ĐÁnh giÁ thỰc trẠng chẤt lƯỢng nƯỚc mẶt sÔng cẦu, ĐoẠn chẢy qua thÀnh...

91
ĐẠI HC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM ------------***------------- BÙI HC PHI ĐÁNH GIÁ THC TRNG CHT LƯỢNG NƯỚC MT SÔNG CU, ĐON CHY QUA THÀNH PHTHÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Khoa hc Môi trường Mã sngành : 60 44 03 01 LUN VĂN THC SKHOA HC MÔI TRƯỜNG Người hướng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYN KHC THÁI SƠN Thái nguyên - năm 2013

Upload: nguyen-bui-anh-dung

Post on 16-Jul-2016

58 views

Category:

Documents


16 download

DESCRIPTION

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNGNƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUATHÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------***-------------

BÙI HỌC PHI

ĐÁNH GIÁ TH ỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG

NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN

Thái nguyên - năm 2013

Page 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------***-------------

BÙI HỌC PHI

ĐÁNH GIÁ TH ỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG

NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái nguyên - năm 2013

Page 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu

thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,

nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn.

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham

khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Người viết cam đoan

Bùi Học Phi

Page 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô

giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã

tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn,

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng

góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường

Thái Nguyên, Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường Thái Nguyên

các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013

Học viên

Bùi Học Phi

Page 5: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

iii

DANH M ỤC CÁC TỪ VI ẾT TẮT

BOD5 Nhu cầu oxy hóa sinh học trong 5 ngày

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT Bảo vệ môi trường

DO Ôxy hòa tan

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GIS Hệ thống thông tin địa lý

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải

KT-XH Kinh tế - xã hội

LVS Lưu vực sông

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QTMT Quan trắc môi trường

UBND Uỷ ban nhân dân

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

TP Thành phố

WHO Tổ chức Y tế thế giới

Page 6: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

iv

DANH M ỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Thông tin về nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu....................................37

Bảng 3.2. Tình hình thu gom xử lý chất thải rắn .................................................38

Bảng 3.3. Tình hình xử lý nước thải ....................................................................39

Bảng 3.4. Đánh giá của nhân dân đối với chất lượng nước Sông Cầu ................39

Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình kết quả quan trắc tại các điểm trên Sông Cầu.......... 46

Bảng 3.6. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Cầu theo thời gian.............54

Bảng 3.7. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp trên khu vực nghiên cứu ........62

Page 7: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

v

DANH M ỤC CÁC HÌNH V Ẽ, ĐỒ THỊ Trang

Hình 1.1. Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu ..........................................25

Hình 3.1. Diễn biến giá trị BOD lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên từ 2005 đến 2011........................................................................42

Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng dầu mỡ lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011.................................................................42

Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng lớn nhất tại các đoạn sông Cầu

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011.............................................43

Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng Fe trung bình năm tại các đoạn sông Cầu trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011..........................................................43

Hình 3.5. Diễn biến mật độ coliform trung bình năm tại các đoạn sông Cầu trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011..........................................................43

Hình 3.6. Diễn biến giá trị BOD5 trung bình năm tại các đoạn sông Cầu chảy qua

thành phố Thái Nguyên từ 2008 đến 2011 ......................................................44

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ DO trên sông Cầu sau điểm tiếp nhận nước thải suối

Phượng Hoàng đến sau điểm tiếp nhận nước suối Loàng thuộc sông Cầu đoạn

chảy qua thành phố Thái Nguyên trong các năm 2008-2011...........................45

Hình 3.8. Giá trị pH của nước Sông Cầu tại các vị trí quan trắc ..............................46

Hình 3.9. Giá trị DO của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc.......................................48

Hình 3.10. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc..................................49

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc. ...............................51

Hình 3.12. Giá trị Coliform của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc............................52

Hình 3.13. Giá trị pH của Sông Cầu theo thời điểm.................................................54

Hình 3.14. Giá trị DO của Sông Cầu tại các thời điểm.............................................56

Hình 3.15. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các thời điểm..........................................57

Hình 3.16. Giá trị TSS của Sông Cầu tại các thời điểm............................................59

Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm ................................60

Page 8: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

vi

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... I

1. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................2

2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................2

3.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................2

3.2. Ý nghĩa kinh tế và xã hội ...............................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LI ỆU NGHIÊN CỨU .................................4

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................................4

1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..............................Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .............................Error! Bookmark not defined.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC.....................................................5

1.2.1. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước ...........................................................5

2.1.5. Các chất gây mùi vị1.................................................................................13

1.2.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước ..........................................................17

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÊN THẾ

GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM..............................................................................21

1.3.1. Những nghiên cứu về chất lượng nước sông trên thế giới.........................21

1.3.2. Những nghiên cứu về chất lượng nước sông ở Việt Nam .........................22

1.4. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SÔNG CẦU ..............................................23

1.4.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................23

1.4.2. Đặc điếm kinh tế, xã hội ............................................................................26

1.4.3. Vai trò của sông Cầu đối với đời sống kinh tế - xã hội trong lưu vực.......28

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU29

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................29

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................29

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................29

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..............................................29

Page 9: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

vii

2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................................29

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................29

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................29

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................30

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp...........................................30

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn.............................................................................30

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu.................................................................................31

2.4.4. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước......................................32

2.4.5. Phương pháp quan trắc...............................................................................32

2.4.6. Phương pháp so sánh đánh giá...................................................................33

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................33

2.4.8. Phương pháp biểu đạt kết quả nghiên cứu .................................................33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TH ẢO LUẬN ........................34

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN.34

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................................34

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên..............35

3.2. THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN..................................................................37

3.2.1. Thực trạng chất lượng Sông Cầu theo số liệu điều tra...............................37

3.2.2. Thực trạng nguồn nước sông Cầu theo số liệu của các cơ quan hữu quan.......40

3.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN THEO SỐ LIỆU PHÂN TÍCH..................45

3.3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái

Nguyên theo vị trí quan trắc ........................................................................45

3.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái

Nguyên theo thời gian..................................................................................53

3.4. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

SÔNG CẦU; CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VÀ BẢO VỆ SÔNG CẦU,

ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ...............................61

3.4.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu ...................61

3.4.2. Các đề xuất giải pháp cải thiện và bảo vệ sông Cầu..................................70

Page 10: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

viii

KẾT LU ẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................77

1. KẾT LUẬN......................................................................................................77

2. ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................77

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO .................................................................................79

Page 11: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước mặt để đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,…). Đến bây giờ thì nước mặt vẫn là

nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất của con người. Với sự phát

triển về kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước mặt càng trở nên

là vấn đề quan trọng không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất

cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực trên trái đất. Song song với đó sự phát

triển nhanh về dân số thì con người ngày càng làm xấu đi nguồn nước mặt bằng

việc thải ra lượng chất thải ngày một tăng lên vào môi trường (trong đó có môi

trường nước), ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá chính xác chất lựợng nước ở hiện tại,

quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm, kiểm soát được các nguồn gây ô nhiễm nước

để duy trì chất lượng nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ tiếp sau sử dụng nhằm

đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường.

Thành phố Thái Nguyên đã và đang trên con đường công nghiệp hoá –

hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Trong những

năm gần đây, thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói

chung phát triển rất mạnh. Là trọng điểm của vùng Đông Bắc Bắc Bộ sản xuất

nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ yếu, phần lớn là trồng lúa, các loại hoa

màu, cây ăn quả đặc trưng cho từng vùng trong tỉnh. Thành phố Thái Nguyên

có nguồn nước dồi dào của con sông Cầu chảy qua đủ đáp ứng cho nhu cầu

sinh hoạt và sản xuất trong cuộc sống của người dân. Việc đánh giá chất

lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện

tại để có các biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô

nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu cho người dân.

Chính vì vậy, mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá thực trạng

chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên”.

Page 12: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua

thành phố Thái Nguyên, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và đề xuất các

giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước mặt sông Cầu

góp phần đảm bảo an toàn môi trường nước sông Cầu nói riêng và môi trường

nước mặt của thành phố Thái Nguyên nói chung.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được sơ lược về tình hình cơ bản của thành phố Thái

Nguyên để thấy được ảnh hưởng đến môi trường nước sông Cầu như thế nào.

- Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua

thành phố Thái Nguyên để thấy được chất lượng nước ở đây như thế nào.

- Tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông

Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên và đề xuất được một số giải pháp

khắc phục.

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học

Hiện nay, công tác ngăn ngừa ô nhiễm các con sông và giải quyết ô nhiễm

các con sông ở tỉnh Thái Nguyên được xác định là một vấn đề hết sức cấp thiết.

Hiện tại sông Cầu đang xảy ra tình trạng ô nhiễm nhẹ, nếu chúng ta không

bắt tay vào công tác ngăn ngừa sự ô nhiễm nhẹ đó thì một ngày không xa nó sẽ

bị ô nhiễm nặng. Sông Cầu là nguồn cung cấp nước mặt chính cho cả thành phố

Thái Nguyên nếu một ngày nó bị ô nhiễm nặng không thể xử lý để cung cấp

nước cho các hoạt động của người dân thì không biết điều gì sẽ xảy ra.

3.2. Ý nghĩa kinh tế và xã hội

Giải quyết vấn đề ô nhiễm cũng là bài toán kinh tế xã hội rất phức tạp.

Tuy nhiên, khi vấn đề được giải quyết, những thành quả do nó mang lại là rất

lớn, ngoài giảm đi những tổn thất về kinh tế, mang lại giá trị về giao thông

Page 13: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3

đường thủy mà còn giúp cho đời sống của người dân trong khu vực được

nâng cao hơn, giảm các bệnh tật do nước ô nhiễm gây ra như bệnh da liễu,

đường ruột, sốt xuất huyết…tạo được niềm tin trong nhân dân về đường lối và

sự phát triển của thành phố.

Page 14: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LI ỆU NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Sông Cầu là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình,

là một trong những LVS lớn ở Việt Nam. Sông Cầu có vị trí địa lý đặc biệt,

đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế -

xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sông Cầu cung cấp nước cho

sinh hoạt và công nghiệp, cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ

giao thông, khai thác cát lòng sông [3]…

Khu vực sông Cầu có quá trình phát triển kinh tế năng động, với nhiều

ngành nghề đa dạng thuộc hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất hiện nay trong nước

[33], [34]. Vì thế, cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các tỉnh

thuộc LVS Cầu trong quá trình phát triển nhằm tiến tới một cơ cấu kinh tế năng

động hiệu quả, đã đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành kinh tế được coi

là thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh về

kinh tế lại kèm theo các vấn đề về môi trường. Theo các kết quả nghiên cứu cho

thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, nhiều nơi đã bị ô nhiễm nghiêm

trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng

nghề [35].

Đoạn trung lưu sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên, đây là khu

vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao [3]. Đoạn sông này phải tiếp

nhận một lượng lớn nước thải (khoảng 150 triệu m3/ năm) từ các hoạt động

sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ [4]. Chất lượng nước của đoạn

này đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước

đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nguồn loại A (QCVN 08:2008/BTNMT).

Nhiều nơi, nhiều chỉ tiêu không đạt nguồn loại B, nhất là vào những tháng

mùa cạn, khi nước ở thượng nguồn ít [19].

Page 15: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

5

Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền vẫn chưa tìm ra giải pháp đồng

bộ để cứu sông. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái khả năng tiếp nhận của dòng

sông đã đến mức báo động, trong khi dự báo tác động môi trường của

quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh trong thời

gian tới. Do đó việc đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn

chảy qua thành phố Thái Nguyên sẽ phần nào xác định được mức độ ô nhiễm

của các chất ô nhiễm trong nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái

Nguyên, từ đó xây dựng các chương trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi

trường nước mặt thành phố Thái Nguyên.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT L ƯỢNG NƯỚC

1.2.1. Các chỉ tiêu nói lên chất lượng nước

1.2.1.1 Các ion vô cơ hòa tan

Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là

trong nước biển. Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion

Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion

kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của

Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...

* Các chất dinh dưỡng (N, P)

Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ở

nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát

triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong

các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã

làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên.

- Amoni và amoniac (NH4+, NH3): nước mặt thường chỉ chứa một

lượng nhỏ (dưới 0,05 mg/L) ion amoni (trong nước có môi trường axít) hoặc

amoniac (trong nước có môi trường kiềm). Nồng độ amoni trong nước ngầm

thường cao hơn nhiều so với nước mặt. Nồng độ amoni trong nước thải đô thị

Page 16: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

6

hoặc nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm thường rất cao, có lúc lên đến

100 mg/L. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN

08:2008/BTNMT) quy định nồng độ tối đa của amoni (hoặc amoniac) trong

nguồn nước dùng vào mục đích sinh hoạt là 0,1 mg/L (tính theo N) hoặc từ 0,2

đến 1,0 mg/L cho các mục đích sử dụng khác.

- Nitrat (NO3-): là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất

chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên

nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/L. Do các chất thải công nghiệp, nước

chảy tràn chứa phân bón từ các khu nông nghiệp, nồng độ của nitrat trong

các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh

hoạt và nuôi trồng thủy sản. Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể

bị mắc hội chứng methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”). QCVN

08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa của nitrat trong nguồn nước mặt

dùng vào mục đích sinh hoạt là 2 mg/L (tính theo N) hoặc từ 5 đến 15

mg/L cho các mục đích sử dụng khác.

- Photphat (PO43-): cũng như nitrat, photphat là chất dinh dưỡng cần

cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn

nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do

nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng

chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L.

Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhiều tiêu

chuẩn chất lượng nước không quy định nồng độ tối đa cho photphat. Mặc dù

không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương

đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng

(eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng).

Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức ³

0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện

Page 17: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

7

tượng phú dưỡng nguồn nước. Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có

nghĩa là “được nuôi dưỡng tốt”. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước

đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều

kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng

sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất

lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng

nước ít lưu thông trao đổi. Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo

chất dinh dưỡng (oligotrophic) nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian,

do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảy tràn, sự phát triển và

phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất hữu

cơ. Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với sự phát triển bùng nổ của

tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do

xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng

đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.

* Sulfat (SO42-):

Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường

có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo

ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng

độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.

* Clorua (Cl-):

Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết

hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có

nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng,

giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,... Nhìn chung clorua

không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn

của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.

* Các kim loại nặng:

Page 18: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

8

Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết

các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác.

- Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui,

luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn

không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy

trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng

rất độc đối với động vật thủy sinh. Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 –

100 lần so với chì vô cơ đối với các loại cá.

- Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp

(thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy

ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy

ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp

có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu

cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào

thập niên 50, 60, ô nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây

tích lũy Hg trong hải sản. Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân

sau khi ăn các loại hải sản đánh bắt trong vịnh này. Đây là một trong các sự cố

môi trường nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại.

- Asen (As): asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm

tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai

khoáng...). Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat

(AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường

do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ).

Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động

vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư.

Độc tính của các dạng hợp chất asen: As(III) > As(V) > Asen hữu cơ.

Page 19: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

9

1.2.1.2. Các chất hữu cơ

* Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (các chất tiêu thụ oxi)

Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải

sinh hoạt, nước thải đô thị , nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các

chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng

60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ

dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản,

vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn

đến chết tôm cá.

Page 20: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

10

* Các chất hữu cơ bền vững

Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị

vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng

tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật.

Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi

thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.

Các chất polychlorophenol (PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs:

polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ (PAHs:

polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các

hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường có trong nước thải công

nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ,

kích thích sinh trưởng…). Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô

nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường.

- Nhóm hợp chất phenol

Phenol và các dẫn xuất phenol có trong nước thải của một số

nghành công nghiệp (lọc hoá dầu, sản xuất bột giấy, nhuộm…). Các hợp

chất này làm cho nước có mùi, gây tác hại cho hệ sinh thái nước, sức

khoẻ con người, một số dẫn xuất phenol có khả năng gây ung thư

(carcinogens). QCVN 08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa của các hợp

chất phenol trong nước bề mặt dùng cho sinh hoạt là 0,005 mg/l.

- Nhóm hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) hữu cơ.

Hiện nay có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các loại HCBVTV đang được

sản xuất và sử dụng để diệt sâu, côn trùng, nấm mốc, diệt cỏ. Trong số đó phần

lớn là các hợp chất hữu cơ, chúng được chia thành các nhóm:

• Photpho hữu cơ

• Clo hữu cơ

• Cacbamat

• Phenoxyaxetic

Page 21: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

11

• Pyrethroid

Hầu hết các chất này có độ tính cao đối với con người và động vật.

Nhiều nhất trong số đó, đặc biệt là các clo hữu cơ, bị phân huỷ rất chậm

trong môi trường, có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con

người. Nhiều trong số các HCBVTV là tác nhân gây ung thư. QCVN

08:2008/BTNMT quy định nồng độ tối đa cho phép của tổng các HCBVTV

trong nước bề mặt là 0,1 mg/l, riêng với DDT là 0,01 mg/l.

- Nhóm hợp chất dioxin.

Nhóm dioxin là hai nhóm hợp chất tạp chất sinh ra trong quá trình sản xuất

các hợp chất clo hoá. Dioxin cũng được tạo thành khi đốt cháy các hợp chất clo hoá

ở nhiệt độ thấp (dưới 1000o C). Hai nhóm hóa chất này là polychlorinateddibenzo-

p-dioxins (PCDDs) và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs).

- Nhóm hợp chất polychlorinated biphenyl (PCBs).

PCB là nhóm hợp chất có từ 1 đến 10 nguyên tử clo gắn vào các vị

trí khác nhau của phân tử phenyl. Có thể có đến 209 hợp chất thuộc loại

này. Công nghiệp thường sản xuất được các hỗn hợp chứa nhiều loại PCB

khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, trong đó thông thường có một ít tạp chất

dioxin. PCBs bền hoá học và cách điện tốt, nên được dùng làm dầu biến

thế và tụ điện, ngoài ra chúng còn được dùng làm dầu bôi trơn, dầu thuỷ

lực, tác nhân truyền nhiệt…Đến khoảng thập niên 1960 người ta đã phát

hiện ra nguy cơ gây ô nhiễm PCBs từ các nghành công nghiệp. PCBs lúc

đó đã có mặt gần như khắp nơi, đặc biệt là nguy cơ tích luỹ PCBs trong

mô mỡ động vật. Trong mô mỡ của nhiều loại động vật có vú ở biển có

chứa nồng độ PCBs lớn gấp 10 triệu lần PCBs trong nước. Những năm cuối

thập niên 1970, việc sản xuất PCBs bắt đầu bị đình chỉ ở hầu hết các nước.

PCBs có thể làm giảm khă năng sinh sản, giảm khả năng học tập của trẻ

em; chúng cũng có thể là tác nhân gây ung thư. Tuy vậy, cũng như các

Page 22: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

12

dioxin, bằng chứng về tác hại của PCBs cũng chưa rõ lắm, do nồng độ

của chúng trong môi trường thường rất nhỏ và tác hại lại có xu hướng diễn

ra sau một thời gian đủ dài.

- Nhóm hợp chất hidrocacbon đa vòng ngưng tụ (polynuclear aromatic

hidrocacbon PAHs).

Các hợp chất PAH thường chứa hai hay nhiều vòng thơm. PAH là

sản phẩm phụ của các quá trình cháy khômg hoàn toàn như: cháy rừng, cháy

thảo nguyên, núi lửa phun trào (quá trình tự nhiên); động cơ xe máy, lò

nung than cốc, sản xuất nhựa asphalt, sản xuất thuốc lá, nướng thịt… (quá

trình nhân tạo). Các PAH thường gây hại khi tiếp xúc với li ều lượng nhỏ

trong một thời gian dài, nhưng không gây hại đáng kể nếu dùng một lượng

lớn trong một lần. Trong số các hợp chất PAH có 8 hợp chất được xem là

tác nhân gây ung thư. Thông thường thực phẩm hằng ngày là nguồn đưa

PAHs chính vào cơ thể người(95%), thuốc lá, rau không rửa sạch, ngũ cốc

chưa được tinh chế, thịt cá xông khói là các nguồn đưa một lượng đáng kể

PAHs vào cơ thể.

1.2.1.3. Dầu mỡ

Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung

môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa

hàng ngàn các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có

số cacbon từ 2 đến 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ,

kim loại. Các loại dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản

phẩm dầu mỡ khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,… Do đó, dầu

mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc

tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà

phụ thuộc vào loại dầu mỡ.

Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ. Các loại động thực

vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung

Page 23: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

13

cấp năng lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó

trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh.

Giao thông thủy, khai thác và đặc biệt vận chuyển dầu thô là nguồn

gây ô nhiễm dầu mỡ chủ yếu đối với môi trường nước.

1.2.1.4. Các chất có màu

Nước nguyên chất không có màu, nhưng nước trong tự nhiên thường

có màu do các chất có mặt trong nước như:

- Các chất hữu cơ do xác thực vật bị phân hủy sắt và mangan dạng keo

hoặc dạng hòa tan, các chất thải công nghiệp.

- Các chất thải công nghiệp (phẩm màu, crom, tanin, Lignin…)

Màu thực của nước tạo ra do các chất hòa tan hoặc chất keo có trong

nước. Màu biểu kiến của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra.

Ngoài các tác hại có thể có của các chất gây màu trong nước, nước có màu

còn được xem là không đạt tiêu chuẩn về mặt cảm quan, gây trở ngại cho

nhiều mục đích khác nhau.

1.2.1.5. Các chất gây mùi vị

Nhiều chất có thể gây mùi vị cho nước. Trong đó, nhiều chất có tác

hại đến sức khỏe con người cũng như gây các tác hại khác đến động thực vật

và hệ sinh thái như:

- Các chất hữu cơ từ nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.

- Các sản phẩm của quá trình phân hủy xác động thực vật.

- Dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ.

Cũng như các chất gây màu, các chất gây mùi vị có thể gây hại cho

đời sống động thực vật và làm giảm chất lượng nước về mặt cảm quan.

Tuy nhiên một số khoáng chất có mặt trong nước tạo ra vị nước tự nhiên,

không thể thiếu được trong nước uống sạch, do chúng là nguồn cung cấp

các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Khi hàm lượng các chất

khoáng này thấp hoặc không có, nước uống sẽ trở nên rất nhạt nhẽo.

Page 24: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

14

1.2.1.6. Các vi sinh vật gây bệnh

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử

dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho

người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có

vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có

thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.

Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán.

* Vi khuẩn

Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào, có cấu tạo tế bào, nhưng chưa

có cấu trúc nhân phức tạp, thuộc nhóm prokaryotes và thường không

màu. Vi khuẩn là dạng sống thấp nhất có khả năng tự tổng hợp nguyên

sinh chất từ môi trường xung quanh. Vi khuẩn thường có dạng que

(bacilli), dạng hình cầu (cocci) và dạng hình phẩy (spirilla, vibrios,

spirochetes). Các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây các

bệnh về đường ruột, như dịch tả (cholera, do vi khuẩn Vibrio comma),

bệnh thương hàn (typhoid, do vi khuẩn Salmonella typhosa)…

* Vi rút

Vi rút là nhóm vi sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước rất bé, có

thể chui qua được màng lọc vi khuẩn. Cho đến nay, vi rút là cấu trúc sinh học nhỏ

nhất được biết đến, chỉ có thể thấy được vi rút qua kính hiển vi điện tử. Vi rút có

mang đầy đủ thông tin về gen cần thiết giúp cho quá trình sinh sản và những vật

ký sinh cần phải sống bám vào tế bào sinh vật chủ (từ vi khuẩn đến tế bào động

vật, thực vật). Vi rút có trong nước có thể gây các bệnh có liện quan đến sự rối

loạn hệ thần kinh trung ương, viêm tuỷ xám, viêm gan,… Thông thường khử

trùng bằng các quá trình khác nhau trong giai đoạn xử lý nước có thể diệt được vi

rút. Nhưng hiệu quả cụ thể của quá trình khử trùng chưa được đánh giá đúng mức

đối với virút, do kích thước vi rút quá nhỏ và chưa có phương pháp kiểm tra

nhanh để phân tích.

Page 25: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

15

* Động vật đơn bào

Động vật đơn bào là dạng động vật sống nhỏ nhất, cơ thể có cấu tạo đơn

bào nhưng có chức năng hoạt động phức tạp hơn vi khuẩn và vi rút. Động vật

đơn bào có thể sống độc lập hoặc ký sinh, có thể thuộc loại gây bệnh hoặc

không, có loại kích thước rất nhỏ, nhưng cũng có loại kích thước lớn nhìn thấy

được. Các loài động vật đơn bào dễ dàng thích nghi với điều kiện bên ngoài

nên chúng tồn tại rất phổ biến trong tự nhiên, nhưng chỉ có mật số ít thuộc loại

sinh vật gây bệnh. Trong điều kiện môi trường không thuận lợi, các loài động

vật đơn bào thường tạo lớp vỏ kén bao bọc (cyst), rất khó tiêu diệt trong quá

trình khử trùng. Vì vậy, thông thường trong quá trình xử lý nước sinh hoạt cần

có công đoạn lọc để loại bỏ các động vật đơn bào ở dạng kén này.

* Giun sán

Giun sán là loại sinh vật ký sinh có vòng đời gắn liền với hai hay

nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất

thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Nước là môi

trường vận chuyển giun sán quan trọng. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý

nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả. Người thường tiếp xúc với

các loại nước chưa xử lý có thể có nguy cơ nhiễm giun sán.

1.2.1.7. Các sinh vật chỉ thị cho sinh vật gây bệnh

Việc phân tích nước để phát hiện toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh

thường rất mất thời gian và công sức. Thông thường, người ta chỉ thực

hiện một phép kiểm nghiệm cụ thể nào đó để xác định sự có mặt của một

vi sinh vật gây bệnh xác định khi có lý do để nghi ngờ về sự có mặt của

chúng trong nguồn nước. Khi cần kiểm tra thường kỳ chất lượng nước,

người ta sử dụng các vi sinh vật chỉ thị. Các sinh vật chỉ thị là là các sinh vật

mà sự hiện diện của chúng biểu thị cho thấy nước đang bị ô nhiễm các sinh

vật gây bệnh, đồng thời phản ánh sơ bộ bản chất và mức độ ô nhiễm.

Một số sinh vật chỉ thị lý tưởng phải thoả mãn các điểm sau:

Page 26: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

16

- Có thể sử dung cho tất cả các loại nước.

- Luôn luôn có mặt khi có sinh vật gây bệnh.

- Luôn luôn không có mặt khi không có sinh vật gây bệnh.

- Có thể xác định được dễ dàng thông qua các phương pháp kiểm nghiệm,

không bị ảnh hưởng cản trở do sự có mặt của các sinh vật khác trong nước.

- Không phải là sinh vật gây bệnh, do đó không có hại cho kiểm

nghiệm viên. Trong thực tế, hầu như không thể tìm được sinh vật chỉ thị

nào hội đủ các điều kiện nêu trên.

Hầu hết các sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thường xuất phát từ

nguồn gốc phân người và động vật. Do đó, bất kỳ sinh vật nào có mặt trong

đường ruột của người và động vật và thoả mãn các điều kiện nêu trên đều có thể

dùng làm sinh vật chỉ thị. Tổng coliforms (total coliforms), fecal coliforms, fecal

streptococci, và clostridium perfringens, thường là các sinh vật chỉ thị được dùng

để phát hiện sự ô nhiễm phân của nước. Trong số đó, nhóm tổng coliform (total

coliforms group) bao gồm Escherichia coli (E.coli), Enterobacter aerogenes,

Citrobacter fruendii,… thường dược sử dụng nhất. Total coliforms thường được

dùng để đánh giá khả năng bị ô nhiễm phân của nước uống. Fecal coliforms

được dùng với các loại nước sông suối bị ô nhiễm, nước cống, nước hồ bơi,… Ở

các vùng ôn đới E.coli là loại chiếm ưu thế trong đường ruột con người, trong

lúc đó ở nước vùng nhiệt đới E.coli không phải là loại vi khuẩn chủ yếu trong

ruột con người. Vì vây, total coliform là test thường dùng để phát hiện khả năng

ô nhiễm phân của nướcở vùng này. Fecal streptococci, cũng là loại vi khuẩn

đường ruột, nhưng có nhiều trong động vật hơn ở con người. Do đó, tỷ số của

Fecal coliforms và Fecal streptococci (FC/FS) có thể cho biết nước đang bị ô

nhiễm phân người hay phân động vật. Khi tỷ số này nhỏ hơn 0.7 thì nước được

xem là bị ô nhiễm phân động vật. Sinh vật (vi khuẩn) chỉ thị thường được xác

định bằng 2 cách: phương pháp lọc màng (membrane filter, hay còn gọi là

phương pháp MF, kết quả biểu diễn bằng số vi khuẩn/100 ml) và phương pháp

Page 27: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

17

MPN (Most Probale Number, hay còn gọi là phương pháp lên men ống nghiệm,

kết quả biểu diễn bằng số MPN/100 ml).

1.2.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

1.2.2.1. Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các

chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy...Sự ô

nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men

được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân

tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...

Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất

nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang

phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở

nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng

cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột

siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Thí

dụ lò sát sinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu

mầm yếm khí trong 1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh.

Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men. Một nhà

máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố 500.000 dân.

Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước

thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy

cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và

mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất

chứa methyl của nó là skatol. Ô nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng BOD5: nhu

cầu O2 sinh học trong 5 ngày. Ðó là hàm lượng O2 cần thiết để vi sinh vật phân

hủy hết các chất hữu cơ trong 1 lít nước ô nhiễm. Thí dụ ở Paris BOD5 là

70g/người/ngày. Tiêu chuẩn nước uống của Pháp là lượng hữu cơ có BOD5 dưới

Page 28: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

18

5mg/l, nồng độ O2 hoà tan là hơn 4mg/l, chứa dưới 50 mầm coliforme/cm3 và

không có chất nào độc cả. Tiêu chuẩn của các quốc gia khác cũng tương tự.

1.2.2.2. Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp

và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd,

Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất

khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất

khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.

Nhiễm độc chì (Saturnisne) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trong

xăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất

độc đối với sinh vật thủy sinh.Thủy ngân dưới dạng hợp chất rất độc đối

với sinh vật và người. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ

đáng buồn, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng

hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động

vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra.

Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng

đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng

năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt.

Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón,

lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện

tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.

1.2.2.3.Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp

Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa...

* Hydrocarbons (CxHy)

Hydrocarbons là các hợp chất của các nguyên tố của cacbon và hydrogen.

Vài CxHy có trọng lượng phân tử nhỏ (methan, ethan và ethylen) ở dạng khí trong

nhiệt độ và áp suất bình thường. Tuy nhiên , đại đa số CxHy là lỏng và rắn. Chúng

Page 29: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

19

ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là

một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức

nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Ðôi khi cá bắt

được không thể ăn được vì có mùi dầu lửa.

Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ

dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Ước tính

khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm. Một phần của

khối lượng này, khoảng 0,1 -0,3% được ném ra biển một cách tương đối

hợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển. Các tai nạn đắm tàu chở

dầu là tương đối thường xuyên. Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975,

làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu.

Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải ra biển hàng năm. Một tấn

dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu

trên mặt. Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon. Sự thải của

các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng

dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm

bị nhiễm. Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ

nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.

* Chất tẩy rữa: bột giặt tổng hợp và xà bông

Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ

có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic,

cationic và non- ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có

chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học.

Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các

xà bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt,

còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm...sử dụng trong kỹ

thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni).

Page 30: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

20

* Nông dược (Pesticides)

Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp.

Thuật ngữ pesticides là do từ tiếng Anh pest là loài gây hại, nên pesticides

còn gọi là chất diệt dịch hay chất diệt hoạ.

Người ta phân biệt:

* Thuốc sát trùng (insecticides).

* Thuốc diệt nấm (fongicides).

* Thuốc diệt cỏ (herbicides).

* Thuốc diệt chuột (diệt gậm nhấm = rodenticides).

* Thuốc diệt tuyến trùng (nematocides).

Chúng tạo thành một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước.

Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông

hoặc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt,

nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển.

Nước dùng của dân thành phố Arles (miền nam nước Pháp) có mùi

khó chịu không sử dụng được, vào năm 1948. Nguyên nhân là do một

nhà máy sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4-D cách đó hàng trăm km thải chất cặn

bã kỹ nghệ ra sông làm ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm của vùng bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, ở vịnh

Californie, bởi hãng Montrose Chemicals do sự sản xuất nông dược. Hãng

này sản xuất từ đầu năm 1970, 2/3 số lượng DDT toàn cầu làm ô nhiễm

một diện tích 10.000 km2, làm cho một số cá không thể ăn được tuy đã

nhiều năm trôi qua. Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong

nông nghiệp, nhưng hậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể.

1.2.2.4. Ô nhiễm vật lý:

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ

lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu

cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác

Page 31: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

21

lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.

Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu

hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như

muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị

không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi

lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có

mùi tanh của cá.

1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÊN

THẾ GIỚI VÀ Ở VI ỆT NAM

1.3.1. Những nghiên cứu về chất lượng nước sông trên thế giới

Trong thời gian gần đây, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của các con

sông đã được đề cập tới nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Theo Liên Hợp

Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đã trở nên

cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng [4]. Lượng nước của các con sông lớn trên

thế giới đang giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người,

loài vật và tương lai của trái đất.

Liên Hợp Quốc đưa ra báo cáo chính thức để báo cáo các chính phủ về

tốc độ xuống cấp đáng báo động của các dòng sông, ao hồ, và các hệ thống

cung cấp khác. Một báo cáo khác cho biết toàn thế giới có khoảng 1,1 tỷ

người thiếu nước sạch để dùng, trung bình 5 người có 1 người không có nước

sạch để dùng [4]. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại dịch bệnh làm 3,1

triệu người chết vào năm 2002. Trước tình hình nguy kịch của hệ thống sông

ngòi trên thế giới, LHQ chọn ngày 14/3 là ngày thế giới hành động đề tập

trung sự chú ý của toàn cầu tới những dòng sông.

Quỹ Quốc tế về thiên nhiên (WWF) hôm 20-3-2007 cho biết 5 dòng

sông đang phục vụ cho khoảng 870 triệu người ở châu Á hiện nằm trong số

10 dòng sông bị đe dọa nhiều nhất trên thế giới [5].

Page 32: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

22

Các dạng nước ô nhiễm thường gặp trên thế giới là ô nhiễm do dinh

dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm sông do KLN

và các hóa chất độc hại khác. Trong đó ô nhiễm dinh dưỡng( nito, photpho,

silic, cacbon) đang là mối quan tâm lơn của con người. Hàm lượng cao của

các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng trong các dòng sông chảy

chậm, ở hồ và biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng đến làm xuất hiện một số loài

tảo làm cho nước ở một số biển và con sông bị biến màu. Ngoài ra, sự phân

hủy kỉ khí đã sinh ra các chất độc như: H2S, NH3, … cộng thêm mùi hôi thối

đã làm cho các con sông trở thành sông chết.

Do quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ

dẫn đến việc các lưu vực sông lớn phải chứa đựng một lượng lớn chất thải của

các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý triệt để thải ra.

1.3.2. Những nghiên cứu về chất lượng nước sông ở Việt Nam

Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các con sông có

chiều dài 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông,

trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2. Lưu vực

của 13 hệ thống sông lớn chiếm hơn 80% diện tích lãnh thổ,10 trong số 13 sông

trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông chính: sông Hồng, sông

Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả - La, sông Thu Bồn,

sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu

vực sông toàn quốc và gần xấp xỉ 80% diện tích quốc gia [3].

Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất

và khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế

trên toàn quốc, vấn đề chất thải là một nan đề của phát triển đối với những

quốc gia còn đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã

trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi

thẳng vào các dòng sông mà không qua xử lý [4]. Qua thời gian, nguy cơ ô

nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có thể nói rằng tình trạng ô

Page 33: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

23

nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường độ kinh khủng và

không còn phương cách nào cứu chữa được nữa.

Qua báo chí và truyền thanh ở Việt Nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô

nhiễm nguồn nước ở hầu hết sông ngòi Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có

phát triển trọng điểm. Nhiều dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và

nước sông được sử dụng như nước sinh hoạt gia đình thì nay tình trạng hoàn

toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi không thể dùng những nguồn nước

sông này nữa [5]. Những nơi được đề cập đến có thể được chia ra từng khu

vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của từng nơi một. Đó là:

+ Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái

Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương.

+ Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà

Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình.

+ Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc

Lắc Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa),

TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,Ninh Thuận, và Bình Thuận.

+ Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL.

+ Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

1.4. GIỚI THI ỆU KHÁI QUÁT VỀ SÔNG CẦU

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1. Đặc điểm địa hình

Sông Cầu là một trong những sông chính của hệ thống sông Thái Bình

với 47% diện tích toàn lưu vực. Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao

(đỉnh cao 1.326m) chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thị xã Bắc Kạn, Chợ

Mới, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và điểm cuối cùng của con sông này

là Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Tổng chiều dài của sông Cầu là 288 km với

tổng lưu lượng nước đạt 4,5 tỷ m3/năm (chiếm 5,4% tổng lượng nước toàn

quốc). Lưu vưc sông Cầu có địa hình phức tạp với ba (3) vùng sinh thái điển

Page 34: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

24

hình: đồng bằng, trung du và núi cao. Lưu vực có 68 sông, suối có chiều dài

hơn 10 km [3]. Các nhánh sông chính của lưu vực sông Cầu bao gồm sông

Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường,

sông Đu, sông Chợ Chu, sông Thiếp...

Lưu vực sông Cầu có dạng trải dài từ Bắc xuống Nam. Thung lũng phía

thượng lưu và trung lưu nằm giữa hai cánh cung sông Gâm và cánh cung

Ngân Sơn - Yên Lạc. Phần thượng lưu sông Cầu chảy theo hướng Bắc Nam,

độ cao trung bình đạt tới 300 - 400m, lòng sông hẹp và rất dốc, nhiều thác

ghềnh và có hệ số uốn khúc lớn (>2,0) độ rộng trung bình trong mùa cạn

khoảng 50 đến 60m, 80 - 100m trong mùa lũ, độ dốc khoảng >0,1%. Phần

trung lưu từ Chợ Mới, sông Cầu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên

một đoạn khá dài sau đó trở lại hướng cũ cho tới Thái Nguyên. Đoạn này địa

hình đã thấp xuống đáng kể, lòng sông mở rộng, độ dốc cũng giảm chỉ còn

khoảng 0,05%, độ uốn khúc vẫn cao [5].

Hạ lưu sông Cầu được tính từ Thác Huống đến Phả Lại, từ đây hướng

chảy chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, địa hình có độ cao trung bình 10 đến

20m, lòng sông rất rộng 70 đến 150m và độ dốc giảm đáng kể, chỉ còn

khoảng 0,01%.

Lưu vực sông Cầu có dạng dài, tổng diện tích được xác định là 6.030

km2, hệ số tập trung nước đạt 2,1, địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện

tích lưu vực, độ cao trung bình của lưu vực vì vậy cũng khá thấp (190m). Độ

dốc trung bình của lưu vực thuộc loại trung bình 16,1%.

Page 35: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

25

Hình 1.1. Bản đồ các tỉnh nằm trong lưu vực sông Cầu

Mật độ sông suối trong lưu vực sông Cầu thuộc loại cao: 0,95-1,2km/km2,

tổng chiều dài phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km là 1.602 km [5].

1.4.1.2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn

* Khí hậu

Khí hậu lưu vực sông Cầu có đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới gió

mùa nóng, ẩm, có mùa đông khá lạnh, mùa hè nóng, mưa nhiều.

Nhiệt độ phân hóa mạnh mẽ trong toàn lưu vực. Vùng thấp (dưới

100m) nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5 - 230C, vùng có độ cao đến

500m, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 200C, vùng cao trên 1.000m, nhiệt

độ trung bình năm vào khoảng 17,5 - 180C.

Page 36: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

26

Nhiệt độ cao nhất trong lưu vực đạt đến 400C (tại Hiệp Hòa - Bắc

Giang), còn nhiệt độ thấp nhất là - 10C (tại Bắc Kạn).

Lưu vực sông Cầu là khu vực có lượng mưa khá lớn, lượng mưa hàng

năm vào khoảng từ 1.500 - 2.700mm. Trong lưu vực tồn tại một trung tâm

mưa lớn đó là Tam Đảo, ở đây lượng mưa hàng năm có thể đạt đến 3.000mm.

Vùng mưa này kéo dài sang phía Đông qua thành phố Thái Nguyên, với

lượng mưa năm vượt quá 2.000 mm [3].

* Thuỷ văn

Dòng chảy trên lưu vực sông Cầu khá đồng đều. Lưu vực sông Công có

modun dòng chảy vào khoảng 27-30l/s.km2, vùng thượng lưu sông Cầu (từ Thác

Riềng trở lên) có modun dòng chảy năm là 22-24l/s.km2 thuộc loại trung bình.

Vùng ít nước nhất là sông Đu có modun dòng chảy năm là 19,5-23l/s.km2.

Dòng chảy năm dao động không đáng kể, năm nhiều nước chỉ lớn hơn

năm ít nước khoảng 1,8 đến 2,3 lần. Hệ số biến đổi dòng đạt khoảng 0,28.

Chế độ dòng chảy của sông Cầu phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa

lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 5 - 10 nhưng không kết thúc

đồng đều trên toàn bộ lưu vực, thông thường trong khoảng thời gian tháng 9

(những nơi kết thúc sớm) và tháng 10 (những nơi muộn hơn: sông Đu và sông

Công). Lượng dòng chảy trong mùa lũ cũng không vượt quá 80 - 85% lượng

nước cả năm. Trong thời gian lũ, các tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là 7,

8, 9, lượng dòng chảy chiếm hơn 50% lượng dòng chảy cả năm.

Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, lượng dòng chảy chiếm

khoảng 18-20% lượng dòng chảy của cả năm. Ba tháng cạn nhất là 1, 2, 3

dòng chảy chỉ chiếm 5,6-7,8% [3].

1.4.2. Đặc điếm kinh tế, xã hội

Lưu vực chiếm khoảng 47% diện tích của 6 tỉnh. Tổng dân số 6 tỉnh

thuộc lưu vực năm 2010 khoảng trên 6,7 triệu người. Trong đó, dân số

nông thôn khoảng 5,7 triệu người, dân số thành thị khoảng trên 1 triệu

Page 37: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

27

người. Mật độ dân số trung bình khoảng 427 người/km2, cao hơn 2 lần so

với mật độ trung bình quốc gia.

Vùng núi thấp và trung du là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất

trong lưu vực, chiếm khoảng 63% diện tích toàn lưu vực nhưng dân số chỉ

chiếm khoảng 15% dân số lưu vực. Mật độ dân số cao ở vùng trung tâm và

khu vực đồng bằng.

Thành phần dân cư trong lưu vực có sự đan xen của 8 dân tộc anh

em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa, Dao trong đó người

Kinh chiếm đa số.

Cơ cấu kinh tế dựa trên nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủy

sản đóng góp không đáng kể vào cơ cấu này. GDP tăng trưởng mạnh mẽ, tăng

gấp đôi trong vòng 5 năm tại hầu hết các tỉnh trong lưu vực.

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc

gia. Sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 26% và có

xu hướng giảm. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng

nhanh về công nghiệp, xây dựng và dịch vụ [4].

Dân số của các tỉnh sống trong lưu vực chủ yếu ở các huyện, thị như sau:

- Tỉnh Bắc Ninh bao gồm: TP. Bắc Ninh và 4 huyện là Quế Võ, Tiên

Du, Từ Sơn và huyện Yên Phong.

- Tỉnh Bắc Giang: TP. Bắc Giang và 4 huyện là Hiệp Hòa, Tân Yên,

Việt Yên và huyện Yên Dũng.

- Tỉnh Bắc Kạn: TX. Bắc Kạn và 3 huyện là Bạch Thông, Chợ Đồn và

huyện Chợ Mới.

- Tỉnh Thái Nguyên: TP. Thái Nguyên và các huyện, thị là Đại Từ,

Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, thị xã Sông Công và

một phần của huyện Võ Nhai.

- Tỉnh Vĩnh Phúc: TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên và tại 6 huyện là Bình

Xuyên, Mê Linh, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.

Page 38: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

28

- Thành phố Hà Nội tập trung ở 3 huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc

Sơn, tổng cộng khoảng 800 nghìn người.

1.4.3. Vai trò của sông Cầu đối với đời sống kinh tế - xã hội trong lưu vực

Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sông

Cầu đã làm nên nét văn hóa đặc trưng của vùng trung du miền núi và vùng

đồng bằng Bắc Bộ, là con sông quan trọng trong hệ thống sông Thái Bình và

là huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa

phương. Sông Cầu có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài

nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong lưu

vực của nó. Lưu vực sông Cầu hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối

nước để phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân và có chức năng

giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực…

Theo đánh giá của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu với

chiều dài gần 300 km với diện tích tự nhiên hơn 6000 km2, tổng lượng nước

hàng năm khoảng 4,5 tỷ m3. Sông cung cấp nước cho tưới tiêu, cho sinh hoạt,

cho hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nuôi trồng thủy sản…[35].

Sông Cầu còn là môi trường tiếp nhận, chuyển tải chất thải từ các hoạt

động của con người. Riêng chỉ tính tỉnh Thái nguyên các cơ sở luyện kim, cán

thép, chế tạo thiết bị máy móc tập trung ở Thái Nguyên với tổng lượng nước

thải hơn 16.000 m3/ngày. KCN gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3

triệu m3 nước thải được dẫn đổ ra sông Cầu. Như vậy sông Cầu chứa đựng

một lượng nước thải là rất lớn [34].

Ngoài ra sông Cầu có có nhiều vai trò quan trọng khác nữa như : phục

vụ giao thông thủy, tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy

trì hệ sinh thái lành mạnh, …Tuy nhiên những chức năng này của con sông

dần bị biến mất do hoạt động sản xuất cả con người gây ra, làm cho con sông

bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Page 39: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

29

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI T ƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN C ỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chỉ tiến hành tại đoạn sông Cầu

chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tiến hành vào thời điểm hiện tại, cứ

02 tháng lấy mẫu phân tích 1 lần.

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tiến hành đánh giá các chỉ tiêu đặc

thù nói lên ô nhiễm nước, gồm: pH, DO, BOD5, TSS, Colifom.

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN C ỨU

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái

Nguyên và hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU

Đề tài nghiên cứu 4 nội dung sau:

Nội dung 1: Sơ lược về tình hình cơ bản của thành phố Thái Nguyên có

ảnh hưởng đến môi trường nước sông Cầu

- Đặc điểm tự nhiên thành phố Thái Nguyên.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên.

Nội dung 2: Thực trạng nguồn nước sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố

Thái Nguyên

- Thực trạng chất lượng sông Cầu theo số liệu điều tra.

- Thực trạng nguồn nước sông Cầu theo số liệu của các cơ quan hữu quan

Page 40: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

30

từ 2005 tới 2011.

Nội dung 3: Đánh giá thực trạng chất lượng nước sông Cầu, đoạn chảy

qua thành phố Thái Nguyên theo số liệu phân tích năm 2012 - 2013

- Đánh giá chất lượng nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái

Nguyên theo vị trí quan trắc.

- Đánh giá chất lượng nước mặt sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái

Nguyên theo thời gian.

Nội dung 4: Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu,

đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên và giải pháp cải thiện, bảo vệ sông Cầu

đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên

- Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu.

- Đề xuất giải pháp cải thiện và bảo vệ sông Cầu đoạn chảy qua thành phố

Thái Nguyên

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái

Nguyên, thành phố Thái Nguyên. Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND, Phòng

Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi

trường Thái Nguyên, Cục thống kê Thái Nguyên. Ngoài ra, trong quá trình thực

hiện khóa luận tôi đã thu thập các báo cáo, các bản đồ, sách, thông tin trên mạng

Internet có liên quan đến đề tài.

2.4.2. Phương pháp phỏng vấn

2.4.2.1. Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung:

- Nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn

- Tình hình thu gom, xử lý nước thải

- Đánh giá nhân dân với chất lượng nước Sông Cầu

Page 41: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

31

2.4.2.2. Tiến hành phỏng vấn

- Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân sinh sống dọc Sông Cầu

từ Sơn Cẩm tới Phố Hương.

Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra.

Tiến hành phỏng vấn 60 hộ gia đình, cá nhân, trong đó mỗi khu vực

phỏng vấn điều tra 10 hộ gia đình, cá nhân (6 khu vực là: Khu vực Sơn Cẩm,

khu vực gần cửa xả suối Phượng Hoàng, khu vực gần cầu Gia Bẩy, khu vực gần

cửa xả suối Xương Rồng, khu vực gần cửa xả suối Cam Giá và khu vực gần cửa

xả suối Phố Hương) theo tiêu chí ngẫu nhiên.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu

* V ị trí và thời gian lấy mẫu

+ Vị trí l ấy mẫu

Vị trí lấy mẫu được dựa trên cơ sở dựa vào các đặc trưng địa hình

và sự phân bố địa dưới hành chính các nguồn gây ô nhiễm nhằm đảm bảo

sự phân bố các chất trong môi trường nước mang tính đại diện cho khu vực

nghiên cứu. Trên cơ sở đó mẫu được lấy tại các vị trí thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Vị trí và tọa độ lấy mẫu

Tọa độ lấy mẫu STT Vị trí l ấy mẫu

Kinh độ Vĩ độ

1 Sơn Cẩm 105° 48'20.81" 21° 37'37.22"

2 Sau cửa xả suối Phượng Hoàng 105° 49'40.85" 21° 39'40.22"

3 Cầu Gia Bảy 105° 50'14.49" 21° 35'51.64"

4 Sau cửa xả suối Xương Rồng 105°52'34.02" 21° 31'52.35”

5 Sau cửa xả suối Cam Giá 105°53'38.04" 21° 33'52.95”

6 Sau điểm xả suối Phố Hương 105° 55'58.16" 21° 28'41.94”

+ Thời gian lấy mẫu

Đợt 3/2012: Tháng 6/2012

Page 42: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

32

Đợt 4/2012: Tháng 8/2012

Đợt 5/2012: Tháng 10/2012

Đợt 6/2012: Tháng 11/2012

Đợt 1/2013: Tháng 2/2013

Đợt 2/2013: Tháng 4/2013

*Phương pháp lấy mẫu

Việc lấy mẫu được tuân thủ theo TCVN 6663-6:2008 Chất lượng nước.

Các mẫu nước được lấy ở các điểm lấy mẫu trong trạng thái tự nhiên,

không khuấy trộn. Lấy mẫu đơn và lấy ở độ sâu cách mặt nước 30 – 50 cm.

2.4.4. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước

Tất cả các mẫu nước sau khi lấy được bảo quản tức thời trong thùng đá

(nhiệt độ khoảng 4oC) trong suốt thời gian vận chuyển về phòng thí nghiệm

(PTN). Tại PTN, các dụng cụ chứa mẫu được lưu trong tủ lạnh cho đến khi phân

tích. Bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm được thực hiện

nghiêm ngặt theo đúng TCVN 6663-3:2008 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3:

Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. Quy định về bảo quản mẫu nước và phương

pháp phân tích đối với các chỉ tiêu khác nhau được nêu trong bảng sau:

Bảng 2.2: Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước

STT Thông số

quan trắc

Dụng cụ

chứa mẫu

Điều kiện

bảo quản

Thời gian

bảo quản

1 BOD5 Chai nhựa Bảo quản lạnh 24 h

2 TSS Chai nhựa Bảo quản lạnh 7 ngày

3 Coliform Chai thủy tinh Bảo quản lạnh 24 h

2.4.5. Phương pháp quan trắc

2.4.5.1. Phương pháp quan trắc ngoài thực địa

Các thông số: pH, DO được đo ngay tại chỗ bằng thiết bị đo nhanh

xách tay hiệu Model U22XD-2M, hãng Horiba - Nhật Bản. Phương

Page 43: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

33

pháp đo được tiến hành bằng cách nhúng trực tiếp các điện cực xuống nước,

đợi ổn định, đọc các trị số đo tương ứng từ màn hình của máy và ghi vào

phiếu nhật ký lấy mẫu.

2.4.5.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Các mẫu nước được phân tích tại phòng thí nghiệm môi trường của

Trung tâm Quan trắc và công nghệ môi trường Thái Nguyên

Bảng 2.3: Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích.

STT Thông số Phương pháp

phân tích Thiết bị phân tích

1 TSS SMEWW 2540D Cần phân tích 05 số, hệ thống lọc

chân không, tủ sấy, Decicator

2 BOD5 SMEWW 5210.B Tủ ủ, máy đo DO chuyên dụng

3 Coliform SMEWW 9222 B Tủ ấm

2.4.6. Phương pháp so sánh đánh giá

Là phương pháp áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của

nguồn nước mặt với quy chuẩn môi trường QCVN08:2008/BTNMT làm căn

cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập, số liệu điều tra được xử lý bằng Excel.

2.4.8. Phương pháp biểu đạt kết quả nghiên cứu

Page 44: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

34

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ TH ẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH T Ế - XÃ HỘI THÀNH PH Ố THÁI

NGUYÊN

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng

Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ

địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành

phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là

cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh

Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế,

văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội -

Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37,

1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi

phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ [13].

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất

này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc

thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi

gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích

đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2/người, tập trung chủ yếu ở các xã

phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn.

Phần lớn diện tích có độ dốc dưới 80, phù hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

Theo điều tra thổ nhưỡng của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên,

thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như sau [13]:

Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện

tích đất tự nhiên).

Page 45: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

35

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên;

Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên;

Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%;

Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn

(136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất,

phân bố tập trung ở thành phố Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định

Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5

- 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất

thích hợp với phát triển nông nghiệp và cũng thuận lợi cho việc đầu tư các khu

công nghiệp.

3.1.1.3. Đặc điểm thủy văn

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai dòng sông lớn: Sông Cầu và

sông Công (phụ lưu bên bờ phải của sông Cầu). Sông Cầu đoạn chảy qua

thành phố Thái Nguyên dài 25 km, chiều rộng 70 - 100m. Lưu lượng nước

bình quân mùa mưa 620m3/s, mùa khô 3,32m3/s. Sông Cầu là nguồn cấp nước

cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận

nước thải đô thị và công nghiệp của thành phố này. Ngoài ra, trên địa bàn

thành phố còn có khoảng 93 các ao, hồ, suối vừa phục vụ sản xuất nông

nghiệp đồng thời tiếp nhận, tiêu thoát nước cho thành phố [13].

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.2.1. Đơn vị hành chính và dân số

Toàn thành phố Thái Nguyên năm 2012 có 287.400 nhân khẩu chiếm

24,87% dân số tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành

chính, trong đó có 19 phường và 09 xã, gồm 08 dân tộc chủ yếu là: Kinh, Tày,

Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao cùng sinh sống. Mật độ dân số

thành phố tương đối cao, năm 2011 là 1.543 người/km2, cao gấp 4,71 lần so

với mật độ chung của tỉnh là 327 người/km2 [13].

Page 46: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

36

Nhìn chung, thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I nhưng quy mô và

mật độ dân số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I (quy mô dân số từ

500.000 người trở lên, mật độ dân số bình quân đạt 12.000 người/km2 - Nghị

định số 72/2001/NĐ-CP, ngày 05/10/2001 về việc phân loại đô thị và cấp

quản lý đô thị).

Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không có sự biến

động lớn qua các năm, năm 2010 dân số thành phố có 279.689 người, đến

năm 2012 dân số thành phố có 287.910 người, bình quân năm 2010 - 2012

tăng 0,6% nhìn chung tình hình kế hoạch hóa gia đình rất tốt, sự gia tăng dân

số không đáng kể [9].

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất của toàn thành phố tăng đáng kể qua 3 năm cụ thể

năm 2010 là 25151 tỷ đồng trong đó công nghiệp -xây dựng chiếm 72%, dịch

vụ chiếm 25%, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 3%. Năm 2011

so với năm 2010 thì tổng giá trị sản xuất tăng 12,76% nhưng về cơ cấu có sự

thay đổi ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,7% tăng ngành dịch vụ

25,4%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 24% trong đó tăng đều của 3 ngành

nhưng cơ cấu ngành dịch vụ tăng chiếm 27%. Nhìn chung giai đoạn 2010-

2012 tổng giá trị sản xuất bình quân tăng 18,07% trong đó ngành dịch vụ tăng

gần 22%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17%, ngành nông lâm nghiệp,

thủy sản tăng gần 11% [13].

3.1.2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 18.630,56 ha, trong đó đất

nông nghiệp chiếm gần 50%, đất lâm nghiệp có rừng 2.904,03 ha chiếm 16%

tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng 4.520,42 ha chiếm 24%, đất ở

năm 2010 chỉ chiếm có 8,4% nhưng đến năm 2011 chiếm cao hơn là 9,91%

và năm 2012 là 2.064,36 ha chiếm 11,08% trong đó chủ yếu là đất ở nông

thông chiếm trên 70%, đất chưa sử dụng và sông suối 370 ha trong đó đất

Page 47: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

37

bằng phẳng chiếm hơn 70% và qua 3 năm không có sự khai hoang để sử

dụng. Bình quân diện tích tự nhiên trên 1 đầu người 640m2 [13].

Trong thời gian tới, đất nông nghiệp có xu hướng giảm, đất chuyên

dùng sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hóa của thành phố. Ngược lại xu hướng đất

lâm nghiệp sẽ tăng do diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào

mục đích trồng mới.

3.2. THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY

QUA THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN

3.2.1. Thực trạng chất lượng Sông Cầu theo số liệu điều tra

Qua phân tích, nghiên cứu phiếu điều tra thu thập từ 60 hộ gia đình

phân bố theo 6 điểm quan trắc lấy mẫu đánh giá chất lượng nước tại phần 3.3

cho thấy các thông tin về chất lượng nước Sông Cầu dưới đây.

3.2.1.1. Thông tin về nhu cầu sử dụng nước

Qua điều tra thu được kết quả:

Bảng 3.1. Thông tin về nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu

Khối lượng Tỷ lệ (%)

Có 36 60,0 Nhu cầu sử dụng

nước sông Cầu Không 24 40,0

Sinh hoạt 0 0,0

Chăn nuôi 16 44,4

Buôn bán 0 0,0 Mục đích sử dụng

Tưới tiêu 20 55,7

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013)

Qua bảng ta thấy:

- Có 60% số hộ gia đình được điều tra có nhu cầu sử dụng nước Sông Cầu;

- Mục đích chính sử dụng nước Sông Cầu để phục vụ hoạt động tưới

tiêu (55,7%) và sử dụng cho chăn nuôi (44,4% ).

Page 48: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

38

- Không có hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước Sông Cầu để sinh hoạt

và buôn bán.

3.2.1.2. Thông tin về tình hình thu gom xử lý chất thải rắn

Qua điều tra thu được kết quả:

Bảng 3.2. Tình hình thu gom xử lý chất thải rắn

Khối lượng Tỷ lệ (%)

Sinh hoạt 60 100

Chăn nuôi 40 66,67

Buôn bán 5 8,33 Nguồn phát sinh

Khác 10 16,67

Chôn lấp 18 30,00

Đốt 8 13,33

Đổ ra vườn 24 40,00

Đổ ra sông 0 0,00

Biện pháp xử lý

Khác 10 16,67

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013)

Qua bảng trên cho thấy:

- Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ sinh hoạt (chiếm 100%) và

chăn nuôi (chiếm 66,67%); có phát sinh chất thải từ hoạt động buôn bán và

các nguồn khác nhưng chỉ chiếm 25% tổng lượng chất thải rắn phát sinh.

- Có 40% hộ gia đình xử lý chất thải rắn bằng cách đổ ra vườn; 30% hộ

gia đình thực hiện chôn lấp chất thải; 13,33% hộ gia đình sử dụng biện pháp

đốt; 16,67% hộ gia đình thu gom chất thải rắn qua mạng lưới thu gom chất

thải rắn của địa phương.

- Không có hiện tượng đổ chất thải rắn trực tiếp ra sông Cầu.

3.2.1.3. Thông tin về tình hình xử lý nước thải

Qua điều tra cho kết quả:

Page 49: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

39

Bảng 3.3. Tình hình xử lý nước thải

Khối lượng Tỷ lệ (%) Sinh hoạt 60 100 Chăn nuôi 40 66,67 Dịch vụ 15 25,00

Nguồn phát sinh

Khác 5 8,33 Tự chảy tràn 20 33,33

Thu về công trình xử lý 40 66,67 Phương pháp xử lý

Khác 0 0 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013)

Qua bảng trên cho thấy:

- 100% hộ gia đình có phát sinh nước thải sinh hoạt; có 66,67% hộ gia

đình phát sinh thêm nước thải từ hoạt động chăn nuôi, có 33,33% hộ gia đình

phát sinh thêm nước thải từ hoạt động dịch vụ và các loại hình khác.

- Có 66,67% hộ gia đình thu gom nước thải về công trình xử lý để xử lý

trước khi xả ra môi trường, 33,33% hộ gia đình không xử lý mà để nước thải

chảy tràn tự nhiên theo địa hình.

3.2.1.4. Thông tin đánh giá của nhân dân đối chất lượng nước Sông Cầu

Qua điều tra cho kết quả:

Bảng 3.4. Đánh giá của nhân dân đối với chất lượng nước Sông Cầu

Khối lượng Tỷ lệ % Nhà máy 60 100 Bệnh viện 20 33,33 Làng nghề 10 16,67 Khu dân cư 40 66,67

Nguồn gây ô nhiễm

Khác 0 0,00 Chất thải rắn 26 44,33 Nước thải 60 100 Loại chất thải Khác 0 0,00 Màu sắc 60 100 Mùi hôi 45 75,00 Độ đục 45 75,00 Cá chết 10 16,67

Biểu hiện dễ nhận thấy

Khác 0 0,00 Tốt 5 8,33 Ô nhiễm nhẹ 37 61,67 Đánh giá chất lượng Ô nhiễm nặng 18 30,00

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2013)

Page 50: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

40

Qua bảng trên cho thấy:

- Theo đánh giá của các hộ gia đình nguồn gây ô nhiễm nước Sông Cầu

chủ yếu phát sinh từ các nhà máy (100%), bên cạnh đó còn có thêm các

nguồn từ khu dân cư (66,67%), nguồn gây ô nhiễm từ bệnh viện (33.33%), từ

các làng nghề (chiếm 16,67%).

- 100% hộ gia đình cho rằng nguồn gây ô nhiễm chính đến nước sông

Cầu là do nước thải, bên cạnh đó còn có thêm nguồn ô nhiêm từ chất thải rắn

( 44,33%).

- Theo đánh giá của các hộ gia đình biểu hiện dễ nhận thấy nhất của ô

nhiễm sông cầu là màu sắc (100%), tiếp đến là mùi hôi và độ đục (75%), sau

cùng là biểu hiện của cá chết (16,67%).

- Có 61,67% hộ dân cho rằng nước sông Cầu ô nhiễm nhẹ, 30% hộ dân

cho rằng nước sông Cầu ô nhiêm nặng, chỉ có 8,33% hộ dân cho rằng nước

sông Cầu có chất lượng tốt.

3.2.2. Thực trạng nguồn nước sông Cầu theo số liệu của các cơ quan hữu quan

3.2.2.1. Diễn biến chất lượng nước Sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2011 đối

với sông Cầu. Chất lượng nguồn nước mặt được so sánh với QCVN

08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2005 - 2011 cho thấy chất lượng nước

trên sông Cầu không đáp ứng được QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn

loại A1, A2 (nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt). Theo không

gian, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt hơn so với hạ lưu, đặc biệt

đoạn sông Cầu chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm là

lớn nhất do ảnh hưởng của hoạt động đô thị và các cơ sở công nghiệp tập

chung tại khu vực. Theo thời gian, từ 2007 - 2009 mức độ ô nhiễm tại một số

đoạn trên sông Cầu có xu hướng giảm do nhiều nguồn thải đã được kiểm soát

trước khi thải [19]. Dưới đây là đồ thị biểu diễn giá trị các chất ô nhiễm từ năm

Page 51: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

41

2005 đến 2011 (Hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tổ

chức quan trắc chất lượng nước sông Cầu 2 tháng/lần (6 lần/năm), giá trị biểu

diễn nồng độ chất ô nhiễm của một chất được tính toán bằng giá trị trung bình

cộng của chất đó qua các đợt quan trắc của năm đó tại cùng một vị trí lấy mẫu).

Theo kết quả theo dõi cho thấy:

- Giá trị BOD5, COD tại các đoạn sông Cầu đều vượt QCVN 08:2008/

BTNMT cột A2 từ 1,2 đến 2,8 lần, đặc biệt tại các vị trí Sơn Cẩm, Cầu Gia

Bảy, Đập Thác Huống, Cầu Mây, giá trị BOD5, COD vượt QCVN

08:2008/BTNMT cột B1 (Hình 3.1);

- Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào Thái Nguyên (điểm Văn Lăng) đã

bị ô nhiễm dẫu mỡ và chất rắn lơ lửng do các hoạt động sản xuất công nghiệp,

khai thác khoáng sản,... trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Tại địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, mức độ ô nhiễm dầu mỡ, TSS lớn nhất là tại đoạn sông Cầu chảy qua

khu vực thành Thái Nguyên (Hình 3.2 và 3.3) và có biểu hiện ô nhiễm nhẹ về

Fe (Hình 3.4);

- Tại hầu hết các đoạn trên sông Cầu, mật độ coliform đều đáp ứng

được QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, riêng vị trí Đập Thác Huống có biểu

hiện ô nhiễm nhẹ về coliform, nguyên nhân là do tại khu vực này tiếp nhận

nước thải của thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là nước thải từ sinh hoạt và y

tế tại địa bàn thành phố (Hình 3.5);

- Hoá chất bảo vệ thực vật trong nước sông Cầu: do sử dụng hoá chất

bảo vệ thực vật trong hoạt động nông nghiệp nên dư lượng hoá chất bảo vệ

thực vật được phát hiện thấy tại các điểm Văn Lăng, Sơn Cẩm, Cầu Mây, tuy

nhiên ở ngưỡng thấp.

Các chất ô nhiễm khác được phát hiện với hàm lượng nhỏ hơn rất nhiều

so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A.

Page 52: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

42

0

5

10

15

20

Văn Lăng Hoà Bình Sơn Cẩm Cầu Gia Bảy

Đập Thắc Huống

Cầu Mây

(mg/

l)2005

2006

2007

2008

2009

2010

QCVN A2

QCVN B1

Hình 3.1. Diễn biến giá trị BOD lớn nhất tại các đoạn sông Cầu trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011

Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng dầu mỡ lớn nhất tại các đoạn sông Cầu

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011

Page 53: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

43

Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng lớn nhất tại các đoạn

sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011

Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng Fe trung bình năm tại các đoạn sông Cầu

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011

Hình 3.5. Diễn biến mật độ coliform trung bình năm tại các đoạn sông Cầu

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ 2005 đến 2011

Page 54: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

44

3.2.2.2. Diễn biến chất lượng nước Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố

Thái Nguyên

Theo Sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, từ năm 2008 - 2010 [19],

[20], chất lượng nước trên sông Cầu đoạn qua thành phố không đáp ứng được

QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1, A2 (nguồn nước mặt sử dụng cho

mục đích sinh hoạt). Kết quả quan trắc cho thấy, BOD trong nước sông Cầu đoạn

chảy bắt đầu vào địa phận thành phố Thái Nguyên (từ điểm sau hợp lưu với suối

Phượng Hoàng đến điểm Cầu Gia Bảy và từ điểm sau hợp lưu với suối Xương

Rồng đến điểm trước khi hợp lưu với suối Phố Hương), hàm lượng các chất hữu cơ

tăng nhẹ, BOD dao động từ 6,3 - 9,2 mg/L vượt từ 1,1 - 1,3 lần; COD cũng có diễn

biến tương tự; TSS dao động từ 30,2 - 35,2 mg/L và vượt từ 1,01 - 1,17 lần; Amoni

vượt 1,5 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

0

5

10

15

20

Sơn Cẩm Cầu Gia Bảy Đập Thắc Huống Cầu Mây

(mg/

l)

2008

2009

2010

QCVN A2

QCVN A1

Hình 3.6. Diễn biến giá trị BOD5 trung bình năm tại các đoạn sông Cầu

chảy qua thành phố Thái Nguyên từ 2008 đến 2011

Chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt. Nguyên

nhân đoạn sông này bị ô nhiễm hữu cơ do hoạt động đô thị, sản xuất công

nghiệp và dịch vụ khu vực thành phố Thái Nguyên gây lên.

Theo số liệu khảo sát nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO) từ năm

2008 đến năm 2011 dọc sông Cầu đoạn qua khu vực thành phố Thái Nguyên

đều đáp ứng được QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1, A2. Nồng

độ DO có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến 2009, tuy nhiên đến năm 2010

có xu hướng giảm so với năm 2009 nhưng vẫn cao hơn năm 2008 (Hình 3.7)

Page 55: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

45

và nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1, A2).

DIỄN BIẾN DO QUA CÁC NĂM

0

2

4

6

8

10

0 2 4 6 8

Khoảng cách (Km)

Nồn

g độ

(mg/

l)

Diễn biến DO - Tháng 2/2008

Diễn biến DO - Tháng 2/2009

Diễn biến DO - Tháng 2/2010

Hình 3.7. Diễn biến nồng độ DO trên sông Cầu sau điểm tiếp nhận nước

thải suối Phượng Hoàng đến sau điểm tiếp nhận nước suối Loàng thuộc

sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên trong các năm 2008-2011

Vì vậy cùng với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn, cụ thể là việc các

nhà máy, nhà hàng dịch vụ, dân cư tập chung không ngừng được mở rộng thì

việc môi trường nước sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên nguy cơ bị

tăng tải lượng ô nhiễm là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu không có các

biện pháp quản lý, quy hoạch cụ thể.

3.3. ĐÁNH GIÁ CH ẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY

QUA THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN THEO S Ố LI ỆU PHÂN TÍCH

3.3.1. Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố

Thái Nguyên theo vị trí quan trắc

Để đánh giá tình hình, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt sông

Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên theo vị trí quan trắc học viên đã

tiến hành xử lý số liệu và tổng hợp kết quả trên cơ sở các số liệu quan trắc của

Chi cục bảo vệ môi trường Thái Nguyên, kết quả như sau:

Page 56: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

46

Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình kết quả quan trắc tại các điểm trên

Sông Cầu

STT Tên chỉ tiêu

Tên điểm pH

(mg/l) DO

(mg/l) BOD (mg/l)

TSS (mg/)

Coliform (MPN/100ml)

1 Điểm Sơn cẩm 7.38 5.80 6.17 38.12 2000.00

2 Điểm suối Phượng Hoàng 7.22 4.78 6.57 27.08 2316.67

3 Điểm Cầu Gia Bẩy 6.98 5.50 5.93 27.27 2383.33

4 Điểm suối Xương Rồng 7.17 4.82 6.07 80.33 2266.67

5 Điểm suối Cam Giá 6.98 4.80 7.68 33.90 5683.33

6 Điểm suối Phố Hương 7.18 4.90 6.42 15.75 2766.667

Giá trị trung bình điểm 7.15 5.10 6.47 37.08 2902.78

A2 6-8,5 ≥5 6 30 5000 QCVN 08:2008/B

TNMT B1 5,5-9 ≥4 15 50 7500

(Nguồn: Số liệu đã qua xử lý từ kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh

Thái Nguyên năm 2012)

Qua bảng trên cho thấy:

• Đối với chỉ tiêu pH

6.5

6.75

7

7.25

7.5

Cam

Giá

pH

Hình 3.8. Giá trị pH của nước Sông Cầu tại các vị trí quan trắc

Page 57: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

47

- Tại vị trí Sơn Cẩm giá trị pH đạt 7.38 cao hơn giá trị trung bình tại 6

vị trí quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT. - Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phượng

Hoàng giá trị pH đạt 7,22 cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm

trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí cầu Gia Bẩy giá trị pH đạt 6.98 thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị

trí quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng giá trị

pH đạt 7,17 cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong khoảng

giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của Cam Giá giá trị pH đạt

6,98 thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong khoảng giới

hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phố Hương giá trị pH

đạt 7,18 cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong khoảng giới

hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy giá trị pH tại 6 vị trí quan trắc có

giá trị dao động từ 6,98 đến 7,38, trong đó có 4 vị trí giá trị pH cao hơn giá trị

trung bình điểm gồm Sơn Cẩm (có giá trị 7,38), suối Phượng Hoàng (có giá

trị 7,22), suối Xương Rồng (có giá trị 7,17), suối Phố Hương (có giá trị 7,18),

hai vị trí còn lại có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình điểm. Tuy nhiên tất cả

các vị trí quan trắc giá trị pH vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT, điều đó cho thấy chất lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy

qua thành phố Thái Nguyên chưa bị ô nhiễm chỉ tiêu pH.

Page 58: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

48

* Đối với chỉ tiêu DO

4

4.5

5

5.5

6

Cam

Giá

DO

Hình 3.9. Giá trị DO của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc.

- Tại vị trí Sơn Cẩm giá trị DO đạt 5.8 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị

trí quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phượng Hoàng giá trị

DO đạt 4.78 thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc, nhưng vẫn nằm

trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí cầu Gia Bẩy giá trị DO đạt 5.5 cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí

quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng giá trị

DO đạt 4.82 thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong

khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của Cam Giá giá trị DO đạt 4.8

thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc, nằm trong khoảng giới hạn

cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phố Hương giá trị DO

đạt 4.9 cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc, nằm trong khoảng giới

hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy giá trị DO tại 6 vị trí quan trắc có giá trị

dao động từ 4,8 mg/l đến 5,8 mg/l, trong đó có 3 vị trí giá trị DO cao hơn giá trị

Mg/l

Page 59: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

49

trung bình điểm gồm Sơn Cẩm (có giá trị 5,8 mg/l ), cầu Gia Bẩy (có giá trị 5,5

mg/l ), suối Phố Hương (có giá trị 4,9 mg/l ), 3 vị trí còn lại có giá trị nhỏ hơn giá trị

trung bình điểm. Tuy nhiên tất cả các vị trí quan trắc giá trị DO vẫn nằm trong giới

hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, điều đó cho thấy chất lượng nước mặt

Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên chưa bị ô nhiễm chỉ tiêu DO.

* Đối với chỉ tiêu BOD

5

5.5

6

6.5

7

7.5

8

Cam

Giá

BOD5

Hình 3.10. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc.

- Tại vị trí Sơn Cẩm hàm lượng BOD đạt 6.17 mg/l cao hơn giá trị trung

bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt 1.03 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phượng Hoàng hàm lượng

BOD đạt 6.57 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt 1.1 lần so

với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí cầu Gia Bẩy hàm lượng BOD đạt 5,93 mg/l thấp hơn giá trị

trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng hàm

lượng BOD đạt 6,07 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt

Mg/l

Page 60: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

50

1.01 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của Cam Giá hàm lượng BOD

đạt 7,68 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt 1,28 lần so

với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được

phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phố Hương hàm

lượng BOD đạt 6,42 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc;

vượt 1.07 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm

trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD tại 6 vị trí quan trắc có

giá trị dao động từ 5,93 mg/l đến 7,68 mg/l; nước sông Cầu có biểu hiện ô nhiễm

hữu cơ BOD tại 5/6 vị trí quan trắc (trừ điểm cầu Gia Bẩy), tại điểm sau điểm tiếp

nhận nước thải của suối Cam Giá hàm lượng ô nhiễm cao nhất vượt 1,28 lần, tuy

hàm lượng BOD vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2,

không đáp ứng được mục đích sử dụng cho việc sinh hoạt, nhưng vẫn đáp ứng được

mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng

nước tương tự theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nguyên nhân ô nhiễm là do

các vị trí trên tiếp nhận trực tiếp nước thải sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt

đô thị từ các suối Phượng Hoàng, suối Xương Rồng, suối Cam Giá, suối Phố

Hương

* Đối với chỉ tiêu TSS

Page 61: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

51

102030405060708090

Cam

Giá

TS S

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các vị trí quan trắc.

- Tại vị trí Sơn Cẩm hàm lượng TSS đạt 38,12 mg/l cao hơn giá trị trung

bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt 1.27 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2

nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phượng Hoàng hàm

lượng TSS đạt 27,08 mg/l thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc;

nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí cầu Gia Bẩy hàm lượng TSS đạt 27,27 mg/l thấp hơn giá trị

trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng hàm

lượng TSS đạt 80,33 mg/l cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt

2,68 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và vượt 1,6 lần so với QCVN

08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của Cam Giá hàm lượng TSS

đạt 33,9 mg/l thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; vượt 1,13 lần so

với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được

phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Mg/l

Page 62: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

52

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phố Hương hàm

lượng TSS đạt 15,75 mg/l thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc;

nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng TSS tại 6 vị trí quan trắc

có giá trị dao động từ 15,75 mg/l đến 80,33 mg/l; nước sông Cầu có biểu hiện

ô nhiễm chất rắn lơ lửng tại 4/6 vị trí quan trắc (trừ điểm suối Phượng Hoàng

và cầu Gia Bẩy), tại điểm sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng

hàm lượng ô nhiễm cao nhất vượt 2,68 lần. Tuy nhiên hàm lượng TSS vượt

giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, không đáp ứng được

mục đích sử dụng cho việc sinh hoạt, nhưng vẫn đáp ứng được mục đích tưới

tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước

tương tự theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nguyên nhân ô nhiễm là do các

vị trí trên tiếp nhận trực tiếp nước thải sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt đô

thị từ các suối Xương Rồng, suối Cam Giá, suối Phố Hương.

* Đối với chỉ tiêu Coliform

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Cam

Giá

Coliform

Hình 3.12. Giá trị Coliform của Sông Cầu tại các vị trí quan trắc.

- Tại vị trí Sơn Cẩm hàm lượng Coliform đạt 2000 MPN/100mg thấp

hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

MPN/100ml

Page 63: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

53

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phượng Hoàng hàm lượng

Coliform đạt 2316,67 MPN/100mg cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc;

vẫn nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí cầu Gia Bẩy hàm lượng Coliform đạt 2383,33 MPN/100mg

thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan trắc; nằm trong giới hạn được

phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Xương Rồng hàm

lượng Coliform đạt 2266,67 MPN/100mg thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí

quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của Cam Giá hàm lượng

Coliform đạt 5683,33 MPN/100mg cao hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan

trắc; vượt 1.14 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm

trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Tại vị trí sau điểm tiếp nhận nước thải của suối Phố Hương hàm lượng

Coliform đạt 2766,67 MPN/100mg thấp hơn giá trị trung bình tại 6 vị trí quan

trắc; nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Coliform tại 6 vị trí

quan trắc có giá trị dao động từ 2000 MPN/100mg đến 5683,33MPN/100mg;

hầu hết các điểm quan trắc hàm lượng Coliform đều nằm trong giới hạn cho

phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, riêng tại điểm sau điểm tiếp nhận

nước thải của suối Cam Giá hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn 1,14 lần

nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Nguyên nhân ô nhiễm là do vị trí trên tiếp nhận trực tiếp nước thải sản xuất công

nghiệp, nước thải sinh hoạt đô thị từ suối Cam Giá.

3.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt Sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố

Thái Nguyên theo thời gian

Sau khi xử lý số liệu và tổng hợp kết quả trên cơ sở các số liệu quan

trắc có kết quả như sau:

Page 64: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

54

Bảng 3.6. Giá trị trung bình kết quả quan trắc Sông Cầu theo thời gian

STT Tên chỉ tiêu

Tên đợt

pH

(mg/l)

DO

(mg/l)

BOD

(mg/l)

TSS

(mg/)

Coliform

(MPN/100ml)

1 Đợt 3/2012 7.62 4.48 8.52 53.97 4316.67

2 Đợt 4/2012 7.45 4.58 7.50 110.82 2883.33

3 Đợt 5/2012 7.32 4.92 6.45 15.07 1550.00

4 Đợt 6/2012 6.98 4.92 5.85 19.10 1233.33

5 Đợt 1/2013 6.70 6.17 4.47 11.13 4600.00

Đợt 2/2013 6.85 5.53 6.05 12.37 2833.33 6

Giá trị trung bình đợt 7.15 5.10 6.47 37.08 2902.78

A2 6-8,5 ≥5 6 30 5000 QCVN

08:2008/BT

NMT B1 5,5-9 ≥4 15 50 7500

(Nguồn: Số liệu đã qua xử lý từ kết quả quan trắc hiện trạng môi trường

tỉnh Thái Nguyên năm 2012, 2013)

* Đối với chỉ tiêu pH

6

6.25

6.5

6.75

7

7.25

7.5

7.75

8

Đợt 3/2012 Đợt 4/2012 Đợt 5/2012 Đợt 6/2012 Đợt 1/2013 Đợt 2/2013

pH

Hình 3.13. Giá trị pH của Sông Cầu theo thời điểm

Page 65: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

55

- Thời điểm quan trắc đợt 3/2012 giá trị pH đạt 7,62 cao hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 4/2012 giá trị pH đạt 7,45 cao hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 5/2012 giá trị pH đạt 7,32 cao hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 6/2012 giá trị pH đạt 6,98 thấp hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 1/2013 giá trị pH đạt 6,7 thấp hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 2/2013 giá trị pH đạt 6,85 thấp hơn giá trị

trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy giá trị pH tại 06 thời điểm trong

năm có giá trị dao động từ 6,78 đến 7,62, có 3 thời điểm quan trắc (từ tháng 6

đến tháng 10) có giá trị pH cao hơn giá trị trung bình các đợt quan trắc, tuy

nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN

08:2008/BTNMT, điều đó cho thấy chất lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy

qua thành phố Thái Nguyên tại các thời điểm trong năm chưa có dấu hiệu ô

nhiễm chỉ tiêu pH.

* Đối với chỉ tiêu DO

Mg/l

Page 66: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

56

4

4.5

5

5.5

6

6.5

7

Đợt 3/2012 Đợt 4/2012 Đợt 5/2012 Đợt 6/2012 Đợt 1/2013 Đợt 2/2013

DO

Hình 3.14. Giá trị DO của Sông Cầu tại các thời điểm

- Thời điểm quan trắc đợt 3/2012 giá trị DO đạt 4,48 mg/l thấp hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 4/2012 giá trị DO đạt 4,58 mg/l thấp hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 5/2012 giá trị DO đạt 4,92 mg/l thấp hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 6/2012 giá trị DO đạt 4,92 mg/l thấp hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 1/2012 giá trị DO đạt 6,17 mg/l cao hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

- Thời điểm quan trắc đợt 2/2012 giá trị DO đạt 5,53 mg/l cao hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong khoảng giới hạn cho phép của

QCVN 08:2008/BTNMT.

Page 67: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

57

Qua các kết quả quan trắc cho thấy giá trị DO tại 06 thời điểm trong năm có

giá trị dao động từ 4,48 mg/l đến 6,17 mg/l, có 2 đợt quan trắc (từ tháng 2 đến tháng

4) có giá trị DO cao hơn giá trị trung bình các đợt quan trắc tuy nhiên giá trị này vẫn

nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT, điều đó cho thấy chất

lượng nước mặt Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên tại các thời điểm

trong năm chưa có dấu hiệu ô nhiễm chỉ tiêu DO.

* Đối với chỉ tiêu BOD

4

5

6

7

8

9

Đợt 3/2012 Đợt 4/2012 Đợt 5/2012 Đợt 6/2012 Đợt 1/2013 Đợt 2/2013

BOD5

Hình 3.15. Giá trị BOD của Sông Cầu tại các thời điểm

- Thời điểm quan trắc đợt 3/2012 hàm lượng BOD đạt 8,52 mg/l cao

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; vượt 1.42 lần so với QCVN

08:2008/BTNMT cột A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Thời điểm quan trắc đợt 4/2012 hàm lượng BOD đạt 7,5 mg/l cao hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; vượt 1.25 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Thời điểm quan trắc đợt 5/2012 hàm lượng BOD đạt 6,45 mg/l thấp hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; vượt 1.08 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2 nhưng vẫn nằm trong giới hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Mg/l

Page 68: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

58

- Thời điểm quan trắc đợt 6/2012 hàm lượng BOD đạt 5,85 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. .

- Thời điểm quan trắc đợt 1/2012 hàm lượng BOD đạt 4,47 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD tại 06 thời điểm

trong năm có giá trị dao động từ 4,47 mg/l đến 6,17 mg/l; nước sông Cầu có

biểu hiện ô nhiễm hữu cơ BOD tại 4/6 thời điểm quan trắc đặc biệt là đợt

3/2012 hàm lượng ô nhiễm cao nhất vượt 1,42 lần, tuy giá trị BOD giới hạn

cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, không đáp ứng được mục đích

sử dụng cho việc sinh hoạt, nhưng vẫn đáp ứng được mục đích tưới tiêu thủy

lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự

theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nguyên nhân ô nhiễm tại các thời điểm

trên là do đang vào mùa mưa, lưu lượng nước Sông Cầu tăng lên do tiếp nhận nước

thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước cuốn trôi bề mặt từ các phụ lưu sông đổ

ra, tuy nhiên các dấu hiệu ô nhiễm giảm dần khi qua mùa mưa.

Page 69: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

59

* Đối với chỉ tiêu TSS:

0

20

40

60

80

100

120

Đợt 3/2012 Đợt 4/2012 Đợt 5/2012 Đợt 6/2012 Đợt 1/2013 Đợt 2/2013

TSS

Hình 3.16. Giá trị TSS của Sông Cầu tại các thời điểm

- Thời điểm quan trắc đợt 3/2012 hàm lượng TSS đạt 53,97 mg/l cao hơn giá

trị trung bình của 6 đợt quan trắc; vượt 1.78 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột

A2 và vượt 1,08 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Thời điểm quan trắc đợt 4/2012 hàm lượng TSS đạt 110,82 mg/l cao hơn

giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; vượt 3,69 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT

cột A2 và vượt 2,23 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

- Thời điểm quan trắc đợt 5/2012 hàm lượng TSS đạt 15,07 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Thời điểm quan trắc đợt 6/2012 hàm lượng TSS đạt 19,1 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. .

- Thời điểm quan trắc đợt 1/2012 hàm lượng TSS đạt 11,13 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Mg/l

Page 70: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

60

- Thời điểm quan trắc đợt 2/2012 hàm lượng TSS đạt 12,37 mg/l thấp

hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới hạn được phép của

QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng TSS tại 06 thời điểm

trong năm có giá trị dao động từ 11,3 mg/l đến 110,82 mg/l; nước sông Cầu

có biểu hiện ô nhiễm chất rắn lơ lửng tại 2/6 thời điểm quan trắc, thời điểm

quan trắc đợt 4/2012 có hàm lượng ô nhiễm đạt giá trị cao nhất vượt 3,69 lần,

tuy vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, không đáp

ứng được mục đích sử dụng cho việc sinh hoạt, nhưng vẫn đáp ứng được mục

đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng

nước tương tự theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Nguyên nhân ô nhiễm tại

các thời điểm trên là do tiếp nhận nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước

cuốn trôi bề mặt từ các phụ lưu sông đổ ra.

* Đối với chỉ tiêu Coliform

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

5000

Đợt 3/2012 Đợt 4/2012 Đợt 5/2012 Đợt 6/2012 Đợt 1/2013 Đợt 2/2013

Coliform

Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform tại các thời điểm

- Thời điểm quan trắc đợt 3/2012 hàm lượng Coliform đạt 4316,67

MPN/100ml cao hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. .

MPN/100ml

Page 71: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

61

- Thời điểm quan trắc đợt 4/2012 hàm lượng Coliform đạt 2883.33

MPN/100ml thấp hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Thời điểm quan trắc đợt 5/2012 hàm lượng Coliform đạt 1550

MPN/100ml thấp hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Thời điểm quan trắc đợt 6/2012 hàm lượng Coliform đạt 1233.33

MPN/100ml thấp hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. .

- Thời điểm quan trắc đợt 1/2012 hàm lượng Coliform đạt 4600

MPN/100ml cao hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Thời điểm quan trắc đợt 2/2012 hàm lượng Coliform đạt 2833.33

MPN/100ml cao hơn giá trị trung bình của 6 đợt quan trắc; nằm trong giới

hạn được phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Qua các kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng Coliform trên sông Cầu

đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên tại 06 thời điểm trong năm có giá trị

dao động từ 1550 MPN/100ml đến 4600 MPN/100ml; có 3/6 thời điểm quan

trắc (từ tháng 2 tới tháng 6) có hàm lượng coliform vượt giá trị trung bình

các đợt, tuy nhiên hàm lượng Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép của

QCVN 08/2008/BTNMT cột A2.

3.4. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT L ƯỢNG NƯỚC MẶT

SÔNG CẦU; CÁC BI ỆN PHÁP CẢI THI ỆN VÀ BẢO VỆ SÔNG CẦU,

ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PH Ố THÁI NGUYÊN

3.4.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu

3.4.1.1. Nguyên nhân trực tiếp

Thành phố Thái Nguyên là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh và là thành

phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ

Page 72: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

62

10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái

Nguyên được thành lập vào năm 1962 do vậy vấn đề quy hoạch thành phố

còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo

tỉnh, bộ mặt thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, như tiến hành di rời

các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố. Nhưng nhìn

chung nước thải khu vực thành phố vẫn chịu sự tác động của các nguồn thải

sau: Nước thải công nghiệp; Nước thải sinh hoạt; Nước thải bệnh viện.

* Nước thải công nghiệp

Theo kết quả điều tra và số liệu thu phí nước thải do Chi cục bảo vệ

môi trường tỉnh Thái Nguyên cung cấp, thì hiện nay khu vực thành phố Thái

Nguyên có tổng số 22 nhà máy đang hoạt động trên địa bàn với khối lượng

nước thải phát sinh hàng năm khoảng trên 6.852.780 m3/năm.

Bảng 3.7. Lưu lượng nước thải các cở sở công nghiệp

trên khu vực nghiên cứu

STT Tên cơ sở Địa chỉ Lưu lượng

(m3/năm)

1 Công ty TNHH Natsteel Vina Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 1.248.000

2 Xí nghiệp luyện kim màu 1 Phường Phú Xá, TP

Thái Nguyên 23.088

3 Xí nghiệp luyện kim màu 2 Phường Tân Thành, TP

Thái Nguyên. 9.960

4 Công ty CP luyện cán thép Gia

Sàng

Phường Gia Sàng, TP

Thái Nguyên 362428

5 Công ty TNHH MTV Mỏ và

luyện kim TN

Phường Tân Lập, TP

Thái Nguyên 25920

6 Công ty CP Hợp kim sắt Gang

Thép TN

Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 377400

7 Nhà máy Cốc Hoá Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 909872

Page 73: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

63

8 Nha máy Luyện Gang Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 230400

9 Nhà máy luyện thép Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 220752

10 Công ty CP cơ khí Gang Thép Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 891600

11 Nhà máy Cán Thép Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 1693800

12 Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Phường Quán Triều –

Thành phố Thái Nguyên 87840

13 Xí nghiệp tấm lợp – Công ty CP

cơ điện luyện kim Thái Nguyên

Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 47316

14 NM Xi măng Lưu Xá Phường Phú Xá, TP

Thái Nguyên 30000

15 Nhà máy coppha thép Việt

Trung

Phường Phú Xá, TP

Thái Nguyên 14400

16 Công ty Cổ phần xi măng Cao

Ngạn

Xã Cao Ngạn, TP Thái

Nguyên 112320

17 Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 4800

18 Công ty CP tập đoàn vật liệu

chịu lửa TN

Phường Cam Giá, TP

Thái Nguyên 102000

19 Công ty CP chế biến thực phẩm

TN

Phường Phan Đình

Phùng, TP Thái Nguyên. 12000

20

Công ty CP Sơn Lâm

Xã Đồng Bẩm, TP

Thái Nguyên 84000

21 Công ty CP rượu thực phẩm

nước giải khát Thanh Phát

Phường Trung Thành,

TP Thái Nguyên 4884

22 Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ Phường Quán Triều,

TP Thái Nguyên 360000

Tổng lưu lượng nước thải 6.852.780

[Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên 2012]

Page 74: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

64

Đặc điểm của nước thải công nghiệp khác nhau tùy theo loại hình công

nghiệp và các điều kiện khác nhau của nhà máy như loại nguyên liệu, chế

phẩm sử dụng, quá trình sản xuất và phương pháp sử dụng.

Như trình bày ở Bảng 3.7, hiện tại trên địa bàn của thành phố Thái

Nguyên có 22 nhà máy đang hoạt động và đóng góp đáng kể các tác động ô

nhiễm cho môi trường nước sông Cầu. Các chất gây ô nhiễm chính và phổ

biến là chất hữu cơ như: BOD, COD, TSS,... một số đơn vị cụ thể:

+ Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

Theo số liệu thu phí nước thải do Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái

Nguyên cung cấp thì lượng nước thải trung bình hàng năm của công ty này thải

ra ngoài môi trường khoảng 362.428 m3/năm, nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi

các kim loại nặng và dầu mỡ. Hiện tại toàn bộ lượng nước thải sản xuất bao

gồm nước làm mát trực tiếp và làm mát gián tiếp được xử lý trong hệ thống xử

lý nước thải của công ty. Tuy nhiên hệ thống xử lý này được nước Cộng hoà

dân chủ Đức đầu tư xây dựng từ năm 1975 đồng bộ cùng với dây truyền công

nghệ sản xuất. Trong thời gian hoạt động từ đó đến nay, công ty đã có nhiều cải

tiến, cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả xử lý đạt kết quả cao nhất [9].

+ Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên

Là công ty sản xuất bia, cần một lượng lớn nước cho sản xuất và

nguyên liệu có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ cao. Vì vậy trong thành

phần nước thải của công ty có chứa một lượng lớn các chất hữu cơ: BOD,

COD, TSS, Amoni... Theo Bảng 3.1 thì lượng nước thải trung bình hàng

năm của công ty là 12.000 m3/năm. Hiện tại toàn bộ lượng nước thải sản xuất

được thu gom về hệ thống xử lý sinh học yếm khí kết hợp hiếu khí được công

ty đầu tư xây dựng năm 2009 [7].

+ Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn

Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đóng trên địa bàn phường Quan Triều -

thành phố Thái Nguyên, là đơn vị sản xuất năng lượng điện với sản lượng

Page 75: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

65

750.000.000 (KWh/năm). Lưu lượng nước thải của công ty thải ra hàng năm

khoảng trên 87.840m3. Hiện tại nguồn nước thải của công ty được chia làm

hai loại: Nước làm mát trực tiếp và giám tiếp. Nước làm mát gián tiếp của

công ty chủ yếu từ các lò hơi được tán nhiệt sau đó tuần hoàn lại sản xuất;

nước làm mát trực tiếp được xử lý bằng phương pháp hoá lý sau đó lắng lọc

rồi tuần hoàn lại sản xuất, còn một phần thải ra ngoài môi trường [10].

+ Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ

Công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ tiền thân là Nhà máy giấy Hoàng

Văn Thụ được thành lập từ năm 1913 với công nghệ cũ lạc hậu. Sản phẩm là

giấy bao gói. Nguyên liệu tre, nứa. Trải qua thời gian năm 1972, nhà máy

được trang bị bằng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc với công suất 4.000

tấn sản phẩm/năm. Lượng nước yêu cầu 200m3/tấn sản phẩm. Đến năm 2000

công ty được đầu tư thay thế bằng dây chuyền công nghệ tiên tiến của Đức

và sản xuất ổn định từ đó đến nay.

Nước thải sản xuất của công ty phát sinh chủ yếu ở công đoạn xeo, ngoài ra

còn một lượng lớn nước rửa máy móc thiết bị. Trước năm 2009, hệ thống xử lý

nước thải của công ty đều không đáp ứng được yêu cầu về xả thải, sau đó hệ thống

xử lý được cải tạo, hoàn thiện công nghệ xử lý sinh học, hiện nay nước thải sau xử

lý đã phần lớn đáp ứng được, nhưng một số tiêu chuẩn vẫn chưa xử lý triệt để [8].

* Nước thải sinh hoạt

Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục

đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…

Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ, và các

công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư

phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh

hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà

máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu

chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó

Page 76: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

66

lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa

thành thị và nông thôn [5].

Theo Niên gián thống kê của tỉnh Thái Nguyên 2012, dân số sống tại khu

vực trung tâm thành phố Thái Nguyên bao gồm 9 phường có khoảng 97.300 người

với tỉ lệ dịch vụ là 58,5%, mức tiêu thụ khoảng 80 lít/người/ngày (*) và khoảng

30% tỉ lệ nước không được tính. Đồng thời lượng nước thải phát sinh chiếm 80%

lượng nước cấp [11], [12], [13].

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ

sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bênh

rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như

protein (40 -50%); hydrat cacbon (40 - 50%); nồng độ chất hữu cơ trong nước

thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 - 450mg/l theo trọng lượng khô. Có

khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư

đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý

thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

* Nước thải y tế

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt là khu vực thành phố Thái

Nguyên tập trung rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung ương.

Quy mô các bệnh viện ngày càng được mở rộng và phát triển cả về chất lượng

và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân không những trong

tỉnh mà còn từ các tỉnh lân cận. Chính vì thế mà lượng nước thải các bệnh viện

thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn. Theo kết quả khảo sát thực tế, các bệnh

viện trong khu vực nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, các hệ

thống xử lý nước thải bệnh viện chưa đảm bảo được hết các yêu cầu kỹ thuật.

Nước thải bệnh viện đổ ra và phát tán vào môi trường nước xung quanh mang

theo nhiều nguy cơ nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người.

Đặc tính của nước thải bệnh viện là ngoài những yếu tố ô nhiễm môi

trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có

Page 77: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

67

những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất

khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị

phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Đặc trưng của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn

gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng

như khoa lây nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một

trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và

làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn

gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước...[1],[2].

Theo con số thống kê kiểm soát ô nhiễm do Chi cục bảo vệ môi trường

Thái Nguyên cung cấp, lưu lượng nước thải của một số bệnh viện và trung tâm

vào khoảng 7.913 m3/tháng trong đó nước thải bệnh viện phát sinh nhiều nhất từ

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (khoảng 6.000 m3/tháng).

Nhìn chung, nước thải bệnh viện có tính chất và thành phần gần giống

nước thải sinh hoạt, tuy nhiên nồng độ thấp hơn. Theo nhiều nghiên cứu nước

thải của 25 bệnh viện từ miền Trung và miền Bắc cho thấy, phần lớn các chỉ

tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật trong nước thải bệnh viện đều vượt tiêu

chuẩn môi trường QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

nước thải Y tế và QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

nước thải công nghiệp. Từ tính chất nước thải bệnh viện nói trên cho thấy

nước thải bệnh viện nếu không xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường là

nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đối với nguồn nước

mặt. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện còn là phương tiện lan truyền các loại

dịch bệnh nguy hiểm.

Qua khảo sát thực tế tại các bệnh viện nằm trên địa bàn khu vực trung

tâm thành phố Thái Nguyên cho thấy, hiện tại có 2 bệnh viện có hệ thống xử

lý nước thải bằng phương pháp sinh học hợp khối, còn lại các bệnh viện chưa

có hệ thống xử lý.

Page 78: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

68

Tóm lại trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện tại có 3 nguồn phát sinh

nước thải chính bao gồm từ các lĩnh vực: công nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện.

Trong đó chủ yếu nguồn nước thải sinh hoạt chiếm đa số với lưu lượng lớn và

thành phần ô nhiễm cao. Hiện tại nguồn thải này chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự

hoại tại các hộ gia đình mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung. Mặt

khác các nguồn nước thải này phần lớn có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao,

vượt quy chuẩn cho phép. Trong đó, nước thải không được xử lý hoặc xử lý

không triệt để trước khi xả xuống nguồn tiếp nhận. Đây là nguyên nhân chính

dẫn đến tình trạng ô nhiễm các hợp chất hữu cơ đoạn sông Cầu qua thành phố

Thái Nguyên, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và thủy sinh vật.

3.4.1.2. Nguyên nhân gián tiếp

Mặc dù đã đạt được những thành tựu về bảo vệ môi trường nhưng là một

tỉnh sớm phát triển công nghiệp nặng có công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu đã

gây nên nhiều vấn đề môi trường bức xúc, vì vậy vẫn còn có những vấn đề về ô

nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, như:

- Nguồn nước mặt, môi trường không khí đang bị ô nhiễm.

- Vẫn còn tình trạng các cơ sở sản xuất không xử lý hoặc xử lý không đạt

tiêu chuẩn đã xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là đối với cơ sở khai thác

chế biến khoáng sản, luyện kim, khai thác khoáng sản.

- Các KCN đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các đô thị còn thấp kém, thiếu hài hoà

trong quy hoạch, quản lý xây dựng. Vẫn còn tồn tại các cơ sở sản xuất vừa và

nhỏ xen kẽ trong trong khu dân cư.

Những khó khăn, tồn tại nêu trên là do các nguyên nhân sau:

* Về nguồn lực

- Cán bộ làm công tác môi trường của tỉnh đã được bổ sung nhiều nhưng vẫn

còn thiếu cán bộ so với yêu cầu của nhiệm vụ, nhất là những cán bộ có trình độ

Page 79: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

69

chuyên môn về công nghệ xử lý môi trường. Lực lượng thanh, kiểm tra mỏng nên

chưa kịp thời kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Lực

lượng cán bộ tại các phòng Tài nguyên và Môi trường tuyến huyện, xã còn thiếu về

số lượng và yếu về chuyên môn nền gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai

thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại địa phương. Tại các xã, công tác bảo vệ

môi trường gần như chưa được quan tâm, chủ yếu là cán bộ địa chính kiêm nhiệm.

- Mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường còn thấp, chưa tương xứng

với yêu cầu. Mức chi ngân sách sự nghiệp môi trường chủ yếu dành cho việc chi

nhiệm vụ thường xuyên và thu gom rác thải tại một số đô thị.

- Chưa có quy định cụ thể về cơ chế tài chính riêng cho lĩnh vực đầu tư

bảo vệ môi trường nên khó khăn khi bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch.

* Về công nghệ

- Ở nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu,

phát sinh dòng thải lớn nên các công nghệ, hệ thống thiết bị xử lý không đáp ứng

được yêu cầu xử lý, nhất là ở những cơ sở có tiềm năng gây ô nhiễm lớn như các

cơ sở luyện kim, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản kim loại...

- Một số công nghệ xử lý hiện nay đang được áp dụng đòi hỏi chi phí đầu

tư lớn hoặc chi phí vận hành lớn, trong khi các doanh nghiệp thường quan tâm

đến lợi nhuận nên việc đầu tư cho xử lý môi trường còn hạn chế, không duy trì

vận hành thường xuyên hệ thống xử lý.

- Chưa có biện pháp kiểm soát công nghệ và nâng cao chất lượng các dự

án thu hút đầu tư sản xuất.

- Nhiều cơ sở rất lúng túng trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý môi

trường, trong khi đó cơ quan QLNN từ TƯ đến cấp tỉnh không đủ năng lực

hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn.

* Việc tuân thủ quy định pháp luật bảo vệ môi trường

- Ý thức chấp hành pháp luật BVMT trong các doanh nghiệp chưa cao.

Page 80: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

70

- Nhiều ngành chưa làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch,

lồng ghép các yếu tố môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội; chưa quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi

trường thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của Luật BVMT.

- Một số quy định pháp luật còn bất cập với thực tế nhưng chậm được

chỉnh sửa gây khó khăn khi triển khai thực hiện

- Trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 đưa ra quy định chức năng quản

lý môi trường đối với các ngành theo lĩnh vực quản lý dễ gây chồng chéo.

3.4.2. Các đề xuất giải pháp cải thiện và bảo vệ sông Cầu

Từ hiện trạng môi trường khu vực thành phố Thái Nguyên và chất

lượng nước sông Cầu, những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác

quản lý môi trường, học viên đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để giải

quyết các vấn đề còn tồn tại, bao gồm:

3.4.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường

Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường là một

công việc rất quan trọng. Căn cứ trên các yêu cầu và điều kiện thực tế hiện

nay, dưới đây là một số biện pháp chính.

*. Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức

quản lý tập trung

+) Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố cần được UBND thành

phố ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm

trong việc thực hiện quản lý môi trường trong khu vực thành phố và triển khai

các quy định BVMT có liên quan.

- Tham gia xác nhận bản cam kết của dự án đầu tư và kinh doanh hạ

tầng kỹ thuật thành phố và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào

khu vực thành phố, nơi mình quản lý;

Page 81: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

71

- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện BVMT của các chủ đầu tư xây dựng

và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong khu vực thành phố và các dự án, cơ sở

sản xuất kinh doanh trong theo cam kết của báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết ;

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT

cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật và các cơ sở sản xuất

kinh doanh trong khu vực thành phố;

- Kết hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp trong

khu vực thành phố;

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa

các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực mình quản lý;

+) Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh:

- Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

môi trường trong phạm vi toàn tỉnh;

- Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, tổ chức thu phí của các cơ sở

sản xuất kinh doanh;

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng cần phối hợp và hỗ trợ các đơn vị liên

quan thực hiện các các nhiệm vụ quản lý môi trường trong công tác thanh tra,

kiểm tra và chủ trì thực hiện.

+) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện đầy

đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM, bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở

mình; vận hành và đảm bảo hoạt động của hệ thống xử lý chất thải, tham gia

ứng phó các sự cố môi trường trong khu vực...

Triển khai mô hình kinh doanh dịch vụ môi trường với sự tham gia của

các doanh nghiệp bằng hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ và nghĩa vụ các

bên và được ràng buộc bởi những cơ chế và chế tài cụ thể.

*. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý bảo vệ môi trường

Page 82: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

72

Tăng cường năng lực cho đội ngũ thực hiện tại các bộ phận chuyên

môn về môi trường của Sở TN&MT và Phòng TN&MT thành phố Thái

Nguyên. Việc tăng cường này cần chú trọng đào tạo nâng cao trình độ và tăng

cường số lượng của đội ngũ cán bộ.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định thành ĐTM, đặc biệt thẩm

định các yếu tố môi trường, cũng như chất lượng công tác thanh tra, giám sát,

đảm bảo thi hành các quy định về BVMT tại các cơ sở sản xuất và xả thải.

*. Công khai các thông tin về môi trường của các đơn vị

Công khai công tác BVMT của các đơn vị, các doanh nghiệp trong khu

vực thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, trang tin

điện tử), nhằm tạo sức ép đối với các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm, gây ô

nhiễm môi trường và động viên, khuyến khích những đơn vị, doanh nghiệp

thực hiện tốt công tác BVMT.

*. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị có liên quan

Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương (giữa Bộ

TN&MT, Sở TN&MT và Phòng TN&MT thành phố) trong việc triển khai các

hoạt động bảo vệ môi trường.

Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh

thuộc lưu vực sông Cầu:

+ Xây dựng, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

nước và tiêu chuẩn xả nước thải vào sông Cầu theo quy định của pháp luật;

+ Hoàn thiện “Kế hoạch hành động BVMT lưu vực sông Cầu”, trình

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý

nhà nước có liên quan gồm: Sở TN&MT, cảnh sát môi trường, UBND thành

phố trong kiểm tra, giám sát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về

BVMT của các doanh nghiệp trong khu vực thành phố.

Page 83: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

73

3.4.2.2. Đẩy mạnh việc triển khai công tác BVMT của thành phố

*. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống xử lý nước thải tập trung của

thành phố

Chủ đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của thành phố cần

xây dựng và hoàn thiện các HTXLNT sinh hoạt tập trung. Đảm bảo tất cả các

nguồn thải này đều được xử lý. Các hạng mục này cần được thiết kế đúng và

phù hợp điều kiện thực tế; xây dựng, lắp đặt đúng thiết kế; duy trì hoạt động

ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động.

Công nghệ xử lý nước thải tập chung: sử dụng công nghệ sinh học hiếu

khí (kênh oxy hoá làm thoáng kéo dài) có kết hợp bể lắng và khử trùng để xử

lý nước thải. Trong quá trình xử lý, các hợp chất của Nitơ được xử lý bằng

phương pháp sinh học, các hợp chất của Photpho được xử lý bằng cách sử

dụng FeCl3. Bùn thải được tách nước và xử lý hợp vệ sinh.

Một giải pháp xử lý khác hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng

đứng, cho phép đạt hiệu suất loại bỏ BOD tới 95% và nitrat hóa đạt 90%. Tuy nhiên

với phương án này cần một diện tích rất lớn (trên 31ha), trong khi quỹ đất khu vực

trung tâm thành phố Thái Nguyên rất eo hẹp, ngoài ra nếu không kiểm soát tốt hệ

thống nó sẽ là nguồn phát tán mùi rất lớn vì có diện tích bề mặt rất lớn.

Dù sử dụng phương án xử lý nào thì việc thường xuyên giám sát hoạt

động của các công trình thông qua lượng điện tiêu thụ (lắp đặt đồng hồ điện

có kẹp chì riêng), sổ nhật ký vận hành, hóa đơn, phiếu xuất nhập hóa chất

phục vụ HTXLNT tập trung, lắp đặt thiết bị giám sát tự động lưu lượng nước

thải và một số thông số ô nhiễm chính, công nghệ vận hành tốt, sẽ góp phần

rất lớn đến hiệu quả của công nghệ xử lý.

*. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực thành phố thực hiện nghiêm

túc việc xử lý nước thải

Tất cả các doanh nghiệp, bệnh viện trong khu vực thành phố, nằm trong

khu vực quy hoạch thu gom xử lý nước chung của thành phố Thái Nguyên

Page 84: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

74

phát sinh nước thải phải xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của HTXLNT tập

trung trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải tập chung của thành phố.

Trong thời gian chờ hoàn thiện HTXLNT tập trung của thành phố thì

từng doanh nghiệp, bệnh viện phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép

trước khi thải ra ngoài môi trường.

*. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường

Chủ đầu tư và các doanh nghiệp, bệnh viện trong khu vực thành phố

phải thực hiện nghiêm túc việc tự quan trắc theo đúng cam kết và tuân thủ chế

độ báo cáo thường xuyên cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Yêu cầu bắt buộc các trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố phải

lắp đặt hệ thống quan trắc tự động giám sát chất lượng nước thải trước khi

thải ra môi trường. Số liệu được cập nhật thường xuyên và liên tục về các cơ

quan quản lý môi trường.

*. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các mô hình quản lý và công nghệ thân

thiện môi trường

Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp

luật về BVMT đối với chủ doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ

tầng kỹ thuật thành phố và chủ các dự án đầu tư trong khu vực thành phố.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu và mục tiêu bảo vệ môi

trường của thành phố và doanh nghiệp trong khu vực thành phố, các mô hình

quản lý và công nghệ thân thiện với môi trường.

Tuyên truyền, quản lý và giúp các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn và sử

dụng hiệu quả nguồn quỹ bảo vệ môi trường trong công tác xây xây dựng hệ

thống xử lý nước thải và các công tác bảo vệ môi trường khác.

3.4.2.3. Quy hoạch thành phố gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ môi trường

Quy hoạch phát triển Thành phố cần gắn với Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội và BVMT. Cần xem xét mối quan hệ, tác động qua lại

Page 85: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

75

giữa quy hoạch phát triển thành phố với quy hoạch phát triển của các ngành

KT-XH khác trong vùng. Quy hoạch phát triển thành phố phải phù hợp với

điều kiện tài nguyên, đặc điểm KT-XH, xu hướng phát triển của thành phố

trong tương lai.

Việc quy hoạch thành phố cần phải đồng bộ với việc xây dựng các khu

thương mại, khu đô thị, đào tạo nghề, dịch vụ, an sinh xã hội, môi trường theo

mô hình tổ hợp liên hoàn đảm bảo sự phát triển bền vững.

Cần khẩn trương nghiên cứu việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường trong khu vực thành phố ra khỏi khu vực hoặc định hướng phát triển

theo mô hình thân thiện môi trường, tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất

sạch hơn. Mô hình thành phố sinh thái không chỉ đáp ứng hạ tầng kỹ thuật thiết

yếu, giảm thiểu nguồn thải, sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, mà chú

trọng hơn công tác BVMT sinh thái, ưu tiên quy hoạch đất cho các hoạt động

nghiên cứu và phát triển, thu hút các ngành khoa học công nghệ cao và các

hoạt động dịch vụ.

Về lâu dài các địa phương phối hợp với các bộ, ngành có liên quan

nghiên cứu, rà sóat lại quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của cả lưu vực

trên cơ sở đánh giá khả năng chịu tải của sông Cầu.

3.4.2.4. Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường nước cho lưu

vực sông

Quá trình Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát môi trường nước

cho lưu vực sông phải đảm bảo thực hiện các bước:

- Lựa chọn các điểm quan trắc chất lượng nước

- Lựa chọn thông số quan trắc chất lượng nước phù hợp với loại điểm

quan trắc chất lượng nước.

- Xác định thời gian và tần suất quan trắc chất lượng nước.

Page 86: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

76

3.4.2.5. Một số giải pháp khuyến khích

Quản lý BVMT khu vực cần gắn với định hướng phát triển bền vững,

chú trọng phát triển nhanh nền kinh tế và giải quyết thoả đáng các vấn đề xã

hội của địa phương.

Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ giảm thiểu ô

nhiễm môi trường, công nghệ xử lý chất thải tại các doanh nghiệp.

Thu hút vốn đầu tư và đa dạng hoá nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ

môi trường: vay vốn ưu đãi nhà nước (quỹ bảo vệ môi trường) cho việc xây

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với những lĩnh vực bảo vệ môi trường, đổi mới

công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, hỗ trợ quan trắc

giám sát chất lượng môi trường...

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT các doanh

nghiệp, nhà máy, bệnh viện; khuyến khích xã hội hoá hoạt động BVMT;

tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, công bố và phổ biến thông

tin cho cộng đồng khu vực xung quanh thành phố.

Page 87: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

77

KẾT LU ẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LU ẬN

Qua các kết quả nghiên cứu của Đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau:

* Quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên đi cùng sự gia tăng chất

thải do hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của

người dân. Hiện nay phần lớn nguồn nước thải từ thành phố Thái Nguyên đều đổ ra

sông Cầu đã và đang gây ô nhiễm sông Cầu, nếu không có các biện pháp bảo vệ

môi trường, xử lý nước thải phù hợp thì nước sông Cầu sẽ bị ô nhiễm nặng hơn.

* Theo vị trí quan trắc, nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực thành

phố Thái Nguyên chủ yếu có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ, so với thời điểm năm

2011 hàm lượng các chất hữu cơ trong nước tăng nhẹ, giá trị BOD vượt từ

1,01-1,28 lần, TSS vượt từ 1,78 – 3,69 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Theo thời gian trong 1 năm chất lượng nước Sông Cầu chủ yếu ô

nhiễm chất hữu cơ trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 8, trong

giai đoạn này hàm lượng chất hữu cơ tăng, giá trị BOD vượt từ 1,02 đến 1,42

lần, TSS vượt từ 1,3 đến 3,69 lần.

* Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước sông Cầu gồm: Nguyên

nhân trực tiếp do nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải sản xuất

công nghiệp; Nguyên nhân gián tiếp do nguồn lực cán bộ, công nghệ xử lý và

việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. ĐỀ NGHỊ

Từ các kết luận trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

* Đối với cấp bộ, ngành:

- Kiến nghị các Bộ, ngành liên quan triển khai các biện pháp hạn chế

tác động tổng hợp của hoạt động phát triển đô thị và kinh tế xã hội lên chất

lượng nước sông Cầu.

- Cần tiến hành đề tài xác định ngưỡng chịu tải của từng chỉ tiêu môi

trường đối với chất lượng nước lưu vực sông Cầu làm cơ sở để đề ra các biện

Page 88: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

78

pháp tổng thể, trong đó việc quan trọng là quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm từ

các nguồn thải.

* Đối với cấp tỉnh, thành phố:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các tổ

chức, cá nhân vi phạm.

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức

cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải

đặc biệt là xử lý nước thải.

- Xây dựng chiến lược quản lý đồng bộ từ thành phố cho tới cấp

phường, tổ dân phố.

Page 89: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

79

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

Tiếng Việt

[1]. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm

năm 2012.

[2]. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm

năm 2012.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia

2006: Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Hệ

thống sông Đồng Nai, Hà Nội.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA

(1/2010), Báo cáo tổng kết nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu

vực sông Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (12/2010), Báo cáo giữa kỳ

nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt Nam, Hà Nội.

[6]. Cổng thông tin điện tử các tỉnh Vĩnh Phúc: www.vinhphuc.gov.vn/;

[7]. Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô

nhiễm năm 2012.

[8]. Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm năm 2012.

[9]. Công ty Cổ phần Luyện cán thép Gia Sàng, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm

năm 2012.

[10]. Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm năm 2012.

[11]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2010), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên năm 2010, Thái Nguyên

[12]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên năm 2011, Thái Nguyên

[13]. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012), Niên giám thống kê tỉnh Thái

Nguyên năm 2012, Thái Nguyên

Page 90: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

80

[14]. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công

nghiệp, Nxb Xây dựng.

[15]. Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Tuấn Anh (2008), Thực trạng tiêu thoát

nước thải đô thị và nhận thức của người dân: Một thách thức lớn đối với

các dự án nước thải đô thị ở Việt Nam, Tạp chí KHKT Thủy Lợi và Môi

trường, (22), tr 2-4.

[16]. Lưu Đức Hải (2009), “Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam và Phương hướng

phát triển để Hà Nội là thành phố sống tốt”,

http://www.sdcc.com.vn/popup_print.aspx?act=print_news&catid=3&itemid=1.

17]. Bùi Tá Long (2008), Mô hình hoá môi trường, Nxb Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[18]. Luật Bảo vệ Môi trường nawm 2005.

[19]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo hiện

trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010, Thái Nguyên.

[20]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2011), Các kết luận

kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, Thái Nguyên

[21]. Lê Trình (1997) Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, Nxb Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

[22]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2009), Đánh

giá ngưỡng chịu tải nước sông Cầu, làm cơ sở xây dựng các quy hoạch

kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, Hà Nội.

[23]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005),

Báo cáo chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước mặt lưu

vực sông Cầu, Thái Nguyên.

[24]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2005), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005, Thái Nguyên.

[25]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2006), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2006, Thái Nguyên.

Page 91: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG CẦU, ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

81

[26]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2007), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2007, Thái Nguyên.

[27]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2008), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008, Thái Nguyên.

[28]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2009), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2009, Thái Nguyên.

[29]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2010), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2010, Thái Nguyên.

[30]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2011), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2011, Thái Nguyên.

[31]. Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thái Nguyên (2012), Báo

cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2012, Thái Nguyên.

[32]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch

tổng thể phát triển KT XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.

[33]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Đề án bảo vệ môi trường

tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2015, Thái Nguyên.

[34]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Kế hoạch triển khai Đề án

bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai

đoạn 2011-2015, Thái Nguyên.

[35]. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Quy hoạch bảo vệ môi

trường tỉnh Thái nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên.