đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

48
Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học John Pilgrim (Chương trình BirdLife Đông Dương) Nguyễn Đức Tú (Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam) Tài trợ bởi Chương trình Chính sách Lâm nghiệp Toàn cầu của BirdLife International Báo cáo này được thực hiện theo yêu cầu của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2007

Upload: hung-pham-thai

Post on 20-Jun-2015

2.798 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

PB �

Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và các loài ngoại lai tại Việt Namvà các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học

John Pilgrim(Chương trình BirdLife Đông Dương)

Nguyễn Đức Tú(Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam)

Tài trợ bởi Chương trình Chính sách Lâm nghiệp Toàn cầu của BirdLife International

Báo cáo này được thực hiện theo yêu cầu củaVụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội, 2007

Page 2: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

�� ����� ���

Điều phối viên dự án: Phạm Tuấn Anh

Nhóm thực hiện dự án: John Pilgrim (BirdLife International in Indochina)Nguyễn Đức Tú (Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam)

Dự án được tài trợ bởi: Chương trình Chính sách Lâm nghiệp Toàn cầu của BirdLife International

Minh họa bìa: Trĩ sao Rheinardia ocellata, ảnh của Jonathan C. Eames.

Trích dẫn: Pilgrim, J. D. và Nguyễn Đức Tú (2007) Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học. Báo cáo trình Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam.

Tài liệu lưu tại: Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt NamSố 4, Ngõ 209Phố Đội CấnHà NộiViệt NamĐT: + (84) 4 722 3864Email: [email protected]: www.birdlifeindochina.org

© BirdLife International, tháng bảy 2007

Page 3: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

�� ����� ���

MỤC LỤC

Lời cám ơn............................................................................................................................................... ivChú giải thuật ngữ.................................................................................................................................. vTên và thuật ngữ viết tắt........................................................................................................................ v1. Tóm tắt.....................................................................................................................................................12. Giới thiệu............................................................................................................................................... 23. Tổng quan về tình trạng các loài bị đe dọa ở Việt Nam............................................................... 2

3.1. Liêt kê các loài bị đe dọa ............................................................................................................. 23.2. Các loài bị đe dọa ở Việt Nam .................................................................................................... 33.3. Các mối đe dọa đối với các loài ................................................................................................. 43.4. Các hành động để bảo tồn các loài bị đe dọa ........................................................................... 53.5. Các cam kết chính sách quốc tế liên quan đến các loài bị đe dọa ......................................... 5

4. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về các điều luật quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa................................................................................................................................. 75. Các văn bản pháp quy ở Việt Nam liên quan đến các loài bị đe dọa.........................................9

5.1. Các văn bản hiện có vê cac loài bị đe doa................................................................................. 95.2. Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài bị đe dọa .... 13

6. Đề xuất những điều khoản về quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học..........................................................................................167. Tổng quan về tình trạng các loài ngoại lai ở Việt Nam.............................................................. 17

7.1. Các loài ngoại lai ở Việt Nam ................................................................................................... 177.2. Các hành động để giải quyết vấn đề sinh vật ngoại lai ........................................................ 207.3. Các cam kết quốc tế về sinh vật ngoại lai ............................................................................... 21

8. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về quản lý các sinh vật ngoại lai................................... 229. Các văn bản pháp quy về các loài ngoại lai ở Việt Nam............................................................ 23

9.1. Các văn bản hiện có về các loài ngoại lai ................................................................................ 239.2. Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài ngoại lai ..... 25

10. Đề xuất những điều khoản về quản lý các loài ngoại lai có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học......................................................................................... 2611. Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 2712. Các phụ chương.................................................................................................................................31

Phụ chương 1. Ma trận phân tích các loài bị đe dọa toàn cầu, loài bị đe dọa ở cấp quốc gia, và các loài được bảo vệ ở Việt Nam ......................................... 31

Phụ chương 2. Các loài của Việt Nam có trong danh lục các loài của Công ước về loài di cư .................................................................................... 73

Phụ chương 3. Ma trận các loài (ngoại lai và bản địa) xâm hại đe dọa tính đa dạng sinh học thực vật ở Việt Nam ....................................................... 74

Phụ chương 4. Danh lục các loài thực vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam .......... 75Phụ chương 5. Phân loại khả năng xâm lấn .................................................................................. 76Phụ chương 6. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật ............................................................ 77Phụ chương 7. Các loài bị đe dọa: Các định nghĩa chính ........................................................... 79

Page 4: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

iv viv v

Lời cám ơn

Báo cáo này là kết quả của một tiểu dự án do Dự án Chính sách Lâm nghiệp Toàn cầu của BirdLife International và Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia (RSPB; BirdLife tại Vương quốc Anh). Các tác giả xin được cám ơn RSPB và BirdLife International về sự hỗ trợ quý báu này.

Chúng tôi xin được cám ơn Vụ Môi trường (DoE), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE) đã cho phép BirdLife tham gia vào việc xây dựng Luật Đa dạng Sinh học. Đặc biệt xin được cám ơn ông Nguyễn Văn Tài và bà Huỳnh Thị Mai đã hợp tác và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện báo cáo. Hy vọng, Vụ Môi trường sẽ tiếp tục hợp tác với chúng tôi để lồng ghép các kiến nghị trong báo cáo này vào Luật Đa dạng Sinh học.

Chúng tôi cũng xin cám ơn các ông Jonathan Eames (BirdLife International in Indochina), Lê Trọng Trải (Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam), TS. Barney Long (WWF Greater Me-kong – Chương trình Việt Nam), ông Steven Swan (Fauna & Flora International – Chương trình Việt Nam), ông Andrew W. “Jack” Tordoff (BirdLife International Asia Division), và ông Trần Công Minh (IUCN Việt Nam), về những đóng góp và bình luận quý báu cho các bản dự thảo của báo cáo này.

Cuối cùng, các tác giả xin được đặc biệt cám ơn tất cả các đại biểu đã tham gia các cuộc họp tư vấn Xây dựng Luật Đa dạng Sinh học tại Hà Nội, ngày 15/08/2006, và tại Đại Lải, ngày 9 và 10/11/2006 đã có những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thiện báo cáo này.

Page 5: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

iv viv v

Chú giải thuật ngữ

Loài bị đe dọa. Là loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở các mức cực kỳ cao, rất cao hoặc cao. Các loài này được phân hạng vào các cấp Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp hoặc Sắp nguy cấp. Định nghĩa chi tiết của các thuật ngữ này và các thuật ngữ khác liên quan đến việc đánh giá mức độ bị đe dọa (Tuyệt chủng, Tuyệt chủng ngoài tự nhiên, Gần bị đe dọa, Không nguy cấp, Thiếu dẫn liệu, và Chưa đánh giá) được trình bày trong Phụ chương 7.

Loài ngoại lai xâm hại. Một loài, phân loài hay một taxon thấp hơn, được di thực ra ngoài vùng phân bố tự nhiên trước đây hoặc hiện tại của taxon và sự di thực hoặc phát tán này đe dọa đến tính đa dạng sinh học; điều này bao gồm cả di thực một phần cơ thể có thể tồn tại và sinh sản, giao tử, hạt, trứng hay cây chồi của các taxon1.

Tên và thuật ngữ viết tắt

CBD Công ước Đa dạng Sinh họcCITES Công ước về buôn bán các loài bị đe dọaDoE Vụ Môi trường FIPI Viện Điều tra Quy hoạch rừngIBA2 Vùng Chim Quan trọngISSG Nhóm Chuyên gia về Loài Xâm hại của IUCNIUCN Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếKBA2 Vùng Quan trọng về Đa dạng Sinh họcMARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônMoF Bộ Thủy sảnMoNRE Bộ Tài nguyên và Môi trườngMoSTE Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngOEPP Văn phòng Chính sách và Quy hoạch Bảo tồn, Thái LanRSPB Hiệp hội Bảo vệ Chim Hoàng gia (BirdLife tại Vương quốc Anh)UNEP Chương trình Môi trường của Liên hợp quốcVEPA Cục Bảo vệ Môi trường

1 Công ước Đa dạng Sinh học <http://www.biodiv.org/programmes/cross-cutting/alien/resources/terms.shtml>2 IBA và KBA là các khu vực đạt chuẩn quốc tế là có giá trị đa dạng sinh học cao được xác định dựa trên các tiêu chí định lượng dựa trên sự có mặt của các loài mà do đó việc bảo tồn ở cấp độ khu là cần thiết: (1) các loài bị đe dọa toàn cầu; (2) các loài phân bố hẹp; (3) các loài tập trung với số lượng lớn; và (4) tập hợp của các loài giới hạn phân bố trong các đơn vị địa sinh học.

Page 6: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

vi

Page 7: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

1. Tóm tắt

Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều yếu tố đặc sắc không thể phát hiện ở bất cứ nơi nào khác. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được xếp hạng vào một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe dọa nặng nề nhất. Hệ thống văn bản pháp quy hiện tại của Việt Nam cũng đã được ban hành nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học của đất nước và giải quyết các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học, nhưng vẫn chưa đầy đủ và còn phân tán. Điều này dẫn đến yêu cầu cần xây dựng mới một bộ Luật Đa dạng Sinh học có tính thống nhất. Theo yêu cầu của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, tài liệu này được thực hiện nhằm phân tích tình trạng hiện tại của các loài bị đe dọa và loài ngoại lai tại Việt Nam, các văn bản pháp quy liên quan đến các loài này, các khoảng thiếu hụt và không nhất quán trong các văn bản, và các kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng để giúp Việt Nam xây dựng bộ Luật Đa dạng Sinh học mới. Cuối cùng, báo cáo sẽ đưa ra các kiến nghị về các loài bị đe dọa và loài ngoại lai có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học.

Nhìn chung, những yêu cầu chính được xác định (chi tiết trình bày trong phần 6 và 10) gồm:

Loài bị đe dọa1. Xác định tình trạng pháp lý của Sách Đỏ Việt Nam và thống nhất các danh lục loài được

bảo vệ và danh lục loài bị đe dọa ở Việt Nam;2. Phạm vi và tiêu chuẩn hóa cho danh lục loài được bảo vệ (“quý hiếm”);3. Các văn bản pháp quy cần bổ sung để có thể thực hiện được các quy định hiện có về bảo

vệ sinh cảnh của các loài bị đe dọa trên cạn;4. Ủy quyền cho một cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về bảo tồn các vùng biển

và nước nội địa, cùng với đó là những quy định mới làm cơ sở cho việc thành lập các hệ thống khu bảo vệ ở các vùng nước nội địa, ven biển và biển.

5. Đề xuất công nhận và bảo vệ các khu Ramsar;6. Tăng các khung hình phạt cho các tội danh vi phạm các điều luật liên quan đến đa dạng

sinh học, đặc biệt những điều luật liên quan đến khai thác và kinh doanh các loài được bảo vệ.

Các loài ngoại lai1. Ủy quyền cho một cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về vấn đề các loài ngoại lai

xâm hại, bao gồm cả tránh nhiệm xây dựng một chiến lược tổng thể về vấn đề này;2. Các biện pháp nghiêm khắc và xử phạt hành chính để ngăn chặn việc cố ý nhập các loài

ngoại lai xâm hại;3. Các quy chế kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn ngạch buôn bán động vật cảnh và cây cảnh để

ngăn chặn việc vô tình đưa các loài xâm hại vào Việt Nam;4. Các quy định về tiêu hủy, hoặc ít nhất là kiểm soát và ngăn ngừa các loài ngoại lai xâm

hại khi chúng đã xuất hiện, đặc biệt chú trọng ưu tiên các vùng rừng đặc dụng và các sinh cảnh tự nhiên quan trọng của các loài bị đe dọa như các Vùng Chim Quan trọng hay các Vùng Đa dạng Sinh học Trọng Yếu.

1

Page 8: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

2 32 3

2. Giới thiệu

Việt Nam luôn được xếp vào nhóm hai mươi quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Đối với một số nhóm sinh vật, ví dụ như linh trưởng, Việt Nam đứng trong năm quốc gia hàng đầu về sự đa dạng. Chỉ tính riêng trên cạn đã có hơn 13.700 loài thực vật (Bộ TNMT et al. 2005), khoảng 870 loài cá có phân bố thường xuyên (Bộ TNMT et al. 2005), 310 loài thú (Bộ TNMT et al. 2005), 822 loài chim (BirdLife International 2006), 286 loài bò sát (Bộ TNMT et al. 2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN et al. 2006) được xác định và mô tả tại Việt Nam. Môi trường biển cũng chứa đựng tính đa dạng sinh học không kém với hơn 11.000 loài sinh vật biển đã được ghi nhận (Bộ TNMT et al. 2005). Việt Nam cũng là nơi mà sự đa dạng sinh học vẫn chưa được khám phá đầy đủ - rất nhiều loài thực vật, bò sát, lưỡng cư, và thậm chí có bốn loài thú lớn và ba loài chim mới được mô tả cho khoa học trong mười lăm năm qua (Sterling et al. 2006).

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao nhất của Việt Nam chính là các loài đặc hữu của quốc gia - những loài không được ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Các loài phân bố hẹp này cũng chính là các loài bị đe dọa nặng nề nhất. Khoảng 10% các loài thực vật của Việt Nam được cho là các loài đặc hữu (UNEP 2001), tám loài chim đặc hữu (trong đó sáu loài là loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu), năm loài thú và một loài bò sát đặc hữu là loài bị đe dọa toàn cầu, cuối cùng là 39 loài lưỡng cư đặc hữu trong đó có bốn loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN et al. 2006).

Xác định rõ tầm quan trọng về đa dạng sinh học của quốc gia và các mối đe dọa mà tính đa dạng sinh học này đang phải gánh chịu, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định số 35/2003/QĐ-TTg ngày 06/03/2003 chỉ định Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng Luật Đa dạng Sinh học. Luật Đa dạng Sinh học lần đầu tiên sẽ được xây dựng trên tinh thần tham khảo rộng rãi để mọi công dân và các tổ chức đều có thể đóng góp ý kiến. Luật này cũng giúp Việt Nam thực hiện các cam kết theo các thỏa thuận quốc tế và thể hiện vai trò của Việt Nam như một thành viên của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Bản dự thảo Luật Đa dạng Sinh học sẽ được đưa ra trình Quốc hội cho ý kiến vào đầu năm 2007 và bản thảo lần thứ nhất sẽ phải hoàn tất trong tháng Bảy năm 2006. Ghi nhận trình độ chuyên môn của BirdLife International về lĩnh vực các loài bị đe dọa cả ở quy mô toàn cầu (là cơ quan ủy quyền chính thức của IUCN trong việc xác định danh lục đỏ các loài chim bị đe dọa) cũng như quy mô vùng (tại Việt Nam và các quốc gia lân cận), Vụ Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị BirdLife International thực hiện một nghiên cứu lấy thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa và loài ngoại lai và các kiến nghị cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học.

3. Tổng quan về tình trạng các loài bị đe dọa ở Việt Nam

3.1 Liệt kê các loài bị đe dọa

Tuy việc đánh giá toàn diện tình trạng bị đe dọa của tất cả các loài đã được ghi nhận ở Việt Nam là hết sức khó khăn do thông tin còn rất thiếu, nhưng cũng đã có nhiều nỗ lực được thực hiện để xác định danh lục và xếp hạng các loài. Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (www.iucnredlist.

Page 9: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

2 32 3

org) là nguồn thông tin có tính tổng thể nhất về các loài bị đe dọa, và Danh lục Đỏ IUCN ngày càng được các tổ chức chính phủ và liên chính phủ thừa nhận như “chuẩn toàn cầu về các loài bị đe dọa” (Rodrigues et al. 2006). Là một thành viên IUCN, Chính phủ Việt Nam cần phải có “một trong các mục tiêu chính của mình là thực hiện sứ mạng của IUCN” và, do vậy, có trách nhiệm chấp thuận Danh lục Đỏ IUCN và lồng ghép vấn đề các loài trong Danh lục Đỏ IUCN vào các quy chế bảo vệ loài của quốc gia. Các tiêu chí định lượng được sử dụng để đánh giá và xếp các loài theo thứ bậc trong bộ phân hạng tình trạng bị đe dọa (Hình 1). Trong đó các loài bị đe dọa là các loài được xếp vào các phân hạng Tối nguy cấp (Critically Endangered - CR), Nguy cấp (Endan-gered - EN), hoặc Sắp Nguy cấp (Vulnerable - VU).

Hình 1: Các phân hạng trong danh lục đỏ IUCNa và sơ bộ về các tiêu chíb

a Điều chỉnh, với sự chấp thuận, từ IUCN (2001)b Điều chỉnh, với sự chấp thuận, từ Butchart et al. (2005)c Nếu thời gian nào dài hơn

Các danh lục đỏ và sách đỏ đã được xây dựng ở cấp quốc gia cho các khu hệ động vật vào năm 1992 (Bộ KHCNMT 1992), cập nhật năm 2000 (Bộ KHCNMT 2000), tiếp theo đó là sách đỏ thực vật năm 1996 (Bộ KHCNMT 1996). Do đây là giai đoạn đầu của việc liệt kê các loài bị đe dọa, các tài liệu này được xây dựng theo mô hình của Sách đỏ Ấn Độ. Các lần tái bản Sách Đỏ tiếp theo (Bộ TNMT và Viện Khoa học Việt Nam in prep. a và b) sẽ đáp ứng theo các chỉ dẫn đã có của IUCN (IUCN 1994). Hiện đã có một hệ thổng chuẩn hóa toàn cầu nghiêm ngặt hơn (IUCN 2001) và có thể áp dụng ở cấp quốc gia (IUCN 2003) mà các lần xây dựng Sách Đỏ tiếp theo có thể sử dụng.

3.2 Các loài bị đe dọa ở Việt Nam

Danh lục đỏ IUCN bản mới nhất (IUCN 2006) đã liệt kê 311 loài ở Việt Nam ở các cấp độ đe dọa toàn cầu, trong khi Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KHCNMT 1996, 2000) đã xếp hạng 522 loài (526 đơn

Tuy� t ch � ng (E X )

Tuy� t ch � ng ngoà i t� nh iên (E W )

C � c kỳ N guy c � p (C R )

N guy c � p (E N )

S � p nguy c � p (V U )

G � n b � đe d � a (N T)

Ít b � đe d � a (LC )

K hông đ � d � n li� u (D D )

K hông đ � � c đánh g iá (N E )

(Đ � d � n li� u )

(B � đe d � a )

(Đ ã đánh g iá )

C h� a rõ nguy c �

tuy� t ch � ng

Nguy

c� tu

y�t ch

�ng tă

ng d�

n

K h i loà i ch � còn t� n t� i trong m ôi tr� � ng nuô i nhân t� o , nuô i nh � t ho � c các qu � n th � bán hoang dã bên ngoà i vùng phân b � quá kh � c � a loà i

K h i loà i x � p vào các phân h � ng này theo các tiêu ch í và đ � � c cho là đang đ � i m � t v � i nguy c � tuy� t ch � ng ngoà i t� nh iên cao ho � c r� t cao .

K h i m � t loà i không phù h � p v � i các tiêu ch í x� p h � ng , tuy nh iên g � n đáp � ng ho � c có v � đáp � ng tiêu ch í c � a các phân h � ng b � đe d � a trong t� � ng la i g � n

K h i m � t loà i không phù h � p đ � x � p vào các tiêu ch í b � đe d � a (các loà i ho � c d � � i loà i có s � l� � ng l� n ho � c phân b � r� ng)

K h i không đ � thông tin đ � đánh g iá tr� c ti� p ho � c g ián ti� p nguy c � b � đe d � a c � a m � t loà i d � a trên vùng phân b � và tình tr� ng qu � n th � c � a chúng

K h i m � t loà i ch � a th � đánh g iá theo các tiêu ch í

Tiêu ch í C � c kỳ ng u y c � p N gu y c � p S � p nguy c � p C h� s � đáp � ng và tiêu ch í A 1: G i� m kích c � qu � n th �

≥ 90% ≥ 70% ≥ 50% T rong 10 năm ho� c 3 th � h � c đã qua, kh i nguyên nhân c� a s � suy g i� m này rõ ràng là có th � đ � o ng � � c đ � � c V À đã đ � � c h i� u V À đã ng � ng

A 2-4: G i� m kích c � qu � n th �

≥ 80% ≥ 50% ≥ 30% T rong 10 năm ho� c 3 th � h � c đã qua c, trong t� � ng la i ho � c c � ha i

B 1 : V ùng phân b � h � p (ph � m v i phân b � )

<100 km ² < 5 .000 km ² < 20 .000 km ² C � ng thêm ha i ch � s � trong s � (a ) b � ch ia c � t ngh iêm tr� ng hay ít đ i� m phân b � (1 , ≤ 5 , ≤ 10); (b) ti� p t� c suy g i� m ; (c) hay b i� n đ � ng ngh iêm tr� ng

B 2: V ùng phân b � h � p (d i� n tích c� trú)

< 10 km ² < 500 km ² < 2 .000 km ² C � ng thêm ha i ch � s � trong s � (a ) b � ch ia c � t ngh iêm tr� ng hay ít đ i� m phân b � (1 , ≤ 5 , ≤ 10); (b) ti� p t� c suy g i� m ; hay (c) b i� n đ � ng ngh iêm tr� ng

C : Q u� n th � nh � và suy g i� m

< 250 < 2 .500 < 10 .000 C á th � tr� � ng thánh. L iên t� c suy g i� m th � h i� n (1 ) v � i m � t t� c đ � ho � c qua m � t g ia i đo � n c � th � ; ho � c (2 ) v � i (a ) c � u trúc qu � n th � rõ ràng hay (b ) b i� n đ � ng ngh iêm tr� ng

D 1: Q u� n th � r� t nh � < 50 < 250 < 1 .000 C á th � tr� � ng thánh. D 2: Q u� n th � phân b � r� t h � p

K hông rõ K hông rõ D i� n tích c � trú ≤ 20 km ², hay ≤ đ �a đ i� m

C ó th � tr� thành loà i C � c kỳ nguy c � p trong th � i g ian r� t ng � n

E : P hân tích đ �nh l� � ng

≥ 50% trong 10 năm ho� c 3 th � h � c

≥ 20% trong 10 năm ho� c 5 th � h � c

≥ 20% trong 100 năm

� � c tính nguy c � tuy� t ch � ng b � ng các m ô h ình toán đ �nh l� � ng (vd � , phân tích qu � n th � )

K hi rõ ràng là cá th � cu � i cùng đã ch � t

Page 10: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

4 54 5

Loài bị đe dọa toàn cầu Loài bị đe dọa ở quốc giaCR EN VU Tổng E V R Tổng

Thực vật 25 38 85 148 25 61 156 242Thú 11 11 23 45 31 25 21 77Chim 53 13 234 41 15 6 28 49Bò sát 7 145 8 29 9 16 7 32Lưỡng cư 0 5 13 18 1 2 3 6Cá 4 6 20 30 6 21 28 55Các loài khác 0 0 0 0 11 22 28 61Tổng số 52 87 172 311 98 153 271 522

3.3 Các mối đe dọa đối với các loài

Ở cấp độ toàn cầu, sức ép chính lên các loài bị đe dọa được xác định ở khắp nơi là mất và chia cắt sinh cảnh. Các mối đe dọa chính khác đến từ khai thác quá mức, các loài xâm lấn, ô nhiễm và bệnh dịch (Baillie et al. 2004). Điều này cũng phản ánh mối đe dọa đối với các loài của Việt Nam - ví dụ, tất cả các loài lưỡng cư bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sinh cảnh bị mất và bị chia cắt, 47% bị đe dọa bởi ô nhiễm, và 20% do khai thác quá mức (IUCN et al. 2006). Tương tự, 57% số loài chim bị đe dọa ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi sinh cảnh bị mất và bị chia cắt, 44% bị đe dọa bởi khai thác quá mức, và 25% do ô nhiễm (BirdLife International 2006).

3Thêm loài Fregata andrewsi (ghi nhận ở dạng vãng lai tại Việt Nam).4Thêm loài Larus relictus và Mycteria cinerea (ghi nhận ở dạng vãng lai tại Vietnam), nhưng bỏ đi loài 5Haliaeetus leucoryphus, do không có ghi nhận nào đủ độ tin cậy.Các loài Caretta caretta và Lepidochelys olivacea theo danh lục IUCN không liệt kê là loài của Việt Nam, nhưng thực tế đã được ghi nhận tại Việt Nam.

Bảng 1: Các loài bị đe dọa được ghi nhận ở Việt Nam

vị phân loại) ở các cấp độ đe dọa của quốc gia (i.e., Nguy cấp, Sắp nguy cấp, hay Hiếm: Bảng 1, Phụ lục 1). Tuy nhiên, Sách Đỏ Việt Nam - một phần nào đó sử dụng các tiêu chí cũ - bỏ qua rất nhiều các loài bị đe dọa toàn cầu; chỉ 117 (38%) số loài có ở Việt Nam được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN đã không được liệt kê trong các bản Sách Đỏ Việt Nam gần đây. Ngược lại, Sách Đỏ Việt Nam đã đánh giá nhiều nhóm sinh vật không được đánh giá ở mức độ toàn cầu theo IUCN, và do đó Sách Đỏ Việt Nam đã liệt kê thêm 328 loài (trong đó có một số nhóm thực vật, nhuyễn thể và cá) có thể đang bị đe dọa ở mức toàn cầu. Hai hệ thống danh lục này phục vụ cho những mục tiêu khác nhau do vậy cũng có phương pháp đánh giá hơi khác nhau (IUCN 2003), nhưng rõ ràng có lý do để đồng bộ hóa giữa chúng tốt hơn. Một trong những hành động cần thiết ở Việt Nam là cần đảm bảo các đánh giá trong Sách Đỏ tiếp cận gần hơn với các chỉ dẫn và đánh giá của IUCN, tối thiểu thì cũng phải liệt kê đầy đủ tất cả các loài của Việt Nam được tất cả các loài bị đe dọa hoặc gần bị đe dọa theo IUCN.

Số lượng lớn các loài bị đe dọa toàn cầu đã đặt Việt Nam vào quốc gia đứng thứ 19 thế giới về số loài bị đe dọa, cao nhất tại Đông Dương. Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu về số loài thú bị đe dọa, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư (IUCN 2006). Tất nhiên, các loài được liệt kê là bị đe dọa mới là các loài đã có đủ thông tin và được đánh giá - rất nhiều loài khác ở Việt Nam rất có thể cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Page 11: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

4 54 5

Do hầu hết sinh cảnh của Việt nam là rừng, ảnh hưởng lớn nhất do mất sinh cảnh được cho là do rừng bị mất và chia cắt. Tuy thống kê chính thức cho thấy độ phủ rừng đã tăng lên trong mười năm vừa qua đến mức 37% vào năm 2004, nhưng chưa đến một phần ba trong tổng diện tích rừng là rừng tự nhiên và chỉ một phần rất nhỏ (<5%) trong tổng diện tích rừng được cho là “rừng giàu/đóng tán” (Bộ TNMT et al. 2005). Do vậy con số tăng chủ yếu là rừng trồng có rất ít giá trị đa dạng sinh học. Nhìn chung, rừng tự nhiên Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị xuống cấp và chia cắt (Bộ TNMT et al. 2005). Khai thác quá mức ở Việt Nam chủ yếu là săn bắn làm thức ăn, tuy nhiên bẫy bắt làm động vật cảnh cũng là một nhân tố đáng kể (đơn cử đến 25% số loài chim của Việt Nam bị đe dọa bởi khai thác quá mức; BirdLife International 2006).

3.4 Các hành động để bảo tồn các loài bị đe dọa

Rất nhiều biện pháp đã được tiến hành để đảm bảo duy trì các loài bị đe dọa ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần thêm rất nhiều nỗ lực nữa. Các nỗ lực bảo tồn này có thể xếp vào các nhóm như (i) chính sách và thể chế, (ii) các khu bảo vệ, (iii) bảo tồn cảnh quan, (iv) các giải pháp tài chính, và (v) sự tham gia của cộng đồng (Bộ TNMT et al. 2005). Các phân tích sớm đã chỉ ra rất nhiều thiếu hụt đặc biệt nghiêm trọng (Bộ TNMT et al. 2005). Phân tích về hệ thống rừng đặc dụng đã chỉ ra rằng các sinh cảnh đất ngập nước, nhất là các sông ở vùng thấp và đất ngập nước ven biển chưa được đại diện đầy đủ trong hệ thống hiện tại, rừng thường xanh đất thấp cũng như vậy (Bộ TNMT et al. 2005). Thêm vào đó, quy mô các khu bảo vệ cũng không đủ đáp ứng đối với một số loài sinh vật (Bộ TNMT et al. 2005). Cải thiện hệ thống các khu bảo vệ hoặc các hành động bảo tồn cảnh quan rất cần ưu tiên để bù đắp thiếu hụt này.IUCN hiện đã thu thập một số thông tin cần thiết về các biện pháp bảo tồn đã có đối với các loài bị đe dọa toàn cầu. Ví dụ, BirdLife International - cơ quan ủy quyền chính thức chịu trách nhiệm xây dựng Danh lục Đỏ các loài chim, đã liệt kê hơn 200 biện pháp bảo tồn cụ thể cần thiết đối với các loài chim của Việt Nam; trong đó 37% là các hành động liên quan đến sinh cảnh, 34% là hành động nghiên cứu, và 13% là hành động chính sách (BirdLife International 2006). Cũng như vậy, các hành động bảo tồn cần thiết do IUCN liệt kê cho các loài lưỡng cư Việt Nam có 39% là hành động nghiên cứu, 38% hành động liên quan đến sinh cảnh, và 6% là các hành động chính sách (IUCN et al. 2006). Phần lớn các biệt pháp bảo tồn hiện có ở Việt Nam là các hành động liên quan đến sinh cảnh (ví dụ, 79% hành động bảo tồn lưỡng cư được đề xuất liên quan đến sinh cảnh), đầu tiên là qua hệ thống rừng đặc dụng hiện có của quốc gia gồm các vườn quốc gia, khu bảo tồn và các khu bảo vệ cảnh quan. Nhìn chung, các hành động chính sách, ví dụ như hệ thống văn bản pháp quy, rất ít, trong khi đây rõ ràng là phần cốt lõi trong các yêu cầu của bảo tồn tổng thể.

3.5 Các cam kết chính sách quốc tế liên quan đến các loài bị đe dọa

Việt Nam đã tham gia ký kết rất nhiều thỏa thuận quốc tế liên quan đến bảo tồn các loài bị đe dọa:

Công ước Đa dạng Sinh học (www.biodiv.org)Công ước này có mục tiêu là bảo tồn tính đa dạng sinh học thông qua phát triển bền vững. Việt Nam tham gia Công ước từ năm 1994 và cơ quan đầu mối quốc gia hiện nay là Cục Bảo vệ Môi trường. Theo Điều 8, Việt Nam cam kết “xây dựng và duy trì hệ thống pháp chế và các điều khoản pháp chế khác để bảo vệ các loài và các quần thể loài bị đe dọa”. Trong Nghị quyết VI/26,

Page 12: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

6 76 7

kỳ họp thứ 6 của các bên tham gia Công ước, Việt Nam, là một bên ký kết, cam kết thêm “đến năm 2010 sẽ thực hiện được việc giảm đáng kể tốc độ mất sinh cảnh ở cấp độ toàn cầu, vùng và quốc gia”. Một trong những chỉ số chính thức được đề xuất để đánh giá mục tiêu này là Danh mục Đỏ, dựa trên tình trạng của các loài bị đe dọa toàn cầu (Butchart et al. 2005). Tuân thủ theo cam kết này,Việt Nam cần đảm bảo tất cả các loài được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt nam được liệt kê là các loài được bảo vệ theo luật pháp quốc gia.

Công ước về buôn bán các loài bị đe dọa (www.cites.org)Công ước này có mục tiêu là đảm bảo việc buôn bán, trao đổi các mẫu vật của các loài động thực vật hoang dã sẽ không đe dọa đến sự tồn vong của chúng. Việt Nam ký Công ước này từ năm 1994, theo đó Cục Kiểm lâm được ủy quyền là Cơ quan Thẩm quyền Quản lý và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Trung tâm Tài nguyên và Môi trường là các Cơ quan Thẩm quyền Khoa học của Công ước. Theo Công ước này, Việt Nam cam kết quy định và giám sát việc buôn bán quốc tế đối với các loài trong các phụ lục CITES, nghĩa là các loài được xác định là đang bị đe dọa do buôn bán quốc tế. Do tất cả các loài này cần được liệt kê là các loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, và phần lớn các loài là bị đe dọa ở cấp độ khu vực, việc đưa tất cả các loài bị đe dọa trong Danh lục Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam vào luật như các loài được bảo vệ sẽ là một đóng góp đáng kể cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với CITES.

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (www.iucn.org)IUCN được thành lập nhằm mục tiêu gây ảnh hưởng, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức trên toàn thế giới bảo tồn tính toàn vẹn và đa dạng của thiên nhiên, đảm bảo việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên công bằng và bền vững về mặt sinh thái. Việt Nam là một quốc gia thành viên của IUCN từ năm 1993. Là một thành viên, Chính phủ Việt Nam cần có “một trong các mục tiêu trọng tâm là thực hiện sứ mạng của IUCN” và, do vậy, có trách nhiệm chấp thuận Danh lục Đỏ IUCN và lồng ghép các loài liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN vào hệ thống quy chế bảo vệ loài.

Công ước Ramsar về các vùng Đất ngập nước (www.ramsar.org)Công ước Ramsar cung cấp một khuôn khổ cho các hành động quốc gia và việc hợp tác quốc tế để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và tài nguyên đất ngập nước. Việt Nam tham gia Ramsar từ năm 1989 và Cục Bảo vệ Môi trường được chỉ định là Cơ quan Thẩm quyền quốc gia của Công ước Ramsar. Theo Điều 2 của Công ước, Việt Nam cam kết “đề xuất các vùng đất ngập nước phù hợp trong lãnh thổ của mình vào Danh sách các Vùng Đất ngập nước có Tầm Quan trọng Quốc tế... đầu tiên là tất cả các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với các loài chim nước vào bất cứ mùa nào cần được đưa vào danh sách”. Và, theo Điều 3, “thúc đẩy việc bảo tồn các vùng đất ngập nước và các loài chim nước qua việc thiết lập các khu bảo tồn đất ngập nước”. Tuân thủ cam kết này, Việt Nam cần đảm bảo tối thiểu là tất cả các khu đáp ứng tiêu chí Ramsar sẽ được đề cử thành Khu Ramsar và được đưa vào hệ thống các khu bảo vệ ở cấp quốc gia. Có 27 khu ở Việt Nam đã được BirdLife International xác định là đáp ứng các tiêu chí Ramsar (BirdLife International 2005) nhưng đến nay mới chỉ có hai khu được công nhận.

Công ước về các loài di cư (www.cms.int)Công ước về các Loài Di cư có mục tiêu là bảo tồn các loài di cư trên cạn, trên biển và trên không ở tất cả các vùng phân bố của chúng. Ngoài ra, Việt Nam đang cân nhắc tham gia Công ước này.

Page 13: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

6 76 7

Nếu là một thành viên, Việt Nam sẽ cam kết “có các biện pháp bảo vệ ngay lập tức đối với các loài di cư trong Phụ lục I” và “hoàn tất các thỏa thuận đảm bảo bảo tồn và quản lý các loài di cư trong Phụ lục II”. Các bên tham gia cam kết cấm đánh bắt các loài trong Phụ lục I, đồng thời thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ sinh cảnh và giảm các mối đe dọa. Các loài liên quan đến Việt Nam được liệt kê trong Phụ chương 2 của báo cáo này. Tuân thủ theo cam kết này, Việt Nam sẽ phải đảm bảo là ít nhất là toàn bộ các loài được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về các loài di cư cũng được liệt kê là các loài được bảo vệ theo luật pháp quốc gia.

4. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về các điều luật quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa

Ở rất nhiều quốc gia, các văn bản pháp quy về quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa hầu như chỉ giới hạn trong việc cấm hay hạn chế sử dụng các loài cụ thể được liệt kê trong “danh lục bảo vệ”. Như vậy, hệ thống pháp lý này hầu như chỉ đáp ứng việc ngăn chặn khai thác hay buôn bán các loài động thực vật cụ thể, và thường là chỉ đối với một số rất ít các loài được xác định. Tuy nhiên, điều rõ ràng là việc bảo vệ một loài đòi hỏi việc duy trì hoặc phục hồi toàn bộ các điều kiện cần cho sự tồn tại của loài đó, đặc biệt là sinh cảnh của loài.Trong một số trường hợp, việc khai thác hoặc buôn bán một loài cụ thể lại không hoặc rất ít quan trọng đối với việc bảo tồn nó. Do đó, tính hiệu quả của việc liệt kê một danh sách dài các loài dự định sẽ cấm hoàn toàn việc khai thác hoặc buôn bán còn phải cân nhắc. Tuy nhiên, mọi mối đe dọa ví dụ như khai thác, dù là nhỏ, đối với các loài bị đe dọa vốn đã phải chịu sức ép nặng nề cũng cần được giải quyết. Nhất là, ở một thời điểm cụ thể, việc khai thác hoặc buôn bán một loài tuy chưa nghiêm trọng, các đạo luật cấm như vậy có tác dụng như các biện pháp cảnh báo sớm đề phòng trường hợp nhu cầu đối với những loài cần quan tâm tăng đột biến. Tất nhiên, các biện pháp pháp lý nhằm giải quyết các mối đe dọa đối với loài sẽ đạt kết quả tốt nhất với những phân tích cụ thể, nhưng cho đến lúc đủ năng lực để phân tích, ra quy định, và thực thi hệ thống pháp lý phức tạp như vậy, thì cấm triệt để việc chiếm hữu và buôn bán các loài bị đe dọa có lẽ vẫn là biện pháp pháp lý tốt nhất. Về lâu dài, các kế hoạch phục hồi hoặc quản lý loài cần được xây dựng và sử dụng để xác định các mối đe dọa cụ thể và các sinh cảnh quan trọng đối với các loài bị đe dọa (de Klemm and Shine 1993). Những nguyên tắc này cũng đã được thừa nhận, ví dụ, trong yêu cầu của một số nhà tài trợ cho Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, theo đó “không hỗ trợ các dự án mà theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, có những hoạt động chuyển đổi hoặc làm xuống cấp những diện tích đáng kể các sinh cảnh tự nhiên quan trọng” (WorldBank 2004).Do mất và xuống cấp sinh cảnh tự nhiên luôn là mối đe dọa đến loài, bảo tồn sinh cảnh cho các loài bị đe dọa - cho dù chúng có là loài bị cấm khai thác hay không - đang trở thành một biện pháp pháp lý phổ biến trên toàn cầu thông qua hệ thống các khu bảo vệ tương tự như hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Tuy nhiên, cách thức bảo vệ sinh cảnh này không chỉ tốn kém mà còn khó hoặc không khả thi do xung đột về nhu cầu sử dụng đất. Trong các trường hợp này, kiểm soát sử dụng đất hay áp đặt một một yêu cầu quản lý nào đó có thể là một giải pháp. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng những biện pháp hạn chế như vậy thường không được chấp nhận một cách tự nguyện do mục tiêu vì một loài bị đe dọa chẳng liên quan nhiều đến người quản lý đất, nhất là trên đất tư. Do đó, việc hạn chế này cần phải đi cùng với những bồi thường thỏa đáng cho các bên liên quan (de Klemm and Shine 1993).

Page 14: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

8 98 9

Một cách tiếp cận tốt hơn là xây dựng các thỏa thuận quản lý mà trong đó, nếu có thể, ràng buộc những người thừa kế đất. Các thỏa thuận như vậy có thể được bổ trợ bởi khả năng cưỡng chế hay thu hồi các vùng đất có vấn đề là phương thức cuối cùng nếu người quản lý đất từ chối ký thỏa thuận hay không tuân thủ các cam kết bảo tồn đưa ra trong thỏa thuận. Tuy nhiên, các điều kiện trong thỏa thuận cũng cần xác đáng để đảm bảo người quản lý đất coi sự có mặt của một loài bị đe dọa như một tài sản chứ không phải là một gánh nặng pháp lý (de Klemm and Shine 1993). Sự thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu quản lý sinh cảnh được coi là thiếu sót lớn nhất trong Đạo luật về Các loài bị đe dọa của Mỹ. Mặc dù đã đưa ra yêu cầu bảo tồn các “sinh cảnh trọng yếu” cho các loài nguy cấp, nhưng cũng mới đề cập được các sinh cảnh cho một phần ba số loài. Lý do chính là kinh phí ngân sách nhà nước hạn hẹp dẫn đến không đủ kinh phí phân bổ thêm các loài mới và cơ quan thực hiện, Cục Cá và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ, không được tin tưởng tuyệt đối trong việc đánh giá các Sinh cảnh Trọng yếu. Hướng dẫn về Các Sinh cảnh của Cộng đồng châu Âu, mang ý nghĩa hiệp ước giữa các chính phủ chứ không hẳn là một tiến trình có sự vận động của cộng đồng, có lẽ thành công hơn thể hiện trong việc liệt kê các loài mà hệ thống các Vùng Bảo tồn Đặc biệt cần phải thiết lập để bảo vệ các sinh cảnh của chúng (European Community 1992).

Hộp 1: Hướng dẫn về Các Sinh cảnh của Cộng đồng châu Âu, Hướng dẫn số 92/43/EEC về bảo tồn các sinh cảnh tự nhiên và các hệ động thực vật hoang dã

Mục tiêu chính của Hướng dẫn về Sinh cảnh của EC là thúc đẩy việc duy trì tính đa dạng sinh học qua việc yêu cầu các quốc gia thành viên phải có các biện pháp để duy trì hoặc khôi phục các sinh cảnh tự nhiên và các loài hoang dã trong điều kiện bảo tồn thích hợp, đưa ra những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ đối với các sinh cảnh và các loài quan trọng của châu Âu. Hướng dẫn này yêu cầu các quốc gia thành viên cần đưa ra một loạt các biện pháp bảo vệ đối với các loài có tên trong các Phụ lục của Hướng dẫn và có các chương trình giám sát đối với các loài và sinh cảnh. Có 189 sinh cảnh được liệt kê trong Phụ lục I và 788 loài được liệt kê trong Phụ lục II của Hướng dẫn sẽ được bảo vệ bằng một mạng lưới các khu bảo vệ. Mỗi quốc gia thành viên được yêu cầu xây dựng và đề xuất một danh sách các khu để đánh giá nhằm thiết lập một mạng lưới các Khu Quan trọng (SCI) của Cộng đồng châu Âu. Nếu được chấp thuận, các khu này sẽ được các quốc gia thành viên công nhận là Các Vùng Bảo tồn Đặc biệt (SAC) và cùng với các Vùng Bảo vệ Đặc biệt (SPA) được xác đinh theo Hướng dẫn về Bảo tồn Chim của EC hình thành một mạng lưới các khu bảo vệ được gọi tên là Natura 2000. Quan trọng hơn, Hướng dẫn về Sinh cảnh lần đầu tiên đã giới thiệu nguyên tắc cảnh báo sớm đối với các khu bảo vệ ở châu Âu; đó là các công trình dự án sẽ chỉ được cấp phép nếu nó được khẳng định là không gây ra các tác động tiêu cực lên tính toàn vẹn của một Khu Quan trọng. Các chương trình dự án có thể vẫn được cho phép nếu không thể có một giải pháp thay thế nào khác, và có những lý do cấp thiết quan trọng hơn mối quan tâm của công chúng. Trong những trường hợp như vậy, cần có các biện pháp đền bù để đảm bảo tính toàn vẹn của toàn bộ mạng lưới các Vùng. Và dĩ nhiên theo điều chỉnh trong Hướng dẫn về Bảo tồn Chim của EC, các biện pháp này cũng được áp dụng với các SPA.

Nguồn: Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên

Page 15: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

8 98 9

5. Các văn bản pháp quy ở Việt Nam liên quan đến các loài bị đe dọa

5.1 Các văn bản hiện có về các loài bị đe dọa

Văn bản pháp lý đầu tiên về các loài bị đe dọa ở Việt Nam có thể kể đến là Chỉ thị 134-TTg ngày 21/06/1960 của Thủ tướng chính phủ về cấm săn bắn Voi. Sau đó không lâu là Nghị định 39-CP ngày 05/04/1963 ban hành điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng. Nghị định này không chỉ đưa ra một danh sách các loài cần bảo vệ mà còn quy định về phương pháp và mùa săn bắn. Danh lục các loài “quý hiếm” được bảo vệ dần được hoàn thiện thêm nhất là trong thời gian gần đây qua Nghị định 18-HDBT năm 1992, được điều chỉnh sau đó mười năm bằng Nghị định 48/2002/NĐ-CP. Mới đây nhất, danh lục các loài cần bảo vệ đã được điều chỉnh theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006. Tất cả các Nghị định nói trên đều chia các loài vào hai phân hạng chính, theo đó nghiêm cấm khai thác, sử dụng các loài trong Phụ lục I và hạn chế khai thác, sử dụng các loài trong Phụ lục II. Danh sách đầy đủ được đưa vào Phụ chương 1 của báo cáo này. Tuy tính thực thi của Phụ lục I còn tương đối hạn chế, các vi phạm liên quan đến các loài trong các Phụ lục cũng đã được đề cập tương ứng trong Bộ Luật Hình sự.

Yêu cầu về bảo tồn sinh cảnh cho các loài bị đe dọa cũng được đề cập trong các Nghị định:

Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định:Chương I. Những quy định chungĐiều 3: Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.1. “Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.”Chương II. Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmĐiều 5: Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.1. “Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật”.2. “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường”.Điều 12: Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng:Chủ rừng... có các quyền và nghĩa vụ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:3”. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng, đất rừng được giao”.4. “Theo dõi và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm... trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê”.

Page 16: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

10 1110 11

5. “Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng có các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm”.

Nhìn chung, việc bảo tồn các loài bị đe dọa đã được đề cập đến trong hàng loạt các luật và các văn bản pháp quy quan trọng như:

Nghị định 18-HĐBT ngày 17/01/1992 ban hành danh sách là loài động thực vật rừng quý hiếm và quy chế quản lý và bảo vệ chúng

(đã được thay thế bằng Nghị định 48/2002/NĐ-CP vào năm 2002)

Chỉ thị 359/TTg ngày 29/05/1996 về các biện pháp cấp bánh để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã.

Chỉ thị này đã đề xuất các biện pháp như kiểm soát săn băn, vận chuyển và kinh doanh các loài động vật hoang dã quý hiếm, cấm các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng kinh doanh các món ăn hay sản phẩm từ động vật hoang dã, kiểm soát sử dụng súng và các phương tiện săn bắn khác, và cổ vũ các hoạt động thử nghiệm nhân giống, gây nuôi, phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm, rà soát và cải thiện hệ thống pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, và nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ các loài quý hiểm.

Luật hình sự (2000)Chương XVII. Các tội phạm về môi trườngĐiều 188: Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản1) “Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;”Điều 189: Tội huỷ hoại rừng1) “Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:...d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;”Điều 190: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm1) “Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”2) “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

Page 17: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

10 1110 11

a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Chỉ thị 12/2003/CT-TTg ngày 16/05/2003 vê viêc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng)

1)“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo hiệp đồng các đơn vị thuộc lực lượng Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm... tiến hành ngay các công việc sau:e) ...Kiểm tra, xử lý, tho hồi giấy phép kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh, chế biến gỗ trái phép và các cửa hàng ăn uống đặc sản chế biến từ thịt cacs loại động vật hoang dã, quý hiếm.”

Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 về sửa đổi bổ sung danh lục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định số 18-HĐBT

(đã được thay thế bằng Nghị định 32/2006/NĐ-CP vào năm 2006)

Luật Thủy sản (2003)Chương II. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sảnÐiều 7. Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản3) “Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”4) “Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo quy định của Ủy ban nhân dân địa phương.”Ðiều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản1) “Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học...”3) “Bộ Thủy sản định kỳ công bố:a) Danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thủy sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai thác;”Ðiều 9. Quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển1) “Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh.”2) “Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản.”3) “Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thủy sản; có chính sách

Page 18: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

12 1312 13

khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.”

Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nướcĐiều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch và thẩm quyền phê duyệt1) “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước...” (và)Điều 13. Thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước1) ...trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu bảo tồn đất ngập nước...”Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004)Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm2) “Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.”9) “Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.” Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng3) “Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.Chính phủ quy định Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng...”(Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 1991 còn có một điều khoản trong Điều 3 là “... trong trường hợp bảo vệ, phát triển được loài quý hiếm, chủ rừng được hưởng chính sách ưu đãi”)

Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/06/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Điều 34. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:1) “Đối với tang vật là vật phẩm tươi sống, động vật hoang dã bị yếu, bị thương không thuộc nhóm IB, hoặc lâm sản khác còn tươi không thuộc nhóm IA... lập biên bản và tổ chức bán... Tiền thu được gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước...”2. “Đối với lâm sản, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hư hỏng và xử lý như sau: a. Đối với động vật hoang dã bị thương, yếu có khả năng phục hồi thì giao trung tâm cứu hộ để chăm sóc phục hồi trước khi thả về môi trường thiên nhiên; đối với động vật hoang dã khoẻ mạnh thì tổ chức thả về môi trường thiên nhiên phù hợp sinh thái của loài.”(Nghị định này cần tham chiếu đến Nghị định 32/2006/NĐ-CP)

Luật bảo vệ môi trường (2005)Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm3) “Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”

Page 19: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

12 1312 13

Điều 30. Bảo vệ đa dạng sinh học 3) “Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây:a) Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng;b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng;c) Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.”

Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Nghị định này là tài liệu pháp lý mới nhất về bảo vệ động thực vật rừng thay thế cho các Nghị định 18-HĐBT and 48/NĐ-CP. Nghị định này ban hành Danh mục thực vật rừng, động vật rừng “nguy cấp, quý, hiếm” cần bảo vệ (xem danh mục đầy đủ trong Phụ chương 1) như sau:Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng: 15 loài và dưới loàiNhóm I B, gồm các loài động vật rừng: 62 loài và dưới loàiNhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng: 37 loài và dưới loàiNhóm II B, gồm các loài động vật rừng: 89 loài và dưới loàiNghị định này cũng quy định hàng loạt các hoạt động để quản lý và bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bao gồm giám sát, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, gây nuôi, chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ động vật hoang dã. Nghị định cũng phác thảo các chế độ phạt đối với việc vi phạm các quy chế này.

5.2 Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài bị đe dọa

Về lĩnh vực này, các thiếu sót chính trong các văn bản pháp quy hiện tại của Việt Nam là:

Các loài được liệt kê là cần bảo vệCác nghị định 18-HĐBT năm 1992, 48/2002/NĐ-CP năm 2002, và 32/2006/NĐ-CP năm 2006, là một bước quan trọng trong việc bảo vệ các loài bị đe dọa tuy nhiên chúng vẫn chưa đủ cả về số lượng loài cũng như nhóm loài. Nghị định gần đây nhất mới liệt kê hơn 200 loài còn ít hơn nhiều so với số loài bị đe dọa và do đó cần được bảo vệ, sự không cân bằng còn thể hiện rõ giữa các nhóm sinh vật (Bảng 2, Phụ chương 2). Theo quy chế gần đây nhất, có 58% số loài thú bị đe dọa ở Việt Nam được xác định là các loài cần bảo vệ ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên con số này ở các nhóm thực vật, bò sát, lưỡng cư và cá là nhỏ hơn 10%. Hiện tại, Danh lục Đỏ IUCN cũng

Page 20: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

14 1514 15

như sách Đỏ Việt Nam mới chỉ được coi là các tài liệu có tính khoa học chứ chưa có tính pháp lý. Việc không có những liên hệ có tính nền tảng giữa các danh lục đỏ và các danh lục các loài được bảo vệ (loài động thực vật quý hiếm và bị đe dọa) là vấn đề lớn nhất mà Việt Nam cần phải điều chỉnh để cung cấp đủ tính pháp lý cho việc bảo vệ các loài bị đe dọa của quốc gia. Tuy có một số ít khác biệt trong mục tiêu xây dựng danh lục các loài bị đe dọa và danh lục các loài được bảo vệ, nhưng mức độ trùng lặp giữa các danh lục này là rất lớn và không nên xây dựng chúng một cách tách biệt như tại Việt Nam. Do vậy cần phải có các biện pháp để các danh lục loài được bảo vệ phù hợp với danh sách loài bị đe dọa (như Việt Nam đã cam kết với vai trò là một bên tham gia Công ước Đa dạng Sinh học).Bảng 2: Số các loài bị đe dọa toàn cầu* được bảo vệ ở Việt Nam

Nghị định 18-HĐBT 1992

48/2002/NĐ-CP

32/2006/NĐ-CP

Phụ lục I II I II I II Tổng sốThực vật 4 9 2 10 3 11 14 (9%)Thú 12 7 10 3 20 6 26 (58%)Chim 2 0 3 3† 6 6 12 (32%)Bò sát 0 1 0 4 0 5 5 (17%)Lưỡng cư 1 0 1 0 0 1 1 (7%)Cá 0 0 1 0 0 0 0Tổng số 19 17 17 20 29 29 58 (19%)

*dựa trên số lượng Danh lục Đỏ IUCN 2006† trong đó các loài Garrulax konkakinhensis và G. ngoclinhensis được liệt vào nhóm ‘Garrulax spp.’

Một vấn đề khác liên quan đến danh lục các loài bị đe dọa hiện có (Bộ KHCNMT 1996, 2000) và danh lục các loài cần được bảo trong các tài liệu pháp quy của Việt Nam không thống nhất về chính tả, phân loại và danh pháp. Điều này không chỉ gây ra sự thiếu nhất quán, làm khó khăn trong việc sử dụng các danh lục này mà còn làm chúng khó có thể so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế khác.

Hình phạt cho tội danh vi phạm các điều luật liên quan đến đa dạng sinh họcHiện tại, các tội danh về vi phạm các điều luật liên quan đến đa dạng sinh học bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng Việt Nam. Việc xử phạt như vậy sẽ là biện pháp ngăn cản tốt, ví dụ, nếu áp dụng cho tội danh khai thác một cá thể của một loài được bảo vệ. Tuy nhiên, không tính đến thực tế là hầu hết các tội danh liên quan đến đa dạng sinh học không được xử lý triệt để, thì hệ thống hình phạt này lại quá nhẹ nếu áp dụng với những vi phạm nghiêm trọng ví dụ như khai thác, vận chuyển, kinh doanh cả kiện lớn hay cả xe tải chất đầy các loài được bảo vệ. Thậm chí là nếu hình phạt nặng, nhưng không được áp dụng thường xuyên, thì giá trị của tiền phạt cũng thấp hơn nhiều so với giá trị của số động thực vật được đem ra buôn bán và do vậy nó chẳng khác gì một khoản thuế nhỏ đánh vào việc khai thác trái phép chứ chưa phải là một biện pháp ngăn chặn tốt. Để chữa khiếm khuyết này, hình phạt cần phải áp dụng lên từng cá thể động vật hay thực vật, hay mức phạt tối đa cần tăng đáng kể và được áp dụng thường xuyên trong xử lý vi phạm.

Bảo vệ sinh cảnhLuật hình sự của Việt Nam đã xác định tội danh hủy hoại sinh cảnh của các loài được liệt kê trong danh sách bảo vệ của Nhà nước (trong đó, như đã phân tích ở trên, chính là các loài bị đe dọa). Việc quản lý và bảo vệ các sinh cảnh của các loài bị đe dọa cũng được đề cập trong Nghị định

Page 21: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

14 1514 15

32/2006/NĐ-CP, và phần nào trong quy chế rừng đặc dụng theo Quyết định 08/2001/QĐ-TTg. Tuy nhiên, một phần lớn các quần thể của rất nhiều loài bị đe dọa ở Việt Nam phân bố bên ngoài hệ thống rừng đặc dụng (Bộ TNMT et al. 2005) trong khi Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/05 của Thủ tướng Chính phủ lại khuyến cáo không mở rộng thêm diện tích các khu rừng đặc dụng. Các điều khoản pháp lý hiện tại vể bảo vệ sinh cảnh bên ngoài hệ thống rừng đặc dụng chủ yếu là đưa ra quy chế chứ không có biện pháp khuyến khích cho các chủ sử dụng đất, cho dù điều này đã được nêu trong luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 1991 đã hết hiệu lực ở Điều 3: “trong trường hợp bảo vệ, phát triển được loài quý, hiếm, chủ rừng được hưởng chính sách ưu đãi”. Việc đưa lại những điều khoản như vậy vào các văn bản pháp quy hiện hành và thực hiện chúng sẽ là một bước tiến để bảo tồn các loài bị đe dọa bên ngoài hệ thống rừng đặc dụng.

Các sinh cảnh thủy sinhHầu hết các văn bản pháp quy hiện hành mới chỉ đề cập dến các loài động vật và thực vật “rừng”. Mặc dù các sinh cảnh đất ngập nước ở Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề (Cục BVMT 2005), chỉ có rất ít loài động vật thủy sinh (hầu hết các loài động vật biển) được liệt kê trong các danh lục loài bảo vệ hiện có. Quan trọng hơn, việc phân công trách nhiệm quản lý đất ngập nước ở Việt Nam hiện chưa rõ ràng và đôi khi còn chồng chéo. Một vài bộ ngành hiện đang chia xẻ trách nhiệm đối với các vùng đất ngập nước trong đó có Bộ NNPTNT, Bộ TNMT và Bộ Thủy sản. Ví dụ, các khu bảo vệ đất ngập nước chính thức thì được coi là rừng đặc dụng và trực thuộc sự quản lý của Bộ NNPTNT, trong khi một số tài nguyên đất ngập nước, ví dụ như nguồn lợi về cá, thì thuộc sự quản lý của Bộ Thủy sản. Như Cục BVMT (2005) đã nêu “việc quản lý đất ngập nước ở Việt Nam vẫn còn mang tính đơn ngành, chồng chéo, thiếu phối hợp, thiếu tập trung, chức năng quản lý đất ngập nước chưa được phân định rõ ràng”. Do vậy không thể giải quyết các vấn đề mà việc bảo tồn đất ngập nước của Việt Nam đang phải đối mặt một cách hiệu quả. Đã có những đề xuất danh sách 79 khu bảo vệ đất ngập nước (Bộ KHCNMT và Cục MT 2000) và 15 khu bảo tồn biển (Bộ Thủy sản 2004). Một số trong số này đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng của quốc gia (như các Vườn Quốc gia Cát Tiên, Mũi Cà Mau, Tràm Chim, U Minh Thượng và Xuân Thủy [đất ngập nước nội địa và ven biển], và Côn Đảo, Cát Bà và Phú Quốc [các vùng đảo biển]). Đáng chú ý là Luật Thủy sản yêu cầu bảo vệ sinh cảnh của các loài thủy sinh tại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo ‘quy chế quản lý khu bảo tồn’. Tuy nhiên, các quy chế quản lý cho hệ thống khu bảo tồn này chưa được xây dựng. Đến này, các đề xuất thiết lập các hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước và khu bảo tồn biển cấp quốc gia chưa thực hiện được do thiếu các cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực hiện. Tuy nhiên, cũng đã có một số khu bảo tồn biển thí điểm đã được thiết lập, như Hòn Mun và Cù Lao Chàm, và một số khu khác đang được lên kế hoạch thành lập.

Quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiênĐiều 5 của Luật Đất đai (2003) quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.” Điều luật này cũng đồng thời xác định các quyền và trách nhiệm về cấp phép sử dụng đất, thuế v.v... Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (1960, sửa đổi các năm 1980 và 1992) cũng đã tuyên bố quyền sở hữu toàn dân đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên không liệt kê đến chi tiết các loại tài nguyên thiên nhiên. Văn bản pháp lý có đề cập đến sở hữu tài nguyên loại thiên nhiên cụ thể như Luật Thủy sản (2003), Điều 3 quy định “Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên, rõ ràng cần có những quy định pháp lý rõ ràng hơn để chi tiết hóa quyền sở hữu này.

Page 22: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

16 1716 17

6. Đề xuất những điều khoản về quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học

Liên quan đến các loài bị đe dọa, Luật Đa dạng Sinh học nên đưa vào các điều khoản quan trọng sau đây nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế và giải quyết được những thiếu hụt và sự không đồng bộ trong hệ thống pháp quy hiện hành:

(i) Tuân thủ nghiêm ngặt và nhất quán một chuẩn về phân loại học và danh pháp khoa học;

(ii) Tất cả các loài của Việt Nam hiện được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt Nam cần được đưa vào danh sách các loài được bảo vệ (loài quý hiếm) bởi luật pháp quốc gia6. Các loài của Việt Nam được IUCN xếp vào phân hạng gần bị đe dọa cũng cần được cân nhắc để đưa vào danh sách bảo vệ.

(iii) Đưa ra điều khoản để lên kế hoạch phát triển và phục hồi các loài bị đe dọa nặng nề nhất ở Việt Nam (có lẽ đầu tiên là các loài ở hạng Cực kỳ Nguy cấp), với mục tiêu là trong tương lai, văn bản pháp lý này có thể giúp giải quyết các yêu cầu quản lý cụ thể đối với các loài.

(iv) Sách Đỏ Việt Nam cần được thừa nhận về mặt pháp lý và chỉnh sửa để tuân thủ chặt chẽ hơn các hướng dẫn của IUCN. Ít nhất là phải đánh giá được tất cả các loài của Việt Nam được liệt kế là bị đe dọa hoặc gần bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu7;

(v) Các điều luât trong cac văn bản pháp lý hiện tại quy định việc bảo vệ các sinh cảnh trên cạn trọng yếu đối với các loài quý hiếm bên ngoài các khu rừng đặc dụng cần được khởi động bằng các biện pháp khuyến khích như chính sách ưu đãi như đã đề cập trong Điều 3 của Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 1991;

(vi) Công nhận một hoặc một vài cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về bảo tồn các vùng biển và nước nội địa. Có thể là chỉ cần làm rõ các phân công trách nhiệm hiện tại và tháo gỡ các điểm chồng chéo. Cơ quan này cũng cần có một những văn bản pháp quy mới làm cơ sở cho các khu bảo tồn biển và bảo tồn nước nội địa.

(vii) Tất cả các khu đáp ứng các tiêu chí Ramsar (các tiêu chí 2, 5, 6 và 9) cần được đề xuất để công nhận là khu Ramsar và cần được đưa vào hệ thống các khu bảo vệ của quốc gia;

(viii) Làm rõ hơn nữa về mặt pháp lý về quyền sở hữu nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên do nó liên quan đến đa dạng sinh học.

(ix) Củng cố việc thực hiện và khung hình phạt. Hình phạt hiện thời cần được áp dụng cho từng cá thể động thực vật, hoặc hình phạt tối đa cần tăng đáng kể và áp dụng thường xuyên hơn.

6 Chi tiết từng loài cần được đưa vào danh sách các loài được bảo vệ được trình bày ở Phụ chương 1.7 So sánh giữa các loài được trình bày trong Phụ chương 1.

Page 23: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

16 1716 17

7. Tổng quan về tình trạng các loài ngoại lai ở Việt Nam

7.1 Các loài ngoại lai ở Việt Nam

Loài ngoại lai trong tài liệu này sẽ chỉ đề cập đến các loài có nguồn gốc bên ngoài Việt Nam đã xâm hại hoặc có tiềm năng xâm hại. Nhiều loài ngoại lai nhập nội rất phổ biến trong nông nghiệp và làm vườn, nhưng chưa chắc đã tạo ra mối đe dọa đáng kể nào đối với môi trường của Việt Nam. Ngoài các tác động đến môi trường Việt Nam, các loài ngoại lai còn gây ra những tác động nghiêm trọng về mặt kinh tế. Trên toàn cầu, tổng thiệt hại cho nông nghiệp do các loài ngoại lai xâm hại gây ra ước tính từ 55 đến 248 tỷ USD hàng năm (Bright 1999). Ở Việt Nam, các loài ngoại lai xâm hại cũng ảnh hưởng mạnh đến các hệ thống nước ngọt và nông nghiệp gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đơn cử, Ốc bươu vàng, một loài gốc Nam Mỹ được du nhập vào Việt Nam cuối những năm 1980 đã trở thành một trong những loài gây hại nguy hiểm nhất đối với canh tác lúa và làm thất thoát sản lượng lúa đến hàng triệu USD hàng năm (Bộ TNMT, Ngân hàng Thế giới và Sida 2005).

Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại hoàn toàn không được để ý đến tại Việt Nam cho đến tận nửa đầu của thập kỷ 1990, khi dịch Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata bùng phát ở Đồng bằng sông Cửu Long và sau đó là Đồng bằng Bắc Bộ. Sau đó, các loài ngoại lai xâm hại mới từng bước được nhìn nhận như một vấn đề thực sự đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh vật sinh vật ngoại lai xâm hại đến nay rất rải rác và chưa đầy đủ. Những nghiên cứu đáng kể nhất có thể liệt kê là về Mai dương Mimosa pigra và một số thực vật ngoại lai xâm hại khác ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trần Triết et al. 2001, 2004, Trần Triết 2005), về Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata (Cục Bảo vệ Thực vật 2000), và một số công trình về động vật thủy sinh nhập nội chủ yếu là về các loài cá (Phạm Anh Tuấn 2002, Lê Khiết Bình 2005).

Về rà soát tình trạng của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam có thể kể đến hai nghiên cứu. Đầu tiên là một hoạt động nhỏ của IUCN (Nguyễn Công Minh 2005) về các loài trên cạn. Nghiên cứu này đã sử dụng tiếp cận ma trận để phân tích 23 loài ngoại lai gây ra các đe dọa đối với tính đa dạng thực vật (Phụ chương 3). Đa số trong số này là các loài thực vật, điều đó phản ảnh các nghiên cứu tại Việt Nam đã tập trung vào thực vật nhiều hơn so với các nhóm sinh vật khác. Công trình thứ hai là một đề tài cấp Nhà nước do Bộ Thủy sản chủ trì (Lê Khiết Bình 2005) đã đưa ra danh lục 41 loài thủy sinh nhập nội ở Việt Nam (Phụ chương 4). Trong số này chỉ có chín loài được xác định là hoàn toàn không có hại theo hệ thống phân loại khả năng xâm hại (Phụ chương 5). Ở Việt Nam hiện chỉ có thông tin về một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây ra hậu quả nặng nề nhất, hay được nghiên cứu kỹ nhất. Tất cả các loài này đề được liệt kê trong danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới” (ISSG 2001). Hiện tại, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại chưa có vẻ xuất hiện với số lượng lớn, bùng phát trên diện rộng và gây hại nghiêm trọng như chúng đã gây ra ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc đảo. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các loài xâm hại, hoặc có tiềm năng xâm hại còn chưa được xác định hoặc nghiên cứu ở Việt Nam. Nếu không có những nghiên cứu đầy đủ và các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể sẽ đến trong tương lai.

Page 24: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

18 1918 19

Mai dương Mimosa pigraHầu hết các nghiên cứu đến nay đều thống nhất là Mai dương Mimosa pigra là sinh vật ngoại lai gây hại lớn nhất ở Việt Nam (Dương Minh Tú và Phạm Đinh Việt Hồng 2003, Nguyễn Công Minh 2005). Loài này đã được nghiên cứu khá kỹ ở Việt Nam (Storrs et al. 2001, Trần Triết et al. 2004, Trần Triết 2000, 2005). Chúng phân bố ở hầu hết các sinh cảnh tự nhiên và sinh cảnh nông nghiệp trên nội địa, các vùng nước ngọt và vùng ven biển, và chủ yếu là ở các khu vực gần nước ngọt. Đây là loài gốc Nhiệt đới châu Mỹ và được du nhập vào châu Á vào cuối thế kỷ XIX. Đầu tiên chúng phát tán chậm và lần đầu được ghi nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam vào năm 1979 (tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; Trần Triết et al. 2004), nhưng đến nay đã xuất hiện khắp trong cả nước. Loài này được xác định là cỏ dại nguy hiểm tại Thái Lan vào đầu những năm 1980 (Napompeth 1983; in Trần Triết 2005) và mới trở nên một loài gây hại nguy hiểm ở vùng hạ Mê Kông trong thời gian gần đây. Loài này rất phổ biến ở các vùng đất sở hữu chung, như các khu bảo vệ, dọc đường, ven kênh rạch, sông suối, nhưng không phát triển mạnh được ở các vùng đất do tư nhân sở hữu, có thể là do chủ sử dụng đất kiểm soát chặt (Trần Triết 2005). Loài này đã trở thành một loài gây hại nghiêm trọng (xem Hộp 2) ở các vùng đất ngập nước như các Vườn Quốc gia Tràm Chim, Cát Tiên và Yôk Đôn, ở hồ Biển Lạc, và các hồ chứa Trị An và Đồng Mô-Ngải Sơn v.v...

Hộp 2: Nghiên cứu về tác động của Mimosa pigra lên tính đa dạng sinh học của VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng ThápTràm Chim, một Vườn Quốc gia Đất ngập nước có diện tích 7.600 ha ở phía đông bắc của Đồng bằng sông Cửu Long cách sông tiền, nhánh chính của sông Mê Kông khoảng 20 km, và là nơi có hàng loạt các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa, đầm lầy có rừng Tràm Melaleuca, các đầm lầy ngập nước thường xuyên và các nền phù sa cổ. Các vùng đất ngập nước của Tràm Chim là nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học nước ngọt rất cao đặc trưng cho Đồng bằng sông Cửu Long và rất nổi tiếng là nơi phân bố trong mùa khô của một quần thể lớn của phân loài Sếu cổ trụi phương đông (Grus antigone sharpii). Tuy nhiên, Tràm Chim hiện đang bị nhiễm Mai dương M. pigra rất nặng gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính đa dạng sinh học đất ngập nước của vườn. M. pigra lần đầu được ghi nhận ở Tràm Chim trong những năm 1984-1985. Đến tháng Năm năm 2000, diện tích bị xâm lấn đã lên đến 490 ha, và tăng đến 1.846 ha vào tháng Năm năm 2002 (Trần Triết et al. 2004). Tiếp theo đó, từ 2000 đến 2002, diện tích bị xâm lấn tăng gấp đôi mỗi năm. Các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa của Tràm Chim bị xâm lấn nặng nề nhất khi mai dương phát tán theo các bờ kênh rạch và sau đó xâm lấn vào đồng cỏ. M. pigra còn được phát hiện cả dưới tán rừng Tràm trong đầm lầy, tuy nhiên ở mật độ thưa hơn. Các diện tích M. pigra dày đặc hiện chiếm lĩnh hầu hết các vùng đồng cỏ ngập nông ở vùng lõi của Tràm Chim. Diện tích đồng cỏ còn lại ở Tiểu khu A1 - diện tích đất ngập nước rộng nhất ở vùng lõi của Tràm Chim - hiện đang bị đe dọa nặng nề bởi sự xâm lấn, nhất là từ khi các khi một dòng kênh mới được xây dựng xuyên qua vùng lõi với mục đích phòng chống cháy rừng vào năm 2003.

Page 25: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

18 1918 19

M. pigra ở Tràm Chim có sức chịu lũ rất mạnh; chúng thậm chí ra hoa kết quả cả khu hầu hết thân cây đã ngập trong nước lũ. Quỹ hạt ở các bờ đất ở Tràm Chim có khoảng 300 hạt/m² với khoảng 75% số hạt có khả năng mọc mầm (Trần Triết et al. 2004).Mối đe dọa lớn nhất mà M. pigra gây ra cho các vùng đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Tràm Chim là do khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên. Tiếp đó, việc mất thảm thực vật tự nhiên gây ra các tác động tiêu cực đến các quần thể động vật tại chỗ, đáng chú ý nhất là đối với khu hệ chim. Điều này càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng do các vùng đồng cỏ ở Tràm Chim là nơi sống của những loài chim bị đe dọa toàn cầu trong đó có Sếu cổ trụ và Ô tác Houbaropsis bengalensis. Nhiều vùng trảng cỏ năng Eleocharis ở Tràm Chim là vùng kiếm ăn chính của Sếu cổ trụi nay đã bị xâm lấn bởi M. pigra với mật độ dày đặc và không còn thấy Sếu nữa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả là số lượng Sếu ở Tràm Chim giảm mạnh từ 600-800 cá thể vào giữa những năm 1990 đến ít hơn 100 cá thể vào năm 2003 (Trần Triết và Nguyễn Phúc Bảo Hòa 2002, 2003).

Nguồn: Trần Triết (2005)

Ốc bươu vàng Pomacea canaliculataỐc bươu vàng P. canaliculata cũng được nhiều nghiên cứu xác định là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam (Dương Minh Tú và Phạm Đinh Việt Hồng 2003, Nguyễn Công Minh 2005). Loài này đã được nhập vào Việt Nam từ trước năm 1975 với mục đích làm cảnh. Đến năm 1989, hai trang trại nuôi Ốc bươu vàng được thành lập (tại Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh) để nhân nuôi và xuất khẩu Ốc bươu vàng và đến năm 1990, việc nuôi thử nghiệm Ốc bươu vàng được bắt đầu ở miền bắc Việt Nam. Do có vòng đời ngắn, dưới các điều kiện phù hợp, Ốc bươu vàng có thể phát tán nhanh chóng dọc theo các thủy vực và hiện đã được ghi nhận ở hầu hết các vùng tại Việt Nam (Cục Bảo vệ Thực vật 2000). Do có thể ăn được hầu hết các loài thực vật, Ốc bươu vàng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả tính đa dạng sinh học cũng như đối với sản xuất nông nghiệp.

Lục bình (bèo nhật bản, bèo tây) Eichhornia crassipesE. crassipes được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Trong điều kiện thuận lợi loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam. Lục bình che phủ mặt nước, thối mục làm giảm ô-xy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác. Cũng như các loài sinh vật ngoại lai xâm hại khác, nó còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Chúng không chỉ cản trở hoạt động giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy làm giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa.

Cây bông ổi (cây ngũ sắc, cây cứt lợn) Lantana camaraBông ổi L. camara được đưa vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX với mục đích làm cảnh và hiện đang được trồng khắp nơi trong cả nước. IUCN (2003) đã cảnh báo đây cũng là một loài có khả năng xâm lấn mạnh.

Chuột hải ly Myocastor coypusChuột hải ly M. coypus được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi tạo thu nhập thay thế do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu và ruột

Page 26: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

20 2120 21

để sản xuất chỉ tự tiêu. Rất may là là do được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Khuyến nông Khuyến Lâm và Cục Thú y đã hành động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam và đã thành lập một tổ công tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến Chuột hải ly. Tính đến cuối năm 2002, khoảng 4.000 con Chuột hải ly đã được tịch thu và tiêu hủy. Hiện nay, loài này được cho là đã được loại bỏ khỏi Việt Nam.

7.2 Các hành động để giải quyết vấn đề sinh vật ngoại lai

Tuy một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã được xác định tại Việt Nam và gây ra một số tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học và những tổn thất khá nặng nề về kinh tế, mới có rất ít các hành động nhằm kiểm soát chúng. Mới chỉ có một vài thử nghiệm được thực hiện để tìm phương pháp kiểm soát phù hợp đối với Mai dương M. pigra (Nguyễn Hồng Sơn et al. 2004, Nguyễn Thị Lan Thi et al. 2004). Nhưng trong mọi trường hợp, việc ngăn chặn sự xuất hiện của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại luôn rẻ và hiệu quả hơn nhiều so với khi chúng đã được du nhập và phát triển. Trong trường hợp không thể ngăn chặn, các biện pháp can thiệp sớm sẽ phải là bước tiếp theo (vdụ, đối với M. pigra; Trần Triết et al. 2001). Đối với những vùng đã bị thực vật ngoại lai xâm hại xâm lấn mạnh, khuyến khích việc sử dụng các loài này có thể là một lựa chọn phù hợp. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, thân của Mai dương được dùng làm củi, và các thử nghiệm cho thấy Mai dương non có thể làm thức ăn cho dê hoặc làm giá thể để trồng nấm với tốc độ sinh trưởng tương đối tốt. Tương tự, trong vài năm gần đây, Lục bình Eichhornia crassipes đã bắt đầu được sử dụng với một số công dụng như làm phân xanh, nấu cồn và làm vật liệu đan thủ công mỹ nghệ. Với các loài không có công dụng kinh tế gì, đôi khi Nhà nước còn phải huy động mọi lực lượng quần chúng để kiểm soát và diệt trừ chúng. Một chương trình đã được thực hiện vào những năm 1990 đã thu gom được hàng trăm tấn Ốc bươu vàng và trứng của chúng, sau đó cung cấp các đào tạo về quản lý tổng hợp để kiểm soát loài này. Trên thế giới, hiện đã có khá nhiều nghiên cứu chuyên đề về một số loài đang, hoặc có nguy cơ, trở thành loài xâm hại ở Việt Nam, và các biện pháp quản lý tổng hợp thường bao gồm sử dụng hóa chất, kiểm soát sinh học bằng các loài thiên địch (tuy nhiên, đáng tiếc là trong một số trường hợp ở nhiều nơi trên thế giới, áp dụng không tốt đã trực tiếp đưa thêm các loài xâm hại vào lãnh thổ) và, đối với Ốc bươu vàng, sử dụng các loài thực vật thu hút để tập trung cá thể lại tiêu hủy. Các loài chim nước lớn, ví dụ như Cò ốc Anastomus oscitans, cũng được coi như một công cụ giảm thiểu thiệt hại do Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata gây ra ở Thái Lan (OEPP 2002).Hầu hết các sáng kiến địa phương đề cập ở trên đều có những tác dụng nhất định, tuy nhiên các diện tích bị xâm hại thường không cô lập, và do đó, các chương trình quản lý thành công sẽ đòi hỏi một tiếp cận ở cấp độ quốc gia và tất nhiên là cả cấp độ khu vực. Các ưu tiên cần phải đặt cho các vùng có tầm quan trọng về bảo tồn như các khu bảo tồn và các Vườn Quốc gia và các vùng được xác định là có giá trị đa dạng sinh học cao khác như các Vùng Chim Quan trọng (IBA; Tor-doff et al. 2002) hay các Khu Đa dạng Sinh học Trọng yếu (KBA; Eken et al. 2004).

Page 27: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

20 2120 21

7.3 Các cam kết quốc tế về sinh vật ngoại lai

Việt Nam đã tham gia ký kết hai thỏa thuận quốc tế quan trọng có liên quan đến vấn đề sinh vật ngoại lai:

Công ước Đa dạng Sinh học (www.biodiv.org)Công ước này có mục tiêu là bảo tồn tính đa dạng sinh học thông qua phát triển bền vững. Việt Nam tham gia Công ước từ năm 1994 và cơ quan đầu mối quốc gia hiện nay là Cục Bảo vệ Môi trường. Theo Điều 8, Việt Nam cam kết “ngăn chặn việc du nhập, kiểm soát hoặc tiêu hủy các loài sinh vật ngoại lai đe dọa đến các hệ sinh thái, các sinh cảnh và các loài”. Thêm vào đó, trong Nghị quyết VI/23 (Các nguyên tắc định hướng cho việc thực hiện Điều 8, được thông qua vào tháng Tư năm 2002 tại Đại hội các Bên Tham gia Công ước Đa dạng Sinh học), Việt Nam cam kết có các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại với các trọng tâm là kiểm soát biên giới, các biện pháp kiểm dịch, trao đổi thông tin và xây dựng năng lực (các biện pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất).

Đặc biệt, các Nguyên tắc được nêu trong Nghị quyết VI/23 - được bổ sung bởi các kiến nghị của Nghị quyết VII/13 và Nghị quyết VIII/27 - đề xuất là Việt Nam, cũng như các Bên tham gia CBD khác:

• rà soát... xác định các thiếu hụt, mâu thuẫn trong các chính sách, quy định và thể chế, và nếu có thể, điều chỉnh để xây dựng chính sách quy định và thể chế”.

(tài liệu này phần nào thỏa mãn yêu cầu trên nếu nó được chấp nhận và các khuyến nghị nó đưa ra có thể được cho vào Luật Đa dạng Sinh học)

• khuyến khích và triển khai, nếu có thể, các nghiên cứu và đánh giá ở cấp quốc gia về các loài xâm hại, sự mong manh của các hệ sinh thái trước sức xâm lấn của các loài này, “...phát triển các biện pháp thân thiện với môi trường để kiểm soát và loại bỏ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, bao gồm cả các biện pháp kiểm dịch và kiểm soát các loài bám vỏ tàu”, và “chi phí và lợi ích của việc sử dụng các tác nhân sinh học nhằm kiểm soát và loại bỏ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại”.

• “...có cơ hội để đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời (cấp phép) trước khi các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được du nhập có chủ định vào lãnh thổ”.

(kiến nghị này rất quan trọng về mặt sức ép từ một số Bên tham gia để đảm bảo những quan tâm về thương mại được ưu tiên hơn những quan tâm về sinh vật ngoại lai xâm hại)

• “...thực hiện việc kiểm soát biên giới và các biện pháp kiểm dịch đối với các loài ngoai lại đã xâm lấn hoặc có nguy cơ xâm lấn để đảm bảo: a) Việc nhập nội chủ động các loài ngoại lai phải được kiểm soát qua hệ thống cấp phép...; (b) Việc nhập nội các loài bị đe dọa một cách vô tình do thiếu kiểm soát phải được giảm thiểu”.

Các nguyên tắc hướng dẫn chung cũng tập trung vào các nguyên tắc phòng ngừa - “khi có các nguy cơ phá hoại nghiêm trọng, việc thiếu dẫn liệu đủ tin cậy về khoa học sẽ không được coi là lý do cho việc ngừng các biện pháp ít tốn kém để ngăn ngừa sự xuống cấp của môi trường” - và trên thực tế là “các biện pháp phòng ngừa nói chung ít tốn kém và phù hợp về mặt môi trường hơn nhiều so với các biện pháp được tiến hành sau khi các loài ngoại lai xâm hại đã du nhập và có hình thành quần thể”.

Page 28: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

22 2322 23

Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước (www.ramsar.org)Công ước Ramsar cung cấp một khuôn khổ cho các hành động quốc gia và việc hợp tác quốc tế để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước và tài nguyên đất ngập nước. Việt Nam tham gia Ramsar từ năm 1989 và Cục Bảo vệ Môi trường được chỉ định là Cơ quan Thẩm quyền quốc gia của Công ước Ramsar. Theo Nghị quyết VII.14, Việt Nam được yêu cầu tiến hành hàng loạt các hoạt động liên quan đến các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Một số điểm cụ thể như sau:

• “kiểm kê các loài ngoại lai ở các vùng đất ngập nước và đánh giá chúng để xác định lại các xác lập ưu tiên đối với các loài đe dọa các vùng đất ngập nước và sinh vật đất ngập nước (“đánh giá rủi ro”), và các loài trong số đó có thể kiểm soát hoặc loại trừ”.

• “xây dựng các chương trình nhằm giải quyết các loài ưu tiên với quan điểm kiểm soát hoặc loại trừ...”

• “xác định tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của việc di chuyển và lưu thông các loài ngoại lai”

• “...đưa ra khung pháp chế và các chương trình để ngăn chặn việc du nhập các loài ngoại lai mới nguy hiểm đối với môi trường và việc di chuyển và lưu thông các loài này”

• “xây dựng năng lực để xác định các loài ngoại lai mới nguy hiểm đối với môi trường” và “nâng cao nhận thức để xác định và kiểm soát các loài ngoại lai mới nguy hiểm đối với môi trường”

8. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về quản lý các sinh vật ngoại lai

Các nghiên cứu chuyên đề được thực hiện gần đây trong khuôn khổ Chương trình Loài Xâm hại Toàn cầu (www.gisp.org), cùng với kết quả rà soát tài liệu và các văn bản pháp lý đã ghi nhận là trên bình diện toàn cầu, mức độ xử lý các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở các quốc gia là rất khác nhau.Ở hầu hết các quốc gia, các điều luật liên quan đến các loài ngoại lai xuất hiện rải rác trong các văn bản pháp quy về bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước, nông lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản, kiểm dịch, và đôi khi các văn bản ra đời trong thời gian gần đây còn đề cập đến các sinh vật biến đổi gen. Một số các điều khoản liên quan còn có thể thấy trong các quy chế về săn bắn động vật hoang dã và đánh bắt thủy sản trong đó đề cập đến việc du nhập hoặc phóng thích các loài với mục đích tái tạo quần thể. Lý lẽ cho việc thực hiện các tiếp cận đơn ngành này thường có tính lịch sử hay có mục đích hành chính hơn là cân nhắc đến yếu tố khoa học hay kỹ thuật (Shine et al. 2000). Do vậy, nhiều vấn đề nảy sinh và có thể sơ bộ phân vào các nhóm như sau

Khung chính sách và thể chế chưa hoàn thiện• Thiếu một tiếp cận chiến lược, các vấn đề liên quan đến loài ngoại lai thường ít hoặc

không được nhắc đến trong các văn bản pháp quy.• Thiếu sự điều phối và trao đổi giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề kiểm

dịch thực vật, buôn bán sinh vật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các ngành khác.• Các điều luật hiện có rải rác và cách thức xử lý không nhất quán mà tùy thuộc cách thức

bố trí thể chế, các định nghĩa, tiêu chí, tiêu chuẩn và thủ tục của các ngành khác nhau

Page 29: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

22 2322 23

Phạm vi điều chỉnh không đầy đủ và các thuật ngữ sử dụng không rõ ràng• Phân loại học: các khung chính sách thường không tuân thủ theo những hệ thống

phân loại chuẩn, hoặc nêu rõ chúng được áp dụng đến mức loài hay dưới loài.• Phạm vi điều chỉnh: thường bỏ qua các loài cá và vi sinh vật ngoại lai được du nhập

vào các kiểu hệ sinh thái cụ thể nào đó.• Mục tiêu hẹp: một số quốc gia không có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc du nhập các

loài ngoại lai ngoại trừ trường hợp chúng gây hại đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

• Định nghĩa về các điều khoản quan trọng không có hoặc không thống nhất.• Việc phân tích rủi ro và các thủ tục cấp phép cồng kềnh, tốn thời gian và chi phí cao.

Các vấn đề về thỏa thuận, thực thi pháp luật và quản lý• Thiếu yêu cầu hỗ trợ về pháp lý để giám sát sinh vật ngoại lai.• Các tiếp cận bằng pháp chế không đủ mạnh, hầu như không có các biện pháp khuyến

khích bằng kinh tế để ngăn chặn việc du nhập không mong muốn các loài ngoại lai hay khuyến khích việc kiểm soát và loại bỏ chúng.

Mô hình thực hiện của các nướcMột số Chiến lược và Kế hoạch Hành động của các quốc gia đã có những kiểm kê về các loài sinh vật ngoại lai. Ví dụ ở Ba Lan, các nguồn vốn cụ thể đã được phân bổ cho việc giám sát sinh vật ngoại lai và nhiệm vụ này được giao cho các viện nghiên cứu và các vườn thực vật (Krzy-wkowska 1999; in Shine et al. 2000). Tương tự, dự thảo chiến lược đa dạng sinh học của Argentina cũng đề xuất việc lập cơ sở dữ liệu về các loài sinh vật bản địa và ngoại lai, bao gồm cả thông tin cũ và các số liệu hiện có về các tác động gây hại (Di Paola and Kravetz 1999; in Shine et al. 2000). Ở Australia, Đạo luật Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Bảo vệ Môi trường 1999 đã tiến một bước xa hơn khi chính thức đưa ra các yêu cầu về xác định và giám sát đa dạng sinh học, liên kết với Phụ chương I của Công ước Đa dạng Sinh học. Các yêu cầu về quy hoạch và quản lý cụ thể áp dụng đối với các hoạt động được xác định là đe dọa sự tồn tại, sự phong phú hay quá trình tiến hóa của một loài bản địa hay một quần xã sinh thái. Rõ ràng là những loài sinh vật ngoại lai xâm hại sẽ nằm trong loại đối tượng này.

9. Các văn bản pháp quy về các loài ngoại lai ở Việt Nam

9.1 Các văn bản hiện có về các loài ngoại lai

Vấn đề các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam chưa từng được đề cập một cách thấu đáo và có hệ thống trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Chúng mới chỉ xuất hiện rải rác trong một số quy định liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thực vật. Một số quy định pháp lý có đề cập đến các loài sinh vật ngoại lai xâm hại có thể kể đến là:

Pháp lệnh này quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/07/2001

Điều 27: “Nghiêm cấm việc đưa vào Việt Nam hoặc làm lây lan giữa các vùng trong nước: ... 2) Sinh vật gây hại lạ.”

Page 30: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

24 2524 25

Nghị định No. 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Điều lệ kiểm dịch thực vật Điều 16.“Nghiêm cấm đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ còn sống ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào vào Việt Nam, trong trường hợp cần đưa vào để nghiên cứu thì phải được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”(Danh lục đối tượng kiểm dịch thực vật theo Quyết định 117/2000/QĐ/BNN-BVTV, được đưa vào Phụ chương 6 của tài liệu này)

Luật Thủy sản (2003)Chương I. Những quy định chungÐiều 6. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản 12) “Nuôi trồng giống thủy sản mới khi chưa được Bộ Thủy sản cho phép và các loài thủy sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.”(chú ý: chưa có danh mục các loài thủy sản bị cấm nuôi trồng)

Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước

Điều 7. Các hành vi bị cấm5) “Đưa các động vật, thực vật lạ vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh thái hoặc làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.”

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)Chương I. Những quy định chungÐiều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm12) “Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Pháp lệnh giống cây trồng. do Chủ tịch nước Trần Ðức Lương ký Lệnh số 03/2004/L/CTN công bố ngày 05/04/2004

Chương I. Những quy định chungÐiều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm6) “Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.”

Pháp lệnh giống vật nuôi. do Chủ tịch nước Trần Ðức Lương ký Lệnh số 04/2004/L/CTN công bố ngày 05/04/2004

Chương I. Những quy định chungÐiều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm5) “Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.”

Page 31: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

24 2524 25

Pháp lệnh thú y 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004Quy định các loài cần phải kiểm dịch là: “...các loài động vật gây hại cho người, động vật, môi trường, hệ sinh thái....”

Nghị quyết Số 41 ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

C- Nhiệm vụ1- Các nhiệm vụ chung c) “Điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học... Bảo vệ các loài động vật hoang dã, các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng; ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Bảo vệ và chống thất thoát các nguồn gen bản địa quý hiếm..”

Ngoài ra còn có một số quy định đã được ban hành để đối phó với một số loài cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết các văn bản này đều chỉ là đáp ứng tình huống khi mà các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã trở nên vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là một số ví dụ:

Chỉ thị 528-TTg ngày 29/09/1994 của Thủ tướng Chính phủ về cấm nuôi và trừ diệt ngay Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata.

Chỉ thị 151/TTg ngày 11/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn Ốc bươu vàng

Thông tư liên bộ số 4-LB/TT ngày 22/03/1995 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 151/TTg ngày 11/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung lực lượng nhằm nhanh chóng diệt trừ nạn Ốc bươu vàng

Thông báo số 914 TB- KNKL ngày 09/08/2002 thông báo kết luận của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm việc nhập khẩu chuột Hải ly của Công ty Nấm Thiên Tân

Quyết định số 488/QĐ-TY ngày 14/08/2002 của Cục Thú y về ngăn chặn nhập bất hợp pháp chuột Hải Ly và thành lập Tổ công tác giải quyết vấn đề liên quan đến chuột Hải Ly.

9.2 Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài ngoại lai

Như đã thấy ở trên, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mới được đề cập một cách rải rác trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Do vậy, rất cần có một khung pháp lý mới có tính tổng thể để quản lý và kiểm soát hiệu quả các sinh vật ngoại lai xâm hại. Để không phải nhắc lại, các kiến nghị liên quan đến một khung pháp lý như vậy được trình bày trong mục 10 ở dưới.

Ngoài ra, cần có một cơ quan được ủy quyền về mặt pháp lý chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các sinh vật ngoại lai xâm hại, nhất là việc đánh giá rủi ro của việc du nhập các loài ngoại lai vào Việt Nam, lập danh sách các loài có khả năng gây hại, kiểm dịch để ngăn chặn việc du nhập các loài xâm hại qua biên giới, và kiểm soát các loài ngoại lai đã xuât hiện trong lãnh thổ Việt Nam.

Page 32: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

26 2726 27

10. Đề xuất những điều khoản về quản lý các loài ngoại lai có thể đưa vào Luật Đa dạng Sinh học

Cần phải có một chương riêng trong Luật Đa dạng sinh học về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Như khuyến cáo của Công ước Đa dạng Sinh học, cần ưu tiên ngăn chặn các loài sinh vật ngoại lai xâm hại du nhập vào Việt Nam và diệt trừ các loài đã xuất hiện. Nếu một loài sinh vật ngoại lai xâm hại được du nhập vào Việt Nam, việc phát hiện sớm và có các hoạt động nhanh chóng là điều tối cần thiết để ngăn chặn chúng. Một chương về các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cần tối thiểu là các điểm:

(i) Xác định một cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến các sinh vật ngoại lai xâm hại. Cơ quan này sẽ xây dựng một chiến lược về sinh vật ngoại lai xâm hại. Cụ thể, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm xác định, liệt kê, giám sát sự lan truyền, nghiên cứu các tác động, tìm giải pháp kiểm soát, xây dựng kế hoạch quản lý, phổ biến các thông tin về các sinh vật ngoại lai có khả năng xâm hại. Các loài này được xác định dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm từ các quốc gia khác, hay dựa trên các đặc tính phân loại học và sinh thái học cho thấy đó là các loài có khuynh hướng xâm lấn;

(ii) Các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn việc cô ý du nhập các loài sinh vật ngoại lai có khả năng xâm hại. Việc cố ý du nhập loài không có giấy phép cần nghiêm cấm và cần phải có đánh giá tác động môi trường kỹ lưỡng tuân thủ theo phương pháp tiếp cận phòng ngừa để xác định những hậu quả có thể xảy ra do sự du nhập loài.

(iii) Các quy chế kiểm dịch để hạn chế nguy cơ du nhập không chủ định các loài sinh vật ngoại lai có khả năng xâm hại qua những con đường như nước rỉ tàu hay rò rỉ từ các thiết bị chứa;

(iv) Các biện pháp ngăn chặn việc buôn bán các loài sinh vật cảnh có nguồn gốc ngoại lai có khả năng xâm hại như một hình thức phòng ngừa việc chúng có thể bị bỏ rơi và du nhập ngẫu nhiên vào các hệ sinh thái tự nhiên;

(v) Các quy định yêu câu huy đông toàn bộ các nỗ lực thích hợp để diệt trừ, hay khi không thể diệt trừ, phải cô lập và kiểm soát các loài ngoại lai đã xâm nhập có thể phá vỡ các hệ sinh thái. Các quy định này cần bao hàm cả các quy chế cho rừng đặc dụng và cho các sinh cảnh tự nhiên quan trọng cho các loài bị đe dọa như các Vùng Chim Quan trọng và các Vùng Đa dạng Sinh học Trọng yếu.

(vi) Các điều khoản về xử phạt hành chính - có thể ít nhất qua các hệ thống luật dân sự và luật hình sự - đối với các cá nhân hoặc tập thể chịu trách nhiệm đối với việc cố ý hoặc thiếu trách nhiệm làm du nhập các loài sinh vật ngoại lai xâm hại tương xứng với chi phí cho các biện pháp loại trừ hoặc kiểm soát chúng.

Page 33: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

26 2726 27

11. Tài liệu tham khảo

Baillie, J. E. M., Hilton-Taylor, C. and Stuart, S. N. (Eds) (2004) 2004 IUCN Red List of Threatened Species. A Global Species Assessment. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. <www.iucn.org/themes/ssc/red_list_2004/main_EN.htm>.

BirdLife International (2005) Important Bird Areas and potential Ramsar Sites in Asia. BirdLife Inter-national, Cambridge, UK.

BirdLife International (2006) Data Zone. <www.birdlife.org>.

Bright, C. (1999) Invasive Species: Pathogens of Globalization. Foreign Policy 116: 50-64.

Bộ KHCNMT (1992) . Sách Đỏ Việt Nam. Phần động vật. Nhà Xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

Bộ KHCNMT (1996) Sách Đỏ Việt Nam. Phần thực vật. Nhà Xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. In Vietnamese. <www.nea.gov.vn/sachdovietnam/>.

Bộ KHCNMT (2000). Sách Đỏ Việt Nam. Phần 1: Động vật. Nhà Xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. <www.nea.gov.vn/sachdovietnam/>.

Bộ KHCNMT và Cục MT (2000) Chiến lược Bảo tồn và Phát triển Bền vững Đất ngập nước Việt Nam. Dự thảo. Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội.

Bộ Thủy sản (2004) Dự thảo: Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam. Bản dự thảo, Bộ Thủy sản, Hà Nội.

Bộ TNMT, Ngân hàng Thế giới và SIDA (2005) Bao cao Giam sat Môi trường Viêt Nam 2005: Đa dạng Sinh học. Ngân hang Thê giơi, Ha Nôi.

Bộ TNMT và Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (in prep.a) Danh lục Đỏ Việt Nam. Phần thực vật. Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, Hà Nội.

Bộ TNMT và Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (in prep.b) Danh lục Đỏ Việt Nam. Phần động vật. Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, Hà Nội.

Bright, C. (1999). Invasive Species: Pathogens of Globalization. Foreign Policy (Fall, 1999): 50-64.

Butchart, S. H. M., Stattersfield, A. J., Baillie, J., Bennun, L. A., Stuart, S. N., Akçakaya, H. R., Hilton-Taylor, C. and Mace, G. M. (2005) Using Red List Indices to measure progress towards the 2010 target and beyond. Philosophical Transactions of the Royal Society of London Biology 360: 255-268.

Cục Bảo vệ Thực vật (2000) Ốc bươu vàng: Các giải pháp quản lý. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

Duong Minh Tu and Pham Dinh Viet Hong (2003) Vietnam. Pp. 107-111 in: Pallewatta, N., Reaser, J. K., and Gutierrez, A.T. (Eds.) Invasive Alien Species in South-Southeast Asia: National Reports & Directory of Resources. Global Invasive Species Programme, Cape Town, South Africa.

Page 34: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

28 2928 29

Eken, G., Bennun, L., Brooks, T. M., Darwall, W., Fishpool, L. D. C., Foster, M., Knox, D., Langham-mer, P., Matiku, P., Radford, E., Salaman, P., Sechrest, W., Smith, M. L., Spector, S. and Tordoff, A. (2004) Key Biodiversity Areas as Site Conservation Targets. BioScience 54 (12): 1110-1118.

European Community (1992) Council Directive 92/43/EEC of 21 May 1992 on the conservation of natural habitats and of wild fauna and flora. Annex II. Animal and plant species of commu-nity interest whose conservation requires the designation of Special Areas of Conservation. Official Journal of the European Union L 206 : 7-50. <http://ec.europa.eu/environment/nature/na-ture_conservation/eu_enlargement/2004/habitats/annexii_en.pdf >

Joint Nature Conservation Committee (undated) Council Directive 92/43/EEC on the Conserva-tion of natural habitats and of wild fauna and flora. <http://www.jncc.gov.uk/page-1374>

ISSG (Invasive Species Specialist Group of IUCN) (2001) 100 of the world’s worse invasive spe-cies: a selection from the global invasive species database. Aliens 12: Supplement.

IUCN (1994) 1994 IUCN Red List Categories and Criteria. IUCN, Gland, Switzerland and Cam-bridge, UK.

IUCN (2001) IUCN Red List Categories and Criteria: Version 3.1. IUCN

IUCN (2003) Guidelines for Application of IUCN Red List Criteria at Regional Levels. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.

IUCN (2003) Sinh vật ngoại lai xâm hại: Sự xâm lăng thầm lặng. IUCN Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội.

IUCN (2006) 2006 IUCN Red List of Threatened Species. <www.iucnredlist.org>.

IUCN, Conservation International, and NatureServe (2006) Global Amphibian Assessment. <www.globalamphibians.org>.

IUCN, MoNRE, & FIPI (2001) Các vùng Đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường của Việt Nam. IUCN, MoNRE và FIPI, Hà Nội

Joint Nature Conservation Committee (undated) Council Directive 92/43/EEC on the Conserva-tion of natural habitats and of wild fauna and flora. <http://www.jncc.gov.uk/page-1374>

de Klemm, C. and Shine C. (1993) Biodiversity Conservation and the Law. IUCN, Gland, Switzer-land, and Cambridge, UK.

Lê Khiết Bình (Ed.) (2005) Báo cáo đề tài: Thực trạng động vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam và các giải pháp quản lý. Báo cáo đề tài trình Cục Kiểm soát Nguồn lợi Thủy sản, Bộ Thủy sản.

MoNRE, World Bank, and Sida (2005) Vietnam Environment Monitor 2005: Biodiversity. World Bank, Hanoi.

Nguyễn Công Minh (2005) Final Report: On the implementation of the consultation process on invasive alien species in Vietnam. Unpublished internal IUCN report.

Page 35: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

28 2928 29

Nguyen Hong Son, Pham Van Lam, Nguyen Van Cam, and Dang Vu Thi Thanh (2004) Prelimi-nary studies on control of Mimosa pigra in Vietnam. Pp. 110-116 in: Julien, M., Flanagan, G., Heard, T., Hennecke, B., Paynter, Q., and Wilson, C. (Eds.) Research and Management of Mimosa pigra. CSIRO Entomology, Canberra.

Nguyen Thi Lan Thi, Trần Triet, Michael Storrs and Mark Ashley (2004) Determining suitable methods for the control of Mimosa pigra in Tram Chim National Park, Vietnam. Pp. 91-95 in: Julien, M., Flanagan, G., Heard, T., Hennecke, B., Paynter, Q., and Wilson, C. (Eds.) Research and Management of Mimosa pigra. CSIRO Entomology, Canberra.

OEPP (Office of Environmental Policy and Planning) (2002) National Report on the Implementa-tion of Convention on Biological Diversity, Thailand. OEPP, Ministry of Science, Technology and Environment, Bangkok.

Phạm Anh Tuấn (2002) Đánh giá tình trạng các sinh vật thủy sinh ngoài lãnh thổ vào Việt Nam. Báo cáo trình Cục Bảo vệ Môi trường.

Rodrigues, A. S. L., Pilgrim, J. D., Lamoreux, J. F., Hoffman, M., and Brooks, T. M. (2006) The value of the IUCN Red List for conservation. TRENDS in Ecology and Evolution 21(2): 71-76.

Shine, C., Williams, N., and Gündling, L. (2000) A Guide to Designing Legal and Institutional Frame-works on Alien Invasive Species. IUCN, Gland, Switzerland, Cambridge, UK, and Bonn, Ger-many.

Species Survival Commission. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK.

Sterling, E. J., Hurley, M. M., and Le Duc Minh (2006) Vietnam: a natural history. Yale University Press, New Haven and London.

Storrs, M., Ashley, M., Tran Triet, and Chin Samouth (2001) Towards the development of strategic weed management for the Lower Mekong Basin. Report on a training workshop, Juliana Hotel, Phnom Penh, Cambodia 6-8 November 2001. Mekong River Commission and Environment Australia, Phnom Penh.

Tordoff, A. W. (Ed.) (2002) Directory of Important Bird Areas in Vietnam. BirdLife International in Indochina and the Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi.

Tran Triet (2000) Invasive alien plants of the Mekong Delta: an overview. Pp. 96-104 in: Balakrish-na P. (Ed.) Report of workshop on invasive alien species, Global Biodiversity Forum, South and South-east Asia Session. IUCN Regional Biodiversity Programme - Asia, Colombo, Sri Lanka.

Tran Triet (2005). Impacts of Mimosa pigra on wetlands of the lower Mekong basin. In: Barnard, P. and Jackson, L (Editors). Invasive alien species – a global issue with global solutions. Sub-theme Invasive alien species – coping with aliens. Proceedings of Biodiversity Loss and Species Extinc-tions: Managing risk in a changing world, a Global Synthesis Workshop convened at the IUCN World Conservation Forum, 18-20 November, 2004, Bangkok, Thailand.

Tran Triet and Nguyen Phuc Bao Hoa (2002) Annual crane census, Vietnam 2002. Unpublished report of the International Crane Foundation, Baraboo, Wisconsin.

Page 36: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

30 3130 31

Tran Triet and Nguyen Phuc Bao Hoa (2003) Annual crane census, Vietnam 2003. Unpublished report of the International Crane Foundation, Baraboo, Wisconsin.

Tran Triet, Le Cong Kiet, Nguyen Thi Lan Thi, and Pham Quoc Dan (2004) The invasion of Mi-mosa pigra in wetlands of the Mekong Delta, Vietnam. Pp. 45-51 in: Julien, M., Flanagan, G., Heard, T., Hennecke, B., Paynter, Q., and Wilson, C. (Eds.) Research and Management of Mimosa pigra. CSIRO Entomology, Canberra.

Tran Triet, Nguyen Thi Lan Thi, Storrs, M.J., and Le Cong Kiet (2001) The value of awareness and early intervention in the management of invasive alien species: a case-study on the eradication of Mimosa pigra at the Tram Chim National Park. Pp. 37-8 in: Secretariat of the Convention on Biological Diversity (Comp.) Assessment and management of alien species that threaten ecosystems, habitats and species. CBD Technical Series No. 1. Secretariat of the Convention on Biological Diversity, Montreal.

UNEP (2001) State of the Environment in Vietnam 2001. <www.rrcap.unep.org/reports/soe/viet-nam/>.

VEPA (2005) Overview of Wetlands Status in Viet Nam Following 15 Years of Ramsar Convention Imple-mentation. Viet Nam Environment Protection Agency, Hanoi.

Wittenberg, R. and Cock, M. J. W. (Eds.) (2001) Invasive Alien Species: A Toolkit of Best Prevention and Management Practices. CAB International, Wallingford, Oxfordshire, UK.

World Bank (2004) World Bank Operational Manual. Volume II: Project Requirements. World Bank, Washington DC. <http://web.worldbank.org/>

Page 37: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

30 3130 31

Page 38: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

PB 73

Phụ chương 2. Các loài của Việt Nam có trong danh lục các loài của Công ước về loài di cư

Phụ lục I

Bos sauveli Bò xámAythya nyroca Vịt mặt trắngAquila clanga Đại bàng đen Aquila heliaca Đại bàng đầu nâuTringa guttifer Choắt lớn Chân vàng Eurynorhynchus pygmeus Rẽ mỏ thìaLarus saundersi Mòng bể mỏ ngắnChelonia mydas VíchEretmochelys imbricata Đồi mồiCarcharodon carcharias Cá mập trắngPangasianodon gigas Cá tra Mê Kông

Phụ lục II

Neophocaena phocaenoides Cá heo vây đenSousa chinensis Cá heo lưng gùStenella longirostris Cá heo quayLagenodelphis hosei Cá heo sọcOrcinus orca Cá heo ki-le (cá heo sát thủ)Dugong dugon Bò biển Họ đại bàng (Accipitridae) - tất cả các loài di cư.Họ cắt (Falconidae) - tất cả các loài di cư. Họ cà kheo (Recurvirostridae) - tất cả các loài di cư.Họ choi choi (Charadriidae) - tất cả các loài di cư.Họ rẽ (Scolopacidae) - tất cả các loài di cư.Họ đớp ruồi (Muscicapidae) - tất cả các loài di cư.Ciconia nigra Hạc đenPlegadis falcinellus Quắm đen nhỏPandion haliaetus Ó cáGrus antigone Sếu cổ trụiBurhinus oedicnemus BurinSterna albifrons Nhàn nhỏCrocodylus porosus Cá sấu nước mặnEretmochelys imbricata Đồi mồiRhincodon typus Cá mập tượng

Page 39: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

74 7574 75

Phụ chương 3. Ma trận các loài (ngoại lai và bản địa) xâm hại đe dọa tính đa dạng sinh học thực vật ở Việt Nam

(trích từ Nguyễn Công Minh 2005)Chú ý là một loài nếu được liệt kê nhiều lần hơn chưa chắc là đã do nó có tác động cao hơn.

Trên cạn Nước ngọtCác vùng biển và

ven biểnCác vùng khác,

Vdụ đô thị

Các vùng ưu tiên đa dạng sinh học

1. Mimosa pigra2. Ipomoea eberhardtii3. Mimosa diplotricha4. Pennisetum polystachyon5. Lantana camara6. Imperata cylindrica7. Eupatorium odoratum8. Bidens pilosa

1. Mimosa pigra2. Eichhornia crassipes3. Pistia stratiotes4. Brachiaria mutica5. Pomacea spp. 6. Ciprinus carpio7. Clarias batrachus

1. Mikania micrantha2. Stacghytarpheta cayennensis

1. Bidens pilosa

Vùng Thực vật Quan trọng

1. Mimosa pigra2. Ipomoea eberhardtii3. Mimosa diplotricha4. Pennisetum polystachyon5. Lantana camara6. Imperata cylindrica7. Eupatorium odoratum8. Pueria lobata

1. Mimosa pigra2. Eichhornia crassipes3. Pistia stratiotes4. Brachiaria mutica 5. Pomacea spp.

1. Mimosa pigra2. Mikania micrantha3. Stacghytarpheta cayennensis

1. Bidens pilosa

Khu Bảo vệ 1. Mimosa pigra2. Ipomoea eberhardtii3. Mimosa diplotricha4. Pennisetum polystachyon5. Lantana camara6. Eupatorium odoratum7. Imperata cylindrica

1. Mimosa pigra2. Eichhornia crassipes3. Pistia stratiotes4. Brachiaria mutica5. Pomacea spp.

1. Mimosa pigra2. Mikania micrantha3. Stacghytarpheta cayennensis

1. Bidens pilosa

Đa dạng nông.nghiệp†*

1. Brontispa longissima2. Trogoderma granarium3. Phytophthora cinnamomi4. Lolium temulentum5. Virus cháy ngọn buồng chuối6. Imperata cylindrica7. Arundo donax8. Mimosa diplotricha9. Lantana camara10. Penisetum polystachion11. Bidens pilosa

1. Pomacea caniculata2. Eichhornia crassipes3. Mimosa pigra4. Pistia stratiotes5. Brachiaria mutica

1. Mimosa pigra2. Mikania micrantha3. Stacghytarpheta cayennensis4. Bidens pilosa5. Erigeron canadense

1. Brontispa longissima

Các loài cây kinh tếDanh lục đỏ

† Dương Minh Tú và Phạm Đinh Việt Hồng (2003) cũng liệt kê Mọt bột vàng Tenebrio molitor và Chuột hải ly Myocastor coypus trong 5 loài sinh vật ngoại lai gây hại nông nghiệp nguy hiểm nhất ở Việt Nam.* ngoài ra, một số loài cỏ dại ngoại lai được Trần Triết (2000) ghi nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có thể là loài gây hại, ít nhất là đối với nông nghiệp: Ageratum conyzoides, Mimosa pudica, Hyptis rhomboidea, Cynodon dactylon, Leersia hexandra, và Panicum repens.

Sinh cảnh

Đối tượng

Page 40: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

74 7574 75

Phụ chương 4. Danh lục các loài thực vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam

(Lê Khiết Bình 2005), phân hạng theo mức độ nguy cơ (ĐEN=cao, TRẮNG=thấp; Phụ chương 5)1. Cá trình Âu Anguilla anguilla TRẮNG2. Cá trình Nhật Anguilla japonica TRẮNG3. Cá mè hoa Aristichthys nobilis TRẮNG4. Con Artemia Artemia salina TRẮNG5. Cá chim trắng bụng đỏ Piaractus (Colossoma) brachypomus XÁM6. Cá chim trắng toàn thân Piaractus mesopotamicus ĐEN7. Cá Cátla Catla catla XÁM8. Cá Mrigal Cirrhinus cirrhosus (C. mrigal) XÁM9. Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus ĐEN10. Cá trê phi Clarias gariepinus ĐEN11. Cá sấu Cu Ba Crocodylus rhombifer ĐEN12. Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella TRẮNG13. Cá chép các dòng Cyprinus carpio subspp. XÁM14. Cá mùi Helostoma temminkii TRẮNG15. Cá tầm Trung Quốc Acipenser sinensis TRẮNG16. Cá học Hypomesus olidus TRẮNG17. Cá mè trắng Trung Quốc Hypophthalmichthys molitrix ĐEN18. Cá tỳ bà Hypostomus punctatus ĐEN19. Cá trâu Ictiobus cyprinellus XÁM20. Cá Rôhu Labeo rohita XÁM21. Tôm he chân trắng Litopenaeus vannamei ĐEN22. Cá vược Mỹ miệng bé Micropterus dolomieu XÁM23. Cá vược Mỹ miệng rộng Micropterus salmoides XÁM24. Chuột hải ly Myocastor coypus ĐEN25. Cá tiểu bạc Neosalanx taihuensis XÁM26. Cá rô phi xanh Oreochromis aureus XÁM27. Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus XÁM28. Cá rô phi đen Oreochromis mossambicus XÁM29. Cá rô phi hồng Oreochromis sp. XÁM30. Cá tai tượng Osphronemus goramy TRẮNG31. Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata ĐEN32. Ếch bò Rana catesbeiana XÁM33. Cá đù Mỹ Sciaenops ocellatus XÁM34. Cá nheo châu Âu Silurus glanis XÁM35. Rùa tai đỏ Trachemys scripta ĐEN36. Cá diếc lưng gù Carassius auratus XÁM37. Cá ăn muỗi Gambusia affinis XÁM38. Cá Masia Tor putitora ĐEN39. Cá song nước ngọt Úc Maccullochella peelii XÁM40. Cá rô mô Trung Quốc Siniperca chuatsi ĐEN41. Cá hổ Pygocentrus nattereri (Serrasalmus ternetzi) ĐEN

Page 41: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

76 7776 77

Phụ chương 5. Phân loại khả năng xâm lấn

(theo Wittenberg & Cock 2001, Shine et al. 2000)

Danh lục đen (loài đã biết là sinh vật ngoại lai xâm hại; nguy cơ cao) Các loài trong các danh lục này có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, các sinh cảnh hay các loài. Việc du nhập có chủ định đối với các loài này cần tuyệt đối nghiêm cấm. Các danh lục đen rất có ích cho việc kiểm soát và giám sát cửa khẩu, biên giới, nhưng chúng mang ý nghĩa đáp ứng hay “quản lý hậu quả” - chỉ liệt kê được loài khi chúng đã thể hiện là sinh vật xâm lấn (Mooney 1999; in Shine et al. 2000). Những danh lục kiểu này thường không bao giờ tuyệt đối chính xác và đầy đủ.

Danh lục trắng (các loài được đánh giá là không gây hại, thậm chí có lợi; nguy cơ thấp) Các danh lục này khá hữu hiệu cho các nhóm sinh vật có ít loài, ví dụ như động vật có xương sống. Tuy nhiên, không thể xây dựng các danh lục kiểu này đối với hầu hết các nhóm thực vật, động vật không xương sống và vi sinh vật. Khi một loài được đánh giá là không gây hại hay có lợi và được cấp giấy phép nhập, nó sẽ được đưa vào một danh lục trắng để giúp đơn giản hóa các đánh giá sau đó. Tuy nhiên, các yêu cầu đối với việc các định danh lục trắng phải rất chặt chẽ, và cho dù như vậy, cũng có thể vẫn có những sai lầm.

Danh lục xámCác danh lục này giúp cho việc đánh giá các nguy cơ từ các loài được đề xuất du nhập. Các loài (nếu hiện chưa được xếp vào các danh lục đen hay trắng) có thể nhóm lại thành: các loài biết đã xâm lấn ở đâu đó (nguy cơ cao); các loài chưa biết có xâm lấn hay không, nhưng có lý do để tin là chúng có thể xâm nhập vào lãnh thổ quốc gia (nguy cơ trung bình); các loài mà nguy cơ xâm lấn chưa biết, và loài hoàn toàn không có vẻ sẽ xâm nhập vào quốc gia (nguy cơ thấp).

Page 42: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

76 7776 77

Phụ chương 6. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật

(theo Quyết định số 117/2000/QĐ/BNN-BVTV ngày 20/11/2000 ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Nhóm I: Những sinh vật có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho tài nguyên thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

A/ Côn trùng:1. Ruồi đục quả Nam Mỹ Anastrepha fraterculus (Wiedemann)2. Ruồi đục quả Mêxico Anastrepha ludens (Loew)3. Ruồi đục quả Địa Trung Hải Ceratitis capitata (Wiedemann)4. Ruồi đục quả châu Úc Bactrocera tryoni (Froggatt)5. Ruồi đục quả Trung Quốc Bactrocera tsuneonis (Miyake)6. Ruồi đục quả Natal Ceratitis rosa Karsch7. Mọt lạc Pachymerus pallidus Olivier8. Bướm trắng Mỹ Hyphantria cunea (Drury)9. Bọ dừa Nhật Bản Popillia japonica Newman10. Mọt to vòi Caulophilus latinasus Say11. Mọt cứng đốt Trogoderma granarium Everts12. Mọt da vệt thận Trogoderma inclusum LeConte13. Bọ đầu dài hại quả bông Anthonomus grandis Boheman14. Bọ trĩ cam Scirtothrips aurantii Faure15. Sâu cánh cứng hại khoai tây Leptinotarsa decemlineata Say16. Mọt thóc Sitophilus granarius (Linnaeus)17. Mọt đục hạt lớn Prostephanus truncatus Horn18. Mọt đậu Mexico Zabrotes subfasciatus (Boheman)19. Rệp sáp vảy ốc đen Quadraspidiotus perniciosus (Comstock)20. Bọ dừa viền trắng Graphognathus leucoloma (Boheman)21. Xén tóc hại gỗ Monochamus alternatus Hope(tác nhân truyền tuyến trùng gây bệnh héo lụi thông Bursaphelenchus xylophilus)22. Rầy hại lúa Tagosodes orizicolus Muir(tác nhân truyền virus gây bệnh trắng lá lúa Rice hoja blanca virus)23. Rầy hại hạt lúa Tagosodes cubanus D. L. Crawford(tác nhân truyền virus gây bệnh trắng lá lúa Rice hoja blanca virus)

B/ Bệnh cây:24. Bệnh khô cành cam, quýt Deuterophoma tracheiphila Petri25. Bệnh thối rễ bông Phymatotrichum omnivorum (Shear) Duggar26. Bệnh rụng lá cao su Microcyclus ulei (P. Henn.) V. Arx27. Bệnh ung thư khoai tây Synchytrium endobioticum (Schilb.) Percival28. Bệnh phấn đen lúa mỳ Tilletia indica Mitra 29. Bệnh cây hương lúa Ephelis oryzae Sydow30. Bệnh đốm lá cà phê Pseudomonas garcae Amaral, Teixeira & Pinheiro31. Bệnh virus trắng lá lúa Rice hoja blanca virus32. Bệnh đốm vòng cà phê Coffee ring spot virus 33. Bệnh héo vàng bông Verticillium albo-atrum Reinke & Berthold

Page 43: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

78 7978 79

C/ Tuyến trùng:34. Tuyến trùng gây thối củ Ditylenchus destructor Thorne35. Tuyến trùng bào nang khoai tây Globodera pallida (Stone) Mulvey & Stone36. Tuyến trùng bào nang ánh vàng khoai tây Globodera rostochiensis (Wollenweber) Mulvey & Stone37. Tuyến trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa Rhadinaphelenchus cocophilus (Cobb) Goodey38. Tuyến trùng hại thông Bursaphelenchus xylophilus (Steiner & Burher) Nickle

D/ Cỏ dại:39. Cỏ ma kí sinh Ai Cập Striga hermonthica (Del.) Bentham40. Cỏ ma ký sinh S. d Striga densiflora (Benth.) Bentham41. Cỏ mạch đen độc Lolium temulentum L42. Cây kế đồng Cirsium arvense (L.) Scop43. Cỏ chổi hoa sò Orobanche crenata Forskal44. Cỏ chổi hoa rủ Orobanche cernua Loefl.45. Cỏ chổi ramo Orobanche ramosa L46. Cỏ chổi Ai Cập Orobanche aegyptiaca Pers.

Nhóm II: Những sinh vật có tiềm năng gây hại nghiêm trọng cho tài nguyên thực vật, phân bố hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A/ Côn trùng:47. Rệp sáp dâu Pseudaulacaspis pentagona (Targioni)48. Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella (Zeller)49. Mọt đậu nành Acanthoscelides obtectus (Say) 50. Bọ cánh cứng ăn lá Chaetocnema pulicaria (Melsheimer)(tác nhân truyền bệnh héo rũ ngô Erwinia stewartii (Smith) Dye)

B/ Bệnh cây:51. Bệnh ghẻ bột khoai tây Spongospora subterranea(Wallr.) Lagerh. f. sp. subterranea Tomlinson52. Bệnh virus sọc lá lạc Peanut stripe virus53. Bệnh héo rũ ngô Erwinia stewartii (Smith) Dye54. Bệnh sợi đen ngô Sphacelotheca reiliana (Kuhn) Clinton55. Bệnh tàn lụi cam, quýt Citrus tristeza virus

C/ Tuyến trùng: 56. Tuyến trùng đục thân, củ Radopholus similis (Cobb) Thorne57. Tuyến trùng thân Ditylenchus dipsaci (Kuhn) Filipjev

D/ Cỏ dại:58. Cỏ ma ký sinh S. a Striga angustifolia (Don.) C. J. Saldanha59. Cỏ ma ký sinh S. l Striga lutea Lour.60. Tơ hồng Nam Cuscuta australis R. Br.61. Tơ hồng Trung Quốc Cuscuta chinensis Lam.

Page 44: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

78 7978 79

Phụ chương 7. Các loài bị đe dọa: Các định nghĩa chính18.

1. Loài bị đe dọa

Là loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở các mức cực kỳ cao, rất cao hoặc cao. Các loài này được phân hạng vào các cấp Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp hoặc Sắp nguy cấp.

2. Loài cực kỳ nguy cấp

Một taxon (nhóm phân loại) được coi là Cực kỳ nguy cấp nếu nó được xác định là đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở mức độ cực kỳ cao, cụ thể là:(i) đã từng suy giảm kích cỡ quần thể đến hơn 90% trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn), nếu tác nhân gây ra sự suy giảm này đã được ngăn chặn, được hiểu và đã ngừng;(ii) đã hoặc sẽ suy giảm kích cỡ quần thể đến hơn 80% trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn); (iii) có phạm vi phân bố nhỏ hơn 100km² hoặc diện tích phân bố nhỏ hơn 10km² kết hợp với hai trong các chỉ số sau (a) bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở một điểm phân bố, (b) quần thể liên tục suy giảm, (c) quần thể cực kỳ biến động;(iv) còn ít hơn 250 cá thể trưởng thành và tiếp tục suy giảm ở mức cao hơn 25% trong vòng ba năm hoặc qua một thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn), hay tiếp tục suy giảm ở mức độ thấp hơn nhưng kết hợp với một trong hai chỉ số sau (a) các tiểu quần thể cũng có vấn đề, hay (b) quần thể cực kỳ biến động;(v) còn ít hơn 50 cá thể trưởng thành; hoặc(vi) có một phân tích định lượng (ví dụ, phân tích khả năng tồn tại của quần thể) chỉ ra là có đến 50% khả năng là taxon sẽ tuyệt chủng trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn).

3. Loài nguy cấp

Một taxon được coi là Nguy cấp nếu nó được xác định là đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở mức độ rất cao, cụ thể là:(i) đã từng suy giảm kích cỡ quần thể đến hơn 70% trong 10 vòng năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn), nếu tác nhân gây ra sự suy giảm này đã được ngăn chặn, được hiểu và đã ngừng;(ii) đã hoặc sẽ suy giảm kích cỡ quần thể đển hơn 50% trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn);(iii) có phạm vi phân bố nhỏ hơn 5.000km² hoặc diện tích phân bố nhỏ hơn 500km² kết hợp với hai trong các chỉ số sau (a) bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở ít hơn 5 điểm phân bố, (b) quần thể liên tục suy giảm, hoặc (c) quần thể cực kỳ biến động;

18Phần này chủ yếu trích dẫn từ tài liệu gốc: IUCN (2001) Phân hạng và Tiêu chí Danh lục Đỏ IUCN: Phiên bản 3.1. Ủy ban về Loài của IUCN. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. <http://www.iucnredlist.org/info/catego-ries_criteria2001

Page 45: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

80 8180 81

(iv) còn ít hơn 2.500 cá thể trưởng thành và tiếp tục suy giảm ở mức cao hơn 20% trong vòng 5 năm hoặc qua hai thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn) hay tiếp tục suy giảm ở mức độ thấp hơn nhưng kết hợp với một trong hai chỉ số sau (a) các tiểu quần thể cũng có vấn đề, hay (b) quần thể cực kỳ biến động;(v) còn ít hơn 250 cá thể trưởng thành; hoặc(vi) có một phân tích định lượng (ví dụ, phân tích khả năng tồn tại của quần thể) chỉ ra là có đến 20% khả năng là taxon sẽ tuyệt chủng trong vòng 20 năm hoặc qua năm thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn).

4. Loài sắp nguy cấp

Một taxon được coi là Sắp nguy cấp nếu nó được xác định là đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở mức độ cao, cụ thể là:(i) đã từng suy giảm kích cỡ quần thể đến hơn 50% trong 10 vòng năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn), nếu tác nhân gây ra sự suy giảm này đã được ngăn chặn, được hiểu và đã ngừng;(ii) đã hoặc sẽ suy giảm kích cỡ quần thể đển hơn 30% trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn);(iii) có phạm vi phân bố nhỏ hơn 20.000km² hoặc diện tích phân bố nhỏ hơn 2000km² kết hợp với hai trong các chỉ số sau (a) bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở ít hơn 10 điểm phân bố, (b) quần thể liên tục suy giảm, hoặc (c) quần thể cực kỳ biến động;(iv) còn ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành và tiếp tục suy giảm ở mức cao hơn 10% trong vòng 10 năm hoặc qua ba thế thế hệ (tính khoảng thời gian nào dài hơn) hay tiếp tục suy giảm ở mức độ thấp hơn nhưng kết hợp với một trong hai chỉ số sau (a) các tiểu quần thể cũng có vấn đề, hay (b) quần thể cực kỳ biến động;(v) còn ít hơn 1.000 cá thể trưởng thành; hoặc(vi) có một phân tích định lượng (ví dụ, phân tích khả năng tồn tại của quần thể) chỉ ra là có đến 10% khả năng là taxon sẽ tuyệt chủng trong vòng 100 năm.

5. Tuyệt chủng

Một taxon được coi là tuyệt chủng khi đủ lý do để tin là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết. Một taxon được xác định là tuyệt chủng nếu đã có các đợt điều tra kỹ lưỡng tại các sinh cảnh đã từng bắt gặp hoặc được cho là có taxon đó phân bố vào các thời điểm thích hợp (đêm ngày, mùa, hàng năm) ở khắp vùng phân bố đã biết nhưng không ghi nhận một cá thể nào của taxon này. Những đợt điều tra này phải kéo dài đủ một lượng thời gian nhất định tùy thuộc vòng đời và dạng sống của taxon.

6. Tuyệt chủng ngoài tự nhiên

Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên khi nó chỉ còn được ghi nhận trong điều kiện nuôi, nuôi nhổt hoặc trong các quần thể được du nhập và phát triển ở xa bên ngoài vùng phân bố trước đây của nó. Một taxon được xác định là tuyệt chủng ngoài tự nhiên nếu đã có các đợt điều tra kỹ lưỡng tại các sinh cảnh đã từng bắt gặp hoặc được cho là có taxon đó phân bố vào các thời điểm thích hợp (đêm ngày, mùa, hàng năm) ở khắp vùng phân bố đã biết nhưng không ghi nhận

Page 46: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

80 8180 81

một cá thể nào của taxon này. Những đợt điều tra này phải kéo dài đủ một lượng thời gian nhất định tùy thuộc vòng đời và dạng sống của taxon.

7. Gần bị đe dọa

Một taxon được coi là gần bị đe dọa nếu theo các tiêu chí thì nó hiện không thuộc vào loại Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp hay Sắp nguy cấp nhưng gần đạt hoặc rất có thể sẽ đáp ứng các tiêu chí để xác định vào một phân hạng bị đe dọa trong tương lai gần.

8. Không nguy cấp

Một taxon được xác định là không nguy cấp nếu đánh giá theo các tiêu chí nó không thuộc các phân hạng Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp, Sắp nguy cấp hay Gần bị đe dọa. Các loài có số lượng lớn và phân bố rộng nằm trong phân hạng này.

9. Thiếu dẫn liệu

Một taxon được coi là Thiếu dẫn liệu nếu không đủ tài liệu để trực tiếp hoặc gián tiếp đánh giá mức độ nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên tình trạng phân bố và tình trạng quần thể. Taxon này có thể đã được nghiên cứu rất kỹ về các đặc tính sinh học, nhưng thiếu số liệu chính xác về độ phong phú và phạm vi phân bố. Do vậy, Thiếu dẫn liệu không được coi là một phân hạng bị đe dọa. Các taxon được liệt kê vào phân hạng này chứng tỏ là cần thêm thông tin và được cho rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể sẽ xác định loài này vào một cấp phân hạng nào đấy phù hợp. Điều quan trọng là phân hạng này tạo sự sẵn sàng cho bất cứ lúc nào có thông tin. Trong nhiều trường hợp, cần rất cẩn thận khi lựa chọn giữa một Thiếu dữ liệu và đưa taxon vào một phân hạng bị đe dọa nào đấy. Nếu trong trường hợp một taxon được cho là gần đủ tiêu chuẩn và thời gian tính từ lần ghi nhận cuối cùng của taxon này đã khá lâu thì nên đưa nó vào tình trạng bị đe dọa.

10. Chưa đánh giá

Một taxon được xác định là Chưa đánh giá nếu nó chưa được đánh giá theo các tiêu chí.

Page 47: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

82 8382 83

Page 48: đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học

82 8382 83