cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · web viewtitle cïng víi sù...

36
A.PHẦN MỞ ĐẦU. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất.Nhưng môi trường hiện nay như chúng ta đã biết nó đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách trầm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như núi lửa, bão cát... và do sự phát triển kinh tế -xã hội để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người, con người chưa thật sự có ý thức cao về bảo vệ môi trường như khai thác tài nguyên cạn kiệt, xả rác bừa bãi...từ đó nó đã đem lại cho con người những thảm hoạ khôn lường như gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh hiểm nghèo, cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội trên trái đất này. Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế. 1

Upload: others

Post on 09-Mar-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

A. PHẦN MỞ ĐẦU. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa

đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất.Nhưng môi trường hiện

nay như chúng ta đã biết nó đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm một cách trầm trọng do

nhiều nguyên nhân khác nhau như núi lửa, bão cát... và do sự phát triển kinh tế -xã hội

để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người, con người chưa

thật sự có ý thức cao về bảo vệ môi trường như khai thác tài nguyên cạn kiệt, xả rác

bừa bãi...từ đó nó đã đem lại cho con người những thảm hoạ khôn lường như gây hiệu

ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu, trái đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan

ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh hiểm nghèo, cướp đi biết bao sinh mạng của

người dân vô tội trên trái đất này.

Thực trạng môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại,

khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi

trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế.

Sản xuất vẫn không ngừng phát triển tăng trưởng nhanh trong khi phải chú ý đến

việc giữ gìn hành tinh này để bàn giao nó cho thế hệ sau, bảo đảm một lợi ích cần thiết

và sự phát triển lâu dài của mọi thế hệ. Đó cũng chính là thông điệp chung cho tất cả

mọi người trên thế giới.

Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ Giaó Dục & Đào

Tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các

môn học, trong đó có môn Địa lí ở các cấp học.

Thực tế trong những năm giảng dạy tại trường THPH Thống Nhất B, bản thân

tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt

động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác

học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi

luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục môi trường

trong môn Địa lí.

1

Page 2: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế nào cho môi trường sống của chúng ta được

trong sạch và lành mạnh hơn. Nên tôi đã viết đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường

trong dạy địa lí lớp 10” áp dụng vào việc giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ

ngày nay có ý thức hơn và góp một phần công sức của mình vào việc bảo vệ môi

trường hiện nay và mai sau.

2

Page 3: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

B. NỘI DUNG. I.Thuận lợi và khó khăn:

1.Thuận lợi:

Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa Địa lí 10, tập bản đồ địa lí 10

Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị vật chất

Phòng đồ dùng dạy học có nhiều tranh ảnh, bản đồ

Học sinh hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi nhất là các tiết dạy có giáo dục bảo

vệ môi trường.

2. Khó khăn:

Một số em còn coi môn Địa lí là môn phụ nên học bài không kĩ, trong lớp

không chú ý nghe giảng, không phát biểu xây dựng bài.

Sách tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều.

Trình độ học sinh không đều.

II.Cơ sở lí luận:

1.Khái niệm về môi trường:

Môi trường là thể thống nhất bao gồm các thành phần tự nhiên như: Địa hình, địa

chất, khí hậu, thủy văn, động thực vật và các công trình văn hóa kĩ thuật do con

người tạo ra. Vì môi trường là một thể thống nhất nên bất cứ một thay đổi nào của

một thành phần trong môi trường đều làm thay đổi các thành phần khác và có thể

làm thay đổi sâu sắc toàn bộ môi trường.

2.Khái niệm về bảo vệ môi trường và tình hình môi trường của nước ta và thế

giới.

a.Khái niệm:

Bảo vệ môi trường (theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và

môi trường nhân tạo của con người.

Bảo vệ môi trường (theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lí tài nguyên

thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường.

b. Tình hình môi trường nước ta và thế giới:

3

Page 4: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Hiện nay, các thành phần của môi trường ngày càng xấu đi. Nó đe dọa trực

tiếp đến sự sống của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai.

Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt:

- Dầu mỏ: Năm 1990 trữ lượng toàn cầu là 137249 tỉ tấn, nay đã khai thác hơn

60% trữ lượng.

Ở Việt Nam, nguồn khoáng sản phong phú có 5000 mỏ quặng. Tuy nhiên, khai

thác khoáng sản bừa bãi, chưa hợp lí, còn để sót lại trong lòng đất rất nhiều như mỏ

thiếc mất 21 – 27%.

- Nguồn tài nguyên đất bị giảm chất lượng: trên thế giới có khoảng 1,43 tỉ ha

đất trồng lương thực và thực phẩm. Bình quân đầu người thấp chưa được 0,3 ha đất

trồng.

Ở Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân đầu người 0,1

ha.Chất lượng đất bị giảm, bị xói mòn, bạc mầu, rửa trôi.

- Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do việc sử dụng nước không hợp lí, không

có các biện pháp bảo vệ và do các chất thải của công nghiệp, nông nghiệp( thuốc trừ

sâu, thuốc diệt cỏ, phân hóa học...), nước thải sinh hoạt, sự cố tàu chở dầu... Nguồn

nước bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia thiếu nước dùng.

Ở Việt Nam, hiện nay một số nguồn nước bị ô nhiễm.

Ví dụ: ở khu công nghiệp hóa chất Việt Trì, nước sông Hồng bị nhiễm bẩn nặng do

nước thải của hóa chất. Ở khu gang thép Thái Nguyên, nước sông Cầu bị nhiễm bẩn

khá nặng.

- Không khí bị ô nhiễm: Ngày nay, sự ô nhiễm không khí đã lên tới mức nguy

hiểm trên toàn cầu, nhất là các nước phát triển: Nhật Bản mỗi năm thải 1150 triệu

tấn CO2 vào khí quyển, Hoa Kì 5228 triệu tấn CO2 vào khí quyển làm ô nhiễm bầu

không khí.

4

Page 5: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây do công nghiệp phát triển, nhiều ôtô, xe

máy hơn nên đã thải khói bụi, khí thải vào không khí nên bầu khí quyển đã bị ô

nhiễm.

- Tài nguyên rừng bị giảm: Thế giới đã từng có diện tích rừng khoảng 60 triệu

km2, hiện nay chỉ còn khoảng 29 triệu km2. Ở Việt Nam năm 1943 diện tích rừng có

khoảng 14,3 triệu ha,với tỉ lệ che phủ là 43%. Năm 1983 còn 7,2 triệu ha và tỉ lệ che

phủ là 22%.

Không chỉ diện tích rừng bị giảm mà chất lượng rừng cũng bị giảm. Ở nước ta,

năm 1943 rừng giàu chiếm 2,5 triệu ha. Đến năm 1999 còn gần 200 nghìn ha.

Trong sách đỏ Việt Nam đả thống kê phân loại 360 loài thực vật và 350 loài động

vật thuộc loại quí hiếm theo mức độ nguy cấp cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt

chủng.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường sống lan rộng

trên khắp thế giới.Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường đã trở thành nhiệm vụ

cấp bách của cả nhân loại.

3. Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường trung học phổ

thông:

a. Mục đích và nội dung của việc giáo dục bảo vệ môi trường:

Về nhận thức: cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi

trường để học sinh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giúp học sinh:

- Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ khăng khít và tác động qua lại giữa các

thành phần tự nhiên cũng như tự nhiên với xã hội.

- Có những hiểu biết tương đối đầy đủ về tự nhiên và môi trường sống của nước

mình.

- Hiểu và nắm vững những chủ trương và luật lệ cơ bản của nhà nước về vấn đề

bảo vệ môi trường.

Về thái độ, hành vi: từng bước xây dựng cho học sinh tình cảm yêu mến thiên

nhiên, có ý thức giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,

5

Page 6: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

văn hóa của dân tộc. Phải làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong

cách sống của các em và phải có thái độ chống các hoạt động phá hoại môi

trường.

Về kĩ năng và biện pháp: trang bị cho học sinh những kiến thức và khái niệm

về môi trường, các thành phần của môi trường tự nhiên.

- Những kiến thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, tránh

khai thác, sử dụng bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Những biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn

chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành

động làm ô nhiễm môi trường.

b.Nhiệm vụ của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường trung học

phổ thông:

Mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kĩ năng và

chuẩn bị tốt các phương pháp giảng dạy kết hợp nội dung giáo dục bảo vệ

môi trường. Đồng thời giáo viên phải luôn là tấm gương về hoạt động môi

trường để học sinh noi theo, biết tổ chức, lãnh đạo học sinh thực hiện tốt

nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ chính của giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường trung học

phổ thông là: giáo dục cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối

với môi trường và bảo vệ môi trường.

c. Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường qua môn địa lí trong nhà trường

trung học phổ thông:

Phải tôn trọng tính đặc thù của môn học. Nội dung giáo dục bảo vệ môi

trường phải lồng ghép vào bộ môn một cách tự nhiên, không gượng ép.

Những kiến thức bảo vệ môi trường đưa vào nội dung bài giảng địa lí phải

tránh trùng lặp, vừa sức học sinh.

Kiến thức bảo vệ môi trường đưa vào môn học phải phản ánh được thực tiễn

về môi trường của địa phương cũng như đất nước.

6

Page 7: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

4. Giáo dục môi trường ở Việt Nam:

- Năm 1962, Bác Hồ khai sinh " Tết trồng cây" , cho đến nay, phong trào này

ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có chương

trình trồng cây hỗ trợ phát triển GD - ĐT và bảo vệ môi trường ( 1991 - 1995 ).

- Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi

trường, các tài liệu về môi trường đã xuất hiện.

- Thông qua việc thay sách giáo khoa ( 1986- 1992 ) các tài liệu chuyên ban và

thí điểm tác giả sách giáo khoa đã chú trọng đến việc đưa nội dung giáo dục môi

trường vào sách, đặc biệt là môn Sinh, Địa, Hoá, Kĩ thuật.

- Trong" Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000" giáo dục môi trường được ghi nhận như một bộ

phận cấu thành.

- Từ năm 1995, dự án giáo dục môi trường trong nhà trường của Bộ GD - ĐT

do UNDP tài trợ nhằm vào các mục tiêu cơ bản.

+ Hỗ trợ xây dựng một bản chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về

giáo dục môi trường tại Việt Nam.

+ Tăng cường năng lực của Bộ GD - ĐT trong việc truyền đạt những nội dung

và phương pháp giáo dục môi trường vào các chương trình đào tạo giáo viên.

+ Xây dựng các hoạt động giáo dục môi trường cụ thể để thực hiện ở các cấp

Tiểu học đến Trung học.

III. Thực tiễn vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường

trong dạy học Địa lí ở bậc THPT:

Một thực tế hiện nay, trong qúa trình dạy học Địa lí ở trường THPT vấn đề phát

triển kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ của các em trong vấn đề giáo dục môi

trường và tích hợp vấn đề giáo dục môi trường trong các bài học Địa lí chưa đạt hiệu

quả cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học liên quan đến vấn đề môi trường các

em hầu hết hiểu kiến thức bài học, phần liên hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề

môi trường để tích hợp vào các môn học khác các em chưa phát huy tối đa vận dụng

7

Page 8: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

các kiến thức đó. Các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa còn

phần mở rộng thì hạn chế nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy Địa lí nói

riêng và các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung. Vì vậy quá trình lĩnh

hội kiến thức của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày

càng cao.

Qua quá trình giảng dạy tại trường THPT Thống Nhất B, tôi tiến hành khảo sát

năm học 2008 - 2009 kết quả đánh giá học sinh khối 10 trong môn học Địa lí với vấn

đề tích hợp giáo dục môi trường trong bài

" Địa lí ngành trồng trọt" Bài 28- Địa Lí 10.

Vị trí tích hợp: Tài nguyên rừng.

Hiện nay tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt nhiều nơi. (10 phút)

Giúp học sinh hiểu được vấn đề tài nguyên rừng hiện nay bị cạn kiệt, bị tàn phá

nặng nề mà nguyên nhân chính là sự tác động của con người. Việc chặt phá rừng

quá mức dẫn tới tài nguyên rừng bị suy giảm, từ đó làm cho đất đai ngày càng xấu đi

và hậu quả tất yếu là vấn đề cuộc sống chậm cải thiện đặc biệt ở các vùng núi.

* Chuẩn bị:- GV phô tô tờ rời số 1

- Học sinh tìm một số tranh ảnh tài liệu liên quan đến vấn đề tài nguyên

rừng Việt Nam.

Thông tin tờ rời số 1: ( Kèm theo)

* Phương pháp tiến hành:

- GV yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau cùng trao đổi và vạch các mũi tên nối các ô ở tờ

rời số 1 theo một trình tự tiếp nối hợp lí.

- Chọn một số tờ rời đã hoàn thành dán lên bảng và tổ chức học sinh cả lớp phối

hợp với giáo viên xác định các hướng tiếp nối đúng- sai, hoàn thiện một số tờ rời có

các mũi tên nối hợp lí. các em vừa theo dõi vừa trao đổi, sữa chữa trên tờ rời cá

nhân.

- GV chốt lại toàn bộ sơ đồ đúng bằng bảng phụ (Kèm theo).

8

Page 9: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Thông tin tờ rời số 1: Em hãy nối mũi tên vào sơ đồ sau thể hiện việc chặt phá rừng

quá mức gây ra những hậu quả nào?

Tờ rời số 1

* Chuẩn xác kiến thức tờ rời số 1 Tờ rời số 1

9

Chặt phá rừng quá mức

Tăng cường rửa trôi

Xói mòn đất

Thiếu thức ăn gia súc

Năng suất gỗ giảm sút

Giảm độ phì nhiêu

Thiếu phân chuồng

Thiếu củi đun

Chăn nuôi động vật giảm

Khô hạn

Cần phải khai thác rừng hợp lí và có kế hoạch

Năng suất thấp và không ổn định

Page 10: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Qua quá trình khảo sát nội dung tích hợp đạt kết quả sau:

10

Chặt phá rừng quá mức

Tăng cường rửa trôi

Xói mòn đất

Thiếu thức ăn gia súc

Năng suất gỗ giảm sút

Giảm độ phì nhiêu

Thiếu phân chuồng

Thiếu củi đun

Chăn nuôi động vật giảm

Cần phải khai thác rừng hợp lí và có kế hoạch

Năng suất thấp và không ổn định

Khô hạn

Page 11: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

LớpTổng

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

10B2 40 06 15 12 30 14 35 08 20

10B1 37 03 8,1 14 37,8 17 46 3 8,1

10A4 41 08 19,5 15 36,6 14 34,1 4 9,8

Từ tình hình trên, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp trong vấn đề giáo dục

môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy Địa lí ở trường THPT đạt

hiệu quả cao.

Với vấn đề giáo dục môi trường, giáo viên cần bổ sung kiến thức cho học sinh

hiểu biết các hoạt động của giáo dục môi trường.

Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học

sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.

Về thái độ hành vi, các hoạt động giáo dục sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm

giúp học sinh hiểu được giá trị của môi trường và vai trò cá nhân trong việc gìn giữ

môi trường cho hôm nay và ngày mai. Điều này khích lệ thái độ và hành vi tích cực

đối với môi trường. Việc thay đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề môi

trường là một dấu hiệu mấu chốt cho phép đánh giá mức độ thành công của các

chương trình giáo dục môi trường.

IV. Quá trình thực hiện:

Chỉ có lí thuyết thì chưa đủ mà cần phải có thực tiễn bởi vì lí thuyết gắn liền với

thực tiễn : lí thuyết là cơ sở của thực tiễn còn thực tiễn là nơi kiểm nghiệm lí thuyết.

Giáo dục bảo vệ môi trường có hai hình thức:

Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa.

Hình thức trên lớp.

1.Hình thức ngoài lớp và ngoại khóa:

11

Page 12: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Sử dụng sách giáo khoa qua các bài đọc thêm để bổ sung kiến thức, bài tập

thực hành tìm hiểu thực tế địa phương.

Cho các em sưu tầm tranh ảnh, bài viết về những phong cảnh đẹp của đất

nước, các tranh ảnh ô nhiễm môi trường nước, không khí…

Tổ chức cho các em chơi trò chơi bảo vệ môi trường như: thi những bài hát,

bài thơ nói về bảo vệ môi trường, hái hoa dân chủ trả lời các câu hỏi về môi

trường…

Nói chuyện ngoại khóa về môi trường nhân ngày môi trường thế giới ngày 5

tháng 6 hàng năm.

Tổ chức cho các em tham gia lao động: vệ sinh trường, lớp, chăm sóc, tưới

cây ở bồn hoa. Qua đó giáo dục cho các em có ý thức, hành vi xây dựng môi

trường xanh – sạch – đẹp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Qua các buổi lao động này giúp các em có ý thức không vứt rác bừa bãi ra

đường,ra lớp học, sân trường, biết bảo vệ môi trường.

2. Hình thức giáo dục bảo vệ môi trường ở trên lớp:

Đây là hình thức chủ yếu trong quá trình giảng dạy và học tập.

Trong quá trình dạy học, giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải

thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả.Cho nên, giáo

viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường

trong dạy học địa lí.

Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục môi trường, trong môn Địa

lí sử dụng một số phương pháp sau:

Nghiên cứu.

Đây là phương pháp hướng các em làm quen với quá trình tìm tòi, sáng tạo dưới

các dạng bài tập. Có nhiều dạng bài tập khác nhau đối với học sinh : Bài tập giải

quyết nhanh tại lớp, bài tập đòi hỏi có thời gian dài.

Làm việc nhóm.

12

Page 13: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Đây là phương pháp dạy học có nhiều khả năng tốt trong quá trình giáo dục môi

trường vì nó đề cao sự hợp tác trên cơ sở hoạt động tích cực của mỗi các nhân.

Đóng vai.

Đây là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả

định, mà trong đó các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện tức thời thành

những hành động có tính kịch. Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học

sinh đóng và trình diễn. Các hành động kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết óc

tưởng tượng và trí sáng tạo của học sinh.

Quan sát, phỏng vấn.

Là phương pháp thường dùng, có mục đích thu thập các thông tin về một vấn đề

nào đó, hoạt động cơ bản là quan sát phỏng vấn.

Thuyết trình.

Là phương pháp trong đó học sinh thu thập thông tin tư liệu qua báo chí và tư

liệu các phương tiện truyền thông khác, xây dựng một bản báo cáo và trình bày....

Phải khai thác tối đa kiến thức chương trình có liên quan đến môi trường. Cụ

thể qua các tiết học trên lớp:

Bài 15: Thủy quyển.Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số

sông lớn trên trái đất.

Phần 2.địa thế, thực vật, hồ đầm: b) thực vật: Để học phần này và trả lời cho câu

hỏi: ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao trồng ở

đó?

- Giáo viên: Trên bề mặt địa hình đồi núi thường có rừng cây rậm rạp che phủ,

dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì khi

mưa to sẽ gây ra hiện tượng gì?

- Học sinh trả lời: Khi rừng bị con người chặt phá thì khi mưa to sẽ gây ra xói mòn

đất, gây lũ quét, lở đất, gây chết người.

13

Page 14: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

- Giáo viên nhận xét là đúng rồi cho học sinh quan sát tranh “Đất bị xói mòn” và

hỏi: Ở miền núi, làm thế nào để chống xói mòn đất?

- Học sinh trả lời: trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, làm ruộng bậc thang.

- Giáo viên khẳng định là đúng. Vậy theo các em bảo vệ rừng có lợi ích gì?

- Học sinh trả lời: bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của sinh vật. Rừng cung

cấp khí O2, hút khí CO2, điều hòa khí hậu, chống xói mòn đất.

- Giáo viên nhận xét là đúng và giảng : tán rừng có khả năng làm giảm sức công

phá của nước mưa đối với lớp đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ

nước của đất, hạn chế dòng chảy trên mặt, giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Rừng

làm sạch không khí, rừng được xem như nhà máy lọc bụi khổng lồ. Trung bình 1

năm, 1 ha rừng thông có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng

ở đâu? Vì sao trồng ở đó?

- Học sinh trả lời: ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở thượng

nguồn để hạn chế xói mòn đất, lũ quét, lở đất,…

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.

Phần : Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và

môi trường.

Sức ép dân số đối với môi trường:

14

Page 15: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Dân số tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển thì khả năng dẫn đến

đói nghèo là tất yếu. Để thoát khỏi cảnh đói nghèo, người dân đã khai thác một cách

quá mức nguồn tài nguyên hiện có của mình. Dân số tạo ra một sức ép lớn với tài

nguyên, môi trường.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh : Rừng bị chặt phá làm nương rẫy.

- Giáo viên:Thế giới đã từng có diện tích rừng khoảng 60 triệu km2, hiện nay chỉ

còn khoảng 29 triệu km2. Ở Việt Nam năm 1943 diện tích rừng có khoảng 14,3 triệu

ha,với tỉ lệ che phủ là 43%. Năm 1983 còn 7,2 triệu ha và tỉ lệ che phủ là 22%.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Vì sao diện tích rừng lại bị giảm nhanh như vậy?

- Học sinh trả lời: Vì người dân phá rừng để mở rộng diện tích canh tác nhằm tăng

sản lượng lương thực, để mở đường giao thông, xây dựng nhà ở, nhà máy, lấy gỗ,

củi đáp ứng nhu cầu dân số đông.

- Giáo viên hỏi tiếp: Ngoài rừng, các nguồn tài nguyên khác như khoáng sản,

nguồn nước sẽ thế nào khi dân số tăng nhanh?

- Học sinh trả lời: Nguồn khoáng sản bị cạn kiệt do khai thác quá mức, nguồn

nước cũng bị cạn kiệt.

- Giáo viên nhận xét là đúng và hỏi: Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên

sẽ ảnh hưởng gì đến môi trường?

- Học sinh trả lời: Rừng bị khai thác quá mức sẽ gây lũ lụt, rửa trôi, xói mòn đất.

Dân số đông sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm không khí, nguồn nước.

15

Page 16: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

- Giáo viên hỏi: Vậy để giảm sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường, chúng ta

phải làm gì?

- Học sinh trả lời: Phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời

sống nhân dân.

- Giáo viên chuẩn xác là đúng và cho học sinh vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực

của gia tăng dân số quá nhanh đối với tài nguyên, môi trường.

Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.

Phần :Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường (ảnh

hưởng tiêu cực)

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh : Khói bụi tạo thành lớp sương mù bao

phủ bầu trời và nạn kẹt xe ở các thành phố trong các giờ cao điểm để thảo luận: Việc

tập trung quá đông dân cư vào các đô thị sẽ làm nảy sinh những vấn đề gì về môi

trường? Lượng xe quá nhiều sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giao thông ?(3 phút )

16

Dân số tăng quá nhanh

Tài nguyên bị khai thác quá mức Môi trường bị hủy hoại

Page 17: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác

kiến thức: Làm tăng khả năng ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây ùn tắc giao

thông, thất nghiệp, thiếu nhà ở…

- Giáo viên đặt câu hỏi: các nước phát triển đã có biện pháp gì để giải quyết các

vấn đề đó?

- Học sinh trả lời: quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung: Xây dựng thành

phố vệ tinh, chuyển dịch hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới, đô thị

hóa nông thôn.

- Giáo viên nhận xét là đúng.

- Giáo viên hỏi tiếp: Còn các nước đang phát triển thì sao?

- Học sinh trả lời: Đô thị hóa gắn liền với phát triển kinh tế và sự phân bố dân cư

hợp lí.

- Giáo viên: Đó chính là đô thị hóa có kế hoạch.

Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.

Phần: II.Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh khí thải ở khu công nghiệp rồi hỏi:

(Một góc công nghiệp Hoa Kì)

Nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí?

- Học sinh trả lời: Không khí bị ô nhiễm do khí thải, khói bụi từ hoạt động công

nghiệp, các phương tiện giao thông,…

17

Page 18: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

- Giáo viên nhận xét là đúng rồi cho học sinh thảo luận: Ô nhiễm không khí gây

nên những hậu quả gì?( 2 phút )

- Đại diện nhóm trình bày: Ô nhiễm không khí gây nên mưa axít làm chết cây cối,

phá hủy các công trình xây dựng bằng kim loại, gây bệnh hô hấp cho con người và

vật nuôi, làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, tạo lỗ thủng tầng ôzôn.

- Các nhóm khác nhận xét, giáo viên chuẩn xác kiến thức và bổ sung: tan băng ở 2

cực, mực nước đại dương dâng lên, đe dọa cuộc sống của con người ở các đảo và

những vùng đất thấp ven biển…

- Giáo viên hỏi: Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ôzôn, con

người phải làm gì?

- Học sinh trả lời: Không thải các chất độc hại gây thủng tầng ôzôn như CO2, xử lí

khí thải, giảm các phương tiện giao thông xe máy như ở nội thành đi xe buýt, cấm xe

công nông không được chở hàng .

- Giáo viên nhận xét là đúng và giảng cho học sinh mức độ nguy hiểm khi tầng

ôzôn bị thủng thì con người sẽ bị tăng bệnh đục thủy tinh thể, gây ung thư da . Vì thế

chúng ta phải bảo vệ bầu khí quyển để nó luôn trong lành.

Những vấn đề lớn toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, hiện

tượng mưa axít…đều từ các trung tâm phát thải khí lớn của thế giới là các nước EU,

18

Page 19: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Nhật Bản, Hoa Kì. Hiện nay, nhiều công ti tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây

ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các

nước đang phát triển thêm phức tạp.

Trên đây là một số bài tiêu biểu mà tôi đã lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường

vào trong tiết dạy được khá nhiều.

V. Những kết quả bước đầu.

Kết quả khảo sát học kì I năm học 2010-2011, trong bài " Phân bố dân cư.Các

loại hình quần cư và đô thị hóa" Bài 24- Địa Lí 10. Kết quả đạt được:

LớpTổng

số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

10A1 38 08 21,1 22 57,9 6 15,8 02 5,2

10À2 42 12 28,6 20 47,6 8 19 02 4,8

10Ả3 42 18 42,9 15 35,7 08 19 01 2,4

So sánh kết quả trên với năm học trước tôi nhận thấy: Khi thực hiện các giải pháp

trong quá trình dạy vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí chất

lượng môn học được nâng cao, học sinh đam mê hứng thú học tập bộ môn hơn so

với trước. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động vấn đề tích hợp

giáo dục môi trường trong từng bài dạy Địa lí phù hợp với từng đối tượng học sinh.

19

Page 20: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

I.Kết luận :

Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn cầu, là

vấn đề sống còn của nhân loại. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài,

phải được thực hiện từ tuổi mẫu giáo, tiếp tục ở giáo dục phổ thông, giáo dục trong

cộng đồng suốt cuộc đời mỗi người.

Giáo dục bảo vệ môi trường là công tác của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy các

cấp, các ngành, nhà trường, địa phương và phụ huynh học sinh cần phải phối hợp

tham gia giáo dục bảo vệ môi trường.

Trong lĩnh vực của mình, mỗi giáo viên địa lí cần nhận thức rõ hơn nữa tầm

quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay :“ Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Người giáo viên phải tổ chức giảng dạy và lồng ghép một cách nhẹ nhàng là điều

cần thiết. Tránh tình trạng tích hợp một cách miễn cưỡng sẽ làm cho nội dung bài

học thêm nặng nề. Học sinh sẽ chán nản.

Qua đó, giáo viên và học sinh sẽ có trách nhiệm và hành vi đúng đắn hơn đối

với việc bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc áp dụng sáng kiến

kinh nghiệm :“Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy địa lí lớp 10” ở

trường THPT Thống Nhất B.

II.Kiến nghị :

Giáo dục bảo vệ môi trường là một hoạt động giáo dục liên bộ môn. Bởi vậy tôi

rất mong ngành Giáo dục cung cấp nhiều tài liệu về môi trường để đưa vào dạy học

tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường có hiệu quả hơn.

Do mức độ yêu cầu và thời gian có hạn nên có nhiều vấn đề mà chuyên đề này

chưa đi sâu, đề cập đến nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự góp

ý của quí thầy, cô đồng nghiệp và của các cấp quản lí giáo dục.

20

Page 21: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

Đây là một hướng nghiên cứu cần được phát triển. Kính mong quí thầy, cô đồng

nghiệp tiếp tục nghiên cứu đề tài này.

21

Page 22: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách giáo khoa địa lí 10. Nhà xuất bản giáo dục, 2008. 2.Sách giáo viên địa lí 10. Nhà xuất bản giáo dục, 2006

3. Tài liệu: lý luận dạy học Địa lí.

Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc.

4.Tạp chí: Thế giới trong ta. 5.Tài liệu: Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng – Nghiên cứu giáo dục số 9- 1991.

6.Thiên nhiên Việt Nam- Lê Bá Thảo- NXB KHKT Hà Nội 1990.

22

Page 23: Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc … · Web viewTitle Cïng víi sù ph¸t triÓn khoa häc kÜ thuËt, tri thøc gi ng d¹y trong nhµ tr êng lµ nh÷ng

MỤC LỤC

Trang A.PHẦN MỞ ĐẦU. .......................................................................................... 1

B. NỘI DUNG.................................................................................................. 3

I.Thuận lợi và khó khăn. ......................................................................... 3

II.Cơ sở lí luận:.......................................................................................... 3

1.Khái niệm về môi trường...................................................................... 3

2.Khái niệm về bảo vệ môi trường và tình hình môi trường của nước ta

và thế giới............................................................................................................. 3

3. Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí trong nhà trường trung

học phổ thông....................................................................................................... 5

4. Giáo dục môi trường ở Việt Nam......................................................... 7

III.Thực tiễn vấn đề giáo dục môi trường và tích hợp giáo dục môi trường

trong dạy học Địa lí ở bậc THPT. ....................................................................... 7

IV.Quá trình thực hiện. .............................................................................. 11

V. Những kết quả bước đầu....................................................................... 19

C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ..................................................................... 20

I.Kết luận ................................................................................................... 20

II.Kiến nghị ................................................................................................ 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 22

23