưa các chính sách khuyến khích đến doanh nghiệp Việt. Theo kinh nghiệm các nước khu vực Asean, đa số các thương hiệu tên tuổi mới nổi đều xuất phát từ bước khởi nghiệp trong lĩnh vực cung ứng sản phẩm phụ tùng, phụ kiện, chi tiết, bán thành phẩm với chất lượng đáp ưng tiêu chuẩn toàn cầu, xu hướng này đang hình thành tại khu công nghiệp hỗ trợ CNC. SHTP cũng là nơi tổ chức nhiều Business Matching trong năm qua, kết nối cung cầu doanh nghiệp FDI nội địa.

Từ 2015 đến tháng 6/2016, SHTP đã cấp phép đầu tư cho khoảng 20 dự án công nghiệp hỗ trợ CNC - một trong số tín hiệu rất sáng về tương lai thương hiệu Việt tại SHTP. q

15Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

HOẠT ĐỘNG KHU CÔNG NGHỆ CAO

Sáng 27/4/2016, SHTP phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức

Lễ Công bố Chương trình Ươm tạo DN Công nghệ Vi mạch và Hệ thống nhúng. Đây là một trong 7 đề án phát triển ngành CN vi mạch của thành phố, đã được UBND TP phê duyệt tại QĐ số 2265/QĐ-UBND - 14/5/2015.

Đề án xây dựng trên cơ sở tổng thể hoạt động ươm tạo công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng của thành phố, đồng thời nâng cấp mở rộng nguồn lực hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động ươm tạo. Thời gian gần đây, các hoạt động ươm tạo lĩnh vực CNC, đặc biệt là lĩnh vực ươm tạo vi mạch và hệ thống nhúng đã phần nào phát huy được tính hiệu quả. Đây là một trong những tiền đề tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn thành phố thời gian sắp tới.

Chương trình với mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết các

Vườn ươm DN Công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao về quản lý, chuyên môn kỹ thuật nhằm hỗ trợ ươm tạo DN công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng.

Chương trình dự kiến ươm tạo 25 doanh nghiệp KHCN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng giai đoạn 2015 - 2020. Ngoài ra, chương trình cũng sẽ đào tạo 10.000 kỹ sư lĩnh vực CNC và 500 cán bộ chủ chốt, hướng đến sản phẩm thương mại phục vụ nhu cầu cụ thể trong nước.

Ngày 4/6/2016, một khóa học về start-up với chủ đề Lộ trình sáng tạo - Innovation

Roadmap - đã được tổ chức tại ĐH Bách Khoa TP.HCM.

Lớp học do SHTP phối hợp cùng ĐH Bách Khoa, giảng viên Bành Thị Uyên Uyên - khoa Quản lý Công nghiệp tổ chức, GS. Trương Nguyện Thành ĐH Utah - người đứng đầu mạng lưới các nhà khoa học VN trên

khắp thế giới - IVANet - giảng dạy.

Chương trình đã mang đến cho mọi người những trải nghiệm thú vị không chỉ về kiến thức, mà còn là những kinh nghiệm thực tiễn từ diễn giả, ban giám khảo và huấn luyện viên. Với những gì chương trình mang lại, BTC hy vọng những người tham gia luôn luôn giữ được sự sáng tạo, ý chí bền bỉ và nhiệt huyết của tuổi trẻ để theo đuổi ước mơ lớn của mình. Với

một lộ trình sáng tạo bài bản, đầy đủ phân tích và đầu tư sâu sắc từ ý tưởng cho đến thành phẩm, các start-up có cơ hội lớn để đứng vững trên thương trường - đó cũng là thông điệp chính của khóa học.

Đây là khóa học đầu tiên trong hàng loạt các bài học dự kiến tổ chức trong thời gian tới về chủ đề start-up. SHTP hy vọng sẽ cùng đồng hành với IVANet để mang lại cho giới trẻ, sinh viên các trường ĐH những kiến thức bổ ích. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động quảng bá hình ảnh của SHTP thông qua IVANet.

SHTP

Ươm tạo DN Công nghệ Vi mạch và Hệ thống nhúng

Ông Nguyễn Việt Dũng - GĐ Sở Khoa học & Công nghệ phát biểu

Đến với chương trình, các dự án tham gia sẽ nhận được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tài chính, tư vấn sở hữu trí tuệ; đào tạo, huấn luyện đi cùng kết nối, đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước, từ đó có thể thương mại hóa sản phẩm thành công.

Chi tiết có tại website: http://uomtaovimach.vn/Địa chỉ: Tiểu khu K1-G3, đường D1, SHTP, P.Tân Phú, Q.9Tel: 08 3736 1086; Fax: 08 3736 1085; Email: [email protected]

H.N

KHÓA HỌC LỘ TRÌNH SÁNG TẠO

Innovation Roadmap

16 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Tiếp nối chuỗi chương trình đồng hành, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho người lao động, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng

cao cho SHTP nói riêng, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận nói chung, ngày 31/5/2016, TT Đào tạo phối hợp với TT Dịch vụ việc làm (DVVL) TP.HCM tổ chức Ngày hội việc làm SHTP lần I/2016 tại trụ sở TT Đào tạo (Lô E1, KCNC, Xa lộ Hà Nội, P. Hiệp Phú, Q. 9).

Ngày hội đã thu hút hơn 1.000 người lao động là sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố tham gia, nộp hồ sơ ứng tuyển. Tham gia ngày hội có hơn 20 đơn vị đăng ký tuyển dụng trực tiếp là những tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn đóng tại SHTP như Sam Sung HCMC CE COMPLEX, Intel Products VN, Tohin VN, Nidec Senmitsu VN, GES, Jabil VN, Nidec VN, Viedam M&R, Platel VN, Nidec Servo, Schneider Electric VN, công ty TM DV LAD, trường Trung cấp Nghề Đông Sài Gòn, cty Cung ứng Nhân lực Nhân Kiệt, cty Nhật Huy Khang, cty Minh Nguyên, cty Thanh Niên XP…

Các vị trí cần tuyển dụng nhiều nhân sự như công nhân sản xuất, kỹ thuật viên, kỹ sư sản xuất, chuyên viên kinh doanh, chuyên viên tổng vụ, kế toán, trưởng phòng sản xuất, cử nhân công nghệ sinh học, nhân viên nhân sự, IT... Tổng số nhân sự cần tuyển khoảng 1.000 lao động.

Nhân dịp này, SHTP Training và TT DVVL TP.HCM đã tiến hành ký kết biên bản hợp tác phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm, cùng đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động, tạo điều kiện giúp người lao động trên địa bàn thành phố định hướng tốt hơn về con đường nghề nghiệp, cũng như tìm được cơ hội nghề nghiệp ổn định, lâu dài. Với nhiệm vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cao, SHTP Training - một địa chỉ đáng tin cậy - đã giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng cần có cho công việc, là cầu nối giữa các doanh nghiệp và ứng viên, tạo cơ hội cho người lao động, sinh viên tìm được việc làm phù hợp.

Tin - ảnh: SHTP TRAINING

Ngày hội việc làmSHTP lần I/2016

Ông Trần Xuân Hải - GĐ TT Dịch vụ việc làm TP.HCM và ông Lê Thành Nhân - P.GĐ TT Đào tạo tặng hoa và trao chứng nhận cho các doanh nghiệp tham gia.

Ông Trần Xuân Hải và ông Lê Thành Nhân ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa 2 đơn vị

Người lao động tham gia ứng tuyển và tìm hiểu thông tin việc làm

17Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

PHÓNG SỰ ẢNH

Ngày hội việc làm SHTP lần I/2016

Ông Trần Xuân Hải - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM phát biểu khai mạc ngày hội

Quang cảnh chương trình Ngày hội việc làm Khu công nghệ cao tại Trung tâm Đào tạo

Người lao động tham gia ứng tuyển và tìm hiểu thông tin việc làm tại gian hàng của công ty Intel Product Việt Nam

Công ty VMR phỏng vấn trực tiếp ứng viên tại gian hàng

Người lao động tham gia ứng tuyển và tìm hiểu thông tin việc làm tại gian hàng của công ty Samsung Vina

Hội thảo “Kỹ năng sống và làm việc - Những điều cần biết” được TTĐT tổ chức song song với các hoạt động của Ngày hội việc làm

Khu Công nghệ cao lần 1 năm 2016PGS.TS Huỳnh Văn Sơn đặt câu hỏi và giao lưu

cùng khán giả tham dự hội thảo

18 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

HOÀNG KHƯƠNG

Giới thiệu

Nếu vào đầu những năm 2000, bạn sẽ không phải đắn đo nhiều khi lựa chọn bộ vi xử lý, vì khi đó tốc độ xung nhịp gần như là yếu tố duy nhất để đánh giá sức mạnh của CPU. Xung nhịp càng cao, tốc độ xử lý càng nhanh, máy tính càng mạnh (các CPU có cùng bộ nhớ đệm cache).

Chính vì vậy vào thời điểm đó, cả Intel và AMD đều chạy đua trong việc nâng cao tốc độ xung nhịp của CPU, từ 1.8Ghz > 2.0Ghz > 2.4Ghz > 2.8Ghz > 3.4Ghz… Người dùng chỉ việc chọn một CPU có tốc độ tương ứng với số tiền chi trả. Tuy nhiên, xung nhịp trên CPU không thể tiếp tục tăng vô hạn do gặp phải những hạn chế liên quan đến việc làm mát CPU khi tốc độ quá cao. Thế nên vào thời điểm 2004 - 2005, việc thiết kế và sản xuất CPU chuyển sang hướng mới. Các nhà nghiên cứu đã cho ra đời những CPU có số lượng nhân nhiều hơn, với tốc độ xung nhịp trên từng nhân thấp hơn so với trước đó.

Việc chuyển đổi từ kiến trúc đơn nhân sang đa nhân có ý nghĩa lớn trong việc phát triển phần cứng máy tính, nhưng đồng thời đặt ra một vấn đề lớn cho những nhà phát triển

phần mềm: làm sao viết ra những phần mềm có thể khai thác tối đa năng lực của những CPU thế hệ mới. Nhìn vào tài liệu marketing của các hãng phần mềm, các bạn sẽ luôn thấy những thông tin về việc hỗ trợ xử lý song song trên CPU thế hệ mới có nhiều nhân nhưng trên thực tế, không phải phần mềm nào cũng làm được điều này bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố như kernel mỗi phần mềm và thuật toán viết nên phần mềm đó.

tốc độ xung nhịp trên mỗi nhân, thì các dòng CPU Core i vẫn phát triển theo hướng tăng xung nhịp trên một số lượng nhân hạn chế. Ở thời điểm hiện tại, CPU Intel Xeon E5-2699v4 có đến 22 nhân với xung nhịp 2.2Ghz, và CPU Intel Core i7 6700K có xung nhịp lên đến 4.2 Ghz. Trước nhiều tùy chọn như vậy, nhiệm vụ của các bạn là phải chọn cho được một CPU phù hợp nhất với để bảo đảm đầu tư mang lại hiệu quả cao, tránh lãng phí. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải xác định rõ công việc chính của mình là thiết kế (CAD), lập trình gia công (CAM) hay phân tích, mô phỏng (CAE), việc tính toán được thực hiện trên máy tính của bạn hay trên một trung tâm tính toán khác?

Dùng CPU có nhiều nhân

Nếu công việc của bạn liên quan đến tính toán đường chạy dao khi lập trình CAM hay phân tích, mô phỏng CAE, thì những CPU nhiều nhân là lựa chọn tốt nhất. Lý do: các tác vụ này đòi hỏi nhiều năng lực tính toán của

CPU, và quan trọng là chúng được phân chia ra nhiều luồng để có thể chạy song song nhau.

Thử nghiệm tính toán đường chạy dao cho chu trình Clean Up của phần mềm Cimatron trên hai máy tính dùng CPU 4 nhân 4.0 Ghz và CPU 8 nhân 3.4 Ghz cho thấy sự khác biệt lên đến 36% (1).

CHỌN CPU CHO MÁY TRẠM

Nhiều nhân hay tốc độ xung nhịp cao?

Hiện nay, nếu phải chọn một bộ vi xử lý cho máy trạm (workstation), hẳn bạn sẽ vô cùng bối rối khi đứng trước một danh sách dài CPU rất khác nhau về số lượng nhân, tốc độ xử lý, bộ nhớ đệm và các công nghệ đi kèm. Bài viết này đưa ra một số ý kiến cho việc lựa

chọn CPU lĩnh vực CAD/CAM/CAE dựa trên hai thông số cơ bản: số lượng nhân và tốc độ xung nhịp.

Xu hướng phát triển CPU của Intel

Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến Intel vẫn duy trì việc thiết kế CPU theo hướng tăng xung nhịp trên những CPU dòng Core i (hiện đã đến thế hế thứ 6). Nếu nhìn vào xu hướng phát triển 2 dòng CPU của Intel, bạn sẽ thấy nếu như các CPU dòng Xeon hướng đến việc tăng cường số lượng nhân và giảm

19Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Một thử nghiệm khác để đánh giá khả năng tận dụng CPU của phần mềm Moldex3D. Nếu CPU có 8 nhân và trên phần mềm Moldex3D thiết lập chế độ tính toán 8PP, Moldex3D sẽ chia việc tính toán thành 8 tiến trình (process), và tất cả các nhân của CPU đều hoạt động ở mức cao.

Hình trên cho thấy dù CPU có đến 8 nhân, nhưng khi thực hiện CAD trên phần mềm Cimatron chỉ có 1 nhân hoạt động, trong khi các nhân còn lại hầu như trong tình trạng idle hoặc có tỷ lệ hoạt động ở mức thấp. Rõ ràng trong trường hợp này, xung nhịp cao hay thấp của một nhân mới là yếu tố quyết định tốc độ xử lý của CPU, chứ không phải số lượng nhân nhiều hay ít mà CPU đó có. Ngoài ra, những tác vụ tương tác với máy tính trong quá trình làm việc như phóng to, thu nhỏ, xoay, di chuyển các mô hình cũng không khai thác được sức mạnh của CPU nhiều nhân, nên trong trường hợp công ty bạn có nhiều người cùng làm công việc lập trình gia công hay phân tích CAE và những phần mềm đó hỗ trợ việc gửi dữ liệu cần tính toán, phân tích sang máy tính khác, bạn nên cân nhắc việc đầu tư một máy trạm “siêu khủng” với CPU nhiều nhân để chuyên thực hiện việc tính toán, và những máy

8 nhân của CPU đều hoạt động ở mức cao

CPU Số nhân/luồng Tốc độ (Ghz) Giá (USD) Thời gian tính (phút)

Intel® CoreTM i7-6700 4/8 3.4 312 26

Intel® CoreTM i7-6700K 2/4 4.0 350 41

Dùng CPU có xung nhịp cao

Nếu công việc chính của bạn là thiết kế CAD thì bạn nên chọn CPU có xung nhịp càng cao càng tốt, thay vì chọn CPU có nhiều nhân. Lý do: quá trình xử lý liên quan đến dựng hình tham số (parametric modeling) - vốn là nền tảng của các phần mềm CAD phổ biến hiện nay - đều có bản chất tuyến tính và hầu như không thể phân chia luồng tính toán để giảm thời gian thực hiện tác vụ.

Chỉ có 1 nhân hoạt động ở mức cao

20 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

tính có CPU ít nhân tốc độ cao để làm công việc thiết kế hay chuẩn bị dữ liệu CAM và CAE.

Nói vậy không có nghĩa khuyên bạn mua một CPU chỉ có một nhân, bởi hiện tại các CPU bán ra trên thị trường đều có tối thiểu 4 nhân, và điều này hoàn toàn hợp lý vì bên cạnh việc thiết kế CAD, bạn vẫn có những nhu cầu khác cần xử lý đồng thời như soạn thảo văn bản, duyệt web, check mail, nghe nhạc...

Kết luận

Ngày nay cả phần mềm lẫn phần cứng đều phát triển rất nhanh, mang đến cho người dùng vô số lựa chọn. Hiểu được đặc thù công việc và theo sát sự phát triển của công nghệ là 2 yếu tố chính để việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu chỉ xét ở bộ vi xử lý, có thể tóm tắt như sau:

l Nếu công việc chính của bạn là CAD kèm theo các tác vụ văn phòng như soạn thảo văn bản, lướt web, duyệt email... thì CPU 4 nhân là sự lựa chọn phù hợp. Tốc độ xung trên từng nhân là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào ngân sách của bạn.

l Nếu công việc chính của bạn là CAM hay phân tích, mô phỏng CAE thì bạn cần 1 CPU tối thiểu 8 nhân, và số CPU, số nhân có thể tăng càng nhiều càng tốt nếu ngân sách cho phép.

Sau cùng, dù CPU là “bộ não” của máy trạm, nhưng tự nó không đủ để thiết lập nên cấu hình máy tính tối ưu cho một công việc nhất định, bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bộ nhớ, card đồ họa, ổ cứng… và tính tương thích khi kết hợp chúng với nhau. Vấn đề này sẽ được tiếp tục giới thiệu trong những bản tin sau!

THAM KHẢO1. More CPU Core or Faster CPU Clock - Herrera, Cadalyst Magazine Vol 32, Fall 20152. How to select a right workstation - Alex Shown, Performance Engineering Dell INC, 20143. http://ark.intel.com/#@ =Processors

(1) Intel® Core- i7-6700K có 4 luồng và 8 nhân. Khi mở đủ 4 nhân vào 8 luồng, thời

gian tính toán nói trên giảm chỉ còn 16 phút.

Các nhà khoa học ở ĐH California - Irvine (UCI) vừa có khám phá mang tính đột phá trong việc nâng cao số lần nạp-xả của giả tụ điện sử dụng điện cực là các dây nano Au@ - MnO2 (lõi vàng, được bao

bọc bởi màng MnO2). Bằng cách thay thế dung dich điện giải Propylene Carbonate (PC) bởi chất điện giải có chứa poly(methyl methacrylate) (PMMA), số chu kỳ nạp-xả ổn định của loại giả tụ điện này đã được nâng từ 2.000-8.000 chu kỳ lên hơn 100.000 chu kỳ.

Pin sạc, giả tụ điện và siêu tụ

Với sự phát triển của các thiết bị điện tử di động và các loại phương tiện giao thông sử dụng điện năng, nhu cầu về các nguồn lưu trữ điện năng với kích thước nhỏ, mật độ năng lượng cao, có khả năng nạp lại điện năng sau khi sử dụng đang ngày càng tăng mạnh.

Hiện các thiết bị lưu trữ điện năng trên thị trường chủ yếu là pin lithium-ion. Nhằm giảm thời gian nạp điện, các thiết bị kiểu tụ điện như giả tụ (pseudocapacitor) và siêu tụ (supercapacitor) thường được sử dụng. Điểm khác nhau cơ bản giữa pin và các loại tụ điện là điện áp trong quá trình sử dụng pin hầu như không đổi, trong khi điện áp trong quá trình sử dụng tụ điện sẽ giảm dần.

Sự phụ thuộc của dung lượng riêng Csp của giả tụ vào số lần nạp-xả khi sử dụng chất điện giải PMMA và PC. Việc sử dụng chất điện giải PMMA giúp tăng số lần nạp-xả của pin lên vài chục lần mà không bị suy giảm điện dung của giả tụ. Trong hình trên, đường liền nét màu đen miêu tả sự phụ thuộc hiệu suất Coulomb của giả tụ vào số lần nạp-xả ứng với lớp vỏ MnO2 có chiều dày 222nm [1].

Thông thường, một siêu tụ thường có cấu tạo gồm một giả tụ và một tụ điện 2 lớp (Electric Double Layer Capacitor - EDLC). Trong đó, giả tụ lưu trữ điện năng ở dạng năng lượng điện hóa và tụ EDLC lưu trữ điện năng theo dạng năng lượng tĩnh điện. Cơ chế lưu trữ điện năng của giả tụ có nhiều nét tương đồng với các loại pin lithium-ion.

Cấu trúc chính của pin lithium-ion bao gồm điện cực âm (anode), chất điện giải (electrolyte) và điện cực dương (cathode). Trong quá trình hoạt động của pin (quá trình xả), các ion lithium Li+ nằm trong anode sẽ di chuyển từ anode qua lớp điện giải và sang cathode của pin và ngược lại, trong quá trình nạp pin, các ion lithium Li+ di chuyển từ cathode sang anode của pin. Trong pin lithium-ion, điện cực được cấu tạo từ các hợp chất lithium xen

21Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

kẽ (intercalated lithium compound). Đây là những hợp chất có khả năng lưu trữ và giải phóng các ion lithium trong quá trình nạp-xả của pin. Trong điều kiện lý tưởng, điện tử chỉ có thể di chuyển theo mạch ngoài và đi từ anode (thiết bị tiêu thụ điện năng) qua tải về cathode để tạo thành mạch kín (lớp điện giải ngăn không cho điện tử di chuyển qua nó, trừ ion lithium Li+). Do đó lớp điện giải cần có độ dẫn ion Li+ lớn và độ dẫn điện tử nhỏ. Trong các loại pin lithium-ion, các điện cực cathode và anode được chế tạo từ các vật liệu khác nhau. Cấu trúc của giả tụ tương tự như của pin lithium-ion, ngoại trừ hai điện cực của giả tụ được chế tạo giống hệt nhau (có thể coi như giả tụ có hai cathode). Yêu cầu về chất điện giải của giả tụ cũng tương tự như chất điện giải trong pin lithium-ion: dẫn ion tốt và không dẫn điện tử. Tất nhiên, điện cực của pin lithium-ion và giả tụ thường được chế tạo bằng các loại vật liệu khác nhau. Hai thông số quan trọng hàng đầu của pin lithium-ion và giả tụ là dung lượng của pin và số chu kỳ nạp-xả ổn định. Dung lượng của pin và giả tụ là thông số đánh giá khả năng lưu trữ điện tích của pin và là một trong những thông số quan trọng nhất của pin lithium-ion nói riêng, và các loại pin khác nói chung. Nhằm mục đích dễ dàng so sánh khả năng lưu trữ

điện tích và kích thước của pin, giá trị dung lượng riêng (dung lượng của pin trên một đơn vị khối lượng của điện cực) thường được sử dụng. Với nhu cầu giảm kích thước và tăng dung lượng sử dụng của pin cho các thiết bị điện tử di động, rất nhiều nghiên cứu khoa học về pin hiện nay đều nhằm mục đích tăng dung lượng riêng của pin và giả tụ.

Đây cũng chính là một trong những lí do chính cho việc sử dụng ion Li+ trong pin lithium-ion và giả tụ. Lithium là chất có khối lượng nguyên tử rất nhỏ (chỉ lớn hơn H và He), do đó tỷ lệ điện tích/khối lượng của Li+ rất lớn. Thông thường, các loại pin lithium-ion và giả tụ sẽ bị suy giảm dung lượng đáng kể sau vài trăm cho đến vài ngàn lần chu kỳ nạp-xả. Nguyên nhân của sự suy giảm dung lượng của pin lithium-ion và giả tụ là do sự suy giảm chức năng của các điện cực gây ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình sử dụng pin. Số chu kỳ nạp-xả ổn định là thông số đánh giá số lần nạp-xả của pin và giả tụ lớn nhất mà không làm suy giảm dung lượng của pin. Ngoài ra, việc giảm giá thành, sử dụng các công nghệ, hợp chất không độc hại trong quá trình chế tạo pin và giả tụ cũng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học, các nhà sản xuất pin, giả tụ.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các loại điện cực của pin hay giả tụ có cấu tạo từ dây nano có khả năng cải thiện dung lượng riêng của pin và giả tụ so với việc sử dụng điện cực là các loại màng mỏng cùng chất liệu [1-6]. Tuy nhiên, điện cực có cấu tạo bằng dây nano có nhược điểm lớn là số chu kỳ nạp-xả ổn định nhỏ [1,2,7]. Nguyên nhân là do các dây nano có kích thước bề ngang rất nhỏ, dễ dàng bị phân hủy và đứt gãy trong quá trình hoạt động của pin và giả tụ [1].

Trong trường hợp sử dụng cấu trúc dây nano Au@ MnO2 (lõi vàng, vỏ MnO2) trước đây, số chu kỳ nạp-xả ổn định của giả tụ đạt được 4.000 lần trong điều kiện tốc độ quét của hiệu điện thế là 100mV/s, và chất điện giải là LiClO4, Acetonitrile khô [2,4].

Công nghệ giả tụ điện siêu bền sử dụng điện cực dây NanoTRỊNH XUÂN THẮNG - NGÔ VÕ KẾ THÀNH

Quy trình chế tạo cấu trúc giả tụ trên đế kính theo 7 bước chính của UCI [1]. Giả tụ được chế tạo với

các điện cực làm bằng dây nano Au@ MnO2 và chất điện giải dạng gel có chứa PMMA

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

22 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Công nghệ chế tạo giả tụ điện của UCI

Trong nghiên cứu gần đây của UCI, chất điện giải được chế tạo từ các dung dịch Propylene Carbonate (PC) khô (là dung dịch PC có tỷ lệ nước gần như bằng không), Poly(methyl methacrylate) (PMMA) và 1.0 M LiClO4. Trong đó, PMMA (khối lượng mol M=120 000g/mol, độ tinh khiết 99.99%) và LiClO4 (độ tinh khiết 99.99%) được cung cấp bởi công ty Sigma-Aldrich; PC khô (độ tinh khiết 99.7%) được cung cấp bởi công ty Fisher [1]. Hai chất điện giải (i) và (ii) được chế tạo để khảo sát số chu kỳ nạp-xả ổn định của giả tụ. Chất điện giải (i) có cấu tạo gồm 1.0 M LiClO4 trong dung dịch PC khô. Chất điện giải (ii) được chế tạo bằng cách cho 20% khối lượng chất PMMA vào dung dịch 1.0M LiClO4 trong chất PC khô. Sau đó hỗn hợp này được phân tán tại nhiệt độ 1150C, rồi giảm nhiệt từ từ xuống nhiệt độ phòng để tạo ra chất điện giải dạng gel (có cấu trúc tương tự thủy tinh hữu cơ Plexiglas) [1]. Điện cực cấu trúc bằng dây nano Au@ MnO2 của giả tụ được chế tạo theo 7 bước:

Trong bước đầu tiên, một lớp Ni có chiều dày 40nm được bốc bay nhiệt lên bề mặt của 1 tấm kính (kích thước tấm kính là 5cmx1.27cm). Sau đó, lớp cản quang dương (PR, Shipley, S1808) được phủ lên trên màng Ni bằng phương pháp quay phủ và ủ nhiệt (ở nhiêt độ 900C trong 30 phút). Lớp cảm quang dương được chiếu sáng bằng bước sóng 365nm thông qua 1 mask chromium/quartz. Sau khi chiếu sáng, các vị trí bị chiếu sáng của lớp cảm quang dương bị biến đổi tính chất và dễ dàng được tẩy rửa bằng dung dịch tẩy rửa chất cảm quang (Shipley, MF-319).

Bước thứ 2, lớp Ni được trên bề mặt được loại bỏ bằng phương pháp ăn

mòn hóa học (sử dụng dung dịch 0.8M HNO3 và thời gian ăn mòn là 5 phút). Tại những vị trí không bị chiếu sáng, lớp cảm quang giữ nguyên tính chất và lớp Ni ở bên dưới vị trí đó không bị tẩy rửa trong quá trình ăn mòn bằng dung dịch HNO3. Do đó, sau bước thứ 2 hệ điện cực Ni trên đế kính được hình thành. Trong bước thứ 3, các dây nano vàng được kết tủa xung quanh các điện cực Ni bằng phương pháp điện hóa trong thời gian 1.000s. Sau đó, lớp cảm quang dương được tẩy rửa bằng Acetone. Trong các bước 4 và 5, các lớp tiếp xúc điện bằng vàng được chế tạo bằng phương pháp bốc bay và sử dụng lớp cảm quang để bảo vệ cấu trúc điện cực Au/Ni. Sau khi kết thúc bước 5, lớp cảm quang này được loại bỏ bằng dung dịch Acetone và điện cực Ni được loại bỏ nhờ dung dịch HNO3.

Sang bước thứ 6, một lớp cảm quang khác được sử dụng làm lớp bảo vệ cho điện cực dẫn vàng. Lớp cảm quang này được ủ nhiệt ở 1900C trong vòng 30 phút để tránh bị hòa tan trong dung dịch hữu cơ. Tiếp theo, lớp vỏ MnO2 của dây nano vàng được kết tủa bằng phương pháp điện hóa trong thời gian 5s-40s. Kết thúc bước thứ 6, mẫu được rửa sạch bằng nước, khí khô và giữ nhiệt ở 900C trong 30 phút.

Trong bước thứ 7, gel điện giải (~180m) được phủ lên bề mặt và tạo

thành cấu trục giả tụ hoàn chỉnh [1]. Kết quả nổi bật của UCI

Điện cực của các giả tụ được chế tạo bằng 750 dây nano Au@ MnO2 (375 dây ở mỗi bên điện cực). Do dây nano Au@ MnO2 được mọc xung quanh điện cực Ni trong quá trình chế tạo, chiều dài của dây nano Au@ MnO2 có thể ước tính ~ 5mm (=2x2.5mm). Hình ảnh hiển vi điện tử quét (SEM-Scanning Electronic Microscope) cho thấy kích thước lõi Au của dây nano Au@ MnO2 ~ 35nmx240nm, và bề dày của lớp vỏ MnO2 thay đổi từ 122nm - 300nm tùy theo thời gian kết tủa của chúng. Với giá trị bề dày lớp vỏ MnO2 trong khoảng 122nm - 300nm, dung lượng tổng cộng của giả tụ tăng theo chiều dày lớp vỏ trong khi dung lượng riêng (giá trị dung lượng chia cho khối lượng lớp vỏ MnO2) giảm theo chiều dày lớp vỏ. Tính chất này cũng phù hợp với các công bố khoa học trước đây, và thường được giải thích là đo điện trở lớn của lớp vỏ MnO2 tăng khi chiều dày tăng [1,2]. Đặc biệt, việc cho thêm chất PMMA vào chất điện giải không làm thay đổi tính chất điện hóa và làm suy giảm giá trị dung lượng riêng [1].

Trong dung dịch điện giải (i), số chu kỳ nạp-xả ổn định của giả tụ điện

Cấu trúc của giả tụ chế tạo bởi các nhà khoa học UCI. Hình (a) mô tả cấu trúc chung của các siêu tụ, hình (b) - ảnh SEM độ phân giải thấp của dây nano Au@ MnO2, hình (c), (d) - ảnh SEM độ phân giải cao của lõi vàng với kích thước mặt cắt là 35nm - 240nm và dây nano Au@ MnO2 với bề dày lớp MnO2 là 124nm, hình (e) - hình ảnh của giả tụ bao gồm 750 dây nano Au@ MnO2 (375 mỗi bên điện cực) [1].

23Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

Ảnh SEM của dây nano Au@ MnO2 khi sử dụng hai chất điện giải (i) không chứa PMMA, và chất điện giải (ii) có chứa PMMA trước và sau các chu kỳ nạp-xả. Trong trường hợp sử dụng chất điện giải (i), lớp vỏ MnO2 bị mất đi sau 4.000 chu kỳ nạp xả (hình f), và phạm vi mất đi mở rộng ra với kích thước lớn hơn micromet (hình i). Trong trường hợp sử dụng chất điện giải (ii), lớp vỏ MnO2 không bị suy giảm sau khi nạp-xả 100.000 chu kỳ.

Số chu kỳ nạp-xả ổn định của siêu giả tụ, khi sử dụng chất điện giải (i) (không chứa PMMA) và chất điện giải (ii) (có chứa PMMA). Đường liền nét đen miêu tả sự phụ thuộc hiệu suất Coulomb của giả tụ vào số lần nạp-xả ứng với lớp vỏ MnO2 có chiều dày 222nm [1].

nằm trong khoảng 2.000-8.000 chu kỳ đối với cả 3 trường hợp lớp vỏ MnO2 dày 143nm, 222nm và 300nm [1]. Giá trị này cũng tương tự so với trường hợp sử dụng chất điện giải là Acetonitrile khô [2].

Trong trường hợp sử dụng chất điện giải (ii) có chứa chất PMMA, số chu kỳ ổn định tăng lên hơn 100.000 đối với chiều dày lớp vỏ MnO2 là 222nm và 300nm và tăng lên hơn 20.000 đối với chiều dày lớp vỏ MnO2 là 143nm. Số chu kỳ ổn định này được xác định là số chu kỳ nạp-xả trước khi giá trị dung lượng riêng suy giảm 10% [1]. Các giá trị chu kỳ nạp-xả ổn định trên 100.000 chu kỳ là các giá trị lớn nhất được công bố cho đến thời điểm này của các giả tụ hoặc pin sử dụng điện cực là các dây nano [1]. Ngoài ra, hiệu suất Coulomb của giá tụ sử dụng chất điện giải (ii) có chứa PMMA cũng đạt ~ 96% sau hơn 100.000 chu kỳ nạp-xả [1]. Nhằm mục đích tìm hiểu chất điện giải (ii) cải thiện số chu kỳ nạp-xả ổn định của giả tụ như thế nào, các nhà khoa học tại UCI đã tiến hành khảo sát ảnh SEM của điện cực trong quá kỳ nạp-xả của giả tụ trong hai trường hợp sử dụng chất điện giải (i) và (ii). Ngay sau khi giả tụ được chế tạo hoàn thiện, cấu trúc của dây nano Au@ MnO2 trong hai trường hợp sử dụng chất điện giải (i) và (ii) hoàn toàn tương tự nhau. Tuy nhiên, sau 4.000 chu kỳ nạp-xả, lớp vỏ MnO2

của dây nano của giả tụ sử dụng chất điện giải (i) bị mất đi. Trong khi đó, lớp vỏ MnO2 của dây nano của giả tụ sử dụng chất điện giải (ii) vẫn giữ nguyên hình dạng sau 100.000 chu kỳ nạp-xả, và là nguyên nhân giải thích số chu kỳ nạp-xả ổn định của giả tụ khi sử dụng chất điện giải (ii) có thể lớn hơn 100.000 chu kỳ. Xu hướng phát triển

Đây là công bố khoa học đầu tiên về khả năng nâng cao số chu kỳ nạp-xả ổn định của các giả tụ hoặc pin có điện cực cấu tạo bằng dây nano. Nghiên cứu này mở ra ý tưởng về sử dụng các chất điện giải có tác dụng bảo vệ dây nano ở điện cực trong quá trình hoạt động của pin hoặc giả tụ. Tuy nhiên, cơ chế chất PMMA bảo vệ lớp vỏ của dây nano Au@MnO2 vẫn chưa rõ ràng. Có hai vấn đề cần giải quyết để kết quả này có thể ứng dụng trong các sản phẩm thương mại của pin. Thứ nhất cần mở rộng nghiên cứu cho cả hai cực của pin. Thứ hai giảm giá thành sản xuất vì điện cực ở trong nghiên cứu này được chế tạo từ vàng là loại kim loại đắt tiền.

THAM KHẢO:

[1] M. Le Thai, G. T. Chandran, R. K. Dutta, X. Li, and R. M. Penner, “100k Cycles and Beyond: Extraordinary Cycle Stability for MnO2 Nanowires Imparted by a Gel Electrolyte”, ACS Energy Lett., vol. 1, p. 57 - 2016.

[2] W. Yan, M. Le Thai, R. Dutta, X. Li, W. Xing, and R. M. Penner, “A Lithographically Patterned Capacitor with Horizontal Nanowires of Length 2.5mm”, ACS Appl. Mater. interfaces, vol. 6, p. 5018 - 2014.

[3] M. Song, S. Cheng, H. Chen, W. Qin, K. Nam, S. Xu, X. Yang, A. Bongiorno, J. Lee, J. Bai, T. A. Tyson, and J. Cho, “Anomalous Pseudocapacitive Behavior of a Nanostructured, Mixed- Valent Manganese Oxide Film for Electrical Energy Storage” Nano Lett., vol. 12, p. 3483 - 2012.

[4] W. Yan, J. Y. Kim, W. Xing, K. C. Donavan, T. Ayvazian, and R. M. Penner, “Lithographically Patterned Gold/Manganese Dioxide Core/Shell Nanowires for High Capacity, High Rate, and High Cyclability Hybrid Electrical Energy Storage”, Chem. Mater., vol. 24, p. 2382 - 2012.

[5] R. Inoue, Y. Nakashima, K. Tomono, and M. Nakayama, “Electrically Rearranged Birnessite-Type MnO2 by Repetitive Potential Steps and Its Pseudocapacitive Properties” vol. 159, no. 4, pp. 445 - 451.

[6] Y. Hou, Y. Cheng, T. Hobson, and J. Liu, “Nanospheres / Carbon Nanotubes / Conducting Polymer Ternary Composite for High Performance Electrochemical Electrodes” pp. 2727 - 2733 - 2010.

[7] J. Cho and S. T. Picraux, “Silicon Nanowire Degradation and Stabilization during Lithium Cycling by SEI Layer Formation”, Nano Lett., vol. 14, p. 3088 - 2014.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Phát triển Công nghệ cao / 6.201624

Nano thường có đường kính khoảng 1-100nm, có đặc điểm, tính chất hóa lý cũng như cấu trúc khác biệt với các vật liệu có kích thích lớn hơn. Chính vì thế, nano là một trong những vật liệu có tiềm năng ứng dụng trong y học và công nghệ y sinh học như chuẩn đoán phân tử (molecular diagnosis), chuẩn đoán hình ảnh tế bào (cellular imaging) và phân phối thuốc đúng đích (targeted drug delivery). Các vật liệu nano thường được sử dụng: ống carbon (carbon nanotubes), chấm quang tử (quantum dot), hạt nano từ (magnetic nanoparticles), hạt polymer và hạt nano kim loại.

Trong các vật liệu nano, nano vàng thường được nghiên cứu nhất bởi chúng tương hợp sinh học (biocompatible), không độc với tế bào, trơ về mặt hóa học, dễ tổng hợp và chế tạo hơn so với các vật liệu nano khác. Hiện, nano vàng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như genomics, phát hiện và kiểm soát các vi sinh vật, phân phối thuốc đúng đích, chuẩn đoán hình ảnh, cảm biến sinh học (biosensor), xét nghiệm miễn dịch (immunoassays), theo dõi hoạt động sinh học của tế bào và mô (monitoring of biological activities of cells and tissues), và tiêu diệt tế bào ung thư bằng quang-nhiệt (photo-thermolysis) (2)…

Với những tiến bộ gần đây trong kiểm soát quá trình tổng hợp, hàng loạt cấu trúc khác nhau của vàng đã được tổng hợp, ứng dụng trong y sinh học như nanosphere, nanorod, nano belts, nanocages, nanoprism, nanocube, và nanostar(3). Ngoài ra, bề mặt của của vật liệu nano vàng có thể biến đổi dễ dàng sau quá trình tổng hợp với các đại phân tử sinh học (biomacromolecule), mở ra hướng ứng dụng tiềm năng trong y sinh học như cảm biến sinh học (biosensor), hóa chất tạo hình ảnh trong y sinh (biomedical imaging agent), và trong phân phối thuốc đúng đích, liệu pháp quang nhiệt (photothermal therapy), liệu pháp xâm lấn bằng tần số vô tuyến (radiofrequency ablative therapy) và liệu pháp quang động (photodynamic therapy).

Ứng dụng của nano Vàng trong chuẩn đoán y họcSự kết hợp đặc thù của tính trơ về mặt hóa học và tính chất quang học đa năng đã làm nano vàng được ứng dụng rộng rãi trong các chẩn đoán y học.

1. Trong hình ảnh sinh học (bioimaging)

Hình ảnh y sinh học dựa trên nano vàng là trọng tâm của nghiên cứu y sinh học do độ sáng vượt trội và tính ổn định quang học. Trong vài năm qua, rất nhiều nỗ lực để phát triển các đầu dò nano (nanoprobe) phát quang tương thích sinh học, không độc hại đã được phát triển cho hình ảnh y sinh học.Tính chất quang học đặc biệt của vàng colloid gây ra các hiệu ứng lượng tử thích hợp cho các ứng dụng hình ảnh. Các phương pháp ứng dụng của nano vàng trong chuẩn đoán hình ảnh như cộng hưởng bề mặt plasmon (SPR), sự gắn kết quang học (optical coherence), phổ học Raman tăng cường bề mặt (SERS) của các phân tử hữu cơ và phân tử sinh học, và phản ứng quang âm (photoacoustic). Hàng loạt các hình dạng của nano vàng như hình que, hình hạt gạo, nhiều chân, ngôi sao, vỏ, hộp và lồng biểu hiện SPR trong vùng cận hồng ngoại (NIR) từ 700-900nm. Trong quang phổ NIR, do hemoglobin và nước ít hấp thụ ánh sáng nhất, nên ánh sáng có thể xuyên sâu qua mô. Kết quả nano vàng đã nổi lên như là ứng cử viên tiềm năng cho các ứng dụng hình ảnh in vivo. Đến nay, một số nghiên cứu đã được tiến hành để thử nghiệm khả năng ứng dụng của nano vàng trong hình ảnh sinh học in vitro và in vivo. Vàng nanoshell đã được sử dụng như tác nhân phản quang cho phân phối thuốc đúng đích của các tế bào ung thư sử dụng đặc tính tán xạ trường tối. Thuộc tính tán xạ của nano vàng có thể được sử dụng cho việc chụp ảnh cũng như theo dõi quá trình phân bào

trong các tế bào ung thư. Ngoài ra, sự hấp thu nano vàng thông qua trung gian thụ thể đã được phát hiện trong các tế bào ung thư tuyến tụy bằng kính hiển vi trường tối.

2. Trong cảm biến sinh học (biosensor)

Vật liệu nano như QD và nano vàng là những đầu dò tín hiệu tuyệt vời trong đó các tín hiệu xuất phát từ tính chất quang học đặc thù của vật liệu được điều chỉnh bởi sự hiện diện của một chất phân tích mục tiêu. Nano vàng do thuộc tính SPR và kích thước nhỏ, tỷ lệ diện tích bề mặt cao và tương đối dễ gắn các ligand (ví dụ oligonucleotide, DNA, peptide, kháng thể và các phân tử thuốc nhuộm hữu cơ) nên được sử dụng phổ biến như cảm biến sinh học. Nano vàng cũng có thể được sử dụng như một thành phần cảm ứng trong việc phát hiện các axit nucleic, protein, chỉ thị sinh học ung thư, các ion kim loại và các vi sinh vật một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc gắn kết các phân tử mục tiêu vào bề mặt nano vàng có thể làm thay đổi đáng kể tần số cộng hưởng plasmon của vàng, được ứng dụng trong cảm biến sinh học.

3. Trong y học trị liệu (therapeutics)

Tiềm năng to lớn của nano vàng và các hợp chất của nó đã dẫn đến sự phát triển mới và thú vị trong lĩnh vực y học trị liệu

4. Trong phân phối thuốc (drug delivery)

Trong nhiều năm qua, phân phối thuốc dựa trên tiếp hợp với nano vàng đã đưa đến triển vọng phát triển của các hợp chất mới. Sự kết hợp của thuộc tính hóa học, quang học và điện từ đặc thù của nano vàng tạo điều kiện cho việc theo dõi tương tác của các chất mang có kích thước nano (nanocarrie) với các hệ thống sinh học, phân bố sinh học, hấp thu nội bào, giải phóng thuốc và liệu pháp điều trị. Ngoài ra, hiệu ứng EPR và thời gian lưu thông dài hơn trong máu cho phép nano vàng giữ vài trò quan trọng trong việc phân phối thuốc đúng đích đến khối u một cách thụ động. Cho đến nay, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để thực hiện và tăng cường cung cấp phân phối thuốc đúng đích và các phân tử sinh học được tiếp hợp với nano vàng như phương tiện vận chuyển. Nano vàng đã được liên

Nano vàng & ứng dụng “vàng” trong Y Sinh họcPHẠM XUÂN HƯNG - LÊ ĐÌNH PHONG

Công nghệ nano và ứng dụng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các phương pháp mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh trong y học (1).

25Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

hợp thành công với các phân tử như DNA, RNA, protein, siRNA, peptide, kháng thể, thuốc, hoặc PEG và được sử dụng để chuyển gen và hay dập tắt gen, phân phối thuốc hoặc phân phối gen đúng đích, và liệu pháp chống ung thư. Gần đây, các cấu trúc nano lai với các chức năng sinh học tương tự như tế bào sống đã được phát triển và được gọi là hạt nano mô phỏng sinh học ứng dụng trong phân phối thuốc.

5. Trong quang nhiệt trị liệu (Photothermal therapy, PTT)

PTT hoặc tăng nhiệt (hyperthermia) là một chiến lược điều trị với mức độ xâm lấn tối thiểu, trong đó nhiệt độ được tăng cục bộ đến 440C để diệt các tế bào ác tính. Tế bào ung thư tiếp xúc với nhiệt độ cao bị phá hủy bất thuận nghịch bằng cách gián đoạn tính thấm của màng tế bào, và biến tính protein dẫn đến sự hủy diệt và đàn áp tăng trưởng của các khối u.

Các phương pháp điều trị tăng nhiệt, còn gọi là xâm lấn bởi nhiệt (thermal ablation) khi chống lại các khối u rắn, cung cấp nhiều lợi thế hơn phẫu thuật cắt bỏ khối u như giảm mức độ bệnh, tăng cường bảo tồn các mô xung quanh, giảm chi phí và thời gian nằm viện. Hiện cắt đốt nhiệt qua da được sử dụng để điều trị các khối u nhỏ và không thể cắt bỏ, hoặc cho bệnh nhân không muốn phẫu thuật. PTT là một hình thức tăng nhiệt ở nơi nhiệt được kích ứng do tiếp xúc với năng lượng ánh sáng, là một trong những ứng dụng được nghiên cứu toàn diện của nano vàng trong lĩnh vực y học nano.

Việc chuyển đổi hiệu quả của ánh sáng thành nhiệt của nano vàng giúp nó trở thành ứng viên tiềm năng cho liệu pháp cắt đốt nhiệt độ cao trong điều trị khối u. Liệu pháp nhiệt NIR dựa trên nano vàng lần đầu tiên được phát triển bởi Halas và đồng nghiệp năm 2003. Họ phát triển cấu trúc nano gồm một lõi silic và lớp vỏ mỏng Au bên ngoài, cho phép hấp thụ các bước sóng ánh sáng trong vùng VIS-NIR - khẳng định hiệu quả chống ung thư ở các dòng tế bào ung thư khác nhau cũng như ở mô hình động vật. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy so với các hạt vàng đơn lẻ, các hạt nano vàng kết tụ tăng cường PTT ngay cả dưới điện năng thấp. Gần đây, sự kết hợp của PTT và hóa trị liệu đã phát

triển như một phương pháp tối ưu hóa trị ung thư, đã được chứng minh hiệu quả hơn so với phương pháp trị liệu riêng lẻ do tác dụng hiệp đồng của các phương thức điều trị khác nhau.

Nano vàng là nano plasmon biểu hiện đặc tính quang nhiệt hiệu quả được sử dụng kết hợp với các loại thuốc hóa trị khác nhau và tăng cường hiệu quả kháng u. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu về khả năng để tích hợp tích cực phương thức đúng đích của các dàn giáo (platform) hạt nano đáp ứng tia NIR cho liệu pháp “nhiệt-hóa trị ung thư đúng đích”. Sự kết hợp 3 loại hiệu ứng tăng nhiệt NIR, kích hoạt giải phóng thuốc, và phân phối thuốc đúng đích có thể đạt hiệu quả điều trị tối ưu trong điều trị ung thư.

Liệu pháp xâm lấn bằng tần số vô tuyến (Radiofrequency Ablation, RFA) Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trên các ứng dụng y sinh học của nano vàng, RFA đã chỉ được khám phá một phần nhỏ. Tần số vô tuyến sóng ngắn (RF) trong phạm vi MHz cung cấp một sự tuyển năng lượng RF tương đối dài (~30cm) và xuyên qua toàn bộ cơ thể với độc tính tối thiểu. Tuy nhiên, bản chất xâm lấn của RFA đã hạn chế trong các ứng dụng lâm sàng. Nano vàng được chứng minh tiềm năng trong tăng nhiệt RF không xâm lấn để điều trị hiệu quả ung thư. Hiện tượng gia tăng nhiệt của nano vàng trong RF là hiện tượng phức tạp với tốc độ tăng nhiệt từ 1-30C/s trong các dung dịch khác nhau và ở mức công suất khác nhau. Hầu hết các thiết bị RF sử dụng các trường RF sóng ngắn của 13,56MHz với công suất thường từ 100-800W. Nói chung, cường độ

trường điện của RF khoảng 5-15kV/m.Vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến cơ chế gia nhiệt của nano vàng trong trường RF, nhưng Curley và đồng nghiệp đã chứng minh rằng nano vàng gia nhiệt chủ yếu thông qua nhiệt Joule; hoạt động như “điện trở mini”, trong đó các electron tự do trên bề mặt của vàng bị hạn chế di chuyển và sau đó tạo ra ma sát với hạt nano khác, giải phóng nhiệt vào môi trường xung quanh. Gần đây, nano Au liên kết với các chất khác sử dụng RFA gây ra chết theo chương trình hoặc hoại tử trong ung thư biểu mô tế bào gan. Liệu pháp kết hợp của hóa trị thông thường với RFA cũng đạt hiệu quả, an toàn hơn ngay cả với một liều thuốc 275 lần thấp hơn.

Quang động lực trị liệu (Photodynamic therapy)PDT đã nổi lên như là một phương thức điều trị lâm sàng quan trọng trong kiểm soát ung thư, da, và các bệnh truyền nhiễm. PDT dựa trên sự kết hợp của ánh sáng và sử dụng các loại thuốc đặc hiệu gọi photosensitizers (PS). Sau khi tiêm quan màng bụng và tích lũy của PS (ví dụ, photofrin, levulan) trong tế bào bị bệnh, chiếu xạ bằng tia laser (ở bước sóng tương ứng với peak hấp thụ của thuốc nhuộm), các loại thuốc PS có thể chuyển năng lượng để tạo ra nguyên tử oxy và các gốc tự do có hoạt tính cao để tạo ra chu trình chết của tế bào hoặc hoại tử. PDT có thể khóa các mạch máu của khối u do đó cắt đứt nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tế bào khối u dẫn đến tự hủy diệt. Tuy nhiên, thuốc PS hữu cơ rất nhiều nhược điểm khác nhau như sự hấp thu ánh sáng yếu, dễ mất màu, độ tan trong nước thấp, cũng như độ chọn lọc không cao và có độc tính đối với các tế bào khác.

Rất nhiều nỗ lực đáng kể đang được thực hiện để khắc phục những thiếu sót và cải thiện nhắm mục tiêu tới các khối u với tác dụng phụ tối thiểu. Gần đây, cường độ huỳnh quang của PS đã được cải thiện bằng cách đặt chúng tiếp cận tối ưu với các vật liệu cộng hưởng plasmon như nano vàng có thể tăng cường hiệu quả điều trị của PDT. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để đóng gói nano vàng vào một hệ thống phân phối thuốc nhạy cảm với nhiệt độ dựa trên polymer/hydrogel, hình thành một hệ thống phân phối thuốc an toàn Các hình dạng khác nhau của Nano Vàng sử dụng trong Y Sinh học

26 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

và hiệu quả đến đúng đích cụ thể. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định cách tiếp cận mục tiêu sử dụng PDT dựa trên nano vàng cho các mẫu ung thư khác nhau đã chứng minh tác dụng chống ung thư hiệu quả hiệp đồng của nano vàng liên hợp với PS, hematoporphyrin, và chemodrug doxorubicin để điều trị ung thư gan. Ngoài ra, liệu pháp điều trị ung thư bằng quang nhiệt và quang động lực thông qua trung gian vàng nanoshell đã được sử dụng để điều trị ung thư.

Độc tính Vì diện tích bề mặt rất lớn, nano vàng có thể làm tăng độ phản ứng của các môi trường sinh lý, có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Khi phân loại vật liệu nano vàng và phát triển các ứng dụng từ vật liệu nano vàng, yếu tố an toàn của nó đối với con người cần được xem xét cẩn thận. Những hiểu biết sâu sắc về tiềm năng độc tính, rủi ro và nguy hiểm của các vật liệu nano mới phải được phát hiện trước khi chúng được sử dụng trong các ứng dụng y sinh học. Mặc dù đã có kết quả đáng khích lệ cho tiềm năng ứng dụng nano vàng trong y sinh học, các nghiên cứu về an toàn trong ống nghiệm (in vitro) và trên cơ thể sống (in vivo) và độc tính cần phải được thực hiện trước khi chuyển qua các thử nghiệm lâm sàng. Quan trọng nhất, phản ứng của tế bào đối với các biến đổi trong hình dạng, kích thước và đặc điểm hóa học bề mặt của nano vàng trong môi trường sinh học cần được nghiên cứu đầy đủ.

Tương tác với tế bàoTrong vài năm qua, việc đánh giá độc tính in vitro và in vivo đã được thực hiện trên nhiều loại hình nano vàng khác nhau để nghiên cứu độ an toàn và tương tác sinh học của nó với các tế bào. Tuy nhiên, do sự thay đổi trong thiết kế thí nghiệm, kỹ thuật tổng hợp, tính chất và mức độ biến đổi… dữ liệu về độc tính vẫn còn mâu thuẫn, những kết luận sai lầm đã được đưa ra. Đến nay, một số nghiên cứu đã được tiến hành nghiên cứu sự hấp thu nội bào của nano vàng. Người ta đã biết rằng mức độ hấp thu của nano vàng phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước, hình dạng, chức năng bề mặt, điện tích, nồng độ, độ xốp, tình trạng kết tụ (aggregation) và loại tế bào, cũng như các biến số thí nghiệm như thời gian ủ, nhiệt độ và môi trường nuôi cấy. Các độc tính của nano vàng trở nên đáng kể khi kích

thước hạt giảm đến cấp độ nano. Ngược lại, nano vàng kích thước 10nm không gây độc tính ở nồng độ cao hơn 100 lần so với nanoclusters. Phần lớn các nghiên cứu trong vài năm qua đã tiết lộ rằng nano vàng ~5nm hoặc lớn hơn có tính trơ về mặt hóa học và sinh học, giống như vàng có kích thước lớn hơn.

Với động vậtTrước khi ứng dụng nano vàng vào y sinh, các đánh giá tiền lâm sàng như dược động học, tích lũy và độc tính vivo của nano vàng cần phải thực hiện trước. Sự hiểu biết toàn diện về độc tính và chuyển vị của các nano vàng đến các cơ quan trong cơ thể thật sự cần thiết.

Độc tính trên cơ thể sống của nano vàng có thể phát sinh hoặc do gây độc trực tiếp các tế bào/mô bằng cách gây tổn thương oxy hóa hoặc bằng cách gợi lên một phản ứng viêm cục bộ hoặc viêm theo hệ thống hoặc miễn dịch đáp ứng. Trong vài năm qua, đã có rất nhiều bài báo cáo tác động của nano vàng khác nhau ở động vật với kết quả trái ngược nhau. Cơ chế gây độc của nano vàng vẫn chưa được công bố do thiết kế nghiên cứu khác nhau dẫn đến việc so sánh các nghiên cứu độc tính của nano vàng trên cơ thể sống phụ thuộc kích cỡ, hình dạng, liều lượng, hóa học bề mặt, và phương pháp tổng hợp gặp khó khăn. Tuy vậy một số báo cáo đã chỉ ra mô hình biểu hiện gen của nano vàng tương tự với mô hình biểu hiện gen trong quá trình chết theo chương trình của tế bào, chu kỳ tế bào, viêm và các quá trình trao đổi chất.

Việc đào thải của nano vàng ra khỏi cơ thể vẫn còn là một thách thức để ứng dụng nó trong y sinh học trên cơ thể sống. Nano vàng kích thước 1,4nm được thận thải dễ dàng ra khỏi cơ thể, trong khi với kích thước 18nm tích lũy trong hệ thống lưới nội mô (RES) của gan và lá lách. Gần đây, PEG, một polymer được FDA phê chuẩn, đã được sử dụng rộng rãi để thay đổi bề mặt nano vàng để giảm sự hấp thụ vào RES, do đó làm tăng thời gian lưu thông của nano vàng trong máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nano vàng được chức năng hóa với PEG ít tích tụ trong gan so với nano vàng không được chức năng hóa với PEG.

Kết luận và triển vọngTrong thập kỷ qua, vàng colloid đã được thăm dò rộng rãi cho nhiều phương thức

chẩn đoán và điều trị cho các ứng dụng tiềm năng trong việc điều trị bệnh cho người. Đặc điểm quang học đặc thù, dễ tổng hợp, khả năng liên hợp trực tiếp với các phân tử chức năng, và tương đối không độc hại đã thu hút được các nhà nghiên cứu khám phá các ứng dụng tiềm năng của nano vàng trong y sinh học. Khả năng tạo hình ảnh đa phương thức bao gồm hình ảnh trường tối, hình ảnh huỳnh quang, chụp cắt lớp quang âm, X-quang CT, MRI, PET, và SERS đã cho phép nano vàng được ứng dụng trong chẩn đoán y học.

Sự phát triển của liệu pháp kết hợp đúng đích dựa trên nền nano vàng như PTT, RFA, và PDT với liệu pháp hóa trị cho thấy tiềm năng to lớn trong điều trị tế bào ung thư đa kháng thuốc với kết quả tích cực. Tuy vàng kích thước lớn rất tương thích sinh học trong con người, nhưng kết quả sử dụng của nano vàng cần được nghiên cứu cẩn thận. Mối quan tâm này bao gồm cách thức nano vàng được thiết kế cho chẩn đoán hoặc điều trị tương tác như thế nào với các chức năng quan trọng của cơ thể như miễn dịch, sinh sản, thần kinh, và hệ thống tuần hoàn. Nhiều hơn nữa các nghiên cứu tiền lâm sàng dài hạn được tiến hành trong điều kiện mô phỏng lâm sàng cần được tiến hành cho nano Au, trước khi chấp thuận cho sử dụng ở người. Nghiên cứu độc tính mãn tính dài hạn chưa được thực hiện. Hơn nữa, các nghiên cứu nên tập trung vào việc phát triển các chiến lược thay đổi bề mặt phù hợp cho nano vàng để tránh sự hình thành vầng protein xung quanh hạt nano và ức chế miễn dịch không mong muốn. Mặc dù một số lượng lớn kết quả đáng khích lệ trong ứng dụng của nano vàng trong y học được trình bày bởi nhiều nhà nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đi để đạt được ứng dụng thực tế của nano vàng trong thử nghiệm lâm sàng.

Nguồn:1. Kim , B. Y. S.; Rutka , J. T.; Chan, W. C. W., Nanomedicine. New England Journal of Medicine 2010, 363 (25), 2434-2443.2. Yang, X.; Yang, M.; Pang, B.; Vara, M.; Xia, Y., Gold Nanomaterials at Work in Biomedicine. Chem. Rev. 2015, 115 (19), 10410-10488.3. Sasidharan, A.; Monteiro-Riviere, N. A., Biomedical applications of gold nanomaterials: opportunities and challenges. Wiley Interdisciplinary Reviews: Nanomedicine and Nanobiotechnology 2015, 7 (6), 779-796.

27Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Ngày 1/6/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

1. Phạt tiền từ 1.000.000đ - 5.000.000đ đối với hành vi không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Phạt tiền từ 5.000.000đ - 10.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:a. Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư;b. Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư;c. Đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư;d. Thành lập Văn phòng Điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng Điều hành;đ. Chấm dứt hoạt động Văn phòng Điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng Điều hành.3. Phạt tiền từ 10.000.000đ - 20.000.000đ đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

4. Phạt tiền từ 20.000.000đ - 30.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:a. Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;b. Không thực hiện thủ tục Điều chỉnh dự án đầu tư;c. Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng

văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;d. Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;đ. Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.

5. Phạt tiền từ 30.000.000đ - 40.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:a. Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư;b. Không đáp ứng các Điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;c. Không đáp ứng đầy đủ các Điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư;d. Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.6. Phạt tiền từ 40.000.000đ - 60.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:a. Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư;b. Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động;c. Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận;d. Không triển khai dự án đầu tư sau 12 tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.

7. Phạt tiền từ 60.000.000đ - 80.000.000đ đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra tổ chức còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000đ - 15.000.000đ đối với hành vi không thông báo lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không đáp ứng những Điều kiện cam kết để được hưởng ưu đãi đầu tư.

Trường hợp kê khai để hưởng ưu đãi đầu tư có vi phạm pháp luật về thuế thì áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; phạt tiền từ 15.000.000đ - 20.000.000đ đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể bị phạt theo mức cụ thể sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000đ - 5.000.000đ đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa Điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 1 - 30 ngày.

2. Phạt tiền từ 5.000.000đ - 10.000.000đ đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa Điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.

3. Phạt tiền từ 10.000.000đ - 15.000.000đ đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa Điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2016 và thay thế Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

NGÔ QUỐC ĐẠT tổng hợp

Xử phạt vi phạm hành chánhtrong lĩnh vực kế hoạch & đầu tư

28 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

“Mỗi ngày là một ngày vui”

l Vì sao ông chọn ĐH Quốc tế mà không là một nơi nào khác để tiếp tục làm việc sau khi trở về nước, thưa giáo sư?

- Theo tôi, vì đây là trường tiên tiến, cởi mở, sử dụng tiếng Anh trong học tập, giảng dạy và là trường công.

l “Muốn phát triển những dự án đặc thù mang tính VN, nghĩa là đi vào những đề tài ở nơi khác chưa có” - ông từng chia sẻ. Cho đến

nay, ông có thể kể ra các đề tài và dự án đã phát triển?

- Một dự án mà chúng tôi đang phát triển: Hệ thống Y tế Viễn thông mà tôi gọi là Hệ thống Viễn y. Đây là hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến tích hợp với một dòng thiết bị đo những chỉ số sức khỏe cần thiết như huyết áp, nhịp tim, điện tim, chức năng hô hấp… để kết nối người dân vùng sâu vùng xa với các bệnh viện tuyến trên, hầu chăm sóc hữu hiệu hơn sức khỏe người dân.

Đặc điểm của hệ thống này là bệnh nhân có thể sử dụng một cách dễ dàng thiết bị để đo tại nhà hoặc bất cứ nơi nào. Dữ liệu đo được được truyền bằng công nghệ không dây để lưu trữ trên điện thoại di động và máy chủ công nghệ điện toán đám mây, được xử lý để cảnh báo ngay cho bác sĩ gia đình hay người thân khi cần thiết. Như thế, bác sĩ có thể theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trực tiếp và tức thời từ xa.

Chúng tôi cũng đang nghiên cứu sử dụng những chất liệu tại VN như tơ tằm, tảo biển hay gạo trong trị liệu ung thư, hay chế tạo các bộ phận nhân tạo trong cơ thể người. Đây vẫn chưa phải đề tài ở nơi khác chưa có, mà là đề tài phù hợp với hoàn cảnh và môi trường VN cũng như các nước đang phát triển hơn. Chúng tôi vẫn đang đi tìm kiếm, khám phá những đề tài đặc thù của VN.

TRÒ CHUYỆN VỚI GS TS VÕ VĂN TỚI

“Rất nhiều cơ hội cho những ai muốn nắm bắt”SONG PHẠM

Ngành Kỹ thuật Y sinh (KTYS) Việt Nam hầu như chưa phát triển hoặc phát triển không đáng kể, trong khi nhu cầu là rất lớn. Cho đến nay hầu hết trang thiết bị y tế ở ta vẫn là nhập khẩu, đội ngũ làm kỹ thuật y sinh rất thiếu và yếu. Để tiến tới tương lai tự chủ về

trang thiết bị y tế cũng như có đội ngũ nắm vững kỹ thuật y sinh, không còn cách nào khác ngoài giáo dục. “Chỉ có giáo dục, đào tạo mới tạo ra đội ngũ có khả năng cải tiến, chế tạo máy móc, hiểu được máy móc... Đó là cơ hội vàng mà tôi và các cộng sự đang nắm bắt” - GS TS Võ Văn Tới cho biết.

GS.TS Võ Văn Tới (bìa trái) tháp tùng Đoàn công tác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bìa phải) thăm Mỹ.

GS. TS. Võ Văn Tới - một trong những nhà khoa học đầu ngành của VN về lĩnh vực Kỹ thuật Y Sinh (Biomedical Engineering - BME), người đặt nền tảng cho môn Kỹ Thuật Y Sinh tại TP.HCM. Với gần 40 năm nghiên cứu khoa học ở Mỹ và Thụy Sĩ, từng nắm giữ nhiều chức vụ chủ chốt như Giáo sư sáng lập ngành BME tại ĐH Tufts (Mỹ), GĐ Điều hành Quỹ Giáo dục VN (Vietnam Education Foundation - VEF). Năm 2009, ông quyết định trở về nước để phát triển ngành Kỹ Thuật Y Sinh tại ĐH Quốc tế (ĐHQT) - ĐH Quốc gia TP.HCM.

29Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

NHỊP SỐNG

l Được biết, hiện số lượng du học sinh, nghiên cứu sinh ở các nước trở về không nhiều, nhiều trường hợp “vội vã trở về, vội vã ra đi”...

- Đúng là hiện tại số lượng sinh viên trở về nước không nhiều (khoảng 10%, theo thống kê của VEF), và dĩ nhiên cũng có những người trở về rồi lại ra đi, đó là điều đáng tiếc. Riêng đối với tôi, được sống và làm việc ở VN mỗi ngày là một ngày vui. Tôi vẫn tiếc sao mình không trở về sớm hơn!

l Theo GS, VN là môi trường tốt để gieo những hạt mầm?

- Theo tôi với chính sách cởi mở, hiện tại đất nước chúng ta đang là môi trường tối ưu để có thể thi thố tài năng. Có rất nhiều cơ hội, và cơ hội thì chỉ dành cho những ai thực sự muốn nắm bắt.

l Cho đến giờ, điều gì khiến ông mãn nguyện, tâm đắc, điều gì vẫn còn khiến ông suy tư, trăn trở nhiều nhất?

- Điều mãn nguyện là tôi làm được những gì tôi mong ước, được làm để phục vụ cho đất nước mình. Tôi vẫn thường hay nói: mỗi ngày ở đây là một ngày hạnh phúc của tôi. Điều vẫn còn khiến tôi suy tư, trăn trở nhiều nhất là làm sao giúp những người có tài năng và tâm huyết đang ở trong hay ngoài nước thực hiện được hoài bão đóng góp của họ.

Kỹ thuật Y sinh ở VN và khả năng phát triển

l GS có thể chia sẻ thêm về lĩnh vực Y sinh - BME ở VN hiện nay và khả năng phát triển?

- KTYS là lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để phát huy những phương pháp nghiên cứu mới, sáng tạo ra các thiết bị y tế, nhằm chữa trị, chăm sóc sức khỏe và nâng cao giá trị cuộc sống, cũng như giúp

tìm hiểu sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. KTYS là sự phối hợp giữa kiến thức chuyên sâu về khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng cũng như kỹ thuật công nghệ để phục vụ mục tiêu này. Đây là lĩnh vực nổi bật và phát triển không ngừng mà các quốc gia trên thế giới đang theo đuổi. Các nghiên cứu khoa học cũng như công kỹ nghệ có liên quan đến ngành này đều được phát triển mạnh mẽ.

Ở VN, chúng ta có nhu cầu rất lớn và cấp bách về việc chế tạo thiết bị y tế cũng như nhân sự có hiểu biết về kỹ thuật trong y tế. Thật vậy, dân số VN bắt đầu già đi từ 2011, ngoài ra, tỷ lệ gia tăng các bệnh tiểu đường, tim mạch và phổi cao nhất nhì thế giới. Điều đó có nghĩa những người trẻ sẽ mang lên người gánh nặng gia đình gấp nhiều lần hiện nay, và hệ thống y tế sẽ phải đương đầu với với số lượng bệnh nhân tăng vọt. Và VN nhập khẩu hơn 90% thiết bị y tế; do đó chúng ta cần lãnh đạo có kiến thức và tầm nhìn về KTYS để hiểu nên phát triển thế nào.

Bộ môn KTYS tại ĐHQT, ĐHQG TP.HCM thành lập 3/2009, tập trung định hướng nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thiết bị y tế.

Chương trình nghiên cứu đào tạo nhằm tạo cơ hội cho: 1. Sinh viên

cộng tác với các bác sĩ trong điều trị cũng như nghiên cứu khoa học; 2. Giảng viên làm việc với những đề tài độc nhất vô nhị, chỉ có ở VN nhằm thu hút các nhà nghiên cứu và sinh viên các nước để nhanh chóng hội nhập với cộng đồng khoa học thế giới. Tháng 10/2015, chương trình đào tạo kỹ sư KTYS của ĐHQT được Mạng liên kết các trường ĐH Đông Nam Á - ASEAN University Network, AUN - đánh giá đạt chuẩn chất lượng giáo dục với số điểm cao nhất VN, và thứ nhì trong khu vực trên tất cả các chương trình từ kỹ thuật, khoa học đến kinh tế và nhân văn mà AUN đã đánh giá.

Điều này cho thấy chất lượng chương trình nhắm vào tầm nhìn tiên tiến, hướng đi đúng đắn đầy tiềm năng và cách làm thực tế, chứ không bị lệ thuộc vào chiều dày lịch sử của nó. Do đó tôi tin tưởng rằng KTYS là một hướng sẽ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần.

Hội thảo Quốc tế về Y sinh ở TP.HCMl Được biết, ngày 27/6 - 29/6/2016, GS và các cộng sự tại ĐHQT sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế về BME, xin ông vui lòng chia sẻ thêm về chương trình?

- Hội nghị Quốc Tế KTYS tại VN là một sáng kiến xuất phát năm

Từ trái sang: Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; GS.TS Võ Văn Tới, Trưởng Bộ môn KTYS và PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng ĐHQT ĐHQG-HCM, trong Hội nghị Quốc tế KTYS lần III - 1/2010.

30 Phát triển Công nghệ cao / 6.2016

2004 khi tôi còn là giáo sư ĐH Tufts, Mỹ. Năm đó tôi được quỹ Nghiên cứu Khoa học Quốc gia National Science Foundation - NSF - tài trợ để thành lập nhóm 7 giáo sư KTYS của nhiều ĐH nổi tiếng như Harvard-MIT, Northwestern, Tufts, George Washington… đi khảo sát khả năng phát triển KTYS ở VN. Tôi đã hướng dẫn nhóm giáo sư này đi trình bày về KTYS và làm cuộc khảo sát tại ĐHBK HN, Viện Khoa học Công nghệ - VAST HN, NACENLAB HN, ĐHBK TP.HCM, Viện Khoa học Nhiệt đới TP.HCM, ĐH Cần Thơ... Sau khi trở về, nhóm khảo sát đã trình bày nhận xét và đề nghị một chương trình 5 năm giúp phát triển KTYS tại VN. Trong khuôn khổ của chương trình kể trên, tháng 7/2005, Hội nghị Quốc tế KTYS lần thứ I được tổ chức tại ĐHBK TP.HCM với sự tài trợ của NSF và ĐHQG TP.HCM. Chủ tọa danh dự là ông Trần Quốc Thắng, Thứ trưởng bộ Khoa học & Công nghệ. Tháng 7/2007, Hội nghị Quốc tế KTYS lần thứ II được tổ chức tại ĐHKB HN với sự tài trợ của NSF, VEF và ĐHBK HN. Chủ tọa danh dự là ông Hoàng Văn Phong, Bộ Trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ.

Hội nghị Quốc tế KTYS lần IV được tổ chức tháng 1/2012 tại TP.HCM. Đây là một Liên Hội Nghị (Mega-Conference) gồm 3 hội nghị có chủ đề KTYS lần đầu tiên được tổ chức tại VN:

* Y học Tái tạo, với sự hợp tác của Hiệp hội Quốc tế về Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo - Tissue Engineering and Regenerative Medicine International Society, TERMIS.

* KTYS tổng quát, với sự hợp tác của Liên đoàn Quốc tế KTYS - International Federation for Medical and Biological Engineering, IFMBE.

* Y học Tính toán, với sự hợp tác của Quỹ Quốc gia Đức về Y học Phân tử Tính toán - Computational Molecular Medicine of German National Funding Agency.

Liên Hội Nghị quy tụ hơn 430 nghiên cứu viên và khoa học gia từ 30 nước tham dự và trình bày 240 báo cáo. Hội nghị cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng, bàn tròn nhằm tìm kiếm sự giúp sức của các khoa học gia và giáo sư trên thế giới, giúp Bộ môn phát triển trong nghiên cứu cũng như giáo dục và đào tạo.

Hội nghị Quốc tế KTYS lần V được tổ chức từ 16 - 18/6/2014 tại TP.HCM, quy tụ đại diện các trường, viện tại VN với những hoạt động liên quan đến KTYS như Thiết bị Y tế, Xử lý Tín hiệu và Hình ảnh Y sinh, Kỹ thuật Dược, Y học Tái tạo, Công nghệ Sinh học... với 231 báo cáo của hơn 530 tác giả đến từ 26 nước. Ngoài VN, 2 nước có đông diễn giả nhất là Mỹ và Úc. Các diễn giả chính của hội nghị gồm G.S. Magjarevic, CT hội KTYS Thế giới; TS. Lieberman, Phó CT hội Quang Y sinh Thế giới; G.S. Võ Đình Tuấn, GĐ Viện Nghiên cứu Fitzpatrick, ĐH Duke, Mỹ; G.S. Griesinger, GĐ Viện Nghiên cứu Max Planck, Đức; G.S. Boisen, GĐ Viện Nghiên cứu NAMEC, Đan Mạch; G.S. Yin Xiao, GĐ Viện Nghiên cứu Y học Tái tạo ĐH kỹ thuật Queensland, Úc. Ngoài ra còn gần 80 diễn giả đầu ngành trình bày những khám phá khoa học, những ứng dụng mới của công nghệ tân tiến kể cả nano trong KTYS.

Hội nghị Quốc tế KTYS lần thứ VI - BME6 - sẽ được tổ chức từ 27 - 29/6/2016 tại TP.HCM, mục tiêu kết nối các nhà nghiên cứu, giáo dục và doanh nghiệp, SHTP đã hợp tác đồng tổ chức với chúng tôi. Chủ đề của hội nghị năm nay là công nghệ chăm sóc sức khỏe cho các nước đang phát triển. Chúng tôi mời đến hội nghị những giáo sư, bác sĩ trong nước và quốc tế, những chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp nhằm đưa các giải pháp chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm ra thị trường. Trong khuôn khổ đó, chúng tôi sẽ ký kết với tập đoàn viễn thông lớn nhất nước - VNPT - để phát triển kỹ thuật Y tế Viễn thông mà chúng tôi đã ươm tạo từ lâu, nhằm hỗ trợ hệ thống Bác sĩ Gia đình mới, rất cần thiết cho xã hội chúng ta. Ngoài ra chúng tôi cũng được sự tài trợ của quỹ Newton Funds của British Council - Anh - để tổ chức hội thảo trong khuôn khổ của Hội nghị nhằm tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà nghiên cứu 2 nước trong lĩnh vực KTYS với nhau.

Các diễn giả chính trong hội nghị năm nay gồm GS. Jeff Bulte, ĐH Y khoa Johns Hopkins - Mỹ, GĐ Viện Công nghệ Tế bào; GS. Beom-Jin Lee, ĐH Ajou - Hàn Quốc, CT Hội Nghiên cứu Phát triển ngành dược thuộc Hiệp hôi Sản xuất Dược Hàn Quốc; GS. Chritopher Woods, ĐH Duke - Mỹ, Trưởng khoa Nhiễm, BV Durham VA; GS. Hairong Zheng, GĐ Viện Kỹ thuật Y Sinh & Sức khỏe Trung Quốc; GS. John Huguenard, ĐH Stanford - Mỹ, Hội đồng tư vấn Hiệp hội Động kinh Mỹ; GS. Yasuhiko Tabata, ĐH Kyoto - Nhật, Hội đồng quản trị Hiệp hội Kỹ thuật Mô Quốc tế; GS. Yu-Lung Lo, ĐHQG Cheng Kung - Đài Loan, GĐ TT Phát triển Thiết bị. Hội nghị năm nay còn có sự tham gia của 23 giáo sư các nơi trên thế giới vào hội đồng tổ chức, trong đó có PGS. Lê Hoài Quốc, Trưởng BQL SHTP.

l Cảm ơn giáo sư!

Thông tin chi tiết có tại website: http://csc.hcmiu.edu.vn/bmeconf/

bme2016/

GS.TS Võ Văn Tới (giữa)

TỔNG QUANĐH Nguyễn Tất Thành là trường nằm trong doanh nghiệp, trực thuộc Tập đoàn Dệt May, thuộc khối viện - trường của Bộ Công thương. Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, đến nay ĐH Nguyễn Tất Thành đã trở thành một trường đào tạo đa ngành, đa bậc học với hơn 20.000 HSSV và 18 khoa, đào tạo các khối ngành: Sức khỏe, Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế, Xã hội - Nhân văn, Mỹ thuật. Nhà trường sở hữu 08 cơ sở đào tạo, tọa lạc tại các quận nội thành TP.HCM, được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, với tổng diện tích hơn 100.000m2 phục vụ cho việc dạy và học.

Đội ngũ nhân sự được xem là trái tim của Nhà trường. Hiện Nhà trường có hơn 2.000 cán bộ, giảng viên, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề nghiệp, trong đó có 8 Giáo sư, 20 Phó giáo sư, hơn 80 Tiến sĩ Khoa học và Tiến sĩ, gần 500 Thạc sĩ cùng với lực lượng giảng viên trẻ năng động, nhiệt huyết.

Tự hào là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với triết lý đào tạo: “Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực nghiệp”, mỗi năm trường có hàng ngàn HSSV tốt nghiệp có việc làm đạt tỉ lệ 95%, được nhà tuyển dụng đánh giá cao về trình độ chuyên môn, tính sáng tạo và tác phong công nghiệp. Trường cũng có hàng loạt các công trình nghiên cứu khoa học, giải thưởng của HSSV và giảng viên cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.