danh sÁch nhỮng ngƯỜi tham gia vÀ ĐƠn vỊ phỐi

99
1 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHI HỢP CHÍNH I. Danh sách những người tham gia thc hiện đề tài 1. TS. Trn ThNhi phó Trưởng Khoa Khoa Ngoi ng- Đại học Thái Nguyên 2. ThS. Phùng Văn Huy – Bmôn tiếng Anh Khoa Ngoi ng- Đại hc Thái Nguyên 3. Trn ThNgân Bmôn tiếng Anh Khoa Ngoi ng- Đại học Thái Nguyên 4. Phạm Hùng Thuyên - Bmôn tiếng Anh Khoa Ngoi ng- Đại học Thái Nguyên. 5. ThS. Đặng Quang Huy TQLKH&HTQT Khoa Ngoi ng- Đại học Thái Nguyên II. Danh sách đơn vị phi hp thc hiện đề tài 1. Khoa Ngoi ng- Đại học Thái Nguyên - Đại diện: TS. Lê Hồng Thng Trưởng Khoa

Upload: khangminh22

Post on 16-Mar-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

I. Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài

1. TS. Trần Thị Nhi – phó Trưởng Khoa – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

2. ThS. Phùng Văn Huy – Bộ môn tiếng Anh – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái

Nguyên

3. Trần Thị Ngân – Bộ môn tiếng Anh – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

4. Phạm Hùng Thuyên - Bộ môn tiếng Anh – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái

Nguyên.

5. ThS. Đặng Quang Huy – Tổ QLKH&HTQT – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái

Nguyên

II. Danh sách đơn vị phối hợp thực hiện đề tài

1. Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

- Đại diện: TS. Lê Hồng Thắng – Trưởng Khoa

2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

12

1. Lý do chọn đề tài 12

2. Mục đích của đề tài 13

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 13

4. Phương pháp nghiên cứu 13

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

15

1. Bối cảnh xã hội trong nghiên cứu thụ đắc ngoại ngữ 15

2. Đường hướng tương tác trong thụ đắc ngôn ngữ hai 19

3. Động lực học ngoại ngữ 22

4. Năng lực tự học (Autonomy) 24

5. Học tập ngoại ngữ bên ngoài lớp học 26

6. Phát triển tài liệu học ngoại ngữ bên ngoài lớp học 31

CHƯƠNG III:TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC

HÀNH TIẾNG ANH NGOÀI LỚP HỌC

32

1. Tăng cường ngữ nhập (input) qua các hoạt động đọc mở rộng (ER) 32

2. Tăng cường giao tiếp với người bản ngữ (Output) 34

2.1. Hoạt động kết nối mạng lưới trường học quốc tế 34

2.2. Trò chuyện với người nước ngoài qua Skype 34

2.3. Học tiếng Anh qua video cùng thầy giáo nước ngoài 37

3. Xây dựng các trang web tạo môi trường thực hành và tăng cường

khả năng tự học

39

3.1. Website: www.edmodo.com 39

3.2. Website phát triển năng lực tiếng Anh và kỹ năng giảng dạy

tiếng Anh ELTiCenter

40

3.3. Website Vietnamese English Journal (VNEJournal) 41

4. Thúc đẩy sự tương tác (Interraction): dạy tình nguyện và tham gia

trợ giảng

43

4.1. Trợ giảng: mô hình học tập tương hỗ giữa sinh viên năm cuối

và sinh viên năm thứ nhất

43

4.2. Dạy tiếng Anh tình nguyện 44

5. Thúc đẩy phong trào, tạo môi trường thực hành 45

5.1. Hoạt động trại ngôn ngữ và giao lưu văn hóa 45

5.2. Chương trình sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Anh “ Free

Practice” (FP) cho sinh viên

46

5.3. Tổ chức các cuộc thi bằng tiếng Anh 47

6. Hình thành cộng đồng học tập: Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng 48

3

(CEC)

6.1. Meet-up (Sinh hoạt hàng tuần) 48

6.2. TalkShow 48

6.3. Tạp chí song ngữ Anh – Việt CEC. 53

6.4. Chuyển giao mô hình CLB cho sinh viên các trường không

chuyên ngữ và trường THPT.

54

6.4.1. Mô hình câu lạc bộ CEC – DTM tại trường THPT Dương Tự

Minh

54

6.4.2. Mô hình câu lạc bộ I-Young – Học Viện Nông Nghiệp Việt

Nam

56

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ

CHUYỂN GIAO MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ CHO SINH VIÊN

CÁC TRƯỜNG TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

57

1. Sự tác động của các hoạt động tăng cường thực hành tiếng Anh

ngoài lớp học đến năng lực tiếng và kỹ năng nghề nghiệp của sinh

viên.

57

1.1. Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng 57

1.2. Dự án Trò chuyện với người bản ngữ qua Skype 64

1.3. Phát triển kỹ năng viết qua website VNEJournal 71

2. Kết quả năng lực tiếng Anh của đối tượng nghiên cứu qua kiểm tra

đánh giá theo Khung tham chiếu châu Âu.

75

3. Kết quả chuyển giao mô hình đến các trường thuộc ĐHTN 77

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

PHỤ LỤC

85

4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng, biểu Trang

Bảng 1. Bối cảnh xã hội trong SLA

Bảng 2. Quy trình tự học

Bảng 3: Các bước trong một cuộc đàm thoại giữa sinh viên Việt Nam và người nước

ngoài

Bảng 4: Kỹ năng tiếng Anh được rèn luyện qua một số hoạt động của CEC

Bảng 5: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và

Sư phạm Anh được rèn luyện qua một số hoạt động của CEC

Bảng 6: Các hoạt động của CEC bổ trợ cho các môn học trong chương trình

Bảng 7:Kết quả thay đổi điểm số học tập của các sinh viên tham gia câu lạc bộ CEC

Bảng 8:Kết quả thay đổi điểm số học tập của các sinh viên không tham gia câu lạc bộ

CEC

Bảng 9: Những thay đổi về điểm số trước và sau khi tham gia dự án

Bảng 10: Ý kiến của sinh viên tham gia Dự án Trò chuyện với người nước ngoài qua

Skype

Bảng 11: Đánh giá chung của sinh viên tham gia Dự án Trò chuyện với người nước

ngoài qua Skype

Bảng 13: Đánh giá của tình nguyện viên tham gia Dự án Trò chuyện với người nước

ngoài qua Skype

Bảng 14:Thống kê kết quả tham gia thực nghiệm viết bài cho VNEJournal

Bảng 15: So sánh về thời gian dành cho kỹ năng viết

Bảng 16: Tần xuất gặp phải khó khăn khi phát triển ý cho bài viết

Bảng 17: Tần xuất về lỗi từ vựng

Bảng 18: Thống kê thi Aptis ở Khoa Ngoại ngữ năm 2015, 2016

Bảng 19: Thống kê sinh viên Khoa Ngoại ngữ thi Aptis năm 2015, 2016

Biểu đồ 1: Điểm học trung bình các môn thực hành tiếng Anh của sinh viên tham gia

câu lạc bộ CEC và sinh viên không tham gia câu lạc bộ CEC

Biểu đồ 2: Thay đổi điểm thực hành tiếng của 2 nhóm sinh viên nghiên cứu

Biểu đồ 3: Điểm trung bình kỹ năng nghe và nói của sinh viên trước và sau khi tham

5

gia dự án

Biểu đồ 4: Tỉ lệ thay đổi điểm số

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

MÔI TRƯỜNG THỰC HÀNH TIẾNG ANH NGOÀI LỚP HỌC

PHỤ LỤC 2

CEC ANNUAL REPORT 2015

PHỤ LỤC 3

ĐIỂM HỌC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN THAM GIA

CÂU LẠC BỘ CEC

PHỤ LỤC 4

ĐIỂM HỌC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG THAM

GIA CÂU LẠC BỘ CEC

PHỤ LỤC 5

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN TRƯỚC KHI THAM GIA

DỰ ÁN TRÒ CHUYỆN VƠI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA SKYPE

PHỤ LỤC 6

CHỦ ĐỀ GỢI Ý CHO CHƯƠNG TRÌNH V-SKYPE PROJECT

PHỤ LỤC 7

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN SAU KHI THAM GIA DỰ

ÁN TRÒ CHUYỆN VƠI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA SKYPE

PHỤ LỤC 8

STATISTIC RESULTS OF MARKS OF STUDENTS IN 2 WRITING TESTS BY

SPSS

PHỤ LỤC 9

VIEW SUMMARY OF THE ELTICENTER WEBSITE PROJECT

(from August, 2014 to2 P.M on the 5th of June, 2015)

6

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

AH: At home

CEC: Community English Club/Câu lạc bộ Tiếng Anh Cộng Đồng

CLB: Câu lạc bộ

CNTT : Công nghệ thông tin

ER: Extensive reading/Đọc mở rộng

FR: Free practice

IM: Immersion

i + 1: Comprehensible input

L1: First language/ngôn ngữ thứ nhất

L2: Second language/ngôn ngữ thứ hai

MySN: My Schools Network

SA: Study abroad

SLA: Second Language Acquisition/Thụ đắc ngôn ngữ hai

VNEJournal: Vietnamese English Journal

7

8

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Phát triển môi trường tiếng Anh ngoài lớp học nhằm đạt

chuẩn đầu ra cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.

- Mã số: ĐH2014 – TN01- 03

- Chủ nhiệm: TS. Trần Thị Nhi

- Cơ quan chủ trì: ĐH Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 7 năm 2016

2. Mục tiêu

Đề tài tập trung vào việc các mục tiêu chính sau đây:

- Tạo ra môi trường tiếng Anh cho sinh viên thông qua các hoạt động thực

hành ngoài lớp học nhằm giúp sinh viên đạt chuẩn năng lực tiếng Anh

theo quy định của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.

- Thành lập một mạng lưới liên kết sinh viên theo mô hình câu lạc bộ, qua

đó sinh viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm học tập tiếng Anh, tạo thành

một cộng đồng học tập, tham gia tổ chức các hoạt động, bồi dưỡng phẩm

chất đạo đức, và tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp.

- Tạo động lực học cho sinh viên thông qua các giờ dạy, các hội thảo, các

buổi tư vấn chủ yếu về kỹ năng tự học và khai thác nguồn tài liệu, kết

hợp tổ chức các hoạt động tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh.

- Tăng cường sử dụng người nước ngoài thúc đẩy nhu cầu giao tiếp và cơ

hội thực hành, chủ trương học đi đôi với hành.

3. Kết quả nghiên cứu

Đề tài đã tập trung triển khai thí điểm một loạt các hoạt động, các dự án nhỏ,

các mô hình thí điểm liên quan đến việc thúc đẩy môi trường tiếng Anh

ngoài lớp học cho sinh viên, sau đó tập trung đánh giá tác động của các mô

hình đó lên hiệu quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên.

4. Kết quả nghiên cứu

- Bài báo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế: 01

- Bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia: 02

- Trang web thực hiện cho dạy và học tiếng Anh: 03

9

- Hướng dẫn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp: 03

5. Khả năng áp dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

- Áp dụng cải tiến chất lượng dạy và học tiếng Anh và cho các ngoại ngữ

khác ở Khoa Ngoại ngữ.

- Áp dụng cải tiến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các trường khác

trong ĐH Thái Nguyên.

Ngày 13 tháng 6 năm 2016

Cơ quan chủ trì

(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

Trần Thị Nhi

10

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

THAI NGUYEN UNIVERSITY

INFORMATION ON RESEACH RESULTS

1. General information

Project title: Develop informal/outside-classroom English

environment for students at Thai Nguyen University to reach the

required graduation standard

Code number: ĐH2014 – TN01- 03

Coordinator: Trần Thị Nhi

Implementing institute: Thai Nguyen University

Duration: from July 2014 to July 2016

2. Objectives

The study aims to:

- create an English environment in which students can practice

English through outside-classroom activities so that they can meet

standard mandated by the Project 2020.

- formulate a network of students clubs through which they can

share experience in learning English, build up a learning

community, and foster skills.

- motivate students with workshops and classes on study skills and

learning resource access skills.

- make use of foreigners to enhance communication.

3. Research results

The study focused on utilizing activities and mini-projects to enhance

the outside-classroom environment for students to practice English,

then the study was conducted to evaluate how some of these projects

impact on students’ English learning.

4. Products

- 01 paper in an international conference proceedings

11

- 02 papers in national conference proceedings

- 03 seniors’ graduation papers

- 03 websites for English teaching and learning

5. Transfer alternatives of research results and applicability

- The research results can be applied to improve the teaching and

learning of English and other foreign languages at Thai Nguyen

University School of Foreign Languages.

- The research results can be applied to improve the teaching and

learning of English at other colleges under Thai Nguyen

University.

12

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đắc thụ ngôn ngữ thứ hai (SLA) luôn là một đề tài được giới nghiên cứu tại

các nước nói tiếng Anh đặc biệt quan tâm, trong đó khía cạnh được tập trung thảo

luận nhiều là môi trường ngôn ngữ (Freed, 2004; Pica, 2005; Kashen, 2002). Khi

học ngôn ngữ thứ nhất, hay còn gọi là tiếng mẹ đẻ, người học được đặt trong môi

trường giao tiếp hết sức thuận lợi. Trái lại, môi trường học ngôn ngữ thứ hai, hay

còn gọi là ngoại ngữ thường rất khác biệt.

Trong khi việc dạy và học tiếng Anh được quan tâm nhiều ở góc độ phương

pháp giảng dạy và thiết lập mạng lưới giáo viên, dường như phương pháp tự học và

việc hình thành các cộng đồng sinh viên học tiếng Anh ít được giới nghiên cứu và

các nhà sư phạm quan tâm. Đây chính là mảng nghiên cứu còn để ngỏ cần được

quan tâm thỏa đáng trước những thay đổi mau lẹ về công nghệ hiện nay với những

ảnh hưởng rõ rệt tới việc đắc thụ ngôn ngữ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc học tiếng Anh chủ yếu

diễn ra trong lớp học. Khi bước chân ra khỏi lớp, người học thường không có cơ hội

tiếp xúc hoặc sử dụng tiếng Anh. Thiếu môi trường giao tiếp khiến việc hoàn thiện

được tiếng Anh để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu công

việc sau khi tốt nghiệp của các bạn sinh viên trở nên hết sức khó khăn. Trong khi

đó, yêu cầucủa các nhà tuyển dụng ở các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài, các

cơ quan, tổ chức có dùng ngoại ngữ ngày càng khắt khe, đòi hỏi sinh viên khi tốt

nghiệp phải có năng lực ngoại ngữ thực sự. Đối với sinh viên ngành sư phạm, các

sở giáo dục cũng có yêu cầu tuyển dụng rất rõ ràng về năng lực ngoại ngữ thể hiện

ở chứng chỉ của các tổ chức có uy tín cấp chứ không chỉ căn cứ duy nhất vào bằng

tốt nghiệp đại học như trước đây. Đặc biệt, trước yêu cầu về chuẩn năng lực tiếng

Anh của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, việc giúp các bạn sinh viên đạt chuẩn đầu

ra tiếng Anh trước khi tốt nghiệp là việc làm hết sức cần thiết.

Các phương tiện truyền thông sẵn có hiện nay cho phép và đòi hỏi sự thay đổi

về cách thức giúp người học lĩnh hội kiến thức. Hình thành môi trường học tập

ngoài lớp học, trang bị kỹ năng tự học, hướng dẫn cách tiếp cận và khai thác nguồn

học liệu là những biện pháp giúp sinh viên tăng cường vốn tiếng Anh ngoài chương

13

trình vốn rất hạn chế về thời lượng và phương pháp giảng dạy tại các nhà trường.

Với chương trình tổ chức thực nghiệm thí điểm thực hiện các biện pháp trên, đề tài

này sẽ góp phần giải quyết vấn đề chuẩn đầu ra của sinh viên, nâng cao chất lượng

đào tạo của ĐH Thái Nguyên.

2. Mục đích của đề tài

Tạo ra một môi trường học tập và thực hành tiếng Anh ngoài lớp học cho sinh

viên các trường thuộc đại học Thái Nguyên thông qua các hoạt động thực hành thực

tế nhằm giúp sinh viên đạt chuẩn năng lực tiếng Anh theo qui định của Đề án Ngoại

ngữ Quốc gia 2020. Các mô hình hoạt động được triển khai thí điểm tại Khoa Ngoại

ngữ, ĐH Thái Nguyên.

Thành lập một mạng lưới liên kết sinh viên theo mô hình câu lạc bộ, qua đó

sinh viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm học tập tiếng Anh, tạo thành một cộng đồng

học tập, tham gia tổ chức các hoạt động, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, và tăng

cường các kỹ năng nghề nghiệp.

Tạo động lực học cho sinh viên thông qua các giờ dạy, các hội thảo, các buổi tư

vấn chủ yếu về kỹ năng tự học và khai thác nguồn tài liệu, kết hợp tổ chức các hoạt

động tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh.

Tăng cường sử dụng người nước ngoài thúc đẩy nhu cầu giao tiếp và cơ hội

thực hành, chủ trương học đi đôi với hành.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu các hoạt động phát triển tiếng Anh ngoài lớp

học được áp dụng cho sinh viên của Khoa Ngoại ngữ. Đối tượng tham gia nghiên

cứu là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Giảng viên tham gia thực hiện các mô

hình thí điểm là các giảng viên của Bộ môn tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ, ĐH Thái

Nguyên.

Hoạt động chuyển giao mô hình được mở rộng ra đối tượng là giảng viên và

sinh viên các trường trong ĐH Thái Nguyên.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thực nghiệm thí điểm, nghiên cứu hành động tập

trung vào việc triển khai các hoạt động tăng cường hoạt động thực hành tiếng Anh

ngoài lớp học. Đơn vị phối hợp thực hiện là Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên.

14

Các hoạt động này được triển khai dưới dạng các dự án nhỏ có sự tham gia xây

dựng ý tưởng và tổ chức triển khai của các giảng viên tiếng Anh. Với phương châm

trao quyền cho sinh viên, một phần lớn các hoạt động được thực hiện qua câu lạc bộ

tiếng Anh cộng đồng CEC. Giáo viên phụ trách đóng vai trò tư vấn, giám sát và

giúp kết nối với các tổ chức ngoài nhà trường, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân là

người nước ngoài.

Một số mô hình thí điểm đượclựa chọn nghiên cứu để đánh giá mức độ hiệu quả.

Các kết quả nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát ý kiến của sinh viên, giáo viên

và những người tham gia các chương trình dự án, đồng thời tiến hành phân tích và

so sánh kết quả năng lực tiếng và kỹ năng nghề nghiệp của các sinh viên thể hiện

qua điểm học, qua điểm thi trong các chương trình thực nghiệm và trong toàn khóa

học.Trên cơ sở những kết quả đã đánh giá, việc tổ chức chuyển giao mô hình hoạt

động tới sinh viên các trường trong ĐH Thái Nguyên bước đầu được thực hiện.

15

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Bối cảnh xã hội trong nghiên cứu thụ đắc ngoại ngữ

Khi bàn về những tác động của yếu tố môi trường tới quá trình tiếp thụ ngoại

ngữ, các học giả thường phân chia bối cảnh xã hội mà người học lĩnh hội một ngôn

ngữ mới thành năm nhóm cơ bản dựa vào vai trò, chức năng, và phạm vi sử dụng

cũng như ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất (L1) và ngôn ngữ thứ hai (L2) (Siegel,

2003). Các tiêu chí thường được đưa vào xem xét bao gồm: (1) mức độ mà ngôn

ngữ đích có vai trò, chức năng (bao quát hay hạn chế) trong bối cảnh văn hoá-xã hội

đó; (2) mức độ ngôn ngữ đích được sử dụng bởi đa số hoặc thiểu số người dân trong

cộng đồng ngôn ngữ đó.

Bảng 1. Bối cảnh xã hội trong SLA(phỏng theo Siegel, 2003).

Bối cảnh Người học Ngôn ngữ đích (L2) Ví dụ

L2 đa số

L2 dominant

Du học sinh,

người nhập cư,

người thiểu số

Được dùng rộng rãi

ngoài lớp học

Người Hawaii học

tiếng Anh tại Mỹ,

người Dao học tiếng

Việt ở Việt Nam

L2 hạn chế

External L2

Học sinh, sinh

viên, người học

theo các chương

trình chính quy

Được dùng như một

ngoại ngữ, chủ yếu ở

một số công việc,

hoạt động nhất định

Học sinh, sinh viên

Việt Nam học tiếng

Anh tại Việt Nam

Song ngữ

(L1+L2)

Coexisting L2

Những người

sống trong môi

trường đa ngôn

ngữ

Nhiều ngôn ngữ được

sử dụng đồng thời

trong cùng một cộng

đồng

Cư dân Canada học

tiếng Anh và tiếng

Pháp, cư dân

Singapore học tiếng

Trung, tiếng Anh.

L2 chính thức

Institutional L2

Những người

sống trong môi

trường đa ngôn

ngữ

Ngôn ngữ được bản

địa hoá và được dùng

là ngôn ngữ chính

thức

Tiếng Anh ở Ấn Độ,

Nepal, Philipine

L2 thiểu số

L2 minority

Những người sử

dụng L1 là chủ

Ngôn ngữ của cộng

đồng người thiểu số,

Người Kinh học

tiếng Hmong ở Việt

16

yếu bản địa, người nhập

Nam

Những bối cảnh xã hội khác nhau sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp ngữ liệu

đầu vào (linguistic input) cho người học theo những mức độ không giống nhau và

cũng đặt ra những đòi hỏi trong việc sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Theo đó, bối

cảnh xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thời gian, mức độ, quá

trình tiếp thụ ngôn ngữ mới của người học (Collentine & Freed, 2004).

Thật vậy, Collentine và Freed (2004) trong bài nghiên cứu tổng thuật đã chỉ

tác động của ba môi trường học tập lên việc sử dụng ngôn ngữ của người học.

Nhóm thứ nhất học ngoại ngữ theo các lớp học truyền thống, độc lập với việc sử

dụng ngoại ngữ bên ngoài lớp học, còn gọi là AH (at home). Một ví dụ dễ nhận biết

cho nhóm này là các lớp học tiếng Anh trong một trường trung học ở Việt

Nam.Nhóm thứ hai học ngoại ngữ qua cách tiếp cận ‘tắm’ ngôn ngữ (immersion

programs) qua các chương trình chuyên sâu, như các chương trình trại hè, trại ngôn

ngữ tiếng Anh ở Hà Nội hay các làng ngôn ngữ nhân tạo mà người học tập trung

trong một thời gian nhất định, sử dụng tiếng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong quá

trình học tập (gọi là IM). Nhóm thứ ba học ngoại ngữ theo con đường du học, tại

chính nơi ngôn ngữ đích được sử dụng rộng rãi bên ngoài lớp học, ví dụ như sinh

viên Việt Nam học tiếng Anh tại Hoa Kỳ (gọi là SA hoặc study abroad). Collentine

và Freed (2004) đã chỉ ra rằng xét về tổng thể, chúng ta không thể kết luận được

môi trường học tập nào ưu việt hơn so với nhóm còn lại vì mỗi môi trường học tập

có đóng góp nhất định vào những khía cạnh ngôn ngữ khác nhau của người học.

Tuy nhiên, khi xét trên từng bình diện ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ cụ thể, các tác

giả đã chỉ ra nhóm thứ nhất (AH) có ưu thế hơn so với hai nhóm còn lại về kiến

thức ngữ pháp (morphosyntatic control). Ngạc nhiên hơn, khả năng phát âm gần với

người bản ngữ (nativelike phonological control) đều tìm thấy ở học viên trong cả

hai nhóm ở nhà (AH) và du học (SA), điều này thách thức những giả định trước đây

cho rằng nhóm SA có ưu thế hơn về phát âm khi sống trong môi trường ngôn ngữ

đích. Ở một góc độ khác, nhóm SA có thể hiện ưu thế hơn trong việc phát triển từ

vựng và khả năng diễn đạt (lexical breadth and narrative ability), đặc biệt là năng

17

lực khẩu ngữ (oral fluency). Người học nhóm SA nói ngôn ngữ đích trôi chảy, dễ

dàng với tốc độ giống người bản ngữ hơn các nhóm còn lại. Ở nhóm ‘tắm’ ngôn

ngữ IM, nhiều kết quả tương tự như nhóm SA cũng được tìm thấy, tuy nhiên còn

chưa đồng nhất, đặc biệt trong chiến lược giao tiếp.

Ngoài cách phân loại môi trường học ngoại ngữ kể trên, các nhà nghiên cứu

trong lĩnh vực đắc thụ ngôn ngữ thường phân biệt quá trình tiếp thụ ngôn ngữ trong

bối cảnh tự nhiên (naturalistic SLA) và quá trình tiếp thụ trong môi trường học

đường (instructed SLA). Cách phân chia này cũng tương tự như cách tiếp cận của

Krashen (2002) khi đề cập tới môi trường học chính thức (formal environment) và

môi trường học không chính thức (informal environment). Môi trường chính

thức/học đường thường là các lớp học ngoại ngữ trong đó kiến thức, ngữ liệu đầu

vào được lựa chọn và hoạt động được thiết kế để mô phỏng những tình huống tương

tác giúp người học giao tiếp. Việc cung cấp phản hồi và sửa lỗi sai cho người học

nhằm giúp người học lĩnh hội ngôn ngữ được thực hiện một cách có chủ đích. Môi

trường học không chính thức/tự nhiên diễn ra ngoài lớp học, nơi mà người học có

cơ hội tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ đích trong điều kiện tự nhiên, do vậy việc đắc

thụ ngôn ngữ là không chủ đích (subconscious acquisition).

Wagner và Hatch (trích trong Kashen, 2002) cho rằng các lớp dạy ngoại ngữ

sẽ có ưu thế hơn môi trường bên ngoài khi nó được xem là nơi để trang bị cho

người học ở trình độ thấp về kiến thức đầu vào cơ bản làm nền tảng cho việc đắc

thụ ngôn ngữ, khi mà mà thế giới bên ngoài rất khó để cung cấp cho họ kiến thức

đầu vào mà tự họ có thể hiểu và khái quát được (comprehensible input).

Kashen cũng chỉ ra rằng có nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường học chính

thức hay ta vẫn thường gọi là môi trường trong lớp học, có thể giúp người học đạt

được hiệu quả ngôn ngữ tốt nhất; nhưng cũng có rất nhiều nghiên cứu lại cho thấy

môi trường học không chính thức, hay còn được gọi là môi trường ngoài lớp học, lại

có thể đem lại hiệu quả ấn tượng hơn. Kết luận cho vấn đề tranh cãi này, tác giả

khẳng định rằng đối với môi trường học không chính thức, khi có sự thúc đẩy nhu

cầu giao tiếp thực sự, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc lĩnh hội ngôn ngữ. Môi

trường học chính thức có tiềm năng để khuyến khích cả việc đắc thụ ngôn ngữ và

hoạt động học. Dựa trên nền tảng Lý thuyết điều khiển (Monitor Theory), tác giả

18

cũng nhấn mạnh rằng đối với đối tượng người lớn học tiếng Anh, có hai hệ thống

độc lập để phát triển ngôn ngữ, một là lĩnh hội không chủ đích (subconscious

acquisition) và hệ thống thứ hai là học có chủ đích (conscious learning). Hai hệ

thống này có tác động qua lại với nhau, trong đó, việc lĩnh hội ngôn ngữ không chủ

đích quan trọng hơn rất nhiều.

Tiếp cận từ góc độ lý luận, Siegel (2003) chỉ ra rằng những nghiên cứu thụ

đắc ngoại ngữ thường tập trung vào bối cảnh xã hội thứ nhất đến nhóm thứ ba (L2

đa số, L2 hạn chế, Song ngữ L1+L2) do vậy rất khó khăn trong việc khái quát,

chuyển giao kết quả nghiên cứu sang bối cảnh xã hội khác, đặc biệt là nhóm “L2

chính thức” khi mà ngôn ngữ đích được ‘bản địa hoá’ để dùng trong rất nhiều hoạt

động của đời sống xã hội (chính phủ, luật pháp, giáo dục…) nhưng ngôn ngữ trong

đời sống hàng ngày lại có thể là một ngôn ngữ khác; và nhóm “L2 thiểu số” khi mà

ngôn ngữ đích được sử dụng bởi một cộng đồng nhỏ, sống trong một cộng đồng

ngôn ngữ lớn hơn (như việc người Kinh học tiếng Dao ở Việt Nam). Ngay khi bối

cảnh ‘L2 hạn chế’ được nghiên cứu rất nhiều, nhưng đa số các nghiên cứu tập trung

vào môi trường học đường thay vì việc học ngoại ngữ diễn ra ngoài lớp học. Điều

này cũng rất dễ hiểu vì môi trường ngoài lớp học (out-of class learning) thường

được xem như là một phần của những nghiên cứu về tiếp thụ ngoại ngữ tự nhiên

(naturalistic SLA) và rất nhiều người mặc định rằng môi trường đó chủ yếu dành

cho việc học thay vì hoạt động dạy có thể can thiệp. Benson (2011) quan sát thấy:

“…thực tế là hầu hết các nhà nghiên cứu [quá trình học ngoại ngữ]

và độc giả [của họ] là giáo viên trong các lớp học. Là giáo viên,

chúng ta quen với ý niệm rằng lớp học ‘nghiễm nhiên’ là nơi dành

cho việc học diễn ra. Quá trình học bên ngoài lớp học cũng thường

‘vô hình’ đối với giáo viên, hoặc ít nhất khó tiếp cận hơn quá trình

học trong lớp” (tr. 8)

Tuy nhiên, giả định này cũng cần được kiểm tra kỹ hơn khi mà không phải

mọi hoạt động học ngoại ngữ ngoài môi trường học đường đều giống nhau. Đề tài

này sẽ góp phần khoả lấp khoảng trống về lý luận đối với việc học ngoại ngữ không

chính thức trong bối cảnh ngôn ngữ đích được sử dụng rất ít bên ngoài lớp học.

Quan trọng hơn, đề tài tập trung vào các hoạt động giáo viên và nhà trường có thể

19

triển khai, hỗ trợ quá trình tự học của sinh viên. Tiếp cận từ góc độ thực tiễn, việc

kết hợp hoạt động dạy học trong các lớp học ngoại ngữ và việc hình thành môi

trường hoạt động ngoài lớp học là việc cần thiết giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp

xúc và sử dụng các kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế và giúp họ có cơ hội phát

triển năng lực tiếng Anh một cách tối đa, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ

đích một cách tự nhiên, thuần thục phục vụ các nhu cầu giao tiếp hàng ngày và

trong công việc.Nghiên cứu của Collentine và Freed (2004) và những nhận định của

Krashen có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức, triển khai các chương trình tăng

cường cho các lớp học truyền thống bằng cách bù đắp những hạn chế mà cách tổ

chức dạy học này chưa giải quyết được. Có thể thấy, trong khi trong lớp chính quy

có thế mạnh giúp người học lĩnh hội những kiến thức về ngôn ngữ đích thì hạn chế

của nó là chưa giúp người học sử dụng được ngoại ngữ một cách tự tin, thành thục.

Chính vì vậy, những tương tác bên ngoài lớp học giữ vai trò then chốt trong việc

phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ của người học. Nhận định này phù hợp

với những lý luận về thụ đắc ngôn ngữ hai, đặc biệt là đường hướng tương tác

(interaction approach) và lối tiếp cận văn hoá-xã hội (socio-cutural) sẽ được khái

quát sau đây.

2. Đường hướng tương tác trong thụ đắc ngôn ngữ hai

Trong lĩnh vực nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ hai, đường hướng tương tác

khởi nguồn từ giả thuyết tương tác (Interaction Hypothesis) do Mike Long (1996)

đưa ra trong luận án tiến sĩ của mình. Những năm tiếp theo, các học giả đã phát

triển, mở rộng giả thuyết này,bao hàm các khía cạnh của giả thuyết ngữ nhập (Input

Hypothesis) do Krashen (1982) đề xướng, cùng với giả thuyết ngữ xuất (Output

Hypothesis) của Swain (1985, 2005). Đường hướng này diễn giải quá trình lĩnh hội

ngôn ngữ mới qua tác động của việc tiếp xúc với ngôn ngữ đích, sản sinh ngôn ngữ

đích, và phản hồi người học nhận được qua việc sử dụng ngôn ngữ.

Khái niệm ngữ nhập (input) được Krashen đưa ra và phổ biến vào những

năm 1980 nhằm nhấn mạnh tới việc người học ngoại ngữ, cũng giống như một

người tiếp thụ tiếng mẹ đẻ của mình, cần rất nhiều ngữ liệu đầu vào thông qua việc

nghe, đọc để sau này có thể nói, viết. Chính vì thế hoạt động học ngoại ngữ không

thể diễn ra, hoặc không thành công là do người học, đặc biệt trong môi trường ngoại

20

ngữ (L2 hạn chế), chưa có đủ nguồn ngôn ngữ để tiếp nhận, qua đó kích hoạt được

những thông số bên trong não bộ (parameter settings) nhằm thúc đẩy quá trình lĩnh

hội ngôn ngữ mới. Từ giả thuyết này, Krashen cho rằng chỉ cần người học được tiếp

xúc với nguồn ngữ liệu phù hợp sau một thời gian nhất định người học sẽ có thể

“đắc thụ” được ngôn ngữ đích. Ông cũng phân biệt hai quá trình trong việc phát

triển ngoại ngữ: học với thụ đắc. Lập luận của Krashen nhấn mạnh rằng, thụ đắc

ngôn ngữ là một quá trình mang tính tiềm thức (subconscious), nó diễn ra một cách

tự nhiên mà không cần có sự can thiệp của ý thức. Ngược lại, học ngôn ngữ diễn ra

một cách chính thức, có sự tham gia của ý thức, đặc biệt là người học ngoại ngữ,

quá trình này diễn ra một cách có ý thức, được các giáo viên dạy ở trường lớp thay

vì người học tiếp nhận trong môi trường tự nhiên như tiếng mẹ đẻ.

Giả thuyết của Krashen rất hợp lý và có tính thuyết phục cao, phù hợp với

hiểu biết chung của nhiều người (common sense) nên được người học và người dạy

ngoại ngữ đón nhận nhiệt tình. Tuy nhiên, giả thuyết của Krashen không phải được

tất cả mọi người đón nhận, đặc biệt là những nhà hàn lâm và các nhà nghiên cứu.

Họ đặt ra những câu hỏi liên quan tới giả thuyết này và chỉ ra rằng giả thuyết ngữ

nhậprất hấp dẫn nhưng không thể kiểm chứng được về mặt dữ liệu. Đồng ý rằng

ngữ nhập rất có ý nghĩa và giữ vai trò quan trọng, nhưng không phải tất cả ngữ liệu

đều có tác động như nhau. Đối với một người tiếp thụ tiếng mẹ đẻ ngay từ khi mới

lọt lòng, nguồn ngữ liệu mà đứa trẻ đó tiếp nhận là vô cùng phong phú và đa dạng,

tuy nhiên, điều này khó có thể được hiện thực hóa cho người học ngoại ngữ. Sau đó

Krashen cũng điều chỉnh giả thuyết của mình cho hợp lý hơn. Ông cho rằng nguồn

ngữ liệu đó phải cao hơn trình độ hiện tại của người học một chút, nhưng vẫn giúp

người học hiểu được với thuật ngữ “i+1” (comprehensible input) thì quá trình thụ

đắc ngôn ngữ sẽ diễn ra thành công. Một lần nữa, thật khó có thể định nghĩa được

thế nào là i+1, đặc điểm của nó là gì và làm sao có được i+1 cho nhiều người học

khác nhau.

Những năm tiếp theo cũng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nếu

chỉ nhờ vào ngữ nhập thì sẽ không đủ, người học có thể đạt được mức độ nhất định

trong quá trình học ngoại ngữ nhưng khó có thể phát triển ở các mức độ cao hơn.

Swain (1985) chỉ ra điều này khi bà nghiên cứu những người học tiếng Anh trong

21

các chương trình ‘tắm’ ngôn ngữ (immersion) tại Canada. Người học đạt được mức

độ thuần thục khi giao tiếp, khi nghe nói nhưng về mặt ngữ pháp vẫn có rất nhiều

lỗi sai mà mặc dù họ có thể sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ thành công cho

những hoạt động cơ bản, tiếng Anh của họ nghe vẫn có vẻ như tiếng Anh “bồi”

(pidginized). Từ đó bà đưa ra một giả thuyết mới: giả thuyết ngữ xuất (output

hypothesis), bổ sung cho giả thuyết của Krashen. Tầm quan trọng của ngữ xuất là

rất lớn, ngữ xuất không chỉ giúp người học có cơ hội sử dụng ngôn ngữ đích mà còn

tạo cơ hội cho người học kiểm định giả thuyết về ngôn ngữ họ đang cố gắng lĩnh

hội. Thông qua tương tác, trao đổi, người học có thể khái quát hoá từ những tình

huống giao tiếp thành công hoặc thất bại nhờ việc thử nghiệm ngôn ngữ đích. Một

chức năng khác của ngữ xuất chính là việc nó có thể thúc đẩy mức độ ‘tự động’

(automaticity) trong việc sử dụng ngôn ngữ của người học.

Vấn đề không chỉ đơn giản là ngữ nhập- ngữ xuất (input-output) như hai giả

thuyết trên mà quá trình tiếp thụ ngôn ngữ mới còn phức tạp hơn nhiều khi sau này

các lý thuyết gia bổ sung thêm những lập luận mới từ những nghiên cứu của mình.

Long (1996) đưa ra giả thuyết về tương tác (interaction hypothesis) qua luận án tiến

sĩ của mình, cho rằng chính nhờ quá trình tương tác và thương lượng mà ngữ nhập

được chuyển hóa và có ý nghĩa hơn đối với người học; Tương tác, hiểu một cách

đơn giản, chính là những cuộc hội thoại, trao đổi mà người học tham gia. Tương tác

cung cấp cho người học ngữ cảnh giao tiếp phù hợp.

Như vậy, đường hướng tương tác nhấn mạnh tới vai trò, chức năng của các

hợp phần mà thiếu một trong số đó, quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới khó có thể diễn

ra thành công. Trong số đó, ngữ nhập, tương tác, và ngữ xuất có vị trí then chốt.

Các lớp học truyền thống thường tập trung vào việc cung cấp ngữ liệu thông qua

các hoạt động nghe, đọc, giới thiệu từ vựng, ngữ pháp mà thường dành ít thời gian

cho việc tương tác và sản sinh ngôn ngữ đích, đặc biệt trong lớp học đông người.

Tương tác trong lớp học, xét ở một góc độ nào đó, cũng chưa thực sự gắn với nhu

cầu giao tiếp tự nhiên của người học như bên ngoài lớp học. Chính vì vậy mà việc

tạo ra môi trường trao đổi thông tin tự nhiên hơn (authentic) là việc làm cần thiết

nhằm giúp người học có cơ hội sử dụng ngôn ngữ đích, nâng cao khả năng giao tiếp

của họ. Bên cạnh những yếu tố về môi trường học tập, vai trò của mỗi cá nhân trong

22

quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là động lực

học tập.

3. Động lực học ngoại ngữ

Động lực học ngoại ngữ là một trong những đề tài được nhiều học giả quan

tâm từ rất sớm. Có thể nói rằng một người dù có năng khiếu ngoại ngữ nhưng thiếu

động lực học tập thì sẽ chẳng thể tiến bộ được trong khi những người dù không có

năng khiếu nhưng nếu có động lực cao cùng tính bền bỉ thì nhất định sẽ đạt một

mức độ nào đó trong ngôn ngữ đích. Đề tài động lực trong học ngoại ngữ qua nhiều

năm ảnh hưởng nhiều từ cách tiếp cận của Gardner và cộng sự qua mô hình xã hội-

giáo dục (The Socio-Educational Model) (Gardner, 1972, 1985, 2010). Theo đó,

Garder cho rằng người học có mong muốn hoà nhập với cộng đồng nói ngôn ngữ

đích và có trải nghiệm học tập tích cực thường có thành quả học tập ngoại ngữ tốt.

Ông sử dụng khái niệm “động lực hoà nhập” (integrative motivation) để chỉ loại

hình động lực học tập này. Trong mô hình của mình, ông cũng chi ra rằng người

học cố gắng học ngoại ngữ vì họ nhận thấy đó là một công cụ tốt, tăng cường các cơ

hội cho người học một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (như điểm số, giải thưởng, hoặc

nghề nghiệp). Loại động lực này được Gardner gọi là “động cơ công cụ”

(instrumental motivation). Mô hình động lực học ngoại ngữ của Gardner có sự ảnh

hưởng sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ qua nhiều thập kỷ. Tuy

nhiên, mô hình này cũng bắt đầu nhận nhiều phê bình từ các học giả khác. Các nhà

phê bình chỉ ra rằng mô hình của Gardner được tổng quát từ bối cảnh Canada qua

đó người học ngoại ngữ luôn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ đích, tuy

nhiên mô hình này khó có thể khái quát sang những bối cảnh học tập khác, đặc biệt

là môi trường ngoại ngữ khi mà ngôn ngữ đích không được sử dụng phổ biến bên

ngoài lớp học.

Dornyei (2005) phát triển một mô hình mới nhằm bù đắp những hạn chế

trong mô hình trước đó của Gardner. Dựa vào những nghiên cứu về động cơ trong

tâm lý-giáo dục, ông đưa ra mô hình ‘Động lực học ngoại ngữ nội ngã” (The L2

Motivational Self System) qua đó người học có động cơ học tập vì muốn khoả lấp

những khoảng cách trong định vị bản thân của bản thân họ. Mô hình này có ba hợp

phần: (1) Con người lý tưởng (Ideal Self) là người mà người học mong muốn trở

23

thành, có thể là một người sử dụng ngoại ngữ thành công; (2) Con người mong

muốn (Ought-to Self) là người mà người học được mong đợi trở thành, thường là áp

lực từ gia đình, nhà trường, và xã hội. Đơn cử một ví dụ là hình ảnh con người

tương lai của họ không có việc làm sẽ có tác động như một ‘phản lực' để người học

nỗ lực hơn; (3) Hợp phần thứ ba là những trải nghiệm học đường mà người học có

được qua các chương trình đào tạo, các khoá học ngoại ngữ...Trải nghiệm tích cực

hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và thái độ của người học đối với

ngôn ngữ đích. Chẳng hạn như khi người học có trải nghiệm tích cực với khoá học

A và yêu thích giáo viên dạy môn đó, những trải nghiệm này sẽ có tác động tới nỗ

lực của người học thông qua niềm yêu thích tự nhiên của họ. Cũng theo cách tiếp

cận về niềm yêu thích cho một hoạt động nào đó mà các nhà nghiên cứu đã khái

quát hoá thành hai nhóm động lực: bên trong và bên ngoài (intrinsic and extrinsic)

(Ryan and Deci, 2000)

Động lực bên trong là năng lượng thúc đẩy người học vì niềm yêu thích, đam

mê, và sự thoả mãn đối với hoạt động người học tham gia. Trong trường hợp này,

người học thấy thích thú, say mê với việc học một ngôn ngữ mới. Họ tham gia các

hoạt động học tập ngoại ngữ và thoả mãn được nhu cầu bên trong của mình, tự họ

thấy được ý nghĩa, giá trị của hoạt động họ đang tham gia. Ngược lại, động lực bên

ngoài là những yếu tố khách quan tác động lên hành vi, thái độ của người học với

một hoạt động cụ thể nào đó. Chẳng hạn như người học muốn nhận được điểm số

cao hoặc chiến thắng trong một cuộc thi thì những động cơ này sẽ thúc đẩy họ. Đôi

khi vì những áp lực đó mà người học phải cố gắng hơn. Đơn cử một ví dụ về nhóm

sinh viên lo sợ không thể tốt nghiệp ra trường vì yêu cầu chuẩn đầu ra ngoại ngữ, họ

quyết tâm dành thời gian công sức học tập với hy vọng đáp ứng được yêu cầu đặt

ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng động lực bên trong có mối liên

hệ rõ ràng hơn đối với thành tích học tập (Dörnyei, 1994). Nói cách khác, khi người

học có động lực bên trong thì thường đạt được mức độ thành thạo ngoại ngữ cao

hơn so với những người có động lực bên ngoài. Mặc dầu vậy, chúng ta cần phải

thấy rằng việc phân chia theo cách nhị nguyên hoặc này hoặc kia là không phù hợp.

Trên thực tế việc phân chia các loại động cơ, động lực chỉ có tính chất tương đối vì

24

luôn luôn có những yếu tố đan xen, tương tác trong các hợp phần và các loại hình

động lực đã trình bày bên trên.

Cũng giống như các nghiên cứu trong lĩnh vực thụ đắc ngôn ngữ hai, đa số

các nhà nghiên cứu tập trung vào bối cảnh học đường, các chương trình chính quy

mà ít xem xét động lực học tập của học viên bên ngoài lớp học. Hơn thế nữa, đa số

các nghiên cứu tập trung tìm hiểu động cơ học tập thay vì tìm ra các chiến lược để

thúc đẩy người học duy trì năng lượng dành cho việc học một ngôn ngữ mới một

cách bền bỉ. Tuy nhiên, dựa vào những kết quả nghiên cứu chỉ ra trước đây, khi xây

dựng các chương trình tăng cường hỗ trợ sinh viên tự học, giáo viên cần lưu ý tới

việc khởi tạo và duy trì động lực học tập cho người học, đặc biệt thông qua việc tư

vấn, định hướng dựa vào mô hình của ‘Động lực học ngoại ngữ nội ngã” (The L2

Motivational Self System) do Dörnyei và Kubanyiova (2014) đề xuất. Với mô hình

này, hình ảnh về bản thân của người học trong tương lai có ảnh hưởng tới nỗ lực

của họ tại thời điểm hiện tại. Viễn kiến (visions) là một hình ảnh tưởng tượng, sống

động mà người học có thể xây dựng trong tâm trí về con người họ khao khát trở

thành, nên trở thành; trong đó ngôn ngữ đích là một phần của con người họ thì

khoảng cách giữa con người tương lai và con người hiện tại sẽ thúc đẩy họ hành

động. Các chương trình ngoài lớp học, bên cạnh việc hỗ trợ người học tự tiếp cận

thì việc giúp họ xây dựng viễn kiến riêng cho mình cũng là một hoạt động rất cần

thiết và hữu ích. Bên cạnh đó, bằng cách khơi gợi những sáng kiến và cách làm của

sinh viên, họ sẽ yêu thích hoạt động học tập thay vì phải làm theo yêu cẩu của giáo

viên trong lớp học chính quy. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới khả năng tự chủ của

người học, một đề tài được nghiên cứu sông rộng trong nhiều năm qua.

4. Năng lực tự học (Autonomy)

Kashen (2002) cũng đưa ra những luận điểm khái quát về người học ngoại

ngữ tốt và người học ngoại ngữ chưa hiệu quả. Tác giả trích dẫn kết quả nghiên cứu

của Naimon và các tác giả khác vào năm 1978 khi họ tiến hành khảo sát trên 34

người học ngoại ngữ thành công và thấy rằng hai nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến

sự thành công của họ là động lực (motivation) và tắm mình trong ngôn ngữ đích

(immersion). Họ cũng đưa ra kết luận rằng những người có cơ hội học tập tại nước

sử dụng ngôn ngữ đích, kết hợp với kỹ năng tự học tốt, là những người lĩnh hội

25

ngôn ngữ đó rất thành công. Ngoài ra, những người học ngoại ngữ thành công cũng

cho rằng việc học ngữ pháp là không đủ, điểm số cao trong những khóa học ở

trường cũng không phản ánh nhiều khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ của họ. Vì vậy,

việc kết hợp hiệu quả giữa việc học chính thống trên lớp và học không chính thống

bên ngoài lớp học là mô hình phổ biến của những người học ngoại ngữ giỏi. Những

người này không tham gia vào môi trường học trên lớp hoặc môi trường bên ngoài

một cách thụ động. Họ tự biết sàng lọc những thông tin và kiến thức phù hợp, và

tùy vào từng điều kiện cụ thể mà áp dụng vào việc lĩnh hội ngôn ngữ một cách phù

hợp nhất.

Với mô hình học tập theo hệ thống tín chỉ, ngoài giờ học tương tác trực tiếp

trên lớp, sinh viên phải dành ra rất nhiều thời gian cho việc tự học. Chính vì vậy,

trang bị kỹ năng tự học và khai thác học liệu được coi là những giải pháp tích cực

giúp sinh viên tự học hiệu quả.

Đặc biệt, với chương trình đào tạo hiện nay ở các trường trong ĐH Thái

Nguyên, số giờ dành cho ngoại ngữ không hề tương ứng với số giờ cần có để đạt

chuẩn theo qui định. Giờ ngoại ngữ trong chương trình học đại học 4 năm của sinh

viên không chuyên ngữ ở hầu hết các trường rơi vào khoảng 9 đến 10 tín chỉ, tương

ứng với khoảng 120 giờ tương tác trực tiếp trên lớp. Đối với sinh viên chuyên tiếng

Anh của Khoa Ngoại ngữ, số giờ tương tác trên lớp dành cho các môn tiếng Anh

trong chương trình đào tạo bốn năm là khoảng 1.200 giờ, trong đó có khoảng 800

giờ dành cho nâng cao năng lực tiếng và 400 giờ dành cho các môn chuyên ngành.

Theo nghiên cứu của tổ chức Cambridge English Language Assessment

thuộc ĐH Cambridge, số giờ tương tác trên lớp cho một người học tiếng Anh để đạt

được các bậc năng lực theo Khung tham chiếu châu Âu như sau:

Để đạt được năng lực từ bậc A2, cần có khoảng từ 180 đến 200 giờ

Để đạt được năng lực từ bậc A2 lên B1, cần có khoảng từ 350 đến 400 giờ

Để đạt được năng lực từ bậc B1 lên B2, cần có khoảng từ 500 đến 600 giờ

Để đạt được năng lực từ bậc B2 lên C1, cần có khoảng từ 700 đến 800 giờ

Để đạt được năng lực từ bậc C1 lên C2, cần có khoảng từ 1000 đến 1200 giờ

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc đạt được năng lực ngoại ngữ nhanh hay

chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như môi trường thực hành ngoài lớp học,

26

mức độ học tập trung hay kéo dài rải rác, tuổi tác, thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ

và thời gian tự học ngoài giờ trên lớp.

Như vậy, để sinh viên không chuyên (thường có đầu vào A1) đạt chuẩn B1

theo qui định của Đề án NNQG 2020 thì chương trình học phải tổ chức được 530

giờ đến 600 giờ học trên lớp, để sinh viên chuyên ngữ (thường có đầu vào là A2)

đạt chuẩn C1 thì chương trình phải tổ chức được từ 1550 giờ đến 1800 giờ học trên

lớp. Nếu đem so sánh, số giờ tiếng Anh hiện có trong chương trình đào tạo của các

trường đào tạo sinh viên không chuyên chỉ đạt được dưới ¼ số giờ cần có, tức còn

thiếu ít nhất là 410 giờ; số giờ tiếng Anh trong chương trình đào tạo sinh viên

chuyên ngữ của Khoa Ngoại ngữ chỉ bằng hơn 3/4 số giờ cần có, tức còn thiếu ít

nhất là 350 giờ.

Để tổ chức được số giờ học lý tưởng như trên là điều gần như không thể đối

với các nhà trường. Vậy, giải pháp dường như khả thi nhất hiện nay là giúp sinh

viên tăng cường tự học.

5. Học tập ngoại ngữ bên ngoài lớp học

Như đã trình bày bên trên, mặc dù việc học ngoại ngữ diễn ra ngoài lớp học

có vị trí và vai trò rất lớn trong quá trình tiếp thụ ngôn ngữ đích, nhưng đề tài này

nhận được rất ít quan tâm thể hiện qua các công trình nghiên cứu hoặc các bài viết

học thuật cho tới những năm gần đây (Richards, 2015; Benson & Reinders, 2011;

Sockett, 2014). Nổi bật trong số các công trình nghiên cứu đề tài này là tuyển tập

các bài viết trong cuốn sách do Benson và Reinders chủ biên có tên “Bên ngoài lớp

học ngoại ngữ” (Beyond the language classroom) xuất bản năm 2011.

Richards (2015) trong bài viết có tên ‘diện mạo đang thay đổi trong học

ngoại ngữ: Học bên ngoài lớp học’ lập luận rằng hai chiều hướng ảnh hưởng tới

việc học ngoại ngữ thành công, đó là những gì diễn ra ở trong lớp học và những gì

diễn ra bên ngoài lớp học. Trước đây, nhiều người hay ngầm giả định rằng việc học

trong lớp là việc chuẩn bị hoặc là bước chuyển tiếp cho việc sử dụng ngôn ngữ bên

ngoài lớp học. Tuy nhiên, với những thay đổi về mặt công nghệ, tương tác giữa các

cộng đồng ngôn ngữ ngày càng thuận lợi thì những cơ hội học tập trong lớp học có

vẻ rất hạn chế. Richards đã chỉ ra những cơ hội và các nguồn lực bên ngoài lớp học,

cách chúng được sử dụng và loại hình học tập mà chúng có thể đem lại. Đồng thời

27

ông cũng đưa ra những đề xuất liên quan tới việc dạy học trên lớp và công tác đào

tạo giáo viên để kịp thời bắt kịp xu thế, diện mạo mới trong hoạt động dạy-học

ngoại ngữ. Lý luận dạy học, các nghiên cứu, và hoạt động dạy học qua bao nhiêu

năm nói chung vẫn tập trung vào môi trường trong lớp. Các nhà hàn lâm và nhà

chuyên môn quan tâm tới việc thiết kế đề cương, giáo trình học tập, thiết kế các

chiến lược và các bài luyện tập cho người học trong lớp chứ không phải bên ngoài

lớp học. Ngay cả các chương trình sư phạm cũng tập trung vào việc giúp giáo viên

khai thác hiệu quả các nguồn lực để giúp người học trong lớp thay vì bên ngoài lớp

học. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng môi trường lớp học bộc lộ rất nhiều hạn

chế đối với quá trình tiếp thụ ngôn ngữ. Bên cạnh những yếu tố về môi trường xã

hội, không gian tâm lý như đã thảo luận trước đó, việc tổ chức dạy học theo cách

truyền thống còn có nhiều bất cập, đặc biệt là sĩ số lớp đông, thời gian hạn chế, đội

ngũ giáo viên không đồng đều, dạy học chủ yếu tập trung cho cho việc thi cử. Tuy

nhiên, bối cảnh xã hội trong đó việc học ngoại ngữ diễn ra cũng thay đổi không

ngừng, đặc biệt là ảnh hưởng của toàn cầu hoá và tác động của sự phát triển công

nghệ lên các khía cạnh của đời sống xã hội và hoạt động giáo dục. Các chương trình

truyền hình xuyên quốc gia, phim ảnh, âm nhạc xuyên biên giới, internet cho phép

nhiều người tìm hiểu về những quốc gia hay nền văn hoá mà họ chưa từng nghe

thấy trước đó. Thêm vào đó là càng ngày càng nhiều ứng dụng người học có thể tải

về để tự học, tự nghiên cứu hay trao đổi với bạn bè qua mạng xã hội…Trên báo chí

rất nhiều những câu chuyện tự học ngoại ngữ thành công mà người học không tham

gia các lớp học truyền thống. Richards chỉ ra rằng rất nhiều cơ hội học tập mà người

dạy và người học có thể khai thác được. Trong số đó phải kể đến phòng trò chuyện

trực tuyến (chat rooms), các trung tâm tự truy cập (self-access centers), mạng xã

hội, trò chơi điện tử (digital games). Bên cạnh việc những công cụ này hỗ trợ việc

tự học, thì cũng có rất nhiều nền tảng công nghệ hỗ trợ việc cùng học với những

người khác như sử dụng Voicethread, skype, Google hangouts, hoặc người học

tham gia vào các dự án bên ngoài lớp học…

Rõ ràng, ở góc độ lý luận, các nhà nghiên cứu cần phát triển lý thuyết phù

hợp để diễn giải các hoạt động học tập bên ngoài lớp học, đồng thời lấy đó làm tiền

để để định hướng, hỗ trợ các hoạt động triển khai chương trình học ngoại ngữ bên

28

ngoài lớp học. Bước đầu, Richards đã chỉ ra những đặc điểm của phương thức học

tập này. Khi nghiên cứu, tìm hiểu, thiết kế chương trình chúng ta cần lưu ý tới các

khía cạnh:

Địa điểm: ở nhà, ở thư viện, ở công viên, hay ở sân trường.

Thể thức: khẩu ngữ hay bút ngữ, trực tuyến hay ngoại tuyến, ,…

Mục đích: chủ đích hay không chủ đích, cụ thể hoặc chung chung

Kiểm soát: người học tự quản lý, giáo viên quản lý, trường học hỗ trợ

Tương tác: một chiều hay đa chiều

Ngữ vực: bản ngữ hay phi bản ngữ, có chuẩn bị hoặc không chuẩn bị.

Hậu cần: đòi hỏi, đơn giản, phức tạp

Nhiệm vụ: nghe, nhắc lại, luyện âm, tóm tắt…

Cách thức: cá nhân, theo cặp, theo nhóm, câu lạc bộ

Phương tiện: bảng, máy tính, điện thoại, truyền hình.

Một cách tiếp cận khác là việc chỉ ra những cơ hội mà trải nghiệm học tập

bên ngoài lớp học có thể cung cấp, những lợi ích mà người học có được. Những lợi

ích mà phương thức học tập này mang lại thường có biên độ rộng hơn những tác

động trong lớp học, ví dụ:

o Giúp người học phát triển các bình diện ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và ngữ

dụng

o Học thông qua tương tác và kiến tạo nội dung có nghĩa (negocitation of

meaning)

o Cải thiện cả mức độ trôi chảy và chính xác trong sử dụng ngôn ngữ đích

o Mở rộng cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ đích (cụ thể là tiếng Anh)

o Tận dụng được các thể thức học tập khác nhau, phong cách học khác nhau

o Phát triển kỹ năng tự học, năng lực tự chủ trong học tập

o Phát triển việc sử dụng các chiến lược giao tiếp.

Bên cạnh đó thì cả người dạy và người học cũng có những lợi ích thông qua

phương thức học tập này. Chẳng hạn như người học có thể:

o Tận dụng được sự linh hoạt và tiện lợi trong quá trình học tập thông qua việc

họ có thể kiểm soát quản lý không gian, phương thức, cách thức học tập.

o Đạt được những trải nghiệm học tập tích cực

29

o Gắn với nhu cầu, lợi ích và mối quan tâm của mình

o Tăng cường các cơ hội tương tác với bạn bè và những người khác

o Phát triển các kỹ năng mềm các liên quan tới quá trình học tập.

Giáo viên cũng có thể tận dụng được những lợi thế qua phương thức này

như việc:

o Cung cấp các cơ hội, trải nghiệm học tập và môi trường lớp học không cho

phép

o Kết nối hoạt động trong lớp học và bên ngoài lớp học.

Đáng mừng hơn, học ngoại ngữ bên ngoài lớp học gần đây đã trở thành “đối

tượng nghiên cứu” của các học giả trên thế giới. Báo cáo các công trình được xuất

bản trong tuyển tập có tên “Bên ngoài lớp học ngoại ngữ” (Beyond the language

classroom) xuất bản năm 2011, do Benson và Reinders chủ biên. Trong chương mở

đầu, Benson (2011) đã khái quát hoá các vấn đề liên quan tới hoạt động dạy và học

bên ngoài lớp học làm cơ sở lý luận cho một mảng nghiên cứu còn rất mới nhưng

nhiều tiềm năng. Bài viết của Benson xác định phạm vi nghiên cứu và một số nội

dung cơ bản. Phạm vi nghiên cứu hoạt động học ngoại ngữ bên ngoài lớp học là rất

lớn, bao quát nhiều khía cạnh như Richards đã đề cập bên trên, bao gồm: địa điểm,

thể thức, mục đích, tương tác, ngữ vực, nhiệm vụ, phương tiện…Benson cũng lưu ý

rằng, khi trình bày, thảo luận những nội dung liên quan tới đối tượng ‘học ngoại

ngữ bên ngoài lớp học’, có rất nhiều thuật ngữ liên quan được sử dụng trước đó như

‘ngoại khoá’, ‘tự học’, ‘phi chính quy’…các học giả cần lưu ý. Tuy nhiên, tự chung

lại có bốn khía cạnh có thể được tiếp cận một cách độc lập, bao gồm: không gian,

hình thức, phương pháp sư phạm, và mức độ kiểm soát

Thứ nhất về không gian, hoạt động học tập ngoại ngữ ‘bên ngoài lớp học’,

‘bên ngoài trường học’, ‘ngoại khoá’, ‘sau giờ học’ hay ‘câu lạc bộ’…đều tập trung

vào địa điểm và thường hàm ý rằng các hoạt động này bổ trợ cho hoạt động dạy-học

trong các lớp học truyền thống. Cũng tuỳ theo cách phân loại mà có những hoạt

động mang tính tự phát, không có sự chuẩn bị trước và cũng có những hoạt động

học tập được lên kế hoạch chi tiết. Tuy nhiên, cũng có những người học ngoại ngữ

không tham gia vào bất cứ hoạt động nào liệt kê bên trên, như vậy thuật ngữ ‘bên

ngoài lớp học’ bao quát các không gian học tập khác nhau. Tuy nhiên, những hoạt

30

động được gọi là bên ngoài lớp học hay bên ngoài trường học lại có thể diễn ra ngay

trong lớp học, trong trường học. Đơn cử như các câu lạc bộ ngoại ngữ, các hoạt

động tranh luận, các cuộc thi nói tiếng Anh, hay các cuộc biểu diễn bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, khía cạnh về không gian chưa đủ phân biệt các loại hình học tập mà các

nhà nghiên cứu đang tìm hiểu. Chúng ta cần xét ở một khía cạnh khác.

Thứ hai về hình thức, những thuật ngữ như ‘phi chính quy’ hoặc ‘không

chính thức’ thường được sử dụng đối lập với hình thức dạy-học ‘chính quy’, loại

hình đào tạo thường diễn ra ở các cơ sở giáo dục và được công nhận rộng rãi. Người

ta cũng thường phân biệt loại hình ‘phi chính quy’ với ‘không chính thức’ khi mà

nhóm phi chính quy có thể không cần tới việc kiểm soát chặt chẽ về bằng cấp

nhưng vẫn được triển khai qua các chương trình học tập cụ thể. Ngược lại, nhóm

‘không chính thức’ có thể là bất kỳ hoạt động nào mà người học tham gia để nâng

cao kiến thức, kỹ năng của mình.

Thứ ba là về phương pháp sư phạm, các thuật ngữ ‘sự dạy’, ‘tự học’ thường

được dùng để phân biệt với hình thức dạy học trên lớp. Khi nói tới dạy học, người

ta thường mặc định rằng đó là một quy trình chính thức, có sự chuẩn bị liên quan tới

mục tiêu, tài liệu, kỹ thuật trình bày nội dung môn học…Tuy nhiên, đối với người

học ngoại ngữ, những hoạt động như xem phim, nghe nhạc cũng có thể là một

phương thức dạy học đối với họ.

Thứ tư là về mức độ kiểm soát, ám chỉ việc mức độ mà người học chịu trách

nhiệm và đưa ra những quyết định liên quan tới hoạt động học tập của mình. Người

học có thể tự tiếp cận, tự tìm hiểu hoặc cũng có thể tham vấn với những người có

kinh nghiệm hơn, hoặc với thầy cô trên lớp học để xây dựng lộ trình, chiến lược học

tập cho riêng mình. Họ cũng có thể làm việc độc lập hoặc tham gia vào các nhóm

nhỏ, các tổ chức mà những cộng động học tập để kết nối, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau

giữa những người có chung mục tiêu và mối quan tâm như họ (như việc tham gia tổ

chức, duy trì các câu lạc bộ ngoại ngữ).

Như vậy có rất nhiều khía cạnh liên quan tới việc nghiên cứu, triển khai các

chương trình tăng cường hỗ trợ sinh viên bên ngoài lớp học. Dù tiếp cận ở góc độ

nào thì việc hỗ trợ người học qua các chương trình không chính quy cần xem xét để

đạt được mục tiêu đề ra.

31

6. Phát triển tài liệu học ngoại ngữ bên ngoài lớp học

Rất nhiều nội dung thảo luận phần trước tập trung vào lý thuyết chỉ ra tầm

quan trọng và cách thức triển khai hoạt động học tập bên ngoài lớp học. Tuy nhiên,

rất ít cách làm cụ thể được đề cập tới trong việc tổ chức chương trình, phát triển tài

liệu cho mô hình học tập này. Trong chương tổng kết của tuyển tập Bên ngoài lớp

học ngoại ngữ” (Beyond the language classroom) đã đề cập trước đó, Reinders đưa

ra các gợi ý để chuẩn bị tài liệu giúp sinh viên tự học. Ông trình bày tám giai đoạn

trong toàn bộ quy trình học tập.

Bảng 2. Quy trình tự học

Giai đoạn Giáo viên dạy Tự học

Xác định nhu cầu Bài thi xếp lớp

Đánh giá của giáo viên

Kinh nghiệm học trước đó,

những khó khăn gặp phải

Thiết lập mục tiêu Quyết định bởi khoá học,

khá cố định

Tuỳ theo bối cảnh, khá linh

hoạt

Lập kế hoạch Do giáo viên đưa ra Do người học tự xây dựng

Lựa chọn tài liệu Do giáo viên chọn Người học tự chọn

Chọn chiến lược học Giáo viên làm mẫu và

hướng dẫn

Người học tự chọn

Luyện tập Do giáo viên cung cấp Người học tự thử nghiệm

Giám sát tiến bộ Phản hồi từ giáo viên Tự giám sát, tự đánh giá

Đánh giá Bài thi, thay đổi chương

trình

Tự chiêm nghiệm, tự điều

chỉnh

Việc xây dựng chương trình thí điểm cũng cần tiếp cận theo quy trình phù

hợp nhằm hỗ trợ người học một cách tối đa. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ

mô tả quá trình triển khai và phương pháp đánh giá trong quá trình thực hiện nghiên

cứu này.

32

CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TIẾNG

ANH NGOÀI LỚP HỌC

1. Tăng cường ngữ nhập (input) qua các hoạt động đọc mở rộng (ER)

Khoa Ngoại ngữ đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc bằng

ngoại ngữ cho sinh viên.

Tủ sách trao đổi miễn phí:Tủ sách là một kho học liệu phong phú bao gồm

nhiều lĩnh vực khác nhau, từ những tài liệu mang tính học thuật đến các cuốn sách

về khoa học thưởng thức,các cuốn truyện, tản văn về văn hóa, đất nước, con người

của các nước nói tiếng Anh. Nguồn tài liệu này được các giảng viên tiếng Anh, các

cá nhân và tổ chức tình nguyện đóng góp. Hàng tuần, sinh viên có thể đến mượn

sách, cùng thảo luận chia sẻ về những gì đã đọc. Được đặt ở vị trí thuận tiện, tủ sách

miễn phí cũng là nơi để sinh viên và giáo viên có thể tự do tặng sách và nhận sách

miễn phí.

Ngày hội đọc sách:Sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm giới thiệu các

nguồn sách mà sinh viên có thể tiếp cận khai thác, giới thiệu các cuốn sách hay phù

hợp với sinh viên. Đây cũng là dịp để sinh viên, cán bộ giáo viên quyên góp và trao

đổi sách. Dưới sự tư vấn hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên được quyền chủ

động lập kế hoạch, lựa chọn nội dung và địa điểm tổ chức, đề xuất xin kinh phí,

phân công nhân sự, đề xuất hỗ trợ cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động. Sự kiện này

còn thu hút được sinh viên từ các câu lạc bộ của các trường đại học khác tham gia.

Thông qua hoạt động thiết thực và ý nghĩa này, các bạn trẻ được hướng tới mục

đích cống hiến vì cộng đồng, đồng thời phát triển kĩ năng lãnh đạo trẻ, kĩ năng làm

việc nhóm, tích lũy kinh nghiệm sống và đẩy mạnh văn hóa đọc sách trong sinh

viên.

Ngoài sách tiếng Anh quyên góp được từ các thầy cô và sinh viên tham gia

chương trình có thể bổ sung vào nguồn tư liệu dùng cho sinh viên của Khoa Ngoại

ngữ, hoạt động này cũng giúp thu thập được một nguồn sách phong phú đa dạng sau

đó được các bạn sinh viên sắp xếp phân phát cho học sinh ở vùng sâu vùng xa và trẻ

em ở trung tâm bảo trợ xã hội.

33

Góc đọc Bookworm Corner: Hoạt động nàyđược triển khai nhằm tăng

cường kỹ năng đọc mở rộng cho sinh viên. Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các tổ

chức bên ngoài, Bộ môn tiếng Anh đã trực tiếp triển khai dự án góc đọc

“Bookworm Corner”, lựa chọn đặt mua các tạp chí phù hợp và sưu tầm các sách đọc

thông dụng cho sinh viên. Mục tiêu của tủ sách này là để giới thiệu cho sinh viên

những tài liệu nhẹ nhàng, giảm tính hàn lâm, hình thành hứng thú đọc bằng tiếng

Anh cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên có trình độ tiếng Anh thấp. Những

sách được lựa chọn thường là sách văn học, tạp chí, sổ tay hướng dẫn du lịch.Sách

được phân loại theo độ khó ngôn ngữ. Góc đọc sách này hoàn toàn do sinh viên vận

hành các hoạt động như phân loại, sắp xếp sách theo thể loại và trình độ ngôn ngữ,

tổ chức cho mượn và nhận lại sách, soạn thảo và ban hành nội quy. Góc đọc sách

này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức và cá nhân người nước ngoài đến

thăm và tài trợ sách hoặc kinh phí mua sách.

Đọc sách tại gia đình giáo viên nước ngoài. Với sự nhất trí từ phía Khoa

Ngoại ngữ, thầy giáo người Mỹ Bill McDonald đã triển khaihoạt động “Library

night”. Thầy Bill McDonald đang giảng dạy tại Khoa Ngoại ngữ và đã có thời gian

công tác tại ĐH Thái Nguyênđược 8 năm. Hoạt động này đã tạo cho sinh viên một

cơ hội quí giá để rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Với một thư viện

nhỏ đặt tại nhà gồm các sách tiếng Anh do hai vợ chồng ông bà Bill và Sue

McDonald sưu tầm, tối thứ Tư hàng tuần, ông bà tổ chức cho sinh viên đến phòng

đọc để đọc sách tiếng Anh và trao đổi thảo luận về cuốn sách đã đọc. Ngoài ra, sinh

viên còn được chơi các trò chơi bằng tiếng Anh, thảo luận theo chủ điểm, học các

bài học ngắn về ngữ âm, từ vựng giúp nâng cao năng lực tiếng. Bà Sue thậm chí còn

dạy sinh viênnấu các món ăn Mỹ tại bếp nấu của gia đình ông bà. Người học được

trải nghiệm cách học hết sức thú vị và hiệu quả. Tham gia cùng thầy Bill còn có các

giảng viên bộ môn tiếng Anh và một số giảng viên tình nguyện người nước ngoài

khác. Hoạt động này không chỉ thu hút các bạn sinh viên Khoa Ngoại ngữ mà còn

có sinh viên các trường khác trong ĐH Thái Nguyên tham gia.

Những hoạt động kể trên đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phong trào đọc

sách trong sinh viên, hình thành ở sinh viên thói quen đọc sách thường xuyên – một

thói quen mà sinh viên còn rất thiếu. Đặc biệt, các em được học ngoại ngữ theo

34

phương pháp gần giống tiếng mẹ đẻ, tức là được đặt trong môi trường có các tài liệu

thực tế (authentic materials) và được lĩnh hội ngôn ngữ bằng đường hướng khá tự

nhiên thông qua đọc mở rộng (extensive reading) chứ không chỉ dừng lại ở các giáo

trình tài liệu dùng trên lớp.

2. Tăng cường giao tiếp với người bản ngữ (Output)

2.1. Hoạt động kết nối mạng lưới trường học quốc tế

Với tiền đề là hệ thống My Schools Network, một nền tảng mạng xã hội học

tập vận hành ở địa chỉ www.myschoolsnetwork.com từ Dự án Giáo dục Đại học

Việt Nam – Hà Lan giai đoạn 2005-2009với 25 quốc gia tham gia, số lượng giáo

viên và sinh viên của Khoa Ngoại ngữ tham gia không ngừng tăng. Đây là môi

trường giáo dục lành mạnh cho học sinh phổ thông, sinh viên học tập và cho giáo

viên đại họctrao đổi chuyên môn. Các hoạt động chủ yếu trên MySN là thực hành

tiếng, học hỏi văn hóa, ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ, e-learning,

thực tập sư phạm trực tuyến, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy.

Năm 2014, Khoa Ngoại ngữ đã thúc đẩy sự lan rộng của MySN.Ngoài các

hoạt động của sinh viên và giáo viên Khoa Ngoại ngữ trên MySN, Khoa đã tích cực

kết nối các trường phổ thông ở Việt Nam tham gia như Trường Vùng cao Việt Bắc,

THPT Dương Tự Minh, THCS Độc Lập, THPT Hiệp Hòa 2 Bắc Giang, và các

trường đại học khác như ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa, ĐH Quy Nhơn, góp phần tạo

thành một mạng lưới quốc tế các trương phổ thông và đại học toàn cầu. Ngoài ngôn

ngữ chính là tiếng Anh, hiện nay MySN bắt đầu mở rộng sang các thứ tiếng khác

như tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay,

việc tận dụng mọi thời gian và cơ hội cho sinh viên được tự học là vô cùng cần

thiết. Mạng lưới MySN đã tạo ra nhiều sự kiện giúp sinh viên học tập ngoài giờ lên

lớp một cách hứng thú như: viết về một chủ đề cho sẵn, chụp ảnh và viết lời bình

cho ảnh, đọc diễn cảm, làm thơ, làm lipdub v.v. Khi tham gia mạng lưới này, sinh

viên Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc với sinh viên quốc tế.

2.2. Trò chuyện với người nước ngoài qua Skype

Để tối đa hóa cơ hội giao tiếp với người nước ngoài,một dự án thử nghiệm

được tiến hành cho sinh viên tiếng Anh nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với

35

ngôn ngữ đích thông qua trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài qua mạng

Internet. Dự án “Trò chuyện tiếng Anh với người nước ngoài qua phần mềm Skype”

giúp kết nối sinh viên với những người nói tiếng Anh ở khắp nơi trên thế giới. Hàng

tuần, các sinh viên tham gia chương trình được sắp xếp lịch hẹn và trò chuyện với các

tình nguyện viên nước ngoài qua phần mềm Skype. Chương trình đã được thí điểm

với nhóm sinh viên tiếng Anh gồm 38 em. Các em này được thường xuyên trò

chuyện với hơn 40 người đang sinh sống tại các nước nói tiếng Anh. Hầu hết những

người này đều làm trong lĩnh vực giáo dục và đa số là những người về hưu.

Được lên kế hoạch và triển khai thử nghiệm trong năm học 2014-2015 bởi

giảng viên tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ-ĐHTN, dự án “Trò chuyện tiếng Anh với

người nước ngoài” (V-Skype- cectn.net/2015/news/cec-online/v-skype-project-

28.html) đã chính thức được triển khai trong học kỳ I, năm học 2015-2016 với tư

cách là một hoạt động thường xuyên của CLB tiếng Anh Cộng đồng (CEC-

cectn.net) của Khoa Ngoại Ngữ. Từ khi dự án chính thức được đi vào hoạt động đến

thời điểm 30/11/2015, V-Skype đã thực hiện thành công một số hoạt động sau đây:

Phỏng vấn tuyển tình nguyện viên (TNV) trực tuyến vào ngày 22-23/8/2015;

thông báo 30 TNV là sinh viên Khoa Ngoại Ngữ vượt qua vòng phỏng vấn

vào ngày 24/8/2015.

Ngày 30/8/2015, CEC tổ chức Buổi định hướng cho 30 TNV là sinh viên

Khoa Ngoại Ngữ và 10 học sinh trường THPT Chuyên Thái Nguyên tại

Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên. Trong buổi định hướng, tất cả các

TNV được hướng dẫn đăng ký lịch trình trò chuyện và một vài chú ý, yêu

cầu khi tham gia chương trình.

Từ ngày 7/9/2015 đến 30/11/2015, tất cả các TNV theo đúng lịch trình tiến

hành nói chuyện hàng tuần với người nước ngoài. Toàn bộ TNV được chia

thành 5 nhóm với 5 nhóm trưởng phụ trách việc thu thập các đoạn ghi âm và

hình ảnh gửi về cho đội triển khai dự án.

Ghi chép nhật ký hàng tuần.

Lập 2 nhóm Facebook: V-Skype Project dành cho thông báo và quản lý TNV

là học sinh, sinh viên; Vietnam Skype Project bao gồm cả TNV nước ngoài

và học sinh, sinh viên để trao đổi, thảo luận.

36

Số lượng TNV là sinh viên Khoa Ngoại Ngữ- ĐHTN tính tới ngày

30/11/2015 là 38.

40 TNV nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau như Canada, Mỹ, Úc,

Phillipines, Venezuela, Vương quốc Anh, Ấn Độ , nhưng phần lớn có quốc

tịch Mỹ và Canada.

Tổng số lịch trình phát ra: 47 cuộc trò chuyện/tuần. Cụ thể: 6 cuộc đối thoại

vào thứ 2, 10 cuộc đối thoại vào thứ 3, 10 cuộc đối thoại vào thứ 4, 8 cuộc

đối thoại vào thứ 5, 8 cuộc đối thoại vào thứ 6, 1 cuộc đối thoại thứ 7 và 4

cuộc đối thoại vào chủ nhật.

Số lượng bản ghi âm và hình ảnh được thu thập được tính từ tuần 1 đến tuần

3 của dự án: 15 bản ghi âm và 3 hình ảnh.

Lượt ghi nhật ký: 39 lượt ghi nhật ký từ học sinh, sinh viên và 147 lượt ghi

nhật ký của TNV nước ngoài.

Hoạt động giữa một sinh viên Việt Nam và một người nước ngoài trong một

cuộc đàm thoại thường diễn ra theo các bước trong bảng sau:

Bảng 3: Các bước trong một cuộc đàm thoại giữa sinh viên Việt Nam và người

nước ngoài(Phỏng theo Nguyen Thi Dieu Huong,2016)

TT Hoạt động Người nước

ngoài

Sinh viên

1 Kết nối cuộc gọi

2 Ghi âm cuộc gọi

3 Viết trên hộp thư thoại

4 Gửi tranh ảnh, tài liệu, các đường link có liên

quan đến chủ đề giao tiếp

5 Bắt đầu chủ đề

6 Đặt câu hỏi và hỏi đáp

7 Giới thiệu các tài liệu thực tế

8 Giải thích từ vựng

9 Thảo luận các chủ đề khác có liên quan

10 Thảo luận những chủ đề bên ngoài

37

11 Chia sẻ những câu chuyện xảy ra hàng ngày

12 Ghi chép

13 Dùng phần mềm dịch trợ giúp

14 Dùng Google trợ giúp tìm kiếm thông tin

15 Cho người đối thoại xem quang cảnh xung

quanh qua camera

16 Giới thiệu người đối thoại với các thành viên

khác trong gia đình, bạn bè hoặc thú cưng

17 Tạo quan hệ gắn kết với đối tác

18 Viết nhật ký

19 Xếp lịch hẹn cho tuần tiếp theo

20 Trao đổi emails

2.3. Học tiếng Anh qua video cùng thầy giáo nước ngoài

Mục tiêu của chương trình:

Mở rộng hiểu biết về văn hóa, kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Anh cho sinh viên

Khoa Ngoại Ngữ - Đại học Thái Nguyên (KNN-ĐHTN) thông qua hình thức

video ngắn gọn, dễ hiểu.

Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, ứng dụng CNTT trong học tập ngoại

ngữ cho sinh viên KNN-ĐHTN.

Đối tượng tham gia và hình thức tổ chức:

Tham gia tổ chức: cố vấn CLB CEC, các thành viên CLB Tiếng Anh

CEC,chuyên gia Scott Gross từ Hoa Kỳ.

Đối tượng hưởng lợi: giáo viên KNN-ĐHTN, sinh viên CLB CEC, sinh viên

KNN-ĐHTN.

Hình thức tổ chức: quay video ngắn (05-06 phút) thảo luận về cách sử dụng

và ý nghĩa một số thành ngữ nhất định trong Tiếng Anh với mức độ khó phù

hợp với trình độ của sinh viên.

Kết quả:

38

Số lượng video phát hành: 07 đoạn với các chủ đề khác nhau.

Các từ vựng/thành ngữ Tiếng Anh được thảo luận gồm:

Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=ubKCFzjRSrs: chủ đề: tài

chính: broke (khánh kiệt), spot (cho vay tiền), buck (đô-la), make ends meet

(có đủ tiền để làm gì đó), loaded (giàu có)

Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=CUGouEN-Pg8: chủ đề: các

thành ngữ với từ “mưa”: right as rain (mọi thứ đều trong tình trạng tốt),

raining cats and dogs (mưa như trút nước), don’t rain on my parade (đừng

làm mất hứng), rain or shine (dù mưa hay nắng), take a rain check (hẹn dịp

khác), save it for a rainy day (để lúc khác).

Video 3: https://www.youtube.com/watch?v=b2k21vukKqA: chủ đề: giải trí:

hang out (hẹn hò), chill (out) (giải trí), shoot the breeze (chém gió), sleep in

(ngủ nướng), couch potato (lười biếng),

Video 4: https://www.youtube.com/watch?v=7MKTOVdumNs: chủ đề:

khuyến khích: go for it! (tiến lên), give it a go (cố lên), give it your best shot

(hãy làm tốt nhất có thể), keep your head up (tích cực lên), break a leg! (chúc

may mắn).

Video 5: https://www.youtube.com/watch?v=lv73G31dKCI: chủ đề: các

thành ngữ với từ “đánh”: hit on (tán tỉnh), hit the books (học), hit the hay (đi

ngủ), hit nail on the head (nói gì đó hoàn toàn chính xác), hit the road (bắt

đầu đi du lịch), hit the ground running (bắt tay làm ngay), hit below the belt

(đi quá trớn).

Video 6: https://www.youtube.com/watch?v=83dBZlmi2-g: chủ đề: các tình

huống: can of worms (tình huống rắc rối), icing on the cake (tin mừng),

when in Rome, do as the Romans do (nhập gia tùy tục), best of both worlds

(tận hưởng cả hai), same boat (đi chung một thuyền).

Video 7: https://www.youtube.com/watch?v=gg6RamC03w4: chủ đề: thời

gian: about time (đã đến lúc điều gì đó xảy ra), time to kill (giết thời gian),

time flies (thời gian trôi nhanh), against the clock (chạy đua với thời gian),

down to the wire (tới phút cuối), at the drop of the hat (nhanh như cắt),

eleventh hour (phút cuối).

39

Thảo luận:

Nội dung các video dễ hiểu, ngắn gọn, đưa ra những kiến thức phù hợp với

trình độ của sinh viên.

Các video được lưu trữ trực tuyến như nguồn tài liệu để giáo viên và sinh

viên sử dụng về sau.

3. Xây dựng các trang web tạo môi trường thực hành và tăng cường khả năng

tự học

3.1. Website: www.edmodo.com

Website edmodo.com có mã đăng nhập là ze29t9được xây dựng trên nền tảng

có sẵn của trang edmodo.com, được bố cục thành nhiều bài khác nhau với nội dung

phong phú và thiết thực cao. Trang web được mở cửa miễn phí cho tất cả sinh viên

trong Đại học Thái Nguyên có nhu cầu học tự học tiếng Anh ở nhà tham khảo và

học tập. Trang web có giao diện đơn giản, thân thiện và có tính tương tác cao giữa

sinh viên với nhau và với giáo viên. Mục tiêu của trang web:

- Hướng dẫn các kỹ năng học tiếng Anh

- Cung cấp tài liệu học tập phục vụ nhu cầu tự học tiếng Anh ngày càng

cao của đông đảo sinh viên trong Đại học Thái Nguyên

- Luyện tập các kỹ năng tiếng tiếng Anh thông qua tương tác giữa sinh

viên và với các bài tập trực tuyến

Nội dung của trang web được bố cục theo tuần; mỗi tuần đều có bài viết, tài

nguyên, bài tập về các kỹ năng tiếng tiếng Anh, ngữ pháp và phát âm.

a. Tuần 1

- Phương pháp học kỹ năng nói và từ vựng

- Kỹ năng nghe và nói: Giới thiệu bản thân trong tiếng Anh

- Mạo từ trong tiếng Anh

- Phát âm: Nhận dạng hệ thống phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh

b. Tuần 2

- Kỹ năng học tiếng Anh thông qua hình thức xem phim trực tuyến

- Danh từ: Danh từ, danh từ số ít, danh từ số nhiều

- Kỹ năng đọc: Đọc tin tức và trả lời câu hỏi

- Kỹ năng viết và từ vựng: Mô tả người.

c. Tuần 3

- Kỹ năng học tiếng Anh thông qua hình thức nghe nhạc

- Kỹ năng đọc hiểu và ngữ pháp: Tính từ và phó từ trong tiếng Anh

- Kỹ năng viết: Viết đoạn

d. Tuần 4

40

- Kỹ năng viết: Mô tả công việc ưu thích của bạn.

- Phát âm: Phát âm phụ âm khó trong tiếng Anh “sh”

- Kỹ năng nói: Mô tả một sự kiện bạn thấy ấn tượng nhất

e. Tuần 5

- Kỹ năng học tiếng Anh ở nhà

- Ngữ pháp: Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh

- Kỹ năng viết: Mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề độc lập.

- Bài tập: Động từ thì quá khứ đơn

f. Tuần 6

- Kỹ năng đọc: Đọc tin tức và trả lời câu hỏi

- Kỹ năng nói: Nói về người nổi tiếng mà bạn thích

- Phát âm: Trọng âm câu

g. Tuần 7

- Kỹ năng đọc và ghi chép

- Kỹ năng học tiếng Anh thông qua hình thức hoạt động theo nhóm

- Kỹ năng nghe: Ngày cá tháng 4

h. Tuần 8

- Sử dụng điện thoại để học tiếng Anh

- Kỹ năng nói: Tài liệu về đoạn hội thoại mẫu trong tiếng Anh

- Kiểm tra năng lực từ vựng

Tiến trình xây dựng và vận hành hoạt động của trang web được chia thành

các giai đoạn sau:

Giai đoạn 01: Xây dựng định hướng nội dung cho trang web. Khảo sát nhu

cầu học của sinh viên các trường trong Đại học Thái Nguyên. Thử nghiệm và xin ý

kiến giáo viên giảng dạy tiếng Anh trình độ A2.

Giai đoạn 02: Xây dựng tài nguyên cho trang web. Mời các bạn sinh viên

tham gia, vừa học tập vừa góp ý để cải thiện nội dung.

Trang web đã được giảng viên đưa vào sử dụng như một phần tích hợp trong

chương trình giảng dạy cho 160 sinh viên của Khoa Ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện nay

sinh viên ĐH Thái Nguyên hoàn toàn có thể đăng nhập để khai thác sử dụng trang

web miễn phí.

3.2. Website phát triển năng lực tiếng Anh và kỹ năng giảng dạy tiếng Anh

ELTiCenter

Việc đáp ứng những yêu cầu về chuẩn năng lực tiếng Anh của Đề án NNQG

2020 là một thách thức lớn đối với giáo viên, sinh viên và học sinh thuộc cộng

đồng dân tộc thiểu số do những điều kiện khó khăn về kinh tế, địa lý và giáo dục.

Đặc điểm dạy và học tiếng Anh cho cộng đồng dân tộc thiểu số đòi hỏi phương

pháp và cách tiếp cận riêng. Website ELTiCenter (địa chỉ

http://elticenter.wordpress.com/) nhằm mục đích hình thành một mạng lưới cộng

đồng học tập và giảng dạy để chia sẻ thông tin, tìm kiếm sự giúp đỡ trong nước và

nước ngoài giúp nâng cao tiếng Anh cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

41

Nội dung ELTiCenter gồm:Xây dựng chương trình và phát triển tài liệu dạy-học

tiếng Anh cho người học dân tộc thiểu số

Đánh giá nhu cầu học tập tiếng Anh của người lớn và trẻ em dân tộc thiểu số

trong khu vực

Thử nghiệm các phương pháp giảng dạy đổi mới trong bối cảnh kinh tế xã hội

của người dân tộc

Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, lý luận giảng dạy tiếng Anh cho người

dân tộc thiểu số

Bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên vùng cao và sinh viên tình nguyện dạy cho

trẻ em

Thiết kế môi trường thực hành tiếng cho giáo viên, sinh viên, học sinh các khu

vực hẻo lánh

Xây dựng thư viện cộng đồng tăng cường giao lưu trao đổi, chia sẻ tri thức

trong cộng đồng

Kết nối các trường học, giáo viên phổ thông, chia sẻ kinh nghiệm

Thiết kế các chương trình học tập; phát triển tạp chí chuyên ngành

Chia sẻ thông tin phát triển hoạt động chuyên môn cho giáo viên như các hội

thảo khoa học, các chương trình học bổng

Qua hai năm hoạt động, website đã liên kết được nhiều đối tượng quan tâm từ

khắp nơi trên thế giới (Kết quả cụ thể được báo cáo trong phụ lục kèm theo).

Website là một diễn đàn có nội dung thiết thực, cung cấp nhiều thông tin hữu ích

cho người học và người dạy tiếng Anh. Hoạt động có ý nghĩa giá trị thực tiễn đối

với Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh hiện nay. ELTiCenter được phát triển tốt sẽ

có ảnh hưởng đến phong trào dạy và học tiếng Anh không chỉ trong nước mà còn có

ảnh hưởng quốc tế.

3.3. Website Vietnamese English Journal (VNEJournal)

Dự án phát triển trang web Vietnamese English Journal khởi nguồn từ dự án

trang web ELTiCenter, một dự ántrung tâm trực tuyến được Hiệp Hội Quốc Tế

Giáo Dục Hawaii đầu tư, với sứ mệnh cập nhật thông tin về các nguồn học bổng/

phụ cấp giáo dục cũng như thúc đẩy các phương pháp, hoạt động đổi mới trong việc

42

giảng dạy và học tập tiếng Anh ở Việt Nam. Trang web

http://www.vnejournal.comđược xây dựng dành riêng cho giáo viên và sinh viên

tiếng Anh với mục đích chia sẻ nguồn tài liệu học tiếng Anh, các phương pháp, bí

quyết học tiếng Anh hiệu quả. Ngoài ra, trang web cũng cung cấp những thông tin

về cơ hội việc làm cho sinh viên tiếng Anh, các chương tình học bổng và tài trợ, các

câu chuyện du lịch thú vị, các bài viết về ngôn ngữ và sự đa dạng văn hóa.

Đặc biệt, trang web còn có một diễn đàn dành cho độc giả chia sẻ ý kiến về

các bài viết, các chủ đề cụ thể do đó họ có cơ hội thực hành giao tiếp bằng tiếng

Anh, rèn luyện kỹ năng viết và mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực.

Nhóm phát triển và thực hiện dự án đã cập nhật hàng tuần những bài viết,

những câu chuyện hay. Ngoài ra, người đọc cũng có thể đăng tải bài viết của mình,

đóng góp vào nội dung của trang web. Đây chính là cơ hội cho giáo viên và sinh

viên tiếng Anh có cơ hội đăng những bài viết trên một tạp chí không quá khắt khe

về tính học thuật hoặc đòi hỏi sự đầu tư quá cao về ngôn ngữ và nội dung. Mục đích

chính của tạp chí này là tạo động lực và củng cố sự tự tin, khuyến khích giáo viên

và sinh viên làm quen với việc viết và đăng bài bằng tiếng Anh. Đây là một bước

đệm cho những giáo viên và sinh viên có mục tiêu đăng bài trên những tạp chí

chính thống sau này.

Ngoài ra, để tạo động lực và khuyến khích độc giả, cuộc thi viết bằng tiếng

Anh và thi ảnh có lời bình bằng tiếng Anh cũng được tổ chức qua website này.

Một số giảng viên của Khoa Ngoại ngữ đã sử dụng trang web như một công

cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy các môn học trong chương trình, đặc biệt là môn viết.

Gắn với các chủ đề trong chương trình học, hàng tuần giáo viên đã yêu cầu sinh

viên tập viết bài và đăng lên website, coi đây là hoạt động bắt buộc để rèn kỹ năng

viết.

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, website là một

kênh hữu hiệu giúp sinh viên đăng bài viết, diễn đạt ý tưởng, bày tỏ quan điểm,

tham gia thảo luận trên các diễn đàn, đăng tải video do chính các em thiết kế trong

đó các em sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp. Đường hướng dạy học

ngoại ngữ này có thể là một bước đột phá thay đổi tâm lý thụ động trong giao tiếp,

sự e ngại rụt rè trong giao tiếp và hạn chế chia sẻ thông tin vốn là những hạn chế tồn

43

tại khá phổ biến ở sinh viên Việt Nam. Bởi khi sinh viên chia sẻ bài viết và các

video của mình trên mạng Internet, các em ý thức được những đánh giá từ phía độc

giả, khán giả của mình như thế nào. Do đó chắc chắn sự đầu tư cho các sản phẩm sẽ

được tốt hơn khi các em chỉ chia sẻ bài viết của mình cho giáo viên và các bạn học

trong lớp.

4. Thúc đẩy sự tương tác (Interraction): dạy tình nguyện và tham gia trợ giảng

4.1. Trợ giảng: mô hình học tập tương hỗ giữa sinh viên năm cuối và

sinh viên năm thứ nhất

Giảng viên Bộ môn tiếng Anh đã triển khai thí điểm mô hình sử dụng trợ

giảng là các sinh viên năm cuối để hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất phát triển năng lực

tiếng và kỹ năng học.

Mô hình này xuất phát từ thực trạng thực tế của Khoa Ngoại ngữ. Trong các

tiết học nói, để giúp sinh viên có thể phát triển nhanh kỹ năng này, giáo viên cần

tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên tham gia thảo luận và trình bày, vận dụng vốn từ

vựng ngữ pháp để diễn đạt các ý tưởng và bày tỏ ý kiến. Đồng thời, giáo viên cần

phải chú ý đến khả năng của từng sinh viên, nhận xét những điểm mạnh và hỗ trợ

cho sinh viên về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là việc sửa âm. Việc giao bài tập về nhà

cho sinh viên cũng cần có sự kiểm tra, giám sát và cho nhận xét. Tuy nhiên, với lớp

học đông, trung bình khoảng 40 sinh viên, giáo viên rất khó có thể quan tâm đến

từng cá nhân người học.Trong khi đó, có rất nhiều sinh viên năm cuối có khả năng

tiếng Anh rất tốt, có thể tham gia công tác trợ giảng, giúp kèm cặp các sinh viên

năm thứ nhất.

Mô hình này được thử nghiệm với một nhóm sinh viên năm cuối và một

nhóm sinh viên năm đầu. Mỗi sinh viên năm cuối sẽ trợ giúp hai sinh viên năm thứ

nhất. Giảng viên chọn các sinh viên năm cuối có năng lực tiếng, có thái độ và trách

nhiệm tốt để làm trợ giảng. Giảng viêncũng tiến hành phân công các cặp trợ giảng

và sinh viên năm thứ nhất. Sau đó, giáo viên tổ chức giới thiệu chương trình, tập

huấn trợgiảng, cung cấp kế hoạch, nội dung công việc cho từng tuần trong suốt học

kỳ, phiếu đánh giá cùng tiêu chí đánh giá. Để tăng tính trách nhiệm cho cả trợ giảng

và sinh viên năm thứ nhất, 20% điểm đánh giá của trợ giảng được tính vào điểm

học phần của sinh viên.

44

Hoạt động cơ bản của mô hình này được mô tả như sau:

- Mỗi tuần, trợ giảng sẽ gặp sinh viên năm thứ nhất một buổi để kiểm tra bài

tập giảng viên giao, cho nhận xét về nội dung, sửa các lỗi từ vựng, ngữ

pháp, lỗi diễn đạt, lỗi phát âm. Cũng trong buổi gặp này, trợ giảng cũng

chia sẻ với sinh viên năm thứ nhất về kỹ năng và kinh nghiệm học tiếng

Anh, đặc biệt là kỹ năng nói. Họ cũng có thể cùng nhau luyện tập thực

hành về một chủ đề nào đó mà mình yêu thích.

- Thời gian và địa điểm các buổi gặp do trợ giảng và sinh viên tự sắp xếp.

Giảng viên nắm được danh sách đăng kí thời gian và địa điểm để có thể

thực hiện việc kiểm tra giám sát .

- Hàng tuần, giảng viên tổ chức một buổi gặp giữa các trợ giảng để kiểm tra

và nghe báo cáo công việc. Trợ giảng tự đánh giá sinh viên của mình và

hiệu quả công việc, sau đó họ cũng chia sẻ, trao đổi những khó khăn và

cách làm hay giúp các sinh viên của mình phát triển kỹ năng nói nhanh

nhất. Những phản hồi của trợ giảng cũng rất hữu ích với giảng viên trong

việc quản lý và điều chỉnhchương trình.

- Giữa kì học, điểm của sinh viên được thu thập lại để đánh giá mức độ tiến

triển và tìm giải pháp điều chỉnh thích hợp nếu cần. Ngoài ra, trợ giảng

cũng giúp sinh viên chuẩn bị cho bài thi nói cuối kỳ, khuyến khích tinh

thần và giúp các em tự tin hơn.

Một trong những lợi ích nổi bật của mô hình trợ giảng này là ngoài việc sinh

viên năm thứ nhất được phát triển kỹ năng nói, có sự hình thành mối quan hệ tương

tác và chia sẻ rất cao giữa các sinh viên có kinh nghiệm với các sinh viên ít kinh

nghiệm. Quan hệ này được duy trì ngay cả khi chương trình thử nghiệm đã kết thúc.

4.2. Dạy tiếng Anh tình nguyện

Với gần khoảng 2000 sinh viên tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ - ĐH Thái

Nguyên có nguồn giáo sinh tình nguyện dồi dào để hỗ trợ các trường phổ thông trên

địa bàn trong các công việc như tổ chức các khóa dạy tiếng Anh tình nguyện cho

học sinh, hỗ trợ giáo viên phổng thông trong công tác quản lý lớp và tổ chức hoạt

động ngoại khóa, triển khai các đề án học tập cho học sinh, v.v...

45

Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng CEC (Khoa Ngoại Ngữ- ĐHTN) đã tổ

chức và thực hiện thành công chương trình tình nguyện “Dạy tiếng Anh cho học

sinh khu vực nông thôn thành phố Thái Nguyên” tại trường Trung học cơ sở Quyết

Thắng, thành phố Thái Nguyên.

Tình nguyện viên:

Đoàn tình nguyện gồm 24 tình nguyện viên là thành viên của câu lạc bộ tiếng

Anh cộng đồng CEC với tinh thần nhiệt tình, năng động trong công tác giảng

dạy và tham gia các hoạt động của trường.

Nội dung công việc:

- Tham gia dạy tiếng Anh cho học sinh 3 lớp 6A1, 6A2 và 6A3 của trường

theo các chủ điểm và nội dung đã được đề ra.

- Dạy các bài hát tiếng Anh và tổ chức các trò chơi tiếng Anh nhằm giúp các

em ôn lại kiến thức theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”.

- Tặng 75 quyển sách do câu lạc bộ biên soạn cho 75 em học sinh khối 6.

- Tặng quà cho 5 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các em có ý thức,

thành tích học tập tốt trong suốt đợt tình nguyện.

Kết quả:

- Góp phần tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em vui chơi và học tập môn

tiếng anh một cách hiệu quả. Sau khi học xong 5 chủ đề, các em có thể hỏi và

trả lời ngắn gọn về bản thân, gia đình, nhà trường, sở thích và ước mơ của

mình.

- Tạo dựng môi trường thuận lợi cho các sinh viên Khoa Ngoại Ngữ thể hiện

khả năng và kỹ năng sư phạm đã được học.

Chương trình tình nguyện hè đã thu được những thành công tốt đẹp và nhận

được sự ủng hộ và đánh giá cao từ phía các thầy cô và Ban giám hiệu nhà

trường.

5. Thúc đẩy phong trào, tạo môi trường thực hành

5.1. Hoạt động trại ngôn ngữ và giao lưu văn hóa

Kế thừa mô hình trại ngôn ngữ (Language Camp) đã được triển khai cho sinh

viên chuyên ngoại ngữ tại Thái Nguyên từ năm 2007, hoạt động này được thúc đẩy

mạnh mẽ tạo ra môi trường thực hành tiếng Anh ngoài lớp học cho sinh viên của

46

Khoa Ngoại ngữ. Trại ngôn ngữ tạo ra các tình huống gần với đời sống hàng ngày

giúp sinh viên có môi trường thực hành tiếng Anh. Khi bước vào trại ngôn ngữ, sinh

viên có thể đến các góc như “nhà hàng”, “bến tàu”, “cửa hàng”, “phòng khám

bệnh”, “trụ sở công an”, v.v... để thực hành giao tiếp. Cách thứcnhân rộng mô hình

này là thông qua sinh viên thực tập sư phạm – một trong những hoạt động sinh viên

phải thực hiện khi thực tập tại các trường phổ thông là tổ chức mô hình trại ngôn

ngữ quy mô nhỏ cho học sinh dưới hình thức là hoạt động ngoại khóa hoặc kiểm

đánh giá điểm thành phần.

Trại ngôn ngữ như là một hoạt động ngoại khóa để sinh viên có thêm cơ hội

thực hành tiếng, tích lũy các kỹ năng khác như kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng

quản lý, giao tiếp, làm việc theo nhóm v.v... Mô hình này đã được nhân rộng, triển

khai như là một trong những hoạt động thi Olympic ngoại ngữ cho các trường đại

học, cao đẳng khu vực miền núi và duyên hải phía Bắc tổ chức tại Khoa Ngoại ngữ

- Đại học Thái Nguyên năm 2014 và nhận được nhiều đánh giá cao từ các đơn vị

tham gia.

5.2. Chương trình sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Anh “ Free Practice”

(FP) cho sinh viên:

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường thực hành kỹ năng ngôn

ngữ bên ngoài lớp học, đồng thời nâng cao các kỹ năng lãnh đạo, quản lý và sinh

hoạt nhóm, chương trình Sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Anh FP được tiến hành với sự

hỗ trợ của nhóm giảng viên trẻ Khoa Ngoại Ngữ. FP không chỉ thu hút được sự

tham gia đông đảo của các bạn sinh viên Khoa Ngoại Ngữ, mà còn nhận được sự

quan tâm của sinh viên các trường khác trong khối Đại học Thái Nguyên.

Mô tả hoạt động:

Với mục tiêu tối đa hóa cơ hội sử dụng tiếng anh và luyện tập kỹ năng lãnh

đạo, sinh viên được hoàn toàn chủ động trong việc biên tập nội dung dưới sự hướng

dẫn của nhóm giảng viên, chuẩn bị tài liệu và tổ chức hoạt động. FP được tổ chức

đều đặn vào các buổi chiều Chủ nhật hàng tuần tại khuôn viên trường. Mỗi buổi

sinh hoạt thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 tiếng.

Sinh viên tham gia được chia thành các nhóm nhỏ từ 10-15 bạn, sinh hoạt các hoạt

động và luyện tập nói tiếng Anh với các thành viên trong nhóm. Mỗi nhóm sẽ được

47

quản lý và điều khiển bởi một nhóm trưởng. Nhóm trưởng các nhóm là những em

sinh viên có không chỉ có khả năng nói Tiếng Anh tốt, mà còn có thể dẫn dắt,

hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm.

Các buổi luyện tập FP được tổ chức hoàn toàn bằng Tiếng Anh và theo các

bước sau:

- Khởi động với các trò chơi Teambuilding, hoặc các bài hát tiếng Anh.

- Học từ vựng và cấu trúc: Giới thiệu các cấu trúc câu, các cách diễn đạt tiếng

Anh hay, và những từ vựng liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.

- Thảo luận riêng: Sinh viên sẽ cùng thảo luận về chủ đề của buổi sinh hoạt

theo nhóm. Các chủ đề rất đa dạng và có tính thiết thực đối với việc học tập

cũng như đời sống và định hướng tương lai của sinh viên.

- Thảo luận sâu: Các nhóm cùng chia sẻ ý kiến của mình về chủ đề của buổi

sinh hoạt.

- Gỡ bỏ khó khăn: Các bạn sinh viên chia sẻ những khó khăn trong việc học

tập, các vấn đề liên quan đến bài vở, và những thắc mắc của mình về bài tập

các môn học trên lớp để nhóm giảng viên và các bạn hỗ trợ.

Đánh giá chung:

Qua thời gian hoạt động, chương trình sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh FP đã

nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều sinh viên, đặc biệt là các sinh viên

Khóa 36 và 37 của Khoa Ngoại Ngữ. Các buổi sinh hoạt ngày càng trở nên đa

dạng và phong phú hơn về nội dung. Theo ghi nhận của nhóm giảng viên trực

tiếp tham gia và giám sát hoạt động, sinh viên không chỉ có môi trường tự nhiên

để luyện tập tiếng Anh ngoài lớp học, nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ một

phần đáp ứng chuẩn đầu ra, đồng thời có cơ hội nâng cao các kỹ năng làm việc

theo nhóm, làm việc độc lập của mình.

5.3. Tổ chức các cuộc thi bằng tiếng Anh

Các cuộc thi được tổ chức với mục đích lan tỏa phong trào học tiếng Anh,

tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp sinh viên rèn luyệnkhông chỉ khả năng

diễn đạt bằng tiếng Anh mà còn rèn luyện nhiều phẩm chất quan trọng khác phục vụ

cho công việc trong tương lai.

48

Cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh được tổ chức hàng năm giúp sinh viên có

cơ hội rèn luyện kỹ năng nói và khả năng diễn thuyết trước công chúng. Cuộc thi

viết tiếng Anh như viết về thầy cô nhân ngày 20/11 giúp sinh viên rèn luyện khả

năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết.

Điều quan trọng là để đến cái đích là các cuộc thi, sinh viên đã dành ra rất

nhiều thời gian chuẩn bị trước khi tham gia, qua đó các em có cơ hội luyện tập, thu

thập thông tin, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và lựa chọn cách thể hiện. Quá trình đó

góp phần quan trọng vào việc giúp sinh viên phát triển ngôn ngữ và tích lũy kiến

thức. Các cuộc thi cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy động lực

học cho sinh viên.

6. Hình thành cộng đồng học tập: Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng (CEC)

Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng, tên tiếng Anh là Community English Club, viết

tắt là CEC, được thành lập với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên thực hành nâng cao

năng lực tiếng Anh và bồi dưỡng các kỹ năng mềm. Hoạt động của câu lạc bộ do

sinh viên tự vận hành có sự tư vấn và định hướng của giảng viên. Câu lạc bộ hướng

tới việc tạo cảm hứng và động lực cho các bạn sinh viên, khuyến khích sự luyện tập

không ngừng, bồi dưỡng thái độ tinh thần tích cực, tích lũy tri thức, kĩ năng và thúc

đẩy sự chia sẻ và đóng góp của giới trẻ cho cộng đồng xã hội. Rất nhiều các hoạt

động thúc đẩy môi trường thực hành tiếng Anh ngoài lớp học được triển khai qua

câu lạc bộ CEC.

6.1. Meet-up (Sinh hoạt hàng tuần)

Mục tiêu của hoạt động này là tạo sân chơi cho sinh viên giao lưu, học hỏi và

rèn luyện kỹ năng thực hành tiếng ngoài giờ học, đồng thời giúp sinh viên rèn luyện

kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch

và triển khai kế hoạch cũng như một số kỹ năng mềm khác.

Thành phần tham gia là các thành viên câu lạc bộ, có thể có thêm cố vấn và

khách mời tùy vào từng buổi sinh hoạt. Các buổi sinh hoạt cũng mở rộng cho người

tham gia là các bạn sinh viên ngoài câu lạc bộ là các bạn thành viên mới hoặc các

bạn sinh viên khác đến giao lưu.

Các buổi sinh hoạt thường được tổ chức hàng tuần vào sáng thứ 7 trong

khoảng thời gian 2 tiếng. Địađiểm tổ chức thường linh hoạt, có thể tại phòng Bộ

49

môn tiếng Anh hoặc phòng học thuộc khu giảng đường. Một số buổi sinh hoạt được

tổ chức tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, công viên sông Cầu và một số

địa điểm tại các trường đại học trong Đại học Thái Nguyên và Trung tâm Giáo dục

Quốc phòng.

Về cách thức và qui trình tổ chức và thực hiện một buổi sinh hoạt có thể mô

tả vắn tắt như sau:

Toàn Ban chủ nhiệm và thành viên cứng của CLB được chia đều thành 3

nhóm. Các nhóm này có số lượng thành viên dao động từ 4 đến 5 sinh viên. Mỗi

một tuần, mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thiết kế từ 1 đến 2 hoạt động cho buổi sinh

hoạt. Trước buổi sinh hoạt, các nhóm tự thảo luận, đưa ra ý tưởng và lên kế hoạch

thực hiện một nội dung của buổi sinh hoạt, sau đó báo lại nội dung hoạt động cho

Ban chủ nhiệm vào thứ 5 hàng tuần. Các nhóm tự chuẩn bị vật dụng cần thiết cho

hoạt động của mình (giấy, bút, kéo, màu…) và phân công người đứng ra triển khai

hoạt động trong buổi sinh hoạt vào thứ 7 (mỗi tuần cử một thành viên khác nhau để

tất cả thành viên đều được tập luyện khả năng nói trước đám đông – public

speaking).

Mở đầu buổi sinh hoạt là phần Khởi động do một nhóm triển khai. Phần này

thường là bước khởi đầu nhẹ nhàng, làm quen với các thành viên mới hoặc chia sẻ,

trao đổi về cuộc sống sinh viên, học tập hoặc thảo luận vắn tắt (small talk) về các sự

kiện đang diễn ra ở trường hoặc khu vực các bạn sinh viên sống bằng tiếng Anh

giao tiếp thông dụng. Mục đích của phần mở đầu là tạo không khí cởi mở, thân

thiện, kết nối các thành viên.

Sau phần khởi động là phần Trò chơi tiếng Anhdo cùng nhóm thực hiện

Khởi động triển khai (nhưng là một thành viên khác đứng ra tổ chức hoạt động).

Trò chơi diễn ra trong khoảng 15 phút, có thể liên quan tới việc sử dụng tiếng Anh

ở mức độ nhẹ nhàng (từ vựng, nối từ, nối câu, ghép câu…). Sau phần chơi này

thường sẽ có nhóm bị thua cuộc và phải nhận hình phạt. Hình phạt thường khá lạ

(vắt chéo chân đứng lên ngồi xuống liên tục, làm mặt xấu, làm hành động kì

quặc…) do các thành viên khác nghĩ ra và sẽ được quay phim hoặc chụp ảnh để lưu

lại. Mục đích của trò chơi là khuấy động không khí và giới thiệu từ vựng, cấu trúc

tiếng Anh.

50

Tiếp theo là phần Thảo luận bằng tiếng Anh(hay còn được các nhóm gọi là

Topic của buổi sinh hoạt). Ở phần này, các thành viên tham gia buổi sinh hoạt được

chia thành 4 đến 5 nhóm tùy số lượng người tham gia để thảo luận về 01 chủ đề

nhất định. Chủ đề có thể gần gũi với đời sống sinh viên như những khó khăn của

cuộc sống xa nhà, du học, ước mơ, gia đình, sự kiện quan trọng - ấn tượng – không

thể quên, du lịch … đến những vấn đề nóng của xã hội như sống thử, bệnh sống ảo,

tình yêu sinh viên, lừa đảo, đa cấp và các vấn đề khác. Sau thời gian thảo luận

khoảng 10 phút, các nhóm sẽ tiến hành chia sẻ quan điểm bằng các hình thức khác

nhau tùy thuộc vào yêu cầu của nhóm thiết kế hoạt động. Một số hình thức được sử

dụng nhiều trong các buổi sinh hoạt là: diễn kịch (role-play), tranh luận (debate),

thuyết trình (present) và mini-contest với giám khảo là nhóm thiết kế hoạt động.

Trong phần thảo luận này, tiếng Anh được sử dụng có mức độ cao hơn phần Trò

chơi, do vậy những thành viên có trình độ tiếng Anh tốt hơn cố gắng giúp đỡ các

thành viên yếu hơn. Một số từ vựng và cấu trúc có thể được cung cấp từ trước

(thông qua phần Trò chơi hoặc nhóm thiết kế phần này tự giới thiệu). Mục đích của

phần thảo luận là tạo môi trường cho các thành viên luyện tập kỹ năng nghĩ và nói

tiếng Anh theo chủ điểm. Ngoài ra, phần này cũng khuyến khích các thành viên tư

duy bằng tiếng Anh, luyện tập kỹ năng nói và biểu đạt thông qua ngôn từ và cơ thể

(diễn kịch).

Phần cuối cùng của buổi sinh hoạt là Tổng kết. Ở mỗi buổi sinh hoạt lại có

một cách tổng kết khác nhau tùy thuộc vào lượng công việc của CLB đảm nhiệm.

Phần này thường do Ban chủ nhiệm đứng ra thực hiện. Trong phần này, các thành

viên có thể tham gia một hoạt động nhỏ (có thể không liên quan đến tiếng Anh) như

viết lời nhắn lên giấy A0 cho bạn sinh viên đang trong quân sự, tổ chức sinh nhật

cho thành viên, giao lưu âm nhạc hoặc Chủ nhiệm CLB triển khai các hoạt động sắp

tới và thông báo những việc CLB cần hoàn thành.

Sau đó, hình ảnh về buổi sinh hoạt sẽ được công khai trên Fan Page chính

của CLB ngay trong ngày hoặc trong ngày kế tiếp. Một số buổi sinh hoạt được viết

dưới dạng báo cáo và đăng tải trên Wordpress của CLB.

Các buổi sinh hoạt CLB là nòng cốt để gắn kết giữa các thành viên và tạo

điều kiện cho người tham gia phát triển nhiều kỹ năng. Trong đó có kỹ năng lập kế

51

hoạch (các nhóm thiết kế hoạt động), kỹ năng làm việc nhóm (các nhóm thiết kế

hoạt động và các nhóm chơi trò chơi, thảo luận), kỹ năng nói trước đám đông và

một số kỹ năng mềm khác. Rất nhiều thành viên trong CLB cảm thấy tự tin hơn khi

nói tiếng Anh sau một thời gian tham gia CLB. Đa số thành viên đều nhận thấy bản

thân tích cực, năng động tham gia các hoạt động ngoại khóa và tình nguyện hơn.

Hầu như các thành viên của CLB dù xuất phát điểm chưa cao nhưng sau thời gian

gắn bó đều trở nên khá nổi bật trong lớp, trong các hoạt động của Đoàn, Khoa vì

tích cực tham gia, đóng góp vào nhiều hoạt động ngoại khóa.

6.2. TalkShow

Talk Show là một chương trình đặc biệt của Community English Club nhằm

khuyến khích văn hóa chia sẻ, cập nhật tri thức đồng thời rèn luyện thói quen trình

bày, tranh luận. Đối với các quốc gia phương Tây, cuộc cách mạng trong giao tiếp

đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ thể hiện qua tài năng ngôn ngữ của các chính

khách, những người lãnh đạo tập đoàn lớn mà còn thể hiện qua công nghệ truyền

thông phát triển không ngừng. Bên cạnh những công nghệ mới, thì còn nhiều

chuyên gia viết về giao tiếp và cách con người truyền tải các thông điệp. Rất nhiều

sách ra đời từ những năm 60, 70 nhưng tới nay vẫn còn rất mới mẻ đối với người

Việt nói chung, đặc biệt là sinh viên nói riêng.

Lấy cảm hứng từ khẩu hiệu của CEC “chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng”,

chương trình TalkShow là một trong những hoạt động rất đặc biệt của CEC ngay từ

khi ra đời và đã dần trở thành một hoạt động thường xuyên của câu lạc bộ.

Talkshow là một từ ghép của 2 từ Talk và Show. Đây không chỉ đơn thuần là các

buổi thuyết trình mà là những buổi chia sẻ (talk) có chiều sâu về nội dung lẫn hình

thức. Chương trình này có thể được dịch sang tiếng Việt là Diễn Thuyết. Nó không

đơn giản như qua các hoạt động thuyết trình, mà nó yêu cầu diễn giả phải đạt đẳng

cấp cao trong khi trình bày, vừa chia sẻ, vừa nói vừa làm, không chỉ nói mà còn

phải diễn (show).

Có thể nói thuyết trình, thuyết phục là một trong những kỹ năng vô cùng

quan trọng cho tất cả sinh viên, học viên, học giả…thậm chí tới những người ít sử

dụng ngôn ngữ nhất trong giao tiếp. Nhưng kỹ năng này chưa được trau dồi, rèn

52

luyện một cách có ý thức. Có chăng người học cũng được tiếp xúc theo một cách

nào đó gián tiếp, nhưng các khóa học về nội dung này còn mang tính hình thức và

chưa tạo cơ hội cho người học thực hành. Thế nên, việc cho ra đời và phát triển

chương trình Talkshow là một bước đột phá cho sinh viên. Cùng với những phong

trào trên thế giới hiện nay như TED.com, CEC TalkShow là mô hình học tập mới

tại Thái Nguyên.

Chương trình cũng khuyến khích sinh viên tham gia chia sẻ những nội dung

quan tâm qua đó rèn kỹ năng nói trước công chúng, trình bày thuyết phục. Đây là

một trong những kỹ năng rất thách thức cho tất cả sinh viên. Mục tiêu xa hơn của

chương trình TalkShow là nhằm kết nối sinh viên với chuyên gia, đẩy mạnh việc

học thông qua thực tế (authentic learning). Sinh viên có thể đề xuất những yêu cầu

về kiến thức, các chủ đề, lĩnh vực quan tâm, từ đó câu lạc bộ sẽ gửi nội dung tới các

diễn giả đến từ nhiều lĩnh vực để chia sẻ. Hoạt động này sẽ động viên sinh viên

trong quá trình tự học, tìm hiểu kiến thức, đồng thời giúp tri thức đến đúng những

người thực sự cần.

Một mục tiêu nữa là khuyến khích giảng viên, cán bộ khoa Ngoại ngữ chia sẻ

với sinh viên về những điều tâm huyết nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, ngoài

những nội dung học tập trên lớp chính quy, các thầy cô có thể chia sẻ ước mơ, tâm

tư nguyện vọng với sinh viên, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa giảng viên

và sinh viên.

Những người sáng lập và điều hành CEC cũng hướng tới cuộc cách mạng

trong giao tiếp, cách thức con người giao tiếp với nhau, đặc biệt qua phần thuyết

trình, thuyết phục. Talk thể hiện tính gần gũi, mang tính chia sẻ, Show chính là cơ

sở để củng cố Talk cho dễ hiểu, dễ nhớ, chính vì vậy triết lý này ảnh hưởng tới cách

khách mời trò chuyện. CEC đang xây dựng bộ công cụ giúp khách mời chuẩn bị bài

trình bày, đồng thời phiếu phản hồi giúp nâng cao chất lượng chương trình và nội

dung chia sẻ.

Tại Việt Nam, văn hóa chia sẻ còn nhiều tiềm năng, chưa phát huy mạnh mẽ,

sinh viên còn thụ động trên lớp học, cách học qua seminar, hội thảo chưa được

nhiều sinh viên thực sự quan tâm. Do vậy, chương trình Talk Show là một điểm

nhấn cho sinh viên tại Thái Nguyên.

53

CEC đã dịch một số sách về thuyết trình diễn thuyết, xây dựng các cuộc thi,

các chương trình để cho thành viên có cơ hội luyện tập. Thêm vào đó là việc kết

hợp với khách mời của chương trình, những người có uy tín và thành công trong

cuộc sống chia sẻ với sinh viên. Bằng cách này, sinh viên không chỉ học nội dung

mà còn hình thức trình bày của các vị khách mời.

6.3. Tạp chí song ngữ Anh – Việt CEC.

Mục đích của đề án

- Nhằm tạo một sân chơi cho các bạn sinh viên để cập nhật thông tin, trau dồi

kỹ năng đọc hiểu và biên dịch, là kênh thông tin để trao đổi giữa các thành

viên CLB, nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên các chuyên ngành.

- Nhằm thúc đẩy sinh viên tham gia sâu rộng vào các hoạt động thực tế, sẵn

sàng hòa nhập thế giới công việc sau này, phát huy các kỹ năng mềm trong

khi làm việc.

- Hướng tới xin giấy phép của NXB Đại học Thái Nguyên để phát hành trên

diện rộng, chủ yếu ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cho sinh viên các trường

trong khối ĐHTN.

- Là động lực thúc đẩy không chỉ sinh viên trong khoa, mà còn thúc đẩy khả

năng tự họctiếng Anh cho các sinh viên nói chung trong khối ĐHTN.

Mô tả đề án

Tạp chí được trình bày song ngữ Anh – Việt, tập trung vào các nội dung

xung quanh môi trường học tập, sinh hoạt của sinh viên, các kỹ năng cần thiết,

những chủ đề thời sự cập nhật.

Tạp chí hoạt động trên cơ sở làm việc nhóm, theo đó mỗi nhóm đảm nhận

một nhiệm vụnhất định để đảm bảo sự thông suốt trong quá trình làm việc cũng

như sự đều đặn trong quátrình phát hành. Căn cứ vào các giai đoạn trong quá

trình phát hành tạp chí, thành viên tham gia sẽ được phân công vào các nhóm:

Nhóm chỉ đạo nội dung, nhóm biên dịch, nhóm hiệu ứng, nhóm thiết kế và

nhóm phát hành.

Quy trình làm việc:

- Nhóm chỉ đạo nội dung lên kế hoạch nội dung, giao cho nhóm biên dịch tìm

bài

54

- Nhóm biên dịch có 2 ngày để tìm bài từ các nguồn đã cho, nộp bài theo địa chỉ

hòmthư: [email protected]

- Các bài chọn sau 1 ngày duyệt nội dung sẽ được thông báo lại trên hòm thư,

lúc nàynhóm biên dịch chính thức bắt tay vào dịch. Việc dịch kéo dài tối đa

trong vòng 1tuần.

- Sau 1 tuần dịch bài, sản phẩm dịch được chuyển qua nhóm hiệu đính. Việc

hiệu đínhkéo dài từ 5 đến 7 ngày theo 2 lượt:

- Lượt 1: sinh viên kiểm tra sản phẩm dịch và hiệu đính vòng ngoài

- Lượt 2: các giảng viên kiểm tra lại và hiệu đính lần cuối

- Các sản phẩm dịch sau khi được hiệu đính, được gưi lại vào hòm thư chung,

nhómbiên dịch có 2 ngày tiếp theo để sửa bài trước khi giao bài cho nhóm thiết

kế.

- Nhóm thiết kế có 3 đến 5 ngày để thiết kế và hoàn thành bản thiết kế mềm. Sau

khi hoàn chỉnh bản thiết kế cuối cùng, nhóm thiết kế gửi lại vào hòm thư điện

tử,nhóm phát hành chịu trách nhiệm đặt in và lien hệ tới các điểm phát hành.

Kết quả đề án

Qua thời gian hoạt động, đề án Tạp chí song ngữ Anh – Việt CEC đã phát hành

2 số. Số thứ nhất với chủ đề “Nhật Ký của mẹ” (The secrete of Mother) và số

thứ 2 với chủ đề “Chào đón Tân sinh viên” (Welcome Freshmen). Đề án đã phát

hành 30 ấn phẩm của số thứ nhất và 50 ấn phẩm của số thứ hai cho các bạn sinh

viên và độc giả quan tâm.

6.4. Chuyển giao mô hình CLB cho sinh viên các trường không chuyên ngữ

và trường THPT.

Với mục tiêu mở rộng mạng lưới, nhân rộng mô hình CLB, đồng thời tạo

điều kiện cho các trường thành lập CLB tiếng Anh cho người học, CLB tiếng

Anh CEC Khoa Ngoại Ngữ đã tiến hành chuyển giao mô hình cho trường THPT

Dương Tự Minh – TP Thái Nguyên và Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

6.4.1. Mô hình câu lạc bộ CEC – DTM tại trường THPT Dương Tự Minh:

CLB do tổ bộ môn Tiếng Anh phối hợp với các phòng chức năng, đoàn thể

định hướng hoạt động dưới sự cố vấn chuyên môn của CLB Tiếng Anh Cộng

Đồng Khoa Ngoại ngữ, ĐHTN.

55

Mục đích:

- Nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, phát triển các kỹ năng mềm cần

thiết cho các bạn sinh viên và những người yêu thích ngoại ngữ thông qua các

hoạt động tiếng Anh ngoại khóa.

- Tạo cơ hội giao lưu trực tiếp giữa các thành viên CLB và những người tham

gia qua đó trao đổi về phương pháp học tập và thực hành tiếng Anh trong môi

trường thực tế.

- Hướng tới một mô hình học tiếng Anh mới và hướng tới khả năng tự học cho

những người có nguyện vọng thông qua các chương trình tình nguyện của CLB.

Nguyên tắc hoạt động

- Tự nguyện: việc tham gia CLB là hình thức hoàn toàn tự nguyện cho các cá

nhân với mục tiêu được đề ra ở trên.

- Bình đẳng: Mọi thành viên phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động dân chủ và định

hướng đề ra của Ban điều hành CLB và phải đối xử bình đẳng với nhau, do vậy

khi được phân công các nhiệm vụ, tất cả các thành viên phải tích cực tham gia

nhằm tăng cường hiểu biết của cá nhân và chia sẻ những hiểu biết của mình cho

cộng đồng thông qua CLB.

- Minh bạch: Minh bạch về thông tin và tài chính: Ban điều hành CLB phải cập

nhật đầy đủ các chương trình hoạt động, và công khai tài chính trên trang web

đồng thời xây dựng báo cáo hoạt động theo các nhiệm kỳ.

- Hợp pháp: Chương trình họat động CLB phải tuân thủ các mục tiêu và nguyên

tắc ở trên và phải phù hợp với các quy định của Khoa, của trường và các quy

định của Nhà nước.

Ban điều hành CLB:

Ban điều hành CLB bao gồm các vị trí sau đây:

• Hai chủ nhiệm gián tiếp: một là giáo viên tiếng Anh tại trường THPT Dương

Tự Minh do ông/bà hiệu trưởng chỉ định và một là thành viên CLB tiếng Anh

cộng đồng, khoa Ngoại ngữ, ĐHTN giúp định hướng và cố vấn trực tiếp cho

CLB, đồng thời là cầu nối giữa CLB và các phòng chức năng, đoàn thể và các tổ

chức trong và ngoài trường.

56

• Một chủ tịch CLB - là học sinh xuất sắc do các giáo viên giới thiệu và được

các thành viên tín nhiệm. Chủ tịch CLB trưc tiêp lam viêc vơi chủ nhiệm gián

tiếp điêu hanh CLB.

• Hai Phó chủ nhiệm CLB - Hô trơ xây dưng kê hoach, tô chưc, triển khai, và

báo cáo các hoạt động của CLB.

• Một thư ký CLB - Theo doi cac hoat đông CLB, ghi nhật ký hoạt động CLB

• Một thủ quỹ CLB - Thu chi ngân quy, công khai tài chính trên trang web,

định kỳ báo cáo tài chính cho các thanh viên.

Ngoài ra còn có các thành viên trong các nhóm giúp cho việc chuẩn bị tài

liệu, chọn địa điểm, phụ trách mảng hoạt động lớn của CLB. Các thành viên này

được gọi là hội viên chuyên môn.

6.4.2. Mô hình câu lạc bộ I-Young – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Nhận lời mời từ phía câu lạc bộ tiếng Anh I – Young và Học Viện Nông

Nghiệp ViệtNam, câu lạc bộ tiếng Anh Cộng Đồng (CEC) – Khoa Ngoại Ngữ Đại

Học TháiNguyên đã tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ và chuyển giao mô hình

hoạt động câulạc bộ học thuật tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Với mục đích chia sẻ, chuyển giao mô hình hoạt động câu lạc bộ học thuật

hiệu quả củamình, CEC đã tổ chức một buổi tập huấn cho toàn bộ thành viên và ban

chủ nhiệm của I –Young vào sáng ngày 24/8/2014. Trên tinh thần cởi mở, nhiệt tình

và chân thành, đại diệnban chủ nhiệm của CEC và giảng viên Khoa Ngoại Ngữ đã

giới thiệu cụ thể về mô hình BanChủ Nhiệm – Thành Viên và năm hoạt động cốt

lõi, nền tảng của CEC cũng như nhữngkinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức hoạt

động, tổ chức sự kiện…Bên cạnh đó, hai câulạc bộ cũng trao đổi thêm về việc áp

dụng hiệu quả mô hình của CEC vào môi trường khôngchuyên ngữ của Học Viện

Nông Nghiệp Việt Nam. Những giải pháp, sáng kiến đã được đềxuất và trao đổi tích

cực để I – Young có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo và kết thừa nhữngthành tự và

kinh nghiệm của CEC.

57

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CHUYỂN GIAO

MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG

TRONG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chương này mô tả kết quả đánh giá của ba mô hình hoạt động phát triển môi

trường thực hành tiếng Anh ngoài lớp học và kết quả đánh giá năng lực tiếng của

sinh viên Khoa Ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.

1. Sự tác động của các hoạt động tăng cường thực hành tiếng Anh ngoài

lớp học đến năng lực tiếng và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.

1.1. Câu lạc bộ tiếng Anh cộng đồng

Một nghiên cứu đánh giá hiệu quả các hoạt động của câu lạc bộ CEC đến

năng lực tiếng Anh và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên được tiến hành bằng việc

khảo sát ý kiến của các sinh viênđã và đang tham gia câu lạc bộ và khảo sát ý kiến

của các giảng viên. Nghiên cứu cũng so sánh kết quả học tập môn tiếng Anh của

các sinh viên tham gia câu lạc bộ và các sinh viên không tham gia câu lạc bộ để

đánh giá mức độ cải thiện tiếng của hai nhóm.

Đối chiếu với chuẩn đầu ra được công bố trong chương trình đào tạo cử nhân

tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ, có thể thấy rằng các hoạt động hỗ trợ ngoài lớp học

được thực hiện qua câu lạc bộ CEC giúp bổ trợ rất nhiều cho các môn học trong

chương trình mà sinh viên phải tích lũy. Điều này thể hiện ở 2 bảng sau:

Bảng 4: Kỹ năng tiếng Anh được rèn luyện qua một số hoạt động của CEC

(Nguồn: phỏng theo Bùi Thanh Huong, 2015)

TT Hoạt động

Kỹ năng tiếng Anh

Sinh hoạt

hàng tuần

Xuất

bản tạp

chí Bi-

Zine

Dạy

tiếng

Anh

tình

nguyện

Trò

chuyện

với

khách

mời

Trại

ngôn

ngữ

1 Kỹ năng nói √ √ √ √

2 Kỹ năng nghe √ √ √ √

3 Kỹ năng đọc √ √ √

4 Kỹ năng viết √ √ √

58

5 Dịch Anh – Việt √

6 Dịch Việt - Anh √

7 Thuyết trình tiếng Anh √ √ √ √

Bảng 5: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và

Sư phạm Anh được rèn luyện qua một số hoạt động của CEC

(Nguồn: phỏng theo Bùi Thanh Huong, 2015)

TT Hoạt động

Kỹ năng định hướng

nghề nghiệp xác định

trong chuẩn đầu ra

Sinh

hoạt

hàng

tuần

Xuất

bản tạp

chí Bi-

Zine

Dạy

tiếng

Anh

tình

nguyện

Trò

chuyện

với

khách

mời

Trại

ngôn

ngữ

1 Tự tin (Confidence) √ √ √ √ √

2 Thuyết phục và thương

lượng (Convincing and

Negotiating)

√ √ √ √

3 Tin học văn phòng và kỹ

năng tin học căn bản

√ √ √ √

4 Quản lý thời gian (Time

management)

√ √ √ √ √

5 Xử lý tình huống linh hoạt

(Flexibilty)

√ √ √ √ √

6 Quan hệ công chúng

(Public relation)

√ √ √ √

7 Nói trước công chúng

(Public speaking)

√ √ √ √

8 Giao tiếp(Communication) √ √ √ √ √

9 Thể hiện bản thân (Self-

expression)

√ √ √ √ √

59

10 Thuyết trình (Presentation) √ √

11 Giải quyết vấn đề

(Problem solving)

√ √ √ √ √

12 Lập kế hoạch, viết báo cáo

(Making a plan and report)

√ √ √ √ √

13 Thiết kế (Designing) √ √ √

14 Tổ chức sự kiện

(Organizing events)

√ √ √ √

16 Quản lý dự án (Project

management)

√ √ √ √ √

17 Làm việc nhóm (Team

building)

√ √ √ √

18 Lãnh đạo (Leadership) √ √ √ √

19 Cải tiến, đổi mới

(Innovation)

√ √ √ √ √

20 Sáng tạo (Creativity) √ √ √ √ √

21 Phát triển (Development) √ √ √ √

22 Dạy học (Teaching skill) √

23 Học từ thực tế (Authentic

learning)

√ √ √ √ √

26 Tư duy phản biện (Critical

thinking)

√ √ √

Bảng 6: Các hoạt động của CEC bổ trợ cho các môn học trong chương trình

No. Hoạt động

Môn học

Sinh

hoạt

hàng

tuần

Xuất

bản tạp

chí Bi-

Zine

Dạy

tiếng

Anh

tình

nguyện

Trò

chuyện

với

khách

mời

Trại

ngôn

ngữ

1 Khẩu ngữ trung cấp 1 & 2 √ √ √ √

60

(English Oral proficiency -

Immediate 1 & 2)

2 Khẩu ngữ cao cấp 1 & 2

(English Oral proficiency -

Advanced 1 & 2)

√ √ √ √

3 Bút ngữ trung cấp 1 & 2

(English Written

proficiency-Immediate 1&

2)

√ √ √ √

4 Bút ngữ cao cấp 1 & 2

(English Written

proficiency -Advanced 1

& 2)

√ √ √ √

5 Thuyết trình tiếng Anh

(English Presentation)

√ √ √ √

6 Đề án kịch tiếng

Anh(English Drama

Project)

√ √ √ √

7 Đề án du lịch tiếng Anh

(English Excursion

Project)

√ √ √

8 Đề án văn hóa Anh

(English Cultural Project)

√ √ √

9 Đề án tạp chí Anh (English

Magazine Project)

√ √ √

10 Biên dịch tiếng

Anh(English Written

Translation)

√ √

11 Phiên dịch tiếng

Anh(English Oral

√ √

61

Translation)

12 Phương pháp giảng dạy

tiếng Anh tiểu học

(English Teaching

Methodology for Primary

students)

√ √

Khảo sát trên 30 sinh viên đang tham gia câu lạc bộ CEC cho thấy 97.6%

những em được hỏi khẳng định rằng các hoạt động mà họ tham gia có tác dụng hỗ

trợ cho việc học trên lớp và giúp cải thiện điểm các môn tiếng Anh trong chương

trình học.100 % giảng viên tham gia khảo sát đều cho rằng các hoạt động tăng

cường ngoài lớp học thực hiện qua mô hình câu lạc bộ là các hoạt động hữu ích

giúp bổ trợ cho các môn học mà họ giảng dạy. Các giáo viên này cũng khẳng định

rằng sinh viên tham gia câu lạc bộ có thái độ học tập tích cực và thể hiện năng lực

tốt hơn các sinh viên khác.

Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả học tập các môn thực hành tiếng

của hai nhóm sinh viên trong cùng một khóa học, một nhóm gồm 15 sinh viên tham

gia câu lạc bộ CEC, một nhóm gồm 15 sinh viên không tham gia câu lạc bộ CEC.

Sinh viên mỗi nhóm được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả điểm các môn Khẩu ngữ

tiếng Anh cao cấp 1 + Bút ngữ tiếng Anh cao cấp 1 (EWOA 241)và Khẩu ngữ tiếng

Anh cao cấp 2 + Bút ngữ tiếng Anh cao cấp 2 (EWOA 242) được thể hiện trên biểu

đồ sau:

Biểu đồ 1: Điểm học trung bình các môn thực hành tiếng Anh của sinh viên tham

gia câu lạc bộ CEC và sinh viên không tham gia câu lạc bộ CEC

62

(Nguồn: phỏng theo Bui Thanh Huong, 2015)

Các môn học này được tổ chức trong 2 kỳ học liên tiếp vào năm thứ 2. Biểu

đồ này cho thấy đối với các sinh viên không tham gia câu lạc bộ, điểm trung bình

môn thực hành tiếng ở kỳ thứ nhất là 7.2, cao hơn các sinh viên tham gia câu lạc bộ

0,2 điểm. Sau một kỳ học, điểm trung bình của nhóm tham gia câu lạc bộ là 7,5,

tăng lên 0,5 điểm so với mức điểm 7 của kỳ thứ nhất. Trong khi đó, điểm trung bình

cho các môn thực hành tiếng của nhóm sinh viên không tham gia câu lạc bộ bị giảm

từ 7,2 xuống 7,0, tức giảm đi 0,2 điểm.

Bảng 7:Kết quả thay đổi điểm số học tập của các sinh viên tham gia câu lạc bộ

CEC

TT Thay đổi điểm số học tập Số sinh viên Tỉ lệ

1 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 cao

hơn kỳ 1

14 93.3%

2 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 thấp

hơn kỳ 1

0 0%

3 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 bằng

kỳ 1

1 6.7%

6,7

6,8

6,9

7

7,1

7,2

7,3

7,4

7,5

7,6

EWOA 241 EWOA 242

Sinh viên không tham gia CEC Thành viên CEC

63

Bảng 8:Kết quả thay đổi điểm số học tập của các sinh viên không tham gia câu lạc

bộ CEC

TT Thay đổi điểm số học tập Số sinh viên Tỉ lệ

1 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 cao

hơn kỳ 1

5 33.3%

2 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 thấp

hơn kỳ 1

10 66.7%

3 Điểm thực hành tiếng ở kỳ 2 bằng

kỳ 1

0 0%

Kết quả này được thể hiện trên biểu đồ như sau:

Biểu đồ 2: Thay đổi điểm thực hành tiếng của 2 nhóm sinh viên nghiên cứu

Kết quả thể hiện trên biểu đồ trên cho thấy 93.3 % sinh viên tham gia câu lạc

bộ CEC có thể cải thiện điểm số môn thực hành tiếng Anh. Chỉ có 6,7 % sinh viên

thuộc nhóm tham gia câu lạc bộ có số điểm không thay đổi và không có sinh viên

nào bị giảm điểm học. Trong khi đó, chỉ có 33,3 % sinh viên không tham gia câu lạc

bộ tăng được điểm số môn thực hành tiếng Anh, và có tới 66,7 % sinh viên có điểm

số thấp hơn ở kỳ 2 so với kỳ 1.

Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động phụ trợ bên ngoài lớp học có tác

động đáng kể đến việc nâng cao năng lực thực hành tiếng của sinh viên. Hầu hết các

sinh viên tham gia câu lạc bộ khi trả lời phỏng vấn đều cho rằng các hoạt động mà

họ tham gia giúp phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Khi

tham gia câu lạc bộ, họ có động lực và thái độ học tốt hơn. Những sinh viên này

cũng khẳng định việc giao tiếp với người nước ngoài trong các hoạt động của

93,3; 93%

6,7; 7%0; 0%

Điểm học của SV tham gia CEC

Tăng Không đổi Giảm

33,3

066,7

Điểm học của SV không

tham gia CEC

Tăng

Không đổi

Giảm

64

CECgiúp họ giao tiếp thoải mái và lưu loát hơn, tăng khả năng sử dụng tiếng không

chỉ trên lớp học mà còn trong các tình huống giao tiếp thực tế.

Ngoài tác động tích cực của câu lạc bộ đến năng lực tiếng của sinh viên, nghiên

cứu cũng cho thấy các hoạt động ngoài lớp học qua mô hình câu lạc bộ cũng tác

động đáng kể đến việc hình thành phẩm chất và kỹ năng định hướng nghề nghiệp

của sinh viên được đặt ra trong chuẩn đầu ra. 100 % các em sinh viên tham gia CEC

khi được phỏng vấn đều cho rằng tham gia các hoạt động giúp các em có cơ hội thể

hiện bản thân, phát huy những điểm mạnh và nhận ra những hạn chế qua quá trình

cộng tác làm việc với các thành viên khác. Có 96,7 % sinh viên đang học và sinh

viên đã tốt nghiệp có tham gia hoạt động của CEC cho rằng họ có định hướng các

kỹ năng nghề nghiệp rõ hơn khi tham gia CEC. Tương tự, hầu hết sinh viên chia sẻ

rằng họ tìm được thế mạnh và xác định được đam mê theo đuổi cho sự nghiệp lâu

dài, như có bạn muốn trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ thiệt thòi, có bạn

muốn theo đuổi nghề viết chuyên nghiệp, có bạn muốn theo đuổi công việc thiết kế

cho các website tiếng Anh, có bạn muốn làm biên dịch v.v. Điều quan trọng ở đây

là sinh viên đã hình thành được thái độ, động cơ học tập tốt, giúp các em không chỉ

cải thiện được năng lực tiếng mà còn sớm chăm lo tích lũy, trau dồi các kỹ năng

nghề nghiệp chuẩn bị cho công việc sau khi tôt nghiệp.

1.2. Dự án Trò chuyện với người bản ngữ qua Skype

Hiệu quả của dự án Trò chuyện với người bản ngữ qua Skype đã được đánh

giá qua kết quả so sánh điểm nghe và nói của 20 sinh viên trước và sau khi tham gia

dự án.

Điểm nghe và nói trung bình của nhóm sinh viên tham gia thực nghiệm được

thể hiện trong bảng sau:

Biểu đồ 3:Điểm trung bình kỹ năng nghe và nói của sinh viên trước và sau

khi tham gia dự án

(Nguồn: phỏng theo Nguyễn Thị Diệu Hương, 2016)

65

Biểu đồ cho thấy cả kỹ năng nghe và nói của sinh viên tham gia dự án Trò

chuyện với người bản ngữ qua Skype đều được cải thiện. Đặc biệt đối với kỹ năng

nghe, điểm trung bình tăng đáng kể từ 6.82 đến 7.54, chênh lệch tới 0.72 điểm.

Điểm kỹ năng nói tuy không có sự khác biệt rõ rệt, nhưng cũng có cải thiện từ mức

8.02 lên 8.2 điểm.

Sự cải thiện kỹ năng nghe và nói của các sinh viên tham gia nghiên cứu thể

hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Những thay đổi về điểm số trước và sau khi tham gia dự án

Kỹ năng Thay đổi Số sinh viên Tỉ lệ tương

ứng

Nghe

Điểm số tăng 15 75%

Điểm số giảm 4 20%

Điểm số không đổi 1 5%

Nói

Điểm số tăng 12 60%

Điểm số giảm 6 30%

Điểm số không đổi 2 10%

Biểu đồ 4: Tỉ lệ thay đổi điểm số

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Nghe Nói

Trước dự án Sau dự án

66

Tỉ lệ trên biểu đồ cho thấy phần lớn sinh viên tham gia dự án đều cải thiện kỹ

năng nghe và nói, trong đó 75% sinh viên cải thiện kỹ năng nghe và 60% sinh viên

cải thiện được kỹ năng nói, chiếm ưu thế so với những sinh viên không cải thiện

hoặc bị giảm điểm .

Khảo sát đối với 20 sinh viên tham gia dự án và 20 tình nguyện viên nước

ngoài cũng cho thấy những tác động rất tích cực của dự án đến thái độ và động lực

của sinh viên. Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng sau:

Bảng 10: Ý kiến của sinh viên tham gia Dự án Trò chuyện với người nước ngoài

qua Skype

Ý kiến

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Không

chắc

chắn

Đồng ý

Hoàn

toàn

đồng ý

Điể

m

tổng

Điểm

trung

bình

(1.0–

1.5)

(1.6-

2.5)

(2.6 –

3.5)

(3.6 –

4.5)

(4.6 –

5)

1. Tôi tin rằng Skype

là công cụ tốt nhất để

thực hành nghe nói

với người bản ngữ

0 0 9 44 30 83 4.2

2. Tình nguyện viên 0 0 3 36 50 89 4.5

75%

5%

20%

Nghe

Tăng

Không đổi

Giảm 60%

10%

30%

Nói

Tăng

Không đổi

Giảm

67

người nước ngoài

khuyến khích tôi nói

tiếng Anh và giúp

sửa lỗi phát âm và

ngữ pháp

3. Tôi cải thiện được

vốn từ vựng xoay

quanh các chủ đề nói

chuyện hàng tuần

0 0 9 52 20 81 4.1

4. Tôi có thể áp dụng

từ mới đã học vào

các tình huống hội

thoại thực tế

0 0 25 40 25 80 4.0

5. Tôi nhận thấy kỹ

năng nghe lấy ý

chính và nghe lấy

thông tin chi tiết

được cải thiện đáng

kể

0 0

6 52 25 83 4.2

6. Tôi có thể tư duy

và phản xạ nhanh

hơn sau khi tham gia

dự án.

0 2 6 56 15 79 4.0

7. Tôi có thể sử dụng

từ và các cụm từ đa

dạng để diễn đạt ý

tưởng một cách rõ

ràng.

0 0 18 40 20 78 3.9

8. Tôi sử dụng ngữ

điệu tiếng Anh tốt

hơn.

0 0 12 48 20 80 4.0

68

9. Tôi ý thức được

việc việc sử dụng từ

chính xác trong các

ngữ cảnh cụ thể.

0 0 9 48 25 82 4.1

10. Tôi nói tiếng

Anh trôi trảy hơn. 0 0 18 48 10 76 3.8

11. Kiến thức từ việc

tham gia dự án giúp

tôi học tốt hơn các

môn học trong

chương trình

1 0 12 44 20 77 3.9

Bảng 11: Đánh giá chung của sinh viên tham gia Dự án Trò chuyện với người nước

ngoài qua Skype

Ý kiến

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Khôn

g

chắc

chắn

Đồn

g ý

Hoà

n

toàn

đồn

g ý

Điể

m

tổng

Điểm

trung

bình

(1.0–

1.5)

(1.6-

2.5)

(2.6 –

3.5)

(3.6

4.5)

(4.6

– 5)

1. Tôi thấy thú vị khi tham gia

dự án nói chuyện với người

nước ngoài qua Skype

0 0 3 24 65 92 4.6

2. Đây là dự án hay và hiệu

quả giúp sinh viên cải thiện

khả năng nghe nói tiếng Anh

0 0 3 24 65 92 4.6

69

3. Tôi không chỉ học được

tiếng Anh khẩu ngữ mà còn

học được văn hóa của đất

nước nơi tình nguyện viên

sinh sống

0 0 3 28 60 91 4.6

4. Tôi muốn dự án này được

duy trì lâu dài. 0 0 6 16 70 92 4.6

Bảng 12-13: Đánh giá của tình nguyện viên tham gia Dự án Trò chuyện với người

nước ngoài qua Skype

Ý kiến

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Không

chắc

chắn

Đồng ý

Hoàn

toàn

đồng ý

Điể

m

tổng

Điểm

trung

bình

(1.0–

1.5)

(1.6-

2.5)

(2.6 –

3.5)

(3.6 –

4.5)

(4.6 –

5)

1. So với lúc đầu trò

chuyện với sinh viên,

tôi thấy sinh viên có

cải thiện phát âm rõ

rệt

0 0 24 28 25 77 3.9

2. So với lúc đầu trò

chuyện với sinh viên,

tôi thấy sinh viên có

cải thiện đáng kể về

khả năng nghe hiểu

0 2 12 36 30 80 4.0

3. So với lúc đầu trò

chuyện với sinh viên, 0 0 21 32 25 78 3.9

70

tôi thấy sinh viên có

cải thiện đáng kể về

khả năng diễn đạt

bằng lời nói.

4. So với lúc đầu trò

chuyện với sinh viên,

tôi thấy sinh viên có

cải thiện đáng kể về

từ vựng và khả năng

áp dùng các từ mới

đã học vào các cuộc

hội thoại.

0 0 15 32 35 82 4.1

5. Sinh viên của tôi

tương tác tốt hơn. 0 0 9 28 50 87 4.4

6. Sinh viên của tôi

tự tin hơn khi nói

tiếng Anh.

0 0 12 36 35 83 4.2

7. Sinh viên của tôi

tỏ ra hứng thú hơn

khi nói tiếng Anh.

0 0 12 20 55 87 4.4

Ý kiến

Rất

không

đồng ý

Không

đồng ý

Khôn

g

chắc

chắn

Đồ

ng

ý

Hoà

n

toàn

đồng

ý

Điể

m

tổng

Điểm

trung

bình

71

(1.0–

1.5)

(1.6-

2.5)

(2.6 –

3.5)

(3.6

4.5)

(4.6

– 5)

1. Tôi thấy thú vị khi tham gia

dự án nói chuyện với sinh viên

Việt Nam qua Skype

0 0 3 4 90 97 4.9

2. Đây là dự án hay và hiệu quả

giúp sinh viên cải thiện khả

năng nghe nói tiếng Anh

0 0 3 8 85 96 4.8

3. Tôi không chỉ giúp sinh viên

cải thiện tiếng Anh khẩu ngữ

mà còn tìm hiểu thêm được

nhiều về văn hóa Việt Nam

0 0 3 8 85 96 4.8

4. Tôi muốn dự án này được

duy trì lâu dài. 0 0 6 8 80 94 4.7

Kết quả từ bảng 12, 13 cho thấy tất cả sinh viên và tình nguyện viên

đều đồng ý rất cao với ý kiến cho rằng sinh viên đã có sự tiến triển đáng kể về kỹ

năng nghe nói sau khi tham gia dự án Trò chuyện qua skype. Đặc biệt, tình nguyện

viên có ý kiến đồng tình rất cao về sự thay đổi thái độ, hứng thú, tương tác và phát

âm (trung bình 4.4 điểm) của sinh viên tham gia dự án.Sự ủng hộ của sinh viên và

tình nguyện viên đối với việc duy trì hoạt động này cũng rất cao, đạt mức trung bình

4.6 điểm đối với ý kiến của sinh viên và 4.7 điểm đối với ý kiến của tình nguyện

viên nước ngoài.

Kết quả nghiên cứu nhìn chung cho thấy rằng việc sinh viên thực hành tiếng

Anh thông qua trò chuyện với người nước ngoài qua mạng Internet có tác dụng

đáng kể cho việc cải thiện kỹ năng nghe và nói của sinh viên. Nghiên cứu cũng cho

thấy rằng hoạt động trò chuyện với người nước ngoài cũng giúp thúc đẩy trao đổi

văn hóa giữa sinh viên Việt Nam và người nước ngoài, qua đó tăng cường mở rộng

kiến thức và hình thành tâm lý tự tin khi giao tiếp cho sinh viên.

72

1.3.Phát triển kỹ năng viết qua website VNEJournal

(http://www.vnejournal.com)

Mô hình phát triển kỹ năng viết cho sinh viên qua việc đăng bài trên website

Vietnamese English Journal được thử nghiệm với một nhóm sinh viên năm thứ hai

ngành tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ.

Để thực hiện mô hình này, nhóm nghiên cứu chọn ra 15 em sinh viên. Trong

một kỳ học, mỗi tuần các sinh viên này viết một bài và đăng lên website. Việc viết

bài này được coi như một hoạt động phụ trợ trên lớp. Sau một kỳ học, các sinh viên

này được so sánh với 15 sinh viên không tham gia thực nghiệm về mức độ cải thiện

kỹ năng viết. Sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên. Trước và sau khi thực hiện

chương trình thí điểm, sinh viên của cả hai nhóm làm bài kiểm tra viết. Hai bài

kiểm tra được phân tích, đánh giá và so sánh để cho kết quả nghiên cứu.

Bảng 14:Thống kê kết quả tham gia thực nghiệm viết bài cho

VNEJournal

(Nguồn: phỏng theo Ngô Thị Hoan, 2016) Chủ đề Số bài đăng Số phản hồi Số lượt xem

1 15 42 348

2 15 42 307

3 15 43 360

4 15 44 405

5 15 42 358

6 15 43 376

7 15 44 364

8 15 43 336

9 7 20 305

10 4 18 335

Dựa trên khảo sát và kết quả so sánh bài kiểm tra giữa nhóm sinh viên tham

gia thực nghiệm và nhóm sinh viên không tham gia thực nghiệm, một số kết quả thể

hiện trong các bảng sau.

Bảng 15: So sánh về thời gian dành cho kỹ năng viết

Số giờ/tuần

Tần xuất % Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

≤ 3 hours 0 7 0 46.7

8.000a 5.367b 2.330 4.082 > 3 and ≤ 7 hours 9 3 60.0 20.0

> 7 hours 6 5 40.0 33.3

Total 15 15 100.0 100

73

Bảng 15 cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa hai nhóm về lượng thời gian

dành cho việc học kỹ năng viết. Thời gian trung bình mà sinh viên ở nhóm thứ nhất

dành để cải thiện kỹ năng viết cao hơn thời gian nhóm thứ hai dành cho kỹ năng

này. Có hơn 60% số sinh viên nhóm thực nghiệm dành ra từ 3 đến 7 tiếng trên một

tuần để thực hành viết tiếng Anh trong khi chỉ có 20% số sinh viên không tham gia

thực nghiệm dành ra số thời gian này. Không có sinh viên nào thuộc nhóm thứ nhất

dành ra ít hơn 3 giờ một tuần cho kỹ năng viết trong khi có gần một nửa (47,6%)

sinh viên ở nhóm thứ hai dành ra dưới 3 tiếng để thực hành viết tiếng Anh.

Sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên cũng thể hiện ở tần xuất gặp phải các

vấn đề đối với kỹ năng viết.

Bảng 16: Tần xuất gặp phải khó khăn khi phát triển ý cho bài viết

Mức độ thường xuyên khi tìm ý cho bài viết

Mức độ

Tần xuất %

Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Luôn luôn 0 5 0.0 33.3

3.333a 2.400b 0.816 1.183

Rất thường

xuyên

3 2 20.0 13.3

Thường

xuyên

4 5 26.7 33.3

Thỉnh

thoảng

8 3 53.3 20.0

Hiếm khi 0 0 0.0 0.0

Không bao

giờ 0 0 0.0 0.0

Tổng 15 15 100.0 100.0

Bảng 17: Tần xuất về lỗi từ vựng

Mức độ thường xuyên mắc lỗi dùng từ, chọn sai từ, viết sai chính tả

Mức độ

Tần xuất %

Giá trị trung

bình Độ lệch chuẩn

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Nhóm

thực

nghiệm

Nhóm

không

thực

nghiệm

Luôn luôn 0 0 0.0 0.0

3.933a 3.467b 0.458 0.516 Rất thường

xuyên

0 0 0.0 0.0

74

Thường

xuyên

2 8 13.3 53.3

Thỉnh

thoảng

12 7 80.0 46.7

Hiếm khi 1 0 6.7 0.0

Không bao

giờ 0 0 0.0 0.0

Tổng 15 15 100.0 100.0

Bảng 16 và 17 cho thấy sinh viên ở nhóm không thực nghiệm gặp phải vấn

đề về việc tìm ý cho bài viết thường xuyên hơn nhóm thực nghiệm. Sinh viên nhóm

không thực nghiệm cũng gặp phải vấn đề về từ vựng thường xuyên hơn nhóm thực

nghiệm. Đáng chú ý, trong khi có tới 30% sinh viên thuộc nhóm thứ nhất luôn luôn

gặp khó khăn khi tìm ý cho bài viết, không có sinh viên nào ở nhóm thữ hai rơi vào

trường hợp này. Tương tự, trong khi chỉ có hơn 13% sinh viên tham gia viết bài cho

VNEJournal thường xuyên mắc lỗi về từ vựng, số sinh viên không tham gia viết bài

cho website rơi vào trường hợp mắc lỗi về từ vựng thường xuyên chiếm tới hơn

53,3%.

Kết quả khảo sát nhóm sinh viên viết bài cho website VNEJournal cho thấy

86.7% thừa nhận rằng kỹ năng viết của họ được cải thiện, bao gồm khả năng xác

định mục tiêu và tìm ý nhanh hơn, vốn từ vựng được tăng cường, cải thiện việc

dùng thì, cấu trúc câu và dấu câu, và khả năng sử dụng phương pháp liên kết văn

bản tốt hơn. Hầu hết các sinh viên được hỏi đều cho rằng website là môi trường hữu

ích để thực hành kỹ năng viết bởi vì website giúp sinh viên chia sẻ bài viết của mình

và nhận được những nhận xét, bình luận từ các sinh viên khác. Họ cũng có cơ hội

đọc bài của những bạn khác và qua đó học được cả những điểm mạnh và tránh được

các lỗi từ họ. Website không chỉ tạo động lực mà còn gián tiếp tạo ra sự cạnh tranh

lành mạnh giữa các sinh viên. Một lợi ích nữa là khi sinh viên tiếp cận website

thường xuyên để đăng bài, họ cũng có cơ hội đọc thêm các câu chuyện, các bài viết

về phương pháp học tập, và họ đặc biệt thích những bài viết về chính thầy cô của

mình. Điều đó giúp họ vừa cải thiện tiếng Anh vừa tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ

ích, và được đặt trong tình huống giao tiếp có mục đích, có ý nghĩa. Hơn 90% sinh

viên mong muốn tiếp tục được viết và đăng bài trên trang web VNEJournal, và

mong muốn trang web này được giới thiệu rộng rãi đến sinh viên.

75

2. Kết quả năng lực tiếng Anh của đối tượng nghiên cứu qua kiểm tra đánh giá

theo Khung tham chiếu châu Âu.

Từ năm 2015, Khoa Ngoại ngữ phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức đánh giá

năng lực tiếng Anh cho sinh viên. Hội đồng Anh là một tổ chức đào tạo và khảo thí

tiếng Anh có uy tín. Việc sử dụng một tổ chức nước ngoài độc lập có uy tín thực

hiện việc kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng rất tích cực đến thái độ học tập của sinh

viên và chất lượng gảng dạy của giáo viên.

Bài thi được sử dụng để đánh giá sinh viên là bài thi Aptis, một bài thi mới

được Hội đồng Anh phát triển trong những năm gần đây. Bài thi gồm đầy đủ bốn kỹ

năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung tập trung kiểm tra năng lực ngôn ngữ theo

Khung tham chiếu châu Âu CEFR. Hình thức thi đa dạng, có thể thi trên giấy hoặc

thi trên máy tính. Bài thi Aptis được tổ chức ở Khoa Ngoại ngữ được thực hiện

hoàn toàn trên máy tính. Hội đồng Anh chịu trách nhiệm từ khâu đề đến khâu cài

đặt, chuyển đề vào máy tính, giám sát thi, nhận bài nộp của thí sinh qua mạng

Internet, chấm thi và trả kết quả. Khoa Ngoại ngữ làm nhiệm vụ phối hợp về cơ sở

vật chất và cử cán bộ tham gia coi thi cùng cán bộ của Hội đồng Anh. Do bài thi

được thực hiện trên máy tính nên thời gian trả kết quả rất nhanh, thông thường chỉ

khoảng 3 ngày sau khi thi.

Sở dĩ Khoa Ngoại ngữ chọn bài thi Aptis vì đây là một bài thi có rất nhiều ưu

điểm. Thứ nhất, nội dung của bài thi rất phù hợp với chương trình đào tạo của

Khoa. Bài thi Aptis kiểm tra tiếng Anh phổ quát chứ không quá thiên về tiếng Anh

học thuật hoặc tiếng Anh giao tiếp kinh doanh như các bài thi IELTS, TOEFL hay

TOEIC. Thứ hai, đề thi được thiết kế bởi một tổ chức khảo thí có uy tín, đã được

mang ra thử nghiệm và xác trị nên độ tin cậy và tính chính xác cao. Thứ ba, toàn bộ

qui trình từ khâu đề đến khâu chấm đều do một tổ chức độc lập thực hiện nên rất

khách quan và công bằng. Thứ tư, đây là một bài thi tiện ích vì giao diện máy tính

đơn giản, dễ sử dụng, dễ thao tác trong quá trình làm bài thi, nộp điểm và nhận kết

quả.

Trong giai đoạn 2015 – 2016, Khoa đã tổ chức được 5đợt thi với 511 người

thi, trong đó có 414 sinh viên của Khoa Ngoại ngữ, còn lại là giáo viên theo chương

76

trình bồi dưỡng ngắn hạn của Đề án ngoại ngữ 2020 và sinh viên các trường khác

trong ĐHTN. Kết quả thống kê thể hiện trong bảng sau.

Bảng 18: Thống kê thi Aptis ở Khoa Ngoại ngữ năm 2015, 2016

Bảng 19: Thống kê sinh viên Khoa Ngoại ngữ thi Aptis năm 2015, 2016

Năm Số lượng

thi

Kế quả thi

A1 A2 B1 B2 C

Năm 2015 260

3 35 132 80 9

Tỷ lệ % 1.2 13.5 50.8 30.8 3.5

Đợt 1 87 2 14 43 27 1

Đợt 2 103 0 13 59 25 5

Đợt 3 70 1 8 30 28 3

Năm 2016 154

0 5 66 72 15

Tỷ lệ % 0 3.2 42.9 46.8 9.7

Đợt 1 38 0 2 14 19 4

Đợt 2 116 0 3 52 53 11

Năm Số lượng

thi

Kết quả thi

A1 A2 B1 B2 C

Năm 2015 352 3 40 178 113 18

Đợt 1 87 2 14 43 27 1

Đợt 2 188 0 18 105 52 13

Đợt 3 77 1 8 30 34 4

Năm 2016 159 0 5 66 72 16

Đợt 1 40 0 2 14 19 5

Đợt 2 119 0 3 52 53 11

Tổng số 2

năm 511 3 45 244 185 34

77

Tổng số 2

năm 414 3 40 198 152 24

So sánh kết quả năm 2015 với kết quả năm 2016, ta thấy có sự tăng lên về

trình độ năng lực tiếng Anh của sinh viên theo khung tham chiếu châu Âu. Nếu như

năm 2015, tỉ lệ sinh viên đạt trình độ C1 chiếm 3,5%, tương ứng 9/260 người thi thì

con số này đã tăng gần gấp 3 lần vào năm 2016 (9.7 %, tương ứng 15/154 người

thi). Tương tự, tỉ lệ sinh viên đạt trình độ B2 đã tăng 10 % nếu so sánh kết quả

30.8%, tương ứng 80/260 người vào năm 2015 và 40,8%, tương ứng 72/154 người

vào năm 2016.

Mặc dù có thể còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả trên như sự

cải tiến chương trình đào tạo và tư vấn chuẩn đầu ra tốt hơn, nhưng không thể phủ

nhận rằng sự triển khai mạnh mẽ các hoạt động thực hành tiếng Anh ngoài lớp học

đã tạo ra một phong trào học, hình thành động cơ và hứng thú học tập cũng như kỹ

năng tự học và tinh thần tự giác của sinh viên, và xây dựng thành công một cộng

chia sẻ tài nguyên,kinh nghiệm và hợp tác giữa các sinh viên.

3. Kết quả chuyển giao mô hình đến các trường thuộc ĐHTN

Với những kết quả thu được trong khuôn khổ của đề tài, Khoa Ngoại ngữ đã

tổ chức chương trình Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các câu lạc bộ

trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên Đại học Thái nguyên”. Mục

đích chính của hội thảo là để chuyển giao mô hình phát triển môi trường thực hành

tiếng Anh ngoài lớp học thông qua mô hình hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh

cộng đồng cho các trường trong ĐHTN và tạo cơ hội cho các trường trong ĐHTN

chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình hoạt động hay. Các câu lạc bộ hoạt

động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao năng lực tiếng, tạo môi trường thực hành tiếng

Anh năng động cho sinh viên tiếng Anh các trường Đại học – Cao đẳng thành viên,

hướng tới hoàn thiện chuẩn đầu ra cho sinh viên.

Thành phần tham gia hội thảo bao gồm các đại diện cho BCH Đoàn thanh

niên Đại học Thái Nguyên; BCH Đoàn thanh niên – Hội sinh viên các trường thành

viên trong Đại học Thái Nguyên; cán bộ/giảng viên phụ trách phong trào học ngoại

ngữ của sinh viên các trường thành viên; sinh viên các câu lạc bộ tiếng Anh thuộc

các trường thành viên; ban Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên;

78

BCH Liên chi Đoàn thanh niên và bộ môn trực thuộc Khoa Ngoại ngữ - Đại học

Thái Nguyên.

Nội dung chính của hội thảo như sau:

- Tổ chức giới thiệu mô hình hoạt động của câu lạc bộ CEC tại Khoa Ngoại

ngữ

- Tập huấn chi tiết cách thức tổ chức câu lạc bộ và cách thức triển khai các

hoạt động cụ thể.

- Các câu lạc bộ ở các trường khác chia sẻ những hoạt động liên quan đến

phong trào tiếng Anh như câu lạc bộ ICC của Khoa quốc tế với bài “Mô

hình phát triển của ICC”, câu lạc bộ TEC của Trường ĐHKT Công nghiệp

với bài “Hiệu quả của mô hình hoạt động tiếng Anh TNUT”.

- Ở phần thảo luận, các thầy cô và sinh viên từ các nhà trường vừa bày tỏ sự

quan tâm muốn tạo lập và tham gia câu lạc bộ vừa bàn bạc tìm ra giải pháp

hợp lý giải quyết những thắc mắc, khó khăn trong việc xây dựng và duy trì

câu lạc bộ sao cho hoạt động thực sự có hiệu quả và thu hút được nhiều

sinh viên tham gia.

Hội thảo chính là diễn đàn cho những cán bộ, giảng viên và sinh viên có

trách nhiệm với chuẩn đầu ra tiếng Anh của sinh viên giao lưu, học hỏi, trao đổi

kinh nghiệm và kết nối mạng lưới tạo thành một cộng đồng học tập, thúc đẩy phong

trào học tiếng Anh trong toàn ĐH Thái Nguyên.

79

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

Đề tài đã phân tích và khái quát thực trạng học tiếng Anh của sinh viên

chuyên ngữ và không chuyên ngữ trong ĐH Thái Nguyên. Dựa trên các lý thuyết về

đắc thụ ngôn ngữ trong đó có các yếu tố liên quan đến xã hội, môi trường, các tác

giả đã chỉ ra những hạn chế của sinh viên ĐH Thái Nguyên trong việc đạt được

năng lực tiếng Anh như yêu cầu lý tưởng mà Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đặt ra.

Trước thực trạng quĩ thời gian dành cho việc học trên lớp trong chương trình

đào tạo của các nhà trường rất hạn hẹp, và trong bối cảnh ngôn ngữ đích được sử

dụng rất ít bên ngoài lớp học, đề tài tập trung vào giải pháp triển khai các chương

trình tăng cường cho các lớp học truyền thống bằng cách bù đắp những hạn chế mà

cách tổ chức dạy học này chưa giải quyết được. Từ góc độ thực tiễn, đề tài đãtiếp

cận theo hướng kết hợp hoạt động dạy học chính thống trong các lớp học ngoại ngữ

với việc thực hiện các hoạt động đa dạng bên ngoài lớp học giúp sinh viên có cơ hội

tiếp xúc và sử dụng các kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế và giúp họ phát triển

năng lực tiếng Anh một cách tối đa, đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ đích một

cách tự nhiên, thuần thục phục vụ các nhu cầu giao tiếp hàng ngày và trong công

việc.

Đề tài đã tập trung phát triển nguồn ngôn ngữ đầu vào cho sinh viên dựa trên

nền tảng lý thuyết về ngữ nhập (input) được Krashen đưa ra và phổ biến.Lý thuyết

này nhấn mạnh tới việc người học ngoại ngữ, cũng giống như một người tiếp thụ

tiếng mẹ đẻ của mình, cần rất nhiều ngữ liệu đầu vào thông qua việc nghe và đọc để

phục vụ cho hoạt động nói và viết. Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng hoạt động học

ngoại ngữ không thành công là do người học chưa có đủ nguồn ngôn ngữ để tiếp

nhận. Từ giả thuyết này, tác giả cho rằng chỉ cần người học được tiếp xúc với nguồn

ngữ liệu phù hợp sau một thời gian nhất định người học sẽ có thể “đắc thụ” được

ngôn ngữ đích. Đề tài đã triển khai các hoạt động khá đa dạng nhằm phát triển

nguồn ngữ nhập cho sinh viên. Các hoạt động này bao gồm việc xây dựng nguồn

học liệu (Bookworm Corner, Bill & Sue’s library, Websites, V-Skype chat) và các

hoạt động thúc đẩy ngữ liệu đầu vào (Reading Day, Library Night).

80

Song song với việc phát triển ngữ nhập (input), đề tài cũng tập trung phát

triển ngữ xuất (output) cho sinh viên. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng nếu

chỉ nhờ vào ngữ nhập thì sẽ không đủ, người học có thể đạt được mức độ nhất định

trong quá trình học ngoại ngữ nhưng khó có thể phát triển ở các mức độ cao

hơn.Các hoạt động triển khai cũng đã dựa trên lý thuyết ngữ xuất (output

hypothesis) mà Swain (1985) đã đưa ra để bổ sung cho giả thuyết ngữ nhập của

Krashen, trong đó tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của ngữ xuất là rất lớn, nó

không chỉ giúp người học có cơ hội sử dụng ngôn ngữ đích mà còn tạo cơ hội cho

người học kiểm định giả thuyết về ngôn ngữ họ đang cố gắng lĩnh hội. Đề tài không

chỉ giúp sinh viên tích hợp tiếng Anh thông qua hai kỹ năng tiếp nhận nghe và đọc

mà còn thông qua hai kỹ năng diễn đạt nói và viết. Các mô hình phát triển ngữ xuất

cũng rất đa dạng và thiết thực, bao gồm các hoạt động như V-skype chat, Bi-zine,

VNEJournal, Speaking & writing contests.

Không chỉ chỉ đơn giản tập trung vào ngữ nhập- ngữ xuất (input-output) như

trên mà đề tài còn tập trung tạo ra các cơ hội tương tác cho sinh viên. Dựa trên cơ

sở lý thuyết tương tác (interaction hypothesis) của tác giả Long (1996) khi cho rằng

chính nhờ quá trình tương tác và thương lượng mà ngữ nhập được chuyển hóa và có

ý nghĩa hơn đối với người học. Đường hướng tương tác nhấn mạnh tới vai trò, chức

năng của các hợp phần then chốt bao gồm ngữ nhập, tương tác, và ngữ xuất; thiếu

một trong số đó, quá trình lĩnh hội ngôn ngữ mới khó có thể diễn ra thành công. Đề

tài đã giải quyết vấn đề tồn tại của các lớp học truyền thống thường chỉ tập trung

vào việc cung cấp ngữ liệu thông qua các hoạt động nghe, đọc, giới thiệu từ vựng,

ngữ pháp và sửa lỗi mà thường dành ít thời gian cho việc tương tác và sản sinh

ngôn ngữ đích, đặc biệt trong lớp học đông người. Và nếu có, tương tác trong lớp

họccũng chưa thực sự gắn với nhu cầu giao tiếp tự nhiên của người học như bên

ngoài lớp học. Chính vì vậy, các hoạt động được triển khai qua nghiên cứu này (V-

skye chat, trợ giảng, dạy tình nguyện, CEC, báo cáo hội thảo) đã tạo ra môi trường

trao đổi thông tin tự nhiên hơn (authentic), giúp sinh viên có cơ hội sử dụng ngôn

ngữ đích, đặt họ vào môi trường giao tiếp có mục đích, có ý nghĩa, bớt tính giả tạo

như môi trường trong lớp học, qua đó nâng cao khả năng giao tiếp và thúc đẩy động

lực học tập.

81

Đáp ứng xu thế phát triển công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ,

đề tài đã tập trung khai thác các hoạt động có sự hỗ trợ của Internet, các công cụ của

máy tính, các ứng dụng web để phát triển kho học liệu phong phú (Edmodo.com,

ELTiCenter, VNEJournal, website on pronunciation, flip teaching videos), thực

hiện các dự án thử nghiệm phát triển các kỹ năng thực hành tiếng và tạo môi trường

cho sinh viên giao tiếp với người nước ngoài và tương tác trong cộng đồng học

ngoại ngữ (My School Network, V-skype chat, CEC, đăng bài trên website).

Trên cơ sở một loạt các hoạt động triển khai thí điểm, đề tài đã tập trung lựa

chọn một số mô hình điển hình để nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả. Những nghiên

cứu này đã cho thấy các hoạt động phát triển môi trường thực hành ngoài lớp học có

tác động tích cực đối vớiviệc phát triển năng lực tiếng Anh và các kỹ năng nghề

nghiệp khác cho sinh viên. Đồng thời, các hoạt động này cũng tác động lớn đến thái

độ, động cơ, hứng thú học tập và kỹ năng tự học tự rèn luyện của sinh viên đối với

môn ngoại ngữ, là nền tảng giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra.

Dựa trên kết quả nghiên cứu kể trên, đề tài cũng đưa ra một số gợi ý sau:

Đối với các mô hình đã được đánh giá qua nghiên cứu, nên tiến hành áp

dụng trên diện rộng cho sinh viên của Khoa Ngoại ngữ và thực hiện chuyển giao

đến các cơ sở khác trong ĐHTN. Thậm chí, các mô hình đã thực hiện thành công

với các ngành đào tạo tiếng Anh cũng có thể áp dụng cho các ngành đào tạo ngoại

ngữ khác trong Khoa.

Cần tiếp tục tiến hành đánh giá các mô hình đã thực hiện để có cơ sở khoa

học nhân rộng mô hình cho số lượng sinh viên lớn hơn và chuyển giao mô hình cho

các đơn vị khác. Bên cạnh đó, một số hoạt động triển khai mang tính tự phát cần lập

kế hoạch và tiến hành thực hiện và đánh giá một cách có hệ thống.

Cần tranh thủ các nguồn lực người nước ngoài tham gia thúc đẩy môi trường

học tiếng cho sinh viên. Đây là nguồn lực có rất nhiều tiềm năng có thể khai thác

được. Cần thay đổi tư tưởng sử dụng người nước ngoài một cách truyền thống:

Một là chỉ sử dụng những người sẵn có đến ĐH Thái Nguyên mà không chú

ý khai thác những người chưa đến hoặc có thể không bao giờ đến. Đây mới là

nguồn nhân lực nước ngoài vô tận giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với ngôn

ngữ thực tế ngay tại Việt Nam. Với sự phát triển của Internet, việc khai thác nguồn

82

lực người nước ngoài như mô hình Trò chuyện qua Skype hoàn toàn có thể được

đẩy mạnh áp dụng cho nhiều sinh viên. Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy

rằng nhiều người nói tiếng Anh bản ngữ có mong muốn rất cao được giao tiếp với

sinh viên và tìm hiểu văn hóa Việt Nam.

Hai là cần thay đổi cách sử dụng giáo viên nước ngoài một cách hết sức

truyền thống ở hầu hết các nhà trường khi công việc chủ yếu của giáo viên nước

ngoài là dạy các giờ theo thời khóa biểu phân công. Thật lãng phí nếu không biết

khai thác người bản ngữ vào các hoạt động khác như kết nối với đồng hương của

họ, tìm các nguồn tài trợ về học liệu tiếng nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động ngoại

khóa, hoạt động của câu lạc bộ sinh viên, các hoạt động của truyền thông liên quan

đến sinh viên.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Hoàng T. Ngọc Điểm, Trần Thị Nhi & Phùng Văn Huy (2014). Xây dựng mô

hình mạng lưới cộng đồng dạy - học ngoại ngữ tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Việt Nam – Cách tiếp cận chủ động của một trường đại học chuyên ngữ. Kỷ yếu

hội thảo quốc gia: Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ.

NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. ISBN: 2L-705DH2014, 44-53.

Tài liệu tiếng Anh:

2. Benson, P. (2006). Autonomy in Language Teaching and Learning. Cambridge:

Cambrigde University Press.

3. Benson, P. (2011). Language learning and teaching beyond the classroom: An

introduction to the field. In F. Benson & H. Reinders, Beyond the language

classroom (pp. 7-16). UK: Palgrave Macmillan.

4. Benson, P., & Reinders, H. (Eds.). (2011). Beyond the language classroom. UK:

Palgrave Macmillan.

5. Bui Thanh Huong. (2015). The effects of the Community English Club’s

activities on English competence and professional oriented skills of students at

the School of Foreign Languages, Thai Nguyen University. Unpublished

Senior’s Paper.

6. Collentine, J., & Freed, B. F. (2004). Learning context and its effects on second

language acquisition: Introduction. Studies in Second Language Acquisition,

26(02), 153-171.

7. Csizer, K & Dornei Z. (2005).The Internal Structure of Language Learning

Motivation and Its Relationship with Language Choice and Learning Effort.The

Modern Language Journal, 89(01), 19-36.

8. Dornyei, Z .(1990). Conceptualizing Motivation in Foreign-Language Learning.

Volume 40, Issue 1, 45-78.

9. Dörnyei, Z. (1994). Motivation and motivating in the foreign language

classroom. The Modern Language Journal, 78(3), 273-284.

10. Dornyei, Z. (2005). The psychology of the language learner. US: Lawrence

Erlbaum Associates.

11. Dörnyei, Z., & Kubanyiova, M. (2014). Motivating learners, motivating

teachers: Building vision in the language classroom. Cambridge: Cambridge

University Press.

12. Freed, B. & Collentin J. (2004). Learning Context and Its Effects on Second

Language Acqusition. Cambridge University Press.

13. Gardner, R. C., & Lambert, W. E. (1972). Attitudes and motivation in second

language learning. Rowley, Mass: Newbury House.

14. Gardner, R. C. (1985). Social psychology and second language learning: The

role of attitudes and motivation. London: Edward Arnold Publishers.

15. Gardner, R. C. (2010).Motivation and second language acquisition: The socio-

educational model. New York: Peter Lang.

84

16. Ngo Thi Hoan. (2016). The effect of the VNEJournal website on juniors’

English writing skills a the School of Foreign Languages, thai Nguyen

University. Unpublished Senior’s Paper.

17. Krashen, S. (1982). Principles and practices in second language acquisition.

Oxford, England: Pergamon.

18. Krashen, S. (2012). Second Language Acquisition and Second Language

Learning. University of Southern California.

19. Long, M. H. (1996). The role of the linguistic enviroment in second language

acquisition. In W. Ritchie & T. Bhatia (Eds.), Handbook of language

acquisition: Vol. 2. Second language acquisition (pp. 413-468). San Diego,

CA: Academic Press.

20. Nguyen Thi Dieu Huong.(2016). The impact of Vietnam skype project on

listening and speaking skills of English majoring students at the School of

Foreign Languages, Thai Nguyen University. Unpublished Senior’s Paper.

21. Pica, T. (2005). Second Language Acquisition: Research and Applied

Linguistics. Associates, Inc.

22. Richards, J. C. (2015). The changing face of language learning: Learning

beyond the classroom. RELC Journal, 46(1), 5-22.

23. Ryan, R. M., & Deci, E. L. (2000). Intrinsic and extrinsic motivations: Classic

definitions and new directions. Contemporary Educational Psychology, 25(1),

54-67.

24. Siegel, J. (2003). Social context. In C.J. Doughty & M.H. Long (Eds.)

Handbook of second language.

25. Sockett, G. (2014). The online informal learning of English. UK: Palgrave

Macmillan.

26. Swain, M. (1985). Communicative competence: Some roles of comprehensible

input and comprehensible output in its development. In S. Gass & C. Madden

(Eds.), Input in second language acquisition (pp. 235-253). Rowley, MA:

Newbury.

27. Swain, M. (2005). The Output Hypothesis: Theory and research. In E. Hinkel

(Ed.), Handbook on research in second language learning and teaching (pp.

471-483). Mahwah, NJ: Lawrence Arlbaum.

28. Tran, Thi Nhi & Stephanie A.G. (2014). East meets west: a win-win model for

visiting foreign scholars and their Vietnamese counterparts. Conference

Proceeding: The 5th Engaging with Vietnam - An Interdisciplinary Dialogue.

Thai Nguyen University Publishing House. ISBN: 978-604-915-143-9, 189-198

85

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT

TRIỂN MÔI TRƯỜNG THỰC HÀNH TIẾNG ANH NGOÀI LỚP HỌC

Tên chương trình Cá nhân/Tổ chức phụ trách thực hiện

Ngày hội đọc sách Nguyễn Thị Minh Loan

Tủ sách trao đổi miễn phí Bộ môn tiếng Anh

Library night Bill Mc.Donald

Bookworm Corner Dương Thị Huyền Thắm

My School Network Hoàng Thị Ngọc Điểm

V-Skype Project Trần Thị Hải Yến

Community English Club Phùng Văn Huy

English speaking contest Trần Thị Thu Trang

English singing contest Trần Thị Thu Trang, Nguyễn Viết Ngọc

Bi-zine Phạm Hùng Thuyên, Trần Thị Ngân,

Nguyễn Thị Minh

Sinh viên năm thứ tư làm trợ giảng Trần Thị Nhi

Language camp Khoa Ngoại ngữ

Dạy tình nguyện Câu lạc bộ CEC

Trang web ELTiCenter Trần Thị Nhi, Phùng Văn Huy

Website Edmodo.com Phạm Hùng Thuyên

Thực hành nói ngoài lớp học Trần Thị Ngân

Tự học luyện âm qua website Stephanie A. Gross

Flip teaching Scott Gross

Đăng bài trên website VNEJournal Trần Thị Nhi

Meet-up CEC

Talk show CEC

Dạy tiếng Anh tình nguyện CEC

86

PHỤ LỤC 2

CEC ANNUAL REPORT 2015

1. 04 About CEC 06 Meet-ups 08 Contests 10 Events 12 Outreach 16 Budget

14 Projects 3

2. ABOUT CEC Founded as a student-led organization on February 19th, 2011,

Community English Club (CEC) is going to celebrate its fifth birthday in

2016. As the year 2015 is coming to an end, it is time for CEC to look back

on this eventful and successful year. For the past one year, CEC has

succeeded to follow its missions. Ảnh Ảnh 4

3. • Assisting its members in advancing English competence and applying for

scholarships through regular meet-up activities. • Implementing Bookworm’s

Corner and Vietnam Skype Project. • Building up confidence, critical-

thinking and problem-solving competence for the members. • Reaching out

to the community with a volunteer campaign during summer vacation. 5

4. CEC MEET-UPS Meet-ups often take place every Saturday morning at the

School of Foreign Languages. This year, CEC focused on students’ oral

English proficiency, team-building, leadership skills and outdoor activities.

Offline meetings not only help students improve their English but also

strengthen a close relationship among CEC members. Meaningful numbers

that illustrate 2015 offline meetings are as below. 6

5. • 19 out of 28 meet-ups were outdoor • Approximately 80 activities on

various aspects of English practice and soft skills were planned and

completed. • 3 teams with at least 15 students of various abilities were

involved in designing games, discussion topics and other activities every

week. • Outdoor meet-up “Scavenger Hunt” in April 12th was the biggest

meeting with 54 participants. 7

6. CEC CONTESTS Besides meet-ups, CEC also organized lots of mini

contests to create many wonderful playgrounds for CEC members as well as

students at SFL to join in. In 2015, CEC successfully held two contests. The

first contest was an English speaking competition named “Talk to my

teacher” which lasted from November 9th to November 20th as a salutation

to the Vietnamese teacher’s day. This contest placed an emphasis on

students’ speaking skills and how they use English to express themselves on

a certain topic. CEC received eight videos as eight candidates taking part in

the contest, showing their respect and admiration to their cherished teachers.

The contest ended with seven awards. 8

7. The second contest was called “Bookworm’s photo contest” which lasted

from November 24th to November 30th with thirteen candidates and four

awards. This contest aimed at introducing Bookworm’s Corner to larger

groups of students as well as inspiring them with the passion for reading. 9

Overall, after organizing two contests, CEC received many positive

87

feedbacks and is expected to create more exciting large scale contests next

year.

8. CEC EVENTS In 2015, CEC’s roles in events maintained both leading and

collaborating. Together with the Youth Union of SFL, CEC successfully

organized one event and took part in two big events. Book Bucket Challenge

was held by CEC in April 18th to celebrate Global Youth Service Day. More

than 200 books were donated by students in this event. Because of the

success in organizing a community involved event, CEC was recognized as

the official partner of YSA - Youth Service America. In the first semester of

academic year 2015 - 2016, CEC also participated in two big events:

Welcome freshmen to SFL and Halloween Disguise Party. The haunted

house that CEC members designed and disguised as scary characters made a

great impression on both SFL teachers and students.

9. CEC & Book Bucket Challenge

10. CEC OUTREACH 2015 is another memorable year for CEC when we held a

special volunteer campaign in summer called “Summer Kids Camp” at Thai

Nguyen social aid center in the middle of August. This was the first time

CEC visited such a place with full of loss and homeless people. In the

morning, CEC visited the senior citizens living in the center. CEC members

had an opportunity to listen to their stories and thoughts about life. Those

sharing helped CECers discover more about the unusual lives in the

community.

11. ENGLISH CAMP. In the afternoon, CEC met the children, most of whom

are orphans. After some attempts to communicate with the kids in the

beginning, CEC finally got them connected together through interesting

activities. In the evening, CEC ended up with holding a small party with

cakes, cookies and soda for the kids, and also promised to come back in the

near future. “Summer Kids Camp” was unforgettable for CEC’s members

because we became more aware of doing practical campaign to benefit the

community.

12. CECPROJECTS Initiated by Ms. Duong Huyen Tham, an English lecturer at

SFL, Bookworm’s Corner has become one of the two big projects that CEC

is running. Bookworm’s Corner, located at English Department room, is

considered to be a mini library for those who desire to learn more about

written English and practice extensive reading. With 120 book titles of

various categories ranging from basic to advanced reading competence, all

written in English, Bookworm’s Corner welcomes visitors six days per week

and offers extended days of borrowing for engaged readers. Up to December

2015, 150 books have been borrowed by both lecturers and students. Ms.

Tham and CEC Team running this project have just finished writing a

proposal to raise funds for this library.

13. Vietnam Skype Project was started by Ms. Tran Thi Hai Yen, an English

lecturer at SFL, in 2014. This year, Vietnam Skype Project has been

conducted by CEC in larger scale. This project is meant to assist students in

their speaking skills by having them practice English with an international

partner over Skype. Each online lesson on a certain topic lasts at least 45

88

minutes. Students participating in this project were interviewed and selected

carefully by CEC Board. Nearly 80 participants including English tutors

from such many English speaking countries as the United States, Great

Britain, Australia, Canada, the Philippines and so on, and English majoring

students at SFL are engaged in this project. 15

14. Meet-ups $140 Events $210 Projects $125 Outreach $300 Contests $60 Total

$835 BUDGET

15. MEDIA. Facebook: Facebook.com/communityenglishclub Blog:

cecjournal.wordpress.com Email: [email protected]

Slideshare Slideshare.net/cec12345 Youtube:

Youtube.com/user/cecenglishclub

89

PHỤ LỤC 3

ĐIỂM HỌC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN THAM GIA

CÂU LẠC BỘ CEC

TT SV

đã

hóa

Lớp EW0A 241 EW0A 242

1

A

Cử nhân Anh K34 6.8 7.9

2 B Cử nhân Anh K34 6.2 6.7

3 C Cử nhân Anh K34 7.5 7.7

4 D Cử nhân Anh K34 7.1 8.0

5 E Cử nhân Anh K34 6.9 7.8

6 F Cử nhân Anh K34 7.6 7.9

7 G Cử nhân Anh K34 5.4 6.3

8 H Cử nhân Anh K34 6.9 7.5

9 I Cử nhân Anh K34 7.2 7.2

10 K Cử nhân Anh K34 7.0 7.4

11 L Cử nhân Anh K34 7.6 7.9

12 M Cử nhân Anh K34 7.2 7.4

13 N Cử nhân Anh K34 6.5 6.9

14 O Cử nhân Anh K34 7.8 7.9

15 P Cử nhân Anh K34 7.3 7.6

Điểm trung bình 7.0 7.5

90

PHỤ LỤC 4

ĐIỂM HỌC MÔN THỰC HÀNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG

THAM GIA CÂU LẠC BỘ CEC

TT SV

đã

hóa

Lớp EW0A 241 EW0A 242

1

A

Cử nhân Anh K34 7.0 7.6

2 B Cử nhân Anh K34 7.8 8.1

3 C Cử nhân Anh K34 7.2 7.4

4 D Cử nhân Anh K34 7.2 7.1

5 E Cử nhân Anh K34 7.1 7.0

6 F Cử nhân Anh K34 7.2 7.3

7 G Cử nhân Anh K34 7.0 6.5

8 H Cử nhân Anh K34 6.8 6.3

9 I Cử nhân Anh K34 7.0 6.1

10 K Cử nhân Anh K34 7.3 7.1

11 L Cử nhân Anh K34 7.0 6.2

12 M Cử nhân Anh K34 8.4 7.5

13 N Cử nhân Anh K34 7.3 6.9

14 O Cử nhân Anh K34 6.7 6.6

15 P Cử nhân Anh K34 6.6 7.3

Điểm trung bình 7.2 7.0

91

PHỤ LỤC 5

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN TRƯỚC KHI THAM

GIA DỰ ÁN TRÒ CHUYỆN VƠI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA SKYPE

TT Tên Nghe Nói

1 A 7.2 7.2

2 B 8.4 8.5

3 C 5.6 8.2

4 D 6.8 8.3

5 E 6.0 8.0

6 F 6.4 7.3

7 G 6.0 7.0

8 H 7.6 8.8

9 I 5.2 8.3

10 J 6.4 7.8

11 K 8.0 9.0

12 L 7.6 8.3

13 M 8.0 8.6

14 N 5.2 8.0

15 O 6.4 8.7

16 P 7.2 8.0

17 Q 9.2 8.4

18 R 7.6 8.4

19 S 4.4 6.4

20 T 7.2 7.2

Trung bình 6.82 8.02

92

PHỤ LỤC 6

CHỦ ĐỀ GỢI Ý CHO CHƯƠNG TRÌNH V-SKYPE PROJECT

No. Time Topic

1 Week 1 Greetings

2 Week 2 Cuisine

3 Week 3 Climate

4 Week 4 Hobbies

5 Week 5 Family

6 Week 6 Friends

7 Week 7 Holidays

8 Week 8 Languages

9 Week 9 Campus Life

10 Week 10 Giving and accepting compliments

11 Week 11 Tourist Attractions

12 Week 12 Teachers and students in class

13 Week 13 Dream jobs

14 Week 14 Unforgettable events

15 Week 15 Celebrities

16 Week 16 Leadership at school

17 Week 17 Time management

18 Week 18 Natural disasters

19 Week 19 Gender equality

20 Week 20 Early education

21 Week 21 Social Media

22 Week 22 Lunar New Year Eve

23 Week 23 Pets

24 Week 24 Achievements

25 Week 25 TV Shows

26 Week 26 Technological Explosion

27 Week 27 Endangered species

93

28 Week 28 Senior Citizen

29 Week 29 Wedding

30 Week 30 Community Service

94

PHỤ LỤC 7

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN SAU KHI THAM GIA

DỰ ÁN TRÒ CHUYỆN VƠI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA SKYPE

TT Tên Nghe Nói

1 A 7.6 8.5

2 B 9.2 9.0

3 C 5.2 8.2

4 D 6.8 9.0

5 E 6.4 7.5

6 F 7.2 7.9

7 G 6.4 8.0

8 H 8.4 9.2

9 I 8.0 7.3

10 J 6.8 8.0

11 K 8.4 9.0

12 L 8.0 8.0

13 M 8.8 7.6

14 N 5.2 7.0

15 O 8.4 8.5

16 P 7.2 8.6

17 Q 9.2 8.0

18 R 9.2 9.0

19 S 6.4 8.0

20 T 8.0 7.6

Average Score 7.54 8.20

95

PHỤ LỤC 8

STATISTIC RESULTS OF MARKS OF STUDENTS IN 2 WRITING TESTS

BY SPSS Frequency Table

TEST 1

Marks Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent

Exp. Group

3.00 1 6.7 6.7 6.7

4.30 2 13.3 13.3 20.0

4.40 1 6.7 6.7 26.7

4.60 1 6.7 6.7 33.3

4.90 1 6.7 6.7 40.0

5.00 2 13.3 13.3 53.3

5.80 1 6.7 6.7 60.0

5.90 1 6.7 6.7 66.7

6.00 1 6.7 6.7 73.3

6.40 1 6.7 6.7 80.0

6.70 1 6.7 6.7 86.7

7.50 1 6.7 6.7 93.3

7.70 1 6.7 6.7 100.0

Total 15 100.0 100.0 Control group

2.50 1 6.7 6.7 6.7

4.10 1 6.7 6.7 13.3

4.20 1 6.7 6.7 20.0

4.30 1 6.7 6.7 26.7

4.40 1 6.7 6.7 33.3

4.90 2 13.3 13.3 46.7

5.10 1 6.7 6.7 53.3

5.60 1 6.7 6.7 60.0

5.80 1 6.7 6.7 66.7

6.50 1 6.7 6.7 73.3

6.90 1 6.7 6.7 80.0

7.10 1 6.7 6.7 86.7

7.20 1 6.7 6.7 93.3

7.30 1 6.7 6.7 100.0

Total 15 100.0 100.0

96

TEST 2

Marks Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Percent

Exp. group

6.40 1 6.7 6.7 6.7

6.50 1 6.7 6.7 13.3

6.60 1 6.7 6.7 20.0

7.20 1 6.7 6.7 26.7

7.60 1 6.7 6.7 33.3

7.80 2 13.3 13.3 46.7

8.00 2 13.3 13.3 60.0

8.10 2 13.3 13.3 73.3

8.30 1 6.7 6.7 80.0

8.50 1 6.7 6.7 86.7

8.60 2 13.3 13.3 100.0

Total 15 100.0 100.0 Control group

6.00 1 6.7 6.7 6.7

6.30 1 6.7 6.7 13.3

6.50 1 6.7 6.7 20.0

6.70 1 6.7 6.7 26.7

6.80 1 6.7 6.7 33.3

6.90 1 6.7 6.7 40.0

7.00 1 6.7 6.7 46.7

7.50 1 6.7 6.7 53.3

7.60 3 20.0 20.0 73.3

7.90 1 6.7 6.7 80.0

8.00 1 6.7 6.7 86.7

8.10 1 6.7 6.7 93.3

8.30 1 6.7 6.7 100.0

Total 15 100.0 100.0

97

PHỤ LỤC 9

VIEW SUMMARY OF THE ELTICENTER WEBSITE PROJECT

(from August, 2014 to2 P.M on the 5th of June, 2015)

I. Number of views, visitors and posts updated

1. Month

Tittle/

month

Aug/

2014

Sep Oct Nov Dec Jan/

2015

Feb Mar Apr May 01-05/

June

Views 826 540 557 502 1044 368 302 588 761 914 178

Visitors 466 274 274 262 666 229 185 379 463 626 122

Posts

published

9 16 9 14 16 13 9 11 9 8 4

2. Year

Tittle/ Year 2014(Aug – Dec) 2015 (Jan – May)

Views 3804 3111

Visitors 2009 2004

Posts published 64 54

Like 18 34

Comment 9 24

3. Total

Number of posts

(Jan 2014 – June

05th, 2014)

Number of views

Number of

visitors

Number of

followers

120 6,915 4,013 33

II. Activities

Contests

English Lucky Drawing Contest

Writing Contest “Tet in Vietnam”

Survey

Students’ idea about their difficulties when learning English grammar

People’s opinions of the old age

98

Products

Collection about “Tet in Vietnam”

Video of announcing the results of English Lucky Drawing Contest!

III. Readers

1. Countries

As seen from the stat by wordpress.com, the readers of ELTiCenter come from

these countries:

Vietnam, United States, European Union, Canada, South Korea, Singapore,

Guatemala, India, United Kingdom, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thailand,

Japan, Spain, Poland, Australia, Germany, Turkey, Italy, Greece, Saudi Arabia,

Portugal, Pakistan, France, Bosnia and Herzegovina, Hungary, Austria, Tunisia,

Rusia, Taiwan, Hong Kong SAR China, Egypt, Ukraine, Bangladesh, Belgium,

and many other countries.

2. Main countries

The key readers of ELTiCenter are from Vietnam (with 2267 views)

3. Interaction

Tittle/ Year 2014(Aug – Dec) 2015 (Jan – May)

Views 3804 3111

Visitors 2009 2004

Posts published 64 54

Like 18 34

Comment 9 24

4. Connection with other links

- Busyteacher.org

- Learnenglish.britishcouncil.org

- Teachenglishinasia.net

- Udukacja.eduxl.pl

- Iteslj.org

- Witslanguagesschool.con

- Soyouthinkyoucanteachesl.com

- Esl-lab.com

- Grammarbank.com

- Ketahein.wordpress.com

- Trainyouraccent.com

- English.rfi.fr

- Cleverlearn.com

- Dean2020.edu.vn

- Eslfast.com

99

- Americaenglish.state.gov

- Radioaustralia.net.au

- Eastwestcenter.org

- Free-english.com

- English.stanford.edu

- Vietnam.usembassy.gov

- Futurelearn.com

- Matesol.info

- Mobile.nytimes.com

- Learnenglish.voanews.com

- Edition.englishclub.com

- Bbc.com

5. Coordinators

- Students whose majors are English Bachelor and English Education at

School of Foreign Languages, Thai Nguyen University

- Students at Thai Nguyen University

- High school teachers at remote areas in Vietnam