cuop bien

3
Cướp bin và trm cp bạo động bi những người ngoài tàu Trước đây, rủi ro cướp bin (piracy) được xếp vào nhóm ri ro chiến tranh và chđược bo hiểm khi đối tượng được bo him có tham gia bo him cho ri ro chiến tranh. Trong đơn bảo him thân tàu có bo him cho ri ro trm cp bạo động (violent theft) bi những người ngoài tàu. Tuy nhiên, trên cơ sở mt strường hp thc tế đã xảy ra, rt khó phân biệt được đó là một vtrm cp bạo động hay cướp bin. Vì vậy sau này, người ta đã đưa rủi ro cướp biển vào đơn bảo him thân tàu. Cướp bin: muốn nói đến những hành động cướp hàng có tchức, có vũ trang và có kế hoch Còn trm cp bạo động: bi những người ngoài tàu: là nhng hành vi trm cp hàng nhưng không có tchức và vũ trang như cướp bin. Cm ttrm cp bạo độngdùng để phân bit vi nhng hành vi trm cp lén lút (không có bo lon, không vũ lực) có thlà ca những người trên tàu. Khi vvic xy ra, các tòa án sphân tích cthtng vviệc, động cơ, diễn biến ca sviệc để phán xét đó là cướp bin hay trm cp bạo động. Các bn có ththam kho định nghĩa về cướp bin ca Cc hàng hi quc tế (IMB): cướp biển là hành động lên bt ktàu nào với ý định phm ti trm cp hoc bt khành động phm ti nào khác và với ý định hoc khnăng sử dụng vũ lực để thc hiện hành động đó. Hoàn phí bo him thân tàu Nội dung như thế nào cô đã giảng trên lp. Lưu ý: khi tàu btn tht bphn do rủi ro được bo him gây ra, tàu sđược bo him bồi thường. Sau đó, chủ tàu ngưng hoạt động để sa cha tàu do nhng tn thất đã được bồi thường gây ra, và thời gian ngưng hoạt động này là t30 ngày liên tc trlên, bo him vn hoàn phí li cho khon thời gian tàu ngưng hoạt động này. Trường hợp tàu ngưng hoạt động để sa cha tn tht t30 ngày liên tc trlên và nhng tn tht này có thdo nhng rủi ro không được bo hiểm theo như trong đơn bảo him thân tàu thì công ty bo him vn shoàn phí bo him cho chtàu bình thường cho thời gian ngưng hoạt động này.

Upload: quynhtrangpy

Post on 20-Jul-2015

100 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cuop bien

Cướp biển và trộm cắp bạo động bởi những người ngoài tàu

Trước đây, rủi ro cướp biển (piracy) được xếp vào nhóm rủi ro chiến tranh và chỉ được

bảo hiểm khi đối tượng được bảo hiểm có tham gia bảo hiểm cho rủi ro chiến tranh.

Trong đơn bảo hiểm thân tàu có bảo hiểm cho rủi ro trộm cắp bạo động (violent theft) bởi

những người ngoài tàu. Tuy nhiên, trên cơ sở một số trường hợp thực tế đã xảy ra, rất khó

phân biệt được đó là một vụ trộm cắp bạo động hay cướp biển. Vì vậy sau này, người ta

đã đưa rủi ro cướp biển vào đơn bảo hiểm thân tàu.

Cướp biển: muốn nói đến những hành động cướp hàng có tổ chức, có vũ trang và có kế

hoạch

Còn trộm cắp bạo động: bởi những người ngoài tàu: là những hành vi trộm cắp hàng

nhưng không có tổ chức và vũ trang như cướp biển. Cụm từ “trộm cắp bạo động” dùng

để phân biệt với những hành vi trộm cắp lén lút (không có bạo loạn, không vũ lực) có thể

là của những người trên tàu.

Khi vụ việc xảy ra, các tòa án sẽ phân tích cụ thể từng vụ việc, động cơ, diễn biến của sự

việc để phán xét đó là cướp biển hay trộm cắp bạo động.

Các bạn có thể tham khảo định nghĩa về cướp biển của Cục hàng hải quốc tế (IMB): cướp

biển là hành động lên bất kỳ tàu nào với ý định phạm tội trộm cắp hoặc bất kỳ hành động

phạm tội nào khác và với ý định hoặc khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện hành động

đó.

Hoàn phí bảo hiểm thân tàu

Nội dung như thế nào cô đã giảng trên lớp.

Lưu ý: khi tàu bị tổn thất bộ phận do rủi ro được bảo hiểm gây ra, tàu sẽ được bảo hiểm

bồi thường. Sau đó, chủ tàu ngưng hoạt động để sửa chữa tàu do những tổn thất đã được

bồi thường gây ra, và thời gian ngưng hoạt động này là từ 30 ngày liên tục trở lên, bảo

hiểm vẫn hoàn phí lại cho khoản thời gian tàu ngưng hoạt động này.

Trường hợp tàu ngưng hoạt động để sửa chữa tổn thất từ 30 ngày liên tục trở lên và

những tổn thất này có thể do những rủi ro không được bảo hiểm theo như trong đơn bảo

hiểm thân tàu thì công ty bảo hiểm vẫn sẽ hoàn phí bảo hiểm cho chủ tàu bình thường

cho thời gian ngưng hoạt động này.

Page 2: Cuop bien

Trường hợp nếu tàu ngưng hoạt động để sửa chữa những hao mòn thông thường của tàu

hay sửa chữa tàu theo những khuyến cáo của công ty đăng kiểm tàu thì công ty bảo hiểm

sẽ không hoàn phí bảo hiểm lại cho chủ tàu trong thời gian này.

Tất cả những nội dung này các bạn sẽ thấy trong ITC 1995 all risks, mục 23.1.3.

Về bảo hiểm hàng không

Trong bảo hiểm hàng không, theo như giáo trình bảo hiểm, có 03 đối tượng được bảo

hiểm: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, bảo hiểm thân máy bay,

bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển (hãng hàng không) đối với hành khách,

hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách.

Đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không: điều khoản bảo

hiểm được sử dụng phổ biến hiện nay là: ICC Air 1982 (mặc dù hiện nay đã có

ICC Air 2009).

Hai hình thức bảo hiểm còn lại các bạn học theo giáo trình bảo hiểm.

Đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:

Rủi ro vứt hoặc ném hàng (jettision), Rủi ro hy sinh tổn thất chung (sacrifice): hai

khái niệm này bản chất là như nhau, tuy nhiên khi tàu chở hàng của chủ tàu và

không có chủ hàng nào khác thì khi hàng bị vứt xuống biển vì mục đích an toàn

chung gọi là vứt hoặc ném hàng; còn trong trường hợp trên tàu chở hàng của nhiều

chủ hàng khác thì việc vứt hàng xuống biển vì mục đích an toàn chung gọi là hy

sinh tổn thất chung.

Đối với hình thức thuê tàu chuyến: cô đính chính lại thời gian bảo hiểm của tàu:

- Đối với bảo hiểm chuyến: hai trường hợp

+ Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực khi tàu được bảo hiểm vào phạm vi địa

phận cảng một cách an toàn để thực hiện cuộc hành trình và kết thúc sau 24 giờ

kể từ khi tàu neo đậu tại cảng đến.

Page 3: Cuop bien

+ Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực khi tàu khởi hành ở cảng quy định để thực

hiện cuộc hành trình đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm và kết thúc sau 24 giờ kể từ

khi tàu neo đậu tại cảng đến.

Các tổn thất và chi phí được bảo hiểm theo các điều kiện

bảo hiểm thân tàu

(1) Tổn thất toàn bộ thực tế

(2) Tổn thất toàn bộ ước tính

(3) Chi phí cứu nạn

(4) Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất

(5) Chi phí trách nhiệm đâm va

(6) Chi phí đóng góp tổn thất chung sau khi đã phân bổ

(7) Tổn thất bộ phận của tàu vì hành động tổn thất chung (giới hạn một số bộ phận

nhất đinh)

(8) Tổn thất bộ phận trong trường hợp cứu hỏa hoặc đâm va với tàu khác khi cứu

nạn.

(9) Tổn thất bộ phận vì hành động tổn thất chung không giới hạn ở mục số (7).

(10) Tổn thất bộ phận vì rui ro tai nạn khác.

Phạm vi bảo hiểm của các điều kiện TLO, FOD, FPA, AR như sau :

(1) – (3) : TLO

(1) – (6) : FOD

(1) – (8) : FPA

(1) – (10) : AR