ĐỀ cƯƠng - paa vinh phuc - vinh phuc public ... · web viewsở gdĐt: pm qlý thông tin...

240
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 1

Upload: dangtuong

Post on 15-Jul-2018

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1

MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KTXH). Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. CNTT đang là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng và phát triển CNTT là yếu tố có tính chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu quả lao động. Trước nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT ngày càng trở nên bức thiết, Bộ Chính trị (Khoá VIII) đã ra Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chỉ rõ: "Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".

Trong những năm qua, CNTT đã khẳng định được vai trò quan trọng và bước đầu có những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, Vĩnh Phúc đã có nhiều hoạt động tích cực, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức, hành động thực tiễn để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác tin học hoá hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Để đẩy mạnh quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, ngày 09/05/2006 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010. Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền, phối hợp thực hiện của đoàn thể và các ngành, các cấp, ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng đến phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách về KTXH và bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin giữa các khu vực thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng.

Năm 2005, Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được xây dựng. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền kinh tế, với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT, đến nay nhiều nội dung của quy hoạch đã không còn phù hợp. Theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại văn bản số 2403/UBND-KT1 ngày 04/6/2008 về việc xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cấp huyện, cần thiết tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Mục đích của Quy hoạch là phân tích sâu sắc, đánh giá đúng hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong thời gian qua; cụ thể hóa những mục tiêu về CNTT nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc và đề ra những giải pháp

2

khả thi để thực hiện các mục tiêu đó. Quy hoạch góp phần quan trọng trong việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, đồng thời là cơ sở để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh; làm căn cứ để các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với quy hoạch chung của ngành và của tỉnh; thúc đẩy công tác ứng dụng và phát triển CNTT, góp phần vào sự nghiệp phát triển KTXH, nâng cao đời sống nhân dân.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".

Luật Giao dịch điện tử (luật số 51/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005)

Luật Công nghệ thông tin (luật số 67/2006/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006).

Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25/02/2002. Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Nghị định 63/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ, về Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Quyết định số 81/2001/QÐ-TTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW.

Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó đặt ra yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ quản lý hành chính Nhà nước.

Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010.

Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010.

Quyết định 06-QĐ/TW ngày 19/6/2006 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Đề án tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010.

Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ

3

về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008.

Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.

Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Chỉ thị 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính.

2. Các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/05/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh

Phúc về phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2006-2010. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2010 và định hướng

đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn

đến năm 2030. Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2006-2010 của tỉnh Vĩnh Phúc. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2009-2010 (Số 3342/KH-UBND ngày 25/7/2008). Các quy hoạch ngành của tỉnh.

3. Các căn cứ khác Quyết định số 15/2007/QĐ-BBCVT ngày 15/6/2007 của Bộ Bưu chính, Viễn

thông phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07/7/2007 của Bộ Bưu chính, Viễn thông về định hướng phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2020 (gọi là Chiến lược Cất cánh).

Một số chỉ tiêu dự báo phát triển CNTT của Việt Nam đến 2010 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (ban hành kèm theo Quyết định số 347/BCVT-KHTC ngày 16/3/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông).

Văn bản số 2403/UBND-KT1 ngày 04/6/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo về việc xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực; quy hoạch tổng thể phát

4

triển KTXH cấp huyện. Quyết định 56/2008/QĐ-UBND ngày 04/11/2008 của UBND tỉnh quy định vị

trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2005, 2006, 2007,2008. Kết quả khảo sát hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc.

III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH"Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và

tầm nhìn đến năm 2030" nhằm các mục tiêu sau:

Cụ thể hoá những mục tiêu KTXH liên quan đến lĩnh vực CNTT nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT như một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh.

Làm cơ sở để tạo môi trường pháp lý thuận lợi thu hút đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy phát triển và phổ cập Internet tại vùng nông thôn của tỉnh, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống nhân dân.

5

Phần thứ nhấtTỔNG QUAN VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phần này trình bày tổng quan về các xu hướng phát triển CNTT trên thế giới, các xu hướng và mục tiêu cơ bản phát triển CNTT của Việt Nam, và dự báo phát triển CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc.

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN THẾ GIỚII.1. Xu hướng phát triển công nghệ1. Xu hướng hội tụ mạng viễn thông về mạng thế hệ sau

Các mạng viễn thông hiện có cần phải phát triển để đáp ứng được những nhu cầu và thách thức mới. Sự phát triển các công nghệ mới đã cho phép thiết kế và xây dựng các mạng thông tin thế hệ sau (NGN - Next Generation Network) nhằm triển khai các dịch vụ đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động. Quá trình hội tụ mạng viễn thông về NGN là một cuộc cách mạng thực sự trong ngành viễn thông. Cuộc cách mạng công nghệ này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chuyển mạch, truy cập và dịch vụ. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện với CNTT.

2. Xu hướng tích hợp và sử dụng giao diện mởNgày nay, CNTT đang phát triển theo xu hướng tích hợp, sử dụng các giao

diện mở và ngày càng bớt lệ thuộc vào các nhà sản xuất công nghệ lớn. Phần mềm được xây dựng dưới dạng các đối tượng có chức năng thông qua các giao diện mở thuận tiện cho việc tích hợp và tiếp tục phát triển. Trong một giải pháp có thể có nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp chuyên sâu khác nhau được tích hợp. Các công nghệ chính ngày nay đều có xu hướng cho phép các môđun có thể sử dụng dưới dạng "cắm và chạy - plug and play". Các nhà sản xuất thiết bị phần cứng cũng có xu hướng cung cấp các giao diện mở cho phép khách hàng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phức hợp đáp ứng nhu cầu thay đổi nhanh của thị trường.

3. Xu hướng phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mởXu thế phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở hiện nay đang diễn ra khá

mạnh. Phát triển phần mềm nguồn mở giúp giảm sự lệ thuộc vào các hãng phần mềm lớn, tạo thêm sự lựa chọn cho người sử dụng, tạo cơ hội kinh doanh mới và nâng cao khả năng phát triển cho các DN phần mềm trong nước, tạo điều kiện cho các quốc gia có lối thoát trước sức ép bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, đối với những ứng dụng phức tạp đòi hỏi hỗ trợ kỹ thuật cao, việc sử dụng phần mềm nguồn mở cần được cân nhắc kỹ vì không phải là không tốn chi phí. Thực chất muốn sử dụng được các chương trình mã nguồn mở luôn cần các công ty dịch vụ phần mềm đi kèm để cài đặt, sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời còn các chi phí phát sinh do hiệu suất khai thác các chương trình mã nguồn mở không cao (thiếu tính thân thiện, không đủ chức năng hỗ trợ) như các chương trình "nguồn đóng" tương đương.

4. Xu hướng phát triển công nghệ lưu trữ

6

Thời gian gần đây, các công nghệ lưu trữ ngày càng được nhắc đến nhiều như một phần quan trọng của xu hướng phát triển CNTT. Có thể nhận thấy, một cuộc bùng nổ thông tin lớn chưa từng có đang diễn ra và công nghệ lưu trữ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc thu thập, lưu trữ và xử lý số thông tin một cách hiệu quả, tránh tình trạng hỗn loạn thông tin.

Từ nhiều năm, các DN mua băng từ, ổ cứng để gắn thêm vào máy tính phục vụ lưu trữ tuỳ theo nhu cầu. Nhưng áp lực cần bảo vệ nhiều dữ liệu hơn qua những khoảng thời gian lớn hơn đã làm nổi lên vai trò quan trọng của việc lưu trữ. Chính vì vậy, thị trường lưu trữ gắn trực tiếp (DAS - Direct Attached Storage) dần nhường chỗ cho những công nghệ lưu trữ kết nối mạng (Networked Storage), chủ yếu bao gồm các công nghệ SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached Storage). SAN là một mạng có mục tiêu chính yếu nhằm vận chuyển dữ liệu giữa các hệ thống máy tính với các thiết bị lưu trữ, cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau, cho phép quản lý dữ liệu một cách dễ dàng, hiệu quả và ổn định. NAS là một thành phần lưu trữ kết nối với mạng máy tính nhằm cung cấp dữ liệu cho các máy trạm của mạng đó.

5. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng cục bộ không dâyKết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu thế hiện đại, bên cạnh các

loại hình kết nối mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lượng tin cậy, hoạt động ổn định, thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả phải chăng là những yếu tố đặc trưng chứng tỏ kết nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau từ sản xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí,... Theo công ty Datacomm Research, bất chấp những lo ngại về an ninh bảo mật, thị trường thiết bị mạng cục bộ không dây vẫn sẽ tăng ít nhất là gấp đôi về giá trị và gấp 3 về lượng hàng xuất xưởng vào năm 2009. Động lực chủ yếu cho sự tăng trưởng này là những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lượng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn và công suất mạnh hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng các hệ thống GSM truyền thống sẽ dần được thay thế bằng Wi-Fi khi mà băng thông không dây mở rộng cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới.

6. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ Công nghệ thông tin - Viễn thông - Phát thanh và truyền hình

Xu hướng mạng viễn thông hiện nay là phát triển để hoà nhập được các dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu trong một mạng viễn thông mới. Mạng số liệu và mạng điện thoại được hợp nhất sẽ cho phép tích hợp các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phương tiện vào CNTT&TT.

Xu hướng hội tụ máy tính - truyền thông - nội dung đang diễn ra mạnh mẽ, hình thành những loại hình dịch vụ mới và cách tiếp cận mới đối với phát triển KTXH. Theo sự hội tụ này, phát thanh và truyền hình ngày càng sử dụng nhiều công nghệ mới nhất của CNTT&TT. Mạng viễn thông với băng thông rộng, tốc độ cao đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video theo yêu cầu phát triển mạng. Internet đang từng bước trở thành phương tiện đưa các chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Ngược lại, hệ thống truyền hình cáp đã có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu. Sự hội tụ của CNTT - viễn thông - phát thanh và truyền hình đang tạo ra một thị trường rộng lớn cho công nghiệp nội dung thông tin.

7

Xây dựng các mạng riêng ảo VPN dựa trên các đường truyền cáp quang, ADSL, MegaWan, Wi-Max,…kết nối các đơn vị sẽ là xu thế phát triển các mạng WAN.

7. Xu hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây Thuật ngữ “điện toán đám mây” (cloud computing) ra đời giữa năm 2007 để

khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin từ mấy năm qua . Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ... sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình hay văn phòng để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần.

Hiện nay, công nghệ điện toán đám mây nhận được sự quan tâm lớn từ giới doanh nghiệp (DN). Ở nhiều triển lãm, điện toán đám mây đã hiện diện trong một lượng lớn các sản phẩm. Nhiều công ty đã rất tin tưởng với ứng dụng điện toán đám mây cho toàn bộ nền tảng CNTT và tài nguyên tính toán của họ.

Việc xây dựng một ứng dụng web thể hiện và phân phối tài nguyên tới khách hàng sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ trở nên hấp dẫn (đơn giản, tiết kiệm chi phí) không chỉ trong thời gian khởi đầu mà còn trong suốt quá trình phát triển của DN. Tuy nhiên các DN vẫn còn e ngại bởi tính bảo mật thông tin của những ứng dụng này (do hoạt động trên Internet).

Thị trường cho "điện toán đám mây" năm 2008 đạt doanh số khoảng 36 tỉ USD, chiếm gần 13% doanh số phần mềm toàn cầu. Mức độ sử dụng "điện toán đám mây" được dự báo sẽ tăng mạnh trong vòng 3-5 năm tới.

8. Xu hướng viễn thôngCác chuyên gia đã dự báo thị trường viễn thông tiếp tục hợp nhất; các gói dịch vụ

"3 trong 1" bao gồm dịch vụ thoại, truyền hình cáp và Internet băng rộng sẽ hội tụ. Công nghệ không dây và VOIP sẽ tăng tốc. Xu hướng trên vẫn tiếp diễn nhưng sẽ tập trung vào vấn đề hợp nhất hữu tuyến-vô tuyến; theo đó, sẽ không còn biên giới giữa các mạng viễn thông cố định và di động mà thay vào đó, các công ty viễn thông sẽ phối hợp băng rộng cố định với các công nghệ không dây. Ngoài ra sẽ xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ không dây (nhưng không phải là công ty viễn thông).

I.2. Xu hướng phát triển thị trường1. Xu hướng toàn cầu hóa

Ngày nay, không một nền kinh tế nào đứng độc lập mà có thể phát triển được. Tất cả đều hoà nhập, phụ thuộc lẫn nhau. Các thông tin, các giao dịch thực hiện xuyên quốc gia. Nhờ có Internet, thị trường mở rộng không biên giới. Do vậy mọi tính toán, kế hoạch phát triển không thể nào bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một quốc gia. Mối quan hệ thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các DN đều được tăng cường. Điều này đồng thời cũng làm cho tính cạnh tranh giữa các nước, khu vực, giữa các DN trở nên căng thẳng hơn.

Mặt khác, dựa vào tính mở của thị trường, các DN có thể lựa chọn được nhiều đối tác, thị trường, công nghệ, các giải pháp thuận lợi theo đặc điểm của mỗi DN. Do có tính cạnh tranh cao, giá cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ được giảm có lợi cho

8

người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo, các DN cần thiết phải có những kiến thức và những kinh nghiệm để có thể hoà nhập với thế giới và phát triển.

2. Xu hướng chuyển dịch sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấpDo áp lực cạnh tranh lớn, giá nhân công cao, nhiều công ty ở các nước phát

triển buộc phải chuyển cơ sở sản xuất sang những nước có nguồn lao động rẻ, cơ chế thuận lợi, và có tiềm năng thị trường. Về công nghiệp phần mềm, xu hướng mà các công ty Mỹ đang áp dụng là thuê các lập trình viên có kỹ năng cao nhưng chi phí thấp ở những nước đang phát triển. Nhiều công ty có lượng dữ liệu lớn cần xử lý (chẳng hạn như các hãng hàng không) đã thuê nhân lực ở các nước đang phát triển để nhập dữ liệu nhằm tận dụng lao động có kỹ năng cao nhưng chi phí sử dụng thấp. Về công nghiệp phần cứng, nhiều công ty lớn có nhu cầu thuê gia công lắp ráp phần cứng tại những quốc gia đang phát triển.

I.3. Xu hướng hình thành nền kinh tế trí thứcSự phát triển như vũ bão của CNTT đã tác động mạnh mẽ và to lớn đến mọi

mặt đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, CNTT đã trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Sự hội tụ giữa máy tính, truyền thông và các ngành cung cấp nội dung thông tin trên mạng tạo ra cơ sở mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số, còn gọi là nền kinh tế tri thức. Việc thông tin chuyển sang dạng số và nối mạng đã làm thay đổi sự chuyển hoá của nền kinh tế, các dạng thể chế, các mối quan hệ và bản chất của hoạt động KTXH và có ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động và đời sống của con người.

Nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển CNTT, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển CNTT theo điều kiện riêng của từng nước.

Các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, từng bước triển khai các ứng dụng CNTT, trước hết tập trung giải quyết các yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất kinh doanh, bước đầu xây dựng ngành công nghiệp và dịch vụ CNTT, chủ yếu là công nghiệp dịch vụ viễn thông và phần mềm. Các nước này đều nhận thức được vai trò quan trọng không thể thiếu của CNTT trong việc tăng cường năng lực hội nhập của nền kinh tế, đồng thời phải tìm mọi cách khắc phục sự yếu kém trong hệ thống hành chính, hệ thống pháp lý để tạo môi trường cho ứng dụng hiệu quả CNTT. Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng đang nỗ lực để được tham gia vào thị trường CNTT chứ không phải chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm CNTT. Một số quốc gia đã thành công lớn trong xây dựng công nghiệp phần mềm như Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin,... mở ra một hướng đi triển vọng cho những quốc gia có nguồn nhân lực trí tuệ dồi dào. Một số quốc gia đang nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài để xây dựng nền công nghiệp CNTT.

II. XU HƯỚNG VÀ CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM Theo các kế hoạch, chiến lược, chương trình ứng dụng và phát triển CNTT

quốc gia thì đến năm 2020, với CNTT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ

9

cấu KTXH, cơ bản trở thành một nước công nghiệp và là một trong những nước có trình độ tiên tiến về phát triển xã hội thông tin trong khu vực ASEAN.

Đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT trên thế giới. CNTT&TT Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. CNTT&TT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Hạ tầng CNTT&TT đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - CNTT - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT&TT, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng.

Ứng dụng CNTT&TT và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý, tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và DN điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.

Công nghiệp CNTT&TT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.

Nguồn nhân lực CNTT&TT đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT&TT cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.

III. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CNTT TỈNH VĨNH PHÚC Xu hướng phát triển CNTT của Vĩnh phúc cũng theo các lĩnh vực như của cả

nước. Sau đây là dự báo phát triển CNTT của tỉnh đến năm 2020. Phương pháp dự báo là phân tích tổng hợp và ý kiến chuyên gia, dựa trên các cơ sở sau:

Xu hướng phát triển CNTT, nhu cầu hình thành CPĐT tại Việt Nam hướng tới phục vụ người dân, phục vụ DN và phục vụ xã hội. Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam nói chung và tại Vĩnh Phúc nói riêng; Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

10

III.1. Dự báo ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước Tại Vĩnh Phúc, ứng dụng CNTT trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà

nước là trọng tâm, đóng vai trò dẫn đầu và nhằm mục tiêu là hình thành nền hành chính điện tử (CPĐT) của tỉnh. Sau đây là dự báo một số chỉ tiêu chính ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020:

Tại các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp huyện/thị trở lên: 100% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được tin học hoá, thực hiện trên

môi trường mạng máy tính. 100% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu được quản lý trên mạng máy tính. 100% các trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản giữa các đơn vị được thực

hiện trên môi trường mạng. 90-100% cán bộ công chức tại các cơ quan Đảng và chính quyền từ cấp xã/phường

trở lên sử dụng thành thạo máy tính và mạng máy tính trong công việc. Hình thành các phòng cung cấp dịch vụ công theo cơ chế "một cửa" với sự hỗ

trợ của CNTT và mạng máy tính. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử được xây dựng với đầy đủ thông tin theo

quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến ở mức độ 3 hoặc 4.

Các kho thông tin dữ liệu điện tử chung của tỉnh về dân cư, địa lý hành chính, thống kê KTXH, DN và đầu tư,... được xây dựng và cập nhật đầy đủ, thường xuyên, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ các đối tượng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

III.2. Dự báo ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanhVĩnh Phúc đang trên đà phát triển công nghiệp, số lượng DN sẽ ngày càng tăng.

Sau đây là dự báo mức độ phát triển ứng dụng CNTT trong các DN.Bảng 1.1. Dự báo mức độ ứng dụng CNTT trong DN

Chỉ tiêuVĩnh Phúc Cả nước

2008 2010 2015 2020 2015Tỷ lệ có sử dụng máy tính của các DN (%) 85% 90% 100% 100% 100%Tỷ lệ các DN có ứng dụng CNTT trong quản lý (%) 80% 85% 95% 100% 98%Tỷ lệ DN lớn tiến hành trao đổi B2B 30% 50% 65% 95% 60%Tỷ lệ DN nhỏ tham gia TMĐT 45% 50% 70% 90% 50-70%Tỷ lệ tham gia sàn giao dịch điện tử 15% 30% 60% 80% 50-60%

III.3. Dự báo ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội1. Dự báo phát triển Internet

Vĩnh Phúc là một tỉnh có điều kiện phát triển Internet tương đối thuận lợi. Số lượng thuê bao Internet sẽ có thể tăng rất nhanh, có thể năm sau gấp đôi, gấp ba năm trước. Dự báo số lượng thuê bao Internet của Vĩnh Phúc sẽ đạt khoảng 300.000 vào năm 2015. Với số lượng thuê bao này, Vĩnh Phúc đạt trên mức trung bình của cả nước.

Bảng 1.2. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển Internet

11

Chỉ tiêuVĩnh Phúc Cả nước

2008 2010 2015 2020 2015Mật độ thuê bao (%) 0,8 8 20-25 40-50 15-20Tỷ lệ thuê bao băng thông rộng (%) 99 100 100 100 80Tỷ lệ số dân sử dụng Internet (%) 10 22-27 40-50 60-70 40-45

2. Dự báo ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạoĐến năm 2020, máy tính sẽ được sử dụng thông dụng tại các trường học, ngay

cả ở cấp mẫu giáo. Các trường học các cấp tại trung tâm huyện/thị đều có phòng máy tính để giảng dạy tin học. Mạng giáo dục sẽ cung cấp các thông tin và dịch vụ cho học sinh và giáo viên trong dạy và học, cung cấp các dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục cho mọi người dân.

Bảng 1.3. Dự báo ứng dụng CNTT trong giáo dục

Chỉ tiêuVĩnh Phúc

2008 2010 2015 2020Tỷ lệ số trường THCS kết nối Internet 70% 85% 100% 100%Tỷ lệ số trường THPT&THCS có phòng máy 80% 90% 100% 100%

3. Dự báo ứng dụng CNTT trong y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồngCác bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện đều có mạng LAN và kết nối Internet. Các số

liệu thống kê và bệnh án điện tử được trao đổi và lưu trữ tập trung phục vụ cho nghiên cứu chữa bệnh. Các bệnh viện trong tỉnh được kết nối trong mạng thông tin y tế. Mạng thông tin này sẽ phục vụ đội ngũ cán bộ y tế tìm kiếm thông tin y, dược trong và ngoài nước, nâng cao trình độ chuyên môn. Mạng này cũng cung cấp cho nhân dân các thông tin về chăm sóc sức khoẻ, về an toàn thực phẩm và về các loại dịch bệnh.

Bảng 1.4. Dự báo ứng dụng CNTT trong y tế

Chỉ tiêuVĩnh Phúc Cả nước

2008 2010 2015 2020 2015Tỷ lệ phổ cập hệ quản lý điện tử trong các BV 25% 40% 80% 95% 80%Tỷ lệ phổ cập sử dụng tin học cho cán bộ y tế 55% 75% 90% 100% 90%

III.4. Dự báo phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT1. Dự báo về phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

100% các cơ quan Đảng và nhà nước cho đến cấp huyện/thị có mạng LAN, được kết nối trong mạng Intranet của tỉnh, kết nối Internet. Mỗi cán bộ công chức có 1 máy tính kết nối mạng LAN để sử dụng trong công việc.

100% UBND xã/phường có mạng LAN kết nối mạng diện rộng và Internet, mỗi mạng LAN có ít nhất 1 máy chủ và 5 máy trạm.

Vĩnh Phúc có hạ tầng truyền thông đạt mức khá của toàn quốc. Cụ thể, tất cả các sở/ngành, UBND huyện/thị được kết nối với nhau trong một mạng cáp quang.

Hình thành hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh. Trung tâm thông tin điện tử của tỉnh được xây dựng và phát triển với hạ tầng

CNTT&TT mạnh đáp ứng được nhu cầu triển khai CPĐT, TMĐT, các dịch vụ CNTT&TT, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung của các cơ quan, tổ chức, DN, người dân trên địa bàn tỉnh.

12

Hạ tầng CNTT đảm bảo được các điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ CPĐT (G2G, G2B, G2C), TMĐT.

2. Dự báo nhu cầu về số lượng máy tính trên địa bàn tỉnh Vĩnh PhúcĐến năm 2020, dự báo trên địa bàn Vĩnh Phúc số lượng máy tính cá nhân

khoảng 160.000, mật độ 14 máy/100 dân, đạt mức phát triển cao hơn trung bình của cả nước về mật độ bình quân máy tính cá nhân.

Bảng 1.5. Dự báo nhu cầu về số lượng máy tính

NămSố dân (1000 người)

SL máy tính cá nhân tính đến năm tương ứng (chiếc)Phương án 1 (thấp)

(đạt mật độ TB cả nước)Phương án 2 (TB cao)

(cao hơn mật độ TB cả nước)2010 1012 100.000 120.000 2015 1071 110.000 135.000 2020 1134 125.000 160.000

III.5. Dự báo phát triển công nghiệp CNTT Phát triển công nghiệp CNTT thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ

trọng ngày càng cao trong nền kinh tế của tỉnh.

Bảng 1.6. Dự báo chỉ tiêu công nghiệp CNTT năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cả nước Vĩnh PhúcTốc độ tăng trưởng toàn ngành CNCNTT %/năm 20-25 30-40%Tổng doanh thu triệu USD 15.000 1.000Tốc độ phát triển CNPM&DV % 20-30 30Doanh thu công nghiệp PM&DV triệu USD 3.000 100Tốc độ phát triển công nghiệp PC % 20 >20Doanh thu công nghiệp PC triệu USD 12.000 900PC, ĐTDĐ, PM thương hiệu VN xuất khẩu tỷ USD >1 0,5

III.6. Dự báo phát triển nguồn nhân lực CNTTĐể đạt tỷ lệ chung của cả nước, đến năm 2020 Vĩnh Phúc cần đào tạo và thu hút

tổng lực lượng cán bộ CNTT là khoảng 4.000, trong đó khoảng 2.000 người có trình độ đại học, cao đẳng về CNTT.

Bảng 1.7. Dự báo nguồn nhân lực CNTTCác chỉ tiêu (người) Cả nước 2010 Vĩnh Phúc 2020

Dân số 90.000.000 1.134.000Lực lượng CNTT 200.000 4.000Lực lượng CNTT có trình độ ĐH, CĐ 100.000 (*) 2.600Lực lượng phát triển PM và DV PM 60.000 (**) 1.200

(*) ước lượng theo chỉ tiêu trong chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến 2010(**)ước lượng theo các chỉ tiêu trong Quyết định 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007

13

Phần thứ hai: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - NGUỒN LỰC ĐẶC BIỆT CỦA VĨNH PHÚCVĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ1, phía Bắc giáp tỉnh

Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ (qua Sông Lô), phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc và Sông Lô. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, dân số trung bình năm 2009 (theo tổng điều tra 01/4/2009) là 1.000,8 nghìn người, mật độ dân số 813 người/km2.

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; kề liền cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Quá trình phát triển KTXH của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV Thủ đô Hà Nội...

Vĩnh Phúc nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía. Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

II. NGUỒN NHÂN LỰCDân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc theo tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2009

là khoảng 1.000,8 ngàn người, trong đó nam khoảng 499,5 ngàn người (chiếm 49,5%), nữ khoảng 505,3 ngàn người (chiếm 50,5%). Dự kiến dân số trung bình năm 2010 khoảng 1012 ngàn người, trong đó nam khoảng 500,9 ngàn người, nữ khoảng 511,1 ngàn người. Dân số đô thị năm 2009 chiếm gần 22,4%, nông thôn chiếm 77,6%.

1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

14

Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70%. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển KTXH của tỉnh trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%. Năm 2008 tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%2. Dự kiến 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, các khu công nghiệp.

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.

Nhận xét chung về nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc:

Lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và cung cấp cho các khu công nghiệp trong tương lai.

Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp.

Do chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, nên dẫn đến tình trạng tỉnh thừa lao động nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài.

III. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH VĨNH PHÚCIII.1. Phát triển kinh tế

Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù có tác động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997. Sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh tăng trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây.

Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn khoảng 5,36%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng khoảng 12,5% vào năm 2010.

2 Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư

15

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010(Nguồn: Cục Thông kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)

TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010

Tăng

bìn

h qu

ân20

01-2

005

Tăng

bìn

h qu

ân20

06-2

010

Tăng

bìn

h qu

ân20

01-2

010

1 GDP, tỷ đồng (giá ss 1994)Tổng số 2.791 5.618 10.214 11.486 15,02 15,38 15,20

1.1 NLN, thuỷ sản 868 1.183 1.358 1.444 6,40 4,07 5,231.2 CN, XD 1.127 2.904 6.013 6.808 20,84 18,57 19,701.3 Dịch vụ 796 1.531 2.843 3.234 13,96 16,13 15,042 GDP bình quân đầu người

2.1 Giá ss (Tr.đ/ng) 2,98 5,69 10,21 11,352.2 Giá hh (Tr.đ/ng) 3,83 8,99 24,0 29,1

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 (Nguồn: Cục Thông kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)

16

Tổng số 100,00 100,00 100,001 NLN, thuỷ sản 28,94 19,45 13,52 CN, XD 40,68 52,69 59,03 Dịch vụ 30,38 27,86 27,5

Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 15,2% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,23%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 19,71%/năm; dịch vụ tăng 15,04%/ năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% so với vùng đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP/người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân cả nước (17,2 triệu đồng). Năm 2010, dự kiến chỉ tiêu này đạt 29,1 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước (22,5 triệu đồng) và mức bình quân các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng (25,5 triệu đồng). Như vậy xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước, GDP/người của tỉnh năm 2007 xếp thứ 11 và năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước. (chỉ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Cần Thơ).

Trong thời kỳ 2001-2010 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ ít thay đổi.

Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc cũng đặc trưng bởi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang gia tăng tỷ trọng nhanh chóng. Tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP toàn tỉnh đã tăng đáng kể từ 8,6% năm 1997 lên đến 41,1% năm 2008 và tiếp tục đóng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Điều này chứng minh cho sự thành công của Vĩnh Phúc trong việc chuẩn bị các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, về môi trường kinh doanh nói chung và đó cũng là thành công trong công tác xúc tiến vận động đầu tư nước ngoài.

III.2. Phát triển văn hoá - xã hộiTừ khi tái lập tỉnh tháng 1/1997, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu về

phát triển văn hóa - xã hội:

Cùng sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người

17

dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện. Các mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực như: chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà dột nát; tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông giảm, nhất là giải quyết các vấn đề công bằng xã hội, được nhân dân đồng tình. Tỷ lệ hộ nghèo giảm; việc giải quyết việc làm đạt kết quả cao.

Giáo dục - Đào tạo đã đạt được những kết quả quan trọng: Mạng lưới trường lớp được củng cố và dần ổn định; cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường tiếp tục được cải thiện. Chất lượng giáo dục toàn diện, có những bước tiến bộ vượt bậc, trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nhiều học sinh đạt giải cao ở các kỳ thi quốc gia và quốc tế; trật tự kỷ cương trong nhà trường, môi trường sư phạm được tăng cường. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy và học tập được cải tiến, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ngày càng cao. Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở năm 2001. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập có bước phát triển, nhiều trường trung học phổ thông và một số trường trung học cơ sở đã được trang bị máy tính phục vụ công tác quản lý, giảng dạy và học tập.

Khoa học - Công nghệ ngày càng phát triển, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển KTXH của tỉnh. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được ứng dụng vào sản xuất kinh doanh và đời sống ngày càng nhiều, trong đó có CNTT.

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện: Hệ thống mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ.

Hệ thống Văn hóa thông tin - Phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa được củng cố, các công trình lịch sử, văn hóa được chú trọng...

18

III.3. Các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư trong tỉnhCộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói,

cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Cho đến nay, Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.

Các giá trị văn hóa truyền thống lưu lại thông qua các di tích lịch sử văn hoá đa dạng, góp vai trò quan trọng vào việc thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử văn hoá, trong đó 288 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, nổi bật là cụm di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Thổ Tang, cụm đình Hương Canh, chùa Hà Tiên, di chỉ Đồn Dậu... Không chỉ có nền văn hoá vật thể phong phú, Vĩnh Phúc còn có nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn có giá trị du lịch cao, đó là hệ thống các lễ hội, các trò chơi dân gian, văn hoá nghệ thuật, thi ca, ẩm thực…

Truyền thống của người dân Vĩnh Phúc là hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó trong nhiều năm qua đã là động lực cơ bản cho sự phát triển KTXH nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.

IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN 2020 (Theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030).

IV.1. Mục tiêu tổng quát Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ

bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; để trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

IV.2. Các mục tiêu cụ thể 1. Mục tiêu về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15% / năm, trong đó: Giai đoạn 2011-2015: 15-16%. Giai đoạn 2016-2020: 14-14,5%.

Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015 được dự báo là công nghiệp và xây dựng: 62-63%; dịch vụ: 30-31% và nông, lâm, ngư nghiệp: 6,5-7,0%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ tăng lên khoảng 37%, nông lâm ngư nghiệp

19

3-4%, công nghiệp và xây dựng 58-60%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2010 đạt 1.600-1.700 USD,

đến năm 2015 đạt 3.500-4.000 USD, đến năm 2020 đạt 6.500-7.000 USD. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt khoảng 13,56 tỷ USD.

Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011-2015 khoảng 140.000 – 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 280.000 – 300.000 tỷ đồng.

2. Mục tiêu về xã hội Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan

tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020.

100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%. Giảm tỷ lệ sinh

hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%/năm. Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.

3. Mục tiêu bảo vệ môi trường Chất lượng môi trường nước:

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nước như: Đầm Vạc, Đầm Diệu, lưu vực sông Phan,…

Xử lý nước thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường. Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực đô thị.

Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sắt thép, xi măng, chế biến thuỷ sản.

Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; Thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 26,7%. Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt 82,5% năm 2015 và trên 95% năm

2020. Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% năm 2015.

4. Mục tiêu xây dựng nền an ninh, quốc phòngĐảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và

bảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển KTXH.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN CNTTV.1. Thuận lợi

Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi :

20

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong hai vùng phát triển nhất của Việt Nam hiện nay.

Gần Thủ đô Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động... Thủ đô Hà Nội sẽ phát triển nhanh và mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn….). Đây là cơ hội cho Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa vốn, khoa học - công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ và các loại hình dịch vụ cho Hà Nội, trong đó có CNTT.

Có vị trí đầu mối, có điều kiện trở thành trung tâm phát triển của khu vực, do đó có thể đóng vai trò là đầu mối đưa ứng dụng và phát triển CNTT vào vùng Tây Bắc và một phần vùng Đông Bắc Bắc bộ.

Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng, đoàn kết; có tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong tương lai. Lãnh đạo tỉnh quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT.

Những cơ chế, chính sách mới của tỉnh, cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia năng động, sáng tạo, nhạy bén đã trưởng thành, đang tiếp tục tạo uy tín và sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Luật CNTT đã được ban hành và đi vào cuộc sống, sẽ tạo điều kiện về môi trường chính sách và kinh phí cho các tỉnh (trong đó có Vĩnh Phúc) ứng dụng và phát triển CNTT.

Thị trường CNTT Vĩnh Phúc còn rất nhiều tiềm năng, Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chuyển đổi sang công nghiệp hoá, công nghiệp đang phát triển mạnh, nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT sẽ ngày càng tăng và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp CNTT.

Ứng dụng và phát triển CNTT đã có những thành tựu bước đầu quan trọng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong khối các cơ quan Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

V.2. Khó khăn Nền kinh tế tuy phát triển nhanh, nhưng quy mô nền kinh tế tỉnh còn nhỏ (với

khoảng hơn 1 triệu dân, tổng GDP khoảng 1,25 tỷ USD), thị trường nhỏ, sức mua hạn chế, tích lũy nội bộ có tỷ lệ cao song quy mô nhỏ. Tuy đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng số người làm nông nghiệp vẫn cao (dân số ở nông thôn chiếm 77,6%), tác động đến tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ CNTT còn khá thấp. Nhu cầu về dịch vụ và ứng dụng CNTT chủ yếu mới tập trung ở vùng đô thị.

Nhiều cán bộ còn ngại thay đổi phương thức làm việc mới, nên khi triển khai vẫn còn bị trì trệ. Nhận thức của nhiều cơ quan đơn vị, nhiều DN trên địa bàn về ứng dụng CNTT chưa thật đầy đủ. Đây có thể là trở ngại lớn nhất trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Hệ thống hạ tầng của tỉnh đã phát triển, nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư, còn cần được tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển.

Cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã được tăng cường, song còn cần tiếp tục nâng cấp và phát triển, các dịch vụ công điện tử còn ít, xu hướng thanh toán qua ngân hàng chưa phổ biến, trình độ nhân lực về CNTT còn hạn

21

chế, nguồn nhân lực CNTT của tỉnh còn thiếu nhiều, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh còn cần tiếp tục cải thiện và nâng cao.

22

Phần thứ ba: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ứng dụng và phát triển CNTT bao gồm các lĩnh vực sau đây:

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT Phát triển công nghiệp CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Phần này trình bày hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại tỉnh Vĩnh Phúc theo các lĩnh vực nói trên.

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là một lĩnh vực tổng

hợp gồm nhiều nội dung có quan hệ mật thiết qua lại với nhau, không thể tách rời, mỗi nội dung đều là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả và sự thành công. Các nội dung chính của ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước là:

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT bao gồm các mạng máy tính và truyền thông, các thiết bị ngoại vi để các ứng dụng tin học hoá hoạt động trên đó.

2. Chuẩn bị nguồn nhân lực về cả năng lực quản lý, năng lực chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng sử dụng mạng máy tính và các phần mềm ứng dụng để có thể tham gia vận hành các quy trình đã được tin học hoá.

3. Chuẩn hoá quy trình thông tin và nội dung thông tin: Rà soát, sắp xếp lại tổ chức hợp lý; chuẩn hoá các nội dung thông tin, các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ hành chính công; chuẩn hoá các phương thức tích hợp, trao đổi thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá đạt được hiệu quả cao.

4. Xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT, CSDL tin học hoá các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ hành chính công, các kho thông tin dữ liệu điện tử dùng chung.

5. Ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến ứng dụng CNTT, các quy định vận hành và sử dụng các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, dịch vụ đã được tin học hoá, các quy định về cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu điện tử trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Mục này chỉ trình bày phân tích đánh giá hiện trạng theo các nội dung 3, 4, 5; các nội dung 1 và 2 sẽ được trình bày trong các mục về hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT (mục IV) và hiện trạng nguồn nhân lực CNTT (mục VI).

Căn cứ để tổng hợp và đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Đề án 47, Đề án 112 của tỉnh Vĩnh phúc và các dự án thuộc hai đề án này. Các báo cáo về tình hình thực hiện Đề án 47, Đề án 112 tại Vĩnh Phúc. Các phiếu điều tra khảo sát "Tình hình ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng

23

và Nhà nước tỉnh Vĩnh phúc" từ Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, các thị/huyện uỷ, các sở/ngành và UBND các huyện/thị năm 2009.

Các cuộc khảo sát trực tiếp về tình hình ứng dụng CNTT tại Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, UBND các huyện/thị, các cơ quan sở/ngành và tổ chức chính trị, đoàn thể của tỉnh Vĩnh Phúc (theo công văn số 23/STTTT-KTKTTH ngày 12/02/2009).

Văn bản, tài liệu từ Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm THDL tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước của Vĩnh Phúc.

I.1. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan ĐảngQuá trình ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và hình thành mạng CNTT

diện rộng của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1997-2000: thực hiện Chương trình quốc gia về CNTT Giai đoạn 2003-2005: thực hiện Đề án Tin học hoá hoạt động tại các cơ quan

Đảng (Đề án 47). Giai đoạn từ 2006 đến nay: Tiếp tục thực hiện Đề án tin học hoá hoạt động của

các cơ quan Đảng giai đoạn 2006-2010 (Đề án 06).

Theo quy trình triển khai của Ban Chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng, các ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng được xây dựng và triển khai theo mô hình thống nhất trong toàn quốc, từ TW Đảng tới các tỉnh uỷ và tiếp theo là các huyện/thị uỷ.

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, quản lý Sau khi có Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ Chính trị, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã ra quyết

định thành lập Ban chỉ đạo CNTT Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc do Phó Bí thư thường trực phụ trách (Quyết định số 305/QĐ-TU ngày 18/03/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc). Tỉnh uỷ đã thành lập Ban Quản lý dự án Đề án 47, phê duyệt dự án "Tin học hoá hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2005", phê duyệt các kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng cho các giai đoạn và cho từng năm.

Ban chỉ đạo CNTT Tỉnh uỷ đã hướng dẫn các cơ quan Đảng xây dựng kế hoạch triển khai theo Đề án 47, Đề án 06, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện các hạng mục của các dự án. Các dự án trong khuôn khổ Đề án 47, Đề án 06 đều có Ban Quản lý dự án, do Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ phụ trách.

Đến nay, công tác ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ quan của Đảng đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả rất tích cực. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành có xu hướng được nhân rộng, không chỉ tại Văn phòng Tỉnh uỷ, mà còn tại các Ban của Đảng và tới các huyện/thị uỷ.

2. Tình hình kinh phí đầu tư thực hiện tin học hoá a) Kinh phí đầu tư theo Đề án 47 và kinh phí bổ sung cho đến năm 2007

Đến 6/2008, về cơ bản Đề án 47 đã giải ngân toàn bộ số vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương và đã quyết toán xong các nguồn vốn đầu tư phát triển được cấp cho Đề án. Tổng kinh phí đầu tư cho Đề án 47 là khoảng 8,8 tỷ đồng (trong đó ngân sách TW là 6,2 tỷ, ngân sách địa phương là 2,6 tỷ). Kinh phí này chủ

24

yếu tập trung đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật (7,6 tỷ), còn lại là cho triển khai các ứng dụng dùng chung và cho đào tạo, tập huấn về CNTT.

Sau khi Đề án 47 kết thúc, Dự án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc được duyệt dự toán kinh phí bổ sung (theo Quyết định số 56-QĐ/TU ngày 20/01/2006) là khoảng 6 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 5,2 tỷ (89%), ngân sách TW là 670 triệu (11%). Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh, năm 2007 Dự án được UBND tỉnh cấp 2,5 tỷ đồng (tại Quyết định số 646-QĐ/TU ngày 9/11/2007, kinh phí khái toán là 3,5 tỷ đồng).

b) Kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2008-2010 Theo Quyết định số 4059/QĐ-CT ngày 07/11/2008 của UBND tỉnh về việc

phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008-2010, kinh phí đầu tư thực hiện tin học hoá hoạt động các cơ quan Đảng của giai đoạn này được khái toán là khoảng 9,5 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho hạng mục đầu tư thiết bị hạ tầng và triển khai các phần mềm. Trong thực tế, năm 2008 đã thực hiện 2,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp).

(Xem các bảng 6.1, 6.2, 6.3 về kinh phí chi tiết tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

3. Triển khai và vận hành các chương trình ứng dụng CNTTHầu hết cán bộ, chuyên viên tại Văn phòng Tỉnh ủy, các ban Đảng đều sử

dụng khá thành thạo mạng máy tính phục vụ công việc; việc sử dụng hộp thư điện tử đã trở thành thói quen.

Việc xây dựng các HTTT điện tử của các cơ quan Đảng tại Vĩnh Phúc được tập trung triển khai với quy mô toàn tỉnh và thực hiện trao đổi, cập nhật, đồng bộ thường xuyên với cấp huyện/thị và đồng bộ lên các cơ quan ngành dọc TW, bao gồm các ứng dụng CNTT sau:

HTTT điều hành tác nghiệp Hệ CSDL quản lý Đảng viên. Hệ CSDL chuyên ngành Kiểm tra Đảng. Trang TTĐT nội bộ trong các cơ quan Đảng. Chương trình Quản lý cán bộ . Hệ thống kế toán Đảng. Hệ thống Quản lý tài sản Đảng.

Đến hết năm 2007, cơ bản các HTTT và CSDL dùng chung đã được triển khai. Sau đây là một số kết quả cụ thể:

Trang TTĐT nội bộ của Tỉnh uỷ (tuvinhphuc.dcs.vn) có một ban biên tập, hàng tuần được cập nhật khoảng 10 tin, bài, phục vụ chủ yếu trong mạng nội bộ. Mức độ vận hành và khai thác ở mức trung bình.

HTTT Điều hành tác nghiệp (gồm 10 ứng dụng: Thư điện tử, Xử lý công văn, Gửi nhận văn bản, ...) dùng chung trong các cơ quan Đảng đã được triển khai cài đặt, kết nối mạng diện rộng và vận hành tại Văn phòng Tỉnh ủy, các ban của Đảng, 8

25

huyện/thị ủy. Việc vận hành và ứng dụng dần trở thành nề nếp, từng bước tạo ra phong cách làm việc mới trong các cơ quan Đảng. Thông tin đầy đủ hơn, việc xử lý thông tin nhanh hơn và kịp thời hơn, giảm được một phần lượng giấy tờ.

CSDL Quản lý hồ sơ đảng viên: Đã được cài đặt và đưa vào vận hành sử dụng. 100% các huyện/thị uỷ, Đảng uỷ công an, Đảng uỷ Quân sự được đồng bộ dữ liệu với Trung tâm mạng tại Văn phòng Tỉnh uỷ qua đường mạng hoặc thiết bị mang tin. Đồng thời Trung tâm mạng cũng được đồng bộ với Văn phòng Trung ương.

CSDL Văn kiện Đảng: Việc cập nhật cơ sở dữ liệu văn kiện Đảng, cơ sở dữ liệu mục lục hồ sơ lưu trữ của Đảng đã được thực hiện ở cả 2 cấp tỉnh và huyện. Toàn tỉnh đã cập nhật được 21.753 văn bản tài liệu văn kiện của các cấp uỷ địa phương, được 7.201 đơn vị bảo quản mục lục hồ sơ lưu trữ và toàn bộ văn kiện Đảng tỉnh từ khoá I đến khoá XIV, phục vụ khai thác thông tin.

Các phần mềm HTTT Điều hành tác nghiệp, CSDL Văn kiện Đảng, CSDL Mục lục hồ sơ lưu trữ, CSDL Quản lý đảng viên đều được vận hành trên nền Lotus Notes 4.6. Các phần mềm này đều cần được nâng cấp và dự kiến sẽ nâng cấp lên Lotus Notes 8.0.

Ngoài các phần mềm kể trên, hiện tại các cơ quan Đảng còn sử dụng có hiệu quả phần mềm Kế toán (MAS 6.0, từng đơn vị sử dụng trên máy đơn). Phần mềm chuyên ngành Kiểm tra công tác Đảng cũng đã được triển khai từ 2008 tới các huyện/thị uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc.

(Xem các bảng 6.4, 6.5 về hiện trạng cập nhật và sử dụng các ứng dụng và CSDL tại các cơ quan Đảng tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

I.2. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước Quá trình ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc cũng trải qua các giai đoạn:

Giai đoạn 1997-2000: thực hiện Chương trình quốc gia về CNTT. Giai đoạn 2001-2006: thực hiện Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước

(Đề án 112). Giai đoạn từ 2007 đến nay.

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, quản lý UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai

đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc (số 1889/QĐ-UB ngày 24/5/2002), Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2010 (số 3342/KH-UBND ngày 25/7/2008).

Ban chỉ đạo CNTT tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập tại Quyết định số 662/QĐ-UB ngày 06/03/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo CNTT tỉnh đã đề xuất thành lập Trung tâm Tin học, xây dựng Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005; chỉ đạo Ban điều hành Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước hướng dẫn các sở/ngành, UBND các huyện/thị xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai việc ứng dụng và phát triển CNTT của từng đơn vị.

26

Hàng năm, Ban chỉ đạo CNTT của tỉnh đều có tổng kết đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho các năm tiếp theo

2. Tình hình đầu tư kinh phí thực hiện tin học hoáVới sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh và sự hỗ trợ của Ban điều hành Đề án

112 Chính phủ, trong những năm 2002-2006, Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đã được đầu tư 21,785 tỷ đồng. Ngân sách TW được cấp từ Đề án 112 Chính phủ là 3,875 tỷ đồng, chủ yếu tập trung cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT, trong có có việc xây dựng Trung tâm THDL. Ngân sách địa phương là 18 tỷ đồng, cũng chủ yếu đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT cho các sở/ngành.

Từ năm 2007, tỉnh tiếp tục chỉ đạo tăng cường đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trong khu vực cơ quan hành chính Nhà nước. Việc đầu tư đã được thực hiện đồng bộ, tập trung trang bị máy tính, mạng máy tính, thiết bị, các phần mềm ứng dụng, phần mềm diệt virut bản quyền cho các cơ quan sở/ngành, UBND huyện/thị. Trong năm 2007, tỉnh đã cấp kinh phí là 15 tỷ đồng cho 24 hạng mục đầu tư XDCB và 14 hạng mục chi thường xuyên trong khuôn khổ chương trình CNTT của tỉnh. Tương tự, năm 2008 tỉnh đã cấp 13,5 tỷ đồng cho 10 hạng mục đầu tư XDCB và 17 hạng mục chi thường xuyên.

(Xem các bảng 6.7, 6.8, 6.9 về kinh phí chi tiết tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

3. Triển khai và vận hành các chương trình ứng dụng CNTTa) Sử dụng khai thác máy tính và mạng máy tính, Internet

Toàn tỉnh đã có hơn 75% cán bộ công chức cấp tỉnh, 65% cán bộ công chức cấp huyện/thị, 20% cán bộ công chức cấp xã/phường được trang bị máy tính. Đa số các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên đã có mạng LAN và được kết nối Internet. Theo số liệu thống kê và thông tin khảo sát, tại hầu hết các cơ quan, 75-90% cán bộ công chức biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, sử dụng mạng máy tính để truy cập Internet tìm kiếm thông tin, đọc tin tức. Sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản và truy cập Internet đã dần trở thành thói quen của số đông cán bộ công chức. Tại một số cơ quan, mạng máy tính còn là môi trường để thực hiện các tác nghiệp chuyên môn, như Sở TTTT, Sở Tài chính, Sở GTVT, Sở KHCN,... và đặc biệt là khối các cơ quan ngành tài chính như Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Chi cục Hải quan,...

b) Sử dụng hộp thư điện tửCùng với việc triển khai các dịch vụ cơ bản, Trung tâm THDL đã cấp hơn

1.000 tài khoản email cho cán bộ công chức trong toàn tỉnh. Email đã trở thành một phương thức trao đổi thông tin trong công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa các bộ phận và cá nhân. Đặc biệt, trong khi Hệ thống Quản lý VB&HSCV chưa được sử dụng và vận hành chung trên mạng diện rộng để tự động gửi nhận văn bản thì việc gửi nhận một số loại văn bản như thông báo, lịch họp, thư mời họp đã được gửi nhận thường xuyên qua đường Email. Việc trao đổi thông tin theo ngành dọc với TW tại một số cơ quan cũng được thực hiện qua đường Email.

27

c) Website và Trang TTĐT phục vụ điều hành Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc (www.vinhphuc.gov.vn) đã được đưa vào hoạt động

và đăng tải trên mạng Internet từ năm 2004. Từ đó đến nay cổng đã nhiều lần được cải tạo và nâng cấp. Ngày 23/12/2008, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4758/QĐ-CT về việc thành lập Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Vĩnh Phúc thuộc Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở nâng cấp Cổng TTĐT Vĩnh Phúc. Đây là một kênh thông tin quan trọng phản ánh đầy đủ các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, từng bước phục vụ sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Cổng đã giúp bạn đọc ở khắp mọi nơi có thể tìm hiểu về lịch sử, tình hình phát triển KTXH, truyền thống văn hoá,... của đất và người Vĩnh Phúc qua các thời kỳ; giúp các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc. Cổng được kết nối với Công báo Vĩnh Phúc; CSDL Văn bản QPPL của tỉnh; VB QPPL của TW; Niên giám Thống kê; Bản đồ GIS Vĩnh Phúc;.... Một số dịch công bước đầu đã được triển khai trên Cổng như Hướng dẫn thủ tục hành chính; Đăng ký học và xin cấp đổi GPLX cơ giới đường bộ; Hỏi-Đáp trực tuyến,... Theo xếp hạng hiệu quả website các địa phương của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng 1/2009, Website Vĩnh Phúc xếp thứ 16/56.

Website của các sở/ngành: Tại Vĩnh Phúc, chỉ có một số ít các sở/ngành có website nhằm cung cấp thông tin phục vụ công chúng. Cụ thể như sau: Sở Công Thương có website www.vinhphucit.gov.vn Sở NNPTNT có website www.nnptntvinhphuc.gov.vn Sở KHCN có website tổng hợp về KHCN www.vinhphucnet.vn Sở TNMT có website www.tnmtvinhphuc.gov.vn Sở VHTTDL có website www.vhttdlvinhphuc.vn Đài PTTH Vĩnh Phúc có website www.vinhphuctv.vn Công an tỉnh có website www.conganvinhphuc.vn đang thử nghiệm Tỉnh Đoàn TNCS HCM có website www.tinhdoanvinhphuc.vn

Trang TTĐT phục vụ điều hành: Có một số ít các sở/ngành đang vận hành Trang TTĐT phục vụ điều hành, như Sở nội vụ (www.snvvinhphuc.gov.vn), Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở TTTT,...

d) Các ứng dụng dùng chung trên môi trường mạng (WAN, LAN) 3 PMDC thuộc Đề án 112 đã được triển khai và đưa vào vận hành thử nghiệm tại

20 cơ quan sở/ngành, UBND huyện/thị. Đây là các ứng dụng hoạt động trên môi trường mạng cục bộ và mạng diện rộng. Tuy nhiên, qua đợt khảo sát tháng 2&3/2009 mới đây, hầu hết tại các cơ quan 3 PMDC đã không còn được sử dụng và vận hành. Nguyên nhân là các phần mềm không được tiếp tục hiệu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng; khi các phần mềm có lỗi hoặc không hoạt động thì không có chế độ khôi phục, bảo hành, bảo trì; nhiều cơ quan chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT; không có kinh phí đầu tư và nhân lực để tiếp tục triển khai và duy trì hoạt động hệ thống; sự chỉ đạo của tỉnh chưa thực sự cương quyết; lãnh đạo các cơ quan thiếu quyết tâm tin học hoá;...

Năm 2009, phần mềm điều hành tác nghiệp được triển khai tại 12 sở/ngành. Một số sở/ngành như Sở GTVT, Sở Tài chính, Sở TTTT, Sở KHCN, Cục

28

Thống kê,... có nguồn nhân lực về CNTT khá, lãnh đạo có quyết tâm ứng dụng CNTT đã có các ứng dụng vận hành trên môi trường mạng LAN trong xử lý giải quyết văn bản, công việc. Tuy nhiên số cơ quan có các ứng dụng trên môi trường mạng còn ít.

e) Các ứng dụng và CSDL chuyên ngành Hiện tại, Vĩnh Phúc có CSDL Văn bản QPPL, Công báo Vĩnh Phúc dùng

chung trong khối các cơ quan quản lý Nhà nước. Tỉnh đang thực hiện dự án Xây dựng CSDL nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc và đã kết thúc giai đoạn I.

Tại các sở/ngành đã hình thành các ứng dụng và CSDL chuyên ngành phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn. Các ứng dụng, CSDL chuyên ngành này một phần được trang bị theo hệ thống ngành dọc, một phần do các cơ quan tự đầu tư xây dựng theo nhu cầu của công việc, đã hỗ trợ khá hiệu quả cho hoạt động chuyên môn.

Một số sở/ngành có nhiều ứng dụng, CSDL chuyên ngành: Cục Thống kê: Điều tra DN hàng năm; Khảo sát mức sống; Điều tra cá thể

hàng năm (01/10); Chỉ số giá; Thống kê ngành: Thương mại, Vận tải, Xây dựng, Niên giám thống kê,...

Sở Tài chính và các Phòng Tài chính: Kế toán HCSN IMAS 6.0; QLNS Oracle 6.0 (tại Sở), QLNS Fox 6.0 (huyện/sở); DAS 6.9; Kế toán Xã (xã/phường); PM cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Quản lý Đăng ký tài sản Nhà nước; Quản lý ĐTXDCB,...

Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, Chi cục hải quan: Các ứng dụng và CSDL các chuyên ngành liên quan.

Sở Nội vụ: Phần mềm Quản lý cán bộ công chức. Sở LĐTBXH: PM Quản lý hộ nghèo; PM Cấp thẻ khám chữa bệnh miễn

phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Sở NNPTNT: PM Dự toán XDCB; PM xử lý khảo nghiệm thuốc BVTV; PM

theo dõi diễn biến rừng. Sở GTVT: PM Qlý kỹ thuật tàu sông; PM Qlý cầu đường; PM Qlý & In GPLX. Sở Xây dựng: PM Kế toán chủ đầu tư Smart Books; PM Cấp chứng chỉ

hành nghề xây dựng (Bộ cấp); PM Dự toán, AutoCad, PM tính toán kết cấu công trình; PM Cấp GCN Quyền sở hữu Nhà ở và Công trình xây dựng.

Sở KHCN: Qlý Sở hữu trí tuệ; Qlý Công nghệ; Qlý Tiêu chuẩn, Chất lượng; Qlý Đo lường; Qlý An toàn bức xạ; Tóm tắt 2000 luận văn TS trong và ngoài nước.

Sở TNMT: PM in Giấy chứng nhận QSD đất (GCN 2004), PM Quản lý CSDL địa chính (ViLis), PM tổng hợp dữ liệu thống kê (TK 05 v 2.0), PM kiểm kê đất đai (CT-31), PM vẽ bản đồ (MiCroStation), PM đo đạc và thành lập bản đồ (Famits), PM Chuyển đổi tọa độ VN 2000 (Matrans 3.0).

Sở GDĐT: PM Qlý thông tin trường học EMIS; PM Qlý dữ liệu ngân hàng câu hỏi IBTMS, PM QLý thi tuyển sinh, tốt nghiệp, nghề,...

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: PM Qlý cán bộ; PM QLý sĩ quan dự bị; PM Qlý dân quân tự vệ; PM Qlý dự bị động viên.

Toàn án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Các PM thống kê ngành, PM thống kê các vụ án hình sự.

29

f) Các ứng dụng phục vụ dịch vụ công Tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Vĩnh Phúc chưa có các ứng dụng tin

học phục vụ dịch vụ công theo đúng nghĩa. Tại tất cả các phòng giao dịch một cửa của các sở/ngành, UBND huyện/thị việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ vẫn theo phương thức thủ công, ghi chép tay sổ sách, phiếu hẹn, chỉ có văn bản giải quyết thì được soạn thảo bằng máy tính. Các quy trình giải quyết các dịch vụ công tại các phòng chuyên môn vẫn theo cách truyền thống. Chưa có các CSDL lưu giữ các dữ liệu liên quan đến giải quyết các hồ sơ dịch vụ công.

Trên Cổng TTGTĐT của tỉnh hiện tại đang thử nghiệm dịch vụ Đăng ký trực tuyến và cấp GPLX cơ giới đường bộ, Cấp lại, cấp đổi và di chuyển GPLX cơ giới đường bộ do Sở GTVT thực hiện.

Năm 2009, UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND thị xã Phúc Yên, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành thực hiện dự án Phòng giao dịch một cửa trên Internet.

g) Các ứng dụng quản lý nội bộ Đa số các cơ quan đều có sử dụng các phần mềm kế toán tài chính hoặc từ

ngành tài chính cung cấp, hoặc của các doanh nghiệp CNTT. Các ứng dụng này được sử dụng hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng ứng dụng quản lý kế toán tài chính, tại một số cơ quan còn có các chương trình ứng dụng quản lý tài sản công, quản lý nhân sự,...

4. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan QLNN(Huyện Sông Lô mới được thành lập năm 2009 nên chưa có các thông tin về hiện trạng ứng dụng CNTT)

Bảng 3.1. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại một số cơ quan (Căn cứ: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát trực tiếp)

Stt Cơ quan (Đơn vị) / Hiện trạng ứng dụng CNTT

1 Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường, được kết nối với các cơ quan khác trong tỉnh và

Internet thông qua đường ADSL Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức Cơ quan không có Website, chưa có các PM ứng dụng phục vụ quản lý và điều hành Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp

2 Văn phòng UBND tỉnh Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP, Trung tâm THDL cần được chuyển giao cho Sở TTTT, tuy

nhiên do điều kiện về trụ sở nên hiện tại Trung tâm THDL vẫn đặt tại VP UBND tỉnh. Trung tâm THDL được kết nối với Trung tâm THDL của Chính phủ bằng đường lease line.

Mạng LAN của VP UBND hoạt động bình thường, được kết nối với các cơ quan khác trong tỉnh và Internet thông qua đường ADSL

Văn phòng UBND có Trung tâm tin học. Chuyên viên của Văn phòng đều sử dụng mạng máy tính thành thạo và có thể tiếp thu nhanh các PM ứng dụng trong quản lý, điều hành và công việc chuyên môn.

Các PM đang sử dụng: các PM dùng chung của Đề án 112 (Hiện tại đã không có sự trao đổi thông tin với các sở/ngành, UBND huyện/thị); PM quản lý công tác lưu trữ; Hệ thống quản lý văn bản QPPL,...

Chưa có đường truyền kết nối và trao đổi thông tin với Tỉnh ủy, với các cơ quan Đảng.

30

3 Sở KHĐT Mạng LAN có 3 máy chủ và 50 máy trạm. Cơ quan đã được kết nối Internet với đường truyền tốc độ cao ADSL. Sở có 1 chuyên trách CNTT. Sở đang chuẩn bị dự án xây dựng Cổng thông tin DN (với sự hỗ trợ của Tổ chức hợp

tác kỹ thuật Đức GTZ). Các tiện ích và dịch vụ gồm: Đăng ký kinh doanh; Tra cứu DN; Tư vấn đặt tên DN; Danh mục mẫu biểu hành chính về đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư; Hỏi đáp trực tuyến; Thông tin về chính sách, pháp luật, kêu gọi và ưu đãi đầu tư của tỉnh,...

Đầu tư cho CNTT giai đoạn 2004-2008: 439.707.000 đồng từ ngân sách địa phương, cho phát triển hạt tầng kỹ thuật CNTT.

Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM Edocman đang triển khai thử nghiệm; PM giám sát XDCB.

PM Qlý DAĐT thuộc Đề án 112 đang thử nghiệm thì dừng, không sử dụng được. Các PM dùng chung thuộc Đề án 112 đã được cài đặt, triển khai thử nghiệm nhưng

hiện nay đã không được sử dụng và vận hành Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

4 Cục Thống kê Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet với đường truyền tốc độ cao ADSL. Cơ quan có kết nối với ngành dọc thử nghiệm qua mạng ảo VPN. Có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Tại Cục đảm bảo 1 người có một máy tính. Tại các Chi cục 70% cán bộ có máy tính. 6/8 Chi cục (huyện/thị) kết nối Internet ADSL Các PM đang sử dụng: Qlý VB&HSCV (ít sử dụng); Qlý CBCC; Qlý Kế toán Misa –

Mimosa 2006; Quản lý công sản Các PM chuyên ngành: Điều tra DN hàng năm; Khảo sát mức sống; Điều tra cá thể

hàng năm (01/10); Chỉ số giá; Thống kê ngành: Thương mại, Vận tải, Xây dựng,... Dữ liệu điện tử: Niên giám thống kê các năm; các cuộc điều tra địa phương hàng năm Các PM dùng chung thuộc Đề án 112 đã được cài đặt, triển khai thử nghiệm nhưng

hiện nay đã không được sử dụng và vận hành Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

5 Sở Tài chính Mạng LAN kết nối nội bộ, mạng WAN kết nối diện rộng với Bộ Tài chính (cáp đồng

2Mbps), kết nối Internet thông qua ADSL Trang thiết bị CNTT của Sở được cung cấp từ các nguồn: Bộ Tài chính, Đề án 112, Sở

tự trang bị. Tất cả cán bộ chuyên viên của Sở đều đã qua các lớp tin học văn phòng (chứng chỉ A,

B, C). Hàng năm cán bộ công chức đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức CNTT phục vụ chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Tài chính triển khai.

Sở đã thành lập Trung tâm tin học gồm 6 chuyên viên CNTT, hỗ trợ các đơn vị sử dụng các PM chuyên ngành nghiệp vụ tài chính.

Các PM đang sử dụng: PM Qlý VB&HSCV Edocman; PM QLý CBCC Các PM đang sử dụng trong ngành tài chính: Kế toán HCSN IMAS 6.0; QLNS Oracle

6.0 (tại Sở), QLNS Fox 6.0 (huyện/sở); DAS 6.9; Kế toán Xã (xã/phường); PM cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; Quản lý Đăng ký tài sản Nhà nước; Quản lý ĐTXDCB,...

Ngành tài chính đã được đầu tư trang thiết bị tới cấp huyện/thị. Các phòng Tài chính cấp huyện/thị đều có mạng LAN, có một máy chủ kết nối trực tiếp với Sở để trao đổi thông tin. 100% các xã/phường (137 xã/phường) đều có một máy tính và một modem để chạy PM Quản lý ngân sách xã.

Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng sau đó đã ngừng và không sử dụng.

6 Cục Thuế

31

Mạng LAN kết nối nội bộ, mạng WAN kết nối diện rộng với Tổng cục Thuế, kết nối Internet thông qua ADSL.

Hàng năm cán bộ công chức đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức CNTT phục vụ chuyên môn nghiệp vụ do Tổng cục Thuế triển khai.

Cục có Trung tâm tin học và 6 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Qlý văn bản; PM Qlý CBCC; PM Báo cáo tài chính Các PM chuyên ngành: VAT; TINC; QHS; QLT; QLTB; Qlý thu nợ; Qlý ấn chỉ. PM phục vụ dịch vụ công: QLT; TINC Cục có website từ năm 2008

7 Sở Nội vụ Mạng LAN hoạt động bình thường. Tuy nhiên cần bổ sung thêm nút mạng và sắp xếp,

bố trí lại phòng máy chủ, vị trí Switch tổng cho hợp lý. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 2 cán bộ chuyên trách về CNTT (1 ĐH, 1 CĐ) Các PM đang sử dụng: PM Qlý CBCC; PM Qlý công sản; PM Kế toán Misa. Sở có Trang tin điện tử www.snvvinhphuc.gov.vn phục vụ quản lý điều hành hiệu quả. Hiện đang triển khai cài đặt PM Qlý VB&HSCV (Edocman) Trao đổi thông tin (gửi nhận văn bản, số liệu) với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

8 Sở Ngoại vụ Sở mới được thành lập tháng 4/2008 Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan không có cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán. Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp

9 Sở Tư pháp Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT (trình độ cao đẳng). Các PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa; PM tra cứu văn bản QPPL Sở đang chuẩn bị dự án Tin học hoá công tác hộ tịch Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

10 Sở LĐTBXH Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT (trình độ cao đẳng). Các PM đang sử dụng: PM Kế toán do Sở Tài chính cấp; PM Quản lý hộ nghèo; PM

Cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

11 Sở Công Thương Sở Công Thương là hợp nhất của Sở Công nghiệp và Sở Thương mại cũ nên có sự

thay đổi về trụ sở. Mạng LAN tại trụ sở 1 đang là mạng không dây, hoạt động hạn chế, hay bị nghẽn đường truyền. Nhu cầu cần nâng cấp hạ tầng CNTT. Phần lớn máy tính

32

đã cũ, cấu hình thấp, lạc hậu, cần thay. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 2 cán bộ chuyên trách về CNTT. Đa số cán bộ sử dụng thành thạo tin học

văn phòng và Internet. Sở có website www.vinhphucit.gov.vn từ năm 2003. Đến nay đã có hơn 700.000 lượt

người truy cập. Hiện tại cần được nâng cấp. PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa; PM Qlý VB&HSCV Edocman. Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Trao đổi thông tin với các cơ quan khác: chủ yếu bằng Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

12 Sở NNPTNT Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có Trung tâm Thông tin với 7 cán bộ chuyên trách về CNTT (ĐH:6, CĐ:1). Các PM đang sử dụng: Hệ Điều hành tác nghiệp (đang thử nghiệm); PM Kế toán Misa,

PM Dự toán XDCB; PM xử lý khảo nghiệm thuốc BVTV; PM theo dõi diễn biến rừng; PM MapInfo

Sở đang triển khai Chương trình Cung cấp thông tin cho nông dân do tỉnh đầu tư theo Nghị quyết 03. Theo đó mỗi xã được cấp 1 bộ máy tính có kết nối Internet. Hiện đã thực hiện được khoảng trên 100 xã.

Sở có website w ww.nnptntvinhphuc.gov.vn tích hợp thông tin về nông nghiệp và phát triển nông thôn cung cấp cho các xã (từ 09/04/2008).

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

13 Sở GTVT Mạng LAN hoạt động bình thường. Có nhu cầu nâng cấp LAn và nâng cấp máychủ Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 2 cán bộ chuyên trách về CNTT. Các PM đang sử dụng: PM QLý VB&HSCV của Đề án 112 (lưu trữ văn bản cũ để tra cứu);

PM M-Office để tác nghiệp, xử lý VB và công việc trên mạng; PM kế toán HCSN; PM Qlý kỹ thuật tàu sông; PM Qlý cầu đường; PM Qlý & In GPLX; PM tra cứu văn bản QPPL

Hiện Sở đang xây dựng PM Qlý đào tạo và sát hạch lái xe trực tuyến trên Cổng TTGTĐT của tỉnh

Sở có dự kiến xây dựng Hệ thống theo dõi chấp hành luật giao thông tại các nút giao thông

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

14 Sở Xây dựng Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có 1 cán bộ kiêm nhiệm chuyên trách CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán Mimosa; PM Kế toán chủ đầu tư Smart Books; PM

Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng (Bộ cấp); PM Dự toán, AutoCad, PM tính toán kết cấu công trình; PM Cấp GCN Quyền sở hữu Nhà ở và Công trình xây dựng.

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

15 Sở KHCN Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có Trung tâm thông tin KHCN & tin học, có 14 cán bộ chuyên trách về CNTT. Sở có website w ww.vinhphucd os t.gov.vn bắtđầu hoạt động từ 2005. Trang Hệ thống thông tin KHCN Vĩnh Phúc www.vinhphucnet.vn là một trang tổng hợp

về KHCN, gồm nhiều trang chuyên ngành như: Website KHCN; Chợ ảo CNTB; Nguồn

33

lực KHCN; Thông tin KHCN; Sở hữu trí tuệ; Qlý công nghệ; Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Truyền hình trực tuyến;...

Toàn thể cán bộ, công chức của Sở đều có trình độ tin học văn phòng, có thể sử dụng mạng máy tính, tra cứu và khai thác thông tin trên mạng LAN và trên Internet.

Các PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa; PM Qlý công sản; VP điện tử M-Office Một số CSDL chuyên ngành: Qlý Sở hữu trí tuệ; Qlý Công nghệ; Qlý Tiêu chuẩn, Chất lượng;

Qlý Đo lường; Qlý An toàn bức xạ; Tóm tắt 2000 luận văn TS trong và ngoài nước. Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

16 Sở TTTT Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 12 cán bộ chuyên trách về CNTT, trong đó 10 trình độ ĐH, 2 trình độ CĐ. Sở có Trung tâm CNTT là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở, với số lượng máy tính

mà Trung tâm quản lý là 133. Sở phụ trách, duy trì hoạt động, vận hành và phát triển Cổng TTGTĐT của tỉnh

vinhphuc.gov.vn (hoạt động từ năm 2004). Sở chủ trì thực hiện dự án Xây dựng kiến trúc, lộ trình triển khai ứng dụng GIS và phát

triển WebGIS tỉnh Vĩnh Phúc. Các PM đang sử dụng: PM Qlý văn bản Edocman, E-Office; PM QLý tài chính IMAX Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

17 Sở TNMT Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có Trung tâm CNTT. Cán bộ tại Sở đều có trình độ đại học nên khả năng tiếp thu và

sử dụng mạng máy tính cũng như các chương trình ứng dụng rất nhanh nhạy. Sở có 3 trung tâm: Trung tâm Đo đạc bản đồ, Trung tâm CNTT, Trung tâm Tài nguyên

và BVMT. 3 trung tâm này ứng dụng CNTT vào các hoạt đông chuyên môn khá tốt. Sở có website www.tnmtvinhphuc.gov.vn hoạt động từ 12/2007 Các ứng dụng chuyên ngành đang được sử dụng: PM in Giấy chứng nhận QSD đất

(GCN 2004), PM Quản lý CSDL địa chính (ViLis), PM tổng hợp dữ liệu thống kê (TK 05 v 2.0), PM kiểm kê đất đai (CT-31), PM vẽ bản đồ (MiCroStation), PM đo đạc và thành lập bản đồ (Famits), PM Chuyển đổi tọa độ VN 2000 (Matrans 3.0).

Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng sau đó đã ngừng và không sử dụng.

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

18 Sở GDĐT Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã LAn với Internet bằng cáp quang

Leased Line của Viettel. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có 1 cánh bộ chuyên trách CNTT trình độ cao đẳng. 100% cán bộ biết soạn thảo văn

bản trên máy tính, trao đổi thông tin bằng Email, tra cứu thông tin trên mạng. Các PM đang sử dụng: PM QLý nhân sự PMIS; PM Kế toán MISA MIMOSA.NET; PM

Kế toán chủ đầu tư; PM Qlý tài sản; PM Qlý thông tin trường học EMIS; PM Qlý dữ liệu ngân hàng câu hỏi IBTMS, PM QLý thi tuyển sinh, tốt nghiệp, nghề,... Cán bộ chuyên môn của Sở sử dụng và khai thác thành thạo các PM có liên quan. Các PM này được khai thác, sử dụng hiệu quả.

Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng sau đó đã ngừng và không sử dụng.

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

34

19 Sở VHTTDL Sở có 2 trụ sở đã được lắp đặt LAN. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có Website www.vhttdlvinhphuc.vn , đã có hơn 200.000 lượt người truy cập. Sở có 1 chuyên trách về CNTT, phụ trách Website của Sở. Hiện tại Sở chưa có PM ứng dụng nào Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng

sau đó đã ngừng và không sử dụng. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

20 Sở Y tế Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Sở có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT PM đang sử dụng: PM Kế toán MISA Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp. Thiếu các chuyên gia tin học. Kinh phí

đầu tư cho ứng dụng CNTT còn ít.

21 Thanh tra tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Máy chủ cấp 2003 đã cũ và cấu hình thấp, một số máy PC đã quá cũ và một số bị hỏng. Sở có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT PM đang sử dụng: PM Kế toán MISA PM Tiếp dân đã chạy thử, nhưng sau đó dừng Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp. Thiếu các chuyên gia tin học.

22 Ban Dân tộc Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM QLý tài chính Smart Books Plus 2006 (sử dụng tốt) PM Edocman đang trong quá trình chạy thử nghiệm. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

23 Ban QLKCN Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM QLý tài chính IMAX Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Thiếu các chuyên gia tin học.

24 Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc Cơ quan chưa có mạng LAN. Số lượng máy tính ít (20 máy) Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan không có cán bộ chuyên trách về CNTT Cơ quan có website www.vinhphuctv.vn

35

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

25 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. LAN được xây dựng từ 2003, theo Đề án 112. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL, nhưng chỉ 12 máy được truy cập

Internet. Cơ quan có 2 cán bộ chuyên trách về CNTT (1 cử nhân CNTT, 1 trung cấp CNTT). Các PM đang sử dụng: PM Qlý cán bộ; PM QLý sĩ quan dự bị; PM Qlý dân quân tự vệ;

PM Qlý dự bị động viên; PM Kế toán tài chính; PM QLý ngân sách. Các PM hoạt động đơn lẻ trên các máy PC, không hoạt động trên mạng.

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

26 Công an tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có Đội Viễn thông, tin học thuộc Văn phòng chuyên về CNTT. Cơ quan có 24

cán bộ chuyên trách về CNTT. Cơ quan có kết nối hệ thống theo ngành dọc (với TW) bằng cáp quang. Cơ quan có website www.conganvinhphuc.vn đang trong quá trình thử nghiệm. Các PM đang sử dụng: PM QLý văn bản (Bộ Công an cấp); PM QLý cán bộ (ngành dọc

quản lý); PM QLý tài chính (ngành dọc quản lý) Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp. Thiếu chuyên gia về tin học. Các PM đã

xâp dựng không thật phù hợp. Kinh phí ứng dụng CNTT hạn chế.

27 Toà án nhân dân tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM QLý cán bộ (của ngành); PM Qlý tài chính (của ngành); PM

thống kê các vụ án hình sự Cơ quan có trao đổi với ngành dọc qua Email Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

28 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. Có 2 máy chủ. Bình quân 2-3 máy một phòng. Nhiều

máy cũ, cấu hình thấp. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT trình độ cao đẳng. Đa số CBCC đều có

chứng chỉ tin học. Các PM đang sử dụng: Xét duyệt, ban hành văn bản trên mạng LAN; Các PM thống kê

(tháng, 3 tháng, 6 tháng) của ngành; PM thống kê các vụ án hình sự. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

29 UBND Thành phố Vĩnh Yên Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Một số PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa; PM Quản lý Ngân sách 6.0 (phòng TCKH);

PM Quyết toán XDCB (Phòng TCKH); PM Dự toán ACITT (Phòng Qlý đô thị); PM SEMLA của Bộ TNMT (Phòng TNMT); PM Qlý dân số (Phòng Y tế); PM Cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em (Phòng Y tế); PM Qlý hộ tịch (Phòng Tư pháp); Tra cứu văn bản QPPL (Phòng Tư pháp)

Bộ phận một cửa chưa được tin học hóa, dự kiến năm 2009 sẽ triển khai Phòng giao dịch một cửa liên thông trên Internet.

Các PM dùng chung của Đề án 112 đã được cài đặt và triển khai thử nghiệm, nhưng sau đó đã ngừng và không sử dụng.

Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email.

36

Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. 9/9 xã phường đều đã được trang bị máy tính (ít nhất mỗi đơn vị có 5 máy)

30 UBND thị xã Phúc Yên Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Một số PM đang sử dụng: PM Kết toán; PM Qlý CBCC (Phòng GDĐT); PM từ Bộ TNMT

(Phòng TNMT); PM AutoCad;.. Dự kiến năm 2009 sẽ triển khai Phòng giao dịch một cửa liên thông trên Internet. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. UBND các xã/phường đều đã được trang bị máy tính.

31 UBND huyện Vĩnh Tường Mạng LAN tại trụ sở UBND hoạt động ổn định, có kết nối với LAN của Phòng Tài chính

nằm ở ngoài. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM Qlý tài sản; PM Qlý CBCC (Phòng Nội vụ); PM

Qlý dân số (MIS 2.7); PM QLý người có công; PM QLý người nghèo Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

32 UBND huyện Bình Xuyên Mạng LAN tại trụ sở UBND hoạt động bình thường. Phòng Tài chính có LAN riêng và có

kết nối với UBND. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán, các PM chuyên ngành của một số phòng. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

33 UBND huyện Yên Lạc Mạng LAN hoạt động bình thường. Mạng LAN cần có hệ thống bảo vệ chống sét. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL và mạng không dây (wireless). Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM QLý văn bản QPPL; PM AutoCad hỗ trợ xây

dựng; PM QLý CBCC. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Tấtcả các xã/phường đều đã được trang bị máy tính và máy in, nhưng chưa được kết

nối với UBND huyện Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

34 UBND huyện Tam Dương Mạng LAN hoạt động bình thường. Số máy tính kết nối LAN còn ít (40%) Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Đường truyền còn trục trặc. Việc kết

nối Iternet là hạn chế (chủ yếu phục vụ lãnh đạo từ trưởng phó phòng) Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM QLý ngân sách; PM Qlý XDCB; PM Dự toán

trong xây dựng. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức.

37

Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

35 UBND huyện Tam Đảo Trụ sở UBND mới xây dựng, vì vậy chưa có LAN. Hiện đang lập dự án để lắp đặt LAN. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán (IMAS); một số PM hỗ trợ nghiệp vụ của các phòng

chuyên môn. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

36 UBND huyện Lập Thạch Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; một số PM hỗ trợ nghiệp vụ các phòng chuyên môn. Trao đổi thông tin (VB) với UBND tỉnh và các cơ quan khác chủ yếu bằng Email. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

5. Ứng dụng CNTT trong các tổ chức chính trị xã hội Ứng dụng CNTT tại các tổ chức chính trị xã hội chưa nhiều, chủ yếu là sử

dụng máy tính trong soạn thảo văn bản, một số đơn vị có sử dụng thư điện tử và truy cập Internet.

Bảng 3.2. Hiện trạng ứng dụng CNTT tại các tổ chức chính trị xã hội (Căn cứ: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát)

Stt Cơ quan (Đơn vị) / Hiện trạng ứng dụng CNTT

1 Uỷ ban MTTQ tỉnh Trụ sở mới xây dựng, chưa có mạng LAN, chưa kết nối Internet. Số lượng máy tính ít. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

2 Liên đoàn Lao động tỉnh Đã lắp đăt mạng LAN (UBND tỉnh cấp KP). Cơ quan đã được kết nối Internet (ADSL). Cơ quan có không cán bộ chuyên trách về CNTT PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM Qlý tài sản; PM Qlý đoàn viên Gửi nhận văn bản với Tổng LĐ bằng Email Đã từng có website, nhưng hiện nay đã thôi Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

3 Hội Nông dân tỉnh Đã lắp đăt mạng LAN (UBND tỉnh cấp KP). Cơ quan chưa được kết nối Internet. Cơ quan có không cán bộ chuyên trách về CNTT PM đang sử dụng: PM Kế toán Misa Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

4 Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

38

Số lượng máy tính: 12. Tại cơ quan đang có Dự án Tín dụng tiết kiệm Việt-Bỉ. Bộ phận này sử dụng hệ thống

mạng máy tính riêng và có kết nối Internet. Chưa có các PM phục vụ quản lý và tác nghiệp Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

5 Tỉnh Đoàn Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 chuyên trách về CNTT (trình độ trung cấp). 100% cán bộ biết sử dụng máy tính, 2/3 có chứng chỉ về tin học. Các PM đang sử dụng: PM Kế toán; PM QLý văn bản Edocman đã cài đặt nhưng chưa

sử dụng khai thác. Website của Tỉnh Đoàn tinhdoanvinhphuc.vn bắt đầu từ tháng 7/2008 Tỉnh Đoàn đang triển khai Chương trình Nối mạng trí thức tới các xã/phường. Hiện đã

thực hiện được 30 điểm, mỗi điểm có 5 máy tính kết nối Internet Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

6 Hội Cựu chiến binh tỉnh Mạng LAN hoạt động bình thường. Cơ quan đã được kết nối Internet thông qua ADSL. Cơ quan có 1 cán bộ chuyên trách về CNTT Chưa có PM phục vụ quản lý và tác nghiệp. Nhu cầu PM: Qlý hội viên; Qlý các dự án; Qlý VB&HSCV Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

7 Hội Doanh nghiệp tỉnh Có mạng LAN và kết nối Internet thông qua ADSL. Sử dụng máy tính trong công việc: Chủ yếu sử dụng Microsoft Office (Word, Excel,...) Cơ quan sử dụng Internet chủ yếu để gửi Email và tra cứu thông tin, xem tin tức. Trình độ chung về tin học của cán bộ còn thấp.

39

I.3. Đánh giá chung1. Các kết quả đạt được

Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước nhận được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các cấp các ngành. Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT được nâng lên rõ rệt.

Quá trình tin học hoá QLHCNN đã tạo được bước đột phá trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan Đảng và nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên. Tất cả các cơ quan này đều đã được xây dựng và trang bị một mạng LAN tương đối hoàn chỉnh và được kết nối Internet. Hệ thống mạng các cơ quan Đảng được kết nối trong mạng diện rộng với đường truyền tốc độ cao. Bước đầu đã hình thành hệ thống thông tin điện tử của tỉnh, bao gồm Trung tâm THDL tỉnh, mạng cục bộ (LAN) của các sở/ngành, UBND huyện/thị.

Quá trình tin học hoá QLHCNN đã bám sát và phục vụ đắc lực các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính, có sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành tham gia thực hiện.

Các phần mềm, CSDL dùng chung đã được triển khai, vận hành và khai thác hiệu quả trên mạng diện rộng của Đảng.

Tại nhiều cơ quan sở/ngành đã có những ứng dụng tin học hoá mang tính chuyên ngành được vận hành khá hiệu quả.

Ứng dụng CNTT mặc dù chưa được nhiều nhưng đã có những tác động nhất định đến nhận thức của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức, đã tạo ra một phương thức làm việc mới sử dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ, công chức, đem lại hiệu quả công việc trong điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, từng bước làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, tiến tới chuyển dần sang phong cách làm việc mới với việc sử dụng máy tính và mạng.

2. Những tồn tại và nguyên nhân Nhận thức về CNTT của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức

trong các cơ quan Đảng và Nhà nước vẫn còn hạn chế. Một số lãnh đạo, trong đó có người đứng đầu cơ quan, chưa gương mẫu, chưa quyết tâm trong việc tiếp cận ứng dụng CNTT, còn ngại làm việc với máy tính, chưa sử dụng mạng máy tính phục vụ cho công việc. Tại một số cơ quan, việc triển khai các nội dung của tin học hoá QLHCNN được giao phó hoàn toàn cho cán bộ văn phòng hoặc thậm chí là cán bộ chuyên trách quản trị mạng, lãnh đạo không quan tâm nên kết quả đạt được rất thấp.

Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng, phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ.

Công tác chuẩn hoá chưa thực hiện được triệt để, kể cả chuẩn hoá về thông tin dữ liệu, chuẩn hoá về quy trình nghiệp vụ, về tổ chức.

Chưa xây dựng được mạng trục truyền số liệu cho mạng tin học diện rộng của tỉnh. Mạng diện rộng (WAN) của các cơ quan Đảng, mạng diện rộng của các cơ quan QLNN từ tỉnh đến huyện/thị, mạng diện rộng của các cơ quan chuyên

40

ngành theo ngành dọc từ bộ/ngành xuống chưa được liên thông thành mạng chung nên khả năng khai thác, trao đổi thông tin còn rất hạn chế, hiệu suất và hiệu quả sử dụng thấp.

Có ít ứng dụng trên môi trường mạng (LAN và WAN) tại các cơ quan QLNN. Tại một số cơ quan đa số cán bộ công chức mới chỉ sử dụng tin học văn phòng trong công việc và khai thác Internet để tra cứu thông tin và xem tin tức.

Chưa có chính sách khuyến khích để thu hút cán bộ làm CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Các mục tiêu tin học hoá QLHCNN là vấn đề mới và lớn, phụ thuộc nhiều vào tiến độ cải cách hành chính, trong khi đó thói quen, tác phong lề lối làm việc theo kiểu cũ của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cán bộ, công chức chuyển đổi chậm.

Hai nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước chưa có sự kết hợp và do vậy hai mạng này cho đến nay vẫn không trao đổi với nhau.

Trong các năm qua, quá trình tin học hoá QLHCNN của Vĩnh Phúc đã có những dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là đã đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật CNTT, về đào tạo nguồn nhân lực và đã triển khai một số ứng dụng cơ bản trong điều hành quản lý và trong cải cách hành chính. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá còn chậm, ít và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả và tác động của ứng dụng CNTT chưa đạt được như mong muốn.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH II.1. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh

Theo Niên giám thống kê, năm 2008 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 18 DN nhà nước bao gồm 4 DN của trung ương và 14 DN địa phương hoạt động trên các lĩnh vực cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm,.... Ngoài ra có 1.046 DN ngoài quốc doanh bao gồm DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 41 DN hoạt động.

Theo một cuộc điều tra của Sở Công Thương tiến hành vào tháng 10/2008, trong số 145 DN được khảo sát có 1.160 máy tính. Trung bình mỗi DN có 8 máy tính và cứ 46 lao động mới có 1 máy. Có 15 DN chiếm 10,3% chưa trang bị được máy tính.

Đại đa số các DN có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng dây chuyền tự động, hiện đại trong sản xuất và đồng bộ với nó là các phần mềm quản lý tổ chức sản xuất và kinh doanh giúp DN tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa lợi nhuận.

Các DN trong nước đã từng bước ứng dụng CNTT trong sản xuất. Tập đoàn Prime, Công ty Xuân Hòa đã ứng dụng CNTT trong quản lý và sản xuất ở mức độ cao. Các DN khác sử dụng máy tính chủ yếu là soạn thảo văn bản, tìm kiếm thông tin và thực hiện công tác tài chính kế toán. Có đến 62,1% các DN được điều tra sử dụng các phần mềm kế toán khác nhau. Một số phần mềm thông dụng khác như quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý khách hàng cũng đang được các DN sử dụng. Chưa có nhiều DN sử dụng những phần mềm quản lý tổng thể xí nghiệp hay những phần mềm khác trong quản lý điều hành sản xuất.

41

Các DN cũng rất quan tâm đến xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet. Trong các DN được khảo sát, hơn 2/3 số lượng DN đã xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet.

Vĩnh Phúc đã nhanh chóng triển khai ứng dụng TMĐT trên địa bàn tỉnh. Theo cuộc điều tra của Sở Công Thương nói trên, hơn 68% DN đã kết nối Internet. Số đơn vị lập được trang web riêng chiếm gần 41%, cao hơn trung bình của cả nước. Các trang web này được xây dựng chủ yếu để quảng cáo và giới thiệu đơn vị cùng sản phẩm. Hầu hết các DN sử dụng Internet để tra cứu thông tin và trao đổi thư điện tử. Nhiều DN đã biết tận dụng ưu thế của Internet để tiến hành các giao dịch với khách hàng. Vấn đề thanh toán và giao hàng trong TMĐT là khó khăn và cũng là trở ngại cho phát triển TMĐT tại Việt Nam. Đây cũng là điểm yếu đối với Vĩnh Phúc. Chỉ có gần 19% các DN giao dịch điện tử chấp nhận thanh toán bằng thẻ hay một công cụ điện tử khác, và chỉ có 7% DN thực hiện giao hàng trực tuyến. Như vậy việc giao hàng và nhận thanh toán vẫn là thông qua nhân viên công ty chứ chưa phát huy được sức mạnh công nghệ. Vĩnh Phúc chưa có sàn giao dịch điện tử. Điều này cũng làm giảm cơ hội tiếp cận TMĐT cho các doanh nghiệp.

Từ năm 2007, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT tỉnh giai đoạn 2008-2010. Thực hiện Kế hoạch này, trong thời gian qua Sở Công Thương đã tiến hành tập huấn cho 4 lớp với gần 400 cán bộ quản lý các DN về khái niệm TMĐT. Sở đã tiến hành khảo sát tương đối chi tiết về khả năng sẵn sàng cho TMĐT của các DN toàn tỉnh. Sở cũng đưa ra một số biện pháp giúp cho các DN tiếp cận với TMĐT như: hỗ trợ các DN quảng cáo miễn phí trên trang web của Sở (địa chỉ www.vinhphucit.gov.vn), khuyến khích họ tham gia Cổng Thương mại quốc gia www.ecvn.dov.vn. Sở tài trợ kinh phí cho 9 DN lập trang web riêng của đơn vị mình.

(Xem các bảng 6.10, 6.11 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

II.2. Đánh giá chung Các DN trên địa bàn tỉnh đã có những ứng dụng CNTT trong các hoạt động sản

xuất kinh doanh. Các DN lớn đang có nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất và xây dựng website để giới thiệu DN và sản phẩm. Các DN vừa và nhỏ mới có những chuyển biến bước đầu, tại các DN này việc sử dụng máy tính chủ yếu để soạn thảo, trong tài chính kế toán và một số phần mềm chuyên ngành đơn lẻ.

Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển TMĐT và có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ phát triển và ứng dụng CNTT trong các DN trên địa bàn tỉnh.

III. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘIIII.1. Phổ cập Internet trong đời sống xã hội

Internet đã trở thành một nguồn cung cấp thông tin đa dạng và đang trở nên quen thuộc đối với một bộ phận công chúng.

Phát triển Internet của Vĩnh phúc năm 2007 là khá thấp, chỉ đạt khoảng 6.000 thuê bao, tỉ lệ thuê bao Internet trên 100 dân đạt 0,5%. Tuy nhiên, năm 2008 Internet băng rộng đã phát triển mạnh, tổng số thuê bao đạt 15.230 thuê bao, tỉ lệ thuê bao trên 100 dân đạt 1,28% (cả nước đạt tỉ lệ 2,5%).

42

Tính đến tháng 6/2009, dịch vụ Internet tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao Internet băng thông rộng phát triển mới trong quý II/2009 đạt gần 700 thuê bao, nâng tổng số thuê bao đạt con số 16.511, tỉ lệ thuê bao Internet trên 100 dân đạt 1,61%.

Dịch vụ Internet băng thông rộng đang phát triển đều khắp các huyện nhưng chỉ tập trung tại các thành phố, thị trấn và xã gần thành phố của tỉnh. Đối với khu vực nông thôn, truy nhập Internet vẫn còn là một thách thức do giá cả vẫn còn khá cao đối với mức thu nhập trung bình của người dân và hạ tầng mạng chưa đáp ứng được mặc dù trong thời gian gần đây tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế.

Ngoài ra các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ giải trí như: đào tạo, tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa, thương mại điện tử, các dịch vụ tiện ích, chương trình giải trí còn có khoảng cách với nhân dân, do đó hạn chế khả năng ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội.

(Xem các bảng 6.12, 6.13, 6.14 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

III.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạoGiáo dục đào tạo là ngành đã được chú ý và phát triển mạnh cả về quy mô và

chất lượng. Bảng số liệu sau đây cho thấy tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc trong niên học 2007-2008.

Bảng 3.3. Số lượng trường, lớp học của Vĩnh Phúc

Mầm non Tiểu học THCS THPTSố trường 158 173 145 38Số lớp học 1.345 2.908 1.957 918

Hiện nay 100% các trường THPT và THCS đã trang bị máy tính. 100% trường THPT và hơn 40% trường THCS đã kết nối Internet băng thông rộng. Hầu hết các trường THPT và THCS đều có phòng máy tính để giảng dạy môn tin học. 65% các trường THPT, THCS có mạng cục bộ. Môn tin học được giảng dạy như môn chính khoá tại các trường THPT và là một môn học nghề cho các trường THCS. Toàn cấp đã có 27.530 học sinh học môn này tự chọn và có 175 học sinh chọn là môn học nghề. Đa số các trường tiểu học cũng được trang bị máy tính. Hầu hết các trường THPT, TTGDTX đã sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác giảng dạy như: Phần mềm soạn giáo án điện tử, phần mềm trình chiếu các bài giảng, phần mềm quản lý trường học, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu,...; Từng bước đưa phần mềm mã nguồn mở vào giảng dạy.

Trình độ về tin học của các giáo viên đều được nâng cao. Hầu hết đã có thể soạn được bài giảng trên Powerpoint, tra cứu thông tin trên Internet, gửi thư điện tử. Toàn cấp THPT đã có 109 giáo viên dạy tin trong đó có 67 đạt trình độ đại học, 24 là cao đẳng tin học và 18 là kỹ sư bằng 2 về tin.

Do có sự hỗ trợ của Viettel và VNPT nên từ 2008, hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh được kết nối Internet và sẽ có hệ thống E-mail thống nhất.

43

III.3. Ứng dụng CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồngCông tác chăm sóc sức khoẻ của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua đã có

những thành tựu nhất định. Các chỉ tiêu về sức khoẻ của người dân đều đạt và nhiều chỉ tiêu vượt trung bình của khu vực đồng bằng Bắc bộ. Mạng lưới chăm sóc sức khoẻ của Vĩnh Phúc đã được phủ khắp đến cấp xã phường, thôn xóm. Trên địa bàn tỉnh có 5 bệnh viện cấp tỉnh trong đó có 2 bệnh viện đa khoa và 3 bệnh viện chuyên khoa và một bệnh viên Y học cổ truyền. Có 28 phong khám đa khoa khu vực trong đó có 11 phòng khám thuộc nhà nước và 17 phòng khám đa khoa tư nhân. Tất cả 137 xã phường toàn tỉnh đã xây dựng được trạm y tế cơ sở.

Tại các bệnh viện cấp tỉnh và một số trung tâm y tế của các huyện/thị đều đã trang bị máy tính và kết nối Internet. Tuy nhiên tại các bệnh viện tuyến huyện hầu như chưa kết nối Internet và chưa xây dựng mạng nội bộ. Các cơ sở y tế của tỉnh có trang bị máy tính chủ yếu làm công việc tài chính kế toán. Một số bệnh viện lớn có cài đặt phần mềm Medisoft từ năm 2003 để thu thập thông tin về khám chữa bệnh.

Tỉnh đã có kế hoạch triển khai một số dự án lớn về CNTT cho ngành y tế. Trước hết tập trung hoàn thiện hạ tầng CNTT cho bệnh viện đa khoa tỉnh bao gồm cung cấp máy tính, thiết bị CNTT và hệ thống mạng nội bộ. Trong năm 2008, tỉnh đã cấp kinh phí xây dựng phần mềm quản lý công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

III.4. Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực khác 1. Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làm

Vĩnh Phúc có trang thông tin www.vieclamvinhphuc.net đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm đang hoạt động khá tốt. Ngoài việc đưa các nhu cầu tuyển dụng lao động cho các DN trên địa bàn tỉnh, website này còn cung cấp các thủ tục và các giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin việc.

2. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực văn hoá, du lịchVĩnh Phúc là vùng đất cổ có nhiều phong tục tập quán cũng như các lễ hội.

Một số điểm đến đang thu hút khách du lịch như Tam Đảo, Đại Lải, danh thắng Tây Thiên,… Tuy nhiên, chưa có ứng dụng CNTT trong quản lý các danh thắng, lễ hội, quản lý khách sạn, tua du lịch,...

Được trợ giúp kinh phí của tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã xây dựng trang thông tin điện tử “Văn hoá Vĩnh Phúc” để quảng bá cho văn hoá và du lịch của tỉnh. Trong thời gian tới tỉnh sẽ đầu tư một số dự án CNTT cho lĩnh vực văn hoá. Trong năm 2009 đang triển khai hệ thống phần mềm quản lý thư viện cho Thư viện tỉnh.

III.5. Đánh giá chungHiện nay, dịch vụ Internet băng thông rộng đang phát triển đều khắp các

huyện/thị nhưng chỉ tập trung tại các thành phố, thị trấn và khu dân cư gần thành phố. Số thuê bao Internet tăng nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu là Internet băng thông rộng. Tuy nhiên, phát triển Internet tại nông thôn diễn ra chậm do hạ

44

tầng kỹ thuật chưa bảo đảm, giá cước dịch vụ vẫn còn ở mức chưa phù hợp với thu nhập của người dân.

Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có những bước đi ban đầu. Internet đã đến đươc hầu hết các trường THPT và THCS. Tin học là môn học bắt buộc trong các trường THPT và là môn lựa chọn cho nhiều trường THCS và tiểu học.

Đối với ngành y tế, ứng dụng CNTT còn ít. Nhiều bệnh viện chưa có mạng nội bộ và chưa kết nối internet. Hầu như chưa có phần mềm nào được ứng dụng rộng rãi trong bệnh viện.

Trong các ngành khác, kết quả ứng dụng CNTT còn hạn chế. Trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa có nhiều phần mềm chuyên ngành. Website tìm kiếm việc làm là một ứng dụng tốt trong quản lý lao động và hỗ trợ giải quyết việc làm.

IV. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TINIV.1. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ quan Đảng

Tại cơ quan Tỉnh uỷ, các ban của Đảng, các đảng uỷ trực thuộc, hầu hết cán bộ chuyên viên được trang bị máy tính có kết nối mạng. Tại các huyện/thị uỷ, 70% cán bộ, chuyên viên đã được trang bị máy tính.

Tại các đảng uỷ xã/phường, mới chỉ có 40% được trang bị máy tính theo mục tiêu Đề án 06. Trong năm 2008, Tỉnh uỷ đã cung cấp 50 máy trạm và 50 máy in cho 50 đảng uỷ xã/phường. Đến hết 2009 sẽ cung cấp đủ trang thiết bị tin học cho 100% (137) đảng uỷ xã/phường và các máy tính này được kết nối với các huyện/thị uỷ cấp trên.

Tuy nhiên các trang thiết bị qua nhiều năm sử dụng, một số đã hỏng hoặc hay bị trục trặc, cần nâng cấp, thay thế và trang bị thêm.

Về các mạng LAN, hiện có tổng số 9 mạng LAN, trong đó tại trụ sở Tỉnh uỷ có 1, mỗi huyện/thị uỷ có 1. Tổng số nút mạng trên toàn bộ mạng nội bộ của Tỉnh uỷ là 324. Các LAN đã được đưa vào khai thác và bước đầu sử dụng hiệu quả.

Về mạng diện rộng của Đảng, đã hoàn thành việc nối mạng diện rộng từ TW đến cấp huyện/thị uỷ qua đường truyền mạng MegaWan tốc độ cao, dung lượng lớn, ổn định. Trung tâm tích hợp dữ liệu của hệ thống các cơ quan Đảng được trang bị 09 máy chủ, 01 Router và các thiết bị khác, đã xây dựng được phòng đào tạo.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trước mắt cho việc tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng. Trung tâm THDL đã có thiết bị dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống mạng của các cơ quan Đảng được quản lý chặt chẽ, không để xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc mất an toàn, an ninh thông tin.

Hiện tại, đường cáp quang phục vụ triển khai mạng diện rộng của các cơ quan Đảng và Nhà nước do Cục Bưu điện TW lắp đặt đã có đầu chờ tại trụ sở Tỉnh uỷ.

(Xem các bảng 6.15, 6.16 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

45

IV.2. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước 1. Mạng cục bộ (LAN) sở/ngành, UBND huyện/thị, xã/phường

Bằng nguồn vốn ngân sách địa phương, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, trong giai đoạn 2003-2005 và nhất là các năm 2006-2008, tỉnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các cơ quan cấp sở/ngành; UBND các huyện/thị. Đến nay, tỉnh đã đầu tư giai đoạn I xây dựng mạng tin học cục bộ (LAN) tại hầu hết các sở/ngành, UBND huyện/thị đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Toàn tỉnh đã có hơn 75% cán bộ công chức (không tính lao động hợp đồng) cấp tỉnh, 65% cán bộ công chức cấp huyện/thị, 20% cán bộ công chức cấp xã/phường được trang bị máy tính. Khoảng 40 sở/ngành, tổ chức đoàn thể, các UBND huyện/thị đã có hệ thống mạng LAN, kết nối Internet băng rộng. Mỗi mạng LAN được trang bị từ 01 đến 02 máy chủ, trung bình 35-45 máy trạm, scanner, máy in, các thiết bị mạng.....; nâng cấp các máy tính có trước của các đơn vị bằng cách tăng thêm RAM, thêm card mạng...

(Xem bảng 6.17 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

2. Mạng diện rộngCùng với việc mua sắm trang thiết bị tin học và xây dựng các mạng LAN, việc

hình thành một mạng diện rộng kết nối Văn phòng UBND, Trung tâm THDL, các sở/ngành, các UBND huyện/thị là cấp thiết. Hiện tại, việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị được thực hiện qua các đường truyền ADSL thuê bao. Việc trao đổi với TW trước đây cũng đã được thiết lập bằng đường truyền lease-line.

Hiện nay, Cục Bưu điện trung ương đã cơ bản hoàn thành lắp đặt các trục đường cáp quang, nhưng chưa tiến hành lắp đặt các thiết bị đầu cuối tại các cơ quan, đơn vị để có thể kết nối các mạng LAN với nhau.

3. Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnhGiai đoạn 2003-2005, trên cơ sở kế hoạch vốn được cấp hàng năm, tỉnh đã xây

dựng Trung tâm THDL làm nòng cốt cho mạng tin học của tỉnh. Trung tâm THDL tỉnh đã cơ bản được xây dựng xong giai đoạn I theo đúng thiết kế.

Trung tâm THDL của tỉnh đã được kết nối với Trung tâm THDL của Chính phủ bằng đường cáp quang (do Cục Bưu điện TW thực hiện).

Trung tâm THDL tỉnh đang quản lý trên 1.000 hộp thư điện tử của cán bộ công chức. Trung tâm cũng đang quản lý một số ứng dụng phục vụ quản lý điều hành tại Văn phòng UBND tỉnh và một số CSDL (như CSDL Văn bản QPPL) phục vụ chung cho hệ thống các cơ quan trong tỉnh.

(Xem bảng 6.18 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

4. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử Công nghệ Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu dựa trên Core uPortal 2.3. Cổng có tính ổn định cao, trên cổng thông tin có rất nhiều trang thành phần, độ

phong phú cao. Cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin hiện tại không nhất quán hệ thống, nền công

nghệ cũ (uPortal), còn nhiều nhược điểm như: chưa có nhiều dịch vụ, mô hình

46

SSO (đăng nhập một lần) hạn chế và rất khó áp dụng, khả năng tùy biến không cao, không có cơ chế nhiều kết nối tới CSDL, ...

Khả năng tạo kênh thông tin mới có cấu trúc và quy trình nghiệp vụ rất khó, thậm chí không thực hiện được.

Không hỗ trợ cao về công nghệ WebService, SOAP,...: đây là nhược điểm nặng nề vì thiếu chúng rất khó xây dựng các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.

5. Triển khai các dịch vụ cơ bảnCác dịch vụ cơ bản đã triển khai cài đặt và được sử dụng cho đến nay tại

Trung tâm THDL tỉnh và một số sở/ngành, huyện/thị. Các dịch vụ cơ bản chính là :

Dịch vụ quản lý thư mục (OpenLDAP) Dịch vụ quản lý tên miền (DNS) Dịch vụ quản lý hộp thư Cyrus (POP/IMAP) Dịch vụ thư tín điện tử Postfix (SMTP) Dịch vụ Web server (Apache) Dịch vụ FTP (ProFTP) Dịch vụ quay số từ xa (Radius),...

Hiện tại, hệ thống thư điện tử dưới dạng [email protected] của một bộ phận cán bộ công chức đã được sử dụng thường xuyên.

IV.3. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong khu vực SXKD và dịch vụTheo kết quả điều tra "Khảo sát ứng dụng TMĐT của DN trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc" do Sở Công Thương thực hiện cuối năm 2008, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại 145 DN như sau:

Tổng số máy tính của các DN là 1.160 máy, bình quân mỗi DN có 8 máy, khoảng 46 lao động có 1 máy tính. Có 15 DN chưa trang bị máy tính.

99/145 DN (68,9%) đã xây dựng được mạng cục bộ (LAN) Trong các hình thức kết nối nội bộ, mạng LAN được sử dụng nhiều nhất

(87/99 DN); mạng Intranet có 6 DN và mạng Extranet có 2 DN sử dụng, là các DN lớn thuộc khu vực DN FDI.

99 DN đã có kết nối Internet (68,2%), trong số 46 DN chưa kết nối thì có 11 DN có kế hoạch kết nối Internet trong thời gian gần nhất.

Việc kết nối Internet qua phương thức băng thông rộng (ADSL) đạt tỉ lệ cao, chiếm 89,8% (89 DN). Chỉ có 2 DN kết nối theo phương thức quay số, và sẽ không còn được sử dụng trong những năm tới.

Như vậy, một tỷ lệ lớn các DN trên địa bàn Vĩnh Phúc đã quan tâm đến việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT để sẵn sàng cho ứng dụng CNTT và TMĐT. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT của đa số các DN mới chỉ ở mức độ và chất lượng trung bình, có lẽ một phần do việc ứng dụng CNTT và TMĐT đang ở những giai đoạn ban đầu, còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự mang lại hiệu quả.

IV.4. Đánh giá chung Hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT trong những năm gần đây được mở rộng và được

đầu tư tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng

47

CNTT&TT của các cơ quan quản lý nhà nước. Chưa triển khai xây dựng các mạng LAN cho các UBND xã/phường. Hệ thống dịch vụ cơ bản cần phải chuyển sang Sở TTTT và phải nâng cấp để

triển khai hệ thống e-mail dùng chung của tỉnh và các dịch vụ xác thực khác cần thiết như giải quyết các dịch vụ công liên thông, truy cập một lần thông qua cổng điều hành của tỉnh.

Cổng TTGTĐT của tỉnh đã và đang phát huy tốt nhiệm vụ phục vụ điều hành, phục vụ các tổ chức, DN và mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên về công nghệ, cổng cần được nâng cấp để đáp ứng việc mở rộng và phát triển về nội dung tiến tới hình thành nền hành chính điện tử.

Vĩnh Phúc chưa có một trung tâm thông tin điện tử dạng Data Center. Trung tâm THDL cần được đầu tư nâng cấp và phát triển cả về qui mô, tổ chức và nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ điều hành, phục vụ các tổ chức, DN và mọi tầng lớp nhân dân trong tương lai.

Mạng trục của tỉnh Vĩnh Phúc chưa được xây dựng, hiện tại kết nối dựa trên các giải pháp sử dụng ADSL và công nghệ VPN. Mạng trục dựa trên cáp quang nối đến cấp huyện/sở đã được triển khai (dự án do Cục Bưu điện TW thực hiện), nhưng hệ thống này chưa được vận hành vì thiếu thiết bị đầu cuối.

Nhìn chung, trừ vấn đề về mạng trục, hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tương đối đáp ứng được yêu cầu triển khai các ứng dụng phục vụ điều hành tác nghiệp và triển khai chính phủ điện tử trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng được các yêu cầu triển khai Chính phủ điện tử trong các giai đoạn tiếp theo cần phải tiếp tục nâng cấp. V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

"Công nghiệp CNTT" được dùng để chỉ chung tất cả các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT. Hiện nay, công nghiệp CNTT được chia thành 2 nhóm ngành chính là công nghiệp phần cứng (CNPC) và công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung (CNPMDVND).

V.1. Phát triển công nghiệp phần cứngĐiện tử và viễn thông đang là hướng ưu tiên trong phát triển công nghiệp Vĩnh

Phúc, chỉ đứng sau công nghiệp cơ khí, ô tô, xe máy. Đối với công nghiệp phần cứng, tỉnh đã thu hút được nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là dự án đầu tư của Tập đoàn Compal sản xuất máy tính xách tay, màn hình máy tính, thiết bị ngoại vi máy tính, ti vi tinh thể lỏng và các linh kiện điện tử khác và của Tập đoàn Foxconn sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử.

Trong các khu công nghiệp của tỉnh đã có nhiều DN trong lĩnh vực điện tử viễn thông đầu tư xây dựng nhà máy. Trong khu công nghiệp Bình Xuyên 1 có nhà máy của công ty TNHH NTS Vina, Kim Lợi sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, chip điện tử, thiết bị đo điện, bàn phím, bảng vi mạch. Tại khu công nghiệp Bá Thiện 1, ngoài hãng Compal còn có khá nhiều các công ty khác với số vốn đầu tư gần 100 triệu USD đặt cơ sở sản xuất tại đây. Công ty TNHH Tocad Energy của Hồng Công sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao, pin dùng cho điện thoại và máy tính. Công ty TNHH Shin Shin Việt Nam của Đài Loan sản xuất đĩa cài đặt phần mềm máy tính, bao bì, tem cho

48

các phần mềm đóng gói và sách hướng dẫn sử dụng. Công ty TNHH in điện tử Minh Đức sản xuất linh kiện điện tử dùng cho điện thoại di động và máy tính. Công ty TNHH KHKT Lực Trí sản xuất gia công quạt gió, hợp kim toả nhiệt cho máy vi tính. Công ty TNHH Điện tử Công nghệ Hoa Thuỳ sản xuất linh kiện điện tử loại hình mới, tổ hợp dây mạng và dây kết nối trong máy vi tính. Công ty TNHH Tân Nhật Hoàng sản xuất gia công ổ trục dùng cho máy vi tính xách tay và điện thoại di động. Công ty TNHH chất liệu bao bì Tân Hoàng sản xuất bao bì cho hàng điện tử như hộp điện thoại di động, bao bì máy tính để bàn và xách tay. Như vậy có thể nói khu công nghiệp Bá Thiện 1 là nơi tập trung các DN sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và điện thoại di động. Tại các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh cũng có một số nhà máy của các hãng khác nhau sản xuất các sản phẩm điện tử.

V.2. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần

mềm. Các DN này có quy mô nhỏ và số vốn không lớn, hoạt động trong lĩnh vực tin học nói chung như cung cấp các giải pháp, phần mềm (chủ yếu là cài đặt), thiết bị, linh kiện điện tử và máy tính, các dịch vụ (chủ yếu là buôn bán lẻ máy tính), tư vấn giáo dục đào tạo, Internet. Một số DN khác tham gia xây dựng các phần mềm theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước hay các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp nội dung ở Vĩnh Phúc chỉ tập trung ở lĩnh vực xây dựng các website cung cấp nội dung thông tin cho nhân dân. Các CSDL trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các trang web, báo chí điện tử mới chỉ đang trong kế hoạch.

V.3. Đánh giá chungCông nghiệp phần cứng trong giai đoạn đang bắt đầu hình thành và phát triển

khá nhanh. Nhờ có vốn đầu tư của các DN nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã hính thành khu công nghiệp điện tử và phần cứng tập trung khá nhiều các DN có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và trong nước. Đi kèm theo các xí nghiệp lớn đẫ hình thành các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Với những DN này, Vĩnh Phúc đã tạo được cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển công nghiệp phần cứng.

Công nghiệp phần mềm (CNPM) và dịch vụ còn chưa phát triển. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ và tham gia hoạt động dịch vụ là chính. Một số công ty chuyên về lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ chuyên các phần mềm nhỏ theo các yêu cầu đơn lẻ của các đơn vị trong tỉnh và thực hiện trách nhiệm đào tạo. Nguyên nhân của sự chậm phát triển của CNPM của tỉnh chủ yếu là thị trường CNTT còn nhỏ lẻ, hơn nữa Vĩnh Phúc lại rất gần với Hà Nội, nơi tập trung các doanh nghiệp CNTT lớn, có đội ngũ chuyên viên thành thạo. Do vậy, mọi nhu cầu đặt hàng cũng như các chuyên gia phần mềm đều hút về Hà Nội khiến cho công nghiệp phần mềm của Vĩnh Phúc phát triển rất khó.

VI. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TINNguồn nhân lực CNTT bao gồm:

Nguồn nhân lực phục vụ tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

49

Nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu của DN, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực hỗ trợ DN tham gia TMĐT, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp CNTT.

VI.1. Nguồn nhân lực và công tác đào tạo về CNTT trong các cơ quan ĐảngTại Văn phòng Tỉnh uỷ, phòng Công nghệ thông tin - Cơ yếu (đồng thời quản

lý vận hành Trung tâm mạng của Tỉnh uỷ) có 6 cán bộ, trong đó 4 có trình độ đại học chuyên ngành CNTT. Tại 9 huyện/thị uỷ thì mỗi cơ quan có 1 chuyên trách về CNTT, trong đó 3 trình độ cao đẳng chuyên ngành CNTT, 6 là được đào tạo từ theo các chuyên ngành khác. Nói chung lực lượng cán bộ chuyên trách cấp huyện/thị uỷ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT đã được triển khai tích cực trong khuôn khổ Đề án 47 và Đề án 06 và thu được những kết quả cụ thể.

Trong khuôn khổ Đề án 47, tính đến cuối tháng 12/2007, Tỉnh uỷ đã tổ chức được 29 lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức và thực hành về CNTT, trong đó:

6 lớp cho lãnh đạo, cán bộ quản lý (từ cấp trưởng phó phòng), tổng số học viên là 162 người.

19 lớp cho cán bộ, chuyên viên, với số lượng học viên là 235 người. 4 lớp cho 100% quản trị mạng và chuyên trách về CNTT.

Tiếp theo, trong khuôn khổ Đề án 06, Tỉnh uỷ đã tổ chức được 12 lớp với 220 học viên đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng cán bộ về nhận thức và kiến thức về CNTT. Tỷ lệ thực hiện được 40% theo kế hoạch. Riêng với đối tượng lãnh đạo chưa tổ chức được lớp nào.

Đến nay có hơn 400 người biết sử dụng mạng và máy tính để làm việc, trong đó tỷ lệ cán bộ đã biết sử dụng trên tổng số người thuộc diện phải biết sử dụng ở các cấp uỷ địa phương (đến cấp huyện) đạt hơn 88%. Hầu hết cán bộ, chuyên viên, nhân viên nghiệp vụ có liên quan tới xử lý thông tin trong các cơ quan Đảng từ tỉnh đến huyện đã có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính để làm việc.

(Xem bảng 6.19, 6.20 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

VI.2. Nguồn nhân lực và công tác đào tạo về CNTT trong các cơ quan QLNN 1. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT

Đồng thời với việc trang bị hạ tầng kỹ thuật, Vĩnh Phúc đã tích cực đào tạo nguồn nhân lực CNTT, thường xuyên cập nhật kỹ năng sử dụng máy vi tính và hệ thống mạng LAN cho đội ngũ hơn 1500 cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước của tỉnh. Hàng năm, Vĩnh Phúc liên tục mở các lớp đào tạo vào nhiều thời gian khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người học khác nhau như lớp quản trị mạng, lớp cho trưởng phó phòng, lớp nghiệp vụ văn thư lưu trữ.

Tính chung, trong giai đoạn 2003-2008, tỉnh đã đào tạo được trên 70% cán bộ, công chức trong tỉnh về kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng, trao đổi thư điện tử, truy cập Internet phục vụ công việc. Kết quả đào tạo này đã nâng cao một bước trình độ sử dụng tin học trong công việc thường ngày của cán bộ, công chức hành chính nhà

50

nước các cấp trong tỉnh. Hầu hết các học viên đều phấn khởi và hào hứng học tập; đồng thời mong muốn tiếp tục được theo học các khóa đào tạo nâng cao sau này.

Tuy vậy, cũng còn bộc lộ một số hạn chế sau :

Các đơn vị chưa thực sự tạo điều kiện đầy đủ cho các học viên về mặt thời gian trong suốt quá trình tham dự khóa học (còn điều đi công tác, giải quyết các công việc cơ quan,...)

Chưa có nhiều chương trình ứng dụng, dẫn đến học xong ứng dụng vào công việc hiệu quả chưa cao; còn có tư tưởng coi khóa học là phổ cập tin học văn phòng, chưa coi trọng ứng dụng trong hành chính; một bộ phân công chức có tuổi, tiếp thu chương trình chậm.

2. Trình độ tin học của cán bộ, chuyên viênTrình độ tin học của đội ngũ cán bộ chuyên viên tại các cơ quan QLNN được

cải thiện rõ rệt. Trừ một số cán bộ có tuổi, đại đa số chuyên viên trong các cơ quan có trình độ học vấn cao (đại học, cao đẳng) nên việc tiếp thu công nghệ mới là khá dễ dàng. Tại các cơ quan 70-80%, có những cơ quan 100% cán bộ thành thạo tin học văn phòng, sử dụng mạng để trao đổi thư điện tử, truy cập Internet tìm kiếm thông tin và xem tin tức. Tại một số cơ quan, việc sử dụng máy tính và mạng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong công việc. Máy tính, Internet và thư điện tử đã không còn xa lạ. Vì vậy, việc tiếp thu sử dụng và vận hành các ứng dụng CNTT, các HTTT, các CSDL không còn là quá khó như các giai đoạn trước đây. Đây là một tiền đề quan trọng để tiến hành xây dựng và triển khai các ứng dụng dùng chung trên môi trường mạng, các ứng dụng và CSDL chuyên ngành, các ứng dụng phục vụ dịch vụ công tại hệ thống các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Lãnh đạo chuyên trách về CNTTTại các sở/ngành, UBND huyện/thị đều có 1 lãnh đạo phụ trách ứng dụng CNTT

của cơ quan. Tuy nhiên, do nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT, do công việc lãnh đạo điều hành mất nhiều thời gian, mức độ quan tâm và sự quyết tâm tin học hoá hoạt động của lãnh đạo tại các cơ quan rất khác nhau. Tại những cơ quan lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tham gia vào vận hành các ứng dụng CNTT thì ở đó việc ứng dụng CNTT đạt được các kết quả và hỗ trợ hiệu quả công việc, số cơ quan này không nhiều. Còn lại, phần lớn lãnh đạo cơ quan đều cho việc ứng dụng CNTT là phức tạp và mang tính kỹ thuật, nên chủ yếu giao cho cán bộ chuyên trách về CNTT. Tại các cơ quan này, ứng dụng CNTT chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng công cụ tin học văn phòng (soạn thảo văn bản, bảng tính excel), sử dụng mạng máy tính trong gửi nhận email, truy cập Internet để tra cứu thông tin, xem tin tức.

4. Cán bộ và các bộ phận chuyên về CNTT Hầu hết các sở/ngành, UBND huyện/thị đều đã có cán bộ chuyên trách hoặc

kiêm nhiệm về CNTT trình độ cao đẳng hoặc đại học. Các cán bộ này chủ yếu làm nhiệm vụ quản trị mạng và xử lý các sự cố về kỹ thuật, còn hiểu biết ít về công tác quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan, vì vậy khó có thể hỗ trợ trong việc triển khai các ứng dụng tin học hoá. Đây là một lý do mà tại một số cơ quan ứng dụng CNTT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

51

Theo báo cáo từ 24 sở/ngành, 9 UBND huyện/thị, tổng số cán bộ chuyên trách CNTT trong các đơn vị này là 90, đơn vị nhiều nhất là 11 người; đơn vị ít nhất là 01 người (chủ yếu là các UBND huyện/thị). Chia theo một số tiêu chí như sau:

75 người làm chuyên trách về CNTT, 15 người kiêm nhiệm công tác khác. 61 người trong biên chế, 29 người là lao động hợp đồng. Về trình độ đào tạo CNTT: 36 đại học chính qui, 17 đại học tại chức, 21 cao

đẳng chính qui, 2 cao đẳng tại chức, 14 cán bộ (chiếm 15,6%) không được đào tạo về CNTT nhưng lại chuyên trách về CNTT. Chưa kể trình độ về CNTT của các cán bộ được đào tạo cũng không được đồng đều.

Về độ tuổi lao động: 52 người dưới 30 tuổi, 30 người từ 30 đến 40 tuổi, 8 người trên 40 tuổi. Như vậy lực lượng trẻ chiếm đa số.

Tại một số sở/ngành có các bộ phận (trung tâm hoặc phòng) chuyên về CNTT. Thông thường, các bộ phận này có nhiệm vụ cập nhật các nội dung thông tin dữ liệu cho các website, các ứng dụng, CSDL của cơ quan. Đồng thời bộ phận này còn duy trì hoạt động của mạng máy tính và duy trì vận hành của các phần mềm, CSDL. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ, chuyên viên. Ngoài ra, bộ phận này có thể cung cấp các dịch vụ về CNTT&TT cho các tổ chức, người dân ngoài cơ quan. Có thể nói, các bộ phận này là nòng cốt để triển khai thành công các ứng dụng CNTT tại cơ quan, là một nguồn nhân lực về CNTT rất quan trọng, không chỉ tại cơ quan, mà còn cho cả hệ thống các cơ quan QLNN của tỉnh.

Các sở/ngành có các bộ phận chuyên về CNTT:

Văn phòng UBND tỉnh: Trung tâm tin học Sở Tài chính: Trung tâm tin học (có 6 người, hỗ trợ các đơn vị sử dụng các

PM chuyên ngành nghiệp vụ tài chính). Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế: Đều có Trung tâm tin học. Sở NNPTNT: Trung tâm thông tin (7 cán bộ chuyên trách CNTT: 6 ĐH, 1 CĐ) Sở KHCN: Trung tâm thông tin KHCN & tin học Sở TTTT: Trung tâm CNTT, có Phòng Đào tạo (về CNTT&TT) Sở TNMT: Trung tâm CNTT Công an tỉnh: Đội Viễn thông, tin học (11)

(Xem bảng 6.21, 6.22 tại Phụ lục I. Các bảng biểu hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT)

VI.3. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp1. Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Trong 145 DN được điều tra khảo sát, tổng cộng số máy tính là 1160, bình quân một DN có 8 máy tính, bình quân 46 lao động có 1 máy. Có 15 DN không trang bị máy tính.

52

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng máy tính trong công việc tại các DN (Nguồn: Báo cáo số 535/BC-SCT )

Tỷ lệ nhân viên sử dụng máy tính thường xuyên trong công việc Số DN Chiếm % số DN

được khảo sátDưới 10% 58 40

Từ 10% đến 40% 32 22,06Từ 40% đến 70% 17 11,72

Trên 70% 23 15,86

Theo bảng số liệu, tỷ lệ nguồn nhân lực tham gia sử dụng máy tính trong công việc tại các DN là chưa cao, có thể là do tính chất của công việc, ngành nghề, nhưng cũng có thể là do nhu cầu ứng dụng CNTT và tham gia TMĐT của các DN là chưa cấp thiết.

2. Đào tạo CNTT và TMĐT tại các doanh nghiệpTrong những năm gần đây, các DN đã nhận thức rõ hơn vai trò của con người

trong khai thác hiệu quả các ứng dụng CNTT và TMĐT và đã có những đầu tư bước đầu đáng kể cho việc đào tạo CNTT. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy các DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn 3 hình thức đào tạo CNTT, cụ thể như sau:

Mở lớp đào tạo cho cán bộ, nhân viên tại DN: 7 DN, chiếm 8,98% Gửi nhân viên đi học về CNTT: 28 DN, chiếm 19,3% Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc: 88 DN, chiếm 60,6%.

Như vậy, hình thức đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc được đa số các DN lựa chọn vì có ưu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả ngay.

Tuy nhiên, về tổng thể, đào tạo về CNTT và TMĐT tại các DN chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, mà mới chỉ ở những bước đi ban đầu, vì rất ít DN (25/145) có kế hoạch phát triển ứng dụng TMĐT trong thời gian tới.

3. Nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp Một số kết quả điều tra khảo sát liên quan đến nguồn nhân lực CNTT tại các DN:

Nhận thức về ứng dụng CNTT và TMĐT còn thấp (2,53 điểm / thang điểm 4) Các DN chưa thực sự quan tâm đầu tư cho nguồn nhân lực trực tiếp ứng dụng

và triển khai các CNTT và TMĐT Nguồn nhân lực CNTT và TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng (2,43 điểm /

thang điểm 4) Chỉ có 39/145 DN có bố trí cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT, đây là tỉ

lệ tương đối thấp.

Đánh giá chung, nguồn nhân lực về CNTT cho các DN còn thiếu và yếu. Đa số DN CNTT ở Vĩnh Phúc qui mô còn rất nhỏ bé nên nguồn nhân lực tập trung ở các công ty này rất mỏng, khó đáp ứng những dự án lớn. Năng lực đào tạo tại một số DN CNTT ở Vĩnh Phúc mới ở mức phổ thông với quy mô nhỏ, chủ yếu là dạy sử dụng máy tính và tin học văn phòng đơn lẻ.

Hiện tại, đang có nhu cầu lớn về nhân lực trong công nghiệp CNTT, phục vụ cho một số DN sản xuất máy tính, các phụ tùng, linh kiện và các sản phẩm công nghệ cao

53

đang đầu tư vào các khu công nghiệp của Vĩnh Phúc (Công ty TNHH Compal VN, Công ty TNHH Shin Shin Việt Nam, ...)

VI.4. Đào tạo về CNTT tại các trường trên địa bàn tỉnh1. Đào tạo ĐH và CĐ về CNTT tại các trường trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các trường có đào tạo chuyên ngành CNTT và tin học trình độ đại học và cao đẳng gồm:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đào tạo chuyên ngành tin học. Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, đào tạo chuyên ngành sư phạm tin và tin học

(ngoài sư phạm). Cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật Vĩnh Phúc, đào tạo chuyên ngành mạng máy tính

và truyền thông. Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, đào tạo các chuyên ngành tin học ứng dụng,

mạng máy tính và truyền thông. Cao đẳng Kỹ thuật Vĩnh Phúc, đào tạo một số chuyên ngành CNTT.

Ngoài ra, tại các trường này còn đạo tạo một số chuyên ngành liên quan như công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông, tự động.

Với nhiều trường đào tạo trình độ đại học và cao đẳng về CNTT ngay trên địa bàn, cùng với việc giao thông thuận lợi và gần với Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn về phát triển nguồn nhân lực CNTT trình độ ĐH và CĐ cho tỉnh.

2. Một số cơ sở đào tạo CNTTTrên địa bàn toàn tỉnh còn có một số đơn vị có đào tạo, bồi dưỡng về CNTT:

Trung tâm CNTT thuộc Sở TTTT. Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học thuộc Sở KHCN. Trung tâm Tin học ngoại ngữ của Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên.

Các đơn vị này được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giảng viên đảm bảo các điều kiện và đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thực hiện theo đúng chương trình do Bộ GDĐT qui định.

VI.5. Đánh giá chungĐến nay, nguồn nhân lực CNTT Vĩnh Phúc đã đạt được một số kết quả sau:

Hơn 80% các cán bộ, công chức tại các cơ quan tỉnh đã được đào tạo tin học cơ bản về CNTT. Trình độ, kỹ năng sử dụng, ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tăng đáng kể, đáp ứng một phần nhu cầu công việc tại cơ quan.

Việc phổ cập tin học trong nhân dân không ngừng được nâng cao thông qua chương trình phổ cập tin học trong hệ thống giáo dục và quá trình xã hội hoá đào tạo tin học trong xã hội.

Tỷ lệ học sinh phổ thông các cấp tham gia học tin học và ứng dụng tin học ngày càng tăng, số người sử dụng Internet tăng nhanh.

Trên địa bàn đã có một số cơ sở đào tạo CNTT có chất lượng, trong đó có các trường đại học và cao đẳng.

54

Bên cạnh những kết quả trên, Vĩnh Phúc còn gặp những hạn chế về nguồn nhân lực CNTT:

Nguồn nhân lực CNTT thiếu, lực lượng có bằng cấp về CNTT quá ít. Thiếu các chuyên gia tin học có kinh nghiệm, có trình độ. Đội ngũ làm tin học ở các cơ quan, DN đều mỏng và mới được đào tạo ở mức phổ cập. Trình độ cán bộ phụ trách CNTT nói chung còn hạn chế.

Công tác phát triển nguồn nhân lực về CNTT cho các nhu cầu của DN chưa được chú trọng nên chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu, loại hình, cấp độ.

Bên cạnh một số cán bộ, công chức đã được đào tạo về CNTT, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức (đặc biệt ở cấp huyện, xã) chưa được đào tạo, chưa có thói quen làm việc trên mạng.

Mặc dù tỉ lệ cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước có chứng chỉ về tin học là rất cao, nhưng trong thực tế, trình độ khai thác mạng máy tính, sử dụng các chương trình ứng dụng tin học trong công việc của phần đông còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành thói quen.

Trình độ và nhận thức về CNTT của một số lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan còn bất cập.

Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực còn ở mức thấp, phạm vi bồi dưỡng hạn hẹp, đặc biệt là chưa chú trọng đào tạo nhân lực trình độ cao, cán bộ chuyên trách.

Hệ thống cơ chế, chính sách, các quy định về triển khai ứng dụng CNTT, thu hút nguồn nhân lực CNTT của tỉnh chưa đầy đủ và chưa được thống nhất. Chưa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách CNTT.

Những hạn chế này chính là những trở ngại và sức ép lớn trong việc ứng dụng CNTT cũng như tạo nguồn nhân lực CNTT trong thời gian tới.

VII. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN1. Cơ chế, chính sách chung của Nhà nước

Môi trường pháp lý và chính sách cho ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta tuy đã được tăng cường và từng bước bổ sung, song vẫn chưa thuận lợi và chưa hoàn thiện. Chưa có các hệ thống tiêu chuẩn cho việc xây dựng và triển khai các dự án về CNTT. Chưa có các chính sách đầu tư rõ ràng cho ứng dụng và phát triển CNTT. Chưa có văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT bằng nguồn vốn của Nhà nước. Việc này đã cản trở và gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai đầu tư các dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan. Đây là các vấn đề cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT.

2. Quản lý nhà nước về CNTT tại tỉnh Vĩnh PhúcTrong những năm qua, công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế

hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh có bước biến chuyển tích cực. Đã có sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ, có hệ thống từ Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đến các sở/ngành, huyện/thị, các DN. Do có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ các kế hoạch, dự án nên công tác ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước đổi mới phương thức hoạt động trong các cơ quan của Đảng; phương

55

pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hệ thống hành chính Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế, tạo nên động lực mới thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh.

Sở Bưu chính, Viễn thông Vĩnh Phúc (Sở BCVT) được thành lập theo Quyết định số 2728/QĐ-UB ngày 09/08/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) được thành lập trên cơ sở Sở BCVT và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (Quyết định số 1014 /QĐ-UBND ngày 4/4/2008).

Sở TTTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.

Từ khi Sở BCVT và sau đó là Sở TTTT được thành lập và đi vào hoạt động, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT, tổ chức chỉ đạo, quản lý các chương trình CNTT đã được Sở TTTT tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh.

VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTTVIII.1. Đánh giá ứng dụng CNTT của Vĩnh Phúc thông qua Vietnam ICT Index Nguồn: Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT&TT Việt Nam năm 2009

(Vietnam ICT Index 2009), Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT, 11/2009

Bảng 3.5. Vietnam ICT Index 2009 của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh thành

Tỉnh/ Thành

phố Chỉ

số

HTK

T

Chỉ

số

HTN

L

Chỉ

số

ƯD

CN

TT

Chỉ

số

SXK

D

Chỉ

số

MTT

CC

S 2009 2007 2006

ICT

inde

x

Xếp

hạng

ICT

inde

x

Xếp

hạng

ICT

inde

x

Xếp

hạng

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)ĐÀ NẴNG 0,68 0,47 0,74 0,70 1,00 0,6851 1 0,60 2 0,41 5TP HCM 0,62 0,70 0,63 0,42 0,83 0,6069 2 0,45 3 0,68 1HÀ NỘI 0,65 0,47 0,56 0,17 1,00 0,5110 3 0,6 1 0,67 2HẢI PHÒNG 0,48 0,54 0,50 0,18 0,83 0,4559 6 0,23 20 0,32 13BẮC NINH 0,30 0,64 0,51 0,14 1,00 0,4325 10 0,25 16 0,37 9HẢI DƯƠNG 0,43 0,64 0,55 0,02 0,78 0,4288 11 0,19 42 0,23 46QUẢNG NINH 0,49 0,38 0,49 0,10 1,00 0,4185 13 0,20 36 0,27 27VĨNH PHÚC 0,39 0,59 0,42 0,05 1,00 0,4034 16 0,28 9 0,34 10HÀ NAM 0,28 0,49 0,37 0,04 0,83 0,3300 28 0,22 25 0,27 25NAM ĐỊNH 0,40 0,47 0,33 0,01 0,28 0,2977 33 0,17 49 0,24 40PHÚ THỌ 0,26 0,27 0,37 0,03 1,00 0,2930 38 0,25 15 0,32 11NINH BÌNH 0,23 0,54 0,24 0,00 0,11 0,2273 50 0,17 52 0,23 41THÁI BÌNH 0,25 0,18 0,24 0,01 0,75 0,2192 52 0,15 55 0,23 45HƯNG YÊN 0,13 0,35 0,20 0,10 0,11 0,1782 58 0,20 39 0,29 17

Chú thích: (2) - Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT; (3) - Chỉ số về hạ tầng nguồn nhân lực CNTT&TT; (4) - Chỉ số về ứng dụng CNTT&TT; (5) - Chỉ số về SXKD CNTT&TT; (6) - Chỉ số về môi trường, tổ chức và chính sách về CNTT&TT

56

Một số nhận xét từ các bảng Vietnam ICT Index 2009 Về xếp hạng chung, Vĩnh Phúc xếp thứ 16, thuộc nhóm các tỉnh thành có độ

sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT ở mức khá. Tuy nhiên, so với năm 2007 thì Vĩnh Phúc bị tụt 7 bậc. So với các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp sau Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, trong khi đó năm 2007 Vĩnh Phúc chỉ xếp sau Hà Nội.

Về hạ tầng kỹ thuật CNTT, Vĩnh Phúc xếp thứ 15, tiến 8 bậc so với 2007, nằm ở nhóm các tỉnh ở mức khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc là tỉnh xếp ở nhóm trên. Tỷ lệ máy tính/CBCC (0,9 máy/đầu người), tỷ lệ máy tính cơ quan QLNN kết nối Internet băng thông rộng (86,7%) là khá cao so với mức trung bình của các tỉnh/TP trong toàn quốc.

Về nguồn nhân lực CNTT, Vĩnh Phúc xếp thứ 8, tụt 4 bậc so với 2007, nằm ở nhóm các tỉnh có mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT về hạ tầng nguồn nhân lực ở mức khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở nhóm đầu. Tỷ lệ CBCC biết sử dụng máy tính trong công việc (85%) cao hơn so với mức trung bình của các tỉnh/TP trong toàn quốc. Tỷ lệ chi ngân sách cho đào tạo CNTT/ đầu CBCC năm 2008 khá thấp (17.274 đồng), tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT trong cơ quan QLNN cũng rất thấp (0,37%).

Về ứng dụng CNTT&TT, Vĩnh Phúc xếp thứ 22, tụt 3 bậc so với 2007, nằm ở nhóm các tỉnh ở mức trung bình khá. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở nhóm giữa.

Về ứng dụng CNTT&TT trong khu vực các cơ quan QLNN: Tỷ lệ chi ngân sách cho ứng dụng CNTT&TT / đầu CBCC của Vĩnh Phúc là 277.034 đồng; tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành được đưa lên mạng là 70%; tỷ lệ CBCC sử dụng thư điện tử trong công việc là 77,69%; mức độ triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành công việc là 0,43; mức độ triển khai website/ cổng TTĐT là 5,88%. Nhìn chung, các chỉ tiêu ứng dụng CNTT&TT trong khu vực các cơ quan QLNN đạt mức độ trung bình khá so với cả nước.

Về SXKD CNTT&TT, Vĩnh Phúc xếp thứ 28, nằm ở đầu nhóm các tỉnh ở mức trung bình. So với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ thì Vĩnh Phúc xếp ở giữa.

Về môi trường tổ chức chính sách, Vĩnh Phúc là một trong 20 tỉnh đồng xếp hạng 1, ở mức khá.

VIII.2. Đánh giá chung hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT 1. Kết quả đã đạt được

Tại các cơ quan Đảng và nhà nước, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và đưa vào vận hành các HTTT được quan tâm và có những kết quả bước đầu quan trọng. Nhu cầu đẩy mạnh các ứng dụng CNTT phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý đã trở nên bức thiết tại tất cả các cơ quan Đảng và nhà nước.

Hạ tầng kỹ thuật CNTT được đầu tư tương đối đồng bộ, trang thiết bị CNTT trong từng cơ quan Đảng và nhà nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu về ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT đã được quan tâm, góp phần thay đổi phong cách làm việc của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, DN, bảo đảm khoa học, nhanh chóng, chính

57

xác, văn minh, hiện đại; nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ tổ chức, DN, nhân dân của các cơ quan nhà nước.

Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển TMĐT và có những giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp CNTT Vĩnh Phúc ở trong giai đoạn đang bắt đầu hình thành và phát triển khá nhanh. Nhờ có vốn đầu tư của các DN nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã hình thành khu công nghiệp điện tử và phần cứng. Đi kèm theo các xí nghiệp lớn đã hình thành các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ.

Đa số cán bộ, công chức đã được đào tạo về CNTT, qua đó nâng cao được trình độ, kỹ năng sử dụng, ứng dụng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ công việc tại cơ quan.

2. Tồn tại Một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị nhận thức về

CNTT còn hạn chế, chưa đầy đủ. Vẫn còn nhiều lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT, ngại sử dụng máy tính và thay đổi thói quen làm việc cũ trong công việc.

Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng và phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ. Việc chuẩn hoá thông tin, chuẩn hoá về quy trình nghiệp vụ và tổ chức bộ máy chưa thực hiện triệt để. Quá trình triển khai ứng dụng CNTT còn chậm, các dịch vụ công được triển khai còn ít. Chưa có nhiều các ứng dụng hoạt động trên môi trường mạng tại các cơ quan quản lý nhà nước. Chưa xây dựng được mạng trục kết nối các mạng LAN của các cơ quan Đảng và nhà nước.

Đầu tư chưa tập trung, kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị còn thấp so với yêu cầu. Hiệu quả khai thác hạ tầng, thiết bị CNTT đã được đầu tư của nhiều cơ quan, địa phương chưa cao.

Công nghiệp CNTT còn nhỏ bé, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Chưa thu hút được các nhà đầu tư, DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và dịch vụ CNTT.

Chưa có chính sách khuyến khích, đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn cao làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh nên một bộ phận cán bộ đã chuyển khỏi cơ quan nhà nước để làm việc cho DN.

Công tác phát triển nguồn nhân lực CNTT tại DN chưa được chú trọng đúng mức, nên chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, loại hình theo từng cấp độ.

3. Nguyên nhâna) Nguyên nhân khách quan

Các hướng dẫn, quy chế, chính sách của Nhà nước và Chính phủ về ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính Nhà nước chậm được ban hành.

Chưa đủ hành lang pháp lý cho việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính

58

Nhà nước, chẳng hạn như chưa có văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư phát triển và ứng dụng CNTT bằng nguồn vốn của Nhà nước.

Tỉnh còn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực CNTT trình độ cao đáp ứng nhu cầu cho triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trong khu vực các cơ quan Đảng và nhà nước cũng như cho SXKD và phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

b) Nguyên nhân chủ quan Khoảng cách giữa quản lý và tin học còn quá xa. Những nhà quản lý ít có kiến

thức về tin học và những người làm tin học hiểu biết quá ít về công tác quản lý hành chính. Lãnh đạo và người đứng đầu một số đơn vị còn chưa quan tâm đầy đủ đến ứng dụng CNTT trong đơn vị mình.

Tỉnh chưa ban hành các chính sách về ứng dụng CNTT, chế tài trong việc yêu cầu các cơ quan (sở/ngành, UBND huyện/thị) ứng dụng tin học vào quản lý. Lãnh đạo các cơ quan chưa chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan. Chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ứng dụng CNTT của cơ quan. Chưa có cơ chế gắn việc ứng dụng CNTT với thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

Trong xây dựng và triển khai các HTTT và CSDL, chưa có cơ chế để tạo nguồn dữ liệu cho phần mềm hoạt động, dẫn đến hiện tượng có phần mềm nhưng không có dữ liệu để vận hành.

Tỉnh chưa ban hành những chính sách đẩy mạnh việc thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp CNTT, chưa có đủ cơ chế, chính sách thích hợp để phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.

Tỉnh chưa xây dựng được các yếu tố nền tảng của TMĐT như hạ tầng cơ sở, môi trường pháp lý, môi trường giao dịch,... nên chưa khuyến khích được các DN tham gia TMĐT.

Chưa có sự phối hợp thực sự giữa các dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn dẫn đến có sự chồng chéo, hoặc chia cắt khi thực hiện các dự án theo các nguồn hoặc theo các đơn vị khác nhau.

59

Phần thứ tư: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng

và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KTXH, là phương tiện chủ lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển. Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp, gắn kết với chiến lược phát triển CNTT quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, đồng bộ với quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực, đồng thời phù hợp với Quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trọng tâm ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc tập trung vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân. Ứng dụng CNTT góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền và thúc đẩy phát triển KTXH: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và nhà nước, tập trung

vào việc tin học hoá các dịch vụ công như đăng ký kinh doanh, quản lý hộ tịch, cấp phép xây dựng, quản lý nhà đất,... và qua đó từng bước hình thành nền hành chính điện tử.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DN, trực tiếp giúp cho các DN chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.

Cơ sở hạ tầng CNTT là hạ tầng KTXH được ưu tiên phát triển. Cần kết hợp khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có với việc xây dựng mới phù hợp với nhu cầu và khả năng, đảm bảo công nghệ hiện đại, quản lý hiệu quả nhằm tạo cơ sở cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Xây dựng công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

Đẩy mạnh đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT được xem là một trọng tâm của quy hoạch.

Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các HTTT phải hướng tới việc tích hợp và thống nhất các HTTT trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước. Việc đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT phải hợp lý, thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo đồng bộ, tận dụng tối đa sự đầu tư đã có. Lấy việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo và chất lượng quản lý điều hành làm thước đo đánh giá kết quả cuối cùng của việc ứng dụng và phát triển CNTT.

Ứng dụng CNTT phải đảm bảo an toàn, an ninh và bảo mật thông tin dữ liệu. Xã hội hoá việc ứng dụng và phát triển CNTT.

60

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊUII.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạnh mẽ và toàn diện CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và góp phần đưa kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc tăng trưởng và phát triển mạnh hơn.

CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh, làm cho CNTT trở thành phương tiện chủ lực để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hoá với chi phí thấp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Xây dựng hoàn chỉnh về cơ bản cơ sở vật chất và kỹ thuật, kết cấu hạ tầng CNTT&TT và Internet của Tỉnh. Xây dựng, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các HTTT, chương trình ứng dụng dùng chung trong toàn tỉnh. Hoàn thành việc xây dựng một số CSDL chung của tỉnh, kết nối với các CSDL quốc gia.

Từng bước xây dựng và phát triển công nghiệp CNTT trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh.

Phát triển và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng cơ bản yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Đến 2020 về cơ bản ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc đạt cao hơn mức trung bình của cả nước, trong đó lĩnh vực ứng dụng CNTT trong khu vực quản lý nhà nước đạt mức khá.

II.2. Mục tiêu các lĩnh vực1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nhận thức của lãnh đạo, các nhà quản lý và cán bộ công chức về vai trò và vị trí của CNTT được nâng cao. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các cấp có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử.

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các quy chế, quy trình làm việc, các chuẩn thông tin trên cơ sở cải tiến một cách đồng bộ các phương pháp làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

CNTT được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan QLNN cấp tỉnh, cấp sở/ngành, cấp huyện/thị và từng bước tiến tới tới cấp xã/phường. CNTT hỗ trợ mọi hoạt động điều hành quản lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông tin cho lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình thực hiện dịch vụ công được hợp lý hoá, chuẩn hoá theo hướng tin học hoá và cải cách hành chính. Tất cả các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng và triển khai diện rộng các HTTT, CSDL tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước; thực hiện tích hợp thông tin và trao đổi thông tin trên mạng diện rộng giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Hỗ trợ và phục vụ hiệu quả các cơ quan Đảng và nhà nước trong phục vụ nhân dân, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc, cung cấp các dịch vụ công điện tử trực tuyến cho người dân và DN, tiến tới

61

hình thành nền hành chính điện tử (chính phủ điện tử) tại Vĩnh Phúc. Cụ thể hoàn thiện Cổng TTGTĐT tỉnh trên đó xây dựng và triển khai một số dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, cấp phép xây dựng, giải quyết các hồ sơ thủ tục về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Hình thành các cơ chế, chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình triển khai các dự án phát triển và ứng dụng CNTT (tin học hoá) trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Thay đổi nhận thức của các DN về hiện đại hoá kinh doanh và giúp tích luỹ

kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh hiện đại. Đưa máy tính và các ứng dụng phần mềm trở thành công cụ thường xuyên

trong hoạt động kinh doanh của tất cả các DN. Hình thành cổng giao dịch TMĐT của tỉnh và kết nối với các sàn giao dịch lớn

trong cả nước. Hoàn thiện quy trình bán hàng và thanh toán trực tuyến, sẵn sàng về công

nghệ và dịch vụ cho công việc bán hàng và giao dịch qua mạng.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội Thu hẹp khoảng cách tiếp cận CNTT và Internet giữa người dân vùng nông

thôn và thành thị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, nhất là vùng nông thôn.

Đa dạng hoá các nội dung thông tin để cung cấp cho người dân (đặc biệt là người dân vùng nông thôn). Chú trọng các thông tin về sản xuất nông nghiệp, y tế sức khoẻ và lao động việc làm.

Tạo điều kiện cho người dân tham gia Chính phủ điện tử thông qua truy nhập mạng thông tin hành chính của tỉnh.

Tổ chức tốt việc dạy và học tin học tại mọi cấp học, ngành học nhằm phổ cập tin học cho mọi đối tượng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và các kỹ năng thực hành cho ngành CNTT .

Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như phương pháp học tập của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.

Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bệnh viện, hiện đại hoá công tác khám chữa bệnh và công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT Xây dựng các mạng LAN đủ mạnh cho tất cả các UBND xã/phường. Thường

xuyên nâng cấp và hoàn thiện các mạng LAN tại các cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên.

Hình thành mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước với đường truyền tốc độ cao đảm bảo hạ tầng cho triển khai các dự án tin học hoá trong các cơ quan Đảng và nhà nước và triển khai các dịch vụ hướng tới nền hành chính điện tử.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến. Xây dựng một Trung tâm thông tin điện tử (Data Center) hiện đại tạo ra một

hạ tầng CNTT&TT mạnh phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, các DN, người dân trong triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT, công nghiệp phần mềm,

62

công nghiệp nội dung,... Xây dựng hệ thống các dịch vụ nền hoàn chỉnh để phục vụ hạ tầng kết nối và

truyền nhận dữ liệu. Đảm bảo hạ tầng cho triển khai các dịch vụ TMĐT (B2B, B2C) và hỗ trợ giao

dịch điện tử. Đáp ứng được các nhu cầu phát triển của các dịch vụ CNTT, các dịch vụ của

các ngành không phải CNTT. Hỗ trợ cho ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và phát triển các ngành

KTXH của tỉnh, trong nâng cao đời sống văn hóa, xã hội, phát triển giáo dục; chăm sóc sức khỏe cho người dân; hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp CNTT.

5. Phát triển công nghiệp CNTT Hình thành khu công nghiệp điện tử máy tính với các nhà máy sản xuất lắp ráp

máy tính và các nhà máy sản xuất các linh kiện phụ trong sản xuất máy tính để biến công nghiệp điện tử và máy tính trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Xây dựng và thu hút được một số DN phần mềm có qui mô và chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của tỉnh hoặc làm gia công phần mềm. Khuyến khích các DN CNTT xây dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, nội dung và dịch vụ.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT Tăng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhu cầu ứng dụng

và phát triển CNTT trên địa bàn Vĩnh Phúc, không ngừng nâng cao năng lực quản lý CNTT cho cán bộ quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, hình thành được đội ngũ chuyên gia và chuyên viên CNTT có trình độ công nghệ cao trong các cơ quan quản lý nhà nước, tại các DN.

Nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

Nâng cao nhận thức của nhân dân Vĩnh Phúc về vai trò và vị trí của CNTT trong sự nghiệp phát triển KTXH Vĩnh Phúc.

7. Ban hành các chính sách về CNTT Cụ thể hoá và thể chế hoá các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và

phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Tạo ra các cơ chế để thu hút các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp và dịch vụ CNTT.

II.3. Các chỉ tiêuĐến năm 2020, Vĩnh Phúc cần đạt được các chỉ tiêu trong từng lĩnh vực như sau.

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 100% các trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản giữa các cơ quan Đảng và Nhà

nước cấp huyện/thị trở lên trong tỉnh với nhau, với các cơ quan Trung ương được

63

thực hiện trên môi trường mạng và được vận hành tích hợp trong khuôn khổ HTTT quản lý văn bản và điều hành.

Đảm bảo 100% việc kết nối thông suốt, trao đổi và tích hợp thông tin thường xuyên giữa hệ thống mạng của các cơ quan Đảng với hệ thống mạng của các cơ quan QLNN với nhau.

100% các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Tỷ lệ điều hành, xử lý, giải quyết văn bản và các công việc trên môi trường mạng máy tính tại Văn phòng Tỉnh uỷ, các ban của Đảng; Văn phòng UBND tỉnh, các sở/ngành đạt 100% và tại các huyện/thị uỷ, UBND huyện/thị đạt 85%.

100% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan tỉnh uỷ, sở/ngành, huyện/thị uỷ, UBND huyện/thị được tin học hoá, thực hiện trên môi trường mạng máy tính.

100% các văn bản, hồ sơ, dữ liệu, số liệu tại các cơ quan Đảng và Nhà nước cấp huyện/thị trở lên được số hoá và quản lý trên mạng máy tính.

90-100% cán bộ công chức tại các cơ quan Đảng và chính quyền từ cấp xã/phường trở lên sử dụng thành thạo máy tính và mạng máy tính trong công việc.

Cổng TTGTĐT được xây dựng với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin. Hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến ở mức độ 3 hoặc 4. Cổng cung cấp thông tin công cộng như các chính sách, các quy trình, thủ tục hành chính; cung cấp các biểu mẫu điện tử về dịch vụ hành chính công; người dân và DN có thể trao đổi thông tin, gửi nhận hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.

Phát triển các CSDL trọng điểm của tỉnh trong khuôn khổ các CSDL quốc gia về con người, DN, đất đai, tài chính, kinh tế, các kho thông tin dữ liệu điện tử chung của tỉnh về dân cư, địa lý hành chính, thống kê KTXH, DN,... được xây dựng và cập nhật đầy đủ, thường xuyên, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ các đối tượng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Giảm ít nhất 80% lượng giấy tờ sử dụng trong các cơ quan Đảng và chính quyền từ cấp huyện/thị trở lên.

2. Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ 100% các DN lớn có website riêng hoặc tham gia hoạt động tại một sàn giao

dịch TMĐT để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, HTTT quản lý tổng thể xí nghiệp được đưa vào hoạt động.

70% các DN vừa và nhỏ tham gia TMĐT: có hệ thống thư điện tử, có kết nối Internet để tìm kiếm thông tin và thực hiện được một số giao dịch trên mạng.

100% các DN có máy tính trong đó 85-90% các DN vừa và nhỏ sử dụng máy tính trong quản lý hoạt động của DN.

Hình thành Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh và kết nối với các sàn giao dịch lớn trong cả nước. 70% các DN tham gia sàn giao dịch để quảng bá sản phẩm; 90% các DN truy nhập sàn giao dịch để tìm kiếm thông tin.

Xây dựng và triển khai một số website bán hàng trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

64

a) Phổ cập Internet cho người dân 100% các điểm văn hoá xã được kết nối Internet băng thông rộng. Mở rộng

kết nối Internet đến 70% các điểm truy cập cấp thôn, xóm. Đa dạng hoá các nội dung thông tin, chú trọng các thông tin về sản xuất nông

nghiệp, y tế và lao động việc làm để cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn.

b) Giáo dục đào tạo 100% các trường THPT và THCS xây dựng các phòng máy tính với số lượng

từ 25 đến 40 máy tính mỗi phòng. 100% các trường học THCS, THPT, các trường tiểu học có kết nối Internet. Xây dựng HTTT phục vụ quản lý giáo dục cho từng trường THPT và THCS,

có liên kết đến các phòng Giáo dục huyện và Sở GDĐT. Tổ chức việc thu thâp, trao đổi thông tin quản lý giáo dục qua mạng. Đưa các

thông tin về giáo dục và đào tạo lên website của Sở GD&ĐT, website của các trường và hình thành mạng đào tạo giáo dục từ xa.

c) Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 100% các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện có mạng LAN, kết nối Internet

và sử dụng HTTT quản lý bệnh viện. Tất cả các bệnh viện, các trung tâm y tế cấp huyện có kết nối Internet và mạng diện rộng để báo cáo các thống kê chuyên ngành.

Phổ cập tin học cho 100% cán bộ y tế các cấp; Hoàn thiện mạng y tế và cập nhật liên tục các thông tin y tế, hệ thống cảnh báo

dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng lên mạng.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 100% các cơ quan Đảng và nhà nước cho đến cấp huyện/thị có mạng LAN,

được kết nối trong mạng Intranet của tỉnh , kết nối Internet. Tại các cơ quan này đảm bảo mỗi cán bộ công chức có 1 máy tính kết nối mạng LAN để sử dụng trong công việc.

100% Đảng uỷ, UBND xã/phường có mạng LAN kết nối mạng diện rộng và Internet, mỗi mạng LAN có ít nhất 1 máy chủ và 5 máy trạm, phục vụ hiệu quả tin học hoá QLHCNN và hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ công đối với người dân.

Vĩnh Phúc có hạ tầng truyền thông đạt mức khá của toàn quốc. Cụ thể, tất cả các sở/ngành, UBND huyện/thị được kết nối với nhau trong một mạng cáp quang. Tốc độ đường truyền cao đảm bảo phục vụ cho việc trao đổi các dạng thông tin trong các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan Đảng.

Đảm bảo điều kiện cho việc triển khai hệ thống giao ban trực tuyến của tỉnh. Đảm bảo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ CPĐT (G2G, G2B, G2C). Xây dựng Trung tâm Thông tin điện tử của tỉnh với hạ tầng CNTT đủ mạnh

đáp ứng được nhu cầu triển khai CPĐT, TMĐT, các dịch vụ CNTT&TT, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung của các cơ quan, tổ chức, DN, người dân trên địa bàn tỉnh.

5. Phát triển công nghiệp CNTT

65

Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần cứng và điện tử đạt 30-40%. Đến 2015 trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và khu vực.

Thu hút và xây dựng được một số công ty có thương hiệu và sản phẩm phần mềm được công nhận trên thị trường trong nước.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT Đến 2020, lực lượng CNTT toàn tỉnh đạt khoảng 4.000 người, trong đó 5% có

trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, 65% có trình độ đại học, cao đẳng, còn lại là trung học chuyên nghiệp.

100% cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh được đào tạo phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT, biết sử dụng máy tính và truy cập Internet, được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình.

Kiện toàn tổ chức lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và các cơ quan QLNN từ cấp huyện/thị trở lên, đảm bảo mỗi cơ quan có ít nhất một cán bộ chuyên trách có trình độ về CNTT từ cao đẳng trở lên.

100% giáo viên biết sử dụng máy tính và truy cập Internet. 100% giáo viên các cấp sử dụng các ứng dụng tin học hỗ trợ cho việc giảng dạy.

Phổ cập tin học căn bản cho 100% học sinh trường dạy nghề trên địa bàn. 100% học sinh các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học

được học tin học. Đào tạo 80% lãnh đạo, cán bộ quản lý các đơn vị kinh tế biết sử dụng máy tính

và giao dịch điện tử trên Internet. Đào tạo đủ nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp CNTT .

Đào tạo khoảng 800 cán bộ CNTT nòng cốt cho phát triển TMĐT, phục vụ cho các DN vừa và nhỏ trên địa bàn.

Đào tạo 70-90% thanh niên biết sử dụng máy tính và Internet.III. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CNTT ĐẾN NĂM 2020

III.1. Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước III.1.1. Định hướng và các nội dung chính 1. Một số định hướng cơ bản

Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò và khả năng của CNTT. Gắn tin học hoá với cải cách hành chính. Xây dựng các khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng CNTT. Chú trọng đến các nội dung có tính quyết định đến sự thành công của các dự

án tin học hoá: Các yếu tố liên quan đến tổ chức và nhân sự; biện pháp quản lý dự án và cách thức thực hiện triển khai dự án.

Hoàn thiện việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT. Đổi mới phương thức tin học hoá. Huy động nguồn kinh phí.

66

2. Các nội dung chính ứng dụng CNTTTrong giai đoạn đến năm 2020, để triển khai ứng dụng và phát triển CNTT

trong hệ thống cơ quan Đảng và Nhà nước phù hợp với các quan điểm và mục tiêu đã nêu, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT sau:

Thể chế hoá chính sách, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức Cụ thể hoá và thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy

mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực về CNTT Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về CNTT cho lãnh đạo, cán

bộ công chức. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước Nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹ thuật CNTT

Xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Nhà nước Xây dựng một số CSDL trọng điểm Nâng cấp, xây dựng Cổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công

Mục này chỉ trình bày nội dung thứ ba, các nội dung thứ nhất và thứ hai sẽ được trình bày trong các mục ở sau.

3. Các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoáViệc xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá phải theo quan điểm từ

mức độ thấp đến cao, từ diện hẹp đến diện rộng, đồng thời phải luôn nâng cấp và điều chỉnh phần mềm qua từng giai đoạn cho phù hợp để đảm bảo chắc chắn kết quả và tính hiệu quả của nó. Để có thể thực hiện quan điểm này, cần phải định ra mô hình các mức độ phát triển đối với từng loại ứng dụng tin học hoá.

Sau đây là phân loại các ứng dụng tin học hoá đặc trưng nhất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước và mô hình mức độ phát triển đi kèm.

Mô hình phát triển các dịch vụ công trực tuyến phát triển có 4 mức độ, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

Mô hình phát triển của các ứng dụng tin học hoá hoạt động theo mô hình luồng công việc (workflow) và nhóm công việc (workgroup) cũng có 4 mức độ, từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

Mô hình phát triển của các kho dữ liệu (CSDL chuyên ngành, CSDL trọng điểm của tỉnh, CSDL quốc gia,...) có 2 mức độ. Mức độ 1 được coi là mức độ trung bình; mức độ 2 được coi là mức độ cao.

(Xem chi tiết tại Phụ lục II. Các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoá).

67

III.1.2. Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin 1. Mục đích

Xây dựng các quy định, hướng dẫn, các quy trình hoạt động, các quy trình thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước trong tỉnh, các chuẩn thông tin và chuẩn CNTT của các HTTT phục vụ điều hành và quản lý nhà nước nhằm tạo ra môi trường thống nhất để triển khai hiệu quả các dự án tin học hoá, tạo điều kiện để chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan đơn vị, đảm bảo an toàn và an ninh thông tin dữ liệu.

Triển khai đồng bộ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của tất các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Các nội dung chính Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, các chuẩn thông tin

phục vụ cho việc triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng Hoàn chỉnh và chuẩn hoá các quy trình hoạt động, các quy trình báo cáo, trao

đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Chuẩn hoá các mẫu biểu văn bản, báo cáo. Quy định về tạo nguồn thông tin.

Xác định các chuẩn thông tin: chuẩn hoá các danh mục, chỉ tiêu, đơn vị,... trong hệ thống thống kê KTXH thống nhất trong toàn tỉnh.

Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật chung về CNTT: phần cứng, phần mềm,... Hệ các chuẩn cho môi trường hệ thống mở gồm: hệ điều hành, giao diện người/máy tính, quản trị CSDL, trao đổi, truyền dữ liệu,....

Thực hiện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại tất cả các cơ quan QLNN cấp huyện/thị và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Dự kiến kết quả đạt được Quy trình quản lý điều hành, hoạt động tác nghiệp, chế độ thông tin báo cáo,

phương thức trao đổi thông tin giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước được chuẩn hoá và ban hành chính thức làm cơ sở cho việc thực hiện tin học hoá.

Các chuẩn về thông tin và chuẩn về CNTT được ban hành làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng các HTTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Nhờ có các chuẩn, việc trao đổi thông tin trên mạng được đảm bảo thông suốt, từ đó sẽ tác động đến quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ các hoạt động điều hành quản lý, đến các dịch vụ công phục vụ nhân dân.

Hệ thống các cơ quan QLNN áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động và giải quyết công việc với sự hỗ trợ của mạng máy tính.

4. Thời gian thực hiện 2010-2015: Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông

tin dùng chung trên diện rộng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh và 100% các sở/ngành, UBND huyện/thị vào năm 2015.

68

2016-2020: Hoàn thành các nội dung chuẩn hoá còn lại. Hàng năm đều có sự điều chỉnh và hoàn thiện các kết quả đã chuẩn hoá cho phù hợp và tương thích với quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

III.1.3. Xây dựng và triển khai các HTTT tại các c ơ quan Đ ảng 1. Mục đích

Xây dựng, triển khai và tích hợp các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Website,...) đạt mức độ cao để hình thành Mạng thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh.

2. Các nội dung chính Trên cơ sở mạng máy tính, xây dựng mới hoặc hoàn thiện (đối với các HTTT đang

hoạt động) các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng (bao gồm các HTTT, CSDL, các chương trình ứng dụng, các website,...), tích hợp và liên kết các HTTT của các cơ quan Đảng để hình thành mạng lưới HTTT thống nhất của Đảng với sự kết nối, trao đổi thông tin theo chiều dọc (với cấp trên và cấp dưới), trao đổi thông tin với các HTTT liên quan của hệ thống các cơ quan QLNN.

Đến năm 2015, về cơ bản hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng phổ biến các HTTT của Đảng trên cơ sở ứng dụng CNTT&TT hiện đại. Đến 2020, tất cả các cơ quan Đảng sử dụng, vận hành thành thạo và thông suốt các ứng dụng đã triển khai và hoạt động.

Nâng cấp và mở rộng mạng thông tin diện rộng của Đảng tới 100% đảng uỷ xã/phường với đường truyền chuyên dụng tốc độ cao.

Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật thông tin, an ninh và an toàn mạng.

Nâng cấp Website của Tỉnh uỷ thành Cổng TTĐT của Tỉnh uỷ, trong đó có một kênh thông tin để giao tiếp với người dân.

Tại mỗi cơ quan Đảng về cơ bản gồm các HTTT tin học hoá sau: Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp (bao gồm Hệ thống Quản lý văn bản

và hồ sơ công việc tích hợp với Trang TTĐT phục vụ điều hành) HTTT phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ các cấp CSDL Văn kiện và Lịch sử Đảng của Vĩnh Phúc CSDL Hồ sơ lưu trữ của Đảng (Mục lục hồ sơ) CSDL Quản lý đảng viên HTTT Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo HTTT chuyên ngành về công tác tổ chức HTTT chuyên ngành về công tác tuyên giáo HTTT chuyên ngành về công tác dân vận HTTT chuyên ngành về công tác kiểm tra HTTT chuyên ngành công tác Đảng tại các cơ quan Nhà nước HTTT chuyên ngành công tác Đảng tại các doanh nghiệp Các chương trình quản lý nội bộ.

Theo quy trình triển khai của Ban Chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng, các HTTT

69

nêu trên trong các cơ quan Đảng sẽ được xây dựng và triển khai theo mô hình thống nhất trong toàn quốc, từ TW Đảng xuống tới các Tỉnh uỷ và tiếp theo là các huyện/thị uỷ. Đối với mỗi HTTT (CSDL) dùng chung, tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có một dự án tiếp nhận phần mềm từ TW và triển khai trên toàn địa bàn tỉnh.

Ban hành các văn bản liên quan đến triển khai và vận hành các HTTT.

3. Dự kiến kết quả đạt được Hình thành Mạng thông tin của Đảng phục vụ sự chỉ đạo điều hành và công tác

quản lý, tác nghiệp của các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các HTTT, CSDL, Cổng TTĐT.

Các HTTT, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp trên Mạng thông tin của Đảng.

Các HTTT, CSDL vận hành đạt được mức độ phát triển cao vào năm 2020 . Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem

lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

4. Thời gian thực hiện 2010-2015: Về cơ bản hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ

điều hành tác nghiệp, tại cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình. Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai tất cả các ứng dụng tin học hoá ở mức độ phát triển cao.

III.1.4. Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan quản lý nhà nước Các HTTT tại các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:

1. Các HTTT dùng chung trên môi trường mạng2. Các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành3. Các HTTT quản lý nội bộ

1. Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng Các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Website,...) dùng chung là các ứng

dụng được sử dụng tại đa số các cơ quan QLNN với cùng mô hình vận hành và quy trình xử lý, và có thể được kết nối với nhau thành mạng diện rộng để trao đổi và tích hợp thông tin dữ liệu, phục vụ cho việc vận hành trên môi trường mạng diện rộng.

a) Mục đíchXây dựng triển khai và tích hợp các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, Web

site,...) dùng chung đạt mức độ phát triển cao để hình thành nên một Mạng các HTTT hành chính nhằm phục vụ và nâng cao hiệu quả công tác điều hành quản lý, các hoạt động tác nghiệp tại các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh.

70

b) Các nội dung chínhTại mỗi cơ quan QLNN tiến hành xây dựng hoặc hoàn thiện và triển khai các

ứng dụng tin học hoá dùng chung trên mạng LAN. Các ứng dụng tin học hoá dùng chung chính trên môi trường mạng tại mỗi cơ quan Nhà nước về cơ bản sẽ bao gồm:

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (hay Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp), gồm hai thành phần chính: Hệ thống Quản lý VB&HSCV Trang TTĐT (nội bộ) phục vụ điều hành

HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành CSDL Văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đó Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành vận hành theo mô hình luồng công việc và mô hình làm việc theo nhóm trên mạng cục bộ, có sự gửi nhận văn bản giữa các cơ quan QLNN trên mạng diện rộng; HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành và CSDL Văn bản QPPL là các kho dữ liệu vận hành trên môi trường mạng cục bộ và mạng diện rộng, có sự tích hợp và đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan có liên quan.

Các nội dung chính xây dựng và triển khai diện rộng các HTTT dùng chung là:

Rà soát các văn bản quy định các quy trình liên quan đến các HTTT dùng chung; chuẩn hoá các nội dung thông tin; ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác bắt buộc các HTTT đối với cán bộ công chức có liên quan trong từng cơ quan.

Xây dựng mới hoặc hoàn thiện phần mềm chương trình đối với các HTTT dùng chung phù hợp với qui trình theo hướng cải cách hành chính và chuẩn ISO 9001:2008 cũng như thực tế hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng nguồn nhân lực.

Áp dụng việc xây dựng và triển khai các HTTT theo các bước qua từng giai đoạn trên cơ sở các mức độ phát triển từ thấp tới cao.

Cài đặt chương trình phần mềm trên diện rộng tại tất cả các cơ quan quản lý hành chính từ cấp huyện/thị trở lên và sau đó mở rộng tới cấp xã/phường.

Thực hiện cập nhật dữ liệu ban đầu tạo nguồn cho các HTTT hoạt động. Hướng dẫn sử dụng, từng bước thích ứng việc sử dụng các HTTT trên mạng

máy tính trong công việc của mỗi người trong cơ quan, từ đơn giản đến phức tạp, cho từng loại đối tượng người sử dụng (lãnh đạo, chuyên viên).

Có các biện pháp khuyến khích mọi người tích cực tham gia vận hành sử dụng các HTTT, tiến tới trở thành nhu cầu không thể thiếu trong thực hiện công việc của mỗi cá nhân.

Triển khai các giải pháp chứng thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo mật thông tin, an ninh và an toàn mạng.

Thực hiện tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung của các cơ quan với nhau và với Trung tâm THDL để cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu chung trên diện rộng.

Tích hợp và liên kết các ứng dụng tin học hoá dùng chung giữa hệ thống các cơ quan Đảng với hệ thống các cơ quan QLNN.

Bảo hành, bảo trì hệ thống.

71

c) Dự kiến kết quả đạt được Hình thành Mạng các HTTT hành chính của Vĩnh Phúc gồm các ứng dụng tin

học hoá được xây dựng và triển khai tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Các HTTT, CSDL tổng hợp dùng chung được xây dựng và tích hợp tại Trung

tâm THDL trên Mạng các HTTT hành chính. Thay thế việc trao đổi thông tin qua đường công văn bằng việc trao đổi thông

tin trên mạng hành chính của tỉnh. Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng đạt mức

độ phát triển cao sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp.

d) Thời gian thực hiện 2010-2015: Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT dùng

chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên. Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND huyện/thị đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Tiếp tục duy trì vận hành các HTTT dùng chung trên diện rộng, trong đó đặc biệt trao đổi thông tin trên mạng. Các HTTT được triển khai, vận hành đạt mức độ phát triển cao. Mở rộng việc triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tới cấp xã/phường.

2. Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngànha) Mục đích

Mỗi cơ quan QLNN cấp tỉnh và cấp huyện/thị sẽ có một HTTT phục vụ cho quản lý và tác nghiệp cho các lĩnh vực chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, ứng với mỗi lĩnh vực chuyên ngành sẽ là một phân hệ chuyên ngành của HTTT.

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, mỗi cơ quan QLNN sẽ tiến hành lựa chọn một số lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng và triển khai các phân hệ chuyên ngành phục vụ quản lý điều hành và tác nghiệp cho các lĩnh vực đã lựa chọn.

Mỗi phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành về cơ bản đều có những đặc điểm sau:

Được triển khai và vận hành theo ngành dọc từ các sở/ngành tới các phòng ban cấp huyện/thị và trao đổi thông tin với các bộ, ngành cấp trên.

Vận hành theo mô hình luồng công việc hoặc theo mô hình làm việc theo nhóm trên môi trường mạng để thực hiện các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành.

Cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu chuyên ngành. Được liên kết và tích hợp với HTTT dịch vụ công liên quan (nếu có), phục vụ

cho quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và thực hiện dịch vụ công đó. Được kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan để trao đổi dữ liệu.

2. Các nội dung chínhSau đây là danh sách các phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác

nghiệp chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu tin học hoá của từng cơ quan. Từ danh sách này, các phân hệ chuyên ngành có thể được lựa chọn để xây dựng và triển khai hoặc nâng cấp, mở rộng (nếu đang được sử dụng). Danh sách này

72

có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với thực tế của mỗi cơ quan trong quá trình tin học hoá.

HTTT Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND huyện/thị: Phân hệ Quản lý hoạt động của Đoàn ĐBQH Phân hệ Quản lý hoạt động và các kỳ họp của HĐND

HTTT Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng UBND huyện/thị Phân hệ Quản lý hoạt động của VP UBND Phân hệ phục vụ hoạt động của lãnh đạo (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch) Phân hệ phục vụ các kỳ họp của UBND Phân hệ Quản lý chương trình công tác

HTTT Sở Kế hoạch và Đầu tư Phân hệ Lập kế hoạch KTXH Phân hệ Quản lý dự án đầu tư Phân hệ Quản lý xây dựng cơ bản Phân hệ Quản lý doanh nghiệp Phân hệ Quản lý chuyển MĐSD đất (liên quan đến GPMB cho các DAĐT)

HTTT Cục Thống kê Phân hệ Quản lý số liệu thống kê theo các lĩnh vực ngành Phân hệ Niên giám thống kê điện tử Phân hệ CSDL các cuộc điều tra Một số phân hệ chuyên ngành thống kê

HTTT Sở Tài chính Phân hệ Quản lý tài chính (QL ngân sách; Kế toán hành chính sự nghiệp,

QL ngân sách xã; QL tài sản;...) Phân hệ Quản lý giá cả thị trường Các phân hệ chuyên ngành tài chính

HTTT Sở Nội vụ Phân hệ Quản lý cán bộ công chức Phân hệ Quản lý công tác địa giới hành chính Phân hệ Quản lý công tác lưu trữ Phân hệ Quản lý công tác thi đua khen thưởng Phân hệ Quản lý các hoạt động tôn giáo

HTTT Sở Ngoại vụ Các phân hệ quản lý chuyên ngành ngoại vụ

HTTT Sở Tư pháp Phân hệ Quản lý công tác hộ tịch Phân hệ Quản lý thi hành án dân sự cấp tỉnh Phân hệ Quản lý qui trình ban hành VB QPPL Các phân hệ quản lý các nghiệp vụ tư pháp khác

HTTT Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phân hệ Quản lý lao động và việc làm Phân hệ Quản lý các đối tượng người có công

73

Phân hệ Quản lý các đối tượng xã hội Phân hệ Quản lý các đối tượng nghèo Phân hệ Quản lý trẻ em Phân hệ Sàn giao dịch và giới thiệu việc làm

HTTT Sở Công Thương Phân hệ Lập và theo dõi kế hoạch ngành Phân hệ Quản lý các dự án đầu tư (của ngành) Phân hệ Quản lý các thiết bị chuyên ngành công nghiệp Phân hệ Quản lý các doanh nghiệp Phân hệ Quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề Phân hệ Quản lý quỹ khuyến công Phân hệ Quản lý các hoạt động thương mại và dịch vụ Phân hệ Quản lý hàng hoá và dịch vụ Phân hệ Quản lý các cơ sở kinh doanh và dịch vụ Phân hệ Sàn Giao dịch TMĐT và xúc tiến thương mại

HTTT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phân hệ Quản lý các hoạt động sản xuất nông nghiệp Phân hệ Quản lý các hoạt động lâm nghiệp (theo dõi diễn biến rừng) Phân hệ quản lý hệ thống thuỷ nông và đê điều Phân hệ Quản lý các công trình XDCB chuyên ngành Phân hệ Xử lý khảo nghiệm thuốc BVTV Phân hệ (website) cung cấp, phổ biến tiến bộ KHKT và thông tin về nông,

lâm nghiệp và phát triển nông thôn

HTTT Sở Giao thông vận tải Phân hệ Quản lý hệ thống giao thông đường bộ và công trình giao thông Phân hệ Quản lý sát hạch và cấp GPLX trực tuyến trên Cổng TTGTĐT Phân hệ Quản lý Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Phân hệ Quản lý kỹ thuật tàu sông Phân hệ Theo dõi chấp hành luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm

HTTT Sở Xây dựng Phân hệ Quản lý quy hoạch xây dựng Phân hệ Quản lý các dự án XDCB Phân hệ Quản lý cấp phép xây dựng và công trình xây dựng Phân hệ Phân tích, tính toán và thẩm định kết cấu Phân hệ Phân tích, tính toán và thẩm định dự toán Phân hệ cấp chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực xây dựng

HTTT Sở Khoa học và Công nghệ Phân hệ Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (đề tài, dự án) Phân hệ Kho thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Phân hệ Quản lý nguồn lực khoa học và công nghệ Phân hệ Quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường Phân hệ Quản lý An toàn bức xạ Phân hệ Quản lý Sở hữu trí tuệ

74

Phân hệ Quản lý Công nghệ

HTTT Sở Thông tin và Truyền thông Phân hệ Quản lý hạ tầng truyền thông và CNTT Phân hệ Quản lý mạng lưới bưu chính Phân hệ Quản lý các dự án phát triển và ứng dụng CNTT&TT Phân hệ Quản lý báo chí, xuất bản và in ấn Phân hệ Quản lý quảng cáo Phân hệ Quản lý phát thanh, truyền hình

HTTT Sở Tài nguyên và Môi trường Phân hệ Quản lý địa chính và đất đai Phân hệ Quản lý đo đạc và bản đồ Phân hệ Quản lý khoáng sản Phân hệ Quản lý tài nguyên nước Phân hệ Quản lý khí tượng thuỷ văn Phân hệ Quản lý môi trường Phân hệ Quan trắc các cơ sở ô nhiễm

HTTT Sở Giáo dục và Đào tạo Phân hệ Quản lý hệ thống các trường học Phân hệ Quản lý đội ngũ giáo viên Phân hệ Quản lý học sinh Phân hệ Quản lý dữ liệu ngân hàng câu hỏi Phân hệ Quản lý thi cử

HTTT Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phân hệ Quản lý các hoạt động văn hoá thông tin Phân hệ Quản lý các hoạt động thể dục thể thao Phân hệ Quản lý các hoạt động du lịch của tỉnh Phân hệ Quản lý các di tích, các giá trị văn hoá phi vật thể Phân hệ Quản lý bảo tàng

HTTT Sở Y tế Phân hệ Quản lý hoạt động của các bệnh viện Phân hệ Quản lý hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phân hệ Quản lý đội ngũ cán bộ chuyên ngành y tế Phân hệ Quản lý y tế và sức khoẻ cộng đồng Phân hệ Quản lý các hoạt động về dược

HTTT Thanh tra tỉnh Phân hệ Quản lý công tác thanh tra Phân hệ Quản lý khiếu nại, tố cáo

HTTT Ban Dân tộc Các phân hệ quản lý công tác dân tộc

HTTT Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phân hệ Quản lý quy hoạch các KCN Phân hệ Quản lý các Khu công nghiệp

75

Phân hệ Quản lý các dự án đầu tư Phân hệ Quản lý các nhà đầu tư, các DN trong các KCN

HTTT Đài PT&TH Vĩnh Phúc Các phân hệ quản lý công tác phát thanh Các phân hệ quản lý công tác truyền hình

HTTT Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phân hệ chuyên ngành/ nghiệp vụ quốc phòng Phân hệ Quản lý quân nhân chuyên nghiệp & công nhân viên quốc phòng Phân hệ Quản lý sĩ quan dự bịPhân hệ Phân hệ Quản lý dân quân tự vệ Phân hệ Quản lý công tác động viên quốc phòng Phân hệ Quản lý vũ khí - trang thiết bị Phân hệ Quản lý liệt - tử sỹ và thương binh

HTTT Công an tỉnh Phân hệ chuyên ngành/ nghiệp vụ công an tỉnh Phân hệ Quản lý vụ việc và thống kê số liệu tổng hợp ANTT&ATXH Phân hệ Quản lý số liệu điều tra cơ bản Phân hệ Quản lý trại giam Phân hệ Quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

HTTT Toà án nhân dân tỉnh Các phân hệ chuyên ngành toà án

HTTT Viện KSND tỉnh Các phân hệ chuyên ngành kiểm sát

HTTT Uỷ ban MTTQ tỉnh Các phân hệ quản lý và phục vụ hoạt động của Uỷ ban MTTQ

HTTT Liên đoàn Lao động tỉnh Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của Liên đoàn Phân hệ Quản lý đoàn viên công đoàn

HTTT Hội Nông dân tỉnh Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của hội Phân hệ Quản lý hội viên

HTTT Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của hội Phân hệ Quản lý hội viên

HTTT Tỉnh Đoàn TNCS HCM Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của Đoàn Phân hệ Quản lý đoàn viên

HTTT Hội Cựu chiến binh tỉnh Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của hội Phân hệ Quản lý hội viên

HTTT Hội Người cao tuổi tỉnh

76

Phân hệ Quản lý và phục vụ hoạt động của hội Phân hệ Quản lý danh sách người cao tuổi

HTTT Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phân hệ Quản lý và phục vụ các hoạt động nhân đạo của hội Phân hệ Quản lý hội viên

Việc lựa chọn và xác định số lượng các phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành tại các cơ quan để xây dựng và triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng là:

Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT. Khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực. Khả năng sẵn sàng tiếp nhận triển khai và vận hành HTTT tại các cơ quan. Khả năng nguồn vốn ngân sách được cấp cho ứng dụng CNTT.

Hiện tại, một số phân hệ (HTTT, CSDL) chuyên ngành đã và đang được xây dựng và vận hành sử dụng tại một số cơ quan sở/ngành. Các phân hệ này cần phải được nâng cấp, hiệu chỉnh, hoàn thiện và tiếp tục mở rộng triển khai để đến 2020 đạt mức độ phát triển cao.

c) Dự kiến kết quả đạt được Các phân hệ chuyên ngành của các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

được xây dựng và triển khai diện rộng tại các cơ quan cấp sở và cấp phòng có liên quan, hỗ trợ hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Các phân hệ chuyên ngành của các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành được tích hợp và liên kết với các HTTT và các web site có liên quan trên Mạng các HTTT hành chính phục vụ nhu cầu khai thác thông tin chung.

Các ứng dụng tin học hoá được triển khai và vận hành trên diện rộng sẽ đem lại những lợi ích và hiệu quả trong công việc điều hành quản lý và tác nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ.

d) Thời gian thực hiện 2010-2015: Hoàn thành việc lựa chọn các phân hệ chuyên ngành thuộc các

HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành, lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các phân hệ chuyên ngành đã được lựa chọn. Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số phân hệ chuyên ngành đó.

2016-2020: Xây dựng phần mềm và triển khai các phân hệ chuyên ngành còn lại. Hoàn thành triển khai và vận hành các phân hệ chuyên ngành theo hệ thống ngành dọc tới cấp huyện/thị.

3. Triển khai các chương trình quản lý nội bộ Các chương trình quản lý nội bộ bao gồm: Quản lý Kế toán tài chính, Quản lý

nhân sự, Quản lý tài sản công, Quản lý đội xe,.... phục vụ các hoạt động quản trị hành chính của cơ quan. Thông thường các chương trình quản lý nội bộ này được sử dụng và vận hành trong diện hẹp, có thể trên mạng LAN, hoặc chỉ trên các máy đơn lẻ.

Hiện tại, tại hầu hết các cơ quan đều có sử dụng Chương trình Quản lý kế toán tài chính khá hiệu quả. Trong giai đoạn từ nay đến 2015, tại mỗi cơ quan tiến hành

77

nâng cấp, hiệu chỉnh và hoàn thiện các phần mềm đang vận hành sử dụng, xây dựng mới hoặc trang bị bổ sung các phần mềm còn thiếu, tạo thành một bộ các chương trình quản lý nội bộ phục vụ hiệu quả các hoạt động quản trị hành chính.

III.1.5. Xây dựng một số CSDL trọng đ iểm của tỉnh 1. Mục đích

Trong quá trình thực hiện tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, bên cạnh các HTTT phục vụ quản lý điều hành tại các cơ quan Đảng và Nhà nước, còn có một số CSDL chung, quan trọng mang tính liên ngành, đóng vai trò then chốt cho việc cung cấp thông tin kịp thời, đủ tin cậy phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và các đối tượng khác nhau. Ở tầm quốc gia đó là các CSDL quốc gia. Ở tầm tỉnh là các CSDL trọng điểm.

Các CSDL trọng điểm này có các chức năng chính là:

Phục vụ công tác điều hành và quản lý chung của các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước.

Cung cấp dịch vụ thông tin cho các cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,......

Tạo điều kiện hỗ trợ cho cải cách hành chính, góp phần tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước sao cho gọn nhẹ và hiệu quả.

Trong thời gian đến 2020, Vĩnh Phúc sẽ tập trung vào xây dựng các CSDL trọng điểm:

CSDL về địa lý hành chính (liên quan đến quy hoạch và quản lý đất đai). CSDL về dân cư. CSDL thống kê KTXH. CSDL về doanh nghiệp và đầu tư.

2. Các nội dung chínha) CSDL về địa lý hành chính

CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển KTXH, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ đất.

Thiết kế và xây dựng hệ thống bản đồ nền, các bản đồ chuyên đề và gắn kết với các dữ liệu thuộc tính theo một chuẩn thống nhất, hình thành CSDL về tài nguyên đất đai thống nhất trong toàn tỉnh.

Phục vụ công tác quản lý đất đai thống nhất theo Luật đất đai. Phục vụ quản lý hành chính về địa giới, địa danh. Phục vụ công tác quy hoạch, khai thác, sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả. Làm nền chung cho việc xây dựng các lớp thông tin khác. Phục vụ việc hoạch định các kế hoạch phát triển KTXH, các quy hoạch lãnh

thổ và quy hoạch ngành.

78

CSDL nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc (đã thực hiện xong giai đoạn I, gọi tắt là GIS), PM Quản lý CSDL địa chính (ViLis) cũng thuộc nội dung của CSDL về địa lý hành chính này.

b) CSDL về dân cưCSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng

bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về dân cư, các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu. CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

Xây dựng và quản lý các thông tin cơ bản về mỗi công dân từ khi công dân mới sinh ra và được cập nhập, bổ sung theo từng thời kì trong cả cuộc đời của công dân, hình thành CSDL về dân cư của tỉnh.

Cung cấp thông tin về dân cư và các số liệu thống kê dân số tại mọi thời điểm theo các đơn vị hành chính cho các cơ quan và các đối tượng sử dụng thông tin về dân cư.

Phục vụ quản lý KTXH và hoạch định chính sách Nhà nước; phục vụ thống kê dân số, nghiên cứu gia đình và hôn nhân, quản lý nhân, hộ khẩu, giáo dục, y tế...

Phục vụ công tác dân số (nghiên cứu, dự báo dân số, định các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực...) trong toàn xã hội. Phục vụ đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu quản lý dân cư của tỉnh.

Làm cơ sở cho việc xây dựng các HTTT và CSDL liên quan đến dân cư khác như CSDL về cấp phát chứng minh nhân dân, về lao động,..

c) CSDL thống kê KTXH CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê KTXH của tỉnh được cập nhật đầy đủ, liên

tục. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

Tin học hoá toàn diện quy trình sản xuất, trao đổi, chia sẻ thông tin thống kê KTXH của tỉnh, xây dựng Kho thông tin điện tử về thống kê KTXH của tỉnh trong từng giai đoạn.

Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về các lĩnh vực KTXH của tỉnh phục vụ quản lý điều hành của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, đáp ứng các nhu cầu thông tin của người dân, các tổ chức trong nước và nước ngoài.

CSDL thống kê KTXH là một thành phần của CSDL quốc gia thống kê KTXH, được tích hợp và có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia và được quyền khai thác dữ liệu từ CSDL quốc gia.

CSDL thống kê KTXH sẽ từng bước làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh và của các huyện/thị.

79

d) CSDL về doanh nghiệp và đầu tư CSDL về doanh nghiệp và đầu tư là một hệ thông tin dữ liệu về các DN hoạt

động trên địa bàn tỉnh, thông tin dữ liệu về các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp hoặc các đơn vị hành chính của tỉnh được tham chiếu đến các DN. CSDL này từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ, định kỳ hoặc thường xuyên được bổ sung các thông tin thay đổi liên quan đến DN cũng như dự án đầu tư. Cùng với CSDL về địa lý hành chính và CSDL về dân cư, CSDL này cũng đóng vai trò nền tảng trong việc hoạch định chính sách và xây dựng các kế hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Lưu trữ và quản lý các thông tin cơ bản về các DN từ khi được thành lập (Đăng ký kinh doanh) và cập nhật bổ sung nếu có sự thay đổi.

Lưu trữ và quản lý các thông tin cơ bản về các dự án đầu tư từ khi làm thủ tục cấp phép đầu tư.

Liên kết thông tin các dự án đầu tư với thông tin DN có liên quan. Định kỳ cập nhật thông tin hoạt động kinh doanh của các DN và các dự án đầu

tư. Cung cấp các hình thức khai thác thông tin về DN và dự án đầu tư và các số

liệu thống kê DN và đầu tư tại mọi thời điểm cho các cơ quan và các đối tượng sử dụng thông tin về DN.

Tích hợp với Cổng TTĐT về DN và Sàn giao dịch TMĐT. Phục vụ quản lý KTXH và hoạch định chính sách Nhà nước; phục vụ thống kê

DN, nghiên cứu ngành nghề, lao động,... Phục vụ công tác quản lý DN, quản lý thị trường. Làm cơ sở cho việc xây dựng các HTTT và CSDL khác liên quan đến DN.

Việc xây dựng các CSDL trọng điểm phải tuân theo nội dung của các CSDL quốc gia đang được triển khai xây dựng trong phạm vi toàn quốc. Việc xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểm này cần được phân làm các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao, đặc biệt phải chú trọng đến công tác thu thập, phân loại và cập nhật dữ liệu đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các dữ liệu trong quá khứ. 3. Dự kiến kết quả đạt được

CSDL về địa lý hành chính với CSDL bản đồ số hoá và CSDL các thuộc tính được xây dựng và cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi để trợ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai, trợ giúp lãnh đạo và các nhà quản lý các cấp trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề về phát triển KTXH, quản lý tài nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục xây dựng các loại CSDL khác cần dựa trên nền bản đồ đất .

CSDL về thông tin dân cư mang đặc thù của một hệ thông tin về nhân sự từng bước được xây dựng và được cập nhật đầy đủ. Những thông tin này được sử dụng trong mọi thủ tục hành chính liên quan đến con người và gia đình. CSDL về dân cư còn cung cấp thông tin về dân cư, các loại thống kê dân số,... cho các cơ quan, các tổ chức, các đơn vị kinh tế và người dân có nhu cầu. CSDL cũng đóng vai trò nền hỗ trợ cho việc xây dựng các CSDL khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến con người.

80

Hình thành một CSDL số liệu các chỉ tiêu thống kê KTXH đầy đủ, liên tục và thống nhất của tỉnh. CSDL số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH là cơ sở khoa học tin cậy phục vụ các cấp các ngành đưa ra các đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh. CSDL còn cung cấp đầy đủ số liệu và đa dạng hình thức khai thác về số liệu chỉ tiêu thống kê KTXH phục vụ các đối tượng người sử dụng cho mục đích công việc.

CSDL về DN và đầu tư là một trong các CSDL đóng vai trò nền hỗ trợ việc xây dựng các HTTT khác chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau liên quan đến DN và đầu tư. Các thông tin về DN, về đầu tư giúp các cơ quan trong quản lý, trong hoạch định chính sách, trong xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, phát triển ngành.

4. Thời gian thực hiện 2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL. Xây

dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2 CSDL. 2016-2020: Hoàn thành việc xây dựng và triển khai cả 4 CSDL ở mức độ cao.

III.1. 6 . Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công 1. Mục đích

Hình thành một hệ thống các HTTT phục vụ dịch vụ công nhằm:

Nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian, tự động hoá, đơn giản hoá và làm gọn nhẹ các quy trình giải quyết, xử lý các dịch vụ công của các cơ quan nhà nước.

Thực hiện việc phục vụ cung cấp các dịch vụ công, nhất là các dịch vụ công mang tính liên ngành cho nhân dân theo chế độ "một cửa".

Cung cấp các thông tin công cộng về pháp luật, về các lĩnh vực dịch vụ công đến mọi người dân, nâng cao hiểu biết của nhân dân để mọi người thực hiện "sống và làm việc theo pháp luật".

Cung cấp một số dịch vụ công điện tử trực tuyến cho người dân và DN trên Cổng TTGTĐT.

Phấn đấu đến năm 2015, 1/3 các dịch vụ công trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt mức độ 3; đến năm 2020, 1/3 các dịch vụ công trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt mức độ 4, 2/3 còn lại đạt mức độ 3.

2. Các nội dung chínhNội dung xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công đến 2020 gồm:

Xây dựng (nâng cấp) Cổng TTGTĐT để cung cấp, phổ biến thông tin và thực hiện các giao dịch điện tử với người dân.

Xây dựng hệ thống các HTTT phục vụ dịch vụ công theo các lĩnh vực: Cung cấp thông tin về các loại hồ sơ thủ tục Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính một cửa Quản lý (đăng ký) hộ tich Giải quyết khiếu nại, tố cáo Giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai (trong đó: cấp GCN QSH nhà và QSD đất) Cấp các loại hình đăng ký kinh doanh (bao gồm cả thành lập chi nhánh, văn

81

phòng đại diện,...) Cấp giấy phép đầu tư Cấp giấy phép xây dựng Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy Đăng ký sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù Cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng....

Kết nối các HTTT phục vụ dịch vụ công với các HTTT phục vụ điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước với mục đích trao đổi thông tin hai chiều: cung cấp dữ liệu và khai thác dữ liệu.

Nâng cấp và hoàn thiện các HTTT phục vụ dịch vụ công trong hệ thống các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc: Khai báo, đăng ký và cấp phép hải quan qua mạng Kê khai và nộp thuế qua mạng Các giao dịch với BHXH qua mạng Các giao dịch với Kho bạc Nhà nước qua mạng Các giao dịch với Ngân hàng qua mạng …

Quá trình tin học hoá công tác điều hành và quản lý tại các cơ quan nhà nước và quá trình tin học hoá các dịch vụ công cho nhân dân cần phải được tiến hành song song, không tách rời nhau, trong một tổng thể thống nhất để hình thành mô hình "nền hành chính điện tử" của tỉnh. Công tác quản lý Nhà nước hướng tới phục vụ nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới và cải cách hành chính.

Sau đây là nội dung chi tiết một số hệ thống nói trên:

a) Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc (viết tắt là Cổng TTGTĐT) là

một giao diện tổng hợp trên Internet, sử dụng và liên kết với nhiều nguồn dữ liệu, nhằm:

Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của các đối tượng nhân dân. Giới thiệu về tỉnh, kêu gọi đầu tư, mời chào du lịch, thúc đẩy quá trình hội

nhập trong nước và quốc tế. Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân.

Hiện tại, Cổng TTGTĐT Vĩnh Phúc chủ yếu là cung cấp tin tức và một số thông tin phục vụ tra cứu, các nội dung liên quan đến dịch vụ công trực tuyến về cơ bản là chưa có (đang thử nghiệm chương trình đăng ký cấp GPLX trực tuyến).

b) HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa (Phòng giao dịch một cửa liên thông)HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa nhằm:

Cung cấp thông tin về quy định, quy trình, điều kiện; các hướng dẫn thủ tục, mẫu hồ sơ cho từng loại hồ sơ một cửa.

Thực hiện các quy trình tiếp nhận hồ sơ, cập nhật hồ sơ, thẩm định hồ sơ, ra

82

quyết định giải quyết hồ sơ (phê duyệt hoặc không) trên mạng máy tính. Trả lời kết quả giải quyết hồ sơ, cấp các giấy tờ liên quan cho đối tượng nộp

hồ sơ theo quyết định giải quyết hồ sơ trên mạng máy tính. Tiến tới, người dân có thể gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ qua

mạng thông qua Cổng TTGTĐT.

HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa này không bao gồm các quy trình giải quyết hồ sơ thuộc các dịch vụ công được tin học hoá riêng sau đây.

Năm 2009, UBND thành phố Vĩnh Yên và UBND thị xã Phúc Yên đang tiến hành xây dựng và triển khai Phòng giao dịch một cửa liên thông trên Internet. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ nhân rộng ra tất cả các huyện/thị và các sở ngành có cung cấp dịch vụ công theo cơ chế một cửa liên thông.

c) HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáoHTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo hỗ trợ việc tiếp nhận, quản lý, xử lý và

giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng pháp luật một cách chính xác, nhanh chóng và tránh trùng lặp.

Tại mỗi cơ quan, HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo thực hiện các chức năng:

Tiếp nhận và cập nhật đơn thư khiếu nại, tố cáo (có thể qua mạng thông qua Cổng TTGTĐT); phân loại đơn thư.

Tạo lập hồ sơ vụ việc (điện tử) xuất phát từ đơn thư khiếu nại, tố cáo. Xử lý, giải quyết vụ việc theo các quy trình đã quy định thông qua hồ sơ điện

tử: luân chuyển hồ sơ; cập nhật thông tin xử lý, giải quyết vào hồ sơ; ban hành các văn bản kết luận vụ việc; thông báo kết quả giải quyết.

Tạo lập các báo cáo về tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo sẽ được kết nối và tích hợp với Cổng TTGTĐT, tạo thành một kênh thông tin trên cổng để tiếp nhận và trả lời kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân.

Các HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo của các cơ quan phải thoả mãn một số chuẩn chung và được tích hợp, liên kết với nhau nhằm trao đổi thông tin, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo cho nhau trong các trường hợp phải giải quyết liên ngành, liên cấp.

d) Một số HTTT tin học hoá các dịch vụ công Các HTTT tin học hoá dịch vụ công dự kiến sẽ xây dựng và triển khai gồm:

HTTT Cấp giấy phép đầu tư HTTT Quản lý hộ tịch (tới cấp xã/phường) HTTT Cấp đăng ký kinh doanh (tất cả các loại hình) HTTT Cấp giấy phép xây dựng HTTT Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng HTTT Giải quyết hồ sơ thủ tục về đất đai. HTTT Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược HTTT Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy HTTT Đăng ký sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ HTTT Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù

83

HTTT Cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng....

Các chức năng chính của các HTTT tin học hoá dịch vụ công gồm:

Thu thập, cập nhật, cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực dịch vụ công. Thu thập, cập nhật, cung cấp các thủ tục của dịch vụ công. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục của dịch vụ công: làm thủ tục tiếp nhận trực

tiếp hoặc qua mạng trên Cổng TTGTĐT. Thực hiện các quy trình giải quyết hồ sơ tại các cơ quan chức năng bằng cách

luân chuyển hồ sơ và trao đổi thông tin trên mạng máy tính. Ra quyết định về kết quả xét duyệt hồ sơ, trả kết quả xét duyệt hồ sơ: Trực tiếp

hoặc qua Internet. Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ trên Cổng TTGTĐT. Tra cứu, tìm kiếm, sao trích thông tin; lập và xem báo cáo thống kê, tổng hợp.

Các HTTT này được tích hợp dữ liệu và liên kết với Cổng TTGTĐT phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử giữa các cơ quan công quyền với người dân và DN.

Các HTTT này cũng được tích hợp dữ liệu và trao đổi thông tin với HTTT liên quan tại các cơ quan để cung cấp dữ liệu phục vụ cho các công việc quản lý tiếp theo liên quan đến các đối tượng của dịch vụ công.

Đối với các HTTT phục vụ dịch vụ công trong hệ thống các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc như hải quan, thuế,…tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng tiếp nhận và triển khai theo kế hoạch của các ngành tương ứng.

3. Dự kiến kết quả đạt đượcCổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công được hình thành và triển

khai trên địa bàn tỉnh. Các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT và các HTTT phục vụ dịch vụ công đạt mức độ phát triển cao.Đó là các CSDL, các giao diện cập nhật và xử lý thông tin, các giao diện giao dịch, đăng ký và tiếp nhận dịch vụ công, các giao diện cung cấp và phổ biến thông tin và được kết nối, tích hợp với các HTTT tin học hoá có liên quan, cùng tạo nên các quy trình hoạt động thông tin trên mạng diện rộng theo mô hình CPĐT.

4. Thời gian thực hiện 2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng

và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai. Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu. Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai 1/3 số các HTTT phục vụ dịch vụ công.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công còn lại (tại các cơ quan) và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT.

III.1. 7 . Các phương án thực hiện 1. Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

Các phương án đầu tư và lựa chọn, xác định số lượng các phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành được xây dựng và triển khai:

84

Phương án 1: Các cơ quan xây dựng và triển khai đầy đủ các phân hệ chuyên ngành theo nhu cầu, trong đó 2/3 đạt mức độ phát triển cao. Tổng cộng số phân hệ chuyên ngành cần xây dựng tại tất cả các cơ quan là khoảng 60-80.

Phương án 2: Mỗi cơ quan xây dựng và triển khai ít nhất một phân hệ chuyên ngành; tại các sở ngành quan trọng xây dựng 2-3 phân hệ. Tổng cộng số phân hệ chuyên ngành được xây dựng tại tất cả các cơ quan là khoảng 40.

Phương án 3: Mỗi cơ quan xây dựng và triển khai 1 phân hệ chuyên ngành. Tổng cộng số phân hệ chuyên ngành được xây dựng tại tất cả các cơ quan là khoảng 30.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn sẽ là Phương án 1.

2. Xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểmCác phương án đầu tư xây dựng và triển khai các CSDL trọng điểm:

Phương án 1: Thực hiện đầy đủ các nội dung của tất cả CSDL trọng điểm, cập nhật đầy đủ dữ liệu quá khứ.

Phương án 2: Thực hiện xây dựng các nội dung cơ bản của các CSDL trọng điểm và triển khai thí điểm, cập nhật 1/3 dữ liệu của các CSDL. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 2/3 kinh phí đầy đủ.

Phương án 3: Thực hiện xây dựng các nội dung cơ bản của 3 CSDL trọng điểm và triển khai thí điểm, cập nhật 1/5 dữ liệu của các CSDL. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 1/2 kinh phí đầy đủ.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.

3. Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ côngCác phương án đầu tư xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công:

Phương án 1: Thực hiện đầy đủ các nội dung xây dựng Cổng TTGTĐT và tất cả các HTTT phục vụ dịch vụ công, các dịch vụ công trực tuyến.

Phương án 2: Các HTTT thực hiện ở mức tin học hoá các xử lý giải quyết hồ sơ bên trong các cơ quan công quyền, cung cấp phổ biến thông tin liên quan đến các dịch vụ công, thông báo kết quả giải quyết lên mạng công cộng (không có các giao dịch trên mạng). Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 2/3 phương án 1.

Phương án 3: Các HTTT thực hiện ở mức tin học hoá các xử lý giải quyết hồ sơ bên trong các cơ quan công quyền. Ước tính kinh phí thực hiện sẽ bằng 1/2 phương án 1.

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.

III.2. Quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh III.2.1. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp

Ứng dụng CNTT đối với các DN trên địa bàn tỉnh ở những mức độ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các DN lớn cần thiết phải đạt được những nội dung sau:

Xây dựng trung tâm máy tính, mạng nội bộ trong DN có kết nối Internet để có thể triển khai mạng diện rộng.

Xây dựng trang TTĐT (Website) riêng của đơn vị, có thể đặt riêng hoặc chung

85

trong sàn giao dịch điện tử của tỉnh Bước đầu tham gia giao dịch điện tử ở mức độ B2B giữa các DN. Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp (ERP) và đưa vào hoạt động với các

môđun cơ bản như: tài chính kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản phẩm, quản lý bán hàng.

Đối với các DN vừa nằm trong các KCN của tỉnh:

Trang bị máy tính cho khối văn phòng của DN làm các công tác tài chính kế toán và quản lý nhân sự

Áp dụng một số môđun của HTTT quản lý xí nghiệp. Kết nối Internet và tham gia Cổng giao dịch thương mại của tỉnh để quảng bá

sản phẩm, tìm kiếm đối tác và xây dựng các website của xí nghiệp. Thực hiện giao dịch với khách hàng qua website và các phương tiện điện tử

Đối với các DN vừa và nhỏ khác ngoài KCN trên địa bàn tỉnh:

Trang bị máy tính để làm công tác văn phòng và tài chính. Có kết nối Internet và đăng ký thư điện tử. Số lượng các DN có sử dụng máy tính và Internet trong toàn tỉnh phải đạt mức độ 90% trên tổng số DN của tỉnh

Có ứng dụng những phần mềm nhỏ trong công tác quản lý DN Thực hiện giao dịch với khách hàng qua website và các phương tiện điện tử. Hình thành một vài DN có kinh doanh trên mạng hình thức B2C như bán lẻ

hàng hoá, cung ứng các dịch vụ thương mại.

III.2.2. Cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Tỉnh cần có những biện pháp cung cấp một số dịch vụ để hỗ trợ các DN vượt

qua khó khăn thời gian đầu ứng dụng CNTT. Những nội dung chủ yếu của việc cung cấp dịch vụ cho các DN nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh gồm:

Xây dựng Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh nhằm hỗ trợ thông tin cho các DN về giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ DN về mặt luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường... Các DN nhỏ được hỗ trợ để xây dựng các website riêng đặt tại Cổng giao dịch TMĐT.

Xây dựng hạ tầng CNTT để các DN vừa và nhỏ tiếp cận được với các dịch vụ trực tuyến như hệ thống mạng, truy nhập Internet, E-Mail, điện thoại Fax,...

Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT để cung cấp các dịch vụ, tiện ích và giải pháp với giá rẻ, hỗ trợ các DN trong mọi lĩnh vực của CNTT, TMĐT, các giải pháp triển khai,…

Xây dựng các công cụ, phần mềm đáp ứng tốt các loại dịch vụ như phục vụ các ngành như du lịch, thương mại, tài chính và trong hoạt động của các DN.

Trung tâm dịch vụ CNTT hỗ trợ các DN vừa và nhỏ thực hiện các chức năng sau:

Cho thuê máy móc, thiết bị CNTT và các phần mềm quản lý DN Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị CNTT của các DN Hỗ trợ các dịch vụ đảm bảo hoạt động bình thường các HTTT của các DN Cung cấp nhân lực cho các DN thực hiện các dự án CNTT của các DN. Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các DN vừa và nhỏ để

86

cho thuê hay bán với giá rẻ. Xây dựng các dịch vụ của TMĐT: xây dựng và hosting các website, thư điện

tử, trao đổi dữ liệu Cung cấp các dữ liệu TMĐT Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu Tiến hành các khoá đào tạo về CNTT cũng như các lĩnh vực liên quan đến các

dự án CNTT Liên kết đến các trung tâm dữ liệu quốc tế về thương mại

Thời gian đầu cần thành lập một Nhóm đáp ứng các dịch vụ (Call Center), trong đó có các chuyên gia phần cứng cũng như phần mềm chuyên giải quyết các dịch vụ CNTT trong các DN bao gồm các trục trặc về mạng, về các phần mềm cũng như hướng dẫn đào tạo người dùng. Nhóm này cũng nằm trong Trung tâm dịch vụ CNTT. Đây là công việc cần thiết vì trong giai đoạn này trình độ nghiệp vụ CNTT của các cơ quan nhà nước và các DN còn rất yếu.

III.3. Quy hoạch ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hộiIII.3.1. Phổ cập Internet cho người dân

Trong các phương án phát triển mở rộng các dịch vụ CNTT trên địa bàn tỉnh cần có những mô hình thích hợp cho từng khu vực. Vĩnh Phúc có thể phân thành các khu vực chính là khu vực nông thôn, khu vực đô thị hoá và vùng đồi núi. Đối với vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh như tại thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các thị trấn phát triển dọc theo các đường quốc lộ và tỉnh lộ cần tập trung xây dựng mạng Internet tốc độ cao và các đại lý Internet để người dân truy nhập. Vùng nông thôn xa các trục mạng và các vùng đồi núi của huyện Tam Đảo, Lập Thạch cần có giải pháp xây dựng hệ thống mạng Internet tốc độ cao hoặc xây dựng mạng không dây theo công nghệ WiMax. Đối với khu vực này cần phát triển hệ thống mạng cáp quang và hệ thống không dây để cung cấp các dịch vụ Internet đến mọi đầu kết nối tới tận thôn. Ngoài ra cũng cần tập trung xây dựng các nhà văn hoá xã có được kết nối Internet bằng mạng băng thông rộng để có nhiều người dân tham gia truy nhập Internet.

1. Các phương án phát triển

Bảng 4.1. Các phương án phát triển phổ cập Internet

Chỉ tiêu 2010 2015 2020Phương án 1 (Mức trên trung bình cả nước)Mật độ thuê bao Interrnet 8% 20-25% 40%Tỷ lệ thuê bao băng thông rộng 100% 100% 100%Tỷ lệ số dân sử dụng Internet 30% 40% 60%Tỷ lệ số DN có ứng dụng CNTT và TMĐT 85% 90% 100%Tỷ lệ số hộ sử dụng dịch vụ trên Internet 10% 20% 40%Phương án 2(Mức trung bình cả nước)Mật độ thuê bao Interrnet 8-10% 15-20% >30%Tỷ lệ thuê bao băng thông rộng 100% 100% 100%Tỷ lệ số dân sử dụng Internet 25% 30% 50%Tỷ lệ DN có ứng dụng CNTT và TMĐT 80% 90% 98%Tỷ lệ số hộ sử dụng dịch vụ trên Internet 6% 15% 30%

87

Khó khăn lớn nhất mà Vĩnh Phúc gặp phải là phần lớn số dân sống tại khu vực nông thôn. Để nâng cao các chỉ tiêu phát triển phổ cập Internet, cần đẩy mạnh triển khai các dịch vụ Internet đến các khu vực nông thôn. Phương án đề xuất lựa chọn là Phương án 1 (phương án cao), phương án này thực sự là mốc phấn đấu để nâng cao dân trí cũng như thúc đẩy nhu cầu sử dụng CNTT trong xã hội.

2. Nội dung chính phổ cập Internet Những nội dung chính cho việc phổ cập Internet cho người dân:

Hoàn thiện hạ tầng mạng để có thể trong năm 2010-2011 thiết lập được Internet băng thông rộng về đến tận huyện/thị và xã/phường. Từ năm 2010 Internet được đưa đến các trung tâm văn hoá xã và một số thôn xóm. Tại các trung tâm huyện/thị sử dụng kết nối cáp quang hay mạng không dây, các địa điểm còn lại sẽ sử dụng kết nối không dây và hay sử dụng công nghệ ADSL thông qua đường điện thoại.

Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin đa dạng cho người dân, nhất là các thông tin phục vụ trực tiếp sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo và những thông tin liên quan đến thủ tục hành chính và quản lý nhà nước.

Trong các năm 2010-2011 cần củng cố và hoàn thiện lại và tiếp tục xây mới cùng trang bị các thiết bị truy nhập Internet cho những điểm văn hoá xã và phát triển các điểm văn hoá tại các thôn xóm

Tạo mọi điều kiện để người dân có thể dễ dàng tiếp cận Internet như truy nhập miễn phí có thời hạn hoặc giảm giá cước truy nhập Internet tại các điểm văn hoá xã, thôn.

Tiến hành đào tạo sử dụng và quản lý các ứng dụng CNTT cho các nhân viên làm nhiệm vụ tại các điểm văn hoá xã, thôn.

Bảng 4.2. Tốc độ phát triển các điểm truy cập Internet

Địa điểmTổng số

xã/phườngCác điểm truy cập Internet

Kết nối2010 2015 2020TP Vĩnh Yên 9 9 30 60 ADSLTX Phúc Yên 10 10 30 60 ADSLHuyện Bình Xuyên 13 13 30 60 ADSLHuyện Lập Thạch 20 20 40 70 ADSLHuyện Tam Đảo 9 9 20 40 ADSLHuyện Tam Dương 13 13 30 60 ADSLHuyện Vĩnh Tường 29 29 60 100 ADSLHuyện Yên Lạc 17 17 35 60 ADSLHuyện Sông Lô 17 17 30 55 ADSL

III.3.2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo Ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm hai mảng: Ứng dụng CNTT trong

trường học và ứng dụng CNTT cho lĩnh vực quản lý.

Đối với các trường học phải đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Ở những nơi có đủ thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thực

88

hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet. Tổ chức "sân chơi" trí tuệ trực tuyến của một số môn học.

Tích cực chuyển sang khai thác, sử dụng và dạy học bằng phần mềm mã nguồn mở. Xây dựng chương trình giảng dạy CNTT theo các môđun kiến thức để đáp ứng nhu cầu học tập một cách mềm dẻo.

Tổ chức tập huấn và hội thảo về ứng dụng CNTT đối với các trường trên địa bàn tỉnh qua đó đúc rút được các kinh nghiệm và phổ biến các phần mềm cũng như các kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại các trường học.

Đối với cán bộ quản lý và giáo viên cần tích cực sử dụng hệ thống thư điện tử và mạng thông tin giáo dục trong ngành để trao đổi và nắm bắt các thông tin nghề nghiệp.

Những nội dung công việc cần được triển khai:

Mở rộng kết nối Internet cho các trường học phổ thông các cấp; Xây dựng hệ thống thư điện tử

Xây dựng mạng thông tin giáo dục EDUNET của tỉnh. Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho việc học tập của sinh viên, học sinh như

giáo án điện tử, các minh hoạ bài giảng thông qua máy tính,… Xây dựng các phần mềm quản lý học sinh, trong đó có công tác lập thời khoá

biểu, quản lý học tập và các hoạt động khác của học sinh trong trường. Xây dựng các chương trình giảng dạy thí điểm trong mọi môn học và xây

dựng các chương trình dạy học từ xa, các chương trình ôn tập và bổ sung kiến thức cho học sinh các cấp.

Củng cố và xây dựng lại chương trình dạy tin học cho các trường phổ thông và các trường đại học nhằm đổi mới giáo trình tin học cho phù hợp với những xu hướng phát triển CNTT trên toàn thế giới.

Tiến hành việc dạy học và ôn tập từ xa để mở rộng phạm vi học tập và đa dạng hoá các hình thức giảng dạy.

Xây dựng cơ sở vật chất để học sinh các cấp có thể làm quen và sử dụng thành thạo các tiện ích của CNTT. Đặt trọng tâm xây dựng tại mỗi trường THPT ít nhất một phòng máy tính bao gồm 30-40 máy tính tuỳ theo số lượng học sinh. Các trường THCS tuỳ theo hoàn cảnh có thể thiết lập một phòng máy có số lượng ít hơn (Phòng máy có 20-30 máy tính) .

Trang bị cho mỗi trường học từ trung học cơ sở trở lên hệ thống máy tính để làm nhiệm vụ quản lý. Các máy tính này được kết nối Internet và kết nối với mạng giáo dục của tỉnh

Trong các trường học phổ thông các cấp, cần đổi mới các phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT. Tuỳ thuộc vào điều kiện và sự cấp thiết của các trường để có thể xây dựng phương án triển khai khác nhau.

Các trường PTTH Trang bị mới và củng cố lại các phòng học tin học tại trường: mỗi trường phải

89

có ít nhất 1 phòng học được trang bị 30-40 máy tính. Sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục trong trường Xây dựng thử nghiệm các giáo án điện tử để trợ giúp giảng dạy. Bước đầu có

thể đưa các bài giảng hay thuyết trình dưới dạng các hình chiếu. Kết nối Internet cho các máy tính của trường

Các trường THCS Các trường THCS cần xây dựng phòng học tin học với số lượng máy tính từ 20

đến 30 máy. Tin học trở thành môn học bắt buộc ở các trường có điều kiện và là môn lựa

chọn ở những trường thuộc khu vực nông thôn còn khó khăn. Kết nối Internet cho các trường THCS.

Các trường tiểu học, mầm non Trang bị máy tính để hỗ trợ các bài học cho trẻ em thêm sinh động cũng như

để đưa các trò chơi rèn luyện trí thông minh. Sử dụng máy tính để thực hiện các công tác văn phòng Kết nối Internet cho các trường tiểu học.

III.3.3. Ứng dụng CNTT trong y tế và chăm sóc sức khoẻ 1. Các mục tiêu chính

Ngoài sự quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế, cần thiết phải xây dựng các HTTT tương đối hiện đại và phổ cập để người dân có thể:

Nhận được những thông tin và những lời khuyên, những chỉ dẫn cần thiết trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Hưởng lợi từ HTTT này khi cần thiết phải sử dụng hệ thống y tế của nhà nước thông qua các dịch vụ trực tuyến hay các chỉ dẫn liên kết đến HTTT khác.

Sử dụng hệ thống dịch vụ công của Sở Y tế để đăng ký hay muốn trao đổi thông tin với các cấp có thẩm quyền.

Được cung cấp thường xuyên và kịp thời các thông tin liên quan đến dịch bệnh, phòng chống bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Xây dựng và sử dụng các phần mềm HTTT chuyên ngành nhằm nâng cao công tác quản lý các bệnh viện bao gồm quản lý công tác khám chữa bệnh, quản lý dược, quản lý vật tư trong bệnh viện, tiến tới hình thành các bệnh án điện tử.

2. Các nội dung chính Xây dựng mạng y tế của tỉnh để hình thành hệ thống dịch vụ y tế phục vụ

chăm sóc sức khoẻ của người dân và kết nối thông tin giữa các bệnh viện. Hình thành các kho dữ liệu thông tin về khám chữa bệnh, sẵn sàng đáp ứng

các như cầu tìm kiếm, tra cứu thông tin của các bác sỹ cũng như các cán bộ Xây dựng HTTT Quản lý bệnh viện, tiến tới xây dựng bệnh viện điện tử áp

dụng cho bệnh viện cấp tỉnh, cấp huyện. Kết nối các HTTT của các bệnh viện vào trong mạng y tế.

Thu thập và xuất bản các thông tin về y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Xây dựng hệ thống CSDL về các loại bệnh tật, thuốc chữa bệnh và các

90

phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền để cung cấp thông tin cho mạng y tế.

Xây dựng và thu thập các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật trong chữa bệnh, phòng bệnh, các bài thuốc dân gian,...

Xây dựng danh bạ các loại thuốc, mỹ phẩm cũng như mạng lưới các cửa hàng thuốc để người dân có thể biết.

Cung cấp trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện và trung tâm y tế của tuyến huyện và đào tạo những kiến thức cơ bản về CNTT cho các cán bộ y tế của các đơn vị này.

III. 3 . 4 . Ứng dụng CNTT trong một số lĩnh vực khác 1. Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

Để hỗ trợ phát triển các ứng dụng CNTT trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh cần thực hiện một số công việc sau:

Xây dựng Trang TTĐT của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các nội dung về kiến thức sản xuất nông nghiệp, giống, thời vụ cũng như các kỹ thuật gieo trồng, phòng chống bệnh cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra trang TTĐT này còn cung cấp nhiều tin bổ ích khác như giá cả, thị trường nông, thuỷ sản trong nước cũng như trên thế giới;

Bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ cấp xã để nâng mức độ phổ cập Internet cho khu vực nông thôn.

2. Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làmDự báo trong thời gian tới Vĩnh Phúc mỗi năm số lao động sẽ tăng 10.000 người,

chủ yếu theo tốc độ tăng dân số tự nhiên. Như vậy từ năm 2010 đến 2020 sẽ có gần 110 nghìn lao động cần bố trí việc làm. Nhu cầu giải quyết việc làm cho số lao động gia tăng này rất lớn. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành khá nhiều khu công nghiệp, trên đó sẽ xây dựng hàng loạt nhà máy lớn nhỏ khác nhau, rất cần một lực lượng lao động hùng hậu và có kỹ thuật chuyên môn. Như vậy Vĩnh Phúc vừa có nhu cầu cung cấp nhân lực lại vừa có nhu cầu đáp ứng nhân lực. Sự trợ giúp của CNTT thông qua việc xây dựng chợ lao động trên mạng là vấn đề cấp thiết để đáp ứng các nhu cầu:

Tìm kiếm việc làm của người lao động trong và ngoài tỉnh Đáp ứng nhu cầu của các DN trong và ngoài tỉnh cần tuyển nhân công Đăng ký trực tuyến việc làm Cung ứng các ngành nghề và các địa chỉ đào tạo việc làm Cung cấp các thông tin phục vụ xuất khẩu lao động

Hiện tại website tìm kiếm việc làm của Vĩnh Phúc đã được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả. Cần thiết phải nâng cấp và hoàn thiện website này để nó trở nên phong phú hơn về thông tin cũng như nhu cầu về đào tạo, tìm việc làm.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực văn hoá, du lịchĐẩy mạnh các ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả tuyên truyền cũng như

đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin trong lĩnh vực văn hoá du lịch như:

Ứng dụng các phần mềm trong công tác quản sách, thư viện. Xây dựng các

91

CSDL quản lý hiện vật bảo tàng, các di tích lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán, văn hoá phi vật thể của Vĩnh Phúc.

Xây dựng website du lịch của tỉnh để cung cấp các thông tin về danh lam thắng cảnh, các lễ hội, đặc sản địa phương cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh. Cung cấp các tua du lịch, các địa điểm thăm quan, nghỉ dưỡng, các làng nghề cũng như các khách sạn, nhà hàng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

III.4. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTTTrên cơ sở phân tích hiện trạng về hạ tầng CNTT và các nhu cầu đặt ra, định

hướng đầu tư phát triển hạ tầng CNTT của Vĩnh Phúc cho giai đoạn 2010-2020 gồm các nội dung sau đây:

Triển khai các mạng LAN cho cấp xã/phường. Nâng cấp các mạng LAN của Văn phòng UBND tỉnh, các sở/ngành, các

UBND huyện/thị. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến Xây dựng Trung tâm thông tin điện tử (Data Center). Nâng cấp hệ thống các dịch vụ nền (dịch vụ cơ bản) để phục vụ hạ tầng kết nối và

truyền nhận dữ liệu dựa trên nguyên tắc đảm bảo tích hợp dữ liệu, ứng dụng. Nâng cấp Cổng TTGTĐT của tỉnh và xây dựng mới các cổng phục vụ điều

hành, định hướng phục vụ triển khai Chính phủ điện tử.

III.4.1. Triển khai mạng LAN cho UBND xã/phường Do rất nhiều các HTTT, CSDL đều phải lấy dữ liệu từ xã/phường, thí dụ các

CSDL về hộ tịch, hộ khẩu, CSDL dân cư, CSDL đất đai, hệ thống điều hành tác nghiệp, CSDL các chỉ tiêu tổng hợp KTXH,... việc xây dựng hạ tầng CNTT tới cấp xã/phường là hết sức cần thiết.

1. Mục tiêu Tạo dựng cho cấp xã/phường một hệ thống hạ tầng CNTT đủ mạnh để có thể:

Triển khai các ứng dụng tin học hoá; Thu thập dữ liệu cung cấp cho các CSDL trọng điểm; Triển khai việc tin học hoá các dịch vụ công thực hiện ở cấp xã/phường.

Tạo điều kiện để nâng cao trình độ CNTT đối với cán bộ cấp xã/phường.

2. Các phương án và lựa chọnPhương án 1

Đầu tư cho mỗi UBND xã/phường một LAN gồm 5 máy tính và 1 máy chủ phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, dịch vụ công,...

Kết nối máy của UBND xã/phường với hệ thống email sẽ triển khai qua ADSL; Việc kết nối giữa UBND xã/phường với UBND huyện/thị và các sở/ngành

được thực hiện thông qua đường ADSL (hoặc các gói MegaWAN).

Phương án 2 Đầu tư cho mỗi UBND xã/phường một LAN gồm 5 máy tính phục vụ triển

92

khai các ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, dịch vụ công,... Kết nối máy của UBND xã/phường với hệ thống email sẽ triển khai qua ADSL; Việc kết nối giữa UBND xã/phường với UBND huyện/thị và các sở/ngành

được thực hiện thông qua đường ADSL (hoặc các gói MegaWAN).

Lựa chọn phương ánDo UBND xã/phường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển

KTXH nói chung và CNTT nói riêng nên cần phải đầu tư thích đáng hạ tầng kỹ thuật CNTT cho cấp này. Vì vậy Phương án 1 là lựa chọn tốt nhất.

3. Những điểm cần chú ý khi thực hiện Đầu tư hạ tầng CNTT đến cấp xã/phường phải đi đôi với đào tạo cán bộ cấp

xã/phường về CNTT. Đầu tư không dàn trải, những đơn vị nào có điều kiện thì đầu tư trước. Xây

dựng các điểm mẫu trước, rút kinh nghiệm triển khai rộng. Có thể đầu tư theo nhiều mức: cần triển khai các ứng dụng gì thì đầu tư phục

vụ triển khai vận hành ứng dụng đó.

4. Dự kiến kết quả đạt được Các UBND xã/phường có đủ phương tiện để triển khai các dịch vụ công và

các ứng dụng CNTT phục vụ điều hành quản lý. Phục vụ công tác quản lý điều hành thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã/phường

thông qua đường mạng.

5. Thời gian thực hiện Trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm xây dựng mới 25 mạng LAN cấp

xã/phường. Sau đó hàng năm đầu tư đủ kinh phí để mua mới hoặc nâng cấp các máy tính

cho UBND xã/phường (tỷ lệ sau 5 năm là 50% thay mới).

III.4. 2 . Nâng cấp và hoàn thiện LAN của các sở/ngành, UBND huyện/thị 1. Mục tiêu

Duy trì các hoạt động thường xuyên của hệ thống các cơ quan QLNN. Cung cấp công cụ CNTT phục vụ các dịch vụ công; nâng cao chất lượng điều

hành tác nghiệp trong các cơ quan.

2. Các phương án và lựa chọnPhương án 1

Hàng năm nâng cấp bổ sung mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40 sở/ngành, 9 UBND huyện/thị theo nguyên tắc:

Trong khoảng 3 năm (bắt đầu từ 2010): mỗi mạng LAN bổ sung (hoặc thay thế) 1 máy chủ, 10 máy trạm và các thiết bị truyền thông, ngoại vi. Như vậy trong khoảng 10 năm mỗi đơn vị sẽ được bổ sung (hoặc thay thế) 3 máy chủ và 30 máy trạm.

Việc bổ sung (hoặc thay thế) được tiến hành hàng năm thông qua các yêu cầu và khảo sát hiện trạng.

93

Phương án 2Nâng cấp mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40 sở/ngành, 9 UBND

huyện/thị theo nguyên tắc:

Hàng năm mỗi mạng bổ sung 5 máy trạm, các thiết bị truyền thông, ngoại vi. 3 năm trang bị thêm cho mỗi đơn vị 1 máy chủ.

Lựa chọn phương ánCác cuộc khảo sát cho thấy số máy tính đã trang bị cho các cơ quan giai đoạn

2001–2005 đã bị hỏng hoặc cấu hình lạc hậu so với yêu cầu sử dụng hiện nay, do đó việc bổ sung và nâng cấp là cần thiết. Dự kiến mỗi cơ quan cần có khoảng 20-40 máy để có thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ trong khoảng thời gian 1 đến 3 năm tới. Do đó, để đảm bảo cho các hoạt động bình thường tại mỗi cơ quan, phương án tối ưu, phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1.

III.4. 3 . Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước Nội dung này bao gồm việc xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và

Nhà nước và thiết lập hệ thống mạng WAN dựa trên mô hình mạng campus (mạng công sở).

1. Mục tiêu Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi thông tin trong

các cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước, đặc biệt phục vụ triển khai giao ban trực tuyến.

Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ nền hành chính điện tử.

2. Các phương án và lựa chọnPhương án 1

Sử dụng mạng cáp quang do Chính phủ xây dựng. Đối với phương án này, tất cả các sở/ngành, huyện/thị được nối với nhau bằng hệ thống cáp quang nội tỉnh và mạng WAN được thiết lập dựa trên mô hình mạng campus (mạng công sở).

Phương án 2Kết nối các mạng LAN dựa trên việc cấu hình các mạng ảo VPN dựa trên

đường truyền ADSL.

Đánh giá các phương án và lựa chọnPhương án 1:

Là phương án tốt nhất và tối ưu bắt buộc lựa chọn nếu Trung ương đầu tư cho việc quang hóa mạng "Chính phủ điện tử tỉnh Vĩnh Phúc" (tỉnh không phải bỏ kinh phí xây dựng mạng trục). Sau này có thể sử dụng các mạng ảo VPN dựa trên ADSL kết nối tiếp đến cấp xã/phường.

Tính khả thi của phương án này phụ thuộc nhiều vào tiến độ triển khai sử dụng của mạng cáp quang tại các tỉnh.

Tiến độ triển khai hệ thống chậm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các ứng dụng CNTT trong mạng riêng của tỉnh, đặc biệt triển khai giao ban trực tuyến.

94

Phương án 2:

Phương án này cho hiệu quả tương đối tốt và có chi phí ban đầu thấp. Kinh phí xây dựng mạng trục cho Vĩnh Phúc thông qua các VPN dựa trên

ADSL cho tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 1,2 tỷ. Tuy nhiên hệ thống đường truyền này thường không đảm bảo tốc độ truy cập ổn

định và phụ thuộc vào mạng truyền thông của các DN cung cấp dịch vụ truyền thông, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến triển khai hệ thống giao ban trực tuyến.

Từ phân tích ở trên, phương án 1 là tối ưu và bắt buộc lựa chọn nếu Trung ương đầu tư kịp thời. Giải pháp kết hợp, tức là triển khai theo phương án 2 cho đến khi sử dụng được hệ thống cáp quang là khả thi nhất. Vĩnh Phúc nên triển khai theo giải pháp này thì mới tạo điều kiện triển khai được một số HTTT và dịch vụ như giao ban trực tuyến, các dịch vụ công, một số phần mềm điều hành tác nghiệp.

Hình 4.1. Mô hình minh hoạ kết nối WAN của các CQ Đảng và Nhà nước

Hình 4.2. Mô hình minh hoạ cấu trúc mạng CPĐT tỉnh Vĩnh Phúc

95

3. Dự kiến kết kết quả đạt được Vĩnh Phúc có một hạ tầng truyền thông đạt mức khá toàn quốc. Đảm bảo đường truyền tốc độ cao phục vụ cho việc trao đổi các dạng thông tin

trong các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan Đảng đến cấp huyện, thị xã. Tạo điều kiện cho việc triển khai các dịch vụ phục vụ CPĐT. Đủ điều kiện truyền thông để triển khai giao ban điện tử đến cấp huyện/thị.

III.4. 4 . Xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến (Xem thêm chi tiết tại Phụ lục III. Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến)

Ngày nay, với sự phát triển của CNTT và khoa học kỹ thuật, việc tổ chức các cuộc họp, các buổi hội thảo, đào tạo từ xa… ngày càng trở nên phổ biến. Hệ thống giao ban trực tuyến (Video Conference - viết tắt là HNTH) là dịch vụ được triển khai và sử dụng dựa trên các công nghệ mạng truyền thông tiên tiến như IP (Internet Protocol), ATM, ISDN. Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hội nghị với nhau.

Trong hệ thống HNTH chúng ta có hai mô hình cơ bản là điểm nối điểm và điểm nối đa điểm. Đối với hệ thống điểm nối đa điểm:

Điểm nối đa điểm từ 6 điểm trở xuống: thiết bị đầu cuối hỗ trợ được 6 điểm cùng lúc trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau.

Điểm nối đa điểm từ 7 điểm trở lên: ngoài thiết bị đầu cuối, để trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau, chúng ta phải sử dụng thêm một bộ MCU (Multipoint control unit) hỗ trợ đa điểm đặt tại nơi trung tâm.

1. Giải pháp cho đường truyền hệ thống giao ban trực tuyến Ở Việt Nam chỉ có hai giải pháp chính cho đường truyền là ISDN (Integrated Services Digital Network) và IP (Internet Protocol).

ISDN là mạng được phát triển từ mạng điện thoại số ( Telephony IDN) cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hóa giữa các đầu cuối, phục vụ cho nhiều loại dịch vụ.

IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng tiên tiến có nhiều tiện ích, sử dụng phương pháp chuyển mạch gói và dựa trên địa chỉ IP trên mạng để truyền tải hình ảnh, âm thanh và dữ liệu từ thiết bị đầu cuối này đến thiết bị đầu cuối khác.

2. Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến gồm:

Thiết bị đầu cuối VCS (Video Conferencing Systemt) Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (MCU) Gateway Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác (Hệ thống thiết bị hỗ trợ hiển thị; Hệ thống

thiết bị âm thanh; Hệ thống thiết bị video; Hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác đặc thù;...)

96

3. Mô hình triển khaiDo yêu cầu của hệ thống, mô hình triển khai hội nghị trực tuyến tại tỉnh Vĩnh

Phúc là mô hình kết nối đa điểm sử dụng trên nền mạng IP.

Hình 4.3. Mô hình minh hoạ triển khai hệ thống giao ban trực tuyến

4. Các phương án và lựa chọn Phương án 1

Sử dụng đường truyền cáp quang do Cục Bưu điện Trung ương xây dựng. Trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị:

Trang bị MCU và các thiết bị đầu cuối cho Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Các sở/ngành sử dụng chung phòng giao ban trực tuyến tại sở Thông tin và Truyền thông;

97

Trang bị thiết bị đầu cuối cho Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các UBND huyện/thị. Mỗi điểm này sẽ là một phòng họp giao ban trực tuyến.

Phương án 2 Sử dụng đường truyền SHDSL 4Mpbs do VNPT cung cấp. Trang bị thiết bị cho các đơn vị:

UBND tỉnh, Tỉnh uỷ có điểm giao ban riêng; Các sở/ngành tại thành phố Vĩnh Yên sử dụng một điểm giao ban chung đặt

tại Sở Thông tin và Truyền thông; Các UBND huyện/thị mỗi cơ quan có một điểm giao ban.

Lựa chọn phương ánPhương án 1 là phương án tối ưu, tuy nhiên trước mắt tính khả thi không cao vì

chưa biết được thời gian nào hệ thống mạng cáp quang mới được đưa vào sử dụng và giá thuê bao là bao nhiêu. Phương án 2 là phương án khả thi và có thể triển khai ngay dựa trên hạ tầng truyền thông hiện có tại Vĩnh Phúc. Do tính cấp thiết của việc triển khai các phòng họp giao ban trực tuyến, chúng ta lựa chọn phương án 2. Nếu mạng cáp quang được đưa vào sử dụng thì mạng này sẽ thay thế mạng VPN/MPLS.

5. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện Các thiết bị về Video Conference hiện có rất nhiều tại Việt Nam. Việc đầu tư

không nhất thiết phải mua đồng bộ tất cả các thiết bị của một hãng, nên chọn các loại thiết bị cùng tính năng nhưng có chất lượng tốt hơn trên thị trường.

Có thể kết hợp các huyện gần nhau tại thành các nhóm dùng chung một đầu cuối để giảm chi phí.

6. Dự kiến kết quả đạt được Các sở/ngành, các UBND huyện/thị có thể giao ban trực tuyến với UBND

tỉnh, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và các chi phí phát sinh. Có thể thảo luận trực tuyến với nhiều nguời hơn là cùng nhóm họp trong một

phòng, bởi vì mỗi người tham gia đều tận dụng tốt nhất hoàn cảnh của mình. Hệ thống HNTH cho phép một sự hợp tác hiệu quả hơn khi chia sẻ tài liệu và

trình diễn trực tuyến. Nhiều người ở những khu vực khác nhau có thể làm việc trên cùng một công việc và cùng chia sẻ những đóng góp của mình.

7. Thời gian thực hiệnHoàn thành xây cơ bản dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến vào

năm 2010. Các năm sau chủ yếu là kinh phí đường truyền và kinh phí bổ sung, sửa chữa, duy trì vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống.

III.4. 5 . Xây dựng Trung tâm Thông tin điện tử 1. Mục tiêu

Trung tâm Thông tin điện tử được xây dựng tại Sở Thông tin và Truyền thông, là một Data Center. Trung tâm Thông tin điện tử có cổng kết nối Internet tốc độ cao, được trang bị các máy chủ đủ mạnh và các thiết bị truyền thông và bảo mật (thí dụ web servers, application servers, database servers, mail server, DNS server,

98

switches, routers, các thiết bị lưu trữ dữ liệu, cân bằng tải (load balancers),…), các phần mềm mạnh phục vụ điều hành hệ thống, chuyển mạch, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ web, CSDL, bảo mật và xác thực người dùng, cân bằng tải, tích hợp dữ liệu và tích hợp các ứng dụng… phục vụ các mục đích sau đây:

Lưu trữ, quản lý, xử lý, và trao đổi thông tin và dữ liệu số hoá; Cung cấp các dịch vụ cơ bản như xác thực LDAP, thư tín điện tử và rất nhiều

dịch vụ dùng chung khác; Cung cấp các dịch vụ ứng dụng (application services) hoặc quản lý rất nhiều

các xử lý dữ liệu khác nhau như web hosting internet, intranet, truyền thông và CNTT (telecommunication and information technology),…

Tích hợp dữ liệu, ứng dụng phục vụ triển khai chính phủ điện tử và thương mại điện tử.

Việc xây dựng Trung tâm Thông tin điện tử là rất cần thiết đối với Vĩnh Phúc. Trung tâm Thông tin điện tử tạo ra cho các cơ quan nhà nước, các DN CNTT&TT của tỉnh một hạ tầng CNTT&TT mạnh để triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT thông qua các cổng giao tiếp (Portals), tạo điều kiện cho các DN trở thành các ISP, ASP, làm phần mềm cho nước ngoài, quản trị các mạng của các DN thông qua việc tạo các VLAN, VPN,… Tạo điều kiện cho người dân truy cập mạng tỉnh thông qua các điểm truy cập công cộng và truy cập Internet.

2. Mô hình của Trung tâm Thông tin điện tử

Hình 4.4. Mô hình minh hoạ Trung tâm Thông tin điện tử (Data Center)

99

Hình 4.5. Mô hình minh hoạ triển khai các lớp tại Trung tâm Thông tin điện tử

Trung tâm Thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc được phát triển từ Trung tâm THDL của Sở Thông tin và Truyền thông.

Các chức năng của Trung tâm Thông tin điện tử:

Là đầu mối tập trung các dịch vụ CNTT&TT của tỉnh: kho dữ liệu dùng chung, các phần mềm dùng chung, các dịch vụ phục vụ dân sinh được triển khai trên mạng WAN của tỉnh,…

Là địa điểm triển khai các dịch vụ điện tử phục vụ CPĐT (triển khai trên các internal portal, thông qua mạng WAN của tỉnh) và các dịch vụ TMĐT (triển khai trên các External Portal, thông qua internet).

Cung cấp cổng truy nhập Internet duy nhất cho các cơ quan quan quản lý hành chính, các cơ quan Đảng và nhân dân tỉnh.

Tạo điều kiện hạ tầng để triển khai các dịch vụ giao dịch và đầu tư cần phải có TMĐT.

Tạo cơ sở hạ tầng CNTT&TT mạnh hỗ trợ cho các DN CNTT&TT.

Trung tâm có thể triển khai các dịch vụ CNTT&TT:

Cho thuê máy móc, thiết bị CNTT&TT và các phần mềm quản lý DN; Tiến hành bảo dưỡng các thiết bị CNTT&TT của các DN không hoạt động

trong lĩnh vực CNTT&TT; Xây dựng các chương trình, các tiện ích phù hợp với các DN vừa và nhỏ để

cho thuê hay bán với giá rẻ; Tiến hành xây dựng và sửa đổi những phần mềm mẫu (ERP) cho phù hợp với

thực tiễn các DN của tỉnh cũng như của Việt Nam; Xây dựng các dịch vụ của TMĐT: xây dựng và hosting các website, thư điện

100

tử, các dịch vụ trao đổi dữ liệu; Cung cấp các dữ liệu TMĐT; Lưu trữ, cho thuê kho lưu trữ trên mạng và xử lý dữ liệu; Tiến hành các khoá đào tạo về CNTT&TT cũng như các lĩnh vực liên quan

đến các dự án CNTT&TT.

3. Lựa chọn phương án Phương án 1

Nâng cấp về trang thiết bị hạ tầng cơ sở của Trung tâm THDL của Sở TTTT theo tiêu chuẩn một data center: các thiết bị lõi (hệ thống lưu điện, hệ thống điều hòa, hệ thống báo động, rack system,…), các thiết bị điện, cải tạo nâng cấp nhà, các thiết bị chống cháy, các thiết bị bảo mật,….

Nâng cấp và trang bị thêm các máy chủ và tổ chức thành các server farm, cluster, balancing,… tuân thủ theo định hướng một Data center. Cụ thể: Cung cấp dịch vụ cơ bản cho toàn tỉnh (10 máy chủ - đã nói đến trong phần

dịch vụ cơ bản) Hiện tại Trung tâm CNTT của tỉnh có 9 máy chủ có thể nâng cấp để có thể

chạy theo chế độ cluster: 4 máy lưu trữ dữ liệu, 4 máy dành cho các ứng dụng và 1 máy chủ dành cho điều hành mạng nội bộ của Trung tâm.

Trang bị thêm 16 máy chủ có cấu hình mạnh (RAM tối thiểu 6-8Gbs): 4 máy chủ dành cho triển khai các ứng dụng và dịch vụ trung gian; 4 máy chủ làm máy chủ web (2 phục vụ Internet portal; 2 phục vụ internal portal - có chế độ cân bằng tải), 4 máy chủ CSDL, 1 máy chủ dành làm DC toàn bộ hệ thống corporate Network, 1 máy chủ xác thực corporate Network và 2 máy dự phòng.

Bổ sung một số thiết bị định tuyến, phân tải, bảo mật,…. Mua sắm các phần mềm phục vụ hệ điều hành, các dịch vụ cơ bản, tích hợp dữ

liệu và bảo mật như hệ điều hành, LDAP server, mail server, phần mềm tích hợp dữ liệu và ứng dụng, phần mềm quản lý bảo mật,…

Phương án 2 Cung cấp hạ tầng CNTT tối thiểu - có thể có cấu hình tương tự như của Trung

tâm THDL tỉnh tại VP UBND tỉnh - chỉ nhằm mục đích phục vụ triển khai các dịch vụ công và TMĐT dựa trên các cổng giao tiếp điện tử.

Nâng cấp hệ thống máy chủ đã có và đầu tư thêm 4-6 máy chủ cho web server, DNS server và database server.

Việc lựa chọn phương án quy mô của Trung tâm Thông tin điện tử tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quyết định là:

Nhu cầu triển khai hệ thống các phần mềm phục vụ điều hành tác nghiệp của tỉnh. Chú ý rằng Trung tâm Thông tin điện tử sẽ đóng vai trò như Trung tâm Tích hợp dữ liệu của UBND tỉnh trước đây.

Nhu cầu phát triển các dịch vụ CNTT&TT của tỉnh (triển khai các dịch vụ CPĐT, TMĐT,…).

Sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác nhau (các DN CNTT&TT, các đề

101

án phát triển CPĐT, TMĐT của Chính phủ,…).

Phương án phù hợp với mục tiêu đã đề ra và được lựa chọn là Phương án 1. Với phương án này Vĩnh Phúc mới có đủ hạ tầng CNTT mạnh để phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng CNTT dự kiến phát triển trong giai đoạn 2010-2020.

III.4. 6 . Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản

Hình 4.6. Hệ thống các dịch vụ nền hạ tầng CNTT

1. Mục tiêuXây dựng hệ thống dịch vụ cơ bản (dịch vụ nền) nhằm:

Làm nền tảng phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT và triển khai các ứng dụng, xác thực người dùng thống nhất trên toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và có khả năng tích hợp với hệ thống dịch vụ nền trên toàn quốc;

Xây dựng hệ thống mạng WAN của tỉnh có xác thực và bảo mật cao; Tạo cơ sở cho các dịch vụ cần đăng nhập một lần (single-sign-on);

Làm cơ sở để tích hợp các ứng dụng về quản lý hành chính nhà nước và triển khai các dịch vụ công có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều cơ quan QLNN;

2. Nội dungCác dịch vụ cơ bản bao gồm: xây dựng hệ thống tên miền, quy hoạch địa chỉ

IP, dịch vụ DNS, hệ thống các dịch vụ thư mục LDAP, hệ thống mail điện tử, hệ thống xác thực người dùng thông qua LDAP. Các dịch vụ cơ bản là hạ tầng truyền thông cơ bản phục vụ quá trình xây dựng các HTTT trong quy hoạch tổng thể của tỉnh Vĩnh Phúc. Quy hoạch hệ thống dịch vụ nền phải thống nhất và đồng bộ.

102

Hệ thống phân giải tên miền DNS: Các cơ quan Đảng và cơ quan QLNN được quy hoạch cấp phát tên miềm thống nhất và được phân cấp quản lý. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc thuộc tên miền cấp hai vinhphuc.gov.vn. Đối với các đơn vị cấp tiếp theo (sở/ngành, huyện/thị) được phân bổ tên miền cấp ba tương ứng. Các đơn vị cấp tiếp theo phân bổ tên miền cấp bốn.

Hệ thống xác thực người dùng: Là hạ tầng nền phục vụ cho quá trình xác thực người dùng trên toàn bộ hệ thống và được quản lý tập trung. Đây là cơ sở tiến hành triển khai các giao dịch, trao đổi dữ liệu trực tuyến.

Hệ thống thư tín điện tử: Các cơ quan, đơn vị, cán bộ trao đổi thông tin qua dịch vụ này. Đây cũng là hệ thống phục vụ cho quá trình tích hợp các phần mềm. Hệ thống thư tín sẽ không phân cấp địa chỉ thư theo cấp đơn vị hành chính mà sẽ triển khai hệ thống email tập trung. Địa chỉ thư tín điện tử sẽ cùng có dạng: [email protected][email protected].

Hệ thống tích hợp dữ liệu và ứng dụng: hệ thống này đảm bảo cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống nền khác nhau, giữa các ứng dụng khác nhau được triển khai trên địa bàn tỉnh và các ứng dụng dùng chung (các sở/ngành) được áp dụng trong cả nước. Việc triển khai hệ thống này độc lập hoàn toàn với việc triển khai các ứng dụng.

3. Các phương án và lựa chọn a) Phương án 1: Triển khai hệ thống dịch vụ nền mới.

Xây dựng quy hoạch mới tên miền nội bộ, tên miền Internet, địa chỉ IP nội bộ, địa chỉ IP Internet cho toàn bộ hệ thống.

Triển khai hệ thống dịch vụ cơ bản theo chuẩn thống nhất và tuân theo quy hoạch mới. Về hệ điều hành các máy chủ dịch vụ cơ bản sẽ sử dụng Windows server 2008. Các dịch vụ DNS và Xác thực người dùng (LDAP) sử dụng Windows DNS server và Windows Domain Active Directory. Hệ thống email có thể sử dụng mail server mã nguồn mở: Postfix để thay thế qmail server.

Triển khai hệ thống tích hợp dữ liệu và ứng dụng

b) Phương án 2: Nâng cấp hệ thống dịch vụ nền sẵn có của Vĩnh Phúc.

Nâng cấp phương án hạ tầng dịch vụ nền hiện tại của Vĩnh Phúc trên cơ sở các phần mềm nền mã mở DNS, Postfix, và OpenLDAP.

Các dịch vụ cơ bản này sẽ được chuyển từ Trung tâm tích hợp dữ liệu Văn phòng UBND tỉnh sang TT CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông.

Đầu tư thêm 02 đến 04 máy chủ mới có sức mạnh xử lý cao để đáp ứng yêu cầu phục vụ hệ thống mạng lớn: 1 máy chủ dành cho openLDAP (có sẵn 1 server openLDAP tại VP UBND chuyển sang), 2 máy chủ dành cho mail server, 1 máy chủ DNS.

Các quy hoạch về tên miền nội bộ, tên miền internet, địa địa chỉ IP của các đơn vị tuân theo quy hoạch cũ.

c) Đánh giá và lựa chọn Phương án 1:

Khắc phục các hạn chế trong quy hoạch hiện thời về IP, tên miền nội bộ, tên

103

miền Internet của Vĩnh Phúc. Quy hoạch mới sẽ sử dụng lớp địa chỉ IP V6, tên miền Internet cấp 2 trở xuống.

Tính ổn định cao, khả năng mở rộng dể dàng và phân tán hệ thống thành nhiều cấp con.

Duy trì và vận hành đơn giản, phù hợp với mô hình mạng với quy mô lớn và khả sẳn sàng tích hợp cao.

Phương án 2:

Phương án này chỉ phục vụ cho hệ thống có quy mô nhỏ, độ phức tạp thấp và hạn chế tích hợp các ứng dụng diện rộng vì khả năng có hạn của openLDAP.

Vấn đề duy trì và vận hành hệ thống sẽ gặp nhiều khó khăn vì tất cả làm việc trên hệ điều hành Linux.

Phương án 1 là phương án phù hợp với tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2010-2020.

4. Dự kiến kết quả đạt được Thống nhất quy hoạch hạ tầng CNTT, tập trung tại Trung tâm CNTT thuộc Sở

Thông tin và Truyền thông quản lý. Việc thống nhất này tạo điều kiện cho việc phát triển hạ tầng CNTT Vĩnh Phúc có định hướng và quy hoạch rõ ràng, tránh xung đột gây lãng phí và khó quản lý;

Tạo điều kiện áp dụng các chính sách bảo mật trên toàn bộ hệ thống; Hỗ trợ xác thực người dùng trong các ứng dụng dùng chung như mail, quản lý

văn bản và hồ sơ công việc, các dịch vụ công liên thông; Dễ dàng mở rộng các ứng dụng xuống cấp xã/phường.

5. Thời gian thực hiệnDo nhu cầu cần thiết của việc xây dựng dịch vụ cơ bản, cần phải bắt đầu đầu

tư ngay trong năm 2010 và tùy theo việc triển khai các hệ thống thông tin mà đầu tư tiếp trong những năm tiếp theo. Việc đầu tư các dịch vụ cơ bản gắn liên với đầu tư Trung tâm thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông.

Khi thực hiện nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản và xây dựng Trung tâm Thông tin điện tử thì Vĩnh Phúc đã có đủ hạ tầng kỹ thuật CNTT để thực hiện an ninh thông tin cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, thực chất các biện pháp đảm bảo thành công việc thực hiện an toàn thông tin nằm ở yếu tố con người, do đó cần phải tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu để có được các cán bộ phụ trách an ninh mạng (CSO) cho các cơ quan quản lý nhà nước.

HTTT được đảm bảo an toàn khá cao. Cụ thể hệ thống thư tín điện tử, cổng thông tin điện tử và các kho dữ liệu dùng chung có độ an toàn cao và sẵn sàng phục vụ cho các dịch vụ khai thác thông tin và trao đổi thông tin của các đơn vị trong tỉnh.

III.4. 7 . Nâng cấp cổng TTGTĐT của tỉnh 1. Mục tiêu

Cổng TTGTĐT trở thành công cụ thuận tiện và hiện đại trên mạng, trợ giúp và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành, tác nghiệp và giao tiếp với DN, người dân của lãnh đạo, đội ngũ công chức của tỉnh.

104

Cải thiện các phương cách giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, phòng ban và cán bộ công chức.

Trở thành nền tảng ban đầu sẵn sàng cho việc tích hợp với các ứng dụng và công cụ điều hành tác nghiệp, các hệ CSDL sẵn có cũng như sẽ xây dựng.

Có khả năng mở rộng trong tương lai để có thể trở thành một địa chỉ quan trọng phục vụ công tác phổ biến pháp luật tới người dân và giao tiếp với người dân.

Cung cấp thông tin về pháp luật cho người dân, DN. Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các CQNN. Làm đầu mối duy nhất ( điểm truy cập "một cửa" ) về thông tin, dịch vụ của

cơ quan Nhà nước. Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng, bảo đảm

cổng đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống TTĐT.

2. Các phương án và lựa chọn phương án a) Giới thiệu một số công nghệ xây dựng cổng

Một số công nghệ xây dựng cổng hiện đang được sử dụng:

Uportal: uPortal là một Portal Framework được sử dụng rộng rãi trong các học viện và nó chủ yếu nhằm vào những yêu cầu của các tổ chức này. Phiên bản sử dụng hiện tại tại Vĩnh Phúc không thể nâng cấp được.

Liferay: Liferay Portal Enterprise mang nhiều ý nghĩa lớn hơn là một portal container, mà đi kèm với nó là rất nhiều đặc điểm hữu dụng, hỗ trợ AOP (Aspect Oriented Programming), và nhiều công nghệ mới nhất khác.

Microsof Office SharePoint server 2007: Là một phần mềm được thừa hưởng tất cả các công nghệ của Microsoft nên SharePoint Portal Server (SPS) là một sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người. Sản phẩm chỉ cài đặt được trên hệ thống Windows.

(Xem chi tiết tại Phụ lục IV. Giới thiệu một số công nghệ xây dựng cổng TTĐT)

b) Các phương án và lựa chọn phương án Hệ thống phần mềm Uportal hiện tại thường xuyên xảy ra các lỗi và không đáp

ứng được các yêu cầu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra đối với Cổng TTĐT của các tỉnh. Đối với Cổng TTGTĐT của tỉnh Vĩnh Phúc, 2 phương án được đề xuất.

Phương án 1

Thay thế bằng công nghệ của Microsoft hoặc một công nghệ có bản quyền khác như IBM, Oracle,…

Ưu điểm: Đáp ứng được tốt các yêu cầu của Bộ TTTT. An tâm với sự hỗ trợ về tính tương thích giữa các phiên bản phát triển. Hỗ trợ tối đa các tính năng của cổng. Dễ sử dụng và phát triển, tích hợp với các ứng dụng khác.

Nhược điểm: Chi phí cao.

Phương án 2

Xây dựng Cổng thông tin vẫn theo công nghệ mã nguồn mở.

105

Xây dựng phiên bản mới nhất của VPortal. VPortal phiên bản mới nhất được xây dựng trên Core Liferay 4.x. Tương thích với các chuẩn công nghệ mới nhất (JSR-168, JSR-286, SOA, Webservice, WSRP, WebDAV, …). Hỗ trợ đầy đủ multi language, multi portal, fulltext search. Support đầy đủ khả năng tích hợp, tương tác với các hệ thống khác (CAS, LDAP, NTLM, OpenSSO, OpenSSL, OpenOffice).

Ưu điểm: Đáp ứng ngay được các yêu cầu mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra đối với Cổng TTĐT. Dễ dàng trong quản lý và tương thích với các công nghệ hiện đại giúp cho cán tỉnh CNTT có thể dễ dàng hơn trong phát triển các ứng dụng khác cùng với Cổng TTĐT.

Nhược điểm: Cũng như uPortal và vPortal: câu hỏi đặt ra là lúc nào thì Vportal (xây dựng trên Core Liferay 4.x) không được hỗ trợ nữa? Với mỗi lần xây dựng thì các phiên bản của các thế hệ trước không còn được hỗ trợ đã là nhược điểm to lớn của các hệ thống mã nguồn mở. Ngoài ra, khó tích hợp các ứng dụng được phát triển trên các chuẩn khác.

Lựa chọn phương ánVĩnh Phúc nên sử dụng các phương án dùng công nghệ có bản quyền để xây

dựng cổng TTĐT, có nghĩa là phương án 1, bởi vì:

Tuy chi phí ban đầu có cao nhưng việc phát triển các ứng dụng, đặc biệt full- text search, workflows engine, SSO, data mining, custumize,… được hỗ trợ đầy đủ nên sẽ đỡ tốn kém khi phát triển các ứng dụng trên cổng.

Có sẵn các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong các lựa chọn sử dụng mã nguồn đóng nên sử dụng SharePoint server của Microsoft vì các lý do:

Giải pháp đỡ tốn kém nhất so với sản phẩm IBM Web Sphere và Oracle; Dễ phát triển các ứng dụng vì cộng đồng sử dụng công cụ Microsoft đông đảo;

3. Những điểm cần chú ý khi thực hiện Nội dung quy hoạch này chỉ liên quan đến trang bị các phần mềm nền cho cổng. Chỉ với một sản phẩm MOSS, có thể xây dựng cổng TTĐT của tỉnh (external

Portal), cổng điều hành tác nghiệp (internal Portal) và rất nhiều loại cổng khác. Việc xây dựng cổng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô phát triển các ứng dụng

và dữ liệu tích hợp vào cổng.

4. Dự kiến kết quả đạt được Cổng TTĐT Vĩnh Phúc hiện đại, gần gũi và hữu hiệu. Là một hạ tầng CNTT chuyên phục vụ cho việc cung cấp các cung cấp các

thông tin, các dịch vụ có liên quan tới hoạt động của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuẩn hoá về mặt công nghệ cho phép trao đổi và tương tác với cổng TTĐT

của Chính phủ, của các tỉnh,…

5. Thời gian thực hiệnTập trung việc mua các phần mềm nền vào các năm 2010-2015:

2010: Mua phần mềm xây dựng cổng MOSS BizTalk Server 2011-2015: Mua các PM hỗ trợ cho quản lý CSDL, mail, bảo mật,....

106

III.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTTIII.5.1. Phát triển công nghiệp phần cứng

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã thu hút được một số DN trong và ngoài nước đầu tư vào một số khu công nghiệp để sản xuất các linh kiện và sản phẩm điện tử, đặc biệt là những dự án lớn của công ty Compal và Foxconn. Tỉnh cần tiếp tục tạo điều kiện để các dự án của các công ty này đi vào hoạt động nhằm cung cấp các sản phẩm điện tử cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cần quy hoạch để xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp để hình thành cụm công nghiệp điện tử và CNTT trong đó có các nhà máy chính và các nhà máy sản xuất các linh kiện phụ trợ. Tiến tới đến năm 2020, công nghiệp điện tử và viễn thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và là trung tâm của khu vực miền Băc.

Một số định hướng chính trong phát triển công nghiệp CNTT:

Tạo điều kiện để các khu công nghiệp Bá Thiện 1, Bá Thiện 2 trở thành khu công nghiệp công nghệ cao, nơi tập trung nhà máy sản xuất máy tính xách tay của hãng Compal và các nhà máy vệ tinh sản xuất các linh kiện phụ trợ. Phấn đấu đến năm 2015 công nghiệp phần cứng có tốc độ phát triển 40-45% và trong giai đoạn 2015-2020 có tốc độ phát triển 30%.

Tích cực tìm kiếm các đối tác nước ngoài khác để hình thành nên khu công nghệ cao.

Đề xuất cơ chế chính sách thuận lợi cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực phần cứng và thiết bị truyền thông cũng như hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở lắp ráp máy tính và các thiết bị CNTT.

III.5.2. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung 1. Định hướng phát triển công nghiệp phần mềm

Xây dựng các dự án phát triển CNPM. Đến năm 2020 có 3,4 công ty có số lượng hơn 100 cán bộ phần mềm hoạt động và có sản phẩm đóng gói.

Tạo điều kiện thuận lợi để các DN phần mềm của tỉnh tiếp cận với các công ty phần mềm lớn để làm đại lý cũng như nhận các hợp đồng làm dịch vụ gia công phần mềm xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi để các DN lớn về CNTT đặt các chi nhánh hoặc đại lý để giúp đỡ các DN của tỉnh học hỏi và phát triển.

2. Định hướng phát triển công nghiệp nội dung Xây dựng các trang Web và các CSDL chuyên ngành thuộc các chuyên ngnàh

khác nhau như văn hoá, du lịch, khoa học, giáo dục, y tế,… cung cấp thông tin cho người dân. Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, báo chí điện tử.

Xây dựng các nội dung phục vụ các loại hình dịch vụ thương mại di động như video, film, ảnh trực tuyến và các CSDL lưu trữ nội dung giải trí như nhạc chuông, logo, hình ảnh, giải thưởng, từ điển, thông tin chỉ đường, tài khoản ảo, nội dung phục vụ giải trí trực tuyến như nhạc số, trò chơi trực tuyến,...

Tạo điều kiện để một số công ty triển khai các dịch vụ trực tuyến như nghe nhạc, xem phim, tìm kiếm thông tin, tạo các mạng xã hội hay kinh doanh trò chơi điện tử.

107

3. Định hướng phát triển công nghiệp dịch vụ CNTT Phát triển các dịch vụ an toàn dữ liệu như chứng thực điện tử, mã hoá dữ liệu. Phát triển dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên mạng sử dụng các công nghệ tiên tiến

như SAN (Storage Area Network) và NAS (Network Attached Storage) Phát triển dịch vụ triển khai các mạng và HTTT tại các đơn vị trong tỉnh.

III.6. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTTViệc phát triển nguồn nhân lực CNTT tại Vĩnh Phúc tập trung vào các nội

dung chính:

Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đào tạo và đào tạo bổ sung nhân lực CNTT phục vụ công tác quản lý nhà

nước tại các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát triển và thu hút nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công

nghiệp CNTT, ứng dụng TMĐT, phục vụ nhu cầu nhân lực CNTT của các DN trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu CNTT của tỉnh

III.6.1. Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 1. Mục đích

Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ công chức các cấp các ngành về vai trò và tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đối với quá trình nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình cải cách hành chính.

2. Các nội dung chính Xây dựng các chương trình và tổ chức các lớp tập huấn giới thiệu về vai trò và

tác động của CNTT mỗi năm cho khoảng 50-70 lượt cán bộ lãnh đạo và quản lý (mỗi cơ quan 2 lượt người) các cấp, các ngành, đoàn thể.

Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch và tổ chức mỗi năm 1-2 hội thảo hoặc diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia các buổi hội thảo trong nước và nước ngoài về những vấn đề liên quan đến vai trò, tác động của CNTT, tham quan khảo sát một số thành phố và địa phương trong nước và nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT và quản lý thông tin/CNTT. Mỗi năm 15-20 lượt người trong đó 2-3 lượt người ở nước ngoài.

Xây dựng một chương trình truyền hình và phát thanh của tỉnh giới thiệu về thông tin/CNTT, ứng dụng CNTT. Xuất bản bản tin hoặc tờ rơi theo chu kỳ 2 lần/1 năm và đăng báo những bài viết về các xu hướng phát triển và ứng dụng của CNTT phù hợp và liên quan đến thành phố nhằm tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhân dân thành phố.

3. Dự kiến kết quả đạt được Các nhà lãnh đạo và quản lý nhận thức được sự cần thiết phải triển khai ứng dụng

CNTT và sẽ là những người đi đầu trong việc tích cực sử dụng CNTT trong hoạt

108

động chỉ đạo điều hành và quản lý, từ đó tác động mạnh đến toàn thể đội ngũ cán bộ công chức, đông đảo quần chúng trong xã hội.

Đội ngũ cán bộ công chức được nâng cao nhận thức về lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng CNTT và từ đó tích cực tham gia triển khai và sử dụng các ứng dụng tin học hoá trong công việc hàng ngày.

III.6.2. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 1. Mục đích

Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực CNTT một cách bền vững nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý và sử dụng CNTT đủ về số lượng và chất lượng cần thiết cho việc triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh một cách có hiệu quả trong giai đoạn 2010-2020 và trong những năm tiếp theo.

2. Các nội dung đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước Đào tạo sử dụng CNTT Đào tạo chuyên gia CNTT Đào tạo nâng cao về CNTT Tập huấn về quản lý thông tin và CNTT

a) Đào tạo sử dụng CNTT Mục đích và nội dung: Tất cả cán bộ công chức sử dụng thông thạo máy tính

và các ứng dụng CNTT phục vụ cho nhu cầu công tác, trong đó chú trọng đến kỹ thuật khai thác và sử dụng Internet, tham gia vận hành các HTTT tin học hoá đang và sẽ triển khai.

Phương pháp: Đổi mới công tác đào tạo và phổ biến kiến thức về CNTT, tăng tính dễ hiểu, dễ sử dụng và thân thiện đối với cán bộ công chức.

Đối tượng: Tất cả các cán bộ công chức có trình độ trung cấp và đại học tại các cơ quan Đảng và Nhà nước kể cả các lực lượng vũ trang.

Số lượng: Trung bình mỗi năm đào tạo cho khoảng 300-500 lượt người về sử dụng CNTT.

b) Đào tạo chuyên gia CNTT Mục đích: Đào tạo 2 mức là đại học CNTT (bằng 2) và cao đẳng CNTT, đảm

bảo đến 2020 mỗi cơ quan Đảng và Nhà nước có từ 1-2 cán bộ chuyên trách về CNTT.

Đối tượng đào tạo đại học CNTT: Cán bộ đã tốt nghiệp đại học, tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan

Đối tượng đào tạo cao đẳng CNTT: Cán bộ đã có bằng trung cấp, tốt nhất là ngành kỹ thuật tại các cơ quan

Số lượng: Đào tạo đại học CNTT là 10-20 người/năm, đào tạo cao đẳng CNTT là khoảng 30-40 người/năm

c) Đào tạo nâng cao về CNTT Mục đích và nội dung: Nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ chuyên

trách về CNTT, các nội dung bao gồm: quản trị mạng, quản trị CSDL, thiết kế website, phân tích thiết kế hệ thống, các ngôn ngữ lập trình,...

109

Đối tượng: cán bộ kỹ thuật CNTT của các cơ quan. Số lượng: 50-70 người/năm (mỗi cơ quan 1-2 người).

d) Tập huấn về quản lý thông tin và CNTT Mục đích và nội dung: Đào tạo cho các nhà lãnh đạo và quản lý của các cơ

quan nắm chắc cách thức quản lý thông tin và CNTT, quản lý dự án CNTT. Đối tượng: Lãnh đạo các cơ quan. Số lượng: 80-100 lượt nhà quản lý mỗi năm (mỗi cơ quan 1-2 người).

3. Dự kiến các kết quả đạt được Phát triển nguồn nhân lực CNTT một cách bền vững, xây dựng đội ngũ cán bộ

chuyên môn, quản lý và sử dụng CNTT đủ về số lượng và chất lượng cần thiết cho việc triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh một cách có hiệu quả trong giai đoạn 2010-2020 và trong những năm tiếp theo.

Hoàn thành việc phổ cập trình độ tin học cơ bản cho tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, mọi người đều sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng, hệ thống thư tín điện tử, truy cập và khai thác Internet và bắt buộc tham gia sử dụng vận hành các HTTT tin học hoá liên quan trên mạng máy tính phục vụ cho công việc của mình.

III.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT 1. Mục đích

Đáp ứng đủ số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh và khu vực.

2. Các nội dung thực hiện Phát triển đội ngũ giảng viên CNTT, điện tử viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu

giảng viên trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong tỉnh. Phát triển đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông cũng như có chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên, cán bộ trong ngành giáo dục và đào tạo.

Thống kê kết quả đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật CNTT, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT Vĩnh Phúc trong tương lai. Từ đó lập kế hoạch mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo lực lượng này cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, mở rộng quy mô, đa dạng hoá loại hình đào tạo, xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động đào tạo về CNTT.

Xây dựng và thực hiện các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao. Xây dựng và thực hiện giải pháp đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực CNTT cho

mọi đối tượng trong xã hội . Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài,

trong nước về tỉnh làm việc. Phổ cập tin học cho nhân dân nhằm nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng

110

CNTT cho mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án phổ cập tin học cho nhân dân, nhằm phổ biến kiến thức, đào tạo về sử dụng các ứng dụng CNTT cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người khuyết tật.

Phát triển nhân lực CNTT trong lĩnh vực an ninh quốc phòng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT trong các đơn vị quân đội và công an của tỉnh.

Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT ở nông thôn

3. Dự kiến kết quả đạt đượcTrong thời gian từ nay đến 2020, Vĩnh Phúc có khả năng đào tạo và thu hút

được tổng lực lượng cán bộ CNTT là khoảng 4.000 (trong đó có 120 tiến sĩ, thạc sỹ; trên 800 kỹ sư, cử nhân; 1.200 cao đẳng; 2.000 chuyên viên chuyên ngành CNTT) làm việc trong các lĩnh vực KTXH của tỉnh, cùng với lực lượng phát triển PM và dịch vụ PM là khoảng 1.200 người, đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT cho tỉnh. Đây cũng là lực lượng quan trọng chuẩn bị cho việc phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn sau năm 2020.

Với việc tăng cường năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn và nhất là việc xây dựng và phát triển Trung tâm đào tạo CNTT đủ mạnh thì việc đào tạo số lượng và chất lượng kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, chuyên viên tin học theo quy hoạch có thể dựa chủ yếu vào năng lực đào tạo nội tỉnh và các trường trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Riêng nguồn nhân lực CNTT có trình độ cao trên đại học chủ yếu dựa vào chính sách thu hút nhân tài hoặc/và liên kết hợp đồng đào tạo với các viện nghiên cứu, với các trường đại học, cao đẳng (Đại học công nghệ, Đại học Bách khoa, Viện Đại học Mở ở Hà Nội,...), với các tập đoàn CNTT quốc tế.

III.6.4. Đào tạo TMĐT 1. Mục đích

Phổ cập kiến thức TMĐT, hỗ trợ các DN từng bước vững chắc tham gia TMĐT, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong TMĐT.

2. Các nội dung thực hiện Xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp nhằm giúp các DN nắm

được nội dung cơ bản về TMĐT, cách thức tiến hành giao dịch trong TMĐT, đảm bảo nguồn lực và sử dụng nguồn lực cho TMĐT, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh điện tử.

Xây dựng chương trình và triển khai các khoá học phổ cập kiến thức cơ bản của TMĐT.

Xây dựng chương trình và thực hiện triển khai các khoá học nâng cao về kỹ thuật TMĐT nhằm bồi dưỡng, đào tạo các chuyên gia TMĐT cho các DN.

Ban hành các quy định hỗ trợ đào tạo nhân lực TMĐT.

3. Dự kiến kết quả đạt được Từ nay đến năm 2020 đào tạo được 800 cán bộ CNTT làm nòng cốt cho

phát triển TMĐT, phục vụ cho các DN vừa và nhỏ trên địa bàn.

111

III.6.5. Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT 1. Mục đích

Xây dựng một trung tâm đào tạo CNTT định hướng ứng dụng cao, với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm khu vực, chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT của tỉnh và các tỉnh khu vực đồng bằng và miền núi phía Bắc.

Chức năng đào tạo chính của Trung tâm đào tạo và phát triển CNTT bao gồm đào tạo và hợp tác đào tạo (trong nước và quốc tế) nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo nội tỉnh đại học và cao đẳng.

Tăng cường năng lực nghiên cứu về CNTT của tỉnh thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu trong các đơn vị cơ sở nghiên cứu khoa học CNTT, điện tử, viễn thông.

Xây dựng một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cả về quy mô, cơ cấu, cấp độ, thời kỳ phát triển,...

2. Các nội dung thực hiện Xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển CNTT tiên tiến nhằm chủ động

trong xây dựng và quy hoạch nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo

nguồn nhân lực CNTT, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý.

Xây dựng chương trình nội dung cụ thể và triển khai các khoá học bổ túc thường xuyên, các khoá nâng cao nhằm duy trì năng lực CNTT của cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước cũng như trong các DN.

Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo lớp công nhân CNTT đạt tiêu chuẩn cao, hướng tới xuất khẩu lao động. Đào tạo nghề về CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực được đào tạo nghề cho các DN trong lĩnh vực CNTT&TT. Nội dung bao gồm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề các trình độ về CNTT, điện tử, viễn thông, thực hiện dự án "nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT ở bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT ở Việt Nam từ nay đến 2020"

Phân tích và thiết kế xây dựng một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

3. Dự kiến kết quả đạt được Trung tâm đào tạo CNTT được xây dựng và đưa vào hoạt động góp phần phục

vụ đầy đủ nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT cho ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc.

Các cơ sở đào tạo trong tỉnh được nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, các phương pháp giảng dạy hiện đại.

Sản phẩm của Trung tâm chủ yếu là các chuyên viên lập trình, chuyên viên phân tích thiết kế và cán bộ quản lý dự án.

Có được một HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của tỉnh.

112

III.7. Ban hành các chính sách về CNTT1. Mục tiêu

Cụ thể hoá và thể chế hoá các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

2. Các nội dung chínhCăn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về việc

đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, tỉnh sẽ từng bước xây dựng, cụ thể hoá, thể chế hoá và thực hiện trên địa bàn tỉnh. Các công việc cụ thể bao gồm:

Cụ thể hoá chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin nhằm tạo thông tin, chia sẻ và trao đổi thông tin dễ dàng, an toàn và an ninh. Ban hành các quy định về chuẩn tích hợp và trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin trên mạng. Ban hành các văn bản quy phạm về lĩnh vực an toàn thông tin dựa trên các văn bản của Bộ TT&TT và chuẩn ISO/IEC 27001:2005.

Xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng các ứng dụng tin học hoá trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá trình độ sử dụng CNTT đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Cụ thể hoá chính sách mua sắm, sử dụng trang thiết bị và dịch vụ CNTT của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT của các DN của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT và khuyến khích ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực KTXH. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các DN ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

Hoàn thiện và xây dựng các chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp CNTT Vĩnh Phúc, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT

Xây dựng các chính sách về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT nhằm đẩy nhanh việc đào tạo, huấn luyện và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực CNTT. Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo CIO và lãnh đạo DN về CNTT cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của DN.

Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong lĩnh vực CNTT và mở rộng thị trường nước ngoài cho các DN của tỉnh. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc .

Cụ thể hoá chính sách về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm phần mềm và các sản phẩm CNTT khác.

Xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường CNTT, trong đó đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ

113

CNTT được tạo ra tại địa bàn tỉnh.

3. Dự kiến kết quả đạt đượcMột hệ thống các chính sách (liên quan đến các nội dung đã nêu trên) được

xây dựng, cụ thể hoá và thể chế hoá trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chính sách này sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh.

4. Thời gian thực hiện 2010-2015: Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định làm căn cứ cho

việc thực hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước; kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung công việc còn lại. Thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định cho phù hợp với quá trình phát triển các ứng dụng tin học hoá theo các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao.

III.8. Phân kỳ thực hiệnĐể công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối, điều chỉnh, đánh giá, kiểm tra giám

sát việc triển khai các dự án theo đúng kế hoạch, đạt được các kết quả và hiệu quả mong muốn, quá trình thực hiện các nội dung của Quy hoạch sẽ được phân làm 2 kỳ, kỳ một là các năm 2010-2015, kỳ hai là các năm 2016-2020.

III.8.1. Giai đoạn 2010-2015 1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin dùng

chung trên diện rộng. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2008 vào hoạt động tại các cơ quan QLNN cấp huyện/thị trở lên.

Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng Hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp tại

cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình. Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch

sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng Khôi phục, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành các HTTT

dùng chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên. Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND đạt mức

độ trung bình.

Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành

114

Các cơ quan lựa chọn các phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành để xây dựng (nâng cấp) và triển khai.

Hoàn thành việc lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các phân hệ chuyên ngành đã được lựa chọn.

Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số phân hệ chuyên ngành đó.

Triển khai các chương trình quản lý nội bộ Hoàn thành việc nâng cấp, triển khai tất cả các chương trình quản lý nội bộ

tại tất cả các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên.

Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL. Xây dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2

CSDL. Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công

Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai.

Hoàn thành việc lập dự án, khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu.

Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai bước đầu cho 1/3 số HTTT phục vụ dịch công đã phân tích, thiết kế.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho trung tâm hỗ trợ DN. Xây dựng và triển khai một số nội dung của phần mềm quản lý xí nghiệp. Xây dựng và triển khai dự án cổng giao dịch TMĐT của tỉnh.

3. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội Hoàn thiện và xây dựng mới 90% nhà văn hoá xã có kết nối Internet và xây

dựng thí điểm một số điểm truy cập Internet tại thôn. Trang bị cơ sở vật chất về CNTT cho các trường trung học phổ thông. Trang bị cơ sở vật chất về CNTT cho các bệnh viện cấp tỉnh. Xây dựng các phần mềm quản lý trường học và bệnh viện. Xây dựng các cổng thông tin hay website phục vụ giáo dục và y tế. Xây dựng website khuyến nông và đào tạo dạy nghề, tìm việc. Xây dựng sàn giao dịch việc làm, nguồn nhân lực. Xây dựng các HTTT, website trong lĩnh vực văn hoá, du lịch.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT Xây dựng mạng LAN cho UBND các xã/phường. Nâng cấp các mạng LAN của các đơn vị: bổ sung máy chủ, máy trạm, bổ sung

và sửa chữa các máy chủ đã bị hỏng. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến. Bước đầu xây dựng Trung tâm thông tin điện tử tại Sở TTTT: xây dựng hạ

tầng, nâng cấp Trung tâm THDL,...

115

Nâng cấp các dịch vụ cơ bản. Nâng cấp Cổng TTGTĐT.

5. Phát triển công nghiệp CNTT Xây dựng và thực thi chính sách: Hoàn thiện và xây dựng các chính sách kêu

gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển CNTT Vĩnh Phúc, đặc biệt là liên doanh liên kết phát triển phần cứng, khuyến khích phát triển phần mềm, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT, các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội địa, mở rộng thị trường.

Thực hiện phát triển công nghiệp phần cứng: Đưa vào sản xuất nhà máy sản xuất máy tính của hãng Compal. Hình thành khu công nghiệp phụ trợ công nghiệp phần cứng.

Thực hiện phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ và nội dung: Tăng cường xúc tiến thương mại trong lĩnh vực CNPMDV như tăng cường

tiếp thị quảng cáo, tổ chức liên doanh sản xuất phần mềm với các công ty trong nước và ngoài nước.

Khuyến khích và nhân rộng các cơ sở DN CNTT phát triển công nghiệp nội dung trên cơ sở hỗ trợ vốn, mở rộng hành lang pháp lý, bảo vệ bản quyền và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết với một số công ty trong nước hoặc ngoài nước để phát triển công nghiệp nội dung theo công nghệ kỹ thuật số phục vụ giải trí.

6. Phát triển nguồn nhân lực CNTT Nâng cao nhận thức về CNTT

Về cơ bản hoàn thành các nội dung nâng cao nhận thức về CNTT cho lãnh đạo và cán bộ công chức từ cấp huyện/thị trở lên.

Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước: Hoàn thành việc đào tạo phổ cập sử dụng máy tính, trao đổi thư tín điện tử và

Internet cho tất cả cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan Đảng và Nhà nước từ cấp huyện/thị trở lên. Đảm bảo tất cả cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên đều có cán bộ chuyên trách về CNTT

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT: Lập và thông qua các phương án triển khai đào tạo CNTT, các giải pháp

đào tạo nguồn nhân lực CNTT trình độ cao và chuyên sâu phần cứng, phần mềm, nội dung.

Hình thành liên kết thông qua các hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn tỉnh.

Xây dựng được chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

Đào tạo TMĐT: Xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp cho DN về TMĐT. Triển khai được 2-3 khoá học phổ cập kiến thức cơ bản của TMĐT cho tất cả

các DN trên địa bàn. Mỗi DN tập trung bồi dưỡng 1-2 học viên mỗi năm để làm nòng cốt về TMĐT cho các DN.

116

Ban hành các quy định hỗ trợ đào tạo nhân lực TMĐT.

Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu CNTT, hỗ trợ nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có trong tỉnh: Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng và mua sắm thiết bị cho Trung tâm đào tạo CNTT.

Quan hệ hợp tác được với một số cơ sở đào tạo trong nước ở Hà Nội hoặc công ty quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực CNTT, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý. Triển khai một số các khoá học cho cán bộ quản lý DN Triển khai một số khoá học chuyên ngành sau đại học . Đảm nhiệm đào tạo được phần lớn số chuyên viên lập trình, chuyên viên

phân tích thiết kế và cán bộ quản lý dự án cho tỉnh. Nâng cấp các cơ sở đào tạo khác trong tỉnh theo đúng tiến độ thực hiện.

Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ứng dụng CNTT ở nông thôn đều đặn hàng năm.

7. Ban hành các chính sách về CNTT Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định ban đầu làm căn cứ cho việc thực

hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm các lĩnh vực tin học hoá quản lý Nhà nước (đặc biệt là sử dụng CNTT trong trao đổi thông tin, giao tiếp và giao dịch giữa các cơ quan công quyền và với người dân, DN); kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.

III.8.2. Giai đoạn 2016-2020 Trên cơ sở các kết quả đạt được của các năm 2010-2015, UBND tỉnh sẽ điều

chỉnh và chỉ đạo thực hiện các nội dung còn lại của các lĩnh vực.IV. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT ĐẾN NĂM 2030

IV.1. Tầm nhìn ứng dụng CNTT đến năm 20301. Thực hiện nền hành chính điện tử

Chiến lược ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 về tổng thể phải hoàn thành việc xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện diện rộng hệ thống chính quyền điện tử ở cấp tỉnh, cấp huyện/thị và tới cấp cơ sở là xã/phường. Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm các nội dung thành phần cơ bản (G2G, G2C và G2B) phải đạt được mức độ thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước. Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp và nằm trong khuôn khổ chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT của Chính phủ và của tỉnh.

Định hướng các mục tiêu và các nội dung quan trọng cần đạt được đến 2030 của nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Việc thực hiện chính quyền điện tử phải có tác động tích cực và là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá, nâng cao tính cạnh tranh cho nền kinh tế tỉnh; tham gia tích cực quá trình hội nhập kinh tế trong

117

nước và quốc tế; xây dựng một nền kinh tế, văn hoá có hàm lượng thông tin cao; và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Việc thực hiện chính quyền điện tử đồng thời làm tăng năng lực hợp tác giữa các cơ quan của Đảng và chính quyền, tăng cường mối quan hệ giữa công chúng và chính quyền thông qua các giao tiếp và giao dịch điện tử, cung cấp các cơ hội cho lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để hoàn thiện tính hiệu quả của các dịch vụ công cộng đồng thời giảm thiểu chi phí chuyển giao.

Cùng với quá trình hình thành chính quyền điện tử, các mục tiêu của chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và của tỉnh được hoàn thành.

Hình thành hành lang pháp lý bao gồm các chính sách, cơ chế đảm bảo cho sự vận hành hiệu quả của chính quyền điện tử.

Các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ, các giao dịch giữa các cơ quan Đảng và chính quyền, các giao dịch và các thủ tục dịch vụ công với người dân, tổ chức, DN được cải tiến, hiện đại hoá, hợp lý hoá và phù hợp với môi trường làm việc trên mạng máy tính, qua Internet và nhờ đó đạt được tính hiệu quả và hiệu lực cao.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung được hiện đại hoá và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy; cước phí rẻ hoặc miễn phí, đáp ứng được hoàn toàn các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp chính quyền cũng như phục vụ thực hiện các giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ công điện tử tới người dân, tổ chức, DN trong tỉnh.

Các HTTT, CSDL, ứng dụng tiếp tục được nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt là các HTTT, CSDL chuyên ngành, các CSDL trọng điểm của tỉnh được tiếp tục xây dựng mới, cùng với hạ tầng kỹ thuật CNTT&TT hiện đại làm nền tảng cho việc quản lý và vận hành bộ máy chính quyền nhằm cung cấp các "dịch vụ" cho toàn xã hội một cách tốt nhất.

Cùng với quá trình hình thành và triển khai chính quyền điện tử, tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ công chức từ lãnh đạo đến cán bộ, chuyên viên các cấp được nâng cao, đòi hỏi phải có đầy đủ nhận thức, năng lực, trình độ để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường của nền hành chính điện tử và việc tham gia vào các quy trình xử lý, giải quyết công việc, làm việc trong môi trường mạng máy tính và Internet là bắt buộc.

Hình thành các nguồn thông tin dữ liệu điện tử, các cổng giao tiếp điện tử, các trung tâm giao dịch điện tử phục vụ cho các nhu cầu khai thác thông tin, các giao dịch và cung cấp dịch vụ công của các cấp chính quyền trực tiếp cho cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, DN,...

Các giao dịch và các dịch vụ công giữa chính quyền với chính quyền, giữa chính quyền với người dân (tổ chức, DN, cá nhân) chủ yếu được thực hiện trên mạng và trực tuyến.

Các văn bản điện tử, hồ sơ điện tử, giao dịch điện tử được công nhận tính hợp pháp, khi đó các giao dịch, các trao đổi thông tin bằng con đường công văn, giấy tờ sẽ giảm hẳn.

Hoàn thành việc xây dựng và triển khai các HTTT, CSDL chuyên ngành tại các sở/ngành phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, các giao dịch và cung cấp các dịch vụ công.

118

Các lợi ích của chính quyền điện tử đối với cộng đồng Giảm thiểu thời gian cho công dân, DN và người lao động khi truy nhập và

sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó Giảm thiểu chi phí của nhân dân; Tăng cường tính hiệu quả và chất lượng dịch vụ của bộ máy chính quyền

(hay đồng nghĩa với giảm sự trì trệ - quan liêu); Đáp ứng nhu cầu và sự thoả mãn ngày càng tăng của xã hội nói chung và

mọi công dân nói riêng; Tăng cường cho sự phát triển kinh tế và xã hội lành mạnh; Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động xã hội (cá nhân,

tổ chức). Các lợi ích của chính quyền điện tử đối với cơ quan chính quyền

Giảm "nạn giấy tờ" văn phòng - công sở; Tiết kiệm thời gian (xử lý, vào số liệu, điện thoại...); Giảm thiểu "vấn nạn" hay hình thức giao dịch và xử lý dạng thủ công và đối

thoại (face-to-face); Hợp lý hoá việc vận hành công việc; Cho phép các cơ quan chính phủ cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và

giảm ngân sách vận hành bộ máy nhà nước.

2. Thực hiện công dân điện tử100% các xã, phường có điểm truy cập Internet băng thông rộng. 80% các gia

đình có kết nối Internet tại nhà. 90% thanh niên trên toàn tỉnh sử dụng máy tính và các tiện ích của Internet. Người dân dễ dàng truy cập thông tin cần thiết liên quan đến sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, du lịch, tin tức thời sự. Ngoài ra, người dân có thể truy cấp các trang thông tin của các cấp quản lý để thực hiện các dịch vụ công điện tử như đăng ký kinh doanh, khai thuế, nộp hồ sơ nhà đất, đăng ký các phương tiện như ô tô, tầu thuyền.. Mỗi công dân có lý lịch điện tử để theo dõi và quản lý. Mọi người dân có thể truy nhập vào các HTTT và các CSDL bằng nhiều phương tiện: máy tính, thiết bị điện tử cầm tay (PDA), điện thoại di động.

3. Thực hiện doanh nghiệp điện tửỨng dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý xí nghiệp. 100% các DN lớn thực

hiện các phần mềm quản lý tổng thể xí nghiệp (ERP) với các chức năng đầy đủ như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu. Ứng dụng các phần mềm tự động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của sản xuất. Các DN này có website riêng và tham gia các sàn giao dịch thương mại khác nhau.

100% các DN vừa và nhỏ khác có kết nối Internet, thư điện tử và các hình thức giao dịch khác. 80% các DN sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của DN. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua thư điện tử.

4. Phát triển thương mại điện tử Cổng giao dịch TMĐT của tỉnh thu hút 80% các DN tham gia. Các DN thực

119

hiện quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, thu thập thông tin thị trường, đặt các website trên cổng thông tin thương mại.

Tiến hành thường xuyên các giao dịch TMĐT giữa các DN với DN (B2B), giữa DN với khách hàng (B2C) và giữa DN với nhà nước (B2G). Doanh số giao dịch TMĐT trên địa bàn tỉnh đạt con số hàng trăm tỷ đồng.

30% người dân thực hiện mua sắm trên mạng. 70% các cuộc mua sắm công của các cơ quan QLNN trong tỉnh thực hiện thông qua đấu thầu trên mạng.

5. Thực hiện trường học điện tử Mỗi trường học có đủ số lớp học có trang bị máy tính. Công việc giảng dạy có

trợ giúp của các thiết bị CNTT. Môn tin học sẽ trở thành chính khoá ngay từ cấp PTCS. Ngay từ lớp mẫu giáo trẻ em đã làm quen với các bài học thông qua máy tính.

Các trường có xây dựng HTTT để quản lý học sinh, quản lý thi. Hệ thống mạng giáo dục giúp cho học sinh ôn tập, học tập. Hệ thống đào tạo từ xa thông qua mạng được triển khai rộng rãi trên dịa bàn tỉnh..

6. Thực hiện bệnh viện điện tử 100% các bệnh viện cấp tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện và các trung tâm y tế

xây dựng được mạng nội bộ và kết nối Internet. Các bệnh viện có mạng xây dựng và triển khai HTTT quản lý bệnh viện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện. Trao đổi dữ liệu giữa bệnh viện và Sở Y tế được thực hiện thường xuyên.

Mạng y tế được triển khai với những công nghệ mới để có thể thực hiện các hội nghị truyền hình, hội chuẩn và khám bênh từ xa, giúp cho các bệnh viện của tỉnh có thể nhận được các ý kiến của các chuyên gia y tế đầu ngành từ trung ương và cácđịa phương có chuyên gia giỏi.

Mạng y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn cập nhật những kiến thức mới để người dân có thể tự chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh dịch, an toàn vệ sinh thưc phẩm.

7. Các dịch vụ CNTT khác Đến năm 2030, hình thành thêm một số sàn giao dịch trên mạng cho một số

lĩnh vực như: thị trường lao động và tìm kiếm việc làm, thị trường thiết bị và dịch vụ khoa học kỹ thuật.

Đến thời kỳ này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện. Nhu cầu về lao động có chất lượng trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao. Các giao dịch truyền thống để tìm việc, tuyển lao động trở nên ít hiệu quả. Cổng giao dịch nguồn nhân lực sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy. Các DN có thể tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng, đúng yêu cầu không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ra cả nước. Cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nâng lên khi người dân đăng ký tìm việc làm trên mạng.

Thị trường các thiết bị công nghệ trên mạng cũng là một hình thức TMĐT. Các DN có thể quảng bá sản phẩm cùng các giải pháp kỹ thuật. Người dùng cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Thị trường công nghệ trong tương lai sẽ chiếm một tỉ trong khá lớn trong buôn bán và sẽ là một thị trường sôi động.

120

IV.2. Tầm nhìn phát triển hạ tầng CNTT đến năm 2030 Hệ thống mạng máy tính trong các cơ quan nhà nước được kết nối băng rộng

từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu điều hành phát triển KTXH của tỉnh.

Đảm bảo về hạ tầng mạng phục vụ cho các DN và nhu cầu khác của xã hội ở mức cao.

IV.3. Tầm nhìn phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2030 Phát triển mạnh công nghiệp CNTT thành một trong những ngành chủ chốt thúc

đẩy công nghiệp Vĩnh Phúc theo hướng đi vào công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại; chuyên môn hóa, tự động hóa, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Thu hút các dự án công nghiệp phần cứng có vốn đầu tư lớn, hiệu quả cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Xây dựng các nhà sản xuất máy tính, điện thoại với công nghệ hiện đại cùng các nhà máy sản xuất phụ kiện trong các khu công nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm điện tử tin học trở thành một trong những mặt hàng chủ chốt trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Vĩnh Phúc.

Phát triển CNPM theo hướng chú trọng phần mềm nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực KTXH trong nước và xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, SXKD và các hoạt động KTXH của tỉnh.

IV.4. Tầm nhìn phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2030Đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ trở thành một thành phố công nghiệp, dịch vụ, là một

trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước. Ứng dụng và phát triển CNTT sẽ đóng một vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá để Vĩnh Phúc đạt được mục tiêu đó, và phát triển nguồn nhân lực CNTT là một thành phần không thể thiếu để tạo nên sự thành công của việc ứng dụng và phát triển CNTT. Từ nhu cầu tất yếu đó, tại Vĩnh Phúc sẽ hình thành một hệ thống đào tạo nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, cũng như cho hệ thống giáo dục đào tạo của tỉnh. Hệ thống đào tạo này sẽ bao gồm các trường đại học và cao đẳng (có thể là các trường sẽ được thành lập mới), các trung tâm đào tạo CNTT của tỉnh, các trung tâm đào tạo CNTT của chính các doanh nghiệp CNTT, các trung tâm đào tạo CNTT tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh,.... Bên cạnh việc đáp ứng đủ nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh, Vĩnh Phúc có thể là một địa chỉ cung cấp nhân lực CNTT cho các tỉnh đồng bằng và miền núi phía bắc. Sau đây là một số định hướng phát triển nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc đến năm 2030:

Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm thu hút và tập hợp các tài nguyên, khả năng, kỹ năng và kiến thức chuyên môn hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo và nghiên cứu triển khai CNTT, đào tạo nguồn nhân lực cũng như tăng cường kế hoạch phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các Trung tâm đào tạo và các trường đại học trong và ngoài địa bàn.

Việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu triển khai CNTT được thực hiện từng bước có trọng tâm, có tính kế thừa trên đà theo sát sự phát triển

121

KTXH của tỉnh và đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

Tăng cường cơ sở pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước tổ chức các loại cơ sở đào tạo CNTT 100% vốn nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp CNTT tổ chức đào tạo CNTT và TMĐT tạo nguồn nhân lực CNTT cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thành lập các khoa chuyên đào tạo CNTT tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; thành lập mới các trường đại học, cao đẳng đào tạo các chuyên ngành công nghệ cao, trong đó có chuyên ngành CNTT trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế về giảng dạy CNTT ở Vĩnh Phúc.

122

Phần thứ năm: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆNI. CÁC GIẢI PHÁP

I.1. Huy động vốn đầu tư1. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Trước hết cần dành kinh phí cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin cả đầu vào lẫn đầu ra, chuẩn hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.

Ngân sách của tỉnh tập trung đầu tư cho một số dự án trọng tâm, trọng điểm có tính đột phá, tạo nền móng cho phát triển và ứng dụng CNTT. Ưu tiên cho phát triển ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước, từng bước xây dựng "nền hành chính điện tử" của tỉnh. Tiếp tục đầu tư trang bị cơ sở vật chất về máy tính và mạng cho các sở/ngành, cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện/thị, cấp xã phường trong tỉnh.

Quá trình đầu tư cần có sự phân kỳ đối với từng giai đoạn, phân loại đối với từng lĩnh vực. Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung quy hoạch và khả năng huy động nguồn vốn, cần ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực theo thứ tự:

Ứng dụng CNTT theo thứ tự: Trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, chú trọng triển khai các HTTT phục

vụ điều hành và triển khai dịch vụ công. Trong các DN, đặc biệt là thực hiện TMĐT Trong các lĩnh vực đời sống xã hội, y tế và giáo dục.

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước gồm: Nâng cấp và xây dựng mới các mạng LAN tại các sở/ngành và tại UBND các

huyện/thị, UBND xã/phường. Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước. Xây dựng Trung tâm thông tin điện tử

Phát triển công nghiệp CNTT: Thu hút đầu tư cho phát triển CNPC theo các dự án điện tử, công nghệ cao,

các dự án CNTT nhằm tập trung kêu gọi đầu tư đến 2020 Phát triển công nghiệp dịch vụ và nội dung Chuẩn bị các điều kiện để phát triển CNPM cho giai đoạn từ năm 2015-2020

và sau năm 2020.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng các nhu cầu: Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ứng dụng CNTT trong khối các DN. Phát triển công nghiệp CNTT.

123

2. Khái toán, nhu cầu và phân kỳ kinh phí

Bảng 5.1. Tổng hợp phân kỳ kinh phí theo các năm thực hiện

Đơn vị tính: Triệu VNĐLĩnh vực 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

1. Ứng dụng CNTT trong CQ Đảng và NN 20.200 33.200 36.800 35.000 53.300 64.500 243.0002.Ứng dụng CNTT phục vụ SXKD 800 2.200 3.000 3.000 5.000 10.000 24.0003. Ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội 1.800 5.200 6.000 6.000 14.000 17.000 50.0004. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 4.940 8.900 10.900 10.660 14.500 38.100 88.0005. Phát triển công nghiệp CNTT 50.000 53.000 207.000 210.000 1.010.000 2.030.000 3.560.0006. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 1.200 2.200 5.300 5.300 14.000 15.000 43.0007. Ban hành chính sách về CNTT 300 300 300 300 800 1.000 3.000

Cộng 79.240 105.000 269.300 270.260 1.111.600 2.175.600 4.011.000

124

Bảng 5.2. Tổng hợp kinh phí theo nguồn đầu tư

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Lĩnh vực NSNNHTLD TPKT TỔNG

NSTW NSĐP Cộng NSNNĐTPT NSSN

1. Ứng dụng CNTT trong CQ Đảng và NN 40.000 80.000 123.000 243.000 243.0002. Ứng dụng CNTT phục vụ SXKD 2.200 3.900 3.900 10.000 7.000 7.000 24.0003. Ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội 6.000 7.000 7.000 20.000 10.000 20.000 50.0004. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 13.000 47.000 9.000 69.000 19.000 88.0005. Phát triển công nghiệp CNTT   3.500.000 60.000 3.560.0006. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 5.000 5.000 20.000 30.000 6.000 7.000 43.0007. Ban hành chính sách về CNTT   3.000 3.000 3.000

Tổng 66.200 142.900 165.900 375.000 3.523.000 113.000 4.011.000Tỷ lệ % 1,65 3,56 4,14 9,35 87,83 2,82 100

Chú thích:

NSNN: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước NSTW: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do TW hỗ trợNSĐP: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước của tỉnh ĐTPT: Nguồn vốn đầu tư phát triểnNSSN: Nguồn vốn sự nghiệpHTLD: Nguồn vốn từ hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ, vay tín dụng TPKT: Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế

125

Bảng 5.3. Phân kỳ vốn ngân sách nhà nước theo các năm thực hiện Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Lĩnh vực 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng1. Ứng dụng CNTT trong CQ Đảng và NN 20.200 33.200 36.800 35.000 53.300 64.500 243.000

NSTW 4.000 4.000 6.000 6.000 9.500 10.500 40.000NSĐP/ĐTPT 6.200 12.200 12.800 12.000 17.800 19.000 80.000NSĐP/NSSN 10.000 17.000 18.000 17.000 26.000 35.000 123.000

2. Ứng dụng CNTT phục vụ SXKD 600 900 1.000 1.000 2.500 4.000 10.000NSTW 300 200 200 100 1.400 2.200NSĐP/ĐTPT 300 300 400 400 1.200 1.300 3.900NSĐP/NSSN 300 300 400 400 1.200 1.300 3.900

3. Ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội 1.000 1.500 2.500 2.500 6.000 6.500 20.000NSTW 500 900 900 1.800 1.900 6.000NSĐP/ĐTPT 500 500 800 800 2.100 2.300 7.000NSĐP/NSSN 500 500 800 800 2.100 2.300 7.000

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 4.000 8.000 8.000 8.000 11.000 30.000 69.000NSTW 2.000 2.000 2.000 3.000 4.000 13.000NSĐP/ĐTPT 3.000 5.000 5.000 5.000 6.000 23.000 47.000NSĐP/NSSN 1.000 1.000 1.000 1.000 2.000 3.000 9.000

5. Phát triển công nghiệp CNTT 0 0 0 0 0 0 06. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 700 1.400 3.500 3.500 9.500 11.400 30.000

NSTW 300 700 700 1.600 1.700 5.000NSĐP/ĐTPT   300 700 700 1.600 1.700 5.000NSĐP/NSSN 700 800 2.100 2.100 6.300 8.000 20.000

7. Ban hành chính sách về CNTT 300 300 300 300 800 1.000 3.000NSĐP/NSSN 300 300 300 300 800 1.000 3.000

Tổng 26.800 45.300 52.100 50.300 83.100 117.400 375.000NSTW 4.000 7.100 9.800 9.800 16.000 19.500 66.200NSĐP/ĐTPT 10.000 18.300 19.700 18.900 28.700 47.300 142.900NSĐP/NSSN 12.800 19.900 22.600 21.600 38.400 50.600 165.900

126

Bảng 5.4. Nhu cầu kinh phí Ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và Nhà nước

Đơn vị tính: Triệu VNĐNội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

1. Chuẩn hoá thông tin 300 400 500 400 600 1.000 3.2002. XD các HTTT tại các CQ Đảng 3.800 3.900 3.900 3.800 5.300 10.500 31.200Cổng TTĐT của Đảng 300 400 300 300 300 1.000 2.600Hệ thống hỗ trợ ĐHTN 400 400 400 400 1.000 1.000 3.600HTTT phục vụ sự lãnh đạo của cấp uỷ 300 300 400 300 500 1.000 2.800CSDL Văn kiện & lịch sử Đảng 300 300 300 300 500 1.000 2.700CSDL HS lưu trữ của Đảng 300 300 300 300 500 1.000 2.700CSDL Quản lý đảng viên 300 300 300 300 500 1.000 2.700HTTT Giải quyết đơn thư khiếu tố 400 400 400 400 500 1.000 3.100Các HTTT chuyên ngành (7 hệ) 1.000 1000 1000 1000 1000 3000 8.000Các chương trình nội bộ 500 500 500 500 500 500 3.0003. XD các HTTT dùng chung tại CQ QLNN 2.100 3.400 3.400 1.800 2.400 2.500 15.600Hệ thống Qlý VB và điều hành 1.000 1.500 1.500 1.000 1.500 1.000 7.500HTTT tổng hợp KTXH 800 1.500 1.500 500 600 1.000 5.900CSDL Văn bản QPPL 300 400 400 300 300 500 2.2004. Xây dựng các HTTT chuyên ngành 1000 5.000 5.000 5.000 9.000 15.000 40.0005. Triển khai các chương trình nội bộ 500 500 1000 1000 1.000 1.000 5.0006. XD các CSDL trọng điểm 2.000 7.000 13.000 13.000 21.000 18.000 74.000CSDL Địa lý hành chính 2.000 4.000 5.000 5.000 6.000 5.000 27.000CSDL về dân cư   1000 3000 3000 6000 5.000 18.000CSDL thống kê KTXH   1000 2000 2000 3000 3.000 11.000CSDL về doanh nghiệp và đầu tư   1000 3000 3000 6000 5.000 18.0007. XD các HTTT phục vụ DV công 10.500 13.000 10.000 10.000 14.000 16.500 74.000Cổng TTGTĐT 1.000 1.500 1000 1000 1.000 1.000 6.500HTTT Giải quyết khiếu tố 500 500 500 500 1000 1000 4.000HTTT Quản lý đăng ký hộ tịch 1000 1.000 1000 1000 1.000 1.000 6.000

127

Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 TổngHTTT Giải quyết HS một cửa 3.000 2.000 1000 1000 1.000 2.000 10.000HTTT Cấp phép DA đầu tư 500 1000 500 500 1000 2000 5.500HTTT Cấp đăng ký kinh doanh 500 1000 500 500 1000 2000 5.500HTTT Cấp phép xây dựng 500 1000 500 500 1000 2000 5.500HTTT Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 500 500 500 500 1000 1000 4.000HTTT Giải quyết HS về đất   2.000 2000 2000 1.000 2.000 9.000HTTT Cấp giấy ĐK hành nghề y, dược 500 500 500 500 1000 500 3.500HTTT Cấp ĐK ô tô, xe máy 500 500 500 500 1000 500 3.500HTTT ĐK sát hạch và cấp GPLX đường bộ 1000 500 500 500 1000 500 4.000HTTT Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù 500 500 500 500 1000 500 3.500HTTT Cấp Giấy ĐK tạm trú, tạm vắng 500 500 500 500 1000 500 3.500

Cộng 20.200 33.200 36.800 35.000 53.300 64.500 243.000

Bảng 5.5. Nhu cầu kinh phí Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu VNĐNội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

1. Xây dựng Cổng giao dịch TMĐT 200 300 500 500 1.500 3.000 6.0002. Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT 600 1.400 1.500 1.500 2.000 5.000 12.0003. Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp   500 1.000 1.000 1.500 2.000 6.000

Cộng 800 2.200 3.000 3.000 5.000 10.000 24.000

128

Bảng 5.6. Nhu cầu kinh phí Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hộiĐơn vị tính: Triệu VNĐ

Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng1. Phổ cập dịch vụ Internet cho người dân 400 600 500 500 2.000 3.000 7.0002. Ứng dụng CNTT trong YT&CSSKCĐ 200 2.300 1.500 1.500 2.500   8.000HTTT quản lý bệnh viện 200 300 500 500 500 1.000 3.000Trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện   2.000 1.000 1.000 2.000 3.000 9.0003. Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT 600 1400 2500 2500 5000 7000 19.000Mạng EDUNET (kể cả giáo dục từ xa)   500 1.000 1.000 1.500 2.000 6.000HTTT quản lý giáo dục 200 300 500 500 500   2.000Trang thiết bị CNTT cho các trường học 400 600 1.000 1.000 3.000 5.000 11.0004. Ứng dụng CNTT trong NN&PTNT 400 600 500 500 2.000 3.000 7.0005. Ứng dụng CNTT trong lao động và việc làm     500 500 1.000 1.000 3.0006. Ứng dụng CNTT trong văn hoá, du lịch 200 300 500 500 1.500 3.000 6.000

Cộng 1.800 5.200 6.000 6.000 14.000 17.000 50.000

Bảng 5.7. Nhu cầu kinh phí Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT

Đơn vị tính: Triệu VNĐNội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

1. XD các mạng LAN xã/phường   2.600 2.600 2.600 3.600 4.500 15.9002. Nâng cấp LAN các sở/ngành, UBND huyện/thị     5.000 5.000 5.000 15.000 30.0003. XD mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và NN 800 1.000 200 200 600 1.000 3.8004. XD hệ thống giao ban trực tuyến 2.200 3.000 1.000 1.000     7.2005. XD Trung thông tin dữ liệu (Data Center) 340 1.600 1.700 1.260 4.000 2.100 11.0006. Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản 700 500 100 100 300 500 2.2007. Nâng cấp Cổng TTGTĐT 900 200 300 500 1.000 15.000 17.900

Cộng 4.940 8.900 10.900 10.660 14.500 38.100 88.000

Bảng 5.8. Nhu cầu kinh phí Phát triển công nghiệp CNTT

129

Đơn vị tính: Triệu VNĐNội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

Phát triển CN Phần cứng 50.000 50.000 200.000 200.000 1.000.000 2.000.000 3.500.000Phát triển CN phần mềm   3000 7.000 10.000 10.000 30.000 60.000

Cộng 50.000 53.000 207.000 210.000 1.010.000 2.030.000 3.560.000

Bảng 5.9. Nhu cầu kinh phí Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng1. Nâng cao nhận thức về CNTT 200 200 300 300 1.000 1.500 3.5002. Đào tạo CNTT trong các CQ Đảng và NN 400 600 1.000 1.000 3.000 5.000 11.0003. Phát triển nguồn nhân lực CNTT 100 200 350 350 1.000 1.500 3.5004. Đào tạo TMĐT 100 100 400 400 1.000 2.000 4.0005. XD Trung tâm CNTT & các CS đào tạo 400 1.100 3.250 3.250 8.000 5.000 21.000

Cộng 1.200 2.200 5.300 5.300 14.000 15.000 43.000

Bảng 5.10. Nhu cầu kinh phí Ban hành chính sách về CNTT

Đơn vị tính: Triệu VNĐNội dung 2010 2011 2012 2013 2014-2015 2016-2020 Tổng

Ban hành chính sách về CNTT 300 300 300 300 800 1.000 3.000

130

3. Cách thức huy động vốn đầu tư Ban hành các chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và

phát triển CNTT. Để đảm bảo nhu cầu vốn cho ứng dụng và phát triển CNTT cần huy động vốn

từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các DN, vốn trong dân thông qua xã hội hoá, .. để thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT.

Huy động vốn trong nước Vốn từ ngân sách:

Vốn từ ngân sách (ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh) chủ yếu chỉ dành để đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các cơ quan sở/ngành, thành/huyện/thị, thị trấn, xã/phường, các cơ quan QLNN trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm tỉnh dành kinh phí đủ để đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT.

Huy động vốn trong các DN: Khuyến khích các DN đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển CNTT

của đơn vị mình. Các DN muốn đầu tư đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao sản lượng, chất

lượng sản phẩm, phát triển sản xuất có thể tự huy động vốn, vay vốn ngân hàng. Các DN cũng có thể huy động vốn bằng cách vay của cán bộ, công nhân.

Huy động vốn trong dân: Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của dân. Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, Việt kiều ở nước ngoài đầu tư

dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn trong dân.

Huy động vốn từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư trực tiếp. Cần thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút được nhiều dự án đầu tư.

Huy động vốn đầu tư nước ngoàiXây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư. Sử dụng một số phần vốn ODA của các nước giúp Việt Nam vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT&TT ở nông thôn. Tổ chức hội thảo, giới thiệu và mời chào các DN đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp CNTT. Xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư. Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của Nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

i

I.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách Xây dựng chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Có cơ chế ưu tiên

đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực miền núi và nông thôn.

Tạo môi trường pháp lý, thu hút các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng, phát triển công nghiệp và thị trường CNTT. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp CNTT.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật và triển khai các ứng dụng CNTT đến khu vực miền núi và nông thôn.

Ban hành chính sách khuyến khích đào tạo và thu hút nhân lực có trình độ về CNTT về làm việc tại địa phương, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ CNTT làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc; chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.

I.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT1. Nâng cao nhận thức về CNTT

Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 09/5/2006 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc phát triển và ứng dụng CNTT và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về phát triển và ứng dụng CNTT.

Nâng cao nhận thức về vai trò và tác động của CNTT đối với công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đối với việc nâng cao năng lực điều hành quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cũng như quá trình cải cách hành chính cho lãnh đạo, các nhà quản lý, cán bộ công chức các cấp, các DN và người dân.

Xây dựng một quyết tâm chính trị cao trong hệ thống chính trị, thể chế hoá quyết tâm đó bằng các hành động cụ thể; coi công nghệ thông tin là lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Mọi cán bộ, công chức, viên chức cần gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng CNTT. Gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị với việc ứng dụng tích cực CNTT trong chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị.

2. Đào tạo nguồn nhân lực về CNTT Rà soát, hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực đã có, xây dựng

mới các chính sách có hiệu lực hỗ trợ tốt việc đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Tập trung thực hiện các nội dung đã nêu trong nội dung Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân.

ii

Xã hội hoá công tác đào tạo CNTT, thu hút mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có cơ hội được học tập, tiếp cận kiến thức về CNTT thông qua các loại hình với các nội dung đa dạng, thích hợp.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo trong đó khuyến khích đào tạo lao động tại chỗ ở các DN đang trong quá trình đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư.

Nâng cao chất lượng đào tạo và đầu tư mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo CNTT  hiện có. Xây dựng Trung tâm đào tạo CNTT  của tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT  tại các cơ quan trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.

Nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm cân đối lại cơ cấu đào tạo nhân lực hiện nay, đồng thời tăng cường mở các trường dạy nghề về điện tử tin học có chất lượng trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường liên kết hợp tác nội ngoại tỉnh trong đào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo CNTT trong các trường dạy nghề, đội ngũ kỹ sư CNTT thực hành trong các trường đại học trên địa bàn.

I.4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT đi trước một bước để có thể

đáp ứng phù hợp việc triển khai các nội dung phát triển và ứng dụng CNTT khác một cách hiệu quả.

Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng diện rộng, các trung

tâm quản lý và khai thác dữ liệu (Data Center) và hệ thống đường truyền. Kết nối thông suốt mạng của các cơ quan Đảng và mạng của các cơ quan Nhà

nước, giữa hệ thống các địa bàn trong tỉnh với hệ thống mạng quốc gia. Thường xuyên có sự nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT theo các

công nghệ hiện đại và tiên tiến để tránh sự tụt hậu dẫn đến việc bỏ phí hệ thống hạ tầng cũ.

I.5. Phát triển khoa học công nghệ Các nội dung quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT phải luôn tuân theo và

cập nhật các công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo theo các chuẩn quốc gia và quốc tế, phải đảm bảo tính mở để có thể phát triển và mở rộng.

Tập trung một số đề tài, dự án nghiên cứu và triển khai KHCN về ứng dụng và phát triển CNTT vào các lĩnh vực khác và với thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thiết kế kiến trúc và xây dựng các chuẩn đảm bảo cho việc triển khai xây dựng hạ tầng CNTT đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuẩn hoá luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong ứng dụng và phát triển CNTT để triển khai các dịch vụ phục vụ cho tin học hoá, CPĐT, TMĐT,....

I.6. Phát triển thị trường Xây dựng khung pháp lý đồng bộ với chính sách tự do hoá đầu tư ở mức cao, kích

iii

thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN trong và ngoài nước, DN nhà nước với các DN khác.

Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, và các dịch vụ CNTT. Có chính sách hỗ trợ các DN mới tham gia vào thị trường.

Phát triển thị trường lao động CNTT, có chính sách thu hút lao động công nghệ cao, đặc biệt là chuyên gia CNTT từ các tỉnh, thành khác về làm việc tại Vĩnh Phúc.

Mở rộng thị trường các sản phẩm CNTT ra các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Chiến lược về thị trường là khai thác thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ các DN tìm kiếm đối tác và liên doanh liên kết với các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường và cung cấp thông tin về thị trường trong nước và quốc tế cho các DN. Hỗ trợ các DN giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, đẩy mạnh tiếp thị, nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.

Nâng cao nhận thức về vai trò và lợi ích của TMĐT trong việc phát triển thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT và khuyến khích các hình thức giao dịch thương mại qua mạng, giúp các DN giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

I.7. Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý CNTT của tỉnh, trong đó chú ý đến việc

củng cố Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc với Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực có đủ thẩm quyền để điều phối chung việc triển khai các ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Ban Chỉ đạo còn tiếp tục điều hành việc triển khai CPĐT sau khi các dự án tin học hoá đã hoàn thành.

Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương để tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất. Tranh thủ sự tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ của các doanh nghiệp có thương hiệu, kinh nghiệm trong và ngoài nước trong ứng dụng, phát triển CNTT tại địa phương.

Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý CNTT tại các sở ban ngành, huyện/thành/thị uỷ, UBND huyện/thị, từng bước hình thành hệ thống giám đốc CNTT để triển khai thực hiện kế hoạch.

Tiến hành lập các Ban quản lý dự án theo phân công các đơn vị chủ trì và các đơn vị tham gia các dự án đã nêu trong bản Quy hoạch này. Khẩn trương chi tiết hoá nội dung các dự án theo hướng dẫn thống nhất.

Đơn vị thường trực sẽ làm đầu mối giúp Ban chỉ đạo Ứng dụng và Phát triển CNTT của tỉnh trong việc phối hợp với các ngành chủ trì việc tổ chức thực hiện Quy hoạch này.

Mỗi cơ quan cấp sở/ngành và UBND cấp huyện/thị có ít nhất một biên chế cho quản trị mạng và quản trị HTTT.

I.8. Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kết Có các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần

iv

kinh tế cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT. Tạo lập môi trường thuận lợi để Vĩnh Phúc trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT&TT quốc tế. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp CNTT.

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, DN và người sử dụng, chú ý quan tâm các DN vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về CNTT&TT trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT&TT.

Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn FDI để thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng CNTT, CPĐT, TMĐT. Các DN hợp tác trực tiếp với các công ty lớn của nước ngoài về CNTT&TT để phát triển nguồn nhân lực CNTT.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆNII.1. Vai trò của nhà nước và các thành phần kinh tế

Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 là định hướng chiến lược quan trọng cho ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đưa CNTT trở thành một trong những động lực quan trọng nhất trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Vĩnh Phúc, tiến tới xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Bản quy hoạch sau khi được phê duyệt sẽ đóng vai trò định hướng phát triển quan trọng trong quá trình "điện tử hoá và tin học hoá" tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy quy hoạch tổng thể phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc cần được ưu tiên thực hiện. Việc tổ chức thực hiện phải đi đôi với việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở/ngành, UBND huyện/thị, xã/phường và các cơ quan có liên quan có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. UBND tỉnh chủ trì và chỉ đạo các sở/ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện và triển khai theo chức năng, quản lý Nhà nước và các nội dung cụ thể của quy hoạch. Các sở/ngành liên quan trực tiếp đến Quy hoạch có trách nhiệm triển khai các công việc được qui định cụ thể. Các, sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan khác, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch và ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị mình. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch.

Các DN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của các DN CNTT có ý nghĩa to lớn và góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH. Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch, các DN cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động tham gia các hình thức giao dịch TMĐT, CPĐT; Xác định rõ thị trường mục tiêu và sản phẩm dịch vụ CNTT trọng tâm để phát triển, tham gia vào quá trình phân công lao động trong lĩnh vực CNTT trong

v

nước và quốc tế; Xây dựng các hình thức liên kết giữa các DN CNTT với các cơ quan quản lí Nhà nước, các trường đại học, trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, hiệp hội người tiêu dùng để tạo sự phát triển nhanh và đồng bộ giữa các thành phần CNTT&TT.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, người dân với tư cách là người sử dụng các ứng dụng CNTT, vừa là người tham gia thực hiện quy hoạch vừa là người thụ hưởng các thành quả của việc ứng dụng và phát triển CNTT. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong phát triển xã hội tương lai, vận động mọi người dân tích cực tham gia học tập dưới mọi hình thức để nâng cao hiểu biết về CNTT và có được các kỹ năng cơ bản sử dụng máy tính, các chương trình, dịch vụ cơ sở để dần dần trở thành công dân điện tử; Tổ chức cập nhật thông tin, tri thức về CNTT, học tập, nghiên cứu, giao dịch qua mạng Internet, tham gia TMĐT, CPĐT; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển , quản lý CNTT và giám sát quá trình thực hiện luật lệ, chính sách về CNTT. Các hội nghề nghiệp như Hội tin học, Hội Điện tử, Hiệp hội người tiêu dùng… có vai trò quan trọng trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các DN và người tiêu dùng ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cần phát huy hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp và phối hợp hoạt động của các hiệp hội với các DN liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.

II.2. Phân công trách nhiệmTỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở/ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch

và triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, từng bước xây dựng tỉnh điện tử, ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế, trước mắt là những ngành kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, thuế…, ứng dụng CNTT trong các hoạt động văn hoá, nghiên cứu khoa học, thông tin, y tế, củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng. Trách nhiệm của các sở/ngành, UBND huyện/thị và các đơn vị như sau:

1. Sở Thông tin và Truyền thông Hàng năm xây dựng, trình UBND tỉnh kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT

trên địa bàn tỉnh phù hợp với bản Quy hoạch này. Đề xuất những giải pháp cần thiết trình lãnh đạo UBND tỉnh quyết định. Sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm và tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch vào năm 2020.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BCVT và CNTT trên địa bàn tỉnh. Là thường trực giúp Ban Chỉ đạo chỉ đạo và phối hợp các sở/ngành, các địa

phương và các cơ quan trong tỉnh trong thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tưChủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối tổng hợp

các nguồn lực trong kế hoạch phát triển KTXH 5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các giải pháp triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT.

3. Sở Tài chính

vi

Chủ trì xây dựng cơ chế tạo điều kiện đảm bảo ưu tiên bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho các dự án phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Công ThươngChủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan

xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và triển khai chương trình tạo thị trường và thương hiệu cho sản phẩm CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc, hỗ trợ các DN CNTT tham gia thị trường quốc tế.

5. Sở Nội vụChủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở/ngành liên quan

đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính tạo cơ sở cho ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước.

7. Sở Giáo dục và Đào tạoTổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong

Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

8. Các sở/ngành khác; UBND các huyện/thịCăn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT

đến năm 2020 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT cho đơn vị mình. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị khác chủ trì, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT được phân công. Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ. Triển khai các hoạt động về ứng dụng và phát triển CNTT trong kế hoạch hoạt động thường xuyên của đơn vị.

II.3. Danh mục các dự án triển khai đến năm 2020II.3.1. Các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước 1. Dự án Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin

Nội dung: Thực hiện nội dung Chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin. Thời gian thực hiện:

2010-2015: Về cơ bản hoàn thành chuẩn hoá các quy trình và nội dung thông tin dùng chung trên diện rộng. Áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các cơ quan cấp huyện/thị trở lên.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung chuẩn hoá còn lại và áp dụng ISO 9001:2008 diện rộng.

Các cơ quan tham gia: Chủ trì: Sở Nội vụ; Văn phòng UBND tỉnh. Phối hợp: Sở TTTT; Sở KHĐT; Sở KHCN Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan.

vii

2. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng Các tiểu dự án xây dựng và triển khai các HTTT tại các cơ quan Đảng gồm:

Tiểu dự án Xây dựng và hoàn thiện Cổng TTĐT của Tỉnh uỷ Tiểu dự án Xây dựng và triển khai hệ thống hỗ trợ điều hành tác nghiệp Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT phục vụ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn kiện Đảng Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Hồ sơ lưu trữ của Đảng Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Quản lý đảng viên Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Giải quyết khiếu tố Tiểu dự án Xây dựng và triển khai các chương trình quản lý nội bộ Các tiểu dự án Xây dựng và triển khai các HTTT chuyên ngành

Thời gian thực hiện: 2010-2015: Về cơ bản hoàn thành việc triển khai diện rộng Hệ thống hỗ trợ

điều hành tác nghiệp, tại cấp tỉnh đạt mức độ phát triển cao, tại cấp huyện/thị đạt mức độ trung bình. Hoàn thiện triển khai một số CSDL (Quản lý đảng viên, Văn kiện & Lịch sử đảng bộ,...) ở mức độ cao. Triển khai các ứng dụng còn lại đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai tất cả các ứng dụng tin học hoá ở mức độ phát triển cao.

Các cơ quan tham gia thực hiện: Chủ trì: Văn phòng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Phối hợp: Các Ban của Tỉnh uỷ; các huyện/thị uỷ. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng.

3. Xây dựng và triển khai các HTTT dùng chung trên môi trường mạng Các tiểu dự án khôi phục, hoàn thiện và triển khai các HTTT tại các cơ quan

QLNN gồm: Tiểu dự án Xây dựng và triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn bản quy phạm pháp luật

Thời gian thực hiện: 2010-2015: Khôi phục, hoàn thiện việc xây dựng, triển khai và vận hành

các HTTT dùng chung tại các cơ quan từ cấp huyện/thị trở lên. Đối với các sở/ngành đạt mức độ phát triển cao, đối với các UBND huyện/thị đạt mức độ trung bình.

2016-2020: Tiếp tục duy trì vận hành các HTTT dùng chung trên diện rộng, trong đó đặc biệt trao đổi thông tin trên mạng. Các HTTT được triển khai, vận hành đạt mức độ phát triển cao. Mở rộng việc triển khai và vận hành các HTTT dùng chung tới cấp xã/phường.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh. Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai HTTT tổng hợp KTXH phục vụ điều hành Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

viii

Phối hợp: Sở TTTT, Văn phòng UBND tỉnh. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL Văn bản QPPL Chủ trì: Sở Tư pháp Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Nội vụ. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

4. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngànhThực hiện nội dung Xây dựng và triển khai các HTTT quản lý và tác nghiệp

chuyên ngành, mỗi cơ quan QLNN cấp tỉnh và cấp huyện/thị sẽ tiến hành lựa chọn một số lĩnh vực chuyên ngành để xây dựng và triển khai các phân hệ chuyên ngành thuộc HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành cho các lĩnh vực đã lựa chọn, đối với mỗi cơ quan sẽ có một tiểu dự án thực hiện việc xây dựng và triển khai.

Thời gian thực hiện: 2010-2015: Hoàn thành việc lựa chọn các phân hệ chuyên ngành, lập dự án,

khảo sát, phân tích thiết kế cho các phân hệ chuyên ngành đã được lựa chọn. Xây dựng phần mềm và triển khai bước đầu 1/3 số phân hệ chuyên ngành đó.

2016-2020: Xây dựng phần mềm và triển khai các phân hệ còn lại. Hoàn thành triển khai và vận hành các phân hệ chuyên ngành theo hệ thống ngành dọc tới cấp huyện/thị.

Tổ chức thực hiện: Mỗi HTTT quản lý và tác nghiệp chuyên ngành tại một cơ quan sẽ là một tiểu

dự án.

5. Dự án Triển khai các chương trình quản lý nội bộ Thực hiện nội dung Triển khai các chương trình quản lý nội bộ. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong giai đoạn 2010-2015. Chủ trì: Các cơ quan tự triển khai và vận hành sử dụng.

6. Dự án Xây dựng một số CSDL trọng điểm của tỉnh Các tiểu dự án xây dựng các CSDL trọng điểm của tỉnh gồm:

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về địa lý hành chính Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về dân cư Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL thống kê KTXH Tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về doanh nghiệp và đầu tư

Thời gian thực hiện: 2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho cả 4 CSDL. Xây

dựng phần mềm và triển khai thử nghiệm ở mức độ trung bình cho 2 CSDL. 2016-2020: Hoàn thành việc xây dựng và triển khai cả 4 CSDL ở mức độ cao.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về địa lý hành chính Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở TTTT. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; các UBND huyện/thị Tham gia triển khai: Sở Tài nguyên và Môi trường, các phòng chuyên môn

về công tác địa chính (thuộc UBND huyện/thị)

ix

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về dân cư Chủ trì: Công an tỉnh. Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở LĐTBXH. Tham gia triển khai: UBND xã/phường, huyện/thị.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL thống kê KTXH Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: Sở TTTT; Sở Tài chính. Tham gia triển khai: Cục Thống kê, các Phòng Thống kê.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai CSDL về DN và đầu tư Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: Sở Công Thương; Ban Quản lý các KCN, Hội DN. Tham gia triển khai: Các KCN, các DN.

7. Dự án Xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công Các tiểu dự án xây dựng và triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công gồm:

Nâng cấp, xây dựng và triển khai Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc XD và triển khai HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa XD và triển khai HTTT Quản lý hộ tịch XD và triển khai HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo XD và triển khai HTTT Cấp giấy phép đầu tư XD và triển khai HTTT Cấp ĐKKD (tất cả các loại hình) XD và triển khai HTTT Cấp giấy phép xây dựng XD và triển khai HTTT Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng XD và triển khai HTTT Giải quyết HS thủ tục về đất đai. XD và triển khai HTTT Cấp giấy ĐK hành nghề y, dược XD và triển khai HTTT Cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy XD và triển khai HTTT ĐK sát hạch và cấp GPLX cơ giới đường bộ Xây dựng và triển khai HTTT Cấp giấy phép hoặc dịch vụ đặc thù Xây dựng và triển khai HTTT Cấp Giấy ĐK tạm trú, tạm vắng Các tiểu dự án khác....

Thời gian thực hiện 2010-2015: Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế, nâng cấp, xây dựng

và triển khai các nội dung dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT, kết nối và tích hợp với các HTTT liên quan đã triển khai. Hoàn thành việc khảo sát, phân tích thiết kế cho các HTTT phục vụ dịch vụ công đã nêu. Xây dựng phần mềm và đưa vào triển khai 1/2 các HTTT phục vụ dịch vụ công.

2016-2020: Hoàn thành việc triển khai các HTTT phục vụ dịch vụ công còn lại (tại các cơ quan) và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTGTĐT.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng Cổng TTGTĐT tỉnh Vĩnh Phúc Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông . Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở KHĐT; Sở Tài chính. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Giải quyết hồ sơ một cửa Chủ trì: Sở Nội vụ. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, UBND huyện/thị.

x

Tham gia triển khai: Các cơ quan có phục vụ dịch vụ công. Thực hiện tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT Quản lý đăng ký hộ tịch

Chủ trì: Sở Tư pháp. Phối hợp: UBND huyện/thị. Tham gia triển khai: Sở Tư pháp, UBND huyện/thị, UBND xã/phường.

Thực hiện tiểu dự án XD và triển khai HTTT Giải quyết khiếu nại và tố cáo Chủ trì: Thanh tra tỉnh Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan QLNN

Thực hiện các tiểu dự án còn lại Cơ quan chủ trì mỗi tiểu dự án là cơ quan chuyên ngành về lĩnh vực mà

dịch công có liên quan chính. Tham gia triển khai: Các phòng giao dịch một cửa tại mỗi cơ quan, các

phòng ban chuyên môn có liên quan đến giải quyết các hồ sơ dịch vụ công.

II.3.2. Các dự án ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh 1. Dự án xây dựng Cổng giao dịch TMĐT

Nội dung: Xây dựng Cổng giao dịch TMĐT nhằm hỗ trợ thông tin cho các DN bao gồm xây dựng và đặt các website của DN, thiết lập các CSDL giá cả, thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ DN về mặt luật pháp và các dịch vụ khác như xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường...

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công Thương. Phối hợp: Sở TTTT; Sở KHĐT; Sở Tài chính. Tham gia triển khai: Các DN.

2. Dự án Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT Nội dung: Cung cấp và hỗ trợ các DN các dịch vụ CNTT cho DN như lập dự án,

các giải pháp, cho thuê máy tính và phần mềm, hỗ trợ các dịch vụ an toàn dữ liệu, nhân lực cho bảo hành bảo trì. Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của Trung tâm này được nằm trong nội dung của dự án xây dựng Trung tâm giao dịch CNTT.

Thời gian thực hiện: 2010-2020 Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương. Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính, các DN.

3. Dự án Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp Nội dung: Xây dựng HTTT quản lý xí nghiệp. Thời gian thực hiện: 2010-2020 Nguồn kinh phí: Các doanh nghiệp tự chi. Thực hiện: Các doanh nghiệp sẽ tự xây dựng hoặc mua PM để ứng dụng quản

lý toàn diện hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

II.3.3. Các dự án ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống, xã hội 1. Dự án Phổ cập dịch vụ Internet cho người dân

xi

Nội dung: Kết nối Internet tới các điểm văn hoá xã. Cung cấp và phổ biến thông tin cho người dân trên Cổng TTGTĐT.

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông . Phối hợp: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tham gia triển khai: Các điểm văn hoá xã thụ hưởng.

2. Dự án Ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo Dự án này gồm các tiểu dự án

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai Mạng EDUNET và giáo dục từ xa Tiểu dự án Xây dựng HTTT quản lý giáo dục Tiểu dự án Trang thiết bị CNTT cho các trường học.

Thời gian thực hiện: 2011-2020 Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo Phối hợp: Sở TTTT. Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

3. Dự án Ứng dụng CNTT trong y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Dự án này gồm hai tiểu dự án

Tiểu dự án Xây dựng và triển khai HTTT quản lý bệnh viện. Tiểu dự án Trang thiết bị CNTT cho các bệnh viện.

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Y tế. Phối hợp: Sở TTTT; Các bệnh viện tỉnh. Tham gia triển khai: Các bệnh viện và các đơn vị y tế có liên quan.

4. Dự án Ứng dụng CNTT trong NN&PTNT Nội dung:

Xây dựng HTTT hỗ trợ nông dân các vấn đề liên quan đến NN&PTNT Phổ biến và cung cấp thông tin về NN&PTNT cho nông dân trên Cổng

TTGTĐT. Thời gian thực hiện: 2010-2020 Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nông nghiệp & PTNT. Phối hợp: Sở KHĐT; Sở Tài chính, Sở TTTT.

5. Dự án Ứng dụng CNTT trong quản lý lao động và giải quyết việc làm Nội dung: Xây dựng sàn giao dịch, hình thành chợ điện tử về việc làm và

nguồn nhân lực Thời gian thực hiện: 2010-2020 Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

xii

Phối hợp: Sở TTTT, Sở Công Thương. Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

6. Dự án Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực văn hoá, du lịch Nội dung

Xây dựng HTTT Quản lý thư viện Xây dựng CSDL quản lý bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá phi vật thể. Nâng cấp website du lịch của tỉnh

Thời gian thực hiện: 2010-2020 Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Phối hợp: Sở TTTT, Sở KHCN. Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

II.3.4. Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT 1. Dự án Triển khai mạng LAN cho UBND xã/phường

Nội dung: Đầu tư cho tất cả UBND xã/phường mỗi đơn vị một mạng LAN đủ mạnh

phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành và trong phục vụ dịch vụ công.

Tích hợp và kết nối LAN của UBND xã/phường với mạng WAN hành chính điện tử của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Hàng năm cho các giai đoạn 2010-2015 và sau đó nâng cấp, bổ sung thay thế vào giai đoạn 2016-2020.

Tham gia thực hiện: Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT. Tham gia triển khai: Các cơ quan/ đơn vị liên quan.

2. Dự án Nâng cấp và hoàn thiện LAN của sở/ngành, UBND huyện thị Nội dung: nâng cấp bổ sung mạng LAN cho Văn phòng UBND tỉnh, 40

sở/ngành, 9 UBND huyện/thị. Thời gian thực hiện: Hàng năm trên cơ sở hiện trạng LAN của các đơn vị. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT. Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

3. Dự án Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước Nội dung:

Xây dựng mạng trục kết nối các cơ quan Đảng và Nhà nước Thiết lập hệ thống mạng WAN dựa trên mô hình mạng campus

Thời gian thực hiện: Tập trung việc thiết lập WAN trong 2 năm 2010-2011. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

xiii

Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

4. Dự án Xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến Nội dung:

Xây dựng và triển khai hệ thống giao ban trực tuyến Thời gian thực hiện: Tập trung xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến trong 2

năm 2010-2011. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT. Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

5. Dự án Xây dựng Trung tâm thông tin điện tử Nội dung: Xây dựng Trung tâm thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc Thời gian thực hiện: năm 2010-2011 làm công tác chuẩn bị, thực hiện tập

trung vào các năm 2012-2015 và các năm tiếp theo. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN, Sở KHĐT. Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

6. Dự án Nâng cấp hệ thống dịch vụ cơ bản Nội dung:

Xây dựng quy hoạch mới tên miền nội bộ, tên miền internet, địa chỉ IP nội bộ, địa chỉ IP internet cho toàn bộ hệ thống.

Triển khai hệ thống dịch vụ cơ bản theo chuẩn thống nhất và tuân theo quy hoạch mới.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành cơ bản trong 2 năm 2010-2011. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở KHĐT; Sở KHCN. Tham gia triển khai: Các cơ quan / đơn vị liên quan.

7. Dự án Nâng cấp cổng TTGTĐT và xây dựng mới các cổng phục vụ điều hành Nội dung: Trang bị các PM nền theo công nghệ có bản quyền cho hệ thống

cổng TTGTĐT của tỉnh. Thời gian thực hiện: Mua sắm các PM nền trong các năm 2010-2011. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở KHCN; Sở KHĐT.

II.3.5. Các dự án phát triển công nghiệp CNTT 1. Dự án Phát triển CNPC (chế tạo, lắp ráp phần cứng)

Nội dung: Thực hiện nội dung Quy hoạch phát triển CNPC Thời gian thực hiện: 2010-2020. Địa điểm: các khu công nghiệp của tỉnh

xiv

Vốn đầu tư: 100 tỷ Nguồn vốn: ngân sách, Tín dụng ưu đãi, vay nhà nước, FDI Hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% đầu tư nước ngoài Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công Thương Phối hợp: Sở TTTT; Khu Công nghiệp, các đối tác trong và ngoài nước Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị, các DN có liên quan.

2. Dự án Phát triển CNPM , dịch vụ và nội dung Nội dung: Thực hiện nội dung Quy hoạch phát triển CNPM, dịch vụ và

CNND Thời gian thực hiện: 2010-2020. Vốn đầu tư: 60 tỷ Nguồn vốn: ngân sách, Tín dụng ưu đãi, vay nhà nước, FDI Hình thức đầu tư: Liên doanh, 100% đầu tư nước ngoài Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp: Sở Công Thương; Khu Công nghiệp, các đối tác trong ngoài nước Tham gia triển khai: Các cơ quan, đơn vị, các DN có liên quan.

II.3.6. Các dự án phát triển nguồn nhân lực CNTT 1. Dự án Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

Nội dung: Thực hiện nội dung Nâng cao nhận thức về CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Thời gian thực hiện: Tập trung vào các năm 2010-2015, tiếp tục nâng cao trong các năm tiếp theo.

Các cơ quan tham gia thực hiện: Chủ trì: Ban Chỉ đạo; Tỉnh uỷ; UBND tỉnh. Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ; Văn phòng UBND tỉnh; Sở TTTT; Sở Nội vụ;

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

2. Dự án Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước Nội dung: Thực hiện đào tạo CNTT cho cán bộ chuyên CNTT, quản trị mạng

và quản trị hệ thống, cán bộ và chuyên viên sử dụng mạng và các ứng dụng tin học hoá tại các cơ quan Đảng và Nhà nước

Thời gian thực hiện: 2010-2020 (Hàng năm tổ chức các khoá đào tạo). Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ; các Trung tâm đào

tạo CNTT. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

3. Dự án Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài CNTT Nội dung: Xây dựng chính sách và thực hiện các biện pháp thu hút nhân lực

chất lượng cao về CNTT từ nước ngoài, trong nước về tỉnh làm việc.

xv

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp: các Trung tâm đào tạo CNTT.

4. Dự án Đào tạo TMĐT Nội dung: Phổ cập kiến thức TMĐT, hỗ trợ các DN từng bước vững chắc

tham gia TMĐT. Thời gian thực hiện: Chủ yếu tập trung vào các năm 2010-2015. Địa điểm thực hiện: các Trung tâm đào tạo CNTT Tham gia thực hiện:

Chủ trì: Sở Công Thương. Phối hợp: Sở TTTT; các Trung Tâm đào tạo CNTT. Tham gia triển khai: các Trung Tâm đào tạo CNTT.

5. Dự án Xây dựng Trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển CNTT Nội dung: Phát triển Trung tâm CNTT có chức năng đào tạo và phát triển

CNTT với định hướng ứng dụng cao, với chương trình đào tạo tiên tiến và cơ sở vật chất hiện đại. Chức năng đào tạo và phát triển CNTT bao gồm đào tạo và hợp tác đào tạo (trong nước và quốc tế) nguồn nhân lực CNTT phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Tổ chức nghiên cứu triển khai các ứng dụng CNTT. Xây dựng HTTT quản lý nguồn nhân lực CNTT của Tỉnh

Thời gian thực hiện: 2010-2020. Nhiệm vụ xây dựng Trung tâm chủ yếu tập trung vào các năm 2012-2015.

Tham gia thực hiện: Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông. Phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh; Văn phòng Tỉnh uỷ; Sở Nội vụ; Sở Tài

chính; Sở KHĐT; các Trung tâm đào tạo CNTT.

II.3.7. Dự án ban hành các chính sách về CNTT Nội dung: Thực hiện nội dung Ban hành các chính sách về CNTT. Thời gian thực hiện:

2010-2015: Ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định làm căn cứ cho việc thực hiện và triển khai các dự án về CNTT trong Quy hoạch, bao gồm tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước; kêu gọi và khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT, công nghiệp CNTT; khuyến khích khai thác Internet, tham gia sử dụng TMĐT.

2016-2020: Hoàn thành các nội dung công việc còn lại. Thường xuyên hoàn thiện và bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định cho phù hợp với quá trình phát triển các ứng dụng tin học hoá theo các giai đoạn từ mức độ thấp đến mức độ cao.

Thực hiện dự án: Chủ trì: Ban Chỉ đạo; Tỉnh uỷ; UBND tỉnh. Phối hợp: Văn phòng Tỉnh uỷ; Văn phòng UBND tỉnh; Sở TTTT; Sở Tư

pháp; Sở Nội vụ; Sở KHĐT; Sở Tài chính; Sở KHCN. Tham gia triển khai: Tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước.

xvi

xvii

PHỤ LỤCI. CÁC BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng

Bảng 6.1. Tình hình quyết toán và sử dụng kinh phí Đề án 47(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Hạng mục Ngân sách TW Ngân sách ĐP Tổng cộngTỷ lệ so

với Đề án 47

Hạ tầng kỹ thuật 5.450.169.955 2.184.308.255 7.634.478.210 140%Hệ thống thông tin 350.724.660 210.000.000 560.724.660 159,8%Đào tạo, tập huấn 313.726.340 100.000.000 413.726.340 131,9%Chi khác 125.549.000 56.491.745 182.040.745 145%

Cộng  6.240.169.955 2.550.800.000 8.790.969.955 140,9%

Bảng 6.2. Dự toán kinh phí cho giai đoạn 2008-2010(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Hạng mục Kinh phí (đồng)Đầu tư thiết bị và phần mềm 8.724.236.000Quản lý dự án 171.810.000Tư vấn đầu tư xây dựng 346.271.000Chi phí khác 55.122.000Dự phòng phí 310.749.000

Cộng 9.599.188.000

Bảng 6.3. Tình hình thực hiện kinh phí cho đến hết năm 2008(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Vốn đầu tư (1000 đồng) Vốn sự nghiệp (1000 đồng) NS địa phương đã thực

hiện

Tổng được duyệt

Được cấp đến 2008

Đã thực hiện

Tổng được duyệt

Được cấp đến

2008

Đã thực hiện

4.340.000 1.800.000 800.000 1.370.000 800.000 162.348 2.200.000

xviii

Bảng 6.4. Hiện trạng cập nhật và sử dụng các ứng dụng và CSDL đến hết 2005(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Tên CSDL và các ứng dụng

Dun

g lư

ợng

(M

B)

Số

lượ

ng

bản

ghi n

ăm

2003

Số

lượ

ng

bản

ghi n

ăm

2004

Số

lượ

ng

bản

ghi n

ăm

2005 Ghi chú

1- Gửi nhận văn bản 210 810 300 510

2- Xử lý văn bản- Đi- Đến

976 1525253349918

887523436532

637729913386

13085 tệp toàn văn

3- Văn kiện Đảng bộ tỉnh 351 70704 2383 8321 10677 tệp toàn văn

4- Mục lục hồ sơ lưu trữ 57 1876 855 10215- Quản lý cán bộ 120 933 9336- Quản lý tài sản đảng 143 8439 84397- Website Tỉnh uỷ 746 1167 11678- Lịch sử Đảng bộ 39 2142 21429- CSDL Đảng viên 452 4247610- Đơn thư khiếu tố 68 1835 1835 tệp

Cộng 3.162 11.6575 33.969 66.917

Bảng 6.5. Hiện trạng cập nhật và sử dụng các ứng dụng và CSDL đến 2008(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Ứng dụng/ CSDL

Cấp tỉnh Cấp huyện/thị

Mứ

c độ

phụ

c vụ

nhđạ

o/ đ

iều

hành

Bắt

đầu

sử

dụ

ng

Dun

g lư

ợng

(M

B)

SL

bản

ghi h

iện

Số

bản

ghi c

ập

nhật

200

8

Bắt

đầu

sử

dụ

ng

Dun

g lư

ợng

(M

B)

SL

bản

ghi h

iện

Số

bản

ghi c

ập

nhật

200

8

Thư điện tử 2004 123 1296 2004 Tốt

Xử lý văn bản 2004 639 5957 2004 Tốt

Đơn thư KNTC 2004 60 1257 2004 Tốt

Văn kiện Đảng 2003 170 10969 2594 2004 9217 454 Tốt

Mục lục HS lưu trữ 2003 2135 0 2005 Tốt

Quản lý đảng viên 2004 606 5173 2004 Tốt

Kiểm tra Đảng 2008 100 1000 2008 Tốt

Quản lý tài sản đảng 2003 432 5400 2003 Tốt

Website 2005 95 1100 Tốt

xix

Bảng 6.6. Danh sách các PM có bản quyền do TW cấp(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

STT Tên phần mềm ĐVT Số lượng Tiếp nhận1 Phần mềm Lotus Notes 4.6.1 bộ 01 19982 Hệ điều hành WINNT 4.0 " 01 19983 Hệ điều hành WIN 2003 Server " 01 20044 Hệ quản trị SQL Server 2000 " 01 2004

2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan QLNN

Bảng 6.7. Kinh phí đầu tư theo Dự án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước (Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai Dự án Tin học hoá QLHCNN 2002-2006)

Đơn vị tính: 1000 VNĐHạng mục Số tiền

1. Ngân sách TW (Đề án 112 CP cấp) 3.785.000Vốn XDCB 3.200.000

Trang thiết bị cho Trung tâm THDL (2004) 500.000Bổ sung thiết bị cho Trung tâm THDL (2005) 750.627Xây dựng LAN Công an tỉnh (2005) 336.172Xây dựng LAN Sở TNMT (2005) 273.201Tổ chức lớp quản trị mạng & hệ thống (2005) 140.000Mạng Wireless 3 cơ quan tại Văn phòng UBND tỉnh (2006) 99.858Trang thiết bị cho HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH (2006) 568.941An toàn bảo mật dữ liệu (Trung tâm THDL) 199.384Lắp đặt và thuê bao mạng MegaWan 96.931Hệ thống chống sét cho Trung tâm THDL 234.886

Kinh phí HCSN 585.000Xây dựng DA khả thi 3 PMDC (2003) 210.000Triển khai 3 PMDC (2005) 250.000Đào tạo CBCC (đạt 50-60%) (2005) 25.000KSPT và chạy thử PM (2005-2006) 100.000

1. Ngân sách địa phương 18.000.000Vốn XDCB 18.000.000

Năm 2005 (23 hạng mục công trình) 8.000.000Năm 2006 (29 hạng mục công trình) 10.000.000

Cộng 21.785.000

Bảng 6.8. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2007 (Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc)

Đơn vị tính: VNĐSTT NỘI DUNG ĐẦU TƯ Số VB (QĐ) Kinh phí

I CÁC NỘI DUNG ĐẦU TƯ XDCB 12.622.619.0001 XD hạ tầng CNTT tại UBND huyện Tam Dương 672/QĐ-CT 439.500.000

xx

2 XD hạ tầng CNTT tại UBND huyện Yên Lạc 856/QĐ-CT 520.700.0003 XD hạ tầng CNTT tại UBND thị xã Phúc Yên 857/QĐ-CT 385.000.0004 Ứng dụng, phát triển CNTT&TT tại Sở Y tế 1632/QĐ-CT 351.000.0005 Cấp cho VP UBND tỉnh nâng cấp thư điện tử, … 2087/QĐ-CT 700.000.0006 Cấp kinh phí bổ sung cho Báo Vĩnh Phúc 3656/QĐ-CT 44.450.0007 Ứng dụng CNTT tại BQL DA ĐTXD khu vực Vĩnh Yên 28/QĐ-CT 270.600.0008 XD LAN và bổ sung thiết bị CNTT cho Ban DT&TG tỉnh 3574/QĐ-CT 127.100.0009 XD hạ tầng CNTT&TT tại UBND huyện Lập Thạch 3889/QĐ-CT 519.000.000

10 XD, triển khai PM Tăng cường quản lý, giám sát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản 3383/QĐ-CT 738.600.000

11 Ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa (cấp trước để thực hiện giai đoạn 1) 1438/QĐ-CT 300.000.000

12 Bổ sung KP triển khai dự án ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh giai đoạn I 3280/QQĐ-CT 199.000.000

13 Xây dựng hạ tầng CNTT tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh VP 266/QĐ-CT 387.000.000

14 Mua sắm trang thiết bị củng cố hạ tầng CNTT cho các đơn vị phục vụ quản lý, điều hành 3657/QĐ-CT 2.447.700.000

15 Ứng dụng CNTT tại Hội CCB tỉnh Vĩnh Phúc 3888/QĐ-CT 190.000.00016 Ứng dụng CNTT tại Đảng ủy khối CQDCĐ tỉnh 3887/QĐ-CT 256.600.00017 Dự án nối mạng tri thức thanh niên nông thôn   457.152.00018 XD hạ tầng CNTT tại Ban BVCSSK cán bộ tỉnh   161.339.00019 Ứng dụng CNTT tại Trường THKTKT Vĩnh Phúc 3810/QĐ-CT 267.000.00020 Ứng dụng CNTT tại Thư viện tỉnh 3809/QĐ-CT 183.000.000

21 Ứng dụng CNTT phục vụ tổ chức, công dân của ngành GTVT trên cổng TTGTĐT tỉnh VP   689.130.462

22 XD Hạ tầng kỹ thuật trung tâm thông tin địa lý tỉnh VP   1.000.000.00023 XD CSDL nền địa lý tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1   365.879.538

24 Điều chuyển kinh phí cho VPUBND tỉnh mua sắm bổ sung thiết bị CNTT cho các đơn vị quản lý, điều hành 4102/QĐ-CT 1.622.868.000

II CÁC NỘI DUNG CHI THƯỜNG XUYÊN 2.377.381.0001 Bổ sung TTB cho phòng ĐT Trung tâm CNTT - Sở BCVT 673/QĐ-CT 355.700.0002 Hội thi tin học trẻ không chuyên - Tỉnh đoàn 705/QĐ-CT 140.000.0003 Chuyển hosting và bổ sung thiết bị cho Cổng TTGTĐT 881/QĐ-CT 527.000.0004 Hoạt động ban chỉ đạo 1313/QĐ-CT 150.000.0005 Cấp kinh phí hội thi tin học trẻ toàn quốc 1631/QĐ-CT 35.600.0006 Hội thi Tin học CBCC và LLVT 3771/QĐ-CT 190.000.000

7 KP thuê kênh riêng nội hạt sử dụng dịch vụ VNN/Internet (từ 10-12/2007) 2769/QĐ-CT 225.000.000

8 KP đào tạo kiến thức CNTT 8 tháng đầu năm 2007 2860/QĐ-CT 270.000.0009 KP mở lớp đào tạo về QL, lập, thẩm định dự án CNTT 3338/QĐ-CT 24.000.00010 Kinh phí tham dự Hội thảo CNTT tại Ninh Thuận 2770/QĐ-CT 40.450.000

11 KP phục vụ hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng CNTT&TT cho các cơ quan, đơn vị, địa phương 3401/QĐ-CT 282.700.000

12 Kinh phí phục vụ cho Website Đài PT&TH VP 3048/QĐ-CT 53.000.00013 Nâng cấp hạ tầng CNTT tại văn phòng Sở VHTT 3282/QĐ-CT 14.000.00014 Xây dựng trang TTĐT "văn hóa Vĩnh Phúc" 4103/QĐ-CT 69.931.000

TỎNG KINH PHÍ ĐÃ CẤP 15.000.000.000

xxi

Bảng 6.9. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2008 (Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc)

Đơn vị tính: VNĐ

NỘI DUNG ĐẦU TƯ Số VB (QĐ) Kinh phíA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 7.974.118.000 I Xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật CNTT 3.190.950.000

1 Hạ tầng kỹ thuật Trung tâm thông tin địa lý tỉnh (tiếp năm 2007) 2873/QĐ-CT 1.353.450.000

2 Bổ sung trang thiết bị CNTT tại các CQNN do Văn phòng UBND tỉnh làm chủ đầu tư 4372/QĐ-CT 1.627.500.000

3 Trang bị cho Trung tâm Hội nghị 4473/QĐ-CT 210.000.000 II Xây dựng và triển khai các ứng dụng CNTT 4.783.168.000 4 XD CSDL nền địa lý giai đoạn 1 (tiếp năm 2007) 2873/QĐ-CT 2.272.135.000 5 Xây dựng Cổng TTĐT phục vụ DN (tạm ứng) 4497/QĐ-CT 176.800.000

6 Xây dựng và triển khai PM điều hành tác nghiệp cho các sở/ngành, huyện/thị 4533/QĐ-CT 958.700.000

7 Xây dựng Trang TTĐT ngành Nội vụ 1739/QĐ-CT 227.233.000 8 Xây dựng Trang Công báo điện tử 3331/QĐ-CT 162.000.000

9 Xây dựng Môđun dịch vụ hỏi đáp trực tuyến trên Cổng TTĐT 4548/QĐ-CT 173.700.000

10 Ứng dụng CNTT tại Công an tỉnh 348.400.000 B NGUỒN VỐN CHI THƯỜNG XUYÊN 2.642.958.0001 Tổ chức hội thi Tin học trẻ không chuyên khối HS 1100/QĐ-CT 160.000.0002 Chi hoạt động BCĐ CNTT tỉnh 2322/QĐ-CT 180.000.0003 Duy trì đường truyền kênh thuê riêng Cổng TTGTĐT 1378/QĐ-CT 900.000.000

4 Duy trì đường truyền kênh thuê riêng cho Trung tâm THDL

2866/QĐ-CT4261/QĐ-CT 180.000.000

5 Duy trì kênh tin tiếng Anh trên Cổng TTGTĐT 3210/QĐ-CT 100.000.000

6 Đào tạo tin học cơ bản cho CBCC và đào tạo nâng cao cho quản trị mạng các sở/ngành, huyện/thị 3724/QĐ-CT 148.000.000

7 Đào tạo thực hành ƯD và phát triển CSDL GIS 4496/QĐ-CT 100.000.000

8 Cập nhật dữ liệu đối với các CSDL 3843/QĐ-CT4495/QĐ-CT 198.000.000

9Nâng cấp, hoàn thiện các môđun của Trang TTĐT điều hành của UBND tỉnh; Các hoạt động hội thảo, hội nghị, chuyên đề, học tập kinh nghiệm về CNTT 676.958.000

10KP cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo phổ biến các giao dịch hành chính công ngành GTVT trên cổng TTGTĐT của tỉnh

2323/QĐ-CT55.000.000

11 KP cho đội tuyển tỉnh tham gia hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ XIII (2008) 2639/QĐ-CT 30.000.000

12Đoàn công tác của tỉnh tham dự Hội thảo hợp tác phát triển CNTT&TT Việt Nam lần thứ XII năm 2008 tại TP. Cần Thơ

2927/QĐ-CT65.000.000

12Triển khai cài đặt, hướng dẫn sử dụng PM Microsoft Office bản quyền cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

3559/QĐ-CT37.000.000

14 Nâng cấp, hoàn thiện các Môđun: Trang TTĐT điều hành UBND tỉnh,... tích hợp trên CTTĐT 118.958.000

15 Xây dựng Website CSDL Danh bạ điện thoại điện tử 4104/QĐ-CT 50.000.000 16 Mua sắm thiết bị, vật tư tái cấu trúc hạ tầng mạng 4056/QĐ-CT 48.000.000

xxii

LAN văn phòng máy chủ tại UBND tỉnh

17 KP phục vụ hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các CQNN trên địa bàn tỉnh VP 59/TTr-STTTT 273.000.000

TỔNG KINH PHÍ ĐÃ CẤP (tính đến 18/12/2008) 10.617.076.000

3. Ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanhBảng 6.10. Ứng dụng CNTT trong các DN tại Vĩnh Phúc so với cả nước

(Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008)

Tiêu chí Cả nước Vĩnh phúcĐã trang bị máy tính 97,1% 89,7% Đã có mạng LAN 83,9% 68,9%Đã kết nối Internet 97% 68,2%Đã xây dựng website riêng 38,1% 40,68%

Bảng 6.11. Tình hình ứng dụng phần mềm trong các DN (Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2007)

Tiêu chí Cả nước Vĩnh phúcĐã có ứng dụng trong quản lý

Tài chính kế toán 77,7% 62,1% Nhân sự tiền lương 53,7% 45,5% Quản lý hệ thống cung ứng (SCM) 12,9% 6,2% Quản lý kho, vật tư 34,8% 22,8% Quản lý khách hàng (CRM) 30,8% 18,6% Hoạch định nguồn lực (ERP) 10,6% --- Phần mềm khác 1,2% ---- Không sử dụng phần mềm 4,5% ---

4. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực đời sống xã hội

Bảng 6.12. Tình hình phát triển Internet của Việt Nam đến 2/2009(Nguồn VNNIC)

Tên chỉ tiêu 12/2007 11/2008 2/2009Số lượng thuê bao 5.218.987 1.994.815 2.171.206Số người sử dụng 18.551.409 20.669.285 20.993.374Tỉ lệ người dân sử dụng internet (%) 22,04 24,20 24,58Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế (Mbps) 10.508 36.737 52.902 Tổng số tên miền .vn 60.604 90.189 97.533Tổng số địa chỉ IP đã cấp 607.744 6.589.440 6.686.720

xxiii

Bảng 6.13. Tình hình phát triển Internet của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh thành

Tỉnh/thành phố Tỉ lệ 1 Tỉ lệ 2 Tỉ lệ 3 Tỉ lệ 4Hà Nội 12,86 86,32 50 45Vĩnh Phúc 0,02 4,41 9,71 1,49Phú Thọ 1,11 0,74 3,49 0,65Hưng Yên 0,06 7,72 6,45 2,29Hà Nam 3,98 0,03 2,09 1,86Bắc Ninh 0,9 7,97 3,91 1,56

Giải thích:Tỉ lệ 1: Tỉ lệ thuê bao Internet / 100 dânTỉ lệ 2: Tỉ lệ thuê bao băng thông rộng / 1000 dânTỉ lệ 3: Tỉ lệ hộ gia đình có máy tính (%)Tỉ lệ 4: Tỉ lệ hộ gia đình kết nối băng thông rộng (%)

Bảng 6.14. Đánh giá xếp hạng website của một số tỉnh, thành phố

Tỉnh/ thành phố Mức độ cung cấp thông tin

Mức độ cung cấp dịch vụ công (DVC)

Tần số truy cập theo số dân

Xếp hạng tổng thể

Hà Nội 3 1 21 4Hải Dương 29 9 26 12Vĩnh Phúc 8 27 13 16Hà Nam 34 16 23 18Bắc Ninh 24 39 9 29Thái Bình 44 24 49 37Hưng Yên 44 34 33 40Nam Định 36 Chưa có 28 46

(Thứ tự xếp hạng trên tổng số 56 tỉnh có web site được khảo sát, tháng 1/2009)

5. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng

Bảng 6.15. Tổng hợp trang bị máy chủ giai đoạn 1997-2007(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Tên đơn vị

Số m

áy c

hủ

hiện

đan

g sử

dụn

g

Số m

áy đ

ã hỏ

ng

Số m

áy tí

nh

cần

than

h lý

Số m

áy c

òn

sử d

ụng

đến

năm

200

9

Nhu

cầu

tr

ang

bị

giai

đoạ

n 20

08 -2

010

Văn phòng Tỉnh uỷ 9 3 2 7 5Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 0UBKT Tỉnh uỷ 0Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 0Ban Dân vận Tỉnh uỷ 0

xxiv

Báo Vĩnh Phúc 1 0 1 3Đảng uỷ Dân chính Đảng 1 0 1 3Đảng uỷ Quân sự tỉnh 1Đảng ủy Công an tỉnh 1Đảng uỷ Bưu điện tỉnh 1Thành uỷ Vĩnh Yên 3 1 2 3Thị uỷ Phúc Yên 3 1 2 3Huyện uỷ Vĩnh Tường 3 1 2 3Huyện uỷ Bình Xuyên 3 1 1 3Huyện uỷ Yên Lạc 3 1 1 1 3Huyện uỷ Tam Dương 3 1 1 3Huyện uỷ Tam Đảo 3 1 2 3Huyện uỷ Lập Thạch 3 1 2 3

Cộng 35 4 10 22 38

Bảng 6.16. Tổng hợp trang bị máy tính cá nhân giai đoạn 1997-2007(Nguồn: Báo cáo NCKT Tin học hoá hoạt động các cư quan Đảng 2008-2010)

Tên đơn vị

Tổng

số

cán

bộ

Tổng

số

cán

bộ c

ó nh

u cầ

u sử

dụn

g m

áy tí

nh

Số m

áy tí

nh h

iện

đang

sử

dụn

g

Số m

áy đ

ã hỏ

ng

Số m

áy tí

nh c

ần

than

h lý

Số m

áy c

òn s

dụng

đến

năm

200

9

Nhu

cầu

tran

g bị

gi

ai đ

oạn

2008

-20

10

Văn phòng Tỉnh uỷ 58 50 45 10 15 30 20Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 25 23 13 4 5 8 15UBKT Tỉnh uỷ 35 32 14 3 6 8 24Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ 28 25 25 3 10 15 10Ban Dân vận Tỉnh uỷ 21 18 8 8 4 4 14Báo Vĩnh Phúc 59 55 31 22 7 26 29Đảng uỷ Dân chính Đảng 24 22 21 8 8 13 9Đảng uỷ Quân sự tỉnh 15 12 2 0 2 0 5Đảng ủy Công an tỉnh 5 5 2 0 2 0 4Đảng uỷ Bưu điện tỉnh 4 4 2 0 2 0 4Thành uỷ Vĩnh Yên 37 32 9 5 0 9 23Thị uỷ Phúc Yên 34 30 12 1 2 10 20Huyện uỷ Vĩnh Tường 36 32 16 4 5 11 21Huyện uỷ Bình Xuyên 34 29 14 5 4 10 19Huyện uỷ Yên Lạc 35 30 11 4 2 9 21Huyện uỷ Tam Dương 35 30 8 3 2 6 24Huyện uỷ Tam Đảo 33 27 8 6 2 6 20Huyện uỷ Lập Thạch 35 31 10 4 2 8 22

Cộng 553 487 251 90 80 173 304(Bao gồm cả máy PC và máy tính xách tay)

xxv

6. Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan QLNN

Bảng 6.17. Thống kê số lượng máy tính và mạng LAN (Nguồn: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát)

CƠ QUAN/ ĐƠN VỊSố lượng máy tính Mạng LAN

Tổng số

Máy chủ PC Xách

tayĐã có LAN

Máy chủ

Máy trạm

Máy in

VP Đoàn ĐBQH & HĐND 24 1 23 x 9 1VP UBND tỉnh 50 3 x 40Trung tâm THDL 9 xSở KHĐT 50 2 48 x 2 48Cục Thống kê 55 2 53 x 2 41 12Sở Tài chính 49 4 40 5 xCục Thuế 164 13 121 30 x 13 121 10Sở Nội vụ 31 2 29 x 2 29 12Sở Ngoại vụ 12 12 x 12Sở Tư pháp 32 1 31 x 1 31 1Sở LĐTBXH 39 1 38 x 1 38Sở Công Thương 43 3 40 x 3 40 10Sở NNPTNT 92 4 87 1 x 4 88 43Sở GTVT 56 2 54 x 2 54 23Sở Xây dựng 45 1 43 1 x 1 43 9Sở KHCN 83 5 75 3 x 5 72 3Sở TTTT 50 5 40 5 x 5 45 7Trung tâm CNTT 133 10 115 8 xSở TNMT 47 4 43 x 1 33Sở GDĐT 48 1 42 5 x 1 46 0Sở Y tế 32 1 30 1 x 1 29 6Thanh tra tỉnh 19 1 18 x 1 18 1Sở VHTTDL 62 2 60 xBan Dân tộc 19 1 17 1 x 1 14 4Ban QLKCN 16 0 12 4 x 11 3Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 2 47 xCông an tỉnh 176 3 173 x 3 120Toà án nhân dân tỉnh 35 1 31 3 x 1 32 16Viện KSND tỉnh 2 xUBND TP Vĩnh Yên 96 1 95 x 1 36 5UBND TX Phúc Yên 70 1 69 x 1 60 4UBND huyện Vĩnh Tường 72 2 70 x 1 52UBND huyện Bình Xuyên 67 1 66 x 1 57UBND huyện Yên Lạc 70 2 68 x 2 60 27UBND huyệnTam Dương 59 1 58 x 1 25 1UBND huyện Tam Đảo 73 1 72 0UBND huyện Lập Thạch 30 1 x 1UBMTTQ tỉnh 6 1 5 0Liên đoàn LĐ tỉnh 16 1 15 x 1 15Hội Nông dân tỉnh 9 xHội CCB tỉnh 11 1 x 1 11 1Hội LH Phụ nữ tỉnh 12Tỉnh Đoàn 35 1 34 x 1 30Đài PTTH Vĩnh Phúc 20 0

xxvi

Bảng 6.18. Trang thiết bị và các PM, dịch vụ tại Trung tâm THDL (Nguồn: BC kết quả triển khai Đề án 112 tại Vĩnh Phúc)

Stt Thiết bị SL Chức năngA Phần cứng

A1 Máy chủ1 IBM xSeries 306 01 DNS Master2 IBM xSeries 306 01 DNS Slave3 IBM xSeries 346 01 Quản lý VB&HSCV (trước 2008)4 IBM xSeries 346 01 Mail Server, Web Server, LDAP Server5 IBM xSeries 366 01 Qlý DAĐT + Qlý VB&HSCV6 IBM xSeries 346 01 Qlý Trang thông tin ĐHTN7 IBM xSeries 346 01 Qlý Hệ thống VB QPPL8 IBM xSeries 346 01 Qlý HTTT tổng hợp KTXH9 IBM xSeries 346 01 Firewall, Proxy Server

A2 Thiết bị mạng1 Fortigate 300A 01 An ninh mạng2 Router Cisco 2500 01 Định tuyến3 Switch Cisco Catalyst 3550 01 Chia VLAN các vùng RAS, DMZ, LAN B Phần mềm

B1 Dịch vụ1 DNS 01 Hệ thống quản lý tên miền2 Email 01 Hệ thống thư điện tử3 LDAP 01 Hệ thống xác thực người dùng4 Web Server 01 Máy chủ Web và Webmail5 Firewall 01 Tường lửa cấp 26 Proxy Server 01 Máychủ uỷ quyền

B2 Ứng dụng1 Hệ Qlý VB&HSCV Vận hành tại VP UBND tỉnh2 Trang TTĐT phục vụ ĐH Trang TTĐT của VP UBND và UBND3 Hệ thống TTTH KTXH Hệ thống của tỉnh4 Hệ thống VB QPPL VB QPPL của Chính phủ và của tỉnh

7. Phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Đảng và cơ quan QLNN

Bảng 6.19. Tổng quan về sử dụng mạng máy tính tại các cơ quan Đảng(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Cơ quan

Tổng số người trực

tiếp liên quan đến xử lý thông tin

Số người biết sử dụng (mạng) máy tính làm việc và khai thác

thông tin

Mức độ sử dụng, khai thác thông

tin trên mạng LAN của đơn vị

1. Văn phòng Tỉnh uỷ 55 49 Tốt2. Ban Tổ chức 27 15 Tốt3. Ban Tuyên giáo 26 24 Tốt

xxvii

4. Ban Dân vận 15 13 Tốt5. UB Kiểm tra 21 18 Tốt6. Đảng uỷ khối CQDC đảng 16 12 Tốt7. Báo Vĩnh Phúc 39 35 Tốt8. Thành uỷ Vĩnh Yên 33 31 Tốt9. Thị uỷ Phúc Yên 35 34 Tốt10. Huyện uỷ Vĩnh Tường 31 29 Tốt11. Huyện uỷ Bình Xuyên 29 23 Tốt12. Huyện uỷ Yên Lạc 29 27 Tốt13. Huyện uỷ Tam Dương 37 35 Tốt14. Huyện uỷ Tam Đảo 27 23 Tốt15. Huyện uỷ Lập Thạch 32 31 Tốt

Cộng 452 399

Bảng 6.20. Số liệu tham gia đào tạo CNTT theo dự án thuộc Đề án 06(Nguồn: Báo cáo triển khai Đề án 06 số 142-BC/BCĐCNTT)

Đối tượngSố lớp Số lượng học viên

Theo DA Đã thực hiện Theo DA Đã thực

hiệnNhu cầu thực tế

Lãnh đạo 4 0 80 0 80Chuyên viên, nhân viên 5 5 100 92 100Quản trị mạng 3 1 60 18 60Cán bộ xã/phường 16 6 320 110 320

Cộng 28 12 560 220 560

Bảng 6.21. Thống kê tình hình nhân lực CNTT tại một số đơn vị (Nguồn: Phiếu khảo sát và các buổi khảo sát)

Cơ quan Tổng số người

Số người biết sử dụng máy tính và

mạng

Số người có chứng chỉ

văn bằng về CNTT

Số cán bộ chuyên trách

CNTT

VP Đoàn ĐBQH & HĐND 33 23 30 1VP UBND tỉnh 40Sở KHĐT 46 44 1Cục Thống kê 63 60 56 1Sở Tài chính 6Cục Thuế 121 121 6Sở Nội vụ 25 2Sở Ngoại vụ 25 25 0Sở Tư pháp 32 32 1Sở LĐTBXH 43 25 1Sở Công Thương 48 43 20 2Sở NNPTNT 161 148 148 7Sở GTVT 234 86 2Sở Xây dựng 48 48 35 1Sở KHCN 97 56 14Sở TTTT 51 51 51 12Sở TNMT

xxviii

Sở GDĐT 50 46 28 1Sở Y tế 35 29 25 1Thanh tra tỉnh 43 42 39 1Sở VHTTDL 70Ban QLKCN 32 32 24 1Ban Dân tộc 18 16 14 1Bộ chỉ huy quân sự tỉnh 82 2Công an tỉnh 1420 800 800 24Toà án nhân dân tỉnh 46 24 24 1Viện KSND tỉnh UBND TP Vĩnh Yên 121 100 53 1UBND TX Phúc Yên 90 1UBND huyện Vĩnh Tường 100 92 92 1UBND huyện Bình Xuyên 111 50 1UBND huyện Yên Lạc 97 65 60 1UBND huyệnTam Dương 86 84 68 2UBND huyện Tam Đảo 138 138 138 2UBND huyện Lập Thạch 90UBMTTQ tỉnh 19 7 7 0Liên đoàn LĐ tỉnhHội Nông dân tỉnh 21 20 20 0Hội CCB tỉnh 16 11 5 1Hội LH Phụ nữ tỉnh 34Tỉnh ĐoànĐài PTTH Vĩnh Phúc 72 72 36 0

Bảng 6.22. Thống kê trình độ và độ tuổi cán bộ chuyên CNTT tại CQQLNN (24 sở/ngành và 9 UBND huyện/thị)

Chia theo trình độ đào tạo về CNTTTT Hình thức đào tạo UBND huyện/thị

(người)Sở/ngành (người)

Tổng cộng (người) Tỷ lệ (%)

1 Đại học chính quy 1 35 36 40,02 Đại học tại chức 6 11 17 18,93 Cao đẳng chính quy 2 19 21 23,34 Cao đẳng tại chức 0 2 2 2,25 Khác 1 13 14 15,6

Cộng 10 80 90 100,0Chia theo độ tuổi lao động

TT Độ tuổi lao động UBND huyện/thị (người)

Sở/ngành (người)

Tổng cộng (người) Tỷ lệ (%)

1 Dưới 30 tuổi 5 47 52 57,82 Từ 30 đến 40 4 26 30 33,33 Trên 40 1 7 8 8,9

Cộng 10 80 90 100,0

II. CÁC MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ỨNG DỤNG TIN HỌC HOÁ Việc triển khai các ứng dụng tin học hoá (HTTT, CSDL, website, cổng TTĐT)

tại các cơ quan QLNN trong cả nước nói chung và tại Vĩnh Phúc nói riêng trong các giai đoạn đã qua là chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Các nguyên nhân đã được nêu trong phần Phân tích và đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT. Ngoài việc phải chuẩn bị kỹ về hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, nguồn kinh phí, sự quyết

xxix

tâm của lãnh đạo các cấp, mục này muốn đặc biệt chú ý đến cách thức xây dựng và triển khai các ứng dụng theo quan điểm phân các bước thực hiện qua các giai đoạn: "Triển khai các ứng dụng tin học hoá phải theo trình tự các mức độ phát triển từ thấp đến cao, từ diện hẹp đến diện rộng, đồng thời phải luôn nâng cấp và điều chỉnh phần mềm qua từng giai đoạn cho phù hợp để đảm bảo chắc chắn kết quả và tính hiệu quả của nó". Để có thể thực hiện việc triển khai các ứng dụng tin học hoá theo quan điểm này, cần phải định ra mô hình các mức độ phát triển đối với từng loại ứng dụng tin học hoá. Trên cơ sở các mức độ phát triển, việc triển khai đối với mỗi ứng dụng tin học hoá sẽ được phân thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu tương ứng đạt được một mức độ phát triển nào đó, phụ thuộc vào hiện trạng khả năng có thể đáp ứng các yêu cầu của mức độ phát triển đối với từng cơ quan hoặc cả hệ thống cơ quan. Các mức độ phát triển cũng có thể là thước đo đánh giá kết quả và hiệu quả của việc triển khai các ứng dụng tin học hoá.

Sau đây là các mô hình mức độ phát triển đối với một số loại ứng dụng tin học hoá đặc trưng nhất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

1. Các dịch vụ công trực tuyến Mô hình 4 mức độ phát triển của các dịch vụ hành chính công trực tuyến đối

với Chính phủ điện tử tại Việt Nam:

Mức độ 1: Cổng TTĐT có đầy đủ thông tin về quy trình thủ tục thực hiện dịch vụ, các giấy tờ cần thiết, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, chi phí thực hiện dịch vụ.

Mức độ 2: Ngoài thông tin đầy đủ như mức độ 1, Cổng TTĐT cho phép người sử dụng tải về các mẫu đơn, hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy, hoặc điền vào các mẫu đơn.

Mức độ 3: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1 và các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, Cổng TTĐT cho phép người sử dụng điền trực tuyến vào các mẫu đơn, hồ sơ và gửi lại trực tuyến các mẫu đơn, hồ sơ sau khi điền xong tới cơ quan và người thụ lý hồ sơ. Các giao dịch trong quá trình thụ lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện qua mạng.

Mức độ 4: Ngoài thông tin đầy đủ như ở mức độ 1, các mẫu đơn, hồ sơ cho phép tải về như ở mức độ 2, gửi trực tuyến hồ sơ và thực hiện các giao dịch qua mạng như ở mức độ 3, việc thanh toán chi phí sẽ được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.

Đây là mô hình các mức độ phát triển của các dịch vụ công trực tuyến nhìn từ góc độ người dân, DN. Ở phía bên trong các cơ quan, để đạt được các mức độ đó, cần có các quy trình giải quyết các hồ sơ dịch vụ công được tin học hoá và vận hành trên môi trường mạng máy tính. Mô hình các mức độ phát triển của các quy trình được tin học hoá được nêu ở dưới đây.

Đối với các dịch vụ công, mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

xxx

2. Các ứng dụng tin học hoá theo mô hình luồng hoặc nhóm công việc Các mức độ phát triển của các ứng dụng tin học hoá hoạt động theo mô hình

luồng công việc (workflow) và nhóm công việc (workgroup) gắn với các quy trình xử lý, gửi/nhận, luân chuyển thông tin trên môi trường mạng máy tính (ví dụ như điều hành công việc, xử lý văn bản, giải quyết công việc, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, thực hiện các quy trình nghiệp vụ chuyên môn,...) có thể được phân như sau:

Mức độ 1: Ứng dụng được cài đặt và triển khai tại tất cả các vị trí liên quan tới qui trình. Các thông tin dữ liệu cơ bản của quy trình được số hoá và được một số vị trí chuyên cập nhật vào hệ thống phục vụ cho việc tra cứu và tìm kiếm chung. Chưa có sự gửi/nhận và luân chuyển thông tin trên mạng.

Mức độ 2: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 1. Thêm vào đó, có sự tham gia của các vị trí chuyên viên (không phải là lãnh đạo) vào quy trình được tin học hoá vận hành trên mạng, các thông tin được luân chuyển và được xử lý trên mạng nội bộ theo qui trình tại từng vị trí chuyên viên. Lãnh đạo không tham gia vào qui trình vận hành trên mạng, nhưng các ý kiến, kết quả xử lý vẫn được các chuyên viên giúp cập nhật vào hệ thống. Văn bản, hồ sơ được gửi/nhận trong hệ thống trên mạng diện rộng tới các cơ quan có liên quan ở bên ngoài.

Mức độ 3: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 2. Thêm vào đó, lãnh đạo cũng tham gia trực tiếp (xử lý, cập nhật dữ liệu xử lý) vào các vị trí tương ứng của qui trình được tin học hoá vận hành trên mạng.

Mức độ 4: Đã vận hành tốt và hiệu quả ở mức độ 3. Ngoài ra, các vị trí tham gia vào qui trình có thể xử lý công việc từ xa (qua Internet). Trong trường hợp qui trình có xử lý liên thông giữa các cơ quan thì qui trình được tích hợp và vận hành trên mạng diện rộng của tỉnh. Trong trường hợp qui trình xử lý, giải quyết các hồ sơ liên quan đến dịch vụ công thì được tích hợp với các CSDL chuyên ngành và các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng TTĐT.

Đối với các ứng dụng tin học hoá theo mô hình workflow hoặc workgroup, mức độ 1 và 2 được coi là mức độ trung bình; mức độ 3 và 4 được coi là mức độ cao.

3. Các kho dữ liệu (CSDL) Các kho dữ liệu ở đây là các CSDL chuyên ngành, các CSDL trọng điểm của

tỉnh hoặc các CSDL quốc gia. Nhiệm vụ chính của các kho dữ liệu là lưu trữ thông tin dữ liệu phục vụ cho các mục đích tra cứu, tìm kiếm và khai thác thông tin của người sử dụng trên môi trường mạng máy tính. Thông thường, các kho dữ liệu có thể được tích hợp với các ứng dụng tin học hoá phục vụ điều hành quản lý và phục vụ dịch vụ công đã nêu ở trên do có sự trao đổi thông tin dữ liệu qua lại với nhau. Đối với các kho dữ liệu, có thể phân làm 2 mức độ phát triển:

Mức độ 1: Các dữ liệu được cập nhật trực tiếp vào CSDL. Việc khai thác CSDL được thực hiện trên mạng cục bộ hoặc mạng diện rộng. Không có sự tích hợp giữa CSDL với các ứng dụng tin học hoá khác hoặc các dịch vụ công trực tuyến có liên quan.

Mức độ 2: Các CSDL có liên quan thì được tích hợp và có sự đồng bộ dữ liệu giữa các CSDL. Có sự tích hợp giữa CSDL với các ứng dụng tin học hoá hoặc các dịch vụ công trực tuyến có liên quan, tạo thành một hệ thống thống nhất.

xxxi

Như vậy, nguồn dữ liệu có thể được cập nhật trực tiếp, cũng có thể được tích hợp từ các ứng dụng tin học hoá, các dịch vụ công có liên quan.

Đối với các kho dữ liệu hoặc CSDL, mức độ 1 được coi là mức độ trung bình; mức độ 2 được coi là mức độ cao.

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾNNgày nay, với sự phát triển của CNTT và khoa học kỹ thuật. Việc tổ chức các

cuộc họp, các buổi hội thảo, đào tạo từ xa… ngày càng trở nên phổ biến. Hội nghị truyền hình (Video Conference - viết tắt là HNTH) là dịch vụ được triển khai và sử dụng dựa trên các công nghệ mạng truyền thông tiên tiến như IP (Internet Protocol), ATM, ISDN. Dịch vụ này cung cấp khả năng truyền hình ảnh, âm thanh trực tuyến giữa nhiều điểm trên mạng, giúp tăng cường khả năng tương tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hội nghị với nhau.

Trong hệ thống HNTH chúng ta có hai mô hình cơ bản là điểm nối điểm và điểm nối đa điểm. Đối với hệ thống điểm nối đa điểm:

Điểm nối đa điểm từ 6 điểm trở xuống: thiết bị đầu cuối hỗ trợ được 6 điểm cùng lúc trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau.

Điểm nối đa điểm từ 7 điểm trở lên: ngoài thiết bị đầu cuối, để trao đổi hình ảnh, âm thanh và dữ liệu với nhau, chúng ta phải sử dụng thêm một bộ MCU (Multipoint control unit) hỗ trợ đa điểm đặt tại nơi trung tâm.

1. Giải pháp hội nghị Video Conference Ở Việt Nam chỉ có hai giải pháp chính cho đường truyền là ISDN (Integrated Services Digital Network) và IP (Internet Protocol).

ISDN là mạng được phát triển từ mạng điện thoại số ( Telephony IDN) cung cấp khả năng kết nối hoàn toàn số hóa giữa các đầu cuối, phục vụ cho nhiều loại dịch vụ. Có hai loại kênh cơ bản là kênh B (64Kbps) để truyền thông tin dữ liệu và kênh D (16Kbps) để truyền tín hiệu báo hiệu. Các tiêu chuẩn hiện nay về ISDN xác định hai giao diện khác nhau đối với mạng: 1.Giao diện tốc độ cơ bản ( BRI: Basic Rate Interface): 2B + D = 144 Kbps; 2.Giao diện tốc độ chính (PRI: Primary Rate Interface): 30B + D =1936 Kbps

IP (Internet Protocol) là một giao thức mạng tiên tiến có nhiều tiện ích, sử dụng phương pháp chuyển mạch gói và dựa trên địa chỉ IP trên mạng để truyền tải hình ảnh, âm thanh và dữ liệu từ thiết bị đầu cuối này đến thiết bị đầu cuối khác.

2. Các thiết bị cho hệ thống giao ban trực tuyến a) Thiết bị đầu cuối VCS (Video Conferencing Systemt)

Thiết bị đầu cuối VCS có chức năng chính là thu nhận hình ảnh, âm thanh tại một điểm, mã hoá chúng theo một phương thức nhất định rồi gửi tới đầu xa thông qua một môi trường mạng truyền dẫn. Các thành phần chính của VCS:

Hệ thống Camera: ghi nhận, xử lý hình ảnh cho hội nghị Hệ thống thiết bị hiển thị: là hệ thống các monitor hiển thị hình ảnh Hệ thống Audio: Khuyếch đại âm thanh thu về và phát đi

xxxii

Hệ thống Microphone: Thu nhận tín hiệu Audio cho hội nghị Bộ mã hoá hình ảnh/âm thanh (audio/video codec) Các giao tiếp mạng truyền dẫn, xử lý mã hóa tín hiệu truyền dẫn Ngoài ra các hệ thống HNTH ngày nay còn hỗ trợ khả năng giao tiếp với các

thiết bị phụ trợ.

b) Thiết bị hỗ trợ, điều khiển hội nghị truyền hình đa điểm (MCU)Thiết bị này hỗ trợ điều khiển HNTH đa điểm (Multipoint Control Unit –

MCU), hay còn gọi là “conferencing server” hoặc “conferencing bridge”, cho phép nhiều hơn hai thiết bị đầu cuối VCS liên lạc với nhau đồng thời tạo thành HNTH đa điểm. MCU gồm 2 thành phần chính:

Bộ điều khiển đa điểm bắt buộc Multipoint Controller (MC): Có chức năng chính là quản lý các tín hiệu điều khiển cuộc gọi, xác định khả năng của các điểm đầu cuối và đàm phán các tham số trao đổi thông tin

Bộ xử lý đa điểm MP: Thực hiện việc trộn, chuyển mạch và xử lý các luồng dữ liệu audio và video, data giữa các điểm hội nghị.

c) GatewayGateway là thiết bị hỗ trợ kết nối đa mạng, có chức năng chính là chuyển

đổi tín hiệu, giao thức giữa các đầu cuối VCS trong một hội nghị đa giao thức mạng. Gateway có thể là thiết bị độc lập hoặc được tích hợp với thiết bị MCU. Các chức năng chính:

Gateway đóng vai trò là cầu nối trong quá trình kết nối giữa các mạng vật lý khác nhau phục vụ cho HNTH.

Gateway H.323 cho phép các thiết bị đầu cuối video trao đổi thông tin với các thiết bị đầu cuối video H.32x khác như các thiết bị đầu cuối video H.320 và H.321.

Gateway video thực hiện việc chuyển đổi giữa các giao thức khác nhau, các định dạng mã hoá âm thanh và các định dạng mã hoá video mà có thể được sử dụng bởi các tiêu chuNn H.32x khác nhau.

d) Các hệ thống thiết bị phụ trợ khác Hệ thống thiết bị hỗ trợ hiển thị: Gồm các Monitor hoặc các màn chiếu, máy

chiếu (Projector) hiển thị hình ảnh đầu gần và đầu xa của hội nghị, Monitor giám sát hình ảnh camera, hình ảnh từ nguồn video khác,...

Hệ thống thiết bị âm thanh: Bao gồm các hệ thống loa, tăng âm khuyếch đại âm thanh đầu gần và đầu xa, hệ thống micro để thu âm trong hội nghị.

Hệ thống thiết bị video: Bao gồm các camera, các bộ VCR để thu, phát các nguồn video.

Hệ thống thiết bị hỗ trợ công tác đặc thù: Tùy theo từng hội nghị trong từng lĩnh vực cụ thể mà sẽ có các thiết bị phụ trợ khác nhau. Ví dụ trong đào tạo từ xa không thể thiếu PC+ImageShare để truyền bài giảng lên hệ thống HNTH, thiết bị bảng điện tử White Board cũng cho giảng dạy,...

3. Mô hình triển khai

xxxiii

Do yêu cầu của hệ thống, mô hình triển khai giao ban trực tuyến tại tỉnh Vĩnh Phúc là mô hình kết nối đa điểm sử dụng trên nền mạng IP.

a) Giải pháp 1 Sử dụng đường truyền cáp quang do Cục Bưu điện Trung ương xây dựng; Trang thiết bị cho các cơ quan, đơn vị:

Trang bị MCU và các thiết bị đầu cuối cho Trung tâm CNTT thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Các sở/ngành sử dụng chung phòng giao ban trực tuyến tại sở Thông tin và Truyền thông;

Trang bị thiết bị đầu cuối cho Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và tất cả các UBND huyện/thị. Mỗi điểm này sẽ là một phòng họp giao ban trực tuyến.

b) Giải pháp 2 Sử dụng đường truyền SHDSL 4Mpbs do VNPT cung cấp; Trang bị thiết bị cho các đơn vị:

UBND tỉnh, Tỉnh uỷ có điểm giao ban riêng; Các sở/ngành tại thành phố Vĩnh Yên sử dụng một điểm giao ban chung đặt

tại Sở Thông tin và Truyền thông; Các UBND huyện/thị mỗi cơ quan có một điểm giao ban.

c) Lựa chọn giải phápGiải pháp 1 là giải pháp tối ưu, tuy nhiên trước mắt tính khả thi không cao vì

chưa biết được thời gian nào hệ thống mạng cáp quang mới được đưa vào sử dụng và giá thuê bao là bao nhiêu. Giải pháp 2 là giải pháp khả thi và có thể triển khai ngay dựa trên hạ tầng truyền thông hiện có tại Vĩnh Phúc. Do tính cấp thiết của việc triển khai các phòng họp giao ban trực tuyến, chúng ta lựa chọn giải pháp 2. Nếu mạng cáp quang được đưa vào sử dụng thì mạng này sẽ thay thế mạng VPN/MPLS.

4. Lựa chọn công nghệHNTH hiện nay có hai công nghệ chính là công nghệ SD (Standard

Definition) và công nghệ HD (High Definition).

Công nghệ SD là công nghệ truyền hình cho chất lượng thông thường được phát triển từ những năm 80, là công nghệ truyền hình từ thế hệ thứ hai.

Công nghệ HD là công nghệ truyền hình chất lượng cao, là công nghệ truyền hình mới nhất, chính thức ra mắt từ năm 2006. Hiện nay các hãng sản xuất thiết bị truyền hình trên thế giới tập trung phát triển công nghệ HD.

Công nghệ nền tảng đáp ứng được yêu cầu của HNTH gồm: IP (Internet Protocol); ISDN (Integrated Services Digital Network),...

a) Giải pháp trên nền mạng IP (IVCS)Với những bước nhảy vọt trong công nghệ mạng và Internet, phương thức truyền

dẫn cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện dựa trên nền tảng của giao thức IP cũng nhanh chóng phát triển và có xu hướng chiếm thị trường lớn trong tương lai. Hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện theo chuẩn H.323 hoạt động hoàn toàn dựa trên mô hình mạng IP - Một kiến trúc mạng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Cấu trúc H.323 có thể sử dụng một cách thông dụng ở mạng LAN hoặc mạng gói diện rộng.

xxxiv

Dựa trên nền hệ thống mạng IP, mô hình triển khai cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện gồm khá nhiều các thiết bị tích hợp. Mỗi thiết bị đều có chức năng riêng không những có thể phục vụ cho hệ thống giao ban điện tử mà còn có thể sử phục vụ các dịch vụ khác trên mạng, các thiết bị tích hợp có thể là các thiết bị của các hãng sản xuất khác nhau nhưng cũng tuân thủ các chuẩn dành cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện.

Hệ thống mạng IP không chỉ phục vụ riêng hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện mà còn có khá nhiều dịch vụ khác cùng sử tài nguyên chung. Để đảm bảo các yếu tố cần thiết cho một hệ thống dịch vụ hoạt động tốt và hiệu quả nhất thì hệ thống mạng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Băng thông trên mạng đủ lớn để cung cấp liên tục và đầy đủ cho tất cả các ứng dụng; Mạng hoạt động phải có cơ chế phân chia băng thông hoạt động để đảm bảo

luôn luôn đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu băng thông của các ứng dụng; Các thiết bị kết nối mạng phải có hiệu năng cao, thể hiện ở tốc độ chuyển

mạch, tốc độ xử lý gói tin…

Thiết bị đầu cuối H.323Là thiết bị trực tiếp tham gia kết nối để cung cấp dịch vụ như: Audio, Video,

Data hoạc Fax. Thiết bị này tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau, có thể chỉ là chiếc Camera cá nhân gắn vào máy tính PC, cũng có thể là các thiết bị chuyên dụng chỉ dùng phục vụ cho HNTH (giao ban điện tử đa phương tiện). Thiết bị đầu cuối này vừa cho phép hiển thị các hình ảnh hội nghị thu được lên màn hình tivi hay màn hình vi tính vừa là một Camera ghi lại hình ảnh, âm thanh tại phòng họp đầu cuối sau đó tiến hành mã hoá hình ảnh, âm thanh nhận được sang dạng tín hiệu số và truyền đi trên đường truyền tới thiết bị cuối bên kia.

Một thiết bị đầu cuối có ba giao tiếp cơ bản là: Giao tiếp với màn hình để hiển thị hình ảnh hội nghị, giao tiếp với Camera và giao tiếp âm thanh với Microphone. Bên cạnh đó còn có giao tiếp dữ liệu với hệ thống làm việc để trao đổi và truyền dữ liệu.

Các đặc tính giao thức được sử dụng đối với giao thức H.323:

Audio: G.711, G.722, G.722.1, G.723, G.728, Siren 7, Siren 14 Video: H.261, H.263 (Annexes N, F, P) Data: T.120

Ưu, nhược điểm

IP là một giao thức nằm ở lớp thứ 3 của mô hình lớp giao thức TCP/IP được định nghĩa trong RFC 791. Giao thức IP cung cấp một dịch vụ phi kết nối (connectionless) để nối kết nhiều phần tử trong một hệ thống mạng. Giao thức này qui định các đặc điểm về việc tạo lập địa chỉ, loại hình dịch vụ, phân chia các gói thông tin (packet) thành các đoạn thông tin (segment) và ngược lại, cũng như đảm bảo tính bảo mật cho thông tin truyền.

Các ưu điểm:

Thông tin được nén, dung lượng thấp giảm được lưu lượng mạng. Có cơ chế phát hiện khoảng lặng không có tiếng nói làm tăng hiệu suất so với

xxxv

mạng PSTN. Tiết kiệm băng thông. Truyền Voice dưới dạng số nên chống nhiễu tốt. Cơ sở hạ tầng mạng MAN có sẵn. Dịch vụ đa dạng:

Có thể áp dụng cho hầu hết các yêu cầu của giao tiếp thoại, từ cuộc đàm thoại đơn giản cho đến cuộc gọi hội nghị nhiều người phức tạp.

Fax over IP (FoIP). Click-2-Dial. Video Conference, voice chat, voice mail…

Cơ động Giao thức DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) cho phép thay đổi vị

trí của điện thoại bất cứ nơi nào ta muốn mà vẫn không thay đổi số điện thoại. Chỉ cần click chuột để thực hiện cuộc gọi.

Các nhược điểm:

Khó đạt được thời gian thực, lý do: Vì kỹ thuật nén. Mạng số liệu được xây dựng không cho mục đích truyền thoại thời gian thực.

Gây tiếng vọng.

b) Giải pháp trên nền ISDNDựa trên nền hệ thống mạng ISDN, mô hình triển khai cho hệ thống giao ban điện

tử đa phương tiện khá đơn giản với việc yêu cầu không nhiều các thiết bị tích hợp. Một mô hình đơn giản cho hệ thông giao ban điện tử đa phương tiện sử dụng hệ thống mạng ISDN là một hệ thống chỉ bao gồm các phòng ban (cụ thể 11 điểm của Vĩnh Phúc) được lựa chọn kết nối trực tiếp qua mạng ISDN theo mô hình kết nối điểm tới điểm. Mạng số dịch vụ tích hợp ISDN đã được phát triển rộng rãi và trở nên phổ biến hiện nay.

Các đặc tính giao thức được sử dụng đối với giao thức H.320:

Audio: G.711, G.722, G.722.1, G.723, G.728, Siren 7, Siren 14 Video: H.261, H.263, H.264 (Annexes N, F, P) Data: T. 120 Cascading: H.243 Channel aggregation: H.221, BONDING. Multi-Rate (H0) Giao diện mạng:

ISDN: T1 PRI, E1 PRI, Multirate ISDN, NFAS, Leased-Line T1/E1, Switch 56 T1-CAS: T-CAS line for Audio only ATM: 25 (FVC.COM), 155 (FVC.COM) H.323: LAN Serial: V.35, RS.449, RS.530/A

Ưu, nhược điểm

ISDN là mạng dịch vụ tích hợp số dùng kênh báo hiệu đặc biệt, có băng thông 128 kbps để truyền tải tín hiệu thoại, dữ liệu và 16 kbps để báo tín hiệu. ISDN là mạng có thể truyền nhiều tín hiệu (voice, video, data..) trên một kênh truyền. Khác với Dial-up, tín hiệu được truyền trên mạng ISDN là tín hiệu số.

xxxvi

Các ưu điểm:

Tận dụng được hạ tầng sẵn có do các DN viễn thông cung cấp. Tín hiệu số chống nhiễu tốt, dễ sửa lỗi nên chất lượng truyền dẫn đảm bảo.

Các nhược điểm:

Chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc DN nhỏ.

Các dịch vụ video (như HNTH), truyền số liệu với tốc độ cao cần có băng tần rộng hơn. Để thoả mãn các dịch vụ này, chúng ta cần phát triển mạng B-ISDN băng rộng với các phương tiện truyền dẫn cáp đồng trục và cáp quang.

Chi phí cho đường truyền cao.

c) Lựa chọn giải phápCác ứng dụng trên nền cơ sở IP ngày càng được áp dụng rộng rãi. Việc lựa

chọn IP làm giao thức nền cơ sở cho các loại ứng dụng hiện nay gần như là tất yếu vì tính khả thi và tính hiệu quả quả nó. Việc đầu tư cho hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở giao thức IP cũng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư do tận dụng hạ tầng mạng chuyên dụng của tỉnh, thiết bị công nghệ IP có giá thành rẻ hơn và vận hành mạng IP đơn giản hơn.

Với các lý do nêu trên, mạng truyền dẫn phục vụ hội nghị giao ban được kiến nghị thiết kế xây dựng dựa trên nền tảng mạng IP.

5. Lựa chọn đường truyềnKhi xây dựng hệ thống HNTH thì một trong những vấn đề quan trọng có ảnh

hưởng lớn đến chất lượng các cuộc hội nghị đó là vấn đề về đường truyền. Tại Việt Nam hiện nay có hai giải pháp chính về đường truyền dựa trên công nghệ IP theo chuẩn H.323/SIP.

Với giải pháp HNTH thực hiện qua mạng IP theo chuẩn H.323/SIP, với hạ tầng mạng IP hiện nay của tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ có một số phương án để lựa chọn.  

a) Phương án sử dụng đường IP riêngĐây là phương án hiệu quả cho chất lượng HNTH, khách hàng có thể thuê đường IP

với địa chỉ IP tĩnh và băng thông theo yêu cầu. Song phương án này có chi phí rất cao, chỉ thích hợp cho các mô hình kết nối điểm-điểm. Với hệ thống HNTH đa điểm sẽ đòi hỏi thuê nhiều đường riêng và chi phí lên rất cao, nên phương án này hoàn toàn không thích hợp về mặt kinh tế. Hiện nay có FPT, VDC đang là những nhà cung cấp dịch vụ này.

b) Phương án sử dụng ADSL với địa chỉ IP tĩnhVới phương án sử dụng đường truyền ADSL địa chỉ IP tĩnh có cam kết về

băng thông tối thiểu, phương án này có thể đảm bảo tương đối chất lượng HNTH, và do có địa chỉ IP cố định nên các trạm xa khác có thể gọi đến dễ dàng để thực hiện hội nghị. Nhược điểm của phương án này là giá thành tương đối cao, băng thông đường lên và xuống không bằng nhau, băng thông tối thiểu chỉ đảm bảo cho

xxxvii

hệ thống HNTH kết nối điểm-điểm, không đảm bảo cho hệ thống đa điểm hoạt động tốt, bị hạn chế khi thực hiện cuộc gọi đi quốc tế.

Phương án này cũng đòi hỏi các yếu tố về công nghệ bảo mật vì vậy cần phải đầu tư thêm về phần mềm hay phần cứng đảm bảo công tác bảo mật cao khi dữ liệu được truyền trên môi Internet.

c) Phương án sử dụng ADSL với địa chỉ IP độngĐây là phương án có chi phí thấp nhưng không hợp lí về kĩ thuật. Do đặc điểm của

ADSL là tốc độ đường lên thấp hơn rất nhiều so với tốc độ đường xuống. Nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thông số 2Mbps/600Kbps nhưng không thể đạt được tốc độ thực như vậy vì dịch vụ Internet ADSL tại Việt Nam không có bảo đảm chất lượng đường truyền (QoS). Đồng thời với địa chỉ IP động thì một trạm xa sẽ không thực hiện cuộc gọi đến được vì trạm xa không biết chính xác địa chỉ IP của trạm sử dụng IP động. Như vậy nếu một trạm sử dụng địa chỉ IP động thì trạm xa khác phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh để trạm có địa chỉ IP động gọi trạm có địa chỉ IP tĩnh khi muốn hội nghị. Hiệu quả của phương án này không đảm bảo về mặt kỹ thuật do không kiểm tra được việc cam kết về băng thông tối thiểu, mỗi lần khởi động phải thiết lập lại địa chỉ IP nên nó hoàn toàn không thích hợp với hệ thống HNTH.

d) Phương án sử dụng dịch vụ xDSL-WANLà dịch vụ kết nối các mạng máy tính trong nước hay quốc tế bằng đường dây

thuê bao SHDSL (công nghệ đường dây thuê bao số đối xứng) hoặc ADSL (công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng), là sự kết hợp công nghệ VPN/MPLS (mạng riêng ảo/ nền công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức) trên mạng NGN. Với công nghệ này, sử dụng SHDSL đường truyền có thể đạt đến tốc độ 4Mpbs đối xứng và có thể ghép lên đến tốc độ 8Mbps. Ưu điểm của công nghệ/ dịch vụ này có khả năng vừa kết nối mạng Internet, vừa kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ.

Hiện nay tại Vĩnh Phúc, VNPT cung cấp dịch vụ kết nối mạng riêng VPN/MPLS trên mạng thế hệ mới NGN và đã được triển khai đến tất cả các trung tâm huyện/thị trên địa bàn tỉnh với tên dịch vụ là MegaWAN.

e) Kết luận lựa chọnDựa trên những kết quả phân tích ở trên, khuyến nghị lựa chọn đường truyền

kết nối như sau: Đường truyền kết nối giữa MCU với các điểm nhánh tại UBND tỉnh, UBND các huyện/thị sử dụng đường truyền thuê của nhà cung cấp dịch vụ MegaWAN hoặc cáp quang trực tiếp.

IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ1.Uportal

uPortal là một Portal Framework được sử dụng rộng rãi trong các học viện và nó chủ yếu nhằm vào nhưng yêu cầu của các tổ chức này. uPortal là một Portal Framework rất ổn định và đã được ra đời thậm chí trước cả JSR-168 specification, theo đó uPortal đã áp dụng nhưng kỹ thuật không theo chuẩn được gọi là channel. uPortal mặc dù đã tuân theo JSR-168 nhưng hầu hết nhưng đặc điểm sẵn có trong uPortal vẫn dựa trên tùy biến và giải pháp đã phát triển với các channel adapter hơn

xxxviii

là các portlet nguyên thủy. uPortal hỗ trợ portlet thông qua Pluto Portlet Framework. uPortal cũng là open source Portal Framework hỗ trợ nhiều kiểu portal nhất: từ Java portal đến HTML portal, từ text portal đến XML portal.

Phiên bản sử dụng tại Vĩnh Phúc không thể nâng cấp được.

2. LiferayLiferay Portal Enterprise mang nhiều ý nghĩa lớn hơn là một portal container,

mà đi kèm với nó là rất nhiều đặc điểm hữu dụng như Content Management System (CMS), tuân theo WSRP, Single Sign On (SSO), hỗ trợ AOP (Aspect Oriented Programming), và nhiều công nghệ mới nhất khác. Liferay có một thiết kế kiến trúc rất rõ ràng dựa trên thực tế tốt nhất của J2EE, điều đó cho phép nó được sử dụng với một loạt các container khác nhau, từ những servlet container như Tomcat và Jetty cho tới những server tuân theo J2EE mạnh mẽ như BorlandES, JBoss, JOnAs, JRun, Oracle9iAS, Orion, Pramati, Sun JSAS, WebLogic và WebSphere. Trong trường hợp này, Liferay chỉ là một open source portal container hỗ trợ gần như hầu hết JavaServer open source hay thương mại.

Tính linh hoạt trong thiết kế cho phép bổ sung business logic bất kỳ một công nghệ nào tương ứng và thích hợp như Struts, Tiles, Spring và EJB, có thể được dựa trên Hibernate, Java Messaging Service (JMS), Java Mail và Web Service. Liferay có thể thay đổi Portal Presentation trở thành một Java Application bất kỳ mà không có hoặc rất ít sự thay đổi.

Việc cá nhân hoá các portal page và các portlet trong những open source Portal Framework như eXo Platform là không dễ dàng, và có thể làm rất nhiều trong việc cấu hình, nhưng với Liferay layout management thì rất dễ dàng. Liferay Portal có một GUI dựa trên Web cho phép user tương tác để thiết kế layout của Portal Page mà không cần phải chỉnh sửa bất kỳ file cấu hình nào. Điều này tương tự như Stringbeans Portal.

Liferay Portal Enterprise đi kèm với những portlet hữu dụng. Và nếu đem so sánh với các open source Portal Framework khác, Liferay portal có một lượng lớn các portlet tiện ích tuân theo JSR-168 và có thể được sử dụng trong bất kỳ Portal nào chỉ với rất ít thay đổi.

Liferay hỗ trợ WSRP specification cả cho WSRP consumer và WSRP producer như một thực thể của Liferay portal. Việc cấu hình Liferay yêu cầu một vài deployment descriptor không chuẩn chẳng hạn Struts hoặc Tiles, điều này có thể làm cho việc phát triển trở nên phức tạp hơn.

Giống như hầu hết các Portal Framework, Liferay sử dụng database mặc định là Hypersonic rất tốt cho mục đích phát triển. Liferay có thể được sử dụng với bất kỳ database nào với chút ít ảnh hưởng tùy theo việc sử dụng Hibernate trong thiết kế của nó. Liferay có các JSP tag lib và nhiều class tiện ích khác trong những package khác nhau để trợ giúp các developer trong việc phát triển portal/portlet. Sử dụng những package tiện ích này có thể dễ dàng phát triển portal nhưng khi đó những portal này sẽ giống Liferay và các portlet thì không còn tuân theo JSR-168 nữa.

3. Microsof Office SharePoint server 2007

xxxix

Là một phần mềm được thừa hưởng tất cả các công nghệ của Microsoft nên SharePoint Portal Server (SPS) là một sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người. Sản phẩm chỉ cài đặt được trên hệ thống Windows. Ngay sau khi cài đặt, hệ thống portal đã có các chức năng cơ bản như: tìm kiếm, cung cấp giao tiếp theo chủ đề hay điểm tin theo thời gian. Hệ thống cũng được cung cấp sẵn các ứng dụng hệ thống để người dùng cuối tích hợp dữ liệu trong tỉnh Outlook Office của mình lên hệ thống. Vì chạy trong môi trường có Active Directory nên việc gán quyền hạn cho người sử dụng không mấy khó khăn. Hệ thống cũng có thể tái sử dụng các giao tiếp về người sử dụng đang có sẵn trong hệ thống Microsoft Exchange. Thủ tục tạo các website định dạng mặc định (default) khá đơn giản.

Có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng cấu trúc một hệ thống portal: xây dựng theo chủ đề, xây dựng hệ thống thiên về khả năng tìm kiếm, xây dựng bằng cách sử dụng nội dung đã được xây dựng từ trước.

Tương tự như các sản phẩm khác của Microsoft, giao diện của sản phẩm rất thân thiện và dễ hiểu. Mỗi người phát triển hệ thống có riêng một vùng làm việc gọi là MySites. Đến khi công việc hoàn thiện, họ có thể thực hiện thủ tục chuyển giao kết quả công việc lên hệ thống bằng thủ tục kéo-thả. Theo mặc định thì vùng làm việc MySite là dành riêng cho từng người, nhưng nếu muốn cũng có thể chia sẻ kết quả công việc cho mọi người.

Chức năng tìm kiếm trong sản phẩm hoạt động rất tốt và khá chính xác, có khả năng thực hiện tìm kiếm trên các hệ thống khác nhau như SharePoint Portal, Lotus Notes, Exchange và các thư mục dùng chung tập tin. Cũng do tích hợp tốt với MS Office 2003, 2007 nên người sử dụng có thể tạo và soạn thảo Word ngay trong portal rồi ghi lên vùng Document Workspace. Nhờ tính năng này nên hệ thống portal có đầy đủ các chức năng quản trị nội dung như quản trị, thẩm định phiên bản phát hành của tài liệu...

Cũng chính do tích hợp với MS Office nên web site trong portal có cấu trúc, nội dung tương tự như web site của phần mềm FrontPage. Người phát triển cũng sử dụng phần mềm này để xây dựng các website định dạng, kết nối và truy xuất dữ liệu từ Microsoft SQL 2005. Người phát triển cũng có thể sử dụng tỉnh công cụ Visual Studio.Net để xây dựng hệ thống và các chương trình chức năng chạy trên server sử dụng công nghệ .Net được đặt tên là Web Parts. Về chức năng bảo mật, SharePoint cũng cho phép người sử dụng thực hiện thủ tục đăng nhập 1 lần duy nhất trong phiên làm việc.

Sản phẩm có khả năng khai thác hơn 300 chức năng kết nối dữ liệu cần thiết của ứng dụng Microsoft BizTalk Server và có các chương trình dựng sẵn để giao tiếp với các hệ thống khác như SAP, Siebel và PeopleSoft.

Nhìn chung, sản phẩm có những ưu điểm nổi trội. Tích hợp tốt với các sản phẩm làm việc dành cho người sử dụng như MS Office, hay các công cụ phát triển hệ thống và cơ sở hạ tầng của Microsoft.

Khung giải pháp CGF CGF là khung giải pháp tiên tiến và hoàn thiện về Chính phủ điện tử đã được

áp dụng thành công tại các quốc gia như Anh, Ai Cập… Giải pháp sử dụng tập hợp các công cụ mạnh mẽ, thông dụng và đáng tin cậy

của tập đoàn nổi tiếng thế giới về CNTT là Microsoft.

xl

Kiến trúc khung giải pháp CPĐT (CGF) này có các thành phần như sau:

Delivery Channels (Các kênh phân phối thông tin, hay còn gọi là các điểm truy cập vào hệ thống – Access Point): là thành phần giao tiếp phục vụ các nhóm đối tượng công dân, DN, các cơ quan và các công chức nhà nước. Các kênh phân phối thông tin có thể là cổng thông tin, thiết bị di động, fax, email, tin nhắn tức thời (instant message) hoặc các kết nối ứng dụng.

Portal Services (dịch vụ cổng): cung cấp một điểm truy cập thống nhất để truy cập tới các thông tin và nội dung liên quan đến các cơ quan công quyền và các dịch vụ công của các cơ quan đó. Thành phần này có các chức năng như quản trị nội dung, hỗ trợ các dịch vụ cảnh báo, cho phép tùy biến cá nhân hóa các giao diện và chức năng hiển thị theo từng người dùng, cho phép tiếp nhận và kiểm tra hợp lệ các mẫu đơn của từng dịch vụ công, hỗ trợ các tính năng tìm kiếm và lập chỉ mục tìm kiếm.

Hình 6.1. Kiến trúc của khung giải pháp Chính phủ điện tử (CGF)

Government Gateway (cổng giao tiếp thông tin): là trung tâm thực hiện việc trao đổi thông tin và xử lý các giao dịch. Hai nhiệm vụ của thành phần này: 1, xác thực người dùng và xác định các dịch vụ và quyền hạn mà người dùng truy cập tới, và 2, điều phối các tiến trình xử lý mà người dùng thực hiện.

Value-added services (các dịch vụ giá trị gia tăng): có nhiệm vụ thực hiện quản lý thông tin giao dịch của người dân, hỗ trợ cho các cơ quan công quyền khả năng xem và xử lý các mẫu đơn (nhằm tích hợp và giao dịch với các cơ quan công quyền chưa được trang bị hạ tầng CNTT hiệu quả hoặc không thể giao tiếp được qua các hệ thống CNTT), có thể tích hợp các dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Kiến trúc tổng thể (mức cao) hệ thống đảm bảo cho việc kết nối tất cả các ứng dụng, dịch vụ mà các cơ quan công quyền thực hiện (tham khảo mô hình mức cao Khung giải pháp CGF). Đảm bảo một giao diện làm việc thống nhất, mềm dẻo, khoa học và khả năng cá nhân hóa cao cho mọi vai trò làm việc trong hệ thống, lãnh đạo, người quản trị, chuyên viên xử lý, người dân, DN hay các cơ

xli

quan tổ chức khác. Kiến trúc mở của mô hình đảm bảo cho việc phát triển thêm hoặc điều chỉnh các dịch vụ cần thiết cho hệ thống. Giải pháp cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tích hợp các ứng dụng viết đa nền (phát triển trên những hệ thống nền, công nghệ không phải của Microsoft).

Ngoài các thành phần đã mô tả trong kiến trúc, trong mô hình này các thành phần/hệ thống liên quan khác được làm rõ hơn bao gồm:

Infrastructure services (các dịch vụ cơ bản): bao gồm các dịch vụ cơ bản như xác thực người dùng, các dịch vụ email, instant message và các công cụ quản trị hệ thống.

Các tương tác với các hệ thống ngoài thông qua Cổng giao tiếp thông tin: bao gồm việc lấy các thông tin cung cấp từ các Service Providers, khai thác các dịch vụ từ các hệ thống khác (ví dụ như các hệ thống xác thực bên ngoài), hoặc khai thác các dịch vụ từ các trung tâm cung cấp dịch vụ (Central Services).

Hình 6.2. Mô hình tham chiếu mức cao của khung giải pháp CGF

xlii

Hình 6.3. Nền tảng xây dựng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ của CGF

Nền tảng để xây dựng và phát triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ các tác nghiệp hành chính nhà nước bao gồm:

Ms.Windows 2003/.../2008 server, Ms.SQL server 2005/2008, Ms.Biztalk server 2006, Ms.Office 2007 Enterprise, Ms.Exchange server 2007, Ms.Visual Studio 2008, NetFramework 2.0. Office SharePoint server 2007 MS ISA server 2006

Đây là một tập các công cụ công nghệ được đông đảo các nhà phát triển áp dụng để xây dựng những hệ thống lớn, phức tạp đòi hỏi tính ổn định, bảo mật và tương thích cao. Tất cả những sản phẩm công nghệ kể trên được các chuyên gia của Microsoft hỗ trợ một cách tốt nhất và đầy đủ nhất cùng với một cộng đồng rộng lớn người sử dụng trên toàn thế giới.

xliii

Hình 6.4. Khung giải pháp CGF theo Microsoft

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCVT Bưu chính, viễn thôngCNND Công nghiệp nội dungCNPC Công nghiệp phần cứngCNPM Công nghiệp phần mềm CNPMDVND Công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung

xliv

CNTT Công nghệ thông tinCNTT&TT, ICT Công nghệ thông tin và truyền thôngCPĐT Chính phủ điện tửCSDL Cơ sở dữ liệuCổng TTGTĐT Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tửDA Dự ánDN Doanh nghiệpHĐND Hội đồng nhân dânHNTH Hội nghị truyền hình (Hội nghị giao ban trực tuyến)HTTT Hệ thống thông tinKCN Khu công nghiệpKHCN Khoa học và công nghệKTXH Kinh tế - xã hộiLAN Mạng cục bộPM Phần mềmPMDC Phần mềm dùng chungQLHCNN Quản lý hành chính Nhà nướcQPPL Quy phạm pháp luậtTHDL Tích hợp dữ liệuTMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thông tin điện tử TTTT Thông tin và Truyền thôngTW Trung ươngUBND Uỷ ban nhân dânVP Văn phòngWAN Mạng diện rộngxã/phường xã, phường, thị trấnhuyện/thị thành phố (trực thuộc tỉnh), huyện, thị xãsở/ngành sở, ban, ngành

xlv

46