Đặc điểm sinh học của mắc ca

19
ĐẮC ĐIỂM CÂY MACCA * Các đặc điểm sinh học cơ bản Mắc-ca là cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao tới 18m, tán rộng tới 15m vừa vươn thẳng vừa có thể xoè rộng. Tuổi thọ cây ở vùng nguyên sản có thể vượt qua trăm tuổi vẫn sinh trưởng tốt, tuổi thọ kinh tế khoảng 40-60 năm. 1. Các đặc điểm thực vật học 1.1. Rễ Loài Mắc-ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ Mắc-ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0-30cm. Tán nặng, rễ nông làm cho Mắc-ca chịu bão kém (có thể tham khảo biểu dưới đây). Phân bố rễ Mắc-ca theo độ sâu và khoảng cách đến gốc cây ghép 10 tuổi. Tác giả : Lục Chiếu Trung. Viện cây nhiệt đới Trạm Giang Lôi Châu - 1997. Độ sâu tầng đất (cm) Mặt cắt cách gốc 200cm M.cắt cách gốc 150cm M.cắt cách gốc 100cm Mặt cắt cách gốc 50cm Số rễ F bìn h quâ n (cm ) Tỷ lệ (%) Số rễ F bình quân (cm) Tỷ lệ (%) Số rễ F bình quân (cm) Tỷ lệ (%) Số rễ F bình quân (cm) Tỷ lệ (%) 0-10 10-20 20-30 30-40 40-50 50-60 70-80 4,0 2,7 1,7 1,0 2,0 0 0,2 3 0,2 0 0,2 2 0,3 7 0,1 3 0 35,0 9 23,6 8 14,9 1 8,77 17,5 4 0 5,7 7,0 3,0 5,0 1,0 0 0,38 0,20 0,23 0,31 0,23 0 25,91 31,82 13,64 22,73 4,54 0 10,0 5,0 6,3 7,7 3,0 0,3 0 0,42 0,52 0,27 0,22 0,19 0,20 0 30,30 15,15 19,01 23,23 9,09 0,19 0 6,70 7,50 7,75 4,00 2,00 0,25 0 0,82 0,72 1,06 0,62 1,05 0,20 0 23,68 26,32 27,19 14,03 7,02 0,88 0 Cộng 11, 4 100 22 100 33 100 28,50 100 1

Upload: nguyen-hien

Post on 30-Jul-2015

64 views

Category:

Food


2 download

TRANSCRIPT

ĐẮC ĐIỂM CÂY MACCA

* Các đặc điểm sinh học cơ bản   Mắc-ca là cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao tới 18m, tán rộng tới 15m vừa vươn thẳng vừa có thể xoè rộng. Tuổi thọ cây ở vùng nguyên sản có thể vượt qua trăm tuổi vẫn sinh trưởng tốt, tuổi thọ kinh tế khoảng 40-60 năm. 1. Các đặc điểm thực vật học   1.1. Rễ  

Loài Mắc-ca mang đặc điểm chung của họ Protaceae là rễ cọc kém phát triển nhưng rễ bàng rất rộng lớn và rất rậm, dù cây mọc từ hạt hay từ hom. Bộ rễ Mắc-ca chủ yếu phân bố trong tầng đất 70cm trở lại, trong đó 70% tập trung tầng đất mặt từ 0-30cm. Tán nặng, rễ nông làm cho Mắc-ca chịu bão kém (có thể tham khảo biểu dưới đây).  

Phân bố rễ Mắc-ca theo độ sâu và khoảng cách đến gốc cây ghép 10 tuổi.   Tác giả : Lục Chiếu Trung. Viện cây nhiệt đới Trạm Giang Lôi Châu - 1997.

  Độ sâu

tầng đất(cm)

Mặt cắt cách gốc 200cm

M.cắt cách gốc 150cm M.cắt cách gốc 100cm Mặt cắt cách gốc 50cm

Sốrễ

F bình quân (cm)

Tỷ lệ(%)

Sốrễ

F bình quân (cm)

Tỷ lệ(%)

Sốrễ

F bình quân (cm)

Tỷ lệ(%)

Sốrễ

F bình quân (cm)

Tỷ lệ(%)

0-1010-2020-3030-4040-5050-6070-80

4,02,71,71,02,0

0

0,230,200,220,370,13

0

35,0923,6814,918,7717,54

0

5,77,03,05,01,0

0

0,380,200,230,310,23

0

25,9131,8213,6422,734,54

0

10,05,06,37,73,00,30

0,420,520,270,220,190,20

0

30,3015,1519,0123,239,090,19

0

6,707,507,754,002,000,25

0

0,820,721,060,621,050,20

0

23,6826,3227,1914,037,020,88

0

Cộng 11,4 100 22 100 33 100 28,50 100

  Ghi chú :   Số cây điều tra = 3 ; F tán bình quân = 423 cm

Quy cách phẫu diện = 100cm, sâu = 80cm   Nhận xét: Theo ảnh chụp thì tuy rễ cọc chính không rõ, nhưng có rất nhiều rễ cọc nhỏ mọc thẳng đứng vào lòng đất, loại rễ này có giá trị cao giúp cây hút nước vào mùa khô. Tác giả đã bỏ qua việc điều tra ở vùng sát gốc Tuy nhiên biểu thống kê vẫn có giá trị tham khảo.   Vào mùa phát rễ, rất nhiều rễ cám mọc ra từ rễ cái thành từng chùm gần như đồng thời, nhưng chúng không có năng lực đẻ thêm rễ con. Khi rễ cám vươn ra được 1-4cm thì xuất hiện lông hút, tuổi thọ rễ cám thường không quá 12 tháng thì bị tỉa thưa tự nhiên. Trên đồng ruộng, quá trình phát sinh rễ có tính nhịp điệu. 1.2. Thân.   Thân Mắc-ca thẳng đứng, chia cành rất nhiều. Cành tròn đều có nhiều mụn lồi (Bì khổng), vỏ nhám không xẻ cành, vết cắt trên vỏ có màu đỏ tối, gỗ rất cứng. Khi nhân bằng hom có khả năng phát rễ từ bì khổng, góp thêm thuận lợi cho nhân hom và chất lượng cây hom.

1

Quả hạt Macca

1.3. Lá.   Có 3 hoặc 4 lá mọc cách theo đường xoáy ốc. Lá cứng, mép lá lượn sóng, mặt lá thường uốn lượn, lá nguyên mép hoặc có răng cưa, đôi khi răng cưa nhọn cứng như gai. Gân nổi rất dễ thấy. 1.4. Hoa.   Hoa tự đuôi sóc mọc ra từ cành 1,5 đến 2 tuổi, có khi cành 3 tuổi vẫn trổ hoa, tập trung chủ yếu ở đầu cuối đoạn cành. Hoa thường mọc thành chùm đôi hoặc 3-4 bông trên 1 cuống hoa chung dài 3-4mm, mỗi bông dài khoảng 12mm.    Hoa lưỡng tính, cánh hoa thoái hoá, mỗi bông có 4 cánh hoa do 4 cánh đài hoa mọc dài ra mà thành, trước khi nở chúng dính liền nhau thành búp dài tròn.   Bầu hoa thượng vị chứa 2 phôi châu nhưng thường chỉ 1 phôi phát dục và sau này tạo thành hạt tròn. Nếu cả 2 phôi đều thụ tinh tốt quả sẽ chứa 2 hạt hình bán cầu chất lượng thương phẩm sẽ kém.   Nhuỵ cái rất dài, trước khi hoa nở vòi nhị cái dài ra rất nhanh, uốn cong và lách ra khỏi búp cánh rồi vươn thẳng. 4 nhuỵ đực đính trên 4 cánh giả và chỉ bật ra được khi hoa đã nở, nhị đực uốn cong xuống phía dưới cách xa đầu nhuỵ cái. Do đó phối hợp nhiều giòng để thụ phấn chéo nhờ côn trùng là cần thiết. 1.5. Quả.   Kích thước khoảng 2.5cm, nặng 8-9g, vỏ quả dày 2-3mm. Quả thường mọc thành chùm 2-3 quả trên cuống hoa tự, đôi khi có chùm có 17-20 quả. Vỏ quả gồm 2 lớp gồm lớp vỏ ngoài láng bóng tạo nên bởi những tế bào dạng sợi và lớp áo trong tạo nên bởi tế bào nhu mô, khi lớp áo này chuyển màu từ trắng sang nâu rồi đen là dấu hiệu cho thấy quả đã chín. Trong sản xuất người ta thường dựa vào đặc điểm này để đánh giá độ chín của quả.   Hạt rất cứng, gồm lớp vỏ dày 2-5mm, nhân tạo nên bởi 2 tử diệp hình bán cầu chứa đầy phôi nhũ và phôi hình cầu rất nhỏ gắn giữa 2 tử diệp và nằm sát châu khổng (lỗ nẩy mầm). Tuy rất nhỏ nhưng phôi thành thục vẫn có đủ trục phôi, mầm thân và mầm rễ.   Trên vỏ hạt có thể thấy rốn hạt, lỗ nẩy mầm và đường gân chạy liền giữa rốn và lỗ nẩy mầm, khi nẩy mầm vỏ hạt sẽ nứt theo đường gân này.   Vỏ hạt gồm 2 lớp, lớp ngoài dày gấp 15 lần lớp áo trong và tạo ra bởi những tế bào có lớp vỏ cenlulose rất dày và tế bào thạch. Khi già cả 2 loại tế bào này đều hoá gỗ cao độ làm cho vỏ hạt rất cứng.   Lớp áo trong rất mỏng, phần sát rốn hơi có màu nâu, phần sát lỗ nảy mầm màu trắng sữa. 2. Các đặc điểm sinh học 2.1. Các tập tính phát triển cành :

Nắm vững quy luật phát sinh và hình thái cành có ý nghĩa quan trọng đối với tạo tán, thúc hoa, nhân giống bằng hom và ghép.

2

Nụ hoa Macca

Cây mang hoa tại Ba Vì

  Cây Mắc-ca mỗi năm phát lộc 3-4 lần, tại phía Nam Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc, mỗi năm Mắc-ca phát lộc trên 4 lần. Từ khi ngọn non mọc ra cho đến khi đoạn cành thành thục cần 40 ngày, 18-28 ngày tiếp theo lại phát lộc tiếp. ở cây trưởng thành đang sai quả tại Nam Quảng Tây, mỗi năm thường chỉ phát lộc 3 lần, tập trung vào các tháng 4 (Lộc xuân), tháng 6 (Lộc hè), tháng 10 (Lộc thu), ngoài ra trong mọi lúc trên cây vẫn thường xuyên có lộc non phát rải rác.   Vào mùa nóng nhất trong năm từ trung tuần tháng 7 đến hạ tuần tháng 8, Mắc-ca mọc chậm, đặc biệt là các giòng ưa mát 508, 344 lá non thường mất màu xanh và một số chứng bệnh sinh lý khác như lá bạc trắng.   Từ cuối tháng 12 đến hết tháng 2 năm sau, Mắc-ca thường không trổ cành non. Mỗi đoạn cành sinh ra sau mỗi lần phát lộc thường dài 30-50cm gồm 7-10 mắt. Trên cây non hoặc cây đang sinh trưởng mạnh mẽ, đoạn cành này có thể dài tới 1,0cm, chồi hoa thường phát ra từ cành tương đối già - khoảng 1,5 đến 3 tuổi. Trên cây còn non quy luật này càng rõ. Hoa quả còn có thể mọc ra từ cành rất nhỏ, chỉ dài 1cm nằm khuất trong tán lá. Hiện tượng phát lộc thường gặp là 3 chồi nách của 3 nách lá mọc cách xoáy ốc cùng mọc ra 1 lúc, nhưng cũng có lúc đồng thời phát ra 9-12 lộc non. 2.2. Tập tính ra hoa.   Có thể chia 3 thời kỳ là hình thành chồi hoa, vươn dài của hoa tự và hoa nở. Khi chồi hoa được hình thành và mắt thường có thể thấy rõ, thì chồi hoa bước vào giai đoạn ngủ kéo dài từ 50-96 ngày tuỳ theo vùng khí hậu, sau đó hoa tự bắt đầu vươn dài, sớm muộn tùy nơi nhưng thời kỳ vươn dài thường mất 60 ngày. Như vậy mùa hoa nở thường muộn hơn hình thành chồi hoa 137 đến 153 ngày.   Tại vùng Lôi Châu Trung Quốc, hoa nở vào cuối tháng 12, nở rộ trong tháng 3 và hoa tàn vào đầu tháng 4, nhịp điệu nói chung sớm hơn vùng Nam Ninh hơi lạnh hơn khoảng 10 - 15 ngày.   Nhịp điệu mùa hoa có chênh lệch ít nhiều giữa các giòng. Thí dụ giòng 695 thường muộn hơn các giòng khác gần 1 tháng.   Thời điểm hoa nở thường đến sau phân chia giảm nhiễm của tế bào mẹ của phôi hoa khoảng 2-3 tuần.   Khi hoa nở, vòi nhị cái mọc dài và bị uốn cong suốt 6-7 ngày, tới ngày thứ 10 phần uốn cong lớn nhất làm nứt đường gân nối trên búp cánh hoa (gi) nhưng hoa cũng vẫn chưa nở, lúc này búp cánh hoa đã kịp chuyển màu từ xanh sang trắng sữa. Nhưng cũng có những giòng (như 246), cho đến lúc nở, cánh hoa cũng vẫn chưa hết màu xanh.

3

  Khoảng ngày thứ 12 hoa bắt đầu tung phấn lên đầu vòi nhuỵ cái. Vòi nhuỵ cái tiếp tục vươn mạnh rồi bật ra khỏi búp cánh hoa (cánh hoa giả do thuỳ của đài hoa biến dạng, trên 4 đầu cánh giả đính 4 nhuỵ đực), sau đó 1-2 giờ hoa bắt đầu nở. Hoa thường nở vào 7-8 giờ sáng, nở hết vào buổi trưa, thoạt đầu các cánh hoa tách rời nhau từ đỉnh búp, vòi nhuỵ đực vươn ra trùm lên phía trên đầu nhuỵ cái, cánh hoa tiếp tục uốn cong ra ngoài và các bao phấn (mỗi nhuỵ đực có 2 bao phấn) cũng rời xa đầu nhuỵ cái.   Nếu mùa hoa tốt nắng thì hoa ở phần ngọn chùm đuôi sóc nở trước, nếu thiếu nắng thì phần gốc nở trước, hoặc cũng có thể là 2 đầu cùng nở hoặc đoạn giữa nở trước. Mùa hoa kéo dài vài tháng, cũng có giòng ngoài vụ hoa tập trung vẫn có một số chùm hoa lai rai suốt năm. Trên cùng 1 hoa tự, thời gian nở hết hoa kéo dài 1-5 ngày tuỳ theo giòng.   ở Mắc-ca, nhuỵ đực chín trước nhuỵ cái. Trong vòng 2 giờ sau khi hoa nở, hạt phấn vẫn chưa nảy mầm trên đầu nhuỵ cái. Hạt phấn bắt đầu nảy mầm sau khi hoa nở 24-26 giờ, tăng mạnh sau 48 giờ.   Mô tả trên có thể thấy Mắc-ca là loài tự thụ phấn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy phần lớn trường hợp tự thụ phấn đều bất dục. Nếu trồng lẫn 2 giòng trở lên thì sản lượng quả tăng rõ, úc, Hawaii và cả Trung Quốc đều đã đưa ra công thức phối hợp tối ưu giữa nhiều giòng đồng thời khuyến khích nuôi ong trên đồn điền Mắc-ca để giúp thụ phấn chéo. 2.3. Phát triển của quả và vấn đề rụng non.   Sau khi thụ tinh, phôi châu thứ hai thường bất dục, đôi khi cả 2 phôi châu đều thụ tinh thành công và sinh ra quả 2 hạt. Trường hợp này rất hiếm, hạt có hình bán cầu và làm giảm chất lượng. Trong quá trình phát triển của quả, rụng non là vấn đề rất thường gặp ở Mắc-ca. Trên 1 chùm 300 bông hoa, ban đầu có thể có từ 6-35% đậu thành quả nhưng cuối cùng chỉ còn 0,3% phát triển được thành quả chín già.   Hiện tượng rụng non có thể chia 3 thời kỳ :   (1) Trong vòng 14 ngày sau khi hoa tàn, phần lớn những hoa đã thụ phấn nhưng thụ tinh không thành công đều lần lượt rụng hết. Đầu nhuỵ cái của những hoa này có thể có phấn hoa đã nảy mầm nhưng chưa hoàn tất quá trình thụ tinh, số còn lại đã có bầu nhuỵ cái nở to, chứng tỏ đã thụ tinh tốt.   (2) Từ ngày thứ 21 đến ngày 56, quả non rụng dồn dập dù đã thụ tinh tốt.   (3) Từ ngày 70 đến khi quả gần chín (ngày thứ 210) quả rụng rải rác.   Tại bán đảo Lôi Châu, quả non rụng nhiều vào 2 thời kỳ, nhiều nhất là vào tháng 5 (sau hoa tàn 50-80 ngày), chiếm 2/3 tổng số quả rơi rụng. Thời kỳ rụng tập trung thứ hai là từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8 (sau hoa tàn 120-150 ngày), chiếm 1/4 tổng số rơi rụng.   Phần lớn các tác giả nghiên cứu đều đi đến nhận xét chung là nguyên nhân chính dẫn đến rụng quả là vấn đề dinh dưỡng. Nghiên cứu về nhịp điệu rụng quả và biến động dinh dưỡng trong lá cây, Hứa Huệ Sách (Lôi Châu 1995), Từ Hiểu Linh (Lôi Châu 1996) đều phát hiện thấy nhịp điệu tăng trọng nhanh của quả non rất trùng khớp với nhịp điệu rụng quả nhiều. Mắc-ca có đặc điểm là hoa quá nhiều, tiêu hao rất nhiều đạm và lân. Tháng 3, mùa hoa, hàm lượng đạm và lân dự trữ trong lá giảm đi mạnh mẽ. Tháng 4 hoa tàn, quả non tăng trọng rất nhanh, đúng lúc đó tán cây cũng phát lộc xuân. Sự tranh chấp dinh dưỡng đã làm cho hàm lượng đạm, kali và lân dự trữ hạ xuống tới giới hạn thấp nhất. Tháng 5 hàm lượng đạm trong lá chỉ còn 0,26%, điều đó đã gây ra đợt rụng quả non dồn dập trong tháng 5. Tháng 6 phát lộc hè, quả cũng bước vào giai đoạn tích luỹ dầu mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng của quả lên đến đỉnh cao dẫn đến hàm lượng N, P, K trong lá giảm xuống giới hạn rất thấp trong tháng 7 (P : 0,064%, K : 0,41%). Đó là lúc xuất hiện đợt rụng quả mạnh mẽ thứ 2 (cuối tháng 7 đầu tháng 8).

4

  Cả 2 đợt rụng quả mạnh mẽ đều trùng khớp với thời điểm đường cong hàm lượng dinh dưỡng đi tới điểm lõm nhất.   Những kết quả nghiên cứu trên gợi ra ý tưởng phải tìm giải pháp khắc phục hiện tượng rụng quả thông qua cải thiện chế độ dinh dưỡng.   Ngoài vấn đề dinh dưỡng, nóng, hạn, bão cũng có thể gây rụng quả rất nhiều. Sau hoa tàn 70 ngày, nhiệt độ đầu hè 30-350C cũng kích thích rụng quả.   Nếu nhiệt độ cao xuất hiện đồng thời với khô hạn, quả non càng rơi rụng nhiều, đặc biệt là trong khoảng thời gian 35-41 ngày sau khi hoa tàn, thời kỳ này nếu gặp gió mùa tây nam khô nóng (gió Lào) quả sẽ rụng rất mạnh.   Để ngăn ngừa rụng quả, các nước đã nghiên cứu nhiều về sử dụng chất điều hoà sinh trưởng, nhưng đến nay việc ứng dụng đồng ruộng còn hạn chế. 2.4 Tích luỹ dầu :

Sau khi hoa tàn và hình thành quả non, Mắc-ca cần có 215 ngày để quả chín, tức 30 tuần. Khi đó hàm lượng dầu trong nhân đạt tới 75-79%. Khi hàm lượng dầu trong nhân không ngừng tăng lên thì hàm lượng đạm trong nhân cũng không ngừng giảm xuống.   Hàm lượng đường sau khi hoa tàn tăng lên không ngừng cho tới ngày thứ 111 sau đó bắt đầu giảm dần.   Viện nghiên cứu cây trồng Nam á nhiệt đới Trung Quốc (tại Lôi Châu) đã theo dõi biến động hàm lượng nước, đạm, dầu trong hạt Mắc-ca các giòng H 2 , 246, 660, 508 với cây từ tuổi 7 trở lên trong 4 năm liền, kết quả theo dõi phản ánh trong biểu dưới đây :   Biến động theo tuổi quả của hàm lượng nước, đạm và dầu trong nhân hạt Mắc-ca (Từ Tiểu Linh 1996)   Phân tích biểu trên có thể thấy rằng từ ngày thứ 90 sau khi hoa tàn, hàm lượng dầu (tỷ lệ theo trọng lượng tươi và trọng lượng khô) có xu hướng tăng dần cho đến ngày thứ 120. Đây là thời kỳ hàm lượng dầu tăng nhanh. Trong đó 2 giòng 660 và 246 tích luỹ dầu sớm nhất, đến ngày thứ 120 đã đạt 54,94% và 43,3%. Giòng H 2 và 508 tích lũy muộn hơn, đến ngày thứ 120 mới đạt 32,59% và 36,1%. Nhưng đến ngày thứ 150 mức độ tích luỹ dầu của cả 4 giòng đều vượt 60%. Khi quả chín, hàm lượng dầu của 4 giòng đều vượt 72%.   Nhịp điệu tích luỹ protein thô biến động theo quy luật sau đây :   Sau khi hoa tàn từ ngày thứ 90 trở đi, hàm lượng protein thô nếu tính theo trọng lượng tươi thì tỷ lệ từ từ tăng. Nhưng tính theo trọng lượng khô thì hàm lượng protein từ từ giảm. Tính theo trọng lượng khô, hàm lượng protein là 30% vào ngày thứ 90 giảm xuống còn 10% vào ngày thứ 120.   Nhịp điệu biến thiên hàm lượng đường trong nhân theo tuổi quả như sau :   Sau khi hoa tàn từ ngày thứ 90 đến 110, hàm lượng đường hoàn nguyên, đường sa-ca-ro-za và đường tổng số đều có xu hướng tăng dần. Sau ngày 110 hàm lượng đường hoàn nguyên và sa-ca-ro-za đều giảm nhanh, đến ngày 150 trở đi không còn kiểm tra thấy đường hoàn nguyên và sa-ca-ro-za hạ xuống còn 8% (theo trọng lượng khô).   Nhịp điệu thay đổi hàm lượng nước như sau :   Sau ngày thứ 90, hàm lượng nước trong nhân khoảng 92%, tỷ lệ khô của nhân là 6-8%, từ đó trở đi hàm lượng nước giảm và hàm lượng chất khô tăng dần, đến ngày 120 tỷ lệ chất khô đã đạt 38,7%, khi quả chín hầu hết các giòng đều đạt tỷ lệ chất khô khoảng 70% (hàm lượng nước trong nhân khoảng 30%). 3. Yêu cầu của Mắc-ca đối với môi trường sinh thái. 3.1 Chế độ nhiệt.

5

  Mắc-ca tương đối chịu lạnh. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận khả năng chịu lạnh của cây con vườn ươm tới -40C và kéo dài 7 ngày (Trần Tác Tuyền 1995), cây trưởng thành tới -6 0C . Đông Xuân 1999-2000, Viện cây trồng nhiệt đới Quảng Tây đã ghi nhận nhiệt độ tối thấp -50C kéo dài 6-7 ngày cũng không gây tổn hại cho nụ hoa.   Nhiệt độ cực hạn cao vượt quá 380C kéo dài có thể gây phản ứng xấu về sinh lý.   Để gây trồng Mắc-ca trên quy mô thương mại, người ta thường đưa ra khuyến cáo lựa chọn vùng gây trồng có nhiệt độ không thấp hơn 130C và không cao hơn 320C .   Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng là 20-250C .   Nhiệt độ tốt nhất cho phân hoá hình thành chồi hoa là 15-180C kéo dài từ 4-8 tuần tuỳ theo giòng (chú ý rằng đây là nhiệt độ đêm). Tuy nhiên theo kinh nghiệm theo dõi ở Quảng Châu có nhiệt độ bình quân đêm trước sau tháng 10 là 180C thì Mắc-ca ra hoa quá nhiều, tiêu hao quá nhiều dinh dưỡng dự trữ đã dẫn tới tỷ lệ đậu quả không cao. Vì vậy nhiệt độ bình quân ban đêm khoảng 20-210C trước sau tháng 10 có thể có lợi hơn cho sản lượng quả.   Trong giai đoạn phát triển quả non và tích luỹ dầu, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 15-250C trong 8 tuần đầu tương ứng với tháng 4 và tháng 5. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tích luỹ dầu chủ yếu. Stephenson (1986) đã làm thí nghiệm trong điều kiện khí hậu nhân tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong chế độ 25-300C, nhân tăng trưởng nhanh nhất, tỷ lệ dầu cao nhất, trong đó tích luỹ dầu nhanh nhất là 250C.   Trong chế độ 150C và 350C, tăng trưởng nhân, tỷ lệ nhân và tỷ lệ dầu đều thấp ở 35 0C chất lượng nhân rất thấp, hàm lượng dầu thấp hơn 72%. 3.2 Chế độ mưa

Tốt nhất là lượng mưa không thấp hơn 1.000mm/năm và phải phân bố đều. Tại vùng nguyên sản Đông úc, lượng mưa đạt 1.894mm/năm, Hawaii là vùng trồng Mắc-ca đạt sản lượng cao nhất, lượng mưa giao động từ 1.290mm-3084mm/năm. Tại đảo Kô-na trong quần đảo Hawaii lượng mưa chỉ đạt 510mm/năm cây Mắc-ca vẫn sinh trưởng được nhưng gặp những năm mùa khô hạn kéo dài thì cây mọc chậm, sản lượng thấp.   Vùng trồng Nam Phi nói chung là khô hạn, sản lượng không cao, quả bé, nhân phát triển không đầy đủ.   Vì vậy tại những nơi lượng mưa thấp hơn 1.000mm/năm, muốn đạt sản lượng cao nói chung đều phải tính tới vấn đề tưới nước, cho dù lượng mưa cao nhưng nếu mưa phân bố không đều, đặc biệt là thiếu mưa thời kỳ 5-6 tuần sau mùa hoa thường dễ gây ra quả non rụng nhiều. Phần lớn các vùng có thể gây trồng Mắc-ca của Việt Nam có thể gặp tình huống này, cần chọn nơi mà tầng đất 0,5m vẫn đủ ẩm trong tháng 4-5, nếu không phải tính tới phương án tưới nước.   3 tháng cuối cùng trước mùa thu hoạch (tháng 7, 8, 9), lượng mưa cao rất có lợi cho tích luỹ dầu. Phần lớn vùng có thể gây trồng ở ta đều có thuận lợi về điểm này. 3.3 Cao trình tuyệt đối.   Từ xích đạo đến vĩ độ 15, nói chung chỉ vùng núi cao mới phù hợp với gây trồng Mắc-ca.   Tại Kenia - xích đạo Đông Phi, Mắc-ca được gây trồng tới cao trình 1.500mm. Ma-la-uy tới 1300m, Goa-tê-ma-la tới 800m, Cos-ta-ri-ca (Bắc vĩ 15-160C) tới 700m. Các vùng này đều mới trồng, đánh giá về sản lượng còn chưa đầy đủ. Tại Hawaii (Bắc vĩ 200C) vườn Mắc-ca trên cao trình 700-800m sản lượng và chất lượng không cao, nguyên nhân chính là mây mù quá nhiều, thiếu nắng.   Ở miền Bắc nước ta, từ Trung du đến cao trình 700-800m vùng Trung tâm và 900-1000m vùng Tây Bắc có nhiều triển vọng phù hợp với gây trồng Mắc-ca quy mô thương mại. Lên giới hạn cao, cần chọn các giòng chịu lạnh hoặc ưa mát.

6

Dòng 741 Macca20 tháng tuổi trồng tại Con Cuông-Nghệ An

Macca ươm từ hạt tại Ba Vì để làm gốc ghép

3.4 Gió . Mắc-ca cây cao, tán to và nặng, rễ cọc không sâu, nguy cơ bão đổ tróc rễ, rụng quả tương đối

lớn.   Gây trồng thương mại cần chọn nơi ít bão và quan tâm đầy đủ đến tạo băng rừng chắn gió. Chí ít phải chọn nơi nếu có ảnh hưởng bão thì gió cũng không mạnh hơn cấp 9 gió giật không quá cấp 10 và phải chọn trồng các giòng chịu bão tốt như OC, 344, 741, 660, 333 v.v... Không nên dùng các giòng chịu bão kém như 246, 800, 508, H 2 .   Để giải quyết vấn đề gió hại, úc và Hawaii ngoài việc chọn giòng thích hợp còn nhấn mạnh nhiều đến trồng xen với cây trồng khác có thân cao, không tạo vườn có kích thước quá lớn (dài rộng không quá 150m), chung quanh tạo đai phòng hộ chắn gió gồm 1-3 hàng cây.   3.5. Đất .

Mắc-ca có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng thường đòi hỏi tầng đất sâu, tốt nhất là sâu 1,0m, chí ít là 0,5m, thoát nước tốt và giàu hữu cơ, đất không bị bí chặt.   pH thích hợp là 5,0 - 5,5.   Đất phèn mặn, đất trên đá vôi đều không thích hợp với Mắc-ca.   Mắc-ca tương đối nhạy cảm với dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là với lân. Đất quá giàu lân hoặc bón lân quá liều có thể gây ngộ độc cho cây, biểu hiện thường gặp là lá mất màu xanh.   Đất Feralit có hàm lượng Ma-nhê cao, cũng có thể gây ra bệnh vàng lá, sinh trưởng kém, sản lượng thấp. Tuy nhiên ảnh hưởng của Ma-nhê đối với sinh trưởng của cây con không rõ. 3.6 Nhân giống.

4. Gây trồng.   4.1 Quy hoạch vườn Mắc-ca.   4.2 Tuyển chọn và phối hợp giống.   4.2.1 Tuyển chọn giòng.  

(1) Căn cứ vào đặc điểm khí hậu vùng gây trồng.

Các giòng Mắc-ca đã được phân loại thành nhóm chịu nóng và nhóm ưa mát.  

Cần căn cứ vào đó để chọn giòng phù hợp với đặc điểm khí hậu tại mỗi vùng trồng. Loài Mắc-ca vỏ nhám và các giòng vô tính mang đặc điểm của nó thường thiên về ưa mát và chịu lạnh. Thường được chọn là 508, 344, H 2 , 333, 695, 835. Nếu trồng 508 và 344 tại các vùng nóng thường xuất hiện dạng bệnh sinh lý lá non chuyển vàng, sản lượng thấp.

Khả năng chịu bão giữa các giòng khác nhau.   Chịu gió tốt : OC, 344, 333, 741, 660, 695.   Chịu gió kém : 800, 246, 508, H 2 , 294.  

7

(2) Căn cứ vào mùa thu hoạch để không gây căng thẳng về sức lao động và phơi sấy chế biến bảo quản sau thu hoạch.  Mùa vụ thu hoạch từ sớm nhất đến muộn nhất của các giòng xếp theo thứ tự sau : 660-741, 344, A 4 , A 16 , H 2 , 246, 800, 508, 333, 695, Heilscher. Riêng giòng OC có mùa thu hoạch rất dài. . 4.2.2 Phối hợp giòng.  

Tuy có khả năng tự thụ phấn, nhưng ở Mắc-ca hiện tượng tự thụ bất dục khá phổ biến. Kinh nghiệm cho thấy trồng hỗn giao nhiều giòng thường cho sản lượng cao hơn. Kết quả thí nghiệm của Meyers (1996) cho thấy :  

- Trồng hỗn giòng 660 với 246 thì sản lượng của 660 cao hơn 10% so với trồng 660 thuần giòng.  

- Trồng hỗn giòng 246 với 660 thì sản lượng 246 cao hơn 20% so với 246 trồng thuần giòng.  - Nếu trồng các giòng thành khối thì trên tuyến giáp ranh giữa các khối, hàng thứ nhất thường

có sản lượng cao hơn hàng thứ 2 và 3 tới 22%.   Khi phối hợp giòng nên tránh phối hợp giữa các giòng có quan hệ di truyền gần như 246 với

800; 790, 835, 660 với 344, 816, 915; D 4 với A 4 , A 16 , OC hoặc D 4 với Greber Hybrid.  Có thể căn cứ vào biểu dưới đây do N.M.Mayers đề xuất năm 1996 để lựa chọn phương án

phối hợp giòng.   Trồng phối hợp giòng (N.M.Mayers 1996)

  Mã số giòng Các giòng thích hợp Các giòng không thích hợp

246660344741A16A4781814816842849

Own Venture

A 16 , 816, DaddowA 16 , 842Daddow

814, Own Venture246, 660, 814, 781, Daddow

246, 660, 849, DaddowA 16 , A 4 , Daddow

741, A 16246, A 4 , 842, Daddow

660, DaddowA 4 , 816, 842, Daddow

741

842, 800, 790344, 741

660, A 4 , A 16 , 842660, 344

A 4 , 344, 816, 842A 16 , 344, 814, 842, Own Venture

842A 4 , 842

A 16246, 344, 814, A 4 , A 16 , 781

8

4.3 Kỹ thuật trồng.   Sau khi quy hoạch, phải phát dọn làm cỏ, làm đất, nếu đất dốc phải kiến tạo các thềm bậc thang

theo đường đồng mức kết hợp với đào hố trồng, tất cả các việc trên đều phải làm xong trước khi đưa cây con đến.   4.3.1 Mật độ trồng.  

Với các giòng tán hẹp và thẳng đứng như 344, 660, 741 có thể trồng hơi dày, các giòng tán rộng như 246, 800, OC nên trồng hơi thưa. Tài liệu phổ cập gây trồng Mắc-ca ở úc đưa ra các chỉ dẫn về mật độ như sau :  

Dãn cách hàng Dãn cách cây Mật độ Đối tượng áp dụng

7m 4m 357 Hợp với các giòn có tán mọc đứng, sẽ cần tỉa thưa

8m 4m 312 Chỉ hợp với giòng tán mọc đứng, sẽ cần tỉa thưa

9m 5m 222 Hợp với tán đứng hoặc dàn trải, với loại sau sẽ phải tỉa thưa

10m 5m 200 Hợp với tán dàn trải, cũng cần tỉa thưa

9

Cây Macca ghép tại Ba Vìsau trồng 3 tháng

  Mắc-ca cây to tán rộng, tuổi thọ kinh tế dài 50-60 năm, do đó thường không cần trồng dày. ở Trung Quốc mật độ thường gặp phổ biến là 375-400 cây/ha, dãn cách hàng khoảng 5-6m, dãn cách cây khoảng 4-5m.  

Trong giai đoạn còn hiếm giống, trồng với mật độ cao sẽ tăng giá thành, vì cây trồng đều là cây nhân hom hoặc ghép, độ đồng đều cao, tỉa thưa để tuyển chọn không trở thành yêu cầu gắt gao. Nếu không trồng dày, thì trồng xen cây ngắn hạn trong 5-7 năm đầu sẽ là vấn đề phải đặt ra.  

Phần lớn diện tích sẽ trồng Mắc-ca ở nước ta có nhiều khả năng sẽ là đất dốc, để giảm đầu tư tạo thềm bậc thang, không nên dùng dãn cách hàng quá rộng. Vì vậy phương án 6,5 x 5,0 m = 307 cây có thể là vừa phải.   4.3.2 Đào hố  

Cần bố trí hàng theo đường đồng mức, cần đo tính để bố trí cây đúng dãn cách, cần có cọc tiêu để dễ thi công và không nhầm lẫn.  

Do tập tính bộ rễ Mắc-ca khó phát triển sâu, đào hố kích thước lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là với đất không đủ sâu, đất có tầng kết cứng. Các nước trồng Mắc-ca đều yêu cầu hố có quy cách là :  

1,0 x 1,0 x 1,0 m hoặc 0,8 x 0,8 x 1,0m.   Yêu cầu chất lượng là thành đứng, đáy bằng, dùng cuốc hoặc xà beng xỉa thêm xuống sâu tăng

phần tơi xốp phía dưới. Trong quá trình chăm sóc sau này sẽ cuốc rộng hố ra theo mức phát triển tán lá kết hợp với mỗi

lần bón phân.   Khi đào, cần lấy cọc tiêu làm tâm, đào xúc tầng đất mặt đặt sang một bên, đào xúc tầng đất đáy

đặt sang một bên khác, rồi phơi ải từ 1 đến 3 tháng mới lấp hố. Việc lấp hố phải thực hiện trước khi trồng cây 1-2 tháng.  

Khi lấp hố, cần trộn khoảng 0,25 đến 2kg vôi bột với phần đất đáy, đảm bảo PH dao động từ 5,5 - 6,5, cần trộn thêm 25 dm 3 than bùn đã chế biến. Cỏ rác và phân chuồng mục khoảng 15kg trộn đều với phần đất mặt, sau đó phân tầng lấp hố (mỗi tầng khoảng 20cm), đầm hơi chặt ở phía dưới, phía trên vun cao khoảng 10-20cm so với ngoài hố.   4.3.3 Trồng cây  

Mùa trồng tốt nhất là đầu xuân sau khi đã có mưa làm cho đất trong hố đã khôi phục được mao mạch và trời còn mát. Nếu mùa xuân mưa chưa đủ làm ẩm đất trong hồ và phục hồi mao mạch thì phải tưới đẫm để đảm bảo cho cây con vượt qua được đợt nắng hạn mùa hè đầu tiên.   Tại các vùng có mùa khô và mùa mưa rõ rệt như Tây Bắc hoặc vùng cao của Trường Sơn, cần kịp thời trồng ngay sau những trận mưa đầu mùa.  

Dùng cây có bầu quy cách 18 x 25cm, cây cao trên 50cm. Nếu là cây ghép thì phần cành ghép đã phải phát lộc được 2 lần và đạt chiều dài 30cm, vết ghép đã hoàn toàn liền sẹo.  

10

Khi trồng, cần đào 1 lỗ nhỏ vừa đủ để đặt hết bầu, đảm bảo sau khi lấp đất, đất mặt chung quanh cao ngang mặt bầu. Xé vỏ bầu rồi đặt cây ngay ngắn vào hố. Sau khi lấp đất, dùng tay ép đất chung quanh cho áp sát vào bầu, không được dẫm bằng chân. Trồng xong phải tưới ngay. 3.4. Chăm sóc.  

Nội dung chăm sóc sau khi trồng chủ yếu là tưới kịp thời nếu thiếu mưa, hoặc xẻ rãnh tiêu nước mặt hố nếu mưa quá nhiều; phủ rơm cỏ bảo vệ mặt hố, bón thúc kịp thời.  

Nếu trên cây ghép còn vật liệu bó vết ghép cần gỡ bỏ, kịp thời bẻ hết chồi non mọc ra từ gốc ghép.  

Sau khi trồng khoảng 20 ngày, Mắc-ca phát rễ non rất nhiều, khoảng 30 ngày bắt đầu phát lộc non, đến ngày thứ 70 - 80 cành non đã thành thục. Vì vậy cần bón thúc kịp thời bằng tưới phân bắt đầu từ ngày thứ 20 (sau khi trồng), sau đó 15-20 ngày lại tưới thúc phân 1 lần cho đến ngày thứ 70 - 80

Mỗi lần mỗi gốc tưới 10g Urea, 15g phân phức hợp NPK pha với 10 lít nước. Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giống Mácca và xây dựng những mô hình trồng Mácca tại 03 tỉnh miền Bắc Việt Nam

 Mã dự án:   037/05VIE

 Viện nghiên cứu tại Việt Nam:Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển, Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam

 Viện nghiên cứu tại Australian: Hội Lâm nghiệp trang trại Á nhiệt đới Australia (SFFA)

 Ngày bắt đầu:   12/2005

 Ngày kết thúc   1/2009

 Tóm tắt dự án:   Dự án này sẽ thiết lập một vườn ươm mới và nâng cấp 3 vườn ươm hiện có và trồng khảo nghiệm 10 ha Vườn cây Mắcca ít nhất có 10 giống thích hợp nhất, được trồng trong 3 địa điểm thuộc 3 tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Thu thập những số liệu khảo nghiệm và đánh giá, làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp Mắcca ở Việt Nam. Công tác đào tạo sẽ được xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án với các nội dung về tạo giống, ghép cây, thiết kế hiện trường, chuẩn bị đất , trồng cây , chăm sóc và quản lý vườn cây Măcca. Tất cả những công việc này nhằm hướng tới sản xuất với chất lượng cao, tăng giá trị, chiến lược tiếp thị với nghành công nghiệp úc như là một đối tác chính.Một nhóm các chủ trang trại nhỏ được lựa chọn ở các tỉnh: Lạng Sơn, Ba Vì, Hoà Bình. Thêm vào đó, tối thiểu 100- 500 ha ở các tỉnh nói trên cũng sẽ được xác định như thích hợp cho ngành sản xuất Mắcca thương mại. Đây là những hoạt động tiên phong trong ngành công nghiệp Mắcca ở Việt Nam.Tổ chức chính của Australia - Hội Lâm nghiệp Trang trại Á nhiệt đới sẽ quản lý và đảm bảo việc thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động dự án cùng với đối tác Việt Nam là Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển. 12 tổ chức cộng tác khác sẽ cung cấp cho dự án những kiến thức bao gồm: MARD, , RCFTI, AMS, CSIRO, UQ, SCU và RIFAV. Cán bộ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia và của các tỉnh sẽ tham gia các lớp tập huấn của dự án, Bộ NN&PTNN sẽ nghiên cứu chính sách để hỗ trợ những người nông dân mong muốn trồng cây Mắcca.

 Các mốc dự án:

11

TT Mô tả Thực hiện Thời hạn Báo cáo

1 CARD ký hợp đồng tài trợ- Văn bản đồng ý nghiên cứu được ký kết. Các giai đoạn quan trọng và các kế hoạch giải ngân được xác định.

12/2005

2 Báo cáo 06 tháng lần 1

- Báo cáo nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm)- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp

06/2006

MS2_Bao cao 6 thang lan 1.pdf

3Các mốc quan trọng được thiết

lập

- Thu thập chi tiết các dữ liệu thông tin về những mốc quan trọng dưới dạng định tính và định lượng (số lượng và chất lượng) từ các vườn ươm hiện thời và từ các trang trại Macca hiện có với các quy mô khác nhau, bao gồm các chỉ số tài chính, xã hội và môi trường, tình trạng sâu bệnh và dịch hại- Xây dựng các bảng ngân sách kinh doanh hạt Macca và phân tích lợi nhuận thô cho một phạm vi rộng ứng với các trang trại trồng Macca và các hệ thống sản xuất gia đình quy mô nhỏ

09/2006

MS3_Ket qua dieu tra co ban.pdf

4 Báo cáo 06 tháng lần 02

- Báo cáo nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm)- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp

12/2006

MS4_Bao cao 6 thang lan 2.pdf Phu luc_Bao cao chuyen tham Trung Quoc.pdf

5 Tài liệu vườn ươm Macca

- Tài liệu tập huấn và các công cụ tập huấn hỗ trợ (các bài trình bày bao gồm các địa DVDS, website, các tạp chí) bao gồm các thủ tục cho việc quản lý kiểm kê vườn ươm và sự đảm bảo về mặt chất lượng.

02/2007

Phu luc 1_Tai lieu huong dan cho vuon uom.pdf Phu luc 2_Ban tin Macadamia Vietnam.pdf

6Các buổi trình diễn kỹ thuật vườn ươm ở quy mô tư nhân

và cộng cộng

- Báo cáo kỹ thuật của 01 vườn ươm tư nhân và 03 vườn ươm công , giống, sản lượng và các mục tiêu chất lượng (báo cáo tiến trình đạt được của các mục tiêu bao gồm các bản báo cáo 06 tháng)- Chiến lược cho quá trình lâu dài và sự thương mại hoá các vườn ươm quy mô tư nhân và tập thể, bao gồm khung giá cả đề xuất và các thủ tục đảm bảo về mặt chất lượng

04/2007

7 Báo cáo 06 tháng lần thứ 03

- Báo cáo nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm)- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp.

06/2007

MS7_Bao cao 6 thang lan 3.pdf

8 Báo cáo 06 tháng lần thứ 04 - Báo cáo nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động

12/2007

12

trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm)- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp.

9 Báo cáo 06 tháng lần thứ 05

- Báo cáo nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm)- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp

06/2008

10 Đánh giá năng lực

- Đánh giá năng lực khách quan của các bên tham gia phía Việt Nam (nhân viên các viện, các nhân viên khuyến nông- khuyến lâm, các chủ quản lý vườn ươm, các nhân viên và những người trồng Macca điển hình) trong việc thiết lập quản lý các vườn ươm hạt Macca chất lượng cao và việc sử dụng các vườn ươm như là các điểm trình diễn- Năng lực và vai trò của Câu lạc bộ Macca trong việc quảng bá Macca như là một sự lựa chọn hợp lý cho những nhà sản xuất quy mô lớn và nhỏ và như là tiềm năng cho những nhà cung cấp dịch vụ khuyến lâm

11/2008

11Các tài liệu nghiên cứu và các

báo cáo kỹ thuật

- Tài liệu nghiên cứu/báo cáo kỹ thuật về các kết quả sơ bộ của các điểm khảo nghiệm các giống hạt Macca (ít nhất 10 giống Macca tại 03 tỉnh) và kết quả đánh giá các giống hiện thời- Bản dự thảo quản lý và nghiên cứu bao gồm các phân công trách nhiệm quản lý, phân tích và báo cáo việc khảo nghiệm các giống Macca trong phạm vi lâu dài

12/2008

12 Sự công nhận của dự án

- Việc công nhận về mặt số lượng và chất lượng việc của các vườn ươm hiện có và vườn ươm mới, việc công nhận thực tế quản lý vườn ươm đã được cải thiện (so sánh với các điểm quan trọng trong Mốc 3)- Kiểm tra và xác định các giả định trong các bảng phân tích kinh doanh và phân tích lợi nhuận thô cho các khu vực lớn của các trang trại trồng Macca và các hệ thống sản xuất gia đình phạm vi nhỏ

01/2009

13 Báo cáo tổng kết dự án

- Báo cáo đã được nộp theo mẫu của CARD, trình bày tiến trình chi tiết việc đạt được các hoạt động trong khung logic (bao gồm các báo cáo tập huấn tóm tắt và bản ghi chép các buổi họp của Câu lạc bộ Macca dưới dạng các files đính kèm).- Bản tuyên bố có tính quy định về nhân sự, trang thiết bị và các dịch vụ khác đã cung cấp.

01/2009

13