Đề cương tốt nghiệp (research proporsal)

82

Upload: mrpaower

Post on 08-Apr-2016

248 views

Category:

Documents


20 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)
Page 2: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)
Page 3: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)
Page 4: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ BẢO TỒN

ĐA DẠNG SINH HỌC

VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI ĐỀ TÀI:

1/ Kiến thức tổng quan về thể loại công trình

a) Định nghĩa

b) Phân loại

c) Lược sử

d) Công trình thực tế

2/ Các đặc trưng của thể loại công trình

a) Đặc điểm chung các khối chức năng

b) Đặc điểm về hình thức kiến trúc thẩm mỹ

II. CÁC CƠ SỞ TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI:

1/ Lý do chọn đề tài

2/ Sự cấp thiết của việc xây dựng trung tâm nghiên cứu bảo tồn đa dạng

sinh học ở vùng Đồng Tháp Mười

a) Các giá trị về tự nhiên và đa dạng sinh học của vùng

b) Thực trạng về sự hiểu biết và đạo đức sinh thái của người dân xung

quanh khu vực

c) Tầm quan trọng của việc bảo tồn đa dạng sinh học đối với văn hoá

của vùng

III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG:

1/ Lý do chọn khu đất

2/ Phân tích hiện trạng khu đất xây dụng

a) Vị trí địa lý

b) Hiện trạng sử dụng đất

c) Giao thông

d) Mối liên hệ vùng và khu vực lân cận

e) Điều kiện tự nhiên, môi trường

f) Cảnh quan và view nhìn

3/ Đánh giá sơ bộ về khu đất xây dựng

IV. CÁC SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ:

1/ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tính toán quy mô, sân bãi

4

5

5

5

6

7

9

9

11

14

15

18

18

27

29

33

31

35

35

37

40

41

44

46

47

48

49

Page 5: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

2/ Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về không gian, diện tích các khu vực chức năng

đặc thù

3/ Định hướng thiết kế:

V. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:

1/ Các chỉ tiêu, quy định về kiến trúc, quy hoạch:

2/ Thống kê quy mô phân khu tổng thể công trình

3/ Thống kê chi tiết các không gian chức năng

VI. CÁC Ý TƯỞNG, PHƯƠNG ÁN SƠ PHÁC BAN ĐẦU

PHỤ LỤC

- Danh mục Tài liệu tham khảo

52

63

67

68

68

69

75

79

Page 6: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)
Page 7: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

4

I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI

ĐỀ TÀI

Page 8: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

5

a) Định nghĩa về trung tâm nghiên cứu:

Trung tâm nghiên cứu: là dạng công trình

kiến trúc được xây dựng với các không gian

chức năng thích hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn

khắt khe để phục vụ cho một loại hình nghiên

cứu nào đó. Lĩnh vực nghiên cứu tại trung tâm

nghiên cứu mặc dù vẫn mang tính chuyên sâu,

tập trung về nghiên cứu, thực nghiệm nhưng

không quá đặt nặng vấn đề giảng dạy như ở

các học viện.

b) Phân loại trung tâm nghiên cứu:

Theo loại hình nghiên cứu:

+ TT Nghiên cứu về khoa hoc: là các trung

tâm nghiên cứu dựa vào việc ứng dụng các

phương pháp khoa học, khai thác trí tò mò

+ TT Nghiên cư u về văn hoá ghê thuât: còn

gọi là "nghiên cứu dựa trên thực hành", là một

dạng công trình nghiên cứu đặc biệt phục vụ

cho mảng nghiên cứu về các hoạt động nghệ

thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá

phi vật thể.

+ TT Nghiên cứu về nhân văn, con người: là

trung tâm nghiên cứu các phương pháp chú

giải văn bản cổ và kí hiệu học, và một nhận

thức luận khác, mang tính chất tương đối luận

hơn.

Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu:

+ TT Nghiên cứu cơ bản thuần tuý (nghiên

cứu nê n tảng): là nơi thực hiện các hoạt động

nghiên cứu để trả lời những câu hỏi khoa học.

Nhằm mục đích mở rộng kho kiến thức

+ TT Nghiên cứu ứng dụng: là nơi tiến hành

để giải quyết các vấn đề thực tế của thế giới

đương đại, không phải chỉ là kiến thức vị kiến

thức.

Kiến thức tổng quan

về thể loại công trình

1

Page 9: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

b) Lược sử phát triển các trung tâm

nghiên cứu:

Đài quan trắc

thiên văn được

xây dựng tại Iran

TK IX

Đài thiên văn 4

tầng được xây

dựng

1259

Đài quan sát

thiên văn Ulugh

Beg xây dựng

TK XV

Phòng thí

nghiệm của

Antoine Lavoisier

TK XVIII

Tổ hợp Uraniborg

của Tycho Brahe

là VNC ra đời sớm

nhất Châu Âu

TK XVI

Viện nghiên cứu

R&D đầu tiên

trên thế giới của

Thomas Edition

TK XX

Phong cách

hiện đại

TK XXI

Tương lai

Hiện tại

Hiện tại

6

Page 10: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

7

c) Công trình thực tế trong và ngoài nước

KHU NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỚI CỦA VIỆN

NGHIÊN CỨU SMITHSONIAN

Là một nhánh nghiên cứu của viện Smithsonian nổi

tiếng, khu nghiên cứu nhiệt đới nằm tại Panama

này tuy nhỏ nhưng tại sở hữu một trong những

phòng lab tiên tiến nhất thế giới đạt chuẩn kiến trúc

xanh

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG

Là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và

được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á

Page 11: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

8

GARDEN BY THE BAY

SINGAPORE

VƯỜN ĐỊA ĐÀNG EDEN

ANH

Page 12: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

9

Các đặc trưng của

thể loại công trình

2

a) Dây chuyền chung các khối chức năng

Các khối chức năng chính gồm có:

+ Hệ thống các sảnh đón tiếp

+ Khối nghiên cứu khoa học

+ Khối thực nghiệm và bảo tồn (kết hợp tham quan)

+ Khối dịch vụ công cộng (trưng bày, trình chiếu, hội nghị)

+ Khối học tập, thư viện

+ Khối hành chính quản lí

SẢNH TRƯNG BÀY

HỘI NGHỊ HỘI THẢO

KHU TRƯNG BÀY

SẢNH HỘI NGHỊ

KHU NGHIÊN

CỨU

SẢNH KHÁCH

KHU THỰC NGHIỆM

KHO, KĨ THUẬT PHỤC VỤ

TRƯNG BÀY

THƯ VIỆN

HỌC TẬP

PHỤC VỤ NGHIÊN

CỨU

SẢNH NGHIÊN CỨU

HÀNH CHÍNH SẢNH NỘI

BỘ

LỐI VÀO NỘI BỘ

LỐI VÀO CHUYÊN GIA

LỐI V

ÀO

KH

ÁC

H

TRƯNG BÀY

NGOÀI TRỜI

Page 13: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

3

10

b) Đặc điểm về tổ chức mặt bằng

tổng thể:

Tổ chức mặt bằng dạng tập trung:

Là dạng tổ chức các khối chức năng của trung tâm nghiên cứu theo hướng tập trung.

Đối với các trung tâm nghiên cứu lớn, có nhiều khu vực nghiên cứu và phòng nghiên cứu

thì phát triển theo chiều đứng và sử dụng các nút giao thông đứng để kết nối

Tổ chức mặt bằng dạng phân tán:

Là dạng tổ chức từng khối nghiên cứu nằm rải rác trong khu vực nghiên cứu, phục vụ

từng địa điểm nghiên cứu với yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Các khu vực nghiên cứu

được liên kết với nhau bằng những con đường, hành lang, cầu nối.

Page 14: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

11

c) Đặc điểm về hình khối kiến trúc, thẩm mỹ

Dạng tách khối:

+ Thường được ứng dụng vào các công trình xây

dựng trên một khoảng đất rộng lớn

+ Các khu vực chức năng tuy vậy không cách

nhau quá xa và được nối nhau bằng hệ thống hành

lang (hành lang giữa, hành lang bên,…)

+ Các khối công trình được bố cục dàn trải, dễ

dàng tạo ra các không gian mở xen lẫn vào giữa

các khối công trình làm tang giá trị sử dụng cho

không gian.

+ Tạo được hình khối mặt đứng phong phú có bề

sâu không gian, có sự gắn kết hoà nhập giữa kiến

trúc và thiên nhiên cảnh quan.

+ Bản thân các khối riêng lẻ thường không dày

hoặc rộng quá để đảm bảo ánh sáng lấy được từ

nhiều phía và dễ dàng tổ chức thông gió tự nhiên.

Dạng hợp khối đơn:

Thiết kế khối đơn là việc tạo lập hình khối 3D phát

triển từ các hình 2D căn bản bằng cách kéo dài

hoặc xoay. Ví dụ: hình vuông phát triển thành hình

khối lập phương, hình tròn phát triển thành cầu

hoặc hình trụ, hình tam giác phát triển thành hình

chóp,.... Theo đó, các khối chức năng thống nhất

trong duy nhất một khối công trình hoàn chỉnh.

Page 15: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

12

Hình thái dạng tuyến:

Một loạt những hình thể được sắp xếp tuần tự theo

một hàng.

Hình thái phân tán:

Tập hợp một nhóm các hình thể bằng sự gần gũi vô

vị trí, hay những đặc điểm nổi bật chung.

Hình thái dạng tỏa tròn:

Một bố cục những hình thể phát triển hướng ra xa

một hình thể trung tâm trong một dạng tia

Page 16: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

13

Page 17: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

14

II. CÁC CƠ SỞ TẠO TIỀN ĐỀ CHO

VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI

Page 18: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

15

Nếu có ai đó đã từng một lần được hoà mình vào với thiên nhiên

miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, sẽ không

thể nào quên được cái cảm giác bình dị, dân dã và thân thuộc. Sự gần gũi

giữa con người với thiên nhiên, lênh đênh theo từng con nước, tất cả hoà

quyện vào nhau làm toát lên một nét đặc trưng mà khó có nơi nào trên

khắp đất nước Việt nam này có được. Trên vùng đất ngập nước rộng lớn

ấy là cả một hệ thảm thực vật phong phú, đa dạng và nhiều chủng loài

sinh sống nương tựa vào nhau, gắn bó và có liên hệ với nhau mật thiết.

Chính nét đặc trưng ấy đã quyết định tập quán sinh sống và nét đẹp văn

hoá của cả một vùng rộng lớn. Không nói đi đâu xa, đó chính là những hình

ảnh sông nước con thuyền vốn đã ăn sâu vào tâm thức người Nam Bộ,

những lễ đám tràn ngập sắc màu gập ghềnh trên sóng nước, những buổi

họp chợ trên sông rộn ràng, nhộn nhịp; Hình ảnh những đàn cá tôm sóng

sánh, quẫy mình cựa quậy trong lưới chài của ngư dân , những cánh đồng

ngập nước phì nhiêu bao la rộng lớn, với không biết bao nhiêu loài chim tụ

họp về kiếm ăn chao lượn dưới ánh trời chiều huyền ảo trên mặt nước lung

ling óng ánh… Tất cả những điều tưởng chừng như đơn giản, bình dị ấy lại

mang đến trải nghiệm khó tả cho những ai từng một lần được mục thị

thưởng thức nét đẹp tự nhiên văn hoá của vùng ngập nước, những cảm

xúc mà khi đã trải qua thì khó lòng quên được.

Lý do chọn đề tài: 1

Page 19: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

16

Thế nhưng hiện nay, diện

tích đất ngập nước Đồng Tháp

Mười có thể được xem là trung tâm,

và huyết mạch của cả một vùng

văn hoá tự nhiên rộng lớn ấy đang

dần thu hẹp nhanh chóng và đáng

báo động. Trong bối cảnh chung,

mặc dù đã có nhiều nỗ lực về bảo

tồn và sử dụng khôn khéo, đất

ngập nước vẫn tiếp tục bị huỷ hoại

không chỉ riêng ở nước ta mà ở

khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế

cho thấy, không thể hồi phục đất

ngập nước một khi giá trị văn hoá

và lịch sử của chúng đã bị mất. Khi

mất đất ngập nước không phải chỉ

mất nguồn tài nguyên quan trọng

mà còn gây nhiều tổn thất quan

trọng khác cho cộng đồng địa

phương trên khắp các lĩnh vực từ tự

nhiên cho đến xã hội, tất cả đều bị

xáo trộn.

Việc thành lập các khu bảo tồn rộng

lớn, khoanh vùng quản lí là những biện pháp

hiệu quả tuy nhiên vẫn chưa đủ để bảo tồn và

lưu giữ lại những giá trị tự nhiên, bởi trên thực

tế, diện tích bảo tồn vẫn bị thu hẹp nếu như

không có các công tác quản lí và xử lí các khu

bảo tồn hợp một cách hợp lí. Do đó cần có

những biện pháp nghiên cứu và đưa ra giải

pháp bảo vệ kịp thời đối với các vùng ngập

nước đang bị đe doạ và dần thu hẹp, không

chỉ vậy còn phải có sự phổi biến thông tin,

tuyền truyền để có sự phối hợp và hợp tác của

chính những người dân địa phương trong khu

vực bảo tồn có thể hiểu và tham gia trực tiếp

vào hoạt động gìn giữ giá trị đa dạng sinh học,

tránh việc khai thác một cách bừa bãi gây

mất cân bằng trong khu vực. Bởi vì sự đa dạng

sinh học, tự nhiên chính là yếu tố tiên quyết

quyết định tập quán và văn hoá của cả một

vùng, và bảo tồn đa dạng sinh học chính là

bảo tồn văn hoá.

Page 20: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

17

Từ những thực trạng yêu cầu và định hướng đặt ra, để đáp ứng cho việc bảo vệ

và phát huy những giá trị đặc trưng cũng như văn hoá của vùng ngập nước Đồng Tháp

Mười, góp phần cho công cuộc bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên và giá trị văn hoá của Việt

nam nói riêng cũng như trên thế giới nói chung, thì việc thành lập một “Trung tâm nghiên

cứu và bảo tồn đa dạng sinh học’” kết hợp với tuyền truyền , quảng bá và giáo dục,

củng cố ý thức cho mọi người về công tác bảo tồn thiên nhiên văn hoá qua các hoạt

động hội thảo, trưng bày triển lãm, hay giới thiệu và khai thác vẻ đẹp tự nhiên qua các

hoạt động du lịch là vô cùng cần thiết.. Đó cũng chính là lí do chọn đề tài.

Page 21: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

18

2/ Sự cấp thiết của

việc xây dựng trung

tâm nghiên cứu bảo tồn

đa dạng sinh học ở

vùng Đồng Tháp Mười

a) Các giá trị về tự nhiên và đa

dạng sinh học của vùng

Đồng Tháp Mười là một vùng đất

ngập nước của Đồng bằng sông Cửu

Long có diện tích 697.000 hecta, trải

rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và

Đồng Tháp trong đó Long An chiếm non

phân nửa. Vùng Đồng Tháp Mười có khu

bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn

quốc gia Tràm Chim. Trong các cuộc

chiến tranh chống Pháp và chiến tranh

Việt Nam, Đồng Tháp Mười là một trong

những chiến khu quan trọng nhất. Trong

thập niên 1980, ba tỉnh nói trên đã đẩy

mạnh khai hoang vùng Đồng Tháp Mười.

Đây là một trong những nguyên nhân

quan trọng góp phần đưa Việt Nam từ

một nước thiếu lương thực thành một

trong những nước xuất khẩu lúa gạo

quan trọng trên thế giới.

Đến khu vực Đồng Tháp Mười,

người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng

tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm

súng, những vườn cò, sân chim mênh

mông và hoang sơ không phải nơi

nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng

Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim

và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng

Sen thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp

Mười, đang được nhiều tổ chức bảo

tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm.

2

Page 22: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

19

Hê sinh thai đông vât:

Đây là nơi cư trú của hơn 130 ca

nươc ngot chiê m khoa ng ¼ sô loa i ca

cua Đông bă ng sông Cưu Long, 132

loài chim nước vơi 32 loài chim quý

hiếm đươc ghi va o sa ch đo cua Viê t

Nam va Thê giơi như: Ngan cánh

trắng (Cairina scutulata), Ô tác, Công

đất (Houbaropsis bengalensis), Choi

choi lưng đen (Charadrius peronii),

Đại bàng đen (Aquila clanga), Cổ

rắn, Điêng điểng (Anhinga

melanogaster), Cò thìa (Platalea

minor), Bồ nông chân xám (Pelecanus

philippensis), Cò lạo Ấn Độ, Giang sen

(Mycteria leucocephala)… đă c biê t

la Sếu cổ trụi, Sếu đầu đỏ (Grus

antigone)

Hệ sinh thái thực vật

Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích,

địa mạo, và đặc tính đất khá đa

dạng, từ đất xám, phát triển trên

nền trầm tích cổ Pleistocen, đến

những nhóm đất phù sa mới và đất

phèn phát triển trên trầm tích trẻ

Holocen đã góp phần làm đa dạng

các quần xã thực vật tự nhiên. Kết

quả khảo sát từ 2005–2006 ghi nhận

được 130 loài thực vật, vơi 6 kiê u

quâ n xa đă c trưng như: Quâ n xa

sen, lua ma, năn, co ông, môm môc

va rưng xa rưng tra m ca c quâ n xa

na y phân bố xen kẻ với nhau tạo

thành hê sinh thai đặc trưng cu a

vung Đông Tha p Mươi.

Nói đến hệ sinh thái ngập nước và đặc trưng đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp

Mười, tiêu biểu nhất phải kể đến Vườn Quốc Gia Tràm Chim, khu bảo tồn thiên nhiên

này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa

và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những

loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt

là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là

hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung

thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc

là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng. Đây được xem là Đồng Tháp Mười thu nhỏ vì

nó bao gồm đầy đủ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước. các đặc trưng về đa dạng

sinh học gồm có:

Page 23: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Động vật tiêu biểu

Thực vật tiêu biểu

20

* Quần xã tràm

Các khu rừng tràm trong VQG là các khu rừng được trồng ở độ tuổi từ 4 đến 25,

mật độ biến thiên trong khoảng từ 5.000-20.000 cây/ha. Rừng tràm (Melaleuca cajuputi)

là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích khoảng 3.000 ha. Do tác động

con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn

lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae), nhưng

do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu

phân bố được ghi nhận: tập trung và tràm phân tán.

Tràm Nhĩ cán

vàng

Hoàng

đầu ấn

Hút mật Rẻ quạt Cò trắng Điêng

điểng

Còng

cọc

Page 24: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thực vật tiêu biểu Động vật tiêu biểu

21

* Quần xã sen

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở nơi có đất thấp

như bưng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần như ngập

nước quanh năm (không khô hẳn vào mùa khô).

Đây là những vùng đất thấp trũng có thời gian ngâp

nước quanh năm hoặc gần như quanh năm nên ít

cháy vào mùa khô.

Sen Súng Le hôi Vịt trời Gà nước

Rắn ri

Cua

đinh

Cá lóc,

Cá rô

Page 25: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thực vật tiêu biểu Động vật tiêu biểu

22

* Quần xã lúa trời

Lúa ma (hay lúa trời), là kiểu sinh cảnh độc đáo của những

vùng đồng bằng ngập nước theo mùa. Nhưng ngày nay diện

tích của kiểu thảm thực vật này còn rất ít. Ở VQG Tràm Chim,

cây lúa ma có độ ưu thế cao nhất (53%), kế đến là cỏ bắc

hoặc cỏ ống (tùy theo vùng), các loài khác như rau dừa, năng

ống, u du .v.v… chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Lúa trời Cỏ chỉ

Cỏ bắc

Trích

Cồng cộc

Sếu đầu đỏ

(kiếm ăn)

Page 26: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thực vật tiêu biểu Động vật tiêu biểu

23

Cỏ ống

* Quần xã cỏ ống

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở những nơi có

độ cao khác nhau nhưng phổ biến và chiếm ưu thế

ở những nơi đất cao. Ở những gò cao, độ che phủ

của cỏ ống chiếm đến trên 90%. Nơi đất thấp cỏ

ống mộc thành từng đám (chiếm khoảng 50% diện

tích chung) xen kẻ với mực nước (trong đó có sự

hiện diện của nhĩ cán vàng, nhĩ cán tím và năng

ống). Cỏ ống phân bố trên một diện rộng, thuần

loài với mật độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện

với các loài thực vật thân thảo khác

Cỏ xã Cỏ xã Chiền chiện Cò

Trảu đầu

hung

Sơn ca

Page 27: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thực vật tiêu biểu Động vật tiêu biểu

24

* Quần xã năng

Kiểu quần xã này thường xuất hiên ở độ cao trunh bình. Năng

ống có độ ưu thế cao nhất (45-50%), kế đến là cỏ ống hoặc

năng kim (tùy theo vùng), các loài khác như cỏ chỉ, lúa ma,

mồm mốc chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Các quần xã năng ống là

thức ăn của các loài tiêu biểu như sếu, giang sen và già đẩy.

Đồng cỏ năng (Eleocharis sp.) tạo thành một trong những

thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ năng kim (Eleocharis

atropurpurea) - đây là bãi ăn của loài chim sếu (Grus

antigone), năng ống (Eleocharis dulcis) và hợp với các loài

khác tạo thành quần xã thực vật

Cỏ năng

kim

Cỏ năng

ống

Rong đuôi chồn

Sếu Cò trắng Cò lửa

Page 28: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thực vật tiêu biểu Động vật tiêu biểu

25

* Quần xã mồm mốc

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở độ cao trung bình. Số liệu từ các ô mô tả cho thấy,

mồm mốc có độ ưu thế cao nhất (78%), kế đến là cỏ bắc, cỏ ống và các loài khác như

rau dừa, nút áo, cỏ chỉ. Ở những nơi thích hợp, mồm mốc mọc dày và các nhánh trên của

nó tạo thành một trần dày cách mặt đất khoảng 20-50cm, được các thân chống chịu. Đây

là nơi thích hợp cho nhiều loài chim làm tổ và trú ẩn khi bị kẻ thù đe dọa. Độ che phủ của

cỏ mồm mốc là được Larsen (1996) chọn làm một biến để xây dựng mô hình ước tính sự

hiện diện của một số loài chim.

Cỏ ống Cỏ mồm Cò bọ

Cò lửa

Giang sen Cút

Diệc xám

Page 29: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Động vật tiêu biểu Thực vật tiêu biểu

26

Bói cá Mồng két

Gà lôi nước

Cuốc

Le khoang cổ

Rau dừa Nghễ

Súng Sen

* Đầm lầy

Kiê u quâ n xa na y la i tâ p trung ơ nhưng vung nươc kha can tương tư như ơ cac quân xa

sen sung. Đâ m lâ y xuâ t hiê n ơ khă p moi nơi trong Đô ng Thap Mươ iva trơ tha nh môt đăc

trưng sinh hoc ơ nơi đây. Đây cu ng la nơi tâ p trung cac loa i chim cơ nho vê kiê m ăn va o

mu a nươc nôi.

Page 30: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

27

b) Thực trạng về sự hiểu biết và đạo đức sinh thái của người dân, và tình hình

bảo tồn đất ngập nước trong khu vực:

Trong 15 năm gần đây, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất

ngập nước nhân tạo tăng lên. Diện tích đất ngập nước tự nhiên mất dần, thay vào đó là

các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Do tốc

độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, một diện tích rất lớn đất ngập

nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác; tính chất, giá trị của đất ngập nước

vì vậy bị mai một. Đồng thời, sự phát triển này đã làm cho môi trường VN nói chung, đất

ngập nước nói riêng đang có chiều hướng xấu do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu,

sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại trong khai thác tài

nguyên. Cụ thể là:

+ Các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa thiếu các giải pháp bảo vệ môi trường cần thiết đã làm cho đất ngập

nước của vùng bị ô nhiễm

+ Yêu cầu bảo tồn cho khu vực là bảo tồn gắn liền với sử dụng phát triển bền vững nhưng do thiếu hụt về kiến thức mà kĩ năng cũng như phát triển về khoa học kĩ thuật còn yếu nên biện pháp này còn khó khả thi

+ Ý thức và kiến thức về bảo vệ đa dạng sinh học của người dân sinh sống trong khu vực còn kém do trình độ học vấn và điều kiện sống của họ còn khó khăn (chủ yếu là những hộ còn nghèo khó kiếm sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt…). Một khu vực đất ngập nước đã bị khai thác quá tiềm năng làm mất khả năng phục hồi.

+ Các hoạt động canh tác của người dân lấn chiếm vào khu vực bảo tồn, một phần diện tích ngập nước bị lấp đi mà không có quy hoạch tổng thể. Diện tích ngập nước bị thu hẹp nghiêm trọng, cảnh quan sinh thái không còn. Do vậy những giá trị văn hóa, giá trị bảo tồn và sức hấp dẫn

khách du lịch bị giảm đi đáng kể.

Page 31: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

28

Có thể cho rằng các hệ sinh thái tự nhiên

cùng với tính đa dạng sinh học đất ngập

nước vùng Đồng Tháp Mười đã và đang

bị suy giảm nghiêm trọng, cảnh quan tự

nhiên đã thay đổi sau một thời gian khai

phá cho mục tiêu phát triển kinh tế. Trước

nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học

và hủy diệt các nguồn gen quý hiếm, một

số nỗ lực về công tác bảo tồn và phục

hồi tính đa dạng sinh học vùng đất ngập

nước trong châu thổ sông Mekong đã

được đặt ra.

Thông qua những nỗ lực này, các khu

bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành,

và Vườn quốc gia Tràm Chim và Khu

bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là hai

khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

rất điển hình được thành lập nhằm thực

hiện những mục tiêu bảo tồn đa dạng

sinh học và các hệ sinh thái vùng đất

ngập nước Đồng Tháp Mười.

Page 32: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

29

c) Tầm quan trọng của việc

bảo tồn đa dạng sinh học đối

với văn hoá của vùng

Ta có thể nói rằng căn nguyên của

việc bảo tồn đa dạng sinh học cả vùng

ĐBSCL đó chính là bảo tồn nguồn đất

ngập nước, với trái tim chính là nằm ở

vùng Đồng Tháp Mười.

ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi nên

đã kìm hãm thế nước bằng sự điều hòa

nhờ hai “hồ nước” tự nhiên là Biển Hồ ở

Campuchia và Đồng Tháp Mười ở Việt

Nam: Khi mùa mưa lũ thì nước sông

Mêkông một phần chảy ngược vào Biển

Hồ, phần khác thì chảy tràn vào Đồng

Tháp Mười, biến vùng này thành một

vùng ngập nước. Vào mùa khô, nước lại

từ Biển Hồ và Đồng Tháp Mười chảy ra hệ

thống sông ngòi kinh rạch ngang dọc

đảm bảo nước cho đồng bằng sông Cửu

Long. Ngoài ra, hàng ngày, khi thủy triều

dâng lên, đẩy nước sông chảy ngược

vào đất liền theo các kinh rạch tưới tắm

cho các khu vườn trồng cây ăn quả. Khi

triều hạ, nước sông rút theo còn để lại

nhiều tôm cá.

Có thể nói, cuộc tranh chấp giữa đất

và nước ở đồng bằng sông Cửu Long đã

đạt được điểm cân bằng. Mặt tương sinh

giữa đất và nước được phát huy. Nhờ thế

mà đồng bằng sông Cửu Long có một hệ

sinh thái phong phú và ổn định, người dân

nơi đây có một lối sống phóng khoáng,

cởi mở và đặc sắc.

Với một hệ sinh thái tự nhiên và sinh

thái nhân văn như vậy, người dân đồng

bằng sông Cửu Long chủ yếu sinh sống

bằng 3 nghề. Trước hết là nghề trồng

lúa. Đồng bằng sông Cửu Long với diện

tích rộng, “thẳng cánh cò bay” và sự

hình thành tầng lớp điền chủ đã sớm trở

thành nơi sản xuất lúa gạo để cung cấp

cho thành phố và xuất khẩu. . Thứ đến là

nghề cá. ở đồng bằng sông Cửu Long

có nhiều các loại cá tự nhiên: cá sông,

cá đồng và cá biển. Trước đây người ta

thường nói đến chuyện mỗi khi lội đồng

người ta phải “rẽ cá mới đặt được chân

xuống nước”. Cuối cùng là nghề trồng

vườn. Đất đai màu mỡ rất phù hợp với

nhiều loại cây trái như xoài, chôm chôm,

sầu riêng, bưởi ... Bởi thế, ở Nam bộ đã

hình thành những nơi chuyên trồng hoa

quả gọi là miệt vườn với nhiều nét văn

hóa, cảnh quan đặc sắc có thể gọi là

“văn mình miệt vườn”. Ba nghề này bổ

sung cho nhau tạo nên văn hóa - sinh

thái Tây Nam bộ đặc sắc.

Page 33: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

30

Sự cân bằng giữa Nước và Đất này

rất dễ bị phá vỡ khi con người có ảo

tưởng về sức mạnh của mình, thống trị,

khai thác và cải tạo tự nhiên một cách

thô bạo và thiển cận. Riêng với đồng

bằng sông Cửu Long việc cải tạo này

trước hết bị áp đặt bởi tâm thức tiểu

nông vốn hình thành bởi những người

nông dân. Đó là tâm lý trọng đất, tâm lý

của người thiếu đất để trồng trọt, tâm lý

của người luôn bị cảnh thiếu ăn đe dọa.

Bởi thế, việc làm đầu tiên người ta nghĩ

đến là biến những vùng đất ngập nước,

chủ yếu là vùng Đồng Tháp Mười, thành

vùng đất có thể trồng lúa được. Thế là

người ta đào mương thoát nước, đắp đê

bao quanh những vùng đất được chọn

để trồng lúa.

Túi nước Đồng Tháp Mười bị mất hoặc

bị thu hẹp nên mỗi khi mưa lũ, nước sông

dâng cao, một mặt làm ngập lụt những

vùng trước đây không bị ngập lụt, mặt

khác đe dọa làm vỡ đê bao những vùng

mới cải tạo để trồng lúa. Thế là người dân

phải tôn đê cao hơn ở những nơi đã có

đê và phải đắp thêm đê mới ở những nơi

vốn trước đây chẳng cần đê. Đắp đê

không chỉ ngăn nước đến với mình mà

còn ngăn mình đến với nước, “xa rừng

nhạt biển”. Tâm lý đắp đê không chỉ biến

mình thành tiểu nông, tiểu kỷ, mà còn cản

trở một tinh thần khai phóng, một tầm

nhìn xa rộng.

Ngoài ra, việc biến đồng bằng sông

Cửu Long thành một “vựa lúa” cũng đã

ảnh hưởng không ít đến nghề đánh bắt

cá tự nhiên, đặc biệt là cá sông, cá đồng.

Thu hẹp diện tích đất ngập nước (Đồng

Tháp Mười) là thu hẹp môi trường sinh

sống của cá. Sự phát triển cá nuôi/nuôi

cá chứng tỏ sự sa sút của nghề đánh bắt

cá tự nhiên.

Page 34: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

31

Khi lượng “nước dự trữ” cho mùa khô ít

đi, mực nước sông sẽ giảm, nước biển

tiến sâu hơn vào đất liền nên một số đất

trồng trọt sẽ dần dần bị nhiễm mặn nên

hoặc không trồng cấy được, hoặc cho

thu hoạch thấp. Những khu đất trồng lúa

ở Đồng Tháp Mười sẽ luôn cần có nước

ngọt chảy qua để “thau chua rửa mặn”.

Bởi đặc điểm chức năng của đất ngập

nước là: nạp, tiết nước ngầm, lắng đọng

trầm tích, độc tố, tích lũy chất dinh

dưỡng, điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt,

sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh

học, chắn sóng, chắn bão bảo vệ bờ

biển. Đất ngập nước và sự đa dạng sinh

học của nó chính là nguồn sống của một

bộ phận khá lớn người dân khu vực xung

quanh, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về

kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường,

đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp

công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong

khu vực

Vì vậy, bảo tồn đất ngập nước là đã

bảo tồn được sự đa dạng sinh học, và

cũng là tạo ra cơ sở sinh tồn cho mọi

sinh vật, cung cấp cho con người

nguồn lương thực và thực phẩm, các

nguồn dược liệu quan trọng, nguồn

nguyên liệu cho công nghiệp, xây

dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con

người, Chính những yếu tố đó sẽ quyết

định đặc tính sinh sống và tập quán văn

hoá của cả một vùng. Một khi môi trường

sinh sống của thiên nhiên và con người bị

xuống cấp. Những nét văn hóa đặc sắc

của “miền Tây”, thậm chí cả cá tính Nam

bộ mà nhà văn Nam Sơn ca ngợi cũng sẽ

mất mát, hư hao đi nhiều.

Page 35: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

32

Page 36: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

33

III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG

Page 37: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Lí do chọn khu đất 1

34

TIÊU CHÍ

Tràm Chim, Tam Nông

ĐỒNG THÁP

Vĩnh Lợi, Tân Hưng

LONG AN

Vị trí địa lí Gần VQG Tràm Chim Gần Khu BT ĐNN Láng Sen

Điều kiện tự nhiên 7500ha ĐNN 5000ha ĐNN

Hiện trạng CSHT Khu bảo tồn đã có quy

hoạch tổng thể và định

hướng phát triển đến 2020.

Theo đó cơ sở hạ tầng đang

được xây dựng

Hiện trạng khu vực bảo tồn

còn hoang sơ. Cơ sở hạ

tầng còn yếu. Hiện trạng là

đồng lúa canh tác mênh

mông

Giao thông tiếp cận Nằm trên tỉnh lộ 843, nối

thẳng ra QL30 thuận lợi tiếp

cận từ các tỉnh miền Tây

Nằm trên tỉnh lộ 842, cách

khá xa cới các tuyến đường

quốc lộ

Định hướng lượng

khách du lịch của tỉnh 1,850,000 lượt khách (2014) 1,000,000 lượt khách (2015)

Tổng kết 5/5 2/5

Khu đất chọn để xây dựng một công

trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở

vùng Đồng Tháp Mười cần nhất là phải

nằm thật gần hoặc thậm chí đắm mình

trong chính khu vực nghiên cứu.

Tất nhiên không phải vì thế mà lựa

chọn một khu đất nằm ở nơi quá xa với

trung tâm dân cư, khó khăn tiếp cận,

giao thông không có hoặc có ít khả năng

tiếp cận, sẽ là vị trí vô cùng bất lợi bởi tính

chất của công trình không chỉ là một

trung tâm phục vụ nghiên cứu đơn thuần

mà còn mang trong mình các chức năng

của một công trình công cộng, một trung

tâm giao lưu, giới thiệu và quảng bá hình

ảnh, quảng bá du lịch của vùng đất

Đồng Tháp Mười hoang sơ trù phú.

Xét đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn

3 tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười đã có 2

khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng

và đi vào hoạt động, đó là Đồng Tháp

(Với vườn quốc gia Tràm Chim) và Long

An (Với khu bảo tồn đất ngập nước Láng

Sen). Đồng nghĩa với việc, khu đất chọn

tại địa phương nằm gần với các khu bảo

tồn có sẵn của 2 tỉnh này là rất thuận lợi

và phù hợp với yêu cầu và tính chất của

công trình nghiên cứu về đa dạng sinh

học. Nhưng để chọn ra được vị trí thực sự

phù hợp và thuận lợi nhất ta cần xét đến

các yếu tố thuận lợi, bất lợi và điều kiện

của từng vùng một cách chi tiết hơn.

Có thể nói, Tam Nông, Đồng Tháp có phần vượt trội hơn Long An trong các tiêu chí so

sánh. Nên việc chọn khu đất đặt tại thị trấn Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

là hợp lí và đáp ứng tốt được các yêu cầu cần thiết để xây dựng công trình

Page 38: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Phân tích hiện trạng

khu đất

2

35

a) Vị trí địa lý

Tam Nông là huyện vùng sâu nằm

trong vùng Đồng Tháp Mười, cách trung

tâm thành phố Cao Lãnh 37 km. Huyện

gồm 11 xã và 1 thị trấn, có diện tích tự

nhiên là 47.432,51 ha, chiếm 14,05%

diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Tháp.

Dân số toàn Huyện 104.932 nhân khẩu

(chiếm 6,40% dân số toàn tỉnh).

Toạ độ địa lý:

Từ 10o 38’ đến 10o 49’vĩ độ Bắc.

Từ 105o31’ đến 105o 42’ kinh độ Đông.

Tứ cận:

+ Phía Bắc giáp thị xã Hồng Ngự và

huyện Tân Hồng;

+ Phía Nam giáp huyện Thanh Bình;

+ Phía Đông giáp huyện Tháp Mười,

huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An;

+ Phía Tây giáp huyện Hồng Ngự và

huyện Thanh Bình.

Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu

vực phía Bắc của tỉnh, có đoạn sông

Tiền và Quốc lộ 30 đi ngang qua cùng

hệ thống giao thông thuỷ xuyên suốt

đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất

nông nghiệp, vận chuyển hàng hoá và

giao lưu kinh tế với các vùng kinh tế

trọng điểm.

Page 39: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

36

Khu đất chọn

Nằm ở trung tâm thị trấn Tràm Chim,

thuộc huyện Tam Nông. Nằ mtrong khu

quy hoạch mới định hướng 2020 của Khu

bào tồn Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Với

diện tích ~10ha

+ Phía Đông giáp ngã năm kênh thị

trấn Tràm Chim;

+ Phía Tây giáp kênh bao quanh khu

vực Vườn Quốc gia Tràm Chim;

+ Phía Nam giáp kênh Đồng Tiến (An

Long – Mỹ Hoà);

+ Phía Đông Bắc đường tỉnh lộ 844,

gần kênh Phú Hiệp.

Page 40: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

37

b) Hiện trạng:

Hiện trạng sử dụng đất

Trong khu vực hiện chủ

yếu là đất vườn, một số ít

trồng hoa màu và cây ăn

trái. Đất đi vẫn còn hoang

sơ và chưa có công trình

xây dựng nào lớn đáng kể

đến.

Khu vực nằm gần ngã

năm kênh của khu đất là

đất ở hiện hữu của một

vài hộ gia đình

Page 41: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

38

Hiện trạng dân cư

Dân cư của khu

vực chủ yếu tập trung

ở bờ phía nam của

kênh Đồng Tiến. Theo

quy hoạch định

hướng và phát triển,

đây cũng là khu vực

dân cư chính của cả

thị trấn trong tương

lai.

Hiện trạng xây dựng

Công trình xây dựng hiện hữu trong khu vực nghiên cứu

quy hoạch chủ yếu là nhà dân được xây dựng bán kiên cố,

nhà tạm.

Ngoài ra còn có một vài công trình công cộng cấp khu

ở như Trung tâm y tế, Nhà trẻ, … nhưng quy mô nhỏ, xây

dựng bán kiên cố

Nhìn chung chất lượng công trình xây dựng trong khu vực

còn thấp, đặc biệt các công trình công cộng còn rất thiếu,

chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong khu vực.

Khu dân cư ven sông

gần ngã năm xanh

Khu dân cư ven sông

đầu kênh Đồng Tiến

Khu dân cư trung tâm

thị trấn Tràm Chim

Page 42: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

39

Hệ thống cấp điện:

Sử dụng nguồn điện từ lưới điện

chung của thị trấn Tràm Chim.

Hệ thống cấp nước:

Sử dụng nguồn nước từ nguồn cấp

nước của thị trấn Tràm Chim. Giải pháp

cấp nước trong khu vực sẽ được tính

toán cụ thể theo nhu cầu của từng

công trình xây dựng.

Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi

trường:

Tổ chức thoát riêng hệ thống thoát

nước bẩn và nước mưa.

- Thoát nước mưa: nước mưa được

dẫn theo các cống chính để tập trung

thoát đổ ra kênh Đồng Tiến. Cống thoát

nước mưa sử dụng cống bê tông cốt

thép đặt ngầm.

- Thoát nước bẩn: xây dựng hệ thống

thoát nước bản theo các khối công

trình công cộng, nước thải sinh hoạt

được xử lý qua hầm tự hoại và được thu

gom về hệ thống thoát nước bẩn chính,

sau đó dẫn về khu xử lý cục bộ của khu

vực.

- Vệ sinh môi trường: rác thải được

thu gom từ các vị trí thùng rác, sau đó

vận chuyển về bãi rác chung của Thị

trấn bằng xe chuyên dùng.

Tỉnh lộ 843

Kênh Đồng Tiến

Page 43: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

40

c) Giao thông:

Có 2 loại đường giao thông là đường

bộ và đường thủy. Giao thông nông

thôn hầu hết đều được lưu thông bằng

cả 2 loại đường giao thông này.

Đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ luôn

được quan tâm nâng cấp, mở rộng,

chất lượng ngày càng được nâng lên.

Hiện nay giao thông nội thị trấn hầu hết

được nâng cấp và tráng nhựa; các

tuyến giao thông liên huyện, liên xã.

Đường thuỷ

Hệ thống kênh rạch tự nhiên và đào

tạo ra hệ thống giao thông đường thủy

hết sức đa dạng và thuận lợi. Tuy nhiên,

hệ thống đường thủy nhiều năm nay

chưa được quan tâm đầu tư, hiện

tượng bồi lắng hàng năm rất lớn do đặc

thù của lũ và lấn chiếm luồng chạy tàu

đang có xu hướng gia tăng theo thời

gian.

Page 44: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

41

d) Mối liên hệ vùng và khu

vực

Tuyến đường bộ

Trên địa bàn huyện có tổng

chiều dài đường bộ là 204,12km,

bao gồm: 1 tuyến đường Quốc lộ

30 với tổng chiều dài 11 km; 3

tuyến đường tỉnh dài 63,17 km; 2

tuyến đường huyện dài 10,63 km;

16 đường đô thị dài 15,9 km; và 23

đường giao thông nông thôn

(đường xã) là 101,72 km.

+ Quốc lộ 30 đi qua Huyện dài

11 km, đã được bê tông nhựa

100% km. Đây là tuyến trục đối

ngoại quan trọng nhất, thuận lợi

cho việc đi lại và giao lưu hàng

hóa.

+ Đường tỉnh ĐT 843: chạy qua

huyện dài 18,87 km, đã được

nhựa hóa suốt tuyến. Tuyến

đường này vừa có vai trò quan

trọng đối với phát triển kinh tế,

vừa phục vụ cho mục đích quốc

phòng.

+ Đường tỉnh ĐT 844 đi qua

Huyện dài 28,4 km, mặt đường

láng nhựa. Tuyến đường này là

trục chính rất quan trọng cho việc

lưu thông của Huyện.

+ Đường tỉnh ĐT 855: đi qua

Huyện dài 15,9 km, mặt đường

láng nhựa. Tuyến đường này rất

quan trọng cho việc lưu thông

vận chuyển hàng hóa của

Huyện.

+ Các tuyến đường đô thị: 16

tuyến đường huyện với tổng

chiều dài là 15,9 km

Tuyến đường thuỷ

Huyện Tam Nông có 277,7 km sông ngòi, kênh,

rạch. Trong đó, sông Tiền đi qua phía Tây của

Huyện dài 12 km và kênh Đồng Tiến dài 27,5 km.

+ Tuyến sông Tiền (sông cấp I) đi qua địa phận

Đồng Tháp dài 12 km.

+ Kênh Đồng Tiến (sông cấp III ): dài 27,5 km.

40 km

Page 45: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

42

Khu đất nằm trên tuyến đường kết nối giữa TL843

và TL844, cả 2 đều đi ra được QL30 dễ dàng. Đồng

thời tiếp cận từ đường thuỷ tới khu đất cũng thuận

lợi thông qua kênh Đồng Tiến. Liên hệ dễ dàng với

khu vực trong vùng và các vùng lân cận.

TRƯỜNG

THPT

TRÀM

CHIM

CHỢ

TAM

NÔNG

BỆNH

VIỆN DK

TRÀM

CHIM

KHU

ĐẤT

CHỌN

GHI CHÚ:

Mật độ dân lớn

Mật độ dân vưa

Mật đô dân ít

Đường bộ

Đường thuỷ

TT DU

LỊCH

Page 46: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

43

D

D

MẶT CẮT ĐƯỜNG A - A

MẶT CẮT ĐƯỜNG D - D MẶT CẮT ĐƯỜNG C - C

MẶT CẮT ĐƯỜNG B - B

Page 47: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

44

e) Điều kiện tự nhiên,

môi trường:

Địa hình, địa mạo

Địa hình mang tính

chất của vùng đồng bằng,

tương đối bằng phẳng,

không có chênh lệch lớn về

độ cao. Chia thành 3 nhóm

chính:

- Nhóm địa hình cao: có

độ cao > + 2,0 m

- Nhóm địa hình trung

bình: có độ cao từ 1,5 m

đến 2,0 m

- Nhóm địa hình thấp: có

độ cao phổ biến từ 0,9 m

đến 1,5 m chiếm hơn 60%

Địa hình tương đối bằng

phẳng, độ chênh lệch chỉ

từ 10-30 cm nên rất thuận

lợi cho việc bổ trí kết nối

các hạng mục công trình.

Page 48: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

45

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm khá ổn định qua các tháng, chênh lệch trung bình 1-3oC,

nhiệt độ trung bình năm là 27oC, cao nhất 37,2oC, thấp nhất 18,5oC. Nhìn chung không

có sự khác biệt lớn so với những nơi khác trong tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thời gian nóng nhất trong năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4, và tháng lạnh nhất là

tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Chế độ ẩm:

Độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm. Độ ẩm trung bình là 83%,

từ tháng 5-11 (các tháng mưa nhiều) độ ẩm tương đối cao khoảng 83-86 %, chênh lệch

độ ẩm giữa các tháng vào khoảng 9-10 %.

Lượng bổc hơi

Lượng bổc hơi trung bình hàng năm là 1.657 mm. Lượng bổc hơi trong các tháng mùa

mưa khoảng 2-3 mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 4-5 mm/ngày.

Chế độ gió

Trong năm thịnh hành hai hướng gió chính:

- Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2 đến 2,5 m/s, mạnh

nhất 22,6 m/s mang theo nhiều hơi nước nên thường có mưa.

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc độ

bổc hơi và lượng mưa giảm rõ rệt.

Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm khoảng trên 1.500 mm. Lượng mưa có xu hướng giảm dần

từ Tây-Tây nam sang phía Đông

Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11 (tháng có lượng mưa cao nhất khoảng tháng 8

đến tháng 10) chiếm 90-92% lượng mưa cả năm.

Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp.

Đặc điểm mùa mưa trùng vào mùa lũ do nước sông Mê Kông tràn về nên đã gây nên

tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng trong thời gian dài, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống

sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi kênh khá dày đặc. Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng

của thuỷ triều Biển Đông, chế độ thuỷ văn của sông Tiền và chế độ mưa trong khu vực,

được chia làm hai mùa.

+ Mùa kiệt: Trùng với mùa khô, từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, trong mùa này

mực nước sông xuống thấp và đạt mức thấp nhất vào khoảng tháng 4.

+ Mùa lũ : Đáng chú ý nhất từ tháng 9 đến tháng 11 do mưa tại chỗ lớn, cùng với lũ

thượng nguồn sông Mê Kông qua CamPuChia đổ về, tràn vào nội đồng đã gây úng ngập

trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt. Việc tăng cường và hoàn chỉnh hệ

thống thuỷ lợi là biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này.

Nói chung điều kiện địa hình và khí hậu mang tất cả những nét đặc trưng của vùng

ĐBSCL, địa hình bằng phẳng và nền đất phèn khá yếu, lại ngập nước theo mùa. Do đó

khi xây dựng cần có các giải pháp chống lún và giải pháp nền móng cho hợp lí

Page 49: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

46

e) Cảnh quan và view nhìn

Do đặc điểm hiện trạng còn khá

hoang sơ như đã phân tích ở các phần

trên, nên đặc điểm về hệ sinh thái, cảnh

quan của khu đất còn tương đối nguyên

trạng và đặc trưng cho vùng với những

thảm thực vật quen thuộc của sông

nước.

Kèm theo đó là yếu tố cảnh quan kênh

rạch, bãi bồi không thể lẫn với các địa

hình khác. Hai yếu tố này là hai điểm

đặc biệt cần được bảo tồn ( nguyên

vẹn hoặc một phần) trong phương án

Quy hoạch tổng thể khu đất xây dựng.

GIÓ

ĐÔNG BẮC

GIÓ

TÂY

NAM

TÁC

ĐỘNG

CỦA

TIẾNG

ỒN

TÁC

ĐỘNG

GIÓ

VIEW

NHÌN

1

2

3

2

1

3

Page 50: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Đánh giá tổng quan về

khu đất xây dựng

3

47

Tổng kết đánh giá

+ Việc Quy hoạch xây dựng phát triển Trung tâm

nghiên cứu và bảo tồn Đa dạng sinh học vùng Đồng

Tháp Mười phù hợp với tình hình phát triển chung về

VH - KT - XH của khu vực, cũng như của Vùng ĐBSCL.

+ Khu vực có vị trí khá thuận lợi về giao thông: nằm

cách không quá xa các tuyến giao thông Quốc gia

(Quốc lộ 30, Quố lộ 54), và đặc biệt là tuyến giao

thông thủy ra sông Hậu thông qua kênh Đồng Tiến. Do

đó có thể kết nối với các đầu mối giao thông cấp

Quốc gia - một cách dễ dàng, thuận tiện, nhanh

chóng.

+ Các hệ thống hạ tầng đô thị khác như nguồn cấp

điện, cấp nước, hướng thoát nước cho khu vực đều

rất thuận tiện, sẵn có.

+ Nằm trong Khu quy hoạch bảo tồn và phát triển

VQG Tràm Chim với rất nhiều dự án đầu tư hiện đang

được triển khai.

+ Khu vực quy hoạch có khí hậu trong lành, cảnh

quan đẹp với hệ thống sông rạch đa dạng, đặc biệt

là gắn với không gian cảnh quan rộng lớn của VQG

Tràm Chim với hơn 7500 hecta HST ngập nước.

Một số vấn đề tồn tại :

+ Cao độ thấp nên việc san lấp tạo mặt bằng xây

dựng cần nguồn kinh phí lớn.

+ Khả năng chịu tải của nền đất yếu, ảnh hưởng

nhiều đến việc xây dựng hệ thống hạ tầng, các công

trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình cao tầng.

+ Hệ thống hạ tầng bên trong chưa có nên phải

đầu tư hoàn toàn mới.

+ Tình trạng ngập vào mùa lũ lụt cũng gây nhiều

khó khăn trong công tác quy hoạch, xây dựng cũng

như hoạt động sau này.

Page 51: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

48

SỐ LIỆU TIÊU CHUẨN VÀ

ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

IV.

Page 52: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Các tiêu chuẩn về tính

toán quy mô sân bãi

1

49

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CÁC HẠNG MỤC

CỦA CÔNG TRÌNH

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN

KHU

NGHIÊN CỨU

CÁC KHOA NGHIÊN CỨU Mỗi khoa bao gồm các hạng mục chức năng sau: + Văn phòng làm việc

+ Phòng họp

+ Phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm

+ Các khu thực nghiệm đi kèm (tuỳ theo nội dung nghiên cứu của từng khu) + Phòng tập huấn

+ Kho, lưu trữ, phục vụ

Các phòng làm việc của khu nghiên cứu được tổ chức như các dạng văn phòng cao cấp. Theo TCVN 4601: 1988, một phòng làm việc nghiên cứu không phép quá 3 người. Tuy nhiên ta vẫn có thể tổ chức thành những không gian lớn với các vách ngăn nhẹ phân chia không gian thành những khu vực độc lập, đảm bảo sự yên tĩnh và riêng biệt. Theo Architectural Graphic Standards, diện tích

cần thiết cho một nhân viên là 6m2

. Tuy nhiên, tính chất của khu nghiên cứu ta có thể đề xuất chỉ tiêu

này lên gấp đôi, khoảng 10-15m2

/người để đảm bảo tính yến tĩnh và độc lập

Các phòng thí nghiệm có thể tham khảo tại tiêu chuẩn TCXDVN 297:2003 – Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng – Tiêu chuẩn công nhận.

KHU

TRƯNG BÀY

CÁC KHU TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM + Các không gian trưng bày + Kho, phục vụ

Có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn dành cho công trình có không gian trưng bày. Chẳng hạn, phòng trưng bày triễn lãm có thể tham khảo mục 5.10 : nhà triển lãm trong QD05:2004.

KHU

QUẢN LÝ

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH + Các văn phòng hành chính + Tài chính, kế toán + Tổ chức – hành chính + Quản trị và VTTB y tế

Các văn phòng làm việc hành chính được qui định ở mục 3.6 đến 3.13 TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ quan – Tiêu chuẩn thiết kế. Theo tiêu chuẩn này, các phòng làm việc hành chính phải được thiết kế theo đơn vị và tuân theo dây chuyền công tác.

Các phòng làm việc tương tự như khu nhành chính nghiệp vụ. Trong khu vực này cần bố trí khu vực các phòng tiếp khách đối ngoại. Tiêu chuẩn về các phòng này xem tại mục 3.16 TCVN 4601:1988.

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC + Các văn phòng làm việc

CÁC KHO PHỤC VỤ, LƯU TRỮ

Page 53: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

50

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CÁC HẠNG MỤC

CỦA CÔNG TRÌNH

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN

KHU

THƯ VIỆN, PHÒNG HỌC

THƯ VIỆN + Khu sách mở + Khu đọc + Khu tra cứu, đọc sách điện tử

Khu thư viện có thể áp dụng tiêu chuẩn dành cho thư viện trường đại học và học viện. Tham khảo điều 3.36, 3.37 TCVN 3981:1985

Tham khảo tiêu chuẩn thiết kế trường đại học để có các diện tích cơ bản của các thành phần trong thư viện. Số người phục vụ trong không gian phòng đọc có thể tham khảo ở Bảng G9 - Hệ số không gian sàn QC PCCC 06-2010. Theo đó, trong không gian chung thư viện thì

một người đọc cần 7m2 không gian sàn.

KHO LƯU TRỮ + Kho sách + Xử lý sách

KHU

HỘI THẢO, HỘI NGHỊ

KHU HỘI THẢO + Hội thảo lớn 400 chỗ + Các phòng hội thảo nhỏ 150 chỗ

SẢNH GIẢI LAO

Sảnh giải lao khu vực hội thảo ta có thể sử dụng tiêu chuẩn dành cho sảnh ồ ạt

0.35m2/người.

Nếu sảnh này gắn với một số hoạt động khác như trưng bày, quảng cáo, chiêu đãi nhỏ thì diện tích tiêu chuẩn này có thể tăng lên, đề

xuất từ 0.5-0.6m2/người.

Phòng hội thảo có thể tham khảo tại các tại liệu sau đây: - Điều 3.41 - diện tích hội trường và phòng phụ TCVN 3981:1985 - Trường đại học-Tiêu chuẩn thiết kế. - TCVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát. Trong đó, mục 5.2.1 – yêu cầu thiết kế phòng khán giả, 5.2.2-yêu cầu thiết kế sân khấu, 5.2.4.các phòng chức năng phục vụ, 5.2.5.các phòng kỹ thuật.

Các phòng phục vụ hội thảo có thể thao khảo khoản 5.2.4. các phòng chức năng phục vụ trong TCVN 355:2005-tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát.

KHU PHỤC VỤ + Các phòng phục vụ hội thảo + Các phòng kho, thiết bị

CÁC PHÒNG HỌC

Page 54: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

51

PHÂN KHU CHỨC NĂNG

CÁC HẠNG MỤC

CỦA CÔNG TRÌNH

CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN

CÁC KHU

PHỤC VỤ

CĂN TIN, GIẢI KHÁT, NHÀ HÀNG

KHU PHỤC VỤ + Bếp chế biến, pha chế + Kho thực phẩm, vật dụng

Chỉ tiêu diện tích 1.5m2/chỗ cho phòng ăn

và 1m2/chỗ cho khu nhà bếp.

KHU VỆ SINH CÔNG CỘNG

Các khu vệ sinh công cộng được bố trí với bán kính phục vụ khoảng 50m. Chỉ tiêu số lượng người phục vụ của các thiết bị vệ sinh được tính như sau: 40 nam cần 1 xí và 1 tiểu. 40 nữ cần 1.5 xí. Cứ 2 xí thì cần 1 lavabo.

KHU SÂN BÃI, CÁC KHU

PHỤ TRỢ

Cách tính bãi xe cần thiết: Đối với nhà xe cán bộ công nhân viên: theo tiêu chuẩn TCVN 4601:19988 thì bố trí nhà xe cho 40-70% cho cán bộ công nhân viên.

Theo tiêu chuẩn văn phòng hiện đại, ta có thể sử dụng công thức 100-200m2 sàn văn

phòng/ 1 ô tô. Đối với các khu vực phục vụ công cộng bao gồm khu hội thảo, khu triển lãm và các

khu công cộng khác, ta sử dụng công thức 100-200m2 sàn/người. ta sử dụng tổng diện

tích sàn của các khu phục vụ công cộng. Ta sử dụng công thức qui đổi 3 ô tô : 7 xe máy để tính số lượng xe. Khu sân bãi phụ thuộc vào lượng xuất nhập hàng và kích thước phương tiện. Ở đây, tần xuất nhập hàng nhỏ và xe chuyên chở nhỏ chủ yếu xe tải dưới 5 tấn.

Page 55: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về không gian,

diện tích các khu vực chức năng đặc thù

2

52

a) Các không gian nghiên cứu, thực

nghiệm:

Không gian nghiên cứu:

Các không gian nghiên cứu chính bao

gồm những phòng lab, ngoài ra còn có rất

nhiều các phòng xử lí kết quả nghiên cứu

(tổ chức dạng văn phòng làm việc).

Bên trong mỗi phòng lab bố trí các máy

móc thiết bị, bàn ghế được sắp xếp phục

vụ cho việc nghiên cứu, theo đúng các

tiêu chuẩn và quy chuẩn bố trí cho từng

nội dung nghiên cứu nhất định.

Page 56: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

53

Page 57: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

54

Page 58: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

55

Các phòng thí nghiệm kết hợp giảng dạy:

Là dạng phòng thí nghiệm thường thấy nhất ở

các trung tâm nghiên cứu trực thuộc các học viện

hoặc trường đại học, vừa có thể phục vụ nghiên cứu

vừa có thể tổ chức các hoạt động giảng dạy, thực

hành cho sinh viên ở các lớp.

Dạng phòng thí nghiệm này có cách bố trí các

bàn thí nghiệm linh hoạt hơn, không bị bó buộc vào

một dây chuyền nhất định, thường co cụm thành

nhóm.

Page 59: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

56

Các phòng thí nghiệm đặc biệt:

Là dạng phòng thì nghiện ở các trung tâm nghiên

cứu về khí tượng thuỷ văn, các trung tâm nghiên cứu

về các vấn đề cần thử nghiệm mô phỏng trên diện

rộng hoặc máy móc hỗ trợ có kích thước lớn. Diện

tích của không gian thí nghiệm sẽ phụ thuộc vào

từng loại thiết bị thí nghiệm đặt trong không gian,

diện tích này thay đổi không hạn định

Page 60: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

57

Không gian nhà kính thực nghiệm trên

thực vật:

Đối với các khu nghiên cứu và bảo tồn.

Nếu với các đối tương nghiên cứu là động

vật sẽ có khu vực trại nuôi dưỡng trong quá

trình nghiệm. Thì đối với thực vật, sẽ có các

khu vực nhà kính để thử nghiệm và nhân

giống trên diện nhỏ trong một môi trường có

thể kiểm soát được các nhân tố môi trường

khí hậu tác động vào đối tượng thí nghiệm.

Khối nhà kính nuôi trồng thực vật với kết

cấu thép và phủ kính rất dễ nhận biết và

tách biệt khỏi các thể loại kiến trúc thông

thường.

Đối với nhà kính có kích thước nhỏ, hệ kết

cấu giống với kết cấu khung cứng của công

trình thông thường. Các cách tạo khối và

hợp khối khá đơn giản và giống với các khối

công trình nhỏ thường gặp: khối vuông, tam

giác, đa giác,…

Với nhà kính với kích thước và khoảng

vượt lớn hơn, kết cấu giàn phẳng được sử

dụng. Với hệ khung phẳng, hình khối tiêu

biểu là những hình trụ, hình tròn xoay, hình

vòm... cho khoảng vượt lớn về một chiều.

Page 61: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

58

Ngoài khung thép đơn thuần

còn có thể sử dụng hệ thống

cáp treo kết hợp khung thép.

Hình thức kết cấu như vậy tạo

các mảng công trình thanh

thoát hơn do kích thước nhỏ của

dây cáp treo. Sử dụng linh hoạt

cáp và thép sẽ tạo được hình

thức công trình nhà kính khá

phong phú.

Page 62: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

59

Không gian nuôi dưỡng và bảo tồn động

vật:

Là các không gian mặc dù mang tính chất

nuôi nhốt nhưng trên một diện tích khá rộng lớn

và gần với thiên nhiên, môi trường trong khu nuôi

nhốt động vật cũng được tái hiện lại gần giống

với môi trường sống của loài nuôi giữ dựa vào

các tính toán và nghiên cứu về tập tính sinh sống

của từng loài mà cho ra những khu nuôi dưỡng

phù hợp nhất.

Những khu vực này vừa là nơi lưu giữ bảo tồn

nguồn gen, vừa là nơi để các nhà khoa học thực

hiện những quan sát nghiên cứu về đặc tính sinh

sống của động vật trên môi trường mô phỏng,

qua đó thực nghiệm và đề xuất các giải pháp

cải thiện môi trường sao cho phù hợp nhật, để

các loài vật có thể thích nghi tốt nhất. Sau đó áp

dụng vào thực tế môi trường sống hoang dã bên

ngoài.

Một khu bảo tồn đích thực là nơi mà động vật

được nghỉ ngơi, được tôn trọng và không bị đối

xử như đồ vật. Khu bảo tồn cam kết nhận nuôi và

chăm sóc bất cứ con vật nào bị hành hạ, bỏ

mặc hoặc bỏ rơi. Ở đây chúng được chăm sóc

tới hết đời.

Page 63: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

60

Không gian trưng bày triển lãm:

Không gian trưng bày trong các trung tâm nghiên cứu thường được sử dụng với mục

đích trưng bày các ấn phẩm với mục đích tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm nghiên cứu

ra công chúng. Không quá đặt nặng các vấn đề tạo ấn tượng và bao hàm ẩn ý sâu xa

như trong các bảo tang. Vì vậy mặc dù vẫn sử dụng cách cách bố trí mẫu vật, bố cục

không gian tượng tự các không gian triển lãm thông thường nhưng cách tổ chức đơn

giản hơn. Chủ yếu là trưng bày sách báo, tranh ảnh điện tử, các mẫu vật đơn giản là

chính.

Với không gian trưng bày với đặc điểm là tự nhiên, địa hình thay đổi, tạo không gian

trưng bày thay đổi linh hoạt và hấp dẫn. Có thể kết hợp các cầu trên cao tạo tầm nhìn

thay đổi trong dây chuyền tham quan.

Page 64: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

61

Đài quan sát thiên nhiên

Đài quan sát là hạng mục không thể thiế

ucho các công trình có mang tính chất

nguyên vị. Nhiệm vụ của đài quan sát ngày

nay không còn đơn giản chỉ là một tháp

cao để tạo view nhìn mà còn có thể mang

nhiề cuhức năng đi kèm như các loại hình

dịch vụ ăn uống, giải khát, lưu niệm,… tuỳ

vào quy mô của công trình.

Với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, các

tháp quan sát ngày nay có thể được xây

dựng từ nhiều loại vật liệu với các kết cấu

chịu lực khác nhau, với đủ loại hình dáng

và quy mô từ bình thường vừa phải cho

đến vô cùng to lớn và kì lạ phục vụ cho đủ

loại hình và yêu cầu quan sát.

Page 65: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

62

Cao ốc đài quan sát

phục vụ cho Olympic

ở Bắc Kinh, Trung

Quốc

Hiện đã hoàn thành

và đi vào sử dụng.

Page 66: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Các định hướng thiết kế 3

63

a) Định hướng chung:

1. Đáp ứng yêu cầu đặt ra của công trình

cũng như thỏa mãn những tiêu chuẩn, qui

chuẩn và nguyên lý thiết kế .

2. Tổ chức không gian: giúp người đến

công trình dễ dàng tiếp cận với các không

gian chức năng như dịch vụ:

+ Không gian trưng bày thiên nhiên đặt

trong nhà kính với kết cấu gì

+ Những không gian bảo tồn của từng loài

hoặc quần xã khác nhau có gì đặc biệt và có

gì khác nhau

3. Tổ chức qui hoạch: sao cho thuận lợi

cho giao thông ngoại vi, nội bộ, đồng thời

phải hài hòa với môi trừng xung quanh,

tránh làm hại đến môi trường.

4. Thiết kế cảnh quan: gắn kết với

môi trường tự nhiên, cảnh quan sông

nước hiện hữu.

5. Hình khối công trình: phải hiện

đại nhưng vẫn phản ánh được một

nét đặc trưng của các công trình nằm

trong vùng ngập nước, từ hình khối, vật

liệu đến kết cấu

6. Hướng công trình: khai thác

hướng Đông Nam, Tây Nam (hướng

gió chính) và hướng giáp kênh Đồng

Tiến là nơi thuận lợi tiếp cận bằng

đường thuỷ.

b) Định hướng giao thông

Ưu tiên hướng

tiếp cận vào công

trình theo trục

đường chính, nối 2

tỉnh lộ 843 và 844

Mở thêm lối cho

khách tiếp cận từ

kênh Đồng Tiến =>

ưu tiên đưa khối

tham quan ra ngoài

gần sông

Page 67: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

64

b) Định hướng về vật liệu xây dựng:

Vật liệu bền vững:

Với xu hướng kiến trúc xanh đang ngày

phát triển mạnh, hình thức công trình

nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt.

Người ta có khuynh hướng sử dụng vật

liệu có thể tái chế, dễ phân hủy, trong

quá trình xây dựng không phát sinh chất

độc hại làm ảnh hường đến môi trường.

Đưa cây xanh vào công trình và giảm

thiểu năng lượng sử dụng, chất thải đang

trở thành xu hướng chính của các thiết

kế công trình nghiên cứu.

Vật liệu công nghệ mới:

Công nghệ hiện đại tạo ra những loại

pa nô nén từ gỗ, kim loại hoặc từ bê

tông. Các loại pa nô đa dạng về màu

sắc, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, cách

nhiệt, cách âm và nhiều đặc điểm khác.

Các loại vật liệu nhân tạo như ETFE dễ

tạo ra được những lớp vỏ che nhẹ nhàng

mà hiệu quả, đang ngày càng được ứng

dụng rộng rãi

Page 68: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

65

c) Định hướng về kiến trúc

Page 69: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

66

d) Định hướng về kết cấu khối bảo

tồn và tham quan

Page 70: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

67

V. XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Page 71: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Các chỉ tiêu, quy định về

kiến trúc, quy hoạch

1

Thống kê quy mô phân khu

tổng thể công trình

2

68

STT THÀNH PHẦN DTSD (m2) TỈ LỆ (%)

1 Khồi đón tiếp 970 2.7

2 Khối nghiên

cứu bảo tồn

Khu nghiên cứu 4420 11.7

Khu thực nghiệm và bảo tồn thực

vật 19060 52.5

Khu chăm sóc, cứu hộ động vật 3850 10.2

3 Khối học tập,

thư viện

2040 5.4

4 Khối dịch vụ

công cộng

5170 13.7

5 Khối hành

chính, quản lí

500 1.3

6 Kĩ thuật 1020 2.7

TỔNG 37030 100

STT THÀNH PHẦN NỘI DUNG

1 Mật độ xây dựng =<40%

2 Tầng cao xây dựng 1-3 tầng

3 Hệ số sử dụng đất 1-2 (tuỳ khu vực)

4 Chỉ giới xây dựng 6 m

5 Chỉ tiêu cấp nước 20m3/ha/ngày đêm

6 Chỉ tiêu cấp điện êmkW/ha

7 Chỉ tiêu thoát nước 16m3/ha/ngày đêm

STT THÀNH PHẦN DTXD (m2) MĐXD (%)

1 Đất công trình (giả định) 37030 37.5

2 Đất sân bãi, quảng trường, sân giao lưu 4450 4.5

3 Đất giao thông, cây xanh, mặt nước 57320 58

Tổng 98800 100

a) Các chỉ tiêu về kiến trúc,

quy hoạch

b) Bảng cơ cấu sử dụng đất

Page 72: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Thống kê chi tiết các không gian chức năng 3

69

STT DANH MỤC THÀNH PHÂN DIỆN

TICH (m2)

CHI TIÊT

I KHỐI TIÊP ĐÓN 970 Sảnh chính 400 Quầy hướng dẫn, gửi đồ 80 Không gian giao lưu 250 Không gian trưng bày, quảng cáo 200 WC 36 II KHỐI NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN 29130 1 Khu nghiên cứu 4420 a Ban nghiên cứu, thí nghiệm, quan trắc môi trường 1210

Phòng nghiên cứu khảo sát và phân tích môi trường

Phân tích độc chất môi trường 96 8 nhân viên Phân tích chất lượng môi trường 96

Phòng Công nghệ viễn thám, GIS và Bản đồ

180 15 nhân viên

Phòng nghiên cứu công nghệ môi trường

Nghiên cứu và Xử lý thông tin môi trường

96

Nghiên cứu Công nghệ xử lý nước

96

Nghiên cứu về Vi sinh vật môi trường

96

Nghiên cứu Thủy sinh học môi trường

96

Nghiên cứu giải pháp Quy hoạch môi trường

96

Phòng nghiên cứu về tài nguyên môi trường và thổ nhưỡng

Nghiên cứu Công nghệ cải thiện môi trường

120 10 nhân viên

Nghiên cứu Địa lý thổ nhưỡng và Tài nguyên đất

120

Nghiên cứu bảo vệ nguồn Tài nguyên nước mặt

120

b Ban nghiên cứu bảo tồn hệ sinh thái 2470 Phòng nghiên cứu

về hệ sinh thái Nghiên cứu HST thực vật 96 Nghiên cứu HST động vật 96 Nghiên cứu HST rừng tràm 96 Nghiên cứu HST Đầm lầy 96

Phòng nghiên cứu công nghệ sinh học

Nghiên cứu Công nghệ tế bào thực vật

96

Nghiên cứu Công nghệ ADN 96 Nghiên cứu Công nghệ gen động vật

120

Nghiên cứu Công nghệ phôi 120

Page 73: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

70

Nghiên cứu Công nghệ sinh học tái tạo môi trường

120

Nghiên cứu sinh học phân tử và chọn tạo giống

96

Nghiên cứu Công nghệ tảo 120 Nghiên cứu Công nghệ tế bào động vật

96

Phòng nghiên cứu di truyền và miễn dịch học

Nghiên cứu Di truyền tế bào thực vật

96

Nghiên cứu Di truyền tế bào động vật

96

Nghiên cứu Kỹ thuật di truyền 120 Nghiên cứu nhân giống, nuôi trồng trong ống nghiệm

120

Nghiên cứu chiết tách hoá chất sinh học

120

Nghiên cứu Miễn dịch học 96 Phòng nghiên cứu

sinh thái học môi trường

Nghiên cứu Sinh hoá thực vật 96 Nghiên cứu Sinh học tế bào sinh sản

96

Nghiên cứu Sinh thái môi trường đất

96

Nghiên cứu Sinh thái môi trường nước

96

Nghiên cứu Sinh thái thực vật 96 Nghiên cứu Sinh thái viễn thám 96 Các trạm thực nghiệm sinh học

c Các phòng kĩ thuật, bổ trợ 740 Phòng hội thảo chuyên khoa (2) 200 Phòng rửa dụng cụ thí nghiệm 100 Phòng thay đồ 36 Phòng sát trùng quần áo 100 Phòng chiếu xạ 40 Phòng tráng rọi ảnh 40 Phòng kính hiển vi - Computer 40 Phòng điều chế nước cất 100 Phòng lạnh x 2 50 WC 36 Giải lao, cây xanh, mặt nước

2 Khu thực nghiệm và bảo tồn thực vật 19860 a Khu thực nghiệm, trồng và lai giống 800 Sảnh 100 Vườn ươm 500 Kho thiết bị nông nghiệp 80 Kho phân bón, thuốc trừ sâu 80 WC 36

Page 74: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

71

b Khu vườn bảo tồn kết hợp tham quan du lịch 19060 Khu bảo tồn quần

xã sen Sảnh 150 Khu tham quan đồng sen 2500 Khu ăn uống, giải khát 100 WC 36

Khu vườn bảo tồn quần xã lúa trời (xem sếu đầu đỏ)

Sảnh 200 Khu tham quan đồng lúa trời 2500 Khu ăn uống, giải khát 150 WC 36

Khu bảo tồn HST rừng tràm

Sảnh 150 Khu tham quan rừng tràm 4000 Khu ăn uống, giải khát 100 WC 36 Đài quan sát 80

Khu bảo tồn quần xã năng

Sảnh 150 Khu tham quan đồng cỏ năng 2500 Khu ăn uống giải khát 100 WC 36

Khu bảo tồn quần xã mồm mốc

Sảnh 100 Khu tham quan đồng cỏ mồm 1500 Khu ăn uống giải khát 80 WC 36

Khu bảo tồn HST đầm lầy

Sảnh 150 Khu tham quan đầm lầy 2500 Khu ăn uống giải khát 100 WC 36

Khu bảo tồn quần xã cỏ ống

Sảnh 100 Khu tham quan đồng cỏ ống 1500 Khu ăn uống giải khát 100 WC

36

3 Khu chăm sóc, cứu hộ động vật 3850 Sảnh 200 Hệ thống các lồng, phòng, khu

vực chăm sóc, bảo vệ 2500

Khu chăm sóc cách ly 500 Kho dược phẩm, thiết bị y tế 60 Kho kĩ thuật, dụng cụ 60 WC 36

III KHỐI HỌC TẬP, THƯ VIỆN 2040 1 Thư viện 1120 Sảnh 100 Phòng thủ thư, gửi đồ 24 Không gian đọc lớn 350 Không gian đọc ngoài trời 150

Page 75: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

72

Phòng đọc Internet 80 Phòng đọc multimedia 80 Kho sách 200 Kho lưu trữ số, băng đĩa 100 WC 36

2 Khu học tập, giảng dạy 920 Sảnh 100 Các phòng học lý thuyết (8) 60 (8) Các phòng TN, thực hành (4) 60 (4) Kho dụng cụ, thiết bị TN 80 WC 24

IV KHỐI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG 5170 1 Khu hội nghị, hội thảo 1360 Sảnh 300 Khán phòng 400 chỗ 600 Khán phòng 80 - 120 chỗ (2) 150 (2) Kĩ thuật khán phòng 40 Kho trang thiết bị 80 WC 36

2 Khu trình chiếu phim khoa học 1220 Sảnh 300 Phòng chiếu phim IMAX 150-180

chỗ 200

Các phòng chiếu phim thường 80 - 100 chỗ (4)

120 (4)

Kĩ thuật phòng chiếu 100 Kho trang thiết bị 100 WC 36

3 Khu trưng bày, triển lãm 1440 Sảnh 150 Không gian trưng bày mẫu hoá

thạch 300

Không gian trưng bày mẫu ngâm formon

300

Không gian triễn lãm tranh ảnh, thành tựu nghiên cứu

200

Kho mẫu vật triển lãm 400 Kho trang thiết bị 50 WC 36

4 Khu giới thiệu tham quan, du lịch 630 Sảnh 200 Quầy hướng dẫn, gửi đồ 40 Khu giao lưu 200 Khu trưng bày quảng cáo 150 WC 36

Page 76: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

73

5 Khu ăn uống, giải khát 520 Sảnh 100 Không gian khách ngồi

+ Trong nhà + Ngoài trời

300

Kho 50 WC 36

V KHỐI HÀNH CHÍNH, QUẢN LÍ 500 1 Không gian làm việc 360 Sảnh 80 Phòng tiếp khách 24 Phòng phó GĐ 24 Phòng GĐ 36 Bộ phận hành chính 24 Bộ phận kế toán 24 Ban tổ chức 24 Ban đoàn thể 24 Các phòng máy chủ 20 Phòng Họp 80

2 Phụ trợ 140 Phòng thay đồ 12 Phòng nghỉ 16 Căn tin 50 Kho 36 WC 24

VI KĨ THUẬT, SÂN BÃI Phòng điều khiển thông gió 40 Điều hoà không khí trung tâm 100 Điều khiển điện trung tâm 40 Máy phát điện dự phòng 60 Bể nước sinh hoạt 200 Bể nước chữa cháy 100 Phòng máy bơm 80 Khu xử lí rác thải 100 Khu xử lí nước thải thí nghiệm 100 Kho thiết bị 80 Kho hoá chất dạng rắn 40 Kho hoá chất dạng lỏng 40 Kho xăng dầu 40 Bãi xe khách 3000 Bãi xe nhân viên 1250 Bến thuyền chở khách … Bãi đỗ trực thăng 200

Page 77: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

74

Page 78: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

75

VI. CÁC Ý TƯỞNG SƠ PHÁC BAN ĐẦU

Page 79: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

76

1

2

3

4

5

6

6

6

6 6

6

7

Theo định hướng giao thông của khu

đất. Du khách đến với trung tâm nghiên

cứu chủ yếu sẽ tiếp cận từ đường tỉnh

855, và từ kênh Đồng Tiến. Khối tham

quan sẽ được đặt gần với kênh vừa

thuận tiện vừa tận dụng được cảnh

quan, view nhìn ra sông.

Khối dịch vụ cc sẽ đặt gần mặt đường

chính là tỉnh lộ 855 cho thuận tiện.

CHÚ THÍCH:

1. SẢNH ĐÓN TIẾP

2. KHỐI NGHIÊN CỨU & TN

3. KHỐI LỚP HỌC, THƯ VIỆN

4. KHÁN PHÒNG HỘI NGHỊ

5. KHỐI DỊCH VỤ CC

6. CÁC NHÀ KÍNH BẢO TỒN

7. ĐÀI QUAN SÁT

8. HÀNH CHÍNH

8

Page 80: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

77

CHÚ THÍCH:

1. SẢNH ĐÓN TIẾP

2. KHỐI NGHIÊN CỨU & TN

3. KHỐI LỚP HỌC, THƯ VIỆN

4. KHÁN PHÒNG HỘI NGHỊ

5. KHỐI DỊCH VỤ CC

6. CÁC NHÀ KÍNH BẢO TỒN

7. ĐÀI QUAN SÁT

MẶT ĐỨNG SƠ PHÁC

Ý TƯỞNG MẶT CẮT KHỐI THAM QUAN

Page 81: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

78

1

6 6

6

6 6

6

7

2

3

5

PHỐI CẢNH SƠ PHÁC

Ý TƯỞNG MẶT CẮT KHỐI THAM QUAN LIÊN

HỆ VỚI XUNG QUANH

Ý TƯỞNG ĐÀI QUAN SÁT

Page 82: Đề Cương Tốt Nghiệp (Research Proporsal)

Sách tham khảo: 1. Griffin, B. (2005). Laboratory Design Guide. Architect and Laboratory Architect and Laboratory Design Consultant. 2. Neufert, P. and Neufert, E. (1999). Architects’ Data Third Edition. School of Architecture, Oxford Brookes University. 3. Nguyên lý thiết kế Công trình công cộng - TS.KTS Tạ Trường Xuân - NXB Xây dựng. 4. K. Booth, N.; E. Hiss, J. (2012). Residential landscape architecture. Pearson Education, Inc.

Các TCVN

1. TCVN 4601:1988 - Trụ sở cơ quan - Tiêu chuẩn thiết kế. 2. TCVN 3981:1985 - Trường đại học - Tiêu chuẩn thiết kế. 3. TCVN 276:2003: Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. 4. TCVN 355:2005: Tiêu chuẩn thiết kế phòng khán giả, nhà hát. 5. QCVN 03:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật phân loại, phân cấp công trình xây dựng. 6. TCVN 297:2003 - Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng - Tiêu chuẩn công nhận. 7. QC 06:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

PHỤ LỤC