ch ng 1: di n bi n cu c kh ng ho ng tÀi chÍnh m nĂm 2007-2009

43
CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ NĂM 2007-2009 1.1. Tổng quan nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng 1.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh Mỹ có nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới - năm 2005, GDP của Mỹ ước tính đạt hơn 12.000 tỉ đô la. Các ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa gồm thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng đã tạo ra đến 70% GDP dệt may tính cạnh tranh không mạnh như trước; ngành ô tô tuy vẫn là ngành quan trọng nhưng đang có nguy cơ phá sản vì bị cạnh tranh gay gắt về giá bán ngoại trừ năm 1991 là GDP âm 0,2%, còn lại đều có chỉ số tăng dương, trong đó có 11 năm đạt từ 3,5 đến 4,5%. Lạm phát được kiểm soát trong khoảng 6,4% (1990) - 2,3% (năm tài chính 2004) so với trên 12% những năm 1970. Năng suất lao động gần như tăng ổn định, đạt từ 3,4% đến 4% trong bốn năm từ 2000 đến 2004. 1.1.2 Cán cân thanh toán Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, năm 2006 cán cân thanh toán của Mỹ thiếu hụt lên tới 721 tỉ USD Trước năm 1993, tỉ lệ thiếu hụt trên GDP dưới 1%; từ năm 2000 tỉ lệ này tăng lên trên 3% ở mức mà các nhà kinh tế thường cho là có vấn đề nghiêm trọng. Nhưng thay vì được điều chỉnh, tỉ lệ thiếu hụt vào năm 2005 và 2006

Upload: independent

Post on 20-Jan-2023

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ NĂM 2007-2009

1.1. Tổng quan nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng

1.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh

Mỹ có nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới - năm

2005, GDP của Mỹ ước tính đạt hơn 12.000 tỉ đô la.

Các ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa gồm

thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng đã tạo ra đến

70% GDP dệt may tính cạnh tranh không mạnh như trước;

ngành ô tô tuy vẫn là ngành quan trọng nhưng đang có nguy

cơ phá sản vì bị cạnh tranh gay gắt về giá bán ngoại trừ

năm 1991 là GDP âm 0,2%, còn lại đều có chỉ số tăng

dương, trong đó có 11 năm đạt từ 3,5 đến 4,5%. Lạm phát

được kiểm soát trong khoảng 6,4% (1990) - 2,3% (năm tài

chính 2004) so với trên 12% những năm 1970. Năng suất lao

động gần như tăng ổn định, đạt từ 3,4% đến 4% trong bốn

năm từ 2000 đến 2004.

1.1.2 Cán cân thanh toán

Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, năm 2006 cán cân

thanh toán của Mỹ thiếu hụt lên tới 721 tỉ USD

Trước năm 1993, tỉ lệ thiếu hụt trên GDP dưới 1%; từ

năm 2000 tỉ lệ này tăng lên trên 3% ở mức mà các nhà

kinh tế thường cho là có vấn đề nghiêm trọng. Nhưng thay

vì được điều chỉnh, tỉ lệ thiếu hụt vào năm 2005 và 2006

vượt lên trên 5%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ

chiếm khoảng 25% GDP, là mức không phải cao trên thế

giới, nhưng giá trị tuyệt đối là rất lớn

1.1.3 Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Mỹ có tổng giá trị lên đến

33,4 ngàn tỉ đô la, tức gấp gần ba lần GDP của một năm.

Riêng giá trị của thị trường chứng khoán New York đã là

20.000 tỉ đô la, với hơn 2.000 công ty niêm yết, giao

dịch có ngày lên đến hơn 2,5 tỉ cổ phiếu. Tính đến tháng

4-2005, các nhà đầu tư ngoại quốc sở hữu 38% trái phiếu

chính phủ Mỹ, 23% trái phiếu của các công ty Mỹ và 11%

trái phiếu của các tổ chức, các quỹ của Mỹ.

Đến hết năm 2004, riêng chính phủ các nước châu Á đã

mua 1,1 ngàn tỉ đô la trái phiếu chính phủ Mỹ, tăng 22%

so với năm trước đó; tính đến tháng 9-2005 Nhật Bản mua

của chính phủ Mỹ 687 tỉ, Trung Quốc mua 252 tỉ và Anh mua

182 tỉ đô la chứng khoán

1.1.4 Thị trường bất động sản

Năm 2005, tại Mỹ, giá nhà đất đã tăng ở mức trung

bình 12,5 %, thậm chí tăng đến 20% tại một số bang như

California, Nevada, Hawaii, Maryland, Washington DC và

tăng ở mức độ khủng khiếp tới 35% tại Palm Beach,

Florida. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2005, tại

California, đã có 500 nghìn giấy phép kinh doanh bất động

sản được cấp. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006, bức tranh về

tình hình kinh doanh địa ốc ở Mỹ đã xấu đi, các chuyên

gia kinh tế thế giới đã cảnh báo rằng "một vụ nổ bong

bóng lịch sử sẽ đến".

1.2. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (Clip)

1.3. Tác động của khủng hoảng Mỹ

Khủng hoảng tín dụng, khủng hoảng cho vay thế chấp,

khủng hoảng nợ dưới chuẩn của các ngân hàng và các tập

đoàn tài chính khổng lồ ở Mỹ đã lan toả nhanh chóng tới

tất cả các quốc gia ở các khu vực, ảnh hưởng tới tất cả

lĩnh vực tài chính, kinh tế, thương mại, đời sống, xã hội

trên phạm vi toàn cầu.Trong bài tiểu luận này, chúng tôi

xin đi sâu vào phân tích tác động của khủng hoảng tài

chính đến nội tại nền kinh tế Mỹ.

1.3.1 Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ đã lan

qua Đại Tây Dương, tới Châu Âu, sang Châu Á và trở thành

“cơn sóng thần thế kỷ” (Alan Greenspan, cựu Chủ tịch

FED). Thực tế cho thấy tình hình khủng hoảng đã diễn ra

trên phạm vi rộng, tác động lớn và chuyển từ khủng hoảng

cho vay cầm cố dưới chuẩn sang khủng hoảng kinh tế, tài

chính. Trầm trọng hơn, thế giới đang phải đối mặt với các

cuộc khủng hoảng khác, đó là cuộc khủng hoảng năng lượng,

khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng lương thực.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã sụt giảm nhanh chóng

từ mức 5.2% năm 2007 xuống còn 3.4 % năm 2008. Mức độ suy

thoái kinh tế trong quý IV/2008 và quý I/2009 ở nhiều nền

kinh tế phát triển và đang phát triển xấu hơn dự báo.

Tăng trưởng thương mại thế giới giảm nhanh từ 7.2% năm

2007 xuống 4.1% năm 2008

Hệ thống tài chính thế giới lung lay

Năm 2007 có 3 ngân hàng tại Mỹ sụp đổ đến 2008 con số

này đã là 25 và gần hết nửa đầu năm 2009, hơn 40 ngân

hàng tiếp tục “ra đi”. Đặc biệt sự sụp đổ điêu đứng của

các tên tuổi lớn như Lehman Brothers, Washington Mutual

Inc… hay AIG, Fannie Mae, Freddie Mac, Northern Rock…

khiến cả thể giới chao đảo theo

1.3.2 Tăng trưởng kinh tế

Theo như báo cáo của phòng Thương mại Mỹ, GDP của

nước này đã sụt giảm tới mức 6.1%/năm đặc biệt 3 tháng

cuối năm 2008 mức độ sụt giảm lên cao kỷ lục tới 6.3%

chính điều này đã làm cho cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ

nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Khi cuộc khủng hoảng

diễn ra, các nhà kinh tế dự đoán rằng mức sụt giảm GDP

vào khoảng 4.7% tuy nhiên tỷ lệ thực tế đã vượt xa mức dự

đoán và trong vòng 40 năm trở lại đây lần đầu tiên GDP

sụt giảm nghiêm trọng trong liên tiếp 3 quý.

1.3.3 Thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng

Năm 2008, TTCK Mỹ lập kỷ lục về mức đáy mới, những

lần giảm suy giảm chưa từng có trong lịch sử. Chỉ số công

nghiệp Down Jones mất giá 33.84% và đây là mức giảm tồi

tệ nhất kể từ năm 1931 (khi chỉ số này sụt giảm 52.6%).

Chỉ số tổng hợp Nasdaq cũng giảm tới 40.54% trong năm

2008 (năm tồi tệ nhất kể từ khi chỉ số này ra đời năm

1971). số S&P 500 giảm 38.49% và cũng là giảm mạnh nhất

trong 77 năm qua.

1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục

Nhiều doanh nghiệp không đủ sức chống đỡ lại vòng

xoáy của khủng hoảng nên đã buộc phải cắt giảm nhân sự và

tạo nên làn song thất nghiệp lớn. Theo báo cáo công bố

ngày 4/4/2009 của Chính phủ Mỹ, trong tháng 3/2009,

80.000 việc làm đã bị cắt giảm và đây là mức cắt giảm lớn

nhất trong vòng 5 năm qua. Đến cuối 6/2009, số người thất

nghiệp ở Mỹ đã lên tới 627.000 người. Tháng 2/2010 mức

thất nghiệp là 9.6%. Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp khiến

cho nhu cầu tìm kiếm công việc khác trong xã hội của

người lao động tăng cao. Những khó khăn về vấn đề việc

làm đã ảnh hưởng đến khu vực tiêu dùng của dân chúng khi

mà hoạt động tiêu dùng chiếm đến 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ

.

1.3.5 Cán cân thương mại

Trong một thời gian dài, cán cân thương mại của Mỹ bị

thâm hụt nặng nề, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

Nguyên nhân là do đồng đô la mạnh trong thời kỳ khủng

hoảng so với hầu hết các đồng tiền trên thế giới làm cho

giá cả hàng hoá của Mỹ tại nước ngoài đắt hơn và xuất

khẩu giảm.

1.3.6 Tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái với hàng loạt

tin tức xấu về tình hình tăng trưởng kinh tế của hàng hoá

các nước từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản Trung Quốc kéo theo sự

sụt giảm nghiêm trọng của thị trường hàng hoá như vàng,

dầu mỏ và chứng khoán. Trong bối cảnh hàng hoá sụt giảm

nghiêm trọng thì việc nắm giữ tiền là lựa chọn an toàn

với các nhà đầu tư, đặc biệt là các đồng tiền mạnh, lãi

suất thấp như USD, JPY, dựa trên nguyên lý “Lợi nhuận

thấp, rủi ro thấp”. Từ đó làm cho đồng đô-la lên giá so

với các đồng tiền khác như Euro, Nhân dân tệ, bảng Anh và

Franc Thuỵ sỹ….

1.3.7 Khủng hoảng niềm tin

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gắn liền cùng với cuộc

khủng hoảng về niềm tin. Sự sụp đổ của hàng loạt các định

chế tài chính lớn, các vụ siêu lừa đảo trên thị trường

tài chính khiến niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay.

Hiệu ứng “tâm lý đẩy” lan toả. Thế giới đã chứng kiến

cảnh hàng đoàn người đứng trước cửa Ngân hàng đòi rút

tiền, thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm. ...

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG

2.1. Nguyên nhân trực tiếp

2.1.1 Khủng hoảng nợ dưới chuẩn

Cho vay thế chấp dưới chuẩn là khoản cho vay chất

lượng thấp với mức rủi ro cao. Các khoản vay này không

được xem xét kỹ lưỡng và thường được bảo đảm bởi rất ít

hoặc không có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của

người đi vay.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, khi sự bùng nổ của

giá nhà đất trở nên đỉnh điểm, số lượng các giấy tờ được yêu cầu trong

các hồ sơ xin vay đã được giảm thiểu tới mức thấp nhất. Các khoản vay

này còn được gọi là “không giấy tờ” bởi vì chúng hầu như không được

bảo đảm bằng bất kỳ giấy tờ nào

Ðể bù đắp lại rủi ro cao, những khoản vay này là

những khoản vay với lãi suất cao hoặc người đi vay phải vay

theo lãi suất ARM ( Adjustable rate Mortgages) với lãi suất ban

đầu thấp, sau đó được điều chỉnh dần lên những mức cao hơn.

Thị trường dưới chuẩn được hình thành phần lớn từ các

khoản vay này, giúp cho những người có khả năng tài chính

kém dễ dàng hơn trong việc chi trả hàng tháng nhưng chi

phí tiềm ẩn của các khoản chi trả trong tương lai lại cao

hơn rất nhiều.

Việc giảm lãi suất xuống mức thấp kỉ lục của FED và

sự bùng nổ của thị trường nhà đất Mỹ đã kéo theo sự gia

tăng mạnh của hoạt động cho vay cầm cố dưới chuẩn

Như vậy, hoạt động của toàn hệ thống được thúc đẩy

bởi khối lượng tín dụng cao, tiêu chuẩn tín dụng thấp,

lãi suất và phí cao. Hầu hết những người cho vay không

nhận ra cái bẫy họ đang bước vào. Ðồng thời, nhiều người

đi vay đã lợi dụng sự dễ dãi của môi trường cho vay để

đầu cơ. Họ không mua nhà để ở mà chỉ để giữ một thời gian

rồi bán lại cho người khác nhằm kiếm lời. Và khi lãi suất

tăng lên, giá cả bất động sản giảm nhanh chóng đã gây khó

khăn cho hoạt động vay cầm cố dưới chuẩn. Khủng hoảng

trên thị trường cho vay cầm cố dưới chuẩn đã xảy ra khi

một loạt các vụ tịch thu tài sản trên thị trường này gia

tăng ở Mỹ vào năm 2006, và lây lan thành cuộc khủng hoảng

tài chính toàn cầu vào tháng 7/2007.

2.1.2 Phát kiến tài chính

Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng sự vỡ nợ của các

khoản cho vay dưới chuẩn chính là nguyên nhân của cuộc

khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng bi kịch nghiêm

trọng nhất chính là sự đánh giá sai các hợp đồng bảo lãnh

nợ khó đòi (Credit default swaps – CDS, credit

derivatives swaps) và các chứng khoán phát hành dựa trên

các hợp đồng cho vay bất động sản dưới chuẩn làm tài sản

đảm bảo MBS (Mortgage Backed Securities ) .

Mortgage-Backed Securities- MBS – Chứng khoán được

đảm bảo bằng các hợp đồng vay thế chấp

Cơ chế tạo ra công cụ tài chính này như sau: Một số

lượng lớn các khoản vay thế chấp được kết hợp lại và

chuyển giao cho một công ty tài chính quản lý. Các ngân

hàng sử dụng các khoản vay thế chấp để bảo đảm cho việc

phát hành MBS. Mỗi cổ phiếu MBS có giá trị phát hành bằng

tổng số tiền mặt được tạo ra bởi các khoản vay thế chấp

hay còn gọi là tổng quỹ chia cho số cổ phiếu MBS được

phát hành. Hầu hết các khoản vay thế chấp như vậy được

xếp vào loại có chất lượng tốt. Và các chứng khoán này

được bán cho các nhà đầu tư toàn cầu.

Mô hình cho vay thế chấp truyền thống bao gồm một bên

là ngân hàng cấp cho người đi vay hay chính là những

người sở hữu nhà một khoản vay và ngân hàng phải gánh

chịu rủi ro tín dụng. Với sự sáng tạo chứng khoán hóa, mô

hình truyền thống đã trở thành mô hình mới từ phát hành

đến phân phối (“originate to distribute” model), mà ở đó

các ngân hàng chủ yếu bán các khoản cho vay thế chấp và

phân bổ rủi ro sang các nhà đầu tư thông qua MBS. Như vậy

chứng khoán hóa cũng đồng nghĩa với việc những nhà cung

cấp các khoản cho vay cầm cố sẽ không còn phải nắm giữ

chúng cho tới khi đáo hạn. Bằng việc bán các hợp đồng vay

nợ cho các nhà đầu tư, ngân hàng phát hành lại được bổ

sung vào quỹ của mình, nhờ đó họ có thể tiếp tục cung cấp

nhiều khoản cho vay hơn nữa đồng thời phát sinh cả phí

giao dịch. Đi đôi với những thuận lợi mang lại cho các

ngân hàng thì việc chứng khoán hóa cũng gây ra rủi ro đạo

đức vô cùng lớn, bởi nó khuyến khích ngày càng nhiều các

hợp đồng vay nợ thế chấp được ký kết trong khi không có

cơ sở nào chắc chắn đảm bảo chất lượng các khoản tín dụng

đó.

Các ngân hàng ngày mạnh tay và mạo hiểm hơn tìm kiếm

các khoản lợi nhuận béo bở từ việc phát hành MBS ra thị

trường tài chính quốc tế. Mặc dù trên thực tế, có rất

nhiều các hợp đồng cho vay dưới chuẩn lâm vào tình trạng

không đòi được nợ nhưng các tổ chức giám định hệ số tín

nhiệm (Credit rating agencies) lại đánh giá cao độ tín

nhiệm của các loại sản phẩm phái sinh này. Và nó khiến

các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư

trên toàn thế giới bị cuốn hút mà không hề biết rằng các

hợp đồng cho vay bất động sản này là không đủ tiêu chuẩn.

Khi thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi

vay không có khả năng trả nợ, đồng thời giá trị bất động

sản nếu bán được cũng không còn đủ để trả nợ. Hậu quả là

một số lớn các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để làm

tài sản đảm bảo cho MBS là nợ khó đòi, các MBS bị mất giá

trên thị trường thứ cấp, thậm chí là không còn mua bán

được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà

đầu tư nắm giữ MBS không những bị lỗ nặng mà còn mất khả

năng thanh toán.

Khi mới hình thành, Fannie Mae là một cơ quan của

chính phủ khi đó, hoạt động bảo lãnh của cơ quan này luôn

nhận đựơc sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vào năm 1968,

Fannie Mae được chuyển đổi thành tập đoàn tư nhân, hoàn

toàn gỡ bỏ các khoản nợ của mình ra khỏi bảng cân đối kế

toán của chính quyền liên bang. Tuy nhiên, không có bất

kỳ rủi ro nào đối với các khoản bảo đảm của cơ quan này.

Và khủng hoảng tín dụng đã làm đảo lộn tình trạng của

Fannie Mae. Cả Fannie Mae và Freddie Mac đều nắm giữ một

khối lượng lớn khoản vay Alt-A1 và dưới chuẩn. Khi tình

trạng phá sản của chủ nhà gia tăng đột biến và các tài

sản thế chấp giảm giá trị, hai tổ chức này đều không có

khả năng trả được nợ. Thực tế, khoản thua lỗ của 2 tổ

chức này trong năm 2008 lớn hơn cả tổng số lợi nhuận kiếm

được từ năm 1990 đến năm 2007. Đến ngày 7/09/2008 Chính

phủ phải vào cuộc và tiến hành quốc hữu hoá cả hai tổ

chức này.

Credit Default Swaps – CDS – Hợp đồng bảo lãnh nợ khó

đòi

Là một công cụ đơn giản, trên phương diện lý thuyết

nó chỉ là sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên trong hợp

đồng có trách nhiệm trả một khoản phí định kỳ cho bên kia

và được cam kết nhận đủ số tiền cho vay nếu bên thứ ba

không trả được nợ trong một khoảng thời gian cụ thể,

thường là 5 năm. Chúng được xem là chính sách bảo hiểm1

các khoản nợ hiệu quả, hay nói cách khác chúng giúp các

bên trong hợp đồng tránh được các quy định bắt buộc trong

một hợp đồng bảo hiểm. Bởi lẽ luật pháp không yêu cầu bên

cung cấp dịch vụ CDS phải có những khoản dự trữ đồng thời

cũng không có tiêu chuẩn nào trong ngành bảo hiểm này.

Với một hợp đồng bảo hiểm thông thường, bên được bảo hiểm

phải chỉ ra họ phải chịu rủi ro mất mát lớn để có thể bảo

hiểm được và nhận được tiền bồi thường. Tuy nhiên trong

trường hợp CDS, các khoản thiệt hại có thể là có thực

hoặc cũng có thể là suy đoán. Đó là lý do vì sao mà khối

lượng trên danh nghĩa của các CDS chưa được thanh toán

lại lớn hơn rất nhiều so với các khoản cho vay chưa được

hoàn trả.

Các nhà đầu cơ có thể ký hợp đồng bảo hiểm cho các

khoản tín dụng doanh nghiệp với trị giá vượt xa tổng giá

trị của khoản nợ trên thực tế và thậm chí không tồn tại

bất cứ khoản cho vay nào. Họ chắc chắn kiếm được món hời

lớn nếu khả năng thanh khoản của doanh nghiệp giảm xuống.

Khi vỡ nợ xảy ra hay khả năng thanh toán thay đổi, nhà

cung cấp hợp đồng bảo hiểm không có hề có sự chuẩn bị nào

ngoài việc phải đối mặt với nghĩa vụ của mình. Do đó các

quỹ bảo hiểm có thể thất bại nặng nề và đẩy các khách

hàng cũng như các nhà đầu tư lâm vào tình trạng khó khăn.

Với các công ty bảo hiểm lớn như AIG phải bán hàng trăm

tỷ USD các hợp đồng bảo hiểm tín dụng thì sự bảo lãnh và

cứu trợ của chính phủ là hết sức cần thiết để ngăn ngừa

sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Theo cách đó, CDS thu

hút những nhà “thiết kế tài ba của các phát kiến tài

chính mới” luôn phải đề phòng sơ suất của thị trường, kết

quả là thị trường tài chính quốc tế trở nên rất dễ đổ vỡ.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, thị trường bảo hiểm tín

dụng bắt đầu manh nha từ năm 2002 nhưng chỉ đến năm 2007

đã lên tới một con số khổng lồ 58 nghìn tỷ US $. Trong

nửa đầu và nửa cuối năm 2007, giá trị danh nghĩa CDS chưa

được hoàn trả tương ứng tăng thêm 14 và 15 nghìn tỷ USD.

Nói cách khác, trong năm 2007, CDS tăng lên một lượng cao

hơn cả GDP của Mỹ định kỳ 6 tháng.

CDS thực ra cũng tương tự như việc bán khống các

khoản nợ mà không phải vay mượn các công cụ ghi nợ để

thực hiện giao dịch. Các quỹ, công ty bảo hiểm vì vậy có

thể sẽ bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp mặc dù

họ không hề sở hữu nó, kể cả với những khoản nợ có giá

trị lớn hơn gấp bội so với giá trị của khoản nợ thật sự.

Thủ đoạn đó gây ra hậu quả đối ngược nhau:

Thứ nhất, các hợp đồng bảo hiểm được bán ra là động

cơ khuyến khích quá trình phát sinh, thổi phồng và lan

tỏa những thông tin xấu về doanh nghiệp. Không chỉ những

người bán khống mà cả các quỹ phòng vệ cũng ngay lập tức

tham gia vào quy trình này, bán khống cổ phiếu của doanh

nghiệp và mua bảo hiểm tín dụng dựa trên những khoản vay

nợ của doanh nghiệp.

Thứ hai, bằng việc mua bảo hiểm tín dụng với giá trị

lớn, các quỹ này đã làm tăng chi phí phát sinh từ các

khoản vay nợ, chi phí đó thay cho chi phí tối thiểu để

một doanh nghiệp có thể vay những khoản tiền mới. Vì vậy,

khi chi phí vốn gia tăng đột ngột sẽ gây ra những ảnh

hưởng bất lợi cho khả năng tái tài trợ hay tài trợ cho

các dự án mới.

Nhà cung cấp CDS phải luôn duy trì khả năng thanh

khoản và khả năng đối mặt với các nghĩa vụ khi đáo hạn.

Các ngân hàng đầu tư tại Mỹ đã mạo hiểm phát hành CDs,

mua lại các quỹ phòng về và trở thảnh chủ nợ chính của

các quỹ này. Kết quả là, bảng cân đối tài chính của các

ngân hàng lớn rơi vào rủi ro, họ không thể tuyên bố tình

trạng phá sản của các quỹ phòng vệ mà họ mua lại và chạy

trốn. Các ngân hàng bước vào khủng hoảng. Khi vỡ nợ xảy

ra báo hiệu cuộc khủng hoảng đang đến, các định chế tài

chính sẽ phải đối mặt với các khoản phải trả vô cùng lớn.

Họ thi nhau tuyên bố mất khả năng thanh khoản, gây ra

thiệt hại nặng nề cho hệ thống tài chính Mỹ. Đó chính là

lý do vì sao bất cứ dấu hiệu nào về tình trạng khó khăn

của các định chế tài chính đều gây ra khủng hoảng tâm lý

và sự sợ hãi cho thị trường. Sự buông lỏng trong việc

giám sát sự gia tăng CDS được phát hành, không hề có sự

kiểm tra, yêu cầu kê khai, báo cáo là một trong những lý

do chính gây ra khủng hoảng tài chính Mỹ.

Collateralised Mortgage Obligations-CMO – Trái phiếu

được bảo đảm bằng nợ thế chấp

Các MBS đã gây ra bùng nổ trên thị trường nhà ở

khi các khoản nợ có tính thanh khoản thấp trong bảng cân

đối kế toán ngân hàng được chứng khoán hóa để giao

dịch trên thị trường vốn. Không thể đánh giá thấp tầm

quan trọng lịch sử của phát minh này. Một công cụ tài

chính khác tương tự như trái phiếu “cấp thấp” (junk bonds

- Loại trái phiếu có độ rủi ro cao và tỷ suất lợi tức

cao) của Michael Milken vào những năm 1980 cũng đã xuất

hiện.

Khi số lượng các khoản vay thế chấp được “gói”

lại (packaged) tăng theo hàm số mũ, thì nhiều trong số

các khoản cho vay đó là cho vay dưới chuẩn. Do vậy, tổng

quỹ cho vay bao gồm các cấu phần có chất lượng không đồng

đều. Có những phần an toàn tuyệt đối, vài phần chất lượng

trung bình, còn lại thì đầy rủi ro.

Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thị trường lại

có xu hướng chấp nhận mức độ rủi ro không giống nhau. Các

quỹ tương hỗ (mutual funds), quỹ hưu trí (pension funds)

chỉ được phép mua những tài sản có chất lượng cao. Các

nhà đầu tư khác, trong đó chủ yếu là các quỹ đầu cơ

(hedge funds) lại được phép linh hoạt tài chính nhiều

hơn. Do vậy, một quỹ các khoản cho vay thế chấp được cấu

trúc thành các trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản nợ

có thế chấp CMO với 03 gói khác nhau:

+ Gói siêu hạng (The super tranche): Loại này

được xếp vào loại AAA và có vị trí cao nhất trong thứ tự

ưu tiên để nhận tiền mặt từ các khoản thanh toán thế

chấp.

+ Gói Cấp trung (The mezzanine tranche): Gói này

có điểm tín dụng thấp hơn, nằm ở vị trí tiếp theo để nhận

các khoản thanh toán.

+ Gói Sở hữu (The equity tranche): Đây là gói có

rủi ro cao nhất và xếp vị trí cuối cùng trong chuỗi thanh

toán, sau hai gói trên.

Do có mức rủi ro khác nhau nên mỗi gói có mức tỷ

suất lợi tức khác nhau. Gói Sở hữu có rủi ro cao nhất nên

tỷ suất lợi tức là lớn nhất và ngược lại, gói Siêu hạng

có mức rủi ro thấp nhất, nên có tỷ suất lợi tức là thấp

nhất.

2.2. Nguyên nhân gián tiếp

2.2.1 Bong bóng bất động sản

a/Chính sách nhà cho người có thu nhập thấp và chính sách tiền tệ nới

lỏng

Sau khi bong bóng Dot-com2 vỡ vào năm 2001 và suy

thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11/9, Cục dự trữ Liên Bang2

Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế

nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm

liên ngân hàng. Điều này kích thích sự phát triển của khu

vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng

trưởng kinh tế

. Đến năm 2002, dù nền kinh tế đã phục hồi, nhưng mối

lo ngại về suy thoái có thể quay lại đã khiến FED giữ

nguyên mức lãi suất chủ đạo ở mức 1% trong suốt hai năm

2003 và 2004. Việc FED thực hiện chính sách tiền tệ nới

lỏng với mức lãi suất thấp đã thúc đẩy việc mở rộng cho

vay mua bất động sản.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân Mỹ đã khuyến

khích và tạo điều kiện cho người dân nghèo và các nhóm dân da màu

được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Điều luật này cũng gia

tăng sức ép lên các ngân hàng tạo điều kiện cho những

người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Từ đó, cầu về

nhà ở đã tăng cao.

=>Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với chính sách nhà

cho người có thu nhập thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay

bất động sản, kể cả với những khách hàng không có điều

kiện vay vốn, có thu nhập thấp. Vì lãi suất cho vay thấp,

điều kiện cho vay dễ dàng hơn nên nhu cầu mua nhà tăng

lên rất cao, do đó, giá bất động sản cũng được đẩy lên

liên tục.

Điều này còn dẫn đến tình trạng các nhà đầu cơ địa ốc

đổ vốn vào thị trường này để thu lợi do dự đoán giá nhà còn tiếp tục

tăng cao. Với niềm tin giá nhà còn tăng cao, chỉ cần mua

và bán lại để trả nợ ngân hàng mà vẫn có lãi, người ta

sẵn sàng mua nhà với giá cao bất kể giá trị thực và khả

năng trả nợ. Về phía ngân hàng, các ngân hàng cũng đẩy

mạnh cho vay mua nhà đất bởi nếu người vay không trả được

nợ thì có thể bán nhà thế chấp để thu hồi vốn và đồng

thời kiếm lời từ hoạt động cho vay

b/ Bong bóng bất động sản

Lợi nhuận đã tạo động lực khiến các ngân hàng xem nhẹ

khả năng chi trả của khách hàng, đẩy mạnh cho vay cầm cố

bất động sản.

Nhu cầu tăng khiến giá nhà tăng theo. Lãi suất thấp,

cho vay dễ đã khuyến khích người dân mua nhà từ nguồn vay

cầm cố, do đó đã đẩy giá nhà liên tục leo thang,

Bong bong nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-2005.

Sự phục hồi nền kinh tế cùng với xu hướng lạm phát gia

tăng đã khiến FED quyết định tăng lãi suất trở lại. FED

tăng lãi suất từ 1% giữa năm 2004 lên 3,75% vào tháng

8/2005 và 5,25% vào giữa năm 2006. Sự tăng lãi suất đã

trở thành áp lực cho lớn cho những người vay mua nhà. Tại

thời điểm này, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu

hiệu đóng băng và sụt giảm.

Các chủ nhà đất rơi vào cảnh khó khăn tài chính do

lãi suất tăng làm tăng giá trị hoá đơn thanh toán cho các

khoản vay cầm cố hàng tháng. Bên cạnh đó, giá nhà giảm

làm cho giá trị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức

tiền vay gốc để mua nhà. Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng

lên, nhất là những người vay dưới chuẩn thường xuyên ở

trong tình trạng khó khăn tài chính. Trong hoàn cảnh đó,

các công ty cho vay lại nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động

xiết nợ.

Như vậy, bong bóng bất động sản tại Mỹ đã phình to

trong suốt 3 năm 2002-2005 và bắt đầu vỡ vào năm 2006

2.2.2 Quản lý lỏng lẻo, thông tin thiếu minh bạch

Ngay từ đầu, giới chức trách và ngân hàng Mỹ đã không

những không kiểm soát mà còn khuyến khích các hoạt động

xin vay không đủ tiêu chuẩn của người dân. Việc cho vay

dưới chuẩn một cách ồ ạt và quá dễ dãi khiến cho thị

trường bất động sản Mỹ diễn biến ngày càng một phức tạp,

dẫn đến việc không thể kiểm soát các khoản nợ đó. Thêm

vào đó, Chính phủ Mỹ cũng như giới chức trách tại Mỹ đã

có những phản ứng quá chậm chạp trước những đổi chóng mặt

của thị trường.

Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật đã góp phần khuyến

khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi

ích phát triển

Hơn nữa, hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư một loại hình

quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản

nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không

chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.

Bên cạnh đó, giới chức trách cũng đã làm ngơ trước hàng loạt

các phát kiến tài chính của giới ngân hàng thương mại mà tài sản đảm

bảo lại chính là các khoản vay dưới chuẩn.

Các tổ chức điều tiết, trước hết là SEC đã bị chỉ trích

gay gắt vì bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng

nguy hiểm của các tổ chức tài chính. Nhiệm vụ của SEC là

giám sát các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới và các quỹ đầu cơ .Các

ngân hàng đầu tư đã sử dụng những mô hình toán học để cấu

trúc các sản phẩm tín dụng thành những sản phẩm ngày càng

phức tạp và tinh vi hơn. SEC chỉ tiến hành các đợt kiểm tra định

kỳ mà không giám sát các hoạt động thường nhật của những ngân hàng

này

. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đáng lẽ ra sẽ là

người quan sát thị trường và đưa ra những cảnh báo kịp

thời nhưng trên thực tế lại chưa có mô hình đánh giá phù

hợp cho mỗi sản phẩm. Đánh giá của các tổ chức đánh giá

mức độ tín nhiệm được xem là biện pháp nhanh chóng nhất

để đánh giá rủi ro tín dụng. Moody, Standard and Poor, và

Fitch là ba tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm chi phối

thị trường. Họ cùng chia sẻ một lợi ích khá mâu thuẫn:

thu về các khoản phí từ các ngân hàng thuê họ đánh giá

mức độ tín nhiệm cho các chứng khoán của chính những ngân

hàng này.

Các tổ chức đánh giá tín nhiệm dễ dãi trong việc trong việc xếp

hạng mực độ tính nhiệm

2.2.3 Đòn bẩy tài chính quá cao

Đòn bẩy tài chính quá cao là một trong những nguyên

nhân chính khiến những đại gia như Bear Stearns, Lehman

Brothers, Merrill Lynch, Fannie Mae và Freddie Mac “ra

đi”.

Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ

từ các khoản vay thay cho vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị

khống chế ở mức độ nhất định, nhưng đối với các ngân hàng

đầu tư thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều .Khác với các

NHTM, các ngân hàng đầu tư không do Ngân hàng trung ương

mà do SEC kiểm soát. Nhờ sự nới lỏng của luật lệ, các ngân

hàng đầu tư đã kinh doanh theo lối “đòn bẩy tài chính” .Trên thực tế,

trong thời gian các ngân hàng đầu tư hoạt động sinh lợi

cao, đòn bẩy tài chính đã được coi là nhân tố kích hoạt

nền kinh tế. Tuy nhiên khi đòn bẩy tài chính bị lạm dụng,

dần dần vượt khỏi tầm kiểm soát thì đòn bẩy tài chính

tăng cao lại trở thành “liều thuốc độc” giết chết các

ngân hàng này

. Không chỉ dừng lại ở các ngân hàng ,chính sách thuế

của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy tài

chính của khu vực doanh nghiệp cũng như dân cư.

Luật thuế doanh nghiệp của Mỹ đã cho phép khấu trừ

chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong khi đó,việc huy động vốn dưới hình thức phát hành

cổ phiếu lại không hề nhận được một sự ưu đãi nào về

thuế. Điều này vô hình chung đã gián tiếp khuyến khích các

doanh nghiệp cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt

động sản xuất kinh doanh hơn là tăng vốn chủ sở hữu.

Đối với khu vực dân cư, luật thuế thu nhập cá nhân

của Mỹ cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà

khỏi phần thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá

nhân. Chính sách này đã góp phần khuyến khích người dân Mỹ

tăng các khoản vay mua nhà của mình.

2.2.4 Khủng hoảng niềm tin

Có thể nói rằng khủng hoảng tài chính hiện nay một

phần xuất phát từ sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các

ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài

sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu

những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG HOẢNG

CỦA HOA KÌ

3.1 Biện pháp của FED

3.1.1 Chính sách tiền tệ:

- Giảm lãi suất cho vay liên ngân hàng

- Giảm lãi suất chiết khấu áp dụng trực tiếp với các

khoản vay từ FED cho các ngân hàng và công ty

chứng khoán

- Giảm mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương

mại

Kích thích tiêu dùng, khuyến khích cho vay

3.1.2 Nghiệp vụ thị trường: Mua lại trái phiếu của chính phủ Mỹ, đặc

biệt trái phiếu MBS.

Hỗ trợ cho thị trường thế chấp và nhà ở đồng thời

giúp phục hồi thị trường tài chính.

3.1.3 Chương trình đấu giá cho vay kì hạn:

- Cho phép các tổ chức nhận kí gửi đấu giá để được

vay những khoản vay ngắn hạn đổi bằng tài sản kí

quỹ

- Cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính

nhằm tăng cường tính thanh khoản của thị trường

tín dụng Mỹ.

3.2 Biện pháp của Chính phủ Mỹ:

3.2.1 Chính quyền Bush và đạo luật kích thích kinh tế (ESA):

-Mua lại các khoản nợ xấu trong các tổ chức tài

chính, số tiền còn lại sẽ được chi dần theo từng giai

đoạn

- thành lập hai ban giám sát thường xuyên báo cáo

định kỳ lên Quốc hội về quá trình thực hiện kế hoạch

và theo dõi tình hình thị trường tài chính, hệ thống

pháp lý, và hoạt động của Bộ Tài chính trong việc sử

dụng quyền lực của mình trong kế hoạch này

- Thành lập một chương trình bảo hiểm dành cho các

tài sản xấu của các doanh nghiệp với mức phí do các

doanh nghiệp trả dựa trên mức độ rủi ro của tài sản

- Gây tác động đối với các tổ chức cho vay để họ giảm

thiểu số vụ tịch biên nhà

- Yêu cầu Tổng thống phải đề xuất một kế hoạch thu

hồi vốn trong trường hợp kế hoạch này thua lỗ trong

vòng 5 năm kể từ ngày có hiệu lực trong trường hợp

chính phủ Mỹ thua lỗ vì trả giá quá cao cho các khoản

nợ xấu.

- Áp dụng hạn chế đối với lương thưởng của lãnh đạo

các doanh nghiệp tham gia chương trình.

3.2.2 Chính quyền Obama và đạo luật tái đầu tư và phục hồi ( ARRA):

- Cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và các khoản chi tương

tự

- Cắt giảm thuế liên quan đến việc điều chỉnh Thuế thay

thế tối thiểu (Alternative Minimum Tax - AMT)

- Ưu đãi thuế kinh doanh

- Cứu trợ tài chính của nhà nước

- Trợ cấp cho những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ

cuộc suy thoái

- Chi tiêu đầu tư công

=> tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế đã tăng được 12% và tỷ

lệ thất nghiệp giảm mạnh, nền kinh tế bắt đầu có thêm

những việc làm mới vào 2010.

=> Tuy nền kinh tế cũng chưa phục hồi hoàn toàn: tỷ lệ

GDP thực tế vẫn ở dưới mức trung bình và tỷ lệ thất

nghiệp còn ở mức 9,5% nhưng sự chuyển biến của nền kinh

tế trong vòng 18 tháng qua thật thần kỳ.

CHƯƠNG 4: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI

CHÍNH MỸ

4.1 Sự cần thiết duy trì hệ thống tài chính ổn định và

minh bạch:

- Việc thực thi các chính sách:

+ Chính sách tiền tệ cần hướng tới mục tiêu chủ

đạo là ổn định mặt bằng giá chung

+ Tập trung ổn định và thực thi chính sách tài

khóa trên hai phương diện cơ bản:ổn định chi tiêu

công của Chính phủ và xây dựng chính sách thuế

minh bạch.

- Củng cố niềm tin:

+ Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt tạo

ra sự ổn định chính trị

+ công khai những thông tin trên thị trường tài

chính, tăng cường thông tin trên thị trường

chứng khoán tạo thuận lợi cho hoạt động kinh

doanh của các nhà đầu tư, tăng tính thanh khoản

trên thị trường tài chính.

- Nâng cao vai trò quản lý của ngân hàng trung ương:

+ thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước

trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng

+ thực hiện chức năng là ngân hàng của nhà nước,

ngân hàng của các Ngân hàng

- Giám sát chặt chẽ tỷ lệ vốn của các tổ chức tài

chính:

+ Theo dõi trạng thái thanh khoản và đưa ra các

chiến lược thanh khoản, các diễn biến chính của

thị trường và rủi ro thanh khoản

+ nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của mình.

+ Xác định rõ việc mục đích các khoản vay, thực

hiện theo đúng nguyên tắc cho vay, thẩm định

thật kỹ các dự án và làm tốt công tác giảm sát

các khoản vay

4.2 Công khai hoạt động:

- Công khai là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát

huy tác dụng, được thực thi nghiêm chỉnh

- Công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào

Chính phủ:

+ Tăng cường sự ủng hộ của nhân dân vào những nỗ

lực và biện pháp đúng đắn của Chính phủ

+ Là biện pháp tâm lý, trấn an niềm tin, sự đồng

thuận của nhân dân vượt qua những thời điểm khó

khăn của khủng hoảng

4.3 Xây dựng các gói kích thích kinh tế phù hợp với

điều kiện của quốc gia:

- Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đang thực hiện hai

gói kích cầu :

+ hỗ trợ lãi suất 4% đối với các tổ chức, cá nhân

thực hiện vay vốn ngân hàng trong thời hạn tối đa là

8 tháng.

+ cung cấp bù lãi suất 4% cho doanh nghiệp, song

hướng vào các nguồn vốn trung và dài hạn trong khoảng

thời gian 24 tháng

- Cả hai gói kích thích kinh tế của Việt Nam đều

hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp trong nước và các doanh

nghiệp nhằm về xuất khẩu

CHƯƠNG 5: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG LIÊN QUAN

5.1 Mô hình khủng hoảng cơ bản:

5.1.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất:

Xuất phát từ chính sách vĩ mô không bền vững và tỷ

giá hối đoái cố định.

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman

(1979) xây dựng và chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng

hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giá cố định bị

các hoạt động đầu cơ tấn công [1].

Mô hình này xảy ra ở một số nước có nền tảng kinh tế

vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầmtrọng, cung

tiền tăng quá mức (có thể do Chính phủ in tiền để bù đắp

thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát gia tăng; những điều

này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước

nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên

tục can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường để duy

trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống

một mức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang

tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, cùng với các điều kiện nền

tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia tăng

căng thẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào

đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định và

chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mất giá

liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô hình này được

thể hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng ở một số nước

châu Mĩ La Tinh vào cuối những năm 1970, đầu những năm

1980 và trong những năm 1990.

5.1.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai

Khủng hoảng không xuất phát từ các yếu tố kinh tế vĩ

mô căn bản mà do kỳ vọng thị trường.

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld

(1994 và 1995) xây dựng [1]. Khủng hoảng dạng này còn

được gọi là khủng hoảng tự phát sinh (self-fulfilling

crisis), có thể xảy ra ở những nước có mức độ yếu kém về

tài chính và vĩ mô vừa phải, song cam kết duy trì chế độ

tỷ giá cố định của Chính phủ bị suy yếu do các biện pháp

Thâm hụt ngân sách

Tài trợ bằng phát hành thêm tiền

Sức ép lên tỷ giá cố định

NHTW bán dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ tỷ

giá

Dự trữ suy giảm

Tấn công đầu cơ

Khủng hoảng tiền tệ

bảo vệ tỷ giá quá tốn kém (chẳng hạn do thắt chặt tiền

tệ, lãi suất bị đẩy lên cao, gây tác động xấu tới tăng

trưởng kinh tế và tạo việc làm). Trước tín hiệu đó, các

nhà đầu cơ có thể bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ.

Những sức ép này buộc Chính phủ không có cách nào khác là

phải từ bỏ chế độ tỷ giá cố định để thực thi chính sách

tiền tệ mở rộng trước những cuộc tấn công quy mô của giới

đầu cơ tiền tệ, và hậu quả là khủng hoảng bùng phát. Biến

thể khác của mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai xuất phát

từ tình trạng thông tin không hoàn hảo và mất đối

xứng.Trong điều kiện một hoặc một số ngân hàng có “vấn

đề”, tình trạng này dẫn đến hành vi “bầy đàn”, gây hoảng

loạn tài chính và rốt cuộc dẫn đến khủng hoảng tài chính

- tiền tệ. Mô hình này có thể thấy trong cuộc khủng hoảng

của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System)

năm 1992-1993.

Kỳ v ọn g th ị tr ường : chí nh ph ủ rờ i bỏ t ỷ gi á cố đ ịnh để thực h iện chín h sách khác Các nh à đầ u cơ tấn cô ng đồng n ội tệ

Tấ n cô ng xảy ra , đ ồng nội tệ có thể ph á gi á và t ăn g lã i suất

Th ấy l ãi su ất t ăn g nên th ả nổi tỷ gi á

5.1.3 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba

Khủng hoảng kép: khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng

tiền tệ.

Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và

Ohno (1999) xây dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng

tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế

Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng hoảng

“kép”: khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng. Việc

tự do hoá tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã

dẫn đến hai hệ quả là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kép:

(i) Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân

vãng lai; và (ii) Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn.

(i) Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán

cân vãng lai đã khiến cán cân thanh toán (BOP) thặng dư

và dự trữ ngoại hối tăng. Điều này dẫn tới sự bành trướng

tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong nước. Điểm mấu chốt ở

đây là việc đầu tư quá mức (dư thừa năng lực sản xuất),

đầu tư kém hiệu quả (vào các lĩnh vực như bất động sản…),

đã dẫn tới hậu quả là thâm hụt cán cân vãng lai tăng,

xuất hiện nền “kinh tế bong bóng” và mức cung dư thừa.

Khi các nhà đầu tư nhận thức được những yếu kém kể trên

và những dấu hiệu bất ổn khác như sự sụt giảm giá bất

động sản và cổ phiếu cũng như các hoạt động tấn công đầu

cơ tiền tệ, họ đồng loạt rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Hậu

quả là cán cân thanh toán trở nên thâm hụt trầm trọng và

dự trữ ngoại hối dần cạn kiệt, báo hiệu về một cuộc khủng

hoảng tiền tệ xảy ra.

(ii) Trong điều kiện tự do hoá cán cân vốn, một lượng vốn

ngắn hạn với tỷ trọng quá lớn (lớn hơn nhiều dự trữ ngoại

hối) đã đổ vào nền kinh tế. Trong điều kiện giám sát các

khoản vay nợ kém hiệu quả, một lượng lớn vốn vay ngắn hạn

bằng ngoại tệ đã được cho vay bằng nội tệ để đầu tư dài

hạn vào những dự án kém hiệu quả đã dẫn đến vấn đề “sai

lệch kép” trầm trọng. Bảng cân đối tài sản của các công

ty cũng như của hệ thống ngân hàng - tài chính xấu đi một

cách trầm trọng khi đồng nội tệ mất giá và một lượng vốn

lớn của các nhà đầu tư nước ngoài bị rút ra đột ngột; đến

lượt nó, tài sản ròng của các ngân hàng bị sụt giảm, dẫn

đến tín dụng càng bị thắt chặt và bảng cân đối tài sản

của các ngân hàng càng tồi tệ hơn. Quá trình tác động

vòng xoáy và cộng hưởng này gây nên khủng hoảng bùng phát

trong một thời gian rất ngắn và đẩy các nền kinh tế ngập

sâu vào vòng suy thoái. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền

tệ châu Á 1997-1998 được coi là ví dụ điển hình của mô

hình khủng hoảng thế hệ thứ ba.

KHỦNG HOẢNG

Tình hình tài chínhTỷ lệ nợ khó đòi caoMất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có

Hệ thống tài chính nội địa Tập trung vào ngân hàngGiám sát yếu kémTâm lý ỷ lại

Phân bồ vốn sai lệchĐầu tư quá mứcBong bóng giá tài sảnTham nhũng

Dòng vốn nước ngoài chảy vàoChính sách kinh tế vĩ môTỷ giá hối đoái cố định

Tình hình kinh tế vĩ môTỷ giá hối đoái thực bị nâng giáThâm hụt thương mại gia tăng

Làn sóng toàn cầu hóaTự do thương mạiDòng chảy FDI

Bất ổn về giáHàng rào thề chế

Làn sóng tiết kiệm toàn cầu

Nhân công giá rẻTích lũy tư bảnPhát triển công nghệ

Gia tăng lợi nhuận siêu ngạch của FDIThiếu hụt đầu tư thực

Lãi suất giảm

Bong bóng giá nhà đất

Đầu tư Đầu tư

Các phát kiến tài chính (CDO, CDS, MBS, ABS …)

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Chủ nghĩa thị trường tự do (giải điều tiết)

5.1.4 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư

Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ ra đời dựa trên cơ sở

kết hợp các yếu tố của thế hệ mô hình thứ 1,2,3.

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

5.2 Các cuộc khủng hoảng liên quan.

5.2.1. Khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 1997

1985-1995: kinh tế TL tăng trưởng quá nóng trung bình

9%/ năm và dự báo của IMF nói rằng bong bóng kinh tế có

thể không giữ được lâu.

Cuối 1996: TL có sự điều chỉnh thị trường chứng

khoán. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị

trường chứng khoán đều giảm đi.

Tháng 5/1997: đồng baht bị tấn công đầu cơ quy mô

lớn.

Tháng 6/1997: Thủ tướng TL tuyên bố không phá giá

đồng baht.

Tháng 7/1997: Nhưng lại thả nổi đồng baht

Đồng baht giảm giá gần 50%.

Tháng 1/1998: 56 baht mới đổi được 1 usd.

GDP: 440usd (1995) - 3012usd (1996) -> yên tâm xem

như con hổ châu á

Doanh nghiệp bị phá sản

Tỷ giá hối đoái cố định -> tạo môi trường hấp dẫn cho

các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư vì không lo ngại rủi

ro tỷ giá.

Lãi suất cao do thu nhập cao. Tại TL (16.3%), Mỹ chỉ

có (7.6%).

Đầu tư trực tiếp chiếm 10.36% (8,844 tỷ usd), gián

tiếp và tín dụng 19.23% (16,404 tỷ usd). Tín dụng, ngắn

hạn lên tới 70.4%.

Chuyện sử dụng gần 90% tổng đầu tư tài chính thuần và

tín dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các

công ty, vì phải trả lãi thường xuyên và bằng ngoại tệ.

Nếu quản lý không tốt thì hiệu suất sản xuất kinh doanh

của các công ty sẽ thấp. Tỷ suất sinh lợi giảm. Trong nền

kinh tế mà lãi suất cho vay là 16.3%/năm còn hiệu quả

kinh doanh chỉ 1%/năm (từ 9% 1995 xuống còn 1% 1996) thì

rõ rang TL đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng “phá sản của

doanh nghiệp”.

Ngân hàng bị phá sản

Ngân hàng vì muốn giúp doanh nghiệp trong nước nên đã

vay tiền tệ nước ngoài. Tổng số nợ nước ngoài của hệ

thống ngân hàng Thái Lan so với cung tiền đã tăng từ

2.8%/năm 1991 lên 28.69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài

mà hệ thống ngân hàng đang có tăng từ 171% 1991 lên 694%

năm 1996. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên

tài sản ROA của hệ thống ngân hàng TL đã giảm chỉ còn

0,99%/năm. Rõ rang TL đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng

thứ hai “ngân hàng phá sản”.

Quốc gia khủng hoảng

Trong suốt 1991-1996, cán cân thương mại thâm hụt

35,26 tỷ. Thâm hụt tk vãng lai 1996 tới 14,7 tỷ usd do xk

bị kìm hãm, nk đc khuyến khích khi tỷ giá danh nghĩa gần

như cố định 25baht/usd, lạm phát trong nước cao hơn so

với Mỹ(5%-3%) làm cho đồng baht bị lên giá so với usd.

Nhà nước bù đắp bằng cách vay tiền nước ngoài nợ TL

không ngừng tăng cao 35,99 tỷ usd (1991) đến 89 tỷ usd

(1996) khả năng thanh khoản không có nợ nước ngoài

ngắn hạn đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ.

5.2.2 Khủng hoảng Mexico

Ở Mexico, ngày 1 tháng 1 năm 1994, lực lượng vũ trang

Zapatistas đã nổi dậy. Cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái giữa

Peso và USD tăng đến kịch trần biên độ giao động. Nhưng

các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về tình hình

Mexico và vốn nước ngoài vẫn tiếp tục được đổ vào.

Tháng 3, ứng cử viên tổng thống Colosio bị ám sát.

Các nhà đầu tư nước ngoài trở nên bất an và lo lắng cho

tài sản của mình ở Mexico. Hoảng loạn tài chính đã xảy

ra. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã giảm nhu cầu về

chứng khoán của Mexico. Peso chịu sức ép mất giá và Chính

phủ đã tung ra khoảng 10 tỷ USD dự trữ ngoại hối nhà nước

ra để bảo vệ tỷ giá danh nghĩa.

Tháng 4, lãi suất trái phiếu chính phủ định danh bằng

đồng Peso có xu hướng tăng. Lo ngại rằng điều này có thể

tác động tới khu vực ngân hàng chưa đủ mạnh của đất nước

và sợ rằng lãi suất cao có thể gây ra suy thoái kinh tế

vào một năm có bầu cử tổng thống, nên chính phủ đã một

mặt dùng dự trữ ngoại hối để chống lại xu hướng tăng lãi

suất, một mặt tiến hành đổi các trái phiếu chính phủ từ

định danh bằng đồng Peso sang định danh bằng USD.

Đã có cảnh báo của một số học giả kinh tế về việc

đồng Peso quá cao so với đồng USD. Nhưng đồng thời cũng

có ý kiến phản đối việc điều chỉnh tỷ giá vì lý do niềm

tin của các nhà đầu tư chưa đủ mạnh để có thể không bị

hoảng loạn khi tỷ giá thay đổi mạnh. Chính phủ Mexico

chọn biện pháp vừa dùng dự trữ ngoại hối để giữ ổn định

giá, vừa từng bước nhỏ điểu chỉnh tỷ giá.

Tháng 8, tổng thống mới nhậm chức. Các chính sách tài

chính tiền tệ vẫn được giữ như cũ.

Cuối tháng 9, José Francisco Ruiz Massieu bị ám sát.

Các nhà đầu tư thêm bất an. Song chính phủ vẫn không điều

chỉnh chính sách. Giữa tháng 10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ

(FED) tuyên bố mặc dù lo ngại về mức dự trữ ngoại hối ít

ỏi của Mexico, song Mexico không nên mong đợi chi viện

của nước ngoài. Tâm lý các nhà đầu tư trở nên hoang mang

hơn.

Giữa tháng 10, sau khi một số công ty lớn của Mexico

công khai tình trạng lợi nhuận của mình giảm sút. Thị

trường chứng khoán Mexico chao đảo. Áp lực mất giá đồng

Peso khiến các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường

Mexico. Cuối tháng 10, thống đốc NHTW Mexico công khai

rằng dữ trữ ngoại hối của Mexico chỉ còn 17,12 tỷ USD.

Ngày 20 tháng 12 năm 1994, đồng Peso bị mất giá mạnh.

Chính phủ đã can thiệp nhằm giảm tốc độ mất giá, song

không có hiệu quả mà lại mất rất nhiều dự trữ ngoại hối

nhà nước. Đến ngày 22, chính phủ tuyên bố thả nổi đồng

Peso. Quyết định này đã làm các nhà đầu tư mất hết lòng

tin vào khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ

nước ngoài nếu tính theo Peso gấp nhiều lần khi tỷ giá

giữa Peso và USD tăng lên). Vì thế, đồng Peso càng trở

nên mất giá hơn.

Nợ nước ngoài đột nhiên tăng lên đã khiến bảng cân

đối tài sản của các xí nghiệp và ngân hàng của Mexico xấu

đi. Hậu quả là nền kinh tế Mexico rơi vào khủng hoảng

thực sự.