phƯƠng Án quẢn lÝ rỪng bỀn vỮng giai ĐoẠn 2021

224
HỘI CHỦ RỪNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (TTH-FOSDA) PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2026 Thua Thien Hue, July 2021

Upload: khangminh22

Post on 11-May-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỘI CHỦ RỪNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(TTH-FOSDA)

PHƯƠNG ÁN

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

GIAI ĐOẠN 2021 - 2026

Thua Thien Hue, July 2021

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG 1

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ 1

1. Các văn bản Trung ương 1

2. Các văn bản địa phương 2

3. Các quy ước, cam kết quốc tế 3

II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG 3

PHẦN THỨ HAI: QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA 3

TTH-FOSDA VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 3

I. QUY MÔ HIỆN TRẠNG HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA TTH-FOSDA 3

1. Quá trình hình thành TTH-FOSDA 3

2. Mục đích, ý nghĩa hình thành TTH-FOSDA để quản lý rừng bền vững và hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 5

3. Cơ cấu tổ chức hình thành TTH-FOSDA 5

4. Quy mô, diện tích Hội viên tham gia TTH-FOSDA phân theo xã/phường. 6

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 8

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất 10

2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực 11

PHẦN THỨ BA: MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QLRBV 12

I. MỤC TIÊU QLRBV 12

1. Mục tiêu chung 12

2. Mục tiêu cụ thể 12

3. Thời gian thực hiện PA QLRBV 13

II. KẾ HOẠCH QLRBV 13

1. Điều tra rừng và phân loại chức năng rừng 13

2. Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng 24

3. Kế hoạch trồng rừng nguyên liệu 25

4. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng 27

5. Các hoạt động lâm sinh 28

6. Kế hoạch khai thác gỗ rừng trồng 29

7. Phân tích chi phí và lợi nhuận thuần 41

8. Kế hoạch theo dõi đánh giá, giám sát 42

9. Kế hoạch giống cây trồng 45

10. Chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC) 47

11. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho Hội viên, cộng đồng 47

PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 54

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 54

1. Cơ cấu tổ chức TTH-FOSDA 54

2. Chức năng và nhiệm vụ của TTH-FOSDA và Chi hội trong việc QLRBV gắn với CCR FSC 55

3. Theo dõi đánh giá thực hiện PA QLRBV 61

II. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 61

1. Đối với cơ sở chế biến gỗ, bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ 61

2. Đối với Hội viên 61

3. Các Chi hội 61

4. Đối với chính quyền địa phương cấp xã/phường 61

5. Các bên liên quan khác 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 63

1. Kết luận 63

2. Khuyến nghị 63

Phụ lục 1: Mẫu thống kê các lô rừng trồng tham gia Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC 63

Phụ lục 2: Trích Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT-Quy định về các biện pháp lâm sinh 64

Phụ lục 2b: Trích Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về Quản lý rừng bền vững 67

Phụ lục 3: Tài liệu tập huấn QLRBV 118

Phụ lục 4: Tài liệu tập huấn quản lý hành chính nhóm 123

Phụ lục 5: Tài liệu tập huấn Kỹ thuật lâm sinh 128

Phụ lục 6: Tài liệu tập huấn khai thác tác động thấp 134

Phụ lục 7: Tài liệu tập huấn An toàn lao động 138

Phụ lục 8: Tài liệu tập huấn Sơ cấp cứu 142

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCH Ban chấp hành

CCR Chứng chỉ rừng

CoC Chuỗi hành trình sản phẩm

FSC Hội đồng quản trị rừng

UBND Ủy ban nhân dân

TTH-FOSDA Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế

PA QLRBV Phương án Quản lý rừng bền vững

PTBV Phát triển bền vững

PTNT Phát Triển Nông Thôn

HTXLNBV Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

QLRBV Quản lý rừng bền vững

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU, SƠ ĐỒ:

1) Bảng thống kê-tổng hợp

Bảng 01: Tổng hợp diện tích, số hộ, số lô rừng tham gia hoạt động QLRBV có Chứng chỉ rừng thuộc TTH-FOSDA

Bảng 02: Sản lượng gỗ và LSNG qua hằng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 03: Danh mục các loài thực vật rừng

Bảng 04: Danh mục các loài động vật rừng

Bảng 05: Kế hoạch trồng rừng dự kiến từ 2022-2026 (ha)

Bảng 06: Kế hoạch chăm sóc rừng dự kiến từ 2022-2026 (ha)

Bảng 07a,b,c: Kế hoạch tỉa thưa rừng lần lần 1,2, tỉa cành/đa thân dự kiến từ 2022-2026 (ha)

Bảng 08: Tổng hợp diện tích rừng trồng tham gia FSC theo năm trồng (ha) phân bổ theo Chi hội

Bảng 9: Kế hoạch khai thác dự kiến từ 2022 – 2026 (ha)

Bảng 10a: Dự đoán tỷ lệ gỗ phân theo cấp kính qua các năm tuổi (Loài Keo lai)

Bảng 10b: Dự đoán tỷ lệ gỗ phân theo cấp kính qua các năm tuổi (Loài Keo tai tượng)

Bảng 11: Dự kiến sản lượng khai thác rừng trồng FSC theo năm, chu kỳ 2022 – 2026 (Loài Keo lai) Đơn vị tính: Tấn

Bảng 12: Phân tích chi phí sản xuất và doanh thu tính cho diện tích 1ha (rừng 5 tuổi)

trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Bảng 13: Phân tích chi phí sản xuất và doanh thu tính cho diện tích 1ha (rừng 10 tuổi) trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Bảng 14: Kế hoạch giám sát các hoạt động QLBVR

Bảng 15: Diện tích ngoài FSC của các Hội viên TTH-FOSDA

Bảng 16: Diện tích đai xanh vùng đệm cần bảo vệ

Bảng 17: Thống kê các lớp tập huấn đào tạo của Hội từ tháng 5 đến tháng 8/2021

Bảng 18: Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho Hội viên TTH-FOSDA 2021-2026

Bảng 19: Những rủi ro, tranh chấp tiềm tàng có thể xảy ra

2) Biểu đồ

Biểu đồ 01. Biến động điện tích tham gia FSC của TTH-FOSDA từ 2016-2021

Biều đồ 02: Biến động điện tích tham gia FSC của TTH-FOSDA từ 2016-2021

Biểu đồ 03: Cơ cấu đất lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 2019

Biều đồ 04: Hiện trạng rừng phân theo chức năng của các huyện/thị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Biểu đồ 05: Diện tích rừng Keo FSC qua các năm trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Biểu đồ 06: Diện tích dự kiến khai thác từ 2022-2026 của TTH-FOSDA

3) Sơ đồ

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức TTH-FOSDA

Sơ đồ 02: Sơ đồ chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn và gỗ dăm có chứng chỉ FSC

4) Hình ảnh

Hình 01: Logo TTH-FOSDA

Hình 02: Sinh cảnh hồ nước tại khu vực điều tra

Hinh 03: Một số hoạt động sản xuất của người dân dưới tán rừng

1

PHẦN THỨ NHẤT: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Các văn bản Trung ương

Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất);

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;

Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án QLRBV và CCR;

Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch thực hiện Đề án QLRBV và CCR;

2

Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT Ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và

chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai và Keo

tai tượng; Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng

Chính phủ Phê duyệt đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;

Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững;

Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;

Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phân định ranh giới rừng;

Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định Về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định Về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;

Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài nguyên-Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng FSC Việt Nam theo phiên bản FSC-STD-VN-01-2018.

2. Các văn bản địa phương

Quyết định số 609/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án phát triển Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững tỉnh

3

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030;

Kế hoạch số 213/KH-UBND của UBND tỉnh TT-Huế ban hành ngày 25/09/2020 Về Kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn các loài Keo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Chỉ thị số 65/2015- UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp

trên địa bàn tỉnh.

3. Các quy ước, cam kết quốc tế

Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 3 năm 1973;

Công ước về đa dạng sinh học năm 1992, được Việt Nam tham gia ký kết ngày 16 tháng 11 năm 1994;

Tuyên bố năm 1998 và 8 Công ước cơ bản của tổ chức lao động quốc tế về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động;

Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (VPFTA);

Danh mục sách đỏ thế giới (IUCN Red list, 2008).

II. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019

2. Kết quả rà soát điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt;

3. Kết quả kiểm kê rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020;

4. Bản đồ địa chính, lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 của các xã/phường và các huyện/thị trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.

4

PHẦN THỨ HAI: QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA

TTH-FOSDA VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

I. QUY MÔ HIỆN TRẠNG HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA TTH-FOSDA

1. Quá trình hình thành TTH-FOSDA

Để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trên lĩnh vực Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tập trung chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ gắn với chứng chỉ rừng FSC cho các Hội Viên quy mô nhỏ trên địa bàn.

Từ đầu năm 2015, với sự hỗ trợ của Dự án Mây Tre Keo Bền Vững (SBARP)/WWF Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai xây dựng chương trình quản lý rừng bền vững gắn với chứng chỉ rừng FSC cho các hộ trồng rừng quy mô nhỏ. Sáu (06) huyện/thị xã tham gia gồm: thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, huyện Nam Đông và huyện A Lưới. Và ngày 01 tháng 7 năm 2021 được bổ sung thành phố Huế (theo Nghị quyết của UBTV Quốc hội – Bổ sung 7 phường xã; trong đó có 2 phường/xã là phường Hương Hồ và xã Hương Thọ có Chi hội thuộc TTH-FOSDA đang hoạt động).

Để có Pháp nhân đại diện cho các Hội Viên hộ gia đình có nhu cầu tham gia chứng chỉ rừng FSC, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 cho phép thành lập Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH-FOSDA) và SBARP/WWF-Việt Nam.

Năm đầu tiên (2016), với quy mô 241 hộ thành viên trên 950,96 ha được đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC công nhận. Đến tháng 7/2020, Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 1028 hộ thành viên với 5.172,41 ha rừng trồng Keo tham gia chứng chỉ rừng FSC. Năm 2021, TTH-FOSDA đã vận động thêm 103 Chủ rừng tham gia Hội với diện tích đăng ký tham gia CCR FSC năm 2021 là 870,36 ha, với 226 lô. Như vậy, đến tháng 7/2021, TTH-FOSDA có 1.131 Hội viên, và 6.042,77 ha rừng trồng Keo với 2.182 lô rừng đăng ký đánh giá cấp CCR FSC. Trong nhiệm kỳ II (2021-2025), TTH-FOSDA phấn đấu đạt mục tiêu 12.000 ha rừng trồng Keo có chứng chỉ rừng FSC với khoảng 2.500 Hội viên thuộc 34 xã/phường trên địa

5

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng tham gia góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm bớt áp lực sinh kế cho rừng tự nhiên của tỉnh nhà.

Sơ đồ 01. Biến động diện tích tham gia FSC của TTH-FOSDA từ 2016-2021

(số liệu cập nhật đến 7/2021)

Sơ đồ 02: Số hộ tham gia FSC của TTH-FOSDA từ năm 2016-2021

(số liệu cập nhật đến 7/2021)

Việc thành lập TTH-FOSDA đã góp phần tích cực trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 28/12/2016 Về Phát triển rừng trồng gỗ lớn giai

6

đoạn 2017-2020 và Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 25/09/2020 phát triển rừng trồng gỗ lớn các loài Keo giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục đích, ý nghĩa hình thành TTH-FOSDA để quản lý rừng bền vững và hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Trích Điều lệ TTH-FOSDA:

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức xã hội

- nghề nghiệp của những người trồng rừng và những người hoạt động trong lĩnh

vực Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành viên Hội không phân

biệt tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, nam, nữ, tự nguyện tham gia vì mục đích trồng

rừng có chứng chỉ theo tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững bảo đảm các nguyên

tắc và tiêu chí trong nước và của quốc tế.

3. Cơ cấu tổ chức hình thành TTH-FOSDA

a) Các thông tin cơ bản của TTH-FOSDA

- Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập ngày 30/9/2016 theo Quyết định số 2329/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Tên đầy đủ tiếng Việt: Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Tên tiếng Anh: Thua Thien Hue Forest Owners Sustainable Development Association;

- Tên viết tắt: TTH-FOSDA;

- Logo:

7

Hình 01: Logo TTH-FOSDA

- Địa chỉ văn phòng Hội: 91A Trương Gia Mô, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam;

- Website: https://fosda.thuathienhue.gov.vn;

- Email: [email protected];

- Điện thoại: 0234.3824934

b) Cơ cấu tổ chức

Đại hội nhiệm kỳ thứ II, TTH-FOSDA tổ chức ngày 02/4/2021, Đại hội đã bầu ra các vị trí sau:

- Ban Chấp hành Hội: 54 người;

- Ban Thường vụ Hội: 16 người;

- Ban Kiểm tra Hội: 11 người;

- Chủ tịch Hội: 1 người;

- Phó chủ tịch Hội: 3 người (bao gồm 1 Phó chủ tịch Chuyên trách và 2 Phó chủ tịch bán chuyên trách);

- Tổng Thư ký: 1 người;

- Phó tổng Thư ký: 2 người.

4. Quy mô, diện tích Hội viên tham gia TTH-FOSDA phân theo xã/phường.

Bảng 01: Tổng hợp diện tích, số hộ, số lô tham gia hoạt động QLRBV có Chứng chỉ rừng thuộc TTH-FOSDA

8

TT Xã/phường Chi Hội Diện tích (ha) Hội viên

i. A Lưới 6 372.84 90

1 Đông Sơn Đông Sơn 112.72 28

2 A Roàng A Roàng 27.96 7

3 Hồng Hạ Hồng Hạ 60.06 19

4 Hương Lâm Hương Lâm 61.19 10

5 Hương Phong Hương Phong 64.20 15

6 Hồng Thượng Hồng Thượng 46.71 11

ii. Hương Trà 7 1,301.13 260

1

Hương Thọ*

Kim Ngọc 47.63 14

2 Liên Bằng 108.06 34

4 Hương Hồ* Chầm 208.84 54

5 Bình Tiến Đông Hòa 276.60 47

6 Bình Tiến Hồng Tiến 149.96 42

7 Hương Vân Sông Bồ 236.31 27

8 Bình Thành Hiệp Cát 273.73 42

9

iii. Phong Điền 6 1,192.74 308

1 Phong Sơn Cổ Bi Ba Phe Tư 419.63 62

2 Phong Mỹ Lưu Hiền Hòa 44.62 22

3 Phong An Phong An 66.78 15

4 Phong Thu Phong Thu 175.88 25

5 Phong Xuân Phong Xuân 194.33 90

6 Phong Mỹ Tân Mỹ 291.50 94

iv. Hương Thủy 7 1,623.51 178

1 Dương Hòa Thanh Lương Hộ 267.84 23

Dương Hòa Hạ Buồng Tằm 114.24 21

2 Phú Sơn Phú Sơn 501.02 74

Phú Sơn LN Phú Sơn 353.29 15

3 Thủy Châu Thủy Châu 63.46 7

4 Thủy Phù Thủy Phù 208.19 27

5 Thủy Phương Thủy Phương 115.47 11

v. Nam Đông 3 206.26 101

10

1 Hương Phú Hương Phú 107.87 34

2 Thượng Nhật Cha Măng Ka Đẩu 58.24 37

3 Thượng Lộ Thượng Lộ 40.15 30

vi. Phú Lộc 7 1,346.29 223

1 Lộc Bổn Hòa Lộc 658.51 59

2 Lộc Hòa Lộc Hòa 164.09 40

3 Lộc Tiến Lộc Tiến 120.33 22

4 Lộc Trì Lộc Trì 170.50 17

5 Lộc Sơn Nam Sơn 61.35 32

6 Lộc Thủy Suối Tiên 73.09 19

7 Xuân Lộc Xuân Lộc 98.42 34

TỔNG 34 36 6,042.77 1.131

(* Tháng 7 năm 2021, phường Hương Hồ và xã Hương Thọ trực thuộc thành phố Huế theo Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP.Huế)

(Số liệu cập nhật đến tháng 07/2021)

II. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 502.629,7 ha (theo niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019)

11

và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh Quảng Trị bởi huyện Phong Điền. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam giáp tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng bởi huyện Phú Lộc và huyện A Lưới.

Thực hiện Nghị quyết của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập địa giới hành chính các phường xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đã tăng lên 26.599 ha diện tích tự nhiên; trong đó, có diện tích tự nhiên của phường Hương Hồ và xã Hương Thọ - thị xã Hương Trà, là 2 phường/xã có rừng tham gia quản lý bền vững và có chứng chỉ FSC.

Trong số diện tích rừng trồng của tỉnh, chủ yếu tập trung tại 6 huyện, thị xã và thành phố Huế, đang dần dần được quản lý bền vững và là điều kiện để người dân phát triển kinh tế, ổn định sản xuất và sinh kế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ.

Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt. Địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích, từ biên giới Việt – Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải và phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km2.

1. Hiện trạng tài nguyên rừng và quản lý, sử dụng đất

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 334.532,43 ha, trong đó có 143.688,48

ha đất rừng sản xuất, 99.848,52 ha đất rừng phòng hộ, và 90.995,43 ha đất rừng đặc dụng (nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2019)

Biểu đồ 03: Cơ cấu đất lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 2019

(Đơn vị: ha)

12

Qua biểu đồ 01, cho thấy đất rừng sản xuất là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại đất thuộc nhóm đất lâm nghiệp, chiếm đến 42.9% tổng diện tích đất lâm nghiệp

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Rừng đặc dụng diện tích nhỏ nhất và gần bằng với diện tích rừng phòng hộ.

Biểu đồ 04: Hiện trạng rừng phân theo chức năng của các huyện/thị thuộc

tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

1

Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng

13

(Nguồn: Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của các huyện/thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế)

Trong các huyện, thị xã tham gia FSC, huyện A Lưới có diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất: 45.410,99 (ha), thị xã Hương Thủy có diện tích đất rừng sản xuất nhỏ

nhất: 16.495,01 (ha). Đây cũng chính là diện tích đất được sử dụng để giao cho đối tượng là hộ gia đình cá nhân phục vụ mục đích trồng rừng sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân và giảm các hoạt động khai thác rừng trái

phép.

Đối với rừng đặc dụng, huyện Phong Điền và Nam Đông là 2 huyện có diện tích rừng đặc dụng khá lớn so với các huyện/thị còn lại, thị xã Hương Thủy có diện tích

rừng đặc dụng rất nhỏ: chỉ 114,56 ha, thị xã Hương Trà không có diện tích rừng đặc dụng.

Trong 6 huyện, thị xã, A Lưới là huyện có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất với 41.625,07(ha), chiếm gần 50% trên tổng diện tích rừng phòng hộ của các huyện, thị.

Phú Lộc là huyện có diện tích rừng phòng hộ nhỏ nhất: 3.522,04 ha

Thị xã Hương Thủy

Thị xã Hương Trà

Huyện Phú Lộc

Huyện Phong Điền

Huyện Nam Đông

Huyện A Lưới

Tổng diện tích 29516,75 29852,81 38484,67 66178,86 56655,65 102452,33

Đất rừng đặc dụng 114,56 0 16279,11 34947,99 30022,59 15416,27

Đất rừng phòng hộ 12907,18 11815,36 3522,24 7430,05 8435,96 41625,07

Đất rừng sản xuất 16495,01 18037,45 18683,32 23800,82 18197,1 45410,99

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

ha

Tổng diện tích Đất rừng đặc dụng Đất rừng phòng hộ Đất rừng sản xuất

14

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất

- Đa số diện tích đất rừng trồng của các lâm hộ đều thực hiện trên đất trồng rừng trải qua nhiều chu kỳ, các hộ đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và bền vững. Một số hộ cũng đã tham gia các Dự án và đã được cấp Quyền sử dụng đất

hợp pháp lâu dài như dự án WB3.

2. Tài nguyên thực vật rừng, động vật rừng phân bố trong khu vực

a) Gỗ và Lâm sản ngoài gỗ

Rừng của các Hội viên Chi hội nằm phân tán và xen kẽ với các hộ dân khác chưa tham gia chứng chỉ và có tính chất liền vùng liền khoảnh nên có một số loài lâm sản ngoài gỗ xuất hiện chính như sau: Nấm tràm (Tylopilus felleus), Nấm mối Termitomyces albuminosus), các loài họ Tre, họ mây, song, nhựa thông, củi Mật ong, Rau má (Centella asiatica (L.), sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait) Hassk; Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume), Vú bò (Ficus hirta Vahl), Thành ngạnh (Cratoxylum formosum Jacq); Cây mâm xôi (rubus alceifolius poir. (R.moluccanus L), Bướm bạc (Mussaenda pubescens Ait.f.); Ngoài ra, tại các vùng đệm ven khe suối có cây đót, cây lá nón, song mây, lá dong, Mộc Nhĩ…

Bảng 02: Sản lượng gỗ và LSNG qua hằng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2019

Đvt

2015 2016 2017 2018 2019

Gỗ 511863 497326 576475 598831 609216

- Gỗ rừng tự nhiên '' 350

- Gỗ rừng trồng '' 511863 496976 576475 598831 609216

Gỗ nguyên liệu giấy '' 475261 465210 558541 565811 589325

15

Củi ste 239921 218190 202638 190762 170100

Tre 1000 cây 3722 3691 3685 735 680

Song Mây Tấn 531 520 520 1188 985

Nhựa thông Tấn 602 610 617 798 846.3

Lá Cọ 1000 lá 514 470 465 410 280

Lá Dong '' 36 32 30 32 27

Lá Nón '' 20386 18566 18000 14200 7200

Măng Tấn 423 433 440 648 695

Mộc Nhĩ kg 3100 3100 3200 3200 3200

Cây chổi rành Tấn 267 241 230 203 190

Bông Đót '' 612 423 405 50 46

Bông Đót '' 26 23 22 21 10

b) Tài nguyên đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Diện tích rừng của các Hội viên đã qua nhiều chu kỳ kinh doanh rừng trồng, là diện tích rừng phục hồi sau thiệt hại của chiến tranh. Vì vậy, tính đến tại thời điểm này, kết quả đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (HCV) trong lâm phần của các Hội Viên quản lý không được đánh giá là có tầm quan trọng về đa dạng sinh học (Rừng có giá trị bảo tồn cao không hiện hữu).

16

PHẦN THỨ BA: MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH QLRBV

I. MỤC TIÊU QLRBV

1. Mục tiêu chung

Là phương thức Quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp sổ đỏ;

- Tăng cường mở rộng diện tích và số hộ tham gia vào TTH-FOSDA;

- Từng bước vận động Hội viên duy trì rừng có chu kỳ kinh doanh dài;

- Từng bước xây dựng chuỗi giá trị gỗ cung ứng ổn định cả gỗ lớn và gỗ dăm;

- Nâng cao chất lượng rừng trồng, trữ lượng rừng trồng đạt ổn định từ 25-30 tấn/ha/năm;

- Đóng góp vào phát triển kinh tế tại địa phương.

b) Về xã hội

- Duy trì việc làm ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho người dân địa phương góp phần phát triển kinh tế địa phương;

- Góp phần nâng cao nhận thức, năng lực của người dân về nghề rừng;

- Tạo hiệu ứng, khuyến khích cộng đồng địa phương, những hộ chưa tham gia FSC cùng tham gia QLRBV;

- Giữ gìn phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng đồng địa phương thông qua quá trình QLRBV.

c) Về môi trường

17

- Thông qua các hoạt động trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm nâng cao độ che phủ rừng, tăng độ phì của đất và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, biến đổi khí hậu;

- Hạn chế tốc độ dòng chảy góp phần nâng cao chất lượng nguồn nước. Mặt khác việc duy trì và phát triển diện tích đai xanh vùng đệm thông qua hoạt động trồng bổ sung các loài cây Bản địa sẽ giúp tăng tính đa dạng sinh học trong khu vực.

3. Thời gian thực hiện PA QLRBV

PA QLRBV của TTH-FOSDA được xây dựng, cập nhật và thực hiện bắt đầu từ năm 2021 kết thúc vào năm 2026.

II. KẾ HOẠCH QLRBV

1. Điều tra rừng và phân loại chức năng rừng

- Qua khảo sát và điều tra các loại động thực vật rừng trồng thuộc đơn vị quản lý phục vụ cho các báo cáo và việc xây dựng PA QLRBV, tiến hành khảo sát điều tra trên các điều kiện lập địa khác nhau đã cho thấy sự phong phú và đa dạng hệ động thực vật ở đây (xem chi tiết ở bảng 03 và bảng 04).

- Điều tra thực vật rừng;

Bảng 03: Danh mục các loài thực vật rừng

TT

Tên họ Số lượng

loài Mức độ phổ biến

Tên Việt Nam Tên khoa học

1 Họ Cúc Asteraceae 2 Gặp nhiều tại các khu rừng trồng của các Hội viên

2 Họ Hoa Hồng Rosaceae 3 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

18

3 Họ Cà Rốt Apiaceae 4 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

4 Họ Dâu tằm Moraceae 6 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

5 Họ Ban Hypericaceae 5 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

6 Họ Cà Phê Rubiaceae 9 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

7 Họ Lúa Poaceae. 5 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

8 Họ Cau Arecaceae 3 Gặp nhiều tại các khu rừng

trồng của các Hội viên

Tổng cộng 37

- Điều tra động vật rừng;

Bảng 04: Danh mục các loài động vật rừng

TT Tên Loài Nơi phát hiện Ghi Chú

1 Sóc rừng

(Funambulus tristriatus)

Đa số gặp ở các các lô rừng thuộc thị xã Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông

Xuất hiện nhiều

19

2 Chim Chào mào lửa (Cardinalis

cardinalis) A Lưới, Nam Đông Ít gặp

3 Gà rừng (Gallus

gallus) Đa số gặp ở các các lô rừng thuộc thị xã Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới

Xuất hiện nhiều/phổ biến

4 Chồn Bạc má

(Melogale moschata)

Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy. Xuất hiện rãi rác ở một số lô rừng cấp tuổi lớn có khe suối

5 Heo rừng (Sus

scrofa)

A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, xuất hiện tại một số lô rừng có nguồn nước là khe suối.

Xuất hiện rải rác ở một số lô rừng sát

giáp với rừng tự nhiên, có khe suối

chảy ngang qua

6 Kỳ nhông (Leiolepis)

A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, xuất hiện tại một số lô rừng có nguồn nước là khe suối.

Xuất hiện rải rác ở một số lô rừng sát

giáp với rừng tự nhiên, có khe suối

chảy ngang qua

7 Rắn lục

(Viperidae) Tại các lô rừng trồng thuộc Nam Đông, A Lưới…

Trung bình

Trích báo cáo đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao (báo cáo HCV)

HCV1-ĐA DẠNG LOÀI, RỪNG CHỨA ĐỰNG CÁC GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC NHƯ CÁC LOÀI ĐẶC HỮU, QUÝ HIẾM, BỊ ĐE DỌA HOẶC NGUY CẤP CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA, KHU VỰC HOẶC TOÀN CẦU

20

1. Các khu bảo vệ

a) Khu rừng này có phải là một khu rừng đặc dụng hiện có hay đề xuất không?

KHÔNG: Rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng sản xuất với các loại cây trồng chủ yếu là Keo lai, Keo lá Tràm và một ít Keo Lưỡi Liềm

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

b) Khu rừng này có liền kề khu rừng đặc dụng không?

KHÔNG. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 3 khu rừng đặc dụng lớn là vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, khu bảo tồn Sao La đều không nằm tiếp giáp trực tiếp với rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC.

c) Khu rừng này có tính chất, đặc điểm tương tự như khu rừng đặc dụng liền kề không?

KHÔNG. Như đã nói ở trên, rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng trên đất được quy hoạch rừng sản xuất, hoàn toàn không có tính chất của một khu rừng đặc dụng.

2. Các loài bị đe dọa và nguy cấp

a) Có nhiều loài được liệt kê trong danh sách các loài bị đe dọa và nguy cấp của Việt Nam được tìm thấy trong khu rừng này không?

KHÔNG. Do rừng trồng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC chủ yếu là rừng trồng thuần loài nên tính đa dạng sinh học không cao, những loài bị đe dọa, nguy cấp ít thấy xuất hiện.

Tuy chưa có điều tra chi tiết về đa dạng sinh học, nhưng những điều tra nhanh của nhóm đánh giá cho thấy rừng ở đây là rừng sản xuất nên tần suất hoạt động của con người tại các khu rừng này rất lớn vì vậy không phải là môi trường sống phù hợp của các loài động vật quý hiếm.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

b) Tại thời điểm này, khu rừng có được đánh giá là có tầm quan trọng đa dạng sinh học không?

KHÔNG. Diện tích rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng đã kinh doanh nhiều chu kỳ. Bởi vậy, tại thời điểm này, khu rừng không được đánh giá là có tầm quan trọng về đa dạng sinh học.

21

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

c) Rừng này nằm trong khu vực trước đây được ghi nhận là có tầm quan trọng đa dạng sinh học không?

KHÔNG. Rừng trồng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC được trồng trên đất trước đây là đồi trọc và được phát triển dựa vào chương trình 327, 661 của nhà nước vì vậy đây không phải là khu vực đã từng được ghi nhận có tầm quan trọng với đa dạng sinh học. Hơn nữa, từ trước tới nay chưa có báo cáo nào về đa dạng sinh học trong khu vực.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

3. Loài đặc hữu

a) Có một loài đặc hữu hoặc cận đặc hữu được ghi nhận ở khu rừng này không?

KHÔNG. Kết quả điều tra nhanh, cũng như thông tin phỏng vấn cán bộ xã và người dân địa phương chưa phát hiện loài đặc hữu nào phân bố trong khu rừng của các hộ gia đình tại 11 xã đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

b) Khu rừng này có nằm trong khu vực trước đây được nhận biết là có tính đặc hữu cao không?

KHÔNG. Từ trước tới nay, chưa có báo cáo nào về điều tra đa dạng sinh học hay đánh giá các loài đặc hữu trong rừng của các hộ gia đình. Kết quả khảo sát nhanh tại khu vực đánh giá cho thấy các loài thường xuất hiện ở đây là các loài thông thường, chưa phát hiện loài đặc hữu nào.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

4. Công dụng quan trọng theo thời gian

a) Có các nguồn thức ăn/ khu đất ngập nước/các quần xã di cư hiện hữu trong khu rừng này vào một số thời điểm hay thời gian nào không?

CÓ. Kết quả điều tra cho thấy tại khu vực xung quanh rừng trồng của một số hộ gia đình có các sinh cảnh hồ lớn (như hồ Tả Trạch ở xã Dương Hòa, hồ Khe Ngang ở xã Hương Hồ…) các khu vực này xuất hiện 1 số loài chim như cò, mòng két, sâm cầm… thường di cư về vùng đập lòng hồ Tả Trạch vào mùa đông hoặc một số loài chim khác di cư về lòng hồ khe Ngang theo mùa. Tuy nhiên đây đều là các hồ nhân tạo, người dân thường xuyên ra vào nên không phải là khu vực sống thích hợp của các loài di cư.

22

Giá trị này CÓ HIỆN HỮU

b) Có phải nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với sự tồn tại của quần thể hay quần xã sinh học không?

KHÔNG. Tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng trồng và thường xuyên diễn ra hoạt động sản xuất nên không phải là môi trường sống thích hợp của các quần thể hay quần xã sinh học. Những đánh giá nhanh về đa dạng sinh học trong khu vực không nêu được trong khu vực có nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với sự tồn tại của quần thể hay quần xã sinh học.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

Hình 02: Sinh cảnh hồ nước tại khu vực điều tra

c) Khu vực này có phải nằm trong khu vực được đề xuất các phân hạng khác như đất ngập nước, khu bảo tồn biển hay hệ thống khu bảo tồn hay không?

KHÔNG. Kết quả rà soát 3 loại rừng theo Chỉ thị 38 của Thủ tướng Chính phủ thì rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC được xác định là rừng trồng kinh tế, không nằm trong khu bảo tồn được đề xuất.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU.

HCV2: RỪNG CẤP CẢNH QUAN LỚN CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA, KHU VỰC HOẶC TOÀN CẦU, NẰM TRONG, HOẶC BAO GỒM ĐƠN VỊ QUẢN LÝ RỪNG, NƠI MÀ NHIỀU QUẦN XÃ CỦA HẦU HẾT NẾU KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ CÁC LOÀI XUẤT HIỆN TỰ NHIÊN TỒN TẠI TRONG SỰ PHÂN BỐ VÀ PHONG PHÚ CỦA NHỮNG KIỂU MẪU TỰ NHIÊN.

23

1. Rừng này có phải là một phần của dải rừng liên tục không?

KHÔNG. Như đã nói ở trên, rừng của các hộ gia đình đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC phân bố không liên tục trên địa bàn 34 xã/phường thuộc 7 huyện/thị và 1 thành phố do đó nó không phải là dải rừng liên tục. Mặt khác rừng của các hộ gia đình ở mỗi xã cũng không phải là một phần của dải rừng liên tục.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

2. Toàn bộ khoảnh rừng này có phải đang trong điều kiện gần như nguyên vẹn?

KHÔNG. Toàn bộ rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng nhân tạo và đã trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh do đó nó không ở trong điều kiện gần như nguyên vẹn.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

3. Toàn bộ tập hợp rừng có rộng hơn 10.000 ha không?

KHÔNG. Diện tích rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC không có khu vực nào tập hợp lại rộng hơn 10.000ha

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

4. Có một quần thể loài trọng yếu nào ở đó hay không?

KHÔNG. Những ghi nhận trong đợt điều tra không thấy quần thể loài động thực vật trọng yếu nào. Khu vực rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC chủ yếu tập trung rừng trồng thuần loài Keo lai và Keo lá tràm phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

5. Khoảng rừng này có cắt ngang đường biên giới quốc tế không?

KHÔNG. Rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

6. Có phải khu rừng đang được xem xét là một phần hoặc toàn bộ rừng cấp cảnh quan không?

24

KHÔNG. Như đã trình bày ở trên, toàn bộ diện tích rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng phục vụ cho sản xuất do đó nó không thuộc cấp cảnh quan nào.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

7. Nếu là một phần của khu vực lớn hơn, nó chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong toàn bộ phân khu đó?

KHÔNG. Vì nó không thuộc khu vực rừng cấp cảnh quan nào.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

HCV3: RỪNG THUỘC VỀ HOẶC BAO GỒM NHỮNG HỆ SINH THÁI HIẾM, ĐANG BỊ ĐE DỌA HOẶC NGUY CẤP.

1. Có kiểu rừng nào liệt kê dưới đây được tìm thấy tại khu rừng này không?

1. Rừng lá kim thuần loài tự nhiên

2. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tự nhiên

3. Rừng trên núi đá vôi

4. Hệ sinh thái đất ngập nước, đầm lầy nước ngọt

5. Rừng ngập mặn

6. Rừng thường xanh trên vùng đất thấp

7. Rừng khộp

8. Rừng bán thường xanh (nửa rụng lá)

9. Rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và rừng bán thường xanh

10. Rừng lùn trên đỉnh núi

11. Rú gai hoặc chuông gai khô hạn

12. Rừng rêu

KHÔNG. Toàn bộ rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng sản xuất với loại cây trồng chủ yếu là Keo lai và Keo lá tràm và một số diện tích nhỏ keo Lưỡi Liềm (Keo Lá Mác) do đó không thuộc các kiểu rừng đã

25

nêu ở trên. Dưới tán rừng các loài cây phục hồi rất nghèo nàn do định kỳ rừng được phát quang để chăm sóc.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

2. Kiểu rừng này có đặc trưng cho khu vực không?

KHÔNG. Rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC rất phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy các diện tích rừng này không có tính đại diện hay đặc thù.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

HCV4: RỪNG CUNG CẤP NHỮNG DỊCH VỤ TỰ NHIÊN CƠ BẢN TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG QUAN TRỌNG.

1. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu.

a) Khu vực này có được xác định là rừng phòng hộ ở Việt Nam hay không?

KHÔNG. Tất cả diện tích rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC là rừng trồng sản xuất.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

b) Có tiểu khu nào trong phạm vi rừng của các hộ gia đình được quy định là rừng phòng hộ không?

KHÔNG. Khu vực rừng của các hộ gia đình tại 34 xã/phường đăng ký tham gia chứng chỉ rừng FSC nằm trong khu vực quy hoạch là rừng sản xuất, không có khu vực nào quy hoạch cho rừng phòng hộ.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

c) Làng hoặc cộng đồng có sử dụng trên 90% nhu cầu nước cho sinh hoạt, tưới tiêu từ một hoặc vài nguồn trong khu rừng hay không?

KHÔNG. Người dân xung quanh thường sử dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng đào, nước máy (chiếm đại đa số) và nước tự chảy (chiếm phần nhỏ).

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

2. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc chống sạt lở đất, lũ quét, xói mòn, bồi lắng, gió bão, cát bay và phòng hộ ven biển.

26

a) Diện tích rừng có được quy định là rừng phòng hộ hoặc được cộng đồng bảo vệ hay không?

KHÔNG. Không có diện tích rừng nào của người dân được quy định là rừng phòng hộ được cộng đồng bảo vệ.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

b) Diện tích rừng này có nằm trong khu vực hay xảy ra thiên tai không?

CÓ. Khu vực vẫn chịu ảnh hưởng của thiên tai như gió, bão...Tuy nhiên, rừng trồng của các hộ gia đình chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với việc đối phó với thiên tai.

Giá trị này CÓ HIỆN HỮU

c) Thiên tai xảy ra tại khu vực nơi có diện tích rừng có nghiêm trọng không?

CÓ. Theo người dân địa phương thì thiên tai tương đối nghiêm trọng hay xảy ra tại khu vực là bão lốc xoáy và lũ ống lút quét.

Giá trị này CÓ HIỆN HỮU

CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI

HCV5: RỪNG ĐÓNG VAI TRÒ NỀN TẢNG TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

1. Có những cộng đồng sinh sống trong hoặc gần một khu rừng ?

CÓ. Diện tích rừng của các hộ gia đình xen kẽ với các thôn, làng các xã. Đời sống của cộng đồng dân cư tương đối ổn định.

2. Những cộng đồng có sử dụng rừng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ không?

KHÔNG. Người dân tại 34 xã/phường nghiên cứu thường vào rừng để lấy một số loại như nấm mối, nấm tràm, mật ong, củi, lá thuốc... nhưng số lượng cũng không lớn. Có một số hộ gia đình có chăn thả gia súc nhưng chủ yếu dưới tán rừng cao su hoặc nuôi ong dưới tán rừng Keo nhưng số lượng cũng không đáng kể.

3. Những nhu cầu cơ bản là nền tảng đối với cộng động địa phương không?

KHÔNG. Người dân ở khu vực này chủ yếu làm nông nghiệp và dịch vụ nên các nhu cầu liên quan đến rừng không phải là nền tảng đời sống và kinh tế của họ.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

27

Hinh 03: Một số hoạt động sản xuất của người dân dưới tán rừng trồng Keo

HCV6: RỪNG ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG VÀO VIỆC NHẬN DIỆN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG.

1. Có cộng đồng sinh sống bên trong hoặc gần khu rừng?

CÓ. Xung quanh khu vực rừng của các hộ gia đình có nhiều cộng đồng sinh sống.

2. Những cộng đồng có sử dụng rừng là đặc trưng văn hoá của họ?

KHÔNG. Cộng đồng xung quanh khu vực hầu hết là người Kinh, chỉ có một số xã có đồng bào dân tộc sinh sống là xã Bình Thành, xã Bình Tiến, xã Phong Sơn, xã Dương Hòa, xã Lộc Bổn. và các Chi hội thuộc huyện A Lưới .Các cộng đồng này được nhà nước tạo điều kiện tái định cư từ lâu nên đặc trưng văn hóa liên quan đến rừng đã mai một do đó rừng không phải là đặc trưng văn hóa của họ. Theo ghi nhận từ người dân, rừng trồng tham gia chứng chỉ của hội viên thuộc 34 xã/phường được thiết lập từ đất trống và không tồn tại “Rừng ma”, “Rừng thiên”. Nên:

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

3. Khu rừng này có vai trò cấp thiết trong việc nhận diện văn hóa?

KHÔNG. Xung quanh diện tích rừng của các hộ gia đình có một số khu mộ, nghĩa địa nhưng các diện tích này phân tán và không phải là đặc trưng văn hóa của người dân.

Giá trị này KHÔNG HIỆN HỮU

28

2. Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

a) Quản lý khu vực đai xanh

- Vùng đệm ven suối: là phần diện tích hai bên suối để tái sinh tự nhiên. hoặc trồng xen cây bản địa hoặc đã trồng Keo;

- Bảo vệ hiện trạng những vùng sinh cảnh dễ bị tổn thương: Hố bom. những vùng đất ngập nước, những vùng rừng tự nhiên chừa lại ven khe suối…;

- Không chỉ những lô rừng tham gia FSC phải bảo vệ hiện trạng vùng sinh cảnh dễ bị tổn thương mà còn tăng cường tuyên truyền, vận động các lô rừng lân cận FSC cùng tham gia bảo vệ vùng rừng có vai trò vùng đệm, đai xanh;

- Có chế độ giám sát đánh giá theo dõi thường xuyên định kỳ.

b) PCCCR

- Rừng trồng phải được bảo vệ nghiêm ngặt suốt chu kỳ kinh doanh. Tuyệt đối không để mất rừng, phát đường ranh cản lửa vào đầu mùa khô. Tuần tra, kiểm tra thường xuyên để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện xử lý các hành vi xâm hại rừng và ngăn ngừa lỗi vô ý gây cháy rừng. Kết hợp với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm, cơ quan pháp luật làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng;

- Vùng cháy trọng điểm bao gồm cả vùng tham gia FSC và không tham gia FSC. Các nguyên nhân cháy được xác định và cập nhật hàng năm để có phương án PCCCR tốt nhất và kịp thời;

- Việc chữa cháy rừng được thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ là: “lực lượng; phương tiện; hậu cần và chỉ huy”. Kết hợp với phương châm 5 sẵn sàng trong PCCCR: “lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy và thông tin liên lạc”.

c) Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh

- Rừng của TTH-FOSDA là rừng trồng thuần loài, nguy cơ xảy ra dịch bệnh khá cao. Vì vậy, phòng trừ sâu bệnh hại rừng luôn được các Hội Viên chú trọng và chủ động với phương châm “Phòng là chính, trừ kịp thời, toàn diện và tổng hợp”. Thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng cân bằng sinh thái luôn giữ mức độ bị hại dưới ngưỡng kinh tế. Một số giải pháp cụ thể;

29

- Công tác điều tra, theo dõi sâu bệnh hại rừng: thường xuyên giám sát điều tra, theo dõi tình hình sâu bệnh hại để nhanh chóng phát hiện sinh vật gây hại. Đây là hoạt động thường xuyên gắn liền với công tác QLBVR được theo dõi định kỳ;

- Khi sâu, bệnh mới xuất hiện tiến hành cắt bỏ hoặc chặt bỏ cành, cây bị bệnh mang ra khỏi rừng để tiêu hủy, khoanh vùng, tiêu diệt các ổ dịch;

- Áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành, trồng đúng mật độ, đúng lập địa để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, chống lại sự xâm nhiễm của sâu, bệnh hại. Việc cắt tỉa cành không được gây tổn thương nặng đến thân cây, việc cắt cành được thực hiện vào mùa khô để tránh sự xâm nhiễm của sinh vật gây hại;

- Sử dụng các chế phẩm sinh học đối kháng với sinh vật gây hại và trồng các giống kháng sâu bệnh hại;

- Khi thực hiện phòng trừ hóa học, nghiêm cấm dùng các loại thuốc không được phép sử dụng theo quy định của WHO, FSC và pháp luật Việt Nam. Chỉ sử dụng các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam khi thấy thật cần thiết. Khi sử dụng thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ - liều lượng và đúng kỹ thuật". Ưu tiên chọn các loại thuốc có độc tính thấp, có tính chọn lọc, hiệu quả trừ cao theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;

- Thực hiện theo quy trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng đã xây dựng và các khuyến cáo của ngành.

d) Kế hoạch phòng ngừa gia súc phá hoại và chặt trộm, phá hoại rừng

- Theo kết quả phỏng vấn và điều tra thực địa tại các lô rừng cho thấy rất nhiều lô rừng bị ảnh hưởng do trâu, bò giẫm đạp, phá hoại nên trong quá trình kinh doanh rừng, đặc biệt là ở tuổi rừng 1, sau thời gian mới trồng cần kiểm tra rừng thường xuyên, rào chắn cẩn thận.

- Một hiện tượng khác cần quan tâm là nạn chặt phá hoại rừng và khai thác trái phép. Hội Viên cần tiến hành thăm rừng thường xuyên, nắm tình hình rừng, những lô rừng giáp ranh chuẩn bị khai thác cần có biện pháp nhắc nhở Hội Viên và nhà thầu phụ nhằm hạn chế tối đa việc xâm hại rừng.

3. Kế hoạch trồng rừng nguyên liệu

Dựa vào hoạt động quản lý giám sát rừng trồng và khai thác và cụ thể là tổng hợp kế hoạch trồng rừng của các Hội viên đến cấp Chi hội đã cho kết quả như sau:

30

Bảng 05: Kế hoạch trồng rừng dự kiến từ 2022-2026 (ha)

Huyện/Thị xã Chị hội Năm 2022 (ha)

Năm 2023 (ha)

Năm 2024 (ha)

Năm 2025 (ha)

Năm 2026 (ha)

A Lưới A Roàng 6 9

7

A So Đông Sơn 5

1

2

30

31

Hồng Hạ 3

6

30

7

14

Hồng Thượng 3

7

1

5

Hương Lâm 17

2

Hương Phong 9

43

2

10

Tổng số A Lưới 27

26

82

53

61

Hương Thủy Hạ Buồng Tằm 20

1

21

19

Hòa Lộc 10

43

LN Phú Sơn 20

16

60

177

31

Phú Sơn 58

116

87

46

74

Thanh Lương Hộ 36

37

29

3

31

Thủy Châu 3

18

7

Thủy Phù 50

20

40

34

17

Thủy Phương 14

31

16

11

35

Tổng số Hương Thủy 198

231

220

193

359

Hương Trà Chầm 5

25

30

17

69

Đông Hòa 73

19

11

4

11

Hiệp Cát 9

31

41

11

18

Hồng Tiến 28

26

12

21

13

Kim Ngọc 2

12

Liên Bằng 18

11

5

2

19

32

Sông Bồ 18

2

51

12

66

Tổng số Hương Trà 152

112

153

67

209

Nam Đông Cha Măng Ka Đẩu 8

9

9

10

13

Hương Phú 24

14

27

14

14

Thượng Lộ -

2

1

1

13

Tổng số Nam Đông 33

25

37

24

39

Phong Điền Cổ Bi 3 Phe Tư 12

28

30

22

101

Lưu Hiền Hòa 16

3

16

5

Phong An 2

3

4

5

3

Phong Thu 9

5

4

3

9

Phong Xuân 34

28

26

23

27

Tân Mỹ 15

53

6

16

8

33

Tổng số Phong Điền 88 120 85

69

153

Phú Lộc Hòa Lộc 61

80

144

32

122

Lộc Hòa 29

29

4

10

32

Lộc Tiến 5

9

18

28

39

Lộc Trì 3

15

24

35

67

Nam Sơn 5

3

4

9

9

Suối Tiên 14

12

8

5

24

Xuân Lộc 18

7

18

19

19

Tổng số Phú Lộc 136

155

221

137

310

Tổng cộng 634 670 799 542 1,132

Theo kế hoạch, Hội viên sau khai thác phải tiến hành trồng mới trong thời gian sớm nhất. Hạn chế tình trạng để đất trống kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất như xói mòn, bạc màu, vôi hóa….Tuân thủ đúng kỹ thuật trong tài liệu tập huấn chuyên đề kỹ thuật Lâm sinh và các nguyên tắc và tiêu chí FSC. Trường hợp không thể tiến hành trồng mới ngay sau khi khai thác vì gặp một số lý do như: Thời tiết nắng nóng kéo dài, không có nhân công lao động….thì Hội viên cần thông báo lại với Chi

34

hội trưởng để điều chỉnh kế hoạch quản lý lô rừng trồng (mẫu số 06) cho đúng với tình hình thực tế.

4. Kế hoạch chăm sóc rừng trồng

Bảng 06: Kế hoạch chăm sóc rừng dự kiến từ 2022-2026 theo chi hội (ha)

STT Chi hội/xã

phường

Giai đoạn 2022 - 2025

2022 2022 2023 2024 2025 2026

A Lưới

A Roàng 6,08 8,57 6,81 6,5

A So Đông Sơn 7,49 23,25 30,14

Hồng Thượng 1,4 6,83 2,56 14,38

Hồng Hạ 6,37 3,32

Hương Lâm 2 0,64 16,44 39,91

Hương Phong 25,23 27,36

Hương Trà

Đông Hòa 15,51 16,18 23,00

Hồng Tiến 32,35 15,94 16,51

Liên Bằng 19,67 10,46 17,68

Kim Ngọc 1,65 11

Chầm 4,74 8,36 11,06

35

Hiệp Cát 23,37 17,33 5,78

Sông Bồ 14,49 16,17 15,34

Hạ Buồng Tằm 2,44 18,28 23,72 14,21

Hương

Thủy

Thanh Lương Hộ 21,22 25,98 10,48 36,08

LN Phú Sơn ươ4,88 23,39 28,49 29,52

Phú Sơn 81,04 48,27 40,77 6,86

Hòa Lộc* 26,76 40,62 10,24 23,17

Thủy Châu 2,97 4,15

Thủy Phù 22,2 47,31 6,46 18,13

Thủy Phương 30,57 5,3 11,2

Nam Đông

Cha Măng Ka Đẩu

6,64 2,17 4,68 5,82

Hương Phú 12,45 14,16

Thượng Lộ 21,4 12,55 2,13

Phong Điền

Cổ Bi Ba Phe Tư 5,64 45,45 93,33 18,11

Lưu Hiền Hòa 4,5 0,63

36

Tân Mỹ 2,78 21,1 7,5 15,56

Phong An 2,3 6,17

Phong Thu 9,15 2,88

Phong Xuân 6,69 3,39 20,77 25,88

Phú Lộc

Hòa Lộc 16,76 93,7 11,72

Lộc Hòa 21,58 30,96 10,7

Lộc Tiến 6,74 53,64

Lộc Trì 8,3 7,41

Nam Sơn 17,05 9,2 8,5

Suối Tiên 2 23,77 5,37

Xuân Lộc 9,92 17,34 15,81

5. Các hoạt động lâm sinh

Bảng 07a: Kế hoạch tỉa thưa rừng dự kiến từ 2022-2026 (ha)

Năm tỉa thưa 2022 2023 2024 2025 2026 Tổng cộng

Hương Thủy 45 45 45 45 45 225

37

Hương Trà 45 45 45 45 45 225

Nam Đông 15 15 15 15 15 75

A Lưới 10 10 10 10 10 50

Thành phố Huế 20 20 20 20 20 100

Phú Lộc 45 45 45 45 45 225

Phong Điền 20 20 20 20 20 100

Tổng cộng 200 200 200 200 200 1000

- Xây dựng mô hình chuyển hóa rừng trồng Keo gỗ lớn có chứng chỉ FSC

- Dự kiến chuyển hóa khoảng 1000 ha rừng trồng Keo từ kinh doanh gỗ dăm sang kinh doanh gỗ xẻ theo nguyên tắc QLRBV có chứng chỉ FSC nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng gấp 2-3 lần (so với không tỉa thưa) và tổng kế rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian thực hiện kế hoạch dự kiến bắt đầu từ năm 2022 và kết thúc vào năm 2026.

1

Bảng 7b. Tỉa cành/đa thân

Hạng Mục Đơn vị Khối lượng Định mức Số công Đơn giá

Chi phí trực tiếp

1. Công xử lý thực bì m2/c 10000 906 11,04 200.000

2. Công chặt tỉa cành/đa thân thủ công Công 6 200.000

3. Vệ sinh rừng m2/c 5 200.000

2. Sản phẩm và nguồn thu

- Gỗ dăm tấn 0,00

3. CÂN ĐỐI THU CHI (1)

Bảng 7c. Tỉa thưa lần 1 (rừng trồng 4 năm tuổi)

Hạng Mục Đơn vị Khối lượng Định mức Số công Đơn giá

CHI PHÍ TRỰC TIẾP (TT)

I. Chi phí nhân công, vật liệu, máy:

1. Phát thực bì m2/c 10000 906 11 200.000

2

2. Bài cây Công 2000 3 200.000

3. Chặt hạ, cắt khúc (cưa xăng) Công 46,18 12 200.000

4. Chi phí vác gỗ (cự ly vác 200-300m) Công 22,63 45

200.000

5. Bóc vỏ Công 22,63 22 200.000

6. Chi phí bốc xếp gỗ Công 32,33 12 200.000

7. Vệ sinh rừng Công 8 200.000

II. Các chi phí liên quan đến quy trình kỹ thuật

5. Chi phí sửa chữa cải tạo hệ thống đường Lâm sinh

Công/ha 7

200.000

6. Chi phí vận chuyển gỗ dăm Keo

tấn 22,63

35

- Đường loại 3 Km 5 2.073

10.365

- Đường loại 4 Km 15 3.007

45.105

3

- Đường loại > 5 Km 15 5.125

76.875

DOANH THU

Dăm Keo 22,63 1.000.000

CÂN ĐỐI THU CHI (2) DOANH THU-(TT+ GT)

7c. Tỉa thưa lần 2 –(rừng trồng 6 năm tuổi)

Hạng Mục Đơn vị Khối lượng Định mức Số công Đơn giá

CHI PHÍ TRỰC TIẾP (TT)

I. Chi phí nhân công, vật liệu, máy:

1. Phát thực bì m2/c 8000 906 8,0 200.000

2. Bài cây công/ha 1 200.000

3. Chặt hạ, cắt khúc (cưa xăng) c/m3 38,70 6 200.000

4. Chi phí vác gỗ (cự ly vác 200-300m) c/tấn 22,17 25 200.000

5. Bóc vỏ c/tấn 22,17 8 200.000

4

6. Chi phí bốc xếp gỗ c/tấn 22,17 7 200.000

7. Vệ sinh rừng Công 3 200.000

II. Các chi phí liên quan đến quy trình kỹ thuật

1. Chi phí sửa chữa /cải tạo hệ thống đường Lâm sinh

Công/ha 3 200.000

2. Chi phí vận chuyển gỗ dăm Keo

tấn 22,17

35

DOANH THU

Dăm Keo 22,17 1.000.000

CÂN ĐỐI THU CHI (3) = DOANH THU-(TT+ GT)

1

6. Kế hoạch khai thác gỗ và tỉa thưa rừng trồng rừng trồng

a) Dự kiến kế hoạch khai thác rừng

- Kế hoạch khai thác qua các năm được xây dựng dựa trên kế hoạch quản lý rừng trồng của từng Hội viên, cụ thể là dựa vào năm trồng và chu kỳ khai thác. Để làm rõ kế hoạch khai thác rừng qua các năm, TTH-FOSDA tiến hành tổng hợp và đưa ra các bảng, biểu sau:

Biểu đồ 05: Diện tích rừng Keo FSC qua các năm trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

0

50

100

150

200

250

300

350

2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH RỪNG KEO FSC QUA CÁC NĂM TRỒNG THEO HUYỆN/THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TT.HUẾ

A Lưới Hương Trà Hương Thủy Nam Đông Phong Điền Phú Lộc

2

Bảng 08: Tổng hợp diện tích rừng trồng tham gia FSC theo năm trồng (ha) phân bố theo Chi hội/xã phường

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG FSC THEO NĂM TRỒNG (số liệu cập nhật đến 20/7/2021)

TT

Huyện/Thị

Xã Chi hội Tổng diện

tích (ha)

Phân bố diện tích theo năm trồng (ha)

2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012

1

A Lưới

A Roàng A Roàng 27,96 6,5 6,81 8,57 6,08

2 Đông Sơn A So Đông Sơn 112,72 7,49 23,25 30,14 2,12 1,22 6,91 10,11 27,08 4,4

3 Hồng Thượng Hồng Thượng 46,71 4,7 1,4 6,83

2,56 14,38 16,84

4 Hồng Hạ Hồng Hạ 60,06 13,56 7,22 29,59 6,37 3,32

5 Hương Lâm Hương Lâm 61,19 2 0,64 16,44 39,91 2,2

6 Hương Phong Hương Phong 64,2 9,61 2 25,23 27,36

3

7

Hương Trà

Bình Tiến

Đông Hòa 216,23 5 5,27 11,89 3,64 12.43 17,67 73,32 16,18 67,26 3,6

8 Hồng Tiến 149,96 2,13 3,54 12,93 21,58 18,15 22,96 32,35 15,94 16,51 3,87

9

Hương Thọ (TP.Huế)

Liên Bằng 108,06 0,68 5,49 20,56 1,59 11,31 10,85 19,67 10,46 17,68 9,77

10 Kim Ngọc 27,93 1,6 11,68 2 1,65 11

11 Hương Hồ (TP.Huế) Chầm 207,84 3,94 11,75 62,9 15,85 37,31 19,24 4,74 8,36 11,06 32,69

12 Bình Thành Hiệp Cát 179,63 27,44 18,4 27,95 25,65 32,07 23,37 17,33 5,78 1,64

13 Hương Vân Sông Bồ 236,31 4,56 7,88 65,77 12,42 50,93 4,46 14,49 16,17 15,34 44,29

14

Hương Thủy

Dương Hòa

Hạ Buồng Tằm 110,42 3,6 3,47 43,2 2,44 18,28 23,72 14,21 1,5

15 Thanh Lương Hộ 247,88 11,6

3 1 45,63 3,43 23,4 21,22 25,98 10,48 36,08 69,03

16 Phú Sơn LN Phú Sơn 353,29 40,14 137,9 24,41 39,44 ươ4,88 23,39 28,49 29,52 25,12

4

17 Phú Sơn 374,68 40,04 40,8 35,91 60,5 81,04 48,27 40,77 6,86 20,49

18 Dương Hòa, Phú Sơn Hòa Lộc* 266,83 51,16 27,33 20,8 37,82 26,76 40,62 10,24 23,17 28,93

19 Thủy Châu Thủy Châu 63,46 28,01 6,8 18,43 3,1 2,97 4,15

20 Thủy Phù Thủy Phù 208,19 20,5 16,89 30,26 44,9 22,2 47,31 6,46 18,13 1,54

21 Thủy Phương Thủy Phương 115,47 3,6 27,69 13,51 15,06 30,57 5,3 11,2 8,54

22

Nam Đông

Thượng Nhật Cha Măng Ka Đẩu 38,73 6,64 2,17 4,68 5,82 9,15 4,53 4,86 0,88

23 Hương Phú Hương Phú 107,87 12,45 14,16 22,44 15,31 25,29 15,01 3,21

24 Thượng Lộ Thượng Lộ 40,15 21,4 12,55 2,13 1,05 0,87 2,15

25

Phong Điền

Phong Sơn Cổ Bi Ba Phe Tư 374,35 5,64 45,45 93,33 18,11 36,46 15,40 23,08 73,89 61,1 1,89

26 Phong Mỹ Lưu Hiền Hòa 44,62 4,5 0,63 16,34 13,39 9,76

5

27 Tân Mỹ 189,22 2,78 21,1 7,5 15,56 5,72 46,86 19,47 6,44 50,84 12,95

28 Phong An Phong An 66,78 2,3 6,17 3,76 3,37 2 4,13 0,44 44,61

29 Phong Thu Phong Thu 36,22 9,15 2,88 3,5 5,20 9,4 4,39 1,7

30 Phong Xuân Phong Xuân 194,33 6,69 3,39 20,77 25,88 26,94 26,76 47,02 17,26 12,43 7,19

31

Phú Lộc

Lộc Bổn Hòa Lộc 302,33 16,76 93,7 11,72 109,9

8 27,23 15,97 15,73 11,24

32 Lộc Hòa Lộc Hòa 142,76 21,58 30,96 10,7 7,14 26,94 19,08 15,47 10,89

33 Lộc Tiến Lộc Tiến 107,72 6,74 53,64 17,77 9,27 7,41 10,8 2,09

34 Lộc Trì Lộc Trì 170,5 8,3 7,41 4,16 4,89 4,22 1,72 26,9

35 Lộc Sơn Nam Sơn 61,35 17,05 9,2 8,5 4,21 2,77 17,69 1,93

36 Lộc Thủy Suối Tiên 73,09 2 23,77 5,37 15,26 5,70 7,1 13,89

6

37 Xuân Lộc Xuân Lộc 96,27 9,92 17,34 15,81 21,39 10,05 14,82 4,09 2,85

Tổng 6.042,77 63,6

8 424,6

4 908,9

4 529,4

7 753,6

9 557,32 611,1

3 483,2

4 507,0

1 333,2

9

7

Bảng 09: Kế hoạch khai thác dự kiến từ 2022 – 2026 (ha)

Huyện/Thị xã Đơn vị Năm 2022 (ha)

Năm 2023 (ha)

Năm 2024 (ha)

Năm 2025 (ha)

Năm 2026 (ha)

A Lưới A Roàng 6

9

7

A So Đông Sơn 5

1

2

30

31

Hồng Hạ 3

6

30

7

14

Hồng Thượng 3

7

1

5

Hương Lâm 17

2

Hương Phong 9

43

2

10

Tổng số A Lưới 27

26

82

53

61

Hương Thủy Hạ Buồng Tằm 20

1

21

19

Hòa Lộc 10

43

LN Phú Sơn 20

16

60

177

8

Phú Sơn 58

116

87

46

74

Thanh Lương Hộ 36

37

29

3

31

Thủy Châu 3

18

7

Thủy Phù 50

20

40

34

17

Thủy Phương 14

31

16

11

35

Tổng số Hương Thủy 198

231

220

193

359

Hương Trà Chầm 5

25

30

17

69

Đông Hòa 11

6

3

3

3

Hiệp Cát 9

31

41

11

18

Hồng Tiến 28

26

12

21

13

Hương Bình 62

13

9

1

9

Kim Ngọc 2

12

9

Liên Bằng 18

11

5

2

19

Sông Bồ 18

2

51

12

66

Tổng số Hương Trà 152

112

153

67

209

Nam Đông Cha Măng Ka Đẩu 8

9

9

10

13

Hương Phú 24

14

27

14

14

Thượng Lộ -

2

1

1

13

Tổng số Nam Đông 33

25

37

24

39

Phong Điền Cổ Bi 3 Phe Tư 12

28

30

22

101

Lưu Hiền Hòa 16

3

16

5

Phong An 2

3

4

5

3

Phong Thu 9

5

4

3

9

Phong Xuân 34

28

26

23

27

10

Tân Mỹ 15

53

6

16

8

Tổng số Phong Điền 88 120 85

69

153

Phú Lộc Hòa Lộc 61

80

144

32

122

Lộc Hòa 29

29

4

10

32

Lộc Tiến 5

9

18

28

39

Lộc Trì 3

15

24

35

67

Nam Sơn 5

3

4

9

9

Suối Tiên 14

12

8

5

24

Xuân Lộc 18

7

18

19

19

Tổng số Phú Lộc 136

155

221

137

310

Tổng cộng 634 670 799 542 1.132

11

12

Biểu đồ 06: Diện tích dự kiến khai thác từ 2022-2026 của TTH-FOSDA

- Hầu hết các hộ gia đình tham gia vào QLRBV đều có kế hoạch giữ rừng từ 5-9 năm. Qua bảng kế hoạch khai thác dự kiến trên cho thấy: Diện tích dự kiến khai thác qua các năm của TTH-FOSDA là rất ổn định. Số liệu diện tích này sẽ thay đổi khi diện tích và số hộ tham gia chứng chỉ rừng của TTH-FOSDA tăng lên theo chiến lược phát triển của TTH-FOSDA.

b) Dự kiến trữ lượng khai thác theo cấp tuổi

Qua kết quả điều tra rừng bằng cách lập các ô định vị và tính toán trữ lượng bằng cách sử dụng bảng điều tra thể tích hai nhân tố (đường kính và chiều cao) đối với loài Keo lai và Keo tai tượng (kế thừa thành quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp-WB3) của các Hội viên đạt tuổi từ 4, 5, 6, 7, 8, 9 (rừng trồng năm 2012-2017 đối với cây Keo lai đã xây dựng được bảng dự tính sản lượng khai thác

13

bình quân trên một hecta của diện tích tham gia chứng chỉ rừng tại TTH-FOSDA được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10a: Dự đoán sản lượng gỗ phân theo cấp kính qua các năm tuổi (Keo Lai)

Tuổi rừng

Tổng diện tích đã

được đánh giá trữ

lượng (ha)

Ước tính

trữ lượng (m3/ha)

Ước tính

sản lượng bình quân của đánh giá sản lượng lượng

(tấn/ha)

Ước tính lượng tăng

trưởng bình quân hằng

nằm (m3/ha)

4 67 120 84 25

5 11 150 105 30

6 161,8 180 126 30

7 324,4 210 178,5 30

8 132,2 250 213 40

9 2,5 290 255 40

10 4.5 350 300 45

(Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ TTH-FOSDA)

Bảng 10b: Dự đoán sản lượng gỗ phân theo cấp kính qua các năm tuổi đối với loài Keo Tai tượng (Keo Tai Tượng)

14

Tuổi rừng

Tổng diện tích đã được đánh giá trữ lượng

(tấn)

Trữ lượng

(M3/ha)

Sản lượng bình quân

của đánh giá sản lượng

lượng (tấn/ha)

Lượng tăng trưởng bình quân hằng

nằm (m3/ha)

4 12 88 66 30

5 5 125 93,5 37

6 4 167 125,00 42

(Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ TTH-FOSDA

c) Sản lượng khai thác dự kiến qua các năm

Sản lượng khai khác dự kiến qua các năm được tổng hợp dựa trên cơ sở trữ lượng khai thác và diện tích khai thác dự kiến, chi tiết được thể hiện qua bảng sau:

15

Bảng 11: Dự kiến Diện tích và sản lượng khai thác rừng trồng FSC theo năm, chu kỳ 2002 – 2026. Đơn vị tính: Tấn

Huyện/Thị xã Đơn vị

2.022 2.023 2.024 2.025 2.026 Tổng

Gỗ xẻ Tổng KL Gỗ xẻ Tổng KL Gỗ xẻ Tổng KL Gỗ xẻ Tổng

KL Gỗ xẻ Tổng KL Gỗ xẻ Tổng KL

A Lưới A Roàng

228

912

321

1.286

255

1.022

804

3.219

A So Đông Sơn

180

720

46

183

80

318

1.130

4.521

1.153

4.611

2.589

10.353

Hồng Hạ

100

498

191

956

888

4.439

217

1.083

407

2.034

1.803

9.009

Hồng Thượng

77

384

205

1.025

42

210

141

705

465 2.324

Hương Lâm

623

2.493

75

300 698

2.793

16

Hương Phong

294

1.404

1.379

6.485

66

300

317

1.442

2.056

9.630

Tổng số A Lưới

980

4.095

811

3.867

2.616

12.363

1.875

7.895

2.132

9.108

8.414

37.328

Hương Thủy Hạ Buồng Tằm

950

3.520

51

190

997

3.693

885

3.276

2.883

10.678

Hòa Lộc

516

2.062

2.142

8.566

2.658

10.628

LN Phú Sơn

678

2.949

545

2.369

2.039

8.748

5.901

25.655

9.163 39.721

Phú Sơn

2.476

9.784

5.599

20.598

4.379

15.999

1.971

7.749

3.200

12.528 17.625

66.659

Thanh Lương Hộ

2.033

6.958

2.139

7.003

1.697

5.656

183

611

1.690

5.635

7.742

25.864

Thủy Châu

130

465

774

2.765

286

1.020

1.190

4.250

17

Thủy Phù

1.921

7.685

760

3.041

1.565

6.261

1.301

5.205

654

2.618

6.201

24.809

Thủy Phương

536

2.145

1.215

4.861

658

2.631

411

1.643

1.344

5.377

4.164

16.657

Tổng số Hương Thủy

8.595

33.041

10.773

39.935

10.622

39.768

7.677

30.413

13.960

56.109

51.627

199.266

Hương Trà Chầm

218

806

1.126

4.172

1.390

5.148

801

2.967

3.174

11.756 6.709

24.847

Đông Hòa

498

1.846

270

999

142

525

129

480

123

455

1.162

4.305

Hiệp Cát

433

1.605

1.400

5.187

1.865

6.909

502

1.858

845

3.128

5.045

18.686

Hồng Tiến

1.134

4.538

1.024

4.095

466

1.862

779

3.221

522

2.088

3.925

15.804

Kim Ngọc

105

350

613

2.044

718 2.394

18

Liên Bằng

708

2.832

439

1.758

198

792

62

247

742

2.970 2.149

8.598

Sông Bồ

835

2.782

93

310

2.368

7.894

578

1.925

3.058

10.194

6.932

23.106

Tổng số Hương Trà

6.911

24.690

4.978

18.604

7.001

25.036

2.895

10.845

9.537

34.168

31.322

113.343

Nam Đông Cha Măng Ka Đẩu

346

1.300

371

1.403

392

1.551

416

1.562

564

2.033

2.089

7.850

Hương Phú

1.250

4.628

624

2.310

1.235

4.574

693

2.565

603

2.233

4.405

16.311

Thượng Lộ

16

62

85

341

25

101

31

124

486

1.945

643 2.573

Tổng số Nam Đông

1.611

5.990

1.080

4.054

1.652

6.226

1.140

4.252

1.653

6.212

7.136

26.733

Phong Điền Cổ Bi 3 Phe Tư

342

1.708

822

4.112

868

4.340

634

3.168

2.924

14.619

5.590

27.947

19

Lưu Hiền Hòa

569

2.275

104

416

592

2.369

186

744

1.451

5.805

Phong An

73

290

122

489

141

566

187

749

124

495

647

2.587

Phong Thu

341

1.363

189

754

127

508

104

418

332

1.327

1.093

4.369

Phong Xuân

990

4.950

845

4.066

751

3.789

628

3.379

796

3.982

4.010 20.165

Tân Mỹ

559

2.237

1.905

7.620

207

829

564

2.256

272

1.088 3.507

14.030

Tổng số Phong Điền 2.873 12.824 3.987 17.457 2.686 12.401 2.117 9.969 4.633 22.253

16.296

74.903

Phú Lộc Hòa Lộc

3.070

11.372

3.979

15.290

7.209

26.701

1.596

5.911

6.074

22.496

21.928

81.770

Lộc Hòa

1.231

4.929

1.210

4.841

167

667

404

1.617

1.314

5.257

4.326

17.311

20

Lộc Tiến

185

742

321

1.283

605

2.419

980

3.921

1.476

5.905

3.567

14.269

Lộc Trì

110

441

717

2.535

1.276

4.416

1.791

6.231

3.967

13.446

7.861 27.068

Nam Sơn

206

824

111

443

168

674

340

1.360

368

1.472 1.193

4.773

Suối Tiên

631

2.253

489

1.747

332

1.187

265

947

932

3.328

2.649

9.462

Xuân Lộc

899

3.081

361

1.224

908

3.078

895

3.065

917

3.107

3.980

13.554

Tổng số Phú Lộc

6.333

23.642

7.188

27.363

10.666

39.141

6.272

23.051

15.047

55.011

45.506

168.208

Tổng cộng 27.303 104.282 28.818 111.279 35.243 134.935 21.976

86.425

46.963 182.860 160.303 619.780

21

(Nguồn: Dữ liệu tổng hợp từ TTH-FOSDA)

22

) Tổ chức khai thác và giám sát khai thác

đ) Tổ chức khai thác và giám sát khai thác

Sau khi Hội Viên gửi thông báo đến BCH Chi hội và thông tin chuyển đến TTH-FOSDA thông báo xin phép khai thác và bán sản phẩm gỗ rừng trồng FSC. Hội viên sẽ thực hiện các bước công việc sau:

- Tự tổ chức khai thác hoặc bán gỗ cây đứng cho bên mua gỗ rừng trồng FSC (doanh nghiệp, người mua, …) theo các quy định hiện hành, ký kết hợp đồng với bên mua;

- Bên mua tổ chức khai thác hay Hội Viên tự khai thác phải tuân thủ các quy định về khai thác tác động thấp;

- Công nhân khai thác phải được tập huấn khai thác tác động thấp, an toàn lao động trong khai thác và được trang bị đầy đủ trang thiết bị về an toàn lao động;

- Định kỳ TTH-FOSDA sẽ cử cán bộ cùng BCH Chi hội tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và chế độ vệ sinh an toàn lao động trong khai thác.

đ) Vệ sinh rừng sau khai thác

- Sau khi kết thúc khai thác phải, tiến hành băm dập cành ngọn, cây gãy còn sót lại trên hiện trường, rải đều trên mặt đất;

- Kiểm tra và giữ những cây bản địa còn sót lại, cắt tỉa cành bị gãy trong quá trình khai thác;

- Dọn dẹp, vệ sinh rừng;

- Khắc phục nơi xói mòn, sạt lở đất khi làm đường và vận hành thiết bị vận xuất, vận chuyển gỗ hoặc xây dựng lán trại, bãi gỗ…;

- Xử lý chất thải sinh hoạt, hoá chất, xăng dầu, bằng biện pháp thu gom giao cho Công ty môi trường xử lý.

e) Công cụ khai thác

- Cung cấp bảo hộ lao động cho thợ cưa trong quá trình khai thác;

- Thiết bị khai thác: Sử dụng cưa xăng để khai thác rừng;

23

- Thiết bị vận chuyển: Chủ yếu sử dụng xe ben 5 tấn 2 cầu để vận chuyển gỗ sau khi khai thác, xe vận chuyển được kiểm tra an toàn trước và sau khi vận chuyển, công nhân lái xe phải có bằng lái theo quy định. Trong quá trình vận chuyển phải tuân thủ đúng quy định: Chở hàng đúng khối lượng cho phép, tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động, không vận chuyển vào những ngày trời mưa, ẩm ướt…;

- Người điều khiển xe phải thường xuyên kiểm tra hệ thống an toàn của xe tải trước khi rời khỏi hiện trường. Gỗ phải được xếp gọn gàng và buộc chặt trên thùng xe. Không vận chuyển gỗ trong điều kiện thời tiết xấu. Không được chở người trên thùng xe khi có gỗ hoặc ngay cả khi không có gỗ. Người điều khiển xe phải tuân thủ đầy đủ luật giao thông đường bộ.

g) Kỹ thuật mở đường vận xuất, vận chuyển

- Ưu tiên sử dụng, sửa chữa đường vận xuất sẵn có, chỉ mở đường vận xuất khi thật sự cần thiết, tiết kiệm kinh phí bảo vệ chống xói mòn;

- Đường ủi phải đi ngang vuông góc với dòng suối. Tránh cắt ngang dòng suối nhiều lần;

- Hạn chế tối đa những thiệt hại ảnh hưởng đến nguồn nước và đất;

- Không được thi công ủi đường vào những ngày mưa.

h) Kỹ thuật khai thác

- Yêu cầu người thi công phải tuân thủ nghiêm các quy định chung về an toàn lao động và quyền lợi của người lao động tránh gây hư hỏng dụng cụ và trang thiết bị thi công trong khi chặt hạ. Tránh chặt hạ cây đổ ngang dòng suối, nương rẫy, đường vận xuất, vận chuyển, giảm thiểu hư hại cho các cây bản địa còn lại để tái sinh rừng;

- Áp dụng triệt để các nguyên tắc trong khai thác tác động thấp mà quy trình đã được ban hành: Dựa vào độ dốc, hướng gió, mật độ trồng và độ lệch của tán, vị trí đường nhánh… để chọn hướng đổ hợp lý khi chặt hạ, nhằm tránh gây tai nạn lao động, thuận lợi thu gom sản phẩm. Hướng đổ của cây phải thuận lợi cho công việc tiếp theo như cắt khúc, chặt cành ngọn, thao tác bốc vác và vận chuyển từ đường nhánh…;

- Quy cách gỗ thành phẩm: Đối với loại gỗ có đường kính >13cm. Cắt khúc theo yêu cầu khách hàng và không bóc vỏ nhằm tránh nứt vỡ;

24

- Đối với gỗ có đường kính <13cm tiến hành bóc vỏ, nếu bán gỗ dăm hoặc để nguyên vỏ nếu bán làm gỗ viên nén;

- Những cành có đường kính nhỏ hơn 5cm bỏ lại hiện trường;

- Bóc vỏ (chỉ áp dụng cho gỗ dăm): Lóng gỗ phải được bóc vỏ sạch bằng cách lột, đập hoặc gọt sạch. Trước khi bốc lên xe, bóc vỏ ngay sau khi cắt khúc bởi vì để lâu cây khô càng khó bóc vỏ. Không được phép sử dụng gỗ lóng tại rừng cho các mục đích khác như nấu nướng, chèn lót đường tại các vũng lầy.

i) An toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chung về an toàn lao động trong khi thi công khai thác. Không sử dụng lao động vị thành niên và lao động đang bị quản thúc. Kiểm tra kỹ dụng cụ, thiết bị như búa rìu, dao phát, cưa máy…đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Treo biển cảnh báo tại hai đầu hiện trường các khu vực khai thác. Không khai thác và vận chuyển gỗ trong điều kiện thời tiết xấu như các ngày mưa to gió lớn. Trước khi khai thác, phải tổ chức tập huấn đầy đủ cho công nhân và thợ máy về an toàn lao động khi sử dụng trang thiết bị đặc dụng, phương thức khai thác và an toàn lao động. Người lao động phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động khi tham gia khai thác. Hồ sơ cấp phát bảo hộ lao động, hồ sơ tập huấn phải lưu trữ đầy đủ. Chấp hành nghiêm túc các quy định về vận chuyển hàng hóa;

- Không đốt lửa trong khu vực khai thác. Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống cháy hữu hiệu khi xây dựng lán trại trong rừng trồng hoặc tại nơi khai thác. Thường xuyên tổ chức tuần tra phòng chống cháy. Chỉ cho phép người dân vào khu vực khai thác tận thu củi sau khi đã vận chuyển hết lâm sản;

- Bảo vệ hiện trường khai thác: Bên mua hoặc Hội Viên phải bảo vệ hiện trường khai thác, không để xảy ra mất gỗ, cháy, thất thoát gỗ, cháy rừng…; không cho những người không có phận sự vào hiện trường tránh để xảy ra tai nạn lao động.

7. Phân tích chi phí và lợi nhuận thuần

Qua phỏng vấn cán bộ xã, hiện nay cơ cấu thu nhập từ các ngành nghề của người dân chủ yếu bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và thu nhập khác. Trong đó, thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp đóng góp tỉ lệ lớn (chiếm khoảng 60%) cơ cấu thu nhập của người dân. Điều này cho thấy thu nhập từ rừng đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

25

Kết quả điều tra phỏng vấn về tình hình thu nhập của các hộ dân tham gia CCR FSC ở một số Chi hội như sau:

- Dự toán Chi phí và doanh thu trồng 1 ha Keo lai:

26

Bảng 12: Phân tích chi phí sản xuất và doanh thu tính cho diện tích 1ha (rừng 5 tuổi) trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Loài cây: Keo lai Mật độ ban đầu: 4000 cây/ha

Chu kỳ kinh doanh: 5 năm

STT Danh mục Đơn vị Khối lượng Số công Đơn giá Thành tiền (có chứng chỉ FSC)

A Chi phí trồng rừng 27.629.000

1 Phát dọn thực bì (cắt nhỏ) m2

10.000 25,91

200.000

5.181.000

2 Đào hố (40x40x40) hố

4.000 30,3

200.000

6.061.000

27

3 Lấp hố (40x40x40) hố

4.000 12,8

200.000

2.556.000

3 Phân bón (NPK 16-16-8) kg/hố

400

10.000

4.000.000

4 Cây giống cây

4.000

1.200

4.800.000

5 Vận chuyển cây giống cây

4.000 25,16

200.000

5.031.000

B Chi phí chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng

10.773.000

1 Năm thứ nhất 3.591.000

- Phát dọn thực bì và chăm sóc rừng trồng m2

10.000

18,0

200.000

3.591.000

28

2 Năm thứ 2 3.591.000

- Phát dọn thực bì và chăm sóc rừng trồng m2

10.000

18,0

200.000

3.591.000

3 Năm thứ 3 3.591.000

- Phát dọn bụi rậm và chăm sóc rừng trồng m2

10.000

18,0

200.000

3.591.000

C Chi phí khai thác rừng 42.391.000

- Chi phí trực tiếp 42.391.000

1 Chi phí nhân công 27.407.000

- Phát dọn thực bì m2/công 7500 8,28

200.000 1.656.000

29

- Khai thác bằng cưa máy

công/m3 150,94 34,41

200.000

6.883.000

- Bóc vỏ thân cây

công/m3 150,94 23,85

200.000

4.770.000

- Vác gỗ

công/m4 150,94 35,77

200.000

7.155.000

- Chất gỗ lên xe

công/m5 150,94 34,72

200.000

6.943.000

2 Chi phí liên quan đến quá trình thiết kế

14.984.000

- Chi phí vận chuyển gỗ keo tấn 105,66 13.984.000

- Chi phí cải tạo đường lâm sinh công 5

200.000

1.000.000

30

D Phí bảo hiểm rừng trồng '=giá trị lô rừng*0,45%*1 1350000

- Năm 1

20.000.000

90.000

- Năm 2

40.000.000

180.000

- Năm 3

60.000.000

270.000

- Năm 4

80.000.000

360.000

- Năm 5

100.000.000

450.000

E Chi phí hỗ trợ kỹ thuật FSC 1 năm/1ha/100.000đ

500.000

31

F Doanh thu

109.885.848

Khai thác 109.885.848

- Gỗ xẻ tấn 0 1.300.000

-

- Gỗ dăm tấn 105,66 1.000.000 109.885.848

G Tổng chi phí đầu tư

82.643.000

H Cân đối thu chi 27.242.848

Lợi nhận bình quân/ha/năm 5.448.570

32

Bảng 13: Phân tích chi phí sản xuất và doanh thu tính cho diện tích 1ha (rừng 10 tuổi) trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Loài cây: Keo lai Mật độ ban đầu: 4000 cây/ha

Chu kỳ kinh doanh: 10 năm

STT Danh mục Đơn vị Khối lượng Số công Đơn giá Thành tiền (có chứng chỉ FSC)

A Chi phí trồng rừng 27.629.000

1 Phát dọn thực bì (cắt nhỏ) m2

10.000 25,9 200.000 5.181.000

2 Đào hố (40x40x40) hố

4.000 30,3 200.000 6.061.000

33

3 Lấp hố (40x40x40) hố

4.000 12,8 200.000 2.556.000

3 Phân bón (NPK 16-16-8) kg/hố

400 10.000 4.000.000

4 Cây giống cây

4.000 1.200 4.800.000

5 Vận chuyển cây giống cây

4.000 25,2 200.000 5.031.000

B Chi phí chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng

53.009.000

1 Năm thứ nhất 3.591.000

- Phát dọn thực bì và chăm sóc rừng trồng m2

10.000

18,0 200.000 3.591.000

34

2 năm thứ 2 2.873.000

- Phát dọn thực bì và chăm sóc rừng trồng m2

8.000

14,4 200.000 2.873.000

3 Năm thứ 3 (tỉa cành/ đa thân) 4.408.000

4 Năm thứ 4 (tỉa thưa lần 1) 27.003.000

5 Năm thứ 6 (tỉa thưa lần 2) 15.134.000

C Chi phí khai thác rừng 119.759.000

I Chi phí trực tiếp 113.189.000

1 Chi phí nhân công 68.037.000

- Phát dọn thực bì m2/công 10000 11,0 200.000 2.208.000

35

- Khai thác bằng cưa máy công/m3 385,87 88,0 200.000 17.596.000

- Bóc vỏ thân cây

công/m3 385,87 61,0 200.000 12.193.000

- Vác gỗ công/m4 385,87 91,5 200.000 18.290.000

- Chất gỗ lên xe công/m5 385,87 88,7 200.000 17.750.000

2 Chi phí liên quan đến quá trình thiết kế

45.152.000

- Chi phí vận chuyển gỗ keo tấn 326,06 43.152.000

- Chi phí cải tạo đường lâm sinh công 10,0 200.000 2.000.000

D Phí bảo hiểm rừng trồng =giá trị lô rừng*0,45%*1 6.570.000

36

- Năm thứ 1 ha/năm 20.000.000

90.000

- Năm thứ 2 ha/năm 40.000.000

180.000

- Năm thứ 3 ha/năm 60.000.000

270.000

- Năm thứ 4 ha/năm 80.000.000

360.000

- Năm thứ 5 ha/năm 100.000.000

450.000

- Năm thứ 6 ha/năm 140.000.000

630.000

- Năm thứ 7 ha/năm 180.000.000

810.000

37

- Năm thứ 8 ha/năm 220.000.000

990.000

- Năm thứ 9 ha/năm 280.000.000

1.260.000

- Năm thứ 10 ha/năm 340.000.000

1.530.000

E Phí hỗ trợ kỹ thuật FSC 1 năm/1ha/100.000đ 1.000.000

F Revenue 491.955.632

1 Tỉa thưa lần 1 tấn 22,63 1.000.000 23.534.103

2 Tỉa thưa lần 2 tấn 22,17 1.000.000 23.053.815

3 Khai thác 445.367.714

38

Gỗ xẻ tấn 295

1.300.000 413.263.578

Gỗ dăm tấn 30,87 1.000.000 32.104.136

G Tổng chi phí đầu tư 207.967.000

H Cân đối thu chi 283.988.632

Lợi nhuận bình quân/ha/năm 28.398.863

39

8. Kế hoạch theo dõi đánh giá, giám sát

a) Giám sát các chỉ số

Các chỉ số về kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến hoạt động của Chi hội chứng chỉ rừng đều được giám sát và đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Kết quả giám sát đánh giá sẽ tổng hợp thành báo cáo, công khai tại các cuộc họp tại các Chi hội và TTH-FOSDA.

40

Bảng 14: Kế hoạch giám sát các hoạt động QLBVR

TT Nội dung thực hiện giám sát

Thời điểm giám sát (tháng trong năm)

Người phụ trách

8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7

1 Trồng rừng X X X X X Trần Văn Dương

2 Chăm sóc rừng X X X X X Lê Nhân Tiến

3 Tỉa thưa rừng X X X Lê Thành

4 Khai thác X X X X Lê Thành

5 Đai xanh vùng đệm

X X X X X X X X X Thân Trọng Anh Hùng

6 Quản lý bảo vệ rừng

X X X X Thân Trọng Anh Hùng

7 Đầu vào các lô rừng tham gia FSC hàng năm

X X X X X Đặng Văn Viện

8 Giám sát nhà thầu X X X X Đặng Văn Viện

b) Đối với diện tích chưa tham gia chứng chỉ rừng FSC được xem là các diện tích tiềm năng mở rộng cho các năm tiếp theo

Hiện tại diện tích không tham gia chứng chỉ rừng là khá lớn thuộc về những hộ chưa đăng ký tham gia và cả những hộ đã và đang tham gia QLRBV.

Bảng 15: Diện tích ngoài FSC của các Hội viên TTH-FOSDA

41

STT Huyện/Thị/TP Diện tích đăng ký

FSC (ha) Diện tích ngoài đăng ký

FSC (ha)

1 Hương Thủy 1.929 432,99

2 Hương Trà 908 124,62

3 Nam Đông 224 87

4 A Lưới 373 150

5 Thành phố Huế 344 120

6 Phú Lộc 1.026 469.64

7 Phong Điền 1.238 200.05

TỔNG CỘNG 6.042 914,61

c) Các hoạt động nghiêm cấm với QLRBV

- Phá rừng tự nhiên đi để trồng rừng, tàn phá những dạng sinh cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương (Đầm lấy, bãi đá, khe suối, thực vật phục hồi tại các vùng trũng, hố bom…);

- Hủy hoại cảnh quan của những khu vực đai xanh chừa lại: Chặt phá, khai thác trái phép, đốt lửa, xả rác thải…;

- Sử dụng cơ giới trong việc ủi trắng để xử lý thực bì. Đốt thực bì trên diện tích rộng lớn;

- Sử dụng thuốc hóa học bị cấm bởi FSC và Việt Nam trong các hoạt động lâm sinh;

- Các hoạt động mang tính hủy hoại và đe dọa đến việc duy trì tính đa dạng sinh học trong khu vực: Khai thác tận thu, hủy diệt, đốt, chặt phá…;

42

- Xả rác và nhiên liệu của máy móc trong quá trình sửa chữa vận hành ra môi trường;

- Săn bắt, bẫy, buôn bán động vật hoang dã. Sản phẩm dẫn xuất từ động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (Buôn bán, vận chuyển, sử dụng, môi giới - giới thiệu tiếp tay cho người phạm tội…);

- Buôn bán vật liệu nổ (Tàng trữ, vận chuyển, tự ý kích hoạt nổ…);

- Mở đường vận xuất với quy mô và mật đồ dày đặc (Phá vỡ kết cấu gây xói mòn rửa trôi, bồi lắng…);

- Sử dụng nguồn cây giống trong kinh doanh không đúng mục tiêu hoặc trái lại với phương án hoặc bị nhà nước cấm. Gây bệnh, suy thoái giống…;

- Các hoạt động mang tính chất phá hoại: Chặt phá, đốt, gây bệnh trên diện rộng, gây ách tắc dòng chảy…;

- Bán phá giá, thực hiện những hợp đồng khống;

- Sử dụng nguồn gỗ không đúng trong khu vực diện tích đã được cấp chứng chỉ để bán hoặc làm gia tăng lượng gỗ FSC bằng nguồn gốc gỗ không có chứng chỉ FSC;

- Mua bán không có hóa đơn, hợp pháp giấy tờ khi mua bán;

- Không giám sát kỹ nguồn sản phẩm trước khi xuất bán;

- Thực hiện các hoạt động khai thác, vận chuyển thiếu tôn trọng các điều khoản về an toàn lao động, an toàn giao thông…;

- Không tuân thủ các điều khoản về chuỗi hành trình sản phẩm CoC;

- Không đáp ứng các yêu cầu về thuế của nhà nước;

- Không tôn trọng các điều luật, văn bản pháp luật của nhà nước;

- Sử dụng lao động trái phép: Lao động chưa đủ tuổi, lao động bị cưỡng bức…;

- Trả tiền công cho người lao động không thỏa đáng, không có các hợp đồng lao động rõ ràng;

- Người lao động phải làm việc trong môi trường nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng;

43

- Không phổ biến rộng rãi tới cộng đồng các nguy cơ có thể xảy ra như: Dịch bệnh, lửa rừng, nguy cơ sạt lở lũ quét;

- Chưa tôn trọng quyền của người lao động theo Công ước lao động Quốc tế;

- Xâm lấn, gây tranh chấp mất ổn định với các bên liên quan.

9. Kế hoạch giống cây trồng

- Chọn nhà cung cấp giống uy tín trên địa bàn hoặc các tỉnh lân cận. Nguồn gốc giống rõ ràng, đảm bảo được cơ quan chuyên môn công nhận.

a) Trồng bổ sung các loài cây Bản địa

- Trồng bổ sung các loài cây Bản địa như: Huỷnh, Giổi, Lim xanh, Lát hoa, ... tại những khu vực có sinh cảnh dễ bị tổn thương như khe suối, ven ao hồ...hoặc gần ranh giới lô khoảnh, ven đường lâm sinh... ;

- Trước mắt là trồng một hàng cây bản địa tại các vị trí cần được bảo vệ, hoạt động này giúp người dân ý thức hơn việc bảo vệ các vùng có nguy cơ sạt lở, khi người dân hiểu được mục đích sẽ vận động người dân tiếp tục trồng bổ sung. Một mặt giúp duy trì và bảo vệ diện tích vùng đệm, mặt khác giúp phục hồi những loài cây Bản địa đã mất, tăng tính đa dạng loài trên chính diện tích tham gia chứng chỉ rừng.

Bảng 16: Kế hoạch Diện tích đai xanh vùng đệm cần bảo vệ

Sinh cảnh dễ tổn thương Huyện/Thị xã Diện tích (ha)

Hồ nước Hương Thủy 59,11

Nam Đông 17,09

Phú Lộc 58,55

Tổng số Hồ nước 134,75

Hồ nước, khe nước <3m Phú Lộc 3,88

44

Tổng số Hồ nước, khe nước <3m 3,88

Hồ nước+lăng mộ Hương Thủy 6,4

Tổng số Hồ nước+lăng mộ 6,4

Khe cạn Hương Thủy 88,33

Nam Đông 16,21

Phú Lộc 97,02

Tổng số Khe cạn 201,56

Khe cạn, Lăng mộ Hương Thủy 3,03

Tổng số Khe cạn, Lăng mộ 3,03

Khe cạn, Rừng tự nhiên Nam Đông 3,01

Tổng số Khe cạn, Rừng tự nhiên 3,01

Khe nước <10m Hương Thủy 179,18

Nam Đông 14,2

Phú Lộc 101,36

Tổng số Khe nước <10m 294,74

Khe nước <10m, Rừng tự nhiên Nam Đông 1,74

45

Tổng số Khe nước <10m, Rừng tự nhiên 1,74

Khe nước <20m A Lưới 8,28

Hương Thủy 33,97

Nam Đông 9,73

Phú Lộc 43,56

Tổng số Khe nước <20m 95,54

Khe nước <20m. Rừng tự nhiên Phú Lộc 3,34

Tổng số Khe nước <20m. Rừng tự nhiên 3,34

Khe nước <20m+ Lăng mộ Hương Thủy 4,49

Tổng số Khe nước <20m+ Lăng mộ 4,49

Khe nước <30m A Lưới 18,7

Hương Thủy 5,97

Nam Đông 6,42

Phú Lộc 22,98

Tổng số Khe nước <30m 54,07

Khe nước <30m, Rừng tự nhiên Nam Đông 0,8

46

Tổng số Khe nước <30m, Rừng tự nhiên 0,8

Khe nước <3m A Lưới 7,76

Hương Thủy 114,32

Hương Trà 6,3

Nam Đông 21,26

Phú Lộc 46,41

Tổng số Khe nước <3m 196,05

Khe nước <3m. Rừng tự nhiên Nam Đông 1

Phú Lộc 15

Tổng số Khe nước <3m. Rừng tự nhiên 16

Khe nước <5m Hương Thủy 148,58

Hương Trà 4,5

Nam Đông 21,84

Phú Lộc 124,03

Tổng số Khe nước <5m 298,95

Khe nước <5m; Rừng tự nhiên Nam Đông 4,75

47

Tổng số Khe nước <5m; Rừng tự nhiên 4,75

Sông A Lưới 22,73

Hương Thủy 1,93

Nam Đông 0,62

Phú Lộc 7,18

Tổng số Sông 32,46

Tổng cộng 1.355,56

Biện pháp bảo vệ quản lý sinh cảnh dễ bị tổn thương

Mã Sinh Cảnh

Loại sinh cảnh Kế hoạch quản lý bảo vệ

SC1 Sông, suối, ao hồ Trồng cây bản địa ven suối tránh sạt lở, xói mòn khơi thông dòng chảy

SC2 Động thực vật tự nhiên Bảo vệ các loài động vật hoang dã, không săn bắn bẩy bắt

SC3 Hố bom, ụ mối Giữ nguyên hiện trạng các hố bom, ụ mối,không trồng cây vào vị trí này, không san lấp, phá bỏ

SC4 Đá giàn đá tảng Giữ nguyên vị trí đá dàn, đá tảng

48

SC5 Lăng mộ, am miếu Giữ nguyên hiện trạng

SC6 Đường dây điện Đảm bảo chừa diện tích và khoảng cách an toàn với đường dây điện theo quy định hiện hành

b) Thực hiện theo nguyên tắc và tiêu chí của FSC về việc bảo vệ diện tích đai xanh vùng đệm

- TTH-FOSDA sẽ thông báo gửi các Chi hội và Hội viên yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ đai xanh vùng đệm. Các Chi hội tiến hành rà soát, cập nhật và đề xuất biện pháp quản lý vào hồ sơ từng Hội viên, từng Chi hội. Đồng thời tiến hành trồng bổ sung cây Bản địa dọc các khe suối, ao hồ hoặc những khu vực có sinh cảnh dễ bị tổn thương khác;

- Không phát thực bì và trồng rừng sát khe suối;

- Đối với các lô rừng khai thác, những cây dọc đai xanh vùng đệm chỉ được khai thác tỉa nhằm hạn chế sạt lở, xói mòn đất.

10. Chuỗi hành trình sản phẩm (FM/CoC)

- Mục đích nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn gốc được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC;

- Yêu cầu cần kiểm soát nghiêm ngặt quá trình vận hành của chuỗi (từ quá trình khai thác, vận chuyển đến nhà máy

11. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho Hội viên, cộng đồng

a) Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn

- Kiến thức về QLRBV, quản lý hành chính cho các Chi hội;

- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và Công ước Quốc tế;

49

- Kiến thức về giám sát đánh giá đa dạng sinh học và quản lý rừng đáp ứng yêu cầu của FSC về bảo vệ đa dạng sinh học trong kinh doanh rừng;

- Sơ cấp cứu và an toàn lao động;

- Kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng, vườn ươm;

- Quy trình sử dụng hóa chất và các thiết bị chuyên dụng trong lâm nghiệp;

- Hướng dẫn khai thác tác động thấp.

b) Các khóa đào tạo

- Mỗi nội dung đào tạo thực hiện tối thiểu 1 lần/năm, đào tạo các quy trình kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động, đào tạo thường xuyên trước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất;

- Đối tượng đào tạo: Hội viên, công nhân nhà thầu, Hội Viên chuẩn bị tham gia QLRBV;

- Hình thức đào tạo: Phổ biến các quy trình kỹ thuật, phát tài liệu.

Bảng 17 :Thống kê các lớp tập huấn huấn đào tạo của Hội từ tháng 5 năm 2021

STT Nội dung tập huấn Thời gian Địa điểm Chi hội tham gia Số

ngày Số

người

1

Truyền thông FSC tại Hương Trà

31/5 Hội trường UBND xã Hương Hồ

Kim Ngọc

Liên Bằng

Chầm

Đông Hòa

1 35

50

Hồng Tiến

Sông Bồ

Hương Bình

Hiệp Cát

2

Truyền thông FSC tại Phú Lộc

27/5 Hội trường UBND xã Lộc Hòa

Hòa Lộc

Lộc Hòa

Lộc Tiến

Lộc Trì

Nam Sơn

Suối Tiên

Xuân Lộc

1 24

3

Truyền thông FSC tại Hương Thủy

30/5 Hội trường HTX Thủy Phương

Thanh Lương Hộ

Hạ Buồng Tằm

1 25

51

Phú Sơn

LN Phú Sơn

Thủy Châu

Thủy Phù

Thủy Phương

4

Truyền thông FSC Tại Nam Đông

28/5 Hội trường UBND huyện Nam Đông

Hương Phú

Cha Măng Ka Đẩu

Thượng Lộ

1 20

5

Truyền thông FSC Tại Nam Đông A Lưới

29/5 Hội trường UBND huyện A Lưới

Đông Sơn

A Roàng

Hồng Hạ

Hương Lâm

Hương Phong

1 24

52

Hồng Thượng

6 Truyền thông FSC tại Phong Điền

26/5 Hội trường UBND huyện Phong Điền

Cổ Bi Ba Phe Tư

Lưu Hiền Hòa

Phong An

Phong Thu

Phong Xuân

Tân Mỹ

1 15

7 Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại huyện Phú Lộc

Tháng 7 Hội trường HTX LNBV Hòa Lộc

Hòa Lộc

Lộc Hòa

Lộc Tiến

Lộc Trì

Nam Sơn

Suối Tiên

Xuân Lộc

1 23

53

8 Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại huyện Phong Điền

Tháng 7 Hội trường HTX LNBV Tân Mỹ

Cổ Bi Ba Phe Tư

Lưu Hiền Hòa

Phong An

Phong Thu

Phong Xuân

Tân Mỹ

1 30

9 Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại huyện A Lưới

Tháng 7 Hội trường UBND xã Hương Phong

Đông Sơn

A Roàng

Hồng Hạ

Hương Lâm

Hương Phong

Hồng Thượng

1 32

10 Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại huyện Hương Thủy

Tháng 7 Hội trường UBND xã Phú Sơn

1 34

54

Thanh Lương Hộ

Hạ Buồng Tằm

Phú Sơn

LN Phú Sơn

Thủy Châu

Thủy Phù

Thủy Phương

11

Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại huyện Nam Đông

Tháng 7 Hội trường UBND xã Thượng Nhật

Hương Phú

Cha Măng Ka Đẩu

Thượng Lộ

1 21

12

Tập huấn 6 chuyên đề QLRBV tại thị xã Hương Trà và thành phố Huế

Tháng 7 Văn phòng Hội

Kim Ngọc

Liên Bằng

Chầm

1 24

55

Đông Hòa

Hồng Tiến

Sông Bồ

Hương Bình

Hiệp Cát

56

Bảng 18: Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho Hội viên TTH-FOSDA 2022 - 2026

STT Hạng mục Đơn vị tính Thành phần tham gia Số lượng Địa điểm

Thời gian thực hiện

1 Tập huấn

a Truyền thông FSC Lớp/1 năm Hội viên mới 5 Các thôn/ xã 2022-2026

b Tập huấn 6 chuyên đề liên quan đến FSC Lớp/1 năm Hội viên mới 5 Các thôn/ xã 2022-2026

- Thông qua hoạt động đào tạo, tập huấn giúp Hội viên nâng cao năng lực nhằm tránh những rủi ro, tranh chấp xảy ra, cụ thể:

Bảng 19: Những rủi ro, tranh chấp tiềm tàng có thể xảy ra

TT Vấn đề Mâu thuẫn/Rủi ro Nguyên nhân Giải pháp

57

1 Kỹ thuật Tai nạn xảy ra đối với phương tiện chở gỗ rừng trồng Xe vận chuyển quá khổ quá tải, hết lưu hành

- Lồng ghép vào các lớp tập huấn FSC. Kỹ thuật lâm sinh. Tuyên truyền, cam kết tuân thủ các nguyên tắc an toàn Lao động và công ước ILO.

- Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết các vấn đề xã hội.

- Đưa vào sổ tay các trường hợp xử lý, giải quyết nội bộ theo Điều lệ, Quy chế.

2 Kỹ thuật Tai nạn xảy ra đối với phương tiện chở gỗ rừng trồng

Phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn, thiếu kiểm định

3 Kỹ thuật Gỗ rơi xuống đường, rơi vào người đi bộ Chẳng níu gỗ không đảm bảo an toàn

4 Kỹ thuật Gỗ va quệt vào người, phương tiện qua lại. Chở cồng kềnh

5 Kỹ thuật Cắt vào chân tay, vô tình đụng phải Dụng cụ lao động gây mất an toàn,

6 Kỹ thuật Xe trượt dốc, phương tiện và người điều khiển bị trượt dốc Đường vận xuất có độ dốc lớn, nhỏ hẹp trơn trượt

7 Kỹ thuật Tai nạn đuối nước, chủ quan qua lại các con suối.

Địa hình nhiều sông suối có thể gây những tai nạn đuối nước hoặc lũ vào mùa mưa

8 Kỹ thuật Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật Sử dụng thiếu hiểu biết, vô tình sử dụng nhầm. ,,

9 Kỹ thuật Bị bỏng, bị ngạt khói.… Đốt dọn thực bì

58

10 Môi trường Gây chấn thương, tai nạn do bom, mìn Vật liệu nổ còn sót lại chưa rà phá,

11 Môi trường Bị ngạt khói.… Ngộ độc khói, khí thải,

12 Môi trường Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật Dư lượng phân bón Thuốc bảo vệ thực vật

13 Tự nhiên Mẩn ngứa, nhiễm trùng, nhiễm độc Côn trùng cắn, sâu róm

14 Tự nhiên Bị trúng độc, tổn thương, hoại tử do rắn cắn Rắn độc cắn

15 Tự nhiên Bị trúng độc - ngộ độc do côn trùng đốt Ong đốt

16 Tự nhiên Bị trúng độc-dị ứng, phổng ngứa Dị ứng do các loài lá gây độc

17 Tự nhiên Bị bỏng, bị ngạt khói.… Do sét đánh

18 Tự nhiên Say nắng, ngất xỉu Thời tiết nắng nóng, làm việc dưới trời nắng

19 Tự nhiên Bị đất đá đè lên người Sạt lở đất tại những vùng đất dốc không ổn định

59

20 Xã hội Tranh cãi, xung đột giữa các Hội Viên Lấn chiếm đất trồng rừng

21 Xã hội Thất thoát tài sản rừng trồng do mất cắp Chặt phá rừng, khai thác trộm trái phép

22 Xã hội Cháy rừng, không kiểm soát cháy, thiệt hại tài sản Vi phạm về Quy định phòng cháy chữa cháy rừng,

23 Xã hội Để gia súc phá cây mới trồng Chăn thả gia súc trong khu vực rừng mới trồng

24 Xã hội Hoạt động phá hoại, lấn chiếm Phá hàng rào, mốc phân định lô

25 Xã hội Chôn cất trái phép An táng trái phép, xây dựng trái phép

26 Xã hội Xung đột xảy ra trong quá trình vận hành máy móc Vận hành phương tiện cơ giới gây thiệt hại tài sản

27 Xã hội Tai nạn lao động, thương tích Công nhân không sử dụng bảo hộ lao động

28 Xã hội Ngộ độc thực phẩm, nguồn nước Sử dụng thực phẩm quá hạn, thiếu hiểu biết

60

29 Xã hội Lây bệnh từ rác thải Rác thải bừa bãi

30 Xã hội Giật điện, sốc điện Hệ thống điện xuống cấp, gây giật điện

31 Xã hội Cháy nhà, cháy rừng Hỏa hoạn

32 Xã hội Cháy nhà, cháy rừng Nấu ăn bất cẩn

61

PHẦN THỨ TƯ: TỔ CHỨC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ cấu tổ chức TTH-FOSDA

Cho đến nay, TTH-FOSDA có 37 Chi hội (trong đó có 1 Chi hội Hành chính), được thành lập ở phạm vi trong 6 huyện/thị và thành phố Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội viên của Chi hội là các Chủ rừng quy mô nhỏ có diện tích rừng sản xuất tối đa dưới 100 ha và tối thiểu 0,3 ha. Các Chi hội hoạt động dưới sự quản lý của bộ máy vận hành TTH-FOSDA.

Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức TTH-FOSDA

TTH-FOSDA quản lý 37 Chi hội; trong đó có 01 Chi hội hành chính và 36 Chi hội cơ sở.

Chi hội quản lý hộ trồng rừng theo cấp xã/phường và Chi hội hành chính quản lý về kỹ thuật, gồm có:

- Chi hội trưởng;

- Chi hội phó;

- Thư ký;

62

- Các ủy viên.

2. Chức năng và nhiệm vụ của TTH-FOSDA và Chi hội trong việc QLRBV gắn với CCR FSC

Thực hiện theo quy định của Điều lệ của TTH-FOSDA:

Điều 14. Ban Chấp hành Hội

1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các Hội viên của Hội. Số

lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo

các hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;

b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;

c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;

d) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ

luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và

quy định của pháp luật;

đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó tổng

thư ký, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số lượng ủy viên

Ban Chấp hành bầu bổ sung không quá 1/3 (một phần ba) số Ủy viên ban Chấp

hành đã được bầu từ đầu nhiệm kỳ, và do Ban Thường vụ đề xuất, được Ban

Chấp hành biểu quyết thông qua tại cuộc họp định kỳ; bảo đảm mỗi Chi hội có

ít nhất 1 Ủy viên Ban Chấp hành.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:

63

a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ

quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 04 ( bốn) kỳ , có thể họp bất thường khi

có yêu cầu của Ban thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban

Chấp hành.

c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần

hai) ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết

bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết

do Ban Chấp hành quyết định.

d) Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi

có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết

tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau

thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

Điều 15. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, các Phó Tổng thư ký và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Số lượng thành viên Ban Thường vụ không quá 1/3 (một phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:

a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện quyết định Đại hội, Điều lệ

Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt

động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.

b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành.

64

c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết

của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức;

quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:

a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành,

tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.

b) Ban Thường vụ mỗi quý họp 01 (một) lần, trước cuộc họp của Ban

Chấp hành; ngoài ra, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội

hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ.

c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 1/2 (một phần hai)

ủy viên Ban thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng

hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban

Thường vụ quyết định.

d) Các quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2

(một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.

Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết

định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.

4. Bộ phận Thường trực trong Ban Thường vụ

Bộ phận Thường trực gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng và Phó tổng thư

ký. Bộ phận Thường trực có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày của Hội;

chuẩn bị chương trình, nội dung phục vụ họp Ban Thường vụ. Định kỳ hàng

tuần, bộ phận Thường trực họp giao ban để giải quyết công tác hàng ngày trong

tuần.

Điều 16. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội

1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách

nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp

65

hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do

Ban Chấp hành Hội quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:

a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp

hành, Ban thường vụ.

b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho

phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của

Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo,

điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; Nghị quyết định

Đại hội; Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.

c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập

và chủ trì các cuộc họp của Ban thường trực.

d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.

đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công

việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.

3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban

Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.

Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo

sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước

pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền.

Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Hội; Quy chế

hoạt động của Ban Chấp hành.

Điều 17 Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký

Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký được BCH bầu trong số ủy viên Ban Thường vụ.Tổng thư ký có nhiệm vụ:

66

1. Giúp Chủ tịch và Bộ phận Thường trực điều hành công việc hàng ngày của Hội theo Nghị quyết, chương trình công tác và theo quy chế của Hội đã được Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thông qua.

2. Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Văn phòng Hội; quản lý và điều hành những cán bộ thuộc Văn phòng Hội, bao gồm cả chuyên trách và kiêm nhiệm; giúp Chủ tịch quản lý các Dự án theo sự phân công.

3. Lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và định kỳ báo cáo với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các hoạt động của Hội; Tổng Thư ký chuẩn bị nội dung, soạn thảo các văn bản, báo cáo phục vụ các cuộc họp Ban Chấp hành, soạn thảo Nghị quyết Ban Chấp hành, soạn thảo các quy chế của Hội; giúp đỡ các Chi hội chuẩn bị các cuộc họp Chi hội; thực hiện các công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ, Hội nghị Ban Chấp hành, chuẩn bị các văn kiện của Đại hội và Hội nghị.

4. Chịu trách nhiệm về thông tin và là người phát ngôn của Hội.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ban Chấp hành Hội về hoạt động của Văn phòng Hội, cơ quan thông tin của Hội.

6. Nghiên cứu, đề xuất giải quyết các kiến nghị của Hội viên, của Chi hội với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.

7. Xin ý kiến của các ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đại biểu, nghị quyết của Ban Chấp hành, Định hướng hoạt động của Hội đã được Đại hội Đại biểu quyết định. Các ủy viên Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch có ý kiến bằng bút phê hoặc văn bản, thư điện tử đối với những đề xuất của Tổng Thư ký.

8.Tổng hợp tình hình thu, chi tài chính và báo cáo với Ban Chấp hành Hội và Ban Thường vụ.

9. Phó Tổng thư ký giúp việc cho Tổng thư ký và trực tiếp giúp Bộ phận Thường trực quản lý các dự án được phân công.

Điều 18. Ban Kiểm tra Hội

67

1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số ủy viên

do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại

hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội; Nghị

quyết của Ban Chấp hành, Ban thường vụ, các Quy chế của Hội và việc tuân

thủ quản lý rừng bền vững; chứng chỉ rừng FSC.

b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức,

Hội viên và công dân gửi đến Hội.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo

quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều

lệ Hội.

Điều 19. Văn phòng và Chi hội

1. Văn phòng Hội

Văn phòng Hội gồm có Hội viên làm việc chuyên trách; kiêm nhiệm hoặc

người bên ngoài Hội (gọi chung là cán bộ giúp việc) được thuê tuyển để giúp

việc cho Bộ phận Thường trực trong công tác quản lý Hội. Cán bộ giúp việc

của Văn phòng Hội do Bộ phận Thường trực tuyển chọn và hoạt động theo thời

hạn hợp đồng/thỏa thuận. Nhiệm vụ của Văn phòng Hội gồm:

- Thực hiện hướng dẫn kỹ thuật cho Hội viên về quản lý rừng bền vững

và chứng chỉ rừng FSC;

- Hỗ trợ công tác giám sát, chuẩn bị đánh giá định kỳ và khắc phục các

lỗi do tổ chức đánh giá kiến nghị;

- Hỗ trợ công tác hành chính, biên, phiên dịch tài liệu liên quan;

68

- Hỗ trợ quản lý các Dự án của Hội;

- Hỗ trợ công tác theo dõi và báo cáo tài chính của Hội.

2. Chi hội

a) Ban Chấp hành: Ban Chấp hành Chi hội do Hội viên Chi hội bầu chọn thông qua Đại hội Chi hội. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội quy định như sau:

- Chi hội có trên 30 Hội viên trở lên bầu 5 Ủy viên; có 15- 30 Hội viên bầu 3 Ủy viên. Ban Chấp hành bầu 1 Chi hội trưởng; một Phó Chi hội trưởng và một thư ký Chi hội; nơi có 5 Ủy viên Ban chấp hành thì 2 người còn lại là Ủy viên. Chi hội có dưới 15 Hội viên bầu 1 Chi hội trưởng;

- Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Chấp hành Chi hội là 5 (năm) năm. Nhiệm

vụ của Ban Chấp hành Chi hội gồm:

+ Phân công người phụ trách Kế toán, Thủ quỹ;

+ Lập hồ sơ quản lý Hội viên của Chi hội;

+ Tuyên truyền về hoạt động của Hội đến Hội viên và cộng đồng, giới

thiệu người dân gia nhập Hội hoặc đề nghị khai trừ Hội viên;

+ Giám sát và giúp đỡ Hội viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đáp

ứng các tiêu chí của chứng chỉ FSC;

+ Quản lý tài chính bao gồm: Lập tài khoản tiền gửi của Chi hội, xây

dựng Quy chế quản lý tài chính của Chi hội, lập báo cáo tài chính hàng quý và

gửi cho Ban Thường vụ, lưu trữ các báo cáo thu chi hàng tháng của Quỹ chi hội

nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát liên tục;

+ Báo cáo kết quả hoạt động cho Ban Thường vụ.

69

b) Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra Chi hội do Hội viên Chi hội bầu chọn tại kỳ Đại hội Chi hội. Số lượng Ủy viên Ban Kiểm tra Chi hội quy định như sau:

- Chi hội có trên 30 Hội viên trở lên bầu 5 Ủy viên; có từ 15-30 Hội viên bầu 3 Ủy viên. Chi hội có từ 3 -5 Ủy viên bầu 1 Trưởng Ban và 1 Phó Trưởng Ban, do Chi hội bầu. Chi hội có dưới 15 thành viên bầu 1 Trưởng ban kiểm tra;

- Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Kiểm tra là 5 (năm) năm. Ban Kiểm tra

Chi hội có nhiệm vụ:

- Đại diện cho Hội viên kiểm tra việc sử dụng quỹ và quản lý tài chính

tại Chi hội;

- Báo cáo cho Hội viên trước cuộc họp của Chi hội về tình hình thực hiện

quy chế quản lý tài chính.

3. Theo dõi đánh giá thực hiện PA QLRBV

Căn cứ vào kế hoạch của PA QLRBV của TTH-FOSDA, hằng năm TTH-FOSDA xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và mở rộng diện tích cũng như số hộ tham gia QLRBV gắn với CCR FSC.

II. GIẢI PHÁP PHỐI HỢP THỰC HIỆN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Đối với cơ sở chế biến gỗ, bao tiêu sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ

Thu mua toàn bộ gỗ rừng trồng FSC với giá trị cao hơn giá thị trường như đã cam kết.

2. Đối với Hội viên

Thực hiện đúng các quy định bảo vệ và phát triển rừng của phương án này.

3. Các Chi hội

Phân công và giám sát các Hội viên thực hiện kế hoạch QLRBV. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng cho TTH-FOSDA.

70

4. Đối với chính quyền địa phương cấp xã/phường

Thường xuyên phối hợp với TTH-FOSDA để vận động các Hội Viên trồng rừng mới; trồng lại sau khai thác và chuyển hóa rừng nguyên liệu gỗ lớn, tham gia cấp chứng chỉ QLRBV FSC; xây dựng mô hình thí điểm bảo hiểm rừng trồng trên địa bàn.

5. Các bên liên quan khác

a) Chi cục Kiểm lâm

- Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh về việc hỗ trợ kinh phí đánh giá cấp chứng chỉ FSC theo Quyết định số 38/2016/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới;

- Là đầu mối kết nối và kêu gọi hợp tác của các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gỗ lớn có chứng chỉ FSC, ưu tiên các doanh nghiệp địa phương đang hoạt động hoặc quan tâm đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện/thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ phát triển rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC;

- Phối hợp với UBND các huyện/thị và các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia phát triển rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ FSC.

b) Chi cục Phát triển Nông thôn

- Hỗ trợ chuyên môn cho HTXLNBV sau khi thành lập đi vào hoạt động;

- Hỗ trợ tư vấn điều kiện để thành lập mới và nhân rộng mô hình HTXLNBV;

- Hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên HTXLNBV;

- Tư vấn các chính sách về phát triển nông thôn và phát triển HTXLNBV.

Sơ đồ 02: Sơ đồ chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn và gỗ dăm có chứng chỉ FSC

71

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

PA QLRBV được xây dựng theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn QLBVR của Việt Nam cũng như các quy định của FSC, giúp TTH-FOSDA tăng cường hệ thống quản lý và giám sát thực hiện trong công tác lâm nghiệp; Tạo mối cân bằng giữa lợi ích kinh tế của các Hội viên với các lợi ích về xã hội của người lao động, cộng đồng và các lợi ích về môi trường; Góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương; Góp phần giảm áp lực lên rừng tự nhiên, giữ gìn cảnh quan trong vùng, bảo vệ nguồn nước, giữ gìn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái; PA QLRBV là cơ sở để tiến hành công tác quản lý và kinh doanh rừng được hoàn thiện hơn, tạo mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường.

2. Khuyến nghị

a) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cho các Hội Viên trên địa bàn.

b) Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để kết nối thị trường, liên kết chuỗi giá trị gỗ Keo, giải quyết đầu ra cho sản phẩm gỗ xẻ và gỗ dăm FSC với giá trị gia tăng cao.

72

c) Cung cấp những thông tin tới người dân về các loại giống lâm nghiệp có chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ; các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng cao và an toàn với môi trường.

d) Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tích cực tìm hiểu, thăm quan học tập các mô hình tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác.

đ) Tìm kiếm cơ hội từ các chương trình, dự án để hỗ trợ Hội viên tích cực trồng cây bản địa tại các vùng đệm.

TTH-FOSDA

Phụ lục 1: Mẫu thống kê các lô rừng trồng tham gia Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC

STT X· Th«n TiÓu khu Kho¶nh L« Chi héi Chñ rõng DiÖn tÝch FSC

Phụ lục 2: Trích Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT-Quy định về các biện pháp lâm sinh

Mục 3: TRỒNG MỚI RỪNG, TRỒNG LẠI RỪNG, CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG RỪNG TRỒNG

Điều 11. Trồng mới rừng sản xuất

1. Đối tượng:

a) Diện tích đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách;

73

b) Diện tích đất chưa có rừng, thực bì là cây bụi, cây gỗ rải rác và cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao trên 0,5 m với số lượng dưới 500 cây/ha, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế;

c) Diện tích tre nứa có tỷ lệ che phủ dưới 20%, không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế; diện tích giang, lịm, le ở tất cả các mật độ và tỷ lệ che phủ.

2. Nội dung biện pháp:

a) Chọn loài cây trồng: chọn loài cây trồng chính phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh và điều kiện lập địa nơi trồng; có thể chọn cây phù trợ (cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả) để trồng xen nhằm cải tạo đất, hỗ trợ cây trồng chính sinh trưởng phát triển tốt;

b) Xử lý thực bì: phát dọn thực bì toàn diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với điều kiện lập địa và đặc tính sinh thái của loài cây trồng. Thực bì xử lý xong được gom theo băng, hạn chế đốt thực bì. Trường hợp đốt thực bì phải đốt theo băng, theo đám và đốt có kiểm soát;

c) Làm đất: làm đất toàn diện bằng cơ giới hay thủ công, làm đất cục bộ theo băng hoặc theo đám, có biện pháp hạn chế xói mòn đất đối với đốc dốc trên 25° như làm bậc thang theo đường đồng mức; có thể đào mương, lên líp, san ủi tạo mặt bằng để trồng rừng ở những nơi có điều kiện lập địa đặc biệt;

d) Tiêu chuẩn cây giống đem trồng đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng cây giống theo quy định;

đ) Mật độ trồng: tùy theo loài cây, điều kiện lập địa, phương thức trồng và mục đích kinh doanh để chọn mật độ trồng phù hợp;

e) Phương thức trồng: tùy theo điều kiện lập địa và mục đích kinh doanh để chọn phương thức trồng thuần loài hay trồng hỗn giao nhiều loài cây hoặc trồng xen giữa cây lâm nghiệp với cây lương thực, thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ;

g) Đối với rừng dễ cháy, cần xây dựng các đường băng, đường ranh cản lửa và thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng theo quy định của pháp luật;

74

h) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng đối với từng loài.

Điều 12. Trồng lại rừng

1. Đối tượng:

a) Diện tích đất rừng trồng sau khai thác trắng;

b) Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng;

c) Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) sau khai thác các loài cây trồng xen, trồng cây mọc nhanh cải tạo đất.

2. Nội dung biện pháp:

a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc rừng đặc dụng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;

Đối tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;

Đối tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và sau 03 chu kỳ khai thác trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng lâm nghiệp khác thích hợp, nhằm hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị suy giảm năng suất, chất lượng rừng trồng.

b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện biện pháp khai thác rừng theo băng khi cây rừng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém; chiều rộng của băng chặt và băng chừa bằng 2/3 chiều cao của cây rừng;

Các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện theo điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

Khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên, khai thác băng chừa và trồng lại rừng như đối với băng chặt.

75

Điều 13. Chăm sóc rừng trồng

1. Đối tượng:

a) Rừng sau khi trồng đến 03 năm tuổi đối với cây mọc nhanh;

b) Rừng sau khi trồng đến 05 năm tuổi đối với cây sinh trưởng chậm và rừng trồng ven biển.

2. Nội dung biện pháp:

a) Phát cây bụi, dây leo, cỏ dại xâm lấn; xới đất và vun gốc cho cây; bảo vệ cây tái sinh mục đích;

Số lần chăm sóc: tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của thực bì ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng để thực hiện số lần chăm sóc phù hợp; trung bình mỗi năm chăm sóc 02 lần;

c) Bón thúc: tùy theo đặc điểm sinh trưởng phát triển cửa rừng để quyết định thời điểm, số lần bón thúc, loại phân bón và khối lượng phân bón; bón thúc được tiến hành cùng với xới đất vun gốc cây;

d) Trồng dặm: sau khi trồng 01 tháng, kiểm tra tỷ lệ sống; nếu tỷ lệ cây sống dưới 85% so với mật độ trồng ban đầu thì phải trồng dặm;

đ) Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều này, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể đối với rừng trồng trên cạn và chăm sóc rừng trồng ngập mặn thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.

Điều 14. Nuôi dưỡng rừng trồng

1. Đối tượng:

a) Rừng trồng sản xuất trong giai đoạn từ rừng non khép tán đến trước kỳ khai thác chính từ 02 năm đến 04 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh và từ 06 năm đến 10 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm;

b) Rừng trồng sản xuất các loài cây trồng sinh trưởng nhanh, thuần loài, đều tuổi, trên điều kiện lập địa tốt, độ dày tầng đất trên 50 cm, trong khu vực không có hoặc có xảy ra gió bão, lốc xoáy nhưng dưới cấp 6; mật độ rừng trồng trên

76

1000 cây/ha để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn trong thời hạn xác định.

2. Nội dung biện pháp:

a) Phát dọn dây leo, cây bụi, cỏ dại xâm lấn;

b) Tỉa thưa là những cây cong queo, sâu bệnh, bị chèn ép, cụt ngọn không đáp ứng được mục đích kinh doanh và một số cây sinh trưởng bình thường nhưng mật độ quá dày; giữ lại cây khỏe mạnh, có tán lá cân đối, thân thẳng, tròn đều;

Cường độ tỉa thưa theo 04 mức khác nhau: mức độ thấp là khoảng cách giữa các cây chừa nhỏ hơn 1/3 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ trung bình là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/3 đến dưới 1/2 đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ cao là khoảng cách giữa các cây chừa từ 1/2 đến gần bằng đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính; mức độ rất cao là khoảng cách giữa các cây chừa bằng hoặc lớn hơn đường kính tán cây ở tuổi khai thác chính;

Số lần tỉa thưa từ 01 lần đến 03 lần; kỳ dãn cách từ 03 đến 06 năm phụ thuộc vào loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây và cường độ chặt tỉa thưa; tiến hành tỉa thưa lần sau khi rừng đã khép tán sau lần tỉa thưa trước liền kề;

Thời điểm tỉa thưa: vào mùa khô hoặc những tháng ít mưa (trước hoặc sau mùa sinh trưởng);

Kỹ thuật chặt tỉa thưa: chiều cao gốc chặt không quá 2/3 đường kính gốc cây chặt, chọn hướng cây đổ để không ảnh hưởng tới cây giữ lại; không chặt quá 03 cây liền nhau và đảm bảo cây giữ lại phân bố đều trong rừng;

c) Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa: tiến hành vệ sinh rừng, thu gom thân cây, cành cây to ra khỏi khu rừng; thu dọn cành cây nhỏ, băm thành từng đoạn và dải thành băng, không được đốt; có các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;

d) Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành quá lớn, nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát với thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây;

77

e) Mật độ cây để lại đến thời điểm khai thác chính từ 400 cây/ha đến 800 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng nhanh có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn từ 10 năm đến 15 năm; từ 300 cây/ha đến 700 cây/ha đối với rừng trồng các loài cây sinh trưởng chậm có chu kỳ kinh doanh gỗ lớn trên 15 năm;

g) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 2 Điều này, tùy theo điều kiện lập địa và mức độ thâm canh có thể áp dụng biện pháp bón phân sau khi chặt tỉa thưa. Thời điểm bón phân vào đầu mùa mưa. Loại phân bón, khối lượng phân bón phụ thuộc vào điều kiện lập địa và đặc điểm sinh trưởng của cây trồng;

h) Các biện pháp kỹ thuật cụ thể thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loài.

Phụ lục 2b: Trích Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về Quản

78

lý rừng bền vững

79

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

101

102

103

104

105

106

107

108

109

110

111

112

113

114

115

116

117

118

119

120

121

122

123

124

125

126

127

128

Phụ lục 3: Tài liệu tập huấn QLRBV

129

130

131

132

133

Phụ lục 4: Tài liệu tập huấn quản lý hành chính nhóm

134

135

136

137

138

Phụ lục 5: Tài liệu tập huấn Kỹ thuật lâm sinh

139

140

141

142

143

144

Phụ lục 6: Tài liệu tập huấn khai thác tác động thấp

145

146

147

148

Phụ lục 7: Tài liệu tập huấn An toàn lao động

149

150

151

152

Phụ lục 8: Tài liệu tập huấn Sơ cấp cứu

153

154

155

156

157

158

159

160

161

162

163

164

165

166

167

168

169

170

171

172

173

174

175