in bao cao thuc tap

37
Báo cáo thực tp tng hp Khoa Xây Dựng SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 1 MC LC PHN 1.GII THIU CHUNG VĐƠN VỊ THC TẬP VÀ CÔNG TRÌNH ......... 03 I.GII THIU CHUNG VCÔNG TY ..................................................................... 03 1.Lĩnh vực hoạt động. ............................................................................................... 04 2.Ngun vn : ............................................................................................................ 04 3.Chức năng và nhiệm v.......................................................................................... 05 4. Tchc quản lí công ty ......................................................................................... 05 II.GII THIU CHUNG VCÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TP. .................... 06 1. Gii thiu chung vcông trình :............................................................................ 06 2.Đặc điểm chung, yêu cầu kĩ thuật .......................................................................... 07 III.NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH: (từ ngày 31/08/2015 đến 10/10/2015) ...................... 07 PHN 2. THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH........................................... 08 I.GII THIU CHUNG VCÔNG TRÌNH .............................................................. 08 II. ĐỌC HSƠ THIẾT K: ....................................................................................... 08 III. THI CÔNG PHẦN MÓNG ................................................................................... 09 1.Công tác ép cọc: ..................................................................................................... 09 2. Công tác đào hố móng và đặt cốt thép móng: ....................................................... 12 IV. THI CÔNG PHẦN THÂN ................................................................................... 14 1.Thi công đầm nn: .................................................................................................. 14 2. Thi công trụ: .......................................................................................................... 14 a. Công tác cốt thép ........................................................................................ 15 b. Công tác ván khuôn .................................................................................... 16 c. Công tác bê tông ......................................................................................... 17 3. Thi công phần dầm sàn: ........................................................................................ 19 a. Công tác ván khuôn dầm ............................................................................ 19 b. Công tác ván khuôn sàn .............................................................................. 20 c. Công tác cốt thép dầm sàn mái ................................................................... 21

Upload: independent

Post on 11-Nov-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG TRÌNH ......... 03

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ..................................................................... 03

1.Lĩnh vực hoạt động. ............................................................................................... 04

2.Nguồn vốn : ............................................................................................................ 04

3.Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................................... 05

4. Tổ chức quản lí công ty ......................................................................................... 05

II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TẬP. .................... 06

1. Giới thiệu chung về công trình :............................................................................ 06

2.Đặc điểm chung, yêu cầu kĩ thuật .......................................................................... 07

III.NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH: (từ ngày 31/08/2015 đến 10/10/2015) ...................... 07

PHẦN 2. THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ........................................... 08

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH .............................................................. 08

II. ĐỌC HỒ SƠ THIẾT KẾ: ....................................................................................... 08

III. THI CÔNG PHẦN MÓNG ................................................................................... 09

1.Công tác ép cọc: ..................................................................................................... 09

2. Công tác đào hố móng và đặt cốt thép móng: ....................................................... 12

IV. THI CÔNG PHẦN THÂN ................................................................................... 14

1.Thi công đầm nền: .................................................................................................. 14

2. Thi công trụ: .......................................................................................................... 14

a. Công tác cốt thép ........................................................................................ 15

b. Công tác ván khuôn .................................................................................... 16

c. Công tác bê tông ......................................................................................... 17

3. Thi công phần dầm sàn: ........................................................................................ 19

a. Công tác ván khuôn dầm ............................................................................ 19

b. Công tác ván khuôn sàn .............................................................................. 20

c. Công tác cốt thép dầm sàn mái ................................................................... 21

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 2

d. Công tác bê tông ......................................................................................... 23

4. Thi công cầu thang: ............................................................................................... 26

a. Công tác ván khuôn .................................................................................... 26

b. Công tác cốt thép ........................................................................................ 27

5. Công tác xây lắp: ................................................................................................... 29

a. Công tác xây ............................................................................................... 29

b. Công tác tô trát ............................................................................................ 32

c. Công tác lắp đặt đường ống ........................................................................ 33

d. Công tác hoàn thiện khác ............................................................................ 34

6. An toàn lao động: .................................................................................................. 35

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 3

Lời mở đầu

*****

Được sự đồng ý và giới thiệu từ Khoa Xây Dựng - Trường Đại học Nha Trang,

kể từ ngày 31/08/2015 đến ngày 10/10/2015, em đã được đến thực tập tại Công Ty

TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường Thành. Thời gian thực tập tại công ty

đã giúp em tiếp cận được với một môi trường làm việc mới ở đơn vị thi công công

trình xây dựng.

Quá trình thực tập đã giúp em có điều kiện đánh giá, so sánh giữa lý thuyết đã

học tại lớp và thực tế ngành Xây Dựng. Đồng thời đã học hỏi được nhiều kiến thức

mới mà chưa được đề cập trong sách vở. Bước đầu tiếp cận với một môi trường làm

việc năng động, chuyên nghiệp, tác phong ý thức kỉ luật và tổ chức tốt.

Để hoàn thành tốt đợt thực tập đầy bổ ích này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến Khoa Xây Dựng Trường ĐH Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho

em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Gửi lời cảm ơn đến Công Ty TNHH Tư Vấn

Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường Thành đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể tiếp

cận nhanh với công việc và hoàn thành tốt các yêu cầu đề ra. Đặc biệt em xin gửi lời

cảm ơn đến kỹ sư giám sát Nguyễn Minh Tuấn đã hết sức tận tình hướng dẫn và

truyền đạt các kinh nghiệm nghề nghiệp để chúng em có thể tiếp cận nhanh nhất với

thực tế của nghành nghề đang theo học. Chân thành cảm ơn đơn vị thi công của Công

Ty đã tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể thực tập tốt tại công

trường.

Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường mới và còn hạn chế về

nhận thức nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý từ các thầy!

Em xin chân thành cảm ơn !

Nha trang, Ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 4

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ

CÔNG TRÌNH THỰC TẬP

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG

TRƯỜNG THÀNH

Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4200681642 do Sở

kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hoà cấp ngày 26/03/2007.

- Tên giao dịch: Công ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường Thành.

- Tên tiếng Anh: TRUONG THANH ARCHITECTURE AND

CONSTRUCTIONS CONSULTANCY COMPANY

- Ngày thành lập: 23/03/2007

- Giám đốc: Phạm Kì Nam

- Địa chỉ: 48 Trần Nhật Duật, Phường Phước Hòa, Thành Phố Nha Trang, Khánh

Hòa

- Người đại diện: Phạm Kì Nam

- Điện thoại: 0905111606

- Mã số thuế: 4200681642.

1. Các lĩnh vực hoạt động:

- Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng

- Thiết kế kiến trúc công trình nhà dân dụng.

- Thiết kế kết cấu các công trình nhà dân dụng

- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng.

2. Nguồn vốn:

Công ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường Thành được thành lập dựa

trên nguồn vốn chủ yếu của ông Phạm Kì Nam hiện là giám đốc công ty. Trong những

năm đầu mới thành lập công ty cũng gặp một số khó khăn trong việc tuyển dụng và tạo

mối quan hệ trên thị trường. Bên cạnh đó công ty còn nhận sự giúp đỡ và động viên

của không ít bạn bè trong thời gian đầu khó khăn. Trong những năm đầu tạo mối quan

hệ và dần hình thành bộ khung, công ty đã chấp nhận bù lỗ để xây dựng uy tín trên thị

trường, từ những niềm tin mà công ty đã xây dựng được trên thương trường đã giúp

công ty có nhiều bạn hàng và sự hoàn thiện như ngày hôm nay. Sau nhiều năm xây

dựng và phát triển qua nhiều khó khăn và thử thách nhưng với điều kiện xã hội, sử

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 5

lãnh đạo tốt của ban Giám đốc đã xây dựng được uy tín cho công ty trong lĩnh vực xây

dựng, không những trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh và ngày càng mở rộng quy mô hoạt

động của mình hơn.

3. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng: Chức năng chính của công ty là thi công xây dựng công trình dân dụng.

Đồng thời tư vấn lập hồ sơ thiết kế, giám sát, tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án,

đo đạt địa hình, kiểm định, thẩm định, kiểm tra dự toán công trình. Thiết kế kiến trúc

các công trình dân dụng.

Nhiệm vụ:

- Kinh doanh đúng ngành nghề và đúng mục đích đăng kí trong giấy phép kinh

doanh.

- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt về bảo vệ vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toan xã

hội.

- Tự bảo quản vốn, phát triển vốn và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng

cao đời sống công nhân viên đồng thời nâng cao trình độ cho nhân viên kĩ thuật

và nhân viên quản lý doanh nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc đầy đủ chính sách, chủ trương chế độ thuế Nhà nước theo

quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt

động kinh doanh của mình trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do công ty

thực hiện.

- Thực hiện hoạch toán kế toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản

xuất và mở rộng nhằm đảm bảo tồn tại và phát triển vốn, tài sản của công ty.

4. Tổ chức quản lý công ty:

Việc tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất của công ty là một quá trình, nó được

nảy sinh ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Để công ty ngày càng phát triển thì

trước hết công ty phải sát lập được một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khoa học và

phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội. Cơ cấu tổ chức quản lý là một

hệ thống tổ chức trong đó được đặc trưng bởi những bộ phận quản lý. Để bộ máy quản

lý làm việc hiệu quả thì cần thiết lập một cơ cấu quản lý phù hợp với quy mô hoạt

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 6

động của doanh nghiệp. Công ty đang dần hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý. Đây là

một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty trong quá trình hoạt

động.

Giám đốc: Quản lý về các hoạt động sản xuất, kí kết các hợp đồng tư vấn. Chịu trách

nhiệm trước Nhà nước.

Phòng kĩ thuật: Là bộ phận giúp việc của ban chỉ huy công trường, lập biện pháp

thi công chi tiết, hướng dẫn trực tiếp điều hành các tổ đội sản xuất thi công theo đúng

hồ sơ thiết kế và đảm bảo chất lượng công trình. Theo dõi giám sát quá trình thi công,

ghi sổ nhật kí, lên kế hoạch và tổ chức tiến hành nghiệm thu, báo cáo tình hình thực tế

tại công trường cho giám đốc và phó giám đốc.

Phòng thiết kế: Là bộ phận thiết kế công trình bao gồm thiết kế kiến trúc, thiết kế

kết cấu và thiết kế nội thất. Hỗ trợ phòng kỹ thuật trong quá trình làm việc, hoàn thành

hồ sơ và xin giấy phép xây dựng.

Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trong việc giúp giám đốc trong công tác quản lý

tài chính và công tác hoạch toán tại công ty. Phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty thông qua viêc thu thập sô liệu thực tế của các chứng từ kế toán từ

các bộ phận hay cá nhân trong công ty trình lên, từ đó theo dõi hoạch toán từ chi tiết

đến tổng hợp, lập các báo cáo tài chính và có nhiệm vụ báo cáo kết quả kinh doanh

hàng quý, năm cho Giám đốc và cơ quan hữu quan.

Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm về theo dõi quản lý công trình, tình hình xuất nhập

vật tư cho sản xuất và cho văn phòng công ty.

Đội xây dựng công trình: Có nhiệm vụ thi công công trình do công ty giao khoán,

quản lý và điều hành công nhân trực tiếp sản xuất.

II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THỰC TẬP.

1. Giới thiệu chung về công trình :

- Tên công trình: Nhà ở gia đình liền kề

- Địa điểm: Lô STH.15-18 khu đô thị mới Lê Hồng Phong II

- Đơn vị thiết kế: Công Ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường

Thành

- Chủ đầu tư: Bà Trần Thị Yến Huệ

- Đơn vị giám sát: Công Ty Cổ Phần BĐS Hà Quang

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 7

2. Đặc điểm công trình, yêu cầu kĩ thuật

- Diện tích xây dựng: 184 m2

- Tổng diện tích sàn: 411 m2

- Chiều cao 1 tầng : 3,5 m

- Chiều cao công trình: 13,85 m

- Số tầng: 3 tầng

- Thi công theo phương pháp truyền thống, thi công bằng thủ công là chính tuy

nhiên có một số công đoạn thi công bằng cơ giới

- Thi công đúng theo yêu cầu bản vẽ, đúng tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng

công trình và đảm bảo an toàn lao động.

III. NHẬT KÝ CÔNG TRÌNH: (từ ngày 31/8/2015 đến 10/10/2015)

- Ngày 31/08/2015: Nhận hồ sơ thiết kế của công trình nhà ở, xem và đọc hiểu

bản vẽ

- Ngày 01/09/2015: Đổ bê tông sàn tầng 2

- Ngày 02/09/2015: Nghỉ lễ

- Ngày 03/09/2015: Gia công thép cho cột

- Ngày 04/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép cột

- Ngày 05/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép cột

- Ngày 06/09/2015: Nghỉ chủ nhật

- Ngày 07/09/2015: Nghiệm thu cốt thép cột và đổ bê tông cột

- Ngày 08/09/2015: Xây tường bao tầng trệt

- Ngày 09/09/2015: Tháo ván khuôn cột và xây tường

- Ngày 10/09/2015: Xây tường

- Ngày 11/09/2015: Gia công sắt cho dầm sàn tầng 3

- Ngày 12/09/2015: Gia công sắt cho dầm sàn tầng 3

- Ngày 13/09/2015: Nghỉ chủ nhật

- Ngày 14/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng 3

- Ngày 15/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng 3

- Ngày 16/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng 3

- Ngày 17/09/2015: Gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn tầng 3

- Ngày 18/09/2015: Gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn tầng 3

- Ngày 19/09/2015: Nghiệm thu ván khuôn và thép dầm sàn tầng 3

Tiến hành đổ bê tông sàn tầng 3

- Ngày 20/09/2015: Nghỉ chủ nhật

- Ngày 21/09/2015: Xây dựng tường cho các phòng

- Ngày 22/09/2015: Xây dựng tường cho các phòng

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 8

- Ngày 23/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn mái

- Ngày 24/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn mái

- Ngày 25/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn mái

- Ngày 26/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn mái

- Ngày 27/09/2015: Nghỉ chủ nhật

- Ngày 28/09/2015: Gia công lắp dựng ván khuôn dầm, sàn mái

- Ngày 29/09/2015: Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn mái

- Ngày 30/09/2015: Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn mái

- Ngày 01/10/2015: Gia công lắp dựng cốt thép dầm, sàn mái

- Ngày 02/10/2015: Nghiệm thu ván khuôn và thép mái

Tiến hành đổ bê tông

- Ngày 03/10/2015: Nghiệm thu ép cọc ở VCN Phước Hải

- Ngày 04/10/2015: Nghiệm thu ép cọc ở VCN Phước Hải

- Ngày 05/10/2015: Đào ao móng để tiến hành gia cố cốt thép móng

- Ngày 06/10/2015: Đào ao móng để tiến hành gia cố cốt thép móng

- Ngày 07/10/2015: Xây tường vây thay thế cho ván khuôn móng, giằng móng

- Ngày 08/10/2015: Xây tường vây thay thế cho ván khuôn móng, giằng móng

- Ngày 09/10/2015: Gia công cốt thép cho móng và giằng móng

- Ngày 10/10/2015: Gia công cốt thép cho móng và giằng móng.

PHẦN 2: THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH :

- Tên công trình: Nhà ở gia đình liền kề

- Địa điểm: Lô STH.15-18 khu đô thị mới Lê Hồng Phong II

- Đơn vị thiết kế: Công Ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng Trường

Thành

- Chủ đầu tư: Bà Trần Thị Yến Huệ

- Đơn vị giám sát: Công Ty Cổ Phần BĐS Hà Quang

II. ĐỌC HỒ SƠ THIẾT KẾ:

Tất cả các công trình dù lớn hay nhỏ khi chúng ta muốn đưa nó ra thực tế thì chúng

ta nhất định phải có một sự am hiểu nhất định về nó, sau đó mới có các biện pháp thi

công để công việc được tốt và đảm bảo.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 9

Các bước đọc bản vẽ để đưa công trình ra thi công:

- Đọc thông tin về thiết kế nhằm xác định loại công trình, quy mô công trình, và

mục đích sữ dụng của nó.

- Đọc mặt bằng tổng thể, mặt bằng chi tiết để xác định vị trí, tương quan giữa

công trình cần xây dựng và mặt bằng hiện trạng.

- Đọc các bản vẽ theo trình tự thi công từ móng đến mái, từ khi bắt đầu tới khi

hoàn thiện

- Đưa ra được các biện pháp thi công hợp lý cho công trình .

Lưu ý thi công:

- Trong quá trình đọc các bản vẽ cần kết hợp các bản vẽ để có cái nhìn dễ dàng

và đúng đắn hơn về công trình.

- Khi thi công cần bám sát vào bản vẽ để thi công đúng và giám sát các đơn vị

thực hiện.

- Khi phát hiện có sai sót, không hợp lý về bản vẽ thì cần báo cáo với cấp trên để

kịp thời điều chỉnh.

III. THI CÔNG PHẦN MÓNG:

1. Công tác ép cọc:

- Công trình sử dụng móng cọc.

- Loại cọc ly tâm D350 M600.

- Cao độ đáy móng: 0.6m

- Đào đất bằng máy đào, đất đào được đổ sang khu đất gần công trình.

- Bê tông lót đá 4×6 M100, dày 10cm

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 10

Hình 1: Máy ép cọc

Hình 2: Hàn nối đầu cọc

- Máy thi công ép cọc là loại máy ép ôm nên độ chính xác khi ép cọc sẽ cao hơn

và dễ dàng xử lý sự cố hơn

- Tải ép qui định lên cọc từ 120 tấn – 140 tấn

- Trường hợp đầu cọc bị vỡ khi gặp đá thì chúng ta phải nhổ đầu cọc lên và tiến

hành ép lại từ đầu

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 11

Hình 3: Cắt mối nối giữa hai cọc

Hình 4: Nhổ đầu cọc bị vỡ

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 12

2. Công tác đào hố móng và đặt cốt thép móng:

Hình 5: Đào ao móng bằng máy đào

Hình 6: Gia công cốt thép móng và giằng móng

- Thép sử dụng cho công trình là thép miền Nam, được cung cấp bởi các cửa

hàng vật liệu trong thành phố.

- Bố trí, lặp đặt cốt thép theo như thiết kế trong bản vẽ của hồ sơ thiết kế, nếu có

điều chỉnh thì phải báo với cán bộ giám sát hay trưởng đội thi công.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 13

- Liên kết các thanh thép bằng cách nối buộc, gia công và lắp đặt ngay tại công

trường.

- Gia công, đo cắt, uốn cốt thép ngay tại công trường và phải dựa vào thiết kế để

thi công chính xác yêu cầu, tránh sai sót và thi công được thuận lợi.

- Thép chịu momen âm, dương phải được bố trí đúng theo phương chịu lực và

đặc điểm chịu lực của kết cấu.

Hình 7: Thi công ván khuôn hầm chứa

Lưu ý thi công:

- Ván khuôn nhằm tạo hình kết cấu công trình, giữ cho vữa bê tông không bị

chảy ra và bảo vệ bê tông trong thời gian ngắn cho tới khi bê tông đủ cường độ.

- Ván khuôn là kết cấu tạm thời nhưng nó phải đảm bảo tính chắc chắn, ổn định

để chịu lực tuy nhiên phải dể dàng tháo lắp, đồng thời phải bền để sử dụng

nhiều lần.

- Khi thi công ván khuôn cần kiểm tra chất lượng ván khuôn, thanh chống trước

khi đưa vào lắp ráp (chất lượng, không bị cong vênh, hạn chế vết các vết nứt…)

- Các cây chống cần chống ổn định, chắc chắn tránh xê dịch, mất ổn định khi thi

công đổ bê tông.

- Khi lắp ván khuôn cần nắm rõ các kích thước và thực hiện đúng theo yêu cầu.

- Hết sức cẩn thận trong cưa xẻ, gia công các thanh chống bằng gỗ để tránh lãng

phí và sai kích thước.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 14

- Khi phát hiện khe hở giữa ván khuôn, cần có biện pháp làm cho ván khuôn kín,

tránh mất nước và vữa bê tông chảy ra trong quá trình đổ bê tông.

IV. THI CÔNG PHẦN THÂN:

Quá trình thi công phần thân ta chia thành các công tác láng nền, ván khuôn, cốt

thép, bê tông và công tác hoàn thiện (xây, trát, lát, sơn nước, lắp dựng cửa...)

1. Thi công đầm nền.

- Tiến hành đầm đất thật chặt (trong quá trình đầm dùng xà beng nạy đất kết hợp

phun nước để đất được lèn chặt).

- Dùng một lớp đá 4×6 phủ trên bề mặt, sau đó dung đầm rung đầm thật kỹ.

- Dùng vữa xi măng M100 đổ lên bề mặt, sau đó ban ra và dùng đầm rung đầm

để vữa xi măng lèn vào lớp đá 4×6, cuối cùng dùng dụng cụ làm phẳng bề mặt.

Hình 8: Công tác đầm nền

2. Thi công trụ.

Tiết diện cột trong công trình:

T1 (01 CK): 200×300mm (từ cốt 1.250m cốt +10.400m)

T2 (03 CK): 200×300mm (từ cốt 1.250m cốt +10.400m)

T3 (04 CK): 200×300mm (từ cốt 1.250m cốt +10.400m)

T4 (03 CK): 200×200mm (từ cốt 1.250m cốt +10.400m)

T5 (02 CK): D250mm (từ cốt 1.250m cốt +10.400m)

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 15

a. Công tác cốt thép trụ

- Cần kiểm tra thép trước khi đưa vào thi công (đường kính, chất lượng…)

- Gia công cốt thép đúng theo yêu cầu của thiết kế (đúng chiều dài, neo móc, số

thanh…)

- Bề mặt sạch, không dính bùn, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các thanh sắt bị

giảm tiết diện không được vượt quá 2% đường kính, nếu vượt quá thì phải sử

dụng với tiết diện thực tế hoặc loại.

- Chú ý bố trí thép đúng theo thiết kế (đúng vị trí, khoảng cách giữa các thanh,

khoảng hở lớp bảo vệ…)

- Buộc các thanh thép chắc chắn nhằm đảo bảo tính chịu lực của kết cấu và

thuận lợi khi thi công.

- Các con kê cần đặt tại vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, mặt bằng thi

công. Không lớn hơn 1m, con kê có chiêu dày bằng chiêu dày lớp bê tông bảo

vệ, làm bằng vật liệu ko ăn mòn cốt thép cà phá hủy bê tông.

Hình 9: Gia công cốt thép trụ

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 16

Hình 10: Thép cột chờ

Các lưu ý khi thi công:

- Cốt thép cột tầng một được nối với thép chờ của cổ móng bằng nối buộc sao

cho không được nối quá 50% diện tích cốt thép trên một tiết diện, đoạn nối

thép theo yêu cầu của thiết kế là 35d.

- Gia công, đo cắt, uốn cốt thép ngay tại công trường và phải dựa vào thiết kế để

thi công chính xác yêu cầu, tránh sai sót và thi công được thuận lợi.

- Cốt thép cột được liên kết với nhau thành hệ sau đó mang đến đúng vị trí để lắp

ráp và căn chỉnh theo yêu cầu hoặc có thể lắp ráp từng cây ngay tại vị trí cột.

- Với cốt thép cột khi qua các tầng có thay đổi tiết diện thì phải căn cứ vào thiết

kế để uốn thép chờ một cách hợp lý và đảm bảo yêu cầu.

- Cốt đai phải được gia công, uốn nắn thật chính xác, tránh sai lệch kích thước

cột và gây khó khăn cho các công đoạn tiếp theo (lắp ván khuôn, khoảng bảo

vệ cốt thép).

- Bố trí cốt đai theo thiết kế (đúng khoảng cách D6a150), đảm bảo cho cấu kiện

làm việc ổn định sau khi xây dựng xong công trình.

- Nếu chiều cao cột quá cao thì cần có biện pháp chống đỡ, tránh cốt thép

nghiêng, đổ trước khi lắp ván khuôn và đỗ bê tông.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 17

b. Công tác ván khuôn trụ

Hình 11: Cốp pha trụ

- Sử dụng ván khuôn gỗ ép, thép hình chữ L có khoan lỗ trống để bắn vít khi thi

công.

- Gông cột dùng các thanh thép ống hình hộp chữ nhật liên kết với nhau bằng bu

lông.

- Ván khuôn được gia công trước đúng với kích thước của cột thành hộp 3 mặt.

Mặt còn lại sẽ được gia công sau khi dựng ván khuôn lên.

- Gông cột được thi công sau khi đã lắp đủ 4 mặt ván khuôn.

- Gỗ ép liên kết với các thanh thép hình chữ L thông qua đinh vít được bắn qua

các lỗ đã khoan sẵn trên thanh thép.

- Sử dụng cây chống bằng gỗ để chống đỡ cốp pha.

Lưu ý khi thi công:

- Các mặt ván khuôn ghép với nhau phải kín tránh hiện tượng chảy nước xi măng

khi đổ bê tông.

- Quét một lớp mỏng dầu nhớt lên bề mặt gỗ ép để bê tông khỏi dính ván khuôn

- Ván khuôn cột sẽ tạo hình dáng và bề mặt, độ nghiêng của cột sau khi đạt

cường độ chính vì thế cần được cân, dọi chính xác tránh gây sai lệch và khó

khăn cho các công tác sau này.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 18

- Xác định chính xác vị trí tim trục của cột rồi tiến hành lắp đặt ván khuôn và cố

định.

- Bố trí các thanh chống hợp lý, chắc chắn nhằm giữ ổn định cho cột trước và sau

khi đổ bê tông, bên cạnh đó tránh gây trở ngại khi thi công, tận dụng tốt các

thanh chống sẵn có một cách tối đa.

- Khi thi công cần chú ý đặt thép chờ cho tường gạch, 1 đầu bẻ móc neo vào cột,

đầu kia để thẳng neo vào tường. Việc đặt thép râu để neo vào tường có thể làm

sau khi đổ bê tông cột bằng việc khoan cấy thép.

c. Công tác đổ bê tông trụ

- Bê tông cột sử dụng bê tông M250, xi măng Nghi Sơn PCB40.

- Bê tông được trộn bằng cối trộn 250(l).

- Vận chuyển bằng xe rùa và đổ bê tông bằng xô.

- Sử dụng xô có dung tích 18 (l) để làm dụng cụ đong (trừ xi măng dùng bao).

- Vật liệu phục vụ cho thi công (xi măng, cát ,đá) được bố trí ngay xung quanh vị

trí trộn.

Lưu ý khi thi công:

- Trước khi thi công đổ bê tông cần kiểm tra lại cốt thép và ván khuôn.

- Cần cấp phối đúng mác bê tông theo thiết kế.

- Tính toán vật tư dựa vào thiết kế nhằm tránh gây lãng phí và có biện pháp thi

công hợp lý. (Bốc khối lượng thể tích bê tông cột dựa vào bản vẽ thi công để có

thể kiểm soát trước công việc được tốt hơn).

- Đổ bê tông phải hạn chế chiều cao đổ để tránh hiện tượng phân tầng và gây

khó khăn cho công việc đầm dùi.

- Đầm dùi cẩn thận tránh hiện tượng bê tông không lèn chặt vào mọi ngóc ngách,

đầm dùi tránh hiện tượng phân tầng bê tông, biến dạng cốp pha và xê dịch cốt

thép.

- Trong quá trình đổ bê tông cần chú ý đến cốp pha, nếu phát hiện cốp pha bị xê

dịch hoặc bị bung ra thì cần sửa chữa rồi tiếp tục đổ bê tông.

- Khi phát hiện bê tông có khuyết tật cần có biện pháp khắc phục hợp lý.

- Có biện pháp bảo vệ tránh bê tông bám vào thép chờ cột.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 19

Hình 12: Đổ bê tông trụ

3. Thi công phần dầm

a. Công tác ván khuôn dầm:

- Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và 1 mảng

ván đáy, ván đặt lọt vào giữa hai ván thành, chúng được chống giữ bằng hệ

gông, thanh chống xiên, thanh chống đứng và đinh tán.

- Sử dụng các miếng ván lót chân đế tránh mất ổn định và không bị sụt lún, các

thanh chống được kiểm tra cẩn thận, liên kết chắc chắn.

- Khi thi công cần chú ý xác định chính xác tim trục các dầm để bố trí ván khuôn

hợp lý, kiểm tra ván khuôn kỹ lưỡng trước khi đưa vào lắp đặt.

- Có biện pháp chèn các khe hỡ giữa ván khuôn,tránh mất nước và bê tông tràn ra

ngoài trong quá trình thi công.

- Chọn các tấm ván khuôn có kích thước tương ứng với kích thước của dầm,để

tận dụng ván khuôn và dễ dàng cắt xẻ.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 20

Hình 13: Hệ thanh chống dầm

b. Công tác ván khuôn sàn mái

Hình 14: Hệ thanh chống sàn mái

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 21

Hình 15: Tận dụng vỏ bao xi măng chêm lên khe hở giữa các tấm ván khuôn.

- Ván khuôn sàn được thi công cùng lúc với dầm, thành cốp pha dầm sẽ dùng để

kê mép của cốp pha sàn.

- Cây chống phải được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng. Khoảng

cách giữa các thanh chống đảm bảo khả năng chịu lực.

- Đảm bảo đúng cao trình đã thiết kế sau khi đổ bê tông.

- Cốp pha sàn được sử dụng là những miếng ván ép kích thước 1200 x 2000 mm,

số phần mà ván ép không lắp vào được thì sẽ chèn thêm ván khuôn gỗ vào.

c. Cốt thép dầm sàn mái

Cốt thép dầm

- Sử dụng thép có gờ (D12, D14, D16, D18) và thép trơn (D6).

- Tiết diện dầm: 200×400, 200×350, 200×300.

- Các yêu cầu về kiểm tra thép dầm tương tự như cốt thép cột.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 22

Hình 16: Cốt thép dầm mái

Lưu ý khi thi công:

- Cốt thép dầm được đo cắt, gia công theo đúng yêu cầu và liên kết tại chỗ theo

thiết kế hoặc có thể liên kết thành lồng thép trước rồi vận chuyển vào lắp ghép

đúng vị trí.

- Cốt thép được neo vào cột đủ chiều dài để thỏa mãn điều kiện làm việc của cấu

kiện, lưu ý vị trí giao nhau giữa cột và các dầm với nhau.

- Bố trí cốt đai theo đúng yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn của cán bộ thi công, cốt

đai phải được gia công đúng theo kích thước và đồng bộ nhau để tiện cho việc

thi công và đảm bảo chất lượng cho công trình.

- Không được nối cốt thép chịu lực trong vùng bê tông chịu kéo, chỉ được nối

trong vùng chịu nén và đảm bảo khoảng chiều dài neo móc.

Cốt thép sàn mái:

- Sử dụng thép có gờ D10 chịu mô men âm và thép trơn D6 chịu mô men dương

- Chiều cao sàn: h = 10cm

- Lớp bảo vệ: a = 1.5cm

- Các yêu cầu về kiểm tra thép sàn tương tự như cốt thép cột.

Lưu ý khi thi công:

- Cốt thép sàn được đo cắt, gia công theo đúng yêu cầu và liên kết tại chỗ theo

thiết kế.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 23

- Thép chịu momen âm, dương phải được bố trí đúng theo phương và đặc điểm

chịu lực của kết cấu.

Hình 17: Cốt thép sàn mái

d. Công tác bê tông dầm, sàn mái:

- Bê tông dầm, sàn sử dụng M250, xi măng Nghi Sơn PCB40, độ sụt (10÷12)

- Thi công cơ giới, đổ bằng phương pháp bơm cần.

- Nơi cung cấp bê tông: Công ty cổ phần đầu tư VCN.

Hình 18: Sàn mái khi đổ bê tông xong

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 24

Hình 19: Mái hiên che bằng bê tông

Hình 20: Đổ bê tông sàn

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 25

Các yêu cầu kiểm tra và lưu ý khi thi công:

- Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lần cuối ván khuôn, cốt thép, các cây chống

đủ điền kiện để thi công chưa, nếu không đáp ứng được yêu cầu thì phải điều

chỉnh lại theo đúng yêu cầu, tránh sai sót và sự cố khi thi công.

- Dùng phấn, đinh tán ..., vạch sẳn các mốc độ cao, bề dày cần thiết của bê tông

để thi công đúng theo yêu cầu.

- Tưới nước lên ván khuôn, vệ sinh bề mặt ván khuôn,tránh hiện tượng hút nước

xi măng khi thi công và bê tông lẫn một số vật liệu bên ngoài.

- Đặt đường ống kỹ thuật, đường dẫn điện theo thiết kế trước khi đổ bê tông.

- Kiểm tra lại các khe hỡ giữa ván khuôn và có biện pháp xữ lí khi cần thiết.

- Thi công đến đâu đầm dùi cẩn thận đến đấy, đặc biệt chú ý vào những nơi có

cốt thép dày, những nơi giao nhau giữa các dầm và sàn. Tránh làm xê dịch cốt

thép khi tiến hành đầm dùi.

- Tránh hiện tượng dẫm đạp lên các thép chịu moment âm làm chúng mất khả

năng làm việc sau này.

- Tùy vào điều kiện đổ bê tông như thế nào mà lữa chọn cách đổ, cách di chuyển

khi đổ bê tông cho hợp lý.

- Khi thi công tránh hiện tượng tập trung nhân lực quá đông trên một diện tích

hẹp hoặc chất quá nhiều vật tư trên 1m2 sàn.

Hình 21: Bảo dưỡng bê tông sàn mài sau khi đổ

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 26

4. Thi công cầu thang

a. Công tác ván khuôn

- Sử dụng ván khuôn gỗ, cây chống bằng thép và bằng gỗ.

- Ván khuôn cầu thang được tiến hành đồng thời với việc lắp ván khuôn dầm sàn.

- Ván khuôn cầu thang được đóng theo mép dưới của bản thang, tương tự như

ván khuôn sàn, ván khuôn cầu thang cũng có 2 phần: hệ thống chịu lực (cây

chống, xà ngang) và ván khuôn định hình. Tuy nhiên, bản sàn cầu thang có độ

nghiêng nên yêu cầu quá trình đóng ván khuôn cũng phức tạp hơn.

- Hệ thống cây chống của cầu thang cần đảm bảo tiếp xúc với ván khuôn đáy của

bản thang đảm bảo chịu lực và ổn định khi thi công và đi lại.

- Có biện pháp lèn chặt các khe hở, tránh hiện tượng chảy nước xi măng khi thi

công.

- Vạch sẵn dấu bề dày bản thang để tiện cho việc đổ bê tông được chính xác.

Hình 22: Ván khuôn cầu thang gẫy khúc

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 27

Hình 23: Ván khuôn cầu thang

b. Công tác cốt thép.

- Cốt thép sàn sử dụng là thép d10 chia làm hai loại: thép chịu moment âm và

thép chịu momet dương.

- Cốt thép cầu thang sữ dụng là thép d8 và d10, bố trí hai lớp.

- Các quy định và gia công cốt thép tương tự như đối với thép dầm. Ngoài ra có

một số lưu ý như sau:

Cốt thép được neo vào dầm đủ chiều dài để thỏa mãn điều kiện làm việc

của cấu kiện, bố trí khoảng cách cốt thép đúng yêu cầu kỹ thuật và hướng

dẫn của cán bộ thi công.

Thép chịu momen âm, dương phải được bố trí đúng theo phương và đặc

điểm chịu lực của kết cấu. Đối với những ô có tường băng qua sàn và

không có dầm cần đặt cốt gia cường để tăng khả năng chịu lực cho sàn.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 28

Hình 24: Bố trí cốt thép cầu thang.

Hình 25: Cầu thang sau khi gỡ ván khuôn

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 29

5. Công tác xây lắp.

a. Công tác xây tường:

Tường bao của công trình sử dụng gạch 4 lỗ (kích thước 8×8×18cm), tường bao

gồm hai loại tường 100, tường 200, mác vữa 100, xi măng Nghi Sơn PCB40. Kỹ thuật

thi công về cơ bản là giống nhau, tuy vậy vẫn có những sự khác biệt cơ bản.

Lưu ý khi thi công:

- Gạch xây cần được vận chuyển đến gần vị trí xây dựng để tạo năng suất làm

việc tốt nhất khi thi công,nhưng không vượt quá 180kg/1m2 sàn, ngâm nước

trước gạch để tránh hiện tượng háo nước của gạch gây ra khó khăn khi thi công.

- Vị trí xây cần được vệ sinh sạch sẻ trước khi thi công, phần tiếp xúc giữa gạch

xây với bê tông mác cao hơn cần được phủ một lớp hồ dầu để tạo nên độ bám

dính tối đa.

- Hai tường giao nhau cần có biện pháp xây mỏ nanh, phần tường chờ xây mỏ

giật, phần lổ trống chừa để đặt cốp pha hay các công tác liên quan được xây mỏ

hốc.

- Trong quá trình xây ta kết hợp với việc lắp dựng khung cửa và các lanh tô,ô

văng,ô gió, các lỗ kỹ thuậ

- Đặt các viên gạch xen kẽ nhau, tránh hiện tượng trùng mạch, khoảng 0.5m ta bố

trí một hàng gạch khóa (khoảng cách này tùy vào yêu cầu kỹ thuật).

Hình 26: Công tác xây tường

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 30

Hình 27: Xây chân tường nhà vệ sinh

Hình 28: Dựng của đi trong quá trình xây tường

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 31

Hình 29: Xây mái vòm

Hình 30: Xây gạch cầu thang

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 32

Hình 31: Xây vách ngăn hầm chứa

b. Công tác tô trát tường.

- Vật liệu sữ dụng cho công tác trát sữ dụng cát mịn, xi măng Phúc Sơn PCB40,

mác 100. Thi công với những chú ý như sau:

- Trước khi trát tường ta nghiên cứu trước các đường đi của hệ thống điện của

công trình và tiến hành đặt hệ thống kỹ thuật trước khi trát tường.

- Cần vệ sinh tường cần trát,tưới nước trước khi phả hồ trát. Trát tường từ trên

xuống dưới tránh hiệ tượng tác động vào phần đã thi công.

- Tại những vị trí tiếp xúc giữa vữa trát và phần kém bám dính ta phả thêm một

lớp hồ dầu tạo độ kết dính cho vữa xi măng.

- Nếu diện tích tường lớn ta chia thành từng phần và tiến hành thi công tuy nhiên

không nên nghĩ quá lâu, có biện pháp xữ lý vị trí giáp mạch của hai phần đảm

bảo thẩm mỹ và kỹ thuật.

- Đối với những tường có ốp gạch thì cao trình vữa sau khi trát bằng với cao trình

gạch ốp vào tường.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 33

- Một số khung cữa chưa được lắp trong phần xây tường thì có thể tiến hành lắp

ngay trong quá trình trát tường.

Hình 32: Công tác trát tường

c. Công tác lắp đường ống thoát nước

Hình 33: Hệ thống thoát nước nhà vệ sinh

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 34

Hình 34: Hệ thống thoát nước và nước máy

d. Một số hình ảnh cho công tác hoàn thiện nhà

Hình 35: Lắp đặt ống dẫn điện.

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 35

Hình 36: Trát matit lên bề mặt tường.

Hình 37: Trét xi măng trắng vào khe hở giữa các miếng gạch men.

6. An toàn lao động trong quá trình thi công.

- Trong quá trình thi công vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 36

thông, đường thoát hiểm, lối ra vào. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được

bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi

quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm

mặt bằng công trường luôn khô ráo.

- Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công

khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành,những vị trí

nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn,

biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn, ban đêm phải có đèn tín hiệu.

- Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng

rẽ,có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn

bộ khu vực thi công. Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường

phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an

toàn trong quá trình thi công xây dựng. Những người tham gia thi công xây

dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện

giật khi xảy ra tai nạn về điện.

- Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn,

tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc

vào chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc

trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.

- Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám

sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá

nhân theo quy định của pháp luật về lao động.

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập ở công ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc Và Xây Dựng

Trường Thành đã giúp cho em tiếp cận được môi trường làm việc thực tế tại đơn vị thi

công công trình xây dựng. Qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và

thực tiễn với trọng tâm là kiến thức nghề xây dựng. Bước đầu tiếp cận thực tế các nội

dung đã học ở chuyên ngành,học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi

tốt nghiệp có thể làm việc được ngay. Được tiếp xúc với môi trườnglàm việc năng

động, tác phong công nghiệp, và ý thức tổ chức kỹ luật. Qua quá trình thực tập thực tế

tại công trường em đã được tiếp xúc trực tiếp với hệ thống máy móc, thiết bị thi công

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa Xây Dựng

SVTH: NGÔ VĂN HIẾU MSSV: 54130496 Trang 37

và công nghệ thi công trong nghề xây dựng. Từ đó hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của

người cán bộ kỹ thuật trên công trường. Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào

một số nội dung liên quan đến công việc cụ thể sau này. Thực tập tại đơn vị giúp em

làm quen với quy trình và những nội dung công việc thực tế, giúp bản thân được làm

quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt

ra trong quá trình thi công. Quá trình thực tập đã giúp em rèn luyện được tinh thần,

thái độ tích cực trong công việc nâng cao năng lực hoạt động nhóm và trưởng thành

hơn rất nhiều trong tư duy nghề nghiệp trong tương lai. Đợt thực tập tốt nghiệp là một

nhiệm vụ, một cơ hội rất tốt cho sự phát triển của em nói riêng và toàn thể những sinh

viên nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, cảm ơn công ty TNHH Tư Vấn Kiến Trúc

Và Xậy Dựng Trường Thành và cảm ơn khoa đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt thực

tập tốt nghiệp này.!