flash photography, flash metering

16
Flash Photography, Flash Metering Trao đổi vi các bn nhng điu cơ bn liên quan đến Flash Photography, Flash Metering (TTL , A-TTL, E-TTL, E-TTL II) Flash Photography, Flash metering (TTL , A-TTL, E-TTL, E-TTL II) Khi trang bcác accessories cho chiếc (D)SLR ca mình, sau nhng gam ng kính thì ta thường nghĩ đến mt chiếc đèn flash. Đây hn là mt thiết bkhông ththiếu và nếu biết tn dng nó thì sphát huy nhiu li ích trong nhiếp nh. Bn thân tôi cũng ít khi chp vi flash, và khi bt đầu sdng flash unit cũng rt lúng túng và hu như đặt chế độ Auto (hoc P). Vì vy, kinh nghim sdng flash ca tôi không nhiu, đồng thi vic sdng flash cũng cc kđa dng và linh hot, tùy hoàn cnh và ssáng to ca người chp. Trong topic này, tôi chmun trao đổi vi các bn nhng điu cơ bn liên quan đến flash photography. Còn nhng tình hung cththì chúng ta đã có các topic, nơi bình lun, mxcho tng bc nh. Ni dung trích lược chyếu ttrang Web www.photonotes.org ca tác giNK Guy. Riêng phn vflash được viết rt chi tiết, tng cng trong 3 parts. Nhưng tôi chtham kho mt sni dung cơ bn nht. Các bn có thxem thêm và cùng trao đổi. 1. Flash Guide Number Năng lc làm vic ca mt flash unit được đánh giá qua chsGuide Number (GN). Thông snày cho biết cly xa nht (hay tm hot động) ca mt đèn flash là bao nhiêu met (hoc feet), ng vi mt giá trkhu độ và ISO cho trước. Thông thường, ISO được chn tham chiếu là ISO 100. Ví d: Flash 550EX có GN là 55 (met). Ti ISO 100, ta có thxác định khong cách ln nht đèn này có thbao phng vi tng khu độ ng kính theo công thc: distance = GN / f-stop (or) f-stop = GN / distance Nếu tính toán vi film có độ nhy là ISO 200, thì GN ca flash tương ng tăng thêm 1.4 ln, tc 55x1.4 (met) Lưu ý rng distance đây không phi là khong cách tcamera ti subject mà là khong cách tflash ti subject. Hãy hình dung, nếu flash gn vtrí thông thường trên camera thì hai khong cách này có thcoi là như nhau. Tuy nhiên, nếu flash đặt mt vtrí khác (liên kết vi camera qua cable hoc thiết bkhông dây), hay gn trên camera mà bouceleen trn nhà hoc tường thì khong cách này sđược tính theo dc "đường đi" ca ánh sáng flash.

Upload: independent

Post on 26-Feb-2023

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Flash Photography, Flash Metering

Trao đổi với các bạn những điều cơ bản liên quan đến Flash Photography, Flash Metering (TTL

, A-TTL, E-TTL, E-TTL II) Flash Photography, Flash metering (TTL , A-TTL, E-TTL, E-TTL II) Khi trang bị các accessories cho chiếc (D)SLR của mình, sau những gam ống kính thì ta thường nghĩ đến một chiếc đèn flash. Đây hẳn là một thiết bị không thể thiếu và nếu biết tận dụng nó thì sẽ phát huy nhiều lợi ích trong nhiếp ảnh. Bản thân tôi cũng ít khi chụp với flash, và khi bắt đầu sử dụng flash unit cũng rất lúng túng và hầu như đặt ở chế độ Auto (hoặc P). Vì vậy, kinh nghiệm sử dụng flash của tôi không nhiều, đồng thời việc sử dụng flash cũng cực kỳ đa dạng và linh hoạt, tùy hoàn cảnh và sự sáng tạo của người chụp. Trong topic này, tôi chỉ muốn trao đổi với các bạn những điều cơ bản liên quan đến flash photography. Còn những tình huống cụ thể thì chúng ta đã có các topic, nơi bình luận, mổ xẻ cho từng bức ảnh. Nội dung trích lược chủ yếu từ trang Web www.photonotes.org của tác giả NK Guy. Riêng phần về flash được viết rất chi tiết, tổng cộng trong 3 parts. Nhưng tôi chỉ tham khảo một số nội dung cơ bản nhất. Các bạn có thể xem thêm và cùng trao đổi. 1. Flash Guide Number Năng lực làm việc của một flash unit được đánh giá qua chỉ số Guide Number (GN). Thông số này cho biết cự ly xa nhất (hay tầm hoạt động) của một đèn flash là bao nhiêu met (hoặc feet), ứng với một giá trị khẩu độ và ISO cho trước. Thông thường, ISO được chọn tham chiếu là ISO 100. Ví dụ: Flash 550EX có GN là 55 (met). Tại ISO 100, ta có thể xác định khoảng cách lớn nhất mà đèn này có thể bao phủ ứng với từng khẩu độ ống kính theo công thức:

distance = GN / f-stop (or) f-stop = GN / distance

Nếu tính toán với film có độ nhạy là ISO 200, thì GN của flash tương ứng tăng thêm 1.4 lần, tức 55x1.4 (met) Lưu ý rằng distance ở đây không phải là khoảng cách từ camera tới subject mà là khoảng cách từ flash tới subject. Hãy hình dung, nếu flash gắn ở vị trí thông thường trên camera thì hai khoảng cách này có thể coi là như nhau. Tuy nhiên, nếu flash đặt ở một vị trí khác (liên kết với camera qua cable hoặc thiết bị không dây), hay gắn trên camera mà bouceleen trần nhà hoặc tường thì khoảng cách này sẽ được tính theo dọc "đường đi" của ánh sáng flash.

Tôi không có ý định đi sâu hơn vào điểm này bởi hiện nay chúng ta đều sử dụng các máy có kỹ thuật đo sáng cho flash (flash mettering) tự động. Vì thế, không phải lúc nào flash cũng phải làm việc với công suất lớn nhất. Công thức trên chỉ áp dụng khi ta dùng flash ở chế độ manual để tính toán độ mở hay cự ly chụp thích hợp. Nhưng đã đầu tư một số tiền lớn cho body và flash thì nên tận dụng những kỹ thuật đo sáng flash sẵn có. Việc sử dụng ở chế độ manual là rất hãn hữu. Vì vậy, nếu không muốn, ta cũng có thể quên cái công thức kia đi, và chỉ cần nhớ giá trị GN như một thông số tham khảo khi đi chọn mua flash. Flash có GN càng lớn thì càng khỏe và càng mắc tiền hơn. 2. Flash photography Việc chụp ảnh với flash tuy cũng chỉ diễn ra trong chớp mắt, nhưng thực tế là quá trình diễn ra phức tạp hơn vì cùng một lúc, camera phải làm việc với 2 nguồn sáng khác nhau: Nguồn sáng môi trường (ambiance) và nguồn sáng của flash. Sự khác nhau là ở chỗ ambiance light là nguồn sáng liên tục, còn flash light là nguồn sáng tức thời. Tính chất "liên tục" và "tức thời" ở đây là so với thời gian phơi sáng của bức ảnh. Do đó, quá trình đo sáng, phơi sáng cũng sẽ khác với khi chụp không có flash. Điều này thể hiện rõ hơn khi ta xem xét trường hợp chụp flash ở tốc độ dưới X-sync. Khi chụp ảnh không dùng flash, ta có thể thay đổi sự phơi sáng của bức ảnh bằng việc thay đổi một trong ba yếu tố tốc độ chụp, khẩu độ, ISO khi giữ nguyên hai yếu tố còn lại. Khi chụp với flash, nhiệm vụ của flash chủ yếu là soi sáng tiền cảnh và do thời gian phát xung của flash cực ngắn nên việc thay đổi tốc độ chụp sẽ không làm thay đổi sự phơi sáng của tiền cảnh mà chỉ làm thay đổi sự phơi sáng của hậu cảnh, hay những nơi không bị ảnh hưởng của flash. Nói cách khác, tốc độ chụp không chịu sự tác động của nguồn sáng tức thời mà chỉ có tác dụng đối với nguồn sáng liên tục mà thôi. Thực vậy, khi chụp một người ngoài trời tối, phải dùng flash để đánh sáng. Nếu thấy chủ thể quá sáng (do đo sáng flash sai, hoặc dùng flash manual) mà bạn tăng tốc độ chụp lên cao hơn thì cũng không cải thiệt được tình hình. Chủ thể vẫn bị quá sáng cho dù background có tối hơn. Cách giải quyết là giảm ISO, khép sâu khẩu độ hoặc lùi ra xa chủ thể hơn (giả định công suất flash không đổi). Nếu thấy vẫn còn tối thì dù bạn có giảm tốc độ chụp đi thì chủ thể cũng chỉ sáng hơn 1 chút nhưng đó là do không có tác dụng của flash và được phơi sáng lâu hơn. Nhưng nếu đủ sáng thì có thể ảnh bị rung nhòe. Trong tình huống này, có nghĩa là flash của bạn đã phát hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu. Cách khắc phục là mở ống kính lớn hơn, tăng ISO, hoặc tiến lại gần chủ thể hơn. Bạn cũng đừng ngạc nhiên rằng khi bật flash lên rồi mà đồng hồ đo sáng trong

viewfinder vẫn báo thiếu sáng (chế độ M), hoặc cho những cặp thông số với f-stop rất nhỏ (mở lớn) và tốc độ chụp rất chậm (chế độ ưu tiên tốc độ / khẩu độ). Bởi khi half press để đo sáng, camera chỉ đo sáng ambiance còn việc đo sáng cho flash thì lại diễn ra ngay trước khi flash nổ, hoặc sau khi có ánh sáng phản xạ của flash từ chủ thể. Cái đó tùy vào việc chế độ đo sáng flash trong camera của bạn là loại nào TTL, A-TTL, E-TTL ... 3. Flash mettering systems Như trên đã nói, việc camera phải làm việc với 2 nguồn sáng khác nhau thì công việc đo sáng cũng chia làm 2 phần rõ rệt. Đo sáng ambiance và đo sáng flash. Việc đo sáng ambiance diễn ra như bình thường với mục đích cho bức ảnh đủ sáng kể cả background. Việc đo sáng flash nhằm mục đích điều khiển công suất phát sáng của flash một cách hợp lý. Để hiểu rõ nguyên lý, chúng ta chỉ giới hạn xem xét trong trường hợp chụp flash ở tốc độ dưới X-sync cho đơn giản hóa vấn đề.

3.1 Flash duration

Trong thực tế thì flash không nổ tức thời như hình minh họa trên mà cường độ phát sáng của flash sẽ tăng dần từ khi được kích hoạt, đạt tới cường độ lớn nhất rồi giàm dần. Tức là nó đi theo một đường parabol. Nếu coi đường parabol này như một trái núi thì thời gian để "leo" từ bên trái (cường độ = 0), qua đỉnh parabol (cường độ = max), rồi "tụt xuống" bên kia (cường độ = 0) gọi là flash duration max Tmax. Nếu flash duration = Tmax thì coi như flash đã phát hết công suất.

Do chỉ xem xét trong khoảng thời gian Tmax này, nên việc phát sáng của flash được coi như một nguồn sáng "liên tục" và flash duration càng dài thì subject (ảnh) càng nhận được nhiều ánh sáng.

Việc đo sáng flash chính là nằm ở chỗ camera quyết định flash duration sẽ kéo dài bao lâu. Nếu thấy flash đã đủ làm sáng subject thì camera sẽ ra lệnh ngừng phát sáng (cường độ = 0), flash duration sẽ bị rút ngắn so với Tmax, vì lúc đó ánh sáng flash có thể mới "leo" đến lưng chừng "sườn núi" bên này hay vừa mới qua "đỉnh núi" (cường độ = Max) nhưng chưa kịp tiếp đất bên kia (cường độ = 0)

Như vậy, một khi đèn báo Ready trên flash sáng, tức tụ đã được nạp đầy và flash luôn sẵn sàng phát hết công suất của nó. Nhưng việc phát hết hay không lại do flash mettering của camera quyết định (rút ngắn thời gian phát). Chứ không phải là hạ thấp cái đỉnh núi (cường độ max) xuống để thời gian leo núi ngắn lại. Flash luôn sẵn sàng làm hết sức khi nó ready trong mọi trường hợp Để xem các camera điều chỉnh flash duration thế nào! Tham khảo từ site trên nên tôi chỉ có các thông tin về flash mettering của Canon. Nếu có điều kiện, mong các bạn bổ sung thêm flash mettering của Nikon, vốn vẫn được coi là Number One! 3.2 Flash mettering principle

Có 2 cách tiếp cận chính: Cách thứ nhất là đo trực tiếp ánh sáng phản xạ từ subject (hoặc film) để quyết định ngừng flash hay không. Cách này dùng chính nguồn sáng thực của flash, diễn ra ngay trong quá trình phơi sáng. Phương pháp TTL, A-TTL sử dụng cách tiếp cận này. Cách thứ hai, trước khi phơi sáng, flash phát ra một nguồn sáng phụ (preflash), camera đo mức độ phản xạ của chủ thể với nguồn sáng phụ này để quyết định flash duration. Khác với cách tiếp cận trên, quyết định được đưa ra trước khi flash được chính thức kích hoạt, trước khi xảy ra quá trình phơi sáng của film (sensor). Phương pháp E-TTL và E-TTL II thực hiện theo cách tiếp cận này. Hệ thống đo sáng flash tự động đầu tiên cũng dựa trên cách tiếp cận thứ nhất. Nhưng việc đo ánh sáng phản xạ đó lại do sensor nằm trên flash đảm nhiệm. Phương pháp này sẽ rất thiếu chính xác vì lượng ánh sáng phản xạ qua sensor nằm trên flash khác hoàn toàn với lượng ánh sáng của flash đi vào trong lens. Vì trong mỗi trường hợp lens có khẩu độ khác nhau, chưa kể việc dùng thêm filter này nọ, trong khi sự phản xạ lại trên sensor hoàn toàn không thay đổi. Phương pháp này nhanh chóng bị loại bỏ và người ta buộc phải đưa hệ thống đo sáng flash vào bên trong camera để đo được chính xác hơn lượng ánh sáng đi qua lens (through the lens). Hệ thống đo sáng flash TTL ra đời! 3.2.1 TTL (Through the lens) flash mettering Phương pháp này dùng một con sensor đặt ngay phía trước bản film (film frame). Khi chưa phơi sáng, nó bị ngăn cách với bản film bởi màn trập (shutter curtain). Trong quá trình phơi sáng với flash, ánh sáng flash mạnh đập vào bản film và phản xạ lên sensor này. Sensor sẽ đo lượng sáng phản xạ này và sẽ quyết định ngắt flash nếu thấy ĐỦ SÁNG. Cái gọi là ĐỦ SÁNG ở đây cho đến giờ cũng không biết sensor (camera) sẽ đánh giá thế nào bởi nó là những thuật toán phức tạp và Canon cũng không có ý định tiết lộ. Và chúng ta cũng không cần quan tâm lắm vì nắm được nguyên lý hoạt động quan trọng hơn. Nếu muốn tận mắt nhìn thấy con sensor này cũng rất đơn giản nếu bạn có một chiếc SLR Canon chụp film. Mở backcover ra, chuyển máy sang chế độ Tv với thời gian vài giây hoặc tốc độ B. Sau đó bấm chụp, màn trập kéo lên và bạn sẽ nhìn thấy con sensor đang... nhìn bạn trừng trừng.

Với vai trò và vị trí của mình, sensor này được gọi là Off the film (OTF) sensor.

Vị trí OTF sensor nằm trong camera phía trước bản film (hình minh họa máy Canon EOS Elan II)

Quá trình chụp ảnh với flash sẽ diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO và chế độ chụp mà bạn đang chọn là P, Av, Tv, hay M. Lưu ý là lúc này máy chỉ đo và cho kết quả theo ánh sáng ambiance ! - Full press, gương lật lên, màn chập mở ra để lộ sáng, - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash, - OTF sensor đo lượng sáng phản xạ từ bề mặt bản film và quyết định ngắt flash - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance. - Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại và trở về vị trí ban đầu. Pose ảnh kết thúc. So với phương pháp đo sáng qua sensor nằm trên flash unit thì phương pháp TTL đã có tiến bộ rất nhiều trong việc xác định công suất phát hợp lý của đèn flash. Tuy nhiên, nó vẫn còn hạn chế trong một vài trường hợp: - Bề mặt của subject có mức độ phản xạ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp. - Vị trí OTF sensor nằm chính giữa so với bản film, nếu subject không rơi vào vị trí này (off center subject) thì OTF cũng đo sai lượng ánh sáng phản xạ. - Việc đo bằng OTF sensor chỉ thực hiện được ngay trong quá trình phơi sáng, vì lúc này gương đã lật lên và shuter curtain đã mở nên khó cân bằng ánh sáng flash với ánh sáng ambiance. Về nguyên lý hoạt động thời kỳ đầu của TTL flash mettering khá giống nhau giữa các hãng chế tạo Camera. Về sau này sự cải tiến của mỗi hãng mới thực sự khác nhau khi nâng cấp dần tính năng này. Bước đầu tiên của Canon trong việc cải thiện TTL flash mettering là đưa thêm hệ thống AIM (Advanced Integrated Multi-point Control System) vào nhằm chia TTL flash mettering ra thành nhiều vùng ứng với điểm focus của máy. Nhưng hình như số vùng (segment) này cũng chỉ giới hạn ở con số 3. Nhờ vậy, nó hướng việc đo sáng flash vào điểm được focus chứ không luôn là điểm giữa của bản film. Do đó tiện ích này sẽ phát huy tác dụng nếu ta chọn điểm focus cụ thể, chứ không nên dùng điểm focus trung tâm và thực hiện động tác focus and recompose. Theo đó thì OTF sensor vẫn đo sai như thường. Những camera body support chức năng TTL: - Tất cả các body EOS SLR và T90 (T90 là máy Canon non-EOS duy nhất có chức năng đo sáng TTL). - Các máy EOS DSLR không support TTL mà dùng E-TTL (II). Những flash unit support chức năng TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie "E": E, EZ, EX.

- Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. 3.2.2 A-TTL (Advance TTL) flash mettering Canon phát triển kỹ thuật này cùng với sự ra đời của các serie đèn flash EZ (not EX). Khi half press để đo sáng, flash sẽ phát ra một pre-flash, ánh sáng phản xạ của pre-flash này từ chủ thể sẽ được ghi lại bởi sensor nằm trên flash để tính toán khẩu độ ống kính nhằm khống chế DOF, đặc biệt trong những trường hợp chụp ở cự ly gần. Quá trình chụp ảnh với A-TTL flash mettering diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO của film. Với các mode chụp Av, Tv, M thì không có gì khác với trường hợp TTL. Riêng với mode P thì thông số khẩu độ chỉ được ghi lại (stored) chứ chưa được thực sự thiết lập (set). + Cùng lúc đó, preflash được phát ra, sensor trên flash đo lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể nhằm ước lượng khoảng cách và tính toán khẩu độ ống kính (mode P only), + Ở mode P, camera sẽ so sánh 2 giá trị khẩu độ tính toán bởi camera mettering và flash mettering để lựa chọn. Thông thường, camera sẽ chọn khẩu độ nhỏ hơn để đảm bảo subject không bị out nét trong những trường hợp chụp ở cự ly gần. + Còn ở chế độ Av và M, khẩu độ do người dùng thiết lập, ở chế độ Tv khẩu độ do máy thiết lập dựa vào ambiance light và tốc độ chọn bởi người chụp. A-TTL không can thiệp vào 3 modes chụp này. - Full press, gương lật lên, màn chập mở ra để lộ sáng, - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash, - OTF sensor đo lượng sáng phản xạ từ bề mặt bản film và quyết định ngắt flash - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance. - Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại rồi trở về vị trí ban đầu. Nhược điểm của A-TTL: Rất tiếc cho Canon là phương pháp A-TTL, không như cái tên của nó (Advance), lại có rất nhiều nhược điểm: - Phương pháp này chỉ thực sự "áp dụng được" khi chụp ở Mode P , trong khi người dùng flash một cách thành thạo rất hạn chế sử dụng camera với flash ở mode này. - Việc sử dụng pre-flash để ước lượng khoảng cách subject và thiết lập lại khẩu độ sẽ không chính xác nếu flash bị bounced lên trần nhà hoặc tường. - Pre-flash phát ra ngay trong quá trình đo sáng ambiance (half press) nên cũng dễ ảnh hưởng đến kết quả đo sáng của camera. - Đôi khi, pre-flash phát ra lúc half press dễ làm người được chụp chói và chớp mắt. Kết quả là khi full press để chụp ảnh thì người được chụp bị nhắm mắt. Những camera body support chức năng A-TTL: - Tất cả các camera body support chức năng TTL kể trên

- Các máy EOS DSLR không support A-TTL mà dùng E-TTL (II). Những flash unit support chức năng A-TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie EZ - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. 3.2.3 E-TTL (Evaluative TTL) flash mettering Năm 1995, cùng với sự xuất hiện của Canon Elan II / EOS 50, Canon cũng cho ra đời kỹ thuật đo sáng flash mới E-TTL khác hẳn với những kỹ thuật trước đây. Với E-TTL, một nguồn sáng phụ (cũng là preflash) với cường độ cố định sẽ phát ngay trước khi gương phản xạ lật lên để soi sáng chủ thể. Ánh sáng phản xạ đi vào lens phản xạ qua gương lật và đi lên sensor đo sáng và được chính hệ thống đo sáng của camera đo đạc, tính toán để cho ra công suất phát hợp lý của main flash. Hành trình của preflash giống hệt như hành trình của ánh sáng ambiance khi đi vào hệ thống đo sáng của camera. Quá trình chụp ảnh với E-TTL flash mettering diễn ra như sau: - Half press, máy canh nét, đo sáng và cho ra các thông số khẩu độ, tốc độ tương ứng với ISO và chế độ chụp mà bạn đang chọn là P, Av, Tv, hay M. Lưu ý là lúc này máy chỉ đo và cho kết quả theo ánh sáng ambiance! - Full press, ngay trước khi gương phản xạ lật lên, flash sẽ phát ra một nguồn sáng (preflash). Ánh sáng phản xạ từ nguồn sáng này được chính hệ thống đo sáng của camera ước lượng (evaluate) để đưa ra công suất phát hợp lý cho main flash. Sau đó, gương lật lên, màn trập mở ra, film được lộ sáng. - Thời điểm flash được kích hoạt phụ thuộc vào việc bạn chọn chế độ 1st hay 2nd curtain flash. Flash sẽ phát với công suất (flash duration) đã được camera tính toán trước từ bước trên. - Film tiếp tục lộ sáng theo thời gian phơi sáng đã được thiết lập trong quá trình đo sáng ambiance. - Hết thời gian phơi sáng, các màn trập và gương đóng lại và trở về vị trí ban đầu. Những điểm khác nhau cơ bản giữa E-TTL với TTL và A-TTL - E-TTL không còn dùng OTF sensor để tính toán và quyết định flash duration. Công việc này do chính hệ thống đo sáng của camera thực hiện. Như vậy, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của camera sẽ thực hiện 2 lần việc đo sáng: Đo sáng ambiance để đưa ra khẩu độ, tốc độ phù hợp với ambiance light, đo sáng flash để đưa ra flash duration thích hợp. - Quá trình đo sáng flash diễn ra trước khi film được phơi sáng (vì lúc đó gương phản xạ vẫn chưa lật lên) và với cùng một hệ thống đo sáng, nên việc xác định công suất flash dễ cân bằng với ambiance light hơn. Trong khi TTL & A-TTL dùng OTF để đo ánh sáng phản xạ từ bản film, tức là việc xác định flash duration này diễn ra khi film đang lộ sáng. - Mặc dù cũng dùng preflash, nhưng preflash của E-TTL khác hẳn preflash của A-TTL ở chỗ nó được phát ra ngay trước khi gương phản xạ lật lên (cũng có thể hiểu là trước khi phơi sáng) chứ không phải diễn ra trong quá trình đo sáng ambiance light (half

press). Khi half press, preflash chưa phát ra, camera hoàn toàn chủ động đo sáng ambiance. Chỉ khi full press thì flash mới phát preflash. Còn với A-TTL thì half press là preflash cũng phát luôn. Do đó, kỹ thuật E-TTL không làm ảnh hưởng đến kết quả đo sáng ambiance. Nếu chụp ảnh ở chế độ 1st curtain, hầu như không thể nhận biết bằng mắt thường sự "gián đoạn" giữa preflash và main flash. Như vậy có thể tránh được trường hợp người chụp bị chớp mắt khi bức ảnh được chụp. - Tóm lại, so với TTL & A-TTL, hệ thống đo sáng flash E-TTL đã tiến bộ rất nhiều khi thay đổi hẳn phương pháp đo sáng. Với việc sử dụng chính sensor đo sáng của camera, toàn bộ diện tích sensor được dùng để ước lượng (evaluate) ánh sáng phản xạ của preflash, đồng thời nó cũng tính đến việc ưu tiên (weight) vào điểm được focus. Nếu chụp ở chế độ manual focus thì điểm focus trung tâm (center focus) sẽ được ưu tiên. Dùng chính sensor đo sáng này thì hiển nhiên kết quả đo sáng sẽ chính xác hơn rất nhiều so với OTF sensor. - Cũng nhờ vào kỹ thuật đo sáng flash trước khi film lộ sáng nên có thêm chức năng Flash exposure lock (FEL) tương tự như Exposure lock (EL) với ánh sáng ambiance. Do xác định trước được flash duration, nếu bấm nút FEL để ghi nhớ công suất flash đó thì sau khi khuôn hình lại (recompose), dù điểm focus có lệch ra khỏi subject thì lúc chụp ảnh (phơi sáng) flash vẫn phát công suất hợp lý đã được đo và ghi nhớ (locked). Tuy nhiên, kỹ thuật E-TTL đôi lúc cũng không hoàn thành chính xác nhiệm vụ trước những đối tượng có mức độ phản xạ ánh sáng phức tạp (quá mạnh hoặc quá yếu). Việc xuất hiện preflash cũng tiềm tàng khả năng làm người chụp bị chớp mắt khi ảnh được chụp, nhất là với trường hợp dùng 2nd curtain. Những camera body support chức năng E-TTL: - Tất cả các body EOS SLR kể từ Elan II/EOS 50 trở đi (ra đời từ năm 1995 trở lại đây) - Các máy EOS DSLR chỉ sử dụng E-TTL (II) đơn giản vì kỹ thuật này tiến bộ hơn, mặt khác DSLR không còn sử dụng OTF sensor được nữa vì không còn dùng film cổ điển và sự phản xạ từ sensor cũng khác rất nhiều so với từ bản film. Những flash unit support chức năng E-TTL: - Tất cả các đèn flash của Canon serie EX. - Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. Notes: Như vậy, ta có thể rút ra thêm 1 điều rằng những máy DSLR không thể dùng với những Canon flash serie E hay EZ vì những flash này không support kỹ thuật E-TTL. Đây là điểm cần lưu ý khi chọn mua Canon flash cho máy DSLR. Những film camera tuy support chức năng E-TTL nhưng vẫn có OTF sensor trong máy. Xem hình OTF sensor của máy Canon Elan II ở mục 3.2.1. Lý do là những máy này vẫn dùng film nên khi sử dụng với những flash unit không support E-TTL thì nó vẫn quay lại với các kỹ thuật cũ TTL hoặc A-TTL.

Ta có thể thấy rõ preflash của E-TTL một cách riêng biệt nếu sử dụng flash với chế độ chụp Mirror lock up (MLU) hoặc 2nd curtain ở tốc độ tương đối chậm. - Khi chụp với MLU thì gương lật lên và nằm im một thời gian thì shutter curtain mới mở ra. Nếu kết hợp với E-TTL thì trước khi gương lật lên, preflash buộc phải phát ra để đo sáng chủ thể. Và chỉ đến khi nào shutter curtain mở ra (sau vài sec hoặc lâu hơn) thì main flash mới kích hoạt. Như vậy sự gián đoạn giữa preflash và main flash rất dài, đủ để phân biệt hai nguồn sáng này. - Hoặc khi chụp với 2nd curtain sync thì preflash cũng phải phát ra trước khi gương phản xạ lật lên để đo sáng flash. Tuy nhiên, main flash chỉ được kích hoạt khi second curtain chuẩn bị đóng lại. Do đó, nếu exposure time đủ dài (cỡ 1 - 2 sec hoặc lâu hơn) là ta cũng có thể nhận biết sự gián đoạn giữa hai nguồn sáng này. Và cũng nên lưu ý một điểm ở đây. Nếu ta chụp người với 2nd curtain trong thời gian phơi sáng cỡ 1 phần vài chục giây - 1sec thì rất có thể preflash sẽ làm người được chụp chớp mắt và khi ảnh chụp thực sự thì người chụp dễ bị nhắm mắt hoặc "xụp mi mắt". Đó là lý do giải thích 1 trong những nhược điểm của E-TTL vừa mới kể trên. 3.2.4 E-TTL II flash mettering Canon trình làng hệ thống đo sáng flash cải tiến của E-TTL vào năm 2004. E-TTL II xuất hiện trong các body mới nhất của Canon hiện nay như 1D(s) mark II, EOS 20D, 350D, EOS Elan 7N/30V/7S... E-TTL II tiến bộ hơn so với E-TTL ở thuật toán đo sáng preflash gồm hai điểm chính: - Ngoài việc đo lượng ánh sáng phản xạ từ chủ thể, sensor mettering còn đo cả lượng sáng trước và sau khi có preflash. Từ đó nó tìm ra những vùng có ít sự thay đổi về mức phản xạ trước và sau khi có preflash. Đây chính là những vùng có tính chất phản xạ phức tạp (quá sáng hoặc quá tối). Những vùng đó sẽ được "để ý" nhiều hơn trong các bước tính toán tìm ra công suất phát hợp lý. Nhờ đó flash của E-TTL II ít khi bị "đánh lừa" bởi những vùng phản xạ phức tạp này. - Lần đầu tiên, Canon đưa thêm tham số về cự ly chụp vào các tính toán đo sáng flash. Với những ống kính có khả năng truyền "distance data" về cho camera body, tiện ích này được sử dụng giúp cho việc xác định công suất flash chính xác hơn rất nhiều. Đến bước này, Canon mới đuổi kịp kỹ thuật D-TTL của Nikon đã ra đời từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, những ống kính không có "distance data" hiển nhiên sẽ không tận dụng được cải tiến thứ hai này của E-TTL II. Dù sao, đặc điểm thứ nhất mới là át chủ bài của E-TTL II. Quá trình chụp ảnh với E-TTL II flash mettering diễn ra hoàn toàn giống với E-TTL. Sự khác nhau chỉ nằm trong các tính toán đo sáng preflash. Những camera body support chức năng E-TLL II: - EOS 1D(s) mark II, 20D, 350D, EOS 7N/7S/30V/33V Những flash unit support chức năng E-TTL II: - Tất cả các Canon flash serie EX

- Flash của những hãng thứ ba for Canon: xem spesification cụ thể của từng flash. Những Canon lens support chức năng distance data: EF 14mm 2.8L USM EF 20mm 2.8 USM EF 24mm 1.4L USM EF 28mm 1.8 USM EF 35mm 1.4L USM MP-E 65mm 2.8 1-5x Macro EF 85mm 1.8 USM EF 100mm 2 USM EF 100mm 2.8 Macro USM EF 100mm 2.8 Macro (discontinued) EF 135mm 2L USM EF 180mm 3.5L Macro USM EF 200mm 2.8L II USM EF 200mm 2.8L USM (discontinued) EF 300mm 2.8L IS USM EF 300mm 4L IS USM EF 300mm 4L USM (discontinued) EF 400mm 2.8L IS USM EF 400mm 4 DO IS USM EF 400mm 5.6L USM EF 500mm 4L IS USM EF 600mm 4L IS USM EF 1200mm 5.6L USM EF 16-35mm 2.8L USM EF 17-35mm 2.8L USM (discontinued) EF 17-40mm 4L USM EF 20-35mm 3.5-4.5 USM EF 24-70mm 2.8L USM EF 24-85mm 3.5-4.5 USM EF 28-70mm 2.8L USM (discontinued) EF 28-80mm 3.5-5.6 USM (discontinued) EF 28-105mm 3.5-4.5 USM (discontinued) EF 28-105mm 3.5-4.5 II USM EF 28-105mm 4-5.6 USM EF 28-105mm 4-5.6 EF 28-200mm 3.5-5.6 USM EF 28-200mm 3.5-5.6 (discontinued) EF 28-300mm 3.5-5.6L IS USM EF 35-135mm 4-5.6 USM (discontinued) EF 70-200mm 2.8L IS USM EF 70-200mm 2.8L USM EF 70-200mm 4L USM

EF 70-210mm 3.5-4.5 USM (discontinued) EF 70-300mm 4.5-5.6 DO IS USM EF 90-300mm 4.5-5.6 USM EF 90-300mm 4.5-5.6 EF 100-300mm 4.5-5.6 USM EF 100-400mm 4.5-5.6L IS USM EF-S 18-55mm 3.5-5.6 USM (Japan only) EF-S 18-55mm 3.5-5.6 Những lens không nằm trong danh sách trên coi như không có chức năng "distance data" phục vụ cho E-TTL II flash mettering. Một số lens EF vẫn đang phổ biến hiện nay KHÔNG có chức năng "distance data", các bạn lưu ý rằng kể cả EF 50mm f/1.4 và EF 85 f/1.2 L USM cũng nằm trong danh sách này: EF 15mm 2.8 fisheye EF 24mm 2.8 EF 28mm 2.8 EF 35mm 2.0 EF 50mm 1.4 USM EF 50mm 1.8 II EF 85mm 1.2L USM EF 135mm 2.8 SF EF 28-80mm 3.5-5.6 II EF 28-90mm 4-5.6 II USM EF 28-90mm 4-5.6 II EF 35-80mm 4-5.6 III EF 55-200mm 4.5-5.6 II USM EF 75-300mm 4-5.6 IS USM EF 75-300mm 4-5.6 III USM EF 75-300mm 4-5.6 II EF 80-200mm 4.5-5.6 II 4. Flash photography in different modes Phần này chỉ nói đến các Creative modes (P, Av, Tv, M) thôi, chứ còn Auto mode và các programmed modes khác (Portrait, Landscape...) thì là hoàn toàn tự động rồi, không có gì phải bàn cả. Giả thiết thứ hai là tốc độ chụp đều dưới X-sync. Trường hợp chụp ở High-sync xét sau các bạn nhé. 4.1 Flash photography in P mode

P mode cũng gần như một auto mode, khác với auto ở chỗ các bạn có thể chủ động bật tắt flash nếu muốn. Khi chụp ở mode này, camera thường đặt tốc độ chụp từ 1/60 sec đến X-sync, khẩu độ theo đó mà tính ứng với ISO và amibance light đo được. Sở dĩ Canon không set tốc độ thấp hơn 1/60sec vì nó giả định tốc độ này là đủ để hand hold, để chậm hơn sợ các bạn rung tay. Thứ nữa, P mode mà, nên máy nó can thiệp khá nhiều. Flash duration bằng bao nhiêu thì camera và đèn của các bác có sao dùng vậy (từ TTL cho đến E-TTL II, từ GN nhỏ đến GN lớn). Nói chung là chụp trong nhà với lens 28-80mm, flash cỡ 380EX trở lên là tương đối ổn. Nếu phòng rộng quá, background có thể hơi tối. Nếu muốn background sáng hơn thì có thể tăng ISO. 4.2 Flash photography in Tv mode Các bạn chọn tốc độ chụp, tất nhiên là từ X-sync trở xuống. Máy đo ánh sáng ambiance và cho khẩu độ tương ứng. Điều cần lưu ý ở đây là khẩu độ do máy chọn là căn cứ vào tốc độ chụp, ISO, ánh sáng ambiance và phương pháp đo sáng của camera (không phải đo sáng flash đâu nhé). Cho nên khẩu độ này là "đảm bảo" bức ảnh đủ sáng ngay cả trong trường hợp không có flash. Vì vậy có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp: - TH 1: ambiance khá sáng, ứng với tốc độ và ISO đã chọn, khẩu độ đưa ra vẫn nằm trong giới hạn của lens. Vạch báo đo sáng trong viewfinder nằm ở vị trí 0 (giả sử các bác không dùng Exposure compensation). Lúc này, khẩu độ sẽ được khép tương đối sâu, flash làm việc gần giống trường hợp chụp fill in (dù tốc độ vẫn dưới X-sync). Công suất flash phát ra vẫn được tính toán một cách hợp lý. Hiển nhiên là tiền cảnh (thậm chí cả hậu cảnh) của bức ảnh sẽ sáng hơn so với khi chụp không có flash. Trong những trường hợp này, nên giảm ISO ở mức tối thiểu có thể để ảnh được mịn hơn. - TH 2: ambiance light yếu, chụp buổi tối ngoài trời, hay trong nhà, ánh sáng yếu. Lúc này, với tốc độ và ISO đã chọn, ống kính mở hết khẩu mà ảnh vẫn bị thiếu sáng theo nhận xét của hệ thống đo sáng ambiance. Vạch báo đo sáng sẽ lệch về phía dấu trừ (-) báo hiệu ảnh thiếu sáng. Tuy nhiên, các bạn đừng lo lắng vì chính lý do thiếu sáng ta mới phải dùng đến flash. Cứ bấm chụp bình thường, flash sẽ phát công suất để đảm bảo cho tiền cảnh của ảnh đủ sáng. Tất nhiên là hậu cảnh ở xa sẽ không sáng bằng. Nếu thấy tiền cảnh cũng chưa đủ sáng như mong muốn thì có thể tiến lại gần chủ thể hơn, tăng ISO lên, hoặc thay đèn có GN lớn hơn. Trong trường hợp này, việc tiếp tục giảm tốc độ chụp không đem lại hiệu quả gì đâu, có khi còn làm nhòe ảnh do rung máy. Lý do tôi đã giải thích ở phần đầu. Vì ở đây, nguồn sáng chính sẽ là flash (nguồn sáng tức thời), tiền cảnh bị thiếu sáng là flash không đủ tầm với, chứ ambiance light (nguồn sáng liên tục) không giúp ích gì hơn cho tiền cảnh cả. Nói chung, chụp ảnh với flash hầu như tôi không chụp ở Tv mode. 4.3 Flash photography in Av mode

Các bạn chọn khẩu độ, Máy đo sáng ambiance và đưa ra tốc độ chụp, tất nhiên là vẫn dưới X-sync. (Còn nếu tốc độ chụp cao hơn X-sync, chuyển về chế độ chụp High-sync flash) Cũng giống như trường hợp với Tv mode, tốc độ mà máy đưa ra vẫn là để đảm bảo toàn bộ bức ảnh đủ sáng căn cứ vào ambiance light. Nếu tốc độ chụp tương đối cao đủ để các bác hand hold thì coi như không vấn đề gì. Ảnh sẽ đủ sáng và tiền cảnh sẽ tương đối sáng sủa nhờ sự tác động của flash. Vì giới hạn dưới của tốc độ chụp coi như không có gì phải lo (until 30 sec) với phần lớn các máy SLR, vạch báo đo sáng luôn nằm ở vị trí 0. Tuy nhiên, đây là điều tương đối "nguy hiểm" khi chụp ở những khung cảnh như ngoài trời tối, trong nhà có ánh sáng yếu. Các bạn cần lưu ý ở chỗ này. Bởi vì nếu khung cảnh thiếu sáng quá, máy sẽ cho tốc độ chụp rất chậm. Nếu không để ý, các bạn cứ vô tư chụp thì đèn flash vẫn nổ và soi đủ sáng tiền cảnh, nhưng sau đó camera tiếp tục lộ sáng cho hết thời gian phơi sáng. Nếu tốc độ chụp cỡ 1/15 sec hoặc lâu hơn thì sự rung máy rất dễ làm nhòe hậu cảnh, hoặc một phần tiền cảnh, dù trước đó nó được frezze bởi flash. Việc tăng ISO lên trong trường hợp này cũng không cải thiện thêm gì nhiều, lại còn làm ảnh thêm nhiễu. Chính vì thế, riêng chụp flash với Av mode này, một số máy Canon có Custom Function để cho người chụp lựa chọn. - Option 1: Automatic đưa tốc độ chụp về X-sync của máy. Với X-sync cỡ 1/90 sec và nhanh hơn thì phần lớn sẽ không sợ rung tay nữa. Nhưng lúc đó thì chỉ có tiền cảnh là sáng rõ thôi, hậu cảnh cơ bản là sẽ tối. Nhưng chẳng sao cả, subject đủ sáng là ok rồi. - Option 2: KHÔNG can thiệp gì cả, mà để camera set tốc độ như bình thường. Hiện tượng sẽ như những gì tôi đã mô tả ở trên. Riêng máy Nikon D70 thì lựa chọn này có linh hoạt hơn. D70 không có option đưa shutter speed automaticaly về X-sync mà nó cho phép người dùng chọn tốc độ chụp thấp nhất trong trường hợp chụp với flash ở mode A & P (Custom Function 21: Shuteer spd). Các giới hạn tốc độ này là 1/60, 1/30, 1/15... đến tận 30sec với scale là 1 stop. Như vậy, người chụp có thể khống chế tốc độ chụp thấp nhất trong trường hợp này tùy theo khả năng hand hold của mình. Ví dụ, nếu cứng tay mà đặt ở 1/15sec thì máy chỉ set tốc độ chụp trong trường hợp này thấp nhất là 1/15sec, cho dù theo tính toán để ảnh đủ sáng với ambiance light thì tốc độ chụp phải thấp hơn nữa. Còn nếu các bác đặt ở 30sec thì coi như tương tự Option 2 của Canon rồi. Đây là một điểm khá hay mà Canon nên học tập để giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc chụp ảnh với flash. Riêng tôi, một phần vì Canon không có chức năng kia, một phần tôi muốn chủ động can thiệp cả tốc độ chụp, nên tôi toàn chọn M mode khi dùng flash. 4.4 Flash photography in M mode

Chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc chọn tốc độ, độ mở khi chụp với flash. Tất nhiên, tôi vẫn chỉ xét trong trường hợp tốc độ chụp dưới X-sync. - Tốc độ đặt ở mức mong muốn để tránh rung máy, hay để frezze chủ thể (up to X-sync). - Khẩu độ đặt tùy theo mục đích bokeh của ảnh (up to largeast aperture). Bây giờ chỉ việc quan sát vạch báo đo sáng trong viewfinder khi ngắm chụp. - Nếu vạch nằm ở về phía dấu trừ (-), tức thiếu sáng thì không đáng ngại vì chủ thể sẽ được flash soi sáng. Nếu vẫn còn thấy thiếu sáng thì sẽ mở khẩu lớn hơn, move lại gần hay tăng ISO. - Nếu vạch nằm ở vị trí dấu (+) thì giảm ISO (nếu được) hay điều chỉnh khẩu độ khép sâu hơn. Nếu ISO đã tối thiểu, khẩu độ đã ở mức hợp lý, tốc độ đã ở X-sync mà vạch báo đo sáng vẫn ở vị trí (+) thì nên chuyển sang High-sync flash. Nói chung, M mode là lựa chọn của tôi khi dùng flash vì mình chủ động. Mọi người lưu ý một điều là dù ở P, Av, Tv, hay M thì chúng ta vẫn đang sử dụng đo sáng flash hoàn toàn tự động. Tức là công suất phát của flash vẫn được máy điều khiển tự động dựa vào các kết quả đo sáng flash. Cuối cùng, nếu tốc độ chụp cao hơn X-sync, do người chụp chọn (Tv, M) hay do máy chọn (Av), thì mời các bạn chuyển sang chế độ chụp ở High-sync flash. Việc chuyển có thể thực hiện trên camera hoặc flash, tùy từng máy và đèn cụ thể.