ĐÁnh giÁ tÁc ĐỘng cỦa viỆc nuÔi cÁ tra lÊn cÁc khu...

76
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM ----------*****----------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tp.HCM, tháng 6 năm 2016 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

Upload: danglien

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM ----------*****-----------

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Tp.HCM, tháng 6 năm 2016

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM

Page 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

2

----------*****-----------

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

PROJECT TEAM LEADER

Vu Nguyen Hoang Giang

DIRECTOR OF SIWRR

Tran Ba Hoang

Tp.HCM, tháng 6 năm 2016

Page 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................. 3

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 5

DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ 6

DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................. 7

1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 9

2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 9

2.1. Mục tiêu ..................................................................................................................... 9

2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9

2.3. Cách tiếp cận ........................................................................................................... 10

2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10

2.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................. 10

2.4.2. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu .................................... 10

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................ 10

2.4.4. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................... 11

2.4.5. Phương pháp mô hình hoá .................................................................................... 11

2.4.6. Các kỹ thuật và phần mềm khác ........................................................................... 12

2.5. Vùng nghiên cứu ..................................................................................................... 12

3. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................... 14

3.1. Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam ...................... 14

3.2. Xem xét và đánh giá các nghiên cứu tương tự ..................................................... 14

3.3. Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra ...................................................................... 15

3.4. Tổ chức khảo sát thực địa lấy mẫu môi trường nước và thủy sinh ................... 16

3.5. Mô phỏng chất lượng nước và xác định khả năng lan truyền chất ô nhiễm từ

hoạt động nuôi cá tra đến Vườn quốc gia Tràm Chim ................................................... 16

3.6. Báo cáo ..................................................................................................................... 16

4. ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐBSCL ...................................................................................... 17

4.1. Đất ngập nước ở ĐBSCL ....................................................................................... 17

4.2. Đa dạng sinh học của các vườn Quốc Gia ĐBSCL .............................................. 18

4.2.1. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng .......................... 18

4.2.2. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Hạ .................................. 18

4.2.3. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Đất Mũi ....................................... 19

4.2.4. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim .................................. 19

4.3. Khai thác dịch vụ hệ sinh thái và xu hướng thay đổi của các khu ĐNN ........... 20

4.4. Các yếu tố làm thay đổi hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái .............................. 22

4.5. Vườn quốc gia Tràm Chim .................................................................................... 23

4.5.1. Đặc điểm các quần xã thực vật và rừng tràm ....................................................... 23

4.5.2. Đặc điểm về động vật hoang dã ........................................................................... 26

4.5.3. Tài nguyên thủy sản và cá .................................................................................... 29

4.5.4. Quản lý chế độ ngập nước ở VQG Tràm Chim .................................................... 30

5. HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 31

Page 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

4

5.1. Mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL ............................................................................... 31

5.2. Chứng nhận nuôi sinh thái .................................................................................... 33

5.3. Quy trình nuôi các tra ở ĐBSCL .......................................................................... 34

5.4. Tác động của việc nuôi cá tra đến môi trường..................................................... 35

5.5. Hoạt động nuôi cá tra trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim ..................... 37

5.5.1. Hoạt động nuôi cá tra............................................................................................ 37

5.5.2. Một số nét đặc trưng trong nuôi cá tra ở huyện Tam Nông, Tân Hồng và TX

Hồng Ngự ......................................................................................................................... 40

6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA ĐẾN VQG TRÀM CHIM .. 40

6.1. Hiện trạng chất lượng nước trong vùng nghiên cứu ........................................... 40

6.1.1. Hàm lượng oxi hòa tan ......................................................................................... 41

6.1.2. Độ dẫn điện (EC) trong nước ............................................................................... 41

6.1.3. Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) trong nước ............................................................ 42

6.1.4. Giá trị TOC (Total Organic Cacbon) .................................................................... 44

6.1.5. Giá trị BOD5 ......................................................................................................... 44

6.1.6. Giá trị tổng đạm (TN) trong nước ........................................................................ 45

6.1.7. Giá trị TP .............................................................................................................. 46

6.1.8. Một số nhận xét sơ bộ về chất lượng nguồn nước ................................................ 47

6.2. Đánh giá, dự báo chất lượng nước và lan truyền ô nhiễm do hoạt động nuôi cá

tra đến chất lượng nước trên kênh rạch ........................................................................... 47

6.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu ............................................................................... 47

6.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ........................................................................ 51

6.2.3. Các kịch bản tính toán .......................................................................................... 52

6.2.4. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên

kênh rạch trên tổng thể ĐBSCL ....................................................................................... 52

6.2.5. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên

kênh rạch bên ngoài vườn Quốc gia Tràm Chim ............................................................. 59

6.3. Đánh giá tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim .................. 65

6.3.1. So sánh chất lượng nguồn nước tại khu vực có bơm nước từ bên ngoài vào với

khu vực không bơm nước từ bên ngoài vào VQG Tràm Chim ........................................ 65

6.3.2. Phân tích ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim do hoạt động

bơm nước từ bên ngoài vào rừng ...................................................................................... 67

6.3.3. Một số nhận xét về tác động của nuôi cá tra đến vùng đất ngập nước nói chung và

Tràm Chim nói riêng ........................................................................................................ 70

7. TỔNG HỢP CÁC TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ................ 71

7.1. Giải pháp quản lý ................................................................................................... 72

7.2. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................................. 72

8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 73

8.1. Kết luận ................................................................................................................... 73

8.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 75

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ...................................................................... 76

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................................................... 76

Page 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

5

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxi sinh học

COD Nhu cầu oxi hoá học

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNN Đất ngập nước

VQG Vườn Quốc gia

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

Page 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

6

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Các khu bảo tồn trong đất liền ở ĐBSCL ................................................................... 13

Bảng 2: Số lượng mẫu nước trong vùng nghiên cứu ................................................................ 16

Bảng 3: Diện tích và sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL từ năm 1995 - 2012 ................................ 20

Bảng 4: Biến động thành phần loài cá theo mùa ở VQG Tràm Chim ...................................... 29

Bảng 5: Các loài cá quý hiếm ở VQG Tràm Chim................................................................... 29

Bảng 6: Thành phần loài giáp xác ở VQG Tràm Chim ............................................................ 30

Bảng 7: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra ven sông ........................ 36

Bảng 8: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra nội đồng ........................ 36

Bảng 9: Tính toán lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra ................................................ 37

Bảng 10: Quy hoạch diện tích nuôi cá tra 5 huyện gần VQG Tràm Chim (ha) ....................... 37

Bảng 11: Diện tích nuôi cá tra nội đồng theo quy hoạch và thực tế ......................................... 39

Bảng 12: Số liệu thống kê giá trị DO ....................................................................................... 42

Bảng 13: Số liệu thống kê giá trị EC của các nguồn nước ....................................................... 43

Bảng 14: Số liệu thống kê TSS trong các nguồn nước ............................................................. 43

Bảng 15: Số liệu thống kê TOC trong các nguồn nước ............................................................ 44

Bảng 16: Số liệu thống kê giá trị BOD5 ................................................................................... 45

Bảng 17: Số liệu thống kê giá trị TN ........................................................................................ 46

Bảng 18: Số liệu thống kê giá trị TP ........................................................................................ 47

Page 7: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

7

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Các khu Vườn Quốc gia ở ĐBSCL và vùng nuôi cá tra ............................................. 14

Hình 2: Điều kiện và xu thế của hệ sinh thái (Thong, 2003) .................................................... 22

Hình 3: Vị trí VQG Tràm Chim trong vùng Đồng Tháp Mười (nguồn: Google Earth) ........... 23

Hình 4: Quần xã thực vật chính ở VQG Tràm Chim ............................................................... 26

Hình 5: Diễn biến số lượng chim Sếu hàng năm ở VQG Tràm Chim .................................... 27

Hình 6: Các loài sinh vật nước ở VQG Tràm Chim ................................................................. 28

Hình 7: Các loài chim quý hiếm ở VQG Tràm Chim .............................................................. 28

Hình 8: Các phân khu quản lý và cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước của VQG Tràm Chim

.................................................................................................................................................. 31

Hình 9: Diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL từ năm 1997 - 2016 ................................................... 32

Hình 10: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra ở 5 tỉnh ĐBSCL (Đồng Tháp, An Giang, Cần

Thơ, Bến Trà và Vĩnh Long) từ năm 2012 - 2015 .................................................................... 32

Hình 11: Vị trí các ao nuôi cá tra ở ĐBSCL (màu vàng) ......................................................... 33

Hình 12: Quy trình nuôi cá tra ở ĐBSCL ................................................................................. 34

Hình 13: Hoạt động xả nước thải (tay trái) và bùn thải (tay phải) của trang trại nuôi cá tra ... 36

Hình 14: Hiện trạng nuôi cá tra nội đồng xung quanh VQG Tràm Chim ................................ 39

Hình 15: Hiện trạng nuôi cá tra ở Đồng Tháp (a) nuôi ven sông (b) nuôi trong nội đồng ....... 39

Hình 16: Vị trí lấy mẫu trong vùng nghiên cứu ....................................................................... 41

Hình 17: Diễn biến DO trong khu vực nghiên cứu .................................................................. 42

Hình 18: Giá trị EC của các nguồn nước .................................................................................. 43

Hình 19: Hàm lượng TSS trong các nguồn nước ..................................................................... 43

Hình 20: Hàm lượng TOC trong các nguồn nước .................................................................... 44

Hình 21: Diễn biến BOD5 trong khu vực nghiên cứu .............................................................. 45

Hình 22: Diễn biến TN trong khu vực nghiên cứu ................................................................... 46

Hình 23: Diễn biến TP trong khu vực nghiên cứu.................................................................... 46

Hình 24: Sơ đồ tính cho ĐBSCL .............................................................................................. 48

Hình 25: Sơ đồ tính toán phục vụ cho nghiên cứu .................................................................. 49

Hình 26: Hiện trạng phân bố BOD ở ĐBSCL .......................................................................... 50

Hình 27: Hiện trạng phân bố TN ở ĐBSCL ............................................................................. 51

Hình 28: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Tân Châu ................................................................... 51

Hình 29: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Châu Đốc ................................................................... 52

Hình 30: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Cần Thơ ..................................................................... 52

Hình 31: Phân bố BOD5 trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra ................. 53

Hình 32: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại.......... 55

Hình 33: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020 ........................... 56

Hình 34: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra ...................... 57

Hình 35: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại ............. 58

Hình 36: Phân bố TN trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020 .............................. 59

Hình 37: Vị trí trích xuất số liệu tại các kênh rạch gần khu vực Tràm Chim .......................... 60

Hình 38: Giá trị BOD5 tại vị trí 1 ............................................................................................. 60

Hình 39: Giá trị BOD5 tại vị trí 2 ............................................................................................. 61

Hình 40: Giá trị BOD5 tại vị trí 3 ............................................................................................. 61

Page 8: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

8

Hình 41: Giá trị BOD5 tại vị trí 4 ............................................................................................. 61

Hình 42: Giá trị BOD5 tại vị trí 5 ............................................................................................. 61

Hình 43: Giá trị BOD5 tại vị trí 6 ............................................................................................. 62

Hình 44: Giá trị BOD5 tại vị trí 7 ............................................................................................. 62

Hình 45: Giá trị BOD5 tại vị trí 8 ............................................................................................. 62

Hình 46: Giá trị TN tại vị trí 1 .................................................................................................. 63

Hình 47: Giá trị TN tại vị trí 2 .................................................................................................. 63

Hình 48: Giá trị TN tại vị trí 3 .................................................................................................. 63

Hình 49: Giá trị TN tại vị trí 4 .................................................................................................. 63

Hình 50: Giá trị TN tại vị trí 5 .................................................................................................. 64

Hình 51: Giá trị TN tại vị trí 6 .................................................................................................. 64

Hình 52: Giá trị TN tại vị trí 7 .................................................................................................. 64

Hình 53: Giá trị TN tại vị trí 8 .................................................................................................. 64

Hình 54: Thống kê các thông số chất lượng nước giữa khu vực rừng có bơm nước và khu vực

không bơm nước ....................................................................................................................... 67

Hình 55: Nước trên kênh khu vực rừng không bơm nước (tay trái) và Nước trên kênh khu vực

rừng có bơm nước (tay phải) .................................................................................................... 67

Hình 56: Vị trí trạm bơm nước vào VQG và vị trí của ao nuôi cá tra ...................................... 68

Hình 57: Hiện trạng môi trường nước trong VQG Tràm Chim tháng 5/2016 ......................... 69

Hình 58: Dòng thải từ khu nuôi cá tra thịt đổ ra trạm bơm nước vào rừng khi triều lên ......... 69

Hình 59: Cỏ, bèo phát triển manh tại khu vực bơm nước tạo thành hệ thống lắng lọc cặn ..... 70

Hình 60: Ô nhiễm môi trường và cá chết tại khu vực bơm nước vào VQG sau khi dừng bơm

nước 4 ngày .............................................................................................................................. 70

Page 9: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

9

1. MỞ ĐẦU

Các vùng đất ngập nước (ĐNN) không chỉ mang lại lợi ích sinh thái và môi trường mà còn rất

quan trọng cho các hoạt động kinh tế-xã hội khác. Một số khu vực các khu đất ngập nước màu

mỡ và phù hợp để trồng lúa. Do đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là “vựa

lúa” của Việt Nam do sản xuất khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu. Ngoài ra, trong những thập

kỷ qua, Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, trong số đã

được sản xuất trong vùng ĐNN (Thống et al. 2005).

Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng của nền kinh tế Việt Nam với thực tế là giá

trị xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với sản lượng xuất khẩu đạt

6,8 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD trong năm 2014. Việt Nam đã trở thành

một trong năm nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới. Với diện tích sản

xuất là 5.500 ha thì sản lượng đạt khoảng một triệu tấn. Trong năm 2014, cá tra xuất khẩu đạt

1,7 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm trước và chiếm hơn một phần tư tổng lượng xuất khẩu thủy

sản. Kể từ khi mở rộng, tác động môi trường chính của nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do các

hệ thống sản xuất thâm canh, trong đó bao gồm việc xả thải chất rắn lơ lửng và chất dinh

dưỡng và chất hữu cơ với nồng độ cao vào nguồn nước đã làm giảm hàm lượng oxi hoà tan

của nguồn nước, thay đổi các loài sinh vật đáy và xuất hiện hiện tượng phú dưỡng của các lưu

vực sông. Một trong những tác động đáng kể của việc nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự suy

thoái vật lý môi trường sống, đa dạng sinh học cũng như chất lượng nước thông qua chuyển

đổi rừng ngập mặn và phá hủy các vùng đất ngập nước. Do đó, WWF đã tiến hành một nghiên

cứu về tác động chính của nuôi cá tra đối với các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL (tập trung

vào Vườn Quốc gia Tràm Chim). Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn và hiểu biết tổng

thể về nuôi cá tra đến vùng đất ngập nước và hỗ trợ cho các nhà quản lý trong ra quyết định

thông qua việc xem xét và tránh các tác động tiêu cực đến môi trường khi lập quy hoạch các

khu nuôi thủy sản.

2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

Cung cấp phân tích và hiểu biết tổng thể về hoạt động nuôi cá tra;

Xác định các tác động đáng kể của nuôi cá tra đối với các khu đất ngập nước;

Cung cấp kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định thông qua việc xác định và tránh các tác

động tiêu cực đến môi trường trong quá trình lập quy hoạch các khu nuôi trồng thuỷ sản.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Xác định vị trí nghiên cứu điển hình mà hoạt động nuôi cá tra đang diễn ra ở gần hoặc

được bao quanh bởi vùng đất ngập nước.

Xem xét thực hành nuôi cá tra hiện nay ở các địa điểm được chọn nghiên cứu để xác định

tác động ngắn hạn và dài hạn do nuôi thủy sản đối với các vùng đất ngập nước theo các

thông số: chất lượng nước và đa dạng sinh học và suy thoái vùng đất ngập nước.

Xem xét, thu thập các tài liệu thứ cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN &

PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) hoặc nghiên cứu trước đây về chất lượng

nước.

Lấy mẫu chất lượng nước trong vùng nghiên cứu kết hợp với các tài liệu thu thập được từ

Sở NN & PTNT và Sở TN & MT để đánh giá và dự báo tác động.

Page 10: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

10

Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học, đặc biệt là tập trung vào các loài trong danh sách đỏ

của IUCN theo tiêu chuẩn ASC trước và sau khi nuôi.

Nghiên cứu sự suy thoái và biến động môi trường sống của vùng đất ngập nước do ảnh

hưởng của việc chuyển đổi vùng đất ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản.

Dự thảo và hoàn thành báo cáo cuối cùng của nghiên cứu.

2.3. Cách tiếp cận

Để đạt được các mục tiêu trên, cách tiếp cận của nghiên cứu sẽ là:

Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tổng thể lưu vực sông Mê Công, trong

đó tập trung vào các vùng đất ngập nước và các ao nuôi cá tra xung quanh các khu đất

ngập nước này, do đó các nghiên cứu về chế độ thủy văn, thủy lực, dòng chảy, chất lượng

nước, phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển thủy điện trên thượng lưu,... trên toàn lưu vực

sông Mê Công, ĐBSCL sẽ được xem xét.

Cách tiếp cận toàn diện: xem xét đầy đủ các vấn đề về tác động của việc nuôi cá tra đến

chất lượng nước, đa dạng sinh hoạc và suy thoái các khu đất ngập nước.

Kế thừa các công trình nghiên cứu đã có, nhất là các qui hoạch phát triển ngành đã thực

hiện trong thời gian gần đây cho toàn ĐBSCL và vùng nghiên cứu.

Ứng dụng các công cụ và mô hình mạnh để tính toán.

Phối hợp với các chuyên gia và sử dụng kết quả của các dự án trước đây liên quan đến

nghiên cứu để giảm thiểu chi phí của dự án.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng để xác định vị trí nghiên cứu điển hình mà vị trí này có hoạt

động nuôi cá tra gần hoặc bao bọc bởi các vùng đất ngập nước; để thu thập tài liệu về hiện

trạng nuôi cá tra (diện tích, nguồn cung cấp nước, nguồn ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá tra…);

để lựa chọn vị trí lấy mẫu và liệt kê các loài trong sách đỏ của IUCN theo tiêu chuẩn ASC

trước và sau khi nuôi…

2.4.2. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu

Phương pháp này được sử dụng để xác định và đánh giá tác động của việc nuôi cá tra đến các

vùng đất ngập nước, đặc biệt là tác động của việc nuôi cá tra đến chất lượng nước thông qua

cái tài liệu, số liệu thu thập được từ DARD, DONRE và các nghiên cứu trước đây.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Lấy mẫu. Việc lấy mẫu đã được thực hiện theo thông tư 29/2011-BTNMT ngày 01/8/2011

của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt

nội địa; căn cứ theo TCVN 6663-1:2011 về hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, TCVN 6663-6:2008

về hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu ở sông suối. Mẫu nước mặt trong vùng nghiên cứu được tiến

hành lấy như sau:

- Mẫu phân tích các thành phần lý hóa: Tại mỗi vị trí, mẫu nước được lấy bằng can 2 lít đã

được rửa sạch và tráng lại bằng nước trên sông. Mẫu được lấy tại chính giữa dòng chảy

cách tầng mặt 20 cm.

Page 11: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

11

- Mẫu phân tích vi sinh: Cùng thời điểm lấy mẫu phân tích các thành phần thủy hóa chúng

tôi tiến hành lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật và kim loại nặng lấy bằng bình thủy

tinh có nút nhám 100 ml đã được tẩy trùng ở nhiệt độ 1050C.

- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu vật được tuân thủ theo các TCVN 5992 -1995,

TCVN 5993-1995, TCVN 5998 – 1995 về lấy mẫu và bảo quản mầu nước trong sông và

ven biển.

- Các chỉ tiêu pH, DO, EC, nhiệt độ, độ đục được của các loại mẫu được đo trực tiếp ngoài

hiện trường.

Bảo quản mẫu. Mẫu sau khi lấy được bảo quản trong thùng lạnh luôn duy trì ở nhiệt độ nhỏ

hơn 4oC và được vận chuyển ngay trong ngày về phòng thí nghiệm Hóa Môi trường – Viện

Khoa học Thủy lợi Miền Nam phân tích các thông số theo yêu cầu.

Phân tích mẫu. Mẫu nước sau khi đem về phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích các chỉ

tiêu hoá – lý - sinh theo các phương pháp phân tích có độ chính xác và tin cậy cao đang được

sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ sản, quản lý tài nguyên nước, các

chuyên gia của đội tư vấn cùng với các chuyên gia khác sẽ thảo luận và thống nhất về những

kết quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

2.4.5. Phương pháp mô hình hoá

MIKE là bộ mô hình do tổ chức DHI của Đan Mạch xây dựng. Trong nghiên cứu này, MIKE

được sử dụng để dự báo tác động của việc nuôi cá tra đến số lượng và chất lượng nước của

các khu đất ngập nước ở hiện tại và trong tương lai cùng với các kịch bản phát triển ở thượng

nguồn và biến đổi khí hậu.

MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và

vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác.

MIKE 11 là công cụ lập mô hình động lực một chiều trên cơ sở đầu vào là quá trình mưa -

dòng chảy được tính từ mô hình bộ phận (NAM). Do vậy mô hình MIKE 11 thuộc lớp mô

hình lưu vực sông, mô tả toàn bộ quá trình mưa - dòng chảy của một lưu vực sông mà không

cần liên kết với các mô hình khác.

Mô hình tổng thể MIKE 11 rất thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế,

quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản và phức tạp. Với môi trường đặc

biệt thân thiện với người sử dụng, linh hoạt và tốc độ, MIKE 11 cung cấp một môi trường

thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và các ứng

dụng quy hoạch. Mô đun mô hình thuỷ động lực (HD) là một phần trung tâm của hệ thống lập

mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các mô đun bao gồm: dự báo lũ, tải

khuyếch tán, chất lượng nước và các mô đun vận chuyển bùn cát. Mô đun MIKE 11 HD giải

các phương trình tổng hợp theo phương đứng để đảm bảo tính liên tục và bảo toàn động lượng

(phương trình Saint Venant).

Các ứng dụng liên quan của MIKE 11 bao gồm:

Tính toán quá trình mưa - dòng chảy (tạo đầu vào cho tính toán thủy lực)

Tính toán quá trình lũ và dự báo lũ từ mưa

Vận hành hồ chứa

Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ

Page 12: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

12

Tính toán cao độ ngập trong bãi tràn khi tràn đồng

Vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát nước mặt

Thiết kế các hệ thống kênh dẫn

Nghiên cứu sóng triều và dòng chảy do mưa ở sông và cửa sông

Đặc trưng cơ bản của hệ thống lập mô hình MIKE 11 là cấu trúc mô đun tổng hợp với nhiều

loại mô đun được thêm vào mô phỏng các hiện tượng liên quan đến hệ thống sông.

Với những đặc trưng tính năng của mô hình thủy văn, thủy lực như đã trình bày ở phần trên,

đồng thời qua tình hình sử dụng cụ thể mô hình này hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cho

thấy bộ phầm mềm MIKE là bộ phần mềm tích hợp đã tính năng, đã được kiểm nghiệm thực

tế, cho phép tính toán thủy lực, chất lượng nước với độ chính xác cao, giao diện thân thiện dễ

sử dụng và đặc biệt có ứng dụng kỹ thuật GIS, là một kỹ thuật mới với tính hiệu quả cao. Như

vậy bộ mô hình MIKE của Viện Thủy lực Đan Mạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mô phỏng

chính xác nhất quá trình tập trung nước, diễn biến quá trình dòng chảy và mô phỏng chính xác

quá trình ngập lụt trong vùng nghiên cứu.

Mô hình thủy lực 1 chiều có thể mô phỏng dòng chảy 1 chiều trong kênh dẫn chính xác, có

thể kết hợp trực tiếp với mô hình thủy văn (mưa rào- dòng chảy), thời gian mô phỏng ngắn

tuy nhiên không thể mô phỏng các đặc trưng theo phương ngang nên gặp khó khăn khi mô

phỏng dòng chảy tràn. Mô hình thủy lực 2 chiều có thể mô phỏng chính xác dòng chảy tràn

tuy nhiên thời gian mô phỏng tương đối lớn.

Với mục đích nghiên cứu tổng thể và xây dựng bộ mô hình thủy lực chất lượng nước với các

kịch bản quy hoạch và xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Yêu cầu đặt ra là phải tính

toán, mô phỏng được lượng và phan bố chất lượng nước trên toàn bộ khu vực nghiên cứu.

Với hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có và bộ mô hình thủy lực chất lượng nước đã được xây dựng,

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chỉ cần bổ sung các số liệu của dự án và tính toán các

kịch bản đề xuất.

2.4.6. Các kỹ thuật và phần mềm khác

Phần mềm GIS (ArcView, ArcView GIS-ArcInfo ...): để thể hiện vị trí các vùng đất ngập

nước và các ao nuôi cá tra xung quanh các vùng đất ngập nước.

Các phần mềm máy tính khác: Excel, SPSS.

2.5. Vùng nghiên cứu

Căn cứ theo Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc công bố danh mục các khu bảo tồn. Trong vùng ĐBSCL có 4 cấp cần

bảo tồn (Bảng 1):

Cấp vườn quốc gia (VQG) bao gồm có 4 khu: VQG Đất Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ,

VQG U Minh Thượng và VQG Tràm Chim.

Cấp khu dự trữ tự nhiên có 5 khu : khu dự Ấp Canh Điền - Bạc Liêu; Láng Sen - Long An;

Thạnh Phú - Bến Tre; Long Khánh - Trà Vinh; Lung Ngọc Hoàng - Hậu Giang.

Cấp Khu bảo tồn loài sinh cảnh có 3 khu: Vườn Chim Bạc Liêu; Khu bảo tồn sinh thái

Đồng Tháp Mười - Tiền Giang; Sân Chim đầm Dơi – Cà Mau.

Cấp Khu bảo vệ cảnh quan có 3 khu: Trà Sư - An Giang; Xẻo Quýt - Đồng Tháp; Gò Tháp

- Đồng Tháp.

Page 13: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

13

Bảng 1: Các khu bảo tồn trong đất liền ở ĐBSCL

TT Tên khu bảo tồn Tỉnh Diện tích (ha) Nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp

do hoạt động nuôi cá tra

I VƯỜN QUỐC GIA

1 Tràm Chim Đồng Tháp 7.313 Có

2 Mũi Cà Mau Cà Mau 41.862 Không

3 U Minh Hạ Cà Mau 8.528 Không

4 U Minh Thượng Kiên Giang 8.038 Không

II KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN

1 Láng Sen Long An 5.030 Có

2 Ấp Canh Điền Bạc Liêu 363 Không

3 Thạnh Phú Bến Tre 2.584 Có (ít)

4 Long Khánh Trà Vinh 868,1 Có (ít)

5 Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang 2.805 Không

III KHU BẢO TỒN LOÀI - SINH CẢNH

1 KBT sinh thái Đồng Tháp

Mười Tiền Giang 106,8 Không

2 Sân Chim đầm Dơi Cà Mau 130 Không

3 Vườn Chim Bạc Liêu Bạc Liêu 126,7 Không

IV KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN

1 Trà Sư An Giang 1.050 Có (ít)

2 Xẻo Quýt Đồng Tháp 61,28 Có

3 Gò Tháp Đồng Tháp 289,8 Có

Dựa vào 4 mức độ quan trọng như đã đề cập ở trên thì Vườn Quốc gia được đánh giá là có ý

nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa phải sinh học cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

Dựa trên thực trạng hoạt động nuôi cá tra trong khu vực ĐBSCL thì chỉ có vườn quốc gia

Tràm Chim là khu vực nằm ngay trong vùng có hoạt động nuôi cá tra đặc biệt khu vực này có

các hoạt động nuôi cá tra nằm tiếp giáp với khu khu bảo tồn. Như vậy Tràm Chim là khu vực

đất ngập nước điển hình để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn từ hoạt động

nuôi cá tra đến chất lượng nước, đa dạng sinh học và suy thoái của vùng đất ngập nước trong

nghiên cứu này.

Page 14: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

14

Hình 1: Các khu Vườn Quốc gia ở ĐBSCL và vùng nuôi cá tra

3. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam

Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam để nắm bắt được các thông

tin về dự án, phương pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện trong đó có cả lựa chọn vị trí điều

tra, khảo sát và lấy mẫu thích hợp.

3.2. Xem xét và đánh giá các nghiên cứu tương tự

Tổng hợp tài liệu về hoạt động nuôi cá tra:

Tổng hợp và thu thập tài liệu về hoạt động nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ các đề tài dự

án, các nghiên cứu trước đây, cơ quan thống kê…

Tập trung nghiên cứu tài liệu về nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp.

Xây dựng bản đồ sơ họa các khu vực nuôi cá tra xung quanh vườn quốc gia Tràm

Chim.

Tài liệu về đặc tính đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu:

Tài liệu về đặc tính đa dạng sinh học của vường quốc gia Tràm Chim; Thu thập thêm

tài liệu đa dạng sinh học của khu Gáo Giồng, Xẻo Quít, Gò Tháp.

Page 15: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

15

Tra dẫn liệu các loài động thực vật có trong sách đỏ của Việt Nam và của IUCN. Tập

trung vào vùng Tràm Chim và khu vực lân cận với bán kính khoảng 50 km.

Tài liệu về môi trường đất, nước, thủy sinh và kênh rạch trong khu vực:

Thu thập tra cứu tài liệu về chất lượng môi trường nước từ hoạt động nuôi cá tra trong

vùng ĐBSCL.

Thu thập tài liệu về khu hệ thủy sinh trong khu vực nghiên cứu.

Thu thập thông số về hệ thống kênh rạch trong vùng (phục vụ việc thiết lập và hiệu

chỉnh mô hình).

Chuẩn bị bản đồ và vị trí lấu mẫu môi trường phục vụ nghiên cứu đánh giá và chạy mô

hình chất lượng nước.

3.3. Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra

Làm việc với ban ngành địa phương (1 ngày):

Thu thập bổ sung số liệu về chất lượng môi trường trong vùng từ Sở Tài nguyên và

môi trường Đồng Tháp (1/2 ngày)

Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp để cập nhật số liệu

về hoạt động nuôi các tra (vùng nuôi, diện tích, quy mô nuôi, sản lượng….) (1/2

ngày).

Làm việc với Vườn quốc gia Tràm Chim (1 ngày):

Phân vùng quản lý nước trong vùng.

Vị trí các cống đập phục vụ điều tiết nước.

Hoạt động điều tiết nước theo không gian và thời gian của vườn quốc gia Tràm Chim

Đặc tính đa dạng sinh học của vườn cập nhật theo thời gian

Tổ chức khảo sát xác định các khu vực nuôi cá tra đặc trưng xung quanh vườn quốc gia

Tràm Chim (để có được sơ bộ các điểm nuôi, điểm lấy nước, hoạt động xả thải và điểm xả

thải; Xác định diện tích nuôi, quy mô nuôi, hình thức nuôi cá tra trong vùng có nguy cơ

ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cho vườn quốc gia Trà Chim…)

Hiện hoạt động nuôi cá tra trong khu vực cũng có nhiều biến động, nhiều ao nuôi cá tra trước

đây đã chuyển đổi sang nuôi cá đồng tự nhiên, nhiều ao mới đã được xây dựng do vậy để có

được số liệu cụ thể nhất về hoạt động nuôi cá tra làm số liệu đầu vào cho việc phân tích đánh

giá, mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm xem xét nguy cơ ảnh hưởng đến vườn quốc gia việc

khảo sát cụ thể cần phải được tiến hành.

Trước tiên, Nhóm tư vấn làm việc với chính quyền các xã có hoạt động nuôi cá tra gần Vườn

quốc gia Tràm Chim để có thông tin cụ thể hơn về hoạt động nuôi cá tra tại địa phương và thu

thập thông tin, phỏng vấn cán bộ địa phương về các loài có trong sách đỏ của Việt Nam và

của IUCN. Sau đó, Nhóm tư vấn phối hợp với cán bộ địa chính của xã để cùng điều tra khảo

sát xác định số lượng điểm nuôi cá tra trong địa phương về quy mô nuôi, hình thức nuôi, thời

gian nuôi, chế độ thay nước, hoạt động quản lý nguồn thải sau khi nuôi….). Các vị khảo sát sẽ

được định vị bằng máy định vị vệ tinh GPS. Nội dung chi tiết của việc khảo sát như sau:

Huyện Tam Nông điều tra khảo sát tại 7 xã: An Hòa, Phú Thành B, Phú Hiệp, Tân Công

Sính, Phú Thọ, Phú Cường và Thị trấn Tràm Chim.

Huyện Tân Hồng điều tra khảo sát tại 6 xã: An Phước, Bình Phú, Tân Công Chí, Tân

Thành B, Hộ Cơ, Tân Phước.

Thị xã Hồng Ngự điều tra khảo sát tại 2 xã: Bình Thạnh và An Bình B.

Page 16: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

16

Huyện Thanh Bình và Cao Lãnh: do diện tích nuôi cá tra nhỏ nên Nhóm tư vấn không tổ

chức điều tra chi tiết mà sử dụng số liệu thu thập từ địa phương để đánh giá.

3.4. Tổ chức khảo sát thực địa lấy mẫu môi trường nước và thủy sinh

Dựa trên bản đồ vị trí lấy mẫu đã được xác định với WWF, Tư vấn tiến hành lấy và phân tích

mẫu đánh giá hiện trạng, chi tiết như trong Bảng 2.

Thông số đánh giá: pH, TOC, BOD5, TSS, NH4+, TN, TP, thực vật phù du, động vật phù du.

Bảng 2: Số lượng mẫu nước trong vùng nghiên cứu

TT Loại mẫu Số lượng (mẫu)

Đề cương được duyệt Thực tế thực hiện

1 Mẫu nước và thuỷ sinh trên kênh rạch 24 74

2 Mẫu nước trong các ao nuôi 6 27

3 Mẫu nước trong VQG 5 15

3.5. Mô phỏng chất lượng nước và xác định khả năng lan truyền chất ô nhiễm từ

hoạt động nuôi cá tra đến Vườn quốc gia Tràm Chim

Thiết lập mô hình: Mô hình thủy lực cho cả vùng ĐBSCL, Viện Khoa học thủy lợi miền

Nam đã có nên chỉ cần cập nhật thêm các kênh rạch xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim

Hiệu chỉnh mô hình thủy lực với số liệu bổ sung

Hiệu chỉnh mô hình thủy lực với số liệu bổ sung

Hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước với số liệu bổ sung

Kiểm định mô hình thủy lực với số liệu bổ sung

Kiểm định mô hình chất lượng nước với số liệu bổ sung.

Tính toán các kịch bản:

Kịch bản hiện trạng: Các cơ sở hạ tầng như hiện nay, tính toán với năm kiệt điển hình

Kịch bản theo quy hoạch: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt

điển hình

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu: Phát triển theo

quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến động dòng chảy

thượng lưu

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến biến đổi khí hậu: Phát triển theo quy hoạch nuôi

cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến đổi khí hậu

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí

hậu: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới

biến động dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu

Xây dựng bản đồ phân bố chất lượng nước: các chỉ tiêu phân tích và xây dựng bản đồ

phân bố gồm 2 chỉ tiêu BOD và tổng N.

3.6. Báo cáo

Dự thảo báo cáo (tiếng Việt) và báo cáo cuối cùng (tiếng Việt + Anh)

Page 17: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

17

Nộp báo cáo cho WWF Việt Nam và các bên liên quan.

4. ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐBSCL

4.1. Đất ngập nước ở ĐBSCL

Đất ngập nước (ĐNN) của ĐBSCL là một trong những hệ sinh thái giàu có nhất của lưu vực

(đồng bằng ngập triều, đầm lầy ven biển, đầm than bùn, cửa sông…) là bãi đẻ quan trọng của

nhiều loài thuỷ sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Theo bản đồ ĐNN vùng

ĐBSCL, thì diện tích ĐNN là 4.939.684ha, chiếm 95,88% diện tích tự nhiên, bao gồm diện

tích ĐNN nội địa và ĐNN ven biển ngập thuỷ triều dưới 6m.

ĐNN mặn ven biển phân bố dọc ven biển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh

Thái Lan. Trong đó, ĐNN mặn ven biển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644ha, phân

bố ở vùng biển nông có độ sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt; ĐNN mặn ven biển - ngập không

thường xuyên có diện tích 756.425ha. Các kiểu ĐNN chính trong vùng này là ĐNN mặn

thường xuyên, không có thực vật; ĐNN mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp;

ĐNN mặn không thường xuyên, nuôi trồng thuỷ sản. Các dải rừng ngập mặn phân bố dọc

ven biển ở những vùng bãi bùn ngập mặn, có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái ĐNN

ven biển. trước đây, rừng ngập mặn trải dài suốt dọc bờ biển nhưng hiện nay diện tích rừng

ngập mặn đã và đang bị suy thoái và giảm đi rất nhiều về số lượng và chất lượng.

ĐNN mặn cửa sông phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Cửu Long thuộc địa bàn tỉnh Long

An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, thuộc các dạng ĐNN mặn không thường

xuyên canh tác nông nghiệp và ĐNN mặn không thường xuyên nuôi trồng thuỷ sản.

ĐNN mặn đầm phá phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị Tường (Cà Mau) ở

vùng ven biển vịnh Thái Lan.

ĐNN ngọt thuộc sông bao phủ đồng bằng ngập lũ rộng lớn ở trung tâm của ĐBSCL. ĐNN

ngọt thuộc sông ngập thường xuyên là các nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu, các sông

khác và các dòng kênh, có diện tích 128.139ha. ĐNN ngọt thuộc sông ngập không thường

xuyên có diện tích 1.771.381ha, là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườn cây ăn trái

và các diện tích canh tác nông nghiệp khác.

ĐNN ngọt thuộc hồ ở ĐBSCL phân bố ở vùng hồ rừng tràm (Melaleuca) U Minh Hạ (tỉnh

Cà Mau), hồ rừng tràm (Melaleuca) U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), và ở VQG Tràm

Chim (Đồng Tháp). Trước đây, rừng tràm che phủ phần lớn vùng đất chua phèn ở ĐBSCL.

Hiện nay, diện tích rừng tràm chỉ còn 182.170ha, phân bố ở vùng đất than bùn U Minh,

vùng đất chua phèn Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hà Tiên (Phân viện Điều tra Quy

hoạch Rừng Nam Bộ, 2004). Đây là nơi cư trú của rất nhiều loài thuỷ sản nước ngọt và

cung cấp gỗ, củi, cá, mật ong. Đặc điểm nổi bật là tầng than bùn ở vùng rừng Tràm U

Minh có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Trong điều kiện bão hoà, than bùn sẽ

ngăn chặn quá trình hình tành phèn trong đất phèn tiềm tàng. Trong điều kiện khô như bị

thoát nước, than bùn sẽ bị oxy hoá rất nhanh làm cho đất bị phèn hoá.

ĐNN thuộc đầm ở ĐBSCL chủ yếu là ĐNN thuộc đầm ngập không thường xuyên, sử dụng

để canh tác nông nghiệp, phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

Các hệ sinh thái ĐNN chính ở ĐBSCL (bao gồm hệ sinh thái ngập mặn ven biển, hệ sinh thái

rừng tràm và hệ sinh thái cửa sông) có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực. Tiêu biểu cho các

hệ sinh thái này là một số VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập theo Quyết định

của Thủ tướng Chính phủ như được trình bày trong Bảng 1 trên.

Page 18: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

18

4.2. Đa dạng sinh học của các vườn Quốc Gia ĐBSCL

Như đã phân tích trong mục 2 ở vùng ĐBSCL có 4 khu vực đất ngập nước đã được công nhận

là VQG bao gồm: VQG U Minh Thượng, VQG U Minh Hạ, VQG Đất Mũi và VQG Tràm

Chim. Các vườn Quốc Gia này còn tồn tại các loài sinh vật điển hình trong môi trường nước

mặn, môi trường ngọt vùng ĐBSCL.

4.2.1. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng

VQG U Minh Thượng là khu vực đất ngập nước có tính đa dạng sinh học đặc trưng ở vùng

ĐBSCL. Trong khu vực cũng đã xác định được 226 loài thực vật từ 83 họ trong đó có 5 họ

chính là: Poaceae: 40 loài; Cyperaceae: 25 loài; Asteraceae: 12 loài; Fabaceae: 9 loài;

Rubiaceae: 7 loài.

Động vật trong khu vực cũng khá phong phú; Đã xác định được 172 loài côn trùng, 48 loài

bướm, 34 loài cá, 7 loài lưỡng cư, 34 loài bò sát, 151 loài chim, 8 loài dơi, 24 loài thú.

4.2.2. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Hạ

VQG U Minh Hạ là hệ sinh thái rừng ngập phèn có diện tích 8.528 ha nằm trong hệ thống 30

VQG của toàn quốc, được thành lập năm 2006 trên cơ sở mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên Vồ

Dơi. VQG U Minh Hạ là rừng ngập nước theo mùa trên đất than bùn, nơi đây hiện còn giữ

được hơn 3.600 ha diện tích rừng tự nhiên.

Hệ Thực vật: Đã xác định được 176 loài cây cỏ tự nhiên khác nhau. Thành phần loài trong

rừng tràm chủ yếu là: cây gỗ (Tràm, Bùi, Trâm khế, Móp, Trâm sẻ), cây bụi (Mua lông, Mật

cật gai, Bòng bong, Dầu dấu ba lá); thảm tươi (Sậy, Năng, Dây choại, Dớn, Mây mước).

Hệ động vật: Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động vật

hoang dã. Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật về hệ động vật

hoang dã ở rừng Tràm trên đất than bùn ờ vùng U Minh từ năm 2000 đến năm 2006 đã thống

kê được 32 loài thú, thuộc 13 họ, trong 8 bộ.

Các loài thú có giá trị khoa học là Tê tê, Rái cá vuốt bé, Rái cá lông mũi, cầy giông / cầy

giông đốm lớn, cầy hương, Mèo rừng, Mèo cá, Dơi chó tai ngắn, Dơi ngựa lớn.

Những loài thú quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000 và trong Nghị định

32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: cầy giông; cầy giông đốm lớn; Rái cá vuốt

bé; Rái cá lông mũi; Sóc chuột lửa; Sóc lửa; Dơi chó tai ngắn; Dơi ngựa lớn;

Trong khu vực rừng cũng đã xác định được 91 loài chim với mức đa dạng rất cao. Các loài

chim nước cũng đặc biệt phong phú như các loài cò lùn, gà lôi nước cánh vàng và chích.

Các loài chim nước di cư gồm: diệc, cò bợ, choi choi, choắt, rẽ., là những loài có vùng làm tổ

ở phương Bắc như Nhật, Trung Quốc, Nga. Các loài cò, Diệc, Lele choi choi thường xuất ven

kênh rạch, đầm nước, bãi trống trong vùng.

Già đẫy Java và Hạc cổ trắng (khoang cổ) phân bố tại các vùng mở rộng sang phía các phân

trường Trần Văn Thời (Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ), U Minh III (cũ). Các loài chim

đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận ờ đây là Chàng bè, Già đãi, diệc, le

khoang cổ.

Các loài lưỡng cư và bò sát rất phổ biến trong rừng tràm U Minh hạ. Đã thống kê được 11 loài

lưỡng cư và 36 loài bò sát. Phần lớn các loài lưỡng thê thuộc Bộ không đuôi như: Ếch cua,

Ếch rắn, Cóc nước, Các loài bò sát chủ yếu thuộc Bộ có vẩy như: Trăn gấm, Rắn hổ ngựa, rắn

hổ chúa.

Page 19: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

19

Những loài bò sát quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000 và trong Nghị định

32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Tắc kè; Trăn đất; Rắn ráo thường; Rắn ráo

trâu; Rắn sọc da; Rắn cạp nong; Răn hổ mang.

4.2.3. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Đất Mũi

Hầu hết diện tích gần 1,6 triệu ha cảnh quan đất ngập nước của vùng bán đảo Cà Mau trước

đây đã bị chuyển thành đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chịu ảnh hưởng

nặng nề nhất là sinh cảnh rừng ngập mặn tự nhiên và các bãi bồi cửa sông ven biển. Vườn

quốc gia Mũi Cà Mau là nơi lưu giữ được những phần còn tự nhiên nhất của khu vực này.

VQG Mũi Cà Mau cũng được Chính phủ Việt Nam công nhận là VQG vào năm 2003, và

được xác định là một trong các vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (UNESCO-

MAB 2009) .

VQG Mui Ca Mau co diên tich lơn bai bun ngâp triêu va rưng ngâp măn vơi cac loai chiêm

ưu thê như cac loai Măm, Đươc, Trang. Cac loai khac như Vet va Bân xuât hiên rai rac trong

khu vưc. Trong VQG con tôn tai môt sô diên tich nho rưng đươc gia. Loai hinh tham thưc vât

nay trươc đây co le che phu hâu hêt diên tich trong khu vưc. Hiên nay, con nhiêu dâu vêt khai

thac qua mưc cua cac cơ sơ khai thac gô Đươc. Tuy trong vung con lai môt sô cây gô lơn trên

10 năm tuôi, nhưng nhin chung sinh canh rưng đa bi suy thoai. Hiên đa ghi nhân đươc nhiêu

dâu hiêu tai sinh cua rưng ngâp măn trong khu vưc. Rưng đươc trông vơi cac đô tuôi khac

nhau cung co diên tich lơn tai VQG. Mât đô rưng trông biên đông tư 1 đên 6 cây/m².

Ngoài ra, đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có 3 mặt giáp với biển, chịu tác động của hai

chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía đông). Phía Bắc giáp tỉnh Kiên

Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan, là cửa

ngõ phía đông nam của Việt Nam. Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven

biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cung cấp các điều kiện phù

hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản và là điểm dừng chân và

trú đông rất quan trọng của nhiều loài chim nước di cư.

Các kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy khu vực VQG Đất Mũi đã ghi nhận 60 loài thực vật

bậc cao, trong đó có 26 loài cây ngập mặn chủ đạo tham gia vào việc hình thành thảm thực

vật rừng ngập mặn. Không có sự khác biệt quá lớn giữa rừng hỗn giao, rừng Đước đôi và

rừng Mắm, điều đó cho thấy các kiểu rừng ở đây đang phát triển khá ổn định và đồng đều.

Loài Đước đôi (Rhizophora apiculata) và Mắm trắng (Avicennia alba) là hai cây ngập mặn

chính cấu trúc nên các quần xã thực vật rừng ngập mặn ở đây.

Đã có ghi nhận được 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 80 loài cá nước

lợ và cá biển trong khu vực Vương quốc gia đất mũi.

Trong khu vực này cũng vẫn xuát hiện nhiều các loài đang có nguy cơ đe dọa toàn cầu thì ở

đây cũng còn là nơi ghi nhận nhiều loài ở các cấp gần bị đe dọa cụ thể là Thú: Dơi ngựa lớn,

Cầy giông; Chim: Chàng bè, Điêng điểng, Giang sen, Quắm đầu đen, Choắt mỏ thẳng đuôi

đen, Choắt mỏ cong lớn và Choắt chân màng lớn; Bò sát: Trăn đất, Rắn bồng không tên và

Rắn bồng gia gô; Cá: Cá đuối ngói, Cá bơn khoang..

4.2.4. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim

VQG Tràm Chim là một mẫu chuẩn sinh thái đất ngập nước tiêu biểu của vùng Đồng Tháp

Mười ở ĐBSCL, được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim

theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc hệ

thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trong đó các mục tiêu của VQG Tràm Chim được quy

định như sau:

Page 20: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

20

Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng ĐBSCL thành một mẫu chuẩn quốc

gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười.

Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu khai thác hợp lý hệ sinh

thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung

của vùng Đông Nam Á.

VQG Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi (Dương Văn Ni,

Trần Triết, 2010), chi tiết xem mục 4.5.

4.3. Khai thác dịch vụ hệ sinh thái và xu hướng thay đổi của các khu ĐNN

Có thể nói cả ĐBSCL được xem là khu vực đất ngập nước tuy nhiên do phát triển nông

nghiệp, nuôi thủy sản, đô thị hóa nên đến thời điểm hiện nay vùng đất ngập nước này đã bị

thay đổi nhiều. Do việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không được kiểm soát và

chính sách quản lý không đủ, người dân địa phương đã làm thay đổi đáng kể và giảm đáng kể

các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái điều này đã làm giảm chất lượng sống của người dân.

Dịch vụ cung cấp được coi là lợi ích quan trọng nhất của các hệ sinh thái ở ĐBSCL

Mở rộng diện tích trồng lúa đã làm thay đổi trong môi trường sống ở các vùng đất ngập nước

trên đồng bằng. Diện tích lúa tăng từ 3,19 triệu ha trong năm 1995 lên đến 3,79 triệu ha vào

năm 2002. Sau 12 năm, sản lượng lúa tăng gấp đôi so với năm 1995, bình quân lương thực

đầu người tăng trên 1.000 kg/ năm. Năm 2011, diện tích ruộng lúa đã tăng lên hơn 4 triệu ha

với sản lượng đạt 23 tấn. Tuy nhiên, do xâm nhập mặn ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến

khoảng 2,5 triệu ha đất trồng lúa.

Nuôi trồng thủy sản là dịch vụ hệ sinh thái chính của ĐBSCL. Diện tích và sản lượng nuôi

trồng thủy sản không ngừng tăng lên trong 18 năm qua (Bảng 3). Đối tượng nuôi trong môi

trường nước mặn và lợ là tôm sú (Penaeus monolon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus

vannamei) và trong môi trường nước ngọt là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Năm 2011,

diện tích nuôi tôm sú là 575.997ha với năng suất đạt 280.600ha, diện tích nuôi tôm thẻ đạt

15.727 ha với sản lượng 77.800tấn và diện tích nuôi cá tra là 5.140 ha với sản lượng 1,1 triệu

tấn.

Bảng 3: Diện tích và sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL từ năm 1995 - 2012

Năm Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn)

1995 289,4 266,98

2000 445,3 365,1

2005 680,2 1001

2010 739,7 1014

2012 795,0 2400

Diện tích và sản lượng cây ăn quả gia tăng đồng nghĩa với việc diện tích đất ngập nước giảm

và nhiều đập được xây dựng. Trong những năm gần đây, việc phát triển của cây ăn quả đã

được phổ biến ở đồng bằng. Diện tích cây ăn quả tăng từ 175.700 ha năm 1995 lên 211.400

ha vào năm 2001, và đạt 288.000 ha vào năm 2013. Việc chuyển đổi đất ngập nước sang đất

trồng cây ăn quả đã thực hiện thông qua việc lên liếp trồng cây và xây dựng hào xung quanh.

Rừng đang suy giảm cả về diện tích và chất lượng, dẫn đến việc giảm trữ lượng gỗ. Gỗ chủ

yếu là từ rừng tràm và rừng ngập mặn. Do suy giảm đáng kể diện tích và chất lượng rừng do

đó khả năng cung cấp gỗ của các khu rừng là rất hạn chế. Nguồn cung cấp gỗ từ các khu rừng

mới trồng không đáng kể. Năm 2007, sản lượng gỗ từ rừng đạt 604.000 m3.

Page 21: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

21

Việc cung cấp các vật liệu tự nhiên là cần thiết đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, trong đó

bao gồm mây, tre, lá dừa và bèo,... Các khu vực đất ngập nước vĩnh viễn rộng lớn có tiềm

năng cho việc sản xuất các loại vật liệu này.

Tinh dầu và các sản phẩm sinh hóa khác cũng đang giảm do nguồn nguyên liệu đầu vào đang

giảm đi. Dầu tràm có chứa hàm lượng pinen và terpinene cao, đây là các nguyên liệu tốt cho

ngành công nghiệp dược phẩm. Trong thời gian gần đây, diện tích rừng tràm giảm mạnh, do

đó hàm lượng tinh dầu đã giảm xuống giảm 40% so với 26 năm trước đây, xuống còn 4.356 t/

năm.

Nguồn dược liệu tự nhiên đang giảm do sự thay đổi của hệ sinh thái. Có 280 loài cây thuốc

hiện có ở ĐBSCL, trong số đó có 150 loài đã được sử dụng. Một số loài được sử dụng có trữ

lượng lớn trước đây (cỏ gấu - Cyperus stoloniferus Retz và sứa sen Aurelia aurita) đang có

nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài cây thuốc trong rừng tràm bị suy giảm do nạn phá rừng.

Các loại thực phẩm tự nhiên được thay đổi thành phần và số lượng do môi trường sống tự

nhiên thay đổi. Có 62 loài cây được dùng làm thức ăn cho con người. Do con người khai thác

vùng đất ngập nước tự nhiên ở đồng bằng sông đã làm thay đổi môi trường sống của nhiều

loài thực vật dẫn đến các loài này đang bị suy giảm về diện tích và sản lượng.

Đối với thành phần loài loài động vật hoang dã trên cạn và dưới nước thì đồng bằng từng là

nơi cư ngụ của nhiều loài động vật hoang dã này và đây là nguồn thức ăn có sẵn của con

người. Gần đây, số lượng và thành phần loài này đã giảm đi.

Ngoài ra, nước ngọt ở ĐBSCL đến từ ba nguồn: nước mưa (ước tính khoảng 80 tỷ m3/năm),

nước sông (508 tỷ m3) và nước ngầm (nước ngầm có độ mặn nhỏ hơn 1 g/L có thể khai thác

1,5 triệu m3/ngày) là đủ để đáp ứng nhu cầu nước trong năm 2010 và nhu cầu nước uống cho

các khu vực nông thôn trong nhiều thập kỷ tới. Chất lượng nước tốt, không nhiễm phèn nhưng

hầu hết có hàm lượng phù sa lớn và cần phải xử lý trước khi sử dụng.

Việc sử dụng các dịch vụ cung cấp làm tăng chất lượng đời sống của người dân ở ĐBSCL, từ

đó làm tăng số lượng vật liệu cơ bản cho một cuộc sống tốt hơn. Việc cấp các dịch vụ hệ sinh

thái ở ĐBSCL, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản trong điều kiện môi

trường sống khác nhau, đã làm cho đời sống người dân tăng lên và xoá đói giảm nghèo, cụ thể

thu nhập tăng từ 2,9 triệu đồng trong năm 1995 lên đến 4,4 triệu đồng trong năm 2002 và 4,8

triệu đồng người/năm vào năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,3% (năm 2004) còn 8,9%

(2010). Tuy nhiên, những hậu quả tiêu cực đối với môi trường và các hệ sinh thái đã được

quan sát thấy và sự suy thoái dịch vụ hệ sinh thái ngày càng nhiều (1 US $ = 21.105 đồng).

Lợi ích từ các hệ sinh thái và tầm quan trọng của việc phân bố hợp lý

Kiểm soát phèn còn hạn chế ở một số khu vực do hệ thống thuỷ lợi chưa đầy đủ.

Diện tích đất phèn trong khu vực chiếm 40% diện tích tự nhiên. Trước đây, quá trình lũ là quá

trình rửa phèn tự nhiên hiệu quả cho những nơi mà lũ tràn qua và cuốn theo phèn. Tuy nhiên,

gần đây, các công trình thuỷ lợi được xây dựng để kiểm soát lũ, cũng như mở rộng diện tích

canh tác đã hạn chế khả năng rửa phèn tự nhiên trong mùa lũ và làm giảm canh tác cây trồng.

Ở một số vùng, người dân địa phương không đủ nước ngọt để sinh hoạt hàng ngày.

Chức năng điều tiết nước bị hạn chế do thu hẹp diện tích trữ nước, đặc biệt là trong các khu

rừng tràm. Trong thực tế, khả năng điều tiết nước của hệ sinh thái ở Đồng bằng là yếu và phụ

thuộc nhiều vào mưa và công trình thuỷ lợi.

Dịch vụ văn hóa

Du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng dựa vào lợi thế của môi trường sống điển hình.

Các loại hình du lịch sinh thái bao gồm các tour du lịch ở các sông, vườn cây ăn trái, rừng

ngập mặn, rừng tràm, làng nghề và sân chim… Du lịch sinh thái được khởi xướng trong quá

khứ, nhưng ở quy mô nhỏ do điều kiện giao thông kém. Gần đây, các tỉnh đã nỗ lực để xây

dựng các khu du lịch sinh thái, biến nó thành một ngành công nghiệp quan trọng ở đồng bằng.

Page 22: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

22

Du lịch văn hoá có thể phát triển bằng cách tận dụng bản sắc dân tộc và di tích văn hóa.

ĐBSCL là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số dân tộc thiểu số khác

với văn hóa truyền thống. Du khách có thể thưởng thức âm nhạc truyền thống của người

Kinh, điệu nhảy quyến rũ, các bài hát truyền thống của Trung Quốc ở cộng đồng người Hoa,

đua ghe Ngo, và điệu múa truyền thống của người Khmer. Hơn nữa, kiến trúc của ngôi chùa

Khmer là một sự kết hợp của Phật giáo và Bà La Môn duy nhất có ở Việt Nam.

Việc giảm cảm hứng sáng tác do thay đổi hệ sinh thái đất ngập nước. Trước đây, hệ sinh thái

đất ngập nước là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật bất tử. Cuộc sống ven sông

dẫn đến sự xuất hiện của loại hình đờn ca tài tử. Vùng này cũng là nơi sản sinh ra những kiệt

tác văn học khác nhau.

Xu hướng thay đổi của các dịch vụ này

Các xu hướng thay đổi của các dịch vụ hệ sinh thái đã được đánh giá thông qua phân tích các

động lực phát triển của các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên và xã hội trong quá khứ và

tương lai gần (10-15 năm trở lại và trở đi từ thời điểm đánh giá), được bổ sung với việc điều

tra của các xu hướng thay đổi cụ thể trong vấn đề lựa chọn có thể xảy ra trong tương lai gần

(tăng hoặc giảm) dựa trên các sản phẩm hiện tại của dịch vụ hệ sinh thái trong từng tiểu vùng

sinh thái (Hình 2).

Hình 2: Điều kiện và xu thế của hệ sinh thái (Thong, 2003)

4.4. Các yếu tố làm thay đổi hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái

Có nhiều yếu tố và tương tác giữa các yếu tố dẫn đến sự thay đổi của các hệ sinh thái và dịch

vụ của chúng. Đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố làm thay đổi của những thay đổi trong hệ

sinh thái ở ĐBSCL rất phức tạp. Các yếu tố làm thay đổi hệ sinh thái đất ngập nước ở ĐBSCL

có thể kể đến là:

a) Gia tăng dân số nhanh chóng;

b) Áp lực kinh tế (giảm nghèo, thay đổi các hoạt động sinh kế dựa vào tín hiệu thị trường:

kinh tế tăng trường nhờ xuất khẩu tăng trưởng của gạo và cá và tôm);

Page 23: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

23

c) Thực hành quản lý kém (chồng chéo giữa các hệ thống quản lý, chính sách quản lý liên

quan: chính sách tạm thời và chính sách mang tính phản ứng);

d) Chiến tranh (rừng và môi trường sống tự nhiên bị phá hủy );

e) Thâm canh lúa (sau năm 1975);

f) Phát triển nuôi trồng thủy sản.

g) Thâm canh tôm ở vùng ven biển (từ năm 1983);

h) Xây dựng các hệ thống thủy lợi nhanh chóng;

i) Sử dụng nhiều hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…) trong canh tác; và

j) Những thay đổi trong sử dụng đất và che phủ đất, loại bỏ các loài.

Trong đó các yếu tố (b), (c) và (d) được xem là ảnh hưởng gián tiếp và các yếu tố còn lại là

ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và dịch vụ của chúng.

4.5. Vườn quốc gia Tràm Chim

Theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ VQG Tràm Chim có diện

tích tự nhiên 7.588 ha, khoảng 1% tổng diện tích tự nhiên của cả vùng Đồng Tháp Mười,

thuộc địa bàn các xã Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành B, Tân Công Sính, Phú Hiệp và thị trấn

Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Toàn bộ diện tích của vườn quốc gia là

đất ngập nước nội địa tiêu biểu với những đặc trưng về địa mạo, thủy văn, đất, thảm thực vật

và các loài chim nước.

Hình 3: Vị trí VQG Tràm Chim trong vùng Đồng Tháp Mười (nguồn: Google Earth)

4.5.1. Đặc điểm các quần xã thực vật và rừng tràm

Sự đa dạng của hệ sinh thái đất ngập nước ở Tràm Chim thể hiện ở sự đa dạng của các kiểu

quần xã thực vật. Các quần xã thực vật sinh sống trên những điều kiện địa hình, địa mạo và

đất đai khác nhau và đã hoàn toàn thích hợp với điều kiện môi trường mà chúng sinh sống.

Page 24: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

24

Đồng cỏ ngập nước theo mùa thường phân bố ngay sau đai rừng tràm, có thời gian ngập nước

khoảng 5-6 tháng/năm và dễ bị cháy vào mùa khô. Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay

thường bao gồm nhiều loài thân thảo sống chung với nhau.

Có 6 quần xã thực vật chính xuất hiện ở VQG Tràm Chim (Hình 4), đó là:

4.5.1.1. Quần xã sen (Nulumbo nucifera)

Kiểu quần xã sen–súng (Nulumbium nelumbo – Nymphaea sp) thường xuất hiện ở nơi có đất

thấp như bưng, lung, trấp, vùng đầm lầy gần như ngập nước quanh năm (không khô hẳn vào

mùa khô). Đây là những vùng đất thấp, trũng có thời gian ngập nước quanh năm hoặc hầu hết

thời gian của năm nên ít cháy vào mùa khô.

Những loài chim thường gặp ở đây là le hôi (Tachybaptus raficollis), le khoang cổ (Nettapus

coromandelianus), vịt trời (Anas poecilorhyncha), trích cồ, trích ré, gà lôi nước

(Hydrophasianus chirurgus), gà nước vằn (Rallus striatus), cuốc ngực nâu (Porzana fusca),

mòng két (Anas crecca), bói cá (Ceryle rudis).

Đây là nơi cư trú của các loài bò sát như rắn ri cá, rắn bông súng, rùa, cua đinh, rái cá, các

loài thuộc nhóm cá nước tĩnh như lươn, các loài thuộc họ cá lóc, họ cá trê, họ cá rô đồng.

4.5.1.2. Quần xã nghể (Polygonum tomentosum)

Phân bố ở những nơi địa hình trũng, thấp, cùng với các loài thực vật khác như lúa ma (Oryza

rufipogon), rau dừa (Jussiaea repens), nhĩ cán vàng (Utricularia aurea). Những loài chim

thường gặp ở sinh cảnh này: cò Lửa (Ixobrychus sinensis), cò Lép (Egretta garzetta), cò ốc

(Anastomus oscitans), cò bợ (Ardeola bacclus). Sen và nghể là những quần xã thực vật điển

hình trong vùng đầm lầy lòng sông cổ ở VQG Tràm Chim.

4.5.1.3. Quần xã lúa ma (Oryza rufipogon)

Lúa ma (hay lúa trời) là kiểu sinh cảnh độc đáo của những vùng đồng bằng ngập nước theo

mùa. Nhưng ngày nay diện tích của kiểu thảm thực vật này còn rất ít. Ở VQG Tràm Chim,

cây lúa ma có độ ưu thế cao nhất (53%), kế đến là cỏ bắc hoặc cỏ ống (tùy theo vùng), các

loài khác như rau dừa, năng ống, u du,… chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Các quần xã lúa ma là nơi cư trú và sinh sảncủa các loài chim nước như: trích, cúm núm, ốc

cao, chàng nghịch, vịt trời, le le. Các loài khác như diệc, vạc, cò, cồng cộc, già đẩy, giang sen,

sếu ăn ở đồng lúa ma, ngủ và sinh con ở các nơi khác như rừng tràm, đồng sậy.

Đồng lúa ma (Oryza rufipogon) phân bố khá rộng, nhưng diện tích thuần loài lại khá nhỏ,

khoảng 33 ha. Phần lớn diện tích lúa ma sống hỗn hợp với những loài thực vật khác tạo thành

những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống (O. rufipogon –

Panicum repens); lúa ma - cỏ bắc (Oryza rufipogon - Leersia hexandra); lúa ma - cỏ ống -

cỏ chỉ (O. rufipogon – P. repens – C. dactylon). Hầu như tất cả các loài chim ở Tràm

Chim đều thích hợp với đồng lúa ma kể cả sếu đầu đỏ (Grus antigone), sinh cảnh này có sự đa

dạng sinh học rất cao.

VQG Tràm Chim cũng là một trong số ít nơi ở Đồng Tháp Mười có diện tích quần xã lúa ma

(Oryza rufipogon) còn sót lại. Theo Buckton và cộng sự (1999), đây là nơi bảo tồn lúa ma

quan trọng nhất ở Việt Nam.

4.5.1.4. Quần xã cỏ ống (Panicum repens)

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở những nơi có độ cao khác nhau nhưng phổ biến và

chiếm ưu thế ở những nơi đất cao. Ở những gò cao, độ che phủ của cỏ ống chiếm đến trên

Page 25: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

25

90%. Nơi đất thấp cỏ ống mọc thành từng đám (chiếm khoảng 50% diện tích chung) xen kẽ

với mặt nước (trong đó có sự hiện diện của nhĩ cán vàng, nhĩ cán tím và năng ống).

Đồng cỏ ống (Panicum repens) phân bố trên một diện rộng. Đồng cỏ ống thuần loài với mật

độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện với các loài thực vật thân thảo khác: cỏ ống - cỏ xã

(Panicum repens – Cymbopogon citratus), chủ yếu trên đất giồng cổ; cỏ ống – lúa ma

(Panicum repens – Oryza rufipogon), cỏ ống - cỏ chỉ (Panicum repens – Cynodon dactylon);

cỏ ống – mai dương (Panicum repens – Mimosa pigra), đây là khu quần xã cỏ ống bị cây

mai dương (Mimosa pigra) xâm hại.

Những loài chim thường gặp ở đồng cỏ ống là: công đất (Houbaropsis bengalensis), chiền

chiện (Prinia flaviventris), sơn ca (Alauda gulgula), sẻ bụi (Saxicola caprata), trảu đầu hung

(Merops superciliosus), cú (Tyto capensis), trích, cò (Ardeola bacclus), giang sen (Mycteria

leucocephala), già đãy (Leptoptilos dubius), chích đầm lầy (Locustella Certhiola).

4.5.1.5. Quần xã năng (Eleocharis dulcis)

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở nơi có độ cao trung bình. Năng ống có độ ưu thế cao

nhất (45 - 50%), kế đến là cỏ ống hoặc năng kim (tùy theo vùng), các loài khác như cỏ chỉ,

lúa ma, mồm mốc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các quần xã năng ống là nơi ăn của các loài tiêu

biểu như sếu, giang sen và già đẩy.

Đồng cỏ năng (Eleocharis sp.) tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ

năng kim (Eleocharis attropurpurea) - đây là bãi ăn của loài chim sếu (Grus antigone), năng

ống (Eleocharis dulcis) và hợp với các loài khác tạo thành các quần xã thực vật: năng kim –

năng ống (E. atropurpurea – E. dulcis), vài nơi xuất hiện của hoàng đầu ấn (Xyris indica);

năng kim - cỏ ống (E. attropurpurea – P. repens); năng ống - cỏ ống (E. dulcis – P. repens);

năng ống - cỏ ống – lúa ma (E. dulcis - P. repens – O.rufipogon ); năng ống - cỏ ống - cỏ

chỉ (E. dulcis - P. repens – C. dactylon). Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh

năm thì xen lẫn trong quần xã năng là những loài thực vật thủy sinh như nhĩ cán vàng

(Utricularia aurea), sung ma (Nymphaea indicum), rong đuôi chồn (Ceratophyllum

demersum).

Những loài chim thường gặp trên đồng cỏ năng là: sếu (Grus antigone), cò trắng (Egretta

garzetta), cò bợ (Ardeola bacclus), trích cồ, trích đất, vịt trời (Anas poecilorhyncha), le

khoang cổ (Nettapus coromandelianus), diệc lửa (Ardea purpurea), diệc xám (Ardea

cinerea), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép.

4.5.1.6. Quần xã mồm mốc (Ischaemum rugosum)

Kiểu quần xã này thường xuất hiện ở nơi có độ cao trung bình. Số liệu từ các ô mô tả cho

thấy, mồm mốc có độ ưu thế cao nhất (78%), kế đến là cỏ bắc, cỏ ống và các loài khác như

rau dừa, nút áo, cỏ chỉ. Ở những nơi thích hợp, mồm mốc mọc dày và các nhánh trên của nó

tạo thành một trần dày cách mặt đất khoảng 20 - 50 cm, được các thân chống chịu. Đây là nơi

thích hợp cho nhiều loài chim làm tổ và trú ẩn khi bị kẻ thù đe dọa. Larsen (1996) đã chọn độ

che phủ của cỏ mồm mốc là một biến để xây dựng mô hình ước tính sự hiện diện của một số

loài chim.

Những loài chim thường gặp ở đồng cỏ mồm gồm có cồng cộc (Pharacrocoraxniger), chiền

chiện (Prinia flaviventris), cò bợ (Ardeola bacclus), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cút nhỏ

(Turnix syluatica), diệc lửa (Ardea purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), cú (Tyto capensis),

giang sen (Mycteria leucocephala), già đãy (Leptoptilos dubius).

Page 26: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

26

4.5.1.7. Quần xã rừng tràm

Các khu rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trong VQG Tràm Chim là các khu rừng được trồng ở

độ tuổi từ 4 đến 25. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã

biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi

(họ Myrtaceae), nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân bố theo kiểu

tự nhiên. Hai kiểu phân bố được ghi nhận là tràm tập trung và tràm phân tán.

Những loài chim thường gặp ở rừng tràm tập trung có cò trắng (Egretta garzetta), cò bợ

(Ardeola bacclus), cò lửa (Ixobrychus sinensis), cò lép, vạc (Nycticorax nycticorax), diệc lửa

(Ardea purpurea), diệc xám (Ardea cinerea), điêng điểng (Anhinga melanogaster), cồng cộc

(Pharacrocoraxniger), tu hú, cú ngói (Streptopelia tranquebarica), cú (Tyto capensis), cú (cu

cườm (Caprimul gusmaerurus).

Hình 4: Quần xã thực vật chính ở VQG Tràm Chim

4.5.2. Đặc điểm về động vật hoang dã

VQG Tràm Chim có 231 loài chim nước, 130 loài cá, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật

đáy, 15 loài thú, khoảng 44 loài lưỡng cư và bò sát (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010). Trong

các loài chim nước có 16 loài có tên trong Sách Đỏ của IUCN ở các mức độ (EN, VU, R, T,

V, E), có 14 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam, 6 loài thuộc Danh sách các loài nguy

cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 14 loài nằm

trong danh mục của Công ước CITES (Hình 6 và Hình 7).

4.5.2.1. Các loài chim nước

Tràm Chim là VQG có số lượng các loài chim nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác

ở ĐBSCL. Về môi trường sống, có 42% số loài sử dụng đầm lầy nước ngọt, 10% sử dụng các

Page 27: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

27

đồng cỏ, 8% sử dụng rừng ngập nước, 2% sử dụng các con kênh có cây bụi, cây gỗ và 38%

còn lại sử dụng tổng hợp các môi trường sống nói trên.

Sếu đầu đỏ (Grus antigone) là loài chim quý hiếm có tầm quan trọng toàn cầu, hàng năm xuất

hiện ở VQG Tràm Chim trong mùa khô. Trong 30 VQG nói riêng và 164 khu rừng đặc dụng

nói chung của Việt Nam, chỉ duy nhất VQG Tràm Chim có xuất hiện loài Sếu đầu đỏ. Tuy

nhiên, từ năm 1988 đến nay, số lượng chim Sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim có xu hướng giảm

đi (Hình 5).

Hình 5: Diễn biến số lượng chim Sếu hàng năm ở VQG Tràm Chim

4.5.2.2. Các loài lưỡng cư, bò sát

Đã xác định được tổng cộng 29 loài lưỡng cư, bò sát ở VQG Tràm Chim, thuộc 3 bộ, 11 họ

và 25 giống, chiếm 53,7% tổng thành phần loài lưỡng cư, bò sát nước ngọt vùng ĐBSCL. Lớp

lưỡng cư (Amphibia) có 1 bộ không đuôi (Anura), 3 họ, 6 giống và 6 loài, chiếm 20,69%

thành phần loài. Trong khi đó lớp bò sát (Reptilia) có thành phần loài đa dạng hơn với 23 loài

(chiếm 79,31%) thuộc 2 bộ, 8 họ, 19 giống.

Có 8 loài được xếp vào danh mục loài đang bị đe dọa và cần được bảo vệ, chiếm 15% tổng số

loài đang bị đe dọa ở Việt Nam (theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007). Trong đó một loài xếp ở mức

rất nguy cấp (CR) là trăn đất (Python molurus); 2 loài ở mức nguy cấp (EN): rùa răng

(Hieremys annandalei) và rắn ráo (Ptyas korros); 5 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU): rùa hộp

(Cuora amboinensis); rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga); ba ba Nam bộ (Trionyx

cartilaginea); rắn sọc dưa (Coelognathus radiatus); và rắn bồng voi (Enhydris bocourti).

Page 28: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

28

Hình 6: Các loài sinh vật nước ở VQG Tràm Chim

Hình 7: Các loài chim quý hiếm ở VQG Tràm Chim

Page 29: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

29

4.5.3. Tài nguyên thủy sản và cá

4.5.3.1. Thành phần loài cá

So với các vùng khác ở Đồng Tháp Mười nói riêng và ĐBSCL nói chung, VQG Tràm Chim

vẫn còn nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt rất phong phú. Đất ngập nước của VQG Tràm

Chim đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản cho các vùng lân

cận. Các loài cá có giá trị kinh tế cao ở Tràm Chim là cá lóc (Channa straita), cá thát lát

(Notopterus notopterus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê trắng (Clarias atrachus),

cá rô đồng (Anabas testudineus), cá dày (Channa lucius), lươn (Monopterus albus) và các

loại cá sông khác (cá trắng).

Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (năm 2011) đã ghi nhận có 129

loài cá thuộc 11 bộ, 31 họ, và 79 giống ở VQG Tràm Chim. Thành phần loài cá ở VQG Tràm

Chim biến động theo mùa khá rõ rệt. Trong mùa lũ thành phần loài cá đa dạng hơn so với mùa

khô, thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4: Biến động thành phần loài cá theo mùa ở VQG Tràm Chim

TT Cấu trúc Năm 2009 Năm 2010

Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa

1 Số loài 41 107 78 104

2 Số bộ 4 10 11 10

3 Số họ 13 27 27 28

4 Số giống 29 71 54 73

Đã xác định được 8 loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và

phát triển, chiếm 21,62% tổng số loài cá nước ngọt đang bị đe dọa ở Việt Nam Bảng 5.

Bảng 5: Các loài cá quý hiếm ở VQG Tràm Chim

TT Tên khoa học Tên địa phương Phân hạng Ghi chú

1 Catlocarpio siamensis Cá hô EN SĐVN 2007

2 Chitala ornata Cá còm VU SĐVN 2007

3 Channa micropeltes Cá lóc bông VU SĐVN 2007

4 Cirrhinus microlepis Cá duồng VU SĐVN 2007

5 Toxotes chatareus Cá mang rổ VU SĐVN 2007

6 Morulius chrysophekadion Cá ét mọi VU 82/2008/QĐ-BNN

7 Cosmochilus harmandi Duồng bay VU 82/2008/QĐ-BNN

8 Hampala macrolepidota Ngựa nam VU 82/2008/QĐ-BNN

Chú thích: EN: Nguy cấp; VU: sẽ nguy cấp

Cá là nguồn cung cấp chất đạm và dinh dưỡng quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người

dân địa phương. Đánh bắt cá là nguồn sinh kế quan trọng của các cộng đồng dân cư sống

xung quanh VQG Tràm Chim, đặc biệt đối với dân nghèo rong mùa lũ. Việc đánh cá ở những

diện tích mặt nước bên ngoài vùng lõi không bị cấm. Ngoài ra, những người đánh cá ở các địa

phương khác cũng đến Tràm Chim để đánh cá vào mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 (Dương

Văn Ni và cộng sự 1999, T.T.K. Dinh 2004).

Page 30: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

30

4.5.3.2. Thành phần loài giáp xác

Đã xác định được tổng cộng 8 loài tôm nước ngọt và 2 loài cua thuộc bộ Decapoda. Tôm

nước ngọt chủ thuộc về giống tôm Macrobrachium (7 loài). Trong đó có sự phân bố của tôm

càng xanh (Macrobrachium rosensbergi), chi tiết xem Bảng 6. Nhìn chung nhóm tôm sông

(Caridea) ở VQG Tràm Chim khá phong phú với 8 loài, chiếm 44% thành phần loài tôm nước

ngọt vùng ĐBSCL.

Bảng 6: Thành phần loài giáp xác ở VQG Tràm Chim

TT Tên khoa học Tên địa phương Họ

1 Macrobrachium equidens Tép trứng Palaemonidae

2 Macrobrachium esculentum Tép Palaemonidae

3 Macrobrachium idea Tép càng Palaemonidae

4 Macrobrachium lanchesteri Tép bò Palaemonidae

5 Macrobrachium ammillodactylus Tép hột mít Palaemonidae

6 Macrobrachium rosensbergii Tép càng xanh Palaemonidae

7 Macrobrachium sintagense Tép thợ rèn Palaemonidae

8 Exopalaemon syiliferus Tép vác dáo Palaemonidae

9 Somanniathelphusa germaini Cua đồng Parathelphusidae

10 Siamthelphusa beauvoisi Cua đá Parathelphusidae

4.5.4. Quản lý chế độ ngập nước ở VQG Tràm Chim

Lịch sử tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mười là một mô hình sinh thái tổng hợp giữa điều kiện

địa mạo, thủy văn và sinh vật ngập nước.

Chế độ thủy văn hay chế độ ngập nước là yếu tố quan trọng đối với việc bảo tồn hệ sinh thái

đất ngập nước nói chung và ở Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng. Chế độ thủy văn ở Vườn

quốc gia Tràm Chim phụ thuộc vào chế độ thủy văn của vùng Đồng Tháp Mười. Chế độ thủy

văn của vùng Đồng Tháp Mười phụ thuộc vào các yếu tố: Chế độ dòng chảy của sông Mê

Công; Chế độ thủy triều của biển Đông; Chế độ mưa trên vùng Đồng Tháp Mười; Điều kiện

địa hình tự nhiên; và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Các yếu tố này đã và đang thay

đổi rất nhiều so với trước đây, từ đó có tác động đến VQG Tràm Chim.

Trước đây, chế độ thủy văn ở VQG Tràm Chim được quản lý theo 2 phương thức: phương

thức mở, nghĩa là chế độ thủy văn tự nhiên; và phương thức quản lý theo hệ thống cống điều

tiết nước. VQG Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi vùng

được bao bọc bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài khoảng 60 km. Trong mỗi vùng có

những kênh có độ sâu và chiều rộng khác nhau.

Toàn bộ khu vực VQG Tràm Chim thường bị ngập hàng năm khoảng 6 tháng trong mùa nước

nổi, từ cuối tháng 6 đến tháng 12, mức ngập đến 2-3 m. Nơi đất thấp thường bị ngập nước

quanh năm là đồng sen, súng. Nơi đất có độ cao trung bình, thường bị ngập nước khoảng 6

tháng là đồng lúa ma, cỏ bắc, năng, mồm mốc, sậy. Nơi gò cao, thời gian ngập nước khoảng 4

tháng là đồng cỏ ống, cỏ bắc và rừng tràm. Việc quản lý chế độ ngập nước phải làm sao càng

gần với quy luật tự nhiên càng tốt, nghĩa là tạo sự luân phiên tự nhiên giữa chế độ khô và chế

độ ẩm để tạo nên hình dạng và cấu trúc của thảm thực vật đất ngập nước.

Những năm gần đây, toàn bộ 5 phân khu của VQG Tràm Chim đã được quản lý nước bằng hệ

thống cống và đập tràn. Cụ thể: Khu A1 có 6 cống; Khu A2 có 2 cống; Khu A3 có 3 cống;

Khu A4 có 1 đập tràn và 1 cống; Khu A5 có 1 đập tràn (Hình 8).

Page 31: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

31

Việc quản lý nước được thực hiện theo “Quy chế quản lý rừng tràm và hệ sinh thái đất ngập

nước khác ở VQG Tràm Chim” được UBND tỉnh Đồng Tháp cho thực hiện thí điểm theo

Quyết định số 70/QĐ-UBND.HC ngày 12/01/2009, cụ thể:

- Vào mùa lũ vườn đưa nước vào rừng cải thiện môi trường, tích nước chống hạn và phòng

cháy trong mùa khô.

- Khi nước trong rừng cạn kiệt nước ngoài kênh được bơm vào rừng cho khu A2-A4 (Hình

8).

Tuy nhiên, năm 2016 do không có lũ, nguồn nước thiếu hụt nên từ 17/2 đã phải bơm nước

vào rừng.

Hình 8: Các phân khu quản lý và cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước của VQG Tràm Chim

5. HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ

TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

5.1. Mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL

Hoạt động nuôi cá tra ở Việt Nam đã phát triển rõ rệt và trong một thập kỷ, hoạt động nuôi cá

tra đã tăng từ sản xuất nhỏ để tiêu thụ trong nước lên thành một trong những nông sản xuất

khẩu quan trọng nhất của Việt Nam do sản lượng và giá trị mà nó mang lại đối với các loài

thuỷ sản khác hiện nay (Belton t al. 2011). Sản xuất cá tra ở ĐBSCL hiện là một trong những

ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản nước ngọt lớn nhất trên thế giới (De Silva et al. 2010,

De Silva và Phương 2011). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) đã phân loại sản xuất

cá tra Việt Nam là loại siêu thâm canh, và Belton et al. (2011) đã mô tả cá tra là hệ thống sản

xuất thực phẩm thâm canh và hiệu quả nhất trên thế giới.

Sản lượng cá tra năm 2014 là khoảng 920.000 tấn, biến đổi hàng năm từ đỉnh vào năm 2012 là

1.415.750 tấn và 1,1 triệu tấn trong năm 2015. Sản lượng này được sản xuất trên diện tích

khoảng 5.910 ha (De Silva và Phương 2011). Điều này có thể do thâm canh, nuôi mật độ cao,

Khu vực bơm

nước từ kênh vào

Khu vực không bơm

nước từ kênh vào

Page 32: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

32

cho sản lượng hơn 200-300 tấn/ha/vụ; và có thể nuôi 1,45 vụ/năm thì sản lượng cá tra đạt

400-600 tấn/ha/năm (SFP1 2013). Điều này đã làm cho FAO phân loại là siêu thâm canh do

mật độ thả giống rất cao và sản lượng trên một đơn vị diện tích (Genschick 2014).

Diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL gia tăng từ năm 1997 đến năm 2008 với tốc độ phát triển

khoảng 26%/năm. Đến năm 2008 tổng diện tích nuôi cá tra khoảng 5400 ha và duy trì cho tới

nay. Năm 2016 tổng diện tích nuôi cá tra vào khoảng 5400 ha chiếm 0,13% diện tích toàn

ĐBSCL (Hình 9). Hoạt động nuôi cá tra diễn ra dọc 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu và trên

các nhánh sông, kênh liên kết với 2 sông chính này tạo ra vô số các đường liên kết nối. Tuy

nhiên, việc nuôi cá tra hiện tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh của đồng bằng, cụ thể là (sắp xếp theo

sản lượng từ cao đến thấp): Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Trà và Vĩnh Long - trong

đó 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm 53,8% tổng sản lượng năm 2015 và cả 5 tỉnh chiếm

87,6% (Hình 10) toàn đồng bằng.

Sau khi Việt Nam chuyển đổi nhanh chóng từ nuôi đăng quầng và nuôi lồng bè chuyển sang

nuôi trong ao vào năm 2005, tổng diện tích ao vẫn tương đối ổn định trong vài năm qua

(khoảng 5.400 ha), và mặc dù số lượng của các trang trại giảm nhưng diện tích của trang trại

và độ sâu trung bình của các ao đã tăng lên (Little và Murray 2011). Việc thay đổi độ sâu các

ao từ 2 m đến 3,5-4m đã làm tăng thể tích nuôi. Nuôi cá tra đang có xu hướng hướng tới các

hoạt động tích hợp các hoạt động theo chiều dọc kết hợp hệ thống giống, vườn ươm và ao

nuôi và chế biến với các công ty sản xuất/chế biến, hiện nay các trang trại các tra lớn nhất có

diện tích từ 20 đến 40 ha và cá biệt có trại lên đến trên 275 ha diện tích mặt nước. Tuy nhiên,

hầu hết các trang trại vẫn có diện tích tương đối nhỏ, bình quân dưới 5 ha. Vị trí các trại nuôi

cá tra ở ĐBSCL được thể hiện trong Hình 11.

Hình 9: Diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL từ năm 1997 - 2016

Hình 10: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra ở 5 tỉnh ĐBSCL (Đồng Tháp, An Giang, Cần

Thơ, Bến Trà và Vĩnh Long) từ năm 2012 - 2015

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Diện

tích

(ha)

0

200

400

600

800

1.000

1.200

Sản

lượn

g (10

00 tấ

n)

Sản lượng (tấn) Diện tích (ha)

Page 33: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

33

Hình 11: Vị trí các ao nuôi cá tra ở ĐBSCL (màu vàng)

5.2. Chứng nhận nuôi sinh thái

Việc sử dụng hệ thống chứng chỉ quốc tế bên thứ 3 trong nuôi trồng thủy sản cá tra đã được

phát triển từ năm 2010, xuất phát một phần bởi những lời chỉ trích đối với ngành công nghiệp

của WWF trong các hình thức bền vững và một thỏa thuận tiếp theo để “hướng tới việc đạt

được giấy chứng nhận sinh thái” của ngành công nghiệp cá tra Việt Nam (Genschick, 2014).

Hiện nay có 3 tổ chức cấp giấy chứng nhận nuôi các tra sinh thái và khối lượng cá tra có giấy

chứng nhận/đang thực hiện cấp giấy chứng nhận được liệt kê chi tiết dưới đây:

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC): 110,000-120,000 tấn trong quý II năm 2013

(Fransen, pers .com. 2013), bằng khoảng 10% sản lượng năm 2012. Con số này đã tăng

69% lên 195.942 tấn của quý IV năm 2014 (Geerts, pers. com. 2014) bằng khoảng 20%

sản lượng của năm 2013.

Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA): 29.174 tấn (Lee, pers com 2013) = khoảng

2,5% sản lượng năm 2012/2013.

GlobalG.A.P. (GG): 240.000 tấn (Weymann, pers com 2013/2014) = khoảng 20% sản

lượng năm 2012/2013.

Nói chung, các cơ sở đạt được giấy chứng nhận là các cơ sở sản xuất lớn và rất nhiều cơ sở có

hơn 01 giấy chứng nhận (do đó, tổng sản lượng cá tra được chứng nhận của 2012/2013 không

thể bằng tổng sản lượng của 3 tổ chức chứng nhận trên).

Page 34: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

34

5.3. Quy trình nuôi các tra ở ĐBSCL

Quy trình nuôi cá tra ở ĐBSCL có 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn nuôi và giai đoạn

thu hoạch (xem Hình 12). Trong giai đoạn chuẩn bị (I), ao được tháo cạn hoặc tát cạn nước,

dọn sạch rong, cỏ dưới đáy và bờ ao, vét bớt bùn lỏng đáy ao bằng Ca(OH)2 (10-15kg/100m2)

để cân bằng pH và tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó ao được phơi đáy 2 -3 ngày để tiệt trùng trước

khi đưa nước vào.

Trong giai đoạn nuôi (II), tiến hành thả con giống với mật độ khoảng 40 - 70 con/m2 (Hảo,

2007). Thời gian nuôi trung bình từ 7 - 8 tháng. Cho ăn là bước tốn kém nhất trong nuôi cá tra

(Hưng & Huy 2006) và quyết định lợi nhuận của việc nuôi (Phương, Sinh, Thịnh, Châu, Anh

& Hậu 2007). Có 2 loại thức ăn: thức ăn công nghiệp dạng viên và thức ăn tự chế. Thức ăn tự

chế có tỉ lệ hấp thụ thấp nên gây ra nhiều bùn và gây ô nhiễm nguồn nước, đòi hỏi số lượng

lớn hơn so với thức ăn viên để đạt được mức tăng trưởng chung của cá. Tỷ lệ chuyển đổi thức

ăn đối với thức ăn tự chế là 2,0 - 3,5 và thức ăn công nghiệp là 1,5 đến 1,7 (Hưng & Huy

2006). Thời điểm hiện tại gần như toàn bộ các ao nuôi cá tra đã chuyển sang sử dụng thức ăn

công nghiệp.

Trong quá trình nuôi, nếu cá nhiễm bệnh, các hộ nuôi thường sử dụng kháng sinh theo hướng

dẫn của bác sĩ thú y. Có gần 400 loại hoá chất được sử dụng trong quá trình nuôi, trong đó có

nhiều loại kháng sinh, vitamin và các chế phẩm sinh học có sẵn trên thị trường (Chinh 2005).

Trong đó các vitamin và probiotic được sử dụng rộng rãi nhất, mặc dù tên thương mại của các

loại này còn chung, thành phần không rõ ràng, chính xác cho nông dân, nhà chế biến và nhà

quản lý (Mantingh & Dung, 2007). Cá xuất khẩu thường xuyên được các công ty chế biến và

chính quyền của các nước nhập khẩu kiểm tra hàm lượng kháng sinh. Tuy nhiên, đó cũng là

sự không chắc chắn về tác động các loại thuốc và hóa chất đối với môi trường xung quanh.

Hình 12: Quy trình nuôi cá tra ở ĐBSCL

Page 35: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

35

Các nông dân cho rằng việc trao đổi nước hàng ngày làm tăng tốc độ tăng trưởng của cá và

chất lượng của thịt. Cụ thể hơn, việc trao đổi nước mạnh làm tăng tỷ lệ thịt trắng, được coi là

có chất lượng cao nhất tại các thị trường châu Âu và Bắc Mỹ (Khôi 2007). Việc cho ăn cũng

làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn dư đã tạo nên lượng chất thải lớn. Lượng chất dinh

dưỡng dư thừa được thải vào môi trường từ các ao nuôi thay đổi tuỳ theo sự tăng trưởng của

cá.

Tỷ lệ trao đổi nước hàng ngày là khoảng 20% trong 3 - 4 tháng đầu tiên và 40% trong 2-3

tháng cuối (Anh & Mai 2009a). Ngoài ra, bùn dưới đáy ao nuôi cũng chứa thức ăn dư thừa,

phân, tảo và đất.

Giai đoạn thu hoạch (III), sau thời gian nuôi trung bình là 6-8 tháng, các tra thương phẩm đạt

khoảng 0,8 - 1,2kg là có thể thu hoạch được. Sau khi thu hoạch, ao lại được làm sạch và một

lượng lớn nước thải được thải ra môi trường xung quanh. Ao sau khi thu hoạch lại bắt đầu

giai đoạn chuẩn bị mới.

5.4. Tác động của việc nuôi cá tra đến môi trường

Nuôi cá tra thâm canh tạo ra một lượng lớn chất thải hòa tan và hạt. Có hai hoạt động chính

dẫn đến việc thải các chất thải cá tra từ ra môi trường: việc trao đổi nước hàng ngày và xử lý

tập trung bùn đáy ao. Tổng chất thải của ngành công nghiệp cá tra có thể được xem là nhỏ so

với tổng tải lượng chất dinh dưỡng toàn ĐBSCL và nhỏ so với tổng lượng chất dinh dưỡng từ

cây trồng khác (ví dụ như lúa). Hơn nữa, việc lắng trong các ao có thể cải thiện đối với một số

thông số trong lượng nước xả hàng ngày (ví dụ: tổng chất rắn lơ lửng) khi so sánh với lượng

chất rắn lơ lửng trong dòng chảy sông Mê Công. Tuy nhiên, việc xả bùn đáy ao là một mối

quan tâm trong hoạt động nuôi. Việc xử lý bùn đang gia tăng ở Việt Nam (ví dụ dùng làm

phân bón) nhưng vẫn còn nhiều trang trại (phần lớn các trang trại nhỏ) tiếp tục thải bùn thải

trái phép vào sông, kênh rạch tiếp giáp với các trang trại.

Có một số nghiên cứu đã xem xét các tác động môi trường của nuôi cá tra ở Việt Nam. Anh

(2010) ước tính rằng trong một chu kỳ nuôi, trung bình lượng nước thải là khoảng 2.200.000

m3/ha/vụ.

Bosma et al. (2009) ước tính có khoảng 2% của dòng chảy của sông Mê Công sử dụng để

nuôi cá tra. Nước được trao đổi trong ao mỗi ngày, báo cáo để tăng tốc độ tăng trưởng cá và

cải thiện chất lượng thịt cá, đặc biệt là tỷ lệ thịt trắng. Tỷ lệ này thay nước là cao so với các

loài thuỷ sản khác ở Việt Nam, ví dụ đối với các ao nuôi tôm thì trao đổi khoảng 15% lượng

nước ao mỗi 10 ngày (Anh, 2010).

Theo Phan et al. (2009), phần lớn các trang trại thải nước thải từ ao nuôi trực tiếp ra sông

(63%), ra kênh chính (19 %) hoặc thải vào ruộng lúa, vườn (11 %) (Hình 13). Chỉ có 7,8%

các trang trại là lắng và 11,2% trang trại là xử lý bằng vôi hoặc clo trước khi thải ra môi

trường. Phân cá, thức ăn dư thừa và các chất rắn lơ lửng lắng trong các ao nuôi biến thành

bùn. Bùn này được thải ra môi trường khoảng 2 tháng/lần. Sau khi thu hoạch, ao được làm

khô nước và sên vét bùn để chuẩn bị cho các vụ sau (Hình 13). Sử dụng thức ăn tự chế sẽ tạo

ra nhiều bùn và ô nhiễm bởi vì cần lượng lớn thức ăn ăn (Anh, 2010). Ước tính mỗi vụ nuôi

sẽ thải ra 8.000 m3/ha.

Mặc dù lượng nước thải từ ao nuôi cá tra chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tải lượng chất dinh dưỡng

của sông Mê Công nhưng việc thải bùn trực tiếp xuống dòng sông kênh sẽ góp phần tích luỹ ô

nhiễm và làm suy giảm chất lượng nước ở các nhánh sông, kênh rạch ở đồng bằng.

Do nhu cầu nguồn nước cho nuôi cá tra là rất lớn, dao động trong khoảng 2.500 - 4000 m3/tấn

cá (Bảng 7 và Bảng 8) nên các hoạt động nuôi cá tra chủ yếu được tiến hành tại các cồn và đất

dọc sông Tiền và sông Hậu. Nhờ lưu lượng của 2 con sông này lớn nên chất thải từ hoạt động

nuôi cá tra nhanh chóng được pha loãng nên dường như tác động tiêu cực từ hoạt động nuôi

Page 36: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

36

đến môi trường đối với các khu vực nuôi này là không quá lớn, chưa gây lên các xung đột lớn

trong hoạt động lấy nước và xả thải chất thải sau khi nuôi ra môi trường. Mặc dù có các quy

định để quản lý phân vùng nuôi cá tra nhưng một số người dân vẫn không tuân thủ phân vùng

này mà xây dựng các trang trại nuôi trái phép. Đáng chú ý là một số vùng nuôi cá tra xác định

vị trí sâu trong nội đồng, khả năng trao đổi nước của khu vực này là không tốt vì vậy nếu các

chất ô nhiễm từ các ao không được quản lý và xử lý, các chất ô nhiễm có thể tích tụ trong

tuyến đường thủy và các tác động tiêu cực đến chất lượng nước trong các kênh mương xung

quanh vùng nuôi.

Hình 13: Hoạt động xả nước thải (tay trái) và bùn thải (tay phải) của trang trại nuôi cá tra

Trong thời điểm hiện tại do nguồn nước từ sông Mê Công khá lớn nên có khả năng pha loãng

nguồn chất thải do vậy chưa có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong trường hợp sản xuất tập

trung và cùng thải trong một khoảng thời gian thì khả năng ảnh hưởng cục bộ đến môi trường

trên sông Mê Công sẽ khá lớn.

Với 1ha diện tích ao nuôi với sản lượng trung bình là 300 tấn thì lượng lượng chất thải phát

sinh sẽ là rất lớn nếu không có được giải pháp quản lý thì đây sẽ là nguồn có thể làm suy thoái

chất lượng nguồn nước tiếp nhận (Bảng 9).

Bảng 7: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra ven sông

Thời gian nuôi Số lần xả/tháng (lần) Lượng nước xả/lần (m3) Tổng lượng nước xả (m3)

Tháng 1 1 10.000 10.000

Tháng 2 2 10.000 20.000

Tháng 3 5 10.000 50.000

Tháng 4 10 10.000 100.000

Tháng 5 20 10.000 200.000

Tháng 6 30 10.000 300.000

Tháng 7 30 10.000 300.000

Tháng 8 30 15.000 450.000

Tổng 1.430.000

Bảng 8: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra nội đồng

Thời gian nuôi Số lần xả/tháng lần) Lượng nước xả/lần (m3) Tổng lượng nước xả (m3)

Tháng 1 1 5.000 5.000

Tháng 2 2 5.000 10.000

Tháng 3 5 5.000 25.000

Page 37: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

37

Tháng 4 10 5.000 50.000

Tháng 5 20 5.000 100.000

Tháng 6 30 5.000 150.000

Tháng 7 30 5.000 150.000

Tháng 8 30 10.000 300.000

Tổng 790.000

Bảng 9: Tính toán lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra

TT Thông tin Đơn vị Khối

lượng/ha/vụ

1 Lượng cá tra sản xuất (cá tươi) tấn 300

2 Lượng thức ăn sử dụng (FRC= 1,55) độ ẩm = 11%;

trung bình 25% protein thô; 1,2%P tấn 465

3 Tổng khối lượng Protein thô đưa vào ao nuôi tấn 103,5

4 Tổng khối lượng đạm (N) đưa vào ao nuôi tấn 16,6

5 Tổng khối lượng P (1,2%) đưa vào ao nuôi tấn 5,0

6 Lượng N tích tụ trong cá tấn 6,8

7 Lượng P tích tụ trong cá tấn 1,4

8 Lượng N thải ra môi trường bên ngoài tấn 9,7

9 Lượng P thải ra bên ngoài tấn 3,5

5.5. Hoạt động nuôi cá tra trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim

5.5.1. Hoạt động nuôi cá tra

Theo quyết định số 1046/QÐ-UBND.HC ngày 09/10/2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp về

việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh Ðồng Tháp đến năm

2020, định huớng đến năm 2025. Ngoài việc phát triển nuôi cá tra dọc sông Tiền thì nhiều khu

kênh cấp 2 và kênh cấp 3 trong nội đồng cũng được quy hoạch phát triển nuôi mà điển hình là

các khu vực nuôi thuộc huyện Tân Hồng, Tam Nông, TX Hồng Ngự.

Đối với huyện Tam Nông quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015 là 338 ha trong đó diện tích

nuôi chủ yếu nằm trong kênh cấp 2 và kênh cấp 3 chiếm đến 93,38% diện tích. Huyện Tân

Hồng diện tich nuôi nội đồng là 220,2 ha (100%); TX. Hồng Ngự nuôi nội đồng là 102 ha

(100%). Các huyện lân cận vùng hạ lưu bao gồm: huyện Thanh Bình nuôi nội đồng là 4,3 ha

(1,2%) và huyện Cao Lãnh nuôi nội đồng là 162 ha (42,13%). Chi tiết xem trong Bảng 10.

Bảng 10: Quy hoạch diện tích nuôi cá tra 5 huyện gần VQG Tràm Chim (ha)

TT

Địa phương

Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020 và 2025

Giáp sông

Tiền

Trong nội

đồng

Giáp sông

Tiền

Trong nội

đồng

I Huyện Tam Nông 24 338,4 24 338,4

1.1 Xã An Hòa 24

24

1.2 Xã Phú Thành B

19,2

19,2

1.3 Xã Phú Hiệp

6,6

6,6

Page 38: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

38

TT

Địa phương

Quy hoạch 2015 Quy hoạch 2020 và 2025

Giáp sông

Tiền

Trong nội

đồng

Giáp sông

Tiền

Trong nội

đồng

1.4 Xã Tân Công Sính

235,2

235,2

1.5 Xã Phú Thọ

42,6

42,6

1.6 TT. Tràm Chim

6

6

1.7 Xã Phú Cường

28,8

28,8

II Huyện Tân Hồng 0 118,2 0 220,2

2.1 Xã An Phước

3

6

2.2 Xã Bình Phú

36

66

2.3 Xã Tân Công Chí

49,2

109,2

2.4 Xã Tân Thành B

9

9

2.5 Xã Hộ Cơ

3

12

2.6 Xã Tân Phước

18

18

III Thị xã Hồng Ngự 0 54 0 102

3.1 Xã Bình Thạnh

42

90

3.2 Xã An Bình B

12

12

IV Huyện Thanh Bình 251,4 4,3 332,4 4,3

4.1 Xã Tân Hòa 102

132

4.2 Xã Tân Long 30

54

4.3 Xã Tân Bình 18

30

4.4 Xã An Phong 6

6

4.5 Xã Tân Thạnh 87

102

4.6 TT Thanh Bình 8,4

8,4

4.7 Xã Bình Thạnh

4,3

4,3

V Huyện Cao Lãnh 120,5 162 222,5 162

5.1 Xã Bĩnh Thạnh 109,7

211,7

5.2 Xã Mỹ Xương 10,8

10,8

5.3 Xã Gáo Dồng

30

30

5.4 Xã Tân Hội Trung

30

30

5.5 Xã Mỹ Hiệp

102

102

Tổng 5 huyện 395,9 676,9 578,9 826,9

Nguồn UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015

Kết quả điều tra trong quá trình thực hiện nghiên cứu này cho thấy, tính đến tháng 5/2016,

diện tích nuôi cá tra trong nội đồng của tỉnh Đồng Tháp là 817ha (Hình 14), cao hơn so với

quy hoạch đến năm 2020 và 2025 (Bảng 11). Ngoài ra, hiện nay tại Đồng Tháp xu hướng mở

rộng vùng nuôi vào nội đồng đang khá rõ.

Page 39: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

39

Bảng 11: Diện tích nuôi cá tra nội đồng theo quy hoạch và thực tế

TT Địa phương Số liệu điều tra

T5/2016

Quy hoạch số 1046

QH 2020 QH 2025

1 Thị xã Hồng Ngự 89 102 102

2 Huyện Tân Hồng 215 220 220

3 Huyện Tam Nông 514 338 338

Tổng 817 661 661

Hình 14: Hiện trạng nuôi cá tra nội đồng xung quanh VQG Tràm Chim

Hình 15: Hiện trạng nuôi cá tra ở Đồng Tháp (a) nuôi ven sông (b) nuôi trong nội đồng

Page 40: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

40

5.5.2. Một số nét đặc trưng trong nuôi cá tra ở huyện Tam Nông, Tân Hồng và TX Hồng

Ngự

Kết quả điều tra thu thập thông tin từ ban ngành và các hộ nuôi cá tra nội đồng tại huyện Tam

Nông, Tân Hồng và TX. Hồng Ngự cho thấy:

Đất sử dụng để nuôi chủ yếu chuyển từ đất lúa và tràm trước đây.

Trong 16 trại điều tra thì có 5 trại có hoạt động ương cá giống.

Thời gian nuôi cá tra từ 6 – 12 tháng (trung bình từ 7 – 10 tháng)

Mật độ thả từ 30 – 115 con/m2 trung bình là 60 con/m2.

Các hộ đều sử dụng nước ở kênh để nuôi và hoạt động này thực hiện thường xuyên đặc

biệt sau khi cá được trên 3 tháng.

Mức thay nước từ 30 – 100 cm nước/ngày, tập trung vào khoảng 40 – 60 cm.

Các hộ sử dụng nhiều muối để xử lý nước trong quá trình nuôi.

Các hộ đều trả lời là có hệ thống lắng lọc nước trước khi đưa ra kênh rạch.

Có phát sinh hoạt động bơm bùn 2 – 4 lần/vụ; phần lớn bùn tái sử dụng để gia cố bờ bao.

Có 1 trại đã được cấp giấy chứng nhận của ASC, 2 trại được cấp chứng nhận của VietGap.

Các hộ được phỏng vấn không thấy loài chim trong sách đỏ xuất hiện trong vùng và chim

tấn công cá chủ yếu là Còng Cọc.

Không thấy rùa, rắn trong khu vực nuôi.

Các trại cho rằng chất lượng nước vẫn đáp ứng cho hoạt động nuôi.

Các trại tự đánh giá là hoạt động nuôi cá tra không ảnh hưởng đến chất lượng nước, các

loài chim cũng như VQG Tràm Chim.

6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA ĐẾN VQG TRÀM

CHIM

6.1. Hiện trạng chất lượng nước trong vùng nghiên cứu

Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước trong các ao nuôi và các kênh rạch xung quanh cũng

như làm số liệu đầu vào của mô hình chất lượng nước, Nhóm thực hiện đã tiến hành lấy 117

mẫu nước (Hình 16) trong đó có 19 mẫu trong ao nuôi cá tra, 8 mẫu nước thải từ ao nuôi cá

tra, 74 mẫu nước trên kênh rạch, 15 mẫu nước trong vườn VQG (9 mẫu khu vực không bơm

nước từ bên ngoài vào và 6 mẫu ở khu vực có bơm nước từ bên ngoài). Ngoài ra chúng tôi

cũng tham khảo số liệu nghiên cứu chất lượng môi trường trong nuôi cá tra ven sông từ các đề

tài của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Chi tiết kết quả phân tích chất lượng nước được

trình bày trong Phụ lục.

Page 41: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

41

Hình 16: Vị trí lấy mẫu trong vùng nghiên cứu

6.1.1. Hàm lượng oxi hòa tan

Kết quả đo giá trị DO trong nước được thể hiện trong Hình 17 và Bảng 12 cho thấy DO trong

các nguồn nước có biến động rất lớn, cụ thể:

Tại các ao nuôi cá tra giá trị DO thay đổi từ 2,35 – 8,47 mg/l. Có sự thay đổi lớn này là do

thời điểm lấy mẫu trong các ao nuôi là ban ngày, trong nguồn nước có rất nhiều thực vật

phù du quang hợp nên nhiều ao nuôi giá trị DO còn nằm trên mức bão hòa cho thấy dấu

hiệu của phú dưỡng hóa trong nguồn nước. Tại các ao nuôi có giá trị DO cao khi đưa điện

cực xuống sâu cách mặt nước khoảng 2 m thì giá trị DO giảm rất nhiều và chỉ còn trong

khoảng 2 - 4mg/l.

Tại các điểm xả giá trị DO không cao dao động từ 2,88 – 5,29 mg/l do phần lớn các ống xả

được hút từ phần dưới sâu.

Giá trị DO nguồn nước trên kênh rạch cũng khá cao dao động từ 2,17 – 7,1 mg/l.

Tại khu vực VQG Tràm Chim không được bơm nước từ bên ngoài vào giá trị DO chỉ trong

khoảng 4,9 – 6,93 chủ yếu nhỏ hơn 5 mg/l (giá trị trung bình đạt được 5,01mg/l). Tại khu

vực có được bơm nước từ bên ngoài giá trị DO khá lớn dao động từ 4,4 – 6,78 mg/l (giá trị

trung bình đạt được lên đến 5,84).

6.1.2. Độ dẫn điện (EC) trong nước

Ðộ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước, các ion này thường là

muối của kim loại như NaCl, KCl, SO42-, Ca+2 v.v... Đối với môi trường nước biển độ dẫn

điện chủ yếu do muối NaCl gây nên. Đối với các nguồn nước ngọt bị nhiễm phèn sự gia tăng

EC trong nước do ảnh hưởng bởi các Ion SO42-, Fe+2, Al+3 có nguồn gốc do rửa trôi các vật

liệu sinh phèn trong đất ra môi trường nước. Một số hoạt động sản xuất có sử dụng muối và

thải ra môi trường cũng là nguyên nhân làm gia tăng giá trị EC trong nước. Đối với hoạt động

Page 42: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

42

nuôi cá tra việc sử dụng muối trong xử lý nguồn nước là khá phổ biến và đây cũng là nguồn

làm gia tăng giá trị EC của nguồn nước.

Kết quả đo giá trị EC trong nước được thể hiện trong Hình 18 và Bảng 13 cho thấy nguồn

nước trong các ao nuôi có EC dao động từ 211 – 522 μs/cm, cá biệt có 1 ao nuôi có giá trị EC

là 799 μs/cm; đối với nguồn nước thải giá trị EC có xu hướng cao hơn hẳn và dao động từ 324

– 829 μs/cm. Đối với nguồn nước trên kênh rạch giá trị EC dao động từ 216 – 550 μs/cm. Tại

VQG Tràm Chim không có bơm nước giá trị EC dao động từ 301 – 435 μs/cm (giá trị trung

bình là là 357 μs/cm) trong khi tại khu vực có bơm nước giá trị EC dao động từ 375 – 352

μs/cm (giá trị trung bình là 379 μs/cm).

Hình 17: Diễn biến DO trong khu vực nghiên cứu

Bảng 12: Số liệu thống kê giá trị DO

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 19 5,41 5,28 2,35 8,47

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 3,87 3,61 2,88 5,29

Nước kênh rạch 74 5,22 5,36 2,17 7,10

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 5,01 4,81 4,09 6,93

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 5,84 6,11 4,44 6,78

Total 116 5,17 5,21 2,17 8,47

6.1.3. Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) trong nước

Kết quả phân tích cặn lơ lửng trong nước được thể hiện trong Hình 19 và Bảng 14 cho thấy

hàm lượng TSS trong nước trong các ao nuôi cá tra dao động từ 25 - 116 mg/l (trung bình 57

mg/l), tại nguồn nước thải dao động từ 18 - 138 mg/l (trung bình là 64,9 mg/l). Tại kênh rạch

thì TSS lại thay đổi rất lớn từ 1,5 – 248 mg/l.

Page 43: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

43

Hình 18: Giá trị EC của các nguồn nước

Bảng 13: Số liệu thống kê giá trị EC của các nguồn nước

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 23 380,0 373,0 171,0 799,0

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 482,3 430,0 324,0 829,0

Nước kênh rạch 73 400,1 398,0 216,0 895,0

Nước trong VQG khu không bơm 9 357,0 335,0 301,0 435,0

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 379,8 375,0 352,0 409,0

Total 119 397,4 395,0 171,0 895,0

Hình 19: Hàm lượng TSS trong các nguồn nước

Bảng 14: Số liệu thống kê TSS trong các nguồn nước

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 19 57,0 46,0 25,0 116

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 64,9 58,5 18,0 138

Nước kênh rạch 73 66,6 66,0 1,5 248

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 29,5 25,0 11,4 53

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 43,1 38,2 7,0 91

Total 115 60,8 58,0 1,5 248

Page 44: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

44

6.1.4. Giá trị TOC (Total Organic Cacbon)

Kết quả phân tích chất tổng chất hữu cơ trong nước được thể hiện trong Hình 20 và Bảng 15

cho thấy giá trị TOC trong nước ao nuôi cá tra dao động từ 2,8 – 22,95 mg/l (trung bình 7,5

mg/l), nguồn nước thải có giá trị TOC từ 3,8 – 20 mg/l (trung bình 8,48 mg/l); Nguồn nước

trên kênh rạch có giá trị TOC dao động từ 1,79 – 12,9 mg/l (trung bình 6,02 mg/l). Với các

giá trị trên cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong nước chưa phải là mức quá lớn ngay cả

nguồn nước thải từ các ao nuôi cá tra. Tại khu vực rừng không bơm nước giá trị TOC trung

bình là 10,43 mg/l trong khi tại khu vực có bơm nước giá trị TOC chỉ là 5,81 mg/l.

Hình 20: Hàm lượng TOC trong các nguồn nước

Bảng 15: Số liệu thống kê TOC trong các nguồn nước

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 49 7,50 7,78 2,80 22,95

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 8,48 8,14 3,80 20,00

Nước kênh rạch 74 6,02 6,02 1,79 12,91

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 10,43 9,61 5,34 18,86

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 5,81 5,62 5,08 7,16

Total 146 6,92 6,40 1,79 22,95

6.1.5. Giá trị BOD5

Kết quả phân tích BOD5 trong nước được thể hiện trong Hình 21 và Bảng 16 cho thấy:

Giá trị BOD5 trong ao nuôi dao động từ 3,7 – 33,4 mg/l trung bình là 10,6 mg/l; phần lớn

các ao nuôi có giá trị BOD5 nhỏ hơn 15 mg/l và gần 50% ao nuôi có giá trị BOD5 nhỏ hơn

10 mg/l. Đối với nguồn nước thải BOD5 cũng không quá cao, dao động từ 5,1 – 29,1 mg/l,

trung bình là 12,05 mg/l. Phần lớn nguồn nước thải có giá trị BOD5 nhỏ hơn 15 mg/l và có

gần 50% số mẫu có giá trị BOD5 nhỏ hơn 11 mg/l.

Đối với nguồn nước trên kênh rạch BOD5 thay đổi từ 2,3 – 18,7 mg/l (trung bình là 8,4

mg/l), có đến 75% số mẫu nước có giá trị BOD5 nhỏ hơn 10 mg/l.

Ở khu vực rừng trong VQG Tràm Chim có bơm nước giá trị BOD5 trung bình là 7,9 mg/l

trong khi trong khu vực không bơm nước giá trị BOD5 khá cao và trung bình là 12,1 mg/l.

Page 45: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

45

Hình 21: Diễn biến BOD5 trong khu vực nghiên cứu

Bảng 16: Số liệu thống kê giá trị BOD5

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 49 10,60 10,90 3,70 33,40

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 12,05 11,55 5,10 29,10

Nước kênh rạch 74 8,40 8,35 2,30 18,70

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 12,10 11,20 6,30 22,10

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 7,98 7,75 6,90 9,80

Total 146 9,55 8,80 2,30 33,40

6.1.6. Giá trị tổng đạm (TN) trong nước

Kết quả phân tích TN trong nước được thể hiện Hình 22 và Bảng 17 cho thấy TN có biến

động rất lớn, cụ thể:

Đối với nguồn nước trên kênh rạch TN dao động từ 0,35 – 20,41; Phần lớn mẫu nước trên

kênh rạch có hàm lượng TN nhỏ hơn 5 mg/l, một số điểm có hàm lượng TN cao là do bị

ảnh hưởng trực tiếp từ điểm xả nước thải của các ao nuôi cá tra.

Hàm lượng TN trong nguồn nước ao nuôi cá tra dao động từ 0,45 – 46,13 mg/l, trung bình

là 7,78 mg/l và phần lớn là có hàm lượng TN nhỏ hơn 15 mg/l. Đối với nguồn nước thải có

hàm lượng TN dao động từ 3,91 – 43,9 mg/l, trung bình là 12,1 mg/l.

Đối với nguồn nước trong khu vực VQG Tràm Chim: Trong khu không có bơm nước giá

trị TN trung bình chỉ là 1,15 mg/l trong khi tại khu vực có bơm nước từ bên ngoài vào giá

trị TN trung bình là 2,42 mg/l.

Page 46: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

46

Hình 22: Diễn biến TN trong khu vực nghiên cứu

Bảng 17: Số liệu thống kê giá trị TN

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 49 7,78 5,91 0,45 46,13

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 12,01 5,48 3,91 43,97

Nước kênh rạch 74 3,98 3,51 0,35 20,41

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 1,15 1,31 0,47 1,78

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 2,42 2,73 0,60 4,11

Total 146 5,46 3,97 0,35 46,13

6.1.7. Giá trị TP

Kết quả phân tích tổng phốt pho (TP) trong nước được thể hiện Hình 23 và Bảng 18 có thể

thấy:

Nguồn nước trong các ao nuôi cá tra giá trị TP trung bình là 1,66 mg/l; nguồn nước thải giá

trị TP là 2,3 mg/l và trong nguồn nước tại kênh rạch giá trị TP trung bình chỉ là 0,39 mg/l.

Tại khu vực VQG Tràm Chim: Khu vực có bơm nước từ kênh vào giá trị TP trung bình là

0,19 mg/l trong khi tại khu vực vườn không bơm nước giá trị TP trung bình chỉ là 0,02

mg/l.

Hình 23: Diễn biến TP trong khu vực nghiên cứu

Page 47: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

47

Bảng 18: Số liệu thống kê giá trị TP

Loại nước N Mean Median Minimum Maximum

Nước trong ao nuôi cá tra 49 1,66 1,10 0,12 9,72

Nước thải từ ao nuôi cá tra 8 2,30 0,88 0,44 9,83

Nước kênh rạch 74 0,39 0,18 0,02 3,74

Nước trong VQG khu không bơm nước 9 0,02 0,02 0,02 0,03

Nước trong VQG khu có bơm nước 6 0,19 0,19 0,03 0,34

Total 146 0,89 0,40 0,02 9,83

6.1.8. Một số nhận xét sơ bộ về chất lượng nguồn nước

Thực tế yếu tố môi trường nước bị chi phối của nhiều yếu tố bao gồm từ chất thải sinh hoạt,

sản xuất, từ yếu tố tự nhiên, từ hoạt động nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm hay từ việc

quản lý sử dụng nguồn nước (VQG Tràm Chim) tuy nhiên, từ các phân tích trên có thể rút ra

một số nhận xét sơ bộ liên quan đến hoạt động nuôi cá tra.

Hoạt động nuôi cá tra có làm gia tăng chất ô nhiễm hữu cơ (TOC, BOD5) trong nguồn nước

tuy nhiên mức độ gia tăng là không quá lớn và chưa có ảnh hưởng nặng đến chất lượng nguồn

nước trên kênh rạch.

Hoạt động nuôi cá tra đã làm gia tăng hàm lượng TN và TP trong nước là rất rõ ràng nhưng

mức độ ảnh hưởng tiêu cực thì chưa thể hiện rõ.

Việc bơm nước từ kênh rạch bị ảnh hưởng do hoạt động nuôi cá travào VQG Tràm Chim đã

làm gia tăng hàm lượng TN và TP trong nước và đây là nguồn bổ sung Nito và Phopho vào

trong rừng tự nhiên. Tuy nhiên tác động này là tích cực hay tiêu cực thì cần phải được nghiên

cứu sâu hơn.

6.2. Đánh giá, dự báo chất lượng nước và lan truyền ô nhiễm do hoạt động nuôi

cá tra đến chất lượng nước trên kênh rạch

6.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu

Để tính toán tác động của việc nuôi cá tra đến các khu đất ngập nước ở hiện tại và tương lai

cùng với các kịch bản phát triển ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu. Sơ đồ tính thủy lực cho

toàn ĐBSCL được thiết lập như sau (Hình 24 và Hình 27):

Bắt đầu từ Kratie, bao gồm toàn bộ vùng ngập lũ Campuchia và vùng biển hồ;

Gồm hơn 3.900 sông kênh và các đoạn kênh với tổng chiều dài 24.200 km;

Hơn 5.000 công trình mô phỏng cống tưới, ngăn mặn, các tràn bờ, đường giao thông;

Hơn 25.900 điểm tính mực nước và 18.500 điểm tính lưu lượng, bình quân 500 m/điểm

tính;

120 khu tưới và mưa trên ĐBSCL;

Các biên lưu lượng, Kratie, vùng biển hồ, vùng Campuchia;

Triều biển Đông và biển Tây.

Page 48: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

48

Hình 24: Sơ đồ tính cho ĐBSCL

Page 49: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

49

Hình 25: Sơ đồ tính toán phục vụ cho nghiên cứu

Page 50: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

50

Hình 26: Hiện trạng phân bố BOD ở ĐBSCL

Page 51: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

51

Hình 27: Hiện trạng phân bố TN ở ĐBSCL

Các số liệu đầu vào cho tính toán:

Biên chất lượng nước: lấy từ kết quả phân tích chất lượng nước

Diện tích nuôi cá tra theo số liệu của Chi cục thống kê và số liệu điều tra thực tế

6.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

Các số liệu hiệu chỉnh thường là các chỉ tiêu được lấy vào thời điểm nhất định tại các điểm

lấy mẫu. Do vậy, thường các giá trị nồng độ không được lấy theo dạng quá trình biến đổi hàm

lượng. Mô hình sẽ được hiệu chỉnh theo các số liệu này, sau khi hiệu chỉnh, quá trình biến đổi

hàm lượng BOD, Tổng N tại một số vị trí được trình bày như trong Hình 28 đến Hình 30.

Hình 28: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Tân Châu

Page 52: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

52

Hình 29: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Châu Đốc

Hình 30: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Cần Thơ

6.2.3. Các kịch bản tính toán

Để đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến phân bố chất lượng nước ở ĐBSCL nói

chung và VQG Tràm Chim nói riêng, các kịch bản được xây dựng để đánh giá như sau:

Kịch bản hiện trạng: Các cơ sở hạ tầng như hiện nay, tính toán với năm kiệt điển hình

Kịch bản theo quy hoạch: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển

hình

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu: Phát triển theo quy

hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến động dòng chảy thượng

lưu

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến biến đổi khí hậu: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra,

tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến đổi khí hậu

Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu:

Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến động

dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu

6.2.4. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên

kênh rạch trên tổng thể ĐBSCL

Kết quả tính toán các kịch bản cho thấy việc nuôi cá tra đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước

trên toàn đồng bằng, cụ thể:

Trên các sông chính tại Châu Đốc nồng độ BOD5 gia tăng khoảng 0,25 mg/l trong kịch bản

hiện tại và có thể tăng thêm 0,22 mg/l nữa khi tăng diện tích nuôi cá tra theo đúng quy

hoạch đến năm 2020; trên các sông chính tại khu vực hạ lưu như ở Cần Thơ thì việc nuôi

cá tra đã làm gia tăng hàm lượng BOD5 lên khoảng 0,42 mg/l và có thể gia tăng lên 0,24

mg/l nữa khi tăng diện tích nuôi cá tra theo quy hoạch đến năm 2020. Tại khu vực nội

đồng, tác động của việc nuôi cá tra trên đồng bằng đã làm gia tăng hàm lượng BOD5 trên

sông chính tại khu vực Châu Đốc lên khoảng 0,41 mg/l và có thể gia tăng lên 0,35mg/l nữa

khi tăng diện tích nuôi cá tra theo quy hoạch đến năm 2020.

Page 53: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

53

Tổng N trên sông chính lên khoảng 0,2 - 0,31 mg/l ở kịch bản hiện tại và có thể gia tăng

lên 0,1 - 0,15 mg/l nữa khi tăng diện tích nuôi cá tra theo quy hoạch đến năm 2020. Tại

khu vực nội đồng tác động của việc nuôi cá tra trên đồng bằng đã làm gia tăng hàm lượng

Tổng N lên khoảng 0,25 - 0,44 mg/l và có thể gia tăng lên 0,22 mg/l nữa khi tăng diện tích

nuôi cá tra theo quy hoạch đến năm 2020;

Hình 31: Phân bố BOD5 trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra

Page 54: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

54

Page 55: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

55

Hình 32: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại

Page 56: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

56

Hình 33: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020

Page 57: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

57

Hình 34: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra

Page 58: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

58

Hình 35: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại

Page 59: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

59

Hình 36: Phân bố TN trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020

Như vậy về tổng thể chung xét trên diện rộng thì ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến chất

lượng nguồn nước trên sông chính là không quá lớn.

6.2.5. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên

kênh rạch bên ngoài vườn Quốc gia Tràm Chim

Rõ ràng trên tổng thể ĐBSCL diện tích nuôi cá tra là không nhiều (chỉ khoảng trên 5.00 ha)

chỉ chiếm 0,12% diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL. Tuy nhiên quy mô nuôi chủ yếu là dạng

siêu công nghiệp, lượng nước sử dụng nhiều đồng thời chất thải sau khi nuôi là rất lớn nên

nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường quanh khu vực nuôi.

Chính do nhu cầu sử dụng nguồn nước lớn trong hoạt động nuôi nên vùng nuôi cá tra thường

được quy hoạch dọc theo các sông lớn. Các hoạt động nuôi ven sông lớn không chỉ là thuận

lợi trong việc cấp nước đồng thời nó còn là điều kiện để chất thải phát tán ra môi trường

nhanh hơn và giảm được tác động tiêu cực do hoạt động nuôi cá tra. Tuy nhiên hiện ở Đồng

Tháp có một khu vực nuôi lại nằm sâu trong nội đồng và khá tập trung thuộc các huyện Tam

Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự. Theo số liệu điều tra tháng 5/2016 tổng diện tích nuôi cá tra

của 3 địa phương này là 817 ha chiếm 0,93% diện tích đất tự nhiên của khu vực này. Chính

hoạt động nuôi có tính tập trung cao và nằm trong nội đồng là yếu tố làm hạn chế trao nổi

Page 60: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

60

nguồn nước, chất ô nhiễm khó được luận chuyển và pha loãng là nguy cơ làm gia tăng cục bộ

chất ô nhiễm trên kênh rạch trong khu vực này.

Dựa vào kết quả điều tra chiết tiết xác định vùng nuôi cá tra trong khu vực, kết quả mô phỏng

lan truyền ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nguồn nước trong khu vực này cho

thấy tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nguồn nước trong khu vực này là khá

rõ. Trích xuất số liệu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra trong thời điểm hiện tại và

quy hoạch trong tương lai (Bảng 11) tại 8 vị trí đặc trưng quanh VQG Tràm Chim được thể

hiện trong Hình 37.

Hình 37: Vị trí trích xuất số liệu tại các kênh rạch gần khu vực Tràm Chim

6.2.5.1. Ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến BOD5 trong nước

Tại vị trí trên sông Tiền (vị trí 1) ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến nguồn nước là

không lớn và chỉ làm gia tăng giá trị BOD5 trong khoảng 0,1 – 0,2 mg/l. Càng vào sâu thì

mức độ ảnh hưởng càng rõ vị trí 3 BOD5 gia tăng khoảng 1,5 mg/l và đến vị trí 7 hoạt động

nuôi cá tra trong khu vực này làm gia tăng BOD lên đến 4,5 mg/l (Hình 38 đến Hình 45).

Hình 38: Giá trị BOD5 tại vị trí 1

Page 61: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

61

Hình 39: Giá trị BOD5 tại vị trí 2

Hình 40: Giá trị BOD5 tại vị trí 3

Hình 41: Giá trị BOD5 tại vị trí 4

Hình 42: Giá trị BOD5 tại vị trí 5

Page 62: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

62

Hình 43: Giá trị BOD5 tại vị trí 6

Hình 44: Giá trị BOD5 tại vị trí 7

Hình 45: Giá trị BOD5 tại vị trí 8

6.2.5.2. Ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến TN trong nước

Khi xem xét hoạt động nuôi cá tra đến gia tăng hàm lượng nitơ trong nước (Hình 46 đến Hình

53) cho thấy:

Tại vị trí trên sông Tiền hoạt động nuôi cá tra chỉ làm gia tăng TN trong khoảng 0,2 – 0,3

mg/l.

Vào sâu nội đồng mức độ làm gia tăng TN trong nước càng lớn: Tại vị trí 2 làm gia tăng

TN từ 0,5 – 1 mg/l và tại vị trí 3 làm gia tăng TN từ 1 - 1,8 mg/l thùy theo chế độ triều. Tại

vị trí 7 có thể làm gia tăng TN trong nước lên đến 3 mg/l.

Page 63: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

63

Hình 46: Giá trị TN tại vị trí 1

Hình 47: Giá trị TN tại vị trí 2

Hình 48: Giá trị TN tại vị trí 3

Hình 49: Giá trị TN tại vị trí 4

Page 64: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

64

Hình 50: Giá trị TN tại vị trí 5

Hình 51: Giá trị TN tại vị trí 6

Hình 52: Giá trị TN tại vị trí 7

Hình 53: Giá trị TN tại vị trí 8

Page 65: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

65

6.3. Đánh giá tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim

Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước cho toàn đồng bằng

SCL đã được nêu trong mục 6.2.4; Đánh giá có tính chuyên sâu về tác động từ hoạt động nuôi

cá tra đến chất lượng nước trên kênh rạch xung quanh VQG Tràm Chim đã được phân tích

trong mục 6.2.5. Các tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến Tràm Chim được phân đánh giá

bao gồm:

Kết quả điều tra cho thấy một số loài chim trong VQG Tràm Chim thường bắt cá trong các

ao nuôi của người dân trong đó chủ yếu là chim còng cọc. Do đã được hướng dẫn nên

người nuôi cá chỉ sử dụng giải pháp xua đuổi, không sắn bắt hay tiêu diệt nên ảnh hưởng

này được xem là không nhiều.

Vào mùa lũ, nước thượng nguồn đổ về rất nhiều nên có khả năng pha loãng mọi chất thải

trong đó có hoạt động nuôi cá tra nên tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng

nguồn nước của cả ĐBSCL nói chung và đối với VQG Tràm Chim nói riêng là không đáng

kể.

VQG Tràm Chim đã được đắp đê bao kín. Trong trường hợp không có trao đổi nước với

bên ngoài thì ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim dường như là

không có.

Vào mùa khô nguồn nước thượng nguồn đổ về không nhiều, trao đổi nước không tốt nên

các hoạt động nuôi cá tra trong khu vực VQG Tràm Chim có ảnh hưởng đến chất lượng

nước trên kênh rạch trong khu vực trong đó có cả các kênh rạch tiếp giáp với VQG Tràm

Chim (chi tiết xem mục 6.2.5).

So sánh giữa chất lượng nước trên kênh rạch và chất lượng nước thải từ hoạt động nuôi cá

tra cho thấy khi ra kênh rạch nguồn thải đã được phát tán và pha loãng rất nhiều nên mức

độ ô nhiễm nguồn nước trên kênh rạch nói chung là không quá lớn (chi tiết xem mục 6.1).

Vào mùa khô nước trong VQG xuống thấp, để duy trì cá làm thức ăn cho chim và hạn chế

cháy rừng thì bơm nước từ kênh rạch vào trong rừng là cần thiết. Trong năm 2016 từ tháng

2 đã VQG đã tiến hành bơm nước vào rừng khu vực A2, A3 và A4; các khu A1 và A5

không được bơm nước (Hình 8 trang 31). Tuy nhiên, việc bơm nước vào đồng nghĩa với

chuyển một phần chất ô nhiễm từ kênh rạch vào trong rừng (kênh rạch khu vực này bi ảnh

hưởng từ hoạt động nuôi cá tra). Thông qua diễn biến chất lượng môi trường nước 2 khu

vực này có thể tìm ra được mối tương quan ảnh hưởng do bơm nước

Hoạt động lấy nước cho ao nuôi cá tra và xả nước thải chủ yếu được thực hiện khi triều lên

và khi bắt đầu xuống (tận dụng cột nước cao của thủy triều)

Khảo sát thực tế cho thấy vị trí đặt trạm bơm nước vào VQG Tràm Chim (H5) chỉ cách

điểm xả thải khu nuôi cá tra với diện tích khoảng 6 ha từ 40 – 60 m. Khi thủy triều lên

phần lớn nguồn nước thải từ khu nuôi này được đưa đến họng bơm vào trong rừng và mô

hình chung trạm bơm đã bơm một lượng lớn nguồn thải từ khu nuôi cá tra này vào trong

rừng. Như vậy ngoiaf chất thải từ hoạt động nuôi cá tra ở các khu vực khác đã được pha

loãng vào nguồn nước thì một phần chất thải từ hoạt động nuôi cá tra của khu vực khoảng

6 ha cũng được trạm bơm bơm vào trong rừng do vậy ảnh hưởng do việc bơm nước từ

kênh rạch vào trong rừng là khá rõ.

6.3.1. So sánh chất lượng nguồn nước tại khu vực có bơm nước từ bên ngoài vào với khu

vực không bơm nước từ bên ngoài vào VQG Tràm Chim

Số liệu so sánh các thông số chất lượng môi trường nước giữa khu vực VQG có bơm nước và

khu vực không bơm nước được thể hiện trong Hình 54và Hình 55 cho thấy:

Page 66: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

66

Tại khu vực có bơm nước giá trị DO có xu thế cao hơn hẳn so với khu vực không bơm

nước. Điều này được giải xác định tại khu vực không bơm nước do nguồn nước không

được bổ trợ, nước trên kênh rạch trong khu vực này xuống thấp và bị sắc lại, lá cây rừng

rụng xuống phân hủy là nguyên nhân làm cho DO trong nước ở khu vực này không cao.

Tại ác vị trí có giá trị DO cao nằm ở khu vực rảng nước lớn, ít bị ảnh hưởng của lá cây

rụng. Đối với khu vực được bơm nước do có được nguồn nước thường xuyên đồng thời có

được phiêu sinh thực vật từ nguồn nước kênh rạch, từ nước thải ao cá tra cùng với hệ thực

vật nước (rong rêu…) sản sinh oxi trong nước. Như vậy ở góc độ này thì việc bơm nước

góp phần gia tăng giá trị DO cho nguồn nước trong rừng.

Giá trị TSS: Tại khu vực có bơm nước giá trị TSS thay đổi rất lớn từ 7 – 91 mg/l (trung

bình là 43,1mg/l trong khi trong khu vực không bơm nước TSS dao động từ 11 – 53 mg/l

(trung bình là 29,5 mg/l).

Giá trị EC giữa khu vực có bơm nước và không bơm nước cũng có sự sai khác khá rõ.

Trong khu vực không bơm nước EC dao động lớn từ 301 – 435 μs/cm (trung bình

357μs/cm) trong khi trong khu vực có bơm nước mức dao động EC nhỏ hơn và từ 352 -

409μs/cm tuy nhiên giá trị EC trung bình là 379 μs/cm cao hơn hẳn so với khu vực không

có bơm nước.

Giá trị TOC trong nước khu vực không bơm nước dao động từ 5,34 – 18,16 mg/l (trung

bình là 10,43 mg/l); tại khu vực có bơm nước TOC thấp hơn khá nhiều dao động từ 5,08 –

7,16 mg/l (trung bình chỉ là 5,81 mg/l). Sự tăng cao TOC trong nước ở khu vực không bơm

nước được xác định là do nước trên kênh rạch bị sắc lại, lá cây rừng rụng xuống cùng thực

vật phủ, bèo lục bình chết phân hủy là yếu tố làm cho giá trị TOC trong nước khá cao. Tại

khu vực bơm nước mặc dù có bổ sung thêm chất hữu cơ từ bên ngoiaf vào tuy nhiên do

mực nước được lưu thông, thực vật trên kênh rạch phát triển khá mạnh, thảm thực vật được

duy trì đã góp phần tạo điều kiện phân hủy các chất hữu cơ trong nguồn nước khá tốt.

Hàm lượng TN trong nước: Tại khu vực không bơm nước giá trị TN trong nước không lớn

dao động từ 0,47 – 1,78 mg/l (trung bình 1,15 mg/l); Tại khu vực có bơm nước giá trị TN

gia tăng khá lớn dao động từ 0,6 -4,1 mg/l (trung bình là 2,42 mg/l). Điều này cho thấy rõ

việc bơm nước từ bên ngoài kênh rạch đã bổ sung một lượng lớn nito vào trong rừng.

Tương tự TP trong nước tại khu vực không bơm nước là khá thấp chỉ dao động từ 0,02 –

0,03 mg/l (trung bình 0,02 mg/l) trong khi tại khu vực có bơm nước thì TP khá cao dao

động từ 0,03 – 0,34 mg/l (trung bình là 0,19 mg/l).

Nhận xét chung: Như vậy việc bơm nước từ bên ngoài kênh vào trong rừng cũng có mặt tích

cực nhất định bao gồm: Cải thiện DO trong nước, hạn chế sắc nước trong kênh rạch góp

phần tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước. Cùng với đo việc bơm nước từ

bên ngoài vào làm gia tăng lượng Nito và phốt pho trong nước. Với lượng Nito và phot pho

như trên thì chưa phải là mức đủ trực tiếp gây tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước

tuy nhiên đây là yếu tố cần phải quan tâm đánh giá các tác động thứ cấp do gia tăng nito và

phot pho làm gia tăng phát triển của thủy sinh, thực vật nước (cỏ, bèo, rong rêu…).

Page 67: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

67

Hình 54: Thống kê các thông số chất lượng nước giữa khu vực rừng có bơm nước và khu vực

không bơm nước

Hình 55: Nước trên kênh khu vực rừng không bơm nước (tay trái) và Nước trên kênh khu vực

rừng có bơm nước (tay phải)

6.3.2. Phân tích ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim do hoạt động

bơm nước từ bên ngoài vào rừng

Phân tích đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nguồn nước kênh rạch

xung quanh khu vực Tràm Chim (mục 6.2.5) cho thấy gần khu vực trạm bơm giá trị BOD5

dao động trong khoảng 7 – 8 mg/l và hoạt động nuôi cá tra làm gia tăng BOD5 trên kênh rạch

khu vực này khoảng 2 mg/l; giá trị TN dao động trong khoảng 2,5 mg/l và hoạt động nuôi cá

tra làm gia tăng TN cho kênh rạch trong khu vực này khoảng 1,5 mg/l.

Kết quả điều tra thực tế lại cho thấy gần trạm bơm nước từ bên ngoài vào cấp cho khu A2-A4

của VQG có 1 trang trại nuôi cá tra khá lớn (6ha) và vị trí xả nước thải của trại nuôi cá tra

ngay trạm bơm (Hình 56). Khi triều lên nguồn nước thải dường như bị dòng nước đưa trực

Page 68: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

68

tiếp đến ống hút và bơm lên rừng nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước của VQG,

làm xuất hiện nguy cơ gia tăng chất ô nhiêm vào VQG.

Hình 56: Vị trí trạm bơm nước vào VQG và vị trí của ao nuôi cá tra

Kết quả phân tích chất lượng nước trên kênh rạch khu vực rừng có bơm nước và khu vực rừng

không bơm nước được thể hiện trên Hình 57 và Hình 58 cho thấy: tại điểm trạm bơm nước

(N1) giá trị TN trong nước khá lớn (4,11 mg/l); TP 0,34 mg/l; TSS là 70 mg/l. Sang điểm N2

TN và TSS đã được giảm bớt chỉ còn tương ứng là 0,37 và 14,5 mg/l; giá trị TP không thấy

giảm. Tại các điểm N3, N4, N5 TN, TP, TSS giảm khá nhiều đặc biệt sang đến điểm N3 và

N5 TN và TP xuống rất thấp.

Với kết quả này cho thấy trên đường di chuyển trong rừng đã có quá trình hấp thu chuyển hóa

nito và phot pho trong nước khá hiệu quả và có thể coi rừng như là khu đất ngập nước tham

gia quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Rõ ràng dấu hiệu trạm bơm nước đã bơm nguồn nước thải từ hoạt động nuôi cá tra lên rừng là

khá rõ thể hiện thông qua TN và TP tại vị trí trạm bơm là khá lớn.

Việc ảnh hưởng từ trạm bơm này đến chất lượng nguồn nước còn được thể hiện thông qua khi

trạm bơm nước dùng bơm thì cá trắng các tại khu vực này bắt đầu có hiện tượng chết.

Lý giải hiện tượng cá tại khu vực tiếp nhận nước bơm bắt đầu chết chết sau 2 – 3 ngày dừng

bơm là do: Trong thời gian bơm nước đã bơm một lượng khá lớn chất thải từ khu nuôi cá tra

trong đó có nhiều cặn bã hữu cơ. Khi nước vào rừng, dòng chảy không lớn nên cặn bã hữu cơ

bị lắng lại đồng thời cỏ và bèo phát triển mạnh cũng là điều kiện lưu giữ cặn hữu cơ ở khu

vực này. Cặn hữu cơ phân hủy sẽ tạo ra khi độc đồng thời tiêu thụ ô xi trong nước. Khi hoạt

động bơm nước diễn ra thường xuyên khí độc sẽ được dòng nước di chuyển đi đồng thời

chính hoạt động bơm nước cung cấp oxi cho nguồn nước khu vực này nên cá khu vực này vẫn

tồn tại (Hình 59). Khi không có bơm nước, khi độc tích lũy dẫn, oxi bị suy giảm là yếu tố làm

cá trắng trong khu vực này chết (Hình 60).

Page 69: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

69

Hình 57: Hiện trạng môi trường nước trong VQG Tràm Chim tháng 5/2016

Hình 58: Dòng thải từ khu nuôi cá tra thịt đổ ra trạm bơm nước vào rừng khi triều lên

Page 70: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

70

Hình 59: Cỏ, bèo phát triển manh tại khu vực bơm nước tạo thành hệ thống lắng lọc cặn

Hình 60: Ô nhiễm môi trường và cá chết tại khu vực bơm nước vào VQG sau khi dừng bơm

nước 4 ngày

Như vậy ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra trong trường hợp này được xem là tác động trực

tiếp của nguồn thải. Nếu loại bỏ được ảnh hưởng trực tiếp này thì khả năng gây hiện tượng cá

trắng trong rừng chết là rất nhỏ, việc giảm được ảnh hưởng trực tiếp này cũng sẽ giảm được

Nito và phot pho vào trong rừng và cũng sẽ giảm được ảnh hưởng thứ cấp do hấp thu và

chuyển hóa Nito và phot pho.

6.3.3. Một số nhận xét về tác động của nuôi cá tra đến vùng đất ngập nước nói chung và

Tràm Chim nói riêng

Theo định nghĩa của heo định nghĩa của Công ước Ramsar thì có thể nói gần như toàn bộ

vùng ĐBSCL đều là vùng đất ngập nước tuy nhiên nếu xét đến các khu vực đất ngập nước

còn nhiều tính tự nhiên thì ở vùng ĐBSCL chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích tự nhiên. Các

Page 71: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

71

phân tích đánh giá tác động trong trường hợp này được xem là ảnh hưởng đến các khu vực đất

ngập nước tự nhiên

Nhận diện các nguồn gây tác động của hoạt động nuôi cá tra đến các vùng đất ngập nước tự

nhiên:

Hiện một số khu nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng đã khai phá vùng đất

ngập nước “tự nhiên” để làm ao nuôi, thu hẹp dần các khu đất ngập nước tự nhiên hay khó

khăn trong việc mở rộng bảo tồn trong tương lai.

Quy hoạch vùng nuôi chưa hoàn toàn xuất phát từ điều kiện tự nhiên và khả năng phát tán

chất thải mà phần nhiều vẫn dựa vào sự phát triển tự phát của người dân nên nuôi cá tra nội

đồng ở Đồng Tháp vẫn đang có dấu hiệu phát triển làm tăng nguy cơ tác động tiêu cực đến

môi trường. Phát triển nuôi nội đồng nhiều dẫn đến chất thải không phát tán và pha loãng

được gây ô nhiễm cục bộ

Chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản: Nuôi thủy sản trên quy mô công nghiệp đặc biệt là

nuôi cá tra đồng nghĩa với thải ra môi trường lượng chất thải rất lớn trong đó chủ yếu là

các chất N và P. Về lâu dài tích tụ N và P trong nguồn nước, cặn lắng trên kênh rạch sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng nguồn nước, gây phú dưỡng nguồn nước.

Như vậy, với đặc tính của VQG Tràm Chim và hoạt động nuôi cá tra ở xung quanh VQG Trà

Chim thì tác động của hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim có thể kể đến là:

Nuôi không theo quy hoạch có thể chuyển đổi đất ngập nước thành ao nuôi;

Gây suy thoái môi trường nước do bùn thải và nước thải:

Hiện tại, khi không bơm nước từ ngoài kênh vào rừng thì ảnh hưởng từ hoạt động nuôi

thủy sản nói chung và cá tra nói riêng đến Tràm Chim là không nhiều. Tuy nhiên khi rừng

khô thì nguy cơ cháy, nguồn nước bị sắc lại, lá cây, thực vật, cỏ phân hủy làm suy giảm

chất lượng nước trong rừng. Cá mất nơi sống, cá chết do nước sắc lại ảnh hưởng đến

nguồn thức ăn của chim trong rừng, đa dạng sinh học trong rừng bị suy giảm… do đó giải

pháp lấy nước vào rừng là cần thiết tuy nhiên chất thải từ nuôi thủy sản có thể là nhân tố

tác động động. Nếu rừng không được bơm nước, vào đầu mùa mưa nước mưa rửa trôi các

chất trên bề mặt đất xuống kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng

đến cá trong VQG.

Đối với khu vực rừng bơm nước từ ngoài kênh vào rừng khu A2-A4: các hoạt động nuôi cá

tra ở xa trạm bơm, chất ô nhiễm đã được pha loãng nên lượng N và P không quá lớn tuy

nhiên, do trạm bơm nằm ngay gần điểm xả của khu nuôi cá tra 6 ha nên lúc triều lên việc

bơm nước vào rừng đã vô tình bơm luân chất thải từ khu nuôi cá này vào rừng.

Người nuôi cá tra quanh VQG Tràm Chim đã được tuyên truyền và nắm được yêu cầu

không tiêu diệt các loài chim thú nếu nó xâm nhập và khu nuôi mà chỉ sử dụng giải pháp

xua đuổi khi chúng xuất hiện nên có thể nói hoạt động nuôi sẽ không gây ảnh hưởng trực

tiếp đến sự hiện diện các loài động vật hoang dã trong rừng.

7. TỔNG HỢP CÁC TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Như đã phân tích trong các phần trên hoạt động nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL nói chung và

khu vực VQG Tràm Chim còn một số tồn tại sau:

Một số khu vực nuôi trá tra vẫn khai phá các khu vực đất ngập nước còn nhiều đặc điểm tự

nhiên để làm ao nuôi.

Một số khu vực nuôi chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn nước.

Nhiều khu vực nuôi không nằm trong quy hoạch, nhiều khu vực nuôi phát triển áp sát các

VQG Tràm Chim.

Page 72: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

72

Nuôi nội đồng trong khu vực Tràm Chim phát triển quá lớn và có nguy cơ ảnh hưởng đến

Tràm Chim nếu hoạt động nuôi không được kiểm soát.

Nhiều khu vực nuôi phát triển quá lớn dẫn đến khó khăn về nguồn nước cấp và chất thải

chưa được quản lý dẫn đến ô nhiễm cục bộ nguồn nước và có thể gây ảnh hưởng đến VQG

Tràm Chim

Với các tác động được trình bày như trên thì các biện pháp giảm thiểu được đề xuất như sau:

7.1. Giải pháp quản lý

Quản lý chặt các khu vực đất còn nhiều đặc tính tự nhiên, chưa có tác động nhiều của con

người để bảo tồn, phát triển trong tương lai. Tại các khu vực vùng đệm cần có quy hoạch

chi tiết loại hình sản xuất phù hợp với hiện trạng và xu hướng phát triển trong tương lai.

Chỉ tập trung phát triển các vùng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên đồng thời đảm bảo

hải hòa với các khu vực cần được bảo vệ. Có lộ trình rút khỏi quy hoạch các khu vực

không phù hợp đặc biệt tập trung vào các khu vực nuôi nội đồng và tiếp giáp trực tiếp với

khu vực cần bảo tồn.

Giám sát thực thi các quy hoạch; đối với các khu vực nằm ngoài quy hoạch có các vấn đề

có thể ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các khu bảo tồn thì phải xem xét kỹ

trước khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch, tránh hình thức “hợp thức hóa” cho các diện tích

ngoài quy hoạch.

Các quy hoach nuôi thủy sản cần phải được tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng nước trong

hoạt động nuôi cũng như nhu cầu xả thải ra môi trường.

Đối với nuôi cá tra cần phải tập trung giảm phát triển nuôi cá tra trong nội đồng và tại các

điểm nuôi trong nội đồng hiện trạng cần phải kiểm soát được nguồn thải thông qua giải

pháp quản lý và công nghệ nuôi.

Thực hiện hoạt động nuôi thủy sản có trách nhiệm cả về mặt xã hội và môi trường qua đó

giảm thiểu chất thải ra môi trường

Tuyên truyền hơn nữa và hướng dẫn người dân biện pháp xua đuổi chim tự nhiên khi xâm

nhập vào các ao nuôi cá như sử dụng lưới chắn chim, xua đuổi chim bằng âm thanh…

7.2. Giải pháp kỹ thuật

Tập trung để dần chuyển biến các trại nuôi phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường

chứ không phải “giảm thiểu” tác động.

Phát triển các công nghệ nuôi gắn liền với xử lý chất thải (công nghệ nuôi vi sinh…).

Giảm chất thải từ quản lý hoạt động nuôi (giảm hệ số sử dụng thức ăn, Sử dụng thức ăn có

hàm lượng N và P phù hợp…).

Cùng với các hoạt động kiểm soát vùng nuôi và đối tượng nuôi thủy sản, kiểm soát chất

thải từ hoạt động nuôi thủy sản thì việc nghiên cứu xác định hướng lấy nước vào VQG ít bị

ảnh hưởng từ hoạt động nuôi thủy sản nói chung và cá tra nói riêng là cần thiết, cụ thể:

Việc xử lý chất thải nito và Pho pho từ hoạt động nuôi cá tra là không đơn giản do

vậy đối khu vực nuôi cá tra gần trạm bơm nước vào rừng cần chuyển hướng xả thải ra

khu vực khác hoặc phải di dời trạm bơm ra khu vực khác tránh bơm trực tiếp nguồn

nước thải vào rừng.

Tổ chức nghiên cứu ngay để đánh giá sâu hơn ảnh hưởng từ hoạt động bơm nước đến

thực vật (cỏ, bèo lục bình, rong tảo…), đánh giá tích lũy N, P trong nền đáy trong rừng

Page 73: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

73

khu vực có bơm nước trong thời gian qua để có dẫn liệu khoa học đánh giá tác động

và nó là dẫn liệu để nghiên cứu khi đề xuất giải pháp bơm nước cho khu vực khác.

8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8.1. Kết luận

Diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL không lớn (khoảng 5.000 ha) tuy nhiên cho sản lượng

trên 1 triệu/năm.

Là nghề nuôi trồng sử dụng nhiều nước đồng thời có nhiều chất thải phát sinh trong khi

nuôi.

Do sử dụng lượng nước lớn nên các khu nuôi thường được lựa chọn là các vùng đất ven

sông lớn và các cù lao.

Vào mùa lũ nguồn nước lũ từ thượng nguồn đổ về là rất lớn nên pha loãng toàn bộ chất

thải trong đó có chất thải từ hoạt động nuôi cá tra, ảnh hưởng từ chất thải trong hoạt động

nuôi cá tra vào mùa này được xem là không đáng kể.

Vào mùa kiệt lượng nước thượng nguồn đổ về đồng bằng không nhiều nên chất thải từ hoạt

động nuôi cá tra được biểu hiện khá rõ.

Kết quả mô phỏng đánh giá ảnh hưởng do hoạt động nuôi cá tra trên toàn đồng bằng cho

thấy hoạt động nuôi cá tra làm gia tăng BOD5 trên kênh chính vào khoảng 0,1 – 0,5 mg/l,

gia tăng TN từ 0,1 – 0,5 mg/l.

Gần đây hoạt động nuôi đang có xu hướng vào sâu trong nội đồng mà điển hình là các khu

vực thuộc huyện Tam Nông, Tân hồng và Tx Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp.

Trao đổi nước của các kênh rạch phía trong nội đồng kém hơn so với các sông lớn nên chất

thải từ hoạt động nuôi cá tra trong nội đồng gây ô nhiệm cục bộ trong các khu nuôi và khu

vực lân cận.

Kết quả mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm do hoạt động nuôi cá tra nội đồng trong khu

vực huyện Tam Nông, Tân hồng và Hồng Ngự cho thấy hoạt động nuôi cá tra làm gia tăng

giá trị BOD5 trong nước kênh rạch từ 0,1 mg/l đến 4,5 mg/l; gia tăng hàm lượng TN từ 0,2

đến 1,5 mg/l và cá biệt có khu vực làm gia tăng lên đến 3 mg/l.

Vườn Quốc gia Tràm Chim là khu vực đất ngập nước tự nhiên có tính đa dạng sinh học

cao cần phải duy trì bảo vệ. Quanh VQG Tràm Chim đã được đê bao ngăn cách với kênh

rạch bên ngoài, nếu không thực hiện bơm nước từ ngoài vào rừng thì ảnh hưởng do chất

thải từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG tràm chim được xem là không có. Tuy nhiên để hạn

chế cháy rừng, duy trì các thảm cỏ và khu hệ cá trong rừng giải pháp bơm nước là cần

thiết, do đó chế độ thuỷ văn hợp lý là cực kỳ quan trọng đối với VQG. Việc bơm nước từ

kênh rạch vào rừng đồng nghĩa đã chuyển một phần Nito và pho pho phát thải từ hoạt động

nuôi cá tra xung quanh vào rừng.

Do vị trí bơm nước vào rừng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dòng thải của khu nuôi cá tra nên đã

xuất hiện các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong rừng tại điểm tiếp nhận nước.

Rừng có tác dụng hấp thu và chuyển hóa chất ô nhiễm thông qua việc giảm N và P trên

đường đi của dòng nước bơm vào rừng.

Nếu việc bơm nước không bị ảnh hưởng trực tiếp từ từ dòng thải hoạt động nuôi cá tra thì

khả năng mức độ tác động vào rừng sẽ được giảm thiểu nhiều (khả năng sẽ không có các

chết khi dừng bơm nước, dinh dưỡng N và P cũng sẽ giảm và sẽ hạn chế được sự phát triển

quá mạnh của cỏ, bèo, thực vật nước tại khu vực tiếp nhận nước)

Page 74: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

74

8.2. Kiến nghị

Kết quả ngiên cứu trong dự án này mới chỉ là bước khởi đầu xem xét ảnh hưởng từ hoạt động

nuôi cá tra đến môi trường nước nói chung ở ĐBSCL và Tràm Chim nói riêng. Tác động tiêu

cực rõ nhất đến Tràm Chim được xác định mới chỉ có tính cục bộ tại khu vực tiếp nhận nước

bơm từ ngoài vào. Tuy nhiên nếu tiêp tục bơm nước với số lượng lớn thì về lâu dài nguy cơ

tích lũy N và P trong rừng sẽ lớn lên làm phát triển mạnh của cỏ, thực vật nước, bèo lục bình,

rong rêu ảnh hưởng đến khu hệ động vật trong nước trong đó có cá, tác động đến đa dạng sinh

học trong rừng. Để hạn chế các tác động tiêu cực, duy trì phát triển các tác động tích cực từ

hoạt động bơm nước trong thời gian tới cần tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Tổ chức nghiên cứu ngay để đánh giá sâu hơn ảnh hưởng từ hoạt động bơm nước đến thực

vật (cỏ, bèo lục bình, rong tảo…), đánh giá tích lũy N, P trong nền đáy trong rừng khu vực

có bơm nước trong thời gian qua để có dẫn liệu khoa học đánh giá tác động và nó là dẫn

liệu để nghiên cứu khi đề xuất giải pháp bơm nước cho khu vực khác.

Có nghiên cứu sâu hơn về xu hướng thay đổi khu hệ thực vật, động vật theo tuyến đường

đi của dòng nước bơm vào rừng qua đó tìm ra được ngưỡng giới hạn hạn tác động.

Đơi với VQG cần phải làm việc với khu vực nuôi cá tra gần trạm bơm nước để chuyển

hướng dòng thải ra khu vực khác hoặc cần phải di chuyển trạm bơm ra khu vực khác tránh

ảnh hưởng trực tiếp do hoạt động nuôi cs tra

Page 75: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Belton, B., Haque, M.H., Little, D.C. and Sinh, L.X., 2011. Certifying Catfish in Vietnam and

Bangladesh: Who Will Make the Grade and Will it Really Matter? Food Policy, 36, 2011

p.289-299.

De Silva, S.S., Ingram, B.A., Phuong, T.N., Bui, T.M., Gooley, G.J. and Turchini, G.M.,

2010. Estimation of Nitrogen and Phosphorus in Effluent from Striped Catfish Farming

Sector in the Mekong Delta. AMBIO, 39, 2010 p.504-514.

De Silva, S.S. and Phuong, N.T., 2011. Striped Catfish Farming in the Mekong Delta,

Vietnam: A Tumultuous Path to Global Success. Reviews in Aquaculture, 3, 2011, p. 45-73.

Genschick, S. 2014. Aquaculture Socio-cultural peculiarities, practical senses, and missing

sustainability in Pangasius aquaculture in the Mekong Delta, Vietnam. Published by Lit

Verlag, United States (2014). ISBN 10: 3643904851 ISBN 13: 9783643904850.

Tveretas, R. 2013. Fish Production Estimates and Trends, 2013-2014. Presentation at GAA

GOAL Conference, Paris, October 7-10 2013.

Little, D. and Murray, F., 2011. Pangasius and Europe: The Unparalleled Growth of a

Farmed Tropical Whitefish in European Markets. PPT presentation, Sustainable Aquaculture

Group, Institute of Aquaculture, Stirling University, UK.

WWF (World Wide Fund for Nature), 2012. Farmed Pangasius. Advancing Responsibly

Farmed Seafood. WWF Aquaculture Factsheet November, 2012.

http://awsassets.panda.org/downloads/farmed_pangasius_factsheet.pdf

GAA (Global Aquaculture Alliance), 2010. Pangasius Farms.BAP Standards, Guidelines

2010.

Anh, P. T., Kroeze, C., Bush, S. R., & Mol, A. P. J. (2010). Water pollution by Pangasius

production in the Mekong Delta, Vietnam: Causes and options for control. Aquaculture

Research, 42(1), 108–128. http://doi.org/10.1111/j.1365-2109.2010.02578.x

Page 76: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU …supa.vasep.com.vn/pic/Share/Filecfrt/report_wwf_pangasius_siwrr_vn_25... · 1 bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt triỂn

76

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA