ĐẠi hỌc quỐc gia hà nỘi · web viewdo đó, xét về lâu...

42
ĐI HC QUC GIA H NI TRƯNG ĐI HC KHOA HC X HI V NHÂN VĂN TRẦN THỊ HUYỀN SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA NH NƯỚC TRONG BI CẢNH TON CẦU HÓA Chuyên ngnh : CNDVBC & CNDVLS M s : 62 22 80 05 TÓM TT LUN N TIẾN S TRIẾT HC NGƯI HƯỚNG DN KHOA HC: PGS.TS. NGUYN V HẢO 1

Upload: vuongque

Post on 20-Mar-2018

226 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

ĐAI HOC QUÔC GIA HA NÔITRƯƠNG ĐAI HOC KHOA HOC XA HÔI VA NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HUYỀN

SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA NHA NƯỚC TRONG BÔI CẢNH TOAN CẦU HÓA

Chuyên nganh : CNDVBC & CNDVLSMa sô : 62 22 80 05

TÓM TĂT LUÂN AN TIẾN SI TRIẾT HOC

NGƯƠI HƯỚNG DÂN KHOA HOC: PGS.TS. NGUYÊN VU HẢO

Ha Nội - 2015

1

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

Công trình được hoàn thành tại:Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyên Vu HaoPhản biện:...............................................................................................................................................................Phản biện:...............................................................................................................................................................Phản biện:...............................................................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sơ chấm luận án tiến sĩ họp tại.....................................................................

Vào hồi……...giờ…… ngày…… tháng……..năm 20..........

Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề taiToàn cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan của thời

đại, đã, đang và sẽ có ảnh hương và tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua trên thế giới này trong đó có các nhà nước.

Những tác động này đang đưa đến những biến đổi nhiều chiều của nhà nước: từ cấu trúc, chức năng đến vai trò của nhà nước. Sự biến đổi ấy đang dẫn đến những nhận định trái chiều về số phận của nhà nước. Liệu cùng với toàn cầu hóa nhà nước vẫn tiếp tục vai trò truyền thống trong lịch sử hay buộc phải thay đổi cho phù hợp với toàn cầu hóa.

Trên phương diện lí luận, cùng với toàn cầu hóa, việc xác định vai trò của nhà nước trong bối cảnh mới là một cuộc cuộc tranh luận không ngừng. Có nhiều các tiếp cận khác nhau trong việc xác định vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đang làm thay đổi đáng kể vai trò của nhà nước. Do đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của nó. Song cũng có quan điểm cũng cho rằng, vai trò của nhà nước không hề mất đi thậm chí còn gia tăng trong bối cảnh hiện nay.

Đứng trước những biến đổi hiện thực của nhà nước cũng như những khuynh hướng khác nhau trong nhận định về vai trò của nhà nước người ta buộc phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà nước đang có những chuyển biến ra sao, vai trò của nó trong tương lai sẽ như thế nào? Liệu cùng với toàn cầu hóa, nhà nước sẽ dần mất đi địa vị và vai trò vốn có trước kia của mình, nhường chỗ cho những thiết chế mang tính siêu dân tộc, thay thế nhà nước trong quá khứ để giải quyết những vấn đề chung, hay nó vẫn giữ lại vai trò lịch sử trong kỉ nguyên mới và thực hiện những

3

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

chức năng mới trong việc giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa làm nảy sinh?

Thế giới đang biến đổi và các nhà nước cũng không ngừng biến đổi. Sự chuyển biến không ngừng ấy đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ xác định vai trò của nhà nước trong kỉ nguyên mới. Chính vì những lí do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá” làm đề tài luận án của mình.

2. Mục đích nghiên cứu va nhiệm vụ nghiên cứu- Mục đích nghiên cứu: Luận án phân tích, làm rõ những

biến đổi về vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

- Nhiệm vụ nghiên cứu:+ Làm rõ những vấn đề lí luận chung về vai trò của nhà nước

và những biến đổi của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa…+ Phân tích làm rõ những biến đổi về vai trò của nhà nước

trên các phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa+ Làm rõ một số đặc thù và những vấn đề đặt ra đối với vai

trò của nhà nước Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện những vai trò của mình, đáp ứng các yêu cầu của bối cảnh toàn cầu hóa.

3. Cơ sở lý luận va phương pháp nghiên cứu- Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai dựa trên quan điểm

mácxít về nhà nước, về quan hệ giữa cơ sơ hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

4

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc…

4. Đôi tượng va phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi vai trò của nhà nước

trong bối cảnh toàn cầu hóa.- Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài khá rộng. Luận án

tập trung vào nghiên cứu những biến đổi cơ bản vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa, giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.

5. Cái mới của luận án- Luận án trình bày một cách có hệ thống các xu hướng biến

đổi vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa.- Luận án đã luận chứng, khẳng định, cho dù bối cảnh có

thay đổi, thế giới có nhiều biến động đến đâu song không vì thế nhà nước mất đi các vai trò của mình, mà chúng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới để nhà nước vẫn tiếp tục tồn tại như một thiết chế quan trọng nhất ơ tất cả các quốc gia.

- Luận án bước đầu đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện những vai trò của mình trước các đòi hỏi và những thách thức của toàn cầu hoá.

6. Ý nghĩa lí luận va thực tiên của luận án- Ý nghĩa lý luận: luận án đóng góp một góc nhìn khá toàn

diện về nhà nước và vai trò của nó, đồng thời cũng chỉ ra bức tranh chung về sự biến đổi vai trò của nhà nước trước tác động của bối cảnh toàn cầu hóa để từ đó đề xuất một số kiến nghị có tính giải pháp

5

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện những vai trò của mình trong bối cảnh hiện nay.

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề tác động của toàn cầu hóa đến nhà nước và vai trò của nhà nước, những biến đổi về vai trò của nhà nước.

Luận án bước đầu đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của nhà nước, đáp ứng vai trò của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa.

7. Kết cấu của luận án- Ngoài phần mơ đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo, luận án gồm 4 chương và 9 tiết.

NÔI DUNGCHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TAI1.1. Toan cầu hóa va tác động của toan cầu hóa đến vai

trò của nha nước1.1.1.Toàn cầu hóaToàn cầu hóa là một hiện tượng khách quan đa chiều. Do đó,

khi bàn đến toàn cầu hóa cũng có rất nhều các tài liệu, dưới những góc độ khác nhau đề cập đến hiện tượng này từ kinh tế học, chính trị học đến văn hóa … Tuy nhiên, trong phạm vi luận án của mình tác giả chỉ tập trung khai thác những công trình bàn đến toàn cầu hóa như một hiện thực đang trực tiếp tác động và tạo ra sự biến đổi của các nhà nước.

Dựa trên việc tổng hợp một số tài liệu điển hình của các tác giả ta thấy rằng, toàn cầu hóa trong quan niệm của các học giả đa

6

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

phần được thừa nhận là hiện tượng khách quan, đa chiều. Hiện tượng này đang mang đến cả những thời cơ và thách thức cho các đối tượng chịu sự tác động. Tuy nhiên, quá trình này đang chịu sự chi phối nhất định của các chủ thể có ý thức. Do đó, tính hai mặt của toàn cầu hóa mang tính tương đối tùy vào sự nắm bắt của các chủ thể để biến những tác động khách quan của toàn cầu hóa thành thời cơ hay thách thức. Chính vì thế mà có một số học giả cho rằng, toàn cầu hóa vừa là quá trình mang tính khách quan, vừa là quá trình mang tính chủ quan.

1.1.2. Tác động của toàn cầu hóa đến vai trò của nhà nướcBàn đến tác động của toàn cầu hóa đến vai trò của nhà nước

hầu hết các tác giả đều cho rằng, kể từ khi có nhà nước, trong bất kì hoàn cảnh nào nhà nước cũng đóng những vai trò nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa đang có những tác động nhất định đến các nhà nước, các quốc gia. Bối cảnh ấy đang khiến cho các nhà nước đang phải tự thay đổi mình để thích ứng. Sự thích ứng ấy có nhiều phương án, hoặc giảm nhẹ vai trò, thậm chí là thay thế nó bằng những thiết chế khác tương hợ hơn như các thiết chế toàn cầu, tuy nhiên cũng có khuynh hướng cho rằng toàn cầu hóa đang củng cố thiết chế này để nó có thể đáp ứng được với yêu cầu mới. Qua đó có thể thấy, tác động của toàn cầu hóa đến vai trò của nhà nước tự bản thân nó đưa đến sự biến đổi đa chiều của đối tượng này và được phản ánh phong phú vào trong nghiên cứu của các học giả.

1.2. Vai trò của nha nước trong bôi canh toan cầu hóaBàn đến vai trò của nhà nước, thực sự chưa có nhiều công

trình. Đặc biệt là sự biến đổi vai trò của nhà nước chỉ được bàn đến như một vấn đề, được đặt ra như một vấn đề trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tất cả mới chỉ dừng lại ơ việc điểm qua, liệt kê các vai trò chính của nhà nước tương ứng với mỗi thời kì, mỗi giai đoạn hay mỗi lĩnh

7

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

vực nhất định. Thông qua việc khái quát các công trình ta có thể thấy vai trò của nhà nước được bàn tập trung trong các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội.

1.2.1. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tếCó nhiều cách tiếp cận khác nhau của các học giả về mối

quan hệ giữa toàn cầu hóa kinh tế và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy, nhiều học giả cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế đang dẫn đến việc suy giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế trong khi một số người khác cho rằng, nhà nước vẫn là nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Hai khuynh hướng này đang tạo nên một cuộc đấu tranh trên phương diện lí luận về vấn đề vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đa phần các tài liệu được chúng tôi khảo sát dù không phải thống nhất một quan điểm song hầu hết đều khẳng định sự cần thiết cũng như ý nghĩa cho sự tồn tại của các nhà nước quốc gia, vai trò cần thiết của các thiết chế nhà nước không những với tư cách là các nhà nước mạnh, làm thay tất cả (điển hình của mô hình nhà nước Xô viết) mà thực sự chúng ta đang cần đến nhà nước hiệu quả, nhà nước làm đúng chức năng và bổn phận của mình. Tương ứng với điều đó mỗi học gỉa, mỗi tài liệu có cách triển khai cũng như cụ thể hóa những chức năng này khác nhau.

1.2.2. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trịCác tác giả cũng đều khẳng định vai trò của nhà nước trong

lĩnh vực chính trị, đồng thời cũng nhấn mạnh những biến đổi nhất định của nó trước tác động của toàn cầu hóa. Có nhiều quan điểm cho rằng, cùng với toàn cầu hóa vai trò của nhà nước trong quan hệ quốc tế không hề giảm đi, thậm chí còn tăng lên. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực nhất định vai trò của nhà nước cần có sự điều chỉnh, tránh

8

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

tình trạng mất cân bằng như hiện nay khi chính phủ các nước vẫn đang điều hành nền kinh tế xuất phát từ mục tiêu quốc gia, mà chưa tính tới trách nhiệm trước những hậu quả toàn cầu.

Thêm vào đó, cùng với toàn cầu hóa, quyền lực của nhà nước cần được xây dựng và củng cố thế nào để vai trò của nhà nước tương xứng với năng lực và nâng cao những năng lực cần thiết của nhà nước.

Qua khái quát các tài liệu nêu trên ta thấy các tác giả tập trung mô tả, phân tích vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị hoặc nhìn vai trò của nhà nước thông qua góc độ chính trị học. Tuy nhiên, dưới góc nhìn này, nhà nước và vai trò của nhà nước chỉ được tiếp cận dưới góc độ là một cơ quan công quyền. Do đó, trong việc phân tích vai trò của nhà nước sẽ có những hạn chế nhất định khi không nhìn thấy được vai trò mang tính tổng thể, toàn diện trên các lĩnh vực.

1.2.3. Vai trò nhà nước trong lĩnh vực xã hộiVai trò của nhà nước trong lĩnh vực xã hội được các tác giả tập

trung khai thác dưới góc độ nhà nước có vai trò trong việc quản lý xã hội, cung cấp dịch vụ công và phúc lợi xã hội. Tùy từng quan điểm mà những vai trò này của nhà nước được nhấn mạnh hay đẩy cao. Tuy nhiên, khi gắn với bối cảnh hiện nay đó là toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, vai trò của nhà nước trong lĩnh vực xã hội vẫn tiếp tục được duy trì và khẳng định sự tối ưu và cần thiết của nhà nước trong lĩnh vực này.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ luận án tiếp tục giai quyết Dựa trên việc khái quát những tài liệu nghiên cứu về vấn đề

này chúng tôi rút ra một số điểm như sau:

9

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

Thứ nhất, đối tượng được xét đến trong các công trình là nhà nước, song việc quan niệm thế nào là nhà nước lại không có sự thống nhất. Có những tài liệu bàn đến nhà nước với tư cách một bộ máy quyền lực, chủ yếu trong các tài liệu của các học giả Việt Nam. Do đó, trong khuynh hướng khai thác về sự biến đổi của nhà nước dưới tác động của bối cảnh toàn cầu hóa, các tác giả cũng tập trung phần nhiều đến sự biến đổi về mặt quyền lực của bộ máy nhà nước diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, trong hầu hết các tài liệu của các học giả nước ngoài và một số tác giả trong nước, nhà nước được bàn đến như một chỉnh thể với tư cách là nhà nước - dân tộc (hay nhà nước quốc gia) tùy từng cách dịch với bốn yếu tố cơ bản cấu thành đó là: lãnh thổ, dân tộc, chủ quyền và quyền lực công cộng. Như vậy, xét về mặt khái niệm nhà nước đã không có sự thống nhất như đã nêu trên. Tuy nhiên, xét theo mục đích mà luận án hướng đến đó là làm rõ “sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa”, tác giả luận án quan niệm nhà nước với tư cách một chỉnh thể - đó là nhà nước - dân tộc (hay nhà nước quốc gia) để từ đó triển khai toàn bộ luận án theo hướng này. Bơi chỉ có nhà nước - dân tộc mới được công nhận như một pháp nhân trong quan hệ quốc tế, tức có địa vị pháp lí trong tương quan với các nhà nước - dân tộc khác. Do đó, khi bàn đến vai trò của nhà nước, tức là phải bàn đến vị trí của nhà nước ấy trong tương quan chung cũng như vai trò của nó trong nội bộ được xác lập như thế nào. Vì lẽ đó, mà nhiều bộ máy nhà nước đã bị thay thế (chính quyền, bộ máy quyền lực) song nhà nước dân tộc vẫn không hề mất đi. Điều đó chứng tỏ nhà nước dân tộcvẫn đóng những vai trò nhất định trong lịch sử.

Thứ hai, khi đã xét nhà nước với tư cách nhà nước dân tộc (nhà nước - quốc gia) hầu hết các tài liệu đã xác định những biến đổi

10

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

căn bản của nhà nước dưới tác động của toàn cầu hóa đó là: lãnh thổ, xã hội công dân, chủ quyền, quyền lực trung ương. Từ những biến đổi đó tất cả đều đi đến nhận định, cần xem xét lại vai trò của nhà nước. Từ đây xác định các xu hướng khác nhau khi bàn đến số phận cũng như vai trò của nhà nước: một là xu hướng cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa không cần đến nhà nước nữa, sự tồn tại của nó đã mất hết ý nghĩa. Xu hướng thứ hai khẳng định, nhân loại vẫn cần đến nhà nước trong kỉ nguyên toàn cầu.

Thứ ba, sau khi xác định nhà nước cần phải định vị lại vai trò của mình, các nghiên cứu chỉ ra vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và thường sa đà vào các vai trò hết sức cụ thể: vai trò kinh tế, vai trò đối với việc bảo vệ môi trường, giải quyết an sinh xã hội, dịch bệnh…

Thứ tư, đa phần các tác giả đều tiếp cận những tác động của toàn cầu hóa dưới lăng kính của kinh tế học hoặc kinh tế chính trị, hoặc quan hệ quốc tế cho nên không tránh khỏi những việc thổi phồng hiện tượng toàn cầu hóa cũng như những biến đổi nhà nước từ khía cạnh tiếp cận.

Thứ năm, trong các công trình nêu trên, hầu như chưa có công trình nào chỉ ra những tác động trực diện của toàn cầu hóa đến những biến đổi về vai trò của nhà nước. Đồng thời cũng ít có tài liệu nào đề xuất các giải pháp ứng phó của nhà nước cho những biến đổi đó.

Dựa trên việc khái quát các tài liệu nêu trên, trên cơ sơ tiếp thu những mặt hợp lí trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề này tác giả luận án sẽ triển khai vấn đề nghiên cứu của mình như sau:

11

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

Thứ nhất, Dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tiến hành xác định toàn cầu hóa là một hiện tượng khách quan và đa chiều. Hiện tượng ấy thẩm thấu và tác động trên tất cả các phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa. Do đó, sự biến đổi vai trò của nhà nước cũng sẽ được khảo cứu trên các bình diện nêu trên, tức làm rõ sự biến đổi vai trò của nhà nước trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa. Thứ hai, sau khi xác định những biến đổi về vai trò của nhà

nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, tác giả đề xuất những giải pháp tương ứng để nhà nước có thể thích ứng được trong bối cảnh hiện nay.

CHƯƠNG 2. MÔT SÔ VẤN ĐỀ LÍ LUÂN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHA NƯỚC VA TAC ĐÔNG CỦA BÔI CẢNH

TOAN CẦU HÓA ĐẾN NHA NƯỚC

Quan niệm thế nào về nhà nước cũng như nguồn gốc và bản chất của nhà nước lại có liên quan trực tiếp đến việc xác định vai trò của nhà nước. Do đó, trong chừng mực nhất định chúng ta cần phải làm rõ nguồn gốc và bản chất của nhà nước là gì, qua đó xác định vai trò của nhà nước.

2.1. Vai trò của nha nước2.1.1. Quan niệm trước Mác vai trò của nhà nướcCó thể thấy, các nhà tư tương giai đoạn trước Mác đều nhìn

thấy và luận chứng cho vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện cụ thể thông qua vai trò quản lý mọi mặt của đời sống, nhằm đảm bảo sự ổn định cho xã hội, an toàn cho công dân, đảm bảo các quyền tự nhiên của họ, lấy đó làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội.

12

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

2.1.2. Quan niệm của Triết học Mác về vai trò của nhà nướcNhà nước đã ra đời để thay thế cho chế độ thị tộc, nó vẫn nảy

sinh từ nhu cầu quản lý, thống trị xã hội có giai cấp để thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội ấy. Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một uỷ ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản. Trong quan niệm này ta có thể thấy, xét về bản chất, nhà nước mang tính giai cấp, song khi xét đến vai trò của nó mọi người đều phải thừa nhận, nhà nước như một tổ chức nhằm quản lí những công việc chung, tức những công việc mang tính xã hội. Cũng do xuất phát từ bản chất mang tính giai cấp của nhà nước, nên bên cạnh việc khẳng định vai trò của nhà nước trong việc duy trì và giữ xã hội trong vòng ổn định thì nhà nước còn có một vai trò khác không thể thiếu, đó là vai trò chính trị. Tuy nhiên, vai trò chính trị chỉ tồn tại chứng nào vai trò xã hội của nhà nước được thực hiện.

Dựa trên sự khái quát các quan niệm về nhà nước trong lịch sử triết học, ta nhận thấy nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực, mang bản chất giai cấp và độc quyền trong việc sử dụng các công cụ cưỡng chế để thực hiện các nhiệm vụ của mình trong phạm vi lãnh thổ. Bên cạnh cách hiểu nhà nước là một tổ chức quyền lực thì nhà nước còn được hiểu là một cộng đồng chính trị mà cộng đồng ấy chính là xã hội dân sự. Các cộng đồng chính trị ấy chính hình thành nên khế ước xã hội - ý chí chung của cộng đồng (hay chính là hiến pháp) mà trên cơ sơ đó nhà nước ra đời. Chính vì ra đời trên cơ sơ là ý chí chung (lợi ích chung) của cộng đồng mà nhà nước có nhiệm vụ tối cao là bảo vệ quyền lợi chung của cả cộng đồng ấy cũng như các quyền cá nhân cơ bản hay còn gọi là quyền con người.

13

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

2.2. Toan cầu hóa va tác động của toan cầu hóa đến nha nước2.2.1. Toàn cầu hóaCó thể khẳng định rằng, toàn cầu hóa đã có mầm mống từ rất

lâu, song với tư cách là một hiện tượng mang tính toàn cầu thì nó mới chỉ xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX nhờ cuộc cách mạng công nghệ thông tin..

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa nhưng ta đều thấy những điểm chung trong quan niệm về toàn cầu hóa đó là: Toàn cầu hóa là sự gia tăng và mở rộng không ngừng các mối liên hệ phụ thuộc ở tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu dựa trên sự gia tăng trao đổi thương mại và sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp rút ngắn khoảng cách về không gian, tạo thuận lợi cho những liên hệ mang tính toàn cầu.

2.2.2. Những biến đổi của nhà nước dưới tác động của bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước

Biến dạng lãnh thổ; Biến dạng chủ quyền; Biến dạng về xã hội công dân hay cơ cấu dân tộc trong lòng nhà nước

Có thể khái quát thành hai xu hướng biến đổi của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa: sự gia tăng vai trò của nhà nước và sự suy giảm vai trò của nhà nước. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, vai trò của nhà nước hiện nay trong bối cnahr toàn cầu hóa ơ những lĩnh vực nhất định có sự gia tăng và suy giảm tương ứng, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc nhà nước hiện nay khong còn ý nghĩa lịch sử, mà thậm chí vai trò của nó vẫn còn nguyên ý nghĩa. Tuy nhiên, để thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh vai trò của nó cần có sự biến đổi nhất định để thích ứng. Sự biến đổi ấy diễn ra theo các chiều hướng: sự thay thế hoàn toàn những vai trò truyền thống

14

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

bằng những vai trò mới; các vai trò truyền thống vẫn được duy trì song được thực hiện với những phương thức mới.KẾT LUÂN CHƯƠNG 2

Có thể nói toàn cầu hóa là quá trình mang tính hai mặt, vừa chủ quan, vừa khách quan, cả tốt và xấu, cả những thời cơ và thách thức cùng mang lại cho các đối tượng và tác động không đồng đều lên tất cả các đối tượng. Do đó, chúng ta phải thừa nhận rằng, cùng một quá trình khách quan song nó chỉ thực sự trơ thành cơ hội đối với những đối tượng nào đã săn sàng để đón nhận và gia nhập vào quá trình ấy.

Nếu như nhà nước trước kia vẫn được quan niệm là tổ chức quyền lực đóng vai trò quản lý xã hội nhằm giữ cho xã hội trong sự ổn định trật tự, đảm bảo phúc lợi chung của xã hội, đảm bảo các quyền con người cơ bản thì nay trước tác động của toàn cầu hóa, nhà nước đang có những chuyển biến trong cấu trúc nền tảng: lãnh thổ, chủ quyền và xã hội công dân (dân tộc), những yếu tố cơ bản mà một nhà nước – dân tộc hiện đại trụ vững trên đó. Đứng trước những biến đổi mang tính cấu trúc đó của nhà nước tất yếu đưa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước.

CHƯƠNG 3. TAC ĐÔNG CỦA TOAN CẦU HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA NHA NƯỚC

3.1. Sự biến đổi vai trò của nha nước trong lĩnh vực kinh tế3.1.1. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tếBàn đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có nhiều lí

thuyết khác nhau nhưng về cơ bản đều xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước - thị trường và mức độ tương quan giữa chúng. Vấn đề của những quốc gia cả phát triển và đang phát triển không phải ơ chỗ phủ

15

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

nhận vai trò của nhà nước đối với thị trường mà ơ chỗ xác định không đúng tương quan giữa chúng, xác định không đúng nhà nước cần và nên làm gì.

3.1.2. Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

Toàn cầu hóa cũng đã hạn chế dần sự chia cắt thị trường trên quy mô toàn cầu, dẫn đến sự liên kết theo cấu trúc mạng ngày càng tăng giữa các thị trường.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế không còn nằm trọn vẹn trong biên giới lãnh thổ một quốc gia nhất định mà trải rộng, trải dài và xuyên qua mọi ngăn trơ của những biên giới mang tính hữu hình để tạo nên một nền kinh tế toàn cầu, một thị trường toàn cầu. Để điều khiển nền kinh tế tế toàn cầu không thể là những quốc gia đơn lẻ mà cần đến những thiết chế mang tính toàn cầu.

Xét về xu hướng, các thiết chế này đang gây sức ép nhất định lên vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Buộc các nhà nước quốc gia không thể đơn phương hành động mà phải có sự phối hợp, chia sẻ.

3.2. Sự biến đổi vai trò của nha nước trong lĩnh vực chính trị3.2.1. Toàn cầu hóa và vai trò của nhà nước trong lĩnh vực

chính trịHiện nay nhà nước vẫn là chủ thể quản lý quốc gia chủ yếu

nhưng tính tự chủ trong điều tiết vĩ mô của nhà nước giảm xuống do có sự ràng buộc và chịu sự quy định của các yếu tố khác. Tuy nhiên, ngày nay các nhà nước ngày càng không thể đáp ứng được những nhu cầu này nếu như vẫn sử dụng thể chế quản lí đơn phương và truyền thống như trước đây.

16

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

3.2.2. Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị

Toàn cầu hóa cũng đang thúc đẩy việc hình thành các điều kiện cho sự xuất hiện của các thể chế cai trị toàn cầu, cạnh tranh trực tiếp với nguồn quyền lực nhà nước.

Toàn cầu hóa đang làm thay đổi mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo hướng hình thành nhà nước dịch vụ công.

Toàn cầu hóa đã làm thay đổi phương thức quản lý của nhà nước, chuyển các chế độ quản lý theo lối truyền thống sang chế độ quản lý công mới.

Toàn cầu hóa còn làm thay đổi cơ cấu quyền lực của nhà nước, đa dạng hóa các chủ thể nắm giữ quyền lực này. Trên thực tế nó đang phá hủy mô hình quản lý theo tầng bậc bên trong nhà nước để thay vào đó là phương thức quản lý mạng. 3.3. Sự biến đổi vai trò của nha nước trong lĩnh vực văn hóa3.3.1. Toàn cầu hóa và vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa

Làm thế nào để duy trì và bảo vệ tính đa dạng trong phát triển.

Vấn đề văn hóa bản địa mất đi tính tự chủ hoặc bị văn hóa ngoại lai đồng hóa.

Giải quyết thế nào mối quan hệ giữa tính dân tộc với tính quốc tế, giữa truyền thống với hiện đại, giữa mơ cửa hội nhập với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

3.3.2. Vai trò của nhà nước trong việc giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc

Xu hướng toàn cầu hóa văn hóa buộc các nhà nước phải có những sách lược phát triển văn hóa để ứng phó với những biến đổi

17

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

như vậy. Để thực hiện nhiệm vụ này, các nhà nước hiện đại đang triển khai ba phương án hành động cơ bản.

Phương án thứ nhất, cấu trúc lại xã hội và do đó không thể làm thay đổi kết cấu văn hóa. Phương án thứ hai, viện đến các bản sắc văn hóa dân tộc, đến các ý thức hệ truyền thống và cả tôn giáo nhằm chống lại sự áp đặt văn hóa từ bên ngoài.; Phương án thứ ba vừa bảo vệ và phát huy những nhân tố tích cực trong văn hóa dân tộc vừa tiến hành loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, kìm hãm và ngăn cản hội nhập quốc tế.

Giải pháp nhằm thực hiện thành công các phương án nói trên đó là các nền văn hóa phải có thái độ đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, tức là phải tự đào luyện cho mình tính dung chấp văn hóa. Đối thoại văn hóa đang là những đòi hỏi hàng đầu đối với mọi nền văn hóa trong một thế giới toàn cầu hóa.

KẾT LUÂN CHƯƠNG 3Cùng với quá trình sinh thành của mình nhà nước dần định

hình và củng cố vai trò của nó trên các phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng những biến động của bối cảnh quốc tế, nhà nước không thể và không đủ sức đóng vai trò là người tạo lập cho sự phát triển mà chỉ là một trong những chất xúc tác cùng những tác nhân khác, tạo ra những điều kiện cho sự phát triển ấy. Lịch sử đã liên tiếp chứng minh rằng chính phủ tốt không phải là món hàng xa xỉ, mà là một nhân tố tối cần thiết. Nếu không có một nhà nước hiệu quả thì không thể có phát triển kinh tế và xã hội được.

18

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA NHA NƯỚC TRONG BÔI CẢNH TOAN CẦU HÓA Ở VIÊT NAM: MÔT SÔ VẤN ĐỀ

ĐẶT RA VA KIẾN NGHỊ

4.1. Một sô vấn đề đặt ra đôi với vai trò của nha nước trong bôi canh toan cầu hóa ở Việt Nam

4.1.1. Vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế

Việc xác định rõ hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ơ Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết và cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây:

Phân định rõ vai trò quản lý nhà nước về kinh tế.Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ơ Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh vai trò xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo dựng và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, can thiệp vào nền kinh tế với mục tiêu sửa chữa những khuyết tật của thị trường, nhà nước còn phải bảo đảm xã hội cho người dân.

4.1.2. Vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị

Nếu như trước kia nhà nước đóng vai trò là chủ thể quyền lực quan trọng nhất thì nay các chủ thể của quyền lực phi nhà nước cũng đang đóng một vai trò quan trọng.

Việc chuyển quan niệm coi quyền lực nhà nước là trung tâm sang mô hình đa nguyên theo cách nhà nước và các nguồn quyền lực phi nhà nước tương tác với nhau trên các phương diện. Xét dưới góc độ chính trị đây thực chất là quá trình chia sẻ quyền lực nhà nước với

19

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

các nguồn quyền lực phi nhà nước. Trong quá trình thực thi chính sách nhà nước phải tính đến sự tham gia cũng như phản ứng của các chủ thể quyền lực này.

4.1.3. Vấn đề đặt ra với vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa, toàn cầu hóa là quá trình vừa tạo ra sự nhất thể hóa vừa tạo ra sự đa dạng hóa tùy vào sự tiếp nhận tác động của toàn cầu hóa từ phía các chủ thể - các nhà nước – dân tộc. Toàn cầu hóa đem lại những biểu đạt và cách tân chưa từng có lẫn nguy cơ loại trừ các nền văn hóa dễ bị tổn thương nhất. Với tác động mang tính hai chiều đó, toàn cầu hóa đang đưa đến cả những nguy cơ và thách thức đối với nền văn hóa Việt Nam.

4.2. Một sô kiến nghị với Việt NamThế giới đang thay đổi và cùng với sự thay đổi ấy vai trò của

nhà nước cũng đang thay đổi. Mối quan tâm chủ yếu hiên nay không phải là quy mô hay số lượng của nhà nước mà là chất lượng của các nhà nước ấy.

4.2.1. Xây dựng thể chế phối hợp giữa nhà nước và thị trường một cách hiệu quả

4.2.2. Ngăn ngừa sự độc đoán của nhà nước4.2.3. Xây dựng thể chế phối hợp quốc tế

KẾT LUÂN CHƯƠNG 4Qua những minh chứng thực tế, chúng ta biết rằng, nhà nước

giờ đây không thể giữ vai trò trực tiếp và đơn độc tạo ra sự phát triển mà cần chuyển thành người hợp tác, người tạo ra chất xúc tác và là người tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.

20

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nhà nước vẫn là một nhân tố tối cần thiết cho sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo được những vai trò đó nhà nước cần phải nâng cao năng lực cũng như tính hiệu quả của mình.

KẾT LUÂNViệc nhà nước ra đời và xác lập vai trò của nó để trả lời cho

câu hỏi: chúng ta có cần đến nhà nước không và chúng ta cần nhà nước để làm gì. Việc cụ thể thể hóa vai trò của nhà nước vì thế mà mỗi giai đoạn, mỗi thời kì sẽ khác nhau.

Như vậy, vai trò của nhà nước được xác lập cùng với quá trình sinh thành của nó. Không ai phủ nhận được vai trò của nhà nước chừng nào họ vẫn chấp nhận sự tồn tại của nhà nước như một thiết chế cần thiết nhằm duy trì xã hội trong sự ổn định, trật tự cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vai trò của nhà nước được xác lập thế nào tùy thuộc vào việc chúng ta xác định nguồn gốc cũng như bản chất của nhà nước ra sao. Do đó, trong chừng mực nhất định để tìm hiểu vai trò của nhà nước chúng ta nhất thiết phải xác định nguồn gốc cũng như bản chất tương ứng của nhà nước. Xoay quanh chủ đề này xuyên suốt trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau của các trường phái, song dựa trên sự khái quát các quan niệm về nhà nước trong lịch sử triết học ta có thể thấy nhà nước được hiểu từ cả hai phương diện: nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực, mang bản chất giai cấp và độc quyền trong việc sử dụng các công cụ cưỡng chế để thực hiện các nhiệm vụ của mình trong phạm vi lãnh thổ. Bên cạnh cách hiểu nhà nước là một tổ chức quyền lực thì nhà nước còn được hiểu là một cộng đồng chính trị mà cộng đồng ấy chính là xã hội dân sự. Các cộng đồng chính trị ấy chính hình thành nên khế ước xã hội - ý chí chung của cộng đồng

21

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

(hay chính là hiến pháp) mà trên cơ sơ đó nhà nước ra đời. Chính vì ra đời trên cơ sơ là ý chí chung (lợi ích chung) của cộng đồng mà nhà nước có nhiệm vụ tối cao là bảo vệ quyền lợi chung của cả cộng đồng ấy cũng như các quyền cá nhân cơ bản hay còn gọi là quyền con người.

Dựa trên hai cách hiểu trên về nhà nước, các nhà tư tương giai đoạn trước Mác cũng như các nhà tư tương macxit đều nhìn thấy và luận chứng cho vai trò xã hội của nhà nước, biểu hiện cụ thể thông qua vai trò quản lý mọi mặt đời sống, đảm bảo sự ổn định cho xã hội, an toàn cho công dân, đảm bảo các quyền tự nhiên của họ, lấy đó làm nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội.

Bên cạnh vai trò xã hội nêu trên, đồng thời xuất phát từ bản chất mang tính giai cấp của nhà nước, nên cùng với việc khẳng định vai trò của nhà nước trong việc duy trì và giữ xã hội trong vòng ổn định thì nhà nước còn có một vai trò khác, đó là vai trò chính trị. Tuy nhiên, vai trò chính trị chỉ tồn tại chừng nào vai trò xã hội của nhà nước được thực hiện và đảm bảo. Do đó, có thể thấy vai trò công quản, tức quản lý mọi mặt của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa mới là tinh thần cốt lõi trong quan niệm của các nhà tư tương.

Tuy nhiên, việc xác định thực chất vai trò của nhà nước không đồng nghĩa với việc vai trò của nhà nước là bất biến. Trái lại, với mỗi giai đoạn khác nhau nhà nước lại đảm nhận những vai trò tương ứng. Bối cảnh hiện nay đang diễn ra những biến đổi của nhà nước đó là toàn cầu hóa. Đối diện với một hiện tượng còn tương đối mới mẻ như toàn cầu hóa người ta rơi vào rất nhiều tâm trạng khác nhau, tin tương, cổ súy có, hoài nghi, chống đối có. Có thể nói quá trình ấy là khách quan song cũng mang cả tính chủ quan. Nó khách

22

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

quan bơi quá trình đó không phụ thuộc vào ý thức của các chủ thể, cho dù mong muốn hay không mong muốn thì quá trình ấy vẫn diễn ra và vẫn tác động đến các đối tượng mà quá trình ấy lướt qua. Câu hỏi đặt ra đó là cùng một hiện tượng nhưng lại có nhiều mặt: cả tốt và xấu, cả những thời cơ và thách thức mang lại cho cùng một đối tượng và tác động không đồng đều lên tất cả các đối tượng. Bơi, cùng một quá trình khách quan song nó chỉ thực sự trơ thành cơ hội đối với những đối tượng nào đã săn sàng để đón nhận và gia nhập vào quá trình ấy.

Dưới tác động của toàn cầu hóa nhà nước cũng như vai trò của nhà nước đang có những biến đổi nhiều chiều tạo nên những xu hướng khác nhau của sự biến đổi. Dựa trên những biến đổi hiện thực của nhà nước ta có thể khái quát được những xu hướng biến đổi chính của nhà nước như sau: Thứ nhất, vai trò cũ của nhà nước mất đi, vai trò mới xuất hiện và thay thế; Thứ hai, những vai trò cũ vẫn còn tồn tại song việc thực hiện nó được tiến hành theo những phương thức mới; Với cả hai xu hướng biến đổi nêu trên thì đều đưa đến việc nhận định rằng, trong bối cảnh mới, vai trò của nhà biến đổi theo hướng tăng cường vai trò của nhà nước hoặc suy giảm vai trò của nhà nước. Thậm chí có nhiều quan điểm cực đoan còn cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta không cần đến nhà nước với tư cách là thiết chế quản lý công cộng cũng như đảm bảo lợi ích chung cho cả cộng đồng. Nói cách khác đó là vai trò quản lý của nhà nước trên các phương diện của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa.

Đồng thời với việc xác lập vai trò của nhà nước ơ ba lĩnh vực nêu trên chúng tôi khảo sát và phân tích sự biến đổi vai trò của nhà nước trên ba lĩnh vực đó để thấy rõ hơn thực trạng của sự biến đổi vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa. Trong lĩnh vực

23

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

kinh tế, vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn có sự biến đổi. Trong lĩnh vực kinh tế người ta bàn đến vai trò của nhà nước xuất phát từ những khiếm khuyết của thị trường và nhà nước được coi như phương thức để khắc phục những khiếm khuyết ấy. Do đó, vai trò của nhà nước là sự giằng co trong quan hệ giữa nhà nước và thị trường, biến đổi theo tương quan giữa hai tác nhân này.

Trong lĩnh vực chính trị, toàn cầu hóa đã tạo nên một hình thức quản trị mới – quản trị theo cấu trúc mạng. Do đó, quan niệm về thứ quyền lực tập trung và tối cao đang bị phá vỡ mặc dù trong giai đoạn hiện tại nhà nước vẫn là chủ thể quản lý quốc gia chủ yếu nhưng tính tự chủ trong điều tiết của nó đã bị giảm xuống do phải chia sẻ với các tác nhân quyền lực phi nhà nước cũng như bản thân các nguồn quyền lực khu vực và toàn cầu. Đây có thể nói là đặc trưng căn bản trong sự chuyển biến vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị giai đoạn hiện nay.

Trong lĩnh vực văn hóa toàn cầu hóa đang dẫn tới nguy cơ làm biến dạng cơ cấu dân tộc trong vòng tay mỗi nhà nước. Đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc về việc mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trước nguy cơ đó mỗi nhà nước cần có những phương sách để có thể bảo tồn nền văn hóa của dân tộc cũng như phát huy để đưa những giá trị văn hóa dân tộc hội nhập với những giá trị chung mang tính toàn cầu.

Dựa trên những khảo sát về sự biến đổi vai trò của nhà nước nêu trên, chúng tôi khẳng định rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cùng những biến động lớn lao của bối cảnh quốc tế, vai trò của nhà nước vẫn luôn được khẳng định dù hiện nay nhiều vai trò của nhà nước đã có sự biến đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nhà nước hiện nay không thể và không đủ sức đóng vai trò là người tạo

24

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

lập cho sự phát triển mà chỉ là một trong những chất xúc tác cùng những tác nhân khác, tạo ra những điều kiện cho sự phát triển ấy. Sự biến đổi ấy của nhà nước vừa như một yêu cầu mang tính khách quan vừa như một yêu cầu mang tính nội tại nếu như mỗi nhà nước muốn đứng vững trong cơn lốc của toàn cầu hóa. Rõ ràng, cơ hội phát triển chỉ thực sự đến với những người dám phá bỏ cái cũ, dám thay đổi để kiến tạo cái mới nếu nó không muốn bị đào thải và tụt hậu. Đồng thời sự cải biến ấy cũng giúp cho mỗi quốc gia tận dụng được nhiều hơn những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại cũng như hạn chế những rủi ro do quá trình này mang đến. Lịch sử đã liên tiếp chứng minh rằng chính phủ tốt không phải là món hàng xa xỉ, mà là một nhân tố tối cần thiết. Nếu không có một nhà nước, đặc biệt là một nhà nước hiệu quả thì không thể có sự ổn định và phát triển trong mọi thời đại. Do đó, để nhà nước đáp ứng được những vai trò trong bối cảnh mới thì chính bản thân nó cũng phải làm mới mình và cần có giải pháp để xây dựng được một nhà nước hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh ấy.

Do đó, trong phạm vi luận án, bước đầu tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện vai trò của mình, thích ứng với bối cảnh mới – bối cảnh toàn cầu hóa. Hiện thực cũng cho chúng ta lời giải rằng, trong giai đoạn hiện nay nhà nước không thể đóng vai trò đơn độc tạo ra sự phát triển mà để tạo ra sự phát triển ấy nhà nước cần có sự phối hợp với thị trường và xã hội dân sự trong việc tạo dựng sự phát triển. Do đó, bằng cách này hay cách khác nhà nước cũng cần có những cách thức để tạo nên sự phối hợp giữa các tác nhân này. Trên hết nhà nước cần tăng cường tính dân chủ, minh bạch cũng như giảm sự độc đoán, tạo cơ chế cho sự phối hợp tốt giữa nhà nước và thị trường cũng như tăng cường sự

25

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

hợp tác đa phương trên bình diện quốc tế. Có như vậy, chính bản thân nhà nước đã tạo dựng được ba trụ cột quan trọng cho sự phát triển hiện nay đó là: nhà nước – thị trường và xã hội dân sự. Sự phối hợp hiệu quả giữa ba tác nhân này một cách trực tiếp hay gián tiếp đều đưa đến sự hiệu quả của nhà nước trong thực hiện các vai trò của mình.

26

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI · Web viewDo đó, xét về lâu dài nhà nước dường như không còn cần thiết, nhà nước đã kết thúc vai trò lịch sử của

DANH MUC CAC CÔNG TRÌNH KHOA HOC

CỦA TAC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUÂN AN

1. Trần Thị Huyền (2012), “Những chuyển biến chính của nền

chính trị thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Giáo dục lí luận (7+8),

tr. 140 – 145.

2.Trần Thị Huyền (2012), “Động thái của nhà nước dân tộc trong

bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học (9), tr. 80 – 85.

3. Trần Thị Huyền (2013), “Vai trò của nhà nước trong việc thúc

đẩy đạo đức kinh doanh”, Tạp chí Triết học (4), tr. 76 – 83.

4. Trần Thị Huyền (2014), “Kinh tế thị trường và vai trò của nhà

nước”, Kỉ yếu hội thảo quốc tế: Kinh tế thị trường hiện đại và sự hội

nhập của Việt Nam, Viện Triết học phối hợp cùng FES, Hà Nội, tr.

184 – 191.

5. Trần Thị Huyền (2014), “Vai trò của nhà nước trong việc thúc

đẩy công bằng xã hội”, Kỉ yếu diễn đàn kinh tế chính trị thế giới:

Tăng trưởng, phát triển và công bằng xã hội, Viện Triết học phối

hợp cùng Hội Kinh tế chính trị thế giới tổ chức, Hà Nội, tr.166 – 171.

27