cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province€¦  · web viewtrong tổng số nguồn vốn đã...

45
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 15 tháng 4 năm 2016) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 2: Dân thiếu đất, bất đắc dĩ trở thành người phá rừng, nghi vấn trạm bảo vệ rừng tiếp tay? Người Cao Tuổi 14/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long 2. Khi người dân bị cán bộ địa chính xã lừa Công An Nhân Dân 15/4, tr7, tác giả Dương Sông Lam 3. Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới Nông Thôn Ngày Nay 15/4, tr3, tác giả Phan Phương 4. Bất cập trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Tr.T 5. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Hội Nông dân tỉnh Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả XV 6. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 2,5 - 3% trong năm 2016 Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Nội Hà KINH TẾ 7. Phí quá cao, dân tìm đủ cách tránh trạm Giaoduc.net.vn 15/4, tác giả Thủy Phan 1

Upload: others

Post on 01-Jun-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 15 tháng 4 năm 2016)

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 2: Dân thiếu đất, bất đắc dĩ trở thành người phá rừng, nghi vấn trạm bảo vệ rừng tiếp tay?

Người Cao Tuổi 14/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long

2. Khi người dân bị cán bộ địa chính xã lừa

Công An Nhân Dân 15/4, tr7, tác giả Dương Sông Lam

3. Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới

Nông Thôn Ngày Nay 15/4, tr3, tác giả Phan Phương

4. Bất cập trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Tr.T

5.Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Hội Nông dân tỉnh

Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả XV

6. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 2,5 - 3% trong năm 2016

Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Nội Hà

KINH TẾ

7. Phí quá cao, dân tìm đủ cách tránh trạm

Giaoduc.net.vn 15/4, tác giả Thủy Phan

8. 270 triệu USD cải thiện môi trường 4 thành phố duyên hải

Tài Nguyên & Môi Trường 14/4, tr3, tác giả K.Vinh

9. Du lịch Quảng Bình: Tiềm năng có thừa nhưng chưa hiệu quả

Thời Báo Ngân Hàng 15/4, tr8+9, tác giả Hà Sơn; Trithuccongluan.com.vn 15/4

10. Thành tỷ phú vì sợ... nghèo!Nông Thôn Ngày Nay 14/4, tr16, tác giả Phan Phương

XÃ HỘI

11. Các tỉnh miền Trung đối phó với nắng nóng kéo dài

Báo Chính Phủ Điện Tử 15/4, tác giả Lưu Hương

12. Chinh phục Sơn Đoòng - Kỳ 1: Lần đầu ngủ hang

Thanh Niên Online 15/4, tác giả

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Stt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Trương Quang Nam

13. Nâng cao năng lực quản lý và thực hiện các dự án PPP

Giao Thông Online 14/4, tác giả TT

14.Quảng Bình hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2016

Bưu Điện Việt Nam 15/4, tr25, tác giả NH

15. Xuất phát chặng 6 Giải xe đạp ‘Non sông liền một dải’

Đại Đoàn Kết Online 15/4, tác giả Xuân Thi

16. Câu chuyện hòa bình Việt Nam trên đất Nhật

Tiền Phong Online 15/4, tác giả Hà Thanh; Tuổi Trẻ Online 14/4

17. LĐLĐ Quảng Bình ký cam kết về trách nhiệm trong công tác

Lao Động Online 14/4, tác giả Lê Phi Long

AN NINH - QUỐC PHÒNG

18.

Việc dựng trụ sắt trái phép tại công viên cây xanh thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương: Sao không theo lời răn của Chúa?

Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Công Hợp-Xuân Phú

19. Băng qua đường sắt, một người đàn ông bị tàu tông tử vong

An Ninh Thủ Đô Online 15/4, tác giả Thủy Phan; Nguoiduatin.vn 15/4, tác giả Ngô Huyền; News.zing.vn 15/4, tác giả Văn Được; Vntinnhanh.vn 15/4, tác giả Ánh Nguyệt; Giáo Dục & Thời Đại Online 14/4, tác giả Vĩnh Quý; Lao Động Online 14/4, tác giả Lê Phi Long; Nhân Dân Online 15/4, tác giả Hoàng Phúc

I. Thời sự - Chính trị

Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 2: Dân thiếu đất, bất đắc dĩ trở thành người phá rừng, nghi vấn trạm bảo vệ rừng tiếp tay?(Người Cao Tuổi 14/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long)

Dân thiếu đất rừng sản xuất, nhiều người đành phải vào rừng đốn gỗ mang bán, mặc dù họ ý thức được rừng mà hết thì còn đâu đất để sinh sống. Thế nhưng họ cũng đành “nhắm mắt đưa chân”. Vậy, làm sao có thể chở gỗ ra khỏi rừng?

Người thợ rừng dẫn chúng tôi lần lượt qua các điểm chốt đặt trạm bảo vệ rừng của Lâm trường Bố Trạch, đó là trạm Bãi Đá, trạm dốc Lèn. Đây là những điểm nằm trên con đường lâm sinh, người đi rừng buộc phải đưa trâu và xe kéo đi qua, nên họ đặt trạm để dễ kiểm soát và... tránh “thất thoát” gỗ ra khỏi rừng. Trời vừa xẩm tối, từng tốp xe trâu kéo những hộp gỗ đã được xẻ thành khí (khối?) ra khỏi rừng. Anh thợ rừng cho biết, để đưa được một chuyến 2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

gỗ ra bãi tập kết hay về nhà phải mất gần 2 ngày 1 đêm. Gỗ khai thác ở đây chủ yếu các loại sến, táu, de, dổi. Ngày trước người đi rừng không phải vào sâu cũng có gỗ, giờ rừng đã cạn kiệt, nên họ phải đi sâu hơn và phải tập trung đúng giờ mới được qua trạm, tránh bị lộ.

Thế nên, các “lâm tặc bất đắc dĩ” phải làm lán ở trong rừng sâu, tổ chức nấu ăn, sinh hoạt và khai thác bằng máy cưa xăng, nhộn nhịp như một công trường. Khi chúng tôi rừng rừng Đá Bạc ngã 2 đi ra bờ suối, vẫn nghe râm ran tiếng cưa máy vọng ra từ khu vực rừng Mái Trập, Vũng Tròn. Đi một đoạn, chúng tôi gặp một công nhân của Lâm trường Bố Trạch. Có lẽ thấy người lạ, anh này rút máy điện thoại bấm gọi cho ai đó, lập tức tiếng cưa máy bỗng im bặt. Anh thợ rừng giải thích: “Dân vùng này những người của Lâm trường biết hết mặt. Thấy các anh là người lạ, họ chỉ cần điện thoại vào trong đó là tất cả dừng lại. Khi nào thấy yên ổn thì lại làm tiếp”.

Ngoài những xe trâu kéo của dân, còn xuất hiện cả những xe tải, xe tự chế để chở gỗ từ bãi tập kết trong rừng ra ngoài. Ô tô chỉ vào bốc gỗ khi đã đủ số lượng. Nhá nhem tối, các trạm gác bắt đầu hoạt động, từng tốp xe trâu kéo đã tập trung trước sào chắn. Mọi giao dịch như đã được mặc định nên diễn ra chóng vánh, từng xe từng xe đi qua trạm lầm lũi trật tự. Một trong số những người khai thác gỗ cho biết, khi qua trạm, mỗi súc gỗ họ phải “làm luật” từ 50 – 100 nghìn đồng, xe nào qua sào chắn thì đếm gỗ thu tiền xe đó luôn, rất công khai vì bảo vệ của lâm trường và người dân quen mặt, quen tên nhau cả. Vả lại dân cũng đang phải sống dựa vào việc khai thác rừng nên cũng chẳng ai tố giác. Phần lớn số gỗ lậu khi ra khỏi rừng được bán cho các đầu nậu gỗ, tập kết lại rồi sử dụng xe ô tô 16 chỗ ngồi và xe tải bít thùng để vận chuyển đi tiêu thụ.

Ngược lại lịch sử hình thành cư dân xã Xuân Trạch, từ đầu những năm 90 thế kỉ trước, một số hộ dân đến đây lập nghiệp theo diện di dân, do quyết định của Chi cục Điều động lao động tỉnh Quảng Bình, một số hiện còn giữ được Thẻ di dân, đa phần đã bị thất lạc. Họ đến đây để trồng và bảo vệ rừng theo chương trình Dự án 327, nhiều năm sống với rừng và rừng cũng che chở cho môi trường sống của người dân. Vì thế họ rất ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, để tránh thiên tai, lũ lụt tàn phá. Nhưng người dân vẫn vào rừng đốn gỗ phá rừng, ấy là bởi họ không còn đủ đất rừng để sản xuất, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.

Anh thợ rừng tâm sự: “Gia đình anh di dân lên vùng đất Ngọn Rào này từ tháng 11/1993, nhận đất rừng theo Dự án 327 gồm trồng rừng đầu nguồn và bảo vệ rừng. Nhưng những năm gần đây, các cơ quan chức năng quản lý thả nổi rừng nên người các địa phương khác ồ ạt kéo nhau vào khai thác. Nhiều quả đồi, ngọn núi dốc đứng giờ thành đồi núi trọc, có trận mưa là nước như thác đổ xuống thôn làng, nước mang theo đất đá, củi khô cuốn quét, bồi lấp nương vườn. Mấy thôn chúng tôi đã gửi nhiều đơn thư, kêu cứu khắp nơi nhưng không hiệu quả, nên bà con phải tự bảo vệ rừng phòng hộ trước sự tàn phá của người dân”.

Không chỉ có người dân vào khai thác rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, mà ngay cơ quan quản lý, bảo vệ rừng cũng góp phần lớn vào “cái chết” được dự báo trước của khu rừng đầu nguồn, thuộc vùng đệm Phong Nha – Kẻ Bàng này. Điển hình vào thời điểm năm 2013, Lâm trường Bố Trạch tiến hành phát rừng, xử lý thực bì tại khu vực Ngầm Hiền, Khoảnh 2 và Khoảnh 5, Tiểu khi 327 do Lâm trường quản lý. Hàng nghìn người dân nơm nớp lo sợ khi phát hiện Lâm trường sử dụng thuốc diệt cỏ xử lý thực bì, để trồng cây keo. Việc làm đó có nguy cơ trực tiếp đe dọa cuộc sống hàng nghìn người dân xã này. Nhận thấy việc quản lý,

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

khai thác rừng của Lâm trường Bố Trạch có nhiều điều bất hợp lý, nhân dân đồng loạt gửi đơn kiến nghị lên UBND xã Xuân Trạch.

Lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra, kết luận đây là nơi rừng có độ dốc lớn, gần khe suối, có nguy cơ sạt lở phía hạ nguồn, ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực. UBND xã Xuân Trạch lập biên bản, yêu cầu Lâm trường dừng việc phát rừng. Thế nhưng yêu cầu của chính quyền xã trở nên vô hiệu., khi Lâm trường tiếp tục cho phát thêm 15 ha nữa, tại những vị trí có độ dốc gần 50 độ trở lên. Việc làm này của Lâm trường Bố Trạch như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến gần 60 người dân khu vực Khe Gát bức xúc, đồng loạt vào xâm phát rừng thuộc khu đất Lâm trường quản lý, nhằm tạo “sự kiện”, gây áp lực buộc Lâm trường dừng việc phát rừng...

Thế nhưng, Lâm trường vẫn phớt lờ dẫn đến ngày 24/8/2013, một số người dân phục kích, bắt quả tang Lâm trường đang sử dụng thuốc diệt cỏ phun xử lý thực bì tại khu vực rừng đầu nguồn nước ngầm khe Đá Bàn và khe Bụi Ná. Họ yêu cầu ông Nguyễn Xuân Lương – thời điểm đó là Phó Giám đốc Lâm trường Bố Trạch đến hiện trường chứng kiến, người dân nhặt được 81 vỏ chai thuốc diệt cỏ, chụp ảnh lại làm bằng chứng, lập biên bản ghi nhận sự việc, có mặt cả chính quyền địa phương. UBND xã Xuân Trạch lập biên bản, đồng thời mời ông Lương về trụ sở UBND xã làm việc. Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Lâm trường Bố Trạch đã thừa nhận hành vi sai trái của mình.

Đa số người dân ở xã Xuân Trạch đều cho rằng, xử lý thực bì, nhưng thực chất Lâm trường Bố Trạch đã chặt phá những khu rừng tự nhiên, biến rừng giàu thành rừng nghèo, đến nghèo kiệt, để đưa vào thực hiện dự án trồng keo. Rừng tự nhiên ở khu vực này nhiều cây có tuổi thọ hàng trăm năm, đường kính thân gỗ đến hàng mét. Vậy mà sau khi chặt phá xong, thân gỗ lớn được xẻ mang đi bán, còn lại cành ngọn nhỏ họ mới cho đốt, gọi là xử lý thực bì...

Được biết, xã Xuân Trạch có dân số gần 6.000 người nhưng đất nông nghiệp chỉ vẻn vẹn khoảng 600 ha, cùng với 2.000 ha đất rừng được giao quản lý. Vì vậy, cuộc sống người dân trở nên rất khó khăn, kể từ khi Lâm trường Bố Trạch chuyển đổi từ hình thức lâm trường quốc doanh sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Lâm trường Bố Trạch trở thành chi nhánh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình. Do đó, Lâm trường Bố Trạch giành lấy phần lớn diện tích đất rừng, kể cả những diện tích đã giao khoán cho các gia đình khi thực hiện Dự án 327, vào những năm đầu của thập kỉ 90, thế kỉ trước. Và cũng kể từ đó, tranh chấp giữa người dân địa phương với Lâm trường Bố Trạch bắt đầu và ngày càng gay gắt. (Còn nữa)

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Khi người dân bị cán bộ địa chính xã lừa(Công An Nhân Dân 15/4, tr7, tác giả Dương Sông Lam)

Trong cái nắng gay gắt của ngày đầu hè, chúng tôi tìm về xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình với chồng đơn kêu cứu của bà con nghèo nơi đây. Đã ba năm trôi qua, Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch lừa dối người dân bằng việc hứa cấp sổ đỏ đất để chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Những người bị Sơn lừa đều hầu hết là hộ nghèo, thậm chí có người còn mang trong mình bệnh tâm thần, và cả những vết thương chiến tranh trở về từ những chiến trường khốc liệt.

Khi biết chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu vụ việc, hàng chục người dân đã tìm đến phản ánh, cung cấp thêm những bằng chứng xác thực bị Nguyễn Ngọc Sơn lừa đảo trong những năm qua.

Năm 2011, xã Hoàn Trạch có chủ trương cấp đất cho những hộ gia đình có nhu cầu về đất ở để làm nhà, trong đó ưu tiên đối với những hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và neo đơn. Lợi dụng việc cấp đất, dùng chiêu bài nộp tiền để làm sổ đỏ, Nguyễn Ngọc Sơn đã lừa đảo làm cho rất nhiều hộ gia đình ở Hoàn Trạch rơi vào hoàn cảnh điêu đứng.

Ông Hoàng Ngọc và vợ là Hoàng Thị Sang trú thôn 6, xã Hoàn Trạch tiếp chuyện chúng tôi trong tình cảnh nước mắt vắn dài. Hai vợ chồng già cùng với 3 đứa con trai đến tuổi trưởng thành ở trong căn nhà cấp 4 chật chội, nên khi xã có chủ trương cấp đất, vợ chồng ông Ngọc rất phấn khởi.

Niềm vui chưa kịp lắng, thì ông Ngọc được Nguyễn Ngọc Sơn gọi lên UBND xã và yêu cầu nộp 25 triệu để làm sổ đỏ. Là hộ nghèo nên nhìn đi nhìn lại chẳng biết bấu víu vào đâu nên vợ chồng ông Ngọc quyết định cầm cố sổ đỏ của gia đình để lấy tiền nộp cho Sơn. Sau khi nhận 25 triệu đồng của gia đình ông Ngọc, mỗi lần vợ chồng ông Ngọc đến hỏi khi nào có sổ đỏ thì Sơn cứ lần lữa lúc này, lúc khác.

Đã 4 năm trôi qua, vợ chồng ông Ngọc oằn lưng trả nợ và lãi ngân hàng, còn số tiền nộp cho Sơn chẳng biết đi đâu.

Cùng chung cảnh ngộ với vợ chồng ông Ngọc là rất nhiều hộ gia đình nghèo nơi đây cũng bị Nguyễn Ngọc Sơn lừa để nhận tiền như hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Trường nộp cho Sơn 25,7 triệu đồng, hộ ông Hoàng Văn Cò bị Sơn thu 15 triệu đồng, hộ ông Hoàng Xuân Lựu nộp cho Sơn 15 triệu đồng, hộ ông Hoàng Cống nộp 35 triệu đồng… Trong số hàng chục hộ dân nộp tiền cho Nguyễn Ngọc Sơn thì hầu hết là hộ nghèo đều phải cắm ruộng, cắm vườn để vay tiền nộp.

Giấy thông báo nộp tiền do Chủ tịch UBND xã Hoàng Đức ký và cán bộ địa chính xã Nguyễn Ngọc Sơn thu của người dân,

nhưng hiện không biết số tiền đó đang ở đâu?

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Đã 4 năm trôi qua, do không có sổ đỏ, lại không đòi được tiền ở Nguyễn Ngọc Sơn nên có gia đình rơi vào cảnh ly tán, có hộ phải rời quê hương tha phương cầu thực để lánh nợ, có hộ gia đình buộc con phải nghỉ học giữa chừng để đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền trả lãi ngân hàng.

Không chỉ lừa phỉnh thu tiền của các hộ nghèo, Nguyễn Ngọc Sơn còn táng tận lương tâm khi tìm cách để lấy tiền của cả trường hợp bị bệnh tâm thần, neo đơn. Đó là trường hợp của anh Hoàng Minh Hiệu, trú thôn 6, xã Hoàn Trạch. Nhà chỉ còn 2 người, bố của anh Hiệu nằm ở viện dưỡng lão, một mình anh lang thang khắp xã Hoàn Trạch ai thuê việc gì làm việc đó để kiếm cái ăn hằng ngày.

Năm 2013, Nguyễn Ngọc Sơn bày cho anh Hiệu lên xã trình bày xin cấp đất vì hoàn cảnh neo đơn, nghèo khổ lại có biểu hiện rối loạn tâm thần. Sau khi được cấp đất, Sơn nói với anh Hiệu nộp 20 triệu đồng để làm sổ đỏ. Anh Hiệu đã điện ông chú ruột ở Nghệ An đưa tiền vào nộp cho Sơn. Sau khi có đất, anh Hiệu được người làng đùm bọc, gom góp xây cho căn nhà cấp 4 để ở. Còn số tiền nộp cho Sơn và cái sổ đỏ như Sơn hứa thì chưa bao giờ thấy…

Trong quá trình đi tìm hiểu vụ việc, phóng viên chúng tôi phát hiện sở dĩ Nguyễn Ngọc Sơn lừa đảo nhiều hộ dân nghèo trong thời gian dài, nhưng vẫn công tác ở vị trí cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch là nhờ sự tiếp tay của lãnh đạo xã.

Nhiều hộ dân hiện vẫn còn cất giữ được giấy thông báo nộp tiền lên đến hàng chục triệu đồng do ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch ký, còn khi thu tiền lại do Nguyễn Ngọc Sơn thu, không hề có ký nhận của kế toán, thủ quỹ UBND xã Hoàn Trạch.

Làm việc với phóng viên Báo CAND, ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ nhiệm UBND Kiểm tra huyện ủy Bố Trạch khẳng định, việc thu tiền của dân với danh nghĩa làm sổ đỏ của cán bộ xã Hoàn Trạch là hoàn toàn sai phạm.

Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới (Nông Thôn Ngày Nay 15/4, tr3, tác giả Phan Phương)

Hội Thảo “Thí điểm Quỹ Xây dựng nông thôn mới” do Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với một số tổ chức quốc tế tổ chức ngày 14/4 tại Quảng Bình.

Theo đề xuất của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, cộng đồng dân cư nông thôn được xem là có vai trò chủ đạo trong Chương trình xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên trên thực tế, vai trò này vẫn chưa phát huy. Thực tế xây dựng nông thôn mới vừa qua, cộng đồng dân cư nông thôn chỉ là người thụ hưởng và thụ động trong việc triển khai chương trình. Ví dụ, khi triển khai làm một con đường giao thông nông thôn trong Chương trình nông thôn mới bằng nguồn vốn “Nhà nước và nhân dân” cùng làm, mặc dù có vốn đóng góp của người dân nhưng thường thì chính quyền địa phương sẽ tự quyết định, sau đó mới kêu gọi sự đóng góp của người dân. Cũng công trình đó, sau khi hoàn thành, chính quyền địa phương sẽ bàn giao hẳn cho cộng đồng nông thôn sẽ là người thụ hưởng tự quản lý, tuy nhiên công trình khi hư hỏng sẽ không được duy tu, bảo dưỡng và sẽ nhanh chóng xuống cấp vì cộng đồng dân cứ không có tiền...

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Từ thực tế này, việc thành lập quỹ hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (cấp xã) là rất cần thiết. Mục tiêu hoạt động của quỹ nhằm nâng cao vai trò tự chủ của chính quyền cơ sở, cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới thông qua việc trao quyền tự chủ cho cộng đồng. Theo đề xuất mô hình thử nghiệm quỹ, ngân sách nhà nước sẽ cấp 800 triệu đồng/3 năm và phát triển quỹ từ sự đóng góp của cộng đồng, từ tài trợ, đóng góp của các tổ chức cá nhân, từ nguồn thu của địa phương, từ các chương trình, dự án lồng ghép...

Theo các tham luận tại hội thảo, Quỹ Xây dựng nông thôn mới sẽ là nguồn vốn “kích cầu” cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trên thực tế, những năm qua, tại nhiều địa phương đã thành lập các quỹ phát triển cộng đồng với nguồn vốn ban đầu do các tổ chức dự án tài trợ, dù là nguồn vốn nhỏ nhưng đã đưa lại những hiệu quả không ngờ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ông Nguyễn Anh Quân – Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hòa Bình cho biết, để thực hiện các công trình nhỏ, siêu nhỏ tại cơ sở mà các nguồn vốn từ tỉnh, huyện không đầu tư về tới được, từ năm 2011, UBND tỉnh Hòa Bình đã kêu gọi hỗ trợ từ các chương trình, dự án hàng năm cấp một khoản ngân sách gọi là quỹ ngân sách phát triển xã cho 87 xã (mỗi xã khoảng 200 triệu đồng) trên địa bàn tỉnh. Theo ông Quân, trong giai đoạn 2011-2015, tại 87 xã thuộc 11 huyện, thành phố của tỉnh đã có 1.380 hạng mục công trình sử dụng nguồn vốn quỹ này với tổng giá trị quyết toán 50,7 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 18,2 tỷ đồng. Các công trình được thực hiện thường tiết kiệm được 30% chi phí so với công trình bình thường, đồng thời dễ dàng huy động nội lực từ người dân (góp công lao động, hiến đất, tiền mặt...) vì họ tham gia với vai trò chủ thể...

Mô hình Quỹ Xây dựng nông thôn mới sẽ được triển khai thí điểm từ tháng 7/2016; quy mô thí điểm là 16 tỉnh thuộc 8 vùng kinh tế với 10 mô hình (10 xã)/ tỉnh.

Bất cập trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới(Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Tr.T)

Có thể nói chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở tỉnh ta thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn bước đầu có sự đổi thay. Tuy nhiên, tình trạng chạy theo thành tích, coi trọng hình thức bên ngoài mà ít tập trung phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho người nông dân còn xảy ra ở khá nhiều vùng quê.

Mới đây chúng tôi có dịp về Lệ Thủy là địa phương đi đầu trong

XDNTM của tỉnh, có 6 xã trong tổng số 30 xã của tỉnh cán đích NTM. Qua tìm hiểu được biết, Lệ Thủy đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, coi trọng công tác chỉ đạo nên số lượng tiêu chí tăng khá cao qua hàng năm. Quyết tâm chính trị này thể hiện rõ nét nhất là tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020, đã xác định phương hướng đến năm 2020 đưa Lệ Thủy trở thành huyện NTM.

Chợ Quang Phú, Đồng Hới được xây dựng khá khang trang.

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Tuy nhiên, việc thực hiện Chương trình XDNTM ở Lệ Thủy còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Đó là, tiến độ thực hiện vẫn còn chậm so với lộ trình đề ra. Hiện tại Lệ Thủy có 6 xã đạt NTM, đây là các xã có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, nhưng còn khoảng 8 xã nằm trong tình trạng khó khăn để tăng tiêu chí NTM. Nội lực của các xã này rất yếu, trông chờ chủ yếu vào nguồn lực từ bên ngoài.

Trong chỉ đạo một số cấp ủy, chính quyền tỏ ra nôn nóng, cứng nhắc trong huy động nguồn lực làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Bài học huy động sức dân theo lối "cào bằng", thiếu linh hoạt dẫn đến sai lầm ở xã Tân Thủy và xã Phong Thủy đã nói lên điều này.Qua tìm hiểu một số địa phương trong tỉnh, đa số người dân đồng tình với chủ trương XDNTM, nhưng có một số nơi hình ảnh NTM bị tổn thương là do cách làm áp đặt cá nhân của một số lãnh đạo cơ sở, từ đó mà phong trào vốn do dân làm chủ thể đã trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình.

Trong thực hiện các nội dung XDNTM, đa số các địa phương tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng nhiều đến các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường. Đến nay mới có 56,6% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 44,9% số xã đạt tiêu chí môi trường và 37,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo.

Thời gian qua trên địa bàn huyện Minh Hóa được Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nhiều dự án để phát triển sản xuất, xây dựng mô hình trồng trọt và chăn nuôi số tiền hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, sau khi các dự án kết thúc thì đa số các mô hình dày công xây dựng cũng "đi theo" luôn. Điển hình tại xã Trọng Hóa, Dự án Phân cấp giảm nghèo đã đầu tư nhiều mô hình trồng rau xanh, chăn nuôi lợn, trồng rừng... nhưng khi dự án kết thúc nay không còn mô hình nào hoạt động.

Theo báo cáo của Văn phòng điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, 5 năm qua toàn tỉnh được hỗ trợ 84 đề án, 155 mô hình sản xuất. Nếu so với số lượng 136 xã và 75 vạn dân nằm trong Chương trình XDNTM thì số dự án, mô hình chẳng đáng là bao. Do vậy, thời gian tới các địa phương cần tập trung chỉ đạo phát triển các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh hơn nữa để tạo ra sự bứt phá về sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

Nói về xây dựng hạ tầng, tuy có mức độ tăng trưởng khá nhưng mức độ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thiết yếu còn thấp, như giao thông đạt 27,9% số xã, thủy lợi 49,3% số xã, trường học 38,2% số xã, cơ sở vật chất văn hóa 32,4%. Nhiều thôn, xã khi xây dựng hạ tầng thiết yếu tập trung vào bề nổi mà thiếu quan tâm đầu tư các công trình thiết yếu. Đi về nhiều vùng nông thôn trong tỉnh chúng ta dễ bắt gặp những công trình cổng chào vào thôn vào xã được xây hoành tráng, bề thế, trong lúc các cơ sở như trạm y tế, trường mầm non còn tạm bợ chưa tương xứng.

Trong số đó có xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa đã đầu tư gần 1,4 tỷ đồng vào 3 công trình "bề nổi" cho Trường THCS Xuân Hóa mà dư luận không mấy đồng tình. Ba hạng mục này nằm trong gói thầu xây dựng do UBND xã Xuân Hóa làm chủ đầu tư, nguồn vốn ngân sách là hàng rào trị giá 616 triệu đồng, cổng trường 174 triệu đồng, sân bê tông hơn 587 triệu đồng.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Hàng rào quá to cao, sân trường thì láng xi măng gần như toàn bộ không dành chỗ trồng cây xanh và trang trí, cổng trường rất đồ sộ cao to khiến ai thấy cũng ngạc nhiên. Trong lúc đó các phòng chức năng như y tế, thiết bị cũng không đủ diện tích vì được cải tạo, ngăn đôi từ phòng học cũ.

Theo tinh thần chỉ đạo thực hiện chương trình là phải huy động nguồn vốn tổng hợp, chủ yếu từ các thành phần ngoài nhà nước, nhưng ở tỉnh ra nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Trong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân sách nhà nước 1.817 tỷ đồng (chiếm 44,9%), vốn tín dụng 1.408 tỷ đồng (34,8%). Vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp chỉ chiếm 3,1% với 124 tỷ đồng; đóng góp của nhân dân (gồm: tài sản, đất đai, ngày công và tiền mặt) được 585 tỷ đồng (14,5%). Trong năm 2015 có 2 xã: Quy Hóa, Minh Hóa (diện 30a) và xã Quảng Phú, Quảng Trạch (diện bãi ngang) đạt được NTM đã phải bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ mỗi xã 1,8 tỷ đồng để hoàn thành các tiêu chí.

Một bấp cập nữa trong thực hiện chương trình là nặng về các tiêu chí xây dựng hạ tầng mà thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện các tiêu chí không cần phải đầu tư nhiều kinh phí như tiêu chí môi trường, văn hóa... Qua số liệu tổng hợp của Văn phòng điều phối Chương trình XDNTM tỉnh cho thấy, đến cuối năm 2015 có 61 xã đạt tiêu chí về môi trường, chiếm tỷ lệ 44,9% tổng số xã; tiêu chí văn hóa có 66 xã đạt, chiếm 48,5%...

Theo lãnh đạo các địa phương, môi trường là một tiêu chí khá “nhạy cảm” vì kết quả của nó phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân. Thí dụ như tại xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn đã hoàn thành NTM cách đây 2 năm, diện mạo vùng quê này đã thay da đổi thịt. Tuy nhiên, vấn đề thu gom và xử lý rác thải, chất thải không phải dễ dàng thực hiện. Hiện tại, Quảng Hòa vẫn chưa có địa điểm tập kết rác thải tập trung mà phải tự xử lý tại địa phương nên không tránh khỏi những bất cập và về lâu dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ chuẩn tiêu chí môi trường của xã. Trong khi đó theo quy định, để đạt chuẩn tiêu chí môi trường, xã phải có từ 75% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có ít nhất 50% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia; các cơ sở sản xuất-kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường; đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh-sạch-đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; rác thải, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định...

Mặc dù tiêu chí quy hoạch tất cả 100% số xã đã hoàn thành nhưng chất lượng các đồ án quy hoạch chưa thật sự đạt như mong muốn. Một số đồ án quy hoạch và đề án XDNTM của xã chất lượng còn thấp, chưa gắn kết vùng trong phát triển, chưa phát huy hiệu quả lợi thế, đặc thù của từng địa phương; tuy đã sớm có sự tập trung chỉ đạo, nhưng chậm được bổ sung hoàn thiện, nhất là quy hoạch phát triển sản xuất.

Xem qua các đề án NTM của các xã trong một số huyện thấy "na ná" giống nhau. Có khác chăng chỉ là địa danh và câu chữ. Được biết, nhiều xã thuê một công ty tư vấn lập đồ án quy hoạch và thời gian gấp gáp nên đa phần là copy lại, có chỉnh sửa địa danh cho phù hợp.

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Vấn đề cuối cùng là cần tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Bởi suy cho cùng thì mục tiêu bao trùm nhất của XDNTM là phát triển sản xuất, cải thiện đời sống cho người nông dân. Mới đây khi chúng tôi đến các xã vùng bãi ngang Lệ Thủy nhận thấy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế rất khó khăn.

Sau 5 năm thực hiện chương trình nhưng phương thức sản xuất của đại đa số người dân vẫn như trước đây. Nghĩa là hàng ngày ngư dân vẫn bám vào các chiếc bơ nan nhỏ bé, với một số công cụ đánh bắt hết sức lạc hậu, thô sơ, hiệu quả kinh tế thấp. Bởi vậy mà tỷ lệ hộ nghèo ở đây khá cao so với mức bình quân chung của tỉnh. Trong danh sách xin gạo cứu trợ của Chính phủ kỳ giáp hạt này Lệ Thủy có số hộ nhiều nhất tỉnh với 7.183 hộ (25.551 khẩu). Nói như vậy để thấy rằng việc cần tập trung nhất trong chỉ đạo XDNTM là phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

Thời gian qua các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới và hiệu quả hoạt động chưa cao. Kinh tế hộ vẫn chủ yếu mang nặng tính tự cung, tự cấp, khó tiếp cận với các chính sách hiện hành. Điều này thể hiện rõ nét là công tác chuyển đổi HTX còn chậm; đa số HTX sau khi chuyển đổi, thành lập mới còn lúng túng về tổ chức, nội dung hoạt động, còn mang tính hình thức; chất lượng trang trại thấp, liên doanh, liên kết gặp khó khăn; quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn còn chồng chéo; chủ yếu phát triển tự phát, chưa phát triển được ngành nghề mới; sản phẩm nổi bật còn ít, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu; các sản phẩm phục vụ du lịch còn ít; hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu.

Đây là những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để góp phần thực hiện tốt lộ trình XDNTM, cũng như bảo đảm tính bền vững của các tiêu chí.http://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201604/bat-cap-trong-thuc-hien-chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-2134361/

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Hội Nông dân tỉnh(Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả XV)

Ngày 15-4, đồng chí Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cấp hội Nông dân thời gian qua và định hướng hoạt động trong thời gian tới. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ban, ngành liên quan.

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực đổi mới phương thức vận động tập hợp lực lượng nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.

Đồng chí Trần Công Thuật, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, phát biểu tại buổi làm việc.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Hiện toàn tỉnh đã có trên 66.000 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Thực hiện Nghị định số 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, các cấp hội nông dân đã quản lý chặt chẽ, sử dụng các nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Đến nay, tổng dư nợ nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt trên 900 tỷ đồng, nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT hơn 400 tỷ đồng. Công tác dạy nghề cho nông dân luôn được chú trọng. Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân đã tổ chức các lớp dạy nghề, tư vấn việc làm tại chỗ miễn phí cho trên 500 lượt lao động là con, em và hội viên nông dân. Đồng thời, triển khai đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân với tổng nguồn quỹ đạt hơn 37 tỷ đồng, giúp đỡ hội viên xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh.

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân; thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân tạo điều kiện để hội viên phát huy nội lực, tham gia thực hiện tốt các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh; tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá, khôi phục các làng nghề truyền thống, liên kết trong sản xuất, kinh doanh.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của các cấp hội và hội viên nông dân trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh, trong thời gian tới, các cấp hội nông dân phải tiếp tục làm chỗ dựa vững chắc để hội viên nông dân yên tâm lao động sản xuất, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, tham gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch và tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các phong trào của hội, chú ý thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức hội; trước mắt, vận động nông dân tích cực tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021…http://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/dong-chi-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-lam-viec-voi-hoi-nong-dan-tinh-2134363/

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 2,5 - 3% trong năm 2016(Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Nội Hà)

Ngày 14-4-2016, Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo - Giải quyết việc làm tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2016 và giai đoạn 2016-2020. Tham dự hội nghị có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình

Giảm nghèo - Giải quyết việc làm tỉnh và lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đồng chí Trần Tiến Dũng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Đồng chí Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận hội nghị.

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020), tỉnh ta có tổng số hộ nghèo là 34.083 hộ, chiếm tỷ lệ 14,42%, hộ cận nghèo là 29.859 hộ, chiếm tỷ lệ 12,64% tổng số hộ toàn tỉnh. Năm 2016, tỉnh ta phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 2,5-3%; giải quyết việc làm cho 33.000 lao động, trong đó, giải quyết việc làm thêm cho 11.000 người, giải quyết việc làm mới cho 22.000 người (trong đó xuất khẩu lao động là 2.400 người). Để thực hiện được mục tiêu đề ra, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, các đại biểu tham dự hội nghị đã thẳng thắn trao đổi nhiều ý kiến, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu giảm nghèo năm 2016 của các huyện, thị xã, thành phố; đặc biệt ưu tiên chỉ đạo việc thực hiện đối với huyện Minh Hoá theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững và các xã đặc biệt khó khăn… Kết luận tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Trong năm 2016, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến mục đích, ý nghĩa và nội dung của Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm, đặc biệt là công tác giảm nghèo theo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; động viên, hỗ trợ và khuyến khích sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên của người nghèo. Quyết tâm đến năm 2020, tổng số hộ nghèo của tỉnh ta giảm xuống dưới 5%, ngang mức bình quân chung của cả nước. Đồng chí cũng đã giao trách nhiệm cho Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội tham mưu cụ thể hơn nữa về những giải pháp thực hiện Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm trong năm 2016; hướng dẫn các địa phương tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm; đồng thời phối hợp với các ngành chuẩn bị nội dung để UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm (2011-2015) và triển khai Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả.http://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201604/phan-dau-giam-ty-le-ho-ngheo-toan-tinh-tu-25-3-trong-nam-2016-2134353/

II. Kinh tế

Phí quá cao, dân tìm đủ cách tránh trạm(Giaoduc.net.vn 15/4, tác giả Thủy Phan)

Chịu không nổi vì mức phí quá cao, nhiều người dân ở Quảng Bình đã tìm đủ cách tránh, để không phải đi qua trạm thu phí.

Để tránh phí, vận chuyển hàng bằng... xe bò

Trạm thu phí BOT tại QL 1A, Km 604+700, xã Quảng Đông, huyện Quảng

Dân lập rào chắn chặn xe đi vào đường làng (Ảnh: Thủy Phan)

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Trạch (Quảng Bình) do Công ty Cổ phần TASCO khai thác, áp dụng mức thu phí mới của Bộ Tài chính từ đầu năm 2016.

Việc áp dụng mức phí này khiến nhiều lái xe không khỏi ấm ức vì mức phí quá cao, có phương tiện hàng ngày chỉ đi khoảng 2km nhưng vẫn phải trả 45.000 đồng cho mỗi lượt qua. Vì vậy, nhiều người đã tìm đủ mọi cách để tránh việc đi qua trạm thu phí này.

Gia đình anh Lễ Vũ Hưng, (ở xã Quảng Đông, Quảng Trạch) có 5 xe ô tô kinh doanh theo hình thức xe taxi.

Trước đây, việc kinh doanh của gia đình anh khá thuận lợi vì người dân đi taxi nhiều. Tuy nhiên, từ khi có trạm thu phí, rồi mức phí tăng liên tiếp lên 30.000 đến 45.000 đồng/lượt khiến công việc của anh trở nên khó khăn hơn do phải tính thêm tiền phí đường với khách đi xe.

Nhiều khi chỉ đi gần 2km, nhưng anh vẫn phải đóng 90.000 đồng tiền phí cho cả lượt đi lẫn về. Tiền phí kia, anh đành phải đánh vào khách hàng. Giá cước cao lên, người dân không còn mấy ai đi taxi nữa.

"Ngày trước, 2-3 km cũng có khách gọi taxi. Nhưng từ khi có trạm thu phí, chỉ những người có việc đi đường xa hay ai có việc gì gấp họ mới chấp nhận “cõng” thêm phí đường để đi taxi. Còn lại, chủ yếu người dân chuyển sang đi xe máy hoặc xe ôm để tránh phí”, anh Hưng cho biết.

Theo nhiều người dân ở xã Quảng Đông, từ khi mức phí tăng, ở địa phương hình như chưa có thêm chiếc xe ô tô nào. Thậm chí, nhiều người có ô tô cũng không dám đi vì có khi chỉ đi khoảng 2km đường nhưng vẫn phải đóng 90.000 đồng cho cả lượt đi lẫn về.

Hơn nữa, cách xã Quảng Đông khoảng 5km về phía Bắc, còn có trạm thu phí đèo Ngang. Do đó, người dân xã này bị “quây” bởi hai trạm thu phí trong chỉ khoảng 7 km.

“Giờ muốn vào chợ Roòn (cách khoảng 2 km) mua bộ bàn ghế, ngày trước còn được chủ cửa hàng chuyển về tận nhà cho. Nhưng giờ họ không chở nữa vì phải mất thêm phí. Nếu chở thì họ đưa xe bò ra kéo.

Có cửa hàng khi mình gọi điện đặt hàng, họ còn phải hỏi nhà ở phía trong hay ngoài trạm thu phí mới tính đến chuyện bán”, một người dân ở xã Quảng Đông nói.

Chạy vào đường làng để “né” phí

Anh Lê Công B., chủ một xe tải ở thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, (Quảng Trạch) cho biết, trước đây, mỗi năm anh chỉ phải đóng 1,4 triệu đồng tiền phí, nhưng bây giờ thì tăng lên hơn 10 triệu đồng. Tính cả những loại thuế khác nữa, tổng cộng mỗi năm anh B. phải đóng gần 30 triệu đồng.

“Công việc làm ăn của chúng tôi thì có lời lãi được bao nhiêu mà phải chịu mức phí quá cao. Cho nên giờ chúng tôi không mua vé qua trạm thu phí nữa. Khi đến đoạn này, chúng tôi đi vòng vào đường làng trong thôn để tránh phải đi qua trạm. 14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Biết như vậy là không đúng, nhưng vẫn phải chạy thôi. Nếu họ giảm phí xuống, chúng tôi không ngại gì mà không đóng cả. Nhưng giờ mức phí cao như vậy thì làm sao chúng tôi chịu nổi”, chị T., vợ anh B. bức xúc nói.

Tại đường làng ở thôn Nam Lãnh, (xã Quảng Phú), mỗi ngày có hàng chục chiếc xe ô tô các loại chạy qua để “né” trạm thu phí.

Vì vậy, người dân phải tự làm rào chắn ở hai đoạn đường trong thôn để chặn xe và chỉ cho những ô tô trong làng được đi qua.

“Chúng tôi đã tự làm rào chắn để chặn xe, nhưng chỉ chặn được xe to, xe nhỏ thì vẫn lọt qua được. Hôm trước, một xe tải từ nơi khác chạy đi vào đoạn đường bên kia bị chặn, họ đã chặt đứt rào chắn để chạy qua.

Mỗi ngày, hàng chục xe ô tô lớn nhỏ chạy vào trong làng ầm ầm cả ngày lẫn đêm. Cứ tình trạng này, con đường bê tông này sớm muộn gì cũng bị hỏng. Hơn nữa, nguy cơ tai nạn tiềm ẩn, rất nguy hiểm, nhất là với trẻ con”, một người dân ở xóm 2, thôn Nam Lãnh ngao ngán nói.

Tình trạng người dân tìm đủ cách để tránh trạm thu phí này sẽ còn tiếp diễn, nếu mức phí trên vẫn giữ nguyên.

Cũng tại Quảng Bình, trạm thu phí Quán Hàu, (ở huyện Quảng Ninh) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh làm chủ đầu tư cũng xảy ra nhiều bất cập khiến người dân bức xúc.

Được biết, mới đây UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản đề nghị hai chủ đầu tư là Công ty Cổ phần TASCO và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh giảm 40-50% mức phí BOT đối với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống ở hai trạm thu phí trên.

Tuy nhiên, phía hai chủ đầu tư này từ chối với lý do, nếu giảm như mức đề nghị thì họ sẽ khó hoàn vốn.http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/phi-qua-cao-dan-tim-du-cach-tranh-tram-post167147.gd

270 triệu USD cải thiện môi trường 4 thành phố duyên hải(Tài Nguyên & Môi Trường 14/4, tr3, tác giả K.Vinh) Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), được thực hiện tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Ủy ban nhân dân các tỉnh: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Bình là cơ quan chủ quản các Dự án thành phần.

Dự án nhằm đầu tư cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khoẻ của người dân các thành phố tham gia Dự án thông qua việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo cảnh quan đô thị; hỗ trợ tăng cường quản lý dự án và cải cách thể chế nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Tổng mức đầu tư của Dự án là 273,594 triệu USD, trong đó, cơ cấu như sau: Vốn ODA và vốn vay ưu đãi do WB tài trợ 237,5 triệu USD, vốn đối ứng phía Việt Nam tương đương 36,094 triệu USD, trong đó, tỉnh Ninh Thuận 12,15 triệu USD, tỉnh Khánh Hòa 11,10 triệu USD, tỉnh Bình Định 4,944 triệu USD, tỉnh Quảng Bình 7,91 triệu USD.

Du lịch Quảng Bình: Tiềm năng có thừa nhưng chưa hiệu quả(Thời Báo Ngân Hàng 15/4, tr8+9, tác giả Hà Sơn; Trithuccongluan.com.vn 15/4)

Quảng Bình không quá nổi như “thành phố đáng sống nhất Việt Nam” là Đà Nẵng, cũng không thể đem so sánh với TP.Hồ Chí Minh - “hòn ngọc Viễn Đông” hay Thủ đô Hà Nội. Song xét về tiềm năng để phát triển ngành du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước thì địa phương này có thừa những lợi thế, thậm chí là có những thắng cảnh, địa danh đã nổi tiếng thế giới.

Tiềm năng lớn

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây du lịch Quảng Bình đã có những

bước phát triển mạnh, điển hình là năm 2015 địa phương này đã đón gần 3 triệu lượt khách, trong đó có gần 100 ngàn lượt khách quốc tế. Và, Quảng Bình đang dần khẳng định được thương hiệu điểm đến hấp dẫn, an toàn và chất lượng, là địa chỉ quen thuộc đối với du khách trong nước và quốc tế.

Theo đại diện Sở VH-TT&DL Quảng Bình, trong năm 2016, địa phương đặt mục tiêu đón khoảng trên 3,3 triệu lượt khách, trong đó có trên 100 nghìn lượt khách quốc tế. Để đạt được điều này, năm nay, du lịch Quảng Bình tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đã có, từng bước đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật du lịch, hạ tầng giao thông, điện, nước.

Bên cạnh đó, ngành du lịch địa phương còn đẩy mạnh công tác quản lý niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, đặc biệt đối với dịch vụ lưu trú, tăng cường công tác bảo vệ môi trường du lịch…

Đặc biệt, vừa qua Quảng Bình đưa vào khai thác mới các tuyến điểm du lịch hấp dẫn, như: tuyến du lịch “Khám phá hang Va – hang Nước Nứt, những trải nghiệm khác biệt”, điểm du lịch Chùa Hoằng Phúc – ngôi chùa cổ được trùng tu với quy mô lớn ở miền Trung và được mệnh danh là “vô song phúc địa”, tuyến du lịch khám phá động Thiên Đường 7000m, tuyến du lịch Thung lũng Sinh Tồn - xuyên hang tối 6000m.

Đồng thời có nhiều lễ hội để thu hút du khách: Tuần lễ Văn hóa Du lịch thành phố Đồng Hới (đầu tháng 5/2015); Lễ hội Bia Quốc tế Quảng Bình lần Thứ nhất (tháng 7/2015), Lễ hội Quốc gia đua thuyền trên sông Kiến Giang (2/9)…

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh thiên nhiên nguyên sơ Phong Nha (Quảng Bình)

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Nhưng còn nhiều bất cập

Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Bình, việc địa phương chưa thật sự phát triển ngành du lịch xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ông Kỳ cho rằng, người dân Quảng Bình còn chưa theo kịp tốc độ và những yêu cầu mới về phát triển du lịch.

“Bản thân người dân phải nâng cao nhận thức, bên cạnh đó cơ quan chức năng cần hỗ trợ và định hướng cho người dân”. Một vấn đề tồn tại nữa kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình mà ông Kỳ chỉ ra, đó là hạn chế về cơ sở hạ tầng, ví dụ như rất thiếu khu vui chơi giải trí, mua sắm.

Thậm chí Quảng Bình chưa khai thác hết văn hoá của người dân bản địa. Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Bình chia sẻ, hiện nay các khu nhà nghỉ, khách sạn ở tỉnh này mới có 8.500 giường, buồng, trong khi nhu cầu thực tế lớn gấp nhiều như vậy. Năm nay, du lịch Quảng Bình sẽ đưa vào sử dụng 9 khách sạn 3 sao, 4 sao, nâng tầng 17 khách sạn 3 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

“Chúng tôi vẫn đang kêu gọi các nhà đầu tư, trong đó ưu tiên vào lĩnh vực du lịch lưu trú, khu vui chơi giải trí, làm các sản phẩm du lịch. Các dự án đầu tư có tính khác biệt thu hút du khách, chúng tôi sẵn sẵng rộng cửa chào đón!”, ông Kỳ chia sẻ.

Thành tỷ phú vì sợ... nghèo!(Nông Thôn Ngày Nay 14/4, tr16, tác giả Phan Phương)

Từng là tỷ phú, nhưng thiên tai và sự khắc nghiệt của thị trường đã lấy đi của ông tất cả. Không nản lòng, lão nông ấy bắt tay xây dựng lại cơ nghiệp từ đầu, bằng một lý giải rất đơn giản: “Tui sợ… nghèo!”. Lão nông ấy là Nguyễn Văn Diệm (65 tuổi), ở tiểu khu Hữu Nghị, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Tay trắng dựng tiền tỷ

Tôi biết ông Nguyễn Văn Diệm từ những ngày đầu ông đến vùng gò đồi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này để lập nghiệp. Ngày đó, những năm 1997 -1998, ông Diệm là một cán bộ ngân hàng, có nhà cửa và cơ ngơi khá vững chãi ở thị trấn Hoàn Lão, trung tâm huyện lỵ Bố Trạch.

Những năm đó, Nhà nước đang có chính sách và các dự án kêu gọi nông dân lên những vùng gò đồi phủ xanh đất trống đồi núi trọc làm kinh tế. Khi ấy vùng đất gò đồi ở phía tây huyện Bố Trạch phần lớn đều rất cằn cỗi, chỉ có các loài cây dại như sim, mua, lau lách mới sống

Lão nông Nguyễn Văn Diệm bên chuồng hươu sao vừa mới gây dựng lại sau cơn bão số 10. Ảnh: P.P

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

được. Thế mà, đùng một cái ông Diệm bỏ ngang công việc ở ngân hàng, dắt díu vợ con rời phố thị lên vùng đất cằn cỗi này xin nhận đất lập nghiệp.

“Ngày đó, với khát vọng làm giàu, vợ chồng tui đến đây nhận đất với ý định làm trang trại, nhưng nói thật, mới chỉ công đoạn phát cây khai khoang, vợ chồng tui đã rơi vào cảnh tiền hết, gạo vơi. Nhiều bữa, dốc hết ba lô cũng chỉ còn bơ gạo, vợ chồng con cái phải trộn cả mớ rau má vào nấu cháo mà húp cho đằm bụng để có sức mà cuốc đất...” – ông Diệm nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp đầy gian nan.

Khai hoang được mảnh đất nào, ông Diệm trồng ngay xuống đó những loài cây củ, quả ngắn ngày như lạc, đậu, sắn, dưa hấu… để có cái ăn trước mắt. Sau một năm, khi không còn phải lo chuyện "đói" nữa, ông Diệm bắt đầu trồng các cây dài ngày như cao su, hồ tiêu. “Tui nghèo nên không thể có tiền để bỏ ra làm một lúc, phải lấy ngắn nuôi dài, đó là cách duy nhất để người tay trắng như mình làm trang trại” - ông Diệm tâm sự.

Hơn 10 năm gắn với nghề nông, bền gan với đồi trọc, ông Diệm đã trồng được 10ha cao su. Những năm 2008- 2009, cây cao su bắt đầu cho khai khác mủ, gia đình ông Diệm bắt đầu có của ăn, của để. Những năm đó, nhờ mủ cao su được giá, mỗi ngày gia đình ông Diệm có nguồn thu hơn 1 triệu đồng từ tiền bán mủ.

Đến năm 2012, ông Diệm đã mua được một chiếc xe hơi trị giá cả tỷ đồng và tích lũy được một số vốn kha khá với dự định sẽ xây dựng một căn nhà khang trang để gia đình sinh sống, bù lại những ngày vất vả đã qua.

Thế nhưng cuối năm 2013, cơn bão số 10 với sức gió giật trên cấp 12 đã quét qua Quảng Bình. Hàng ngàn ha cao su ở tỉnh Quảng Bình đã bị gió bão quật ngã, trong đó 10ha cao su của gia đình ông Diệm cũng không ngoại lệ. Khi cơn bão vừa đi qua, nhìn vườn cao su đổ gãy tan hoang, vợ chồng ông Diệm chỉ biết ôm nhau mà khóc…

Bão đổ vườn, không đổ ý chí

Ở tuổi hơn 60, khi vườn cao su của mình bị bão quật đổ, những tưởng ông Diệm sẽ buông xuôi. Nhưng không, cơn bão vừa đi qua, vợ chồng ông Diệm nhanh chóng thuê máy, nhân công khôi phục lại vườn cao su. Thế nhưng, cũng từ sau cơn bão số 10, giá mủ cao su trên thị trường xuống dốc không phanh. Nhiều chủ vườn cao su ở Quảng Bình bỏ bê cây cao su không chăm sóc, không cạo mủ.

Nhiều đêm trằn trọc, vợ chồng bàn tới, bàn lui, cuối cùng ông Diệm quyết định phá bỏ vườn cao su để làm lại từ đầu bằng các loại cây con khác. Thời điểm cơn bão số 10 xô đổ vườn cao su, vốn liếng của vợ chồng ông Diệm tính đi, tính lại cũng còn gần 1 tỷ đồng. Với số tiền đó, vợ chồng ông nghỉ ngang cũng đủ dưỡng già, thế nhưng ông Diệm không làm vậy. “Tiền nhiều đến mấy nếu cứ ngồi ăn cũng hết, cũng nghèo thôi. Bây giờ mà nghỉ ngang, cũng được thôi nhưng nói thiệt là tui sợ… nghèo lắm! (cười)” – ông Diệm chia sẻ.

Theo lời ông Diệm, tiếng là vốn liếng dù còn lại gần 1 tỷ đồng nhưng phần lớn đều là những món nợ rất khó đòi. Bởi lẽ những năm trước, nhiều hộ làm trang trại xung quanh ông đã vay mượn làm nhà, mua xe. Vì chưa làm nhà nên ông cho mượn, với lại ngày đó những người

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

mượn tiền của vợ chồng ông đều có vườn cao su, cho họ nợ tiền khi cần thì lấy, không có gì đáng ngại…

Thế nhưng, cơn bão số 10 quét đến đã quật ngã vườn cao su, làm cho họ mất hết khả năng trả nợ. Thế nên, quyết định phá vườn cao su làm lại từ đầu, ông Diệm không có cách nào khác lại phải theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Sau khi thuê máy múc hết gốc cao su, ông Diệm làm đất trồng sắn, dưa, ớt để nhanh có nguồn thu.

Tiếp đến ông quy hoạch 4ha trồng hồ tiêu. Năm 2015, 4ha hồ tiêu của ông Diệm bắt đầu cho lứa bói đầu tiên. Vụ tiêu đó, dù chỉ là hái bói nhưng ông Diệm cũng thu được hơn 2 tấn tiêu, bán được gần 400 triệu đồng. Ngoài ra, những năm gần đây, ông Diệm cũng đã bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực chăn nuôi bằng việc đầu tư 3ha mặt nước để nuôi cá, nuôi 11 con hươu lấy nhung và hàng chục đàn ong lấy mật.

10ha trang trại được ông quy hoạch chỉn chu đâu ra đó. Xung quanh trang trại, ông Diệm xây dựng hệ thống hàng rào, đường giao thông vào tận nơi để xe tải của bạn hàng có thể vào bốc hàng. Vừa qua, ông Diệm cũng đã đầu tư hệ thống tưới nước “nhỏ giọt” tự động trên khắp trang trại. Ông bảo, hệ thống tưới đó tốn hơn 300 triệu đồng đầu tư nhưng bù lại, đỡ công rất nhiều trong việc tưới cây và tiết kiệm được nguồn nước.

Dẫn khách tham quan trang trại, ông Diệm trải lòng: “Mới làm lại từ đầu nên bây giờ cũng chưa đâu vào đâu, tiền bỏ ra nhiều nhưng thu vào cũng chưa đáng kể. Nhưng vài năm nữa mọi người trở lại đây thì “phải biết!”. Và chúng tôi tin, với sự đầu tư quy mô, hợp lý, đặc biệt là với một người yêu đất và “sợ” nghèo như ông Diệm, một ngày không xa, cái trang trại ấy lại giúp ông kiếm được tiền tỷ...

III. Xã hội

Các tỉnh miền Trung đối phó với nắng nóng kéo dài(Báo Chính Phủ Điện Tử 15/4, tác giả Lưu Hương)

Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu nắng nóng kéo dài trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng rất cao. Nhiều tỉnh đã có phương án nhằm đối phó với tình hình này.

Quảng Bình nghiêm cấm đốt thực bì

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình xác định mùa khô năm nay sẽ là mùa nắng nóng kỷ lục nên ngay từ cuối năm 2015, Chi cục đã lên kế hoạch phòng chống cháy rừng với phương châm “phòng là chính”.

Cụ thể, Chi cục đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng chủ động vệ sinh rừng sạch sẽ, thường xuyên tuần tra, kiểm tra vành đai cản lửa, đặc biệt là các vùng rừng trọng điểm. Chi

Đốt thực bì là một trong những nguyên nhân gay cháy rừng

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

cục cũng tổ chức đưa lực lượng đến tận cơ sở, xây dựng lực lượng tại chỗ (dân quân tự vệ, chủ rừng và nhân dân) để linh động phối hợp ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

Ngoài tuyên truyền, khuyến cáo người dân, chủ rừng thực hiện tốt các quy định về PCCC rừng, Chi cục đã nghiêm cấm việc đốt thực bì trong trong thời kỳ nắng nóng.

Hiện tại, phía Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm tăng cường trực cháy 24/24 nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp các đám cháy phát sinh nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Tại Quảng Bình, những khu vực rừng có nguy cơ dễ cháy tập trung ở các huyện như Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch.

Đà Nẵng: 100% quân số các hạt kiểm lâm trực phòng chống cháy rừng

Tại Đà Nẵng, trước tình hình nắng nóng cao trên diện rộng, Chi cục Kiểm lâm Thành phố đã phát bản tin số 4 cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở diện rộng.

Chi cục đề nghị Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo các địa phương, đơn vị và các chủ rừng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời yêu cầu các hạt kiểm lâm tổ chức trực 100% tại các khu rừng xung yếu Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, Thọ Quang, Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Khương và Hòa Liên.

Trước đó, vào trưa ngày 13/4, tại cánh rừng bạch đàn thuộc phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu đã xảy ra một vụ cháy rừng. Ngọn lửa đã thiêu rụi 3 ha rừng bạch đàn của một người dân địa phương.

Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu và Cảnh sát PCCC Đà Nẵng đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tuy nhiên, do vụ cháy xảy ra trên đỉnh núi, địa hình hiểm trở nên phải đến 16h cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt.

Quảng Ngãi: Sẵn sàng ứng phó với tinh thần cao

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 150.000 ha rừng tập trung ở 6 huyện miền núi, cứ đến mùa khô hạn lại nóng lên nguy cơ cháy rừng. Hầu hết các địa phương có rừng dễ cháy đều nằm ở địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, do đó công tác chữa cháy đặc biệt khó khăn.

Để phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các sở, nghành, địa phương có rừng tập trung cho công tác phòng chống cháy rừng, trong đó tăng cường kiểm tra rừng, tuyên truyền công tác bảo vệ, quản lý, phòng chống cháy rừng tới các khu dân cư.

Ông Đinh Nhựt, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Sơn Tây cho biết: Huyện Sơn Tây là nơi có nguy cơ cháy rừng cao nhất trong tỉnh Quảng Ngãi. Do vậy, ngay từ đầu mùa khô, địa phương chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Hiện dụng

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

cụ phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị, phương tiện dập lửa đã chuẩn bị kỹ lưỡng, khi có sự cố là sẵn sàng đáp ứng ngay.

Trước đó, chiều 11/4 tại huyện Sơn Hà, trong lúc đốt dọn thực bì trên rẫy, người dân đã bất cẩn để đám cháy lan rộng đến khu vực rừng phòng hộ ở Tiểu khu 194 thuộc địa phận thị trấn Nước Nia. UBND huyện Sơn Hà đã huy động các lực lượng ngăn chặn vụ cháy lây lan sang rừng phòng hộ. Sau nhiều giờ nỗ lực, đám cháy mới được dập tắt.http://baochinhphu.vn/doi-song/cac-tinh-mien-trung-doi-pho-voi-nang-nong-keo-dai/252111.vgp

Chinh phục Sơn Đoòng - Kỳ 1: Lần đầu ngủ hang(Thanh Niên Online 15/4, tác giả Trương Quang Nam)

Hai chữ Sơn Đoòng đã nổi tiếng khắp 5 châu bởi đây là tên của hang động lớn nhất thế giới với sự hùng vĩ và kỳ thú độc đáo tại Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình.

Ai cũng muốn một lần được đặt chân lên Sơn Đoòng, được khám phá, chinh phục nó. Đầu năm 2016, tôi may mắn chạm được ước mơ và trở thành nhà báo Việt Nam đầu tiên vượt qua “bức tường Việt Nam” để "xuyên thủng" Sơn Đoòng...

Đêm đầu tiên trong hành trình chinh phục Sơn Đoòng, đoàn chúng tôi ngủ lại trong hang Én. Đây cũng là một kỳ quan thiên nhiên và được đánh giá là hang động lớn thứ 3 thế giới.

Giấc mơ thành hiện thực

Nhiều năm trôi qua, cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in đó là một ngày gần cuối tháng 9.2009, tại hội trường UBND tỉnh Quảng Bình, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh dõng dạc tuyên bố phát hiện hang động lớn nhất thế giới nằm trong hoang mạc đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và được đặt tên là Sơn Đoòng. Khi đó, nhà thám hiểm hàng đầu Howard Limbert có nói hang động chứa đựng nhiều nguy hiểm và khuyến cáo mọi người không tự tổ chức hoạt động du lịch đến đó. Cùng với quãng đường xa, gian truân nên chẳng ai nghĩ đến chuyện sẽ xách ba lô lên tìm đến Sơn Đoòng. Bẵng đi một thời gian khá dài, Công ty Oxalis được phép tổ chức tour thử nghiệm khám phá Sơn Đoòng. Thử nghiệm thành công, họ được cấp phép chính thức.

Cánh cửa Sơn Đoòng dần mở ra, nhưng nhiều người chưa chạm tới được bởi đây không phải tour đại trà, mỗi tour chỉ tối đa 10 khách và mức giá lên đến 66 triệu đồng/người cho nhiều khoản tốn kém. Đặc biệt đây là tour mạo hiểm với độ khó rất cao, nhiều khách phải quay về giữa đường đi. Rồi việc đặt chỗ cũng phải xếp hàng vì số lượng người đăng ký đi quá nhiều.

Cảnh đẹp ở khu cắm trại trong hang Én nhìn từ trên cao

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Tôi cũng đăng ký và chờ đợi. May mắn đến vào một ngày giữa tháng 1.2016 khi người của Oxalis thông báo tôi chuẩn bị để lên đường. Cảm giác lúc đó thật sung sướng xen lẫn lo lắng. Tôi nhanh chóng gác lại các kế hoạch khác bởi cơ hội đến với Sơn Đoòng không nhiều.

Trời vừa sáng, tôi đã có mặt ở đại bản doanh của Oxalis tại Phong Nha, sau đó được nhân viên của Oxalis hướng dẫn, phổ biến thông tin, phát giày, mũ bảo hộ chuyên dụng leo núi, 2 túi bóng nilong, túi bảo hộ để đựng áo quần, tư trang, các thiết bị mang theo như điện thoại di động, máy ảnh. Cái gì nhẹ và muốn mang theo người thì mang, như máy ảnh, chân máy, điện thoại, còn tư trang áo quần cho vào túi riêng để các porter (nhân viên khuân vác) mang và sẽ được trả lại tại mỗi điểm cắm trại trong hang. Trong lúc đó, bộ phận hậu cần và các porter cẩn thận đóng gùi hành lý, dụng cụ nấu nướng, lương thực thực phẩm phục vụ khách và để ăn uống ngủ nghỉ trong suốt hành trình.

Khi mọi thứ xong xuôi, xe của Oxalis chở đoàn trực chỉ hướng đường 20 - Quyết Thắng xuất phát, đến ngã tư Trạ Ang thì rẽ theo đường Hồ Chí Minh nhánh tây chạy khoảng 45 phút thì dừng xe. Đây chính là điểm khởi đầu hành trình đi bộ xuyên rừng đến với Sơn Đoòng, tại đây có nhà chờ tập kết. Một lần nữa, các chuyên gia người Anh và hướng dẫn viên của Oxalis kiểm tra lại tư trang của mọi người kèm những lời dặn dò.

Khởi hành

Đoàn chúng tôi xuất phát theo lối mòn nhỏ, chỉ mấy bước chân người đi trước đã khuất sau lùm cây rậm rạp, đứng ở nhà chờ nhìn xuống chẳng thấy bóng dáng đâu. Cứ thế chúng tôi nối chân nhau đổ dốc chừng vài chục phút lại lên dốc, lúc này những bước chân bắt đầu thấm mệt. Tới một con dốc khá cao, người gọi dốc Bà Giằng, người nói Ba Giàn, đất thì chỗ trơn trượt, chỗ lại lởm chởm đá, phải nhích kê từng bước chân, không cẩn thận là trượt xuống vực như chơi. Trời mưa lại nhiều đoạn đường đất nên tôi phải đối mặt với thử thách không nhỏ khác là bầy vắt ngo ngoe chực chờ bám hút máu người. Lên hết dốc này, đổ dốc xuống mất khoảng 1 giờ đồng hồ thì bắt đầu men theo các triền suối; đoạn này xuất hiện loài cây Nàng Hai, nếu không may dính vào sẽ bị ngứa ở bề mặt da kéo dài cả tuần lễ mà không cách gì chữa trị.

Đi hơn tiếng rưỡi đồng hồ, tôi đến bản Đoòng, bản của người dân tộc Vân Kiều sống co cụm biệt lập giữa rừng. Ngồi đây nghỉ ngơi, trò chuyện tìm hiểu văn hóa dân bản ít phút, đoàn lại lên đường đi sâu vào trong. Chúng tôi theo các triền suối, băng qua rất nhiều con suối, nhiều đoạn sâu hơn đầu gối và nước chảy xiết. Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, đoàn đi thêm khoảng 2 giờ đồng hồ nữa thì chạm cửa hang Én, được xác định hang lớn thứ 3 trên thế giới. Đây là nơi cư trú của hàng vạn con chim én.

Từ cách xa mấy trăm mét đã thấy cửa hang Én lớn treo ở trên cao nhưng đó như là cửa sổ của hang, chúng tôi phải đi vòng sang bên phải luồn lách qua mấy con suối sâu và vách đá để đến cửa vào hang nằm thấp xuống phía dưới. Cửa này nhìn từ trong ra có cảm giác gần như hốc mũi với 2 lỗ 2 bên và có sống ở giữa. Đoàn vào ngay cửa hang tập trung nghỉ ngơi, đợi những người đi sau và đội mũ bảo hiểm, thử đèn bắt đầu hành trình trong hang tối. Từ cửa hang, chúng tôi leo qua mấy hốc đá mất chừng 10 phút thì đến vòm hang rộng lớn, nơi chúng tôi đứng là những mỏm đá ở lưng chừng hang, nhìn ra phía xa, nền hang ở dưới là bãi cát và đá nhỏ bằng phẳng, bên cạnh có suối nước xanh. Cái cửa hang trên cao mà chúng tôi gọi là cửa sổ đang tỏa ánh sáng xuống khu bãi cát. Đứng trên các mỏm đá nhìn xuống bãi cát 22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

khung cảnh thật hữu tình, thơ mộng; ai cũng vội lấy máy ảnh, điện thoại di động ra để ghi lại những hình ảnh độc đáo đó.

Ngắm cảnh xong, chúng tôi bám theo các khối đá xuống phía dưới rồi lội qua suối, chỗ nước sâu được bắc cái cầu tạm. Bên kia suối là bãi cát hay còn gọi bãi cắm trại. Tại đây, các porter bắt đầu dựng lều ngủ và chuẩn bị bữa tối cho đoàn. Còn du khách ai muốn ngắm cảnh, chụp ảnh, dạo bãi cát hay tắm suối tùy ý thích; nước suối trong sạch và chảy êm đềm nên tha hồ bơi lội. Trước khi tắm, tôi không quên nằm dài trên bãi cát, mắt nhìn trần hang (cao hơn 100 m) thả hồn tưởng tượng.

Khi ánh sáng qua cửa sổ hang mờ nhạt dần cũng là lúc chúng tôi bắt đầu dùng bữa tối, mọi người cùng ăn dưới ánh đèn pin đủ độ sáng và nhìn trời tối dần qua cửa sổ, lòng hang lúc này tối om. Sau bữa tối, những ai yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh tiếp tục cầm máy để ghi lại những khoảnh khắc hiếm có trong hang; dưới ánh sáng yếu, sử dụng kèm đèn pin chiếu 2 đầu và để chế độ phơi sáng thì nước suối ở chỗ này càng xanh ngắt hơn.

Ngồi trò chuyện với các porter bên bếp lửa hồng cũng thú vị không kém, nhờ đó tôi biết nhiều hơn về đời sống, hoàn cảnh của họ. Xong những câu chuyện rôm rả, chúng tôi về lều nghỉ ngơi sau một ngày băng rừng lội suối lấy sức cho hành trình khó khăn ngày mai. Cảm giác lần đầu ngủ trong hang tối, lại ở trong lều rất khác lạ, thú vị và tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.http://thanhnien.vn/van-hoa/chinh-phuc-son-doong-ky-1-lan-dau-ngu-hang-673368.html

Nâng cao năng lực quản lý và thực hiện các dự án PPP(Giao Thông Online 14/4, tác giả TT)

Chiều nay 14/4, Bộ GTVT khai mạc khóa đào tạo “Quản lý và thực hiện các dự án PPP”. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã đến dự và phát biểu khai mạc.

Khóa đào tạo “Quản lý và thực hiện các dự án PPP” là nội dung của dự án “Xây dựng năng lực và hỗ trợ chính sách cho Ban PPP Bộ GTVT” do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, Ban Quản lý dự án 1 đại diện Bộ GTVT. Liên danh Tư vấn giữa Công ty Ernst & Young Solutions LLP và Công ty Cổ phần Tư vấn quốc tế giao thông vận tải đã được lựa chọn, thông

qua hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế để thực hiện dự án.

Tham gia khóa đào tạo là các cán bộ, chuyên viên các Cục, Vụ chuyên ngành thuộc Bộ GTVT; Các ban quản lý dự án; Các đơn vị tư vấn CIPM, TEDI, TEDI SOUTH; Các sở GTVT Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hải Phòng, trường ĐH Công nghệ GTVT.

Các học viên sẽ được bà Lynn Tho, Giám đốc Erst & Young Singapore phụ trách các dự án PPP cơ sở hạ tầng khu vực châu Á Thái Bình Dương trực tiếp truyền đạt các nội dung về hồ

Khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, thực hiện dự án PPP cho các chủ thể tham gia

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

sơ dự án, mô hình tài chính, hiệu quả đầu tư dự án PPP và các bài tập tình huống về các dự án PPP trên thế giới.

Phát biểu khai mạc khóa đào tạo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước cũng như chất lượng của các dự án, hướng tới kêu gọi các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng quốc tế triển khai dự án phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, Bộ GTVT xác định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án PPP đóng vai trò quyết định. Bởi thực tế thời gian qua cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện dự án PPP vẫn còn hạn chế, đặc biệt là kinh nghiệm về cấu trúc tài chính dự án, đánh giá tài chính dự án.

Cũng theo Thứ trưởng Đông, trong giai đoạn 2016-2020, ước tính cần khoảng 1.015 nghìn tỷ đồng cho các dự án do Bộ GTVT trực tiếp quản lý, trong khi khả năng ngân sách và các nguồn vốn có nguồn gốc ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 28%. Do vậy, việc đầu tư xây dựng đòi hỏi sự tham gia của nguồn vốn tư nhân theo hình thức đối tác công – tư.

Đánh giá cao sự phối hợp, nỗ lực của Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư (PPP), Ban Quản lý dự án 1 và Tư vấn Ernst & Young trong suốt quá trình thực hiện dự án, Thứ trưởng Đông cũng yêu cầu Tư vấn tổ chức khóa đào tạo theo đúng đề cương nội dung đã được phê duyệt. “Đề nghị các học viên tham gia khóa đào tạo nghiêm túc, tiếp thu đầy đủ nội dung đào tạo để khi trở về vị trí công tác có thể áp dụng hiệu quả”, Thứ trưởng Đông nói.

Quảng Bình hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2016(Bưu Điện Việt Nam 15/4, tr25, tác giả NH)

UBND tỉnh vừa có Công văn số 488/UBND-KTN về việc hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2016. Thời gian hưởng ứng bắt đầu từ ngày 15-4 đến 5-6-2016.

Theo đó, các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã phát động và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2016 với chủ đề: “Nước sạch và Vệ sinh môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu” với nhiều hình thức như: Mít tinh, tọa đàm, treo biểu ngữ, áp phích, phát tài liệu, tờ rơi...

Mặt khác, UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường cho học sinh, giáo viên; hướng dẫn người dân các biện pháp tích trữ và sử dụng nước sinh hoạt an toàn, xử lý phân, nước thải, rác thải bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt chú trọng ở các vùng bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm cao; đồng thời duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung; quản lý, vận hành, sử dụng công trình có hiệu quả và bền vững.

Xuất phát chặng 6 Giải xe đạp ‘Non sông liền một dải’(Đại Đoàn Kết Online 15/4, tác giả Xuân Thi)

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Sáng ngày 15/4, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ trao thưởng chặng 5; đồng thời xuất phát chặng 6 Giải đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 28 năm 2016 “Non sông liền một dải”.

Chặng 5 cuộc đua từ thành phố Vinh (Nghệ An) đến thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) có tổng chiều dài 199 km đã cán đích vào ngày 15/4/2016.

Kết quả chặng này, Ban tổ chức đã trao hạng Nhất cho VĐV Nguyễn Thành Tâm (Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang), hạng Nhì VĐV Nguyễn Tuấn Anh (Dược Domesco Đồng Tháp), hạng Ba VĐV Lê Văn Duẩn (VUS Thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã trao giải Nhất đồng đội chặng 5 cho đội Dược Domesco Đồng Tháp; áo Vàng cho VĐV Nguyễn Thành Tâm (Gạo Hạt Ngọc Trời An Giang)…

Nhân dịp này, ban tổ chức cũng đã phối hợp nhà tài trợ tôn Đông Á trao tặng 15 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng cho các em học sinh nghèo hiếu học của tỉnh Quảng Bình.

Sau lễ trao giải, các VĐV xuất phát chặng 6 từ thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đi thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) với tổng chiều dài 160km.

Được biết, giải đua xe đạp năm nay thu hút 78 vận động viên (VĐV) của 13 Câu lạc bộ mạnh nhất cả nước. Cuộc đua có 18 chặng thi đấu với tổng chiều dài 2.088km. Giải kết thúc vào trưa ngày 30/4, sau khi đoàn đua về đến đích trước Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).

Giải đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh “Non sông liền một giải” năm 2016 không chỉ là sự kiện thể thao mà còn mang nhiều ý nghĩa chính trị xã hội; đồng thời rèn luyện ý chí thi đấu của các VĐV, đưa bộ môn đua xe đạp ngày càng phát triển.http://daidoanket.vn/van-hoa-the-thao/xuat-phat-chang-6-giai-xe-dap-non-song-lien-mot-dai/97339

Câu chuyện hòa bình Việt Nam trên đất Nhật(Tiền Phong Online 15/4, tác giả Hà Thanh; Tuổi Trẻ Online 14/4)

Tối 14/4, Chương trình Câu chuyện hòa bình số 4 - Cánh hoa hòa bình, do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp các đơn vị tổ chức, diễn ra tại Tokyo International Forum, nơi tổ chức sự kiện, hội nghị, trình diễn nghệ thuật sang trọng bậc nhất của thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội SVVN Lê Quốc Phong dẫn đầu đoàn đại biểu T.Ư Đoàn tham dự, chỉ đạo chương trình. Trước giờ Câu chuyện hòa bình Việt Nam trên đất Nhật được trình diễn, Đoàn Việt Nam giới thiệu nhiều câu chuyện hòa bình khác qua các bức ảnh “biết nói” tại triển lãm ảnh Việt Nam hòa bình lúc 18 giờ ngày 14/4.

Các VĐV xuất phát chặng 6.

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

60 bức ảnh trong triển lãm được chọn lọc và trao giải từ cuộc thi “Tận hưởng bản sắc Việt” ghi lại những hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, thể dục thể thao giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Mỗi bức ảnh là một thông điệp về hòa bình được trình bày theo ba chủ đề chính: Vẻ đẹp bất tận (cảnh đẹp quê hương Việt Nam từ Bắc chí Nam với ruộng bậc thang ở Hà Giang, những hòn đảo như vảy rồng ở vịnh Hạ Long, những hang động mới khám phá ở Quảng Bình, những buổi chợ nổi miền Tây sông nước...); Cuộc sống thanh bình (cuộc sống thường nhật của người dân ở các vùng miền, du khách hòa mình trải nghiệm cuộc sống của dân bản địa, lễ hội mưu cầu phồn vinh, hạnh phúc); Biển trời Việt Nam (những bức ảnh ấn tượng về các vùng biển, bờ biển dài hơn 3.000km của đất nước hình chữ S).

Ngoài ba chủ đề chính, triển lãm còn dành riêng một góc cho chủ đề phụ về sự bất an của hòa bình thế giới: vấn đề di cư, chiến tranh, nạn khủng bố...http://www.tienphong.vn/gioi-tre/cau-chuyen-hoa-binh-viet-nam-tren-dat-nhat-992818.tpo

LĐLĐ Quảng Bình ký cam kết về trách nhiệm trong công tác(Lao Động Online 14/4, tác giả Lê Phi Long)

Ngày 13.4, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị ký cam kết về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị.

Theo đó, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đã tổ chức ký cam kết cho gần 80 đồng chí là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong các cấp công đoàn, các ban, đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh. Việc ký kết thực hiện theo quy định số 01-QĐ/TU của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình. Việc xử lý người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu sẽ được tiến hành một cách công khai, khách quan, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Công đoàn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

Theo ông Nguyễn Lương Bình – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình – thì việc ký kết nhằm tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới công tác cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ; đồng thời là cơ sở để xử lý những cán bộ yếu về năng lực không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, sức bật trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn trong thời kỳ mới.http://laodong.com.vn/cong-doan/ldld-quang-binh-ky-cam-ket-ve-trach-nhiem-trong-cong-tac-540783.bld

Các cán bộ LĐLĐ tỉnh Quảng Bình ký cam kết về trách nhiệm trong công tác. Ảnh: Lê Phi Long

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

IV. An ninh – Quốc phòng

Việc dựng trụ sắt trái phép tại công viên cây xanh thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương: Sao không theo lời răn của Chúa?(Baoquangbinh.vn 15/4, tác giả Công Hợp-Xuân Phú)

Trong đêm mồng 5 và ngày 6-4-2016, giáo xứ Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch đã cho dựng 2 trụ sắt trái phép trên trục đường chính vào khu công viên cây xanh thuộc quyền quản lý của UBND xã Quảng Phương. Điều đáng nói, sau một quá trình tuyên truyền, vận động bất thành, trưa ngày 6-4, khi chính quyền địa phương tổ chức tháo dỡ các trụ sắt dựng trái phép nói trên, thì do bị một số phần tử xấu kích động, lôi kéo, khoảng 400 giáo dân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã có hành vi ném gạch, đá và cản trở lực lượng chức năng đang thực thi công vụ, gây mất trật tự an ninh trên địa bàn. Diễn biến sự việc

Đêm 5-4-2016, giáo xứ Hướng Phương đã cho dựng 2 móng trụ sắt trái phép trên trục đường chính nằm trong khu công viên cây xanh của thôn Hướng Phương, tại

vị trí giao nhau với đường liên xã. Khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày, chính quyền xã Quảng Phương đã phát hiện và tiến hành tháo dỡ.

Tuy nhiên, lúc 0 giờ 10 phút ngày 6-4, nhà thờ mở loa phát thanh thông báo (3 lần), với nội dung: Tại nhà thờ xứ có kẻ trộm đột nhập trộm cắp và phá hoại tài sản, đề nghị toàn bộ giáo dân tập trung về tại nhà thờ xứ.

Ngay sau đó, có khoảng 250 giáo dân đã tập trung tại vị trí 2 móng trụ bị tháo dỡ trước đó và dựng 2 trụ sắt cao khoảng 5m, đế trụ có đổ bê-tông, thân trụ được hàn bằng sắt hộp 4x6cm, có các thanh giằng ngang, chéo, kích thước trụ sắt 60x60cm.

Mặc dù, chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền, giải thích rõ việc làm nói trên là trái với quy định của pháp luật và yêu cầu tháo dỡ, tuy nhiên giáo xứ vẫn không chấp hành. Ngay trong sáng 6-4, Tổ công tác của UBND huyện Quảng Trạch đã trực tiếp đến làm việc với linh mục Lê Nam Cao, quản xứ giáo xứ Hướng Phương nhằm thông báo hành vi dựng trụ sắt trên đường chính khu công viên cây xanh thôn Hướng Phương là vi phạm quy định của pháp luật và đề nghị nhà thờ tự giác tháo dỡ. Tại cuộc làm việc này, linh mục Lê Nam Cao tỏ thái độ bất hợp tác, cho rằng giáo xứ và giáo dân không biết và không làm việc này.

Vì vậy, chính quyền địa phương đã phát loa thông báo yêu cầu tổ chức cá nhân nào đã dựng trái phép trụ cổng phải tự giác tháo dỡ. Tuy nhiên, không có tổ chức cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm. Vì vậy, đến hơn 12 giờ cùng ngày, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã tiến hành tháo dỡ.

Trụ sắt dựng trái phép trong khuôn viên công viên cây xanh.

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Trong quá trình lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ các trụ sắt được dựng trái phép, do bị một số phần tử xấu kích động, lôi kéo nên có khoảng 400 người dân, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em đã đến bao vây, ngăn cản rồi dùng rất nhiều gạch, đá ném vào lực lượng thực thi công vụ, khiến 9 cán bộ bị thương, trong đó có một số người bị thương nặng phải chuyển viện cấp cứu; 3 xe máy, 2 xe ô tô của cơ quan chức năng bị hư hại nặng. (Đáng khâm phục là mặc dầu bị “cơn mưa đá” tới tấp như thế, nhưng thái độ của lực lượng thi hành công vụ vẫn hết sức mềm mỏng, bình tĩnh và kiềm chế đến mức tối đa nên không để xảy ra sự cố đáng tiếc nào dù nhỏ)...

Chưa dừng lại ở đó, sau khi cơ quan chức năng thực hiện xong nhiệm vụ về tại trụ sở UBND xã Quảng Phương, khoảng hơn 200 người lại kéo đến bao vây UBND xã nhằm gây áp lực với chính quyền, đồng thời họ tiến hành chặn các ngã đường về xã Quảng Phương gây cản trở, ách tắc giao thông. Chính quyền địa phương tiếp tục kiên trì giải thích, vận động, và đến khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, đám đông tự giải tán. Hiện, tình hình trên địa bàn đã cơ bản ổn định trở lại.

Sự thực vụ việc là vậy, thế nhưng sau đó nhiều trang mạng lại lu loa lên rằng “công an đánh đập”, “tấn công”, “đàn áp” khiến “nhiều giáo dân bị thương nặng”(!)....

Nguyên nhân do đâu?

Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ Hướng Phương. Ông Sơn thừa nhận rằng: "Chủ trương dựng trụ sắt là của giáo xứ để treo băng-rôn, áp-phích chuẩn bị cho lễ Chầu lượt. Và phần đất mà giáo dân dựng 2 trụ sắt (đế trụ có đổ bê-tông) là đất của xã hội" (tức là do Nhà nước quản lý- PV).

Sự thực là trước đó, vào đầu tháng 12-2015, giáo xứ đã thuê thợ hàn một cổng chào bằng sắt và có ý định dựng ngay trước đường vào khu công viên cây xanh, nhưng chính quyền xã kiên quyết không đồng ý vì không đúng quy định. Ngay sau đó, giữa chính quyền địa phương và linh mục Lê Nam Cao đã thống nhất vị trí dựng cổng chào là nằm giữa dãy cột cờ phướn, dọc theo trục đường dân sinh (đường liên thôn), và thời gian dựng cổng là vào sáng ngày 9-12-2015. Tuy nhiên, phía giáo xứ không thực hiện cam kết, nại lý do “giáo dân không đồng tình”.

Ngày 11-12-2015, chính quyền địa phương tiếp tục có buổi làm việc với giáo xứ Hướng Phương, và lần này chấp thuận cho phía giáo xứ được dựng cổng chào tại vị trí mới là phía trong cùng của trục đường bê tông nằm giữa khu công viên, tiếp giáp với đường dân sinh (đường liên thôn) theo nguyện vọng, và phía giáo xứ phải hoàn thành việc dựng cổng trước 11 giờ ngày 12-12-2015. Tuy nhiên, phía giáo xứ vẫn tiếp tục không thực hiện cam kết đã ký với chính quyền.

Cần nói thêm, cũng tại biên bản làm việc giữa UBND huyện Quảng Trạch với giáo xứ Hướng Phương vào ngày 11-12-2015, chính linh mục Lê Nam Cao cũng đã thừa nhận vùng đất quy hoạch xây dựng công viên cây xanh là của thôn Hướng Phương, và “không có ý định lấn chiếm”...

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu dựng trụ sắt chỉ để treo băng-rôn, áp-phích chuẩn bị cho lễ Chầu lượt (như lời ông Sơn nói ở trên), thì tại sao giáo xứ lại không dựng trong khuôn viên 28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

(đã được cấp phép) của nhà thờ? Và nếu chỉ để treo băng-rôn, áp-phích thì tại sao lại dựng trụ sắt (có đế trụ bằng bê-tông) một cách kiên cố như vậy trong khuôn viên công viên cây xanh thuộc quyền quản lý của Nhà nước?

Được biết, đây không phải là lần đầu, giáo xứ ở đây có hành vi vi phạm khuôn viên công viên cây xanh. Cuối năm 2013, khi công trình công viên cây xanh Hướng Phương hoàn thành việc san lấp mặt bằng, giáo xứ đã tự ý cho người vào trồng cây xanh và gần đây là dựng hàng rào trái phép trên đất của công viên. Mặc dù chính quyền địa phương đã thông báo về hành vi vi phạm nói trên, nhưng giáo xứ vẫn không chấp hành nghiêm túc. Từ việc trồng cây, làm hàng rào đến dựng trụ sắt, phải chăng tất cả chỉ là cái cớ để nhằm mục đích và ý đồ khác?

Đáng thất vọng là mặc dầu chính quyền sở tại đã hết sức nhân nhượng giáo xứ như thế, nhưng mới đây, trên trang mạng “Tin mừng cho người nghèo” (GNsP), linh mục Cao lại trắng trợn bịa đặt rằng “ Ở đây chính quyền lợi dụng vào tôn giáo để làm những chuyện không hay”(!).

Cũng xin được nói thêm rằng, từ khi chia tách huyện, Quảng Phương được xác định là trung tâm kinh tế-xã hội của huyện Quảng Trạch. Với vị trí và vai trò quan trọng đó, xã Quảng Phương sẽ có thêm nhiều điều kiện, cơ hội và động lực để phát triển kinh tế-xã hội, cũng như việc xây dựng và phát triển đô thị.

Trong đó, công trình công viên cây xanh tại thôn Hướng Phương (có diện tích 8.900m², với tổng mức đầu tư khoảng 3,2 tỷ đồng) đã được UBND huyện Quảng Trạch phê duyệt từ năm 2010 sẽ là một điểm nhấn trong việc xây dựng cảnh quan đô thị của địa phương. Hơn thế nữa, khi công trình này đi vào hoạt động, đây sẽ là không gian công cộng, phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho chính cộng đồng dân cư trong thôn và giáo xứ.

Thế nhưng, bỏ qua những lợi ích mà công trình đem lại cho cộng đồng giáo dân, hết lần này đến lần khác, giáo xứ ở đây vẫn có những hành vi vi phạm khuôn viên công viên này. Đức Chúa Trời từng khuyên "chớ tham của người". Và trong Thư chung 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng kêu gọi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước “phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc". Chả nhẽ, họ đã quên những lời răn dạy rất xác đáng ấy?Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương sở tại luôn đối xử bình đẳng và tôn trọng nhu cầu tín ngưỡng của mọi người dân. Vì vậy ngược lại, hoạt động mọi tôn giáo, tín ngưỡng cũng phải tuân thủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mọi hành vi phạm pháp tất yếu sẽ bị xử lý nghiêm minh.http://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201604/viec-dung-tru-sat-trai-phep-tai-cong-vien-cay-xanh-thon-huong-phuong-xa-quang-phuong-sao-khong-theo-loi-ran-cua-chua-2134341/

Băng qua đường sắt, một người đàn ông bị tàu tông tử vong(An Ninh Thủ Đô Online 15/4, tác giả Thủy Phan; Nguoiduatin.vn 15/4, tác giả Ngô Huyền; News.zing.vn 15/4, tác giả Văn Được; Vntinnhanh.vn 15/4, tác giả Ánh Nguyệt; Giáo Dục & Thời Đại Online 14/4, tác giả Vĩnh Quý; Lao Động Online 14/4, tác giả Lê Phi Long; Nhân Dân Online 15/4, tác giả Hoàng Phúc)

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province€¦  · Web viewTrong tổng số nguồn vốn đã đầu tư cho chương trình 5 năm qua là 4.045 tỷ đồng, thì vốn ngân

Tối 14-4, một vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ.

Nạn nhân là ông Lê Phong T. (52 tuổi), trú thôn Xuân Tổng, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.

Vào khoảng 18h45p cùng ngày, ông T. đi xe đạp băng qua đường sắt dân sinh, đoạn qua địa bàn thôn Xuân Hạ, xã Văn Hóa. Bất ngờ lúc đó, đoàn tàu SE5 hành trình từ Bắc vào Nam lao tới tông vào

khiến người đàn ông này văng sang một bên đường, tử vong tại chỗ.

Được biết, đoạn đường sắt dân sinh này không có rào chắn.http://anninhthudo.vn/an-toan-giao-thong/bang-qua-duong-sat-mot-nguoi-dan-ong-bi-tau-tong-tu-vong/672865.antd

V. Điểm tin đã đưa

Ngày 13/4, Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam nhóm đối tượng cướp giật tài sản để đi hát karaoke. (Gia Đình & Xã Hội 15/4, tr13)

Ông Hồ An Phong, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình công bố mục tiêu năm 2016 đón 3,5 triệu lượt khách, trong đó hơn 100 nghìn lượt khách quốc tế, tại hội nghị xúc tiến du lịch Quảng Bình chiều 11/4 tại Hà Nội. (Thanh Tra 15/4, tr24; Thanh Tra Online 14/4)

Mới đây, kỷ lục thế giới cho hang động lớn nhât thế giới Sơn Đoòng được Tổ chức Kỷ lục Guiness thế giới công nhận và trao tặng cho Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh. Thông tin này khiến những người quan tâm đến Sơn Đoòng không khỏi băn khoăn. (Giáo Dục & Thời Đại 15/4, tr9)Về đầu trang

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Hiện trường vụ tai nạn

30