công nghệ 12 ntmhp

30
NGUYN TRNG MINH HỒNG PHƯỚC THÁNG 08 NĂM 2015

Upload: hong-phuoc-nguyen

Post on 12-Jan-2017

1.513 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Công nghệ 12   ntmhp

NGUYỄN TRỌNG MINH HỒNG PHƯỚC

THÁNG 08 NĂM 2015

Page 2: Công nghệ 12   ntmhp

Sự lười biếng của bản thân như một cái rễ cây.

Chúng nhanh chóng phát triển

và ghìm chặt bạn tại một chỗ.

Page 3: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 1

Phần 1: KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ

Bài 1: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

I/ Vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống:

1) Đối với sản xuất: Công nghệ chế tạo máy (dùng máy CNC). Trong các nhà máy

xi măng (dùng dây chuyền tự động hoá). Trong ngành luyện kim (dùng dòng cao tần).

Trong công nghiệp hóa học (công nghệ mạ, đúc). Trong ngành thăm dò và khai thác (sóng

siêu âm). Trong nông nghiệp (kĩ thuật cao tần). Trong ngư nghiệp (máy siêu âm). Trong

giao thông vận tải (kĩ thuật tự động). Trong khí tượng thủy văn (kĩ thuật vệ tinh). Trong

ngành phát thanh và truyền hình (truyền hình cable, vệ tinh). Trong ngành bưu chính

viễn thông (kĩ thuật số),...

2) Đối với đời sống: Trong lĩnh vực y tế (máy điện tim, điện não, điện cơ, máy

Xquang, máy điện châm, siêu âm, cắt lớp, máy chạy thận nhân tạo,…). Trong các ngành

thương nghiệp, ngân hàng, tài chính và các ngành văn hóa nghệ thuật. Trong các thiết

bị dân dụng (rađiô, tivi, máy ghi hình VCR, CD, VCD, DVD, máy tính điện tử,...).

II/ Triển vọng của kĩ thuật điện tử:

Trong tương lai KT điện tử sẽ đóng vai trò bộ não trong các thiết bị và các quá trình

sản xuất. Nhờ các kỹ thuật điện tử mà có thể chế tạo ra các thiết bị đảm nhiệm được các công

việc mà con người không thể đảm nhiệm được. Nhờ kĩ thuật điện tử mà các thiết bị có thể

giảm nhỏ thể tích, giảm nhẹ trọng lượng và chất lượng ngày càng tăng.

==========

Bài 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ A - Điện trở (R): - Công dụng: hạn chế, điều chỉnh dòng điện; phân chia điện áp.

- Cấu tạo: dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.

- Phân loại: Theo công suất: nhỏ, lớn. Theo trị số: cố định hoặc biến đổi (biến trở, chiết áp).

Theo đại lượng vật lí tác động: điện trở nhiệt (thermixto): nhiệt độ tăng R tăng (hệ số

dương), R giảm (hệ số âm); điện trở biến đổi theo điện áp: U tăng R giảm; quang điện trở:

ánh sáng R giảm.

- Kí hiệu:

Các số liệu kĩ thuật: - Trị số: cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Đơn vị Ohm (Ω), người ta còn dùng

các bội số của Ohm: KΩ, MΩ.

Page 4: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 2

- Vòng màu: đen = 0, nâu = 1, đỏ = 2, cam = 3, vàng = 4, xanh lá = 5, xanh dương = 6, tím

= 7, xám = 8, trắng = 9. Sai số: không ghi = ±20%, nhũ bạc = ±10%, nhũ vàng = ±5%, đỏ =

±2%, nâu = ±1%, xanh lá = ±0,5%.

- Đọc giá trị điện trở: Gọi a, b, c, d, e lần lượt là các vòng màu:

+ Điện trở 3 vòng màu: 𝑅 = 𝑎𝑏 ∗ 10𝑐 ± 20% (Ω).

+ Điện trở 4 vòng màu: R = ab ∗ 10c ± d% (Ω).

+ Điện trở 5 vòng màu: 𝑅 = 𝑎𝑏𝑐 ∗ 10𝑑 ± 𝑒% (Ω). => Điện trở 5 vòng màu có độ chính xác cao.

- Công suất định mức: công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong

thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt. Đơn vị: oát (W).

- Ghép điện trở: nối tiếp thì tăng trị số, song song thì giảm trị số.

B – Tụ điện (C): - Công dụng: ngăn cách dòng một chiều, cho dòng xoay chiều đi qua; mắc phối hợp với cuộn

cảm hình thành mạch cộng hưởng.

- Cấu tạo: tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.

- Phân loại: căn cứ vào lớp điện môi ở giữa: tụ xoay (Vari Cap), tụ giấy, tụ mica, tụ gốm (tụ

bi), tụ nilon, tụ dầu, tụ hoá, tụ polieste (tụ kẹo), tụ tantalum.

- Kí hiệu:

Các số liệu kĩ thuật: - Trị số điện dung: khả năng tích luỹ năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt

lên hai cực. Đơn vị: fara (F), các ước số thường dùng: µF, nF, pF.

- Điện áp định mức: trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà tụ không

bị đánh thủng. Đối với tụ hoá: khi mắc vào mạch phải đúng chiều điện áp.

- Dung kháng: biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện đi qua nó: Xc = 12πfC⁄ , f

là tần số của dòng điện, C là trị số điện dung. Nhận xét: dòng một chiều (f = 0) => XC = ∞;

dòng xoay chiều (f càng cao) => XC càng giảm.

- Lưu ý: dung sai: J = 5%, K = 10%, M = 20%. Đọc giá trị điện dung: được ghi trên vỏ tụ

điện (µF); đối với tụ gốm: abcX => 𝐶 = 𝑎𝑏 ∗ 10𝑐 ± 𝑋% (𝑝𝐹), với X là dung sai (VD: 104J

=> 100000 pF ± 5%). Tụ điện có thể dùng để phân chia điện áp giống điện trở nhưng chỉ dùng

ở mạch điện xoay chiều: U2 = U1XC2

XC1+XC2= U1

C1

C1+C2.

- Ghép tụ: nối tiếp thì giảm trị số, song song thì tăng trị số.

C – Cuộn cảm (L): - Công dụng: dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng cao tần; mắc phối hợp với tụ điện hình

thành mạch cộng hưởng.

- Cấu tạo: dùng dây dẫn điện có tráng một lớp cách điện quấn thành.

- Phân loại: cao tần, trung tần, âm tần.

Page 5: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 3

- Kí hiệu:

Các số liệu kĩ thuật: - Trị số điện cảm: khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng chạy qua. Phụ thuộc:

kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng, cách quấn dây. Đơn vị: henry (H), các ước số:

mH, µH. Mắc cuộn cảm: nối tiếp thì tăng trị số điện cảm, song song thì giảm trị số điện cảm.

- Cảm kháng: biểu hiện sự cản trở của L đối với dòng chạy qua nó: XL = 2πfL, f là tần số

dòng điện, L là trị số điện cảm. Nhận xét: dòng điện một chiều (f = 0) => XL = 0, dòng điện

xoay chiều (f càng tăng) => XL càng tăng.

- Hệ số phẩm chất (Q): đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm, bằng tỉ số 𝑋𝐿 với

điện trở thuần (r): Q = 2πfLr⁄ .

- Cuộn cảm luôn chống lại sự biến thiên của dòng điện: eL = −Ldi

dt.

D - Đi-ốt bán dẫn: - Khái niệm: Đi-ốt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có hai cực điện và một

tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng thuỷ tinh, kim loại hoặc nhựa, có hai

dây dẫn là hai điện cực: anôt (A) và catôt (K).

- Phân loại: Theo công nghệ chế tạo: Đi-ốt tiếp điểm (chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất

nhỏ; cho dòng điện nhỏ đi qua; dùng để tách sóng, trộn tần), Đi-ốt tiếp mặt (chỗ tiếp giáp P –

N có diện tích lớn; cho dòng điện lớn đi qua; dùng để chỉnh lưu). Theo chức năng: Đi-ốt chỉnh

lưu (biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều), Đi-ốt ổn áp zener (dùng ở

vùng điện áp ngược đánh thủng mà không thủng, được dùng để ổn định điện áp một chiều).

- Kí hiệu:

- Tính chất: cho dòng đi theo một chiều từ A K. Khi VA > VK: Đi-ốt phân cực thuận, khi

VA < VK: Đi-ốt phân cực nghịch.

E - Tranzito: - Khái niệm: là một linh kiện bán dẫn có hai tiếp giáp

P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại.

- Phân loại: tuỳ theo cấu tạo, phân thành hai loại: NPN

(tên: Cxxxx, Dxxxx) và PNP (tên: Axxxx, Bxxxx).

Chiều mũi tên trên kí hiệu chỉ dòng qua tranzito: từ E

C ở bán dẫn PNP, từ C E ở bán dẫn NPN.

- Kí hiệu: (hình bên).

- Ứng dụng: là linh kiện tích cực, dùng để khuếch đại

tín hiệu (cao tần, trung tần, âm tần), mạch dao động, tạo

xung,...

Page 6: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 4

- Cách mắc mạch tranzito: cực B chung (tín hiệu xuất luôn đồng pha với tín hiệu nhập nhưng

không khuếch đại), cực E chung (tín hiệu xuất được khuếch đại và đồng pha với tín hiệu

nhập), cực C chung (hệ số khuếch đại ở ngõ ra tăng nhưng nghịch pha 180 độ).

F - Tirixto (Đi-ốt chỉnh lưu có điều khiển - SCR): - Cấu tạo: là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có

3 điện cực: anôt (A), catôt (K), điều khiển (G).

- Phân loại: có hai loại: P và N dựa vào cực G.

- Công dụng: dùng trong mạch chỉnh lưu có

điều khiển (mạch đánh lửa xe máy, mạch

khống chế tốc độ motor,...) bằng cách điều

khiển cho 𝑈𝐺𝐾 xuất hiện sớm hay muộn, qua

đó thay đổi giá trị của điện áp ra.

- Kí hiệu: (hình bên).

- Nguyên lí làm việc: khi 𝑈𝐺𝐾 ≤ 0, 𝑈𝐴𝐾 > 0

thì SCR không dẫn, khi 𝑈𝐺𝐾 > 0, 𝑈𝐴𝐾 > 0 thì SCR dẫn điện từ A K và ngưng dẫn khi 𝑈𝐴𝐾 ≤

0. Khi dẫn điện thì SCR đóng vai trò như một đi-ốt thường. Đối với SCR loại N thì muốn kích

cổng SCR phải đặt điện thế âm vào cực cổng để kích.

- Số liệu kĩ thuật: IAK đm , UAK đm , UGK đm , IGK đm.

G - Triac:

- Cấu tạo: là linh kiện bán dẫn có 5 lớp tiếp giáp P – N,

có 3 điện cực: 𝐴1, 𝐴2, 𝐺. Triac được xem như hai SCR ghép

song song và ngược chiều nhau.

- Kí hiệu: (hình bên).

- Công dụng: điều khiển các thiết bị trong mạch điện xoay

chiều.

- Nguyên lí hoạt động: khi G, A2 có điện thế âm so với A1

thì triac mở, A1 đóng vai trò anôt, A2 đóng vai trò catôt, dòng đi từ A1 A2. Khi G, A2 có

điện thế dương so với A1 thì triac mở, A2 đóng vai trò anôt, A1 đóng vai trò catôt, dòng đi từ

A2 A1 => Triac có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được G điều khiển lúc mở.

- Số liệu kĩ thuật: IAK đm , UAK đm , UGK đm , IGK đm.

H - Điac: - Cấu tạo: là linh kiện bán dẫn có 5 lớp tiếp giáp P – N, hai điện cực:

A1, A2. Như một tranzito nhưng chỉ có 2 chân => Tranzito không có

cực nền => Công tắc bán dẫn xoay chiều hai cực.

- Kí hiệu: (hình bên).

- Công dụng: điều khiển các thiết bị trong mạch điện xoay chiều.

- Nguyên lí hoạt động: kích mở bằng cách nâng cao điện thế đặt vào

hai cực.

- Số liệu kĩ thuật: IAK đm , UAK đm.

Page 7: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 5

I – Quang điện tử: - Khái niệm: là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng.

- Phân loại: diodle quang (LED), diodle thu quang (photodiodle), phototranzito, photoFET.

- Công dụng: dùng trong những mạch điều khiển bằng ánh sáng.

- Nguyên lí hoạt động: khi ánh sáng tăng -> R giảm và ngược lại.

J – Vi mạch tổ hợp IC (Intergrated Circuit): - Khái niệm: là vi mạch điện tử tích hợp: điện trở, tụ điện, tranzito, diodle,...

- Phân loại: IC tương tự (tuyến tính): khuếch đại, tạo dao động, ổn áp, thu sóng, giải mã

màu,... IC số (logical): trong các thiết bị tự động, xung số, xử lí thông tin, máy tính điện tử,...

- Khi sử dụng cần tra cứu sổ tay để lắp mạch cho đúng.

- Bố trí chân IC: loại một hàng chân: từ tên nhìn xuống đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều

trái sang phải; loại hai hàng chân: nhìn từ trên xuống, đếm từ số 1 đến số cuối theo ngược

chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ bên có đánh dấu trên IC.

==========

TRẮC NGHIỆM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Câu 1: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điện trở nhiệt. B. Điện trở cố định.

C. Điện trở biến đổi theo điện áp. D. Quang điện trở.

Câu 2. Công dụng của điện trở là:

A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

D. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

Câu 3. Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có…

A. hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

B. hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.

C. hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

D. hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)

Câu 4. Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực?

A. Điôt, tranzito, tirixto, triac. B. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt.

C. Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac. D. Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm.

Câu 5. Ý nghĩa của trị số điện trở là:

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.

C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở. D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong

mạch điện.

Câu 6. Công dụng của tụ điện là:

A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.

D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 7. Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…

A. vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện. B. vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C. vật liệu làm hai bản cực của tụ điện. D. vật liệu làm chân của tụ điện.

Th

Page 8: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 6

Câu 8. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung thay đổi được. B. Tụ điện có điện dung cố định.

C. Tụ điện bán chỉnh. D. Tụ điện tinh chỉnh.

Câu 9. Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

Câu 10. Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

Câu 11. Trên một tụ điện có ghi 160V - 100 F. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Câu 12. Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác?

A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện.

B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện.

C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ.

D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều.

Câu 13. Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ giấy D. Tụ gốm

Câu 14. Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ giấy D. Tụ gốm

Câu 15. Công dụng của cuộn cảm là:

A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.

C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 16. Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

Câu 17. Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.

Câu 18. Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.

B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.

C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.

D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.

Page 9: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 7

Câu 19. Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng.

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Câu 20. Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điôt ổn áp (Điôt zene).

B. Điôt chỉnh lưu.

C. Tranzito.

D. Tirixto.

Câu 21. Tranzito là linh kiện bán dẫn có…

A. hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

B. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).

C. một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).

D. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

Câu 22. Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…

A. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai

cực colectơ (C), emitơ (E))

B. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai

cực colectơ (C), emitơ (E))

C. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai

cực colectơ (C), emitơ (E))

D. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai

cực colectơ (C), emitơ (E))

Câu 23. Thông thường người ta phân Tranzito làm hai loại là:

A. Tranzito PNP và Tranzito NPN.

B. Tranzito PPN và Tranzito NNP.

C. Tranzito PNN và Tranzito NPP.

Câu 24. Tirixto chỉ dẫn điện khi…

A. UAK > 0 và UGK > 0. B. UAK < 0 và UGK < 0.

C. UAK > 0 và UGK < 0. D. UAK < 0 và UGK > 0.

Câu 25. Khi Tirixto đã thông thì nó làm việc như một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi…

A. UAK 0. B. UGK 0. C. UAK 0. D. UGK = 0.

Câu 26. Hãy chọn câu Đúng.

A. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2.

B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K.

C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.

D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G.

Câu 27. Nguyên lí làm việc của Triac khác với Tirixto ở chỗ:

A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều.

B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.

C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.

D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.

Câu 28. Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có…

A. hai hàng chân hoặc một hàng chân. B. hai hàng chân hoặc ba hàng chân.

C. ba hàng chân hoặc bốn hàng chân. D. bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.

A K

Page 10: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 8

Câu 29. Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tirixto. B. Tranzito. C. Triac. D. Điac.

Câu 30. Tirixto thường được dùng…

A. trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.

B. để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung…

C. để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

D. để ổn định điện áp một chiều.

Câu 31. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tranzito loại NPN B. Tranzito loại PNP

C. Tranzito loại NNP D. Tranzito loại PPN

Câu 32. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tranzito loại NPN B. Tranzito loại PNP

C. Tranzito loại NNP D. Tranzito loại PP

Câu 33: Cấu tạo của tụ điện:

A. Dùng dây kim loại, bột than.

B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.

C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.

D. Câu a, b,c đúng.

Câu 34: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, vàng, xanh lục, kim nhũ. Trị số đúng

của điện trở là.

A. 34x102 KΩ ±5%. B. 34x106 Ω ±0,5%. C. 23x102 KΩ ±5%. D. 23x106Ω ±0,5%.

Câu 35: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 18 x104 Ω ±0,5%. B. 18 x104 Ω ±1%. C. 18 x103 Ω ±0,5%. D. 18 x103 Ω ±1%.

Câu 36: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 32 x104 Ω ±10%. B. 32 x104 Ω ±1%. C. 32 x104 Ω ±5%. D. 32 x104 Ω ±2%.

Câu 37: Một điện trở có giá trị 72x108 Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là:

A. tím, đỏ, xám, kim nhũ B. tím, đỏ, xám, ngân nhũ

C. xanh lục, đỏ, xám, kim nhũ D. xanh lục, đỏ, ngân nhũ

Câu 38: Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ

C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ

Câu 39: Vạch thứ tư trên điện trở có bốn vòng màu có ghi màu kim nhũ thì sai số của điện trở

đó là:

A. 2% B. 5% C. 10% D. 20%

Câu 40: Một điện trở năm vòng màu, thứ tự các vòng màu như sau (vàng, tím, đen, xanh lục,

vàng kim), giá trị của điện trở đó là:

A. 47x103 KΩ ±5%. B. 470x105 Ω ±0,5%. C. 47x102 KΩ ±5%. D. 47x106Ω ±0,5%.

Câu 41: Khi ta ghép song song hai điện trở có trị số như nhau ta sẽ được một điện trở tương

đương có trị số:

A. Giảm phân nửa. B. Tăng gấp hai. C. Giảm một trị số nào đó. D. Tăng một trị số

nào đó.

Câu 42: Hệ số phẩm chất (Q) đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong:

A. Cuộn cảm B. Tụ điện C. Điện trở D. Điốt

A K

G

Page 11: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 9

Câu 43: Trên một tụ điện có ghi 474K, giá trị điện dung của tụ là?

A. 47 x 104pF sai số 10% B. 47 x 104µF sai số 10% C. 47 x 104pF sai số 5% D. 47 x 104µF sai

số 5%

Câu 44: Theo công nghệ chế tạo, điốt được phân thành.

A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.

Câu 45: Để kiểm tra giá trị của điện trở, ta dùng.

A. Ôm kế B. Oát kế C. Vôn kế D. Ampe

kế

Câu 46: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: xanh lam, đỏ, xanh lục, ngân nhũ. Trị số

đúng của điện trở là.

A. 62x105Ω ±10%. B. 62x105Ω ±5%. C. 62x105Ω ±1%. D. 62x105Ω ±0,5%.

Câu 47: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: tím, đen, trắng, đỏ. Trị số đúng của điện

trở là.

A. 70 x103 MΩ ±2%. B. 70 x109Ω ±20%. C. 70 x103 MΩ ±10%. D. 70 x103 MΩ ±5%.

Câu 48: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: vàng, xanh lam, xám, nâu. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 46 x102 MΩ ±1%. B. 46 x108 Ω ±10%. C. 46 x108 Ω ±2%. D. 46 x102 MΩ ±5%.

Câu 49: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 18 x104 Ω ±0,5%. B. 18 x104 Ω ±1%. C. 18 x103 Ω ±0,5%. D. 18 x103 Ω ±1%.

Câu 50: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 32 x104 Ω ±10%. B. 32 x104 Ω ±1%. C. 32 x104 Ω ±5%. D. 32 x104 Ω ±2%.

Câu 51: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: tím, vàng, xanh lam, không ghi vòng màu.

Trị số đúng của điện trở là.

A. 74 x106 Ω ±20%. B. 74 x106 Ω ±10%. C. 74 x105 Ω ±20%. D. 74 x105 Ω ±10%.

Câu 52: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, xanh lam, tím, đỏ. Trị số đúng của

điện trở là.

A. 36x104 KΩ ±2%. B. 36x103Ω ±5%. C. 36x107Ω ±10%. D. 36x107Ω ±20%.

Câu 53: Một điện trở có giá trị 47x103Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. vàng, tím, cam, kim nhũ. B. vàng, tím, cam, ngân nhũ.

C. vàng, tím, đỏ, kim nhũ. D. vàng, tím, đỏ, ngân nhũ.

Câu 54: Một điện trở có giá trị 54x103 KΩ ±0,5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lục, vàng, xanh lam, xanh lục. B. xanh lục, vàng, xanh lam, đỏ.

C. xanh lục, vàng, xanh lam, ngân nhũ. D. xanh lục, vàng, xanh lam, không ghi vòng

màu.

Câu 55: Một điện trở có giá trị 66x107Ω ±2%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lam, xanh lam, tím, đỏ. B. xanh lam, xanh lam, tím, nâu.

C. xanh lục, xanh lục, tím, đỏ. D. xanh lục, xanh lục, tím, nâu.

Câu 56: Một điện trở có giá trị 34x102 MΩ ±1%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. cam, vàng, xám, nâu. B. cam, vàng, xám, đỏ.

C. cam, vàng, xám, xanh lục. D. cam, vàng, xám, ngân nhũ.

Câu 57: Một điện trở có giá trị 58x100 KΩ ±20%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lục, xám, cam, không ghi vòng màu. B. xanh lục, xám, đen, đỏ.

Page 12: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 10

C. xanh lục, xám, cam, đỏ. D. xanh lục, xám, đen, không ghi vòng

màu.

Câu 58: Một điện trở có giá trị 27x105 KΩ ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. đỏ, tím, xám, kim nhũ. B. đỏ, tím, xám, ngân nhũ.

C. đỏ, xanh lục, xám, kim nhũ. D. đỏ, xanh lục, ngân nhũ.

Câu 59: Một điện trở có giá trị 56x101 MΩ ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. xanh lục, xanh lam, tím, ngân nhũ. B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ.

C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ. D. xanh lam, xanh lục, tím, kim nhũ.

Câu 60: Điện trở nhiệt có.

A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.

Câu 61: Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là.

A. Điốt tiếp điểm B. Điốt tiếp mặt C. Điốt zene D. Tirixto

Câu 62: Trong mạch điện, điện trở có công dụng.

A. Phân chia điện áp trong mạch

B. Điều chỉnh dòng điện trong mạch

C. Khống chế dòng điện trong mạch

D. Phân áp và hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện trong mạch

Câu 63: Loại tụ điện cần được mắc đúng cực là.

A. Tụ giấy B. Tụ sứ C. Tụ hóa D. Tụ dầu

Câu 64: Loại tụ điện có thể biến đổi được điện dung là

A. Tụ xoay B. Tụ sứ C. Tụ hóa D. Tụ dầu

Câu 65: Linh kiện điện tử có hai lớp tiếp giáp P – N là.

A. Tirixto B. Tranzito C. Triac D. Diac

Câu 66: Linh kiện bán dẫn kí hiệu 3 chân ( A1, A2 và G) có tên gọi là?

A. Diac B. Tirixto C. Triac D. Cả ba phương án trên

Câu 67: Ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua, đó là công dụng

của?

A. Điện trở. B. Tụ điện. C. Cuộn cảm. D.

Tranzito.

Câu 68: Khi kiểm tra, nếu tụ điện còn tốt thì kim trên chỉ thị của dụng cụ sẽ:

A. quay đến một giá trị nào đó rồi dừng lại.

B. quay đến một giá trị nào nó, giảm một chút rồi mới dừng lại

C. quay đến một giá trị nào đó rồi lại giảm về vị trí ban đầu.

D. không quay

Câu 69: Cuộn cảm chặn được dòng điện cao tần là do

A. Do hiện tượng cảm ứng điện từ B. Điện áp đặt vào lớn

C. Dòng điện qua cuộn cảm lớn D. Do tần số dòng điện lớn

Câu 70: Một tụ hoá có số liệu kỹ thuật 10 F - 100V trong mạch bị hỏng. Hỏi phải dùng bao

tụ có số liệu 10F-10V để thay thế:

A. 100 tụ B. 10 tụ C. 1 tụ D. 1 000 tụ

Câu 71: Dòng điện có chỉ số là 1A qua 1 điện trở có chỉ số là 10 thì công suất chịu đựng của

nó là 10W. Hỏi nếu cho dòng điện có trị số là 2A qua điện trở đó thì công suất chịu đựng của

nó là bao nhiêu:

A. 40W B. 20W C. 30W D. 10W

Câu 72: Khi cho vào trong lòng cuộn cảm 1 lõi sắt từ thì

A. Trị số điện cảm tăng B. Trị số điện cảm không thay đổi

Page 13: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 11

C. Trị số điện cảm giảm D. Điện áp định mức cuộn cảm tăng

Câu 73: Điốt, Tirixto, Triac, Tranzito, Diac chúng đều giống nhau ở điểm nào

A. Vật liệu chế tạo B. Công dụng

C. Số điện cực D. Nguyên lí làm việc

Đáp án: A: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28,

29, 30, 32, 34, 35, 36, 37, 38, 40, 41, 42, 43, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59,

60, 64, 70, 72, 73 ; B: 10, 18, 31, 39, 44, 61, 65, 67, 71 ; C: 33, 63, 66, 68 ; D: 62, 69.

==========

Bài 3: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

- Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp giữa các linh kiện điện tử với các bộ phận nguồn,

dây dẫn để thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong kĩ thuật điện tử.

- Phân loại: theo chức năng và nhiệm vụ (khuếch đại, tạo sóng, tạo xung, nguồn); theo phương

thức gia công, xử lí tín hiệu (mạch tương tự, mạch số).

A - MẠCH CHỈNH LƯU NỬA CHU KÌ: - Cấu tạo: dùng một diodle để đổi

điện xoay chiều thành điện một

chiều.

- Nguyên lí làm việc: Giả sử nửa

chu kỳ đầu (0,π) a+, b- => diodle Đ

phân cực thuận => Đ dẫn, dòng

điện đi từ a -> Đ -> Rtải -> b đóng

kín mạch. Nửa chu kỳ sau (π,2π) a-

, b+: diodle Đ phân cực nghịch =>

Đ ngắt, không có dòng điện chạy qua R tải. Vậy chỉ có 1 nửa chu kỳ có dòng điện qua R tải.

Các chu kỳ kế tiếp tương tự.

- Ưu điểm: mạch đơn giản (chỉ dùng một diodle).

- Nhược điểm: mạch chỉ làm việc trong một nửa chu kì nên hiệu suất sử dụng biến áp nguồn

thấp; dạng sóng ra có độ gợn lớn (f = 50 Hz), lọc san bằng độ gợn sóng khó khăn, hiệu quả

kém => Thực tế ít dùng.

B - MẠCH CHỈNH LƯU HAI NỬA CHU KÌ: - Cấu tạo: dùng hai diodle để đổi điện

xoay chiều thành điện một chiều.

- Nguyên lí hoạt động: Giả sử nửa chu

kỳ đầu (0,π) a+, b-: diodle Đ1 phân cực

thuận, diodle Đ2 phân cực nghịch =>

Đ1 dẫn, Đ2 ngắt; dòng điện đi từ a ->

Đ1 -> Rtải -> O đóng kín mạch. Nửa

chu kỳ sau (π,2π) a-, b+: diodle Đ1

phân cực nghịch, diodle Đ2 phân cực

Page 14: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 12

thuận => Đ1 dẫn, Đ2 ngắt; dòng điện đi từ b -> Đ2 -> Rtải -> O đóng kín mạch. Vậy cả 2 nửa

chu kỳ đều có dòng điện qua R tải. Các chu kỳ kế tiếp tương tự.

- Ưu điểm: điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng nhỏ (f = 100 Hz) => dễ lọc, hiệu quả lọc

tốt.

- Nhược điểm: các diodle phải chịu điện áp ngược cao; cuộn thứ cấp của biến áp nguồn phải

có hai phần giống nhau.

C - MẠCH CHỈNH LƯU CẦU: - Cấu tạo: dùng 4 diodle (hoặc diodle

kép) để đổi AC -> DC.

- Nguyên lí hoạt động: Giả sử nửa chu

kỳ đầu (0,π) a+, b-: diodle Đ1, Đ3

phân cực thuận; diodle Đ2, Đ4 phân

cực nghịch => Đ1, Đ3 dẫn; Đ2, Đ4

ngắt => dòng điện đi từ a -> Đ1->

Rtải -> Đ3 -> b đóng kín mạch. Nửa

chu kỳ sau (π,2π) a-, b+: diodle Đ1,

Đ3 phân cực nghịch; diodle Đ2, Đ4

phân cực thuận => Đ1, Đ3 ngắt; Đ2, Đ4 dẫn => dòng điện đi từ b -> Đ2 -> Rtải -> Đ4 -> a

đóng kín mạch. Vậy cả 2 nửa chu kỳ đều có dòng điện qua R tải. Các chu kỳ kế tiếp tương tự.

- Ưu điểm: độ gợn sóng nhỏ (100 Hz), dễ lọc; biến áp nguồn không cần yêu cầu đặc biệt;

diodle không cần phải có điện áp ngược gấp đôi biên độ điện áp làm việc.

D - NGUỒN MỘT CHIỀU: - Chức năng: đổi điện AC -> DC có mức điện áp

ổn định và công suất cần thiết để nuôi toàn bộ thiết

bị điện tử.

- Cấu tạo: gồm 5 khối chức năng: 1. Biến áp

nguồn (đổi điện áp cao hay thấp hơn); 2. Mạch

chỉnh lưu (dùng các diodle nắn AC -> DC); 3. Mạch lọc nguồn (lọc, san bằng độ gợn sóng);

4. Mạch ổn áp (ổn định điện áp); 5. Mạch bảo vệ.

=> Mạch nguồn điện thực tế không có khối thứ 5.

- Nguyên lí hoạt động: hoạt động theo trình tự như trên sơ đồ.

E - MẠCH KHUẾCH ĐẠI: - Chức năng: khuếch đại tín hiệu về

mặt điện áp, dòng điện, công suất.

- Mạch khuếch đại đảo dùng OA:

(hình).

- Nguyên lí hoạt động: Đầu vào

không đảo nối đất. Tín hiệu vào qua

R1 đưa vào đầu đảo của OA. Điện

Page 15: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 13

áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu vào và được khuếch đại lớn lên. Hệ số khuếch đại: 𝐾đ =

|𝑈𝑟𝑎

𝑈𝑣à𝑜⁄ | =

𝑅ℎ𝑡𝑅1

⁄ .

=> Hệ số khuếch đại do 𝑹𝒉𝒕 và 𝑹𝟏 quyết định.

F - MẠCH TẠO XUNG: - Chức năng: biến đổi năng lượng của

dòng DC thành năng lượng dao động

điện có dạng xung và tần số theo yêu

cầu.

- Sơ đồ mạch tạo xung đa hài tự dao

động: (hình).

- Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện

một Tranzito (T) thông và một T tắt,

sau một thời gian T đang thông lại tắt,

T đang tắt lại thông (nhờ quá trình phóng nạp của hai tụ điện); quá trình cứ tiếp diễn theo chu

kỳ để tạo xung. Nếu chọn 𝑇1 ≡ 𝑇2, 𝑅1 = 𝑅2, 𝑅3 = 𝑅4 = 𝑅, 𝐶1 = 𝐶2 = 𝐶 thì xung đa hài đối

xứng với độ rộng xung 𝜏 ≈ 0,7𝑅𝐶 và chu kỳ xung 𝑇𝑋 = 2𝜏 ≈ 1,4𝑅𝐶.

==========

Bài 4: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN

- Khái niệm: Những mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển gọi là mạch điện tử điều

khiển.

- Công dụng: điều khiển tín hiệu; tự động hóa các máy móc, thiết bị; điều khiển các thiết bị

dân dụng; điều khiển trò chơi, giải trí.

- Phân loại: theo công suất (lớn, nhỏ); theo

chức năng (điều khiển tín hiệu, điều khiển tốc

độ); theo mức độ tự động hoá (điều khiển

cứng bằng mạch điện tử, điều khiển có lập

trình).

- Sơ đồ khối tổng quát: (hình).

A - MẠCH ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU: - Khái niệm: mạch điện tử dùng để điều khiền sự thay đổi trạng thái của các tín hiệu gọi là

mạch điều khiển tín hiệu.

- Công dụng: thông báo về tình trạng thiết bị khi gặp sự cố (VD: điện áp cao, điện áp thấp,

quá nhiệt độ, cháy nổ,...); thông báo những

thông tin cần thiết cho con người thực hiện

theo hiệu lệnh (VD: đèn tín hiệu giao

thông,...); làm các thiết bị trang trí bằng bảng

điện tử (VD: các hình ảnh quảng cáo, biển hiệu,...); thông báo về tìng trạng hoạt động của

máy móc (VD: tín hiệu thông báo có nguồn,...).

Page 16: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 14

- Nguyên lí chung: (hình).

B - MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA: - Khái niệm: Là mạch điện tử điều khiển tốc độ của động cơ điện xoay chiều 1 pha sao cho

tương ứng với từng chế độ làm việc của động cơ.

- Phương pháp điều khiển: thay đổi số vòng dây stato, điều khiển điện áp đưa vào động cơ,

điều khiển tần số dòng điện vào động cơ.

- Một số mạch điểu khiển động cơ một pha: (hình).

- Nguyên lí hoạt động: (hình 1) Khi đóng khoá K, dòng điện đi từ nguồn biến trở VR

R sau đó nạp cho tụ điện, khi tụ điện nạp đầy thì sẽ phóng điện kích vào chân G của triac,

triac mở cho dòng điện đi qua triac và làm quay động cơ. Khi biến trở VR dịch qua phải, điện

trở tăng, thời gian nạp tụ lâu hơn, triac dẫn ít hơn, điện áp đưa vào động cơ nhỏ hơn, động cơ

quay với tốc độ nhỏ hơn. (Trên giản đồ, đường Uc chỉ điện áp trên tụ tăng dần trong quá trình

nạp, điện trở tăng Uc càng dài. Phần gạch chéo là điện áp tải của triac).

- Nhược điểm: triac được mở do việc phối hợp điện áp đặt vào và dòng điện điểu khiển theo

đường đặc tính của triac, nên có thể bị thiếu chính xác khi triac sử dụng lâu ngày

=> Khắc phục: đưa thêm điac vào như hình mạch điện thứ 2. Khi điện áp uC tăng tới ngưỡng

điện áp thông của điac, có dòng điều khiển chạy vào cực điều khiển triac, triac được mở từ

thời điểm đó tới khi dòng điện của nó bằng 0 (điện áp tải là phần gạch chéo trên giản đồ 2).

==========

MỘT SỐ CÂU HỎI – BÀI TẬP

1/ Tại sao cuộn cảm lại chặn được dòng điện cao tần và cho dòng điện một chiều đi qua?

Trả lời: XL = 2πfL, f là tần số dòng điện, L là trị số điện cảm. Nhận xét: dòng điện một

chiều (f = 0) => XL = 0, dòng điện xoay chiều (f càng tăng) => XL càng tăng.

2/ Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về nguyên lí làm việc giữa triac và tirixto?

Page 17: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 15

Trả lời: Giống: đều được cực G điều khiển lúc mở. Khác: tirixto chỉ dẫn điện theo một

chiều từ A K, còn triac có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều.

3/ Trong mạch tạo xung đa hài tự dao động, nếu thay các điện trở tải R1, R2 bằng các đi-ốt

quang (LED) và nguồn cấp phù hợp thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Trả lời: các đèn LED thay phiên nhau nhấp nháy theo chu kì.

4/ Khi cần thay đổi chu kì của xung đa hài thì làm như thế nào?

Trả lời: thay đổi giá trị của các điện trở hoặc tụ điện nhưng vẫn đảm bảo: R1 = R2, R3 =

R4 = R, C1 = C2 = C.

5/ Làm thế nào để chuyển xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng?

Trả lời: Khi mắc song song một tụ điện vào một trong hai tụ điện C1, C2 của mạch tạo

xung, thì làm cho độ rộng xung t1 khác t2 trở thành mạch đa hài không đối xứng và thời gian

sáng, tối của hai LED dài, ngắn khác nhau.

6/ Nhận xét về điện áp đưa vào động cơ một pha khi điều khiển bằng mạch điện tử?

Trả lời: điện áp đưa vào động cơ bị ngắt quãng (phần gạch chéo trên giản đồ).

7/ Khi sử dụng triac để điều khiển tốc độ động cơ, cần tác động vào thông số nào của nguồn

cấp điện cho động cơ?

Trả lời: điện áp hiệu dụng cấp vào động cơ.

8/ So sánh giữa điều khiển tốc độ động cơ bằng mạch điện tử và bằng phím bấm (kiểu cơ

khí)?

- Điều khiển bằng phím bấm: ưu điểm: chi phí chế tạo thấp, dễ chế tạo, độ chính xác cao,… ;

nhược điểm: có ít chế độ điều khiển, phạm vi điều khiển hẹp, công suất nhỏ, dễ hư hỏng,

chiếm diện tích lớn,…

- Điều khiển bằng mạch điện tử: ưu điểm: phạm vi điều khiển rộng, có nhiều chế độ theo ý

người dùng, có thể chịu được công suất lớn, kích cỡ nhỏ, ngoài ra có thề dùng để điều chỉnh

độ sáng của đèn dây tóc,… ; nhược điểm: chi phí chế tạo cao, khó chế tạo, sửa chữa, khi dùng

lâu ngày độ chính xác không cao, khó tự động hoá, chất lượng điều khiển không tốt,…

9/ Các bài tập về đọc giá trị điện trở, tụ điện (tụ gốm):

Áp dụng: Điện trở 3 vòng màu: 𝑅 = 𝑎𝑏 ∗ 10𝑐 ± 20% (Ω). Điện trở 4 vòng màu: R = ab ∗

10c ± d% (Ω). Điện trở 5 vòng màu: 𝑅 = 𝑎𝑏𝑐 ∗ 10𝑑 ± 𝑒% (Ω). Tụ gốm: abcX => 𝐶 = 𝑎𝑏 ∗

10𝑐 ± 𝑋% (𝑝𝐹), với X là dung sai.

10/ Các bài tập về hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo dùng OA:

Áp dụng: Kđ = |Ura

Uvào⁄ | =

RhtR1

⁄ .

VD: Cho mạch khuếch đại đảo OA với R1 = 10kΩ, Rht = 50kΩ, E = 15V.

a) Xác định hệ số khuếch đại của mạch?

b) Xác định điện áp ra với mỗi giá trị điện áp vào: Uv = 0,2V; 3V?

Giải:

a) Hệ số khuếch đại: Kđ =Rht

R1⁄ = 50

10⁄ = 5.

b) Với Uv = 0,2V => Ur = 5.0,2 = 1V. Với Uv = 3V => Ur = 5.3 = 15V nhưng do Ur > Urmax =

E – 1 = 14V nên Ur = 14V.

11/ Dạng bài tập về vẽ hình, điền khuyết vào hình: ( xem lại các sơ đồ mạch).

==========

Page 18: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 16

Nguồn

thông

tin

Xử lí Mã

hoá

Đường

truyền

Thiết bị

đầu cuối

Nhận

thông tin

Xử lí

thông tin

Giải điều

chế,

giải mã

Bài 5: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG

1/ Mô hình hệ thống thông tin và viễn thông: (Xem SGK).

2/ Khái niệm hệ thống thông tin và viễn thông: là những hệ thống truyền thông tin đi xa bằng

sóng vô tuyến điện.

3/ Các phương pháp truyền thông tin đi xa: truyền trực tuyến (mạng internet, 3G,…), truyền

bằng sóng (sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn,…).

4/ Sơ đồ khối và nguyên lí của hệ thống thông tin và viễn thông:

4.1) Phần phát thông tin:

a. Chức năng: có nhiệm vụ đưa nguồn thông tin cần phát tới nơi cần thu thông tin.

b. Sơ đồ khối một máy phát thông tin:

- Nguồn thông tin: Nguồn tín hiệu cần phát đi xa như: âm thanh, hình ảnh, chữ và số,…

- Xử lí: Nguồn tín hiệu cần được gia công và khuếch đại.

- Mã hoá: Những tín hiệu đã được xử lícó biên độ đủ lớn muốn truyền đi xa cần được mã hóa

theo một kỹ thuật nào đó. Hiện nay có hai kỹ thuật mã hóa cơ bản là kỹ thuật tương tự (analog)

và kỹ thuật số (digital).

- Đường truyền: Tín hiệu sau khi được mã hóa được gửi vào phương tiện truyền dẫn để truyền

đi xa (dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ,…).

4.2) Phần thu thông tin:

a. Chức năng: nhận tín hiệu đã được mã hóa được truyền đi từ phía phát, biến đổi ngược lại

để đưa tới thiết bị đầu cuối.

b. Sơ đồ khối:

- Nhận thông tin: tín hiệu đã phát đi được máy thu nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào

đó (angten, modem,…).

- Xử lí thông tin: các tín hiệu nhận về có công suất nhỏ và đã được mã hóa nên phải được xử

lí như giải mã, điều chế, khuếch đại,…

- Giải điều chế, giải mã: biến đổi tín hiệu trở về dạng tín hiệu ban đầu.

- Thiết bị đầu cuối: là khâu cuối cùng của hệ thống (loa, màn hình, in ra giấy,…).

=> Những thông tin từ nơi phát đến nơi thu có thể ở khoảng cách xa, gần khác

nhau. Tất cả nguồn phát và thu thông tin phải hợp thành một mạng thông tin quốc gia và

toàn cầu.

==========

Page 19: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 17

Bài 6: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG

A/ Máy tăng âm: - Khái niệm: máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.

- Phân loại: theo chất lượng: tăng âm thông thường, tăng âm chất lượng cao (HI-FI); theo

công suất: công suất lớn, vừa, nhỏ; theo linh kiện: linh kiện rời rạc hoặc IC.

- Sơ đồ khối:

- Chức năng các khối:

Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau (micro, đĩa hát,…),

điều chỉnh tính hiệu đó cho phù hợp với máy.

Khối mạch tiền khuếch đại: khuếch đại tín hiệu âm tần từ mạch vào đến một trị số nhất

định.

Khối mạch âm sắc: điều chỉnh độ trầm – bổng của âm thanh theo sở thích của người

nghe.

Khối mạch khuếch đại trung gian: tín hiệu ra từ mạch âm sắc còn yếu, cần phải khuếch

đại tiếp qua mạch khuếch đại trung gian mới đủ công suất kích cho tầng công suất.

Khối mạch khuếch đại công suất: có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để

phát ra loa.

Khối nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.

- Nguyên lí hoạt động của khối khuếch đại công suất mắc đẩy kéo có biến áp:

+ Khi chưa có tín

hiệu vào cả hai

transistor đều khoá,

tín hiệu ra bằng 0.

Khi có tín hiệu vào:

Ở nửa chu kì

đầu, điện thế điểm

B dương, C âm làm

T1 dẫn, T2 khoá: có

tín hiệu ra ở nửa

trên cuộn dây sơ

cấp N21 của biến áp

BA2.

Page 20: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 18

Ở nửa chu kì sau, điện thế điểm C dương, B âm làm T2 dẫn, T1 khoá: có tín hiệu ra ở

nửa dưới cuộn dây sơ cấp N22 của biến áp BA2.

R2 và R1 (hoặc diodle Đ) tạo định thiên ban đầu cho T1 và T2 làm việc với chất lượng

cao hơn.

+ Như vậy, ở cả hai nửa chu kì, đều có tín hiệu được khuếch đại ra loa.

B/ Máy thu thanh: - Khái niệm về thu – phát sóng âm thanh:

Âm thanh, muốn truyền thông đi xa phài được biến thành tín hiệu điện. tín hiệu này có tần số

rất thấp (tín hiệu âm tần), nên không có khả năng bức xạ thành sóng điện từ.

Chỉ có sóng điện ở tần số cao (≥ 10kHz) mới có khả năng bức xạ và truyền đi xa được.

Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa, phải gửi (điều chế) nó vào một sóng cao tần (sóng

mang). Có hai cách điều chế: điều chế biên độ (AM): biên độ sóng mang biến đổi theo tín

hiệu cần truyền đi; điều chế tần số (FM): biên độ sóng mang không thay đổi, tần số sóng mang

thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

- Khái niệm máy thu thanh: là thiết bị điện tử thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong

không gian, sau đó chọn lọc, xử lí, khuếch đại và phát ra âm thanh. Máy thu sóng phải tương thích

với máy phát sóng về tần số thu phát và phương thức điều chế.

- Sơ đồ khối:

- Chức năng các khối:

Khối chọn sóng: điều chỉnh cộng hưởng để lựa chọn lấy sóng cao tần cần thu trong vô vàn

các sóng trong không gian.

Khối khuếch đại cao tần: khuếch đại tín hiệu cao tần nhận được từ khối chọn sóng để tăng

thêm độ nhạy cho máy thu.

Page 21: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 19

Khối dao động ngoại sai: tạo ra sóng cao tần (fd) trong máy với qui luật là luôn cao hơn sóng

định thu (ft) một trị số không đổi 465 kHz (hoặc 455 kHz).

Khối trộn sóng: trộn sóng thu của đài phát thanh (ft) với sóng cao tần trong máy (fd) cho ra

sóng có tần số 𝑓𝑑 − 𝑓𝑡 = 465 𝑘𝐻𝑧 (trung tần).

Khối khuếch đại trong tần: khuếch đại tín hiệu trung tần 465 kHz nhận được từ khối trộn sóng

để đưa tới khối tách sóng.

Khối tách sóng: tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần 465 kHz, đưa tới khối

khuếch đại âm tần.

Khối khuếch đại âm tần: khuếch đại tín hiệu âm tần từ đầu ra của tầng tách sóng để phát ra

loa.

Khối nguồn: cung cấp điện cho máy thu.

- Đối với máy FM, về cơ bản cũng có sơ đồ khối như trên. Tuy nhiên, trong máy thu FM tín hiệu

trung tần là 10,7 MHz và khối tách sóng là mạch tách sóng điều tần.

- Nguyên lí làm việc của khối tách sóng trong máy thu thanh AM:

Diodle tách sóng Đ chỉ cho dòng

điện đi qua theo một chiều nên sóng vào

khối tách sống là sóng xoay chiều, còn sóng

ra là sóng một chiều. sau khi tách thành sóng

một chiều, tụ lọc sẽ lọc bỏ các thành phần

tần số cao (sóng mang) và giữ lại đường bao

có tần số thấp là âm tần.

C/ Máy thu hình: I. Khái niệm máy thu hình: Máy thu hình là thiết bị nhận và tái tạo lại tín hiệu âm thanh và

hình ảnh của đài truyền hình.

II. Phân loại: Máy thu hình đen trắng; Máy thu hình màu.

III. Chức năng của khối:

1. Khối cao tần, trung tần có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ ăng ten, khuyếch đại tín hiệu này, tách

sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số khuyếch đại, đưa các tín hiệu tới khối

2, 3, 4.

Page 22: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 20

2. Khối xử lý âm thanh có nhiệm vụ nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, khuyếch đại sơ bộ,

tách sóng và khuyếch đại công suất để phát ra loa

3. Khối xử lý hình có nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh, khuyếch đại tín hiệu này, giải mã màu,

khuyếch đại các tín hiệu màu đưa tới 3 catôt đèn hình màu.

4. Khối đồng bộ và tạo xung quét có nhiệm vụ tách lấy các xung đồng bộ dòng và xung đồng

bộ mành, xung quét mành đưa tới cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời trong khối này còn tạo

điện áp cao đưa tới anôt đèn hình

5. Khối phục hồi hình ảnhcó nhiệm vụ nhận tín hiệu hình ảnh màu, tín hiệu quét để phục hồi

hình ảnh phát lên màn hình.

6. Khối xử lý và điều khiển có nhiệm vụ nhận lệnh điều khiển từ xa hay phím bấm để điều

khiển các hoạt động của máy thu hình.

7. Khối nguồn có nhiệm vụ tạo các mức điện áp cần thiết để cung cấp cho các khối làm việc

IV. Nguyên lý hoạt động của khối xử lí tín hiệu màu:

Cơ cấu phát và thu màu trong truyền hình màu là phối hợp các màu cơ bản là đỏ (R),

lục (G), lam (B). Tín hiệu từ tách sóng hình tới: Khối 1 khuyếch đại và xử lý tín hiệu chói Y.

Khối 2 giải mã màu R-Y và B-Y. Đầu ra của khối 1 và khối 2 đưa tới mạch ma trận 3 để khôi

phục lại 3 tín hiệu màu cơ bản. Các tín hiệu màu cơ bản này được khuyếch đại lần cuối qua

các khối 4, 5, 6 để biên độ đủ lớn và đảo pha thành cực tím âm rồi đưa tới ba catôt đèn hình

màu điều khiển ba tia điện tử bắn lên các điểm phát màu tương ứng đỏ, lục, lam trên màn

hình. Các màu cơ bản trên hoà trộn với nhau thành hình ảnh màu.

==========

Phần 2: KĨ THUẬT ĐIỆN

Bài 7: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

- Khái niệm: hệ thống điện quốc gia gồm có: nguồn điện (các nhà máy điện), các lưới điện

và các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực

hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.

- Trước năm 1994, nước ta có 3 hệ thống điện khu vực độc lập (miền Bắc, miền Trung, miền

Nam). Từ tháng 05/1994, hệ thống điện Việt Nam đã trở thành một hệ thống điện quốc gia

cung cấp điện năng cho toàn quốc với sự xuất hiện của đường dây truyền tải điện năng Bắc –

Nam 500 kV (dài 1870 km, từ trạm Hoà Bình đến Phú Lâm).

- Lưới điện quốc gia: là một tập hợp gồm các đường dây dẫn điện (đường dây trên không,

đường dây cáp) và các trạm điện (trạm biến áp, trạm đóng cắt,…) có chức năng truyển tải

điện năng được sản xuất ở các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ trong toàn quốc.

- Cấp điện áp của lưới điện: tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, lưới điện có thể có nhiều cấp điện

áp khác nhau như: 800 kV; 500 kV; 220 kV; 110 kV; 66 kV; 35 kV; 22 kV; 10,5 kV; 6 kV;

0,4 kV (Ở Việt Nam: cao nhất là 500 kV). Trong hệ thống điện, lưới điện được phân thành:

lưới điện truyền tải (từ điện áp 66 kV trở lên) và lưới điện phân phối (từ điện áp 35 kV trở

xuống).

Page 23: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 21

- Sơ đồ lưới điện: trình bày các phần tử chủ yếu của lưới điện như đường dây, máy biến áp,…

và cách nối dây giữa chúng. Trên sơ đồ ghi rõ các cấp điện áp, các số liệu kĩ thuật chủ yếu

của các phần tử.

- Vai trò của hệ thống điện quốc gia: đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện

năng cung cấp cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt; nhờ

có hệ thống điện quốc gia nên việc điều hành tập trung do cơ quan điều khiển hệ thống điện

quốc gia thực hiện, do đó đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng

điện năng tốt, an toàn kinh tế.

==========

Bài 8: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

- Khái niệm: mạch điện xoay chiều ba pha gồm: nguồn điện ba pha, đường dây ba pha và các

tải ba pha.

- Nguồn điện ba pha: để tạo ra dòng điện xoay chiều ba

pha, người ta dùng máy phát điện xoay chiều ba pha.

Khi quay nam châm điện với tốc độ không đổi, trong dây

quấn mỗi pha xuất hiện sức điện động xoay chiều một pha.

Các dây quấn của các pha có cùng số vòng dây và đặt lệch

nhau một góc 1200 điện trong không gian nên các suất điện

động các pha bằng nhau về biên độ và tần số nhưng lệch pha

nhau một góc 1200 (đồ thị).

- Tải ba pha: thường là các động cơ điện ba pha, các lò điện

ba pha,… Tổng trở của các pha A, B, C của tải là ZA, ZB,

ZC.

- Cách nối nguồn điện và tải ba pha: nếu mỗi pha của máy phát điện ba pha nối riêng với

mỗi tải, ta có mạch điện ba pha không liên hệ với nhau; khi nối hình sao thì ba điểm cuối X,

Y, Z của ba pha nối với nhau tạo thành điểm trung tính O; khi nối hình tam giác thì đầu pha

này nối với cuối pha kia theo thứ tự pha.

+ Cách nối nguồn điện ba pha:

Page 24: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 22

+ Cách nối tải ba pha:

- Sơ đồ mạch điện ba pha: các điểm đầu ba pha A, B, C của nguồn điện được nối với các dây

dẫn điện ba pha đến các tải (dây pha). Dây nối từ điểm trung tính O của nguồn đến điểm trung

tính O’ của tải gọi là dây trung tính.

+ Nguồn điện nối sao, tải nối hình sao:

+ Nguồn và tải nối hình sao có dây trung tính (mạch điện ba pha bốn dây):

Page 25: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 23

+ Nguồn điện nối hình sao, tải nối hình tam giác:

- Quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha: nếu ba pha đối xứng thì:

Khi nối hình sao: 𝐼𝑑 = 𝐼𝑝; 𝑈𝑑 = √3𝑈𝑝.

Khi nối hình tam giác: 𝐼𝑑 = √3𝐼𝑝; 𝑈𝑑 = 𝑈𝑝.

(Trong đó: Ip: dòng điện pha, là dòng điện chạy trong mỗi pha; Id: dòng điện dây, là dòng

điện chạy trong dây pha; Up: điện áp pha, là điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối của mỗi pha

hoặc giữa dây pha và dây trung tính; Ud: điện áp dây, là điện áp giữa hai dây pha)

- Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây: tạo ra hai trị số điện áp khác nhau (điện áp dây

và điện áp pha), vì thế rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ điện; các tải sinh hoạt thường không

đối xứng, do sử dụng mạng ba pha bốn dây, nhờ có dây trung tính nên điện áp pha trên các

tải hầu như vẫn giữ được bình thường, không vượt quá điện áp định mức.

==========

Bài 9: MÁY ĐIỆN BA PHA

- Khái niệm: Máy phát điện xoay chiều 3 pha là máy phát điện làm việc với dòng điện xoay

chiều 3 pha. Sự là việc của chngs dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ và lực điện từ.

- Phân loại và công dụng: chia thành 2 loại

+ Máy điện tĩnh: khi làm việc không có bộ phận nào chuyển động như máy biến áp, máy

biến dòng…

Page 26: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 24

+ Máy điện quay: khi làm việc có bộ phận chuyển động tương đối với nhau và chia thành

2 loại: máy phát điện, động cơ điện.

A/ Máy biến áp ba pha: 1. Khái niệm và công dụng:

- Máy biến áp ba pha là máy điện tĩnh, dung để biến đổi điện

áp của hệ thống nguồn điện xoay chiều ba pha nhưng giữ

nguyên tần số.

- Máy biến áp 3 pha sử dụng chủ yếu trong hệ thống truyền tải

và phân phối điện năng, trong các mạng điện xí nghiệp công

nghiệp. Máy biến áp tự ngẫu ba pha thường dùng trong các

phòng thí nghiệm.

2. Cấu tạo: máy biến áp ba pha gồm hai phần chính là lõi thép và dây quấn.

Sơ đồ đấu dây:

3. Nguyên lí làm việc:

- Làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Hệ số biến áp ba pha: 2

1

2

1

N

N

U

UK

p

p

P

- Hệ số biến áp dây:2

1

d

dd

U

UK

B/ Động cơ không đồng bộ ba pha: 1) Khái niệm: động cơ xoay chiều ba pha có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ quay

(n1) của từ trường dòng điện cấp cho động cơ được gọi là động cơ không đồng bộ ba pha.

2) Công dụng: trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.

3) Cấu tạo: (=> “rô cảm quay, ứng sta đứng”)

a. Stato (phần tĩnh)

- Lõi thép: gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây

quấn.

- Dây quấn: dây quấn là dây đồng được phủ sơn cách điện, gồm ba dây quấn đặt trong các

rãnh stato theo một quy luật nhất định.

b. Rôto (phần quay):

- Lõi thép: làm bằng các lá thép kĩ thuật điện, mặt ngoài xẻ rãnh, ở giữa có lỗ để lắp trục, ghép

lại thành hình trụ.

- Dây quấn: có hai kiểu: dây quấn kiểu roto lồng sóc, dây quấn kiểu roto dây quấn.

Page 27: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 25

4) Nguyên lý làm việc:

Cho dòng điện ba pha vào ba cuộn dây stato i từ trường quay (n1) i quét qua các thanh

dẫn rôto ixuất hiện suất điện đông cảm ứng inối kín mạch rôto xuất hiện dòng điện cảm ứng

i lực tương tác điện từ do từ trường quay và dòng điện cảm ứng imoment quay i rôto quay

theo chiều quay của từ trường quay với tốc độ n < n1

==========

Bài 10: MẠNG ĐIỆN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ

1. Khái niệm: Bao gồm các tổ sản xuất, các phân xưởng sản xuất chỉ tiêu thụ từ vài chục đến

vài trăm kW . Tải chủ yếu là các động cơ điện, các thiết bị điện, máy hàn điện, các thiết bị

chiếu sáng.

2. Đặc điểm:

- Tải phân bố thường tập trung.

- Dùng một MBA riêng hoặc lấy từ đờng dây hạ áp 380/220V.

- Mạng chiếu sáng cũng được lấy từ đường dây hạ áp của cơ sở sản xuất.

3. Yêu cầu:

- Đảm bảo chất lượng điện năng: Chỉ tiêu tần số (50Hz); Chỉ tiêu điện áp (dao động không

quá 5%).

- Đảm bảo tính kinh tế.

- Đảm bảo an toàn.

*) Sơ đồ mạng điện sản xuất quy mô nhỏ:

H: Hệ thống điện.

1: Trạm biến áp (6-22/0,4 kV)

2: Tủ phân phối.

3: Tủ động lực.

4: Tủ chiếu sáng.

4. Nguyên lí làm việc:

- Từ tủ máy BA tủ phân phối tủ động lực và tủ chiếu sáng.

- Đóng điện lần lượt từ nguồn đến tải, ngắt điện thì ngược lại (để tránh dòng khởi động dẫn

đến quá dòng làm hỏng máy điện).

==========

Bài tập dòng điện ba pha:

Có hai tải ba pha: tải thứ nhất là 9 bóng đèn (số liệu của mỗi bóng đèn là P = 100 W, U =

220V); tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R = 30 , U = 380 V). Các tải trên được

nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380 V.

a) Giải thích 220 V là điện áp gì? 380 V là điện áp gì?

b) Xác định cách đấu dây của mỗi tải (thành hình sao hoặc hình tam giác) và giải thích vì sao

phải nối như vậy?

c) Vẽ cách nối dây của dòng điện ba pha trên?

d) Tính dòng điện pha và dòng điện pha của mỗi tải?

H

1

2 2 2 3 3 3

4 4 4

Page 28: Công nghệ 12   ntmhp

Công nghệ 12 © NTMHP

Lưu hành nội bộ. Trang 26

Giải (tham khảo)

a) 220 V là điện áp pha: là điện áp giữa điểm đầu và điểm cuối của mỗi pha hoặc giữa dây pha và dây

trung tính; 380 V là điện áp dây: là điện áp giữa hai dây pha.

b) Xác định cách đấu dây:

Tải I đấu hình sao (9 bóng đèn đấu vào ba pha, mỗi pha 3 bóng đèn mắc song song). Vì đấu

hình sao thì sử dụng được Up = 220 V = Uđm => Đèn sáng bình thường.

Tải II đấu hình tam giác. Vì lò điện có Uđm = 380 V nên phải đấu hình tam giác để sử dụng

Ud = 380 V => Lò hoạt động bình thường.

c) Sơ đồ nối dây:

d) Tính dòng điện:

Tải I: 𝑅đ =𝑈đ

2

𝑃đ⁄ = 2202

100⁄ = 484 () => 𝑅𝑡đ =𝑅đ

3⁄ = 4843⁄ => 𝐼𝑝 =

𝑈𝑝𝑅𝑡đ

⁄ =

1511⁄ (A)

Tải II: 𝐼𝑑 =𝑈𝑑

𝑅𝑙ò⁄ = 380

30⁄ = 383⁄ (A)

----- HẾT -----

Công nghệ 12 (phiên bản 2015)

facebook.com/nguyentrongminhhongphuoc

[email protected]

Page 29: Công nghệ 12   ntmhp
Page 30: Công nghệ 12   ntmhp