sƠ lƯỢc lỊch sỬ giÁo phẬn kontum · miền pleiku có sông ayun và sông ba, bắt...

60
1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM I. LƯỢC SỬ 1. MIỀN ĐẤT TÂY NGUYÊN Vùng Truyền giáo Kontum lúc khởi đầu chiếm một phần lớn dãy núi cao nguyên phía tây tây nam của địa phận Đàng Trong. Với diện tích khoảng 70.000km2, nó dài 450km từ phía bắc đến phía nam và từ 150 đến 200km chiều rộng. Nó gồm các tỉnh người thượng Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột, Attopeu và Hinterand tỉnh QUẢNG NAM. Ở phía đông, dãy Trường Sơn chia cắt, trên 500km, Miền Truyền giáo và Địa phận Qui Nhơn, địa phận mà Kontum trực thuộc mãi đến năm 1933; ở phía bắc, Vùng Truyền giáo giáp Địa phận Huế; ở phía tây, giáp Lào và Campuchia; ở phía nam, giáp miền truyền giáo Sài Gòn. Nửa phía bắc của Vùng Truyền giáo Kontum là đồi núi, nhưng bị chia cắt bởi rất nhiều thung lũng. Phần lớn các thung lũng này rất lớn, được bao phủ bởi một thảm thực vật um tùm. Nửa phía nam là một vùng của các cao nguyên, có rất nhiều con suối và có nguồn đất đỏ cực kỳ thích hợp với trồng trọt. Dãy trường sơn, khá dốc đứng về phía biển, có sườn dốc thoải trên sườn tây; các đỉnh của nó có độ cao từ 1000 đến 1500m; vài đỉnh vượt quá 2000m. Min Bc Tây Nguuyên chy dọc 2 bên sườn phn phía Nam của dãy Trường Sơn, dài khong 450km, rng khong 140km. Bc giáp vi tnh Qung Nam Đà Nẵng. Nam giáp Nam Bộ. Đông giáp các tỉnh duyên hi min Trung. Tây giáp Lào Cam Bodia. Triền phía Tây Trường Sơn thoai thoải, triền phía Đông hơi thẳng đứng. Chạy theo hướng Tây Bc Đông Nam, dãy Trường Sơn có nhiều nếp hình thành phc tp. Nhp nhô trùng điẹp các rng núi vi các ngọn cao như Ngc Niay cao 2.259m (Huyện Đăk Glei), Nang Brai cao 1.780m (H. Sa Thầy), Lang Biang cao 2.163m (Tp. Đà Lạt), Hàm Rng (1.028m) Tp. Plei Ku hay Phường Hoàng (H. Đức Cơ), nơi đây, năm 1958, có đặt một tượng Đức Mcao 3m. Cao nhất là đỉnh Ngc Linh được mnh danh là nóc nhà Tây Nguyên cao 2.598m (Huyện Đăk Glei), nơi bắt ngun ca nhiu dòng sông, lc, sui. Min Kontum có sông Pôkô chy tBắc Kontum (Đăk Glei) xuống phía Nam nhp với dòng sông Sêsan đổ qua Mêkong. TĐông Bắc đổ qua Mêkong. TĐông Bắc đổ vào dòng Pôkô này còn có sông Đăk-Tơkan chảy qua Đăktô, sông Đăk Psi chảy qua Diên Bình và sông ĐăkBla bọc qua thxã Kontum. Min Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bt ngun thướng K’bang chảy xuôi gp nhau ti thtrn Ayun Pa (Cheo Reo), rồi đổ vào sông Đà Rằng chảy ra Thái Bình Dương. Cũng có những hlớn: như Biển H, còn gi là hIa Nueng rng 230ha (Tp. Pleiku), hIa Băng (H. Mang Yang), hồ Yok Dania, hLắc (Đăk Lăk). Có các thác ni tiếng như thác Ialy, cao 60m (H. Sa Thầy và H. Chư Păh), nơi đang xây dng công trình thủy điện ln th3 trong cnước, thác LKim cao hơn 30m (H. Ia Grai), thác Đăk Trôi (H. Mang Yang), thác Suối Đá (H. Ayun Pa), thác Đăk Xơ Nge (H. Konplông), thác Maray (H. Sa Thy).

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

1

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM

I. LƯỢC SỬ

1. MIỀN ĐẤT TÂY NGUYÊN

Vùng Truyền giáo Kontum lúc khởi đầu chiếm một phần lớn dãy núi cao nguyên

phía tây tây nam của địa phận Đàng Trong. Với diện tích khoảng 70.000km2, nó dài 450km

từ phía bắc đến phía nam và từ 150 đến 200km chiều rộng. Nó gồm các tỉnh người thượng

Kontum, Pleiku và Ban Mê Thuột, Attopeu và Hinterand tỉnh QUẢNG NAM. Ở phía đông,

dãy Trường Sơn chia cắt, trên 500km, Miền Truyền giáo và Địa phận Qui Nhơn, địa phận

mà Kontum trực thuộc mãi đến năm 1933; ở phía bắc, Vùng Truyền giáo giáp Địa phận

Huế; ở phía tây, giáp Lào và Campuchia; ở phía nam, giáp miền truyền giáo Sài Gòn. Nửa

phía bắc của Vùng Truyền giáo Kontum là đồi núi, nhưng bị chia cắt bởi rất nhiều thung

lũng. Phần lớn các thung lũng này rất lớn, được bao phủ bởi một thảm thực vật um tùm.

Nửa phía nam là một vùng của các cao nguyên, có rất nhiều con suối và có nguồn đất đỏ

cực kỳ thích hợp với trồng trọt. Dãy trường sơn, khá dốc đứng về phía biển, có sườn dốc thoải

trên sườn tây; các đỉnh của nó có độ cao từ 1000 đến 1500m; vài đỉnh vượt quá 2000m.

Miền Bắc Tây Nguuyên chạy dọc 2 bên sườn phần phía Nam của dãy Trường Sơn,

dài khoảng 450km, rộng khoảng 140km. Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Nam

giáp Nam Bộ. Đông giáp các tỉnh duyên hải miền Trung. Tây giáp Lào – Cam – Bodia.

Triền phía Tây Trường Sơn thoai thoải, triền phía Đông hơi thẳng đứng. Chạy theo hướng

Tây Bắc – Đông Nam, dãy Trường Sơn có nhiều nếp hình thành phức tạp. Nhấp nhô trùng

điẹp các rặng núi với các ngọn cao như Ngọc Niay cao 2.259m (Huyện Đăk Glei), Nang

Brai cao 1.780m (H. Sa Thầy), Lang Biang cao 2.163m (Tp. Đà Lạt), Hàm Rồng (1.028m) ở

Tp. Plei Ku hay Phường Hoàng (H. Đức Cơ), nơi đây, năm 1958, có đặt một tượng Đức Mẹ

cao 3m. Cao nhất là đỉnh Ngọc Linh – được mệnh danh là nóc nhà Tây Nguyên – cao

2.598m (Huyện Đăk Glei), nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông, lạc, suối.

Miền Kontum có sông Pôkô chảy từ Bắc Kontum (Đăk Glei) xuống phía Nam nhập

với dòng sông Sêsan đổ qua Mêkong. Từ Đông Bắc đổ qua Mêkong. Từ Đông Bắc đổ vào

dòng Pôkô này còn có sông Đăk-Tơkan chảy qua Đăktô, sông Đăk Psi chảy qua Diên Bình

và sông ĐăkBla bọc qua thị xã Kontum.

Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp

nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo Reo), rồi đổ vào sông Đà Rằng chảy ra Thái Bình Dương.

Cũng có những hồ lớn: như Biển Hồ, còn gọi là hồ Ia Nueng rộng 230ha (Tp.

Pleiku), hồ Ia Băng (H. Mang Yang), hồ Yok Dania, hồ Lắc (Đăk Lăk).

Có các thác nổi tiếng như thác Ialy, cao 60m (H. Sa Thầy và H. Chư Păh), nơi đang

xây dựng công trình thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, thác Lệ Kim cao hơn 30m (H. Ia

Grai), thác Đăk Trôi (H. Mang Yang), thác Suối Đá (H. Ayun Pa), thác Đăk Xơ Nge (H.

Konplông), thác Maray (H. Sa Thầy).

Page 2: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

2

Vùng Bắc Tây Nguyên chủ yếu là núi và đồi, đồng bằng chỉ là những dải đất nhỏ bé

trải dọc theo mấy sông chính như sông Pôkô, sông Đăk Bla, sông Ayun và sông Ba. Cánh

đồng ven sông ĐăkBla ở Kontum chính là miền Đất Hứa mà Đức Cha Cuénot Thể đã từng

mong ước đoàn truyền giáo sớm tìm gặp lại đây là cái nôi truyền giáo Tây Nguyên kể từ

năm 1848.

Phần lớn các dòng sông thuộc về lưu vực sông Mê Kông, nơi chúng tập hợp thành

một cửa sông duy nhất ở Strungtreng. Tuy nhiên, vài nhánh sông khác mở một lối vào trong

các núi và đổ ra biển. Tổng dân số của Vùng Truyền giáo trong thập niên 30 của thế kỷ 20

khoảng 700.000, trong số đó người ta tính được 30.000 đến 40.000 người Việt và có lẽ là

10.000 người Lào; tất cả phần còn lại, nghĩa là phần lớn dân cư đều thuộc “hoang dã”.

2. CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN

Các bộ tộc bản địa Tây Nguyên chủ yếu là Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Ê Đê, Gié –

Triêng, M’nông, Cơ Ho, Brâu, Rơ Măm… Người thượng sống kiểu truyền thống của người

hoang dã, cách sống của người sống trong rừng và nhờ rừng. Họ canh tác đất đai, nhưng

không đủ để ăn. Nhà cửa là những túp lều trên các trụ (nhà sàn), được dựng bằng gỗ, tre và

rạ: chúng nằm quây quần trong các làng, ở các nơi trống trải; các làng độc lập với nhau và

hồi xưa thường giao chiến với nhau.

Người thượng được chia thành rất nhiều bộ tộc, nói mọi phương ngữ khác nhau, tuy

nhiên người ta có thể quy về hai phương ngữ, gốc của các ngôn ngữ khác: Bahnar và Chàm.

Đó là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các thừa sai, những người buộc phải

học nhiều phương ngữ khác nhau.

Về mặt tôn giáo, người thượng thờ kính các thần hay các vong hồn, thần lành có,

thần dữ cũng có; họ biết ơn các thần lành, nhưng đúng hơn họ sợ các thần dữ, họ dâng cúng

các con gà, dê, heo, thậm chí là trâu. Các thần này được xem như có các thông dịch viên là

các phù thuỷ nam, nhất là phù thuỷ nữ, người thổ dân tin tưởng hoàn toàn vào họ, một sự

vâng phục con trẻ. Nếu xuất hiện bệnh tật, nguy hiểm, hạn hán hay mưa lũ xâm hại mùa

màng, người ta cầu cứu nữ phù thuỷ, và dù quyết định của bà ra sao: kiêng kỵ khắt khe, thực

hành phiền toái, dâng cúng long trọng, không ai dám bất tuân lệnh bà.

Vào đầu thế kỷ XIX, bắt đầu có ít người Kinh từ miền xuôi lên buôn bán dọc biên

giới, tiếp sau là số người thuộc các phái đoàn truyền giáo, tiếp đến số nười lên lập nghiệp,

khi miền xuôi bắt đạo gắt gao. Mãi về sau các nhà chính trị, các nhà quân sự người Pháp

mới bắt đầu quan tâm tới vùng đất này, kể từ đó con số người Kinh lên lập nghiệp lại càng

đông. Những năm 1925 – 1930, người Pháp đã chiêu mộ tới 75.000 người Kinh lên lập các

đồn điền cao su, chè. Năm 1954, sau hiệp định Genève 20/7/1954, có tới 64.000 người, đa

số là đồng bào Công giáo từ miền Bắc di cư vào lập nghiệp ở tỉnh Đăklăk và Pleiku (Gia lai

ngày nay). Tới năm 1957 – 1958 thêm 30.000 người thuộc 3 tỉnh miền duyên hải Quảng

Nam, Quảng Ngãi và Bình Định lên xây dựng các khi dinh điền rải rác khắp 4 tỉnh Kontum,

Pleiku, Đăklăk và Phước Long.

Page 3: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

3

Sau 1975, nhiều gia đình từ miền Trung hay miền Bắc lên xây dựng các vùng kinh tế

mới cũng như lập nên các nông trường và các trang trại, trong số đó có đồng bào thuộc

nhiều sắc tộc thiểu số từ Bắc vào lập nghiệp. Nguyên tại địa bàn Thành Phố Pleiku đã có tới

28 sắc tộc như Thái, Nùng, Mường…

Năm 1997, dân số trên địa bàn hai tỉnh Gialai và Kontum, cũng đã có tới hơn

1.181.682 người và 50,68% là dân tộc thiểu số.

Hiện nay (năm 2014) địa giới giáo phận Kontum nằm gọn trong hai tỉnh Kontum và

Gia Lai với diện tích : 25.728,70km2, thuộc vùng Bắc Tây Nguyên.

Bao gồm cả Tỉnh Gia Lai và Kontum

(Gia Lai: 15.536 Km2, Kontum: 9.689 Km

2)

Dân số: 1.775.200 người.

Gia Lai: 1.322.000 người, bao gồm 1 Thành Phố trực thuộc, 2 Thị xã và 14 huyện.

Kontum: 453.200 người, bao gồm 1 Thành Phố, 8 đơn vị hành chính cấp huyện.

3. ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN.

Ngay từ năm 1765, Giám mục Guillaume Piguel (1704-1771) đã gửi thừa sai lên

Vùng Truyền giáo miền Kontum, nhưng không thành công.

Năm 1775, Giám mục Pigneau de Béhaine (1771 - 1799) gửi một đoàn truyền giáo

do Linh mục Faulet hướng dẫn tiến vào vùng Tây Nguyên thuộc sắc tộc X’tiêng, người Cuy

sống dọc theo sông Chlong, các ngài gặp 2 gia đình Công giáo đã tới sinh sống tại đây từ

trước. Sau khi mua một mảnh đất, các ngài cho dựng một căn nhà vừa làm nơi tạm trú vừa

làm nhà nguyện. Vì ngã bệnh, các ngài phải trở về Prambey-Chlom, sau bình phục mới trở lại

và rồi lại ngã bệnh một lần nữa. Công việc truyền giáo đành phải bỏ ngang vào mùa xuân 1776.

Vào thời kỳ Đức Cha Etienne Théodore Cuénot Thể, giám mục đại diện tông tòa

Đông Đàng Trong đã mở đường truyền giáo vùng phía Tây, tức vùng Tây Nguyên ngày nay.

Lịch sử truyền giáo vùng này có thể chia thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn I : Khai sáng (1848 - 1832)

- Giai đoạn II : Phát triển (1932 - 1960)

- Giai đoạn III : Xây dựng và kiện toàn (1960 - 1975)

- Giai đoạn IV : Tiếp bước theo Thần Khí Chúa (1975 - )

Page 4: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

4

Giai đoạn 1: Giai đoạn khai sáng miền truyền giáo Kontum (1848 - 1932)

Tình hình Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ sau khi Đức Cha Pigneau de Béhaine (+

9/10/1779) và vua Gia Long qua đời (3/2/1820). Kể từ năm 1825, nhiều sắc lệnh cấm đạo đã

được ban hành. Công việc truyền giáo cho đồng bào các sắc tộc từ hướng Tây Đàng Trong

hầu như bị chậm lại, thì từ hướng Bình Định, Phú Yên lại còn phần sôi động hơn. Mặc dù

phải chăm sóc đoàn chiên rải rác trên một lãnh thổ rộng lớn, chạy dài từ sông Gianh phân

chia hai miền Bắc Nam tới Mũi Cà Mau và biên giới Thái Lan, Đức cha Cuénot Thể vẫn

không quên những anh chị em thuộc nhiều sắc tộc khác trên vùng cao. Đây luôn là ưu tiên

trong các chương trình hoạt động của ngài.

Vừa lên kế vị Đức Cha J.L. Taberd năm 1841, Đức Cha Cuénot Thể đã triệu tập

Công đồng Gò Thị để ổn định đời sống giáo phận sau nhiều năm cấm cách, đặc biệt, đưa ra

hướng mục vụ cảm thông tha thứ và tạo điều kiện cho những anh chị em vì yếu đuối đã sa

ngã trong thời cấm đạo. Nhưng chủ yếu vẫn là đào tạo hàng ngũ linh mục bản xứ để đẩy

mạnh công việc truyền giáo.

Qua năm 1842, phải đoàn ông Cả Quới gồm Cố Duclos và Cố Miche, 11 thầy giảng

và 3 giáo dân lại lên đường. Nhưng ai ngờ chỉ mới đi sâu vào vùng dân tộc , ngày 16/2 tất cả

đẫ bị bắt giải về Huế.

Năm 1846, Đức Cha Cuénot Thể gửi 2 cha người Việt là cha Vận và cha Hòa lên mở

vùng Buôn Đôn Thuộc Đăklăk. Tiếp sau là cha Fontaine Phẩm được chuyển từ Plei Chư

xuống. Năm 1856, tất cả phải rút về Kontum.

Với một ý chí sắt đá, Đức Cha Cuénot không chùn bước, ngài hoàn toàn tin tưởng và

phó thác nơi Chúa Thánh Thần. Năm 1848, một năm có tính quyết định đã đến.

Vị mục tử này hướng tới thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Do, còn gọi là An, một chủng

sinh vừa tốt nghiệp Đại chủng viện Pinang về nước. Ngài thấy nơi con người thông minh,

Page 5: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

5

quả cảm và khiêm tốn này có khả năng mở đường tiến sâu vào thế giới các sắc dân miền núi

phía Tây.

1. Thầy Sáu Do mở đường (1848 - 1850)

Thầy Do đã khéo léo đòng vai một người đầy tớ trung thành và cần mẫn gánh hàng

cho một nhà buôn người Kinh. Sáu tháng đi từ làng này tới làng khác, thầy đã tiếp cận với

dân Ba Na, thu thập được ít điều về địa danh địa vật của vùng cao. Thầy mau mắn về Gò

Thị tường thuật lại cho vị chủ chăn ngày đêm ngóng chờ tin vui.

Được tin vui, Đức cha cử ngay một đoàn thừa sai lên đường và cắt cử thầy Do làm

trưởng đoàn. Một đoàn buôn chính hiệu, có 4 chủng sinh cùng đi. Chính “cái chính hiệu với

đồ hàng cồng kềnh của nhà buôn” này đã làm lóa mắt những kẻ tham chặn đường cướp hết.

Các vị thừa sai đành phải bỏ của chạy lấy người.

Qua năm 1849, lại một đoàn truyền giáo khác lên đường. Đoàn gồm có cha J.P.

Combes Bê, 4 thầy giảng và một số chủng sinh. Đi từ Gò Thị, lên Bến, tới Trạm Gò, đoàn

gặp phải một đàn voi rượt đuổi. Tất cả bỏ chạy tán loạn, thoát được cơn giận của voi, về tới

Bình Định, phải đoàn chạm phải cơn “thánh nộ” của Đức Cha Cuénot. Được nghỉ 15 ngày,

phái đoàn lại lên đường, lúc đó là đầu năm 1850.

Lên đường lần này có thêm cha Fontaine Hoàn (sau gọi là Bok Phẩm) với 7 thầy.

Đến Trạm Gò, tiến vào làng Baham, đi qua làng Kon Bơlu, phái đoàn tiến sâu vào làng Kon

Phar. Đức Cha đã ân cần dặn dò nhiều lần “nhớ” phải tránh đường mòn của tù trưởng Bok

Kiơm kiêm chức vị “quan triều đình Huế” có nhiệm vụ chặn đường xâm nhập của các thừa sai.

Ngày núp, đêm đi, vạch rừng, lội suối, leo đèo, với đủ thứ đe doạn của rừng thiêng

nước độc, của khí hậu, của thú dữ. Lệnh “Không được trở lại” vẫn văng vẳng bên tai.

Nhưng “Đất động! trời sập! Đoàn gặp đúng Bok Kiơm! Biết làm sao bây giờ? Hồn xiêu,

phách lạc, hết đường “chạy trốn”, cả đoàn như chết đứng giữa trời! Chính lúc đang đứng đơ

như những tượng gỗ, thì “con người hung dữ kia lại lên tiếng trước: “Sao? Quí vị là ai? Cứ

nói thật đi, tôi sẽ giúp cho!”.

Thế là lại thêm một bất ngờ nữa! thay vì hạch họe, bắt nộp cho triều đình, Bok Kiơm

lại tỏ ra thân thiện ngay. Có lẽ cũng chính cái vẻ mất hồn khiếp vía trên các khuôn mặt

những con người không có một tham vọng nào khác ngài tình thương mà liều mình đi đến

với những anh chị em miền đất xa lạ, nên con người “đáng khiếp” kia bỗng trở thành “con

người dễ thương”. Ông đã trở thành một Cyrus miền truyền giáo Tây Nguyên! Phái đoàn

tiếp tục đi vào làng Kon Kơlang.

Ngày 11/11, thầy Thám, em thầy Do, dẫn một nhóm truyền giáo khác lên Kontum.

Cùng đi có cha P. Douriboures Ân (25 tuổi), cha B. Desgouts Đề (45 tuổi). Họ đi theo lộ

trình Gò Thị - Bến - Trạm Gò - Bơham - Bơlu - Kon Phar để tới Kon Kơlang. Tại đây, anh

em gặp nhau mừng vui khôn xiết. Tất cả bắt tay dựng căn nhà 2 gian: một gian để ở, một

gian làm nhà nguyện. Công việc truyền giáo Tây Nguyên bắt đầu một trang sử mới với

nhiều hứa hẹn, nhưng cũng đầy khó khăn!

Page 6: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

6

2. Phân định và thành lập các trung tâm Miền Truyền giáo (1851)

Sau một thời gian dò dẫm, tìm hiểu với sự giúp đỡ chân tình của Bok Kiơm, các vị

thừa sai đã tới được miền Đất Hứa năm 1850, chính là cánh đồng Đăk Bla như Đức Giám

Mục hằng chờ mong. Năm sau, ngài quyết định thiết lập ngay 4 trung tâm truyền giáo và đặt

cha Combes Bê làm bề trên miền.

Trung tâm Plei Rơhai: do cha Bernard Desgouts và thầy Sáu Do phụ trách lo truyền

giáo cho bộ tộc Ba Na. Địa điểm nằm ngay địa sở Tân Hương ngày nay. Sau ít tháng, thầy

Sáu Do được gọi về Gò Thị chuẩn bị lãnh tác vụ linh mục. Năm 1853, cha DO trở lại trung

tâm và tiến hành xây dựng nhà thờ Plei Rơhai. Cha phát động mô hình nông trang trên miền

đất này để cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc và để tự túc lương thực phòng đường

tiếp tế từ vùng xuôi khi bị cắt đứt! Đức cha còn chỉ thị cho cha Desgouts mở ngay Chủng

viện thừa sai Miền Kontum trong khi miền xuôi đang bị cấm cách gắt gao. Nhưng vì khí hậu

khắc nghiệt, chủng viện đã không trụ lâu được.

Trung tâm Kon Trang: Nằm phía Bắc Kontum, được trao cho cha P. Dourisboures

Ân phụ trách để truyền giáo cho bộ tộc Xơ Đăng. Cha hăng say học tiếng và La Tinh hóa

chữ viết Xơ Đăng làm phương tiện tiếp xúc và truyền giáo. Một năm sau, Đức cha đã tăng

cường cho trung tâm một vị thừa sai mới, cha Arnoux A. Ngày 1/1/1852, Cha Dourisboures

Ân đã ban phép Thanh Tẩy cho một em bé sơ sinh. Đây là hoa trái đầu mùa. Vào ngày

16/10/1853, hai thiếu niên Giuse Nguy, 12 tuổi (+ 1857) và Gioan Pat, 9 tuổi được lãnh

nhận phép Thanh Tẩy.

Trung tâm Plei Chư: Nằm phía Tây Kontum. Cha Fontaine Hoàng (Bok Phẩm) phụ

trách trung tâm lo loan báo Tin Mừng cho bộ tộc Gia Rai. Năm 1854, Đức Cha thuyên

chuyển cha xuống Pơnong (M’nông) – Trung tâm Buôn Đôn - ở Đăklăk – làm việc với cha

Hòa và cha Vận. Nhưng chẳng được bao lâu cha cũng phải chuyển đi nơi khác.

Trung tâm Kon Kơxâm: được trao cho cha Bề trên đầu tiên Miền truyền giáo, cha

J.P. Combes. Nằm về phía Đông Kontum, trung tâm có nhiệm vụ giảng đạo cho anh chị em

Ba Na, Jơ Lơng. Cha chọn Đức Bà Cứu Chữa làm bổn mạng trung tâm, cha cũng bắt tay

ngay vào công việc La Tinh hóa chữ viết. Năm sau, cha soạn xong cuốn Giáo Lý và Sách

Kinh bằng tiếng Ba Na. Qua năm 1853, cả làng Kon Kơxâm tòng giáo và ngày 28/12/1853,

cha đã ban phép Thanh Tẩy cho ông Giuse H’Mur. Đây là người tín hữu Ba Na đầu tiên.

Nhưng cha đã qua đời 5 năm sau (1857), khi mới 32 tuổi. Trách nhiệm bề trên chuyển qua

vai cha P. Dourisboures.

3. Máu Đức cha Cuénot Thể đã đổ. Giáo đoàn Tây Nguyên nở rộ.

Đức Cha Cuénot Thể đảm nhận giáo phận rộng lớn Đàng Trong đúng vào thời điểm

cấm đạo gắt gao nhất. Các phương thức cấm cách thật tinh vi, nhắm tiêu diệt từng đối tượng

theo từng giai đoạn khác nhau. Ngài điều khiển giáo phận từ hầm trú ở Gò Thị, ngài làm

việc ngày đêm để nắm vững tình hình giáo phận, nhưng không thể xuất hiện công khai hoặc

đi lại tự do. Dù số nhân sự ít ỏi, ngài vẫn dành cho miền truyền giáo này nhiều vị thừa sai.

Ngài cũng không ngừng cổ vũ và vun trồng ơn gọi linh mục bản xứ.

Page 7: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

7

Để đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, song song với việc khám phá vùng truyền giáo

phía tây Địa phận Đàng Trong, ngài đã xin Tòa Thánh chia nhỏ địa phận.

Đợt 1: Năm 1844, chia địa phận Đàng Trong thành Đông Đàng Trong và Tây Đàng Trong.

Đợt 2: Năm 1850, chia địa phận Đông Đàng Trong thành Bắc Đàng Trong và Đông

Đàng Trong; chia Tây Đàng Trong thành Tây Đàng Trong và Nam Vang. Kontum vẫn

thuộc Đông Đàng Trong, tức giáo phận Quy Nhơn sau này.

Trong khi miền xuôi còn bị cấm cách, thì trên cao nguyên các làng dân tộc “đua

nhau” trở lại. Khởi đầu là làng Kon Klor (1886), tới Kon Hngo Kơtu (1887). Chỉ trong 21

năm, đã có tới 94 làng trở lại. Có năm tới 12 làng (năm 1893), 14 làng (năm 1895) hoặc như

năm 1897, ngoài 14 làng Ba Na, Xơ Đăng xin theo đọa, có cả một số làng bộ tộc Ê Đê cũng

xin tòng giáo. Kết quả thật tốt đẹp. Sức người theo không kịp. Trước một tình hình sôi động

như thế, các vị chủ chăn đã đẩy mạnh việc đào tạo nhân sự bản xứ. Đây là giai đoạn hình

thành trường đào tạo Yao Phu và hình thức Nhà Chung sau này. Đúng như Tòa Thánh đã

tiên liệu và chỉ đạo: “phải ưu tiên làm sao cho sớm có người bản xứ truyền đạo và phục vụ

người bản xứ!”.

Ý thức tầm quan trọng của chỉ thị trên, cha J.L. Bonnard Hương quy tụ một số thanh

niên dân tộc nhằm đào tạo họ thành các giáo lý viên cho các họ đạo. Công việc và chương

trình này chỉ thật sự được tổ chức và đẩy mạnh nhờ quyết tâm cao của cha Martial Jannin

Phước. Năm 1905, ngài xúc tiến xây dựng trường đào tạo các Yao Phu và khánh thành ngày

7/1/1908. Cha M. Jannin Phước là vị giám đốc đầu tiên. Chính ngài đã dám nghĩ dám thực

hiện mẫu người Yao Phu. Ngài là linh hồn của công trình trọng điểm này. Năm 1911, tạp

chí Hlabar Tơbang đã được phát hành để hỗ trợ cho công việc đào tạo.

Từ trường này, nhiều thanh niên dân tộc đã chọn đời sống tu trì. Cụ thể, ngày

29/6/1932, ba thanh niên Ba Na đầu tiên đã lãnh nhận tác vụ linh mục: đó là các cha Micae

Hiâu (1900 - 1949), cha Giuse Châu (1900 - 1955), cha Antôn Đen (1903 - 1987). Một

trong 3 vị đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử giáo phận Kontum: cha Antôn Đen, một

nhà trí thức, một học giả Ba Na. Ngài đã dành suốt một đời dịch Thánh Kinh, dịch sách

phụng vụ, viết hạnh các thánh và phụ trách tờ Hlabar Tơbang. Ngài âm thầm, chăm chỉ là

việc cho tới giờ phút cuối đời. Một kho tang hiếm có của giáo phận! Giáo phận biết ơn ngài,

biết ơn các bậc cha anh đã đào tạo được một người làm việc trí óc không biết mệt mỏi như thế!

Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển giáo phận tông tòa Kontum (1932 - 1960)

1. Một chặng đường mới (1932 - 1945)

Sau nhiều cố gắng xây dựng, ngày 18/1/1932, Tòa Thánh đã công bố Nghị định thư

thiết lập giáo phận đại diện tông tòa Kontum tách từ giáo phận Mẹ Quy Nhơn: gồm các tỉnh

Kontum, Pleiku, Đăklăk và Attâpư (Hạ Lào).

Ngày 17/1/1932. Sau nhiều cố gắng xây dựng, Tòa Thánh đã công bố Nghị định thư

thiết lập giáo phận đại diện tông tòa Kontum tách từ giáo phận Mẹ Quy Nhơn: gồm các tỉnh

Kontum, Pleiku, Đăklăk và Attâpư (Hạ Lào). Và ngày 10/1/1933, cha bề trên Martial

Page 8: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

8

Jannin Phước được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi quản nhiệm giáo phận, hiệu tòa

Gadara. Chính Đức Cha C. Dreyer, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã từ Huế vào

tấn phong cho vị giám mục mới ngay tại nhà thờ chính tòa Kontum ngày 23/6/1933.

Trường Cuénot tạm dùng làm tòa giám mục.

Công việc đầu tiên và ưu tiên của vị tâm giám mục là cho xây chủng viện Thừa

Sai Kontum (1935 - 1938). Nhà hoàn toàn bằng gỗ cà chích, dài 100m vách trần bằng rơm

và bùn đất, mái lợp ngói. Là một kiệt tác! Chính Đức giám mục thiết kế và trông coi tới

hoàn thành. Ngài còn cho thực hiện nhà in, hệ thống dẫn thủy nhập điều, hệ thống thủy điện.

Giáo phận có cả một xưởng lao động để giải quyết công việc trong giáo phận và đào tạo các

tay nghề. Công việc truyền giáo vẫn tiến triển mạnh mẽ, các địa sở ngày càng phát triển.

Ngoài tờ Hlabar Tơbang cho Yao Phu, giáo phận còn có các tạp chí Chức Dịch Thơ Tín

(1933) cho Hội Chức việc Á Thánh Năm Thuông Giáo phận Kontum, tạp chí Les Echos

(1941) – sau đổi thành tờ Tiếng Vang, một tạp chí dành riêng cho các linh mục trong giáo

phận. Trước đây vị khai sáng Miền Truyền giáo Tây Nguyên, Đức Cha Etienne Cuénot Thể

đã điều khiển giáo phận mênh mông từ hầm trú bằng thư từ suốt 26 năm trời, thì nay vị

giám mục của Kontum cũng dùng hình thức tạp chí để huấn luyện và nuôi dưỡng nhân sự

trong giáo phận.

Ngày 22/4/1942, Lm. Jean Sion Khâm đã được tấn phong giám mục kế vị Đức Cha

M. Jannin Phước đã qua đời năm 1940 hưởng thọ 73 tuổi (1967 - 1940). Ngài đã chuyển cơ

sở tòa giám mục từ trường Cuénot về Nhà xứ Chính Tòa Kontum và sau đó về Chủng Viện

Thừa Sai. Phần đất Attâpư được tách và sát nhập về Giáo hội Lào.

Page 9: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

9

Chiến tranh thế giới II (1939 - 1945) cũng đã cản trở công cuộc truyền giáo Tây

Nguyên phần nào. Khi thế chiến chấm dứt, thì lịch sử giáo phận cũng sang trang mới.

2. Gian nan và vinh quang (1945 - 1960)

Ý thức rằng giáo phận đang phải trải qua một giai đoạn hết sức tế nhị và khó khăn,

nên ngày 5/12/1943, Đức giám mục giáo phận đã dâng hiến toàn thể giáo phận cho Trái Tim

Vẹn Sạch Đức Trinh Nữ Maria. Nghi thức dâng hiến diễn ra trọng thể tại nhà thờ chính tòa.

Thế chiến vừa chấm dứt, cuộc nội chiến lại xảy. Một giáo phận miền núi càng gặp khó khăn

trăm chiều. Đức Cha Jean Sion Khâm vẫn cố chèo chống.

Quân đội Nhật đã tập trung các vị thừa sai về Nha Trang. Sau một thời gian, tất cả đã

được trả tự do và trở lại địa sở (7/1946). Trước tình hình mới của xã hội. Ngài xúc tiến việc

thiết lập Trường Lý Đoán (Đại chủng viện) riêng cho giáo phận Kontum, vì tình hình lúc

bấy giờ không thể gửi các chủng sinh vào Sài Gòn hay ra Hà Nội. Ngày 16/6/1944, ngài ban

hành Facultates Majoris Seminarii Kontumensis. Năm 1946, ngài ký ban hành Statuta

Ordinarii pro Anlumnis Majoris Kontum. Trường Lý Đoán đã bắt đầu hoạt động với con số

khiêm tốn khoảng 10 chủng sinh. Chính Đức Cha làm giám đốc, cha Crétin làm giáo sư, cha

Thomann làm quản lý.

Song song việc đào tạo linh mục, ngài xin phép Tòa Thánh chấp thuận thiết lập một

Hội Dòng Nữ người địa phương, nhưng lúc đầu Tòa Thánh trả lời trong Giáo Hội đã có

nhiều Hội dòng rồi. Đức cha không bỏ cuộc, ngài tha thiết trình bày với lý lẽ vững chắc:

muốn có những linh mục, tu sĩ bản địa lo cho người bản địa, thì cũng cần có những bà mẹ

Công giáo bản địa được chuẩn bị đàng hoàng như vậy, vì thế việc thiết lập một hội dòng đào

tạo các thiếu nữ dân tộc thật là chính đáng và thiết thực. Thánh Bộ đã chấp thuận. Hội dòng

đã được chính thức thành lập ngày 6/4/1947, Hội dòng Ảnh Phép Lạ. Qua dòng lịch sử,

cũng như hội Yao phu, Hội dòng Ảnh Phép Lạ đã giữ một vai trò độc đáo và quan trọng

trong giáo phận.

Ngày 19/8/1951, Đức Cha Jean Sion Khâm qua đời tại Montbeton (Pháp), cha

Paul Seitz Kim lúc bấy giờ đang coi Cô nhi viện Kitô Vua ở Thái Hà Ấp, Hà Nội, được bổ

Page 10: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

10

nhiệm kế vị. Lễ tấn phong đã diễn ra tại nhà thờ lớn Hà Nội ngày 3.10/1952. Dưới sự dìu

dắt của vị tân giám mục, giáo phận Kontum đã có những bước tiến vượt bậc. Là con người

đầy nhiệt huyết, với tuổi đời 46, ngài đã hăng say bắt tay củng cố giáo phận sau nhiều năm

chiến tranh.

Nhờ số giáo dân Kinh tăng vọt, qua các đợt di cư từ Bắc hoặc lên dinh điền từ miền

Trung, nhiều xứ họ sầm uất đã mọc lên khắp miền Cao Nguyên. Sinh hoạt của giáo phận

sống động hơn nhiều. Nhiều xứ họ mới đã hình thành dọc theo các tuyến quốc lộ 19, 14

cũng như các tỉnh lộ mới mở. Số linh mục cũng đông đảo hơn, có lúc đã lên tới cả 100.

Nhiều anh chị em tại các dinh điền đã hăng say gia nhập Giáo Hội Chúa. Ơn gọi chủng sinh

và tu sĩ cũng dồi dào, đặc biệt từ các xứ đạo di cư miền Buôn Ma Thuột. Công cuộc truyền

giáo mang một sức sống mới.

Thật vậy, ngay từ năm 1850, Đức Cha Cuénot Thể và các vị thừa sai đã nghĩ tới việc

truyền giáo cho bộ tộc Gia Rai. Cha Fontaine Khâm đã được phân nhiệm lo công tác này.

Trung tâm Plei Chư đã được thiết lập riêng cho công việc này. Nhưng kết quả không được

dồi dào như nơi các bộ tộc Xơ Đăng hay Ba Na. Các địa sở Gia Rai Hà Bầu (huyện Đăk

Đoă), Plei Ngol Khop (huyện Đức Cơ) hoặc Plei Kơbey (huyện Sa Thầy) là những thành

quả khiêm tốn của thuở ban đầu.

Đây cũng là giai đoạn truyền giáo cho người Gia Rai được tiếp nối với sự xuất hiện

của cha Jacques Dournes, một nhân chủng học, một vị thừa sai lỗi lạc. Ngài đã từ phía dân

tộc Cơ Ho, Lâm Đồng, đi xuyên qua lãnh thổ bộ tộc Ê Đê vào vương quốc bộ tộc Gia Rai.

Ngài dừng chân ở Cheo Reo, Phú Bổn ngày 1/8/1955. Ngài ghi lại trong nguyên tác thời

danh của ngai “Dieu aime lé Paiens”:

“Vị thừa sai (cha Jacques Dournes) nhớ lại lời Giám mục của mình: cuối thế kỷ

trước, một vài cha đã cố gắng thâm nhập bộ lạc Jra, nhưng chỉ tới được bìa làng và ở lại

đón mười hay mười một tháng mà thôi. “Cha hãy cố gắng trụ lại lâu hơn, nếu không được

tôi cũng chẳng trách cha đâu”. Và ở đây họ đã cho ngài ở tạm một đêm ...” 1

Năm 1952: Đức Cha Paul Seitz Giám mục Giáo phận Kontum:

Đức Cha Phaolô KIM (P.SEITZ), sinh năm 1906, tại Rouen (Pháp), thu phong linh

mục năm 1937; Giám mục hiệu tòa Catula năm 1952

Page 11: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

11

Giai đoạn 3: Giai đoạn trưởng thành giáo phận chính tòa Kontum (1960 - )

1. Tiến bước dưới ánh sáng Công đồng Chung Vatican II (1960 - 1975)

Ngày 24/11/1960, Tòa Thánh đã ban hành Tông hiến Venerabilium Nostrorum thiết

lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Giáo phận đại diện tông tòa Kontum trở thành giáo phận

chính tòa. Giáo phận vào thời điểm này có 73.966 giáo dân, 271 họ đạo và 66 linh mục, 232

giáo xứ.

Ngày 10/11/1962, Đức Thánh Cha Gioan XXIII long trọng khai mạc Công đồng

Vatican II. Làn gió Chúa Thánh Thần đã thổi tung mọi cánh cửa tâm hồn và ban sức mạnh

cho các người thợ trong cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên. Nhiều hội dòng đã tình nguyện

lên truyền giáo miền Tây Nguyên. Tiên phong là dòng Thánh Phaolô thành Chartres thuộc

tỉnh dòng Sài Gòn, dòng Mến Thánh Giá Kontum, sau đổi thành Dòng Nữ Vương Hòa Bình

và chuyển xuống Buôn Ma Thuột chuẩn bị thiết lập giáo phận mới.

Việc cử hành phụng vụ bằng tiếng bản xứ đã có một tác động mạnh mẽ. Sinh hoạt

trong các xứ họ đã sôi nổi hẳn: ngày càng có nhiều người tin theo đạo. Bộ mặt Tây Nguyên

cũng đổi mới. các thị tứ đã mọc lên nhanh chóng. Đời sống kinh tế phát triển mạnh, mặc dù

chiến tranh vẫn đang tiếp diễn. Từ năm 1965, nhiều đồng bào từ các dinh điền ở xa đã chạy

về thành thị, đặc biệt là thị xã Pleiku. Số đồng bào này quy tụ lại thành những họ đạo mới

như Hoa Lư, Hiếu Nghĩa, Hiếu Đức, Hiếu Lễ, Phaolô, Trà Bá II.

Năm 1967. Với sức sống phát triển mạnh mẽ ngày càng có nhiều người tin theo

đạo, Tòa Thánh chấp thuận cắt tỉnh Đăklăk khỏi giáo phận Kontum và tỉnh Phước Long của

giáo phận Đà Lạt để thiết lập giáo phận mới Ban Mê Thuột. Giáo phận Kontum còn 3 tỉnh

Kontum, Pleiku, Phú Bổn và từ 1975, giáo phận Kontum lại sang một trang sử mới.

Năm 1969, các linh mục và các tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, đã lên tiếp nối

công trình của cha J. Dournes. Vào dịp Đức Thánh Cha tôn phong 117 vị Tử Đạo tại Việt

Nam ngày 19/6/1988!, số tân tòng người Gia Rai tăng cao. Tới nay con số tân tòng Gia Rai

đã lên tới 15.000 trong khi số dự tòng cũng trên 8.000. Mỗi dịp lễ Phục Sinh, tổng cộng số

lãnh nhận phép Thanh Tẩy thuộc 3 Trung tâm Truyền Giáo Gia Rai – Pleichuet, Pleikly và

Cheoreo-Tơlui-cũng lên tới trên 1.500 người.

2. Tiếp bước theo quyền năng Thần Khí Chúa (1975- )

Nếu 3 lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà, thì một lần di tản còn tệ hơn cả cháy nhà.

Thế mà dân miền Kontum – Pleiku đã phải di tản tới 3 lần: 1938, 1972 và 1975. Mỗi lần di

tản có khi 2, 3 tháng sau mới trở về. Họ bỏ nhà cửa chạy xuống Nha Trang, có người xuống

tận Sài Gòn. Một số lớn giáo dân đi mà không về lại. Số trở về phần đông lại quá muộn!

Gần 100 linh mục nay còn lại 45 vị. Chỉ sau 13 năm, đã có tới 15 linh mục qua đời trong khi

chỉ thêm có 4 linh mục mới. Tuổi trung bình là 61. Tiểu chủng viện ngưng hoạt động từ cuối

năm 1975. Đại chủng viện giải tán năm 1976. Đặc biệt gần 30.000 giáo dân Xơ Đăng và

nhiều cộng đoàn giáo dân Ba Na miền Bắc Kontum sống cảnh “côi cút” nhiều năm. Không

linh mục, không tu sĩ, không nơi thờ phượng, tất cả đều phó thác cho các Yau Phu bám trụ

coi sóc! Các dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh phố xã Kontum tràn ngập giáo dân Xơ Đăng, Ba

Page 12: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

12

Na về dự lễ. Cơm gói cơm ống nằm la liệt sân cỏ nhà thờ chính tòa, sân tòa giám mục… để

chờ dự lễ.

Sau lại có thêm nhiều giáo dân từ các vùng khác lên lập nghiệp, tại vùng sâu vùng xa,

tại các nông trường, các điểm kinh tế mới. Số giáo dân đã tăng lên tới 156.770 năm 1998.

Đó là chưa tính số giáo dân tại các vùng sâu, vùng xa những vùng nông trường, kinh tế mới

vì chưa có điều kiện lui tới để làm thống kê! Con số giáo dân hiện nay khoảng trên 180.000.

Năm 1998, được phép Tòa Thánh, giáo phận Kontum mở Năm Thánh mừng 150

năm . Miền Tây Nguyên đã bước đầu thành công nhờ sáng kiến và quyến tâm của Thánh

giám mục tử đạo E.T. Cuénot Thể, có cha Do tiên phong cùng với hàng hàng lớp lớp các vị

thừa sai giáo dân, giáo sĩ hăng say dấn thân lên đường. Để hỗ trợ cho công việc truyền giáo,

các vị chủ chăn đã tận dụng phương thức truyền thông qua báo chí để nuôi dưỡng đoàn chiên.

Trong ngày cao điểm, ngày 12/11/1998, giáo phận đã được hân hạnh đón tiếp 17

giám mục, gần 300 linh mục, đông đảo các tu sĩ nam nữ cũng như anh chị em tín hữu xa gần

về dự lễ tại nhà thờ Chính tòa Kontum, gặp nhau để cùng nhau cảm tạ tôn vinh Thiên Chúa

vì bao kỳ công Chúa đã thực hiện qua các vị sứ giả Tin Mừng trong 150 năm.

Sau những ngày mừng lễ sốt sắng, giáo phận Kontum trở lại với thực tế đầy cam go

thử thách, nhưng cũng nhiều hy vọng chứa chan. Số linh mục, tu sĩ không nhiều, nhu cầu

đòi hỏi ngày càng cao. Số anh chị em tìm về với Giáo Hội Chúa càng nhiều, không chỉ anh

chị em dân tộc, nhưng còn có cả anh chị em người Kinh, nhiều vấn đề đặt ra cho giáo phận.

Giai đoạn IV : Tiếp bước theo Thần Khí Chúa (1975- )

Giai đoạn tiếp bước theo Thần Khí Chúa Giáo phận gặp nhiều thách đố, nhưng cũng

được Chúa thương ban nhiều ân huệ.

Đây là giai đoạn các giám mục giáo phận gồm những vị Giám mục người Việt nam

can đảm, khôn ngoan và thánh thiện đã hướng dẫn con thuyền Giáo phận vượt những ghềnh

thác chông chênh, nguy hiểm:

I - Đức Giám mục ALEXIS PHẬM VĂN LỘC (1975 - 1995)

II - Đức Giám mục PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG

Gm phó : 1981 - 1995;

Gm: Chánh Tòa: 1995 - 2003

III - Đức cha MICAE HOÀNG ĐỨC OANH (2003 - )

Page 13: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

13

I – Đức Giám mục ALEXIS PHẬM VĂN LỘC, GIÁM MỤC BẢN XỨ TIÊN KHỞI

TẠI GIÁO PHẬN KONTUM (1975 – 1995)

Tình thế đất nước thay đổi chế độ vào năm 1975 đã ảnh hưởng sâu đậm cả nước và

trực tiếp Giáo phận. Trong tình thế nầy, Tòa Thánh đã ủy thác cha Đức Giám mục đương

nhiệm việc lựa chọn và tấn phong Giám mục phó kế vị mình.

3

Vào sáng thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Dầu ngày 27.03.1975, Đức Giám mục Phaolô

Kim (Paul Seitz) đã tấn phong cha ALEXIS PHẠM VĂN LỘC làm Giám mục phó với

quyền kế vị (Giám mục hiệu Tòa Respetta).

Khẩu hiệu Giám mục:

“OMMIUM SERVUM” (1Cr. 9, 19)

(TÔI TỚ MỌI NGƯỜI)

Vài nét tiểu sử của Đức Giám mục ALEXIS PHẠM VĂN LỘC:

Sinh ngày : 17/03/1919

Linh mục : 08/06/1951

Giám mục phó kế vị : 27/03/1975

Giám mục Chính Tòa : 02/10/1975

Nghỉ hưu : 13/04/1995

Qua đời tại Kontum : 17/11/2011

Ngài là một con người tế nhị, thông minh, có tầm nhìn xa, kiên vững trong đường lối

quản trị Giáo phận, bình dị, thương anh em dân tộc và người nghéo.

Page 14: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

14

Ảnh hưởng mặt xã hội, xáo trộn giáo phận. Dân miền Kontum - Pleiku đã phải di

tản tới 3 lần: 1968, 1972 và 1975.

Có thêm nhiều giáo dân từ các vùng khác lên lập nghiệp, tại vùng sâu vùng xa, tại

các nông trường, các điểm kinh tế mới. Số giáo dân tăng lên tới 156.770 năm 1998. Ðó là

chưa tính số giáo dân tại các vùng sâu, vùng xa, những vùng nông trường, kinh tế mới chưa

có điều kiện lui tới để làm thống kê! Con số giáo dân hiện nay khoảng trên 180.000.

Vai trò của Đức Giám mục Alexis.

Biến cố năm 1975 làm xáo trộn nhiều mặt, ảnh hưởng đến công việc điều hành Giáo phận:

Thời kỳ quân quản và nhưng gia đoạn kế tiếp: Đức Giám mục bị chèn ép, tra hỏi

mọi mặt từ tài chánh, vật tư trong các cơ sở tôn giáo, của Tòa Giám mục cũng bị khám xét,

ngay cả sắc phong Giám mục của Ngài do quyền Tòa Thánh cũng bị hạch hỏi, tra vấn…

Một số linh mục, tu sĩ yao phu, ban chức việc bị quản thúc hoặc bị tập trung cải tạo. Cơ sở

tôn giáo của giáo phận bị tịch thu bằng nhiều chiêu bài. Mọi sinh hoạt tôn giáo bị tê liệt, chủ

chăn không thể đến thăm và ban bí tích cần thiết cho anh em tín hữu ở vùng sâu vùng xa.

Lo âu của Vị Chủ chăn của Giáo phận là cần ổn định các giáo xứ. Chỉ những giáo

xứ quanh thị xã và một số tại thị trấn tạm gọi có linh mục trông coi, và sinh hoạt tôn giáo

tương đối tạm ổn. Trong những dịp lễ lớn như dịp Giáng Sinh, tuần thánh ngày Vọng Phục

sinh, giáo dân từ xa ùn kéo về thị xã Kontum. Mặt khác, các linh mục cố gắng tìm thời gian

thuận tiện đến giải tội, ban bí tích cần thiết cho anh em tín hữu, chẳng may bị bắt, phải bị tra

hỏi làm tời kiểm điểm.

Nhờ Ơn Chúa, một số tín hữu dã hiện diện nơi dân tộc mình: như các chú yao phu,

các anh chị trong Legio Mariae, một số giáo lý viên, Ban chức việc ra đi, đến an ủi, giúp đỡ

cho các anh chị em, nhất là các làng dân tộc vùng sâu vùng xa vững tin và sống đạo.

Đức Cha quan tâm là tìm phương thức đào tạo ơn gọi linh mục.

1/. Năm 1975 - 1976: Quy tụ và bị giải tán

* Ngày 12/8/1975, Ban Quân Quản tỉnh buộc Đức cha Phaolô Kim (Paul Seitz) Giám

mục Giáo Phận, cùng tất cả các cha thừa sai ngoại quốc, trong đó có các cha giáo chủng

viện phải hồi hương. Việc ra đi này đã để lại một chỗ trống trong mục vụ giáo xứ, vùng sâu

vùng xa. Đặc biệt vùng bắc Giáo phận, thiếu vắng linh mục trông nôm; chao đảo trong công

tác công giáo tiến hành, bị ngưng trệ điều hành các trường tư thục, y tế, đào tạo chủng sinh.

ĐỨC CHA ALEXIS, VỊ GIÁM MỤC BẢN XỨ TIÊN KHỞI TẠI GIÁO PHẬN KONTUM

phải giải quyết nhiều vấn đề trong giáo phận, nhất là Chủng viện Thừa sai Kontum trong

chế độ mới.

Dù gặp bao khó khăn vì thời cuộc chuyển biến quá nhanh và phức tạp, Đức Giám

Mục vẫn cho quy tụ các chủng sinh Kontum từ mọi nơi về Chủng viện tại Kontum để tiếp

tục học các môn triết và thần. Gần 1 năm sau, vào ngày 06/08/1976, Toà Giám Mục nhận

quyết định của Ban Quân Quản bắt đóng cửa Chủng viện và phải thi hành hạn chót vào

ngày 25/8/1976. Chủng viện Thừa Sai Kontum bị đóng cửa.

Page 15: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

15

2/. Năm 1976 - 1991: Chủng viện Thừa sai Kontum bị đóng cửa.

Toà nhà “Chủng viện Thừa sai Kontum” đóng cửa vào ngày 25/08/1976. Tuy

nhiên, ơn gọi linh mục thừa sai vẫn còn được duy trì ở nhiều nơi và dưới nhiều thức khác

nhau, tựa như những hạt giống tung bay khắp nơi và chôn vùi trong lòng đất. Nhờ sức mạnh

của Chúa Thánh Thần và lòng nhiệt thành khôn ngoan của Đức cha Alexis, những hạt giống

ơn gọi linh mục tu sĩ đã đâm chồi nảy lộc cho đến ngày nay.

3/. Thánh lễ phong Giám mục phó với quyền kế vị:

Năm 1981, Trước tình thế cực kỳ khó khăn và bị cô lập, Đức cha Alexis xin Tòa

Thánh ban phép tấn phong một vị Giám mục phó với quyền kế vị để cùng nhau gánh vác

công việc mục vụ trong Giáo phận. Đức cha Alexis tấn phong Giám mục cho cha PHÊRÔ

TRẦN THANH CHUNG vào chiều tối ngày 22/11/1981 tại Chủng viện Thừa sai Kontum

lúc 18 giờ làm Giám mục phó với quyền kế vị.

4/. Năm 1991 - 1992: Khôi phục lại việc đào tạo chủng sinh thừa sai Kontum.

Mừng Đại lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Hạt Đại diện Tông toà Kontum (1932 -

1992). Trong dịp này, Thánh Lễ kính Thánh Stêphanô Cuênot Thể Đấng Khai Sáng

vùng Truyền Giáo Kontum được tổ chức long trọng vào ngày 14/11/1992 tại nhà thờ

chính tòa Kontum với một số Đức Giám mục và Bề trên Dòng có cộng đoàn đang phục

vụ tại Giáo phận đến tham dự tạ ơn Chúa.

Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 60 Năm Thành lập Giáo phận. Giáo phận hiện có:

- 02 Giám mục

- 31 linh mục triều và dòng CSsR.

- 15 Đại chủng sinh cũ còn lại

- Nữ tu

- Hơn 120.000 giáo dân kinh và dân tộc.

- 14 linh mục qua đời trong giáo phận từ 17/03/1975 - 02/04/1988

Với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, và nhờ lời bầu cử của Thánh Giám mục

Cuênot Thể, Đấng Khai Sáng Vùng Truyền Giáo vừa được Giáo phận kỷ niệm tròn 60

năm (1932 - 1992), và sau khi cầu nguyện, bàn bạc với các linh mục trong giáo phận, ngoài

phần chuẩn bị: ôn lại lịch sử giáo phận, chuẩn bị hình thức tổ chức và cầu nguyện, Đức cha

Alexis bắt đầu lại một hoài bão âm thầm cưu mang từ lâu và đầy ý nghĩa: Khôi phục lại

việc đào tạo chủng sinh thừa sai Kontum.

5/. Một khúc quanh.

Ngày 6/11/1991, sau 15 năm thay đổi chế độ, khi được tham vấn linh mục đoàn, Đức

cha Alexis, Giám mục Giáo phận mời gọi một số chủng sinh thuộc giáo phận tiếp tay ngài

xây dựng cơ sở đào tạo cho các tuyển sinh linh mục tương lai tại Thành Phố. Ngài gặp và

xin các Bề trên Dòng nhận đào tạo tại hội dòng các chủng sinh Giáo phận đã học triết và

thần học dở dang trước năm 1975. Ngài tìm nơi ăn chốn ở cho mấy chú từ xa lên thành phố

Page 16: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

16

lưu học. Được như vậy, Ngài phần nào an tâm và thông báo sẽ nhận ứng sinh ơn gọi linh

mục cho địa phận.

6/. Khoá I Dự bị (1993 - 1994)

Các cha cũng như các thầy phụ trách dày công dạy tiếng Pháp và các môn khác để

chuẩn bị cho các chú thi vào đại học năm học tới (1993 - 1994). Ngày 2/2/1993, bắt đầu

khai giảng khoá đầu tiên có 21 anh em, khi thi đại học chỉ còn 18 anh em.

Với lòng nhiệt tình, việc đào tạo và huấn luyện chủng sinh tại Sài Gòn có những tín

hiệu tốt. Ngày 29/06, Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, Đức Giám mục dâng thánh

lễ cầu nguyện cho chủng sinh thi vào đại học đạt nhiều thành quả. Kỳ thi rất khả quan.

7/. Khoá đầu tiên (1993 - 1997) vào Đại Chủng viện Huế

Đức cha Alexis trước khi nộp đơn từ nhiệm theo Giáo luật (75 tuổi) vào cuối năm

1994, Ngài nhìn lại quảng đời Giám mục nhiều nỗi truân chiên, vui mừng vì đã chu toàn sứ

vụ Giám mục trong 20 năm qua và đường hướng đào tạo linh mục tương lai đã dâm chồi, đó

là khóa đầu tiên chính thức vào Đại chủng viện Huế khóa 1993 - 1997.

8/ Năm 1994 : Tu sửa nhà thờ Chính Tòa

Sau 83 năm sau, Nhà thờ Chính toà Kontum mới được tu sửa và nới rộng (năm 1994 - 1997)

dưới thời Đức cha Alexis PHẠM VĂN LỘC. Cha Giuse Nguyễn Thanh

Liên Linh mục chánh xứ Giáo xứ Chánh Toà trực tiếp điều động cho công

trình này. Ngày 14/11/1994, sau Lễ mừng thánh Giám mục Stêphanô

Cuénot Thể, bổn mạng Bôl Yao Phu, Đức cha Alexis cho khởi công tu

sửa Nhà thờ Chính toà Kontum. Ngài chứng kiến quang cảnh khởi công

và ngài hài lòng vì khởi đầu đã tiến hành tốt.

II – Đức Giám mục PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG

(Gm. phó: 1981 - 1995; Gm: Chánh Tòa: 1995 - 2003)

Ngày 26/03/1981 : Tòa Thánh bổ nhiệm Cha Phêrô TRẦN THANH CHUNG, Tổng

Đại Diện Giáo phận Kontum, Cha chính xứ giáo xứ Đức An làm Giám mục phó Giáo phận

Kontum với quyền kế vị.

Theo chương trình đã định, lúc 8 giờ sáng ngày 22/11/1981, Thánh Lễ tấn phong

giám mục tại Chủng Viện Thừa Sai.

Page 17: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

17

Khẩu Hiệu Giám Mục :

“DILEXIT ME” (Gal. 2, 20)

(NGÀI ĐÃ YÊU TÔI)

Một vài tiểu sử của Tân Giám mục PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG:

Sinh ngày : 10/11/1926, tại Cồn Dầu - Quảng Nam

Nguyên Quán : Hòa Xuân - Hòa Vang - Quảng Nam.

Rửa tội : 14/11/1926

Bổn mạng thánh Phêrô Tông Đồ: 29/06 hằng năm

Linh mục : 25/08/1955, do Đức Cha Paul Seitz Kim

tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum.

Thụ phong Giám mục : 22/11/1981

Giám mục phó : 22/11/1981 - 13/04/1995

Giám mục Chính Tòa : 13/04/1995

Vào sáng thứ Năm Tuần Thánh, Lễ Dầu, tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum, kỷ niệm 20

năm Giám mục (27.03.1975 – 13.04.1995), Đức Cha Alexis bàn giao và trao quyền cai quản

Giáo phận cho Đức Cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG (13.04.1995).

Page 18: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

18

GIÁO PHẬN KON TUM

NĂM 1995

I/ NHÂN SỰ:

- 02 Giám mục

- 35 Linh mục (27 Linh mục tại Giáo phận; 8 Linh mục tạm trú ngoài Giáo phận)

- 64 Nữ tu Anh làm Phép Lạ trong 7 cộng đoàn.

- 02 Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Kontum, trong 1 cộng đoàn.

- 03 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Gò Thị, trong 1 cộng đoàn.

- 48 Nữ tu Dòng Phaolô, trong 9 cộng đoàn.

- 15 Nữ tu Dòng Vô Nhiễm Nguyên Tội, trong 3 cộng đoàn.

- 14 Nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng, trong 4 cộng đoàn.

- Đại chủng sinh

- Giáo phu

Linh mục:

35

Địa sở:

53

Số họ nhánh:

465

Số giáo dân:

136.370

Dự tòng:

2.742

II/ LỄ BÀN GIAO GIỮA HAI ĐỨC CHA CỰU VÀ TÂN GIÁM MỤC CHÍNH TÒA

Vì lòng con thảo đối với Mẹ Giáo Hội, trong tinh thần tuân phục với Đức Thánh Cha,

vào đầu năm 1994, Đức Cha Alexis Phạm văn Lộc, Giám Mục Chính Tòa Kontum đã đệ

đơn lên Tòa Thánh xin từ chức theo Luật khoản 401 tiết 1.

- Ngày 8/04/1995, Tòa Thánh Vatican chính thức loan báo Đức Thánh Cha đã chấp

nhận đơn xin từ chức của Đức Cha Kontum và Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, Giám

Mục phó lên kế vị. Ngày 9/04/1995, đài Chân Lý Phi Luật Tân phát nguồn tin này như sau:

“hôm qua, ngày 8/04 Tòa Thánh Vatican chính thức loan báo Đức Thánh Cha đã chấp nhận

đơn xin từ chức của Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, Giám Mục Giáo phận Kontum, Đức

Cha Phêrô Trần Thanh Chung, Giám Mục phó lên kế vị Đức Cha Lộc.

Theo chương trình dự định lễ bàn giao giữa hai Đức Cha cựu và tân Giám Mục

Chính Tòa Kontum sẽ được cử hành trong Thánh lễ thứ năm Tuần Thánh ngày 13/04 tới

đây.”

- LỄ BÀN GIAO VÀO NGÀY 13/04/1995

Từ 04h30 sáng ngày 13/04/1995, đông đảo anh chị em tín hữu Kinh cũng như Dân Tộc tụ

họp trong khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa Kontum trước lễ đài. 5h30 sáng, hai Đức Cha cựu

và tân Giáo Phận cùng Linh Mục đoàn tiến vào lễ đài trong tiếng nhạc còng chiêng với đội

múa dân tộc. Thánh lễ hôm nay đánh dấu Lễ Bàn Giáo Tân Cựu Giám mục rất xúc động và

nhiều ý nghĩa.

Page 19: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

19

- MỞ NĂM THÁNH KỶ NIỆM 150 (1848 - 1998)

1/ Chuẩn bị :

Sau khi đảm nhiệm Giám mục chánh Tòa (1995), Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung

ổn định các linh mục chánh xứ trong các Giáo xứ, bổ nhiệm linh mục điều hành chủng viện,

các công việc chính yếu trong giáo phận.

- Ngày 28/10/1996, Đức Giám mục bổ nhiệm: Cha MICAE HOÀNG ĐỨC OANH,

cha sở Giáo xứ Thánh Tâm hạt Pleiku TỔNG ĐẠI DIỆN GIÁO PHẬN (1996 -

27.08.2003).

2/ Tu sửa cơ sở: Tu sửa Nhà thờ Chính Tòa từ năm 1994. Với sự hỗ trợ tài chính của

Đức Giám mục Alexis, Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, chánh xứ Nhà thờ Chính Tòa

Kontum tiến hành đại tu nhà thờ Chính Tòa, thường gọi Nhà thờ Gỗ. Sau khi lên kế vị giám

mục tiền nhiệm, Đức cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG đồng thuận khuyến khích việc

tu sửa nhà thờ Chính Tòa của Đức Cha Alexis, cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, chánh xứ

Giáo xứ Chánh toà, tiếp tục tu sửa các cơ sở khác như đã định dưới thời Đức cha Alexis.

- Năm 1997: Tu sửa chủng viện sau 63 năm xây dựng (1934 - 1997).

3/ Ngày 08.12.1996: Tông Tòa Xá Giải chấp thuận cho Đức Cha Phêrô, Giám mục

Giáo phận Kontum mở: Năm Tòa Xá cho Giáo phận Kontum (01/01/1998 – 01/01/1999).

6 giờ sáng, ngày 01/01/1998, Thánh lễ do Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung chủ tế,

tại Nhà thờ Chính Tòa Kontum, đồng tế có:

Đức Cha Alexis Phạm Văn Lộc, nguyên Giám mục Kontum;

Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các, Giám mục Quinhơn,

Đức Cha Nguyễn Tích Đức, Giám mục Phó Ban Mê Thuột

Và các linh mục trong và ngoài Giáo phận.

Giáo phận Kontum mở Năm Thánh mừng 150 năm, kể từ ngày Thầy Sáu P.X.

Nguyễn Do đã thành công mở đường cho các vị thừa sai lên truyền giáo vùng Kontum, rồi

sau được mở rộng khắp vùng Tây Nguyên. Miền rừng thiêng, nước độc của ngày nào nay đã

trở thành miền đất hiền lành và hiếu khách.

4/ Thống kê năm 1998: Giáo phận:

- 02 Giám mục (01 Giám mục nghỉ hưu)

- 36 linh mục (30 linh mục trong giáo phận : 26 triều, 04 Linh mục CSsR)

- 06 linh mục cư trú ngoài giáo phận

- 14 đại chủng sinh (07 ĐCS cũ và 07 ĐCS/ĐCV Xuân Bích Huế)

- 145 Nữ Tu

- Hơn 1000 Yao phu và Chức việc.

- 91 nhà thờ

- Hơn 358 giáo xứ, họ đạo.

- Khoảng 180.000 giáo dân /1.100.000. (Kinh : 51%; Dân tộc: 495).

Page 20: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

20

Thống kê Năm 2002:

- 02 Giáo hạt

- Diện tích : 25.728,70 km2.

- Dân số : 1.418.885 người (Kinh: 751.239 + Dân tộc: 667.646)

Trong đó: - Dân số tỉnh Kontum : 353.258 dân/101.343 công giáo.

- Dân số tỉnh Gialai : 1.065.627 dân/ 86.376 công giáo.

- Giáo dân : 187.719 giáo dân/1.418.885 dân.

- Giám mục : 02 (01 nghỉ hưu).

- Linh mục : 33 linh mục triều và DCCT.

- Chủng sinh : 27 thầy học tai ĐCV Huế.

- Nam Tu sĩ : 01 DCCT;

- Nữ tu các Dòng: 197 nữ tu.

- Chức việc : 1.043 câu biện;

- Yao phu : 1.136 Yao phu dân tộc.

- Giáo lý viên: 3.387 giáo lý viên.

(Niên giám 2004, trang 644; bảng thống kê)

III- ĐỨC GIÁM MỤC MICAE HOÀNG ĐỨC OANH

(08/01/2003 - )

Khẩu Hiệu Giám Mục :

“PATER NOSTER” (Mt. 6,9)

(LẠY CHA CHÚNG CON)

Một vài tiểu sử của Tân Giám mục MICAE HOÀNG ĐỨC OANH:

Sinh ngày : 23/10/1938, tại Hà Tây - Giáo Phận Hà Nội

Linh mục : 22/12/1968 tại Tam Hà - Thủ Đức - Sài Gòn

Page 21: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

21

Ngày 24/06/2003 : Tông sắc bổ nhiệm: Cha MICAE HOÀNG ĐỨC OANH,

Tân Giám mục Chánh Tòa Kontum.

Ngày 28/08/2003: Lễ Tấn Phong Đức Tân Giám mục Chánh Tòa Kontum:

Giám mục Việt nam thứ 3 cai quản Giám phận Kontum (28/08/2013- )

Giám mục thứ 06 cai quản từ khi thành lập giáo phận (18/01/1932 - 2003)

Ngày 28/08/2003, Thánh lễ Tấn phong do Đức Giám mục Phêrô Trần Thanh

Chung chủ phong, tại Nhà thờ Chánh Tòa Kontum lúc 06 giờ,

Cùng đồng tế có 21 Giám mục (kể cả Tân Giám mục và 01 viện phụ),

Gần 400 linh mục trong và ngoài Giáo phận.

Bổ nhiệm Tổng Đại Diện.

Ngày 28/11/2013. Sau khi Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đảm nhận Giám mục

Chính Tòa Kontum, giáo phận cần phân bố lại nhân sự: các linh mục chính xứ, nhất là chọn

linh mục Đại diện Vị Giám mục quản trị Giáo phận trong hình tình khó khăn. Ngày

28.11.2013, Đức Tân Giám mục bổ nhiệm Cha Giuse NGUYỄN THANH LIÊN, lên làm

TỔNG ĐẠI DIỆN GIÁO PHẬN, kiêm nhiệm các giáo xứ: Kon Mah - Hà Tây - Đăk Hà -

Kon Plong.

Hiện tình Giáo phận Kontum tính đến hết ngày 31/12/2003:

Diện tích : 25.110 km2

Dân số : 1.418.885 người;

Giáo dân công giáo: 203.723 người (kinh: 77.740; dân tộc: 125.983);

Giám mục : 03 (02 Giám mục nghỉ hưu)

Linh mục : 46 linh mục

cư trú trong giáo phận : 35

cư trú ngoài Giáo phận : 02

Linh mục Dòng : 07

Tân linh mục : 01

Linh mục qua đời : 01

Đại chủng sinh học tại ĐCV/ Huế : 27

Chủng sinh học tại Đại học Sàigòn : 40

Nam tu sĩ : 03

Nữ tu : 191

Giáo lý viên : 3.515

Giáo xứ có linh mục : 21

Giáo xứ không có linh mục : 27

Giáo họ : 344

Cô nhi viện, dưỡng lão, khuyết tật: 05

Page 22: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

22

Hướng điều hành Giáo phận.

Đức Cha cho dịch “HUẤN DỤ THÁNH BỘ TRUYỀN GIÁO” “Cho Các Vị Đại

Diện Tông Tòa Sắp Sang Trung Hoa Và Việt Nam Năm 1659”, ĐỀ RA MỘT SỐ ĐỊNH

HƯỚNG MỤC VỤ GIÁM MỤC CỦA NGÀI. Tài liệu đó do Tòa Giám mục Kontum ấn

hành, lưu hành nội bộ, năm 2004 với tựa sách “KHƠI NGUỒN TIẾP BƯỚC”.

Ngày 18/01/2007: Kỷ niệm 75 năm Thành lập Giáo phận Kontum (18/01/1932 - 2007).

Ngày 08/03/2007: Phái đoàn Tòa Thánh thăm Giáo phận Kontum gồm:

Đức Ông Pietro Parolin, Đức Ông Louis - Mariano Montemayor và Đức Ông Phương.

Ngày 22/12/2007: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận gởi thư

Mừng Chúa Giáng sinh năm 2007, đồng thời thông báo tái lập

“HỘI THÁNH PHANXICÔ XAVIE”

(do Đức Cha Martial Jannin Phước sáng lập Hội này vào ngày 25/10/1936)

Mục đích của Hội là bảo trợ công việc Truyền giáo và chủng viện thừa sai Kontum

về đào tạo ơn gọi, cổ võ ngay trong việc thánh hóa gia đình, sinh hoạt đoàn thể trong giáo

xứ và giáo phận..

Thánh lễ đồng tế Bế Mạc Năm Thánh Hội Yao phu Kontum (14/11/2007 -

14/11/2008)

Kỷ niệm 100 năm khánh thành trường đào tạo yao phu (07/01/1908 - 2008) và phong

chức linh mục cho 12 phó tế.

Ngày 03/12/2010: MỪNG NGỌC KHÁNH CHỦNG VIỆN THỪA SAI

KONTUM (1935 - 2010).

GHI ƠN

ĐỨC CHA MARTIAL JANNIN PHƯỚC,

Đấng Sáng Lập Hội Thừa Sai Kontum;

Đấng Sáng Lập Chủng Viện Thừa Sai Kontum (1935 - 2010)

Lúc 5 giờ 30: Lễ Phong chức Linh mục cho 10 Phó tế tại khuôn viên Chủng Viện

Kontum

Từ ngày 09 đến 12/09/2011: Giáo phận Kontum đón tiếp Đức Sứ Thần Tòa Thánh

Léopoldo Girelli đến thăm Giáo phận Tóm lược một số sinh hoạt của Đức Sứ Thần tại Giáo

phận Kontum:

Ngày 24/07/2011: Cha Tổng Đại Diện Giuse Nguyễn Thanh Liên qua đời.

Ngày 10/10/2011: Đức Cha Micae Giám mục Giáo phận bổ nhiệm cha PHÊRÔ

NGUYỄN VÂN ĐÔNG LÀM TỔNG ĐẠI DIỆN.

Page 23: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

23

GIÁO PHẬN KONTUM THEO THỐNG KÊ THÁNG 10/2012

1. DIỆN TÍCH : 25.225 Km2

Bao gồm cả Tỉnh Gia Lai và Kontum (Gia Lai: 15.536 Km2, Kontum: 9.689 Km

2)

2. DÂN SỐ : 1.775.200 người.

3. GIÁO DÂN : 286.957 người (16,16%)

Kinh : 93.324 người (10/2012)

Thượng : 193.633 người (10/2012)

Gia Lai : 1.322.000 người. Giáo dân: 132.108 người (10%)

Bao gồm 1 Thành Phố trực thuộc, 2 Thị xã và 14 huyện.

Kontum: 453.200 người. Giáo dân: 154.849 người (34,16%)

Bao gồm 1 Thành Phố, 8 đơn vị hành chính cấp huyện.

4. GIÁM MỤC : Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh

5. SỐ LINH MỤC : 110 Linh Mục

6.TÒA GIÁM MỤC : 146 Trần Hưng Đạo – Tp. Kontum

7. CHIA LÀM 2 MIỀN : Miền Kontum và Miền Gia Lai

I. Miền Kontum (Tỉnh Kontum): Gồm 3 Giáo Hạt:

1. Giáo Hạt Kontum : Lm Quản Hạt Giuse Đỗ Hiệu

2. Giáo Hạt Đăk Hà : Lm Quản Hạt Phaolô Nguyễn Đức Hữu

3. Giáo Hạt Đăk Mot : Lm Quản Hạt Antôn Nguyễn Văn Binh

II. Miền Gia Lai (Tỉnh Gia Lai): Gồm 7 Giáo Hạt:

1. Giáo Hạt Pleiku : Lm Quản Hạt Phêrô Nguyễn Vân Đông

2. Giáo Hạt Ayunpa : Lm Quản Hạt F.X Lê Tiên

3. Giáo Hạt An Khê : Lm Quản Hạt Giuse Phạm Minh Công

4. Giáo Hạt Chư Păh : Lm Quản Hạt P. Assisi Phạm Ngọc Quang

5. Giáo Hạt Chư Prông : Lm Quản Hạt Đaminh Mai Ngọc Lợi

6. Giáo Hạt Chư Sê : Lm Quản Hạt Giuse Trần Sĩ Tín (CSSR)

7. Giáo Hạt Mang Yang : Lm Quản Hạt Phaolô Nguyễn Văn Công (CSSR)

Nhờ Huấn Dụ Thánh Bộ Truyền giáo năm 1659 soi dẫn, kết hợp với kinh nghiệm

lịch sử tại quê hương đã trãi qua nhiều chế độ, thêm vào nhu cầu thực tế tại địa bàn giáo

phận, Đức Giám mục Micae đã đặt muc tiêu theo thứ tự ưu tiên trong việc điều hành mục

vụ Giám mục của Ngài: 1/ Đào tạo nhân sự; 2/ Nâng cao học vấn; 3/ Xây dưng cơ sở tôn

giáo.

Trong suốt thời gian 10 năm làm giám mục của ngài (20013 – 2013) là thời gian

phấn dấu của Ngài trong những mục tiêu trên.

Page 24: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

24

I- Đào tạo nhân sự:

Vấn đề nhân sự để phục vụ Lời Chúa, phục vụ Giáo Hội: Ðây là vấn đề hàng đầu:

đào tạo người tông đồ giáo dân và đào tạo các linh mục, tu sĩ. Giáo phận Kontum đã có một

truyền thống đào tạo người giáo dân ngay từ những ngày đầu của Miền Truyền giáo Tây

Nguyên. Chính các câu biện đã đi hàng đầu và dẫn các đoàn truyền giáo đi tìm đường lên

miền cao. Giáo phận đã được thừa hưởng 2 tổ chức đào tạo người tông đồ giáo dân: Hội

Yao Phu và Hội dòng Ảnh Phép Lạ! Chương trình “người người hầu việc Chúa, nhà nhà

hầu việc Chúa, xứ xứ hầu việc Chúa, và cả giáo phận hầu việc Chúa” vẫn là ước nguyện

khôn nguôi của giáo phận. Nhiều nơi trong giáo phận hiện không linh mục, không nhà thờ,

không phụng vụ thánh lễ nhưng luôn có những tông đồ giáo dân hiện diện.

+ Đức Giám mục ưu tu đào tọa linh mục trong giáo phận tăng về số lượng, nhất là

chất lượng, trong đó quan tâm đặc biệt đào tọa linh mục người dân tộc. Ngài cổ võ, mời

gọi và tạo mọi điều kiện để cho các Dòng tu gởi linh mục tu sĩ đến phục vụ trong vườn

nho là giáo phận Truyền giáo Kontum. Số lượng linh mục trong giáo phận tăng đáng kể.

+ Các Hội Dòng được Đức Giám mục không ngại bỏ công sức đến từng Hội Dòng

từ các Giáo phận khác mời gọi và tạo mọi điều kiện để phục vụ tại Giáo phận. Ngài trình

bày những thuận lợi và khó khăn khi dấn thân sống đời tu sĩ tại Giáo phận Kontum

nhiều thách đố. Các Hội Dòng gởi thêm số tu sĩ và các Hội Dòng chưa có mặt tại Giáo

phận vui vẻ đến hiện diện tại nhiều điẻm truyền giáo trong giáo phận.

So sánh thống kê năm 2003 và 2013 thấy rõ nét về tăng số lượng linh mục tu sĩ

trong 10 năm qua.

Năm Linh mục Tu sĩ Giáo dân Giáo xứ Chủng sinh Giáo lý viên Giáo phu

12/2002 35 198 197.206 GXGhọ: 68 27 3387

12/2003 46 194 203.723 Có Lm: 21

Khg Lm: 27

ĐCV Huế: 27

ĐH SG: 40 3.515

12/2005 Lm: 46

phó tế:12 212 216.384

GXGhọ: 249

38 1208 1136

12/2012 Lm: 110 286.957

12/2013

Lm: 119

+Triều: 69

+Dòng: 50

518 300.649 78

ĐCS: 69

Học viện: 9

Dự bị: 170

2.569 2.006

+ Việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ thánh thiện cũng như những tông đồ giáo dân

đích thật, cần được quan tâm chăm sóc cách đặc biệt. Gia đình là nền tảng! Gia đình đã và

đang giữ vai trò vô cùng to lớn trong việc duy trì và phát triển đời sống lòng tin của đoàn

Dân Chúa! Cho nên, Đức Giám mục đã tổ chức Hội Thánh Phanxicô và Gia đình Ơn Gọi

chẳng những nhằm mục đích hỗ trợ mặt tài chánh trong việc đào tạo Ơn Gọi linh mục tu sĩ

mà còn tạo môi trường gia đình nhờ lời cầu nguyện, giáo dục con cái thiết tha ơn gọi linh

mục tu sĩ để dấn thân vào đời sống ơn gọi. Việc đào tạo được phân chia thành từng giai

Page 25: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

25

đoạn: trong môi trường gia đình, môi truòng giáo xứ giáo hạt, môi trường giáo phận chuản

bị thành viên ứng sinh vào Đại chủng viện.

+ Đào tạo giáo phu: bước theo đường lối độc đáo của giáo phận trong vấn đề đào

tạo giáo phu có những hoa trái dồi dào. Năm Thánh Yao Phu (2007- 14.11.2008) kỷ niệm

100 năm thành lập trường giáo phu Cuenot nói lên thành quả Chúa Thánh Thần ban cho

Giáo phận trong suốt 100 năm qua. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thời đại có những hoàn cảnh

mới khác nhau, nên việc đào tạo giáo phu cần xem xét và thích hợp cho việc củng cố nếp

sinh hoạt của các chú giáo phu trong họ đạo và ra đi loan báo Tin Mừng có hiệu năng hơn.

+ Đào tạo người tín hữu Loan Báo Tin Mừng trong những lãnh vực: tâm linh, văn

hóa và văn hóa. Người tín hữu đặt nền tảng sống đạo và loan báo Tin Mừng nơi Đức Kitô

Phục Sinh: Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một. Ngài là Đường, là Sự Thật

và là Sự Sống, qua Ngài đến cùng Thiên Chúa là Cha, trong Thần Khí của Ngài. Do dó,

người cán sự Loan Báo Tin Mừng sống đời sống nhân bản với anh em đồng loại, thể hiện

tinh thần và con người Đức Kitô trong môi trường xã hội, trong mầu nhiệm hiệp thông với

Thiên Chúa Ba Ngôi, dưới sự hướng dẫn của Vị Đại Diện Giáo hội địa phương và hoàn vũ.

Và phải chăng vấn đề truyền giáo cho người dân tộc đã đến lúc trở thành vấn đề lớn không

chỉ của riêng Giáo phận Kontum! Ðâu đâu trên đất Việt đều có anh chị em dân tộc khao

khát đi tìm Lời Chúa! Vấn đề hội nhập văn hoá, đưa tinh thần Tin Mừng vào chính nền văn

hoá là một thách đố lớn cho tất cả những ai đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo.

Sau những ngày mừng lễ sốt sắng, giáo phận Kontum trở lại với thực tế đầy cam go

thử thách, nhưng cũng nhiều hy vọng chứa chan. Số linh mục, tu sĩ không nhiều, tuy có

phần gia tăng cần đáp ứng nhu cầu mục vụ và nhu cầu loan báo Tin Mừng ngày càng cao.

Số anh chị em tìm về với Giáo Hội càng nhiều, không chỉ anh chị em dân tộc, nhưng còn có

cả anh chị em người Kinh, nhiều vấn đề đặt ra cho giáo phận.

II- Nâng cao học vấn:

Học vấn là chìa khóa thành công trong cuộc sống: nâng cao phẩm giá nhân bản

con người, biết quí trọng môi trường thiên nhiên, đời sống phục vụ, ... Trong Giáo phận,

mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn tu sĩ trở nên môi trường phát huy “CHỮ VÀ NGHĨA” cho các

con em học sinh, nhất là các giới trẻ người dân tộc. Giáo phận cũng gặp nhiều cản trở

trong việc nâng cao năng lực TRÍ THƯC, ĐẠO ĐỨC cho con em học sinh trong những năm

qua.

Dù sao đi nữa, Nâng cao GIÁO DỤC nói chung, HỌC VẤN nói riêng là BỔN PHẬN

ĐÀU TIÊN VÀ TRỰC TIẾP của CHA MẸ TRONG VIỆC LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG

THUẬN LỢI CHO CON CÁI. Do đó, nâng cao tầm hiểu biết toàn diện cho cha mẹ, đặc biệt

đối với người dân tộc ” THĂNG TIẾN PHỤ NỮ” rất cần thiết và cấp bách.

Hàng ngũ hóa trong công cuộc giáo dục.

Giáo dục con tim, giáo dục lương tâm đạo đức của con người trong một thế giới tục

hoá và hưởng thụ hôm nay lại càng cấp thiết hơn: lo sao giúp cho con người, cách riêng lớp

trẻ được phát triển hài hoà giữa khối óc và con tim để có khả năng biết yêu thương và dấn

Page 26: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

26

thân phục vụ hết tình, để cùng nhau xây dựng môi trường sống trên nền tảng sự thật, công

bình và thương yêu. Công việc giáo dục giới trẻ đang bị những phương tiện truyền thông

ảnh hưởng xấu, sống trong tình trạng thất nghiệp cần kết hợp nhiều mặt: gia đình, học

đường, xã hội và tôn giáo. Giáo xứ vạch ra chương trình giáo dục toàn diện cho giới trẻ,

bằng nhiều nhân tố: gia đình, giáo xứ và đoàn thể biết kết hợp hài hòa với chương trình

đoàn ngũ hóa giới trẻ trong việc học tập giáo lý, giáo dục nhân bản tại giáo xứ, tại bản làng.

Nhờ đó, công tác giáo dục mới hy vọng đi sâu đi sát cuộc sống của giới trẻ được Nhờ hàng

ngũ hóa này, giáo lý viên không rơi vào tình trạng “giáo lý viên công chức”, cha xứ không

bị động vo tròn trong nhà xứ.

Phục vụ người nghèo cũng là một vấn đề lớn! Nhiều anh chị em xung quanh vẫn

còn nghèo! Phải làm gì để anh chị em hằng ngày “được dùng đủ” được có cuộc sống xứng

với phẩm giá con người. Ðó là điều giáo phận luôn trăn trở.

III- Xây dựng cơ sở tôn giáo.

Tôn giáo nào cũng cần có nơi qui tụ và nơi thờ tự. Đây là một nhu cầu tối thiểu và

cần thiết. Tuy nhiên, dù luật Pháp Việt nam chấp nhận Công giáo là một tôn giáo hợp pháp

và được bảo trợ sinh hoạt theo tôn chỉ được Giáo luật của Giáo hội và truyền thống giáo

phận qui định. Nhưng thực tế, việc xây dụng cơ sở tôn giáo như nhà thờ nhà nguyện, nơi qui

tụ sinh hoạt tôn giáo trong Giáo phận theo cơ chế: “XIN - CHO”. Nên, cơ chế nhà nước

quản lý người có đạo vượt ra ngoài khuôn khổ quyền thế tục cần thiết, muốn biến tôn giáo là

cơ quan trần tục dưới quyền điều hành của ủy ban. Do đó, khung quản lý tôn giáo không tôn

trọng đường lối đặc thù tôn giáo, tạo nên khó dễ việc hành đạo người có đạo. Tuy nhiên, dù

trong trường hợp nào, người tín hữu luôn nhắc nhở cho nhau câu của Thầy Chí Thánh đã

nói xưa kia cho các môn đệ : “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không có chỗ

gối đầu”, nên việc xây dựng nơi thờ tự dù có khó khăn hoặc bị từ chối nại ra nhiều lý do

cũng không thay đổi Đức tin mà còn làm mạnh mẽ đời sống Đức tin của người tín hữu nữa.

Và miền đất truyền giáo Kontum vẫn vẫy gọi tất cả những con người thiện chí dấn

thân phục vụ để các anh chị em dân tộc ngày càng được phát triển xứng với phẩm giá con

người, những người con của Chúa và được sống hài hòa với tất cả các thành viên của một

cộng đồng đang có diễm phúc sống trên miền đất đỏ hiền lành hôm nay.

Page 27: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

27

II. DANH SÁCH CÁC SỐ LIỆU

SỐ LIỆU THỐNG KÊ

(Tính đến 30.12.2013)

DIỆN TÍCH : 25.225 Km2 (Gia Lai: 15.536 Km

2, Kontum: 9.689 Km

2)

DÂN Số 2 TỈNH GIALAI & KONTUM : 1.775.200 (năm 2012)

DÂN Số CÔNG GIÁO (năm 2013) : 300.649

Kinh : 96.941

Dân tộc : 203.708

MIỀN : 02

ĐỊA SỞ : 78 (Giáo Xứ: 116; Giáo Họ, Làng:……..)

LINH MỤC : 119 (Triều: 69; Dòng: 50)

Linh mục chính xứ : 69

Linh mục phó xứ, phụ tá : 39

DÒNG TU : 33 Hội Dòng

Cộng đoàn : 180 (Nam: 36; Nữ: 144)

Tu sĩ : 518 (Nam: 56; Nữ: 462)

CHỦNG SINH :

Đại Chủng Viện : 69

Học Viện : 9

Dự bị : 170

GIÁO LÝ VIÊN : 2.569

YAO PHU : 2.006

Dự TÒNG : 2.570

CƠ Sở NộI TRÚ SVHS : 40 (Số người: 3.000)

Page 28: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

28

CÁC GIÁO HẠT VÀ GIÁO XỨ

GỒM 09 GIÁO HẠT VÀ 78 GIÁO XỨ

HẠT KONTUM

1. GX. KONTUM : 6 họ đạo

Sth : 10,812

Đc : 13 Nguyễn Huệ, Kontum

2. GX. KON RƠBANG

Sth : 5,203

Đc : Xã Vinh Quang, Kontum

3. GX. PLEI JƠDRậP

Sth : 2,748

Đc : Xã Đăk Năng, tp Kontum

4. GX. TÂN PHÚ,

Sth : 1,120

Đc : P.Trần Hưng Đạo, Kontum

5. GX. TRUNG NGHĨA

Sth : 2,089

Đc : P.Trần Hưng Đạo, Kontum

6. GX. TÂN HƯƠNG,

Sth : 2,293

Đc : 92 Nguyễn Huệ, Kontum

Đt : (060) 3864.262

7. GX. TÂN PHÁT

Sth : 720

Đc : 92 Nguyễn Huệ, Kontum

Đt : (060) 3864.262

8. GX. VÕ LÂM, 2 họ đạo

Sth : 2,190

Đc : 274 Trần Nhân Tông,

P. Quang Trung, Kontum

Đt : 060,3864094

9. GX. MANG LA

Sth : 7,453

Đc : Xã Ngọc Bay, tp Kontum

10. GX. PLEI RƠHAI

Sth : 5,344

Đc : P. Lê Lợi, tp Kontum

Đt : (060) 3864.992

11. GX. PHƯƠNG QUÝ

Sth : 4,667

Đc : X Vinh Quang, Tp Kontum

Đt : (060) 3861.933

12. GX. KON JƠDREH

Sth : 5,740

Đc : Xã Đak Blà, Kontum

13. GX. KLÂU RƠNGOL

Sth : 3,191

Đc : Xã Ia Chim, tp Kontum

14. GX. PHƯƠNG HOÀ,

Sth : 5,362

Đc : P. Nguyễn Trãi, Kontum

Đt : (060) 3863.314

15. GX TÂN ĐIềN

Sth:

Đc: Xã Đoàn Kết, tp. Kontum

16. GX. PHƯƠNG NGHĨA

Sth : 5,957

Đc : 36 Lý Tự Trọng, Kontum

Đt : 0603864.283

17. GX. KON XƠMLUH

Sth :

Đc : Tân Lập, H. Kon Rẫy, Kontum

Đt : (060) 2210.414

18. GX. TÂN LậP

Sth :

Đc : Xã Tân Lập, H.Kon Rẫy, Kontum

19. THH MĂNG ĐEN

Sth :

Đc : H. Kon Plông, Kontum

HẠT ĐĂK HÀ

20. GX. KON TRANG MƠNEY

Sth : 7,982

Đc: Xã Đăk La, H. Đăk Hà, KT

Đt : 060) 3862.084

21. GX. KON DU

Sth :5,124

Đc X Đak Pơsi, H.Đăk Hà , Kontum

22. GX. KON BƠBĂN

Sth : 7,532

Đc.X.Ngọc Réo, H.Đăk Hà, Kontum

23. GX. ĐĂK MÚT

Sth : 2,414

Đc : Xã Đăk Mar, Đăk Hà , Kontum

24. GX. PLEI KƠBEI

Sth : 1,750

Đc : Sa Bình, h. Sa Thầy, Kontum

25. GX. HÀ MOONG

Sth : 5,393

Đc : Hà Mòn, H. Sa Thầy, Kontum

26. GX. RƠ KƠI

Sth : 1,461

Đc : Tt Sa Thầy, Kontum

27. GX. PLEI PƠĐƯ

Sth : 3,666

Đc : Sa Bình, Sa Thầy, Kontum

HẠT ĐĂK MÓT

Page 29: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

29

28. GX. ĐAK MÓT

Sth : 8,463

Đc: Plei Kần, H. Ngọc Hồi, Kontum

29. GX. ĐĂK CHÔ

Sth : 6,511

Đc : x. Ngọc Tụ, Đăk Tô, Kontum

30. GX. TEA RƠXÁ

Sth : 13,022

Đc : Xã Đăk Trăm, H. Đăk Tô

31. GX. KON H’RING

Sth : 13,578

Đc: Diên Bình, H. Đak Tô, Kontum

32. GX. ĐĂK TÚK

Sth : 3,793

Đc:Đăk Kroong, Đăk Glei, Kontum

33. GX. ĐĂK JÂK

Sth : 4,841

Đc:Xã Đ.Môn,H. Đăk Glei, Kontum

HẠT LEIKU

34. GX. THĂNGTHIÊN,

Kiêm GX. Hiếu Đạo, Hiếu Nghĩa

sth : 4,623

Đc : 02 Quang Trung, Pleiku

Đt : (059) 3824.713; (059) 3875.688

35. GX. PHÚ THỌ

Sth : 4,498

Đc : X. An Phú, tp Pleiku

36. GX. HOA LƯ

Sth : 1,538

Đc : CMT8, Tp. Pleiku

37. GX. PLEI CHUET

Sth : 7,220

Đc : Phường Thắng Lợi, tp Pleiku

38. GX. ĐứC AN

Sth : 3,699

Đc: 20 Wừu, P. Ia Kring, Tp. Pleiku

Đt : (059) 3876.263

39. GX. THÁNH TÂM

Sth : 6,054

Đc : 542 Hùng Vương. Pleiku

Đt : (059) 3823.408

40. GX. AN Mỹ

Sth : 595

Đc : X. An Phú, Tp Pleiku

41. GX. HOÀ BÌNH

Sth : 945

Đc : X.Biển Hồ, Tp.Pleiku

Đt : (059) 3864.399

42. GX. TIÊN SƠN, Kiêm Lệ CHÍ

Sth : 4,626

Đc : X.Tân Sơn, Tp. Pleiku

Đt : (059) 3600.350

HẠT CHƯ PĂH

43. GX. HÀ BầU, Kiêm NGÔ SƠN

Sth : 3,242

Đc : Chư Đăng Ya, H. Chư Păh

44. GX. HOÀ PHÚ, Kiêm EA LUH-

XÊĐĂNG

Sth : 1,339

Đc : X. Hoà Phú H. Chư Păh

45. GX. EA LUH-XÊĐĂNG

Sth : 661

Đc : X. Hoà Phú H. Chư Păh

46. GX. KON MAH

Sth : 4,161

Đc : X. Hà Tây, H.Chư Păh, Gialai

47. GX. ĐứC BÀ BIểN Hồ

Sth : 1,004

Đc : X.Nghĩa Hoà, H. ChưPăh

48. GX. NINH ĐứC

Sth : 4,416

Đc : X.Nghĩa Hoà, H. ChưPăh

49. GX. PLEI TƠWER

Sth : 3,330

Đc: Xã Đăk Tơwer, Chư Păh, Gialai

50. GX. PLEI JUT

Sth :

Đc : H.Ia Grai, Gialai

51. GX. IA TÔ

Sth : 4,540

Đc : H. Ia Grai, Gialai

HẠT MANG YANG

52. GX. CHÂU KHÊ, , 13 làng

Sth:

Sth : 4,211

Đc:X. Đăk Yă, H.Mang Yang, Gialai

53. GX. HRA PHÚ YÊN, 12 làng

Sth : 3,459

Đc : Xã Hra, H. Mang Yang, Gialai

54. GX. Lệ CầN

Sth : 2,116

Đc : X Tân Bình, Đăk Đoa, GIAlai

55. GX. LA SƠN

Sth : 2,764

Đc : x. Ia Băng, H. Đăk Đoa, Gialai

Page 30: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

30

56. GX. DE SƠMEI

Sth : 3,772

Đc x. Đăk Sơmei, H. Đăk Đoa, Gialai

57. GX. KON MAHAR

Sth : 4,257

Đc: xã Hà Đông, H. Đăk Đoa, Gialai

58. GX. HNENG

Sth : 1,612

Đc : X. Hneng, H. Đăk Đoa, Gialai

59. GX Lệ CHÍ

Sth : 1,612

Đc:x. NamYang,H. Đăk Đoa, Gialai

HẠT CHƯ PRÔNG

60. GX. ĐỨC HƯNG

Sth : 1,287

Đc: X.Thăng Hưng, H. Chư Prông,

Gialai

Đt : (059) 3843.836

61. GX. THANH BÌNH

Sth : 1,167

Đc :Bình Giáo, h. Chư Prông, Gialai

62. GX. THANH HÀ

Sth : 2,290

Đc :X. Ia Drăng, H. Chư Prông,

Gialai

63. GX. PHÚ Mỹ

Sth : 875

Đc : X. Ia Băng, Chư Prông, Gialai

Đt

64. GX. PLEI RƠNGOL KHÓP

Sth : 3,454

Đc: TTTG Chư Ty,H. Đức Cơ, Gialai

HẠT CHƯ SÊ

65. GX. Mỹ THạCH

Sth : 7,851

Đc : Thị trấn Chư Sê, Gialai

66. GX. H’BÔNG

Sth : 1,547

Đc : Xã H’Bông, H. Chư Sê

67. GX. IA TIÊM

Sth :

Đc : Thị trấn Chư Sê, Gialai

68. GX. IA DRENG

Sth : 2,650

Đc : Xã Ia Hrú, Chư Pưh, Gialai

69. GX. PHÚ QUANG – IA HRÚ

Sth:

Đc: x. Ia Hrú, H. Chư Pưh, t.Gialai

70. GX. PLEIKLY

Sth : 5,265

Đc : Nhơn Hoà, H.Chư Pưh, Gialai

71. GX. PHÚ NHƠN

Sth : 1,918

Đc : Nhơn Hoà, H.Chư Pưh, Gialai

HẠT AYUNPA

72. GX. PHÚ BổN

Sth : 3,186

Đc : Tx. Ayun Pa, Gialai

73. GX. BON MA DJƠNG

Sth : 5,680

Đc : Tx. Ayunpa, Gialai

Đt : (059) 3852.337

74. GX. PHÚ THIệN

Sth : 2,042

Đc : Ttr Phú Thiện, Gialai

75. GX. PLEI ATHAI

Sth : 7,687

Đc : Ttr Phú Thiện, Gialai

76. GX. PHÚ TÚC

Sth : 585

Đc : Tt Phú Túc, Krông Pa, GIAlai

77. GX. BON ƠI NU B

Sth : 3,467

Đc : Ia Sươm, H. Krông Pa, Gialai

HẠT AN KHÊ

78. GX. AN KHÊ

Sth : 3,469

Đc : Tx. An Khê, Gialai

Đt : (059) 3832.399

79. GX. AN SƠN

Sth : 2,357

Đc : Xã Tân An, H. Đăk Pơ, Gialai

80. GX. CHợ ĐồN

Sth : 1,261

Đc : Tx. An Khê, Gialai

Đt : (059) 3852.828

81. GX. ĐồNG SƠN

Sth : 1,659

Đc : Xã Tân An, H. Đăk Pơ, Gialai

Page 31: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

31

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁO PHẬN

Giám mục : Micae Hoàng Đức Oanh

Giám mục : Phêrô Trần Thanh Chung (hưu)

A. Tổng Đại Diện : Lm. Phêrô Nguyễn Vân Đông

B. Các Linh Mục Đặc Trách :

* Thư ký Toà Giám Mục : Lm. Luy G. Nguyễn Quang Hoa

* Ban Mục Vụ :

- Nghệ thuật thánh : Lm. Phaolô Nguyễn Đức Hữu

- Phụng tự : Lm. Luy G. Nguyễn Hùng Vị

- Thánh Kinh : Lm. Fx Lê Tiên

- Thánh Nhạc : Lm. Giêrônimô Lê Đình Hùng

* Ban Giáo Lý và Giáo Dục:

- Chủng Sinh : Lm. Tôma Nguyễn Văn Thượng

- Gia Đình Ơn Gọi và Gia Đình Phanxicô Xaviê: Lm. Tôma Nguyễn Văn Thượng

- Giáo Dục : Lm. Đaminh Trần Văn Vũ.

- Giáo Lý : Lm. Phanxicô Assisi Phạm Ngọc Quang

- Giới trẻ : Lm. GB Hồ Quang Huyên

- Thiếu Nhi Thánh Thể : Lm. Phaolô Nguyễn Văn Công (CSsR)

* Ban Giáo Sĩ và Tu Sĩ:

- Linh mục : Lm. Phêrô Nguyễn Vân Đông

- Thường Huấn : Lm. Luy G. Nguyễn Quang Vinh

- Tu sĩ : Lm. Nicôla Vũ Ngọc Hải (OFM)

- Dòng Ảnh Phép Lạ : Lm. Luy G. Nguyễn Hùng Vị

* Ban Truyền Giáo, Văn Hóa và Truyền Thông:

- Loan Báo Tin Mừng và Tân Tòng : Lm. Tôma Aquinô Trần Duy Linh.

- Truyền Thông : Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn.

- Văn Hóa : Lm. Phêrô Ngô Đức Trinh.

- BAXH - Caritas : Lm. Phêrô Nguyễn Vân Đông.

* Ban Đoàn Thể công Giáo Tiến Hành:

- Chức Việc : Lm. Giuse Đỗ Hiệu.

- Công Lý Hòa Bình : Lm. Bênêđíctô Nguyễn Văn Bình

Page 32: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

32

- Gia Đình : Lm. Luy G. Nguyễn Quang Vinh

- Giáo Dân - Di Dân : Lm. Giuse Đinh Văn Cao (CSsR)

- Hiền Mẫu : Lm. Luy G. Nguyễn Hùng Vị.

- Hiền Phụ : Lm Phêrô Hoàng Văn Số (SDB).

- Legio Mariae : Lm. Phaolô Nguyễn Đức Hữu

- Yao Phu - Kŏ Khul : Lm. Phaolô Nguyễn Đức Hữu.

* Ban Phát Triển và Xây Dựng:

- Phát Triển : Lm. Giuse Đỗ Hiệu.

- Xây dựng : Lm. Phaolô Nguyễn Đức Hữu

* *

*

MỘT SỐ ĐẶC SẮC CỦA GIÁO PHẬN.

1 – NHÀ THỜ CHÍNH TÒA KONTUM

Cha Giuse Décrouille Đệ xây dựng Nhà thờ địa sở Kontum khởi công năm 1913

và hoàn thành năm 1918. Người khởi công trực tiếp xây dựng nhà thờ địa sở (Tơring)

Kontum còn tồn tại đến nay, chính là Cha Joseph Décrouille Đệ.

1.1- Chuẩn bị công trình.

Công trình xây dựng nhà thờ phải mất 3 năm để chuẩn bị: thuê thợ giỏi đốn những

cây gỗ thích hợp, được sức voi kéo từ rừng về cho tập kết những nơi thuận tiện thi công,

về Trung Châu thuê thợ mộc và những nghệ nhân điêu khắc, chạm trổ giỏi về tiến hành thi

Page 33: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

33

công: các tay thợ được phân công theo từng bộ phận một: xẻ gỗ, cưa ván, đục mộng, xây

lò nung gạch ngói… theo nhu cầu thiết kế công trình xây dựng.

Bản tường trình vào năm 1913 của Đức cha Grangeon Giám mục Đại diện Tông

toà Đông Đàng Trong gửi về trụ sở Hội Thừa sai Paris (MEP) có đoạn viết như sau:

“Nhà thờ Kontum hai lần bị hoả hoạn thiêu rụi trong khoảng thời gian năm với tất

cả đồ đạc trong nhà, đã được xây dựng lại, nhờ lòng hảo tâm của một vị ân nhân hào

phóng đặc biệt. Không thể dùng đá cũng như gạch để xây dựng, nhưng chỉ có dùng gỗ

mới xây dựng với chất lượng cao và kiến trúc sư biết cho ngôi nhà thờ trên xứ Bahnar có

dáng dấp ngôi thánh đường chính toà”.

2.2- Vai trò cha Bề Trên Kemlin Văn.

a. Trong lần dựng nhà thờ vào trung tuần tháng 3-1913, Cha Kemlin, lúc bấy giờ

làm Bề trên Vùng Truyền giáo Kontum, thay Cha Guerlach qua đời vào ngày 29-1-1912

đã vắng mặt vì bệnh.

Sau 6 tháng nghỉ ngơi ở Béthania, Cha Kemlin đảm trách lại sứ vụ, lần đầu tiên

tháp tùng Đức cha Jeanningros đi kinh lý mục vụ ở Miền Thượng.

b. Vào năm 1914, Cha Kemlin đưa ra ý hướng cần tiếp tục việc xây dựng ngôi nhà

thờ Kontum hoàn chỉnh, đáp ứng số giáo dân ngày càng gia tăng, nhưng ít lâu sau, chiến

tranh bùng nổ, việc tổng động viên đã lấy đi nhiều nhiệm sở của ngài. Vì chiến tranh thế

giới 1914-1917 xảy ra, tiến trình thi công ngôi Thánh đường Kontum chậm lại và cũng có

lúc bị trì trệ nhiều tháng, nhưng cuối cùng công trình xây dựng ngôi Thánh đường Kontum

bằng gỗ đã hoàn thành vào đầu năm 1918 nhờ Cha Bề trên Kemlin cùng với Cha Joseph

Décrouille điều khiển toán thợ cách khôn khéo và tế nhị. Tạ ơn Chúa, trong trình xây dựng

lâu dài và nguy hiểm, không xảy ra sự cố trầm trọng gây thiệt hại tính mạng.

2.3- Lễ khánh thánh Nhà thờ Kontum.

a. Năm 1918, tỉnh Kontum khi đó gồm có 5 quận thị, 38 phường xã, 1 phó tỉnh

trưởng, 978 làng Thượng, 210.000 dân cư, trong đó khoảng 15.000 người Công giáo, 153

cộng đoàn Kitô hữu được phân thành 19 địa sở, 1 trường đào tạo giáo phu, 1 dòng nữ với

11 tu sĩ, 1 nhà in và một ngôi thánh đường mới xây dựng xứng tầm với phát triển xã hội

và số giáo dân ngày càng gia tăng, đó là ngôi Thánh đường Kontum có ngọn tháp cao

24m.

b. Tường trình của Đức cha Phụ tá Jeanningros gởi về Hội Thừa sai Paris năm 1918

có đoạn:

“Quan cảnh ngày lễ Ba Vua càng trọng đại tại Kontum bởi nghi thức làm phép

ngôi thánh đường mới đưa vào phụng tự. Đây là một toà nhà rộng rãi và quý giá, được

Page 34: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

34

xây dựng bằng danh mộc do Cha Bề trên Kemlin hướng dẫn, và nhờ lòng thiệt thành và

rộng rãi tài trợ của bá tước De Kergolay; chúng tôi biết ơn cách sâu xa ông bá tước đã

thay thế nhà thờ bằng tranh nứa xưa đã bị hoả hoạn cách 7 năm về trước bằng ngôi thánh

đường đẹp này”.

“Ngày 06/01/1918, Đức cha JEANNINGROS làm phép long trọng ngôi thánh

đường này, đã trở thành Nhà thờ Chính toà Giáo phận Kontum hiện nay. Trong 10 năm

với giao tiếp rất khéo léo tế nhị và điềm đạm trong lời nói, Cha Joseph Décrouille điều

hành trực tiếp các công việc tâm linh đạo đức và vật chất; ngài đã được lòng hết mọi

người”.

2.4- Cha Phước với tài năng khéo léo hướng dẫn trang trí nội thất ngôi Thánh Dường.

Có 3 cung mặt trước bàn thờ, Cha Phước cho chạm trổ tinh vi, hình phù điêu “Bữa

Tiệc Ly” và trọn vẹn “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng Latinh cũng như sơn nhà tạm màu đỏ, có

tháp vươn cao, trang trí bằng các hoa văn rất đẹp với đường nét sắc sảo.

Mặt tiền nhà thờ giữ được màu gỗ, gồm 4 cột chính, với hai cột phụ nằm trong, nối

kết thành những vòng tròn, màu nhạt hơn, nâng toàn khối lên càng nhỏ dần, gồm 4 tầng,

cao đến 24 mét. Lưng chừng tháp, một ô cửa sổ vòng tròn nhiều thanh gỗ cong đồng tâm,

tạo nên cửa sổ kính màu tuyệt đẹp và trên đỉnh tháp có thánh giá gỗ quý cao chót vót.

Cha Benjamin Louison thuộc Hội Thừa sai Paris chính xứ rất nhiệt tình hăng say

của Địa sở Kontum, một Trung tâm Truyền giáo Người dân tộc Bahnar tại Việt Nam, có

viết như sau:

“Địa sở Kontum cả lớn nhỏ gồm 1.500 tín hữu, một nửa là người dân tộc Bahnar,

một nửa là người kinh. Tôi rất hài lòng khen ngợi con cái của tôi, chỉ tính nội trong một

năm từ tháng 7/1926 đến tháng 7/1927 có 34.000 lượt người rước lễ.

Phía người dân tộc Bahnar có 3 chủng sinh đang theo học Đại Chủng viện Pinăng

và 5 tiểu chủng sinh; có 3 đệ tử là những bông hoa tốt đẹp của núi rừng vào dòng để tô

đẹp vườn hoa của Chúa.

Phía người Việt, linh mục đầu tiên của địa sở, là học trò cũ của tôi cử hành Thánh

lễ mở tay tuần vừa qua. 3 thanh niên đã gia nhập hội dòng và 6 thiếu nữ tận hiến để phục

vụ cho Vị Thầy nhân hậu chí ái.

Về phần nhà thờ, là một công trình xây dựng lớn đã hoàn thành, mặt tiền của nó

trang trí rất đẹp, nhưng thiếu nước sơn bền chắc để chống chọi với nước trong mùa mưa

gió. Bên trong nhà thờ phần nội thất sẽ bố trí dần dần. Nhà thờ Kontum có một tượng

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM được đặt ở trên bàn thờ chính; còn các tượng khác đặt trên bệ gỗ ở

các bàn thờ phụ: như tượng Thánh Tâm, Thánh Cả Giuse và Thánh nữ Jeanne d’Arc.

Page 35: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

35

Tượng Thánh Isodore và những chiếc chuông sẽ đến sau. Nhưng khi nào? Khi các cha có

tài chính để đặt hàng và trả tiền chuyên chở”.

Sau 83 năm sau, Nhà thờ Chính toà Kontum mới được tu sửa lớn và nới rộng (năm

1995-1996) dưới thời Đức cha Alexis PHẠM VĂN LỘC. Ngày 14/11/1995, sau lễ Thánh

Giám mục Stêphanô Cuênot Thể, Bổn mạng Bôl Yao Phu, Đức cha Alexis cho khởi công

tu sửa tháp Nhà thờ Chính toà Kontum. Ngài chứng kiến quan cảnh khởi công và ngài hài

lòng đã tiến hành khởi đầu tốt.

Sau khi lên kế vị Giám mục tiền nhiệm, Đức cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG

và Cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, Chính xứ Giáo xứ Chính toà, tiếp tục công trình tu sửa

các cơ sở như đã vạch định dưới thời Đức cha Alexis, trong đó có Nhà thờ Chính toà, cần

bảo tồn phần chính nhà thờ nguyên thuỷ như cũ từ kết cấu và loại vật tư bằng gỗ.

2/ TIỂU CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

Xây dựng Chủng viện Thừa sai

Page 36: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

36

Công việc đầu tiên và ưu tiên của Giám mục Jannin là cho xây chủng viện

Thừa Sai Kontum (1935 - 1938).

Sau 80 năm hình thành và phát triển, Miền Truyền giáo Kontum được Toà Thánh

nâng lên thành Hạt Tông toà Kontum vào năm 1932. Việc ưu tiên hàng đầu của Đức cha

Martial JANNIN, vị Đại diện Tông toà tiên khởi (1933), là thiết lập ngay Trường Truyền

giáo (Ecole Apostolique), theo kiểu như của Hội Thừa sai Paris, với mục đích chiêu mộ

các ơn gọi từ miền Trung Châu, trong khi chờ đợi sự trưởng thành của các ơn gọi nơi

người sắc tộc. Bản thân Đức Giám Mục trước đây, khi còn là linh mục, đã thành công

trong việc tổ chức và điều hành Trường CUÉNOT (1908), là trường đào tạo các Yao Phu

(thầy giảng người sắc tộc), góp phần làm phát triển Miền Truyền giáo Kontum. Dự định

của Đức Giám mục JANNIN càng được thôi thúc vì những lý do sau đây: số tín hữu gia

tăng vì có nhiều buôn làng xin tòng giáo, trong khi con số các linh mục thiếu hụt vì già

nua hay bệnh tật; các Yao Phu tuy có đông số và giúp việc truyền giáo cách tích cực,

nhưng không thể thay thế vai trò của linh mục; hơn nữa dự định lập Trường Truyền giáo

của Đức Giám mục Jannin đã được Đức cha DREYER, Khâm sứ Toà Thánh tại Đông

Dương, khích lệ; và nhất là Đức Giáo hoàng Piô XI đã chúc lành cho dự án, qua bức thư

của Đức Hồng y FUMASOMI BIONDI, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo ngày 17/01/1934.

Được khích lệ như thế, nên Đức cha JANNIN đã bắt tay vào việc thiết kế và thi

công ngôi Trường Truyền giáo. Chính ngài vừa là kiến trúc sư vừa là đốc công của toà

nhà. Trước tiên vị trí được chọn nằm trên một ngọn đồi, đối diện và cách Trường Cuénot

600m về hướng bắc. Đó là một toà nhà dài 100m, hoàn toàn bằng gỗ cà chít, loại danh

mộc có thể đương đầu với mối mọt, người Pháp gọi là “Bois de fer” (= gỗ sắt), gồm 2 tầng

lầu và 1 tầng trệt. Các cột nhà được đặt trên bệ xây xi măng cao 2 mét. Theo thiết kế,

chính giữa là Nhà nguyện, hai cánh hai bên là nhà ở và các lớp học. Từ năm 1933, tiến

hành thi công dãy nhà cánh trái (phía đông) và nhà nguyện được dựng lên trước. Chẳng

may, khi khung nhà mới được dựng lên, thì một cơn lốc mạnh đã làm cho sụp đổ hoàn

toàn. Thế là phải làm lại từ đầu. Với sự kiên nhẫn và quyết tâm của cả thầy lẫn thợ, cuối

cùng cánh trái và nhà nguyện cũng hoàn thành, sẵn sàng để khai giảng vào năm 1935. Dãy

nhà bên phải nhà nguyện tiếp tục được thi công, và công việc xây dựng dãy nhà này đã

hoàn thành cách an toàn vào năm 1937.

Năm 1935, lớp tuyển sinh đầu tiên gồm 80 em người Kinh, hầu hết từ các nơi ở

miền xuôi lên. Cha HUTINET (Nhì), mới từ Pháp sang, đặc trách giai đoạn đầu của

Trường Truyền giáo, được gọi là Trường Thử (Probatorium). Thời gian ở đây, các em

theo học các lớp tiểu học trong 3 năm. Sau đó, khi cánh phải của ngôi nhà hoàn tất (1937),

thì nơi này được dùng làm Tiểu Chủng viện. Năm 1938, Tiểu Chủng viện, với Cha J.B.

DÉCROUILLE (Tôn) làm giám đốc, mở cửa đón tiếp 25 em còn lại của lớp đầu tiên từ

Trường Thử chuyển qua. Sau 5 năm ở Tiểu Chủng viện học tiếng Latinh và các môn khoa

Page 37: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

37

học tự nhiên, các chủng sinh sẽ được gởi đi học Triết và Thần học tại một trong những Đại

Chủng viện của các Hạt Tông toà khác. Năm 1939, Kontum gởi 3 thầy lưu học tại Địa

phận Quy Nhơn, 2 thầy ở Xuân Bích Hà Nội, và 3 thầy ở Pinăng (Mã Lai).

* *

*

DANH SÁCH LINH MỤC

SSỔỔ ĐĐỊỊAA CCHHỈỈ

GGIIÁÁOO PPHHẬẬNN KKOONNTTUUMM

NNĂĂMM 22001144

VĂN PHÒNG TGM KONTUM

146 Trần Hưng Đạo, Kontum, Việt Nam

: (060) 3862.372; E-mail: [email protected]

I.

DANH SÁCH CÁC GIÁM MỤC

1. Đức Cha Micae HOÀNG ĐỨC OANH

TGM Kontum, 146 Trần Hưng Đạo, P.Thắng Lợi, Kontum.

ĐT: (060) 3862.372; 0913.408.451

E-mail: [email protected]

2. Đức Cha Phêrô TRẦN THANH CHUNG (Hưu)

TGM Kontum, 146 Trần Hưng Đạo, P.Thắng Lợi, Kontum.

ĐT: (059) 3861.024; 0942.282.627

E-mail: [email protected]

Chủ tài khoản: TOA GIAM MUC KONTUM

1. Account No: 62510000009959 (VNĐ)

2. Account No: 62510370009962 (USD)

2. Account No: 62510140009642 (EUR)

Bank: BIDV (Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Kontum).

Swift code: BIDV VNVX625

Page 38: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

38

II.

DANH SÁCH CÁC LINH MỤC

ĐANG PHỤC VỤ TRONG GIÁO PHẬN

Micae HOÀNG QUÝ ÂN (CSsR)

Nhà thờ Hà Bầu, xã Chư Đăng Ya,

huyện Chư Păh, Gialai.

ĐT: 0976.542.799 ; E-mail :

[email protected]

1. Phaolô TRẦN QUỐC BẢO

Sài Gòn (đi học)

ĐT : 0909.569.118. E-mail :

[email protected]

2. Giuse TRẦN VĂN BẢY

Nhà thờ An Sơn, xã Tân An,

huyện Đăk Pơ, Gialai

ĐT: 0918.040.491 ; E-mail:

[email protected]

3. Vinh sơn VŨ VĂN BẰNG CSsR

Nhà thờ Plei Chuet, phường

Thắng Lợi, tp Pleiku, Gialai

ĐT : 0978.784.541; E-mail :

[email protected]

4. Antôn NGUYỄN VĂN BINH

Nhà thờ Tea Rơxá, xã Đăk Trăm,

h. Đăk Tô, KonTum.

ĐT : 0988.821.252 ; E-mail :

[email protected]

5. Bênêđictô NGUYỄN VĂN BÌNH

Nhà thờ Phú Bổn, 186 Trần Hưng

Đạo, tx Ayunpa, Gialai

ĐT : 0982.991.281 ; E-mail :

[email protected]

6. Phêrô ĐINH QUỐC THÁI BÌNH

(CSsR)

TTTG Cheoreo-Tơlui, 149 Trần

Hưng Đạo, Tx.AyunPa, Gialai.

ĐT : (059) 3852.337 ; 0905.755.373

E-mail :

[email protected]

7. Simon PHAN VĂN BÌNH

Nhà thờ Plei Kơbei, xã Sa Bình ,

H. Sa Thầy, T. Kontum.

ĐT : 0983.206.501 ; E-mail :

[email protected]

8. Giuse VŨ QUỐC BÌNH

Nt. Chợ Đồn, 819 Quang Trung,

Tx. An Khê, T. Gialai.

ĐT : (059) 3852.828 ; 0907.534.340

E-mail : [email protected]

9. Phanxicô Xaviê PHAN SINH BIU

Nt. Chính Toà, 13 Nguyễn Huệ,

P.Thống Nhất, Kontum.

ĐT : 01215.526.814

10. Giuse ĐINH VĂN CAO (CSsR)

Nt. Châu Khê, X. Đak Yă, H.Mang

Yang, T. Gialai.

ĐT : 0945.301.517 ; Email :

[email protected]

11. Antôn Maria Dacaria PHAN TỰ

CƯỜNG (OP)

Nt. Kon Rơbang, xã Vinh Quang,

Tp. Kontum, Kontum.

ĐT: 0988.542.448. Email :

[email protected]

12. Ephrem TRƯƠNG CƯỜNG

Nhà thờ Thánh Tâm, 542 Hùng

Vương, Tp. Pleiku.

ĐT : (059) 3823.408 ; 0967.728.273.

Email : [email protected]

13. Antôn PHẠM MINH CHÂU (OP)

Nt. Đăk Mót, thị trấn Plei Kần,

huyện Ngọc Hồi, Kontum.

ĐT : 0902.489.624 ;

Email :

[email protected]

14. Giuse HOÀNG HỮU CHI (OFM)

Nt. Lệ Cần, xã Tân Bình, huyện

Đăk Đoa, Tỉnh Gia Lai.

ĐT : 01682.886.305 ;

01268.502.930 ;

E-Mail : [email protected]

15. Marcô BÙI DUY CHIẾN (CSsR)

Nt. Plei Chuet, p.Thắng Lợi, tp

Pleiku. Gialai.

ĐT : (059) 3850.465 ;

Page 39: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

39

0918.408.508 ;

E-mail: [email protected]

16. Vinhsơn Liêm NGUYỄN

TRƯỜNG CHÍNH (CSsR)

Nhà Thờ Châu Khê, xã Đăk Yă, h.

Mang Yang, Gialai

ĐT : 0985.316.662 ; E-mail :

[email protected]

17. Giuse TRẦN MINH CHÍNH

(CSsR)

Nt. Plei Rơngol Khop, TTTG Chư

Ty, H. Đức Cơ, Gialai.

ĐT: 0985.316.662; E-mail:

[email protected]

18. Aug. NGUYỄN VIẾT CHUNG

(CM)

Nhà thờ Tân Lập, X. Đăk Tân, H.

Kon Rẫy, T. Kontum

ĐT : 01285.680.868 ; E-mail :

[email protected]

19. Giuse NGUYỄN ĐỨC CHƯƠNG

Nhà thờ Plei Rơhai, P. Lê Lợi, Tp.

Kontum

ĐT: (060) 3864.992; 0905.236.958.

20. Phaolô NGUYỄN VĂN CÔNG

(CSsR)

Nhà thờ Plei Bông, xã Ayun, h.

Mang Yang, Gialai.

ĐT : 0985.656.860 ; E-mail :

[email protected]

21. Giuse PHẠM MINH CÔNG

Nhà thờ An Khê, 198 Quang

Trung, Tx. An Khê, Gialai.

ĐT: (059) 3832.399; 0905.204.884;

E-mail: [email protected]

22. Giuse VÕ VĂN DŨNG

Nhà thờ Đăk Mót, thị trấn Plei

Kần, h.Ngọc Hồi, Kontum

ĐT: 0985.350.533 . E-mail:

[email protected]

23. Giuse PHAN HUY DŨNG

Nhà Thờ Chính Tòa, 13 Nguyễn

Huệ, Kontum

ĐT: 0976 267 313; E-mail:

[email protected]

24. Giuse GIANG TỬ DƯƠNG

Nhà thờ Thăng Thiên, 02 Quang

Trung, tp Pleiku

ĐT: 01654.174.170; E-mail:

[email protected]

25. Giuse NGUYỄN VĂN ĐẮC

Nhà thờ Tân Phú, phường Trần

Hưng Đạo, Kontum.

ĐT : 0905.876.788; E-mail:

[email protected]

26. Albertô Maria NGUYỄN VĂN

ĐÁP

Nhà thờ Phú Bổn, 186 Trần Hưng

Đạo, tx Ayunpa, Gialai

ĐT : 0988.715.511. E-mail:

[email protected]

27. Phêrô A ĐÊN

Nt Đức An, 20 Wừu, phường Ia

Kring, tp Pleiku, Gialai.

ĐT: 0987.800.088; E-mail:

[email protected]

28. Phêrô NGUYỄN VÂN ĐÔNG

Nt. Thăng Thiên, 02 Quang Trung,

P.Tây Sơn, Tp.Pleiku.

ĐT: (059) 3824.713; (059)

3875.688; 0909.274.705

E-mail: [email protected]

29. Giuse ĐỖ QUANG THÁI HÀ

(SDB)

Nhà thờ Thanh Bình, X. Bình

Giáo, H. Chư Prông, Gialai.

ĐT: 0937 760 601; E-mail:

[email protected]

30. Nicôla VŨ NGỌC HẢI (OFM)

Thôn 6, Xã Diên Phú, Tp. Pleiku

ĐT: (059) 3876.263; 0933.821.294

E-mail: [email protected]

31. Phêrô TRẦN QUỐC HẢI

Nhà thờ Klâu Rơngol, xã Ia Chim,

tp Kontum.

ĐT: 01.695.126.174; E-mail:

[email protected]

32. Phaolô TỐNG PHƯỚC HẢO

(CM)

Nhà thờ Tân Lập, X. Đăk Tân, H.

Page 40: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

40

Kon Rẫy, T. Kontum

ĐT: 0986.354.180.

[email protected]

33. Giuse ĐỖ HIỆU

Nt. Tân Hương, 92 Nguyễn Huệ,

P.Thống Nhất, Kontum.

ĐT: (060) 3864.262; 0905.410.379;

[email protected]

34. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG

HOA

Nt. Hòa Phú, x.Hòa Phú, h.Chư

Păh, Gialai (Km 22–QL 14)

ĐT: 0914.434.362; Email:

[email protected]

35. Gioan NGUYỄN ĐỨC HOÀ (CM)

Nhà Thờ Konxơmluh, x. Đăk

Tơre, H.Kon Rẫy, Kontum

ĐT: (060) 2210.414; 0973.816.894;

[email protected]

36. Philipphê ĐỖ ĐỨC HOAN (SDB)

Nhà Thờ Thanh Hà, X. Ia Drăng,

h. Chư Prông, Gialai

ĐT : 0909.773.665

37. Gioan B. ĐÀO HUY HOÀNG

(CM)

Nhà Thờ Kon Xơmluh, x. Đăk

Tơre, H.Kon Rẫy, Kontum

ĐT : 01242.187.119 ; E-mail :

[email protected]

38. Giuse HÀ ĐĂNG HỘI (OP)

Nt. Đăk Mót, thị trấn Plei Kần, h.

Ngọc Hồi, Kontum.

ĐT: 0919.079.090; Email :

[email protected]

39. Phaolô ĐẬU VĂN HỒNG

TGM Kontum, 146 Trần Hưng

Đạo, P.Thắng Lợi, Ktum.

ĐT: 0905.209.055; E-mail:

[email protected]

40. Giuse ĐỖ THÁI HUY

Nt. Đức Hưng, x. Thăng Hưng, h.

Chư Prông, Gialai.

ĐT: 0909.612.185; E-mail:

[email protected]

41. Micae NGUYỄN TUẤN HUY

Nhà thờ Ninh Đức, X. Nghĩa Hoà,

H.Chư Păh, T.Gialai.

ĐT: 0934.848.123; E-mail:

[email protected]

42. Gioan B. HỒ QUANG HUYÊN

Nhà thờ Đăk Tuk, h. Đăk Glei,

Kontum.

ĐT: 0973.383.622; E-mail:

[email protected]

43. Gioakim ĐỖ SĨ HÙNG (SVD)

Nhà thờ An Mỹ, X. An Phú, Tp.

Pleiku, T. Gia Lai.

ĐT: 0975.833.633; E-mail:

[email protected]

44. Giêrônimô LÊ ĐÌNH HÙNG

Nhà thờ Kon Mah, xà Hà Tây, H.

Chư Păh, T. Gia Lai.

ĐT: 0905.996.326. Email :

[email protected]

45. Đaminh NGUYỄN XUÂN HÙNG

Nt. Đức Hưng, x. Thăng Hưng, h.

Chư Prông, Gialai.

ĐT: (059) 3843.836; 0918.615.772

E-mai:

[email protected]

46. Giuse VŨ QUỐC HƯNG (CM)

Nt. Kon Xơm Luh, X.Đăk Tơre,

H.KonRẫy, T.Kontum

ĐT: 0973.972.355. Email:

[email protected]

47. Giuse HÀ VĂN HƯỜNG

Nt. Hàmòng Kơtu, X. Hàmòng, H.

Sa Thầy, T. Kontum.

ĐT: 0909.877.682; E-mail:

[email protected]

48. Phaolô NGUYỄN ĐỨC HỮU

Nt. Kon Trang Mơnei, xã Đăk La,

h. Đăk Hà, Kontum.

ĐT: (060) 3862.084; 0905.459.214

Email : [email protected]

49. Tôma Thiện LÊ CÔNG HUY

KHANH

Nhà thờ Đăk Chô, X Ngọc Tụ, H.

ĐakTô, Kontum

ĐT: 01.688.939.169; Email:

Page 41: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

41

[email protected]

50. Tôma Aquinô TRẦN DUY LINH

Nhà thờ Tiên Sơn, x. Tân Sơn, Tp.

Pleiku, Gialai.

ĐT : (059) 3600.350; 0913.151.935;

[email protected]

51. Antôn VŨ ĐÌNH LONG

Nhà thờ Kon Du, Xã Đak Pxy, H.

Đak Hà, T. Kontum.

ĐT: 0989.257.237 ; E-mail:

[email protected]

52. Giuse TRẦN VĂN LONG (OFM)

Nhà Thờ Ia Tô, huyện Ia Grai,

Gialai

ĐT: 0919.709.640; E-mail:

[email protected]

53. Phêrô NGUYỄN ĐÌNH LỘC

Nt. Mang La, xã Ngọc Bay, tp

Kontum.

ĐT : 0918.248.540 ; E-mail:

[email protected]

54. Đaminh MAI NGỌC LỢI

Nhà thờ Đức Hưng, x. Thăng

Hưng, h. Chư Prông, Gialai.

ĐT: (059) 3843.836.

55. Antôn HOÀNG VĂN LỢI

Nhà thờ H’Bông, xã H’Bông, H.

Chư Sê, T. Gialai.

ĐT : 0989.801.859 ; Email :

[email protected]

56. Gioan B. MAI MINH MẠNH

(CSsR)

Nhà thờ Bon Ơi Nu B, xã Ia Sươm,

H. Krông Pa, T. Gialai.

ĐT: 0986.995.513 ; Email:

[email protected]

57. Luca NGUYỄN VĂN MẠNH (OP)

Nhà thờ Kon Rơbang, xã Vinh

Quang, Tp. Kontum,

ĐT: 0905.795.939; Email:

[email protected]

58. Phêrô NGUYỄN ĐỨC MẦU

(CSsR)

Nhà thờ Pleichuet, phường Thắng

Lợi, Tp. Pleiku, Gialai

E-mail: [email protected];

59. Giuse NGUYỄN CÔNG MINH

(CSsR)

Nhà thờ Ia H’rú-Phú Quang, h. Chư

Pưh, Gialai.

Đt : 0903 703 984 ; Email :

[email protected]

60. Tôma VŨ KHẮC MINH

Nhà thờ Hoà Bình, x. Biển Hồ,

Tp.Pleiku, Gialai.

ĐT: (059) 3864.399, 01679.984.138

61. Phêrô TRẦN CÔNG MINH (CM)

Nhà thờ Kon Bơbăn, x. Ngọc Réo,

h. Đăk Hà, Kontum

ĐT: 0914.289.026; Email:

[email protected]

62. Giuse TRƯƠNG VĂN MINH

(CSsR)

TTTG Pleikly, xã Nhơn Hòa, h. Chư

Pưh, Gialai.

ĐT : 0122.950.8166; E-mail:

[email protected]

63. Gioakim NGUYỄN THÚC NÊN

(Hưu)

TGM Kontum, 146 Trần Hưng

Đạo, P.Thắng Lợi, Ktum.

ĐT: (060) 3861.653

64. Giuse NGUYỄN MINH NGỌC

(SDB)

Nhà thờ Phú Mỹ, X. Ia Băng, H.

Chư Prông, T. Gialai.

ĐT: 0937.531.020; E-mail:

[email protected]

65. Gioan NGUYỄN NHƠN

Nhà thờ Plei Tơwer, H. Chư Păh,

T. Gia Lai.ĐT: 0985.711.436; E-

mail: [email protected]

66. Đaminh PHẠM MẠNH NIỆM

(CSsR)

Nhà thờ Plei Chuet, p. Thắng Lợi, tp

Pleiku, Gialai.

ĐT: 0976.485.571; Email:

[email protected]

67. Giuse NGUYỄN HỮU PHÚ (OP)

Nhà thờ Kon Rơbang, xã Vinh

Page 42: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

42

Quang, Tp. Kontum,

ĐT: 0905.778.425; Email:

[email protected]

68. Phêrô NGÔ PHAN ĐÌNH PHỤC

(Sj)

Nhà thờ Hoa Lư, 175 CMT8, Tp

Pleiku, Gialai

ĐT: 0919.666.990. Email :

[email protected]

69. Phanxicô Xaviê HỒ VĂN

PHƯƠNG

Nhà thờ De Sơmei, x. Đăk Sơmei,

h. Đăk Đoa, t. Gia Lai.

ĐT : 0984.958.140 ; Email :

[email protected]

70. Gioan Boscô TRẦN THANH

PHƯƠNG

Nhà Thờ Phú Bổn, 186 Trần Hưng

Đạo, tx AyunPa,Gialai

ĐT : 0905.921.935 ; E-mail :

[email protected]

71. Phanxicô Atsidi PHẠM NGỌC

QUANG

Nhà thờ Ninh Đức, X. Nghĩa Hoà,

H.Chư Păh, T. Gialai.

ĐT : (059) 3893.097 ;

0905.647.750 ; [email protected]

72. Tađêô NGUYỄN ÁI QUỐC

Nhà thờ Rờ Kơi, H. Sa Thầy, T.

Kontum.

ĐT : 0984.645.915 ; E-mail :

[email protected]

73. Vinh sơn NGUYỄN NGỌC

QUYỀN

Nhà thờ Plei Jơdrập, X. Đăk năng,

Tp. Kontum,

ĐT : 0913.833.547; E-mail:

[email protected]

74. Phêrô HOÀNG VĂN SỐ (SDB)

Nhà thờ Thanh Hà, X. Ia Drăng,

H. Chư Prông, T. Gialai.

ĐT: 0937.662.376; E-mail :

[email protected]

75. Gioakim NGUYỄN HOÀNG SƠN

Tòa Giám Mục Kontum, 146 Trần

Hưng Đạo, Kontum

ĐT : 0905.219.530 ; E-mail :

[email protected]

76. Tađêô VÕ XUÂN SƠN

Nhà thờ Plei Rơngol Khop, TTTG

Chư Ty, h.Đức Cơ, Glai

ĐT : 0907.146.832 ; E-mail :

[email protected]

77. Giuse NGUYỄN DUY TÀI

Nhà thờ Kon Mahar, xã Hà Đông,

h.Đăk Đoa, T. Gialai.

ĐT : 0905.280.288 ; 0979.528.530.

E-mail : [email protected]

78. Giuse PHẠM HỒNG TÀI (CSsR)

Nhà thờ Pleichuet, phường Thắng

Lợi, Tp. Pleiku, Gialai

ĐT: 0984 654 081. E-mail :

[email protected]

79. Đaminh TRƯƠNG BẢO TÂM

Nhà thờ Thánh Tâm, 542 Hùng

Vương, Tp. Pleiku.

ĐT : (059) 3823.408 ; 0906.418.968

E-mail : [email protected]

80. Phêrô NGUYỄN NGỌC THANH

Nhà thờ Đăk Mút, xã Đăk Mar, h.

Đăk Hà, Kon Tum.

ĐT: 0906.419.406; E-mail:

[email protected]

81. Đaminh TRẦN THẬT (CSsR)

Nhà thờ Phú Yên, X. H’ra,

H.Mang Yang, T. Gialai.

ĐT: 0946.710.897; E-mail:

[email protected]

82. Phanxicô Xavie PHẠM HỮU THẾ

TGM Kontum, 146 Trần Hưng

Đạo, Kontum.

ĐT: (060) 3910.332; Dđ:

01283392552;

E-mail: [email protected]

83. Phaolô NGUYỄN ĐÌNH THI

(CSsR)

Nhà Thờ Phú Nhơn, Ttr. Nhơn

Hoà, H. Chư Pưh, T.Gialai.

ĐT: 0984.636.379; E-mail:

[email protected]

Page 43: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

43

84. Hilariô HOÀNG ĐÌNH THIỀU

(NAZA)

ĐT: 0913.726.515; E-mail:

[email protected]

85. Bartôlômêô NGUYỄN ĐỨC

THỊNH (CSsR)

TTHH Đức Mẹ Măng Đen, h Kon

Plông, Kontum

ĐT: 0914.029.449; E-mail:

[email protected]

86. Giuse NGUYỄN KHÁNH THÔNG

(OFM)

Nhà Thờ Ia Tô, huyện Ia Grai,

Gialai.

ĐT: 01.687.490.679 ; E-mail:

[email protected]

87. Micae YA THU (OFM)

Nt. Phaolô H’neng, X. H’neng, H.

Đăk Đoa, T. Gialai

ĐT: 01.657.150.892; E-mail:

[email protected]

88. Giêrônimô NGUYỄN ĐÌNH

THUẬT (CSsR)

Nhà thờ Hà Bầu, xã Chư Đăng Ya,

huyện Chư Păh, Gialai.

ĐT: 0987.784.243; E-mail:

[email protected]

89. Tôma NGUYỄN VĂN THƯỢNG

Nhà thờ Đức An, 20 Wừu, P. Ia

Kring, Tp. Pleiku, T. Gialai.

ĐT : (059) 3876.263 ; 0914.093.680

Nhà Mục vụ : (059) 3824.838;.

[email protected]

90. Phêrô HOÀNG ĐÌNH THỤY

(SDB)

Nhà Thờ Thanh Bình, xã Bình

Giáo, h. Chư Prông, Gialai

ĐT : 0918.808.097 ; E-mail :

[email protected]

91. Phanxicô Xaviê LÊ TIÊN

Nhà Thờ Kon Hring, xã Diên Bình,

h. Đăk Tô, Kontum

ĐT: 0982.000.410; E-mail:

[email protected]

92. Giuse TRẦN NGỌC TÍN

Nhà thờ Phương Quý, X. Vinh

Quang, Tp.Kontum.

ĐT: (060) 3861.933; 0905.450.894;

[email protected]

93. Giuse TRẦN SĨ TÍN (CSsR)

TTTG Pleikly, x. Nhơn Hòa, h.

Chư Pưh, Gialai.

ĐT: 0914.173.570; E-mail :

[email protected]

94. Hiêrônimô TRẦN VĂN TRẠCH

Nhà Thờ Đăk Mót, thị trấn Plei

Kần, h.Ngọc Hồi, Kontum

ĐT: 01.665.646.564. Email :

95. Phêrô NGÔ ĐỨC TRINH

Nhà thờ Phú Túc, Ttr. Phú Túc, H.

Krông Pa, T. Gialai.

ĐT: 0984.254.125; E-mail:

[email protected]

96. Gioan Baotixita LÊ MINH TRÍ

(CSsR)

Nhà thờ Plei Jut, xã Ia Der, huyện

Ia Grai, Gialai.

ĐT: 0987.043.104; E-mail:

[email protected]

97. Vinhsơn NGUYỄN THÀNH

TRUNG (OFM)

Nhà thờ Plei Pơđừ, xã Sa Bình, H.

Sa Thầy, T. Kontum.

ĐT: 0905.918.447; E-mail:

[email protected]

98. Vinhsơn NGUYỄN THÀNH

TRUNG (SDB)

Nt. Thanh Bình, X. Bình Giáo, H.

Chư Prông, T. Gialai.

ĐT: 0984.525.251; E-mail:

[email protected]

99. Đaminh NGUYỄN TIẾN TRUNG

Nhà thờ Phú Thọ, xã An Phú, tp

Pleiku, Gia Lai.

ĐT: (08) 39.701.774; 0918.694.771;

[email protected]

100. Gioan Baotixita TRẦN QUANG

TRUYỀN

Nt Chính Tòa, 13 Nguyễn Huệ, p.

Thống Nhất, Kontum.

Page 44: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

44

ĐT: (060)3868.866; 0905.011.236;

[email protected]

101. Phêrô PHAN CÔNG TRƯỜNG

(CSsR)

Nhà thờ Ia Tiêm, xã Ia Tiêm,

huyện Chư Sê, Gialai.

ĐT: 0908.480464 ; Email:

[email protected]

102. Gioan NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG

Nt. Phú Thiện, Ttr. Phú Thiện, H.

Phú Thiện, T. Gia Lai.

ĐT : 0903.513.613 ; E-mail :

[email protected]

103. Giuse VÕ VĂN TRƯỜNG

Nhà thờ Mỹ Thạch, Ttr. Chư Sê,

H. Chư Sê, T. Gialai.

ĐT: 01643107884; E-mail :

vovantruong77 @gmail.com

104. Phêrô NGUYỄN XUÂN ANH

TUẤN

Nhà Thờ Tea Rơxá, xã Đăk Trăm,

h. Đăk Tô, Kontum

ĐT: 0935.005.120; E-mail:

[email protected]

105. Gioakim NGUYỄN HỮU TUYẾN

Nhà thờ Kon Hring, xã Diên Bình,

H. ĐakTô, T. Kontum

ĐT: 0989.877.417; E-mail:

[email protected]

106. Giacôbê TRẦN TẤN VIỆT

Nhà thờ Kon Jơdreh, X. Đak Bla,

Tp. Kontum.

ĐT: 0982.080.275; Email :

[email protected]

107. Giuse LẠI VĂN VINH (SDB)

Nhà thờ Phú Mỹ, X. Ia Băng, H.

Chư Prông, T. Gialai.

ĐT: 01664.001.444. Email :

[email protected]

108. Luy Gonzaga NGUYỄN QUANG

VINH

Nhà thờ Phương Hòa, P. Nguyễn

Trãi, Tp. Kontum.

ĐT: (060) 3863.314; 0982.144.640;

[email protected]

109. Đaminh ĐINH QUANG VINH

(SDB)

Nt. Đức An, 20 Wừu, P. Ia Kring,

Tp. Pleiku, T. Gialai.

ĐT : 0918.577.279 ; E-mail :

[email protected]

110. Luy Gonzaga NGUYỄN HÙNG VỊ

Nt. Phương Nghĩa, 36 Lý Tự

Trọng, P.Thắng Lợi,Kontum

ĐT :0603864.283; 01.667.570.010 ;

[email protected]

111. Gioan NGUYỄN QUỐC VŨ

Nhà thờ Đồng Sơn, xã Tân An,

huyện Đăk Pơ, Gialai.

ĐT : 0977.272.557 ; E-mail :

[email protected]

112. Đaminh TRẦN VĂN VŨ

Nhà thờ Đăk Jâk, X. Đăk Môn, H.

Đăk Glei, Kontum.

ĐT: 0984.878.330; E-mail :

[email protected]

113. Phaolô PHẠM ĐỨC VƯỢNG

Nhà thờ Plei Tơwer, H. Chư Păh,

T. Gia Lai.

ĐT: 01.659.800.790; E-mail:

[email protected]

114. Gioakim LƯƠNG ĐÔNG VỸ

Nhà thờ Đăk Tuk, H. Đăk Glei,

Kontum.

ĐT: 0935.400.352; E-mail:

[email protected]

Page 45: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

45

III

DANH SÁCH LINH MỤC GỐC KONTUM

PHỤC VỤ NGOÀI GIÁO PHẬN

1 Giuse ĐỖ VIẾT ĐẠI

Nt. Phúc Lâm, Kp12, Hố Nai, Biên Hòa,

Đồng Nai.

ĐT: (0613) 881.986

2 Giuse TRẦN VĂN HỘ

102, Chiến Thắng, p. 9, q. Phú Nhuận,

Tp. HCM

ĐT: 0902.950.250

2 Giuse NGUYỄN TRUNG HƯNG

Nt. Hoà Hiệp, 15/21 kp4, P. Hố Nai, Tp.

Biên Hoà, Đồng Nai.

ĐT: (0613) 766.461; 0909.731.653;

E-mail : [email protected]

4 Đaminh TRƯƠNG KIM HƯƠNG

Nt.Phú Hạnh, 121 P.Đăng Lưu, P.7, PN,

HCM.

ĐT : (08) 38.441.405

4 Giuse NGUYỄN BÁ QUÝ

Tv. Đắc Lộ, 97 Trường Chinh, P.12, TB,

HCM.

ĐT: (08) 38.490.004

6 Simon TRƯƠNG XUÂN THANH

Nt. Chợ Đũi, 1 Tôn Thất Tùng, Q.1,

HCM.

7 Đa Minh ĐINH TRUNG THÀNH

G.họ Lộ Đức, 8B Thạch Đông A, Kiên

Giang.

ĐT: (08) 8.330.820; (0773) 835.313

8 Irênê NGUYỄN BÌNH TĨNH

104 Phan Chu Trinh, P.Thắng Lợi, BMT.

ĐT: (0500) 3853.161; (0500) 3852.756

10 Vinh sơn ĐẶNG VĂN TÚ

TGM. Xuân Lộc

Y 70 Hùng Vương, Ttr. Xuân Lộc, h.

Long Khánh, Đồng Nai

ĐT: (0613) 877. 256; Fax: (84.613)

781.080

11 Giuse NGUYỄN VĂN ÚY.

104 Phan Chu Trinh, P.Thắng Lợi,

Tp. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

12 Giuse BÙI ĐỨC VƯỢNG

56 Nguyễn văn Lạc, P.19 – Q. BT, HCM.

Nr. (08) 38.406.093; Vp. (08) 38.990.719

IV.

DANH SÁCH LINH MỤC GỐC KONTUM

HỌC TẬP VÀ PHỤC VỤ Ở HẢI NGOẠI

1. TRẦN TRUNG DUNG

1405, 8th

Ave S.E. Calgary, AB T2G 0NI –

Canada.

2. Phanxicô Xavier TRẦN ANH DUY

Du học Pháp. 06, Rue du Regard, 75006,

Paris, France.

E-mail: [email protected]

3. Gioan NGUYỄN VĂN ĐÍCH

Church of the Holy Family, 248 upper

Thomson Road, Singapore 574371. E-

mail: [email protected]

4. Greg. NGUYỄN VĂN GIẢNG

OLPS Church, 31 Siglap Hill, Singapore

456085

ĐT: (65) 64456092; E-mail:

[email protected]

5. HÀ THANH HẢI

Sacred Heart Church, 13 Park Rd

Page 46: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

46

Cabramatta, NSW 2166.

ĐT: 0438606303

6. Phêrô NGUYỄN VĂN HIỀN

Du học Pháp. 128 Rue du Bac – 75341 –

Paris. Cédex 07

ĐT: 01 44391040. E-mail:

[email protected]

7. Phêrô NGUYỄN VĂN HUẤN

PMB 28 Daily River, NT 0822 – Australia.

ĐT: (088) 9782449

8. Gioan B. PHẠM QUỐC HÙNG

Vn Cath.Community, 325 N.Ohio,

Wichita, KS 67214-3935

ĐT: (316) 269.461; (626)338.3295

E-mail: [email protected]

9. VÕ HỒNG KHANH

3743 N.Tyler Ave. El Monte, CA 91731

10. Gioan B. HUỲNH VĂN KHOÁI

24 Angel Ave, Murgon, QLD 4605 –

Australia

ĐT: (07) 3681.406

11. Phêrô VŨ TRỌNG HÀ NGUYÊN KHÔI

Du học Mỹ. ĐT: 0983.615.545;

[email protected]

12. Rev. Andrea SPEGNE HOÀNG ĐỨC

NHÂN

ĐT348.0028.605); 0917.423.510.Email:

[email protected]

13. Bartôlômêô NGUYỄN ĐÌNH PHƯỚC

(CSsR).

Du học Mỹ. E-mail: [email protected]

14. Phanxicô Xaviê NGUYỄN NGỌC TÂM

Christ The King Church, 1520 South

Rockford, Tulsa, OK 74120

ĐT: (918) 627.3944 ; (918)584.4788 ;Fax

918.584.0055 ;

E-mail : [email protected]

15. Phaolô BÙI ĐÌNH THÂN

3776 West – 28th

Ave, Vancouver, BC V68

1S6- Ca

ĐT: (604) 224.5678

16. Giuse HOÀNG MINH THẮNG

Fondazione Giovanni 23, Via Torre Roma,

68-Italia.

E-mail: [email protected]

17. Giuse LÊ VĂN THẮNG (MEP)

St Joseph’s Church, 57 Kwun Tong Rd,

Kowloon, HongKong

E-mail: [email protected]; ĐT: (852)

2352.2025

18. Alphongsô NGUYỄN NGỌC THẠCH

2105 Aspen Lane, Garland, TX 75044

ĐT: (713) 681.5144; (281) 642.5581

19. Giuse NGUYỄN NGỌC THANH

St Joseph’s Church, 624 Peartree Lane,

Raleigh-NC 27610

ĐT: (919) 2316.382

20. Giuse NGUYỄN HỮU TIẾN

Church of the Epiphany, 827 Vienna St,

San Francisco, CA 94112, USA. ĐT: (415)

587.6428

21. Rev. Pierre TIS

N.D.des Lorette, 8 rue Charon. 75020,

Paris.

0952571501-0679502689- E-mail : pierre-

Tis@ hotmail.fr

22. NGUYỄN THẾ TUYỂN

St Clement’s Church, 3619 Lobsinger

Line, St Clements, Ontario, N0B 2M0.

ĐT: (519) 699.4425

Page 47: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

47

V.

CÁC TU VIỆN TRONG GIÁO PHẬN KONTUM

5.1. DÒNG ẢNH PHÉP LẠ (Filles de MM) :

+ Nhà Mẹ. 14 Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất,

Kontum.

ĐT: (060) 863.240; Dđ: 0905 388 965 (Yă

Marie Reine Lanh 2013-2016) E-mail:

[email protected]

1. + Kon Rơ Bang. Nt. Kon Rơbang, X. Vinh

Quang, Ktum.

ĐT: (060) 3864.220

2. + Viện Mồ Côi - Vinh Sơn 1.

13b Nguyễn Huệ, P.Thống nhất, Kontum.

ĐT: (060) 3863.132

3. + Viện Mồ Côi - Vinh Sơn 2

thôn Kon Harachot Thống Nhất, Kontum.

ĐT:(060) 3861.939

4. + Nhà tập.

ĐT: (060) 3914.122; E-mail:

5. + Học viện Khul Jean Sion. 686/12 CMT8,

F.5, Q.TB, Sg

ĐT: (08) 9.930.507. Email :

[email protected]

6. + Mầm non Bình Minh. Kontum. ĐT.

(060)3.910.191

7. + Plei Rơhai. Kontum. ĐT: (060) 3864.992

8. + Tòa Giám mục. Kontum. ĐT: (060)

2210.606

9. + Kon Jơdreh (Vinh sơn 3) Kontum. ĐT:

0165.705.0829

10. + Kon Tơneh (Vinh sơn 4) Kontum. ĐT.

(060)3.210.525

11. + Kon Dơxing (Vinh sơn 5) Kontum. ĐT.

(060)3.211.258

12. + Kon Mong (Vinh sơn 6) Kontum. ĐT.

0126.859.1600

13. + Trại phong Đăk Kiă. Kontum. ĐT.

0935.873.230

14. + Plei Pơđừ.Kontum. ĐT: (060)6273.954

15. + Kon Hring. Kontum. ĐT: 01697.053410

16. + Hà Moong Kơtu. Kontum. ĐT:

(060)2.211.503

17. + Hà Moong ĐăkWơk. Kontum. ĐT:

012214.669165

18. + Đăk Rơxa. Kontum. ĐT: 01656.399.893

19. + Plei Bông - Châu Khê. Gialai. ĐT: (059)

3839.928

20. + De Sơmei. Gialai. ĐT: 01667.853.031

21. + Ayun Pa. Gialai. ĐT: (059) 6271.337

22. + Hà Tây. (Kon Mah). Gialai. ĐT:

0974.767.904

23. + Plei Groi. Gialai. ĐT: (059) 3839.928

24. + Kon Mah. Gialai. ĐT: 01665.439.260

25. + Đăk Mót . Kontum. ĐT: 0986.631.560

5.2. DÒNG CHÚA CỨU THẾ (CSsR) :

+ Nhà Mẹ Sài Gòn. 38 Kỳ Đồng, P. 9,

Q. 3, Tp. HCM.

ĐT: (08)9316.322; Fax : 84.08.8438.559;

Websites: www.chuacuuthe.com;

www.trungtammucvudcct.com

E-mail: [email protected]; Học Viện:

(08)39.311.645

1. + TTTG Plei Chuet.

Nhà thờ Plei Chuet, P. Thắng Lợi,Tp.

Pleiku, T. Gialai.

ĐT: (059) 3861.064

2. + TTTG Pleikly. Xã Nhơn Hòa, h.

ChưSê, Gialai.

ĐT: (059) 3850.137; (059) 3850.465

3. + TTTG Cheoreo-Tơlui, 149 Trần

Hưng Đạo, H. AyunPa.

ĐT: (059) 3852.337

4. + TTTG Chư Ty. Nt. Plei Rơngol Khop,

TTr Chư Ty,

H. Đức Cơ, T. Gialai.

5. + TTTG Krét-Krót. X. Hra, h. Mang

Yang, Gialai.

ĐT: 0985.656.860; E-mail:

[email protected]

Page 48: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

48

6. + TTTG Châu Khê. x. Hra, h. Mang

Yang, Gialai.

ĐT: 0985.656.860;

5.3. DÒNG CHÚA QUAN PHÒNG (SPP) :

+ Nhà Mẹ: Tỉnh Dịng Kontum, 32 Lạc

Long Qun, p.Thắng Lợi, tp Pleiku

1. + Cđ, CQP Măng La. x. Ngọc Bay,

Kontum.

ĐT: (060) 3856.316

2. + Cđ, CQP Phương Quý. x.Vinh Quang,

Kontum.

ĐT: (060) 3864.762.

3. + Cđ, CQP Kim Phước. 146 Trần Hưng

Đạo, P.Thắng Lợi, Kontum. ĐT: (060)

3863.481; 01683.229.795 (sr. Nữ)

E-mail: [email protected]

4. + Cđ, CQP Trung Nghĩa. x. Hòa Bình,

Kontum.

ĐT: (060) 3863.177

5. + Cđ, CQP Tân Điền, Kontum.

ĐT: (060) 3855.350

6. + Cđ, CQP Đak Hà. Thôn 5, x. Hà Mòn, h.

Đak Hà, Ktum.

ĐT: (060) 3823.322; 0989.890.936 (sr.

Simon)

7. + Cđ CQP Đak Glei. X. Đak Môn, h. Đak

Glei, Kontum.

ĐT: (060) 3894.947; 0979.674.437 (sr.

Nhiệm)

8. + Cđ CQP Kon Gung, x.Đak Mar, h.Đăk

Hà, Kontum

ĐT: E-mail:

[email protected]

9. + Cộng đoàn CQP Konxơmluh,

x. Đăk Tơre, H.Kon Rẫy, T.Kontum.

ĐT: (060) 3507.487

10. + Cộng đoàn CQP Đăk Chô, h.Đăk Tô,

Kontum

ĐT: 01699.454.813 (sr. Thư)

11. + Cđ CQP Thánh Tâm.

32 Lạc Long Quân, Phường Thắng lợi, Tp.

Pleiku

ĐT: (059) 3759.781 ; 0934.780.290 (sr. Lan)

E-mail: [email protected]

12. + Cộng đoàn CQP La Sơn, h.Đăk Đoa,

Gialai

13. + Cộng đoàn CQP Ia Kring, tp Pleiku

5.4. DÒNG NỮ TỲ CHÚA THÁNH THẦN :

+ Nhà Mẹ: 14A Nguyễn Văn Cừ, tp Đà

Lạt, Lâm Đồng

1. + CĐ Chúa Thánh Thần. Hàm Rồng.

Gialai

ĐT: (059) 3501.013; 01649.193.621

2. + CĐ CTT. Pờ Tó.

ĐT: 01689.458.798

3. + CĐ Chúa Thánh Thần. Hoàng Yên.

Gialai

ĐT: 01669.715.963

4. + CĐ Chúa Thánh Thần. Bầu Cạn.

Gialai ĐT:

5.5. DÒNG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM :

+ Nhà Mẹ Huế. 32 Kim Long, Tp. Huế.

ĐT: (054) 3528.484

+ Nhà Sài Gòn. 4C/1 Khiết Tâm, Bình

Chiểu,

Tam Bình, Thủ Đức, Tp.HCM. ĐT: (08)

37.293.294

1. + Cđ CĐMVN Xóm Nhỏ 1. Ttr. Plei Kần,

Ngọc Hồi, Ktum

ĐT: (060) 2217.199

2. + Cđ CĐMVN Xóm Nhỏ 2. Xã Pờ Y, H.

Ngọc Hồi, Kontum

ĐT: (060) 2217.099

3. + Cđ CĐMVN Pleiku. 6 Võ Thị sáu, p. Ia

Kring, Pleiku.

ĐT: (059) 3828.556; E-mail:

[email protected]

4. + Tư thục 30/4 . 22 Hùng Vương, P. Ia

Kring, Tp. Pleiku.

ĐT: (059) 3822.882

5. + Cđ, CĐMVN Nội Trú Duy Tân

(Emmanuel).

Page 49: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

49

286 Duy Tân, P.Diên Hồng, Tp.Pleiku.

ĐT: (059) 3823.024

6. + Cđ, CĐMVN An Mỹ (Nazareth). x. An

Phú, Tp. Pleiku.

ĐT: (059) 3861.302

7. + Cđ, CĐMVN Thanh Bình (Thánh Linh).

x. Bình Giáo, H. Chư Prông, Gialai. ĐT:

(059) 3843.961

8. + Cđ, CĐMVN Ya Ly – Thiên Ân. Chư

Pah, Gialai.

ĐT: (059) 2243.066

9. + Cđ, CĐMVN Pleichuet. Phường Thắng

Lợi, Tp. Pleiku.

ĐT: (059) 3755.078

10. + Cđ, CĐMVN Chư Ty (Đức Cơ). Ttr. Chư

Ty, Gialai.

ĐT:

5.7. DÒNG ĐA MINH THÁNH TÂM :

+ Nhà Mẹ: Đa Minh Thánh Tâm. 155/5 khu

phố 9, p.Tân Biên, tp Biên Hòa, Đồng Nai

ĐT: (0613)881.263; 098.85.88.601(Tổng

quyền)

E-mail: [email protected]

1. + Cđ ĐMTT, Kret Krot. x. Hà Ra, H.Mang

Yang, Gialai.

ĐT: 0902.571.926. E-mail:

[email protected]

2. + Cđ ĐMTT Pleiku, Nt. Phaolô. Hội Phú,

Pleiku.

ĐT: (059) 3714.599; ĐT: 0165.269.9591

E-mail: [email protected]

5.8. DÒNG ĐA MINH ROSA LIMA :

+ Nhà Mẹ: Đa Minh Rosa Lima. 37/5B,

Kp1, Linh Xuân, Q.Thủ Đức. Tp. HCM.

ĐT: (08) 37.240.586; (08) 38.974.985

1. + Cđ Rosa Lima Mỹ Linh. Ttr. Chư Sê, h.

Chư Sê. Gialai

ĐT: (059) 3886.800, 0978.820.482.

[email protected]

2. + Cđ Rosa Lima Hàm Linh. Phường Chư

H’rông, Pleiku.

ĐT: (059) 3748.835; 0916.289.004;

0983.801.216

E-mail: [email protected]

3. + Cđ Rosa Lima Ia Linh, xã Ia Lâu, Chư

Prông, Gialai.

ĐT: 01668.067.656; E-mail:

[email protected]

5.9. DÒNG ĐA MINH TAM HIỆP :

+ Nhà Mẹ: Đa Minh Tam Hiệp. 134/4 khu

phố 5, p.Tam Hiệp, tp Bin Hịa, Đồng Nai

ĐT: (083)8941.296; (0613) 813.995

E-mail: [email protected]

1. + Cđ Đa Minh Tam Hiệp Kông Choro.

ĐT: 0972.734.953. E-mail:

[email protected]

5.10. Dòng MTG XUÂN LỘC:

+ Nhà Mẹ. 48A/40 Kp 8, P. Hố nai, Biên

Hoà, Đồng Nai.

ĐT: (061) 3881.148; (061) 3886.297

1. + Cđ MTG Xuân Lộc, CĐ Plei Kơbei

Nt. Plei Kơbei, X. Hà Moong, H. SaThầy,

T.Kontum

ĐT: 060.62.210.715; E-mail:

cdmtgxlkb2007.com.

2. + Cđ MTG Xuân Lộc, CĐ Hneng.

Nt. Phaolô Hneng, thôn 4, x. Hneng, Đăk

Đoa, Gia Lai.

ĐT: (059) 3831.515; E-mail:

[email protected]

5.11. DÒNG MTG PHAN THIẾT :

+ Nhà Mẹ: 107 Lý Thường Kiệt, Tân An,

Tx. Lagi,

T. Bình Thuận. ĐT: (062) 3870.660;

5.6 DÒNG DON BOSCO (SDB):

+ Nhà Mẹ Sài Gòn.

33/9A kp.4, p.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, Tp.HCM.

ĐT: (08)37.290.026

1. + Cđ Phú Mỹ. x.Ia Băng, Chư Prông, Gialai.

ĐT: 0973.531.020

2. + Cđ Thanh Hà. ĐT: 0937.662.376

3. + Cđ Thanh Bình. ĐT: 0978.755.410

Page 50: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

50

E-mail: [email protected]

1. + Cđ MTG Phan Thiết. Hoà Bình. Biển

Hồ, Tp Pleiku.

ĐT: (059) 2220.856

2. + Cđ MTG Phan Thiết. Tiên Sơn, xã Tân

Sơn, Tp Pleiku.

ĐT:

5.12. DÒNG MTG CÁI MƠN:

+ Nhà Mẹ: Ấp Vĩnh Bắc, X. Vĩnh Thành,

H. Chợ Lách, Bến Tre. ĐT:

1. + Cđ. MTG Cái Mơn Pleiku. Nt. Hiếu Đức.

P. Yên Đỗ, Pku

5.13. DÒNG MTG MTG THỦ THIÊM :

+ Nhà Mẹ: 76 Khu phố 1, p. Thủ Thiêm, Q.2.

Tp.HCM

ĐT: (08) 3740.0029

1. + Cđ Đồi Mai Anh, Tp. Pleiku. ĐT: (059)

6330.149

2. + Cđ Đăk Pơxi, h. Đăk Hà, Kontum. ĐT:

01226.153.6397

E-mail: [email protected]

3. + Cđ Đăk Manh, xã Đăk Rơnga, h. Đăk Tô,

Kontum.

ĐT: 01208.820.444

5.14. DÒNG MTG QUY NHƠN (Holy Cross

Lovers) :

+ Nhà Mẹ Quy Nhơn: 132 Trần hưng Đạo,

Tp. Quy nhơn.

ĐT: (056) 3823.120; E-mail:

[email protected]

+ Cđ. Hưu dưỡng Ghềnh Ráng, Bình Định.

ĐT: (056) 3846.539

+ Cđ. MTG Mằng Lăng, Phú Yên. ĐT:

(057) 3767.902

Nhà thờ: (057) 3865.501; 0913.451.936

1. + Cđ MTG Qui Nhơn Kontum.

13 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, Kontum.

ĐT: (060) 3866.290; E-mail:

2. + TV MTG Pleiku (Đức Tin). 44 Hùng

Vương, P. Ia Kring.

ĐT: (059) 3823.381; E-mail:

[email protected]

3. + Cđ MTG Qui Nhơn Chư Ă, p.Thắng Lợi,

Pleiku.

ĐT:(059)2211.251 ; 01669.356.600

4. + Cđ MTG Qui Nhơn Plei Me, Chưprông,

Gialai.

ĐT: 01293.672.411

5. + Cđ MTG Qui Nhơn Đồng Tâm, Pleiku,

Gialai.

ĐT: (059) 3873.003; 0982.440.490

5.15. DÒNG MTG TÂN VIỆT :

+ Nhà Mẹ: 2/2 Lê Lai, P. 12, Q. Tân Bình,

Tp. HCM.

ĐT: (08) 38.426.307; Giám Tỉnh:

0909.889.735;

E-mail: [email protected]

1. + Cđ MTG Tân Việt Hiếu Nghĩa. Nt. Hiếu

Nghĩa, Pleiku.

ĐT: (059) 3716.221; E-mail:

[email protected]

2. + Cđ MTG Tân Việt Mỹ Ca. Ttr. Nhơn

Hòa, h. Chư Pưh. Gialai.

ĐT: (059) 3850.829; E-mail:

[email protected]

3. + Cđ MTG Tân Việt Phú Quang. Xã Ia

Hrú, h. Chư Pưh. Gialai.

ĐT:

5.16. DÒNG NỮ VƯƠNG HOÀ BÌNH :

+ Nhà Mẹ: 254 Xô Viết Nghệ Tỉnh, Tp.

BMT, Đăk Lăk.

ĐT: (0500)3855.561; E-mail:

1. + Cđ NVHB. Xã Kroong, Tp. Kontum.

ĐT: 01667.105.747

2. + Cđ NVHB. Xã. Iale, h. Chư Pưh, Gialai.

ĐT:

5.17. Tu đoàn NAZA :

+ Gia Đình Naza. 4A/1 Khiết Tm, khu phố 4,

p.Bình Chiểu, q.Thủ Đức, tp HCM

Page 51: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

51

1. + Naza . 1. Cha Thiều: 0913.726.515;

[email protected]

2. Thầy Toàn. 01679.931.905

2. + Naza Hoàng Yên: Thầy Luận

3. + Naza Kon Thụp: Thầy Bắc

5.18. DÒNG NỮ TỲ THÁNH THỂ :

+ Nhà Mẹ: 38 tổ 12, khu phố 2, p.Bình Đa, tp

Biên Hịa, Đồng Nai

1. + Cđ Nữ Tỳ Thánh Thể.

Làng Plei Ngo, p. Thắng Lợi, Tp. Pleiku.

ĐT: (059) 3748.400; 01218.690.555

Email: [email protected]

5.19. DÒNG NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN (FDLC)

+ Nhà Mẹ Sài Gòn

42 Tú Xương, Q.3, Tp. HCM; ĐT: (08)

39.325.582

1. + CĐ NTBA Vinh Nguyên Kontum

19 Nguyễn Trãi, P.Thống Nhất, Kontum.

ĐT: (060) 3866.757; 0905.778.011 (Sr.

Cecilia Sáng)

E-mail: [email protected]

2. + CĐ NTBA Trại Phong Đăk Kiă.

Kontum.

ĐT: 0905.778.011 (Sr. Cecilia Sáng)

3. + CĐ NTBA Thanh Hà (Gx. Thanh Hà).

Nt. Thanh Hà, h. Chư Prông. Gialai.

ĐT: (059) 3790.328; 01695.582050 (Sr.

Hoà Bình)

E-mail: [email protected]

5.20. DÒNG ANH EM HÈN MỌN PHANXICÔ

(OFM) :

+ Nhà Mẹ: 50-52 Nguyễn Đình Chiểu (3

Mai Thị Liệu), p.Đa Kao, q.1, tp hcm

1. + Cđ OFM Thôn 6, Xã Diên Phú, Tp.

Pleiku

ĐT: (059) 3876.263; 0933.821.294 (Cha

Nicôla Hải)

E-mail: [email protected]

5.21. DÒNG THÁNH PHAOLÔ THÀNH

CHARTRES (SPC):

+ Nhà Mẹ Đà Nẵng: 47 Yên Báy, Tp. Đà

Nẵng.

ĐT: (05113) 824.735; Fax: 84 (05113)

893.058

Giám tỉnh: (05113) 810.877;

[email protected]

1. + Cđ SPC, Têrêsa Tân Hương.

6 Trần Phú, P.Thống Nhất, Tp. Kontum.

ĐT: (060) 3862.741; E-mail:

[email protected]

2. + Cđ SPC, Phương Nghĩa.

38 Lý Tự Trọng, P.Thắng Lợi, Tp.

Kontum.

ĐT: (060) 3865.019; E-mail:

[email protected]

3. + Cđ SPC Hoà Bình (Tân Phú). X. Hòa

Bình, Kontum.

ĐT: (060) 3865.082; E-mail:

[email protected]

4. + Cđ SPC Võ Lâm, P.Quang Trung, tp

Kontum.

ĐT: (060) 3863.655;

E-mail: [email protected] (sr Ngọc Hịa)

5. + Cđ SPC Kon H’Ring. Xã Diên Bình,

h.Đăk Tô, Kontum.

ĐT: 01658.577.598. E-mail:

[email protected]

6. + Cđ SPC Đăk Glei. Ttrấn Đăk Glei,

H.Đăk Glei, Kontum

ĐT: 01667.772.959 ; E-mail :

[email protected]

7. + Cđ Pleiku. 44 Lê Thánh Tôn, P. Ia Kring,

Tp. Pleiku.

ĐT: (059) 3824.232; E-mail :

[email protected]

8. + Cđ SPC Mái Am Sao Mai. 27 Wừu, P.Ia

Kring, tp Pleiku

ĐT: (059) 3823.303 ; E-mail :

[email protected]

9. + Cđ SPC Phú Thọ. Xã An Phú, Tp.

Pleiku.

ĐT: (059) 3861.137 ;

E-mail : [email protected]

Page 52: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

52

10. + Cđ SPC, Thiên Linh (Ia Ly), h.Chư Păh,

Gialai.

ĐT : 01698.712.907

11. + Cđ SPC Thiên Hoà. Xã Hoà Phú, h.Chư

Păh, Gialai.

ĐT : (059) 3893.719 ; 0906.518.017;

E-mail : [email protected]

12. + Cđ SPC Tu viện Mai Liên. An Khê.

196 Quang Trung, Tx. An Khê, Gialai.

ĐT: (059) 3832.188 ; E-mail :

[email protected]

13. + Cđ SPC Chợ Đồn. 819 Quang Trung, tx.

An Khê, Gialai.

ĐT : (059) 3832.161 ;

E-mail : [email protected]

14. + Cđ SPC Phú Bổn. Tv. Phaolô, tx. Ayun

Pa, Gialai.

ĐT : (059) 3852.113. E-mail :

[email protected]

15. + Cđ SPC Thiên Phú (V.Mít), tp Pleiku,

Gialai.

ĐT : (059) 3718.239 ; E-mail :

[email protected]

16. + Cđ SPC Thiên Phúc (Chư Á), tp Pleiku,

Gialai.

ĐT : (059) 3755.629; E-mail:

[email protected]

17. + Cđ SPC Thiên An (Rẫy), tp Pleiku,

Gialai.

ĐT : (059) 2210.705. Sr. Theresita Liên :

0914.104.959

E-mail : [email protected],

[email protected]

18. + Cđ SPC Thiên Sơn (La Sơn), h.Đăk Đoa,

Gialai.

ĐT: (059) 3898.684 ; E-mail :

[email protected]

19. + Cđ SPC Thiên An (Thanh An), h.Chư

Prông, Gialai.

ĐT: (059) 3898.705; E-mail:

[email protected]

20. + Cđ SPC Thiên Đức (Ninh Đức), h.Chư

Păh, Gialai.

ĐT: (059) 2200.321; E-mail:

[email protected]

21. + Cđ SPC Vinh Sơn. Gx Phú Thọ, tp

Pleiku, Gialai.

ĐT: E-mail :

[email protected]

22. + Cđ SPC Phú Thiện, h.Phú Thiện, Gialai.

ĐT: (059)3.601.825

23. + Cđ SPC Chư Câm. Gialai.

ĐT: 0122.561.0010

5.22. DÒNG ĐỨC BÀ TRUYỀN GIÁO:

+ Nhà Mẹ: 151 V Văn Ngân, p. Linh Chiểu,

q.Thủ Đức, tp HCM.

Dt: 08 38973 835. Email :

[email protected]

1. + Cđ Đức Bà Truyền Giáo Kon Xơ Koi, Kon

Braih, KTum.

ĐT: 0914. 455 840 - 0126 3377 156.

E-mail: [email protected] -

[email protected]

2. + Cđ Đức Bà Truyền Giáo Ia Kring, tp.

Pleiku.

ĐT: ĐT: 0968 210 207- 0982 186 441.

E mail : [email protected]

5.23. DÒNG LASAN:

+ Nhà Mẹ: 53B Nguyễn Du, p.Bến Ngh, q.1,

tp HCM

1. + Cđ Lasan Yali. Fr. Quân. Thị trấn Đăk

Đoa, Gia Lai.

ĐT: 0937.812.738

5.24. DÒNG TIỂU MUỘI:

+ Nhà Mẹ: 25/4 Phan Văn Hân, p.19, q.Bình

Thạnh, tp HCM

1. + Cđ Tiểu Muội Klâu Rơngol, Kon Tum.

ĐT: 0164.820.2686

5.25. Tu DÒNG TRUYỀN TIN:

+ Nhà Mẹ: Tu Đoàn Truyền Tin, xĩm 2, x Phc

Lm, huyện Mỹ Đức, tp H Nội

1. + Cđ Truyền Tin Đăk Tân, Kon Braih, Kon

Tum.

ĐT: 0166.211.9965 (Sr Ngát)

Page 53: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

53

[email protected]

5.26. DÒNG ĐỨC BÀ PHÙ HỘ (Salésiennes):

+ Nhà Mẹ: 57 đường số 4, p.Tam Ph, q.Thủ

Đức, tp HCM

1. + Cđ La Sơn, x. Ia Băng, h. Đăk Đoa, Gialai

ĐT: (059) 3898.707. E-mail :

[email protected]

5.27. DÒNG THIÊN PHƯỚC:

+ Nhà Mẹ: Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn.

227/18 Phước Lộc, x Phước Hòa, H. Tân

Thành, Bà Rịa Vũng Tàu

1. + Cđ Ayun, x Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh

Gialai.

5.28. DÒNG KÍN CÁT MINH:

+ Nhà Mẹ: 33 Tôn Đức Thắng, p.Bến Ngh,

q.1, tp HCM

1. + Cđ Hòa Phú. Thôn 2, xã Hòa Phú, h. Chư

Păh, Gialai.

ĐT: 0913 938 482 (Sr. Agnès Ánh)

5.29. Nhóm TRỢ TÁ TÔNG ĐỒ (AA):

1. + Tòa Giám Mục Kontum.

ĐT: 01699 839 663 (Chị Briu)

Email: [email protected]

5.30. Dòng TÊN (SJ)

+ Nhà Mẹ: Dòng Tên, 19 Đường số 5, khu

phố 2, p.Linh Trung, q.Thủ Đức

1. + Cđ Hoa Lư, Nhà Thờ Hoa Lư, 175 CMT8,

Tp Pleiku,

ĐT: 0919.666.990. Email:

[email protected] (c. Phục)

5.31. DÒNG ĐAMINH (OP)

+ Nhà Mẹ: Lm Giuse Ngơ Sỹ Đình. 229 V Thị

Su, p.7, q.3, tp HCM

1. + Cđ Kon Rơbang, xã Vinh Quang, Tp.

Kontum, Kontum.

ĐT: 0988.542.448.

Email: [email protected] (c.Cường)

5.32. DÒNG VINH SƠN (CM)

+ Nhà Mẹ: 40 Trần Phú, tp Đà Lạt, Lâm

Đồng

1. + Cđ Tân Lập, Nhà thờ Tân Lập, X. Đăk

Ruồng, H. Kon Brai, T. Kontum. ĐT :

01285.680.868 (cha Augus Chung)

Email: [email protected]

5.33. DÒNG NGÔI LỜI (SDV)

+ Nhà Mẹ: Dòng Ngôi Lời - Giuse, 10 Võ Thị

Sáu, p.Phước Long, tp Nha Trang, Khánh

Hòa

1. + Cđ An Mỹ. Nhà thờ An Mỹ, X. An Mỹ, tp

Pleiku, Gialai

ĐT : 0975 833 633 (cha Sỹ Hùng)

Email: [email protected]

Page 54: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

54

VI.

CÁC GIÁO HẠT và TU VIỆN TRONG GIÁO PHẬN

VI.1. MIỀN KONTUM

6.1.1. Hạt Kontum

1. Giuse ĐỖ HIỆU

Nt. Tân Hương, 92 Nguyễn Huệ, p. Thống

Nhất, Kontum.

1.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Têrêsa Tân

Hương.

6 Trần Phú, P.Thống Nhất, Tp. Kontum.

1.2 + Cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Nguyên,

Kontum

19 Nguyễn Trãi, P.Thống Nhất, Kontum.

2. GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẮC (Kiêm nhiệm)

Nhà Thờ Trung Nghĩa. P. Trần Hưng Đạo,

Tp. Kontum.

3.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Trung

Nghĩa.

3. Giuse ĐỖ HIỆU (Kiêm nhiệm)

Nhà Thờ Tân Phát. x. Chư Hreng, Tp.

Kontum.

4. Vinh sơn NGUYỄN NGỌC QUYỀN

Nhà thờ Plei Jơdrâp, X. Đăk Năng, Tp.

Kontum.

4.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Plei Jơdrâp

5. GIOAN BAOTIXITA TRẦN QUANG

TRUYỀN

PHAOLÔ PHAN HUY DŨNG

PHAOLÔ ĐẬU VĂN HỒNG

PHANXICÔ XAVIÊ PHANSINH BIU

Nt. Chính toà, 13 Nguyễn Huệ, P.Thống

Nhất, Kontum.

5.1 + APL. Nhà Mẹ. 14 Nguyễn Huệ, P. Thống

Nhất, Ktum.

5.2 + Viện Mồ Côi – Cộng đoàn APL Vinh Sơn 1

13b Nguyễn Huệ, P.Thống nhất, Kontum.

5.3 + Viện Mồ Côi - Cộng đoàn APL Vinh Sơn 2

thôn Kon Harachot Thống Nhất, Kontum.

5.4 + Nhà tập APL

5.5 + Cộng đoàn Mến Thánh Giá Qui Nhơn

Kontum.

13 Nguyễn Huệ, P.Thống Nhất, Kontum.

6. Luy GONZAGA NGUYỄN HÙNG VỊ

Nt. Phương Nghĩa, 36 Lý Tự Trọng, P.

Thắng Lợi, Ktum

6.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Phương Nghĩa.

38 Lý Tự Trọng, P.Thắng Lợi, Tp. Kontum.

6.2 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Kim Phước.

146 Trần Hưng Đạo, P.Thắng Lợi, Kt.

6.3 + Cộng đoàn APL Tòa Giám mục

7. Luy GONZAGA NGUYỄN QUANG VINH

Nhà thờ Phương Hoà, P. Nguyễn Trãi,

Kontum.

7.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Phương Hoà

7.2 + Cộng đoàn Nữ Tữ Bác Ai Trại Phong Đăk

Kiă

7.3 + Cộng đoàn APL Trại phong Đăk Kiă.

8. Luy GONZAGA NGUYỄN QUANG VINH

(Kiêm nhiệm)

Nhà thờ Tân Điền, x. Đoàn Kết, tp. Kontum.

8.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Tân Điền.

9. GIUSE NGUYỄN VĂN ĐẮC

Nhà Thờ Tân Phú, P.Trần Hưng Đạo, Tp.

Kontum.

9.1

+ Cộng đoàn Phaolô (SPC) Hoà Bình (Tân

Phú)

P.Trần Hưng Đạo, Tp. Kontum.

10. Giuse TRẦN NGỌC TÍN

Nhà Thờ Phương Quý, x. Vinh Quang, Tp.

Kontum.

10.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Phương

Quý.

11. Luca NGUYỄN VĂN MẠNH (OP)

ANTÔN MARIA DACARIA PHAN TỰ

CƯỜNG (OP)

GIUSE NGUYỄN HỮU PHÚ (OP)

Nhà thờ Kon Rơbang, xã Vinh Quang, Tp.

Kontum

11.1 + Cộng đoàn APL, xã Vinh Quang, Tp.

Kontum

Page 55: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

55

11.2 + Cộng Đoàn Đaminh (OP)

12. Phêrô NGUYỄN ĐÌNH LỘC

Nhà thờ Mang La, Xã Ngok Bay, Tp.

Kontum.

12.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Măng La.

2.2 + Cộng đoàn Nữ Vương Hoà Bình Kroong,

Tp. Kontum.

13. Giacôbê TRẦN TẤN VIỆT

Nhà thờ Kon Jơdreh, X. Đak Bla, Tp.

Kontum.

13.1 + Cộng đoàn APL Kon Jơdreh (Vinh Sơn 3)

14. Gioan NGUYỄN ĐỨC HOÀ (CM)

GIUSE VŨ QUỐC HƯNG (CM)

GIOAN B. ĐÀO HUY HOÀNG (CM)

Nhà Thờ Konxơmluh, x. Đăk Tơre, H.Kon

Rẫy, Kontum

14.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Kon

Xơmluh.

14.2 + Cộng đoàn APL. Kon Tơneh.

14.3 + Cộng đoàn APL. Kon Dơxing.

14.4 + Cộng đoàn APL. Kon Mong.

14.5 + Cộng đoàn APL. Vinh Sơn 4. T 10, xã Dak

Tơre, h. Kon Rẫy

14.6 + Cộng đoàn APL. Vinh Sơn 6, Th 8, xã Dak

Tơre, h. Kon Rẫy

14.7 + Cđ Đức Bà Truyền Giáo Kon Xơ Koi, Kon

Braih.

15. PHAOLÔ TỐNG pHƯỚC HẢO (cm)

AUGUSTINÔ NGUYỄN VIẾT

CHUNG(CM)

Nhà thờ Tân Lập, X.Tân Lập, H.Kon Rẫy, T.

Kontum

15.1 + Cộng đoàn Vinh Sơn nam (CM),

Thôn 3, X.Tân Lập, H.Kon Rẫy, T. Kontum

15.2 + Cđ Truyền Tin, Đăk Tân, Kon Braih

16. Giuse NGUYỄN ĐỨC CHƯƠNG

Nhà thờ Plei Rơhai, Phường Lê Lợi, Tp.

Kontum

16.1 + Cộng đoàn APL. Plei Rơhai, Kontum.

17. Giuse ĐỖ HIỆU (Kiêm nhiệm)

Nhà thờ Võ Lâm, 22 Trần Nhân Tông, Tp.

Kontum.

17.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Võ Lâm.

22 Trần Nhân Tông, P.Quang Trung, Tp.

Kontum.

18 Phêrô TRẦN QUỐC HẢI

Nhà thờ Klâu Rơngol, xã Ia Chim, Tp.

Kontum.

18.1 + Cđ Tiểu Muội. Xã Ia Chim, Tp. Kontum.

18.2 + Cđ APL Klâu Rơngol, Xã Ia Chim, Tp.

Kontum.

6.1.2. Hạt Đăk Hà

1.

SIMON PHAN VĂN BÌNH

Nhà Thờ Plei Kơbei, x. Sa Bình, h. Sa Thầy,

Kontum.

2.

TAĐÊÔ NGUYỄN ÁI QUỐC

Nhà thờ Rờ Kơi, thị trấn Sa Thầy, h. Sa

Thầy, Kontum.

3.

VINH SƠN NGUYỄN THÀNH TRUNG

(OFM)

Nt. Plei Pơđừ, xã Sa Bình, H. Sa Thầy, T.

Kontum.

3.1 + Cộng đoàn APL Plei Pơđư. Sa Bình,

SaThầy, Kontum

4. GIUSE HÀ VĂN HƯỜNG

Nt Hà Moong Kơtu, x. Hà Moong, h. Sa

Thầy, Kontum.

4.1 + Cộng đoàn APL. Hà Moong Kơ Tu

Xã Hà Moong, H. SaThầy, Kontum.

4.2 + Cộng đoàn APL. Hà Moong, Đăk Wơk.

Xã Hà Moong, H. Sa Thầy, Kontum.

4.3 + Cộng đoàn MTG Xuân Lộc Kơbei,

Xã Hà Moong, H. SaThầy, Kontum.

5. ANTÔN VŨ ĐÌNH LONG

Nhà thờ Kon Du, Xã Dăk Pxy, H. Đak Hà,

Kontum.

5.1 + Cộng đoàn MTG Thủ Thiêm, Kon Du.

6. PHAOLÔ NGUYỄN ĐỨC HỮU

Nhà thờ Kon Trang Mơnei, x. Đăk La, h.

Đăk Hà, Kontum

6.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng. Đăk Hà.

thôn 5, x. Hà Mòn, h. Đak Hà, Kontum.

7. PHÊRÔ NGUYỄN NGỌC THANH

Nt. Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà,

tỉnh Kontum.

8. PHÊRÔ NGUYỄN NGỌC THANH (Kiêm

nhiệm)

Page 56: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

56

Nt. Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà,

tỉnh Kontum.

8.1 CĐ APL Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk

Hà, Kontum

8.2 CĐ CQP Kon Gung, xã Đăk Mar, huyện Đăk

Hà, Kontum

9. PHÊRÔ TRẦN CÔNG MINH (CM)

Nhà thờ Kon Bơ Băn, x. Ngọc Réo, H. Đăk

9.1 + Cộng đoàn APL Kon Bơ Băn

6.1.3. Hạt Đăk Mot

1. GIUSE VÕ VĂN DŨNG

GIÊRÔNIMÔ TRẦN VĂN TRẠCH

ANTÔN PHẠM MINH CHÂU (OP)

GIUSE HÀ ĐĂNG HỘI (OP)

Nhà thờ Đak Mot, Ttr. Plei Kần, H. Ngọc

Hồi, T. Kontum.

1.1

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Xóm

Nhỏ 1.

Ttr. Pei Kần, H. Ngọc Hồi.

1.2

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Xóm

Nhỏ 2.

Xã Pờ Y, h. Ngọc Hồi, Kontum.

1.3 + Cộng đoàn APL. Ngọc Hồi

Thị trấn Plei Kần, H. Ngọc Hồi, T. Kontum.

2

Đaminh TRẦN VĂN Vũ

Nhà thờ Đăk Jâk, X. Đăk Môn, H. Đăk Glei,

Kontum.

2.1 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Đak Glei.

X. Đak Môn, h. Đak Glei, Kontum.

3

Gioan BAOTIXITA HỒ QUANG HUYÊN

GIOAKIM LƯƠNG ĐÔNG VỸ

Nt. Đăk Tuk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk

Glei, Kontum.

3.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Đak Glei.

Thị trấn Đăk Glei, h. Đăk Glei, Kontum.

4. PHANXICÔ XAVIÊ LÊ TIÊN

GIOAKIM NGUYỄN HỮU TUYẾN

Nhà thờ Kon Hring, Xã Diên Bình, H. Đak

Tô, Kontum

4.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Kon Hring.

Xã Diên Bình, H. ĐakTô, Kontum.

4.2 + Cộng đoàn APL. Kon Hring

Xã Diên Bình, H. ĐakTô, Kontum.

5. AnTÔN NGUYỄN VĂN BINH

PHÊRÔ NGUYỄN XUÂN ANH TUẤN

NT. Tea Rơxá, Xã Đăk Trăm, H. ĐakTô, KT

5.1 + Cộng đoàn APL. Đăk Rơxa.

Xã Đăk Trăm, H. ĐakTô, Kontum.

6. TÔMA THIỆN LÊ CÔNG HUY KHANH

Nhà thờ Đak Chô, X. Ngọc Tụ, H. Đak Tô, KT

6.2 + Cộng đoàn Chúa Quan Phòng Đăk Chô

VI.2. MIỀN PLEIKU

6.2.1. Hạt Pleiku

1. PHÊRÔ NGUYỄN VÂN ĐôNG

GIUSE GIANG TỬ DƯƠNG

Nt. Thăng Thiên, 02 Quang Trung, P.Tây

Sơn, Tp.Pleiku.

2. PHÊRÔ NGUYỄN VÂN ĐôNG (Kiêm nhiệm)

Nhà thờ Hiếu Nghĩa, p. Thống Nhất, Tp.

Pleiku.

2.1 + Cộng đoàn MTG Tân Việt. Hiếu Nghĩa.

3. PHÊRÔ NGUYỄN VÂN ĐôNG (Kiêm

nhiệm)

Nhà thờ Hiếu Đức, P. Yên Đỗ, Tp. Pleiku

3.2 + Cộng đoàn MTG Cái Mơn. Hiếu Đức.

4. ĐAMINH ĐINH QUANG VINH

TÔMA NGUYỄN VĂN THƯỢNG (BOK

DO)

PHÊRÔ A ĐÊN (BOK DO)

Nhà thờ Đức An, 20 Wừu, P.Ia Kring, Tp.

Pleiku, Gialai.

4.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Tu Viện Pleiku.

44 Lê Thánh Tôn, P. Ia Kring, Tp. Pleiku.

4.2

+ Cộng đoàn Phaolô (SPC) Thiên Phú

(Vươn Mít)

ĐT: (059) 3718.239

4.3

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. Tu

Viện Pleiku.

6 Võ Thị sáu, p. Ia Kring, Tp.Pleiku.

4.4

+ Tư thục 30/4. Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô

Nhiễm.

22 Hùng Vương, P. Ia Kring, Tp. Pleiku.

Page 57: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

57

4.5

+ Cđ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. (Nội Trú Duy

Tân).

286 Duy Tân, P.Diên Hồng, Tp.Pleiku.

4.6

+ Cộng đoàn MTG Qui Nhơn (Đức Tin), Tu

Viện Pleiku. 44 Hùng

Vương, P. Ia Kring, Tp. Pleiku.

4.7 + Cộng đoàn Phanxicô, thôn 6, x. Diên Phú,

Tp. Pleiku

4.8 + Cộng Đoàn Phaolô Sao Mai

27 Wừu, P.Ia Kring, Tp. Pleiku.

4.9 + Cộng Đoàn Đức Bà Truyền Giáo Ia Kring,

Pleiku

4.10 + Cộng Đoàn CQP Ia Kring. Khu du lịch Về

Nguồn

5. ĐAMINH TRƯƠNG BẢO TâM

EPHREM TRƯƠNG CƯỜNG

GIOAN NGUYỄN NHƠN

Nhà thờ Thánh Tâm, 542 Hùng Vương, Tp.

Pleiku.

5.1 + Cộng Đoàn MTG Qui Nhơn Đồng Tâm.

phường Thắng Lợi, Tp. Pleiku, Gialai.

5.2

+ Cđ, Chúa Quan Phòng Thánh Tâm

32 Lạc Long Quân, Phường Thắng lợi, Tp.

Pleiku

5.3 + Cộng đoàn Nữ Tỳ Thánh Thể Plei Ngo, Tp.

Pleiku.

5.4 + Cộng đoàn MTG Thủ Thiêm Đồi Mai Anh,

Tp. Pleiku.

5.5 + Cộng đoàn Đaminh Rosa Lima. Hàm

Rồng. Tp. Pleiku

5.6 +Cộng đoàn Nữ Tỳ Chúa Thánh Thần Hàm

Rồng, Pleiku

5.7 + Cộng đoàn Naza Hàm Rồng. Tp. Pleiku

5.8 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Thiên Ân

phường Thắng Lợi, Tp. Pleiku, Gialai.

5.9

+ Cộng đoàn Mến Thánh Giá Qui Nhơn

Pleichuet.

phường Thắng Lợi, Tp. Pleiku, Gialai.

5.10 + Cđ Con Đức Mẹ Vô Nhiễm. P.Thắng Lợi,

Pleiku

5.11 + Cộng đoàn Phaolô Thiên Phúc, Chư Á,

Pleiku

5.12 + Cđ DCCT Pleichuet, Chư Á, Pleiku.

6. ĐAMINH TRƯƠNG BẢO TâM (Kiêm

nhiệm)

Nhà thờ Phaolô. P. Hội Phú, Tp. Pleiku.

6.1 + Cộng đoàn Đaminh Thánh Tâm. Nt

Phaolô, P. Hội Phú

7. MARCÔ BÙI DUY CHIẾN (CSsR)

GIUSE PHẠM HỒNG TÀI (CSsR)

PHÊRÔ NGUYỄN ĐỨC MẦU (CSsR)

ĐAMINH PHẠM MẠNH NIỆM (CSsR)

VINH SƠN VŨ VĂN BẰNG (CSsR)

Nhà thờ Pleichuet, phường Thắng Lợi, Tp.

Pleiku, Gialai.

8. PHÊRÔ NGÔ PHAN ĐÌNH PHỤC (SJ)

Nt. Hoa Lư, 175 CMT8, Tp Pleiku, Gialai

9. PHÊRÔ NGÔ PHAN ĐÌNH PHỤC (SJ)

(Kiêm nhiệm)

Nt. Trà Đa, xã Trà Đa, Tp Pleiku, Gialai

10. ĐAMINH NGUYỄN TIẾN TRUNG

Nhà thờ Phú Thọ, xã An Phú, Tp. Pleiku,

Gialai.

10.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Phú Thọ.

xã An Phú, Tp. Pleiku.

10.2 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Vinh Sơn

11

GIOAKIM ĐỖ SĨ HÙNG (SVD)

Nhà thờ An Mỹ, X. An Phú, Tp. Pleiku,

Gialai.

11.1

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm An Mỹ

(Nazareth).

x. An Phú, Tp. Pleiku.

12. TÔMA VŨ KHẮC MINH

Nhà thờ Hoà Bình, xã Biển Hồ, Tp. Pleiku,

Gialai.

12.1 + Cộng đoàn MTG Phan Thiết, Hoà Bình.

xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, Gialai.

13. TÔMA AQUINÔ TRẦN DUY LINH

Nhà thờ Tiên Sơn, x. Tân Sơn, Tp. Pleiku,

Gialai.

13.1 + Cộng đoàn MTG Phan Thiết Tiên Sơn.

6.2.2. Hạt Ayun Pa

1.

BÊNÊĐICTÔ NGUYỄN VĂN BÌNH

GIOAN BOSCÔ TRẦN THANH PHƯƠNG

ALBERTÔ MARIA NGUYỄN VĂN ĐÁP

Nt. Phú Bổn, 186 Trần Hưng Đạo, Tx.

Ayunpa, T. Gialai.

1.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Phú Bổn. Tx.

Page 58: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

58

Ayunpa, Gialai

2.

PHÊRÔ NGÔ ĐỨC TRINH

Nhà thờ Phú Túc, Ttr. Phú Túc, H. Krông

Pa, T. Gialai.

2.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Chư Câm

3.

PHÊRÔ ĐINH QUỐC THÁI BÌNH (CSsR)

TTTG Cheoreo-Tơlui, 149 Trần Hưng Đạo,

Tx.AyunPa,Gialai.

3.1 + Cộng đoàn APL Phú Bổn. Tx. Ayunpa, T.

Gialai.

4.

GIOAN BAOTIXITA MAI MINH MẠNH

(CSsR)

Nhà thờ Bon Ơi Nu B, xã Ia Sươm, H. Krông

Pa, T. Gialai.

6.2.3. Hạt An Khê

1.

GIUSE PHẠM MINH CÔNG

Nhà thờ An Khê, 198 Quang Trung, Tx. An

Khê, Gialai.

1.1

+ Cộng đoàn Phaolô (SPC) An Khê - Tu

viện Mai Liên.

196 Quang Trung, Tx. An Khê, Gialai.

2. GIOAN NGUYỄN QUỐC VŨ

Nhà thờ Đồng Sơn, x. Tân An, h. Đăk Pơ,

Gialai.

3. GIUSE TRẦN VĂN BẢY

Nhà Thờ An Sơn, xã Tân An, h. Đăk Pơ,

Gialai.

3.1 + Cộng đoàn Đaminh Tam Hiệp, Kông Chro.

3.

GIUSE VŨ QUỐC BÌNH

Nhà Thờ Chợ Đồn, 819 Quang Trung, Tx.

An Khê, Gialai

3.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Chợ Đồn.

819 Quang Trung, Tx. An Khê, Gialai.

6.2.4. Hạt Chư Păh

1.

PHANXICÔ ATSIDI PHẠM NGỌC QUANG

MICAE NGUYỄN TUẤN HUY

Nhà thờ Ninh Đức, x. Nghĩa Hoà, H.Chư

Păh, T.Gialai.

1.1 + Cđ Phaolô (SPC) Thiên Đức. Nt Ninh Đức,

Chư Păh

1.2 + Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Thiên Ân. Ya Ly,

Chư Păh.

+ Cộng đoàn Phaolô (SPC) Ialy, Chư Păh

2. LUY GONZAGA NGUYỄN QUANG HOA

Nhà thờ Hoà Phú, xã Hòa Phú, H. Chư Păh,

T. Gialai

2.1 + Cộng đoàn Phaolô (SPC) Thiên Hoà, x.

Hoà Phú.

2.2 + Cộng đoàn Cát Minh, x. Hoà Phú, H. Chư

Păh, T.Gialai

3. PHAOLÔ PHẠM ĐỨC VƯỢNG

Nhà thờ Plei Tơwer, H. Chư Păh, T. Gialai

4. GIÊRÔNIMÔ LÊ ĐÌNH HÙNG

Nhà thờ Kon Mah, X. Hà Tây, H. Chư Păh,

T. Gialai.

4.1 + Cộng đoàn APL. Hà Tây (Kon Mah).

H.Chư Păh, Gialai.

5.

Micae HOÀNG QUÝ ÂN (CSsR)

GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN ĐÌNH THUẬT

(CSsR)

Nhà thờ Hà Bầu, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư

Păh, Gialai.

6. Micae HOÀNG QUÝ ÂN (CSsR) (Kiêm

nhiệm)

Nhà thờ Ngô Sơn, x. Chư Đăng Ya , h. Chư

Păh, Gialai.

7. Giuse TRẦN VĂN LONG (OFM)

GIUSE NGUYỄN KHÁNH THÔNG (OFM)

Nhà thờ Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

8. MICAE NGUYỄN TUẤN HUY (Kiêm nhiệm)

Nhà thờ Đức Bà Biển Hồ, X. Nghĩa Hưng, H.

Chư Păh.

9. LUY NGUYỄN QUANG HOA (Kiêm nhiệm)

Nhà thờ Ea Luh, x. Nghĩa Hưng, h. Chư Păh,

Gialai

10 Gioan baotixita Lê minh Trí (CSsR)

Nhà thờ Plei Jut, xã Ia Der, huyện Ia Grai,

Gialai

6.2.5. Hạt Chư Prông

1. ĐAMINH MAI NGỌC LỢI

ĐAMINH NGUYỄN XUÂN HÙNG (MẠNH)

GIUSE ĐỖ THÁI HUY

Nhà thờ Đức Hưng, x. Thăng Hưng, h. Chư

Prông, Gialai

Page 59: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

59

1.1

+ Cộng đoàn Phaolô (SPC) Thiên An, Thanh

An.

x. Thăng Hưng, h. Chư Prông, Gialai.

3. PHÊRÔ HOÀNG VĂN SỐ (SDB)

PHILIPPHÊ ĐỖ ĐỨC HOAN (SDB)

Nhà thờ Thanh Hà, X. Ia Drăng, H. Chư

Prông, T. Gialai.

3.1

+ Cộng đoàn Nũ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Vinh

Hà.

x. Ia Drăng, h. Chư Prông, T. Gialai.

3.2 + Cộng đoàn Don Bosco Vinh Hà.

x. Ia Drăng, h. Chư Prông, T. Gialai.

2. PHÊRÔ HOÀNG ĐÌNH THỤY (SDB)

VINHSƠN NGUYỄN THÀNH TRUNG

(SDB)

GIUSE ĐỖ QUANG THÁI HÀ (SDB)

Nhà thờ Thanh Bình, xã Bình Giáo, h. Chư

Prông, Gialai

2.1

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Thanh

Bình.

x. Bình Giáo, H. Chư Prông, Gialai.

4. GIUSE NGUYỄN MINH NGỌC (SDB)

GIUSE LẠI VĂN VINH (SDB)

Nhà thờ Phú Mỹ, x. Ia Băng, h. Chư Prông,

Gialai.

4.1 + Cộng đoàn MTG Qui Nhơn. Plei Me, h.

Chư Prông, Glai

4.2 + Cđ Đaminh Rosa Ia Linh. Ia Lâu, h.Chư

Prông, Gialai

5. GIUSE TRẦN MINH CHÍNH (CSsR)

TAĐÊÔ VÕ XUÂN SƠN

N.thờ Plei Rơngol Khop, TTTG Chư Ty, H.

Đức Cơ, Gialai

5.1

+ Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Chư

Ty (Đức Cơ). T.tr.

Chư Ty, H. Đức Cơ, T. Gialai.

6.2.6. Hạt Chư Sê

1. GIUSE TRẦN SĨ TÍN (CSsR)

GIUSE TRƯƠNG VĂN MINH (CSsR)

TTTr.giáo Pleikly, Ttr. Phú Nhơn, h. Chư

Pưh, t. Gialai.

2. MARCÔ BÙI DUY CHIẾN (CSsR) (Kiêm

nhiệm)

Nt. Ia Hrú - Phú Quang, xã Ia Hrú, H. Chư

Pưh, T. Gialai.

2.1 + Cộng đoàn MTG Tân Việt Phú Quang.

x. Ia Hrú, h. Chư Pưh, Gialai.

3.

PHAOLÔ NGUYỄN ĐÌNH THI (CSsR)

Nhà thờ Phú Nhơn , Ttr. Nhơn Hòa, h. Chư

Pưh, t. Gialai.

3.1 + Cđ MTG Tân Việt Mỹ Ca. Ttr. Nhơn Hòa,

h. Chư Pưh.

3.2 + Cđ Nữ Vương Hòa Bình Ia Le, h. Chư

Prông.

4. GIUSE VÕ VĂN TRƯỜNG

Nhà thờ Mỹ Thạch, Ttr.Chư Sê, H. Chư Sê,

T. Gialai.

4.1 Cộng đoàn Đaminh Rosa Lima Mỹ Linh.

Ttr. Chư Sê, h. Chư Sê, t. Gialai.

5. ANTÔN HOÀNG VĂN LỢI

Nhà thờ H’Bông, xã H’Bông, H. Chư Sê, T.

Gialai.

6. PHÊRÔ PHAN CÔNG TRƯỜNG (CSsR)

Nhà thờ Ia Tiêm, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê,

Gialai

7. GIUSE NGUYỄN CÔNG MINH (CSsR)

Nhà thờ Ia Dreng, xã Ia Hrú, huyện Chư

Pưh, Gialai.

6.2.7. Hạt Mang Yang

1.

ĐAMINH TRẦN THẬT (CSsR)

Nt. Hra - Phú Yên, X. Hra, H.Mang Yang, T.

Gialai.

1.2 Cộng đoàn Đaminh Thánh Tâm, Kret Krot.

x. Hà Ra, H.Mang Yang, T. Gialai.

2.

GIUSE ĐINH VĂN CAO (CSsR)

VINHSƠN LIÊM NGUYỄN TRƯỜNG

CHÍNH (CSsR)

Nhà thờ Châu Khê, X. Đak Yă, H.Mang

Yang, T. Gialai.

2.1 + Cộng đoàn APL Plei Bông, Châu Khê.

X. Hà Ra, H.Mang Yang, T. Gialai.

2.2 + Cđ Naza Kon Thụp.

3.

Micae YA THU (OFM)

Nhà thờ Phaolô H’neng, X. H’neng, H. Đak

Đoa, T. Gialai

Page 60: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ GIÁO PHẬN KONTUM · Miền Pleiku có sông Ayun và sông Ba, bắt nguồn từ hướng K’bang chảy xuôi gặp nhau tại thị trấn Ayun Pa (Cheo

60

3.1 + Cđ MTG Xuân Lộc Hneng.

X. H’neng, H. Đak Đoa, T. Gialai

4.

Giuse HOÀNG HỮU CHI (OFM)

Nt. Lệ Cần, xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa,

Tỉnh Gia Lai.

4.1 + Cộng đoàn APL Plei Groi, h. Đăk Đoa, t.

Gialai.

5. Đaminh TRƯƠNG BẢO TÂM (Kiêm nhiệm)

Nhà thờ La Sơn, X. Ia Băng, h. Đăk Đoa,

T.Gia Lai.

5.1 + Cđ Phaolô SPC Thiên Sơn

x. Ia Băng, h. Đăk Đoa, t. Gialai.

5.2 + Cộng đoàn Đức Bà Phù Hộ La Sơn

x. Ia Băng, h. Đăk Đoa, tỉnh Gialai.

5.3 + Cđ Chúa Quan Phòng La Sơn.

x. Ia Băng, h. Đăk Đoa, tỉnh Gialai.

6.

TÔMA AQUINÔ TRẦN DUY LINH (Kiêm

nhiệm)

Nhà thờ Lệ Chí, x. Nam Yang, h. Mang

Yang, Gialai

7.

GIUSE NGUYỄN DUY TÀI

Nhà thờ Kon Mahar, X. Hà Đông, H. Đăk

Đoa, T. Gialai.

8. Phanxicô Xaviê HỒ VĂN PHƯƠNG

Nhà thờ De Sơmei, x. Đăk Sơmei, h. Đăk Đoa,

t. Gia Lai.

9. PHAOLÔ NGUYỄN VĂN CÔNG (CSsR)

Nhà thờ Plei Bông, x. Ayun, h. Mang Yang,

Gia Lai.

Kontum, tháng 08 năm 2014

Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn

1 Bản dịch của Tòa Giám mục Kontum, NXB Tôn Giáo năm 2011, trang 8.