dự án quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại … hoach... · web view- căn cứ...

173
Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang I Sự cần thiết quy hoạch 1 II Căn cứ pháp lý 4 PHẦN I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 6 I Vị trí địa lý, yếu tố tự nhiên, tài nguyên môi trường tác động đến Nuôi trồng thủy sản 6 1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh 6 2 Điền kiện tự nhiên huyện Cần Giờ 9 2.1 Vị trí địa lý 9 2.2 Điều kiện địa hình 9 2.3 Điều kiện thổ nhưỡng 10 2.4 Điều kiện địa chất 11 2.5 Đặc điểm khí hậu - thời tiết 12 2.6 Sông ngòi, chế độ thủy văn 14 2.7 Độ mặn và xâm nhập mặn 15 3 Điều kiện kinh tế xã hội 19 3.1 Đánh giá về kinh tế thủy sản trong cơ cấu kinh tế Tp.HCM 19 3.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Cần Giờ 20 3.3 Đánh giá về dân số, lao động và việc làm vùng quy hoạch 20 4 Đặc điểm nguồn lợi thủy sinh vật và thủy sản 21 4.1 Đặc điểm thủy sinh vật 21 4.2 Nguồn lợi thủy sản tự nhiên 22 II Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản 24 2.1 Hiện trạng nuôi tôm từ 2005 - 2009 24 2.2 Một số mô hình nuôi tôm hiện nay ở huyện Cần Giờ 27 2.3 Hiện trạng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản 28 2.4 Cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch 29 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 1

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU TrangI Sự cần thiết quy hoạch 1II Căn cứ pháp lý 4

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 6

I Vị trí địa lý, yếu tố tự nhiên, tài nguyên môi trường tác động đến Nuôi trồng thủy sản 6

1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh 62 Điền kiện tự nhiên huyện Cần Giờ 92.1 Vị trí địa lý 92.2 Điều kiện địa hình 92.3 Điều kiện thổ nhưỡng 102.4 Điều kiện địa chất 112.5 Đặc điểm khí hậu - thời tiết 122.6 Sông ngòi, chế độ thủy văn 142.7 Độ mặn và xâm nhập mặn 153 Điều kiện kinh tế xã hội 193.1 Đánh giá về kinh tế thủy sản trong cơ cấu kinh tế Tp.HCM 193.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Cần Giờ 203.3 Đánh giá về dân số, lao động và việc làm vùng quy hoạch 204 Đặc điểm nguồn lợi thủy sinh vật và thủy sản 214.1 Đặc điểm thủy sinh vật 214.2 Nguồn lợi thủy sản tự nhiên 22II Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản 242.1 Hiện trạng nuôi tôm từ 2005 - 2009 242.2 Một số mô hình nuôi tôm hiện nay ở huyện Cần Giờ 272.3 Hiện trạng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản 282.4 Cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch 292.5 Dịch vụ phục vụ nuôi tôm 33III Đánh giá chung về thực trạng 363.1 Những lợi thế và thành tựu đạt được 363.2 Những khó khăn và hạn chế trong nuôi thuỷ sản 37

PHẦN II. NỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 202539

I Một số dự báo tác động đến quy hoạch vùng nuôi 39II Quan điểm, Mục tiêu quy hoạch 422.1 Quan điểm 422.2 Mục tiêu của quy hoạch 42III Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng 433.1 Phương án sử dụng đất 43

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 1

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

3.2 Lựa chọn phương án 443.3 Quy hoạch diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 47IV Nội dung đầu tư 494.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch 494.2 Nhu cầu về con giống và thức ăn 574.3 Đầu tư vùng nuôi tôm 584.4 Dự kiến các dự án đầu tư phục vụ quy hoạch 604.5 Dự kiến nguôn vốn đầu tư 60

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆNQUY HOẠCH 65

I Các giải pháp thực hiện Quy hoạch 651.1 Giải pháp về công nghệ và điều kiện hạ tầng vùng nuôi 651.2 Giải pháp về con giống 681.3 Giải pháp về thức ăn 681.4 Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 691.5 Giải pháp về vốn đầu tư 701.6 Các giải pháp về chính sách phát triển NTTS 711.7 Các giải pháp về tăng cường thể chế quản lý 721.8 Tăng cường năng lực khuyến ngư và thông tin 731.9 Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 741.10 Giải pháp về tổ chức sản xuất 74II Đánh giá tác động môi trường và giải pháp khắc phục 752.1 Tác động tích cực của đề án 752.2 Tác động tiêu cực 762.3 Giải pháp khắc phục 762.4 Phòng chống thiên tai 78III Tổ chức thực hiện 783.1 Triển khai thực hiện 783.2 Phân công quản lý nhà nước 79IV Hiệu quả kinh tế xã hội 814.1 Hiệu quả kinh tế 814.2 Hiệu quả xã hội 81

KẾT LUẬN 82

PHỤ LỤC 83

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 2

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

MỞ ĐẦUI. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 3

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, là trung tâm kinh tế -

thương mại – dịch vụ quan trọng của cả nước và là nơi phát triển kinh tế, khoa học kỹ

thuật quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thành phố Hồ

Chí Minh nằm ở tọa độ 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' – 106°54' kinh độ Đông.

Có tổng diện tích đất tự nhiên 209.555 ha với 24 quận, huyện.

Phần lớn địa hình thành phố tương đối bằng phẳng, thấp có một ít dạng đồi ở phía

Bắc và Đông Bắc, độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Có thể chia thành bốn dạng

địa hình chính: Vùng đất gò lượn sóng độ cao thay đổi từ 4 - 32m; Vùng đất bằng

phẳng thấp độ cao xấp xỉ 2 – 4m; Vùng trũng thấp, đầm lầy phía Tây Nam độ cao phổ

biến từ 1-2m; Vùng trũng thấp độ cao phổ biến từ không đến một mét, nhiều nơi dưới

không mét. Trên 60% diện tích mặt bằng thành phố có cao độ dưới 2 mét, có nguy cơ bị

ngập úng và khó tiêu thoát nước nhất là mùa mưa và triều cường.

Mặt khác do địa thế nằm trên hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Với hệ

thống sông ngòi chằng chịt nên có tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản đa dạng,

phong phú. Đa dạng và phong phú về loại hình mặt nước, từ nước ngọt, nước lợ đến

nước mặn. Đa dạng về hình thức nuôi như nuôi ao hồ, nuôi ruộng trũng, nuôi đầm, nuôi

sông rạch, nuôi lồng bè trên sông và trên biển. Trong những năm qua, nghề nuôi trồng

thủy sản của thành phố Hồ Chí Minh có bước phát triển nhanh chóng, trong đó chủ yếu

là nuôi tôm biển và đặc biệt là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện nay nghề nuôi

tôm biển của thành phố đang trên đà phát triển, năm sau cao hơn năm trước không

những về diện tích mặt nước, sản lượng và năng suất nuôi. Đến cuối năm 2009, diện

tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 9.856 ha, diện tích nuôi biển là 1.387 ha. Trong đó

diện tích nuôi tôm là 5.515,96 ha và sản lượng tôm nuôi đạt 6.493 tấn, sản lượng cá nuôi

đạt 9.962 tấn, sản lượng nuôi cua là 222 tấn, sản lượng nuôi nghêu là 8.678 tấn, sản lượng

nuôi sò huyết là 331 tấn, đặc biệt là sản lượng tôm tăng 11,35 lần, diện tích mặt nước nuôi

tăng 4,03 lần so với năm 2000 (báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm

nhìn 2025 tại Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, thành phố Hồ Chí

Minh ưu tiên dành những vùng đất, mặt nước có lợi thế để sản xuất giống và nuôi

thương phẩm tôm cá, đặc biệt là nuôi tôm thẻ, tôm sú chủ yếu tại huyện Cần Giờ. Một số

quận huyện như Nhà Bè, Bình Chánh do tốc độ đô thị hóa nhanh, quy hoạch đô thị

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 4

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

đang triển khai, điều kiện quy họanh nuôi tôm thẻ chưa hội đủ, nên quy hoạch vùng

nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào huyện Cần Giờ

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam của thành phố Hồ Chí

Minh, cách trung tâm khoảng 50 km. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6

xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An.

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 704,2 km². Địa hình chia cắt bởi sông, rạch và rừng

sác ngập mặn, diện tích đất rừng chiếm 47,25%. Rừng ngập mặn đan xen với hệ thống

sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều

loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Theo đánh giá của Ủy ban

nhân dân huyện Cần Giờ thì đến hết năm 2009 trên toàn huyện có 5.515,96 ha nuôi tôm

trong đó diện tích nuôi tôm sú là: 4.720,36 ha, đạt sản lượng 3.060,34 tấn, diện tích

nuôi tôm thẻ chân trắng là: 795,6 ha, đạt sản lượng 3.432,35 tấn. Giá trị sản xuất nông

lâm ngư nghiệp năm 2009 đạt 713,993 tỷ đồng trong đó: trồng trọt 8,645 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 1,21%; Chăn nuôi 8,257 tỷ đồng, chiếm 1,16%; Thủy sản 697,091 tỷ

đồng, chiếm 97,63%. Như vậy về cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì thủy sản chiếm

97,63% vì vậy có thể nói Cần Giờ là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy sản nước

mặn, lợ của thành phố.

Trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về diện tích nuôi tôm sú trong khi

cơ sở hạ tầng nhất là thủy lợi chưa đồng bộ, ý thức nuôi tôm của người dân chưa cao,

nên làm cho các bệnh trên tôm sú như: đốm trắng, nhiễm khuẩn, đen mang, phân trắng,

phát triển mạnh, việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình do thất bại trong

nuôi tôm sú, đã giảm đầu tư nuôi tôm hoặc bỏ ao đìa không đầu tư. Một số hộ trên địa

bàn đã và đang chuyển đổi từ đối tượng tôm sú sang đối tượng nuôi là tôm thẻ chân

trắng, một đối tượng nuôi mới cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, giá cả

dễ được thị trường chấp nhận. Do đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường của tôm

thẻ chân trắng, cũng như các yếu tố về năng suất, mùa vụ nuôi và hiệu quả mang lại từ

đối tượng này so với tôm sú. Nên nhiều hộ dân huyện Cần Giờ đã chuyển diện tích ao

nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng và cho hiệu quả cao so với tôm sú

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) hiện nay đang nuôi ở nước ta là đối tượng

nhập nội có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Tôm sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ,

mặn và có khả năng thích nghi cao với nồng độ muối khác nhau, nhiệt độ từ 18-35oC,

chịu đựng được ở môi trường có hàm lượng oxy thấp và pH thích hợp từ 7,5 - 8,5.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 5

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Những năm qua, chủ trương của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) không

cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực đồng bằng Nam Bộ do tôm thẻ chân trắng có

những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh giống như tôm sú, mang hội

chứng Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các

đối tượng tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học,

có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Tuy

nhiên, để đa dạng hoá đối tượng nuôi và tạo ra các sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ

hội nhập, tận dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện phát triển tôm chân trắng. Vì vậy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS ngày

25/01/2008 về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng.

Căn cứ Luật Thủy sản được quốc hội thông qua năm 2007 và Quyết định số

456/2008/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn về quy định vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT

ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v quy định

điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm.

Trước thực trạng trên, do yêu cầu thực tế, với những tiến bộ khoa học công nghệ,

việc lựa chọn giống mới tôm thẻ chân trắng vào vùng nuôi sẽ cho tỷ suất và lợi nhuận

cao hơn tôm sú. Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí

Minh thật cần thiết và cấp bách nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản thành phố

theo hướng thâm canh, tăng năng suất và đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản, đưa

thủy sản thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp

hóa hiện đại hóa nông thôn. Thực hiện Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày

03/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành kế hoạch

thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa VIII

thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa IX về chiến lược

biển Việt Nam đến năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008

của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghịệp,

Nông dân, Nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh

đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản chủ đầu tư: “Quy

hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm

nhìn 2025”. Nhằm quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ, một đối tượng mới tạo điều kiện cho

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 6

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

tôm thẻ phát triển, tránh các tác động xấu tới nuôi tôm sú và các đối tượng nuôi khác.

Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát

triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, tạo sự phát triển nuôi trồng Thủy sản, đa dạng

hình thức nuôi, tăng nguồn nguyên liệu thủy sản cho tiêu dùng nội địa và phục vụ chế

biến xuất khẩu.

Quy hoạch vùng nuôi được thực hiện tại bốn xã phía Bắc của huyện Cần Giờ là: xã

Lý Nhơn, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông và xã Bình Khánh với mục tiêu: Phát

triển vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung theo hướng nuôi thâm canh, bền vững, trên

cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái. Quy

hoạch dựa vào đầu tư có sẵn, đồng thời cải tạo nâng cấp vùng quy hoạch tôm thẻ theo

hướng hiện đại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Góp phần tạo

nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng thành

phố, trong nước và xuất khẩu tạo công ăn việc làm ổn định, từng bước nâng cao mức

sống cho người lao động, gắn phát triển kinh tế xã hội của vùng với xây dựng nông

thôn mới, toàn diện, hiện đại theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH

Đề án Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện dựa vào các cơ sở pháp lý sau đây:- Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.- Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.- Căn cứ Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung sử dụng vốn tín dụng thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015.- Căn cứ Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.- Căn cứ Quyết định 132/2001/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 7

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Căn cứ chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển nuôi tôm chân trắng.- Căn cứ Quyết định 44/QĐ-BTS ngày 03/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban hành hướng dẫn Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn lợ cấp tỉnh. - Căn cứ Quyết định số 456/2008/QĐ-BNN-NTTS ngày 4/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.- Căn cứ quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, ngày 29/04/2008 của Bộ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.- Căn cứ thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Căn cứ Quyết định số 6995/QĐ-UB-QLĐT của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/12/1998 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”. - Căn cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/ 7/ 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010- Căn cứ Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/ 2/ 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-BXD ngày 31/3/2010 của Bộ Xây dựng V/v Suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2009- Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc Phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.- Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-SNN-QLĐT ngày 05/11/2009 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí công tác lập quy hoạch Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn năm 2025.- Căn cứ Quyết định số 141/QĐ-UBND, ngày 13/01/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010 (đợt 1) nguồn vốn xổ số kiến thiết, nguồn vốn ngân sách tập trung và vốn viện trợ phát triển (ODA).

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 8

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I. VỊ TRÍ, ĐỊA LÝ, YẾU TỐ TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG TÁC

ĐỘNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' vĩ độ Bắc và 106°22' – 106°54'

kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và

Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây

Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,

thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường

thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế nối

liền các nước Đông Nam Á và các châu lục quốc tế.

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu

Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao

nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có

một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng

trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên

dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ

Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

Thành phố Hồ chí Minh có tổng diện tích đất tự nhiên 209.555 ha. Địa chất thành

phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai hướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra

trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành

phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù

sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức

khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất

xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen

ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 9

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha

và đất phèn mặn với 45.500 ha.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Nhiệt độ trung

bình cao 0C 32 33 34 34 33 32 31 32 31 31 30 31

Nhiệt độ trung bình thấp 0C 21 22 23 24 25 24 25 24 23 23 22 22

Lượng mưa (mm) 14 4 12 42 220 331 313 267 334 268 115 56

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trung bình mỗi năm thành phố có 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới tháng 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại. Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5 trung bình 3,7 m/s. Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng ít có gió bão. Độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa là 80% và xuống thấp vào mùa khô là 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm là 79,5% .

Bảng 1. Nhiệt độ và lượng mưa hàng tháng tại thành phố Hồ Chí Minh*Nguồn niên giám thống kê 2008

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 10

Hình 1. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguồn: Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh – 2007

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 11

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

2. Điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ 2.1. Vị trí địa lý

Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh,

cách trung tâm khoảng 50 km theo hướng chim bay. Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 1060

46’12” đến 1070 00’50” kinh độ Đông và từ 100 22’14” đến 100 40’00” vĩ độ Bắc. Có

ranh giới hành chính như sau:

− Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai

− Phía Nam giáp biển Đông

− Phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai

− Phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang

Huyện Cần Giờ có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc,

có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp,

Đồng Tranh. Bao gồm một thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý

Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An. Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển

Đông, hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa

đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc

hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là rừng ngập mặn Cần Giờ.

2.2. Điều kiện địa hình

Địa hình khu vực vùng Quy hoạch huyện Cần Giờ, có địa hình thấp, với mặt đất

lồi lõm, biến động. Cao trình khá thấp, thay đổi từ 0.3 – 2.0 m, hầu như giảm dần theo

hướng Bắc Đông Bắc đến Tây Tây Nam, theo độ bồi phù sa. Địa hình được chia cắt

khá mạnh bởi hệ thống sông, rạch chằng chịt và các giồng cát. Địa hình hầu như ngập

mặn quanh năm và chịu ảnh hưởng của triều rõ rệt. Theo đánh giá của Viện quy hoạch

Thủy lợi diện tích biến đổi theo cao độ của khu vực huyện Cần Giờ: cao độ < 0,5 mét

diện tích đất chiếm 26.527,99 ha; cao độ từ 0,5 – 1,0 mét diện tích đất là 17.310 ha; cao

độ từ 2- 5 mét diện tích đất 573 ha. Phần lớn đất đai thuộc phù sa nhiễm mặn từ ít đến

thường xuyên, lại bị chia cắt mạnh hệ thống sông, rạch chằng chịt. Nhìn chung có thể

chia Cần Giờ thành các vùng nhỏ sau:

− Vùng bãi triều - cửa sông: chiếm khoảng 6.000 ha ở các xã Cần Thạnh, Long

Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn…

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 12

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

− Giồng cát ven biển kéo dài từ Đồng Hòa đến mũi Cần Giờ, thành phần chủ yếu

là cát mịn và cát trung.

− Vùng nội đồng gồm 3 khu:

+ Khu 1 là khu tam giác Nhà Bè – Gò Gia – cửa Soài Rạp: (gồm 4 xã phía Bắc là

Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn): Đây là vùng đồng bằng tích tụ

sông biển hỗn hợp, có cao trình cao 0,5 -1 m, đất phèn trung tính đến ít phèn, ít mặn.

Đất thịt nặng có nhiều xác thực vật. Khu vực này chịu tác động mạnh của các quá trình

động lực sông.

+ Khu 2 tam giác Gò Gia - cửa Soài Rạp – mũi Cần Giờ: Là vùng đầm lầy nằm phía

Đông Bắc – Tây Nam và phía Nam huyện. Đây là bãi bồi hiện đại, trầm tích chủ yếu là

cát, sét có lẫn mùn bã thực vật. Khu này chịu sự chi phối mạnh của các quá trình động

lực biển.

+ Khu 3 đầm lầy hiện đại ở trung tâm huyện: cao trình nhỏ hơn 0,5 m với mạng lưới

kênh rạch chằng chịt. Trầm tích là bột sét, cát mịn và than mùn hiện đại. Đây là khu

vực trũng thuộc vùng giáp nước và chịu tác động điều hòa của các quá trình động lực

cửa sông và biển.

2.3. Điều kiện thổ nhưỡng

Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn

chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo,

trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm … 

Sự tương tác hóa học giữa lớp đất nền đáy và không gian nước phía trên rất quan

trọng cho việc chọn lựa vùng quy hoạch nuôi thủy sản nói chung hay nuôi tôm nói

riêng, cũng như đưa ra các giải pháp để xử lý đối với nền đáy một cách phù hợp. Các

chỉ tiêu địa hóa quan trọng của các quá trình tương tác đó bao gồm pH, hàm lượng

carbohydrate, niter, phosphorus, sắt hoá trị 2, 3 và tỉ lệ giữa chúng đều ảnh hưởng đến

môi trường nước

− Độ pH: dao động từ 5,88 – 7,3; giá trị trung bình là 6,7 thể hiện tính axít yếu.

Khu 1 có độ pH thấp hơn khu tam giác 2.

− Hàm lượng carbohydrate hữu cơ có giá trị trung bình từ 1,15%, dao động từ 0,23

– 7,24%, có xu hướng gia tăng ở khu vực đầm lầy trung tâm huyện và đạt cực

đại ở khu 2.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 13

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

− Hàm lượng Niter hữu cơ trung bình 0,07%, dao động 0,01 – 0,29%. Sự biến đổi

của hàm lượng Niter tương đồng với carbohydrate hữu cơ. Tỉ lệ giữa

carbohydrate hữu cơ và Niter đạt trung bình 6,7%, dao động 4,5 - 8,5%.

− Hàm lượng phosphorus hữu cơ trung bình 0,77%, dao động 0,01-0,14%. Tỷ lệ

phosphorus hữu cơ và Niter là 1,5 - 10,2%, trung bình là 6%.

− Sắt (Fe): Fe tổng số dao động 0,72 -1,76%, trong đó Fe+2 trung bình là 0,45%

(dao động 0,22 - 0,71%), Fe+3 0,12% (0,04 – 0,26%), Fe+2/Fe+3 là 0,27% (0,01-1).

Môi trường trầm tích có tính khử.

Tóm lại theo đánh giá trên cho thấy đa phần các nguyên tố vi lượng có hại đều nhỏ hơn

giới hạn nồng độ cho phép dùng cho nuôi trồng thủy sản. Đất thuộc loại trung tính.

2.4. Điều kiện địa chất

Căn cứ vào mô tả địa chất ở thực địa và kết quả thí nghiệm xác định các đặc trưng

cơ lý của đất nền, trong phạm vi khảo sát tới độ sâu 5,0 m có thể phân đất nền thành 3

lớp được thể hiện trên mặt cắt địa chất có thể mô tả như sau:

− Lớp 1a. Cát mịn màu xám nâu vàng có lẫn vỏ sò hến, rời rạc, phân bố thành

dòng chỉ phát hiện tại hố khoan CK1 độ dày 0,5 m.

− Lớp 1b. Bùn sét màu xám xanh đen lẫn hữu cơ (trong đó phần đầu của lớp là sét

trạng thái dẻo chảy đến chảy). Nằm phân bố hầu hết trên bề mặt vùng khảo sát,

chiều dày của lớp này từ 1,2 - 1,7 m.

− Lớp 2. Cát mịn màu xám xanh đen, trong lớp này có xen kẽ các phiến sét mỏng

nằm dưới lớp 1 đến hết độ sâu hố khoan, chưa phát hiện đáy lớp.

Qua kết quả khảo sát, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đất nền trong khu vực quy hoạch

có một số nhận xét như sau:

Trong phạm vi khảo sát, đất nền vùng Quy hoạch thuộc trầm tích Haloxen sông,

biển hỗn hợp hệ Đệ tứ, có hai lớp chủ yếu là:

+ Lớp bùn sét lẫn hữu cơ có tính nén lún lớn, sức chịu tải kém, tính thấm nước nhỏ.

Do vậy khi đắp đê, bờ bao rất dễ bị sạt lỡ, đồng thời nền đất sẽ bị lún khá lớn theo thời

gian.

+ Lớp bùn cát mịn xám đen có xen kẹp các phiến sét có tính nén lún và sức chịu tải

trung bình, tuy nhiên rất dễ bị biến loãng khi chịu ảnh hưởng động, lớp này có tính

thấm nuớc khá lớn nhưng nằm dưới lớp bùn sét. Vì vậy cần lưu ý, khi xây dựng hồ tích

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 14

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

trữ nước có mực nước cao hơn mực nước ngầm và đáy thấp hơn đáy lớp bùn sét cần

phải chú ý xử lý thấm cục bộ.

2.5. Đặc điểm khí hậu-thời tiết

Huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, pha

khí hậu đại dương. Có hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt, do chịu ảnh hưởng của

chế độ gió. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau rất ít mưa, chịu ảnh

hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mưa nhiều, chịu ảnh

hưởng của gió mùa Tây Nam. Khí hậu quanh năm nóng và ẩm, nhưng không ướt, độ

ẩm không khí đạt bình quân là 79,5%.

2.5.1. Chế độ gió

Hai mùa gió chính trong năm là Đông Bắc và Tây Nam.

− Gió mùa hạ: Gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam, thổi mạnh vào tháng 5 -

tháng 10 hàng năm, tốc độ trung bình 3 – 5 m/s có ảnh hường từ Tây Nam đến Tây -

Tây Nam, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi ẩm, thường kéo theo mưa lớn, và

làm tăng lưu lượng nước ngọt đổ ra biển và gây lũ lụt ở đầu nguồn.

− Gió mùa Đông: Thổi mạnh vào các tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là

gió Đông Bắc, tốc độ bình quân đạt 1 – 3 m/s, hướng gió này kết hợp với thủy triều làm

tăng khả năng thâm nhập triều vào sâu trong nội đồng, thời tiết khô hanh. Từ tháng 12

thịnh hành gió Bắc đến Đông Bắc, tốc độ bình quân cấp 2, thời tiết khô hanh. Trong các

tháng 1 và tháng 2 gió thổi từ Đông Bắc đến Đông Nam, tốc độ bình quân cấp 3 -4.

Trong các tháng 3 và tháng 4, hướng gió chính thổi từ Đông đến Đông Nam, tốc độ

bình quân cấp 3 - 4. Tốc độ gió trong năm không quá cấp 7 thời gian có gió mạnh

không nhiều, gió cấp 5 thường xảy ra vào các tháng 1 đến tháng 4. Hầu như ít có bão

xảy ra, tuy nhiên thường bị ảnh hưởng của bão biển Đông vào các tháng 11 đến tháng 1

năm sau.

2.5.2. Bão

Đồng bằng Nam Bộ nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất ít bão. Theo

thống kê từ những năm 1950 đến nay có khoảng 8 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển

Nam Bộ. Ngoài ra hàng năm vùng ven biển của thành phố Hồ Chí Minh thường bị ảnh

hưởng những cơn bão đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ và một số cơn bão ở ngoài khơi

vùng biển Nam Bộ gây ra gió mạnh. Thời gian bão hoạt động ở vùng biển Nam Bộ

phần lớn là vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm. Bão có sức gió yếu và ít gây mưa dữ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 15

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

dội như nhiều nơi khác, nhưng kèm nước dâng cao. Riêng vào năm 1997 cơn bão số 5

và năm 2006 cơn bão số 9 đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ với cường độ gió cấp 10 – 11 và

giật trên cấp 11 đã làm thiệt hại nặng nề về người và của trong khu vực có bão đi qua.

2.5.3. Chế độ nắng

Thành phố Hồ Chí Minh có tổng số giờ nắng trong năm 2008 khoảng 1.989,6 giờ,

tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, có 218,7 giờ, tháng thấp nhất là tháng 12 có

134,1 giờ thuộc vào loại vùng có giờ nắng cao nhất Nam Bộ.

2.5.4. Chế độ mưa

Theo tài liệu đo mưa của trạm thủy văn huyện Cần Giờ cho thấy: Cần Giờ thuộc

một trong những vùng ít mưa nhất của Nam Bộ. Lượng mưa trung bình nhiều năm của

huyện Cần Giờ chỉ có 1.264 mm/năm. Trong khi đó lượng mưa trong năm 2008 tại

trạm Tân Sơn Hòa là 1.813,1 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 với 331,2

mm, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 chỉ có 1,5 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng

5 đến tháng 10, chiếm 96- 98% lượng mưa cả năm.

Lượng mưa hàng năm tăng dần theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, từ 957 mm ở mũi

Cần Giờ tăng lên 1400 mm ở Tam Thôn Hiệp. Lượng mưa trung bình đạt 150 mm.

Tháng 7- tháng 10 có mưa lớn trên 200 mm. Mưa phân bố không đều trong năm, các

tháng 3 – tháng 5 thường xuất hiện các đợt khô hạn kéo dài 7-10 ngày.

2.5.5. Độ ẩm và bốc hơi

Độ ẩm không khí Cần Giờ thường cao hơn các nơi khác trong thành phố tới 4 - 8%

thời kỳ có độ ẩm cao thường trùng với mùa mưa. Độ ẩm mùa mưa khá cao, trung bình

78 - 83%. Mùa khô là 69-79%. Lượng bốc hơi mùa khô rất cao nên độ ẩm không khí

thấp. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhât là 83% năm vào tháng 8 - 9. Tháng 2 có độ ẩm

thấp nhất là 69%.Lượng bốc hơi bị chi phối bởi các yếu tố: nhiệt độ, thời gian nắng, vận tốc gió...

Mùa khô nắng nhiều, nhiệt độ cao, tốc độ gió mạnh lượng bốc hơi cao. Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1.427mm và lượng bốc hơi trung bình ngày là 3,3mm/ngày.2.5.6. Nhiệt độ không khí

Nhiệt đô không khí trung bình tương đối cao đều trong năm. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9oC tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 với 29,5oC tháng có nhiệt đô thấp nhất là tháng 12 với 26,9oC. Biên độ cao nhất là 2,6oC và thấp nhất là 0,9oC.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 16

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

2.5.7. Bức xạ mặt trờiBức xạ mặt trời là một trong những thành phần quan trọng của tài nguyên khí hậu và

quyết định sự biến đổi các yếu tố khí hậu khác. Việc khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý có hiệu quả là một trong những vấn đề cần đặt ra khi định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên đất – khí – nước vùng này.

Tổng lượng bức xạ dao động 10 - 14,2Kcal/cm2/tháng cho thấy: Lượng bức xạ có

hiệu ứng quang hợp dồi dào quanh năm, gấp gần 20 lần ngưỡng bức xạ tối thiểu cho

quá trình quang hợp của thực vật trong tự nhiên. Hàng năm, có khoảng 1.989 - 2000 giờ

nắng cao nhất vào tháng 3 là 216,7 giờ và tháng 7 là 218,7 giờ thấp nhất vào tháng 12 là

134,1 giờ và tháng 2 là 135,6 giờ.

2.6. Sông ngòi, chế độ thủy văn

2.6.1. Hệ thống sông ngòiCần Giờ là một huyện vùng ven ngoại thành, địa hình mang tính chất của rừng

ngập mặn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của của thủy triều biển Đông. Cần Giờ có 20 km chiều dài bờ biển (có một xã đảo Thạnh An) thuộc bờ biển Đông. Bờ biển bằng phẳng chủ yếu là cát bùn hoặc bùn cát, có 3 cửa sông đổ ra biển Đông; cửa Sông Soài Rạp, cửa sông Đồng Tranh, (đổ ra Vịnh Đồng Tranh), cửa sông Ngã Bảy (đổ ra vịnh Gành Rái). Có hai vịnh, Vịnh Đồng Tranh ở phía Tây Cần Giờ (giáp Gò Công Đông) và vịnh Gành Rái ở phía Đông Cần Giờ (giáp Vũng Tàu).

Các sông, rạch có mật độ phân bố khá dày, được nối với nhau thành một mạng lưới chằng chịt đổ ra biển Đông. Các nhánh sông đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, tùy theo khoảng cách xa hay gần với biển, với biên độ khá cao. 2.6.2. Chế độ thủy triều

Nằm sát bờ biển Đông, nên ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, đối với vùng quy hoạch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự cung cấp và thoát nước cho vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như việc xây dựng các công trình hỗ trợ cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Chế độ biển Đông Nam Bộ thuộc bán nhật triều không đều và có một số đặc điểm sau: - Trong ngày đêm, mực nước lên xuống 2 lần, hình thành 2 đỉnh và 2 chân triều không đều nhau về độ cao. Đỉnh triều chênh lệch nhau 0,2 - 0,4 m, chân triều chênh lệch nhau lớn hơn từ 1,0 - 2,5 m.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 17

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Biên độ triều hàng ngày đạt 2,9 - 3,4 m. Trong nhiều năm có thời điểm đạt tới 4,0 - 4,1m. Một biên độ triều dao động với thời gian khoảng 12,4 giờ, chu kỳ ngày đêm khoảng 24,8 giờ. - Trong một tháng có 2 chu kỳ triều. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng nửa tháng. Trong một chu kỳ nửa tháng có 3 - 5 ngày triều lên xuống mạnh gọi là kỳ nước cường, sau đó triều giảm dần trong 5 - 6 ngày, tiếp theo đó là 3 - 5 ngày triều lên xuống mạnh vào 2 thời điểm sau ngày trăng tròn và không trăng 2 - 3 ngày.

Trong năm, thủy triều mạnh vào các tháng 11 đến tháng một, mực nước đỉnh cao nhất đạt 4,1 m, triều yếu nhất vào các tháng 6 tháng 7, mực nước đỉnh thấp nhất là 0,2m.

2.7. Độ mặn và xâm nhập mặn Chế độ nước các sông như sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và

Sông Soài Rạp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các các vịnh như vịnh Đồng Tranh, vịnh Gành Rái dưới tác động của dòng triều biển Đông và lượng nuớc thượng nguồn của các sông đổ về, các sông, kênh, rạch đóng vai trò dẫn triều. Sự tương tác giữa nguồn nước biển do thủy triều mang vào với nguồn nước mưa tại chỗ và một lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về, đã tạo nên sự biến đổi của độ mặn rất phức tạp trong năm. Cần lưu ý một số đặc điểm của độ mặn các sông như sau:

Bảng 2. Địa điểm và độ mặn các tháng trong năm

Địa điểm Độ mặn ‰Tháng 5 - 11 Tháng 12 – 4

Cửa Soài Rạp 3 -10 11-28Sông Lòng Tàu 1- 10 5 -20Sông Đồng Tranh 10-20 10-30

Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa: mùa khô không mưa, nước sông, rạch bị nhiễm mặn nhiều. Ở cửa sông độ mặn xấp xỉ độ mặn nước biển. Trong nội địa độ mặn lớn nhất là 15 – 30 ‰ đạt giá trị cao nhất là vào tháng 2 đến tháng 4. Trong các tháng giữa mùa mưa do có lượng mưa tại chỗ và nước ngọt chảy về từ thượng nguồn đã làm giảm độ mặn nước sông cho tới ngọt hóa ở một số khu vực. - Khu 1: chịu sự chi phối mạnh mẽ của nước thượng nguồn từ hệ thống sông Vàm Cỏ và sông Đồng Nai (các động lực sông) nên độ mặn biến động mạnh theo mùa. Mùa mưa dao động 5,17 - 21,9‰ (trung bình: 10,45‰); mùa khô : 12,78 – 25,93‰. - Khu 2: Do chịu tác động mạnh của các động lực biển nên độ mặn cao hơn khu 1 và ít thay đổi theo mùa. Mùa mưa dao động 18,54 – 22,95‰, mùa khô: 21,32 – 32,45‰

Dao động hàng ngày của độ mặn nước sông, phù hợp với quy luật dao động của thủy triều, là chế độ bán nhật triều không đều, tương ứng với hai đỉnh triều và hai chân triều.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 18

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Trong tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém, là hai kỳ mặn lên cao và hai kỳ mặn xuống thấp hơn. Tuy nhiên vùng cửa sông vào mùa khô, do độ mặn rất cao nên quy luật dao động ngày và tháng của độ mặn theo dao động của thủy triều không ảnh hưởng nhiều. Thời gian xâm nhập mặn quyết định bởi mùa mưa chấm dứt sớm hoặc muộn và mùa mưa năm sau bắt đầu sớm hoặc muộn.

Vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng được giới hạn ở 4 xã phía Bắc huyện Cần Giờ bao gồm xã Lý Nhơn, xã Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông và xã Bình Khánh. Nguồn nước cung cấp cho vùng Quy hoạch lấy từ sông Soài Rạp và Sông Lòng Tàu, căn cứ vào các báo cáo điều tra chế độ thủy hóa trên địa bàn huyện hàng năm thì độ mặn giao động khá lớn từ 1 - 30‰ tùy theo mùa.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 19

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 20

Hình 2. Phân vùng theo pH sông rạch thành phố Hồ Chí Minh

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 21

Hình 3. Phân vùng chất lượng nước thành phố Hồ Chí Minh theo độ mặn

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1. Đánh giá về kinh tế thủy sản trong cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố theo giá trị thực tế năm 2008 là 290.390 tỷ

đồng, trong đó ngành nông - lâm và thủy sản là 3.799 tỷ đồng đạt 1,3%, công nghiệp là

133.603tỷ đồng đạt 46% và dịch vụ là 152.988 tỷ đồng đạt 52,7%. Giá trị sản xuất nông

lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2008 là 7.284.788 triệu đồng, ngành thủy sản chiếm

21,6% tương đương 1.571.063 triệu đồng. Đánh giá cơ cấu và giá trị sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến năm

2008 được thể hiện trên bảng 3 như sau:

Bảng 3. Cơ cấu và giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, Thủy sản

Năm Tổng sốTrong đó

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Giá trị sản xuất (triệu đồng)

1995 1.935.330 1.820.213 84.862 230.2552000 2.584.390 2.149.052 106.433 328.9052003 3.238.830 2.292.819 96.452 849.5592005 3.825.121 2.583.264 95.200 1.146.6572006 4.688.110 3.142.957 59.120 1.486.0332007 5.729.159 4.006.774 69.532 1.652.8532008 7.284.788 5.642.464 71.261 1.571.063

Cơ cấu (%)1995 100 83,7 4,4 11,92000 100 83,2 4,1 12,72003 100 70,8 3,0 26,22005 100 67,5 2,5 30,02006 100 67,0 1,3 31,72007 100 69,9 1,2 28,82008

100 77,5 1,0 21,6

Từ kết quả trên cho thấy cơ cấu trong ngành nông, lâm thủy sản thì ngành thủy sản

chiếm tỷ trọng 11,9%, năm 1995 có tốc độ tăng trưởng cao đạt 31,7%, năm 2006 và năm

2008 chiếm tỷ lệ 21,6%. Mặt khác giá trị sản xuất của ngành thủy sản liên tục tăng từ giá trị

230.255 triệu năm 1995 đã đạt giá trị 1.571.063 triệu đồng năm 2008. Mặt khác khi đánh giá

sản lượng và giá trị sản xuất năm 2008 tổng giá trị của ngành thủy sản đạt 1.571.063 triệu

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 22

*Nguồn Niên giám thống kê 2008

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

đồng trong đó ngành nuôi trồng chiếm tỷ trọng 81,14% (1.274.793 triệu đồng), đánh bắt

chiếm tỷ lệ 13,21% (207.560 triệu đồng) và dịch vụ thủy sản là 5,65% (88.710 triệu đồng).

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện cần Giờ

Cần Giờ là huyện ven biển theo đánh giá của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thì

đến hết năm 2009 trên toàn huyện có 5.515,96 ha nuôi tôm trong đó diện tích nuôi tôm

sú là: 4.720,36 ha, đạt sản lượng 3.060,34 tấn, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là:

795,6 ha, đạt sản lượng 3.432,35 tấn. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp năm 2009

đạt 713,993 tỷ đồng (tăng 17% so năm 2008) trong đó: trồng trọt 8,645 tỷ đồng, chiếm

tỷ trọng 1,21%; Chăn nuôi 8,257 tỷ đồng, chiếm 1,16%; Thủy sản 697,091 tỷ đồng,

chiếm 97,63%. Tổng sản lượng thủy sản huyện Cần Giờ năm 2009 đạt 31.241 tấn, trong

đó tôm các loại 10.191 tấn (tôm sú 3.060 tấn, tôm thẻ chân trắng 3.433 tấn), nhuyễn thể

3.300 tấn và 17.750 tấn hải sản khác. Như vậy về cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì thủy

sản chiếm 97,63% vì vậy có thể nói Cần Giờ là huyện trọng điểm về nuôi trồng thủy

sản nước mặn, lợ của thành phố.

3.3. Đánh giá về dân số, lao động và việc làm huyện Cần Giờ

Theo niên giám thống kê dân số huyện Cần Giờ tính đến 31/12/2008 là 69.545

người, mật độ dân số 99 người/km2 gồm các dân tộc Kinh (chiếm 80%), Khơ me và

Chăm, tỷ lệ sinh là 16,45%, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,95% tăng cơ học là 21,71% Đánh giá thực trạng lao động của huyện hiện nay còn ít, chủ yếu ở các xã là lao

động phổ thông, thiếu cán bộ khoa học-kỹ thuật có trình độ cao.Về cơ cấu và bố trí sử dụng: Đa số cán bộ có trình độ học vấn đều tập trung chủ yếu

ở các ngành giáo dục - đào tạo, y tế và quản lý nhà nước. Lao động làm việc trong các ao hồ là lao động phổ thông

Bảng 4. Tình hình lao động đang làm việc tại huyện Cần Giờ

NămLao động đang làm việc (người) Độ tuổi lao động giới thiệu việc làm (người)

Trung ương Địa phương Việc làm ổn định Làm việc tạm thời

2005 211.645 179.567 206.386 28.143

2006 222.613 181.338 210.874 28.756

2007 225.731 200.289 228.050 31.099

2008 227.751 207.829 205.251 72.586*Nguồn Niên giám thống kê 2008

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 23

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đa số hộ nông dân do điều kiện lao động khó khăn nên việc học hành còn hạn chế,

do các vùng dân cư phân tán, không tập trung nên việc nâng cao chất lượng lao động ở

huyện gặp nhiều khó khăn. Tình hình nguồn nhân lực còn kém do một số nguyên nhân sau:

− Điều kiện tự nhiên, giao thông không thuận tiện, dân cư phân tán.

− Điểm xuất phát về giáo dục, đào tạo của huyện thấp so với cả thành phố và các

tỉnh trong khu vực.

Lao động trong nuôi thủy sản. Số nhân khẩu trung bình trong hộ là 5,05 người/hộ

với số lao động gia đình là 3,3 người/hộ (trong đó lao động nam chiếm khoảng 60%,

còn lại là lực lượng lao động nữ). Số lao động tham gia nuôi thủy sản khoảng 70% số

lao động của hộ, với nguồn nhân lực này sẽ khá thuận lợi cho việc quản lý và chăm sóc

ao nuôi. Ngoài ra, việc nuôi tôm còn góp phần vào việc giải quyết một phần công ăn

việc làm cho lao động sẵn có ở địa phương.

Qua thực trạng dân số, lao động của vùng quy hoạch cho thấy đa phần là lao động

phổ thông, việc làm theo mùa vụ. Vì vậy trong quy hoạch cần nâng cao trình độ tay

nghề cho người lao động, cải tiến công nghệ, ngoài ra vùng Quy hoạch cần có chính

sách thu hút lao động có trình độ cao từ các quận nội thành để đóng góp nâng cao hiệu

quả của vùng quy hoạch nuôi tôm.

4. Đặc điểm nguồn lợi thuỷ sinh vật và thuỷ sản4.1. Đặc điểm thủy sinh vật

Thực vật nổiKết quả điều tra và đánh giá nguồn lợi thực vật nổi cho thấy có 101 loài tảo thuộc

3 ngành: Tảo khuê (Bacillariophyta); Tảo giáp (Phyrrophyta); Tảo lam (Cyanophyta). Trong đó tảo khuê chiếm 88%, Tảo lam 7% và Tảo giáp 5% tổng số loài.

Do tính chất tác động theo mùa của các quá trình động lực sông, biển thành phần loài tảo khá phong phú và có nguồn gốc từ vùng nước ngọt cho đến vùng biển khơi. Trong đó các loài thực vật nước lợ và nước mặn chiếm ưu thế.

Động vật nổiVề thành phần loài động vật nổi bước đầu đã xác định được 25 giống loài chủ yếu,

trong đó chiếm ưu thế là bọn giáp xác chân chèo nước lợ và nước biển hoặc trên ruộng muối. Động vật nổi thể hiện tính chất biến động và phân bố theo mùa tương đối rõ rệt, mà nguyên nhân chính là do biến động nồng độ muối.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 24

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Động vật đáyTheo kết quả điều tra đã xác định được hơn 101 loài sinh vật đáy, số loài nhiều

nhất là động vật thân mềm 48 loài (trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế đang được khai thác), Giáp xác có 27 giống loài, nhóm Giun nhiều tơ có 23 giống loài, ngành Da gai có 3 giống loài .v.v…

4.2. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên

Nguồn lợi giáp xác

- Nguồn lợi tôm biển: Theo thống kê cho thấy tôm biển phân bố tương đối tập trung ở

độ sâu lớn hơn 20-25m kéo ra ngoài khơi. Chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác là

tôm bạc và tôm đất. Sản lượng tôm sú thấp trong vùng độ sâu 30m, chúng thường phân

bố ở độ sâu trên 50m ở phía Bắc Cần Giờ, nơi có chất đáy là cát lẫn vỏ sò. Vào mùa

khô tôm thường tập trung ở vùng cách bờ 20 hải lý với độ sâu 20-25m, kích thước tôm

trung bình. Vào mùa mưa, tôm lớn di chuyển ra xa bờ với độ sâu lớn hơn 30m.

- Nguồn lợi tôm giống tự nhiên: Nguồn tôm giống tự nhiên của tôm biển chủ yếu là

các loài thuộc họ tôm he khá phong phú. Thành phần loài tôm giống với 24 loài, trong

đó họ tôm he chiếm 19 loài. Thành phần loài tôm giống ghi nhận được đặc trưng cho

vùng nước lợ, nhiễm mặn.

- Nguồn lợi tôm càng, con ruốc, Acetes, Lucifer, Alpheus, Artemia. Khảo sát điều tra

các thủy vực vùng ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ, đã thu được 8 loài thuộc nguồn lợi

tôm càng có số lượng tương đối lớn là: Tôm càng xanh, Tôm trứng, Tép bò, Tôm song

v.v... ngoài ra còn có các loài thủy sinh như Acetes, Lucifer, Alpheus, Artemia khá

phong phú và thích nghi với môi trường ven biển của rừng ngập mặn.

- Nguồn lợi cua: Các loài cua có giá trị kinh tế và xuất khẩu ở Cần Giờ là: cua xanh,

ghẹ xanh, ghẹ ba chấm, cua biển. Chúng phân bố ven biển, cửa sông và rừng ngập mặn.

Vùng ven biển có độ sâu nhỏ hơn 30m, độ mặn lớn hơn 20‰, thường đánh bắt được

cua có trọng lượng 20-350 gr, tỷ lệ cua mang trứng và thành thục sinh dục chiếm 75-

85% và tham gia sinh sản các tháng 6- 10 hàng năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 25

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Nguồn lợi nhuyễn thể

Vùng nghiên cứu các thành phần loài nhuyễn thể mang ý nghĩa kinh tế đặc sản

tương đối phong phú 10 loài thuộc loại chân đầu và 9 loài thuộc hai mảnh vỏ, chân

bụng, tuy nhiên số lượng và trữ lượng các đối tượng không lớn, biến động mạnh mẽ

dưới tác động khai thác sử dụng của con người. Mức độ khai thác tự nhiên của nguồn

lợi này đã và đang đạt tới giới hạn an toàn về sinh thái, sản lượng khai thác một số loài

có xu hướng giảm.

Nguồn lợi cá

Cũng như các nguồn lợi thủy sản khác, cá biển chiếm vị trí quan trọng trong nhu

cầu thực phẩm hàng ngày của cộng đồng dân cư huyện Cần Giờ. Sản lượng khai thác

các loại cá trong vài năm gần đây tuy có giảm, năm sau ít hơn năm trước nhưng vẫn còn

tương đối lớn trong năm 2008 đạt 14.404 tấn, trong đó khai thác ở vùng nước ven bờ

chiếm 60-70%. Vùng ven biển Cần Giờ có trên 360 loài cá, trong đó có trên 220 loài cá

gốc biển. Nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế khoảng trên 100 loài. Chủ yếu một số

loài có ý nghĩa kinh tế lớn thuộc về cá bạc má, cá thu, họ cá mối, họ cá hồng, cá chim

đen, cá nục, cá chỉ vàng …Ngoài ra có nhóm cá nước lợ: nhóm cá này chủ yếu nằm

vùng cửa sông rừng ngập mặn thích nghi với sự biến đổi mạnh về độ mặn (độ mặn từ 4-

25‰), thức ăn của chúng chủ yếu là mùn bã thực vật như cá nâu, cá dìa, cá măng, cá

đối, cá móm, cá bống đen …

Nhìn chung điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tại thành phố Hồ Chí

Minh nói chung và vùng quy hoạch huyện Cần Giờ nói riêng, khá thuận lợi cho việc

tăng trưởng và phát triển quanh năm của các loại động thực vật và các loài thủy sản.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với việc hình thành nhiều vùng sinh thái khác nhau

đã làm đa dạng hóa nguồn lợi thủy sản ở khu vực Nam Bộ, hình thành nhiều giống loài

đặc trưng cho khu vực. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch và phát triển

nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 26

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN CẦN GIỜ 2.1. Hiện trạng nuôi tôm từ 2005 – 2009

Nuôi tôm hiện nay vẫn là thế mạnh tại huyện Cần Giờ, tình hình nuôi, diện tích

nuôi và các mô hình nuôi tôm từ năm 2005 đến năm 2009 được thể hiện bảng 5 và bảng

6 như sau:

Bảng 5. Tình hình nuôi tôm ở huyện Cần Giờ từ Năm 2005- 2009

Nuôi tôm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số hộ 3.025 2.703 3.188 2.328 2.580

Diện tích nuôi(ha) 5.264,00 5.151,68 6.134,00 5.287,03 5.515,96

Sản lượng (tấn) 6.670 6.996,00 7.600,00 7.176 6.493Bảng 6. Mô hình nuôi và diện tích nuôi tôm của huyện Cần Giờ (năm 2005-2009)

NămTổng diện

tích (ha)

Mô hình nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng QCCT

(sinh thái)2005 5.264,00 799,2 722,00 1.459 2.283,8

2006 5.151,68 529,55 308,35 1.529,67 2.784,11

2007 6.134,00 849,0 851,0 1.650,00 2.784,00

2008 5.287,03 445,47 384,41 1.104,25 3.352,90

2009 5.515,96 540,62 552,40 1.070,04 3.352,90

Qua bảng trên cho thấy diện tích nuôi tôm từ 5.264 đến 6.134 ha. Khi đánh giá năng

suất bình quân trong nuôi tôm, tương ứng với các loại mô hình và từng loại tôm nuôi cho

thấy đối với tôm sú, trong mô hình nuôi ruộng năng suất chỉ đạt 1,17 tấn/ha, nhưng trong

mô hình nuôi thâm canh năng suất bình quân lên đến 4,78 tấn/ha, năng suất bình quân

trong mô hình nuôi bán thâm canh đạt 2,23 tấn/ha (phụ lục 6). Đối với đối tượng tôm thẻ,

trong mô hình nuôi ruộng chỉ đạt 2,04 tấn/ha, mô hình nuôi bán thâm canh đạt 2,48 tấn/ha,

trong khi đó mô hình nuôi thâm canh đạt 5,3 tấn/ha (phụ lục 8). Từ đó để phát triển nghề

nuôi tôm cần đẩy mạnh mô hình nuôi tôm thâm canh sẽ cho năng suất cao và ổn định.

Tình hình nuôi tôm tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 27

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Qua khảo sát đánh giá thực trạng nuôi tôm hiện nay tại các xã trong mùa vụ năm

2009 và tham khảo giá cố định năm 1994 có điều chỉnh giá của Sở Tài chính thì “giá cố

định tôm sú là 74.000 đồng/Kg” và “giá cố định tôm thẻ là 59.000 đồng/Kg” từ đó ta

có giá trị sản xuất năm 2009 của tôm sú và tôm thẻ được thể hiện trên bảng 7 và bảng 8Bảng 7. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của

tôm sú năm 2009

Tên đơn vịTổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố địnhSố hộ nuôi

DT nuôi (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Giá cố định (đ)

Thành tiền(Triệu đồng)

Bình Khánh 371 368,76 320,41 74.000 23.710,34An Thới Đông 760 1.486,87 1.219,85 74.000 90.268,9

Tam Thôn Hiệp 7 23,50 43,75 74.000 3.237,5Lý Nhơn 237 1684,53 904,12 74.000 66.904,88Long Hòa 119 576,00 284,81 74.000 21.075,94Thạnh An 148 555,70 275,05 74.000 20.353,7Cần Thạnh 14 25,00 12,35 74.000 913,9

Tổng cộng 1.656 4.720,36 3.060,34 226.465,16

Bảng 8. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất theo giá cố định của tôm thẻ chân trắng năm 2009

Tên đơn vị

Tổng diện tích, sản lượng hiệu quả kinh tế tính theo giá cố địnhSố hộ nuôi

DT nuôi (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Giá cố định (đ)

Thành tiền(Triệu đồng)

Bình Khánh 247 211,91 704,25 59.000 41.550,75An Thới Đông 395 378,37 1.408,00 59.000 83.072,0

Tam Thôn Hiệp 31 79,42 475,09 59.000 28.030,31Lý Nhơn 96 112,80 710,90 59.000 41.943,1Long Hòa 7 13,10 134,11 59.000 7.912,49Thạnh An 0 0,00 0,00 59.000 0,0Cần Thạnh 0 0,00 0,00 59.000 0,0

Tổng cộng 776 795,60 3.432,35 202.508,65

Như vậy với 1.656 số hộ nuôi trên diện tích là 4.720,36 ha đạt sản lượng 3.060,34

tấn tôm sú, doanh thu theo giá cố định là 226.465,16 triệu đồng. Nuôi tôm thẻ chân

trắng với 776 hộ thả nuôi trên diện tích 795,6 ha đạt sản lượng 3.432,35 tấn với doanh

thu theo giá cố định là 202.508,65 triệu đồng. Như vậy với diện tích nuôi tôm thẻ chân

trắng chỉ chiếm 16,85% so với diện tích nuôi tôm sú đã cho sản lượng 3.432,35 tấn cao

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 28

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

hơn so với tôm sú là 3.060,34 tấn và giá cố định của tôm thẻ 202.508,65 triệu đồng

trong khi giá cố định của tôm sú là 226.465,16 triệu đồng, do đó nuôi tôm thẻ sẽ có hiệu

quả hơn. Bảng 9. Hiện trạng các hộ nuôi tôm sú của huyện Cần Giờ năm 2009

Đơn vị Số hộnuôi

Tổng DT nuôi (Ha)

Số LG(Tr con)

Mô hình nuôi (ha)Thâm canh

Bán thâm canh Ruộng QCCT

Bình Khánh 371 368,76 55,06 13 65,49 290,27 0,00An Thới Đông 760 1.486,87 153,45 68,45 242,73 534,99 640,70Tam Thôn Hiệp 7 23,50 3,53 6,40 1,00 16,10 0,00

Lý Nhơn 237 1.684,53 78,19 5,90 32,03 90,40 1.556,20

Long Hòa 119 576,00 23,52 0,00 0,00 0,00 576,00

Thạnh An 148 555,70 23,11 0,00 0,00 0,70 555,00

Cần Thạnh 14 25,00 0,98 0,00 0,00 0,00 25,00

Tổng 4.720,36 337,84 93,75 341,25 932,46 3.352,90

Bảng 10. Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Cần Giờ năm 2009

Tên đơn vị Số hộnuôi

Tổng DT nuôi(ha)

Số lượng giống

(Triệu con)

Mô hình nuôi (ha)Thâm canh

Bán thâm canh Ruộng

Bình Khánh 247 211,91 97,86 64,11 72,15 75,65An Thới Đông 395 378,37 173,81 203,19 119,45 55,73Tam Thôn Hiệp 31 79,42 69,69 65,72 7,5 6,20Lý Nhơn 96 112,80 99,53 100,75 12,05 0,00Long Hòa 7 13,10 12,99 13,10 0,00 0,00

Tổng 795,60 453,88 446,87 211,15 137,58

Từ kết quả bảng 9 và bảng 10 cho thấy hiện trạng nuôi tôm hiện nay tại các xã của

huyện Cần Giờ, mô hình nuôi thâm canh đối với tôm sú là 93,75 ha chiếm 1,98% diện

tích nuôi. Mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng là 446,87 ha chiếm 56,16% diện

tích nuôi tôm thẻ. Thực trạng trên cho thấy người dân đã chủ động chuyển đổi diện tích

từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ và ao hồ sử dụng chủ yếu là nuôi tôm thẻ ở quy mô

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 29

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

thâm canh. Đây là cơ sở để chuyển đổi quy hoạch và là cơ sở tính toán đầu tư quy

hoạch ao hồ ở mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp.

2.2. Một số mô hình nuôi tôm hiện nay ở huyện Cần Giờ2. 2.1. Nuôi tôm kết hợp rừng sinh thái

Mô hình nuôi tôm truyền thống theo mô hình tôm kết hợp rừng ngập mặn, đây là sử dụng mặt nước tự nhiên kết hợp rừng để nuôi tôm sinh thái. Các đối tượng nuôi là tôm thẻ, tôm sú, tôm đất, tôm bạc. Diện tích tương đối lớn nên người dân không đầu tư thức ăn mà chủ yếu là quản lý và thu hoạch. Hình thức nuôi này đã có từ lâu ở các vùng duyên hải, trong đầm có mương nội đồng. Cứ 10-15 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước), năng suất đạt từ 0,15 - 0,25 tấn/ha/năm. Mặc dầu sản lượng không cao, nhưng ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nghèo, góp phần bảo vệ khu bảo tồn tự nhiên.2.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (Improve extensive) Nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến là lấy giống tôm thiên nhiên kết hợp với thả thêm con giống nhân tạo vào ao, đầm, mương. Mật độ nuôi từ 2-4 con/m2, cỡ tôm thả nuôi là 2-3cm/con (P15-P30) và có thể thả 2-4 đợt/năm tùy theo khả năng của từng nông hộ. Hàng ngày bổ sung thêm thức ăn và thay nước, năng suất trung bình 0,25-0,3tấn/ha/năm. Với kết quả khảo sát trong mùa khô năm 2009 cho thấy mật độ tôm giống tự nhiên thấp, vì vậy cần bổ sung giống nhân tạo. Mô hình nuôi quảng canh cải tiến là hình thức thích hợp để nâng cao sản lượng, đồng thời không tác động xấu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ 2.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh (Semiintensive)

Nuôi theo mô hình bán thâm canh được phát triển nhờ hệ thống ao đầm đã được đầu tư với một hàm lượng yếu tố công nghiệp như điện, cơ khí, thủy lợi nhất định, để chủ động cấp nước và xử lý nguồn nước như: hệ thống bơm, xử lý và khống chế môi trường. Mật độ nuôi bán thâm canh đối với tôm sú từ 10 đến 15con/m2 năng suất đạt 2,23 tấn/ha; đối với tôm thẻ mật độ từ 20 đến 60 con/m2 và năng suất đạt 2,48 tấn/ha 2.2.4. Nuôi tôm thâm canh (Intensive)

Mô hình nuôi tôm thâm canh, trong những năm gần đây tuy không tăng về diện tích nhưng vẫn duy trì nuôi cho cả hai đối tượng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng là khoảng 540,62 ha; năng suất nuôi tôm trung bình 5,3 tấn/ha. Đây là loại hình nuôi mà đòi hỏi vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật, quản lý, chăm sóc cao và chặt chẽ. Mô hình nuôi

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 30

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

này chỉ xây dựng ở những nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong sản xuất. Mật độ thả giống tôm sú từ 15-30 con/m2 và từ 80 – 100 con/m2

đối với tôm thẻ chân trắng. Sử dụng thức ăn công nghiệp trong hầu hết thời gian nuôi, hệ thống công trình nuôi được xây dựng đảm bảo, các ao nuôi có thể trải bạt ở đáy và bờ tùy theo địa hình vùng đất để giảm thất thoát nước và ngăn phèn. 2.2.5. Nuôi tôm ruộng

Là hình thức nuôi tôm luân canh với ruộng muối hoặc trên ruộng lúa chuyển đổi, mô hình này hiện nay đang triển khai tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ. Mô hình nuôi tôm trên ruộng tận dụng nguồn nước sẵn có để nuôi tôm, chủ yếu là tôm sú nhằm tận dụng diện tích đất để nuôi tôm, tăng hiệu quả sử dụng đất, năng suất 700-900kg/ha/năm.2.3. Hiện trạng môi trường Vùng nuôi trồng thủy sản

Chất lượng nước là yếu tố quyết định hàng đầu để xác định vùng nuôi tôm và lập

quy hoạch vùng nuôi. Chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản được đánh giá thông qua

các chỉ tiêu như hàm lượng chất hữu cơ có hiệu ứng dinh dưỡng, thời gian tái tạo hữu

cơ và các kim loại nặng. Theo đánh giá kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường và giám

sát dịch bệnh của Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hàng năm tại

các vùng nuôi tôm của huyện môi trường vùng nuôi tương đối ổn định. Kết quả quan

trắc tại bốn xã nuôi tôm vùng Quy hoạch được thể hiện bảng 11 sau.

Bảng 11. Quan trắc môi trường 4 xã vùng Quy hoạch

TT Các chỉ tiêu Xã Bình Khánh

Xã An Thới Đông

Xã Tam Thôn Hiệp

Xã Lý Nhơn

1 PH 6,9 - 7,0 7,0 - 7,1 7,3 7,0 - 7,22 Độ mặn (‰) 1 - 2 1 - 2 5 - 6 5 - 103 Độ đục (cm) 15 20 -25 30 25-304 Độ kiềm (mg/l) 26,5 – 33,0 34 43 – 50,5 35,5-645 Nhiệt độ(oC) 30,0 -30,4 30,1 – 30,5 29 - 30 30,0-30,16 NH4-N(mg/l) 0,10 – 0,30 0,08 – 0,11 0,07-0,11 0,05-0,117 DO (mg/l) 4,85 - 5,04 4,0 - 4,57 4,50 - 4,82 4,72-5,518 COD (mg/l) 3,0 – 8,64 3,0 – 3,60 3,28-10,24 3,12- 6,489 BOD (mg/l) 2,52- 3,84 2,64 – 3,14 1,64 – 2,40 3,10 – 5,42

10T. số Vibrio.spp (CFU/ml) 0,06x103 <10 <10 <10

11Vibrio.spp phát sang (CFU/ml) 0 0 0 0

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 31

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

*Nguồn Chi cục QL chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (tháng 8/2009)

Đánh giá chất lượng môi trường

Qua đánh giá phân tích nguồn nước của Chi cục hàng tháng, trong các năm gần

đây cho thấy chất lượng nước vùng Quy hoạch hiện nay vẫn phù hợp cho nuôi thủy sản

(so sánh với tiêu chuẩn QC10-BTNMT - Theo quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT). Chất

lượng nước giữa mùa khô và mùa mưa tuy khác nhau nhưng không nhiều, tuy nhiên độ

mặn trong mùa mưa giao động từ 1 - 10‰ trong khi mùa khô độ mặn cao hơn thường

từ 15 - 19‰

Hàm lượng các chất hữu cơ nằm trong giới hạn cho phép COD < 20 mg/l; BOD<

10mg/l; DO > 4 mg/l ; NH4-N(mg/l) < 0,5 mg/l và độ kiềm thấp hơn ngưỡng cho phép

(80-120mg/l). Hàm lượng oxy trong nuớc phù hợp cho môi trường nuôi thủy sản, tuy

nhiên khi nuôi thâm canh cần sử dụng hệ thống quạt nước nhất là vào mùa mưa khi

hàm lượng oxy hòa tan thấp.

Trong vùng quy hoạch nuôi tôm cần lưu ý vùng nước của các tuyến kênh ven sông

Soài Rạp nơi có độ mặn cao giáp với cửa biển (Lý Nhơn) thì độ kiềm, độ đục cao hơn

so với vùng có độ mặn thấp giáp sông Nhà Bè- Sài Gòn (Bình Khánh). Cần lưu ý thêm

vùng có lượng amonia và nitrite cao là các yếu tố bất lợi cho môi trường nuôi thủy sản.

2.4. Cơ sở hạ tầng vùng Quy hoạch2.4.1. Hệ thống thủy lợi

Cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng quy hoạch đã có sẵn theo đánh giá điều tra phụ lục 14

các xã vùng Quy hoạch: xã Tam Thôn Hiệp có các kênh rạch hiện hữu như rạch Mốc

Keo, rạch Bùn, rạch Mương Bồng có chiều dài từ 3.260 – 5.600 m; rộng từ 30 – 65m;

độ sâu 3 mét. Ngoài ra có các kênh N3; N4; N6 chiều dài từ 650- 2.100m bề rộng từ 12-

15 m và độ sâu 3 mét. Xã An Thới Đông với hệ thống kênh rạch hiện hữu gồm rạch Ba

Gầy, rạch Đôi đến rạch Mốc Keo; xã Lý Nhơn với Cống Vàm Sát, rạch Phong Thơ,

rạch Tắc Miếu, rạch Gốc Tre và hệ thống kênh 1 đến kênh 14; xã Bình Khánh kênh

rạch hiện hữu gồm rạch Đước, rạch Già Đỏ, rạch Xáng, rạch Lá, rạch Tắc Tây Đen với

chiều dài rạch từ 1.380 – 4.550 m, rộng từ 35 – 80m và độ sâu 4m.

Từ năm 2006 đến năm 2009 huyện Cần Giờ đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi để

phục vụ cho chương trình phát triển thủy sản tổng vốn đầu tư 34,92 tỷ đồng phục vụ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 32

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

trên diện tích 1.645 ha tập trung cho ba xã: Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp.

Trong đó chủ yếu là hệ thống kênh cấp 2, cấp 3. Theo báo cáo của UBND huyện Cần

Giờ các công trình thủy lợi đầu tư mới phục vụ nuôi thủy sản giai đọan 2006-2009 được

thể hiện bảng 12

Bảng 12. Các công trình thủy lợi đầu tư mới phục vụ nuôi thủy sản

(giai đoạn 2006-2009)

TT Tên công trình Địa điểm Vốn đầu tư (tr. Đồng)

Diện tích(ha)

Ghi chú

1 2 3 4 5 61 TLNTTS khu Gốc Tre Lý Nhơn 1.200 100

2 TLNTTS cống CT3 và CT5 Lý Nhơn 1.700 150

3 TLNTTS tiểu vùng 25 ha Lý Nhơn 1.200 30

4 TLNTTS nao vét kênh dọc Đồng Tròn

Lý Nhơn 700 300

5 TL 94 ha CĐSX giai đọan 1 Lý Nhơn 900 24

6 Công trình thủy lợi CPSĐ, cầu G.thông

Lý Nhơn 1.500 250

7 Công trình xây dựng cống CT1 (trên đê Soài Rạp)

Lý Nhơn 2.000 50

8 Nâng cấp đê bao sông Soài Rạp Lý Nhơn 1.900

9 Nâng cấp đê Gốc tre, xây dựng cầu giao thông ấp Lý Hòa Hiệp

Lý Nhơn 6.200

1 2 3 4 5 610 Nâng cấp đường đê thủy lợi các ấp Lý Nhơn 1.800

11 TLNTTS tiểu vùng 100ha Doi Lầu ATĐ

An Thới Đông 1.400 100

12 TLNTTS nạo vét kênh dọc đường ATĐ

An Thới Đông 200 25

13 TLNTTS 100ha Doi Lầu ATĐ An Thới Đông 4.960 300

14 TLNTTS An Nghĩa II ATĐ An Thới Đông 4.960 286

15 Nâng cấp đường Rạch Lá An Thới Đông 2.300

16 TLNTTS Mương Bồng xã TTH Tam Thôn Hiệp 1.000

17 Công trình nạo vét kênh N5 & N6 ấp An Lộc

Tam Thôn Hiệp 1.000

Tổng cộng 34.920 1.645

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 33

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Riêng xã Bình Khánh chưa được đầu tư mới, ngoài ra hệ thống kênh cấp 3 chưa

phát triển đủ đảm bảo cho công tác cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Nhìn

chung, hệ thống kênh cấp 2 trong vùng có cao trình tương đối cạn, chưa đủ sức tiêu

thoát nước lũ khi gặp lũ lớn cũng như cung cấp nguồn nước cho vùng. Hệ thống kênh

rạch hiện hữu ở các xã vùng Quy hoạch thường bị bồi lắng vì vậy cần được nạo vét lại

để đủ khả năng phục vụ cho vùng quy hoạch, phụ lục 15 là danh mục các kênh rạch

hiện hữu cần cải tạo nạo vét.

Đánh giá hệ thống công trình thủy lợi hiện tại cho thấy hệ thống thủy lợi phân bố

không đều, nhiều khu vực mật độ thấp, thường bị bồi lấp, khả năng cấp thoát nước còn

hạn chế, thiếu công trình đầu mối và công trình nội đồng. Chưa có hệ thống ngăn cách

giữa vùng sản xuất nông nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản. Chưa đáp ứng được yêu

cầu cho ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tăng năng suất vì vậy cần

phải nâng cấp và bổ sung thêm những công trình mới (phụ lục 16 các công trình thủy

lợi mới phục vụ Quy hoạch)

2.4.2. Hệ thống Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ huyện Cần Giờ khá đa dạng, phân bố đồng đều

khắp huyện, trong đó đường bê tông nhựa chiếm 46 %, đường bê tông xi măng chiếm

0,6 %, đường đá nhựa chiếm 14,8%, đường cấp phối 28,3%, đường đất 2,3% và các

loại đường khác chiếm 8,1 % trong tổng số đường huyện quản lý (Báo cáo quy hoạch

NNPTNTT phố đến năm 2020 và tầm nhìn 2025). Trong đó tuyến đường Rừng Sác -

Cần Giờ với tổng vốn đầu tư 1.420 tỷ đồng, Đề án nâng cấp, cải tạo và mở rộng đường

Rừng Sác với quy mô 6 làn xe, chiều dài hơn 36,5km, điểm đầu tuyến giáp bến phà

Bình Khánh, điểm cuối tại ngã tư 30/4 xã Long Hòa, công trình được mở rộng với qui

mô mặt đường rộng 30m, có lộ giới từ 40 - 120m, đây là tuyến giao thông chính nối

liền giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và huyện Cần Giờ.

Các tuyến đê bao kết hợp giao thông nông thôn và các khu vực sản xuất hầu hết

chưa phát triển, chỉ riêng khu vực xã Lý Nhơn hiện nay tuyến đê bao kết hợp giao

thông tương đối hoàn thiện, tuy nhiên cần phải tôn thêm từ 0,2 - 0,5m nhằm đảm bảo

cao trình vượt lũ nhất là trong điều kiện khí hậu biến đổi hiện nay.

Ngoài ra huyện còn có đường giao thông thủy, trong đó có hai sông lớn là sông

Lòng Tàu và sông Nhà Bè đảm bảo cho các phương tiện có tải trọng lớn lưu thông, số

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 34

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

sông, kênh rạch nhỏ còn lại chỉ đảm bảo cho các phương tiện tải nhỏ, tuy nhiên cần

phải nạo vét để đảm bảo tiêu thoát nước và kết hợp giao thông thủy (phụ lục 17 là tổng

hợp hệ thống giao thông phục vụ vùng nuôi)

2.4.3. Hệ thống Điện

Ngành điện của huyện Cần Giờ vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối ổn định, luôn

đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Tổng số

khách hàng và các hộ dân được mắc điện kế của điện lực Cần Giờ đạt 92,4 %, tương

ứng 14.692 hộ (chưa tính những hộ mắc nhờ qua điện kế tổng và 705 hộ sử dụng điện

Diesel ở Cù Lao Phú Lợi, xã Thạnh An). Đã nâng công suất Trạm điện An Nghĩa lên 16

MVA và xây dựng mới Trạm điện Long Hòa 16 MVA, đầu tư hạ thế phục vụ sản xuất,

sinh họat các khu vực sản xuất, Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư mới. Khảo sát lập kế

hoạch và triển khai hạ thế điện cho 7 khu dân cư, 9 khu vực sản xuất nuôi trồng thủy

sản (trong đó có 2 khu vực sản xuất tôm giống). Các công trình phát triển lưới điện

phục vụ nuôi thủy sản tại xã Bình Khánh có lưới điện rạch Bông Giếng, Trần Quang

Quờn; lưới điện rạch Ráng, Bình Lợi; lưới điện Ông Cả, Bình Trung: lưới điện Bà Hớn,

Rạch Chùa. Tại xã An thới Đông lưới điện đường nhà 9 Thiên, An Đông; lưới điện thủy

lợi Móc Keo; Xã Lý Nhơn có lưới điện từ nhà 4 Kính đến cống Gốc Tre và lưới điện

tiểu vùng 25ha để phục vụ nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Như vậy hệ

thống điện trong khu vực đề án đã có lưới điện, khi thực hiện đề án vùng nuôi cần đánh

giá mức độ và quy mô để lắp đặt trạm hạ thế phục vụ vùng Quy hoạch.

2.4.4. Thông tin liên lạc

Ngành bưu điện tiếp tục đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ, mở rộng hệ

thống bưu chính viễn thông nhất là các xã vùng sâu. Tổng số thuê bao điện thoại trên

địa bàn đạt 11.411 máy (trong đó thuê bao ngành Viễn thông 8.151 máy, thuê bao

ngành 3.260 máy), đạt 17 máy/100 hộ dân. Ngoài ra hệ thống liên lạc mobiphone,

vinaphone, viettel đang từng bước phủ sóng toàn bộ khu vực huyện đảm bảo thông tin

liên lạc liên tục và xuyên suốt khu vực.

Các dịch vụ khác như y tế, dịch vụ du lịch, dịch vụ giải trí, dịch vụ cung cấp hàng

hóa tiêu dùng, dịch vụ cung ứng hóa chất vật tư cho các khu nuôi công nghiệp bước đầu

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 35

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

đang phát triển và tương đối đồng bộ có thể cung cấp và phục vụ cho sự phát triển của

khu vực.

2.5. Dịch vụ phục vụ nuôi tôm2.5.1. Con giống và sản xuất thuần dưỡng giống

Trong năm 2009 trên địa bàn huyện Cần Giờ có 5 trại thuần dưỡng và 6 trại sản

xuất giống tôm sú, hàng năm đã cung cấp được 108 triệu con giống, trong đó có 24

triệu giống sú và 84 triệu giống thẻ chân trắng. Công suất trung bình của các trại từ 9 -

10 triệu Post larvae/năm. Ngoài ra khu thuần dưỡng giống Rạch Lá tuy đã được thành

phố đầu tư hạ tầng nhưng chưa triển khai giống theo thiết kế nên chưa phát huy được

nguồn giống tốt cho khu vực.

Nguồn giống thả nuôi của các hộ chủ yếu được mua từ các trại giống được sản

xuất tại địa phương, do nguồn cung cấp không đủ nhiều hộ nuôi phải nhập từ tỉnh lân

cận như Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận…nên chất lượng và số lượng con giống

thả cũng khác nhau. Đối với mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh thì chất lượng con

giống bước đầu được kiểm dịch và xét nghiệm mẫu với các bệnh như: bệnh đốm trắng,

bệnh còi, bệnh đầu vàng … mật độ thả con giống từ 15 - 30 con/m2 đối với tôm sú, đối

với tôm thẻ chân trắng mật độ thả từ 80 - 100 con/m2. Đối với các mô hình nuôi ruộng

và quảng canh cải tiến mật độ thả nuôi là 1 - 3 con/m2 và không xét nghiệm mẫu trước

khi đưa vào vùng nuôi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng

mầm bệnh lây lan cho các hộ nuôi xung quanh.

2.5.2. Hệ thống cung cấp thức ăn

Hiện tại huyện Cần Giờ có 21 cửa hàng thuốc thú y thủy sản: cung cấp thức ăn,

vật tư, thuốc, chế phẩm, xử lý môi trường được rải đều đến các điểm nuôi tôm. Đối với

mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh người nuôi sử dụng các loại thức ăn công

nghiệp dạng viên, tùy theo giai đoạn phát triển mà người nuôi sử dụng các loại kích cỡ

viên thức ăn cho phù hợp. Đối với mô hình quảng canh cải tiến, nuôi trên ruộng lúa thì

ngoài thức ăn công nghiệp một số hộ sử dụng thức ăn tươi sống và các phụ phẩm khác.

Hiện nay các nhà máy sản xuất và tiệu thụ thức ăn công nghiệp trên địa bàn thành

phố như nhà máy thức ăn An Phú, thức ăn CP Group, thức ăn Uni-President, Tomboy,

v.v….công suất trung bình các nhà máy từ 10 – 15 ngàn tấn/năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 36

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

2.5.3. Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh

Quan trắc cảnh báo môi trường

Theo kết quả khảo sát về quan trắc, đặc biệt Trạm quan trắc tại An Nghĩa bước

đầu đã giúp các nông hộ đánh giá biến động môi trường, độ mặn từ đó cảnh báo môi

trường và thả giống đúng định kỳ.

Thông qua quan trắc đã cảnh bao môi trường và đã kiểm tra phát hiện thấy có tới

trên 80% số hộ gặp phải về vấn đề bệnh tôm. Các loài bệnh thường gặp bệnh đốm trắng

(chiếm 15% số hộ 113/776 hộ nuôi), bệnh nhiễm khuẩn (chiếm 25% số hộ), tiếp theo là

bệnh đóng rong, bệnh đen mang và bệnh mềm vỏ. Các giai đoạn gặp phải các bệnh

trong khi nuôi được nông hộ xác nhận cho từng loại bệnh, tuy nhiên các loại bệnh

thường xảy ra vào các tháng nuôi thứ hai và thứ ba, ở các tháng nuôi thứ nhất và tháng

nuôi thứ tư ít gặp bệnh hơn.

Phòng chống dịch bệnh

Từ năm 2006 đến năm 2009 số giống kiểm dịch tại trại giống khoảng 1,4 tỷ con;

số giống kiểm dịch tại trạm kiểm dịch An Nghĩa là 94,3 triệu con. Công tác kiểm dịch

được huyện tăng cường thông qua việc thành lập các tổ kiểm soát giống lưu động, tái

kiểm dịch đối với các cơ sở thuần dưỡng giống trên địa bàn. Huyện đã tiến hành 243

đợt kiểm tra họat động của các trại thuần dưỡng giống và các cửa hàng kinh doanh vật

tư, thuốc thú y thủy sản.

Trong quá trình nuôi đối với các hộ nuôi cũng đã xuất hiện một số bệnh trên tôm

như bệnh đóng rong, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mềm vỏ, bệnh đen mang, bệnh đốm trắng

v.v…Khi gặp vấn đề bệnh tôm hầu hết các nông hộ không có biện pháp xử lý sớm và

hữu hiệu, một số hộ có xử lý nhưng không có tác dụng. Do đó công tác đào tạo khoa

học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phòng trị bệnh cho tôm, xử lý môi trường, tập huấn

cho vùng nuôi cần phải đặt lên hàng đầu trong khâu nuôi trồng thủy sản.

2.5.4. Công tác khuyến ngư

Công tác khuyến ngư Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến nông

thành phố, trạm kiểm dịch thủy sản Cần Giờ đã phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo,

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 37

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

hướng dẫn thủ tục và tập huấn nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng cho các hộ dân trên địa

bàn huyện. Tổ chức tham quan các mô hình nuôi tôm ngoài địa bàn để học hỏi kinh

nghiệm đối với các hộ nuôi cũng là một trong những nhân tố góp phần nâng cao năng suất

nuôi.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Cách tiếp cận về kỹ thuật của các nông hộ là thông qua báo, đài và hệ thống truyền

hình, bên cạnh đó việc cán bộ khuyến ngư, các công ty cung cấp các sản phẩm về giống

và thức ăn mở các lớp kỹ thuật nuôi thủy sản cho 719 lượt hộ dân và 4 cuộc hội thảo về

phòng bệnh tôm cho 600 lượt hộ dân trên địa bàn huyện.

Đánh giá về đầu tư của các nông hộ cho thấy mô hình nuôi công nghiệp với số

đầu tư cao trung bình 350 triệu đồng/ha/vụ, bán thâm canh là 100 triệu đồng/ha/vụ, các

mô hình còn lại khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. Quy mô nuôi nông hộ có quy mô nhỏ nhìn

chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và chưa chú trọng đổi mới khoa học công nghệ phục

vụ cho nuôi tôm.

Từ những đánh giá thực trạng trên về nuôi trồng thủy sản chúng tôi thấy cần phải

chuyển đổi mô hình nuôi sang nuôi thâm canh năng suất cao, tập trung phát triển công

nghệ nuôi, quản lý giống, quản lý vùng nuôi tôm, phòng và trị bệnh trong quá trình nuôi,

nhằm đem lại hiệu quả cho người nuôi và an tòan cho khu vực nuôi trồng thủy sản.

2.5.5. Cơ chế - chính sách hỗ trợ

Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ và phát triển nuôi trồng thủy

sản như: Quyết định 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các

chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ

tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009 – 2015;

Quyết định 142/2009/QĐ-TTg 31/12/2009 Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây

trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

Quyết định 132/2001/QĐ-TTg của TTCP về cơ chế tài chính thực hiện chương trình

phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng

làng nghề ở nông thôn.

Đặc biệt Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua chương trình hỗ

trợ khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố theo Quyết

định 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 và Quyết định 15/2009/QĐ-UBND ngày

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 38

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

10/2/2009 của UBND thành phố. Từ năm 2006 đến năm 2009 tại huyện Cần Giờ đã có

5.352 lượt hộ vay vốn tín dụng để sản xuất (chủ yếu nuôi thủy sản) được hỗ trợ với mức

kinh phí hỗ trợ gồm 7.400 triệu đồng trong năm 2006 và 5.900 triệu đồng năm 2007.

Riêng năm 2008 đã hỗ trợ vốn vay là 360.955 triệu đồng. Đồng thời UBND thành phố

còn hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản, hỗ trợ miễn giảm thuế đất đối với hộ nghèo, hỗ trợ

cho học tập nâng cao trình độ kỹ thuật viên thủy sản, kỹ năng khuyến nông , khuyến ngư cho

cán bộ xã .v.v…

2.5.6. Thị trường tiêu thụ - xúc tiến thương mại

Trên địa bàn huyện hiện nay có 20 cơ sở thu mua hải sản và chế biến thủy sản, và

một Trung tâm thủy sản thành phố là đầu mối tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đặt tại xã

Bình Khánh. Ngoài ra thành phố còn có các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản

đáp ứng việc tiêu thụ hàng hóa được sản xuất. Về thị trường nhu cầu sử dụng tôm thẻ

chân trắng còn sống phục vụ cho nhu cầu nhà hàng, chợ đầu mối Bình Điền, hệ thống

siêu thị và hệ thống bán lẻ các siêu thị, chợ tại các quận, phường của thành phố và các

địa phương trong cả nước. Ngoài ra theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt

Nam (VASEP) xuất khẩu tôm thẻ chân trắng năm 2009 đạt hơn 50.000 tấn, dự kiến

năm 2010 xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng sẽ tăng sản lượng gấp 3 lần so năm

2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng gấp đôi với giá trị từ 500 - 600

triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

3.1. Những lợi thế và thành tưu đạt được

- Thành phố hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam, là nơi tập trung

nhiều cơ quan nghiên cứu, trường đại học, hệ thống hạ tầng phát triển, tiềm năng đất,

nước, vật nuôi đa dạng phong phú, có nhiều nguồn lực, tốc độ tăng trưởng thành phố

đạt 11-12%. Nông nghiệp đô thị luôn được đầu tư đổi mới, quan hệ sản xuất tiếp tục

được củng cố theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, huyện Cần Giờ nói riêng ít chịu tác động trực

tiếp của bão lụt nên việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp có phần thuận lợi. Sự dao

động nhiệt giữa các mùa trong năm không lớn, đây cũng là điều kiện thuận lợi đế bố trí

các mùa vụ sản xuất có thể quanh năm.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 39

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Huyện Cần Giờ có hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện để phát triển nuôi thủy

sản. Với các cửa lạch, vịnh, sông rạch, diện tích rừng và đất chiếm khoảng 53,7%, diện

tích sông, rạch và mặt nước nội đồng chiếm 30,6% thuận lợi cho đầu tư thủy sản, nuôi ao,

đầm, nuôi lồng bè và xây dựng cảng bến cá, phục vụ phát triển kinh tế của thành phố..

- Do vị trí nuôi thủy sản thuộc thành phố là trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật

nên dễ thu hút công nghệ mới và phát huy ưu thế hạ tầng dịch vụ thương mại, ngân

hàng tài chính, đầu tư nước ngoài để phát triển thủy sản.

- Ngành thủy sản luôn được huyện Cần Giờ xác định là ngành mũi nhọn trong cơ cấu

kinh tế, với quan điểm, chủ trương nhất quán trong chính sách đầu tư phát triển, nên

thủy sản đã có tác động tích cực đến toàn bộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Trong phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Cần Giờ đã có trạm quan trắc, trạm kiểm

dịch thủy sản Cần Giờ, để đánh giá, xét nghiệm giống, môi trường, quản lý dịch bệnh

nhằm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cũng góp phần ổn định vùng

quy hoạch.

3.2. Những khó khăn hạn chế trong nuôi thủy sản

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thời tiết nắng nóng hoặc mưa nhiều đều

ảnh hưởng đến quá trình nuôi. Hiện tượng triều cường và biến đổi khí hậu đều ảnh

hưởng lớn đến quá trình nuôi và gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động nuôi trồng

thủy sản.

- Tình trạng đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, trong

khi hệ thống thoát nước, đường sá chưa được đầu tư đầy đủ để phục vụ cho sinh hoạt và

sản xuất, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí diễn ra trên diện rộng và

mức độ ngày càng gia tăng.

- Nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do sử dụng các phương pháp khai thác triệt để,

ô nhiễm nguồn nước, việc sử dụng các loại thuốc hóa chất dùng trị dịch bệnh, nước thải

từ các khu công nghiệp, khu dân cư chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi

trường đều ảnh hưởng đến các vùng nuôi thủy sản.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 40

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Hệ thống hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi triển khai thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh

như hệ thống công trình thủy lợi, điện, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Công tác quản lý về phát triển thủy sản chưa đáp ứng đủ nguồn giống sạch bệnh cung

cấp cho người dân, thị trường, giá cả tiêu thụ sản phẩm còn nhiều biến động gây khó

khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.

- Hệ thống công trình nuôi trồng thủy sản như ao nuôi, kênh cấp, ao lắng, ao xử lý chất

thải, chưa đồng bộ và hoàn chỉnh nên ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm. Hầu hết các hộ

nuôi nhỏ lẻ tự đầu tư đường dẫn nước cấp riêng, dẫn đến tình trạng thiếu tổ chức, làm

ảnh hưởng lẫn nhau. Các hệ thống xử lí nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập

trung chưa được xây dựng.

- Việc quản lý, kiểm soát chất lượng giống chỉ dừng lại ở kiểm dịch. Khu thuần dưỡng

giống Rạch Lá tuy đã được thành phố đầu tư hạ tầng nhưng chưa triển khai giống theo

thiết kế nên chưa phát huy được nguồn giống tốt cho khu vực.

- Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp còn ở mức thấp, nuôi thủy sản còn thói quen sản

xuất theo kinh nghiệm, ý thức cộng đồng trong quản lý sản xuất bền vững còn hạn chế

trong một bộ phận khá lớn nông, ngư dân.

- Các cộng đồng làm nghề nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư

và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản yếu kém. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn

hạn chế do quy mô sản xuất manh mún. Tác động của sự tăng trưởng kinh tế của ngành

đến đời sống của chính người lao động nghề cá còn ít, khoảng cách giàu nghèo trong

cộng đồng người nuôi trồng thuỷ sản còn lớn.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 41

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

PHẦN THỨ IINỘI DUNG QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

TẦM NHÌN 2025

I. MỘT SỐ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NUÔITheo những thông tin từ Tổ chức Nông lương Thế giới thấy rằng: Nguồn cung

thủy sản từ khai thác thủy sản tự nhiên đến sản lượng nuôi trồng kể cả nước mặn, nước

lợ, nước ngọt toàn cầu từ vài thập kỷ nay đang ở mức khoảng 140 triệu tấn và không có

xu hướng có thể tăng lên trong tương lai. Trong khi đó nuôi trồng thuỷ sản thế giới

trong mấy chục năm gần đây lại là ngành cung cấp thực phẩm có tốc độ nhanh nhất.

Năm 1950, mỗi nước chỉ đạt sản lượng chưa đầy một triệu tấn thì năm 2005 đạt gần 60

triệu tấn và chiếm 1/2 sản lượng thuỷ sản làm thực phẩm của Thế giới, đóng góp giá trị

khoảng 70,3 tỷ USD (FAO, 2008). Với đà tăng dân số, để đảm bảo đáp ứng đủ lượng

thủy sản bình quân đầu người như hiện nay, ít nhất sản lượng thủy sản cần phải tăng

thêm 40 triệu tấn trong 20 năm tới.

Trong sản lượng nuôi thủy sản thế giới, thì sản lượng nuôi từ biển chiếm 30,2 triệu

tấn (50,9%), nước ngọt 25,8 triệu tấn (43,4%), nuôi nước lợ 3,4 triệu tấn (5,7%). Trong

nuôi nước lợ thì tôm nuôi chiếm 63,1%, cá chiếm 34%. Đã có hơn 40% sản lượng thủy

sản trở thành hàng hoá buôn bán trao đổi quốc tế và giá trị xuất khẩu của thủy sản đã

vượt qua thịt, gia cầm, ngũ cốc, đậu tương và cà phê. Việc buôn bán hàng hoá thủy sản

hiện nay còn có tốc độ gia tăng nhanh hơn tốc độ sản xuất và gia tăng sản lượng. Trong

khi tốc độ gia tăng sản lượng chỉ đạt 3-6% năm thì tốc độ tăng trưởng thương mại thủy

sản toàn cầu đạt tới 8-10% năm. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu sẽ đạt đến 93 tỷ

USD vào năm 2009 và tiếp tục tăng trong những thập niên tới. Cùng với xuất khẩu, số

lượng các nhà nhập khẩu và các quốc gia nhập khẩu cũng tăng lên, trong số đó nhiều

nước hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Ba thị trường nhập khẩu hàng thủy sản lớn

nhất thế giới phải kể đến là EU (42,7%), Nhật Bản (16,6%) và Mỹ (15,2%). Ngoài ra

thị trường Trung quốc, Nga đang hứa hẹn nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ tăng cao trong

hai mươi năm tới.

Việt Nam là một quốc gia biển và với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với các

nguồn sinh thái đặc trưng là nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đây là nơi cung cấp

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 42

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

nguồn lợi đa dạng sinh học thủy sinh vật – yếu tố cơ bản để phát triển lâu dài ngành

nuôi trồng thủy sản và là một trong những tiền đề quan trọng để nước ta trở thành một

quốc gia có khả năng phát triển thủy sản mạnh.

Bên cạnh nguồn lợi hải sản, nuôi trồng thuỷ sản nước ta đã phát triển mạnh mẽ

trong phạm vi cả nước cả về diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng. Theo đánh giá

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngành thủy sản năm 2009 diện tích nuôi

đạt 1.008 ngàn ha, sản lượng nuôi thủy sản đạt 2.430,9 ngàn tấn, trong đó sản lượng

tôm là 381,7 ngàn tấn đứng thứ ba thế giới. Một phần lớn diện tích hoang hóa, canh tác

nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Từ năm 2005 đến

năm 2008, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên 4.574.900 tấn.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã đóng góp 50% tổng sản lượng thủy sản.

Trong suốt thập kỷ qua, xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức 18%/năm. Năm 2008

đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Trong

tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản, giá trị từ thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng.

Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 41,51%, đến năm

2008 giá trị sản phẩm thuỷ sản từ nuôi trồng chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch xuất

khẩu thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho

hàng triệu người, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với

các địa phương ven biển, hải đảo.

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006, từ năm

2001 đến năm 2006, số hộ nuôi thuỷ sản trong cả nước tăng từ 512.342 lên 692.197 hộ;

số lao động thủy sản năm 2006 là gần 1,4 triệu chiếm 4,56 % tổng số lao động nông

lâm nghiệp và thủy sản, tăng 1,11 % so với năm 2001 trong khi lao động nông nghiệp

giảm 10,39 %. Cơ cấu tỷ trọng trong nuôi trồng thủy sản sẽ có thay đổi trong những

năm tới. Phát triển thủy sản nước ta trong những năm tới sẽ đi vào chiều sâu là nuôi

thâm canh, năng suất cao, quản lý vùng nuôi, phát triển bền vững và an toàn vệ sinh

thực phẩm.

Theo số liệu của các cuộc điều tra về tiêu dùng thực phẩm, ước tính các sản phẩm

thuỷ sản cung cấp 50% lượng protein trong bữa ăn của người Việt Nam. Lượng tiêu

dùng các sản phẩm thuỷ sản tính trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vào năm 1990 lên

18,7 kg vào năm 2000 và 19,4 kg năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh theo điều dân số

ngày 1/4/2009 là 7.123.340 người, nếu tính nhu cầu sử dụng thực phẩm thủy sản hàng

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 43

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

năm thì cần từ 134,6 đến 139,6 ngàn tấn, trong đó chủ yếu sản phẩm có giá trị cao như

tôm, cua, cá… Dự kiến mức tăng dân số 1,8 – 2%/năm thì năm 2025 dân số thành phố

gần 10 triệu người sẽ cần nhu cầu thủy sản là 194 ngàn tấn/năm

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được du nhập

vào Việt Nam vào khoảng các năm 1997-2000. Kể từ đó, việc nuôi tôm chân trắng đã

phát triển nhanh. Lý do loài tôm chân trắng trở nên phổ biến là :1) Chúng dễ sinh sản và

thuần dưỡng; 2) Dễ nuôi ở mật độ cao; 3) Đòi hỏi hàm lượng protein trong thức ăn thấp

hơn so với tôm sú; 4) Chịu được nhiệt độ thấp và chịu được nước có chất lượng kém

hơn so với tôm sú. Tôm thẻ chân trắng nuôi thích hợp với mô hình đất cát pha hoặc

nuôi trải bạt, thời gian nuôi ngắn cho năng suất cao, chịu được độ mặn cao và có thể

nuôi được trong cả nước mặn, ngọt và lợ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy

sản Việt Nam (VASEP) dự báo: Xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng trong những

năm tới sẽ tăng sản lượng gấp 3 lần so năm 2009, lên 150.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu

cũng tăng gấp đôi với giá trị từ 500 - 600 triệu USD, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu

tôm cả nướcKhoa học công nghệ phát triển nhanh, nhất là công nghệ sinh học sẽ tác động vào

công nghệ nuôi, giống loài tạo hiệu quả kinh tế cao. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến nuôi tôm, cá sẽ được xử lý ngày càng triệt để hơn, thông tin thị trường sẽ nhanh và thuận lợi hơn giúp người nuôi nắm được yêu cầu của thị trường để có chính sách phát triển đúng.

Những tiến bộ công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nhất là tiến bộ trong sản xuất nhân tạo nhiều loại con giống, cung cấp sản lượng giống lớn các đối tượng nuôi chủ lực, phát triển công nghệ nuôi trồng thủy sản thương phẩm và sản xuất thức ăn thủy sản cũng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng.

Mặt khác công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh đất dùng cho nuôi trồng thủy sản sẽ giảm nhanh. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tòan cầu, thời tiết diễn biến phức tạp, mực nước biển dâng cao đều ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo dự báo của Phân Viện khí tượng Thủy văn Miền nam biến đổi khí hậu sẽ trực tiếp tác động vào huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. Tình hình dịch bệnh ở vật nuôi vẫn còn và luôn diễn biến phức tạp. Sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập kinh tế thề giới, các rào cản thương mại vẫn luôn gây khó dễ cho các nhà xuất khẩu. Cuộc khủng khỏang kinh tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước như thất nghiệp, sức cầu hàng hóa yếu, sản xuất chậm phát triển.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 44

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH2.1. Quan điểm - Quán triệt và thực hiện theo quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009

của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 43-

CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh theo nghị quyết số 26-

NQ/TW ngày 05/08/2008 của hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa X về việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Xác định nuôi trồng thủy sản là một ngành nông nghiệp có hiệu quả cao và có thể

nâng lên thành một ngành sản xuất nông nghiệp chính. Phát triển nuôi trồng theo hướng

thâm canh, hiện đại, hiệu quả và bền vững..

- Quy hoạch phải phù hợp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của huyện

Cần Giờ. Phù hợp với quy họach sản xuất ngành nông nghiệp và các quy hoạch khác.

Kết hợp chặt chẽ giữa nuôi thủy sản với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc

phòng an ninh của thành phố và phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông

thôn mới.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản. Tạo sự

tăng trưởng về kinh tế - xã hội của khu vực vùng Quy hoạch. Tạo công ăn việc làm,

tăng thu nhập cho người lao động.

- Sản phẩm của vùng Quy hoạch phải trở thành nguồn cung cấp cho tiêu dùng nội

địa thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nguồn nguyên liệu chính cho ngành công

nghiệp chế biến thủy sản phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu.

- Khuyến khích và phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và

ngoài nước tham gia đầu tư thủy sản. Sớm hình thành cụm sản xuất, chế biến và hậu

cần dịch vụ tập trung.

2.2. Mục tiêu của quy hoạchHình thành vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung theo hướng nuôi thâm canh,

ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Phát triển nghề

nuôi tôm thẻ chân trắng gắn liền với với bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông

thôn mới. Phân công lao động, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao mức sống

người nông dân. Góp phần tạo nguồn nguyên liệu có chất lượng ổn định, bảo đảm vệ

sinh, an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng cho thành phố, trong nước và xuất khẩu.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 45

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Mục tiêu cụ thể Phấn đấu giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 15,4%/năm; giai đoạn 2011- 2015

năng suất đạt 6 tấn/ha/vụ, sản lượng năm 2015 đạt 8.704,8 tấn; giai đoạn 2016-2020

năng suất đạt 7 tấn/ha/vụ tổng sản lượng năm 2020 đạt 16.102,8 tấn và đến năm 2025

năng suất đạt 8 tấn/ha/vụ sản lượng đạt 23.040 tấn; Giá trị sản xuất bình quân năm đạt

450 triệu đồng/ha/năm; năm 2020 giá trị sản xuất bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm,

đến năm 2025 đạt 600 triệu đồng/ha/năm. Góp phần thu nhập bình quân đầu người đến

năm 2020 đạt 4.500 USD/người/ năm và đến năm 2025 đạt 6.000 USD/người/năm

(mức bình quân toàn thành phố)

III. QUY HOẠCH VÙNG NÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 3.1. Phương án sử dụng đất

Đất đai là một tài nguyên có giá trị ngày càng gia tăng và việc sử dụng cũng đòi

hỏi phải có hiệu quả ngày càng cao. Khuynh hướng thị trường hiện nay sẽ thúc đẩy việc

chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi và quỹ đất cần được sử dụng một cách

hợp lý và hiệu quả.

Theo Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành

phố Hồ Chí Minh về việc “Phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông

thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2025” đã xác định đất nuôi

trồng thủy sản của huyện Cần Giờ đến năm 2015 là 6.890 ha và đến năm 2020 là 6.740

ha và đến đền năm 2025 diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ còn 6.000 ha. Điều đó chứng

tỏ sử dụng quỹ đất rất quan trọng. Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng theo

mô hình công nghiệp là một trong những yếu tố then chốt cho việc phát triển thủy sản

nói chung và vùng nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Hiện nay diện tích mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ

khoảng 795,60 ha, tập trung chủ yếu ở 4 xã phía bắc của huyện (An Thới Đông, Bình

Khánh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, xã Long Hòa khoảng 13,1 ha). Đây là vùng có tiềm

năng lớn để phát triển vùng nuôi tôm, nâng cao năng suất cho đối tượng tôm, trong khi

diện tích dùng cho nuôi tôm của 4 xã phía bắc là 5.515,96 ha năm 2009.

Theo quy hoạch tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2005 là

6.990 ha và đến năm 2009 diện tích nuôi trồng là 6.890 ha. Trong đó nuôi tôm chiếm

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 46

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

trên 70% diện tích và nuôi nhuyễn thể (nghêu, sò..) chiếm khoảng 25% diện tích, xu

hướng nuôi nhuyễn thể có thể giảm do quá trình triển khai các đề án lấn biển phục vụ

du lịch.

3.2. Lựa chọn phương ánKhi xây dựng các phương án sản xuất cần chú trọng đến diện tích mặt nước nuôi,

bố trí mô hình nuôi cho phù hợp, bảo đảm sản xuất bền vững. Đồng thời cũng cần chọn lựa phương án thích hợp và tối ưu cho vùng quy hoạch, nhằm phát triển ổn định sản xuất và đáp ứng được môi trường sinh thái cho toàn khu vực. Cơ sở lựa chọn: - Căn cứ vào diện tích đất quy hoạch dùng nuôi thủy sản trong Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. - Căn cứ vào thực tế hiện nay đang nuôi tôm thẻ chân trắng tại các xã phía bắc huyện Cần Giờ. - Căn cứ vào điều kiện sơ sở hạ tầng hội đủ điều kiện về thủy lợi, kênh mương và ao hồ thực tế hiện nay. - Tiêu chí chọn phương án: Quy mô đất, vốn đầu tư, sản lượng tôm thẻ, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất, giống, thức ăn để so sánh lựa chọn. Các phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện bảng sau:

Bảng 13. Quy hoạch sử dụng đất của các xã theo các phương án

TT Hạng mục2015 2020 2025

Diện tích đất Diện tích đất Diện tích đất1 PA 1 420 1.471 2.354

Tam Thôn Hiệp - 93 93Lý Nhơn - 450 1100An Thới Đông 420 728 961Bình Khánh - 200 200

2 PA 2 1.209 1.917 2.400Tam Thôn Hiệp 93 93 93Lý Nhơn 450 850 1100An Thới Đông 420 728 961Bình Khánh 246 246 246

3 PA 3 1.498 2.206 2.784Tam Thôn Hiệp 113 113 113Lý Nhơn 450 850 1.100An Thới Đông 420 728 1.056Bình Khánh 515 515 515

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 47

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Từ các phương án sử dụng đất căn cứ mô hình nuôi, số vụ nuôi xác định được sản

lượng tôm thu hoạch từng năm theo các phương án bảng 14 như sau.

Bảng 14. Quy hoạch sử dụng đất và sản lượng tôm theo các phương ánCác

phương án quy hoạch

2015 2020 Tầm nhìn 2025DT đất( Ha)

Sản lượng(tấn)

DT đất (Ha)

Sản lượng(tấn)

DT đất(Ha)

Sản lượng(tấn)

PA 1 420 3.024 1.471 12.356,4 2.354 22.589,4

PA 2 1.209 8.704,8 1.917 16.102,8 2400 23.040

PA 3 1.498 10.785,6 2.206 18.530,4 2784 26.726,4

Phương án 1 Là phương án sử dụng đất theo phương án một vùng nuôi cụ thể tại xã An Thới

Đông, đây là vùng hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng tương đối nhiều nhất so với các

vùng ở các xã khác. Có thủy lợi và giao thông tương đối đồng bộ. Vì vậy cần tập trung

đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh đạt hiệu quả cao, sử dụng quỹ đất hiệu quả, rồi

mới triển khai các điểm và vùng Quy hoạch khác nhau. Đánh giá phương án 1 cho thấy

nhu cầu lao động năm 2015 là 756 người chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động xã hội

của khu vực, sản lượng tôm đạt 3.024 tấn /năm chưa đáp ứng tiêu chí cung cấp thực

phẩm và nâng cao chất lượng vùng nông thôn ngoại thành đạt chuẩn theo quy định.

Phương án 2 Để khai thác diện tích mặt nước nuôi trồng một cách có hiệu quả trong thời kỳ

quy hoạch cũng như góp phần tăng sản lượng tôm thương phẩm cho thị trường trong

nước và xuất khẩu thì việc triển khai quy hoạch đồng bộ cho 4 xã là việc làm cần thiết.

Phương án này là tập trung triển khai các khu vực nuôi tại ba xã có diện tích nuôi tôm

thẻ lớn, có hạ tầng và hệ thống Thủy lợi tương đối đồng bộ.(Xã Lý Nhơn, Tam Thôn

Hiệp, An Thới Đông) mỗi xã một vùng nuôi đã có đầu tư cơ sở hạ tầng và công trình

thủy lợi tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra vùng diện tích 246ha tại xã Bình Khánh hệ

thống thủy lợi tuy chưa có nhưng trên địa bàn xã trong năm 2011 có chủ trương Quy

hoạch xây dựng vùng nông thôn mới. Vì vậy trong giai đoạn 2010-2015 triển khai quy

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 48

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

hoạch đồng bộ cho 4 xã là phù hợp với sự phát triển chung. Sau khi hoàn chỉnh giai

đoạn một triển khai các vùng nuôi còn lại theo giai đoạn đến năm 2020 diện tích nuôi

theo mô hình công nghiệp là 1.917ha và năm 2025 là 2.400ha.

Phương án 3Tập trung cho mô hình cả bốn xã đều quy hoạch nuôi tôm công nghiệp từ đó phát

triển tăng dần lên và nhu cầu năm 2025 sử dụng quy hoạch 2.784 ha theo đề nghị của

các xã. Phương án này cho thấy nhu cầu giống cao, lượng thức ăn lớn, sản lượng tạo ra

là trên 10.785 tấn tôm (2015) khả năng tiêu thụ và nhu cầu lao động cao cho vùng nuôi

chưa đáp ứng đủ. Kết quả đánh giá được so sánh ở bảng 15 như sau.

Bảng 15. So sánh chi phí cho các phương án sử dụng

Hạng mụcPA 1 PA 2 PA 3

2015 2020 2025 2015 2020 2025 2015 2020 20251 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Diện tích (ha) 420 1.471 2.354 1.209 1.917 2.400 1.498 2.206 2.784

Giống (tr. con/năm) 504 1.765,2 2.824,8 1.450,8 2.300,4 2.880 1.797,6 2.647,2 3.340,8

Thức ăn (Tấn/năm) 3.628,8 14.827,7 27.118 10.445.7 19.323,4 27.648 12.942,7 22.236,5 32.071,7

Sản lượng (Tấn/năm) 3.024 12.356,4 22.598,4 8.704,8 16.102,8 23.040 10.785,6 18.530,4 26.726,4

Lao động (3người/ha) 756 2.647 4.237 2.176 3.450 4.320 2.696 3.970 5.011

Vốn cố định (tr.đồng) 87.192 305.379 488.690 250.988 397.969 498.240 310.984 457.965 577.958

Vốn lưu động (tr. đ/vụ) 92.988 325.679,4 521.175,6 267.672,6 424.423,8 531.360 331.657,2 488.408,4 616.377,6

Qua đánh giá chi phí của ba phương án cho thấy phương án một thì diện tích nuôi

giai đọan đầu 420 ha, các chi phí đầu tư thấp, tuy nhiên không tận dụng được cơ sở hạ

tầng được đầu tư từ 2006- 2010. Chưa đáp ứng nguồn nguyên liệu cung cấp thực phẩm

cho thành phố, chưa đạt chuẩn tiêu chí của vùng nông thôn ngoại thành. Phương án ba

(PA3) đây phương án đầu tư đồng bộ cho cả bốn xã cùng một lúc nhưng với diện tích

quy hoạch tương đối lớn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đầu tư thủy lợi chưa đáp ứng với

thực tại, ngoài ra việc quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, và hệ thống giai thông

còn chưa xong , diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 là 2.206 ha và tầm nhìn 2025 là

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 49

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

2.784 ha là chiếm tỷ trọng cao chưa phù hợp với quy hoạch nuôi tôm thẻ phải cân đối

quy hoạch với tôm sú. Phương án hai (PA2) sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng đã được đầu

tư, đây là mô hình nuôi tôm đang triển khai tại các xã, kết hợp kinh nghiệm thực tiễn

nuôi nên hợp lý. So sánh đánh giá ở trên và điều kiện thực tế vùng nuôi đã xác định

được phương án hai (PA2) là tối ưu vì các lý do như sau:

PA2. Hội đủ điều kiện về thủy lợi, hạ tầng và đáp ứng được các mục tiêu phát triển

và tiêu chí nuôi về nhu cầu giống, thức ăn, nhu cầu lao động và sản lượng tôm cung cấp

cho thị trường trong giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2025.

PA 2. Phát huy được tính đồng nhất trong phương thức nuôi. Phát huy được lợi thế

cạnh cạnh trong nuôi trồng thủy sản của huyện Cần Giờ. Phù hợp với yêu cầu phát triển

của từng xã và phù hợp với quy hoạch chung của huyện Cần Giờ, phù hợp quy hoạch

sử dụng quỹ đất nuôi thủy sản, cũng như phù hợp với mô hình phát triển và xây dựng

nông thôn mới tại địa bàn. Ưu tiên lựa chọn PA2 để phù hợp trong thời kỳ quy hoạch,

đúng với sự phát triển chung cùa vùng.

Kết luận: Lựa chọn phương án quy hoạch PA2

3.3. Quy hoạch diện tích nuôi tôm thẻ chân trắngTừ kết quả lựa chọn phương án – Vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ thành phố Hồ Chí

Minh tại huyện Cần Giờ với diện tích nuôi tôm các xã theo bảng 16 như sau.

Bảng 16. Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh

Diện tích phân bố theo xã Đơn vị

Quy hoạchGiai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2016-2020

Tầm nhìn 2021- 2025

An Thới Đông Ha 420 308 233Lý Nhơn Ha 450 400 250Tam Thôn Hiệp Ha 93 - -Bình Khánh Ha 246 - -

Cộng Ha 1.209 708 483Tổng diện tích Ha 1.209 1.917 2.400

Vị trí địa điểm quy hoạch có vị trí thuận lợi về nguồn nước tốt, có hệ thống thủy

lợi đã được đầu tư bước đầu, có nhiều mô hình nuôi thủy sản nên có kinh nghiệm về

nuôi và quản lý các mô hình nuôi tôm. Do đó, định hướng sắp tới diện tích đất nuôi

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 50

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

trồng thủy sản sẽ không tăng, nhưng sẽ sản xuất tôm thẻ chân trắng tập trung, theo

hướng công nghiệp, sử dụng kỹ thuật nuôi thâm canh năng suất cao, hiệu quả và bền vững.

Các giai đọan quy hoạch được cụ thể hóa như sau:

Giai đoạn 1: Từ 2010 – 2015: Xây dựng 1.209 ha diên tích sản xuất nuôi tôm thẻ

chân trắng của bốn xã: Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, An Thới Đông và Bình Khánh thuộc

huyện Cần Giờ. Trong đó:

+ 93 ha diện tích thuộc xã Tam Thôn Hiệp nằm giữa hai ấp An Phước và Trần Hưng Đạo.

+ 450 ha diện tích thuộc xã Lý Nhơn, vùng này có vị trí từ khu dân cư ấp Lý Hòa Hiệp

đến Cống Đồng Tròn ấp Lý Thái Bửu.

+ 246 ha diện tích thuộc xã Bình Khánh vùng này có vị trí từ Kênh Rạch Đước đến Tắc

Tây Đen.

+ 420 ha diện tích thuộc xã An Thới Đông, vùng này có vị trí từ Tắc Bà Tư dọc theo

đường Lý Nhơn đến Kho Mắm Lớn (Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng 420 ha ở xã An

Thới Đông, thống nhất với các ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện Cần giờ không

chia nhỏ các vùng Quy hoạch, vẫn giữ nguyên vùng quy hoạch 420 Ha tại xã An Thới

Đông. Tuy nhiên khi đề án đi vào chi tiết triển khai thực hiện có thể tách thành hai tiêu

vùng Quy hoạch là: Khu Doi Lầu 320ha, khu Móc Keo Lớn, Móc Keo Nhỏ 100 ha)

Giai đoạn 2: Từ 2016 – 2020: Xây dựng 708 ha diện tích sản xuất nuôi tôm thẻ

chân trắng của hai xã: Lý Nhơn và An Thới Đông thuộc huyện Cần Giờ.

Trong đó:

+ 308 ha diện tích thuộc xã An Thới Đông bắt đầu từ đường vành đai đến phía phải

sông Kinh Ngay vòng về kho Mắm Lớn.

+ 400 ha diện tích thuộc xã Lý Nhơn, vùng Quy hoạch này có vị trí từ kênh Phong

Thơ giáp ranh xã An Thới Đông đến Cầu Vàm Sát.

Giai đoạn 3: Từ 2020 tầm nhìn 2025: Xây dựng 483 ha diện tích sản xuất nuôi

tôm thẻ chân trắng của hai xã Lý Nhơn, An Thới Đông thuộc huyện Cần Giờ.

Trong đó:

+ 233 ha diện tích thuộc xã An Thới Đông bắt đầu từ kênh bà Tổng cặp sông Soài

Rạp đến Doi Kiến Vàng.

+ 250 ha diện tích thuộc xã Lý Nhơn, vùng này có vị trí từ Tắc Miễu Ấp Lý Hòa Hiệp

đến đối diện cống Đồng Tròn.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 51

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Kết luận: Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm 4

xã phía bắc huyện Cần Giờ: An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh.

Giai đoạn 2020 diện tích quy hoạch 1.917 ha chiếm 28,44% so với quỹ đất dùng nuôi

trồng thủy sản (6.740 ha-là quỹ đất UBND giao nuôi thủy sản theo QĐ 5930/QĐ-

UBND). Giai đoạn 2025 diện tích quy hoạch 2.400 ha chiếm 40% so với quỹ đất dùng

nuôi trồng thủy sản (6.000 ha). Phương án phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện

Cần Giờ phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng

như các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

IV. NỘI DUNG ĐẦU TƯ4.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch4.1.1. Đầu tư về giao thông Đất giao thông

Giao thông là huyết mạch của nền kinh tế trong thời gian sắp tới, sẽ đặc biệt chú

trọng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển

giao thông nông thôn cả về đường thủy lẫn đường bộ để phát triển nông thôn, đưa nền

kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Phát triển giao thông gắn liền với phát triển thủy lợi. Đề nghị nâng cấp mở rộng

một số tuyến đường giao thông nông thôn có tính trọng yếu hiện nay không đủ đáp ứng

do mật độ giao thông ngày càng tăng.

Giai đoạn 2010 - 2015 Phương án phát triển giao thông khu vực đề án giai đoạn 2010 -2015

- Khu vực 93 ha xã Tam Thôn Hiệp

Dọc khu vực đề án có 3 tuyến đường BT 25-4 và tuyến BT 22-3, BT29-4, các

tuyến giao thông này chưa đảm bảo yêu cầu giao thông, vận chuyển trao đổi hàng hóa

trong khu vực quy hoạch. Vì vậy cần xây thêm tuyến đường bờ bao và 2 tuyến đường ngang

- Khu vực 420 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này chỉ có 1 tuyến đường giao thông chính dọc khu vực quy

hoạch đó là tuyến đường Lý Nhơn, do đó cần phải xây thêm tuyến giao thông dọc rạch

Kho Mắm Lớn đến đường Lý Nhơn và 3 tuyến giao thông ngang nối từ đường Lý Nhơn

với Đê bao dọc sông mới đảm bảo yêu cầu giao thông, vận chuyển trao đổi hàng hóa

trong khu vực đề án.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 52

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Khu vực 450 ha xã Lý Nhơn

Hệ thống giao thông khu vực này đã phát triển hoàn chỉnh, đảm bảo yêu cầu giao

thông, vận chuyển trao đổi hàng hóa trong khu vực. Trong vùng nuôi sẽ có 3 tuyến

đường nội bộ khu vực.

- Khu vực 246 ha xã Bình Khánh

Dọc khu vực đề án có tuyến đường chính cũng là trục giao thông chính của khu vực

huyện đó là tuyến đường Rừng Sác, với 2 tuyến đường bê tông nhựa liên xã. Để đáp

ứng cho khu vực đề án cần xây mới khoảng 3 tuyến đường ngang dọc kênh để vận

chuyển hàng hóa cho khu vực đề án.

Giai đoạn 2016 – 2020 - Khu vực 308 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này có tuyến giao thông chính là tuyến đường An Thới Đông và

các tuyến BT36-2 là tuyến chính của khu vực. Cần phải xây dựng mới 1 tuyến dọc bờ

Rạch Đồn đến đường An Thới Đông và 3 tuyến đường ngang dọc theo kênh Ngay,

kênh Hốc Quả Lớn và Rạch Bàu Thơ.

- Khu vực 400 ha xã Lý Nhơn

Hiện nay khu vực này có tuyến giao thông chính là tuyến đường Lý Nhơn và

tuyến đường giáp rạch Phong Thơ. Cần đầu tư xây thêm 4 tuyến giao thông nối từ bờ đê

cặp sông Soài Rạp đến đường Lý Nhơn.

Giai đoạn 2020 – 2025 - Khu vực 233 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này chưa có hệ thống giao thông , cần xây dựng mới hai tuyến

dọc kênh rạch Sâu và rạch Nốp, một tuyến ngang nối từ bờ rạch Lá sang tuyến đường

BT nhựa cặp kênh Bà Tổng hiện hữu, đồng thời xây tuyến đường bờ bao mới trong khu

vực qui hoạch.

- Khu vực 250 ha xã Lý Nhơn

Hiện nay khu vực này có tuyến giao thông chính là tuyến đường Lý Nhơn. Cần đầu

tư xây thêm 1 tuyến giao thông dọc Rạch Gốc Tre nhỏ và hai tuyến đường nội bộ trong

khu vực quy hoạch.

4.1.2. Đầu tư về Thủy lợi Đất thủy lợi

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 53

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác thủy lợi trong thời gian tới là:- Ngăn và chống lũ bảo vệ diện tích sản xuất và các mục đích dân sinh kinh tế khác.- Tạo nguồn nước cấp cho khu vực nuôi quy hoạch.- Tieâu nöôùc sau muøa luõ, tieâu nöôùc möa, tieâu nöôùc thải ñoái vôùi caùc vuøng saûn xuaát keå caû bôm tieâu baèng ñoäng löïc.- Kết hợp xây dựng đê bao là xây dựng hệ thống giao thông thủy - bộ.- Phục vụ các yêu cầu dân sinh - kinh tế.Các công trình thủy lợi

Do các đê bao kiêm dụng trục giao thông và được tính trong quỹ đất giao thông, đất thủy lợi (thực chất là các kênh và mặt nước chuyên dùng) sẽ tăng nhiều cụ thể từng loại công trình. Công trình kênh

Để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho toàn bộ diện tích canh tác và tiêu nước lũ trong thời gian tới đòi hỏi phải:

- Đào mới một số kênh nội đồng ở những vùng chưa có đủ nhất là khi thực hiện vùng bao chống lũ triệt để.

- Nạo vét hệ thống kênh cấp 2, cấp 3 đã bị bồi lắng hoặc qui mô chưa đạt yêu cầu đối với các vùng sản xuất.

Giai đoạn 2010 - 2015

- Khu vực 93 ha xã Tam Thôn Hiệp

Khu vực này hiện đã có 1 tuyến kênh mới có khả năng phục vụ cho quy hoạch,

vì vậy chỉ cần nạo vét tuyến kênh này và đào bổ sung thêm hai tuyến kênh mới để phục

vụ cho toàn khu vực này.

- Khu vực 420 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, ngoài việc nạo vét

toàn bộ các kênh rạch hiện hữu, chỉ cần mở rộng tuyến kênh chính từ sông Soài Rạp

đến sông Vàm Sát khu vực quy hoạch là đảm bảo cấp, thoát nước cho đề án.

- Khu vực 450 ha xã Lý Nhơn

Khu vực này hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, dọc ven sông Soài Rạp có 5

cống thủy lợi, dọc đường Lý Nhơn có 3 cống, đã có các kênh 1 đến kênh 14 cần nạo vét

và mở rộng hai tuyến kênh chính có cao trình tương đối cạn để phục vụ quy hoạch.

- Khu vực 246 ha xã Bình Khánh

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 54

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Hiện nay khu vực này tận dụng hai tuyến kênh hiện hữu là tuyến Rạch Cây Dừa và

Rạch Bà Đo. Ngoài ra cần bổ sung thêm ba tuyến kênh mới để cấp, thoát nước cho đề án

Giai đoạn 2016 – 2020

- Khu vực 308 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này tận dụng ba tuyến kênh hiện hữu là tuyến Rạch Bàu Thơ,

rạch Hỏa Nhỏ và Rạch Hỏa Lớn. Ngoài ra cần phải bổ sung thêm hai tuyến kênh mới để

cấp, thoát nước cho vùng nuôi.

- Khu vực 400 ha xã Lý Nhơn

Khu vực này hệ thống thủy lợi chủ yếu là sông rạch tự nhiên, đề nghị xây mới hai

tuyến chính thủy lợi từ sông Soài Rạp đến sông Vàm Sát và một tuyến kênh cắt ngang

từ kênh 1 đến kênh 4 để phục vụ vùng nuôi.

Giai đoạn 2020 – 2025

- Khu vực 233 ha xã An Thới Đông

Hiện nay khu vực này tận dụng bốn tuyến kênh hiện hữu là tuyến Rạch Sâu, Rạch

Bung Bông, Kênh Bà Tổng và Kênh N7. Quy hoạch vùng nuôi được tạo thành nhờ đào

mới kênh chính để tạo 3 phân khu ao nuôi để đảm bảo cấp thoát nước cho vùng nuôi.

- Khu vực 250 ha xã Lý Nhơn

Khu vực này hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, chỉ cần bổ sung thêm một

tuyến kênh mới để tiêu thoát nước cho khu vực.

Công trình đê bao

Hệ thống bờ bao xây dựng nhằm chống lũ triệt để cho đất nuôi tôm. Đối với những

vùng chưa có hệ thống đê bao chống lũ triệt để thì phải đắp mới, đối với những vùng đã

có đê bao nhưng chưa hoàn chỉnh thì phải tôn cao, củng cố cho hoàn chỉnh.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 55

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 17. Bảng tổng hợp hệ thống đê bao phục vụ vùng nuôiHệ thống đê bao giai đoạn đến 2015TT BỜ BAO L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3) Ghi chú1 Xã Tam Thôn Hiệp 18.750 37.500

Bờ bao kiểm soát lũ 3750 5 2 18750 37500 Xây mới2 Xã An Thới Đông 27.000 54.000

Bờ bao kiểm soát lũ 5400 5 2 27000 54000 Xây mới3 Xã Bình Khánh 8.500,00 17.000,00

Bờ bao kiểm soát lũ 1700 5 2 8500 17000 Xây mới4 Xã Lý Nhơn

Bờ bao kiểm soát lũHệ thống đê bao giai đoạn đến 2020TT BỜ BAO L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3) Ghi chú1 Xã An Thới Đông 21,750,00 43.500,00

Bờ bao kiểm soát lũ 4350 5 2 21750 43500 Xây mới2 Xã Lý Nhơn 13.750,00 27.500,00

Bờ bao kiểm soát lũ 2750 5 2 13750 27500 Xây mớiHệ thống đê bao giai đoạn đến 2025

TT BỜ BAO L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3)Ghi chú

1 Xã An Thới Đông 6.700,00 13.500,00Bờ bao kiểm soát lũ 6.700 13.500 Xây mới

2 Xã Lý Nhơn 9.300,00 18.600,00Bờ bao kiểm soát lũ 9.300 18.600 Xây mới

Công trình cống

Hệ thống cống dưới đê được xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát

nước cho nội đồng, đặc biệt là các vùng bao kiểm soát lũ triệt để. Bố trí mỗi vùng nuôi

hai cống để cấp và tiêu nước cho khu vực.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 56

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 18. Bảng tổng hợp hệ thống cống phục vụ vùng nuôi

Hệ thống cống giai đoạn đến 2015

TT CỐNG L (m) B (m) Ghi chú

1 Xã Tam Thôn Hiệp      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

2 Xã An Thới Đông      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

3 Xã Lý Nhơn      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

4 Xã Bình Khánh      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

Hệ thống cống giai đoạn đến 2020

TT CỐNG L (m) B (m) Ghi chú

1 Xã An Thới Đông      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

2 Xã Lý Nhơn      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

Hệ thống cống giai đoạn đến 2025

TT CỐNG L (m) B (m) Ghi chú

1 Xã An Thới Đông      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

2 Xã Lý Nhơn      

  Cống cửa 2 3 Xây mới

Công trình trạm bơm

Trạm bơm được xây dựng chủ yếu phục vụ tiêu nước cho các vùng bao khi không

thể thoát nước cho khu vực. Xây dựng cho mỗi vùng Quy hoạch một trạm bơm tiêu.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 57

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 19. Bảng tổng hợp hệ thống trạm bơm phục vụ vùng nuôi

Xem phụ lục 18

tổng hợp hệ thống thủy lợi cần nạo vét, xây mới các giai đoạn phục vụ vùng nuôi.

4.1.3. Đầu tư về điện Để phát triển hạ tầng và nguồn điện phục vụ vùng quy hoạch là ñöôøng ñieän

trung theá, haï theá, traïm bieán ñieän xaây döïng beâ toâng coát theùp. Ñieän phuïc vuï cho vuøng quy hoạch ñöôïc chia thaønh 04 heä thoáng ñeå tieän cho vieäc quaûn lyù vaø vaän haønh :

- Heä thoáng ñieän haï theá phuïc vuï cho caùc traïm bôm caáp vaø thoaùt.

- Heä thoáng ñieän haï theá phuïc vuï cho nuoâi.- Heä thoáng ñieän haï theá phuïc vuï cho saûn xuaát gioáng.- Heä thoáng ñieän haï theá phuïc vuï sinh hoaït treân vuøng döï

aùn. Hiện nay nguồn điện đã được cung cấp cho các vùng nuôi tôm của huyện Cần Giờ, nguồn điện cung cấp cho đề án cần đường dây trung thế vào các vùng quy hoạch là 4 km và dự kiến xây 4 trạm biến điện 1.000 KVA kinh phí là:+ Xây dựng đường dây trung thế là: 4 km x 800 triệu đồng/km = 3.200 triệu đồng

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 58

Hệ thống bơm giai đoạn đến 2015TT BƠM TIÊU Cái Ghi chú1 Xã Tam Thôn Hiệp      Trạm bơm 2 Xây mới2 Xã An Thới Đông      Trạm bơm 2 Xây mới3 Xã Lý Nhơn    

  Trạm bơm 2 Xây mới4 Xã Bình Khánh      Trạm bơm 2 Xây mới

Hệ thống bơm giai đoạn đến 2020TT BƠM TIÊU Cái Ghi chú1 Xã An Thới Đông      Trạm bơm 2 Xây mới2 Xã Lý Nhơn    

  Trạm bơm 2 Xây mớiHệ thống bơm giai đoạn đến 2025

TT BƠM TIÊU Cái Ghi chú1 Xã An Thới Đông      Trạm bơm 2 Xây mới2 Xã Lý Nhơn    

  Trạm bơm 2 Xây mới

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

+ Xây dựng 4 trạm biến áp 11-22/0,4 KV x 600 triệu đồng/trạm = 2.400 triệu đồngTổng dự kiến đầu tư về điện là 5.600 triệu đồng.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 59

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 20. Tổng hợp kinh phí hạ tầng cơ sở vùng Quy hoạchĐơn vị: triệu đồng

Hạng mụcĐơn giá

2015 2020 2025

TổngKhối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Xã Lý Nhơn 41.750 79.583 58.435 179.768 Hệ thống kênh/ (m3) -+ Xây mới 0,080 - 598.000 47.840 268.000 21.440 69.280+ Nạo vét 0,045 517.100 23.270 246.400 11.088 380.820 17.137 51.495Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 - - 27.500 3.575 18.600 2.418 5.993

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2 cái 2.400 2 cái 2.400 7.200 Hệ thống trạm bơm 5000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 30.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 23.400 4.680 23.400 4.680 25.200 5.040 14.400

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã An Thới Đông 94.563 83.349 73.386 251.298

Hệ thống kênh/ (m3)+ Xây mới 0,080 548.000 43.840 474.000 37.920 427.600 34.208 115.968+ Nạo vét 0,045 410.650 18.479 492.300 22.154 394.200 17.739 58.372Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 54.000 7.020 43.500 5.655 13.500 1.755 14.430

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2 cái 2.400 2 cái 2.400 7.200 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 30.000Hệ thống giao thông(m2) 0,200 57.120 11.424 26.100 5.220 36.420 7.284 23.928

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã Tam Thôn Hiệp 53.164 53.164

Hệ thống kênh/ (m3) - -+ Xây mới 0,080 305.500 24.440 24.440+ Nạo vét 0,045 128.100 5.765 5.765Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 37.500 4.875 4.875

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2.400 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 10.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 21.420 4.284 4.284

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã Bình Khánh 132.182 132.182

Hệ thống kênh/ (m3) -+ Xây mới 0,080 475.500 38.040 38.040+ Nạo vét 0,045 1.657.600 74.592 74.592Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 17.000 2.210 2.210

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2.400 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 10.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 17.700 3.540 3.540

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - 1.400Tổng đầu tư 321.659 162.932 131.821 616.412

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 60

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

4.2. Nhu cầu về con giống và thức ăn

4.2.1. Nhu cầu về con giống

Chất lượng con giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của việc nuôi tôm thương phẩm. Khi con giống có chất lượng cao, vận chuyên ít hao hụt, thích nghi tốt với môi trường mới. Nếu chuẩn bị vận chuyển con giống tới ao nuôi, cần quan tâm kỹ từng yếu tố như độ mặn, pH, nhiệt độ... Con giống chất lượng cao là giống phát triển đồng đều, màu sắc phù hợp với môi trường ương nuôi, khỏe không mang các mầm bệnh. Nhu cầu về giống của 4 xã vùng quy hoạch tôm thẻ chân trắng tăng thêm qua mỗi phân kỳ được trình bày ở bảng 21 sau.

Bảng 21. Nhu cầu tôm giống cho 4 xã vùng quy hoạch

Diện tích phân bố

theo xãĐơn vị

Quy hoạch

Năm 2015 Năm 2020 Tầm nhìnNăm 2025

An Thới Đông Triệu 504 873,6 1.153,2

Lý Nhơn Triệu 540 1.020 1.320

Tam Thôn Hiệp Triệu 111,6 111,6 111,6

Bình Khánh Triệu 295,2 295,2 295,2

Tổng cộng Triệu 1.450,8 2.300,4 2.880

Mật độ nuôi trung bình là 100 con/m2. Lượng tôm giống năm 2015 là 1.450,8 triệu

con, năm 2020 cần lượng giống 2.300,4 triệu con tôm thẻ và năm 2025 lượng tôm

giống thẻ là 2.880 triệu con.

Thực tế năm 2009 trên địa bàn huyện chỉ đạt khoảng 13% nhu cầu thả nuôi. Để

từng bước chủ động con giống cho vùng quy hoạch, phải tổ chức lại việc sản xuất giống

tôm thẻ. Nhằm chủ động nhu cầu con giống tại chỗ, cần đầu tư sản xuất con giống đáp

ứng nhu cầu giống từ 80 - 90% nghĩa là đến năm 2015 đạt sản lượng trên một tỷ con

giống và đạt trên 2,5 tỷ giống vào năm 2025.

4.2.2. Nhu cầu về thức ăn.

Nhu cầu thức ăn cho 4 xã vùng quy họach được tăng thêm qua từng phân kỳ tính theo hệ số chuyển đổi, diện tích mặt nước khoảng 60% diện tích quy hoạch và sản

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 61

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

lượng bình quân giai đoạn 2010- 2015 là 6 tấn/ha/vụ; giai đoạn 2016 -2020 là 7 tấn/ha/vụ và giai đoạn 2021 – 2025 là 8 tấn/ha/vụ, được trình bày ở bảng 22 sau:

Bảng 22. Nhu cầu thức ăn cho 4 xã vùng Quy hoạch (tấn)

Diện tích phân bố theo xã

Đơn vịQuy hoạch

Năm 2015 Năm 2020 Tầm nhìnNăm 2025

An Thới Đông Tấn 3.628,8 7.338,2 11.070,7

Lý Nhơn Tấn 3.888 8.568 12.672,0

Tam Thôn Hiệp Tấn 803,5 937,4 1.071,3

Bình Khánh Tấn 2.125,4 2.479,7 2.833,9

Tổng cộng Tấn 10.445,7 19.323,3 27.647,9

Như vậy lượng thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2015 cần 10.445,7 tấn; năm

2020 cần lượng thức ăn 19.323,3 tấn và tầm nhìn 2025 lượng thức ăn 27.647,9 tấn.

4.3. Đầu tư vùng nuôi tôm

4.3.1. Đầu tư ao hồ công trình nuôi

Căn cứ vào khối lượng và chi phí đầu tư được ước tính như sau:Bảng 23. Chi phí đầu tư cho một Ha mặt nước quy hoạch

TT Hạng mục công trình Khối lượng Đơn giá Thành tiền(tr đồng)

1 Đắp bờ ao nuôi 1.600 m3 0,075 120,0

2 Cống cấp thoát ao nuôi 2 cái 25,0 50,0

2 Cải tạo mặt bằng 10,0 10,0

3 Chi phí trải bạt 10.600 m2 0,010 106,0

4 Xây dựng nhà, kho chứa 30 m2 2,0 60,0

Tổng chi phí 346,0

Qua bảng 23 cho thấy chi phí đầu tư một ha mặt nước nuôi tôm mới cần nguồn

vốn 346 triệu đông/ha, đối với ao hồ có sẵn cần cải tạo lại chi phí thường chiếm 66,7%

so với đầu tư mới (230,8 triệu đồng) phụ lục 19

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 62

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

4.3.2. Nguồn vốn lưu động dùng nuôi tômCăn cứ vào thực tiển được đúc kết từ những mô hình nuôi hiện nay, trong mô

hình nuôi công nghiệp mật độ thả giống là 100con/m2, giá con giống theo thị trường hiện tại, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR = 1,2) cũng như các chi phí về đầu tư nhân công, thuốc hóa chất dùng phòng trị bệnh trong thời gian nuôi và các chi phí khác ta có thể tính được nguồn kinh phí cần dùng cho một hecta diện tích mặt nước nuôi.

Dựa vào mức giá cố định năm 1994 có điều chỉnh giá của sở Tài chính đối với tôm nguyên liệu cho đối tượng tôm thẻ chân trắng, với sản lượng trung bình 7tấn/ha, sau một vụ nuôi ta có thể tính được doanh thu cho một hecta diện tích mặt nước nuôi. Căn cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/ 7/ 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/ 2/ 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì những tổ chức cá nhân vay vốn tín dụng được ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi vay ở mức 70%, lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nườc công bố, phần chênh lệch với lãi suất thực vay hộ nông dân tự trả.

Dựa vào định mức vốn xây dựng cơ bản và trang thiết bị, vốn lưu động và định mức chi phí cho một tấn thành phẩm, xác định được nhu cầu vốn cho vùng quy hoạch theo bảng 24 sau:

Bảng 24. Vốn lưu động và hiệu quả kinh tế cho một Ha mặt nước nuôi/vụ

TT Hạng mục Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)A Vốn lưu động 369.000.0001 Giống 1.000.000con 45 45.000.0002 Thức ăn (FCR=1,2) 8.400kg 23.000 193.200.000

3 Công lao động 1kỹ thuất x 3th2 phụ x 3th

4.000.0003.000.000

12.000.00018.000.000

4 Thuốc hóa chất, vôi 25.000.0005 Nhiên liệu 25.000.0006 Vật mau hỏng 15.000.0007 Khấu hao 10%/năm 17.300.0008 Chi khác 14.000.0009 Lãi vay NH Nhà nước hỗ trợ 70% 12%/năm 4.500.000

Cộng 369.000.000B Tổng thu 59.000đ/kg 413.000.000C Lãi 44.000.000D Tỷ lệ lãi thuần(%) 11,9(%)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 63

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 24 cho thấy rõ các yếu tố về giống, thức ăn, công lao động cũng như cải tạo

ao, xử lý nước trong quá trình nuôi một ha tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp theo

quy định hiện nay. Để khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/2/2009 thành phố hỗ trợ người nuôi tối đa

70% với lãi suất ưu đãi 12%/năm hiệu quả kinh tế một ha mặt nước đạt tổng doanh thu

413 triệu/vụ với tổng tiền lời đạt 44 triệu đồng/vụ

4.4. Dự kiến các đề án đầu tư phục vụ Quy hoạch

- Quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tâp trung khi đề án được duyệt

- Xây dựng đề án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi

- Đề án sản xuất giống tôm thẻ chất lượng cao, sạch bệnh. Địa điểm tại Hàu Võ,

huyện Cần Giờ.

- Đề án nuôi tôm thẻ thâm canh, bền vững

- Đề án quản lý cộng đồng nghề nuôi tôm

4.5. Dự kiến nguồn vốn đầu tư

4.5.1. Vốn đầu tư hạ tầng vùng quy hoạch

Từ kết quả bảng 20 trên ta có thể tổng hợp nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các

xã vùng quy hoạch theo giai đoạn bảng 25 sau:

Bảng 25. Dự kiến nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở vùng Quy hoạchĐơn vị: triệu đồng

TT Địa điểm đầu tư Giai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2016- 2020

Giai đoạn2021- 2025 Tổng

1 Xã Lý Nhơn 41.750 79.583 58.435 179.768

2 Xã An Thới Đông 94.563 83.349 73.386 251.298

3 Xã Tam Thôn Hiệp 53.164 53.164

4 Xã Bình Khánh 132.182 132.182Tổng Chi phí 321.659 162.932 131.821 616.412

4.5.2. Vốn đầu tư vùng nuôi tôm Vốn đầu tư cho vùng nuôi tôm bao gồm vốn đầu tư cho công trình hạ tầng vùng

nuôi gồm đầu tư về ao nuôi thường chiếm 60% tổng diện tích; các công trình phục vụ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 64

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

như: ao chứa lắng, ao xử lý, công trình kênh mương tiêu và thoát trong hệ thống nuôi

chiếm 25%; Các công trình đường, công trình phụ chiếm 15% (phụ lục 19). Như vậy ta

có diện tích mặt nước ao nuôi tôm, kết hợp bảng 21 chi phí đầu tư cho một ha mặt nước

nuôi là 346 triệu đồng/ha và chi phí cải tạo mặt nước ao hồ chiếm 66,7% so với đầu tư

mới (230,8 triệu đồng/ha).

Căn cứ định mức vốn lưu động bảng 24 bao gồm đầu tư giống, thức ăn, lao động,

điện, nước và khấu hao chí phí vốn lưu động là 369 triệu đồng/ha. Căn cứ hiện trạng

thực tế và diện tích đất quy hoạch bảng 13 ta sẽ xác định được nguồn vốn đầu tư hạ

tầng ao hồ và vốn dùng nuôi tôm được tính cho hai vụ/năm được thể hiện bảng 26 sau.

Bảng 26. Nhu cầu vốn đầu tư ao hồ và đầu tư nuôi tôm vùng quy hoạchĐơn vị: triệu đồng

TT Hạng mụcNăm 2015 Năm 2020 Tầm nhìn 2025

Diện tích

Nhu cầu vốn Diện tích Nhu cầu

vốn Diện tích Nhu cầu vốn

I Vốn đầu tư 1.209 368.352,7 1.917,0 244.968 2.400,0 167.118,0

1 Chí phí đầu tư ao nuôi mới 775,3 268.253,8 708,0 244.968 483,0 167.118,0

2 Chi phí cải tạo ao đã nuôi 433,7 100.098,9 - -

3 Diện tích đã đầu tư - - 1.209,0 - 1.917,0 -

II Vốn lưu động 1.209 535.345,2 1.917 848.847,6 2.400,0 1.062.720,0III Tổng vốn (I+II) 903.697,9 1.093.815,6 1.229.838,0

4.5.3. Dự kiến đền bù giải tỏa.

Khi giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông và hệ thống đê bao của vùng

nuôi. Đơn giá đền bù căn cứ luật đất đai ban hành năm 2003, Nghị định số

69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy định sử dụng

đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đơn giá đền bù năm 2010 tại

huyện Cần Giờ là giá bồi thường đất nông nghiệp trồng cây hằng năm vị trí không mặt

tiền đường là 137.000 đồng/m2 và mặt tiền đường là 205.000 đồng/m2. Ở đây chọn đơn

giá đền bù là 205.000 đồng/m2 để tính chi phí đền bù và đơn giá này có thể thay đổi

hàng năm theo quy định của UBND thành phố.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 65

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 27. Dự kiến đền bù giải tỏa khi giải phóng mặt bằng

Địa điểmGiai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Tầm nhìn 2021-2025

DT (m2) Đơn giá(tr.đồng)

Thành tiền (tr.đồng)

DT (m2) Đơn giá(tr.đồng)

Thành tiền (tr.đồng)

DT (m2) Đơn giá(tr.đồng)

Thành tiền (tr.đồng)

Tam Thôn Hiệp 40.170 0,205 8.234,85An Thới Đông 84.120 0,205 17.244,6 47.850 0,205 9.809,25 43.120 0,205 8.839,6Lý Nhơn 23.400 0,205 4.797,0 37.150 0,205 7.615,75 34.500 0,205 7.072,5Bình Khánh 26.200 0,205 5.371,0Tổng cộng 173.890 35.647,45 85.000 17.425,0 77.620 15.912,1

4.5.4. Dự kiến nguồn vốn dự phòng. Căn cứ NghÞ ®Þnh sè 99/2007/N§-CP ngµy 13/6/2007 cña ChÝnh phñ vÒ Qu¶n lý chi phÝ ®Çu t x©y dùng c«ng tr×nh và thông tư số

05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi

phí đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của thủ tường chính phù

về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và thông tư số 02/2011/TT-BXD ngày

22/2/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ Quyết định số 196/QĐ-BXD ngày 23/2/2011 của Bộ Xây dựng về chỉ số

giá xây dựng quí 4 và năm 2010.

Đề án có thời gian thực hiện trên hai năm chi phí dự phòng được tính bằng hai yếu

tố: yếu tố khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2

+ Dự phòng khối lượng công việc phát sinh:

GDP1= (GXDHT+GGPMB+GAH+GK) x 5%+ Dự phòng do yếu tố trượt giá:

GDP2= ( V’- LVay) x ( IXDbq±± ∆XD)

Bảng 28. Dự phòng khối lượng và trượt giá cho các giai đoạn đề ánLoại vốn dự

phòngGiai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Tầm nhìn 2021-2025

GDP1 36.282,9 21.266,3 15.742.6

GDP2 108.848,9 63.798,7 47.227,6

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 66

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

GDP= GDP1 + GDP2 145.131,8 85.065,0 62.970,2

4.5.5. Tổng hợp nguồn vốn cho các giai đoạn đề án.

Tổng hợp các nguồn vốn ta có tổng nguồn vốn đầu tư các giai đọan quy hoạch theo

bảng 29 sau

Bảng 29. Tổng nguồn vốn cho các giai đoạn quy hoạch Đơn vị: triệu đồng

TT Nguồn vốn 2010-2015 2016 -2020 2021-2025 Tổng

I Vốn ngân sách 428.767,7 216.428,4 177.279,7 822.475,8

1 Đầu tư hạ tầng 321.659,0 162.932,0 131.821,0 616.412,0

2 Đền bù giải tỏa 35.647,4 17.425,0 15.912,1 68.984,5

3 Vốn dự phòng 71.461,3 36.071,4 29.546,6 137.079,3

II Vốn doanh nghiệp, tư nhân 977.368,4 1.142.809,2 1.263.261,6 3.383.439,2

1 Đầu tư ao hồ nuôi 368.352,7 244.968,0 167.118,0 780.438,7

2 Vốn dự phòng 73.670,5 48.993,6 33.423,6 156.087,7

2 Vốn lưu động 535.345,2 848.847,6 1.062.720,0 2.446.912,8

Từ kết quả trên cho thấy nguồn vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng là 616.412 triệu

đồng, đền bù giải tỏa 68.984,5 triệu đồng; vốn dự phòng là 137.079,3 trong đó giai

đoạn 2011 – 2015 là 428.767,7 triệu đồng; Giai đoạn 2016 – 2020 là 216.428,4 triệu

đồng; Giai đoạn 2021 – 2025 là 177.279,7 triệu đồng. Vốn doanh nghiệp, tư nhân đầu

tư cho vùng nuôi tôm giai đoạn 2011 – 2015 là 977.368,4 triệu đồng; Giai đoạn 2016 –

2020 là 1.142809,2 triệu đồng; giai đọan 2021 – 2025 là 1.263.261,6 triệu đồng bảng

phân kỳ nguồn vốn như sau

Từ nguồn vốn đầu tư cho các giai đoạn, dự kiến phân kỳ nguồn vốn ngân sách hàng

năm cho quy hoạch và triển khai vùng nuôi theo bảng 30 sau.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 67

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Bảng 30. Dự kiến phân kỳ nguồn vốn ngân sách hàng năm cho hạ tầng quy hoạchTT Năm Nguồn vốn

(triệu đồng)Tỷ lệ vốn

Nội dung thực hiện

I GIAI ĐOẠN 1 (2011-2015)

1 Năm 2011 64.315,155 15% + Quy hoạch chi tiết cho các phân khu nuôi+ Lập đề án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, dự toán thi

công, mời thầu, hạ tầng giai đoạn 1+ Đền bù, giải phóng mặt bằng

2 Năm 2012 171.507,08 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi3 Năm 2013 171.507,08 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi4 Năm 2014 21.438,385 5% + Thanh toán khối lượng năm trước

+ Quyết toán nghiệm thu công trình5 Năm 2015 - + Đánh giá tổng kết giai đọan 1

+ Chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 (có nghiên cứu điều chỉnh phù hợp)

II GIAI ĐOẠN 2 (2016-2020)

1 Năm 2016 21.642,84 10% + Quy hoạch chi tiết cho các phân khu nuôi+ Lập đề án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán thi

công, mời thầu, hạ tầng giai đoạn 2+ Đền bù, giải phóng mặt bằng

2 Năm 2017 86.571,36 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi3 Năm 2018 86.571,36 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi4 Năm 2019 21.642,84 10% + Thanh toán khối lượng năm trước

+ Quyết toán nghiệm thu công trình5 Năm 2020 - + Đánh giá tổng kết giai đọan 2

+ Chuẩn bị triển khai giai đoạn 3 (có nghiên cứu điều chỉnh phù hợp)

III GIAI ĐOẠN 3 (2021-2025)

1 Năm 2021 26.591,955 15% + Quy hoạch chi tiết cho các phân khu nuôi+ Lập đề án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán thi

công, mời thầu, hạ tầng giai đoạn 3+ Đền bù, giải phóng mặt bằng

2 Năm 2022 70.911,88 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi3 Năm 2023 70.911,88 40% + Thi công hạ tầng vùng nuôi4 Năm 2024 8.863,985 5% + Thanh toán khối lượng năm trước

+ Quyết toán nghiệm thu công trình5 Năm 2025 - + Đánh giá tổng kết

Để thực hiện Quy hoạch vùng nuôi tôm ngoài vốn ngân sách đầu tư hạ tầng, cần

nguồn vốn đầu tư ao hồ vùng nuôi và vốn lưu động dùng nuôi tôm qua các vụ, nguồn

vốn này sẽ do các hộ nuôi, các doanh nghiệp đầu tư song song với triển khai hạ tầng.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 68

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

PHẦN III

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH1.1. Giải pháp về công nghệ và điều kiện hạ tầng vùng nuôi1.1.1. Đặc diểm sinh học tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (P.Vennamei ) là đối tượng nuôi chính ven biển ở các nước

trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Nam Mỹ. Hiện nay loài tôm này được

du nhập và nuôi khá phổ biến trong vùng nội địa Trung Quốc, Đài Loan, Malaisia,

Indonesia, Thái Lan…Ở nước ta việc nuôi tôm thẻ chân trắng cũng đang phát triển

mạnh, diện tích nuôi cũng đang được gia tăng hàng năm. Tôm sinh trưởng tốt trong môi

trường nước mặn và có khả năng thích nghi cao với nhiều nồng độ muối khác nhau (từ

0,5-68‰) tôm có khả năng thích nghi nhiệt độ khá rộng (18-35oC), tăng trưởng tốt ở

nhiệt độ 28-30oC, chịu đựng được ở môi trường có hàm lượng oxy thấp và sẽ tăng

trưởng tốt nếu hàm lượng oxy lớn hơn 4 ppm. pH thích hợp từ 7,5 - 8,5.

1.1.2. Löïa choïn giaûi phaùp coâng ngheä nuoâi Hiện nay ở Việt Nam có nhiều mô hình nuôi và công nghệ nuôi tôm thẻ khác nhau.

Theo mức độ thâm canh và trình độ sản xuất, có 3 phương thức nuôi sau:

− Nuôi không thay nước, sử dụng hệ thống lọc sinh học, tuần hoàn.

− Nuôi ít thay nước (sử dụng thêm các chế phẩm sinh học).

− Nuôi thay nước nhiều.

Trên cơ sở các nghiên cứu về cơng nghệ với điều kiện phát triển hiện nay, chọn

phương thức nuôi tôm thẻ thâm canh ít thay nước là phù hợp cho vùng quy hoạch.

Phương thức nuôi tôm thẻ thâm canh ít thay nước là phương thức nuôi mang lại năng

suất và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, phương thức nuôi này đòi hỏi xây dựng vùng nuôi

phải đúng kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm, vốn đầu tư lớn. 1.1.3. Hình thức nuôi

Nuôi tôm công nghiệp mật độ thả giống trung bình là 100 con/m2 là phù hợp với

kỹ thuật hiện nay của người dân. Tôm thẻ chân trắng là loại tôm có cường độ bắt mồi

khỏe, lớn nhanh thích hợp với các hình thức nuôi công nghiệp như mô hình nuôi ít thay

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 69

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

nước, mô hình tuần hoàn khép kín. Diện tích mặt nước ao nuôi phải từ 0,3 ha trở lên, độ

sâu của nước từ 1,4 - 2,0 m, thời gian nuôi từ 60 - 80 ngày, một năm nên nuôi hai vụ,

thời vụ nuôi từ tháng 2 đến tháng 9 để đảm an toàn và bền vững nghề nuôi.

1.1.4. Vận hành sản xuất vùng Quy hoạch

Dựa trên các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm để bố trí giải pháp công trình cho vùng

nuôi sao cho: Tận dụng hệ thống đê bao sẵn có để khống chế mực nước trong ao kết

hợp làm lộ giao thông nội đồng. Cần nạo vét cải tạo lại một số tuyến kênh cấp 2,3 sẵn

có và xây dựng mới hệ thống nội đồng: trạm bơm, cống, kênh cấp, kênh tiêu. Sô ñoà vaän haønh vuøng Quy hoạch ñöôïc trình baøy trong hình 5.

Hình 4. Sô ñoà vaän haønh saûn xuaát cuûa vuøng döï aùn

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 70

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1.1.5. Điều kiện về cơ sở hạ tầng vùng nuôi

Điều kiện hạ tầng cơ sở vùng quy hoạch theo thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT ngày

22/7/2010 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định điều kiện cơ sở vùng

nuôi tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm. Các công trình nuôi

tôm thẻ chân trắng bao gồm:

Hệ thống ao nuôi

Diện tích của ao nuôi thường chiếm 60% diện tích khu vực nuôi. Ao nuôi có diện

tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 độ sâu của ao từ 1,4 – 2,0. Đáy ao bằng phẳng có độ

dốc nghiêng về cống thoát từ 80 - 100. Mỗi ao có cống cấp và thoát nước riêng biệt, có

các khe phai đắp đất giữ nước khi nuôi và gắn lưới khi thu hoạch.

Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải

Ao chứa lắng dùng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp cho ao nuôi, diện tích ao

chứa - lắng thường chiếm khoảng 20-25% diện tích mặt nước cơ sở vùng nuôi.

Hệ thống xử lý nước thải vùng nuôi tôm dùng xử lý nước thải ao nuôi tôm trước khi

thải ra môi trường. Vùng nuôi tôm phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng

bùn thải sau mỗi đợt nuôi.

Hệ thống kênh cấp, kênh thoát nước và trạm bơm

Kênh cấp và kênh thoát nước phải riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ thấm nước,đảm

bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết. Trong vùng quy hoạch, bố trí hệ thống bơm cấp

nước, thoát nước theo từng vùng để phục vụ sản xuất theo định hướng: chủ động bơm

cấp vào mùa cạn, tiêu nước vào đầu mùa lũ để bảo vệ nguồn thủy sản không bị thất

thoát và chủ động lịch thời vụ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phụ trợ

Cơ sở hạ tầng phụ trợ gồm nhà ở, nơi làm việc, kho chứa thức ăn, kho vật tư, dụng

cụ. Các công trình phụ trợ phải tách riêng với hệ thống ao nuôi, đảm bảo yêu cầu chắc

chắn, thông thoáng.

Các điều kiện khác

Trong vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh phải đảm

bảo điều kiện theo thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 Quy định điều

kiện cơ sở vùng nuôi tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm

Ngoài ra vùng quy hoạch nuôi tôm phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 71

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

28TCN190-2004 Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

28TCN1991-2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1.2. Giải pháp về con giống

Căn cứ vào nhu cầu con giống được tính toán ở phần 4.2.1 để cung cấp giống tốt ,

đảm bảo chất lượng và nguồn cung đủ phục vụ nuôi các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng

cần phải thực hiện các giải pháp như sau:

1. Ký kết hợp đồng đối với các đơn vị có uy tín cung cấp giống đảm bảo chất

lượng phục vụ các vùng nuôi.

2. Xây dựng các cơ sở sản thuần dưỡng tôm giống tại vùng nuôi: Lấy nguồn giống

tốt hoặc nhập Nauplius tôm thẻ chân trắng về nuôi và thuần dưỡng trước khi thả ao

nuôi. Yêu cầu giống được sản xuất từ tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng, có xuất xứ rõ

ràng và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền. Cơ sở sản xuất nhập tôm

chân trắng về thuần dưỡng để bán phải thực hiện đúng qui định quản lý giống của Chi

cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Xây dựng vùng sản xuất giống tập trung tại Hào Võ huyện Cần Giờ với yêu cầu:

Trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng phải nằm trong vùng sản xuất giống tập trung đã

được quy hoạch kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, công suất mỗi trại đạt 500 triệu

tôm PL15/năm trở lên. Đồng thời phải đáp ứng 28TCN 92 – 2005 Cơ sở sản xuất giống

tôm biển – Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh, đáp ứng qui định Điều kiện sản xuất giống và

nuôi tôm thẻ chân trắng, ban hành kèm theo Quyết định số 456/2008/QĐ-BNN-NTTS

ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong đó ưu tiên giải pháp 3 là sản xuất giống tập trung tại Hào Võ – Hình thức là nhà nước

đầu tư cơ sở hạ tầng, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia xây dựng trại và sản xuất giống.

1.3. Giải pháp về thức ănTrong vùng nuôi tôm thẻ chân trắng với mô hình nuôi nuôi công nghiệp mật độ cao

cần sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chất lượng cao có hệ số chuyển đổi thức ăn

thấp (FCR). Thức ăn tôm thẻ hệ số chuyển đổi FCR = 1,2 (nghĩa là cần 1,2 kg thức ăn

sẽ cho tăng trọng tôm nuôi 1kg), khi hệ số chuyển đổi thức ăn thấp sẽ giảm đáng kể sự

ô nhiễm môi trường ao nuôi, giảm tỷ lệ thay nước, tạo môi trường tốt giúp tôm tăng

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 72

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

trưởng nhanh, hạ giá thành sản phẩm. Hệ số chuyển đổi ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ

thuận các chất thải ra của tôm trong ao. Các giải pháp về thức ăn

Thức ăn công nghiệp dùng nuôi tôm thẻ sẽ do các nhà máy thức ăn thủy sản cung

cấp như: nhà máy An Phú, CP Group, Tômboy, Uni-presidend, Cargill v.v .… Với nhu

cầu thức ăn tính ở mục 4.2.2 trong những giai đoạn tới các nhà máy có thể đáp ứng

được nhu cầu nuôi tôm.

Giải pháp thực hiện: Trong vùng nuôi ban quản lý vùng nuôi sẽ có trách nhiệm

chọn đơn vị hoặc nhà máy cung cấp thức ăn đảm bảo yêu cầu chất lượng và giá thành

hợp lý. Các hộ nuôi và doanh nghiệp nuôi sẽ thông qua ban quản lý ký hợp đồng trực

tiếp với nhà máy để giao nhận thức ăn.

Chất lượng thức ăn phải theo đúng quy định ngành về quy cách, chất lượng, thành

phần và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), thức ăn không chứa các chất độc hại theo

thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩmTheo đánh giá kho chứa lạnh bảo quản tôm tươi trên địa bàn huyện Cần Giờ có 4

kho lạnh với công suất 609,75m3/160 tấn và đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm 2 kho

lạnh với công suất 700m3/400 tấn để trữ sản phẩm thủy sản trong mùa vụ thu hoạch.

Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các nhà máy chế biến thủy

sản tại các khu công nghiệp Tân Thuận, khu công nghiệp Tân Bình, Công nghiệp Tân

Tạo, Lê Minh Xuân và hệ thống các siêu thị lớn. Các cơ sở chế biến cần lập các đề án

xây dựng vùng nguyên liệu, tích cực tham gia đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho người nuôi,

hợp đồng thu mua nguyên liệu để người nuôi an tâm sản xuất.

Sản phẩm của đề án có thể tiêu thụ thông qua: “Chợ sĩ Thủy sản tại Trung tâm

Thủy sản Bình Khánh; Chợ đầu mối Thủy sản Bình Điền; Tổng công ty thương mại Sài

Gòn; Hệ thống tiêu thụ tại các siêu thị như Metro, Copmart, BigC,v.v…Ngoài ra còn hệ

thống các cửa hàng bán Hải sản tươi sống cung cấp nguồn hàng sống cho nhà hàng và

khách sạn”.

Tiêu thụ sản phẩm tôm thẻ chân trắng từ các nhà máy chế biến thủy sản và thực

phẩm của thành phố đây là nơi xuất khẩu nguồn hàng thủy sản đi các nước. Hình thức

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 73

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

mua thông qua nhà cung cấp hoặc các tổ thu mua của nhà máy. Phướng án giao nhận

thu mua sẽ do ban quản lý vùng nuôi ký hợp đồng với giá có lợi nhất cho người nuôi.

Về thị trường xuất khẩu cần giữ vững và tiếp tục đi sâu vào các thị trường truyền

thống, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Nga,…đồng thời không ngừng

tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, lấy thị trường để làm cơ sở phát triển sản xuất,

nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và mở rộng thị trường. Coi trọng thị trường

trong nước và các nhu cầu xuất khẩu nhỏ lẻ của người nuôi trồng thủy sản nói chung,

tôm thẻ chân trắng nói riêng. Xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng thủy sản Việt

nam vào các thị trường trọng điểm.

Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

với hàng hoá từ nuôi trồng thuỷ sản.

Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ

hiện đại, nâng cao sản lượng, ổn định năng suất, giảm chi phí giá thành nhằm tạo lợi thế

cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Giải pháp tiêu thụ là ban quản lý vùng nuôi liên kết chặt chẽ nhà máy, siêu thị, cửa

hàng, chợ đầu mối ký kết hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giữa những người

nuôi và nhà tiêu thụ. Ngoài ra cần liên kết giữa người nuôi, nhà quản lý, khoa học và

doanh nghiệp, để bình ổn giá trao đổi thông tin, từ đó giúp cho người nuôi nắm rõ thông

tin thị trường, giá, chủ động cung cấp hàng theo yêu cầu của thị trường.

1.5. Giải pháp về vốn đầu tưThực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, căn cứ vào các cơ

chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất mà sử dụng nguồn vốn

hợp lý. Kết hợp vốn ngân sách nhà nước với huy động đóng góp của các tổ chức tín

dụng trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân.

Vốn đầu tư thực hiện đề án vùng nuôi tôm thẻ chân trắng được huy động từ các

nguồn: vốn ngân sách Nhà nước, kể cả vốn vay và vốn viện trợ chính thức của Chính

phủ các nước, vốn tín dụng ngắn hạn, dài hạn, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và

cộng đồng dân cư; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

1.5.1. Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho quy hoạch

Xây dựng đê bao kết hợp giao thông vượt lũ; xây dựng và cải tạo các hệ thống

thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đầu mối cho các vùng nuôi tập trung, cơ sở hậu

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 74

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

cần dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Bao gồm nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giai đoạn

2011 – 2015 là 428.767,7 triệu đồng; giai đọan 2016 – 2020 là 216.428,4 triệu đồng; giai

đọan 2021 – 2025 là 177.279,7 triệu đồng. Trong đó vốn dùng đền bù giải tỏa để làm

đường và hệ thống đê bao giai đoạn 2011 – 2015 là 35.647,4 triệu đồng; giai đoạn 2016

– 2020 là 17.425,0 triệu đồng; giai đoạn 2021 – 2025 là 15.912,1 triệu đồng. Nguồn vốn

này sử dụng từ nguồn ngân sách theo chương trình hành động số 43-Ctr/TU của thành

ủy, quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/1/2009 về nông nghiệp nông dân, nông

thôn và quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND về việc phê duyệt

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2025 trong đó nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi 2.000 tỷ /năm.

1.5.2. Các nguồn vốn khác

Nguồn vốn đầu tư ao hồ và đầu tư nuôi tôm là nguồn vốn của các nhà đầu tư, các

doanh nghiệp và hộ nuôi giai đoạn 2011- 2015 cần 977.368,4 triệu đồng; giai đoạn 2016

- 2020 cần 1.142.809,2 triệu đồng và giai đoạn 2021- 2025 cần 1.263.261,6 triệu đồng.

Nguồn vốn này do các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng

dưới sự hỗ trợ của nguồn vốn tín dụng và các ngân hàng.

- Tín dụng thương mại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế thực

hiện các đề án phát triển các khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung, vốn vay sản xuất các

khu nuôi tôm thẻ tập trung, sản xuất và kinh doanh giống, sản xuất kinh doanh thức ăn

và các loại hoá chất, vi sinh, thuốc thú y thủy sản phục vụ nuôi trồng.

- Ưu tiên vốn tín dụng lãi suất thấp từ các quỹ xoá đói giảm nghèo, từ ngân hàng

chính sách cho các hội quần chúng, phụ nữ, tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Lập quỹ hỗ trợ các gia đình nghèo phát triển nuôi trồng thủy sản.

1.6. Các giải pháp về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Phát triển nuôi trồng thủy sản đặt dưới sự giám sát của luật pháp và quản lý có hệ

thống. Nuôi tôm thẻ chân trắng phải tuân thủ những quy định và luật pháp trong sản xuất

kinh doanh và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn đất, nguồn nước và tuân thủ những quy

định nghiêm ngặt của thị trường các nước nhập khẩu.

- Ưu tiên các khu vực đề án xây dựng các khu nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập

trung theo hướng công nghiệp.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 75

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

+ Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông, đường điện cho các khu

nuôi trồng thủy sản tập trung, các khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp.

+ Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp sản xuất giống.

+ Nhà nước ưu tiên dành vốn ưu đãi cho nông dân vay với lãi suất thích hợp để đầu

tư phát triển thuỷ sản.

+ Nuôi trồng thủy sản được miễn trừ thuế và phí thủy lợi như đối với sản xuất nông nghiệp.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo Luật

đầu tư trong nước và các quy định hiện hành. Khuyến khích người dân trong vùng quy

hoạch được vay vốn không phải thế chấp tài sản để đầu tư sản xuất và được hưởng các

quy chế ưu đãi theo quy định hiện hành.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở hậu cần dịch

vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó coi trọng về dịch vụ giống, kỹ thuật

nuôi; sản xuất và cung cấp thức ăn, chế phẩm sinh học, dịch vụ phòng trừ dịch bệnh,

thu mua chế biến.

- Chính sách thuế: Vùng quy hoạch nuôi tôm đề nghị áp dụng các loại thuế nông

nghiệp theo luật thuế hiện hành cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong những

năm tới sẽ nghiên cứu một số chính sách thuế riêng cho phù hợp với từng vùng.

- Chính sách hỗ trợ khi gặp rủi ro: Nhà nước sẽ hỗ trợ cho rủi ro trong thời gian

nuôi như: dịch bệnh gây chết hàng loạt, đột biến môi trường do thiên nhiên gây ra v,v…

- Chính sách hỗ trợ vốn: Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho việc xây dựng cơ sở hạ

tầng cho vùng Quy hoạch, đồng thời huy động vốn của người dân và các nguồn vốn

khác theo Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. UBND thành

phố cần có Quyết định chính sách hỗ trợ vốn thay thế Quyết định số 105/2006/QĐ-

UBND ngày 17/ 7/ 2006 và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/ 2/ 2009 đã hết

hiệu lực về việc ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp

1.7. Các giải pháp về tăng cường thể chế và quản lýThực hiện việc xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại các

điểm đã được UBND thành phố phê duyệt, gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ

thống canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển nông thôn mớí.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 76

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Hình thành ban quản lý vùng nuôi để triển khai đề án, kiểm tra và giám sát tòan bộ

họat động của vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng

Tăng cường hiệu lực của việc tuân thủ các luật lệ, các tiêu chuẩn về kỹ thuật, công

nghệ và quản lý về vùng nuôi tôm thẻ chân trắng và môi trường thông qua việc tổ chức

các hình thức tự quản lý, tăng cường đội ngũ thanh tra và kiểm soát viên và hệ thống

quan trắc nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và việc sử dụng các hoá chất, các loại thuốc ngư

y, đặc biệt là các loại kháng sinh, các chất vi sinh,.. dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Xây

dựng và thực hiện tốt vùng nuôi an toàn theo tiêu chuẩn nuôi sạch bệnh.

Xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ chất lượng và kiểm dịch, quản lý con giống

(từ khâu tuyển chọn tôm bố mẹ, cung cấp con giống, du nhập giống, giao nhận và nuôi

ương giống). Việc kiểm soát con giống được thực hiện khi xuất trại và trước khi thả

xuống ao nuôi. Áp dựng quy chế quản lý vùng nuôi và cơ sở nuôi tôm an toàn theo

thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 quy định điều kiện cơ sở vùng

nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) và thực

hành quản lý tốt hơn (BMP). Người nuôi phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và chủ

động trong nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng phải nghiêm ngặt thực hiện đúng quy hoạch

vùng nuôi và quản lý môi trường vùng nuôi. Thực hiện về các cam kết chấp hành quy

hoạch và các quy định về tiêu chuẩn, công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng.

1.8. Tăng cường năng lực khuyến ngư và thông tin

- Tăng cường công tác khuyến ngư, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi thâm canh,

ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ

thuật trong xử lý môi trường và phòng trị bệnh.

- Gắn khuyến ngư với sản xuất, làm tốt vai trò huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật và đề

xuất các giải pháp xử lý trong quá trình sản xuất. Thường xuyên trao đổi, hội thảo, phổ

biến thông tin, xây dựng các mô hình trình diễn. Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm

các mô hình tiên tiến.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 77

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Tăng cường năng lực, cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên cho cán bộ

khuyến ngư cấp cơ sở, bổ sung cán bộ kỹ thuật, xây dựng mạng lưới cộng tác viên

khuyến ngư; đầu tư và nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác khuyến ngư.

- Xây dựng mạng lưới khuyến ngư để cập nhật và trao đổi thông tin về kỹ thuật, công

nghệ, quản lý, dịch bệnh,v.v… về nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ phát hành các tờ tin nuôi trồng thủy sản, tạp chí thủy sản, các tin Hội Nghề cá

đến các cơ sở và người nuôi.

1.9. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lựcCần có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phục vụ cho các đề án về công

nghệ, sản xuất giống, phòng trị bệnh, xử lý môi trường và khả năng ứng dụng các thành

tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao

chất lượng và hiệu quả của Quy hoạch vùng nuôi.

Đào tạo một số cán bộ sau đại học có chuyên môn sâu và cao về các lĩnh vực phục

vụ phát triển nuôi trồng thủy sản, hình thức đào tạo có thể là ở trong nước hoặc nước

ngoài. Nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật, công nhân sản xuất trong vùng quy

hoạch nuôi.

Hỗ trợ ngân sách đào tạo người địa phương thành các cán bộ kỹ thuật nuôi trồng

thủy sản về làm công tác khuyến ngư hoặc phát triển và quản lý nuôi trồng thủy sản tại

địa phương. Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật

nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi trồng tại cơ sở.

Hình thức đào tạo: Gởi đi đào tạo; Đào tạo bồi dưỡng tại chỗ; Tiếp nhận nguồn lực

từ các trường Đại học, Trung cấp nghề và Công nhân kỹ thuật.

Ngoài ra, cần tổ chức thêm các khoá tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật

sản xuất, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi trong công tác sản xuất.

1.10. Giải pháp về tổ chức sản xuất Các giải pháp tổ chức sản xuất theo các hình thức sau:

- Tổ chức sản xuất theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và mô hình

hợp tác xã nuôi tôm thâm canh.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 78

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết người nuôi, doanh nghiệp và người tiêu

dùng. Với quy trình khép kín từ thức ăn, người nuôi, chế biến đến tiêu dùng.

- Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng nhằm nâng cao công tác quản lý vùng

nuôi theo sự phát triển bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

- Hình thành ban quản lý vùng nuôi để thực hiện quy hoạch, giám sát xây dựng

đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các nội quy và điều hành hoạt động của vùng

nuôi theo luật định. Các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi phải đăng ký diện tích nuôi trong vùng quy hoạch, triển khai đầu tư theo đề án chi tiết, thực hiện đúng quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, đảm bảo đúng thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v quy định điều kiện cơ sở vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi: Thực hiện tiêu chuẩn GAP, luật bảo vệ môi

trường, luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản, luật bảo vệ rừng phòng hộ…phải có hồ sơ lưu,

nhật ký ghi chép con giống, số lượng, nguồn gốc, tình trạng nuôi, sức khoẻ, triệu chứng

bệnh (nếu có), các phương pháp phòng trị trong quá trình nuôi.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤCVeà ñònh höôùng laâu daøi, ñaây laø đề án phaùt trieån vùng nuôi tôm

thẻ chân trắng nuoâi toâm thöông phaåm, vôùi qui moâ saûn xuaát thâm

canh, neân baûn thaân đề án seõ coù nhieàu taùc ñoäng ñeán moâi tröôøng (goàm moâi tröôøng töï nhieân vaø moâi tröôøng xaõ hoäi). Traùi laïi, moâi tröôøng töï nhieân vaø xaõ hoäi cuõng seõ coù nhöõng taùc ñoäng ngöôïc laïi ñoái vôùi quaù trình vaän haønh cuûa đề án.2.1. Tác động tích cực của đề án - Đề án aùp duïng phöông thöùc nuoâi thaâm canh seõ laøm thay ñoåi caên baûn phöông thöùc saûn xuaát, do ñoù hieäu quaû kinh teá cao, hieäu quaû söû duïng ñaát seõ taêng lên nâng cao đời sống vật chất và

điều kiện làm việc cho người lao động

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 79

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Cơ sở hạ tầng của đề án, phaûi xaây döïng heä thoáng giao thoâng noái vôùi truïc ñöôøng cuûa huyeän vaø heä thoáng ñieän trung theá, goùp phaàn caûi thieän cô sôû haï taàng trong vuøng. - Theo tieán ñoä thöïc hieän của đề aùn, söû duïng lao ñoäng taïi choã ngaøy caøng nhieàu seõ giaûi quyeát vieäc laøm cho ngöôøi daân ôû ñòa phöông vaø goùp phaàn naâng cao möùc soáng cuûa ngöôøi daân. - Đề án aùp duïng coâng ngheä nuoâi toâm thâm canh năng suất cao, seõ coù taùc ñoäng thuùc ñaåy caûi thieän coâng ngheä saûn xuaát laïc haäu ôû ñòa phöông goùp phaàn naâng cao khoa hoïc kyõ thuaät, daân trí cho nhaân daân trong vuøng. - Đề án seõ hoaøn thieän heä thoáng keânh daãn nöôùc cấp 2, cấp 3

seõ goùp phaàn cho noâng daân vùng đề án coù ñuû ñieàu kieän phaùt trieån nuoâi toâm vaøo muøa khoâ.2.2. Tác động tiêu cực - Các hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng nhằm phục vụ cho các vùng thực

hiện chuyển đổi bao gồm: các kênh tiêu nước chính cho từng vùng, các công trình tháo

lũ, hệ thống đê bao, cống ngăn lũ. Xaây döïng heä thoáng caáp thoaùt nöôùc, ao nuoâi, ao xöû lyù nöôùc caáp, ao xöû lyù nöôùc thaûi, … phaûi ñaøo ñaép löôïng ñaát raát lôùn, nghóa laø seõ ñöa leân maët ñaát moät löôïng lôùn pheøn tieàm taøng, maø löôïng pheøn naøy seõ bieán thaønh pheøn hoaït ñoäng. Nhö vaäy seõ laøm thay ñoåi pH trong vuøng đề aùn. - Löôïng nöôùc thaûi do nuoâi toâm haøng naêm raát lôùn, trong nöôùc thaûi bao goàm: thöùc aên dö thöøa, saûn phaåm baøi tieát cuûa toâm, hoùa chaát xöû lyù moâi tröôøng, maàm beänh, …. Neáu khoâng xöû lyù toát nguoàn nöôùc naøy thì khoâng nhöõng aûnh höôûng tröïc tieáp ñeán saûn xuaát cuûa đề án maø coøn aûnh höôûng ñeán các vuøng dân cư phuï caän. - Haøm löôïng phuø sa trong nöôùc khaù cao, neân söï boài laéng heä thoáng caáp thoaùt nöôùc vaø ao chöùa laéng seõ khaù nhanh. Vieäc naïo veùt keânh möông seõ dieãn ra thöôøng xuyeân, theâm

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 80

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

vaøo ñoù vieäc seân veùt ñaùy ao nuoâi cuõng seõ ñöôïc thöïc hieän sau moãi vuï nuoâi. - Ñeå ñaûm baûo saûn xuaát lieân tuïc, trong phaïm vi döï aùn luoân coù khoaûng treân hai ngàn lao động, löôïng nöôùc thaûi vaø raùc thaûi haèng ngaøy khoâng nhoû. Neáu xöû lyù khoâng toát seõ aûnh höôûng ñeán moâi tröôøng vaø saûn xuaát của đề án. - Nöôùc soâng Đồng Nai, sông Sài Gòn chaûy qua vuøng saûn xuaát noâng nghieäp, các khu công nghiệp vaø nước thải từ thành phố tröôùc khi ñeán vuøng đề án, do ñoù coù theå haøm löôïng hữu cơ cao, hóa chất công

nghiệp, đều aûnh höôûng ñeán chaát löôïng nöôùc caáp. Ngoài ra trên các

sông còn có thể có sự cố tràn dầu của các tàu ghe qua lại trên sông.

2.3. Giải pháp khắc phục Moät soá giaûi phaùp nhaèm haïn cheá vaø khaéc phuïc caùc taùc ñoäng tieâu cöïc cuûa đề án ñeán moâi tröôøng töï nhieân vaø xaõ hoäi, cuõng nhö caùc taùc ñoäng ngöôïc laïi nhö sau : - Xây dựng hệ thống ao lắng, ao xử lý, ao nuôi theo quy định ngành. Ao nuoâi toâm khoâng ñaøo quaù saâu ñeå traùnh taàng pheøn tieàm taøng, maët khaùc bôø ao, đáy ao nuoâi toâm caàn traûi vaûi nhöïa ñeà phoøng nöôùc pheøn töø bôø chaûy xuoáng ao vaøo muøa möa. - Heä thoáng nöôùc thaûi ñöôïc xaây döïng rieâng bieät, ñoàng thôøi coù ao chöùa vaø xöû lyù sinh hoïc tröôùc khi ñöa ra moâi tröôøng. Nguyeân nhaân oâ nhieãm höõu cô töø nöôùc thaûi laø do thöùc aên toâm dö thöøa vaø baøi tieát cuûa toâm thaûi ra. Sử dụng

thức ăn chất lượng tốt. Sử dụng công nghệ nuôi hiện đại, söû duïng caùc cheá phaåm vi sinh laøm saïch moâi tröôøng nöôùc nuoâi, coù lôïi cho toâm vaø giaûm thieåu oâ nhieãm khi thaûi nöôùc ra ngoaøi. - Coâng nhaân vieân cuûa vùng döï aùn caàn nâng cao ý thức cộng đồng,

trách nhiệm môi trường. Cần xaây döïng heä thoáng xöû lyù raùc, daãn nöôùc thaûi nghieâm ngaët nhö ñoái vôùi xöû lyù chaát thaûi trong saûn xuaát. Làm tốt công tác giáo dục và tạo điều kiện cho các nông hộ nuôi tôm

trong vùng quy hoạch và các vùng lân cận có nhiều cơ hội tham gia các lớp tập huấn về

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 81

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

kỹ thuật nuôi tôm, an toàn về thực phẩm (tiêu chuẩn GAP), luật bảo vệ môi trường,

pháp lệnh bảo vệ rừng, pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sức khỏe cộng đồng, quản

lý môi trường để phát triển bền vững.

- Coâng taùc baûo veä: phaûi coù giải phân cách vuøng Quy hoạch vôùi caùc vuøng saûn xuaát cuûa daân. Xaây döïng ñoäi baûo veä coù trình ñoä nghieäp vuï cuõng nhö tinh thaàn traùch nhieäm cao mang tính chuyeân nghieäp. Phoái hôïp chaët cheõ vôùi chính quyeàn vaø ñoaøn theå quaàn chuùng ñòa phöông ñeå coâng taùc baûo veä coù hieäu quaû hôn. - Định kỳ quan trắc cũng như phối hợp với các cơ quan chuyên môn nhằm nắm được

tình hình ô nhiễm môi trường hoặc ô nhiễm dầu trong nguồn nước, để có giải pháp xử

lý kịp thời.

Xử lý nước thải từ ao nuôi Ao nuôi có chứa các chất hữu cơ chính là: protein, lipid, glucid từ nguồn thức ăn

dư thừa, chất thải của tôm, phân bón vô cơ và các sản phẩm phân hủy vi sinh vật của các động thực vật sống trong nước. - Nước thải từ ao nuôi được đánh giá là bị ô nhiễm ở mức trung bình. Mặc dù thành phần ô nhiễm không đặc biệt nguy hiểm (về mặt hoá học cũng như vi sinh) nhưng nếu hàng ngàn m3 nước thải thoát ra môi trường mà không được xử lý thì nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cũng như làm tăng do nhiễm bẩn cho vùng Quy hoạch và vùng lân cận có thể xẩy ra. - Các phương pháp xử lý nước thải:

+ Phương pháp ao sinh học

Phương pháp xử lý nước thải cho ao nuôi là áp dụng công nghệ xử lý sinh học.

Nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5945-2005.

+ Phương pháp kết hợp giữa ao sinh học và hoá chất

Là kết hợp giữa ao sinh học với xử lý hỗ trợ bằng các hoá chất cho phép.

+ Giải pháp tình thế. Trường hợp ao nuôi bị dịch bệnh thì không tháo nước ra kênh

thoát nước chung mà ao nào bị dịch bệnh ao đó sẽ được xử lý riêng bằng các hóa chất

hoặc các chế phẩm tùy thuộc vào mức độ dịch bệnh, sau đó mới thải vào hệ thống xử lý

nước thải chung.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 82

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Giám sát chất lượng nước thải

Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ và coliform. Vị trí

giám sát tùy vị trí đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước thải. Tần suất giám sát: 3

tháng/lần. Ghi nhận lưu lượng thải trung bình (m3/ngày) dựa theo đồng hồ đo lưu lượng

nước thải hoặc lượng nước cấp sử dụng hàng tháng. Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5945-2005.

Để giám sát nguồn nước thải từ các sông rạch và khu công nghiệp đổ về vùng Quy

hoạch nhất là khu công nghiệp Hiệp Phước đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra

và quản lý nguồn nước thải tại khu Công nghiệp Hiệp Phước để hạn chế ô nhiễm và

không làm ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm.

2.4. Phòng chống thiên tai Vuøng Quy hoạch ñaõ coù heä thoáng ñeâ bao, caàn cuûng coá theâm nhöõng choã xung yeáu, traùnh ngaäp trong muøa möa luùc trieàu cöôøng. Xaây döïng ao nuoâi baûo ñaûm ñoä cao bôø ao traùnh ngaäp luït cuïc boä khi möa lôùn. Baûo ñaûm ñoä saâu möùc nöôùc trong ao nuoâi trong caùc thaùng nuoâi, khoâng roø ræ, haïn cheá söï giao ñoäng nhieät ñoä ngaøy/ñeâm trong caùc thaùng noùng. Đồng thời đánh giá biến đổi khí hậu để có biện pháp ngăn ngừa thiệt hại vùng Quy hoạch.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Triển khai thực hiện - Công bố công khai quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thành phố Hồ Chí Minh

khi được duyệt đến các cấp chính quyền và người dân để biết. Tạo sự đồng thuận của

người dân vùng Quy hoạch cùng phối hợp quản lý và thực hiện.

- Triển khai Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng; triển khai các đề án,

chương trình trọng điểm, ưu tiên đầu tư để phát triển vùng Quy hoạch.

- Phối hợp với các hộ dân trong vùng quy hoạch chuyển đổi và sử dụng đất đúng mục

đích quy hoạch. Đồng thời xây dựng quy chế Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Tạo ra cơ chế quy hoạch mở (không đóng) tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm theo kỳ

kế hoạch 5 năm và thực hiện điều chỉnh bổ sung kế hoạch 5 năm tiếp theo cho phù hợp

với biến động thực tế của vùng quy hoạch nuôi tôm.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 83

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

- Đối với các hộ nuôi nằm ngoài vùng Quy hoạch khi nuôi tôm thẻ chân trắng phải

tuân thủ theo quy định về quản lý giám sát của địa phương.

3.2. Phân công quản lý nhà nước 3.2.1. Ủy Ban nhân dân huyện Cần Giờ - Trên cơ sở quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến

năm 2020 tầm nhìn 2025 được phê duyệt tổ chức công bố quy hoạch, lập và phê duyệt

quy hoạch chi tiết các vùng nuôi theo từng giai đoạn. Làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng,

hoàn chỉnh đồng bộ các công trình hạ tầng cơ sở thủy lợi, giao thông, đê bao chống lũ,

điện... phục vụ vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng.

- Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất nuôi

trồng thủy sản trên địa bàn do địa phương quản lý.

- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật, củng cố

và nâng cao năng lực hoạt động quản lý vùng Quy hoạch.

- Phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại và các loại hình doanh nghiệp trong

nuôi, trong sản xuất giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài vùng Quy hoạch.

- Hướng dẫn các cơ quan chức năng và hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng

dẫn nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký chuyển đổi, tập huấn, huấn luyện và lập đề

án vay vốn theo quy định.

3.2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Tăng cường phối hợp đồng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển nuôi

trồng thủy sản với các lĩnh vực hoạt động của kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Sở kiểm tra con giống, thức ăn, tăng cường giám

sát, kiểm tra, phòng chống dịch bệnh vùng nuôi. Làm tốt công tác khuyến ngư, khuyến nông,

thủy lợi, hướng dẫn xây dựng hợp tác xã vùng nuôi, xúc tiến thương mại và quản lý chất

lượng đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm.

- Có trách nhiệm phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để kiểm tra giám sát

theo dõi môi trường, dịch bệnh vùng quy hoạch nuôi tôm.

- Nghiên cứu đề xuất UBND thành phố bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến

nông, khuyến ngư và nuôi trồng thủy sản, kịp thời ban hành một số chính sách ưu đãi

đầu tư để khuyến khích như: ưu đãi về thuế và các chính sách trợ giá giống tôm và đào tạo

nguồn nhân lực

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 84

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

3.2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính xác định kế hoạch nguồn

vốn đầu tư cho từng giai đoạn và phân kỳ đầu tư từng năm.

3.2.4. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn về quy hoạch và phát triển hạ tầng vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần

Giờ theo hướng ưu tiên các vùng đất đai, mặt nước có lợi thế về sản xuất giống, nuôi

thủy sản.

3.2.5. Sở Khoa học và Công nghệ Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành:

- Triển khai nghiên cứu về nâng cao chất lượng con giống, công nghệ nuôi, xử lý môi

trường, nghiên cứu về bệnh và các giải pháp phòng trị bệnh.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động đến vùng nuôi thủy sản.

- Xây dựng mô hình tổ chức đồng quản lý vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng

trên cơ sở cộng đồng nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý vùng

nuôi theo sự phát triển bền vững.

3.2.6. Sở Tài chính - Cung cấp đủ nguồn vốn theo kế hoạch để triển khai đề án

- Tham mưu đề xuất UBND thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới tín

dụng ở nông thôn ngoại thành phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, thủy sản và kinh

tế nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân huy động vốn kịp thời để phát triển

sản xuất.

3.2.7. Sở Công thương Chỉ đạo Công ty Điện lực thành phố kết hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và

Ủy ban nhân dân các xã nằm trong vùng quy hoạch triển khai và mở rộng hệ thống lưới

điện tại khu vực vùng quy hoạch nuôi tôm nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng điện trong

nuôi tôm cho các tổ chức và cá nhân 3.28. Sở Tài nguyên Môi trường. Phối hợp các ban ngành kiểm tra và quản lý nguồn

nước thải tại các khu Công nghiệp, vùng Quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định

nhà nước, tránh ô nhiễm môi trường và nguồn nước ảnh hưởng đến vùng nuôi tôm.

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. Hiệu quả kinh tế

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 85

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Việc quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô công nghiệp tại thành phố

Hồ Chí Minh, sẽ tạo ra được nguồn nguyên liệu tập trung đến năm 2015 đạt sản lượng

8.704,8 tấn; năm 2020 đạt sản lượng 16.102,8 tấn và đến năm 2025 tổng sản lượng tôm

thẻ cung cấp cho thị trường là 23.040 tấn tôm nguyên liệu cho tiêu dùng, chế biến, xuất khẩu.

Mức lợi nhuận trước thuế của mô hình nuôi tôm thẻ công nghiệp đạt lợi nhuận

khoảng từ 88 triệu /ha/năm là khá hiệu quả so với nuôi các đối tượng khác. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vùng Quy hoạch, phấn đấu đến năm

2020 đạt 4.500USD/người/năm và đến năm 2025 đạt 6.000USD/người/ năm.

4.2. Hiệu quả xã hộiĐến năm 2015 tạo công ăn việc làm cho hơn 2.176 người lao động, năm 2020 tạo

được việc làm cho khoảng 3.450 người lao động trực tiếp. Đồng thời sẽ thu hút thêm

nhiều lao động gián tiếp liên quan đến quy hoạch vùng nuôi như xây dựng và cải tạo

công trình nuôi, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm và vật liệu chuyên dùng, các dịch vụ

về con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh…

Lợi nhuận từ nuôi tôm sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho

cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân vùng Quy hoạch, tạo tiền

đề cho người dân phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

Cơ sở hạ tầng được nâng cấp (bao gồm hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm, kết

hợp với giao thông thủy, giao thông đường bộ, điện …) sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt

nông thôn, cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, đi lại cũng như định cư của nông hộ.

Mặt khác, việc thực hiện chuyển đổi các mô hình sản xuất sẽ giải quyết được việc

làm cho người lao động quanh năm, nhất là giải quyết được số lao động nhàn rỗi trong

nông dân, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Đối với những hộ dân có

diện tích đất quá nhỏ không đủ để thực hiện mô hình sản xuất này thì liên kết với nhau,

vừa trợ vốn, vừa chuyển đổi được phương thức sản xuất, bình quân thu nhập được nâng

cao cho toàn vùng.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 86

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận

Xây dựng Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại TP HCM, thực hiện tại

huyện Cần Giờ tập trung ở 4 xã phía Bắc là phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện

Cần Giờ phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng

như các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề án hoàn thành sẽ tạo

ra vùng nuôi tôm thâm canh, năng suất cao, vừa tạo công ăn việc làm, nâng cao đời

sống cho nông dân, cũng như tạo thêm nguồn hàng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Đề án Quy hoạch không chỉ tạo ra vùng nuôi tôm thẻ công nghiệp, mà còn mang

lại hiệu quả tổng hợp tạo điều kiện nâng cao đời sống và phát triển kinh tế toàn diện, rút

ngắn khoảng cách về đời sống vật chất, tinh thần giữa khu vực ngoại thành, vùng ven,

với nội thành.

Kết hợp xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng nông thôn như giao thông, hệ thống

thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc gắn liền với xây dựng nông thôn mới

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Khi đề án đi vào hoạt động là tiền đề cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản có sự

quản lý và quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở nâng cao được hiệu quả

sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản góp phần tạo công ăn

việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người nông dân. Đồng

thời tạo ra nguồn thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng thành phố, cả nước và xuất khẩu.

2. Kiến nghị- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất giống tôm thẻ chân trắng

tại Trung tâm giống Hào Võ của huyện Cần Giờ khi thành phố hội đủ các điều kiện sản

xuất giống tôm thẻ.

- Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ

nuôi thủy sản tại huyện Cần Giờ và sớm phê duyệt Đề án Quy họach vùng nuôi tôm thể

chân trắng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn 2025.

ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 87

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 1

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 1. KẾT QUẢ NUÔI TÔM SÚ NĂM 2005

Xã Số hộ Tổng DT đất nuôi tôm (ha)

Tổng DT mặt

nước thu hoạch

Tổng sản lượng(Tấn)

Hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng

Hộ Diện tích

Sản lượng Hộ Diện

tíchSản

lượng Hộ Diện tích

Sản lượng

Lý Nhơn 878 1660,7 2479,4 2356,98 205 315 1506 110 260 364 464 620 310

An Thới Đông 810 1396,7 2531,4 1660,08 150 176 739 295 230 349,6 300 350 315

Bình Khánh 721 620 1056 877,10 96 70 289 210 150 228 418 400 360

Tam Thôn Hiệp 265 270,61 385,8 882,24 170 189,21 795 45 50 70 9 10 9

Long Hòa 123 623 1263 594,40 3 45 360 1 2 4 0 0 0

Thạnh An 211 668 1250 280,05 1 1 8 13 30 14 50 79 35,55

Cần Thạnh 11 25 50 10

Tổng cộng 3.019 5.264,01 9.015,60 6.660,85 625 796,21 3.697,0 674 722,0 1.029,6 1.241 1.459 1.029,55

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 2

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NUÔI TÔM SÚ HUYỆN CẦN GIỜ NĂM 2005

Xã Số hộ Tổng DT đất nuôi tôm(ha)

Tổng DT mặt nước thu hoạch

Tổng sản lượng(Tấn)

Năng suất bình quân chung

(tấn/ha)

Năng suất nuôi tôm trên ao trong vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

(tấn/ha)Đất nuôi

tômMặt nước thu hoạch Đất nuôi tôm Mặt nước thu hoạch

1 2 3 4 5 6=5/3 7=5/4 8 9

Lý Nhơn 878 1660,7 2479,4 2356,98 1,42 0,95 1,82 1,41

An Thới Đông 810 1396,7 2531,4 1660,08 1,19 0,66 1,86 1,12

Bình Khánh 721 620 1056 877,10 1,41 0,83 1,41 0,83

Tam Thôn Hiệp 265 270,61 385,8 882,24 3,26 2,29 3,51 2,55

Long Hòa 123 623 1263 594,40 0,95 0,47 7,74 3,28

Thạnh An 211 668 1250 280,05 0,42 0,22 0,51 0,41

Cần Thạnh 11 25 50 10 0,40 0,20

Tổng cộng 3.019 5.264,01 9.015,60 6.660,85 1,27 0,74 1,93 1,29

Phụ lục 3. TÌNH HÌNH THU HOẠCH TÔM SÚ NĂM 2006

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 3

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Xã Số hộ

Tổng DT đất nuôi tôm(ha)

Tổng sản

lượng(Tấn)

Hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng

Hộ Diện tích Sản lượng Hộ Diện

tíchSản

lượng Hộ Diện tích Sản lượng

Bình Khánh 641 632,32 674,63 22 34,31 90,44 10 5,57 12,37 609 592,44 571,83

An Thới Đông 957 1576,02 1826,97 85 89,01 344,07 238 136,91 294,2 569 709,4 672,04Tam Thôn Hiệp 304 250,1 641,51 164 151,5 490,21 97 75,87 129,94 2 1,13 3,77

Lý Nhơn 494 1493,01 2862,16 115 250,64 1811,35 106 69,14 93,03 144 207,53 179,49

Long Hòa 131 600,96 504,41 6 4,09 15,39 6 20,87 24,73 0 0 0

Thạnh An 161 574,14 466,15 0 0 0 0 0 14 19,17 14,02

Cần Thạnh 14 25 20,17 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng 2.702 5.151,55 6.996 392 529,55 2.751,46 457 308,36 554,27 1.338 1.529,67 1.441,15 * Năng suất bình quân:

- Thâm canh: 5,19 tấn/ha- Bán thâm canh: 1,79 tấn/h- Nuôi ruộng: 0,94 tấn/ha

Phụ lục 4. TÌNH HÌNH THẢ NUÔI TÔM SÚ NĂM 2006

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 4

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

XãSố

hộ

Tổng DT

đất nuôi

tôm (ha)

Tổng số

giống

(triệu

con)

Hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng Qủang canh cải tiến

Hộ Diện tích (ha) Giống Hộ Diện tích

(ha) Giống Hộ Diện tích (ha) Giống Hộ Diện tích

(ha) Giống

Lý Nhơn 624 578,66 77,88 21 21,18 6,13 28 22,4 4,87 575 535,09 66,88 0 0 0

An Thới Đông 886 1427,98 167,68 124 96,88 33 221 179,93 36,67 477 510,47 75,27 65 640,70 22,75

Bình Khánh 228 162,61 40,45 109 74,32 26,41 71 60,16 12,57 7 6,53 0,76 41 21,6 0,71

Tam Thôn Hiệp 886 1943,33 204,24 137 225,20 83,4 184 205,15 29,43 436 547,28 57,11 129 965,7 34,3

Long Hòa 143 682,25 88,07 12 83,45 65,67 5 12,7 0,85 7 10,10 0,94 119 576 20,62

Thạnh An 176 603,18 24,38 0 0 0 0 0 0 29 48,18 4,83 147 555 19,55

Cần Thạnh 14 25 0,89 0 0 0 0 0 0 0 0 0 14 25 0,89

Tổng cộng 2.957 5.423 603,60 403 501,03 214,61 509 480,34 84,39 1531 1.657,65 205,79 515 2.784 98,82

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 5

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 5. TÌNH HÌNH THẢ NUÔI TÔM SÚ NĂM 2007

Xã  

Lượthộ 

Sốhộ 

Tổng DT(ha)

 

Giống (triệu con)

 

Chi tiết theo từng hình thức nuôiThâm canh Bán thâm canh Ruộng Quảng cánh cải tiến

Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống

Bình Khánh 383 371 368,76 55,06 16 13,00 6,24 72 65,49 11,19 295 290,27 37,630 0 0,00 0,00

An Thới Đông 789 760 1.486,87 153,45 87 68,45 21,15 248 242,73 48,99 389 534,99 56,85 65 640,70 26,46

Tam Thôn Hiệp 10 7 23,50 3,53 4 6,40 1,44 1 1,00 0,19 5 16,10 1,90 0 0,00 0,00

Lý Nhơn 241 237 1.684,53 78,19 10 5,90 2,80 35 32,03 4,76 56 90,40 7,42 140 1.556,20 63,21

Long Hoà 119 119 576,00 23,52 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 119 576,00 23,52

Thạnh An 148 148 555,70 23,11 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 1 0,70 0,08 147 555,00 23,03

Cần Thạnh 14 14 25,00 0,98 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 14 25,00 0,98

Tổng cộng 1.704 1.656 4.720,36 337,84 117 93,75 31,63 356 341,25 65,13 746 932,46 103,88 485 3.352,90 137,20

Phụ lục 6. THU HOẠCH TÔM SÚ NĂM 2008

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 6

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Xã 

Số hộ  

Tổng DT(ha)

 

Sản lượng(tấn)

 

Chi tiết theo từng hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng Qủang canh cải tiến

Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn)

Bình Khánh 417 388,38 607,95 22 16,50 109,50 43 45,92 58,05 352 325,96 440,40 0 0,00 0,00

An Thới Đông 860 1.465,74 1.634,28 127 112,93 338,27 280 262,83 557,88 388 449,29 491,88 65 640,70 246,24

Tam Thôn Hiệp 62 90,73 266,27 25 37,92 179,24 27 20,80 48,29 10 32,00 38,74 0 0,00 0,00

Lý Nhơn 424 1.888,39 1.546,59 83 74,90 428,61 85 97,79 290,16 116 159,51 230,22 140 1.556,20 597,60

Long Hoà 135 616,98 515,48 10 28,78 242,27 6 12,20 29,35 0 0,00 0,00 119 576,00 243,86

Thạnh An 164 585,10 254,28 1 0,60 0,50 2 2,70 4,30 14 26,80 5,62 147 555,00 243,86

Cần Thạnh 39 68,50 19,10 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 25 43,50 9,50 14 25,00 9,60

Cộng 2.101 5.103,82 4.843,95 268 271,63 1.298,39 443 442,24 988,03 905 1.037,06 1.216,36 485 3.352,90 1.341,16

* Năng suất bình quân Nuôi thâm canh:4,780 taán/ha

Nuôi bán thâm canh :2,234 taán/ha

Nuoâi Ruoäng :1,172 taán/ha

Nuoâi QCCT :0,40 taán/ha

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 7

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 7. THẢ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG NĂM 2008

Xã Số hộ Tổng DT Giống thả Chi tiết theo từng hình thức nuôi

    (ha) (triệu con) Thâm canh Bán thâm canh Ruộng

        Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống

Bình Khánh 28 24,17 14,58 20 19,87 13,64 4 2,60 0,56 4 1,70 0,38

An Thới Đông 88 100,91 33,07 43 40,25 22,18 20 25,56 6,32 25 35,10 4,57

Tam Thôn Hiệp 17 31,21 24,83 12 27,24 24,03 4 3,37 0,75 1 0,60 0,05

Lý Nhơn 76 79,43 42,67 64 67,73 40,89 10 7,20 1,38 2 4,50 0,40

Long Hoà 12 34,20 22,73 11 32,40 22,67 0 0,00 0,00 1 1,80 0,06

Thạnh An 2 1,20 0,30 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 2 1,20 0,30

Cần Thạnh 1 0,40 0,40 1 0,40 0,40 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Tổng cộng 224 271,52 138,58 151 187,89 123,81 38 38,73 9,01 35 44,90 5,76

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 8

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 8. THU HOẠCH TÔM CHÂN TRẮNG NĂM 2008

Xã Số hộ Tổng DT(ha)

Sản lượng(tấn)

Chi tiết theo từng hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng

Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn)

Bình Khánh 27 36,59 150,22 19 25,09 126,68 5 4,35 6,57 3 7,16 16,98

An Thới Đông 85 92,99 274,80 45 52,09 182,22 20 23,40 58,59 20 17,51 34,00

Tam Thôn Hiệp 18 28,73 157,92 13 22,63 142,98 2 1,95 5,97 3 4,16 8,98

Lý Nhơn 67 74,70 359,52 52 53,50 308,28 10 9,05 25,27 5 12,16 25,98

Long Hoà 8 31,35 219,58 8 31,35 219,58 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Thạnh An 2 1,20 0,28 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 2 1,20 0,28

Cần Thạnh 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Tổng cộng 207 265,56 1.162,32 137 184,66 979,74 37 38,75 96,40 33 42,19 86,23

* Năng suất bình quân Nuôi thâm canh:5,305 taán/ha

Nuôi bán thâm canh:2,487 taán/ha

Nuoâi Ruoäng :

2,043 taán/ha

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 9

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 9. TÌNH HÌNH THẢ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HUYỆN CẦN GIỜ NĂM 2009

Xã  

Lượthộ 

Sốhộ 

Tổng DT(ha)

 

Giống (triệu con)

 

Chi tiết theo từng hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng

Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống

Bình Khánh 285 247 211,91 97,86 97 64,11 52,15 96 72,15 28,38 92 75,65 17,33

An Thới Đông 425 395 378,37 173,81 219 203,19 121,07 153 119,45 41,18 53 55,73 11,57

Tam Thôn Hiệp 51 31 79,42 69,69 32 65,72 66,17 13 7,50 2,56 6 6,20 0,96

Lý Nhơn 107 96 112,80 99,53 87 100,75 96,96 20 12,05 2,57 0 0,00 0,00

Long Hoà 8 7 13,10 12,99 8 13,10 12,99 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Thạnh An 0 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Cần Thạnh 0 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00

Tổng cộng 876 776 795,60 453,88 443 446,87 349,34 282 211,15 74,69 151 137,58 29,86

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 10

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 10. TÌNH HÌNH THẢ NUÔI TÔM SÚ NĂM 2009

Xã  

Lượthộ 

Sốhộ 

Tổng DT(ha)

 

Giống thả(triệu con)

 

Chi tiết theo từng hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng QCCT

Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống Hộ DT(ha) Giống

Bình Khánh 383 371 368,76 55,06 16 13,00 6,24 72 65,49 11,19 295 290,27 37,63 0 0,00 0,00

An Thới Đông 789 760 1.486,87 153,45 87 68,45 21,15 248 242,73 48,99 389 534,99 56,85 65 640,70 26,46

Tam Thôn Hiệp 10 7 23,50 3,53 4 6,40 1,44 1 1,00 0,19 5 16,10 1,90 0 0,00 0,00

Lý Nhơn 241 237 1.684,53 78,19 10 5,90 2,80 35 32,03 4,76 56 90,40 7,42 140 1.556,20 63,21

Long Hoà 119 119 576,00 23,52 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 119 576,00 23,52

Thạnh An 148 148 555,70 23,11 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 1 0,70 0,08 147 555,00 23,03

Cần Thạnh 14 14 25,00 0,98 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 14 25,00 0,98

Tổng cộng 1.704 1.656 4.720,36 337,84 117 93,75 31,63 356 341,25 65,13 746 932,46 103,88 485 3.352,9 137,2

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 11

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 11. TÌNH HÌNH THU HOẠCH TÔM SÚ NĂM 2009

XãLượt

hộ

Số

hộ

Tổng DT

(ha)

Sản lượng

(tấn)

Chi tiết theo từng hình thức nuôi

Thâm canh Bán thâm canh Ruộng Quảng canh cải tiến

          Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn) Hộ DT(ha) SL(tấn)

Bình Khánh 307 294 327,77 320,41 9 7,50 31,40 32 32,37 60,34 266 287,90 228,67 0 0,00 0,00

An Thới Đông 737 715 1.424,69 1.219,85 74 62,61 206,77 195 205,42 229,17 403 515,96 469,97 65 640,70 313,95

Tam Thôn Hiệp 14 12 22,20 43,75 4 6,40 29,45 3 4,40 3,60 7 11,40 10,70 0 0,00 0,00

Lý Nhơn 229 224 1.663,41 904,12 10 5,70 33,09 19 15,01 22,57 60 86,50 79,02 140 1.556,20 769,44

Long Hoà 119 119 576,00 284,81 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 119 576,00 284,81

Thạnh An 148 148 555,70 275,05 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 1 0,70 0,63 147 555,00 274,42

Cần Thạnh 14 14 25,00 12,35 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 14 25,00 12,35

Tổng cộng 1.568 1.526 4.594,77 3.060,34 97 82,21 300,71 249 257,20 315,68 737 902,46 788,99 485 3.352,90 1.654,97

*Năng suất bình quân : Nuôi thâm canh: 3,657 tấn/ha Nuôi bán thâm canh: 1,227 tấn/ha Nuôi Ruộng: 0,874 tấn/ha

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 12

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Nuôi QCCT: 0,493 tấn/ha

PHỤ LỤC 24. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2008 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đơn vị tính: ha

TT Chỉ tiêu MãToàn thành phố

Phân theo đơn vị hành chính (trong vùng dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp) Các quận còn lạiTổng

cộngCần Giờ Nhà Bè Bình

ChánhHóc Môn Củ Chi Bình

TânThủ Đức Quận 9 Quận

12 Quận 2(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.555 191.808 70.421 10.056 25.255 10.943 43.497 5.188 4.765 11.390 5.275 5.018 17.747

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 121.313 120.181 44.719 1.148 18.308 7.660 32.924 1.996 1.172 4.983 1.972 1.297 1.1331.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 75.251 74.446 3.655 4.292 16.122 7.435 32.104 1.864 1.133 4.724 1.931 1.186 8051.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 40.604 39.963 932 3.064 9.661 4.311 16.867 1.191 463 1.874 573 1.027 4611.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 30.708 30.233 406 2.930 6.481 3.073 13.223 1.036 250 1.807 1.027 4751.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 20.849 20.374 4.387 1.175 13.223 1.588 4751.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 9.859 9.859 406 2.930 2.094 1.898 1.036 250 218 1.027 01.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1.525 1.525 69 30 547 794 1 2 82 01.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 8.370 8.204 457 135 3.151 690 2.850 154 211 67 491 1661.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 34.647 34.484 2.723 1.228 6.461 3.124 15.237 674 670 2.851 1.358 159 1641.1.2.1 Đất trồng cây CN lâu năm LNC 3.476 3.476 387 3.089 -01.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 9.071 9.071 882 20 3.241 396 2.841 344 1.127 2201.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 22.099 21.936 1.841 1.208 2.832 2.728 9.037 674 236 1.724 1.138 159 1641.2 Đất lâm nghiệp LNP 34.365 34.365 33.086 1.003 146 105 251.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.999 1.999 1.052 711 146 65 251.2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất RSN 5 5 51.2.1.2 Đất trồng rừng sản xuất RSM 1.994 1.994 1.047 711 146 65 251.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 32.296 32.296 32.034 2621.2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ RPN 11.628 11.628 11.6281.2.2.2 Đất trồng rừng phòng hộ RPM 20.668 20.668 20.406 2621.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 70 70 30 401.2.3.1 Đất có rừng tự nhiên đặc dụng RDN

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 13

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1.2.3.2 Đất trồng rừng đặc dụng RDM 70 70 30 401.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9.856 9.629 6.605 844 1.152 72 400 132 39 233 42 111 2281.4 Đất làm muối LMU 1.373 1.373 1.3731.5 Đất nông nghiệp khác NKH 467 367 13 32 8 316 1002 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 85.988 69.374 24.556 4.866 6.653 3.224 9.929 3.185 3.592 6.346 3.302 7.721 16.614

Đất sông suối và MNCD SMN 32.723 31.074 22.783 2.442 746,93 198 1.161 93 315 1.918 358 1.059 1.6493 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 2.254 2.254 1.146 42 294,47 59 643 7 1 61 0

*Nguồn: Quy hoạch SX nông nghiệp phát triển nông thôn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2025PHỤ LUC 25. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu MãToàn thành phố

Phân theo đơn vị hành chính (trong vùng dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp) Các quận

còn lạiTổng cộng

Cần Giờ

Nhà Bè

Bình Chánh

Hóc Môn Củ Chi Bình

TânThủ Đức Quận 9 Quận

12Quận

2(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.555 191.808 70.422 10.056 25.255 10.943 43.497 5.188 4.765 11.390 5.275 5.018 17.747

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 95.429 95.429 44.604 1.280 14.543 4.206 26.240 495 787 2.734 540 01.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 48.183 48.183 2.824 1.017 12.031 3.892 24.010 495 757 2.633 525 01.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 21.361 21.361 814 457 5.111 2.042 11.850 160 200 593 135 01.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8.199 8.199 400 2.004 962 4.400 433 01.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6.606 6.606 1.474 300 4.400 4321.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1.592 1.592 400 530 662 0 0 01.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 4.095 4.095 50 500 3.500 451.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 9.067 9.067 414 457 3.056 580 3.950 160 200 160 901.1.1.3.1 Rau 5.633 5.633 100 53 1.500 430 3.210 20 150 100 701.1.1.3.2 Mía 1.000 1.000 800 2001.1.1.3.3 Hoa nền 810 810 250 100 400 10 20 10 201.1.1.3.4 Các cây trồng còn lại 1.624 1.624 314 404 506 50 140 130 30 50 -01.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 26.822 26.822 2.010 560 6.920 1.850 12.160 335 557 2.040 390

1.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 3.500 3.500 300 3.200

1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 9.711 9.711 700 30 4.641 350 2.800 200 960 301.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 13.611 13.611 1.310 530 1.979 1.500 6.160 335 357 1.080 3601.1.2.3.1 Đất trồng Hoa cây kiểng 1.320 1.320 10 100 240 200 210 10 180 100 270

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 14

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1.1.2.3.2 Cây LN còn lại (vườn tạp, dừa nước,…) 12.291 12.291 1.300 430 1.739 1.300 5.950 325 177 980 901.2 Đất lâm nghiệp LNP 36.286 36.286 33.790 1.495 80 900 211.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.348 3.348 1.606 982 80 660 211.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 32.868 32.868 32.184 483 2001.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 70 70 30 401.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 8.608 8.608 6.890 250 860 52 450 30 60 151.4 Đất làm muối LMU 1.000 1.000 1.0001.5 Đất nông nghiệp khác NKH 1.352 1.352 100 13 158 182 880 202 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 114.082 96.335 25.812 8.737 10.712 6.738 17.257 4.693 3.978 8.656 4.735 5.018 17.747

Tr.đó: Đất sông suối và MNCD SMN 32.738 31.085 22.783 2.442 753 198 1.161 93 315 1.918 358 1.064 1.6533 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 45 45 5 39

*Nguồn: Quy hoạch SX nông nghiệp phát triển nông thôn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2025

PHỤ LUC 26. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu MãToàn thành phố

Phân theo đơn vị hành chính (trong vùng dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp) Các quận còn lạiTổng

cộngCần Giờ

Nhà Bè

Bình Chánh

Hóc Môn

Củ Chi

Bình Tân

Thủ Đức

Quận 9

Quận 12

Quận 2

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.555 191.808 70.422 10.056 25.255 10.943 43.497 5.188 4.765 11.390 5.275 5.018 17.747

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 82.600 82.600 43.380 280 11.430 1.200 24.130 650 1.530 01.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 34.430 34.430 1.570 280 9.000 940 20.620 630 1.390 01.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 16.020 16.020 250 3.400 260 11.670 190 250 01.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.200 3.200 350 0 2.850 0 0 01.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3.200 3.200 350 2.850 01.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 0 0 0 0 01.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 4.160 4.160 50 110 4.0001.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 8.660 8.660 250 3.000 150 4.820 190 2501.1.1.3.1 Rau 6.900 6.900 150 2.300 150 3.950 150 2001.1.1.3.2 Mía 500 500 400 1001.1.1.3.3 Hoa nền 820 820 250 550 10 101.1.1.3.4 Các cây trồng còn lại 440 440 100 50 0 220 30 401.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 18.410 18.410 1.320 280 5.600 680 8.950 440 1.1401.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 3.300 3.300 100 3.200

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 15

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 8.270 8.270 650 4.300 2.550 120 6501.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 6.840 6.840 670 280 1.200 680 3.200 320 4901.1.2.3.1 Đất trồng Hoa cây kiểng 1.4300 1.4300 20 400 340 390 150 1301.1.2.3.2 Cây LN còn lại (vườn tạp, dừa nước,…) 5.410 5.410 650 280 800 340 2.810 170 3601.2 Đất lâm nghiệp LNP 36.460 36.460 33.940 1.500 1.000 201.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.115 2.115 795 740 560 201.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 34.110 34.110 32.980 730 4001.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 235 235 165 30 401.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 7.810 7.810 6.740 500 40 450 20 601.4 Đất làm muối LMU 1.000 1.000 1.0001.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2.900 2.900 130 430 220 2.060 602 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 126.950 109.203 27.036 9.776 13.825 9.743 19.367 5.188 4.115 9.860 5.275 5.018 17.747

Tr.đó: Đất sông suối và MNCD SMN 32.738 31.085 22.783 2.442 753 198 1.161 93 315 1.918 358 1.064 1.6533 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 5 5 5

*Nguồn: Quy hoạch SX nông nghiệp phát triển nông thôn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2025

PHỤ LUC 27. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 TP. HỒ CHÍ MINH

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu MãToàn thành phố

Phân theo đơn vị hành chính (trong vùng dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp) Các quận còn lạiTổng

cộngCần Giờ

Nhà bè

Bình Chánh

Hóc Môn

Củ Chi

Bình Tân

Thủ Đức

Quận 9

Quận 12

Quận 2

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 209.555 191.808 70.422 10.056 25.255 10.943 43.497 5.188 4.765 11.390 5.275 5.018 17.747

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 80.500 80.500 42.720 280 11.100 900 23.840 250 1.410 01.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 30.490 30.490 1.200 280 8.150 520 18.960 240 1.140 01.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 15.110 15.110 230 3.150 200 11.200 80 251 01.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.100 2.100 0 100 0 2.000 0 01.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.100 2.100 100 2.0001.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 0 0 0 0 0 0 0 01.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 4.300 4.300 50 50 4.2001.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC(a) 8.710 8.710 230 3.000 150 5.000 80 250

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 16

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1.1.1.3.1 Rau 7.800 7.800 160 2.800 150 4.400 80 2101.1.1.3.2 Mía 1.1.1.3.3 Hoa nền 820 820 200 600 201.1.1.3.4 Các cây trồng còn lại 90 90 70 -0 20 01.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.380 15.380 970 280 5.000 320 7.760 160 8901.1.2.1 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm LNC 3.200 3.200 3.2001.1.2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm LNQ 8.000 8.000 600 4.250 2.550 6001.1.2.3 Đất trồng cây lâu năm khác LNK 4.180 4.180 370 280 750 320 2.010 160 2901.1.2.3.1 Đất trồng Hoa cây kiểng 1.680 1.680 30 550 320 440 160 1801.1.2.3.2 Cây LN còn lại (vườn tạp, dừa nước,…) 2.500 2.500 340 280 200 1.570 1101.2 Đất lâm nghiệp LNP 36.460 36.460 33.940 1.500 1.000 201.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 905 905 85 340 460 201.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 35.320 35.320 33.690 1.130 5001.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 235 235 165 30 401.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6.920 6.920 6.000 400 450 10 601.4 Đất làm muối LMU 1.000 1.000 1.0001.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5.630 5.630 580 1.050 380 3.430 1902 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 129.050 111.303 27.697 9.776 14.156 10.043 19.657 5.188 4.515 9.979 5.275 5.018 17.747

Tr.đó: Đất sông suối và MNCD SMN 32.738 31.085 22.783 2.442 753 198 1.161 93 315 1.918 358 1.064 1.6533 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 5 5 5

*Nguồn: Quy hoạch SX nông nghiệp phát triển nông thôn TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 17

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 1

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 12. CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM

NGHIỆP, THỦY SẢN

Năm Tổng sốTrong đó

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Giá trị sản xuất (triệu

đồng)1995 1.935.330 1.820.213 84.862 230.255

2000 2.584.390 2.149.052 106.433 328.905

2003 3.238.830 2.292.819 96.452 849.559

2005 3.825.121 2.583.264 95.200 1.146.657

2006 4.688.110 3.142.957 59.120 1.486.033

2007 5.729.159 4.006.774 69.532 1.652.853

2008 7.284.788 5.642.464 71.261 1.571.063

Cơ cấu (%)

1995 100 83,7 4,4 11,9

2000 100 83,2 4,1 12,7

2003 100 70,8 3,0 26,2

2005 100 67,5 2,5 30,0

2006 100 67,0 1,3 31,7

2007 100 69,9 1,2 28,8

2008 100 77,5 1,0 21,6

*Nguồn Niên giám thống kê 2008

Phụ lục 13. THỐNG KÊ KÊNH RẠCH VÙNG TIẾP GIÁP BIỂN

TT Tên kênh rạch L (m)Kích thước

BTB (m) HTB (m)

1 Rạch Đước 2.600 15 4

2 Rạch Móc Kéo 7.400 15 3

3 Rạch Móc Kéo Lớn 3.200 20 3 – 4

4 R.Cái Đước (R.Dừa) 2.700 15 3 – 4

5 R.Tắc Bứt Mây 4.600 80 3 – 4

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 1

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

6 R.Thiềng Liềng 7.300 110 6 – 8

7 R.Cá Nhám 1 8.200 110 6 – 8

8 Sông Cá Nhám 3.600 60 6 – 8

9 Sông Thêu 6.200 100 – 200 6 – 8

10 R.Ghềnh Rái Lớn 4.000 50 – 60 4 – 6

11 R.Cá Nháp Bé 3.200 50 – 60 4 – 6

12 R.Cá Nháp lớn 4.600 60 – 80 8 - 10

Phụ lục 14. HỆ THỐNG THỦY LỢI KHU VỰC QUY HOẠCH HUYỆN CẦN GIỜ

TT Kênh rạch hiện hữu L(m) B(m) H (m)1 2 3 4 5I Xã Tam Thôn Hiệp        Rạch Mốc Keo 5600 30-65 3  Rạch Bùn 3260 30-50 3  Rạch Mương Bồng 3260 30-50 3  Kênh N3 2100 15 3  Kênh N4 650 12 3  Kênh N6 1650 15 3

II Xã An Thới Đông  Rạch ba Gầy 1750 30 3  Rạch Đôi 1035 12 3  Kênh ông Son 1050 20-30 3  Kênh PhongThơ 1100 20-30 3  Kênh Chủ 2750 30-60 3  Rạch Bà Tám 1360 15-20 3  Kênh Kho Đá 1480 20-30 3  Rạch Kho Mắm 1450 30-45 3  Kênh Mới N1 780 15 3  Kênh Mới N2 1050 20 3  Rạch Đồn 4350 45-100 3  Rạch Bàu Hóc 1380 10-30 3  Rạch Hỏa Nhỏ 1860 20-25 3  Rạch Hỏa Lớn 2850 20-40 3  Kênh Ngay 2980 30-35 3  Rạch tắc Hốc Bột 2500 15-25 3  Kênh bà Tổng 1300 25-50 3  Rạch Sâu 985 10-15 3  Rạch Mốc Keo 5600 30-65 3  Rạch mương Bồng 3785 20 3  Kênh N7 500 10 3  Rạch Tắc Bà Tùng 1615 25-35 3

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 2

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

III Xã Lý Nhơn  Sông Vàm Sát 4750 100-150 5  Rạch Phong Thơ 3,5  Kênh 1 1100 15-25 3  Kênh 2 1160 15-25 3  Kênh 3 980 15-25 3  Kênh 4 1050 15-25 3  Kênh Dọc 1870 15-25 3  Rạch Rào Lớn 1140 20-30 3  Rạch Rào Bé 1070 15-23 3  Kênh N1 650 15-20 31 2 3 4 5  Kênh N2 670 15-20 3  Kênh N3 760 15-20 3  Kênh L2 980 15-20 3  Kênh K3 975 15-20 3  Kênh 1 750 15-20 2,5  Kênh 2 540 15-20 2,5  Kênh 3 650 15-20 2,5  Kênh 4 985 15-20 2,5  Kênh 5 645 15-20 2,5  Kênh 6 780 15-20 2,5  Kênh 7 895 15-20 2,5  Kênh 8 547 15-20 2,5  Kênh 9 765 15-20 2,5  Kênh 10 570 15-20 2,5  Kênh 11 765 15-20 2,5  Kênh 12 985 15-20 2,5  Kênh 13 970 15-20 2,5  Kênh 14 850 15-20 2,5  Rạch Tắc Miểu 880 20-40 3  Rạch Gốc Tre nhỏ 4595 25-50 3

IV Xã Bình Khánh   Rạch Đước 2150 20-40 4  Rạch già Đỏ 4540 40-75 4  Rạch Xáng 1380 40-75 4  Rạch Lá 4550 60-80 4  Tắc Tây Đen 1560 35-50 4

15. CẢI TẠO NẠO VÉT CÁC TUYẾN KÊNH HIỆN HỮU

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 3

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

PHỤ LỤC 15. CẢI TẠO NẠO VÉT CÁC TUYẾN KÊNH HIỆN HỮU

TT KÊNH RẠCH HIỆN HỮU L(m) B (m) H (m)1 2 3 4 5I Xã Tam Thôn Hiệp        Rạch Mốc Keo 5600 30-65 4  Rạch Bùn 3260 30-50 4  Rạch Mương Bồng 3260 30-50 4  Kênh N3 2100 15 4  Kênh N4 650 12 4  Kênh N6 1650 15 4

II Xã An Thới Đông  Rạch ba Gầy 1750 30 4  Rạch Đôi 1035 12 4  Kênh Son 1050 20-30 4  Kênh Thơ 1100 20-30 4  Kênh chủ 2750 30-60 4  Rạch Bà Tám 1360 15-20 4  Kênh kho đá 1480 20-30 4  Rạch kho Mắm 1450 30-45 4  Kênh Mới N1 780 15 4  Kênh Mới N2 1050 20 4  Rạch Đồn 4350 45-100 4  Rạch Bàu Thơ 1380 10-30 4  Rạch Hỏa Nhỏ 1860 20-25 4  Rạch Hỏa Lớn 2850 20-40 4  Kênh Ngay 2980 30-35 4  Rạch tắc Hốc Bột 2500 15-25 4  Kênh bà Tổng 1300 25-50 4  Rạch Sâu 985 10-15 4  Rạch Mốc Keo 5600 30-65 4  Rạch Bung Bông 3785 20 4  Kênh N7 500 10 4  Rạch tắc Bà Tùng 1615 25-35 4

III Xã Lý Nhơn  Sông Vàm Sát 4750 100-150 5  Rạch Phong Thơ 3210 45-60 4  Kênh 1 1100 15-25 4  Kênh 2 1160 15-25 4

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 4

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1 2 3 4 5  Kênh 3 980 15-25 4  Kênh 4 1050 15-25 4  Kênh Dọc 1870 15-25 4  Rạch Rào Lớn 1140 20-30 4  Rạch Rào Bé 1070 15-23 4  Kênh N1 650 15-20 4  Kênh N2 670 15-20 4  Kênh N3 760 15-20 4  Kênh L2 980 15-20 4  Kênh K3 975 15-20 4  Kênh 1 750 15-20 4  Kênh 2 540 15-20 4  Kênh 3 650 15-20 4  Kênh 4 985 15-20 4  Kênh 5 645 15-20 4  Kênh 6 780 15-20 4  Kênh 7 895 15-20 4  Kênh 8 547 15-20 4  Kênh 9 765 15-20 4  Kênh 10 570 15-20 4  Kênh 11 765 15-20 4  Kênh 12 985 15-20 4  Kênh 13 970 15-20 4  Kênh 14 850 15-20 4  Rạch Tắc Miểu 880 20-40 4  Rạch Gốc Tre nhỏ 4595 25-50 4

IV Xã Bình Khánh  Rạch Đước 2150 20-40 4  Rạch bà Đo 4540 40-75 4  Rạch Xáng 1380 40-75 4  Rạch Lá 4550 60-80 4  Tắc Tây Đen 1560 35-50 4

PHỤ LỤC 16. CÁC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ KHU VỰC QUY HOẠCH

TT KÊNH TƯỚI TIÊU L B HI Xã Tam Thôn Hiệp      

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 5

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

  Kênh tiêu /m 21000 30 4  Kênh Tưới/m 25000 30 4  Trạm bơm tiêu/cái 2  Cống điều tiết/cái 4  Cống dưới đê/cái 186  Đê bao vùng/m 4750 3 3  Đê bao cơ sở/m 95000 2 2

II Xã An Thới Đông  Kênh tiêu /m 23500 30 4  Kênh Tưới/m 27000 30 4  Trạm bơm tiêu/cái 6  Cống điều tiết/cái 12  Cống dưới đê/cái 2100  Đê bao vùng/m 53500 3 3  Đê bao cơ sở/m 105000 2 2

III Xã Lý Nhơn  Kênh tiêu /m 18735 30 4  Kênh Tưới/m 21569 30 4  Trạm bơm tiêu/cái 6  Cống điều tiết/cái 12  Cống dưới đê/cái 2200  Đê bao vùng/m 47767 3 3  Đê bao cơ sở/m 93750 2 2

IV Xã Bình Khánh  Kênh tiêu /m 3700 30 4  Kênh Tưới/m 3850 30 4  Trạm bơm tiêu/cái 2  Cống điều tiết/cái 4  Cống dưới đê/cái 350  Đê bao vùng/m 8750 3 3  Đê bao cơ sở/m 1860 2 2

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 6

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 17. BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG GIAO THÔNG PHỤC VỤ VÙNG NUÔIHỆ THỐNG GIAO THÔNG - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 7

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

TT ĐƯỜNG GIAO THÔNG L (m) B (m) H (m) DT (m2) GHI CHÚ1 Xã Tam Thôn Hiệp 21,420.00

GTN 1 950 6 2 5700 Xây mớiGTN 2 900 6 2 5400GTN 3 850 6 2 5100GTN 4 870 6 2 5220

2 Xã An Thới Đông 57,120.00 Xây mớiGTN 1 2000 6 2 12000GTN 2 2450 6 2 14700GTN 3 1850 6 2 11100

GTN 4 1700 6 2 10200

GTN 5 820 6 2 4920GTN 6 700 6 2 4200

3 Xã lý Nhơn4 Xã Bình Khánh 17,700.00 Xây mới

GTN 1 950 6 2 5,700.00GTN 2 1200 6 2 7,200.00GTN 3 800 6 2 4,800.00

HỆ THỐNG GIAO THÔNG - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020TT ĐƯỜNG GIAO THÔNG L (m) B (m) H (m) DT (m2) GHI CHÚ1 Xã an Thới Đông 26,100.00 Xây mới

GTD 1 1750 6 2 10,500.00GTN 2 750 6 2 4,500.00GTN 3 950 6 2 5,700.00GTN 4 900 6 2 5,400.00

2 Xã Lý Nhơn 23,400.00 Xây mớiGTD 1 950 6 2 5,700.00GTN 2 850 6 2 5,100.00GTN 3 1100 6 2 6,600.00GTN 4 1000 6 2 6,000.00

HỆ THỐNG GIAO THÔNG - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025TT ĐƯỜNG GIAO THÔNG L (m) B (m) H (m) DT (m2) GHI CHÚ1 Xã An Thới Đông 36,420.00 Xây mới

GTD 1 1120 6 2 6,720.00GTD 2 1000 6 2 6,000.00GTN 3 2200 6 2 13,200.00GTN 4 900 6 2 5,400.00GTN 5 850 6 2 5,100.00

2 Xã Lý Nhơn 25,200.00 Xây mớiGTD 1 2250 6 2 13,500.00GTN 2 600 6 2 3,600.00GTN 3 1350 6 2 8,100.00

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 8

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

HỆ THỐNG THỦY LỢI - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015TT KÊNH L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3) Ghi chú1 Xã Tam Thôn Hiệp 154.800 43.600

1.1 ĐÀO MỚI 90.750 305.500Kênh cấp chính 1.200 20 4 24.000 96.000 Đào mới

Ao lắng 950 20 4 19.000 76.000 Đào mới

Kênh tiêu chính 650 20 4 13.000 52.000 Đào mới

Ao xử lý nước thải 300 20 4 6.000 24.000 Đào mới

Ao chứa bùn 200 20 2 4.000 8.000 Đào mới

Kênh M1 600 15 2 9.000 18.000 Đào mới

Kênh M2 550 15 2 8.250 16.500 Đào mới

Kênh M3 500 15 2 7.500 15.000 Đào mới

1.2 NẠO VÉT 64.050 128.100Kênh N3 2.100 15 2 31.500 63.000 Nạo vétKênh N4 650 12 2 7.800 15.600 Nạo vétKênh N6 1.650 15 2 24.750 49.500 Nạo vét

2 Xã An Thới Đông 342.325 958.6502.1 ĐÀO MỚI 137.000 548.000

Kênh cấp chính 1.750 20 4 35.000 140.000 Đào mớiAo lắng 2.000 20 4 40.000 160.000 Đào mới

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 9

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Kênh tiêu chính 1.750 20 4 35.000 140.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 950 20 4 19.000 76.000 Đào mớiAo chứa bùn 400 20 4 8.000 32.000 Đào mới

2.2 NẠO VÉT 205.325 410.650Rạch ba Gầy 1.750 20 2 35.000 70.000 Nạo vétRạch Đôi 1.035 15 2 15.525 31.050 Nạo vétKênh Son 1.050 20 2 21.000 42.000 Nạo vétKênh Thơ 1.100 20 2 22.000 44.000 Nạo vétKênh chủ 2.750 20 2 55.000 110.000 Nạo vétRạch Bà Tám 1.360 20 2 27.200 54.400 Nạo vétKênh kho đá 1.480 20 2 29.600 59.200 Nạo vét

3 Xã Lý Nhơn 214.400 517.100Kênh cấp chính 1.140 25 3 28.500 85.500 Nạo vétAo lắng 1.070 20 3 21.400 64.200 Nạo vétKênh tiêu chính 650 20 3 13.000 39.000 Nạo vétAo xử lý nước thải 670 20 3 13.400 40.200 Nạo vét

1 2 3 4 5 6 7 8Ao chứa bùn 600 20 3 12.000 36.000 Nạo vétKênh L2 980 20 2 19.600 39.200 Nạo vétKênh K3 975 20 2 19.500 39.000 Nạo vétKênh 1 750 20 2 15.000 30.000 Nạo vétKênh 2 540 20 2 10.800 21.600 Nạo vétKênh 3 650 20 2 13.000 26.000 Nạo vétKênh 4 985 20 2 19.700 39.400 Nạo vétKênh 5 645 20 2 12.900 25.800 Nạo vétKênh 6 780 20 2 15.600 31.200 Nạo vét

4 Xã Bình Khánh 562.150 2.133.1004.1 ĐÀO MỚI 147.750 475.500

Kênh cấp chính 1.100 20 4 22.000 88.000 Đào mớiAo lắng 1.700 20 4 34.000 136.000 Đào mớiKênh tiêu chính 650 20 4 13.000 52.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 600 20 4 12.000 48.000 Đào mớiAo chứa bùn 450 20 4 9.000 36.000 Đào mớiKênh M1 1.650 15 2 24.750 49.500 Đào mớiKênh M2 700 15 2 10.500 21.000 Đào mớiKênh M3 750 15 2 11.250 22.500 Đào mớiKênh M4 750 15 2 11.250 22.500 Đào mới

4.2 NẠO VÉT 414.400 1.657.600Rạch bà Đo 4.540 70 4 317.800 1.271.200 Nạo vétRạch Cây Dừa 1.380 70 4 96.600 386.400 Nạo vét

HỆ THỐNG THỦY LỢI - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020STT KÊNH L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3) Ghi chú

1 Xã An Thới Đông 303.100 966.3001.1 ĐÀO MỚI 139.000 474.000

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 10

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Kênh cấp chính 1.500 20 4 30.000 120.000 Đào mớiAo lắng 1.450 20 4 29.000 116.000 Đào mớiKênh tiêu chính 950 20 4 19.000 76.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 550 20 4 11.000 44.000 Đào mớiAo chứa bùn 450 20 4 9.000 36.000 Đào mớiKênh M1 1.050 20 2 21.000 42.000 Đào mớiKênh M2 1.000 20 2 20.000 40.000 Đào mới

1.2 NẠO VÉT 164.100 492.300Rạch Bàu Thơ 1.380 30 3 41.400 124.200 Nạo vétRạch Hỏa Nhỏ 1.860 20 3 37.200 111.600 Nạo vétRạch Hỏa Lớn 2.850 30 3 85.500 256.500 Nạo vét

2 Xã Lý Nhơn 29.200 844.4002.1 ĐÀO MỚI 173.000 598.000

Kênh cấp chính 2.350 20 4 47.000 188.000 Đào mớiAo lắng 2.000 20 4 40.000 160.000 Đào mới

1 2 3 4 5 6 7 8Kênh tiêu chính 950 20 4 19.000 76.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 550 20 4 11000 44.000 Đào mớiAo chứa bùn 450 20 4 9000 36.000 Đào mớiKênh M1 1.200 20 2 24000 48.000 Đào mớiKênh M2 1.150 20 2 23000 46.000 Đào mới

2.2 NẠO VÉT 123,200 246.400Kênh 1 1.100 20 2 22000 44.000 Nạo vétKênh 2 1.160 20 2 23200 46.400 Nạo vétKênh 3 980 20 2 19600 39.200 Nạo vétKênh 4 1.050 20 2 21000 42.000 Nạo vétKênh Dọc 1.870 20 2 37400 74.800 Nạo vét

HỆ THỐNG THỦY LỢI - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025STT KÊNH L (m) B (m) H (m) DT (m2) KL (m3) GHI CHÚ

1 Xã An Thới Đông 250,800 821.8001.1 ĐÀO MỚI 119400 427.600

Kênh cấp chính 1.500 20 4 30000 120.000 Đào mớiAo lắng 1.200 20 4 24000 96.000 Đào mớiKênh tiêu chính 1.200 20 4 24000 96.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 520 20 4 10400 41.600 Đào mớiAo chứa bùn 300 20 4 6000 24.000 Đào mớiKênh M1 600 20 2 12000 24.000 Đào mớiKênh M2 650 20 2 13000 26.000 Đào mới

1.2 NẠO VÉT 131,400 394.200Kênh bà Tổng 1.300 20 3 26000 78.000 Nạo vétRạch Sâu 985 20 3 19700 59.100 Nạo vétRạch Bung Bông 3.785 20 3 75700 227.100 Nạo vétKênh N7 500 20 3 10000 30.000 Nạo vét

2 Xã Lý Nhơn 193,940 648.8202.1 ĐÀO MỚI 67,000 268.000

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 11

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Kênh cấp chính 750 20 4 15000 60.000 Đào mớiAo lắng 800 20 4 16000 64.000 Đào mớiKênh tiêu chính 950 20 4 19000 76.000 Đào mớiAo xử lý nước thải 550 20 4 11000 44.000 Đào mớiAo chứa bùn 300 20 4 6000 24.000 Đào mới

2.2 NẠO VÉT 126,940 380.820Kênh 7 895 20 3 17900 53.700 Nạo vétKênh 8 547 20 3 10940 32.820 Nạo vétKênh 9 765 20 3 15300 45.900 Nạo vétKênh 10 570 20 3 11400 34.200 Nạo vétKênh 11 765 20 3 15300 45.900 Nạo vétKênh 12 985 20 3 19700 59.100 Nạo vétKênh 13 970 20 3 19400 58.200 Nạo vétKênh 14 850 20 3 17000 51.000 Nạo vét

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 12

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Phụ lục 19. BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

TT Địa điểm Năm 2015 Năm 2020 Năm 20251 Xã Tam Thôn Hiệp        Diện tích QH (ha) 93,0    

  DT ao lắng, ao xử lý (ha) 2

3,25    

  Đê bao cơ sờ (ha)

9,30    

  Công trình phụ (ha)

4,65    

  DT mặt nước nuôi tôm (ha) 5

5,80    2 Xã An Thới Đông Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025  Diện tích QH (ha) 420,0 308,0 233,0

  DT ao lắng, ao xử lý (ha) 1

05,0 77,

0 58,2

5

  Đê bao cơ sờ (ha) 4

2,0 30,

8 23,3

0

  Công trình phụ (ha) 2

1,0 15,

4 11,6

5

  DT mặt nước nuôi tôm (ha) 25

2,0 184,

8 139,8

0 3 Xã Lý Nhơn Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025  Diện tích QH (ha) 450,0 400,0 250,0

  DT ao lắng, ao xử lý (ha) 1

12,5 100,0 62,5

  Đê bao cơ sờ (ha) 4

5,0 40,

0 25,0

  Công trình phụ (ha) 2

2,5 20,

0 12,5

  DT mặt nước nuôi tôm (ha) 27

0,0 240,

0 150,0

4 Xã Bình Khánh Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025  Diện tích QH (ha) 246  

  DT ao lắng, ao xử lý (ha)

61,5  

  Đê bao cơ sờ (ha)

24,6  

  Công trình phụ (ha)

12,3  

  DT mặt nước nuôi tôm (ha)

147,6  

Tổng mặt nước nuôi tôm 725,4 424,8 289,80

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 13

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

PHỤ LỤC 20. Tổng hợp kinh phí hạ tầng vùng Quy hoạch nuôi tôm thẻĐơn giá: triệu đồng

Hạng mụcĐơn giá

2015 2020 2025

TổngKhối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Khối lượng

Thành tiền

Xã Lý Nhơn 41.750 79.583 58.435 179.768 Hệ thống kênh/ (m3) -+ Xây mới 0,080 - 598.000 47.840 268.000 21.440 69.280+ Nạo vét 0,045 517.100 23.270 246.400 11.088 380.820 17.137 51.495Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 - - 27.500 3.575 18.600 2.418 5.993

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2 cái 2.400 2 cái 2.400 7.200 Hệ thống trạm bơm 5000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 30.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 23.400 4.680 23.400 4.680 25.200 5.040 14.400

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã An Thới Đông 94.563 83.349 73.386 251.298

Hệ thống kênh/ (m3)+ Xây mới 0,080 548.000 43.840 474.000 37.920 427.600 34.208 115.968

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 14

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

+ Nạo vét 0,045 410.650 18.479 492.300 22.154 394.200 17.739 58.372Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 54.000 7.020 43.500 5.655 13.500 1.755 14.430

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2 cái 2.400 2 cái 2.400 7.200 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 2 cái 10.000 30.000Hệ thống giao thông(m2) 0,200 57.120 11.424 26.100 5.220 36.420 7.284 23.928

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã Tam Thôn Hiệp 53.164 53.164

Hệ thống kênh/ (m3) - -+ Xây mới 0,080 305.500 24.440 24.440+ Nạo vét 0,045 128.100 5.765 5.765Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 37.500 4.875 4.875

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2.400 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 10.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 21.420 4.284 4.284

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - - - 1.400Xã Bình Khánh 132.182 132.182

Hệ thống kênh/ (m3) -+ Xây mới 0,080 475.500 38.040 38.040+ Nạo vét 0,045 1.657.600 74.592 74.592Nâng cấp đê bao kiểm soát lũ 0,130 17.000 2.210 2.210

Hệ thống cống 1.200 2 cái 2.400 2.400 Hệ thống trạm bơm 5.000 2 cái 10.000 10.000Hệ thống giao thông (m2) 0,200 17.700 3.540 3.540

Điện (trạm, dây) 1.400 1 trạm 1.400 - - 1.400

Tổng đầu tư 321.659 162.932 131.821 616.412

Phụ lục 21. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO 1 HA MẶT NƯỚC

NUÔI/VỤ

TT Hạng mục Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

A Vốn lưu động 369.000.0001 Giống 1.000.000con 45 45.000.0002 Thức ăn (FCR=1,2) 8.400kg 23.000 193.200.000

3 Công lao động 1kỹ thuất x 3th2 phụ x 3th

4.000.0003.000.000

12.000.00018.000.000

4 Thuốc hóa chất, vôi 25.000.0005 Nhiên liệu 25.000.0006 Vật mau hỏng 15.000.0007 Khấu hao 10%/năm 17.300.0008 Chi khác 14.000.0009 Lãi vay NH Nhà nước hỗ trợ 70% 12%/năm 4.500.000

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 15

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Cộng 369.000.000B Tổng thu 59.000đ/kg 413.000.000C Lãi 44.000.000D Tỷ lệ lãi thuần(%) 11,9(%)

PHỤ LỤC 22. BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG ĐÊ BAO PHỤC VỤ VÙNG NUÔI

HỆ THỐNG ĐÊ BAO - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015

TT BỜ BAO L(m) B(m) H(m) DT (m2) KL (m3) GHI CHÚ

1 XÃ TAM THÔN HiỆP     18,750 37,500  

  Bờ bao kiểm soát lũ 3750 5 2 18750 37500 Xây mới

2 AN THỚI ĐÔNG       27,000 54,000  

  Bờ bao kiểm soát lũ 5400 5 2 27000 54000 Xây mới

3 XÃ LÝ NHƠN       -    

  Bờ bao kiểm soát lũ -          

4 XÃ BÌNH KHÁNH       8,500.00 17,000.00  

  Bờ bao kiểm soát lũ 1700 5 2 8500 17000 Xây mới

HỆ THỐNG ĐÊ BAO - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020

TTBỜ BAO L(m) B(m)

H

(M) DT (M2) KL (M3) GHI CHÚ

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 16

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

1 AN THỚI ĐÔNG       21,750.00 43,500.00  

  Bờ bao kiểm soát lũ 4350 5 2 21750 43500 Xây mới

2 XÃ LÝ NHƠN       13,750.00 27,500.00  

  Bờ bao kiểm soát lũ 2750 5 2 13750 27500 Xây mới

HỆ THỐNG ĐÊ BAO - GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025

TTBỜ BAO L(m) B(m)

H

(M) DT (M2) KL (M3) GHI CHÚ

1 AN THỚI ĐÔNG       6,750.00 13,500.00  

  Bờ bao kiểm soát lũ 1350 5 2 6750 13500 Xây mới

2 XÃ LÝ NHƠN 9,300.00 18,600.00  

  Bờ bao kiểm soát lũ 1860 5 2 9300 18600 Xây mới

PHỤ LỤC 23. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT - QUY HOẠCH SX NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2025 HUYỆN CẦN GIỜ

(Đơn vị tính:ha)

TT CHỈ TIÊUQHSDĐ

TH 2008DỰ KIẾN

2005 2010 2015 2020 2025

A Diện tích tự nhiên (ha) 70.422 70.422 70.422 70.422 70.422 70.422

Đất nông nghiệp 44.075 43.836 44.719 44.604 43.380 42.720

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.044 2.066 3.655 2.824 1.570 1.200

1,1 Đất trồng cây hàng năm 1.576 452 932 814 250 230

Đất trồng lúa 1.152 406 400

Đất trồng cây hàng năm khác 424 452 526 414 250 230

Rau 50 17 100 150 160

Hoa nền

Đồng cỏ 69

Mía 34 16

Cây khác 390 402 424 314 100 70

1,2 Đất trồng cây lâu năm 2.468 1.614 2.723 2.010 1.320 970

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 17

Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tại Tp. HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025

Cây ăn trái 250 850 882 700 650 600

Cây cao su

Hoa cây kiểng 10 20 30

Cây lâu năm khác 2.218 764 1.841 1.300 650 340

2 Đất lâm nghiệp 32.160 33.798 33.086 33.790 33.940 33.940

Đất rừng sản xuất 865 2.114 1.052 1.606 1.080 180

Đất rừng phòng hộ 31.295 31.684 32.034 32.184 32.860 33.760

3 Đất nuôi trồng thủy sản 6.400 6.890 6.605 6.890 6.740 6.000

4 Đất làm muối 1.471 1.000 1.373 1.000 1.000 1.000

5 Đất nông nghiệp khác 82 100 130 580

B Sản xuất

Bò sữa (con)

Heo 4.707 8.000 3.600 10.000 12.000 12.000

Cá kiểng

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH MTV sản xuất và dịch vụ KHCN thuỷ sản 18